Góc Phố Cà Phê

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Ngáp nhiều cậu nhỏ cũng... buồn ngủ

Có những cách rất đơn giản, nhưng lại làm cho đời sống “chăn gối” của hai bạn tuyệt vời hơn rất nhiều.
Tránh ngáp quá nhiều

Cơ thể có những liên quan rất đáng ngạc nhiên, như việc ngáp và nhận được sự cương cứng là cùng một cơ chế. Cả hai đều được điều khiển bởi một hoá chất gọi là nitric oxide - được phát đi từ não, đi đến các tế bào thần kinh kiểm soát hành động mở miệng và hơi thở, hoặc đi xuống tuỷ sống để dồn máu về “cậu nhỏ”. Các nhà khoa học khuyên rằng không nên ngáp quá nhiều, vì như thế cũng sẽ tác động làm giảm sự cương cứng của “cậu nhỏ”.

Không nên hút thuốc lá

Khá nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đã kết luận rằng hút thuốc lá có ảnh hưởng lớn tới kích cỡ của “cậu nhỏ”. Theo đó, “cậu nhỏ” của những người hút thuốc lá có dấu hiệu nhỏ hơn so với những người không hút.
Image
Ngáp nhiều cũng làm giảm sự cương cứng của "cậu nhỏ". Ảnh minh họa nguồn internet
Hơn thế nữa, thuốc lá cũng ảnh hưởng xấu tới khả năng dồn máu xuống “cậu nhỏ” khi được kích thích. Thuốc lá có thể gây tổn hại đối với mô thần kinh của “cậu nhỏ”, làm cho “cậu nhỏ” ít co dãn và ngăn cản sự cương cứng - Giáo sư Irwin Goldstein (khoa Tiết niệu, Trung tâm y tế Trường Đại học Boston, Mỹ) cho biết.

Phẫu thuật cắt ống dẫn tinh

Thất bại trong việc phòng tránh thai có thể là nỗi lo lớn cho nhiều nam giới, đặc biệt là những người đã phải nếm trải qua “thảm hoạ” này. Chính sự lo lắng này hoá ra lại khiến cho “cậu nhỏ” bị ảnh hưởng. “Cậu nhỏ” sẽ không thể thật dũng mạnh khi nỗi lo về tâm lý cứ ám ảnh các đấng mày râu, vì thế cắt ống dẫn tinh là một giải pháp hợp lý và rất khoa học trong trường hợp này.

Quyết tâm giảm việc tiêu thụ quá nhiều chất kalo

Việc lười vận động và ăn quá nhiều chất chứa nhiều kalo là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường. Căn bệnh quái ác này là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng xấu tới việc cương cứng của “cậu nhỏ”.

Theo các chuyên gia y tế thì có tới 50% số bệnh nhân bị tiểu đường thì bị liệt dương. Căn bệnh này còn làm chậm quá trình lan truyền các dây thần kinh kích thích đến khắp cơ thể. Vì thế, nên thường xuyên nhờ bác sĩ đo nồng độ đường trong máu và sống khoẻ mạnh, ăn uống điều độ là cách tránh bệnh tiểu đường rất hữu hiệu.

Chịu khó đi bộ

Hãy bắt đầu đi bộ vào mỗi tối hoặc mỗi sáng, việc này không chỉ tốt cho sức khoẻ mà còn làm tăng sự dũng mãnh đối với “cậu nhỏ”. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, những người đàn ông chỉ cần đi bộ 2-3km một ngày thì chỉ có một nửa bị gặp trục trặc các vấn đề về “cậu nhỏ” mà thôi, trong khi tỉ lệ này ở những người không đi bộ thì cao hơn nhiều. Hãy nhớ rằng, càng chịu khó tập thể dục thì càng khoẻ mạnh và linh hoạt hơn.

(Theo VTC/Men’s Health)
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Sao Anh Nở Đành Quên


Từ thuở hồng hoang, khi con người còn ăn lông ở lổ, loài chó đã trở thành một trong những người bạn thiết thân. Ban đầu loài cho hoang chỉ mon men đến gần nơi trú ngụ của những bầy đàn người, để ban ngày thì ăn mót những mẫu thịt thừa, xương cặn, tối đến thì được sưởi ấm từ những bếp than hồng mà con người dùng để giữ lửa, để ngăn thú dữ, và cũng để giữ ấm cho “ngôi nhà”,…. Dần dà các thế hệ chó mẹ đẻ chó con rồi hậu duệ của đàn chó hoang thuở nào trở nên quấn quýt với loài người khi được loài người cho ăn no ngủ ấm, để dáp lại ân nghĩa của con người, loài chó cũng tận sức tận lực giúp con người trong việc tìm kiếm nguồn thức ăn qua công việc săn bắt thú rừng cũng như cảnh báo cho con người biết mỗi khi có thú dữ.

Đối với người Việt, một dân tộc phát tích, tồn tại cho đến ngày nay từ nền văn minh lúa nước, ngoài “con trâu là đầu cơ nghiệp” ra thì loài chó cũng gắn bó với người Việt bao đời nay, ngoài công việc săn bắt thú rừng, chó còn trông nhà giữ cửa khi chủ nhà đi vắng, và thêm một “thiên chức” cao cả khác là làm công tác vệ sinh mỗi khi con cái chủ nhà bị tháo dạ.
Image

Người Việt, yêu mến loài chó không những bởi tính mẫn cán này của họ hàng nhà chó, bởi thịt chó là món khoái khẩu với nhiều người, “sống trên đời ăn miếng giồi chó, biết khi chết rồi còn có hay không”, và bởi theo người Việt thì loài cho vốn giàu tình cảm, trung thành và có trí nhớ tốt. Chẵng thế mà người Việt đã đúc kết một kinh nghiệm đã bao đời truyền tử lưu tôn rằng: “Lạc đàng nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu”. Tất nhiên ông cha chúng ta chỉ tích lũy được những kinh nghiệm đó bằng những gì họ được thấy, được nghe, chứ không phải từ một công trình nghiên cứu nào về đời sống và tập tính của loài chó để hiểu rằng tất cả những biểu hiện, những hành vi của loài chó mà người Việt chúng ta cho là “lòng trung thành” hay “trí nhớ tốt” thực ra chỉ là tập tính, là bản năng, chứ không phải là trí tuệ.

Xứ Huế của tôi có thể xem là xứ sở của đạo Phật bởi mỗi phi tần của Nguyễn Triều, sau khi một vị tiên đế qua đời, thì đều phải xuất cung về các làng xã liên cận với hoàng thành, xây dựng cho mình một ngôi chùa và tu tập cho đến ngày quy tiên chứ đã từng được tiến cung làm cung phi mỹ nữ rồi, thì không được phép tái giá, chính vì vậy mà ở Huế quê tôi dù đất hẹp người thưa, nhưng hiện có trên 3,000 ngôi chùa và niệm Phật đường lớn nhỏ, và cho dù người dân Huế có làm phép quy y hay không, nhưng hễ thờ cúng ông bà thì họ tự cho mình là đạo hữu, là Phật tử. Vì vậy mà ở Huế thật hiếm có người ăn thịt chó, hiếm có những quán “cầy tơ” như ở đất Bắc, hay ngoài xứ Nghệ, và ở xứ Huế quê tôi, những người từng ăn thịt chó thường bị cư dân địa phương xem như là một thành phần hạ tiện trong xã hội, và dẫu người đó là một quan quyền hay một chức sắc thì dân chúng cũng không dành cho bất cứ một sự trọng thị nào như phong tục của người dân xứ kinh kỳ. Nếu có một ai nào đó làm thịt chó thì sẽ gây xôn xao từ làng trên đến xóm dưới, già trẻ gái trai xúm lại xem người ta giết chó, như thể đi xem phường trò, và nhiều câu chuyện được thêu dệt chung quanh lòai chó và việc giết thịt chó.

Câu chuyện được truyền tụng nhiều lần hơn cả là chuyện một chàng trai xứ Nghệ đi bộ đội vào đóng quân ở Huế, rồi phải lòng một cô gái địa phương vậy là chàng trai đào ngũ để “xây dựng” với cô gái Huế, anh ta nuôi khá nhiều chó để mỗi khi có họ mạc ở quê "Bác" vào thăm, thì giết thịt và đãi khách quê hương bằng của hiếm hoi của chốn kinh kỳ. Một lần nọ, có khách từ xứ Nghệ vào thăm, anh ta cũng giết thịt chú chó nhà để đãi khách như bao lần. Với chiếc chày vồ trong tay, anh ta giáng một đòn chí tử vào đầu con chó khiến đôi mắt nó phòi ra, nhưng con chó vẫn còn kịp chui xuống gầm giường kêu la thảm thiết. Không thể chui vào gầm giường để kết liễu đời con chó, anh bộ đội nắm bàn tay lại như thể đang cầm nắm xôi, hết gọi tắc tắc lại chu mồm huýt sáo. Nghe tiếng chủ gọi, dù đôi mắt đã lọt hẳn ra ngoài, không còn nhìn thấy gì nữa, nhưng nhận ra tiếng gọi thân quen của chủ, chú chó đáng thương cũng định hướng được vị trí của chủ nhà, vừa rên ư ử, vừa cố chút sức tàn trườn đến, vẫy tít chiếc đuôi như cố báo hiệu với “ông chủ” là tôi đây, tôi đây. Và lần này, không để mất cơ hội nào nữa, với chiếc chày vồ vụt tới tấp lên đầu lên gáy, chú chó ự lên mấy tiếng thương đau rồi trút hơi thở cuối cùng, và không lâu sau đó, khách và chủ vui say qua những chén tạc, chén thù bên mâm rượu với món thịt cầy tơ...

Những người dân quê tôi mục thị cảnh này, kẻ thì nguyền rủa anh chủ nhà gian ác, người thì khen ngợi chú chó trung thành, dù vừa mới bị chủ giáng cho một chiếc chày vồ lên đầu đến thừa chết thiếu sống, vậy mà khi thấy chủ vờ cho một vắt xôi và cất tiếng gọi thì đã ngoáy tít chiếc đuôi và trườn đến với chủ… Riêng tôi lúc bấy giờ thực sự không hiểu nổi chú chó này vì quá mức trung thành với chủ hay vì có tính mau quên để phải vong thân như vậy?
Image

Sự việc trên đã xảy ra non 3 thập kỷ rồi, bỗng nhiên mọi chi tiết
lại hiện về mồn một trong ký ức của tôi khi gần đây từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 11 vừa qua một đại hội thật “hoành tráng” của 1000 người Việt ở nước ngoài vừa diễn ra tại Hà nội, bởi cho dù quý đại biểu Việt kiều là người Nam hay người Bắc cũng đều đã phải bỏ nước ra đi vì một lý do rất chung bởi họ đều là nạn nhân của chế độ cộng sản. Nếu xuất thân từ đất Bắc hẳn họ biết quá rõ về những chiếc chày vồ trí mạng mà đảng và nhà nước cộng sản đã giáng lên đầu thân nhân và đồng bào của họ qua chính sách tiêu thổ kháng chiến khiến hơn hai triệu đồng bào đã bị chết đói vào tháng ba, năm Ất Dậu 1945,. Rồi những vụ đấu tố trong cải cách ruông đất từ 1953 cho đến 1956 khiến hàng trăm ngàn nông dân miền Bắc phải thiệt mạng chỉ vì ông cha của họ đã lưu truyền cho gia đình họ hơn 5 sào ruộng. Chắc họ biết rõ là đã có hơn 1 triệu đồng bào miền Bắc đã vì kinh hoàng với những tội ác của cộng sản mà phải rời bỏ bờ tre gốc lúa, quê hương bản quán ở đất Bắc để di cư vào nam vào năm 1954, và hơn 3 triệu đồng bào khác cũng đã bị đe dọa, bị ngăn chặn khi trên đường di cư, rồi phải ở lại đất Bắc để chịu đựng những năm tháng đọa đày nơi địa ngục trần gian ấy bởi họ đã trót mang tư tưởng di cư vào nam để theo lủ "Tề-Ngụy Điệp" mà “âm mưu chống lại Bác và Đảng”.
Vâng, dẫu họ vẫn còn sống sót để có cơ hội trở thành “khúc ruột ngàn dặm”, nhưng chắc họ vẫn còn nhớ với chủ trương “giết lầm hơn bỏ sót” với khẩu hiệu “TRÍ PHÚ ĐỊA HÀO, ĐÀO TẬN GỐC, TRỐC TẬN NGỌN” hàng ngàn, hàng ngàn sỹ phu Bắc Hà cùng với các tiểu thương, các công chức ở Đàng Ngoài đã bị hành hình hoặc bị hạ phóng.
Image

Còn nếu những đại biểu Việt kiều là những người sinh ra và lớn lên từ bên nay bờ Bến Hải thì chắc họ vẫn chưa thể quên biến cố tết Mậu thân với hơn 7,000 đồng bào vô tội ở Huế bị thảm sát bằng hình thức đập đầu hoặc chôn sống! Chắc họ vẫn còn nhớ mùa hè đỏ lửa 1972 với hơn 15.000 đồng bào Quảng Trị đã bị đã bị đại pháo của cộng quân nghiền nát như thịt bằm trên “Đại Lộ Kinh Hoàng” dài non 10km! Dù các đại biểu Việt kiều đến được bến bờ tự do bằng đường biển hay đường bộ thì chắc họ vẫn còn nhớ những ngày hãi hùng kinh khiếp đối mặt với bão tố phong ba hay hải tặc giữa đại dương, với nhiều thuyền nhân phải ăn thịt người chết để được sống, với những thuyền nhân đã bị cướp, bị hãm hiếp, những thuyền nhân phải tự thiêu, phải treo cổ tự sát ngay sau khi bị Cao Ủy Tỵ Nạn từ chối tư cách tỵ nạn và cả với hơn 70 % những thuyền vượt biên không đến được bến bờ, để một số trở thành tù nhân trong các trại lao cải vì tội “phản quốc”, để các nữ tù vượt biên bị cán bộ quản giáo hãm hiếp, và nhiều, rất nhiều triệu thuyền nhân đã phải vĩnh viễn nằm lại dưới lòng biển lạnh!
Thưa quý đại biểu Việt Kiều,

“Quân tâm khả cảm uyên biên ngộ
Ký tế thời hồi, vị tế ưu”

Vâng, phàm là một đấng Quân Vương dẫu đã đăng quang ngôi vua rồi, cũng phải luôn canh cánh trong lòng những nổi lo âu khi khi chưa giành đựơc ngôi báu. Phàm là quân tử dù đã qua được bên kia sông rồi vẫn phải luôn nhớ đến những nổi lo sợ, hãi hùng khi thuyền đang tròng trành giữa dòng sóng nước!
Vâng, thưa quý vị đại biểu Việt kiều,
Chưa đi đảng gọi Việt gian
Đi rồi đảng lại chuyển sang Việt Kiều
Chưa đi, phản động trăm điều
Đi rồi, khúc ruột đáng yêu nghìn trùng
”….

Image
Từ sau đại hội người Việt nam định cư ở nước ngoài lần thư nhất đó, đã có nhiều bài báo viết về những “dự mưu” của đảng và nhà nước cộng sản Việt nam về việc tổ chức “Hội Nghị Việt kiều yêu nước” này như là một trong những chủ trương lớn của đảng và nhà nước nhằm phát huy tính năng và hiệu quả của Nghị Quyết 36/CP. Là một thần dân của nước CHXHCN Việt nam, hàng ngày vẫn phải đọc, phải nghe những chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước về các chiến lược nhằm “đối phó với âm mưu diễn biến hòa bình của đế quốc Mỹ là bè lũ người Việt phản động lưu vong ở nước ngoài”, qua bài này người viết chỉ mong được bày tỏ nổi băn khoăn của mình rằng tội ác của cộng sản VN vẫn còn nguyên đó, mà sao anh nỡ đành quên?
hoanghoa
Posts: 2260
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

5 thứ các bà nội trợ đừng bao giờ bỏ vào máy rửa chén

Cái máy rửa chén trong nhà là một trong các máy móc gia dụng hữu ích cần được bảo trì và sử dụng đúng quy cách.

Image
Hình minh họa. (Hình: Miguel Villagran/Getty Images)

Sau đây là 5 thứ mà các bà nội trợ đừng bao giờ đưa vào bên trong máy rửa chén:

1. Gỗ: Gỗ này bao gồm muỗng gỗ, tô đựng xà lách, đũa và thớt. Chất gỗ sẽ nở ra và nứt bể bên trong máy rửa chén. Sau khi được bỏ vào máy rửa chén vài ba lần, cái thớt của người viết bài này đã bị gãy làm đôi và phần đáy của cái tô gỗ đựng xà-lách thì bị lệch đi đến độ không thể sử dụng được nữa vì nó làm rỉ nước, dù mình có hàn lại bằng bất cứ chất keo gì cũng thế.

2. Dao: Những con dao ăn rẻ tiền thì vẫn có thể đưa được vào máy rửa chén, nhưng đừng bao giờ để những con dao lớn và đẹp hơn vào đấy. Chất xà-phòng có độ tẩy mạnh sẽ tạo nên những khía nhỏ hoặc vết trầy sướt trên lưỡi dao và làm cho chúng cùn nhụt đi. Vả lại, đưa vào rồi lấy ra những con dao lớn và bén nhọn đó chỉ tổ làm hư hại mấy cái khay đựng đồ và cả bờ thành bên trong máy rửa chén mà thôi.

3. Ly pha-lê và ly thủy tinh mỏng: Những thứ này không những rất nhạy cảm đối với độ nóng (vì chúng sẽ dễ bể) mà chúng còn bị chất thuốc tẩy trong xà-phòng với độ cọ xát cao làm cho trầy trụa đi khiến cho pha-lê và thủy tinh mất đi độ bóng. Những loại ly này phải được rửa cẩn thận và nhẹ nhàng bằng tay rồi lau khô bằng loại khăn mềm mại.

4. Xoong chảo: Thông thường thì đưa xoong chảo vào máy giặt không phải là điều hay. Sau khi chạy tới chạy lui trong máy vài ba lần, một số vật dụng này bị lỏng cán hoạc sút quai và mất cả nhãn (y như loại tô gỗ nói tới ở trên vậy).

Sau đây là những loại xoong chảo mà các bà nội trợ tuyệt đối không nên đưa vào máy rửa chén bát:

- Loại đồ nhôm Nonstick hoặc Anodized: Lớp mạ bên ngoài của các vật dụng loại này sẽ bung ra và tính chất non stick sẽ mất đi, kể cả những dụng cụ nướng bánh.

- Ðồ bằng gang: Những dụng cụ bếp núc loại này sẽ mau rỉ và mất độ sắc sảo. Chỉ cần rửa chúng bằng nước lạnh, sau đó đặt lên lò lửa sấy cho khô đi là đủ.

- Ðồ bằng gang có tráng men: Ðây là những thứ rất dễ nứt. Những đĩa và tô nằm trong máy rửa chén sẽ bị hư hại vì va chạm nhau trong tiến trình quay và rửa.

- Ðồ nhôm: Những thứ dụng cụ bếp núc làm bằng nhôm hết sức dễ nứt và trầy trụa, kể cả các bình thủy và bình đựng nước.

5. Ðồ dùng có viền, mạ vàng: Hãy coi chừng những thứ ly, tách, chén, tô, đĩa có viền vàng hoặc mạ vàng. Chất xà-phòng có độ tẩy mạnh và áp lực của các tia nước bên trong máy rửa chén sẽ làm cho những đường viền hoặc mạ vàng này dễ tróc đi.

6. Mẹo nhỏ cuối cùng: Không phải dễ phân biệt thứ nào là an toàn khi đưa vào máy rửa chén đâu, nhất là khi mình chỉ dựa vào lời chỉ dẫn in trên nhãn hiệu các dụng cụ bếp núc đó. Hãy nhớ rằng bên trong chiếc máy rửa chén là một hỗn hợp của sức nóng và độ ướt át. Còn chất xà-phòng rửa chén thì có tính chà xát nên dễ làm trầy các đồ dùng nhà bếp được đem đi rửa. Và tia nước xịt rửa đồ trong khoang máy thì cũng đâu có nhẹ nhàng gì - cứ tưởng tượng nó có thể làm tróc cả chất bột mì Ý dính vào thành chảo thì đủ biết)!

Nhưng chị em phụ nữ cũng nên biết thêm rằng tầng chứa bát đĩa trên cùng trong máy rửa chén luôn luôn là tầng chịu sự cọ xát ít hơn là những tầng khác. Khi biết được những điều đã nói ở trên, chúng ta sẽ dễ quyết định nên thu xếp những thứ nào ở tầng trên, thứ nào ở tầng dưới, và cả những thứ nào tốt hơn là đừng nên đưa vào máy rửa chén mà nên chịu khó rửa bằng tay để bảo vệ vẻ đẹp, nước bóng và độ bền của chúng. (Viết theo Lynn Truong: “5 Things You Should Never Put in a Dishwasher”, US News & World Report)
hoanghoa
Posts: 2260
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Đám cưới xa hoa của con gái Bill Clinton trước giờ G

Theo ước tính, chi phí cho đám cưới của con gái cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton có thể lên đến gần 5 triệu USD.

Image
Chelsea Clinton và chồng sắp cưới.


Lễ cưới của cựu đệ nhất tiểu thư Nhà trắng Chelsea Clinton và Marc Mezvinsky, giám đốc một ngân hàng đầu tư sẽ diễn ra tại khu biệt thự Aster Court ở Rhinebeck, cách trung tâm thành phố New York 140km, vào ngày 31/7 tới.

Donnie Brown, nhà tổ chức tiệc cưới hàng đầu cho biết, đám cưới này “hoành tráng” hơn bất cứ đám cưới nào của các nhân vật nổi tiếng, và đây sẽ có thể là đám cưới lớn nhất trong năm nay.
Image
Khu biệt thự Aster Court, nơi sẽ diễn ra lễ cưới.

Khoảng 624.000 USD đã được chi vào việc sửa sang, tu bổ khu dinh thự. 110.000 USD được chi cho chén đĩa và ly tách. 499.000 USD là số tiền dành cho hoa cưới và hoa trang trí trong bữa tiệc.

Con gái cưng của Bill Clinton sẽ mặc trang phục cưới của các nhãn hiệu lừng danh như Oscar de la Renta hay Vera Wang. Theo một số nguồn tin, chiếc váy cưới của Chelsea Clinton sẽ có giá khoảng 25.000 USD. Trang sức mà cựu đệ nhất tiểu thư nhà Trắng sẽ đeo cũng có giá lên đến 250.000 USD.

Image

Image
Nội thất sang trọng của khu biệt thự.

Image


Riêng chiếc bánh cưới cũng là cả một gia tài với giá là 11.000 USD. Tiền thuê dịch vụ an ninh cũng khiến người khác phải giật mình với giá 202.000 USD.

Tổng cộng tất cả các chi phí cho đám cưới rình rang này tuy chưa có con số chính xác nhưng sẽ ở trong mức khoảng từ 3 đến 5 triệu USD.
Image
Ngoại trưởng Mỹ, Hilary Clinton đến New York để chuẩn bị cho đám cưới của con gái.
Phụ tá của bà đang khệ nệ xách chiếc váy bà Clinton sẽ mặc trong tiệc cưới.

Image
Chelsea Clinton trên đường phố New York.


Đám cưới sẽ có khoảng 500 khách mời, bao gồm cả những nhân vật đình đám như nữ hoàng truyền hình Oprah Winfrey, ca sĩ Barbra Streisand, đạo diễn Steven Spielberg, cựu Thủ tướng Anh John Major, ông trùm truyền thông Ted Turner… Tuy nhiên, một điều khá ngạc nhiên là đương kim Tổng thống Obama lại không được mời đến dự đám cưới.

Trong chương trình "The View" của kênh ABC, khi người dẫn chương trình về việc có tham dự đám cưới con gái của Bill Clinton hay không, Tổng thống Obama đã trả lời rằng "Có lẽ bạn không muốn thấy hai Tổng thống trong một đám cưới đâu!".

Obama cũng thừa nhận rằng mình không được mời đến dự đám cưới của Chelsea Clinton "Tôi không nhận được thiệp mời đám cưới. Tôi nghĩ rằng Hillary và Bill muốn giữ đám cưới như một sự kiện riêng của Chelsea và chồng sắp cưới của cô ấy".
Image
Những câu chúc mừng đám cưới của Chelsea được giăng khắp phố phường.

Image

Chính người dân Mỹ cũng rất mong chờ đám cưới này, trên khắp các cửa hàng, quán cà phê và nhiều nơi công cộng khác đã treo những băng rôn chúc mừng đám cưới của cô gái danh giá.

An Bình
Theo DailyMail
hoanghoa
Posts: 2260
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

NHỮNG VẦN THƠ CHUI

Dân Việt Nam ta vốn có hồn thơ lai láng nên ngoài những mẩu chuyện châm biếm đả phá chế độ cộng sản, họ còn sáng tác rất nhiều vần thơ và ca dao nói lên những hoàn cảnh sinh hoạt bi ai cũng như tâm tư uất hận của người dân dưới chế độ bạo tàn. Dĩ nhiên những vần thơ “quốc cấm” này đều khuyết danh, chỉ được lén lút học thuộc lòng rồi thì thầm rỉ tai cho nhau nghe nên được gọi là “thơ chui”.

Những vần thơ chui đôi khi dí dỏm khiến người nghe phải tủm tỉm cười thầm hay ôm bụng cười sằng sặc hoặc đôi khi não nùng thống thiết bày tỏ tinh thần chống đối chủ nghĩa cộng sản đem lại đói khát, khổ đau, nhục nhã cho người dân sau ngày chúng cưỡng chiếm Miền Nam.

Vào ngày 30-4-1975, khi mà những đôi dép râu giẵm nát hè phố Sài Gòn thì mây sầu cũng phủ đầy trời, khí oan kín đất. Cái chiến thắng của những kẻ đào đường, phá cầu, giật mìn xe đò, đốt trường học, pháo kích nhà dân cũng là đám mây đen bắt đầu vần vũ báo hiệu một cơn giông tố hãi hùng sắp sửa xảy ra cho quê hương và dân tộc. Cho nên khi thấy những cái nón cối xuất hiện thì đồng bào đổ xô nhau chạy, chạy toát mồ hôi trước những kẻ tự xưng là “giải phóng”. Nhìn cảnh tượng đó, một bác sĩ, cũng là một nhà thơ còn kẹt lại ở Việt Nam đã làm một bài thơ có tựa đề:

CHẠY! CHẠY!

Tự do, độc lập nhất trên đời,
Thiên hạ sao mà chạy chết thôi!
Mới thấy bóng cờ sờn tóc gáy,
Vừa nhìn ảnh bác toát mồ hôi.
Tổ cò, tổ quốc tung hê cả,
Nhân bánh nhân tình vứt bỏ rơi.
Ông Táo quên quần la cuống quýt:
“Mau lên kẻo nó tới kia rồi”.


Và vừa chạy, đồng bào vừa bảo nhau:

Đôi dép râu giẵm nát đời son trẻ,
Mũ tai bèo che khuất nẻo tương lai.


Công lý và tự do là hai danh từ mang nhiều ý nghĩa cao đẹp mà người dân của bất cứ quốc gia nào cũng đều ấp ủ, thậm chí có rất nhiều người còn hy sinh xương máu mình để bảo vệ công lý và tự do. Nhưng những người cộng sản vốn độc tài, ghét công lý, thù tự do nên khi vừa cưỡng chiếm Miền Nam họ liền cho thay đổi hai con đường Công Lý, Tự Do ở Sài Gòn lại thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Đồng Khởi. Thấy vậy người dân mới mỉa mai rằng:

Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý,
Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do.


Lúc mới chiếm được Miền Nam, Việt Cộng áp dụng nhiều biện pháp khắc khe để kềm kẹp đồng bào như kiểm soát từ miếng ăn, từ lời nói, tư tưởng, sự đi lại. Người dân muốn di chuyển từ địa phương này đến địa phương khác phải xin phép với nhiều thủ tục giấy tờ phức tạp, khó khăn. Di chuyển không giấy phép sẽ bị bắt giữ hay không có danh sách trong “hộ khẩu”. Người dân không còn được tự do đi lại dễ dàng như trước kia khiến họ oán ghét chế độ, từ đó trong lòng nhân dân phát sinh ra một bài thơ chui “ĐI RA . . . ĐI VÀO” khá dí dỏm, mở đầu bằng câu Kiều của Nguyễn Du:

Trăm năm trong cõi người ta,
Ai ai cũng được đi ra, đi vào.
Chậm tiến như ở nước Lào,
Người dân vẫn được đi vào, đi ra.
Tiên tiến như ở nước Nga,
Người ta cũng được đi ra, đi vào.
Xa xôi như nước Bồ-Đào,
Đồng bào vẫn được đi vào, đi ra.
Mọi rợ như Angola,
Người ta cũng được đi ra, đi vào.
Độc tài như xứ bác Mao,
Nhân dân vẫn được đi vào, đi ra.
Chỉ riêng có tại nước ta,
Người dân cóc được đi ra, đi vào.


Chiếm được Miền Nam, cộng sản dùng mọi thủ đoạn gian manh như đổi tiền, đánh tư sản mại bản, tịch thu tài sản, sưu cao thuế nặng để bóc lột nhân dân cho đến trần trụi. Quá bần cùng, không cơm ăn áo mặc người dân phải đi ăn xin, ăn mày. Trong thời điểm này, ăn mày xuất hiện khắp đường phố và dân gian đã nhại bốn câu Chinh Phụ Ngâm để nói lên thảm cảnh ăn mày của người dân dưới sự cai trị tàn bạo của ngụy quyền tự nhận là “Đỉnh cao trí tuệ của loài người”:

Con cháu Lạc Hồng chung giống cả,
Không què đui sao rủ rê nhau.
Đảng ta bị gậy trao tay,
Nửa đêm truyền hịch đợi ngày . . . ăn xin!


Sau ngày 30-4-1975, Miền Nam như sụp xuống địa ngục, tập đoàn cộng sản đã vẽ nên bức tranh đen tối cho quê hương. Trước kia, dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa người dân được sống sung túc về vật chất, thoải mái về tinh thần. Sự giàu sang, sung túc của Miền Nam bị những người cộng sản Bắc Việt gọi là “sự phồn vinh giả tạo” và sau khi “giải phóng” Miền Nam họ đã biến sự phồn vinh giả tạo này thành địa ngục của đói rách, khổ đau, nhục nhã, cơm không có mà ăn, áo không có mà mặc, cả nước phải ăn cơm độn với khoai hay phải ăn bo bo. Các cựu sĩ quan với bằng tú tài, cử nhân, kỹ sư, giáo sư phải chạy xe ôm, đạp xích lô, bán chợ trời . . .


Nhìn những người có học, trí thức đó phải bưng những cái mẹt đi bán từng trái chanh, trái ớt, từng bó rau muống, từng tấm vé số, từng điếu thuốc lá hay sửa xe ở góc đường thấy mà chảy nước mắt cho một cuộc đổi đời. Trước cảnh quê hương bầm dập tả tơi, đồng bào lầm than khốn khổ, người dân đã nhại bài ca dao “Mười Thương” để nói lên thảm trạng của đất nước sau ngày được gọi là “giải phóng”:

Một thương phá hại xóm làng,
Hai thương bác bảo gian nan trường kỳ.
Ba thương cơm độn củ mì,
Bốn thương hội họp bất kỳ ngày đêm.
Năm thương chân cứng đá mềm,
Bắt đi đánh trận đông Miên, hạ Lào.
Sáu thương sản lượng bình cao,
Để cho mức thuế ngày nào cũng tăng.
Bảy thương sản xuất siêng năng,
Thuế rồi nhịn đói nhăn răng cả nhà.
Tám thương được hát quốc ca,
Của hai nước bạn là Nga với Tàu.
Chín thương nô lệ cúi đầu,
Chùi giày Trung Cộng, quạt hầu Nga Sô.
Mười thương có một bác Hồ,
Làm cho điêu đứng cơ đồ Việt Nam!


Cộng sản đưa ra khẩu hiệu “Lao động là vinh quang” nhưng thực chất của chính sách thi đua lao động là phương cách bóc lột mồ hôi, máu lệ của người dân để đời sống của cán bộ và lãnh đạo giàu sang, “ngồi mát ăn bát vàng”. Đây, xin hãy nghe người dân nghèo khổ, lầm than gióng lên những tiếng chuông ngân dài, ai oán:

Thi đua làm một thành hai,
Để thằng cán bộ mua đài, mua xe.
Thi đua làm một thành ba,
Để thằng cán bộ xây nhà, lót sân.
Thi đua làm một thành tư,
Để thằng cán bộ tiền dư, bạc thừa.
Thi đua làm một thành năm,
Để thằng cán bộ vừa nằm, vừa ăn.


Hay:

Công nhân giai cấp tiền phong,
Ăn đói vác nặng, lưng còng mắt hoa.
Một người làm việc bằng ba,
Để cho lãnh đạo xây nhà, xây lăng.
Mọi người thi đua thật hăng,
Để cho lãnh đạo ăn nằm thảnh thơi.
Công nhân vợ ốm, con côi,
Lãnh đạo nhà đẹp, xe hơi bề bề.
Bao giờ cho hết trò hề?


Ngoài sự bóc lột người dân, chế độ cộng sản còn sinh ra tệ nạn tham nhũng. Tham nhũng ở khắp mọi nơi trong guồng máy nhà nước. Cán bộ tham nhũng đã trở thành những“tư bản đỏ” với tiền rừng, bạc biển. Theo tin tức cho biết hiện thời có rất nhiều cán bộ cao cấp và lãnh đạo cộng sản là những triệu phú hay tỷ phú Đô-la (US$). Ai cũng biết hầu hết cán bộ cao cấp và lãnh đạo cộng sản đều thuộc thành phần vô sản vì thế người dân mới hỏi nhau rằng nếu chúng không tham nhũng, không mánh mung, không ăn cắp công quỹ, không ăn cướp của dân, không bán rẻ tài nguyên quốc gia thì thử hỏi tiền đâu để chúng trở thành triệu phú hay tỷ phú Đô-la? Xin hãy nghe những lời ta thán của người dân:

Hỡi phường cán bộ gian tham,
Sao chẳng chịu làm chỉ chực ăn không?


Hoặc:

Chủ tịch nằm ngủ trong lăng,
Trung ương nghỉ mát lăng xăng nước ngoài.
Phu nhân buôn lậu dài dài,
Cô chiêu, cậu ấm nước ngoài yên thân.
Chung quy chỉ chết thằng dân!


Quá khổ dưới sự cai trị bạo tàn khiến người dân uất hận đem các lãnh tụ cộng sản ra oán trách và châm biếm. Người bị oán trách trước tiên là Hồ Chí Minh:

Trách ai sinh thứ họ Hồ,
Để cho đất nước như đồ vất đi.


Ngoài sự oán trách, người dân còn đem ông Hồ ra mà châm biếm:

Mỗi năm một mét vải sô,
Làm sao che được cụ Hồ em ơi!


Hay:

Di ảnh bác Hồ lộng kiếng treo,
Nghĩa là liệng cống, cạnh chuồng heo.
Vất mi xuống đó, loài muông cẩu,
Đừng để chúng ông giận đá bèo.


Và khi nhà nước cộng sản vừa mới dựng xong tượng Hồ Chí Minh ở Bến Ninh Kiều thuộc tỉnh Cần Thơ thì người dân cũng có liền hai câu thơ bằng thứ văn chương đối kháng mà khi đọc lên hồn ma ông Hồ cũng phải nhức nhối:

Chiều chiều trên Bến Ninh Kiều,
Dưới chân tượng bác đĩ nhiều hơn dân.


Chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghĩa hoang tưởng nên khi áp dụng nó sẽ đem lại những hậu quả tai hại thế mà Hồ Chí Minh đã du nhập chủ nghĩa này tròng lên đầu lên cổ nhân dân với lời hứa đưa đất nước lên “thiên đàng cộng sản”. Thiên đàng đâu không thấy mà chỉ thấy đất nước bị tụt hậu, dân tình lầm than, khốn khổ cho nên, ngoài sự oán trách ông Hồ, dân Việt Nam ta còn oán trách cả Karl Marx, cha đẻ của chủ nghĩa hoang tưởng này:

Cụ Mác ơi! Cụ là đồ chó đẻ,
Thiên đàng cụ hứa như thế kia a?


Sau ông Hồ, các lãnh tụ của tập đoàn cộng sản bị nhân dân nguyền rủa, châm biếm nhiều nhất là Tổng bí thư Lê Duẫn, Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh Đặng Xuân Khu, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, tướng Võ Nguyên Giáp:

Ai sinh tên Duẫn tên Duân,
Em đã không quần, cái áo cũng không.
Ai sinh tên Sắt tên Đồng,
Em đã mất chồng, mất cả thằng Cu.
Ai sinh tên Khủ tên Khu,
Tố cha giết mẹ, bỏ tù toàn dân.


Hay:

Thằng Đồng, thằng Duẫn, thằng Chinh,
Tụi mày có biết dân tình cho không?
Rau muống nửa bó một đồng,
Con ăn bố nhịn, đau lòng thằng dân!


Hoặc:

Ông Đồng, ông Duẫn, ông Chinh,
Vì ba ông ấy dân mình lầm than.


Và:

Trường Chinh, Lê Duẫn, Văn Đồng,
Cả ba đồng lòng phá hại nước ta.


Khi Lê Duẫn sang Tàu, sang Nga xin viện trợ súng đạn để đem về pháo kích vào nhà dân, giết hại dân lành thì đồng bào nhại theo bài ca dao “Con Mèo Trèo Lên Cây Cau” để lên án tập đoàn CSBV:

Con mèo trèo lên cây cau,
Hỏi thăm chú Duẫn đi đâu vắng nhà?
Chú Duẫn sang Tàu, sang Nga,
Xin súng, xin đạn cúng ma bác Hồ.


Bản chất của cộng sản là gian ác, vô luân được che giấu dưới mỹ từ “Đạo đức cách mạng vô sản”. Đảng viên càng nhiều tuổi đảng bao nhiêu, giữ chức vụ đảng càng cao bao nhiêu thì mức độ vô luân càng tinh vi bấy nhiêu. Xin hãy nghe người dân chế giễu cái “Đạo đức cách mạng” của các lãnh đạo cộng sản:

Phủ Chủ tịch có con dê,
Làm bao cán bộ vỗ về mệt công.
Dê Duẫn lẩn tránh đám đông,
Tối ngày tìm húc cái lồng không “rê”. (Cái LỒNG không G).

Và khi mà Võ Nguyên Giáp bị phe Lê Duẫn, Lê Đức Thọ làm nhục bằng cách tước hết binh quyền rồi giao cho chức vụ phụ trách “Sinh đẻ có kế hoạch” thì các chị em phái nữ che miệng cười:

Ngày xưa Võ Giáp cầm quân,
Ngày nay Võ Giáp cầm quần chị em.


Còn những chị em khác có óc hài hước, hóm hỉnh hơn một chút thì khúc khích rỉ tai nhaumà rằng:

Ngày xưa Võ Giáp bịt đồn,
Ngày nay Võ Giáp bịt l.. chị em.


Để kết luận, dưới sự cai trị của cộng sản, đồng bào đói khổ, xã hội suy đồi, truyền thống dân tộc bị chà đạp, tự do con người bị tước đoạt. Và cũng dưới sự cai trị của cộng sản mà Việt Nam ta đã trở thành một trong những quốc gia nghèo đói nhất thế giới, còn xã hội Việt Nam ngày nay là một xã hội nhiều tệ đoan nhất hoàn vũ. Tóm lại, Xã Hội Chủ Nghĩa của cộng sản hoàn toàn thất bại, bị phá sản toàn diện, gây ra những vết thương rỉ máu cho Mẹ Việt Nam và những vết thương rỉ máu này chỉ lành được khi quê hương không còn bóng dáng của những người cộng sản.

Lê Thương
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Sự thật trong hậu cung của lãnh chúa Hồi giáo



Hậu cung dưới thời các lãnh chúa Thổ Nhĩ Kỳ được xây dựng theo các quy tắc của đạo Hồi và là một nơi vô cùng cấm kỵ. Nó là nơi tuyệt mật đối với nam giới nhưng cũng là nơi ẩn chứa nhiều khao khát nhất đối với những người phụ nữ. Có nhiều vợ đẹp là thước đo quyền lực: Hậu cung cũng có hệ thống cấp bậc và mỗi cấp bậc đều có tên gọi riêng cho những người sống trong đó.

Trong hậu cung của các Sultan ở Constantiople, thủ phủ của nhiều đế chế suốt thời Trung Cổ, quyền lực cao nhất thuộc về mẹ của Sultan hay còn được gọi là Walid. Sultana có thể là tên gọi chung của một bà mẹ, các chị em và các con gái của Suntal. Cấp bậc thứ hai dành cho 7 bà vợ chính của Sultan, những người được gọi là Kadin. Dưới họ là các Gediklik, những người con gái luôn sẵn sàng phục vụ Sultan và những cô gái còn lại được gọi là Odalik.
Dưới Kadin một bậc trong hệ thống phân cấp là một nhóm phụ nữ đặc biệt. Họ cũng là những người được sủng ái trong hậu cung và được gọi là những Iqbal. Họ không thể bước lên vị trí của Kadin nhưng được chu cấp tiền bạc, có phòng và người hầu riêng. Họ không chỉ là những "tình nhân" xinh đẹp giỏi chuyện chăn gối mà còn là những "lá bài" thông minh và xinh đẹp của các chính trị gia. Thông qua những Iqbal này mà nhiều quan lại tham ô trong quá khứ của Thổ Nhĩ Kỳ có thể làm hài lòng các Sultan để đạt được mục đích cũng như tham vọng của mình.

Những phụ nữ trong hậu cung Thổ Nhĩ Kỳ xưa lại rất thạo những việc triều chính và họ cũng đóng một vai trò quan trọng trong các quyết định của lãnh chúa, nhưng vai trò của họ luôn được ẩn giấu ở phía sau để tránh con mắt tò mò của mọi người.

Dưới sự cai trị của đế chế Caliphate, người Hồi giáo coi việc một người đàn ông có nhiều vợ đẹp là thước đo của sự giàu có cũng như quyền lực. Còn về mặt tôn giáo, nhà tiên tri Mohammed không cho phép đàn ông có quá 4 vợ để giảm thiểu chế độ đa thê.

Thị nữ - Những vật mua vui

Các thị nữ sống trong hậu cung ở Thổ Nhĩ Kỳ thường được mua từ những khu chợ nô lệ hoàng gia rồi sau đó được đưa vào hoàng cung. Tuy nhiên, chỉ những người con gái còn trinh tiết mới được bước chân vào khu vực này. Trong số các Odalik cũng có rất nhiều người xuất thân từ tầng lớp quý tộc. Họ được dạy cách để trở thành người nổi bật trong đám đông như cách nháy mắt gợi tình hay có những cử chỉ lời nói thu hút được sự chú ý giữa hàng ngàn phụ nữ, vì Sultan sẽ không thể nhận ra một ai đó nếu họ không đặc biệt.

Sultan cũng có thể nhận những cô gái đẹp như một món quà bày tỏ lòng kính trọng đối với mình. Trong đó có trường hợp lãnh chúa Algeria Mohammed bin Osman đã dâng lên Sultan Selim III một phụ nữ người Pháp tên là Emma de Beauharnais, bà chính là em họ của vợ Napoleon Bonaparte đã bị những kẻ cướp biển bắt cóc.

Để được đặt chân vào hoàng cung của Thổ Nhĩ Kỳ, một nữ nô lệ buộc phải hoàn thành một bài kiểm tra sự trong trắng ngây thơ bằng cách bị bắt buộc phải ôm hôn một người đàn ông Hồi giáo. Các thị nữ (Odalik) được tuyển chọn từ tuổi 13, độ tuổi những bé gái bắt đầu dậy thì, trở nên xinh đẹp và đã đủ sức thu hút sự chú ý của các Sultan.

Chính từ các Odalik mà người chủ hậu cung sẽ chọn ra 7 người làm vợ (gọi là Kadin). Họ sẽ là người gánh trọng trách sinh con trai nối dõi. ở khía cạnh nào đó có thể hiểu việc bước chân vào một hậu cung cũng giống như trở thành một nữ tu, nơi những người phụ nữ sẽ dồn hết tâm trí trong quãng đời còn lại để phục vụ cho người người đàn ông của mình. Các Kadin và Odalik buộc phải cắt đứt mọi mối liên hệ với thế giới bên ngoài, được đặt tên mới và học cách sống biết vâng lời. Họ sẽ sống và sẽ chết ở chính nơi này.

Cuộc chiến trong hậu cung

Các Odalik còn lại không có nhiều đặc ân từ Sultan và mỗi người trong số họ đều có ước vọng được trở thành Kadin. Để đạt được điều đó cũng không phải là không thể. Tất cả đều phụ thuộc vào tài năng và tính cách của các cô gái để giúp họ có thể leo lên bậc thang quyền lực cao hơn trong hệ thống phân cấp thứ bậc ở hậu cung. Nó không chỉ cần tới diện mạo đẹp đẽ mà còn cần tới trí thông minh, sự quyết tâm và sự khôn ngoan của các Odalik. Tuy nhiên, sự cạnh tranh ở mọi nơi đều giống nhau, ở hậu cung Hồi giáo cũng vậy. Những người phụ nữ Hồi giáo cũng bước vào một cuộc cạnh tranh với nhau một cách nghiêm túc và họ có thể dùng bất kỳ một thủ đoạn nào giúp họ đạt chiến thắng.

Mặc dù các Odalik là cấp bậc cao hơn nô lệ nhưng họ vẫn chỉ được xem là phương tiện giải trí của các Sultan. Mọi chuyện chỉ thay đổi kể từ triều đại của Sultan Bayezid II (1481-1512) là người đã đưa một trong số các Odalik của mình lên hàng Kadin. Tuy nhiên trên thực tế, người phụ nữ này vẫn không có nhiều quyền lực so với 7 người Kadin (vợ) chính thức. Về mặt lý thuyết, một Odalik cũng có cơ hội được leo lên bậc thang danh vọng nếu sinh được một đứa con trai. Với đứa con, các Odalik sẽ được hưởng những đặc quyền cao quý khác. Nhưng cơ hội như thế không nhiều.

Các cung nữ thường được dạy đàn, hát.

Bởi nguyên nhân đầu tiên là, nếu sống trong hậu cung cùng 1.000 Odalik khác thì cơ hội được chú ý và được quan hệ với Sultan không phải là nhiều. Thứ hai, một khi nếu Sultan có đoái hoài tới họ thì xác suất mang thai chỉ trong một lần quan hệ cũng không lớn và hơn nữa cũng không tránh khỏi khả năng có thể bị sảy thai. Và dù nếu may mắn có con trai đi nữa thì những "hòn máu" của các thị nữ sẽ rất khó được lên ngôi bởi chúng phải xếp hàng sau những hoàng tử chính thất. Ngoài ra, còn có một bảng xếp hạng dành riêng cho các Odalik nữa và nó có thể thay đổi bất kỳ lúc nào phụ thuộc vào tâm trạng của Sultan. Hậu cung lớn nhất trong lịch sử Hồi giáo là hậu cung Dar-ul-Seadet ở Istanbul, nơi từng có tới hơn 1.000 cung tần mỹ nữ cùng sinh sống.

Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều âm mưu, nhưng những Odalik mang thai sẽ được bảo vệ cho tới khi sinh nở thành công. Họ sẽ nhận được sự phục vụ tốt nhất bởi những nô lệ là thái giám và những kẻ hầu cận khác.

Tuy nhiên, những người phụ nữ ở bậc dưới trong hậu cung rất ít được hưởng hạnh phúc. Ví dụ như họ chỉ có rất ít quyền hạn và sau nhiều năm phục vụ cũng như tôn thờ chồng, một số rất ít có thể được trả tự do với một số tiền chỉ tạm đủ sống.

Khi Sultan chết, tất cả các phi tần sẽ được sắp xếp lại vị trí theo giới tính của con cái họ. Mẹ của một công chúa có thể tái giá nhưng mẹ của hoàng tử thì nhất quyết được giữ lại để tiếp tục phục vụ cho chủ nhân mới của gia đình Sultan. Vì vậy sẽ lại nảy sinh một cuộc chiến mới. Các bà mẹ có thể dùng thuốc độc trộn vào thức ăn để hạ gục đối thủ cũng như con trai của họ.

Nhật Minh
Thế giới bí mật
"Hậu cung" trong tiếng ả Rập là haram, có nghĩa là "cấm". Chỉ có những chủ nhân của cung điện, người được gọi là Sultan, và các con trai của họ mới được phép đặt chân tới khu vực này. Còn đối với tất cả những người đàn ông và phụ nữ bình thường khác, đó là một điều cấm kỵ.

Sự cấm ky nghiêm ngặt tới mức một nhà chép sử người Thổ Nhĩ Kỳ có tên là Dursun Bay đã ghi lại rằng: "Nếu mặt trời là một người đàn ông thì thậm chí nó cũng bị cấm soi sáng vào hậu cung". (Trong tín ngưỡng của người Thổ Nhĩ Kỳ, mặt trời là thực thể cái). Dưới đế chế Ottoman, một đế chế hùng mạnh tồn tại từ thế kỷ 11 tới đầu thế kỷ 20 ở Thổ Nhĩ Kỳ, cung điện được gọi là Serail. Theo truyền thống của những người Hồi giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ, những người đặt chân đầu tiên vào hậu cung không ai khác chính là vợ, con gái cùng các con trai của Sultan.

Trong hậu cung, họ được học múa, học nhạc và thơ Hồi giáo cùng những loại hình nghệ thuật khác. Tất cả các thê thiếp của Sultan bất kể nguồn gốc xuất thân đều phải chuyển sang đạo Hồi khi nhập cung. Sau khi đọc 3 lần câu: "Không có vị thiên Chúa nào ngoài Thánh Allah và nhà tiên tri Mohammed của tôi", họ sẽ trở thành một nô lệ, được đặt tên gọi mới và sẽ phải quên đi hoàn toàn cuộc sống trước kia.

( Bài Do VHP chuyển )
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »

Hình ảnh mặt trái của đời sống nhân dân VN ngày nay

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

mudo
Posts: 21
Joined: Sat May 29, 2010 7:40 am
Contact:

Post by mudo »

Cup Emirates ở lại với Arsenal
Đội chủ nhà một lần nữa xếp ở vị trí số một trong giải đấu giao hữu "Tứ hùng" bằng chiến thắng kịch tính 3-2 trước Celtic, hôm qua.

Arsenal khởi đầu không thể tốt hơn khi ngay phút thứ 3 đã có bàn mở tỷ số, nhờ pha nhoài người đệm bóng ở cự ly gần của Carlos Vela.

Những phút tiếp đó họ vẫn không ngừng gia tăng sức ép thông những bước chạy thần tốc của Theo Walcott hay khả năng phát động tấn công của Tomas Rosicky. Trong một tình huống nhao lên, trung vệ Thomas Vermaelen đã tung ra cú sút uy lực sở trường khiến thủ thành Lukasz Zaluska phải chới với đẩy bóng qua xà.
Image
Đây là lần thứ 3 Arsenal giành Cup trong 4 lần tổ chức.
Mãi đến khoảng giữa hiệp một Celtic mới cân bằng được thế trận và cũng có một số tình huống lên bóng nguy hiểm. Nhưng từng đó chỉ làm thế trận tưng bừng hơn lên chứ chưa đủ để xuyên thủng mành lưới đội chủ nhà.

Trong khi đó không còn làm chủ thế trận nhưng những pha phối hợp tấn công của Arsenal vẫn rất lợi hại. Từ một quả phạt góc của Rosicky, tài năng trẻ Jack Wilshire đã có hai tình huống dứt điểm liên tiếp ở cự ly khoảng 17 mét. Phải nhờ cả sự xuất sắc của thủ thành Zaluska lẫn xà ngang Celtic mới tránh bị thủng lưới.

Tuy nhiên trước khi hiệp một kết thúc thủ thành đội khách đã không cưỡng nổi cú dứt điểm xuất sắc hiếm thấy của hậu vệ Bacary Sagna. Nhận bóng từ Rosicky, tuyển thủ Pháp ra chân quyết đoán đưa bóng cắm thẳng vào lưới nâng tỷ số lên 2-0. Chỉ mất thêm 5 phút đầu hiệp hai Arsenal đã có bàn thắng thứ ba nhờ cú sút sệt trong cấm địa của Samir Nasri.

Tuy dẫn trước 3 bàn nhưng Arsenal đã phải vã mồ hôi mới giữ được chiến thắng, trước một Celtic thi đấu ngoan cường. Ở trận ra quân, bị Lyon dẫn trước 2-0 họ vẫn kịp ghi được hai bàn thắng muộn để gỡ hòa 2-2. Và ở trận gặp chủ nhà tối qua, đại diện đến từ Scotland suýt chút nữa làm được điều tương tự bằng khi liên tiếp kiếm được hai bàn ở phút 73 và 83 nhờ công Murphy và Ki. Nếu may mắn hơn (ví như tình huống Samaras sút penalty ra ngoài) hoặc thủ thành của Arsenal - Manuel Almunia không xuất sắc, Celtic có thể đã có thêm bàn thắng.
Image
Cái được của Arsenal (đỏ trắng) ở giải năm này không phải là phần thắng mà là sự tích cực của các tài năng trẻ cũng như các tân binh.


Tại Emirates Cup mỗi bàn thắng được tính là một điểm nên sau hai trận đội chủ nhà được tổng cộng 8 điểm (ở trận ra quân Arsenal đã hòa Milan 1-1). Tiếp theo đó lần lượt là Celtic và Lyon cùng được 5 điểm. Milan đứng cuối với 4 điểm (trận cuối cùng tối qua họ hòa Lyon 1-1).

Hà Uyên
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Trên Mười Ngàn Người Dự Đại Nhạc Hội ‘Cám Ơn Anh Kỳ 4’

Image
GARDEN GROVE (VB) - Trên mười ngàn người gồm các cựu Quân Dân Cán Chính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đại diện các đoàn thể, tổ chức, hội đoàn, các vị dân cử, các cơ quan truyền thanh, truyền hình, báo chí và đồng hương Việt tị nạn đã tham dự Đại Nhạc Hội "Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH Kỳ 4," do Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh Và Quả Phụ VNCH cùng Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Nam California, với sự yểm trợ của nhiều hội đoàn, và các cơ quan truyền thông hải ngoại, tổ chức tại Sân Vận Động Trường Trung Học Bolsa Grande thuộc Thành Phố Garden Grove, California, Hoa Kỳ, vào chiều Chủ Nhật, ngày 1-8-2010.
Image
Chương trình bắt đầu đúng vào lúc 12 giờ trưa, với phần rước Quốc Quân Kỳ VNCH vào trước lễ đài để cử hành nghi thức chào quốc kỳ và hát quốc ca Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và phút mặc niệm tưởng nhớ công ơn tiền nhân dựng nước và giữ nước, tưởng nhớ các anh hùng tử sĩ quân dân cán chính VNCH đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc trước hiểm họa xâm lăng của CS Bắc Việt, do ông Nguyễn Đình Khuôn điều hợp.
Phái đoàn gồm vài chục chiếc xe mô tô của Câu Lạc Bộ Motors của Luật Sư Đỗ Phủ đã diễn hành qua trước khán đài để chào mừng quan khách và khán giả. Trong dịp này, đại diện cho Câu Lạc Bộ, LS Đỗ Phủ cũng đã trao cho Ban Tổ Chức Đại Nhạc Hội ngân phiếu $12,000 đô la hiến tặng vào quỹ cứu trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH.
Image
Cựu Nữ Trung Tá QLVNCH Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, 83 tuổi, Chủ Tịch Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh & Quả Phụ VNCH, Trưởng Ban Tổ Chức Đại Nhạc Hội "Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH Kỳ IV," trong phần phát biểu khai mạc, đã nói rằng, "Mỗi lần tổ chức Đại Nhạc Hội là mỗi lần chúng tôi đón nhận biết bao nhiêu ân tình của quý vị đã nồng nhiệt gửi tiền đóng góp cho anh em Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH, thể hiện tấm lòng rộng mở trước những mảnh đời oan trái đầy tủi nhục với những thương tật mà an hem đang phải gánh chịu cho đến cuối đời. Hành động đó chứng tỏ rằng chúng ta không quean ơn các an hem Thương Binh và Tử Sĩ đã hy sinh cho chúng ta được sống an lành cho đến ngày hôm nay."

Image
Bà Hạnh Nhơn nhân đó cũng đọc lá thư của một Thương Phế Binh gửi ra từ Sài Gòn ngày 26 tháng 7 năm 2010. Lá thư có đoạn viết rất cảm động rằng, "Nhờ sự giúp đỡ của đồng bào hải ngoại đã kịp thời hồi phục cuộc sống nhiều cay nghiệt khó khăn dành cho an hem Thương Phế Binh." Bức thư cũng bày tỏ niềm biết ơn sâu xa đến sự giúp đỡ của đồng bào hải ngoại.
Cựu Trung Úy VNCH Trần Thi Vân, người đã vận động thành lập Hội Thương Phế Binh VNCH từ những năm đầu thập niên 1980s tại Nam Cali, thay mặt các anh em Thương Phế Binh trong và ngoài nước phát biểu nói lên lòng cám ơn đồng hương đã giúp đỡ từ bấy lâu nay.

Thay mặt cho giới trẻ Việt Nam, ông Ngô Thiện Đức đã phát biểu với lời lẽ chân thành, trong đó có đoạn ông nói rằng, "Vinh dự cho giới trẻ để được nói lên lòng biết ơn sâu xa của giới trẻ đối với những người đã hy sinh cho chúng ta được sống." Ông đề nghị giới trẻ hãy ủng hộ bằng cách dành tất cả số tiền làm được trong ngày Chủ Nhật này cho các Thương Phế Binh VNCH. Và ông không quên bày tỏ tâm nguyện sống xứng đáng và đóng góp cho cộng đồng.
Image
Đại diện cho Nhóm Quân Nhân Mỹ gốc Việt, Thiếu Tá Quân Y Triết Bùi phát biểu rằng ông rất ngưỡng mộ những chiến tích của người lính Quân Lực VNCH khi xem các phim tài liệu về cuộc chiến Việt Nam và những chiến tích đó đã ghi sâu vào ký ức ông. Ông Bùi nói rằng đối với người lính Quân Lực VNCH "Tuy không cùng chiến trường nhưng cảm thông nhau qua đời lính." Ông cho biết vào ngày 8 tháng 8 năm 2010, hội sẽ tổ chức gây quỹ cho Thương Phế Binh chiến trường Iraq và Afghanistan tại thành phố Houston, Texas.
Cựu Thiếu Tá Phan Tấn Ngưu, Chủ Tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Nam California, trong phần phát biểu, trình bày hoàn cảnh bi thương của các anh em Thương Phế Binh VNCH trong đất nước bị CS cai trị qua hình ảnh của một người mù cõng một người cụt chân. Và ông đặt câu hỏi: Họ là ai? Ông khẳng định rằng họ là những Thương Phế Binh VNCH, sống lây lất qua ngày và đang chờ đón sự giúp đỡ của đồng hương hải ngoại. Ông nhấn mạnh rằng, "Chúng ta không thể không làm điều gì cho họ cũng như gia đình họ."

Tham dự trong Đại Nhạc Hội "Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH Kỳ 4," gồm có Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh, Cựu Chuẩn Tướng Võ Dinh, Nghị Viên Thành Phố Westminster Tạ Đức Trí, Cựu Trung Tá Cảnh Sát Quốc Gia Trần Quang An, Ủy Viên Hội Đồng Giáo Dục Thành Phố Westminster Andrew Nguyễn, Thượng Tọa Thích Viên Huy từ Chùa Điều Ngự, đại diện Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang California Lou Correa là cô Julie Nguyễn, Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Miền Quảng Đức Tâm Hòa Lê Quang Dật, Cựu Đại Tá Tạ Thái Bình, phái đoàn Ban Tổ Chức Đại Nhạc Hội "Cám Ơn Anh" Bắc Cali gồm 30 người, đại diện Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez là cô LIly Hiếu Nguyễn, Ứng Cử Viên Dân Biểu Tiểu Bang Địa Hạt 68 Phú Nguyễn, Ứng Cử Viên Nghị Viên Thành Phố Fountain Valley Võ Đức Minh, Chủ Tịch Ban Đại Diện Cộng Đồng Nam Cali Luật Sư Nguyễn Xuân Nghĩa, Dân Biểu Tiểu Bang California Trần Thái Văn, v.v…
Image
Ông Tô Kỳ Nghiã, một cựu quân nhân Quân Lực VNCH trong ngành công binh, đang sinh sống tại Canada, cho phóng viên Việt Báo biết rằng nhân chuyến viếng thăm bà con tại Nam California nên ông cùng gia đình và bà con đến đây tham dự Đại Nhạc Hội. Được hỏi cảm nghĩ lần đầu tham dự Đại Nhạc Hội "Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH Kỳ 4," ông Tô Kỳ Nghĩa nói rằng, "Đây là chuyện nhân đạo rất vĩ đại, bởi vì những người Thương Phế Binh và Tử Sĩ sau khi miền Nam sụp đổ không còn ai giúp đỡ, nên việc tổ chức gây quỹ giúp đỡ cho họ là việc làm đáng ủng hộ." Ông Nghĩa cho biết ông định cư tại Canada từ năm 1982 sau khi vượt biên đến Indonesia.

Image
Các thành viên của Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Nam California đã đồng hát bài "Xuất Quân," để mở đầu cho chương trình văn nghệ đặc biệt trong Đại Nhạc Hội "Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH Kỳ IV," với phần điều hợp của 8 MC như Nam Lộc, Việt Dzũng, Minh Phượng, Diệu Quyên, Thùy Dương, Giáng Ngọc, Orchid Lâm Quỳnh, và Đỗ Tân Khoa (Ứng Cử Viên Nghị Viên TP Westminster), qua 5 ban nhạc The Asia Band, Y2K, The Soldier, Moon Flowers, Tù Ca Xuân Điềm, và hàng chục ca nhạc sĩ nổi tiếng như Thanh Thúy, Trung Chỉnh, Giang Tử, Mai Lệ Huyền, Sơn Ca, Ngọc Minh, Tuấn Vũ, Lâm Thúy Vân, Ngọc Huyền, Tâm Đoan, Ánh Minh, Hồ Hoàng Yến, Lê Anh Quân, Đặng Thế Luân, Thùy Dương, Thiệu Kỳ Anh, Nguyên Khang, Lâm Nhật Tiến, Hồng Nhung, v.v…

Nguon VIET BAO
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

NIỀM HY VỌNG TRONG CƠN BĨ CỰC.

Nhị Tường dịch.

Có một người duy nhất sống sót trong một tai nạn đắm tàu và trôi dạt trên một hoang đảo nhỏ.

Kiệt sức, nhưng cuối cùng anh cũng gom được những mẫu gỗ trôi dạt và tạo cho mình một túp lều nhỏ để trú ẩn và cất giữ một vài đồ đạc còn sót lại. Ngày ngày anh nhìn về chân trời cầu mong được cứu thoát, nhưng dường như vô ích

Thế rồi một ngày, như thường lệ anh rời khỏi chòi để tìm thức ăn trong khi bếp lửa trong lều vẫn cháy. Khi anh trở về thì túp lều nhỏ đã ngập trong lửa, khói cuộn bốc lên trời cao.

Ðiều tồi tệ nhất đã xảy đến. Mọi thứ đều tiêu tan thành tro bụi. Anh chết lặng trong sự tuyệt vọng: “Sao mọi việc lại thế này lại xảy đến với tôi hở trời”.

Thế nhưng, rạng sáng hôm sau, anh bị đánh thức bởi âm thanh của một chiếc tàu đang tiến đến gần đảo. Người ta đã đến để cứu anh. “Làm sao các anh biết được tôi ở đây?” Anh hỏi những người cứu mình. Họ trả lời: “Chúng tôi thấy tín hiệu khói của anh”.

Thật dễ dàng chán nản và thất vọng khi sự đời xảy đến ngoài ý muốn. Nhưng cho dù điều gì xảy ra đi chăng nữa, cách đón nhận của bạn, sẽ quyết định mức độ trầm trọng của sự việc, quyết định quan điểm và sự hạnh phúc của bạn.

Một trong những bí mật vĩ đại của cuộc đời đó chính là hãy tìm thấy một “ánh sáng hy vọng” trong đám khói đen của sự rủi ro.
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »

Đại gia Trung Quốc chuẩn bị thâu tóm Liverpool
Kenny Huang tạo ấn tượng về một ông chủ giàu tiềm lực và bạo chi với quyết tâm tái thiết đội chủ sân Anfield.

Kenny Huang là người đứng đầu công ty QSL Sports Ltd có trụ sở đặt tại Hong Kong. Các nguồn tin chính thống của Anh khẳng định vị doanh nhân châu Á này đang muốn kiểm soát hoàn toàn Liverpool - vốn đã được rao bán từ tháng 4.

"Nếu suôn sẻ vụ chuyển giao chắc chắn sẽ hoàn tất trước thời gian thị trường chuyển nhượng đóng cửa (ngày 31/8)", một nguồn tin thân cận của Huang tiết lộ trên BBC Sport.
Image
Kenny Huang có thể là ông chủ tương lai của Liverpool.
Huang trong vài tuần qua đã nhiều lần thương lượng với Royal Bank of Scotland. Đây là ngân hàng đang sở hữu số nợ 237 triệu bảng mà hai ông chủ hiện tại của Liverpool, Tom Hicks và George Gillett, đã vay.

Huang được cho là đã từ chối mua lại Liverpool hồi năm 2008 bởi lúc đó mức giá 650 triệu bảng quá cao. Theo một số đánh giá, đội bóng giàu truyền thống nhất nước Anh lúc này có giá trị khoảng 350 triệu bảng.

Huang đã cam kết nếu Liverpool về tay ông, HLV Roy Hodgson sẽ thoải mái được chi tiêu và CLB có thể sẽ được xây một sân mới. Huang từng là nghiên cứu sinh Trung Quốc đầu tiên được làm việc ở sàn chứng khoán New York. Ông là một người có tiếng trong lĩnh vực kinh doanh thể thao ở Trung Quốc với một số thương vụ đình đám như đưa Yao Min sang Mỹ thi đấu tại giải Bóng rổ nhà nghề NBA.

Hicks và Gillett mua lại Liverpool hồi tháng 3/2007 với số tiền 218,9 triệu bảng. Tuy nhiên cả hai đang phải nếm trải khó khăn ở Anfield. Đa phần CĐV đều chán ghét cách điều hành của họ. Hồi tháng 10 năm ngoái, hàng trăm người đã biểu tình phản đối trước trận đấu với MU ở Ngoại hạng Anh.

Hà Uyên
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »


Image

Cái mặt

Tiểu Tử
Con người có cái mặt là quan trọng nhứt. Thật vậy, nếu lấy cái mặt bỏ đi, tất cả những gì còn lại trên thân thể sẽ không dùng vào đâu được hết và cũng không còn tồn tại được nữa. Không có mũi để thở, không có miệng để ăn… con người không có cái mặt là kể như “tiêu tùng”!

Trước khi “đào sâu” cái mặt, xin mở dấu ngoặc ở đây để “vinh danh” tiếng Việt: phần lớn những gì nằm trên cái mặt đều bắt đầu bằng chữ “m”, trên thế giới chưa có thứ tiếng nào như vậy hết!

Đây, nhìn coi: trên mặt có mắt, mũi, miệng (mồm), má. Ở “mắt” có mày, có mi, có mí mắt, rồi mắt mụp, mắt mọng nước, mắt mơ màng, mắt mơ mộng, mắt mờ, mắt mù…

Qua tới “mũi”, ngoài “mùi” ra không thấy chữ “m” nào khác dính vào. Có lẽ tại vì cái mũi nó… cứng khư, không… linh hoạt. Ấy vậy mà nó – cái mũi – và “chân mày” (cũng kém linh hoạt như cái mũi!) lại được đi kèm với cái mặt để… hỗ trợ cho tiếng “mặt”, trong từ ngữ thông thường: “mặt mũi, “mặt mày”, làm như nếu nói “mặt” không, phát âm nghe… trơn lùi, nhẹ hểu không lọt lỗ tai! Cho nên người ta nói “mặt mũi bơ phờ”, “mặt mày hốc hác”, chớ ít nghe “mặt bơ phờ, mặt hốc hác”.

Bây giờ tới “miệng”, thì có môi, có mép, rồi mồm mép, môi miếng, miệng méo, miệng móm, mím môi, mếu máo, mấp máy, mớm, mút mấp…

Đến “má” thì ngoài “mụt mụn” chỉ có “mi một cái ” là còn thấy chữ “m” nhè nhẹ phất phơ…

Tiếng Việt hay quá!

Trở về với cái mặt. Ông Trời, khi tạo ra con người, ban cho cái mặt là một ân huệ lớn. Nhờ có cái mặt mà con người nhận ra nhau, chồng nhận ra vợ, con nhận ra cha, biết ai là bạn ai là thù… v… v…

Thử tưởng tượng một ngày nào đó bỗng nhiên không ai còn cái mặt nữa. Nếu có sống được nhờ một sự nhiệm mầu nào đó, thử hỏi con người lấy gì để nhận diện nhau? Chồng vợ, cha con, bạn thù gì đều… xà ngầu. Vậy là loạn đứt!

Cho nên xưa nay, người ta coi trọng cái mặt lắm. Có người còn nói: “Thà chịu mất mạng chớ không bao giờ để cho mất mặt”! Vì vậy, rủi có ai lỡ lời chạm tự ái một người nào thì người đó thấy bị… mất mặt, liền đưa một nắm tay lên hăm he: “Thằng đó, bộ nó giỡn mặt tao hả? Tao phải dằn mặt nó một lần cho nó biết mặt tao”. Rồi, bởi vì cái mặt nó… nặng ký như vậy cho nên khi nói về một người nào, người ta chỉ nhắm ngay vào cái mặt của người đó để mà nói.

Nếu ghét thì gọi “cái bản mặt”. [Cái mặt mà như tấm bản(g) thì thiệt tình thấy chán quá! Thường nghe nói: “Cái bản(g) mặt thằng đó tao coi hổng vô!” ]. Nếu hơi khinh miệt thì gọi “cái bộ mặt”. (“Thằng này có bộ mặt ăn cướp!”). Còn khi thương thì cái mặt trở thành “cái gương mặt”. (“Em có gương mặt đẹp như trăng rằm!”). Chưa hết! Khi nổi giận muốn… hộc máu, người ta cũng chỉ nhắm vào cái mặt của đối thủ chớ không chỗ nào khác để “dộng một đạp” hay “cho một dao” hay “phơ một phát” hay… “tạt một lon a-xít”!

Con người, khi nhìn người khác, lúc nào cũng bắt đầu ở cái mặt. (Chỉ có người không… bình thường mới nhìn người khác bắt đầu ở cái chân hay cái bụng hay cái lưng!). Ở đó - ở cái mặt – ngoài cái đẹp cái xấu ra, còn hiện lên “cái mặt bên trong” của con người. Các nhà văn gọi là “nét mặt”, nghe… trừu tượng nhưng suy cho kỹ nó rất đúng. Bởi vì chỉ có cái mặt là… vẽ được cái nội tâm của con người thật đầy đủ. Cho nên mới có câu “Xem mặt mà bắt hình dong”. Hình dong ở đây là cái hình dong giấu kín bên trong con người, cho nên, trên sòng bài, các con bạc thường “bắt gân mặt” nhau để đoán nước bài của đối thủ, cho nên mấy “giáo sư chiêm tinh gia” lúc nào cũng liếc sơ cái mặt của thân chủ trước khi nâng bàn tay lên xem chỉ tay, để… định mức coi “thằng cha này nó sẽ tin mấy phần trăm những gì mình nói”!

Cũng bởi vì cái mặt nó lôi thôi, phức tạp và… “phản động” như vậy cho nên các “đỉnh cao trí tuệ” của đảng cộng sản Việt Nam đã nâng cao cảnh giác, ẩn mặt suốt giai đoạn đấu tranh “chìm” và chỉ “xuất đầu lộ diện” khi toàn dân đã vùng lên nổi dậy. Và các “đồng chí vĩ đại” của ta lúc nào cũng ôm khư khư cái mặt để… quản lý nó từng giây từng phút, riết rồi nó cứng đơ như mặt bằng đất. Đến nỗi vào bàn hội nghị quốc tế, các đối tượng không làm sao “bắt gân mặt” để “đi” một nước bài cho ngoạn mục! Ở đây, phải nói thêm cho rõ là cho dù trong nội bộ với nhau – nghĩa là giữa “ta” và “ta” - cái mặt vẫn bị quản lý y chang như vậy, bởi vì hành động đó đã biến thành “bản năng” từ khuya! Cho nên đừng ngạc nhiên khi thấy, sau hội nghị mới ôm nhau “hôn nhau thắm thiết tình đồng chí” mà trên đường về lại khu bộ có cán bộ đã bị “bùm” hay bị “cho xuống hố” một cách rất… bài bản, để lại niềm “vô cùng thương tiếc” trên vòng hoa phúng điếu của người đã ra lịnh hạ thủ!

Bởi cái mặt nó phản ảnh con người nên hát bội mới “dặm mặt” sao cho đúng với cái “vai”. Để khi bước ra sân khấu, khán giả nhận ra ngay “thằng trung, thằng nịnh, thằng hiền, thằng dữ”… v… v… Ngoài đời, không có ai dặm mặt, nhưng vẫn được người khác “nhận diện” là: thằng mặt gà mái, thằng mặt có cô hồn, thằng mặt… mẹt, mặt mâm, mặt thớt, mặt hãm tài, mặt đưa đám, mặt trù cha hại mẹ, mặt… mo... v… v…

Trên sân khấu chánh trị Việt Nam, trong cũng như ngoài nườc, “đào kép” tuy không dặm mặt như nghệ sĩ hát bội nhưng mỗi người đều có “lận lưng” vài cái mặt nạ, để tùy hoàn cảnh, tùy đối tượng mà đeo lên cho người ta “thấy mình là ai” (dĩ nhiên không phải là cái mặt thật của mình). Rồi cũng “phùng mang trợn mắt hát hò inh ỏi” một cách rất… tròn vai, làm “bà con đồng bào, đồng chí, đồng hương” cứ thấy như thiệt! Điểm đặc biệt là ông nào bà nào cũng muốn thiên hạ chỉ nhìn thấy có “cái mặt của mình” trong đám bộ mặt đang múa may quay cuồng trên sân khấu. Vì vậy, họ phải ráng bơm cho cái mặt của mình to bằng… cái nia, để thấy họ mới đúng là… “đại diện”! Chẳng qua là họ muốn tạo thời cơ để kiếm cho cái... đít của họ một cái… ghế! Đến đây thì vở tuồng trên sân khấu đang chuyển sang lớp “gà nhà bôi mặt đá nhau”... Cái mặt đã trở thành “một vấn đề”!

Để chấm dứt bài này, và để được yên thân, xin phép độc giả cho tôi “vác cái mặt" của tôi đi chỗ khác!

Bobigny, France, 6/2007
Tiểu Tử
khieulong
Posts: 3554
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

You Are My Hero !

Image

1. Hình ảnh minh họa: Đại Nhạc Hội “Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH – Kỳ 4″với nhiều nghìn người tham dự tại Nam California.

Image
Hải quân Hoàng Sinh, người đi bán vé ĐNH-cho Thương Binh VNCH từ nhiều ngày trước ở các chợ Việt Nam tại Little SaiGon.


Image

Image

Hoạt cảnh nền phụ họa cho nhạc về người lính VNCH do các em thế hệ thứ hai trình diễn đầy hào hùng, xúc động.

2. Câu chuyện về người thương phế binh Phan Thế Duyệt
Lời giới thiệu: Giao Chỉ.

Vào năm 2003 trong một chương trình giới thiệu hoạt động của hội “compassion” tại San Jose, California USA, ngay sau khi phát thanh lần thứ nhất, nhiều thính giả đã gọi vào thể hiện tâm tình họ dành cho câu chuyện thật đặc biệt, câu chuyện về một thương phế binh VNCH đang sống trong hoàng cảnh hết sức cô đơn tại một làng quê xa cách chốn phồn hoa đô hội… Câu chuyện có chút đau thương nhưng cũng lại có nhiều thơ mộng và đẹp của tình người.


Anh là một thiếu úy xuất thân từ trường Võ Bị QGVN và cũng đã từng mơ về một tương lai tươi sáng với những chiến công, những vòng hoa chiến thắng được choàng vào cổ từ tay của một nữ sinh sinh đẹp nào đó. Nhưng viên đạn AK47 ác nghiệp đã xuyên qua lưng anh ngay trong trận chiến đầu đời của một tân sĩ quan… Mọi giất mơ tan vỡ, tương lai trở nên mịt mù và anh đã phải trải qua biết bao nhiêu đau thương sau đó.
Vết thương chưa lành hẳn thì biến cố 30 tháng 4 úp xuống, anh bị đẩy ra khỏi Quân Y Viện khi viết thương còn rỉ máu, anh được cha mẹ gìa đưa về sống tại Tây Ninh, chẳng bao lâu sau đó anh đã phải cắt bỏ đôi chân vì ung thối để cứu mạng, thế rồi cha mẹ anh cũng lần lượt qua đời, còn lại một mình trong căn nhà nhỏ, anh đã sống 30 năm dài trong nỗi cô đơn tận cùng của kiếp người.

Đối với những người thương binh VNCH khác, hoàng cảnh của anh có lẽ chưa phải là tận cùng bằng số (?) Anh biết rõ điều này, nên không than vãng, chỉ vì buồn muốn viết thư đi khắp nơi để tìm người tâm sự và không kêu nài trợ giúp, lá thư gởi ra Hải Ngoại đi lang thang và được ai đó đưa lên internet, một cô gái ký tên “H” gởi về anh $50.00 Mỹ kim, anh viết thư cảm ơn…

Một người ở Paris đọc được lá thư anh gởi cho người con gái có tên “H” tưởng là bạn mình nên chuyển qua cho cô BS Hương (Liên Hương) thành viên của “Hội Huynh Đệ Chi Binh” cô BS cảm động vì lá thư lạ đã viết trả lời anh, lá thư cũng đầy tình cảm chan chứa, tường chừng như ở thời còn chinh chiến của một người em gái hậu phương gởi cho anh chiến sĩ nơi chiến trường, lá thư tỏ lòng ngưỡng mộ tuyệt đối dành cho một anh hùng. Anh chính là một “anh hùng” trong mắt cô Liên Hương ở Hoa Kỳ. Thư trao đổi giữa anh và cô BS trẻ với những lời chân tình đã làm nhiều người rơi lệ.

Giao Chỉ.

Image

Image
Đặng Thế Luân và Băng Tâm của trung tâm Asia diễn xuất độc đáo, chinh phục trái tim khán giả.

Image

Image
Tôi là lính, xa nhà đi trấn sơn khê, hai mùa mưa, mây mù che nẻo đường về…. Lính Nghĩ Gì (Nhạc Hoài Linh).

Image
Hình ảnh đặc biệt: Thương Binh hải ngoại (cụt 2 chân) yểm trợ thương binh quê nhà – Người ôm thùng tiền là ca sĩ Nguyên Khang tức Xướng Ngôn Viên Vĩnh Lộc của đài truyền hình SET.:)


Tây Ninh ……………. 1999

Cô H. thân mến,

Khi cầm bút viết thư này tới cô, tôi rất cảm động vì lần đầu tiên nhận được 1 thiệp chúc Noel và 50 USD. Bao đêm nằm suy nghĩ moi óc tìm về quá khứ xem có quen ai là H. không. Rồi kết luận tôi và cô rất xa lạ chưa 1 lần đối diện. Thế nhưng giữa khoảng không gian xa cách nghìn trùng, giữa lúc bận rộn với cuộc sinh nhai nơi đất khách quê người, mà cô còn có thời giờ hướng về quê nhà, nơi đó có những người nghèo khổ, tàn tật, đang âm thầm trên giường bệnh như tôi. Ngoài ý nghĩa về vật chất, món quà của cô còn có 1giá trị tinh thần rất to lớn, nó an ủi tôi trong những ngày Đông giá để chuẩn bị đón Xuân về. Nghĩa cử cao đẹp của cô chắc chắn sẽ được Thượng Đế đền bù.

Đây là những ngày đầu Xuân. Sau vài ngày Tết tạm quên đi những âu lo phiền muộn thì bây giờ lại suy nghĩ, tính toán cho năm rộng tháng dài. Tôi đã bị loại ra khỏi vòng chiến vào một buổi chiều mây giăng tím ngắt cách nay gần 27 năm dài (bị liệt và cưa 2 chân!).

Trong vòng 27 năm đó, cuộc sống của tôi âm thầm như những đêm không trăng sao. Bốn mùa cứ lần lượt trôi qua, bao đứa trẻ thơ đã trưởng thành, còn tôi đã thấy thấp thoáng con đường tới nghĩa trang!!! Ngày ngày chỉ nằm trên giường ngắm mây bay qua khung cửa sổ, và chiều chiều nghe tiếng chuông giáo đường buồn bã. Rồi đôi khi âu lo khi số tiền trong túi cạn dần.

Chưa bao giờ tôi đủ can đảm ngắm mình qua gương. Tuổi trẻ, tình yêu đã vượt khỏi tầm tay. Đôi khi kỷ niệm hiện về hỗn độn, quay cuồng, tan vỡ như những mảnh thủy tinh sắc nhọn. Tủi thân, phiền muộn là căn bệnh trầm kha kéo dài từ ngày nầy đến ngày khác! Đầu năm chỉ duy nhất một mình trong căn nhà bầu bạn với chiếc tivi, dò hết đài nầy đến đài khác, rồi mệt mỏi lăn ra ngủ. Những lúc đau nặng, bao nguy cơ rình rập, chỉ biết phó mặt cho bàn tay Thượng Đế.

Đã lâu lắm rồi không có cơ hội viết thư nên trong hồi báo này từ đầu đến giờ lẩn thẩn quá phải không cô H? Nếu có gì sơ suất xin cô bỏ qua sự thiếu sót đó. Trước thềm năm mới, tôi chúc cô và gia đình hưởng một mùa Xuân vui vẻ, một năm mới An khang thịnh vượng.

Tôi xin dừng bút nơi đây. Chào cô.

Ký tên: Duyệt PTD

Image

Image

Thưa với cô phóng viên:” Liên đoàn Hướng Đạo cũng xin đóng góp một tay cho các chú bác thương binh quê nhà….

Image
Nhóm thiện nguyện viên nhận điện thoại từ đồng bào gọi vào đóng góp cho Thương Binh. Theo tổng kết hiện tại thì tổng số đã lên đến 7 trăm ngàn đô la.

Image

Image
Thanh Niên Cờ Vàng (TA-NPN) trách nhiệm chuyển âm, hình ảnh lên Paltalk trực tiếp vào các mạng Yahoo, Skypage- Cà Mau- Cần Thơ- Sài Gòn- Huế- Hà Nội…

San Jose ngày 1 tháng 8, 2003

Anh Duyệt thân mến,
Có lẽ anh sẽ ngạc nhiên lắm khi nhận được lá thư này. Do một sự tình cờ hay sắp xếp nào đó của Thượng Đế, nếu chúng ta còn tin có Thượng Đế hiện hữu trong cuộc đời này, lá thư của anh đã vượt ngàn dặm hải lý và thời gian phủ bụi mờ để đến tay tôi. Một người bạn của tôi ở Pháp, trong lúc đi sưu tầm trên những trang điện toán đã tìm thấy lá thư này, và chuyển đến tôi. Chỉ vì một sự trùng hợp ở vần tên với một cô gái nào đó mà anh đã viết thư cám ơn 3 năm trước đây.
Lá thư của anh không giống như bất cứ lá thư nào tôi đã đọc trong gần 10 năm qua. Tôi cũng chưa bao giờ trả lời riêng như tôi đang làm ngày hôm nay. Đây cũng là lần đầu tiên tôi dùng tên thật của mình để viết cho một người chưa biết mặt. Tôi viết như thế để anh hiểu cái ấn tượng sâu đậm, và một phần nào là nỗi xúc động lá thư của anh đã để lại trong tôi.
Trong tuần lễ qua, tôi đã gọi điện thoại về Việt Nam một vài lần theo số anh ghi trong thư, nhưng đáng tiếc vẫn không liên lạc được vì đường giây luôn luôn bận. Cũng có thể vì tôi gọi không đúng cách, một lần nữa lại cho anh biết rằng đây là 1 điều tôi không thường hay làm lắm đâu.
Lá thư của anh đã vô tình nhắc nhở cho tôi về quá khứ, những năm tháng chiến tranh điêu linh của đất nước mà tất cả chúng ta đều muốn quên. Anh không kể nhiều trong thư, nhưng tôi đoán anh chắc phải là 1 người đã có kiến thức của 1 vài năm Đại học, hay ít nhất cũng đã đỗ Tú Tài trước khi đăng lính vào quân đội. Bởi vì 1 người bình thường ít may mắn được đến trường hơn, đã không thể viết một lá thư vừa lắng đọng, vừa lãng mạn dạt dào tình cảm như vậy.

Image

Image
Ca sĩ “very hot” của Asia- Nguyễn Hồng Nhung, mặc dù vừa đám cưới tuần rồi, tuy nhiên nhất định hy sinh “HoneyMoon” qua tuần tới để đến tham dự hát chung với Lâm Nhật Tiến cho ĐNH-Thương Binh kỳ IV, không phụ lòng trông đợi của các fan. Cực kỳ hoan hô nhiệt tình..

Image
Nữ Ca Sĩ kiêm Xướng Ngôn Viên Mai Vy đang bê thùng đi xin tiền cho Thương Binh.

Image

Image
Loạ ! Quyên tiền giúp thương binh lại có cả nữ ca sĩ Loretta Sanchez thiệt là dzui.

Sự gắn bó của tôi với những người lính cũ có lẽ bắt nguồn từ gia đình tôi vốn đã có rất nhiều người xuất thân từ quân đội miền Nam trước đây. Cha tôi ngày xưa là 1 bác sĩ quân y ở Chẩn Y Viện Trung Ương, và cậu tôi cũng đã từng là 1 bác sĩ giải phẫu chữa phỏng và chấn thương tại Tổng Y Viện Cộng Hòa, nơi tôi vẫn thường xuyên lui đến những ngày còn nhỏ vì căn bệnh riêng của mình. Hình ảnh của những nguời thương bệnh binh quấn khăn băng trắng thẫm máu đỏ hàng ngày được chở về từ mặt trận với tôi vì thế đã không xa lạ lắm. Một trong những người bạn thân nhất của tôi ở đây hôm nay là 1 cựu phi công từng đóng quân ở Phù Cát (Qui Nhơn)…
Tôi viết thư cho anh hôm nay, không phải như 1 người Việt kiều xa xứ được ưu đãi trong 1 đời sống an lành, và thoải mái hơn về vật chất lẫn tinh thần, đang nghiêng mình xuống viết cho 1 người đồng loại bất hạnh của mình. Nhưng tôi viết với tâm trạng của một cô gái nhỏ năm xưa đã lớn lên yên ổn giữa thành phố Saigon, nhìn tuổi thơ ấu của mình trôi qua dưới ánh hỏa châu và những tiếng bom đạn hàng đêm vẫn vọng về từ 1 chiến trường xa. Ở đó, bao nhiêu xương máu và nước mắt của cả 1 thế hệ tuổi trẻ đã đổ xuống để che chở cho những cô gái nhỏ như tôi được tiếp tục bình yên đến trường. Ở đó, vẫn có bao nhiêu người chiến sĩ như các anh còn ôm tay súng, chiến đấu đơn độc vào những giờ phút chót để gia đình chúng tôi có cơ hội xuống thuyền ra đi, tìm đến những quê hương hạnh phúc mới bên này bờ biển Thái Bình Dương.
Chính với tấm lòng tri ân và ngưỡng mộ đó mà hôm nay tôi thấy cần phải viết cho anh, cho các bạn của anh những lời các anh xứng đáng được nghe nhưng có lẽ đã chưa bao giờ được nghe từ gần 30 năm qua. Để các anh hiểu được rằng những hy sinh của mình đã không lãng phí, hay vô ích. Những tượng đài có thể bị đạp đổ, nhưng những hình ảnh thần tượng ghi khắc trong lòng sẽ chẳng bao giờ có thể bị xóa nhòa.
Chúng ta đã mất mát rất nhiều thứ, những người thương binh như các anh đã mất hết 1 phần thân thể, tình yêu và tuổi trẻ, còn những người Việt tỵ nạn như tôi cũng mất cả 1 nơi chốn dung thân để phải tha hương, lưu lạc khắp mọi phương trời. Có 1 điều ngày hôm nay, tôi mong chúng ta sẽ không đánh mất là tình người đến với nhau để khoảng không gian anh đang sống và hít thở bớt đi niềm lẻ loi, và cô độc. Tôi không là 1 bà tiên có đôi đũa thần nhiệm màu để có thể hóa phép trả lại anh thân thể nguyên vẹn. Nhưng tôi có thể trao tặng anh 1 tình bạn, và hy vọng những giòng chữ của mình có thể xoa dịu được những vết thương vẫn còn nhỏ máu trong tâm hồn anh từ 30 năm qua.
Khi nhận được lá thư này, xin anh gửi cho tôi hồ sơ + 1 tấm ảnh hồi đáp qua địa chỉ 1 người thân của tôi ở Saigon, để rồi sẽ có người đem thư về Mỹ lại cho tôi:

Nguyễn Liên Hương
c/o Phạm Thục Tuyết Xuân

tel:XXXXX

Tôi muốn biết địa chỉ chính xác của anh, để gửi đến anh 1 món quà nhỏ, mà tôi ước mong sẽ đem lại 1 vài tia nắng ấm trong gian nhà lạnh vắng, hiu quạnh của anh hôm nay.
Cũng xin anh đừng phổ biến tên tuổi hay địa chỉ của tôi, vì điều tế nhị thỉnh thoảng tôi vẫn còn trở về Việt Nam trong những công tác xã hội. Thêm nữa, tôi hiểu khả năng giới hạn của mình trong những điều có thể làm. Thật sự sẽ là một điều tàn nhẫn để gieo mầm cho những ảo tưởng, hy vọng không có cơ may được thành tựu.

Cuối cùng, dù tôi không thể gửi nguyên 1 bài hát về, cũng xin cho tôi được gửi tặng anh và những người bạn anh hùng không tên tuổi của anh lời tựa của bài hát, “You are my hero”. Bởi vì cuối cùng, trong cuộc đời này, không có điều gì anh hùng, và cao thượng hơn là hy sinh bản thân mình cho những người khác được quyền sống. Trong mắt tôi, mãi mãi không có những người phế binh thương tật mà chỉ có những người trai anh hùng một thời đã chọn cho mình con đường đi và sống đích thực có ý nghĩa nhất.
Thân ái chào anh, và cầu chúc anh những ngày tháng cuối an lành trong niềm vinh dự và tự hào.

Nguồn: Đàn Chim Việt
Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Robben gặp chấn thương nghiêm trọng

Ngôi sao người Hà Lan có một vết rách dài ở cơ đùi chân trái và thời gian chữa trị dự kiến khoảng 2 tháng.

Image
Robben bắt đầu đau chân trái sở trường ở trận giao hữu với Hungary hôm 5/6.


Mueller Wohlfahrt, bác sĩ của CLB Bayern Munich, nói về chấn thương: "Cuộc kiểm tra cho thấy Arjen Robben có một vết rách dài 5 cm. Đây là ca chấn thương rất phức tạp. Tôi đã hơn một lần ngỏ ý giúp đội tuyển Hà Lan trong thời gian diễn ra World Cup nhưng không ai thèm để ý tới đề nghị của tôi".

Ở World Cup 2010, Robben cũng bị chấn thương chân trái mà theo thông báo của Hà Lan là phần gân kheo.

Chấn thương dài hạn của Robben đồng nghĩa với khả năng HLV trưởng Louis Van Gaal cho cầu thủ trẻ Toni Kroos sắm vai vị trí tiền vệ tấn công trong sơ đồ 4-2-3-1, còn Thomas Mueller chơi tiền vệ cánh phải.

Bayern sẽ tranh Siêu Cup Đức với Schalke 04 cuối tuần này. Giải Bundesliga mùa mới khai mạc ngày 20/8.

Thúy An
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

NGUYỄN HỒNG NHUNG:
sau những chặng phiêu lưu


Image
Nguyễn Hồng Nhung
Tính đến khi bài viết về Nguyễn Hồng Nhung được thực hiện, cô ca sĩ sinh trưởng tại Hà Nội này đã cư ngụ tại Hoa Kỳ được hơn 3 năm, kể từ tháng 6 năm 2005. Nguyễn Hồng Nhung sang Mỹ theo lời mời của D&D Entertainment với hợp đồng trình diễn kéo dài một tháng.

Đại diện cho công ty D&D đã quyết định mời Nguyễn Hồng Nhung hợp tác sau khi tham dự buổi ra mắt CD “Niềm Đau Đã Qua” của cô tại Sài Gòn, gồm những sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Quang...

Và chỉ khoảng nửa tháng sau, cô đã một mình lên đường sang Mỹ và quyết định ở lại đây luôn. Tự nhận mình là một người có cá tính mạnh và thích tự lập, Nguyễn Hồng Nhung còn là một người thích cuộc sống phiêu lưu nên đã sớm hội nhập với cuộc sống đối với cô hoàn toàn khác biệt.

Từ đó, Nguyễn Hồng Nhung đưa ra nhận định của mình về sự khác biệt giữa cuộc sống ở California và ở Sài Gòn. Đó là “dù ở Sài Gòn một mình, khi bước chân ta đường cũng vẫn là mình đựơc nói ngôn ngữ của mình. Phương tiện xe cộ cũng dễ dàng. Lúc nào cũng sẵn sàng có người nọ người kia giúp đỡ mình. Ít nhất là trong cái đời sống sinh họat bình thường của mình. Vấn đề ăn uống này kia cũng dễ dàng...”

Nhớ lại những ngày tháng đầu tiên sống ở Orange County, nam California, Nguyễn Hồng Nhung vẫn không sao quên được những kỷ niệm đến từ những khó khăn, dù là nhỏ nhặt đã xẩy ra với cô. Chẳng hạn muốn mua một cái hamburger cũng không biết nói thế nào cho người ta hiểu. Thời gian đầu, khi thèm một tô phở, phải đi bộ khá xa mới đến nơi. Nhưng “đến lúc đi bộ về nhà thì bát phở hết veo rồi!”

Tuy nhiên, với một cá tính mạnh mẽ, đã quen sống đời tự lập, chỉ một thời gian ngắn sau, Nguyễn Hồng Nhung đã vượt qua nhiều khó khăn và trở ngại trong cuộc sống mới. Cũng như lần từ Hà Nội một thân một mình vào Sài Gòn cũng vậy.

Nguyễn Hồng Nhung đã vào đây để tham dự buổi chung kết của cuộc thi “Sao Mai Điểm Hẹn” mà cô là 1 trong 5 giọng ca xuất sắc nhất, vào năm 2004. Cô dự định sống ở Sài Gòn khoảng 2 tháng, nhưng sau cùng đã quyết định ở lại luôn cho đến khi sang Mỹ. Trước đó cô cũng từng có dịp sang Âu Châu trình diễn cùng với một số ca sĩ khác như Hồ Ngọc Hà, Kasim Hoàn Vũ, Tuấn Hưng, vv...

Nguyễn Hồng Nhung cho biết dù sống ở Sài Gòn hay bây giờ ở Mỹ, tâm hồn cô vẫn luôn gắn bó với Hà Nội là nơi cô cho là đã in sâu vào máu thịt của mình. Từ ngọn cây, cọng cỏ đối với cô đã thuộc về cái thế giới của mình.

Cũng những con phố hàng ngày cô đến trường, từ lúc nhỏ còn đi bộ, đến khi lớn hơn đạp xe đạp hay đến lúc trưởng thành đi xe gắn máy, đã in sâu vào ký ức của cô. Lại còn những món ăn quen thuộc, bạn bè gắn bó và những người thân trong gia đình đã là những gì mà Hà Nội đã mang đến cho Nguyễn Hồng Nhung những kỷ niệm êm đềm thuộc về đời sống của riêng mình.”

Nhưng dù sao sau hơn một năm sống ở Sài Gòn trong một ngõ hẻm ở quận 3 trên đường Lý Chính Thắng, thành phố đó cũng đã lưu lại nơi cô thiếu nữ Bắc Kỳ này nhiều kỷ niệm đẹp trong những sinh họat náo nhiệt với những cuộc gặp gỡ chớp nhoáng cùng các nhà báo, những lịch trình làm việc dầy đặc và những buổi tối chạy show đến 7, 8 nơi.

Sự sinh động đôi khi đưa đến vấn đề căng thẳng đầu óc đã mang lại cho cô một phong thái làm việc khác hẳn với thời kỳ cô sống cùng gia đình tại khu Phố Huế thuộc quận Hai Bà Trưng Hà Nội trong sự bình lặng và thảnh thơi.


Nhưng đến bây giờ, Nguyễn Hồng Nhung đã thật sự yêu thích cuộc sống bên Mỹ, mặc dù “khi em sống ở bên Mỹ rồi, em vẫn chưa coi Mỹ là nhà của mình được”. Nhưng cô cho biết nếu có về Việt Nam, cô chỉ về chơi hoặc thăm gia đình. Dù rằng ở Hà Nội hoặc ở Sài Gòn, cô đã từng sống với con người thật có một cá tính mạnh mẽ. Nhưng Nguyễn Hồng Nhung vẫn cảm thấy ở hai nơi đó cô không có được sự tự do, như cô tâm sự vì “Khi em đi đâu, em làm gì, em có cảm giác như có ai đang rình mò mình và theo dõi mình”.

Còn hiện nay Nguyễn Hồng Nhung trong cuộc sống mới, cảm thấy rất thoải mái ở nơi cư ngụ là Hungtinton Beach. Mặc dù là một người của công chúng, nhưng khi bước chân ra đường cô không gặp phải sự tò mò, dòm ngó của mọi người. Hay là chưa bao giờ cảm thấy đời sống riêng tư của mình bị soi mói.

Trước khi sang Mỹ, Nguyễn Hồng Nhung chỉ biết về những sinh họat ca nhạc ở đây xuyên qua những chương trình video của những trung tâm ca nhạc. Qua đó cô thấy được một hào quang rất đẹp nơi các nghệ sĩ hải ngọai. Nhưng sau hơn 3 năm, cô nhận thấy muốn có được cái hào quang đó, thật sự ai cũng phải trả giá. Nhưng đó là một sự trả giá xứng đáng theo quan niệm của cô...

Riêng với cá nhân mình, Nguyễn Hồng Nhung cho biết cô đã phải trả giá bằng một cuộc sống cô đơn và buồn bã khi phải sống một thân, một mình trên miền đất lạ. Cô cho rằng “sự thiếu thốn tình cảm nơi quê nhà thì bất cứ người Việt nào ở hải ngoại cũng đã trải qua. Bản thân em là một nghệ sĩ, nhất là sau những cái hào quang mà khán giả dành cho mình thì đến lúc cánh màn nhung khép lại, mình trở về nhà với 4 bức tường. Đó là một áp lực lớn nhất trong cuôc sống một mình ”.
Và những lúc như vậy, cô đã kiếm đủ mọi cách gọi là tìm một lối thoát để vượt qua khỏi sự bế tắc để giải thoát cho sự căng thẳng của tinh thần bằng cách coi một bộ phim, đọc một quyển sách hay chơi đùa với những chú chó của mình.

Tuy nhiên, Nguyễn Hồng Nhung chưa nghĩ đến vấn đề lập gia đình trong lúc này...

Không phải cô ngại việc lập gia đình sẽ ảnh hưởng đến phương diện nghề nghiệp. Vì theo cô, ở hải ngoại vấn đề này thật sự không mấy ảnh hưởng đối với nghề nghiệp là một nghệ sĩ như cô so với ở Việt Nam.

Cô thiếu nữ người Hà Nội thông minh và khéo léo trong cách ứng xử này từng biết yêu từ khi mới 16 tuổi. Trong hơn một năm sống ở Sài Gòn, cô cũng đã từng có ít nhiều tình cảm với 2 người. Nhưng kết quả cũng chẳng đi tới đâu do duyên phận chưa tới. Nên cô coi đó như những cuộc phiêu lưu.

Theo Nguyễn Hồng Nhung, điều quan trọng hơn cả đối với một người là người nghệ sĩ phải luôn luôn giữ được hình tượng mình trong lòng khán giả bằng nghệ thuật và vóc dáng của mình. Với một vóc dáng đẹp, một nhan sắc xinh xắn và một giọng hát tốt có được như cô, Nguyễn Hồng Nhung quan niệm như thế vẫn chưa hội đủ những yếu tố cần thiết cho một người nữ ca sĩ. Vì còn cần phải có thêm một yếu tố quan trọng là tinh thần yêu nghề và lòng nhiệt thành đối với khán giả.

Nguyễn Hồng Nhung còn nổi tiếng với cách trang phục được coi là rất “sexy” trên những “live show”. Cô cho đó là một yếu tố quan trọng đối với phái nữ, và đã đưa ra quan niệm của mình về vấn đề sexy như sau: “Đối với em sexy ở đây không có nghĩa là hở hang. Nhưng đó là hấp dẫn, là quyến rũ. Sexy và quyến rũ. Hơn nữa mình sống ở một nơi như thế này thì sexy và quyến rũ là một điều rất cần thiết đối với một người nghệ sĩ trên sân khấu, nhất là mình là phái nữ. Khán giả nam hay nữ, họ cũng đều cần thưởng thức cái hình tượng của người nghệ sĩ đó trên sân khấu qua cách trang phục.“

Nguyễn Hồng Nhung sinh năm 1981 tại Hà Nội. Thân phụ cô là một kiến trúc sư xây dựng. Thân mẫu cô là một người mang hai dòng máu Việt Nam và Thái Lan, từng là một diễn viên trong đòan vũ cung đình Thái Lan. Nguyễn Hồng Nhung còn có một người chị là một họa sĩ và cũng là một diễn viên múa dậy cho các em ở câu lạc bộ riêng ở tại Hà Nội.

Về văn hóa, Nguyễn Hồng Nhung theo học bậc triểu học và trung học tại các trường phổ thông cơ sở Quang Trung, trung học cơ sở Quang Trung và Lý Thường Kiệt. Cô thi đậu vào cả 2 trường đại học; Viện Đại Học Mở về thiết kế thời trang và đậu thủ khoa trường Đại Học Văn Hóa. Song song với việc học văn hóa, Nguyễn Hồng Nhung theo học nhạc tại Trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Hà Nội trong suốt 10 năm và ra trường vào năm 1999.

Trong thời gian theo học tại đây, gần như năm nào cô cũng đại diện trường đi dự thi và luôn đạt được huy chương vàng. Thêm vào đó sau khi tốt nghiệp, cô còn được mời xuất hiện trên những chương trình ca nhạc truyền hình và từng đi hát tại một số bars ca nhạc tại Hà Nội, trước khi ghi tên dự thi chương trình “Sao Mai Điểm Hẹn”, một chương trình tranh tài ca nhạc được nhiều người theo dõi trong nước, nhằm mục đích khám phá những tài năng trẻ.

Nguyễn Hồng Nhung trình bầy được nhiều thể lọai nhạc do sự đòi hỏi của nghề nghiệp. Tuy nhiên cô thích trình bầy nhất là lọai nhạc trữ tình. Riêng với nhạc ngoại quốc, cô chỉ trình bầy phần lời Việt vì đối với cô đó là một sự khám phá rất thú vị. Ở Việt Nam Nguyễn Hồng Nhung cũng đã từng hát những nhạc phẩm lời Anh, tuy nhiên khi qua tới bên này cô e rằng khả năng Anh Ngữ của mình còn trong tình trạng... “khập khiễng” như lời cô nói, nên chưa nghĩ tới.

Là một ca sĩ thuộc thành phần những ca sĩ trong nước ra hành nghề tại hải ngọai, Nguyễn Hồng Nhung đưa ra nhận xét là những ca sĩ hải ngọai đã làm một điều rất tuyệt vời khi đón nhận những ca sĩ từ trong nước ra để cùng chia xẻ mảnh đất diễn. Cô cho biết thêm, dù có một số ca sĩ hải ngọai có tỏ ra vẻ không hài lòng chăng nữa thì đó cũng là một điều chính đáng.

Cô đưa ra thêm nhận xét là hai nền văn hóa giao thoa trước khi hòa nhập với nhau như hiện nay, bao giờ cũng có một sự đối chọi lẫn nhau. Nhưng cô nhận thấy đến bây giờ thì mọi đối chọi đã trở nên bình thường. Việc những ca sĩ Việt Nam sang hải ngoại cũng đã trở thành bình thường, khác hẳn với trước kia, khi khán giả còn coi đó như một sự kiện mới lạ.

Riêng những ca sĩ tên tuổi hải ngoại vẫn giữ vững vị trí của mình, đi show nhiều và bây giờ vẫn cứ đi show và không cảm thấy “không bị ai lấy mất nồi cơm của họ cả”, như những nhận xét rất cới mở và thành thật của cô ca sĩ còn rất trẻ tuổi, nhưng đã tỏ ra một người có một quan niệm chín chắn về nghề nghiệp cũng như về cuộc đời, sau khi đã trải qua một số chặng phiêu lưu...

(TVTS – 1176)
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests