Bình Luận , Quan Điểm

vuphong
Posts: 2753
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Khi Người Dân Ý Thức
Vi Anh

Phải nói thành công lớn nhứt của Mỹ trong cuộc chống khủng bố là làm cho người dân ý thức được nguy cơ khủng bố và việc bảo quốc an dân là nhiệm vụ chung của nhân dân và chánh quyền. Có thể vì khiêm tốn Thị Trưởng Bloomberg của Thành Phố New York là người dân cử đang cầm quyền, nói nhờ may mắn mà New York thoát qua cuộc khủng bố ở Times Square. Nhưng thực tế cho thấy, chính người dân đã làm cho cuộc khủng bố này bất thành khi nhanh nhẹn và kịp thời báo cho chánh quyền, nhơn viên công lực đến tháo gỡ chất nổ.

Thực vậy, như mọi người biết bất cứ cuộc hành quân – quân sự, bán quân sự, tình báo, gián điệp, trận địa chiến, du kích chiến, đột kích hay phản công, hành động che dấu của gián điệp – tin tức tình báo là yếu tố vô cùng quan trong cho sự thành công. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng mà. Trên phương diện tình báo, không có phương tiện tình báo nào hơn tình báo nhân dân. Dân là thiên lý nhãn, thiên lý nhĩ, không có vệ tinh nào, không có camera nào sánh kịp vì hai dụng cụ quan sát này là máy, không thể chọn lọc, giải đoán, vận dụng tin tức được như bộ óc của người.

Trong cuộc chiến tranh chống khủng bố, hơn bất cứ loại hình tình báo nào, tình báo nhân dân đóng vai trò số một. Vai trò đó trở nên tối ưu khi người dân ý thức được quan niệm hành quân chống khủng bố, ý thức được nhiệm vụ bảo quốc an dân, trong đó mình là một chiến sĩ vì an nguy của mình, của gia đình mình, bè bạn, khu xóm mình sống, xã hội mình sống mà chiến đấu. Và chánh quyền không phải tốn kém để kiếm tin, mua tin, để trả lương nhân viên tình báo chuyên nghiệp, điềm chỉ viên, cảm tình viên cũng như không cần phải tổ chức một hệ thống tình báo hạ tầng cơ sở (điều mà nhà nước và các cơ quan tình báo quốc gia không thể làm được vì không chánh quyền nào có đủ phương tiện vật chất để làm một hệ thống tình báo gồm toàn dân nhập cuộc). Nhưng người dân làm rất dễ khi coi đó là nhiệm vụ của mình, khi người dân ủng hộ đường lối của chánh quyền.

Nhìn lại hai âm mưu khủng bố gẩn đây bị phá vỡ, đều thấy do người dân khởi động trước. Vụ thứ nhứt, vào Giáng Sinh năm ngoái, trên chuyến bay 253 của hãng Northwest từ Hòa Lan về Detroit, chính một hành khách người Mỹ ngồi dãy ghế phía bên kia là người đầu tiên lập tức nhảy qua một dãy ghế, đè khống chế tên khủng bố khi y kích nổ khối chất nổ dấu trong quần lót mới vừa cháy khói trắng bốc ra. Sau đó nhân viên an ninh trên chuyến bay cùng hành khách mới nhào tới áp chế và bắt y. Vụ thứ hai, lúc 6:30 chiếu Thứ Bảy, tại Công trường Times Square, New York, người cựu chiến binh từng chiến đấu ở Việt Nam đang bán áo thun gần đó tức khắc báo cho cảnh sát khi thấy khói trắng bốc ra từ khoảng ghế sau của một chiếc xe SUV Nissan Pathfinder không có chủ đậu. Nhờ thế Cảnh sát tới ngay, cô lập toàn khu phố và các toán chuyên môn gỡ bom mìn cùng dụng cụ, rô-bô, xe bọc thép lập tức hành động. Dùng rô-bô phá cửa kính xe đem ra ba thùng khí đốt propane, hai thùng xăng, pháo bông loại hàng tiêu thụ để gây nổ và pin cùng dây điện với hai đồng hồ định giờ dùng làm phương tiện gây vụ nổ khủng bố bị bất động hoá. New York, công trường Times Square, nơi nhiểu người qua lại vào chiều thứ bảy thoát khỏi cơn khủng bố.

Với guồng máy an ninh tình báo, nhân viên công lực nhiều phương tiện và chuyên nghiệp việc giải toả khu vực để sinh hoạt trở lại bình thường chỉ trong vài giờ sau bắt và lôi đương sự ra trước ánh sáng công lý. Phải nói trong việc bảo quốc an dân, từ người cựu chiến binh nay đã thành thường dân đi bán dạo để kiếm sống đến những cảnh sát, FBI, chuyên viên tháo gỡ, TT Obama, chánh văn phòng Phủ Tổng Thống, Bà Bộ trưởng Nội an Janet Napolitano bận bịu trăm công ngàn việc nước, nhưng không người nào không làm tất cả những gì có thể làm được, không từ bỏ cơ hội nào để làm tròn nhiệm vụ mình. Nên, phát giác Thư Bảy thì khuya thứ hai, nhân viên công lực đã bắt giữ được thủ phạm của vụ đánh bom bất thành ở New York, khi tên khủng bố sửa soạn lên máy bay rời Mỹ tại phi trường John F. Kennedy. Và nghi can là một thanh niên Mỹ gốc Pakistan tên Faisal Shahzad, 30 tuổi, sẽ bị cáo buộc tội lái chiếc xe bom đậu ở New York với mục đích giết người. Tin tức sơ khởi nói rằng bị can mới từ Pakistan trở lại Mỹ cách đây chẳng bao lâu, và hắn bị nhân viên điều tra Hoa Kỳ bắt giữ ở phi trường John F. Kennedy lúc hắn đang sửa soạn lên máy bay đi Dubai. Y sẽ bị đưa ra toà theo đúng thủ tục pháp lý.

Dân chúng Mỹ cũng được thông báo qua truyền thông đại chúng qua lời Tổng Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ Eric Holder nói rằng cuộc điều tra không ngừng ở đó. Chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục mở rộng cuộc điều tra để truy lùng những kẻ có liên quan đến vụ này và đưa chúng ra trước pháp luật. Và lời của phát ngôn viên FBI, rằng nhân viên công lực Mỹ vẫn đang lục soát nhà riêng của Shahzad ở Bridgeport thuộc bang Connecticut.

Cuối cùng, tinh thần công dân, ý thức cộng đồng cao của người dân Mỹ đã chứng tỏ từ khi có cuộc khủng bố 911, nhiều biện pháp hạn chế quyền công dân được công dân chấp nhận, như qua cổng phi trường bị soi rọi cả thân thể, khám xét chặt chẽ hơn, chánh quyền Bush của Đảng Cộng Hoà và Obama của Đảng Dân Chủ đưa ra mà người dân không chống đối. Có lý để nói Mỹ là một trước thiên tai, địch họa, trong mặt trận quân sự và ngoại giao. Một thể chế tự do, một nền dân chủ rất có trách nhiệm.

VI ANH
dailien
Posts: 2476
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Giấc mơ Ðại Việt

Ðoàn Viết Hoạt

Image
Mặt trống đồng. Hình minh họa (Hình: Wikipedia)

Mỗi cá nhân đều có một ước mơ. Một dân tộc lại càng phải có một ước mơ chung. Một cá nhân không có ước mơ là một cá nhân không có sinh mệnh, như cây cỏ nổi trôi theo dòng nước chảy. Một dân tộc không có ước mơ là một dân tộc không có tương lai, là một dân tộc mất bản sắc, mất độc lập từ cỗi gốc. Riêng với dân tộc Việt, đó là một nỗi sỉ nhục không thể chấp nhận được.

Một ngàn năm trước, khi mà nhiều quốc gia Á Châu và Âu Châu chưa hình thành, Tổ tiên chúng ta đã xây dựng nên một Ðại Việt 1000 hùng mạnh, thanh bình, với hai triều đại Lý Trần hưng thịnh gần 500 năm.

Trong những ngày đầu năm Canh Dần 2010, thập niên đầu tiên của thiên niên kỷ thứ ba, để chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, thủ đô của nước Ðại Việt 1000, mỗi con dân Việt cần phải có chung một Ước Mơ Lớn: Giấc Mơ Ðại Việt 2000. Những ước mơ nhỏ khó thể thực hiện nếu không cùng nhau ước mơ và cùng nhau xây dựng một đất nước hưng thịnh, thanh bình trong đó mọi người Việt đều có cơ hội đồng đều để được sống và phát triển trong hạnh phúc, tự do, công bằng và có nhân phẩm. Nước Việt hiện nay không đáp ứng được ước mơ đơn giản này của mỗi người Việt. Nước Việt hiện nay đang làm tủi hổ anh linh Tổ Tiên nước Việt, hoàn toàn không xứng đáng với những gì cha anh để lại.

Mục đích của mọi người Việt yêu nước hiện nay do đó là: phải xây dựng cho được một nước Việt Nam Mới.

Việt Nam Mới không những nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng hèn kém, lạc hậu hiện nay, mà còn xây dựng được một mô hình xã hội nhân bản tiến bộ, vừa tăng tiến tiện nghi đời sống, vừa phát huy tiềm năng tinh thần vô tận của mỗi người Việt, đồng thời hòa nhập vào cuộc sống nhân loại toàn cầu.

Việt Nam Mới là Giấc Mơ Việt Thời Ðại 2000, là Ðại Việt 2000, phải lớn lao và kỳ vĩ hơn Ðại Việt Lý Trần thời đại 1000 trước đây. Việt Nam Mới là Việt Nam của thời đại toàn cầu.

Bước đầu tiên trong tiến trình xây dựng Việt Nam Mới là xây dựng một Xã Hội Mới với những Người Việt Mới.

Người Việt Mới là những con người tự giác, tự chủ và tự động, những con người nhân chủ, những con người luôn tích cực, luôn hướng về phía trước, luôn ngày một mới, “tri hành đồng tiến,” luôn “cùng sống giúp tiến” với mọi người chung quanh. Người Việt Mới vừa phát huy bản sắc Việt vừa hòa nhịp vào sinh hoạt cộng đồng nhân loại toàn cầu.

Xã Hội Mới là một xã hội được tổ chức khoa học nhưng nhân bản trong đó sự hợp lý và hữu hiệu cao độ tương thuận và hòa nhịp với sự hợp tình và hợp cảnh của mỗi con người; trong đó cơ chế chính trị-xã hội và công việc phải được tổ chức và quản lý thế nào để hiệu năng không chỉ là những sản phẩm vật thể mà chính là bản thân mỗi người làm việc, luôn được phát huy và mở rộng ra với thiên nhiên và trong xã hội; trong đó mỗi người vừa là cứu cánh vừa là động lực của phát triển, có cơ hội đồng đều để phát huy và tận dụng đúng sở năng và hưởng thụ đủ nhu cầu của mình.

Hai mục tiêu này không thể tách biệt. Ðể đào tạo được những con người Việt Mới phải xây dựng một Xã Hội Mới vì con người không thể sinh tồn và phát triển mà không có môi trường xã hội và thiên nhiên bảo vệ và nuôi dưỡng. Nhưng xã hội và thiên nhiên lại do con người xây dựng lên và vun bồi săn sóc. Do đó, con người vừa là động lực vừa là cứu cánh của xã hội. Không thể xây dựng một xã hội mới bằng những con người vong thân, với những suy tư và hành động rập theo quán tính, với một tầm nhìn hạn hẹp, đóng cõi trong những lồng cũi dành cho những sinh vật bị điều kiện hóa.

Thách đố lớn nhất của mỗi chúng ta, nhất là của mỗi thanh niên Việt đầu thế kỷ 21, là có dám chấp nhận dấn thân vào một công cuộc lớn lao kỹ vĩ nhất trong lịch sử dân tộc: mở đường cho dân tộc bước vào thời đại mới, thời đại của một nước Việt nhân bản tiến bộ toàn cầu. Dám vì chúng ta sẽ là những con người Việt Mới, tiên phong đầu tiên, số lượng sẽ rất ít ỏi và với tất cả những khó khăn bất trắc không lường trước được đang chờ đón chúng ta. Dám vì chúng ta có thể thất bại, có thể bị hủy diệt, chỉ để mở đường cho người sau có thể tiếp bước. Dám còn vì chúng ta phải vừa làm vừa học, học trong khi làm và làm để có thể biết thêm được nữa và làm thêm được nữa.

Dám nhưng cũng sẽ đầy hưng phấn vì những gì chúng ta sẽ khám phá ra được, và thực sự chỉ khám phá ra được ngay trong quá trình dám làm dám dấn thân này, sẽ mở ra cho chúng ta, và chỉ cho chúng ta, những người dấn thân, một bình minh mới - bình minh của một nước Việt Mới - cũng là bình minh của một Xã Hội Người Mới, Xã Hội Nhân Chủ. Chúng ta, những người Việt Mới tiên phong của thời đại 2000, sẽ mở cánh cửa để đón chào bình mình mới bằng chính sự dấn thân của mình. Chính qua công việc tạo dựng một trào lưu tư tưởng và một phong trào hành động mới mà chúng ta trở thành Con Người Mới và Con Người Việt Mới để mở đường cho những người Việt Mới khác xuất hiện tiếp tục đấy nhanh việc xây dựng nước Việt Nam Mới cho đến thành công.

Nhưng những con người Việt Mới phải bắt đầu một công việc khó khăn: tạo dựng một phong trào dấn thân mới, một phong trào xã hội Việt mới, nhằm chuyển hóa xã hội giáo điều độc đoán hiện nay để mở đường cho một xã hội khai phóng tự do, một nước Việt Mới, ra đời. Một phong trào xã hội như thế phải và chỉ có thể bắt đầu bằng một số lượng ít, nhưng với quyết tâm, năng lực và phẩm chất cao, những người Việt Mới.

Hỡi những người Việt Mới, dù bạn đang ở đâu và trong hoàn cảnh nào. Hãy xuất hiện, đứng dậy, tìm đến với nhau và cùng tiến bước. Ðừng trông đợi một thời cơ nào. Thời cơ nằm ngay trong tay các bạn. Ðừng chờ đợi một lãnh tụ nào. Lãnh tụ chỉ xuất hiện trong đám đông những người hành động. Mỗi hành động là mỗi điểm sáng để lãnh đạo hiển hiện. Bóng tối sẽ tan dần khi ánh sáng xuất hiện. Và bình minh của Ðại Việt 2000 sẽ chói lòa.
dailien
Posts: 2476
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »


Image

QUỐC KỲ VIỆT NAM

1. Theo lịch sử quôc kỳ có lâu đời nhât thế giới là quôc kỳ nuoc Đanmạch có từ năm 1219; Hoakỳ 1776; Pháp 1789; Anh 1801; Nhật 1858... Quốc kỳ của Việtnam theo nghiên cứu sử liệu của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, Kỷ sư Nguyễn Đình Sài và Ông Trương Thúy Hậu, thì Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, do họa sĩ nổi tiếng Lê Văn Miến (1873-1943) vẽ, và được Vua Thành Thái, nhà Vua yêu nuoc chống Pháp, ban hành bằng chỉ dụ vào năm 1890. Cờ Vàng Ba Sọc đỏ là lá cờ đầu tiên, chính thống và di sản của toàn dân Việtnam từ ngày đó.

2. Ý nghiã của Quôc Kỳ:
- Mầu vàng và mầu đỏ là biểu tượng cho da vàng và máu đỏ.
- Ba sọc đỏ, là biểu tượng cho Thiên, Nhân, Địa. Có nghiã là trên có TRỜI, dưới có đât, và giữa có con người. Con người cần phải sống hoà thuận với TRỜI, với đât, và với nhau. Một dân tộc biêt hoà thuận với TRỜI, với đât, và với nhau thì có hạnh phuc và vững mạnh.

Về hình thức, Quôc kỳ Việtnam đơn giản, đẹp khi đứng một mình, và nổi bật bên cạnh quốc kỳ của các quôc gia bạn.

3. Nguọc lại, cờ của đảng cộng sản không do một họa sĩ nào trong nuoc vẽ ra. Năm 1930 Hồ chí Minh đã băt chươc cờ của đảng cộng sản Nga xô là dùng màu đỏ làm nền, và đưa búa và liềm vào giữa cờ để làm cờ đảng cướp.

Năm 1945, Hồ chí Minh cóp-py cờ của Tầucộng, là cũng lấy nền đỏ và sao vàng, nhưng chỉ khac là đưa một sao vàng vào giữa lá cờ.

4. Mao Trạch Đông thich xem phim dã thú. Một hôm hắn xem phim thấy con cọp vồ con nai ăn thịt, hắn thich thú và cho rằng con ngưòi cũng chẳng khac gì loài vật. Và từ đó hắn chủ trương đấu Trời, đấu đât và đấu người làm niềm vui. Hắn nói, "Lẽ phải ở đầu súng". Vì chủ truong độc ác và ngang ngược như thế, cho nên nhân dân sống dưới chế độ cộng sản là sống trong cõi địa ngục trần gian. Chế độ Cộng sản đào tạo những con người mât nhân tánh. Những năm gần đây, ai xử dụng máy vi tính có thể đã nhìn thấy cảnh: Tàucộng lấy bào thai con nguòi nấu cháo, và một làng ăn thịt một cô gái 17-20 tuổi.

5. Thật bât hạnh cho nhân dân Việtnam, có tên Hồ chí minh, vừa ngu vừa ác, lại hay băt chươc. Vì ngu nên băt chươc những điều làm hại dân hại nước. Hồ chí Minh có để lại một câu bộc lộ "đỉnh cao trí tuệ" của hắn: "Tôi có tư tưởng gì đâu, vì đã có bác Mao suy nghĩ rồi".

Nhìn vào thực trạng đạo đức xuống dốc thảm hại của xã hội Việtnam hôm nay, ai có lương tri, có nhân tánh mà không đau lòng?

6. Nói tóm lại, Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là di sản của tiền nhân Việtnam, là cờ chính thức của Quốc Gia Việtnam. Nguọc lại cờ của đảng cộng sản là cờ của kẻ chỉ biêt cóp py và làm nô lệ cho cộng sản Ngaxô và Tàucộng. Lịch sử của đảng cộng sản Việtnam, từ khi thành lập cho đến ngày hôm nay, đã minh chứng rât rõ điều này.

Nhân dân Việtnam tin chăc chắn: QUỐC KỲ VIỆT NAM sẽ lại tung trên toàn cõi đât nuoc thân yêu của chúng ta, từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Còn số phận đảng cướp cộng sản và lá cờ uống máu nhân dân làm lẽ sống của chúng, sẽ phải xuống hố như số phận của đảng cộng sản Ngaxô và cờ búa liềm; vì "THIÊN bât dung gian", TRỜI không tha thứ cho kẻ gian ac cứ tiếp tục mãi con đường gian ác của chúng.

NguyễnHyVọng
vuphong
Posts: 2753
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Hy Lạp: xã hội bao cấp tai hại
Tuesday, May 11, 2010
Ngô Nhân Dụng

Nói đến kinh tế bao cấp, ở Việt Nam ai cũng biết là nó tai hại. Khi các xí nghiệp và ngân hàng nằm trong tay nhà nước, nhà nước do một đảng kiểm soát từ trên xuống dưới, đời sống kinh tế đã suy sụp suốt mấy chục năm trước khi “đổi mới” để trở về với cái cũ. Nhưng sau khi “đổi mới,” đã gỡ bỏ nhiều rào cản để cho một số tư doanh được tự do làm ăn hơn trước, thì mối hại của kinh tế bao cấp đã hết chưa? Bài học của cuộc khủng hoảng nợ nần ở Hy Lạp, tác động tới thị trường tài chánh từ Âu Châu qua Mỹ, sang cả các nước Á Châu, cho thấy hai chữ “bao cấp” có thể được hiểu theo một nghĩa rộng hơn. Từ kinh tế bao cấp chuyển thành xã hội bao cấp, các tai hại vẫn còn đó.

Bao cấp không phải chỉ có nghĩa là có quá nhiều doanh nghiệp nhà nước, hay số xí nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng quá lớn trong nền kinh tế, như ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Sở dĩ kinh tế quốc doanh tai hại, không phải chỉ vì các xí nghiệp hoặc ngân hàng quốc doanh kém hiệu năng, mà còn vì nó gây ra tình trạng bất bình đẳng trong xã hội làm giảm hiệu năng chung của cả xã hội. Những người điều khiển và làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước được chế độ ưu đãi; trong khi những người làm việc bên ngoài khu vực đó phải chịu thiệt thòi, đó là một cảnh bất công được nhà nước bảo vệ. Thí dụ, ở Trung Quốc hoặc Việt Nam, các doanh nghiệp nhà nước đóng góp vào Tổng Sản lượng Nội Ðịa ít hơn lãnh vực tư; họ không cung cấp nhiều việc làm cho người dân bằng các xí nghiệp trong lãnh vực tư; nhưng họ lại được vay tiền từ các ngân hàng thương mại của nhà nước nhiều hơn, với lãi suất thấp hơn các nhà tư doanh. Ðó là chưa kể những doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ dù đã được ưu đãi, lại phải được ngân sách quốc gia trợ cấp. Ðó là một mối bất công do chủ trương của nhà nước.

Nói chung, đặc điểm của nền kinh tế bao cấp là có một số người mà phần đóng góp cho tài sản của quốc gia thì thấp mà họ lại được hưởng thụ nhiều hơn những thành phần đóng góp nhiều. Ðó là một tình trạng bất bình đẳng được “định chế hóa” bằng chính sách, bằng luật lệ, và có khi bằng cả bản hiến pháp; các định chế đó do lối tổ chức kinh tế gọi là xã hội chủ nghĩa tạo ra. Giả thử chúng ta bỏ qua tính chất bất công xã hội của chế độ này, vì có người làm ít hưởng nhiều, còn người thì làm nhiều hưởng ít; thì trên mặt kinh tế thuần túy cách tổ chức xã hội theo lối bao cấp này cũng gây tai hại, làm cho tất cả mọi người bị thiệt, kể cả những người được bao cấp. Bởi khi tình trạng bất công được định chế hóa thành chính sách, luật lệ rồi thì rất nhiều tài nguyên của xã hội sẽ bị đem sử dụng theo cách phí phạm.

Thứ tài nguyên dễ thấy nhất là đồng tiền. Trong xã hội, mọi người gửi tiền vào ngân hàng, tích lũy chung lại để được đem dùng làm vốn đầu tư. Nếu những người được quyền sử dụng tài nguyên đó là những người có tài kinh doanh, tạo ra nhiều của cải nhất cho nhiều người dùng nhất, thì cả xã hội đã sử dụng tối ưu các tài nguyên chung đó. Trong một nền kinh tế tự do, các ngân hàng theo tiêu chuẩn tối ưu mà cho vay, tức là xí nghiệp nào có khả năng sinh lời cao nhất thì vay được nhiều nhất. Ngược lại, trong nền kinh tế bao cấp, tiền gửi ngân hàng được nhà nước đem trao cho các xí nghiệp quốc doanh, không theo tiêu chuẩn tối ưu đó. Vì vậy, một thứ tài nguyên chung của xã hội đã bị cố ý sử dụng sai, tức là phí phạm.

Nhưng tiền vốn không phải là thứ tài nguyên quan trọng duy nhất bị kinh tế bao cấp xài phí. Một thứ tài nguyên quý giá hơn nữa là sức làm việc của con người. Trong một nền kinh tế tự do thì mọi công nhân đi tìm chỗ làm nào trả lương cao nhất; xí nghiệp tuyển người sẽ “đấu giá” thu hút người giỏi nhất bằng lương bổng tương xứng. Khi vào một xí nghiệp, cơ quan rồi thì nhân viên tìm cách tăng năng suất của chính mình để được tăng lương. Trái lại, trong một nền kinh tế bao cấp thì dù một người có khả năng cao cũng không chắc được trả lương bằng một người thua kém mình; vì người kém khả năng làm cho một doanh nghiệp nhà nước có thể vẫn được hưởng lương cao nhờ tiền nhà nước trợ giúp; trong khi đó bạn đồng nghiệp trong lãnh vực tư phải chật vật mới đạt được mức lương ngang bằng. Cả hệ thống đó làm nản lòng người làm việc, kể cả những người có khả năng mà làm trong lãnh vực quốc doanh. Một hệ thống kinh tế làm nản lòng, chứ không khích lệ người làm việc, thì sẽ không tiến bộ mạnh bằng những xã hội có khích lệ phù hợp. Khi đó, cả xã hội cùng chịu thiệt thòi chứ không riêng gì những người làm ở lãnh vực tư.

Bài học rất rõ ràng: Cũng bấy nhiêu tiền vốn do dân chúng để dành tích lũy lại, cũng bấy nhiêu con người làm việc, một nước theo kinh tế bao cấp sẽ tiến chậm hơn một nước theo kinh tế tự do. Vì chế độ bao cấp mà nền kinh tế có hiệu năng thấp.

Mối tai hại của lối tổ chức kinh tế bao cấp đã thấy rõ rồi. Nhưng ngay trong một xứ kinh tế tổ chức theo lối tư bản, xã hội vẫn có thể mang tính chất bao cấp nếu có những người đóng góp ít vào nền kinh tế mà lại được hưởng nhiều hơn tỷ lệ đóng góp của họ.

Ngay trong một nước theo kinh tế thị trường từ lâu, nhưng xã hội vẫn được tổ chức theo tinh thần bao cấp, thì nguồn gốc tác hại vẫn còn đó, dù bệnh nhẹ hơn và phát tác chậm hơn. Tìm hiểu câu chuyện Hy Lạp lâm nguy là một bài học cho các nước khác, đặc biệt là cho Việt Nam.

Khi chúng ta nhìn vào những khó khăn của kinh tế Hy Lạp, hai nguyên do hiển nhiên nhất là ngân sách khiếm hụt trầm trọng và số nợ của quốc gia (chính phủ và tư nhân nợ các nguồn tài trợ ngoại quốc) quá lớn so với tài sản tạo ra mỗi năm gọi là Tổng Sản Lượng Nội Ðịa (GDP). Khiếm hụt ngân sách năm 2009 của chính phủ Hy Lạp lên tới hơn 13% GDP, còn số nợ ngoại quốc là 115% GDP. Sai lầm của cả nước Hy Lạp là họ chi tiêu nhiều hơn là số tiền kiếm được. Số tiền chi tiêu nhiều hơn đó, chính yếu là tiền mà chính phủ trả cho một số người hoặc không còn làm việc hoặc làm việc với hiệu năng thấp, tức là đóng góp ít vào nền kinh tế mà vẫn được hưởng nhiều. Sau khi được các nước Âu Châu và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) đồng ý cứu giúp, Quốc Hội và chính phủ Hy Lạp đã phải đưa ra chính sách giảm bớt tiền hưu bổng (giảm 11%) và thay đổi hệ thống trợ cấp thất nghiệp (hiện nay người thất nghiệp được lãnh trợ cấp gần như không có giới hạn thời gian); đồng thời sẽ cắt bớt lương của công chức (cắt 14%), và giảm bớt số công chức, tức là tiết giảm cả bộ máy hành chánh làm việc kém hiệu năng. Chính số tiền chi cho những người không còn sản xuất và những người làm việc kém hiệu năng này là nguồn gốc chính gây ra cơn khủng hoảng ở Hy Lạp. Cả thế giới lo ngại Hy Lạp sẽ không còn khả năng đi vay nợ mới để trả các món nợ cũ - nói cách khác, chỉ có thể đi vay thêm nếu chịu trả lãi suất rất cao, mà kinh tế quốc gia suy yếu không còn khả năng trả lãi suất như vậy nữa.

Trong các nước gọi là tư bản, từ thời 1870 đã có luật lệ bảo đảm cho những người về hưu, những người bị tai nạn nên không thể làm việc hoặc thất nghiệp, ai cũng có tạm đủ tiền sống. Chế độ này được gọi là nhà nước an sinh xã hội (welfare state) rất thịnh hành ở Âu Châu và cũng được áp dụng rộng rãi ở Bắc Mỹ Châu. Nhưng trải qua thời gian, chế độ an sinh xã hội này đã bám rễ với số trợ cấp ngày càng cao hơn. Và nhiều người được hưởng các trợ cấp an sinh đó ngày càng đông hơn, chính họ tạo áp lực chính trị để bảo vệ các quyền lợi thủ đắc của họ, không còn nghĩ tới ảnh hưởng tai hại trên nền kinh tế chung. Ðó là khi nhà nước an sinh xã hội biến thành nhà nước “xã hội bao cấp.” Những người đóng góp ít mà được hưởng thụ nhiều trong nền kinh tế trở thành một gánh nặng cho cả quốc gia. Nếu những người đang hưởng lợi đó lại tự lập thành những thế lực chính trị lớn thì họ có thể “định chế hóa” việc hưởng thụ các lợi lộc của họ, bằng những chính sách, luật lệ, kéo dài tình trạng bất bình đẳng và gây tai hại cho hiệu năng của cả nền kinh tế.

Hy Lạp chỉ là một trường hợp mà cơn khủng hoảng xuất hiện sớm nhất, tiếng chuông báo động lớn nhất. Nhiều nước trong khối tư bản tiên tiến về kinh tế cũng có thể mắc vào nỗi khó khăn tương tự. Tại Âu Châu, các nước Bồ Ðào Nha, Tây Ban Nha đã được báo động kịp thời và đã tiến hành những biện pháp “giảm chi” cần thiết, để khỏi đi theo Hy Lạp. Ngay tại nước Mỹ, những tiểu bang như California đã được báo động là sẽ có ngày lâm vào tình trạng giống như Hy Lạp. Vì California cũng chi tiêu nhiều quá, rộng rãi quá, cho một số người được hưởng nhiều hơn phần đóng góp của họ vào nền kinh tế. Tại tiểu bang này, một số thế lực chính trị đã kéo dài tình trạng “bao cấp” cho một số người như vậy. Những nghiệp đoàn công chức lo bảo vệ quyền lợi của mình. Các chủ nhà mua nhà trước khi giá lên không muốn bãi bỏ đạo luật cấm tăng thuế thổ trạch cũ, vì họ có khi chỉ đóng thuế nhà đất thấp bằng 5% hay 10% tiền thuế mà người hàng xóm mới mua nhà phải trả. Ðó là những quyền lợi được hưởng nhờ một chính sách không công bằng, mặc dù đúng luật lệ. Luật lệ đã định chế hóa tình trạng bất công đó. (Ðể minh bạch với quý vị độc giả, xin nói rõ hiện ký giả này cư ngụ ở California, tiền thuế nhà mỗi năm đóng gấp 6, 7 lần nhà hàng xóm bên trái nhưng lại chỉ bằng một nửa nhà bên phải).

Tình trạng xã hội bao cấp ở Việt Nam hiện nay còn nặng nề và nghiêm trọng hơn Hy Lạp rất nhiều, mặc dù cuộc đổi mới kinh tế được coi là đã xóa bỏ nhiều định chế bao cấp. Hệ thống doanh nghiệp nhà nước đang được chính quyền phát triển, che chở và trợ giúp bằng đủ mọi cách, có tính chất bao cấp hiển nhiên. Chính sách của Ðảng Cộng Sản vẫn đề cao khu vực quốc doanh, cho thấy chủ trương này sẽ còn được thực hiện trong hàng chục năm hay nhiều hơn nữa. Nhưng tính chất bất công nặng nề nhất là ngay trong bản Hiến Pháp đã dành quyền lãnh đạo quốc gia cho một đảng là Ðảng Cộng Sản. Ðiều 4 trong Hiến Pháp Việt Nam hiện nay giành ưu quyền cho các đảng viên cộng sản, trong thực tế là cho một số người lãnh đạo trong đảng. Ðó là một sự bất công hiển nhiên. Sau 5 năm sống dưới chế độ cộng sản, nhà văn Nguyễn Hiến Lê (một người tự nhận đã từng có cảm tình với cộng sản) đã phải nhận xét rằng chính quyền cộng sản đối xử với người dân miền Nam giống như chế độ Apartheid mà người da trắng áp đặt trên người da đen ở Nam Phi (Hồi Ký, tập III, Văn Nghệ xuất bản, 1988, trang 36). Ông viết thẳng về tình trạng bất công đã được định chế hóa này: “Giai cấp được trọng nhất là giai cấp đảng viên; giống như giai cấp quý tộc đời nhà Chu (bên Tầu) ba ngàn năm trước” (trang 85). Tình trạng xã hội bao cấp đã được định chế hóa đến mức cao nhất vì được ghi ngay trong bản Hiến Pháp!

Chế độ xã hội bao cấp dành cho một số người đó sẽ không thể đưa kinh tế quốc dân tiến lên được theo đúng tiềm năng của hơn 80 triệu người dân Việt Nam. Việt Nam, khiếm hụt ngân sách năm ngoái là 9% GDP và nợ ngoại quốc bằng 35%, thấp hơn Hy Lạp vì mức sống của người dân còn thấp hơn rất nhiều (Lợi tức bình quân của Hy Lạp cao gấp hơn 20 lần dân Việt Nam). Cán cân thương mại của Việt Nam cũng khiếm hụt không khác gì Hy Lạp. Với một tỷ lệ tăng trưởng kinh tế chỉ có hơn 3% trong quý thứ nhất năm 2010, ở một nước còn nghèo như nước ta, thì rõ ràng là nền kinh tế đang tiến lên rất chậm. Những quốc gia khác ở Á Ðông như Hàn Quốc, Ðài Loan, trong những thập niên 1970 đang ở tình trạng phát triển ngang với Việt Nam bây giờ, lúc đó tỷ lệ phát triển của họ đã tới 7 hay 9%, nhờ thế họ mới vượt tiến lên được. Nếu cứ tiếp tục duy trì một xã hội bao cấp thì không biết bao giờ nước nhà mới đuổi kịp các nước trong khu vực. Mối lo lớn nhất, là sẽ bị kinh tế Trung Quốc qua mặt rất nhanh, càng ngày càng cách xa, sức nặng đó sẽ đè trên cả nước Việt Nam ta trong suốt thế kỷ 21 này!
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »


Image

ĐTGM Ngô Quang Kiệt
sẽ đi vào lịch sử như một chứng nhân anh dũng
cho các giá trị Kitô Giáo
Quý vị độc giả rất thân mến,

VietCatholic đã nhận được một tin rất buồn: Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt của tổng giáo phận Hà Nội sẽ không còn giữ chức vụ chủ chăn của tổng giáo phận trong vài ngày tới đây. Tin này sẽ được chính thức công bố trong những ngày sắp tới.

Dưới con mắt người đời, nhất là những kẻ mà cuối tuần này sẽ mở yến tiệc hân hoan mừng “chiến thắng” tại Hà Nội thì niềm hy vọng vừa le lói cho công lý, hòa bình, tự do, nhân quyền không chỉ cho Giáo Hội Việt Nam mà cả dân tộc chúng ta đã vụt tắt.

Đứng trước một trang sử đau thương của Giáo Hội Việt Nam, chúng tôi mời gọi anh chị em hãy dành những phút giây này để suy tư về cái chết của Chúa Giêsu trên Thánh Giá hơn 2000 năm trước đây.

Dưới mắt những người đương thời, Ngài đã thua trắng tay. Đấng mà cả triều thần thiên quốc phải cúi đầu thờ lạy đã chết nhục nhã trên Thánh Giá như một tên trộm cướp, sau khi đã bị những môn đệ của mình, những người đã tận mắt chứng kiến những phép lạ Ngài làm, phản bội, chối bỏ và chạy trốn.

Nhưng sau cái chết thê thảm và nhục nhã ấy là vinh quang Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô, là ơn Cứu Độ tuôn tràn trên chúng ta, là một Giáo Hội mạnh dạn rao truyền Chân Lý mà theo dòng lịch sử đã có không biết bao nhiêu con người anh dũng minh chứng cho đức tin ấy bằng mọi giá, kể cả mạng sống của mình.

Kính thưa quý cha và anh chị em,

Trước sự kiện đang xẩy ra tại tổng giáo phận Hà Nội, dù chúng ta không hiểu được hết những khía cạnh nội bộ trong Giáo Hội về sự thuyên chuyển đang xẩy ra, nhưng đau thương, thất vọng, bất mãn và nuối tiếc là có thật. Từ đó, chúng ta cũng cảm nghiệm được những cách hành xử vì thiếu minh mạch, thiếu sự cởi mở, không biết lắng nghe, không thông tin đầy đủ từ những người có trách nhiệm đã tạo ra sự phân hóa và làm mất đi niềm tin tưởng lẫn nhau như thế nào. Chúng ta đau đớn là điều dễ hiểu, chúng ta chán nản là lẽ đương nhiên.

Tuy nhiên, những kẻ đạo diễn gây ra bi kịch này sẽ hớn hở vui mừng biết bao nếu chúng ta chán nản buông xuôi, nếu chúng ta đánh mất đi tình hiệp nhất khi buông mình tuôn ra những lời lẽ nặng nề chỉ trích lẫn nhau.

Sau hơn 70 năm sống dưới nanh vuốt của một chế độ vô thần không ngừng tìm cách tiêu diệt Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Việt Nam nói chung, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cùng tuyệt đại đa số hàng giáo sĩ, linh mục, tu sĩ nói riêng đã không ngừng cố gắng trung tín với Tin Mừng Cứu Độ, sống thánh thiện và làm chứng cho đức tin. Nhưng chắc chắn cũng có những người lúc này lúc khác yếu đuối và phản bội. Nhưng mà, cần thiết phải chỉ ra rằng nguyên nhân sâu xa nhất, thủ phạm đích thực nhất của tất cả những tội lỗi và bất toàn ấy là chính cái chế độ độc tài dã man, phi nhân đang thống trị quê hương chúng ta với tất cả những thủ đoạn, bất nhân và tàn ác của nó.

Chúng ta đang đứng trước một Giáo Hội Việt Nam có nguy cơ bị suy yếu vì phân rẽ, các chủ chăn bị nặng lời chỉ trích vì thái độ im lặng hay thiếu lập trường trước những bất công và sự chà đạp trắng trợn nhân quyền của con cái mình. Lần đầu tiên chúng ta thấy con cái trong Giáo Hội đánh vào chính Giáo Hội của mình. Hiện trạng này chưa từng có trong Giáo Hội Việt Nam trong suốt dòng lịch sử.

Đứng trước hiện trạng đó, chúng tôi muốn cảnh giác anh chị em trước những mưu toan hướng mũi dùi chỉ trích của chúng ta vào những nạn nhân của chế độ hơn là chính cái chế độ đã tạo ra biết bao đau thương và oan trái cho dân tộc và đất nước chúng ta.

Thật vậy, nếu chúng ta chỉ tập chú vào những lời chỉ trích lẫn nhau, đánh không đúng mục tiêu, thì cái chế độ đã làm cho dân tộc chúng ta điêu linh gần một thế kỷ nay vẫn sẽ tiếp tục ngất ngưởng trên quyền lực và sử dụng quyền lực phi pháp mà chúng đã cướp lấy của chúng ta để bán đứng đất nước, đẩy đưa dân tộc chúng ta vào một tương lai đen tối và bất định.

Hơn thế nữa, thiết nghĩ tất cả chúng ta cùng ở trong con thuyền Giáo Hội, cùng có trách nhiệm chung với nhau, cùng chia sẻ một lịch sử và cùng gánh chịu những gian lao thử thách nên những thiếu sót, kể cả những phản bội, nếu có, của một số vị chủ chăn và của một số con cái trong Giáo Hội không phải là lý do tất yếu để chúng ta phơi bày mọi sự và tấn công với ngụy biện là muốn canh tân Giáo Hội.

Chúa Thánh Thần là nguồn sống và là sức mạnh canh tân Giáo Hội, nhưng Ngài đâu có phơi bày tội lỗi của từng cá nhân để gây ấn tượng và lôi kéo.

Chúng tôi mời gọi anh chị em hãy dành những phút giây này để hiệp thông trong lòng tin, cậy, mến. Chúng ta tin rằng Thiên Chúa luôn yêu thương quan phòng hướng dẫn, canh tân Giáo Hội trong dòng lịch sử vượt qua mọi gian nan thử thách. Chúng ta hằng vững lòng cậy trông, vì Chúa Giêsu Đấng sáng lập Giáo Hội luôn là thuyền trưởng chèo lái con thuyền Giáo Hội và Chúa Thánh Thần hằng thánh hóa Giáo Hội. Chúng ta nguyện một lòng yêu mến mẹ Giáo Hội Việt Nam đã sinh và dưỡng dục chúng ta bằng dòng sữa ân thánh, bằng lòng trung trinh son sắt của hàng trăm ngàn các Thánh Tử Đạo tiền nhân anh dũng… Quả thực, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã được khai sinh, trưởng thành và phát triển trong gian lao thử thách và máu đào tử đạo.

Kính thưa quý cha và anh chị em,

Trước mắt, những kẻ hân hoan mừng rỡ là nhà cầm quyền Hà Nội, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt là kẻ thua cuộc. Chúng đã loại bỏ được ngài ra khỏi thủ đô Hà Nội, đã dùng mọi mưu sâu chước độc để dập tắt phong trào tranh đấu cho công lý và hòa bình, cho tự do tôn giáo và nhân quyền đã được ngài khởi xướng.

Nhưng chúng tôi, và có lẽ cả quý cha và anh chị em nữa, có thể khẳng định một điều mà không hề sợ bị sai lầm rằng Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt sẽ đi vào lịch sử của Giáo Hội và dân tộc Việt Nam như một chứng nhân can trường cho đức tin, cho những giá trị Kitô Giáo tiêu biểu là tự do, nhân quyền và công lý. Chúng ta tin chắc rằng: tinh thần Ngô Quang Kiệt dấn thân cho công lý và hoà bình vẫn như ngọn hải đăng rực chiếu trong tâm hồn mỗi người chúng ta, mời gọi tất cả chúng ta cùng lên đường, mời gọi chúng ta không buông tay lái tay chèo, cùng quyết tâm xua tan bóng tối gian tà.

Ở những nước văn minh, nơi tự do tôn giáo là nhân quyền căn bản của con người, chứ không phải là một thứ ân huệ xin cho thì việc bổ nhiệm và thuyên chuyển các chức sắc là chuyện nội bộ của các tôn giáo, nhà nước không can thiệp. Nhưng ở nước ta, nhà nước cộng sản lại đặt thành vấn đề “chủ quyền quốc gia” đối với việc này, trong khi chính cái nhà nước ấy không dám đặt vấn đề chủ quyền đối với cơ man những đảo lớn, đảo nhỏ và hàng trăm ngàn km vuông lãnh thổ của tổ quốc.

Cái “chiến thắng” này của nhà cầm quyền Hà Nội thực tế chỉ phơi bày cho thế giới thực chất của tình trạng tự do tôn giáo ở Việt Nam. Cách thức hành động “bán khai” đối với tôn giáo của chế độ bất nhân này chỉ làm trò cười cho công luận quốc tế.

Kính thưa quý cha và anh chị em,

Đối đầu với một chế độ dã man và tàn bạo như chế độ Hà Nội hiện nay, một chiến thắng dễ dàng và nhanh chóng cho tự do, công lý, và nhân quyền là điều bất khả thi. Những hy sinh và mất mát là điều có thể hiểu được. Vấn đề là chúng ta cần phải học từ những hy sinh và mất mát này và coi đó là những bài học cần thiết. Trong những bài học đó, bài học có ý nghĩa sâu sắc nhất đối với Giáo Hội và dân tộc Việt Nam là sự đoàn kết, sự hiệp thông đích thật, sự đối thoại nội bộ và tình hiệp nhất thương yêu nhau.

Trong phiên tòa ngày 8/12/2009 tại Hà Nội, nếu chỉ có tám anh chị em Thái Hà ra trước tòa, chứ không phải là hàng hàng lớp lớp anh chị em giáo dân cùng kéo nhau ra trước toà đình thì chắc chắn rằng chế độ dã man này đã đưa ra một bản án rất nặng nề và tàn bạo.

Chúng ta cần phải giữ và nhân rộng ra tinh thần của anh chị em giáo dân Hà Nội: yêu thương, hiệp nhất, đoàn kết với nhau và kiên tâm cầu nguyện.

Chúng ta cũng phải tự sám hối nhìn nhận những thiếu sót, bất toàn của mình. Bao nhiêu những cuộc biểu tình, bao nhiêu những thỉnh nguyện thư gởi chính phủ các nước chúng ta có tham gia đầy đủ? Chúng ta có mạnh dạn nói to hơn nữa cho thế giới thấy bộ mặt thật của chế độ phi nhân này? Biết bao nhiêu chia rẽ trong các tổ chức đạo đời ở trong nước hay ngoài hải ngoại, khiến cho cuộc tranh đấu cho chính nghĩa và công lý bị suy yếu và bị tan hàng rã đám!

Ánh sáng Phục Sinh đã không chiếu tỏa trên những ký lục và biệt phái cao ngạo chỉ biết lên án người khác mà không nhìn thấy những tội lỗi và bất toàn của mình. Nhưng ánh sáng Phục Sinh đã chiếu tỏa trên những người biết đấm ngực ăn năn trên đồi Golgotha năm xưa.

Biến cố đau thương này cần phải vực dậy nơi chúng ta một ý chí canh tân, một lòng yêu mến Giáo Hội thiết tha, một sự hiệp thông và kính trọng lẫn nhau trong mọi thành phần Giáo Hội, một lòng yêu nước mãnh liệt và thiết tha trước vận mệnh của dân tộc nếu chúng ta muốn nhìn thấy đất nước, dân tộc và Giáo Hội chúng ta có một tương lai tươi sáng hơn.

VietCatholic Network
quaichao
Posts: 1188
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Tập sống tự do dân chủ mất bao lâu?

Ngô Nhân Dụng

Ðầu thế kỷ trước, Phan Bội Châu đang ở Ðông Kinh viết thư cho Phan Châu Trinh ở Quảng Nam trong nước để khuyên không nên đề xướng các học thuyết tự do dân chủ, “Dân chi bất tồn, chủ ư hà hữu?” Phan Bội Châu cho rằng người dân Việt Nam chưa đủ khả năng sống theo lối tự do dân chủ. Cụ ví “quốc dân ta còn đang măng sữa” như đứa trẻ con răng chưa chắc mà cho ăn xương thì sẽ bị hóc, chân chưa vững mạnh mà bắt chạy thì sẽ ngã, què chân. Các học thuyết của Montesquieu và Rousseau thì ngay cả các nhà Nho nước ta cũng chưa biết đến. Ðem những học thuyết dân chủ ra cổ động, người ta không hiểu đầu đuôi gì thì sẽ không được mấy người tán thành!

Cụ Phan Hà Tĩnh có lý do riêng để phản đối cụ Phan Quảng Nam: Ông đang phò tá Cường Ðể, hy vọng sẽ lập lên làm vua sau này, khi đuổi được người Pháp. Lập một người hoàng tộc làm minh chủ thì dễ vận động dân chúng hơn. Ngoài ra, muốn cầu viện Nhật Bản thì chọn thể chế quân chủ lập hiến giống như họ.

Lá thư của cụ Sào Nam viết năm 1907. Bốn năm sau, cách mạng bùng lên ở Trung Hoa, lật đổ ông vua, thiết lập “dân quốc.” Rồi cụ Sào Nam không được phép ở lại Nhật Bản nữa. Và tư tưởng cụ cũng biến đổi, năm 1912 lập Việt Nam Quang Phục hội, chuyển sang tư tưởng tự do dân chủ.

Khi can ngăn Phan Tây Hồ đừng vận động dân chủ, Phan Sào Nam chỉ muốn xin hoãn lại công việc đó thôi chứ không phải muốn bác bỏ hoàn toàn. Cụ viết: “Rồi đây, mươi, mười lăm năm nữa, huynh ông sẽ đưa cái thuyết đó ra, thì người đầu tiên đứng cạnh huynh ông mà vỗ tay hoan hô sẽ là tôi vậy. Huynh ông nghĩ xem, mặt tôi có thể đi làm tôi đòi, làm chó săn đâu!”

Nếu lấy con số 15 năm mà Phan Bội Châu đưa ra mà tính từ năm 1907, thì cụ tin rằng tới năm 1922 người Việt Nam đã đuổi được người Pháp, giành được độc lập rồi. Mà chắc cụ cũng tin rằng đến năm đó dân Việt Nam sẽ đủ trưởng thành để học hỏi các lý thuyết về thể chế dân chủ. Phan Bội Châu là người tánh sôi nổi, quả quyết, nóng nẩy, rất bi quan khi nói đến tinh thần nô lệ còn trong đầu đồng bào nhưng lại rất lạc quan về triển vọng sẽ thay đổi được tinh thần hủ lậu bằng tư tưởng tự do dân chủ. Năm 1907 cụ đã tin rằng trong 10 đến 15 năm dân Việt Nam có đủ khả năng hấp thụ các học thuyết dân chủ.

Chúng ta đã bước sang thế kỷ 21. Nhưng ở Việt Nam có nhiều người bị bắt giam, chỉ vì muốn truyền bá các tư tưởng tự do dân chủ. Có người chỉ dịch một tài liệu “Dân Chủ là gì?” mà cũng bị chính quyền cộng sản kết tội. Ông Hà Sĩ Phu mới bị công an Ðà Lạt cắt điện thoại, để cắt đứt liên lạc qua internet. Họ nêu ra “sự cố kỹ thuật” nhưng ai cũng biết Hà Sĩ Phu bị “bịt tai, bịt miệng” chỉ vì ông cổ động cho tự do dân chủ; không những thế, nhóm ông còn phổ biến tư tưởng Dân Chủ Xã Hội nữa.

Nghĩa là gần một trăm năm sau khi Phan Bội Châu tiên đoán dân Việt Nam có đủ khả năng học tập về tinh thần dân chủ và thể chế tự do thì Ðảng Cộng Sản vẫn chưa cho phép các nhà trí thức Việt Nam được tự do tìm hiểu và không được tự do phổ biến cho đồng bào hiểu chế độ tự do dân chủ là thế nào!

Cứ như vậy, thì biết đến bao giờ người Việt Nam mới thấm nhuần tinh thần tự do dân chủ?

Bởi vì tự do dân chủ không phải chỉ là những tư tưởng, những học thuyết để học thuộc rồi đem ra bàn cãi, thảo luận với nhau trước khi dùng, như các lý thuyết về kinh tế hay lý thuyết vật lý học. Dân Chủ là một nếp sống. Một quốc gia chỉ đáng gọi là có lối sống tự do dân chủ khi nào người dân đã “thấm nhuần” tinh thần đó. Người dân thấm rồi, sẽ thể hiện tự do dân chủ một cách tự nhiên, trong nếp sống, nếp suy nghĩ, trong cách ăn ở, cách đối xử của mình với mọi người, với từng cá nhân một hay là với cả tập thể xã hội chung quanh.

Muốn tập nếp sống đó, cần thời gian rất lâu dài. Thời Phan Bội Châu theo chủ nghĩa Tam Dân chắc cụ cũng theo con tính ước đoán của Tôn Trung Sơn, cho là thời gian “giáo dục dân chủ” cho quốc dân phải mất một thế hệ. Nhưng trong một thế hệ, chắc cũng chỉ tập cho dân quen sử dụng các thủ tục dân chủ thôi. Như người dân tập sống cho quen để dám tự do bỏ phiếu chọn người đại biểu, dám ra ứng cử, dám nói, dám làm theo ước vọng của mình, dám phê phán người cầm quyền, vân vân. Còn tập cho người dân một nước cách suy nghĩ tự nhiên theo tinh thần dân chủ, tự do, ngay trong đời sống hàng ngày, thì có thể cần thời gian lâu hơn nữa.

Thí dụ như thói quen sợ hãi trước những người nắm quyền hành, đó là tinh thần nô lệ đã bám rễ trong tâm lý người Việt cũng như người Trung Hoa trong bao nhiêu thế kỷ trước. Trong Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư (viết năm 1903), Phan Bội Châu mô tả những người “bình dân, bách tính” nước ta thấy bọn lại thuộc (công chức) thì sợ như hùm sói; “đến chốn nha môn khiếp sợ hơn cả con rệp ở khe giường!” Trong cùng thời gian đó, Lương Khải Siêu ở bên Tàu cũng than, “Quốc dân chúng ta quá quen với chính thể chuyên chế nô lệ, coi quốc gia là tài sản riêng của vua chúa, không phải của hạng chúng mình.”

Một thói quen của người dân những nước tự do dân chủ là họ coi cả guồng máy nhà nước là dụng cụ chung để phục vụ cho mình. Dân đến công sở làm giấy tờ có quyền yêu cầu nhân viên nhà nước làm cho mình, chỉ dẫn cho mình cách làm cho đúng luật lệ. Ngược lại, những công chức trong một nước tự do dân chủ thì tự nhiễm thói quen coi mình có bổn phận phục vụ cho người dân khi họ đến công sở; có bổn phận giúp dân làm đúng thủ tục, luật lệ. Không bao giờ một nhân viên nhà nước nhìn người dân đến sở mình như là họ đến xin ân huệ, nhờ vả mình. Guồng máy nhà nước là một nơi làm dịch vụ hành chánh giúp dân làm đúng luật lệ, công chức được trả lương để làm dịch vụ đó; chứ không được làm khó dễ dân khi họ không biết rõ luật lệ.

Người dân sống trong chế độ chuyên chế thì có những thói quen khác hẳn. Họ đến công sở mà rụt rè, lo sợ. Sợ, vì các công chức là những “chuyên gia” về thủ tục hành chánh, độc quyền sử dụng các thủ tục đó, giống như các pháp sư Ai Cập thời Thượng cổ độc quyền biết các bùa, chú, đóng vai trung gian giữa thế giới loài người với các thần thánh ở trên cao! Người dân trong chế độ chuyên chế muốn biết các bùa phép hành chánh thì phải xin các quan lại dậy bảo, giống như xin ân huệ các thần linh. Sợ sệt như con rệp nép trong khe giường, Phan Bội Châu ví không ngoa!

Xin kể một câu chuyện có thật. Một người Việt ở nước ngoài về thăm Hà Nội vào khoảng năm 1995, thời điện thoại di động chưa thịnh hành. Cô ở nhà người cháu, gia đình thuộc loại có chức vị, trong nhà có máy điện thoại. Cô muốn gọi ra ngoại quốc, nên quay số nhà Bưu Ðiện, đổi mấy số rồi cũng có người trả lời. Cô xin cho biết số của bộ phận phụ trách điện thoại ra nước ngoài, nhờ một người tìm được nhân viên phụ trách có thể hỏi về cước phí. Gặp được nhân viên đó rồi mới hỏi giờ nào được hưởng giá rẻ nhất, vân vân. Sau cuộc điện đàm kéo dài, mấy người cháu trầm trồ nói: “Cô hách quá!”

Bà cô ngạc nhiên: “Hách cái gì?” “Cô nói chuyện với mấy nhân viên Bưu Ðiện, bắt họ phải đi tìm người có thể trả lời cô, thế mà họ cũng phải chiều! Rồi giọng cô nói cũng thản nhiên y như cô nói với chúng cháu vậy!” Bà cô lại ngạc nhiên! Bà đã thưa, hỏi rất lễ độ, lúc nào cũng nói “xin làm ơn, xin cảm ơn,” vân vân. Cái gì đã khiến cho mấy người cháu, tuổi từ 40 đến 50, nghe mà nghĩ rằng bà cô “hách?” Tất cả chỉ vì bà cô đã quen coi nhân viên công sở cũng là người cung cấp dịch vụ cho mình, mình không biết thì có quyền hỏi, họ tất nhiên sẽ lễ phép trả lời! Bà không có thói quen nhìn nhân viên nhà nước như các đấng bề trên nắm quyền ban phát ân huệ khi trả lời câu hỏi của dân chúng.

So sanh thói quen của những người dân sống trong chế độ khác nhau, dân chủ khác với độc tài, chúng ta phải tự hỏi, sau khi thể chế thay đổi thực rồi, cần phải mất bao nhiêu năm thì những người sống trong một nước độc tài chuyên chế mới tập được thói quen suy nghĩ, tập được những hành vi của người dân sống trong xã hội tự do dân chủ?

Nếu người dân một nước vẫn sợ công chức như hùm, như sói; đến công sở thì nhút nhát như con rệp trong khe giường, thì dù có ban hành một bản hiến pháp “dân chủ tuyệt vời” chăng nữa, làm sao quốc gia đó gọi là sống dân chủ được?

Một cách tập thói quen sống tự do dân chủ, là tập sinh hoạt tập thể. Vào những năm 1964 đến 1968 ở miền Nam Việt Nam có những phong trào thanh niên rất sống động. Phong trào sinh hoạt học đường đã tạo cơ hội cho các học sinh tập sống tập thể. Các hội đoàn thanh niên được tự do thành lập đã phát triển rất nhanh, trong đó phần lớn nhắm mục đích phục vụ xã hội, sinh hoạt văn nghệ, tôn giáo, vân vân. Nhưng chính khi tập họp lại để hoạt động với nhau, các thanh niên, học sinh thời đó đã tập sống các quy tắc dân chủ ngay trong tập hợp của mình. Ðó là những hạt giống gieo rắc tinh thần tự do dân chủ, nếu tiếp tục trong một thế hệ sẽ đào tạo được một xã hội công dân sống động. Chính xã hội công dân là nền tảng của chế độ dân chủ. Bởi vì chỉ khi nào người công dân trong nước tự mình tập quản trị những tổ chức, tập thể của mình, bên ngoài lãnh vực do guồng máy nhà nước lo, thì lúc đó dân mới tập sống theo tinh thần dân chủ. Chỉ khi nào xã hội công dân phát triển thì dần dần cả xã hội mới bắt đầu thấm nhuần tinh thần dân chủ tự do!

Phan Bội Châu tin rằng năm 1922 dân Việt Nam đủ trưởng thành để bắt đầu học nếp sống tự do dân chủ. Nếu bây giờ dân tộc Việt Nam mới bắt đầu, thì trong một vài thế hệ, nếp sống đó mới hy vọng thành hình. Muốn người dân tập nếp sống, nếp suy nghĩ tự do dân chủ thì phải phát triển xã hội công dân. Muốn vậy, phải trả lại ngay cho người dân các quyền như hội họp tự do, phát biểu tự do. Ðể chậm ngày nào là mang tội với tổ tiên ngày đó.


Chú thích: Bản dịch lá thư Phan Bội Châu “gửi Hy Mã tiên sinh” in trong Phan Bội Châu Toàn Tập, tập 2, nhà xuất bản Thuận Hóa, 1990, trang 22. Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư in trong Tập 1, trang 143-149.
thienthanh
Posts: 3391
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Cồn Dầu:
Đòn Thù của Nguyễn Bá Thanh


Dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Bá Thanh, ngày 13/5,
CA Quận Cẩm Lệ đã ra quyết định khởi tố hình sự đối với 6 giáo dân trong vụ đàn áp đẫm máu vừa qua tại nghĩa trang Cồn Dầu.


6 nạn nhân bị khởi tố là:
1. Anh Nguyễn Hữu Liêm
2. Anh Trần Thanh Việt
3. Anh Lê Thanh Lâm
4. Anh Đoàn Cảng
5. Chị Nguyễn Thị Thế
6. Chị Phan Thị Nhẫn


Image
6 giáo dân trên bị khởi tố 2 tội danh : “Chống người THCV” và “Gây rối TTCC” theo điều 257 và 245 Bộ luật Hình sự. Một giáo dân khác là chị Nguyễn Thị Liễu đã mất tích từ khi bị Công an bắt hôm 4/5. Theo ghi nhận đây là trường hợp trả thù có tích cách cá nhân, hiện tại không rõ chị Liễu đang bị giam giữ ở đâu.

Trong 6 người bị khởi tố, chỉ có anh Đoàn Cảng vừa được cho tại ngoại sau nhiều ngày bị Công an giam giữ. 5 người còn lại hiện vẫn đang bị tạm giam trong tình trạng hết sức tồi tệ và thường xuyên bị tra tấn, đánh đập.

Trong cuộc trấn áp tàn bạo vừa qua, Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã lệnh cho công an bất ngờ xông vào cướp quan tài, sau đó một lực lượng Công an trang bị vũ khí tận răng tràn vào đánh đập không nương tay cả phụ nữ lẫn trẻ em. Máu đổ, tiếng la hét, tiếng kêu gào, và cả những gương mặt điên dại vì say máu…

Khoảng 72 giáo dân đã bị Công an bắt đi trong tình trạng bị thương nặng. Tất cả họ đều bị tra tấn, ép buộc phải nhận tội. Đồng thời những người còn lại phải lẩn trốn khỏi địa phương vì bị lùng bắt . Mọi liên lạc ở giáo xứ Cồn Dầu bị ngăn cấm và cắt đứt. Những giáo dân bị Công an đánh trọng thương bị cấm không cho đi bệnh viện, cấm ra khỏi điạ phương. Cồn Dầu chìm ngập trong không khí tang tóc, khủng bố.

Nhân cơ hội giáo dân đang hoang mang, lo sợ, Nguyễn Bá Thanh lệnh cho thuộc hạ gấp rút bắt buộc người dân phải ký giấy chấp nhận giải tỏa. Nhiều giáo dân liên tục bị triệu tập và đe dọa. Hết người này đến người khác hàng ngày phải lên đồn Công an, trở về với những vết thương trên người.

Âm mưu thâm độc của Nguyễn Bá Thanh đã thể hiện rõ, người chết Thanh có thể hành hạ được, thì đừng nói gì đến người sống. Nhiều người Đà Nẵng vẫn rùng mình khi nhắc đến vụ tai nạn đáng ngờ của ông Ngô Thanh Bình sau khi ông tố cáo Nguyễn Bá Thanh mua bằng tiến sỹ

Trở lại với vụ Cồn Dầu, với cái cớ chống “âm mưu diễn tiến hòa bình”, Thanh ngầm đe dọa bọn bè cánh khác : chớ có dại dột tranh giành Đà Nẵng với gia đình y.

Qua vụ đàn áp này, Nguyễn Bá Thanh muốn cho Bộ chính trị thấy khả năng “giải quyết gọn gàng” của y. Thanh chưa bao giờ che dấu tham vọng sẽ leo lên chức Tổng Bí Thư DCS. Dù được xem là lãnh chúa Đà Nẵng, nhưng Thanh vẫn luôn ấm ức cái chuyện bị phe cánh khác cười nhạo là “Bí thư ăn tạp” hay “Mr10%” (Vì mỗi dự án hắn luôn đòi được chia 10%). Thanh muốn một cái gì đó lớn hơn, quyền lực hơn và dễ ăn hơn, như Nguyễn Tấn Dũng với dự án Bauxite chẳng hạn.

Lâu lâu hắn vẫn còn tiếc rẻ vụ 14 cân hồng yến hạng nhất, vợ con hắn chạy đôn chạy đáo kiếm cho bằng đủ để biếu mỗi ủy viên BCT một cân, giá gần 300 triệu đồng/cân. Lần ấy hắn mong ra HN làm Chủ tịch Thủ đô mở rộng, nhưng việc chẳng thành vì có gã khác chi đậm hơn. Thôi thì sắp đến Đại Hội Đảng rồi, hắn vẫn còn một ô dù cực lớn sau lưng mà ít ai biết.

Nguồn: Free Le Cong Dinh
quaichao
Posts: 1188
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Image

Phoenix: Bùng Nổ Lớn Vụ Triệt Cờ Vàng
Lý Văn Hợp
Kính gửi quý ông bà anh chị em,

Theo tiểu sử thánh Ða Minh, đấng sáng lập dòng Anh Em Thuyết Giáo, thì khi hiền mẫu thánh Ða Minh mang thai ngài, bà đã nằm mơ thấy mình mang thai một con chó đang ngậm một bó đuốc và khi bà sinh, con chó đã đốt sáng bó đuốc đang ngậm trong miệng và chạy khắp cả thế gian.

Trước sự kiện linh mục dòng Đa Minh Giuse Nguyễn Thuận - bất chấp nguyện vọng của giáo dân - đã luôn cấm đoán, ngăn chặn biểu tượng của người Việt không cộng sản: lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tại giáo xứ Các Thánh Tử Đạo VN tại Phoenix, mà cao điểm là sự ngăn cấm và triệt hạ cờ Vàng vào ngày lễ khánh thành nhà thờ, linh mục Giuse Trần Trung Liêm, Bề trên miền của phụ tỉnh dòng Đa Minh thay vì đốt đuốc cho sự thật, thay vì làm chứng nhân cho tình yêu theo gương thánh phụ Đa Minh, đã bất chấp lẽ phải, theo cung cách "phủ bênh phủ, huyện bênh huyện", công khai khuyến khích, cổ võ linh mục Nguyễn Thuận và cái gọi là Hội Đồng Mục Vụ kiện giáo dân.
Image
Hầu hết mọi người trong giáo xứ đều biết linh mục Nguyễn Thuận đã luôn tìm cách và đã thành công trong việc triệt hạ lá Cờ Vàng tại giáo xứ CTTĐ/VN, Phoenix. Sự rắp tâm triệt hạ Cờ Vàng này đã kéo dài từ nhiều năm nay, khởi đầu từ ngày linh mục Nguyễn Thuận về làm chính xứ. Các cha dòng Đa Minh thường xuyên được giáo dân gửi điện thư đến thông báo sự việc trên với hy vọng trong tình anh em dòng, các cha Đa Minh có thể khuyên nhủ linh mục Nguyễn Thuận trở về với chính nghĩa quốc gia, xây dựng giáo xứ trong tình thần công giáo, đoàn kết, yêu thương (thật sự chứ không phải chỉ môi mép) như trước ngày cha đến.
Image
Riêng việc ngăn cấm, triệt hạ cờ Vàng ngày khánh thành nhà thờ, mọi người tham dự kể cả linh mục Giuse Trần Trung Liêm cũng như các cha dòng Đa Minh khác đến từ Canada đều chứng kiến, có cả hình ảnh ghi lại, vậy mà linh mục Liêm - bất chấp sự thật hiển nhiên, trước mắt hàng ngàn người và máy chụp hình, quay phim - đã lưỡi gỗ làm chứng gian: “Xin xác định với anh em đây là một chuyện vu khống“.
Chúng tôi xin nhắn nhủ đến linh mục Liêm: nếu ngài không noi gương thánh phụ Đa Minh, thì cũng không được phép quên mình là một linh mục công giáo và điều răn thứ chín trong mười điều răn Đức Chúa Trời "chớ làm chứng gian hại người" được áp dụng cho mọi người, giáo dân cũng như linh mục, kể cả linh mục Bề Trên.
Image
Xin linh mục Trần Trung Liêm đừng quên, Phoenix là một tỉnh của Hoa Kỳ và Hoa Kỳ một đất nước có luật pháp công minh. Trò "lưỡi gỗ" chỉ thành công khi luật rừng và bạo lực được triệt để sử dụng nhằm đánh tráo sự thật như tại nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Kính thư,

Phoenix, 16.05.2010
Lý Văn Hợp
hopvly@yahoo.com
vuphong
Posts: 2753
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Tại sao không sợ Trung Quốc?

Ngô Nhân Dụng
Một quốc gia tiến quân vào lãnh thổ hay hải phận của nước khác mà ăn cướp, hoặc bắt cóc dân chúng người ta đem về tức là muốn khiêu khích, hoặc cố tình hạ nhục nước láng giềng. Việt Nam hiện đang bị Trung Quốc khiêu khích, có thể nói là đang bị gây hấn. Từ mấy năm nay ngư dân Việt Nam đi đánh cá trong hải phận nước mình đã bị Hải Quân Trung Quốc bắt cóc, cướp của, hành hạ, họ phải nộp tiền chuộc mới được thả về. Ðây không phải là những hành động lẻ tẻ mà được sử dụng đều đặn một cách có hệ thống, có chính sách. Người Việt Nam tiếp tục tỏ ý hòa hoãn, nhún nhường là chịu nhục. Nhịn nhục thì không làm cho Trung Quốc thay đổi, trái lại, chỉ khiến họ hung hãn hơn mà thôi.

Ông Tiêu Viết Là, 49 tuổi, ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đã bị Hải Quân Trung Quốc bắt cóc 4 lần kể từ năm 2007 đến nay. Lần nào họ cũng cướp đoạt dụng cụ đánh cá, đánh đập, sau cùng đòi tiền chuộc mới thả về. Lần sau cùng ông Ngà bị bắt ngày 21 tháng 3, năm 2010: “Mười hai người đang ngủ, nó tới, nó lôi mình dậy, nó thu hết đồ đạc rồi nó dắt về Phú Lâm. Nó trói tay bịt mắt lại, rồi dắt về Phú Lâm,” ông Là nói với đài Á Châu Tự Do.

Ngày 29 tháng 4 ông Tiêu Viết Là được trả tự do cùng với 22 ngư dân khác. Trong thời gian bị giam giữ họ bị bỏ đói, bữa ăn chỉ có muối và đu đủ sống, cơm đủ tạm cầm hơi. Riêng ông trước khi được thả còn bị quân Trung Quốc đem ra ngoài hành hạ, đánh, đá. Chúng chỉ cốt khủng bố tinh thần; vì cứ đánh mà không cho biết lý do. Ông Tiêu Viết Là phải nuôi gia đình, với vợ và bốn con, cho nên ông sẽ lại trở về với nghiệp đánh cá. Và ông nói sẽ tiếp tục ra xa bờ đánh cá, trong vùng biển xa thuộc chủ quyền của nước mình, vì ven bờ biển không đủ cá bắt. Chính quyền Việt Nam cũng vẫn nói đó là hải phận Việt Nam, vì quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Nhưng cả guồng máy nhà nước hầu như tê liệt không ngăn chặn được quân Trung Quốc lộng hành suốt mấy năm qua.

Theo thống kê của nhà nước, chỉ riêng năm 2009, quân Trung Quốc đã bắt giữ 33 chiếc tầu 17 tàu đánh cá và bắt cóc 433 ngư phủ Việt Nam, trong số đó khoảng 210 ngư dân thuộc đảo Lý sơn và huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi. Ngày 4 tháng 5 năm nay, ông Ðặng Tầm và ngư dân Quảng Ngãi đã bị lính Trung Cộng bắt cóc, mười ngày sau họ được thả về sau khi chịu nộp tiền phạt 200 triệu đồng Việt Nam, tiền chuyển qua một ngân hàng ngoại quốc ở Trung Quốc. Chiếc tàu của họ, chỉ còn vỏ tàu với máy tầu, còn mọi máy móc trang bị khác, cùng với hải sản, xăng dầu, lương thực dự trữ đã bị cướp sạch, chỉ chừa lại ít dầu để cho họ trở về.

Tuần này, dư luận trong nước đã được khuấy động sau khi Trung Cộng đơn phương ra lệnh cấm tất cả mọi người không được đánh cá trên Biển Ðông, trong vùng chung quanh Hoàng Sa và Trường Sa mà họ coi là “ao nhà” của họ. Lệnh đưa ra từ đầu tháng 4, Chủ Nhật 16 tháng 5 được thi hành, sau đó mới có một ít báo, đài ở miền Nam đưa ra những lời phản đối của người dân. Những năm trước đây Trung Cộng đã từng ban ra những lệnh tương tự, nhưng năm nay là lần đầu tiên dư luận dân Việt mới được đưa ra trên báo chí.

Về phía chính quyền, mới nghe tỉnh Quảng Ngãi lên tiếng khuyến khích ngư dân cứ tiếp tục đánh cá ngoài khơi, không cần tuân theo lệnh cấm của Trung Cộng. Họ còn hứa sẽ cho “bộ đội biên phòng” hỗ trợ các ngư phủ. Nói “hỗ trợ” chứ không nói “bảo vệ!” Ông Trương Ngọc Nhi, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi nói với một mạng lưới trong nước: “Tỉnh Quảng Ngãi kêu gọi ngư dân đoàn kết thành lập tổ, đội tự quản tàu thuyền hỗ trợ lẫn nhau tiếp tục vươn ra khơi đánh bắt thủy sản.” “Vươn ra,” nói thì dễ, trẻ con cũng nói được.

Ðây là một thái độ vô trách nhiệm của Ðảng Cộng Sản Việt Nam. Trước hết, lệnh cấm của Trung Cộng là một chính sách quốc gia của họ; Việt Nam phải trả lời trên bình diện quốc gia ngang hàng; không thể để cho chính quyền một tỉnh lên tiếng. Một tỉnh đó không thể đứng ra nói chuyện với quốc gia khác, cho nên chỉ biết tỏ thái độ bằng cách ra lệnh cho dân chúng của mình mà thôi. Nhưng nếu các ngư phủ Việt Nam cứ nghe theo lời khuyến khích trên mà khi họ ra khơi lại bị bộ đội Trung Quốc bắt giam, cướp bóc và đánh đập thì sao? Ngân hàng của nhà nước lại tiếp tục chuyển tiền của dân nộp cho bọn “cướp biển” đó hay sao?

Lời hứa “cho bộ đội biên phòng hỗ trợ” là một câu nói vô giá trị. Làm sao người dân Quảng Ngãi và toàn dân Việt Nam có thể tin vào lời hứa đó được? Vì bổn phận thường xuyên của “bộ đội biên phòng” một nước lúc nào cũng phải bảo vệ người dân nước mình, không phải đợi đến khi bị ngang nhiên khiêu khích mới lên tiếng hứa hẹn. Nhưng từ bao nhiêu năm nay, ngay trong năm 2010 và ngay đầu tháng này, các ngư dân Việt Nam bị bắt cóc, bị đánh đập, bị đòi tiền chuộc, có thấy “bộ đội biên phòng” nào cứu họ, giúp họ không? Những lúc đó “bộ đội biên phòng” đang ngủ ở đâu?

Nước Mã Lai Á nhỏ hơn Việt Nam, dân ít hơn Việt Nam, nhưng chính quyền nước họ có thái độ khác hẳn. Ðầu tháng 4 vừa qua, Trung Quốc đã điều hai tàu Ngư Chính đến tuần tra trong khu vực Trường Sa, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc gần 1,200 km. Khi tới phía Bắc đảo Borneo, chiếc tàu Trung Cộng đã bị tàu chiến Malaysia bám theo sát trong khoảng thời gian 17 tiếng đồng hồ, trong hai ngày 29 và 30 tháng 4. Có lúc tàu Malaysia theo sát chỉ cách tàu Trung Quốc khoảng 300 mét. Báo chí Trung Quốc nói các binh sĩ trên tàu Mã Lai đầu đội mũ sắt với tư thế sẵn sàng chiến đấu, 4 binh sĩ tiến vào sau các khẩu pháo để chờ bắn, có nòng pháo chĩa thẳng vào tàu Trung Cộng. Một phi cơ chiến đấu của Malaysia xuất hiện bay phía trên tàu Trung Quốc, bay lượn liên tục, hai lần trong một ngày. Cuối cùng chiếc tầu Trung Cộng phải rút lui.

Người Việt Nam có cần phải sợ hãi trước Trung Quốc hơn người Mã Lai hay không? Nhà cầm quyền cộng sản phải trả lời.

Malaysia chắc chắn không muốn gây chiến tranh, mà chắc Bắc Kinh cũng phải biết như vậy. Chính phủ Mã Lai cương quyết đuổi tầu Trung Cộng đi chỉ vì bất đắc dĩ, phải bảo vệ thể diện quốc gia và gìn giữ các quyền lợi kinh tế của dân.

Nhưng tại sao Malaysia không sợ Trung Quốc? Vì ai cũng biết rằng trong thế giới hiện nay một nước mới đang muốn ngoi lên hàng cường quốc như Trung Quốc không thể nào tấn công, xâm chiếm một nước nhỏ mà sống yên ổn được. Tất cả thế giới, nhất là các nước trong vùng Ðông Nam Á sẽ đứng về phía nước nhỏ bị bắt nạt mà chống lại Bắc Kinh; giống như các nước đã tẩy chay Nga khi Putin muốn lấn áp các chư hầu cũ ở Ðông Âu. Nếu Trung Quốc đánh một nước nhỏ láng giềng, cả thế giới sẽ tẩy chay ngoại giao, nhưng miếng đòn đáng sợ nhất sẽ là bao vây kinh tế. Trung Quốc không thể nào chịu đựng được sự trừng phạt đó. Nước Tầu hiện đang sống nhờ ngoại thương. Ðạo quân kinh tế của họ đang đi khắp Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh để chinh phục cảm tình. Họ sẽ bị cả thế giới nghi ngờ nếu gây chiến với một quốc gia khác.

Chính phủ Bắc Kinh không bao giờ muốn hy sinh bỏ đi tất cả những thành tựu kinh tế trong 30 năm qua nhờ biết hòa hiếu với các nước khác, chỉ để thỏa mãn một tham vọng lãnh hải trong một vùng còn nhiều tranh chấp. Mặt khác, Trung Quốc vẫn có thể được hưởng nhiều quyền lợi kinh tế trong vùng Biển Ðông dù phải nhượng bộ một phần nào về chủ quyền trên các đảo đang bị tranh chấp. Từ năm 1950 Bắc Kinh mới tham dự một cuộc chiến tranh ở bán đảo Hàn Quốc; mà đáng lẽ họ phải tấn công Ðài Loan từ 60 năm trước đây, nhưng không bao giờ hành động. Ðó là một con chó sủa rất to nhưng không cắn.

Cho nên không có lý do nào để Malaysia phải khiếp sợ Trung Quốc. Ðối với Việt Nam cũng vậy. Tất cả những luận điệu tỏ ý run sợ trước sức mạnh quân sự của nước Tầu chỉ nói ra để che giấu thái độ khiếp nhược của một nhóm người cầm quyền mà thôi. Lịch sử cho ta thêm nhiều lý do để người Việt Nam không cần sợ Trung Quốc hơn người Mã Lai.

Chính quyền Malaysia chỉ chống Trung Cộng trong thời gian Bắc Kinh khuyến khích và yểm trợ đám cộng quân nổi loạn trong xứ họ thời 1950, dẹp yên cộng sản thì thôi. Người Việt Nam thì có quá khứ khác hẳn. Dân ta đã có nhiều kinh nghiệm chiến tranh với Trung Quốc; mà chính quyền Trung Hoa đã nhận được nhiều bài học đáng giá khi gây hấn và xâm chiếm Việt Nam trong 2 ngàn năm qua. Cho nên người Việt Nam lại càng không cần khiếp sợ trước thế lực quân sự của Trung Quốc. Ngày xưa các đạo quân của Toa Ðô, của Liễu Thăng cũng mạnh hơn quân Việt Nam. Mà trong thời gian đó toàn thể lực lượng quân sự, tài nguyên kinh tế của nước Trung Hoa thì vẫn mạnh gấp hàng ngàn lần sức lực của nước ta. Nhưng tổ tiên chúng ta không khiếp sợ. Trung Cộng chỉ đem quân đánh Việt Nam gần đây, năm 1979 khi chính quyền cộng sản để cho nước ta bị cả thế giới tẩy chay vì chiếm đóng Cam Pu Chia. Ðặng Tiểu Bình dám “cho cộng sản Việt Nam một bài học vì vô ơn bạc nghĩa” khi hầu hết các cường quốc và các nước vùng Ðông Nam Á cũng muốn cho Cộng Sản Việt Nam một bài học!

Nói những điều trên đây không có nghĩa là chúng ta muốn có một cuộc chiến tranh với Trung Quốc. Không muốn chiến tranh, nhưng phải làm mọi cách bảo vệ quyền lợi của người dân nước mình, phải làm mọi cách giữ gìn danh dự, thể diện dân tộc. Trước hết, chính quyền Việt Nam không thể bỏ rơi dân chúng của mình cho “hải tặc nhà nước” Trung Cộng bắt bớ, cướp bóc mãi được. Phải bảo vệ người dân, chứng tỏ hải quân nước Việt Nam không sợ chết mà chỉ sợ nhục. Khi bày tỏ thái độ cứng rắn đó, phải kêu gọi các nước khác hỗ trợ, đặc biệt là trong vùng Ðông Nam Á.
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »

Image

KHI BỨC MÀN NHUNG ĐÃ HẠ XUỐNG

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất


Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã đi khỏi VN. Ngài TGM phó Nguyễn Văn Nhơn tất nhiên tiếp thu và chưởng quản tổng giáo phận Hànội. Một việc khác nữa tuy không liên quan đến vở kịch nhưng nằm trong “tầm bắn” của tay đạo diễn cao thủ thiện xạ là đức cha Cao Đình Thuyên, giám mục giáo phận Vinh, cũng phải đột ngột từ bỏ luôn chức vụ. Ngài bị tên rơi đạn lạc một cách rất ư là oan uổng. “Phe ta” thắng lợi vẻ vang. Việc khao quân tất nhiên phải linh đình rồi. GM Nguyễn Văn Nhơn vui hơn là trúng số cá cặp. Kẻ mừng như chó ngáp phải ruồi là ông linh mục đỏ Nguyễn Thái Hợp. Xong một vở tuồng. Tấm màn nhung đã hạ xuống. Những gì còn lại trong đầu khán giả là bâng khuâng, lo lắng, đau đớn thương cảm lẫn thất vọng não nề về những vai tuồng và đạo diễn mà họ vừa chứng kiến trên sân khấu.
TGM Ngô Quang Kiệt


Đức TGM Ngô Quang Kiệt đi ngoại quốc chũa bệnh. Văn phòng tòa TGM Hànội loan báo như thế. Ngài đi ban đêm, âm thầm, lặng lẽ, đột ngột, hấp tấp, vội vàng, và bất ngờ y như một người bị ma đuổi. Nhưng là một vị giám mục của Chúa, ma quỉ nào đuổi được ngài. Hoặc chẳng khác nào như một con bệnh đã đến hồi thập tử nhất sinh, chỉ còn cách phải nhờ đến những nhà thương tốt nhất, các bác sĩ giỏi nhất ở ngoại quốc may ra mới cứu được mạng. Thế nhưng, trông ngài còn khỏe mạnh, dù có bệnh thì tình trạng đâu đã đến nỗi! Cách thức ra đi như thế Trời có lẽ không hiểu được, nhưng người phàm ai cũng đều hiểu cả. Đức cha Nguyễn Văn Nhơn mới vừa lên nắm quyền mà văn phòng của ông đã lập tức học được cách ăn nói chính trị đầy xảo quyệt của bọn VGCS: Đức TGM Ngô Quang Kiệt đi chữa bệnh. Bệnh gì mà phải tức tốc đi ngay trong đêm tối? Tây nó nói vậy mà đúng: tel maitre tel valet (thầy nào tớ nấy).

Cho đến nay thì người ta đã hiểu, kịch bản đã viết sẵn, các diễn viên chỉ cần ra sân khấu đóng trọn vai trò mình thủ diễn. TGM Ngô Quang Kiệt từ Roma trở về để bàn giao chức vụ. GM Nguyễn Văn Nhơn từ Đà Lạt ra thay thế. Chẳng có gì là bất ngờ cả. Đức cha Nhơn có quyền từ chối chức vụ được trao phó, nhưng trước một đồng đội bị sa cơ thất thế, trước những khó khăn chồng chất ông cảm được và đã nói ra, ông vẫn nhắm mắt chịu đấm ăn xôi. Chiếc áo mão hồng y ở trước mặt, ngay trong tầm với của bàn tay. Làm quan hay làm tông đồ của Chúa, ai không mơ ước được thăng quan tiến chức. Là con người cả mà. Hai tông đồ Jacôbê và Gioan chả xin Chúa cho ngồi hai bên tả hữu của Ngài trên Thiên Đàng là gì! Có bất ngờ là đối với đám quần chúng khán giả không được đọc kịch bản trước. Mọi người thất vọng. Đám con chiên càng thất vọng hơn. Họ thất vọng là phải, đơn giản bởi vì họ trông chờ ở TGM Ngô Quang Kiệt một vị cứu tinh, một lãnh tụ tranh đấu của họ, nhưng thực ra không phải.

Đức TGM Ngô Quang Kiệt từ khi còn là một linh mục làm thư ký tại tòa giám mục Long Xuyên cho tới khi làm tổng giám mục cai quản TGP thủ đô Hànội, phải nói là ngài lên như diều gặp gió, từ tháng 6-1999 đến tháng 2-2005, chưa đầy 6 năm trời. Người ta suy đoán, phải là người được lòng chế độ nên ngài mới thăng quan tiến chức nhanh như thế. Ở ngài người ta gặp được một vị chủ chăn bình dân, năng động, và đạo hạnh hơn là một lãnh tụ đấu tranh tháo vát và có sáng kiến. Trong 11 năm trời làm giám mục, rồi tổng giám mục, công xây dựng của ngài là ngôi thánh đường nhà thờ chánh tòa của giáo phận Lạng Sơn, không nguy nga tráng lệ, nhưng khá bề thế và hoa văn. Đức của ngài để lại là những khi ngài đến với những người cùng khổ nhất trong xã hội. Ngài xắn quần lội nước để tới thăm ủy lạo đồng bào Hànội bị lụt. Ãn tình của ngài đối với đàn chiên ngài coi sóc là ngài mạnh bạo nói lên tiếng nói của các con chiên bị áp bức và bị tước đoạt quyền sống. Ngài đã nói lên cho cả thế giới biết tại Đồng Chiêm, Xã Đoài, tại Thái Hà, tòa Khâm Sứ, thủ đô Hànội v.v. các con cái của Giáo Hội liên tục bị đàn áp. Chưa ở đâu có tự do tôn giáo trên đất nước VN.

Ngài đấu tranh cho công bằng và công lý thì có, nhưng thật ra, ngài không phải là một người chống tập đoàn VGCS. Đôi khi ngài đem đến cho VGCS một vài đáp ứng rất có lợi cho chúng. Thí dụ như việc ngài tháp tùng phái đoàn HY Phạm Minh Mẫn, GM Võ đức Minh, và Lm chính ủy Huỳnh công Minh sang Tầu thăm giáo hội quốc doanh Tầu nhưng lại phớt lờ Giáo Hội hầm trú tại đây. Việc này chỉ có lợi cho các đảng CS Tầu và VN, nhưng ngài vẫn cứ làm. Ngài không phải là một lãnh tụ chính trị mà chỉ là một nhà tu hành nặng nhiệt huyết, nên khi vụ tòa Khâm Sứ nổ ra lớn quá và có thể vuột ra khỏi tầm kiểm soát của mình, ngài đã phải nhờ đến đức HY Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, can thiệp bằng cách gởi văn thư kêu gọi giáo dân tự chế.

Người ta không biết rõ nguyên nhân tại sao TGM Ngô Quang Kiệt lại trở thành người bị VGCS ghét bỏ và nhất quyết phải loại trừ. Hai nguyên nhân sau đây có thể đáng tin cậy. Một là trong một khoảng khắc bực dọc vì bị o ép quá mức, ngài đã sỉ nhục danh dự của cả tập đoàn VGCS làm chúng phải mất mặt, tuy lời ngài là hoàn toàn đúng. Ngài nói trước mặt bọn thành ủy Hànội: Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam , đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ! Hai là, TGM Ngô Quang Kiệt được dân chúng quá mến mộ, ảnh hưởng của ngài càng ngày càng rộng lớn, cả trong lẫn ngoài nước. Đối với VGCS, ngài thực sự là một đe dọa rất lớn cho chế độ, nên cách tốt nhất là chúng phải đẩy ngài ra khỏi nước để trừ hậu hoạn. Dĩ nhiên thời buổi này chúng không dám giết ngài như ngày trước chúng đã giết đức TGM Nguyễn Kim Điền. Một phần vì VGCS nhất quyết phải đẩy ngài đi khỏi, một phần vì ngài cảm thấy việc đương đầu với VGCS là quá sức của ngài, điều mà chính ngài có lẽ cũng không muốn, nên ngài đã đệ đơn lên Tòa Thánh xin từ nhiệm. Tòa Thánh hiểu đều đó nên đã thỏa mãn đơn xin của ngài. Điều không thể hiểu nổi là tại sao Tòa Thánh lại đưa GM Nguyễn Văn Nhơn lên thay thế. Người kế vị này vốn bị mang tiếng là một tay quốc doanh hạng nặng, hơn nữa lại thua kém đức cha Kiệt về nhiều mặt.


TGM Nguyễn Văn Nhơn

Nhà viết lịch sử thiên nhiên người Ý (natural history) Pliny the Elder (23-79 AD), tên đầy đủ là Gaius Plinius Secundus, có viết về loài chim đà điểu như sau: “…they imagine, when they have thrust their head and neck into a bush, that the whole of their body is concealed”. Tạm dịch: khi chúng (chim đà điểu) chúi đầu và cổ của chúng vào một bụi rậm, thì chúng tưởng rằng cả cái thân mình của chúng được che kín. Từ đó người Mỹ đẻ thêm ra câu: hiding their head in sand, like an ostrich (chui đầu vào đống cát như một con đà điểu). Ý nói đà điểu là một loài chim rất ngu, khi bị săn bắt chỉ biết chui đầu vào cát để trốn.

Thế nhưng ngày nay các nhà koa học đã minh oan cho loài đà điểu rồi. Bộ óc của đà điểu tuy nhỏ hơn con mắt của chúng , nhưng không có nghĩa chúng là loài chim ngu đần. Thực tế, chúng rất thông minh. Các nhà khoa học không còn tin vào cái huyền thoại cho rằng đà điểu chúi đầu vào đống cát lúc gặp nguy hiểm, nhưng là chúng ngồi xuống, vươn cổ dài trên cát để chuẩn bị tấn công bằng đôi chân. Cú đá song phi của con đà điểu có thể làm bể xương, gẫy chân người như chơi.

Trở vê với đời sống thực tại của con người, ngày nay không thiếu gì những người vẫn còn mơ hồ bắt chước đà điểu trốn chạy sự thật bằng cách chui đầu vào cái ảo tưởng “đối thoại” thành công với VGCS. Ngưòi trốn chạy sự thật nổi tiếng nhất hiên nay tại VN là ông TGM Nguyễn Văn Nhơn. Một thí dụ cụ thể nhất là trong khi Nguyễn Tấn Dũng cho ông được mấy mẫu đất để xây Trung Tâm Mục Vụ thì nó lại cướp trắng cả khu Học Viện Giáo Hoàng của Giáo Hội. Người thiệt thòi vẫn là Giáo Hội VN. Đây là sự thật. Thí dụ thứ hai, ông là người lãnh đạo cao cấp nhất trong GH hoan nghênh sự ra đời của cái gọi là Pháp Lệnh Về Tự Do Tôn Giáo ngày 15-11-2005, và tin tưởng vào Pháp Lệnh này. Sự tư do của Pháp Lệnh như thế nào thì chúng ta phải nghe HY Phạm Minh Mẫn phát biểu: Nó còn giới hạn hơn rất nhiều so với Sắc Luật 234 ngày 14-6-1955 do Hồ Chí Minh ký và ban hành. Thà rằng giữ nguyên Sắc Luật 234 thì còn hơn. Đây là sự thật. Còn rất nhiều sự thật khác nữa xẩy ra trưóc mắt ngày GM Nguyễn Văn Nhơn ra Hàội nhậm chức. Tại nhà thờ chính tòa Hànội, trong buổi lễ chào đón TGM phó tân nhậm, GM Nguyễn Văn Nhơn tự giới thiệu mình chỉ là người cộng tác với đức TGM Ngô Quang Kiệt, trong khi ông biết rõ nhiệm vụ của ông ra Hànội là để thay thế đức cha Kiệt. Quang cảnh diễn ra trong buổi lễ này, những tấm biểu ngữ, những bức hình, những khuôn mặt đăm chiêu và lo lắng v.v. che dấu một sự thật rất hiện thực là người giáo dân yêu mến TGM Ngô Quang Kiệt và không hoan nghênh GM Nguyễn Văn Nhơn. Và cũng cái đó nói nói lên sự phân hóa trầm trọng trong hàng ngũ chủ chăn và con chiên. GM Nguyễn Văn Nhơn rõ ràng là cái công cụ VGCS sử dụng để phân hóa GH, thế mà ở bài giảng trong thánh lễ, ông lại kêu gọi mọi giáo dân sự hiệp nhất. Như thế có khác gì bọn VGCS xua quân xâm chiếm VNCH, gây ra bao nhiêu tang tóc cho người miền Nam, rồi sau đó chúng lại kêu gọi nhân dân miền Nam xóa bỏ hận thù, quên đi quá khứ để đoàn kết dân tộc! Tin tức còn cho biết chính TGM Nguyễn Văn Nhơn vào Ninh Bình gặp đức cha Ngô Quang Kiệt tại nhà dòng Châu Sơn. Để làm gì thì không ai biết, nhưng Đức cha Kiệt đã phải tức tốc về Hànội, và ngay trong đêm đó ngài rời VN. Có phải đã có một lệnh trục xuất khẩn cấp GM Ngô Quang Kiệt, và TGM Nguyễn Văn Nhơn là người tống đạt lệnh đó? Còn gì buồn và chua xót cho người tín hữu VN hơn, nếu đó là một sự thật! Không ai tin rằng chui đầu vào cái ảo tưởng “đối thoại”, TGM Nguyễn Văn Nhơn sẽ làm được cho người ta quên đi những sự thật trên đây.
Lm Nguyễn Thái Hợp
Việc đức cha Cao Đình Thuyên, giám mục giáo phận Vinh, bị bay chức và ông Lm đỏ lòm Nguyễn Thái Hợp lên thay nằm ngoài kịch bản, nhưng xẩy ra ngay vào lúc này mới thật là có ý nghĩa. Cả đến trang Web bén nhậy nhất hiện nay là NuVuongCongLy. com cũng không hay biết. Sự kiện này mới thật sự là bất ngờ. Chuyện còn bất ngờ hơn nữa là người ta thấy mầu sắc trên áo mặc của hai vị Tân, Cựu giám mục lại hoàn toàn đối chọi nhau: ông mặc mầu xanh, ông mặc mầu đỏ. Có thể nói là hầu hết những người công giáo VN bình thường không ai biết ông Lm Nguyễn Thái Hợp, trừ ra giới trí thức tại Saigon . Điểm cần nhấn mạnh là Nguyễn Thái Hợp là một linh mục bị ảnh hưởng khá nặng nề khuynh hướng thần học giải phóng từ khi ông sang dậy học tại Peru và lấy bằng tiến sĩ thần học (tất nhiên là giải phóng) tại Brazil . Năm 2003, Lm Nguyễn Thái Hợp trở về VN và ở Saigon . Tại đây, người ta nói ông điếu đóm HY Phạm Minh Mẫn khá chu đáo, và rất được lòng bọn VGCS. Sự được lòng này vượt qua giới hạn của sự trơ trẽn và lố bịch, gần đi đến bất lương, nên HY Mẫn đã phải stop bớt lại bằng lá thư của ngài sau đây gởi cho cha Hợp. Bạn đọc xem lá thư này rồi, người viết thấy khỏi cần phải viết gì thêm nữa về Lm Nguyễn Thái Hợp mà nay đã là giám mục rồi.


Kính gởi
LM Phaolô Nguyễn Thái Hợp
Câu Lạc Bộ Nguyễn Văn Bình

Cha Hợp thân mến,

Đọc bài . Xin Chỉ Cho của Luật sư Bích, tôi thấy thoáng qua có một kinh nghiệm cần phải học hỏi. Nhờ CLB. NVB nghiên cứu và đề xuất bài học chính xác và toàn vẹn.

1\. Năm 1954, trước Vatican II, GH.CG phía Bắc có thái độ cứng rắn, bất hợp tác với Nhà Nước Cộng sản, gia đình công giáo không gửi con em đến trường Nhà Nước.

2\. Năm 1975, sau Vatican II, GH.CG phía Nam có thái độ hợp tác, nhường quyền sử dụng trường, cô nhi viện, dưỡng lão viện và bệnh viện công giáo cho Nhà Nước đó, gia đình công giáo gửi con em đến trường Nhà Nước, mọi người đến bệnh viện Nhà Nước chữa bệnh...

3\. Sau 30 năm, tôi thấy báo chí thông tin kết quả của một cuộc điều tra xã hội: 30-40% học sinh Tiểu học nhiễm thói gian lận, lừa dối, 40-50% học sinh Trung học nhiễm thói đó, lên Đại học thì tỷ lệ là 50-60%. Trong một lần sinh hoạt với giáo chức công giáo, tôi hỏi tỷ lệ mà báo chí đưa ra có đúng không? Một giáo viên trả lời rằng thực tế thì còn hơn thế. Vậy trong trường đời ngày nay tỷ lệ ăn gian, nói dối, hàng giả, thuốc giả, học giả, là bao nhiêu?

4\. Trong tinh thần hợp tác, 16 dòng tu theo lời tôi kêu gọi gửi gần 100 thành viên tình nguyện đi phục vụ bệnh nhân SIDA tại Trung Tâm Trọng điểm mấy năm nay. Các vị lãnh đạo TP cho tôi biết lúc đầu chỉ có lối 20% trong số hơn 30.000 bạn trẻ cai nghiện trong lối 20 Trung Tâm là nhiễm HIV, sau những năm cai nghiện thì tỷ lệ nhiễm HIV là trên 60%, có vị nói là trên 80%.

5\. Báo chí cũng thông tin những ngành liên hệ với y tế thì toa rập nhau trấn lột bệnh nhân? Hình như các ngành, thay vì biến giai cấp vô sản thành người đầy tớ phục vụ nhân dân theo như lời Bác dạy, thì thực tế cho thấy là giai cấp vô sản biến nhân dân thành vô sản, và tự biến mình thành một giai cấp mới mà tôi nghe nhiều người gọi là tư sản đỏ. Ngày nay khi mà một viên chức Nhà Nước phải chia 1.000 tỷ đồng cho người vợ ly dị, thì không còn là tư sản nữa, mà phải gọi là tư bản hay đại gia đỏ. Lâu lâu rồi, tôi thấy báo chí tường thuật lời ông Tổng Bí Thư tuyên bố tham nhũng là quốc nạn. Có lẽ là quốc nạn cho người dân, chớ còn đối với nhiều đày tớ của nhân dân, đó là cơ hội tốt để trở thành đại gia đỏ.

6\. Hợp tác với cách quản lý giáo dục và y tế xem là bệnh hoạn như thế thì được gì, mất gì? Sự hợp tác đó có góp phần lành mạnh hoá nền giáo dục và y tế? Hay tạo điều kiện cho cơn bệnh thêm trầm trọng?

7\. CLB.NVB nghiên cứu xem coi thái độ bất hợp tác và thái độ hợp tác của Giáo Hội trong lịch sử 50 năm qua, mỗi thái độ có những lợi và hại nào, đối chiếu cái lợi và cái hại của hai thái độ, và đề xuất bài học thực hành cho mọi thành phần tôn giáo và xã hội biết cách nào góp phần vừa xây dựng đất nước vừa lành mạnh hoá đời sống dân tộc. Có được thế thì sự phát triển đất nước và con người mới vững bền.

Chân thành cám ơn cha Hợp và các thành viên Câu Lạc Bộ NVB.

Saigon, 22.7.2007
Gioan B. Phạm Minh Mẫn
Hồng Y Tổng Giám mục

Kết Luận

Việc Tòa Thánh bổ nhiệm các chức sắc mới tại Hànội và Vinh làm phần lớn tín hữu VN trong cũng như ngoài nước hết sức hoang mang và đau lòng. Giáo dân thật sự không hiểu nổi. Qua việc bổ nhiệm này, người dân VN có cảm tưởng rằng Toà Thánh đang dần dần từng bước trao Giáo Hội VN vào tay VGCS, chẳng khác gì trước đây người Mỹ trao VNCH cho VGCS qua chiêu bài Việt Nam hóa chiến tranh. Đặt ra câu hỏi là việc bổ nhiệm này, GH được cái gì. Câu trả lời dễ dàng trước mắt. Cái được thì chưa thấy, nhưng cái mất đi thì quả thật rất to lớn. Cho rằng chạy theo CS và o bế chúng, Giáo Hội sẽ thu phục được 3 triệu tên đảng viên CS, nhưng GH không thấy rằng mình sẽ mất đi sự gắn bó của hầu như tất cả 7 triệu con chiên hiện đã ở trong chuồng, và quan trọng hơn nữa là mất đi sự tin tưởng của cả một dân tộc. Kết quả thu lượm được liệu có cân xứng không?

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
vuphong
Posts: 2753
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Ðổ máu cho tự do dân chủThursday, May 20, 2010

Ngô Nhân Dụng
Nhiều người Thái Lan lại chết vì khát vọng dân chủ. Lần sau cùng dân Thái Lan đổ máu là trong những cuộc biểu tình năm 1992. Những người đã chết vì tự do dân chủ đó không chết uổng. Sau đó, đời sống chính trị đã thay đổi và đạt được nhiều tiến bộ. Một bản Hiến Pháp mới được ban hành. Nhiều định chế được thiết lập để kiểm soát chính quyền, ngăn chặn tham nhũng, không cho quân đội can thiệp vào việc chính trị như trước đó nữa. Từ 1992 đến năm 2006, Thái Lan là một quốc gia tự do dân chủ nhất Á Châu.

Năm 2006, quân đội lại đảo chính để lật đổ ông Thủ Tướng Thaksin Sinawatra, nhưng các tướng lãnh đã trao trả quyền hành cho các chính phủ dân sự. Những người ủng hộ ông Thaksin tiếp tục chống chính phủ, mặc dù chính ông ta đã lưu vong, và bị kết án về tội tham nhũng, lạm quyền. Hai phe chống và thân Thaksin thay phiên nhau biểu tình. Có lúc phe chống Thaksin mặc Áo Vàng chiếm phi trường, cho đến khi một thủ tướng thân Thaksin phải từ chức. Quốc gia từ từ rơi vào tình trạng hỗn loạn, cho tới những cuộc biểu tình Áo Ðỏ kéo dài trong 2 tháng qua, kết thúc vào sáng Thứ Năm, 20 Tháng Năm, 2010, khi quân đội bắn chết nhiều người và các lãnh tụ biểu tình chịu đầu hàng để tránh đổ máu thêm.

Những cuộc biểu tình năm 1992 quy tụ dân trung lưu thành phố, rất nhiều sinh viên, học sinh, đông đảo hơn năm nay và ôn hòa hơn. Có lúc 200 ngàn người đi biểu tình tiến tới trụ sở Quốc Hội. Khi bị quân đội ngăn không cho qua cầu, các thanh niên biểu tình chống lại bằng cách nổ xe gắn máy, quay ống phun khói về phía những người lính cầm súng đứng dàn hàng. Năm nay, số người biểu tình chỉ dưới 10 ngàn, đa số từ nông thôn miền Bắc và Ðông nước Thái Lan cùng với một số dân nghèo ở Bangkok; nhiều người có võ trang súng, lựu đạn, có lúc họ đã bắn cả vào những người lính cứu hỏa. Trong đám biểu tình cũng len lỏi nhiều phần tử bất hảo, lợi dụng để trộm cướp.

Tuy những cuộc biểu tình năm nay khác lần trước, nhưng ý nghĩa và hậu quả sẽ không kém quan trọng. Nhiều người dân Áo Ðỏ biểu tình vì bất mãn với chính quyền và họ có những quyền lợi chính đáng phải đòi hỏi, không khác gì năm 1992. Những người Thái đã chết trong những ngày qua sẽ được hậu thế ghi nhận là họ đã chết vì khát vọng tự do dân chủ. Các cuộc biểu tình còn tiếp tục ở các tỉnh, miền Ðông và Bắc Thái Lan cho thấy các khát vọng tự do dân chủ có thật. Nước Thái Lan sẽ phải thay đổi. Ðời sống chính trị sẽ phải cởi mở hơn, chế độ dân chủ cần tạo ra những thành quả cụ thể hơn đối với nhiều nông dân, những người đã bị bỏ quên trong những thập niên qua. Nhờ những người bị đổ máu mấy hôm nay, đa số nông dân sẽ được hưởng những quyền lợi mới về kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, y tế, mà trước đây dân thành thị đã phải tranh đấu cho họ.

Nhưng nói như vậy không phải để đổ hết tội lỗi cho chính phủ Thái Lan hiện nay. Họ chỉ làm những việc không thể tránh được; sử dụng quân đội khi không thể thỏa hiệp với những người biểu tình bạo động. Trong quá trình xây dựng Dân Chủ ở một quốc gia, tại những khúc quanh thường gây ra đổ máu, lịch sử các quốc gia tự do dân chủ phần lớn đều cho thấy như thế. Trên thế giới chỉ có nước Mỹ là sau khi chế độ dân chủ được thiết lập, không có một cuộc đảo chính nào xóa bỏ Hiến Pháp, thay bằng Hiến Pháp mới. Có lẽ vì dân Mỹ trong 200 năm qua được thừa hưởng một lục địa giàu tài nguyên. Các vụ tranh chấp quyền lợi ở Mỹ không gay go, nặng nề, như ở các nước mà dân số đông, phải sống chen chúc hàng ngàn năm, chia nhau những tài nguyên có giới hạn. Tuy vậy, ở nước Mỹ vẫn xảy ra một cuộc nội chiến đẫm máu vì những xung đột quyền lợi kinh tế.

Vậy nguyên nhân nào gây ra những biến cố gần đẫm máu ở Thái Lan trong thời gian qua?

Cựu Thủ Tướng Thaksin Sinawatra chịu trách nhiệm lớn nhất. Có thể tin lời tố cáo của chính phủ Thái rằng chính ông Thaksin đã thúc đẩy những người ủng hộ ông tổ chức biểu tình, chính một lãnh tụ biểu tình cho biết họ được ông ta tài trợ. Ông Thaksin lại ngăn cản không cho các người điều khiển cuộc biểu tình Áo Ðỏ thỏa hiệp sau khi Thủ Tướng Abhisit Vejjajiva đã đồng ý sẽ giải tán Quốc Hội và bầu cử lại vào Tháng Mười Một năm nay.

Nhưng ông Thaksin không phải là nguyên nhân duy nhất khiến cho nhiều người dân Thái đi xa hàng ngàn cây số về thủ đô biểu tình đòi chính phủ từ chức. Người dân vùng Ðông Bắc có nhiều lý do đích thực khi ủng hộ ông Thaksin. Bởi vì từ nhiều thập niên qua, nông dân đã bị giới lãnh đạo chính trị trong nước bỏ quên. Nhiều người Áo Ðỏ biểu tình cũng công nhận ông Thaksin có tham nhũng, lạm quyền, khi làm thủ tướng. Nhưng chính ông ta, một chính trị gia xuất thân từ miền Bắc Thái Lan, đã là vị thủ tướng đầu tiên đem lại những lợi ích thiết thực cho nông dân. Ông đã mở rộng hệ thống bảo hiểm y tế cho toàn thể dân chúng, lần đầu tiên các nông dân chỉ phải trả mấy đô la Mỹ cũng được khám bệnh. Ông cũng tổ chức mạng lưới tín dụng nhỏ, cho nông dân được vay vốn ngân hàng, do chính phủ cung cấp. Ðó là những thứ “xa xỉ” mà trước đó chỉ dân thành phố được hưởng.

Có thể nói ông Thaksin đã “đánh thức” nông dân Thái Lan dậy, để họ thấy có quyền được hưởng những thành quả của chế độ dân chủ và sự phát triển kinh tế của nước Thái Lan. Nếu không có ông, chắc nông dân Thái Lan phải chờ nhiều năm để nuôi ý thức về các quyền lợi của họ. Sau khi ông ta bị lật đổ, các chính phủ sau đều tiếp tục các chính sách đó, nhưng người dân nông thôn đã coi Thaksin là người hùng của họ, và họ thấy những lợi ích ông ta mang lại quan trọng hơn là những mánh khoé làm giầu mang lại cho gia đình ông hàng tỷ Mỹ kim trong thời gian ông nắm quyền. Các chính trị gia khác có thể trong sạch hơn, nhưng không làm được như ông Thaksin.

Ông Thaksin là người được hưởng những thành quả của các cuộc tranh đấu đòi dân chủ trước kia, đặc biệt là những cuộc biểu tình năm 1992 và năm 1997, đưa tới các bản Hiến Pháp mới. Chính nhờ xã hội trở thành dân chủ hơn mà ông Thaksin leo lên được ghế thủ tướng. Nhưng các cuộc tranh đấu trước, nhiều lần cũng đổ máu, chỉ mang lại lợi ích cho dân thành phố, nơi người ta có trình độ học vấn cao và được thông tin đầy đủ hơn vùng thôn quê. Một lớp trung lưu thành hình ở thủ đô và các tỉnh, họ tranh đấu thiết lập và bảo vệ các định chế dân chủ nhưng họ không quan tâm đến việc chia sẻ các thành quả của quá trình dân chủ hóa đó cũng như sự tiến bộ về kinh tế với các đồng bào của họ ở các vùng thôn quê xa xôi. Thaksin đã sử dụng các định chế chính trị và kinh tế mà chế độ dân chủ thiết lập để mang lại những ích lợi mới cho nông dân; đó là điều mà các chính phủ Thái Lan trước kia không làm.

Cho nên, không thể nói các cuộc biểu tình Áo Ðỏ gần đây chỉ do một cá nhân ông Thaksin Sinawatra gây ra. Vì vậy, muốn tránh những cuộc biểu tình khác diễn ra tại các thành phố lớn ở Thái Lan, nhất là vùng phía Bắc và phía Ðông, để tránh không rơi vào một cuộc nội chiến, thì chính phủ Thái Lan phải tìm các giải đáp chính trị để yên lòng những người đang bất mãn

Từ trước đến nay, mỗi khi nước Thái Lan có biến loạn thì người ta lại trông vào Vua Bhumibol Adulyadej ra tay can thiệp. Năm 1992, sau khi người biểu tình bị bắn chết, Vua Thái Lan đã lên tiếng chỉ trích cả các lãnh tụ biểu tình và chính phủ quân nhân. Họ đều nhận lỗi, và các tướng lãnh từ chức, một chính phủ dân sự ra đời, tổ chức bầu cử và soạn một bản Hiến Pháp mới. Vua Thái Lan được mọi người kính trọng, cho nên dù theo Hiến Pháp ông đứng ngoài chính trị nhưng vẫn có một địa vị rất quan trọng.

Nhưng năm nay, Ðức Vua Bhumibol đã 82 tuổi và nằm bệnh viện từ nhiều tháng qua. Ðiều khó khăn nhất cho ông năm nay là chính những người thân cận của ông lại ra mặt chống Cựu Thủ Tướng Thaksin từ lâu. Những cuộc biểu tình chống Thaksin trước đây đều mặc Áo Vàng, mầu của hoàng gia, và được mặc nhiên công nhận.

Chính vai trò của vị vua quá mạnh, trong một chế độ quân chủ lập hiến, là một nhược điểm của hệ thống chính trị tại Thái Lan. Người ta không thể đổ lỗi ở nhà vua, ngược lại, chính ông đã sử dụng vai trò đó để giúp nước nhiều lần khi cần giải quyết các xung đột chính trị phe đảng. Nhưng một quốc gia dân chủ không thể để cho một cá nhân (ông vua) hay một định chế (hoàng gia) đóng vai trò quan trọng vượt lên trên các định chế khác như vậy. Ðó không phải là một hiện tượng lành mạnh. Nhất là trong thời gian này, khi hoàng gia còn đang lo vấn đề kế vị nhà vua. Con đường thoát của Thái Lan hiện nay nằm trong tay các nhà chính trị. Nếu họ biết bày tỏ thái độ hòa giải đối với những người chống đối, và tìm được các biện pháp cụ thể, thì nước Thái Lan sẽ thoát nạn.

Thái Lan phải có một bản Hiến Pháp mới, Hiến Pháp thứ 18 kể từ năm 1932 khi thành lập chế độ quân chủ lập hiến. Trong Hiến Pháp đó phải củng cố vai trò của các định chế do pháp luật quy định, và hợp lý hóa vai trò của nhà vua trong đời sống chính trị.

Nhưng dù Hiến Pháp được soạn thảo ra sao, chế độ dân chủ ở Thái Lan sắp bước qua một quãng đường mới. Chế độ dân chủ không thể chỉ quan tâm đến hình thức mà phải thể hiện qua các chương trình cụ thể của người cầm quyền, để mọi người dân được tham dự. Chính sách quốc gia phải tạo bình đẳng về cơ hội cho toàn dân và mang lại những lợi ích tốt nhất cho những người yếu kém nhất trong xã hội.

Ðược như vậy, thì những người dân đã chết trong những cuộc biểu tình vừa qua không chết uổng. Người ta không thể chờ sống tự do dân chủ như nằm chờ sung rụng. Muốn hưởng các thành quả chế độ dân chủ mọi người phải tranh đấu.
thienthanh
Posts: 3391
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Việt Nam gia tăng hiện đại hoá quân sự
& Việt Nam sắm thêm vũ khí, Biển Đông sẽ ra sao?


Ngọc Trân, thông tín viên RFA
Liên quan tới việc mua sắm vũ khí của Việt Nam trong thời gian gần đây, giới quan sát cho rằng Việt Nam đang hiện đại hoá quân sự để đối phó với việc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Để tìm hiểu thêm Việt Nam đã mua sắm các loại vũ khí nào trong thời gian qua, ý kiến của các chuyên gia và các nước láng giềng liên quan đến vấn đề này ra sao, cũng như việc mua sắm vũ khí đó liệu có giúp gì cho Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông hay không, Ngọc Trân điểm qua các sự kiện có liên quan.
Chiến đấu cơ của Nga

Trước các diễn biến càng ngày càng phức tạp ở biển Đông, Việt Nam đã và đang thực hiện các hợp đồng mua sắm vũ khí và thiết bị quân sự của một số nước trên thế giới.

Đầu năm 2009, Việt Nam ký hợp đồng với Cục Xuất khẩu Vũ khí Nga, mua 8 chiến đấu cơ hiện đại loại SU 30-MK2 (MKK: Mnogofunktzionniy Kommercheskiy Kitayski - Multifunctional Commercial for China - Máy bay chiến đấu đa năng thương mại cho Trung Quốc). Đầu năm nay, Việt Nam đặt mua tiếp 12 chiến đấu cơ loại này, trị giá hơn 500 triệu đô la. Đây là loại máy báy quân sự do công ty hàng không Sukhoi của Nga sản xuất và đưa vào hoạt động kể từ năm 2000.

SU 30-MK2 là loại máy bay chiến đấu đa chức năng, vừa có khả năng dò tìm, tuần tra và bảo vệ, vừa có khả năng tấn công và tiêu diệt các mục tiêu của đối phương trên không, trên bộ và trên biển. Ngoài ra, máy bay này còn có thể tiêu diệt các trạm tên lứa phòng không và làm tê liệt các hoạt động của đối phương từ trên không.

Máy bay chiến đấu này có hai chỗ ngồi, được trang bị một hệ thống điều khiển hoả lực và hệ thống ngắm mục tiêu gắn trên mũ bay, giúp phi công phát hiện mục tiêu trên không, trên biển và trên bộ, cũng như tiêu diệt các mục tiêu đó trong mọi điều kiện về thời tiết và thời gian.

Mua tàu ngầm hiện đại

Ngoài việc mua chiến đấu cơ của Nga, Việt Nam cũng đã ký hợp đồng mua tàu ngầm của nước này. Cuối tháng 4 năm ngoái, Việt Nam đã đặt mua 6 tầu ngầm loại kilo 636, trị giá khoảng 1,8 tỷ đô la, hợp đồng được cho là chiếm toàn bộ ngân sách quốc phòng của Việt Nam trong năm 2009. Với sáu chiếc tàu ngầm này, Việt Nam sẽ sở hữu nhiều tàu ngầm hiện đại nhất trong khu vực, chỉ đứng sau Trung Quốc.

Đây là loại tàu ngầm chạy bằng dầu diesel trên mặt nước và chạy bằng điện khi lặn dưới nước. Tàu ngầm này được sử dụng với mục đích chống tàu chiến và tàu ngầm của đối phương, nó có khả năng vận hành rất êm vì khả năng "tàng hình" của nó, nên được Hải quân Hoa Kỳ gọi là "Hố Đen" (Black Holes).
Tàu ngầm kilo 636 nặng khoảng 2.300 tấn, được trang bị 8 tên lửa phòng không, cùng 18 quả ngư lôi, với thủy thủ đoàn tối đa là 52 người. Tàu ngầm này có thể lặn dưới nước ở độ sâu tối đa 300 m, và độ sâu tác chiến từ 240 - 250m, khi ở dưới nước, nó có thể di chuyển với vận tốc nhanh nhất là 40 km/ giờ và nó có thể đi trên biển khoảng 45 ngày mà không cần tiếp nhiên liệu.

Ngoài các trang thiết bị hiện đại khác, tàu ngầm này còn được trang bị một loại sonar giúp phát hiện sóng âm, mà tàu nổi cũng như các loại tàu ngầm khác phát ra ở khoảng cách rất xa. Do đó, tàu ngầm này có khả năng tránh được radar dò tìm, cũng như khả năng phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm và tàu chiến của đối phương trên mặt biển.

Thủy phi cơ của Canada

Ngoài các hợp đồng mua tàu ngầm và chiến đấu cơ kể trên, Việt Nam còn mua thuỷ phi cơ của Canada. Công ty Viking Air của Canada vừa đưa tin, đã ký hợp đồng bán cho Việt Nam sáu chiếc thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400, trị giá mỗi chiếc là 5 triệu đô la Canada. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đặt mua phi cơ do phương Tây sản xuất.

Loại phi cơ này dành cho phi hành đoàn không quá 2 người và có thể chở 19 hành khách, tốc độ bay tối đa khoảng 340 km/giờ và có thể bay ở độ cao khoảng 1.700 km. Phi cơ này vừa đáp được cả trên bộ lẫn dưới nước, thích hợp cho những nước mới bắt đầu sử dụng máy bay hải quân như Việt Nam, trong vai trò tuần tra trên biển.

Phi cơ này được thiết kế để phục vụ các hoạt động trên biển như: vận chuyển, tiếp liệu, tuần tra trên biển, tìm kiếm và cứu hộ, và sẽ trở thành lực lượng không quân đầu tiên của hải quân Việt Nam.

Ba trong số 6 phi cơ kể trên là loại "Guardian 400", đây là model mới nhất, vừa được hãng Viking Air đưa ra thị trường giữa năm 2009. Theo Viking, máy bay loại "Guardian 400" là máy bay hiệu quả nhất cho hoạt động tuần tra, bảo vệ an ninh trên biển cũng như thực hiện các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ trong thế kỷ này.
Sáu chiếc phi cơ trên, dự kiến sẽ được giao cho Việt Nam trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2014 và Công ty Pacific Sky Aviation, thuộc tập đoàn Viking Air, sẽ chịu trách nhiệm đào tạo kỹ thuật và huấn luyện bay cho phi công Việt Nam.

Và tên lửa đạn đạo của Israel

Một hoạt động mới nhất liên quan đến việc mua sắm vũ khí của Việt Nam là đầu tuần qua, Việt Nam đàm phán với Israel để mua một hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) của nước này.

Loại tên lửa này đã từng được Israel giới thiệu hồi năm 2005, trong một cuộc triển lãm vũ khí phòng không tại Paris. Tên lửa này có mang một đầu đạn nặng khoảng 125 kg, tầm bắn khoảng 150 km và được cho là khá chính xác. Tên lửa này có thể đặt trên mặt đất hoặc di chuyển bằng xe vận tải, được sử dụng để chống tàu chiến và được xem như một phương thức hữu hiệu trong việc tăng cường hoả lực cho lực lượng phòng vệ của hải quân.

Báo Straits Times cho biết, Việt Nam mua loại tên lửa này nhằm hiện đại hoá quân sự và tăng cường khả năng phòng thủ, để bảo vệ chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.

Ngoài các thoả thuận mua vũ khí nói trên, Việt Nam còn muốn mua máy bay quốc phòng của Pháp. Giữa tháng 12 năm ngoái, trong chuyến viếng thăm ba ngày, tướng Phùng Quang Thanh, Bộ Trưởng Quốc phòng Việt Nam đã yêu cầu Pháp cung cấp cho Việt Nam “trực thăng và máy bay vận tải”.

Trước khi tới Pháp, Tướng Phùng Quang Thanh cũng đã ghé thăm Hoa Kỳ và cho biết, Việt Nam muốn Hoa Kỳ giảm bớt các hạn chế về việc bán các mặt hàng quân sự cho Việt Nam. Các quan chức cao cấp quốc phòng Hoa Kỳ nói rằng, Mỹ sẽ cân nhắc việc bán vũ khí phi hủy diệt cho Việt Nam, khi quan hệ an ninh song phương giữa hai nước phát triển tốt hơn.

Trên đây là các hoạt động mua sắm vũ khí nhằm mục đích hiện đại hoá quân sự của Việt Nam trong thời gian gần đây. Trong bài tới, mời quý vị xem các ý kiến liên quan đến vấn đề này, cũng như việc mua sắm vũ khí đó, giúp gì cho Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông.


Báo chí nước ngoài nói gì?

Liên quan tới việc mua sắm vũ khí của Việt Nam, báo Bangkok Post của Thái Lan, số ra ngày 21 tháng 12 năm ngoái, có tựa đề “Hãy cân nhắc việc gia tăng vũ trang này” (Rethink This Arms Buildup). Bài báo cho rằng, việc mua sắm vũ khí của Việt Nam sẽ không có lợi cho các nước trong vùng vì có khả năng “gia tăng căng thẳng trong khu vực và tái khởi động một cuộc chạy đua vũ trang hơn là thúc đẩy hòa bình”.

Bài báo nhấn mạnh, Việt Nam bỏ ra hàng tỷ đô la mua tàu ngầm loại kilo và chiến đấu cơ Su-30, là điều làm cho các nước trong khu vực lo ngại, vì chiến đấu cơ mà Việt Nam mua là quá hiện đại so với không lực của các nước khác trong khu vực, và việc mua tàu ngầm “mang lại cho Việt Nam loại vũ khí mà các đối tác của Hà Nội trong khối Asean không hề có”.

Bài báo đưa ra khuyến cáo cho lãnh đạo Asean, nên thảo luận trực tiếp với Việt Nam về việc gia tăng vũ trang này, và rằng "không có lý do gì để Việt Nam bắt đầu một chương trình tái vũ trang". Việt Nam cần nghĩ lại kế hoạch "tái khởi động cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực Đông Nam Á. Nếu không, Việt Nam cần công khai toàn bộ các chi tiết của các hợp đồng mua vũ khí và giải thích rõ lý do".

Đầu năm nay, báo Straits Times của Singapore cũng có bài viết liên quan đến việc mua vũ khí của Việt Nam. Bài báo cho rằng, Việt Nam mua sắm vũ khí ồ ạt trong thời gian qua là quá nhiều và quá sớm, do Việt Nam bị hạn chế trong việc phối hợp các loại vũ khí trong không gian hai, ba chiều. Điều quan trọng mà Việt Nam cần làm là học cách phối hợp các loại vũ khí hoạt động với nhau, cũng như học cách duy trì và bảo dưỡng để các loại vũ khí này phát huy hết khả năng chiến đấu.

Ý kiến chuyên gia quốc phòng

Liên quan tới việc mua vũ khí và hiện đại hóa quân sự, trả lời phóng vấn đài Á châu Tự do, GS Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, cho biết: “Thứ nhất là chi phí, tiếp đến là sự cân bằng. Bằng cách mua trực thăng của Pháp mà vẫn còn các máy bay từ thời Xô Viết, hay cố gắng lấy các phụ tùng thay thế cho các máy bay Mỹ mà Việt nam có được từ thời chiến tranh, có thể tạo nên một rắc rối khủng khiếp về hậu cần cho quân đội Việt Nam. Việt nam không thể trộn lẫn mọi thứ với nhau bằng cách mua mỗi nơi một ít vì nó sẽ tạo nên khó khăn lâu dài.
Việc bảo vệ chủ quyền biển tất nhiên là ưu tiên hàng đầu, rồi bảo vệ biên giới. Thế nhưng trong tất cả những rủi ro thì Việt Nam phải tính đến, trong khi lên kế hoạch đưa vào một thế hệ thiết bị mới cho một thập kỷ tới hoặc lâu hơn nữa, thì đâu là những rủi ro chính trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là một điều khó khăn cho người lên kế hoạch. Việt nam phải cân nhắc việc các vũ khí có phù hợp với nhau không, rồi kể cả khi có vũ khí rồi thì làm thế nào để phối hợp nó trong cả một tổng thể để giúp quân đội hoạt động hiệu quả”.

Khi được hỏi đến những rủi ro và thách thức đi kèm, liên quan đến việc mua sắm vũ khí của Việt Nam, GS Carlyle Thayer nói: “Rủi ro đầu tiên là vấn đề chi phí. Sách trắng của Việt nam vừa công bố với các số liệu quốc phòng cho thấy không cách nào mà có thể dùng toàn bộ ngân sách năm ngoái để mua 6 tàu ngầm. Mà 6 tàu ngầm này chưa bao gồm cả việc huấn luyện, trang bị hạ tầng. Vì vậy tăng trưởng kinh tế của Việt nam cần phải rất cao để có tiền chi tiêu quốc phòng. Đây là một trò mèo vờn chuột.

Rủi ro thứ hai nữa là vấn đề vũ khí không tương thích với nhau. Họ mua tàu ngầm ở đây, nhưng họ không biết làm thế nào để phối hợp nó với các vũ khí khác và như thế thì tốn kém. Rồi còn vấn đề về chỉ huy điều khiển. Trong tình huống có xung đột, liệu Việt Nam có thể bảo đảm tất cả các lực lượng quân đội được sử dụng một cách hợp lý, và tránh việc người điều khiển sử dụng vũ khí vào kẻ thù hoặc ví dụ là Trung quốc hay bất cứ nước nào khác, khi họ cảm thấy bị nguy hiểm, thay vì tuân theo lệnh một cách nghiêm ngặt. Vì thế chi phí, rồi việc phối hợp các vũ khí với nhau và có được sự chỉ huy điều khiển đúng, đều là những vấn đề mà Việt Nam phải đối mặt khi hiện đại hóa quân đội”.

Biển Đông vẫn…dậy sóng

Ngay sau khi các tin tức đầu tiên về mua sắm vũ khí đưa ra, dư luận trong và ngoài nước rất phấn khởi, cho rằng Việt Nam mua tàu ngầm và chiến đấu cơ để đối phó với mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Thế nhưng, quan sát tình hình trên Biển Đông, vẫn không thấy có gì là sáng sủa.
Từ đó đến nay, Trung Quốc vẫn thường xuyên tập trận trong khu vực, ngang nhiên đưa các tàu ngư chính đến tuần tra trên vùng biển Việt Nam, bất chấp những lời phản đối.

Không những thế, ngư dân Việt Nam liên tục bị bắt bớ, đánh đập và hành hạ, trong khi đánh cá trên vùng biển nước ta mà Trung Quốc tự cho là cái ao nhà của họ. Các hành động này của Trung Quốc đi ngược lại cách ứng xử văn minh của một nước lớn, mà mới đây, đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố đã so sánh hành động của "một bộ phận quan chức Trung Quốc khi bắt giữ tàu và đòi tiền chuộc" với hành động của “hải tặc Somali”.

Theo tin từ đài này, trong vòng một năm, từ năm đầu năm 2009 đến đầu năm nay, Trung Quốc đã bắt 36 tàu đánh cá với 473 ngư dân Việt Nam, tịch thu hết tàu thuyền, ngư cụ, hải sản của ngư dân, riêng ngư dân thì bị giữ lại để đòi tiền chuộc từ thân nhân của họ. Tin từ đài này cho biết, Trung Quốc đã “không từ thủ đoạn hèn mạt nào” kể cả việc “gắp lửa bỏ tay người” như, đem chất nổ xuống tàu đánh cá Việt Nam để quay phim, chụp ảnh, buộc ngư dân Việt Nam phải ký tên vào biên bản có mang theo vũ khí.

Thêm một hành động mới xảy ra trong khu vực, ngày 29 tháng 4, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. Lệnh này cấm tất cả các ngư dân trong khu vực không được đánh bắt cá kể từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 1 tháng 8 năm nay.

Đây là lần thứ hai trong hai năm qua, Trung Quốc ban hành lệnh cấm bắt đánh cả trên lãnh hải Việt Nam. Theo ông Chu Tiến Vĩnh, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cho biết, từ năm 1995, Trung Quốc bắt đầu đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông trong khoảng thời gian nêu trên, với mục đích bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Thế nhưng, từ năm 2009, Trung Quốc bắt đầu mở rộng việc áp dụng lệnh cấm này ra cả những vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Một diễn biến mới nhất trên biển Đông, sáng ngày 8 tháng 5, hai tàu Hải quân Việt Nam, HQ 261 và HQ 263, đã tham gia diễn tập với hai tàu 754 và 756 thuộc Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc. Ngoài ra, bốn tàu kể trên đã cùng nhau tuần tra liên hợp trên một chặng đường dài hơn 280 hải lý từ cửa vịnh Bắc Bộ. Theo Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cho biết: “Các chuyến tuần tra liên hợp giữa hải quân hai nước đã thể hiện tinh thần láng giềng hữu nghị, góp phần tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.”

Như vậy, việc mua sắm vũ khí trong thời gian qua, mà nhiều người cho rằng để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, có thật sự như thế hay không? Vẫn chưa có câu trả lời chính xác.
thienthanh
Posts: 3391
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Hoà Hợp - Hòa Giải? Không Bao Giờ! Nếu...
Tác giả: Tô Hải


Nhân ngày 30 tháng tư thứ 35 đến, tớ nằm đọc cả trăm bài viết rất chi là chân
thành của nhiều nhà chính trị, trí thức, văn nghệ sỹ, nhà báo của "phe thắng",
đề xuất với "phe thua"... Tớ cũng chẳng còn muốn nhắc lại những lời nói hay ho
và rất... "chính trị" của ông Trần văn Trà là "Người Việt nam không có ai thắng,
ai thua. Chỉ có Đế Quốc Mỹ là thua", (được ông Nguyễn Thành Tài, phó chủ tịch
UBND t/p HCM thận trọng nhắc lại nguyên xi vế một, nhưng bỏ vế hai, trên HTV tối
qua).


Tớ chỉ thương cho mấy hạt muối bỏ biển (ý của thi-nhạc sỹ N.T.T) đã không nói
hết được những gì là gan ruột của mình về giấc mơ hòa hợp không bao giờ thanh
hiện thực,.... mà khăng định rứt khoát về 4 cái chữ hòa giải- hòa hợp như sau:
KHÔNG! KHÔNG BAO GIỜ CHUYỆN ĐÓ TRỞ THÀNH HIỆN THỰC! NẾU... Lý do:

- Làm sao có thể hòa giải-hòa hợp với hàng vạn gia đình, con cháu họ khi cha ông
họ bị cướp sạch ruộng đất, nhà cửa, bị đấu tố rồi giết hại bằng đủ kiểu dã man
như thời Trung Cổ bởi những Đoàn, Đội Cải cách ruộng đất cơ chứ?

- Làm sao có thể hòa giải với cả triệu người vì quá sợ cải cách mà bỏ cả quê
hương bản quán mồ mả cha ông, mà bồng bế nhau chay vô Nam ? rồi còn bị người ta
tuyên truyền là bị "cưỡng ép, theo Chúa vào Nam"? (trong đó có toàn bộ gia đình,
bố, mẹ, anh em, họ hàng tớ, không ai theo Đạo Công Giáo cả!)

- Làm sao có thể hòa giải với hàng triệu gia đình, sau chiến thắng Điện Biên,
phải bỏ hết của cải, nhà cửa , xưởng máy "di cư" vô Nam để tìm tự do. Những
người ở lại, thì mất hết sau các đợt cải tạo tư sản, cải tạo nhà đất, bị tịch
thu từ cái máy may đến cửa hàng không quá 3 mét ở các phố hàng Đào, hàng Ngang,
hàng Trống... và nhiều nhà hơi cao, cửa hơi rộng cũng bị tịch thu hoặc bố trí
cho thành phần cốt cán vào ở cho đến nay cũng "cấm đòi lại!". (Giới văn nghệ
cũng có hàng trăm người hoặc mất béng nhà cửa, hoặc "chiếm đóng" tọa hưởng kỳ
thành trong nhà người khác cho tới hôm nay). Cứ hỏi xem vợ NSND Đặng nhật Minh
xem vợ ông, pianist Phương Nghi, có cái nhà to đùng ở phố hàng Chuối bị trưng
thu làm trụ sở Hội L H P N V N nay đã đòi được hay chưa? Hỏi hàng vạn người bị
kiểm tra hành chính (sau 75) chỉ vì có nhà cao hơn 2 tầng (!?) nên bị tịch thu
chỉ bằng một "lệnh mồm" xem có ai được xin lỗi và trả lại cùng với tủ lạnh, tivi
có sẵn trong nhà, mà người ta khuân từ vùng mới "giải phóng" ra , chứ chẳng
chiếm đoạt, bóc lột của ai xem. Có ai đuợc trả lại chưa? Tớ tin là chưa vì tớ có
ông anh họ, Tô Ninh, chẳng phải tư sản, chẳng phải địa chủ mà còn là cựu chiến
binh -cựu nhà báo nữa cũng bị "đánh" một cách bất hợp pháp như thế, đến nay gần
chết vẫn... chưa được trả lại ngôi nhà Hàng Bông Nhuộm! Làm sao hòa giải với ông
ấy chứ?

- Làm sao hòa giải với con cháu những người văn nghệ sỹ, trí thức bị đi tù không
án, không thời hạn, thậm chí ra tù cũng chết dần chết mòn cả thể xác lẫn sự
nghiệp, dù hôm nay có đền bù một cái giải thưởng này nọ kèm theo tí tiền còm
nhưng không một lời xin lỗi!! Tớ không tin con cái, cháu chắt họ thôi căm thù
đâu!

- Làm sao có thể hòa giải với hàng triệu gia đình có cha, ông là sỹ quan phía
"bên kia" bị đánh lừa bằng những lời hứa hẹn kiểu ông Trần văn Trà "Người Việt
Nam không ai thắng ai thua, Chỉ có Đế Quốc Mỹ là thua thôi!", đã hồ hởi (?) đi
"học tập mang theo lương thực 10- 20" ngày để rồi bị đi mút mùa ở các trại cải
tạo nơi rừng sâu nước độc, để ở nhà vợ con bị xua đi kinh tế mới... và không ít
người đã mất xác cho đến nay, bao gia đình vẫn phải về tìm hài cốt ở những nơi
chồng, cha họ đã từng bị "học tập", dưới danh nghĩa "khúc ruột ngàn dặm" một
cách đắng cay và mai mỉa...

- Làm sao có thể hòa giải-hòa hợp với những người phải bỏ nước ra đi, sống ở quê
người, những người bị làm mồi cho cá mập đại dương, cho lũ cướp biển, bỏ lại tất
cả của cải, nhà cửa, xe cộ cho mấy ông cán bộ lấy làm chiến lợi phẩm ? Cho đến
tận hôm nay, mỗi lần về "du lịch thăm quê" nhìn ngôi nhà mình, cửa hàng mình,
xưởng máy mình nay đã trở thành "của riêng" của mấy ông cán bộ cs đang làm chủ
hợp pháp có đầy đủ giấy đỏ, giấy hồng mà chỉ dám đi qua mà chửi đổng? (Riêng
giới văn nghệ sỹ, cho tới hôm nay cũng được làm chủ ít nhất cả trăm villa của
những "kẻ thua phải bỏ chay", có vị do "bán đi kiếm cái nhà ngoại ô" nay đã có
trong tay cả mấy ngàn cây vàng. Các vị này muốn hòa giải bằng cách trả lại cho
các khổ chủ hợp pháp của các tài sản kia để tiến tới hòa giải-hòa hợp không?
Chắc chắn là KHÔNG !

Và còn hàng ngàn, hàng vạn thứ chủ trương, hành động gây thù, gây oán ngàn đời
không rửa sạch, xảy ra suốt hơn 60 năm tớ sống và làm việc trong "kinh hoàng và
sợ hãi thường trực" nữa... Cho nên tớ mới nghĩ rằng:

CHỈ KHI NÀO, NHỮNG KẺ GÂY NÊN THÙ HẬN NHÌN RA LÀ MÌNH CÓ TỘI THÌ MAY RA SỰ HẬN
THÙ MỚI ĐƯỢC DẦN DẦN ĐƯỢC NGUÔI NGOAI. (Tớ xin phép nhấn mạnh hai chữ "dần dần"
chứ không thể là ngày một ngày hai).

Cụ thể giấc mơ của tớ là: Có một ngày nào đó nước ta có một vài ông to dám nói
ra những gì các ông Goóc-Ba-Chốp, En-Xin, Putin và gần đây cả Medvedev nữa ĐÃ
NÓI VÀ LÀM thì chẳng cần hô hào, mọi người sẽ lại gần nhau để tìm ra cách hòa
hợp hòa giải... Bằng không thì... không bao giờ có, với cái kiểu CHO PHÉP ĐƯỢC
HÒA GIẢI cả!

Tớ cũng mong ước các vị nào đó có vai trò nặng kí trong "Đảng- Chính- Phủ" hãy
tuyên bố đột phá (như Khơ-rút-xốp ở Đai Hội XX ấy)

"ĐẢNG của chúng tôi đã hoàn thành xuất sắc nhệm vụ giải phóng dân tộc, nay trước
nhiệm vụ xây dựng đất nước, đưa cuộc cách mạng kinh tế, khoa học, xã hội và nhân
văn lên tầm cao mới, chúng tôi thấy không đủ tài năng và trí tuệ. Vậy xin nhường
quyền lãnh đạo đất nước cho mọi nhân tài không phân biệt chính kiến, tôn giáo,
đảng phái... ra lãnh đạo đất nước bằng một cuộc tuyển cử thật sự công bằng, văn
minh"..

Chỉ lúc ấy,mọi giấc mơ về hòa giải-hòa hợp mới thực sự bắt đầu. Bằng không thì
đúng như anh Nguyễn Trọng Tạo, "Làm sao để không còn 30 tháng 4" CHỈ LÀ NHỮNG
HẠT MUỐI BỎ BỂ MÀ THÔI!
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »

NHÌN SANG NƯỚC LÁNG GIỀNG THÁI LAN MÀ TỦI NHỤC CHO ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM.


Tiến Sĩ LÊ HIỂN DƯƠNG,

Image
Hiệu Trưởng Đại Học Đồng Tháp

Trong những ngày qua nhân dân Thái Lan xuống đường biểu tình đòi hỏi chính phủ của Thủ Tướng Abhisit của Thái lan phải giải tán và tiến hành bầu cử sớm, để bầu ra một Quốc Hội, một chính phủ thực sự của dân nghèo, do dân nghèo và vì dân nghèo nông thôn, bởi theo LiênMinh Chống Độc Tài tại Thái Lan tức là phe áo đỏ, thì chính phủ hiện thời của Thủ Tướng Abhisit là chính phủ của giai cấp thượng lưu trong xã hội, và vì vậy chính phủ này chỉ đại diện cho giai cấp thượng lưu quý tộc tập trung tại các đô thị lớn của Thái lan mà không hề quan tâm đến vấn đè an sinh của dân nghèo lao động… Mặc dù trên thực tế, người lao động và dân nông thôn của Thái lan không hề nghèo khổ, mà theo điều tra của Ngân Hàng Thế Giới World Bank thì phải mất 99 năm nữa người dân Việt nam mới đạt đến mức thu nhập tương đương với người dân Thái lan hiện nay.

Dẫu vậy, đảng và nhà nước ta, nhất là các cơ quan truyền thông của nhà nước đã không ngừng chuyển tải những thông tin về cuộc biểu tình ở Bangkok, các đài truyền hình từ Trung Ương cho đên địa phương cũng không ngừng đưa vào các chương trình thời sự những cảnh đốt phá của người biểu tình tại các Trung Tâm Thương Mại cũng như những cảnh xung đột giữa những người biểu tình và quân đội chính phủ. Bangkok, Thái lan những ngày qua, trong tâm thức người Việt là bạo loạn, là khói lửa, là chết chóc, là giới nghiêm…

Đó là thành công lớn của các cơ quan truyền thông nhà nước trong việc hù dọa toàn dân Việt nam về một nguy cơ bất ổn, bạo loạn và đầy đe dọa của một chính thể dân chủ, đa nguyên… Dù không trực tiếp đưa ra quan điểm này để quán triệt nhân dân, nhưng rỏ rang mục đích của đảng và nhà nước ta trong việc đưa các thông tin như thế lên báo đài từ trung ương đến địa phương thì đã quá rõ.

Buồn thay là hầu hết người Việt nam đến lúc này đây vẫn chưa thực sự hiểu cái chân giá trị của tự do dân chủ… mà vẫn mơ hồ rằng chính cái chính thể dân chủ, đa nguyên là nguồn gốc của bạo lọan và bất ổn. Có lẽ cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn kéo dài hơn 20 năm qua trên đất nước này đã khiến cho người dân Việt nam chúng ta quá sở hãi cảnh tên bay đạn lạc máu đổ đầu rơi chăng, hay do chính sách ngu dân của đảng và nhà nước áp đặt lên cả dân tộc Việt nam suốt hơn ¾ thế kỷ qua đã khiến cho cả dân tộc Việt nam sống trong u mê tăm tối mãi ?

Còn nhớ, vào những năm cuối thập niên 1980 khi hệ thống XHCN ở Đông Âu sụp đổ, đảng và nhà nước Việt nam lúc đó cũng đã hết sức hoang mang về một diễn biến hòa bình sẽ xãy ra trong nước, nên đã tăng cường các buổi quán triệt nghị quyết của đảng đối với mọi tầng lớp nhân dân, nhằm chống diễn biến hòa bình, chống đa nguyên đa đảng. Sau ba ngày học tập và quán triệt nghị quyết, để kết thúc đợt học tập chính trị và quán triệt nghị quyết này, một phóng viên của Đài Truyền Hình Cần Thơ đã tiến hành phỏng vấn một cư dân thuộc thị xã Cao Lãnh chúng tôi, là một Bác Hai Lúa, một trong những học viên tham gia đợt quán triệt đó về những suy tư cà cảm nghĩ đối với việc chống đa nguyên, đa đảng. Bác Hai Lúa quê tôi dõng dạc và hùng hổ trả lời phóng viên nhà đài rằng “Đa nguyên thì tôi không hiểu nó là cái con mẹ gì cả, nhưng đa đảng thì tôi cương quyết chống đến cùng, bởi hiện nay mới một đảng thôi, mà mỗi lần đại hội đảng bộ tại mỗi địa phương thì mỗi đảng bộ giết thịt một con trâu, con bò để nhậu nhẹt, mừng công, mai kia đa đảng rồi, mỗi lần đại hội đảng, chúng nó lại giết thịt đa trâu đa bò để nhậu nhẹt mừng công nữa thì nông dân chúng tôi lấy trâu bò đâu mà cày cấy… biểu chúng tôi không chống đa đảng đến cùng sao được ?”

Ôi buồn thay cho sự u mê của người dânViệt chúng ta đối với ý niệm đa nguyên, đa đảng và đối với cả vận mệnh của nước nhà…

Nay nhìn người dân Việt khắp nơi tỏ ra khiếp sợ khi thấy người láng giềng Thái lan đổ máu để đòi dân chủ… thì lại càng ngao ngán, càng tủi hổ cho cả dân tộc Việt u mê ám chướng này… đến bao giờ mới được thực sự dân chủ, tự do và được làm người một cách đầy đủ và trọn vẹn ???

Đồng Tháp ngày 22 tháng 5 năm 2010.

Tiến Sĩ Lê Hiển Dương.
quangminh
Posts: 549
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Post by quangminh »

Thần tượng sụp đổ
Giao Tiên
Ngày 7 tháng 5 năm 2010, Tổng Thống Nga Dmitry Medvedev đã trả lời câu phỏng vấn của tờ nhật báo Nga Isvestiai rằng: “ Chế độ chính quyền ở Liên Xô khi trước không thể diễn tả bằng cách nào khác hơn là một chế độ độc tài toàn trị. Thực không may, đây là một chế độ đàn áp các quyền tự do cơ bản không những chỉ người dân của nước mình, mà còn cho nhân dân các nước nằm trong khối CS, tôi muốn nói tới các nước XHCN khác, trong gần nửa thế kỷ nay. Và vết nhơ này không thể nào bôi xóa trong lịch sử.””

Lời phát biểu của vị nguyên thủ Nga đã gây chấn động hệ thống truyền thông Nga và nhiều nước trên thế giới. Vị Tổng Thống 45 tuổi đời, sau 2 năm cầm quyền đã can trường nói lên một sự kiện mà từ trước tới nay không ai dám lên tiếng. Sự can trường và quả quyết của ông còn được thể hiện khi ông quyết định tới Ba Lan để tham dự tang lễ của cố TT Ba Lan, Lech Kaczynski và 94 nhân viên tháp tùng, đã thiệt mạng trong tai nạn máy bay tại rừng Katyn ngày 4/10/2010. Cuộc hành trình tới Ba Lan thực vô cùng nguy hiểm do khói và bụi núi lửa phun ra mù mịt trên bầu trời. Nhiều nguyên thủ quốc gia đã huỷ bỏ chuyến tham dự tang lễ này vì sợ chuyến bay không an toàn, nhưng ông Medvedev đã tới Ba Lan bằng máy bay, bay tầm thấp dưới 10 ngàn mét. Sự hiện diện của ông trong tang lễ làm người Ba Lan rất xúc động và thế giới cảm phục. Ông Dmitry Medvedev muốn chứng tỏ với nhân dân và chính quyền Ba Lan thiện chí của Nga trong việc hòa hợp hòa giải và đoàn kết dân tộc giữa 2 nước.
70 năm trước đây, vào năm 1940, 22 ngàn sĩ quan Ba Lan đã bị Staline ra lệnh thảm sát tại rừng Katyn và cơ quan an ninh Liên Xô đã bưng bít và bóp méo sự thật về vụ này. Mãi sau này, chính quyền Ba Lan mới đưa vụ thảm sát ra tòa án Nhân Quyền Âu Châu tại Strasbourg với những bằng chứng. Thân nhân những người bị sát hại đã đòi chính phủ Nga phải bồi thường..

Tháng 3/2010, Viện Công tố Quân Sự Nga đã trả lời Tòa Án Nhân Quyền Âu Châu rằng: “vụ thảm sát xảy ra từ năm 1940, tới nay đã vượt qua thời hiệu pháp lý. Nước Nga, ngày hôm nay, không thể chịu trách nhiệm cho một chính quyền 70 năm về trước.
Tuy nhiện, quan điẻm của ông Dmitry Medvedev thì ngược lại. Ông nói: “Nếu ngày hôm nay, nhắm mắt trước những tội ác này, thì trong tương lai, những tội ác như vậy sẽ còn lập lại, ở dạng này hay dạng khác, ở nước này hay nước kia. Vì vậy, thời gian khiếu nại tuy khá xa, nhưng tội ác tày trời như vậy không bao giờ mất thời hiệu. Những người gây tội ác, bất cứ là ai, bất kể thời gian là bao nhiêu năm, cũng phải gánh trách nhiệm ! Đây là vấn đề trách nhiệm và đạo đức, một sự kiện đáng để cho các thế hệ tương lai rút kinh nghiệm.”.

Ông Medvedev cũng tố cáo: “Stalin đã giết dân mình hàng loạt. Ông ta là kẻ sát nhân với số lượng lớn. Tội ác đó không thể tha thứ được.”
Giới truyền thông rất ngạc nhiên vì lời tố cáo tội ác của Stalin từ cửa miệng TT Medvedev. Ông nói một cách tự nhiên, không hề bị môt áp lực từ bên trong hay bên ngoài. TT Medvedev đã nhìn ra và nói lên cái chế độ tàn bạo của Liên Bang Xô Viết dưới thời Stalin , một bạo chúa. Ông cũng chỉ trích các tổ chức CS vẫn còn tôn thờ Stalin, muốn treo hình Stalin nhân dịp kỷ niệm 65 năm chiến thắng phát xít Đức. Ông khẳng định: “Điện Kremlin sẽ không xử dụng các biểu tượng như vậy. Sự trở lại của chủ nghĩa Stalin đã hoàn toàn bị loại trừ. Và ông kết luận: Tôi đã phải chờ đợi quá lâu để nói lên sự thật này.”

Việc công khai tố cáo tội ác của Stalin đã gây tranh cãi trong công chúng Nga. Một số người đề cao công lao của ông ta trong việc chiến thắng phát xít Đức, nhưng các tổ chức nhân quyền đã đưa ra bằng chứng về sự sát hại hang triệu người Nga trong 3 thập niện cầm quyền. của Stalin. Những trại tù Gulag khủng khiếp gây kinh hoàng cho dân chúng. Các cuộc cưỡng ép di dân và nạn đói năm 1932-1933 đã gây thiệt mạng cho 6 triêu người.
Từ lời tố cáo của TT Medvedev, tờ báo Novaya Gazeta và đài phát thanh Echo Moskvy đã trưng ra tài liệu về mật lệnh giết người của Stalin, trong đó, ngay cả các trẻ em từ 12 tuổi cũng phải chịu tử hình.. Lịch sử Nga đang mở lại những trang sử đen tối nhất. Và Stalin chính là tên tôị đồ của dân tộc Nga.

Ngày 9/5/2010 nước Nga tổ chức một lễ kỷ niệm ăn mừng 65 năm ngày chiến thắng phát xít Đức Đây là lần đầu tiên các lãnh đạo Tây phương tới tham dự lễ kỷ niệm tại Nga. Đặc biệt, cuộc diễn hành được tổ chức tại Quảng trường Đỏ, Moscova, có sự tham gia của các quân đội Anh, Mỹ, Pháp, và Ba Lan . Theo dự kiến, có 10,500 quân nhân tham dự, và cùng một ngày 70 thành phố lớn ở Nga cùng tổ chức lễ duyệt binh mừng chiến thắng. Đại diện cho VN, Nguyễn Minh Triết sẽ lên đường tham dự lễ kỷ niệm này.

Từ gần một thế kỷ nay, tại VN, Stalin được Hồ Chí Minh coi như là một thần tượng, một vĩ nhân. Trong các bài diễn văn, Hồ đề cập tới Stalin với một giọng tôn kính, gọi Stalin là “cha gìa của thế giới XHCN…” HCM tạc tượng Stalin đặt ngay giữa công viên Hà Nội. Các bài ca ngợi công ơn Stalin được đem vào sách giáo khoa bậc Trung, Tiểu học. HCM cũng cho Tố Hữu viết những lời thơ khóc lóc thảm thiết khi Stalin chết:
Thương cha, thương mẹ, thương chồng.
Thương mình thương một, thương ông thương mười.
Cái khó của Nguyễn Minh Triết trong kỳ đi họp lần này là không biết đóng góp ý kiến ra sao trước lời phát biểu của TT Medvedev “ Stalin là tội đồ của dân tộc”. Thực là “há miệng mắc quai” Tội đồ của dân tộc Nga lại là thần tượng của CHXHCN VN ?
Lần này đi họp về, Nguyễn Minh Triết hết còn …ba hoa chích choè trước đám Đại Biểu Quốc Hội chỉ thích gật gù và vỗ tay cổ võ.

Giao Tiên
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests