Tạp Ghi

caubennoc
Posts: 546
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Post by caubennoc »

30-4 và Con Đường Trước Mặt

Bảo Giang

Cứ mỗi năm đến ngày 30-4 là người dân Việt trên toàn thế giới lại nhìn nhau và tự hỏi:

- Đến bao giờ ta mới lấy lại được quê hương để xóa đi kiếp đời nô lệ và lưu vong? Đến bao giờ ta mới được hát lại bài ca Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền với bước đi hiên ngang tự chủ trên phần đất của quê ta?

Hỏi như thế là người dân Việt Nam ngày nay đã thấm nỗi đau của việc mất nước, để người trong nước thì làm nô lệ cho Việt cộng ( chủ nghĩa cộng sản) và người ở ngoại quốc thì thật khó mà nuốt trôi miếng bánh, dù rất ngon ngọt, trên phần đất lưu đày.

*Tại sao lại có chuyện nghịch lý, người Việt sống trên quê hương mình mà phải coi là nô lệ và người ở nưóc ngoài, nay đã mang những quốc tịch ngoại như Mỹ, Úc, Pháp Canada , Đức v.v. mà lại bảo là tủi cho tấm bánh trên phần đất lưu đày? Há người viết là kẻ bi quan? Bởi lẽ, nước Việt Nam vẫn còn đó, vẫn có mặt trên bản đồ thế giới. Vẫn có một dân số ghi trong sổ bộ thế giới là hơn 80 triệu ngươi trong tổng số hơn 4 tỷ người trên trái đất. Đặc biệt, vẫn có ngôn ngữ riêng, chữ viết riêng và cả một nền văn hóa Nhân Bản do người tỵ nạn ra khỏi nước, đem vào sinh hoạt trong cộng đồng thế giới và làm cho thế giới phải ngưỡng mộ. Vậy tại sao lại gọi là mất nước?

Vâng, gọi là mất nước, bởi vì, từ năm 1930, bọn Hồ chí Minh và tập đoàn cộng phỉ đã đem chủ thuyết vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc vào Việt Nam với mục địch chối bỏ tình nghĩa gia đình, tiêu diệt nền luân lý đạo đức của xã hội, của tôn giáo rồi xoá bỏ ranh giời tổ quốc để làm nô lệ cho chủ nghĩa cộng sản. Nhưng núp dưới chiêu bài chống ngoại sâm, giải phóng dân tộc. Việt cộng đã cướp được chính quyền ở miền bắc vào năm 1954 rồi đẩy cả nước vào cuộc chiến đẫm máu. Với sự trợ giúp đắc lực của hai đế chế cộng sản Nga- Tàu, Việt cộng đã thắng trong cuộc chiến súng đạn với Mièn Nam vào ngày 30-4-1975. Từ ngày đó, nước Việt Nam với chủ thuyết Nhân Bản, Dân Tộc, tôn trọng nếp sống luân lý, đạo đức gia đình, đạo đức tôn giáo, bảo vệ ý thức tự chủ về nền độc lập của quốc gia đã bị Việt cộng thôn tính và xóa sổ. Ngày nay, trên bản đồ VN, vẫn còn sắc dân Việt Nam , nhưng bản thể nhân bản xã hội của Việt Nam không còn chỗ đứng. Trái lại, chỉ có bản thể duy vật biện chứng nô lệ được tồn sinh, phát triển mà thôi. Trong chiều hướng phát triển này, người ta dễ kiểm nhận những sự kiện sau:

1, Xã hội nhân bản Việt Nam bị đồng hóa và được thay thế bằng bản thể duy vật biện chứng (ác độc. bất nhân) của cộng sản
Tôi không biết nhiều về đời sống của dân mình trưóc năm 1954, nhưng từ sau đó và cho đến năm 1975, đi bất cứ nơi đâu, từ thôn quê cho đến thị thành, gặp bất cứ giai cấp nào của xã hội ở miền nam, tôi vẫn còn nhìn ra được, ở trong đó, tuy trình độ dân trí không cao, nhưng họ là những nhân phẩn đáng qúy trọng với đầy đủ nhân tính. Nghĩa là họ hiền hậu, đạo nghĩa, không dối trá và luôn cố gắng xây dựng đời sống dựa trên căn bản lương thiện. Ba tôi cũng thường kể cho con cháu nghe về những câu chuyện, mẫu người tương tự như thế ở ngoài bắc vào trưóc năm 1954. Nhưng ngưòi cô của tôi, ở lại ngoài bắc, đã vào thăm cha mẹ tôi ngay sau cái ngày mà người ta vẫn còn say men chiến thắng vào tháng 8-1975. Sau hai tháng thăm bà con thân nhân ở trong nam, trong bữa cơm tiễn biệt để kẻ ở Nam, người về Bắc, cô đã nói vơi cả gia đình tôi là: Điều hạnh phúc của anh chị và các cháu ở trong nam là đã được sống hơn chúng em và đồng bào ta ở ngoài kia 20 năm trong tình người chân thật. Sự giàu nghèo , cách biệt về vật chất, tuy là một khổ cực, nhưng không phải là thước đo hạnh phúc. Tiếc rằng, dưới cái chết độ này, nay mai cả nưóc ta đều phải sống bằng sự giả dối của nhũng kẻ nô lệ. Phải lừa đảo lẫn nhau mà sống!

Chúng tôi không hiểu được điều cô đã nói vào hôm ấy, nhưng dần dần, và cho đến nay, có lẽ cả nước đã nhận chân được gía trị của câu nói ấy là: Người Việt Nam đã bị Việt cộng đồng hóa bằng đời sống dối trá, lừa đảo và phản bội. Nói một cách chính xác hơn, người Việt Nam đang phải sống theo kiểu sống của Việt cộng mà Trần quốc Thuận, phó chủ nhiệm quôc hội của chúng đã định nghĩa như sau (10-2006): “ Ngày nay, người ta phải nói dối nhau mà sống. Nói dối lâu ngày thành thói quen, Thói quen lâu ngày thành đạo đức, mà cái đạo đức ấy là đạo đức của xã hội Việt cộng”

2. Nền Văn Hóa Nhân Bản Việt bị thay thế bằng nền văn hóa nô lệ
Nền văn hóa nhân bản của Việt Nam cả nghìn năm trước được xây dựng vững chắc trên hai lãnh vực, Văn hóa bình dân ( văn chương truyển khầu, Ca Dao Tục Ngữ v.v) và văn hóa văn tự, đặt nền tảng trên Nhân Lễ Nghĩa Trì Tín. Ai trong chúng ta chưa từng nghe qua lời ru vào đời khi còn nằm nôi: “ Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra(Ca dao). “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn. Lấy chi nhân mà thay cường bạo,” Bình Ngô Đại Cáo ( Nguyễn Trãi)

Đó là văn hóa, đó là tự hào và là sự tồn sinh của dân tộc. Và hẳn nhiên, ai cũng biết là ngày xưa khi đến trường, ( kể cả dưới thời pháp thuộc) một trong những điều đầu tiên trẻ đươc dạy dỗ là: Tiên học Lễ hậu học văn. Nghĩa là, học đường có cả một chương trình về Nhân Lễ Nghĩa Trì Tín cho học sinh. Hơn thế, còn cả một chương trình dài về lòng tự chủ, tính độc lập của quê hương để phát triển tinh thần yêu nươc thương dân cho những mầm non của đất nươc. Chính vì có một nền văn hóa nhân bản lâu đời ấy nên thời nào đât nước ta cũng có những anh kiệt. Xa kia thì có Hưng đạo Vương, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Quang Trung… Gần thì như Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Phan thanh Giản rồi Nguyễn thái Học đến những Ngô đình Diệm, Nguyễn khoa Nam, Pham văn Phú, Trần văn Hai, Lê văn Hưng Lê Nguyên Vỹ, Hồ ngọc Cẩn….Mỗi người một vẻ làm nên những nét đẹp tô thắm non sông.

Nhưng kể từ ngày đất nươc ta bị Việt cộng ( chủ nghĩa cộng sản) đô hộ, học đường không còn là nơi đào tạo những anh kiệt cho non sông nữa. Trái lại, nơi ấy trở thành lò đào luyện những bội phản và vô đạo theo gương bất nhân bất nghĩa của Hồ chí Minh.

Nói cách khác, nơi ấy chỉ chuyên lo đào tạo những kẻ phục vụ cho chủ nghĩa cộng sản trong mưu đồ triệt hạ chủ nghĩa quôc gia độc lập. Kết qủa là sau mấy mươi năm dân ta bị Việt cộng đô hộ. Người dân đã đánh mất bản ngã tự chủ của dân tộc, đi sâu vào con đường bạc nhược, mất tính phản kháng nên để mặc cho đám quan chức của bọn cộng sản tự tung, áp chế, đè lên đầu lên cổ dân ta bằng những hệ thống luật pháp phi luân, phi pháp, bất nhân bất nghĩa. Phần chúng, tựa đầu vào thế lực cộng sản, chiếm lấy quyền lực và áp đặt lên dân tộc ta những bài ca không cha không mẹ, không đạo lý, không tổ quốc:

"Bên kia biên giới là nhà, bên đây biên giới cũng là quê hương”, hoặc là” “ Thương cha thương mẹ thương chồng, thương mình thương một thương ông thương mười,” (Tố Hữu).

Với một nền tảng văn hóa và căn cơ phản trắc bẩm sinh như thế, nên những tên Việt cộng như Minh, Đồng, Duẫn, Giáp, Khiêm đến Mười. Phiêu, Khải, Anh, Kiệt, Cầm đều tựa đầu vào thế lực của cộng sản mà nắm được quyền lực, làm thái thú ở Việt Nam, chúng đã không ngần ngại cắt đất, cắt biển của dân tộc Việt Nam để dâng cho quan thầy tầu cộng. Và ngày nay thì đến bọn Dũng, Mạnh, Triết, Trọng theo chiến lược của đảng cộng mà cắm lại cọc mốc biên giới vào sâu trong nội địa nước ta. Tệ hơn thế, chúng còn rước bọn tàu cộng vào chiếm đóng ngay giữa lòng đất của quê hương ta là Cao Nguyên Trung Phần.

Ai cũng biết, dưới một chế độ nô lệ, dân bản xứ bao giờ cũng bị áp đặt bởi một chính sách ngu dân và bưng bít thông tin, nên dân bản xứ không hề hay biết gì về những việc làm phi nhân bất nghĩa của nhà cầm quyền. Thời Pháp thuộc, dĩ nhiên, cũng không có ngoại lệ. Nhưng nay dưới thời Việt cộng, dân ta còn bị áp đặt bằng một hệ thống tuyên truyền bất lương gian trá hơn. Từ sách giáo khoa về địa lý, lịch sử cho đến báo chí và truyền thanh truyền hình thời sự, giao tế hàng ngày, hầu như rất khó tìm được một biểu hiện thật, tin thật. Trái lại, chỉ thấy những trò bất lương và gian trá của nhà nước để lừa dối dân chúng. Tệ hơn thế, chúng còn ra sức biến dân ta thành một tập đoàn chỉ biết nói dối, lừa đảo nhau mà sống. Ai dám nói lên điều thật lẽ thật thì ngục tù, tra tấn của chế độ áp bức ấy không hề nương tay.

Theo đó, nếu đem so xánh cái bạo tàn của thời Pháp thuộc với cái ác độc của chế độ cộng sản thì xem ra, cái bạo tàn, ác độc của chế độ Việt cộng đè trên cổ dân ta còn bạo tàn gấp trăm lần cái bạo tàn của phong kiến và thuộc địa góp chung lại. Thực vậy:

A. Thời Pháp thuộc
1. Thời Pháp thuộc, chúng củng giết dân ta, nhưng đa phần là giết lén lút, và giết từng cá nhân đơn lẻ. Thời Pháp thuộc không có chính sách giết người tập thể như Việt cộng đã áp dụng vào thời đấu tố, hay trong lúc chiến tranh vào tết Mậu Thân ở Huế vào năm 1968. Và chưa có thời nào những kẻ sát nhân lại đắc dụng như thời Việt cộng

2. Thời Pháp thuộc, nhà cầm quyền vẫn có chủ trương xây dựng và giáo dục nền văn hóa, luân lý nhân bản xã hội cho học sinh. Trái lại, chế độ áp bức của Việt cộng chủ trương xây dựng xã hội không dựa trên chủ thuyết nhân bản và luân lý xã hội. Nhưng dựa trên nền tảng vô gia đình, vô tổ quốc và vô tôn giáo. Chúng muốn xoá bỏ hẳn nền luân lý nhân bản đạo đức của xã hội để theo gương của Hồ chí Minh là chối bỏ tình nghĩa, liên hệ trong gia đình. Hủy diệt niền tin và luân lý đạo đức của tôn giáo của xã hội, cuối cùng là xóa bỏ biên cương của lãnh thổ

3. Dưới thời Pháp thuộc, đường biên giới của tổ quốc ta không bị xâm lấn và bọn thực dân cũng không bao giờ cắt đất cắt biển của dân ta giao cho kẻ khác, để cùng chia sẻ quyền lợi với lân bang.

B Thời cộng sản đô hộ dân ta thì sao?
1. Về đối nội, như đã nói ờ trên. Mặt đối ngoại: Chúng chủ trương đưa đất nước Việt Nam vào qũy đạo thuộc địa, làm nô lệ cho tàu cộng. Bằng chứng điển hình là:

1. Hồ chí Minh, Phạm văn Đồng đã cúc cung đời nô lệ qua việc ký công hàm năm 1958, công nhận chủ quyền 12 hải lý của Tàu cộng trên quần đảo Trường Sa Hoàng Sa là phần đất thuộc Việt Nam về mặt lịch sử và trực thuộc miền nam Việt Nam quản trị theo hiệp định Geneve năm 1954 quy định.

2. Đến cuối năm 1999 và 2000, Đỗ Mười, Lê đức Anh, Võ văn Kiệt, Phan văn Khải, Nguyễn mạnh Cầm lại ký hiệp định và hiệp thương về biên giới và lãnh hải nhường thêm những địa danh như thác Bản Dốc, Ải Nam Quan và vùng biển bắc bộ rộng hàng ngàn ngàn Kilô mét vuông trên bộ cũng như lãnh hải, cho Tàu cộng để tỏ rõ ý chí thần phục bành trướng phương bắc.

3. Đến nay, Nguyễn tấn Dũng, Nông đức Mạnh, Nguyễn minh Triết, Phạm phú Trọng, không những chỉ đồng ý đóng lại các cột mốc ở biên giới lui sâu vào xương thịt Việt Nam cho vừa lòng Tàu cộng. Chúng còn ruớc Tàu qua cao nguyên trung phần Việt Nam , tiếng là nhượng đặc quyền quản trị và khai thác mỏ bauxite. Nhưng thực tế là chúng đang thực hiện chủ trương đưa Việt Nam vào vòng nô lệ của tàu bàng cách bao che và khai mở ra cuộc di dân vĩ đạì, được bảo vệ và tổ chức từ phương bắc tràn qua lãnh thổ Việt Nam sinh sống một cách hợp pháp. Hợp pháp vì nhà cầm quyền Việt cộng có khi nào dám đòi hỏi đến việc cấp chiếu khán có thời hạn, hoặc được quyền kiểm soát số nhân viên thuộc công nông trường và an ninh của tàu cộng sang sinh sống, khai thác hầm mỏ hay rà đặt các căn cứ quân sự? Những đặc khu này có phải là một nhượng địa cho Tàu cộng hay không?

Đó là những tội trạng, Trời không tha, đất không dung của Việt cộng đã phạm với dân tôc ta. Nhưng tệ hại hơn cả là, cho đến nay nhiều người vẫn chưa nhìn ra được là mình đang sống dưới ách nô lệ của cộng sản. Cứ tưởng Việt cộng là nguồn gốc nhân bản Việt Nam , nên vẫn có kẻ đi theo chúng để kiếm sống, rúc rỉa tìm ăn trên muôn vàn thống khổ của toàn dân. Tệ hơn thế, còn có loại cho chúng là những “ lương đống” đã ra tay cứu dân cứu nước.

Nay, 30-4 rồi, hãy thực tâm một lần, đặt chúng lên bàn cạn đo và hỏi xem chúng là ai? Có phải:

1. Chúng là những lương đống, tôi thần cứu nước của Việt Nam
hay là bọn gian manh bán nước. Hoặc chúng là tiên là phật là thánh là người hay là loài có đuôi?
1.1 Là những lương đống, tôi thần cứu nước thì không thể là những kẻ bán nước giết dân. Bọn Hồ chí Minh và Việt cộng không đồng nghĩa với định nghĩa này. Bằng chứng, hãy nhìn cuộc đấu tố từ 1953- 1957, rồi vụ án Nhân Văn Giai Phẩm đến tết Mậu Thân ở Huế. Hãy nhìn cho kỹ những bản văn chúng gọi là công hàm về Trường Sa, Hoàng Sa năm 1958 và hiệp thương về Nam Quan, Bản Dốc vào năm 1999 và năm 2000 thì đủ biết chúng không phải là nhưng “lương đống” của dân Việt. Trái lại, chúng đích thực là những tên nghịch tặc phản quốc cầu vinh.

1.2 Bảo rằng chúng “đánh Mỹ cứu nưóc, giải phóng miền nam“ để cứu dân chăng? Dứt khóat ngươi dân Việt Nam không cầu có cuộc chiến này. Nói cách khác, ngưới Việt Nam cầu có được cách “nô lệ” vào những tháng ngày trưóc 30-4-1975. Ngưới Việt Nam không muốn nhận những qủa đạn giải phóng vào trường học Cai Lậy để giết chết những mầm non của quê hương Việt. Việt Nam không muốn nhận những qủa đạn giải phóng gởi vào nhà thờ, gởi vào nhà Chùa. Người Việt Nam không muốn đươc giải phóng bằng lựu đạn, bằng dao mã tấu và bằng đạn Ak, bằng sơn pháo dọc trên các đại lộ, trong thành phố hay trong các thôn làng. Nhưng ngươi Việt Nam muốn đươc “nô lệ “ trong Tự Do, Nhân Quyền, Công Ly và muốn hưởng một xã hội ấm no trong nền luân lý và đạo đức làm ngươi như trước ngày 30-4-1975. Đó là lời thật, lẽ thật. Đó là ươc muốn của ngươi dân Việt Nam . Nên “ giải phóng miền nam” chỉ là ngụy từ của một bọn cướp không hơn không kém.,

1.3. Việt cộng muốn gì khi chúng khơi cuộc chiến tranh? Trước hết là muốn giải tỏa áp lực ở miền bắc. Sau cuộc đấu tố phú nông địa hào dã man từ 1953-1956 và vụ án Nhân Văn Giao Phảm, miền bắc đã thực sự rơi vào cơn khủng hoảng, không có lối thoát. Nên việc mở chiến tranh vào miền nam vơi chiêu bài “ chống Mỹ cứu nước” chỉ là một phương cách giải áp lực cho bè lũ cộng sản ở miền bắc cũng như để chúng thực hiện phương cách làm tay sai, mở rộng biên giới cho bọn cộng sản Ngà tàu. Theo đó, không thể có chữ “ lương đống” cho bọn gian manh cộng sản.

2. Chẳng lẽ chúng lại là Tiên, là Thánh, là Phật hay là người?
Câu hỏi này không khó trả lời. Bởi vì, nếu là Phật thì Phật không thể pháo kích vào chùa giết Phật tan như xác pháo. Là Thánh thì thánh đã không đột kích nhà Thờ để tặng cho tượng Thánh qủa mìn nát tan thây. Là người thì người không thể tặng mìn tặng pháo, tặng mã tấu cho ngưòi miền nam. Vậy chúng là ai? Qủy dữ chăng? Không, chúng là Việt cộng đãy. Không phải là Phật, không phải là Thánh và cũng không chắc là người có nhân tính đâu. Bởi lẽ, trong sách vở vẫn thường bảo rằng, Chỉ có loài ác qủy mới chống lại thần thánh và nhân bản con người thôi!

Nay, sau 35 năm đưa lên bàn cân đo, tôi tin rằng không còn một người Việt Nam nào nghi ngờ về sự kiện là Tiên là Phật là Thánh là lương đống là ngưòi có nhân bản tính của chúng nữa. Trái lại, những bộ măt thật của loài có đuôi đã hiện nguyên hình rồi. Theo đó, chỉ cón lại một câu hỏi duy nhất là: bằng phương cách nào chúng ta sẽ khai trừ chúng ra khỏi xã hội Việt Nam ?

Nhân ngày Quốc Hận thứ 35, ta hãy nhìn lại mính và hãy nhìn người xem thế nào? Việt Nam và Ba Lan có những gì khác hoặc giống nhau, để một bên đã thành công trong việc thiêu rụi cái chữ chủ nghĩa cộng sản trên quê hương, còn một bên vẫn phải còng lưng đeo hai chữ nô lệ cho cộng sản.

Này nhá:

* Ba lan chỉ có mỗi tượng đài Lech Walesa. Việt Nam ta có cả trăm, thậm chỉ cả ngàn tượng đài Lech walesa!

* Ba Lan chỉ có mỗi công đoàn Đoàn Kết. Việt Nam ta có hàng trăm đảng phải, hội đoàn, tổ chức chống cộng.

* Ba Lan có một khát vọng tiêu diệt cộng sản để xây dựng một xã hội Tự Do, theo thể chế Dân Chủ Đa Nguyên và dựa trên nền tảng Bình Đẳng và Công Bằng trong xã hội Việt Nam ta cũng có cùng chung một khát vọng như dân tộc Balan. Nhưng tại sao họ thành công còn ta thì mãi chỉ là một giấc mơ.

Dễ hiểu lắm, tại họ chỉ có một Lech Walesa, chỉ có một công đoàn đoàn kết, còn ta có nhiểu qúa!

- Bạn toàn nói chuyện dở hơi, càng đông càng vui, càng nhiều càng qúy chứ? Tiền nhiều không thích lại thích có một đồng à?

Vâng qúy lắm. tôi viết thế, không có nghĩa là Ba Lan chỉ có một tổ chức và chỉ có mỗi một Lech Walesa. Nhưng là Ba Lan và hàng trăm hàng ngàn Lech Walesa khác biết xây cho quốc gia của họ một tượng đài là Lech Walesa và một công đoàn Đoàn Kết để đối đầu với cộng sản. Chính điểm này, họ đã thắng cộng sản.

Nay nhìn về Việt Nam , hỏi rằng chúng ta có thể xây cho quê hương ta một tượng đài khả dĩ có thể đạp đổ chế độ cộng sản tại đó chăng?

Dĩ nhiên là có và chắc chắn tượng đài của chúng ta xây, nếu không hơn thì cũng không thể nào thua kém Lech Walesa. Đó là Lê thị Công Nhân. Một luật sư trẻ đủ can trường, đầy ắp lòng nhân, có trí, đã tự xóa bỏ đi cái đài các kiêu xa của mình để nhập ngục cứu quốc. Người này rất xứng đáng để người dân Việt gởi gắm niềm tin, để ký thác thành một tượng đài tiêu biểu cho toàn dân trong công cuộc diệt cộng cứu quốc và kiến quốc. ( viết như thế, tôi e rằng có nhiều người chu mỏ, bỉu môi và cho kẻ viết là nông cạn. Vâng có thể là như thế. Nhưng xin những ai kia dám chu mỏ ra, hãy nhìn kỹ xem, mình là ai, đang ở một chỗ đứng nào để tin rằng, tôi đây mới đúng là tượng đài?). Lại nữa, ý kiến này không có nghĩa là Lê thị Công Nhân ở trên hết thảy. Trái lại, trong cuộc thế hiện tại, Lê thị Công Nhân cũng giống như Aung San Suu Kyi là niềm tin của Miến điện hoặc là Nelson Mandela của Nam Phi lúc trước. Theo tôi, một khi tượng đài Lê thị Công Nhân càng cao, càng chắc cái tượng bùn của Hồ chí minh càng chóng tàn. Tuy nhiên, có em thì không thể thiếu chị. Giống như Nhị Trưng xưa. Có Lê thị Công Nhân không thể thiếu KHG. Dương Nguyệt Ánh

Đó là Con Đường trước mặt chúng ta phải đi để Ngày Mai có Tự Do, Dân Chủ, Nhân, Quyền, Công Lý nở hoa trên đất nước Việt Nam. Nhưng liệu từng cá nhân , từng tập thể có dám từ bỏ cái tôi của mình đi, để cùng đi chung trên một con đường xây dựng lại tương lai cho đất nước hay không lại là một chuyện khác.

Bảo Giang
caubennoc
Posts: 546
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Post by caubennoc »

CASINO ĐÀ NẴNG:
BÁN THỊT DÊ BẮT TREO ĐẦU CHÓ


truongduynhat
Cho phép thiết trí các máy đánh bạc, lại cho phép lắp đặt cả một hệ thống các bàn đánh bạc, mà cứ nhất định không chịu nói là đánh bạc, bắt phải gọi là “vui chơi giải trí có thưởng” thì kỳ quặc quá, và làm sao cho người nước ngoài họ hiểu? Như thế khác gì cho người ta bán thịt dê, nhưng lại bắt treo cái… đầu chó?


Khu du lịch và giải trí quốc tế đặc biệt mang tên Silver Shores Hoàng Đạt nằm trên tuyến đường ven biển Sơn Trà- Điện Ngọc (thuộc quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng). Đây là dự án khu du lịch bãi biển cấp 5 sao được phép tổ chức khu vui chơi có thưởng dành cho người nước ngoài với tổng vốn đầu tư trên 1,6 tỉ USD. Dự án phức hợp này gồm khu nghỉ dưỡng chuẩn 5 sao và khu vực Casino có sức chứa hàng trăm người chơi cùng một lúc và gồm các dịch vụ như Baccarat, Blackjack, Sic bo, Roulette và Caribbean Stud Pokers.

Đây là Casino đầu tiên được cấp phép tại Đà Nẵng và là điểm Casino có quy mô lớn nhất nước.

Cụm khách sạn 5 sao và khu resort đang trong giai đoạn hoàn thành. Riêng khu Casino đã được đưa vào sử dụng.

Thế nhưng, rắc rối xảy ra ngay sau khi khu Casino này bắt đầu hoạt động không lâu. Khởi phát từ chữ Casino gắn trên 2 bảng hiệu trước khu Silver Shores Hoàng Đạt: Crowne International Casino và Crowne Casino.

Một đoàn thanh tra thuộc Bộ Kế hoạch- Đầu tư được phái vào Đà Nẵng để kiểm tra, rà soát lại hoạt động của khu Casino này. Kết thúc, vài “sai phạm” được yêu cầu chỉnh sửa.

Tôi không muốn nhắc đến vài “sai phạm” khác mà đến nay, mỗi phía (thanh tra và bị thanh tra) đều kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình. Chỉ nói quanh chữ Casino mà đoàn thanh tra cho là “nhạy cảm” và bắt phía Silver Shores Hoàng Đạt phải tháo gỡ đã… dở khóc dở cười rồi!

Phía thanh tra lý giải: dùng chữ Casino thì có nghĩa là… đánh bạc. Mà giấy phép đầu tư không cho phép đánh bạc, chỉ cho phép tổ chức các loại hình “vui chơi có thưởng”.

Bản chất của những trò vui chơi có thưởng là gì? Thực chất đó là đánh bạc, không là gì khác. Nói không phải đánh bạc, chỉ là “vui chơi có thưởng”- trẻ nít nghe nó cũng cười cho! Và nói thế khác gì người cấp phép tự vả vào mặt mình?

Cho phép thiết trí các máy đánh bạc, lại cho phép lắp đặt cả một hệ thống các bàn đánh bạc, mà cứ nhất định không chịu nói là đánh bạc, bắt phải gọi là “vui chơi giải trí có thưởng” thì kỳ quặc quá, và làm sao cho người nước ngoài họ hiểu? Đối tượng phục vụ là người nước ngoài, mà cứ chơi chữ khôi hài theo kiểu Việt thế thì có ma hiểu được? Viết “Crowne International Casino” là đúng quá rồi, viết “Crowne International Club” (sửa lại theo yêu cầu của đoàn kiểm tra) thì ai đứng ra mà giải thích được cho người nứơc ngoài đó là “trò chơi có thưởng” ? Và làm sao cho họ hiểu được “trò chơi có thưởng” cũng có nghĩa là… Casino ?

Đây là sự không đàng hoàng của luật pháp, chứ không phải là sự không đàng hoàng của phía doanh nghiệp.

Khác gì cho người ta bán thịt dê, nhưng lại bắt treo cái… đầu chó ?

Tấm biển hiệu cao nhất ở ngay cổng, trước đây là Crowne Casino, nay đã bị gỡ chữ Casino, còn vỏn vẹn mỗi chữ Crowne. Như vậy, người nước ngoài họ hiểu đây là cái gì?

Giả như có khúc mắc, trục trặc ở điểm nào đó, thì luật pháp phải được gỡ bỏ nhằm tạo thuận tiện, thông thoáng cho nhà đầu tư. Luật pháp phải đàng hoàng. Thanh tra và luật pháp là để phục vụ và bảo vệ cho hoạt động chính đáng của nhà đầu tư, chứ không phải nhằm hạn chế và gây khó dễ, ách tắc và làm tổn hại đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp.

Câu chuyện quanh chữ Casino chỉ là một dẫn chứng điển hình cho nhiều vết cộm khác đang cản trở và vô tình tạo cho các nhà quản lý đi… bắt khó doanh nghiệp.
Image
Bên trong sòng bạc

Image
Khi có chữ Casino

Image
Chữ Casino được gỡ thay bằng chữ Club.
dailien
Posts: 2476
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

GALANG MỘT THỜI MỘT ĐỜI

Nguyễn Mạnh Trinh
Như thói quen mỗi buổi sáng ở freeway trên con đường đến sở, tôi lơ đãng bật đài phát thanh để nghe cho đỡ đường dài. Bỗng nhiên, nghe đoạn phóng sự những người tị nạn về Galang thăm lại cảnh cũ xưa, tưởng như mình lạc vào một thế giới khác. Trước mặt, không thấy cảnh kẹt xe nữa. Suy nghĩ miên man, đi quá mấy exit mà không biết. Trong tâm, bùi ngùi cảm xúc. Hai mươi năm, qua thật mau. Một thời đã qua. Một đời tiếp nối. Tự nhiên, những người trăm năm cũ hiện về. Từ ký ức chẳng thể nào quên. Những ngày tháng ấy.

Tôi vượt biển vào tháng tám năm 1980. Cũng đã đi nhiều lần, cũng lên “cá lớn, cá nhỏ” nhiều bận, bị lừa gạt, chạy xát bất xang bang nhiều phen, rốt cuộc đến được xứ sở tạm dung vào một ngày trăng tròn. Đến đảo Kuku, khi nơi đây dân tị nạn vừa chuyển tiếp từng đợt qua đảo lớn Galang nên chỗ này hoang vu lắm. Những dãy nhà dài bỏ không, cây cỏ xanh um. Ngôi chùa ở lưng đồi, trơ những hàng cột và những tấm bạt ni- lông rách bươm phần phật trong gió. Và nghĩa địa, nơi những người tị nạn sớm bỏ dương trần, những bia gỗ sắp hàng trong cái lạnh lùng hoang dã không sinh khí.

Nhưng, phong cảnh đảo thì tuyệt đẹp. Đi sâu vào trong, có dòng suối, có những mỏm đá hữu tình. Bờ biển cát trắng, nước trong. Những ngày đầu, trăng sáng lồng lộng. Qua một hành trình mệt nhọc trên biển, bây giờ mới biết chắc mình còn sống. Lúc đầu, chân lơ lửng bềnh bồng như trên sóng. Mấy ngày sau, mới bình thường đi lại vững vàng trên mặt đất.

Thời khắc mà nhìn biển với màu xanh mù mịt thăm thẳm đã qua. Nhớ lại cảm giác,trên hành trình, nhìn đại dương xanh biền biệt một màu, nhất là vào những buổi chiều tắt nắng sao cô đơn và phập phồng chi lạ. Biển với những tay sóng thịnh nộ như lúc nào cũng muốn ra oai vùi dập với con người và con thuyền gỗ nhỏ bé. Biết bao nhiêu người vùi mình dưới đáy đại dương. Biết bao nhiêu con thuyền vỡ tan trong giông bão. Đến lúc nhìn thấy những cánh chim sao ấm áp quá. Đất đã hiện ra, và cái sống đã như trở lại.

Bây giờ, biển lại hiền hòa vỗ về bờ cát. Bây giờ, biển lại âm vang những khúc tình ca. Ngay cả khi trong những cơn mưa nhiệt đới, dù mù mịt ngoài khơi nhưng trong bờ nước ấm áp dễ chịu. Ngọn núi ở phía trong, với những đường mòn khuất khúc, với những khoảng rừng thưa, như hứa hẹn những không gian nào, nơi chốn nào cho tìm tòi khám phá. Hết rồi những ngày bị dòm ngó, bị đe dọa ở quê hương. Saigòn, có những lúc rưng rưng nhớ. Thành phố của những ngày mới lớn, của những mơ ước, của những nỗi niềm.

Ở Kuku nửa tháng rồi có tàu lớn chở qua Galang, một cuộc sống khác bắt đầu, như ở một phố nhỏ nào lạ lẫm. Một con đường trải nhựa từ bến tàu đi vào trung tâm đảo. Những dãy nhà tôn hai bên, khu Galang I. Con đường đi qua tới cuối đảo là khu Galang II đang xây cất. Lúc ấy cả đảo có chừng gần hai chục ngàn thuyền nhân, có người di chuyển từ Mã Lai, Thái Lan hoặc Hồng Kông tới. Thuyền nhân Hồng Kông thì có bề ngoài bảnh bao hơn những nơi khác đến. Nhiều lần tôi ở trong những người đại diện trại đón tiếp và cũng nhiều lần được nghe những mẫu chuyện về đời thuyền nhân. Có những nghẹn ngào cố nén xúc động khi nhắc về những người đã khuất và những chuyện thương tâm. Biển đưa người đi nhưng biển cũng vô tình giết người.

Ở đó, một cuộc sống tạm bợ lạ lùng bắt đầu. Cũng có các nơi phải đến: nơi cấp lương thực hai tuần một lần, nơi phát thư để mong có những liên hệ với thế giới bên ngoài, có văn phòng cao ủy để làm thủ tục định cư, có ban đại diện trại để lo những công tác công cộng.

Nhìn bề ngoài thì như vậy, nhưng trong thâm tâm mỗi người tị nạn chất chứa đầy ắp những nỗi niềm. Cá nhân tôi, may mắn mọi chuyện chót lọt, không phải lo lắng đến chuyện đi Mỹ nên tâm tư thoải mái hơn. Dù rằng, vẫn nghĩ về quê hương với nỗi ngậm ngùi. Còn phần đông, với mọi người là cảnh huống nóng lòng chờ đợi ngày đi định cư. Những ngày ở đảo, dài theo chuỗi đợi chờ. Có nhiều người bị ở đây cả năm nên tinh thần khá sa sút. Những cái loa, báo tin mừng, tin buồn. Người đi vui vẻ. Người ở lại, lo lắng đợi chờ.

Nhưng, có những nỗi đau đớn lớn hơn. Có những người mất mát thân nhân ngoài biển cả. “Nghĩ đắt vô cùng giá tự do”, câu thơ Thanh Nam thật là đúng. Ở barrack tôi ở có ông già người Hoa cả đại gia đình cả mấy chục người chỉ còn sót lại có hai ông cháu. Buổi tối ông cõng đứa cháu nội trên vai lủi thủi đi xem truyền hình rồi nặng nề trở về trong đêm tối trông đau đớn làm sao. Có lần ông kể trong nước mắt, cái đêm mà cả đại gia đình của ông bị lính Mã Lai áp tải lên thuyền tống ra khơi rồi tất cả bị sóng cuốn đi. Tiếng khóc nén trong lồng ngực nghe tội nghiệp. Xoa đầu đứa bé ba bốn tuổi, ông nói nếu không có nó chắc ông cũng chẳng sống làm gì. Những người như vậy, chắc đến lúc họ xuôi tay về với đất mới có thể quên lãng được nỗi đau đớn ấy.

Nếu có dịp trở lại, tôi sẽ ghé về để nhìn lại barrack mà mình đã sống gần sáu tháng. Cũng như, sẽ bồi hồi biết bao khi đứng ở cầu tầu để đón những người đến và tiễn những người đi. Con đường xuyên qua đảo, biết bao nhiêu kỷ niệm. Những hình bóng thoáng qua. Những cuộc tình vời vợi. Cũng có những nuối tiếc bâng khuâng, ngày ấy tuy đã hơn ba mươi tuổi mà sao nghe già cỗi cuộc đời. Mới đây hai mươi lăm năm. Và, những người muôn năm cũ.. Tôi chợt nhớ đến một bài hát làm tôi xúc động. Bài “Trên đảo Galang nghe người hát” của anh Trần Đình Quân, bây giờ đã khuất núi. Bài hát mà tôi đã nghe chính tác giả hát trong một cuộc họp mặt có rất đông những người viết văn làm thơ viết nhạc ở nhà tôi với tiếng đàn đệm dương cầm của chị Quỳnh Giao. Bài nhạc đã làm cho tôi rưng rưng và mắt đỏ đến

nỗi phải ra sau vườn để trấn tĩnh lại. Nốt nhạc buồn, ngôn ngữ bình dị nhưng truyền cảm, diễn tả một tam trạng mà bất cứ ai đã ở trại đảo đều cảm thấy. Hình như tôi đã thấy đôi mắt buồn vời vợi của người hát:

“Chiều qua trên đảo Galang, nghe người hát bài Kembali Ké Jakarta (trở về Jakarta). NgườiI có Jakarta, người có quê hương để trở về thăm nhà.

Chiều nay trên đảo Galang quê người xa lạ một mình nghe lòng đau. Trở về đâu. Về đâu?

Quê ta! Về đâu! Về đâu! Trở về đâu! Về đâu!?

Quê ta đó ta không được ở. Nhà ta đó ta phải bỏ đi.

Cha mẹ ta tủi buồn thương nhớ. Người yêu ta đau đớn lìa xa. Anh em ta âm thầm từ biệt. Bạn bè ta câm nín ngậm ngùi”

Điệp khúc về đâu, về đâu cứ xoáy mạnh trong tim người nghe. Về đâu bây giờ, những người đã bỏ mình trong biển cả? Về đâu bây giờ những người lưu lạc bỏ lại quê hương? Không phải một mình anh Trần Đình Quân có câu hỏi ấy, lúc đó. Mà, bây giờ, cũng có nhiều người ngậm ngùi hát điệp khúc ấy trong hồi ức như tôi, lúc này. Sao tôi muốn gửi theo những người thuyền nhân trở về thăm lại Galang, Bidong một chút tâm tình chia sẻ. Hãy thấp giùm tôi một nén nhang nơi nghĩa trang của những người nằm lại. Hãy đi giùm tôi lên nhà thờ trên dốc cao hay bước những bậc thang gỗ lên chùa để cầu nguyện và đa tạ đất trời. Tôi muốn cám ơn đất nước Indonesia đã dung chứa và bảo bọc chúng tôi. Tôi vẫn luôn luôn nghĩ mình là một người may mắn dù trong bất cứ hoàn cảnh ngặt nghèo nào. Làm lại cuộc đời ở tuổi trên ba mươi dù chậm nhưng vẫn còn chưa trễ. Định cư xứ người đi học, đi làm, tôi đã hiểu được cái giá mà khi mình vượt biển đã định. Cố gắng sao sống cho đúng con người, chu toàn bổn phận với chính bản thân mình, gia đình mình, đất nước mình. Có phải, đó là điều tôi thực hiện? Xin ơn trên dìu dắt tôi đi trên con đường ấy!
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »

Tán tỉnh

Nguyễn Ðạt Thịnh

Chuyện không ai biết là ngày còn nhỏ -14 tuổi- tôi ở sát vách nhà bà Nguyễn thị Bình, có lúc đã làm đến chức phó chủ tịch của cái nước Việt Nam cộng sản hôm nay; chúng tôi cùng ở trên đường Frostin, Tân Ðịnh; tôi là một thằng bé mới lớn, và cô Bình (không mang tên Bình, mà mang một cái tên khác, vô cùng đẹp hơn) khoảng trên 20, nhưng chưa gần 30.

Ngày đó mới học lớp 8, chưa liên hệ gì đến báo chí, văn chương, nhưng có thể cái “nòi” văn nghệ đa tình đã có sẵn từ bẩm sinh, tôi mê nàng như điếu đổ; nàng hơn tôi khoảng 10 tuổi, nhưng, dĩ nhiên, cái tuổi hơn đó không có nghĩa là nàng già, khi nàng mới 24 (tôi ước đoán).

Tôi hãnh diện được nàng sai vặt, “lấy cho chị cái này, cái khác”; một lần nàng bảo tôi nhét khẩu súng lục nhỏ xíu vào cái nón chụp đầu của cái áo mưa nàng đang mặc; tôi hãnh diện tuân lệnh.
Nàng bảo tôi, “em sờ coi nó có cộm quá không?” Tôi run rẩy “sờ” vào khẩu súng, run không vì sợ súng mà vì sung sướng được đụng vào người nàng; có lẽ vì chưa thấy tôi sờ gì cả nàng bảo tôi, “em nhét cái mũ vào cái áo trong thử xem có kín hơn không.” Tôi còn đang lọng cọng không biết làm cách nào để nhét cái nón áo mưa vào sau lưng cái áo nàng đang mặc, thì C.S. (tên thật của bà Bình) kéo bung lớp nút áo bảo tôi, “nhét nó vô”.

Bẩy năm sau, tôi đi lính bảo vệ miền Nam, nàng vẫn theo đuổi con đường khiến chán, hai con đường song song như hai thanh đường sắt, rất gần nhau, nhưng không hy vọng gì gặp nhau.
Ít nhất trong những năm niên thiếu tôi yêu nàng bằng mối tình trẻ dại? Tôi nghĩ vậy.
Hôm nay, 65 năm sau nàng bảo tôi, "Với Mỹ, chúng ta sẵn sàng “gác” quá khứ, để hợp tác, nhìn về tương lai, thì không lý do gì, người cùng một dân tộc, cùng một tổ quốc, mà không thể hòa hợp, đoàn kết với nhau để xây dựng tương lai cho đất nước mình".
Tôi “xây nô” với câu nói dễ thương đó, không phải vì, năm nay, cái khoảng cách 10 tuổi làm bà nhìn quá già, mà tôi còn thấy bà nhìn giống như một mẹ mìn, mặt mày đanh ác khiến lời tống tình nghe vô duyên.

Tôi nói cùng một ngôn ngữ với bà Bình, nhưng tôi không phải là người cùng một dân tộc, cùng một tổ quốc với bả. Tôi là người Việt Nam bả là người Việt Cộng, một thứ người khác, nhân danh Việt Nam để tàn phá Việt Nam.
Một anh mẹ mìn khác là giáo sư Cao Huy Thuần. Mẹ mìn Thuần cũng dụ dỗ người Việt hải ngoại; Thuần nói, “Đã gọi là dân tộc, sao còn phân biệt ngoài với trong? Sao còn chia năm xẻ bảy hạng người Việt này với hạng người Việt khác?...Hòa hợp dân tộc không phải là hòa giải giữa trong với ngoài. Đó là hòa hợp giữa dân với Đảng, giữa Đảng với dân.”

Anh này lương thiện hơn mẹ mìn Bình, anh biết giữa người Việt quốc nội với người Việt hải ngoại không có bất hòa nào đến nỗi cần hòa giải cả; anh còn biết người Việt trong với ngoài, tuy hai mà một. Mọi bất hoà chỉ có giữa Việt Cộng với Việt Nam thôi.

Bất hòa xẩy ra không phải vì người Việt Nam bắt người Việt Cộng bỏ tù, mà ngược lại; và đã như vậy, nếu Việt Cộng muốn hòa giải dân tộc thì chúng nó chỉ cần mở cửa tù ngục, thả người Việt Nam ra.

Mẹ mìn Thuần còn dịch một bài thơ tiếng Tây mô tả thái độ của người lính bại trận và anh tướng thắng trận. Bài thơ như sau:
SAU TRẬN ĐÁNH
Chiến trường đầy xác chết
Khi trận đánh vừa xong
Cha tôi trên mình ngựa
Duyệt chiến trận một vòng.
Đêm xuống. Ai rên rỉ
Giữa bóng tối thê lương?
Viên sĩ quan hầu cận
Thưa: lính bại ven đường.
Máu thấm hoen cỏ dại
Tên lính chết nửa người
Hổn hển. Thở. Kêu cứu
"Nước! Nước! Nước! Người ơi!"
Sĩ quan! Đây bình rượu
Uống đi, kẻ thương binh!
Viên sĩ quan cúi xuống
Kề miệng dốc ngược bình.
Như chớp, người kia rút
Súng nổ đạn vèo bay
Mũ cha tôi rơi xuống
Ngựa cong vó vẫy tai.
Thản nhiên cha tôi nói :
"Cứ cho uống tràn đầy".

Ông tướng Tây trong bài thơ cho người thương binh địch uống cô nhắc; tướng Việt Cộng cho thương binh Việt Nam đi mò tôm, uống nước cống. Người thương binh Tây bắn tên tướng thắng trận, nhưng người Việt Nam không cần đến bạo lực cũng đủ làm tướng Việt Cộng điên lên mà chết: trong nước họ chỉ cần viết blog, ngoài hải ngoại họ chỉ cần múa cờ vàng là đủ làm tướng giặc lên cơn sốt mê sảng, nói không ra tiếng.

Thị Bình và anh Thuần cứ hỏi những tên chóp bu Việt Cộng đã có lần dại dột xuất ngoại để biết kinh nghiệm chúng ngất xỉu vì dị ứng cờ vàng.

Nguyễn Ðạt Thịnh
caubennoc
Posts: 546
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Post by caubennoc »

Trên Tay Có Đá

Nguyễn Ngọc Tư
Trên một ngọn núi cao lêu đêu đứng khều mây, có ông thầy.

Lần đầu tới chơi thầy kêu bỏ mấy cục đá xuống cho rảnh tay múc giùm ta gàu nước. Bạn cãi ủa con có cầm đá gì đâu. Thầy cười, khi nảy con định ném đá cho bể đầu ông xe ôm dưới chân núi mà. Tại thằng cha đó lấy tiền công mắc quá, mới chạng vạng mà tính giá gấp đôi lúc ban ngày, bạn ngoay cái miệng phân trần. Thầy lại cười, mấy chục ngàn đó cũng còn rẻ, vì chở con là chở theo một đống đá, nặng lắm chớ đâu phải chơi.

Giọng thầy không có chút cà rỡn nào, làm bạn ngờ ngợ ngờ ngợ ngờ ngợ miết. Không nén được, bạn xòe tay ra coi và thật kỳ lạ, bạn thấy trên tay mình thiệt tình là có đá. Thiệt tình là bạn đang lăm le chực chờ ném vào người khác, giống hệt cái cách người đời hăng hái ném nhau.

Bạn về nhà rồi, chuyện mấy cục đá cũng lẽo đẽo theo về, đeo bám dai dẳng. Đôi khi bạn bĩu môi lườm nguýt ai đó, mắng xiên chửi xéo ai đó… mà thấy rõ ràng là mình vừa ném đá vào người ta. Đôi khi viết một đoạn chữ mà thấy lổn nhổn nặng nề như đá. Đôi khi chỉ nói nửa câu mà thấy người nọ rúm ró vì đau. Ném đi rồi thấy sướng phút đó, hể hả phút đó nhưng dường như người không nhẹ bớt, vì cục đá thiên hạ ném trả bạn nhặt lấy mang theo bên mình, rình chờ cơ hội chọi lại.

Những hòn đá đó không bao giờ rơi xuống đất, bởi không người này cất thì người kia cũng cầm. Vì nó mà mình đau nhưng người ta vẫn giữ gìn để tiếp tục làm đau người khác, hòn đá được ném đi ném lại trong một hành trình sát thương không ngơi nghỉ. Sách nói vậy. Sau này, bạn nghiền ngẫm sách thiền các loại, bạn nghiên cứu kinh Phật, Kinh thánh, kinh Coran…

Bạn cố không lẫn lộn giữa chê bai và lăng mạ, giữa phê bình và đạp đổ, giữa gièm pha và hạ nhục… để nếu có ném đi thì chỉ là những hòn đá con con. Thấy chưa ăn thua, bạn hay lên núi nói chuyện với ông thầy học cách làm sao bỏ đá khỏi tay. Ông thầy cười nói phải có cách nào thì ta đâu có bỏ chạy lên đây, ở một chỗ chỉ có mây và vài nhà hàng xóm. Ít người lại qua, ít va chạm, ít thị phi thì đỡ phải ném đá nhau…

Nhưng bạn ở một chỗ nào? Chỗ mà sáng sớm dừng ở đèn đỏ có kẻ chạy xe lấn đường xước cả tay bạn. Chỗ mà sáng sớm phát hiện ra chị kia thản nhiên cân thiếu. Chỗ mà sáng sớm anh cảnh sát giao thông ngoắc bạn lại kiếm tiền lót tay. Chỗ mà sáng sớm mở trang báo thấy bao nhiêu chuyện nát lòng: chó người giàu cắn chết người nghèo, mẹ ngược đãi con, chồng giày vò vợ…

Chưa hết, biển thông tin đưa bạn tới gần những sự thật, ở đâu đó người ta đào bới tận diệt thiên nhiên. Ở đâu đó có những đứa trẻ bị đẩy ra đường phơi mưa nắng kiếm tiền khi vẫn còn ẵm ngửa. Ở đâu đó có những người phụ nữ bị bán mua rẻ mạt…

Bạn nghe lửa bốc lên đầu, giận đầy ứ họng. Căm. Uất. Ngột ngạt. Nghe đá ở đâu bỗng chất oằn cả người, kẻ thủ ác mà đứng trước mặt bạn dám ném cho họ chết lắm. Nhưng đó là “ở đâu đó…”, giờ chuyện xảy ra ngay ở quê hương bạn, cách chỗ bạn chỉ hai mươi cây số. Nghe đâu, coi bản tin thấy hai vợ chồng trẻ người mà tàn ác man rợ, nhục hình tra tấn thằng nhỏ làm công mà tỉnh bơ như thở, như ăn, có một bà già quê đập bể tivi rồi xách dầm xuống xuồng bơi đi “đi đánh hai đứa ác ôn đó coi tụi nó biết đau không?”.

Như thể hết cách rồi, đá phải được đáp trả bằng đá. Bạn giận mình sao không được như bà già đó. Những cuốn sách về nghệ thuật buông bỏ, hạn chế sân hận trải rộng tình thương… đã trở nên vô nghĩa.

Không thể buông bỏ ở cái thời thế còn ngổn ngang này. Đến cha mẹ mà tàn tệ với con, không phải loạn thì là cái gì. Ông thầy trên núi gọi điện thoại xuống, nói ông coi tivi rồi. Lặng đi giây lát, ông nói “ta thấy sợ…”. Ông thầy sợ vì tôn giáo mà ông đeo đuổi làm sao cứu rỗi được người đã đánh mất chất người. Còn bạn sợ vì luật pháp làm sao cải tạo, thay đổi được người mà không phải người. Sách nói không có gì là rác hết, bạn đã từng tin vậy nhưng giờ chê sách xạo, thiệt tình.

Tội ác biết đâu nảy sinh từ những cú ném đá lặt vặt nhỏ nhít mà người ta không nhận ra. Cho đến một ngày…

Nguyễn Ngọc Tư
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »

Ðược mùa hoa hậu

Huy Phương
Cuộc thi hoa hậu đầu tiên của thế giới được tổ chức vào năm 1854 có thể bắt nguồn từ chuyện chọn Kings va Queens trong lễ hội May Day thời xưa ở Âu Châu, nhưng cuộc thi này bị phản đối phải dẹp bỏ. Mãi đến năm 1880, mới có cuộc thi hoa hậu áo tắm trên bãi biển Rehoboth (Delaware), rồi Atlantic City (New Jersy), Galveston (Texas). Năm 1921, cuộc thi hoa hậu Miss American Pageant đầu tiên được tổ chức tại Atlantic City, trong thời gian này các hoa hậu không được coi trọng bao nhiêu, cho đến lúc có Ðệ II Thế Chiến, khi các hoa hậu được tuyển dụng để cổ động bán trái phiếu cho chính phủ hoặc tham gia các chuyến đi giải trí cho các đơn vị quân đội ngoài mặt trận.

Cuộc thi hoa hậu được căn cứ trên vẻ đẹp hình thể, tài năng, cá tính và sự ứng đối với những câu hỏi tổng thể của ban giám khảo. Tuy vậy người ta than phiền là các cuộc thi hoa hậu thường thiên về sắc đẹp thể xác hơn là thiên về tài năng, trí thông minh, học thức, ứng xử hay các mối quan tâm về xã hội.

Càng ngày đàn bà càng xuất hiện nhiều ngoài xã hội và trước công chúng, được chú ý và ngưỡng mộ hơn, các cuộc thi hoa hậu càng ngày càng nhiều và có tầm vóc như Miss USA, Miss World, Miss Universe, Miss Teenage America Pageant, Miss National Teen-Ager, Miss Teen All America Pageant. Trong thời đại mới của trang phục, mỹ phẩm, kiểu tóc và giải phẫu thẩm mỹ, cuộc thi hoa hậu là cơ hội bằng vàng cho các dịch vụ quảng cáo. Năm 1951, cuộc thi hoa hậu thế giới được tổ chức đầu tiên tại Luân Ðôn và sau này lần lượt được tổ chức khắp nơi trên thế giới như Hoa kỳ, Nam Phi, Ấn Ðộ, kể cả Việt Nam hồi năm ngoái. Các cuộc thi hoa hậu thế giới được truyền đi qua màn ảnh truyền hình đến hơn 70 quốc gia và có hai tỷ người theo dõi.

Quần chúng, tuy vậy không phải ai cũng tán thưởng việc đưa nhan sắc phụ nữ lên sân khấu để thi tài, cho đây là chuyện thấp hèn, dung tục. Cũng nhiều quan điểm cho rằng cuộc thi hoa hậu là hạ nhân phẩm của phụ nữ, xem đây là những món hàng phơi bày để giải trí cho đàn ông tương tự như nhà văn Lâm Ngữ Ðường của Trung Hoa đã nhận xét: “Ðàn bà trên sân khấu thì hở hang, gần như khỏa thân, còn đàn ông ngồi dưới ngó lên thì ăn mặc đàng hoàng, thắt cà vạt. Hiện tượng đó quả là một hiện tượng đặc biệt của một xã hội tạo ra vì đàn ông, do đàn ông chỉ huy, một xã hội trong đó đàn bà khỏa thân bị đem trưng ra công chúng vì mục đích thương mãi...” (Một quan niệm về sống đẹp - Nguyễn Hiến Lê dịch).

Tại một cuộc thi hoa hậu ở Luân Ðôn, giám khảo và ứng viên hoa hậu đã bị biểu tình, ném mực hay bột mì. Năm 2000, cuộc thi hoa hậu thế giới đã được dời từ Nigieria về Luân Ðôn vì giới Hồi Giáo lên án cuộc thi hoa hậu là vô đạo đức, xúc phạm đến tinh thần Hồi Giáo. Trong khi đàn bà Hồi Giáo còn che mặt, áo quần phủ kín từ đầu đến gót thì các cô mặc hai mảnh, phơi bày da thịt ra trước công chúng, coi sao được. Ngày xưa nhan sắc được giữ kỹ và sở hữu của đàn ông, không phô trương ra ngoài. Mặc dầu vẻ đẹp của đàn bà nghìn đời vẫn được ca tụng, nhưng ngày nay thân xác đàn bà được phô bày, trình diễn mà muốn chiêm ngưỡng phải mua vé vào xem, trong lúc bao nhiêu công ty kỹ nghệ thời nay phục vụ cho phụ nữ đổ xô vào để kiếm ăn, đã gây nên nhiều nguồn dư luận phản đối.

Giải thi hoa hậu cho đến ngày nay, vẫn còn bị các nhà đạo đức chỉ trích. Bà Leesa Bellesi, vợ của một vị mục sư tại thành phố Carlsbad, California, đã lên tiếng kêu gọi mọi người hãy tẩy chay chương trình thi hoa hậu sẽ được trực tiếp truyền hình từ thành phố Las Vegas vào tối Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2010 trên đài truyền hình NBC. Trang website chính thức của ban tổ chức Giải Hoa Hậu Hoa Kỳ đã trưng ra những tấm hình của các thiếu nữ này với những quần áo lót quá gợi tình hoặc mặc những áo sơ-mi không cài nút, mà không mặc áo lót ngực và chụp trong những tư thế khích dục.

Ðể quân bình sắc đẹp thể xác và vẻ đẹp tâm hồn, ngày nay các thí sinh thi hoa hậu thế giới trước khi mặc áo dạ hội hay áo tắm xếp hàng lên sân khấu đã được tổ chức đi thăm viếng, bệnh viện, nhà dưỡng lão hay viện mồ côi. Nhưng cảnh tương phản giữa tuổi trẻ, sắc đẹp, giàu sang, thơm tho giữa những thiếu nữ trong cuộc thi hoa hậu này với cảnh già nua, bệnh tật, đói rách chưa hẳn đã an ủi được những người bất hạnh.

Ngày nay, nhiều cuộc thi hoa hậu có tính cách nhân bản, an ủi những phụ nữ đang ở trong hoàn cảnh kém may mắn, người ta đã tổ chức những cuộc thi hoa hậu trong nhà tù dành cho phụ nữ phạm nhân như ở Mễ Tây Cơ hay cuộc thi hoa hậu tại Luanda, thủ đô của Angola dành cho những phụ nữ mất tay, mất chân, mù mắt, sống sót sau khi dẫm phải mìn bẫy trong cuộc nội chiến tại đất nước này (Miss Landmine Survivor). Ðặc biệt, nhiều nhất ở Thái Lan, hằng năm đều có cuộc thi hoa hậu dành cho các thí sinh đổi giới tính, nghĩa là các cô gái xinh đẹp này, trước kia đều là những “đực rựa” vừa qua các cuộc giải phẫu để trở thành phái nữ.

“Hoa hậu” thú vật cũng được tổ chức nhiều nơi trên thế giới như Hoa Hậu Lạc Ðà tại Abu Dhabi, A Rập Thống nhất hay Hoa Hậu Dê ở Riyadh, Saudi Arabia, nhưng không nghe nói cuộc thi này dành cho lạc đà và dê, đực hay cái, vì trông con dê đực đẹp đẽ hơn con dê cái nhiều. Cũng đừng nghe nói thi hoa hậu thú vật mà coi thường, tại xứ dầu hỏa này, cuộc thi lạc đà đã tốn phí 8 triệu đô la dành làm giải thưởng cho các chủ nhân ông lạc đà trúng giải được đội vương miện.

Ðối với người Việt Nam, ngay vào thập niên 50 của thế kỷ 20, việc mặc đồ tắm lên sân khấu trình diễn cho công chúng xem còn là một điều hiếm hoi. Một cuộc thi hoa hậu đã được tổ chức vào dịp Tết và ca sĩ Túy Phượng đã đoạt giải Hoa Hậu Hội Chợ Quang Trung và hình ảnh cô được đăng trên nhiều bìa báo ở Saigon thời ấy. Ở miền Bắc, thắt lưng, buộc bụng theo đảng chống Mỹ, cơm không có ăn, tìm không ra một chiếc áo dài, nói chi đến trò chơi “tư bản, đồi trụy” đó. Thế nhưng sau năm 1975, đất nước Việt Nam, sau chiến tranh hơn hai triệu đàn ông chết trong chiến tranh, “đặc sản” đàn bà dư dả, nên nền “văn hóa hoa hậu” được phát triển tối đa. Trong lúc chờ tiếp cận với thế giới bên ngoài và rút kinh nghiệm, đào tạo hoa hậu, Việt Nam đã có những cuộc thi hoa hậu địa phương, bắt đầu với những thí sinh đi chân hay mang dép Lào ở các quận lỵ, tiến đến Hoa Hậu Ðền Hùng, Hoa Hậu Duyên Hải, Hoa Hậu Mường (Hòa Bình), Hoa Hậu Ðồng Bằng Sông Cửu Long, Hoa Hậu Tây Ðô, Hoa Hậu Các Dân Tộc, Hoa Hậu Du Lịch Việt Nam, Hoa Hậu Quý Bà và Thành Ðạt. Lần lượt nhan sắc Việt Nam được đem đi “đấm” ở xứ người qua các cuộc thi Miss World, Miss Universe, Miss International, Miss Earth, tuy chưa được vào chung kết lần nào nhưng mục đích chính là để thế giới chú ý đến đàn bà mang nhãn hiệu Việt Nam.

Ủy Ban Người Việt Nước Ngoài còn tổ chức các cuộc thi Hoa Hậu Thế Giới Người Việt ở nhiều khu vực trên thế giới như đã tổ chức tại Ðức Quốc vào tháng 1, 2010, gọi là để tạo đoàn kết giữa người Việt, do báo Tiền Phong, ông chủ của Duyên Dáng Việt Nam và Tòa Ðại Sứ Việt Cộng tại địa phương phụ trách. Rõ ràng là Ủy Ban Người Việt Nước Ngoài đã thành công phần nào trong trò chiêu dụ quốc ngoại bằng trò nhan sắc.

Nguyễn Trọng Hiền, giới chức cao cấp của bộ Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch đã ca tụng những cuộc thi “Hoa Hậu Thế Giới Người Việt” này là “được dư luận đánh giá cao, cộng đồng người Việt trên thế giới hưởng ứng và nó thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc rất tốt.” Thì ra cho đến giờ này, sau 35 năm, Việt Cộng chỉ mới nghĩ ra một phương thức đại đoàn kết dân tộc “rất tốt” là tổ chức những cuộc thi hoa hậu trong những cộng đồng người Việt trên thế giới. Bộ đỉnh cao trí tuệ của quý vị chỉ có ngần ấy, và vũ khí duy nhất để thể hiện “tinh thần đại đoàn kết dân tộc” sau 35 năm nghiền ngẫm chỉ còn độc có mỗi “cái ấy” thôi sao?

Ngày xưa Cộng Sản tuyên truyền ra ngõ là gặp anh hùng vì anh hùng lạm phát, ngày nay chắc chắn ra ngõ là gặp hoa hậu, vì hoa hậu được mùa. Mỗi năm Việt Nam sản xuất bao nhiêu là hoa hậu. Nội cái thị xã Nha Trang năm nay đã giành phần tổ chức luôn ba cuộc thi hoa hậu: Hoa Hậu Trái Ðất (Miss Earth), Hoa Hậu Việt Nam và Hoa Hậu Việt Nam Thế Giới, đảng và nhà nước ở thành phố biển này còn thì giờ đâu mà lo việc cứu đói dân, nhất là cho ngư dân, lo cho việc nước, nhất là việc mất nước.

Phải nói là hiện nay trong cộng đồng người Việt ở Mỹ cũng đã có nhiều cuộc thi hoa hậu như Hoa Hậu Áo Dài, Hoa Hậu Sinh Viên Liên Trường, Hoa Hậu Phu Nhân, Hoa Hậu Thế Giới. Trong các chương trình văn nghệ, ngay cả ở các sòng bài, luôn luôn có các hoa hậu, áo dài hay áo tắm trình diễn qua lại, mục đích làm mát mắt quý vị chư quân tử. Thí sinh hoa hậu còn tổ chức thăm viếng, chụp hình quảng cáo tại các tiệm phở, chợ búa, làm cho vẻ đẹp đàn bà trở thành món hàng rẻ tiền.

Bây giờ thi hoa hậu lại đi vào các lễ hội tôn giáo. Khi ban giám khảo chấm điểm một thí sinh mặc áo dài trong các cuộc thi hoa hậu áo dài, họ chấm vẻ đẹp của khuôn mặt, thân hình của người đàn bà hay là chấm vẻ đẹp của chiếc áo? Cũng như trong cuộc thi hoa hậu áo tắm, giám khảo chấm cái áo tắm xanh đỏ hay chấm thân hình đầy nhục tính của người đàn bà. Nếu có một cuộc thi Hoa Hậu Áo Lam, chiếc áo nào cũng giống nhau một màu lam thanh khiết thì Thầy căn cứ vào cái gì để chấm điểm hơn thua? Khi ca nhạc nặng mùi trần tục, đầy ái dục, ca sĩ y trang hở hang, lời nhạc rên xiết như lối gọi “mình ơi!” vào sân chùa thì Thầy phải quét nó ra như chú tiểu chùa Long Giáng ngày xưa quét lá đa, vì đó là sắc dục, là ma quỷ. Tôi là đời, sống với ma quỷ đã quen, nhưng Thầy là đạo,Thầy nên lánh xa. Thời mạt pháp, không phải là vì chùa càng ngày càng ít, xiêu dột, thiện nam tín nữ càng ngày càng hiếm, mà do hành động càng ngày càng rời xa giáo lý của Ðức Phật.

Hoa hậu đang được mùa, như lúa thì gặt lấy, là cỏ thì phải nhổ đi, có đâu lại tưới phân thêm cho cỏ.
TranAnhDung
Posts: 292
Joined: Tue Oct 28, 2008 7:43 pm
Contact:

Post by TranAnhDung »

Tiếng vang

Hai cha con nọ đang đi men theo triền núi. Bỗng người con trai nhỏ trượt chân và ngã, em la lớn lên “Ối chao!” . Em lấy làm ngạc nhiên khi thấy ở miền núi xa có tiếng ai nhái lại “Ối chao!”. Em tò mò la lên “Ngươi là ai?” thì em nhận lại tiếng nhái lại “Ngươi là ai?”, tức giận quá em quát lên: “Quân đốn mạt!” , thì em lại nghe tiếng nhái lại: “Quân đốn mạt!”. Em nhìn người cha và hỏi “Thế là thế nào hở chả” Người cha mỉm cười và nói: “Này con hãy xem đây” nói rồi ông nói lớn lên: “Anh hay quá!” thì nghe tiếng trả lời “Anh hay quá!” . Rồi ông lại la lên: “Anh tuyệt vời quá!” thì cũng nghe tiếng trả lời “Anh tuyệt vời quá! ”


Người con ngạc nhiên nhưng cũng vẫn chưa hiểu. Người cha ôn tồn giảng : “Đó là tiếng vang con ạ! Khi có những khoảng trống rộng rãi như ta có truớc mặt đây thì các tiếng động lớn hay tiếng nói lớn nó sẽ dội lại như vậy. Con nói những lời tức giận thì nó sẽ dội lại những lời tức giận, cha nói những lời đẹp đẽ thì nó sẽ dội lại những lời đẹp đẽ!

Ở đời cũng vậy! đời là sự dội lại của các hành động của ta. Khi tâm ta có lòng từ bi, thì chúng ta sẽ nhận lại sự yêu thương. Khi ta hành động những điều xấu, thì nỗi bất hạnh sẽ lại xảy đến cho chúng ta.”
vuphong
Posts: 2753
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Bệnh ANH HÙNG
Ðinh Từ Thức
Anh hùng không phải là điều xấu, nhưng khi nó trở thành một ám ảnh thường trực, đã biến thành bệnh. Ví dụ, giữ gìn cơ thể sạch sẽ để phòng bệnh, là thói quen tốt. Nhưng sợ vi trùng đến nỗi bị ám ảnh như nhà kỹ nghệ nổi tiếng Howard Hughes, là người bị bệnh hiểm nghèo, tiếng chuyên môn gọi là hypochondriac. Theo triệu chứng tỏ tường, Việt Nam đã mắc "bệnh Anh hùng".

Mười năm qua, tôi đã lui tới Singapore bốn lần, nhưng các lần trước ít chú ý về tình hình tại đây. Một tháng ở đó trong lần chót vừa rồi, gặp đúng dịp đảo quốc này kỷ niệm 40 năm ngày Độc Lập. Cũng trùng với dịp Việt Nam kỷ niệm 60 năm cuộc Cách Mạng tháng Tám, khiến tôi có ý định nêu ra mấy nhận xét đáng chú ý giữa Singapore và Việt Nam :

Không phải chỉ riêng tôi muốn so sánh Singapore với nước mình. Trong thời gian bão Katrina tàn phá, nhà bình luận thời sự nổi tiếng của báo New York Times là Thomas Friedman cũng có mặt ở Singapore. Ông đã viết hai bài trên trang bình luận của New York Times, và có những nhận xét về Singapore. Trong bài báo ngày 14-9-, ông viết:
-“Nếu phải chọn bất cứ nơi nào ở Á châu để trải qua một trận bão, thì nơi đó nên là Singapore”.
Friedman nói như vậy, vì so sánh với nỗ lực của Mỹ cấp cứu nạn nhân bão Katrina, Singapore mau mắn và hữu hiệu hơn nhiều ...khi cứu nạn nhân sóng thần ở Nam Dương vào cuối năm ngoái. Được như vậy, vì trong việc chọn người vào các chức vụ then chốt ở Singapore, người ta không chọn theo tiêu chuẩn bồ bịch, như ông Bush chọn cựu giám đốc cơ quan cấp cứu liên bang (FEMA) Michael Brown, hay “hồng hơn chuyên” theo kiểu Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. Singapore chọn người theo tiêu chuẩn có khả năng nhất, và ít tham nhũng nhất. Để xứng đáng với khả năng và tránh tham nhũng, họ trả lương rất cao. Thủ tướng lãnh lương gần gấp ba lần tổng thống Mỹ, mỗi năm 1,1 triệu Mỹ kim; nhân viên chính phủ và thẩm phán Tối cao Pháp viện gần 1 triệu.
Friedman nhận xét rằng, vào buổi đầu, việc cai trị tốt rất quan trọng tại Singapore:
-“Vì Đảng cầm quyền phải giành giựt tâm trí người dân với cộng sản, những người được tiếng là không tham nhũng và ân cần – khiến nhà nước phải cũng như vậy, hay khá hơn”.
Thật may mắn cho Singapore, cả phía cộng sản và không cộng sản. Nhờ những người không cộng sản nắm chính quyền mà Singapore được như ngày nay, và phe cộng sản nhờ không cướp được chính quyền nên ngày nay vẫn còn được tiếng là thân dân và không tham nhũng.
Trong bài thứ nhì vào ngày 16-9 , Friedman viết về tình hình giáo dục tại Singapore. Theo ông, “chính quyền tại đây hiểu rằng, trong một thế giới phẳng (cả thế giới có thể thu gọn trong chiếc màn ảnh phẳng của máy computer), công việc có thể chạy đi bất cứ đâu thì khá hơn láng giềng... chưa đủ. Cần phải đứng trên mọi người – kể cả chúng ta (Mỹ)”. Một hiệu trưởng cho biết:
-“...Chúng tôi đã nới lỏng đôi chút để cho phép học sinh nuôi dưỡng ý tưởng riêng của mình”, và “kiến thức có thể được tạo ra tại lớp học, chứ không phải chỉ đến từ thầy giáo”.
Vẫn theo Friedman, các học sinh lớp 4 và lớp 8 tại Singapore đã đạt được điểm cao nhất trong các kỳ thi quốc tế về toán và khoa học do Times tổ chức. Và sách toán của Singapore đã được trường Mỹ, nơi con gái ông theo học, sử dụng tại Maryland. Trong khi Singapore cố gắng vượt Mỹ về giáo dục, Việt Nam vẫn bắt buộc học sinh từ nhỏ đến lớn, muốn ra trường, phải học những môn “thầy không muốn dạy và trò không muốn học”, là môn “tư tưởng Hồ Chí Minh” và “lý thuyết Mác-Lê”. Ngoài ra, Việt Nam còn phí phạm nhân tài như kiểu tuyển những sinh viên ưu tú, gửi đi nước xã hội anh em Cuba, chịu cảnh đói rách, học những môn không phải sở trường của họ, như kinh tế và computer (theo phóng sự của báo Tiền phong, Hà Nội).
Bây giờ, xin trở lại âm vang hai lễ lớn của Singapore và Việt Nam. Cùng vào tháng Tám, một bên kỷ niệm 40 năm ngày Độc Lập (9-8), một bên kỷ niệm 60 năm ngày cướp được chính quyền (19-8). Việt Nam đi trước Singapore đúng 20 năm. Ngoài khác nhau về thời gian, còn khác nhau về người cầm quyền: Việt Nam có Đảng Cộng sản, với lãnh tụ Hồ Chí Minh; Singapore có Đảng Nhân dân Hành động (PAP – People’s Action Party), với lãnh tụ Lee Kuan Yew (Lý Quang Diệu).
Dân số Việt Nam hiện có 83 triệu rưỡi người. Dân số Singapore chỉ bằng số lẻ của Việt Nam, công dân thực thụ có ba triệu rưỡi, cộng với 700 ngàn người ngoại quốc tới làm việc, là 4,2 triệu. Nhưng Singapore đang sử dụng ba triệu rưỡi máy điện thoại di động, hơn Việt Nam một triệu đơn vị. Số ngoại tệ và vàng dự trữ của Singapore vào năm ngoái là 112,8 tỷ Mỹ kim, trừ đi số nợ phải trả cho ngoại quốc là 19,4 tỷ, nếu chia đều cho dân, mỗi đầu người được khoảng 26.000 ngàn Mỹ kim. Trong khi ấy, số dự trữ của Việt Nam là 6,51 tỷ MK, nếu trừ đi số nợ ngoại quốc là 16,55 tỷ, tính đổ đồng mỗi người dân phải mang nợ chừng hơn 100 Mỹ kim . Bao giờ dân Việt Nam đông bằng dân Trung Quốc, số nợ mỗi đầu người phải gánh sẽ giảm xuống còn khoảng 10 Mỹ kim.
Singapore chỉ cách Việt Nam hơn một giờ bay, tương đương khoảng cách Sài Gòn đi Hà Nội. Người dân Singapore cùng thuộc giống da vàng, chắc không thể thông minh và chịu khó hơn dân Việt Nam. Singapore lại bị những điều kiện kém Việt Nam, như đất hẹp, không có tài nguyên thiên nhiên, và phải dùng tới bốn ngôn ngữ chính. Nhưng tại sao, Singapore độc lập sau Việt Nam 20 năm, ngày nay Singapore nằm trong số những quốc gia đứng đầu danh sách các nước trên thế giới, trong khi Việt Nam nằm chung với các nước dưới cuối ? Hình như câu trả lời là chỉ vì hai tiếng “ANH HÙNG” mà thôi.
Theo dõi Việt Nam kỷ niệm 60 năm Cách mạng tháng Tám, hai chữ “anh hùng” được nhắc tới nhiều hơn cả. Trước hết là diễn văn của Chủ tịch nước Trần đức Lương tại Quảng trường Ba Đình vào sáng 2-9 :
-“Nhìn lại những thành tựu vẻ vang của Cách mạng Việt Nam 60 năm qua, chúng ta vô cùng tự hào về dân tộc ta, một dân tộc anh hùng... truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Việt Nam chính là những nhân tố cơ bản, cốt lõi làm nên sức mạnh vô địch của nhân dân Việt Nam trong thời đại mới”.
Rồi Chủ tịch:
-“vô cùng biết ơn và cảm tạ các bậc lão thành cách mạng, các bà mẹ Việt Nam anh hùng”,
Trước khi kết luận:
-“Dân tộc Việt Nam anh hùng, nêu cao truyền thống tự tôn dân tộc, nhất định sẽ lập nên những kỳ tích mới...”
Báo Nhân Dân ngày 2-9, qua bài “Hà Nội, 60 năm nhìn lại” viết:
-“Trải qua 60 năm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hà Nội đã vươn lên mạnh mẽ, xứng đáng là thủ đô anh hùng của nước Việt Nam Anh hùng”.
Và viết tiếp:
-“Ghi nhận những thành tựu của Hà Nội trong hơn nửa thế kỷ qua, Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý Thủ đô Anh hùng”.
Bài báo kết luận:
-“...với truyền thống lịch sử nghìn năm văn hiến, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô phấn đấu hơn nữa, đưa thành phố Hà Nội trở thành thành phố hiện đại, là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật của cả nước, xứng đáng là Thủ đô Anh hùng của nước Việt Nam Anh hùng.”
Sài Gòn, đã mất địa vị thủ đô từ hơn ba mươi năm, cũng được tặng danh hiệu anh hùng. Báo Tiền phong Online ngày 2-9 tường thuật:
-“Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã thay mặt Đảng, Chính phủ trao danh hiệu ‘Thành phố Anh hùng’ cho lãnh đạo TP.HCM. Tổng Bí thư nhắc đến truyền thống anh hùng của thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu”
Tự ca tụng mình là anh hùng chưa đủ, mạng lưới chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 30-9 đã phổ biến lại bài bình luận của đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) ngày 29-8, mượn lời báo Mỹ để tự ca anh hùng:
-“Ngay ở Mỹ, Báo Bưu điện Washington, một trong những tờ báo có đông độc giả cũng vừa có bài khẳng định, chủ nghĩa anh hùng của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh giải phóng này đã khích lệ và tạo nguồn cho hàng triệu người trên khắp địa cầu, kể cả tại Mỹ, đấu tranh chống lại chiến tranh và cường quyền” (“Báo Bưu Điện Washington”, có lẽ là Washington Post, nhưng không nói rõ bài báo xuất hiện ngày nào, nên người viết không thể kiểm chứng).
Theo dõi Singapore kỷ niệm 40 năm lập quốc, không nghe thấy ai nhắc tới hai tiếng "anh hùng". Thủ tướng Lee Hsien Loong (Lý Hiển Long, con Lý Quang Diệu), trong cuộc nói chuyện lâu hai tiếng rưỡi, [1] không có lần nào ông trực tiếp hay gián tiếp nhắc tới công nghiệp của bố Lý, cũng không hề đả động gần xa tới Đảng Nhân dân Hành động, là đảng cầm quyền từ năm 1959. Trong khi ấy, Chủ tịch Trần đức Lương của Việt Nam XHCN, trong bài diễn văn quốc khánh, đã hãnh diện:
-“Tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, tư tưởng và cuộc đời vẹn toàn của người mãi mãi là ngọn đuốc soi đường, là kho tàng vô giá của dân tộc ta cho hôm nay và cho cả mai sau. Sự cộng hưởng vĩ đại của tư tưởng Hồ Chí Minh, sứ mệnh lịch sử của Đảng Cộng Sản Việt Nam...”
Chính Hồ Chí Minh khi còn sống, cũng tự nhận mình là anh hùng. Trong dịp viếng đền Kiếp Bạc, nơi thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, họ Hồ đã xuất khẩu thành thơ:
-“Bác anh hùng, tôi cũng anh hùng”. Trong hai cuối tuần lễ lạt ăn mừng Độc Lập, Singapore không nói tới thắng lợi, không nhắc tới kẻ thù. Thủ tướng Loong nhấn mạnh:
-“Được như ngày hôm nay là nhờ “nhân dân chúng ta, tư tưởng chúng ta, và hành động của chúng ta. Điều quan trọng hơn cả là chúng ta đã tạo được một tinh thần Singapore. Chúng ta can đảm nhưng nhân đạo, chúng ta tự tin nhưng không bao giờ tự kiêu”.
Trong khi đọc diễn văn, có lúc thủ tướng Singapore đã rưng rưng nước mắt, khi nhắc lại kỷ niệm khó quên, xảy ra trong dịp lễ Độc Lập năm 1968. Thời gian này, Việt Nam đã nổi tiếng thế giới với trận Tổng công kích Mậu Thân, với quyết tâm “giải phóng Miền Nam”, dù phải san phẳng dãy Trường Sơn và hy sinh hàng triệu con người. Trong khi ấy Singapore đang bơ vơ, không biết sẽ làm gì để sống ! Nước Anh, tuy đã trả độc lập cho Singapore, vẫn còn giữ lại căn cứ quân sự ở Seletar Air Base, hẹn đến năm 1971 mới ra đi. Nhưng đầu năm 1968, Anh quyết định rút sớm, khiến khoảng 150 ngàn dân trực tiếp hay gián tiếp làm cho quân đội Anh bị mất việc. Thu nhập của những người này bằng 20% tổng số lợi tức quốc gia. Singapore họp nhau kỷ niệm lần thứ ba ngày độc lập trong tình huống lo lắng như vậy. Sáng ngày 9-8, trời quang mây tạnh, nhưng trước khi cuộc lễ bắt đầu, mưa đổ tầm tã. Tất cả mọi người cố giữ nguyên hàng ngũ. Đó là niềm hãnh diện về sự quyết tâm, cũng là nỗi xót xa của Singapore trong lịch sử lập quốc của mình. Báo chí Singapore năm nay đã dành nhiều trang lớn, đăng bài vở, hình ảnh và phỏng vấn về lễ kỷ niệm mưa gió này. So với những trận mưa bom đạn mà dân Việt Nam phải chịu từ Bắc tới Nam, trải qua một trận mưa rào nhiệt đới, không bằng chuyện muỗi cắn. Nhưng với những người không muốn làm anh hùng , muỗi cắn cũng đau !
Trong khi Việt Nam sợ “diễn biến hòa bình”, Singapore chủ trương phải thay đổi, hay là chết. Thủ tướng Loong khẳng định:
-“Vì thế giới sẽ thay đổi, nếu Singapore vẫn như hiện nay, chúng ta chết !”.
Trong khi Việt Nam cảnh giác về “bọn phản động trong nước”, và những “thế lực thù địch bên ngoài”, thì Singapore chủ trương xây dựng một “xã hội hợp quần” (inclusive society), thúc đẩy sự tham gia của mọi người trong nước, và sẵn sàng học hỏi từ các nước, kể cả Việt Nam. Thủ tướng Loong kể chuyện:
-“Tôi gặp một nhà vô địch Võ Nam Dương (silat), hỏi ông ta ai là đối thủ đáng sợ nhất tại cuộc tranh tài Á Châu SEA Games ? Ông ấy nói Việt Nam. Tôi sốc ! Tôi nói Việt Nam biết gì về Võ Nam Dương. Thái cực đạo, Kong fu, hay mấy môn võ cổ truyền Đông phương thì họa may, nhưng silat ? Ông ấy nói đúng đấy. Từ con số không, họ bắt đầu học vào năm 1993, với hai huấn luyện viên Nam Dương. Mới đầu, không cơ sở, không vận động trường, không dụng cụ tối tân. Họ lấy mấy ống kim khí, buộc vào nhau thành khung, bọc lại, làm đệm, đấm đá, luyện tập vất vả. Sau vài năm, họ biết khá rồi, cho huấn luyện viên về, tự lo lấy. Bây giờ, họ là vô địch Đông Nam Á, đang nhắm chức vô địch thế giới. Và thứ võ này là môn thể thao hàng đầu ở Việt Nam”.
Ông Loong kết luận:
-“Chúng ta cần có một tinh thần như thế”.
Học võ mà bắt chước Việt Nam, đúng quá !
Singapore không có tài nguyên, một chút đất trồng rau cũng không có, ngay nước dùng hàng ngày còn lo thiếu. Tất cả mọi thứ đều phải nhập cảng. Chỉ còn vốn liếng đáng quý hơn cả là con người. Thay vì hy sinh con người để làm anh hùng , hay làm “nghĩa vụ quốc tế vẻ vang” như lời Chủ tịch VC Trần đức Lương, thì Singapore đã cố gắng chăm sóc và xây dựng người dân của mình để tạo một thành phố tiến bộ kiểu đệ nhất thế giới, nằm trong thế giới thứ ba. Singapore hiện nay là thành phố sạch sẽ vào hàng nhất thế giới. Người ta có thể đi bộ vẹt gót giày khắp phố lớn phố nhỏ, mà không sợ đạp cứt chó như ở Paris. Singapore cũng an ninh vào hạng nhất thế giới. Thẩm phán Tối cao Pháp viện David Souter bị tấn công khi đang chạy bộ gần nhà ở Washington DC, mới 9 giờ tối, vào cuối tháng Tư năm ngoái. Tôi từng bị móc túi ở New York, Paris, và bị người lái taxi lừa khi vừa ra khỏi phi trường Roma, nhưng hoàn toàn yên tâm khi di chuyển ngày hay đêm, đi bộ hay taxi tại Singapore.
Tuy tinh thần phục vụ của người Singapore hiện nay rất cao ( ví dụ người tính tiền tại các chợ hay cửa hàng, mỗi khi trao đổi với khách, đều dùng cả hai tay và kính cẩn cúi đầu, miệng nói cám ơn) nhưng Thủ tướng Loong vẫn chưa hài lòng. Ông than rằng Singapore thiếu văn hóa phục vụ tự nhiên. Ông so sánh với người Thái, người Ấn, người Nhật, người Úc, mỗi khi gặp khách đều có lời chào trước khi vào việc, trong khi người Singapore hỏi ngay là mình có thể giúp gì, hay tệ hơn, là ông hay bà muốn gì. Ông đã coi việc phục vụ như một danh dự, và quyết định nâng cao phẩm chất phục vụ lên hàng quốc sách, trao cho một tổng trưởng chịu trách nhiệm. Trong khi Việt Nam nêu cao khẩu hiệu: “Noi gương Bác Hồ đời đời kính yêu”, khẩu hiệu mới của Singapore là “GST”, chữ đầu của “Greet, Smile and Thank” (CCC – Chào, Cười và Cám ơn).
Giống như Tổng thống Hoa Kỳ Reagan làm trong mỗi dịp đọc Thông điệp Liên bang, Thủ tướng Lý Hiển Long đã giới thiệu, và kể những câu chuyện về mấy thường dân đặc biệt. Một trong những người được ông đề cao, là bà cựu thư ký 63 tuổi. Bà này vì hoàn cảnh, đã phải đổi nghề nhiều lần. Cuối cùng, nhận việc lau chùi cầu tiêu, kiếm thêm tiền để dành cho con đi hoc. Con bà không muốn, hỏi bà: Sao má hạ mình quá thấp như vậy? Bà trả lời, chùi cầu tiêu không làm mất nhân phẩm. Làm để sống, đâu có trộm cắp ai. Kết thúc câu chuyện, ông muốn mọi người “biết và tin rằng phục vụ là việc làm danh dự. Không phải là những việc thấp hèn”.
Qua việc Thủ tướng Singapore đề cao người chùi cầu tiêu, khiến tôi liên tưởng tới chuyện mới xảy ra tại trụ sở Liên Hiệp Quốc. Trong phiên họp thượng đỉnh cấp "quốc trưởng" tại Hội đồng Bảo An của khóa họp thứ 60, Đại Hội đồng LHQ ở New York vào ngày 14-9-05, ký giả của hãng Reuters, dùng ống kính nhìn xa, đã chụp được tay Tổng thống Bush đang viết một cái note cho Ngoại trưởng Condoleezza Rice ngồi cạnh. Phóng ảnh to lên, đọc được mấy chữ của ông Bush, không phải chuyện sống còn của thế giới, mà là:
-“Tôi nghĩ rằng tôi cần đi cầu. Liệu có được không ?" (I thinhk I may need a bathroom break. Is this possible ?).
Điều này nhắc nhở mọi người một thực tế là, dù có quyền lực lớn chưa từng ai có được trong lịch sử loài người như ông Bush ngày nay, cũng không thể cưỡng nổi tiếng gọi của thiên nhiên. Vậy thì, hạnh phúc trong cuộc sống thường ngày, không nên đo bằng tiền bạc hay quyền cao chức trọng, hãy đo bằng chỉ số cầu tiêu.
Singapore là nơi nhiều cầu tiêu và sạch sẽ nhất thế giới. Washington, DC. nhờ có nhiều bảo tàng viện và đài kỷ niệm, nơi nào cũng đầy đủ cầu tiêu, nên cũng đỡ. Paris tệ nhất, vừa ít, thiếu vệ sinh, lại phải trả tiền. London khá hơn, nhưng vẫn không có nhiều. Tại New York, năm 1990, Trung tâm Công lý Đô thị (Urban Justice Center) đã kiện thành phố vì không cung cấp đủ nhà vệ sinh công cộng. Dù vậy, trải qua ba đời Thị trưởng, kể cả thị trưởng nổi tiếng thế giới Giuliani cũng không thỏa mãn được nhu cầu này. Mới đây, ông thị trưởng Bloomberg đã chọn công ty Cemusa của Tây Ban Nha để thiết lập 20 nhà cầu trên đường phố.
Trong khi ấy, tại Singapore, nhìn chỗ nào cũng thấy dấu hiệu nhà vệ sinh. Tại các tiệm bán hàng lớn, nhà vệ sinh nhiều gấp hai gấp ba lần so với bên Mỹ. Ví dụ tại Tyson Corner, khu thương mại lớn nhất ở ngoại ô Washington, DC., khách của nhà bán hàng vào loại sang Nordstrom, nhiều khi từ tầng này phải qua tầng khác, kiếm mãi mới thấy WC (cầu tiêu). Tại Singapore, tiệm Takashimaya ở đường Orchard, trong cả 7 tầng, mỗi tầng đều có 4 nhà vệ sinh (2 nam, 2 nữ). Ngoài số lượng, nhà vệ sinh Singapore còn có phẩm chất cao, chỗ nào và lúc nào cũng sạch sẽ. Lần đầu tiên tới Singapore, thấy ở đây đôi chỗ vẫn còn dùng loại bàn cầu kiểu cổ như ở Việt Nam, tuy cũng tráng men sạch sẽ, tôi bèn tìm hiểu, mới biết rằng, vì công chúng có nhiều người vẫn còn thích xài kiểu cổ. Vệ sinh hơn kiểu mới và đỡ phải lót giấy khi ngồi. Ngoài ra, còn cái thú hồi hộp khi sử dụng, phải tính toán, cân nhắc như một cao thủ thể thao, hay một nhà thiện xạ, rót sao cho trúng mục tiêu. Lần chót vừa rồi ở Singapore, tôi vào chỗ đi tiểu tại một tiệm bán hàng trên đường Orchard. Vừa đứng trước bồn, đang còn sửa soạn, chưa kịp trình diễn, đã thấy nước trong bồn tự động xịt cái ào. Nghĩ bụng chắc có trục trặc kỹ thuật. Trình diễn xong, nước tự động xịt lần nữa. Bán tín bán nghi, bèn đứng thử trước mấy bồn khác, thấy cái nào cũng xịt hai lần trước sau như vậy. Tuy đã ở Mỹ 30 năm, lúc ấy tôi có cảm tưởng mình như anh nhà quê lần đầu ra tỉnh.
Bây giờ, xin ghé qua “nước Việt Nam Anh hùng”. Rất tiếc, tôi đã không có mặt tại Việt Nam, để có thể nhận xét tại chỗ, như đối với Singapore. Tuy nhiên, những gì nêu ra sau đây, đều là những tài liệu chính thức đã công bố từ Việt Nam. Theo báo DanTri.com.vn, du khách ngoại quốc đã phiền hà rất nhiều, vì Việt Nam thiếu nhà vệ sinh công cộng . Những nơi có nhà vệ sinh thì bị đòi tiền quá giá chính thức. Những nơi không nên có nhà vệ sinh, thì lại có, như cạnh chỗ nấu ăn, khiến thực khách từ chối không ăn. Vẫn theo báo này, một doanh nhân đã khuyên VN:
-“Khoan hãy nói tới những chuyện to tát khác, khoan hãy tốn tiền cho những chuyến đi quảng bá hình ảnh du lịch ở nước ngoài, nếu chưa lo được... cái W.C cho du khách !”
Trong khuôn khổ kỷ niệm 60 năm Cách mạng tháng Tám, ngày 18-8, Bộ Ngoại giao Việt Nam long trọng công bố cuốn sách “Thành tựu bảo vệ và phát triển con người ở Việt Nam”, dư luận quen gọi là Sách trắng về Nhân quyền. Cuối mục “Bảo đảm quyền về y tế”, sách ghi nguyên văn:
-“Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh năm 1995 là 27,33% (thành thị 54,9%, nông thôn 17,3%), năm 2000 là 44,07% (thành thị 81,77%, nông thôn 32,49%).”
Những con số này nói gì ? Con số đầu cho biết trong nửa thế kỷ dưới quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chỉ có hơn một phần tư trong số gần 80 triệu nhân dân Việt Nam anh hùng được sử dụng hố xí hợp vệ sinh, còn hơn 50 triệu dân vẫn phải bài tiết một cách thiếu vệ sinh. Con số thứ nhì cho thấy, 55 năm sau khi cách mạng anh hùng thành công, hơn một nửa nhân dân anh hùng vẫn chưa có được cái hạnh phúc nhỏ nhoi là sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
Năm ngày sau lễ Độc lập 2-9, từ “thủ đô Anh hùng của nước Việt Nam Anh hùng” (chữ của báo Nhân Dân), trong khi trả lời một bài phê bình, nhà văn Dương Thu Hương, mới đi ngoại quốc về, nói rằng:
-“Tôi trở lại Việt Nam là để ỉa vào mặt kẻ cầm quyền”.
Thú thật, lúc đầu tôi hơi bị sốc khi đọc câu này. Nhưng nghĩ lại, tôi thấy chẳng qua cũng chỉ là phản ứng tự nhiên của nhà văn. Đảng đã cầm quyền 60 năm, hy sinh xương máu của vài ba triệu người, hy sinh hạnh phúc của vài ba thế hệ. Kết quả: hơn nửa số nhân dân vẫn không có nổi một hố xí hợp vệ sinh. Vậy, chỉ còn cách dùng ngay mặt kẻ cầm quyền làm hố xí. Chỉ e rằng cách giải quyết này cũng không hợp vệ sinh.
Sự khác nhau giữa Singapore và Việt nam đã phản ảnh rõ qua lời tuyên bố tiêu biểu của nhà lãnh đạo hai quốc gia trong lễ Độc Lập của mình. Tuy được xếp ngang với các nước hàng đầu thế giới về nhiều phương diện, Thủ tướng Lý Hiển Long vẫn tuyên bố:
-“Singapore chúng ta không có một văn hóa phục vụ tự nhiên...chúng ta còn phải cố gắng nhiều để đạt trình độ thế giới...” (In Singapore, we don’t have a natural service culture... we have a long way to go to reach world class...).
Trong khi Việt Nam xếp hàng với những nước cuối danh sách về nhiều phương diện, Chủ tịch Trần đức Lương tuyên bố:
-“Dân tộc Việt Nam anh hùng, nêu cao truyền thống tự tôn dân tộc, nhất định sẽ lập nên những kỳ tích mới...”
Anh hùng không phải là điều xấu, nhưng khi nó trở thành một ám ảnh thường trực, đã biến thành bệnh. Ví dụ, giữ gìn cơ thể sạch sẽ để phòng bệnh, là thói quen tốt. Nhưng sợ vi trùng đến nỗi bị ám ảnh như nhà kỹ nghệ nổi tiếng Howard Hughes, là người bị bệnh hiểm nghèo, tiếng chuyên môn gọi là hypochondriac. Theo triệu chứng tỏ tường, Việt Nam đã mắc “bệnh Anh hùng”. Tiếng chuyên môn viết tắt là HOC, do ở tiếng Anh Heroic Obsessive-Compulsiv e disorder. Bệnh HOC hay “bệnh anh hùng” đáng sợ hơn tất cả các chứng bệnh khác. Người bị các bệnh khác, bao giờ cũng mong được chữa khỏi, và chịu khó chữa trị. Trái lại, người mắc bệnh anh hùng luôn tự hào về căn bệnh của mình, nên không thể chữa.
Nhiều người thắc mắc, tại sao dân tộc Việt Nam thông minh, cần cù và hy sinh nhường ấy, vẫn không thể tiến bộ? Nhưng thử hỏi lại, mang trọng bệnh 60 năm, chưa chết đã là may, còn mong chi tiến bộ? Trong dịp kỷ niệm 40 năm độc lập, báo chí Singapore phỏng vấn nhà lãnh đạo lão thành Lý Quang Diệu về tương lai đất nước, ông trả lời:
-“Chúng ta đã không phung phí 40 năm qua và không lý nào chúng ta không thể phát lên được.” (We’ve not wasted the last 40 years and there’s no reason we can not make this breakthrough) .
Việt Nam đã phí phạm 60 năm qua, làm sao để phát lên được ?

Ðinh Từ Thức
quangminh
Posts: 549
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Post by quangminh »

ÐỪNG.

Đừng để nhìn thấy 1 nụ cười rồi mới cười lại.
Đừng đợi đến khi được yêu thương mới yêu thương lại.
Đừng đợi đến khi cô đơn mới nhận ra giá trị của tin nhắn.
Đừng đợi đến khi có 1 công việc thật vừa ý rồi mới bắt đầu làm.
Đừng để có thật nhiều rồi mới chia sẻ đôi chút.
Đừng để đến khi làm người khác buồn rồi mới xin lỗi.

Ðừnghạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh bản thân mình với người khác. Mỗi chúng ta là một con người khác nhau và đều có những giá trị khác nhau.

Ðừng mãi mê theo đuổi những mục tiêu mà người khác cho là quan trọng, vì chỉ có bạn mới hiểu rõ những mục tiêu nào là tốt cho mình.

Ðừng ngại học hỏi. Kiến thức là một tài sản vô hình và sẽ là hành trang vô giá theo bạn suốt cuộc đời.

Ðừng ngại mạo hiểm để làm những điều tốt. Ít nhất bạn cũng học được cách sống dũng cảm với những lần mạo hiểm.

Ðừng nên phí phạm thời gian hoặc những lời nói thiếu suy nghĩ. Cả hai thứ ấy một khi đã qua đi hay thốt ra thì không thể nào bắt lại được.

Đừng để cuộc sống đi qua mắt bạn chỉ vì bạn đang sống trong quá khứ hay tương lai. bằng cách sống cuộc sống của mình ngày hôm nay, vào lúc này, bạn đang sống tất cả mọi ngày trong cuộc đời.

Đừng quên hy vọng, sự hy vọng cho bạn sức mạnh để tồn tại ngay khi bạn đang bị bỏ rơi.

Đừng đánh mất niềm tin vào bản thân mình, chỉ cần tin là mình có thể làm được và bạn lại có lý do để cố gắng thực hiện điều đó.

Đừng lấy của cải vật chất để đo lường thành công hay thất bại, chính tâm hồn của mỗi con người mới xác định được mức độ "giàu có" trong cuộc sống của mình.

Đừng để những khó khăn đánh gục bạn, hãy kiên nhẫn rồi bạn sẽ vượt qua.

Đừng do dự khi đón nhận sự giúp đỡ, tất cả chúng ta đều cần được giúp đỡ ở bất kỳ khoảng thời gian nào trong cuộc đời.

Đừng chạy trốn mà hãy tìm đến tình yêu, đó là niềm hạnh phúc nhất của bạn.

Đừng chờ đợi những gì bạn muốn mà hãy đi tìm kiếm chúng.

Đừng từ chối nếu bạn vẫn còn cái để cho.

Đừng ngần ngại thừa nhận rằng bạn chưa hoàn hảo.

Đừng e dè đối mặt thử thách. Chỉ khi thử sức mình, bạn mới học được can đảm.

Đừng đóng cửa trái tim và ngăn cản tình yêu đến chỉ vì bạn nghĩ không thể nào tìm ra nó. Cách nhanh nhất để nhận tình yêu là cho, cách mau lẹ để mất tình yêu là giữ nó quá chặt, cách tốt nhất để giữ gìn tình yêu là cho nó đôi cánh tự do.

Đừng đi qua cuộc sống quá nhanh đến nỗi bạn quên mất mình đang ở đâu và thậm chí quên mình đang đi đâu.

Đừng quên nhu cầu cảm xúc cao nhất của một người là cảm thấy được tôn trọng.

Đừng ngại học hỏi. Kiến thức là vô bờ, là một kho báu mà ta luôn có thể mang theo dễ dàng.

Đừng sử dụng thời gian hay ngôn từ bất cẩn. Cả hai thứ đó đều không thể lấy lại.

Đừng bao giờ cho là bạn đã thất bại khi những kế hoạch và giấc mơ của bạn đã sụp đổ, vì biết được thêm một điều mới mẻ thì đó là lúc bạn tiến bộ rồi.

Đừng quên mỉm cười trong cuộc sống.

Đừng quên tìm cho mình một người bạn thực sự, bởi bạn bè chính là điều cần thiết trong suốt cuộc đời.

Và cuối cùng đừng quên ơn những người đã cho bạn cuộc sống hôm nay với tất cả những gì bạn cần. Bởi vì con cháu đời sau của bạn sẽ xem bạn như tấm gương của chúng.

Cuộc sống không phải là một cuộc chạy đua, nó là một cuộc hành trình mà bạn có thể tận hưởng từng bước khám phá...



Hãy cho đi rồi bạn sẽ nhận được thật nhiều. Gửi thông điệp này đến những người mà bạn yêu quý. Và đừng quên gửi lại cho tôi nếu tôi vẫn là 1 người bạn của bạn. Bạn nhận được tin nhắn này….thì hãy cười đi nhé! Vì ít nhất đâu đó quanh đây… có một người nhớ bạn...
hoanghoa
Posts: 2277
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Nghe muốn độn thổ

Tạ Phong Tần
Hồi nhỏ, nhà tôi có cái máy hát dĩa nhựa và một chồng dĩa lớn nhỏ đủ loại. Dĩa nhỏ thường màu đen, đường kính chừng một gang tay là tân nhạc. Dĩa lớn đủ màu sắc xanh, đỏ, vàng, cam, đường kính chừng gang rưỡi là dĩa tuồng cải lương. Mỗi lần hát thì cha tôi bỏ bốn cục pin Con Ó bự chảng vào máy, mở nắp máy ra, gắn cái dĩa vô, để cây kim vào đường rãnh ngoài cùng của cái dĩa rồi nhấn nút là máy hát lớn ông ổng, âm thanh cực rõ, cực hay. Bà ngoại tôi thích nghe tuồng cải lương Tuyệt Tình Ca lắm, hễ có mặt bà ngoại tôi thì y như rằng trong nhà, máy hát tuồng này. Tuồng còn có một tên khác “bình dân học vụ” hơn là “Ông Cò quận 9,” kêu theo tên nhân vật ông Cò (Cảnh sát trưởng quận 9) do cố nghệ sĩ Út Trà Ôn thủ diễn. Nghệ sĩ Bạch Tuyết đóng vai Lê Thị Trường An - đứa con gái thất lạc của ông Cò. Nghe nói tuồng này được trình diễn trên sân khấu Dạ Lý Hương khoảng năm 1965.

Lúc đó, tôi “bị nghe” cải lương chớ không phải “được nghe,” thành thử tôi không hiểu mấy về các nhân vật trong tuồng, không hiểu tại sao bà giáo Lan (vợ bé ông Cò) không đi lấy chồng khác phức cho rồi. Tôi lại nhớ “ấn tượng” nhất cái giọng chanh chua, the thé và đầy chất hợm tiền của bà Sa lúc bà đi đánh ghen và bắt quả tang chồng bà đang tò tí với cô nhân tình trẻ: “Ông thừa phát lại đâu rồi? Ổng đâu rồi, ổng đây nè” (nắm đầu ông chồng lôi ra), “Ông thừa phát lại, nhờ ông lập vi bằng...” Cho đến tận những năm 90, tôi chẳng hiểu chức vụ “thừa phát lại” là để làm cái giống gì.

Sau ngày 30 tháng 4, 1975, tôi lại thấy “cán bộ cách mạng” ở quê tôi chận đường để cắt tóc dài, rọc quần ống loe và áo sơ mi bó chim cò của thanh niên thành phố. Quần Jean bị coi là “đồ Mỹ,” “tàn dư của Mỹ-Ngụy,” cấm dùng. Thay vào đó, từ cán bộ đến dân đều diện quần ống túm màu xanh lá cây may bằng vải ni-lông dù, áo sơ mi vải xanh hay nguyên bộ bà ba đen và dép râu. Cá biệt, có ông Ba Linh giữ chức vụ cao trong chính quyền mới nhưng đi làm luôn luôn mặc bộ quần áo bà ba đen bằng vải thường và đi chân đất.

Những năm 80, thiên hạ quê tôi lại rùng rùng rủ nhau may quần tây kiểu phía trên thì ôm đùi, phía dưới ống thì rộng loe ra, kêu là quần ống “pát.” Ðến khoảng năm 1995 trở về sau, đâu đâu cũng thấy người ta “chơi” quần Jean ống “pát” đầy đường. Ôi thôi, “tàng dư của Mỹ-Ngụy” nhan nhản khắp “hang cùng ngõ hẻm” quê tôi.

Tôi còn nhớ trong tuồng cải lương cách mạng tên “Khách Sạn Hào Hoa” gì đó, tuần nào cũng phát trên ti vi, trên sóng phát thanh, có nhân vật cách mạng nhắc đến “ca sĩ phòng trà” với hàm ý chê bai là hạng gái “bán bông.” Tất nhiên, Việt Nam lúc đó không có cái phòng trà nào. Sau mấy chục năm, bây giờ tôi thấy “ngôi sao ca nhạc,” “thần tượng giới trẻ,” “nghệ sĩ ưu tú,” “mầm non đang lên,” v.v... toàn biểu diễn trong phòng trà không hà. Còn đất Sài Gòn thì số lượng phòng trà (có giấy phép hẳn hoi) đếm mệt nghỉ.

Hồi trước, cũng thời “tàn dư của Mỹ-Ngụy,” đâu có thi hoa hậu nhiều như bây giờ. Tôi có quen với mấy anh chị “văn công giải phóng” lớn tuổi, kể cho tôi nghe rằng mấy anh chị lên sân khấu được phổ biến nguyên tắc bất di bất dịch là khi biểu diễn không được xoay mông về phía khán giả (dù ăn mặc rất kín đáo và kín mít). Trong lúc diễn, nghệ sĩ nào diễn hứng quá mà quên “nguyên tắc” thì lập tức bị phê bình, kiểm điểm là tư cách “đồi trụy,” “khiêu dâm.” Giờ thì ôi thôi, lên sân khấu biểu diễn, chẳng những xoay mông ra khán giả mà còn ăn mặc hở hang đến mức không thể hở hơn được. Thậm chí còn gây nên cuộc tranh luận tốn nhiều giấy mực báo chí là: Ca sĩ Hồ Quỳnh Hương: Hở bao nhiêu là vừa?

Ở trường học, lúc nhỏ chúng tôi được giáo dục “đả thực, bài phong” là thành tích, “thắng lợi của dân tộc ta.” Nghe nói, đình chùa, miếu mạo là “mê tín dị đoan” cần phải xóa bỏ. Quê tôi có cái đình thờ thần bổn mạng của làng, tục kêu là Ðình Ông Bổn, bị chính quyền cách mạng “trưng dụng” gần hết diện tích chánh điện làm hai lớp học 8 và 9. Trước đó, trong đình chỉ có tượng “hạc đứng trên lưng quy” thôi, sau khi có lớp học chễm chệ trong đình, trên lưng hạc thường xuyên có thêm đứa học trò ngồi. Tội nghiệp con quy bị “hai tầng áp bức.”

“Tàn dư thực dân phong kiến” còn bị dẹp sạch bằng cách bỏ hết các tên trường Tiểu học, Trung học, các danh hiệu Tú Tài, Cử nhân đi, thay vào đó bằng tên trường cấp 1, cấp 2, cấp 3, còn đại học thường bị gọi đùa bằng “cấp 4.” Học xong ra rồi thôi, chẳng có danh hiệu gì hết. Ðến khoảng năm 1991 trở về sau thì “thực dân phong kiến” “đội mồ sống dậy,” trường Tiểu học, Trung học, các cô Tú, cậu Cử đâu đâu cũng có. Lại còn thêm cái màn làm lễ tốt nghiệp bắt buộc phải mặc bộ đồ dài lòng thòng màu đen, màu xanh dương đậm hay màu đỏ ké, đội cái mũ cùng màu áo hình vuông vuông có cọng dây dài lòng thòng, kiểu giống mấy ông quan Tòa trong phim “Ba Người Lính Ngự Lâm” của Pháp quá chừng. Tôi thầm trách sao mình không sinh ra muộn chừng chục năm để lúc tốt nghiệp cũng mặc bộ đồ lòng thòng đó chụp hình “giải quyết khâu oai.”

Ðùng một cái, mấy năm gần đây, tôi lại thấy “cán bộ ta” xây chùa rần rần, “phát pháo đầu tiên” phải kể đến “Ðại Nam Quốc Tự” của đại gia Dũng Lò Vôi ở Bình Dương nổi tiếng trong và ngoài nước với “thành tích” để tượng Phật Thích Ca, vua Hùng và ông Hồ Chí Minh vào chung một chỗ. Nghe “giang hồ đồn đại,” đại gia Dũng Lò Vôi tên thật là Huỳnh Phi Dũng, nguyên đại biểu Quốc Hội, bà con gì đó với ông Nguyễn Minh Triết (?).

Cách đây mấy năm, cán bộ công chức vô cùng vui mừng khi được Nhà nước ta cho phép nghỉ ngày giỗ tổ Hùng Vương. Vừa rồi, nguyên dàn các vị lãnh đạo ở trên còn chi ngân sách để tổ chức và tham gia cúng tổ Hùng Vương rầm rộ. Thật là phúc cho dân ta quá, sau mấy chục năm dài toàn thờ ai đâu không, giờ người dân Việt mới được chính thức thờ cúng lại ông Tổ Hùng Vương của mình, công khai quay về nguồn cội.

Sáng nay, đọc báo Tiền Phong ngày 23 tháng 5, 2010 thấy báo ta “chơi” nguyên hàng tít thật giựt gân: “TPHCM: Lập 5 văn phòng Thừa Phát Lại đầu tiên tại Việt Nam” đầy hãnh diện như một “phát kiến vĩ đại,” mà tôi tưởng chừng như “báo ta” đăng thông tin Christopher Columbus vừa tìm ra Châu Mỹ vậy.

Theo Tiền Phong, ngày 21 tháng 5, 2010, Sở Tư Pháp thành phố HCM trao quyết định thành lập và giấy đăng ký kinh doanh cho 5 văn phòng Thừa Phát Lại đầu tiên tại TPHCM và trên phạm vi cả nước. Chức năng quy định tại giấy đăng ký kinh doanh, các văn phòng Thừa Phát Lại được phép tống đạt theo yêu cầu của tòa án hoặc cơ quan thi hành án dân sự, lập vi bằng (ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác); xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự; trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự...

Chữ “đầu tiên” và chữ “cả nước” được nhấn mạnh bằng cách lặp đi lặp lại. Tưởng gì, cái vụ “thừa phát lại” này ở Việt Nam nó đã có từ năm 1965 trở về trước rồi mấy cha nội, cũ rích hà, nói “đầu tiên ở Việt Nam” nghe mà mắc cỡ muốn chết. Của người ta có sẵn, tự dưng đi phá sập, rồi bây giờ đi nhặt lại dựng lên, rồi vỗ ngực tự hào là “thành tựu,” nghe thiệt muốn độn thổ luôn á!

Tạ Phong Tần
thienthanh
Posts: 3391
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Xin lỗi dân, ngàn lần xin lỗi dân

* Blog AnhBaSG

Các thủ tướng Nhật xin lỗi dân không có gì lạ, có lẽ đó là văn hóa hay đạo đức chính trị của nước Nhật. Chuyện ở nước Nhật rất đáng để chúng ta suy ngẫm, mặc dù thủ tướng của chúng ta có thể ít thời gian suy ngẫm về những chuyện “nhỏ nhặt” thế này. Tất nhiên suy nghĩ của tôi là chủ quan, cảm tính và thậm chí có thể bị thủ tướng ghét.


Không được chính phủ bảo vệ, các ngư dân Ðà Nẵng đành ở nhà, không dám đi đánh cá, dù trong phạm vi hải phận Việt Nam, vì sợ Hải Quân Trung Cộng bắn. (Hình: AFP)
Nhưng nếu tôi nghĩ sai thì sao nhỉ? Nếu tôi sai thì cũng chả sao cả mà ngược lại sẽ là vạn lần vui sướng và phúc đức cho nước Việt khi có được ông thủ tướng biết xin lỗi dân, từ đó sẽ có hàng trăm ông bộ trưởng, tỉnh trưởng, bí thư, đại biểu quốc hội... sẽ noi theo tấm gương “người tốt việc tốt” này, tức là biết xin lỗi dân khi mình làm điều gì sai trái hay thất hứa với dân. Và dân chúng sẽ dần cảm thấy tin hơn một chút vào những câu khẩu hiệu như kiểu “sự lựa chọn sáng suốt của nhân dân” hay “của dân do dân vì dân”...

Chuyện mới nhất là ông Thủ Tướng Yukio Hatoyama khi tranh cử đã từng hứa với dân rằng sẽ di chuyển một căn cứ quân sự Mỹ ra khỏi Okinawa nhưng nay ông lại nhận thấy rằng căn cứ này là cần thiết bởi “môi trường an ninh ở Ðông Á vẫn còn mong manh.”

Bản tin của BBC nói rằng: “Tôi xin lỗi người dân ở Okinawa vì tôi đã không thể giữ lời hứa của tôi,” thủ tướng nói.

Phản hồi lại lời xin lỗi này, Tỉnh Trưởng Nakaima đáp rằng: “Tôi phải nói với ông rằng quyết định của ông là vô cùng đáng tiếc và rất khó chấp nhận được.”

Bên ngoài, người biểu tình hô vang: “Hatoyama, hãy về nhà đi.”

Ta thấy rằng người dân Nhật không hề muốn tha thứ trước lời xin lỗi và lý do của thủ tướng đưa ra.
Image
Nhưng nếu như chuyện này xảy ra ở Việt Nam thì có thể tạo nên một cú sốc tâm lý cực mạnh có tính lan truyền, thậm chí là hàng chục triệu người phải rơi nước mắt... Và chắc chắn rằng không có chuyện hàng ngàn người dân Việt Nam phải biểu tình hô vang: “Nguyễn Tấn Dũng, hãy về nhà đi” như người dân Nhật Bản đã làm.

Ðã là dân tất nhiên người ta có thể kể ra hàng ngàn chuyện buộc phải “bỏ qua” nhưng giá như có một lời xin lỗi, chỉ một lời thôi mà họ “vẫn mong, vẫn chờ mãi, trên từng ngày quạnh hiu”... sao mà khó quá để được một câu xin lỗi từ những ông đầy tớ của mình.

Ví dụ như ngư dân đánh cá đã không được bảo vệ trên “biển của mình” và tuyệt vọng khốn cùng vì bị quân giặc bắt giữ đòi tiền chuộc. Ví dụ như 70 người dân Phú Yên bất ngờ thiệt mạng trong một đêm vì mưa lớn kèm thủy điện đồng loạt xả lũ. Ví dụ như hàng triệu người dân đang sống trong những khu quy hoạch treo vài chục năm. Ví dụ như hàng vạn lá đơn khiếu nại chưa được giải quyết thỏa đáng. Ví dụ như những con đường ngốn vài trăm tỷ tiền dân “vừa chạy thử đã hỏng.” Ví dụ như hàng trăm lô cốt khiến dân tình hàng ngày kẹt xe dài cổ hít khói bụi... Hay gần đây nhất là chuyện của một người thầy giáo “đương thời” trở thành “hết thời” chỉ vì mong muốn làm một ông thầy thực sự lương thiện. Có thấy ai xin lỗi ai gì đâu?

Người dân Việt vẫn xin lỗi nhau hàng ngày khi cần thiết, thầy xin lỗi trò, bè bạn vẫn xin lỗi nhau, cha xin lỗi con, chồng xin lỗi vợ... và tất nhiên các ông tai to mặt lớn vẫn có cư xử ấy với bè bạn hay gia đình họ. Nhưng không mấy khi nghe thấy câu xin lỗi thật lòng từ những con người là “lựa chọn sáng suốt của nhân dân” với người dân của họ. Phải chăng họ đang quá bận bịu vì phải nghe những tiếng vỗ tay và những lời chúc tụng về sự tài tình sáng suốt...?

Tôi vẩn vơ nghĩ giá như câu điệp khúc: “xin lỗi em, ngàn lần xin lỗi em” sẽ được hát thành “xin lỗi dân, ngàn lần xin lỗi dân”... nghe mới êm ái dịu dàng làm sao... Và tình cờ đem suy nghĩ của mình nói với bạn, ông ấy phang luôn một tràng. Ý rằng như Tướng Giáp bao lần gửi thư đến lãnh đạo cấp cao không được ai hồi đáp, rồi Tướng Ðồng Sỹ Nguyên, Nguyễn Trọng Vĩnh cũng thế, hay vụ các ông “Think tank” ở viện IDS kia đem óc não ra tư vấn không công cho nhà nước mà phải tự giải tán... có ai thèm xin lỗi đến nửa câu... thì dân đen làm gì đến lượt, đừng có mà mơ. Thế là tôi tỉnh lại.

(Nguồn: Bauxite Việt Nam)
quaichao
Posts: 1188
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

CÔNG LAO CỦA VỢ


Cứ mỗi lần lễ tình nhân, hay ngày tôn vinh mẹ hiền trở về, là mấy anh con giai lo toát cả mồ hôi, chạy đôn chạy đáo để mà mua bông mua quà, còn mấy ông viết lách thì hết lời ca tụng và tôn vinh phe đờn bà con gái, khiến cho cánh kẹp tóc cứ vểnh tai cối lên mà nghe, cánh mũi nở to như trái cà chua và cảm thấy đời bỗng dưng “dzui”.

Dịp mồng tám tháng ba, ngày quốc tế phụ nữ năm nay, có một anh chàng độc thân vui tính đã viết :

- Đời không có đờn bà con gái giống như một ngày mà không có mặt trời. Ủ dột và tê tái.

Nếu như anh chàng độc thân này mà rời bỏ binh chủng “phòng không” của mình, để gia nhập lực lượng “lính thủy đánh bộ”, chắc chắn anh ta sẽ được liệt vào hàng “tôn thờ” bà xã theo kiểu:

- Kính vợ đắc thọ,

Sợ vợ sống lâu,
Nể vợ ta hết u sầu,
Để vợ lên đầu,
Thì trường sinh bất lão.

Mà quả đúng như vậy, nếu bà xã là mặt trời, thì lúc nào mà chẳng ở vào cái thế “thượng phong”, vì mặt trời luôn luôn chẳng chiếu sáng trên đầu chúng ta.

Ngày xưa khi học về ca dao tục ngữ, gã vẫn còn nhớ bài “Mười thương”:

- Một thương tóc bỏ đuôi gà,
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên,
Ba thương má lúm đồng tiền,
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua.
Năm thương cổ yếm đeo bùa,
Sáu thương nón thượng qua tua dịu dàng.
Bảy thương nết ở khôn ngoan,
Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh.
Chín thương cô ở một mình,
Mười thương con mắt có tình với ai.

Thế nhưng, ngày phụ nữ đòi quyền sống và sướng năm nay, một anh bạn của gã tận mãi bên Đan Mạch, không biết tự mình sáng tác, hay đã đọc được ở đâu đó, bèn gửi cho gã một bài thơ cùng một thể thức và cũng mang tựa đề là “Mười thương” được nhái theo bài ca dao trên, gọi là để góp tiếng ngợi ca phe kẹp tóc:

- Một thương đôi má của nàng,
Xoa toan mỹ phẩm, anh tàn tháng lương.
Hai thương giọng ngọt như đường,
Nàng xin một tiếng, vua nhường mất ngôi.
Ba thương đo đỏ đôi môi,
Anh không hôn được, sợ trôi son nàng.
Bốn thương mười ngón thiên đàng,
Móng nàng lạ lắm : lúc vàng, lúc xanh.
Năm thương đôi mắt long lanh,
Liếc tình, cọp cũng biến thành nai tơ.
Sáu thương cái nết ngây thơ,
Quen nàng một tháng, anh khờ ba năm.
Bảy thương cái mặt chầm dầm,
Đòi mua vài cái áo đầm mới vui.
Tám thương mái tóc buông xuôi,
Làm anh té xỉu bởi mùi dầu thơm.
Chín thương nàng biết nấu cơm,
Lớp khê, lớp khét, thằng bờm chạy xa.
Mười thương tính chẳng xa hoa,
Vòng vàng không khoái, hột xoàn nàng mê.
Đời trai sao lắm ê chề,
Thương xong mười cái anh về chăn trâu.

Gọi là góp tiếng để ngợi ca phe kẹp tóc theo cái kiểu này, thì đúng là tên phản phé, đâm sau lưng các…nữ chiến sĩ rồi còn gì.

Riêng phần gã, gã xin mượn phần đất của bài viết hôm nay, để tôn vinh công sức của các chị vợ.

Thực vậy, có người đã định nghĩa chữ “vợ” như sau :

- Vợ là mẹ các con ta,
Thường kêu “bà xã”, hiệu là “phu nhân”.
Vợ là tổng hợp bạn thân,
Thủ trưởng, bảo mẫu, tình nhân, mẹ hiền.
Vợ là ngân khố, kho tiền,
Gửi vô nhanh gọn, hơi phiền rút ra.
Vợ là biển cả bao la,
Đôi khi nổi sóng, khiến ta chìm phà.
Vợ là âm nhạc, thi ca,
Vừa là cô giáo, vừa là luật sư.
Cả gan đấu khẩu vợ ư?
Cá ươn không muối, chồng hư cãi lời.
Chồng ơi! Đừng có dại khờ,
Vợ đi, thì biết cậy nhờ vào ai?
Vợ là phước, lộc, thọ, tài,
Thuộc trăm định nghĩa, trả bài vợ khen.

Bài thơ trên đã quảng diễn một cách phong phú ý tưởng của câu “ranh ngôn” :

- Vợ không có công sinh ra ta, nhưng lại có công nuôi dưỡng và dạy dỗ ta nên người.

Hay như một câu ca dao thời nay :

- Dù không sinh đẻ ra ta,

Nhưng công dưỡng dục thật là lớn lao.

Dựa vào câu “ranh ngôn” cũng như câu ca dao trên, gã thấy công sức của chị vợ được chia thành hai loại:

Loại thứ nhất, đó là công sức nuôi dưỡng.

Mặc dù thỉnh thoảng cũng có tí luật trừ, đó là một vài anh đờn ông bỗng dưng giỏi chuyện bếp núc, phụ trách chế biến các món ăn ở những khách sạn năm sao và một vài chị đờn bà bỗng dưng mù tịt việc nấu nướng, chỉ nguyên việc thổi một nồi cơm, thì cũng đã trên sống, dưới khê, tứ bề nhão nhoét.

Tuy nhiên, phải công nhận rằng lãnh vực bếp núc là lãnh vực riêng của các nàng. Có bàn tay phụ nữ, bữa ăn được cải thiện trông thấy. Không còn cảnh chém to kho mặn…

Chính vì thế, nhiều anh chàng sinh viên đã gạ gẫm bạn gái của mình góp gạo thổi cơm chung. Rồi sau đó, việc gì đến, ăt sẽ phải đến. Và chuyện…ăn cơm trước kẻng đương nhiên sẽ xảy ra, với những hậu quả thật não nùng và bi đát , mà phần thiệt thòi bao giờ cũng nằm ở phía các nàng.

Ngày nay, hình như người ta thích dành cho mình cái danh hiệu là “từ mẫu”, tức là mẹ hiền. Mấy ông bác sĩ, mấy ông thày thuốc và ngay cả những vị lang băm cũng đều ra sức tự phong cho mình cái nhãn hiệu ấy:

- Lương y như từ mẫu.

Trong khi đó, mấy cô giáo nhà trẻ cũng say mê tập cho các em thuộc lứa tuổi babilac hát vang:

- Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo,

Đi đến trường, cô giáo như mẹ hiền.

Cô và mẹ là hai cô giáo,

Mẹ và cô cũng như mẹ hiền.

Và bây giờ đến lượt các chị vợ cũng rất mong muốn được làm mẹ của các anh chồng. Dĩ nhiên, sự mong muốn này được biểu lộ ra không phải trong tư tưởng, cũng như không phải trong lời nói, mà được biểu lộ ra trong những việc làm cụ thể, bằng cách “nuôi chồng khỏe và dạy chồng ngoan”.

Hiện giờ, chuyện an toàn thực phẩn đang là một vấn đề nóng bỏng được thiên hạ bàn tán. Phở thì có “phọc môn”, bún thì có hàn the, thịt lợn thì đang bị lở mồm long móng, thịt gà thịt vịt thì đang bị dịch cúm gia cầm, lúa gạo thì nhiễm thuốc trừ sâu và phân hóa học…

Cũng chính vì thế, để bảo đảm sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, các chị vợ đều bắt mọi người phải ăn cơm nhà, vừa bảo đảm, lại vừa đủ chất dinh dưỡng. Còn đâu nữa mỗi buổi sáng ra quán làm một tô phở tái béo ngậy, rồi nhâm nhi ly cà phê đen mà ba hoa chích chòe đủ mọi chuyện trên trời dưới đất với nhóm bạn hữu.

Thậm chí, nhiều khi đi dự đám tiệc, chị vợ cũng bắt anh chồng phải ăn cơm ở nhà trước cho chắc bụng. Hơn thế nữa, lỡ có uống dăm ba ly, thì cũng khó mà say được.

Nhiều chị vợ còn ra sức chăm sóc anh chồng một cách chu đáo, vượt ngoài mức độ cần thiết, cứ như một người mẹ chăm sóc đứa con bé bỏng của mình.

Chẳng hạn sau mỗi bữa cơm, phải “tráng miệng” bằng hai trái chuối, và trước khi đi ngủ, phải “lót lòng” bằng một ly cối đầy sữa…Thành thử anh chồng cứ mỗi ngày một phát tướng và vòng số hai cứ liên tục phát triển. Chị vợ đâu có ngờ rằng cái vòng này càng to ra, thì vòng đời càng teo lại!

Nếu chẳng may anh chồng quá vui mà bị xỉn, thì đã có chị vợ lo pha nước chanh, đắp khăn nóng và thậm chí còn bôi vôi vào gan bàn chân để được mau tỉnh. Còn nếu chẳng may anh chồng bị đau yếu thì đã có chị vợ vội tìm thầy chạy thuốc, dành cho một chế độ “bồi dưỡng” mà ngày thường có nằm mơ cũng chẳng thấy. Vì thế, người ta đã bảo :

- Khi ta đau ốm xanh xao,

Vợ lo chăm sóc, hồng hào khỏe ngay.

Anh chồng mà nhõng nhẽo…chả muốn ăn, thì liền được rót vào tai những lời ngọt ngào :

- Bộ anh hổng còn thương em nữa sao? Em đã bỏ công lo lắng cho sức khỏe của anh từng ly từng tí, để vợ chồng mình được ăn ở đời kiếp với nhau. Vậy mà anh hổng chịu nghe lời em.

Tới nước này, thì anh chồng cũng giống như em bé, ầm một cái, ăn cho bà xã được vui lòng.

Tuy nhiên, đôi lúc sự chăm sóc trên cả tuyệt vời này, khiến cho anh chồng…ngao ngán. Nguyễn Niệm trên báo Phụ Nữ Chủ Nhật, số 7 ra ngày mồng 2 tháng 3 năm 2008, đã đưa ra một trường hợp điển hình như sau:

Một hôm, mấy tay “chiến hữu” đến rủ anh chồng đi…nhậu. Lúc anh chồng chuẩn bị lên đường, chị vợ bèn dặn dò đủ thứ:

- Nè, anh nhớ uống vừa phải thôi, còn chừa đường về.

- À, mà khi nhậu, anh phải nhớ ăn nhiều, bằng không sẽ bị đau bao tử nghe chưa!

Đến khi anh chồng phóng xe ra tới đầu ngõ, chị vợ còn réo gọi, chạy theo đưa cho anh chồng chiếc áo mưa và nói:

- Sao anh bỏ áo mưa ở nhà, lỡ trời đổ mưa, bị cảm lạnh lại khổ thân.

Thái độ chăm sóc chồng trên mức…bình thường của chị vợ trước mặt đám “chiến hữu” khiến anh chồng ngượng chín cả người, thiếu điều muốn độn thổ mà thôi…

Loại thứ hai, đó là công sức dạy bảo.

Chị vợ không phải chỉ bỏ công sức ra nuôi chồng khỏe, mà còn bỏ biết bao nhiêu công sức ra để giáo dục, nhờ đó mà anh chồng được “thuần hóa” và trở nên người “ích quốc, lợi gia”.

Thực vậy, gã đã từng thấy có những anh con giai, thuở còn độc thân, thì ngang tàng không ai chịu nổi, thế nhưng, cưới vợ xong chỉ một thời gian ngắn là bỏ được cái thói ngông nghênh của mình, chí thú làm ăn, khiến cho bà con lối xóm phải tâm phục, khẩu phục. Thì ra, sự dạy bảo của chị vợ, tuy âm thầm mà lại hiệu quả, theo kiểu “mưa dầm thấm đất”.

Gã đã sưu tầm được một số những lời dạy bảo đầy êm dịu của những chị vợ, xin ghi lại nơi đây để những anh chồng cùng suy gẫm và đem ra thực hành, khi gặp phải những tình huống tương tự.

Trước hết, khi còn ở trong nhà thì phải biết chia sẻ công việc “tề gia nội trợ” với chị vợ, chứ đừng lên mặt thầy đời, chỉ tay năm ngón. Một anh chồng đã thú nhận sự thất bại của mình trước những lời dụ dỗ ngọt ngào của chị vợ như sau:

- Vợ tui là khéo nhất nhà,
Rất hay sai vặt, nhưng là sai hay!
Anh ơi giúp em tí này,
Mang hộ cái đấy vào đây anh à.
Cái này thì hãy mang ra,
Mang vào cái đấy mang ra cái này.
Vào ra giúp hộ tối ngày,
Cái tai vẫn khoái, cái tay vẫn đều.
Vợ tui đúng thật là siêu,
Sai mà sai khéo, sai yêu, sai tình. (Bắc Tiếu)

Còn khi ra ngoài ngõ, thì phải nhớ lời vợ dặn :

- Lái xe ra khỏi cổng nhà,
Vợ kêu giật ngược, diết da dặn rằng :
Một đừng mơ mộng thơ trăng,
Đụng xe, thi sĩ gẫy răng u đầu.
Hai đừng giữ ống nghe lâu,
Gái tơ õng ẹo ghẹo đầu dây kia.
Ba đừng ghé quán rượu bia,
Bốc men tơ tưởng nọ kia khó lường.
Bốn đừng mua báo dọc đường,
Bìa in hoa hậu soi gương liếc cười.
Năm đừng liến láo con ngươi,
Đồng nghiệp váy ngắn ẹo người đi qua.
Sáu đừng hoang phí thời gian,
Ngồi lâu trộm nghía cô hàng cà phê.
Bảy đừng thấy phở mà mê,
Ăn vào loét dạ, lại chê cơm nhà.
Tám đừng hò hát lang thang,
Tiếp viên ca sĩ giả ma hớp hồn.
Chín đừng dạo bước hoàng hôn,
Công viên hoa lá cô hồn rủ rê.
Mười đừng ghé rạp xi nê,
Ti vi nhà sẵn, lẹ về coi phim.
Rõ chưa, vợ hét đứng tim,
Đừng hòng tưởng bở như chim sổ lồng.
Mà này! Nhắc lại cho thông,
Nếu không, tui quyết nhốt ông ở nhà.

Ở mọi nơi và trong mọi lúc, chị vợ luôn có những hành động phù hợp, để giáo dục anh chồng:

- Sợ ta đi trật đường rày,
Vợ liền theo dõi kéo ngay về nhà,
Khi ta tán tỉnh ba hoa,
Vợ liền “quát nạt” để mà răn đe.

Tới đây gã xin kể lại một câu truyện trong sách “Cổ Học Tinh Hoa” để thấy được rằng nếu chịu khó nghe lời vợ dạy, thì sẽ trở nên một con người đức độ và thành đạt.

Án Tử làm tướng nước Tề, một hôm đi việc quan, có tên đánh xe theo hầu.

Vợ tên đánh dòm qua khe cửa, thấy chồng tay cầm cái dù, tay cầm dây cương, mặt vác lên trời, dương dương tự đắc.

Lúc chồng về nhà, nàng xin từ bỏ nhà ra đi. Chồng hỏi :

- Tại làm sao ?

Nàng nói :

- Án Tử người gầy thấp và bé nhỏ, nhưng làm đến tướng nước Tề, danh tiếng lừng lẫy khắp thiên hạ, thế mà thiếp xem ông ấy vẫn có ý chín chắn và khiêm nhường, như chưa bằng ai. Chớ như chàng cao lớn đẫy đà, mới chỉ làm được một tên đánh xe tầm thường và hèn hạ, thế mà thiếp xem chàng đã ra dáng lấy làm vinh hạnh, tưởng không ai bằng. Thiếp xin bỏ chàng, thiếp đi.

Từ hôm ấy, tên đánh xe bỏ được cái bộ vênh váo, chừa được cái tính nông nổi. Án Tử thấy thế, lấy làm lạ, bèn hỏi. Tên đánh xe bèn đem việc nhà mà kể lại. Án Tử bèn cất cho làm đại phu.

Sở dĩ Án Tử chừa bỏ được cái thói “tự cao hão” và làm tới chức đại phu cũng chỉ vì đã nghe lời vợ dạy,

Tuy nhiên, đôi khi cũng có những anh chồng cứng đầu cứng cổ, thì lúc đó chị vợ sẽ áp dụng chiến thuật “bất bạo động”: không nói, không cười, không cộng tác và không làm gì hết.

Hay tạo nên một tình huống “chiến tranh lạnh”: ban ngày thì mặt mũi ủ rũ như treo cờ tang, còn ban đêm thì…”cấm vận”, mỗi người ngủ một nơi.

Sau cùng, “tối hậu thu” được đưa ra một cách âm thầm, đó là chị vợ sẽ lặng lẽ khăn gói quả mướp về với bu, để dạy cho anh chồng một bài học thế nào là vâng lời vợ và thế nào là lễ độ với vợ. Tới đây, muốn được ổn định lại cuộc sống, anh chồng đành phải năn nỉ ỉ ôi, xin chị vợ tha thứ, để rồi “mời nàng về…dinh”.

Kinh nghiệm cay đắng này, sẽ làm cho anh chồng mau mắn “hạ quyết tâm”:

- Vợ mà dạy, phải lắng nghe,
Mai sau “khôn lớn”, mà khoe mọi người.

Tóm lại, gã xin kính cẩn nghiêng mình trước những chị vợ đã cư xử như một người mẹ và đã góp rất nhiều công sức vào sự nghiệp “nuôi chồng khỏe, dạy chồng ngoan”.


Gã Siêu
tranphuongdong
Posts: 526
Joined: Wed May 30, 2007 2:08 am
Contact:

Post by tranphuongdong »

Tiên sư Cha chúng nó !


“Người nước ngoài” ?
Từ nhỏ mình đã nể những người ngoại quốc. Họ cao to như Tây, giàu có như Nhật và khỏe như Cu Ba. Tây thì Hà Nội nhiều, thời chiến tranh nhưng không khó lắm để gặp một ông Tây. Nga, Đức, Bun, Hung…gì không biết, to cao da trắng mắt xanh râu he he thì cứ gom lại là Liên Xô tất.

Nhe răng ra cười thì họ giơ tay cười chào lại, khoái cực. Nhiều người hay kể về phi công Mỹ chứ nói cho đúng ra ít ai được thấy, nhất là bọn tuổi lóc chóc như mình.
Sau 1975, thời đóng cửa cũng chỉ tuyền Tây Liên Xô, nhìn quen mắt rồi, sau 80 lại được ăn bánh mì đen uống Cờ-vát với họ thì nháng nháng phân biệt đâu là Tây Nga, Tây (Đông) Đức. Vẫn nể, không nể theo cảm tính như hồi nhỏ nhưng nhìn cái Quảng trường Đỏ rồi chui xuống tàu điện ngầm ở Mát xít cơ va đố ai có thể coi thường ông Tây Nga này.

Ngoại quốc mà tóc màu còn có các Tây Âu, Mỹ…mỗi anh một kiểu, nhưng gói gọn là một chữ : Nể !

Chuyển sang ngoại quốc Á, đầu tiên sang VN có lẽ là anh Tàu, nhưng anh ấy giống người VN nên chẳng gây ấn tượng gì, vả lại người Tàu ở VN cũng…lạc hậu như mình nên chẳng nể mấy ngoài tài làm kẹo bột. Khi ra trường mình làm cho công ty XK thủy sản, bắt đầu tiếp xúc với người Nhật. Họ trắng trẻo, nhìn no đủ và thông minh, không lớn con hơn người Việt nhưng xét tổng thể thì khác nhiều. Họ là thương nhân nên khôn khéo trong giao tiếp, tính cách rất thuần hậu, vì công việc. Họ lại giàu nữa, một sự giàu có do lao động mang đến nên họ có quyền tự hào.

Sau mở cửa thì có thêm người Úc, Mỹ….bổ sung vào các anh Tây To, Đài Loan, Hàn quốc vào danh mục Tây da vàng…mỗi người một vẻ nhưng tóm lại là đều mang theo nhiều thứ mà dân VN ta phải học tập.

Còn Tây Cu Ba đen thui thì khỏe như…trâu ( Sorry vì không biết so sánh thế nào cho lịch sự hơn ) Mình được gặp mấy chú ấy khi còn là học sinh cấp hai, thời Cu Ba giúp Quảng bình xây bệnh viện VN-CB ở ngay sau lưng trường. Nhìn anh Cu Ba to, đen vác khúc gỗ to đi băng băng, mình chợt nghĩ ngày ấy mà xáp lá cà, quân giải phóng miền Nam làm sao mà thắng nổi lính tây đen, có mà nó bốc lên ném cho một phát xa mười thước ấy chứ. Thế mà ta vẫn thắng mới lạ.

Tây đen còn có thể gặp nhiều ở khu Phạm Ngũ Lão – Sài gòn bây giờ. Họ đen, khỏe, và đá bóng giỏi, lại nghe đồn là bộ đồ nghề hoành tráng lắm nên vẫn được nhiều bà chị họ Mầu “nhờ cậy”. Họ cũng nổi tiếng về tài…nhịn đói, một ngày có hai cái bánh mì không người lái, uống nước máy mà vẫn sống khỏe. Cũng là cái khiến ta phải nể chứ nhỉ ?

Thế, nên cho đến tận bây giờ, mình vẫn cho rằng cứ “Người nước ngoài” là đáng nể.

Mà chính nhà nước ta xưa nay vẫn có phân biệt Tây – Ta cả đấy chứ. Có những chuyện Ta được làm Tây thì cấm, và ngược lại. Có nhiều cửa hàng chỉ có Tây mới được mua thôi. Nhiều khi cũng tức nhưng nghĩ lại, họ đến ta thì ta coi là khách, khách thì phải được đối xử khác hơn với con cái trong nhà chứ.

Ấy vậy mà hôm nay mình giận.
Giận trời, giận đất, giận vu vơ…thế thôi.

Số là mình có đọc được một chuyện xúc phạm đến mình, cụ thể hơn là họ xúc phạm đến lòng tôn trọng, chà đạp lên cái sự “nể” bất di bất dịch của mình đối với người nước ngoài :

Trích : VOVNEWS

“ Trong chuyến công tác của Đoàn đại biểu Đảng bộ, chính quyền, quân, dân Thủ đô Hà Nội và Quân chủng Hải quân do bà Ngô Thị Doãn Thanh, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố Hà Nội làm Trưởng đoàn ra thăm, kiểm tra các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc. Ngày 9/5, đoàn đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm các chiến sỹ đã hy sinh trong sự kiện 14/3/1988 ở Trường Sa .
Image


Trong diễn văn đọc tại Lễ tưởng niệm, Thượng tá Trịnh Lương Vượng, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn M46, vùng D Hải quân nhấn mạnh: Với mưu đồ thôn tính Trường Sa, độc chiếm biển Đông, từ cuối năm 1987, đầu năm 1988, lực lượng quân sự “nước ngoài” đã ngang nhiên chiếm đóng một số bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia với phương châm “không dùng vũ lực để giải quyết những vấn đề tranh chấp trên biển”. Bất chấp lẽ phải, quân đội “nước ngoài” ngang nhiên tấn công quân sự, bắn chìm, bắn cháy 3 tàu vận tải của ta.

Trong trận chiến đấu đó, 64 cán bộ, chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh, đến nay còn nhiều đồng chí vẫn đang phải nằm lại với biển khơi.” ( hết trích )


Cách đây 22 năm, ngày 14/3/1988, tại vùng biển này, các chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trước sự tấn công trắng trợn và phi lý của các lực lượng tàu chiến Hải quân “nước ngoài” để bảo vệ vững chắc sự toàn vẹn lãnh thổ chủ quyền biển, đảo thân yêu của Tổ quốc.

Thế đấy, thằng kẻ cướp, tên xâm lược nó có tên, có tuổi có mặt mũi rành rành mà báo chí cứ “Người nước ngoài” là sao ? Sao không chửi thẳng ra là bọn lính Trung Quốc ?

Run cả người vì giận, mình thắp nén nhang ngoảnh hướng Đông lẩm bẩm :

Các anh ơi, 64 sỹ quan và chiến sỹ đã ngã xuống ngày ấy ơi, xin các anh đừng buồn đừng phẫn nộ, bởi dẫu sao thì nhân dân cả nước vẫn bái vọng về các anh như những anh hùng đã hy sinh vì Đất Mẹ. Sự hy sinh ấy không kém oanh liệt hơn những người Việt đã hy sinh trong lịch sử chống ngoại xâm mấy ngàn năm của dân tộc đâu. Các anh hãy mở lòng nhận những vòng hoa của nhân dân – những người lao động đóng thuế. Nhân dân đã đóng thuế để có chi phí cho cái bọn gọi kẻ thù, kẻ cướp ấy là “Người nước ngoài” vác mặt ra thăm các anh đấy ạ. Tiền ấy, hoa ấy đều là từ thuế của Dân cả đấy các anh ạ. Chỉ cái bọn mặt dày ấy thì không phải là Dân thôi, nếu có khôn thiêng xin các anh khóa mồm, cắt lưỡi cái bọn ngu ấy cho Dân nhờ.

Mình khấn các anh xong thì có bớt tức. Tuy vẫn còn phải chửi thêm một câu cho trọn bộ :

Tiên sư chúng nó, bọn hèn nhát, bọn phản Dân hại Nước !

Chửi xong lại sợ, lỡ chúng xấu hổ quá mà không dám làm người Việt nữa, chuyển sang làm “Người nước ngoài” hết thì…may cho dân tộc này quá. Cầu trời !
Nguồn trích dẫn http://vn.360plus.yahoo.com/nguyendinhd ... &next=5787
vuphong
Posts: 2753
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Sự tích đàn ông đeo dây chuyền

Ngày xưa, đàn ông không đeo dây chuyền, và nói chung, họ chả đeo gì cả. Chỉ cần đeo cái kiếp đàn ông cũng đủ khổ lắm rồi.

Cũng ngày xưa, giữa đàn ông và đàn bà rất ít có tình yêu. Chỉ có sự chiếm đoạt. Đàn bà đi trên đường phố, thấy chàng trai nào trẻ đẹp hoặc khỏe mạnh thì bắt về ép phải làm chồng.

Nhưng bắt bằng gì? Đầu tiên là bằng lưới. Đàn bà đi đâu cũng thủ sẵn một cái lưới bên mình, thấy đàn ông nào ngon là quăng ra chụp lấy.

Phương pháp này hay, chắc chắn vì hầu như lưới đã tung ra là đàn ông hết cách vẫy vùng. Nhưng có nhiều nỗi bất tiện vì đàn ông có nhiều loại, loại nhỏ quá thì dễ chui lọt lưới, còn loại to quá thì lưới không vừa. Hậu quả là có nhiều đàn ông trốn thoát.

Phương pháp thứ hai là dùng mồi nhử. Đàn bà nấu những mâm cơm ngon, rượu thịt ê hề bày ra vỉa hè. Đàn ông ham nhậu, sà vào ăn uống đến khi say là đàn bà ung dung ra nhặt lấy, mang về.

Phương pháp này có lợi là có thể bắt được nhiều đàn ông một lúc, nhưng chi phí rất tốn kém. Đó là chưa kể một vài đàn ông uống mãi không say, hoặc một số đàn ông cực tốt chả khi nào chịu uống, đàn bà chả khi nào tóm được.

Phương pháp thứ ba là dùng nghệ thuật. Đàn bà bỏ công sức ra tập hát, tập múa biểu diễn khiến đàn ông nô nức kéo đến xem. Đang xem thì đàn bà khóa cổng lại, dùng xe tải tới vây bắt. Cách này tuyệt vời là bắt được cả đàn. Nhưng đàn bà quá lạm dụng nó. Họ tập múa qua loa hoặc tập hát sơ sài, đàn ông không tới mà toàn đàn bà và trẻ con tới coi, nên năng suất và sản lượng đánh bắt đều giảm.

Cuối cùng, trước nguy cơ không tóm được những đàn ông cần thiết, chính quyền (lúc ấy toàn do đàn bà nắm giữ) ban bố một điều luật kinh khủng: hễ đàn bà gặp đàn ông ở đâu, là có thể túm lấy bất kỳ một chỗ nào trên cơ thể để lôi về.

Luật ban ra, đàn bà reo hò và xông tới các vỉa hè, các trụ sở công ty. Gặp anh có tay dài họ nắm tay, gặp ông có chân dài họ lôi chân, gặp chàng có tai to họ kéo tai, gặp chàng có tóc họ sợ gì mà không kéo tóc. Vì thế mới có câu “Nắm chàng có tóc chứ không nắm chàng trọc đầu”.

Phương pháp này rất hiệu quả, tuy nhiên số đàn ông bị thương vong quá nhiều. Kẻ thì sứt tai, kẻ thì rách mũi, kẻ thì bị vặn tréo cả tay. Thậm chí, đã có trường hợp một anh đẹp trai bị hai cô gái cùng lôi mạnh đến nỗi rách đôi người.

Một vài đàn ông khôn ngoan, thà chết chứ không lấy vợ, thà bị thương chứ không chịu làm nô lệ, bèn đeo vào người nhiều phụ kiện như găng tay, mũ, áo khoác... Khi bị đàn bà lôi, các thứ này rời ra và họ trốn thoát.

Tỷ lệ đàn ông trốn thoát ngày càng nhiều khiến chính quyền (xin nhắc lại là lúc ấy toàn do đàn bà cai quản) ra một chỉ thị: Tất cả đàn ông đều phải đeo một dây chuyền vào cổ.

Đây là một quyết định rất độc đáo, rất sáng tạo, dựa trên nhiều nghiên cứu khoa học và trên kết quả của hàng trăm cuộc hội thảo, nó khiến đàn ông không cách gì trốn khỏi số phận được.

Ở bất cứ đâu, ở bất kỳ lúc nào, phụ nữ thấy đàn ông vừa mắt là chỉ việc tiến tới, nắm sợi dây chuyền mà lôi. Có nhà nghiên cứu nói rằng phương pháp này xuất phát từ dây cương ngựa nhưng đàn ông hoàn toàn bác bỏ điều này.

Thời gian qua đi. Phụ nữ ngày càng trở nên xinh đẹp và quý hiếm, còn đàn ông ngày càng thừa thải.

Đàn ông lúc này chỉ mong được đàn bà tóm nhưng cơ hội trở nên ít ỏi. Có nhiều anh cả đời lang thang ngoài vỉa hè, vươn cổ ra mong được cô nào túm lấy nhưng vẫn mãi mãi cô đơn.

Một số anh chợt nảy ra sáng kiến. Thay vì đeo dây cổ là dây thừng, họ bèn đeo dây chuyền vàng. Thậm chí vàng có khảm kim cương. Một vài cô chả ham anh ta, nhưng lại ham sợi dây, thế là mắc mưu, tóm lấy lôi đi.

Nhưng cũng có vài cô kinh dị, lôi ra chỗ vắng hoặc chỗ tối, tháo cướp lấy dây chuyền rồi vứt đàn ông đấy, bỏ chạy. Cũng may số ấy không nhiều.

Nếu các bạn để ý, các bạn sẽ thấy đàn ông càng xấu trai thì càng đeo dây chuyền lớn. Họ cần phải có mồi to!

Siu tầm trên Net
quangminh
Posts: 549
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Post by quangminh »

Đời Người Phải Chăng Vô Nghiã

Lu Hà
Đời người nhanh thật. Thoáng một cái đã hết vèo. Nhớ ngày nào tôi còn lẫm chẫm biết đi, cổ chân cổ tay còn đeo vòng bạc loảng xoảng. Thế mà nay đầu tôi đã bạc rồi. Chỉ còn vài năm nưã là tôi sẽ 60 tuổi, rồi 70, rồi…rồi… Chắc chắn tôi sẽ phải từ biệt cái thế giới này. Bao giờ đầu thai trở lại có lẽ sẽ không còn cái diễn đàn tự do dân chủ văn chương thi phú ở hải ngoại này nưã. Chúng ta đều là người thiên cổ cả rồi. Thôi thì tôi cũng yên tâm bằng lòng với mình. Sống bình thường chẳng có bằng cấp chức vị gì, hưởng theo lương lao động chính đáng hoặc trợ cấp xã hội, nhưng tôi lại thấy rất vui.Chỉ làm thơ để tặng cho đời , luôn cùng với bạn năm châu tứ hải hàn huyên dốc bầu tâm sự trên mạng, làm tôi thấy cuộc đời này còn vui và có ý nghiã lắm.

Nếu ai hỏi tôi: Có muốn làm một ông Hồ Chí Minh, một Phạm Văn Đồng, một Võ Nguyên Giáp, một Ngô Đình Diệm,hay một Nguyễn Văn Thiệu không?Tôi sẽ thẳng thắn trả lời với các bạn rằng: Có các vàng, có người hàng ngày rưả chân rưả dái cho tôi , tôi cũng không thèm. Xin lỗi các bạn nói năng như vậy có phải là thô tục quá không? Vậy các bạn cho tôi xin lỗi nhé, dù có viết toạc ra hay viết tắt rồi mấy cái dấu chấm lửng thì trong đầu các bạn cũng hiểu ra thì cũng thế thôi. Cái nưả kín nưả hở thật ra cũng chẳng hay ho gì. Tôi thấy ông Hồ, ông Đồng, ông Giáp hay bao nhiêu ông nưã cũng chỉ là những con ngươì đáng thương thôi.Cho nên tôi nói thẳng tôi không muốn làm ông Hồ. Tôi sẽ chẳng được cái quái gì, cả một đời chui rúc, sống chui sống nhủi mặt lúc nào cũng như mặt chuột. Năm 1945 về làm chủ tịch nước, phạm bao nhiêu tội ác để dân oán hận căm hờn nhưng lúc nào cũng phải diễn trò đạo đức giả.Có vợ không được nhận vợ, có con không được nhận con, anh em họ mạc đều ghẻ lạnh xa lánh.Bản thân sai tay chân ám sát thủ tiêu hàng nghìn, hàng vạn người nên lúc nào cũng nơm nớp lo sợ sẽ có kẻ khác ám toán giết hại lại mình. Cũng giống như Hitler chỉ là cái bung xung, cái bùi nhùi, con ngáo ộp mà phe cánh tay chân lợi dụng mà thôi.Tôi thấy cái tham vọng quyền bính , hư danh cuả ông Hồ cũng đáng thương.

Những năm hải ngoại trâu chó, bôn ba làm tay sai gián điệp cho Nga- Tàu v.v.. Thật ra cũng là một đời căng thẳng vô nghiã mà thôi. Rồi từ năm 1945 đến 1969 nghiã là chỉ có 25 năm ngắn ngủi. Ông ta sống trong Bắc bộ phủ như một tên tù, một con tin cao cấp vưà hô hào bá đạo vưà là nạn nhân cuả chính mình. Sống như vậy thật sự là mất tự do, luôn bị đảng giám sát cai quản đánh bóng là một biểu tượng, một ông thánh giả giữ đền cho nhà thờ Mác Lê Nin. Hồ có khác chi như con chó nằm gậm trạn, luôn lo sợ đàn em cuả mình, vì lũ chúng trẻ khoẻ ác ôn hơn, lưu manh tàn bạo hơn.Chúng lợi dụng mình, xui thiên hạ ca ngợi kính yêu mình để mị dân thủ lợi. Vì cái trò sùng bái cá nhân, nhưng bản thân mình chỉ có cái danh hão thôi. Nhiều lúc cơn dục tính nổi lên cũng phải nén chiụ, giơ đầu chiụ báng vì cái tiếng cha già dân tộc. Có vợ có con cũng phải dã man thủ tiêu đi để giữ tiếng. Sống như vậy tâm điạ bất an thì làm sao tránh khỏi bệnh tật kia chứ. Cho nên tôi hiểu ra cái đời khổ nạn đáng thương hại cuả ông Hồ nên tôi mới bảo chỉ cần làm cái thằng tôi thực tại như bây giờ là sung sướng thực tế gấp trăm ngàn lần đời ông Hồ. Sống như ông Hồ là ngu chứ có hay ho gì đâu, dù cả đời có lắm mưu mẹo thủ đoạn, lường gạt sát hại đưa hàng nghìn người vào chỗ chết vào cạm bẫy và cuối cùng để làm gì?

Cuộc đời vinh quang với cái tên gọi là lãnh tụ tối cao. nhưng thực tế ông ta được cái gì? Những nhu cầu bình thường cuả một con ngươì, một mái nhà, một tổ ấm gia đình cũng không có. Áp bức muôn dân và chính mình cũng tự áp bức mình luôn, cũng tự mất luôn quyền tự do quyền làm người , chỉ vì một cái danh hão huyền mà thôi. Bài thơ lục bát tôi mới làm mô tả phàn nào những gì tôi tâm sự với các bạn ngày hôm nay. Thôi nhé hẹn lúc khác, bây giờ tôi phải đi mua gạo. Một niềm vui nhân sinh bình thường còn thú vị hơn ông Hồ có lính canh hầu hạ. Năm thì mười hoạ mới có đưá ma cô nào đó dẫn gái đến.Cũng phải lén lút nhìn trước nhìn sau như kiểu đánh du kích, thật khổ nhục và tội nhiệp lắm. Đời người như vậy xét cho cùng cũng là vô nghiã.

Các bạn thấy tôi nói có phải không?
Chúc các bạn bình an vui vẻ
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: Bing [Bot] and 0 guests