Lich Sử Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức

Tin tức Thủ Đức : họp mặt, nhắn tin, tương trợ, chia vui, chia buồn....
Post Reply
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Lich Sử Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức

Post by khieulong »


Image

LỊCH SỬ TRƯỜNG SĨ QUAN TRỪ BỊ THỦ ÐỨC

Đặng Ghi/Khóa 25


LỊCH SỬ TRƯỜNG SĨ QUAN TRỪ BỊ


Trong một phần tư thế-kỷ, từ 1951 đến 1975, Quân-lực Việt Nam Cộng-hòa có khoảng 55,000 sĩ-quan ngạch trừ-bị, được đào tạo từ hai quân-trường trừ-bị (Ecole d’Officiers de Réserve) lần lượt mang các tên gọi:

1- TRƯỜNG SĨ-QUAN TRỪ-BỊ NAM-ĐỊNH

(1 khóa rồi đóng cửa)

2- TRƯỜNG SĨ-QUAN TRỪ-BỊ THỦ-ĐỨC (69 khóa)

- LIÊN TRƯỜNG VÕ-KHOA THỦ-ĐỨC
- TRƯỜNG BỘ BINH THỦ-ĐỨC
- TRƯỜNG BỘ-BINH

TRƯỜNG SĨ-QUAN TRỪ-BỊ THỦ-ĐỨC

Sau khi ký Hiệp-ước Pháp-Việt ngày 5-6-1948 tại vịnh Hạ-long, công-nhận Việt-nam là một quốc-gia độc-lập trong khối Liên-hiệp Pháp, Quốc trưởng Bảo Đại đã ký hiệp-ước ngày 8-3-1949 tại điện Elysée với Tổng-thống Pháp Vincent Auriol, theo đó, Pháp sẽ giúp Việt-nam thành-lập quân-đội Quốc-gia. Trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức bắt đầu thành hình.

Ngày 23-12-1950, Pháp-Mỹ-Việt ký hiệp-định hổ-thương, phòng –thủ và viện –trợ quân sự; theo đó, Mỹ viện-trợ cho VNCH 2 tỷ Mỹ-kim trong bốn năm, từ 1950 đến 1954 để trang bị cho quân-đội.

Cùng ngày, nghị-định thành-lập hai trường Sĩ-quan Trừ-bị Nam-định và Thủ-đức được ban-hành, nhằm đào-tạo sĩ-quan ngạch trừ-bị cho Quân-lực VNCH.
Khóa sĩ-quan trừ-bị đầu-tiên khai-giảng cùng một ngày 9-10-1951 tại Nam-định và Thủ-đức.

Trường Sĩ-quan Trừ-bị Nam-định chỉ đào-tạo được một khóa rồi đóng cửa vĩnh viễn năm 1952. Trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-đức hoạt-động tới cuối tháng 4-1975, lúc đó mang tên là Trường Bộ-binh, đặt ở Long-thành.

Tiến trình phát triển của Trường Sĩ-quan Trừ-bị trải qua ba giai-đoạn:


Giai-đoạn 1951-1955:

Vào ngày khai-giảng, Trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức xây cất chưa xong. SVSQ khóa 1 Thủ-Đức phải tạm trú trong các nhà lá. Trường Sĩ-quan Nam-Định chỉ đào-tạo một khóa. Sinh-viên khóa 2 Nam-Định được đưa vào Trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức.

Trường tọa-lạc trên khu đồi Tăng Nhơn Phú, cách chợ Thủ-Đức khoảng hai cây số.
Chỉ huy trưởng đầu tiên là Đại tá Phạm Văn Cẩm, xuất-thân Trường Thiếu-sinh-quân. Trong giai-đoạn 1951-1954, các sĩ-quan tốt nghiệp mang cấp bậc thiếu-úy và có thể chọn ở lại Bộ-binh hay chuyển sang các quân-chủng Không-quân, Lục-quân hoặc binh-chủng Nhảy Dù.

Hơn 4000 sĩ-quan được đào-tạo trong giai đoạn này (từ khóa 1 đến khóa 5, sinh-viên tốt nghiệp với cấp bậc thiếu-úy; từ khóa 6 trở đi, sinh-viên tốt nghiệp với cấp-bậc chuẩn-uý.)


Giai-đoạn 1955-1963:

Trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức được đổi tên thành Liên-trường Võ-khoa Thủ-Đức, ngoài sĩ-quan Bộ-binh, trường còn đào-tạo sĩ-quan Thiết-vận, Quân-chính, Quân-cụ, Quân-nhu, Quân-y, Dược, Truyền-tin, Công-binh, Thông-vận–binh (xa binh). Thời gian huấn-luyện: 38 tuần.


Từ 1955 đến1961, Liên trường Võ-khoa Thủ-Đức cung-cấp:
- 2/3 tổng-số sĩ-quan Bộ-binh.
- 80% cán-bộ (sĩ-quan và chuyên-viên Quân-nhu
- 89% cán-bộ Quân-cụ
- 95% cán-bộ Thiết giáp và Truyền-tin
- 97% cán-bộ Pháo-binh
- 90% cán-bộCông-binh


Tháng 10-1961, một số trường chuyên-môn được tách ra. Liên Trường Võ-khoa Thủ-Đức chỉ còn ba trường là Bộ-binh, Thiết-giáp, Vũ-thuật và Thể-dục Quân-sự.


Giai-đoạn 1964-1975:

Giữa năm 1963, giữa khóa 15, Liên-trường Võ-khoa Thủ-Đức được đổi tên thành Trường Bộ-binh Thủ-Đức. Mỗi năm, Trường có ba khoá huấn-luyện. Sau biến-cố Tết Mậu Thân và sắc lệnh tổng động viên ban hành ngày 19-6-1968, hàng năm Trường Bộ-binh Thủ-Đức đào-tạo 6 đến 8 khóa, do nhu-cầu chiến-trường. Từ năm 1951 đến 1967, mỗi năm chỉ có một khóa, đánh số từ 1 đến 27. Đến năm 1968, một năm có nhiều khóa, nên đánh số theo năm (1/68; 2/68, ...)

Chương-trình huấn-luyện chia thành hai giai-đoạn: Trong giai đoạn 1, khóa-sinh được gọi là Tân Khóa-Sinh Dự-bị Sĩ-quan, thụ-huấn tại Trung-tâm Huấn-luyện Quang-Trung. Sau khi hoàn tất giai-đoạn 1, các TKS/DBSQ đủ tiêu-chuẩn được chuyển sang Thủ-Đức học tiếp giai-đoạn 2. Về sau, các Tân Khóa-Sinh được huấn-luyện giai-đoạn 1 ngay tại Thủ-Đức. Các sĩ-quan tốt nghiệp được mang cấp bậc chuẩn-uý trừ-bị

Trong giai-đoạn này, vì số lượng SVSQ quá lớn, thiếu trường sở và huấn-luyện-viên, nhiều khóa sĩ-quan trừ-bị đã được đào-tạo tại trường Hạ-sĩ-quan Đồng-Đế. Cuối năm 1973, Trường Bộ-binh Thủ-Đức chuyển sang căn cứ huấn-luyện mới tại Long-Thành. Công tác di-chuyển hoàn tất vào đầu năm 1974.

Tháng 4-1975, dưới quyền điều-động của Đại-tá Liên-đoàn-trưởng Lộ Công Danh, các SVSQ từ Long Thành di-chuyển về Tăng Nhơn Phú. Pháo-binh phòng-thủ nhà trường đã trực-xạ, bắn cháy 3 chiếc thiết giáp của VC và 2 tân khóa-sinh dùng lựu-đạn lân-tinh đốt cháy chiếc còn lại. Ngày 1-5-1975, lực-lượng phòng-thủ mới buông súng theo lệnh của TT Dương Văn Minh ban hành ngày 30-4 trước đó.


Phù-hiệu Trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức:

Nền xanh da trời biểu-hiện sự thanh-khiết từ tư-tưởng đến hành-động, và ý-chí cao-cả của thanh-niên đối với quê-hương.
Ngọn lửa hồng biểu-hiện lòng dũng-cảm, chí cương-quyết, đức hy-sinh.
Thanh kiếm biểu hiện cho cấp chỉ-huy

Bốn chữ “ Cư an tư nguy” – sống yên (không quên) lo nguy, được ghi thêm vào theo đề nghị của Đại-tá Lam Sơn trong thời gian ông làm Chỉ huy trưởng (1962). Câu này trích từ Hệ từ hạ của Khổng-tử:


Nguy gỉa an kỳ vĩ gỉa dã
Vong gỉa bảo kỳ tồn gỉa dã
Loạn gĩa hữu kỳ trị gỉa dã
Thị cố quân-tử an nhi bất vong nguy,
tồn nhi bất vong vong
Tri nhi bất vong loạn
Thị dĩ nhân an nhi quốc gia khả bảo gia


Nghĩa là:


Người bị nguy là bởi cứ yên vui nơi ngôi phận mình
Bị mất là bởi chỉ tới cái hiện có
Bị loạn bởi tin cậy cái trị có sẳn,
Bởi thế, người quân-tử lúc sống yên không quên cái nguy,
còn không quên lúc mất
Khi thịnh-trị không quyên cảnh loạn suy,
như vậy mới yên thân mà giữ được nước nhà


Câu từ dài ấy được rút lại còn 8 chữ: “ Cư an lự nguy, xử trị tư loạn” và gọn hơn nữa, 4 chữ:
“CƯ AN TƯ NGUY”



Những Chỉ-huy-trưởng Việt Nam trường SQTB Thủ-Đức

- Đại-tá Phạm Văn Cẩm
- Thiếu-tướng Lê Văn Nghiêm
- Thiếu-tướng Nguyễn Văn Chuân
- Thiếu-tướng Hồ Văn Tố
- Đại-tá Lam Sơn Phan Đình Thứ
- Trung-tướng Trần Ngọc Tám
- Thiếu-tướng Bùi Hữu Nhơn
- Trung-tướng Trần Văn Trung
- Trung-tướng Phạm Quốc Thuần
- Thiếu-tướng Lâm Quang Thơ
- Trung-tướng Nguyễn Vĩnh Nghi
- Trung-tướng Nguyễn Văn Minh
- Đại-tá Trần Đức Minh

CÁC GIAI-ĐOẠN HUẤN-LUYỆN

Chương-trình huấn-luyện quân-sự tại Thủ Đức nhằm đào-tạo sĩ-quan chỉ-huy trung-đội, gồm:
- Bộ binh căn-bản (18 tuần): vũ khí cá-nhân, cá nhân chiến-đấu, đội hình tác-chiến, . . .
- Bộ-binh trung-cấp (28 tuần): Vũ-khí cộng-đồng như đại-liên, súng cối 60 ly, 81 ly, súng phóng hỏa-tiễn; vượt sông, chiến-thuật, bản đồ, la-bàn, pháo-binh, chiến-tranh-chính-trị, quân-pháp, . . .


THÀNH-QUẢ CỦA TRƯỜNG BỘ-BINH THỦ-ĐỨC

Theo niên giám của trường, trong 25 năm, các trường sĩ-quan trừ-bị đã đào tạo khoảng 55,000 sĩ-quan, trong đó khoảng 15.000 nguời biệt-phái về các ngành chuyên môn (hầu hết là giáo chức)

Các vị tướng xuất-thân từ các trường Sĩ-quan trừ-bị:


Khóa 1 Nam-Định gồm có:
-Trung –tướng Nguyễn Đức Thắng (Bộ Trưởng Xây Dựng Nông Thôn)
-Trung-tướng Lê Nguyên Khang (Tư-lệnh Thuỷ Quân Lục Chiến)
-Trung-tướng Nguyễn Bảo Trị (Tổng Cục-trưởng Quân-huấn)
-Thiếu-tướng Nguyễn Cao Kỳ, (Tư lệnh Không Quân, Chủ-tịch Ủy-ban Hành-pháp Trung-ương)
-Thiếu-tướng Nguyễn Ngọc Loan (Tư lệnh Cảnh Sát)
-Thiếu-tướng Nguyễn Duy Hinh (Tư lệnh Sư-đoàn 3 Bộ-binh)
-Chuẩn-tướng Vũ Đức Nhuận
-Chuẩn-tướng Phan Phụng Tiên
-Chuẩn-tướng Nguyễn Văn Điềm

Khóa 1 Thủ-Đức:
-Trung-tướng Trần Văn Minh (Tư-lệnh Không-quân)
-Trung-tướng Đồng Văn Khuyên (Tổng Cục trưởng Quân-vận)
-Thiếu tướng Nguyễn khắc Bình (Tổng Giám-đốc Cảnh-Sát Quốc-gia)
-Chuẩn-tướng Phạm Hữu Nhơn
-Chuẩn-tướng Huỳnh Bá Tính

Khóa 2 Thủ –Đức:
-Chuẩn-tướng Bùi Quý Cảo (Tổng Giám-đốc Tài-chánh và Thanh-tra quân-phí

Khóa 3 Thủ-Đức
-Thiếu-tướng Nguyễn Khoa Nam (Tư-lệnh Quân-đoàn IV, tuẫn-tiết ngày miền Nam lọt vào tay Cộng-Sản Bắc Việt)

Khóa 4 Thủ-Đức
-Trung-tướng Ngô Quang Trưởng (Tư-lệnh Quân-đoàn I)
-Thiếu-tướng Bùi Thế Lân (Tư-lệnh Thuỷ Quân Lục Chiến)
-Thiếu-tướng Lê Quang Lưỡng (Tư-lệnh Nhảy Dù)
-Chuẩn-tướng Hồ Trung Hậu
-Chuẩn-tướng Trần Quốc Lịch

Khóa 5 Thủ-Đức
-Chuẩn-tướng Lê Văn Hưng (Tư-lệnh phó Quân-đoàn IV, tuẫn-tiết ngày miền Nam bị cưởng chiếm bởi Cộng Sản Bắc Việt)

Khóa 16 Thủ-Đức
-Chuẩn-tướng Cảnh Sát Trang Sĩ Tấn (Chỉ-huy-trưởng BCH Cảnh Sát Đô-thành Sàigòn)


Với 23 vị tướng và 55 ngàn sĩ-quan (số tử vong khoảng 15,000), các trường đào-tạo sĩ-quan trừ-bị đã đào tạo cho đất nước những chiến-sĩ chĩ-huy xứng-đáng với châm ngôn Cư An Tư Nguy, sống yên vui phải biết nghĩ tới lúc khó khăn, muốn hưởng hòa-bình phải chuẩn bị chiến-tranh.

Sau 28 năm bị thua cuộc bởi sự sắp đặt của Hoa-kỳ và thế giới Cộng-sản, cựu SVSQ các trường sĩ-quan trừ-bị vẫn đoàn-kết, nhắc nhau hướng về quê cũ trường xưa, vì Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm, chung sức kiến tạo một nước Việt Nam Tự Do, Phú Cường và Không Cộng-Sản.


* Tổng Hội Cựu Sinh Viên Sĩ-Quan Trừ-Bị Thủ-Đức Ở Hải Ngoại
P.O.Box 38754 – Houston, TX 77238-8754
Tel: 281.590.1251, 713.697.6571 - Fax: 281.987.8881 – Email: SVSQ-THUDUC@hotmail.com


* Hội Cựu Sinh Viên Sĩ-Quan Trừ-Bị Thủ-Đức – Washington
P.O.Box 18094 – Seattle, WA 98118
Tel: 206.778-0145 - Email: svsqthuducwa@hotmail.com
Ngoài ra có các Liên Hội và Hội đã thành lập Ban Chấp Hành đang hoạt động:

-Liên Hội Úc Châu gồm: New South Wales, Victoria, West Australia, Queenland, South Australia, Toronto-Canada, Paris-France, Tokyo-Japan, Houston-Texas, Đông Bắc Hoa Kỳ-Washington DC, Orlando-Florida, San Jose-CA, San Diego-CA, Orange County-CA, Sacramento-CA, New Orleans-Louissiana, Philadelphia-Pennylvania, Boston-Massachusettes, và một số Hội đang trên đà chuẩn bị Đại Hội Thành Lập Ban Chấp Hành trong năm 2003.


Tài liệu tham khảo:

-Lịch sử Chiến-tranh Việt-Nam, từ trận đầu Ấp Bắc (1963) đến Sàigòn (1975), của TS Nguyễn Đức Phương, Làng Văn 2000
-Lịch-sử trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức, GS Nguyễn Đình Tuyến, Đặc San Thủ-Đức Houston, 1997
-Danh-sách do cựu SVSQ Nguyễn Bửu Thoại cập nhật
-Quân-sử 4, Phòng Bộ Tổng Tham-mưu, Sàigòn 1972
-Office of the US Army Advisor, Report, 1964
-La victoire oubliée, J. Favreau, Nasan, Paris, 1999

Seattle, ngày 12 thang 6 năm 2003

Đặng Ghi/Khóa 25
Đúc kết.
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Trường Sĩ Quan Bộ Binh Thủ Đức Trong Đời Tôi

(Cựu Sinh viên Sĩ Quan Nguyễn Vĩnh Thịnh)

Những trường huấn luyện quân sự nổi tiếng như Trường Sĩ quan Hiện Dịch Đà Lạt, Trường Sĩ quan Bộ Binh Thủ Đức, Trường Hạ sĩ Quan Đồng Đế Nha Trang, Trung Tâm huấn luyện quân sự Quang Trung là những địa danh đi liền với cuộc chiến thảm khốc tại Việt Nam từ sau thế chiến thứ hai đến 1975. Hầu như người thanh niên Việt nào lớn lên trong thời đại này cũng có ít nhiều kỹ niệm với những trung tâm huấn luyện quân sự nói trên.

Trong thập niên 60 tại Việt Nam, chiến tranh leo thang, cả hai miền đều ban hành chính sách Tổng động viên, huy động toàn Bộ thanh niên vào trong hàng ngũ quân sự để chiến đấu. Tại miền nam Việt Nam, những thanh niên có đủ khả năng văn hoá được tuyển chọn vào hai trường sĩ quan nổi tiếng Đà Lạt hoặc Thủ Đức. Nhưng hai trường đào tạo sĩ quan này có nhiều điểm khác nhau.

Trường Sĩ quan Đà lạt dành cho những thanh niên chọn quân sự là nghề chính của mình suốt đời. Sinh viên sĩ quan là những người xin tình nguyện trở thành sĩ quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, khác với Trường Bộ binh Thủ Đức là trường thu nhận những người có đủ trình độ văn hoá để được đào tạo thành sĩ quan cho quân đội. Nhưng thành phần sinh viên sĩ quan là những người đến tuổi thi hành nghĩa vụ quân sự của một công dân đối với đất nước trong chức vụ chỉ huy, được huấn luyện thành sĩ quan trong quân đi để sẵn sàng khi đất nước có chiến tranh, nên sinh viên khi tốt nghiệp từ trường này được gọi là Sĩ quan Trừ bị, tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn úy. Họ chỉ phục vụ quân đội khi có chiến tranh, khi tan chiến tranh hoặc không có chiến tranh họ trở lại đời sống dân sự như mọi người dân thường khác.

Sĩ quan Trừ bị làm nhiệm vụ quân sự của người Công dân ở bậc sĩ quan chỉ huy, họ không chọn binh nghiệp là nghề nghiệp cho cả đời mình như Sinh viên Sĩ quan Hiện Dịch Đà Lạt. Nhưng khi được thụ huấn trong trường Thủ đức, họ được học đầy đủ kỹ thuật tác chiến, công tác chỉ huy, tham mưu, tình báo, vũ khí, chiến thuật chiến lược thích hợp với điạ thế Việt Nam, không thua kém bất cứ trường sĩ quan Bộ Binh nào trên thế giới. Trường Bộ Binh Việt Nam còn hơn hẳn các trường khác trên thế giới về phương diện thực hành vì Việt Nam có chiến tranh thực sự.Vũ khí chiến thuật dạy trong trường là vũ khí, chiến thuật dùng trên chiến trường tại chỗ. Hoàn cảnh đất nước có chiến tranh thật sự đang xảy ra nên sự nghiêm túc học tập của sinh viên thật cao độ.

Sinh viên Sĩ quan theo học tại trường Thủ Đức phải học qua ba giai đoạn chính để trở thành sĩ quan chỉ huy một trung đội ( khoảng 36 đến 50 người lính tùy theo cách sắp xếp của mỗi binh chủng Bộ binh, Nhảy Dù, Thủy quân Lục Chiến, Hải Quân, Lực Lượng Đặc Biệt. Có đơn vị tổ chức một trung đội gồm 3 tiểu đội, có binh chủng tổ chức một trung đội gồm 4 tiểu đội...). Chiến sĩ cần có tinh thần minh mẫn trong một thân thể cường tráng nên hàng ngày mỗi buổi sáng thức dậy phải chạy tập thể dục vài cây số xen lẫn với chương trình học võ thuật và học đánh cận chiến bằng tay không hoặc với súng có gắn lưỡi lê hoặc dao găm cho tới khi mãn khóa.

Giai đoạn 1 : Tác chiến cá nhân.
Giai đoạn 2: Chỉ huy tiểu đội (12 người lính )
Giai đoạn 3: Chỉ huy trung đội ( 36 đến 50 người lính. ).

Giai đoạn 1 : Tác chiến cá nhân thường được huấn luyện tại Trung tâm Huấn luyện Quang Trung thuộc vùng Hóc Môn tỉnh Gia Định. Giai đoạn này thường kéo dài 3 tháng bao gồm các môn học về tác chiến cá nhân, kỹ thuật liên quan đến đời sống của chiến binh ngoài chiến trường như căng lều, đào hố chiến đấu, khai quang tầm nhìn, che dấu chính thân mình và chỗ đóng quân bằng những vật dụng tìm thấy được nơi hành quân. Học xử dụng và bảo quản, trang bị vũ khí quân trang cho cá nhân người lính. Học mặc quân phục, đeo súng, quân trang cho đúng cách, chào, đứng, ngồi, bò sấp bò ngửa bò nghiêng với vũ khí hoặc không có vũ khí. Thao diễn của người lính như: nghiêm nghỉ,đi một mình hoặc đi trong hàng quân đúng nhịp, quay trái quay phải, quay ra phiá sau đúng tiêu chuẩn thao diễn quân sự nghiêm trang hùng dũng. Kỹ thuật bước đi khi hành quân như bước đi khi trời nắng, khi trời mưa, bước đi trên cỏ, trên bùn, làm sao không để lại dấu giầy hoặc khi không thể giấu được dấu vết thì phải đánh lừa được địch qua những dấu vết này để địch không nhận ra chính xác được họ đi về hướng nào. Người lính học cách nấu ăn khi hành quân,những loại thực phẩm dùng trong quân đội,những loại thực phẩm độc hoặc không độc có thể tìm được trong khi đi hành quân trong vùng nhiệt đới thí dụ như các loại nấm ăn được,và các loại nấm độc,rau cỏ mọc trong rừng ,trong đồng ,nơi kinh rạch, những cây leo nào có thể lấy nước uống được cho khỏi chết khát khi không tìm ra nước sông nước giếng.

Họ cũng được học cách cứu người lính khác ra khỏi vùng lửa đạn khi người này bị thương, cách băng bó vết thương và cách cầm máu căn bản trước khi được bác sĩ săn sóc. Học cách gác đêm và theo hiệu lệnh hành quân, cách theo đội hình tác chiến và kỹ thuật bắn vào mục tiêu với các loại súng cá nhân và cộng đồng như súng trung liên, đại liên. Bắn từng viên hay bắn hàng loạt nhiều viên đạn một lúc. Những vũ khí người lính được học căn bản thường có súng lục Colt 45, P38, súng Carbine M1, M2, súng trường Garant M1, AR15, XM16, súng tiểu liên ngắn nòng Thompson, trung liên Bar, đại liên M30, M50, M60, súng không giật 57, 75 li mét, súng phóng lựu đạn loại cổ xưa, súng M79 phóng đạn 40 li, súng chống chiến xa M72, mìn chống người và chống xe tăng. Họ cũng được học xử dụng một số súng của quân Cộng sản dùng như AK47, AK48, súng trường Tiệp Khắc CKC, súng phóng hỏa tiễn cầm tay B40, B41, súng phòng không 12.7 ly mét, trung liên nồi, các loại lựu đạn của Mỹ chế tạo và của khối Cộng, kể cả những loại lựu đạn mìn bẫy nội hoá như mìn ĐH10 định hướng, các loại bẫy nổ chế từ đạn Pháo binh bắn lép hay các loại bẫy nổ của Cộng sản chế tạo từ những phế phẩm hoặc chất nổ lấy được từ lính Quốc gia.

Trong giai đoạn 1 huấn luyện căn bản của người lính tác chiến, họ cũng được học cách di chuyển chính mình vào đội hình tác chiến khi đi ra chiến điạ, nhiệm vụ của mỗi người lính tác chiến trong đơn vị cơ bản của tổ, của tiểu đội, cách thi hành một buổi gác đêm, truyền lệnh khi hành quân, ban đêm ban ngày, học tác chiến hỗ tương trong tổ chiến đấu 3 người, cách yểm trợ hoả lực lẫn nhau khi di chuyển, quan sát các bạn bên trái bên phải khi tiến quân, dừng quân, và lui binh. Người lính tác chiến trong giai đoạn một cũng được huấn luyện về hành quân băng sông băng đồng, trong các loại điạ hình khác nhau để làm quen với điạ thế thật ngoài chiến trường. Các luật lệ căn bản về bắt giữ,khai thác tù hàng binh nếu có trên trận điạ. Kỹ thuật phục kích và phản phục kích, tấn công vị trí địch.Học hành quân chung với xe thiết giáp, các đội hình tấn công mục tiêu với Thiết giáp binh cũng như được học hành quân bằng máy bay trực thăng di chuyển đến chiến trường, nhảy từ trực thăng xuống đất, sắp xếp đội hình khi ngồi trên trực thăng để sẵn sàng hỏa lực khi nhảy xuống trận điạ.

Nói chung giai đoạn một là giai đoạn căn bản của người lính tác chiến, học tuân lệnh cấp trên,học theo hiệu lệnh bằng tay của cấp chỉ huy ( tiếng chuyên môn gọi là Thủ hiệu ) để tiến hay lùi, sang trái hay phải, theo đội hình loại nào trên chiến trường khi cấp chỉ huy tiểu đội của họ không đi gần bên họ. ( Các loại đội hình tiến quân gồm có : tiến theo hàng dọc, hàng ngang, nấc thang, đội hình quả trám, đội hình chữ V ngược hay dấu ^ cùng các dấu hiệu bằng tay như: tiến lên, xung phong vào mục tiêu, dừng lại hay lui lại. Thủ hiệu cho đội hình hàng dọc, hàng ngang, quả trám...)

Tóm lại giai đoạn này là những huấn luyện tác chiến cho cá nhân từng người lính ở doanh trại cũng như ngoài chiến trường. Họ được trang bị tinh thần chiến đấu bằng những lý luận chính trị về tinh thần cao cả của người lính hy sinh mạng sống vì nước vì dân.

Giai đoạn 2 của người Sinh viên sĩ quan là học để trở thành Tiểu đội trưởng hay là học chỉ huy đơn vị cấp tiểu đội 12 người trước khi được sang giai đoạn huấn luyện thứ ba trở thành Sĩ quan Trung đội Trưởng, đồng thời phải trải qua cuộc huấn luyện thể lực rất đều đặn gian khổ như chạy, nhảy, bò, lăn lộn, võ nghệ, cận chiến với tay không hay vũ khí chặt chẽ hàng ngày thường làm cho khóa sinh đổ mồ hôi từ 5 giờ 30 sáng khi tập thể dục lúc mới thức dậy đến 10 giờ đêm khi đi ngủ, từ lúc nhập học đến khi mãn khoá.

Khóa sinh cũng phải trải qua 8 tuần Huấn Nhục ngay sau giờ thứ nhất nhập trường Bộ Binh Thủ Đức.

Về thể lực: Ở giai đoạn hai Sinh viên sĩ quan sẽ phải huấn nhục hành xác để luyện tập sức chịu đựng dẻo dai của cả thể lực lẫn tinh thần của người Trung đội Trưởng. Người sĩ quan tương lai phải qua 8 tuần lễ huấn nhục khắc nghiệt hành xác ngày đêm với mọi xúc phạm danh dự và thể xác do chương trình đề ra với mục đích rõ ràng tập luyện cho người sĩ quan chỉ huy biết nhẫn nhịn trong mọi hoàn cảnh bất bình mà không nổi nóng để có thể gây hại cho công tác của đơn vị.

Quyết định trong lúc nóng giận bất bình bồng bột của Trung đội trưởng có thể gây đổ máu cho chính mình và thuộc cấp. Trong những tuần huấn nhục, những khoá sinh thuộc khoá đàn anh tạo ra rất nhiều điều bất công, hành phạt những khóa sinh thuộc khóa sau đang trong giai đoạn huấn nhục hàng ngày rất vô cớ vô lý, phạt sinh viên đàn em chạy nhảy, bò lăn, và đủ mọi thứ hình phạt từ nhẹ đến nặng làm cho những khoá sinh thuộc khoá sau bẫt mãn để huấn luyện họ chịu đựng, gạt bỏ ý riêng, luôn luôn tuân lệnh cấp trên để vượt qua 8 tuần lễ này.

Được gọi là Huấn Nhục nên những cảnh gây nhục nhã cho người thụ huấn xảy ra hàng ngày cho những khoá sinh tập làm quen nhịn nhục để đạt được mục tiêu cuối cùng đưa đơn vị đến chiến thắng. Khi luyện qua 8 tuần huấn nhục, tinh thần của người Trung đội trưởng cũng tiến qua một chặng gian nan mà họ chưa hề gặp ở đời sống dân sự khi phải cố vượt qua những trêu chọc danh dự của mình qua chương trình huấn luyện. Từ đó người sĩ quan nhận ra bổn phận phải nhịn nhục khi cần để bảo vệ mạng sống của những chiến sĩ dưới quyền và của chính mình qua hành vi cử chỉ cũng như quyết định của mình trong trạng thái luôn luôn bình tĩnh khôn ngoan dù có bất bình khi ở cương vị Trung đi trưởng hàng ngày.

Nóng giận là kẻ thù thứ hai của quân đội. Nóng giận gây hại không lường được trong những quyết định quân sự. Đời quân nhân cũng có khi rơi vào tay quân địch, có thể bị bắt làm tù binh, nhẫn nhịn khôn ngoan để xử trí sáng suốt trong những tình huống như vậy rất cần thiết.

Là cấp chỉ huy của tiểu đi gồm 12 người trong đó có Tiểu đội trưởng, Tiểu đội phó, khinh binh, người mang vũ khí cộng đồng như đại liên, M79, trung liên, y tá, truyền tin. Hiểu biết tường tận việc điều hành và các kỹ thuật tác chiến của một tiểu đội 12 người, cách sắp xếp hoả lực của các súng lớn súng nhỏ, truyền tin y tá, khinh binh và nhận lệnh hành quân từ Trung đội trưởng ra sao, cách bố trí hoả lực khi đơn vị dừng quân hoặc khi di chuyển, trực gác, từ thế thủ đến thế công khi tấn công vị trí địch. Người Tiểu đội trưởng phải nắm vững quân số và vị trí của mỗi người lính trong tiểu đội mình rõ ràng. Di chuyển những người lính này khi cần thiết để có vị trí hợp lý với hoả lực của vũ khí mà họ mang theo. Người lính mang máy truyền tin phải luôn luôn đi gần người chỉ huy để nhận lệnh từ trên chuyển xuống và báo cáo lên cấp trên khi cần.

Nhiệm vụ chỉ huy Tiểu đội là của cấp Hạ sĩ quan thường là một Trung sĩ. Cấp bậc Trung sĩ được huấn luyện tại trung tâm huấn luyện Hạ sĩ Quan Đồng Đế tỉnh Nha Trang. Trường Hạ sĩ quan Nha Trang huấn luyện hàng ngàn Hạ sĩ quan mỗi năm cung cấp cho quân đội. Nhưng Sinh viên sĩ quan Thủ đức được huấn luyện qua giai đoạn chỉ huy Tiểu đội trước khi được huấn luyện Giai đoạn 3 để trở thành sĩ quan chỉ huy trung đội (Còn được gọi là Sĩ quan Trung đội Trưởng.)

Trên thực tế huấn luyện thì giai đoạn 2 và giai đoạn ba được huấn luyện xen kẽ với nhau. Trong khoảng thời gian này, Sinh viên Sĩ quan thay nhau tập chỉ huy tiểu đội lẫn trung đội,đại đội cho đến ngày mãn khóa.

Giai đoạn 3 : Giai đoạn huấn luyện chính của trường Thủ đức. Đào tạo sĩ quan Trung đội Trưởng. Giai đoạn này người sinh viên được huấn luyện thể lực cũng như tinh thần, tất cả kỹ thuật hành quân, chiến thuật chiến lược từ lúc chuẩn bị kế hoạch đến kết thúc kế hoạch, chính mình thực tập kế hoạch đó rồi rút ra ưu khuyết điểm của kế hoạch mình đã soạn thảo với ban tham mưu do các Sinh Viên Sĩ Quan lập ra khi học những bài Chiến Thuật Chiến Lược dụng binh. Họ được học cả chiến thuật chiến lược hành quân với các binh chủng bạn như Thiết giáp, Không quân, Hải quân và kỹ thuật liên lạc với các binh chủng bạn này trong lúc hành quân. Học cách thảo công điện hành quân và báo cáo công tác tiến triển hành quân bằng mật mã cũng như ngôn ngữ mã hoá truyền tin quân đội để bảo mật các chi tiết quân sự liên quan đến công tác của đơn vị mình và các đơn vị bạn.

Sinh Viên sĩ quan cũng được học về bổn phận và trách nhiệm của Trung đội trưởng đối với binh sĩ dưới quyền khi hành quân cũng như khi đơn vị không hành quân.

Trong lúc được huấn luyện giai đoạn 3, khóa sinh thay phiên thực tập làm Khóa Sinh Trung đội trưởng và các chức vụ khác như Khóa sinh Đại đội trưởng, Đại đội phó, Trung đội trưởng,Trung đội phó, Tiểu đội trưởng, Tiểu đội phó thường trực ban ngày cũng như những chức vụ tương đương ban đêm được gọi là Khóa sinh Đại đội trưởng tác chiến, Đại đội phó tác chiến, Khóa sinh Trung đội trưởng tác chiến, Trung đội phó tác chiến, Tiểu đội Trưởng tác chiến, Tiểu đội phó Tác chiến để thay nhau thực tập chỉ huy đơn vị các cấp lớn nhỏ.

Trung đội trưởng cũng cần biết rõ mọi chi tiết về nhiệm vụ bổn phận của một Trung đội trưởng Bộ binh. Trung đội trưởng phải chỉ huy 3,4 tiểu đội. Trung đội được coi như đơn vị căn bản trong tác chiến, không quá lớn, không quá nhỏ. Trung đội có hoả lực tương đối. Sĩ quan Trung đội trưởng phải học cách điều động quân số khoảng suýt soát từ 36 đến 50 người tùy theo cách tổ chức của từng binh chủng với số lượng tương đương vũ khí cá nhân và vũ khí nặng cộng đồng như đại liên, trung liên, M72, M79, súng chống chiến xa ( khi đi chung với đại đội )... trong mọi hoàn cảnh, khi quân số đầy đủ cũng như khi quân số thiếu hụt sau những cuộc hành quân tổn thất, điều động mấy chục khẩu súng lớn nhỏ có kế hoạch để thích hợp với nhiều hoàn cảnh chiến trường khác nhau khi nắng khi mưa, khi ở đồng trống khi ở trong rừng, khi trên sông khi trên trời với nhiều kiểu hành quân khác nhau với xe tăng với tàu thủy. Khi ở trong thành phố, lúc trong làng dân, khi ngoài ruộng trống. Lúc thì chiến thắng, lúc chiến bại, khi có chiến sĩ tử thương, lúc có người bị thương. Người sĩ quan Trung đội trưởng phải sẵn sàng trong mọi hoàn cảnh và luôn luôn nghiên cứu điạ thế, chiến thuật để chỉ huy những người lính dưới quyền đến chiến thắng. Họ là niềm tin của binh sĩ trong đơn vị, là người anh cả của trung đội. Mạng sống binh sĩ tùy thuộc rất nhiều vào những mệnh lệnh của họ trong lúc hành quân.

Trung đội khi đi chung với đại đội có cả súng cối 60, 81 li mét bắn vòng cầu, 57, 75 li chống chiến xa hoặc súng Bazooka để phá lô cốt, tường thành kiên cố, nên người Trung đội Trưởng phải có kiến thức quân sự và hiểu biết tường tận vũ khí cá nhân, vũ khí cộng đồng, kiến thức về khả năng của xe tăng thiết giáp, máy bay tàu chiến tầm sát hại của những loại vũ khí các đơn vị này xử dụng để bảo toàn trung đội của mình.

Họ phải học các chiến thuật đánh đêm đánh ngày, các cách phối trí hoả lực, các đội hình di chuyển của đơn vị khi hành quân cũng như khi phòng thủ, dừng quân. Khi di hành trên chiến điạ cũng như khi trấn giữ cứ điểm, đồn bót.

Họ phải học qua khả năng yểm trợ bom đạn, chiếu sáng chiến trường của máy bay các loại. Cơ giới quân đội như xe tăng, xe bọc thép lội nước, tải thương, phun lửa, tiếp tế thực phẩm đạn dược cho chiến trường. Các loại vũ khí có thể yểm trợ từ xa như pháo binh, các loại đạn. Học tập hành quân phối hợp với các binh chủng khác. Hành quân với máy bay trực thăng đổ quân. Các loại hầm hố khi phòng thủ.

Sinh viên sĩ quan phải học xong những môn về điạ hình điạ vật, cách dùng bản đồ, la bàn không ảnh để định vị trí điểm đứng của mình của địch của đơn vị bạn và các vị trí có thể yểm trợ đơn vị đang hành quân, học chiến thuật từ thế công đến thế thủ, đóng đồn, dừng quân đến tấn công địch ngoài đường, tấn công địch ngay tại căn cứ địch, chuẩn bị tổ chức đến phân công bảo mật, đến thi hành công tác tấn công, hành quân thần tốc, hành quân chiến dịch dài ngày, hành quân trên sông trên đồng trên rừng, phục kích địch, bị địch phục kích, tao ngộ chiến, xa luân chiến, hành quân với Thiết giáp, với máy bay trực thăng, phản lực. Học điều động quân và hướng dẫn cho oanh tạc cơ ném bom, trực thăng tải thương, đánh đêm đánh ngày, đánh trong thành phố, đánh với súng phun lửa, với chiến tranh hoá học. Đánh cận chiến, bắn đại bác, bắn xe tăng, gài mìn gỡ mìn khi dừng quân qua đêm, hiểu và thi hành đúng nhiệm vụ của một đơn vị đang hành quân...

Thực tập các kiểu tấn công căn cứ địch trong mọi hoàn cảnh thời tiết..Trung đội trưởng cũng phải học qua môn Chiến tranh Chính trị để động viên tinh thần lính dưới quyền lúc nào cũng có tinh thần chiến đấu cao độ và chiến binh giữ được đạo đức trên chiến trường, không xử dụng hỏa lực bừa bãi gây tốn kém quân phí và có thể làm hư hại tài sản, tổn thất sinh mạng dân chúng khi không cần thiết.

Về những huấn luyện tinh thần thì Sinh viên sĩ quan được tập làm quen với nguy hiểm và rèn luyện để không ngại khó, luôn thận trọng với vũ khí, hoàn thành công tác với tổn thất nhỏ nhất. Biết kính trọng sinh mạng tài sản của dân khi thi hành công tác hành quân. Biết kính trọng người già, yêu trẻ con và luôn đứng đắn với phụ nữ, đề phòng địch vận cũng như gián điệp quân sự trà trộn trong thế giới của người quân nhân hàng ngày. Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín là năm đức tính người chỉ huy phải rèn luyện hàng ngày.

Để tập can đảm, họ phải tập leo giây tử thần, bò dưới hỏa lực súng các loại bắn liên tục trên đầu, chui luồn trong nơi bùn đất tối tăm bẩn thỉu, chạy bò qua giây kẽm gai, bơi qua sông rạch đầy điả đói và rắn rết, thực tập hành quân qua rừng cây có con vắt hút máu, muỗi mòng và đủ mọi khó khăn giống như chiến trường thực sự.

Sau khi đã qua tất cả những huấn luyện căn bản là một tuần hành quân thực tập trong bãi tập của trường Thủ Đức và vùng phụ cận.

Tuần lễ hành quân thực tập này ôn lại tất cả những bài học chiến thuật đã học được trong giai đoạn học chiến thuật trước đây với đầy đủ vũ khí quân số như một đại đội Bộ binh ngoài chiến trường thật sự. Hành quân ban ngày ban đêm, cả đơn vị ngủ qua đêm ngoài bãi tập, Huấn luyện viên của trường gài mìn bẫy trên đường hành quân để tập cho khóa sinh ý thức những nguy hiểm thật sự khi hành quân.

Trong những năm 1969-70, mấy chục Sinh Viên sĩ quan đã chết trên những bãi tập này vì mìn thật quân Cộng sản gài trên đường thực tập của Sinh viên. Hàng trăm Sinh viên sĩ quan đã bị thương tại bãi tập vì vũ khí của địch.

Khi tuần lễ thực tập hành quân chấm dứt là giai đoạn làm quen thực tế chiến trường với một tháng Hành Quân Chiến Dịch nơi những vùng đang có chiến tranh tại các tỉnh chọn lựa bởi Cục Quân Huấn như Tây Ninh, Biên Hòa, Long Khánh, Long An, Qui Nhơn, Quảng Ngãi ...hay bất kỳ nơi nào hợp với mục tiêu huấn luyện trong giai đoạn đó.

Một tháng đi chiến dịch tại những vùng có chiến tranh đang hiện diện để sinh viên có dịp quan sát học hỏi từ những sĩ quan binh sĩ đang phục vụ tại vùng hoả tuyến. Học hỏi từ những chiến sĩ này mọi thứ từ mưu sinh hàng ngày đến cách hành quân, lấy tin, yểm trợ hoả lực, phân loại tin tình báo, đối xử với dân chúng trong vùng và những biện pháp đề phòng địch tấn công phá hoại hàng ngày cũng như công tác kêu gọi địch ra đầu thú hợp tác với quân đi để giảm xương máu. Cách phân loại và theo dõi vết tích di chuyển quân của địch. Trực gác doanh trại của đơn vị mình ban ngày ban đêm.

Mục đích của chiến dịch 1 tháng này là cho người sĩ quan tương lai quen với thực tế chiến trường để khi ra trường về nhận đơn vị mới họ không bỡ ngỡ quá với thực tế chiến tranh nơi đơn vị. Vì dầu sao trong trường huấn luyện là nơi tương đối an ninh. Là sĩ quan Bộ Binh nên đơn vị mới thường là đơn vị tác chiến có thương vong hàng tuần. Làm quen với bầu khí này nhiều chừng nào có lợi cho người sĩ quan tương lai nhiều chừng nấy.

Công tác huấn luyện Sĩ quan Trung đi Trưởng là công tác căn bản của trường Thủ đức. Từ sau tết Mậu Thân 1968, trường Bộ Binh Thủ đức nhận huấn luyện thêm những khoá Sĩ quan Đại đội trưởng tác chiến cho toàn quân lực. Nơi đó các sĩ quan chỉ huy cấp đại đội của tất cả các quân binh chủng trong quân đội được gởi về đây thụ huấn để hoàn chỉnh kiến thức chỉ huy các đơn vị ở cấp đại đội.

Những huấn luyện cao hơn được chuyển về những trung tâm huấn luyện khác thuộc cục Quân Huấn và Bộ quốc Phòng. Khi trở thành cấp chỉ huy Tiểu đoàn, Trung đoàn hay Liên Đoàn họ sẽ được gởi đi học tại trường Chỉ huy Tham mưu trung cấp. Lên tới cấp lãnh đạo Lữ đoàn hay Sư đoàn, các vị chỉ huy sẽ đi học những khóa huấn luyện Tham Mưu Cao Cấp. Quân nhân các cấp được huấn luyện thuần thục làm cho quân đội trở thành hùng mạnh, kỉ luật.

Trường Thủ đức là trường chuyên huấn luyện cấp chỉ huy Trung đội và đại đội Bộ Binh. Trường có rất nhiều năm kinh nghiệm trong công tác này. Đã từng đào tạo cho quân đội hàng chục ngàn sĩ quan ưu tú. Rất nhiều sinh viên sĩ quan thụ huấn tại đây đã trở thành tướng lãnh chỉ huy nhiều binh chủng trong cuộc chiến tranh Quốc Cộng. Có vị đã trở thành những cấp lãnh đạo trong chính phủ. Hàng ngàn cựu Sĩ quan của trường Thủ đức nay vẫn còn sống trên khắp các nẻo đường thế giới và trong nước. Có người đã được huấn luyện nhiều lần trong trường này qua nhiều khoá như Trung đội Trưởng, Đại đội trưởng Bộ Binh. Rất nhiều sĩ quan bị quân Cộng sản cầm tù sau chiến tranh kết thúc năm 1975. Những vị sĩ quan bị cầm tù trước hoặc sau năm 1975 đều đã ít nhiều áp dụng được những bài học nhẫn nhục trong thời gian Huấn nhục tại quân trường thân yêu này.

Trường Bộ Binh với đầy đủ lịch sử hào hùng đã trang bị cho các sĩ quan tốt nghiệp và cá nhân tôi biết bao nhiêu kiến thức quân sự quí báu, là dấu ấn to lớn không bao giờ phai nhòa trong đời những Sinh viên sĩ quan chúng tôi. Trường đã đào tạo một hàng ngũ chiến sĩ anh hùng tạo được bao kỳ tích quân sự trong mấy chục năm chiến tranh đẫm máu. Cuộc chiến đã kết thúc với rất nhiều oan khiên cho cuộc đời quân dân miền nam Việt Nam, đặc biệt đối với những Sĩ quan đã một thời tốt nghiệp từ ngôi trường này. Họ đã chiến đấu những tháng ngày cuối anh hùng đơn độc chống lại cả khối Cộng sản liên kết lại vào những tháng đầu năm 1975.

Quân sự chỉ là phương tiện của chính trị. Khối cộng sản đã tan nát từng mảnh trong những thập niên qua. Chủ thuyết cộng sản không thể tồn tại vì những thất bại kinh tế chồng chất đem đến đói nghèo cho gần nửa điạ cầu, cùng với thể chế chính trị sắt máu đi ngược lòng người. Thử hỏi nếu không có cuộc chiến đấu của quân dân miền nam Việt Nam chống lại chủ nghiã Cộng sản bành trướng để bảo vệ chính nghiã tự do, phơi bày, cảnh giác cho cả thế giới bản chất xấu xa, tàn bạo, bóp nghẹt mọi thứ tự do con người của chế độ Cộng sản, liệu thế giới ngày nay có chứng kiến được sự tan vỡ của khối Sô Viết Cộng sản và sự diệt vong của các nước Cộng sản Đông Âu hay không?

Trường Bộ Binh Thủ Đức đã đào tạo cho cả thế hệ quân dân miền nam Việt Nam những cán Bộ tiên phong trong công cuộc chiến đấu phá tan chủ nghĩa Cộng sản không những ở Việt Nam mà cả trên thế giới nữa, dù kết quả đó đến muộn sau khi các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã gãy súng vì thế chính trị toàn cầu.

Mục tiêu tạo lập một Việt Nam tự do độc lập hạnh phúc và xoá bỏ chế độ Cng sản của Quân dân Việt Nam sẽ đến dù muộn màng. Sự phơi bày đói nghèo lạc hậu mất phẩm giá, mất tự do của xã hội cộng sản cho mọi người thấy chính nghiã sáng ngời mà quân dân Việt Nam Cộng Hoà đã hy sinh không biết bao nhiêu xương máu để bảo vệ trước đây. Chúng ta không chống lại dân Việt bị kềm kẹp trong thế giới Cộng sản mà chúng ta đã đang chiến đấu chống lại thứ chủ nghiã ác độc chỉ mang đến đói nghèo, lạc hậu. Mỗi lời nói hay hành động phê phán chính sách hay lãnh tụ cộng sản đều mang đến đoạ đày tù tội. Người dân chưa bao giờ được hưởng những quyền tự do căn bản của con người dưới thể chế Cộng sản này.

Trong thế giới tự do, chưa có nước nào mà đảng cầm quyền dám dùng tài nguyên của quốc gia để phục vụ cho cơ sở đảng và đảng viên của mình. Nhưng trong các nước Cộng sản, đảng cầm quyền tự tiện dùng tài nguyên quốc gia lo bành trướng thế lực của đảng và đảng viên của mình, coi dân chúng như loại công dân hạng hai. Dùng dân chúng như phương tiện của đảng, họ ngang nhiên xử dụng công quỹ độc quyền cho mọi hoạt động của đảng. Quyền lợi của đảng được đặt cao hơn quyền lợi của quốc gia dân tộc.

Cả thế giới Cộng sản Đông Âu đã tan rã. Cộng sản Việt Nam chỉ là một trong vài con cờ Domino cuối cùng tại á châu đang đổ sau một loạt những con cờ Domino cộng sản đã theo nhau đổ xuống giây chuyền trong những năm qua. Những cựu Sinh viên Sĩ quan trường Thủ Đức, Đà Lạt vẫn là những cán Bộ nòng cốt đầy khả năng cho sự phục hưng một nước Việt Nam tự do, hạnh phúc, tiến bộ, không cộng sản trong những năm tháng sắp tới.

Đất nước và đồng bào vẫn đang bị chà đạp trong đói nghèo lạc hậu thiếu tự do sau hơn một nửa thế kỉ cầm quyền của đảng Cộng sản, nên quí vị cựu Sinh viên Sĩ quan hãy tiếp tục luôn sẵn sàng góp phần mình vào việc cứu dân cứu nước trong mọi hoàn cảnh, ở trong nước cũng như bất kỳ chỗ nào trên hoàn vũ để thể hiện lời thề của hàng ngàn sĩ quan đã long trọng dơ cao tay tuyên thề trước bàn thờ Tổ Quốc và Nghiã Dũng Đài trên Vũ đình trường trước đây trong ngày lễ tốt nghiệp:

‘’Tôi thề sẵn sàng hi sinh mạng sống để bảo vệ tổ quốc và đồng bào suốt đời tôi.’’

-Xin Thề ! Xin Thề ! Xin Thề !


Người viết:

Cựu Sinh viên Sĩ Quan Nguyễn Vĩnh Thịnh
Khóa 5 /1969 Trung đội 334, Đại đội 33. Tiểu đoàn 3.
Trường Bộ Binh Thủ Đức.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 8 guests