Bình Luận , Quan Điểm

tranphuongdong
Posts: 524
Joined: Wed May 30, 2007 2:08 am
Contact:

Post by tranphuongdong »

Dùng tiền dân củng cố đảng
Thursday, August 27, 2009

Ngô Nhân Dụng

Marx và Engels đã lên án đồng tiền, coi đó chỉ là một khí cụ để giai cấp thống trị tư bản bóc lột giai cấp vô sản bị trị. Cho đến thập niên 1970, nhiều người cộng sản ở Âu Châu vẫn còn nuôi giấc mộng loài người sẽ tiến tới một xã hội không cần đến tiền tệ. Khi đó, mọi người đều làm việc cho guồng máy sản xuất chung mà không cần lãnh lương. Mỗi khi ai có nhu cầu nào thì cứ việc tới các cửa hàng chung, lấy về nhà sử dụng (Un Monde sans Argent: Le Communisme; Paris, 1975).

Các đảng Cộng Sản Trung Quốc và Việt Nam hiện nay trên lý thuyết vẫn theo chủ nghĩa Marx-Engels, nhưng họ học ngược lý thuyết của hai ông thầy. Bài học mà hai nhà tiên tri này dạy cho họ là: Ðồng tiền là một khí cụ để giai cấp thống trị bóc lột đám dân bị trị. Họ áp dụng ngay phương pháp này, để củng cố quyền lực và quyền lợi của quý ngài lãnh tụ đảng đang ngồi giữ các chức vụ trong guồng máy hành chánh và kinh tế.

Năm ngoái khi kinh tế thế giới rơi vào cơn khủng hoảng, chính phủ Bắc Kinh đã dùng 4,000 tỷ nhân dân tệ (khoảng 585 tỷ Mỹ kim, bằng 14% tổng sản lượng nội địa năm đó) gọi là để kích thích nhu cầu trong nền kinh tế, cũng giống như các kế hoạch kích thích ở các nước Âu Mỹ. Chương trình ở Trung Quốc bắt đầu từ Tháng Mười Một, năm 2008, đến nay đã đưa tới một hậu quả là nó làm trì hoãn việc cải tổ cơ cấu nền kinh tế, có khi còn quay chiều đi ngược lại. Vì số tiền trên được dùng nuôi nấng các doanh nghiệp nhà nuớc, tiêu tiền vào những việc phí phạm trong khi chèn ép các xí nghiệp tư nhân cho họ bị khó khăn hơn. Ở Trung Quốc thế nào thì Việt Nam chắc cũng không khác, vì ít khi thấy Hà Nội có sáng kiến nào khác với đường lối của Bắc Kinh. Chính các chuyên gia kinh tế ở Trung Quốc đã nêu lên nhưng hậu quả trên, chứ không phải do “các thế lực thù nghịch” nào cả.

Giáo Sư Vương Nhất Giang (Wang Yijiang) thuộc Viện Ðại Học Thương Mại Trường Giang (Cheung Kong), Bắc Kinh, nói rằng “Chương trình kích thích kinh tế đã khiến cho cơ cấu kinh tế ở Trung Quốc càng mất cân bằng hơn.” Cảnh mất cân bằng trầm trọng hơn là số tiền kích thích được dồn cho các doanh nghiệp nhà nước, còn lãnh vực tư nhân bị bỏ rơi. Sau 30 năm cải cách kinh tế, đây là lần đầu tiên tỷ lệ hoạt động trong lãnh vực tư doanh giảm xuống thay vì tăng lên. Mà chính các xí nghiệp tư nhân cung cấp ba phần tư số công việc làm cho giới lao động Trung Quốc.

Ở các nước theo kinh tế thị trường, các ngân hàng chỉ cho vay khi thấy xí nghiệp xin vay có lời và dự án sử dụng tiền vay có triển vọng sinh lợi. Ở Trung Quốc thì ngược lại. Trong sáu tháng đầu năm 2009, các ngân hàng Trung Quốc đã đem một số tiền khổng lồ cho các xí nghiệp vay qua các món nợ mới: 7370 tỷ nhân dân tệ, gấp ba lần số nợ mới trong nửa đầu năm 2008, vượt cao hơn mục tiêu của cả năm. Ngân hàng NBP Paribas tính số nợ mới này lớn bằng 45% tổng sản lượng nội địa và nhận xét chưa có một hệ thống ngân hàng nước nào đã bơm nhiều tiền vào nền kinh tế như vậy.

Theo Royal Bank of Scotland thì các xí nghiệp vay được tiền rồi không dùng hết, đã đem 20% mua cổ phiếu và 30% dùng vào việc mua hoặc xây dựng nhà cửa mới, và các vụ đầu tư không sản xuất. Hai thị trường cổ phần và thị trường địa ốc lên cơn sốt báo động chính quyền Bắc Kinh, họ phải ra lệnh các ngân hàng “tốp” lại. Nhưng các quan chức lãnh đạo từ xí nghiệp đến ngân hàng đều đã có dịp bỏ túi rồi. Từ Tháng Mười Một năm ngoái đến đầu Tháng Bảy, giá chứng khoán đã tăng 64% trước khi tụt xuống 14% trong ba tuần lễ đầu Tháng Tám sau khi nghe tin lệnh ngưng cho vay.

Khi ngân hàng của đảng đem tiền cho các doanh nghiệp nhà nước do đảng kiểm soát, không những khiến cho các xí nghiệp tư nhân không thể cạnh tranh với xí nghiệp nhà nước; mà còn giúp các cán bộ có dịp tấn công bỏ tiền ra mua các xí nghiệp tư bị yếu để đưa chúng vào trong vòng kiềm tỏa của họ. Một vụ “tấn công” đang được cả nước Trung Hoa và giới kinh doanh nước ngoài chú ý là công ty Sắt Thép của tỉnh Sơn Ðông đang hiến giá mua công ty sắt thép tư Rizhao (Nhật Chiếu), đẩy người làm chủ nhiều cổ phần nhất của công ty tư này xuống hàng cổ đông thứ yếu.

Năm ngoái công ty Rizhao được ước tính trị giá 30 tỷ nguyên. Trong 6 tháng đầu năm nay Rizhao khai có lời 1.8 tỷ nguyên trong khi Sơn Ðông khai lỗ 1.3 tỷ. Nhưng nay Sơn Ðông đang đề nghị trả 16 tỷ nguyên để làm chủ 2 phần ba cổ phần trong Rizhao, phần còn lại để cho ông Ðỗ Song Hoa là chủ nhân đa số cũ, là người đã từng được xếp hạng giầu thứ nhì ở Trung Quốc. Ông Hoa đã tính kế “thoát xác” bằng cách chia một nửa quyền sở hữu cho một công ty ở Hồng Kông, do một thân nhân của ông Hồ Cẩm Ðào làm chủ; nhưng việc không xong.

Nếu cuộc tấn công này thành công, nội trong tuần tới sẽ biết, thì ông Ðỗ Song Hoa (Du ShuangHua) vẫn có thể coi là may mắn. Vì năm ngoái, người được mô tả là giầu nhất Trung Quốc đã biến mất một cách bí mật khiến các cổ phiếu của công ty Gome trên thị trường Hồng Kông phải ngưng mua bán, trước khi có tin của cảnh sát nói ông ta bị bắt về tội gian lận chứng khoán. Chủ nhân công ty Gome về điện khí và khí cụ điện tử là Hoàng Quang Dục (Huang GuangYu) có tội lớn nhất là đã làm ăn khá giả ngoài vòng kiểm soát của đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Hiện tượng các doanh nghiệp nhà nước lấn bước và mua chiếm các xí nghiệp tư nhân được báo chí Trung Quốc gọi là “quốc tiến dân thoái,” (guo jin min tui). Chính phủ Bắc Kinh vẫn nói họ không hề có một chính sách bành trướng lãnh việc quốc doanh để lấn áp lãnh vực tư doanh. Nhưng nhân cơ hội kinh tế thế giới khủng hoảng và dùng các món tiền “kích thích” của nhà nước cộng sản, các xí nghiệp quốc doanh đang lấn chiếm quay ngược kim đồng hồ của chương trình tư nhân hóa đã thi hành từ thời Ðặng Tiểu Bình. Với số tiền khổng lồ mà các ngân hàng của đảng có thể đưa cho các xí nghiệp của đảng vay, các cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp nhà nuớc được cơ hội “vùng lên.” Những nhà tư doanh, là “lực lượng sản xuất tiên tiến” theo lối nói của đảng Cộng Sản, đã được mời gia nhập hàng ngũ đảng viên sau khi họ sửa cương lĩnh; nhưng vẫn chưa làm hài lòng giai cấp thống trị. Vì đại đa số các cán bộ quản lý các doanh nghiệp nhà nuớc nằm trong nhưng “đại gia đình” của các lãnh tụ, họ chia nhau địa vị trong các xí nghiệp công lớn. Và họ biết chắc là họ không thể cạnh tranh với các xí nghiệp tư trên một sân banh bằng phẳng, dù các chủ nhân xí nghiệp tư đó có gia nhập đảng cộng sản cũng chẳng có lợi gì cho họ. Cho nên, nếu có dịp là họ dùng tiền của nhà nước, dùng quyền hành nhà nước trao cho, để làm nghiêng sân chơi về phía có lợi cho họ! Chương trình kích thích kinh tế là một cơ hội bằng vàng để “quốc tiến dân thoái.”

Nếu đảng Cộng Sản Trung Quốc tiếp tục con đường này, nền kinh tế cả nước sẽ bị níu kéo trở lại tình trạng kém hiệu năng; vì trong 30 năm qua các xí nghiệp tư là khu vực hoạt động mạnh nhất, tạo nên nhiều công việc làm cho dân nhất.

Một chuyên gia kinh tế cao cấp trong chính quyền Bắc Kinh cũng lên tiếng cảnh cáo việc sử dụng tiền kích thích kinh tế không đúng. Ông Dư Vĩnh Ðịnh (Yu YongDing), từng làm trong Ủy Ban Tiền Tệ của Ngân Hàng Nhân Dân (tức ngân hàng trung ương Trung Quốc) viết trên nhật báo Financial Times trong tuần này, báo động rằng chương trình kích thích kinh tế đang kéo dài tình trạng thiếu cân bằng trong cơ cấu kinh tế quốc gia. Sự phát triển trong các năm qua dựa quá nhiều trên số gia tăng đầu tư vào cơ sở sản xuất tạo nên cảnh dư thừa không dùng tới, nay chuyển sang hạ tầng cơ sở mà vẫn không được đưa vào lãnh vực tiêu thụ. Có 89% số tiền kích thích đem dùng trong các dự án hạ tầng cơ sở (xa lộ, thiết lộ, phi trường) mà chỉ có 8% được dùng kích thích tiêu thụ. Trong khi đó, số tiêu thụ ở Trung Quốc đã quá thấp so với các hoạt động kinh tế khác. Người dân tiêu thụ bị hy sinh cho các doanh nghiệp nhà nước dùng tiền đi vay vào các dự án không chắc có lời, mà không biết trong tương lai có thể trả nợ được hay không.

Ông Dư Vĩnh Ðịnh viết, “Tiền kích thích đã làm cho tình trạng dư thừa khả năng sản xuất đã nghiêm trọng càng trầm trọng hơn, trong khi tiền đem cho lại được dùng để thổi cho quả bong bóng chứng khoán phồng lên nguy hiểm.” Ông cho biết số tiền đầu tư vào cơ sở và thiết bị đã tăng 36% so với năm ngoái, và đưa tỷ lệ của hoạt động đầu tư lên 50% tổng số GDP. Trong khi đó, người dân Trung Hoa tạo ra được 100 đồng của cải thì chỉ được tiêu thụ 35 đồng, tỷ lệ thấp nhất trong số các nền kinh tế lớn, so với ở Mỹ là 70 đồng hay ở Ðức là 60 đồng.

Ở nước Mỹ, khi chính quyền Obama đưa ra chương trình kích thích kinh tế gần 800 tỷ Mỹ kim, nhiều đại biểu Quốc Hội đối lập đã chỉ trích rằng nhiều món tiền trong số đó được đem vào những hoạt động kích thích dân tiêu thụ mà chỉ nhắm thực hiện nhưng chính sách của đảng Dân Chủ, thí dụ như nghiên cứu nguồn năng lượng mới và bảo vệ môi trường. Nhưng có một chính phủ Mỹ nào dám dùng tiền của dân đóng thuế để kích thích riêng cho các cán bộ kinh tế của mình có thể làm giầu thêm. Vì một nước có báo chí tự do và Quốc Hội độc lập không cho phép chính quyền làm như vậy.

Ở Trung Quốc thì rõ ràng nhưng số tiền do chính phủ đem kích thích kinh tế chỉ nhắm làm giầu cho các cán bộ quốc doanh. Ở Trung Quốc không ai đặt câu hỏi tại sao lại dùng tiền đóng thuế của dân như vậy. Vì không ai dám nói đó là tiền của dân. Nhiều người nghĩ đó là tiền của đảng Cộng Sản, họ muốn làm gì thì làm! Phải có các nhà kinh tế phân tích cho người dân thấy tiền đóng thuế của họ được đem dùng cho ai hưởng!

Ðảng Cộng Sản Trung Quốc đã làm đúng việc mà Marx và Engels kết tội giai cấp tư bản khi xưa. Là dùng tiền bóc lột của dân lao động để củng cố địa vị và quyền lợi giai cấp thống trị! Cộng Sản Việt Nam cũng đang theo từng bước chính sách của đảng đàn anh, nhưng chưa thấy trong nước có tờ báo nào dám nói lên nhưng lời cảnh cáo như các ông Dư Vĩnh Ðịnh và Vương Nhất Giang đã làm! Nếu Marx và Engels sống trong thời này chắc hẳn họ phải viết một bộ sách “Tư Bản Nhà Nước Ðộc Quyền” để hô hào người dân lao động đứng lên làm cách mạng!
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »


Image


Bông Hồng Hiếu Hạnh

TNT Mặc Giang
Trước Phật đài Tam Bảo chứng minh. Trong bửu điện trang nghiêm thanh tịnh. Đại Lễ Vu Lan Thắng Hội thập phần viên mãn. Mùa Báo Hiếu thiêng liêng lan tỏa khắp mười phương. Chắc chắn ba ngàn thế giới lay chuyển sáu lần rung động. Chắc chắn mười tám tầng địa ngục sẽ được mở toang. Bởi công ơn Cha Mẹ là một sự hiện hữu nhiệm mầu, tình thương Cha Mẹ là tất cả đất trời cao rộng, ngân hà xao xuyến, vũ trụ nao nao, trăng sao vằng vặc.

Là con hiền cháu thảo, ai ai cũng lặng yên, ai ai cũng trầm lắng, để nghe trong sâu thẳm tâm hồn tiếng nói dâng lên cho Cha, dâng lên cho Mẹ trong giờ phút trang trọng này đây.

Một bông hồng nào xin dâng lên quý Thầy ! Một bông hồng nào xin dâng lên quý Sư Cô ! Bông hồng nào cho Bác, cho Chú, cho Thím ! Bông hồng nào cho anh, cho chị, cho em ! Và xin hỏi, còn bông hồng nào cho tôi ?

Chúng ta hãy đón nhận thật chân thành, thật trọn vẹn. Hạnh phúc thay cho những ai còn mẹ ! Diễm phúc thay cho những ai còn cha ! Và, chữ và, xin chia sẻ với những ai đang cài hoa trắng !

Nhìn đóa hoa màu hồng trên áo quý vị, xin không cần nói một lời nào, mà quý vị hãy lặng yên, mỉm cười, sung sướng và sống trọn vẹn đi !

Nhìn đóa hoa màu trắng, biết chia sẻ gì đây, sẽ không có một ngôn từ nào thấm cùng trong nỗi lòng sâu lạnh, dù có lớn bao nhiêu, cũng sẽ mang cho đến trọn đời thân phận mồ côi.

Hai chữ Mẹ Cha, chúng ta không cần nói nhiều, mà chỉ ao ước còn tiếng Mẹ để chúng ta thưa, còn tiếng Cha để chúng ta trân quý. Không cao kỳ, không trau chuốt, không phết sơn. Bởi còn cha mẹ là còn tất cả, mất cha mẹ là mất tất cả. Đức Phật từng dạy “Phụ mẫu tại tiền như Phật tại thế”, nghĩa là Cha Mẹ còn sống giống như Đức Phật đang còn trên thế gian này. Ca dao Việt Nam cũng nói: “Còn cha còn mẹ là hơn, Không cha không mẹ như đờn đứt dây”.

Từ xưa tới nay và mãi mãi đến mai sau, hai chữ Cha Mẹ, có lẽ được nói nhiều nhất và được viết nhiều nhất. Hai chữ Cha Mẹ là cội gốc của tình thương vô tận và suối nguồn của đạo đức bao la, đã góp phần rất lớn trong gia tài văn hóa văn học nhân loại. Hai chữ Cha Mẹ, đã làm cho sách báo, văn chương, thi phú được chồng lên cao hơn. Vào nhà sách, thư viện, ghé mắt vào những tựa đề về Mẹ, về Cha, tình mẫu tử, tình phụ tử, các nhà văn nhà thơ đã đào sâu trong tận đáy con tim và mọi góc cạnh khối óc, sẽ thấy hai chữ Cha Mẹ được diễn tả tuyệt siêu, nhưng vẫn chưa hết và đôi khi ngượng ngập ngôn từ. Không những thế, trong cung bậc Tao đàn, trên sân khấu nhạc hội, và rừng hội họa nghệ thuật cũng diễn xuất không cùng. Thời đại tin học hôm nay, những gì về Cha về Mẹ cỡi trên sóng điện vi tính thiên thần, kỳ ảo thêm, diễm lộng thêm.

Ngôn từ Cha Mẹ còn bình dân hơn, gần gũi hơn, đơn sơ hơn. Tiếng võng đưa kẽo kẹt sau hè, hay nằm trong nôi em khóc, mẹ sẽ hát sẽ ru em ngủ, chị sẽ hát sẽ ru em ngủ ! Chắc chắn nhiều khi, có những hình ảnh thật tội nghiệp, người Cha hay người anh khốn khổ ẵm em em cũng khóc, ru em em cũng khóc, và người cha hay người anh nhìn em bằng ánh mắt gần như van lơn mà vẫn bất lực, không biết phải làm gì cho em. Trong chúng ta, tôi dám quả quyết ai cũng đã hơn một lần đã làm như thế !

Em bé “Ba năm bồng ẵm cảm ơn Cha”, đã biết nói hai tiếng Ba, Ba đầu đời. “Chín tháng cưu mang nhờ đức mẹ”, trong vòng tay bú mớm, em đã biết nói hai tiếng Má, Má thương yêu. Đến lúc lớn lên, trưởng thành, đi vào trường đời, đi vào xã hội, dù có làm ông nọ bà kia, hay phập phù giữa bại thành cuộc thế, dù được sống gần hay đang ở đâu xa, vẫn hỏi thăm và thưa ba thưa mẹ. Trong quán trọ vô thường một khi băng qua khúc rẽ ly tan, dòng tử sinh đôi bờ một khi gõ nhịp đành đoạn tạ từ, ta sẽ thảng thốt kêu lên Mẹ ơi, Ba ơi, và thế là nước mắt ta ràng rụa, lòng ta nát tan, trăng sao kia sẽ không đủ sáng giữa vòm trời, vật chất phù du kia sẽ tả tơi theo bèo bọt. Không phải chỉ đang lúc đó, mà kể từ ngày đó trở đi, cho đến bây giờ, mãi mãi mai sau, mỗi khi thương cha nhớ mẹ, ta như con đom đóm lập lòe tìm gọi bóng đêm, hay như kẻ lạc loài mò mẫm giữa hư vô và cúi mặt trước lâu đài phụ mẫu, nghe tiếng lòng thổn thức.

Trong chánh điện này đây, trước lễ đài này đây, giữa hội trường này đây, dù ai cài hoa hồng vẫn lo sợ, lo sợ gì mà “Đêm đêm thắp ngọn đèn trời, Cầu cho cha mẹ sống đời với con”. Còn những ai cài hoa trắng thì, chừng như tấm lòng quý vị trống vắng không cùng, và chừng như hai con mắt của quý vị nhìn thật xa xôi. Kia kìa, thấy chưa, không phải chừng như, mà thật sự hai con mắt quý vị đang tròn xoe, bờ mi đã ướt lên rồi. Một cụ già, đôi vành khô vẫn còn đủ sức long lanh, vài cụ lớn tuổi đôi bờ khô khốc, nhưng nước gì đang chảy ra, gạt lệ tay lau. Người trung niên cũng lặng lẽ, trầm ngâm. Thế còn anh, còn chị, còn em, sao lại cúi xuống, đỏ hoe ! Cả Thầy nữa, rồi Sư Cô nữa ! Xin lỗi nghe, chúng tôi không có dám đâu, và đâu có làm gì ?

Thưa quý vị. Hình ảnh trên đây không phải chỉ có hôm nay, mà đã nhiều lần, thật nhiều lần, vào mỗi độ Trung Nguyên, mỗi Mùa Hiếu Hạnh. Ngay cả chỉ một Mùa Báo Hiếu thôi, trong quý vị sẽ có người đi dự nhiều nơi, tôi đã chứng kiến đôi mắt quý vị lại tái lập như thế. Nếu hỏi tại sao, thì quả thật vô tình, một câu hỏi rất vô duyên. Nước mắt cho cha cho mẹ mà không biết chảy ra, không biết ngấn lệ, không biết vo tròn, thì xin lỗi, ta còn thua em bé và ta chưa lớn nổi làm người ?

Trong chúng ta, ai không nằm lòng “Công Cha như núi Thái Sơn, Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, ai không từng nghe “Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào” hay “Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một như đường mía lau”.

“Bao nhiêu sách vở viết về Đức Mẹ
Bao nhiêu chữ nghĩa viết về Công Cha
Dù có nhiều như vũ trụ bao la
Cũng không thể diễn tả hết được Tình Cha Nghĩa Mẹ”

“Tình thương Mẹ, biển Đông thấm vào đâu
Công đức Cha, núi Thái làm sao sánh
Dù đem cả hằng hà sa pháp giới
Cũng không sao đánh đổi hai chữ Song Đường
Xin đi khắp cõi vô thường
Soi ngàn đuốc tuệ thắp đường Từ Thân
Xin đi khắp cõi phù vân
Noi gương hiếu hạnh ân cần Mẹ Cha”

Hãy hình dung thời Đức Phật còn tại thế, hình như đôi mắt của Ngài mà ta tôn xưng Phật nhãn, vẫn lưng tròng khi Phụ Hoàng băng hà, vẫn rưng rưng khi đứng hầu kim quan, và trên đường di quan vẫn từng bước chân nặng trĩu. Lại một lần kia, khi cùng Tăng Đoàn đi khất thực, hỏi còn hình ảnh nào rung cảm hơn, xúc động hơn, chính Đức Phật đã :

“Đáo bán lộ rành rành mắt thấy
Núi xương khô bỏ đấy lâu đời
Thế Tôn bèn vội đến nơi
Lạy liền ba lạy rồi rơi giọt hồng”

Ôi, cao thượng thay Đấng Thiên Nhơn chi Đạo Sư !

Ôi, quý hóa thay Đấng tứ sanh chi Từ Phụ !

Phải chi Ngài điều ngự nơi đây cho chúng con đãnh lễ tôn thờ. Một kiếp này thôi, ân nghĩa cha mẹ, chúng con chưa trọn vẹn, nói chi đến quá khứ đa sanh phụ mẫu ! Một kiếp này thôi, bổn phận con hiền cháu thảo, chúng con mang bao nỗi đành đoạn đắng cay, thì làm sao đền đáp công ơn cha mẹ nhiều đời.

Phải chi Bồ Tát Mục Kiền Liên đang ở đâu đây, chúng con xin nương theo thần lực của Ngài để đi tìm khắp muôn hướng ngàn phương, đi sâu vào địa ngục dù có vô số cửa ngõ A Tỳ, chỉ cần nhìn thấy, Mẹ chúng con đang ở đâu, Ba chúng con đang ở đâu, rồi muốn làm gì chúng con xin nguyện tận lực hành trì.

Đâu cần nói chi xa phải không thưa quý vị ? Trong cuộc đời, bao nhiêu người được sống nơi chốn quê nhà, nhưng biết bao nhiêu người phải sống tha phương bởi duyên nghiệp hay hoàn cảnh khác nhau. Chỉ mong sao được về thăm nơi chôn nhau cắt rốn, được nhìn lại bàn thờ từ đường, ấp ủ dưới mái nhà tranh, bếp lửa hồng êm vợn khói, thoang thoảng hương cau, thơm thơm gạo mới. Và kia, dòng sông Quê Ngoại, bến cũ Quê Nội, đường đất bên làng, lối ngõ đầu thôn, rẽ ngang xóm nhỏ , ruộng lúa ngô đồng, “Làng quê nghèo cuối phương trời biền biệt, Bóng thời gian không đủ sức nguôi ngoai, Vẫn đong đầy và sống mãi trong tôi, Lỡ nhắm mắt ôm khối sầu muôn thuở”.

Và kia, ai sống thị thành, phố phường đô hội, “Những lối đi chạy ngang qua đất đỏ, Những lối về chạy dọc dưới trời xanh, Những mạch máu của trái tim thành phố, Những đốt xương của thân thể châu thành, Những con đường chúng mang hồn dân tộc, Qua không gian không thay đổi danh từ, Lối cỏ mới đề huề reo ánh sáng, Khách đi về cảm thấy khác tâm tư”. Rồi được đến thăm nấm mồ của Mẹ của Ba, bên Ông Bà Nội Ngoại Tổ Tiên, lục thân quyến thuộc quá vãng, để quỳ, để khóc, để thương, để nhớ, để được thắp một nén hương, mà kiếp sống xa nhà, dù đã 10 năm, 20 năm, 30 năm, hay hơn nữa, nhưng vẫn xin khẳng quyết mọi vùng đất dung thân không phải là cố quận, lại càng không phải quê hương của mình. Nhưng, “Khung trời quê vẫn ngậm sầu, nghìn trùng xa cách. Cõi trời quê vẫn chôn chặt, tận đáy hồn đau”.

Xin Cha tha cho chúng con. Xin Mẹ tha cho chúng con. Xa hơn nữa, chúng con xin tạ tội với người Cha cội nguồn của Văn Lang, xin khấu đầu với người Mẹ đầu tiên của Bách Việt, đã cho chúng con được mang dòng giống Lạc Hồng, tóc đen da vàng máu đỏ, nhưng lại mang một mảnh hồn đau và một trái tim nhức nhối.

Bạch quý Thầy, quý Sư Cô,

Thưa quý vị lớn tuổi cùng toàn thể anh chị em,

Một bông hồng đã đầy đủ chưa ? Một bông trắng đã thấm thía chưa ? Theo tôi, phải là một rừng bông hồng để dâng lên Mẹ, hay một rừng bông trắng để khóc cho Cha. Một rừng bông hồng để khơi động tình thương, và một rừng bông trắng để xóa tan vụn vỡ. Một rừng bông hồng để gìn giữ nâng niu, và một rừng bông trắng để tạ từ miên viễn.

Nguyện cầu mười phương Chư Phật chứng minh
Nguyện cầu hồng ân Tam Bảo gia hộ
Nguyện cầu Đức Đại Hiếu Mục Kiền Liên soi sáng cho chúng con
Nguyện cầu hồn thiêng sông núi Việt Nam gia hộ cho toàn dân nước Việt.

Và mầu nhiệm thay, thiêng liêng thay, chúng ta cùng nhắm mắt, chắp tay :

Ba ngàn thế giới đang rung động !
Tam đồ bát nạn đang mở toang !
Một bông hồng biến thành vô số bông hồng để trọn vẹn mùa hiếu hạnh.
Một bông trắng thấm sâu vô số bông trắng để kết nẻo phương đài.
Đó mới thật sự là Bông hồng cài áo !
Đó mới thật sự là bông trắng cưu mang !
Đó mới thật sự là Mùa Vu Lan Thắng Hội !
Đó mới thật sự là Giải Cứu Đảo Huyền, độ thoát hàm linh !

Trân trọng và trân trọng nhớ ân !

Chân thành và chân thành nhớ mãi !

Ngưỡng dâng Chư Tôn Đức Tăng Ni

Kính chào toàn thể liệt quý vị.

Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Ma Ha Tát.

Mùa Hiếu Hạnh 2009
TNT Mặc Giang
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »

Hồn nước còn mãi
Tuesday, September 01, 2009

Ngô Nhân Dụng
Lần đầu tiên khi về xã Long Kiến ở miền Cù Lao Ông Chưởng, theo dòng Cửu Long đi cho tới xã Hòa Hảo, tôi bỗng cảm thấy con người ta cũng đang sống giữa cõi linh thiêng. Ðời sống hàng ngày hòa vào thế giới thiêng liêng. Nói thiêng liêng, không phải là thiên đường hay tiên cảnh, mà chính là cái tâm cung kính hiện ra trong cõi hạ giới này. Mỗi buổi chiều nghe tiếng Sấm Giảng ngâm nga vang đi khắp thôn xóm. Trong đó là những lời dậy của tiên tổ bao đời của giòng giống Việt đang cất lên như những lời ru của mẹ. Chúng ta cảm thấy như phước đức ông bà làm lành lánh dữ từ bao đời phảng phất trong không gian. Gặp những cô bác nông dân mặc áo nâu bước theo nhau đi về phía nhà nhà giảng, nghĩ tới những ông Bụt trong chuyện cổ tích đến từng nhà khuyến thiện.

Ở một làng quê Bắc Ninh nơi tôi sống những năm dưới mười tuổi, tôn giáo không chiếm một không gian tinh thần sâu và rộng như vậy. Nhưng đời sống cũng nhuốm vẻ thiêng liêng vì thái độ cung kính của mọi người khi đối xử với nhau. Ra ngoài đường gặp những cụ già tóc bạc chống gậy bước đi là tất cả mọi người cúi đầu, chào lớn tiếng và dừng chân nhường bước. Từ bao nhiêu thế hệ, tiếng trẻ ê a đọc sách trong nhà cụ đồ, hay trong những ngôi trường chỉ có một lớp học, đã là dấu hiệu của một xã hội có lễ nghĩa. Nền trật tự trong làng xóm đặt trên căn bản đạo nghĩa truyền lại tự nhiều đời. Mọi người đều đồng ý tuân theo các quy tắc sống, chỉ vì tổ tiên đã sống với nền nếp thuần mỹ như vậy. Ai làm sai đạo nghĩa thì làng xóm chê cười và tự biết xấu hổ. Trong làng có nhà thờ hay chùa chiền, nhưng cha mẹ dậy con cái về luân lý có thể không viện dẫn lý do tín ngưỡng. Người ta phải ăn ở với nhau như thế, như thế, vì làm người thì phải sống vậy. Một nền luân lý chỉ dựa trên con người, trên bổn phận giữa con người với nhau, không thần thánh nào can thiệp. Niềm tin chung chia sẻ với nhau về đạo làm người đã khiến cuộc sống của mỗi người trở thành có phẩm giá, đáng được tôn kính, giống như trong tôn giáo nói cuộc sống đã được thánh hóa, trở thành thiêng liêng. Ði tới đâu gặp người Việt Nam ai cũng sống trong nền nếp như vậy, chúng ta thấy hồn dân tộc.

Trong vùng đồng bào Hòa Hảo sống, cõi thiêng liêng cũng không phải hoàn toàn do tôn giáo ngự trị. Ði tới nơi nào chúng ta cũng thấy những miếu nhỏ dựng bên đường. Mà bên trong tấm màn đỏ che cửa miếu, không thấy hình tượng tôn giáo mà chỉ có một tấm bản đồ Việt Nam. Không ai thờ tấm bản đồ như một vị thần. Ðó là hình ảnh nhắc nhở sợi dây liên kết mỗi người với tất cả mọi người cùng chung giòng giống Việt Nam. Trong cảnh sống đó, nói đến “hồn thiêng dân tộc,” người ta biết hồn thiêng đó có thật, đang sống trong chính mình.

Không biết bây giờ ở nơi nào trong nước Việt Nam người ta có thể cảm thấy một tình tự sâu xa như vậy? Hơn ba chục năm sống xa quê nhà có lúc tôi chớt sống trở lại kinh nghiệm cũ, khi thấy người dân một nước chia sẻ với nhau một tâm hồn. Thái Lan là một xứ nhiều thần thánh. Ði quẹo một góc đường lại thấy một cái tháp, với hình một ngôi đền thu nhỏ, trông như các bàn thờ “Ông Thiên” trong sân nhà ở miền Nam Việt Nam. Trong những “chùa một cột tí hon” đó thường bầy tượng Phật, cũng có khi là hình những vị thần linh Ấn Ðộ Giáo. Trong khu campus của Ðại Học Mahidol cũng có những ban thờ như vậy ở đầu cầu hay góc sân. Mấy sinh viên đi qua cũng nhiều người dừng chân lễ chiêm bái. Không biết họ có cầu khấn chuyện nhân duyên hay thi cử hay không. Nhưng nhìn hai cô cậu mặc đồng phục xanh trắng nắm tay nhau vừa bước từ trên cầu xuống bỗng buông ra, chắp tay, cúi đầu cung kính, rồi quay đi tay lại nắm tay, nói cười ríu rít tự nhiên như trước, người ngoại quốc có cảm tưởng dân tộc này vẫn giữ được một nền văn hóa riêng đáng kính trọng.

Văn hóa một dân tộc gồm cả con người và các thần linh. Tạ Trí Ðại Trường đã viết một cuốn sách nghiên cứu với tựa đề “Thần, Người, và Ðất Việt.” Niềm tin ở các giá trị thiêng liêng không nhất thiết thuộc về một tôn giáo nào. Tôn thờ các thần thánh vì đó là những giá trị đáng gìn giữ cho mọi người sống thuận thảo, chứ không phải do lòng sợ hãi gây ra. Người ta có thể sợ các ông công an khu vực, nhưng không ai đem hình họ ra thờ cả; đem tiền hối lộ chắc ăn hơn. Người nông dân miền Bắc lễ những pho tượng ở gốc cây đa, gốc đề cũng không phải muốn hối lộ thần linh để xin xỏ ân huệ. Lòng sùng kính các vị thần, dù là Trời, Ðất hay là Tiên, Phật, thành hoàng, Thánh Mẫu, có thể phát xuất từ một ước vọng trong lòng: Muốn hòa cá nhân mình vào trời đất, vũ trụ. Muốn nối kết cá nhân nhỏ bé của mình với bầu trời, mặt đất, núi sông, với gia đình, tổ tiên, làng xã, dân tộc. Một khát vọng vươn lên cao, vượt trên cái thân phận hèn mọn, hữu hạn và vô thường của mình, bằng cách hòa mình vào một cộng đồng lớn gồm cả con người lẫn thiên nhiên, giữa hiện tại với quá khứ và tương lai. Ðó là một tình cảm rất cao quý, khi mọi người cùng chia sẻ chúng ta có một hồn thiên dân tộc.

Người Thái không chỉ dâng hoa, dâng trái cây trước các ban thờ Phật ngoài đường như vậy, mà còn đặt hoa trước những bức hình quốc vương nữa. Ở làng Hòa Hảo người Việt thờ bản đồ Việt Nam, ở Thái Lan họ thờ hình ông vua, cũng là tượng trưng cho dân tộc họ. Hình quốc vương trưng bầy khắp nơi, dọc các đại lộ, các góc đường, trước cửa vào đại học, có khi cả quốc vương và hoàng hậu. Trong những quán ăn bên đường cũng treo hình các hoàng đế Ramaa IV hay Rama V. Dân vẫn tôn kính các ông vua anh minh từ thế kỷ 19, cùng thời với vua Thiệu Trị, Tự Ðức ở nước ta, nhưng họ đã gửi con qua Âu Châu du học hoặc quan sát lâu ngày. Họ có cách nhìn thế giới khác hẳn các ông vua nhà Nguyễn chỉ biết tôn thờ văn hóa và pháp độ độc tài của nhà Thanh bên Trung Quốc. Dân tộc Thái được hưởng phúc hàng thế kỷ nhờ hòa bình liên tục, hồn thiêng dân tộc của họ có thật.

Có lẽ mỗi quốc gia đều phải tạo ra và chia sẻ với nhau một tấm lòng tôn kính trang nghiêm như vậy, đối với các định chế, biểu tượng hay niềm tin tưởng chung. Ít có quốc gia nào phức tạp như hai nước Mỹ và Canada. Người Mỹ theo đủ các tôn giáo, gay go tranh cãi về chính trị, nhưng hầu hết ai cũng hãnh diện khi nói tới Washington, Lincoln; ai cũng kính trọng bản hiến pháp giống như các tín đồ tôn kính thánh thư. Người Canada không đồng ý với nhau về địa vị nữ hoàng, vị quốc trưởng chính thức, người nói tiếng Pháp và nói tiếng Anh không ngừng tranh đấu đòi tiếng nói và văn hóa của mình phải được tôn trọng. Nhưng tất cả mọi người Canada đều muốn quốc gia phải thể hiện tinh thần công bình; người công chức phải chính trực; người dân phải tôn trọng luật pháp; và ai không thể hiện lối sống lễ độ, đức hiếu khách thì chưa phải là “người mình.” Khi có người ngoại quốc chê bai hệ thống bảo hiểm y tế toàn dân của Canada thì từ chính trị gia bảo thủ đến cấp tiến đều lên tiếng phản bác. Vì cả nước họ hãnh diện về định chế công cộng này.

Trong một quốc gia mà mọi người cùng kính trọng một số định chế và giá trị chung, thì mỗi người cũng cảm thấy mình được chia sẻ giá trị đó, chính mình trở thành có giá trị. Mọi người cùng tôn trọng thể thống quốc gia, phát triển tinh thần công dân đặt công ích lên trên tư lợi, nhờ thế cũng tôn trọng luật pháp.

Một dân tộc cần những giá trị thiêng liêng giúp giảm bớt tinh thần cá nhân, óc vị kỷ, một cách tự nhiên. Từ người trí thức đến người dân quê đều tôn trọng những quy tắc đạo lý chung, dù bắt nguồn từ những nguyên do khác nhau, thần linh hay thế tục. Nhờ thế người ta mới tạo nên một “hồn nước.”

Mối tương quan giữa con người và quốc gia ở nước Mỹ và nhiều nước Âu Châu có tính cách thuần lý, như đã được ký kết trong những bản hợp đồng. Hồn nước của họ không cần các thần linh, dù sống hay chết, mà nối kết qua tinh thần trọng pháp luật. Tại những nước Á Châu người dân không sống với truyền thống văn hóa thuần lý như vậy.

Dân Thái Lan may mắn, họ chia sẻ một tấm lòng chung. Họ đều kính trọng một ông vua, nhờ thế cũng tôn trọng kỷ cương của quốc gia, mặc dù ông vua không bao giờ phải hô khẩu hiệu hay đọc những bài diễn văn hùng hồn nẩy lửa. Họ mời các thần linh đến ở từng góc phố, để trẻ em đi qua cũng biết vái lạy. Người trí thức được tự do thảo luận, báo chí được tự do phê bình chính phủ, nhiều gia đình còn giữ nếp đưa con trai gửi vào chùa, cạo đầu làm sư trong một năm. Trong nền nếp đó, nhiều kẻ nổi máu gian tham có khi cũng biết xấu hổ mà chùn lại, không dám phá vỡ cái trật tự tinh thần chung của dân tộc. Ở Mỹ và Canada không có những “đại gia” khoe khoang của cải và ăn chơi để dọa đời, trong khi ai cũng biết họ chẳng có tài cán nào ngoài cái địa vị được nắm tiền công quỹ trong tay! Vì người ta biết xấu hổ, và xã hội tự do khiến cái gì xấu cũng được phơi bầy.

Nước Việt Nam chúng ta chưa bao giờ mất hồn nước, nhưng hiện nay hồn nước rất yếu ớt sau nữa thế kỷ tai họa vì một chủ nghĩa ngoại lai và một chế độ độc tài chuyên chế làm bất cứ việc ác nào cũng không ngại, vì họ lấy cứu cánh “giải phóng giai cấp vô sản thế giới” biện minh cho mọi thủ đoạn tàn ác. Cộng Sản Việt Nam đã phá vỡ nhiều giá trị thiêng liêng trong xã hội. Họ nuôi ảo vọng xây dựng xã hội mới, con người mới, từ tín ngưỡng đến gia đình, đạo lý. Cho nên không ngần ngại cắt đứt những sợi dây vô hình ràng buộc dân tộc trong cuộc sống chung. Ðó là một tội lớn. Phải mất hàng thế hệ nữa mới hy vọng phục hồi hồn nước.

Gần đây đã có những tin mừng. Trong nước mới nổi lên nhưng phong trào hướng về tổ tiên để kêu gọi lòng yêu nước, bảo vệ giang sơn. Không biết đến bao giờ thì ở mỗi góc phố có ban thờ treo một tấm bản đồ Việt Nam, như đồng bào ta vẫn làm ở vùng Hòa Hảo hồi xưa? Nhiều bạn trẻ ở đô thị đã dùng mạng lưới dõng dạc đòi cho dân Việt có những quyền sống tư do căn bản của con người. Ðó là những cuộc vận động tinh thần, để tạo nên những khát vọng chung, nhưng niềm tin tưởng chung, cho mọi người cùng giòng giống Việt Nam, chứ không nên chỉ coi đó là những hành động chính trị. Giới trẻ Việt Nam đang muốn thắp lên những ngọn lửa thiêng liêng, muốn hướng về những lý tưởng vượt lên trên cuộc sống tầm thường hàng ngày. Những bạn trẻ đứng lên kêu gọi đó cũng khiến chúng ta tin tưởng giống như khi nhìn thái độ im lặng thản nhiên của các thiền sinh trẻ tu học ở Bát Nhã, Lâm Ðồng. Họ sẽ đóng góp phần phục hồi những giá trị thiêng liêng, trong hồn nước Việt Nam. Những giá trị tinh thần là có thật. Mỗi người hãy phục hồi lại các giá trị trong gốc rễ của chính mình. Sẽ đến ngày tất cả cùng nhìn thấy hồn thiêng sông núi Việt Nam lại trở về, không một chủ nghĩa nông cạn, không một chế độ hẹp hòi nào phá được.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

BIA ĐÁ VÀ BIA MIỆNG

Tuyết Lan
Bạn thân mến,

Tin BBC từ Galang cho hay di tích trai tỵ nạn Galang cũ tại Indonesia đang bị đe dọa đóng cửa. Đây là nơi mà trong hai thập niên qua, đã cưu mang cứu độ khoảng 200,000 thuyền nhân Việt Nam chạy trốn ách cộng sản và tìm tự do. Tại trại Galang, các thuyền nhân chờ Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc đến làm thủ tục cho đi định cư ở một quốc gia thứ ba.

Năm 1996, khi những thuyền nhân Việt Nam tỵ nạn cuối cùng rời khỏi đảo, trại Galang đã ngưng hoạt động. Những ngôi nhà ở đã thành hoang vu cùng với hai ngôi chùa, một nhà thờ, một bệnh xá, một trung tâm sinh hoạt cộng đồng và một khu nghĩa trang có trên 500 nấm mồ của người tỵ nạn kém may mắn đã chết lúc còn ở trại. Chính quyền địa phương Galang đã cho một đội nhân viên đến canh gác và biến nơi tạm trú của hàng vạn thuyền nhân Việt Nam vượt biển tìm Tự Do này thành khu di tích lịch sử và sau đó thành một địa điểm du lịch với cái tên ngắn gọn và đơn sơ là “Camp Vietnam”.

Khu du lịch này đã đón hàng triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới khi họ đến thăm Singgapore và Indonesia. Khu Camp Vietnam tại Galang được quảng bá rộng rãi trong các Tour Du Lịch đã làm cho Cộng sản Việt Nam nhột nhạt và nhục nhã đối với thế giới loài người. Bởi vì, đây là một địa điểm du lịch mang chứng tích tội ác của cộng sản Việt Nam sau năm 1975, khi chúng xua quân đánh chiếm miền Nam Tư Do khiến hàng triệu người phải vượt biển chạy trốn chế độ bạo tàn. Cộng sản Việt Nam đã tìm đủ cách để xóa bỏ mọi dấu tích tội ác của chúng trước công luận thế giới và trước sự lên án của nhân loại.

Tháng 5-2005, chúng đã gây áp lực với Indonesia yêu cầu đục bỏ tấm bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam tại Galang sau khi mới khánh thành được hai tháng. Vì lợi ích buôn bán với cộng sản Việt Nam, Jakarta đã phá bỏ tấm bia đá này. Ngày 05-8-2009, một phái đoàn Bộ Ngoại Giao Indonesia đã đến thị sát khu “di tích trại tỵ nạn” này. Phái đoàn làm việc và xem tình hình trước khi quyết định đóng hay không đóng địa điểm du lịch này.

Dư luận địa phương Galang rất bất bình, trong khi đó có cáo buộc nói rằng chính phủ Cộng sản Việt Nam đã gây áp lực với Jakarta để yêu cầu đóng cửa điểm du lịch mang chứng tích tội ác của cộng sản Việt Nam này.

Các quan chức ngành du lịch địa phương đảo Galang bầy tỏ sự lo ngại trước sự kiện địa điểm du lịch khá phổ biến này bị đóng cửa. Vì nó sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế địa phương, một số người sẽ mất công ăn việc làm, số du khách sẽ giảm thiểu. Các quan chức ngành du lịch Galang nhận thấy lý do đóng cửa khu trại tỵ nạn Việt Nam cũ chưa rõ ràng, nhiều người cho rằng chắc là vì yếu tố chính trị.

Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam cáo buộc chính quyền cộng sản Việt Nam đã âm mưu “xóa bỏ dấu vết tội ác, hủy hoại di tích lịch sử và nhân đạo thế giới”.

Trại Galang được xem là khu di tích duy nhất liên quan tới thuyền nhân Việt Nam còn lại ở khu vực Đông Nam Á. Giới chức du lịch Batam đã khuyến cáo là nên giữ lại di tích trại tỵ nạn cũ Galang với mục đích đơn thuần là giữ lại các giá trị “nhân đạo và lịch sử” to lớn của nó.

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã không lo cho đời sống của nhân dân quốc nội và cải thiện nhân quyền, không lo rửa cái nhục Biển Đông, mà chỉ lo chuyện phá hoại di tích lịch sử để che giấu tội ác dã man.

Hơn ai hết, Cộng sản Việt Nam phải biết rằng dù chúng có vận dụng trăm phương ngàn kế, đem tài nguyên của Tổ Quốc Việt Nam ra đổi chác với các quốc gia Đông Nam Á, cụ thể là Indonesia, để nhờ họ xóa đi các tượng đài, bia khắc bằng đá tội ác mà chúng gây ra cho dân tộc trong hơn nửa thế kỷ nay, thì chúng cũng không thể nào xóa hoặc thay đổi được lịch sử. Bởi vì, đối với văn hóa dân tộc Việt Nam và một số nước Á Châu, BIA ĐÁ không tồn tại lâu dài bằng BIA MIỆNG. Đó là ý nghĩa của câu ca dao Việt Nam:

“Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.”
(Khác với văn hóa Tây Phương, cái gì có
khắc ghi thì tồn tại, còn lời nói thì bay đi
“Verba volent, scripta manent”).

Chuyện đời tư dâm đãng và tàn ác của Hồ Chí Minh có sách vở nào dám công khai ghi chép đâu, sao mà toàn thể dân gian từ làng Sen (Kim Liên) đến khắp hang cùng ngõ hẻm, từ thành thị đến thôn quê Bắc - Nam đều “truyền tụng, mỉa mai”?

Bia miệng tồn tại gấp trăm lần bia đá. Muốn xóa bia miệng, cộng sản Việt Nam chỉ có một cách đó là phải từ bỏ ác tâm, cải tà quy chánh, từ bỏ chủ nghĩa lỗi thời để trở về với dân tộc chủ nghĩa, cùng với toàn dân đoàn kết chống kẻ thù truyền kiếp phương Bắc là Trung Cộng để bảo toàn lãnh thổ, lãnh hải đem lại ấm no cho toàn dân.

Ngoài ra, không có con đường nào khác, phải không Bạn?

Tại sao CSVN không lo cho dân trong nước được cơm no áo ấm, dân vùng biển có biển để hành nghề đánh cá, trả dân oan nhà đất do nhà nước mượn, trả nhà thờ cho giáo xứ, mà Cộng Sản lại để cho nghề đánh cá bị đói nghèo, hải sản trở nên khan hiếm trong một đất nước nằm suốt dọc trên bờ Thái Bình Dương; những vụ dân oan khiếu nại, kiện cáo đầy thủ đô Hà Nội mà nhà nước lại che tai, bịt mắt; những vụ tu sĩ và giáo dân Thiên Chúa Giáo liên tiếp nổi lên chống đối như Thái Hà, Khâm Sứ và Tam Tòa đang nóng hổi.

Bạn ơi, Bạn đang lo vụ Tam Tòa sẽ êm xuôi như vụ Thái Hà, Khâm Sứ và “Cộng Sản chúng nó” sẽ tồn tại thêm một thời gian dài nữa phải không? Quả thật, đó cũng là mối lo của nhiều người đang quan tâm đến ngòi thuốc súng Tam Tòa ở trong nước. Không biết thuốc súng có nổ đủ để công phá chế độ độc ác không, hay lại thuốc ẩm, ngòi cũ hở Bạn?

Hỏi mà không trả lời được. Tức thật Bạn nhỉ?

Thân mến chào Bạn.

Hẹn Bạn thư sau.
Tuyết-Lan
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Phải Nhìn Cho Ra Sự Thật

Hương Trà
cùng nhóm bạn trẻ
Trong thời gian qua, trên các trang Web toàn cầu có rất nhiều bài viết khen và chê về sự nhận tội của: Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, ông Trần Anh Kim (cựu trung tá quân đội của ĐCSVN), đặc biệt còn có màn phụ hoạ của LS Lê Công Định nữa.

Trong thời đại văn minh và đa nguyên về mọi mặt như hiện nay thì mọi người đều có quyền đưa ra những suy nghĩ riêng. Tuy nhiên, chúng ta nên tự đặt mình vào trường hợp của những người có tầm vóc và uy tín ảnh hưởng đến sự mất còn của ĐCSVN để mà nhận định.

Một thân một mình giữa 4 bức tường đối diện với rừng công an có đầy đủ chuyên môn, nghiệp vụ điều tra theo chiều hướng của đảng đề ra, luôn luôn trung thành với đảng và sẵn sàng thi hành mọi tội ác. Sự nhận tội để được sinh tồn trong trường hợp hoàn toàn mất tự do về mọi mặt như thế là điều dễ hiểu, chính vị linh mục anh hùng Nguyễn Văn Lý đã từng nói: đừng tin vào những lời khai nhận của ngài trong thời gian bị chính quyền CS giam cầm. Nếu có trách thì chúng ta nên trách các chính sách và hành động bội ước của các nhà lãnh đạo các nước tự do dân chủ trên thế giới, nhất là Hoa kỳ đã vì quyền lợi riêng mà giúp cho ĐCSVN tiếp tục tồn tại, tiếp tục vi phạm tất cả những công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị mà CSVN đã tự nguyện ký kết thi hành.

Chúng ta đã hết lòng cảm phục anh thư LS Lê Thị Công Nhân, LS nguyễn Văn Đài, LM Nguyễn Văn Lý, anh Nguyễn Phong, LS Lê Chí Quang, anh Phạm Bá Hải, anh Nguyễn Văn Hải, Trương Minh Đức, chị Phạm Thanh Nghiên, anh Phạm Văn Trội, chị Hồ Thị Bích Khương và tất cả những người hiện đang bị CSVN giam cầm chỉ vì tranh đấu ôn hoà cho tự do dân chủ. Có thể trong thời gian của những năm về trước tình hình nguy ngập của ĐCSVN chưa nghiêm trọng như bây giờ, cũng có thể sau những lần thất bại trước LS Lê Thị Công Nhân và LS Nguyễn Văn Đài….., công an đã rút ra được kinh nghiệm bằng tất cả sự khát máu để áp dụng vào Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định và ông Trần Anh Kim để bắt buộc họ phải chọn con đường duy nhất là nhận tội và xin được khoan hồng. Do đó, chắc chắn đây là một sự ghép nối, dàn cảnh của công an.

Chúng tôi nghĩ rằng, với những gì mà 4 nhà tranh đấu của chúng ta đã làm cho quê hương đất nước trong thời gian chưa bị bắt, là những hành động dũng cảm và anh hùng. Chúng ta nên bình tĩnh chờ đợi một phiên toà công khai trong thời gian tới. Hiện nay chúng ta nên nghĩ rằng, đối với công luận và quốc tế thì mọi lời khai nhận của một người bị ép cung, mất tự do về mọi mặt và không có luật sư bảo vệ đúng theo pháp luật đều vô giá trị, bởi vì theo luật pháp quốc tế và cả VN đều có quy định: một người chỉ được xem có tội là khi nào được toà án kết tội trong một phiên toà công khai có đầy đủ luật sư biện bộ. Việc làm này của công an và các cơ quan báo chí, các đài phát thanh, truyền hình khi đưa hình ảnh và lời nhận tội của 4 nhà dân chủ ra trước dư luận chứng tỏ chính quyền CSVN đã trắng trợn vi phạm luật pháp chỉ làm trò cười cho thiên hạ mà thôi. Hãy xem cuộc phỏng vấn của phóng viên Tôn Vân Anh với nhà hoạt động đối lập nước CS Balan ngày 21/8/2009 vừa qua được đăng trên trang web Talawas ngày 23/8/2009 thì sẽ rõ các mưu mô chước quỷ của công an thời cộng sản.

Nhân loại đã từng chứng kiến và lên án những hành động giết người dã man của các chế độ độc tài, trong đó có chủ nghĩa cộng sản. Nhân dân VN đã từng chịu đựng rất nhiều cảnh đau thương kể từ khi có sự hiện diện của ĐCSVN. Hàng trăm ngàn người dân vô tội phải chịu chết oan trong các đợt đấu tố của thời cải cách ruộng đất và phong trào nhân văn giai phẩm ở miền bắc VN (1954 – 1957 ), những mồ chôn tập thể đã được tìm thấy ở khe đá mài (Huế) sau khi quân đội CS rút lui (Tết Mậu Thân 1968), những cuộc thanh trừng các đảng phái và những người quốc gia yêu nước không cộng sản dưới chiêu bài Việt nam Độc lập Đồng minh Hội do Hồ Chí Minh kêu gọi; những cuộc giựt mìn xe đò, pháo kích vào chợ búa đông người, pháo kích vào trường học (điển hình là trường tiểu học Cai Lậy năm 1972),… Đó là những bằng chứng có thật cho dù thẳm sâu trong lòng dân tộc, tất cả đều muốn quên đi để hướng về một tương lai tươi sáng của đất nước trong tinh thần đoàn kết và xoá bỏ hận thù. Nhưng thật là trớ trêu và đau lòng cho dân tộc VN khi những nhà lãnh đạo CSVN vẫn đi theo vết nhơ cũ, vẫn tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa CS đã bị cả cộng đồng thế giới phế bỏ. Những hành động dâng đảo Hoàng sa-Trường sa, dâng Ải nam quan, thác Bản giốc, dâng lãnh hải của đất nước cho bọn người Trung Cộng kẻ thù truyền kiếp của dân tộc qua công hàm của thủ tướng Phạm văn Đồng ngày 14/9/1958, qua các hiệp định biên giới trên đất liền và vùng biển năm 1999 và 2000, đàn áp các thành phần yêu nước sinh viên biểu tình chống TQ xâm lăng, thầm lén để cho TQ khai thác Bauxite Tây nguyên bất chấp sự can ngăn có tình có lý đầy tính thuyết phục về chuyên môn khoa học của đại tướng Võ nguyên Giáp và các tướng lãnh đầy kinh nghiệm về dã tâm xâm lược của TQ như thiếu tướng Nguyễn trọng Vĩnh, trung tướng Đồng sĩ Nguyên, thiếu tướng CA Lê văn Cương…. và trên 2000 trí thức khoa học ưu tú trong và ngoài nước. Chấp nhận sự lợi và hại trong một canh bạc 50/50 theo như lời tuyên bố của ông Đoàn Văn Kiển (chủ tịch Tập đoàn TKS VN và cũng là chủ đầu tư hợp tác với TQ khai thác quặng Bô-xít Tây nguyên), và việc thủ tướng Nguyễn tấn Dũng cho rằng đây là một chủ trương lớn, là đại dự án và không thể dừng lại đã khiến cho đất nước và dân tộc đang đi dần về điểm chết.

Chúng tôi đã nghe những lời kể của các bậc lão thành đã từng kinh qua các thời kỳ của đảng, đọc những cuốn sách và hồi ký của những người đã từng là những cán bộ, đảng viên cao cấp của đảng nhưng đã thức thời như: giáo sư TS Hoàng Minh Chính, trung tướng Trần Độ, thiếu tướng Nguyễn Hộ, đại tá Bùi Tín, ông Vũ thư Hiên, ông Nguyễn minh Cần, ông Vi đức Hồi. Chúng tôi cũng có đọc tài liệu tối mật trong cuộc họp mật của cơ quan tình báo Hoa nam TQ và tổng cục 2 VN mà theo đó TQ khẳng định rằng: Hồ chủ tịch có nói VN và TQ như môi với răng, răng hở thì môi lạnh, điều này chứng tỏ rằng VN và TQ là 2 thành phần trong một cơ thể, nếu sau này khi VN là một tỉnh hay một vùng tự trị của TQ rồi, thì chuyện khai thác Bô-xít có thể được cấp trên xét lại cho dừng để chuyển qua khai thác ở các nước Châu Phi những nước mà có chính quyền tham nhũng, tham tiền. Chúng tôi cũng được biết trung tâm thương mại Hồng Vận thành phố Móng cái do người TQ xây dựng đã ngừng thi công bởi vì VN phát hiện phía TQ đã bí mật đào đường hầm thông qua biên giới, và không biết còn bao nhiêu đường hầm khác mà VN chưa phát hiện. Không biết lực lượng công an và quân đội những người đã hết lòng vì đảng để ra tay trấn áp các thành phần yêu nước sẽ nghĩ gì trước những việc làm đầy tai hại cho tương lai của đất nước như hiện nay của các nhà lãnh đạo đảng?

Chúng tôi nghĩ trong thâm tâm của các nhà lãnh đạo ĐCSVN vẫn biết rằng chế độ CS sẽ không bao giờ phù hợp cho sự đi lên của đất nước, sẽ không bao giờ được sự đồng thuận của toàn dân, sẽ không bao giờ theo kịp trí tuệ của nền văn minh nhân loại. Vì thế cho nên, con cái của họ đều cho đi du học ở các nước dân chủ đa nguyên.

Đồng bào VN tỵ nạn CS ở nước ngoài được đảng cho là phản quốc sau ngày 30/4/1975, hiện nay được đổi thành Việt kiều yêu nước, khúc ruột ngàn dậm của tổ quốc. Sỡ dĩ Việt kiều của chúng ta được như thế là cũng nhờ sống và làm việc ở các nước có nền dân chủ đa nguyên. Trong số gần 3 triệu kiều bào VN thì hôm nay đã có hơn 300 ngàn người đã thành đạt, thành tài, có rất nhiều người là kỹ sư, tiến sĩ và nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới. Hàng năm số tiền Việt kiều gởi về nước để giúp đỡ thân nhân, làm từ thiện, cất nhà cho người nghèo, xây dựng trường học, cầu cống, giúp điều trị bệnh nhân nghèo,… với số tiền rất lớn 9-10 tỷ đôla. Thử hỏi nếu Việt kiều của ta sống ở các nước theo CNXH như TQ, Bắc Hàn, Cuba thì có được như thế không? Nguyễn Tiến Trung cũng xuất thân từ gia đình đảng viên cán bộ, nhưng vì ý thức được tình yêu quê hương đất nước cho nên mới chấp nhận dấng thân.

Tất cả những người tranh đấu cho dân chủ nhân quyền chỉ muốn ĐCSVN thay đổi tư duy phù hợp với trào lưu văn minh của nhân loại, không ai chủ trương tiêu diệt ĐCS cả. Với thể chế đa nguyên thì sự cạnh tranh là để cùng nhau tiến bộ. Nếu đường lối của ĐCSVN được toàn dân ủng hộ trong một cuộc bầu cử tự do thì đảng vẫn có quyền lãnh đạo đất nước, cho dù ai nắm quyền thì lực lượng quân đội và công an vẫn là nồng cốt để bảo vệ đất nước và cuộc sống yên lành của người dân. Chúng tôi xin các chiến sĩ quân đội và công an đừng vì miếng cơm manh áo, danh lợi riêng tư mà tiếp tục dấng sâu vào tội lỗi.

Chủ trương của đảng đề ra là Xã hội công bằng dân chủ văn minh, nhưng thực tế xã hội có công bằng, có dân chủ và có văn minh không?

Đảng cũng tự hào là đã chiến thắng đế quốc Mỹ, Pháp hùng mạnh nhất thế giới, nhưng thực tế ngày nay nếu không có Mỹ, Pháp và các nước dân chủ đa nguyên giúp đỡ thì VN bây giờ sẽ ra sao? Hằng ngày các nhà lãnh đạo CSVN lúc nào cũng ca ngợi TQ, lúc nào cũng trung thành với 16 chữ vàng và 4 tốt, nhưng trên thực tế TQ đối với VN như thế nào thì chắc mọi người đều rõ chúng tôi khỏi cần trưng bằng chứng. Đảng cũng chủ trương một nhà nước pháp quyền, nghĩa là không ai có quyền sống trên luật pháp, nhưng thực tế lại âm thầm ký hiệp định dâng đất, dâng biển cho TQ, âm thầm cho TQ khai thác quặng bauxite ở Tây nguyên một đại dự án gây nguy hiểm đến sự mất còn của đất nước và cuộc sống của người dân, đặt quốc hội và nhân dân vào chuyện đã rồi. Khi LS Cù Huy Hà Vũ kiện thủ tướng Nguyễn tấn Dũng vi hiến thì không có toà án nào dám xử. Các quyết định mà thủ tướng Dũng ban hành như: cấm báo chí tư nhân, cấm tập họp đông người, cấm thành lập các hội đoàn độc lập đều vi phạm Điều 69 Hiến Pháp. Gần đây lại ban hành tiếp Quyết Định 97 không cho các nhà khoa học phản biện công khai, chỉ được phép gởi kiến nghị đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy đây có phải là hành động sống trên luật pháp hay không?

Chúng tôi nghĩ với thể chế chính trị dân chủ đa nguyên chưa phải là tốt nhất, nhưng chắc chắn nó sẽ tốt hơn Chủ nghĩa Cộng sản rất nhiều bởi vì nó đã giới hạn tối đa quyền độc tài, độc đoán và tham nhũng của các cấp lãnh đạo chính quyền, nó cũng phát huy được sức mạnh và quyền làm chủ của nhân dân trong mọi vấn đề của đất nước, cũng như nhân tài của đất nước có đủ điều kiện để phát huy, chớ không phải như sự lãnh đạo của ĐCSVN hiện nay, chỉ có đảng viên mới được quyền lãnh đạo dù chỉ là một cơ quan thấp nhất. Lúc nào đảng cũng tự hào là được sự đồng thuận của nhân dân, nhưng tại sao lại sợ đa nguyên?.

Hiện nay phong trào đòi lại tên thành phố Sài gòn do Linh mục Nguyễn Hữu Lễ khởi xướng đang trình chiếu phim tư liệu sự thật Hồ chí Minh trên khắp thế giới, nếu ĐCSVN có bằng chứng là Linh mục Lễ vu khống thì thưa Linh mục Lễ ra toà án quốc tế, còn cứ tiếp tục im lặng hoặc phản bác vu vơ thì có nghĩa việc làm của LM Nguyễn Hữu Lễ là đúng.

Sống trên đời, con người phải chịu cái hậu quả của những việc mà mình đã làm, đó là sự công bằng của nhân- duyên- quả nhưng vì nó vô hình nên chúng ta không thấy. Marx nói: tất cả vật chất trong vũ trụ luôn luôn nguyên vẹn, không thêm mà cũng không bớt, điều này chỉ đúng một phần bởi vì, ngoài vật chất là vật hữu hình nó còn có phi vật chất là thứ mà chúng ta không nhìn thấy, nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng cho cuộc đời của chúng ta sau này. Cái gì đã hướng dẫn cho chiếc xe đi từ nơi này đến nơi khác: đó là anh tài xế. Chiếc xe rồi có ngày nó cũng sẽ theo thời gian mà hư hoại không sử dụng được. Nếu trong lúc xe còn tốt mà anh tài xế biết dành dụm tiền thì anh sẽ mua được chiếc xe khác mới hơn, ngược lại anh sẽ không có xe để sử dụng đành phải đi bộ.

Trở lại con người, những hành động thiện và ác của ngày hôm nay sẽ quyết định cho tương lai ở mai sau. Có thể trong tiền kiếp các nhà lãnh đạo VN đã làm nhiều việc thiện cho nên ngày nay được hưởng. Nhưng nếu họ không biết tạo nhân lành để còn tiếp tục hưởng lâu dài thì sau này khi hết phước ăn năn cũng chẳng kịp. Đừng nghĩ tôn giáo là á phiện như lời nói của ông tổ Marx-Lênin, đừng nghĩ chết là hết để rồi cứ tự do làm hại người khác, bắt người khác phải đi theo những việc làm bất thiện của mình. Nhà ngoại cảm Phan thị Bích Hằng trước đây cũng xuất thân từ gia đình cán bộ đảng viên không tôn giáo, nhưng hôm nay vẫn phải vào chùa quy y theo Phật. Nhà của cựu TBT Lê khả Phiêu bây giờ vẫn thờ Phật, cựu thủ tướng Phạm văn Đồng (tác nhân ký công hàm dâng HS-TS cho TQ) sau khi về hưu đã vào chùa quy y và hàng ngày ngồi thiền theo Phật,… đó là cái thực tế quá rõ ràng. Cựu thủ tướng Võ văn Kiệt trong thời gian cuối đời đã nhìn ra được lẽ thật và đã phát biểu rằng: “đất nước này là của chung, không phải của riêng ĐCSVN,… Trước kia tôi nghĩ yêu nước là yêu xả hội chủ nghĩa, nhưng nay nghĩ lại yêu nước còn có nhiều đường,… Quản lý nhà nước mà viện vào những điều chưa hợp lý của luật pháp để truy bức dân là không có đạo lý”. Nhà ngoại giao kỳ cựu của đảng là ông Dương danh Dy trả lời với phóng viên Mặc Lâm đài RFA: “Mắt tôi đã từng thấy thế hệ cha anh bị TQ mang lòng tin ra để đánh lừa, thế hệ của tôi cũng bị TQ mang lòng tin ra để đánh lừa. Tôi hy vọng và mong rằng thế hệ sau tôi sẽ không mắc những cái nhược điểm đó nữa”.

Nhưng nếu muốn được như vậy thì chỉ có cách duy nhất là các nhà lãnh đạo CSVN chấp nhận con đường dân chủ đa nguyên để cho toàn dân có quyền tham chính, có quyền tự do định đoạt tương lai của đất nước. Cộng đồng thế giới sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta. TQ dù có hung hăng đến đâu đi nữa cũng sẽ không bao giờ dám uy hiếp ta. Hãy nhìn tấm gương của đảo quốc Đài Loan trước bọn người TQ.

Các chiến sĩ quân đội và công an nên hiểu rằng quý vị là những người trực tiếp thi hành mệnh lệnh của một thiểu số người lãnh đạo trong đảng, trực tiếp mang tội với nhân dân, trực tiếp gieo nhân và trực tiếp nhận quả mà mình đã gieo.

Mọi sự vật trên thế gian này rồi cũng sẽ có ngày hư hoại, không thể trường tồn mãi mãi được. Chỉ có sự thật và sự tiến hoá của xã hội phù hợp theo thời gian mới mãi được trường tồn. Đây mới là chân lý.

Việt Nam, ngày 1/09/2009
Hương Trà cùng nhóm bạn trẻ
caubennoc
Posts: 535
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Post by caubennoc »

Căng gu ru nhất thế giới

Ngô Nhân Dụng
Ngày Thứ Hai này người Việt ở Úc sẽ đổ về thủ đô Camberra biểu tình trước trụ sở Quốc Hội. Bà con sẽ gửi cho thủ tướng Úc một câu mà người Việt ai cũng thuộc lòng: “Ðừng nghe những gì Cộng Sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm.” Thủ Tướng Kevin Rudd cần mang theo cẩm nang đó trong túi, lâu lâu lại mở ra coi cho khỏi quên, khi gặp ông Nông Ðức Mạnh, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông Rudd làm thủ tướng một nước dân chủ cho nên chắc chắn ông ta phải lắng nghe tiếng nói của các công dân trong lớp tuổi đi bỏ phiếu. Cho nên xin nhờ đồng bào Việt ở Úc đưa cho ông thủ tướng của quý vị một đề nghị nữa. Trong lúc hai ông Rudd và Nông gặp nhau thế nào họ cũng trao đổi quà kỷ niệm. Bà con hãy đưa cho ông Rudd một món để nhờ tặng ông Nông, quà tặng là hình nộm một con kanguru với một chữ viết trên đó, Non! (Nhớ có dấu chấm tán thán). Non, trong tiếng Pháp đọc là Nông y như tên ông Nông Ðức Mạnh, và lại có nghĩa là Không! Ý nghĩa món quà đó là: Ðừng có bầy trò Kanguru nữa! Căng gu ru (còn gọi là đại thử) là một con vật không may mắn, bị đem tên ra để gọi những phiên tòa giả hình, bịp bợm. Ở Việt Nam chế độ công an làm chủ sắp sửa đưa các bạn Lê Công Ðịnh, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Kim Ánh, Lê Thăng Long và Nguyễn Tiến Trung ra tòa. Mà ai cũng biết đó sẽ là một thứ “Tòa án căng gu ru,” xử án theo lối mì ăn liền, trên bảo kết tội nào thì tuyên án đúng tội đó, trên bảo bỏ tù thì bỏ tù, bảo tha thì tha. Trong các chế độ Cộng Sản xưa và nay tòa án vẫn căng gu ru như vậy.

Luật Sư Trần Lâm là người sẽ biện hộ cho các người sắp phải ra tòa, đã nói rằng ông tin tưởng tòa án sẽ có quyền phán xử chứ không đến nỗi căng gu ru như thế đâu. Nếu đúng như lời ông thầy cãi nói thì thật là đại phước. Chỉ sợ trong cả hệ thống tư pháp căng gu ru thì từ quan tòa đến trạng sư đều căng gu ru, không ai quan tâm đến các nguyên tắc pháp lý cả!

Luật Sư Trần Lâm ca ngợi những bị cáo thân chủ của ông là những người “yêu nước,” mặc dù họ có những ý kiến khác với chính sách của nhà nước. Nói như vậy rất nguy hiểm. Vì ở tòa án thường người ta chỉ đem luật ra xử, chứ không cần biết bị cáo nhân có yêu nước, yêu nhà, yêu vợ, thương con hay không! Mà khi nói đến luật lệ thì ở trong nước Việt Nam ai nói khác, nói ngược ý kiến của đảng và nhà nước là đủ bị ghép tội “âm mưu lật đổ chính quyền của giai cấp vô sản” rồi! Ðiều 4 trong hiến pháp cho đảng Cộng Sản độc quyền “lãnh đạo nhà nước và xã hội.” Nhắc lại: Cả nhà nước lẫn xã hội, trong đó có các bạn Lê Công Ðịnh, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Kim Ánh, Lê Thăng Long và Nguyễn Tiến Trung. Khi các bạn dám có ý kiến khác với đảng Cộng Sản tức là các bạn “vi phạm hiến pháp,” cái tội nặng tầy đình! Cho nên quan tòa có thể sẽ đồng ý với Luật Sư Trần Lâm rằng các “bị can” có ý kiến với đảng Cộng Sản, và kết luận rằng họ đáng đi tù!

Cách tốt nhất là Luật Sư Trần Lâm nên chứng minh rằng các “bị can” trên không hề chống đảng mà còn đang theo đuổi những mục tiêu “không khác gì đảng Cộng Sản!” Chứng minh dễ lắm. Bởi vì cả cái đảng đó cũng rất căng gu ru, lúc nào cũng tuyên truyền toàn những điều hay, chuyện đẹp ca - chỉ khi làm thì làm khác thôi! Ông Trần Lâm chỉ cần tìm trong những bài diễn văn hoa mỹ của các lãnh tụ đảng từ thời 1930 đến giờ, thế nào cũng thấy những câu nói với nội dung không khác gì các bạn trẻ đang viết trên mạng lưới hoặc gửi email!

Nhưng nhớ lại những phiên tòa cũ thì chúng ta lại lo. Vì thấy có những người làm đúng các khẩu hiệu mà đảng Cộng Sản hô hào, họ cũng bị đem kết án tù. Các ông Trần Khuê, Phạm Quế Dương, Nguyễn Ðan Quế trước đây chỉ mới nêu ra ý kiến lập một hội chống tham nhũng, mà lại nói rõ là hội của họ “giúp đảng và nhà nước chống tham nhũng!” Vậy mà đảng với nhà nước không chịu, vẫn sai lính bắt, ghép cho họ tội to lớn là làm “gián điệp!’ Nhưng cuối cùng ra tòa xét xử thì đảng đổi ý kiến, bảo quan tòa đổi lại tội trạng thành “lạm dụng những quyền tự do, dân chủ.” Tòa án căng gu ru, cả hệ thống tư pháp, cả chế độ cai trị đều căng gu ru như vậy đấy! Vẫn kể lại chuyện cũ, trong phiên xử sơ thẩm nhà báo Nguyễn Vũ Bình, một đảng viên Cộng Sản muốn góp ý kiến để làm cho đảng sạch sẽ hơn, bà vợ ông nhận được giấy báo tin. Bà được mời đến một phòng xử, ngồi đợi đó với hy vọng được nhìn thấy mặt chồng. Nhưng trong lúc bà ngồi chờ như thế, phiên tòa xử chồng bà lại diễn ra ở một phòng khác! Cả hệ thống pháp luật được đem ra sử dụng để đánh lừa một phụ nữ hiền lành, không làm hại gì đến ai hết cả! Thật không có xứ nào trên thế giới mà phong cách căng gu ru đạt trình độ cao như hệ thống tư pháp nước Việt Nam! Không biết tại sao loài người lại đi lăng mạ con đại thử, tức “kangaroo,” một con vật rất dễ thương, biểu tượng của Úc Châu bằng cách đem tên nó đặt cho những tòa án bịp.

“Tòa án căng gu ru” bây giờ đã trở thành một tên quốc tế. Các nhà ngữ học Úc Châu cho biết cái tên “tòa án căng gu ru” không phải do người Úc đặt ra. Nghiên cứu kỹ càng thì biết cái tên này đã được sử dụng vào giữa thế kỷ 19, trong thời có cuộc chạy đua tìm vàng ở California! Lần đầu tiên tên gọi này được viết trên giấy là năm 1853.

Những người đi tìm vàng ở California 150 năm trước sống ở những nơi hầu như chưa có pháp luật. Nhưng họ cũng theo một thứ tinh thần công lý; khi một người bị tố cáo là chiếm chỗ đất mà người khác đã “xí phần” thì họ thường họp nhau lại đem “bị cáo” ra xử. Nhưng tòa án xử theo áp lực của đám đông hò hét, theo lối “tòa án nhân dân” chứ không cần luật lệ, không cần thủ tục, không có luật sư, cũng không cần nhân chứng.

Chúng tôi xin xác nhận mình không có ý nói xấu tất cả các vị quan tòa và các luật sư đang làm việc ở Việt Nam. Họ có thể là những người rất đáng kính trọng trong đời tư; có thể là những người chăm chỉ, hiền lành, sống trung hậu vì đã được cha mẹ dậy dỗ đàng hoàng. Nhưng họ có cái tật là đảng viên thì phải tuyệt đối trung thành với đảng Cộng Sản, chăm chắm làm đúng bổn phận với đảng, đúng như lời dậy của Hồ Chí Minh về “đạo đức cách mạng.” Ðảng là luật pháp, đảng là lương tâm. Các quan tòa được giáo dục và đào tạo như vậy thì tất nhiên sẽ xử theo lối căng gu ru! Họ phải chủ tọa các phiên tòa theo phong cách căng gu ru, đưa ra những bản án căng gu ru. Vì tất cả hệ thống pháp lý của các chế độ Cộng Sản, từ Nga Xô, Trung Quốc, Bắc Hàn cho đến Việt Nam, nó căng gu ru như thế. Khi tra cứu để hiểu chữ “kangooroo” trên mạng lưới Google, tôi đã tìm được một câu chuyện tòa án căng gu ru xẩy ra ở Việt Nam, trong một tài liệu của Cơ Quan Phát Triển Liên Hiệp Quốc. Ðây là một dịp hiếm hoi mà luật pháp Việt Nam, tòa án Việt Nam được nhắc đến làm thí dụ cho cả thế giới đọc.

Câu chuyện bắt đầu năm 1992, ở Tuyên Quang. Có hai công an mặc thường phục đi xe đụng một em bé con trai 10 tuổi. Sau đó xẩy ra một vụ ẩu đả giữa gia đình em bé và nhiều tay công an. Một người trong gia đình bị đánh ngất đi. Sáu người trong gia đình em bé bị truy tố ra tòa về tội làm mất trật tự. Họ có luật sư nhưng tòa không cho luật sư nào biện hộ. Công an đã đọc trước tòa một bản lời khai của các “nhân chứng,” các nhân chứng này không có mặt tại tòa. Gia đình nạn nhân đưa hai nhân chứng khác tới phản đối những lời khai trong bản báo cáo là sai sự thật, nhưng tòa bỏ qua. Sau đó sáu “bị can” bị phạt mỗi người ba tháng tù treo.

Trong đám sáu bị can này có một cô giáo, cô này đã đậu cử nhân luật, cô lên tiếng phản đối phiên tòa không hợp lệ. Cô bị đánh đập ngay trong phòng xử án, cho tới lúc cô cũng ngất xỉu. Tòa ra lệnh đưa cô trở lại phòng giam để thẩm vấn thêm; nhưng đêm hôm đó cô được tha, cũng chẳng biết tại sao họ lại tha.

Câu chuyện tưởng là yên, cho tới ba năm sau, 1995, cô giáo trên bị công an đến tận trường bắt. Sau đó, cô lại bị truy tố, đem ra tòa xử, và bị kết án sáu tháng tù vì cái tội ba năm trước đã lên tiếng khóc “oe oe” mất trật tự trong tòa. Cô lại “oe oe” phản đối cung cách phiên xử trái luật, vì cô đã học luật không nói không nhịn được, nhưng tòa án làm ngơ!

Câu chuyện trên, do ông Trần Ðình Hoành kể lại, được ghi vào tài liệu của UNPD, rồi được công ty Google nêu lên làm thí dụ về Tòa Án Căng Gu Ru, sẽ tạo thêm “danh giá” cho hệ thống tư pháp Việt Nam, cả thế giới phải biết đến. Nhờ có đảng lãnh đạo, dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm văn hiến sẽ được khen ngợi là có nền tư pháp căng gu ru nhất thế giới!

Cho nên, khi ông Thủ Tướng Kevin Rudd gặp ông Nông Ðức Mạnh, bà con người Việt tại Úc hãy gửi ông ta tặng cho ông Nông một hình nộm con kanguru tiêu biểu của xứ Úc. Viết chữ “Non” trên đó, và giải thích đó là cách đọc chữ Nông theo lối quốc tế! Ðể gửi một thông điệp: Hãy ngưng ngay các phiên tòa căng gu ru!

Còn riêng ông Kevin Rudd, ông có thể vẫn tặng cho ông Nông Ðức Mạnh một hình nộm con căng gu ru nhồi bông to béo, viết một chữ “No-1” cũng to béo ai nhìn qua cũng phải thấy. Món quà tặng sẽ chính thức giải nghĩa cho ông Nông Ðức Mạnh nghe là: “Tình Thân thiện Việt-Úc là Số Một, Number One!” Nhưng giữa người Úc với nhau, giữa người Việt với nhau, chúng ta có thể hiểu thông điệp khác. Món quà này nghĩa là: “Kanguru Number One!” Tòa án của ông Nông Ðức Mạnh được bầu là căng gu ru nhất thế giới!
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Phép lạ truyền thống Á Ðông

Ngô Nhân Dụng
Ở nước Mỹ có những nơi người ta không có thó quen khóa cửa xe khi đậu ngoài đường ban đêm. Tại Brattleborrough, tiểu bang Vertmont, khi tôi cẩn thận khóa cửa xe trước khi vào nhà, người bạn Mỹ cười: “Anh vẫn làm như ở thành phố lớn nhỉ?” Tại thị xã Dubuque, Iowa, có 100,000 dân, gia đình con gái tôi cũng không quen khóa xe khi đậu trước cửa nhà qua đêm. Ban ngày, cả nhà đi làm hoặc đi học, lúc đi cũng không khóa cửa nhà. Tất nhiên trong các thành phố lớn thì khác.

Nhưng ở Nhật Bản, thủ đô Tokyo là một thành phố lớn 26 triệu người, một ký giả Mỹ ở đó 5 năm trời, cũng ngạc nhiên vì trong xóm không ai lo nạn trộm cắp. Các con anh đi xe đạp về nhà bỏ xe trước cửa không bao giờ phải khóa. Và không bao giờ bị mất. Ðứa con gái 9 tuổi được một cô bạn Nhật rủ đi chơi sở thú, mỗi chuyến đi xe điện mất 90 phút, đổi tầu ba lần, nhưng cha mẹ cô bé người Nhật không tỏ vẻ gì lo âu. Anh coi đây là một phép lạ!

Sau những năm 1970, chúng ta thường nghe nói đến “Phép lạ kinh tế” của những con rồng nhỏ Á Ðông: Những nước Ðài Loan, Nam Hàn, Singapore và lãnh thổ Hồng Kông phát triển kinh tế nhanh chóng. Một nhà báo Mỹ đã nhìn thấy một thứ phép lạ khác: Phép lạ xã hội trong vùng đất này.

T.R. Reid đã sống nhiều năm ở Nhật Bản và đi khắp miền Ðông Châu Á. Năm 1997 có một cuộc khủng hoảng tài chánh và khủng hoảng kinh tế ở vùng này. Năm sau, Reid giúp hướng dẫn một đoàn quay phim Mỹ đi làm một phim tài liệu về ảnh hưởng của tình trạng kinh tế suy sụp trên xã hội Nhật Bản. Ði mãi, nhà sản xuất hỏi nhà báo: Ðâu? Khủng hoảng đâu? Ði tìm những nơi tụ tập người vô gia cư coi? Phải tìm ra một cảnh gia đình tan vỡ để phỏng vấn chứ? Ðoàn quay phim thất vọng.

T. R. Reid kể vào giữa thập niên 1990 anh đã chứng kiến cảnh suy sụp của thị trường chứng khoán Tokyo và bao nhiêu người phá sản vì trái bong bóng trong thị trường địa ốc cũng bể vỡ. Ba bốn năm sau kinh tế vẫn tiếp tục đi xuống, anh đã tới phỏng vấn vị tổng giám đốc cảnh sát quốc gia, để hỏi xem số người phạm pháp đã tăng lên như thế nào. Người chỉ huy cảnh sát cả nước Nhật lễ phép trả lời anh rằng số tội phạm đã giảm xuống trong 20 năm qua, và trong hai năm gần đây vẫn tiếp tục giảm. Reid giải thích rằng theo các cuộc nghiên cứu xã hội học ở Mỹ thì khi kinh tế xuống tình trạng phạm pháp, số gia đình ly dị thế nào cũng tăng, vì thế anh mới đặt câu hỏi. Ông cảnh sát trưởng chỉ biết gật đầu một cách lịch sự: “À, ra thế.”

Sau khi đi thăm các quốc gia khác trong vùng, T.R. Reid khám phá ra một phép lạ khác ngoài phép lạ kinh tế, đó là một “phép lạ xã hội” mà các dân tộc này đã thực hiện được, mà người Tây phương chưa nhìn thấy. Kinh tế không quyết định lối sống của con người trong xã hội khi đối đãi với nhau. Những số thống kê cho thấy tỷ lệ tội phạm ở nhiều thành phố Mỹ cao gấp hàng chục lần, có nơi hàng trăm lần tỷ lệ ở Tokyo. Trong những năm kinh tế khủng hoảng sau năm 1997, số người phạm pháp ở Nhật Bản, Nam Hàn và Ðài Loan, từ tội sát nhân đến trộm cắp không tăng lên. Những quốc gia này đã tạo được một nền tảng tinh thần vững chắc, từ hàng ngàn năm, nền tảng đạo đức đó không lên xuống theo chỉ số thị trường và thống kê về tổng sản lượng nội địa. Ðó là một phép lạ xã hội làm một người Tây phương kinh ngạc.

Reid nhận thấy nền tảng đạo lý truyền thống trong các nước Á Ðông này là do lối giáo dục Khổng Giáo. Vì ông hàng xóm người Nhật của anh luôn luôn giải thích các điều anh thắc mắc về cách cư xử của người Nhật bằng một câu mở đầu: “Ðức Khổng Tử nói rằng...”

Những nhà kinh tế Nhật Bản mà tôi đọc giải thích cả nền đạo lý của nước họ là do ảnh hưởng đạo Khổng, được dậy theo lối các triết gia đời Tống bên Trung Quốc. Những quy tắc sống như Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ được các ông Trình, ông Chu đề cao đã tạo nên tinh thần các võ sĩ đời xưa cũng như cách hành động của các doanh nhân bây giờ. Lề lối quản trị xí nghiệp cũng như guồng máy hành chánh đều theo tinh thần Tống Nho. Nhiều tác giả Việt Nam trước đây hay trút hết mọi suy đồi trong xã hội mình vào thế kỷ 19 là do Tống Nho gây nên. Nhưng thứ Tống Nho đã gây ra tình trạng trì trệ về trí thức và ỷ lại về tinh thần đó thực ra do những Âu Dương Tu, Tư Mã Quang để lại. Ho đã củng cố chế độ nhà Tống bằng cách thiết lập một kỷ cương cho chế độ quân chủ tập quyền; họ ấn định phương pháp tuyển mộ quan lại bằng khoa cử, dần dần sinh ra bọn hủ Nho trọng khoa cử và bằng cấp, chỉ biết học thuộc lòng rồi lập lại nhưng điều học trong sách; còn trong hành động thì chỉ biết vâng lời vua quan. Chính đó là mầm mống gây nên cảnh suy đồi của giới trí thức Nho Giáo ở Trung Quốc và Việt Nam, trong nhiều thế kỷ. Người Nhật cũng theo Tống Nho nhưng không tổ chức thi cử, trọng thực tài và thực dụng, chỉ dậy nhau các đạo nghĩa sống ở đời theo “Trình Chu sự nghiệp.”

Ðến thế kỷ 20 vừa qua, hai nước Việt Nam và Trung Hoa đã thay đổi bằng cách du nhập chủ nghĩa Mác Lê Nin và đem guồng máy cai trị kiểu Stalin vào áp dụng trong việc chính trị. Những định chế thượng tầng này trong bản chất không khác gì chủ trương tôn quân và lối học từ chương nô lệ đời trước. Các chế độ Cộng Sản chỉ thay thế ông Vua bằng Ðảng. Các cán bộ, đảng viên đóng vai trò các hủ nho mới, tuyệt đối trung thành với đảng, cố học thuộc lòng các khẩu hiệu do các lãnh tụ nói ra, và không chấp nhận cho ai bất đồng ý kiến.

Cuốn sách mà Mao Trạch Ðông đọc hàng ngày không phải là sách của Karl Marx mà của Tư Mã Quang. Chế độ chính trị mà đảng Cộng Sản Trung Quốc lập ra không khác gì chế độ nhà Thanh, trừ các tên gọi. Cũng một chính quyền tập trung quyền hành, cũng một guồng máy thư lại làm tay sai cho Vua, hoặc Ðảng, và cả nước phải tôn thờ những ông thánh mới, học thuộc lòng cuốn Sách Ðỏ của Mao Chủ Tịch coi là một cuốn sách vạn năng. Nhà Nguyễn ở nước ta đã thiết lập một chế độ theo khuôn khổ nhà Thanh cai trị dân Hán. Luật Gia Long thay thế Luật Hồng Ðức cũng đề cao quân quyền; đề cao quyền của người đàn ông và giảm quyền phụ nữ; cũng ngăn cấm không cho học trò được viết những ý kiến mới dù chỉ cho bạn bè cùng đọc; cũng cấm dân không được phê bình quan lại, vân vân. Ðó là một guồng máy cai trị của một nhóm thiểu số ở Trung Quốc dùng để kiểm soát khối dân đa số. Nhưng đã được áp dụng vào nước ta từ thế kỷ 19.

Chủ nghĩa Mác Lênin gieo vào Trung Quốc gặp đúng mảnh đất đã được nhà Mãn Thanh chuẩn bị, chỉ cần hô ra những khẩu hiệu mới. Hồ Chí Minh theo đúng con đường mà Mao Trạch Ðông vạch ra; không khác gì Vua Gia Long theo Thanh triều. Hai nước cộng sản Trung Hoa và Việt Nam đả kích Khổng Giáo để thay thế ý thức hệ cũ bằng chủ nghĩa Cộng Sản. Nhưng họ học Mác Xít theo lối dậy của Stalin cho nên vẫn là lối học nô lệ cũ. Như Hồ Chí Minh thường nói với các cán bộ: Bác Stalin không thể nào nhầm được. Vì tinh thần nô lệ tư tưởng và “suy tôn Ðảng như suy tôn Vua” như vậy cho nên các chế độ Cộng Sản đã không giúp được hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa thoát khỏi nền nếp mà đám hủ Nho đã tạo ra trên hai quốc gia này trong các thế kỷ trước.

Trong khi đó, các nước Á Ðông khác may mắn không theo chủ nghĩa Cộng Sản và tự giải phóng khỏi những gông xiềng quá khứ. Họ không tôn thờ Nho học nữa, mà cũng không cần nhập cảng một chủ nghĩa, một lý thuyết nào thay thế Nho Giáo. Nhưng vì các quốc gia này vẫn bảo vệ truyền thống cho nên những tinh túy trong nền đạo lý cũ vẫn được cả xã hội đề cao. Lễ Nghĩa Liêm Sỉ là cách sống với mọi người. Chính nền đạo lý mà Nho Giáo đã tạo ra ở các nước Á Ðông là một nguyên nhân giúp các nước này bước vào thế kỷ 21 với sức mạnh kinh tế và niềm tự tin vào dân tộc của họ.

Ðọc cuốn sách “Ông Khổng Tử bên hàng xóm” của T.R. Reid (Confucius lives next door), thấy ký giả này thán phục khi mô tả những đức tính của người Nhật trong việc cư xử với láng giềng, trong trường học, trong sở làm, đối với người ngoại quốc, vân vân. Người đọc phải thấy là người Nhật được cha mẹ, ông bà dậy dỗ những điều chẳng khác gì người Việt Nam mình, ít nhất là trong các gia đình Việt Nam vẫn giữ lễ giáo. Mà trong tất cả các trường học ở miền Nam trước năm 1975 các thầy cô cũng dậy học sinh như vậy. Phải tôn trọng của công? Phải giữ lời hứa? Phải kính trọng người lớn tuổi? Phải hòa thuận với xóm làng? Phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo? Phải giúp đỡ người hoạn nạn? Nếu ai đã được học Gia Huấn Ca thì đều biết đó là những quy tắc luân lý bình thường mà gia đình Việt Nam nào cũng phải dậy con cái. Hiện nay ở nước ta các gia đình có lễ giáo vẫn dậy con cái như thế, không khác gì người Nhật Bản cả. Mà hàng ngàn năm trước đây, người Việt Nam vẫn dậy con như thế. Vậy tại sao một người ngoại quốc như T.D. Reid đã thán phục xã hội Nhật Bản sống đạo đức và an hòa trong khi hiện nay chính nhiều người Việt Nam cũng nhiều lúc đau lòng vì phong hóa, đạo đức xuống dốc? Khi so sánh nước mình với các con rồng Nhật Bản, Nam Hàn, Ðài Loan, Singapore, chỉ có một điểm khác biệt lớn, là các nước đó không sống dưới một chế độ độc tài Cộng Sản như ở nước ta.

Cho nên nếu có một chế độ chính trị thích hợp, dân tộc Việt Nam vẫn có thể phục hồi được truyền thống Lễ Nghĩa Liêm Sỉ không khác gì các nước Á Ðông khác. Phải có một chế độ đề cao chữ Tín thì trẻ em đến trường học chữ Tín dễ dàng hơn. Phải xóa bỏ hệ thống tham nhũng, thì trẻ em và người lớn mới tin ở điều Thiện. Phải chấm dứt chế độ độc quyền chính trị thì những người có thiện chí và có khả năng mới được tiến lên thay thế những người chỉ quen nịnh hót và luồn lọt. Chúng ta có thể tin tưởng rằng dân tộc Việt Nam có khả năng đó.

Một điều đáng lo là nhiều người quá quan tâm đến vấn đề kinh tế, chỉ muốn bắt chước các con rồng Á Ðông trên mặt phát triển kinh tế mà quên mất mối lo về xã hội. Sức mạnh của các quốc gia đó nằm trong truyền thống đạo lý của họ, tạo nên phép lạ mà một người Mỹ phải kính trọng. Dân Việt Nam cũng có đủ các hạt giống tốt đó, chỉ cần được tưới tẩm, vun trồng trở lại mà thôi.

Sẽ có ngày người dân Việt sống ở một thị xã như Cà Mau, Hội An, Bắc Giang có thể để xe trước cửa nhà mà không cần khóa, đêm không khóa cổng cũng vẫn ngủ ngon. Người ta ra đường không lo bị trấn lột. Trẻ em biết lễ phép, làng xóm sống hòa thuận. Sẽ có ngày phép lạ xã hội cũng xuất hiện với nước ta.
Last edited by quaichao on Sat Sep 12, 2009 5:57 am, edited 1 time in total.
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

QUÁI TƯỢNG NGOẠI GIAO

Đỗ Thái Nhiên
Nhu cầu tìm kiếm lương thực và nhiên liệu để nuôi sống trên một tỉ 300 trăm triệu dân đã làm cho Trung Quốc ngày càng trở nên hung hãn trong việc lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải, tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia lân bang. Đối diện với tình huống vừa kể, Hoa Kỳ, các tổ chức quốc tế, tổ chức ASEAN, đặc biệt là Việt Nam không thể không quan ngại. Giải pháp nào có thể giúp cho các quốc gia Đông Nam Á được sống ổn định bên cạnh ông khổng lồ Bắc Kinh đói ăn và khát nhiên liệu? Câu trả lời nằm ở các bản tin sau đây:

Ngày 22/07/2009 Hoa Kỳ ký thỏa ước bất tương xâm với các quốc gia trong tổ chức ASEAN. Theo ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton, thỏa ước kia là lời khẳng định: Hoa Kỳ đã trở lại Á Châu.

Tháng 07/2009, trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo Bloomberg, Honolulu, ông Raymond Burnhardt, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam các năm 2001-2004, nhận định rằng: “ Các bất đồng ý kiến về quần đảo Trường Sa và các vùng phụ cận có vẻ êm xuống một thời gian, bây giờ căng thẳng trở lại, một phần lý do là Trung Quốc muốn bành trướng thế lực”.

Ông cựu đại sứ Raymond Burnhardt nhấn mạnh: “ Mỹ và Việt Nam cùng có chung nhiều lợi ích chiến lược, trong số đó có cả sự duy trì cân bằng (thế lực) ở Đông Nam Á”.

Ngày 19/08/2009, từ giả Miến Điện TNS Jim Webb đến Việt Nam. Ông Jim Webb là chủ tịch Tiểu Ban Đông Nam Á Thái Bình Dương, Ủy Ban Đối Ngoại, Thượng Viện Mỹ. Trong một cuộc họp báo tại Hà Nội, khi đề cập tới những tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á, TNS Jim Webb tuyên bố: “ Hoa kỳ nên xác định rõ ràng, chi tiết và cụ thể công việc bảo vệ chủ quyền của các quốc gia trong khu vực này. Tôi không ám chỉ một đối đầu quân sự, nhưng tôi muốn nói đến vai trò ngoại giao. Với tư cách của một quốc gia, ý muốn của Hoa Kỳ sẽ trở thành một lực cân bằng-không phải để chống đối mà để cân bằng thế lực- đối với Trung quốc trong vùng này”.

Ngày 27 tháng 08 năm 2009, ông Lê Công Phụng, đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho Thông tấn Xã Việt Nam biết; Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao CSVN đang chuẩn bị tới Mỹ. Đồng thời, ông Lê Công Phung còn nói thêm: Mỹ và Việt Nam đang thảo luận việc tướng Phùng Quan Thanh, bộ trưởng quốc phòng Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ.

Các tin tức vừa trích dẫn cho thấy: Cả Hoa Kỳ lẩn Việt Nam đều đồng ý với nhau trên quan điểm rằng: Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam cần Hoa Kỳ đóng vai trò đối lực hữu lý trong việc đương đầu với tham vọng bành trướng của Bắc Kinh. Vấn đề còn lại là làm thế nào biến quan điểm kia thành hành động cụ thể? Chúng ta hãy khảo sát hành động cụ thể của CSVN và Hoa Kỳ :

Về phía Hoa Kỳ
Ngay khi đến Hà Nội, TNS Jim Webb đưa ra nhận xét: Trung Quốc đã tạo điều kiện để Miến Điện phải sống bám vào Trung Quốc như một loài ký sinh: sống dở, chết dở; không thể phát triển được. Nói cho Hà Nội nghe về Miến Điện, TNS Jim Webb có hậu ý cảnh báo CSVN rằng: Bám vào Bắc Kinh, Hà Nội không thể không trở thành Miến Điện.

Mặt Khác, nhằm trấn an CSVN về lo sợ mất đảng, TNS Jim Webb đã không đề cập đến dân chủ, nhân quyền vào dịp Jim Webb đến Hà Nội ngày 19/08/2009. Tuy nhiên, do nhu cầu hợp lý của chính trị quốc tế, Hoa Kỳ không thể thực tâm hợp tác chiến lược với một chế độ độc tài và tham ô kiểu Hà Nội. Vì vậy, khi trả lời báo chí về dân chủ nhân quyền tại Việt Nam, ông Jim Webb chỉ nói vắn tắt: Vấn đề vừa nêu “là một tiến trình đang diễn ra”. Tuy nói là “vắn tắt” nhưng Hà Nội phải hiểu là quốc hội Hoa Kỳ, do đòi hỏi của cử tri, không thể nuôi dưỡng lâu dài một chế độ tham ô kiểu CSVN.

Về phía Cộng Sản Việt Nam
Bản chất của nhà cầm quyền Hà Nội là tham lam và thiển cận. Hà Nội tin là chế độ hèn kém và tham ô của họ có thể vừa van xin Trung Quốc bảo vệ CSVN ở vị thế thống trị Việt Nam, vừa dùng Hoa Kỳ để ngăn cản sức bành trướng của Bắc Kinh. Nhằm thực hiện âm mưu kia, Hà Nội đã đón tiếp TNS Jim Webb bằng cách: vào ngày ông Jim Webb tới Hà Nội, CSVN rầm rộ cho trình chiếu trên các hệ thống truyền hình của CSVN đoạn video ghi nhận bốn nhà đấu tranh dân chủ Việt nam đang “nhận tội và xin khoan hồng”. Bốn nhà dân chủ kia bao gồm: thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, cựu trung tá Trần Anh Kim, luật sư Lê Công Định. Kịch bản “nhận tội và xin khoan hồng” của Hà Nội nhằm nói lên hai điều:

1) Nói với Trung Quốc: CSVN quyết tâm bảo vệ quan hệ nước mẹ và nước con giữa Trung Quốc và CSVN. Quyết tâm vừa nói được CSVN thể hiện bằng hành động thẳng tay đàn áp tất cả người Việt Nam nào dám đấu tranh đòi hỏi tự do dân chủ, hoặc đấu tranh chống Trung Quốc xâm lược.

2) Nói với Hoa kỳ: CSVN rất cần Hoa Kỳ đóng trọn vai trò đối trọng đối với tham vọng bành trướng của Bắc Kinh tại Đông Nam Á. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là CSVN để mặc cho Mỹ tùy nghi dân chủ hóa Việt Nam. Chủ trương bất biến của CSVN là: Thà mất nước còn hơn mất đảng.

Trong quan hệ với Mỹ, vì quá cực đoan với công việc bảo vệ đảng độc tài, CSVN đã để lộ cho thế giới thấy Hà Nội vừa mới thực hiện một quái tượng ngoại giao có một không hai trong lịch sử bang giao quốc tế. Thực vậy, trong đoạn video được gọi là “Nhận tội và xin khoan hồng” nói ở trên, guồng máy thông tin, tuyên truyền của chế độ Hà Nội đã làm cho công luận chú ý tới tiết mục Luật Sư Lê Công Định đọc lời nhận tội. Từ tài liệu nhận tội này luật sư Định cho biết ông đã có lần gặp mặt nguyên thứ trưởng ngoại giao Hoa kỳ John Negroponte và đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak. Mang các cuộc tiếp xúc vừa kể đặt vào phần nhận tội của luật sư Lê Công Định, CSVN muốn thông báo cho toàn thế giới văn minh biết rằng: tại Việt Nam nói chuyện với giới chức ngoại giao cao cấp của Mỹ là một tội phạm hình sự.

Theo tập quán bang giao quốc tế, quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và CSVN chỉ có ý nghĩa, chừng nào quan hệ này hội đủ bốn chuẩn mực sau đây:

Thứ nhất: tình thân hữu, gọi tắt là thịnh tình. Tình thân hữu không thể thành hình trên điều luật: công dân Việt Nam nói chuyện với giới chức ngoại giao của Mỹ là một tội phạm hình sự.

Thứ hai: CSVN và Hoa Kỳ phải thực sự đứng ở vị trí của hai quốc gia hoàn toàn độc lập, gọi tắt là đắc vị. Không thể có yếu tố đắc vị nếu CSVN vừa bang giao với Mỹ, vừa run sợ đôi mắt trông chừng của quan thầy Trung Quốc.

Thứ ba: mỗi quốc gia trong cuộc bang giao phải làm trọn nghĩa vụ của mình, gọi tắt là tận phần. Nói cách khác tận phần có nghĩa là “có đi, có lại mới toại lòng nhau”. Làm gì có được tận phần khi CSVN toan tính vừa làm tay sai cho Trung Quốc vừa lấy tiền Mỹ, vũ khí Mỹ để cùng với Trung Quốc quấy nhiễu Hoa Kỳ?

Thứ tư: tính hợp lý hàng đầu trong bang giao quốc tế đòi hỏi các quốc gia trên cuộc bang giao phải thường xuyên trung thành với hai mục tiêu: một là phục vụ quốc gia mà mình đại diện, hai là xây dựng một cộng đồng quốc tế hòa bình và thịnh vượng chung. CSVN chỉ phục vụ quyền tham ô của đảng, không phục vụ quốc gia. Mặt khác, đối với CSVN, không có xã hội quốc tế hiểu theo nghĩa lành mạnh. Hãy nhìn cung cách CSVN phục vụ Olympic 2008 của Trung Quốc để hiểu rằng CSVN chỉ biết quốc tế Tàu và chối bỏ mọi hình thái quốc tế khác. Đi tìm tính hợp lý của chế độ Hà Nội trong bang giao quốc tế chẳng khác nào mò tìm mặt trăng dưới đáy giếng.

Khảo sát bốn yếu tố căn bản của bang giao quốc tế, người khảo sát thấy rằng CSVN không thực tâm mời gọi Hoa Kỳ đóng vai trò đối lực trong mục tiêu ngăn cản âm mưu bành trướng của Bắc Kinh. Bang giao Việt Mỹ chỉ là một loài hoa giấy. Nó chỉ có tác dụng làm cho dư luận quốc nội và quốc tế có cảm nghĩ là CSVN đang tìm đường thoát ra khỏi vòng tay của Trung Quốc. Xin nhấn mạnh cảm nghĩ kia chỉ là ảo tưởng. Từ vùng ảo tưởng vừa xác định, nhìn về tương lai Việt Nam, chúng ta chỉ thấy một khối mây xám khổng lồ. Ngoại giao gây ảo tưởng gọi là quái tượng ngoai giao vậy.

Đỗ Thái Nhiên
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »


Image

Cái Khó của Việc Cải Tổ Hệ Thống
Chăm Sóc Sức Khoẻ ở Hoa Kỳ


Bs Trần Xuân Ninh
Tâm Thức Việt Nam - September 10, 2009
Mỹ là nước siêu cường bậc nhất, có mức sống cao nhất thế giới, cứ 6 đô la kiếm đuợc thì có một đô la đem tiêu cho việc chăm sóc sức khoẻ, tức là gần gấp đôi số chi của các nước giầu. Thế mà số tử vong trẻ sơ sinh là 6.3/1000, đứng thấp thứ 33 trên thế giới; tuổi thọ là đứng thứ 30 trên thế giới. Mặc dầu vậy, không ai chối cãi được rằng Mỹ là nước có những phương tiện và kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ hạng nhất thế giới. Ngược lại, tuy là nước dân chủ, Mỹ không có một hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân, và gần 50 triệu dân không có bảo hiểm sức khoẻ. Một trong những lý do là tiền đóng bảo hiểm sức khoẻ rất cao, gấp 14 lần tiền bảo hiểm mà người dân Canada phải trả, theo như một vài thống kê. Ngoài ra thì có người đã cho vì phải chi những số tiền khổng lồ bảo hiểm sức khoẻ cho công nhân mà các hãng lâm vào cảnh vỡ nợ, như trường hợp hãng xe hơi GM. Về điều này thì nếu đúng cũng chỉ là một nửa sự thật, mà chúng ta sẽ nói đến trong môt dịp khác.

Chỉ xét qua những sự kiện trên người ta thấy rằng là tiền tiêu cho vấn đề chăm sóc sức khoẻ thiệt là nhiều, nhưng kết quả thì thật không xứng với vị trí nước Mỹ. Vắn tắt là hệ thống chăm sóc sức khoẻ phải xem lại, và phải cải tổ. Thượng nghị sĩ mới chết Ted Kennedy đã đặt vấn đề này từ thập niên 1970, nhưng không đi tới đâu. Bà Hillary Clinton đã hăng say đẩy mạnh vấn đề y tế toàn dân khi chồng bà làm tổng thống nhiệm kỳ đầu, nhưng thất bại...

Tổng thống Obama khi tranh cử đã hứa hẹn rằng ông sẽ thực hiện một hệ thống chăm sóc sức khoẻ toàn dân. Nhưng những sự việc diễn ra cho thấy rằng có vẻ như ông Obama đã lùi lại, khi tuyên bố rằng biện pháp chăm sóc sức khỏe công chỉ là một phần của kế hoạch cải tổ. Có nghĩa rằng là sẽ có những thay đổi trong luật về chăm sóc sức khoẻ để nhượng bộ cho những đòi hỏi của các nhóm quyền lợi tư, không muốn mất mối lợi khổng lồ trong những dịch vụ y tế. Các nhóm quyền lợi này đã chống việc thiết lập một cơ chế chăm sóc sức khoẻ công, do chính phủ trách nhiệm mà họ nói là làm cho các công ty tư không thể cạnh tranh và do đó phẩm chất chăm sóc sức khỏe đi xuống, và sẽ bỏ lơ sự chăm sóc các người già cũng như ép buộc người không có khả năng mua bảo hiểm y tế bắt buộc. Chiến thuật khai thác sự sợ hãi này của đảng Cộng hoà và một số đảng viên thủ cựu đảng Dân chủ đã tương đối hiệu quả, khiến cho số người ủng hộ chủ trương chăm sóc sức khỏe toàn dân của ông Obama giảm đi và chỉ còn cách nhóm chống cải tổ một khoảng nhỏ.

Thực chất, thì một cơ chế chăm sóc sức khỏe công sẽ là biện pháp hiệu quả để các hãng bảo hiểm tư không thể tự tung tự tác quyết định tiền bảo hiểm quá đắt, khiến xẩy ra tình trạng như hiện nay, gần 50 triệu người không có bảo hiểm y tế. Dĩ nhiên người ta cũng hiểu rằng trong số người không có bảo hiểm này có những người công ăn việc làm đàng hoàng, nhưng không bảo hiểm sức khoẻ vì cho rằng mình khoẻ mạnh không muốn phí tiền bảo hiểm, chứ không phải là vì không có tiền mua bảo hiểm.

Những người này sẽ không thể tiếp tục như thế khi luật bó buộc mua bảo hiểm sức khoẻ đuợc thông qua. Các nhóm quyền lợi chống đối việc cải tổ ngoài các công ty bảo hiểm tư còn có các nhà thương, các hãng y dược phẩm, các bác sĩ, và các luật sư sống bằng nghể kiện tụng bác sĩ, với những lý do khác nhau. Tất cả đều đưa ra một nửa sự thật, là để phục vụ bệnh nhân, và dùng những chuyện thực đời người được thổi phồng lên để khai thác cảm tính mà lôi kéo quần chúng. Nhưng bản chất thì là vấn đề tiền bạc, lợi nhuận.

Tại sao có thể khẳng quyết nói như thế? Tại vì người bác sĩ Mỹ trong suốt thời gian đi học cũng như sau khi ra trường có rất nhiều cơ hội để mà nghe các loại cố vấn chỉ rõ rằng hành nghề y sĩ là một dịch vụ thương mại và đưa ra không biết bao nhiêu là khuyến khích và chỉ dẫn để làm ra tiền tối đa, từ cách tổ chức phòng mạch cho tới cách làm hoá đơn lấy tiền chính phủ hay các hãng bảo hiểm. Sau chót, bệnh nhân cũng là một nguyên nhân làm cho chi phí chăm sóc sức khoẻ lên cao quá đáng. Bởi vì có những bệnh nhân lạm dụng thẻ khám bệnh và mua thuốc một cách phí phạm. Ông Obama ngày thứ tư đã đọc một diễn văn trước lưỡng viện quốc hội giải thích khéo léo các vấn đề, nhưng đã không có chi tiết nào cụ thể để mà biết luật cải tổ sức khoẻ của ông sẽ ra sao.

Cái khó của việc cải tổ chế độ chăm sóc sức khoẻ Mỹ là do hai lý do căn bản: Một là coi việc chăm sóc sức khoẻ là một thương vụ. Mà khi nói tới thương vụ là nói tới lợi nhuận. Hai là sự lạm dụng , cũng vì lý do tiền bạc. Nhân tố quyết định do đó nằm ở trong quần chúng, nếu mà hiểu biết vấn đề chính xác, để mà có áp lực đúng mức lên các dân cử. Tin cho biết rằng nhiều dân cử Cộng hoà cũng như Dân chủ đều đang lo ngại làm sao mà có thể sống còn trong kỳ bầu sắp tới năm 2010. Nếu mà người dân nhất quyết rằng phải có một cơ chế chăm sóc sức khoẻ công bên cạnh hệ thống tư, thì vấn đề sức khoẻ mới có hy vọng cải thiện.

Trần Xuân Ninh (ngày 10 tháng 9/2009)
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Ðiều kiện tạo tín nghĩa

Ngô Nhân Dụng

Trong bài trước, mục này đã nhắc đến một “phép lạ xã hội” ở mấy nước Á Ðông theo truyền thống Khổng Giáo, trong mắt nhìn của một ký giả Mỹ. Khi kinh tế suy yếu, không có cảnh tội phạm tăng và gia đình tan vỡ trong các xã hội đó, như thường xảy ra ở nhiều nước phương Tây. Nhưng đối với người dân các nước Á Ðông này thì họ sống phép lạ đó hàng ngày. Họ sống thuận thảo với nhau vì chia sẻ những niềm tin vào các quy tắc đạo lý, như tin rằng ai cũng tôn trọng tín nghĩa, tất cả đã “ký một hợp đồng chung sống” như vậy.

Trong xã hội nào mọi người cũng sống với những hợp đồng ngầm hiểu. Những người lái xe trên xa lộ ở Mỹ bắt buộc phải tin rằng hơn 99% những người lái xe khác đều tôn trọng luật đi đường. Nếu không thì cả hệ thống xa lộ thành rừng rú! Sống trong xã hội Á Ðông với truyền tống Nho Giáo cũng có những hợp đồng hiểu ngầm dài hạn loại đó. Ra đường gặp ai là có thể tin đến 99% rằng người đó cũng được cha mẹ dạy các quy tắc Lễ Nghĩa Liêm Sỉ giống như mình. Căn bản của lối sống có Tín Nghĩa là lòng kính trọng người khác, quan tâm đến sự an vui của họ, lo giữ mối liên hệ với người khác được thuận thảo. Tại sao các nước Á Ðông giữ được những bản hợp đồng Tín Nghĩa suốt đời này sang đời khác? Nói theo lối kinh tế học thì lý do là không ai muốn phá vỡ bản hợp đồng tín nghĩa vì nếu nó bị phá bỏ đi chính mình sẽ bị thiệt thòi, đời sống mỗi người sẽ “tốn kém” hơn!

Sau khi nghe kể chuyện ở thành phố Tokyo, 26 triệu người và tại nhiều thị xã nhỏ ở Mỹ người ta có thể bỏ xe đạp ngoài đường mà không lo phải khóa, có độc giả đã viết thư nhắc nhở rằng hồi xưa ở nước ta cũng vậy. Một vị cho biết năm 1954 ở Sài Gòn ông đã sống như thế. Ðêm không khóa cửa, xe đạp dựng trước nhà cũng không khóa. Một vị độc giả khác kể chuyện năm 1959 ông dựng cái xe đạp ngoài bờ sông Sài Gòn đứng hóng mát; sau đó có một người rủ lên xe hơi đi uống bia. Ông đi tới 11 giờ khuya, trở lại Bến Bạch Ðằng thấy cái xe không khóa vẫn dựng đó không mất. Cái phép lạ xã hội mà nhà báo Mỹ thán phục, ngày xưa ở Việt Nam cũng xảy ra.Chắc lối sống của dân Sài Gòn hồi 1954, 59 cũng không khác gì đời sống ở Tokyo ngày nay. Nếu như dân ta giữ được nếp sống đó cho tới bây giờ thì cuộc sống mọi người chắc vui vẻ hơn, nhàn nhã hơn, và nghĩ đến tương lai con cháu cũng sẽ yên tâm hơn nhiều.

Làm sao để xã hội giữ được những quy tắc sống có Tín Nghĩa? Làm cách nào mọi người nhìn thấy nhau là hãy tin cậy trước khi nghi ngờ, nghe ai nói gì thì trước hết hãy coi đó là lời nói thật? Chúng ta có thể thiết lập lại bản hợp đồng xã hội lấy Tín Nghĩa làm tiêu chuẩn sống?

Có lẽ chúng ta sẽ tránh không lên giọng hô hào phục hồi môn đạo đức trong trường học, dù đó là một việc bắt buộc phải làm. Vì dạy thêm một số quy tắc đạo đức cho trẻ em mà khi ra ngoài xã hội các em thấy mọi người (có khi cả cha mẹ các em) không sống theo các quy tắc đạo đức, thì cũng không ích lợi lắm. Hô hào trên báo, đài cả ngày cũng chưa chắc có hiệu quả.

Nên tìm ra những giải pháp thực tế. Mà khi nói đến chuyện thực tế thì có một cách là tính toán theo lối kinh tế học. Theo lối nhìn kinh tế học thì phương cách tốt nhất để một người khác có thể tin mình là làm sao người ta thấy nếu mình không làm đúng lời mình nói, đúng lời hứa hẹn, thì sẽ bị thiệt hại rất lớn. Tức là có hai con đường: Giữ lời hứa có thể bị thiệt, nhưng còn có thể không bị thiệt. Ngược lại, nếu không giữ lời thì sẽ bị thiệt hại rất nhiều, với xác suất 100%! Nếu mọi người trong một xã hội đều thấy như vậy thì hầu hết, nếu không nói là tất cả, sẽ cố giữ Tín Nghĩa, và xã hội sẽ thay đổi.

Quy tắc này đã được sử dụng trong đời sống: Khi chúng ta đi vay nợ, ngân hàng yêu cầu phải có vật cầm thế “làm tin.” Nếu mình không trả nợ, sẽ mất mát nhiều hơn! Vua nước Tần muốn nước Triệu tin lời giao ước của mình thì cho một hoàng tử sang ở nước Triệu làm “con tin.” Hành động đó cũng không khác gì mình cầm thế cái nhà cho ngân hàng khi vay nợ.

Vua nước Triệu có thể lầm, nếu vua Tần thực lòng không coi tính mạng đứa con mình ra gì cả; hoặc ông ta sẵn sàng hy sinh con để mưu đồ một sự nghiệp lớn hơn. Tại sao vua Triệu có thể bị lừa? Vì trong vụ giao dịch giữa Tần và Triệu, không có những tiêu chuẩn định giá khách quan để xem giá trị tính mạng ông hoàng tử đối với vua Tần cao hay thấp. Bây giờ khác. Các ngân hàng thường tìm được giá thị trường của một ngôi nhà, họ chỉ cho vay khi giá trị đó cao hơn món nợ rất nhiều; cho nên ít khi họ lầm. Thị trường là nơi cung cấp những tin tức khách quan, khác với tình cha con của vua Tần mà chỉ ông ấy biết. Trừ khi chính các ngân hàng cũng làm bậy vì họ bỏ qua những quy tắc tín dụng! Chuyện đó mới xẩy ra ở Mỹ, không phải lỗi ở thị trường mà lỗi của ngân hàng.Trong cả hai trường hợp, đưa hoàng tử đi làm con tin hoặc cầm thế nhà để vay nợ, người ta đều thấy nếu một người không giữ đúng lời hứa thì hắn ta sẽ chịu một sự thiệt hại lớn, còn nếu giữ lời hứa thì sẽ đỡ hơn. Ðó là một cách bảo đảm người hứa hẹn sẽ giữ lời. Có một cách bảo đảm cho người ta phải giữ lời hứa trong xã hội bây giờ là ai không giữ lời sẽ bị ra tòa án. Tòa án là một định chế để trừng phạt những người không làm đúng hợp đồng. Nhưng đó phải là những hợp đồng công khai và minh bạch.

Dmitry Karamazov, nhân vật của Dostoievsky kể chuyện một viên trung tá trong quân đội Nga hoàng, có trách nhiệm quản trị ngân quỹ cả đơn vị lục quân. Sau mỗi lần thanh tra tài chánh đến khám sổ sách, đếm tiền, viên trung tá này lại đem một món tiền lớn trao cho Trifonov, một thương gia. Sau khi dùng tiền vốn này buôn bán, Trifonov sẽ đem trả lại vốn và lãi, cộng thêm những món quà hậu hĩnh. Cả hai cùng có lợi, mà ngân quỹ vẫn không bị mất đồng nào. Cho tới bữa viên sĩ quan tài chánh bị đổi đi. Ông ta đến Trifonov đòi lại 4,500 rúp trả vào quỹ. Nhà buôn này chối biến, “Tôi vay nợ ông đồng nào đâu, mà ông đâu có tiền, làm sao tôi vay tiền của ông được nhỉ?”

Dmitry Karamazov nhận xét rằng viên trung tá đã quá tin tưởng vào Trifonov. Niềm tin này dựa trên giả thiết là Trifonov phải giữ lời hứa, phải tôn trọng bản hợp đồng ngầm hiểu giữa hai bên, bản hợp đồng đó tạo ra một người thì tin và người kia thì được tin tưởng. Nhưng họ có ký kết một bản hợp đồng nào hay không? Nghĩa là người này có thể kiện người kia ra tòa nếu hắn không tôn trọng hợp công hay không? Trong trường hợp này rõ ràng là không. Không ai dám ký một bản hợp đồng viết rằng “Chúng tôi thỏa thuận cùng nhau rút bớt tiền viện trợ của Nhật Bản để cùng nhau đi cá độ bóng đá!”

Khả năng có thể ký hợp đồng mà bản hợp đồng có hiệu lực thi hành, đó là một nền tảng tạo ra lòng tin tưởng lẫn nhau. Cuối thời Chiến quốc và thời Tam quốc, việc thi hành hợp đồng là do người ta tự làm lấy. Vũ lực là cách họ quen dùng để thi hành các bản hợp đồng. Giống như các đảng Mafia bây giờ vẫn áp dụng. Vì họ không thể ký những hợp đồng cùng đi ắn cướp hoặc giết người. Theo lối mafia, ai không làm đúng hợp đồng thì cho một lưỡi đao!

Còn trong xã hội văn minh thì niềm tin giữa mọi người dựa trên pháp luật. Muốn người ta tin thì phải làm sao người ta thấy họ có thể kiện mình ra tòa, như Thomas Schelling từng diễn giải: Một người dễ được tin tưởng vì hắn có thể bị kiện! Ở các quốc gia Á Châu (ngoài Việt Nam và Trung Quốc), người dân bớt thói quen hối lộ quan chức chính vì người ta biết các quan chức cũng có thể bị kiện ra tòa. Các quan chức cũng biết họ có thể kiện ông thủ tướng, ông tổng thống ra tòa. Một người có thể bị kiện ra tòa thì dễ được người khác tin tưởng hơn. Nếu tất cả đều phải sống theo quy tắc đó thì chúng ta có thể tạo nên niềm tin cho cả nước. Thí dụ, niềm tin vào guồng máy công chức trong sạch.

Một xã hội sống trong Tín Nghĩa thì chắc chắn phải coi chuyện tham nhũng là chuyện bất thường. Những người hối lộ và ăn hối lộ đều “xé bản hợp đồng” mà mọi người đã thỏa thuận ngầm với nhau. Cũng giống như nếu có người lái xe ra đường mà bất chấp luật lệ. Nếu nhiều người cứ ngang nhiên lái như thế mãi thì coi như cả thành phố hay cả nước không có luật lái xe. Bản hợp đồng bị xé, mạnh ai nấy sống. Nạn tham nhũng là thứ làm tiêu hao đạo lý của một xã hội rất tai hại, chưa kể những thiệt hại vì kinh tế không tiến được đúng mức. Vì khi bản hợp đồng đạo lý của xã hội bị xé rồi, rất khó tái lập. Phá nó rất dễ, xây dựng thì rất khó.

Những người cầm quyền ở Nhật Bản, Nam Hàn hay Ðài Loan đều hứa hẹn với dân chúng là họ không chấp nhận cho quan lại tham nhũng. Các quan chức nước họ cũng đều hứa hẹn với cấp trên như thế. Bất cứ chính quyền nào cũng có thể đều hứa hẹn như vậy, nhưng làm sao cho dân tin?

Một yếu tố giúp cho nạn tham nhũng ở các nước này giảm bớt là vì người ta biết có những tòa án xử tội người tham nhũng rất nặng. Trước khi xé bản hợp đồng với xã hội mà ăn hối lộ, nếu biết trước là mình có thể bị thiệt hại rất nặng nếu bị bắt, thì thế nào người ta cũng ngần ngại không đòi đút lót nữa. Xác suất bị bắt càng lớn thì càng bớt tham nhũng. Ở Mỹ khó lòng hối lộ một cảnh sát viên, vì lương một anh cảnh sát mới ở Los Angeles, chỉ cần tốt nghiệp trung học, cũng trên 50,000 đô la một năm, bảo hiểm y tế tốt, hưu bổng đầy đủ. Nếu bị ra tòa rồi mất công việc đó thì sẽ thiệt hại vô cùng. Và nhờ báo chí được tự do, những việc tham nhũng, hối lộ rất dễ bị khui ra, xác suất bị truy tố rất cao. Nếu một hệ thống để cho xác suất bị bắt thấp, mà sự trừng phạt cũng nhẹ, thì chắc chắn sẽ sinh ra tham nhũng, hối lộ.

Làm sao để cho xác suất tội tham nhũng bị khui ra càng cao càng tốt, đó là một cách giảm bớt tham nhũng. Muốn vậy thì ngoài guồng máy tư pháp chính thức, cần phải có nhiều bộ máy tư nhân tham dự việc tố giác tội tham nhũng. Xã hội công dân càng phát triển thì càng nhiều người để làm công việc đó. Có nhiều người sẵn sàng làm công việc đó, vì có lợi cho họ. Ðó là các nhà báo. Ai điều tra ra những vụ tham nhũng và loan tin sẽ được nhiều người đọc, nhiều người kính trọng. Chính họ sẽ tự nguyện đi tìm ra những tin tức đó.Cho nên có hai điều kiện để xã hội sống có tín nghĩa hơn: Báo chí tự do và hệ thống tư pháp nghiêm minh. Ðó là những bảo đảm cho guồng máy hành chánh trong sạch hơn. Chính áp lực tinh thần của xã hội chung quanh là yếu tố tối cần thiết giúp nạn tham nhũng bớt đi. Khi mọi người cùng nghĩ rằng sống ngay thẳng, lương thiện là chuyện tự nhiên, ăn hối lộ, đút tiền là việc bất thường, thì phép lạ xã hội không còn là phép lạ nữa.
caubennoc
Posts: 535
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Post by caubennoc »

Tự hào dân tộc!
Người Việt thường tự hào mình là một dân tộc có trên “Bốn Ngàn Năm Văn Hiến”. Nhưng, hỏi văn hiến là gì? Thì hầu như nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ không tránh khỏi sự lúng túng khi giải thích về hai chữ này. Vì vậy, ý niệm về văn hiến chỉ là sáo ngữ và trở thành một thứ thông điệp là “nói để mà nói”. Người ta lúng túng có hai lý do. Thứ nhứt, vì không chịu tìm hiểu. Thứ hai, vì ý nghĩa của nó quá bao la, bát ngát. Vậy văn hiến là gì, nội dung ra sao?
Nếu văn hóa và văn minh có nguồn gốc từ phương Tây. Thì tại phương Đông khái niệm về văn hiến được nhắc nhở đến tại Trung Hoa và Việt Nam. Riêng ở Việt Nam, hai chữ văn hiến thường được nói đến từ khi xuất hiện trong bài “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi vào năm 1428 qua hai câu:

Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Theo Chu Hy đời Tống, Trung Hoa giải thích thì văn là “điển tịch dã”. Còn hiến là “hiền dã”. Tức văn chỉ về “khuôn phép, trước tác, sách vở”. Còn hiến chỉ về những “nhân vật hiền tài”. Như vậy, văn hiến là văn hoá, sáng tạo và số lượng hiền tài của đất nước.
Nội dung của văn hiến biểu hiện trong đời sống con người qua các phương diện Văn hóa, Xã hội, Chính trị, Kinh tế. Những biểu hiện này thay đổi liên tục hết thế hệ này tới thế hệ kia theo từng thời kỳ mạnh, yếu của đất nước đã tạo nên lịch sử.

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.
( Bình Ngô Đạo Cáo của Nguyễn Trãi)

Một cá nhân không hiểu lịch sử dân tộc mình sẽ ngại ngùng, bở ngở trước các dân tộc khác khi được hỏi tới. Điều này, có thể đưa đến sự chối bỏ nguồn gốc và dẫn tới một quyết định mù quáng. Tại hải ngoại có nhiều người ra đường không dám nhận mình là người VN. Ngược lại, đã không hỗ thẹn tự nhận mình là người Tàu, người Nhật, người Đại hàn. Trong khi lịch sử dựng nước, giữ nước của các dân tộc vừa kể không có gì hay ho đáng để tự hào hơn Việt Nam.

Muốn tự hào về dân tộc, người ta phải hiểu được những thứ đáng để tự hào. Phải trang bị cho mình sự hiểu biết về lịch sử. Muốn được như vậy, thì phải hiểu kiến thức mỗi cá nhân không ai cho, không ai biếu, không ai tặng mà người ta phải tự mình tìm đến nó.

Là người Việt Nam khi hiểu được ý nghĩa các hoa văn khắc hình chim, gà, hươu và con người trên mặt Trống Đồng Ngọc Lũ sau thế kỷ thứ 4 trước Tây lịch tiêu biểu cho sinh hoạt 4 mùa của muôn loài, là một quyển Âm Lịch kỳ diệu thì chúng ta mới hảnh diện được về văn hóa dân tộc.

Nếu biết thành Cổ Loa xây vào thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch đời vua An Vương Dương có 9 vòng xoáy trôn ốc từ trong ra ngoài với các hào, lũy kiên cố về mặt quân sự là tuyến phòng thủ chống ngoại xâm, về mặt xã hội là nơi cư trú của người dân và về mặt văn hóa là trình độ sáng tạo của con người. Thì thành Cổ Loa xứng đáng là một kiến trúc độc đáo của nhân loại. Bởi vì, đem so sánh với Kim Tự Tháp của Ai Cập xây vào năm 2770 trước Tây lịch tuy có nền kiến trúc văn minh cổ đại, nhưng chỉ là mồ chôn của các vua chúa. Hay Vạn Lý Trường Thành đời nhà Thương do Tần Thủy Hoàng xây vào thế kỷ thứ 2 trước Tây lịch là một công trình, nhưng chỉ là con đường dài ngoằn ngoèo băng qua các đỉnh đồi.

Phải thấy lý tưởng chiến đấu của Hai Bà Trưng, mới tự hào dân tộc VN đã có người phụ nữ lãnh đạo đất nước đầu tiên trên thế giới vào năm 40 sau Tây lịch. Đem so với nữ hoàng Ai cập Cleopastra nối ngôi vua cha vào năm 51 trước Tây lịch hay đời nhà Đường năm 690 có Võ Tắc Thiên, đời Mãn Thanh năm 1835 có Từ Hy Thái Hậu. Và đối với lịch sử cận đại Anh quốc có nữ hoàng Elizabeth Alexandra Mary, có thủ tướng Margaret Hilda Thatcher; Phi luật Tân có tổng thống Maria Cojuangco Aquino, TT. Macapagal Arroyo và Đức quốc có bà thủ tướng Angela Merkel. Thì những người đàn bà vừa kể, không ai thể hiện được tinh thần quốc gia dân tộc với bốn chữ “ Nợ nước, tình nhà”.

Khi nhận ra được trận thủy chiến của Ngô Quyền vào năm 938 và Trần Hưng Đạo vào năm 1288 trên sông Bạch Đằng với quân Nam Hán, quân Nguyên bằng tầm vong, cọc sắt là sự phối hợp và vận dụng thủy triều một cách khoa học có một không hai của nhân loại, và vào năm 1786 chỉ trong vòng bảy ngày vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã đánh đuổi quân Mãn Thanh đông gấp mấy chục lần ra khỏi bờ cõi, mới tự hào mình là dân Việt Nam.

Những chiến công và tinh thần chiến đấu bảo vệ tổ quốc của tiền nhân vừa kể. So với những trận đánh với vủ khí cận đại khi người Anh ca tụng tướng Bernard Montgomery, người Mỹ ca tụng tướng George Smith Patton, người Pháp ca tụng tướng Charles De Gaude thời đệ nhị thế chiến về “Trận chiến huyền thoại Normandy 1944”,thì những người này vẫn không sánh bằng.

Nhìn lại dân tộc VN, với hơn 1.000 năm bị Tàu đô hộ và 100 năm bị thực dân Pháp cai trị, nhưng bản sắc dân tộc vẫn còn. Chúng ta không mất gốc, không bị đồng hóa và còn xuất sắc hơn nữa là đã có được một tiếng nói riêng độc đáo. Đặc thù này so với các dân tộc Nam Mỹ như: Mễ, Ba Tây, Á Căn Đình v.v... họ chỉ bị Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đô hộ chưa đầy 100 năm đã mất gốc, tiếng nói không còn. Vậy thì tại sao chúng ta không tự hào về dân tộc của mình?

Người Việt tỵ nạn cộng sản nếu không hiểu rõ lịch sử lá cờ vàng ba sọc đỏ, là sự chuyển hóa nối tiếp của lá cờ dân tộc với “quẻ càng” có nền vàng từ năm 1802 đời nhà Nguyễn, chớ không phải là quốc kỳ của thời đệ nhứt, đệ nhị VNCH. Thì làm sao đủ thuyết phục người nghe, khi muốn triệt hạ lá cờ nền đỏ sao vàng của đảng CSVN bán nước xuất hiện năm 1930, đang áp đặt lên dân tộc Việt Nam.

Người Mỹ không chấp nhận lá cờ “Con Voi Trắng” của đảng Cộng hoà hay “Con ngựa ” của đảng Dân chủ là quốc kỳ của mình. Họ chỉ công nhận lá cờ hiện nay có tiểu sử từ 13 ngôi sao (thirteen colonies) đến 50 ngôi sao tượng trưng cho 50 tiểu bang kể từ ngày lập quốc vào năm 1776. Thì phải hiểu người Việt Nam tỵ nạn CS tại hải ngoại không chấp nhận lá cờ máu của đảng CSVN là điều đương nhiên.

Việt Cộng gian ác đang ngụy tạo lịch sử dân tộc. Chúng cho rằng vua Hùng có công dựng nước, nhưng người có công giữ nước là Hồ Chí Minh. Đây là một sự man trá trắng trợn không thể tha thứ được. Do đó, kiến tạo niềm tự hào để trả sự thật cho lịch sử là điều cần thiết đối với mọi thế hệ. Đặc biệt là thế hệ trẻ, những người đang trên đường thay thế cha, thay thế anh trong sự nghiệp xây dựng cộng đồng VN hải ngoại và chuẩn bị kiến tạo một nước Việt Nam độc lập, tự do không cộng sản tại quê nhà.

Với quá trình dựng nước và giữ nước qua bao thăng trầm, dân tộc Việt Nam vẫn trường tồn. Điều này, phải chăng đã cho thấy chúng ta nhờ có truyền thống “mấy ngàn năm văn hiến”? Nếu thừa nhận và coi đó là tài sản quí báu của cha, ông để lại thì đây không phải là điều chúng ta ngẫng mặt tự hào hay sao?

Đặng thiên Sơn
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Nhân Quyền Thế Giới

Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh
Đầu tuần này Mỹ lần đầu tiên tham dự Hội Đồng Nhân Quyền LHQ ở Geneva, sau một lần vắng mặt và đã có lần chỉ trích nặng nề cơ quan này. Hồi tháng 6 vừa qua, Mỹ đã được chính thức bầu lại vào Hội đồng hiện gồm có 47 hội viên. Giới chức cao cấp nhất của Mỹ đến tham dự là ông Esther Brimmer, Phụ tá Ngoại trưởng về các Tổ chức quốc tế, điều này có nghĩa là dưới chính quyền Obama, Mỹ đã trở lại cuộc tranh đấu cho nhân quyền trên khắp thế giới.

Năm 1948, sau khi bản Tuyên ngôn Nhân quyền được LHQ công bố, một cơ quan gọi là Ủy hội Nhân quyền đã được thành lập, nhưng đây là một tổ chức chỉ được ủy nhiệm theo dõi tình hình Nhân quyền trên thế giới để báo cáo. Chính vì thế khả năng của nó có giới hạn, không có quyền lực gì. Năm 2006, Ủy hội này được thay thế bằng một Hội đồng, có nhiều quyền hạn hơn. Nó cũng ngang với một thứ Hội đồng khác của LHQ là Hội đồng Bảo An. Nhưng năm 2008, dưới quyền TT George W. Bush, Mỹ đã bỏ họp, vì Hội đồng tố cáo Israel và bỏ qua các vụ vi phạm nhân quyền ở những nơi khác, chẳng hạn các vụ vi phạm nhân quyền ở Cuba, Ai Cập và Pakistan. Trong thời gian 3 năm qua Hội đồng đã họp khẩn cấp 5 lần vì những vi phạm của Israel và ra tuyên bố lên án Israel đã hành hạ dân Palestine. Nên nhớ Israel là địa bàn của Mỹ để ổn định tình hình đầy biến động ở Trung Đông. Ngoài ra Hội đồng cũng có 4 lần họp khác vì tình hình đặc biệt về vi phạm nhân quyền ở Miến Điện, Dafur (Sudan), Tích Lan và Congo. Hội đồng Nhân quyền hiện nay do các nước Á châu và Phi châu nắm đa số, đã có lần ngăn chặn sự chỉ trích đối với các đồng minh của họ như Zimbabwe, Sudan và Tích Lan.

Vậy tại sao chính phủ Obama trở lại Hội đồng Nhân quyền và sự tham gia của Mỹ lần này có mức độ nông sâu như thế nào? Sự thật việc ông Brimmer tham dự chỉ là tạm thời vì trước đây ông đã từng làm Đại sứ Mỹ, đại diện thường trực tại Ủy Hội Nhân quyền cũ. Bây giờ cử ai là việc còn tùy ở Ngoại trưởng Hillary Clinton và ông Michael Posner, đã được Obama bổ nhiệm làm Giám đốc Văn Phòng Nhân quyền của bộ Ngoại giao nếu ông được Thượng viện chấp nhận trong những tuần lễ sắp tới. Chỉ có điều chắc chắn là vị Đại diện thường trực của Mỹ tại Hội đồng Nhân quyền sẽ không phải là một nhà triệu phú mà là một nhân vật chuyên về nhân quyền trên thế giới. Việc Mỹ trở lại Hội đồng Nhân quyền có mục đích gì? Sự thật Mỹ không thể nào thay đổi sự cấu trúc của tổ chức này hiện do nhiều nước Á-Phi chiếm đa số. May ra Mỹ chỉ có thể dựa trên đa số đó để có tiếng nói rõ rệt và có những quyết nghị dứt khoát trừng phạt những nước nào vi phạm nhân quyền, bất cứ nước đó là nước nào.

Nhưng hãy trở lại câu hỏi Hội đồng Nhân quyền với 47 hội viên sẽ có hiệu năng như thế nào? Người ta đã nói đến một Hội đồng khác rất quan trọng của LHQ là Hội đồng Bảo an. Bởi vậy tôi muốn có một câu hỏi thêm: Cho đến nay Hội đồng Bảo an đã có hiệu năng như thế nào? Từ khi LHQ được thành hình sau Thế Chiến II, người ta đã thấy Hội Đồng Bảo an có 5 nước thường trực có quyền phủ quyết (veto) là Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc. Đó là 5 đại cường trên thế giới cầm vận mệnh cho sự sống còn của tổ chức LHQ. Cho đến nay thế giới chỉ thấy những sự nản lòng bởi vì rất ít khi năm anh to đầu đó đồng ý với nhau về mọi chuyện trên thế giới.
Lý do là mỗi đại cường nắm đầu thiên hạ như vậy lại có những quyền lợi riêng tư để bênh vực, chứ không phải vì quyền lợi cho cả thế giới. Những quyền lợi đó là quyền lợi về chiến lược cũng như về kinh tế. Chẳng hạn về mặt chiến lược, Mỹ không thể chấp nhận một sự trường phạt Israel vì nước này là đồng minh chủ chốt của Mỹ ở Trung Đông trong cuộc chiến chống khủng bố. Mỹ cũng cần ngăn chặn sự lấn áp của Iran đối với các nước Á rập và cũng như không thể chấp nhận mọi sự trừng phạt đối với Pakistan hiện là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống bọn Taliban ở Afghanistan. Về mặt kinh tế tình thế còn phức tạp hơn nhiều. Khi một đại cường có quan hệ thương mại chặt chẽ với một nước nhỏ, hiển nhiên đại cường đó phải bênh vực nước nhỏ để khỏi bị mất miếng mồi ngon. Nhưng một đại cường có quan hệ kinh tế và thương mại với một đại cường khác, nhiều dân tộc nước nhỏ vẫn phải chịu thiệt thòi. Chẳng hạn dân tộc Việt Nam hiện nay sống dưới ách thống trị của một chế độ độc tài độc đảng, nhân quyền bị chà đạp, tự do bị vùi dập, liệu một Hội đồng Bảo an hay Hội đồng Nhân quyền LHQ có giúp ích gì cho họ được không?

Từ 10 năm qua, tôi vẫn nghĩ Liên Hiệp Quốc là một ông già vô dụng không còn hiệu năng nào nữa. LHQ được thành lập năm 1945, năm nay mới có 64 tuổi, lẽ nào đã hết hiệu năng? Sự thật LHQ chỉ là một tổ chức, có cơ cấu như một bộ máy chớ không phải là người. Một tổ chức cần phải tiến mau tiến mạnh cho kịp với sự phát triển rất mau lẹ của bộ óc con người. Đó là sự phát triển của trí tuệ của tư duy, dễ thấy nhất là những tiến bộ về khoa học kỹ thuật tạo ra những máy móc, những tiện nghi của cuộc sống mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày. Và lạ lùng thay chính những tiến bộ đó lại thúc đẩy thêm cho sự mở mang trí tuệ của con người gia tăng đến độ dù không phải là cấp số nhân cũng là cấp số cộng.

Tại sao nhanh như vậy? Đó là vì một ngành gọi là truyền thông đại chúng, tức là ngành trao đổi tin tức giữa con người và con người. Có trao đổi thông tin, con người mới học hỏi thêm được những gì thật mới, những kinh nghiệm của người khác. Dù muốn dù không, khi đã sống trong xã hội hiện đại, trí tuệ con người bắt buộc phải học để tiến lên chớ không thể đứng ỳ một chỗ... như một ông già dậm chân tại chỗ. Một thí dụ dễ thấy là hãy nhìn lại các liên mạng toàn cầu đã tiến như thế nào năm 2009 so với năm 1999, nghĩa là chỉ có 10 năm. Còn so với năm 1945 khi LHQ mới thành hình lúc đó chưa có TV, nói chi đến những cell phone hay những cứ điểm lưới đầy rẫy trên tầng không gian Internet hiện nay.

LHQ đã quá già rồi. Bản Hiến chương cũ đã trở thành đồ cổ. Không những nó vô dụng mà còn có khi làm hại cho nền hòa bình thế giới và cản trở sự tiến hóa của nhân loại. Hãy trẻ trung hóa LHQ bằng một bản Hiến chương mới.

SƠN ĐIỀN NGUYỄN VIẾT KHÁNH
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

DÂN CHỦ LÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ?
Sự việc xảy ra bao giờ cũng có lô-gích của nó. Đúng vào ngày lưỡng cửu, 9-9, Tổng thống Barack Obama đã khuyên nhủ Quốc Hội "không phải là lúc chúng ta ngồi đặt vấn đề nữa rồi", mà "đã đến thời phải hành động", "thời phải thực hiện", và ông vẫn sẵn sàng tìm kiếm một giải pháp lưỡng đảng. Nhưng ông dân biểu Joe Wilson thuộc đảng Cộng Hòa của tiểu bang Oklahoma đã đứng dậy hét lớn "đồ nói láo", như thể ông là người điên đang đứng giữa chợ Cầu Ông Lãnh, cho nên ông đã bị Hạ Viện đưa ra biện pháp khiển trách.
Dù cho bị khiển trách, ông đã tạo được khí thế cho chính ông và đảng Cộng Hòa. Cho chính mình, ông thu được hơn một triệu đô la cho cuộc bầu cử sang năm. Đối với đảng Cộng Hòa, ông cho thêm củi lửa. Những người Cộng Hòa tại Quốc Hội cũng như ngoài đường phố vẫn tụ họp la lối là ông Obama đã đi theo con dường "chủ nghĩa xã hội", làm "phình chính quyền", "chi tiêu bất kể" làm cho ngân sách thiếu hụt đến cả ngàn tỷ, và áp đặt sưu cao thuế nặng lên người dân. Những lời tố cáo đó không khỏi làm cho "đa số thầm lặng" xao xuyến, phải tự hỏi có thật thế không, vì quả thật là ngân sách thiếu hụt ngày càng to lớn, và chính phủ ngày càng lớn, chi tiêu càng dữ. Lý do khiến người ta đặt câu hỏi là vì cái đa số thầm lặng có thể ủng hộ ông Obama chưa thấy có mối đe dọa nào về thuế cho mình, trong khi đó họ đứng sau lưng ông vì những kết quả tích cực hiển nhiên trong công cuộc chống lạm phát.

Dự luật Baucus

Sáng thứ tư, Thượng nghị sĩ Max Baucus, thuộc đảng Dân Chủ tiểu bang Montana, chủ tịch Uỷ ban Tài chánh Thượng viện, đã xuất trình Dự luật cải tổ hệ thống bảo hiểm y tế, là một báo hiệu cho thấy chính quyền Obama quyết tâm đi tới như đã hứa, và cũng sẵn sàng thỏa hiệp trong chừng mực hợp lý – như đã hứa. Lý do Nhà Trắng vẫn không đưa ra dự luật riêng của phía Hành Pháp là vì họ không muốn áp đặt hay bó chân bó tay những người dân cử tại hai viện trong việc thảo luận nội dung cải tổ. Vả lại, rõ ràng việc có dự thảo riêng là không cần thiết khi Nhà Trắng đã làm việc chặt chẽ với những người dân cử tại Thượng viện và không thể nói rằng họ không đồng tình với nội dung chủ yếu của dự luật mà ông Baucus đưa ra. Và điều người rta để ý nhất trong nội dung này chính là ở chỗ dự luật không có điều khoản về "giải pháp công quản" (public option) - một hệ thống bảo hiểm song hành do chính phủ điếu hành nhằm phục vụ những người không muốn haykhông thể đi với bảo hiểm tư nhân. Thay vào đó, người ta đề cập đến giải pháp "hợp tác xã bảo hiểm" không vụ lợi nhuận. Những người Cộng Hòa ngay trong ủy ban tài chánh này đang ngúng nguẩy, tạo ra khả năng chẳng có người nào trong họ bảo trợ dự luật này cả. Mặt khác, một số thành viên có tính cấp tiến trong đảng Dân Chủ trong ủy ban tài chánh này cũng bực bội, họ nói rằng nếu không có "giải pháp công quản" họ sẽ chẳng bỏ phiếu thuận.

Dự luật của ông Baucus đã đưa ra một phí tổn ngân sách khoảng 856 tỉ trong thời gian 10 năm - bớt được cả 200 tỉ so với những ước tính ban đầu. Trong số này, 500 tỉ là do cắt giảm một số chi tiêu trong bảo hiểm, bệnh viện, Medicare, Medicaid, và 350 tỉ là tăng thuế. Nó qui định bảo hiểm y tế là điếu bắt buộc với mọi người dân, và để tạo điếu kiện giúp những người có lơi tức thấp hay trung bình mua bảo hiểm, dự luật đặt ra những khoản "bồi hoàn từ thuế", hay "tín thuế" (tax credits) để người dân mua bảo hiềm có thể lấy lại tiến từ chính phủ qua khai thuế. Theo dự luật này, cũng sẽ có những "thị trường mua bán bảo hiểm" để cho những nhóm nhỏ và cá nhân có thể đi tìm mua bảo hiềm y tế với giá vừa phải. Nó cũng cấm các công ty bảo hiểm từ chối một người có bảo hiểm trong trường hợp người này có bệnh nếu người này vẫn thanh toán bảo phí đầy đủ. Dự luật cũng đưa ra những điếu khoản bảo vệ những người có "vấn đề sức khỏe trước đây" (pre-existing conditions). Ũy ban Tài chánh Thượng Viện là ủy ban cuối cùng trong năm ủy ban Quốc Hội cần tham gia việc thông qua những đề nghị của luật y tề trước khi vấn đề có thề được đưa ra họp khoáng đại tại cả Thượng Viện và Hạ Viện. Nhiếu nội dung của dự luật mà những người Dân Chủ đã đề nghị đã được thông qua ba ủy ban của Hạ Viện cũng như Ủy ban Y tế, Giáo dục, Lao động và Hưu trí của Thượng viện. Đó là lý do vì sao ông Obama nói "chúng ta đã đống ý đến 80% nội dung" của dự luật. Ông Obama đã hỏi: "Khi nào chúng ta mới chịu nói cãi cọ qua lại như thế là đủ rồi. Chúng ta còn chờ thêm bao nhiêu công nhân bị mất bảo hiểm nữa mới chịu hành đông? Bao nhiêu gia đình nữa phải táng gia bại sản vì trong nhà có ngưòi thân mắc bệnh? … Chúng ta đã nói về vấn đề này cho đến chết từ năm này qua năm khác, từ thập niên này qua thập niên khác. Chưa đủ sao?".

Dự luật của Baucus được xem là dự thảo có tính lưỡng đảng mạnh mẽ nhất, được xem là sản phẩm của một "lục nhân bang", trong đó có ba nhân vật chủ chốt của Cộng Hòa là Thượng nghị sĩ Olympia Snowe (Maine), Charles Grassley (Iowa) và Mike Enzi (Wyoming). Về phía Dân Chủ, ngoài ông Baucus còn có Thượng nghị sĩ Jay Rockeffeller (West Virginia) và Kent Conrad (North Dakota). Trong một bản văn được đưa ra chiếu thứ ba, ông Grassley nói trong những vấn đề còn phải giải quyết là phí tồn mà người nộp thuế phải gánh chịu, khả năng tài chánh để mua bảo hiểm của người dân, chống bảo hiềm cho việc phá thai, chống bảo hiềm cho di dân lậu, hạn chế kiện cáo nhằm vào những trường hợp hành nghề y tế sai lầm và hạ thấp chi phí. Ông cũng đòi hỏi dự luật này một khi được ủy ban tài chánh thông qua sẽ không được sửa đổi khi đưa ra họp khoáng đại. Trong khi đó, phía Dân chủ cũng có chống đối, cụ thể nhất là ông Rockefeller nói dự luật của ông Baucus thiếu điếu khoản về "giải pháp công quản" mà ông Obama và những nguời cấp tiến trong Dân Chủ xem là "không có không được", vì ông Baucus muốn lôi kéo một vài thành viên đảng Cộng Hòa nhưng không chú ý đến "lợi ích của quần chúng".

Chủ nghĩa xã hội?

Người ta hiểu rằng có hai bước thỏa hiệp có tính tiên quyết trước khi dự luật này được đưa ra Thượng Viện để thảo luận. Bước đầu tiên là "Gang of Six" - Lục nhân bang – này phải nhất trí trước nội dung để cho ủy ban tài chánh trong bước thứ hai thong qua luôn. Và nói xa nói gần, vấn đề chính là ở "giải pháp công quản" – đó là việc ngành kinh doanh bảo hiểm lo rằng nếu chính quyền có hệ thống bảo hiểm y tế quốc doanh thì tư nhân hết đường làm ăn độc quyền như cũ. Kết quả của các cuộc thương lượng trong nội bộ "Lục nhân bang" cũng như trong nội bộ Ủy ban Tài chánh Thượng Viện sẽ cho chúng ta thấy "màu sắc đồng tiền" là thế nào. Cho đến khi ngã ngũ mọi chuyện, người ta không có lý do gì để lạc quan là giới đại xì thẩu của Mỹ sẽ biết điều hơn.

Tuần này người ta có dịp tưởng niệm một năm chủ nghĩa tu bản Mỹ bị "đột quị" – công ty đầu tư lớn hàng đầu của Mỹ, Lehman Brothers, bị phá sản, và mở đầu cho cuộc khủng hoảng tài chánh ngân hàng của nước tư bản không lồ nhất thế giới. Cuộc suy thoái kinh tế đã bát đầu từ quí tư năm 2007 vì long tham đến mà mắt tối dạ của giới tư bản tài chánh trên Wall Street thêm trầm trọng vì sự sụp đổ không tránh khỏi của cả hàng loạt công tyt tài chánh, bảo hiêm, ngân hàng. Khi người ta mượn lời của các ông dân biều, nghị sĩ, một số thành phần bảo thủ và khuynh hữu để tố chính quyền "lớn", chính quyền "vung tay quá trán", người ta đã cố tình nhắm mắt trước một thực tế có tính cách là nguyên do của sự "lộng hành" của chính quyền: sự lộng hành của giới tư bản tài chánh do sự lơi lỏng của chính quyền trong việc kiểm soát và điều tiết.

Nay thì ai cũng an tâm, thư thái để tố chính quyền, nhưng sự an tâm thư thái của người ta, còn nói được, còn viết được, còn la hét được, chính là nhờ chính quyền đã "ôm đồm gánh vác việc giữa đường", những hậu quả của tình hình suy thoái và cứ ôm thêm việc, chi tiêu thêm nhiều để cho nến kinh tế không tuột xuống nữa, việc làm ít bị mất hơn, các chính quyền tiều bang không bị phá sản, những người thất nghiệp, nguời già, người bệnh, người nghèo, trẻ em, sinh viên, học sinh.. không bị khốn đốn. Một chính quyền trong khi nguy khốn như thế đã tỏ rõ mình là chính quyền của dân, do dân, vì dân. Một chính quyền vì một đại đa số thầm lặng. Một chính quyền dân chủ, có nghĩa là người dân làm chủ và mục tiêu ưu tiên vẫn là lợi ích, hạng phúc, an toàn của người dân.

Từ khi có sự hình thành của chủ nghĩa tư bản, sự đối kháng trong xã hội giữa thiểu số tư bản tài phiệt và đại đa số dân chúng là thành phần dân lao động nghèo khổ, bị bóc lột, khai thác… là chuyện thường trực. Tư tưởng chủ nghĩa xã hội đã xuất phát từ thực tế xã hội này, nhằm mưu cấu hạnh phúc, lợi ích, an toàn cho quần chúng lao động. Sự thử nghiệm của chủ nghĩa cộng sản dã là một thất bại nghiêm trọng của chủ nghĩa xã hội. Nhưng mặt khác, chủ nghĩa xã hội cũng đã đạt được thắng lợi ở nhiều chế độ theo mô hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, khi ngưòi ta tìm cách giải quyết và bảo đảm những nhu cầu căn bản của người dân lao động, như y tế, giáo dục, nhà ở, an sinh xã hội… Nhiếu người Mỹ vận quen nhìn chủ nghĩa xã hội như những gì có tính công sản mà ngưòi ta ghét, người ta chống, như những gì có tính đối nghịvch "một mất một còn" của chủ nghĩa tư bản, mà người ta xem là nền tảng của sự phồn vinh của nước Mỹ. Nếu một chính quyền trong một chế độ kinh tế tư bản không có khảo hướng xã hội chủ nghĩa, họ không thể nâng giới lao động lên để làm giảm đi sự đối kháng, và cũng không thể kềm chế được giới tư bản để giảm bớt tính tham lam, khai thác, bóc lột, bất kể hậu quả cho xã hội, cho đất nước.

Trong khi những người tôn sùng chủ nghĩa tư bản đang phê phán ông Obama, người ta lại thấy nếu chính quyền không "chủ nghỉa xã hội", không đứng về phía hạnh phúc, an toàn của đa số người dân, thì phước bất trùng lai, họa vô đơn chí. Những người tư bản vẫn có đầy đủ khả năng tạo ra một cuộc suy thoái mới mặc dù suy thoái cũ chưa hẳn hết. Trước đây chúng ta chỉ biết con người vốn tham, và con người tư bản tài phiệt càng quá tham. Nhưng chúng ta vẫn có ảo tưởng những nhà điều hành kinh doanh tư bản phải là giỏi tính toán, giỏi quyết định, biết phán đoán và hiều thế nào là hợp lý hay không hợp lý. Thế nhưng chỉ trong hai chuyện vỡ lỡ trong tuần này làm cho người ta thấy kinh hoàng và nghĩ rằng chính quyền có lý khi đứng ra "thách đố quyền lực" của giới tư bản. Chuyện thứ nhất là ngay trước khi phá sản, những người trong Hội đống quản trị của Lehman Brothers vẫn còn đủ lòng dạ tính chuyện lấy ra hàng tỷ để tự thưởng cho mình công lao làm cho công ty của mình sụp đổ. Chuyện thứ hai, một bà phó tổng giam đốc ngân hàng Wells Fargo, Cheronda Guyton, 39 tuổi, dám ngang nhiên, không thấy ngượng, không thấy chướng, không sợ dư luận, không sợ luật pháp, chẳng ngại tiếng tăm cho công ty, bà sử dụng một biệt thự nghỉ mát đắt tiền, sang trọng, nằm trong vùng bãi biển Malibu của giới thượng lưu. Biệt thự này là tài sản của khách hàng bị kéo vì vụ Bernard Madoff. Bà phó chủ tịch, vốn phụ trách về những tài sản bị tịch thu, nên có chìa khóa, và cứ cuối tuần lại đưa gia đình, bạn bè đến vui chơi, đi du thuyền, tắm nắng, nhảy đầm… Wells Fargo hôm thứ ba đã có quyết định sa thải bà. Vấn đề là để cho sự đối kháng giai cấp được thỏa hiệp, chính quyền phải kéo người dân lên, và giới tư bản phải hạ thấp lòng tham của mình xuống. Đi1ều đầu tiên cần có một chính quyền "thực sự dân chủ". Điếu thứ hai cần phải có những người tư bản bớt tham và có đủ khôn ngoan, lý trí.

Thượng đế cũng phải phát khùng vì con người tư bản trong thời "quá độ" - tham lam đến quá mức tưởng tượng này. Và nếu chính phủ dân chủ, của dân, do dân, vì dân, mà không có tinh thần vì lợi ích xã hội chủ nghĩa của người dân, cứ để cho giới tư bản làm càn, làm bậy, thì con gì người dân, còn gì xã hội, còn gì đất nước?

Hoàng Ngọc Nguyên
Viet Tribune
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

NHIỀU HY VỌNG HƠN

Vi Anh
Dự án cải tổ bảo hiểm y tế của TT Obama nhiều hy vọng được chấp nhận hơn sau bài diễn văn TT Obama đọc trước khoáng đại lưỡng viện Quốc hội Mỹ. Một sự thoả hiệp. . .không hoàn toàn có tính lịch sữ nhưng vẫn là một thoả hiệp đáng ghi nhớ của những nghị sĩ, dân biểu đối với tổng thống. Tất cả vì quyền lợi của 45 triệu người Mỹ hiện không có một thứ bảo hiểm y tế công tư nào. Tất cả vì sức khoẻ của toàn dân Mỹ.

Thực vậy, những nhóm quyền lợi đăc biệt, những cử tri bảo thủ, những dân cử quá khích nhứt thời có thể làm ra một dân biểu Joe Wilson, đơn vị ở TB Norh Carolina mất kềm chế, lần đầu tiên trong lịch sử quốc Hội Mỹ, trong một phiên họp khoáng đại lưỡng viện có tổng thống đến trình bày, lại đứng lên nói Tổng Thống "nói láo". Nhưng rồi sau đó bình tỉnh lại, điện thoại cho Phủ Tổng Thống gởi lời xin lỗi. Điều đó chứng minh vấn đề cải tổ bảo hiểm y tế là một vấn đề gai góc, gay gắt trong chánh trường thủ đô Mỹ. Mà nó cũng gai góc, gay gắt trong dân chúng Mỹ nữa. Hàng chục ngàn người Mỹ biểu tình trước Phủ Tổng Thống chống TT Obama sau khi Ong đọc diễn văn trước Quốc Hội. Dân chủ, tự do là vậy. Và chính nhờ vậy mới có tự do, dân chủ hơn. Như nhà tư tưởng Voltaire nói " Tôi không đồng ý điều anh nói, nhưng tôi sẽ bảo vệ đến chết quyền được nói điều đó của anh.” ("Je désapprouve ce que vous dites, mais je défendrai à la mort votre droits de la dire").

Nhưng Quốc Hội Mỹ chỉ có một DB Joe Wilson thiếu kềm chế hôm đó và không phải ngày nào dân biểu này cũng như vậy. Và hàng chục ngàn người biểu tình trước phủ tổng thống chưa phải là đa số dân chúng Mỹ ai cũng có lập trường như vậy. Xin lấy tin của thông tấn xã Pháp AFP nói về chuyện Mỹ nên ít xúc cảm hơn. Tin AFP hôm 11.09.09 cho biết cứ 3 người Mỹ thì có 2 người theo dõi bài nói chuyện của TT Obama trước lưỡng viện Quốc hội. Và 2 phần 3 người xem trực tiếp truyền hình TT Obama nói chuyện hôm đó có cảm tình với dự án cải tổ của TT Obama. Tỷ lệ người ủng hộ dự thảo luật cải tổ tăng lên được 14 điểm, theo thăm dò nhanh của CNN-Opinion Research. Một cách cụ thể, 67% người được cơ quan nghiên cứu của CNN hỏi trả lời có cảm tình với dự thảo, so với thời gian trước khi TT Obama đọc diễn văn chỉ có 53%. Cứ 7 người nghe thì có 1 người đổi ý từ không đồng ý chuyển sang đồng ý khi nghe rõ khúc nôi và sự tình. Nhưng cơ quan nghiên cứu của CNN cũng dè dặt cho biết trong thời sự này người theo đảng Dân Chủ xem truyền hình nhiều hơn người theo đảng Cộng Hoà, do đó tính đại diện của thăm dò chỉ tương đối.

Cũng xin lấy báo Pháp Le Monde ít dị ứng và nhậy cảm hơn báo Mỹ trong vấn đề gai góc và gay gắt này của nhân dân và chánh quyền Mỹ. Phân tích của báo Le Monde cho biết "Kế hoạch có nhiều hy vọng được chấp nhận sau bài diễn văn hơn trước". Báo này dựa vào phân tích của Ong Victor Rodwin, giao sư dạy ở New York University, chuyên phân tích khiá cạnh chánh trị của vấn đề y tế ở Mỹ. Những lý do khiến dự thảo cải tổ có nhiều hy vọng được chấp nhận hơn sau bài diễn văn của TT Obama, chánh yếu nhu sau.

TT Obama không đẩy mạnh giải pháp chọn bảo hiểm công. Đó là hành động chánh trị mềm dẻo và thực tế. Giải pháp chọn bảo hiểm công là điều người Dân Chủ trung hữu cũng như người Cộng Hòa vốn không muốn. Việc TT Obama để cửa mở làm cho những người chống đối có đường đi, nghĩ rằng có thể thương lượng, tưong nhượng được.

Vấn đề gay go nhứt và quan trọng nhứt là biến việc bảo hiểm y tế trở thành bó buộc và đưa ra một số qui tắc cho các công ty bảo hiềm tư. Vấn để cốt lõi đó, TT Oama cứng rắn, không mở cửa cho thoả hiệp. Theo TT Obama, bước đầu sẽ đưa ra những qui tắc liên bang, để từ đó qui tắc hoá hệ thống bảo hiểm y tế Mỹ. Không khoán trắng sức khoẻ toàn dân cho các công ty bảo hiểm tư nữa.

Nhưng TT Obama khéo léo không tuyên chiến với các hãng bảo hiểm tư. Ong chỉ hạn chế quyền hạn của họ không cho phép các hãng bảo hiểm tư từ chối trả tiền y tế phí quá cao hay người mua bảo hiểm khi đau nặng. Về điểm này, TT Obama rất cứng rắn vì 56% dân chúng Mỹ mua bảo hiểm tư và các hãng này viện lý nguy cơ phá sản để giới hạn số tiền trị bịnh cho người mua bảo hiểm, thường không quá 1 triệu Đô.

Còn 45 triệu người Mỹ không có một thứ bảo hiểm y tế nào, TT Obama muốn tổ chức thành như một tổ hợp tư hoạt động như thị trường chứng khoáng nhưng không phải để kiếm lời mà để vận dụng sự cạnh tranh của các hãng bảo hiểm hầu giám giá việc chăm sóc sức khỏe cho số người thiếu lợi tức này. Mô thức này đã có ở TB Massachusetts.

Bế tắc có thể được giải toả ở Quốc Hội vì TT Obama đưa ra một hình thái hoà giải hai phe chống binh có thể chấp nhận được. TT Obama cho biết ai có bảo hiểm rồi, dư thảo cải tổ không đụng đến, tức bảo hiểm tư vẫn giữ được khách hàng nếu làm việc được lòng khách hàng. Vì sức khoẻ của người dân, Ong chỉ cấm các hãng bảo hiểm tư không đưọc từ chối trả tiền y tế phí quá cao hay người mua bảo hiểm khi đau nặng. Điều này của TT Obama khác với ý của dư thảo của TT Clinton, khiến TT Clinton thất bại năm 1993 và bỏ trôi.

TT Obama hứa không tăng 1 xu thuế nào vì kế họach cải tổ này. Lời hứa của Ong có làm được không, kế hoạch tốn 900 tỷ chớ không phải ít. Nhiều nghi ngờ và tranh luận. Gian lận Medicare ngày càng nhiều đối với bảo hiểm công. Khuynh hướng y tế phí có tăng chớ không có giảm vì khoa học kỹ thật y tế ngày càng tinh vi cáng tốn kém. Tuổi thọ người Mỹ ngày càng cao. Quỹ Medicare thường lo phá sản. Khiếm hụt ngân sách ngày càng trầm kha.

Nhưng vấn đề không phải nằm ở chỗ đó. Bản chất vấn đề là sức khoẻ của toàn dân có nên khoán trắng cho các bảo hiểm y tế tư như từ đó tới giờ khiến nền y tế Mỹ mắc mỏ nhứt hoàn cầu, người dân Mỹ đóng bảo phí mắc nhứt thế giới mà nền y tế thế giới đứng hàng thừ 37 trên thế giới thôi. Vấn đề là nước Mỹ là nước kỹ nghệ giàu mạnh nhứt hoàn cầu mà có 4 5 triệu người My, tức 4% dân số không được chăm sóc sức khoẻ vì không có một thứ bảo hiểm y tế nào. Tại sao?

Trong trường hợp này các dân biểu, nghị sĩ, hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ, Quốc Hội và Hành Pháp sẽ đặt quyèn lợi nhân dân Mỹ lên trên để trả lời câu hỏi tại sao. Đó thường là thái độ và hành động chung của chánh quyền dân cử của dân, vì dân, do dân của My trước những vấn đề gay go quốc nội cũng như quốc ngoại.

VI ANH
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Chiến thuật răn đe trên Biển Ðông


Ngày mùng 1 tháng Mười năm nay đánh dấu 60 năm Trung Cộng thắng trận nội chiến và chiếm trọn lục địa Trung Hoa. Họ sẽ tổ chức một cuộc duyệt binh lớn chưa từng có để răn đe mọi thế lực quân sự khác trên thế giới, đặc biệt là những lân quốc mà Trung Cộng đang va chạm quyền lợi trên Biển Ðông và Hoa Kỳ, thế lực quân sự đứng sau lưng các quốc gia này.
Phóng viên của hãng thông tấn Associated Press tham dự cuộc tập dượt duyệt binh mô tả,

“"Các hỏa tiễn nguyên tử xuyên lục địa loại DF-31 đã được canh tân, có tầm bắn xa đến tận Hoa Thịnh Ðốn được vận chuyển trên các xe kéo cùng với các hỏa tiễn tầm ngắn DF-11 và DF-15, hỏa tiễn chống chiến hạm YJ-83 và hỏa tiễn tầm trung bình DH-10, thường nhắm vào Ðài Loan và hải quân Mỹ.”

Các chiến đấu cơ do Trung Cộng sản xuất loại J-10 cũng sẽ trình diễn bay qua quảng trường Thiên An Môn.”
Từ 20 năm nay Trung Cộng kiên trì thực hiện kế hoạch tăng cường quốc phòng với những ngân khoản rất lớn. Ngân sách năm nay được công bố là 71 tỷ đôla, nhưng giới quan sát nói con số thực tế cao hơn thế nhiều.

Ông Denny Roy, một chuyên gia về quốc phòng Trung Cộng tại Trung tâm Đông-Tây viện đại học Hawaii nhận xét: “Cuộc duyệt binh không chỉ nhằm phô diễn vị thế cường quốc mới của Trung Quốc cho người dân, mà còn cho nước ngoài thấy rằng đã tới lúc họ phải thay đổi các chính sách dựa trên quan điểm cho là khả năng quân sự của Trung Quốc còn non yếu."
Nhiều nhà quan sát khác cũng nói là cuộc diễn hành năm nay là thông điệp của Trung Cộng gửi cho Hoa Kỳ để nói là họ có khả năng chống lại chính sách của Hoa Kỳ hậu thuẫn Đài Loan và các quốc gia trên Thái Bình Dương.
Thông điệp răn đe của Bắc Kinh cũng hướng tới Nhật Bản, Việt Nam và các nước có tranh chấp lãnh hải với Trung Cộng tại Biển Đông Việt Nam và Đông Hải Trung Hoa.
Tuy nhiên trên lập luận chính thức Trung Cộng vẫn nói họ chủ trương hoà bình, và mục đích cuộc duyệt binh là để khuyến khích tinh thần yêu nước và triển lãm thành quả hiện đại hóa của Quân đội Nhân dân.
Ông Guo Zhigang, chỉ huy phó công tác tập luyện duyệt binh, nói, "cuộc duyệt binh sẽ cho thấy hình ảnh tích cực của Trung Quốc trong tư thế một quốc gia tìm cách phát triển hòa bình".

Chúng ta đã ngao ngán những phương cách Trung Cộng bảo vệ hòa bình trên Biển Ðông Việt Nam: bắn giết, giam giữ ngư dân Việt Nam, đụng chìm ngư thuyền Việt Nam.
Ðối phó với chiến thuật khoe bắp thịt của Trung Cộng, chiến thuật răn đe của Hoa Kỳ trên Biển Ðông là vận động một cuộc liên minh giữa các quốc gia Ðông Nam Á và Ðông Á đang chia mặt biển Thái Bình với Trung Cộng, và không chấp nhận thái độ của Trung Cộng lấn lướt dành phần lớn quyền lợi cho chính họ.

Mắt xích yếu nhất của sợi giây liên minh này là Việt Nam, quốc gia gần Trung Cộng nhất về cả hai mặt địa dư và chính trị, sự gần cận đang mang lại nhiều tai hại cho người Việt Nam.
Sau nhiều cuộc thăm viếng vận động của các chính khách và tướng lãnh Hoa Kỳ, chính phủ Việt Cộng đã có chiều ngả theo chiến thuật liên minh của những nước nhỏ để chống lại sự lấn lướt của Trung Cộng.
Thay đổi mới nhất của Việt Cộng trong chiến thuật này là xây dựng một lực lượng không quân hải chiến. Ký giả Robert Karniol viết trên nhật báo Straits Times của Singapore là Việt Nam sắp công bố kế hoạch này.
Các nước Á Châu có không quân trực thuộc hải quân là Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Nam Hàn, Đài Loan và Thái Lan.
Karniol tiết lộ Việt Nam đã mua ba máy bay EADS-CASA C212 loại 400 chuyên tuần phòng trên mặt biển. Các máy bay này được trang bị bằng radar MSS 6000.
Sang năm tới, các hoạt động phòng duyên sẽ được thực hiện bằng những phi cơ C212, thay thế bốn chiếc Beriev BE-12 mua của Liên Xô từ 1981.
Lực lượng không quân sẽ là những chiếc khu trục phản lực AS 17 trang bị bằng hỏa tiễn chống chiến hạm.

Hoa Kỳ đã chào hàng với Hà Nội loại thủy phi cơ United Capital Corporation (Grumman) G-111T, và Canada cũng có thể cung cấp thủy phi cơ tương tự, loại The Bombardier 415MR, có thể dùng để vận chuyển hay tìm kiếm cứu nạn.

Nếu thông điệp răn đe của Việt Nam gửi cho Trung Cộng là “chúng tôi sẽ bảo vệ ngư dân Việt Nam” thì những chiếc tầu cảnh sát Trung Cộng sẽ thôi không hoành hành trên Biển Ðông, thôi bắn giết ngư dân Việt Nam; vì mặc dù diễn binh rầm rộ để khoe bắp thịt, nhưng Trung Cộng vẫn chưa sẵn sàng tham chiến.

Họ cũng hiểu sức mạnh của bó đũa Ðông Á, sức mạnh này lại còn có sự hậu thuẫn của quân lực Hoa Kỳ.

Nguyễn Ðạt Thịnh
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests