Tình Đồng Đội

Quân sử, những bài viết, ký sự, ...
Post Reply
phamhoa
Posts: 8
Joined: Tue Oct 28, 2008 6:38 am
Location: Los Angeles California
Contact:

Tình Đồng Đội

Post by phamhoa »

Tình đồng đội.

Thư người em gái

Chiều nay có ai về Nha Trang
Biển vắng người quen nhạt nắng vàng
Nhắn với anh tôi mùa lúa chín
Mẹ nhờ người gặt độ thu sang

Chiều nay có ai về đường xa
Thao trường còn vọng tiếng quân ca
Nhắn với anh tôi đừng khóc nửa
Quán trọ đường xa buổi nhớ nhà

Chiều nay có ai về biển Đông
Bầy chim én liệng đinh Hòn Chồng
Nhắn với anh tôi thuyền cập bến
Không có khách về quạnh bến sông

Chiều nay có ai về Bải Tiên
Dỏi mắt mờ xa một bóng thuyền
Nhắn với anh tôi mau trở lại
Giặc về quê mẹ hết bình yên

Chiều nay có ai về trong đêm
Đạn rơi tiếng pháo vọng bên thềm
Nhắn với anh tôi đừng ngại bước
Mẹ già hôm sớm sống bên em .

Lê Chiến khóa 8/72
Chi Đoàn 2/15 TK LĐ III KB
Attachments

[The extension jpg has been deactivated and can no longer be displayed.]

thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Thank you anh Phạm Hoà.
Mai mốt có tin tức , hình ảnh , thơ văn nói về đồng đội nhất là sinh hoạt của anh em Đồng Đế anh nhớ cho vào đây để mọi người thưởng thức với nha .
Nhiệt tình của anh với quân trường Đồng Đế phải nói là số 1.

Tình Thân
phamhoa
Posts: 8
Joined: Tue Oct 28, 2008 6:38 am
Location: Los Angeles California
Contact:

Post by phamhoa »

Thư gởi người em gái

Chiều hôm nay có ai về quê cũ
Tìm dùm tôi người con gái tên Duyên
Nhắn với em tôi giữ trọn lời nguyền
Em gắng đợi chờ ngày về tao ngộ

Nay quê nhà chắc đến muà lúa trổ
Cánh đồng làng rộn rã tiếng hò khoan ..
Tôi ở đây ngày vẫn bước nhịp nhàng
Cất tiếng hát quân trường vang tiếng gọi

Thao trường .. đổ mồ hôi lên cát sõi
Mai chiến trường bớt đổ máu đào rơi!
Ðời chiến binh phiêu bạt bốn phương trời
Mang chí cả tung hoành muôn vạn nẽo

Chiều Bải Tiên ngồi nhìn từng đợt sóng
Nghe rì rào tôi ngỡ tiếng em trao
Thì thầm nhau câu hẹn ước hôm nào
Yêu nhau mãi cho dù mình xa cách ..

Ðêm Nha Trang tôi đứng nhìn biển rộng
Ngắm ngân hà tôi mơ mộng vu vơ
Có vì sao rơi rớt thật xa bờ
Chợt cảm thấy lòng buâng quơ xao xuyến ..


Em yêu hởi! Những ngày xưa quyến luyến
Kẻ phương nầy, phương đó nhớ thương nhau
Cầu mong ngày đất nước hết binh đao
Mình sẽ mãi bên nhau em yêu dấu ..

Phạm Hùng SVSQ 10b/72
Attachments

[The extension jpg has been deactivated and can no longer be displayed.]

phamhoa
Posts: 8
Joined: Tue Oct 28, 2008 6:38 am
Location: Los Angeles California
Contact:

Cám Ơn

Post by phamhoa »

Cám ơn Chiến Hữu Thiên Thanh
Sẻ cố gắng sinh hoạt thường xuyên vối quý ạnh
Vinh hạnh ghi nhận nhũng khích lệ của anh em.

Nhảy Dù Cố Gắng, Lôi Hổ Chết Bỏ,

Thân Mến
Phạm Hoà
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Image

CÒN NGHE ÂM HƯỞNG

nghe như núi lở sông gầm
xuất quân tham chiến đất vần vũ tung
một đường xích xẻ đôi rừng
muôn thiên lý mã vạch từng mây xa

bỗng thôi, chuyển biến sơn hà
sau cơn binh lửa ánh tà dương phai
trăng vừa rớt xuống bụi gai
sao trăng không đậu bờ vai người về

im lìm xa mã não nề
nhớ khi chinh phạt hả hê bên trời
âm vang xích động trong đời
còn theo nhau mãi những thời giao tranh

vó chàng kỵ sĩ sang canh
buồn tênh nhịp gõ dặm xanh bạt ngàn
mai ta đi dọc Việt Nam
tìm tên chiến hữu viết tràn non cao



Cao Mỵ Nhân
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

.
Image
Vá Cờ
*Cảm đề tác phẩm Vá Cờ của Nguyễn Ngọc Hạnh

Đường chỉ thẳng, một đường gươm bén
Chém ngang đời vết chém như mơ
Vá tim tan tác như cờ
Vá hồn vị quốc chưa mờ linh quang

Vá hạo khí dọc ngang trời đất
Bốn ngàn năm bất khuất kiêu hùng
Trên cờ thấy núi thấy sông
Người vì nghĩa cả đã dâng hiến đời

Nhấm dòng máu còn tươi nỗi hận
Nghiêng mái đầu súng trận còn vang
Yêu người, yêu lá cờ vàng
Lệ thầm nuốt nghẹn từng hàng mỗi đêm

Đời chinh phụ thoắt chìm trong tối
Tình yêu quê réo gọi đầy lòng
Lửa tim hận nước, thù chồng
Lửa thiêng còn cháy bập bùng ngàn thu/.


hahuyenchi


.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

RƯỢU VÀ BÈ BẠN

Uống đi chén rượu nghĩa tình
Uống đi để thấy đời mình có nhau,
Quê Hương , Tổ Quốc niềm đau
Uống đi ngạo nghể với màu cờ xưa

Uống đi rừng vẫn giăng mưa,
Uống đi khóc bạn mới vừa ngủ yên
Hình như có giọt sầu miên
Rớt rơi trên đỉnh muộn phiền đời ta.

Uống đi kỷ niệm phôi pha
Uống đi năm tháng nhớ nhà xanh xao
Ta người lính cũ hư hao
Rút dao đâm ngực máu trào hờn căm

Uống đi tù ngục xa xăm
Uống đi nước mắt âm thầm lặng rơi
Bạn bè chiến trận thây phơi
Bỏ ta còn lại , giữa đời xót xa.

Uống đi em giết tình ta,
Uống đi ân ái mặn mà nồng cay
Mưa trên thành phố vẫn bay,
Ta ngơ ngác giưã tháng ngày phiêu du


Khiếu Long.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Image

Lựu Đạn

Hình như Ta gặp người nơi tiền kiếp
Trên cầu đoạn trường ta ... té gãy chân
Bởi nụ cười người, chao ôi hết biết...
Ta tương tư và... từ bỏ cõi trần

Mười tám năm sau trở thành hảo hán
Ta nhịn ăn bước qua cửa luân hồi
Ta chạy tìm người mịt mờ trời đất
Trời đất loạn ly khói lửa tơi bời

Biết người khôn... ta lao vào Thủ Đức
Gái khôn tìm chồng, tìm kiếm đâu xa
Hỏa châu lững lờ rũ người thao thức
Có khốc liệt nào ta chẳng bước qua

Rãnh được phút nào... ta ra phố chợ
Say ngất ngư vẫn nhớ nụ cười người
Ta cố tình quên, quên trong nỗi nhớ
Gặp được người ta tơi tả tả tơi

Người ngồi xuống uống cùng ta vài chén
Có được kiếp nầy sẽ có kiếp sau
Có thằng lính nào lại không lỗi hẹn
Người đừng quê... và khỏi phải cầu nhầu

Nụ cười người ta mang vào chiến trận
Địch bắn tùm lum, chẳng trúng nụ cười


Trạch Gầm
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »


Image

Đợi người tôi yêu

Tôi có người yêu về Đồng Đế
Mùa hè đỏ lửa bảy mươi hai
Nên có những ngày trên phố Huế
Mình tôi ngơ ngẩn bóng trang đài

Tôi có người yêu thơ không gởi
Thao trường mệt mỏi lội đèo cao
Nên có những đêm mòn mỏi đợi
Cánh nhạn đường xa nhớ dạt dào

Tôi có người yêu là lính chiến
Ba lô súng đạn bước quân hành
Nên có những chiều về trên biển
Mình tôi thơ thẩn bóng mây xanh

Tôi có người yêu xa phố củ
Về Nha Trang rợp bóng thùy dương
Nên có tiếng chuông chùa Thiên Mụ
Ru tôi tròn giấc ngủ đêm trường

Tôi có người yêu chưa trở lại
Nụ hôn đầu mải ngọt đầu môi
Nên có cơn mê về ái ngại
[Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi ?]


SVSQ Lê Chiến khóa 8/72
Chi Đoàn 2/15 TK Lử Đoàn III KB
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Dạ Lan Người Em Gái Hậu Phương
.
Nguyễn Khắp Nơi

Dạ Lan vẫn còn đó, một người đang sống tại Việt Nam,
một người đang sống bình yên với gia đình tại South Carolina,
vẫn luôn nhớ các anh, những chiến sĩ kiêu hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà ngày nào.

Image
Dạ Lan 1 (Hoàng thị Xuân Lan)

CHÀO CÔ DẠ LAN, CÔ VẪN MẠNH KHỎE CHỨ?

Trở lại đề tài về Dạ Lan.

Không phải chỉ một mình tôi và anh em nhà binh ở Úc còn nhớ, còn nhắc nhở tới Dạ Lan, mà là rất nhiều anh em lính chiến ở khắp nơi trên thế giới cũng đều nhắc nhở tới cô. Điểm qua làng báo và websites trên toàn thế giới, từ khi tôi viết bài đầu tiên về Dạ Lan “Lá thư chưa viết từ chiến trường – Huyền thoại Dạ Lan”, đã có nhiều người nói tới Dạ Lan và chương trình Dạ Lan, mà tôi xin được tóm tắt như sau:

Cha đẻ của chương trình Dạ Lan là Đại Tá Trần Ngọc Huyến.

(Đại Tá Huyến di tản sang Hoa Kỳ vào năm 1975. Ông qua đời Vào ngày 15 Tháng Mười Một, 2004, tại Houston Texas, vì bệnh tim, hưởng thọ 80 tuổi.)

Sau năm 1963, ĐT Huyến đảm nhiệm chức vụ Thứ Trưởng Bộ Thông Tin, kiêm Giám Đốc Nha Chiến Tranh Tâm Lý. Ông có rất nhiều sáng kiến thay đổi cách thức tuyên truyền và nâng cao tinh thần binh sĩ. Từ đó, ông đã tìm hiểu, sưu tầm những chương trình tương tự của các quốc gia khác trên thế giới và đã đặt ra những chương trình phát thanh như sau:

Chương trình Gia Binh, nhắm vào gia đình của các chiến sĩ.

Chương trình Đồng Minh Vận, nhắm vào các chiến sĩ đồng minh và gia đình của họ.

Chương trình Dạ Lan, nhằm nâng cao tinh thần của các chiến sĩ.

Sau khi bàn bạc kỹ càng với Quản Đốc Ðài Phát Thanh Quân đội thời đó là Thiếu Tá Nguyễn Văn Văn Thúy, tức nhà văn Kỳ Văn Nguyên, chương trình Dạ Lan đã được ra đời (tên của chương trình phát thanh cho lính được đặt là Dạ Lan, trước khi tìm được xướng ngôn viên. Kế tục chức vụ quản đốc đài Quân Đội là Thiếu Tá Phạm Hậu, tức nhà thơ Nhất Tuấn. Cuối cùng, từ năm 1969 cho đến khi tan hàng, quản đốc đài là Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến tức là nhà văn Văn Quang).

Xướng ngôn viên đầu tiên của chương trình Dạ Lan, do một trùng hợp bất ngờ, lại có tên là Lan. Cô không phải họ Nguyễn như tôi, mà là họ Hoàng, Hoàng thị Xuân Lan (cũng có khi không phải họ Hoàng). Mặc dù giọng đọc của cô là giọng Bắc Kỳ thứ thiệt, nhưng cô lại sinh quán ở Quảng Nam. Thời đó, thời 1963, cô Lan đang làm xướng ngôn viên cho đài phát thanh Quân Đội ở Đông Hà, phát về phía bên kia chiến tuyến, do Nhất Tuấn và Hà Huyền Chi điều khiển. Nhờ giọng đọc (Bắc Kỳ) êm ấm ngọt ngào (do Hà Huyền Chi hướng dẫn phát âm), cô đã lọt vào mắt xanh của các quan to và được đưa từ Đông Hà về tới Sài Gòn để nói trong chương trình Dạ Lan:

“Đây là chương trình Dạ Lan, tiếng nói của những người em gái Hậu Phương, gởi cho những anh trai Tiền Tuyến”

Những danh từ “Em Gái Hậu Phương” và “Anh Trai Tiền Tuyến” cũng là từ chương trình Dạ Lan mà ra, để rồi sau đó đã đi xâu vào lòng người dân Việt, vào tâm khảm những người Lính Việt Nam Cộng Hòa. Các nhạc sĩ chuyên viết nhạc Lính cũng theo đó mà lồng vào bài hát của mình những danh từ kể trên.

Chương trình Dạ Lan bắt đầu vào buổi tối, từ 7 giờ tới 9 giờ, mỗi ngày, gồm có những mục tin tức, thời sự, điểm báo, văn nghệ và thư tín.

Phần hấp dẫn nhất của chương trình Dạ lan là phần nhạc và thư tín, do Dạ Lan giới thiệu từng bản nhạc và trả lời từng bức thư của các anh trai tiền tuyến gởi về. Cho đến bây giờ, những lời nói ngọt ngào của Dạ Lan hầu như vẫn còn âm vang trong tiềm thức của các anh trai tiền tuyến.

Chương trình Dạ Lan đã được anh em quân nhân chúng ta đón nghe một cách say mê và ưa thích, nhất là những anh trai nào đóng quân ở xa nhà, những tiền đồn hẻo lánh. Những người lính viết thư về cho Dạ Lan nhiều tới nỗi đài Quân Đội phải tuyển thêm một số nữ nhân viên để phụ trách vấn đề trả lời thư của các “anh tiền tuyến” hằng đêm. Một số thiệp chúc tết, chụp hình cô Xuân Lan cũng được Nha Chiến Tranh Tâm Lý ấn hành để gởi tặng đến các chiến sĩ tiền đồn (bức hình Dạ Lan ở đầu bài là trích trong cuốn báo Xuân Cộng Hòa năm 1965) .

Tuy vậy, nhân vật “Em Gái Hậu Phương Dạ Lan” chưa bao giờ xuất hiện trên truyền hình, báo chí hay ngoài đời, mà chỉ duy nhất qua làn sóng điện mà thôi. Cũng vì thế mà có người nói tấm hình trên chỉ là hình một cô gái . . . nào đó. Tấm hình Dạ Lan không rõ mặt, tóc thề ngang vai, mặc áo dài tím, mà tôi đã nhắc tới trong bài viết đầu tiên “Huyền Thoại Dạ Lan” cũng thuộc loại . . . cô gái nào đó mang tên Dạ Lan. Cũng chính vì thế mà Dạ Lan mới trở thành huyền thoại. Để tôn trọng cái huyền thoại này, mà đã có người không đồng ý khi tôi đăng hình Dạ Lan lên báo. Theo những anh em này, Dạ Lan nổi tiếng là vì cô hư hư thực thực, không ai biết cô là ai. Chứ khi biết rồi, thì cô chỉ là một người trần gian như chúng ta thôi, thì mất vui đi rồi.

Sau biến cố 30 tháng Tư, chương trình Dạ Lan không còn nữa, đa số nhân viên làm việc cho đài phát thanh Quân Đội đều đuợc di tản. Trong thời gian đầu tiên ở đất khách quê người, ai cũng phải lo cuộc sống gia đình trước hết. Đến khi cuộc sống tạm ổn định, mọi người mới bắt đầu tìm kiếm nhau.

Kiếm tới kiếm lui mới thấy thiêu thiếu một cái gì đó.

Cái gì đó là cái chương trình Dạ Lan mà hằng đêm chúng ta vẫn thường nghe, dù là ở tiền tuyến hay là ở hậu phương. Từ đó, anh em mới đặt câu hỏi: Dạ Lan đâu?

Sau khi bài viết “Lá thư chưa viết từ chiến trường – Huyền Thoại Dạ Lan” của tôi đuợc đăng trên Việt Luận và Vietluanonline, đã rất nhiều độc giả tiếp xúc với tôi để cùng nhau tìm Dạ Lan.

Một độc giả đã tìm ra trong website của nhà văn Hoàng Hải Thủy cũng có đề cập tới Dạ Lan. Ông HHT cho biết, Dạ Lan quen biết với gia đình ông từ trước 1975, cho tới khi gia đình ông qua Mỹ vào năm 1995, vợ ông vẫn thường gọi điện thoại về nói chuyện với Dạ Lan. Chỉ sau này, tức là vào khoảng 1998, Dạ Lan vì lý do gì đó, đã vắng bóng giang hồ. Ông hứa sẽ nhờ những bạn bè còn lại ở Sài Gòn ráng tìm cho ra Dạ Lan.

Đầu tháng Muời 2008, ông HHT đã email cho tôi, báo tin: Một người quen đã tìm ra Dạ Lan và đã có địa chỉ điện thư cũng như số điện thoại của cô. Ông không biết đúng hay sai, nhưng nói cũng sẽ thử liên lạc, và nói tôi cũng thử như vậy, biết đâu sẽ đúng là người muốn tìm.

Tôi cũng thử gởi email cho Dạ Lan, kèm theo bài viết của tôi về cô và buổi tối hôm đó, vợ chồng tôi hồi hộp ngồi gọi điện thoại về Việt Nam. Tôi gọi hai ba lần mà vẫn không được. Tổng đài điện thoại cho biết, số điện thoại này đã bị cắt từ lâu rồi. Suy nghĩ mãi tôi mới nhớ rằng, gọi ra ngoại quốc, phải bỏ đi số 0 đầu tiên của số điện thoại muốn gọi. Tôi lại hì hục quay số theo cách thức này. Sau vài giây chờ đợi, đầu giây bên kia đã có người nhắc lên. Tôi lên tiếng ngay:

-“Dạ, tôi tên Nguyễn Khắp Nơi, ở bên Úc, muốn nói chuyện với Cô Dạ Lan . . .

- Thưa anh . . . Dạ Lan đang nghe đây.

- A! Dạ Lan đó hả?

Chào cô Dạ Lan, cô vẫn . . . mạnh khỏe chứ?

-Cám ơn anh, Dạ Lan vẫn khỏe. Lan đã nhận được meo (email) của anh và của anh Hoàng Hải Thủy. . .

KHÔNG NGỜ RẰNG, CHO ĐẾN BÂY GIỜ, VẪN CÒN CÓ NGƯỜI NHỚ . . .

Nói đến đây thì Dạ Lan đã không kìm được nước mắt, cô bật lên tiếng khóc , nhưng vẫn cố gằng nói tiếp:

ĐẾN BÂY GIỜ MÀ CÒN CÓ NGƯỜI NHỎ` TÓI DẠ LAN HAY SAO?

-Đúng vậy, anh em chúng tôi ở bên này vẫn luôn luôn nhớ tới Dạ Lan, người bạn năm xưa đã cùng tâm sự nói chuyện với chúng tôi hằng đêm.

-Lan đã đọc được bài viết của anh, Lan cảm động quá . . .

Rồi cô lại rơm rớm nước mắt. Vợ tôi ngồi kế bên cũng . . . góp phần nước mắt.

-Hơn bốn mươi năm qua rồi, phải không anh?

-Hơn bốn mươi năm rồi, nhưng giọng nói của Dạ Lan vẫn không có gì thay đổi, vẫn trong trẻo, vẫn . . . như xưa, không khác gì cả.

Cuộc sống của Dạ Lan hiện tại ra sao?
Lý do nào mà cô vẫn còn ở Sài Gòn?


Dạ Lan đã cho tôi biết vắn tắt như sau:

Cô họ Hoàng, làm việc với chương trình Dạ Lan từ ngày đầu tiên vào năm 1963-1964. Sau đó, vì lý do gia đình, cô đã đổi về làm ở đài phát thanh Đà Lạt. Tới năm 1968, cô trở lại Sài Gòn, làm cho đài phát thanh Sài Gòn về công việc hành chánh. Tới ngày 30 tháng Tư 1975, sau khi TT Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, cô là người phụ nữ cuối cùng còn ở lại đài phát thanh, để cùng những anh em khác đốt bỏ những tài liệu cần phải bỏ. Trước đó, cô cũng được mời di tản, nhưng không hiểu tại sao, cô không đi.

Cuộc sống của những người ở lại, bạn và tôi, cũng đều đã trải qua: Ai nấy đều lo cho mạng sống, lo cho miếng ăn hàng ngày, lo né tránh bắt bớ, rồi cuối cùng là tù đầy . . . chẳng ai còn có bụng dạ nào mà tìm ai, kiếm ai. Sau đó, người thì tiếp tục bị tù đầy, người thì vượt biên ra ngoại quốc, người thì bôn ba ngược xuôi tìm sống, cố gắng tìm đường vượt biên.

Cuộc sống của Dạ Lan đầy những điều mà cô cho là không được như mong ước. Cho đến bây giờ, cô cũng vẫn còn là một người đàn bà độc thân. Trước đó, cô có một đứa con gái, nay đứa con đã yên bề gia thất ở Pháp, còn cô thì vẫn độc thân, vẫn một mình một bóng, không nhà không cửa, không thân nhân.

Dạ Lan đang ở . . . chùa.

Chùa đây có đầy đủ ý nghĩa của nó: Cô ở trong một ngôi chùa ở vùng ngoại ô đèn vàng. Cô làm công việc từ thiện cho chùa, do đó, cô ăn ở ngay tại đây. . . không phải trả tiền, tức là . . . ăn ở chùa. Cô không mặc áo cà sa, và chưa có ý định mặc áo này, nhưng cô vui vẻ với cuộc sống hiện tại.

Dạ Lan ngày nay như vậy hay sao?

Người em gái ngày xưa đem tiếng nói của mình đi tâm sự, an ủi những anh trai tiền tuyến, những người vợ hiền đang chờ chồng trở về từ miền xa, bây giờ sống một cuộc sống cô độc như vậy hay sao?



Ngày xưa, cô an ủi mọi người đang ở những chốn cô đơn, mưa gió, đạn bay súng nổ.

Ngày nay, người em gái hậu phương sống cô đơn hiu quạnh, có ai biết tới cô để an ủi cô hay không?

Chúng ta thật sự còn nhớ đến cô hay không?

Dạ Lan cho biết, cô hàng ngày đi làm việc thiện nguyện. Nhà chùa quyên được cái màn, tấm chăn, miếng cơm, manh áo, thì cô và những người thiện nguyện khác chất đầy những món quà cần thiết này lên xe, lái tới tận nơi có những người cần dùng nó mà phát cho họ. Rừng nào cô cũng đi, suối nào cô cũng tới, làng xã xa xôi tới đâu, chiếc xe từ thiện của cô cũng lăn bánh tới. Đi như vậy, tuy cực nhưng mà vui, vì mình đã đem lại niềm vui cho họ.

Thì ra, tâm nguyện của Dạ Lan là như vậy! Ngày xưa, cô đem lại niềm vui cho mọi người, đối tượng của cô lúc đó là những chàng trai chiến tuyến, nay cô cũng làm công việc đó, chỉ khác đi cái đối tượng làm việc của cô mà thôi. Đối tượng ngày nay của cô là những người nghèo đói, nghèo hơn cô nữa, đói hơn cô nữa, mặc dù cô chỉ có mỗi manh áo mặc trên người, còn mọi thứ khác, đều . . . của chùa hết.

Tương lai của Dạ Lan ra sao?

-Lan cũng không biết nữa, anh ạ! Danh sách những nơi bị nạn hỏa hoạn, lụt lội, hạn hán . . . còn rất nhiều, chương trình của nhóm cứu trợ của Lan viết trên lịch kéo dài cả mấy tháng trời nữa. Lan chỉ mong trời cho có sức khỏe, để giúp đỡ mọi người.

Cũng có thể một ngày nào đó, Lan sẽ . . . mặc áo tu hành! Biết đâu được!

Cám ơn các anh đã còn nghĩ đến Dạ Lan,

Nếu tôi ở trong hoàn cảnh của Dạ Lan, tôi sẽ làm gỉ? Tôi cũng chẳng biết nữa

Nếu bạn ở trong hoàn cảnh của Dạ Lan, bạn cũng sẽ làm sao?

Lặn lội đường xá xa xôi, công lao cực khổ để tìm ra người bạn quý năm xưa. Tìm ra rồi, bạn sẽ làm gì bây giờ?

Tôi cũng chẳng biết làm gì nữa? Chỉ biết rằng người bạn năm xưa của chúng ta đang ở tình trạng cô đơn, tứ cố vô thân, đang cần sự an ủi của những người mà năm xưa, cô đã từng an ủi họ.

-Chúng tôi, những người bạn của Dạ Lan, muốn tâm sự, muốn giúp đỡ Dạ Lan, thì . . . làm sao bây giờ?

-Thôi anh ạ! Nhớ tới nhau thì cứ nhắc nhở là được rồi! Lan cũng nhớ tới các anh lắm, đi đâu, nhìn thấy những gì còn lại năm xưa, cũng làm cho Lan nhớ lại thời gian đẹp của những ngày làm cho chương trình Dạ Lan. Có nhũng lúc buồn tủi, chỉ đứng khóc một mình.

Cuộc sống của Lan bây giờ rất là đơn giản, cứ như thế cũng được rồi.

Nói thế thì cũng không đúng, phải không anh? Phải nói như thế này:

Cần thì Dạ Lan cần nhiều thứ lắm, nhưng rồi lại chẳng biết mình cần gì!

Muốn nói chuyện với Lan, thì phải đợi khi nào Lan không đi cứu trợ, về lại nhà chùa. Lúc trước, Lan có một cái Laptop, thỉnh thoảng vào net liên lạc với mọi người, nhưng đi rừng đi núi hoài, cái máy rớt mất lúc nào không biết, Lan đang cố gắng dành dụm để mua lại cái khác, nhưng chắc là cũng phải còn lâu lắm. Hiện tại, mỗi lần muốn liên lạc với bạn bè, Lan phải ra phố, vào Internet cafe, nên cũng khá bất tiện.

Thôi thì, nếu ai có muốn liên lạc với Lan, xin anh cứ nhận rồi khi nào tiện thì chuyển dùm cho Lan. Còn, nếu anh bận . . . thì thôi.

Bạn và tôi, chúng ta có . . . “Thì Thôi” hay không?



Ở phân đầu, tôi có nói với bạn rằng, Dạ Lan chỉ làm với dài phát thanh Quân Đội tới năm 1966 thôi. Vậy thì ai tiếp tục mà chúng ta vẫn nghe chương trình Dạ Lan hằng đêm?

Người tiếp tục chương trình Dạ Lan, cũng do một sự tình cờ, lại vẫn có tên thật là Lan, Hồng Phương Lan, tức Mỹ Linh. Lúc đó, cô Mỹ Linh cũng vẫn đang làm việc cho đài phát thanh Quân Đội, ở chương trình nhạc ngoại quốc yêu cầu. Cô là người Bắc rặt, và vì cô có giọng nói giống hệt như Xuân Lan, nên đã được chọn thay thế để tiếp tục chương trình Dạ Lan mà không ai biết cả. Vì nhân viên đài phát thanh không nói ra ngoài, nên ai cũng tưởng chỉ có một Dạ Lan mà thôi.

Mỹ Linh tiếp tục chương trình Dạ Lan cho tới ngày 29 tháng Tư 1975 thì di tản sang Hoa Kỳ và định cư tại South Carolina. Cô có tham gia nhiều chương trình cộng đồng và đã giới thiệu nhạc cho băng nhạc Hoàng Oanh 2 “Thương Người Chiến Sĩ”

Khi biết được là có tới hai Dạ Lan, có người đã trách các cấp chỉ huy cũ của đài phát thanh Quân Đội, là, tại sao không nói ra cho mọi người biết?

Tôi không phụ trách đài phát thanh Quân Đội, nên không biết điều này. Nhưng nếu tôi ở trong hoàn cảnh đó, chắc tôi cũng không nói gì cả. Lý do rất dễ hiểu: Không ai biết mặt, biết tên Dạ Lan cả, Dạ Lan là bất cứ người nào cơ mà! Bởi thế mới gọi là huyền thoại. Đối với tôi, Dạ Lan nào cũng là Dạ Lan.

Cũng đã có người nói với tôi: Đã là huyền thoại thì . . . chỉ nói thôi, chứ đừng hình ảnh làm chi cho mệt, cứ để ai muốn hiểu, muốn tưởng tượng Dạ Lan như thế nào cũng được.

Điều này cũng đúng!

Ai nói gì cũng đúng hết, Dạ Lan là Dạ Lan, là một hình ảnh đẹp của chúng ta ở quá khứ, đừng ai phiền trách ai cả.

Chỉ ước mong rằng, một ngày đẹp trời nào đó, chúng ta sẽ lại được nghe lại giọng nói của cả hai Dạ Lan.
NGUYỄN KHẮP NƠI.
Tài liệu tham khảo:

Website Take2Tango
Người Việtonline,
Công Tử Hà Đôngonline
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »

Những người lính của sình lầy dự hội ngộ Tất Niên
Tuesday, January 06, 2009

Image
Những người vợ chung thủy của Biệt Ðộng Quân, đã qua những gian lao cùng chồng trong suốt cuộc chiến Việt Nam,
nay đang cùng chồng cất lên những tiếng hát chiến đấu trong các khúc quân hành.

Image
Ðại diện Tổng Hội BÐQ và Hội BÐQ Nam Cali đang làm lễ trước bàn thờ Tổ Quốc, tưởng niệm đến những chiến hữu đã vị quốc vong thân.
Bài và hình: Nguyên Huy/Người Việt

Lính Biệt Ðộng Quân (BÐQ) của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) thường được gọi là những người lính của sình lầy. Rất nhiều các sĩ quan và hạ sĩ quan đã được theo học các khóa học chống du kích tại Mã Lai, nơi quân đội Hoàng Gia Anh và Mã Lai trao cho những kinh nghiệm chống du kích Mã Cộng đã thành công.

Trên thực tế, người lính Biệt Ðộng Quân VNCH là một đội quân trừ bị chiến lược của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH cùng với Nhẩy Dù và Thủy Quân Lục Chiến, nên người lính Biệt Ðộng Quân VNCH không chỉ là những chuyên viên diệt giặc nơi bùn lầy thuộc Vùng 4 Chiến Thuật mà họ còn có mặt khắp nơi bất kể rừng sâu, biên giới.

Tháng năm chiến trận liên tục khiến người lính Biệt Ðộng Quân VNCH coi nhau như ruột thịt, bởi cận kề cái chết từng phút từng giờ, bên cạnh mình chỉ là những người lính cùng đơn vị, che chở cho nhau, tiếp cứu lẫn nhau và có khi chết trên tay nhau nữa. Mối tình ấy không có trong đời thường nên sau hơn 33 năm giã từ vũ khí, người lính Biệt Ðộng Quân lúc nào cũng mong mỏi gặp gỡ nhau để nhớ lại những ngày tung hoành oanh liệt mà chỉ có thể kể cho nhau nghe mới có được thông cảm mà thôi.

Vào tối hôm Chủ Nhật 4 Tháng Giêng vừa qua, hơn 400 anh em cựu chiến sĩ BÐQ lại có cuộc gặp mặt tất niên “ta,” tân niên “tây” tại nhà hàng Emerald Bay do Hội BÐQ Nam California tổ chức đến lần thứ 20. Biệt Ðộng Quân Nguyễn Thế Ðỉnh, có tục danh là Ðỉnh Ðầu Bạc, trong ban tổ chức cho biết, “Nào ai nhớ là bao nhiêu lần. Chỉ biết rằng cứ sau mỗi lần gặp là nhiều anh em lại hỏi kỳ tới là ngày nào. Hình như bao nhiêu lần gặp gỡ ấy, anh em đều thấy chưa đủ cho nhau.”

Nếu như trước 1975, người dân miền Nam quá quen thuộc với những người lính mũ nâu mà quân phục thường còn đầy bùn đất thì sau 1975 đồng hương tị nạn cộng sản ở khắp nơi nhất là ở Little Saigon, ít ai không biết tới những BÐQ Ngô Minh Hồng, Trần Tiễn San, Ðỗ Mạnh Trường, Nguyễn Minh Chánh, Nguyễn Thế Ðỉnh, Cai Văn Trung, Nguyễn Ngọc Chấn CNN, Nguyễn Văn Học... vì họ là những người luôn có mặt trong bất cứ một cuộc tranh đấu chống Cộng cũng như trong các sinh hoạt cộng đồng.

Trong buổi gặp gỡ lần này, những người lính BÐQ lại nhắc nhở nhau một mất mát lớn, đó là sự ra đi của người anh cả, cựu Ðại Tá Nguyễn Thành Chuẩn, cựu chỉ huy trưởng BÐQ. Một bàn thờ vọng được dựng lên bên cạnh bàn thờ Tổ Quốc trên sân khấu để anh em cùng tưởng nhớ đến người anh cả từng chung vai sát cánh anh em diệt giặc thù cứu lấy quê hương. Chủ tịch hội BÐQ Nam Cali trong lời chào mừng quan khách và thân hữu đến tham dự cùng anh em đã nhắc lại tiểu sử của người anh cả BÐQ Nguyễn Thành Chuẩn.

Xuất thân từ khóa 6 quân trường Võ Bị Quốc Gia, người lính Nguyễn Thành Chuẩn đã có mặt trong những đơn vị tác chiến anh hùng của QLVNCH. Ông cũng là tư lệnh chiến trường An Lộc. Sau Tháng Tư 1975, ông bị cộng sản bắt tập trung cải tạo và khi đến được Hoa Kỳ vào năm 1991 qua diện H.O. ông đã cùng anh em BÐQ quy tụ trong Tổng Hội BÐQ hoạt động rất tích cực và được anh em tín nhiệm trong trách nhiệm tổng hội trưởng.

Nói về người tù bất khuất Nguyễn Thành Chuẩn, niên trưởng Lê Minh Ðảo, tư lệnh SÐ18 cho biết, “Trong suốt thời gian ở trong tù cộng sản, Ðại Tá Nguyễn Thành Chuẩn lúc nào cũng là người thẳng thắn, cương quyết, giữ trọn tư cách một sĩ quan cao cấp của QLVNCH. Chính ông là người đưa được những tin tức từ bên ngoài vào qua ngả thăm nuôi để anh em được biết tình hình bên ngoài.

“Ông cũng là người ký tên vào một bức thư mà chúng tôi viết gửi cho Tổng Thống Ronald Reagan chúc mừng ông đắc cử và nói lên nghịch cảnh mà hàng trăm ngàn cựu quân cán chính VNCH đang bị cộng sản cầm tù.

“Bức thư do ba tướng và bốn đại tá ký và đã bí mật được chuyển ra ngoài rồi tới Mỹ và qua Tướng Trưởng, bức thư đã tới tay tổng thống Hoa Kỳ. Sau này tôi có dịp được ông Robert Funshett và một vị trong Hội Ðồng Cố Vấn TT xác nhận thư có đến tay Tổng Thống Reagan.”

Buổi tất niên của anh em Biệt Ðộng Quân các binh chủng bạn đều đến tham dự như Liên Hội Cựu Chiến Sĩ, Tập Thể Chiến Sĩ Tây Nam Hoa Kỳ, Hội Võ Bị, Cảnh Sát Quốc Gia (CSQG), Gia Ðình Mũ Ðỏ, Thiếu Sinh Quân, Pháo binh Thủy Quân Lục Chiến (TQLC), Cửu Long Hải Quân, thân hữu Không Quân, Quân Cán Chính Hải Ninh, và anh em trong các khóa 16, 19 Võ Bị Quốc Gia, khóa 17 Thủ Ðức. Ðiều đó cũng nói lên tình thắm thiết mà cộng đồng người Việt tị nạn dành cho anh em BÐQ không hề thay đổi.

Các niên trưởng trong QLVNCH có cựu Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo, cựu Ðại Tá TQLC Cổ Tấn Tinh Châu, cựu Ðại Tá BÐQ Lê Khắc Lý, Tổng Hội Trưởng CSQG Trần Quang An.

Nhiều đại diện BÐQ từ xa về như từ Arizona, Pennsylvania, và Bắc California cũng có mặt.

Và đương nhiên là có mặt của những người vợ chung thủy của BÐQ trong đồng phục mầu nâu đất, mầu của chiếc nón BÐQ. Những người vợ chung thủy này đã từng chia sẻ ngọt bùi với lính BÐQ trong thời chiến, thủy chung trong thời gian nan BÐQ bị tù đầy và lại sát cánh bên nhau lúc cuối đời trong các cuộc đấu tranh tự do dân chủ và nhân quyền cho đất nước cùng BÐQ.

Một dấu son cho các hoạt động của hội BÐQ là tờ báo của binh chủng này. Ðó là tập san Biệt Ðộng Quân, cơ quan ngôn luận của BÐQ. Tờ báo không bán nhưng đã được anh em trong hội hỗ trợ dư dả nên có mặt liên tục từ nhiều năm nay với những bài viết về những đơn vị cũ, những chiến trường xưa với đủ mọi khía cạnh giúp cho người viết quân sử VNCH sau nay thêm nhiều tài liệu tra cứu. (NH)
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Image

Người Lính Già Trên Chuyến Tàu Đêm
Nguyên Nhung
Hơn mười năm trở lại quê nhà, lúc bước xuống phi trường Tân Sơn Nhất, buổi xế trưa trời nóng bức, không khí ngột ngạt, ông Bảo lặng lẽ nối đuôi sau đám hành khách đang lục tục xếp hàng làm thủ tục hải quan, mồ hôi vã ra đầy người. Người về lặng lẽ chờ, cảm giác có nôn nao nhưng không láo nháo bằng đám người nhà đang đứng ở phiá ngoài chờ đợi thân nhân. Khi ngồi trên chiếc taxi chạy ra khỏi phi trường, ông Bảo mới ngỡ ngàng nhìn một Sài Gòn thay hình đổi dạng. Sài Gòn đây rồi, hơn mười năm biền biệt vắng xa, ông Bảo cố tìm lại vài nơi chốn quen ngày xưa khi chiếc xe tắc xi cố len lỏi chạy trong dòng xe đầy nghẹt trên đường phố.

Thay đổi nhiều, nhưng ông Bảo không phải về để tìm điều gì trong cái thành phố diện tích chật chội với tám triệu người dân đang chen chúc nhau gần như không có không khí để thở. Ông chỉ lướt qua Sài Gòn, rồi về nghỉ ở nhà bà con vùng ngoại ô thành phố, chờ chuyến xe lửa ra Trung, ở đó có bà mẹ già của ông đang thoi thóp những ngày cuối đời chờ đứa con xa trở về.

Đã quen với những xa lộ thênh thang cuả nước Mỹ, những khu nhà ở cách xa nhau nằm ẩn mình sau những bóng cây xanh, phố xá cũng ít bộ hành trên đường phố, ông Bảo cảm thấy hơi ngộp thở trước cái nóng, cái bụi, cái ngột ngạt của một Sài Gòn đang chuyển mình để ngoi lên với những đô thị lớn trên thế giới.

Hồi xưa ông ít khi có dịp về Sài Gòn, bởi thế với ông sự thay đổi ấy không làm ông choáng ngợp bao nhiêu. Mười hai năm ở quê người, mỗi lần nhớ về quê hương, trong óc ông hỗn độn nhiều hình ảnh khắp ba miền đất nước, nhưng quả đáng tội, hồi niên thiếu ông đã sống ở miền Trung, dải đất nghèo nhất trong ba miền Trung Nam Bắc, nó đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng ông, dù ông được sinh ra ở miền Bắc.

* * *
Trời đã dần tối, những vị sao giờ này mới nhấp nháy trên nền trời tối thẫm như nhung. Bỏ lại Sài Gòn hòn ngọc Viễn Đông , thành phố ánh sáng của những người giàu và là nơi trú ẩn cho những người nghèo trong những hẻm hóc tối tăm không bình yên.

Nơi nào cũng vậy, ở Mỹ người ta vẫn có thể bắt gặp được những hình ảnh tương phản cuả sự nghèo giàu, nhưng không quá chênh lệch như ở Việt Nam. Chẳng cần nhìn đâu xa, ngay trên chuyến tàu này, những người như ông từ nước ngoài về, những du khách ngoại quốc muốn tìm cảm giác của chuyến tàu đêm , hoặc những người thành phần khá giả ở trong nước thường vẫn kiếm một chỗ khá đầy đủ tiện nghi trên xe lửa. Còn ở những toa tàu ngồi, ông thấy trên khoảng trống cuả hai hàng ghế ngồi, lổn nhổn những chân cẳng và hành lý ngổn ngang, người đi tàu đang thu dọn để tìm một chỗ nghỉ lưng suốt đoạn đường dài ra Trung, Bắc.

Toa ông ở có bốn người, hai anh Tây ba lô đi du lịch Việt Nam, một người Việt có vẻ thuộc hạng khấm khá về thăm nhà ngoài Trung. Khi vào phòng, mỗi người chỉ gật đầu mỉm cười với nhau rồi tìm chỗ của mình. Chiếc giường nệm trắng toát, có bàn để ngồi uống trà, vài cuốn quảng cáo về du lịch để trên mặt bàn, ông bỗng nghe tiếng nhạc dặt dìu vang lên , có lẽ từ lúc chuyến tàu đêm chuyển bánh mà ông không để ý.

Quái lạ! Bản nhạc " Tàu Đêm Năm Cũ" được một cô ca sĩ có giọng trầm buồn vẫn lồng lộng vang lên trên chuyến tàu đêm ra miền Trung, khiến ông bàng hoàng lặng đi một chút khi nghĩ về những cảnh chia ly trên sân ga hiu hắt ánh đèn mờ, ở những thập niên trước khi chiến tranh còn đang sôi sục.

" Trời đêm dần tàn, tôi đến sân ga nơi tiễn người trai lính về ngàn, tàu cũ năm xưa mang về trả cho tôi người xưa..."

Thốt nhiên, ông nghe mắt mình nằng nặng, cảm giác những chuyến tàu đêm năm cũ hồi ông còn là một người lính bỗng ào ạt trở lại, như là ông lại một lần nữa nhìn thấy bóng dáng người lính năm xưa, bùi ngùi nắm tay người yêu trước giờ chia biệt, và tiếng còi tàu , ôi tiếng còi tàu sao lúc ấy nó não nùng như hồi kèn truy điệu. Ông vội nhắm mắt lại để đừng nghĩ gì nữa. Chung quanh ông còn lại gì, chập chờn ảo giác cuả những hình xưa trở lại. Không, ông vẫn đứng đây, bên khung cửa sổ cuả toa tầu hạng nhất, tóc đã bạc, đôi mắt đã xụp mí khi về già, nhìn mải miết vào bóng đêm mịt mùng để tìm lại những hình bóng cũ.

Con tàu tăng tốc độ, ông không nhìn rõ gì lắm, chỉ nghe vù vù tiếng gió đêm thổi bạt hai bên tai. Có lẽ sau hai tiếng đồng hồ hay hơn một chút, ông lại thấy con tàu đi vào khu thành phố rực ánh đèn. Khung cưả sổ của toa tàu khá rộng, hai người Tây ba lô đang nhai mỗi anh một ổ bánh mì thịt, vừa rù rì nói chuyện, người đàn ông Việt Nam cùng phòng cũng đứng ở đó từ bao giờ, ngắm cảnh lên xuống ở sân ga. Ông quay sang người bạn đồng hành hỏi trỏng:

" Đây là đâu nhỉ?"
Ông ta cũng trả lời trống không, giọng miền Bắc:
" Tới Long Khánh rồi". Rồi nhìn đồng hồ ông ta tiếp:
" Hơn chín giờ. Ông về đâu?"
" Tôi ra Quảng Ngãi."
Ông trả lời vắn tắt. Người khách tò mò hỏi thêm:
" Ông ở nước ngoài về?"

Ông lắc đầu, nói " Không, không". Có gì chứng minh được ông là người xa quê mới về thăm nhà, bộ quần áo tầm thường khiến ông trông giống một người lính già phục viên hơn là một ông Việt Kiều. Mà ông chính là người lính già về thăm quê thật, cho là có cái lằn Nam Bắc nằm chình ình ngay chính giữa, thì ông vẫn chỉ là một người lính già không hơn không kém.

Bốn chữ "Nhà Ga Long Khánh" lộng lẫy đóng khung trong những bóng đèn xanh đỏ đập vào mắt ông, khiến ông chợt buồn rầu khi nhớ rằng có một thời vợ ông đã vất vả đi lên đi xuống cái sân ga này. Từ đây đi thêm một cuốc xe " Lam" nữa, cách thị xã khoảng mười cây số. Hai bên đường là những làng mạc của dân di cư miền Bắc, đi khoảng 2 cây số là đã thấy nhà thờ. Chỗ đấy có một trại tù , ngày xưa vợ ông đã đi tìm chồng hú họa ở cái địa chỉ mang những con số đầy bí ẩn và tối tăm như đời tù tội của ông.

Gần ba mươi năm trước, vợ ông đã giả dạng thành một người bán rong bán trái cây lặn lội lên Long Giao tìm chồng. Long Giao là căn cứ quân sự cuả sư đoàn 18 Bộ Binh để lại, một khu quân sự rộng lớn bao xung quanh những con đường đất đỏ bụi mù, sau này trồng chuối bạt ngàn xen lẫn với những vườn tiêu của dân địa phương, len lỏi vào khu vườn chuối là những con đường đất nóng bỏng.

Năm đầu ở Long Giao, vợ ông vẫn bỏ lũ con thơ ở nhà, đi tìm chồng với cái hy vọng mong manh là tìm được chồng trong đám đàn ông ngày ngày vác cuốc đi lao động xung quanh trại. Mỗi lần đi, bà lại quảy trên vai một đôi gánh, dưới thúng đựng dăm thứ đồ ăn tiếp tế, trên chiếc mẹt ngụy trang vài thứ trái cây. Từ một khoảng xa đến hai lớp hàng rào kẽm gai, đám đàn ông thất trận ngừng tay cuốc ngóng mắt nhìn theo một đám phụ nữ dáng dấp thon thả đang lố nhố đứng ngoài khu vườn chuối ngó vào.

Kẻ nhóng ra, người ngó vào, bụi và nắng nhấp nhoá nên khó nhận ra nhau, thỉnh thoảng đám phụ nữ trẻ lại mon men xấn vào gần hàng rào kẽm gai để được gần gũi hơn đám tù đang cuốc đất, lại bị đuổi ra xa như một bầy gà nhao nhác. Làm sao gần được em ơi, hai hàng rào kẽm gai với lại những câv súng kè kè như vậy, họ í ới gọi nhau hỏi chuyện. Lần ấy may mắn ông đã nhận ra vợ trong chiếc áo cánh trắng, trên đôi vai nhỏ bé là đôi đòn gánh mà ông không hiểu làm sao vợ ông lại có thể gánh được, khi từ bé đến lớn bà chưa hề biết gồng gánh là gì. " Cạn ao thì bèo xuống đất", ông thương vợ quá, nhưng cũng phải công nhận sự khéo léo và nhẫn nhục cuả vợ trong thời buổi nhiễu nhương ấy.

Chỉ lần ấy thôi vợ chồng nhìn thấy nhau để rồi ông lên đường ra Bắc. Đêm ấy khi ngồi trong chiếc xe bịt bùng để đi xa, ông có nghe tiếng còi tàu. Tiếng còi rúc lên lạnh lùng như tiễn biệt, lòng ông quặn đau khi nghĩ đến vợ con. Sau này ông có nghe bà kể, nhà ở gần sân ga, chiều nào bà cũng tìm một nơi yên lặng để ngóng tiếng còi tàu, cứ hy vọng con tàu ấy sẽ là chuyến tàu đêm năm cũ trở về sân ga, có ông tàn tạ trở về với bà và lũ con. ...

Mới đó mà gần ba mươi năm rồi. Mười ba năm trong tù, ông không quên. Giờ này khi tàu ngừng trên sân ga Long Khánh, ông vẫn nhớ cái khởi đầu cuả một cuộc hành trình mười ba năm ông bị bứt ra khỏi mái ấm gia đình. Hú viá, ông còn đây, thân hình có tiều tuỵ nhưng vẫn còn đây, ông sờ vào hai lỗ tai lạnh để biết rằng mình vẫn còn đây, người tù mười ba năm vẫn còn đây, với những vết sẹo đã lành da vẫn ngưá ngáy một cách dị kỳ khi nhớ lại. . .

Sau thời gian dừng lại để khách lên khách xuống, con tàu lại rùng rùng chuyển bánh, ông để ý hễ tàu đến tàu đi, đều có kèm theo một hồi còi rất dài,nó kêu tu tu trong đêm vắng, buồn thắt ruột. Nhạc lại vang vang trong những cái loa gắn trên thân tàu, toàn những bản đã cũ:

"....Chiều nay có phải anh ra miền Trung, về thăm xứ mẹ cho em về cùng. Rồi ta sẽ đi chung chuyến tàu...".

Tiếng hát vang vang một âm điệu rộn rã, những bản nhạc một thời viết cho lính lại được sống lại trong chuyến tàu đêm . Giờ này ở đây chỉ có người lính già đi tìm quá khứ , dường như những người lính sống hay chết đã đồng loạt tử trận tháng Tư năm ấy. Ông rút một điếu thuốc phì phà trong bóng tối, đốm lửa lập loè như lại làm sống dậy một thời trẻ tuổi. Con tàu trong đêm tối cứ băng mình lặng lẽ xập xình đi vào vùng biển mặn, hình như có mùi nước mắm biển Phan Thiết quyện trong gió. Trong đêm tối, mắt ông không nhìn thấy gì vì cảnh vật mập mờ, nhưng ông đánh hơi được nơi chốn bằng khứu giác.

Tàu lại vào sân ga, người lên kẻ xuống, những người bán hàng rong và người đi tàu đang kỳ kèo trả giá những túi khô mực, những thùng nước mắm. Ông nhớ những lần nhậu thâu đêm suốt sáng với bạn bè, con khô nướng vội và những chai bia 33 lăn lóc dưới gầm bàn, ngả nghiêng đi về với một vầng trăng khuya. Vậy mà không ngã, vẫn ngất ngưởng đi về đến nơi đến chốn. Thời ấy hết rồi, Phan Thiết, Phan Rang, Nha Trang chỉ là những nơi ghé vào ngắn hạn, nhưng ông nhớ hoài mùi biển mặn. Nhớ xa hơn một chút về biển, chuyến tàu Hải Quân cuối cùng từ bãi biển Đà Nẵng lui về phương Nam, hỗn độn, chen lấn, quan không ra quan , quân chẳng ra quân, chuyến ấy ông mất sạch sành sanh, khi về đến Vũng Tàu mỗi người chỉ còn cái túi vải đeo trên vai, vài bộ quần áo, đúng là " trên răng, dưới ...dế". Ông nhớ ngày hôm ấy, chiếc xà lan quá tải ngả nghiêng trên mặt biển, người ta rơi lõm tõm xuống nước, chết vô số. Oâi lại biển, kinh khủng lắm, hễ nếm phải nước biển là ônng lại nghĩ đến hương vị nước mắt, hai thứ ấy nó giống nhau lạ lùng.

Nha Trang biển đêm vẫn rì rào sóng vỗ, từ xa đã nghe được tiếng sóng , ngửi được mùi biển mặn. Chỉ tiếc là lúc ấy đã khuya, ông không nhìn thấy gì bằng cách lại đánh hơi ra những nẻo đường quê hương bằng khứu giác, bằng đôi mắt lập lờ nhìn không rõ cuả tuổi già. Ông đi vào giường nằm, nhưng không ngủ được. Chiếc giường nệm êm ái làm ông lại nhớ tới chuyến tàu về Nam cách đây trên hai mươi năm, ông và người bạn tù xa lạ kết tình " huynh đệ " nhờ chiếc còng gắn vào cổ tay hai người. Đêm tối, anh bạn tù bàn tay nhỏ nhắn, rút được cái tay ra khỏi còng, vì thế mà ông được giải thoát một chặng đường dài. Kỷ niệm ấy ông nhớ mãi. . . Bây giờ anh ta trôi dạt đâu nhỉ?

" Một đêm mùa hè, tôi đến sân ga đi đón người trai lính trở về. Tàu cũ đêm nay mang trả lại cho tôi người xưa. . ."

Giọng ca buồn buồn của cô ca sĩ vẫn nỉ non trên chiếc loa suốt đoạn đường dài, hình như tàu mỗi lúc một đi nhanh hơn khi ra ngoài vùng đồng quê, đã thấp thoáng những rừng dừa Tam Quan bạt ngàn để bước vào ranh giới tỉnh Bình Định.

Bây giờ thì dường như trong ký ức cuả người lính già, kỷ niệm lần lượt trở về rõ mồn một. Khổ nỗi lại chỉ toàn những kỷ niệm thời chinh chiến, năm 72, nơi ấy những trận đánh ác liệt nhất đã diễn ra ở đây, trở ra những vùng khốc liệt như Sa Huỳnh, Đức Phổ, Mộ Đức. Đơn vị thám sát cuả ông toàn là những người lính tiên phong cảm tử đi vào miền đất chết, trước khi quân bạn được dàn trận đi đằng sau.

Trong bóng đêm mập mờ, mỗi một bến ga ông lại thấy mình gần gũi với kỷ niệm thời quân ngũ. Những địa danh gợi nhớ đến quay quắt từng vuông rừng, từng hốc núi, từng ngọn đồi hay những trảng cỏ tranh cao hơn đầu người. Màu xanh cuả rừng dưà Tam Quan vẫn không là cảnh đẹp yên bình để người lính mơ mộng, nó rình rập nỗi chết trong đó. Bồng Sơn, Quế Sơn, tên đẹp chi lạ mà đầy oan khiên cuả máu và nước mắt.

Khoảng hai giờ sáng là đến Sa Huỳnh, rặng núi biếc giờ này đã tối đen khi con tàu chui qua lòng núi càng đen kịt lại như mực, giá ban ngày ông đã có thể thấy những đồi cát, những mảng rừng thưa bông cỏ lau trắng xoá tiếp giáp để đi vào ranh giới Quảng Ngãi. Ngày xưa, ông đã mòn gót giày trên những vùng đất chỉ có những bom đạn và nỗi chết, những đồng cỏ lau trắng xoá buồn u uẩn như người goá phụ đôi mươi quấn chiếc khăn tang trên đầu.

Vẫn nghe như hơi gió biển thổi qua triền núi thấp, vẫn nghe như hằng nghìn âm thanh thì thầm của những hồn xưa sống dậy. Những ngôi sao sáng và một mảnh trăng khuya, ở nhữnng vùng hiu quạnh hình như nền trời bỗng sáng hơn. Ông dùng thêm ly cà phê đen để đầu óc được tỉnh táo, mắt ông cay xè vì thiếu ngủ nhiều đêm , nhưng vẫn không làm sao ngủ được. Gần ba mươi năm mới có một đêm như đêm nay, trở về những vùng đất thân yêu đã gắn liền với ông suốt thời trai trẻ. Trong khung cưả sổ của toa tàu chỉ có mình ông đứng đó, hai gã Tây ba lô đã ngủ say, còn người đàn ông Việt Nam kia chắc quá quen với đoạn đường này, ông nghe tiếng ngáy nho nhỏ vang lên trong buồng tàu.

Con tàu cứ lầm lũi băng mình trong đêm tối, thỉnh thoảng lại tu tu lên khóc. Nhất là ban đêm, giữa cảnh huyền hoặc của một nửa vầng trăng và những ngôi sao, gió thổi vù vù khi con tàu đi vào miền núi rừng miền Trung, ông gần như sống lại hoàn toàn cảm giác cuả đời lính thám sát nơi chiến trường miền Trung trên ba mươi năm về trước. Cảm giác lần này lạ hơn, có lẽ vì ám ảnh chuyện cũ, ông nhìn những cành cây lay động dưới ánh trăng mờ khi con tàu vùn vụt đi qua, mà cứ ngỡ là những cánh tay của bao linh hồn anh em đồng đội năm xưa, đang vẫy tay đón ông về thăm chốn cũ. Thế giới vô hình làm sao hiểu được, nếu hiểu được người ta đã chẳng phải than khóc trước sự ra đi vĩnh viễn cuả người thân hay bè bạn.

Sa Huỳnh ơi! Ông nhớ quá đi thôi mặt trận đêm ấy, những người lính thám sát lầm lũi đi trong bóng tối, những ụ đất ngày xưa giờ đã xanh cỏ, những vạch đạn cưá vào bóng đêm ghim vào cây cỏ, vào thân thể người lính đang di động trong đêm, tiếng rên la của người lính bị thương đòi uống nước.

" Nước, cho xin hớp nước..."

Tiếng rên rỉ đau đớn và đứt đoạn của người đàn em bị trúng đạn đòi xin hớp nước giờ này hình như cứ vọng mãi trong đầu ông. Ông nhớ có những đêm hành quân trời mưa rét cóng, lúc hai bên im tiếng súng rút vào cố thủ, khi dừng quân ông được một người lính cần vụ đưa cho ly cà phê đựng trong chiếc ca sắt nóng hổi. Chưa bao giờ có một thứ cà phê nào ngon bằng hôm ấy, nó làm ông tỉnh táo và lòng ngập tràn tình thương yêu đồng đội, gắn bó với nhau trong nhiều khoảnh khắc chết sống của đời người.

Ôi những ngày như thế, bạn bè ông, đồng đội cuả ông đã ra đi mà vẫn thèm rít một hơi thuốc cuối cùng, khônng biết ở cõi bên kia linh hồn họ có tìm lại được mùi cà phê, hơi thuốc lá như cõi dương gian này không?

Ở đây, khi cuộc hành quân tạm yên, ít nhiều gì đơn vị ông hay đơn vị bạn cũng bỏ lại rừng xanh những dòng máu đỏ, những bàn tay, cái chân cho cuộc chiến ấy, chưa kể có những người đã ra đi vào miền đất lạnh. Thiếu uý Kha, trung uý Điền, trung sĩ Nghiã, những người đàn em dễ thương mà ông còn nhớ, họ chết ở đây, trong đám rừng đen đặc kia. Ông nhớ lúc ấy đã vét tuí tìm gói thuốc " Quân tiếp Vụ", chỉ còn duy nhất một điếu cong queo, ông vuốt lại cho thẳng rồi gắn lên môi người đàn em bị thương nặng, làm món quà tiễn chân kẻ ra đi không bao giờ trở về. Điếu thuốc cuối cùng ấy là món quà quý dành cho người sắp chết, ông thèm lắm mà không dám hút. Ông giơ tay vuốt mắt cho người lính cùng đơn vị, mắt cũng cay xè. . .

Tiếng gió giữa canh trường qua rừng cây đen thẫm như tiếng reo cuả linh hồn những ngươì đàn anh, đàn em năm cũ vọng u u trong đầu ông, ông thấy nước mắt mình trào ra ướt đẫm trên má. Ông thò tay vào túi, gói thuốc còn nguyên, ông bóc gói thuốc rồi nâng lên trước mặt thì thầm nói một mình:

" Hút, hút đi các bạn, hút cho thoả trước khi để linh hồn tan vào cõi hư vô »

Ông ném từng điếu thuốc vào cái khối đen ngòm của rừng cây ven đường, không thét ra được khỏi lồng ngực phập phồng hai lá phổi héo, nhưng trong đầu ông lồng lộng :

" Hết chiến tranh rồi. Hết lâu rồi các bạn ơi! Thuốc đây, hút đi, hút đi rồi các bạn muốn đi đâu thì đi. Đừng ở lại đây nữa. . ."

Những điếu thuốc bay lả tả theo đường tàu, nước mắt ông cứ trào ra ướt đầm trên má, nhỏ giọt xuống trên thân áo. Vô tình hay cố ý, đêm nay ông về thăm lại chốn cũ, phong phanh chiếc áo sơ mi và chiếc quần màu ô liu, y như một người lính kỳ nghỉ phép về thăm nhà. Trong cái loa tiếng nhạc lại vang vang :

" Ngày tháng đợi chờ, tôi đến sân ga nơi tiễn người trai lính ngày nào. Tàu cũ năm xưa có trả lại cho tôi người xưa, để đêm nay ngồi đây, viết lại tâm tình này. . ."

Ông bịt hai lỗ tai để đừng nghe âm thanh rên rỉ buồn buồn cuả bài hát lập đi lập lại trên chuyến tàu đêm. Tạm biệt các bạn thân quý của tôi, ba mươi năm gặp lại nhau như thế đủ rồi, khi ra đi đầu các bạn còn xanh, nay trở về đầu tôi đã bạc. Khác nhiều lắm rồi, những mỏm đất, những đồi cỏ, những rừng dầy, rừng thưa, đã phủ kín một màu xanh, cho quê hương thôi máu lửa. . .

Ba mươi năm sau cuộc chiến, người lính năm xưa đã hy sinh còn để lại những gì cho Tổ Quốc . Ngoài những vết sẹo kéo da non của người còn sống, ông Bảo chạnh nghĩ đến những thương binh đã lây lất sống nốt đời mình trên vỉa hè thành phố, dựa dẫm vào vợ con để thành một gánh nặng buồn tủi. Thế còn những đứa con của người tử sĩ thì sao? Trung uý Điền xuất thân trường Đà Lạt, khi chết trận bỏ lại người vợ trẻ và hai đứa con thơ, trung sĩ Nghĩa có một đứa con không biết là trai hay gái trong bụng vợ. Gia tài người lính để lại chỉ có chiếc ba lô, đựng dăm thứ lặt vặt cho những cuộc hành quân dài ngày nơi rừng núi, khi nằm xuống họ đã kéo theo sau lưng mình sự đổ vỡ, tan tác, rách nát, thảm thương của một hệ luỵ máu thịt cùng chịu chung số phận. . .

Bình minh đã lên, ở miền nhiệt đới bình minh bao giờ cũng dậy sớm, chuyến tàu đi qua những quận lỵ cũ để vào thị xã. Lúc tàu đi ngang Phổ Đức, Mộ Đức, lại những chiến trường xưa, những chiếc xe nhà binh năm cũ ở đâu trong đầu ông ào ào chở đầy lính đi vào vùng lửa đạn. Tàu ghé vào ga, những người bán dạo trên bến ga mời chào í ới. Nhìn đĩa xôi gà trên tay một chú bé độ 12 tuổi, mà bé choắt vì phải ra đời sớm, ông gọi mua một đĩa xôi mà không cần trả giá. Nhìn cậu bé sáng sớm bưng trên tay mâm xôi đi bán dạo, cái đùi gà vàng lườm được rô ti thật hấp dẫn, ông hiểu cái nghèo đè nặng trên đầu người dân. Ông ăn mà không biết ngon, chỉ ăn cho đỡ đói, để tìm hương vị cũ, niềm đau cũ. Chú bé bán xôi được ông cho một món tiền lớn gấp mười đĩa xôi gà, cứ đứng trân trân nhìn ông tưởng như là phép lạ đang xảy ra trên sân ga.

Nhìn làm gì em ơi, giá hơn mười năm trước tôi cũng làm gì dám ăn đĩa xôi gà trên tay em, chẳng phải thịt gà phong độc như dân địa phương thường nói, mà vì nghèo, cái nghèo là thứ quả báo lớn nhất mà ông Trời bắt con người phải chịu khi còn sống. Lúc này đầu óc ông tỉnh táo hơn, nôn nao hơn, vì ông sắp về tới gia đình, về với bà mẹ già vừa mù, vưà điếc, chưa chắc gì đã nhận ra con.

Người ta lại tấp nập lên tàu, xuống tàu. Ông ăn xong đĩa xôi, gọi một ly cà phê đá nhâm nhi nhìn kẻ lên người xuống, bỗng liên tưởng cuộc đời y hệt một chuyến tàu, mà những người lính già như ông còn ngồi lại với nỗi buồn chiến tranh đọng lại trong mỗi hồi tưởng. Đêm qua khi đi ngang Sa Huỳnh lúc hai giờ sáng, hình như ông đã gặp lại bạn bè năm xưa trở về, họ là những người đã xuống tàu ba mươi năm trước. Ba mươi năm sau trên chuyến tàu đời, những lớp người đi sau như thằng bé bán xôi, cô bé dáng học trò ngồi bán cà phê ở toa ăn uống là lớp người sau lên tàu muộn .

Bây giờ nếu ông kể chuyện cũ ba mươi năm trước, chắc hẳn chúng nó sẽ tròn mắt lên mà nghe như chuyện cổ tích. Một câu chuyện cổ tích rất buồn, chỉ còn một người lính già như ông ngồi lại trên chuyến tàu đêm, khắc khoải. Ông đi chầm chậm, tiếng nhạc vẫn lồng lộng trên sân ga, không phải bài " Tàu đêm năm cũ", mà nghe rất lạ, như bài cầu kinh sắp tới hồi kết thúc:

" Rồi tàu xa rời, xa rời kỷ niệm
Trả lại cho mình, nửa phần yêu thương
Tìm lại xót xa, tìm lại vui buồn
Đi vào nhân gian, với lòng yêu thương.
Đi đi, đi thấu kiếp người. . .
Ôi niềm đau, hỡi nỗi vui
Đi đi, đi thấu kiếp người
Đi đi, để biết khóc cười hỡi ...ơi!

Hơn mười giờ, tàu vào ga Quảng Ngãi. Ông sốc cái ba lô trên lưng, chậm rãi chờ người ta chen chúc nhau xuống sân ga, con tàu lại tu tu lên khóc. Ông sắp về với mẹ ông, căn nhà xưa trong một ngõ nhỏ, con ngõ này hồi xưa thế nào nay vẫn vậy, nhưng nhà cửa được nâng cao, xây dựng lại khiến thoạt nhìn tưởng mọi điều đã đổi khác.

Ông về với mẹ, biết đâu không phải là lần cuối được cầm lấy tay mẹ, tay con cũng nhăn nheo huống gì tay mẹ ông chỉ còn là một rúm da bọc xương khẳng khiu. Mẹ ông nằm đó, chả biết ai với ai, đôi mắt loà quáng lên một vùng ánh sáng mù mờ, như ngọn đèn cạn dầu leo lét chờ tắt.

Bên cạnh bà mẹ già vưà loà, vừa điếc, vẫn không biết là có một đứa con đi xa vừa trở về. Không còn cách nào khác hơn, ông cầm lấy bàn tay nhăn nheo, gầy guộc cuả mẹ, để bà sờ mặt con với những giọt nước mắt ướt đầm trên những ngón tay. Không biết trong cõi mịt mù của đời người sắp tàn ấy, bà có sờ được ra khuôn mặt cuả đứa con từ lâu rồi không gặp. . .

Nguyên Nhung
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

CỜ VÀNG TUNG BAY TRONG NGÀY QUÂN LỰC HOA KỲ
KỸ NIỆM 50 NĂM DIỄN HÀNH TRUYỀN THỐNG 1959-2009
DO BỘ QUỐC PHÒNG HOA KỲ VÀ THÀNH PHỐ TORRANCE, CALI TỔ CHỨC
Nổi xúc cảm và kiêu hảnh chan hòa với tiếng nhịp bước quân hành, tiếng vổ tay vang dội, càng lúc càng dòn rã, tiếng hô hào trong gió, rền vang vọng lại, tiếng Việt, tiếng Mỹ, âm thanh vang dội, ấm cúng bao quanh trên đại lộ thật lớn rạp hàng cây cao vút, các vị Tướng lãnh Tư Lệnh Quân Đội, Sĩ Quan Cao Cấp của Quân Lực Hoa Kỳ, những Nghị Sĩ, Dân Biểu, Thị Trưởng, Hội Đồng Thành Phố và Quan Khách trên một khán đài dài, hàng trăm chiếc ghế trắng bao quanh những tấm băng màu xanh, đõ và trắng của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ họ đại diện cho tất cả Quân Binh Chủng và công dân Hoa Kỳ về tham dự Kỹ Niệm 50 năm Diễn Hành truyền thống ngày Quân lực Hoa Kỳ, tất cả đã đứng Nghiêm Chào tay thật uy nghi và đã đứng từ lúc nào, chờ đợi toán Quốc Kỳ của Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tiến vào khán đài.
Image
Con đường chính của thành phố Torrance thật rộng và hùng vĩ với những hàng cây cổ thụ to, từ xa ngọn cờ Vàng nổi bật trên tất cả màu sắc khác Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa hùng dũng tung bay trong gió tiến vào khu vực khán đài chính, Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ tung bay thật mạnh và ngưòi cựu quân nhân QLVNCH vẫn nắm chặt tay và chân đều bưóc tiến và khuất phục gian khổ như đã từng chiến thắng những chông gai trưóc và sau cuộc chiến.
Image
Năm nay với sự tăng cường hậu duệ QLVNCH trang bị quân phục đơn vị thiện chiến cọp ba đầu rằn Biệt Động Quân, tay cầm M16, balô nón sắt khăn choàng cổ màu tím hoa sim với Huy hiệu Binh Chủng Biệt Động Quân oai hùng, đi phía sau Quốc Kỳ, súng chào tay và sánh bưóc cùng thế hệ cha anh trong vang dội của hoan hô và vổ tay nồng nhiệt, chiếc xe jeep lùn thời chiến tranh ngày nào vẫn lăn bánh hiên ngang hùng dũng, như chứng nhân và sự hiện hữu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và trong kỹ niệm 50 năm diễn hành truyền thống Quân Lực Hoa Kỳ đã gây nhiều chú ý đến các cơ quan Truyền Hình, truyền thông và báo chí đã đề cập và đăng tải sự hiện diện của cựu quân nhân QLVNCH trong diễn hành quân lực Hoa Kỳ , và ngày hôm sau hình ảnh và bài viết về sự xuật hiện Tóan Quốc Kỳ VNCH đã được nổi bật trên Trang nhất báo Chủ Nhật báo chí địa phương và trên các truyền hình trên thế giới.
Image
Cảnh Sát địa phương cho biết đã có hơn 60 ngàn người hiện diện trên đoạn trên khoàng đuờng gần 2 cây số , kỹ niệm 50 năm diễn hành truyền thống ngày Quân Lực Hoa Kỳ tại thành phố Torrance, Tiểu bang California từ năm 1949 đến nay.

Tiếng hoan hô và vỗ tay càng lớn những bưóc chân càng oai hùng của những Cựu Quân Nhân QLVNCH càng bưóc mạnh và đều đặn hơn cho dù tuổi đời chồng chất, vẫn đều nhịp bước trong tiếng trống quân hành, gợi nhớ trong ký ức hình ảnh diển hành ngày Quân Lực 19-6 trong lòng thành phố Sàigòn sau Mùa Hè Đỏ Lữa trở về Thủ đô từ chiến trường rực lữa Trị Thiên, Bình Long, Kontum, An Lộc. Trên nền trời xanh những phản lực cơ gào thét như xé tan bầu khí quyển, tiếng xích và động cơ những hàng khói đen từ thoát ra từ phía sau những thiết gíáp trở về từ Chiến Trường Iraq và A phú Hãn một âm thanh vang rền hòa lẫn trong bầu trời đến thật nhanh và kéo dài trong tâm tưởng vang rền của mọi ngưòi tham dự.
Image
Cuối buổi diễn hành các Quân Nhân Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa quay quần bên nhau với nhiều hình ảnh lưu niệm và Thượng Sỉ Davidson một quân nhân từng tham chiến tại Việt Nam hiện vẫn còn trong quân ngủ Hoa Kỳ tìm gặp các cựu Quân Nhân QLVNCH và nhắc nhớ nhũng địa danh của Việt nam Đông Hà, Khe Sanh, Chu Lai, Đà Nẵng, rồi Kontum Pleiku Cam Ranh , Long Bình, Tân Sơn Nhất, Tây Ninh Cần Thơ và Biên Hòa rồi xin chụp hình kỹ niệm và hẹn gặp lại với nhiều lưu luyến.
Image
Cuối ngày trên bầu trời xanh tự do của Hoa Kỳ ngọn cờ vàng được gắn trên antenna của chiếc M151A2 biểu tượng cho Công Lý và chính nghĩa vẫn tung bay làm nền tảng, phía trưóc toán quân nhân Hoa Kỳ và Cựu quân nhân QLVNCH cùng đứng bên nhau với niểm kiêu hảnh, phía sau đoàn phi phản lực và trực thắng phi diễn rền vang ầm ỉ, và động cơ của Quân Xa thiết giáp trên đường nhắc nhở chúng ta đang vẫn còn trong chiến tranh với khủng bố, thù hằn, bất công, áp bức và thế hệ thứ hai của quân lực Việt Nam Cộng Hòa và chiến sĩ Hoa Kỳ vẫn phải tiếp tục hy sinh xương máu mình trên chiến trường Iraq, A Phú Hản và nhiều nơi trên thế giới như hơn một lần 350,000 quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 58, 256 Quân nhân Hoa Kỳ và hơn 6,000 quân nhân đồng minh đã anh dũng hy sinh trên chiến trưòng Việt Nam và hàng ngàn quân nhân mất tích trên chiến trường và trong các trại tù.
Image
Văng vẳng đâu đây giọng nói ấm và truyền cảm của người MC nhắc nhở đến mọi người và thế hệ mai sau luôn nhớ ơn và tri ân những anh hùng, đã nằm xuống để gìn giữ tự do và công bình cho nhân loại và như ngọn cờ Vàng mãi tung bay trong gió thách đố cho sự bền vững dài lâu, cho nhân tâm đạo lý, cho no ấm an sinh và trường tồn của chính nhân và đại nghĩa.

Phạm-Hòa
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »


Image

Người mang thánh giá -

Nguyễn Trọng Hoàn
TÂY NINH 1972.

Viên Thiếu tá Tiểu đoàn phó nài nỉ:
- Thưa Trung tá, một lần nữa xin Trung tá xem xét lại tư cách Trưởng ban 2 của Trung úy Nguyễn Xuân Nam.
Viên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1/9 thuộc Sư đoàn 5 nhỏ nhẹ:
- Từ ngày tôi về Tiểu đoàn này đến giờ, tôi thấy đây là một sĩ quan rất có khả năng. Lẽ ra, viên sĩ quan ban 2 này phải được bổ nhậm ở những đơn vị có trách nhiệm lãnh thổ như địa phương quân hay nghĩa quân thì hay biết mấy,

vì phải nhìn nhận rằng, tuy chúng ta là đơn vị hành quân cơ động nhưng ông ta sắp xếp các lưới tình báo rất chuyên nghiệp và hữu hiệu.
Viên Thiếu tá Tiểu đoàn phó: Điều chính tôi muốn trình Trung tá, không phải những điều ấy, mà tôi xin phép nói thẳng, đây là một sĩ quan vô kỷ luật, vô nhân đạo, đầy ắp máu lạnh. . .
Viên Tiểu đoàn trưởng nhíu mày: Có thiên kiến lắm không? tôi đang đọc một bản phúc trình và một lá thư của Nam. . .
Bỗng viên Tiểu đoàn trưởng đặt tay lên vai người cộng sự ăn chay trường có khuôn mặt đen như củ tam thất, cặp mắt lúc nào cũng như buồn ngủ dưới cặp lông mày đen, rậm rạp trông giống ông Ác trong chùa, nhưng lại có cái tâm nhân hậu như ông Bụt trong những chuyện cổ tích. . .
- Cậu cứ đọc đi, chúng mình sẽ bàn lại vấn đề này. . .
. . . . . . .
Bản Phúc trình:
Kính thưa Trung Tá.
Thi hành khẩu lệnh của Trung tá, tôi làm bản phúc trình này để tường trình về hành động đối xử của tôi với tù binh Bắc Việt, do gợi ý của Thiếu tá Tiểu đoàn phó và để Trung tá hiểu rõ hơn cách làm việc của tôi, tôi xin lần lượt phúc trình các vụ việc cụ thể trong thời gian trước đây một năm ( Trong đó có thời gian Trung tá chưa về làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn này)
- Ngày 23 tháng 1 năm 1971 Tiểu đoàn hành quân trong khu vực XT ,bên kia sông Vàm Cỏ thuộc quận Đức Huệ, tỉnh Hậu Nghĩa. Đơn vị đụng địch tại ấp Bà Ràng, tôi đã đánh trọng thương một tù binh thuộc Tiểu đoàn cơ động tỉnh Long An. Khi giải giao tù binh này cho chi khu Đức Huệ, chi khu này không nhận, lấy lý do tù binh này bị đánh quá nhiều, tôi đã bị Trung tá Nguyễn Văn Nhung, Tiểu đoàn trưởng tiền nhiệm khiển trách nặng nề.
- Ngày 2 tháng 6 năm 1971 Tiểu đoàn đụng địch tại vùng Lưỡi Câu, biên giới Việt Miên, đơn vị ta bắt được hai cán bộ kinh tài thuộc hậu cần cục R, trong đó có một là nữ. Trong lúc khai thác chiến trường, tôi có ra lệnh lột quần áo của người nữ này để y thị sợ mà phải khai. Tôi đã bị Trung tá Nhung đề nghị phạt 10 trọng cấm xin gia tăng tối đa.
- Ngày 1 tháng 2 năm 1972. Trong thời gian Tiểu đoàn bị vây hãm tại An Lộc. Toán thám báo giao nộp một phụ nữ cảm tình viên Cộng Sản. Tôi đã sắp thành công trong việc tra cung người phụ nữ này, thì tôi bị Thiếu tá Dương Kim Mãng, Tiểu đoàn phó khiển trách và buộc ngưng cuộc điều tra, Thiếu tá cho rằng đây là một người đàn bà điên. Riêng tôi đoan chắc với cấp trên y thị không có triệu chúng gì về bệnh tâm thần cả. Y thị là tiền sát viên Cộng sản? Y thị là mật báo viên? Với sắc đẹp và sự khôn khéo ấy, y thị là cả trăm câu hỏi đối với một sĩ quan ban 2 chuyên nghiệp như tôi.
Kính trình Trung tá thẩm tường.
Trung úy Nguyễn Xuân Nam.
Sau đây là một thư riêng tôi xin gửi đến Trung tá như một lời tâm sự riêng với mục đích duy nhất để Trung tá hiểu rõ hơn một thuộc cấp của Trung tá.

NINH BÌNH 1951.

Quê tôi ở miền trung du Bắc Việt, nơi thể nghiệm đầu tiên của cuộc cải cách ruộng đất. . .
Thật khủng khiếp, ngỡ ngàng và bi thảm, nó làm đảo lộn bao tập quán và trật tự xã hội mang tính truyền thống đã có từ bao lâu đời. Nhũng dồn nén, mặc cảm tự ti, xu thế muốn thay đổi và lối sống quá quắt của giai cấp địa chủ phong kiến đã bùng dậy, Lúc đầu lôi kéo được tuyệt đại dân chúng nghèo đói nhưng rồi như bao nhiêu cuộc cách mạng khác trên thế giới, nó lao vào cái quá đà,và sau đó rơi vào tay một thiểu số, mà cái rực rỡ của buổi bình minh cách mạng, tạo cho họ cái ảo tưởng là, họ đang độc quyền chân lý, biến cách mạng đang trên đà thành công thành một trào lưu tự cô lập mình và xa rời các sự kiện thực tế, đưa cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân mang đầy tính tình tự dân tộc thành xu thế vọng ngoại, đầy ắp tính giáo điều. Thay vì đáp ứng đúng vào khát vọng và lòng yêu nước cùng những hy sinh vô bờ bến thì nó lại quay lưng, hòa nhập vào cái bóng đen khổng lồ của một thứ chủ nghĩa xã hội kiểu Mao với tất cả bản chất sắt máu, quá khích và tả khuynh triệt để. . .
Nó xa lạ hoàn toàn với bản chất khoan hòa nhân ái của người Việt nam, và cứ cái đà ấy nó biến và đưa chủ nghĩa Mác không còn là một khoa học tích cực, một học thuyết về thực tại, và thật đáng tiếc, nó không còn được nhìn như một loại triết học về thế giới quan khoa học của giai cấp vô sản nữa.
Trong bối cảnh ấy, gia đình tôi tan nát, ông bà nội tôi bị đấu tố chết, cha mẹ tôi không kịp chôn cất người thân của mình, vội vã ôm chúng tôi xuống tị nạn tại một tỉnh ven biển, một khu Công giáo tự trị, giáo phận Bùi Chu Phát Diệm. . .

Hai giáo khu này có lực lượng vũ trang riêng do quân đội Pháp huấn luyện và trang bị võ khí.
Ở đây thế lực của các tăng lữ vượt ra khỏi phạm vi của nhà thờ, các cha xứ đã biến cả một vùng trù phú ấy thành những giáo khu kiểu trại lính với kỷ luật sắt, nửa quân đội, nửa thần quyền. Mỗi giáo dân là một chiến sĩ, mỗi giáo phận là một pháo đài chống lại Cộng sản. Đây là gíao khu toàn tòng.
Lúc đầu mới đặt chân lên vùng đất thánh này, tôi lơ mơ không hiểu lý do gì đã dẫn đến thái độ quá khích của cả hai bên ( Công giáo và Cộng Sản) đối với nhau. Họ quên mất cả chính sách, quên mất cả bản chất tôn giáo và chủ nghĩa để tàn sát và giết hại lẫn nhau không một chút nương tay.
Máu loang đỏ nghị quyết, Chúa ngỡ ngàng trên các Thánh chương.

Tôi quen dần với không khí chống Cộng ngùn ngụt ấy.Tôi quen dần với hình ảnh ông cố đạo người Bỉ, cứ sáng sáng đi chậm chạp dưới dốc cầu Trì Chính, ông như một nhà sư khất thực, đôi mắt dịu dàng, có hàm râu trông như râu của Chúa Jesus, trông ông thoát tục và thân thiết.
Tôi cũng say mê dáng cao cao, lối nói quảng bác, cái chóp đỏ và những bài giảng khúc triết, mang tính thời sự nhiều hơn giáo huấn của Đức Giám mục Lê Hữu Từ. . .
Tôi quen dần với những tiếng hô “ sát sát” trong những buổi tập diễn của các chiến sĩ tự vệ áo đen. Tôi cũng tò mò và ngạc nhiên khi chứng kiến những buổi lễ làm “ Chết phép lành” của cha Hoàng Quỳnh dành cho đội Vệ sĩ cảm tử tại Tiểu chủng viện Phúc Nhạc.

Cuộc đời tôi bắt đầu thay đổi từ hôm cha Hoàng Quỳnh đến thăm bố tôi.. .
Cha ngạc nhiên nhìn thấy quyển Thánh kinh đang mở trên bàn. Cha hỏi:
- Nhà cháu ai đọc sách này thế?
- Thưa, cháu.
- Cháu đọc kỹ chưa?
- Thưa, cháu đọc mới được có vài lần.
- Cháu bên Phật, cháu cũng tin có Đức Chúa Trời?.
- Thân trình cha, xin cho cháu nói với tất cả tâm ý của cháu.
- Con cứ nói ta nghe.
- Cháu đọc Thánh kinh để tìm nội dung, tìm bước chân tương lai của con người, chứ không tìm niềm tin cha ạ.
Cha Quỳnh có vẻ bối rối;
- Thế con có tin cuốn sách này được viết ra bằng sự dẫn dắt kỳ diệu của Thượng đế hay không?.
Tôi không trả lời câu hỏi của cha, tôi nói:
- Con không nghĩ là cuốn sách này là truyện tích kéo dài lâu đời về loài người trong quá trình vươn lên tìm kiếm Đức Chúa Trời không, con không dám tin như vậy. Có điều con cứ thắc mắc mãi, về việc sách ghi chép những bước từng trải của loài người vươn lên tìm Đức Chúa Trời và lần lần cải tiến ý niệm về Đức Chúa theo kinh nghiệm của những thế hệ trước.
Trong rất nhiều đoạn của Thánh kinh có chép rằng Đức Chúa Trời phán. Con nghĩ Đức Chúa Trời thực ra không nói như thế đâu, người ta phát biểu tư tưởng của mình bằng ngôn ngữ tự nhận là của Đức Chúa Trời, chớ thật ra chỉ là những điều người ta tưởng về Đức Chúa Trời mà thôi.
Cha Hoàng Quỳnh quả vừa bản lĩnh vừa nhân hậu, cha thoáng tím mặt rồi vừa xua tay vừa nói:
- Đừng, đừng con, lậy Chúa Jesus, Đức Maria xin cứu chuộc một trí khôn lầm lạc. Đấy đọc Kinh thánh mà không có niềm tin nó tác hại như thế đấy, càng nguy hiểm hơn nếu con không đọc tới nơi tới chốn. Không, không phải như con trẻ và bọn duy lý nói vậy đâu. Đấy là những hoang tưởng, những ngụy tín, kéo Kinh thánh xuống ngang hàng với những sách khác. . .Con hãy nghe ta nói đây:
- Kinh thánh là sách chép Đức Chúa trời tự khải thị cho loài người để dậy dỗ và dẫn dắt họ trên Đường Sự Sống. Đấy, chỉ có một chân lý nhất quán như thế thôi.
Cha để tay lên vai tôi, tự nhiên tôi rùng mình:
- Thế con đã tìm được gì trong Thánh kinh nào?
- Thân trình cha, con đã đọc khá nhiều sách trong thư viện giáo xứ, thì quả Kinh thánh là tài sản quý giá hơn hết của loài người. Nó đạt được đủ hai yếu tố mà chưa có một quyển sách nào có được là phổ quát và vĩnh cửu. Nó không còn là của nhà thờ, của Công giáo nữa. Nó là vốn sống của thế gian, túi khôn của loài người. Nó có xuất có xử. Có tồn có dụng. Nó không dừng lại ở việc chỉ khuyên người ta tránh dữ làm lành mà bao quát cả những điều thánh thiện và dung tục.
Chỉ tiếc có một điều: Thân trình cha, con nghĩ cuốn sách được viết ra không phải cho người cùng khổ đang khao khát hướng về Chúa vì nó khó đọc quá cha ạ! Nhiều ẩn ngữ quá, nhiều câu người đọc như đứng trước ngã ba đường. Nó gần giống như những câu chân chân giả giả trong bí kíp võ đạo vậy, mà người đọc, hiểu hoặc được mặc khải thì rất hiếm. Còn như coi đó là công việc duy nhất ở trên tòa giảng để giải bầy và truyền dạy thì con xin cha tha tội, con thấy như vẽ rắn thêm chân, đẩy Thượng đế đi xa hơn vào vùng sương mù huyền bí. . .Từ Kinh thánh tới niềm tin, đến được mặc khải rồi hành động, một quá trình tuy đơn giản bằng phẳng nhưng có một cái gì lấp ló bàn tay con người. . .

Cha lắng nghe, đôi mắt loáng vẻ kỳ dị. Cũng may vừa lúc ấy bố tôi về đến.
Cha kéo bố tôi ra ngoài vườn sau. Hai người ngồi ngoài đó nói chuyện rất lâu. Lúc tôi mang nồi nước sôi ra châm thêm vào bình trà. Tiếng nói chuyện ngừng bặt, thấy tôi chần chờ muốn nghe lóm, cha chỉ tôi:
- Năm nay nó bao nhiêu tuổi?
Bố tôi nói:
- Mười chín rồi đấy.
Tôi ngạc nhiên, sao bố tôi lại tăng tuổi tôi lên nhiều như vậy.
Cha nói:
- Thanh niên bây giờ khôn trước tuổi, biết đọc và suy nghĩ Phúc âm, tuy non nớt, không căn bản nhưng xem ra còn hơn chúng ta ngày xưa rất nhiều, ngày xưa ông nhớ không, bọn mình ngu ngơ tồng ngồng. . .
Tôi liếc bố tôi, chiều nay lại uống ở đâu rồi. . .
Như không có tôi, bố tôi cười khà khà:
- Có lần tôi dẫn ông chui qua bờ ao nhà bà Đông, ông còn nhớ không? Gai tre cào xước cả lưng, ông hỏi: “ Đi đâu vậy?” Tôi đưa tay lên miệng: “Suỵt! Đi xem chim!” Ông ngây thơ: “Chim gì mà ở dưới đất vậy?”. Tôi kéo tay ông rồi cứ thế mà bò, qua lùm nhót, tôi chỉ xuống cầu ao, ông nhìn trân trân đỏ mặt rồi lùi dần, tôi còn tham, nấn ná. . . “ Đồ đạo đức giả, trên đời không có thú gì bằng nhìn trộm đàn bà con gái tắm truồng”. Mà tôi cũng không ngờ sao ông lại ác thế, tôi đang say xưa, bỗng nghe thấy ông la bên lùm tre: “ Coi chừng thằng Mạnh nó đang nhìn trộm đấy!” Hai hòn giái tôi nó chạy tót lên đầu. Mặt tôi lãnh đủ những nắm bùn của cái Thắm, cái Tỵ. Tôi xấu hổ chui ra “ Ông thụi bỏ mẹ mày! Đồ. . .” Bỗng tôi sáng con mắt lên: “ Mả bố mày đây rồi”. Cái thánh giá to tướng, ông vẫn đeo ở cổ, lúc nãy khi ông chui ra, còn toòng teeng trên đốt tre. Tôi run lên với cảm giác thú vật rồi hiên ngang trở lại cái cầu ao, lần này thì đếch phải bò nữa.
Cái Thắm, cái Tỵ đã mặc xong quần áo. Tôi huơ huơ cây Thánh giá rồi ném về phía chúng nó. Tôi quát to để cho ông ở bên kia hàng rào tre nghe thấy:
- Cả cái thằng này cũng nhòm hĩm của chúng mày đây này!
Kể đến đây bố tôi cười sằng sặc. Cha Quỳnh cũng cười hồn nhiên. Tiếng cười của cha trong veo.

Cha về rồi mà bố tôi vẫn ngồi một mình như một pho tượng. Từ ngày mẹ tôi mất, bố con tôi dồn tình thương cho nhau
- Bố nghĩ gì vậy bố?
- Con ngồi xuống đây, bố có một việc nói với con.
- Việc gì vậy bố?
- Cha Tổng Chỉ huy Tổng bộ tự vệ vừa xin bố để cho con đi theo cha Tổng.
- Sao lạ vậy bố, nhà mình đạo Phật lại không có đức tin, vả lại để lại bố sống quạnh quẽ một mình, làm sao con đi cho đành..
- Bố chỉ lo sự xa cách của cha con mình, còn những điều con nêu trên không cần, tình thế đến mức này, đâu còn phân biệt lương giáo nữa, mà cùng một mặt trận con ạ! Mặt trận bên này và bên kia. bên ta và bên địch. Nhà tràng Phúc Nhạc không cung cấp đủ cán bộ. Việt Minh đang thắng thế, Giáo hội đang ở chân tường. Lớp cán bộ mới không cần trang bị bằng thần học nữa mà chỉ cần lòng căm thù, ý chí chiến đấu một mất một còn.
- Đành rằng Việt minh thì vô thần, quả là họ không có tín ngưỡng thật đấy, nhưng con thấy họ không làm hại đến người lành.
Bố tôi quắc mắt:
- Thế ông bà nội con là những người ác hay sao?
- Con xin lỗi bố. nhưng con chỉ thắc mắc mình và họ không thỏa hiệp được hay sao? . . .Đạo với Đời, việc ai nấy làm!
- Không chung sống với nhau được đâu con ạ, cây muốn lặng, gió chẳng muốn đừng. Chống lại thì hoặc thua hoặc có cơ may thắng, còn thỏa hiệp thì không bị diệt ngay những tan vỡ từ từ ( bố tôi bắt đầu tái mặt) Con nên nhớ, sách lược muôn thuở của Cộng sản là: Liên kết với kẻ thù phụ để đánh kẻ thù chính, cứ thế như tầm ăn lá, từ từ diệt tất. . .
Bố tôi ôm đầu:
- Cháy nhà mới ra mặt chuột, bọn Việt Nam Quốc Dân Đảng chỉ là thứ thùng rỗng kêu to.
- Con thấy thày Thích Tâm Châu vẫn đi lại với giáo xứ ?
- Thì cũng chỉ được có mỗi ông sư này, còn tất cả chỉ toàn là bọn già giái non hột ( bố tôi dằn từng tiếng) Bố thấy chỉ có người Công giáo mới có khả năng chống Cộng, còn thì vất đi tất.
- Thế tại sao mình phải nhẩy vào cái vòng tranh chấp của họ?
- Không đứng ngoài được đâu con ạ, Giáo hội đã đùm bọc mình trong những khi thất cơ lỡ vận, gia tộc ta mang nặng một mối thù, ông bà nội con bị đấu tố chết. lẽ nào bây giờ mình không đóng góp. Phải sòng phẳng con ạ. . .
Bố tôi khóc, đây là lần thứ hai tôi thấy bố tôi khóc, lần đầu là lúc hạ huyệt mẹ tôi. . .
- Thôi con hiểu rồi, con xin nghe bố, cái sợ của con là bố phải sống một mình, từ nay không có con bên cạnh, bố đừng uống rượu nữa nghe bố.
Rồi tôi cũng khóc, bố tôi lau nước mắt rồi cười vang lên như một người điên. Âm thanh vùa ma quái, vừa thỏa thuê, những uất nghẹn như bật ra từ lâu lắm rồi. Đôi mắt của bố tôi lóe lên những tia hừng hực như đốm lửa âm ỉ lâu ngày, gặp gió cháy bùng

Tôi đi theo cha Hoàng Quỳnh và làm thư ký riêng cho cha từ ngày ấy. . .
Hôm đến văn phòng Tổng Bộ tự vệ nhận việc, cha dặn tôi:
- Cha chỉ yêu cầu một điều, nếu các cha bề trên có hỏi thì con trả lời : con có đạo nhé!
Tôi tự ái : Sao cha không lấy người trong đạo giúp việc cho cha, con ngoại đạo ngộ lỡ có chuyện gì mang tiếng cho cha
Cha Quỳnh xua tay:
- Đừng khí khái hảo! Cha chúa ghét cái bọn con chiên nịnh hót, làm hư các cha không ai khác là con chiên của mình

“ Cha Quỳnh không phải là loại cha răng đen, thuốc lào, thịt chó”. Càng ở gần cha, tôi càng nghĩ như vậy, cha không hiểu rộng nhưng biết nhiều , biết đủ thứ chuyện, cả việc đạo lẫn chuyện đời, tính tình cha có đôi lúc bất thường. Cha không hợp với các cha già bảo thủ, cha căm ghét việc các cha đánh con chiên, cha gay gắt phê phán việc đem chuyện gia đình ra bêu rếu tại nhà thờ. Cha thích bỡn cợt với các cha trẻ cấp tiến “họ ăn nói báng bổ thật nhưng niềm tin của họ thì có cơ sở rất cao, tương lai của giáo hội ở trong tay của các vị ấy đấy!”
Có lần cha nghe ai phàn nàn về việc cha già Thiên dùng roi xua con chiên đi lễ ,cha tím mặt:
- Tại các ông, các bà đấy, cứ nịnh cha lắm vào, cái gì cha cũng nhất, cứ bơm riết rồi cha nào cũng thành Đức Chúa Trời cả thôi.

Đấy là đối với việc đạo, tôi cũng được kề cận bên cha những lần ra Hà Nội, ra Huế gặp Cao ủy Pháp, gặp Thủ hiến Bắc Việt, gặp cả Quốc truởng Bảo Đại, những lần gặp gỡ như vậy cha dung dị, tự tin, tôn trọng đối tượng. Duy có lần gặp Bảo Đại – cha bước ra, mặt buồn buồn, cha bảo:
- Người Nhật thật may mắn có Minh Trị Thiên Hoàng! còn mình ...Ôi! bất hạnh quá! Một quái thai chính trị !
Cha nhổ toẹt trên thềm dinh rồi nắm tay tôi chạy như ma đuổi
Mấy ngày sau, tôi gặp cha ỏ nhà chung Phát Diệm, cha vẫn còn buồn, cha kéo tôi vào phòng, cha ngồi trầm ngâm, dư âm cái lần gặp Đức vua vẫn còn cấu xé cha...
- Cậu nhìn xem cái phòng này có gì đặc biệt ?
Tôi nhìn quanh quất, chẳng thấy gì, lắc đầu.

Cha đẩy một cái ghế dài. . .Một khung cửa vừa đủ cho một người, bên kia là cái phòng tối om .
- Đấy! năm 1946 có hai anh em nhà họ Ngô Đình chạy từ Hà Nội vào, Giáo hội hào hiệp đưa tay ra đón, chính tôi đã sai Lê Quang Luật đưa Nhu qua Lào, tương lai đất nước phải có những tay như thế...
Cha lại trầm ngâm: Tiếc rằng bây giờ sự đấu tranh giữa các chủ thuyết còn quá gay gắt, chủ nghĩa Mác tuy làm chủ bản thân nó còn quá kém, chưa đến mức là một khoa học. Tuy vấn đề con người luôn luôn được Mác rao giảng, nhưng trong Tuyên Ngôn Của Đảng Cộng Sản, Mác đã định nghĩa con người là sự tổng hòa các quan hệ xã hội. Nói một đàng làm một nẻo, khi viết những nguyên lý về duy vật lịch sử thì Mác lại cố tình lờ luôn yếu tố con người mà chỉ xoáy vào vấn đề giai cấp, lấy cớ rằng con người đã tham gia vào đủ mọi việc, đã có mặt trong các nguyên lý cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hóa rồi.
Thế nhưng, học thuyết của Mác, không phải là không có sức hấp dẫn, không phải là không có tính thực dụng, nó biết gom góp các kẽ hở của duy tâm để bổ túc cho duy vật. Tuy vậy nó quá độc tài, nó quá thiên về con người tập thể để quên mất con người cá nhân, đòi hỏi quá đáng về sự hy sinh bản thân. Nó được tô vuốt ở phương Tây nhưng lại bị hiếp dâm ở phương Đông.
Những vụ thanh trừng đẫm máu ở Diên An, Tứ Xuyên, Thượng Hải đang biến những cái nhìn ban đầu về Mác thành cái nhìn xót xa hoảng sợ.
Còn chủ nghĩa tư bản ư? Tuy cái tiên đoán về chủ nghĩa này đã có nhiều dấu hiệu cho thấy Mác đã sai lầm nhưng nó vẫn bị tai tiếng về bản chất bóc lột của nó. Khác hẳn với Mác, nó lại duy cá nhân và đánh mất cái tập thể. Khi trở thành đế quốc thì nó lại quá độc ác.
Qua nhiều đêm nói chuyện với Nhu. . . Cha thấy cái học thuyết của ông ta đang thai nghén quả có thể dung hòa được cái tích cực và tiêu cực của hai lưỡng cực đối kháng này. Chỉ tiếc một điều. Tớ là thày tu, tớ phải cay đắng nhận thấy rằng: Cái đầu của anh chàng này có pha tôn giáo. Tránh kỵ triết học chính trị có pha tôn giáo, nó giống như vá áo không cùng màu vải. Nó biến học thuyết thành hoang tưởng hỗn tạp.
Cha lẫm bẩm: Cần nhất là phải biết làm chủ được những lý thuyết cơ bản.

Tôi nhìn cha: Đôi lông mày đậm dầy này. . .Vầng trán có những vết nhăn trăn trở này.. . Cặp mắt và vành môi khát vọng kia, đâu chỉ dừng lại ở bộ áo thày tu: Đen hay đỏ? Cái đầu thông bác kia chỉ ép xác trong cái cổng kín bưng của tu viện, sao không ở chỗ khác kìa?
Tôi sống với cha Quỳnh như vậy đã gần được hai năm

Quan hệ giữa tôi và cha có cái nhập nhằng dễ thương làm sao! Có lúc thì như cha con. Có lúc như thày trò. Có lúc như đồng đội. Có lúc như bạn bè. Có ai hứng chí lấn lướt một chút, thì người kia cũng chẳng phật lòng, chẳng sợ mất mặt, chẳng sợ phạm thượng.

Cho đến một hôm tôi đang đọc sách trong thư viện giáo xứ thì có cậu bé giúp việc cho cha tìm tôi:
- Thày về gấp, cha Tổng đang chờ.
( Như tôi nói ở trên, tôi đạo Phật, cha dặn dấu không cho ai biết, nên ai cũng tưởng tôi là thày Bốn, thày Năm bên Tiểu chủng viện biệt phái qua giúp việc cho cha)
Về đến văn phòng, không thấy cha tôi đi thẳng xuống nhà riêng. Cha vẫy tay:
- Vào đây, vào đây thụ lộc!
“Lộc” là quà ngon vật lạ, con chiên quý cha thường đem biếu, một dĩa thịt luộc đầy ắp, một dĩa lòng, một tô nhựa mận và một chai rượu nếp cẩm.
Tôi xuýt xoa;
- Chà, mưa dầm gió bấc thế này mà chén thịt chó thì chỉ có sướng mà chết thôi!.
Cha cười:
- Vào đi, vào đi kẻo lạnh
An tọa tôi lại xuýt xoa:
- Bố con nói đùa, cái thú nhất là nhìn trộm đàn bà con gái tắm truồng, nhưng theo con thì chẳng có gì thú bằng chén thịt chó. Hay thịt chó và đàn bà có cái gì gắn bó đến ngũ dục của đàn ông, cha nhỉ?
Cha Quỳng cười thoải mái:
- Bố cậu hôm trước không kể hết cái chuyện ngày xưa ấy. . .
Cha vừa nhấm nháp vừa kể:
. . .Sau khi bố cậu chơi khăm tớ. Cái Tỵ, cái Thắm cầm cái thánh giá về ngay nhà tớ. Ôi! Ôi! Lậy Chúa tôi, tớ bị một trận đòn thừa sống thiếu chết và ngay ngày hôm sau tớ bị gửi vào nhà dòng
Cha cười sảng khoái:
- Ấy nhờ thế mà thành cha đấy!
Khi chai nếp cẩm đã gần hết, Bỗng cha hỏi tôi:
- Tớ hỏi thật nhé, cậu có biết đàn bà là gì không?
- Thưa cha, cứ như Kinh thánh. . .
Cha xua tay:
- Đừng, đừng múa rìu qua mắt thợ, đừng lấy Kinh thánh ra để hù dọa tớ, tớ hỏi thật đấy, tớ muốn biết thêm về một chút đời thường. . .
- Thế thì thưa cha, cứ như những người đi trước, từng có “ Nợ máu” với cánh đàn bà thì con thấy, quả Thiên Chúa đã sáng suốt khi không sáng tạo người nữ từ cái đầu của người nam để nàng lấn lướt, cai trị chàng. Nhưng quả Chúa cũng chưa am tường nhân thế khi lấy người nữ từ cái xương sườn của người nam, chỗ ấy rất gần con tim khiến đàn ông cứ mê muội, cứ say đắm vào những cái phù phiếm mà đau khổ nhiều hơn hạnh phúc. Như bố con ấy, cái hôm mẹ con mất bố con khóc như con trâu rống. . .
Cha Quỳnh cười:
- Thế thì theo cậu phải tạo người nữ từ phần nào của người nam?
- Phải tạo từ đôi chân để họ mãi mãi làm nô lệ cho đàn ông!
Cha xua tay:
- Không được đâu, không được đâu, này tớ không đùa đâu đấy, cậu phải lấy vợ đi. Cây có cây đực cây cái. Người có âm có dương thì mới hanh thông được, còn như bọn thày tu chúng tớ, có sáng suốt, có uyên bác thật đấy nhưng vẫn có cái gì lệch lạc, nghiêng ngả, mất thăng bằng. Lúc nào cũng như bị dị ứng, tức như bò đá. . .
Tôi xum xoe:
- Con hỏi thực xin cha đừng giận:
- Hỏi đi, sao tự dưng lại khách sáo thế?
- Tại vì đây là những điều khó nói, con nghĩ đàn ông cả với nhau mới dám hỏi cha: Cha có bao giờ bị dục tình thôi thúc không ạ?
- Câu hỏi hay, quả là khó nói đấy, nhưng tớ với cậu, mình cùng cánh đàn ông với nhau tớ phải nói thật: Ghê Lắm. khủng khiếp lắm
. . .Từ cái ngày nhìn thấy cái Thắm , cái Tỵ, tớ cứ bị ám ảnh hoài, những bữa trưa hè, những đêm đông, nhất là về ban đêm, có một cái gì bứt rứt xôn xao. Có một cái gì nó cứ chạy rần rật trong từng thớ thịt, hai má thì cứ nóng ran. Phía trên đầu thì vang váng. Phía dưới thì căng cứng, các tế bào cứ như bị tê dại hẳn đi. Hơi thở của mình như không thể điều khiển được nữa, cứ như có ai gãi ở các đầu ngón chân ấy.
- Thế thì cha chịu trận à?
- Mình cởi quần áo ngoài ra, mặc mỗi cái quần đùi. Đêm miền biển lạnh giá là vậy mà mình cứ thế mà chạy, quay lại bể nước xối ào ào rồi lại chạy tiếp, lại xối nước. . .Về nằm, ngủ được thì không sao, không ngủ được thì đâu lại vào đấy. . .Có khi mình mặc áo lễ vào, lên nhà thờ quỳ xin Chúa toàn năng cho êm ả tâm hồn, cho thanh khiết đẩy đi mọi cám dỗ. Nhưng đến là quỷ! Khi nhìn thấy tượng thánh, thì tớ lại nhớ ra khuôn mặt cái Tỵ! Chúa ơi! Sao mặt con bé giống Đức Mẹ như hai giọt nước. Rồi tớ lại nghĩ bậy bạ, thân thể thì cứ rã rời, tâm hồn thì hoang mạc như một bãi chiến trường vừa mới qua cơn binh lửa. Cái mặc cảm ấy nó cứ ray rứt tớ như một bóng ma. . .Ghê sợ lắm!
- Các thày chùa bên chúng con, họ chay tịnh còn đỡ, các cha bên này, ăn uống không kiêng khem, chịu sao nổi.
Cha bối rối, chợt như nhớ ra một điều gì, cha nhìn tôi, nhíu mày:
- Này, tớ nghe đồn, cậu léng phéng với cái cô Hiên gì đó của Hội con Đức Mẹ , bên giáo xứ Kim Sơn phải không? Hình như cô ta có một người anh thoát ly từ năm 45, 46 gì đó. Cẩn thận, rất cẩn thận anh bạn trẻ nhé.
“ Cái cô Hiên gì đó” quả thực tôi có yêu, có say mê, có tâm sự, thề thốt. . .

Một tháng sau, Hiên và người em út của cô ta, không mộtlời từ biệt tôi, đã bỏ Giáo khu trốn ra vùng Việt Minh.
Cha Quỳnh che chắn cho tôi hết lòng, tôi mới không bị lôi ra ban An ninh của Tổng bộ.
Người ta đã không tìm ra ai là người làm nội tuyến cho Việt Minh đánh đồn Yên Thổ, nhưng người ta đã râm ran đồn đoán ai là người đã để lọt ra ngoài các tin tức mật từ Tổng bộ Tự vệ.
Tôi như người mất trí. tôi ngồi lắp ráp lại những câu hỏi không đầu không đuôi của Hiên và những câu trả lời hớ hênh của tôi, trong những lần chúng tôi ngồi tâm sự với nhau.
Trong đôi mắt nhân hậu của Cha Tổng có thấp thoáng sự thương hại và ngờ vực. . .Tôi không còn được làm thư ký trong những phiên họp của Tổng bộ nữa. . .

Tôi xin cha cho tôi được nghỉ việc. . .Cha nhận lời.
Tôi thất thểu về nhà. . .
. . . Bố tôi ngồi bất động trên cái chõng tre, giọng ông tắc nghẹn:
- Con không phải giải thích nữa, bố biết hết cả rồi.
Đêm hôm ấy, tôi trằn trọc hoài không ngủ được, tôi nhớ đến cha Quỳnh. Tôi thương bố tôi. tôi ghê tởm Hiên. Tôi ghê tởm tôi. Tôi đem những kỷ vật Hiên đã có ý để lại cho tôi, như cái khăn màu tím nàng hay quấn cổ, cái kẹp ba lá, những lá thư hò hẹn, tôi đem những thứ đó ném xuống sông.
Tôi như người lần đầu tiên đi đánh bạc gặp ngay đứa cờ bạc bịp. . .
Bổng tôi nghe như có tiếng rên nho nhỏ của Bố trong giường trong:
- Xoan ơi! Nhục quá! Xoan ơi! ( Xoan là tên mẹ tôi)
Tôi cứ tưởng bố tôi nói mê.
Sáng hôm sau, tôi thức dậy đun nước để bố tôi pha trà. Chờ hoài không thấy bố dậy. Tôi lên tiếng gọi, vẫn im lặng. Tôi nhẹ kéo chăn ra. Máu trong miệng, mũi bố tôi đã khô đen, hai con mắt trắng dã, trừng trừng. . .
Tôi cắn răng nhìn xác bố. . .“ Con khốn nạn, mày là người đã làm tan nát đời tao, gia đình tao” Tôi hét lên như một thằng điên:
- Trời ơi, Bố ơi! Thù này biết bao giờ mới trả được hở trời?

Đám ma của bố tôi sầu thảm như đất trời ngày hôm ấy. . .
Cha Quỳnh mặc thường phục. Đám ma đi dọc đường phố Phát Diệm mưa phùn, trơn lạnh. . .Những người đứng dọc hai bên đường nhìn quan tài bố tôi thương xót. nhìn tôi khinh bỉ.
Tôi xin cha để dời Giáo xứ;
- Con về đâu ? Cha hỏi như khóc.
- Con phải đi lính. . .Chỉ có quân đội. . .
- Con nên vào Huế học trường Đập Đá ta chứng nhận cho.
- Không con chỉ muốn làm lính, con muốn chính tay con, chứ không phải qua lệnh của con.
Trong một cữ chỉ mà chính tôi cũng không thể ngờ được. Tôi quỳ xuống chắp tay lậy cha:
- Thưa cha Linh hưởng. Con tuy ngoại đạo nhưng như đã phó hồn xác trong tay Chúa, sự nhân ái của Cha cả đời nằm nguyên vẹn trong trái tim con. Xin cha giúp con cầu nguyện Chúa phán xét công bằng.
Cha Quỳnh khóc. Tôi khóc. . .

CĂN CỨ SUỐI MƯƠNG, HÒA BÌNH NĂM 1952

Hai chị em Hiên bỏ Phát Diệm vào một buổi sáng tinh mơ.

Hiên ngoái lại rất lâu nhìn một lần cuối cái dốc cầu Trì Chính. Những dấu chân hẹn hò của cô và Nam như còn chập chờn, bồng bềnh trong sương mù của buổi sáng hôm ấy.
Khi chiếc thuyền nan xuôi dòng về hướng Thượng Kiệm, tim cô nhói lên khi nhìn thấy tháp chuông giáo đường vươn cao lên trên những ngọn cau già, nước mắt cô trào ra, trong hơi nước ngầy ngậy ngái ngủ, cô ngửi thấy cả đến mùi hoa hoàng lan quấn quýt lấy hương vị tình yêu đầu đời, từ những hàng cây dọc lối vào nhà xứ.

Cô đến Nho Quan, Tân Lạc rồi vào Hòa Bình. Hai chị em Hiên tìm đến căn cứ Suối Mương.
Anh vệ quốc cảnh vệ dẫn hai chị em đến giới thiệu với một chính trị viên.
Hậu nói như khoe:
- Hai chúng tôi là em ruột của Chính ủy Hải Ninh.
Viên cán bộ mặt lạnh tanh:
- Đồng chí Hải Ninh đả bị hạ tầng công tác và đang thời gian quản chế. . .
Hai chị em Hiên đứng không muốn vững, bám vào nhau:
- Anh tôi có tội gì chứ?
- Tôi không biết.
- Chúng tôi có được phép gập anh tôi không?
- Theo tôi hai cô không nên gập anh ấy lúc này, hãy để cho anh ta tập trung tư tưởng để tự đánh giá mình. Mọi quan hệ với anh ta chỉ làm vấn đề thêm phức tạp
“Mình về đâu bây giờ?”. Câu hỏi ấy cứ oằn lên vai Hiên trên con đường từ căn cứ ra Thạch Thất.
Đến bến đò Tân Vệ, Hậu nói như rên:
- Chị ơi, em mỏi chân lắm rồi, hai bàn chân giộp hết rồi.
Hiên nhìn em thương hại. Cánh đồng Sằn vắng vẻ, còn bờ sông không bóng một con đò. Hiên như được linh tính mách bảo là ban an ninh căn cứ đang theo dõi bước chân hai chị em cô.

Sau đây là những mẫu đối thoại không đầu không đuôi của hai cô con gái, lần đầu tiên ra đời để đi làm cách mạng
Hậu nói:
- Cứ như anh thợ săn đầu mùa, gập ngay viên đạn thối!
Hiên nói: Chị đã bảo ở nhà mà không nghe. Anh Ninh nhắn có mình chị.
Hậu nói: Em không muốn xa chị, em chán cái không khí xóm đạo nhà mình lắm rồi. Em sợ, sợ kinh khủng. . .Trời mưa dầm, gió bấc, tiếng cầu kinh ê, a. .
Hiên nheo mắt:
- Có sợ thày Bốn không đấy!
- Sợ luôn, em chúa là ghét thứ đã đi tu mà còn tình. Tu tiếc gì cái ông ấy. Chị biết không, ông ấy bảo em: Kỳ lễ Đức Mẹ Lên Trời này, ông ấy trình cha xứ cho em ngồi xe hoa làm Đức Mẹ. Em hỏi: “ Sao thày không chọn chị Hiên ?” Thày nói: “ Đâu phải ai muốn làm Đức Mẹ cũng được, phải ngoan này, phải còn trinh này. . .” Em hỏi: “ Thế cái đêm Giáng sinh, sau hang đá, thày cầm tay em, thày sờ ngực em, vậy em còn trinh không?” Thày nói: “ Nói nhỏ chứ, đừng có nói với chị Hiên em nghe. Mà chị Hiên em cũng ghê lắm. Mê thày Nam như điếu đổ, ngày nào cũng qua Tổng bộ, Còn ngủ lại đêm bên ấy nữa chứ”. Rồi thày nheo mắt: “ Chị em đâu có làm Đức Mẹ được, mất trinh rồi”
Chị này, cái đêm chị qua Phát Diệm, chị ngủ với anh Nam hả chị? Mất trinh hôm ấy hả? như vậy chị em mình cùng mất trinh cả rồi còn gì ( Hiên cười khúc khích) em vẫn tưởng trinh tiết là cái gì phải kiên cố lắm, khó khăn lắm, dư luận lắm chứ đâu có nhẹ nhàng, mỏng tanh, mất còn không biết ( cả hai chị em cười khúc khích)
Hậu lại hỏi:
- Kháng chiến là gì? Cách mạng là gì hả chị?
Hiên trầm ngâm giây lát, cô nhớ ngay đến Hải Ninh:
- Thì cứ như chơi đồ hàng ấy thôi, nhưng nhân rộng ra, lớn ra, cái gì cũng thật, cái gì cũng giả: Đánh nhau thật, căm thù thật, đấu đá thật, hạ tầng công tác thật, chết thật. Nhưng khen thì giả. . .
Hiên lại nhớ đến Nam, đến cái bẽ bàng của Hải Ninh. cô nhớ đến lời chị Bổng:
- Còn Cách mạng ư? Trong lý thuyết thì lãng mạn. Ngoài thực tế thì trần truồng. Trông xa thì như một cô gái trinh trắng đài các. Chạm vào thì mới biết đó là một con đĩ toang hoác.
Hậu hỏi: Người trong giáo xứ đồn rằng, trong trận đánh đồn Yên Thổ, có tin tức chị lấy của Tổng bộ qua anh Nam phải không?
Hiên bừng lên: Không, em biết bên đạo mình có câu thề nào nặng nhất không? Nghe chị đây, chị mà làm thế, chị bị trọng tội đấy!

Có tiếng súng nổ chát tai, cả thân thể Hiên bật tung lên. Một tay chới với như muốn tìm chỗ dựa nào đó ở khoảng không. Một tay chống xuống đất, rồi ngã nghiêng. . .
Hậu trân trân nhìn Hiên quằn quại , cô lấy hai tay ôm lấy mặt rồi rú lên:
- Chúa ơi! Chị ơi! Ai bắn chị tôi thế này.
Tiếng khóc, tiếng gào, tiếng gió theo nước sông loang loáng về phía hạ du. . .

SÀI GÒN 1954.

Sư đoàn khinh binh số 10 của tôi vào Nam. Đóng ở Long Khánh.
Đây là lúc ông Nhu thanh toán xong các lực lượng thân Pháp và các lực lượng giáo phái, ông quay sang “ Làm thịt” nốt Tổng bộ tự vệ. Lực lượng chống Cộng có đến hàng vạn người này dần dần tan tác.
Đức cha Lê Hữu Từ vẫn ngạo nghễ làm lễ ở nhà thờ di cư Phát Diệm. Đức cha đang suy nghĩ gì thì chỉ có Chúa mới biết, nhưng những người thân cận nhìn bóng cha nghiêng nghiêng mỗi chiều tắt nắng, không nén được tiếng thở dài cho tình đời đen bạc.
Còn cha Quỳnh, hình như ông Cố vấn quên hẳn cái việc cha đã tổ chức cho ông trốn qua Lào bằng cách ra lệnh cho Lê Quang Tung bắt giam cha. Sau đó đầy cha đến cái xứ đồng khô cỏ cháy Bình An này.

. . .Nhờ bộ đồ lính còn vương đất đỏ. Tôi lẻn được vào thăm cha.
Cha ôm đầu tôi, hôn tôi. Tay cha sờ sờ cái lon Thượng sĩ nhất của tôi:
- Bây giờ mà còn như thế này à! Đám sĩ quan Bùi-Phát , tướng tá hết cả rồi. Thằng Phạm Xuân Chiểu trở cờ biết chưa?
Tôi đau đớn nhìn cha. Cha già hẳn đi. Tôi móc trong cái “ Túi bắt gà” một gói bên ngoài là lá chuối.
- Con ghé Gò Vấp, biết cha mê món này.
Cha nhìn trân trân ( một thoáng suy nghĩ: không biết đôi mắt này có giống lúc bố và cha nhìn xuống dưới cầu áo nhà bà Đông không nhỉ? ) rồi cười lên ha hả, khiến bọn mật vụ bên ngoài ngơ ngác.
- Bố anh! Trước khi anh tới đây, tôi nghĩ có thể bắt tay ông Diệm chứ có bao giờ dám mơ tưởng đến món này đâu. Ôi! Tranh bá đồ vương. Ôi ! Công hầu khanh tướng! Làm sao bằng cái gói thịt chó này cơ chứ ! Ủa mà sao lại khóc? Yên tâm đi! Chúa sắp xếp hết, Chúa rất công bằng. Rồi cũng êm thôi.
“ Rồi cũng êm thôi”. Cái đầu của cha một lần nữa xác định được cái nhanh nhạy ấy

:Nhà Ngô càng ngày càng bị sức ép của Mỹ. Sau những lần dằn mặt từ những Nguyễn Chánh Thi, Vương Văn Đông, rồi đến Nguyễn Văn Cừ, Phạm Phú Quốc. Đến sự chống đối ngấm ngầm của các sĩ quan thân Pháp. Đến ngay sự lạnh nhạt của tòa thánh Vatican. Đến lúc phải tìm một mô hình giáo khu Bùi Phát cho Quốc sách Ấp chiến lược, Ông Nhu dần dần thấy cái quá đà của ông trong việc đánh phá Tổng bộ tự vệ Phát Diệm với cả triệu giáo dân và những người gốc miền Bắc sau lưng nó. Nó đâu giống Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo đâu?
Giáng Sinh năm 1960 tôi trở lại Bình An. Lần này thì khôngcòn hoang vắng như lần trước nữa. Những chiếc xe hơi, xe Jeep nối đuôi nhau. Chủ nhân của chúng là những chính trị gia đối lập, cần sự hậu thuẫn của Công giáo. Cớ cả những sĩ quan, viên chức cần lên lon, thăng ngạch, cần đi làm tỉnh trưởng, tư lệnh. . .

Thấy tôi lấp ló. Cha đuổi khéo hai người khách đang ngồi trong phòng, ra tận cửa lôi tôi xềnh xệch.
- Lần trước nhờ món thịt cầy của cậu mà tớ thoát chết hai lần. Lại trò bắn lén kiểu bắn Trịnh Minh Thế. Hoàng Quỳnh đâu có ngờ nghệch như Trịnh Minh Thế đâu chớ. Về với tớ đi. Hai tay vừa rồi là chuyên viên trong văn phòng ông Cố Vấn đấy. Ông Nhu muốn tìm thêm kinh nghiệm của Giáo khu ngày trước . Ông ta quên là mỗi thời mỗi khác. Ngày ấy, lòng dân còn toàn tòng. Bây giờ thì ly tán hết rồi! Chưa qua sông đã đấm buồi vào sóng, ai còn tin được. . .
. . .Người ta vẫn bảo Lê Hữu Từ và Hoàng Quỳnh thân Pháp. Thì đã sao nào? Pháp già rồi nhưng có thủy có chung. Chơi với tụi Mỹ như chơi với dao vậy. Vừa thực dụng lại vừa tráo trở. Đụng tới quyền lợi của họ, thì bạn hay thù cũng a lê hấp !
. . . Sao về với tớ không? Ngày còn ở Ninh Bình, cậu thua đếch gì thằng Chiểu, thằng Đổng. .
Thấy số người chờ càng lúc càng đông. tôi hỏi:
- Cha còn nhớ chị em cô Hiên không?
- A ha ! cái rắc rối của đời cậu ấy mà, tớ làm sao quên được, nhưng “ Giai nhân nan tái đắc” Bóng chim tăm cá phải không? Sao nhất định không lấy vợ à?
- Thưa cha, quả là mọi việc đều do Chúa an bài cả cha ạ. Con mới được tin hai con yêu cái này cũng di cư vào đây, đang ở vùng Bình Long Bến Cát gì đó. Con về đây chỉ để nhờ cha, xin cho con đổi về sư đoàn nào ở gần đó. Nếu bố con có linh thiêng , xin dẫn đường chỉ nẻo cho con. Đời con thua chúng, thua bạn chỉ vì còn đeo đuổi mối thâm thù này. Xin cha cầu nguyện cho con. . .

Cha Quỳnh bỗng ho xù xụ, tóc cha đã bạc quá nửa. Cha nhìn tôi :
- Mình còn nhiều dang dở, những sở nguyện chưa đạt được một phần ba. Cậu xem ra còn bết bát hơn mình, tụi mình không còn bắt đầu từ số không được đâu, thật là lực bất tòng tâm. Nghĩ cho cùng: Chỉ có tha thứ và sự bình yên ở nước Chúa mới là yên phần hồn rỗi phần xác !
Bỗng cha cười ha hả:
- Ngày xưa, nói chuyện đàn bà với cậu, tớ cũng thầm mong Cộng đồng Vatino cho phép linh mục lấy vợ, bây giờ mà có được phép, tớ cũng đếch thèm
Cha đứng lên lấy phích nước, cái dáng gù của cha làm tăng vẻ chậm chạp
- Cậu ở với mình một thời gian. Cậu thấy mình thế nào? Mình có cuồng tín quá hay không? Có trọng đời khinh đạo quá hay không? Tớ biết tính cậu hay nói thẳng tớ mới hỏi, cần cứ việc khuyên. Bố cậu lúc sinh thời vẫn cho tớ những lời bộc trực thấm thía.
Cha chỉ tay ra ngoài phòng chờ, lố nhố những khách. Môi dưới của cha trề ra
- Họ gồm hai loại: Con chiên chân chính và những người đến nhờ vả. Con chiên thì cha nào chả là ông thánh. Lúc nào họ cũng thấy thấp thoáng nơi vị chăn dắt của mình ánh hào quang của Đức Chúa Trời!
Còn những người đến cầu cạnh mình ư? Họ đời nào dám nói cái sở đoản của mình ra kia chứ . Có lần mình giả vờ nóng giận, mình hỏi me xừ Ngô Trọng Hiếu: “ Có phải với cương vị Bộ trưởng Công dân vụ ông tuyên bố trước các Tỉnh đoàn trưởng là phải xem xét tôn giáo như một hiện tượng văn hóa không? Đó là quan điểm của chính phủ hay của cá nhân ông?” Ông ta sợ hãi ra mặt. . .
Cha vừa pha trà vừa nói:
- Họ đến với mình bằng những câu: “Nhờ cha sinh phúc, nhờ cha gia ân cho”. Mình làm chó gì có quyền mà làm ngay cho họ được, mà phải làm trung gian. Ôi! đã là trung gian bên Đạo, lại còn phải làm trung gian bên Đời!
Cha cười thiểu não:
- Có đứa còn phong cho mình là thiên tài nữa kia đấy.
Cha đổi giọng cười ha hả :
- Thiên tài đếch gì tớ. Thiên tài đớp thịt chó thì có!

Ánh sáng của cửa sổ phía tây xuyên qua tầu dừa chênh chếch, chiếu vào chỗ cha ngồi. Tôi thấy rõ mái tóc điểm sương khô khốc, những nếp nhăn men mét, hai túi lệ chẩy xệ dưới đôi mắt trũng sâu khắc khoải.
Tôi nói:
- Thưa cha cứ theo định nghĩa “ Cái không học ở đâu cả, cái không thể học nổi, cái không thể bắt chước được. Đó là thiên tài!” Thì người ta bảo cha là thiên tài đúng quá rồi còn gì! Hồi còn ở với cha, con may mắn được cha mặc khải khá nhiều. đoán biết và nắm bắt được chút ít tư tưởng của cha, nhìn cách cha giải quyết vấn đề, xem cách cha khu xử sao cho hợp đạo đẹp đời. Con vẫn tiếc giá như cha đừng đi tu, những điều sở tồn của cha mà làm sở dụng thì hay biết mấy, thì giúp ích cho nước nhà biết mấy.
Con xin nói thật, giới tăng lữ bây giờ. Đạo nào cũng vậy, có làm chính trị giỏi cách mấy thiên hạ cũng gán cho cái tội khuynh loát lợi dụng đấy cha ạ. Cha không nghe giới kẻ chợ bây giờ họ sắp xếp thang bậc trong xã hội bằng vỏn vẹn có tám chữ: Nhất cố, nhì sư, tam xi, tứ tướng.
Cha cười buồn:
- Cố là gì? Xi là gì?
Tôi nói:
- Cố là cố đạo, là các linh mục, Còn xi là taxi, là những tên ma cô chở đĩ điếm cho ngoại kiều.
Cha giật mình: “ đến thế cơ à?” Rồi cha ho khung khúc.
Tôi nói:
- Ngày ở với cha, con có đọc trong một tờ báo cũ của thư viện giáo xứ, tờ Phụ Nữ Thời Đàm, một bài thơ của một nữ sĩ, vịnh Hai Bà Trưng, con sửa lại mấy chữ có ý để tặng cha, xin cho con đọc trình cha nghe, coi như nhận xét của con về cha kính yêu.
Bùi Phát quân thù kinh vó giặc.
Giáp vàng, áo chùng lạnh đầu voi
Chúa ơi, Tòa giảng bơ vơ quá.
Trăng chếch ngôi trời bóng lẻ loi.
Cha bắt tôi đọc lại lần nữa, cha buông bút ngồi ôm đầu
- Ôi bơ vơ, lẻ loi thật!

MẶT TRẬN BÌNH LONG 1972

Tôi hỏi người phụ nữ “ Điên”

- Cô bị bắt trong trường hợp nào?
- Tôi đang giặt giũ ở bờ sông, các ông bắt tôi
- Tình hình này, ai dám ra sông để giặt? Quê cô ở đâu?
- Hải Hậu, Ninh Bình
- Trước năm 1953 cô ở đâu?
- Tôi ở Kim Sơn, Phát Diệm
- Rồi sau đó
- Tôi lên Nho Quan!
( Bố mẹ ơi, quả nhiên lưới trời lồng lộng, rất thưa nhưng không sao lọt được! Kẻ thù hình như đang ngồi ngay trước mặt con đây, cũng khuôn mặt trái xoan, cái mũi dọc dừa, cũng đôi mắt bồ câu trong sáng và phản trắc ấy. Bố ơi, còn văng vẳng đâu đây tiếng bố gọi mẹ lúc lâm chung: “ Xoan ơi, nhục quá!” Rồi bố chết, bố đem những uất nghẹn cùng những điều không làm được về thế giới bên kia, bố để lại thế giới này cái hận thù dai dẳng cho con đeo mãi vào người trong niềm ân hận bất lực.)
Tôi rung lên như lên cơn sốt:
- Cô còn có một người chị?
Ôi! một câu hỏi hớ hênh, rất không nghiệp vụ và đầy tính định mệnh đã cứu người phụ nữ. Tôi đã tự lột bỏ lốt áo người thẩm vấn để lộ rõ cái nóng vội của một kẻ tử thù, đang muốn ăn tươi nuốt sống đối phương.
( Còn người phụ nữ, tuy cô không có cái bản lĩnh của Hiên, nhưng tính nhậy cảm và nhanh nhạy của một người đàn bà đã thấy rất rõ trong đôi mắt của người trưởng ban tình báo kia loang loáng vẻ kỳ bí của một thế giới đầy u uẩn. Vầng trán tái tím kia như đang toát ra những làn tử khí hừng hực, có bóng tử thần lấp ló.)
Cô lạnh toát người, Có một lực siêu nhiên gì mách bảo cô phải nói to như một lời khẳng định:
- Không, tôi không có một người chị nào cả!
Thiếu tá Mãng bước vào, chẳng biết ất giáp gì, quát tôi:
- Lại đánh tù binh hả? Việt Cộng gì con dở dở ương ương này, làm lệnh tha, tôi ký.
Ông vừa bước ra khỏi hầm vừa lầu bầu:
- Việc ngập đầu, đéo lo, lo ba cái con mẹ điên điên khùng khùng.
Tôi tức uất người, tức vì cái nông cạn võ biền của đồng đội mình, chống Cộng kiểu ông ta chỉ là đánh võ vườn, Ông ta đánh giặc bằng tâm tính của một nhà tu, với tính khí của một cao bồi miền viễn tây nước Mỹ, và lối hành sử mệnh lệnh của một công chức

HOUSTON 1978,

Tiếng súng ở bến đò Vệ, Hòa Bình ngày ấy không giết chết Hiên, nhưng giết chết tâm hồn của Hiên và Hậu. Đặc biệt với Hậu, do sợ quá mà sau này có lúc cô không làm chủ chính cô.
Xin tóm tắt, từ năm 1972. . .
Sau khi thả Hiên ra, sau khi An Lộc được giải tỏa. Trung úy Nguyễn Văn Nam tiếp tục theo dõi Hiên
. . .Quả đúng Hiên là em Hậu, giấy thế vì khai sinh cho những người tản cư làm tại Tòa hòa giải rộng quyền Hà Nội của Hiên với tên mới là Thoa, Nguyễn Thị Kim Thoa. . .

. . .Thoa và Hậu di cư vào Nam cùng với lòng căm thù Cộng Sản ngun ngút. Cô đi học tiếp rồi ra trường thành giáo sư trường trung học Hưng Đạo. Người chồng thứ nhất của Thoa, một sĩ quan Đà Lạt chết trận Mậu Thân năm 1968, để lại cho cô một bé trai kháu khỉnh. Lúc hạ huyệt Thuận, cô ôm con khóc lặng trong mưa phùn hiếm hoi của mùa xuân miền Nam. nét sầu bi cô phụ ấy, đánh thức tâm hồn của người đồng nghiệp kém cô 5 tuổi, vốn tu xuất
Cô và Thuấn lấy nhau, tình yêu chưa làm ấm chăn gối vợ chồng thì Thuấn tử trận tại chiến trường An lộc.

Tôi ( Người viết lại chuyện này), nghe tiếng Nam bên kia đầu giây, giọng vui vẻ:
- Anh sẽ qua thăm chú?
- Sao anh bảo đến mùa hè sang năm anh chị mới qua, gấp vậy?
- Không, anh cần qua. Anh đem cho chú thêm một vài chi tiết và đoạn kết của câu chuyện chú đang viết.
Tôi háo hức chờ Nam

Hôm gập Nam tại phi trường Houston sau bao nhiêu năm xa cách. Tôi ôm Nam còn vợ tôi và vợ Nam vồn vã hỏi thăm về nhau. Nam giới thiệu vợ:
- Đây là bà xã anh, chú có đoán được là ai không nhỉ?
Người đàn bà có đôi mắt buồn rười rượi, có giông bão còn đọng ở ánh mắt, đưa tay ra:
- Nghe anh Nam nói nhiều về anh, tôi là Hiên, là Thoa, là cừu thù một thời của nhà tôi đấy.
Mùa đông Houston lạnh kinh người nhưng người tôi cứ nóng bừng.
Đêm hôm ấy, Nam kể cho tôi nghe quãng đường anh chị tìm nhau, anh tìm chị để trả thù, còn Chúa lại dẫn chị tìm anh để nối lại mối tình đầu.
- Còn Hậu bây giờ ra sao?
- “Cô tù binh” của anh năm xưa bây giờ gia thất đề huề . Cũng tính sang thăm chú một chuyến này, nhưng cuối cùng cô chú ấy lại đổi ý.
Nam kết luận:
- Quả nhiên có Chúa thật chú ạ. Không tin không được. Cha Quỳnh dậy chí phải.
- Chú có nghe gì về cha?
Giọng Nam u uất:
- Ngay sau khi chiếm miền Nam, Việt Cộng tìm ngay đến giáo xứ Bình An. Họ bắt cha giam vào khám Chí Hòa. Tại phòng số 8, khu ED, nơi chặng chót của bước đường thánh giá. Cha đã uống xong chén đắng cuối cùng. . .

Nguyễn Trọng Hoàn

( Viết tại Phòng giam 8, khu ED 1991. Hoàn tất tại Mỹ 1997)
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests