Bình Luận , Quan Điểm

MatVit
Posts: 1322
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by MatVit »

Trump ‘bán’ Thánh Kinh, tín đồ Cơ Đốc Giáo phản ứng ra sao?
March 29, 2024


WASHINGTON, DC (NV) – Cựu Tổng Thống Donald Trump đang chính thức bán một quyển Kinh Thánh Cơ Đốc có chủ đề ái quốc dựa trên ca khúc trứ danh của Lee Greenwood, “God Bless the USA” (Chúa Ban Phước cho Mỹ Quốc).

“Tuần Thánh An Lành!” Trump nhắn nhủ trên mạng xã hội hôm Thứ Ba, 26 Tháng Ba, trong thời điểm long trọng nhất của lịch Công Giáo, tuần cuối cùng của Mùa Chay đánh dấu cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Jesus. “Khi chúng ta bước vào Thứ Sáu Tuần Thánh và Lễ Phục Sinh, tôi khuyến khích quý vị mua một bản Kinh Thánh God Bless The USA.”

Ý tưởng phác thảo nên cuốn Kinh Thánh gắn liền với quốc kỳ Mỹ, cũng như chiến dịch rao bán mà cựu tổng thống dành cho một bản văn được các tín đồ Cơ Đốc Giáo coi là thiêng liêng, làm dấy lên mối lo ngại trong cộng đồng tôn giáo. Điều này cũng đặt ra câu hỏi về những gì mà Trump đang âm thầm suy tính, khi cựu tổng thống đang bị các cuộc chiến pháp lý hao tiền tốn của bủa vây.

Image
Tổng Thống Donald Trump cầm quyển Thánh Kinh bên ngoài nhà thờ St John’s Episcopal ở Washington, DC ngày 1 Tháng Sáu, 2020 (Hình: BRENDAN SMIALOWSKI/AFP/Getty Images)

Cuốn Kinh Thánh có giá $59.99, được xuất bản lần đầu tiên năm 2021, có hình quốc kỳ Mỹ và dòng chữ “God Bless the USA” in trên bìa. Bên trong có dòng chữ “Chúa Phù Hộ Cho Nước Mỹ” và dòng chữ Tuyên Ngôn Độc Lập, Lời Cam Kết Trung Thành và các tài liệu lịch sử khác của Hoa Kỳ. Tài liệu quảng cáo cho quyển Kinh Thánh có hình ảnh cựu tổng thống cùng với ca sĩ nhạc đồng quê Lee Greenwood.

Những lời bình luận trên mạng xã hội đáp lại màn buôn thần bán thánh của Trump là “báng bổ,” “dị giáo” và “tấn công giới răn” đồng thời trích dẫn các bài học từ Kinh Thánh cho thấy việc lợi dụng đức tin của người khác để kiếm tiền đáng bị lên án.


“Quả là thời kỳ lụn bại của Cơ Đốc Giáo khi phải nhìn thấy một kẻ mị dân lợi dụng đức tin của tín đồ và thậm chí cả kinh thánh để theo đuổi quyền lực của chính hắn và làm cho người ta suy tôn hắn, thay vì nhất quyết không cho phép đức tin thiêng liêng và kinh thánh của chúng ta trở thành một công cụ ngôn luận của một đế chế,” Mục Sư Benjamin Cremer cho biết trên X, từng là Twitter.

Jason Cornwall, mục sư đến từ South Carolina, nói trên X rằng việc Trump buôn bán Kinh Thánh là vi phạm một trong Mười Điều Răn của Kinh Thánh Do Thái cấm lấy danh Chúa làm chuyện vô nghĩa.


Tuy nhiên, làn sóng lên án không dừng lại ở việc liệu việc Trump bán Kinh Thánh có phải là phi Cơ Đốc Giáo hay không. Trên thực tế, đó chỉ là màn khởi đầu.

Sử gia kiêm tác giả Jemar Tisby cho biết tổng thể đề án phản ảnh các giá trị của chủ nghĩa dân tộc Cơ Đốc Giáo – với ý tưởng rằng nước Mỹ được thành lập như một quốc gia Cơ Đốc Giáo và chính phủ nên nỗ lực để phê chuẩn Cơ Đốc Giáo theo quy mô quốc gia, nghĩa là lấy đạo này làm gốc. Các nguyên lý của chủ nghĩa dân tộc Cơ Đốc Giáo có lịch sử gắn liền với thành kiến, chủ nghĩa bản địa và quyền lực tối thượng của dân da trắng.

“Điều làm người ta phẫn nộ đó là cuốn Kinh Thánh có Tuyên Ngôn Độc Lập, Hiến Pháp Hoa Kỳ và thậm chí cả lời bài hát của Lee Greenwood. Cho nên, mục đích của việc chèn các bản văn chính trị vào Kinh Thánh là nhằm xóa bỏ hoàn toàn cách biệt giữa Giáo Hội và chính phủ.”

Tisby, có văn bằng Cao Học Thần Học tại Chủng Viện Thần Học Cải Cách tại Jackson, Mississippi, từng viết về sự nguy hiểm mà chủ nghĩa dân tộc Cơ Đốc – gây nên cho cả Hoa Kỳ lẫn đức tin Cơ Đốc.


“Điều nguy hiểm ở đây là nó lợi dụng sự tận tâm người ta dành cho Chúa và lòng ái quốc, bản thân một trong hai điều đó có thể vô hại hoặc thậm chí là tốt,” ông nói.

“Nhưng trong nỗ lực này, cả hai khía cạnh đang hòa quyện lại với nhau. Và với việc Trump là người lên tiếng, ông đang truyền tải một thông điệp rất rõ ràng về hình thức Cơ Đốc Giáo nào và hình thức ái quốc nào (mà ông đang) theo đuổi.”

Khi Guthrie Graves-Fitzsimmons, giám đốc truyền thông của Ủy Ban Hỗn Hợp Tự Do Tôn Giáo Baptist, biết được chiến dịch buôn bán Kinh Thánh của Trump, ông nói rằng hóa ra là có một chính trị gia lợi dụng nỗi sợ hãi bắt nguồn từ kỳ thị chủng tộc và thành kiến để thúc đẩy hệ tư tưởng Cơ Đốc Giáo cụ thể.

Kinh Thánh “God Bless the USA” gây tranh cãi từ các tín đồ và nhà xuất bản vào thời điểm phát hành năm 2021. Ban đầu cuốn Kinh Thánh được cho là sẽ được Nhà Xuất Bản Cơ Đốc Giáo HarperCollins ấn hành, nhưng công ty lại bỏ qua cơ hội.


Tisby xuất bản ba cuốn sách dưới tên Zondervan, nhà xuất bản thuộc HarperCollins chuyên về các ấn phẩm tôn giáo. Ông là một trong những tác giả của nhà xuất bản cố gắng ngăn cản họ xuất bản cuốn Kinh Thánh “God Bless the USA” khi ý tưởng này được trình bày lần đầu tiên.

Mặc dù có vô số phiên bản của cuốn Kinh Thánh – với giá cả đa dạng, cùng chủ đề và các phần bổ túc như mục lục, tài liệu tham khảo, bản đồ và đồ thị – sự kết hợp đặc biệt giữa Kinh Thánh và ca khúc ái quốc được mến mộ có sức thuyết phục đặc biệt.

Ý tưởng này không làm David W. Peters ngạc nhiên, một cha sở Anh Giáo phụng vụ tại Pflugerville, Texas. Peters làm việc trên cương vị là Tuyên Úy Thủy Quân Lục Chiến và Lục Quân và được điều động tới Iraq vào năm 2005.

“Tôi nhớ lại cách chúng tôi hoàn tất các buổi lễ cầu nguyện trong trại huấn luyện của Thủy Quân Lục Chiến với ca khúc ‘God Bless the USA’ của Lee Greenwood,” ông nói với CNN. “Tất cả chúng tôi vừa hát vừa khóc. Đó là cảm xúc tuôn trào duy nhất trong một tuần.”

Ngoài vô số câu hỏi thần học được đặt ra, việc Trump hậu thuẫn cuốn Kinh Thánh “God Bless the USA” còn trùng hợp với một số cuộc chiến pháp lý có thể làm cho ứng cử viên gần như được cho là của Đảng Cộng Hòa tranh cử tổng thống phải hao tốn hàng trăm triệu Mỹ kim.

Trump từng bị chỉ trích vì sử dụng Kinh Thánh ở nơi công cộng. Năm 2020, các nhà lãnh đạo tôn giáo từ một số giáo phái Cơ Đốc Giáo lên án việc ông cầm Kinh Thánh trong một “tấm hình” trước một nhà thờ Tân Giáo gần Tòa Bạch Ốc khi các cuộc biểu tình đòi công lý chủng tộc nổ ra trên khắp Hoa Kỳ.

Năm 2015, Trump cũng gọi Kinh Thánh là cuốn sách ưa thích của ông, nhưng lại từ chối kể ra ông thích câu nào. (TTHN)
phaodai
Posts: 80
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:06 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by phaodai »

ISIS tuyên bố tổng khủng bố Mỹ, Châu Âu và Do Thái
Mai Nguyễn
30 tháng 3, 2024

 
Image
(Ảnh al-shabaka)


Người phát ngôn của Nhà nước Hồi giáo Abu Hudhayfah al-Ansari, đã phát lời kêu gọi tổng khủng bố nhiều nơi trên thế giới, mục đích là thảm sát thương tiếc những người theo đạo Thiên chúa và Do Thái. Abu nói tuyên bố rằng tháng Ramadan năm nay sẽ là cột mốc đỉnh cao của cuộc thánh chiến.

Tháng Ramada là tên gọi tháng thứ 9 của lịch Ả Rập, tháng Ramadan theo dương lịch thay đổi từng năm, không có ngày thống nhất. Tháng Ramada năm nay, bắt đầu từ 11 Tháng Ba, kết thúc vào 10 Tháng Tư 2024.

Điều nguy hiểm là nhóm khủng bố Hồi giáo ISIS phát động chiến dịch tổng khủng bố này đến “những con sói đơn độc” ở khắp Hoa Mỹ, Châu Âu và Isreal, nhằm mở rộng các vụ thảm sát người theo đạo Thiên chúa và Do Thái, tức là bất kỳ người Hồi giáo cực đoan nào có lòng căm tù, nuôi ý định hy sinh để tiêu diệt kẻ thù, thì hãy tự lên kế hoạch và hành động.


Abu Hudhayfah al-Ansari, phát ngôn viên của phe Hồi giáo cực đoan, tự xưng là Nhà nước Hồi giáo, đã ca ngợi vụ tấn công khủng bố ghê sợ ở Moscow, Nga, khiến 140 người thiệt mạng vào tuần trước. Vào thứ Năm 28 Tháng Ba, kẻ phát ngôn thánh chiến này đã sử dụng ứng dụng nhắn tin được mã hóa Telegram để kêu gọi “những con sói đơn độc” hãy tự lên kế hoạch, nhắm vào những người theo đạo Thiên chúa và Do Thái, đặc biệt là mục tiêu được khuyến khích là ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Israel trong tháng lễ Ramadan.

Người phát ngôn này cũng tuyên bố rằng sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ ở Iraq, từ bây giờ sẽ “dẫn đến nhiều cuộc tấn công hơn từ nhóm”. Tuyên bố này được đưa ra nhân kỷ niệm 10 năm ngày ISIS tuyên bố thành lập một vương quốc Hồi giáo ở Iraq và Syria vào năm 2014.

Trong bài phát biểu dài 41 phút có tựa đề ‘Nhờ Allah, vấn đề này sẽ được giải quyết’, Abu đã nhấn mạnh và ca ngợi sự bành trướng toàn cầu của Nhà nước Hồi giáo. al-Ansar, đồng thời cũng chỉ trích tổ chức khủng bố Al-Qaeda vì đã đi chệch khỏi cái gọi là ‘con đường’ của họ, trước khi tuyên bố rằng tháng Ramadan sẽ là tháng thánh chiến.

Người phát ngôn này cũng kêu gọi ‘các thành viên’ ở Mozambique “tăng gấp đôi các cuộc tấn công” và các chiến binh ở Philippines “chuyển hoạt động vào các thành phố lớn”, trong một dấu hiệu đáng lo ngại và rùng rợn. Abu tiếp tục kêu gọi những người Hồi giáo – những người tham gia Thánh chiến – và các nhà lãnh đạo truyền thông tuân theo những người lớn tuổi của họ và truyền bá thông điệp của Nhà nước Hồi giáo khắp nơi.

Hiện tại, có rất ít thông tin về Abu, người phát ngôn của ISIS, ngoài việc ông này đảm nhận vị trí phát ngôn viên vào tháng Tám 2023 để thay thế nhân vật Abu Omar al-Muhajir sau khi bị bắt ở Tahrir al-Sham. Tuy nhiên, lời lẽ bài Do Thái của người phát ngôn mới, lại kích động, được hưởng ứng rất nhanh đối với các thành viên Hồi giáo cực đoan.

Mới đây, Nhà nước Hồi giáo tuyên bố rằng họ đứng sau vụ khủng bố với “những người theo đạo Thiên chúa” ở Moscow. Nhóm ISIS-K, một nhánh của tổ chức này – từ tỉnh Khorasan ở Afghanistan – được cho là chịu trách nhiệm, một tuyên bố trên Telegram được đăng từ hãng thông tấn Amaq liên kết với ISIS cho biết.
Image
(ảnh: TTXVN)

Tòa án Basmanny ở Moscow đã nêu tên bốn nghi phạm bị tình nghi là tay súng đến từ quốc gia cũ của Liên Xô là Tajikistan, gồm Dalerdzhon Mirzoyev, 32 tuổi, Saidakrami Rachabalizoda, 30 tuổi, Shamsidin Fariduni, 25 tuổi và Mukhammadsobir Faizov, 19 tuổi. Họ đã bị tra khảo để nhận tội trước khi ra hầu tòa.

Ba nghi phạm bổ sung đã được xác định vào những ngày sau đó: Isroil Islomov, 62 tuổi, và hai người con trai Dilovar Islomov và Aminchon Islomov đã được Ủy ban điều tra xác định.

Được biết, ngay sau tuyên bố của ISIS về chiến dịch ‘tổng khủng bố’, các cơ quan tình báo Hoa Kỳ và Anh Quốc đã phát tình trạng cảnh báo thường trực và chia sẻ các danh sách các nhân vật đáng chú ý, có thể là tình nghi tác nhân của khủng bố cho nhau. ISIS không nêu địa điểm cụ thể, nên bất kỳ ai, nơi đâu cũng có thể là đích nhắm của chiến dịch tổng khủng bố này.
hoangphong
Posts: 370
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoangphong »

Võ Văn Thưởng đã bị hạ, sao Tô Lâm vẫn tiếp tục săn đuổi?
Trà My
3 tháng 4, 2024

 Image
(Ảnh: HĐN)


Giới phân tích cho rằng, người đứng đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam – Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, đang ở tình thế “thập diện mai phục,” mà Bộ trưởng Công an Tô Lâm là tổng chỉ huy cuộc chiến.

Giám đốc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược của trường Quân sự Pháp (IRSEM), ông Benoît de Tréglodé, nhận định:

“Điều chắc chắn, ông Tô Lâm hiện là nhân vật trung tâm của công tác bổ nhiệm các lãnh đạo lớn sắp tới của bộ máy nhà nước Việt Nam, nên ông ấy sẽ cân nhắc và tính toán. Và có thể nói chắc chắn, chính ông [Tô Lâm] đã khéo léo can thiệp đến chuyện xảy ra hôm 21/3, với sự từ chức bất ngờ của cựu chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.”


Báo Công An Nhân Dân ngày 28 Tháng Ba đưa tin, “Bắt thêm lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, liên quan tập đoàn Phúc Sơn.” Điều này càng chứng minh cho nhận định vừa kể.

Bản tin cho hay, ngày 28 Tháng Ba, cơ quan cảnh Sát điều tra Bộ Công An khởi tố bị can, bắt tạm giam thêm hai lãnh đạo, một Vĩnh Phúc và một Quảng Ngãi. Đó là các ông: Lê Viết Chữ – nguyên bí thư tỉnh Quảng Ngãi; và ông Phạm Hoàng Anh – phó bí thư thường trực tỉnh Vĩnh Phúc.

Cụ thể, mở rộng điều tra vụ án tập đoàn Phúc Sơn, cơ quan điều tra Bộ Công An xác định, ông Lê Viết Chữ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đã nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu. Đổi lại, ông Chữ tạo điều kiện để giúp tập đoàn Phúc Sơn trúng gói thầu: Thi công tuyến chính dự án đường bờ Nam sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi.

Tương tự, ông Phạm Hoàng Anh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cũng đã nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu. Đổi lại, ông Hoàng Anh tạo điều kiện cho doanh nghiệp của Hậu thực hiện dự án “Chợ Đầu mối Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.”

Căn cứ kết quả điều tra, cơ quan điều tra của Bộ Công An quyết định: Khởi tố bị can, bắt tạm giam, lệnh khám xét nhà riêng đối với hai ông Lê Viết Chữ, Phạm Hoàng Anh, về tội “Nhận hối lộ,” quy định tại Khoản 4, Điều 354, Bộ Luật Hình sự.

Điều này đã cho thấy, cựu bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhận tiền hối lộ của Nguyễn Văn Hậu, đối với gói thầu thi công dự án đường bờ Nam sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi.


Vụ án này có liên quan đến cựu chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Bộ Công An gián tiếp cáo buộc, trong thời gian giữ chức bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi (2011 – 2014) thông qua người thân, ông Võ Văn Thưởng nhận 64 tỷ đồng từ tập đoàn Phúc Sơn, để xây nhà thờ tổ.

Bộ Công An cũng tiếp tục điều tra làm rõ với ban lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, thông qua việc khởi tố bắt giam ông Phạm Hoàng Anh – phó bí thư thường trực tỉnh Vĩnh Phúc. Đáng chú ý, lâu nay dư luận vẫn đánh giá, Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi được Tổng Trọng bảo kê.

Đó là lý do vì sao, những sai phạm nghiêm trọng mang tính hệ thống của ban lãnh đạo Quảng Ngãi và Vĩnh Phúc không bị phát hiện trong một thời gian rất dài. Ngược lại, có sự thăng tiến thần tốc, đáng ngờ, của các nhân vật: Bí Thư Tỉnh Ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan; ủy viên Bộ Chính Trị Võ Văn Thưởng; kể cả cựu bí thư Quảng Ngãi – nay là Chánh Án Tòa Án Nhân Dân Tối Cao Nguyễn Hòa Bình, đều đặt ra rất nhiều nghi vấn.

Theo giới thạo tin, trong thời gian gần đây, bộ trưởng Bộ Công An Tô Lâm có nhiều quyết định, được đánh giá là rất “táo bạo” như việc, ông vượt qua “lằn ranh đỏ” khi cho bắt giữ hàng loạt bí thư, chủ tịch các tỉnh – vốn là địa bàn chiến lược của các lãnh đạo cấp cao, như Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Vĩnh Phúc…

Không chỉ vậy, ông Lâm còn vượt qua quyền hạn của tổng bí thư, ban chấp hành trung ương và bộ chính trị, tự cho mình quyền vi phạm nguyên tắc bất di bất dịch trong việc khởi tố, bắt giam, đối với lãnh đạo trong danh sách nhân sự do ban bí thư và bộ chính trị quản lý.

Điều lệ Đảng quy định, quy trình bắt một nhân sự cấp cao, trước tiên phải được ban chấp hành trung ương chuẩn y nghị quyết cho thôi chức, trước khi bộ công an ra quyết định khởi tố và bắt giam. Trường hợp bí thư tỉnh Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan là một ví dụ. Công luận nhận xét, điều này càng chứng minh cho thấy, quyền uy và thế lực chính trị của Tô Lâm đang ở thế thượng phong.

Vào thời điểm hiện nay, ông Tô Lâm bất chấp tất cả, kể cả điều lệ Đảng, để chứng tỏ rằng, quyền lực lớn nhất trong Đảng thuộc về ông.

Tổng Trọng chỉ còn là một ngọn đèn leo lét trước phong ba bão tố, với một tương lai bất định.
phidao
Posts: 138
Joined: Sun Sep 30, 2012 7:29 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by phidao »

Cựu tổng thống Nga treo giá cao cho việc lấy đầu binh sĩ NATO ở Ukraine
Như Hồ  
5 tháng 4, 2024

Image
Cựu tổng thống nước Nga Dmitry Medvedev . (Hình: Mikhail Svetlov/Getty Images)

Cựu Tổng Thống Nga Dmitry Medvedev làm không ít người giật mình khi phát động một cuộc tấn công gay gắt bằng lời nói chống lại NATO – Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương.

Medvedev nói sẽ treo thưởng bằng giá cao, cho ai phát hiện và lấy đầu được bất kỳ binh sĩ quân đội phương Tây nào được gửi vào trợ giúp Ukraine.

Medvedev, hiện là phó chủ tịch Hội Đồng An Ninh Nga, viết trong một bài đăng trên X: “Chỉ có thể có một quy tắc duy nhất đối với những con chấy rận ở nước ngoài này, những người, không giống như những người Ukraina bất hạnh, không bị buộc phải tham chiến: bọn chúng sẽ không được hưởng chế độ bắt tù binh!”


Ông Medvedev còn nói thêm: “Và đối với mỗi máy bay chiến đấu của NATO bị tiêu diệt, cho nổ tung hoặc đốt cháy, chắc chắn sẽ có phần thưởng tối đa.”

Medvedev phản đối một kịch bản giả định, mà chính ông tự đưa ra trên mạng xã hội, trong đó NATO ban đầu sẽ triển khai quân đội và lực lượng đặc biệt ở Tây Ukraine để “quản lý và tổ chức; huấn luyện.”

“Chỉ là những kẻ hoàn toàn trơ trẽn nắm giữ cả thế giới cho những bọn ngu xuẩn!” Medvedev viết.

Quan chức Nga cho biết bất kỳ lực lượng NATO nào ở Ukraine, dù là y tế, cũng sẽ được coi là một phần của “lực lượng chính quy” chiến đấu chống lại Moscow.

Ông tiếp tục: “Đó là lý do tại sao họ chỉ có thể bị coi như kẻ thù; không chỉ là kẻ thù mà còn bị đối xử từ những biệt đội tinh nhuệ, những người trừng phạt SS của Hitler.”


Lời hùng biện của Medvedev đánh vào nhiều luận điểm khác nhau thường được Điện Kremlin sử dụng để làn truyền thông kích động hay quảng bá cho chính nghĩa của cuộc chiến xâm lược.

Moscow thường dựa vào ký ức về cuộc chiến của Liên Xô chống lại Đức Quốc Xã trong Thế Chiến Thứ Hai, cáo buộc Ukraine là một quốc gia do Đức Quốc Xã cai trị, dựng nên để biện minh cho cuộc xâm lược của mình.

Nga cũng nhiều lần đẩy mạnh thảo luận trên truyền hình, báo chí về khả năng xung đột trực tiếp với NATO, trong đó nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin nói rằng điều này chắc chắn sẽ dẫn đến chiến tranh thế giới thứ ba và thảm họa hạt nhân.

Chìa khóa cho lời hùng biện đó là việc Nga khuếch đại ý tưởng rằng NATO có thể leo thang căng thẳng bằng cách gửi quân tới Ukraine. Rốt cuộc, Putin đã miêu tả cuộc xâm lược của mình như một hình ảnh nhằm kiềm chế âm mưu bành trướng xâm lược của NATO.

Về phần Medvedev, cựu tổng thống Nga kiên quyết ủng hộ chiến tranh kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu, luôn đưa ra những đề xuất mang tính hung hăng như bắn một tên lửa siêu thanh vào La Haye vì lệnh bắt giữ chống lại Putin.

Cho đến nay, lãnh đạo NATO cho biết họ chưa chính thức triển khai quân tới Ukraine để chiến đấu. Tuy nhiên, một số người, như Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron, nói bóng gió về khả năng như vậy, hoặc thậm chí công khai ủng hộ ý tưởng này.

Tổng Thư Ký NATO Jens Stoltenberg nói với các phóng viên hôm Thứ Tư: “Chúng tôi hiện không có bất kỳ kế hoạch đưa quân chiến đấu nào của NATO vào Ukraine, và hiện không có yêu cầu nào cho việc đó.”

Tuy vậy, giới quan sát nhận thấy có một số dấu hiệu cho thấy NATO đang triển khai một sự hiện diện nhỏ ở Ukraine. Đầu năm 2023, tài liệu mật bị rò rỉ từ Ngũ Giác Đài cho biết có thời điểm gần 100 người điều hành NATO đã được cử tới Ukraine, trong đó có 14 thành viên lực lượng đặc biệt của Mỹ.


Nhưng những vụ rò rỉ tương tự cũng đã được cộng đồng tình báo toàn cầu tiếp cận một cách thận trọng vì lo ngại rằng thông tin bên trong các tài liệu có thể không trung thực hoặc đã bị giả mạo. Còn các quan chức Mỹ cho biết chưa có binh sĩ Mỹ nào tham gia chiến đấu ở Ukraine.

NATO cũng đang dạy người Ukraina sử dụng kho vũ khí do phương Tây sản xuất được gửi đến Kyiv, và không rõ liệu lực lượng tác chiến đặc biệt này có được triển khai ở Ukraine để huấn luyện hay giữ vai trò cố vấn hay không.

Hồi Tháng Ba, Ngoại Trưởng Ba Lan Radek Sikorski tiết lộ quân đội NATO “đã có mặt ở Ukraine” nhưng ông không cho biết có bao nhiêu quân được triển khai và nhằm mục đích gì. “Những quốc gia này biết họ là ai, nhưng tôi không thể tiết lộ họ,” Sikorski nói.

Nga đã đồng tình với tuyên bố của Sikorski, khi người phát ngôn Maria Zakharova nói rằng “không còn lý do gì để phủ nhận điều đó nữa” rằng NATO triển khai quân ở Ukraine.Tuy nhiên, điều thực sự khiến Medvedev lo lắng là những bình luận gần đây của Macron về việc NATO có thể tham gia cuộc chiến.

Trong hai tháng qua, nhà lãnh đạo Pháp nhắc lại rằng các đồng minh của ông không nên loại trừ việc triển khai quân đội ở Ukraine. Ông nói: “Những gì chúng ta đang làm là tự đặt cho mình những ranh giới đỏ.”

Đáp lại, Medvedev viết nhiều bài đăng trên mạng xã hội, một số bằng tiếng Pháp, xúc phạm Macron hoặc chỉ trích ông kịch liệt. “Nhưng mặt khác, thật là một điều tốt! Với rất nhiều quan tài từ nước ngoài đến Pháp, sẽ không thể che đậy những cái chết hàng loạt của binh sĩ chuyên nghiệp,” Medvedev viết trên X.

Hình ảnh hiếu chiến hiện nay của Medvedev dường như khác xa đáng kể so với thời ông còn là tổng thống nước Nga từ năm 2008 đến năm 2012, khi một số nhà quan sát hy vọng ông sẽ thân phương Tây và có quan điểm tự do hơn.

Các chuyên gia trước đây đã nói với Business Insider rằng cựu lãnh đạo có thể đang cố gắng bù đắp quá mức vai trò bù nhìn của mình, bằng lời hùng biện của mình để lấy lòng Putin. Edward Lucas, cố vấn cấp cao tại Trung Tâm Phân Tích Chính Sách Châu Âu, cho biết: “Medvedev giống như một trong những kẻ yếu thế hơn trong vòng vây của Tony Soprano, người chỉ biết đi làm những điều to lớn để lấy lòng ông chủ.”
hoangphong
Posts: 370
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoangphong »

Image

Bộ Chính trị CSVN tranh nhau như một lũ cướp
Hoàng Anh
11 tháng 4, 2024
 

Đang yên đang ổn chờ đến hết nhiệm kỳ, chờ ông Tổng giới thiệu Vương Đình Huệ vào ghế Tổng Bí Thư ở nhiệm kỳ sau, thì bỗng nhiên, Tô Lâm tạo phản, làm đảo lộn tất cả. Ông Võ Văn Thưởng viết đơn từ chức đã hơn 20 ngày, mà Bộ Chính Trị vẫn chưa chọn được ai lên thay.

Nói là “chọn” cho đúng quy trình, chứ thực chất, Bộ Chính Trị hiện nay như là võ đài, mạnh được yếu thua, chẳng có trọng tài, chẳng có luật lệ. Nhưng đấu hoài mà không ngã ngũ, vẫn chưa có người thắng kẻ thua rõ ràng, nên ghế chủ tịch nước vẫn còn để trống.

Mà một khi, những trận đấu không theo luật lệ, không có trọng tài, nên Bộ Chính Trị hiện nay chẳng khác gì “nồi cám lợn,” hỗn độn không ra thể thống gì. Cho nên, Đảng phải đóng cửa cho các đối thủ đánh nhau, mà không để lộ cho dân nhìn thấy.


Cho tới bây giờ, Bộ Chính Trị đã rụng hết bốn trên tổng số 18 người ban đầu. Chưa có nhiệm kỳ nào mà Bộ Chính Trị bị rơi rụng nhiều như vậy, và rất có thể, đó chưa phải là con số cuối cùng. Điều đó cho thấy, Bộ Chính Trị nhiệm kỳ này ô hợp, tạp nham, so với các nhiệm kỳ trước đó.

Trong 18 thành viên của Bộ Chính Trị khóa 13, chỉ có năm người còn đủ điều kiện dưới 65 tuổi vào năm 2026. Đó là Võ Văn Thưởng sinh năm 1970, Trần Tuấn Anh sinh năm 1964, Trần Thanh Mẫn sinh năm 1962, Đinh Tiến Dũng và Trần Cẩm Tú cùng sinh năm 1961. Đến nay, Võ Văn Thưởng và Trần Tuấn Anh đã rụng.

Như vậy, nếu chiếu theo Điều lệ Đảng, thì trong nhiệm kỳ tới, chỉ có ba người ngoài tứ trụ được ở lại Bộ Chính Trị. Đó là Trần Thanh Mẫn, Đinh Tiến Dũng và Trần Cẩm Tú. Cộng thêm bốn người tứ trụ, nếu tất cả đều được hưởng suất đặc biệt, thì đến đại hội 14 chỉ còn tối đa bảy người của khóa 13 được ở lại Bộ Chính Trị. Vậy thì, Bộ Chính Trị khoá 14 sẽ phải bầu mới khoảng 11 người. Đây sẽ là tiền lệ chưa từng có.

Có thể, khóa 14 sẽ phải phá luật giới hạn 65 tuổi, để những nhân vật quá tuổi được tiếp tục ngồi lại Bộ Chính Trị. Tuy nhiên, hiện nay Bộ Chính Trị đang đánh nhau loạn xạ để tranh giành ghế. Họ vừa đánh, vừa chặn bổ sung người mới vào, bởi không phe nào chịu phe nào. Phe này giới thiệu người thì phe khác sẽ phá.

Lẽ ra, ông Trần Lưu Quang – Phó Thủ Tướng, và ông Nguyễn Trọng Nghĩa – trưởng ban Tuyên Giáo Trung Ương, cần được bầu bổ sung vào Bộ Chính Trị, bởi những vị trí mà họ đang nắm giữ, thuộc vai trò của uỷ viên Bộ Chính Trị.

Ở khoá 11, Trung Ương Đảng cũng bầu bổ sung bà Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Nguyễn Thiện Nhân vào Bộ Chính Trị giữa nhiệm kỳ, dù nhiệm kỳ này không bị rụng một ai. Vậy mà, Trung Ương Đảng khóa 13 đã rụng đến bốn người, mà vẫn chưa bầu được ai để bổ sung, chỉ mải mê đánh nhau, không bên nào chịu nhường bên nào.

Khi bị rụng nhiều, nhóm Nghệ An – Hà Tĩnh có lợi nhiều nhất, bởi nhóm này có đến bốn uỷ viên Bộ Chính Trị. Trước đây, tỷ lệ là 4/18; nay là 4/14; như vậy, Bộ Chính Trị càng ít người, tiếng nói của nhóm Nghệ Tĩnh càng có trọng lượng.

Sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng ngày càng yếu. Đã vậy, bộ máy dưới tay ông vốn hoạt động trơn tru bao lâu nay, giờ lại có kẻ tạo phản. Bản thân ông Trọng không còn đủ quyền lực, đủ uy tín, để giữ ổn định trong nội bộ Đảng. Sức khỏe của ông càng yếu thì Bộ Chính Trị càng loạn, bởi tất cả các phe phái hiện nay chăm chăm chực chờ đến khi ông nhắm mắt, để mạnh ai nấy tranh phần, như một lũ cướp.

Lúc đó, người dân sẽ có phim hay để mà xem.
 
dailien
Posts: 2467
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by dailien »

Ứng viên số 1 chức Tổng bí thư, Vương Đình Huệ sẽ dừng cuộc chơi?
Lê Văn Đoành

19-4-2024
Mặc dù Võ Văn Thưởng đã bị loại khỏi vị trí A2, nhưng chính trường Việt Nam xem ra vẫn chưa hạ nhiệt. Những cuộc so găng tranh giành vị trí chóp bu trong đảng Cộng sản Việt Nam từ bây giờ cho tới Đại hội 14, dự kiến sẽ diễn ra đầu năm 2026, vẫn tiếp tục gay cấn, đầy kịch tính và hấp dẫn cho đến phút cuối.

Cho đến sáng ngày 7-4-2024, là ngày đầu tiên trong chuyến đi năm ngày của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Trung Quốc, nhiều người chắc chắn rằng Vương Đình Huệ sẽ thay Nguyễn Phú Trọng ngồi vào ghế A1, làm lãnh tụ tối cao, Tổng bí thư khoá 14. Thế nhưng, đời luôn có chữ “nhưng” cay nghiệt…
Image
Vương Đình Huệ bắt tay Tập Cận Bình tại Lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 8-4-2024. 
Nguồn: Vietnam News Agency

Chiều 12-4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã về đến sân bay quốc tế Nội Bài, kết thúc chuyến thăm Trung Quốc. Ngay khi vừa bước ra khỏi máy bay, ông Phạm Thái Hà, thành viên trong phái đoàn đã bị Cơ quan điều tra Bộ Công an mời về trụ sở làm việc.

Xem như Phạm Thái Hà đã bị bắt, nhưng Bộ Công an chưa công bố trên cổng thông tin Bộ Công an.

Phạm Thái Hà phạm tội gì?

Phạm Thái Hà sinh năm 1976, quê Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Hà có học vị tiến sĩ kinh tế; là kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) chuyên về lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Hà hiện nắm giữ chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, kiêm trợ lý của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Theo thông tin chúng tôi có được, Phạm Thái Hà bị khởi tố bắt giam với hai tội danh: Tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại khoản 3, Điều 356 Bộ luật Hình sự; và tội “nhận hối lộ”, quy định tại khoản 4, Điều 354 Bộ luật Hình sự.


Được biết, số tiền mà Phạm Thái Hà nhận hối lộ và thu nhập bất chính, có thể lên đến con số hơn một ngàn tỷ đồng.
Image
Chân dung Phó chủ nhiệm VP quốc hội Phạm Thái Hà. Nguồn: QHVN

Để hiểu thêm nội tình, cần trở lại các diễn biến của những ngày trước đó.

Sáng 7-4-2024, phái đoàn Vương Đình Huệ ra sân bay đi Trung Quốc, thì chiều tối cùng ngày, Bộ Công an đã “tóm” Nguyễn Duy Hưng và một số thuộc cấp của Hưng. Dù bị bắt từ hôm 7-4, nhưng tám ngày sau, chiều 15-4-2024, Bộ Công an mới công bố thông tin bắt giữ Nguyễn Duy Hưng.

***

Nguyễn Duy Hưng, sinh năm 1974, quê Nghệ An. Hưng hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An. Hưng bị khởi tố bắt giam về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và tội “nhận hối lộ”, quy định tại khoản 3, Điều 222 và khoản 4, Điều 354 Bộ luật Hình sự.

Nhiều năm qua, Nguyễn Duy Hưng chỉ đạo cho hai thuộc hạ là Trần Anh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và Nguyễn Khắc Mẫn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An, đứng ra bảo kê, giúp các công ty, doanh nghiệp khác thắng các gói thầu khủng lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng.

Các doanh nghiệp nhận thầu dự án đã đưa cho “nhóm Thuận An” số tiền hối lộ hàng chục đến trăm tỷ đồng, tuỳ theo tổng vốn dự án đầu tư. Tiền nhận được, “nhóm Thuận An” chuyển cho ông chủ Nguyễn Duy Hưng.

Về phần Nguyễn Duy Hưng, Hưng bỏ túi một phần trong số tiền khủng kia, phần còn lại Hưng chỉ đạo “nhóm Thuận An” hối lộ cho Phạm Thái Hà. Đổi lại, Phạm Thái Hà dùng quyền lực, cùng với các mối quan hệ cấp cao, tác động các chủ dự án, các ban quản lý đầu tư hàng ngàn tỷ đồng vốn từ nhà nước, để cho “nhóm Thuận An” trúng thầu.
Image
Ảnh: Nguyễn Duy Hưng, chủ tịch Thuận An Group. Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

Tập đoàn Thuận An, trước đây là Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An, được thành lập từ năm 2004, dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Duy Hưng, có địa chỉ tại số 141 đường Trường Chinh, tổ 20, phường Trung Liệt, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội. Vốn điều lệ của Thuận An tính đến tháng 8-2020 là 300 tỷ đồng.

Dù là công ty có quy mô nhỏ, với số vốn khiêm tốn, nhưng Thuận An trong vai trò trực tiếp hoặc liên danh với các nhà thầu khác để trúng các gói thầu hoặc được chỉ định thầu các dự án có vốn trăm tỷ, ngàn tỷ, thậm chí lên đến vài chục ngàn tỷ.

Các dự án cầu, đường vành đai, đường cao tốc Bắc – Nam, từ Lào Cai, Bắc Giang, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ, Hà Nội… vào đến Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Đăk Lăk, Nha Trang, TP HCM, Cần Thơ, đều có sự tham gia của Thuận An Group. Các cây cầu nổi tiếng như Rạch Miễu 2, Vĩnh Tuy 2… đều ghi tên Thuận An.

So sánh Thuận An Group với Tập đoàn Phúc Sơn của Nguyễn Văn Hậu, thì Phúc Sơn chỉ là “muỗi”. Dư luận trong và ngoài ngành công an đang bàn tán, cho rằng số tiền 64 tỷ đồng mà Đặng Trung Hoành, em họ của Võ Văn Thưởng, nhận của Phúc Sơn 12 năm trước, cũng chỉ là “tiền lẻ” so với con số ngàn tỷ mà Phạm Thái Hà nhận từ Thuận An.


Câu hỏi đặt ra là, ông trợ lý Phạm Thái Hà đã sử dụng số tiền khổng lồ đó vào đâu?

Chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ bị gọi tên

Phạm Thái Hà là đệ tử ruột của Vương Đình Huệ. Hà theo Huệ suốt gần 20 năm qua như hình với bóng, từ khi Huệ mới chỉ là Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Phạm Thái Hà từng kinh qua các chức vụ: Thư ký Tổng Kiểm toán Nhà nước; thư ký Bộ trưởng Bộ Tài chính; hàm Vụ trưởng, thư ký của Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; trợ lý Phó thủ tướng Chính phủ; trợ lý Bí thư Thành ủy Hà Nội; trợ lý Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.


Quá trình công tác và thăng tiến của Phạm Thái Hà luôn song hành với các nấc thang quyền lực của họ Vương. Với chuỗi sai phạm, nhúng chàm của Phạm Thái Hà, ông Huệ khó chối bỏ được trách nhiệm. Vương Đình Huệ đang rơi vào tình cảnh của Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam lúc trước, và của Võ Văn Thưởng gần đây.

Phạm Thái Hà là “tay hòm chìa khoá” của Vương Đình Huệ. Dù cho Hà có kiên quyết không khai ra những ai đã được chia dòng tiền do Hà nhận hối lộ, thì vị Chủ tịch Quốc hội cũng không thể vô can.

Trung ương, Bộ Chính trị cũng đã quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu, trách nhiệm nêu gương của cán bộ là Uỷ viên Trung ương, ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Với trách nhiệm nêu gương, nếu có vấn đề sức khỏe không bảo đảm, hay uy tín giảm sút thì xin thôi và cấp có thẩm quyền khi đó sẽ xem xét miễn nhiệm nhiệm vụ được giao của cán bộ cấp cao.

Dự đoán Vương Đình Huệ sẽ viết đơn xin nghỉ. Nếu không làm như vậy, Huệ chắc chắn sẽ hứng tiếp “seri đòn” từ phía Bộ Công an để biến thành “củi”. Đến lúc đó, e rằng mọi thoả hiệp sẽ không còn giá trị. Khi vòng tố tụng mở rộng, nhắm đến cái tên Vương Đình Huệ, xem ra cái kết sẽ cay đắng hơn nhiều.


Không phải bây giờ Vương Đình Huệ mới bị tấn công. Nhiều năm trước cho đến hôm nay, nghi án Huệ có con với nữ ca sĩ Hương Tràm, khiến cô ta trốn biệt ở Mỹ, không dám về Việt Nam, vẫn còn mang tính thời sự. Ngoài ra, tên của các “bóng hồng” khác có quan hệ đáng ngờ với Vương Đình Huệ như: Giáng Hương – em gái hoa hậu Giáng My; Tống Diệu Hằng – một fashionista nổi tiếng; Phạm Phương Thảo – ca sĩ dân ca; Phan Thị Thùy Linh – Uỷ viên Thường trực Ban Thư ký Quốc hội, Vụ trưởng Vụ Thư ký…

Có lẽ do không đủ hồ sơ, chứng cứ vụ “gái gú” để buộc tội Vương Đình Huệ về vi phạm “đạo đức và lối sống”, nên đối thủ chính trị đã nhắm đến Phạm Thái Hà và Nguyễn Duy Hưng, “đánh bao vây” nhằm buộc Huệ phải giương cờ trắng.

Cuối ngày hôm nay, thông tin nội bộ mà chúng tôi có được, Vương Đình Huệ viết đơn xin thôi tất cả các chức vụ trong đảng và chức Chủ tịch Quốc hội.

Như vậy Vương Đình Huệ có thể là nhân vật thứ ba trong “tứ trụ” khoá 13, sau Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng, bị hạ bệ, truất phế. Huệ sẽ trở thành người thứ 5 trong Bộ Chính trị khoá 13 bị bức ép phải làm đơn xin “về vườn” khi còn hai năm nữa mới kết thúc nhiệm kỳ.
Image
Vương Đình Huệ bên Nguyễn Phú Trọng tại một sự kiện. Nguồn: TTXVN

Nguyễn Phú Trọng hiện đang ôm đầu. Chiến dịch “đốt lò”, “không có bất kỳ vùng cấm” của ông Trọng đã cho “hổ” Tô Lâm quyền năng vô đối. Giờ ông Trọng bó tay, chịu trận. Các đồ đệ do ông dìu dắt, giới thiệu, bồi dưỡng, lần lượt biến thành “củi tươi”, bê bối và rơi rụng.

Ông Trọng học tập Trung Quốc để duy trì sự cai trị của đảng cộng sản, nhưng ông quên rằng Tập Cận Bình không bao giờ chia ghế Ủy viên Bộ Chính trị cho bộ trưởng Bộ Quốc phòng và bộ trưởng Bộ Công an, chứ đừng nói gì đến các vị trí chóp bu trong Thường vụ Bộ Chính trị.

Chiếc ghế A1, vị trí tối cao trong đảng luôn là mơ ước, tham vọng quyền lực của bất kỳ nhân vật nào trong đảng. Nhiều nhân vật đã phải chết hoặc “dở sống dở chết” khi tranh giành ngôi vị cao nhất này. Vương Đình Huệ sẽ bị phế truất bởi Huệ quá cao ngạo, xem thường tất cả, kể từ khi được ông Trọng đích thân quy hoạch ghế A1, nhiệm kỳ 2026-2031.

Ủy viên Bộ Chính trị “kinh qua một nhiệm kỳ” hiện tại chỉ còn bốn nhân vật: Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính, Trương Thị Mai và Tô Lâm. “Minh chủ võ lâm” của đại hội khoá 14 đã bắt đầu lộ diện!
hoangphong
Posts: 370
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoangphong »

Tổn thất lớn!

Dương Quốc Chính
26-4-2024
Nói thật là với mình và nhiều trí thức khác, thì đến một tuần trước, anh Huệ vẫn là ứng cử viên nặng ký nhất cho vị trí Tổng Bí thư. Mọi người nghĩ anh sang Tàu để chốt hạ, xin ý kiến bạn nữa là xong, nếu “bạn” cũng ưng! Ai ngờ, Bộ Công an lại ra đòn thần tốc và táo bạo như vậy đúng như chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 vậy!


Xét về quy trình, anh Huệ là số 1, với hai tiền lệ trước là ông Mạnh và ông Trọng. Vị trí Chủ tịch Quốc hội rất thuận để lên Tổng Bí thư, do cũng là vị trí giám sát hành pháp. Ngoài ra, so bó đũa chọn cột cờ, thì anh Huệ cũng là sáng nhất về kỹ trị, với bằng cấp, học hàm học vị ngang với giới hàn lâm, nhất là lại về kinh tế. Nếu anh thành Tổng Bí thư, có lẽ sẽ là người có tem nhãn kỹ trị nhất trong lịch sử, so với các bác học hết tiểu học, hoạn lợn, tiều phu, tổng hợp Văn, bộ đội, cán bộ đoàn… hồng hơn là chuyên. Thế nên đây là một tổn thất lớn lao cho đảng và anh em bò đỏ! Nhìn quanh không có ai hơn anh được.

Đường hoạn lộ của anh có chút chông gai và có vẻ bị đồng chí X ngáng bạc, khi anh và ông Bá Thanh bị chặn lại, chậm một nhịp vào Bộ Chính trị, thay vào đó là bà Ngân và ông Thiện Nhân. Nhưng kể từ đó, ai cũng nghĩ anh Huệ là một trong số các truyền nhân của ông Trọng, được ông yêu, sắp xếp vị trí cho.

Đến khi đồng chí X nghỉ, điều đó càng rõ như ban ngày. Hồi anh sang bí thư Hà Nội, mình cũng đã dự đoán đến nước đi đó, để bổ sung kinh nghiệm lãnh đạo địa phương, còn thiếu trong CV của anh. Ở Đại hội đảng vừa rồi, mình và nhiều người còn nghĩ anh xứng đáng làm Thủ tướng, với kinh nghiệm kinh tế như vậy, sự xuất hiện của ông Chính mới là sự bất ngờ.


Nhưng khi anh Huệ thành Chủ tịch Quốc hội, mình nghĩ anh có tham vọng Tổng Bí thư, vì Chủ tịch Quốc hội lên Tổng Bí thư có vẻ thuận hơn. Điều đó chứng tỏ hoạn lộ của anh khá là hanh thông và đúng quy trình hướng tới chức Tổng Bí thư. Kể ra nếu anh giữ gìn hơn thì tương lai đó không xa.

Anh Huệ, cũng như anh Thưởng, trước đây đều được cho là những người khá là sạch sẽ và thuộc về phe “cụ”. Họ sạch cơ bản là vì khó bẩn! Do đứng ở vị trí ít bổng lộc, khó suy thoái hơn các vị trí hành pháp khác. Dường như anh Huệ, anh Thưởng là cặp Trương Long, Triệu Hổ, tả hữu bọc lót cho nhau bên “cụ”, nhất là khi anh Thưởng lên Chủ tịch nước!

Nhưng đời đâu học được chữ ngờ. Hai anh đều sập hầm y chang nhau và cũng như các anh khác đã nghỉ. Đúng là làm chính trị ở Việt Nam nếu muốn mạnh thì phải có vây cánh, muốn có vây cánh thì phải có khả năng ban phát bổng lộc, chức vụ. Thế nên anh nào cũng phải abc, chứ khó tránh. Vì không làm thì làm gì nuôi được đệ, đệ nó không theo, cũng không lobby được anh em đồng chí, thì sẽ bơ vơ, khó mà thăng tiến. Đó là cái khó của quan thanh liêm, mà khó có ai có thể vượt qua được.


Hơn nữa, vì hoạn lộ hanh thông vậy, biết đâu anh lại chủ quan, hớ hênh khi ăn chơi và tạo điều kiện cho đệ tử cày tiền. Mà bây giờ An ninh và Tổng cục 2 chuyện gì chả biết, họ âm thầm lập hồ sơ phòng khi hữu sự thôi. Chẳng thế mà những vụ làm ăn từ 10 năm trước đến giờ mới được dùng tới. Biết đâu nếu không bộc lộ tham vọng thì có thể lại không sao?

Tóm lại, anh Thưởng và anh Huệ ra đi là một tổn thất lớn cho đảng, cụ thể là “cụ”. Còn nhân dân và đảng viên bây giờ thật sự hoang mang, vì không biết tiếp theo sẽ là đồng chí nào. Hai ông thoạt nhìn tưởng sạch thế mà vẫn rụng nhanh như vậy, thì các đồng chí khác biết thế nào được?

Giờ bọn phản động đã tin “cụ” chưa? Lò cháy không có vùng cấm nhé, 4A thì rụng mất hai rồi. Mà danh sách còn chưa dừng lại. Có lẽ ứng viên Tổng Bí thư sau đây sẽ trở nên đơn giản hơn trước nhiều, chỉ cần là Uỷ viên Bộ Chính trị chưa có đệ bị bắt!
duynga
Posts: 124
Joined: Sat Oct 13, 2012 2:40 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by duynga »

Nhìn lại ngày Quốc Hận 30-4, để hy vọng ở tương lai
Phan Đức Minh
26 tháng 4, 2024

Image
Đoạn đường trước khách sạn Continental ở Sài Gòn năm 1975 (trái) và năm 2015. 
(Hình: Taylor Weidman/Getty Images)


Ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư lại đến. Chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại, dù biến cố lịch sử đau thương, mất mát lớn lao ở mức độ kinh hoàng cho Nam Việt Nam, không thể nào nói lên hết bằng vài ba trang giấy.

-Ngày 6 Tháng Giêng: Tỉnh Phước Long và Thị Xã Phước Bình, cách Sài Gòn 60 dặm về phía Bắc, rơi vào tay quân cộng sản Bắc Việt. Sau “Mùa Hè đỏ lửa” từ vùng địa đầu giới tuyến Quảng Trị năm 1972, Phước Bình là thị trấn đầu tiên của Nam Việt Nam bị quân cộng sản đánh chiếm.

Không Quân VNCH thiệt hại 20 máy bay trong công cuộc bảo vệ Tỉnh Phước Long. Nhiều máy bay bị bắn hạ bằng hoả tiễn SA-7 của Liên Xô. Sự thiếu vắng phản ứng quân sự của Hoa Kỳ càng xúi giục cộng sản làm tới vì các chiến lược gia của cộng sản biết rằng đã đến lúc Hoa Kỳ phải rời bỏ Việt Nam.


Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Lê Duẩn và Bộ Chính Trị của Đảng CSVN quyết định tăng cường các cuộc tấn công trên toàn lãnh thổ Nam Việt Nam để phát động một cuộc tổng nổi dậy vào năm 1976. Cộng sản chỉ dám mong điều đó xảy ra vào năm 1976 mà thôi.

-Ngày 28 Tháng Giêng: Tổng Thống Hoa Kỳ, Gerald Ford , yêu cầu Quốc Hội tăng thêm quân viện cho Nam Việt Nam và Campuchia với ngân khoản $522 triệu. Lúc này, quân cộng sản Bắc Việt có mặt tại Nam Việt Nam tới mức 289,000 người. Xe tăng, trọng pháo, hoả lực phòng không, do Liên Xô và Trung Quốc chi viện rất hùng hậu. Để giữ vững “một tiền đồn chống cộng” ở Đông Nam Á Châu, ngân khoản $522 triệu có là bao so với những năm trước đó là mỗi năm vài tỉ đôla. Thế nhưng cũng không xong.  Người ta đã phải bỏ cuộc mà ra đi cho rồi.

-Ngày 5 Tháng Hai:  Đại Tướng Bắc Việt Văn Tiến Dũng  vào Nam để chỉ huy quân đội cộng sản.

-Ngày 10 Tháng Ba: Quân Bắc Việt, với những Sư Đoàn thiện chiến , với phương tiện chiến  tranh hiện đại của Liên Xô và Trung Quốc, tấn công Ban Mê Thuột. Ba ngày sau, quân cộng sản tràn ngập thị trấn này, trong khi những trận đánh lớn khác bùng nổ trên mặt trận Cao Nguyên Trung Phần.

-Ngày 14 Tháng Ba: Sau khi họp bàn với một số tướng lãnh và nhân vật thân cận, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút quân, bỏ vùng cao nguyên Trung Phần và các tỉnh phía Bắc của Nam Việt Nam. Các Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 2, Phạm Văn Phú, và Quân Đoàn I, Ngô Quang Trưởng, ngỡ ngàng, sửng sốt, không biết tại sao lại bỏ những vùng đất quan trọng, cửa ngõ, quyết định sự sống chết của Nam Việt Nam vào lúc này, chưa đánh nhau chi cả, trong khi các lực lượng chiến đấu của 2 Quân Đoàn (Army Corps) CNCH Việt Nam rất hùng mạnh, sẵn sàng đọ sức với quân đội cộng sản.


-Ngày 24 Tháng Ba: Thấy tình thế thuận lợi, cộng sản Hà Nội quyết định chính thức mở màn “Chiến dịch Hồ Chí Minh.” Hà Nội giao cho tướng Văn Tiến Dũng một “thời khoá biểu” phải kịp thời đánh chiếm hoàn toàn Nam Việt Nam trước khi mùa mưa bắt đầu vào Tháng Năm. Muốn vậy, quân Bắc Việt phải vào chiếm Sài Gòn chậm nhất là tuần lễ cuối cùng của Tháng Tư, trước khi quân đội miền Nam có thể tái phối trí lực lượng hầu bảo vệ Sài Gòn và Quân Khu 4 ở miền Tây.

-Ngày 25 Tháng Ba: Vào lúc này, dân chúng đông tới hàng triệu người. Họ không quên cảnh cộng sản tàn sát tập thể dân chúng cũng như viên chức chính quyền, nhân vật đảng phái vào dịp Tết Mậu Thân 1968, nên kéo nhau tràn xuống thành phố Đà Nẵng, lúc đó đang bị quân cộng sản tấn công từ xa bằng hoả tiễn 122 ly của Trung Cộng và đại bác 130 ly của Liên Xô.

Ông Thiệu ra lệnh: Không giữ được Huế thì cũng phải cố mà giữ lấy vùng duyên hải Đà Nẵng, coi như vị trí chiến lược làm đầu cầu cho quân đội Mỹ đổ bộ lên, một khi chính quyền Mỹ quyết định trở lại cứu vớt VNCH, đương đầu với cuộc xâm lăng đại quy mô của cộng sản.

Tới lúc này mà còn hy vọng Mỹ trở lại cứu VNCH, thì làm sao cho tướng Ngô Quang Trưởng tuân lệnh được đây!

Hạ Viện Hoa Kỳ biểu quyết dự luật cấm các hoạt động quân sự của Hoa kỳ trên toàn lãnh thổ Đông  Nam Á Châu. Dự luật này được lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua ngày 21 –Tháng Chín 1973. Kế theo đó, ngày 12 Tháng Mười 1973, lưỡng Viện lại thông qua dự luật hạn chế quyền của Tổng Thống Mỹ trong việc đưa quân đội Hoa Kỳ ra ngoại quốc (sau bài học cay đắng tại Việt Nam).
Image
Dân thường và quân đội lên thuyền Hải Quân trong cuộc sơ tán thành phố Huế ở miền Nam Việt Nam vào ngày 26 Tháng Ba năm 1975. (Hình: UPI/Bettmann Archive/Getty Images)

Ngày 29 Tháng Ba: Cộng sản chiếm thành phố Đà Nẵng, đang rối loạn, mà chẳng tốn một viên đạn nào. Dân chúng tìm mọi cách thoát khỏi vùng này bằng mọi giá, chấp nhận chết chóc, đau đớn chia lìa trong máu và nước mắt…

Tôi, lúc đó kẹt lại Đà Nẵng, nên cùng bạn bè đi tù cải tạo. Trước đó phi đạo Đà Nẵng bị hoả tiễn Trung Cộng cầy nát, không sử dụng được nữa, trực thăng không có, tầu Hải Quân VNCH từ trong Nam kéo ra bãi Mỹ Khê, Quận 3 Đà Nẵng cứu nạn, nhưng người trốn chạy cộng sản giành nhau leo lên tàu bằng đủ mọi cách, gây nên cảnh kinh hoàng, người già, trẻ con rơi xuống biển như những chiếc lá mùa thu.

Tôi nói với Đại Úy Từ Khánh Sinh, Quản Đốc Quân Lao Đà Nẵng, cựu Đại Đội Trưởng nhảy dù: “ Không đi bằng cách này được! Mấy đứa trẻ sẽ chết hết! “ Đại Úy Sinh kiếm được tay Nghĩa Quân đàn em, lôi cái thuyền nhỏ xíu dìm dưới nước lên và tính chuyện ra khơi, lên tàu Mỹ.


Ngay tức khắc, hàng chục mũi súng AK của du kích địa phương chĩa vào thuyền: thuyền ra là bắn hết ! Cả hai chúng tôi cùng đi tù cải tạo với nhau nơi rừng sâu, núi thẳm ghê người!

Trong khi bạn bè cùng cảnh ngộ chỉ bị giam giữ năm, bảy năm là được thả, riêng tôi đi tù cải tạo 12 năm, 16 ngày. Thật là kinh khủng!

Tôi đã từng sống trong nhà tù của Pháp, từng đi thanh tra trại tù của VNCH, coi trại tù của Mỹ qua truyền hình, báo in, báo điện tử, nhưng chưa thấy có thứ trại tù nào ghê gớm, kinh khủng, ác ôn, tàn bạo như nhà tù của cộng sản.

Điều an ủi cho tôi, là trước đó chỉ non một ngày, nhân danh Sĩ Quan cấp chức cao nhất của hai Tòa Án Quân Sự Mặt Trận Quân Khu I và Toà án Quân Sự Thường Trực Đà Nẵng còn có mặt, tôi ra lệnh mở cửa nhà tù, phóng thích vô điều kiện tất cả hơn 700 quân phạm, bất kể sĩ quan hay binh sĩ, tiểu hay đại hình, xếp hàng, cứ 10 người một chạy ra khỏi Quân Lao, về lo chuyện gia đình trước họa cộng sản đang tràn đến. Ai cũng có thân nhân, gia đình, ai cũng là người cả!

-Từ ngày 6 Tháng Tư: Hai Trung Đoàn thuộc Sư Đoàn 2 Bộ Binh VNCH, cùng với một Lữ Đoàn nhảy dù được đổ xuống phi trường Phan Rang để hy vọng đánh trận phản công.

Cộng sản thấy hơi khó ăn vì ngán quân nhảy dù nên để cho tình hình yên tĩnh ba ngày. Thế là Lữ Đoàn nhảy dù được bốc đi Xuân Lộc là nơi đang có trận đánh lớn giữa Sư Đoàn 18 Bộ Binh VNCH dưới quyền chỉ huy của Tướng Lê Minh Đảo với hai Sư Đoàn quân Bắc Việt.

Thay thế cho Lữ Đoàn nhảy dù thiện chiến, người ta đưa tới đó một đơn vị Biệt Động Quân. Lập tức quân cộng sản cho xe tăng T-54 của Liên Xô ào ạt tiến vào, chọc thủng phòng tuyến Phan Rang và chiếm đóng vùng này không khó khăn.

-Ngày 7 Tháng Tư: Lê Đức Thọ, Ủy viên Bộ Chính Trị cộng sản Hà Nội, tới Tổng Hành Dinh quân cộng sản ở Miền Nam, đóng tại Lộc Ninh để xem xét tình hình và quyết định kế hoạch cho giai đoạn chót của cuộc đánh chiếm miền Nam. Lúc này, cộng sản đã kiểm soát được 2/3 lãnh thổ Nam Việt Nam.


-Ngày 8 đến 21 Tháng Tư: Sư Đoàn 18 Bộ Binh VNCH do Tướng Lê Minh Đảo chỉ huy, chống giữ oanh liệt trước sức tấn công vũ bão của hai Sư Đoàn cộng sản nhằm tiến chiếm Sài Gòn bằng cách phá vỡ phòng tuyến cuối cùng này. Một Trung Đoàn thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh và Lữ Đoàn nhảy dù từ Phan Rang được đưa vào tăng viện.
Image
Chỉ mang theo vài thứ trên lưng, một gia đình khóc trên đường chạy loạn khi đi bộ dọc theo Quốc Lộ 1, cách Nha Trang 27 dặm về phía bắc hướng tới Qui Nhơn. Ước tính có khoảng 1.5 triệu người bị mắc kẹt ở Đà Nẵng, nơi nằm dưới sự kiểm soát của Cộng sản năm 1975. (Hình: Getty Images)

Tướng cộng sản Văn Tiến Dũng phải tung vào mặt trận này hai sư đoàn nữa là bốn sư đoàn tất cả để hòng dứt điểm càng sớm càng tốt. Đánh chiếm miền Nam mùa Xuân năm 1975, đây là mặt trận duy nhất quân cộng sản gặp sức chiến đấu dũng mãnh, oanh liệt của quân đội VNCH.

Cộng sản phải dùng số quân 4 đánh 1 trong lúc thế mạnh mọi mặt đang ở phía chính họ. Ngày 21 Tháng Tư, Tướng Tư Lệnh Quân Khu 3 VNCH không muốn hy sinh trong thế tuyệt vọng, cả Sư Đoàn 18 Bộ Binh anh dũng, thiện chiến trong hoàn cảnh bất lợi về tất cả mọi mặt nên đã ra lệnh cho Sư Đoàn này rút khỏi phòng tuyến đang trấn giữ.

Bị áp lực từ nhiều phía, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu phải tuyên bố từ chức, chuyển giao quyền hành cho Phó Tổng Thống Nguyễn Văn Hương để ra ngoại quốc, bỏ lại đằng sau: Quê Hương, Chiến Hữu và Đồng Bào của Ông, là những gì thiêng liêng mà ông từng long trọng tuyên đọc lời thề khi nhậm chức, cũng như trong các dịp Quốc Lễ là sẽ sống chết bảo vệ đến hơi thở cuối cùng.

-Ngày 23 Tháng Tư: Tại Hoa kỳ, Tổng Thống Gerald Rudolph Ford tuyên bố chiến tranh Việt Nam kể như chấm dứt. Dư luận hiểu rằng chính quyền Mỹ lúc đó đã buông tay và tháo chạy bằng mọi giá, trong khi Liên Xô và Trung Cộng hồ hởi, phấn khởi là đã hoàn thành nhiệm vụ “Dứt điểm tiền đồn chống cộng của Mỹ tại Á Châu.”

-Ngày 28 Tháng Tư: Tổng Thống Trần Văn Hương trao quyền hành cho Tướng 4 sao Dương Văn Minh, người đóng vai chính trong vụ đảo chính lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm Tháng Mười Một năm 1963.

Cộng sản không mạnh bằng Mỹ về vũ khí chiến tranh nhưng với tinh thần cuồng tín, liều mạng và hầu như luôn giữ thế tấn công trên các mặt trận, trong khi Mỹ quá mạnh nhưng luôn ở trong thế thụ động với các mục tiêu, đồn bót rõ ràng nên thế thuận lợi lại luôn nghiêng về phía cộng sản.
Image
Người dân trèo lên xe buýt chở người di tản vào Đại Sứ Quán Hoa Kỳ, trong khi hàng trăm người chen chúc quanh cổng, cố gắng chen vào để tham gia cuộc di tản của người Mỹ khỏi Sài Gòn ngày 29 Tháng Tư. (Hình: Getty Images)

-Rạng sáng ngày 30 Tháng Tư, quân cộng sản tiến vào Sài Gòn, vẫn còn gặp vài ổ kháng cự lẻ tẻ. Dương Văn Minh cứ yên trí theo bài bản đã nhận được từ “cấp trên” qua điện thoại, ra đón tiếp quân “giải phóng” và sau đó “xin bàn giao chính quyền.”


Buổi sáng hôm đó, cộng sản bắt Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Chiến tranh chấm dứt, đất nước thống nhất, nhưng dân chúng miền Nam không vui mừng, sung sướng, hạnh phúc mà lại xô nhau chạy đi mọi ngả, tìm cách thoát chạy khỏi chính quê hương, đất nước của mình để tránh họa cộng sản, bất kể mọi gian nguy, bị giết chóc, cướp bóc, hải tặc hãm hiếp, quăng  xác xuống biển…

Chính quyền mới truy lùng, tiêu diệt, bắt bớ những kẻ phục vụ cho chế độ cũ, nhân vật đảng phái chính trị, tống họ vào những trại tập trung cải tạo ở các vùng rừng núi âm u, hiểm hóc, cách biệt hẳn với xã hội loài người.

Nam Bộ là cái túi đựng người quá đông đảo mà lại không có rừng núi thích hợp cho việc thiết lập các trại cải tạo, vừa an toàn lại tiện cho việc khai thác có lợi nhiều, cho nên cộng sản mới phải đưa số đông “kẻ thù” của họ ra Bắc, tống lên các trại cải tạo vùng Thượng Du Bắc Việt.

Cán bộ cộng sản từ lớn đến nhỏ, ngơ ngác nhìn Sài Gòn và Nam Việt Nam trong cảnh xác xơ, buồn thảm nhưng vẫn không làm mất, không che dấu được sự phồn thịnh, phát triển quá cao so với “thiên đàng hay địa ngục Bắc Bộ. Cộng sản lớn nhỏ thi nhau vơ vét tài sản vét của kẻ bỏ chạy, của nhân dân Miền Nam “tay sai Mỹ Ngụy” đem về Bắc như những chiến lợi phẩm.

Sau này, có cơ hội tiếp xúc với người thân ở Bắc Việt Nam, từng giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền cộng sản thời gian này, tôi được biết mật lệnh của cộng sản Hà Nội lúc đó có những điểm rất kinh khủng: bắt nhốt hết mọi kẻ có khả năng chống cự, nổi dậy sau này, tịch thâu mọi loại vũ khí có tầm sát hại tập thể hay cá nhân, khi có dấu hiệu hay mầm mống biến động thì tất cả những kẻ ít nguy hiểm nhất cũng phải tập trung cải tạo.

Ở đây, tôi chỉ muốn nói lên một điều: Quân Đội VNCH nói chung, đã chiến đấu rất anh dũng, kiên cường, bất chấp mọi trở ngại, khó khăn, thiếu thốn. Miền Nam sụp đổ, nhiều Tướng Lãnh: Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Lê Văn Hưng… và nhiều sĩ quan cao cấp khác đã tự sát trong khung cảnh vô cùng oanh liệt, chưa từng có trong một quân đội, một quốc gia nào trên thế giới.
Image
Hình ảnh những anh hùng vị quốc vong thân, đặt tại đài tưởng niệm trong khu Tượng đài Chiến sĩ Việt-Mỹ ở Little Saigon, thành phố Westminster, CA. 
(Hình: Paul Bersebach/MediaNews Group/Orange County Register via Getty Images)

Họ không chịu đầu hàng hay để bị bắt làm tù binh. Hàng triệu quân nhân, viên chức chính phủ, nhân vật đảng phái chính trị bị nhốt vào các trại tù cải tạo khổng lồ nơi rừng thiêng, nước độc. Dân chúng ồ ạt bỏ nước ra đi, bỏ hết tài sản, không kể sống chết, thảm họa kinh hoàng trên biển cả… Tất cả là những vấn đề vượt quá khả năng và tầm tay của người Việt Miền Nam chúng ta. Chỉ có các đấng thiêng liêng, chỉ có lịch sử mới hiểu được mà thôi!

Điều đáng mừng cho chúng ta là càng ngày, dân chúng Hoa Kỳ cũng như thế giới loài người càng hiểu ra sự thật của cuộc chiến tranh Việt Nam (mà có những nhà chính trị, giáo sư đại học lẩm cẩm kêu là cuộc nội chiến, tức là người Việt Nam đánh lộn với nhau), một bài học đắt giá, quý báu cho người Việt, cho siêu cường quốc Hoa Kỳ và tất cả các quốc gia nhược tiểu khác trên thế giới.

Nước nhỏ yếu mà chỉ biết trông cậy, giao tất cả vận mệnh dân tộc mình vào tay một nước lớn mạnh khác lo hộ hoàn toàn thì nhiều chuyện nguy hiểm bắt buộc sẽ phải đến. Nước lớn, dù là Đệ Nhất Siêu Cường Quốc mà thiếu chung thủy, coi thường đồng minh, bạn bè, phản bội dễ dàng những người đã từng sống chết với mình trên cùng một chiến tuyến, coi thường Liên Hiệp Quốc là cơ quan quốc tế có thẩm quyền cao nhất để giải quyết những khó khăn, tháo gỡ những rắc rối, tranh chấp điên khùng của loài người ngày nay có nhiều tham lam, ích kỷ, ưa dùng bạo lực, ít biết đến giá trị của hòa bình… thì không được đồng minh, bạn bè chân thành kính nể. Không lúc này thì cũng lúc khác, họ sẽ bị những thế lực thù địch khác, mà tất nhiên có nhiều kẻ thù lớn nhỏ, tìm cơ hội đánh cho những đòn chí mạng, thảm khốc, kinh hoàng.

Gần nửa thế kỷ trôi qua, chúng ta có quyền hy vọng ở tương lai. Thế hệ trẻ Việt Nam, những người yêu nước trong cũng như ngoại quốc, với trình độ kiến thức, hiểu biết rộng rãi về “tiến trình của nhân loại,” hiểu biết về khoa học, kỹ thuật, nhất là với niềm tự hào của một dân tộc tuy nhỏ bé, luôn luôn bị xâm lăng, thống trị dã man, tàn bạo, nhưng không bao giờ đánh mất Niềm Tin vào Tổ Quốc.

Việt Nam từng có những trang sử oanh liệt của Ngô Quyền, Lê Lợi, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung Nguyễn Huệ… sẽ mãi mãi muôn đời có mặt trong cộng đồng thế giới tự do, tiến bộ và thật sự văn minh.

(Tháng Tư, 2024 – San Diego)
hoangphong
Posts: 370
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoangphong »

An ninh quốc gia và trò ‘bắt cá hai tay’
Trúc Phương
25 tháng 4, 2024

 
Image 
Nguyễn Phú Trọng được Tập Cận Bình trao tặng Huân chương Hữu Nghị của Trung Quốc tại Đại lễ đường ở Bắc Kinh ngày 31 Tháng Mười 2022 
(ảnh: Zhai Jianlan/Xinhua via Getty Images)


Trong chuyến công du Budapest cuối Tháng Hai, 2024, bộ trưởng Công An Trung Quốc, ông Vương Tiểu Hồng (Wang Xiaohong), đã gặp trực tiếp Thủ Tướng Hungary Viktor Orban để thiết lập một thỏa thuận an ninh song phương mới.

Trung Quốc và Hungary nhất trí hợp tác về thực thi pháp luật, trị an và chống khủng bố, đặt quan hệ an ninh làm trung tâm trong mối quan hệ hai bên…

Thời của chính sách ngoại giao ‘hai hàng’


Theo nhiều cách, đó là một thỏa thuận… quái đản, vì Hungary là thành viên liên minh an ninh NATO, có nghĩa họ được bảo vệ khỏi bị tấn công vũ trang. Tuy nhiên, việc Budapest theo đuổi mối quan hệ an ninh cùng lúc với Bắc Kinh lẫn Washington là một ví dụ đáng chú ý về xu hướng toàn cầu. Các mối quan hệ an ninh chồng chéo ngày càng phổ biến. Papua New Guinea, Sierra Leone, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất và Việt Nam đều đang chơi… “hai hàng,” vừa bắt tay hợp tác an ninh với Mỹ, vừa móc nối với Trung Quốc để giúp vấn đề trị an trong nước.

Việc một quốc gia theo đuổi hợp tác an ninh với hai cường quốc đang cạnh tranh nhau trực tiếp thoạt nhìn có vẻ không bình thường và thậm chí đầy rủi ro. Nếu đất nước này đã nhận được sự hỗ trợ an ninh đáng tin cậy từ một cường quốc, việc tìm kiếm mối quan hệ đối tác với nước kia có thể khiến mối quan hệ hiện tại rơi vào tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều quốc gia đang níu áo Mỹ lẫn Trung Quốc, thay vì chỉ chọn một. Vấn đề ở chỗ, cho đến nay, Washington và Bắc Kinh đều cho phép điều đó xảy ra.

Ưu tiên chính của Hoa Kỳ là an ninh khu vực: Bảo vệ các đồng minh và đối tác chống lại các mối đe dọa từ các nước láng giềng, cung cấp khả năng răn đe nguyên tử mở rộng và đối phó các nhóm khủng bố xuyên quốc gia. Washington đã xây dựng một mạng lưới đồng minh bằng các hiệp ước phòng thủ chung cũng như các quan hệ đối tác an ninh song phương nhằm giải quyết những thách thức đe dọa hòa bình.

Trong khi đó, Trung Quốc cung cấp những “sản phẩm” trị an nhằm giúp bảo vệ chế độ cho các quốc gia đối tác. Thông qua hợp tác về thực thi pháp luật và các biện pháp an ninh công cộng như giám sát kỹ thuật số, đào tạo cảnh sát, ứng phó với biểu tình bạo loạn, Bắc Kinh giúp các đối tác duy trì quyền kiểm soát trong nước họ.

Lợi và hại khi đi với chính sách ‘đu dây’

Hoa Kỳ tập trung vào an ninh khu vực, phát triển và triển khai sức mạnh quân sự để giúp các đối tác cân bằng, ngăn chặn và chống lại các mối đe dọa bên ngoài. Chiến lược an ninh quốc gia Hoa Kỳ năm 2022 nhấn mạnh tầm quan trọng của “mạng lưới liên minh và đối tác chưa từng có của Hoa Kỳ” và vai trò của quân đội Mỹ trong việc “hỗ trợ ngoại giao, đối đầu với sự xâm lược, ngăn chặn xung đột, phát huy sức mạnh nhằm cuối cùng bảo vệ người dân Mỹ cũng như lợi ích kinh tế của họ.”

Trong khi đó, khái niệm an ninh quốc gia của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình dựa trên “an ninh chính trị,” tức cung cấp “sản phẩm an ninh” giúp bảo vệ hệ thống cai trị.


Dựa vào thực tế này, nhiều nước đang tận dụng, chính xác hơn là lợi dụng, cuộc cạnh tranh an ninh giữa Mỹ và Trung Quốc. Hungary là một trường hợp. Chính sách bang giao Trung Quốc của nước này từ lâu đã khác biệt với các đối tác Châu Âu. Hungary là quốc gia EU đầu tiên tham gia “Sáng Kiến Vành Đai Và Con Đường” của Trung Quốc. Bằng cách cản trở viện trợ Châu Âu cho Ukraine và trì hoãn việc Thụy Điển gia nhập NATO để ngầm ủng hộ các mục tiêu của Nga, Hungary cho thấy họ sẵn sàng gây sự với các cường quốc để đạt được những nhượng bộ.

Cho đến nay, Budapest vẫn duy trì được sự cân bằng này. Là đồng minh NATO, Hungary được hưởng an ninh bên ngoài do Hoa Kỳ cung cấp. Nhưng khi chính phủ Viktor Orban tấn công và làm suy yếu các thể chế dân chủ trong nước họ, Budapest lại được hưởng lợi từ mối quan hệ đối tác an ninh với Bắc Kinh. Không lâu nữa, người ta sẽ thấy cảnh sát Trung Quốc tuần tra trên đường phố Hungary!

Trong cuộc gặp Bộ Trưởng Công An Trung Quốc Vương Tiểu Hồng, Bộ Trưởng Nội Vụ Hungary Sandor Pinter đã lặp lại luận điệu Trung Quốc, nhấn mạnh việc “bảo đảm an ninh và ổn định” là điều kiện tiên quyết cho mối quan hệ tốt đẹp.

Việt Nam là một ví dụ khác. Tháng Chín, 2023, trong chuyến công du Hà Nội của Tổng Thống Joe Biden, Hoa Kỳ và Việt Nam tuyên bố nâng cấp mối quan hệ lên “đối tác chiến lược toàn diện.” Một thập niên qua, Hà Nội và Washington liên tục tăng cường hợp tác an ninh nhằm đối phó trực tiếp với mối đe dọa an ninh quốc gia mà Trung Quốc đặt ra ở khu vực sát sườn Việt Nam. Hợp tác quốc phòng Mỹ-Việt phát triển mạnh nhất trong lĩnh vực hàng hải. Những năm gần đây, Việt Nam trở thành hải cảng được hàng không mẫu hạm Mỹ thường xuyên ghé đến.

Tuy nhiên, ba tháng sau chuyến thăm Hà Nội của Biden, đến lượt Tập Cận Bình. Tháng Mười Hai, 2023, Tập Cận Bình đến Hà Nội nhằm củng cố chiến lược hợp tác toàn diện. Cuộc trò chuyện giữa những kẻ chóp bu lãnh đạo hai nước tập trung vào việc củng cố sự cai trị của đảng cộng sản ở cả hai nước. Tập tuyên bố rằng Bắc Kinh và Hà Nội sẽ “cố gắng ngăn chặn, xoa dịu và kiềm chế mọi loại rủi ro chính trị và an ninh,” không chỉ các mối đe dọa an ninh quốc gia mà còn cả các mối đe dọa nhằm vào đảng cộng sản và giới lãnh đạo hai nước.

Bắc Kinh cam kết hỗ trợ Hà Nội bằng các biện pháp an ninh nội bộ thiết thực, trong đó có việc chia sẻ thông tin tình báo và tăng cường hợp tác cảnh sát giữa hai quốc gia. Hai nước nhất trí nỗ lực chung nhằm ngăn chặn bất ổn nội an, bài trừ “chủ nghĩa ly khai” và “cách mạng màu,” một thuật ngữ gợi lên mối lo ngại chung của Trung Quốc và Việt Nam về sự can thiệp của nước ngoài và những hoạt động đối lập có thể lật đổ đảng cầm quyền dẫn đến dân chủ hóa.

Mới đây, ngày 19 Tháng Tư, 2024, Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương Phan Đình Trạc đã tiếp Bộ Trưởng Tư Pháp Trung Quốc Hạ Vinh tại Hà Nội, nhằm “nhất trí thiết lập cơ chế hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc,” đồng thời “tăng cường hợp tác giữa hai bộ tư pháp nói riêng và trong lĩnh vực tư pháp, pháp luật nói chung.”

Theo một cách nào đó, nhìn chung, hai quan hệ đối tác an ninh của Việt Nam được thiết lập để cân bằng lẫn nhau: Hà Nội tìm kiếm sự hỗ trợ của Mỹ để chống lại mối đe dọa an ninh bên ngoài từ Trung Quốc, cùng lúc lại tìm kiếm sự hỗ trợ Trung Quốc để chống lại mối đe dọa đối với thể chế cai trị, mà họ cho rằng, nó luôn bị đe dọa, ít nhất một phần, từ… những nỗ lực thúc đẩy dân chủ của Mỹ!

Trong thực tế, như đã nói, không chỉ Việt Nam và Hungary mới chơi trò “bắt cá hai tay.” Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đã cậy nhờ sự hỗ trợ Trung Quốc giúp các cơ quan nội an của họ, trong khi vẫn liếc mắt đưa tình với Mỹ để được hỗ trợ quân sự. Djibouti đã đồng ý làm nơi đặt căn cứ cho cả quân đội Mỹ lẫn Trung Quốc. Singapore đã định vị họ là đối tác an ninh cho Washington lẫn Bắc Kinh. Và Papua New Guinea gần đây đã ký các thỏa thuận an ninh với Hoa Kỳ…

Chính sách “hai hàng” nói chung được thiết kế nhằm vừa bảo đảm được vấn đề an ninh quốc gia (nhờ Mỹ) vừa mang lại an toàn an ninh nội chính (nhờ Trung Quốc); đặc biệt khi các nhà lãnh đạo độc tài luôn lo sợ rằng sự hỗ trợ an ninh khu vực của Mỹ thường đi kèm những “tác dụng phụ” không mong muốn. Theo quan điểm của họ, mối quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ có thể dẫn đến việc thúc đẩy nhân quyền và tự do chính trị; và điều này có thể khiến chế độ cai trị của họ trở nên kém an toàn.

Không quốc gia nào mà tâm lý này có thể được thấy rõ bằng Việt Nam. Chế độ Cộng Sản Việt Nam, tự hào với cái gọi là “ngoại giao cây tre,” ngày càng thành thục trò đu dây. Có thể chẳng có gì đáng nói, nếu số phận quốc gia đặt dưới sự tính toán chồng chéo này có thể dẫn đến khả năng người dân Việt Nam mất trắng.

Dân chủ không có đã đành và chủ quyền quốc gia cũng mất. Suy cho cùng, Hà Nội sẵn sàng bán đứng Washington để đi theo Bắc Kinh, miễn sao chế độ cai trị còn tồn tại. Cộng Sản Việt Nam sẵn sàng từ bỏ những hòn đảo xa xôi để giữ lấy chiếc ghế cai trị trước mặt.
hoanghoa
Posts: 2271
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoanghoa »

Quốc Hội CSVN ‘bầu’ Trần Thanh Mẫn làm chủ tịch theo ‘lệnh đảng’
May 20, 2024

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Các báo ở Việt Nam cho hay, 475 trong số 475 đại biểu Quốc Hội bỏ phiếu “nhất trí” bầu ông Trần Thanh Mẫn, 62 tuổi, làm chủ tịch Quốc Hội CSVN.

Như vậy, không có đại biểu Quốc Hội nào dám “cãi lời” bỏ phiếu trắng hoặc phiếu chống.

Image
Ông Trần Thanh Mẫn tuyên thệ làm chủ tịch Quốc Hội hôm 20 Tháng Năm. (Hình: ZNews)

Theo tạp chí Tri Thức (ZNews), trong bài phát biểu tuyên thệ hôm 20 Tháng Năm, ông Mẫn hứa “nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ mà đảng, nhà nước và nhân dân giao phó.”

Trong khi đó, hãng tin Reuters cùng ngày bình luận rằng việc đại biểu Quốc Hội bỏ phiếu bầu ông Mẫn hôm 20 Tháng Năm và bầu ông Tô Lâm làm chủ tịch nước, hai ngày sau đó “chỉ mang tính thủ tục.”

Ông Mẫn, 61 tuổi, giữ chức phó chủ tịch Quốc Hội từ năm 2021, thay thế Vương Đình Huệ, người “xin nghỉ” hồi tháng trước vì “có những vi phạm và khuyết điểm” mơ hồ trong bản thông báo của đảng CSVN.


Theo các báo, ông Trần Thanh Mẫn, quê Hậu Giang, có bằng tiến sĩ Kinh Tế, từng làm chủ tịch thành phố và bí thư Thành Ủy Cần Thơ, rồi chủ tịch Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc, phó chủ tịch thường trực Quốc Hội.

Trên mạng xã hội, có ý kiến nhắc lại chuyện hồi năm 2011, thời điểm ông Mẫn làm chủ tịch Cần Thơ, đã xảy ra vụ án “lập quỹ trái phép” khiến bà Trần Ngọc Sương, 62 tuổi, giám đốc Nông Trường Sông Hậu, dính vào vòng lao lý rồi thân bại danh liệt.

Facebook “NB Yến Minh” đưa bình luận: “Giờ thì ông Trần Thanh Mẫn với cương vị mới làm được điều gì ích lợi cho dân cho nước mới là quan trọng. Mong rằng ông ngồi nóng chỗ, tránh đi vào vết xe đổ của người tiền nhiệm, kiểm tra ngay xem trợ lý có nghiêm chỉnh hay không?”

Ý kiến này ám chỉ vụ ông Vương Đình Huệ, người tiền nhiệm của ông Mẫn, mất ghế vì có trợ lý Phạm Thái Hà bị bắt do ăn hối lộ trong vụ án liên quan tập đoàn Thuận An.


Có hai chủ tịch nước và một chủ tịch Quốc Hội đã từ chức trong vòng chưa đầy 18 tháng trong bối cảnh chiến dịch “đốt lò” leo thang ở Việt Nam.

Việc “giới thiệu,” thực chất là chỉ định bầu ông Mẫn và ông Tô Lâm đã được đảng công bố vào cuối tuần trước và các đại biểu Quốc Hội chỉ có quyền “ngoan ngoãn” tán thành.
Image
Ông Tô Lâm (đứng sau ông Trần Thanh Mẫn) sẽ được bầu làm chủ tịch nước Việt Nam hôm 22 Tháng Năm. (Hình: ZNews)

Hồi tuần trước, đảng bầu bổ sung bốn ủy viên cho Bộ Chính Trị, cùng lúc với việc công bố bà Trương Thị Mai, thường trực Ban Bí Thư kiêm trưởng ban Tổ Chức Trung Ương, xin nghỉ “vì có một số sai phạm.”

Đáng lưu ý, bà Mai là người thứ sáu bị loại khỏi Bộ Chính Trị kể từ cuối năm 2022. (N.H.K) [kn]
MatVit
Posts: 1322
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by MatVit »

Từ ‘đảng trị’ đến ‘công an trị’
Hiếu Chân
– 29 tháng 5, 2024

Image 
(Hình: Kayla Ng)

Với việc sắp xếp lại “tứ trụ,” đưa ông Tô Lâm, bộ trưởng Công An, vào ghế chủ tịch nhà nước, đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã hoàn tất quá trình thay đổi chế độ từ độc tài “đảng trị” sang độc tài “công an trị.” Điều đó có ý nghĩa gì với vận mệnh của đất nước?

Chủ Tịch Nước Tô Lâm – trên danh nghĩa là nguyên thủ quốc gia – là một đại tướng công an; Thủ Tướng Phạm Minh Chính – đứng đầu chính phủ – cũng là một trung tướng công an, lên lon cùng lúc với ông Tô Lâm, từng là thứ trưởng Công An phụ trách tình báo.

Trong danh sách Bộ Chính Trị – cơ quan nắm quyền lãnh đạo tối cao của đảng và nhà nước hiện có 16 ủy viên – người ta thấy công an cũng chiếm tỷ lệ áp đảo; gồm năm viên tướng: Tô Lâm, Phạm Minh Chính, Phan Đình Trạc, Nguyễn Văn Nên và Nguyễn Hòa Bình, chưa kể một ủy viên trẻ, ông Lê Minh Hưng, tuy bản thân không là công an nhưng là con của một đại tướng, cựu bộ trưởng Công An và tiến thân chủ yếu nhờ thế lực của thân phụ.


Trong Bộ Chính Trị còn có ba viên tướng quân đội, gồm các ông Phan Văn Giang, Lương Cường và Nguyễn Trọng Nghĩa. Tính chung, những người cầm súng, cả súng dài (quân đội) và súng ngắn (công an) chiếm đến già nửa lực lượng lãnh đạo chóp bu, quyết định mọi chính sách, đường lối của đất nước cả về kinh tế, đối ngoại và an sinh xã hội. Không có ai là nhà kinh tế hoặc quản trị kinh tế-xã hội có tiếng tăm được người dân và thế giới bên ngoài biết tới.

***

Ở thời bình, một cơ cấu lãnh đạo cấp cao như vậy là phi lý. Nó chỉ chứng tỏ mục đích tối hậu của đảng CSVN là bảo vệ sự cai trị của đảng, sự tồn vong của chế độ hơn là phát triển đất nước. Thật ra từ khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thành lập năm 1946 đến 1992, Việt Nam dưới sự lãnh đạo toàn diện của đảng CSVN đã luôn là “nhà nước chuyên chính vô sản,” bắt đầu trên một nửa nước ở miền Bắc rồi trên toàn đất nước sau năm 1975.

Chuyên chính vô sản, tiếng Anh gọi là “proletarian dictatorship,” là một thể chế cai trị bằng bạo lực, cưỡng bức; và để thi hành bạo lực nhà nước cần có một lực lượng công an chìm nổi hùng mạnh, kiểm soát được mọi mặt đời sống của người dân và bóp chết mọi biểu hiện phản kháng. Cơ quan Stasi của Đông Đức, KGB của Liên Xô là những mẫu mực của guồng máy an ninh mật vụ khét tiếng ở các nước Cộng Sản cho đến khi chế độ tàn bạo này cáo chung ở Đông Âu.

Nhưng trong chế độ độc tài đảng trị, công an dù hung bạo đến đâu cũng chỉ là “công cụ” trong bàn tay điều khiển của đảng, của các quan chức chính trị đầu não; bản thân công an chưa phải là lực lượng thống trị. Năm 1986, Việt Nam bắt đầu cái gọi là “đổi mới,” bắt đầu có sự phân biệt vai trò giữa đảng và nhà nước, hướng tới xây dựng một nhà nước vận hành theo luật thay vì theo các nghị quyết của đảng. Công an trở về đúng cái vai trò hiến định của nó là thực thi pháp luật, dù là luật rừng, cho đến cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư…

***

Học bài từ ông Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc, ông Nguyễn Phú Trọng của đảng CSVN đã cố quay ngược bánh xe lịch sử, trở về với “chuyên chính vô sản” bằng việc tái lập các cơ quan “chuyên chính” như Ban Nội Chính Trung Ương để can thiệp trực tiếp vào các hoạt động tư pháp, ấn định các bản án trước khi tòa mở phiên xét xử, đồng thời mở rộng vai trò, quyền lực của Bộ Công An đến mức gần như vô hạn, sử dụng guồng máy công an làm “thanh kiếm và lá chắn” để triệt hạ các đối thủ trong chiến dịch “đốt lò.” Cán bộ công an và con cái họ được hưởng những đặc quyền đặc lợi mà các ngành khác mơ cũng không thấy được.


Quân số của Bộ Công An phình to, số công an mang quân hàm cấp tướng nhiều như heo con, đặc biệt là dưới thời Bộ Trưởng Tô Lâm từ năm 2016 đến nay. Tuy chính phủ Việt Nam không công bố con số chính xác về số lượng công an chính quy nhưng vào năm 2017, Giáo Sư Carl Thayer, một nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam lâu năm, ở Úc, số công an chính quy và lực lượng bán quân sự trực thuộc sự chỉ huy và điều động của Bộ Công An năm 2013 là khoảng 6.7 triệu người. Một đạo luật về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được Quốc Hội Việt Nam thông qua cuối năm ngoái và có hiệu lực vào ngày 1 Tháng Bảy năm nay sẽ làm cho lực lượng này tăng thêm 1.5 triệu người.

Quân số tăng thì chi phí cũng tăng. Hiện Bộ Công An là ngành tiêu tốn nhiều tiền thứ hai, chỉ sau Bộ Quốc Phòng. Dự toán ngân sách năm 2024 của chính phủ Việt Nam dự tính sẽ chi cho ngành này 113,000 tỷ đồng (tương đương $4.5 tỷ), tăng thêm 14,000 tỷ đồng so với ngân sách năm 2023 và bằng 16.5 lần so với ngân sách chi cho ngành y tế.

Từ một “công cụ” của đảng CSVN, nỗ lực “còn đảng, còn mình,” Bộ Công An dưới quyền ông Tô Lâm đã nhanh chóng biến thành một thứ “kiêu binh” đứng trên luật pháp, coi thường đảng cầm quyền và khống chế cả các quan chức cao cấp nhất trong Bộ Chính Trị và Ban Chấp Hành Trung Ương.

Những cuộc đấu đá gần đây cho thấy, ông Tô Lâm đã sử dụng guồng máy công an để triệt hạ ít nhất năm ủy viên Bộ Chính Trị, hai trong bốn “tứ trụ,” cả thường trực Ban Bí Thư và trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương đảng CSVN.

Các nhân vật hét ra lửa mửa ra khói như cựu Chủ Tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ, cựu Chủ Tịch Nước Võ Văn Thưởng nhanh chóng cởi giáp quy hàng chỉ vài ngày sau khi đàn em thân tín bị công an tóm cho thấy quyền lực của ông Tô Lâm và Bộ Công An khủng khiếp tới mức nào. Quyền lực của ông Tô Lâm đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông Nguyễn Phú Trọng hay nói cách khác, phù thủy đã bị âm binh hại, đảng trị đã chuyển thành công an trị.

Bây giờ thì ông Tô Lâm trở thành chủ tịch nước, về danh nghĩa là người đứng đầu nhà nước. Cùng với ông thủ tướng gốc công an, ông Tô Lâm đang tô đậm ấn tượng về một nhà nước “công an trị,” theo nhận xét của Tiến Sĩ Bill Hayton thuộc Viện Nghiên Cứu Quốc Tế Hoàng Gia Anh (Chatham House). Nhà báo Ben Swanton, đồng giám đốc Dự án 88, một tổ chức phi chính phủ vận động nhân quyền cho Việt Nam, đánh giá: “Với việc ông Tô Lâm làm chủ tịch nước, Việt Nam đã trở thành một nhà nước ‘công an trị.’”

***

Chế độ công an trị, còn gọi là “nhà nước cảnh sát” (police state) là thể chế chính trị của một quốc gia mà chính phủ của nó dùng lực lượng công an cảnh sát để thực hiện các biện pháp độc đoán, kiểm soát cứng rắn và có tính áp bức đối với đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của toàn dân. Trong thể chế công an trị, pháp luật chỉ là ý muốn của nhóm cầm quyền tôn sùng bạo lực. Việc kiểm soát chính trị trong nhà nước cảnh sát thường được tiến hành bởi lực lượng mật vụ, hoạt động bên ngoài phạm vi mà một nhà nước hiến định cho phép.

Dưới chính thể công an trị, người dân bị tước đoạt các quyền tự do căn bản, nhất là quyền tự do ngôn luận (biểu đạt) và tự do tôn giáo. Nhà nước công an trị Việt Nam đã cài vào hình luật nhiều điều khoản mơ hồ và phi lý như “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ” (Điều 331), “tội tuyên truyền chống nhà nước” (Điều 117) và ban hành những đạo luật khắc nghiệt như Luật An Ninh Mạng để công an dễ dàng bắt bớ, giam cầm và trừng trị những người mà họ cho là có khả năng chống đối.


Trước đây, công an chỉ nhắm mục tiêu vào những người bất đồng chính kiến nổi bật như ông Trần Huỳnh Duy Thức, ông Phạm Chí Dũng, bà Phạm Đoan Trang nhưng gần đây họ không tha những nhà hoạt động môi trường và cả những chuyên gia trong guồng máy nhà nước. Không chỉ lộng hành ở trong nước, họ còn tung quân ra nước ngoài, bắt cóc những người mà họ cho là đe dọa đảng của họ, đưa về nước giam giữ, tra tấn.

Trong cuộc đàn áp về chính trị, nhà nước công an trị còn dùng mọi cách để kiểm soát ý nghĩ và hành động của họ. Gần đây, Bộ Công An có những quy định quái gở như liên tục thay đổi mẫu sổ thông hành, thẻ căn cước, biển số xe, số định danh cá nhân… gây rất nhiều phiền toái cho dân và tốn kém công quỹ; ít ai hiểu được họ đang nỗ lực lợi dụng tiến bộ công nghệ vào việc quản lý, kiểm soát mọi người trong một “xã hội kỹ thuật số” trong đó nhất cử nhất động của công dân đều được theo dõi, ghi lại trong những kho dữ liệu khổng lồ (Big Data) để không ai thoát được tầm ngắm của họ.

Công cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ ở trong nước gần như bị triệt tiêu mà không có khả năng hồi phục trước những thủ đoạn và chính sách tàn bạo nói trên của nhà nước công an trị.

***

Trong thể chế công an trị, phát triển kinh tế xã hội là thứ yếu, nhà nước Việt Nam sẵn sàng hy sinh những cơ hội phát triển vì mục tiêu an ninh chính trị. Mải lao vào các cuộc đấu đá quyền lực, cả guồng máy đảng và chính phủ hầu như chẳng ai quan tâm tới đời sống người dân và hiện tình kinh tế đất nước.

Có người nói cuộc “đốt lò” của ông Nguyễn Phú Trọng có tác dụng phụ là làm cho các quan chức sợ trách nhiệm, không chịu làm việc, không dám quyết định vì sợ sai. Tình trạng đó phổ biến đến mức trở thành một “nạn dịch.” Hậu quả là những vấn đề nóng của nền kinh tế như thiếu điện cho sản xuất công nghiệp, sập hầm làm ách tắc đường hỏa xa, hạn hán và nhiễm mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, thị trường địa ốc và thị trường vàng hỗn loạn, hàng chục ngàn doanh nghiệp chết yểu, hàng vạn công nhân mất việc… thì chẳng thấy ai giải quyết hoặc đề ra giải pháp…

Các nhà đầu tư nước ngoài, có thời rủ nhau vào Việt Nam làm ăn do tin vào cái gọi là “sự ổn định chính trị” của nước này, bây giờ bắt đầu hoảng sợ trước những vụ đấu đá và viễn cảnh một nhà nước công an trị hành xử không theo pháp luật. Theo một bản tin của Reuters ngày 17 Tháng Năm, các nhà đầu tư đã bán tháo và rút vốn khoảng $2 tỷ khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm 2023 – thời điểm các ông Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam bị mất chức, mở màn chiến dịch thanh trừng kéo dài đến hôm nay. Reuters cũng cho biết Việt Nam đã bỏ lỡ ít nhất $2.5 tỷ viện trợ trong ba năm qua và có thể mất thêm $1 tỷ nữa do những sự trì trệ của bộ máy hành chính.

Điều rất đáng tiếc là sự thất vọng, lo ngại và hoảng sợ của nhà đầu tư xảy ra vào lúc Việt Nam có cơ hội để được tư bản quốc tế lựa chọn làm điểm đến thay thế Trung Quốc trong cuộc thương chiến ngày càng căng thẳng giữa hai cường quốc. Thay vì Việt Nam, các nhà đầu tư có uy tín đã chuyển sang Indonesia, Malaysia và Ấn Độ. Phúc bất trùng lai, những cơ hội vàng như vậy không có nhiều và để cơ hội vuột khỏi tay là một thất bại thảm hại của đảng CSVN và nhà nước công an trị.
nguyenvsau
Posts: 1138
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by nguyenvsau »

Công an đã làm gì với Thầy Minh Tuệ?
June 3, 2024

Y Nguyên/SGN

Ngày 3 Tháng Sáu, tin phát đi từ Ban Tôn Giáo Chính Phủ, nói là sau khi làm việc các cơ quan chức năng, ông Lê Anh Tú, tức “sư Thích Minh Tuệ” đã nhận thức được trách nhiệm công dân và tự nguyện dừng cuộc đi bộ để tránh gây mất trật tự an toàn xã hội.

“Tự nguyện” – cách nói của Ban Tôn Giáo, không thể kể hết của những gì đã diễn ra vào rạng sáng ngày 3 Tháng Sáu. Những người đi cùng với Sư Thích Minh Tuệ kể họ chứng kiến nhiều xe thùng, xe cảnh sát… với hơn 100 nhân viên thường phục và sắc phục ập đến, áp giải sư Tuệ và mọi người về đồn. Tại đây, các sư ở một phòng, còn dân chúng đi theo ở một phòng.
Image
Hình các sư “tự nguyện” lên xe công an, chở đi để giải tán vào rạng sáng ngày 3 Tháng Sáu 2024 (Hình: Facebook)

Đến khoảng 2 giờ sáng, dân đi theo sư Tuệ bị lùa lên xe, chở ra những ngã đường tối om, vắng ngắt và đuổi xuống. “Tụi em không biết nơi công an thả xuống là ở đâu, chung quanh tối mịt, mọi người phải ngồi tụm với nhau, gọi điện, tìm cách đi về,” một người trong đoàn, ẩn danh, kể với SGN.
Image

Trước đó, các sư tùy tùng bị chia ra, từng xe chở đi xa vài chục cây số rồi thả xuống, để mạnh ai nấy tự tìm đường, xe công an rút chạy luôn. Các vị sư này đành ai về nhà nấy nhưng có người phát nguyện trên facebook rằng bất cứ khi nào nhìn thấy sư Thích Minh Tuệ lên đường thì sẽ lập tức tháp tùng.

Sư Minh Nhuận, người cũng bị xe công an áp giải đưa đi mấy mươi cây số rồi thả đại xuống đường gần Hà Tĩnh, kể: “Hai người kèm một người (trong đoàn bảy mươi mấy người thì chắc phải có 100 người đó) là họ kè ra xe, rồi chở đi. Họ chở một hướng đi Nam một hướng đi Bắc nhưng mà không biết sư Minh Tuệ và mọi người đang ở đâu. Con và các huynh đệ thì chở ra Hà Tĩnh vô công an phường (xã-PV) Kỳ Trung lấy lời khai làm việc, ký cam kết này nọ buộc con phải ký là không đi chung đoàn và không vi phạm pháp luật.”

Việc thao túng tin tức cũng được Ban Tuyên Giáo chỉ đạo cho dư luận viên 47 hoạt động mạnh, nhằm làm dân chúng mất lòng tin. Chẳng hạn như Trang Lực lượng 47, đưa hình sư Kim Cang cùng các sư huynh đệ trong đoàn bị đẩy đi ra Kỳ Anh, lột quần áo tu, bắt mặc đồng phục cầu thủ bóng đá, ghé qua một quán phở xin nước sôi để ăn mì gói, đã bị chú thích rằng “Tổ công tác của An ninh Tôn giáo đã hoàn thành nhiệm vụ, đang làm bát phở bò cho ấm bụng rồi về nhận nhiệm vụ mới.”

Sư Kim Cang là vị sư khỏe mạnh đi theo sư Thích Minh Tuệ, lâu nay là người bảo vệ sư Tuệ khỏi những phiền hà không cần thiết từ youtuber cho đến những người đi theo đoàn tiếp cận quá mức.

Nhà văn Nguyễn Đình Bổn viết trên trang của mình: “Ông xuất hiện giữa đời như một tia chớp kèm tiếng sấm động đến chân tâm, như một ánh sáng của tuệ nhãn rọi nguyên hình bọn yêu ma đội lốt tu hành. Dù hôm nay ông biến mất hay sẽ xuất hiện ở một nơi nào đó thì ‘việc của ông’ đã hoàn tất. Ai thức tỉnh đã thức tỉnh, ai còn u mê thì cứ vậy mà u mê…”

Hầu hết những người theo dõi sự kiện của sư Thích Minh Tuệ, dự đoán sư Tuệ sẽ không thể tiếp tục bộ hành, mà chùa nơi sư ra đi sẽ ra sức quản lý chặt chẽ theo lệnh của chính quyền địa phương, lẫn Giáo Hội quốc doanh.
Image
Thầy Thích Minh Tuệ. (Hình: Facebook)


Kết thúc sự kiện độc đáo này, trên mạng facebook đang có một tổng kết khá thú vị của T.H, về sư Minh Tuệ như dưới đây

13 điều kỳ lạ về sự kiện sư Thích Minh Tuệ


1) Tên “Minh Tuệ” tìm kiếm trên Google trong 0.5 s, là 90 triệu lượt tìm kiếm .

2) Chỉ chưa đầy một tuần lễ, là người nổi tiếng nhất trên tất cả các trang TikTok , Youtube, Facebook, Viber, Instagram.

3) Là người được chú ý nhất Việt Nam hiện giờ, hơn cả những người nổi tiếng nhất đã lâu năm .

4) Chưa đầy một tháng, mà đã là nguồn cảm hứng cho rất nhiều nghệ sĩ vẽ tranh, ảnh, phim, bài hát, quần áo, may mặc và thơ ca, đắp tượng .

5) Có một lõi nồi cơm điện mà hàng triệu người phải nhắc đến, rất nhiều kẻ phải run sợ mất miếng ăn.

6) Là người đi bộ khắp đất nước đứng đầu Việt Nam.

7) Là người ngủ ngoài trời, nghĩa địa, nhà hoang, hang đá và bị muỗi cắn nhiều nhất Việt Nam.

8) Là người khất thực duy nhất ở Việt Nam, chỉ xin ăn một bữa cơm chay, không nhận tiền tài .

9) Là người bị khen chê, ca ngợi, tung hô, đảnh lễ nhiều nhất Việt Nam hiện thời, gây bão mạng xã hội toàn tập .

10) Là người không sân si với đời, mà đời tự sân si, ma tăng tự hiện hình tự vả mặt mình .

11) Là người từ vô danh chỉ trong 26 ngày trend trên mạng.

12 ) Là người không muốn nổi tiếng, mà nổi tiếng không tưởng.

13) Là người đàn ông duy nhất Việt Nam không lấy vợ, bỏ nhà đi lang thang, mà rất nhiều người đàn ông khác có vợ, muốn đi theo trải nghiệm tu tập.

Những kỷ lục này thật khủng khiếp – không phải người bình thường có thể làm được.

(T.H sưu tầm)
bichphuong
Posts: 629
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by bichphuong »

Biden tranh luận kém trong lúc Trump tiếp tục nói dối
June 27, 2024

ATLANTA, Georgia (NV) – Tổng Thống Joe Biden tranh luận kém, không như mọi người mong đợi, mặc dù cựu Tổng Thống Donald Trump tiếp tục nói dối, trong cuộc đối đầu giữa hai đối thủ tại đài truyền hình CNN ở Atlanta, Georgia, tối Thứ Năm, 27 Tháng Sáu.

Trong suốt 90 phút đồng hồ, Tổng Thống Biden cho thấy khả năng tranh luận của ông kém hẳn, đúng với dự đoán của một số người đối với người đàn ông 81 tuổi.
Image
Tổng Thống Joe Biden (phải) và cựu Tổng Thống Donald Trump, ứng cử viên tổng thống đảng Cộng Hòa, tham gia cuộc tranh luận tổng thống tại CNN Studios vào ngày 27 Tháng Sáu ở Atlanta, Georgia. (Hình: Andrew Harnik/Getty Images)

Ban vận động của ông Biden cho rằng ông khá hơn ông Trump, nhưng vấn đề là có bao nhiêu người thấy rõ một tổng thống không đủ sức lực để điều hành đất nước, theo nhật báo The New York Times (NYT).

Trong khi đó, ông Trump, 78 tuổi, liên tục đưa ra những phát biểu tấn công đối thủ, mà đa số là không có thật, trong gần như suốt cuộc tranh luận.

Ví dụ, ông Trump nói chính ông là người điều động Vệ Binh Quốc Gia đến Minneapolis, Minnesota, trong vụ bạo động liên quan đến vụ ông George Floyd bị chết vì bốn cảnh sát viên phản ứng mạnh tay hồi Tháng Năm, 2020. Thực ra, chính Thống Đốc Tim Walz (Dân Chủ) là người làm việc này.

Mỗi khi được hỏi về các vấn đề không có lợi cho mình, ông Trump thường né tránh trả lời, thay vào đó, ông quay sang tấn công ông Biden.

Ví dụ, trong vụ tấn công vào tòa nhà Quốc Hội hôm 6 Tháng Giêng, 2021, ông Trump không nhận trách nhiệm, mà đổ cho Dân Biểu Nancy Pelosi, lúc đó là chủ tịch Hạ Viện, và quay sang nói các vụ bạo động khác ở một số tiểu bang.


Nhưng ngay cả khi phản công, ông Biden nói bị vấp ở cuối câu khi tố cáo ông Trump là kẻ nói dối và là đe dọa cho nền dân chủ.

Có lúc ông Trump nói với hai người điều khiển chương trình về những gì ông Biden vừa nói: “Tôi thật sự không biết ông ấy nói gì ở cuối câu. Tôi không nghĩ ông ấy cũng không biết ông ấy nói gì nữa.”

Dù vậy, cũng có lúc ông Biden “phang” ông Trump khá mạnh.

Ông Biden nói rằng ông thăm nghĩa trang binh sĩ Mỹ ở Pháp nơi mà ông Trump không thăm và nói “những người nằm ở đây là những kẻ ngu ngốc và thua trận,” rồi quay sang ông Trump và nói: “Con trai tôi không phải là kẻ thua trận, không phải là kẻ ngu ngốc. Ông mới là kẻ ngu ngốc, ông mới là kẻ thua trận.”


Ý ông Biden muốn nói đến Beau Biden, con trai của ông từng đi lính và nay đã quá cố.

Ông Trump bác bỏ chuyện ông nói tại nghĩa trang.

“Có 19 người đi cùng với tôi, không ai nghe tôi nói câu nói đó,” ông Trump đáp trả.

Ông Biden đáp lại: “Chính chánh văn phòng của ông kể lại chuyện này.”

Ký giả Michael Gold của NYT nhận xét: “Sau nhiều tháng cho rằng ông Biden không đủ tỉnh táo để làm tổng thống và không hoàn tất một câu nói dài, ban vận động của ông Trump ‘quay xe,’ cho rằng vị tổng thống 46 là một người tranh luận tốt trước đây. Nhưng bây giờ, sự ‘quay xe’ này không cần thiết nữa, bởi vì ông Biden nói vấp ngay từ đầu, và đó là điều mà ông Trump suy đoán bấy lâu nay.”


Nhật báo The Washington Post (WaPo) nhận xét: “Tổng Thống Biden gặp khó khăn qua giọng nói có vẻ bực tức và không phản ứng đủ mạnh với đối thủ. Trong khi đó, cựu Tổng Thống Trump né trả lời trực tiếp nhiều câu hỏi, và thay vào đó, tung ra nhiều điều không đúng sự thật và không thể kiểm chứng được.”

Nhà phân tích John King của CNN nhận xét: “Những gì ông Trump nói đều không đúng sự thật, nhưng rõ ràng ông Biden đã để cho đối thủ tấn công thoải mái.”

Ký giả Hannah Knowles của WaPo nhận xét: “Ông Trump né trả lời câu hỏi về vụ bạo động 6 Tháng Giêng, 2021, mà khi đó ông không lên án những người tấn công Quốc Hội, có thể là một sự nhắc nhở đối với cử tri không muốn bỏ phiếu cho ông. Tuy nhiên, ông Trump cũng đưa ra được một số điểm liên quan đến các chính sách mà cử tri thông thường ủng hộ ông, ví dụ như vấn đề di dân. Và những người ủng hộ ông Trump có vẻ hài lòng.”


Nhìn chung, nhiều nhà phân tích cho rằng phía Dân Chủ có vẻ lo ngại cho ông Biden sau khi xem tranh luận.

Nhà phân tích John King nói trên CNN: “Những gì tôi nghe được bên phía Dân Chủ là họ ‘khá hoảng loạn.’ Một số còn đang nói đến chuyện họ sẽ đến Tòa Bạch Ốc yêu cầu ông Biden nên rút lui.”

Thống Đốc Gavin Newsom (Dân Chủ) của California, một người đại diện cho Tổng Thống Biden, nói rằng những người Dân Chủ hoảng loạn lúc này là “không tốt” và “không cần thiết.”

“Tôi nghĩ điều này không tốt, và tôi nghĩ không cần thiết,” ông Newsom nói trên đài MSNBC. “Chúng ta phải tiếp tục đứng thẳng, và như tôi nói, chúng ta phải ủng hộ tổng thống này. Chúng ta không thể không ủng hộ ông chỉ sau một cuộc tranh luận.”

Trong khi đó, sau khi theo dõi cuộc tranh luận, Thống Đốc Doug Burgum (Cộng Hòa) của tiểu bang North Dakota, người có thể được ông Trump chọn làm ứng cử viên phó tổng thống, nói rằng ông Trump sẽ thắng cử mà không cần người đứng phó.

“Hiện nay, Tổng Thống Trump có khả năng thắng cuộc bầu cử này với chỉ chính ông, không cần ứng cử viên phó tổng thống,” ông Burgum nói với Fox News.

Trước cuộc tranh luận, nghe nói ông Biden có bị cảm lạnh.

Nhà báo Nancy Cordes, thông tín viên chính của CBS tại Tòa Bạch Ốc, cho biết hôm Thứ Năm rằng “Giới chức Tòa Bạch Ốc nói ông Kevin O’Connor, bác sĩ tại Camp David, có kiểm tra sức khỏe tổng thống mấy ngày nay và xác định ông bị cảm lạnh. Ông Biden cũng được kiểm tra COVID-19 và kết quả là âm tính.”

Sau khi tranh luận kết thúc, ông Biden và ông Trump không bắt tay nhau. Ông Biden vào phòng gặp những người ủng hộ, còn ông Trump ra máy bay riêng về nhà. (Đ.D.)
 
buikiem
Posts: 508
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by buikiem »

Biển Đông và Đệ Tam Thế Chiến
Hiếu Chân
15 tháng 6, 2024

Image
Một tàu Hải Cảnh Trung Quốc bắn vòi rồng vào Unaizah – con tàu được Hải Quân Philippines thuê, thực hiện nhiệm vụ tiếp tế thường lệ cho quân đội đóng tại Bãi cạn Second Thomas, vào ngày 05 Tháng Ba năm 2024 trên Biển Đông. Philippines cho biết các tàu của Philippines và Trung Quốc va chạm trên biển, khiến 4 người Philippines bị thương nhẹ sau khi kính chắn gió của một tàu tiếp tế bị vòi rồng bắn vỡ. (Hình: Ezra Acayan/Getty Images)

Từ ngày 15 Tháng Sáu, lực lượng Cảnh Sát Biển (Hải Cảnh) Trung Quốc sẽ bắt đầu khám tàu và bắt người trên các vùng biển theo một quy định mới có tên “Thủ tục thực thi luật hành chánh của các cơ quan tuần duyên” do chính phủ nước này ban hành hôm 15 Tháng Năm.

Hành động mới của Trung Quốc chắc chắn làm leo thang xung đột trên Biển Đông, thậm chí khơi mào đụng độ quân sự trực tiếp với Hoa Kỳ và mở màn cuộc chiến tranh Đệ Tam Thế Chiến.

Quy định nói trên cho phép Hải Cảnh Trung Quốc chặn đường, lên tàu điều tra và bắt giữ mọi nhân sự và tàu bè của “những người nước ngoài xâm phạm hoặc có hành vi hỗ trợ xâm phạm lãnh hải hoặc vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, gây nguy hiểm cho an ninh và lợi ích quốc gia của Trung Quốc.” Trong những vụ đơn giản, người và tàu thuyền vi phạm sẽ bị giam giữ tới 30 ngày không cần xét xử; còn trong những vụ phức tạp, thời hạn giam giữ có thể kéo dài tới 60 ngày. Hải Cảnh Trung Quốc cũng được phép sử dụng vũ lực để khống chế những người chống đối việc bắt giữ.


Những người am hiểu luật pháp đều cho rằng đây là điều chưa từng có trong luật pháp và thông lệ quốc tế. Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) quy định mọi quốc gia đều có quyền tự do hàng hải và hàng không ở tất cả các vùng biển quốc tế, thậm chí được quyền “đi qua vô hại” trong lãnh hải rộng 12 hải lý của các quốc gia ven biển mà không cần phải khai báo. Bằng việc ban hành và thực thi một quy định chưa từng có như vậy, Trung Quốc mặc nhiên biến Biển Đông thành một cái “ao nhà” của họ, theo ngôn ngữ pháp lý là “vùng nội thủy,” ở đó họ tùy tiện áp dụng luật quốc nội bất chấp thực tế đây là vùng biển nhộn nhịp nhất của hàng hải thế giới.

Vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền thể hiện trong “đường lưỡi bò chín đoạn” do nước này vẽ ra, bao phủ 90% diện tích Biển Đông, lấn sâu vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Theo quy định mới của Trung Quốc, hoạt động của các nước ven Biển Đông kể trên – bao gồm thăm dò và khai thác dầu khí, đánh cá, tập trận,… – trong vùng EEZ của mình nhưng chồng lấn với khu vực đường chín đoạn mà Bắc Kinh vẽ ra đều bị coi là gây hại cho Trung Quốc, do đó có nguy cơ bị Hải Cảnh Trung Quốc ngăn cản và bắt giữ. Thành phần bị xâm hại trước tiên là ngư dân Việt Nam, Philippines mà nhiều đời nay đã mưu sinh trên các ngư trường giàu hải sản của khu vực.

Yêu sách chủ quyền quá đáng đó của Trung Quốc đã bị Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc tại La Haye, Hòa Lan tuyên bố là “không có căn cứ theo luật pháp quốc tế” trong phán quyết ngày 14 Tháng Bảy, 2016, kết thúc vụ kiện mà Philippines khởi xướng năm 2013. Bắc Kinh chẳng những không chấp nhận phán quyết mà còn trở nên quyết đoán hơn.

Chính phủ Philippines đã phản đối kịch liệt quy định mới của Trung Quốc và tuyên bố sẽ không chấp nhận bất kỳ vụ bắt giữ công dân hoặc ngư dân nào trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Ngày 19 Tháng Năm, ông Ferdinand Marcos Jr., tổng thống Philippines, cảnh báo: “Những quy định kiểu như vậy là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Chúng tôi sẽ thực hiện mọi biện pháp để luôn bảo vệ công dân của mình.” Bộ Ngoại Giao Việt Nam không trả lời một cách cụ thể Việt Nam có phản đối quy định mới của Trung Quốc hay không.

***

Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc đã có từ lâu, ít nhất là từ thập niên 1970 và càng ngày Bắc Kinh càng có những thủ đoạn thâm độc, lấn dần từng bước theo kiểu “tằm ăn dâu” để biến tham vọng đó thành hiện thực. Việc ban hành và thực thi quy định bắt giữ nói trên là bước mới nhất trong chuỗi hành động càn rỡ của Bắc Kinh, lợi dụng lúc Hoa Kỳ và thế giới đang bận tâm với cuộc chiến tranh ở Ukraine và Israel.


Va chạm giữa Trung Quốc với Philippines và Việt Nam gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây. Truyền thông quốc tế đã có nhiều bài tường thuật các vụ Hải Cảnh Trung Quốc tấn công các tàu nhỏ hơn của Tuần Duyên Philippines bằng vòi rồng cực mạnh, bằng chùm tia laser cấp quân sự trong khu vực gần bãi cạn Scarborough và Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), nơi có một tiền đồn của Philippines do một nhóm lính thủy trấn giữ trong chiếc tàu chiến gỉ sét mà Manila cố tình cho mắc cạn vào năm 1999 để làm cột mốc lãnh thổ.
Image
Nhân viên tàu tuần duyên Philippines của BRP Sindangan triển khai chắn bùn khi va chạm với tàu Hải Cảnh Trung Quốc trong lúc các tàu Philippines thực hiện nhiệm vụ tiếp tế thường lệ cho quân đội đóng tại Bãi cạn Second Thomas, vào ngày 05 tháng 3 năm 2024 trên Biển Đông. (Hình: Ezra Acayan/Getty Images)

Mới đây nhất, ngày 7 Tháng Sáu, Hải Quân Philippines cáo buộc Hải Cảnh Trung Quốc cản trở nỗ lực di tản một thành viên bị bệnh trên tàu BRP Sierra Madre trên Bãi Cỏ Mây, gọi hành động đó là “tàn bạo và vô nhân đạo.” Phía Trung Quốc nói họ sẽ cho phép Philippines vận chuyển hàng tiếp tế và di tản binh lính khỏi chiếc tàu chiến nếu Manila báo trước với Bắc Kinh. Đáp lại, ông Eduardo Ano, cố vấn an ninh quốc gia Philippines, tuyên bố Manila sẽ tiếp tục hoạt động tiếp tế và duy trì các tiền đồn trên Biển Đông mà không cần xin phép bất kỳ quốc gia nào.

Sau sự việc đó, tổng thống Philippines nói với quân đội rằng Philippines cần chuẩn bị cho mọi tình huống xấu có thể xảy ra do hành động leo thang xung đột của thế lực ngoại bang ở Biển Đông. “Sự đe dọa từ các thế lực ngoại bang đang ngày càng trở nên rõ ràng và đáng lo ngại. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải chuẩn bị,” ông Marcos phát biểu hôm 10 Tháng Sáu.

Cùng thời điểm này, Việt Nam lên tiếng phản đối việc Hải Quân Trung Quốc đưa tàu khảo sát Hải Dương 26 vào hoạt động trái phép trong vùng EEZ của Việt Nam, có lúc chỉ cách bán đảo Sơn Trà thuộc thành phố Đà Nẵng khoảng 40 hải lý về phía Đông Bắc. Đáng chú ý đây là con tàu khảo sát của quân đội Trung Quốc, không phải tàu dân sự và thường bí mật xâm nhập vùng EEZ của nhiều nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Các nguồn tin mới nhất cho biết, tàu Hải Dương 26 đã rời vùng biển Việt Nam sau khi ông Tô Lâm, tân chủ tịch nước, tiếp ông Hùng Ba, đại sứ Trung Quốc, và nêu vấn đề với ông này.

____________________________

Trong lịch sử, nhiều cuộc chiến tàn khốc bắt đầu từ những biến cố rất nhỏ, một tính toán sai hoặc một sự hiểu lầm, dẫn tới hàng chục triệu sinh mạng bị giết, nhiều thành phố bị san bằng. Trong một bài đăng trên Asia Times ngày 4 Tháng Sáu, Giáo Sư Bob Savic, khoa chính trị và quan hệ quốc tế đại học University of Nottingham, Anh, nhắc lại cuộc chiến tranh Đệ Nhất Thế Chiến nổ ra ngày 28 Tháng Sáu, 1914, chỉ từ vụ ám sát Hoàng Thân Franz Ferdinand của hoàng gia Áo tại Sarajevo xứ Serbia, để rồi cả Âu Châu  bị lôi vào cơn binh lửa tàn khốc với hơn 20 triệu người thiệt mạng.
Lần này, cái chết của một thủy thủ Philippines ở Biển Đông có thể là biến cố tương tự, dẫn tới chiến tranh Đệ Tam Thế Chiến. “Trung Quốc và Hoa Kỳ phải bảo đảm họ sẽ không mộng du vào việc lặp lại thảm kịch 1914 vào nửa cuối Tháng Sáu, 2024, hoặc bất kỳ thời điểm nào trong tương lai,” ông Savic viết.

    ____________________________

Phản ứng của Philippines đối với Trung Quốc về Biển Đông đã cứng rắn hơn rất nhiều, nhất là sau hội nghị thượng đỉnh giữa tổng thống Philippines với Tổng Thống Mỹ Joe Biden ở thủ đô Washington ngày 12 Tháng Tư. Tổng Thống Biden tái khẳng định sự hỗ trợ “sắt đá” của Mỹ theo Hiệp Ước Phòng Thủ Chung Mỹ-Philippines ký kết năm 1951 và được củng cố bằng nhiều thỏa thuận sau này. Điều V của hiệp ước quy định, nếu lực lượng Philippines bị tấn công quân sự trên Biển Đông thì quân đội Mỹ sẽ can thiệp và bảo vệ đồng minh.

Tuy vậy, Điều IV của hiệp ước cũng quy định, sự can thiệp của quân đội Mỹ chỉ được thực hiện sau khi vụ tấn công quân sự đã được báo cáo lên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và hành vi can thiệp sẽ chấm dứt sau khi Hội Đồng Bảo An có biện pháp cần thiết để vãn hồi và duy trì hòa bình, an ninh quốc tế. Cho đến nay, Manila chưa lần nào báo cáo lên Hội Đồng Bảo An những vụ gây hấn của Hải Cảnh Trung Quốc và hành động gây hấn bằng vòi rồng, dù gây hư hại tàu thuyền và làm vài thủy thủ Philippines bị thương, vẫn chưa được coi là xung đột quân sự đến mức Manila yêu cầu Mỹ can thiệp. Có thể thấy, cho tới nay mặc dù Trung Quốc ngày càng hung hăng nhưng chưa dám vượt “lằn ranh đỏ,” thực hiện một hành động quân sự ở Biển Đông.

Nhưng tại Diễn Đàn An Ninh Quốc Tế Shangri-La ở Singapore hồi cuối Tháng Năm, tổng thống Philippines tuyên bố “nếu có một công dân Philippines bị giết do một hành vi cố ý thì sự kiện đó đã gần với cái mà chúng tôi định nghĩa là hành động chiến tranh.” Điều đó có nghĩa là, xung đột với Trung Quốc trên Biển Đông, nếu gây chết người, thì nguy cơ chiến tranh sẽ rất gần. Một khi Manila kêu gọi sự hỗ trợ của Mỹ thì cuộc đối đầu giữa tàu Hải Cảnh Trung Quốc với chiến hạm của Hải Quân Mỹ có thể xảy ra.

Thật dễ tưởng tượng một diễn biến đáng sợ: một tàu Tuần Duyên Philippines làm nhiệm vụ tiếp tế cho tiền đồn ở Bãi Cỏ Mây thì bị Hải Cảnh Trung Quốc ngăn chặn và bắt giữ, phía Philippines chống đối và súng nổ, người chết. Máu kêu máu, thêm nhiều người chết, lằn ranh đỏ bị vượt qua. Phía Trung Quốc huy động Hải Quân và dân binh tiếp viện còn Tuần Duyên Philippines kêu gọi hỗ trợ của Hải Quân và Tuần Duyên Hoa Kỳ hiện diện gần đó. Một đụng độ nhỏ nhanh chóng biến thành một vụ xung đột nghiêm trọng.

Nếu xảy ra một biến cố như vậy, chính quyền Biden chắc chắn sẽ hành động nếu không muốn lòng tin của các đồng minh bị giảm sút. Hơn nữa, tâm lý chống Trung Quốc đang mạnh ở Washington, cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đều không muốn tỏ ra mềm yếu trước Bắc Kinh.
bichphuong
Posts: 629
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by bichphuong »

Từ vụ Huy Đức, làng báo Việt Nam tiếp tục bị chôn sống
Trúc Phương

Image 
Hình ảnh lúc công an giải nhà báo Huy Đức đi vào chiều ngày 1 Tháng Sáu. (Hình được chia sẻ trên mạng facebook)


Tự do ngôn luận ở Việt Nam tiếp tục bị chém chí tử. Báo chí trở thành những cái loa bị dán băng keo. Nó chỉ được gỡ khi người ta cho phép nó nói.

Tại sao tự do thông tin ngày càng bị “cưỡng bức” thô bạo? Bởi vì sự thật trong tự do thông tin (cần nhấn mạnh yếu tố “sự thật,” ở thời mà tự do thông tin bị hoen ố bởi làn sóng tin giả) là công cụ có thể giúp lật mặt được chủ nghĩa dân chủ giả hiệu đang bùng nổ và phát triển khắp nơi, dù nó được lập luận ngụy biện bởi những kẻ đang ôm giữ mọi thứ quyền hành và muốn kiểm soát tuyệt đối cả tự do tư duy lẫn tự do biểu đạt. Sự thật, tại nhiều nơi, đã bị nhốt vào lồng và thậm chí bị chôn.

Chẳng nơi nào có thể “minh họa” cho điều này bằng Trung Quốc, Nga và Việt Nam! Điều đáng nói nhất đối với làng báo Việt Nam là nó đã trở nên “khác biệt” so với hầu hết các nước chứng kiến tình trạng báo chí bị ngược đãi, bởi “đặc điểm” rằng: Không có nhà báo chính thức nào dám lên tiếng trước các vụ bắt bớ những người nói thay cho mình hoặc nói thay người dân về những vấn đề dân chủ và thậm chí những vấn đề liên quan trực tiếp đến tự do thông tin. Ký giả miền Nam trước 1975 từng “đi ăn mày” để phản đối sự kiểm soát báo chí. Giới báo chí ngày nay có những chọn lựa khác hơn “đi ăn mày,” dù họ biết thái độ đó mang lại kết cuộc như thế nào cho xã hội lẫn quốc gia.


Trên Washington Post ngày 21 Tháng Năm, 2018 (cố) ký giả Jamal Khashoggi từng viết:

“Liệu có cách nào khác cho chúng ta hay không? Liệu chúng ta có phải chọn giữa rạp chiếu bóng và quyền công dân để có thể cất tiếng nói, dù là ủng hộ hay chỉ trích những hành động của chính quyền? Chúng ta có nên chỉ ton hót những lời bóng bẩy trước các quyết định của lãnh đạo, cái nhìn của ông ấy về tương lai chúng ta, nhằm đổi lại quyền sống và sự đi lại tự do cho bản thân và gia đình mình?”

Tự do báo chí đôi khi không hẳn là “không gian” được phép thể hiện. Tự do báo chí có khi là “khoảng cách” giữa “rạp chiếu phim” và “quyền công dân” cùng với sự chọn lựa một trong hai này. Khó có thể có một nền báo chí tự do khi mà nhà báo luôn chọn “rạp chiếu phim”. Không thể đòi hỏi có một nền báo chí tự do khi mà nhà báo cúi đầu chấp nhận khước từ quyền tự do ngôn luận của chính mình. Báo chí sẽ chẳng bao giờ có được sự độc lập và trung thực thông tin, nếu nhà báo không dám “tự do” “đi ăn mày” nhưng sẵn sàng “tự do” “mài bút” xu nịnh vuốt ve “các cụ,” để được thụ hưởng lợi ích kinh tế hoặc được “bảo kê” trong các cuộc đấu đá phe nhóm chính trị.

Chẳng có cái gì gọi là báo chí được “cởi trói” trong làng báo Việt Nam, như cách nói nhai nhải của Ban Tuyên Giáo Trung Ương.

“Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được nhà nước bảo hộ.” Đây là quy định được nêu tại Điều 13 của Luật Báo Chí năm 2016. Chỉ riêng quy định này đã thấy báo chí bị trói như thế nào. Mỉa mai thay, Điều 25 Hiến Pháp năm 2013 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

Báo chí tiếp tục bị trói và thực hiện “các quyền” của nó khi được yêu cầu thực hiện “nhiệm vụ chính trị tuyên truyền” với nội dung bài vở được chỉ định. Lực lượng truyền thông luôn được xua ra để diễn một vở kịch chính trị tuyên truyền nhằm phục vụ chính trị đối ngoại lẫn đối nội. Chừng nào còn phụ thuộc vào tín hiệu đèn xanh thì báo chí vẫn còn sống dài dài với nỗi thấp thỏm bị siết cổ nửa đêm bằng tin nhắn hoặc cú gọi lạnh tóc gáy từ một “đồng chí” tuyên giáo. “Sáng đăng, chiều gỡ” đã trở thành “hoạt động báo chí” quen thuộc của làng báo trong nước nhiều năm qua.


Cá nhân ông trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương cũng là công cụ. Tuyên truyền phục vụ đường lối chính sách của đảng vẫn là “tôn chỉ” xuyên suốt của hoạt động báo chí Việt Nam. Thậm chí cách thức thể hiện cũng được chỉ định. Cơ quan truyền thông trung ương VTV chỉ được phép dùng từ “đối phương,” “lính bên kia biên giới”… chứ không được đề cập trực tiếp đến “Trung Quốc.”

Khi các trưởng phòng ban, thư ký tòa soạn hoặc ban biên tập nói chung phải chịu sự kiềm kẹp gần như hàng ngày bằng những tin nhắn trực tiếp vào điện thoại (rằng vấn đề nào được phép nói với liều lượng bao nhiêu và vấn đề nào cấm được đụng đến) thì báo chí còn lâu mới “trở thành lực lượng hùng hậu, thông tin nhanh nhạy, toàn diện về mọi diễn biến của đời sống chính trị, kinh tế – xã hội trong nước và quốc tế, là diễn đàn thực sự tin cậy của nhân dân.”

Ý thức tự kiểm duyệt không chỉ xảy ra với ban biên tập mà với cả người viết. Những vụ án tham nhũng hoặc những bài báo “phản biện” không phải tự nhiên xuất hiện và được tùy ý ban biên tập quyết định. “Tự do thông tin” là khái niệm được hiểu là khoảng không gian giới hạn mà phóng viên phải mặc nhiên hiểu như một ý thức nghề nghiệp hình thành như một quán tính nhắc nhở thường trực chớ nên dại dột vượt qua.

Sự cạnh tranh giữa các báo gần như không tồn tại hoặc chỉ tồn tại ở mức tiểu xảo chạy theo những tin vô thưởng vô phạt chứ không phải đẳng cấp “điều tra thông tin.” Sự nghèo nàn thông tin càng khiến báo chí nhạt nhẽo. Làng báo “cách mạng Việt Nam” không có chỗ cho phóng viên điều tra độc lập; và báo chí “cách mạng Việt Nam” không có chỗ cho làm báo độc lập. Lịch sử báo chí “cách mạng Việt Nam” chưa từng có một Bob Woodward. Báo chí Việt Nam rất thích nói về những Seymour Hersh với những bài báo phanh phui làm xấu mặt chính quyền nhưng làng báo “cách mạng Việt Nam” không thể có một Seymour Hersh dám “làm xấu mặt chính quyền” hay một New York Times dám bung ra một hồ sơ tương tự “Hồ Sơ Ngũ Giác Đài.”

Những uyển ngữ kiểu “nhà báo là người xung kích trên mặt trận thông tin” chỉ là một khẩu hiệu thuần túy như một thứ hô hào rỗng tuếch. Cái khái niệm “nhà báo có tầm, có tâm” còn đáng buồn cười hơn nữa. Khi một phóng viên vượt rào và bị sa chân vào tù mà tổng biên tập không dám đứng lên bênh vực hoặc thậm chí còn không dám vào tù thăm hỏi thì “tâm- tầm” trở thành khái niệm cực kỳ vô nghĩa. Người ta có thể thấy rõ điều này trong vô số vụ nhà báo bị bắt, từ Phạm Chí Dũng năm 2021 đến Huy Đức 2024.

Việc kiểm soát báo chí nói riêng và truyền thông nói chung ngày càng gay gắt. Tại hội thảo văn hóa cách đây vài tháng, Thứ Trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông Nguyễn Thanh Lâm dọa rằng, bộ sẽ chủ động ngăn chặn thông tin “xấu độc” từ bản “gốc,” trước khi thông tin tràn lan trên mạng xã hội, rằng từ ngày 1 Tháng Giêng 2024, nhà cầm quyền sẽ yêu cầu tất cả nền tảng cung cấp nội dung phim ảnh ngoại quốc vào Việt Nam phải tuân thủ đầy đủ mọi quy định, hệt như doanh nghiệp trong nước, nếu không sẽ bị chặn.

Theo The Diplomat ngày 9 Tháng Mười Một 2023, Việt Nam đã thắt chặt hạn chế đối với các nền tảng truyền thông xã hội, ra sắc lệnh yêu cầu họ gỡ bỏ thông tin “sai lệch” và “tin giả” trong vòng 24 tiếng đồng hồ, thay vì 48 tiếng đồng hồ như trước kia; đồng thời tăng mức phạt đối với người dân đăng và phổ biến thông tin “sai lệch”. Và trong bài báo ngày 19 Tháng Sáu, 2023 trên The Washington Post, tác giả Rebecca Tan, chánh văn phòng Đông Nam Á của The Washington Post, tiết lộ rằng Facebook thậm chí có một danh sách viên chức CSVN “bất khả xâm phạm,” tức bất kỳ thông tin gì liên quan họ đều bị Facebook kiểm duyệt!

Một cách tổng quát, toàn cảnh hoạt động báo chí là một bức tranh u ám và mỗi lúc một đen tối hơn. Tất cả đều nằm trong vòng kim cô. Truyền thông và báo chí Việt Nam vẫn tồn tại. Nhưng nó đang bị chôn sống.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests