Bình Luận , Quan Điểm

lilac2010
Posts: 76
Joined: Sun Mar 21, 2010 10:45 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by lilac2010 »

Chiến sự Trung Đông ngày 5:
Bạo lực leo thang, Israel chuẩn bị nhà thương và lực lượng y tế

October 11, 2023

TEL AVIV, Israel (NV) – Với tình hình bất ổn do Hamas xâm nhập tại các cộng đồng ở miền Nam Israel và sự hung hăng của Hezbollah ở miền Bắc, Israel đang chuẩn bị ứng phó với số lượng thương vong dự đoán sẽ gia tăng trong những ngày tới, khi chiến sự ngày càng trở nên khốc liệt hơn.

Bộ Trưởng Y Tế Israel cho biết hôm Thứ Tư, 11 Tháng Mười, các giới chức y tế đang đưa bệnh nhân từ phía Bắc về trung tâm Israel nhỡ như chiến sự leo thang ở vùng giáp ranh Lebanon.

Ngoài ra, hệ thống y tế và các bệnh viện cũng đang chuẩn bị để đối phó với tình hình thương vong sẽ tăng cao, nhất là khi Lực Lượng Phòng Vệ Israel IDF hành quân đường bộ vào Gaza. (TTHN) [9:24 PDT]


Israel gấp rút thành lập chính phủ và nội các chiến tranh

TEL AVIV, Israel (NV) – Israel đang thành lập chính phủ khẩn cấp và nội các quản lý chiến tranh, Thủ Tướng Benjamin Netanyahu và nhà lãnh đạo Đảng Thống Nhất Quốc Gia Benny Gantz cùng tuyên bố hôm Thứ Tư, 11 Tháng Mười.

Gantz, cựu bộ trưởng quốc phòng, cùng với ông Netanyahu và bộ trưởng quốc phòng đương nhiệm Yoav Gallant tham gia “nội các chiến tranh,” tuyên bố chung giữa ông Netanyahu và Gantz cho biết.

Chính phủ sẽ không thông qua bất kỳ luật nào hoặc đưa ra bất kỳ quyết định nào không liên quan tới tiến hành chiến tranh, trích dẫn thông cáo.


Điều đó ngụ ý rằng cuộc cải tổ tư pháp gây tranh cãi sẽ không đạt được bước tiến tiếp theo trong khi chính phủ khẩn cấp hình thành.

Không có dấu hiệu nào cho thấy lãnh đạo phe đối lập Yair Lapid và đảng Yesh Atid của Thủ Tướng sẽ gia nhập chính phủ. (TTHN) [7:46 PDT]

==================================
CẬP NHẬT THƯƠNG VONG

ISRAEL:
Hơn 1,200 người chết – Ít nhất 3,007 bị thương
(Trong số người chết, ít nhất có 14 công dân Mỹ)

PALESTINE:
Ít nhất 1055 người chết – Hơn 5,180 bị thương
1,500 dân quân Hamas chết bên lãnh thổ Israel
[4:44 PDT]

==================================

Qatar điều đình trao đổi con tin Hamas giam giữ với tù binh Palestine bên Israel

DOHA/GAZA (NV) – Các nhà điều đình từ Qatar đã có những cuộc điện đàm khẩn cấp với giới chức Hamas nhằm tìm kiếm giải pháp để thả tự do cho những phụ nữ và trẻ em Israel đang bị nhóm dân quân giam giữ ở Gaza, đổi lấy 36 phụ nữ và trẻ em từ nhà tù Israel, một nguồn tin nói với Reuters.

Các cuộc thương thuyết khởi đi ngay từ đêm Thứ Bảy đang “tiến triển thuận lợi,” theo nguồn tin, tuy chưa có dấu hiệu đạt được đồng thuận.


Truyền thông Israel ban đầu bác bỏ những tin tức về cuộc điều đình, về sau thì không thấy nhắc tới nữa.

Qatar đã bắt liên lạc ngay với giới chức Hamas ở Doha và Gaza, từ khi phe dân quân Hamas tấn công bất ngờ vào Israel, giết chết hàng ngàn người và bắt đi hàng trăm con tin. (TTHN) [7:43 PDT]

Israel đụng độ các tay súng Hamas ở miền Nam

GAZA (NV) – Kể từ Thứ Bảy, 7 Tháng Mười, bộ binh, công binh tác chiến và binh chủng Thiết Giáp càn quét các cộng đồng biên giới Gaza của Kibbutz Be’eri và Re’im nhằm triệt hạ Hamas.

Trong một tuyên bố, Lực Lượng Phòng Vệ Israel IDF cho biết Sư Đoàn 99 càn quét toàn bộ nhà cửa trong hai vùng dân cư, giao tranh nhỏ lẻ với các tay súng Hamas.


Quân đội cho biết trong một sự việc xảy ra trong những ngày qua, khủng bố Palestine mặc quân phục Israel nổ súng vào các toán quân ở Be’eri. Một chiếc xe tăng của IDF nã đạn pháo vào những kẻ khủng bố rồi kết liễu họ.

Những ngôi nhà còn lại ở Be’eri sau đó được nhổ tận gốc rễ, không để lại mầm mống khủng bố, IDF nói.

Tại Re’im, trong những ngày gần đây, IDF cho biết binh lính Kfir chạm trán một kẻ khủng bố người Palestine ẩn náu bên trong một hầm tránh bom.

Trong lúc đọ súng với kẻ khủng bố, quân đội giải cứu được một thường dân trẻ tuổi và cho biết thêm tay súng cuối cùng cũng không toàn mạng.

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên, tư lệnh Sư Đoàn 99, Chuẩn Tướng Barak Hiram, cho biết cuộc đụng độ tại hai thị trấn “rất khốc liệt.”


“Có những trận chiến đẫm máu, phần lớn là những kẻ khủng bố ngoan cố chống lại các lực lượng tìm cách tấn công đột kích. Chúng tôi có một số thương vong,” Hiram nói.

Ông nói rằng tại Be’eri, các toán quân đã tiêu diệt 108 kẻ khủng bố Palestine. Thi thể của hơn 100 người Israel cũng xuất hiện ở đó.

Hiram nói rằng các binh sĩ “tìm được nhiều người bị bắn chết, tay vẫn trong còng, trẻ sơ sinh cũng chết không toàn thây.” (TTHN) [7:40 PDT]

Gaza cúp điện hoàn toàn

GAZA (NV) – Nhà máy điện duy nhất ở Dải Gaza đã ngừng hoạt động vào Thứ Tư, 11 Tháng Mười, sau khi chạy hết số nhiên liệu còn lại, người đứng đầu nhà máy điện Galal Ismail nói với Đài CNN.

“Gaza hiện nay không có điện,” Ismail cho biết.

Người dân ở Gaza vẫn còn dùng máy phát điện cá nhân để có nguồn điện ít ỏi, nhưng nhiên liệu sẽ sớm hết, Ismail nói. Tất cả các ngả vào Gaza đều đã bị chặn nên không có nguồn cung cấp nhiên liệu nào đến nơi được cả. (TTHN) [7:39 PDT]

Israel tịch thu trương mục tiền ảo liên can tới Hamas
TEL AVIV, Israel (NV) – Cảnh sát Israel đóng băng các trương mục tiền điện tử liên can tới nhóm chiến binh Palestine Hamas, hãng truyền thông địa phương Calcalist đưa tin hôm Thứ Ba, 10 Tháng Mười, trích dẫn một thông cáo báo chí chính thức.

Cuộc tấn công từ nhiều hướng nhắm vào Israel của Hamas cuối tuần qua trở thành cuộc chiến tranh toàn diện, Bộ Trưởng Quốc Phòng Israel ra lệnh bao vây hoàn toàn vùng đất Gaza của Palestine.


Đội an ninh mạng của đơn vị Lahav 433 thuộc Cảnh Sát Israel bàn bạc với Bộ Quốc Phòng, các cơ quan tình báo và thị trường giao dịch tiền điện tử Binance nhằm phát giác các trương mục đáng ngờ. Đội an ninh mạng nói thêm rằng khoản tiền bị tịch thu sẽ được chuyển tới ngân khố quốc gia Israel.

Một vụ kiện chống lại Tổng Giám Đốc Binance Changpeng “CZ” Zhao bởi Ủy Ban Giao Dịch và Tương Lai Hàng Hóa Hoa Kỳ (CFTC) hồi Tháng Ba cáo buộc các giám đốc công ty nắm tin tức về “các giao dịch HAMAS” trên nền tảng này.

Giới chức Israel từng thu giữ khoảng 190 trương mục Binance bị cáo buộc liên kết với các nhóm khủng bố từ 2021. Binance hợp tác với nhà chức trách Israel trước khi triệt phá “hoạt động rót tiền cho khủng bố liên can đến Lực Lượng Quds của Iran và Hezbollah,” công ty loan tin Tháng Sáu.

“Trong vài ngày qua, đội chúng tôi đã tìm hiểu sự việc liên tục, suốt ngày đêm nhằm hỗ trợ các nỗ lực chống lại hoạt động hậu thuẫn cho khủng bố. Chúng tôi cam kết bảo đảm an toàn và bảo mật không chỉ của hệ thống sinh thái blockchain mà còn của cộng đồng toàn cầu, bằng hành động hợp tác tích cực,” phát ngôn nhân của Binance nói trong bức điện thư gửi tới CoinDesk. (TTHN) [7:30 PDT]

Đức Giáo Hoàng Francis kêu gọi Hamas thả con tin

CITTÀ DEL VATICANO, Vatican City (NV) – Hôm Thứ Tư, 11 Tháng Mười, Đức Giáo Hoàng Francis kêu gọi Hamas thả tự do cho tất cả con tin họ bắt được trong các cuộc tấn công chưa từng có vào Israel.

“Tôi cầu nguyện cho những gia đình chứng kiến một ngày lễ biến thành một ngày đưa tang và yêu cầu thả các con tin ngay lập tức,” Đức Giáo Hoàng nói trong buổi tiếp kiến hôm Thứ Tư trước Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.


Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục thừa nhận quyền tự vệ của Israel, nói rằng, “Đó là quyền tự vệ của những người bị tấn công.” Ngài cũng bày tỏ lo ngại về “cuộc bao vây toàn diện mà người Palestine phải đối diện ở Gaza, nơi cũng có nhiều nạn nhân vô tội.”

Đức Giáo Hoàng nói thêm: “Chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan không giúp có được giải pháp cho xung đột giữa người Israel và người Palestine, mà còn châm thêm ngọn lửa thù hận, bạo lực và trả thù, gây ra khổ ải cho cả hai bên.”

Lời Đức Giáo Hoàng được đưa ra vài ngày sau khi lần đầu tiên ngài đề cập tới cuộc xung đột trong buổi cầu nguyện Truyền Tin hàng tuần vào ngày Chúa Nhật, trong đó ngài cầu xin ngừng tấn công và xung đột, đồng thời nói rằng, “Chiến tranh là một thất bại, mọi cuộc chiến đều luôn luôn là một thất bại.” (TTHN) [7:00 PDT]

Hezbollah tấn công Israel bằng hỏa tiễn chống tăng

BEIRUT, Lebanon (NV) – Nhóm khủng bố Hezbollah tuyên bố chịu trách nhiệm cho vụ tấn công bằng hỏa tiễn điều khiển vô tuyến chống tăng (ATGM) nhắm vào một đồn quân sự của Israel ở biên giới Lebanon hôm Thứ Tư, 11 Tháng Mười.

Trong một tuyên bố, Hezbollah nói cuộc tấn công nhằm đáp ứng trước cái chết của ba thành viên từ cuộc tấn công của Israel hôm Thứ Hai, 9 Tháng Mười, đáp trả các cuộc đụng độ chết người ở biên giới.

Hezbollah tuyên bố gây ra “thương vong trên bình diện rộng” từ vụ tấn công bằng hỏa tiễn.
Image
Một người lính Lebanon gác bên ngoài ngôi nhà vừa trúng pháo kích Israel ở làng Dhaira giáp ranh Israel hôm 11 Tháng Mười, 2023 (Hình: MAHMOUD ZAYYAT/AFP/Getty Images)

IDF cho biết họ đang tiến hành tấn công tại Lebanon nhằm đáp trả.

Truyền thông nhà nước Lebanon đưa tin, có ba thường dân bị thương và 10 ngôi nhà bị thiệt hại do đạn pháo từ Israel.

Đêm Thứ Ba, Hezbollah thực hiện tấn công ATGM riêng biệt nhắm vào xe bọc thép của IDF không có ai điều khiển ở biên giới Lebanon. (TTHN) [6:25 PDT, cập nhật 7:30 PDT]

Bệnh viện Gaza quá tải

GAZA (NV) – Các bệnh viện tại Gaza đang quá tải và thiếu thuốc, dụng cụ y tế và điện năng, Médecins Sans Frontières (MSF – Bác Sĩ Không Biên Giới) cảnh cáo hôm Thứ Tư, 11 Tháng Mười, khi Palestine đang khủng hoảng nhân đạo nhanh chóng từ các đợt oanh tạc của Israel.

Israel tăng cường tấn công trên không ở Gaza sau cuộc đột kích cuối tuần của Hamas, làm hàng trăm ngàn người phải di tản, nhiều người không có thức ăn và mất điện.

Trong một tuyên bố, Avril Benoît, giám đốc điều hành của MSF-USA, cho biết cơ quan viện trợ – còn gọi là Bác Sĩ Không Biên Giới – “nhận ra tình trạng thiếu nước, điện và nhiên liệu mà các bệnh viện đang sử dụng cho máy phát điện.”

“Một số bệnh viện chỉ có đủ nhiên liệu cho bốn ngày,” bà nói. Một phòng khám MSF tại Gaza City “bị hư hại nhẹ” do vụ nổ hôm Thứ Hai nhưng vẫn hoạt động, Benoît nói. Một y tá và tài xế xe cứu thương thiệt mạng trong các cuộc công kích cùng vài người khác bị thương, bà cho biết thêm.

Số người chết tại Gaza tăng lên 950 người và 5,000 người khác bị thương trong các cuộc không kích của Israel, Bộ Y Tế Gaza loan tin hôm Thứ Tư.

Ít nhất 1,200 người thiệt mạng tại Israel sau cuộc tấn công chưa từng có của Hamas hôm Thứ Bảy, theo Lực Lượng Phòng Vệ Israel IDF.

MSF hiện không vận hành các chương trình y tế ở Israel nhưng đề nghị giúp đỡ các bệnh viện Israel đang tiếp nhận “số lượng thương vong cao.” (TTHN) [5:25 PDT]

Ít nhất 30 người chết từ vụ không kích Gaza trong đêm

GAZA (NV) – Ít nhất 30 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương khi Israel tấn công hàng chục mục tiêu ở Dải Gaza trong đêm, một phát ngôn viên nhóm khủng bố Hamas tuyên bố.

Hàng chục tòa nhà dân cư, nhà máy, thánh đường Hồi Giáo và cửa tiệm bị tấn công, người đứng đầu văn phòng truyền thông Palestine, Salama Marouf, nói với hãng tin AFP.

Lực Lượng Phòng Vệ Israel IDF cho biết hàng chục chiến đấu cơ đã tấn công nhắm vào các mục tiêu, bao gồm hai chi nhánh nhà băng được Hamas sử dụng, một đường hầm dưới lòng đất, một số phòng tác chiến và các cơ sở quân sự khác. (TTHN) [5:14 PDT]

Hơn 263,000 người Palestine tan nhà nát cửa tại Gaza

GAZA (NV) – Hơn 263,000 người phải di tản ở Gaza trong các cuộc không kích đang diễn ra của Israel, con số này “sẽ còn tăng thêm,” Văn Phòng Điều Phối Các Vấn Đề Nhân Đạo (OCHA) của Liên Hiệp Quốc cho biết vào sáng Thứ Tư, 11 Tháng Mười.

Con số này đại diện cho hơn 1/10 dân số ở khu vực đông dân.

Trong số những người đi di tản, ít nhất 175,486 người đang tìm hầm trú ẩn trong các trường học thuộc Cơ Quan Cứu Trợ và Việc Làm Liên Hiệp Quốc (UNRWA), trong khi khoảng 3,000 người vẫn phải di tản do các đợt leo thang trước đó, OCHA loan báo trong tin tức cập nhật.
Image
Một con lừa bị thương nằm trên đống đổ nát do bom đạn ở Gaza City ngày 11 Tháng Mười, 2023 (Hình: Mahmud HAMS/AFP/Getty Images)
OCHA cho biết đây là con số người Palestine di tản trong lãnh thổ cao nhất kể từ xung đột leo thang kéo dài 50 ngày vào năm 2014.

“Điều này đang làm quá tải các tổ chức nhân đạo nhằm đáp ứng các nhu cầu căn bản của người dân phải di tản, về nơi trú ẩn, chỗ ở, thức ăn, nước và các cơ sở vệ sinh,” cơ quan cho biết.

Israel nhắm mục tiêu không kích các địa điểm viễn thông, phá hủy hai trong số ba đường dây liên lạc di động chính, làm cho mạng di động và internet bị gián đoạn, OCHA cho biết.

Các nhu cầu căn bản như nguồn nước cũng trở thành một thách thức do thiệt hại và giảm nguồn cung cấp điện cho hạ tầng cơ sở xử lý nước thải, theo OCHA. Tại Beit Lahia và các khu vực miền Bắc, nước thải và chất thải rắn tích tụ trên đường phố do đường nước thải và hạ tầng cơ sở bị hư hại.

Chính phủ do Hamas cai quản ở Gaza cho biết hôm Thứ Tư, việc cung cấp điện “sẽ bị cắt hoàn toàn trong vòng vài giờ,” hạn chế cung cấp các dịch vụ thiết yếu.

Cuộc khủng hoảng nhân đạo đang bùng nổ ở Gaza, cư dân bị mắc kẹt, nhiều người bị cắt điện và không có thức ăn, phải hứng chịu các cuộc không kích trong ngày thứ năm của Israel nhằm trả đũa cuộc đột kích gây chết người của Hamas vào Israel.

Hơn một nửa trong số 2 triệu dân số của vùng lãnh thổ phải sống trong nghèo đói và không được bảo đảm an ninh lương thực, với gần 80% sống dựa vào viện trợ nhân đạo.

Hôm Thứ Hai, 9 Tháng Mười, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi Hamas ngừng tấn công Israel và trao trả con tin, đồng thời kêu gọi tất cả các bên cho phép Liên Hiệp Quốc tiếp cận để hỗ trợ nhân đạo cho người Palestine tiến thoái lưỡng nan tại Gaza. (TTHN) [4:46 PDT]

Israel không kích nhà thân nhân thủ lãnh Hamas


KHAN YOUNIS, Palestine (NV) – Các cuộc không kích của Israel ở Gaza trong đêm Thứ Ba, 10 Tháng Mười, được cho là nhắm vào nhà thân nhân của Mohammad Deif, chỉ huy quân sự của dân quân Hồi Giáo Hamas, tại khu phố Qizan an-Najjar thuộc Khan Younis.

Trích dẫn tin tức từ Palestine, một số phương tiện truyền thông Do Thái cho biết chiến đấu cơ Israel tấn công nhà người cha của Deif, giết chết anh ruột kẻ khủng bố, con trai và cháu gái ông ta.

Walla trích dẫn tin tức của mạng lưới báo chí Lebanon, Al Mayadeen, liên kết với nhóm khủng bố Hezbollah ở Lebanon được Iran ủy nhiệm.

Theo Al Mayadeen, không rõ có bao nhiêu người thân của kẻ khủng bố có mặt trong ngôi nhà tại Khan Younis và bao nhiêu người còn bị kẹt trong đống đổ nát. (TTHN) [1:08 PDT]
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by nguyenvsau »

Chiến tranh ở Gaza làm phức tạp cuộc chiến Ukraine đối với cả Zelensky và Putin
Washington Post
Tác giả: Adam Taylor
Cù Tuấn, biên dịch


12-10-2023
Image
Ảnh: Người dân đi ngang qua một màn hình khổng lồ hiển thị quốc kỳ Israel trên một con phố ở trung tâm thành phố Kyiv, Ukraine, hôm thứ Bảy. Nguồn: Sergey Dolzhenko/ EPA-EFE/ Shutterstock

Trong hơn một năm rưỡi, cuộc chiến ở Ukraine thu hút sự chú ý của toàn cầu với những cảnh tượng đẫm máu sau cuộc xâm lược của Nga. Nhưng các cuộc tấn công gây sốc hôm thứ Bảy ở Israel, do nhóm Hamas của Palestine lãnh đạo, và một cuộc chiến sắp xảy ra ở Dải Gaza do Israel trả đũa, có vẻ như sẽ làm thay đổi chiến trường cho cả Kiev và Matxcơva.

Đối với Ukraine, có nguy cơ thực sự là một cuộc xung đột ở Trung Đông sẽ làm chuyển hướng sự chú ý của phương Tây – và cùng với đó là sự hỗ trợ về quân sự và kinh tế cần thiết để tiếp tục cuộc chiến chống lại Nga. Và trong khi Nga có thể hoan nghênh sự chuyển hướng đó, một cuộc xung đột rộng lớn hơn ở Trung Đông có thể cắt đứt mối quan hệ vốn đã lạnh giá của Nga với Israel, một đối tác kinh tế cũ và là nhà cung cấp quân sự công nghệ cao tiềm năng cho Ukraine.

Hiện tại, hai quốc gia đang chọn phe. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky là một trong những nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên tiếp cận Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sau vụ tấn công hôm thứ Bảy. Trong các tuyên bố công khai, ông đã trực tiếp so sánh Tổng thống Nga Vladimir Putin với Hamas. “Những kẻ khủng bố sẽ không bao giờ thay đổi. Chúng sẽ phải thua – và điều đó có nghĩa là chúng ta phải thắng”, ông Zelensky nói hôm thứ Tư trong chuyến thăm bất ngờ tới trụ sở NATO ở Brussels.

Trong khi đó, Putin giữ im lặng về vụ tấn công cho đến thứ Ba và thậm chí sau đó, ông mô tả tình hình chiến sự chủ yếu tập trung vào thất bại ngoại giao của Washington. “Tôi nghĩ nhiều người sẽ đồng ý với tôi rằng đây là một ví dụ rõ ràng về sự thất bại trong chính sách của Mỹ ở Trung Đông”, ông Putin nói tại cuộc gặp ở Điện Kremlin với Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani, đồng thời nói thêm rằng “lợi ích cơ bản của người dân Palestine” chưa bao giờ được tính đến.

Ông Putin, người trước đây có mối quan hệ thân thiết với Netanyahu, đã không liên hệ với nhà lãnh đạo Israel để gửi lời chia buồn sau khi Hamas giết chết hơn 1.200 người Israel. Theo tình báo phương Tây, cuộc chiến ở Ukraine đã kéo Nga đến gần hơn với Iran, đối thủ mạnh nhất trong khu vực của Israel và là nước ủng hộ chính cho Hamas.

Tại Brussels, cuộc chiến ở Gaza rõ ràng diễn ra vào thời điểm quan trọng. Đối với Ukraine, sự kiên nhẫn của các đồng minh đang bị thử thách khi cuộc xung đột kéo dài sang một mùa đông mới và những mâu thuẫn chính trị trong các nước châu Âu đã thay đổi.

Các đồng nghiệp của tôi tại trụ sở NATO ở đó đưa tin rằng, Zelensky đã nhận thức được thái độ của những người trong căn phòng và tìm cách miêu tả mình “không phải là một đối thủ cạnh tranh để giành được sự chú ý và nguồn lực, mà là một đồng minh thông cảm cho Israel”. Tuy nhiên, sau đó trong cuộc họp báo với Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo, ông thừa nhận tình hình ở Trung Đông khiến ông lo lắng. “Tất nhiên là mọi người đều sợ”, Zelensky nói.

Ở Washington, có những hy vọng rằng liên kết giữa viện trợ của Mỹ cho Israel và viện trợ cho Ukraine có thể vượt qua sự phản đối dai dẳng của Đảng Cộng hòa đối với Ukraine. Các quan chức Mỹ từng nói rằng không có mâu thuẫn giữa việc cung cấp vũ khí cho cả Ukraine và Israel. Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin nói với các phóng viên ở Brussels: “Chúng tôi có thể hỗ trợ cả hai quốc gia trên và chúng tôi sẽ làm cả hai việc”.


Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Charles Q. Brown và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin lắng nghe Tổng thống Volodymyr Zelensky, Ukraine ở Brussels hôm thứ Tư 11-10-2023. Nguồn: Olivier Matthys/ Pool/ EPA-EFE/ Shutterstock
Bradley Bowman của Tổ chức Quốc phòng Dân chủ viết trong một bài báo: “Nhu cầu cấp thiết nhất của Israel là các loại vũ khí dẫn đường chính xác, phóng từ trên không và bổ sung tên lửa đánh chặn cho hệ thống Vòm Sắt của họ – và không có sự cạnh tranh nào đáng nói giữa Israel và Ukraine về những khả năng đó”.

Tuy nhiên, có thể có những tác động trực tiếp. Ví dụ, Ukraine rõ ràng muốn có nhiều hệ thống tên lửa Patriot hơn vì chúng đã được chứng minh là có hiệu quả trước cả những tên lửa tiên tiến nhất của Nga. Tuy nhiên, nếu cuộc chiến ở Gaza chuyển thành xung đột khu vực, cuộc chiến này sẽ cần nhiều hơn những hệ thống đó. Nhiều chiến lược của chính quyền Biden nhằm giải quyết tình trạng bế tắc về nguồn tài trợ của Ukraine ở Washington được cho là xoay quanh việc chuyển giao vũ khí của Israel sang Ukraine, khiến cho nguồn cung vũ khí trở nên eo hẹp hơn.

Ít nhất một ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Mỹ đã tuyên bố rằng, việc chuyển đạn pháo của Mỹ sang Ukraine đã gây tổn hại cho Israel, quốc gia có thể sử dụng pháo binh để bảo vệ biên giới phía bắc của mình. Các quan chức Nga đã cố gắng khuấy động cuộc tranh luận, với việc cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev công khai tuyên bố mà không có bằng chứng, rằng vũ khí phương Tây cung cấp cho Ukraine đã được Hamas sử dụng trong các cuộc tấn công vào Israel.

Nhưng đối với Matxcơva cũng vậy, Gaza khiến mọi việc trở nên phức tạp hơn. Trong nhiều năm, Putin và Netanyahu khá thân thiết với nhau, với việc thủ tướng Israel ca ngợi tình bạn của ông với nhà độc tài Nga trên các bảng quảng cáo bầu cử khổng lồ vào năm 2019. Israel có một lượng lớn người Do Thái gốc Nga đã di cư, một số có mối liên hệ đáng kể với Điện Kremlin – bao gồm cả những người đối thoại có ảnh hưởng như nhà tài phiệt Roman Abramovich.

Có lẽ vì mối quan hệ này mà Israel đã có lập trường trung lập, thận trọng trong cuộc chiến ở Ukraine. Hầu hết, điều đó đã mang lại lợi ích cho Nga, với việc chính phủ của ông Netanyahu kiên quyết từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine hoặc tham gia các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Nga. Quan điểm này đã khiến cả Washington và Kyiv tức giận, với việc Zelensky năm ngoái cho rằng “mối quan hệ cá nhân” giữa Netanyahu và Putin đang gây tổn hại cho Ukraine.

Nhưng cuộc chiến ở Ukraine cũng khiến Nga trở nên phụ thuộc vào đối thủ nặng ký nhất của Israel ở Trung Đông. Máy bay không người lái của Iran đã trở nên quan trọng đối với các nỗ lực chiến tranh của Matxcơva do tính hiệu quả và chi phí tương đối khiêm tốn của chúng. Các quan chức Mỹ nói rằng Tehran đang trao đổi hàng tỷ USD hàng hóa quân sự của Nga để đổi lấy sự hỗ trợ của nước này, bao gồm việc cho phép Matxcơva tạo ra các phiên bản riêng của máy bay không người lái tấn công tự kích nổ của Iran.

Vấn đề phức tạp hơn nữa là những cáo buộc về chủ nghĩa bài Do Thái của các quan chức cấp cao của Nga vì những nhận xét của họ về Zelensky, một người Do Thái. Tháng trước, chính Putin nói rằng “các quan thầy phương Tây” đã “dựng một người Do Thái, có nguồn gốc Do Thái lên lãnh đạo nước Ukraine hiện đại” để giúp tôn vinh “chủ nghĩa phát xít”.

Quan hệ của Nga với Israel là một khái niệm tương đối gần đây. Trong Chiến tranh Lạnh, Matxcơva đã trang bị vũ khí cho các quốc gia Ả Rập, gây phản đối từ phía Israel, khiến Liên Xô cắt đứt quan hệ ngoại giao với nước này sau cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1967. Ukraine hy vọng mối quan hệ Nga-Israel có thể tan vỡ hoàn toàn một lần nữa: Axios đưa tin hôm thứ Tư rằng Zelensky đã chính thức yêu cầu một chuyến thăm Israel, một hành động thể hiện tình đoàn kết tiềm năng, nhằm củng cố cho mối quan hệ chặt chẽ hơn.
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by dailien »

Chảo lửa sôi sùng sục, liệu Trung Đông có xảy ra cuộc chiến toàn khu vực?
Cuộc tấn công táo bạo và tàn bạo của Hamas vào Israel đã làm thay đổi các quy tắc ứng xử ở Trung Đông.
Lê Tây Sơn
16 tháng 10, 2023


Image
Bàn cờ quyền lực Trung Đông đang được tính lại. Trong ảnh là chuyến công du Israel của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Tel Aviv ngày 16 Tháng Mười 2023 (ảnh: Haim Zach (GPO) / Handout/Anadolu via Getty Images)


Học thuyết chuyển hướng khỏi Trung Đông của Mỹ tạm ngưng

Các chiến binh Hamas đã thực thi mệnh lệnh viết tay “giết càng nhiều càng tốt” sau khi nhanh chóng chọc thủng hệ thống phòng thủ biên giới của Israel và tràn ngập các căn cứ quân sự, thị trấn, giết chết hơn 1,200 người (nhiều hơn cả toàn bộ cuộc Intifada lần thứ hai, từ 2000-2005) và bắt cóc nhiều người đưa về Dải Gaza.

Màn đột kích cũng đồng thời đảo ngược những quy tắc cơ bản và bất thành văn về Trung Đông. Phản ứng trước đòn bất ngờ cực sốc, Israel và Mỹ đang vận dụng các quy tắc mới và có nguy cơ biến cuộc đối đầu mới Israel-Hamas thành một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn nhiều. Hoạt động trên bộ dự kiến của Israel chống lại Hamas ở Gaza và động thái của Iran và nhóm dân quân Hồi giáo Hezbollah (đồng minh của Iran tại khu vực) có thể thay đổi cán cân quyền lực mới ở Trung Đông và tương lai của cả khu vực.

Image
Tổng thống Joe Biden dự kiến kinh lý Israel (ảnh: Kyle Mazza/Anadolu via Getty Images)

Tướng Yossi Kuperwasser, cựu giám đốc nghiên cứu của tình báo quân đội Israel nhận định:

“Hamas tiến hành cuộc tấn công chớp nhoáng, thảm khốc vì họ muốn thay đổi thế cân bằng, không chỉ giữa Hamas-Israel, mà còn giữa Israel và các nhóm chiến binh ủy nhiệm của Iran. Israel cũng muốn thay đổi cán cân, nhưng theo hướng khác: Quét sạch Hamas khỏi Gaza”.

Việc Israel cố loại bỏ Hamas như “chính quyền thực tế” ở Dải Gaza cũng sẽ làm sụp đổ một nhận thức được cổ súy từ lâu là, Israel đủ mạnh về quân sự và tình báo để “sống chung” với Hamas mà không lo bị đánh úp.

Màn đột kích của Hamas còn phá hủy một giả định khác được những người ủng hộ Hamas như Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar và nhiều người ở phương Tây, thậm chí cả những bộ phận trong chính quyền Israel tin vào: Ở mức độ chấp nhận được, Hamas đã tiết chế hệ tư tưởng ban đầu là “loại bỏ bất kỳ hệ tư tưởng nào khác”.

Năm 2017, Hamas đưa ra một tuyên bố mang tính chính sách khẳng định “chỉ chiến đấu chống lại ‘kế hoạch mở rộng Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái’ (Zionist project) chứ không chống người Do Thái”, đồng thời ngụ ý chấp nhận một nhà nước Palestine ở Bờ Tây và Gaza (dù vẫn không công nhận quyền tồn tại của Israel).


Cuộc tấn công mới của Hamas đã làm phá sản quan điểm này (một quan điểm vốn được Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngầm ủng hộ khi ông chấp nhận “quản lý mối phiền toái vừa đủ” do người Palestin gây ra mà vẫn “duy trì được sự chiếm đóng của Israel” và “tiến tới hoà hoãn với một số nước trong thế giới Ả-rập”.

Hệ quả tất yếu của thực tế mới này là Mỹ phải quay trở lại Trung Đông, đảo ngược xu thế của ba chính quyền liên tiếp trước đó là xoay trục sang châu Á và tập trung vào các thách thức toàn cầu khác như Trung Quốc và Nga (sau khi Nga xâm lược Ukraine).


Chính quyền Biden đã điều động hai nhóm tàu hàng không mẫu hạm đến Đông Địa Trung Hải, như một phần trong nỗ lực ngăn chặn Iran và Hezbollah (nhóm “thánh chiến” được Iran bảo trợ ở Lebanon) can dự vào cuộc xung đột và nguy cơ xảy ra chiến tranh khu vực với các quốc gia ở Vịnh Ba Tư.
Image
Cuộc phản công của Israel vào Gaza ngày 16 Tháng Mười 2023 (ảnh: Ilia Yefimovich/picture alliance via Getty Images)

Washington cũng đang tăng cường cung cấp vũ khí cho Israel. “Có thể xem đây là sự tái hôn! Hóa ra, các đối tác của chúng ta trong khu vực vẫn phụ thuộc rất nhiều vào chiếc ô an ninh của Mỹ! – Brian Katulis, thành viên cấp cao tại Viện Trung Đông (Middle East Institute) ở Washington, nhận định – Họ vẫn chọn Mỹ là đối tác an ninh chính, không phải Trung Quốc và chắc chắn không phải Nga. Khi một cuộc khủng hoảng như thế xuất hiện, Mỹ không còn chọn lựa nào khác là nhanh chóng quay lại”.

Không thể chối cãi, kẻ thù của Israel rất “hứng khởi” trước sự bộc lộ yếu kém đáng ngạc nhiên của quân đội và cơ quan tình báo Israel. Hệ thống giám sát biên giới công nghệ cao của Israel dọc Dải Gaza đã bị làm tê liệt bằng máy bay không người lái rẻ tiền trong khi nhiều sĩ quan cấp cao bị giết. Phải mất vài giờ lực lượng Israel mới bắt đầu cuộc phản công đẩy lùi Hamas ra khỏi lãnh thổ, quá chậm để có thể ngăn chặn các tay súng Palestine giết nhiều người và bắt cóc hơn 100 thường dân Israel.

Cuộc xung đột có thể trở thành cuộc chiến khu vực?

Bất chấp việc Israel ví cuộc đột kích của Hamas “giống trận Trân Châu Cảng”, năng lực quân sự của Israel hầu như còn nguyên vẹn. Lực lượng không quân hùng mạnh của đất nước không sứt mẻ miếng nào, và trong vòng vài giờ, cuộc trả đũa bằng loạt cuộc pháo kích vào Gaza đã được tiến hành. Colin Clarke, giám đốc nghiên cứu của công ty tư vấn an ninh và tình báo Soufan Group, nhận định: “Rõ ràng, Israel đã đánh giá thấp Hamas, nhưng sau sự hồ hởi ban đầu, Hamas, Hezbollah và tất cả các lực lượng ủy nhiệm của Iran khi bình tĩnh lại cũng phát hiện ra họ cũng đánh giá thấp Israel! Hiện Israel vẫn là quân đội mạnh nhất khu vực và đang thoải mái trả thù mà không bị lên án nhiều vì kẻ ra tay tàn độc trước chống lại dân thường là Hamas”.

Tổng thống Joe Biden vừa kỳ vọng phản ứng của Israel sẽ “nhanh chóng, dứt khoát và áp đảo” nhưng cũng khuyến cáo Israel “cần tuân thủ các quy luật chiến tranh”. Ông so sánh hành động của Hamas với “những cơn thịnh nộ tồi tệ nhất” của (tổ chức hkb) Nhà nước Hồi giáo (IS). Nhiều người ở Israel xem đây là cách bật đèn xanh của Biden cho chiến dịch ở Gaza.

Năm 2017, hai thành phố Mosul ở Iraq và Raqqa ở Syria đều bị liên quân do Mỹ dẫn đầu tàn phá tan tành trong các cuộc ném bom và pháo kích kéo dài gây nhiều thương vong dân thường. Tuy nhiên, không giống như Gaza, Mosul và Raqqa không bị phong tỏa và nhiều thường dân trốn được đến nơi an toàn. Chiến dịch trên bộ dự kiến của Israel nhằm tiêu diệt Hamas sẽ có thương vong cao giống như các cuộc giao tranh đô thị khác.

Chiến dịch sẽ kiểm tra mức độ cam kết hỗ trợ của Iran và Hezbollah dành cho Hamas; và ảnh hưởng đáng kể đến số phận chính trị của Palestine. Trong các cuộc xung đột trước đây ở Gaza, Hezbollah chủ yếu đứng bên lề, tuân thủ các quy tắc răn đe lẫn nhau từ sau cuộc xâm lược Lebanon của Israel năm 2006. Với kho tên lửa chính xác do Iran cung cấp, nhóm này có thể gây thiệt hại đáng kể cho cơ sở hạ tầng và cơ sở quân sự quan trọng của Israel.
Image
Cuộc tấn công Israel của khủng bố Hamas ngày 7 Tháng Mười 2023 đã trở thành cột mốc thay đổi bức tranh khu vực với những toan tính mới. Trong ảnh là hiện trường một cuộc đột kích của Hamas tại Kfar Aza, giáp biên giới Gaza (ảnh: Alexi J. Rosenfeld/Getty Images)

Emile Hokayem, chuyên gia cấp cao về an ninh Trung Đông tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (International Institute for Strategic Studies-IISS), nhận định:


“Ở cấp độ chiến lược, Hezbollah và Iran vẫn chưa quan tâm lắm đến việc nhảy vào cuộc chiến này. Iran vẫn giữ nguyên quan điểm: Hezbollah là một công cụ mạnh mẽ trong chính sách an ninh của Iran và không nên lãng phí nguồn lực này vào cuộc xung đột mới. Hezbollah sẽ được sử dụng và triển khai khi sự tồn tại của chế độ ở Iran bị đe dọa”.

Cho đến nay, Hezbollah chỉ tham gia các cuộc giao tranh hạn chế dọc biên giới. Nadav Pollak, cựu phân tích gia của chính phủ Israel, giảng viên về các vấn đề Trung Đông tại Đại học Reichman ở Israel, cảnh báo: “Nhưng kiểu xung đột này vẫn làm tăng nguy cơ chiến tranh ngoài ý muốn. Kể từ năm 2006, chúng ta chưa bao giờ tiến gần đến một cuộc chiến khác với Hezbollah như bây giờ. Nếu họ bắn tên lửa chống tăng và giết chết 10-15 binh sĩ ở biên giới, Israel sẽ phải đáp trả hoặc thậm chí bắt đầu một cuộc chiến khác”.

Một thay đổi đáng kể kể từ năm 2006 là học thuyết mới của Iran về “thống nhất các đấu trường” (unification of the arenas) để cải thiện sự phối hợp và hành động chung của Tehran, Hamas, Hezbollah và các lực lượng ủy nhiệm của Iran ở Iraq và Yemen, trong cuộc đối đầu với Israel.

Việc trục xuất Hamas khỏi Gaza sẽ là một đòn giáng mạnh vào học thuyết này và sẽ là một trong những lý do khiến Tehran có thể quyết định mở rộng xung đột để duy trì ảnh hưởng trong khu vực.

Do vậy, không ít nhà quân sự thận trọng cho rằng không nên quá chủ quan nghĩ rằng chiến tranh khu vực hoàn toàn không có khả năng xảy ra.

“Có nguy cơ rất lớn là một cuộc chiến ở Lebanon sẽ sớm biến thành một cuộc xung đột khu vực. Tôi không nghĩ Iran, Israel hay Hezbollah muốn điều đó nhưng họ đã tự đưa mình vào trò chơi ‘ăn miếng trả miếng’. Khi một bên thực hiện một bước thì bên kia cũng phản công tương xứng – nhà phân tích người Lebanon Michael Young, biên tập viên cấp cao tại Trung tâm Trung Đông Carnegie (Carnegie Middle East Center) ở Beirut phân tích – Không có lối thoát rõ ràng nào để không xảy ra leo thang theo hướng tồi tệ nhất”.

Hiện tại, những lo ngại như thế khó ngăn cản sự thống nhất lãnh đạo của Israel, khi hầu như không có tiếng nói nào trong chính phủ cũng như phe đối lập phản đối chiến dịch kéo dài trên bộ xóa sổ Hamas. Không ai quan tâm đến câu hỏi rằng, ai sẽ cai trị hai triệu người dân Gaza sau khi Hamas bị càn quét và liệu Israel có sẵn sàng chiếm đóng Gaza một lần nữa hay không.
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by dailien »

Biển Đông: Căng thẳng Trung Quốc-Philippines gia tăng
October 24, 2023

Hiếu Chân/Người Việt

Lợi dụng lúc Hoa Kỳ chú tâm vào cuộc chiến mới bùng phát ở Trung Đông, Trung Quốc đẩy mạnh thủ đoạn xâm chiếm Biển Đông bằng việc gia tăng các hành động gây hấn với Philippines.

Image
Hình chụp ngày 22 Tháng Mười cho thấy tàu tuần duyên Trung Quốc chặn tàu Philippines gần Bãi Cỏ Mây trên Biển Đông.
(Hình: Ted Aljibe/AFP via Getty Images)

Vụ va chạm tại Bãi Cỏ Mây ngày 22 Tháng Mười


Xung đột giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông không mới, nhưng đột ngột nóng lên vào cuối tuần khi tàu tuần duyên Trung Quốc đâm vào một tàu tiếp tế của Philippines chuyên chở nhu yếu phẩm cho một đơn vị quân đội Philippines đồn trú trong một con tàu cũ trên bãi cạn Second Thomas Shoal mà Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Mây (Philippines gọi là Ayungin Shoal). Vụ va chạm nghiêm trọng tới mức Tổng Thống Ferdinand Marcos Jr. của Philippines phải triệu tập phiên họp khẩn cấp các giới chức lãnh đạo Bộ Quốc Phòng cùng các sĩ quan quân đội và nhân viên an ninh cao cấp nhằm thảo luận biện pháp đối phó với các hành động thù nghịch mới nhất của Trung Quốc.

Bãi Cỏ Mây nằm cách bờ biển Palawan của Philippines khoảng 194km về phía Tây và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc hơn 1,000km về phía Đông Nam. Theo Công Ước Quốc Tế Về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) năm 1982, bãi cạn này hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý của Philippines. Nhưng do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền bãi cạn và thường xuyên cho tàu thuyền đến hoạt động, năm 1999 Philippines quyết định cho chiến hạm cũ BRP Sierra Madre (LT-57) lao lên bãi và biến nó thành một tiền đồn của quân đội. Một đơn vị nhỏ Thủy Quân Lục Chiến của Philippines đóng trong con tàu cũ để thực thi chủ quyền lãnh thổ và từ đó hàng tháng người Philippines đều cho tàu chở vật phẩm ra cung cấp. Những chuyến tiếp tế của Philippines luôn bị Trung Quốc ngăn cản và đôi khi xảy ra va chạm. Trung Quốc sử dụng một số lượng tàu tuần duyên, tàu dân quân biển đông hơn, lớn hơn, bắn vòi rồng hoặc chiếu tia laser vào tàu tiếp tế của Philippines nhưng chưa có vụ nào gây chết người hoặc hư hại nặng.


Trong vụ va chạm mới đây, các video quay bằng máy bay không người lái (drone) mà Philippines công bố cho thấy có tám tàu của lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc bao vây ba tàu của Philippines. Sau đó, tàu cảnh sát biển Philippines bị một tàu Trung Quốc đâm vào phía bên trái tại một địa điểm cách Bãi Cỏ Mây khoảng 6.4 hải lý về phía Đông Bắc. May mắn là cả hai phía không có người nào thiệt mạng hoặc bị thương.

Sau vụ này, Bộ Ngoại Giao Philippines triệu tập đại sứ Trung Quốc là ông Hoàng Khê Liên đến trao công hàm phản đối hành động gây hấn. Đây là công hàm phản đối thứ 55 trong năm nay. Trong cuộc họp báo ngày hôm đó, bà Teresita Daza, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Philippines, nói rằng: “Tất cả những vụ này sẽ củng cố luận điểm rằng không phải Philippines mới là kẻ xâm lược mà là bên kia, đó là Trung Quốc.”

Về phía Trung Quốc, ngay hôm đó, cảnh sát biển nước này nhanh chóng ra tuyên bố đổ lỗi cho Philippines “xâm nhập trái phép” lãnh thổ Trung Quốc dẫn tới sự việc nêu trên. Bắc Kinh từ lâu vẫn nói Bãi Cỏ Mây thuộc lãnh thổ “lịch sử” của họ, cáo buộc Philippines chiếm đóng trái phép và luôn đòi Manila phải di chuyển xác tàu Sierra Madre đi nơi khác. Trung Quốc biện hộ cho hành động của mình là ngăn cản Philippines vận chuyển vật liệu xây dựng tới bãi cạn để xây dựng công sự kiên cố.


Lời qua tiếng lại giữa hai bên thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đang lo ngại Biển Đông – cùng với Đài Loan – có thể trở thành một điểm nóng mới trong một thế giới đang rất lộn xộn vì chiến tranh ở Ukraine và Trung Đông.

Philippines là đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ. Hôm Thứ Hai, 23 Tháng Mười, Bộ Ngoại Giao Mỹ ra tuyên bố nhấn mạnh Hoa Kỳ sát cánh cùng Philippines để “đương đầu với các hành động nguy hiểm và bất hợp pháp của lực lượng cảnh sát biển và dân quân biển Trung Quốc ngăn chặn việc tiếp tế của Philippines tới Bãi Cỏ Mây hôm 22 Tháng Mười.” Tuyên bố của Mỹ “tái khẳng định rằng Điều 4 của Hiệp Ước Phòng Thủ Chung Mỹ – Philippines (Mutual Defense Treaty – MDT) năm 1951 áp dụng đối với cả các cuộc tấn công vũ trang vào các lực lượng vũ trang, các tàu, và máy bay công cộng – bao gồm cả các phương tiện thuộc lực lượng Bảo Vệ Bờ Biển – ở bất cứ đâu trong khu vực Biển Đông.” Điều 4 của MDT cũng đã được Phó Tổng Thống Kamala Harris và Bộ Trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin của Mỹ nhắc lại trong các chuyến thăm Philippines trong năm nay.


Có Mỹ chống lưng, Philippines thay đổi chiến thuật

Không khó nhận ra cái bóng của Hoa Kỳ sau lưng Philippines và làm cho nước này trở nên cứng rắn hơn trong đối sách với Trung Quốc ở Biển Đông, nhất là từ khi ông Ferdinand Marcos Jr. lên làm tổng thống Tháng Năm năm ngoái. Trái với người tiền nhiệm Rodrigo Duterte, vốn có chủ trương thân thiện với Bắc Kinh, ông Marcos “xoay trục” càng lúc càng cứng rắn với Trung Quốc, dựa vào hai nền tảng quan trọng là hiệp ước đồng minh với Hoa Kỳ và phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế Thường Trực (PCA) năm 2016 có lợi cho Philippines và bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc qua “đường lưỡi bò chín đoạn” mà nay thành 10 đoạn.

Vững tin vào lẽ phải và vào liên minh với Hoa Kỳ, Philippines đã thay đổi chiến thuật đối phó với các hành động hung hăng của Trung Quốc. Thay vì lặng lẽ chở hàng ra biển tiếp tế cho lính, tránh né những vụ ngăn cản của tuần duyên Trung Quốc, gần đây, Philippines luôn công khai kế hoạch tiếp tế và mời các cơ quan truyền thông quốc tế tham gia các chuyến đi biển để trực tiếp chứng kiến và tường trình tới thế giới. Sau mỗi cuộc chạm trán trên biển, các lực lượng vũ trang Philippines đều tổ chức họp báo, công bố đầy đủ video, hình ảnh từ hiện trường để hỗ trợ cho các thông tin chính thức. Cách làm này giúp Philippines tạo được sự ủng hộ của quốc tế và khiến Trung Quốc phải ngần ngại mỗi khi ra tay. Theo ông Ray Powell, trưởng dự án Myoushuu (Biển Đông) tại đại học Stanford University, Manila “đã bắt đầu một chiến thuật minh bạch và quyết đoán” để đối phó với chiến thuật “vùng xám” của Bắc Kinh. “Điều mới mẻ là Philippines giờ đây đang cho thế giới thấy điều gì đã và đang xảy ra ngay trước mũi của chúng ta trong nhiều năm và thế giới sẽ phải quyết định cần phải làm gì về điều này,” ông Powell nói, theo RFA.


Thái độ cứng rắn của Philippines cùng sự quyết đoán và hung hăng của Trung Quốc khiến tình hình Biển Đông luôn căng thẳng. Mấy tháng gần đây, Trung Quốc gia tăng đối đầu ở khu vực Bãi Cỏ Mây như một phản ứng chống lại việc Tổng Thống Ferdinand Marcos Jr. đồng ý cho phép Hoa Kỳ sử dụng chín căn cứ quân sự của Philippines theo Thỏa Thuận Hợp Tác Quốc Phòng Tăng Cường (EDCA). Ba trong số các căn cứ quân sự này nằm trên đảo lớn Luzon gần Đài Loan và một căn cứ ở Palawan gần quần đảo Trường Sa sẵn sàng ứng phó với Trung Quốc ở cả Đài Loan và Biển Đông.

Trung Quốc một mặt đẩy mạnh việc ngăn chặn hoạt động tiếp tế của Philippines trên Bãi Cỏ Mây, một mặt hối thúc Manila tháo dỡ tàu BRP Sierra Madre, khôi phục nguyên trạng Bãi Cỏ Mây trả lại cho Trung Quốc. Các nhà quan sát dự đoán Bắc Kinh sẽ phải đưa ra một tối hậu thư để buộc Philippines phải “chấp hành” nhưng động thái đó sẽ biến Trung Quốc thành trò cười vì không bao giờ Manila thực thi một yêu sách quái đản như vậy. Còn nếu Trung Quốc hung hăng động thủ, vượt qua lằn ranh đỏ, gây tổn hại cho người và tàu thuyền của Philippines thì hậu quả sẽ rất khó lường vì quân đội Hoa Kỳ chắc chắn sẽ không ngồi yên.

Hy vọng nào cho vấn đề Biển Đông

Cùng với Philippines, Việt Nam là một nạn nhân của chính sách bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Việt Nam không chỉ bị Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa năm 1974, một phần quần đảo Trường Sa năm 1988, mà còn thường xuyên bị Trung Quốc xâm chiếm vùng đặc quyền kinh tế. Chuyện ngư dân Việt Nam bị tàu dân quân, tàu tuần duyên Trung Quốc đâm chìm, quấy nhiễu, cướp bóc tài sản đánh đập đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện” mà không được nhà cầm quyền quan tâm ngoài những lời tuyên bố “quan ngại” nhắc đi nhắc lại như một chiếc đĩa hát đã mòn vẹt. Đi xa hơn, Trung Quốc còn ngăn cản các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và buộc các công ty dầu khí nước ngoài phải rút khỏi các dự án, gây thiệt hại vô cùng lớn cho nền kinh tế đất nước.

Đúng vào lúc Philippines và Trung Quốc va chạm ở Bãi Cỏ Mây như nêu trên thì hàng chục tàu đánh cá của ngư dân Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hoạt động trong vùng biển Việt Nam, khu vực đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, nhưng nhà cầm quyền Việt Nam vẫn im lặng. Một bản tin trên báo Người Việt ngày 22 Tháng Mười dẫn nguồn từ ông Ray Powell cho biết: “Ngày 18 Tháng Mười, một đoàn tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động ở phía Đông đảo Phú Quý, giữa khoảng 50 đến 100 hải lý,” tức là hoàn toàn nằm trong phạm vi vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trong hoàn cảnh Việt Nam không có một thế lực cường quốc chống lưng và không được dư luận quốc tế ủng hộ như Philippines, khó mà hy vọng Hà Nội có thái độ cứng rắn với Bắc Kinh. Trái lại, “ngoại giao cây tre” của Việt Nam ngày càng ngả về phía Trung Quốc, nhân nhượng tối đa các yêu sách của Bắc Kinh để duy trì chế độ độc tài toàn trị thì người Việt Nam chỉ có thể đau lòng nhìn những tấc biển tấc đất của tổ tiên rơi dần vào tay kẻ thù truyền kiếp phương Bắc.

Nhưng trường hợp Philippines có thể làm dấy lên một tia hy vọng. Giải pháp lâu dài cho hòa bình ở Biển Đông chỉ có thể là Hoa Kỳ gia tăng sự hiện diện ở khu vực, hợp tác với các nước nhỏ đang bị Trung Quốc chèn ép. Một sự liên kết chặt chẽ hơn giữa Hoa Kỳ với Philippines, Việt Nam, Malaysia, Indonesia mới có thể ngăn chặn mưu đồ bành trướng của Trung Quốc và buộc Bắc Kinh phải tuân thủ luật pháp quốc tế. [đ.d.]
buikiem
Posts: 503
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by buikiem »

Image
Việc Hoa Kỳ viện trợ cho Ukraine là một cam kết chính trị có giá trị rất ý nghĩa đối với Ukraine lẫn với châu Âu, thậm chí với thế giới (ảnh: Samuel Corum/Getty Images)

Quốc hội Hoa Kỳ ngổn ngang trăm mối, việc “bơm máu” cho Ukraine ảnh hưởng ra sao?
Nỗi ám ảnh của bi kịch Quốc hội Mỹ bỏ rơi VNCH quay trở lại

Mỹ Anh
4 tháng 10, 2023




Mối nghi ngờ về tương lai hỗ trợ của Mỹ đối với Ukraine đang tăng trong bối cảnh chính trường Mỹ hỗn loạn và âm thanh từ những tiếng nói phản đối của những ông nghị cực đoan ngày càng vang vọng…

Khoản viện trợ mới nhất trị giá $300 triệu cho Ukraine đã được Hạ viện thông qua với tỷ lệ áp đảo vào Thứ Năm tuần trước, trong cuộc bỏ phiếu 331-117, nhưng tất cả 117 người không bỏ phiếu đều là đảng viên Cộng hòa. Nhóm Cộng hòa cực hữu đã lật đổ Kevin McCarthy chính là những người ủng hộ cắt nguồn bơm máu tài trợ của Hoa Kỳ cho Kyiv. Việc lựa chọn một Chủ tịch Hạ viện mới sẽ hết sức quan trọng đối với tương lai Ukraine. Tổng thống Joe Biden nói rằng sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine không thể bị gián đoạn “trong bất kỳ trường hợp nào” và ông vẫn tin tưởng vào sự ủng hộ của lưỡng đảng.

Thời điểm hiện tại, những ứng cử viên cho vị trí Chủ tịch Hạ viện có nhiều quan điểm khác nhau về việc ủng hộ Ukraine. Nhóm Defending Democracy Together đã đánh giá theo thang điểm từ A đến F, trong đó A biểu thị sự ủng hộ mạnh mẽ nhất và F phản đối mạnh nhất.


Steve Scalise, nhân vật quyền lực số hai của Đảng Cộng hòa tại Hạ viện và hiện là ứng cử viên hàng đầu cho ghế Chủ tịch Hạ viện, đạt điểm B, cao hơn một bậc so với điểm B- của McCarthy.

Các ứng cử viên khác như Jim Jordan và Kevin Hern có điểm F, tương tự Matt Gaetz, người dẫn đầu chiến dịch lật đổ McCarthy và chắc chắn sẽ có ảnh hưởng trong việc lựa chọn người kế nhiệm. Jim Jordan (điểm F) đã nói rõ rằng ông sẽ không ủng hộ việc tiếp tục viện trợ cho Ukraine nếu được bầu làm Chủ tịch Hạ viện.
Image
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin và Ngoại trưởng Antony Blinken trong chuyến công du Kyiv vào Tháng Tư 2022 (ảnh: Ukrainian Presidential Press Office via Getty Images)

The Guardian cho biết, một cuộc thăm dò được Hội đồng Chicago về các vấn đề toàn cầu (Chicago Council on Global Affairs) công bố ngày 4 Tháng Mười 2023 cho thấy 6/10 người Mỹ vẫn ủng hộ viện trợ kinh tế và quân sự cho Ukraine nhưng tâm lý ủng hộ đang dần suy yếu, đặc biệt là trong số những người theo đảng Cộng hòa.

Theo hãng tin NPR, Tổng thống Biden đã yêu cầu Quốc hội cấp $24 tỷ cho viện trợ quân sự, nhân đạo và kinh tế cho Ukraine cho đến cuối năm 2023. Nhưng Hạ viện đã loại chi tiết này ra khỏi biện pháp tạm thời nhằm duy trì nguồn tài trợ của chính phủ cho đến ngày 17 Tháng Mười Một. Giờ đây, với việc “The House” không có chủ, số phận của yêu cầu từ Tổng thống Joe Biden đang trở nên mong manh.

Những người ủng hộ Ukraine khẳng định rằng nguồn tài trợ liên tục là rất quan trọng khi Ukraine tiến hành cuộc phản công ở phía Nam và phía Đông, trong bối cảnh chiến dịch quân sự diễn ra chậm hơn và gây thiệt hại về nhân mạng cũng như trang thiết bị cao hơn nhiều so với dự đoán. Ngoài ra, Ukraine đang chuẩn bị đối phó cuộc tấn công dữ dội của Nga, tương tự mùa Đông năm ngoái, khi lưới điện dân sự của Ukraine bị Nga bắn phá tan nát.


NPR cho biết Ngũ Giác Đài đang thúc ép các nhà lập pháp Hạ viện và Thượng viện hành động nhanh chóng để dòng vũ khí và những hỗ trợ quân sự khác không bị gián đoạn; đặc biệt, sự cần thiết phải bổ sung hệ thống phòng không và cung cấp thêm pháo, trong đó có đạn pháo 155mm mà Ukraine đang bắn với tốc độ chóng mặt. Ngũ Giác Đài vẫn còn khoảng $5 tỷ viện trợ quân sự đã được Quốc hội cho phép nhưng chưa xài. Khi được hỏi về việc Mỹ có thể tiếp tục tài trợ cho Ukraine bằng số tiền sẵn có trong bao lâu, John Kirby – phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia – nói “khoảng vài tháng”.

Với những người chỉ trích, họ nói rằng châu Âu cần phải mở hầu bao nhiều hơn chứ không thể để Mỹ è cổ ra gánh vác. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng châu Âu nói chung đã viện trợ nhiều hơn Hoa Kỳ. Ngoài ra, Ba Lan và các nước châu Âu còn tiếp nhận hàng triệu người tị nạn Ukraine.

Xét riêng về vũ khí, Mỹ là nước cung cấp nhiều hỗ trợ nhất cho Ukraine. Điều này thật sự mang lại hiệu quả đáng kể. Dân biểu Jason Crow (Dân chủ-Colorado) nói: “Chúng tôi đã chi khoảng 5% ngân sách quốc phòng hàng năm của mình; với số tiền đó, người Ukraine đã tiêu diệt hơn 60% quân đội Nga”. Crow là cựu biệt kích (Army Ranger) từng phục vụ ở Iraq và Afghanistan.

Viết trên The Washington Post ngày 2 Tháng Mười, sử gia Max Boot chứng minh thêm:

Washington đã viện trợ rất nhiều cho Ukraine: Tổng hỗ trợ là $76.8 tỷ, bao gồm $46.6 tỷ viện trợ quân sự; và đó chỉ là một phần rất nhỏ – chỉ 0.65% – trong tổng chi tiêu liên bang trong hai năm qua là $11.8 nghìn tỷ.

Nga đã thiệt hại nghiêm trọng, mất khoảng 120,000 binh sĩ và 170,000 đến 180,000 người bị thương. Nga cũng mất khoảng 2,329 xe tăng; 2,817 xe chiến đấu bộ binh; 2,868 xe tải và xe jeep; 354 xe bọc thép chở quân; 538 xe pháo tự hành; 310 pháo kéo; 92 máy bay cánh cố định và 106 trực thăng. Tất cả điều đó đã đạt được mà Mỹ không cần phải đưa người lính nào của mình ra trận. Max Boot viết thêm:

“Bằng cách tài trợ cho Ukraine, chúng ta đang tăng cường mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương và giữ vững niềm tin với các đồng minh thân cận nhất của mình. Nếu chúng ta cắt đứt Ukraine, đó sẽ là một sự phản bội không thể tả không chỉ đối với người dân Ukraine mà còn đối với toàn bộ châu Âu. Ngăn chặn sự xâm lược của Nga là một vấn đề mang tính sống còn của toàn bộ lục địa. Cắt đứt Ukraine có nghĩa là Hoa Kỳ đang quay lưng lại với cam kết an ninh sau năm 1945 với châu Âu – một cam kết đã củng cố thời kỳ dài nhất không xảy ra xung đột giữa các nước lớn kể từ khi xuất hiện hệ thống nhà nước hiện đại vào thế kỷ 17.
Image
Lính Ukraine với vũ khí Mỹ (Javelin missile) – ảnh: John Moore/Getty Images

“Hỗ trợ Ukraine cũng cần thiết nhằm có thể ngăn chặn cuộc xâm lược (Đài Loan) của Trung Quốc. Một số người cho rằng cuộc chiến Ukraine khiến dẫn đến sự xao lãng khỏi Thái Bình Dương nhưng đó không phải là cách người Đài Loan nhìn nhận. Đại diện của Đài Loan tại Washington năm nay lưu ý rằng việc hỗ trợ Ukraine “sẽ giúp ngăn chặn bất kỳ sự cân nhắc hoặc tính toán sai lầm nào rằng một cuộc xâm lược có thể được tiến hành mà không bị trừng phạt”.

Tuy nhiên, sử gia Max Boot, dù là tác giả một quyển sách về chiến tranh Việt Nam – ‘The Road Not Taken: Edward Lansdale and the American Tragedy in Vietnam (Norton/Liveright, 2018) – đã quên đưa ra thêm một chứng minh nữa. Đó là sự bỏ rơi miền Nam Việt Nam của Quốc hội Hoa Kỳ vào đầu thập niên 1970, dẫn đến bi kịch 1975 khiến một miền đất dân chủ từng là nơi đáng tự hào nhất của thế giới tự do tại châu Á cuối cùng bị mất hẳn vào tay cộng sản.
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by dailien »

Image

Cuộc chiến văn hoá Bắc-Nam vẫn sẽ luôn tiếp diễn
Tuấn Khanh
30 tháng 11, 2023




Vào những ngày cuối của tang lễ hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, người ta dần tìm thấy dòng dư luận đập phá và phủ nhận được tổ chức một cách bài bản xuất hiện ở khắp mọi nơi trên các hệ thống diễn đàn mạng xã hội, cũng như xâm nhập vào các bài viết hay hội luận trên YouTube, với những bình luận hết sức tệ hại.

Có thể nhìn thấy ngay, đó là những người bình luận không có tín ngưỡng, hoặc là những người không có một chút thông tin nào về hòa thượng Thích Tuệ Sỹ. Hay bao quát hơn, đó là một, hay vài thế hệ mù tịt về văn hóa của miền Nam cũ trước năm 1975. Sự thiếu hiểu biết là cội nguồn dẫn đến những bình luận ngông cuồng, và thậm chí là hoàn toàn không biết mình đang nói gì về một nền văn hóa đủ rực rỡ, hình thành những con người với nội lực trải dài và mở rộng, bất chấp nhiều năm bị ngăn trở và hủy diệt của chính quyền mới.

Sự kiện này cũng cho thấy rằng cách bóp chặt và không cho kế thừa phát triển văn hóa của miền Nam, dẫn đến sự tăm tối trong tiếp nhận của nhiều thế hệ thanh niên sau nội chiến. Nó giới thiệu rõ việc thống nhất địa lý là chuyện dễ dàng, nhưng hòa đồng thống nhất, và chia sẻ đẳng cấp văn hóa là một điều hoàn toàn khác.


Điều thú vị là trong khi miền Nam, ở chế độ bị coi là thù địch, tất cả những điều độc đáo và đáng quý của miền Bắc, ngay trong khi đang chiến tranh, học sinh trung học, tiểu học cũng đều được học, và được biết, ngưỡng mộ được kính trọng. Vào thời ấy không có ai miệt thì Văn Cao trên đường phố hay trên một diễn đàn nào, và không ai làm chuyện phủ nhận hay thóa mạ Lưu Hữu Phước, thậm chí bài hát của ông còn được dùng làm quốc ca của Việt Nam Cộng Hòa. Chiến tranh là điều bất đắc dĩ phải đến, nhưng con người Việt Nam trong lịch sử và những giá trị tồn tại đúng, luôn hiển nhiên được văn hóa Việt Nam Cộng Hòa nhìn nhận.

Đó là lý do khi thống nhất địa lý đất nước, người miền Nam đã ngỡ ngàng nhìn thấy cả một hệ thống tuyên truyền miệt thị chửi bới, từ cấp chính quyền cho đến lịch sử cả dân tộc, vốn người miền Nam được giáo dục coi trọng đồng đẳng, được học thuộc với lòng kiêu hãnh là công dân Việt với ngàn năm văn hiến. Thậm chí với từng cá nhân của những người miền Bắc tham gia vào hệ thống phỉ báng đó, cũng dường như được đào luyện kỹ càng từ nhà trường đến trên đường phố, để luôn suôn sẻ những ngôn ngữ tấn công như vậy. Những ngôn từ như chiến tranh, nặng nề như đấu tố dễ dàng tuôn ra, mà không cần biết rằng họ thực sự đang nói gì, và có đủ hiểu gì về những điều đó hay không.

Ngay cả giới trí thức miền Bắc, sự xóa trắng thông tin về một nền văn hóa trong một vùng đất khác biệt, cũng là điều được tìm thấy trên mạng xã hội với những câu chuyện mỗi ngày dần mở ra.

Trên trang facebook của giáo sư Mạc Văn Trang, một trí thức đáng kính với tư duy tự do, ông đã bất ngờ khi phát hiện qua lễ tang của hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, về thân thế và cuộc đời hoạt động của ngài, từ trước năm 75 cho đến lúc viên tịch.

“Trước khi Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ mất, tôi không biết tiểu sử của ông, không hiểu ông có vai trò gì trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; tôi chỉ đọc mấy bài thơ của ông và bài nhà thơ Bùi Giáng bình thơ Tuệ Sỹ… và cảm thấy mến mộ cả hai người.


Nhưng khi Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch, trên mạng xã hội trong và ngoài nước tràn ngập những bài viết về Ngài, tôi bỏ công tìm hiểu, và thấy Nhân cách của Ngài, sự nghiệp của Ngài đã hoàn toàn chinh phục trái tim và khối óc của tôi: Đây đích thực là một vị Chân tu, một Trí thức lớn, một nhà Phật học uyên thâm, một Nhân cách văn hoá không chỉ của Phật giáo mà của Dân tộc”, giáo sư Mạc Văn Trang viết.

Vị giáo sư uyên bác của miền Bắc, lúc này như bị hệ thống mà mình phục vụ cả đời lạnh lùng, vì các phát ngôn độc lập và trung thực, cũng tự mình mở ra thêm một cánh cửa sự thật, về việc văn hóa của hai miền đất nước chưa bao giờ có thể hòa hợp, thực sự không có cánh cổng nào để đi qua nó bằng sự hiểu biết và nhìn nhận trong tình dân tộc.

“Điều ngạc nhiên là sau khi Ngài mất 3 ngày, đến sáng nay tôi gõ cụm từ “HT Thích Tuệ Sỹ viên tịch” trên Google xuất hiện Khoảng 178.000 kết quả (0,29 giây), mà trên toàn bộ hệ thống báo chí Nhà nước chỉ có báo Tuổi trẻ đưa tin về sự kiện này.

Vậy là từ trước đến nay và cả khi Ngài mất, toàn hệ thống truyền thông nhà nước không được giới thiệu về Thích Tuệ Sỹ, ém nhẹm mọi thông tin về Ngài, cố tình vùi lấp đi một Nhân cách Văn hoá, một sự kiện Văn hóa đáng được tôn vinh”, giáo sư Mạc Văn Trang kết luận. Trong văn bản gốc, ông cố ý viết hoa nhiều cụm từ, trong đó có “văn hoá nhân cách”, như một cách lên giọng, nhấn mạnh.

Điều mà người miền Nam vẫn làm – và có thể gây khó chịu trong tính thống nhất địa lý – là họ tự lưu giữ, tự biết ơn và tiếc nhớ những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống và văn hóa mà họ đã thụ hưởng. Mỗi người dân bình thường đã là một cột trụ truyền thông để âm thầm nhắc nhở nhau, về ngày mất, ngày sinh của những người đã đóng góp cho nền văn hóa hình thành con người của họ. Họ nhớ Mai Thảo, nhớ Thâm Tâm Tuyền, nhớ Trầm Tử Thiêng, kể về Phạm Duy, nói về Nguyễn Đình Toàn… Từ cuốn sách nhỏ cho đến những câu thơ đã dựng nên một trời văn hóa của miền Nam, cho đến những khổ nạn mà những con người đó đã chịu qua thời thế biến động. Dĩ nhiên, mọi chuyện chỉ có người miền Nam tự gìn giữ với nhau, tự lưu truyền, chứ báo chí của người nhà nước thì khó mà nhắc đến.

Dường như có một sự chủ trương rất rõ mang tính khiêu khích trong vài ngày cuối của tang lễ Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ. Trên mạng xuất hiện một người trẻ trong nền văn hoá mới, có hiểu biết về tiếng Phạn, và đưa phân tích rằng Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ đã nói sai. Sự lên giọng đúng thời điểm, càng làm cho người ta hình dung rõ điều gì đang xảy ra. Điều anh ta nói, không phải là tranh luận về triết học, mà tựa vào vài con chữ, mục đích là giới thiệu mình uyên bác hơn hết.

Nhưng thử nhìn lại, ngay cả với sự hiểu biết Phạn ngữ và Phật giáo đó, đó là chuyện chỉ có được từ khi văn hóa tín ngưỡng tự do từ miền Nam lan sang miền Bắc và thôi thúc việc hiểu biết thêm nhiều thứ ngoài văn hoá của khối xã hội chủ nghĩa. Trong đó có tiếng Phạn và triết học Phật giáo. Bởi trước năm 1975, Phật giáo miền Bắc cũng lặng lẽ như miếu đền thờ cúng cầu an, chứ không có một giá trị Phật giáo xiển dương như trong miền Nam, và điều kiện để dễ dàng học hỏi Tiếng Phạn thì cũng không có.

Việc phô trương hiểu biết đó, có thể là một ví dụ điển hình của danh xưng và học thức hôm nay. Ở miền Nam trước đây, thật khó khăn để được gọi tên là một dịch giả hay người chuyển ngữ, nhưng thời đại mới hôm nay thì bất kỳ người nào học ngoại ngữ cũng dễ dàng trở thành một dịch giả, bởi đơn giản không cần nền văn hóa, người ta chỉ cần dịch được từ, dịch được câu là đủ để xưng danh.


Người trẻ tham gia phản biện về tiếng Phạn đó, có thể đã 10 hay 20 năm học biết giỏi tiếng Phạn, nhưng chắc chưa từng có cuộc đời đọc qua hàng chục bộ kinh bằng tiếng Phạn, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật… tham khảo với các bậc đại sư các nước để suy tư, nghiền ngẫm về nó nhằm chuyển ngữ đúng với tinh thần triết học Phật Giáo, và sao cho thật gần, hợp lẽ với người Việt Nam, vượt qua rào cản thô thiển và đơn giản của chuyện dịch câu từ nước ngoài. Thật ngại để nói, nhưng để hiểu được miền Nam, hiểu được văn hoá miền Nam không thể ngu ngơ như đọc một cuốn tự điển mở sẵn, mà phải học đủ, sống đủ để biết nơi chốn đó đã viết ra những cuốn tự diển như thế nào. Đó là chưa nói riêng về Phật học hay tiếng Phạn.

Đốt một ngọn đền để xưng danh, là cách làm quen thuộc, nhất là vào lúc thời sự tập trung. Ngọn đền càng cao quý, tên người đốt sẽ được nhắc muôn đời trong khoái cảm bệnh hoạn đã mưu tính. Đốt một sự nghiệp đã lừng lẫy trên thế giới, được khắp nơi trân trọng như thầy Tuệ Sỹ hay đốt ngọn đền Artemis thì cũng một đích đến như nhau. Mà chuyện xưa đã rõ, kẻ đốt đền Herostratus bị nguyền rủa mõi khi được nhắc đến. Chỉ có khác, chuyện muốn huỷ hoại thầy Tuệ Sỹ, nó là sự ghét bỏ của văn hoá xuất phát không cùng điểm, mà không nhìn thấy đó là sự tự hoại những điều cao đẹp chung của người Việt Nam. Tất cả chỉ bộc lộ tâm bệnh của a dua thấp hèn.

Đó cũng là lý do vì sao nửa thế kỷ sau khi thống nhất địa lý đất nước, những tài liệu học thuật, kể cả sách giải trí của trước 1975 vẫn được săn tìm in lại. Sách cũ vẫn được chuyền tay đáng với giá ngày càng cao hơn. Thậm chí với những tác phẩm văn học đã được dịch mới, in mới xuất hiện đầy trong các nhà sách, vẫn có vô số người tìm đến các ấn bản cũ hoặc tìm lại ở các bản pdf gốc, để được đọc giọng văn và cách dịch thuật của người có học, và có văn hóa – cũng là “văn hoá cũ”.

Có một người khác trên mạng xã hội trong những ngày này đi làm một cuộc thăm dò bỏ túi, Anh nói 100% những người được hỏi, không ai biết thầy Tuệ Sỹ là ai. Điều này hé lộ một tin tức đáng suy nghĩ: Sự kiểm duyệt và bóp nghẹt thông tin mà giáo sư Mạc Văn Trang mô tả là có thật. Và cũng không biết vui hay buồn khi những người lớn lên sau năm 1975 nói mình không ai biết thầy Tuệ Sỹ là ai – như cuộc thăm dò nói – nhưng tên tuổi hay những điều thị phi của những người bán hàng online, dạy làm giàu tiêu biểu lúc này, họ đều thuộc nằm lòng.

“Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi cũng thành đường thôi”, Lỗ Tấn có nói. Vực sâu hay núi cao là do mỗi người tự quyết chọn để đi tới bằng con đường của mình. Phỉ báng hay trân trọng, hiểu biết hay ngu dốt, thì tuỳ theo giáo dục và văn hoá, mà con người tự do sẽ tìm thấy ngã đường mình phải bước.

Và trên ngã đường được chọn, vươn vai đứng dậy để nhìn thấy nhau cùng là người Việt Nam, trên một đất nước giàu có văn hoá không dị biệt bằng chính trị, đó luôn là lựa chọn của người trí thức.
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by tramthaiha »

Image

Từ tham nhũng kinh tế đến tham nhũng quyền lực ở Việt Nam
07/12/2023
Phạm Trần

“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố. Cơ quan này viết: “Tham nhũng ở Việt Nam ngày càng phát triển tinh vi, phức tạp và có tổ chức cấu kết từ Trung ương đến địa phương…Tham nhũng kinh tế, tham nhũng chính trị hiện nay và mối quan hệ nhân quả giữa các loại hình tham nhũng này.”

Vậy sự khác biệt giữa hai loại tham nhũng này thế nào?

Ban Nội chinh Trung ương (BNC) giải thích: “Tham nhũng kinh tế hiện nay được hiểu theo nghĩa phổ biến là lạm dụng chức vụ, quyền lực công được giao để thu lợi bất chính cho mình và người thân về vật chất. Các hành vi phổ biến như tham ô tài sản, nhận hối lộ, chiếm đoạt tài sản, vụ lợi vật chất”.
Điều khiến đảng lo sợ là: “Tham nhũng kinh tế, vì mục đích kinh tế diễn ra khắp toàn quốc, trong cả hệ thống chính trị, từ địa phương tới Trung ương và càng lên cấp cao, vụ việc càng lớn, nghiêm trọng. Tham nhũng kinh tế đã đạt đến mức có tổ chức, móc ngoặc, câu kết từ cán bộ địa phương đến cán bộ Trung ương, vừa tinh vi vừa trắng trợn, có khi công khai ngang nhiên.”

CHỐNG ĐÂU XIÊU ĐÓ

Tình trạng nghiêm trọng như thế mà trong 10 năm chống tham nhũng (2012-2022), chỉ có: “Hơn 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng, có hơn 170 cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý, trong đó có 33 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, có 50 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 8 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 20 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang bị thi hành kỷ luật.”

Về lĩnh vực tố tụng, Báo cáo cho hay: “Các cơ quan tiến hành tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 19.546 vụ/33.868 bị can, truy tố 16.699 vụ/33.037 bị can, xét xử sơ thẩm 15.857 vụ/30.355 bị cáo về các tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế. Nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn, xảy ra trong lĩnh vực y tế, quản lý, sử dụng đất đai, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp...”

Nhưng mức độ nghiêm trọng của loại “tham nhũng kinh tế” tiềm ẩn âm mưu gì?

BNC trả lời: “Dự báo có nguyên nhân sâu xa hơn là tham nhũng vật chất để toan tính, đầu tư vào tham nhũng chính trị và khi cần thì tiến hành “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến” trong nội bộ, thực hiện giấc mơ lớn là khống chế, làm chủ chế độ, đất nước lâu dài vì mục đích của cá nhân và nhóm lợi ích. Cùng với sự phát triển của đất nước, tham nhũng kinh tế ngày càng phát triển phức tạp và nhanh chóng chuyển sang cấp độ tinh vi hơn là tham nhũng chính trị như một bước tất yếu.” (Ban Nội chính Trung ương, ngày 02/03/2023).

Như vậy rõ ràng càng “tham nhũng kinh tế” bao nhiêu thì tham vọng chính trị càng nẩy sinh phức tạp trong nội bộ Đảng. Do đó, BNC cho biết: “Các hành vi tham nhũng chính trị phổ biến ở Việt Nam hiện nay là dùng quyền lực, lợi ích để kết nối sự ủng hộ trong nội bộ, kể cả mua chuộc và đe dọa, khống chế để giành quyền lãnh đạo, quản lý bộ máy Đảng, Nhà nước; bố trí con, cháu, người thân, tay chân thân tín vào các chức vụ chủ chốt để tiếp nối tham nhũng, bảo vệ lợi ích của mình lâu dài; chấp nhận, giúp đỡ, bao che cho các hành vi chạy chức, chạy quyền để thu lợi; kết nối quan hệ, tác động, can thiệp, cấu kết có hệ thống với các phần tử tham nhũng để chia phần lợi ích;…Tham nhũng chính trị nhanh chóng hình thành các nhóm lợi ích, phát triển thành các tập đoàn lợi ích vững chắc, thao túng quyền lực cả về lập pháp, hành pháp tư pháp và truyền thông báo chí. Từ đó, các tập đoàn lợi ích cấu kết để nắm quyền lợi về kinh tế và chính trị, thâu tóm quyền lực để tự do tham nhũng, tiêu cực. Lúc này, thế lực tham nhũng đã kết nối vững chắc, trở nên rất lớn mạnh, sẵn sàng bất chấp quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, dư luận của nhân dân và nguy hiểm hơn, tiến hành vô hiệu hóa hoặc tiêu diệt thẳng tay những người chân chính, dám đấu tranh chống lại họ. Các tập đoàn tham nhũng hình thành, kết nối, phát triển sẽ thao túng nền chính trị đất nước và ngày càng thách thức nghiêm trọng sự lãnh đạo của Đảng cũng như quyền lực Nhà nước và cả hệ thống chính trị.”

Đây là lấn đầu tiên, nhóm chữ “Các tập đoàn tham nhũng” đã được sử dụng để chứng minh “tham nhũng kinh tế” và “tham nhũng quyên lực” đã cấu kết với nhau sâu rộng và nguy hiểm đến tài sản của dân và sự tồn vong của chế độ. Chứng minh cho kết luận này đã được báo Đầu Tư xác nhận: “Mặc dù Chính phủ đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực “có bước tiến mới”, song tội phạm tham nhũng tăng mạnh, đặc biệt, số vụ nhận hối lộ phát hiện tăng 312,5% khiến thành viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đầy lo ngại.” (Đầu Tư-Chứng Khoán, ngày 08/09/2023). Báo Đầu Tư viết: “Chính phủ đánh giá, tham nhũng ngày càng tinh vi, diễn biến phức tạp, phát sinh nhiều vụ việc có tổ chức, mang tính lợi ích nhóm, tài sản tham nhũng có giá trị lớn, có yếu tố nước ngoài. Tham nhũng không chỉ xảy ra trong khu vực nhà nước, mà xảy ra ở cả khu vực ngoài nhà nước, cản trở sự cạnh tranh lành mạnh, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh.”

Tuy nhiên Chính phủ không tiết lộ “yếu tố nước ngoài” là gì, cá nhân hay nhà nước? Nhưng, theo lời Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường thì: “Tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực vẫn còn nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, nổi lên là các sai phạm lớn trong lĩnh vực đăng kiểm, đất đai, đấu thầu, trái phiếu, y tế, giáo dục, rửa tiền, gây bức xúc trong dư luận xã hội.”
Tất nhiên “rửa tiền” phải có “yếu tố nước ngoài” tiếp tay thì mới đầu xuôi, đuôi lọt.

VÀO CẢ QUỐC HỘI

Đáng chú ý hơn là “giặc tham nhũng” đã chui vào cả Quốc, cơ quan Lập pháp có quyền lực cao nhất nước, sau khi đã “ngồi an toàn ” trong Hành pháp và Tư pháp. Nội chính Trung ương cho hay: “Về lập pháp, lực lượng tham nhũng chính trị tác động vào công tác xây dựng và ban hành pháp luật, thể chế, chính sách theo hướng có lợi cho họ, cài cắm lợi ích nhóm vào các luật. Mức cao hơn, lực lượng tham nhũng này có thể tác động vào công tác nhân sự và đại biểu Quốc Hội, vận động hành lang để Quốc Hội biểu quyết thông qua những dự án lớn theo tính toán của họ. Dần dần, Quốc Hội sẽ bị thao túng, khống chế bởi các tập đoàn tham nhũng, không còn là cơ quan quyền lực tối cao của nhân nhân, hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, vì quyền lợi nhân dân nữa, hay nói cách khác là nhân dân đã bị chiếm mất quyền lực tối cao theo Hiến định.”

Như vậy hèn gì mà “tham nhũng cứ trơ ra” như lời than của Tồng Bí thư Nguyễn Phú Trong!

Hậu thuẫn cho thừa nhận của ông Trọng, Nội chính Trung ương xác nhận: “Nhìn chung, tham nhũng kinh tế và tham nhũng chính trị ở Việt Nam thời gian qua đã phát triển ở mức nghiêm trọng, gắn kết với nhau trong mối quan hệ ràng buộc nhân quả và dù Đảng ta đã hết sức quyết liệt đấu tranh, trừng trị nhưng vẫn chưa bị ngăn chặn, đẩy lùi”.
Vì chưa đẩy lùi được nên “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên đã “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, quay lưng lại với Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, như đảng đã nhìn nhận.
Nhìn chung, như Nội chính Trung ương đã thừa nhận, hai thế lực “tham nhũng kinh tế” và “tham nhũng quyền lực” đã cấu kết với nhau để “hóa giải” quyền cai trị của đảng cho lợi ích nhóm và cá nhân, gia đình. Như vậy, cuộc chiến giữa hai nhóm tham nhũng với đảng CSVN kéo dài bao nhiêu thì đất nước càng suy thoái và nhân dân càng bị bóc lột bấy nhiêu.

– Phạm Trần
(12/023)
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by lengoi »

Trung Quốc: Chạy trốn khỏi thiên đường

Hiếu Chân/Người Việt

Cuộc khủng hoảng biên giới phía Nam đang gây sức ép rất lớn, buộc chính quyền Tổng Thống Joe Biden phải thương lượng với các thượng nghị sĩ Cộng Hòa, xem xét ban hành những hạn chế mới đối với người nhập cư và mở rộng quy trình trục xuất di dân bất hợp pháp đổi lấy việc được chấp thuận viện trợ thêm cho Ukraine và Israel. Đáng chú ý trong làm sóng người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ những tháng gần đây có rất nhiều người Trung Quốc chạy trốn khỏi thiên đường cộng sản.
Image
Một thanh niên Trung Quốc ngồi trước lều ở Jacumba, California, ngày 6 Tháng Mười Hai chờ vượt biên vào biên giới Hoa Kỳ. (Hình: Valerie Macon/AFP via Getty Images)

Số liệu của cơ quan bảo vệ biên giới CBP cho biết năm tài khóa 2023 có số người nhập cư bất hợp pháp lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, 3.2 triệu người, tăng 16% so với năm 2022 (2.76 triệu người) và 63% so với năm 2021 (1.96 triệu người). Tính chung từ khi ông Joe Biden lên làm tổng thống đầu năm 2021 đến cuối Tháng Chín, 2023, CBP đã bắt được 5,815,600 người nhập cư bất hợp pháp và đã trục xuất hơn 2 triệu người. Chỉ riêng số người nhập cư bất hợp pháp trong năm 2023 đã nhiều hơn bốn năm cầm quyền của ông Donald Trump cộng lại.


Riêng với Trung Quốc – đất nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và nằm cách nước Mỹ nửa vòng trái đất – số người vượt biên vào Mỹ tăng với tốc độ chóng mặt. Số liệu của CBP ghi nhận trong năm 2023 có 52,000 người Trung Quốc vào Mỹ qua biên giới phía Nam, trong đó có 24,500 người bị CBP bắt và hiện bị giữ trong các trại tạm giam gần biên giới. Năm 2021 có chưa tới 2,000 người Trung Quốc và trong thập niên qua có chưa tới 15,000 người vượt biên trái phép như vậy. Theo hãng tin AP, hiện người Trung Quốc là nhóm đông thứ tư trong số người nhập cư bất hợp pháp ở biên giới phía Nam, chỉ sau người Venezuela, Ecuador, và Haiti.


Trong một phóng sự đăng ngày 3 Tháng Mười Hai, nhật báo the New York Times thuật lại hành trình gian khổ mà anh Gao Zhibin, cư dân tỉnh Sơn Đông, và anh Zhong (chỉ cho biết tên họ vì sợ bị trả thù), từ tỉnh Tứ Xuyên, đã trải qua để đến nước Mỹ. Không như những người Trung Quốc giàu có thường di cư qua những con đường hợp pháp như đi du học, kết hôn hoặc đầu tư, những người như anh Gao và anh Zhong – chiếm đa số trong làn sóng vượt biên của người Trung Quốc – đi theo con đường nguy hiểm băng qua khu rừng Darien Gap khét tiếng ở Panama mà dân Trung Mỹ như người Cuba, Haiti, Venezuela, Ecuador thường đi.

Anh Gao cho biết có nhiều “cẩm nang” lan truyền trên các mạng xã hội Trung Quốc chỉ dẫn từng bước cách mua vé máy bay đến Ecuador – quốc gia mà người Trung Quốc có thể đến mà không cần xin visa. Từ đó, họ bắt đầu hành trình vạn dặm về phía Bắc, băng qua Colombia, Panama, Costa Rica, Nicaragua, Honduras, Guatemala và Mexico để đến biên giới Mỹ. Tại cửa khẩu biên giới, họ sẽ trình diện nhân viên biên phòng Mỹ, bị bắt vào các trại giam giữ người vượt biên bất hợp pháp. Ở đó họ sẽ làm hồ sơ xin tị nạn với lý do sợ bị ngược đãi nếu bị trả về Trung Quốc. Nếu may mắn, họ sẽ được thả ra sau vài ngày và được tạm trú tại Mỹ trong thời gian hồ sơ của họ được cứu xét. Nếu đơn xin tị nạn được chấp nhận, họ có thể tìm việc làm và bắt đầu xây dựng cuộc sống mới ở Mỹ.


Rời Trung Quốc vào ngày 24 Tháng Hai năm nay, anh Gao, 39 tuổi, cùng con gái 13 tuổi, đã đáp máy bay tới Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, rồi đến Quitto, thủ đô Ecuador ở Nam Mỹ. Từ đó, sau cuộc hành trình 34 ngày, sụt mất 30 pound, anh Gao và con gái đến được nước Mỹ, định cư ở San Francisco, thuê được chỗ ở, mua xe, xin được giấy phép làm việc và một chân giao hàng cho một công ty bán hàng qua mạng với thù lao $2 mỗi gói hàng. Con gái anh được đi học, còn anh nỗ lực mỗi ngày giao được 100 gói hàng dù phải đi sớm về trễ. Hồi giữa tháng trước, anh Gao đã nghỉ việc một ngày để xuống phố San Francisco tham gia biểu tình, hô khẩu hiệu bằng tiếng Quan Thoại đòi ông Tập Cận Bình từ chức khi đoàn xe của nhà lãnh đạo Trung Quốc dự hội nghị APEC đi qua.

Trò chuyện với nhà báo, anh Gao nói anh không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải chạy khỏi Trung Quốc. Anh tin rằng, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình có thể sẽ dẫn đất nước tới chiến tranh và đói kém. Nhiều người Trung Quốc khác cũng theo hướng dẫn của “cẩm nang” trên mạng mà chạy trốn khỏi viễn cảnh kinh tế u ám và đàn áp chính trị ngày càng quyết liệt ở quê hương của họ.


Dưới sự cai trị của ông Tập và đảng CSTQ, bất kỳ người Trung Quốc nào cũng có thể trở thành mục tiêu của nhà nước công an trị. Họ có thể gặp rắc rối chỉ vì là tín đồ Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo, là người sắc tộc Uyghur, người Tây Tạng hay người Mông Cổ. Một công nhân có thể bị bắt vì gửi đơn khiếu nại đòi tiền lương bị nợ. Người mua nhà bị bắt vì kiện công ty địa ốc không giao nhà đúng hợp đồng. Một sinh viên bị bắt vì vượt tường lửa vào xem Facebook, ngay cả các cán bộ đảng viên cũng có thể bị bắt nếu bị phát hiện họ tàng trữ những tài liệu sách vở bị cấm… Anh Zhong trong phóng sự của The New York Times phải chạy trốn sau khi bị quấy nhiễu liên tục chỉ vì trong một lần kiểm tra giao thông dịp Giáng Sinh, cảnh sát phát hiện trong xe anh có cuốn Kinh Thánh. Họ mắng anh mê muội tin theo tà đạo, ném cuốn kinh xuống đất và giẫm lên rồi buộc anh phải cài vào máy điện thoại một ứng dụng theo dõi các hoạt động của chính anh.

Tệ hơn nữa, kinh tế Trung Quốc mấy năm nay không tăng trưởng như thời trước đại dịch COVID-19. Xuất cảng giảm sút, hoạt động sản xuất công nghiệp bị đình trệ, thị trường bất động sản sụp đổ và thanh niên thất nghiệp tràn lan. Người dân Trung Quốc không thấy lối thoát (no way out) dưới thời ông Tập Cận Bình, một học giả Trung Quốc tại Mỹ than thở. Dẫn tài liệu của Liên Hiệp Quốc, hãng AP cho biết trong năm nay Trung Quốc có thể mất khoảng 310,000 công dân do di cư, cả hợp pháp và bất hợp pháp. Đích đến được ưa chuộng nhất của họ không đâu khác hơn là nước Mỹ, sau đó là Canada và Úc.

Làn sóng chạy trốn hiện nay trái ngược hoàn toàn với xu hướng “hồi hương” của người Trung Quốc cách đây khoảng một vài thập niên. Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh đầu những năm 2000 và chính quyền nới lỏng các biện pháp kiểm soát xã hội, rất nhiều người gốc Trung Quốc ở khắp thế giới đã quay về xây dựng quê hương theo lời kêu gọi “hải quy” (hải ngoại quy cố hương) của chính phủ. Sinh viên tốt nghiệp các đại học Âu Mỹ ồ ạt về nước làm việc do có nhiều cơ hội thăng tiến và đãi ngộ cao hơn. Nhiều nhà khoa học tham gia các chương trình công nghệ lớn mà Bắc Kinh đưa ra như dự án “Ngàn Tài Năng” (A Thousand Talents), “Made in China 2025”… làm cho một số nước Âu Mỹ rất khó xử.


Bây giờ thì người Trung Quốc “bỏ phiếu bằng chân” chạy trốn khỏi thiên đường của ông Tập. Nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn thường huênh hoang rằng “Phương Đông đang trỗi dậy còn Phương Tây đang suy tàn.” Ông cho rằng mô hình quản trị xã hội của Trung Quốc chứng tỏ là ưu việt hơn hệ thống dân chủ của Phương Tây và trọng tâm kinh tế của thế giới ngày nay đã “chuyển từ Phương Tây sang Phương Đông.” Mới đây nhất, ông đã khuyến dụ giới lãnh đạo Việt Nam “cùng chia sẻ tương lai” với Trung Quốc, coi đó là con đường duy nhất thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, tiến tới hiện đại hoá. Thực tế cho thấy những lời đại ngôn của ông Tập là trống rỗng, xa rời thực tế.

Làn sóng di cư khỏi Trung Quốc đang rộ lên nhưng khác với cha ông họ, những người Trung Quốc vượt biên ngày nay có vốn liếng, có kiến thức về thế giới bên ngoài nhờ mạng xã hội; họ ra đi không chỉ để cải thiện đời sống kinh tế mà còn do khát vọng tự do, tự chủ – đi theo con đường nhập cư bất hợp pháp chỉ là giải pháp cuối cùng, bất đắc dĩ. Tạp chí The Diplomat ghi nhận trong số người Trung Quốc bị giam tại các trại gần biên giới Mỹ có một số chủ doanh nghiệp nhỏ, nhà giáo, thậm chí có cả người đã tốt nghiệp ngành tài chính ở Úc.

Để đến được biên giới nước Mỹ, hầu hết những người Trung Quốc vượt biên phải bỏ ra khoảng $35,000, cao gấp ba lần mức chi phí mà người dân Trung Mỹ hoặc Nam Mỹ phải trả. Điều đó cho thấy đa số người nhập cư bất hợp pháp từ Trung Quốc thuộc thành phần trung lưu. Tại khu tạm giữ Jacumba Hot Springs gần San Diego, California, bà Erika Pinheiro, một luật sư về di trú, nói với tuần báo The New York Post rằng bà đã gặp các gia đình bị chính quyền Trung Quốc đàn áp về chính trị, nhiều người là nhà bất đồng chính kiến nhưng có rất nhiều người khá giả. Trong đó có người trông như khách du lịch, mang theo những chiếc va li Samsonite đắt tiền. “Vài người trong số họ có thị thực du lịch, cứ như họ vừa đi nghỉ mát ở Mexico rồi nhân tiện đi bộ qua biên giới vào Mỹ xin tị nạn (!)”

Sự hiện diện đông đảo của người Trung Quốc trong làn sóng người vượt biên trái phép cũng gây lo ngại cho an ninh của nước Mỹ. Ông Gordon Chang, nhà nghiên cứu gốc Hoa của Gatestone Institute, cho rằng có một số người chạy trốn khỏi Trung Quốc vì tuyệt vọng, nhưng cũng có những kẻ có ý đồ đen tối. Ông nhận thấy có nhiều người Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp là nam giới, ở độ tuổi quân dịch, không có thân nhân ở Mỹ và giả vờ không biết tiếng Anh. “Họ có thể là những kẻ phá hoại đến đây để chờ ngày nổ ra chiến tranh [của Mỹ] với Châu Á,” ông Chang nói và đưa ra một dự báo đáng sợ.

“Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy nhiều các hành vi phá hoại, ám sát, nổ bom, đốt rừng… Và chính quyền Biden chẳng để ý tới những chuyện đó,” ông Chang nói trong chương trình “Morning With Maria” trên truyền hình Fox News.

Theo thỏa thuận đang bàn bạc với đảng Cộng Hòa, chính quyền Biden sẽ phải thay đổi chính sách kiểm soát biên giới, việc xin tị nạn sẽ khó khăn hơn, chính quyền sẽ đẩy mạnh trục xuất những người vượt biên bất hợp pháp… Điều đó có ngăn chặn được làn sóng chạy trốn khỏi thiên đường của người Trung Quốc hay không thì chưa biết chắc được. [đ.d.]
buikiem
Posts: 503
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by buikiem »

Năm 2023 vẫn là năm của Bộ Thông tin và Truyền thông
Huy Đức

1-1-2024
Chỉ số tự do báo chí của Việt Nam 2023 đứng ở mức 178/180, chỉ trên Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Tôi vốn rất ít khi dẫn các số liệu của RSF không phải vì chế độ vẫn xếp họ vào hàng “thế lực thù địch” mà bởi họ không thực sự hiểu Việt Nam.


Việt Nam không phải là Bắc Triều Tiên và, nếu như Trung Quốc kiểm soát tự do ngôn luận có mục tiêu, có chiến lược, thì Việt Nam lại chưa bao giờ nhất quán. Điểm xếp hạng tự do ngôn luận của Việt Nam đôi khi bị đánh tụt chỉ vì sự ấu trĩ của một vài lãnh đạo và những âm mưu vặt vãnh của những người sau lưng họ.

Nhưng, thứ hạng của năm 2023 không phải không có lý do của nó.

Theo VnExpress: Từ tháng 10-2023, các kênh truyền hình hấp dẫn và lành mạnh như National Geographic, Nat Geo Wild và Baby TV, Mezzo Live ngừng phát sóng ở Việt Nam. Trước đó là Paramout Network, Baby First, còn từ 2021 cũng có 14 kênh nước ngoài không còn hoạt động ở thị trường trong nước. Đến đầu tháng 11, nền tảng OTT truyền hình Prime Video của Amazon ngừng hoạt động sau bảy năm.


Chẳng phải vì các kênh truyền hình nói trên “ngừng phát sóng là vì sự chuyển hướng kinh doanh”.

Cục trưởng Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử, Lê Quang Tự Do, nói thẳng: “Các dịch vụ trên phải xác định mô hình kinh doanh tại Việt Nam là cung cấp dịch vụ truyền hình, hay phim. Nếu là phim, họ phải tuân thủ luật Điện ảnh sửa đổi và phải gỡ các nội dung truyền hình. Nếu cung cấp truyền hình, các dịch vụ phải làm thủ tục cấp theo Nghị định 71 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình, có hiệu lực đầu năm nay”.


Điều này có vẻ như là hợp lý trong tư duy của quan chức Việt Nam; nhưng, với những nhà cung cấp dịch vụ cho gần 200 quốc gia này thì không ở đâu họ phải làm những thứ thủ tục ngớ ngẩn như các quy định trong 71.

Cùng một kênh giải trí có thể bị điều chỉnh bởi nhiều luật. Trong khi Luật Điện ảnh sửa đổi [của Bộ Văn hóa Thể thao là khá thông thoáng] thì với các quy định trong 71, những kênh có các dịch vụ ngoài phim hoặc phải làm thủ tục xin phép mới hoặc phải gỡ bỏ các ứng dụng thể thao, giải trí vô cùng hữu ích.

Nhiều nhà cung cấp dịch vụ truyền hình xuyên biên giới không chấp nhận điều đó, họ bỏ Việt Nam. Nạn nhân lớn nhất của những quy định này là khán giả Việt.


Thủ tướng Phạm Minh Chính, hôm 22-12-2023, nói rằng, ông “xót ruột khi cứ mở tivi là thấy phim nước ngoài”. Và, Bộ trưởng Nông nghiệp Lê Minh Hoan thì cho biết, mỗi phim truyền hình Hàn Quốc quảng cáo trung bình khoảng 57 sản phẩm, bao gồm đồ nội thất, mỹ phẩm, công nghệ, một cách khéo léo.

Chắc hẳn, hai nhà lãnh đạo đều biết, phải qua NetFlix, Amazon Prime… nhiều người Việt mới biết đến hàng trăm bộ phim của Việt Nam như Thanh Sói, Hai Phượng, Bí Mật Của Gió… và biết đến, ngay cả những bộ phim rất “chủ nghĩa anh hùng cách mạng” như Mùi Cỏ Cháy…

Nhờ được đưa lên những nền tảng ấy, những phim này của Việt Nam mới có cơ hội đến được với hàng triệu thuê bao ở gần 200 quốc gia.


Phần lớn các kênh truyền hình phải rút khỏi Việt Nam vì Nghị định 71 đều phi chính trị. Và, những thủ tục, phép tắc trong Nghị định 71 chẳng mang lại lợi ích gì cho khán giả và cho đất nước, nó chỉ trao cho các viên chức trong bộ máy công cụ nhũng nhiễu và mang lại một số lợi ích không đáng kể cho “sân sau”.

Hội nghị toàn quốc hôm 22-12-2023, đã cho thấy tín hiệu tốt khi Chính phủ coi “phim ảnh” cũng là một “ngành công nghiệp”, “công nghiệp văn hóa”. Và, Bộ trưởng Lê Minh Hoan thì nhận thấy, phim ảnh không chỉ là một sản phẩm văn hóa. Nông dân của ông đang nhờ các nền tảng công nghệ xuyên quốc gia để quảng bá các nông phẩm.

Và trong khi Bộ TT & TT điên cuồng chống lại, cả VTV, Truyền hình Quốc hội… đều lên sóng “khoe” đài của họ được lan tỏa là nhờ Tik Tok, Facebook, Youtube…

Trên thực tế, nhà nước vẫn không đối xử với phim ảnh, sách vở, báo chí như đối xử với một ngành kinh doanh. Các cơ quan quản lý thường rất vô cảm khi cấm chiếu, hủy một buổi biểu diễn, đóng cửa, đình bản một tờ báo chỉ vì vài câu chữ [đôi khi sai đúng chỉ dựa trên cách đánh giá chưa chắc đã trong sáng của các chuyên viên] mà không bao giờ đánh giá tác động kinh tế xã hội của các quyết định ấy.


Từ sai lầm sáp nhập chức năng viễn thông [công nghệ] vào truyền thông [chính trị] mà sự lựa chọn lãnh đạo cho Bộ Thông tin và Truyền Thông luôn có sai lầm. Lãnh đạo ngành, khi còn bưu chính viễn thông thì luôn sáng tạo, tiên phong, đưa đất nước mở cửa, hội nhập. Khi nhập thêm chức năng báo chí, xuất bản thì chỉ ngay ngắn được một nhiệm kỳ. Các bộ trưởng về sau, kẻ thì tham nhũng vào tù, kẻ thì vừa nổ, vừa viễn vông vừa trại lính.

Nhưng, cho dù đã lộ nguyên hình là tội phạm, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn cũng không thù địch với internet như kế nhiệm của các ông.

Trước hay sau Đổi Mới thì báo chí đều là “công cụ của Đảng”. Nhưng trước và trong hơn hai thập niên đầu của Đổi Mới, các nhà lãnh đạo vẫn luôn dành cho báo chí sự tôn trọng nhất định. Chưa bao giờ các công cụ kinh doanh của báo chí bị hạn chế như thế [mặc dù nhiều tờ báo vẫn phải tự chủ về kinh tế] và cũng chưa bao giờ địa vị của nhà báo và úy tín của báo giới bị coi thường đến thế.

Càng trong thời đại nhiễu nhương về thông tin, vai trò của báo chí chính thống càng hết sức quan trọng. Nhưng cách quản lý báo chí hiện nay đã làm suy yếu tiếng nói chính thống ấy. Kết quả là, không chỉ “mặt trận tư tưởng” của Tuyên giáo bị giảm khả năng “định hướng”, xã hội cũng thiếu hẳn những tiếng nói tin cậy. Tin giả hoành hành và nhiều khi mạnh hơn tin thật.


Khi tướng Nguyễn Mạnh Hùng sang làm Bộ trưởng, trên trang này tôi đã cảnh báo ông, quốc gia không phải là trại lính.

Trong kỷ nguyên internet chủ quyền và lãnh thổ của quốc gia không đơn giản chỉ là những cột mốc bê tông. Thiết lập chủ quyền quốc gia càng không phải là đẻ ra các loại thủ tục để ngăn chặn người dân Việt Nam tiếp cận với các nền tảng công nghệ trên internet mà phải khai thác những nền tảng ấy sao cho sáng tạo và thích hợp nhất.

Cấm đoán các nền tảng công nghệ rồi đóng cửa, nhái theo cách làm của họ thì sẽ hoặc là thất bại như “Lotus” hoặc chỉ cho ra những sản phẩm công nghệ kiểu Việt Á.

Tinh thần “hậu kiểm”, người dân được làm những gì pháp luật không cấm đã được đưa vào Luật Doanh nghiệp từ năm 1999. Quản lý nhà nước không bằng những điều kiện, chuẩn mực mà bằng giấy phép không chỉ là đi ngược với tinh thần ấy mà còn rất lỗi thời.

Chúng ta đang ở trong một thời đại mà có thể ngày mai, các nền tảng công nghệ sẽ bổ sung các ứng dụng mới mà hôm nay loài người chưa nghĩ tới và thật vô nghĩa khi ta mất rất nhiều thời gian loay hoay chẻ nhỏ họ ra cho từng bộ ngành hành hạ với cái gọi là quản lý.

Việt Nam có thể đã phải cân nhắc rất cẩn trọng, tính toán rất chiến lược và ấp ủ không phải trong một sớm một chiều mới có thể dàn xếp trong ngoài để đưa quan hệ Việt – Mỹ lên tầm “chiến lược toàn diện”. Các nhà lãnh đạo Việt Nam sang Mỹ, sang châu Âu đều cố gắng để tìm gặp, thuyết phục lãnh đạo các công ty công nghệ quan tâm tới Việt Nam.

Nhưng, những tư duy chiến lược và những nỗ lực ấy đôi khi lại có thể bị vô hiệu hóa bởi những âm mưu vặt vãnh.

Sự thiếu chuyên nghiệp của các cơ quan lập pháp, sự vị nể, thỏa hiệp giữa các bộ ngành có thể để lọt những thủ tục được cài cắm trong các văn bản, khiến cho những “chiến lược”, những “toàn diện” có nguy cơ trở nên vô nghĩa.

Bởi, các công ty công nghệ khi tới Việt Nam, không phải là sẽ đối diện với các nhà lãnh đạo đã nỗ lực khai mở lộ trình chiến lược mà sẽ rơi vào “thập diện mai phục” của những thủ tục không được dạy ở bất cứ trường luật nào; phải đối diện với một bộ máy rất nhiều cửa mà không biết mở cửa nào; đối diện với những cam kết mà không có cam kết; đối diện một lịch trình mà không có thời hiệu; đối diện với những chi phí không thể dự toán và không làm sao quyết toán.

2023 đúng là năm của Bộ TT & TT.

Những quy định trong Nghị định 71 cũng như những quy định đang được Bộ TT & TT dự thảo trong Nghị định 72 có thể mang lại những lợi ích rất nhỏ nhặt và cục bộ. Nhưng uy tín của quốc gia, cơ hội của hàng chục triệu người dân Việt Nam sẽ phải trả giá.

Lịch sử không cần biết danh tính những kẻ đang dấm dúi cài cắm các quy trình đẩy lùi văn minh ấy nhưng lịch sử sẽ lại rất vô tư lưu danh những ai đã để cho bọn họ lộng hành.
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by quaichao »

Nghĩ Gì khi Một Nửa Người Mỹ Đồng Ý với Trump:
“NGƯỜI NHẬP CƯ ĐẦU ĐỘC HUYẾT THỐNG MỸ”.

20/01/2024
Cung Đô


Image
Thuyền Nhân Việt Nam.
Ảnh từ Wikimedia.org


Một tuần trước Giáng Sinh, ngày 16 tháng 12 vừa qua, tại cuộc vận động tranh cử ở New Hampshire, Cựu Tổng thống Donald Trump đã dõng dạc trước đám đông: “Những người nhập cư đến Hoa Kỳ đang “đầu độc huyết thống của đất nước chúng ta”, Ông nói tiếp, ám chỉ chính quyền Biden: “Họ cho phép – tôi nghĩ con số thực là 15, 16 triệu người nhập vào đất nước chúng ta. Khi họ làm điều đó, chúng ta có rất nhiều việc phải làm. Họ đang đầu độc huyết thống của đất nước chúng ta.”

Trong tiếng vỗ tay của những người ủng hộ, Trump tiếp tục: “Đó là những gì họ đã làm. Họ đầu độc các viện tâm thần và các nhà tù trên khắp thế giới, không chỉ ở Nam Mỹ, không chỉ ở ba hoặc bốn quốc gia như chúng ta tưởng, mà trên toàn thế giới. Họ nhập vào đất nước chúng ta từ Châu Phi, từ Châu Á và trên toàn thế giới.”

Trump sáng hôm sau lại một lần nữa lặp lại từ “đầu độc” trong một bài đăng trên trang web truyền thông xã hội Truth Social của ông, trong một bài đăng viết hoa toàn bộ rằng “Nhập Cư Bất Hợp Pháp Đang Đầu Độc Huyết Thống Của Đất Nước Chúng Ta. Họ Đến Từ Các Nhà Tù, Từ Các Viện Tâm Thần - Từ Khắp Nơi Trên Thế Giới.”

Trump lập lại trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Sáu tiếp theo với đài truyền hình bảo thủ Hugh Hewitt: “Chúng ta đang đầu độc đất nước của chúng ta. Chúng ta đang đầu độc huyết thống đất nước của chúng ta. Chúng ta đang để cho người ngoài nhập vào.” Ông nói thêm: “Chúng ta đang nhét đầy trường lớp của chúng ta bằng những đứa trẻ không nói được ngôn ngữ của chúng ta.” Được hỏi lại, ông nhắc lại một lần nữa: “Họ là những người nhập vào từ Châu Phi, từ Châu Á, từ khắp nơi trên thế giới.” Ông không đề cập gì đến Châu Âu.

Trump thật ra chỉ cọp-dê lại thuật ngữ “đầu độc huyết thống” được Hitler sử dụng trong tuyên ngôn “Mein Kampf”, trong đó Hitler chỉ trích việc nhập cư và sự pha trộn các chủng tộc. Hitler viết: “Tất cả các nền văn hóa vĩ đại trong quá khứ đều bị diệt vong chỉ vì chủng tộc chính gốc ban đầu đã chết vì nhiễm độc máu”.

Đây không phải là lần đầu tiên Trump viện dẫn thuật ngữ “đầu độc huyết thống” để chỉ trích vấn đề nhập cư, từ trước đến nay, luôn có sự hòa điệu giữa Donald Trump và những lời hùng biện của cánh hữu. Chiến dịch tranh cử tổng thống của Đảng Cộng hòa năm 2016 của Trump đã thành công - thành công một cách đáng ngạc nhiên - vì ông sẵn sàng chấp nhận những lập luận và khẳng định cực đoan được coi là vượt quá giới hạn khuôn khổ đối với những đối thủ của ông. Bằng cách chọn ra và sau đó một mực bảo vệ những tuyên bố hạ thấp đối tượng, ở đây là người nhập cư, gây thù ghét, cùng với những khẳng định cực đoan khác, Ông đã khơi dậy một luồng ý tưởng chống người nhập cư sẵn có trong quần chúng Hoa Kỳ, hợp thức hóa và bẻ xu hướng này trở về quỹ đạo chính thống.

Những viên chức trong chiến dịch tranh cử của Trump đã chỉ ra rõ ràng rằng Trump sẽ tiếp tục đánh mạnh vào vấn đề nhập cư, trích dẫn các cuộc thăm dò cho thấy cử tri coi biên giới là mối quan tâm hàng đầu và nói rằng họ tin tưởng Trump về vấn đề này hơn các đối thủ của ông. Trump cũng đã không ngần ngại mô tả việc nhập cư là một “cuộc xâm lược”, một thuật ngữ mà Đảng Dân chủ và những người ủng hộ di dân bất bình.

Vào Chủ Nhật vừa qua, CBS News đã trình bày kết quả của một cuộc thăm dò mới được thực hiện từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 1, do công ty thăm dò YouGov thực hiện - kết quả đưa ra một mô hình rõ ràng, cho thấy rằng ngay cả những lập luận cực kỳ cực đoan của cánh hữu hiện nay đã trở thành những suy nghĩ thường tình, không nằm ngoài tiêu chuẩn đạo lý trong quần chúng.

Những người tham dự cuộc thăm dò được YouGov hỏi liệu họ có đồng ý với Trump rằng người nhập cư vào Mỹ bất hợp pháp đã ảnh hưởng gây "đầu độc huyết thống" đất nước hay không. Và hãy suy nghĩ kỹ, đây không chỉ là lời hùng biện của cánh hữu mà còn là sự phản ánh của một số chính sách phân biệt chủng tộc cực đoan nhất trong lịch sử hiện đại. Nó mô tả rõ ràng rằng những người nhập cư là nguy hiểm, gây ra mối đe dọa cho bản sắc dân tộc đất nước Hoa Kỳ. Đây là ngôn ngữ của chủ nghĩa phát xít. Dẫu thế, gần một nửa số người Mỹ đồng ý với Trump về điều này.

Kết quả này chủ yếu là vì hơn 3/4 đảng viên Đảng Cộng hòa đồng ý với Trump, trong khi chưa đến một nửa số đảng viên Đảng Dân chủ và đảng viên độc lập đồng ý lập luận đóng khung này.

Điều thú vị là khi những bình luận không được cho là của Trump thì mức độ ủng hộ lại thấp hơn. Đảng Cộng hòa có nhiều khả năng thể hiện sự đồng ý với Trump (cao hơn 10 điểm) khi họ được thông báo rằng chính Trump là người đưa ra ý kiến.

Cuộc khảo sát của CBS đã thăm dò với con số là 2,870 cử tri Mỹ trên toàn quốc, trong đó có 786 người là đảng viên Cộng hòa. Cuộc thăm dò đã đưa ra những câu hỏi về quan điểm của người tham gia trong các vấn đề khác nhau, hỏi xem họ có đồng ý hay không đồng ý với nhận xét hoặc lập trường của ứng cử viên hay không.

Một trong những chủ đề trong cuộc thăm dò bao gồm việc đánh giá cảm nhận của mọi người về việc Trump sử dụng cụm từ "đầu độc huyết thống của đất nước" khi đề cập đến những người nhập cư vào Mỹ bất hợp pháp.

Trong số tất cả các cử tri được khảo sát, không chỉ những người thuộc Đảng Cộng Hòa, khoảng 47% người dân Hoa Kỳ nói chung cho biết họ "đồng ý với Trump" về nhận xét của ông về những người nhập cư bất hợp pháp và 53% tổng số cử tri cho biết họ "không đồng ý" với nhận xét này.

Mặc dù hầu hết cử tri nói chung không đồng ý với ngôn ngữ này, nhưng khoảng 8 trong số 10 cử tri bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng Hòa cho biết họ đồng ý.

Có rất nhiều lý do hợp lý hóa được đưa ra để chấp nhận ngôn ngữ này của Trump, nhưng rõ ràng vấn đề chủng tộc là trọng tâm của ý tưởng này. Điều đó được phản ánh ở những phần tham khảo khác trong cuộc thăm dò của CBS-YouGov, như khi mọi người được yêu cầu đánh giá những nỗ lực thúc đẩy sự đa dạng và bình đẳng chủng tộc trên nước Mỹ, hầu hết người Mỹ không thuộc đảng cộng hòa đều cho rằng những nỗ lực như vậy là đúng hoặc chưa đủ trong khi hai phần ba người cộng hòa nói rằng những nỗ lực đó đi quá xa.

Sự ủng hộ dành cho Trump ban đầu bắt nguồn từ cảm giác của những người Cộng hòa da trắng rằng họ đang bị tấn công. Trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của ông và những năm sau đó, vai trò của sự bất bình của người Da trắng - mối lo ngại về việc người Mỹ da trắng bị giảm sút địa vị - đã trở thành một yếu tố ngày một tăng cường trong nền chính trị của Đảng Cộng Hòa.

Cuộc thăm dò của CBS cũng hỏi các cử tri sơ bộ của Đảng Cộng hòa rằng liệu một loạt quan điểm chính sách có gây ra nhiều sự ủng hộ hơn cho một ứng cử viên cụ thể hay không. Ba nơi có tỷ lệ cử tri cao nhất cho biết rằng những quan điểm này sẽ ảnh hưởng đến kết quả bầu cho các ứng cử viên. Cắt giảm thuế, cấm phẫu thuật chuyển đổi giới tính trẻ vị thành niên… và thách thức những ý tưởng/thuyết “tỉnh thức” (Woke). Gần 9 trong 10 cử tri sơ bộ cho rằng việc ủng hộ những vấn đề đó sẽ làm tăng sự ủng hộ của họ đối với một ứng cử viên.

Hỏi cùng câu hỏi về chủng tộc đối với ứng cử viên là Trump, gần một nửa số người được hỏi cho biết họ tin rằng Trump sẽ ưu tiên cho người Mỹ da trắng hơn các chủng tộc khác.

Một câu hỏi khác trong cuộc thăm dò ít được chú ý hơn nhưng cho thấy môi trường chính trị sẽ xoay hướng thế nào đối với kết quả cực đoan nhất có thể xảy ra từ nhiệm kỳ tổng thống của Trump. Những người trả lời được hỏi họ quan tâm đến điều gì hơn trong vài năm tới, một nền kinh tế mạnh mẽ hay liệu Hoa Kỳ sẽ có một nền dân chủ hoạt động tốt hay không? Nhìn chung, kết quả được chia ở giữa. 2/3 đảng viên Đảng Dân chủ bày tỏ quan ngại nhiều hơn về nền dân chủ của đất nước. 2/3 đảng viên Cộng hòa bày tỏ quan ngại nhiều hơn về nền kinh tế.

Trump và các đồng minh của Ông như cố vấn Stephen Miller thường coi việc gia tăng nhập cư là mối đe dọa kinh tế, bất chấp sự gia tăng số lượng người nhập cư ở biên giới Mỹ-Mexico trùng với thời kỳ việc làm tăng lên. Nhưng kết quả trên cho thấy một con đường rõ ràng dẫn đến ảnh hưởng xấu cho nền dân chủ Hoa Kỳ: sử dụng các vấn đề như nhập cư để lập luận rằng nền kinh tế đang bị đe dọa và sử dụng sự sợ hãi khủng hoảng kinh tế của người dân để lèo lái kết quả bầu cử, và thêm một bước nữa, phủ nhận kết quả chính thức.

Câu chuyện bầu cử và nền dân chủ Hoa Kỳ là một câu chuyện dài. Ảnh hưởng nguy hại ngay trước mắt là đối với những người nhập cư đang tần tảo hội nhập vào cuộc sống mới ở Hoa Kỳ. Nếu trí nhớ là thứ được gạn lọc, nhiều người trong chúng ta hầu như đã quên bẵng rằng tất cả chúng ta, những người hiện đang sống trên đất nước này đều là hậu duệ của một sắc dân nhập cư từ nơi khác đến, riêng chúng ta, những người mũi tẹt da vàng, một sắc dân mà cựu tổng thống ứng cử viên đảng Cộng Hòa Donald Trump “ưu ái” gọi thẳng tên là “đến từ Châu Phi, Châu Á” làm hoen ố huyết thống của người Mỹ, hãy lục lọi trí nhớ, bởi chúng ta, như tất cả các sắc dân mắt xanh da trắng nhập cư vào Hoa Kỳ xưa nay, đã không ngừng góp phần giúp tạo dựng một “hiệp chủng quốc” Hoa Kỳ hùng mạnh.

Cung Đô
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by thienthanh »

Ngày tồi tệ của Tổng thống Joe Biden
Huỳnh Hoa
28 tháng 1, 2024

Image
Một căn cứ quân đội Mỹ tại đông bắc Jordan bị tấn công bằng drone hôm Chủ Nhật 28 tháng 1 khiến 3 binh sĩ thiệt mạng và 35 người khác bị thương, đe doạ chiến tranh lan rộng. Ảnh minh hoạ: Binh sĩ Mỹ trong một căn cứ ở Jordan vùng Trung Đông. Ảnh Jordan Pix/ Getty Images

Vụ tấn công bằng máy bay không người lái (drone) vào một doanh trại quân đội Mỹ ở Jordan rạng sáng Chủ Nhật 28 tháng Một 2024 có nguy cơ khiến lò lửa Trung Đông lan rộng và đặt Tổng thống Mỹ Joe Biden vào những lựa chọn hết sức khó khăn.

Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ trong một thông báo hôm Chủ Nhật xác nhận một tiền đồn của quân đội Mỹ, có tên Tháp 22 (Tower 22) ở đông bắc Jordan gần biên giới với Syria và Iraq vừa bị tấn công làm ba binh sĩ Mỹ thiệt mạng, 34 binh sĩ khác bị thương. Trong hơn ba tháng từ khi cuộc chiến tranh giữa Israel và Hamas nổ ra ở dải Gaza, các căn cứ quân đội Mỹ tại Trung Đông đã bị tấn công hơn 160 lần bằng phi pháo và drone từ các nhóm phiến quân được Iran hậu thuẫn nhưng vụ việc hôm 28 tháng Một gây thiệt hại nhân mạng trầm trọng nhất.

Nếu không tính hai lính biệt động Mỹ mất tích hồi tuần trước và đã được xác định tử vong sau khi rơi xuống biển trong vụ khám xét một con tàu Iran chở vũ khí cho lực lượng Houthi ở Yemen thì những binh sĩ thương vong hôm nay là những người lính Mỹ đầu tiên đổ máu xuống sa mạc Trung Đông trong một cuộc chiến mà người Mỹ không muốn can dự. Trong tuyên bố mới nhất sau sự kiện bi thảm này, Tổng thống Joe Biden cam kết sẽ trả thù.


“Ba binh sĩ Mỹ mà chúng ta mất là những người ái quốc thật sự theo ý nghĩa cao cả nhất. Chúng ta sẽ cố gắng xứng đáng với danh dự và lòng dũng cảm của họ. Chúng ta sẽ tiếp tục cam kết của họ chống chủ nghĩa khủng bố. Và đừng nghi ngờ, chúng ta sẽ truy cứu trách nhiệm những kẻ gây ra tội ác này vào một thời điểm và theo một cách thức mà chúng ta chọn lựa”, ông Biden nói.

Ông Biden sẽ chọn lựa như thế nào?

Khi xảy ra vụ tấn công dã man của lực lượng Hamas vào miền Nam Israel ngày 7 tháng Mười năm ngoái và sau đó là cuộc trả đũa cũng tàn bạo không kém của quân đội Israel vào dải Gaza, ai cũng lo sợ chiến tranh leo thang, dẫn tới cuộc đối đầu khó tránh khỏi giữa lực lượng Mỹ-Israel với Iran và các tổ chức phiến quân được Tehran hậu thuẫn. Để đề phòng khả năng đó, Mỹ một mặt cử lực lượng quân đội hùng hậu tới khu vực để răn đe, một mặt đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã bốn lần bay tới thủ đô các nước trong khu vực tìm cách hạ nhiệt căng thẳng.

Ông Biden và đội cố vấn của ông lo ngại một vụ tấn công liều lĩnh của các nhóm phiến quân thân Iran – như nhóm Hamas ở Gaza, Hezbollah ở Lebanon, Houthi ở Yemen và nhiều nhóm khác ở Syria và Iraq – vào tàu bè hoặc căn cứ quân sự gây thiệt hại nhân mạng cho lính Mỹ sẽ có thể làm bùng ngọn lửa chiến tranh ra toàn khu vực, lôi kéo cả quân đội Mỹ.

Trong hơn ba tháng chiến tranh vừa qua Washington duy trì một chính sách không quá cứng rắn, cũng không quá mềm mỏng với hy vọng sẽ có cơ hội tái lập hoà bình và ổn định ở Trung Đông, sao cho lợi ích về an ninh của Israel được bảo đảm mà giải pháp “hai nhà nước” cũng được thực thi, hình thành một nhà nước hợp pháp đại diện cho quyền lợi của người Palestine.

Tại thời điểm ba binh sĩ Mỹ bị giết ở Jordan thì tại thủ đô Paris nước Pháp, Giám đốc Cơ quan Tình báo Mỹ (CIA) William J. Burns đang có cuộc họp kín với các quan chức cao cấp của Israel, Ai Cập và Qatar tìm kiếm một thoả thuận theo đó Israel sẽ tạm ngừng tấn công Hamas trong hai tháng đổi lấy việc trả tự do cho hơn 100 con tin người Do Thái vẫn đang còn bị Hamas giam cầm. Chính quyền Biden cũng đang đàm phán một thỏa thuận khác để tránh một cuộc xung đột toàn diện giữa Israel và tổ chức Hezbollah ở Lebanon. Với vụ tấn công hôm Chủ Nhật 28 tháng Một, niềm hy vọng đó của Mỹ dường như tan thành mây khói.


Cho đến nay các quan chức cao cấp nhất trong chính quyền Mỹ vẫn tin rằng Iran không muốn một cuộc xung đột trực tiếp với Mỹ mà chỉ muốn sử dụng các tổ chức phiến quân được Tehran uỷ nhiệm kể trên để gây sức ép lên Hoa Kỳ và Israel, cứu Hamas. Hiện các cơ quan quân đội và tình báo Mỹ vẫn đang thu thập và phân tích thông tin để xác định vụ tấn công ở Jordan là do Iran ra lệnh hoặc chỉ là quyết định riêng của nhóm phiến quân Shiite tại Syria. Tuần trước, quân đội Mỹ đã san bằng một cơ sở tình báo của Iran tại Syria, giết chết năm sĩ quan Iran trong đó có một sĩ quan cao cấp, nên có thể vụ tấn công hôm nay là một đòn trả đũa của Iran.
Image
Phát biểu với cử tri tại West Columbia, tiểu bang South Caroline tối Chủ Nhật 28 tháng 1, Tổng thống Joe Biden cam kết sẽ phản ứng, nhưng ông chưa cho biết Mỹ sẽ phản ứng thể nào với vụ tấn công vào căn cứ quân đội Mỹ khiến ba binh sĩ thiệt mạng ở Jordan hôm nay. Ảnh Sean Rayford/Getty Images

Nếu Mỹ xác định Iran đứng sau vụ tấn công thì ông Biden có thể phải quyết định đánh vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Iran và chiến tranh chắc chắn sẽ lan rộng.

Các đối thủ chính trị bên đảng Cộng hòa đang thúc giục ông Biden phải hành động cương quyết nếu không muốn bị coi là “kẻ hèn nhát”. Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, lãnh đạo phe Cộng hoà ở Thượng viện, tuyên bố: “Giờ đây cả thế giới đang nhìn các dấu hiệu cho thấy cuối cùng tổng thống sẽ thi triển sức mạnh Hoa Kỳ để buộc Iran phải thay đổi thái độ”.

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham (Cộng hoà – South Carolina) máu me hơn: “Tấn công Iran ngay. Đánh mạnh vào”. Còn thượng nghị sĩ diều hâu Tom Cotton (Cộng hoà – Arkansas) gay gắt hơn nữa: “Câu trả lời duy nhất cho những vụ tấn công này phải là cuộc trả đũa bằng quân sự quyết liệt chống lại các lực lượng khủng bố của Iran, cả trong lãnh thổ Iran lẫn khắp vùng Trung Đông. Nếu không làm được như vậy thì Joe Biden chỉ là kẻ hèn nhát không xứng đáng làm tổng tư lệnh quân đội”, theo báo The New York Times.
TranAnhDung
Posts: 288
Joined: Tue Oct 28, 2008 7:43 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by TranAnhDung »

Vì sao Trump không được miễn truy tố?
“Miễn truy tố ông Trump sẽ làm sụp đổ hệ thống tam quyền phân lập của nền dân chủ Hoa Kỳ"
Huỳnh Hoa
7 tháng 2, 2024



Image
Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng Hòa và là cựu Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump giơ tay sau khi được các phóng viên hỏi tại trụ sở của International Brotherhood of Teamsters hôm 31 Tháng Giêng năm 2024 tại Washington, DC. (ảnh: Chip Somodevilla/Getty Images)

“Miễn truy tố ông Trump sẽ làm sụp đổ hệ thống tam quyền phân lập của nền dân chủ Hoa Kỳ”

Cựu tổng thống Donald Trump không được hưởng quyền miễn truy tố về âm mưu lật đổ kết quả bầu cử năm 2020 và phải ra toà xét xử cáo buộc tội hình sự, tòa kháng án liên bang Hoa Kỳ khu vực District of Columbia ra phán quyết hôm thứ Ba 6 tháng Hai 2024.

Tuy nhiên, ông Trump – người đang dẫn đầu cuộc đua vào vị trí đại diện đảng Cộng Hòa ra tranh cử tổng thống vào Tháng Mười Một, chắc chắn sẽ tiếp tục kháng cáo lên Tối cao Pháp Viện.


***

Phán quyết dài 57 trang, được đồng thuận của cả ba chánh án tòa phúc thẩm liên bang, được ban hành một tháng sau phiên toà phúc thẩm xem xét liệu hành động của ông ta lật ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 có được “miễn truy tố” (immunity) hình sự hay không. Phiên toà phúc thẩm hôm 9 Tháng Gie6ng 2024, do ba chánh án J. Michelle Childs, Florence Y. Pan và Karen L. Henderson chủ trì, đã nghe lập luận và tranh luận của cả hai bên, đại diện ông Trump và đại diện chính phủ Mỹ, trước khi đưa ra phán quyết.

Lần đầu tiên trong lịch sử tư pháp Mỹ, tòa kháng án phải trả lời câu hỏi: Liệu một cựu tổng thống có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho những hành động của ông ta khi còn tại nhiệm hay không?

Các luật sư đại diện ông Trump cho rằng ông Trump không thể bị xử tội hình sự bởi vì ông ta là tổng thống, hành động của ông ta là thực thi nhiệm vụ hiến định của người đứng đầu nhánh hành pháp. Luật sư D. John Sauer, đại diện ông Trump, lập luận rằng một tổng thống chỉ có thể bị truy tố và kết tội sau khi bị Thượng viện kết án và phế truất.

Ông Trump đã hai lần bị Hạ viện luận tội nhưng cả hai lần đều được Thượng viện tha vì không đủ số phiếu kết tội, tối thiểu 67 phiếu. Trong cuộc luận tội ông Trump lần thứ hai Tháng Hai 2021 về hành vi xúi giục bạo loạn tấn công Quốc hội, có 57 thượng nghị sĩ – gồm 50 TNS Dân Chủ và 7 TNS Cộng Hoà – bỏ phiếu kết tội (convict); 43 TNS Cộng Hoà bỏ phiếu tha bổng. Khi ấy nhiều thượng nghị sĩ Cộng Hoà tán thành lập luận của các luật sư biện hộ cho Trump rằng, hành vi xúi giục bạo loạn là tội hình sự, phải được xét xử tại toà án thuộc nhánh tư pháp chứ không thể xem xét tại cơ quan lập pháp, theo nguyên tắc tam quyền phân lập.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ sau đó đã bổ nhiệm công tố viên đặc biệt Jack Smith điều tra vụ bạo loạn ngày 6 Tháng Gie6ng 2021 và đã kiện ông Trump về tội âm mưu lật ngược kết quả bầu cử. Chánh án Tanya S. Chutkan, người phụ trách vụ án ở tòa sơ thẩm liên bang, tuyên bố không một cựu tổng thống nào được miễn truy tố tội hình sự do các hành vi công hoặc tư; tổng thống không phải là vua và Hoa Kỳ không phải là nước quân chủ chuyên chế. Không đồng ý với nhận định của bà Chutkan, ông Trump phản đối lên tòa phúc thẩm liên bang dù vụ án chưa xét xử và chưa có bản án, dẫn tới phiên xử tháng trước và phán quyết hôm nay.


***

Các luật sư biện hộ cho ông Trump cũng cho rằng, chưa một tổng thống Mỹ nào bị kết tội hình sự trước đây; nếu ông Trump bị kết tội thì điều đó sẽ làm cho các tổng thống tương lai hoặc bị đảng đối lập kết án với đủ loại tội danh hoặc sẽ làm việc với sự dè dặt vì lo sợ bị truy tố sau khi rời Tòa Bạch Ốc.

Phát biểu sau phiên toà tháng trước, ông Trump cũng nói [nếu ông bị kết tội hình sự] thì “đất nước sẽ hỗn loạn”, dù ông nhiều lần tuyên bố nếu đắc cử ông ta sẽ bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt “truy đuổi” Tổng thống Biden và gia đình, sẽ luận tội ông Biden, thậm chí sẽ “tử hình” những người ông ghét như Đại tướng Mark Milley, cựu Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ mới nghỉ hưu.

Luật sư James J. Pearce, đại diện chính phủ Mỹ, cho rằng quan điểm “tổng thống chỉ có thể bị kết tội sau khi bị Thượng viện phế truất” là một lập luận “cực kỳ đáng sợ”. Nó sẽ cho phép tổng thống coi mình là vua, là hoàng đế, đứng trên pháp luật và làm mọi việc theo ý muốn cá nhân mà không sợ trách nhiệm hay sự trừng phạt.

Luật sư Pearce cũng cho rằng không có cơ sở để suy luận việc kết tội hình sự ông Trump lần này sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm cho các tổng thống tương lai bởi vì “chưa bao giờ một tổng thống đương nhiệm bị cáo buộc cấu kết cùng các cá nhân sử dụng quyền lực để lật đổ nền cộng hòa dân chủ và hệ thống bầu cử” và trường hợp ông Trump không phải là căn cứ báo trước những vụ truy tố lẫn nhau trong tương lai.



Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng Hòa và là cựu Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump tại trụ sở của International Brotherhood of Teamsters hôm 31 Tháng Giêng năm 2024 tại Washington, DC. (ảnh: Chip Somodevilla/Getty Images)
Trong thực tế chính trị thế giới, một số quốc gia dân chủ đã truy tố, xét xử và bỏ tù một số cựu tổng thống mà không gây ra những xáo trộn lớn trong đời sống chính trị của nước họ.

Nước Pháp năm 2011 đã xử cựu Tổng thống Jacques Chirac (nhiệm kỳ 1995-2007) hai năm tù treo về tội lạm dụng công quỹ, gây mất lòng tin và xung đột lợi ích trong thời gian làm thị trưởng Paris. Mười năm sau, năm 2021, Pháp lại xử cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy (nhiệm kỳ 2007-2012) một năm tù treo cho tội gây quỹ tranh cử bất hợp pháp, một năm tù giam và hai năm tù treo cho tội tham nhũng.

Đài Loan năm 2009 xử cựu Tổng thống Trần Thuỷ Biển (nhiệm kỳ 2000-2008) 19 năm tù giam về tội nhận hối lộ và rửa tiền. Ông Trần được bà Tổng thống Thái Anh Văn ân xá năm 2016 sau bảy năm ngồi tù.

Năm 2018 Hàn Quốc kết án cựu Tổng thống Park Geun-hye (nhiệm kỳ 2013-2017) 24 năm tù giam vì tội nhận hối lộ và lạm dụng quyền lực. Bà Park được người kế nhiệm ân xá năm 2021 sau ba năm ngồi tù.


Không thể nói Pháp, Đài Loan hoặc Nam Hàn có kỷ cương và văn hoá dân chủ vững mạnh hơn Hoa Kỳ và các nước này cũng không rơi vào loạn lạc sau khi các cựu tổng thống của họ bị kết tội và phải ngồi tù.

***

Trở lại với phán quyết hôm nay của toà phúc thẩm liên bang Hoa Kỳ, các chánh án nhận định: “Cựu tổng thống Trump đã trở thành công dân Trump với đầy đủ quyền biện hộ như mọi bị cáo hình sự khác. Đặc quyền miễn truy tố hình sự từng bảo vệ ông ta trong thời gian ông ta làm tổng thống nay đã không còn bảo vệ ông ta chống lại vụ truy tố này”.

Đi xa hơn, các chánh án cho rằng tuyên bố của ông Trump về quyền miễn truy tố là một mối nguy hiểm cho hệ thống hiến pháp của quốc gia. Phán quyết viết rằng: “Về căn bản, lập trường của ông Trump sẽ làm sụp đổ hệ thống tam quyền phân lập của chúng ta bằng cách đặt tổng thống ra ngoài tầm của cả ba nhánh quyền lực… Chúng ta không thể chấp nhận văn phòng tổng thống đặt những người từng nắm giữ nó lên trên luật pháp kể cả sau thời gian họ tại vị”.

Các chánh án dành cho ông Trump từ đây đến Thứ Hai tuần tới để yêu cầu Tối cao Pháp Viện giải quyết nếu ông không chấp nhận phán quyết.

Theo thông lệ, khi ông Trump khiếu nại lên Tối cao Pháp Viện thì các thẩm phán ở đó sẽ phải quyết định chấp nhận lời khiếu nại của ông hay bác bỏ nó và cho phép phán quyết của tòa phúc thẩm có hiệu lực thi hành. Trong trường hợp Tối cao Pháp Viện từ chối nghe tranh luận về vụ án thì vụ án được trả lại tòa cấp dưới để chánh án Tanya Chutkan ấn định ngày xét xử. Tuần trước bà Chutkan đã huỷ bỏ lịch xét xử ông Trump vào ngày 4 Tháng Ba sắp tới, nhưng vẫn tỏ dấu hiệu cho thấy và sẽ mở toà trong thời gian sớm nhất có thể.

Còn nếu Tối cao Pháp Viện chấp nhận vụ án, thì câu hỏi cấp thiết là phải mất bao lâu các thẩm phán mới ra phán quyết. Nếu họ hành động nhanh, ra quyết định nhanh thì phiên toà xử ông Trump vẫn có thể diễn ra trước ngày bầu cử 5 Tháng Mười Một 2024. Còn nếu các thẩm phán chần chừ thì vụ xử có thể bị đình hoãn đến sau ngày bầu cử, mang lại lợi thế lớn cho ông Trump: ông ta sẽ không bị xoá tên trên phiếu bầu, và nếu may mắn đắc cử, ông ta có thể yêu cầu Bộ Tư pháp Mỹ rút lại đơn kiện hoặc thậm chí tự ân xá cho mình bằng quyền lực tổng thống.

Nếu ông Trump đưa vụ này lên Tối cao Pháp Viện thì cơ quan tư pháp cao nhất nước này phải cùng lúc xem xét hai khiếu nại liên quan tới ông: Một là khiếu nại liên quan tới quyền miễn truy tố hình sự nói trên và hai là khiếu nại phán quyết của tòa án tối cao tiểu bang Colorado xoá tên ông Trump khỏi danh sách ứng cử viên cuộc bầu cử sắp tới do ông ta kích động bạo loạn tấn công Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 6 Tháng Gie6ng 2021, vi phạm khoản 3 Tu Chính Án số 14 của Hiến Pháp.

Tối cao Pháp viện dự kiến sẽ có ý kiến về phán quyết của tòa tối cao Colorado vào ngày Thứ Năm 8 Tháng Hai 2024 sắp tới. Nếu TCPV đồng thuận với phán quyết của Colorado, nhiều tiểu bang khác sẽ nghe theo và gạch tên ông Trump khỏi phiếu bầu tổng thống cho dù ông được đảng Cộng Hòa đề cử làm ứng cử viên đại diện cho đảng. Bà Nikki Haley – đối thủ của ông Trump trong đảng Cộng Hoà, đang mong chờ một phán quyết như vậy từ Tối cao Pháp Viện.

Ông Trump có thể biết ông không được quyền miễn truy tố hình sự, biết khó mà lật ngược phán quyết của tòa tối cao Colorado, nhưng vẫn cứ tiếp tục kháng cáo từ cấp này lên cấp khác, chủ yếu sử dụng những cuộc tranh tụng pháp lý dằng dai để đình hoãn vụ án và các hành vi pháp lý chống lại ông ta.

Ông Trump cũng hy vọng, Tối cao Pháp Viện với sáu thẩm phán có quan điểm bảo thủ, trong đó có ba thẩm phán do chính ông đề cử, sẽ ủng hộ ông và phán quyết có lợi cho ông. Nhưng theo nhiều nhà phân tích, các thẩm phán Tối cao Pháp Viện không phải lúc nào cũng nghe theo ý kiến người đề cử mình mà làm việc theo tinh thần thượng tôn pháp luật; gần đây các thẩm phán bảo thủ trong Tối cao Pháp viện tỏ ra không hứng thú với những nỗ lực của ông Trump nhằm xói mòn các cơ cấu và định chế của nền dân chủ Hoa Kỳ.

Tối cao Pháp viện đang đứng trước một lựa chọn khó khăn chưa từng thấy; họ sẽ sử dụng quyền lực như thế nào, sẽ quyết định ra sao, hãy chờ xem!
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by bichphuong »

Tuổi Rồng
Tưởng Năng Tiến
12 tháng 2, 2024


Image
(minh họa; Laith Abushaar/Unsplash)

Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì? Chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng.

Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”

Hổng dám “cao” đâu! Phạm Viết Đào, Trần Đức Thạch, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Thành đều nhâm thìn hết trơn đó chớ nhưng hậu vận – rõ ràng – lận đận (thấy bà luôn) chớ có “tốt đẹp’ hay “hạnh phúc” khỉ mốc gì đâu. Cả bốn ông đều đã (hoặc đang) trong hộp cả.


Trên trang cá nhân của mình, Lê Văn Sơn viết: “Vào buổi sáng ngày 23 Tháng Năm 2020, nhà báo tự do Nguyễn Tường Thụy bị nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội đang khám nhà và đọc lệnh bắt giam. Ông Thụy là Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập.

Nhà văn Phạm Chí Thành, có bút danh là Phạm Thành, người gốc Thanh Hóa, sống tại Hà Nội. Thường biết đến như là chủ trang blog Bà Đầm Xòe đã bị cộng sản Hà Nội bắt giam ngày 21 Tháng Năm 2020 với cái gọi là ‘Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ theo điều 117 BLHS 2015.

Trước đó, vào ngày 23 Tháng Tư 2020, nhà thơ Trần Đức Thạch, người Nghệ An bị bắt với cái gọi là ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ theo điều 109 Bộ luật hình sự.

Có một vài điểm chung của 3 nhà yêu nước, các ông đều sinh năm 1952. Ông Thụy, ông Thạch là cựu chiến binh. Ông Phạm Thành từng giữ chức vụ thư ký tòa soạn của Đài phát thanh Việt Nam.”

Thực ra thì chả riêng gì ông Thụy, với ông Thạch, mà cả bốn ông đều đã từng là cựu chiến binh. Sau một cuộc chiến tương tàn, họ mới… chưng hửng, nhận ra rằng chống Mỹ chả cứu được ai mà chỉ để dọn đường cho Tầu xâm lược Việt. Tệ hơn nữa là sau Tháng Tư năm 1975 thì cả hai miền – Nam/Bắc – đều bị đặt dưới sự thống trị của một tập đoàn lãnh đạo bất xứng, bất tài, ngu dốt, tham lam, và lệ thuộc ngoại bang.


Bởi thế nên sau khi buông súng thì Phạm Viết Đào, Trần Đức Thạch, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Thành cầm bút. Chính ngòi viết, và những vấn đề thường được xuyên được họ đặt ra , nào là chủ quyền đất nước và hàng loạt những bất cập của chế độ hiện hành, đã khiến cả bốn đều bị bắt giam, chứ chả phải vì tuổi rồng hay tuổi rắn gì đâu.
Image
Mà rồng rắn, nói nào ngay, cũng có này có nọ. Hanh thông hay lận đận còn tùy vào thái độ sống của từng người. Xin đan cử một thí dụ, một con rồng khác (Nguyễn Thế Thảo) để rộng đường dư luận.

Ông Nguyễn Thế Thảo sinh ngày 21 Tháng Ba năm 1952, nguyên quán tại xã Nhân Hòa, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, là Kiến trúc sư tốt nghiệp tại Ba Lan, Tiến sĩ Kinh tế và Lý luận Chính trị cao cấp… là một cựu chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IX, X và XI, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ (2007 – 2015), Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI và XII, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh… Sau Đại hội XII năm 2016 ông nghỉ hưu.” (Theo Wikipedia)

Tuy sinh cùng thời và cùng nơi nhưng Phạm Viết Đào, Trần Đức Thạch, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Thành đều đi vào nơi lửa đạn còn Nguyễn Thế Thảo thì đi du học. Thảo có đủ thứ bằng cấp, kể cả bằng Tiến Sỹ Lý Luận Chính Trị (và đại biểu quốc hội nhiều khóa) nhưng không bao giờ mở miệng trước mọi vấn đề cấp thiết của đất nước: Bauxit, Vinashin, Formosa, Giàn Khoan …

Lần duy nhất ông đã lên tiếng, vào hôm 13 Tháng Bảy 2012 là để phê phán những cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, và cáo buộc những người người tham gia khiếu kiện về đất đai là gây phức tạp an ninh – trật tự.” Tuy “kín tiếng” nhưng Nguyễn Thế Thảo lại có nhiều sáng kiến và hành động thì vô cùng quyết liệt.

Ông là tác nhân chính trong vụ đốn hạ 6700 cây xanh (trên 190 tuyến phố ở Hà Nội) và chính là tác giả của những vở kịch “cắt đá” hay “múa đôi” vẫn được trình diễn hằng năm, cho mãi đến hôm nay. Cứ đến ngày 17 Tháng Mười Hai, khi người dân Hà Nội đến trước tượng đài Lý Thái Tổ để tưởng niệm những chiến sỹ đã hy sinh để bảo vệ biển đảo và biên giới (Việt /Trung) thì thế nào cũng có những màn ca vũ “tự phát” để giúp vui cho thêm phần … rôm rả!

T.S Nguyễn Xuân Diện có nhận xét rằng Nguyễn Thế Thảo “đã để lại một nhiệm kỳ tồi tệ và không có một di sản gì đáng kể.” Nhà báo Trương Duy Nhất lại có cái nhìn hơi khác. Theo ông dấu ấn đậm nét nhất mà Nguyễn Thế Thảo lưu lại trong lòng người Hà Nội là hình ảnh “một con rắn khổng lồ, án ngữ trên tầng trung tâm của Thủ đô: tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông.”

Chắc hẳn là ông Nguyễn Thế Thảo không bận tâm chi nhiều về dăm ba điều tiếng eo sèo thượng dẫn. Điểm chính là ông đã hạ cánh an toàn và sẽ có một cuộc sống phú túc, an nhàn, và dật lạc. Thế thôi! Thế mới biết hậu vận của chúng ta không tùy vào tuổi tác mà tùy vào cách ứng xử của từng người. Kẻ đốn cây, người đốn chữ. Kẻ ngồi mát ăn bát vàng và kẻ ngồi tù bóc lịch.

Và hậu vận đất nước cũng tùy thuộc không ít nhiều vào hậu vận của con dân. Xứ sở càng nhiều những con rồng vinh thân phì gia nhờ cõng rắn thì tương lai đất nước càng khốn nạn.
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by khieulong »

 
Nếu “Chú Sam” bỏ rơi, châu Âu xoay sở quốc phòng như thế nào?
Lâm Chi  
10 tháng 3, 2024

 
Image
Ảnh: Lorenzo Di Cola/NurPhoto via Getty Images


Sự hiếu chiến ngày càng hung tợn của Nga, vị thế ngày càng xấu đi của Ukraine và khả năng Donald Trump trở lại Tòa Bạch Ốc đã đưa châu Âu vào thời điểm được đánh giá là nguy hiểm nhất trong nhiều thập niên – như nhận định của nhiều nhà quan sát.

Câu hỏi quan trọng bây giờ không chỉ là liệu Mỹ có bỏ rơi Ukraine hay không mà là Washington có “quăng cục lơ” châu Âu hay không. Để châu Âu lấp đầy khoảng trống mà sự vắng mặt của Mỹ để lại sẽ đòi hỏi nhiều điều hơn là tăng chi tiêu quốc phòng.

Quốc phòng châu Âu đang thiếu những gì?


Trong một cuộc phỏng vấn The Economist, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius nhấn mạnh rằng hoạt động sản xuất vũ khí của châu Âu đang tăng “nhanh nhất có thể” và ông “rất lạc quan” rằng châu Âu có thể lấp đầy tất cả khoảng trống mà Mỹ để lại. Không phải ai cũng nghĩ như vậy. Một quan chức Mỹ nói nếu viện trợ Mỹ bốc hơi hoàn toàn, Ukraine có thể sẽ thua và tình thế an ninh châu Âu sẽ hỗn loạn. Mối đe dọa không chỉ là một cuộc xâm lược của Nga mà còn là các cuộc tấn công thách thức những giới hạn của Điều 5, điều khoản phòng thủ chung của NATO.

Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch mới đây cảnh báo: “Không thể loại trừ khả năng rằng trong vòng ba đến năm năm tới, Nga sẽ thách thức Điều 5 và sự đoàn kết của NATO”. Nhìn chung, mối lo ngại không phải là thời điểm mà là viễn cảnh châu Âu phải một mình đối đầu với Nga.

Châu Âu đã nghĩ đến tình cảnh éo le này trong nhiều năm. Năm 2019, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, nói rằng các đồng minh cần “đánh giá lại thực tế của NATO dựa trên cam kết của Hoa Kỳ”. Ý tưởng về “quyền tự chủ chiến lược” của châu Âu, từng chỉ được thúc đẩy bởi Pháp, đã được các nước khác đồng ý. Chi tiêu quốc phòng bắt đầu tăng sau khi Nga thực hiện cuộc xâm lược Ukraine lần đầu vào năm 2014. Năm đó, chỉ có ba thành viên NATO đáp ứng mục tiêu của liên minh là chi 2% GDP cho quốc phòng. Đến năm 2023, số quốc gia thực hiện tương tự đã lên đến 11. Năm nay (2024), ít nhất 18 trong 28 thành viên châu Âu của NATO kỳ vọng đạt được mục tiêu. Tổng chi tiêu quốc phòng của châu Âu sẽ đạt khoảng US$380 tỷ, tương đương Nga.
Image
Một cuộc tập trận giữa quân đội Mỹ và Đức (ảnh: Lennart Preiss/Getty Images)

Tuy nhiên, châu Âu nói chung còn nhiều năm nữa mới có thể tự vệ trước cuộc tấn công của Nga. Tại hội nghị thượng đỉnh an ninh 2023, các nhà lãnh đạo NATO đã thông qua kế hoạch phòng thủ toàn diện đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Giới chức NATO cho biết việc chấn chỉnh quốc phòng châu Âu đòi hỏi phải tăng các mục tiêu hiện có (và chưa được đáp ứng) về năng lực quân sự nói chung lên khoảng 1/3 mức hiện tại. Điều đó có nghĩa châu Âu sẽ phải chi cho quốc phòng nhiều hơn khoảng 50% so với hiện nay, tương đương 3% GDP. Hai thành viên châu Âu duy nhất của NATO hiện đạt được mức này là Ba Lan và Hy Lạp.

Tuy nhiên, nhiều tiền hơn cũng chưa đủ. Hầu như tất cả quân đội châu Âu đang vật lộn để đạt mục tiêu tuyển quân. Quan trọng nữa là năng lực chiến đấu. Một bài báo gần đây của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (International Institute of Strategic Studies – IISS), một tổ chức tư vấn ở London, phát hiện rằng số tiểu đoàn chiến đấu ở châu Âu hầu như không tăng kể từ năm 2015 (Pháp và Đức mỗi nước chỉ bổ sung một) hoặc thậm chí giảm ở Anh. Tại một hội nghị năm 2023, một tướng Mỹ than thở rằng hầu hết các nước châu Âu chỉ có thể điều động một lữ đoàn (gồm vài nghìn quân) với đầy đủ sức mạnh cần có.

Ngay cả khi có những đạo quân đủ sức chiến đấu, châu Âu vẫn thiếu nhiều yếu tố cần thiết để đánh đấm hiệu quả trong thời gian dài: Khả năng chỉ huy và kiểm soát tình hình (các sĩ quan tham mưu có thể điều hành bộ tư lệnh tác chiến); tình báo và trinh sát (máy bay không người lái và vệ tinh); năng lực hậu cần (vận tải hàng không); và đạn dược đủ “xài” lâu hơn một tuần.


Trong số các nước EU, chỉ Ba Lan là tương đối đáp ứng yêu cầu. Ba Lan sẽ chi 4% GDP cho quốc phòng trong năm 2024 và chi hơn một nửa trong ngân sách này vào thiết bị, vượt xa mục tiêu 20% của NATO. Họ đang mua một số lượng lớn xe tăng, trực thăng, đại pháo và pháo tầm xa HIMARS. Dù vậy, dưới thời chính phủ trước đó – theo nhà phân tích quốc phòng Konrad Muzyka, Ba Lan lại không có kế hoạch rõ ràng cho quốc phòng và hoàn toàn thờ ơ việc quản lý và bảo trì thiết bị. Dàn HIMARS của Ba Lan có thể bắn trúng mục tiêu cách xa 300km nhưng vấn đề ở đây là họ thiếu công cụ tình báo để giúp… nhìn xa ở khoảng cách như vậy (họ phải dựa vào Mỹ để được giúp định vị mục tiêu).
Image
Quân đội Mỹ trong cuộc tập trận DEFENDER Europe 20 tại Ba Lan (ảnh: Maja Hitij/Getty Images)

Có tiền chưa chắc mua được tiên

16 năm qua, một nhóm gồm 12 quốc gia châu Âu đã hùn tiền mua và vận hành một phi đội gồm ba vận tải cơ tầm xa. Tháng Giêng 2024, Đức, Hà Lan, Romania và Tây Ban Nha đã hợp tác đặt mua 1,000 hỏa tiễn được sử dụng trong hệ thống phòng không Patriot. Cách tiếp cận tương tự có thể được thực hiện ở các lĩnh vực khác, chẳng hạn vệ tinh thám sát.

Vấn đề là các nước có ngành công nghiệp quốc phòng lớn như Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha thường không thống nhất được cách phân chia hợp đồng giữa các nhà sản xuất vũ khí trong nước. Một số ông lớn EU lại thường xuyên cãi nhau như mổ bò giữa việc xây dựng an ninh quốc gia với an ninh của khối. Cụ thể, Pháp không hài lòng với kế hoạch gần đây do Đức dẫn đầu, Sáng kiến Lá chắn Bầu trời Châu Âu (European Sky Shield Initiative – ESSI), trong đó đề xuất 21 quốc gia châu Âu cùng nhau mua hệ thống phòng không. Một trong những lý do khiến Paris không vui là ESSI dự kiến mua bệ phóng của Mỹ, Israel và Đức chứ không phải của Pháp.

Bởi vậy, khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói châu Âu nên áp dụng “nền kinh tế chiến tranh”, ông nghị Pháp Benjamin Haddad (thuộc đảng Phục hưng của Tổng thống Emmanuel Macron) đáp lại ngay: “Không phải bằng cách mua thiết bị của Mỹ mà chúng ta có thể đạt được điều đó”. Benjamin Haddad nhấn mạnh, việc mua thiết bị Mỹ chẳng mang lại lợi lộc gì cho các nhà sản xuất vũ khí và công nhân quốc phòng châu Âu. Chưa hết, các quốc gia châu Âu thường có những ưu tiên thiết kế vũ khí khác nhau. Trong khi Pháp muốn máy bay phản lực có khả năng vận hành trên hàng không mẫu hạm và xe bọc thép nhẹ; Đức lại khoái máy bay tầm xa và xe tăng hạng nặng.

Tổng quát, quy mô những thay đổi quốc phòng đặt ra những câu hỏi lớn hơn về kinh tế, xã hội lẫn chính trị. Sự chấn chỉnh bộ máy quân đội Đức sẽ không thể được Quốc hội nước này duyệt chi nếu không cắt giảm các khoản chi tiêu khác của chính phủ hoặc xóa bỏ cái gọi là chính sách “khống chế nợ” (“debt brake”), mà điều này đòi hỏi phải sửa đổi Hiến pháp. Thierry Breton, ủy viên phụ trách quốc phòng EU, đề xuất một quỹ quốc phòng trị giá 100 tỷ euro (US$108 tỷ) để thúc đẩy sản xuất vũ khí. Thủ tướng Estonia, Kaja Kallas, được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và các nhà lãnh đạo khác hậu thuẫn, đề xuất việc EU tài trợ cho các khoản chi tiêu quốc phòng bằng khoản vay chung, giống như cách họ đã làm với quỹ phục hồi mà họ thành lập trong đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, vụ việc lại gây tranh cãi giữa các thành viên có khuynh hướng muốn siết chặt hầu bao.

Khi rắn mất đầu

Trong lịch sử, Mỹ từng cam kết sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ đồng minh châu Âu. Tuy nhiên, điều gì xảy ra nếu Hoa Kỳ, đặc biệt dưới một tổng thống như Donald Trump, không mặn mà trong việc cứu châu Âu bằng vũ khí hạt nhân? Anh và Pháp đều có vũ khí hạt nhân nhưng họ chỉ sở hữu 500 đầu đạn, so với 5,000 của Mỹ và gần 6,000 của Nga. Và không chỉ là vấn đề số lượng.

Vũ khí hạt nhân của Anh được giao cho NATO, nơi Nhóm Kế hoạch Hạt nhân (Nuclear Planning Group – NPG) có quyền định hình chính sách về cách vũ khí hạt nhân được sử dụng. Trong khi đó, Anh lại phụ thuộc Mỹ trong việc thiết kế đầu đạn và sử dụng nguồn hỏa tiễn chung được cất giữ ở phía bên kia Đại Tây Dương. Theo một đánh giá được công bố cách đây 10 năm, nếu Mỹ cắt đứt hợp tác, lực lượng hạt nhân của Anh “có thể chỉ tồn tại được tính bằng tháng chứ không phải bằng năm”. Ngược lại, Pháp – nơi có khả năng tự sản xuất vũ khí hạt nhân – lại không tham gia vào NPG!

Không phải tự nhiên mà mới đây, Tháng Hai 2024, Bộ trưởng tài chính Đức Christian Lindner than thở trên tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung, kêu gọi EU “suy nghĩ lại” về các thỏa thuận hạt nhân ở châu Âu. “Trong điều kiện chính trị và tài chính nào thì Paris và London mới sẵn sàng duy trì hoặc mở rộng khả năng chiến lược (hạt nhân) của họ để đối phó với các mối nguy hiểm? Và ngược lại, chúng ta (nước Đức) sẵn sàng đóng góp những gì (để Anh và Pháp “xả hàng” hạt nhân cứu châu Âu)?”


Chuyên gia quân sự Pháp Bruno Tertrais viết trong một bài báo gần đây rằng, ý tưởng Anh hoặc Pháp sẽ “chia sẻ” quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân là điều chưa có tiền lệ. Bruno Tertrais nói thêm, sẽ không có khả năng Pháp đồng ý tham gia NPG hoặc giao lực lượng hạt nhân phóng từ trên không của họ cho NATO.
Image
Một khi vắng Mỹ, NATO như rắn mất đầu (ảnh: Sean Gallup/Getty Images)

Một câu hỏi rất lớn nữa là ai chỉ huy NATO nếu không có Mỹ? NATO là một bộ máy quan liêu khổng lồ, với việc chi 3.3 tỷ euro hàng năm để vận hành mạng lưới trụ sở gồm Tổng hành dinh tối cao lực lượng đồng minh ở Bỉ; ba bộ chỉ huy hỗn hợp ở Mỹ, Hà Lan và Ý; cùng một loạt các bộ tư lệnh nhỏ hơn rải rác ở nhiều nơi.

Nếu Mỹ rút khỏi NATO, sẽ không có quốc gia nào ở châu Âu đủ khả năng thay thế ngay lập tức. Họ thiếu kinh nghiệm và hoàn toàn không có khả năng giám sát chiến tranh cường độ cao. Olivier Schmitt, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh ở Đan Mạch, nhận định rằng chỉ có Pháp, Anh hoặc Đức họa hoằn có thể có những sĩ quan có khả năng lập kế hoạch tác chiến ở cấp sư đoàn và quân đoàn. Ngoài ra, lâu nay, tổng tư lệnh NATO luôn là người Mỹ. Điều này đã giúp ngăn các tranh chấp nội bộ châu Âu trong nhiều thập niên. Nếu Mỹ rút đi, một cuộc “nội chiến” giành ghế tổng tư lệnh NATO ở châu Âu không thể không xảy ra.

Bất luận thế nào, châu Âu cũng đang tính đến khả năng – dù rất thấp – việc “Chú Sam” không còn đóng vai “nhà bảo kê” quốc phòng. Người ta tiếp tục tranh luận gay gắt về việc châu Âu nên chuẩn bị như thế nào một khi không có Mỹ. Ngày 14 Tháng Hai 2024, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (người Na Uy) nhắc lại một cảnh báo mà ông từng nói nhiều lần: “EU không thể bảo vệ châu Âu”.

Chỉ còn vài tháng nữa là hội nghị thượng đỉnh NATO, đánh dấu 75 năm ngày liên minh quân sự này được thành lập, được tổ chức ở Washington DC vào Tháng Bảy 2024, châu Âu vẫn còn chưa trả lời chính xác được câu hỏi: Các thể chế chồng chéo EU đang ảnh hưởng như thế nào đến khả năng quốc phòng của họ, đặc biệt một khi đôi giày boot Mỹ không còn nện cồm cộp trên đất châu Âu.
 
 
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by nguyenvsau »

Vì sao Võ Văn Thưởng sẽ phải rút lui khỏi chính trường?
Lê Văn Đoành
15-3-2024
Triều đình cộng sản hiện đang rúng động! Thật khó tin khi mà trong một nhiệm kỳ, lại có hai Uỷ viên Bộ Chính trị ngồi ghế Chủ tịch nước, nhưng phải xin từ chức. Lại càng khó tin hơn khi mà trong vòng 13 tháng, tại khoá 13, lại có đến hai ông chủ tịch nước bị “ngã ngựa”. Nhưng chuyện khó tin này nay mai sẽ trở thành sự thật.

Ngày 13-3-2024, Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam nhóm họp. Tại đây, sau báo cáo của Ban Nội chính Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và Bộ Công an, các ủy viên Bộ Chính trị dự họp, đã thảo luận “sâu sắc” và nhất trí “khuyên”, nhưng nói đúng ra là “buộc” Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phải làm đơn xin thôi tất cả các chức vụ như: Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, Uỷ viên Trung ương đảng, Uỷ viên Bộ Chính trị khoá 13…
Image
Ảnh: Võ Văn Thưởng trong ngày tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước. Nguồn: VTV

Vì sao nên nỗi?

Năm 2011, khi đang là Uỷ viên Trung ương khoá 11, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Võ Văn Thưởng được điều động về làm Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi, thay cho Nguyễn Hoà Bình về nắm Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao.

Năm 2012, Tập đoàn Phúc Sơn của Nguyễn Văn Hậu (con nuôi Trịnh Đình Dũng, Uỷ viên Trung ương khoá 11, bộ trưởng Bộ Xây dựng), trúng thầu dự án Tuyến đường bờ nam sông Trà Khúc, có vốn đầu tư lên đến 1000 tỷ đồng.


Các lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi sau đây đã đưa ra chủ trương, nghị quyết, liên quan đến quyết định đầu tư dự án trọng điểm này, gồm:

– Võ Văn Thưởng, sinh năm 1970, quê Măng Thít, Vĩnh Long, Uỷ viên Trung ương, bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi 2011-2014

– Cao Khoa, sinh năm 1954 quê Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2014.

– Đặng Văn Minh, sinh năm 1966, quê Đức Phổ, Quảng Ngãi, Giám đốc Sở Giao thông – Vận tải, giai đoạn 2010-2015.

Ngày 8-3-2024, Bộ Công an đồng loạt khởi tố, bắt giam các quan chức lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và Vĩnh Phúc, liên quan đến Tập đoàn Phúc Sơn.

Cũng hôm đó, ở tỉnh Quảng Ngãi, hai ông Cao Khoa, cựu chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi (nghỉ hưu năm 2014) và Đặng Văn Minh, Phó bí thư thành uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, đã bị C03 Bộ Công an bắt giam, với tội danh “nhận hối lộ” theo điều 354 Bộ luật Hình sự. Ngay trong chiều ngày 8-3, hai ông Khoa và Minh bị di lý về Hà Nội để giam giữ, phục vụ điều tra.


Cùng lúc, tại tỉnh Vĩnh Long, Cơ quan điều tra Bộ Công an cũng bắt giam Đặng Trung Hoành, huyện uỷ viên, Chánh văn phòng Huyện uỷ Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long. Có thông tin cho hay, Hoành là anh họ của ông Võ Văn Thưởng, đương kim chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.
Image
Đặng Trung Hoành, người nhà của Võ Văn Thưởng. Nguồn ảnh: Bộ Công an

Thông tin nội bộ mà chúng tôi có được, theo lời khai của Nguyễn Văn Hậu, chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn, năm 2012, Đặng Trung Hoành là người đã đứng ra môi giới cho Phúc Sơn nhận được dự án ngàn tỷ tại Quảng Ngãi. Hoành đã cầm của Hậu số tiền 60 tỷ đồng (thời điểm năm 2012).

Được biết, tại cơ quan điều tra, Đặng Trung Hoành nhận tội, nhưng chỉ nhận tội một mình, tuyệt nhiên ông ta không hề khai với cơ quan điều tra việc ông ta chia chác cho bất kỳ ai số tiền “lót tay” mà ông ta nhận được từ Tập đoàn Phúc Sơn.

Cái chết được báo trước

Như vậy, chỉ sau hơn một năm nhậm chức, thay thế ông Nguyễn Xuân Phúc ngồi vào ghế chủ tich nước, ông Võ Văn Thưởng sắp bị truất phế nửa chừng. Dư luận cho rằng, ghế chủ tịch nước có “dớp”, nên có quá nhiều chuyện không hay xảy ra khi ai đó ngồi vào.

Năm 2016, sau khi tái trúng cử Uỷ viên Bộ Chính trị khoá 12, từ bộ trưởng Bộ Công an, Trần Đại Quang nhảy lên ngồi ghế chủ tịch nước, nhiệm kỳ 2016-2021. Ngồi chưa được một năm, Trần Đại Quang phát bệnh, phải đi Nhật Bản chữa trị, nhưng y tế Nhật cũng đành “bó tay”. Nội bộ rò rỉ thông tin, chủ tịch Quang bị đầu độc phóng xạ. Trần Đại Quang đi theo Mác – Lê hồi tháng 8-2018. Ân huệ mà đảng dành cho Quang, cũng là cách mà đảng trang điểm bộ mặt, là em trai và con trai ông Quang được tiến thân trong guồng máy chính trị.


Tháng 10-2018, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thay Quang, “ôm” luôn chức chủ tịch nước. Sáu tháng sau, vào tháng 4-2019, Nguyễn Phú Trọng bị đột quỵ, suýt bỏ mạng trong chuyến kinh lý ở Kiên Giang.

Tháng 4-2021, sau đại hội 13, được làm “nhân sự đặc biệt” ngồi lại ghế tổng bí thư nhiệm kỳ thứ ba, Nguyễn Phú Trọng đã bàn giao chức chủ tịch nước cho Nguyễn Xuân Phúc.

Tháng 1-2023, trong cuộc tranh giành quyền lực triền miên, gia đình ông Nguyễn Xuân Phúc bị vướng vào đại án test kit Việt Á. Phe tấn công buộc ông Phúc phải viết đơn xin từ bỏ chức chủ tịch nước, cùng tất cả các chức vụ trong đảng, rời khỏi chính trường. Đổi lại, ông Phúc được bảo đảm tuyệt đối không hồi tố, cùng sự an toàn của vợ, con ông.

Tháng 2-2023, từ vị trí A5 – theo thứ tự quyền lực trong đảng – Võ Văn Thưởng được đưa lên A2, thay Nguyễn Xuân Phúc, tuyên thệ nắm chức chủ tịch nước. Có hai nhân sự được giới thiệu lấy phiếu thăm dò tại Bộ Chính trị là Tô Lâm và Võ Văn Thưởng. Tuy nhiên, đa số phiếu đã dành cho ông Thưởng. Kể từ ngày đó, nhiều thế hệ đảng viên cộng sản đánh giá ông Thưởng là “ngôi sao sáng giá”, xứng đáng tham gia cuộc đua, tranh vị trí A1 – Tổng bí thư – tại đại hội 14.

Thế nhưng…
Image
Lúc mới nhậm chức Chủ tịch nước, Võ Văn Thưởng mời Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol ngồi vào ghế sắp gãy, bây giờ chắc gãy thật rồi. Nguồn ảnh: VNE
***

Chuyện kể rằng, đầu năm 2016 tại một bàn trà, khi nhận tin đại hội 13 đã bầu xong, xướng tên “19 vì tinh tú” tham gia Bộ Chính trị, mọi người ồ lên khi Võ Văn Thưởng, 46 tuổi, có tên trong danh sách. Đại tá Nguyễn Văn Yên, Vụ trưởng vụ 1, Ban Nội chính Trung ương, ngồi cùng bàn, đã buột miệng “Mịa nó, tao suýt bắt nó năm 2013 rồi”! Nguyễn Văn Yên hiện nay là Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương.

Trong một diễn biến gây chú ý, trong hai ngày 28 và 29-1-2024, Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công an, đi thăm các cựu lãnh đạo phía Nam là các ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, cùng các tướng lĩnh công an đã nghỉ hưu tại TPHCM. Tô Lâm đi vấn an hay báo cáo việc hệ trọng, không ai biết được. Những người am hiểu chính trường, lúc đó chỉ cảm nhận rằng có điều gì đó bất bình thường sắp xảy ra.
Image
Tô đại tướng thăm cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Nguồn: Báo Thanh Niên
 
Image
Đại tướng Tô Lâm thăm cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Nguồn: Báo Thanh Niên
 
Image
Tô đại tướng thăm các cựu lãnh đạo Bộ Công an đã nghỉ hưu. Nguồn: Báo Thanh Niên

Trong số hai trăm Uỷ viên Trung ương đảng, hầu như người nào cũng có “tì vết” với vô vàn tội danh, sai phạm như: Bảo kê, tham nhũng, nhận hối lộ, vi phạm điều lệ đảng, có vấn đề lý lịch, lập trường quan điểm không rõ ràng, tự diễn biến… Chỉ có điều, khi cần thêm “củi” để ném vô lò, hoặc cần hạ bệ ai đó trong cuộc tranh giành quyền lực, các “tì vết” của họ đã có trong quá khứ, sẽ bị những kẻ gọi nhau là “đồng chí” lôi ra để “thịt” lẫn nhau.

Dư luận xôn xao, bình luận sôi nổi về những biến động từ chính trường Việt Nam. Tuy nhiên, đây chỉ màn mở đầu cho cuộc quyết đấu tranh giành quyền lực trong đảng trước thềm đại hội 14. Ai sẽ ngồi vào cái ghế tổng bí thư để thay thế ông Nguyễn Phú Trọng, nắm chức vụ lãnh tụ tối cao của đảng, đó mới là đích ngắm cuối cùng của các phe phái. Từ bây giờ cho tới ngày đại hội chính thức diễn ra, sẽ còn nhiều màn trình diễn với đầy đủ các thể loại, dở khóc dở cười…
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 3 guests