Thời Sự, Bình Luân

dailien
Posts: 2458
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by dailien »

Image

Nhìn Ukraine nghĩ đến Việt Nam
Phạm Trần
(Danlambao) - Trong khi chính quyền CSVN cố gắng tỏ ra “trung lập” trong cuộc chiến xâm lăng Ukraine của Nga, thì phe quân đội lại đứng về phía Nga là bằng chứng không thống nhất trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam.

Về mặt chính thức, Việt Nam có bang giao cả với Ukraine và Nga nên Việt Nam chỉ biết hô hào hai bên: "Chấm dứt các hành động sử dụng vũ lực để tránh gây thêm thương vong và tổn thất đối với dân thường, nối lại đối thoại và đàm phán thông qua tất cả các kênh nhằm đạt được giải pháp lâu dài, có tính đến lợi ích chính đáng của tất cả các bên, trên cơ sở phù hợp với Hiến chương của Liên hợp quốc các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế". (Bộ Ngoại giao, ngày 03/03/2022)

Tuy nhiên, Việt Nam không dám dùng chữ “xâm lăng” hay “xâm lược” để nói thẳng về hành động của Nga. Ngược lại, chỉ dám gọi cuộc tấn công vào Ukraine của Nga là “chiến dịch quân sự đặc biệt”, hay “chiến dịch quân sự”.

Theo Nga, lý do nước này “đánh phủ đầu” vào Ukraine vì Ukraine toan tính gia nhập khối NATO, và vì Mỹ và NATO phớt lờ yêu cầu sẽ không đe dọa an ninh Nga từ hướng Đông. Ngoài ra Nga còn viện lý do vì hai “Cộng hòa nhân dân Donetsk và Luhansk" (DPR và LPR) ly khai khỏi Chính quyền trung ương Ukraine đã kêu gọi Nga giúp nên Nga gửi quân đội qua bảo vệ an ninh.

Ai cũng biết những lý do của Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra không thể biện minh cho hành động của ông ta đã tự phát xâm lăng nước láng giềng nhỏ bé Ukraine. Năm 2014 Nga đã chiếm bán đảo Crimea ở phía nam Ukraine.

Hành động “đánh phủ đầu” của Putin, dù không hề bị Ukraine hay Mỹ tấn công đã khiến các nước Châu Âu xích lại gần nhau hơn bao giờ hết. Bằng chứng này đã được báo điện tử của Trung ương đảng CSVN thừa nhận: "Chiến địch quân sự của Nga tại Ukraine khiến các nước Liên minh châu Âu (EU) đoàn kết với nhau hơn. Lần đầu tiên, khối này quyết định cung cấp tài chính để tài trợ vũ khí cho Ukraine. Đức sau nhiều năm theo đuổi chính sách tránh can dự, cũng đã quyết định gửi vũ khí cho Ukraine.

Thụy Điển và Phần Lan đã thay đổi lập trường xem xét việc gia nhập NATO. Một cuộc thăm dò dư luận ở Thụy Điển ngày 25/2 cho thấy, có tới 41% số người được hỏi ủng hộ nước này gia nhập NATO, chỉ có 35% phản đối. Từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea, tỷ lệ ủng hộ thường ở mức 35%.

Tại Phần Lan, một cuộc thăm dò ngày 25/2, có tới 53% số người được hỏi ủng hộ gia nhập NATO. Năm 2017, các cuộc thăm dò chỉ có 19% muốn Phần Lan gia nhập NATO và tỷ lệ này tương đối ổn định. Trong khi đó, vào đầu tháng 3, Moldova và Georgia cũng nộp đơn xin gia nhập EU.” (ĐCSVN, ngày 16/03/2022)

Tuy nhiên, báo này cũng cảnh cáo: ”Việc một số quốc gia có nguyện vọng gia nhập EU và NATO, khiến châu Âu đứng trước bài toán hết sức phức tạp, đó là làm thế nào để cân bằng giữa việc đối phó với Nga, bảo vệ an ninh, các nguyên tắc của liên minh, nhưng giữ cho châu Âu tránh khỏi cú sốc kinh tế-xã hội. Khả năng mở rộng nhanh chóng của EU và NATO có thể đẩy châu Âu đến bờ vực của một cuộc chiến toàn diện.”

Điều kiện của Nga

Liệu lo xa của đảng CSVN có phù hợp với tình hình trên chiến trường Ukraine hay không? Tất nhiên là không vì nếu khối Châu Âu và Mỹ có giúp nhân dân Ukraine chiến đấu thì cũng chỉ để tự vệ chống lại cuộc xâm lược quân sự của Nga mà thôi. Cuộc chiến này sẽ chấm dứt mau chóng nếu ông Putin thật sự tôn trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của nhân dân Unkraine và các dân tộc lân bang như Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi v.v…

Nhưng, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã cho biết Nga sẽ ngưng chiến nếu Ukraine đồng ý các điều kiện như sau:

- Không gia nhâp NATO

- Không có vũ khí có thể đe dọa Nga Sô

Ngoài ra, theo Thông tấn Nga Sputnik News, các viên chức Nga còn đòi:

- Kyiv xúc tiến sửa đổi Hiến pháp và cam kết sẽ không gia nhập bất kỳ khối liên minh nào.

-Bên cạnh đó, Ukraine cần công nhận kết quả trưng cầu dân ý cho phép Crimea sáp nhập vào Nga năm 2014, cũng như công nhận độc lập cho “Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk" (DPR và LPR).

Tất nhiên những điều kiện của Nga rất khó được Ukraine chấp nhận, vì nếu đồng ý sẽ đưa đến hậu quả khôn lường về an ninh và chủ quyền lãnh thổ trong tương lai, nhất là vấn đề ly khai thân Nga của Crimea, Donetsk và Luhansk.

Hoa Kỳ và khối 29 nước còn lại của NATO (North Atlantic Organization, Liên phòng Bắc Đại Tây Dương và khối Liên hiệp Châu Âu (European Union) đã viện trợ nhân đạo và vũ khí cho Ukraine chống Nga. Các nước Châu Âu lo ngại, Nga sẽ tấn chiếm các nước lân bang, nếu Ukraine rơi vào tay Nga.

Trong bối cảnh này, báo chí bên Việt Nam tương đối đưa tin đầy đủ nhưng tuyệt nhiên tránh mọi ngôn ngữ nói xấu Nga đã gây tang thương và đổ vỡ cho người dân vô tội Ukraine, hay lên án Nga đã xâm lăng Ukraine.

Tướng sỹ mò mẫm ở đâu?

Trong khi đó, báo đảng lại phổ biến rộng rãi những quan điểm thân Nga của một số Sĩ quan quân đội CSVN.

Điển hình như Đại tá Lê Thế Mẫu, nguyên Trưởng Phòng thông tin KHQS, Viện Chiến lược Quốc phòng nói: "Trong cuộc xung đột Nga-Ukraina hiện nay, chính Mỹ và NATO toan tính sử dụng sức mạnh quân sự để thực thi một học thuyết địa-chính trị đã hoàn toàn lỗi thời, còn Nga buộc phải đáp trả không chỉ để bảo đảm an ninh cho chính mình mà còn là để hóa giải hiểm họa một cuộc chiến tranh lớn giữa Nga và NATO ở châu Âu.” (VietTimes, 11/03/2022)


Thứ “học thuyết địa-chính trị” mà ông Mẫu nói ở đây là quyết định, then chốt là Mỹ, muốn bành trướng khối NATO để đe dọa an ninh Nga, nên Nga phải: "Thực thi các biện pháp quân sự và kỹ thuật-quân sự cần thiết để bảo đảm an ninh quốc gia cho mình.”

Trung tướng dư luận viên Nguyễn Thanh Tuấn thì viết rằng:

“Đã thế vì sức ép của Mỹ Tổng thống Zelenxki (Zelensky) không chịu thực hiện thỏa thuận Noocmandi (Normandy treaty) tìm biện pháp hoà bình thống nhất đất nước mà đẩy mạnh xây dựng quân đội, phát triển quân sự với ý định gia nhập NATO dựa vào Mỹ để thu hồi các vùng đã mất và ly khai, đối đầu chống Nga, cùng Mỹ bao vây kiềm chế làm suy yếu nước Nga. Một chính quyền chấp nhận phụ thuộc Mỹ đã đẩy Ucraina (Ukraine) đến hoàn cảnh như hiện nay.

Với Nga hay bất cứ nước nào như Nga cũng không thể chấp nhận một nước láng giềng gần gũi cùng chung biên giới quay lưng cùng các nước khác chống mình, đặc biệt Nga càng không thể bị nhiều lần phản bội nên họ cần có biện pháp ngăn chặn xoá bỏ nguy cơ đưa chiến tranh đến với nước mình.” (RFA, ngày 01/03/2022, trích lời Nhà văn Tạ Duy Anh đăng trên Facbook của ông.)

Đến phiên Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học, Bộ Công thì tiên đoán “Nga sẽ không “sa lầy”, mà chậm nhất sẽ kết thúc chiến dịch quân sự đặc biệt vào cuối tháng 3.”

Nhưng căn cứ vào đâu mà ông nói như thế? Ông Tướng Cương không giải thích được vì ông không nắm vững tình hình nên mới nói vung xích chó như thế này: ”Tổng thống Putin đã tuyên bố: Thứ nhất, Nga không xâm lược, không cướp đất của Ukraine; Thứ hai, Nga không đánh vào dân thường Ukraine vì người Ukraine và người Nga cùng một chủng tộc, chung tổ tiên, dòng máu. Tôi tin tuyên bố ấy là đúng mức và ông Putin sẽ làm như vậy.” (báo Nghệ An, ngày 28/02/2022)

Nhưng Putin đã xâm lăng Ukraine và ra lệnh cho máy bay ném bom và bắn hỏa tiễn, đại pháo đánh vào khu dân cự tại nhiều thành phố và Thủ đô Kyiv gây thương vong cho hàng ngàn thường dân vô tội. Hơn 3 triệu người dân Ukraine đã phải chạy sang tị nạn ở các nước láng giềng Ba Lan, Tiếp Khắc, Hung Gia Lợi, Romania, Slovia v.v… Nhiều xác chết dân thường đã được cuốn bằng bao Plastic mầu đen để mai táng vội vàng tại các hầm chôn tập thể ngay giữa thành phố.


Theo quan điểm của tướng Cương thì: “Mục tiêu thực sự của chiến dịch quân sự đặc biệt mà Tổng thống Putin triển khai tại Ukraine là tập trung phá hủy toàn bộ cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine, bao gồm đánh tan hệ thống thông tin chỉ huy, toàn bộ hệ thống radar cảnh báo sớm, đặc biệt là hệ thống radar của hệ thống phòng thủ S300, đánh vào các căn cứ quân sự, các sân bay quân sự, cảng quân sự, thậm chí cả kho vũ khí, tên lửa, máy bay, xe tăng… Từ đó, buộc chính quyền của Tổng thống Zelensky phải phi quân sự hóa, cam kết trung lập, tức không “chạy theo” con đường gia nhập NATO. Khi đạt yêu cầu này, ông Putin sẽ kết thúc chiến dịch quân sự đặc biệt.”

Rõ ràng ông Cương đã muốn Nga can thiệp thô bạo vào Ukraine để đạt mục tiêu chính trị. Đồng thời ông tướng này còn chê bai Ukraine là: "Một cái giỏ thủng, đã rệu rã, cho dù phương Tây có đổ bao nhiêu vũ khí và tiền của đi chăng nữa, thì chính quyền yếu kém, không đặt lợi ích của quốc gia lên trên, không vì cuộc sống bình yên của người dân mà lao vào cuộc chiến đỏ đen mù quáng này cũng không thể thay đổi cục diện trên chiến trường được.”

Thiếu tướng ngành chiến lược của Công an Việt Nam còn sai bét khi ông nói: ”Sức mạnh trong cuộc chiến đấu nằm ở tính đúng đắn của chiến lược, chính sách người cầm quân, thể hiện ở chỗ, đại đoàn kết triệu người như một. Còn tại Ukraine, người dân và quân đội cũng không muốn chiến đấu chống lại Nga vì họ biết làm vậy sẽ hoàn toàn thất bại.”

Nói câu này có lẽ tướng Cương đã không có cơ hội theo dõi thời sự ở Ukraine vì ông không thấy những cụ già trên 60 tuổi và phụ nữ đã được huấn luyện bắn súng vội vàng trước khi tập trung chống quân Nga mà trên người không có lấy một cái nón sắt hay áo chống đạn. Hàng triệu người đàn ông, từ 18 đền 60 tuổi, đã tuân lệnh động viên để chống Nga cứu nước.

Mặt khác, ông Trung tướng Nguyễn Đức Hải, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng cũng khẳng định thay cho Putin rằng: “Nga nhấn mạnh rằng không xâm lược các nước láng giềng khác mà chỉ đáp trả mối đe dọa từ Ukraine. Nga muốn thực hiện phi quân sự tiềm lực quân sự của Ukraine, vì thời gian gần đây Nga hiểu rằng tiềm lực quân sự từ bên ngoài trực tiếp hỗ trợ, hiện đại hóa cho Ukraine.” (báo Pháp Luật, TpHCM, ngày 28/02/2022)


Cuối cùng ông tướng Hải bênh Nga: ”Nếu Ukraine và Georgia gia nhập NATO (Liên phòng Bắc Đại Tây Dương) sẽ làm tăng thêm dấu ấn NATO, tổ chức này có điều kiện để triển khai lực lượng, binh khí sát biên giới Nga. Đây là địa bàn để NATO triển khai lực lượng, binh khí, kỹ thuật đe dọa, uy hiếp đối với Nga. Để loại trừ các vấn đề trên không có cách nào khác Nga đã tiến hành đòn quân sự phủ đầu để ngăn chặn nguy cơ tiềm ẩn về chiến tranh xâm lược đe dọa trên tuyến biên giới.”

Tương lai Việt Nam

Như vậy, với chiến lược và chiến thuật của Nga áp dụng vào Ukraine, liệu Trung Cộng có học được gì cho mưu đồ tấn công sang Việt Nam khi hai nước hết còn là “đồng chí” hay “anh em”? Và Việt Nam đã học được gì vào những lời hứa hẹn của Nga đối với cuộc chiến Việt-Trung ở Biên giới từ 1979 đến 1989, và cuộc chiến Việt-Trung ở Trường Sa ngày 14/03/1988 ?

Nên biết vào năm 1978, Tổng Bí thư đảng CSVN Lê Duẩn đã sang Nga gặp Chủ tịch nhà nước Liên Xô Leonid Ilyich Brezhnev đê ký “Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Liên Xô - Việt Nam”.


Hiệp ước này có 9 Điều, trong đó hai bên cam kết “Đoàn kết và tương trợ huynh đệ; Hỗ trợ lẫn nhau trong việc củng cố và bảo vệ lợi ích xã hội chủ nghĩa” và “chung sống hòa bình…”

Riêng trong lĩnh vực quốc phòng, hai bên đã đồng ý ghi vào Điều sáu rằng: “Các bên ký kết sẽ tham khảo ý kiến ​​của nhau về tất cả các vấn đề quốc tế lớn ảnh hưởng đến lợi ích của cả hai nước. Trong trường hợp một trong các bên trở thành đối tượng của một cuộc tấn công hoặc đe dọa tấn công, các bên ký kết sẽ ngay lập tức bắt đầu tham vấn lẫn nhau để loại bỏ mối đe dọa đó và thực hiện các biện pháp hiệu quả phù hợp đảm bảo hòa bình và an ninh cho quốc gia của hai bên.”

Thế nhưng, bẽ bàng thay cho “đồng chí” Lê Duẩn và đảng CSVN khi bị Trung Cộng tấn công thì Nga đã bình chân như vại.

Hãy nghe Cựu Phó Đô đốc, Phó tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân Việt Nam, Thiếu tướng Đỗ Minh Thái nói về vấn đề này trên FB của ông ta: “…Năm 1978 bộ tam sang ký hiệp ước, nhưng 1979 tàu khựa vẫn đánh ta, niềm tin về sức mạnh Liên Xô phai nhạt là tất yếu?

Năm 1988 xảy ra vụ Trường Sa và thảm sát Gạc Ma. Lãnh đạo Hải Quân bức xúc vì Hải Quân Liên Xô ở Cam Ranh án binh bất động, không chia sẻ thông tin. Họ trả lời vì… không có lệnh của cấp trên…

Sau này nhiều lần làm việc, họ luôn nói sẵn sàng giúp đỡ ta, nhưng nếu không thanh toán hợp đồng đúng hạn thì còn khuya nhé, chưa kể hợp đồng nào cũng có rất nhiều phát sinh và bổ sung hợp đồng, tức là thêm tiền…

Nhưng phản cảm nhất là chuyến thăm của lãnh đạo ta năm 2014. Đến Moscow đón rất lạnh nhạt, mấy ngày sau bác cả phải bay xuống Xochi mới gặp đối tác để ký các văn kiện! Riêng văn kiện tôi chịu trách nhiệm, đã xong bản in để ký, họ nói phải sửa… Tôi nhẹ nhàng: Giờ sửa cũng ok, nhưng sẽ không thể ký lần này! Lúc đó họ mới thôi yêu sách. Khi đoàn đến Minsk, TT trải thảm đỏ đón và tiễn đoàn, mới thấu hiểu về người Nga mới.

Những chuyện này cũng mới chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Thế nên chiến tranh với Ukraina cần được nhìn nhạn từ nhiều góc độ, mới hiểu được bản chất vấn đề.”

(Theo Đinh Đăng Định trên RFA,(Raio Free Asia, Đài Á Châu Tự do, ngày 01/03/2022)

Không tiền hết bạn

Xem như thế ta mới biết thân phận nhược tiểu không có nghĩa gì trước mắt nước lớn, dù có “môi hở răng lạnh”, hay “vừa là đồng chí vừa là anh em” như hai đảng CSVN và Cộng sản Tầu nhưng khi muốn đánh, Tầu vẫn “dậy cho Việt Nam một bài học” năm 1979 và tấn công chiếm 7 vị trí chiến lược ở Trường Sa từ 1988 đến 1995.

Giờ đây, Nga đã nắm 85% việc khai thác dầu khí của Việt Nam, trong khi Việt Nam phải lệ thuộc đến 90% vào nguyên liệu của Trung Cộng để sản xuất hàng hóa thì dạ dầy người dân Việt Nam có còn ngăn nào cho bản thân ?

Bằng chứng này đã phơi bầy trên báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng CSVN:

“--Hợp tác kinh tế-thương mại song phương duy trì đà tăng trưởng tích cực với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2020 đạt gần 4,85 tỷ USD.

Tính đến tháng 4/2021, Nga đứng thứ 25 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 144 dự án và tổng số vốn đăng ký khoảng 944 triệu USD. Việt Nam có hơn 20 dự án đầu tư sang Nga với tổng vốn đăng ký gần 3 tỷ USD. Năng lượng là lĩnh vực hợp tác truyền thống chiến lược và hiệu quả, đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách hai nước

-- Đến nay, hợp tác với Nga chiếm khoảng 85% tổng sản lượng khai thác dầu, khí của Việt Nam và ngành dầu khí đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Liên doanh Vietsovpetro năm 2021 kỷ niệm 40 năm thành lập và vẫn tiếp tục là biểu tượng của sự hợp tác Việt - Nga, là trụ cột của ngành thăm dò và thai thác dầu khí của Việt Nam. Liên doanh RusVietPetro tại Nga là một trong những dự án đầu tư ở nước ngoài thành công nhất của PetroVietnam và là biểu tượng của sự hợp tác giữa hai nước trong thời kỳ mới, mang lại hiệu quả kinh tế tích cực cho cả hai nước.” (Nhân Dân, ngày 30/11/2021)

Nhưng liệu giọng điệu phấn khởi của báo Nhân Dân có biến thành đồng Dollar viện trợ từ phía Nga, hay khi đàn em Việt Nam ngã thì bà chị Nga không thèm nâng lên mà lại thản nhiên ngoảnh mặt nhìn sang thị trường kinh tế khổng lồ của đồng minh Trung Cộng ?

Dự đoán này không xa vời vì Trung Cộng đã đứng về phía Nga trong cuộc chiến ở Ukraine. Bằng chứng là ông Tập Cận Bình, Lãnh đạo Trung Cộng đã đáp lại kêu gọi của Putin để viện trợ quân sự và nhân đạo cho Nga để bù đắp lại những khó khăn Nga phải gánh chịu lớn nhất trong 30 năm, do trừng phạt kinh tế và tài chính của Mỹ và đồng minh.

Như vậy lãnh đạo CSVN có bao giờ hão huyền tin rằng nếu bị Trung Cộng tấn công lần nữa, dù trên đất liền hay ở Biển Đông thì Nga sẽ đứng về phía Việt Nam, hay Việt Nam sẽ thất vọng não nề như Tổng Bí thư Lê Duẩn đã cắn răng tuyệt vọng trước đây? -/-

Phạm Trần
danlambaovn.blogspot.com
TranAnhDung
Posts: 288
Joined: Tue Oct 28, 2008 7:43 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by TranAnhDung »

Kỷ luật “nửa vời” cán bộ cao cấp và pháp luật bị nhạo báng
Nông Văn Tiềm
21-5-2022
Chiều 19-5-2022, Toà án Hà Nội đã tuyên án 14 bị cáo trong vụ án “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh” xảy ra tại Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế và Công ty VN Pharma.

Điều khá bất ngờ, cựu thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường chỉ bị tuyên phạt 4 năm tù cho tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Theo BLHS, khung hình phạt cho tội danh này lên đến 12 năm tù giam.

Trước đó, từ khi bị bắt cho đến ngày ra toà, Trương Quốc Cường bị đánh giá là “không thành khẩn, không chịu nhận tội”. Tuy vậy, theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Hà Nội (VKS), ông Cường chỉ bị đề nghị truy tố mức án từ 7 đến 8 năm tù.

Tại toà, Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội nhận định về thái độ Trương Quốc Cường, “những gì bị cáo trình bày với tòa chỉ giống như nhận lỗi cho xong việc”. Do đó khi nêu quan điểm luận tội, VKS đánh giá ông Cường chưa thành khẩn nên không áp dụng các tình tiết giảm nhẹ hình phạt.


Tuy nhiên, cuối phần tranh luận, Trương Quốc Cường bất ngờ nói “xin nhận nốt trách nhiệm” như cáo trạng truy tố. Rất nhanh, ông Cường được VKS đánh giá là “thành khẩn, ăn năn, có thành tích huy chương, bằng khen” nên đề nghị HĐXX tuyên mức án 4 đến 5 năm tù, thấp hơn so với đề nghị trước đó của Viện Kiểm sát.
Image
Thẩm phán Đào Bá Sơn, Chủ tọa phiên tòa công bố quyết định đưa vụ án ra xét xử. Nguồn: Báo Công Thương

Image
Cảnh phiên toà xét xử Trương Quốc Cường. Nguồn: Báo Công Lý
Và đúng như một kịch bản dàn dựng, Toà đã tuyên Trương Quốc Cường 4 năm tù giam. Trên các nền tảng mạng xã hội, dân chúng đã ví bản án mà ông Cường nhận được còn thấp hơn nhiều so với bản án của một thanh niên trộm vịt.

Diễn biến phiên toà này cũng là “bản sao” của phiên toà xét xử đại tá Nguyễn Duy Linh, cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo Bộ Công an, con trai “bố già” Nguyễn Văn Hưởng. Nhận hối lộ 5 triệu Mỹ kim của Vũ “nhôm”, bị truy tố chỉ… 5 tỷ VNĐ, nhưng Nguyễn Duy Linh đã bác bỏ cáo trạng, không nhận tội.



Trước giờ tuyên án, Linh “quay xe”, bất ngờ nhận tội để hưởng khoan hồng. Khung hình phạt từ 20 năm, chung thân hoặc tử hình, nhưng toà tuyên Nguyễn Duy Linh chỉ có 14 năm, để Linh đi chữa “căn bệnh nặng, có thể… chết bất kỳ lúc nào”.

***

Trở lại chuyện cựu thứ trưởng Bộ Y tế. Bảo kê cho một tập đoàn buôn thuốc giả, tội lỗi và hậu quả mà cựu thứ trưởng Trương Quốc Cường gây ra cho dân chúng Việt Nam không kể xiết. Vì vậy, bản án dành cho ông Cường được xem là khá hài hước, công lý đã không đứng về phía nhân dân và luật pháp đã bị nhạo báng.

Thông tin từ những cán bộ am hiểu nội tình cho biết, “án bỏ túi” có lợi cho Trương Quốc Cường là một sự dàn xếp. Ông Cường sẽ đổ lỗi tất cả cho cựu thứ trưởng Cao Minh Quang đến từ phía Nam và không “hé răng nửa lời” về vai trò của cựu Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trong vụ VN Pharma, cũng như hàng loạt bê bối trong ngành y tế suốt hơn mười năm qua. Đổi lại, Trương Quốc Cường sẽ yêu cầu “mức án không mang thêm đau khổ cho tôi và gia đình”.
Image
Lò ông Trọng hay “tứ trụ triều đình” đã chê “củi” gộc? Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN
***

Trong một diễn biến khác, kỳ họp thứ 15 của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (UBKT) hôm 18-5-2022 phát đi văn bản đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật hai Uỷ viên Trung ương khoá 13 là Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long. Thật kỳ lạ, cũng tại kỳ họp thứ 13, cuối tháng 3/2022, UBKT cũng đã đề nghị Trung ương kỷ luật hai nhân vật nêu trên.

Thông tin rò rỉ từ “cung đình” cho hay, Bộ Chính trị đã nhóm họp và tranh cãi về mức kỷ luật dành cho Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long. Lúc đầu có hai luồng ý kiến, nên đưa vấn đề ra Hội nghị BCH Trung ương 5 xem xét, hay là gói gọn trong “bàn tròn” của Bộ Chính trị. Kết quả phe đa số trong Bộ Chính trị đã không cho các Uỷ viên Trung ương có cơ hội phán xét Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long. Quả bóng trả ngược lại UBKT và truyền thông của đảng đã đưa tin, UBKT Trung ương phát đi văn bản công khai “đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật hai bộ trưởng Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long”.

Xử lý như thế nào?

Không bị đưa ra Hội nghị Trung ương 5 vừa rồi, đồng nghĩa với việc hai ông Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long tránh được cuộc bỏ phiếu thanh trừng, loại ra khỏi BCH Trung ương khoá 13. Theo các điều lệ, quy định của đảng CSVN, thẩm quyền của Bộ Chính trị khi kỷ luật Uỷ viên Trung ương chỉ là “khiển trách”, “cảnh cáo”. Vậy nên, Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long “thoát chết”.

Tin nội bộ cho biết, tuần sau Bộ Chính trị sẽ kỷ luật “cảnh cáo” Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long, ông Anh sẽ phải mất chức Chủ tịch UBND TP Hà Nội để về Ban Tuyên giáo Trung ương. Còn Nguyễn Thanh Long được ngồi lại Bộ Y tế cho đến hết nhiệm kỳ, vì chưa tìm ra nhân sự thay thế.
Image
Chân dung Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long. Ảnh trên mạng

Mặc dù UBKT Trung ương kết luận, cá nhân lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế “đã gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại tiền và tài sản của Nhà nước, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng…”, nhưng lãnh đạo đảng vẫn bao che và dung túng.

Phiên toà xét xử Trương Quốc Cường và lối kỷ luật vòng vo của đảng, một lần nữa chứng minh rằng, các phiên tòa này chỉ là màn trình diễn công lý, đảng vẫn tiếp tục “ngồi xổm” lên trên mọi đạo luật và cái gọi là “nhà nước pháp quyền” không hề tồn tại trên đất nước này!
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by bichphuong »

Bạo lực súng ở Mỹ: Mối đe dọa an ninh quốc gia thật sự

Bạo lực súng đạn ở Mỹ đã trở thành vấn đề khẩn cấp về an ninh quốc gia

Đại tướng John Allen, Chủ tịch Viện Brookings (*) ,
Hiếu Chân dịch
28 tháng 5, 2022
Image
Sinh viên biểu tình trước trụ sở Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ sáng nay 28 tháng Năm 2022 đòi chấm dứt bạo lực súng đạn và tôn trọng quyền sinh sản an toàn. Ảnh Tasos Katopodis/Getty Images
Bạo lực súng ở Mỹ: Mối đe dọa an ninh quốc gia thật sự

Vụ thảm sát kinh hoàng ở trường tiểu học Robb Elementary School tại thị trấn Uvalde, Texas hôm Thứ Ba vừa qua gây chấn động nước Mỹ. Đã có nhiều ý kiến phân tích, bình luận về sự kiện này, tình trạng bạo lực súng đạn ngày càng tăng và giải pháp cho vấn đề. Chúng tôi xin giới thiệu ý kiến sâu sắc của Đại tướng John Allen, nguyên Chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ và NATO tại các chiến trường Iraq, Afghanistan và hiện là Chủ tịch Viện Brookings, cơ quan nghiên cứu chính sách hàng đầu Hoa Kỳ. Ông Allen viết bài này từ Tháng Tám 2019, cách đây ba năm, nhưng đến nay vẫn đầy tính thời sự.



Đó là Tháng Tư năm 2007 và tôi đang ở sở chỉ huy của mình ở tỉnh Al Anbar, khu vực bạo lực nhất Iraq trong năm bạo lực nhất của cuộc chiến. Trong một cuộc điện thoại từ Hoa Kỳ, tôi được trấn an rằng con gái tôi ở Đại học Virginia Tech còn sống và không hề hấn gì nhưng một trong những bạn thân của cô bé đã thiệt mạng, một số bạn bè khác đang vật lộn giành sự sống trong các ca phẫu thuật khẩn cấp. Ngày hôm đó, 32 người đã bị sát hại trong khuôn viên trường đại học, nhiều hơn rất nhiều so với số thương vong của chúng tôi ở Iraq và Afghanistan trong cùng ngày.

Bạo lực súng đạn ở Mỹ đã trở thành vấn đề khẩn cấp về an ninh quốc gia. Chỉ trong tuần qua, đã có ít nhất 36 người thiệt mạng và 50 người khác bị thương trong bốn vụ xả súng hàng loạt riêng biệt. Trong hai thập niên qua, hàng trăm nghìn người Mỹ đã bị giết bởi súng đạn – và mặc dù số liệu thống kê khác nhau tùy từng nguồn dữ liệu, nhiều ước tính cho rằng số người chết vì bạo lực súng đạn đã ngang bằng với tổng số quân nhân thiệt mạng của quân đội Hoa Kỳ kể từ khi Thế chiến thứ Nhất bắt đầu.


Là một cựu chiến binh trong các cuộc chiến Iraq và Afghanistan – và đã chỉ huy các lực lượng Hoa Kỳ và NATO ở Afghanistan – tôi đã quá quen thuộc với mối đe dọa của bạo lực súng đạn vô cớ và sự lan tràn của vũ khí giết người. Từ kinh nghiệm đó, tôi càng thấy xót xa khi người Mỹ ngày nay có nhiều khả năng phải hứng chịu bạo lực súng đạn hơn cả ở những nơi mà tôi được cử đến với danh nghĩa bảo vệ đất nước của chúng ta.

Không quốc gia nào khác có số người chết vì súng đạn thậm chí chỉ bằng một nửa Hoa Kỳ và không quốc gia nào sánh được với Hoa Kỳ về số lượng súng đạn đang lưu hành bên trong biên giới. Về vấn đề này Hoa Kỳ là một ngoại lệ trong cộng đồng các quốc gia và bất kể quan điểm về Tu chính án thứ Hai như thế nào, chỉ riêng dữ kiện đó cũng phải khiến mọi người Mỹ phải dừng lại và suy nghĩ.

Hơn nữa, chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa dân tộc da trắng cũng như thượng tôn da trắng đang gia tăng ở Hoa Kỳ — và nhiều vụ xả súng hàng loạt gần đây nhất đã được thúc đẩy bởi những lời lẽ bạo lực, phân biệt chủng tộc. Vụ xả súng ở El Paso diễn ra sau khi [hung thủ] đăng một bản tuyên ngôn nêu rõ “cuộc xâm lược của người gốc Tây Ban Nha tại Texas” và các chi tiết nhằm phân chia nước Mỹ thành các vùng lãnh thổ theo chủng tộc. Những ý tưởng đáng khinh bỉ và hoàn toàn đáng lên án này đang được nuôi dưỡng trong những cái đầu xấu xa ở ngày càng nhiều nơi; các chuyên gia dự đoán rằng xu hướng này sẽ tiếp tục. Và trên thực tế, chính luận điệu phân biệt chủng tộc của tổng thống [Donald Trump] đã làm trầm trọng thêm động lực này, làm tê liệt các hành động có trách nhiệm của các đại diện dân cử và củng cố sự chia rẽ trong xã hội chúng ta.

Trong ​​cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (Islamic State – ISIS) tôi đã tận mắt chứng kiến bằng cách nào mà sự cực đoan hóa – đặc biệt là thông qua internet – có thể là một nhân tố chính trong việc tuyển mộ quân khủng bố. Chúng ta cần thành thật về thực tế là người Mỹ đang bị cực đoan hóa ngay tại thời điểm này trên các nền tảng Internet như mạng 4chan, hoặc gần đây là mạng 8chan. Chúng ta cần thức tỉnh trước thực tế rằng sự khoan dung của quốc gia chúng ta đối với bạo lực và sự cực đoan hóa trên mạng của người Mỹ — và đặc biệt là của những người đàn ông da trắng bất mãn — là mối đe dọa an ninh quốc gia trước mắt và ngày càng gia tăng. Hiến pháp mà tôi và rất nhiều người khác đã tuyên thệ bảo vệ đã bảo vệ quyền sở hữu và sử dụng súng của người Mỹ. Điều đó không phải nghi vấn. Nhưng chúng ta không thể cho phép sự tự do đó ngăn cản chúng ta cứu mạng sống và bảo vệ đất nước.

Nếu 36 người bị giết trong một tuần bởi các tổ chức al Qaeda, ISIS, Boko Haram hoặc bất kỳ nhóm khủng bố nào khác mà tôi đã chiến đấu chống lại trong sự nghiệp của mình, thì bất kỳ tổng thống nào – kể cả tổng thống hiện nay – sẽ ra lệnh cho quân đội Mỹ ra nước ngoài để loại bỏ tận gốc mối đe dọa đó. Các nhóm thánh chiến Hồi Giáo (jihadist) cực đoan hóa những người đi theo họ để chúng căm ghét và hành động theo sự căm ghét nhằm tiêu diệt toàn bộ cộng đồng và dân tộc. Tuy nhiên, bằng cách nào đó, khi mối đe dọa giống như vậy đến từ bên trong thì chúng ta không thể huy động các nguồn lực và tiềm năng đáng kể của chúng ta để xử lý chúng một cách có ý nghĩa. Sự thật khủng khiếp là kể từ sự kiện ngày 11 tháng Chín, nhiều người Mỹ bị giết bởi những kẻ khủng bố trong nước và những kẻ cực đoan da trắng dưới nhiều hình thức kỳ dị hơn là số người Mỹ bị giết bởi những kẻ khủng bố nước ngoài. Hậu quả là, trên khắp nước Mỹ, các không gian công cộng, bao gồm cả những nơi thờ tự, đang phải lập ra các kế hoạch an ninh tương tự như kế hoạch của các căn cứ quân sự của chúng ta.


Nếu đó không phải là mối đe dọa đối với cuộc sống của chúng ta, đối với an ninh quốc gia của chúng ta, thì tôi không biết cái gì mới là mối đe dọa.


Người biểu tình ở New York hôm 26 tháng Năm 2022 mang hình ảnh những học sinh bị giết chết trong vụ xả súng hàng loạt ở Texas hai ngày trước đó để đòi hỏi chấm dứt bạo lực súng đạn. Ảnh Alexi Rosenfeld/Getty Images
Phản ứng của chúng ta với tư cách một quốc gia là phải có cả các biện pháp bảo vệ và phòng ngừa để các trường học và cộng đồng của chúng ta được an toàn. Các cộng đồng thực thi pháp luật và an ninh quốc gia của chúng ta có các hướng dẫn rất rõ ràng và các phản ứng thậm chí rõ ràng hơn đối với các kiểu đe dọa như vậy và rất nhiều công việc về bảo vệ đã được tiến hành. Khu vực dân sự trong nước – những người sản xuất, mua hoặc bán súng – cũng có nghĩa vụ đạo đức phải tham gia thành một phần của giải pháp. Nhưng chúng ta chưa được tổ chức hiệu quả ở cấp liên bang, tiểu bang và địa phương để thực hiện nhiệm vụ to lớn là bảo vệ một danh sách gần như vô tận các mục tiêu tiềm năng trong khắp xã hội mở của chúng ta.

Các biện pháp ngăn chặn phải được thực hiện ngay lập tức để ngăn chặn những kẻ xấu có được vũ khí tấn công hỏa lực lớn. Không người dân nào cần sở hữu một vũ khí tấn công giống với vũ khí mà tôi đã mang ở Iraq. Và cũng vậy, không người Mỹ nào cần sở hữu một kiểu súng trường mà kẻ thù của chúng ta đã mang ở Iraq và Afghanistan. Việc bạn và tôi thấy những thứ này và những vũ khí nguy hiểm tương tự được mua bán dễ dàng trên khắp nước Mỹ là một chuyện hết sức điên rồ.

Chúng ta phải phẫn nộ khi các đơn vị SWAT tinh nhuệ lao đến bảo vệ chúng ta nhưng họ phải đối đầu với những sát thủ mặc áo giáp và có hỏa lực gần tương đương với hỏa lực của họ. Nhưng thay vì phẫn nộ, chúng ta đã trở nên vô cảm. Chúng ta đã bị điều kiện hóa và thích nghi với thực tế đó và giờ đây chúng ta đã quen với những cuộc tranh luận vô tận, được diễn tập kỹ lưỡng diễn ra trên các mạng trực tuyến và trong hội trường Quốc Hội. Những lời hùng biện đau buồn và phẫn nộ của các chính trị gia là vô nghĩa khi họ không thông qua luật và thực hiện các hành động cần thiết để bảo vệ người Mỹ. Chúng ta không thể để chu kỳ này tiếp tục và nếu chúng ta không sẵn sàng làm mọi thứ trong khả năng của chúng ta để kết thúc cái vòng luẩn quẩn này, thì thật là xấu hổ cho chúng ta với tư cách một dân tộc.

Bạo lực súng đạn là tình trạng khẩn cấp về an ninh quốc gia, hòa bình và thịnh vượng trong tương lai của người Mỹ phụ thuộc vào việc tìm ra các giải pháp có ý nghĩa.



(*) John Rutherford Allen hiện là Chủ tịch Viện Brookings – một cơ quan nghiên cứu tầm cỡ về chính sách, chiến lược và quốc tế tại Washington. Trước khi nghỉ hưu và hoạt động dân sự, ông là đại tướng (bốn sao) chỉ huy lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, chỉ huy Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế của NATO (ISAF) và tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ ở Afghanistan; phó tư lệnh Lực lượng Đa quốc ở Iraq. Ông cũng là tác giả nhiều công trình nghiên cứu về địa chính trị, chiến tranh tương lai và tham gia nhiều hoạt động ngoại giao quan trọng của Mỹ ở châu Âu, Israel-Palestine và Đông Á.

Đọc thêm:

Thảm sát ở New York và nguy cơ của lý thuyết thượng tôn da trắng
Thượng Viện ngăn chặn dự luật chống khủng bố nội địa
Nước Mỹ sẽ tiếp tục để tang vì vấn nạn xả súng!
caubennoc
Posts: 535
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by caubennoc »

Trump có thể bị buộc lật đổ kết quả bầu cử ở Georgia vào cuối tháng này
June 10, 2022

Image
Photo Credit: Brandon Bell/Getty

Donald Trump có thể phải đối mặt với cáo buộc đầu tiên vì cố gắng lật ngược kết quả của cuộc bầu cử năm 2020 vào cuối tháng này.

Vào thứ Sáu, Công tố viên Quận Fulton Fani Willis nói với Associated Press rằng cô ấy dự kiến ​​sẽ đi đến quyết định có buộc tội cựu tổng thống vào ngày 30 tháng 6 vì bị cáo buộc cố gắng lật đổ kết quả ở Georgia hay không.

Willis nói: “Tôi chắc chắn sẽ đưa ra quyết định đó.”

Willis đã điều tra những nỗ lực của Trump nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2020 của Georgia trong hơn 16 tháng.


Công tố viên quận đã đẩy mạnh cuộc điều tra trong những tháng gần đây, phỏng vấn hơn 40 người trong tiểu bang và trát hầu tòa một số viên chức tiểu bang, bao gồm Thư ký bang Brad Raffensperger, người gần đây đã giành được đề cử của GOP để tái tranh cử bất chấp nỗ lực của Trump để thay thế ông vì đã không giúp Trump “tìm thêm 11.780 phiếu bầu.”

Đầu năm nay, Willis thành lập một đại bồi thẩm đoàn đặc biệt và đã yêu cầu FBI bảo vệ an ninh trong cuộc điều tra của cô. Nhưng Công tố viên đã trì hoãn việc để các nhân chứng làm chứng trước bồi thẩm đoàn.

“Tôi không muốn bất cứ ai nói: Bà ấy làm điều này vì bà muốn ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử sắp tới'”, Willis, một dân cử Đảng Dân chủ, nói với Tạp chí Atlanta Journal-Constitution về việc chờ đợi cho đến sau cuộc bầu cử sơ bộ của bang. “Người dân sẽ quyết định kết quả của cuộc bầu cử sắp tới này. Nó sẽ không liên quan gì đến văn phòng biện lý quận này.”

Trước đó, bà cũng đã nói với WSB-TV2 của Atlanta vào tháng 2 , “Bất kỳ ai vi phạm pháp luật sẽ bị truy tố, bất kể địa vị xã hội của họ như thế nào. Bất kể họ như thế nào, bất kể chủng tộc hay giới tính của họ là gì. Chúng tôi sẽ không đối xử khác biệt với bất kỳ ai. “

Các chuyên gia pháp lý dự đoán rằng cuộc điều tra của Willis có thể sẽ dẫn đến các cáo buộc hình sự đối với Trump và cho rằng những cáo buộc đó có thể là cáo buộc đầu tiên trong số nhiều cáo buộc đang điều tra

“Tôi sẽ không ngạc nhiên khi Georgia trở thành tiểu bang đầu tiên truy tố một cựu tổng thống về các trọng tội. Và tôi nghĩ rằng các cáo buộc sẽ được đưa ra”, Laurence Tribe, giáo sư danh dự về luật hiến pháp tại Đại học Harvard, đã tweet vào tháng trước.
TranAnhDung
Posts: 288
Joined: Tue Oct 28, 2008 7:43 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by TranAnhDung »

Putin: Sa hoàng mới của nước Nga bành trướng
Lương Thái Sỹ
11 tháng 6, 2022

Image
(Ảnh: Getty Images)

Đọc được những gì đang diễn ra trong đầu Vladimir Putin là điều không đơn giản. Nhưng thỉnh thoảng lãnh đạo Điện Kremlin lại làm cho điều đó trở nên dễ dàng hơn. Đó là việc vừa xảy ra khi Tổng thống Nga gặp các nhà khoa học, doanh nhân trẻ và cho biết mục tiêu của ông ta tại Ukraine là khôi phục nước Nga như một cường quốc trong cương vị là “Sa hoàng mới”.

Bộ mặt thật phô bày
Image
Sa hoàng Peter Đại đế (1672-1725)
Sự ngưỡng mộ của Putin dành cho Peter Đại đế (Peter the Great) đã được nhiều người biết nhưng giờ đây ông ta đã bộc lộ tham vọng ý trở thành một “người vĩ đại” như thế! Tại cuộc gặp nói trên, Putin đã công khai so sánh mình với Sa hoàng Nga, đánh đồng cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine với các cuộc chiến tranh bành trướng của Peter cách đây ba thế kỷ, đồng thời không ngại xác nhận mục đích của “chiến dịch hành quân đặc biệt” ở Ukraine là để “lấy lại những gì từng thuôc về mình”! Tham vọng xây dựng đế chế mới không hề che giấu của Putin là điềm xấu cho Ukraine và cho các nước láng giềng. Estonia gọi tuyên bố của ông ta là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.

Trước khi nói với cử toạ trẻ về công nghệ thông tin và phát triển công nghệ, Putin tận dụng cơ hội tuyên truyền về chính trị và quyền lực; ông ta nhấn mạnh: cuộc chiến đang diễn ra là cơ hội để giành vị trí thống trị về địa chính trị. Ông ta nói thẳng với số khán giả chọn lọc: Peter Đại đế là hình mẫu cho mục tiêu này! Sa hoàng Peter Đại đế (1672-1725) được coi là hoàng đế đầu tiên đã biến nước Nga từ một nước nông nghiệp lạc hậu ở châu Á thành một cường quốc châu Âu vào thế kỷ 18. Thành tích lớn nhất của vị vua chuyên chế này là những cuộc chiến tranh lấn chiếm đất đai của các lân bang. Thành phố mang tên ông, St. Petersburg, từng là thủ đô của đế chế Nga cho đến cuộc cách mạng cộng sản năm 1917, được ông cho xây dựng trên vùng đất chiếm được của Thụy Điển.


“Peter Đại đế đã tiến hành cuộc Đại chiến phương Bắc (Great Northern War) trong 21 năm – nhà lãnh đạo Nga nói một cách thoải mái và tự mãn – Bạn có thể nghĩ ông ấy gây chiến với Thụy Điển là để giành lấy đất đai của họ? Thật ra ông ta không chiếm đất của ai; mà chỉ đòi lại… Chỉ là lấy lại và củng cố cái vốn là của mình”. Putin kết thúc bằng nụ cười nhếch mép làm người nghe liên tưởng đến Ukraine và mục tiêu chính của ông ta. Putin gợi ý rằng cách cai trị của Peter là bằng chứng cho thấy việc mở rộng lãnh thổ là chọn lựa tốt nhất cho sức mạnh Nga.

Các nước lân bang cảnh giác


Gần đây, Putin đã trích dẫn rất nhiều về quá khứ của nước Nga nhưng sàng lọc cẩn thận để phù hợp với mục tiêu của mình. Vài tháng trước khi tấn công Ukraine, Putin đã viết một bài xã luận dài, trong đó điểm chính là lập luận về quyền tồn tại của nước Nga trong lịch sử.

Nhưng khi Nga xâm lược nước láng giềng vào ngày 24 Tháng Hai, Putin đánh lạc hướng dư luận quốc tế rằng đây là một chiến dịch đặc biệt chỉ giới hạn ở khu vực phía đông Donbas nhằm “phi phát xít hóa” Ukraine và loại bỏ mối đe dọa đối với Nga. Trong thời gian chuẩn bị cho cuộc xâm lược, Putin cũng đưa ra một loạt nỗi bất bình để biện minh cho chiến tranh, từ việc NATO mở rộng về phía đông cho đến việc phương Tây hỗ trợ quân sự cho Ukraine.

Nhưng ngay khi ông ta đang thốt ra những lời giả dối này các lực lượng Nga không đi vào phía đông mà mượn đường Belarus tiến đánh thủ đô Kyiv và ném bom cả các lãnh thổ xa hơn về phía tây. Hơn 100 ngày sau, 20% lãnh thổ Ukraine nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Nga, với các chính quyền bù nhìn thảo luận việc sáp nhập vào Nga. Nay Putin cảm thấy đủ tự tin hơn để thừa nhận chiến dịch trên thực chất là một sự lấn đất và chiếm đóng. Tổng thống Nga nghĩ rằng cuối cùng phương Tây cũng phải chấp nhận thực tế chiến trường, chấp nhận những gì quân Nga đang làm trong lãnh thổ Ukraine như một “việc đã rồi”! Ông ta nói: “Khi Peter xây dựng St Petersburg như thủ đô mới của Nga, không có quốc gia phương Tây nào công nhận lãnh thổ đó là của Nga. Nhưng bây giờ họ đã công nhận”.

Tuyên bố của Putin nhanh chóng bị người Ukraine lên án và xem đây là sự thừa nhận trơ trẽn tham vọng đế quốc của Putin. Cố vấn tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak viết trên Twitter: “Việc Putin thú nhận chiếm đất và tự so sánh mình với Peter Đại đế là để chứng minh: không có xung đột, chỉ là ‘qui cố hương’. Nhưng thực tế đó là tội ác diệt chủng. Vì vậy, chúng ta không nên nói về việc đừng làm mất mặt Nga (ám chỉ cảnh báo của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bị Tổng thống Ukraine Zelensky chỉ trích) mà về việc xóa bỏ tham vọng đế quốc này ngay lập tức”.



Putin cho rằng có hai loại nhà nước: Nhà nước có chủ quyền và người bị chinh phục, Ukraine nên thuộc loại thứ hai. Từ lâu, Putin luôn lập luận người Ukraine không có bản sắc dân tộc hợp pháp và nhà nước của họ về cơ bản là một con rối của phương Tây. Nói cách khác, ông ta cho rằng người Ukraine không có quyền tự quyết và không phải là chủ thể trong bang giao quốc tế.

Dự án khôi phục đế quốc của Putin về lý thuyết, có thể mở rộng từ Ukraine sang các vùng lãnh thổ khác từng thuộc đế quốc Nga hoặc Liên bang Xô viết. Nguy cơ này khiến tất cả các quốc gia nổi lên sau sự sụp đổ của Liên Xô, đặc biệt các nước vùng Baltic phải báo động. Bộ Ngoại giao Estonia đã triệu tập đại sứ Nga để lên án việc Putin nhắc lại việc Peter Đại đế tấn công Narva, hiện thuộc Estonia.

Bành trướng là “thuộc tính” của nước Nga


Peter Đại đế dù là kẻ chuyên quyền tàn nhẫn nhưng rất ngưỡng mộ các ý tưởng, khoa học, văn hóa phương Tây. Ông ta nổi tiếng đã xây dựng St Petersburg thành một “cửa sổ tại châu Âu” và đi đây đó nhiều với khát khao thu thập kiến ​​thức để đưa nước Nga tiến lên hiện đại. Nhưng sự cai trị ngày càng đàn áp người dân của Putin đang đóng dần cánh cửa giao lưu với phương Tây và đóng hẳn trong cuộc chiến Ukraine đã khiến ý tưởng bắt chước Peter tìm kiếm ý tưởng và nguồn cảm hứng không còn thực hiện được. Khi Putin rao giảng cho các doanh nhân trẻ về một Sa hoàng của thế kỷ 18, ông ta cũng muốn gieo vào đầu óc họ niềm lạc quan về tương lai, vun đắp sự tự tin vào chiến thắng. Có vẻ Putin quyết tâm thực hiện mục tiêu và thách thức mọi sự lên án và trừng phạt của phương Tây. Nhưng có một bài học khác từ sử sách Nga mà ông ta nên học: Peter Đại đế dù cuối cùng cũng chinh phục được vùng đất từ ​​Baltics đến Hắc Hải nhưng Nga đã phải chiến đấu đến 21 năm.

Khôi phục lại đế chế cũng có thể là dấu chấm hết cho nước Nga của Putin. Đầu tuần này, một thứ trưởng từ đảng Nước Nga Thống nhất ủng hộ Điện Kremlin đã đệ trình dự thảo luật lên Duma Quốc gia (tức hạ viện Nga) yêu cầu bãi bỏ nghị quyết của Liên Xô công nhận nền độc lập của Lithuania – người Việt trong nước gọi là Litva, một trong ba nước cộng hòa vùng Baltic – một thành viên NATO và Liên minh châu Âu (EU). Nhìn lại lịch sử sẽ thấy, nếu không tính đến quá khứ đế quốc của Nga, dù dưới thời Liên Xô hay Sa hoàng, thì ít có khả năng một nước Nga không có Putin sẽ từ bỏ hình mẫu xâm lược các nước láng giềng hoặc trở thành một quốc gia dân chủ hơn.

Năm 1994, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Zbigniew Brzezinski khẳng định: “Nga chỉ có thể từ bỏ thói quen đế quốc nếu chịu từ bỏ các tuyên bố chủ quyền với Ukraine”. Đối với Putin, để tồn tại, Nga phải là một đế chế, bất kể cái giá con người phải trả, nên chữ “từ bỏ” không thể có trong tự điển bành trướng của ông ta.
caubennoc
Posts: 535
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by caubennoc »

Chấn động với phán quyết của TCPV về quyền phá thai
TCPV quyết định bãi bỏ án lệ Roe v. Wade về quyền phá thai đã gây một làn sóng chấn động khắp nước Mỹ
Hiếu Chân
24 tháng 6, 2022

Image
Người dân Mỹ biểu tình trước trụ sở TCPV ở thủ đô Washington DC để phản đối quyết định bãi bỏ án lệ Roe v. Wade đã có từ 50 năm nay, trong đó quy định phá thai là một quyền của người phụ nữ được Hiến Pháp bảo vệ. Nhiều cuộc biểu tình tương tự đã diễn ra ở các thành phố lớn của Mỹ trong buổi chiều ngày thứ Sáu 24 tháng Sáu 2022. Ảnh Brandon Bell/Getty



Ngày Thứ Sáu 24 Tháng Sáu 2022, nước Mỹ chấn động khi Tối Cao Pháp Viện (TCPV) – mà các thẩm phán có quan điểm bảo thủ chiếm đa số – ra phán quyết lật ngược một án lệ Roe v. Wade mà chính tòa này đã đặt ra gần năm mươi năm trước, bác bỏ quyền quyết định chấm dứt thai kỳ của người phụ nữ mà án lệ này coi là một quyền được hiến pháp bảo vệ.

Hàng chục ngàn người đã xuống đường ở các thành phố lớn khắp nước Mỹ để phản đối quyết định này. Lãnh đạo một số nước đồng minh của Hoa Kỳ như Canada, Pháp bày tỏ “nỗi kinh hoàng” trước sự thay đổi đột ngột của luật pháp Mỹ. Nhiều nhà phân tích dự báo quyết định của TCPV hôm nay không chỉ có tác động lâu dài đến cuộc sống của các gia đình Mỹ mà còn có thể kích hoạt một cao trào chống phá thai, hạn chế tự do của người phụ nữ trên khắp thế giới.

Để hiểu phần nào sự kiện quan trọng này, trước tiên cần xem lại án lệ Roe v. Wade là gì. Với số phiếu 7-2 TCPV năm 1973 đã thông qua phán quyết của vụ án Roe v. Wade, thiết lập quyền phá thai là một quyền hợp hiến, bãi bỏ những đạo luật trái ngược của các tiểu bang vào thời điểm đó, và trở thành nền tảng pháp lý cho quyền lựa chọn thai sản của phụ nữ suốt 50 năm qua.
Image
Đa số người biểu tình đòi bảo vệ quyền phá thai là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Ảnh Nathan Howard/Getty Images

Án lệ Roe v. Wade nói gì?

Tuy nhiên, án lệ Roe v. Wade không có nghĩa là việc phá thai hoàn toàn tự do, không bị kiểm soát. TCPV cho rằng các tiểu bang không thể cấm phụ nữ quyết định chấm dứt thai kỳ (phá thai) trước thời điểm thai nhi có thể tồn tại bên ngoài tử cung, tức là đã hình thành một sinh mệnh. Thời gian đó là khoảng 23-28 tuần lễ từ ngày thụ thai.

Phán quyết của TCPV chia thai kỳ thành ba giai đoạn, mỗi giai đoạn ba tháng. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, hầu như không có quy định nào mà việc phá thai hay không là quyền quyết định của người mẹ. Sang tam cá nguyệt thứ hai, TCPV cho phép có các quy định để bảo vệ sức khỏe của phụ nữ, tức là được phép thực hiện phá thai có điều kiện. Còn trong tam cá nguyệt thứ ba, thời điểm đã hình thành một sinh mệnh, các tiểu bang được ra luật cấm phá thai, chỉ trừ một ngoại lệ là bảo vệ sinh mạng và sức khỏe của người mẹ.

Trong vụ án Planned Parenthood v. Casey năm 1992, TCPV đã loại bỏ việc chia thai kỳ thành ba giai đoạn nói trên nhưng vẫn giữ nguyên cái mà người ta gọi là “cốt lõi” của án lệ Roe, rằng phụ nữ có quyền theo hiến pháp để chấm dứt thai kỳ của họ cho đến khi bào thai có thể tự sống.

Xung đột quan điểm


Phá thai là một vấn đề đạo đức sâu sắc và quan điểm của người Mỹ cũng chia rẽ sâu sắc trong vấn đề này. Một số người tin rằng, sinh mệnh một con người bắt đầu khi có sự thụ tinh và phá thai là chấm dứt một sinh linh vô tội. Những khác cho rằng, mọi quy định hạn chế phá thai là vi phạm quyền của người phụ nữ được kiểm soát cơ thể của chính họ, ngăn cản người phụ nữ có được sự bình đẳng hoàn toàn với nam giới. Một nhóm thứ ba cho rằng, không nên cho phép phá thai nhưng phải cho người mẹ quyền chấm dứt thai kỳ trong một số hoàn cảnh nào đó, chẳng hạn như để bảo vệ sinh mạng và sức khỏe người phụ nữ, loại bỏ những bào thai do bị hãm hiếp hoặc loạn luân mà có v.v…

Án lệ Roe vs Wade đã bị chỉ trích rộng rãi, kể cả từ những người ủng hộ việc tiếp cận phá thai như một vấn đề chính sách. Dưới khẩu hiệu “thân với sự sống” (pro-life) các tổ chức chính trị khuynh hữu của đảng Cộng Hòa, các thành phần tôn giáo bảo thủ đã ra sức phản đối và đấu tranh đòi hủy bỏ án lệ này trong suốt mấy chục năm qua. Ngược lại, những người đấu tranh cho nữ quyền đòi phải tôn trọng quyền lựa chọn của nữ giới (pro-choice) cho nên phá thai phải được coi là một quyền hiến định và không bị luật lệ của các tiểu bang điều chỉnh.


Image
Phụ nữ Vương quốc Anh biểu tình trước Đại sứ quán Mỹ ở London để biểu thị sự đoàn kết với phụ nữ trong vấn đề bảo vệ quyền chấm dứt thai kỳ. Ảnh Guy Smallman/Getty Images.

Ý kiến người dân

Cuộc đấu tranh giữa hai quan điểm kéo dài suốt mấy chục năm nay bất phân thắng bại. Cuộc thăm dò ý kiến mới nhất của Reuters/Ipsos, công bố hôm 24 Tháng Sáu 2022 cho biết có 71% người Mỹ nói quyết định chấm dứt thai kỳ nên thuộc về người phụ nữ và bác sĩ của họ hơn là bị điều chỉnh bởi quy định của chính quyền; 26% nói rằng nên coi phá thai là hợp pháp trong tất cả các trường hợp; 10% nói nên coi phá thai là bất hợp pháp trong mọi trường hợp; còn hơn 50% nói phá thai là hợp pháp hay bất hợp pháp nên tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Một cuộc khảo sát ý kiến khác của Viện Gallup, thực hiện thường xuyên từ năm 1975 đến nay, ghi nhận tới 85% số người Mỹ cho rằng phá thai nên coi là hợp pháp trong tất cả các trường hợp hoặc ở một số trường hợp nhất định; con số này đã tăng thêm 10 điểm phần trăm kể từ khi bắt đầu khảo sát năm 1975; và cho thấy số người cho rằng phá thai là bất hợp pháp đã giảm từ 23% năm 1975 xuống còn 12% hiện nay.

Phán quyết của TCPV

Gần đây TCPV phải thụ lý vụ kiện Dobbs v. Jackson, liên quan tới đạo luật Mississippi’s Gestational Age Act năm 2018 của tiểu bang Mississippi, theo đó việc phá thai là bất hợp pháp và bị cấm kể từ khi bào thai được 15 tuần tuổi trở về sau.

Phán quyết của TCPV hôm Thứ Sáu 24 Tháng Sáu không nhằm giải quyết vụ kiện Dobbs vs Jackson mà quyết định giao cho các tiểu bang ban hành luật về chấm dứt thai kỳ, nghĩa là bác bỏ “phá thai là quyền hiến định” trong án lệ Roe vs Wade và công nhận tính hợp hiến của đạo luật Gestational Age Act của Mississippi và các luật tương tự của một số tiểu bang khác.

Phán quyết “đảo ngược án lệ Roe” được TCPV thông qua với số phiếu 6-3, trong đó 6 thẩm phán bảo thủ tán thành một dự thảo quan điểm do Thẩm phán Samuel A. Alito Jr. chấp bút (và đã bị tiết lộ vài tuần trước), 3 thẩm phán cấp tiến ra một văn bản phản đối.

Ngay sau khi TCPV ra quyết định đảo ngược án lệ Roe, nhiều cuộc biểu tình đã bùng phát trên khắp các thành phố lớn của Mỹ, những người ủng hộ quyền phá thai, chiếm đa số, phản đối quyết định của TCPV, đòi giải tán cơ quan cao nhất của ngành tư pháp mà họ cho là thiên vị và không do người dân bầu lên; một số ít những người chống phá thai thì tổ chức tuần hành ủng hộ TCPV và ăn mừng “chiến thắng”.

Sắp tới là gì?

Tổng thống Joe Biden, một người Công Giáo, tỏ ra thất vọng với phán quyết của TCPV. “Đây là một ngày buồn cho đất nước chúng ta… Chúng ta cần phục hồi sự bảo vệ của Roe như là luật lệ của đất nước”, ông Biden nói và cho rằng cuộc đấu tranh chưa kết thúc, ông hứa dùng thẩm quyền của hành pháp để bảo vệ quyền phá thai và kêu gọi cử tri bỏ phiếu cho những ứng cử viên pro-choice trong cuộc bầu cử Quốc Hội tháng Mười Một sắp tới.

Phán quyết của TCPV đặt các tiểu bang vào tình huống phải chuẩn bị ban hành hoặc thực hiện các đạo luật mới về vấn đề phá thai. Theo thống kê của báo chí, hiện có 16 tiểu bang, theo đảng Dân Chủ, tập trung ở Bờ Tây và vùng Đông Bắc chiếm khoảng 38% số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, công nhận quyền phá thai là hợp pháp; 26 tiểu bang phần lớn theo đảng Cộng Hòa, chiếm 39% số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đã hoặc sắp thực hiện những đạo luật cấm phá thai ở các mức độ khác nhau.

Báo The New York Times đã lập một bảng kê cho thấy thái độ của từng tiểu bang, trong đó các tiểu bang Cộng Hòa có luật chống phá thai khắc nghiệt nhất là Oklahoma, Florida, Idaho và Kentucky cấm phá thai từ khi bào thai được sáu tuần tuổi, nghĩa là trước khi phần lớn thai phụ nhận biết mình mang thai; ngược lại một số tiểu bang Dân Chủ như California, New York, Maryland và Connecticut không chỉ công nhận quyền phá thai là hiến định mà còn lập các quỹ tài chính hỗ trợ việc phá thai của những phụ nữ thu nhập thấp.

Đọc thêm:

“63 triệu ca phá thai mỗi năm ở Mỹ”
Hoa Kỳ: Quyền phá thai sẽ không còn được Hiến pháp liên bang bảo vệ?
Chuyện phá thai ở Texas: Một lựa chọn đau lòng của sản phụ
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by bichphuong »

Tuổi trẻ và lý tưởng
July 5, 2022

Image

Mấy ngày qua tôi hay nghĩ về cô, người phụ nữ 25 tuổi và là nhân chứng trẻ nhất trong số những người đã ra điều trần trước Ủy ban điều tra cuộc bạo loạn có võ trang và chết người tại cái nôi của dân chủ là tòa nhà Quốc hội Mỹ, hay Điện Capitol, vào ngày 6 tháng Giêng năm ngoái, 2021. Cuộc bạo loạn vô tiền khoáng hậu kể từ cuộc Nội Chiến trên 160 năm trước, do những người ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump thực hiện nhằm ngăn chặn buổi họp hiến định của lưỡng viện Quốc hội chính thức công nhận ông Joe Biden đã đắc cử tổng thống trong kỳ bầu cử ngày 3 tháng 11, 2020, chỉ vì họ tin lời ông Trump vu cáo là đã có gian lận bầu cử lớn khiến chiến thắng của ông bị “đánh cắp” dù không hề có bằng chứng.
Tính tới hôm nay, sau nhiều tháng làm việc và cả ngàn cuộc phỏng vấn, Uỷ ban điều tra cuộc bạo loạn 6/1, gồm bẩy thành viên đảng Dân chủ và hai của đảng Cộng hoà, đã tổ chức tổng cộng sáu buổi điều trần công khai. Các buổi điều trần nhằm trình bầy bằng chứng cho thấy ông Trump chính là người đứng đằng sau cuộc bạo động có tổ chức từ nhiều tuần trước, không khác gì một cuộc đảo chánh cướp chính quyền, không phải do bột phát như nhiều người ủng hộ ông đã lên tiếng bênh vực.

Các bình luận gia đã so sánh các cuộc điều trần về cuộc bạo loạn Điện Capitol này với vụ bê bối Watergate vào đầu thập niên 1970 đã khiến Tổng thống Cộng hoà Richard Nixon phải từ chức để tránh bị luận tội. Song khác với vụ Watergate chỉ liên quan tới một biến cố nhỏ mà TT Nixon có dính líu song cố tình dấu qua các nỗ lực cản trở điều tra, các buổi điều trần cho thấy các diễn biến dẫn tới cuộc bạo loạn Điện Capitol có tầm vóc quan trọng hơn nhiều, và có thể dẫn tới tội phiến loạn và âm mưu phản quốc. Như một số người tham gia biến động tại Điện Capitol đã bị kết tội là có âm mưu phiến loạn.
Các nhân chứng, hầu hết là thuộc đảng Cộng hoà, gồm các viên chức từ liên bang tới tiểu bang có liên quan tới các cuộc vận động của ông Trump và phe nhóm nhằm cản trở buổi họp lưỡng viện ngày 6 tháng 1 công nhận sự đắc cử của đương kim TT Biden. Những vận động này đã bất thành, vì không có bằng chứng là cuộc bầu cử tổng thống đã bị gian lận; do đấy đã dẫn tới vụ tấn công Điện Capitol ngày 6 tháng Giêng, 2021, khiến năm người chết hôm đó (và thêm 4 người thiệt mạng những ngày kế vì thương tích hoặc tự vẫn do chấn thương tâm lý) và Điện Capitol đã bị phá hoại. Song, dưới quyền chủ tọa của Phó TT Mike Pence, buổi kiểm phiếu công nhận ứng viên Biden là tổng thống đã diễn ra và kết thúc như hiến định.


Các nhân chứng này là những người thuộc phe bảo thủ và quan tâm tới nền dân chủ. Họ tôn trọng pháp luật, không chấp nhận làm điều khuất tất, chưa kể là phạm pháp nữa. Qua các buổi điều trần về những vụ việc đã diễn ra mà cao điểm là cuộc tấn công Điện Capitol của các thành phần cực hữu, họ đã cung cấp vô số chứng cớ đáng kể cho cuộc điều tra tìm sự thật đàng sau biến cố bạo loạn 6/1, góp phần vào việc bảo vệ nền dân chủ mong manh đã và đang bị đe dọa trầm trọng, đồng thời đóng góp vào kho dữ liệu lịch sử quốc gia.

Song, một cách có ý thức hay vô thức, các nhân vật nhiều tuổi đời và dầy dạn kinh nghiệm chính trường này cũng còn có nhu cầu lưu lại trong văn khố quốc gia cho lịch sử các lời chứng về sự ngay thẳng không cong mình trước áp lực bất chính, và thái độ kiên quyết duy trì tư cách công dân và các giá trị tinh thần của họ nữa.
Image
Cô Cassidy Hutchinson tuyên thệ trong buổi điều trần công khai ngày 28 tháng Sáu, 2022, trước Ủy ban Điều tra Cuộc Tấn công Điện Capitol ngày 6 tháng Giêng, 2021. (Ảnh PBS/Newshour)

Cô Cassidy ngưỡng mộ và tin tưởng nơi vị tổng thống đại diện đảng mình, như mọi người bao quanh ông, sẵn sàng bỏ qua những khuyết điểm cá nhân và cả hàng chục ngàn lời dối trá của ông, ngày nào ông còn giúp đảng duy trì quyền lực tại Nhà Trắng.
Cho tới buổi trưa ngày 6 tháng 1, 2021 khi Điện Capitol bị tấn công và đám phiến loạn xông tới đánh nhau với cảnh sát, phá cửa tràn vào toà nhà biểu tượng của dân chủ, đi tìm để treo cổ Phó TT Mike Pence, người đã từ chối làm theo kêu gọi của ông Trump. Và ông Trump đã gửi ra một cái tweet không phải để kêu gọi đám phiến loạn giải tán, ra về có trật tự, mà để chỉ trích viên chức đã hết lòng tuân phục tận tụy phục vụ mình trong suốt nhiệm kỳ bốn năm qua, là “thiếu can đảm”. Vì ông Pence đã cuối cùng chọn trung thành với Hiến Pháp và đất nuớc.

Image

Trên, hình chụp tweet của TT Donald Trump chỉ trích Phó TT Mike Pence vào lúc 2:24 trưa ngày 6 tháng 1, 2021 ngay sau khi nghe tin nhóm phiến loạn có vũ trang, khích động bởi chính ông Trump, tràn vào Điện Capitol, đi tìm ông Pence để treo cổ. Trong tweet, ông Trump đã gửi ra một cái tweet không phải để kêu gọi đám phiến loạn giải tán, ra về có trật tự, mà để chỉ trích viên chức đã hết lòng tuân phục tận tụy phục vụ mình trong suốt nhiệm kỳ bốn năm qua, là “thiếu can đảm”. Vì ông Pence đã cuối cùng chọn trung thành với Hiến Pháp và đất nuớc.
Image
Trên, hình chụp từ trang Web của USA Today: Cô Cassidy Hutchinson trong buổi điều trần ngày 28 tháng 6 vừa qua trước Ủy ban điều tra cuộc tấn công Điện Capitol ngày 6 tháng Giêng, 2021. Khi được hỏi cô nghĩ sao khi thấy cái tweet của ông Trump chê vị phó của ông là “không có can đảm làm cái điều lẽ ra cần làm”, cô Cassidy trả lời: “Với tư cách là một công dân Mỹ, tôi cảm thấy ghê tởm. Đấy không phải là yêu nước. Đó không phải là hành xử của một công dân Mỹ. Chúng ta đang thấy tòa Capitol bị bôi nhọ chỉ vì một lời dối trá…”


Cô Cassidy lên tiếng vì cảm thấy lý tưởng của mình về một “nuớc Mỹ vĩ đại” đang bị xúc phạm, và giấc mơ phục vụ đất nước của mình đang bị thực tế làm rạn nứt.

Cassidy Hutchinson là ai?

Bốn năm trước, khi còn theo học tại trường Christopher Newport University thuộc tiểu bang Virginia, khi biết mình được chọn vào chương trình nội trú hè 2018 tại Nhà Trắng với chính quyền Trump, cô sinh viên Cassidy Hutchinson 21 tuổi đã “ứa nuớc mắt” vì sung sướng, theo tờ Newport News của CNU.

“Đóng góp nhỏ này của tôi vào công cuộc duy trì sự thịnh vượng và ưu việt của nuớc Mỹ sẽ là một kỷ niệm mà tôi sẽ gìn giữ như một trong những vinh dự của đời tôi,” Cassidy nói trong bài tường thuật việc cô trúng tuyển duới tựa đề rất kêu, “Viên thuyền trưởng trong ‘Toà Nhà của Nhân Dân’” (The Captain in the ‘People’s House’).

Truớc đó, Cassidy, sinh viên môn khoa học chính trị, cũng đã từng tập sự trong các dịp hè tại văn phòng ở thủ đô Washington, D.C., của một số dân biểu và nghị sĩ đảng Cộng hoà vây cánh với ông Trump, nên sinh hoạt tại Quốc hội không xa lạ gì với cô. Chính trong thời gian này cô nhận ra công quyền là ngành cô muốn theo đuổi. Nay cô lại có dịp có thêm kinh nghiệm trong Toà Nhà Trắng.

Giáo sư chính trị học Andrew Kirkpatrick, và là thầy đậy Cassidy tại nhiều lớp tại CNU, cho biết ông có nhiều học trò xin nội trú (intern) hè tại Quốc hội, nhưng thường chỉ một lần. Xin nội trú tới ba lần thì phải kể là “một điều đặc biệt”, nói lên cái đam mê chính trị nơi cô sinh viên này.

Tại Nhà Trắng, do kinh nhgiệm hai kỳ nội trú trước với ngành Lập pháp, Cassidy làm việc trong văn phòng Legislative Affairs. Cô kể là cô thường xuyên tham dự các buổi lễ ký luật của TT Trump. Sau khi hoàn tất việc học, cô trở lại Nhà Trắng xin vào làm việc cũng tại văn phòng này.

Nhờ tính chịu khó, nhận xét tinh tế, nhanh nhẹn và bặt thiệp, Cassidy mau chóng được Chánh văn phòng Mark Meadows tin nhận vào làm cố vấn cho ông đồng thời là phụ tá đặc biệt cho TT Trump. Cô hiện diện thường xuyên bên ông Meadows tại mọi buổi họp, lặng lẽ ghi chép, và được coi như một thứ “người canh cửa” của viên chánh văn phòng của tổng thống.
Theo lời tự giới thiệu khi được yêu cầu trong buổi điều trần, với giọng từ tốn, luôn giữ sự bình tĩnh, tự chủ, mắt nhìn thẳng, tập trung, cô Cassidy kể: “Khi tôi thuyên chuyển tới văn phòng chánh văn phòng Nhà Trắng làm việc cho ông Meadows khi ông trở thành viên chánh văn phòng thứ tư, thật khó mà mô tả một ngày tiêu biểu. Tôi giữ chức phụ tá đặc biệt cho tổng thống và là cố vấn cho ông chánh văn phòng. Mỗi ngày diễn ra tùy theo tổng thống làm gì trong ngày đó, và thời khoá biểu của tôi tùy thuộc vào đó.”


Do đấy, cô Cassidy cho biết cô liên lạc thường xuyên với các vị dân cử bên Quốc hội và các thành viên trong Nội các chính phủ về các vấn đề liên quan tới chính sách. Đồng thời cô cũng phải phối hợp với bộ phận an ninh tại Nhà Trắng liên quan tới việc bảo vệ tổng thống và chánh văn phòng.
Tóm lại, từ vị trí có tính cách giao liên và phối hợp đó, cô Cassidy trở thành như một máy thu hình những gì diễn ra bên trong Nhà Trắng, đặc biệt xung quanh TT Trump và viên chánh văn phòng Meadows, trong cái ngày định mệnh 6 tháng Giêng ấy.

Tiết lộ của cô Cassidy quan trọng như thế nào

Năm buổi điều trần đầu trình bầy các nỗ lực của ông Trump và tập đoàn nhằm thay đổi kết quả cuộc bầu cử mà ông là kẻ thua cuộc, một điều mà một người kiêu ngạo, tự phụ, vị kỷ, nhỏ nhen như ông không thể chấp nhận được. Và ông bất chấp luật chơi và luật lệ.

Trước hết, theo Ủy ban 6/1, ông và đồng bọn tạo nên là một cốt chuyện (narrative) từ đó làm bàn đạp cho các nỗ lực kế đó; và câu chuyện biện minh cho ông Trump được tung lên: sở dĩ ông thua là do có gian lận bầu cử, như chính ông đã từng tuyên bố trước cả ngày bầu cử. Từ đấy có khẩu hiệu “Stop the Steal”, Chặn Ngay Sự Gian Lận.

Từ nền tảng bầu-cử-gian-lận-nên-mới-bị-thua, cùng với niềm tin như khắc trên đá của các cử tri tín-đồ của ông, ông Trump và đồng bọn phát động một chiến dịch nhằm thay đổi kết quả bầu cử. Như đòi đếm lại phiếu tại một số tiểu bang mà ông Trump tin là mình phải thắng mới đúng, qua truớc sau tổng cộng trên 60 vụ kiện tụng nhưng không có bằng cớ nên bị thua hoặc bị ác toà án bác bỏ, hoặc không nhận xử, kể cả Tối Cao Pháp viện liên bang. Gây áp lực với các giới chức tiểu bang, như việc yêu cầu bộ trưởng Nội vụ tiểu bang Georgia tìm giùm số phiếu ông Trump cần, hoặc xin chủ tịch Quốc hội tiểu bang Arizona gọi họp để hủy bỏ các phiếu bầu cho ứng viên Biden và đưa cử tri đoàn do phe mình chọn, cũng không thành, vì là vi hiến. Kẻ nào chống đối công khai hay chỉ làm phần sự của mình liền bị dọa nạt, hăm giết. Làm áp lực các viên chức trong Bộ Tư Pháp, có khi đêm hôm gọi điện thoại cho một viên chức, bảo “cứ tuyên bố là bầu cử bị mua chuộc, để tôi [ông Trump] và các dân biểu Cộng Hoà lo phần còn lại.”
Và cuối cùng là biến cố ngày 6 tháng Giêng, qua tiết lộ của cô Cassidy về những gì xẩy ra ở hậu trường mà ít ai, trừ các người trong cuộc, biết được.

Khác với nhiều người cho là cuộc đột nhập Điện Capitol trở nên bạo động là do bột phát của nhưng người ủng hộ ông Trump, không phải do có âm mưu dự tính. Thực tế, một tháng sau ngày bầu cử tổng thống, cô Cassidy nhớ có nghe Giám đốc Tình báo John Ratcliff tỏ ý lo ngại việc Nhà Trắng sẽ đối phó với thời kỳ hậu bầu cử, kể cả việc kiện tụng gian lận bầu cử tại các tiểu bang nơi không có bằng cớ gì về sự gian lận. “Ông ấy cảm thấy là có thể nguy hiểm và vuột ra khỏi tầm kiểm soát,” cô kể trong buổi điều trần.

Bốn ngày trước khi diễn ra cuộc bạo loạn, luật sư riêng của ông Trump là Rudy Giuliani, và là người dẫn đầu trong các kế hoạch lật ngược kết quả bầu cử, cũng hé cho cô biết là ngày 6 tháng Giêng sẽ là “một ngày lớn”, rằng ông Trump sẽ có mặt ở Điện Capitol, và rằng ông sẽ cho thấy sức mạnh của ông. Khi Cassidy hỏi xếp của mình có nghe biết gì, thì ông nói có nhiều việc đang diễn ra, và tiên đoán là mọi sự có thể diễn ra không tốt vào ngày 6 tháng Giêng.
“Đó là lần đầu tiên tôi nhớ là đã thực sự thấy hãi sợ. Và lo lắng về điều có thể xẩy ra vào ngày 6 tháng Giêng, và vô cùng lo âu,” cô nói. Cô cũng kể có nhiều buổi họp về vấn đề an ninh giữa xếp của cô và ban an ninh vào các ngày trước ngày 6, và quan ngại về bạo động có thể xẩy ra.

Vào sáng ngày 6 tháng Giêng, cô Cassidy ghi nhận buổi họp giữa xếp của cô và Tony Ornato, viên phụ tá chánh văn phòng về an ninh Nhà Trắng và nguyên là một nhân viên Mật vụ, là có nhiều người trong đám biểu tình mang theo võ trang gồm dao, súng, áo giáp, giáo mác, cột cờ có gắn mác nhọn. Nhiều người trong đám võ trang này đã từ chối không chịu đi qua máy dò vũ khí tại quảng trường Ellipse trước Nhà Trắng, nơi ông Trump sẽ đọc diễn văn. Biết được chuyện đó, ông Trump đòi ban Mật vụ gỡ bỏ máy dò vũ khí để họ tới gần sân khấu nghe ông nói.

Ông nhắn với đám người biểu tình là ông sẽ đến góp mặt với bọ tại Điện Capitol. Điều này đã không xẩy ra. Nhiều người đã thắc mắc tại sao. Cô Cassidy cho biết cô và phụ tá an ninh Nhà Trắng Ornato đã được lệnh sau bài diễn văn thì phải đưa tổng thống về thẳng Cánh Tây của Nhà Trắng. Luật sư Nhà Trắng Pat Cipollone đã dặn Cassidy nhiều lần là bằng mọi cách phải cho xếp của cô biết, và không để tổng thống tới Điện Capitol vì các vấn đề pháp lý có thể xẩy ra, kể cả tội ngăn chặn công lý hay kiểm phiếu cử tri đoàn.

Do đấy có cảnh xẩy ra trong chiếc SUV từ quãng trường Ellipse mà cô Cassidy nói đã được phụ tá an ninh Ornato thuật lại.
Khi biết sẽ không được tới Điện Capitol để nhập bọn với đám phiến loạn, ông Trump đã nổi giận chụp lấy tay lái, ra lệnh tài xế đưa ông tới Điện Capitol, trong khi tay kia chặn cổ sĩ quan Mật vụ ngồi ghế bên cạnh, như lời kể của cô Cassidy. Không phủ nhận việc ông Trump biết nhiều người trong đám biểu tình mang vũ khí và ông Trump đòi chở ông tới Điện Capitol nhập bọn với họ, nhưng ông Trump lẫn ban Mật vụ phủ nhận là vụ việc trong chiếc SUV đã không xẩy ra, cho là cô Cassidy bịa đặt. Ông Trump cũng nói là ông đã không đòi Mật vụ phải để cho nhóm biểu tình tới gần sân khấu với vũ khí. Trong một thư cho CNN, qua luật sư riêng, cô Cassidy cho biết cô cam đoan những điều trình bầy trong buổi điều trần mà cô đã tuyên thệ nói thật.

Trong cuộc điều trần dài trên hai tiếng, cô Cassidy cũng cho biết xếp của cô, ông chánh văn phòng Meadowns, “hầu như bất động” không có phản ứng gì, có khi còn có vẻ như bảo đảm với ông Trump là ông sẽ được chở tới Điện Capitol. Ông Meadows đã từng nhận được trát đòi tới gặp Ủy ban 6/1. Ông nhận lời, rồi có lẽ vì áp lực của ông Trump, nên từ chối không ra, song có cung cấp khoảng 9,000 điện thư và text messages trao đổi giữa ông và nhiều người trong lúc cuộc bạo loạn diễn ra.

Cô Cassidy kinh hoàng theo dõi cảnh đám phiến loạn phá cửa, đánh cảnh sát, tràn vào toà nhà Quốc hội đi tìm Phó TT Pence để treo cổ. “Như thể nhìn thấy một cái xe sắp gây ra tai nạn, muốn chặn lại mà không được nhưng lại vẫn muốn làm một cái gì,” cô nói, vẫn giữ giọng bình tĩnh. “Tôi nhớ đã nghĩ lúc ấy: ông Mark [Meadows] cần làm một cái gì, nhưng tôi không biết làm cách nào để thúc đẩy ông ấy, nhưng ông ấy cần phải để ý tới chuyện đang xẩy ra.”
Đúng lúc ấy luật sư Cipollone bước vào văn phòng của ông Meadows. Cô Cassidy nghe ông luật sư nói với ông chánh là họ cần phải làm gì, lưu ý ông này là bọn biểu tình đang đòi treo cổ ông Pence. “Anh cũng đã từng nghe rồi đấy thôi, là ông ta [Trump] nghĩ là Mike [Pence] đáng bị vậy,” cô Cassidy kể là cô nghe thấy ông Meadows nói với ông Cipollone như vậy, rằng theo tổng thống “đám biểu tình không làm điều gì sai quấy cả.”

Khi được hỏi cô nghĩ sao khi thấy cái tweet của ông Trump chê vị phó của ông là “không có can đảm làm cái điều lẽ ra cần làm”, cô Cassidy trả lời: “Với tư các là một nhân viên đã tận lực làm việc trong phạm vi khả năng tốt nhất của mình và đã luôn xiển dương những điều tốt đẹp ông [Trump] đã làm cho đất nước, tôi nhớ, một cách riêng tư, là mình đã cảm thấy vỡ mộng và thất vọng. Tôi thực tình buồn. Với tư cách là một công dân Mỹ, tôi cảm thấy ghê tởm. Đấy không phải là yêu nước. Đó không phải là hành xử của một công dân Mỹ. Chúng ta đang thấy tòa Capitol bị bôi nhọ chỉ vì một lời dối trá, và đấy là điều thật khó tiêu hoá vào lúc bấy giờ, trong khi nghe biết những gì dọc hành lang [Nhà Trắng] và những trao đổi về những gì đang diễn ra. Đọc cái tweet [của ông Trump] và biết những gì đang diễn ra trên Đồi [Capitol], và đó là điều mà tôi vẫn còn đang phấn đấu để xem xét lại các xúc động của mình về lúc bấy giờ.”
Theo cô Cassidy thì xếp của cô cũng nằm trong số những người xin vào danh sách để xin TT Trump ân xá. Nhưng cô không biết yêu cầu xin ân xá của của ông có được chấp thuận hay không.

Kết

Trong khi bao nhiêu người bị áp lực của ông Trump và đồng đảng đã không dám lên tiếng, động lực nào đã thúc đẩy một cô gái mới 25 tuổi dám đứng ra công khai kể lại những điều mắt thấy tai nghe bất chấp cả có thể bị đe doạ tới an ninh bản thân, chưa kể tới sự nghiệp tương lai có thể tàn lụi, tôi không ngừng tự hỏi.
Tôi chỉ có thể nghĩ đó là lý tưởng của tuổi trẻ đã thúc đẩy cô.
Cách đây bốn năm, khi cô trúng tuyển vào chương trình nội trú tại Nhà Trắng, cô đã tâm sự với tờ Newport News của trường: “Tôi tin là tôi sẽ trở thành một người lãnh đạo hữu hiệu trong việc tranh đấu gìn giữ giấc mơ Mỹ quốc cho các thế hệ tương lai, để họ cũng có được những cơ hội phong phú và các quyền tự do làm cho Mỹ quốc vĩ đại.”
Liệu sau khi tận mắt chứng kiến những gì các vị đàn anh của cô đã làm, hay cả không làm bất chấp quyền lợi và danh dự của đất nước, liệu cái lý tưởng ngời sáng như trong phát biểu trên của cô sẽ còn nguyên vẹn? Việc cô nhận lời ra điều trần công khai cho phép tôi tin là lý tưởng còn đó. Song cô chắc sẽ thận trọng hơn trong việc chọn mặt gửi niềm tin. Tôi biết cô không cô đơn khi nhìn Dân biểu Cộng hòa Liz Cheney, một thành viên của Ủy ban 6/1 và là người công khai không chấp nhận “lời dối trá lớn” của ông Trump, xuống ôm cô sau buổi điều trần. Tôi cầu mong cô được bằng an. [TD2022-07]

Trùng Dương
duynga
Posts: 116
Joined: Sat Oct 13, 2012 2:40 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by duynga »

Bộ trưởng và sự ‘kiêu ngạo Cộng sản’

Nguyễn Ngọc Chu
16-7-2022

Image
Quyền Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan. Ảnh TTCP

1. SỰ NHẦM LẪN VAI TRÒ BỘ TRƯỞNG GIỮA CÁC NƯỚC


Nhiều người viện dẫn thí dụ ở các nước tư bản, bộ trưởng quốc phòng là phụ nữ, không phải sĩ quan quân đội, không có chuyên môn và kinh nghiệm quân sự. Tương tự như vậy là thí dụ về các bộ y tế, giáo dục và các lĩnh vực khác – rồi đi đến khẳng định rằng bộ trưởng là chính khách, cần điều tiết về chính sách, không cần chuyên môn. Và từ đó để nuôi hy vọng lạc quan về trường hợp quyền bộ trưởng bộ y tế vừa được bổ nhiêm, cũng như nhiều trường hợp bộ trưởng là cán bộ chính trị không phải là chuyên gia trong ngành ở nước ta.

Nhận thức này xuất phát từ phân biệt không đúng về vai trò bộ trưởng ở ta và các nước. Không chỉ trong xã hội, nhận thức này có trong tư duy của một số người lãnh đạo cao cấp – nơi quyết định ai sẽ là bộ trưởng. Nếu cứ tiếp tục nhận thức này, thì các bộ trưởng ở nước ta sẽ tiếp tục là các cán bộ chính trị phong trào. Sự trả giá sẽ vô cùng “tàn khốc”.


Dưới đây liệt kê một số khác biệt “trời vực” giữa vai trò bộ trưởng ở nước ta và các nước.


1/. Đại diện cho nhà nước, bộ trưởng ở nước ta là chủ sở hữu tài sản và vốn ở các cơ quan, tập đoàn, xí nghiệp, các trường học, bệnh viện… ở khắp nơi mọi chỗ có tài sản nhà nước thuộc bộ quản lý. Không có bộ trưởng nào ở các nước tư bản là chủ sở hữu tài sản của các đơn vị trong lĩnh vự mình quản lý. Bộ trưởng nước ta chịu trách nhiệm về sự thất thoát tài sản và vốn sở hữu mà mình quản lý. Không có bộ trưởng các nước tư bản nào phải chịu trách nhiệm lỗ vốn ở các xí nghiệp thuộc ngành mình quản lý.

2/. Nước ta là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quản lý toàn diện từ trung ương đến cơ sở, không phải chỉ chính sách, mà từ sản xuất, mua sắm cho đến giá cả… Bộ trưởng điều hành từ cơ quan bộ cho các tới các xí nghiệp, các bệnh viên, trường học, các đơn vị cấp dưới. Không có nước tư bản nào bộ trưởng có vai trò điều hành tác nghiệp như ở nước ta. Bộ trưởng nước ta không phải chỉ chính khách mà là người điều hành và chịu trách nhiệm về kết quả điều hành trong toàn ngành.

3/. Bộ trưởng ở nước ta cấp tài chính cho các đơn vị dưới quyền mình quản lý. Không có bộ trưởng các nước tư bản nào có được tài chính để cấp cho các xí nghiệp, nhà máy, trường học, bệnh viện… Cấp tiền thì đối diện với mất tiền – là vấn đề vô cùng hệ trọng, không chỉ sinh mạng chính trị, mà là ‘cơm áo, gạo tiền’ của hàng vạn, hàng chục vạn, hàng triệu con người dưới quyền điều hành.


4/. Bộ trưởng nước ta, không chỉ tài chính, tài sản, dựa trên ‘đất đai là sở hữu toàn dân’ có quyền cấp hàng ngàn héc-ta đất cho đối tượng này hay đối tượng khác. Không có một bộ trưởng các nước tư bản nào có quyền cấp đất.

5/. Ở các nước tư bản, chính phủ không được tín nhiệm thì phải giải tán; thủ tướng từ chức thì chính phủ phải giải tán; thủ tướng mới thì thành lập chính phủ mới với các bộ trưởng mới. Chính phủ vừa thành lập xong có thể bị giải tán. Trong một năm có thể có nhiều chính phủ. Không thể cứ có chính phủ mới thì phải phong cho bộ trưởng quốc phòng mới thành đại tướng 4 sao, giải tán chính phủ thì huỷ bỏ đại tướng 4 sao của bộ trưởng bộ quốc phòng. Cho nên, ở các nước tư bản có nhiều bộ trưởng quốc phòng mà không có nhiều tướng 4 sao. Ở nước ta, chính phủ không giải tán trong suốt nhiệm kỳ 5 năm.

Ngoài 5 sự khác biệt “đá tảng” nêu trên, còn các khác biệt khác nữa về vai trò bộ trưởng nước ta và bộ trưởng các nước tư bản, mà không thể viện dẫn ra ở đây. Từ 5 khác biệt “đá tảng” nêu trên có thể rút ra vài kết luận:

– Muốn bộ trưởng chỉ là chính khách như các nước tư bản, thì phải không có ‘sở hữu toàn dân’, chính phủ phải giải tán khi không được tín nhiệm.

– Chừng nào bộ trưởng còn sở hữu vốn, còn cấp vốn, còn điều hành tác nghiệp đến tận cơ sở thì chừng đó bộ trưởng không thể là “chính khách phong trào”, “chính khách chỉ tay” – mà phải là “tổng giám đốc điều hành” với hiểu biết sâu rộng nhiều chuyên ngành, tầm nhìn sáng láng, trí tuệ mẫn tiệp. Bộ trưởng nước ta là “tướng chiến trường” chứ không phải là “chính khách”.

– Bản chất nền kinh tế và nền chính trị của ta hoàn toàn khác với các nước tư bản. Bộ trưởng là chính khách, không cần biết chuyên môn, chỉ cần biết nói những nội dung chung chung không ai không biết, cho nên mới đưa đến tình trạng thua lỗ hàng trăm ngàn tỷ đồng, hàng chục xí nghiệp với hàng chục ngàn tỷ đồng đắp chiếu, giá thành thiết bị (trong đó có thiết bị y tế) bị nâng giá gấp từ năm đến hàng chục lần như hiện nay.

2. VƯỢT QUA SỰ ‘KIÊU NGẠO CỘNG SẢN’?

Cựu uỷ viên bộ chính trị-thường trực ban bí thư Phan Diễn đã từng thừa nhận rằng sau năm 1975 tâm lý kiêu ngạo của người chiến thắng là nguyên nhân gây ra nhiều khủng khoảng khiến Việt Nam phải “đau đớn trả giá”

Người cộng sản nghĩ rằng, lãnh đạo thắng lợi trong chiến tranh là có thể lãnh đạo thắng lợi trên mặt trận kinh tế và mọi mặt trận khác. Cho nên họ đặt mục tiêu ảo tưởng sẽ đuổi kịp Nhật và các nước tư bản tiến tiến trong vòng 10-20 năm.

Năm 1986, thừa nhận sai lầm, “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” TBT Trường Chinh đã tiến hành bước ngoặt đổi mới tại đại hội VI mà ông Phan Diễn đánh giá là ‘vượt qua sự kiêu ngạo cộng sản’.

Nhưng, có thực sự là người cộng sản đã ‘vượt qua sự kiêu ngạo cộng sản’ trong mội lĩnh vực hay không?

Tương tự như nhận thức ‘lãnh đạo thắng lợi trong chiến tranh là có thể lãnh đạo thắng lợi trên mặt trận kinh tế và mọi mặt trận khác’, đã thành mặc định cứ ‘Uỷ viên Trung ương’ là có thể lãnh đạo toàn năng trong mọi lĩnh vực. Họ thuyên chuyển bộ trưởng và bí thư tỉnh uỷ từ lĩnh vực naỳ sang lãnh đạo lĩnh vực khác chỉ dựa trên chức danh ‘Uỷ viên Trung ương’ và bằng ‘lý luận chính trị cao cấp’. Vị trí ‘Uỷ viên Trung ương’ được sử dụng như “bảo bối” cho mọi hoàn cảnh.

Đó cũng là trường hợp Bà Đào Hồng Lan vừa được bổ nhiệm chức vụ quyền Bộ trưởng Bộ Y tế. Đọc sơ yếu lý lịch của bà Đào Hồng Lan thì nhìn thấy ngay viễn cảnh sắp tới của Bộ Y tế:

“12/1993 – 7/1995: Cán bộ tư vấn, Trung tâm Xúc tiến việc làm thanh niên Hà Nội, Thành Đoàn Hà Nội; 8/1995 – 3/2006: Chuyên viên Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; 4/2006 – 10/2006: Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; 11/2006 – 3/2009: Phó Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng phụ trách Văn phòng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; 4/2009 – 12/2014: Chánh Văn phòng, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

2/2014 – 2/2018: Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Ủy viên Ban Chấp hành đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.

2/2018 – 12/2019: Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XII, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh khóa XIX, nhiệm kỳ 2015-2020; 12/2019 – 9/2020: Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XII, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Ninh khóa XIX, nhiệm kỳ 2015-2020; 9/2020 – 1/2021: Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XII, Bí thư Tỉnh ủy khóa XX, nhiệm kỳ 2020-2025; Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh Bắc Ninh; 1/2021 – 6/2021: Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, Bí thư Tỉnh ủy khóa XX, nhiệm kỳ 2020-2025; Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh Bắc Ninh.

Tháng 7/2021 đến nay: Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, Bí thư Tỉnh ủy khóa XX, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh Bắc Ninh. Đại biểu Quốc hội khóa XV và Trưởng Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Bắc Ninh, Tổ trưởng Tổ Đảng”.

Từ ngày 15/7/2022 là Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế”.

Bà Đào Hồng Lan nhận chức vụ quyền Bộ trưởng Y tế không phải là sự ‘dũng cảm’. Tục ngữ Việt Nam có nhiều câu phù hợp hơn cho hoàn cảnh này.

Bổ nhiệm bà Đào Hồng Lan làm quyền Bộ trưởng Y tế không làm cho Chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính mạnh hơn. Bổ nhiệm bà Đào Hồng Lan làm quyền Bộ trưởng Y tế cũng không thể làm cho Bộ Y tế khá hơn.

Bộ trưởng phải dựa vào thứ trưởng, trợ lý nhưng phải giỏi hơn thứ trưởng, trợ lý… mới biết được trong số các ý kiến của thứ trưởng, trợ lý… thì ý kiến nào đúng, sai, hay hoàn toàn sai. Bộ trưởng phụ thuộc vào chính kiến của cấp dưới thì chỉ có thảm hoạ.

Bộ Y tế cai quản sức khoẻ, chữa trị bệnh tật cho 100 triệu dân. Đối tượng của Bộ Y tế không phải là hoạt động chính trị. Cai quản Bộ Y tế ở Việt Nam phải là bậc kỳ tài. Buồn cho Bộ Y tế và buồn cho chính mình.

Học tập theo cụ Hồ. Nhưng cụ Hồ không chọn bộ trưởng như hiện nay.

Bao giờ thì vượt qua được sự ‘kiêu ngạo cộng sản’?
hoangphong
Posts: 364
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by hoangphong »

Điều kiện gì để Ukraine có thể ổn định?
Lương Thái Sỹ
19 tháng 7, 2022

Image
Một trong những điều kiện căn bản nhất là sự “biến mất” của Putin cùng với tham vọng của ông ta (ảnh: Rolf Vennenbernd/picture alliance via Getty Images)

Khi nào cuộc chiến ở Ukraine kết thúc? Xung đột Nga-Ukraine sẽ định hình trật tự quốc tế thế nào? Bao giờ hòa bình sẽ trở lại châu Âu? Các nhà quan sát đã cân nhắc những câu hỏi này, nhưng câu trả lời trung thực nhất là: Không ai biết chắc chắn! Xung đột có thể kéo dài nhiều năm; Ukraine sẽ bị tàn phá nặng nề và là Nga cũng suy yếu nghiêm trọng. Tuy nhiên, chiến tranh vẫn có thể kết thúc nếu hai điều kiện sau đây được đáp ứng.

Điều kiện tiên quyết là… không còn Putin

Quyết định xâm lược Ukraine là quyết định của Tổng thống Vladimir Putin. Cuộc xâm lược do ông ta dựa vào cái gọi là học thuyết “Khôi phục Nước Nga vĩ đại hơn” mà nguồn gốc đến từ những phẫn uất cá nhân đối với phương Tây. Putin dựa vào tuyên truyền và đàn áp không khoan nhượng để huy động sự ủng hộ của người dân Nga cho cuộc xâm lược và giảm thiểu sự phản đối của dân chúng.
Image
Cuộc chiến vẫn giằng co với mệt mỏi chứng kiến của thế giới
(ảnh: Metin Aktas/Anadolu Agency via Getty Images)
Khi chiến sự tiếp tục và việc giành và giữ được lãnh thổ ngày càng khó, Putin có thể giả vờ đồng ý với một hoặc hai lệnh ngừng bắn tạm thời để củng cố lực lượng và gây nhiễu. Việc Putin nắm chặt quyền lực có nghĩa là ông ta sẽ cố gắng giành được một kiểu chiến thắng mà ông ta xem là phù hợp với tham vọng lớn của mình. Chừng nào còn Putin và còn “học thuyết” của ông ta thì không thể kết thúc chiến tranh. Tuy nhiên, Putin – hiện 69 tuổi – có thể không sống đủ lâu để thấy tầm nhìn của ông được hiện thực hóa hoàn toàn. Vậy điều gì xảy ra khi không còn ông ta?



Theo The Washington Post, câu trả lời không khó và bất cứ ai cũng đoán được. Putin không có người kế vị rõ ràng, kiểu “nối dài quyền lực chính trị” và “thừa kế học thuyết” để thay mặt ông ta kéo dài một cuộc chiến tranh gây tranh cãi và không được được ủng hộ đối với đa số thế giới. Ông ta cũng không tin người kế vị! Vì vậy không chắc rằng người kế vị sẽ chia sẻ nỗi ám ảnh của Putin với Ukraine. Nói rõ hơn, triển vọng về một nền hòa bình sẽ chỉ xuất hiện sau khi Putin ra đi.
Image
Quân đội Ukraine vẫn ngoan cường chống trả quân xâm lược Nga (ảnh: Paula Bronstein/Getty Images)

Nhưng Putin ra khỏi cuộc chiến là chưa đủ!

Điều kiện thứ hai không kém phần quan trọng là phải đặt nền móng cho sự ổn định và an ninh lâu dài của Ukraine. Nếu không, một Putin khác sẽ xuất hiện và chiến tranh sẽ quay lại – như Carl Bildt viết trên The Washington Post. Nếu Ukraine trở thành một quốc gia thất bại, không có nền kinh tế ổn định và một thể chế chính trị vận hành tốt mà lại sa lầy trong khung cảnh chính trị bị chia rẽ cay đắng như quá khứ đã chứng minh, hòa bình sẽ khó có cơ hội và nền tảng vững chắc để tồn tạo lâu dài.

Lủng củng nội bộ là vấn đề dai dẳng của Ukraine và chính nó là cái cớ (dù là bịa đặt) để Putin đưa quân vào, nhân danh “chống khủng bố và phát xít”. Nếu Ukraine rơi vào tình trạng hỗn loạn, Kremlin thời hậu Putin vẫn có thể bị “cám dỗ” để can thiệp lần nữa. Trong khi đó, sự hỗ trợ của châu Âu và Hoa Kỳ sẽ giảm do thất vọng và chán nản. Vào thời điểm này, việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine là rất quan trọng, nhưng việc Liên minh châu Âu (EU) có thực hiện cam kết mở rộng cửa để Ukraine sớm trở thành thành viên của EU lại là vấn đề khác.

Gia nhập EU không bao giờ là liệu pháp chữa khỏi hoàn toàn những căn bệnh thâm niên của Ukraine và cũng không phải là một quá trình dễ dàng, nhưng vẫn nên được xem là “điều cần thiết” để Ukraine trở thành một quốc gia ổn định và kiên cường. Không có “tiền đề” gia nhập EU, Ukraine sẽ không thể đạt được mục tiêu tối quan trọng này. Thủ tục gia nhập phải mất nhiều năm, nhưng tốc độ của quá trình tuỳ vào khả năng của chính người dân Ukraine trong việc đáp ứng những thách thức cải cách cần thiết để có tấm vé vào EU.
Image
Gia nhập EU là một trong những điều kiện quan trọng đối với sự ổn định lâu dài của Ukraine
(ảnh: Artur Widak/NurPhoto via Getty Images)

Đất nước này cũng cần được phương Tây bảo đảm những khoản đầu tư và hỗ trợ lớn để đẩy nhanh tiến độ cải cách. Dù chưa đạt được tư cách thành viên NATO, các cam kết song phương mạnh mẽ vẫn rất cần để giúp Ukraine xây dựng nền quốc phòng mạnh với hàm lượng tự lực cao, đủ sức đương đầu với các thách thức trong tương lai từ siêu cường Nga.

Các cuộc thảo luận về vấn đề này nên diễn ra song song với cuộc thảo luận tái thiết Ukraine mà Mỹ và phương Tây có vai trò chính. Những xung đột chính trị nội bộ và có bàn tay bên ngoài ở Ukraine vốn diễn đi diễn lại trong gần hai thập niên qua, nhưng chưa bao giờ đưa quốc gia này vào tình trạng khẩn cấp, nguy hiểm và ảnh hưởng đến sự tồn vong như bây giờ. Vì vậy, châu Âu và các nền dân chủ trên thế giới không thể chần chừ mà hãy bắt đầu tiến hành ngay các cam kết tài chính, kinh tế và chính trị để bảo đảm Ukraine không chỉ đẩy lùi các mối đe dọa từ Nga mà còn có quốc phòng mạnh mẽ và có nền kinh tế thịnh vượng sánh vai được các quốc gia khác trong khu vực.
tranphuongdong
Posts: 524
Joined: Wed May 30, 2007 2:08 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by tranphuongdong »


Image

Tướng Milley: Trung Cộng tỏ ra hung hăng và nguy hiểm hơn đối với Mỹ và đồng minh
July 24, 2022


Cali Today News – Quân đội Trung Quốc đã trở nên hung hãn và nguy hiểm hơn một cách đáng kể trong 5 năm qua, viên sĩ quan hàng đầu của quân đội Hoa Kỳ cho biết trong một chuyến đi đến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương bao gồm một chuyến dừng chân vào Chủ nhật ở Indonesia.

Viên tướng Mỹ Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, cho biết số vụ đánh chặn của máy bay và tàu Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương với các lực lượng của Mỹ và các đối tác khác đã tăng đáng kể trong thời gian đó, và số lượng các vụ tương tác không an toàn đã tăng lên với tỷ lệ tương tự.


“Thông điệp là quân đội Trung Quốc, trên không và trên biển, đã trở nên hung hăng hơn đáng kể và đáng chú ý hơn ở khu vực cụ thể này”, Milley, người gần đây đã yêu cầu nhân viên của mình biên soạn chi tiết về tương tác giữa Trung Quốc với Mỹ và những nước khác trong khu vực.

Bình luận của ông được đưa ra khi Hoa Kỳ tăng gấp đôi nỗ lực củng cố mối quan hệ với các quốc gia Thái Bình Dương như một đối trọng với Trung Quốc, quốc gia đang cố gắng mở rộng sự hiện diện và ảnh hưởng của mình trong khu vực. Chính quyền Biden coi Trung Quốc là “mối đe dọa” và là thách thức về an ninh lâu dài chính của Mỹ.



Chuyến đi của tướng Milley đến khu vực này tập trung rất nhiều vào mối đe dọa từ Trung Quốc. Ông sẽ tham dự một cuộc họp của các quan chức quốc phòng Ấn Độ – Thái Bình Dương vào tuần tới tại Úc, nơi các chủ đề chính sẽ là sự gia tăng quân sự ngày càng leo thang của Trung Quốc và nhu cầu duy trì một Thái Bình Dương tự do, cởi mở và hòa bình.

Các quan chức quân sự Mỹ cũng đã đưa ra báo động về khả năng Trung Quốc có thể xâm chiếm Đài Loan, hòn đảo dân chủ, tự trị mà Bắc Kinh coi là một tỉnh ly khai. Trung Quốc đã tăng cường các hành động khiêu khích quân sự chống lại Đài Loan vì họ muốn đe dọa nước này nhằm thống nhất với đại lục cộng sản.

Các quan chức quân sự Hoa Kỳ cho biết Bắc Kinh muốn sẵn sàng thực hiện một động tác tấn công vào hòn đảo này vào năm 2027. Hoa Kỳ vẫn là đồng minh và nguồn cung cấp vũ khí quốc phòng chính của Đài Loan. Luật pháp Hoa Kỳ yêu cầu chính phủ coi tất cả các mối đe dọa đối với hòn đảo này là những vấn đề “quan tâm nghiêm trọng”, nhưng vẫn còn mơ hồ về việc liệu quân đội Hoa Kỳ có bảo vệ Đài Loan nếu nó bị Trung Quốc tấn công hay không.

Chủ tịch tham mưu trưởng liên hợp của Trung Quốc, Tướng Li Zuocheng, nói với Milley trong một cuộc gọi vào đầu tháng này rằng Bắc Kinh “không có chỗ cho sự thỏa hiệp” đối với các vấn đề như Đài Loan. Ông nói rằng ông đã nói với Milley rằng Hoa Kỳ phải “ngừng tiếp tay quân sự giữa Hoa Kỳ và Đài Loan và tránh tác động đến Trung Quốc-Hoa Kỳ và tránh làm ảnh hưởng mối quan hệ Mỹ Trung và sự ổn định ở eo biển Đài Loan. “

Mỹ và các nước khác cũng lo lắng rằng một thỏa thuận an ninh gần đây mà Bắc Kinh ký vào tháng 4 với Quần đảo Solomon có thể dẫn đến việc thiết lập một căn cứ hải quân của Trung Quốc ở Nam Thái Bình Dương. Hoa Kỳ và Úc đã nói với Quần đảo Solomon rằng việc tổ chức một căn cứ quân sự của Trung Quốc sẽ không được chấp nhận.



“Đây là một lĩnh vực mà Trung Quốc đang cố gắng tiếp cận vì mục đích riêng của họ. Và một lần nữa, điều này đáng lo ngại vì Trung Quốc không làm điều đó vì những lý do lành mạnh, “Milley nói với các phóng viên đi cùng với ông. “Họ đang cố gắng mở rộng ảnh hưởng của mình trong toàn khu vực. Và điều đó tiềm ẩn những hậu quả không nhất thiết có lợi cho các đồng minh và đối tác của chúng tôi trong khu vực. “

Chuyến thăm của Milley tới Indonesia là chuyến thăm đầu tiên của một chủ tịch liên quân Hoa Kỳ kể từ 2018. Nhưng các lãnh đạo Mỹ qua lại vùng Á châu – Thái Bình Dương trong những tháng gần đây khá thường, kể cả bộ trưởng quốc phòng lloy Austin và ngoại trưởng Antony Blinken.

Chính quyền Biden đã và đang thực hiện các bước để mở rộng mối quan hệ quân sự và an ninh với các quốc gia Ấn Độ – Thái Bình Dương như một phần của chiến dịch xây dựng mạng lưới liên minh mạnh mẽ hơn ở sân sau của Trung Quốc và chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Milley từ chối cung cấp con số cụ thể về các tương tác không an toàn của Trung Quốc với máy bay và tàu của Mỹ và đồng minh. Nhưng Austin, trong một bài phát biểu tại Singapore vào tháng trước, đã đề cập đến “sự gia tăng đáng báo động” về số vụ chặn đường không an toàn của các máy bay và tàu của Quân đội Giải phóng Nhân dân.

Austin đặc biệt đưa ra một vụ hồi tháng Hai khi một tàu hải quân TQ chiếu tia laser vào máy bay tuần tra hàng hải P-8 của Úc. Nhưng cũng đã có một số vụ khác. Một máy bay giám sát do Canada điều khiển gần đây đã bị một chiến đấu cơ Trung Quốc đánh chặn trên không phận quốc tế. Ngoài ra, các tàu của Mỹ thường xuyên bị máy bay và tàu chiến của Trung Quốc bám đuôi trong quá trình quá cảnh, đặc biệt là xung quanh các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Milley cho biết đã có sự can thiệp của Trung Quốc đối với Nhật Bản, Canada, Úc, Philippines và Việt Nam. Ông nói, tất cả đều đã chứng kiến ​​sự gia tăng “đáng kể về mặt thống kê” trong các vụ chặn và số lượng các sự kiện mất an toàn đã tăng lên “một tỷ lệ bằng nhau.”

Milley, người đã gặp vào Chủ nhật với Tướng Andika Perkasa, Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Indonesia, cho biết các quốc gia Thái Bình Dương như Indonesia muốn quân đội Hoa Kỳ tham gia và can dự vào khu vực.

“Chúng tôi muốn làm việc với họ để phát triển khả năng tương tác và hiện đại hóa quân đội của chúng tôi nói chung”, Milley nói, để bảo đảm họ có thể” đáp ứng bất cứ thách thức nào mà Trung Quốc đặt ra. ” Ông cho biết Indonesia có tầm quan trọng chiến lược đối với khu vực và từ lâu đã là đối tác quan trọng của Hoa Kỳ. Milley, người đã dành buổi chiều tại trụ sở quân sự của Andika, được chào đón bằng một bảng quảng cáo lớn có ảnh và tên của ông ta, một cuộc diễu hành quân sự và một màn hình tivi lớn chiếu video về sự nghiệp của ông ta. Vào cuối chuyến thăm, Andika nói với các phóng viên rằng Indonesia nhận thấy Trung Quốc tỏ ra quyết đoán hơn và “hơi hung hăng” với các tàu hải quân liên quan đến các tranh chấp với nước ông. Đầu năm nay, Mỹ đã thông qua việc bán máy bay chiến đấu tiên tiến trị giá 13,9 tỷ USD cho Indonesia. Và tại Jakarta vào tháng 12 năm ngoái, Blinken đã ký các thỏa thuận tăng cường các cuộc tập trận hải quân chung giữa Mỹ và Indonesia. Trung Quốc đã lên án những nỗ lực của Mỹ trong việc mở rộng phạm vi tiếp cận của mình trong khu vực, cáo buộc Mỹ đang cố gắng xây dựng một “NATO châu Á”. Trong một bài phát biểu ở Singapore, Austin đã bác bỏ tuyên bố đó. Ông nói: “Chúng tôi không tìm kiếm một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, một NATO châu Á hay một khu vực bị chia cắt thành các khối thù địch.

ND
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by vuphong »

Thế giới sẽ “tưởng nhớ” “Đại đế” Putin như thế nào?
Kim Ngữ
27 tháng 7, 2022

Image
(ảnh: Konstantin Zavrazhin/Getty Images)

Trước ngày 24 Tháng Hai, chẳng ai dám nói Putin là kẻ khát máu bởi anh ấy tuy hợm hĩnh khoe mẽ và thậm chí độc tài nhưng khát máu thì chưa thấy.

Trước ngày 24 Tháng Hai, thế giới, từ siêu cường Mỹ, EU cũng như các thành viên NATO, đến Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… đều khiếp sợ trước tiềm lực quân sự Nga với các loại vũ khí tấn công và phòng thủ mà Putin luôn “nổ” về uy lực kinh hoàng táng đởm. Không biết chính sự “yếu kém” của tình báo Mỹ đã giúp Putin mỗi ngày một nổi tiếng và trở nên nguy hiểm, hay tại tình báo Mỹ quá giỏi trong việc bơm thuốc kích thích tự sướng cho Putin cũng chưa biết chừng!

Cho đến cái ngày lịch sử của dân tộc Ukraine. Hàng đoàn thiết giáp, trọng pháo, bộ binh vượt biên giới tiến vào Ukraine như tiến vào vùng đất không chủ. Thế giới rùng mình kinh sợ. “Đại đế” Putin đã trỗi dậy. Tuy nhiên, cái giấc ngủ trầm kha sau nhiều chục năm bị Putin mê hoặc, từ vũ khí tới quân đội được xem là đứng thứ hai chỉ sau Mỹ, bỗng dưng chỉ như một ảo mộng. Trong suốt nhiều thập niên, một Putin mạnh mẽ và cứng đầu đã thật sự làm cho NATO nể vì. Châu Âu luôn khiếp sợ trước mối đe dọa bị Putin cắt vòi khí đốt. Thế rồi, coi vậy mà không phải vậy. Chiếc mặt nạ anh hùng của Putin bỗng rơi cái độp để cả thế giới chiêm ngưỡng nhiều vết sẹo do anh ta tự rạch vào mặt.



Vết sẹo thứ nhất: Khi quân Nga hướng đến Kyiv, Putin tuyên bố người dân Ukraine đang mang hoa chờ đón quân Nga tiến vào “giải phóng” qua uyển ngữ “Chiến dịch quân sự đặc biệt”. Cuối cùng, những bó hoa ấy lại nổ tung trên trận địa khiến những binh lính Nga vỡ giấc mộng “giải phóng”. Những chiếc tăng “hiện đại” của Nga bị nướng như cua trên chiến trường, và tất cả khí tài chiến tranh khác của Nga cũng lộ rõ sự yếu kém trước quân đội Ukraine, một đội quân không tên tuổi nhưng sức mạnh làm lung lay ngai vàng “đại đế” bằng lòng yêu nước.

Vết sẹo thứ hai: Châu Âu và Mỹ cùng tuyên bố cấm vận Nga với những biện pháp chưa từng có. Putin thừa nhận nước Nga khó phát triển nếu đứng riêng một mình mặc dù khí đốt vẫn là con bài tẩy giúp Putin làm nũng với châu Âu. Vũ khí hiện đại từ khắp nơi đổ về Ukraine ngày càng nhiều. Putin đứng ngồi không yên. Đương sự hăm dọa sử dụng vũ khí chiến thuật hạt nhân nhưng người ta chỉ thấy hình ảnh một “đại đế” đang cùng quẫn đến phát rồ.

Vết sẹo thứ ba: Từ trước tới nay Putin nổi tiếng là nhà ngoại giao ma cạo. Đương sự không xem lãnh đạo các nước phương Tây ra gì, với tính tự cao tự đại nghĩ mình là tâm điểm của thế giới. Câu chuyện anh ấy tiếp bà Thủ tướng Angela Merkel với con chó dữ tợn quanh quẩn bên bà từng làm cho nước Đức bẽ mặt.

Lúc chiến tranh chưa nổ ra, khi lãnh đạo các nước phương Tây tới Nga tìm kiếm giải pháp hòa bình cho Ukraine, Putin luôn bắt họ phải chờ. Giờ đây tới phiên Putin “bị” chờ lại khi tới Thổ Nhĩ Kỳ gặp Tổng thống Erdogan. Hai căn phòng sát vách nhau nhưng bên này Erdogan thản nhiên nói chuyện với cận vệ còn bên kia Putin bồn chồn ruột gan. Sao dám “xử” với “đại đế” như thế này! Cuộc hội đàm chậm 1 phút 35 giây là màn sỉ nhục Putin của Erdogan. Con gấu vĩ đại Putin đâu còn như xưa. Nó đã bị đánh quỵ ngã trước những cú giáng của các định chế thế giới.

Vết sẹo thứ tư: Ayatollah Ali Khamenei, Giáo chủ tối cao của nhà nước Hồi giáo Iran, một đồng minh thân cận của Putin, cũng lạnh nhạt với y, qua cách đón tiếp giống như chiếu cố ban ơn. Putin được cho ngồi trên chiếc ghế không có lá cờ mà ông ta đại diện, cách xa quá mức cần thiết, y hệt cách mà Putin vài tháng trước khi tiếp các nguyên thủ thế giới. Gậy ông đập lưng ông!

Vết sẹo thứ năm: Chỉ mười hai giờ sau khi chấp nhận một thỏa thuận với Ukraine cho phép xuất khẩu ngũ cốc được giám sát từ các cảng phía Nam của Ukraine, Putin ra lệnh tấn công vào cảng chính Odesa của Ukraine – nơi các chuyến hàng ngũ cốc sẽ diễn ra – bằng các hỏa tiễn hành trình. Hai trong bốn hỏa tiễn đã bị phòng không Ukraine đánh chặn.

Điều này cho thấy Putin lại tự rạch mặt thêm nhát nữa qua thói tráo trở của một kẻ cùng đường. Putin đã phá vỡ lời hứa và phá hoại cam kết của Nga trước LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ theo thỏa thuận Istanbul.

Nam Cao nổi tiếng khi nghĩ ra nhân vật Chí Phèo, còn nước Nga nổi tiếng với nhân vật Putin. Chí Phèo rạch mặt ăn vạ vì bần cùng và bị làng Vũ Đại từ bỏ, trong khi Putin tự rạch mặt vì được thế giới… từng tâng bốc và châu Âu nể nang. Sự tâng bốc quá đáng cộng với chính sách ngoại giao khép nép của châu Âu đã làm cho Putin tưởng mình là “đại đế”. Nga mà xua quân xâm lăng nước khác thì chỉ có thắng, khi nước Mỹ quá xa và châu Âu quá hèn.

Không sớm thì muộn, Putin sẽ có thêm vài vết sẹo nữa. Sức mạnh của nước Nga không vĩ đại như mọi người tưởng. Vết sẹo sau cùng sẽ khiến ông ta “dằn vặt lương tâm” với nỗi nhục mà mình mang lại cho lịch sử nước Nga. Ngày nào đó, trong góc khuất của Điện Kremlin, “đại đế” sẽ ngồi phệt một xó, ôm vương miện hồi tưởng lại cuộc đời “oanh liệt” một thời. Ngày nào đó, khi “đại đế” băng hà, hình ảnh duy nhất còn lại khi người ta “tưởng nhớ” “đại đế” là một kẻ thất bại thảm hại nhất lịch sử thế kỷ 21.
hoangphong
Posts: 364
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by hoangphong »

Pelosi: Mỹ sẽ ‘không cho phép’ Trung Quốc cô lập Đài Loan
August 5, 2022


Cali Today News – Bà Nancy Pelosi (D-Calif.) hôm thứ Sáu cho biết trong cuộc họp báo ở Tokyo rằng Hoa Kỳ sẽ “không cho phép” Trung quốc cô lập Đài Loan, vài ngày sau chuyến thăm gây tranh cãi của bà tới Đài Bắc.
“Chúng tôi sẽ không cho phép họ cô lập Đài Loan,” Pelosi nói về Trung Quốc. “Chính phủ Trung Quốc không làm được điều đó.”

Chính phủ Trung Quốc đã chỉ trích Pelosi sau chuyến đi của bà tới Đài Loan, nơi mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền, nói rằng chuyến đi này vi phạm chính sách “Một Trung Quốc” và cảnh báo rằng chuyến thăm sẽ dẫn đến rạn nứt trong mối quan hệ Mỹ-Trung.

“Chúng tôi đã nói ngay từ đầu rằng sự hiện diện của chúng tôi ở đây không phải là thay đổi hiện trạng ở châu Á và hiện trạng ở Đài Loan,” Pelosi nói tại cuộc họp báo.
Bà tiếp tục: “Để có hòa bình ở eo biển Đài Loan và để giữ hiện trạng được ưu tiên.”

Pelosi chỉ trích Trung Quốc vì nỗ lực giữ Đài Loan bị cô lập khỏi cộng đồng quốc tế, và còn nói rằng chính phủ Trung Quốc đã cấm Đài Loan đứng ngoài chương trình nghị sự của Tổ chức Y tế Thế giới.

“Họ có thể cố gắng ngăn Đài Loan đến thăm hoặc tham gia vào những nơi khác, nhưng họ sẽ không cô lập Đài Loan bằng cách ngăn cản chúng tôi đến đó du lịch,” cô nói.

Pelosi và các đại diện đảng Dân chủ khác đã đến thăm thành phố Đài Bắc và Tokyo trong một chuyến đi qua khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để thảo luận về các vấn đề an ninh với các quốc gia khác nhau.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Ba cho biết chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi “phá hoại nghiêm trọng hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan, đồng thời gửi một tín hiệu sai lầm nghiêm trọng tới lực lượng ly khai về ‘Đài Loan độc lập’.”

Tuy nhiên, Pelosi ca ngợi Đài Loan, gọi đây là “một trong những quốc gia tự do nhất trên thế giới”.
Bà nói tại hội nghị: “Đây là muốn nói: “Hãy tôn vinh Đài Loan vì điều đó: một nền dân chủ vĩ đại với một nền kinh tế phát triển thịnh vượng, với sự tôn trọng của tất cả người dân ”.

Pelosi cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải lên tiếng vì nhân quyền ở Trung Quốc, nói rằng nếu Hoa Kỳ tránh xa những chủ đề đó vì lợi ích thương mại, “chúng tôi sẽ mất tất cả thẩm quyền đạo đức để lên tiếng về nhân quyền ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.”

Sau chuyến thăm của phái đoàn Hoa Kỳ, Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật ở các vùng biển xung quanh Đài Loan.

ND
hoanghoa
Posts: 2260
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by hoanghoa »

Image

“GASLIGHTER” DONALD TRUMP, KẺ KHƠI MÀO TẤT CẢ ĐIỀU XẤU XÍ TẠI MỸ
August 13, 2022


Cali Today News – Từ ngày lập quốc đến nay, nước Mỹ đã qua 46 đời TT Mỹ, nhân cách và đạo đức có người tốt kẻ không tốt, hiểu biết và kinh nghiệm chính trị có người giỏi kẻ dở, học vấn có người học cao có người học dở, nhưng nói láo, gian xảo, lạm quyền, phân biệt, kỳ thị, tàn nhẫn, ác kỷ ái tính, rối loạn nhân cách và tham vọng quyền lực thì chỉ có một người duy nhất hay nói đúng hơn là một quái thai chính trị duy nhất trong lịch sử nước Mỹ, nói như vậy cũng không có gì là quá đáng vì chỉ có một con quái thai này, nó đã thay đổi, lột da xé xác cả nước Mỹ từ chính trị cho đến con người, nó thúc đẩy người Mỹ tàn nhẫn và ghét bỏ nhau, nó thúc đẩy một số người Mỹ hung hăng, tàn bạo hơn với đồng loại chỉ vì khác quan điểm chính kiến, nó muốn hủy hoại hiến pháp và nền dân chủ của đất nước, nó thần phục những chủ nghĩa chuyên quyền và các nhà độc tài trên thế giới, nó muốn khuếch trương chủ nghĩa dân túy cực đoan trên đất nước này, và điều đáng ghê tởm nhất của con quái vật chính trị này, là nó xui khiến người Mỹ ghét bỏ nhau, chối bỏ nhau và tấn công nhau, nó là tác nhân khơi mào cho tất cả những thứ tệ hại, xấu xí nhất trong xã hội và khơi dậy những thú tính xấu xí nhất trong con người, nhưng dù làm ra biết bao chuyện kinh thiên động địa, tàn ác, vô lương tâm như vậy, nhưng con quái vật chính trị này vẫn đang tiếp tục sống khỏe, sống dai để tiếp tục cắn xé nền dân chủ và hiến pháp của đất nước này, và những người Mỹ còn lại thì đang loay hoay không biết phải giải quyết con quái vật này như thế nào.

Hôm nay, qua lời gợi ý của một thính giả thân thương của đài, anh đem đến thuật ngữ “Gaslighting” và những nhận định đã giúp tôi có được sự hào hứng trong động lực viết bài bình luận này hầu gửi đến quý vị thính giả khắp nơi.

Trước hết, chúng ta tìm hiểu “Gaslighting” là gì?

Thuật ngữ này xuất phát từ tiêu đề của một vở kịch “Gas Light” của nhà viết kịch người Anh, Patrick Hamilton năm 1938, từ khi thuật ngữ ra đời, nó đã bị tranh luận khá nhiều và chính thức là từ năm 1960, thuật ngữ này đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi để mô tả những nỗ lực điều khiển nhận thức của một người về những hiện trạng trong thực tế. “Gaslighting” cũng là một phương pháp tuyên truyền dư luận trong lĩnh vực chiến tranh tâm lý.

Nhưng đó chưa phải là tất cả, mà “Gaslighting” còn hàm chứa nhiều ý nghĩa có thể được hiểu tùy theo trường hợp mà ngưòi ta sử dụng nó khi nào, ở đâu và với ai.


Tôi có thể kể sơ qua về một số điểm thường dùng với “Gaslighting” như:


– cáo buộc một ai đó đã làm một điều gì đó mà họ không nhớ hay không có làm trong quá khứ, và tôi gọi đây là “vu khống”.

– Hay phủ nhận rằng họ đã làm hay nói một điều gì đó, hay đổ lỗi cho người đối diện về những thất bại, đổ vỡ, hư hỏng mà họ không gây ra, và tôi gọi đây là “trốn tránh trách nhiệm”.

– Hay thuyết phục người nghe và cho rằng họ không có khả năng làm được một điều gì đó, và tôi gọi đây là “lừa bịp”.

– Hay phá hoại mối quan hệ giữa người này với người khác, và tôi gọi đây là “thọc gậy bánh xe”.

Những điều xấu xí mà tôi vừa nêu ra, đều chung quy về một thuật ngữ ngắn gọn, dễ hiểu nhất, đó là “Gastlighting”, và để hiểu thuật ngữ này một cách đơn giản nhất với những người bình thường, thì tôi giải thích là, “Gaslighting” là một kẻ châm ngòi, kẻ mở màn, kẻ khơi mào tất cả những điều xấu xí trong cuộc sống này.

Và Donald Trump, con quái vật chính trị có một không hai của nước Mỹ, hắn ta chính kà một “Gaslighting” của nước Mỹ, là một kẻ khơi mào, châm ngòi, mở màn những điều xấu xí, tệ hại nhất để thúc đẩy lòng thù hận, ghét bỏ nhau, tấn công nhau, chối bỏ nhau và hận thù nhau giữa người Mỹ với người Mỹ.

Donald Trump chính xác là một “Gaslighter”, không sai, ông ta đã nói dối hơn 30 ngàn lần chỉ trong khoảng thời gian 4 năm của nhiệm kỳ ngắn ngủi duy nhất từ 20.01.2017 đến 20.01.2021, sau 4 năm “Gaslighting”, ông ta đã thay đổi được tầm nhìn và suy nghĩ của hơn 74 triệu người Mỹ đủ thành phần, da trắng, da đen, da nâu và có một số những ông bà, anh chị Mít vàng tóc đen, mũi tẹt người Mỹ gốc Việt, ông ta đã thuần phục được 50 thượng nghị sĩ Cộng Hòa và hơn 200 dân biểu Cộng Hòa, ông ta đã biến nước Mỹ trở nên bình thường hóa với bạo lực và vô cảm, ông ta đã biến rất nhiều người Mỹ hiền lành, bình thường đã nhanh chóng thay hình đổi dạng chỉ trong một sớm chiều trở thành những tên hải tặc, cướp cạn với gậy gộc, dao kiếm sẵn sàng xông pha vào điện Capitol, nơi uy nghiêm nhất nước Mỹ để học làm thảo khấu, dân đâm thuê chém mướn.

Trong 4 năm làm tổng thống, người dân Hoa Kỳ đã hoàn toàn bị lợi dụng bởi chính người tổng thống của mình.

4 năm “Gaslighting” của Donald Trump đã khiến đất nước rơi vào vòng xoáy của sự nghi ngờ, hận thù và tức giận.


Những tên nha trảo trong ban tham mưu của Trump và những đảng viên Cộng Hòa trong Quốc Hội đều biết rõ Trump là một tên “Gaslighter” trùm sò của băng đảng Cộng Hòa phát xít, họ chấp nhận bị thuần phục, bị sai khiến, và ngày qua ngày họ đã học theo một tên trùm “Gaslighter”, cũng tập tành học cách nói chuyện theo cách thức “Gaslighting” như tên cầm đầu.

Đây là một kỹ thuật “Gaslighting” của chủ nghĩa Trump, họ luôn nói với những người theo dõi Trump, ủng hộ đảng Cộng Hòa rằng, những người khác đều bị điên và đang nói dối chúng ta, và người “Gaslighter” mới đúng là nguồn thông tin chính xác duy nhất cần phải nghe theo ông ta.

Nhưng người thầy của “Gaslighter” Donald Trump, chính là “Master gaslighting” Vladimir Putin, ông ta mới thực sự là sư phụ của Trump, từ bao nhiêu năm qua, Putin đã làm mờ mắt người dân Nga đến mức độ rất nhiều người coi Putin như một nhà lãnh đạo giỏi nhất từ trước đến nay và bây giờ Putin đang “Gaslighting” cả thế giới này.

Putin biết thế giới không tin ông ta nhưng người Nga sẽ tin ông ta khi ông ta nói rằng chế độ của tổng thống Zelensky là một hậu thân của Nazi phát xít và họ đang tàn sát người Ukraine gốc Nga, nên ông ta phải gửi quân đội Nga sang để bảo vệ người Ukraine gốc Nga.

“Gaslighter” Donald Trump đã thành công nhồi sọ một tập thể hàng chục triệu người Mỹ để dựng nên một chủ thuyết MAGA.

Tương tự như vậy, CSVN dùng chiêu bài Thiên đường Cộng sản để nhồi sọ, dùng hình ảnh Hồ Chí Minh như một anh hùng dân tộc, và chỉ có Hồ Chí Minh mới đưa Việt Nam ra khỏi ách thống trị của đế quốc, những người cộng sản đã “Gaslighting”, nhồi sọ thành công và trấn áp, kiểm soát được đại đa số 95 triệu người dân thấp cổ bé miệng trên quê hương Việt Nam, rất nhiều những lớp người trẻ đã sụp bẫy và dễ dàng chấp nhận sự cai trị của chủ nghĩa Cộng sản dối trá như một giải pháp duy nhất với những cháu ngoan Bác Hồ, và bên Mỹ thì có đám MAGA bị tên “Gaslighter” Donald Trump ru ngủ hơn 5 năm qua vẫn chưa tỉnh.

CIA đã chính thức xác định rằng Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 nhưng tên Tổng thống đắc cử nhờ sự giúp đỡ của ngoại bang, Donald Trump đã bác bỏ tuyên bố đó, và cho đó là tin giả.

“Gaslighting” là một chiến lược đáng sợ hiện đang được Trump và các đảng viên Cộng Hòa trên khắp đất nước sử dụng để làm suy yếu hiến pháp và làm mù quáng nhận thức của cử tri Mỹ. Đó là chính xác những gì Trump đang làm với đất nước này. Ông ta đã đạt được sức hút trong cuộc bầu cử bằng cách đưa ra thật nhiều những lời nói dối thường có của các chính trị gia khi ra tranh cử.


Thông thường, đối với một Tổng thống Hoa Kỳ, là người không thể nói dối cử tri Hoa Kỳ mà không có trách nhiệm giải trình, nhưng với Trump, đã có một sự ngoại lệ xảy ra, vì Trump đã đứng trên luật pháp trong suốt 4 năm cầm quyền. Trump đã lợi dụng những điều mâu thuẩn để gây chia rẽ đất nước này, khiến người Mỹ chống lại người Mỹ.

Con đường phía trước vẫn còn là một chặng đường nhiều gian nan. Có rất nhiều điều đúng đắn mà hơn phân nữa cử tri Mỹ vẫn chưa làm được, đó là đưa một tên “Gaslighter” Donald Trump ra giải trình trước vành móng ngựa vì những điều tệ hại, xấu xí mà ông ta đã làm tổn thương người Mỹ, nước Mỹ trong hơn 5 năm qua với tác hại khủng khiếp còn kéo dài hàng thế hệ.

Việt Linh 03.08.2022
caubennoc
Posts: 535
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by caubennoc »

Image

Chuyện cũ – chuyện mới ‣ Cuộc họp Trump-Putin tại Helsinki cáo buộc Trump phục tùng Nga dẫn đến cuộc khám xét tại Mar-A-Lago?
Đào Văn
August 22, 2022


✱ CC Moscow: Cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và Vladimir Putin là một trong những sự kiện ngoại giao bí ẩn nhất trong những năm gần đây.

✱ Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov mô tả cuộc họp là “tốt hơn cả sự mong đợi”, nhưng báo chí gọi đó là cuộc họp thượng đỉnh của sự phản bội bởi thái độ phục tùng của Trump.
✱ Kết quả của “hậu thượng đỉnh” cho thấy khả năng “Trump là công cụ” của Nga …
✱ NY Post: Bốn ngày sau cuộc họp tay đôi Trump-Putin diễn ra (2018), Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Dan Coats nói “Tôi không có tư cách để biết hoặc nói về những gì đã xảy ra ở Helsinki.”


Cali Today News – Theo bản tin với tiêu đề:” Ông Trump kiện bà Hillary Clinton, DNC vì cáo buộc ông thông đồng với Nga” « Calitoday News 24.3.2022 », và mới đây vào ngày 8.8.2022 Yahoo News loan tải bản tin, rằng Paul Manafort, Chủ tịch chiến dịch tranh cử năm 2016 của cựu tổng thống Donald Trump, thừa nhận đã chia sẻ tin tức về dữ liệu thăm dò bí mật của chiến dịch tranh cử cho một nhân viên tình báo Nga, vào thời điểm Moscow bị nghi ngờ can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016. – « Yahoo News: Paul Manafort admits sharing info with Russians ». Vấn đề ra sao, bài viết sau tóm lược tin tức bởi nhiều nguồn, từ Mỹ đến Âu châu và đặc biệt từ Tổ chức Carnegie Moscow trụ sở tại Moscow loan tải bài viết về quan hệ giữa Trump và Putin.


Cuộc họp thượng đỉnh Trump-Putin năm 2018 tại Helsinki để lại nhiều nghi vấn, tranh cãi, bởi báo chí phương Tây không nhận được thông tin gì về cuộc họp kín giữa hai nhân vật này. Theo Carnegie Moscow tổ chức nghiên cứu sách lược trụ sở tại Moscow đưa ra nhận xét: ” tranh cãi về cuộc họp tay đôi này dường như diễn ra vô tận”. Phía truyền thông nước Đức (vào thời điểm 2018) thì lo lắng bởi “chính sách gây hấn lâu dài, chống lại Châu Âu” của Nga, và ” Nga có lợi ích trong việc Mỹ rút khỏi châu Âu” .

✻ Phương pháp tiếp cận của TT Putin với TT Trump

Theo Tổ chức Carnegie Moscow – Vladimir Putin được nhiều người coi là bên chiến thắng trong hội nghị thượng đỉnh Helsinki. Nhưng thực tế phức tạp hơn. Bất chấp quan điểm có lợi cho Putin, chính phủ Nga vẫn cẩn thận xem xét liệu họ có nên coi ông Trump là một đối tác chính thức để bình thường hóa quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ, hay nên sử dụng ông ta như một công cụ để phá vỡ chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ hay không? (should it use him as a tool for disrupting U.S. foreign policy?)

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nga tại Helsinki chỉ kéo dài một ngày, nhưng cuộc tranh cãi về cuộc họp tay đôi này dường như diễn ra vô tận. Cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và Vladimir Putin là một trong những sự kiện ngoại giao bí ẩn nhất trong những năm gần đây. Theo các cơ quan chính trị của Nga và Hoa Kỳ cùng đồng ý: Putin “thắng” trong cuộc hội đàm vào ngày 16/7(2018), nhưng liệu hội nghị thượng đỉnh ở Helsinki có thực sự thành công đối với nhà lãnh đạo Nga hay không?

Mỗi quốc gia đã thể hiện phản ứng theo cảm xúc khác nhau trước chiến thắng được cho là thuộc về Putin đã khiến gây ra sự tức giận ở Mỹ, nhưng ngược lại đã tạo ra sự phấn khích ở Nga. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov mô tả cuộc họp là “tốt hơn cả sự mong đợi”. Trong khi đó, ở phương Tây, báo chí gọi đó là cuộc họp thượng đỉnh của sự phản bội bởi thái độ phục tùng của Trump.(In the West, the hashtag #TreasonSummit began trending in reaction to Trump’s submissive behavior and rhetoric).


Vladimir Putin thực sự được coi như người chiến thắng, tại cuộc họp báo bế mạc, ông ta đã vạch ra những khả năng hợp tác rộng rãi trong tương lai. Trong khi đó, Trump trông giống như một môn đồ (Trump looked like a follower). Ông ta tỏ ra nghi ngờ về những phát hiện của cơ quan tình báo Hoa Kỳ và thể hiện sự háo hức giải quyết cuộc khủng hoảng trong quan hệ song phương. Điều này đã làm cho hội nghị thượng đỉnh thành công rõ ràng đối với Nga.

Vladimir Putin đã đề xuất bốn hình thức hợp tác
– Thứ nhất: Đầu tiên là việc thành lập một hội đồng gồm các chuyên gia thông thạo lịch sử của hai nước. Nhiệm vụ của họ sẽ là tìm kiếm “các điểm tương đồng giữa hai quốc gia” – hay nói cách khác, thực hiện một chương trình nghị sự mang tính chiến lược trong quan hệ Mỹ-Nga. Tuy nhiên phía Hoa Kỳ vẫn chưa đưa ra phản ứng về sáng kiến này.

-Thứ hai là sự ra đời của một diễn đàn doanh nghiệp Nga-Mỹ. Đây là một ý tưởng rất tham vọng, xét về biện pháp trừng phạt và mức độ độc hại của đồng tiền Nga trên đất Mỹ. Nó đã được phía Hoa Kỳ chấp nhận một cách thận trọng, đã được xác nhận gần đây bởi Ngoại trưởng Mike Pompeo. Tuy nhiên, có những lý do để tin rằng hai bên chưa thể thống nhất về nhân sự và mục tiêu của một diễn đàn như vậy.

– Thứ ba, đã được Pompeo thừa nhận, là “tái lập một nhóm công tác chống khủng bố” ở cấp thứ trưởng ngoại giao. Phương án khác được thảo luận là thiết lập đối thoại giữa các viên chức an ninh quốc gia – như là Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Bolton và Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev. Một cuộc họp giữa Bolton và Patrushev được cho là đã diễn ra vào tháng 8 (2018).

– Thứ tư là một nhóm làm việc về an ninh mạng. Triển vọng của nó vẫn chưa rõ ràng. Putin trình bày ý tưởng này với Trump trong cuộc họp đầu tiên của họ ở Hamburg vào tháng 7 năm 2017. Khi đó, Tòa Bạch Ốc ngay lập tức bác bỏ ý tưởng này. Phía Hoa Kỳ coi đây là hành động tráo trở của Tổng thống Nga, người từng bị cáo buộc giám sát các cuộc tấn công mạng chống lại nền dân chủ Hoa Kỳ.

Về vấn đề Syria, cuộc đối thoại bị chia rẽ

– Thứ nhất, Trump đang cố gắng tạo ra một liên minh chống Iran với Nga. Điều đó không mang lại bất cứ điều gì mới.

– Thứ hai, Moscow đề xuất một dự án nhân đạo với kế hoạch đưa những người tị nạn trở về Syria và nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng để vận chuyển hàng hóa nhân đạo.


-Thư ba, ý tưởng rằng Nga sẽ từ bỏ Iran và nhận lại thứ gì đó từ Mỹ, được thảo luận rộng rãi trước hội nghị thượng đỉnh, hóa ra là điều quá viển vông.

Về vấn đề Ukraine

Putin đã mời Trump ủng hộ ý tưởng về một cuộc trưng cầu dân ý về quy chế đặc biệt cho khu vực ly khai Donbass (2018). Đây được cho là một giải pháp thay thế cho những nỗ lực của Moscow nhằm đạt được sự công nhận hợp pháp về quyền tự trị của khu vực bằng một đạo luật đặc biệt, hoặc các sửa đổi đối với Hiến pháp Ukraine. Tòa Bạch Ốc đã từ chối thẳng thừng lời đề nghị này và sớm củng cố lập trường của mình qua tuyên bố về Crimea, bác bỏ việc Nga sáp nhập bán đảo này.

Nhưng liệu có bất kỳ đề xuất nào trong số này có thể thực hiện được hay không? Nhìn chung về các sáng kiến của Nga dễ bị lu mờ bởi khả năng thực hiện thấp. Hơn nữa, một khi Putin càng chủ động, thời Trump càng tỏ ra dễ bị tổn thương, và do đó, cơ hội đạt được thỏa thuận đối với các sáng kiến của Putin càng thấp.

Tất cả điều này giải thích tại sao hội nghị thượng đỉnh trông giống như một chiến thắng đối với Putin, vì chúng ta đưa ra hàng loạt danh sách các mục tiêu và đề xuất của Tổng thống Nga, nhưng hầu như Trump không đưa ra đề nghị nào với Nga. Các toan tính của Moscow và tính trực tiếp theo truyền thống của Putin hoàn toàn trái ngược với những lời hùng biện thường xuyên mâu thuẫn của Trump. Điều duy nhất Trump nói trong phát biểu ban đầu tại cuộc họp báo khi bế mạc hội nghị thượng đỉnh, là Hoa Kỳ cần tiến hành đối thoại mang tính xây dựng với Nga. Tổng thống Mỹ cũng đưa ra những đề tài trừu tượng về cuộc đối thoại này (can thiệp vào bầu cử Mỹ, phi hạt nhân hóa Triều Tiên, cuộc chiến chống khủng bố, gây sức ép với Iran), nhưng ông không nêu rõ các ưu tiên cấp quốc gia của Mỹ.

Sự không phù hợp trong các chương trình nghị sự của Putin và Trump ở Helsinki đã tạo ra ấn tượng rằng, Trump không có hành động chống đối nào với Putin, cho thấy ông ta đánh mất thế chủ động và chỉ làm theo sự dẫn dắt của Nga (that he was losing the initiative and just following Russia’s lead). Theo nghĩa này, Putin thực sự vượt trội hơn Trump. Trong khi đó, ngoài mong muốn mang tính trừu tượng về sự “thân thiện”, Trump không có kế hoạch hành động.

Trump sửa đổi kết quả của cuộc họp

Kết quả là Helsinki nhanh chóng mất đi ư nghĩa. Nó đã bị che khuất bởi “hậu hội nghị thượng ðỉnh” (2018) – các áp lực trong nước ðối với Trump dâng cao ðã dẫn đến việc sửa đổi kết quả của cuộc họp.
Ngay sau hội nghị Helsinki, Trump đã đảo ngược việc phủ nhận sự can thiệp bầu cử của Nga, mời Putin đến thăm Washington, D.C. vào mùa thu, nhưng sau đó lại hủy bỏ lời mời. Ông ta cũng cáo buộc Moscow đang cố gắng giúp đỡ các đảng viên Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.

Nếu mục tiêu chính của Vladimir Putin ở Helsinki là khôi phục đối thoại với Hoa Kỳ, nhưng lại nảy sinh một số nghi ngờ mới: liệu Nga có nên coi Trump là mục tiêu cuối cùng hay chỉ là một công cụ để thúc đẩy các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga? Đây thực chất là hai cách tiếp cận khác nhau để xây dựng quan hệ với Washington. Moscow đang bị giằng co, cố gắng đạt được tiến bộ trên cả hai, nhưng thực tế lại tạo ra những trở ngại.


Theo cách tiếp cận đầu tiên, coi Trump là mục tiêu, Tổng thống Hoa Kỳ có thể và nên là một tay chơi tích cực trong việc bình thường hóa quan hệ song phương. Những người ủng hộ cách tiếp cận này, đặc biệt là trong cộng đồng ngoại giao, cảm thấy rằng Tổng thống Hoa Kỳ cần thời gian để vượt qua tâm lý chống Nga ở quê nhà và củng cố vị thế của mình trong chính quyền Hoa Kỳ.

Theo cách tiếp cận thứ hai, khi Trump là công cụ, Tổng thống Hoa Kỳ không được coi là người thực thi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ mà là để phá vỡ chính sách đó. Một phần của giới tinh hoa Nga, đặc biệt là các thành viên từ các cơ quan an ninh, coi Trump như một kẻ ngoại cuộc bị chính giới Hoa Kỳ từ chối. Ông ta là một công cụ thuận tiện để gieo rắc hỗn loạn trong chính giới Hoa Kỳ, và trong quan hệ đối tác Euro-Đại Tây Dương , xé nhỏ mặt trận địa chính trị truyền thống chung của phương Tây.

Kết quả của “hậu thượng đỉnh” cho thấy khả năng “Trump là công cụ” của Nga có khả năng cao hơn
“Trump là mục tiêu cuối cùng”.

Đúng vậy, Putin đã có thể trở thành nhà lãnh đạo mạnh mẽ và trưởng thành hơn, và có vẻ như Trump sợ phải nói trước mặt Putin những gì mà giới lãnh đạo Hoa Kỳ muốn ông ta nói. Nhưng nếu Điện Kremlin muốn đầu tư vào Trump, họ sẽ cần sự linh hoạt hơn và hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của “vấn đề Nga” đối với lập trường của Hoa Kỳ. Cho đến nay, giới tinh hoa của Nga dường như chưa được chuẩn bị cho điều đó. [1]

Phần trên, theo Carnegie Moscow“…hậu hội nghị thượng đỉnh, các áp lực trong nước đối với Trump dâng cao…” Phải chăng để bảo vệ TT Trump trước các cuộc tấn công của các nhóm quyền lực tại Washington, TT Putin không ngần ngại tố cáo “nhà nước ngầm” của Mỹ (the Deep State) hoạt động chống TT Trump? Theo The Hill: “Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Tư cho rằng có một “nhà nước ngầm” trong chính phủ Hoa Kỳ đang hoạt động chống lại Tổng thống Trump” (Russian President Vladimir Putin on Wednesday suggested that there is a “deep state” in the U.S. government working against President Trump) – « The Hill ngày 20.2.2019». Chính cựu TT Trump có lần đã lên tiếng « tại một cuộc biểu dương diễn ra hồi đầu tháng 10 ở bang Florida, Trump đã gửi một lời cảnh báo tới những người đứng đầu Washington: “Cho những kẻ đang kiểm soát cán cân quyền lực tại Washington, và cho những lợi ích đặc biệt toàn cầu, chiến dịch của chúng tôi chính là một mối đe dọa hiện hữu mà hẳn các người chưa bao giờ được thấy.” Ông nói với những người tham dự đại hội rằng ngày tàn của Nhóm siêu quyền lực Washington đã đến. » – « Theo BBC ngày 21.10.2016: Giới quyền lực Washington bất an…». (đv‣ Về ” nhà nước ngầm”, hay Nhóm Siêu Quyên Lực The Bilderberg – Nhóm này thành lập vào năm 1954 tại Bilderberg, Hòa Lan – mỗi năm họp một lần, chủ trương chống cộng sản, giữ kín nội dung các cuộc thảo luận, nhưng công khai đề tài thảo và tên các tham dự viên.Thành phần tham dự gồm nhiều CEO các doanh nghiệp, nhiều nguyên thủ quốc gia Mỹ, Canada và Châu Âu. Các nhân vật đã từng được mời tham dự như: Clinton, Blair, Merkle, Macron,… nhưng trừ Trump. Khi thuận tiện, người viết sẽ trình bày về đề tài này)

✻ Trump-Putin họp khiến Đức lo lắng về tương lai của NATO

Theo đài truyền hình quốc tế Đức Deutsche Welle (DW) – Đức với tư cách là thành viên NATO, vì vậy Berlin đã rất bối rối trước việc Trump miệt thị liên minh xuyên Đại Tây Dương và những lời chỉ trích của ông ta về những khoản chi tiêu quân sự thấp không công bằng của Đức. Người Đức nghi ngờ rằng thời điểm diễn ra cuộc gặp Trump-Putin, trong bối cảnh khối NATO đang gây tranh cãi, không phải là một sự tình cờ.

“Đó là một nỗ lực nhằm đả kích châu Âu”, chuyên gia Nga Stefan Meister thuộc Hội đồng Đối ngoại Đức nói với tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO. “Câu hỏi là Tổng thống Mỹ sẽ đáng tin cậy đến mức nào và liệu ông ta có đưa ra những lời hứa hẹn với Putin mà chưa được các đối tác NATO đồng ý trước hay không”.

Trump đã tìm cách sử dụng mối đe dọa ngầm về việc Hoa Kỳ thu nhỏ sự hiện diện quân sự ở châu Âu để gây áp lực buộc các thành viên NATO phải chi nhiều tiền hơn cho quốc phòng. Theo Gwendolyn Sasse, Giám đốc Học thuật của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Đông Âu ở Berlin, điều đó đã góp phần vào “sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa EU và Mỹ”. Người Đức muốn Trump hành động như một thành viên hàng đầu của NATO chứ không phải như là một đặc vụ khi tiếp cận với Putin.

Chính sách gây hấn chống lại châu Âu của Nga

“Tôi hy vọng rằng các đồng minh của Trump tại hội nghị thượng đỉnh NATO đã cho ông ấy thấy một số ranh giới mà ông ta không nên vượt qua trong quan hệ với Nga”, Rebecca Harms, một thành viên đảng Xanh của Nghị viện châu Âu và là nhà phê bình hàng đầu về Putin, nói với Deutsche Welle.

Người Đức không nghi ngờ gì về việc Putin đang theo đuổi điều mà Harms gọi là “một chính sách gây hấn lâu dài, chống lại châu Âu” và đang cố gắng tạo rạn nứt mối quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu. (đv‣ Nhưng qua việc Nga xâm lăng Ukraine, theo tin tức qua báo chí, mối quan hệ Mỹ và các đồng minh Châu Âu đã đoàn kết để chống Nga, còn có thêm 2 nước gia nhập khối NATO)

Meister nói: “Chắc chắn rằng sự suy yếu về các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đang diễn ra, bao gồm sự yếu kém của Trump về các chuẩn mực, giá trị, nguyên tắc và thể chế quốc tế, là vì lợi ích của giới lãnh đạo Nga”, Meister nói. “Moscow muốn đàm phán về mối quan hệ với phương Tây và đóng một vai trò mới trong an ninh châu Âu, và Nga có lợi ích trong việc Mỹ rút khỏi châu Âu.” Đó là điều mà Berlin không muốn xảy ra.[2]

✻ Trump mô tả NATO là “con cọp giấy”

Theo Yahoo News ngày 13.4.2022 vừa qua liên quan đến việc Nga xâm lăng Ukraine – Sean Hannity của Fox News đã hỏi Donald Trump rằng liệu hành động của Nga ở Ukraine có phải là “xấu xa”. Trump đáp lại bằng cách chỉ trích NATO, mà ông ta mô tả là “con cọp giấy”. Cựu tổng thống từ lâu đã bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Vladimir Putin và tránh những lời chỉ trích trực tiếp về ông ta .

Hannity (một lần nữa) cố gắng muốn Trump lên án Putin. Nhưng Trump không làm điều đó, và thay vào đó là những lời miệt thị về NATO. [3]

✻ Putin nhận xét về hội nghị thượng đỉnh

Theo báo cánh hữu New York Post (19.7.2018 ) – Nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm đã mô tả hội nghị thượng đỉnh Helsinki của họ là một thành công – và chỉ trích “các lực lượng” ở Mỹ làm suy yếu những tiến bộ mà họ đã đạt được trên một số mặt trận. Putin nói với các nhà ngoại giao Nga rằng quan hệ Mỹ-Nga “theo một số cách tồi tệ hơn so với thời Chiến tranh Lạnh” nhưng hội nghị thượng đỉnh hôm thứ Hai của ông với Trump đã cho phép họ bắt đầu trên “con đường dẫn đến thay đổi tích cực”.

Trump đưa ra một loạt các tweet hôm thứ Năm, trong đó ông tấn công vào “Fake News Media” vì cho rằng các tin tức đó “hoàn toàn hư cấu” – và cáo buộc báo chí chính thống chỉ trông mong vào một cuộc đối đầu giữa hai nước.

Trump mô tả hội nghị thượng đỉnh Helsinki là một “thành công lớn” (NY Post viết chữ thành công lớn trong ngoặc kép). Trong bài phát biểu trước các đại sứ Nga tại Moscow, ông Putin nói rằng “thật là ngây thơ khi nghĩ rằng các vấn đề sẽ được giải quyết trong vài giờ “. Bình luận của Putin được đưa ra khi Trump phải đối mặt với sự chỉ trích của cả hai đảng chính trị sau cuộc họp báo kiểu xu nịnh của ông ta ở Helsinki với nhà lãnh đạo Nga. Ông Trump cũng đả kích châu Âu và NATO do Mỹ thống trị, nhưng lại không giải thích chi tiết rằng Nga sẽ đáp trả với “phản ứng tương xứng” vào các căn cứ của NATO gần biên giới của Nga với “các bước gây hấn”.

Trong khi đó, giới chính trị gia Nga tức giận trước đề xuất của các nhà lập pháp Hoa Kỳ nhằm chất vấn người thông dịch của Trump về những gì ông Trump ðã thảo luận riêng Putin.

Konstantin Kosachev, người đứng đầu ủy ban đối ngoại của quốc hội (Nga) cho biết ý tưởng này đặt ra một tiền lệ nguy hiểm đe dọa “toàn bộ ý tưởng ngoại giao”, theo các hãng thông tấn Nga. [4]

✻ Nghi vấn chồng chất

Phía trên, theo NY Post: Giới chính trị gia Nga tức giận trước đề xuất của các nhà lập pháp Hoa Kỳ nhằm chất vấn người thông dịch của Trump. Viết về vấn đề này, theo tạp chí The Atlantic: Tổng thống Nga và tổng thống Mỹ đã gặp nhau riêng trong hai giờ mà không có phụ tá. Không có chương trình nghị sự nào được công bố trước, không có thông cáo chung nào được loan tải nội dung sau cuộc họp. Riêng phía Nga sau cuộc họp, tuyên bố rằng một số thỏa thuận đã đạt được tại hội nghị thượng đỉnh. Về phía Mỹ không một ai biết những tuyên bố này liệu có đúng hay không. Bốn ngày sau cuộc họp tay đôi Trump-Putin diễn ra, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Dan Coats nói “Tôi không có tư cách để biết hoặc nói về những gì đã xảy ra ở Helsinki.”

Nhưng chỉ có một người Mỹ biết: Bà Marina Gross, thông dịch viên chuyên nghiệp đã hỗ trợ Trump. Bà có nên bị chất vấn không? Đó là một câu hỏi hóc búa và khó. Và rằng Tổng thống Hoa Kỳ có phải là tài sản của Nga? Ông ta liệu có bị Nga sai khiến không? Có phải ông ta đã thông đồng với Tổng thống Nga chống lại lợi ích của Hoa Kỳ? Đây là những câu hỏi khi Trump đã bất chấp các quy trình hoạt động thông thường của một tổng thống muốn giữ bí mật về các cuộc trò chuyện riêng tư giữa ông ta với Putin, vụ việc chỉ làm gia tăng thêm những nghi ngờ tồi tệ nhất. [5]

– Nghi vấn: Về các câu hỏi nêu trên, và qua hình ảnh ông Putin bế ông Trump (nguồn của Zuma/ТАSS hãng tin Nga) được Carnegie Moscow Center loan tải trong bài viết, liệu CÓ NÊN coi như là câu trả lời cho câu hỏi trên?

✻ Cố vấn Bolton: Tổng thống thường xuyên xé những trang báo cáo tình báo

Theo bản tin trên Cali Today News ngày 17.8.2022 – Cơ quan Điều tra Liên bang FBI khám xét Mar-a-Lago đặc biệt tập trung việc thu hồi kho tài liệu cá nhân được cựu Tổng thống Donald Trump giấu kỹ. “Họ thu thập tất cả mọi thứ thuộc về chính phủ Hoa Kỳ, nhưng mục tiêu thực sự là những tài liệu được ông Trump thu thập từ những ngày đầu nhiệm kỳ”. Cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton kể lại việc cựu Tổng thống thường xuyên xé những trang báo cáo tình báo, hay đem đi số tài liệu nào mà ông ta quan tâm về phủ Tổng thống. Hầu hết những tài liệu này đều có nguy cơ tiết lộ “các nguồn tin và phương pháp” tình báo của Mỹ.

– Nghi vấn: Phía trên cố vấn Bolton chia sẻ việc Tổng thống ” hay đem đi số tài liệu nào mà ông ta quan tâm về phủ Tổng thống” có phải là nguyên nhân dẫn đến cuộc khám xét Mar-A-Lago để lấy lại “những tài liệu được ông Trump thu thập từ những ngày đầu nhiệm kỳ”? Và cuộc khám xét liệu có liên quan đến việc ” tổng thống muốn giữ bí mật về các cuộc trò chuyện riêng tư giữa ông ta với Putin“? (violation of Espionage Act, 18 U.S.C. § 793- các chữ này ghi trên tờ bìa biên nhận danh sách tang vật, Cali Today News ngày 14.8.2022).

Đào Văn

Nguồn:

[1] Carnegie Moscow: Two Trumps in Helsinki: Russia’s Approach to the U.S. President

[2] TV quốc tế Đức DW: Germany wary over Donald Trump-Vladimir Putin meeting

[3] Yahoo News: Trump-criticized-NATO-asked- Russias

[4] Báo NY Post; Putin calls first summit with Trump ‘successful’

[5] Tạp chí The Atlantic: Subpoena the Interpreter
phaodai
Posts: 80
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:06 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by phaodai »

Lindsey Graham cảnh báo sẽ có bạo loạn trên đường phố
nếu Trump bị truy tố

August 29, 2022

Image

(New York Daily News) – Thượng nghị sĩ Cộng hoà đồng minh của ông Donald Trump, Lindsey Graham cảnh báo “sẽ có bạo loạn trên đường phố” nếu cựu Tổng thống bị truy tố.

“Nếu họ tìm cách truy tố Tổng thống Trump … thì sẽ có bạo loạn trên đường,” Graham tuyên bố trên Fox News. “Tôi lo lắng cho quốc gia.”

Bất chấp càng ngày càng có nhiều chứng cớ chống lại ông Trump, nhà lập pháp Cộng hoà kỳ cựu cho rằng, hầu hết Cộng hoà đều tin mạnh mẽ dù không biết đúng hay sai rằng, các công tố viên cấp tiến đang tìm cách tóm cựu Tổng thống. “Hầu hết Cộng hoà, kể cả tôi, tin rằng, khi nói đến Trump thì họ chẳng có luật lệ gì cả,” Graham nói. “Tất cả là làm sao tóm được ông ấy.”

Cũng giống như nhiều lãnh đạo Cộng hoà khác, Graham trong thời gian ngắn giữ khoảng cách với Trump sau vụ bạo động Điện Capitol ngày 6 tháng 1. Bạn đánh golf thân thiết với ông Trump thậm chí còn tuyên bố, coi như “xong” với cựu Tổng thống bị luận tội hai lần.

Nhưng chỉ trong vài tuần, Graham lên tiếng biện minh cho những hành vi sai trái của Donald Trump, và quay trở lại hội MAGA – Make America Great Again – của cựu Tổng thống.

Graham tiếp tục bênh vực Trump mạnh mẽ, ngay cả sau khi công tố phát giác ra nhiều thùng tài liệu tối mật của chính phủ được đem về cất giữ tại Mar-a-Lago. FBI đang điều tra việc cựu Tổng thống đem theo tài liệu mật khi ông ta rời nhiệm kỳ, và không trả lại khi nhận được trát đòi.

Cũng giống như như một số người Cộng hòa khác, Graham nhai lại câu chuyện về email của Hillary Clinton để biện minh tại sao Trump nên được thoát trách nhiệm trong cáo buộc vi phạm Đạo luật chống Gián điệp và cản trở công lý.
“Hillary Clinton đã lập máy chủ trong tầng hầm của bà ta,” Graham nói, cố tình bỏ qua sự thật FBI cũng đã điều tra cựu Ngoại trưởng và cuối cùng quyết định không truy tố bà.

Hương Giang (New York Daily News)
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest