Thời Sự, Bình Luân

TranAnhDung
Posts: 288
Joined: Tue Oct 28, 2008 7:43 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by TranAnhDung »

Image

Thế Giới Bên Bờ Vực Đệ III Thế Chiến?
24/01/2022
Đào Văn Bình


Cuộc đụng độ giữa Ukraine và Nga tưởng chừng như là vấn đề giữa hai quốc gia trước đây đã từng nằm trong Liên Bang Sô-viết, bỗng dưng trở thành điểm bùng nổ khi NATO ngỏ ý muốn kết nạp Ukraine tức mở rộng biên cương tới sát nách Nga. Cùng lúc Mỹ loan báo có thể sẽ triển khai hệ thống hỏa tiễn tại đây mà Ô. Putin nói rằng chỉ cần từ 4-5 phút là đã bắn vào thủ dô Moskva. Trước tình thế đó Ô. Putin đã phản ứng.

Ngày 26/11/2021, Nga tập trung gần 100,000 quân và chiến cụ tại gần biên giới Ukraine khiến Hoa Kỳ và Âu Châu lo ngại về một cuộc xâm lăng giống như Crimea năm 2014. Các nhà phân tích cho rằng nếu Nga có làm thế là vì không muốn mất Ukraine hoặc Ukraine gia nhập NATO. Vào ngày 7/12/2021, trong cuộc đối thoại kéo dài hai tiếng đồng hồ qua hệ thống truyền hình, Ô. Biden đã cảnh báo Ô. Putin là Hoa Kỳ và đồng minh Âu Châu sẽ phản ứng rất mạnh nếu sự tập trung quân của Nga ở biên giới Ukraine nhằm mục đích xâm lăng. Sau đó khối G-7 nói rằng Âu Châu sẽ ban hành lệnh cấm vận về kinh tế và tài chính khủng khiếp nếu Nga tấn công Ukraine. Còn Ô. Putin nói rằng việc Ukraine liên minh với NATO là mối đe dọa về an ninh cho Nga và việc Ukraine gia nhập NATO hay cho NATO triển khai hỏa tiễn tại đây là điều không thể chấp nhận được.

Vào ngày 15/12/2021, Ô. Putin và Ô. Tập Cân Bình đã có cuộc hội thoại qua màn hình để đối phó với những lời lẽ gây hấn của Mỹ và NATO. Trong dịp này Ô. Putin đã ca ngợi mối bang giao Nga-Hoa như là một mẫu mực. Còn Ô. Tập Cận Bình đã cáo buộc “Những thế lực quốc tế đã gây rối với Nga và Trung Hoa nhân danh dân chủ, nhân quyền và chà đạp thô bạo lên luật pháp quốc tế.”

Vào ngày 15/12/2021, bộ ngoại giao Nga đã trao cho Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Karen Donfried bản đề nghị về bảo đảm an ninh cho Nga trong dịp Bà Donfried viếng thăm Moskva.

Ngày 10/1/2022, vòng đầu đàm phán về cuộc khủng hoảng an ninh liên quan tới Ukraine giữa hai thứ trưởng ngoại giao Nga và Hoa Kỳ tại Geneve kéo dài hơn 7 tiếng đồng hồ nhưng chưa đi đến kết quả nào. Sau cuộc đàm phán, đại diện Hoa Kỳ đi Brussells để tham khảo với đồng minh.

Vào ngày 11/1/2022, tờ New York Times loan tin Nga đưa trực thăng vũ trang tới biên giới Ukraine và diễn tập xe tăng bắn đạn thật như một dấu hiệu có thể tấn công Ukraine.

Theo NBC News ngày 13/1/2022, thứ trưởng ngoại giao Nga nói rằng không có lý do để tiến hành cuộc đàm phán thêm với Hoa Kỳ và NATO vì họ không thỏa mãn yêu cầu của Nga là trở về nguyên trạng về an ninh của Âu Châu năm 1997. Cùng ngày The Insider cho biết Ô. Putin sẽ cắt đứt bang giao với Hoa Kỳ nếu Hoa Kỳ cấm vận Nga vì cuộc khủng hoảng Ukraine.

Ngày 14/1/2022, ngoại trưởng Nga Lavrov nói rằng Nga không thể chờ đợi mãi và yêu cầu NATO phải trả lời bằng văn bản vào tuần tới tức ngày 21/1/2022. Trong khi đó các trang tin của chính phủ Ukraine đã bị tin tặc tấn công làm tê liệt, dấu hiệu mà Ukraine cho rằng Nga chuẩn bị mở cuộc tấn công.

Ngày 18/1/2022, Politico cho biết Nga triển khai quân và hai tiểu đoàn phòng không S- 400 tới Belarus có biên giới với Ukraine về phía bắc nói là thao diễn khiến cho cuộc khủng hoảng lại trầm trọng thêm. Cùng lúc Tổng Thống Joe Biden cảnh báo rằng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine có thể nổ ra bất cứ lúc nào.

Ngày 21/1/2022: Sau cuộc họp với ngoại trưởng Nga Lavrov, ngoại trưởng Hoa Kỳ Tony Blinken nói rằng Hoa Kỳ sẽ trả lời yêu cầu về an ninh của Nga bằng văn bản giữa lúc tình hình vô cùng căng thẳng. Cùng lúc AP cho biết Tổng Thống Maduro của Venezuela đã có cuộc điện đàm với Tổng Thống Putin vể việc hợp tác với tin đồn Nga có thể sẽ triển khai hỏa tiễn tại Venezuela và Cuba và Mỹ ra lệnh di tản gia đình của nhân viên tòa đại sứ ra khỏi Ukraine vào ngày 31/1/2022. Chính quyền Anh cho biết Nga đang chuẩn bị dựng lên một chính quyền thân Nga tại Ukraine một khi chính quyền Kiev bị lật đổ và rút một nửa nhân viên tòa đại sứ ra khỏi Kiev.

Ngày 22/1/2022, đợt đầu tiên của viện trợ vũ khí trị giá 200 triệu Mỹ Kim của Hoa Kỳ cho Ukraine đã tới Thủ Đô Kiev.

Ngày 24/1/2022: Khối NATO cho biết họ chuyển quân, chiến cụ, tàu chiến và phi cơ chiến đấu tới Lỗ Ma Ni, Ba Lan có biên giới với Ukraine và một số nước vùng Baltic.

Từ những diễn biến trên, nếu cuộc đàm phán thất bại, con đường duy nhất của Nga là chấp nhận thương đau, tấn công rồi chiếm lĩnh một phần lãnh thổ của Ukraine để đối lấy cam kết của Hoa Kỳ và NATO là không mở rộng biên cương về phía đông khiến an ninh của Nga lâm nguy.

Theo tôi, giải pháp “trung lập hóa” Ukraine và Gruzia (Georgia) là bảo đảm tương đối bền vững nhất cho Âu Châu và Nga. Vào ngày 17/1/2022, trên tờ USA Today có bài viết của Michael O'Hanlon đề nghị rằng, “Quan niệm mới về tương lai an ninh của Đông Âu có thể là quy chế trung lập thường trực cho Ukraine, Georgia, Moldova, Azerbajian và có thể thêm một số quốc gia khác.” Theo The Week ngày 24/1/2022, tư lệnh Hải Quân Đức- Chuẩn Đô Đốc Kay-Achim Schönbach nói rằng “NATO cần tôn trọng đòi hỏi của Putin” và ông này phải từ chức, hoàn toàn vì chính trị chứ không phải nhận định ngay thẳng của một nhà tướng, Nhà tướng nhận định sức mạnh trên chiến trường, còn chính trị gia ở trong phòng lạnh, nhận định và hành động có khi vì quyền lợi của chính mình hay đảng của mình. Hôm nay 24/1/2022 AP đã có bài báo nói rằng có lẽ phải trở lại kiểu mẫu của Hội Nghị Yalta 1945 thiết lập một vùng trái độn để bảo đảm an ninh vĩnh viễn cho Nga và Tây Phương bằng cách chấp nhận Trung và Đông Âu là vùng ảnh hưởng của Nga (Cũng như Nam Mỹ là Sân Sau của Mỹ).

Thế nhưng cái khó của Hoa Kỳ và Âu Châu lúc này là: Nếu chấp nhận giải pháp “trung lập hóa” Ukraine và Gruzia có nghĩa là “đầu hàng” và sẽ bị thành phần ái quốc cực đoan lên án. Theo tôi nghĩ, cuộc đàm phán sẽ thất bại vì hai bên đều không thể lùi.

Nếu nổ ra cuộc chiến ở Ukraine, Hoa Kỳ và Âu Châu không thể bỏ rơi Ukraine. Thế là Hoa Kỳ lại lún sâu vào cuộc chiến còn lớn hơn cuộc chiến A Phú Hãn mà phần thắng chỉ là một nước Ukraine bất ổn và không phải là quyền lợi sinh tử của Hoa Kỳ. Đây sẽ là cơ hội bằng vàng cho Hoa Lục có thể tấn công Đài Loan.

Hiện nay cả Hoa Kỳ, Nga và NATO đều lâm vào tình thế khó khăn. Tình hình căng thẳng ngày hôm nay giống như cuộc khủng hoảng hỏa tiễn nguyên tử năm 1962 giữa Mỹ và Liên Bang Sô-viết khi Liên-sô triển khai hỏa tiễn nguyên tử tại Cuba. Cuối cùng cuộc khủng hoảng đã được giải quyết bằng cách Mỹ rút hỏa tiễn nguyên tử tại Thổ Nhĩ Kỳ và Liên-Sô cũng rút hỏa tiễn tại Cuba. Thế nhưng tình hình chính trị ngày hôm nay khác hẳn với bầu không khí chính trị năm 1962. Hiện nay Tổng Thống Joe Biden bị lâm vào thế kẹt vì mới “tháo chạy” khỏi A Phú Hãn và tinh thần bài Nga đang hừng hực tại Hoa Kỳ nhất là trong giới lập pháp. Hơn thế nữa, Tổng Thống Kennedy có uy thế lãnh đạo vững vàng hơn Ô. Joe Biden và không bị Đảng Cộng Hòa chống đối dữ dội như ngày hôm nay. Ô. Joe Biden không đủ khả năng dẫn dắt dư luận Mỹ. Tâm lý chung của người dân Thời Chiến Tranh Lạnh là muốn hòa dịu với khối Cộng Sản để tránh một cuộc chiến nguyên tử thảm khốc. Còn tâm lý người dân ngày nay là không sợ một cuộc chiến nguyên tử và muốn dồn ép Nga vì người Mỹ tin rằng Mỹ là siêu cường về vũ khí sẽ đánh thắng bất kỳ cuộc chiến nào. Giới lập pháp Hoa Kỳ tin rằng cứ dồn ép Nga để Nga phải quỳ gối và không tin Nga dám đụng tới sợi lông chân Hoa Kỳ.

Cuộc khủng hoảng Ukraine - mà việc tìm ra một giải pháp để tránh một cuộc chiến thảm khốc hủy diệt nhân loại theo như nhận định của cựu Ngoại Trưởng Henry Kissinger – lại bị dẫn dắt hay trói tay bởi chính trị hơn là an ninh chiến lược. Nếu nổ ra cuộc chiến tại Ukraine, chắc chắn Nga sẽ phải chịu hậu quả khủng khiếp về kinh tế. Thế nhưng vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ sẽ bị lung lay vì Mỹ không thể tham chiến tại Ukraine mà chỉ đứng nhìn Ukraine bị chia cắt rồi trở nên vô cùng hỗn loạn, và không biết sẽ đi về đâu. Đài Fox News có bài bình luận rằng Hoa Kỳ không nên hy sinh vì Ukraine vì đó không phải là quyền lợi sinh tử của Hoa Kỳ và liên minh với một đất nước bất ổn định không đem lại an ninh thêm cho Mỹ.

Nói tóm lại, nếu nổ ra Đệ III Thế Chiến là vì tình hình chính trị của nước Mỹ chứ không phải sức mạnh quân sự của nước Mỹ suy yếu.

Tình hình vô cùng hiểm nguy. Nếu cuộc đàm phán đổ vỡ và chắc chắn nó sẽ đổ vỡ, Nga sẽ tấn công Ukraine và một thảm họa đang chờ đón thế giới. Vào ngày 12/1/2022, Tổng Thư Ký NATO Stoltenberg nói rằng NATO đang chuẩn bị nguy cơ có xung đột vũ trang tại Âu Châu nếu giải pháp ngoại giao thất bại và Nga sẽ tiến hành một cuộc xâm lăng thứ hai tại Ukraine.

Nếu Mỹ và Âu Châu ban hành lệnh cấm vận nghiệt ngã lên Nga, một cuộc chiến nguyên tử giữa Nga với Mỹ và Âu Châu khó tránh khỏi vì Nga không còn con đường nào khác để bảo vệ sự sống còn của mình. Đôi khi hai bên phải đổ máu, phải đánh nhau lỗ đầu vài chục triệu người chết mới có thể đi tới một thỏa hiệp hợp lý.

Trước một nguy cơ, giới trí thức thì cẩn trọng suy nghĩ lợi-hại. Chính trị gia thì mị dân bằng cách kích động lòng yêu nước cực đoan để kiếm phiếu. Còn người dân thì như bầy cừu dễ bị sỏ mũi. Khi lãnh đạo tức tổng thống không sáng suốt, không đủ khả năng lèo lái quốc dân thì đất nước lâm nguy. Ngày xưa Đệ II Thế Chiến chỉ ở Âu Châu, ngày nay với vũ khí nguyên tử và hỏa tiễn liên lục địa, bom nguyên tử sẽ nổ ngay trên đất Hoa Kỳ, Nga và khắp Âu Châu.

Thế Chiến II xảy ra dưới thời tổng thống Dân Chủ Roosevelt với 55 triệu người chết bằng vũ khí cổ điển và Đức Quốc Xã chưa có vũ khí nguyên tử. Và không thể tưởng tượng được, Đệ III Thế Chiến với Nga có 8000 đầu đạn hạt nhân, Mỹ có 7000 đầu đạn hạt nhân, Trung Hoa có 350… có thể lại là Ô. Joe Biden cũng là một đảng viên Dân Chủ. Phải chăng đó là định mệnh?

– Đào Văn Bình
(California, 24/1/2022)
MatVit
Posts: 1309
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by MatVit »

Tại sao châu Âu đổ xô sắm siêu chiến đấu cơ F-35?
Mỹ Anh

Image
Chiến đấu cơ F-35 (gao.gov)

Ngày 10 Tháng Mười Hai, Phần Lan thông báo họ sẽ mua 64 phản lực cơ F-35A Lighting II của Lockheed Martin với giá $11.3 tỷ để thay thế phi đội F/A-18 Hornet của họ. Những chiếc F-35 đầu tiên sẽ đến năm 2026 và đây là hoạt động mua sắm quân sự lớn nhất từ ​​trước đến nay của Helsinki và là một trong những hoạt động mua sắm lớn nhất ở châu Âu. Khách hàng gần đây nhất là Thụy Sĩ. Tháng Sáu 2021, nước này cho biết họ sẽ mua 36 chiếc F-35A trong một thỏa thuận trị giá $5.5 tỷ…

Có truyền thống không liên kết, Phần Lan cũng không phải là thành viên NATO nhưng quốc gia thành viên EU này thường xuyên hợp tác với NATO. Trong chuyến thăm tới nước này vào Tháng Mười 2021, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng Phần Lan là một trong những đối tác thân thiết nhất của NATO. Ông Stoltenberg phát biểu: “Chúng tôi có chung các giá trị”, rằng “cánh cửa NATO vẫn còn mở” nếu Phần Lan quyết định nộp đơn xin gia nhập.

Ngoài Phần Lan và Thụy Sĩ thì Bỉ, Ba Lan, Đan Mạch, Ý, Na Uy, Anh và Hà Lan cũng sử dụng F-35 hoặc chờ bàn giao. Cần biết, Đan Mạch, Ý, Na Uy, Anh và Hà Lan là những nước nằm trong nhóm quốc gia sáng lập chương trình F-35 (Thổ Nhĩ Kỳ thoạt đầu cũng là đối tác quan trọng nhưng sau đó nước này bị loại bỏ sau khi mua hệ thống phòng không S-400 của Nga). Hy Lạp cũng bày tỏ sự quan tâm đến chiếc máy bay tối tân của Lockheed Martin; tương tự Tây Ban Nha và Czech. Chưa hết, ngày 2 Tháng Hai 2021, Tổng thống Romania Klaus Iohannis đã bày tỏ ý định mua F-35.


F-35 là máy bay thế hệ thứ năm, có khả năng hoạt động linh hoạt, từ choảng nhau trên không đến tấn công không đối đất. F-35 có hiệu ứng cấp số nhân (force-multiplier effect), với khả năng tình báo, giám sát và trinh sát (ISTAR) giúp tăng hiệu quả phối hợp hoạt động với các đơn vị không quân, hải quân và mặt đất khi cung cấp dữ liệu chiến trường có giá trị trong thời gian thực. Khả năng sống sót của F-35 được tăng lên nhờ tính năng tàng hình của nó. F-35 thật sự là vũ khí lợi hại. Trong chế độ “Beast Mode”, máy bay có thể mang bốn quả bom GBU-12 (dẫn đường bằng laser) nặng 500 pound trên cánh, hai GBU-12 trong khoang chứa vũ khí bên trong và một tên lửa tầm nhiệt không đối không AIM-9.

F-35, nói chung, là “hệ thống tấn công biết bay”. Lịch sử không quân thế giới chưa từng có hệ thống vũ khí nào tương tự. Chỉ riêng cái mũ phi công F-35 đã là một kiệt tác kỹ thuật quân sự. Giúp nhìn toàn cảnh 350o với hệ thống kết nối với các điểm cảm ứng gắn khắp thân máy bay, phi công có thể thấy được bên ngoài khi đưa mắt xuống sàn! Được sản xuất bởi RCESA (liên doanh giữa hãng Cedar Rapids tại tiểu bang Iowa với tập đoàn vũ khí Elbit của Israel), chiếc mũ F-35 trị giá khoảng $500,000 này không chỉ giúp nhìn được không gian phía sau máy bay (không cần quay đầu) mà nó còn hiển thị tất cả thông tin cần thiết ngay trước mặt (trên kính chụp đầu), từ vận tốc, mức độ nhiên liệu, đến định vị…

Một cách chính xác, F-35 là một hệ thống chứ không phải máy bay. Khi tác chiến, chiến đấu cơ thông thường, chẳng hạn F-22, phải đi thành nhóm (hai hoặc bốn chiếc). Trong thực tế, đồng đội họ thường cách xa đến mức không thể thấy nhau bằng mắt thường. Trong khi đó, cỗ máy siêu vi tính F-35 có thể liên kết và truyền dữ liệu thông qua hệ thống máy chủ. Họ vẫn “thấy nhau” dù cách xa đến hàng dặm. Những ý kiến chỉ trích rằng F-35 mang theo ít vũ khí hơn các loại máy bay chiến đấu đời cũ đã tỏ ra không chính xác, bởi F-35 có thể kích hoạt bắn diệt mục tiêu từ các hệ thống vũ khí trên hàng không mẫu hạm, trên các tàu khu trục (sử dụng hệ thống tên lửa Aegis) hoặc trên F-35 đồng đội! Chưa bao giờ trong lịch sử máy bay quân sự có một chiến đấu cơ có thể sử dụng tàu khu trục Aegis như một “đồng đội bay” (wingman)! Lần đầu tiên, với dữ liệu thông tin được ghi nhận từ F-35, Không quân, Thủy quân lục chiến và Hải quân Mỹ có thể phối hợp tác chiến chặt chẽ theo cách chưa từng có trước đó.

Tuy nhiên, chi phí vận hành và bảo trì F-35 là rất lớn – ví dụ, lớp phủ tàng hình của nó phải được sơn lại sau mỗi chuyến bay. Một giờ bay của F-35 hiện tốn $36,000. Lockheed đang tìm cách giảm, xuống còn $25,000 mỗi giờ bay. Trong khi đó, chi phí vận hành một giờ bay của F-16 là $22,000 – theo Business Insider (ngày 4-2-2022)…

Tại sao “bà con” châu Âu khoái F-35? Bằng cách mua máy bay chiến đấu của Mỹ, các nước có thể tăng cường liên kết công nghiệp quân sự với Mỹ, thông qua việc đào tạo phi công và nhân viên bảo dưỡng. Việc sử dụng các hệ thống tương tự cũng giúp cải thiện khả năng tương tác quân sự với Mỹ. Với nhiều nước châu Âu, việc lựa chọn F-35 cũng là một quyết định địa chính trị, đặc biệt khi quân sự Nga ngày càng mạnh và mối đe dọa của Nga luôn lấp ló.
caubennoc
Posts: 535
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by caubennoc »

Putin đang tính toán điều gì?

Hiếu Chân/Người Việt
Mọi con mắt đều đang đổ dồn vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine, nơi phương Tây và nước Nga của ông Vladimir Putin đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu sẽ làm thay đổi cục diện thế giới. Vào lúc này, có một câu hỏi khó trả lời thỏa đáng: Tổng Thống Nga Vladimir Putin là người như thế nào? Một nhà chiến lược tài ba hay một nhà lãnh đạo liều lĩnh, phiêu lưu?
Image
Người dân Ukraine xuống đường biểu hiện đồng lòng chống Nga xâm lăng.
(Hình minh họa: Chris McGrath/Getty Images)
Theo nhiều nhà phân tích, ông Putin là người mưu lược, biết nhanh chóng nắm lấy các cơ hội, nhưng cũng biết dừng lại đúng lúc để không phải gánh chịu những hậu quả xấu. Việc Nga tập trung quân trên biên giới Ukraine có thể chỉ là một đòn gió, một cú tháu cáy nhằm gây áp lực buộc phương Tây phải nhượng bộ những yêu sách của Nga hơn là thực sự chuẩn bị cho một cuộc xâm lược. Một số người khác lại cho rằng, ông Putin đã thay đổi rất nhiều trong hai năm tự cô lập vì đại dịch, trở thành một nhà lãnh đạo hoang tưởng, cáu gắt và liều lĩnh; có nghĩa là cuộc xâm lược Ukraine là một cuộc phiêu lưu đã được tính toán.

Quan điểm cho rằng cuộc khủng hoảng Ukraine là một đòn gió có căn cứ trong tham vọng lâu dài của Putin là khôi phục sự vĩ đại của đế chế Nga và Liên Xô cũ, ít nhất là tạo ra một vùng đệm về an ninh ở phía Tây nước Nga không có quân đội và vũ khí của Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Từ quan điểm đó, Nga liên tục yêu sách NATO ngừng mở rộng về phía Đông, không kết nạp làm thành viên các nước Ukraine và Georgia, rút quân đội và các căn cứ phòng thủ hỏa tiễn của Mỹ và NATO ra khỏi các nước Đông Âu giáp ranh với Nga như Ba Lan và Rumania. Ông Putin sẽ tiếp tục duy trì sức ép quân sự, đặt Ukraine và cả phương Tây luôn trong tình trạng chuẩn bị chiến tranh cho đến khi nào các yêu sách của Nga được đáp ứng.

Về mặt lịch sử, quan điểm về an ninh của Nga trái với những hiệp ước quốc tế mà Nga ký kết sau khi Liên Xô tan rã năm 1990 nhưng phù hợp với chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy mạnh mẽ ở nước Nga. Những người theo chủ nghĩa dân tộc Nga tin rằng, phương Tây đã lợi dụng một nước Nga yếu kém cả về kinh tế và chính trị sau khi Liên Xô tan rã để mở rộng NATO về phía Đông, tạo ra một gọng kìm kẹp chặt nước Nga và ngăn không cho quốc gia này trở lại vị thế một cường quốc châu lục.

Nỗi thù hận phương Tây hình thành và ngày càng chi phối các chính sách, chiến lược của Moscow. Hiện nay tuy Nga chưa thật sự hùng mạnh nhưng không còn yếu kém nữa nên phương Tây phải thay đổi cách đối xử với Nga theo hướng bình đẳng và tôn trọng.

Sự kiện NATO kết nạp các nước giáp biên và có quan hệ mật thiết với Nga, việc Mỹ bố trí các hệ thống phòng thủ hỏa tiễn ở Romania và Ba Lan – chỉ cách biên giới Nga-Ba Lan 100 cây số, cách thủ đô Moscow 800 cây số – bị coi như những mũi dao đâm vào cổ họng của Nga mà Moscow không thể chấp nhận. Tổng Thống Putin được người dân Nga ủng hộ một phần vì ông tỏ ra là một nhà lãnh đạo cứng rắn, dám đương đầu với phương Tây để phục hồi vị thế cường quốc của Nga.

Nhưng ông Putin là một nhà chiến lược tỉnh táo; ông biết rõ cái giá khủng khiếp mà nước Nga phải trả nếu xâm lược Ukraine. Ông Putin có thể thắng, có thể chiếm được đất nước Ukraine 44 triệu dân nhưng nước Nga phải đương đầu với những biện pháp trừng phạt “chưa từng có” của phương Tây cả về tài chính và công nghệ; số thương vong sẽ vô cùng lớn. Nhưng điều ông phải cân nhắc nhiều nhất là cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine sẽ phản tác dụng, các tham vọng về an ninh của Nga sẽ bị thách thức.

Nếu Nga chiếm được Ukraine hoặc lập ra ở đó một chính phủ bù nhìn thân Nga, NATO sẽ không những không rút lực lượng khỏi các nước Đông Âu mà ngược lại sẽ gia tăng phòng thủ, đề phòng Nga tiếp tục lấn sâu vào lãnh thổ của các nước thành viên NATO. Việc Hoa Kỳ nhanh chóng điều động lực lượng Thủy Quân Lục Chiến tinh nhuệ tới Ba Lan và đẩy nhanh tiến độ xây dựng căn cứ phòng thủ hỏa tiễn ở nước này là một dấu hiệu cho thấy NATO quyết tâm củng cố sườn phía Đông để phòng Nga.

Cân nhắc lợi ích thu được và cái giá phải trả cho một cuộc phiêu lưu quân sự như vậy, có thể ông Putin sẽ không dám động binh. Nhưng cũng không nên hy vọng ông Putin sẽ nhanh chóng rút quân về, hạ nhiệt cuộc xung đột và xuống thang bởi vì một mặt ông không muốn tỏ ra là nhà lãnh đạo yếu kém trong mắt người dân Nga và ngoài thủ đoạn gây sức ép quân sự “bên miệng hố chiến tranh” như hiện nay, ông Putin hầu như không còn giải pháp nào khác để Phương Tây phải chú ý và tôn trọng các yêu sách của ông. “Đòn gió” của ông Putin có thể sẽ kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm cho đến khi Nga thỏa mãn với các nhượng bộ của phương Tây.

Trước mắt, việc NATO kết nạp Ukraine coi như tạm gác lại theo một phần yêu sách của Nga, như thông tin từ các cuộc gặp cấp cao giữa ông Putin với Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ Tướng Đức Olaf Scholz gần đây. Vấn đề còn vướng mắc là việc rút quân đội NATO khỏi Đông Âu và đóng cửa các căn cứ phòng thủ hỏa tiễn của Mỹ – những điều mà NATO và Mỹ cho rằng “không thể bàn luận.”

***

Những nhà phân tích gần gũi với chính trường Nga lại nêu lên những nhận định đáng chú ý khác. Họ lưu ý ông Putin đã “tự cách ly” suốt hai năm đại dịch COVID-19, không tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài. Mới đây khi tiếp các nguyên thủ quốc gia Pháp và Đức, ông Putin đã ngồi ở đầu một chiếc bàn gỗ dài 20 foot để giữ khoảng cách với khách. Truyền hình nhà nước Nga thường trình chiếu ông Putin chủ trì các cuộc họp quan trọng của chính phủ qua mạng Internet và ông giữ khoảng cách ngay cả với các bộ trưởng khi ông triệu tập họ tới làm việc. Thái độ tự cô lập trong cái “tổ kén không có virus” đó của ông Putin hoàn toàn trái ngược với các nguyên thủ quốc gia phương Tây.

Tình trạng tự cô lập có thể gây ra những ẩn ức về tâm lý và chứng hoang tưởng thường thấy ở những nhà lãnh đạo chính trị xa rời dòng chảy của các sự kiện cuộc sống; từ đó có những quyết định chính sách không phù hợp với thực tiễn.

Thêm nữa, ông Putin có tâm lý tự phụ sau những cơ hội thành công mà ông giành được ở Syria và bán đảo Crimea, làm cho ông nghĩ rằng phương Tây “không đáng ngại” như người ta tưởng. Khi Nga tham gia cuộc nội chiến ở Syria năm 2015 để cứu chính phủ độc tài Bashar al-Assad khỏi nguy cơ sụp đổ, các chính phủ phương Tây rất bất ngờ. Tổng thống Hoa Kỳ khi ấy, ông Barack Obama, đã dự đoán Syria sẽ là bãi lầy của Nga và của Tổng Thống Putin. Nhưng thực tế không phải như vậy, sự tham gia của Nga đã làm thay đổi chiều hướng của cuộc chiến, chính phủ al-Assad diệt được phe nổi loạn và Nga mở rộng được ảnh hưởng ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Những dự đoán của ông Obama tỏ ra rất không chính xác.

Năm 2014, Điện Cẩm Linh bí mật ra lệnh cho các lực lượng Nga gỡ bỏ phiên hiệu và dấu hiệu nhận dạng trên quân phục để chiếm bán đảo Crimea mà không cần bắn một phát súng nào. Việc xâm chiếm và sáp nhập bán đảo Crimea thậm chí còn không nằm trong dự đoán của giới quan sát chính trị, ngay cả tại thủ đô Moscow. Cuộc chiến tranh ủy nhiệm mà ông Putin thúc đẩy sau đó ở miền Đông Ukraine – bằng cách ủng hộ trực tiếp và gián tiếp cho các lực lượng thân Nga ly khai với chính phủ trung ương ở Kyiv – đã cho phép ông ta từ chối việc trở thành một bên trong cuộc xung đột. Hiệp định Minsk chấm dứt xung đột ở miền Đông Ukraine bị phía Nga vi phạm nhiều lần với lý do xung đột là chuyện nội bộ giữa các bên Ukraine, Nga không liên quan. Phản ứng chậm chạp và yếu ớt của phương Tây trước việc Nga xâm chiếm và sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014 càng củng cố niềm tin của ông Putin rằng ông có thể dấn tới mà không sợ bị trả giá đắt.

Niềm tin đó càng mạnh mẽ hơn khi mới đây ông Putin đã giành được sự ủng hộ của Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong cuộc họp cấp cao Putin-Tập bên lề Thế Vận Hội Mùa Đông 2022, ông Tập đã bày tỏ sự ủng hộ dứt khoát của Trung Quốc với những yêu sách của Nga, phản đối việc mở rộng khối NATO và chiến lược quân sự của Hoa Kỳ ở Đông Âu. Xem ra ông Putin đã chuẩn bị khá kỹ cho một cuộc phiêu lưu quân sự.

***

Trong mùa Đông 2021-22, phương Tây lại một lần nữa đối mặt với nguy cơ một cuộc động binh lớn của Nga, lần này ở ngay trên lãnh thổ Châu Âu. Như đã nói trên, nhiều người cho rằng Ukraine sẽ là “bãi lầy” lớn của Nga và quân đội của ông Putin sẽ lâm vào một cuộc chiến tranh du kích được phương Tây hậu thuẫn kéo dài nhiều năm hao người tốn của trên đất Ukraine – như một Afghanistan đối với Liên Xô trước kia. Nhưng dự đoán này cũng có thể sai lầm như những dự đoán trước kia về hành động của ông Putin.

Nếu cho rằng mục tiêu của ông Putin không phải là chiếm lãnh thổ của Ukraine hoặc đưa nước này trở lại quỹ đạo ảnh hưởng của Nga mà sâu ra hơn là lập lại trật tự của Châu Âu trong đó Nga là một “cực quyền lực” chi phối, thì khả năng tấn công và chiếm đóng Ukraine là có thể xảy ra. Hiện Mỹ và phương Tây báo động liên tục rằng cuộc chiến tranh Ukraine sắp bùng nổ bất cứ lúc nào, di tản công dân và rút các phái bộ ngoại giao khỏi Kyiv. Nếu cho xung đột ở Ukraine chỉ là “đòn gió” thì hành động của phương Tây dường như đang đi đúng vào ý đồ của ông Putin, gây hoảng sợ và bất ổn; còn nếu Nga quyết chiếm Ukraine thì sự báo động của phương Tây là cần thiết và hợp lý.


Ông Denis Volkov, giám đốc Trung Tâm Levada – một tổ chức thăm dò ý kiến độc lập ở Moscow, cho biết vào thời điểm hiện tại, người Nga dường như tin vào lập luận của Điện Cẩm Linh rằng phương Tây mới là kẻ gây hấn trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Ông nói, thông điệp báo động từ Washington về một cuộc xâm lược sắp xảy ra của Nga chỉ củng cố quan điểm đó vì nó khiến phương Tây dường như là bên đang “gây áp lực và leo thang căng thẳng.”

Theo ông Volkov, nếu ông Putin thực hiện một chiến dịch quân sự ngắn và hạn chế theo kiểu cuộc chiến năm ngày chống lại Georgia năm 2008 thì người Nga có thể sẽ ủng hộ ông, còn ngược lại, “nếu đây là một cuộc chiến kéo dài, đẫm máu, chúng ta sẽ rơi vào tình huống không thể dự báo trước được. Sự ổn định sẽ kết thúc,” ông Volkov nói với báo The New York Times.

Trong lúc chưa ai khẳng định được ông Putin sẽ làm gì với đạo quân khổng lồ đang ép sát Ukraine, những diễn biến trên thực địa thật khó đánh giá: Quân ly khai thân Nga ở miền Đông Ukraine hôm Thứ Sáu, 18 Tháng Hai, thúc giục kiều dân Nga tại vùng Donbass phải di tản sang Nga vì quân đội chính phủ sắp tấn công. Không biết đây có phải là cái cớ mà Nga dựng lên để động binh – như cảnh báo mấy hôm nay của tình báo Hoa Kỳ hay không. Trong lúc quân đội Nga tổ chức tập trận bắn hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân ở Belarus, nước láng giềng thân Nga ở phía Bắc Ukraine, thì ông Putin phát thông điệp rằng Nga đã chuẩn bị mở rộng các hoạt động ngoại giao và mời Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tới Moscow đàm phán với Ngoại Trưởng Nga Sergey Lavrov trong tuần tới.

Vừa mưu lược nhưng vừa nóng máu phiêu lưu, ông Putin quả là khó hiểu và các nhà lãnh đạo phương Tây sẽ còn đau đầu với ông ta trong một thời gian dài nữa. [qd]
TranAnhDung
Posts: 288
Joined: Tue Oct 28, 2008 7:43 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by TranAnhDung »

Một bí thư đảng vô học, lỗ mãng với nghi lễ tôn giáo
21 tháng 2, 2022

Image
Bí thư Đảng ủy thị Trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn là Phạm Hồng Đức cùng với Phạm Văn Chiến là Phó Chủ tịch tại Thánh lễ sáng 20/2/2022 tại giáo xứ Vụ Bản – Ảnh chụp màn hình
Blog của J.B. Nguyễn Hữu Vinh

Nạn bạo lực với Giáo hội Công giáo gia tăng

Mới đây, vụ một thanh niên xông vào Thánh đường giết chết linh mục Trần Ngọc Thanh đã gây xúc động mạnh không chỉ trong đời sống người Công giáo, mà còn gây sự phẫn nộ đến toàn xã hội, kể cả những người không thuộc Giáo hội Công giáo.

Những vụ đốt nhà thờ, chém linh mục và giáo dân thường xẩy ra ngày càng nhiều, cho thấy tình trạng đáng báo động. Có thể kể ra vài vụ gần đây.

Khoảng 11h ngày 22 Tháng Tư 2021 Trần Trọng Ca lái xe đến Nhà thờ giáo xứ An Khê. TX An Khê tỉnh Gia Lai cầm theo một chiếc rựa, hai con dao xông vào bãi giữ xe của nhà thờ rồi chém vào hai xe ô tô, gây vỡ kính. Sau đó, Ca đi vào khu vực nhà ở của nhà thờ đuổi chém linh mục Trần Văn Truyền (SN 1951) và anh Nguyễn Văn Tùng (SN 1977, trú tổ 8, phường An Phú). Hai người được người dân đưa đi cấp cứu kịp thời nên qua khỏi cơn nguy kịch.

Sau khi gây án, Ca lái xe ô tô của mình đến một cây xăng mua một can xăng khoảng 18 lít, quay lại tưới vào cửa chính nhà thờ rồi châm lửa đốt.

Và công an đã bắt tên Ca này, để rồi kết luận rằng “Có biểu hiện tâm thần” và thế là hết. Cho đến nay, mọi việc coi như chìm xuồng.

Trước đó, trưa ngày 25 Tháng Sáu 2020, một thanh niên vào nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, số 38 Kỳ Đồng, do các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế điều hành, lên trên cung thánh châm lửa đốt. Sau đó thanh niên này ra ngoài bậc thang nhà thờ ngồi. Do có người phát hiện và dập tắt lửa kịp thời nên không xảy ra thiệt hại. Các quý cha và giáo dân báo cho công an phường 9, quận 3 tới điều tra. Sau đó các cha và giáo dân đã giao thanh niên này cho cho công an đưa về phường.

Thế rồi người này cũng được cơ quan công an ra thông báo là không truy cứu trách nhiệm hình sự vì “tâm thần”.

Thông thường, những vụ việc đó, nhà cầm quyền thường kết luận rất mơ hồ rằng các thủ phạm không tâm thần thì cũng điên điên, không dở hơi thì cũng không bình thường.


Vụ việc tên thủ ác giết chết cha Trần Ngọc Thanh ở Ngọc Hồi, KonTum là một ví dụ. Nghe đoạn video mà công an đưa ra khi hỏi tên này, người ta không khỏi suy nghĩ rằng một kịch bản đã được dàn dựng, khi mà rất lâu sau vụ việc, báo chí của cả hệ thống tuyên truyền đã không hề đả động đến tội ác này và sau đó, cả hệ thống đã copy và paste bản tin mà công an đưa ra.
Image
Lễ tang linh mục Trần Ngọc Thanh, người bị giết hại khi đang giải tội tại Kon Tum – Hình: Facebook

Một vụ việc không do “tâm thần”

Dư luận đang hết sức phẫn nộ, đòi xử lý vụ việc đến nơi đến chốn theo quy định của pháp luật kẻ giết chết Linh mục Thanh, thì một vụ việc khác đã xảy ra một cách hết sức trắng trợn vào sáng 20 Tháng Hai 2022 tại Thị trấn huyện Lạc Sơn, Tỉnh Hòa Bình.

Chúng tôi tiếp nhận thông tin này và hết sức ngỡ ngàng, không thể tin được rằng trong thế kỷ 21 này, mà những chuyện rừng rú vào phá Thánh lễ khi đang trong lúc phụng vụ của Giáo hội Công giáo lại diễn ra trắng trợn đến thế.

Chính vì vậy, chúng tôi đã kiểm chứng lại thông tin này. Liên hệ với linh mục Phanxicô Xavie Trần Văn Liên chính xứ ở đây, ngài cho biết sự việc như sau:

Theo chương trình của Năm Truyền Giáo, vào Chúa Nhật thứ III trong tháng– cầu cho việc truyền giáo của Tổng Giáo phận Hà Nội, Đức Tổng Giám mục Giuse sẽ dành hai ngày thăm viếng các giáo xứ miền Hòa Bình… Sáng 20 Tháng hai 2022, là ngày Chúa Nhật đầu tiên ngài đi thăm giáo xứ Vụ Bản (thuộc huyện Lạc Sơn, Tỉnh Hoà Bình) và dâng Thánh lễ cho Giáo xứ ở đó.

Sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục và dâng Thánh lễ là sự kiện trọng đại của Giáo xứ, đáp ứng mong mỏi của Giáo dân nơi đây.

Trong Thánh lễ sáng Chúa nhật 20 Tháng Hai 2022 tại đây, khi Thánh lễ đang tiến hành đến lúc hết sức linh thiêng là rước lễ, thì Bí thư Đảng ủy thị Trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn là Phạm Hồng Đức cùng với Phạm Văn Chiến là Phó Chủ tịch đã xông lên Cung Thánh, giành micro làm loạn Thánh lễ, bất chấp Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên và các linh mục đang đồng tế tại đây.

Diện mạo của hai kẻ xông lên cung thánh này mặc quần áo bạt công an cấp, nhìn như côn đồ, và có những lời nói đe dọa, xông vào cướp micro của Nhà thờ làm loạn.

Chúng hò hét la lối vào micro và loa phóng thanh mặc cho giáo dân vẫn đang đọc kinh, cầu nguyện hết sức nghiêm túc và các linh mục can ngăn.

Đặc biệt là hành động phá rối Thánh lễ linh thiêng của người Công giáo là một hành động rừng rú, lỗ mãng vô giáo dục và là sự vi phạm trắng trợn niềm tin, tín ngưỡng của giáo dân Vụ Bản cũng như Giáo hội Công giáo Việt Nam và Giáo hội hoàn vũ.

Bởi với Giáo hội Công giáo, Thánh lễ là thời điểm và địa điểm quan trong nhất, bất khả xâm phạm.

Đó là sự xúc phạm không thể có bất cứ lý do nào để biện minh.

Thật sự mà nói, thì việc này xảy ra tại Vụ Bản, một Giáo xứ mới tái thành lập, giáo dân còn ít, bất ngờ và dễ bắt nạt. Còn nếu việc xúc phạm trắng trợn ngang nhiên này xảy ra ở những vùng Giáo dân lâu đời như GP Vinh hoặc một Giáo xứ nào đó, thì kể cả Chủ tịch nước hay Bộ Trưởng Công an cũng khó mà có đường về nguyên vẹn khi ngang nhiên xúc phạm trắng trợn Thánh lễ linh thiêng của người Công giáo.

Giáo xứ Vụ Bản nằm trong thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình, cách trung tâm Hà Nội về hướng Tây Nam 120 km. Giáo xứ Vụ Bản được thành lập từ lâu đời, nhưng đến 1954, khi cộng sản chiếm được Miền Bắc, thì Giáo xứ lâm vào cơn đại nạn. Mọi cơ sở đều bị cướp sạch và nhà cầm quyền ép buộc, đàn áp giáo dân đến mức gần như không còn được một sinh hoạt tôn giáo nào.

Nhưng mọi cố gắng của nhà cầm quyền đã không tiêu diệt được tinh thần đạo đức và lòng tin của người dân nơi đây. Các linh mục đã quy tụ lại và xây dựng lại các cơ sở tôn giáo đáp ứng lòng mong mỏi của giáo dân.

Cha Phanxico Xavie Trần Văn Liên, đã được Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên bổ nhiệm làm Chính xứ Giáo xứ Vụ Bản.

Điều rất khó cho công an và cơ quan công quyền ở vụ này là thủ phạm chắc chắn không thể bị công an kết luận là “tâm thần” hoặc “điên” như thường thấy.

Điều cũng khó hơn nữa, là nhà cầm quyền Việt Nam vừa có hàng loạt văn bản, thông tư rằng đưa Việt Nam trở lại bình thường, mở cửa cho cả thế giới vào Việt Nam để kiếm tiền nên không thể nào dựa vào lý do dịch bệnh hoặc bất cứ lý do nào để có hành động ngăn cản hoặc phá hoại Thánh lễ.

Bởi chùa Hương, hàng vạn người nườm nượp, các khu du lịch chùa chiền vừa qua và các hội hè nhà nước đông như kiến cỏ đó thôi.

Và cũng vì thế, đã hơn một ngày trôi qua, chưa có một tờ báo nào dám hé răng, dù dư luận xã hội và mạng Internet đã dậy sóng.
Image
Bí thư Đảng ủy thị Trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn là Phạm Hồng Đức (phải) tại thánh lễ hôm 20/2/2022 ở Giáo xứ Vụ Bản – Ảnh Facebook

Vì đâu nên nỗi

Không phải ngẫu nhiên mà những vụ việc nhắm vào người Công giáo ngày càng gia tăng và ngày càng trầm trọng như vậy.

Trong xã hội Việt Nam một thời kể từ khi có cộng sản, người Công giáo luôn được xếp là một dạng công dân hạng hai trong mọi lĩnh vực, trong mọi mặt đời sống xã hội.

Nhiều lĩnh vực, nhiều phạm vi xã hội cấm sự có mặt của người Công giáo. Hệ thống tuyên truyền cộng sản luôn coi việc đồng nghĩa Công giáo với lạc hậu, với sự thù địch, với phản động được thường xuyên, liên tục giáo dục cho rất nhiều tầng lớp học sinh qua các thời kỳ.

Chúng ta có thể thấy rất rõ điều này: Nếu như cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược với hàng chục vạn người dân, chiến sĩ bỏ mình trên biên giới cho Tổ Quốc, cũng như 64 chiến sĩ bị Trung Quốc bắn chết ở Đảo Gạc Ma, và hàng chục ngàn km lãnh thổ của Tổ Quốc cũng như Quần Đảo Hoàng Sa, một phần Trường Sa đang nằm dưới gót giày quân xâm lược Bắc Kinh, nhưng nhà cầm quyền Việt Nam chỉ dành cho 23 câu trong giáo trình giáo dục, nay thấy đã quá nhiều, bớt đi chỉ còn 11 câu ở cuối chương trình.

Thì ngược lại, những tác phẩm chống Công giáo, xuyên tạc về tôn giáo này đã một thời được dạy dỗ rất kỹ và có một thời lượng không hề nhỏ trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Ở đó có Bão Biển của Chu Văn, có Ngày Lễ Thánh và các tác phẩm đầu độc người dân Việt Nam bằng mọi cách biến một phần dân tộc thành thù địch.

Chính vì tư duy của nhà cầm quyền luôn nghi kỵ, luôn tuyên truyền độc hại một cách có chủ ý xấu của hệ thống tuyên tuyền cộng sản xưa nay về tôn giáo chân chính đã tạo nên trong xã hội Việt Nam tư duy thù địch với người Công giáo cũng như các tôn giáo khác mà nhà nước khó khuynh loát.

Chẳng những những kẻ “tâm thần” đến phá hoại, xúc phạm nơi thánh thất của Giáo hội Công giáo, mà ngay cả Lê Kiên Thành, là con trai cố TBT Lê Duẩn đã cùng với Võ Văn Tuấn, nguyên Thượng Tướng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam đã ngang nhiên vào nhạo báng xúc phạm Bí tích Giải tội của Giáo hội Công giáo ngay tại đền thờ Bác Trạch đó thôi. Chẳng sao cả, tự do khi mà cả Giáo hội cũng như xã hội dung túng.

Đặc biệt, những năm qua, khi nhà cầm quyền CSVN tổ chức những cuộc cướp đất của Nhà thờ, của Giáo hội Công giáo Việt Nam với muôn vàn những trò bẩn thỉu của cả hệ thống chính trị qua các vụ như Thái Hà, Tòa Khâm Sứ, Đồng Chiêm, Tam Tòa, Lăng Cô… thì hệ thống cầm quyền đã làm gương cho những phần tử bạo lực và ngu xuẩn trong xã hội được dịp thi thố những trò bẩn thỉu nhất và được luật pháp, quan chức cộng sản mặc nhiên công nhận, bao che như “Quần chúng tự phát”…

Vụ việc sẽ đi về đâu?

Nếu như, những vụ việc liên quan đến Nhà nước, đến tổ chức Phật giáo Quốc doanh, hoặc những kẻ lắm tiền, nhiều của thì lập tức bộ máy Nhà nước ăn cơm dân đã vận hành.

Mặc dù nhà cầm quyền CSVN đã ra hết văn bản nọ, luật kia, nhưng hầu như chỉ dùng để khống chế và bóp nghẹt tôn giáo, những vụ việc liên quan đến quyền lợi tôn giáo, trừ Phật giáo Quốc doanh, được cấp hàng ngàn, hàng vạn hecta đất của dân không hạn chế, đình chùa xây dựng, kinh doanh vô tội vạ bằng mọi hình thức lừa đảo mà nhà cầm quyền không hề can thiệp, thậm chí là tiếp tay.

Nhưng, những vụ tấn công vào tôn giáo, vào thánh thất và đặc biệt là những vụ xúc phạm tôn giáo trắng trợn, đã liên tục được bao che, bỏ qua và lấp liếm. Chúng ta đã thấy điều này như một chính sách của nhà cầm quyền CSVN những năm qua và hiện nay.

Dư luận nhân dân đòi hỏi nhà cầm quyền Hà Nội phải tôn trọng tín ngưỡng và tôn giáo của người dân trong thực tế, cần loại bỏ ngay nạn phân biệt tôn giáo và bạo lực với tôn giáo.

Đồng thời, xã hội cũng lên án sự dung túng cho các hành vi vi phạm luật pháp ngày càng nhiều bằng những vụ tấn công trực tiếp vào Thánh Thất, Nhà thờ và đặc biệt là các nhân sự trong Giáo hội Công giáo như thời gian qua.
TranAnhDung
Posts: 288
Joined: Tue Oct 28, 2008 7:43 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by TranAnhDung »

NATO điều quân, lo ngại Nga không chỉ xâm lăng Ukraine
February 26, 2022

BRUSSELS, Bỉ (NV) – Ông Jens Stoltenberg, tổng thư ký NATO, hôm Thứ Sáu, 25 Tháng Hai, cho biết NATO đang điều động lực lượng phản ứng nhanh, lo ngại cuộc xâm lăng của Nga không chỉ dừng lại ở Ukraine, theo bản tin hãng thông tấn UPI.

Đây là kết luận của cuộc họp khẩn các thành viên đứng đầu liên minh trước sự kiện Nga xâm lăng Ukraine hôm 24 Tháng Hai. Ông Stoltenberg cho biết lực lượng phản ứng nhanh NATO (NRF) sẽ được điều động để đối phó với mối đe dọa trên bộ, trên biển và trên không, nhắm vào các quốc gia ở cạnh sườn phía Đông của liên minh.
Image
Lực lượng phản ứng nhanh NRF của NATO. (Hình minh họa: Janek Skarzynski/AFP via Getty Images)
“Cuộc chiến của Nga ở Ukraine không chỉ là tấn công Ukraine. Đó còn là mối đe dọa với an ninh Châu Âu. Vì vậy chúng tôi cực kỳ xem trọng vấn đề này,” ông khẳng định.

Trong bài phát biểu khai mạc cuộc họp, ông Stoltenberg mạnh mẽ lên án cuộc xâm lăng, đồng thời kêu gọi Nga rời khỏi Ukraine, để nước này “có quyền lựa chọn con đường của riêng mình.”

Tổng Thống Mỹ Joe Biden và các lãnh đạo phương Tây khác cũng tham dự cuộc họp từ xa. Trang web của NATO cũng phát trực tuyến phần mở đầu của cuộc họp.

Hôm Thứ Sáu, quân đội Nga tiếp tục tấn công Ukraine và tiến gần hơn đến thủ đô Kiev. Giao tranh lan đến vùng ngoại ô phía Bắc Kiev và ông Volodymyr Zelensky, tổng thống Ukraine, kêu gọi sự giúp đỡ quốc tế và dùng những biện pháp kinh tế mạnh mẽ trừng phạt Nga.
Image
Một cuộc tập trận của NRF tại Ba Lan. (Hình minh họa: Janek Skazynski/AFP via Getty Images)

Ông Stoltenberg cho biết NATO sẽ cung cấp cho Ukraine nhiều vũ khí và hệ thống phòng không.

Trước câu hỏi liệu NATO có phản ứng hay không và có bao nhiêu lính Mỹ tham gia, bà Jen Psaki, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, cho biết hiện tại vẫn chưa có quyết định cụ thể.

“Điều này tùy thuộc vào NATO. Chúng ta chuẩn bị sẵn hàng ngàn quân. Nhưng quyết định là do NATO đưa ra,” bà cho biết.

Hiện tại lực lượng NRF của NATO có 40,000 quân, đông gấp ba lần so với năm 2014. Tuy nhiên ông Stoltenberg cho biết sẽ không huy động tất cả số quân này. (V.Giang) [qd]
hoangphong
Posts: 364
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by hoangphong »

Nhìn Ukraina, nghĩ về Việt Nam

Hà Sĩ Phu

28-2-2022
Xung đột Nga – Ukraina làm nổi lên mấy điều cần phân biệt. Việt Nam gần gũi với Ukraina và Đài Loan hay gần gũi với Nga và Trung Quốc? Nền văn hóa Nga và Trung Hoa có đáng yêu không? Nhân dân Nga và nhân dân Trung Hoa có đồng nhất với nhà nước Nga và Trung Quốc không? Một nước nhỏ bên cạnh một nước lớn thì nên và phải ứng xử thế nào?

1/ Tôi sống lại những năm 50-60 của thế kỷ trước, hồi tôi còn trẻ và hệ CS thế giới còn tạm thời cường tráng. Tôi nhớ thuộc lòng những bài hát tôi yêu về các xứ sở, các quê hương. Tôi yêu những bài Làng tôi của Văn Cao, Làng tôi của Chung Quân, Quê hương của Hoàng Giác… Cũng yêu Chiều Matxcova ( ПОДМОСКОВНЫЕ ВЕЧЕРА) của Nga, Kết đoàn là sức mạnh của Trung Quốc (团结就是力量 Tuán Jié Jiù Shì Lì Liàng), và bài Quê hương, dân ca Ukraina. Tổ quốc của nước nào cũng đẹp và người dân nước nào cũng tha thiết mến yêu đất nước của mình!


2/ Nhưng sinh hoạt của loài người trên địa cầu lại phân bố không đều và phát triển không đều, có những nước lớn, có những nền văn hóa lớn, có những cường quốc. Và thói đời vốn tham lam chứ chẳng đạo đức quân tử như sách vở vẫn răn dạy đâu. Như con vật, cá lớn vẫn nuốt cá bé, chứ loài người phỏng đã hơn gì?

– Với các nước lớn như Nga, như Tàu, ta yêu mến nền văn hóa của họ, yêu mến và học tập nhân dân họ (vì nhân dân là hiện thân của những nền Văn hóa lớn đó), nhưng phải cảnh giác và chống lại cái “Thói nước lớn” của chính quyền và các nhân vật độc tài của các nước lớn ấy. Putin, Tập Cận Bình cũng cùng một giuộc với Stalin và Mao Trạch Đông thôi, dù những thể chế chính trị của họ có biến dạng ra sao mặc lòng.

Việt Nam, Ukraina, Đài Loan là các nước nhỏ, là bạn đồng minh CHUNG MỘT CHIẾN HÀO! Tôi thuộc như in từng điệu nhạc và lời ca của bài Dân ca Ukraina:

…Bạch dương tươi tốt lá xanh cành vươn bên bờ
Là nơi cố hương thân yêu mong chờ

…Giặc kia hung ác lấn xâm nơi quê hương
Đồng xanh mến yêu biến thành chiến trường

Làng quê yêu dấu tan hoang vì quân hung bạo
Bạch dương xác xơ lá rụng tiêu điều

…Dù ta có chết cũng không làm thân trâu ngựa
Vùng lên đấu tranh vinh quang muôn đời!


Và trong cuộc xung đột hiện nay với Nga, từng lời ca thiết tha ấy hẳn đang vang lên trong lòng những người dân Ukraina.

3/ Nhưng đối sách của các nước nhỏ bên cạnh nước lớn không đơn giản chút nào. Nước lớn có mặt đáng yêu và nên thân thiện, lại có mặt đáng ghét nên phải đề phòng. Có lần tôi đã nói, phải biết học một lời khuyên “KÍNH, nhi VIỄN chi” (tức là kính trọng nhưng có khoảng cách, không để họ ôm vào lòng). Khôn ngoan nhất là phải đứng TRUNG LẬP, không theo nước lớn này để chống lại nước lớn khác. Nhưng muốn Trung lập thì phải Trung lập ngay từ đầu, trước sau phải NHẤT QUÁN. Không thể khôn ngoan kiểu ĐU DÂY, như kiểu cây tre, trước đã nghiêng hẳn bên này, sau lại nghiêng sang bên kia, vì các nước lớn đâu phải trẻ con để các nước nhỏ giỡn mặt?



Việt Nam trước đây đã trót chui vào gọng kìm Cộng sản, tự coi mình như đứa em ngoan trong tay “chị hiền Trung Quốc” rồi, thì nay muốn ra khỏi tay “chị hiền” để thân phương Tây cho cân bằng là rất khó. Chị hiền chẳng cho phép “đu dây” đâu. Muốn Trung lập phải tìm cách thế nào để ra khỏi cái quỹ đạo CS tai hại trước đây. Chứ vẫn ở tư thế đứa em ngoan trong tay “chị hiền” như trật tự Cộng sản đã an bài thì làm sao ra khỏi cái vòng ôm chết người của “bà chị hiền Đại Hán hậu CS” gian ác bậc nhất thế giới ấy? Tôi nói “Muốn THOÁT TRUNG thì buộc phải THOÁT CỘNG” chính là vì vậy.

Muốn có tấm lòng yêu nước, giữ nước hơn giữ ngai vàng, thì “vua tập thể” chỉ có một con đường duy nhất đúng ấy mà thôi!
MatVit
Posts: 1309
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by MatVit »

Nga, Ukraine kết thúc cuộc đàm phán không có kết quả
February 28, 2022

Image
Photo Credit: BelTA

Ukraine – Các cuộc đàm phán ban đầu giữa Nga và Ukraine đã kết thúc mà không có kết quả vào tối thứ Hai, với cả hai phái đoàn trở về từ địa điểm đàm phán ở Belarus đến thủ đô của họ để tham vấn và tỏ ý sẵn sàng duy trì đối thoại.

“Các phái đoàn đã thảo luận khả năng sớm gặp nhau để hội đàm lần thứ hai”, Mikhailo Podolyak, trưởng đoàn đàm phán Ukraine, cho hay.

“Chúng tôi nhất trí duy trì trì đàm phán”, trưởng phái đoàn Nga Vladimir Medinsky nói.

Vladimir Medinsky, cựu Bộ trưởng Văn hóa, người dẫn đầu phái đoàn Nga, nói rằng các bên đã “tìm thấy những điểm nhất định mà chúng tôi có thể dự đoán các lập trường chung”.

Ông cho biết cuộc họp tiếp theo sẽ diễn ra một lần nữa dọc theo biên giới Ukraine-Belarus trong “những ngày tới”.

Hôm thứ Hai, hàng chục người đã thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào thành phố lớn thứ hai của Ukraine, Kharkiv. Khi có tin tức cho biết các cuộc đàm phán đã kết thúc trong ngày, các vụ nổ cũng đã được nghe thấy ở Kyiv.

Trong khi các cuộc đàm phán đang diễn ra, Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine đã ký đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu.

Trước đó, trong một bài phát biểu đầy ẩn ý, ​​ông đã kêu gọi khối EU gồm 27 thành viên mở đường nhanh chóng để gia nhập.

“Chúng tôi kêu gọi Liên minh châu Âu gia nhập Ukraine ngay lập tức theo một thủ tục đặc biệt mới,” ông Zelensky nói trong một video phát sóng từ thủ đô Kyiv. “Mục tiêu của chúng tôi là sát cánh cùng tất cả những người châu Âu ”.

Ukraine thông báo 352 dân thường nước này thiệt mạng, trong đó có ít nhất 14 trẻ em, và 1.684 người bị thương, trong đó có 116 em nhỏ. Nga cũng lần đầu thừa nhận thương vong tại Ukraine, song chưa công bố con số cụ thể.

TH
caubennoc
Posts: 535
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by caubennoc »

Putin trong cơn tuyệt vọng

Nguyễn Đức Thành
28-2-2022
Một điều hy hữu trong lịch sử chiến tranh của nhân loại, là chưa đầy một tuần, hay có lẽ chính xác hơn là chưa đầy 100 giờ đồng hồ, cuộc chiến do một cường quốc quân sự (tôi xin không gọi là Nga là siêu cường quân sự nữa) phát động với một nước láng giềng nhỏ bé hơn nhiều lần, đã thấy được kết cục thảm bại nghiêng về phía quân xâm lăng.


Tôi có thể khẳng định việc chiến thắng là không thể, khi Nga đã mất toàn bộ quán tính và động năng cho cuộc chiến. Trong khi đó, toàn bộ phần phía Tây của Ukraine vẫn hoàn toàn tự do. Và đây là phần trực tiếp kết nối với lãnh thổ các nước láng giềng thân thiện. Họ đã mở toan biên giới để người tỵ nạn Ukraine di chuyển sang như không hề có đường biên giới. Đồng thời, theo chiều ngược lại, vũ khí của các nước NATO và Mỹ đi qua biên giới để vào Ukraine, với số lượng sẽ không còn giới hạn nào nữa. Điều này cho thấy hai đặc điểm quan trọng lúc này của cuộc chiến:

1. Ukraine có một hậu phương coi như vô hạn về phía Tây, trong khi đó, phía Đông chỉ đóng vai trò như mặt trận, mà quân Nga còn chưa làm chủ được.

2. Ukraine giờ đây không khác gì một nước quasi-NATO rồi. Tức là một nửa đã là NATO. Chỉ có người lính là người Ukraine (những người thiện chiến nhất Châu Âu), còn toàn bộ khí tài và nguồn lực cho cuộc chiến đã đồng nhất với NATO, chưa kể tới toàn bộ thế giới văn minh.

Với lý do này, Nga sẽ không còn cơ hội chiến thắng. Cứ thêm một ngày giao tranh, với chiến thuật như hiện nay, Nga sẽ mất thêm khoảng 1.000 quân và vô số khí tài quân sự. Đây là thiệt hại mà không một cường quốc hay siêu cường nào có thể chấp nhận được quá một tuần liên tục. Mà nếu chấp nhận được thì đó là sự lựa chọn hoàn toàn mất lý trí. Mà kẻ mất lý trí thì làm sao có cơ hội chiến thắng một đối thủ có lý trí?

Vấn đề của Putin bây giờ là làm sao rút được quân khỏi Ukraine, và làm sao GIẢM THIỂU thiệt hại về người và của mà thôi.

Trong cơn tuyệt vọng, Putin ra lệnh chuẩn bị sử dụng vũ khí nguyên tử. Đó thực sự là mất lý trí. Thứ nhất, cuộc chiến của Putin phát động tưng bừng ban đầu là với lý do lật đổ chính quyền “không được lòng dân”. Thế thì nhẽ ra nhân dân phải đồng lòng với Putin để lật đổ chính quyền. Cớ gì bây giờ lại phải dùng bom nguyên tử, để thảm sát nhân dân mà chưa chắc đã tiêu diệt được chính quyền đó.


Thứ hai, vũ khí hạt nhân theo quy định quốc tế là chỉ dùng để tự vệ, chứ không phải dùng để tấn công. Giả sử Putin có ngông cuồng phá vỡ quy ước này – ừ thì cũng không sao nếu muốn – thì phải đem sử dụng với những cường quốc hoặc siêu cường đối chọi chứ. Ai lại bây giờ cuồng loạn đem sử dụng với một nước nhỏ, hết sức gần gũi về lịch sử, mà lại đang được Putin “giải phóng” theo đúng như lời Putin nói.

Thôi thì nói một đằng làm một nẻo, vứt các cam kết quá khứ vào sọt rác, lừa dối nhân dân, vi phạm luật pháp quốc tế v.v… là chuyện mà chính trị gia khát máu hay cuồng điên với cuồng lực nào cũng có thể làm. Nhưng làm một cách không còn lý trí, tức là bản thân mình đã tự mất kiểm soát về ý thức, thì cá nhân ấy làm sao còn tồn tại được nữa? Nói gì đến đánh giá đúng hay sai, đạo đức hay vô đạo đức.

Thêm một lựa chọn mang tính tuyệt vọng nữa, là Putin muốn lôi kéo Belarus vào cuộc chiến với Ukraine. Một nước Nga hùng hậu về dân số và quân sự đến như vậy, và nước Belarus thì cho đến giờ có khác gì một tỉnh của Nga đâu, bảo gì nghe nấy, thì giờ đây muốn họ tuyên chiến với Ukraine thì được ích gì trên chiến trường? Có thay đổi được gì đâu nếu trên thực tế Belarus vẫn là một lãnh thổ mà Putin tùy nghi sử dụng cho các hoạt động quân sự của ông ta?

Lợi ích như vậy không khác là bao. Nhưng chi phí thì lại to lớn vô cùng. Đơn giản là nếu Tổng thống Lukashenko của Belarus, cái anh chàng to béo làm con bù nhìn cho Putin, đồng ý tuyên chiến với Ukraine, chính người dân Belarus có thể phẫn nộ mất hết giới hạn mà lật đổ ông ta. Vì bản chất ở cấp độ nhân dân, người dân Belarus, người Ukraine, người Nga, đều hòa bình, thân thiện, yêu quý nhau từ bao đời nay. Giờ đây lại đẩy họ đến đường tiêu diệt nhau, thì làm sao họ nhẫn nhịn mãi được.

Với kịch bản này, Putin có thể gặp rủi ro là mất luôn cả Belarus. Như những gì đã diễn ra vào năm 2014 ở Ukraine, khi vị tổng thống thân Nga bị người dân lật đổ (và xây dựng đất nước Ukraine mới cho tới hôm nay).

Một tính toán mà lợi ích không thêm được bao nhiêu, mà chi phí thì tăng lên đáng kể, thì không nên thực hiện. Nhưng vẫn cố thực hiện, thì không còn lý trí nữa.

Tóm lại, mọi hành động của Putin sau chưa đầy 100 giờ đồng hồ phát động cuộc chiến, cho thấy ông đã hoàn toàn tuyệt vọng và mất lý trí.

Bi kịch của những nhà độc tài hoặc bạo chúa là như vậy. Trong suốt lịch sử loài người từ khi có sử, từ Đông sang Tây, Nam chí Bắc, là tên bạo chúa đều chết một mình, vì chính sai lầm của mình. Lý do đơn giản là những người có thể nói chuyện được với họ về lý trí, luận bàn những việc đúng sai, để giúp cho tên bạo chúa một chút gì đó tốt đẹp hơn, đều đã bị hắn giết chết rồi.
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by bichphuong »

Image

10 ĐIỀU TỆ HẠI ĐÃ ĐẾN VỚI PUTIN

* Việc Nga xâm lược Ukraine là tin tức tồi tệ nhất, trong một khoảng thời gian dài hòa bình, đối với nhiều người Châu Âu.

* Hôm nay, vào ngày thứ năm của cuộc chiến, về phần mình, Vladimir Putin phải đối mặt với một danh sách dài những tin xấu tệ hại đối với ông.

* Sự thật chính là: "Kẻ xâm lược đang chịu nhiều áp lực hơn bao giờ hết".

* * *

1. Việc động binh của Putin không diễn ra như mong đợi:

Putin muốn dùng một chiến lược chớp nhoáng ở Ukraine: "Xâm lược cộng với lật đổ trong vòng 48 giờ". Cho đến ngày hôm nay, truyền hình nhà nước của ông chỉ nói về một "hành động quân sự hạn chế ở Ukraine". Từ ngữ "chiến tranh" hoàn toàn không được đề cập chính thức tới.

Nhưng trên thực tế đây là một cuộc chiến tranh, và trong cuộc chiến này, những kẻ xâm lược đã bị sa lầy theo một cách không hề dễ chịu chút nào đối với họ, ở Kiew, ở Kharkiv, ở Mariupol.

Người dân Ukraine chiến đấu trong một tư thế thua kém hơn nhiều về mặt kỹ thuật, nhưng họ đã chiến đấu bằng tinh thần dũng cảm và đạo đức vượt trội. Và giờ đây họ đang tấn công vào bản năng "tình cảm và lý trí" của nước Nga, của dân Nga. Chẳng hạn bằng cách yêu cầu Ủy ban Hồng Thập Tự quốc tế giúp vận chuyển xác chết của những người lính trẻ tuổi Nga trở về quê hương của họ.

Đại sứ Ukraine tại Liên Hiệp Quốc là Sergiy Kyslytsa viết: “Các bậc cha mẹ ở Nga có thể chôn cất con cái họ một cách đàng hoàng.” Và ông nói thêm: “Đừng để Putin che giấu những điều quan trọng của tấn thảm kịch này”.

Vấn đề đối với Putin bây giờ không còn là sự đụng độ giữa quân đội của ông với quân lính của Ukraine. Vấn đề chính lại là "sự đụng độ" của ông ta đối với "sự thật".

2. Vũ khí nguyên tử không giúp ích gì cho Putin:

Putin luôn che giấu sự tức giận của mình, như mọi người được biết, đằng sau vẻ mặt lạnh lùng, nửa buồn chán, nửa chua chát, ngay cả trong những giờ tồi tệ nhất của mình.

Với biểu hiện trên nơi khuôn mặt, ông tuyên bố trên đài truyền hình nhà nước Nga vào Chủ Nhật, rằng ông đã đặt cái gọi là "lực lượng ngăn chặn" của đất nước mình trong tình trạng báo động. Điều này có nghĩa bao gồm luôn cả vũ khí nguyên tử. Putin biện minh cho bước đi này là vì: "Những tuyên bố gây hấn từ các nước NATO và những biện pháp không thân thiện của họ đối với đất nước chúng ta".

Sự thể hiện của Putin đánh dấu một bước ngoặt kỳ lạ khác, kéo theo hướng quá... xa rời thực tế. Liệu bây giờ ông ta có muốn chống lại các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây bằng một cuộc tấn công vũ khí nguyên tử?

Vấn đề của ông là những quả bom nguyên tử mà ông luôn tự hào, không giúp ích gì cho ông được, trong cuộc chiến kinh tế với phương Tây, và cả trong đường lối "chiến tranh đô thị" khó hiểu hiện đang diễn ra ở Ukraine.

Ta cứ thử tưởng tượng, một người lớn đang đánh nhau với một đứa trẻ con, có nhiều người chứng kiến, cứ tưởng rằng mình "bợp tai" vài cái là thằng bé sẽ đầu hàng vô điều kiện. Nhưng nào ngờ thằng bé không chịu thua, mà nó còn "bụp" lại khiến cho ông người lớn "trầy cả vi, tróc cả vẩy".

Thế là ông người lớn bỗng dưng la toáng lên: "Tao có lựu đạn trong người nè, mày không đầu hàng, tao cho nổ chết hết cả đám"? Ủa, gì kỳ vậy? Nếu chắc chắn sẽ thắng trong cuộc chiến tranh quy ước với vũ khí quân sự thông thường tại Ukraine, thì cần gì phải... đe nẹt? Ta nghe thấy nó có tương tự như lối "ăn vạ" của Kim Ủn Ỉn nơi xứ Bắc Hàn hay không?

3. Putin gây ra bất ổn ngay chính trong đất nước Nga:

Ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc chiến, người Nga, đa số là thanh niên, đã xuống đường biểu tình phản đối "cuộc chiến tranh của Putin". Điều đó rất đáng được tôn trọng.

Bởi vì bất cứ ai dám thốt ra từ ngữ "hòa bình" công khai ở Nga, đều phải chuẩn bị sẵn sàng để bị bắt giữ như một kẻ kích động, và bị quăng vào một trong những chiếc xe buýt lớn chở tù nhân của "lực lượng đặc biệt Omon" bảo vệ Putin, thẳng đến nhà giam.

Ngay từ ngày đầu tiên, Putin đã đưa ra chỉ thị phải trấn áp người biểu tình một cách thô bạo. Nhưng ông ta cũng không thể ngăn cản hết làn sóng phản đối ngày càng ồ ạt: "hôm Chủ nhật đã diễn ra các cuộc biểu tình phản đối cuộc chiến của Putin tại 48 thành phố của Nga với hơn 2500 người bị bắt giữ".

4. Putin giúp cho Âu Châu và Hoa Kỳ đồng lòng hợp nhất:

Nhờ Putin, các nước Âu Châu đã gắn bó lại nhau hơn. Một số lệnh trừng phạt đã được xác định nhanh hơn trong cộng đồng 27 quốc gia dưới thời Chủ tịch khối các nước trong Liên Minh Âu Châu là bà Ursula von der Leyen, nhanh hơn cả những lời cam kết bảo vệ đến từ Hoa Kỳ.

Gần đây, NATO và Âu Châu, một cách không chính thức, đã liên kết chặt chẽ với nhau hơn bao giờ hết. Bà Von der Leyen từng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của nước Đức và bà biết cách ứng đối với tình cảnh chiến tranh này. Hiện tại có những mối liên lạc ngắn bất thường đang diễn ra giữa Brussels với tòa Bạch Cung của tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.

Sau nhiều thập niên cố gắng tách rời Âu Châu và Mỹ, Putin giờ đây đã đạt được điều hoàn toàn... ngược lại. Do đó, cuối cùng người ta hãy nên ngừng tung hô về một "chiến lược gia giỏi ở Điện Kremlin", hay thậm chí là nói về một "thiên tài gây được nhiều cảm tình khắp nơi" của nước Nga.

5. Putin gặp những vấn đề mới tại khu vực Thái Bình Dương:

Chính sách trừng phạt của thế giới tự do không còn là một sự kiện thuần túy của riêng Hoa Kỳ và Âu Châu. Với việc Nam Hàn, một nước mới trổi dậy từ Châu Á, sau khi do dự lúc ban đầu, cuối tuần qua đã đồng lòng tham gia vào cuộc gây áp lực chung chống lại nước Nga.

Nhật Bản trước đó đã đồng ý tham gia vào lệnh trừng phạt Swift đối với lĩnh vực tài chính của Nga. Tokyo cũng đang cung cấp cho chính phủ Ukraine 100 triệu đô la gọi là “viện trợ nhân đạo khẩn cấp”.

Đài Loan sẽ ngừng vận chuyển các vi mạch tân tiến sang Nga. Các sản phẩm của TSMC (Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan), nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới, cũng nằm trong tầm ảnh hưởng này.

Giống như Đức, nước Úc ban đầu chỉ hứa với Ukraine là sẽ giao những: "vật dụng quân sự không gây ra chết người". Nhưng cuối tuần rồi họ cũng đổi ý và hiện đang chuyển giao "vũ khí các loại". Các quốc gia khác như Bỉ, đang cung cấp cho Ukraine 2.000 khẩu súng máy.

6. Putin làm cho thủ tướng Đức là ông Scholz thay đổi quan niệm:

Putin đã khiến cho chính phủ liên bang do đảng "Dân chủ xã hội" (SPD) lãnh đạo phải tổ chức lại chính sách an ninh và đối ngoại của mình. Liên minh đảng này đột nhiên "đồng ý" với việc giao vũ khí cho Ukraine, và đồng thời đồng ý với các nhà ga LNG ở Wilhelmshaven và Brunsbüttel để có thể nhập thêm gas thay thế cho nguồn khí đốt nhập qua từ Nga.

Bá Linh cũng muốn tăng cường khả năng sẵn sàng hành động của Bundeswehr (quân đội quốc phòng) với chương trình trang bị vũ khí "lớn nhất trong lịch sử" của Cộng hòa Liên bang Đức.

Thật xui xẻo cho Putin. Những quyết định được Thủ tướng Olaf Scholz của Đức công bố hôm Chủ Nhật, không phải chỉ là một "thông báo" dùng cho ngắn hạn lúc này, mà là một định hình lâu dài cho đường hướng "chính trường Đức" trong nhiều năm tới.

Nó không quan trọng rằng liệu Moscow có bắt đầu đàm phán về chiến tranh lại ở khúc quanh tiếp theo, hay sử dụng một số thủ thuật mới, hay không. Đối với Scholz, người mà Putin tin rằng ông ta có thể gạt, chứng minh rằng điều này đã thành một điểm căn bản đã rồi.

Đó là việc tăng cường và tân tiến hóa hệ thống quân sự của nước Đức, việc này không thể nào quay trở lại được nữa, và nó đã được quốc hội Đức thông qua.

7. Putin đánh mất tình cảm của người dân Đức dành cho ông ta:

Hơn hẳn các nước Châu Âu khác, người Đức vẫn sẵn sàng dành cảm tình cho Putin. Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm nảy sinh mong muốn sâu xa trong nhiều người dân nước này là thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với nước Nga và người Nga.

Nhưng Putin, qua các cuộc biểu tình ở Đức, đã và đang biến điều đó thành một điểm mất trắng cho ông ta. Cuộc tấn công của ông vào Ukraine làm choáng váng ngay đến cả những người cho là đã hiểu Nga trong nhiều năm. Chẳng hạn như trong số những người Đông Đức, những người có lý do chính đáng để ủng hộ Nga và vẫn biết ơn cựu Tổng thống Nga và là người đã phá dở bức tường Bá Linh: "Mikhail Gorbachev".

Nhiều người giờ đây đã miễn cưỡng thừa nhận rằng, đã quá lâu người ta chấp nhận, thường bằng một cái nhún vai tỏ vẻ không hề gì, rằng ở Nga có một người luôn chà đạp lên tự do, người chế nhạo, đánh đập, bắt bớ cộng đồng người đồng tính, người không cho phép internet tự do, người đã thống nhất nhiều quyền lực nhất có thể trong tay ông ta, người phân biệt về mặt sắc tộc.

Bây giờ người ta mới phát hiện ra rằng tham dự chống lại "phe cánh cực hữu", cũng chính là tham gia vào việc chống lại Putin.

8. Putin lạm dụng đến lãnh vực kỹ thuật tin học (IT):

Tổng thống Nga hiện đã nhồi nắn lãnh vực này theo ý riêng của mình để hướng dẫn dư luận, cho nó vào trong những vòng tròn đã định và thường đưa ra ngụ ý là nên tránh để cho nó can dự vào chính trị, vì đó là một ngành nằm trong bối cảnh kỹ thuật tin học (IT) của toàn cầu.

Việc nhóm hacker “Anonymous” tuyên bố “chiến tranh internet” với Putin có thể được gạt sang một bên, xem như một hiện tượng "bên lề" trong những ngày này?

Nhưng có lẽ đó cũng là một tin không hay ho gì đối với Putin, người đang cố gắng tự mình xâm nhập internet các nơi bằng "hệ thống tin tặc" và nguyên cả "bộ máy loan tin thất thiệt" khổng lồ của ông. Điều gì sẽ xảy ra nếu các đối thủ mới của Putin "giải mã và ghi chép" lại các hành động trên mạng xã hội của Moscow rồi tung ra thế giới?

Một hiện tượng khác mà Putin cũng khó ngờ tới: "Tỷ phú Elon Musk, chủ sở hữu của Space X, có hơn 2000 vệ tinh, và hiện đang giúp khôi phục các kết nối internet ở Ukraine, nơi chúng bị mất do quân Nga xâm lược và phá hoại.

Đối với Putin, hệ thống internet di động trên không gian giống như "nước thánh đối với quỷ dữ". Trong nhiều năm, ông đã cố gắng làm cho internet tại Nga hoàn toàn có thể bị kiểm soát được. Điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, nếu mọi người ai ai cũng có thể nhận chân ra sự thật, nhờ từ hệ thống đưa tin tức thật đến khắp nơi này?

9. Putin ngày càng khiến cho nhiều người Nga xấu hổ:

Các hãng hàng không của Nga không còn được phép bay đến Âu Châu, dù là đi họp kinh doanh hay đến bãi biển nghỉ mát. Đồng rúp mất hơn một phần ba giá trị vào sáng thứ Hai và dân Nga xếp hàng dài trước các máy ATM ở Moscow.

Chính sách trừng phạt của các quốc gia tự do trên thế giới khiến người Nga thức tỉnh ra trong một... thế giới khác. Họ không còn được phép chơi các trận đá banh trên đất Châu Âu. Họ thậm chí không được phép hát với người Châu Âu nữa, họ cũng chính thức được mời ra khỏi cuộc thi tranh giải Bài hát Châu Âu (European Song Contest). Tất cả chỉ vì cuộc chiến của Putin gây ra.

Những điều trên sẽ có tác dụng như thế nào?

Những người đưa ra quan điểm ngạo mạn của Nước Nga Hôm Nay (Russia Today), đang đánh trống lảng bằng cách nói rằng nếu anh xấu hổ khi là người Nga, thì anh thực sự không phải là người Nga, vì vậy nếu anh là người Nga, anh không cần phải... lo lắng?

Tuy nhiên trong thực tế, nó phức tạp hơn nhiều. Bởi vì mỗi ngày sẽ có thêm nhiều người Nga, những người không xấu hổ vì họ là người Nga, nhưng họ lại xấu hổ vì... ông Putin.

Và điều đó có thể gây ra những hậu quả lâu dài cho tiến trình kiến ​​tạo của xã hội Nga. Không sớm thì muộn, một nguyên thủ quốc gia dẫn dắt đất nước của mình vào cuộc tẩy chay trên toàn thế giới, sẽ chỉ được hoan nghênh bởi một vòng tròn rất nhỏ, một số ít người của ngày hôm qua.

Còn những công dân thời hiện đại của Moscow hoặc St.Petersburg, sẽ đi tìm kiếm một sự lãnh đạo khác, một người lãnh đạo khác, để đưa đất nước của họ đi theo một lộ trình khác, tốt đẹp và ít xấu hổ hơn.

10. Các nhà tài phiệt của Putin đã rúng động:

Trước sự chứng kiến ​​của Putin, theo báo cáo từ Moscow, họ vẫn chưa công khai mở lời. Tuy nhiên trong giới tỷ phú Nga, một suy nghĩ khác đã bắt đầu thành hình. Oleg Deripaska, người sáng lập tập đoàn nhôm khổng lồ Nga Rusal, đã kêu gọi "các cuộc đàm phán hòa bình nên xảy ra càng sớm càng tốt" vào cuối tuần qua. Bởi vì, vị tỷ phú này đã viết trên Telegram rằng: “Hòa bình rất quan trọng”.

Rõ ràng, người đàn ông tài phiệt này cũng lo lắng về tương lai của chính mình. Tại sao? "Vì mối quan hệ thân thiết với Putin, Deripaska bị nằm trong danh sách trừng phạt của Liên Minh Âu Châu và Mỹ".

Tương tự như lời bày tỏ của Deripaska, Mikhail Fridman, người sáng lập tập đoàn công nghiệp và tài chính Alfa Group cảnh báo trong một bức thư ngỏ gửi cho các nhân viên của mình ở London: "Chiến tranh và tàn phá sẽ cướp đi vô số sinh mạng của hai quốc gia đã từng là anh em hàng trăm năm!".

Một tỷ phú khác, yêu cầu giấu tên, nói với Reuters rằng: "Nó sẽ vô cùng thảm khốc về mọi mặt, đối với nền kinh tế, đối với mối quan hệ của nga với phần còn lại của thế giới, cũng như đối với tình hình chính trị của Nga nói riêng và của quốc tế nói chung".

(Mich Long tổng hợp và bình luận)

* Hình: hàng trăm ngàn người dân Đức lần đầu biểu tình tại Bá Linh phản đối cuộc chiến tranh của Putin
khieulong
Posts: 3554
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by khieulong »

Thông Điệp Liên Bang Biden: Phải ngăn chặn độc tài Putin!
March 1, 2022

WASHINGTON, DC (NV) – Phát biểu trước cả nước Mỹ và thế giới đang lo lắng, Tổng Thống Joe Biden hứa trong Thông Điệp Liên Bang đầu tiên của ông tối Thứ Ba, 1 Tháng Ba, là sẽ kiềm chế cuộc xâm lăng của Nga ở Ukraine, ngăn chặn lạm phát tăng cao ở Mỹ và giải quyết đại dịch COVID-19 đang giảm dần nhưng vẫn còn nguy hiểm, theo AP.

Mở đầu bài diễn văn, Tổng Thống Biden kêu gọi các nhà lập pháp có mặt đông đảo tại phòng họp khoáng đại của Hạ Viện đứng dậy chào người dân Ukraine. Họ vừa đứng dậy vừa vỗ tay.
Image
Tổng Thống Joe Biden đọc Thông Điệp Liên Bang tại Hạ Viện ở Washington, DC, hôm Thứ Ba, 1 Tháng Ba.
(Hình: Jim Lo Scalzo-Pool/Getty Images)
Trong bài diễn văn, Tổng Thống Biden nêu lên tinh thần dũng cảm của quân đội Ukraine và lòng quyết tâm của Tây phương trong việc viện trợ vũ khí cho Ukraine và làm tê liệt nền kinh tế Nga bằng lệnh trừng phạt. Ông cũng cảnh báo về tổn thất cho nền kinh tế Mỹ, nhưng cảnh cáo rằng nếu không có hậu quả, sẽ không thể kiềm chế ông Putin gây hấn ở nơi khác ngoài Ukraine.

“Suốt lịch sử, chúng ta học được bài học này – nếu hung hăng mà không phải trả giá, kẻ độc tài sẽ gây thêm bất ổn,” ông Biden nói. “Họ sẽ làm tới. Và thiệt hại cũng như mối đe dọa cho Hoa Kỳ và thế giới sẽ tiếp tục tăng.”


Trong ngày Tổng Thống Biden đọc bài diễn văn, Nga gia tăng xâm lăng Ukraine, tấn công ồ ạt quảng trường trung tâm ở Kharkiv, thành phố lớn thứ nhì của Ukraine, và tháp truyền hình chính ở thủ đô Kiev, làm ít nhất năm người thiệt mạng. Babin Yar, nơi tưởng niệm một trong những vụ tàn sát người Do Thái lớn nhất thời Đức Quốc Xã, cũng bị hư hại.

Nhiều nhà lập pháp đeo đinh ghim trên ve áo tôn vinh Ukraine.

Tổng Thống Biden loan báo Hoa Kỳ làm theo Canada và Liên Âu cấm chuyến bay từ Nga để đáp trả vụ xâm lăng Ukraine. Ông cũng cho hay Bộ Tư Pháp sẽ thành lập nhóm đặc nhiệm để lần theo tội ác của tài phiệt Nga.


“Chúng tôi sẽ đến tịch thu lợi lộc bất hợp pháp của các người,” ông nói, tuyên bố Hoa Kỳ và đồng minh Âu Châu sẽ tịch thu du thuyền, nhà cửa sang trọng và phi cơ riêng của tài phiệt Nga.

“Có thể ông Putin bao vây Kiev bằng xe tăng, nhưng ông ta sẽ không bao giờ lấy lòng người dân Ukraine được,” ông Biden nói. “Ông ta sẽ không bao giờ dập tắt được tình yêu của họ dành cho sự tự do. Ông ta sẽ không bao giờ có thể làm suy yếu lòng quyết tâm của thế giới tự do.”


Thậm chí trước khi cuộc xâm lăng của Nga khiến giá năng lượng tăng vọt, người dân Mỹ đã đối mặt với tình trạng giá cả tăng chóng mặt, và đại dịch COVID-19 tiếp tục gây thiệt hại cho người dân cũng như nền kinh tế Mỹ.

Tổng Thống Biden đưa ra kế hoạch chống lạm phát bằng cách tái đầu tư vào năng lực sản xuất của Mỹ, đẩy nhanh hệ thống cung ứng và giảm gánh nặng chăm sóc trẻ em cũng như người cao niên cho nhân viên.

“Chúng ta có quyền lựa chọn,” ông Biden nói. “Một cách chống lạm phát là hạ lương và làm cho người Mỹ nghèo hơn. Tôi có kế hoạch chống lạm phát tốt hơn. Giảm chi phí, chứ không phải giảm lương.”

“Quá nhiều gia đình đang khó nhọc trả hóa đơn đủ thứ,” ông Biden nói. Lạm phát đang tước đoạt của họ những lợi ích mà lẽ ra họ cảm nhận được. Tôi hiểu. Đó là lý do ưu tiên hàng đầu của tôi là kiểm soát giá cả.”


Trước khi Tổng Thống Biden đọc Thông Điệp Liên Bang, Tòa Bạch Ốc xem bài diễn văn này là dịp để nhấn mạnh triển vọng COVID-19 cải thiện, điều chỉnh ưu tiên trong chính sách đối nội của ông Biden và trình bày biện pháp giảm chi phí cho người dân Mỹ đang chống chọi lạm phát tăng cao. Nhưng sau khi Nga khởi sự xâm lăng Ukraine tuần trước và ông Putin đe dọa dùng vũ khí hạt nhân, bài diễn văn của Tổng Thống Biden đề cập chủ đề quan trọng mới.

Trả lời phỏng vấn của CNN và Reuters, ông Volodymyr Zelensky, tổng thống Ukraine, hối thúc Tổng Thống Biden đưa ra thông điệp mạnh mẽ và “hữu ích” về cuộc xâm lược của Nga. Bà Oksana Markarova, đại sứ Ukraine tại Mỹ, ngồi cùng Đệ Nhất Phu Nhân Jill Biden trong buổi đọc diễn văn của Tổng Thống Biden.

Tổng Thống Biden bước vào phòng họp khoáng đại Hạ Viện mà không đeo khẩu trang, phản ánh số ca COVID-19 giảm cũng như hướng dẫn mới của liên bang nhằm đưa công chúng trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, sự kiện này diễn ra bên trong tòa nhà Quốc Hội mới được rào lại do lo ngại về an ninh sau vụ bạo loạn Quốc Hội năm ngoái.
Image
Nhiều người Mỹ đang khó nhọc chống chọi lạm phát tăng cao. (Hình minh họa: Stefani Reynolds /AFP via Getty Images)

Tổng Thống Biden đọc bài diễn văn giữa lúc mức độ ủng hộ của công chúng Mỹ dành cho ông giảm. Theo kết quả thăm dò của AP-NORC hồi Tháng Hai, số người không ủng hộ ông Biden nhiều hơn số người ủng hộ: 55% so với 44%. Tháng Bảy năm ngoái, 60% dân Mỹ ủng hộ Tổng Thống Biden.

Giới chức Tòa Bạch Ốc thừa nhận tâm trạng của cả nước hiện đang “xấu,” nêu lý do là đại dịch COVID-19 kéo dài và lạm phát. Trong bài diễn văn, Tổng Thống Biden sẽ nhấn mạnh sự tiến bộ so với cách đây một năm – phần lớn dân số Mỹ nay đã chích ngừa và thêm hàng triệu người có việc làm – nhưng cũng sẽ thừa nhận công việc của chính quyền vẫn chưa xong.

Cả hai thượng nghị sĩ Hoa Kỳ từ California đều không thể dự buổi đọc Thông Điệp Liên Bang của Tổng Thống Biden, theo nhật báo The Los Angeles Times.

Thượng Nghị Sĩ Alex Padilla thử COVID-19 dương tính hôm Thứ Hai, còn Thượng Nghị Sĩ Dianne Feinstein đang ở nhà tại California vì chồng bà vừa qua đời.

Ngoài ông Padilla còn có vài nhà lập pháp khác không thể dự buổi đọc diễn văn liên bang của Tổng Thống Biden sau khi thử COVID-19 dương tính trong tuần này, gồm Dân Biểu Pete Aguilar (Dân Chủ-California), phó chủ tịch Nhóm Dân Chủ Hạ Viện.

Để dự buổi đọc Thông Điệp Liên Bang của Tổng Thống Biden, thành viên Quốc Hội phải thử COVID-19, mặc dù Văn Phòng Bác Sĩ Quốc Hội hôm Chủ Nhật bỏ quy định đeo khẩu trang trong tòa nhà này. (Th.Long) [qd]
caolynh
Posts: 317
Joined: Wed Dec 17, 2008 7:21 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by caolynh »

Thế Giới Đã Nhân Nhượng Cho Putin Quá Lâu!
Ngày 08/03/2022
Hoa Thịnh Đốn

Mưu toan chiếm đất của nhà độc tài Putin không phải bắt đầu từ năm nay 2022, mà đã kéo dài hàng chục năm, sau khi Liên bang Sô Viết tan rã, ông ta đã mưu tính khôi phục lại thời hoàng kim cũ.

Năm 2008, Putin cho sát nhập xứ Georgia vào nước Nga. Năm 2014 chiếm vùng Crimea của Ukraine.

Trong các lần dùng vũ lực chiếm đất đai trước, thế giới cũng tung ra những biện pháp trừng phạt, nhưng những biện pháp này nhẹ nhàng so với hành vi cướp đất.

Lần xâm chiếm xứ Ukraine kỳ này của Putin đã làm thế giới tỉnh thức, vì thấy rằng nếu nhân nhượng thêm nữa, thì lần lượt những quốc gia ở Âu Châu sẽ bị Nga xâm lấn.

Nước Đức đã hủy bỏ luật cấm viện trợ súng đạn cho các vùng đất đang tranh chấp và gia tăng ngân sách quốc phòng.
Thủ tướng Đức, ông Olaf Scholz đã công bố việc cung cấp cho Ukraine 1 ngàn hỏa tiễn chống tăng, 500 hỏa tiễn Stinger và nhiều vũ khí khác , đồng thời gia tăng ngân sách quốc phòng lên 100 tỷ euros, củng cố lại quân lực đề phòng sự xâm chiếm của nước Nga.

Thủ tướng Scholz cũng loan báo việc nước Đức không hợp thức hóa đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 đến từ Nga, cho dù trước đó 40 phần trăm số lượng khí đốt mà nước Đức tiêu thụ hàng năm, đến từ Nga.

Các quốc gia Âu Châu đã có những năm sống thanh bình từ thời Đệ Nhị Thế Chiến cho đến nay, và việc bảo vệ an ninh thì hoàn toàn dựa vào Hoa Kỳ.

Nhưng đến khi Nga đem quân xâm chiếm Ukraine, Đức cũng như các quốc gia Âu Châu khác đã nhận thức là phải tự bảo vệ mình, chứ không thể trông chờ sự giúp đỡ từ bên ngoài.

Cũng trong những ngày qua, các giới chức của nước Nhật đã đề cập đến việc xứ này phải tranh bị vũ khí nguyên tử, ngăn ngừa những cuộc xâm lấn từ nước ngoài, tương tự như cuộc xâm chiếm Ukraine đang diễn ra.
TranAnhDung
Posts: 288
Joined: Tue Oct 28, 2008 7:43 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by TranAnhDung »

Image

Ukraine!
Cam Li Nguyễn Thi Mỹ Thanh

Đúng vào ngày quân Nga bắt đầu xâm lăng Ukraine, Yaryna Arieva và Svyatoslav Fursin làm đám cưới chớp nhoáng. Lẽ ra đám cưới của họ sẽ được tổ chức vào tháng Năm. Nhưng trước hoàn cảnh đất nước lâm nguy, họ đã đổi ý. Vài giờ sau lễ cưới, chú rể Fursin gia nhập đoàn quân kháng chiến Ukraine. Cô dâu Arieva mong đợi được gieo hạt hướng dương trong những ngày đầu xuân này – hướng dương, quốc hoa của Ukraine. Cô quả quyết:
“Tôi sẽ làm việc và đợi chồng về. Chúng tôi sẽ chiến thắng. Chúng tôi muốn tự do.”
Còn Fursin, anh nói:
“Mọi người đều muốn sống trong tự do. Tôi muốn mọi người, kể cả nhân dân Nga, hiểu rằng chúng tôi chiến đấu cho tự do của thế giới này.”

Ngôi sao quần vợt người Ukraine, Sergiy Stakhovsky, trong lúc đang đi du lịch cùng gia đình ở Dubai, thì nghe tin quân đội Nga xâm lược quê hương anh. Sergiy đã có một quyết định khó khăn khi để vợ và ba đứa con nhỏ tại nhà của họ ở Hungary và trở về Ukraine để cùng chiến đấu. Anh trở thành thành viên của quân đội dự bị có nhiệm vụ bảo vệ thủ đô Kiev của Ukraine.

Stakhovsky nói: “Tôi sinh ra ở đây, ông bà tôi được chôn cất ở đây, và tôi muốn có một lịch sử để kể cho các con tôi nghe. Không ai ở đây mong Nga “giải phóng” họ. Chúng tôi có tự do và dân chủ, nhưng Nga muốn mang đến sự tuyệt vọng và nghèo đói.”

Không phải chỉ có những người trưởng thành khỏe mạnh đứng lên bảo vệ đất nước, mà trong lực lượng chiến đấu còn có những thiếu niên, những phụ nữ, và cả những người già. Họ là những người chưa bao giờ cầm vũ khí, thế mà trong phút chốc họ trở thành những chiến binh biết sử dụng súng, biết chế tạo bom. Họ đứng xếp hàng dài trong giá lạnh để nhận vũ khí. Một người phụ nữ lớn tuổi bày tỏ:
“Tôi không biết bắn súng, nhưng tôi có thể giúp việc, như dọn dẹp vệ sinh…”

Cả đời họ chưa hề muốn giết một ai. Nhưng giờ đây, họ nói rằng họ sẵn sàng giết giặc.

Một em bé gái 6 tuổi được đưa tới bệnh viện ở Mariupol. Gia đình em đang ở trong một siêu thị khi quân Nga pháo kích. Các bác sĩ cố gắng cứu chữa nhưng em không qua khỏi. Cha mẹ em khóc gào. Một bác sĩ, người đã tận lực bơm dưỡng khí cho em, nhìn vào ống kính của một phóng viên AP và nói: “Hãy cho Putin thấy, đôi mắt của em bé này và của những bác sĩ đang khóc.”

Còn nhiều, nhiều nữa… Và đó là bức tranh của một đất nước hiền hòa bỗng chốc biến thành chiến trường.

Đất nước Ukraine đau khổ nhưng may mắn. May mắn vì họ có một nhà lãnh đạo tuyệt vời, vị Tổng thống trẻ tuổi Volodymyr Zelenskyy! Tôi đang gõ tên ông thật cẩn thận, kẻo sai chính tả! Tên của ông là lời hiệu triệu không những cho người dân Ukraine, mà là cho toàn thế giới, cho những người đang được sống trong tự do và quyết bảo vệ tự do, và nhất là cho những người đang sống trong các chế độ độc tài, đang rất khao khát tự do.
Đất nước Việt Nam thân yêu của chúng tôi cũng đã từng hãnh diện có những nhà lãnh đạo can trường. Tuổi học trò của chúng tôi từng say mê những bài Việt Sử, từng ngưỡng mộ Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Nguyễn Thái Học… Và trong những ngày cuối cùng của nền dân chủ non trẻ nhưng quý giá của chúng tôi, chúng tôi có những bậc anh hùng sẵn sàng hy sinh để bảo vệ quê hương.

Có lần được nghe bản Quốc thiều Việt Nam Cộng Hòa do một dàn nhạc giao hưởng Ukraine trình tấu, tôi xúc động rơi nước mắt. Qua lời giới thiệu của Nhạc sư Lê Văn Khoa, người nghe được biết National Presidential Orchestra of Ukraine, gồm những nhạc sĩ lỗi lạc, trình bày bản Quốc thiều VNCH do chính Nhạc sư Lê Văn Khoa soạn hòa âm phối khí, nghe sao mà quen thuộc như đã từng nghe trong sân trường mỗi buổi chào cờ khi mình còn có nền độc lập, dân chủ trên đất nước của mình. Lạ lùng thay! Lòng yêu mến của tôi dành cho chữ Ukraine tự nhiên cũng hóa đậm đà! Có phải vì đất nước Ukraine cũng đã từng bị sống trong chế độ cộng sản, bị áp bức, bị đè nén, và rồi họ đã thoát ra được, cho nên họ yêu sự tự do và quyết bảo vệ nó?

Tổng thống Nga Putin đã đánh giá sai về Ukraine, dù đem quân đội hùng hậu, khí giới tối tân để cày nát đất nước Ukraine, nhưng không bao giờ giết được lòng yêu nước của người dân Ukraine. Chiến tranh do Putin mang đến, không chỉ nhắm vào các cơ sở quân sự, mà còn nhắm cả vào khu dân cư, trường học, siêu thị, chợ, bệnh viện… Đó là cuộc chiến hủy diệt, là tội ác chống nhân loại! Nhưng, tôi tin:

Vinh quang và tự do của Ukraine không bao giờ mất,
Số phận sẽ vẫn mỉm cười với chúng ta, những người Ukraine
Kẻ thù của chúng ta rồi sẽ chết, như sương sớm phải tan dưới ánh mặt trời;
Hỡi anh em, chúng ta sẽ sống hạnh phúc trên mảnh đất của chúng ta…”

(Trích lời bài Quốc ca Ukraine).

Giữa những ngày Ukraine oằn mình trong bom đạn, tôi dâng lời cầu nguyện hiệp thông cùng mọi người yêu tự do, mong cho chiến tranh chấm dứt, trả lại sự yên bình cho người dân Ukraine. Và trên thế giới này, cái thiện sẽ thắng cái ác.

– Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
(4/3/2022)
duynga
Posts: 116
Joined: Sat Oct 13, 2012 2:40 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by duynga »

Nhà Trắng: 'Nga có thể tấn công hóa học hay sinh học nhằm vào Ukraine'
Gordon Corera
Phóng viên An ninh, BBC News
10 tháng 3 2022

Image
Nga đã tiến hành các đợt pháo kích nhằm vào những thành phố ở Ukraine bao gồm Irpin gần thủ đô Kyiv
NGUỒN HÌNH ẢNH,SOPA IMAGES/GETTY IMAGES

Nga có thể đang lên kế hoạch tấn công bằng vũ khí hóa học hoặc sinh học nhằm vào Ukraine - và "tất cả chúng ta nên cảnh giác với điều này", Nhà Trắng tuyên bố.

Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói rằng tuyên bố của phía Nga về phòng thí nghiệm vũ khí sinh học của Mỹ, và phát triển vũ khí sinh học tại Ukraine là điều ngu xuẩn.

Jen Psaki cũng cho rằng những tuyên bố sai lệnh này "là một âm mưu rõ ràng" để Nga lấy cớ tiếp tục tiến hành những cuộc tấn công khi không bị khiêu khích và vốn đã được ủ mưu từ trước.

Tuyên bố được đưa ra sau khi giới chức phương Tây cùng chia sẻ những quan ngại tương tự về các đợt tấn công mới nhất của Nga.


Họ cho biết "rất quan ngại" về nguy cơ cuộc chiến tranh tại Ukraine có thể leo thang, và đặc biệt khả năng Nga có thể sử dụng các vũ khí bị cấm theo công ước quốc tế.

Điều này rất có thể có liên quan đến vũ khí hóa học mặc dù thuật ngữ này chỉ bao gồm vũ khí hạt nhân chiến lược (quy mô nhỏ), vũ khí sinh học và bom bẩn.

"Chúng tôi có lý do hợp lý để lo ngại về điều này," một quan chức phương Tây nói.

Họ cho biết điều này một phần xuất phát từ những gì đã xảy ra ở những nơi khác mà Nga có tham chiến - có thể thấy rõ nhất lại Syria khi các đồng minh của Nga đã sử dụng vũ khí hóa học.

Bà Psaki nói: "Chúng ta tất cả nên cảnh giác việc Nga có thể sử dụng vũ khí hóa học hoặc sinh học tại Ukraine, hoặc tạo ra một chiến dịch cờ giả để có cớ sử dụng - đây là dạng thức điển hình."

Nga sở hữu bao nhiêu vũ khí hạt nhân?

Trước đó vào ngày thứ Tư 09/03, Bộ trưởng Quốc phòng Anh trong một dòng tweet nói rằng Nga đã sử dụng các quả rocket nhiệt áp (thermobaric rocket). Loại rocket này còn được biết với tên gọi bom chân không bởi vì sẽ hút oxy từ không khí xung quanh để tạo nên một vụ nổ nhiệt cao.

Điều này khiến loại bom này mang sức hủy diệt hơn các loại bom thông thường có cùng kích cỡ và có thể gây nên một hậu quả kinh hoàng đối với người nằm trong bán kính của vụ nổ.


Mối quan ngại về việc sử dụng vũ khí hạt nhân xuất hiện từ các tuyên bố của Nga "thiết lập hiện trường" cho một số dạng "cờ giả" nào đó, giới chức phương Tây nói.

Trong một dòng tweet, Bộ Ngoại giao Nga đã đề cập đến các tuyên bố rằng "những tài liệu được phát hiện gần đây" cho thấy một số lượng thành phần vũ khí hóa học được chế tạo tại các phòng thí nghiệm tại Ukraine - với nguồn tài trợ từ Bộ Quốc phòng Mỹ.

Mỹ đã bác bỏ các cáo buộc này và cho biết đây là "một dạng chiến dịch tin giả vốn chúng tôi đã thấy liên tục từ phía Nga trong những năm gần đây tại Ukraine và những quốc gia khác".

Giới chức Nga và truyền thông cũng nói trong những ngày gần đây Ukraine đang lên kế hoạch tạo một loại bom gọi là bomb bẩn - có thể phát tán chất phóng xạ.

Trong khi đó Bộ trưởng Ngoại giao Nga nói Ukraine đã tìm cách có được vũ khí hạt nhân.

Một số người tin rằng Moscow đang đẩy mạnh những phát ngôn này để nghĩ ra một cái cớ biện minh với công chúng Nga về lý do xâm lược Ukraine. Nhưng giới chức phương Tây cũng lo ngại những tuyên bố này có thể được sử dụng để tạo nền tảng cho một sự kiện "cờ giả".

Ví dụ Nga có thể tuyên bố về việc các cơ sở hay quân đội của Ukraine sử dụng vũ khí bị cấm theo công ước quốc tế hoặc những vũ khí này đã được Ukraine sử dụng trước. Điều này có thể giúp Moscow có một cái cớ để sử dụng vũ khí bị cấm sau đó.

Phương Tây tấn công Nga bằng lệnh cấm nhập dầu và hạn chế khí đốt

Nga-Ukraine: Lối thoát danh dự cho cả Putin và Zelensky?

Một quan chức phương Tây nói các câu chuyện tương tự cũng đã xuất phát từ Nga trước khi Nga sử dụng vũ khí hóa học tại Syria.

Họ nói rằng "cũng có các dấu hiệu khác" - đề cập đến một dạng thông tin tình báo. "Đây là mối quan ngại nghiêm trọng đối với chúng ta."

Đồng minh của Nga, chính phủ của Assad tại Syria đã sử dụng vũ khí hạt nhân nhiều lần nhằm vào dân thường.

Nga cũng đã bị cáo buộc sử dụng chất độc thần kinh trong các vụ ám sát như Sergei Skripal ở Salisbury vào năm 2018 và nhằm vào thủ lĩnh phe đối lập tại Nga là Alexei Navalny ở Nga vào năm 2020.

Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) giám sát việc thực thi Công ước vũ khí hóa học (CWC) đã mô tả vũ khí hóa học là chất hóa học để sử dụng để cố tình gây chết hoặc làm hại thông qua thành phần độc tố.

Việc sử dụng vũ khí hóa học là bị cấm theo công ước quốc tế dù mục tiêu quân sự có hiện hữu bởi vì hậu quả gây nên về bản chất là không phân biệt đối tượng và được tạo nên nhằm gây tổn thương và sự chịu đựng hơn mức cần thiết.
dailien
Posts: 2458
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by dailien »

Bắc Kinh đang lợi dụng cuộc chiến ở Ukraine

Tác giả: Glacier Kwong
Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

11-3-2022

Image
Nhà hoạt động Dân chủ Glacier Kwong. Nguồn: Getty Images

Một bài báo hiện đã bị xóa trên ứng dụng QQ News, thuộc sở hữu của tập đoàn internet Tencent, Trung Quốc, cho biết công ty công nghệ Huawei “sẽ đến giải cứu ngay lập tức” ở Nga trong trường hợp bị tấn công mạng. Bài báo được đăng tải cùng ngày hacker Anonymous tấn công các trang mạng nhà nước ở Nga.

Theo bài báo đó, “Internet ở Nga không ổn định lắm do các cuộc tấn công của hacker”, và ở một số khu vực thậm chí hoàn toàn không hoạt động được nữa, gây ảnh hưởng đáng kể đến người dân địa phương và các giao dịch kinh doanh. Trước tình hình đó, hãng 5G Huawei ngay lập tức đứng ra cứu giúp Nga. Công ty đã bắt đầu công việc bảo trì để giúp xây dựng một mạng băng thông rộng di động ở Nga.



Sự phát triển này rất đáng sợ. Khi Nga vi phạm luật pháp quốc tế và xâm lược Ukraine, Huawei – một công ty liên kết chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc – được mô tả là một hãng ủng hộ Nga một cách đầy chính nghĩa và tự hào. Người dân trên khắp thế giới đang làm mọi thứ trong khả năng của mình để giúp Ukraine, nhưng Huawei dường như đang làm ngơ trước tất cả những điều này và đứng về phía Nga.

Điều này không đáng ngạc nhiên lắm. Như bài báo đưa tin, Huawei điều hành 5 trung tâm nghiên cứu ở Nga. 50.000 chuyên gia kỹ thuật đang được đào tạo ở đó cho Nga. Khi doanh nghiệp phát triển trong tương lai, sự hợp tác sẽ mở rộng sang các lĩnh vực tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây và nhận dạng khuôn mặt. Điều đó cho thấy, Huawei đang giúp Nga phát triển các công nghệ vi phạm quyền riêng tư và cho phép giám sát người dân.


Ngoài ra, được biết rằng Bắc Kinh đã yêu cầu Nga đợi cho đến khi kết thúc Thế vận hội Mùa đông rồi hãy xâm lược [Ukraine]. Điều này cho thấy, chính phủ Trung Quốc biết trước, ở một mức độ nào đó, các kế hoạch chiến tranh của Putin. Nhưng Bắc Kinh đã không làm gì để ngăn chặn nó.

Trước sự xâm lược của Nga, các quan chức Bắc Kinh ngày càng tức giận trước bất kỳ gợi ý nào rằng họ đang phản bội nguyên tắc cốt lõi trong chính sách đối ngoại của họ – rằng chủ quyền của các nước là bất khả xâm phạm – để ủng hộ Putin. Bắc Kinh từ chối gọi cuộc chiến là một cuộc xâm lược, khăng khăng sử dụng thuật ngữ “hoạt động của Nga” hoặc “tình hình hiện tại”.

Tập Cận Bình đang cố gắng đóng vai trò người giảng hòa và kêu gọi mở các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, nước này cho đến nay luôn nghe theo lời Nga. Và tuyên truyền đằng sau Bức tường lửa lớn ở Trung Quốc, đổ lỗi cho NATO và Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm cho cuộc chiến. Trung Quốc cũng đã từ chối lên án hành động của Nga tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Trung Quốc đang chơi cờ địa chính trị ở đây. Nó đang sử dụng cuộc chiến ở Ukraine để mở rộng ảnh hưởng – bằng cách tỏ ra là quốc gia duy nhất trên thế giới có thể giữ được “hòa bình”. Tuy nhiên, trên thực tế, nước này đã liên minh với Nga để chà đạp lên các giá trị cơ bản mà tất cả chúng ta đều yêu quý.

Trong khi nhiều quốc gia và các tổ chức hiện đang tập trung vào Nga, chúng ta không được bỏ qua những gì Bắc Kinh đang làm để đạt được lợi thế chính trị. Thế giới cần tìm hiểu hậu quả của việc hợp tác lâu dài với các chế độ sát nhân.
TranAnhDung
Posts: 288
Joined: Tue Oct 28, 2008 7:43 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by TranAnhDung »

Ba thập niên tiếp cận với dân chủ tiêu tan trong một ngày
Lê Tây Sơn
13 tháng 3, 2022

Image
Khu ổ chuột ngay sau lưng Kremlin, 1990 (ảnh: Peter Turnley/Corbis/VCG via Getty Images)

Một nhà báo phương Tây cảm thán: “Sau hơn ba mươi năm ở nước Nga từ ngày dân chủ khai hoa, tôi đã phải ra đi trong nỗi buồn. Một người đàn ông tên Putin đã dập tắt hy vọng tươi sáng mà nhiều người Nga từng nhận thấy! Tôi rời Moscow trong giận dữ, giống như bước từ bóng tối ra ánh sáng, bỏ lại phía sau những người bạn bị mắc kẹt tại một đất nước không thấy đâu là đường hầm”…

Tổng thống Nga Vladimir Putin không chỉ hủy diệt Ukraine, mà còn đẩy người Nga vào tình trạng cô lập mà họ không đáng phải chịu như thế. Một số người từng tin tổng thống Nga như một “tín đồ ngoan đạo” khi ông ta nói sẽ không xâm lược Ukraine. Giờ đây, niềm tin đó đã bị hạ gục. Putin sẽ làm tất cả để đạt được mục đích, dù có phải sử dụng những biện pháp dã man như thời Trung cổ. Điều khiến những hành động của Putin trở nên “đáng sợ” hơn là cách ông ta “thiết kế” âm mưu. Putin đã bỏ ra nhiều năm để tìm cách “sáng tạo” những câu chuyện bịa đặt sao cho người dân Nga thấy như thật về “một đế chế đáng ra phải rất hùng mạnh” của mình.

Ông ta than thở không được NATO tôn trọng khi liên minh quân sự này không chịu rút quân về đường ranh năm 1997 và cam kết không kết nạp Ukraine làm thành viên. Người dân Nga phải hiểu Putin không có lỗi mà là lỗi của phương Tây! Nhưng nếu Putin cứ khư khư tin rằng (hay giả vờ tin) an ninh nước Nga đang bị đe dọa và thế giới phương Tây hiện đại quyết tâm chống lại Nga, thì ông ta chưa bao giờ hiểu những động lực đang thay đổi của thế kỷ 21. Đó là tự do và dân chủ.

Năm 1990 sau khi bức màn sắt Bức tường Berlin sụp đổ, Đông và Tây thôi chia cắt, nước Đức thống nhất, thủ đô Bucharest của Romania trông giống như ngày hội khi Tổng thống độc tài Nicolae Ceaușescu bị phế truất. Lúc đó, tại Moscow, một gói thuốc lá Marlboro của Mỹ mua được một cuốc taxi, một gói nữa trả tiền cắt tóc. Moscow bắt đầu làm quen với thế giới khác; văn phòng của CNN có đường dây điện thoại vệ tinh kết nối trực tiếp với tổng đài Atlanta của hãng.

Trong những ngày Hè dài rực rỡ đó, nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô Mikhail Gorbachev đã cho phép một kênh phương Tây dựng sân khấu trên Quảng trường Đỏ ở trung tâm thủ đô nước Nga để giới thiệu với công chúng Nga. CNN là phương tiện truyền thông phương Tây đầu tiên phát sóng trực tiếp cuộc diễn hành quân sự cách lăng Lenin chỉ vài mét dưới chiếc bóng của những bức tường gạch Điện Kremlin, và là nhân chứng cho Đại hội đảng Cộng sản cuối cùng của Liên Xô.
Image
Chợ trời Moscow 1990 (ảnh: Francoise De Mulder/Roger Viollet via Getty Images)

Lúc đó, thế giới đang thay đổi, Chiến tranh Lạnh kết thúc, những chân trời mới thú vị vẫy gọi và một thế hệ người Nga sắp được nếm trải những quyền tự do mà họ khao khát. Bảy năm sau, khi Gorbachev (người không lâu sau đó bị lật đổ trong một cuộc đảo chính thành công của Boris Yeltsin) leo lên một chiếc thang sắt ọp ẹp để đến một sân khấu truyền hình trực tiếp đặt trên nóc một khách sạn phương Tây mới và sang trọng, cũng là lúc cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên diễn ra tại Liên Xô. Dân chủ dường như đã trong tầm tay.

Đất nước trên đà phát triển, với những cơ hội to lớn được tạo ra. Các tài phiệt mới đua nhau nổi lên khi những kẻ “điều khiển cuộc chơi” trở thành những tên trộm, và các trùm KGB trở thành những tên mafia thâu tóm tài sản nhà nước. Tất cả tạo điều kiện cho Vladimir Putin, một Đại tá KGB lão luyện tham gia chính trường. Rồi trong những phút cuối của thế kỷ 20, Putin đã loại Yeltsin đau yếu vì mổ tim khỏi hàng ngũ tham nhũng ở Điện Kremlin để lên làm Tổng thống Nga. Đổi lại, Yeltsin, người từng chật vật với các cáo buộc tham nhũng, được miễn truy tố trong một cuộc chuyển giao quyền lực được khoác chiếc áo mỹ miều: Chọn người kế vị!

Thời gian đầu Putin nắm quyền, tức đầu thiên niên kỷ 21, đã có tia sáng báo hiệu nước Nga có một nhà lãnh đạo “hiện đại và đổi mới”, nhưng tia sáng này không tồn tại lâu. Với đam mê quyền lực không giới hạn và tốt nghiệp khoa sử, ông ta nhanh chóng nghiên cứu, thêm thắt “chủ nghĩa dân tộc Nga”, ôm ấp hoài niệm đế quốc và phục hồi tính bảo thủ của Nhà thờ Chính thống Nga. Không có điều nào trong “hệ tư tưởng Putin” được thực hiện để làm cho nước Nga tốt hơn, đáng sống hơn mà chúng chỉ đơn thuần là các cớ giúp Putin cai trị dễ hơn và cầm quyền lâu hơn. Ông ta nhanh chóng xóa bỏ các dấu vết tự do-dân chủ mới manh nha. Trong đầu Putin, sự tan rã của Liên Xô là một “quốc nạn và là một thảm họa phải sửa chữa”. Dù lên nắm quyền với cam kết xóa bỏ tham nhũng, nhưng trên thực tế, tham nhũng chỉ chuyển hướng sang lợi ích nhóm và “cánh hẩu” dưới quyền Putin.
Image
Moscow Tháng Mười Hai 1990 – Askar Akaev, Boris Yeltsin, Michael Gorbachev (ảnh: Vladimir Bogdanov/FotoSoyuz/Getty Images)

Cuộc xâm lược Ukraine của Putin làm nhớ lại những gì Hitler và Đức Quốc xã đã làm trong hai thập niên 1930, 1940. Putin có trong tay những sắc lệnh chính phủ hay luật lệ do Duma (Quốc hội Nga) thông qua buộc cấp dưới và người dân phải tuân theo tuyệt đối mệnh lệnh của ông ta. Bộ máy nhà nước được Putin xây dựng sao cho vừa “ngoan ngoãn chấp hành” vừa đồng lõa với những kế hoạch của tổng thống.

Không phải mọi người đều mù quáng tin Putin là đúng hay sùng bái ông ta. Tại Moscow, thỉnh thoảng lại xuất hiện những chiếc xe cảnh sát hú còi inh ỏi áp tải những chiếc xe buýt chở đầy người biểu tình đến nhà giam. Cảnh sát chống bạo động luôn trong tư thế sẵn sàng thi hành lệnh của Putin, bóp chết bất kỳ mối đồng cảm nào dành cho Ukraine. Trên khắp nước Nga, hơn 1,000 người biểu tình bị bắt mỗi ngày trong tuần đầu tiên của cuộc chiến. Già, trẻ, đàn ông và phụ nữ đều bị ép chặt, hai tay bẻ quặt ra sau, mặt gục xuống sàn, chân bị đá bởi một cỗ máy được đào tạo bài bản, được trả lương cao để đàn áp.

Các phương tiện truyền thông độc lập rơi vào hoàn cảnh thoi thóp kể từ khi cơ quan an ninh Nga bị cáo buộc đầu độc lãnh đạo đối lập Alexey Navalny gần hai năm trước. Họ bị luật truyền thông mới khắc nghiệt bịt miệng và có thể ngồi tù đến 15 năm nếu bị qui tội không yêu nước. Cái gọi là “Chiến dịch quân sự đặc biệt” của Putin ở Ukraine chỉ là lập lại các cuộc chiến trước đây của ông ta: Syria, Chechnya và Georgia. Khi chứng kiến ​​tất cả trí tuệ dồi dào của nước Nga bị bóp nghẹt bởi một con người và đồng bọn đang phá hủy, câu hỏi mà thế giới phải đối mặt là “Làm sao chỉ rõ sự khác biệt giữa cuộc chiến của Putin và cuộc chiến của nước Nga?”.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests