Bình Luận , Quan Điểm

caubennoc
Posts: 546
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by caubennoc »

Image

Phi dân chủ-đảng thắng lớn-dân thua to

Phạm Trần
(Danlambao) - Ban Tuyên giáo Trung ương, cơ quan bảo vệ tư tưởng và tuyên truyền của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) và Tổng cục Chính trị Quân đội, cơ quan đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội, đang ra sức bênh vực nguyên tắc “tập trung dân chủ” (TTDC) cho đảng tiếp tục cầm quyền độc tài.

Nhưng khi đảng thắng lớn thì dân thua to.

Ý nghĩa tập trung dân chủ

Vậy TTDC là gì? Điều lệ đảng CSVN, thông qua ngày 19 tháng 01 năm 2011, viết: "Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật." (Thông qua ngày 19 tháng 01 năm 2011)

Nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” có từ bao giờ? Theo tài liệu Cộng sản thì tiêu chuẩn cố định này xuất phát từ cửa miệng Lenin, trùm giáo điều và độc tài.

Tài liệu Bách khoa Toàn thư mở viết: "Lenin, người đầu tiên nhắc tới khái niệm "Tập trung dân chủ", giải thích rằng tập trung dân chủ là tự do trong thảo luận nhưng thống nhất trong hành động.”

Oái oăm là đảng viên chỉ được tự do tranh luận trong nội bộ, không được phép phát tán tài liệu hay phản biện ngoài phòng họp. Tùy theo vấn đề, đôi khi cả dân cũng được cho góp ý, nhưng không được quyền bỏ phiếu. Vì vậy khi đảng biểu quyết thì những ý kiến trái chiều, chống lại quan điểm của đảng bị gạt bỏ thẳng tay. Nguyên nhân bắt nguồn từ tư duy cực đoan, giáo điều và bảo thủ của Lãnh đạo luôn luôn tự cho đảng “không bao giờ sai” để buộc dân phải tuân theo quyết định của đảng và phải làm theo lệnh đảng.

Vì vậy, nguyên tắc “tập trung dân chủ” là chống lại dân chủ đích thực để đảng được độc tài cầm quyền và độc tôn cai trị không cần dân có đồng ý hay không.

Bằng chứng ở Việt Nam, trong cuộc lấy ý kiến dân cho bản Hiến pháp sửa đổi năm 2013, đã có một số không nhỏ đề nghị đảng thay đổi Điều 4 trong dự thảo vì điều này đã dành đặc quyền “đương nhiên” được lãnh đạo đất nước cho đảng mà không cần có sự tán thành của dân qua lá phiếu. Nhưng khi Quốc hội thảo luận biểu quyết thì đề nghị thay đổi này không được nhắc tới, dù chỉ một lần, làm như không hề có ý kiến nào muốn sửa đổi.

Vì vậy, khoản 1, Điều 4 phản dân chủ đã được giữ nguyên, theo đó: "Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”

Ngay cả ông Hồ Chí Minh cũng đã tiếm quyền dân khi ông viết trong Di chúc, phổ biến sau khi qua đời năm 1969, rằng: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền.”

Cũng trái khoắy là Hiến pháp sửa đổi 2013 chỉ ra đời sau 2 năm đảng tái khẳng định trong Cương lĩnh “xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển)” năm 2011 rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.

Đồng thời Điều lệ đảng sửa đổi tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua ngày 19 tháng 01 năm 2011) cũng rập khuôn nhắc lại “Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền”

Như vậy, nguyên tắc “tập trung dân chủ” của Cộng sản Việt Nam đã thống nhất trong 3 Văn kiện quan trọng nhất gồm Cương lĩnh, Điều lệ đảng và Hiến pháp, nhưng củng có mục đích chung là bảo vệ quyền cai trị tự phong cho mình và phủ nhận quyền tự quyết chính trị của dân.

Chủ trương của khối cộng sản

Nhưng Việt Nam Cộng sản không phải là trường hợp cá biệt. Khi khối Cộng sản Liên Xô và các nước Xã hội Chủ nghĩa Đông Âu chưa tan rã từ những năm 1989-1991 thì nguyên tắc “tập trung dân chủ” được thống nhất thi hành trong toàn khối và các nước chu hầu của Nga. Tiêu chí đặc quyền, đặc lợi này cũng được Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh áp dụng cho hai đảng Cộng sản Trung Cộng và Việt Nam từ khi hai đảng ra đời, với mục đích duy nhất là loại bỏ quyền tham gia chính trị của dân để đảng vĩnh viễn nắm quyền cai trị.

Do đó, khi đảng CSVN phùng mang trợn mắt khoe thực thi “tập trung dân chủ” còn nhằm “đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân…” là thêm bằng chứng đảng đã “ăn của dân không từ một cái gì”, đúng như nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã lên tiếng tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội sáng 11-9-2013.

Bởi vì đảng muốn, chỉ một mình đảng CSVN là “chủ nhân ông” duy nhất và có toàn quyền cai trị và kiểm soát đất nước, dù vẫn cương cổ lên hô hoán rằng “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân”. Trong khi dân lại chưa hề bỏ phiếu chấp nhận quyền cai trị của đảng duy nhất trên đất nước. Như vậy rõ ràng là đảng đã tròng vào cổ dân quyền lãnh đạo bất chính của mình, cũng như buộc dân phải chấp nhận Chủ nghĩa ngoại lai phản dân chủ và thoái trào Mác-Lenin và Tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh.

Đảng còn tự mình nhét chữ vào miệng dân khi viết trong Cương lĩnh 2011 rằng: "Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta.”

Đảng cũng trơ trẽn liên tiếp nhắc lại lời tuyên bố che giấu tham vọng của ông Hồ Chí Minh ngày 07-6-1960, tại Đại hội sản xuất tỉnh Hà Đông (nay thuộc thành phố Hà Nội) rằng: “Đảng ta là một đảng cách mạng, ngoài lợi ích của công nhân và nông dân, Đảng ta không có lợi ích nào khác”

Như thế rõ ràng là ông Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã lấy dân làm bình phong che đây cho tham vọng nắm quyền độc tôn cai trị cho đảng.

Bằng chứng lừa bịp này còn được phô trương trong Điều 2 Hiến pháp 2031, theo đó viết rõ:

1. "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.”

Dân chủ giả hiệu

Nhưng “quyền lực nhà nước” nào đã thuộc về dân? Dân chả có quyền gì trong chế độ Cộng sản ở Việt Nam. Ngay cả quyền bầu người đại diện cho mình ở Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất nước, cũng do “đảng cử dân bầu”, lồng trong cái khung dân chủ giả tạo do Mặt trần Tổ Quốc (MTTQ) đạo diễn. MTTQ là tổ chức ngoại vị của đảng nắm quyền chọn ứng cử viên, rồi qua hình thức “hiệp thương” giả vờ để chọn người vào Quốc hội cho dân bỏ phiếu lấy lệ mà không cần phải có vận động tranh cử giữa các ứng cử viên.

Dân cũng không được quyền tự do ra báo, bị cấm thành lập đảng chính trị và các tổ chức xã hội. Dân còn bị đàn áp khi tự phát biểu tình, dù là để chống Tầu xâm lược trên đất liền và ở Biển Đông

Mặc dù tất cả những quyền này đã được quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013, theo đó: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

Cái bẫy của điều này là câu “thòng lọng”: "Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”, như Luật Báo chí chỉ cho phép các cơ quan và tổ chức của đảng ra báo để khuynh loát dư luận, nhất định không cho tư nhân ra báo. Báo chí và đội ngũ nhà báo phải viết theo định hướng của Ban Tuyên giáo với nhiệm vụ tuyên truyền cho chủ trương, chính sách của đảng là chính.

Đảng cũng ngăn cấm thành lập đảng chính trị, nói chi đến “tổ chức chính trị đối lập” với đảng Cộng sản cầm quyền duy nhất. Đảng còn trì hoãn, hay ép Quốc hội không thảo luận 2 Luật biểu tình và lập hội trong nhiều năm qua vì sợ mất quyền kiểm soát.

Hậu quả nhãn tiền

Do đó, trước thềm Đại hội đảng XIII, diễn ra đầu năm 2021, đảng đã ra sức bênh vực nguyên tắc “tập trung dân chủ” để bảo vệ công tác quy hoạch cán bộ của Bộ Chính được hoàn bị, nhất là đối với cấp chiến lược và chủ chốt, vào Ban Chấp hành Trung ương XIII.

Theo lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, tại Hội nghị Trung ương 13, từ 5 đến 10/10/2020, thì Bộ Chính trị đã duyệt xét, và đồng ý với số 227 Ủy viên vào Ban Chấp hành đảng XIII. Nhưng danh sách này sẽ dược chọn trên tổng số 151 người được đề cử và tái ứng cử (199 Ủy viên chính thức và dự khuyết của Khóa XII) tại Đại hội đảng XIII.

Việc chọn lựa này không mới, tuy có kỹ hơn so với các khóa trước để ngăn chặn nạn chạy chức chức chạy quyền, chạy quy hoạch, tránh nạn con ông, cháu cha, dòng họ và lợi ích nhóm.

Nhưng đội ngũ sẽ nắm quyền sinh sát cả nước trong 5 năm tới của nhiệm kỳ 2021-2026 vẫn là của đảng, do đảng và vì đảng. Người dân không hề được hỏi ý kiến cho công tác chọn người lãnh đạo do đảng quyết định, nhưng lại bị cai trị bởi nhóm người này.

Đó là hậu quả nhãn tiền và tính ngụy biện của chủ trương “tập trung dân chủ”.

Bằng chứng đã có những lạm dụng để độc tài, bảo vệ quyền lợi cá nhân, phe nhóm trong đảng như đã được xác nhận rằng:

"Trong quá trình thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, một số tổ chức đảng thực hiện không nghiêm túc, hiệu quả thấp, thậm chí có nơi nguyên tắc này còn bị bóp méo, vô hiệu hóa. Có cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ lãnh đạo thiếu tôn trọng và chưa phát huy quyền của đảng viên, ít lắng nghe ý kiến cấp dưới; cán bộ lãnh đạo ở một số nơi còn gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền. Đã có không ít trường hợp, người đứng đầu tổ chức đảng lợi dụng, thâu tóm quyền lực phục vụ lợi ích cá nhân, thực hiện “tư duy nhiệm kỳ”, “lợi ích nhóm” bằng mọi thủ đoạn, như trù úm những người có ý kiến khác với mình, kéo bè, kéo cánh. Khi đó, các thành viên trong tổ chức đảng bị phân liệt hoặc phải ủng hộ cái sai của nhau, không dám bảo vệ cái đúng, dẫn đến đoàn kết xuôi chiều (thực chất là mất đoàn kết), làm suy giảm năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng. Khi tình trạng mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức diễn ra phổ biến, kéo dài ở tổ chức đảng thì nguyên tắc tập trung dân chủ lại trở thành bình phong che chắn cho những hành vi tham nhũng của cán bộ suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống.” (theo Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (HVCTQGHCM), ngày 09/03/2020)

Nhưng những khuyết tật nêu trên không chỉ đến nhất thời hay năm thì mười họa mới xẩy ra mà đã có thường xuyên. Điều này chứng tỏ, càng kéo dài “tập trung dân chủ” để phàn dân chủ thì con bệnh lạm quyền, cưỡng chế quyền lực và “cái lồng quyền lực” càng phình to ra.

Điển hình như Học viện Chính trị cao nhất của đảng như HVCTQGHCM đã cảnh báo đang có hiện tượng muốn xoay chiều trong đảng. Bài viết cho biết: ”Điều đáng nói là, tình trạng đó kéo dài nhưng ít được quan tâm phân tích làm sáng tỏ và có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu. Khi tình trạng vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ không được ngăn chặn, đẩy lùi, thậm chí diễn ra ngày càng phức tạp, có những tổ chức đảng mất sức chiến đấu thì xuất hiện quan điểm cho rằng nguyên tắc này không có tính khả thi, càng thực hiện thì càng mất dân chủ, càng độc đoán, chuyên quyền (?!). Một số đảng viên, có cả cán bộ lãnh đạo và một số nhà lý luận cũng có lúc nghi ngờ tính khả thi của nguyên tắc tập trung dân chủ, nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền. Hàng chục năm qua, trên các diễn đàn, hội thảo khoa học hay các bài viết trên một số tạp chí đã đề xuất thay đổi tên nguyên tắc “tập trung dân chủ” thành nguyên tắc “dân chủ” hay nguyên tắc “dân chủ tập trung” với mong muốn dân chủ thực sự hơn, hạn chế tập trung quan liêu, độc đoán, chuyên quyền.”

Cứu nguy - phản biện

Để đối phó với chỉ trích “phi dân chủ” của nguyên tắc “tập trung dân chủ”, HVCTQGHCM đã đề ra một số biện pháp để bảo vệ hàng ngũ không bị lung lay, đứng đầu là "nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về vai trò của nguyên tắc tập trung dân chủ."

Bài báo nói đảng viên cần phải biết: "Nguyên tắc tập trung dân chủ chỉ đạo mọi hoạt động xây dựng tổ chức, sinh hoạt và lãnh đạo của Đảng, đồng thời cũng chi phối các nguyên tắc tổ chức, hoạt động khác của Đảng. Nguyên tắc tập trung dân chủ bảo đảm cho đảng cộng sản thống nhất về tư tưởng chính trị và tạo nên sức mạnh của tổ chức, xây dựng được đội ngũ đảng viên năng động, sáng tạo, có kỷ luật chặt chẽ, có sức chiến đấu cao. Nguyên tắc tập trung dân chủ bảo đảm cho đảng luôn luôn là một tổ chức lãnh đạo, một tổ chức hành động chứ không phải là một câu lạc bộ chỉ bàn cãi suông…”

Thứ hai: Phải “tổ chức thực hiện đúng nội dung, yêu cầu của nguyên tắc tập trung dân chủ”, theo đó: "Những nội dung căn bản của nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng ta hiện nay được quy định trong Điều lệ Đảng: các cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; mỗi tổ chức đảng phải thực hiện chế độ báo cáo với cấp trên, thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc; tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức…”

Thứ ba: Phát huy dân chủ đi đôi với củng cố, tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng. Bài báo tiếp theo: "Vấn đề quan trọng nhất vẫn là ở khâu triển khai thực hiện. Dân chủ phải thực sự là “chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi vấn đề”, nhưng dân chủ đòi hỏi cần có một hành lang pháp lý rõ ràng. Do vậy, cần phải tiếp tục hoàn thiện các thiết chế, cơ chế nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ, trước hết là bảo đảm thực hiện các quyền của đảng viên, nhất là quyền được thông tin, thảo luận, chất vấn, phê bình, bảo lưu ý kiến hay rút ý kiến bảo lưu mà không bị phân biệt đối xử, trù úm dưới mọi hình thức…. Tình trạng “dĩ hòa vi quý”, quan niệm “đấu tranh tránh đâu” vẫn còn, vì trên thực tế các quy định bảo vệ người đứng đắn, trung thực, dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải, tố cáo hành vi sai trái vẫn chưa đủ sức mạnh, thiếu tính khả thi. Đồng thời, cùng với việc mở rộng dân chủ, phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, không để bất cứ ai lợi dụng dân chủ, lợi dụng quyền phê bình để bôi nhọ, hạ thấp uy tín của đồng chí mình, gây mất đoàn kết nội bộ. Mọi tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành các quy định của Đảng, nói và làm theo nghị quyết của Đảng.”

Điều đáng nói là những biện pháp trên không mới vì đã được lãnh đạo đảng nói nhiều lần. Có mới chăng là những hạn chế vẫn kéo dài để lan rộng tình trạng có thêm cán bộ, đảng viên bất bình với bản lĩnh bảo thủ, giáo điều và thiếu phục thiện của đảng.

Do đó, HVCTQGHCM đã phải lưu ý đảng viên không được chệch hướng với khẳng định: "Chế độ tập thể lãnh đạo đi đôi với cá nhân phụ trách là nội dung quan trọng của nguyên tắc tập trung dân chủ và phải được thể hiện trong quy chế làm việc của từng tổ chức đảng.”

Nhưng mặt khác thì đảng lại sử dụng “thế lực thù địch” như quân bài để làm bình phong che đậy thất bại trong nỗ lực hạ thấp tình trạng bất bình của đảng viên đối với chủ trương dân chủ nửa vời của đảng.

Vì vậy hiện tượng chống “tập trung dân chủ” trong đảng cũng đã được “thù địch hóa” rằng: "Các thế lực thù địch lợi dụng những khuyết điểm trong thực hiện nguyên tắc này càng ra sức xuyên tạc, bóp méo nguyên tắc tập trung dân chủ hòng làm cho đảng viên hoang mang, hoài nghi, muốn từ bỏ nguyên tắc. Đó thực chất là một trong những hoạt động “diễn biến hòa bình” làm cho chính những đảng viên của Đảng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, làm cho tổ chức đảng mất sức chiến đấu, rệu rã, tê liệt, suy yếu và để chúng dễ bề thực hiện mục tiêu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.”

Như thế là nguy đấy chứ không phải chuyện nhỏ đâu, nhất là lại xẩy ra trước ngày Đại hội đảng XIII thì mức độ nghiêm trọng không thể coi nhẹ.

Nhưng ngược lại, bất cứ thái độ quay lưng chống đảng nào của đảng viên, dù nhỏ, cũng cho thấy khi đảng tìm mọi cách độc quyền dân chủ để thắng lớn thì dân lại thua to. -/-

(10/020)
Phạm Trần
hoanghoa
Posts: 2277
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoanghoa »

Trung Quốc một trăm năm cô đơn
HIẾU CHÂN

Chỉ một tháng nữa ở Trung Quốc sẽ diễn ra sự kiện chính trị lớn nhất: đại lễ kỷ niệm đệ bách chu niên (100 năm) ngày thành lập đảng Cộng Sản Trung Quốc- đảng chính trị lớn nhất và quyền lực nhất xứ sở này. Chưa bao giờ Trung Quốc giàu mạnh như hiện nay nhưng cũng chưa bao giờ đất nước 1.4 tỷ dân đó lại cảm thấy cô đơn và bị xa lánh như lúc này.

Hoa Kỳ đang bị chia rẽ trầm trọng trên chính trường, hầu như mọi chính sách, ý tưởng, đề nghị đưa ra nghị trường đều nằm trong sự giằng co, phản đối quyết liệt giữa hai đảng, Dân Chủ và Cộng Hòa, từ chuyện trợ cấp cho người thất nghiệp đến vụ điều tra cuộc bạo loạn tấn công tòa nhà Quốc Hội… Nhưng có một vấn đề mà cả hai đảng đều đồng ý với nhau cao độ: mối đe dọa từ Trung Quốc.

Tổng Thống Joe Biden có lần nói: “Người Trung Quốc đang ăn mất bữa trưa của chúng ta.” Thượng Nghị Sĩ Josh Hawley (Cộng Hòa-Missouri) thì cho rằng Trung Quốc đang đi gần tới mục tiêu thống trị cả thế giới.

Có một vấn đề thời sự rất nóng mà quan điểm của hai đảng cũng đang tiệm cận với nhau: nguồn gốc của đại dịch COVID-19. Từ chỗ cho rằng virus SARS-Cov-2 gây đại dịch có nguồn gốc tự nhiên, truyền nhiễm sang con người một cách ngẫu nhiên từ động vật, là loài dơi, giới khoa học đang dần dần chuyển sang giả thuyết SARS-Cov-2 bị rò rỉ ra cộng đồng từ một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.

Từ đầu dịch đến nay, giả thuyết “rò rỉ từ phòng thí nghiệm” luôn bị giới khoa bảng và truyền thông cho là sai lầm, là “thuyết âm mưu” nhằm đổ tội cho Trung Quốc dù cựu Tổng Thống Donald Trump và các giới chức hàng đầu của đảng Cộng Hòa nhiều lần nói bóng gió rằng Hoa Kỳ “có bằng chứng” rằng virus gây đại dịch COVID-19 đã sổng ra từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán sau một tai nạn.
Image
Quận Lyushunkou, Dalian, Liaoning, Trung Quốc bị cô lập trong đại dịch COVID-19. Hình minh họa. Credit: Super Wang/Wikipedia.
Đảng Dân Chủ – vốn thường bác bỏ mọi tuyên bố của ông Trump – cho rằng giả thuyết “phòng thí nghiệm” chưa có chứng cứ thuyết phục chẳng qua là thủ đoạn đánh lạc hướng dư luận khỏi hậu quả kém cỏi của chính quyền Trump trong việc ứng phó với cuộc khủng hoảng đại dịch COVID-19.

Thế nhưng, quan điểm hôm nay của đảng Dân Chủ đã thay đổi, chuyển dần sang ủng hộ giả thuyết virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm, gần với quan điểm của đảng Cộng Hòa. Sau khi nhiều nhà khoa học nổi tiếng thế giới đăng thư ngỏ yêu cầu tổ chức cuộc điều tra độc lập, toàn diện và minh bạch về nguồn gốc của virus Corona, đặc biệt sau khi chính phủ Bắc Kinh bác bỏ đề nghị của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) tổ chức một cuộc điều tra như vậy, lần thứ hai, thì chính phủ Biden đã lên tiếng.

Hôm Thứ Tư, 26 Tháng Năm, Tổng Thống Joe Biden yêu cầu cộng đồng tình báo Hoa Kỳ phải “nỗ lực gấp đôi” để xác định nguồn gốc của virus COVID-19 và báo cáo cho ông trong vòng 90 ngày. Dù ông Biden chưa xác quyết trong hai giả thuyết về nguồn gốc virus, “tự nhiên” và “phòng thí nghiệm,” giả thuyết nào là đúng, nhưng quyết định đẩy mạnh điều tra ngụ ý bản thân ông đang tin rằng giả thuyết phòng thí nghiệm là có cơ sở, cần được tiếp tục theo đuổi.

Áp lực của dư luận và Quốc Hội có thể buộc ông Biden đi đến quyết định như vậy, nhưng cũng là do thái độ của phía Trung Quốc bất hợp tác và cản trở các nhà khoa học điều tra nguồn gốc đại dịch, buộc mọi người phải nghĩ rằng Bắc Kinh đang ra sức giấu giếm, che đậy một sự thật nào đó bất lợi cho họ.

Thử tưởng tượng, nếu một cuộc điều tra độc lập của các chuyên gia tổ chức WHO xác nhận virus COVID-19 đã bị sổng khỏi phòng thí nghiệm của Viện Nghiên Cứu Virus Vũ Hán (WVI) vào cuối năm 2019, truyền bệnh cho một số nhân viên của viện này trước khi lan ra cộng đồng dân cư và gây nên đại dịch COVID-19 như thông tin hiện nay thì phản ứng của các nước trên thế giới sẽ như thế nào? Hàng triệu gia đình có thân nhân tử vong vì con virus quái ác sẽ nghĩ sao về hành vi của Trung Quốc che đậy nguồn gốc đại dịch và vô trách nhiệm trong việc ngăn chặn nó từ đầu?

Bởi vậy, quyết định của chính phủ Mỹ đẩy mạnh điều tra tình báo về nguồn gốc COVID-19 có thể coi là một cái tát vào mặt chính phủ Bắc Kinh, khiến Trung Quốc giãy nãy lên phản bác.

Vụ nguồn gốc virus COVID-19 chỉ là một ví dụ mới nhất cho thấy quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc đã rơi xuống tận đáy, khó mà hồi phục. Có thể kể ra rất nhiều sự kiện khác đang diễn ra cho thấy Trung Quốc đã đánh mất lòng tin của Hoa Kỳ, của các chính trị gia lẫn thường dân Mỹ, chẳng hạn như những tuyên bố của ông Kurt Campbell – điều phối viên về chính sách Châu Á của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ – rằng “thời kỳ gắn bó giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã vĩnh viễn chấm dứt” hay cuộc điện đàm căng thẳng mới đây giữa Đại Diện Thương Mại Mỹ Katherine Tai với Phó Thủ Tướng Trung Quốc Lưu Hạc (Liu He) chung quanh cung cách làm ăn không công bằng của Bắc Kinh.

***

Nhưng quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc xấu đi chỉ là một phần trong một xu hướng lớn, trên toàn cầu, theo đó Trung Quốc bỗng thấy mình rơi vào cảnh “thập diện mai phục” khi các nước chung quanh đều nhìn Bắc Kinh với con mắt e dè và cảnh giác.

Thứ Năm tuần trước, ngày 20 Tháng Năm, Nghị Viện Châu Âu – cơ quan lập pháp chung của 27 nước thành viên Liên Minh Châu Âu (EU) – đã bỏ phiếu đồng thuận “đóng băng” việc xem xét phê chuẩn hiệp định đầu tư toàn diện Trung Quốc-EU, gọi tắt là CAI (Comprehensive Agreement on Investment).

CAI là một hiệp định đầu tư và thương mại đầy tham vọng, cho phép các công ty của hai bên đi vào thị trường của nhau một cách thuận lợi, không bị rào cản; dù xét về thực lực nó mang lại cho Trung Quốc nhiều lợi ích hơn trong việc khai thác thị trường và năng lực công nghệ vượt trội của Châu Âu. Hiệp định được ký kết vào ngày cuối cùng của năm 2020 sau bảy năm đàm phán, bất chấp sự can ngăn của ông Jake Sullivan, cố vấn An Ninh Quốc Gia trong chính phủ Joe Biden sắp nhậm chức ở Hoa Kỳ.

Các phân tích gia cho rằng, Trung Quốc cố sống cố chết để ký cho được hiệp định CAI với EU vì ngoài giá trị về kinh tế-thương mại, đây là một nước cờ chiến lược quan trọng của Bắc Kinh: nó sẽ đóng một “cái dấu” vào mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, đẩy Hoa Kỳ và EU ra xa nhau. Không có thời điểm nào thích hợp để làm việc đó hơn là những ngày cuối nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump, khi quan hệ Hoa Kỳ-EU đang lạnh nhạt vì chính sách “American First” của ông cựu tổng thống.

Quyết định của EU đình chỉ tiến trình phê chuẩn hiệp định CAI gây sốc cho giới chính trị và kinh doanh Trung Quốc. Nhưng xét cho cùng, chính thái độ ngạo mạn của Bắc Kinh đã dẫn tới hậu quả đó. Hồi Tháng Ba, EU – cùng với Hoa Kỳ, Canada – ban hành một loạt biện pháp trừng phạt nhỏ đối với bốn quan chức địa phương và cơ quan an ninh tỉnh Tân Cương (Xinjiang) của Trung Quốc do hành vi đàn áp người thiểu số Duy Ngô Nhĩ (Uighur) theo Hồi Giáo, giam cầm hàng triệu người trong các trại tập trung trá hình. Dù vậy, EU không tán thành việc mô tả các hành động của Trung Quốc ở Tân Cương là “tội diệt chủng” như quan điểm của Hoa Kỳ.

Bắc Kinh đã phản ứng một cách dữ dội: áp đặt lệnh cấm vận đối với nhiều cá nhân và tổ chức của EU, trong đó có Ủy Ban An Ninh và Chính Trị EU, Tiểu Ban Nhân Quyền của Nghị Viện Châu Âu, năm nghị sĩ hàng đầu của Nghị Viện và một số học giả nghiên cứu về Trung Quốc. Biện pháp cấm những người này nhập cảnh vào lãnh thổ Trung Quốc, Hồng Kông và Macau chẳng có ý nghĩa thực tế gì nhưng đã làm cho EU thức tỉnh về một Trung Quốc hung hăng và ngạo mạn, khó có thể là một đối tác bình đẳng và đáng tin cậy; số phận của hiệp định CAI vì vậy đi vào ngõ cụt.

Trong EU, có lẽ Ý và Đức là hai nước có quan hệ gần gũi với Trung Quốc nhất. Ý là nước EU duy nhất tham gia vào dự án “Vành Đai và Con Đường” của Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; còn Đức là nước có lợi nhất trong buôn bán với Trung Quốc, thị trường Trung Quốc mang lại 40% doanh số và lợi nhuận cho các hãng xe hơi Đức.

Hôm 17 Tháng Năm, Thủ Tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (Li Keqiang) đã điện đàm với Thủ Tướng Ý Mario Draghi, yêu cầu Ý tác động với Nghị Viện EU sao cho “hiệp định về đầu tư Trung Quốc-EU được phê chuẩn và có hiệp lực sớm nhất có thể.” Tuy nhiên ông Draghi đã không ngăn cản được xu thế chống Trung Quốc của các thành viên Nghị Viện và tiến trình phê chuẩn hiệp định bị “đóng băng” như vừa nói.

Nước Đức dưới thời Thủ Tướng Angela Merkel theo đuổi chiến lược gắn bó với Trung Quốc, vừa để mở thị trường cho các công ty xuất cảng hàng hóa – nhất là xe hơi của Đức, vừa hy vọng kinh tế phát triển sẽ mang lại dân chủ tự do cho người Trung Quốc. Hiệp định CAI nói trên được bà Merkel thúc đẩy ký kết vội vàng vào ngày cuối cùng nước Đức giữ vai trò chủ tịch luân phiên của Hội Đồng Châu Âu như là một biểu hiện của chiến lược gắn bó đó.

Nhưng niềm hy vọng của Đức đã tàn phai theo chính sách ngày càng độc tài của ông Tập Cận Bình và người Đức đang tính tới sự thay đổi. Thủ Tướng Merkel sẽ mãn nhiệm vào Tháng Chín tới và nếu trong cuộc bầu cử Quốc Hội (Bundestag) sắp diễn ra, đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo của bà bị mất ghế vào tay các đảng đối lập vốn chống lại việc kết thân với Bắc Kinh thì quan hệ Đức-Trung Quốc sẽ đi vào một bước ngoặt lớn, khó cứu vãn được.
Image
Bảo tàng khu tự trị Tân Cương Urumqi Trung Quốc. Hình: Wikipedia.

Ở Châu Á, hình ảnh của Trung Quốc cũng không sáng sủa gì hơn. Hãy xem mối quan hệ của Trung Quốc với Úc, một trong những đối tác thương mại chính của họ. Úc đã quyết đoán hơn đối với Trung Quốc về cả thương mại và nhân quyền nhưng vẫn luôn nỗ lực để duy trì các mối quan hệ mang tính xây dựng.

Năm ngoái, Canberra đã kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của COVID-19. Và đáp lại, Bắc Kinh đã tấn công Úc bằng tất cả các loại hạn chế thương mại, cáo buộc chính phủ Úc “đầu độc quan hệ song phương” và đòi Úc phải ngăn cấm báo chí và các viện nghiên cứu của nước này đăng những bài viết tiêu cực về Trung Quốc.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra còn công bố yêu sách 14 điểm lên án chính sách của chính phủ Úc. Mới đây nhất, Bắc Kinh tuyên bố đình chỉ “vô thời hạn” mọi hoạt động trong khuôn khổ Đối Thoại Kinh Tế và Chiến Lược Trung Quốc-Úc.

Hậu quả của chính sách đe dọa của Trung Quốc là Úc quyết định hủy bỏ các thỏa thuận về “Vành Đai và Con Đường” mà tiểu bang Victoria của nước này đã ký kết với Bắc Kinh, đồng thời tham gia tích cực hơn cùng Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ trong liên minh Bộ Tứ (QUAD), chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở Đông Á và Đông Nam Á.

Ấn Độ là một trường hợp khác. Năm ngoái, binh lính Trung Quốc xâm nhập và đụng độ với binh lính Ấn Độ ở biên giới trên dãy Hi Mã Lạp Sơn băng giá, chiếm cho Trung Quốc khoảng 100 cây số vuông đất hoang. Nhưng kết quả là Ấn Độ, từ lâu đã không muốn tham gia vào một liên minh chống Trung Quốc, hiện đã sẵn sàng thay đổi. Ấn Độ đã cấm hàng loạt ứng dụng điện toán của Trung Quốc, loại trừ các công ty Trung Quốc ra khỏi mạng 5G của Ấn Độ và đã cùng Hoa Kỳ, Úc và Nhật Bản thực hiện các cuộc tập trận Hải Quân lớn nhất của họ trong hơn một thập niên qua.

Ở Đông Á, Đài Loan, Nhật Bản và các quốc gia xung quanh Biển Đông có rất nhiều câu chuyện của riêng họ về việc Trung Quốc sử dụng các cuộc tuần tra quân sự hung hăng và các hình thức đe dọa khác để khẳng định lợi ích của mình chung quanh các quần đảo Đài Loan, đảo Senkaku của Nhật Bản và các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, thậm chí đi sâu xuống quần đảo Natuna của Indonesia và củng cố việc chiếm đóng các bãi cạn Mischief, Scarborough của Philippines…

Tất cả những chính sách hung hăng và ngạo mạn của Bắc Kinh đã và đang gây ra những hậu quả trầm trọng cho hình ảnh toàn cầu của nước này, làm giảm đáng kể sức mạnh mềm mà Trung Quốc đã cố công xây dựng.

Cái nhìn tiêu cực đối với Trung Quốc của người Mỹ đã tăng vọt từ 47% vào năm 2017 lên mức đáng kinh ngạc 73% vào năm 2020. Đây không phải là hiện tượng riêng ở Mỹ mà là xu thế chung của thời đại, của thế giới.

Cái nhìn tiêu cực đối với Trung Quốc của người Canada đã tăng 40% lên 73%, từ 37% lên 74% ở Vương Quốc Anh, từ 32% lên 81% ở Úc, từ 61% lên 75% ở Nam Hàn và từ 49% lên 85% ở Thụy Điển. “Nếu có một chủ đề duy nhất trong đời sống quốc tế ngày nay thì đó là sự thù địch của công chúng đối với Trung Quốc,” nhà bình luận chính trị Fareed Zakaria của báo The Washington Post và đài CNN nhận định.
Image
Ông Đặng Tiểu Bình và TT Jimmy Carter, chụp năm 1979. Hình minh họa, Nguồn: Wikipedia.

Cổ tích Việt Nam có câu chuyện về anh học trò và con chó đá: một con chó bằng đá trước cổng đình cứ vẫy đuôi mừng anh học trò nghèo mà nó biết sắp đỗ đạt làm quan to; nhưng từ khi được con chó đá cho biết mình sắp thi đỗ, anh học trò bèn lên mặt phách lối với hàng xóm láng giềng. Không chấp nhận sự hung hăng và ngạo mạn như vậy, ông Trời bèn rút lại quyết định cho anh ta thi đỗ, thế là hoạn lộ của anh bị đứt, anh ta mãi là anh học trò nghèo và con chó đá không còn vẫy đuôi mừng anh nữa. Câu thành ngữ “Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng” là từ câu chuyện này, để chỉ những kẻ hợm hĩnh lên mặt với đời một cách vô lối.

Trung Quốc dưới sự cai trị của ông Tập Cận Bình hành xử như một kẻ “chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng.” Thời mới mở cửa dưới quyền Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc theo chính sách ngoại giao khiêm tốn, kiên nhẫn, và ôn hòa với mục đích bảo đảm bảo rằng sự trỗi dậy kinh tế vượt bậc của đất nước sẽ không gây ra sự bất bình và phản ứng tiêu cực từ các quốc gia khác. Đặng dạy các đồng chí “thao quang, dưỡng hối” (che chỗ sáng, nuôi chỗ tối) để tận dụng thời gian, giả nghèo giả khổ để chờ cơ hội, làm cho cả thế giới ngộ nhận về một nước Trung Quốc đang “trỗi dậy hòa bình.”

Chủ Tịch Tập Cận Bình đã thay đổi đường lối của Trung Quốc, cả đối nội và đối ngoại. Ông ta đã củng cố quyền lực cho đảng Cộng Sản và cho bản thân. Ông ta củng cố quyền kiểm soát của đảng đối với chính sách kinh tế- xã hội, thiết lập một chế độ công an trị trong đó mọi người dân đều bị theo dõi, kiểm soát và trừng trị mỗi khi có lời nói hoặc hành động trái với ý muốn của đảng.

Đối ngoại, Bắc Kinh tận dụng lợi thế của một thị trường đông đảo nhất thế giới và sức mạnh kinh tế-quân sự ngày càng lớn để hành xử một cách hung hăng, trịch thượng qua cái gọi là “ngoại giao chiến binh chó sói” (Wolf Warrior Diplomacy) đặt nền tảng trên chủ nghĩa dân tộc Đại Hán cực đoan, theo đó bất kỳ nước nào cũng bị coi là “thế lực thù địch” để Bắc Kinh không ngần ngại xỉ vả, đe nẹt và cưỡng bức.

Hậu quả của lối hành xử đó là Trung Quốc ngày càng bị thế giới văn minh xa lánh, hoặc chỉ duy trì quan hệ ở mức tượng trưng với những lời lẽ lịch sự mà không thực chất.

Trong 100 năm kể từ ngày đảng Cộng Sản Trung Quốc được thành lập, Trung Quốc chỉ có một giai đoạn ngắn hòa đồng với thế giới khi thực hiện đường lối của Đặng Tiểu Bình, còn trước và sau đó là những thời kỳ phô trương sức mạnh, bành trướng thế lực. Và đó cũng là những thời kỳ Trung Quốc bị cô lập, bị xa lánh trên toàn thế giới.

Khi theo đuổi các chính sách mưu mô của mình, ông Tập Cận Bình đang phá bỏ danh tiếng khó kiếm được của Trung Quốc như là một tay chơi khôn ngoan, ổn định và hữu ích. Tất cả gợi nhớ đến một thời kỳ chính trị tập trung và chính sách đối ngoại hiếu chiến – thời đại Mao Trạch Đông. Và điều đó sẽ không có kết thúc tốt đẹp đối với Trung Quốc.
phidao
Posts: 140
Joined: Sun Sep 30, 2012 7:29 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by phidao »

Dê tế thần Nguyễn Duy Linh đã “vào lò” của ông Trọng

Jackhammer Nguyễn

Nguyễn Duy Linh, Phó Tổng trưởng Tổng cục Tình báo, thuộc Bộ Công an, đã bị bắt chiều qua, báo chí “lề đảng” đồng loạt đưa tin.

Thử tưởng tượng, một nhân vật chức tước như thế ở các nước Mỹ, Pháp, Nhật,… mà bị bắt, chắc là gây chắn động, nhưng ở nước Việt Nam cộng sản, vụ bắt bớ này có ghê gớm lắm không?

Cứ xem ông Phan Văn Anh Vũ, hỗn danh Vũ “nhôm”, đường đường là trung tá tình báo chứ chẳng phải chơi, cũng đã bị bắt hồi đầu năm 2018, có ghê lắm không?

Tình báo gì mà cứ mua bán đất đai tài sản nhà nước lòng vòng để kiếm lời, chứ có phải là … gián điệp hai mang kiểu Phạm Xuân Ẩn, Kim Philby … thậm chí không bằng cô đào phòng trà Mata Hari, người Hà Lan nữa.

Trong khi ông cớm “tình báo”, đại tá Nguyễn Duy Linh, bị bắt là do nhận hối lộ lên đến 3 triệu đô la, cùng một số quà cáp của đàn em Vũ “nhôm”, do ông “thầy bói” Hồ Hữu Hòa đưa.

Vì sao vụ nhận hối lộ của Đại tá Linh xảy ra từ năm 2017, tới nay mới bị bắt? Theo dõi nhân thân đại tá Linh thì rõ. Nguyễn Duy Linh là con trai tướng công an về hưu Nguyễn Văn Hưởng, là trùm mật vụ một thời hét ra lửa, thủ hạ tâm đắc của “đồng chí X”, tức cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Mà “đồng chí X” này là kẻ không đội … đảng chung với tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, “chủ lò”.


Tức đây có liên quan tới chuyện đốt lò, chuyện “nội chiến” vẫn tiếp tục nhiều năm qua. Phe ông Dũng với nhiều gốc rễ công an có vẻ không muốn đầu hàng, dù đã vỡ trận, nhất là sau khi viên công an đến từ Thanh Hóa, Phạm Minh Chính, được cho là từng nhận nhiều ân sủng của “đồng chí X”, lên ngôi. Rồi sau đó tướng công an Tô Lâm cứ nhất mực ôm bộ công an, không chịu qua làm phó thủ tướng.

Rồi đùng một cái, “giao liên” kiêm thầy bói Hồ Hữu Hòa bị bắt vì đưa hối lộ cho nhà “tình báo” Vũ Nhôm. Hòa lại viết đơn tố cáo, anh ta bị tướng về hưu Trần Văn Vệ ép cung, mà Trần Văn Vệ lại là thủ hạ đắc lực của ông “chủ lò” Nguyễn Phú Trọng.

Khi vụ Hồ Hữu Hòa đưa hối lộ cho đại tá Linh được khui ra, có báo đưa tên thật, có báo rón rén viết tắt. Chuyện viết tắt tên, chuyện khai ông Vệ ép cung… cho chúng ta biết là lúc ấy chưa ngã ngũ, đại tá Linh và bố già Hưởng vẫn còn chống cự.

Một nguồn tin riêng của chúng tôi cho biết, sau khi cân nhắc thiệt hơn, hai ông tướng công an, Phạm Minh Chính và Tô Lâm quyết định rằng, thôi thì cho Linh lên đường “vào lò” là hay nhất.

Tuy nhiên, mặc dù đại tá Linh bị bắt chiều qua, không thấy một tờ báo nào đăng ảnh của Linh. Cho đến giờ, gương mặt của vị đại tá tình báo trở thành “củi” trong cái “lò” của ông Trọng, tròn, méo ra sao, không ai biết được.

Điều đó cho thấy, có vẻ như mọi chuyện vẫn còn căng… như dây đàn, mặc dù cuộc phản công của phe “đồng chí X” lại thất bại. Nhưng có lẽ cũng đến đại tá Linh thôi, ông ta là một con dê tế thần rất phù hợp.

Thứ nhất, với vị trí là con cái nhà Nguyễn Văn Hưởng, việc bắt Linh là một đòn dằn mặt có hiệu quả. Thứ hai, với hiện vật, hiện kim liên quan tới vụ nhận hối lộ, việc bắt Linh đủ hà hơi tiếp sức cho cái lò ông Trọng lấy lại uy tín, sau một thời gian có vẻ nguội lạnh.

Mà khi đã có dê tế thần thì có lẽ vở kịch “đốt lò” đã đến cao trào. Các ông Nguyễn Văn Hưởng, Trần Văn Vệ, hai phe “hắc – bạch”, cùng đồng chí X cứ việc … làm người tử tế. Đại tá Linh có lẽ sẽ “thành tâm” nhận khuyết điểm. Dù sao thì vài triệu đô la và một ít quà vặt mà đại tá Linh nhận từ Vũ “nhôm” sao bằng việc thất thoát và phung phí hàng tỉ đô la, trong đó có cơ đồ Dầu khí Việt Nam của thầy trò Đinh La Thăng?

Đinh La Thăng là ủy viên bộ chính trị thất sủng đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam bị bỏ tù công khai. Như vậy là lớn quá rồi.

Chỉ còn ai nghĩ đến cơ đồ nước Việt mới đau xót, mà nghĩ rằng, tình báo cái gì mà cứ ăn đất, ăn đô, với lại hút xì gà và xem bói?!
hoangphong
Posts: 381
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoangphong »

Truy tố tập đoàn Trump là một vụ án chính trị?
07/07/2021

Nhã Duy
Trong cuộc tụ tập cuối tuần qua tại Florida, Donald Trump đã vô tình thừa nhận các cáo buộc của văn phòng biện lý Manhattan với giám đốc tài chính (CFO) và tập đoàn của mình khi phát biểu rằng, các quyền lợi bên lề (fringe benefit) là bình thường, hãng nào cũng áp dụng nên cuộc truy tố của New York vào tập đoàn của ông ta mang mục đích chính trị. Đó cũng là điều mà hầu hết người ủng hộ Trump đã tin và lặp lại.

Vậy thử tìm hiểu các cáo buộc trong vụ truy tố này thật sự dựa vào các điều gì và có phải là một “vụ án chính trị” hay không?

Đầu tiên có thể nói sơ qua về “fringe benefit” – quyền lợi bên lề theo sở thuế vụ IRS là gì. Ngoài các quyền lợi chính cho nhân viên như bảo hiểm y tế, ngày phép, ngày bệnh…, một số hãng còn giúp trả học phí cho nhân viên, cung cấp xe, điện thoại của hãng, trợ giúp giữ trẻ, cho mua hàng hay dịch vụ giảm giá, ăn uống miễn phí… Đó là một số quyền lợi bên lề hợp pháp và miễn thuế, đúng theo luật của IRS.

New York đã truy tố tập đoàn Trump cùng CFO Allen Weisselberg là gian lận và trốn thuế chứ không liên quan đến “quyền lợi bên lề”. Với Allen, tập đoàn đã mua xe Mercedes riêng cho vợ ông ta, trả tiền học cho cháu ngoại/nội, trả tiền mua sắm vật dụng nội thất, tân trang nhà cửa cho con cái ông, cung cấp cho ông chung cư sang trọng miễn phí…

Hơn nữa, các bằng chứng còn cho thấy, ông được cung cấp một khoản tiền mặt xài riêng, được trả một phần lương bằng tiền mặt và lương theo mẫu 1099 như nhân viên độc lập (self-employment) thay vì chỉ W2 trong tư cách nhân viên chính thức, nhằm có thể khấu trừ và trốn thuế thu nhập. Tất cả những điều kể trên lẽ ra Allen và tập đoàn Trump cần phải khai báo như thu nhập để đóng thuế.

Allen còn bị cáo buộc một tội danh trốn thuế thành phố khi khai gian tình trạng cư trú, dù sống và làm việc ngay trung tâm New York nhưng đã khai không phải cư dân của New York City. Đó là một vài cáo buộc trong tổng cộng 15 tội danh mà CFO Allen Weisselberg đã bị truy tố.

Trump Organization bị cáo buộc có hệ thống kế toán kép gian lận. Một hệ thống sổ sách là để khai báo với sở thuế và một hệ thống kê ra các chi thu thật sự trong nội bộ hãng. Trong trường hợp của Allen (và có thể một số cấp quản trị khác), thu nhập khai với IRS không bao gồm những “quyền lợi bên lề” kể trên, trong khi hồ sơ nội bộ đều kê ra các khoản nói trên và tính vào mức lương chính thức của ông ta. Nói chung, bất cứ hãng nào có hệ thống kế toán kép sai biệt đều là dấu hiệu thiếu minh bạch và là nghi vấn cho sở thuế về ý định hay thủ thuật trốn thuế của mình. Và các công tố viên đã có bằng chứng cho hành động trốn thuế này.

Thêm vào đó, tập đoàn Trump cũng biết rõ họ đã gian lận, làm sai luật nên đã phi tang, sửa đổi và xóa bỏ một phần hồ sơ, các mệnh lệnh liên quan riêng trong nội bộ. Đó là tội danh cố tình che giấu hành vi phạm tội của mình. Tổng cộng thì Trump Payroll Corporation thuộc tập đoàn Trump bị truy tố 10 tội danh.

Trump và người ủng hộ Trump cho rằng đây là một vụ án chính trị. Có phải là vậy?

Cần nhớ rằng, hệ thống pháp luật và tòa án Mỹ nhằm phân xử và trừng phạt những hành vi phạm pháp, không dựa vào sự liên đới đảng phái, tôn giáo hay bất cứ vấn đề cá nhân khác. Trước tòa án Hoa Kỳ, chỉ có nghi phạm hay tội phạm. Không có người Dân Chủ hay Cộng Hòa. Không phải người thuộc tôn giáo này hay giới tính kia. Không có người thường hay kẻ có vị thế xã hội cao sẽ được phân xử khác nhau. Mỗi cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật và sẽ bị xét xử trên chính những điều đã gây ra.

Bản án cuối cùng sẽ được phán quyết dựa trên những phiên tòa xét xử công bằng như vậy. Trốn thuế là trọng tội, cho dù với tập đoàn Trump hay một cơ sở tiểu thương nào đó. Họ có thể được trắng án nếu tòa cho rằng không đủ bằng chứng hay phải đối diện mức tù, tiền phạt nếu đủ bằng chứng. Nên tóm lại, việc truy tố hình sự này là một thủ tục tố tụng thông thường, liên quan đến các hành vi phạm pháp, chẳng là một vụ án chính trị.

Các phiên tòa chính thức được dự đoán sẽ diễn ra trong mùa Hè này. Tuy nhiên cuộc điều tra vẫn đang tiếp diễn. Các nguồn thạo tin cho rằng, các truy tố hình sự tiếp theo sẽ sớm được công bố. Ai là nhân vật thứ hai, thứ ba, thứ X… của tập đoàn Trump sẽ bị truy tố? Đó là câu hỏi được nhiều người đặt ra và mong đợi được chứng kiến thêm những kẻ bị còng tay ra tòa. Và đó cũng là nỗi ám ảnh và lo sợ với những kẻ hiểu rõ tay mình đã nhúng chàm, đến lúc phải trả giá.

Trong tiểu thuyết Tội ác và Trừng Phạt, nhà văn Dostoevsky có viết rằng, “Trăm mối nghi ngờ chẳng tạo nên một bằng chứng”. Biện lý cuộc New York và đại bồi thẩm đoàn tại đây không nghi ngờ, họ có đủ bằng chứng để kết tội và truy tố hình sự. Đó là công lý và sự nghiêm minh trong xã hội pháp quyền.

______

Nguồn: Hồ sơ truy tố tập đoàn Trump của New York: https://s3.documentcloud.org/documents/ ... -final.pdf
caubennoc
Posts: 546
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by caubennoc »

Khi đàn bò chỉ huy chống Covid

Đình Ngọc

Image
Đàn bò vào thành phố năm 1975, rồi ở lại – Minh họa: Internet
Thành phố im lắng vào lúc 0 giờ ngày 9 Tháng Bảy vì lệnh giãn cách xã hội của… đàn bò.

Những con bò lãnh đạo đang ngủ say, nhưng nhiều người dân thành phố thì không. Dưới gầm cầu, trên vỉa hè, khu nhà trọ,… có người đói vã mồ hôi, vì trước khi thành phố đóng cửa, họ đã bị tước mất “cần câu cơm.”

Gói (cỏ) hỗ trợ 26 tỷ đồng đàn bò hứa hẹn vẫn còn nằm trên các trang giấy báo, vẫn chỉ ra rả trên tivi và radio.

Trong khi vài người mong nhận được chút tiền hỗ trợ, để mua một món ngon, ăn no trước khi chết! Nhưng nghĩ thế thôi chứ giờ có chút tiền, dân nghèo Sài Gòn cũng khó có thể tìm được thức ăn để mua. Hoặc nếu có đi siêu thị, chưa chắc họ đã dám mua vì giá cao ngất ngưỡng!

Có đời nào một cây bắp cải (ghi là nhập từ Úc) nặng 0.818 kg được đẩy giá lên đến 204,500 đồng, tính ra 250,000đồng /kg. Nếu quy ra đôla thì cây bắp cải “vàng” này có giá đến $4.95/lb.

Ở Mỹ, loại bắp cải Green Cabbage giống như thế được bán với giá 99 cent/4 lbs. Đúng vậy. Mua 4 lbs. chỉ phải trả có 99 cent (khoảng 20,000 đồng) thôi.

Tương tự như thế, giá bông cải xanh (broccoli) cũng đang lơ lửng trên trời ở mức $4.95/lb!
Giá rau củ quả tăng từ 300% đến 400% tại các siêu thị trong khi nhà nước cấm chợ đầu mối, chợ truyền thống, chợ tự phát của dân hoạt động – Minh họa: Facebook

Đã thế thì thịt cá còn lên giá đến mức nào nữa. Nhắm mắt cũng biết, làm sao người nghèo dám ăn cây bắp cải này?

Nguyên nhân dễ hiểu của việc tăng giá là đàn bò ở Sở Công Thương bắt đóng cửa toàn bộ chợ đầu mối, chợ truyền thống, chợ tự phát trước khi lockdown thành phố. Người dân chỉ được mua hàng ở các siêu thị. Quyết định “dồn dân về ấp chiến lược” của đàn bò Công Thương giống như lệnh cho phép các siêu thị “khai đao”, “chém” thẳng tay người tiêu dùng.

Mấy tay gian thương, có “ngu như bò” cũng biết “chém”! Cơ hội ngàn năm có một.

Những con bò lãnh đạo không nghĩ ra rằng, đang trong lúc dịch lây nhiễm mạnh như hiện nay, việc dồn người dân chen chúc mua sắm trong không gian siêu thị là hành động tự sát. Không gian kín như siêu thị chính là môi trường phát tán coronavirus nhanh nhất.

Chưa hết! Theo văn bản hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 16, từ 0 giờ ngày 9 Tháng Bảy, các dịch vụ không thiết yếu, xe ôm công nghệ và xe ôm truyền thống, bán đồ ăn thức uống mang về, các đại lý vé số và bán vé số dạo… phải tạm dừng hoạt động.

Một con bò lãnh đạo nói rằng phải “tạm dừng hoạt động đối với các dịch vụ ăn uống mang về để bảo đảm công tác phòng chống dịch!”
Dù giá có “cắt cổ”, mấy quầy kệ thực phẩm ở siêu thị cũng nhanh chóng trống trơn – Minh họa: Facebook

Chắc con bò này nghĩ khi dân chết (đói) bớt, dịch cũng sẽ bớt theo kiểu tam đoạn luận: – Dịch truyền từ người này sang người khác – Thêm một người chết– Virus bớt truyền thêm một người?

Sau đó, bị người dân phản ứng, và chắc cũng thấy trong văn bản hướng dẫn này cũng có cái “ngu ngu”, đàn bò lập tức “sửa… ngu” như thế này:

Thành phố yêu cầu tăng lượng hàng thực phẩm chế biến sẵn ở các siêu thị; tổ chức tình nguyện viên đi chợ thay… trong thời gian dừng dịch vụ ăn uống mang đi, nhằm hỗ trợ một bộ phận người dân gặp khó khăn từ việc tạm dừng các dịch vụ ăn uống mang về trong 15 ngày thành phố giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Theo đó, đàn bò lãnh đạo thành phố giao đàn bò Công thương yêu cầu các hệ thống phân phối tăng lượng hàng thực phẩm chế biến sẵn, phối hợp hệ thống giao hàng online; các hình thức phân phối trực tiếp đến tay người dân.

Có người chửi “chưa thấy con bò nào ngu xuẩn hơn đám bò này”, khi cấm đầu bếp chuyên nghiệp bán thức ăn, sau đó lại cho lũ con buôn vào nấu, với giá bán lẻ thực phẩm chưa chế biến đã cao hơn bình thường từ 300% đến 400%!

Nhưng có người lại không cho đó là “ngu xuẩn”, mà phải nói đây là “tầm nhìn” cao hơn… ngọn cỏ của đám bò lãnh đạo này khi tạo điều kiện cho đám con buôn ở siêu thị bóc lột người dân thêm một lần nữa.

Quả thật, “tầm nhìn” của đàn bò lãnh đạo từ thành phố tới trung ương này đã khiến một người dân- đồng thời là bác sĩ phát điên lên, đã viết một status khá dài, đưa lên mạng xã hội. Ông viết:

Họ chống dịch như thế nào nhỉ!?

Tôi nghĩ mãi và chua chát nhận ra: Họ chống dịch bằng nghị quyết.

Để ra nghị quyết, họ lấy ý kiến của Bộ Y Tế, do Bộ trưởng ký.

Ý kiến của Bộ Y Tế do các chuyên gia.

Các chuyên gia là ai: Là những viên chức thuộc quyền bộ trưởng, nói gì đẹp ý bộ trưởng thì nói.

Tôi có bạn, có em làm chuyên gia về lĩnh vực này, khi hỏi: Các ông bà ơi, sao không ai nói một câu cho Dân nhờ, làm theo cách này sai mất rồi. Thì được trả lời: Họp cãi nhau như mổ bò, nhưng bộ trưởng quyết theo ý bộ trưởng, chịu!

Bộ trưởng Y tế Việt Nam là ai!?

Là cán bộ tuyên giáo nhiều hơn là một vị tướng ngành Y.

(Hết trích)
Image
Con lạy mấy “bố” để yên cho con chống dịch – Minh họa: Facebook
Ông là Bác Sĩ Phạm Ngọc Thắng. Trong một status khác, ông Thắng nêu lên sự bất lực:

Còn nghĩ gì được nữa, dự báo xấu đã thành hiện thực: Sự bất lực của chính quyền trung ương đã dẫn tới việc ngăn sông cấm chợ tràn lan.

Mỗi tỉnh là một pháo đài chống covid, mỗi tỉnh là một khu tự trị, mỗi nhà là một tế bào nằm im chịu trận.

Việc đặt ra chiến dịch Tìm & Diệt Virus đã thất bại thảm hại như nó đã và sẽ chắc chắn như thế.

Tôi hận những kẻ coi thường quy luật của sự sống, ngạo nghễ ngu dốt đã đốt tiền thuế xương máu của Dân không thương tiếc.

(Hết trích)
Image
Trình độ chống dịch của đàn bò: Cho lập úp ghế đá công viên! Minh họa: Internet
Status của bác Sĩ Thắng khiến tôi nhớ đến câu nói để đời của Karl Marx:

“Chỉ có súc vật mới có thể quay lưng lại nỗi đau khổ của đồng loại, mà chăm lo riêng cho bộ lông của mình!” Là cha đẻ của chủ thuyết cộng sản, nên Karl Marx đã nhìn thấu tâm can những người cộng sản như thế.

Quay trở lại thành phố đang bị đóng cửa. Mặc cho dân tình ngơ ngác, đàn bò lãnh đạo vẫn đang gặm cỏ, loại cỏ nhập từ nước ngoài, rất ngọt. Chúng chăm chỉ ăn để lấy sức suy nghĩ thêm vài nghị quyết chống dịch nữa.

Dưới ánh nắng gay gắt của một ngày ngăn sông cấm chợ, những cái đầu bò rồi cũng chỉ cao hơn ngọn cỏ một chút thôi.
phidao
Posts: 140
Joined: Sun Sep 30, 2012 7:29 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by phidao »

Image

Tại sao nói dối và tin đồn dễ tin hơn sự thật?
Lê Tây Sơn
18 tháng 7, 2021

Não chúng ta được lập trình để cho phép những lời dối trá trở thành đáng tin cậy ở một mức độ đáng ngạc nhiên. Một câu chuyện kể có lớp lang thứ tự dù là bịa đặt sẽ có sức thuyết phục lớn hơn những câu chuyện thực nhưng được kể lại một cách manh mún.

Từ tin đồn chuối ăn thịt

Nếu bạn cần bằng chứng về sự cả tin của con người thì hãy xem lại cuộc tấn công của tin đồn “chuối ăn thịt” (flesh-eating bananas) cách nay không lâu. Tháng Một 2000, một loạt email cho biết chuối tươi nhập bị nhiễm mầm bệnh hoại tử “necrotizing fasciitis”, một dạng bệnh hiếm làm cho da phồng lên những mụn dộp đỏ trước khi phân rã và tróc ra đến tận xương. Theo các email này, Cơ quan quản lý thực-dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cố che giấu thảm hoạ để tránh gây ra cơn hoảng loạn của dân chúng. Đối mặt với lời đe doạ, nhiều người nhận email được khuyến khích hãy phát tán ngay tin này đến gia đình và bạn bè. Dĩ nhiên, tin đồn là vô lý.

Tuy nhiên, đến ngày 28 Tháng Một, sự quan tâm đã đủ lớn để Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Bệnh lây Mỹ (CDC) đưa ra thông báo phủ nhận hoàn toàn tin đồn. Quá trễ! Thay vì trấn áp tin đồn, họ chỉ đổ thêm dầu vào lửa. Trong vòng vài tuần, CDC nghe được rất nhiều cú gọi điện yêu cầu giải đáp khiến cơ quan phải thành lập đường dây nóng về chuối. Nhưng thông tin bị bóp méo, cắt xén đến nỗi nhiều người bắt đầu xem CDC chính là… nơi phát xuất tin đồn! Thậm chí cho đến hôm nay, thỉnh thoảng lại có một tin đồn mới làm sống lại nỗi lo sợ này dù không ai rõ chúng xuất phát từ đâu và chưa bao giờ được chứng minh.

Vụ chuối nhiễm bệnh hoại tử có thể chỉ là chuyện khôi hài chốc lát, nhưng cách não chúng ta tin vào các tin đồn “như thật” có thể tạo ra nhựng hậu quả nghiêm trọng không lường trước được. Chúng ta có thể cười khi đọc được một thuyết hoang đường về người ngoài hành tinh hay những gì tương tự về ca sĩ lão Paul McCartney, ca sĩ trẻ Miley Cyrus và nữ diễn viên sexy Megan Fox.

Tất cả đều cho là đã bị giết và được thế thân bằng người khác. Nhưng thật không may bộ não con người có vẻ như được lập trình để chấp nhận những lý lẽ, giải thích êm tai, dù là đơm đặt nên đã tạo cơ hội cho sự dối trá phát tán và dễ được tin như thật. Ví dụ có người tin rằng HIV/AIDS là vô hại và chỉ cần bổ xung vitamin là có thể chữa được căn bệnh thế kỷ này! Rồi thảm kịch 11 Tháng Chín là “kịch bản của chính phủ Mỹ” để có cớ chống Hồi giáo và xâm nhập, hoặc đội nón có lót lớp giấy thiếc sẽ giúp vô hiệu hóa chiếc máy đọc tư tưởng của FBI!

Phẫu thuật sự cả tin của con người

Tại sao có nhiều người cả tin vào những tin đồn mà chứng cứ không có hoặc không bao giờ có? Và tại sao chúng ta càng cố gắng phủ nhận nó càng làm nó phát tán hơn theo lối lập luận “không có lửa sao có khói?”. Câu hỏi trên không liên quan gì đến trí thông minh, vì ngay cả những người từng thắng giải Nobel cũng có lúc tin vào các lý thuyết kỳ cục và không có cơ sở. Tuy nhiên, nhiều tiến bộ trong nghiên cứu tâm lý mới đây có thể đưa ra câu trả lời. Kết quả nghiên cứu cho thấy không khó khăn gì để “xây dựng” một tin giả đánh lừa được bộ lọc của não.

Một giải thích cho hiện tượng dễ tin vào tin đồn là sự vắng mặt của nhận thức. Để tiết kiệm thời gian và năng lượng, não chúng ta thường sử dụng trực giác và linh cảm thay cho việc phân tích thấu đáo các tin đồn. Ví dụ, khi được mời trả lời nhanh câu hỏi “Bao nhiêu loài thú được Moses đưa lên con tàu khổng lồ Ark trong cơn đại hồng thuỷ?”, hoặc câu hỏi “bà Margaret Thatcher là tổng thống của nước nào?”. Từ 10-50% người được hỏi không biết Noah mới chính là người xây dựng con tàu Ark chứ không phải Moses và bà Margaret Thatcher là thủ tướng chứ không phải tổng thống.

Nguyên nhân chính là họ phản ứng quá nhanh đến nỗi quên đi những từ “bẫy” trong câu hỏi. Hai từ bẫy ở đây là “Moses” và “tổng thống”. Các nhà khoa học thường dùng từ “Ảo giác Moses” để minh họa cho việc chúng ta dễ dàng bỏ sót các chi tiết “bẫy” trong câu hỏi mà chỉ chú ý đến các chi tiết đặc biệt “bao nhiêu loài thú?” và “tổng thống nước nào?”. Làm như con người không hề quan tâm đến tính hợp lý của nội dung khi chấp nhận hay bác bỏ tin đồn mà chỉ đơn thuần dựa vào cảm tính và đánh giá vội vàng. “Ngay cả khi có thể truy bằng chứng, chúng ta vẫn dựa vào cảm tính và trực giác là chính” – bà Eryn Newman thuộc Đại học Southern California, người từng nghiên cứu sâu về sai lầm trong việc đón nhận thông tin của con người, nói.

Phương pháp đối phó với tin đồn

Dựa vào nghiên cứu của mình, Newman cho biết phản ứng của chúng ta trước tin đồn thường xoay quanh năm câu hỏi đơn giản: 1/ Tin đồn đến từ nguồn đáng tin cậy? 2/ Những người khác cũng tin nó? 3/ Có nhiều bằng chứng để hỗ trợ nó? 4/ Nó có phù hợp với đức tin của tôi? 5/ Và cuối cùng là tin đồn có thú vị không?

Phản ứng của chúng ta trước năm câu hỏi này luôn bị chi phối bởi những tình tiết không thật và đơm đặt. Con người có xu hướng tin vào những gì người thân của mình cũng tin. Điều này có nghĩa là mức độ tin cậy sẽ tăng lên khi có nhiều người thân, bạn bè cùng tin nó, cho dù họ không phải nhà phân tích hoặc có khả năng phân biệt đâu là thật đâu là giả – Newman nói – Nếu tin đồn được kể lại suôn sẻ, mạch lạc không va vấp thì nó sẽ được “mặc định” là… đáng tin cậy. Giáo sư Stephan Lewandowsky thuộc Đại họ Bristol ở Anh cũng đồng ý như thế. “Cơ may được tin càng cao khi tin đồn càng đánh trúng vào tâm lý: cái gì cũng phải có nguyên nhân của nó” – ông nhận định. Trong một nghiên cứu mới đây, Newman đưa cho những người tham dự một bài viết giả khẳng định một ca sĩ rock nổi tiếng đã chết.

Người nghe dễ tin hơn nếu bài viết có đăng kèm hình ảnh của ca sĩ đó. Lý do là bức ảnh khơi dậy nhận thức và tạo ra độ tin cậy cao, át cả sự can thiệp của lý trí. Sự thẩm định càng dễ và độ tin cậy càng cao nếu nhân vật trong câu chuyện càng quen thuộc. Nhờ các khám phá trên, chúng ta bắt đầu hiểu tại sao nỗi sợ nhiễm bệnh khi ăn chuối tươi lại lan tràn nhanh sau tin đồn. Thứ nhất, email được gửi từ những bạn bè nên càng đáng tin cậy. Một số còn kèm theo hình ảnh photoshop. Trong khi đó, những giải trình và bác bỏ của FDA và chính phủ được làm một cách máy móc, khô cứng đến nỗi bị xem là “cố tình ém nhẹm sự thật”.

Chính vì thế mà đến nay vẫn có người tin Elvis Presley hay Marilyn Monroe còn sống, chính phủ Mỹ đang giam giữ người ngoài hành tinh hoặc coronavirus là do đảng Dân chủ Mỹ tạo ra! Tình trạng tạm mất khả năng nhận thức đúng của con người đã giải thích tại sao tất cả nỗ lực được sử dụng để bác bỏ một tin đồn hay giả thuyết đều bị thất bại ngoạn mục. Số người tin vào nó có khi không giảm mà còn tăng. Sự tham gia của chính quyền càng kích thích niềm tin. Một số thí nghiệm thực địa cho thấy tin đồn chỉ được hóa giải phần nào khi có ai đó bị buộc tội.

Trí nhớ của chúng ta có những khoảng trống và thông tin mất theo thời gian nên việc đánh giá tin đồn dựa vào trí nhớ thường rất khó khăn. “Tin đồn dễ được chấp nhận vì nó là cách tốt nhất để quên đi hay lấp đầy lỗ hổng của trí nhớ. Não đã được lập trình để tin mặt trăng kiến tạo bằng đá, nếu ai đó bảo nó làm bằng thứ khác, dù có cơ sở chứng minh, đa số vẫn cho đây là lời nói dối” – Lewandowsky nói. Khi người ta tung tin vaccine MMR ba trong một chống lại các bệnh sởi, quai bị và rubella (sởi Đức) có thể gây ra chứng tự kỷ với lý giải rất bài bản thì muốn đánh đổ nó, chúng ta cũng phải có bài viết bài bản tương tự với hình ảnh đi kèm, và củng cố bằng việc đưa kẻ tung tin giả ra tòa. Còn nếu không thì sự cả tin rất khó đánh bại.
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by tramthaiha »

Sài Gòn chống dịch: Hết thuốc chữa!
July 30, 2021

Hiếu Chân/Người Việt
Những ngày Tháng Bảy này, người xa quê không khỏi đau đớn khi nhìn về thảm cảnh dịch giã ở quê nhà. Sài Gòn, Sài Gòn thân yêu đã thực sự “vỡ trận.”
Image
Cảnh sát giao thông kiểm tra người dân ra đường tại giao lộ Bạch Đằng-Xô Viết Nghệ Tĩnh, Sài Gòn. (Hình: Minh Hòa/Tuổi Trẻ)
Những hình ảnh tưởng không bao giờ thấy trên báo chí nhưng nay lại hiển hiện: Hàng ngàn người gồng gánh trên xe gắn máy, xe đạp tìm cách rời khỏi thành phố – nơi từng là đất lành dung dưỡng họ; những hàng xe cứu thương dài dằng dặc chở tử thi từ các bệnh viện, khu cách ly đến trung tâm hỏa thiêu ở nghĩa trang Bình Hưng Hòa; những gương mặt thất thần trên đôi bàn tay chìa ra nhận hộp cơm cứu trợ sau nhiều ngày đói lả… Nhiều hình ảnh nhìn mà mắt cứ nhòa đi.

Không có từ ngữ nào có thể mô tả được nỗi đau thương, tuyệt vọng và phẫn uất của người Sài Gòn những ngày này trong vòng vây của giới nghiêm, phong tỏa, cách ly giữa lúc dịch bệnh và bạo quyền.


Một tháng trước, ngày 29 Tháng Sáu, trên trang báo này, chúng tôi đã có bài “Việt Nam chống dịch COVID-19: Tham lam và độc ác!” vạch trần những thủ đoạn tàn bạo của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam với nhận định: “một chính quyền vừa bất tài vừa tham lam và ngu dốt trong cuộc chống dịch, mà những chính sách tàn bạo của họ đang đẩy cả đất nước vào thảm trạng khó cứu vãn nổi.”

Bây giờ thì thảm trạng đó đang hiển hiện, ngày càng bức bối và thê thảm. Theo truyền thông trong nước, Sài Gòn, tính đến sáng 30 Tháng Bảy đã có 85,288 trường hợp nhiễm COVID-19, có 1,057 bệnh nhân tử vong vì COVID-19. Đây mới chỉ là con số thống kê của nhà cầm quyền, con số thực tế có thể cao hơn vài lần; và từ con số đó ta có thể hình dung ra nỗi tang thương của nhiều gia đình ở thành phố hiện nay.

Trong một tháng qua, đã có nhiều tiếng nói của các y bác sĩ, trí thức trong nước yêu cầu nhà cầm quyền thay đổi biện pháp chống dịch, nhưng những tiếng nói đó hầu như rơi vào những cái lỗ tai điếc. Ông Đỗ Duy Ngọc, một nhà báo tự do, viết: “Nhà nước nên tìm ra giải pháp tốt hơn là ra lệnh cấm đoán và giới nghiêm. Càng siết mạnh càng gây hoang mang và âu lo. Bữa cơm càng lúc càng vơi dần đi vì không còn phương sinh kế, ức chế vì bị tù túng và bế tắc vì không kiếm ra tiền mua rau gạo. Những thứ ấy khiến cho người dân dễ sinh ra bất mãn và có những hành vi thiếu kiểm soát.” Nhưng có nhà nước nào nghe!

Cho đến nay nhà cầm quyền vẫn chỉ chống dịch bằng biện pháp đàn áp: cách ly, phong tỏa, cấm đoán và giới nghiêm. Chuyện đó không lạ vì bản chất của chính quyền Việt Nam là công an trị. Ông Phạm Minh Chính, thủ tướng, và ông Nguyễn Văn Nên, bí thư Thành Ủy, chẳng phải đều là tướng công an chuyển nghề đó sao. Với những kẻ cầm quyền như vậy, biện pháp ưu tiên hàng đầu là “chuyên chính,” là giới nghiêm và trấn áp nặng tay để không ai còn dám ra đường tụ tập biểu tình đòi quyền sống, quyền tự do – như chuyện vừa xảy ra ở nước Cuba Cộng Sản “đồng chí canh giữ hòa bình” của họ hôm Chủ Nhật, 11 Tháng Bảy.

Dù họ luôn miệng gào thét “chống dịch như chống giặc” nhưng thực tế cho thấy họ không sợ dịch mà chỉ sợ người dân vùng dậy lật đổ cái guồng máy kìm kẹp tàn bạo. Người dân vốn đã khốn khổ vì dịch bệnh, vì sinh kế đình đốn, lại phải đối đầu thường trực với những biện pháp hà khắc của nhà cầm quyền nên càng thêm bế tắc, đã đến mức không chịu đựng nổi. “Cùng tắc biến” là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.


Nhà cầm quyền Cộng Sản một mặt ra sức trấn áp bằng các chỉ thị gia tăng phong tỏa và cưỡng bức, mặt khác gia tăng bóc lột. Chưa bao giờ công an, dân phòng lúc nhúc ở các trạm gác mọc lên đầy dẫy để phong tỏa các khu dân cư lại nhiệt tình “phạt vạ” như hiện nay: Ra đường không có lý do chính đáng – phạt 2 triệu đồng ($87); đi giao hàng ngoài địa bàn quận cư trú – phạt 2 triệu đồng; đi mua hàng hóa “không thiết yếu” – phạt 2 triệu đồng… Người dân như chim trong lồng, cá trên thớt, lúc nào cũng phập phồng lo sợ bị nhiễm virus và bị những khoản phạt vạ quái gở mà nhà cầm quyền sẵn sàng trút lên đầu họ.

Để hình dung được người dân đã bị bóc lột đến mức nào chỉ cần biết trong bảy tháng đầu năm nay, nhà cầm quyền đã thu vào ngân sách 819.4 ngàn tỷ đồng ($36 tỷ), bằng 61% dự toán cả năm; trong đó thu từ các nguồn nội địa đạt 661.9 ngàn tỷ đồng ($28.5 tỷ), bằng 58.4% dự toán cả năm; bội thu gần 62,000 tỷ đồng ($2.7 tỷ).

Bảy tháng qua là thời kỳ dịch COVID-19 hoành hành, cao điểm là từ đầu Tháng Năm đến nay; hàng chục ngàn công ty, doanh nghiệp phải đóng cửa; hàng triệu người lao động bị mất việc; ngay cả các công ty nước ngoài lớn như Samsung, Intel cũng phải tạm ngừng sản xuất vì không thể thực hiện “ba cùng” (công nhân phải ở lại nhà máy, cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc) theo yêu cầu của nhà cầm quyền. Vậy thì lấy đâu ra số “bội thu” khổng lồ, câu hỏi không quá khó trả lời. Đã không xuất ngân khố ra hỗ trợ người dân lúc thiên tai địch họa mà còn ra sức vơ vét, vắt kiệt sức dân thì họa may chỉ có chính thể cộng sản độc tài đảng trị mới làm được!

Ông Đỗ Ngà, một người dùng Facebook ở Việt Nam, nhận xét: “Con số đã nói lên tất cả. Chính quyền này nó xem núi tiền trong ngân khố của nó quan trọng hơn số phận toàn dân. Đảng chỉ biết bóc lột toàn dân chứ chưa bao giờ biết hỗ trợ toàn dân. Người Việt kỳ vọng gì ở cái chính quyền ích kỷ này chứ? Đừng mơ!”

Mới đây, ông Nguyễn Thành Phong, chủ tịch thành phố, quyết định thành lập “Tổ tư vấn về chính sách phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế” với tám thành viên do Tiến Sĩ Vũ Thành Tự Anh, trường Chính Sách Công và Quản Lý Fulbright, Đại Học Fulbright Việt Nam, làm tổ trưởng. Danh nghĩa là tư vấn chính sách phòng chống dịch nhưng trong tám ông cố vấn chỉ có một ông là bác sĩ từ trường Đại Học Y Dược có thể có hiểu biết về chống dịch, ba ông giảng viên trường Fulbright chuyên về quản trị kinh tế, hai ông chuyên về nhu liệu điện toán (software) từ “khu công nghệ phần mềm” và hai ông từ trường luật. Nhìn vào thành phần cố vấn đủ thấy tổ tư vấn này không nhằm giúp chống dịch mà tìm cách phục hồi kinh tế – một chuyện nói cho vui thì được mà làm thì không khi đại dịch vẫn hoành hành, người dân chưa được chích ngừa đầy đủ để các cơ sở kinh doanh có thể yên tâm mở cửa hoạt động. Xem ra nhà cầm quyền vẫn không coi trọng việc chống dịch và bảo vệ sức khỏe, sinh mạng người dân, không thấu hiểu nỗi thống khổ mà người dân đang chịu đựng.

Nhà báo Phan Thị Châu, cựu phóng viên báo Phụ Nữ TP.HCM, chủ nhân chuỗi quán cơm từ thiện Nụ Cười ở Sài Gòn, viết: “Tôi đưa những tấm hình và clip mà nhân viên trong quán quay được để các ông, các bà ở trên cao xem đi. Xem, nếu không thấy lòng mình chùng lại, thương dân đói nghèo, để sửa đổi những quy định chưa hợp lý trong giai đoạn chống dịch lúc này đây thì quả… hết thuốc chữa!”

Quả thật là đã hết thuốc chữa; không phải chữa COVID-19 vì đã có vaccine viện trợ từ Mỹ, Nhật, Úc mà chữa cái bệnh vô tri vô cảm, cái bệnh tham lam và độc ác của chính quyền Cộng Sản ở Việt Nam. [qd]
thuytrieu
Posts: 92
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:09 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by thuytrieu »

Quy định 22 – Điềm báo ông Trọng sắp chết!
Ông Tư Sài Gòn
2 tháng 8, 2021

Image
Ông Trọng sợ nhất là về hưu, “nguyên” hay “cựu” Tổng bí thư vẫn bị xử tội theo quy định của chính ông.
Tốt nhất là ra quy định không được xử tội thằng đã chết! – Biếm họa: Ba Bui

Ngày 28 Tháng Bảy năm 2021, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng CSVN, đã ký Quy định 22- QĐ/TW về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Theo đó đảng viên vi phạm đã qua đời sẽ xem xét không xử lý kỷ luật, trừ trường hợp vi phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Thế nào là “vi phạm đặc biệt nghiêm trọng” thì không thấy giải thích.

Nói chung, quy định này cũng giống như tất cả những quy định khác của đảng, giúp củng cố quyền hành của đảng, nhằm dễ dàng thao túng chính quyền.

Chẳng hiểu ông Trọng nghĩ gì, khi đất nước đang gồng mình chống dịch, biết bao người dân chết, biết bao người nghèo đói hoa cả mắt, mà ông còn ngồi đó tính chuyện “mai mốt tao chết rồi thì tụi bay đừng hòng xem xét lỗi lầm rồi kỷ luật tao”.

Nghe như động thái dọn đường trước khi ông đảng trưởng về với “núi Các Mác, suối Lê Nin”.

Y như điềm gở!

Nhưng dù có chuẩn bị kỹ đến đâu, khi ông Trọng nằm xuống, các “đồng chí” của ông cũng có thể sửa đổi lại quy định này, hoặc cứ gán cho ông “vi phạm đặc biệt nghiêm trọng” là xong.

Ông chết rồi, họ không tha cho ông đâu, vì ông bị xem là tên đảng trưởng có nhiều kẻ thù nhất trong đảng.

Ông nhiều kẻ thù vì ông là tên đảng trưởng thù dai nhất. Chính vì thù dai, nên ông gây nhiều thù hận với các “đồng chí một thời” của ông.

Các thời tổng bí thư trước, có ai kỷ luật những người đã “hạ cánh an toàn” mang chữ “nguyên” trước chức vụ đâu. Hoặc chỉ làm chuyện đó âm thầm thôi, chứ không tung hê tên tuổi cho khắp bàn dân thiên hạ biết.

Đến thời của ông, ông lôi ra bằng hết những tên không cùng phe cánh, dù đã chuyển công tác, hay thậm chí về hưu, ra kỷ luật.

Tìm trên Google, chỉ cần đánh ba chữ “kỷ luật nguyên” thôi, đã tìm được hơn 53 triệu bài viết!

Kỷ luật “nguyên đồng chí” nhiều như thế, nhưng ông vẫn chưa hài lòng, vì nguyên Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng – “đồng chí” không đội trời chung của ông – vẫn “lọt lưới”.

Ông Trọng đã kỷ luật, bỏ tù, thậm chí giết chết hàng chục người thân tín của ông Dũng, nhằm tìm cách đưa ông Dũng vào tròng. Thế nhưng, dù bày ra hàng trăm âm mưu, vẫn không đưa ông Dũng vào tù được. Đó là điều ông Trọng không mong đợi, vì sợ sau này, khi ông chết đi, phe cánh ông Dũng lên nắm quyền sẽ “đào mồ” để kỷ luật ông.

Để không xảy ra chuyện kỷ luật đồng chí tổng bí thư về những sai phạm khi còn sống, ông ra Quy định 22 chặn đầu trước những kẻ phản phúc.

Ông không nghĩ dân gian có câu “vỏ quít dày có móng tay nhọn”. Khi ông chết, đảng trưởng chưa chắc đã cũng phe cánh với ông, hay sẽ bị áp lực của băng nhóm nào đó, sẽ hủy bỏ quy định kỳ quái của ông, rồi mang ông ra xét xử.

Khi ông chết, những kẻ thân cận nhất của ông hiện nay cũng phải tìm “chúa” khác mà thờ, chứ đâu bám vào cái xác chết thối rữa của ông được.

Rồi ông sẽ bị quả báo.

Những người bị ông giết oan uổng, hay những kẻ “chết cũng đáng” sẽ về đòi nợ ông, cho dù ông có ký hàng trăm cái quy định quái quỷ nào.
hoangphong
Posts: 381
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoangphong »

Image

Sài Gòn ngày phong tỏa thứ hai mươi tám
Đỗ Duy Ngọc
5 tháng 8, 2021

Hôm qua tôi có nói đến trường hợp của anh bạn tôi khi cầm giấy cho phép đi chợ, phải mất cả một buổi sáng mới vào được siêu thị. Nhưng rồi cũng chẳng có bao nhiêu hàng để mua, các quầy hàng đều trống, nhất là mặt hàng thịt và rau. Điều này trái ngược với các hình ảnh đầy ắp hàng hoá tươi ngon trong các cửa hàng thường xuất hiện trên báo đài hàng ngày.

Bây giờ trong dân gian thường có câu: Lên ti vi mà mua, lên ti vi mà lãnh. Có những sự thật diễn ra trong mùa dịch nhưng báo chí không nên đưa lên như cảnh trong các bệnh viện điều trị người bị dịch bệnh, cảnh người chết, cảnh đoàn xe chở những quan tài đi thiêu xác, cảnh những nỗi đau của bệnh nhân.

Những hình ảnh sẽ gây hoang mang trong nhân dân, gây dư luận không tốt, không nên đưa lên báo thì cũng đành. Còn những cảnh xếp hàng chờ đợi đến khi đến lượt thì các quầy hàng trống rỗng, báo chí nên có bài viết, bài phóng sự, hình ảnh để các cấp lãnh đạo có biện pháp tốt hơn, có giải pháp hay hơn trong việc cung ứng hàng hoá thiết yếu cho cuộc sống trong thời gian giãn cách kéo dài chưa biết lúc nào mới chấm dứt. Bởi đó là một sự thật mà người dân thành phố đang trải qua.

Nhiệm vụ của báo chí là phản ánh những hiện thực xã hội, có những hiện thực không tiện nói vì không có lợi, nhưng cũng có những sự thật phải phô bày để người dân còn tin vào các phương tiện truyền thông. Hiện thực việc thiếu thốn hàng hoá trong các siêu thị, cửa hàng được chỉ định là có thật. Hàng hoá, thực phẩm ở các tỉnh lân cận Sài Gòn dư thừa cũng có thật. Nhưng dân lại thiếu hàng. Những tắc trách và nguyên nhân đưa đến hiện tượng thừa thiếu đấy ai cũng thấy và ai cũng biết, chỉ có báo chí là tránh đề tài này vì nghĩ là nhạy cảm?

Việt Nam có 779 cơ quan báo chí trên cả nước. Trong số 779 cơ quan báo chí có 142 tờ báo, 612 tạp chí, 25 cơ quan báo chí điện tử độc lập và có 41,000 người hoạt động trong lĩnh vực nghiệp vụ này. Thế nhưng chưa thấy bài báo nào nói cho chính xác, thể hiện cho đúng những nhu cầu cấp bách của người dân khi thành phố bị giãn cách, cuộc sống bị xáo trộn.

Khi thành phố bị đại dịch, có những góc khuất của số phận bị bỏ quên, những khu nhà ở trong hóc hẻm sâu không được phát hiện, nhiệm vụ của người phóng viên là tìm đến, đưa tin để xã hội quan tâm giúp đỡ, nhà nước lưu ý để hỗ trợ. Lâu nay, những số phận hẩm hiu đó đều do dân tìm thấy, đưa lên mạng và đến khi đó báo mới nhảy vào khai thác, viết bài. Hệ thống báo chí thiếu năng động cũng như thiếu nhiệt tình trong trách nhiệm của mình.

Ngày nay, nhiều người không còn tin ở báo chí nữa. Hôm trước đăng bài toàn nói đến sự không hiệu quả của vaccine Tàu, đưa minh hoạ từ Indo, Thái Lan, Chile… Giờ thì quay ngoắt 180 độ, ca ngợi vaccine Tàu theo định hướng. Bản thân và gia đình tiêm chủng thuốc Mỹ, thuốc Anh nhưng viết bài kêu gọi mọi người chích thuốc Tàu. Chán nhỉ! Tôi không có ý kiến gì về Sinopharm, tôi cũng không kêu gọi tẩy chay hay khuyến khích mọi người chích hay không chích, đó quyền và cơ hội của mỗi người, nhưng tôi khinh những người sống hai mặt như thế.

Hiện nay, theo báo cáo của Sở Lao động, theo chuẩn của thành phố thì còn 3,767 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0.19% và 22,882 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 1.15% dân số thành phố. Giai đoạn 2016-2020, chuẩn nghèo của TP Hồ Chí Minh là hộ có thu nhập dưới 21 triệu đồng/năm (chuẩn quốc gia là dưới 10,8 triệu đồng/năm), hộ cận nghèo dưới 28 triệu đồng/năm (chuẩn quốc gia là 12 triệu đồng/năm).


Đó là con số thống kê trên những hộ gia đình đã định cư chính thức có hộ khẩu ở thành phố. Bên cạnh đó còn hàng ngàn người từ các nơi đến thành phố kiếm ăn, buôn bán hàng rong, làm công nhân, lao động làm thuê, tìm mọi cách kiếm kế sinh nhai. Họ cũng đều là hộ nghèo. Do đấy con số người nghèo ở thành phố không phải là ít. Người nghèo bình thường đã khó khăn, giật gấu vá vai, kiếm sống từng ngày, tay làm hàm nhai. Dịch bệnh kéo dài đã tước mất nguồn sống của họ, một số đã đành gạt nước mắt về quê, số còn lại sống trong điều kiện rất khó khăn rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng và nhà nước. Báo chí cần phản ánh những trường hợp đấy để cả xã hội góp tay vào giúp họ qua cơn túng quẫn.
Image
Nhiều người phải xếp hàng dài, chờ đợi nhiều giờ liền để mua thực phẩm. Ảnh: Phương Lâm (Zing.vn)
Lực lượng sinh viên các tỉnh đến thành phố học hành cũng không ít, tình cảnh của các sinh viên ấy cũng rất bi đát. Không tiền đóng học phí, không tiền trả tiền nhà trọ, không tiền để ăn uống qua ngày. Nếu không được báo chí hay cộng đồng đề cập đến, họ rất dễ bị bỏ quên.

Hàng xóm, người quen, bạn bè có thể giúp đỡ một thời gian ngắn chứ không giúp được mãi. Cánh cửa tương lai đang khép dần lại, những ước mơ, hoài bão đành xếp xó. Đau lắm! Người nghèo thiếu ăn, sức đề kháng yếu, rất dễ vướng bệnh tật và cũng dễ nhiễm virus. Lúc đấy đã nghèo còn gặp cái eo.

Hiện nay, ở Sài Gòn rất nhiều nhóm, nhiều hội đoàn thiện nguyện giúp đỡ rất nhiều cho những người nghèo khổ gặp khó khăn. Nhưng tất cả đều là những tổ chức nhỏ lẻ, tự phát, chỉ hoạt động trong một khu vực, một địa bàn nhất định.

Chúng ta thiếu những tổ chức từ thiện có tầm vóc hay có sự giúp đỡ của chính phủ để có thể toả rộng đến khắp nơi, đến với tất cả mọi người. Cho nên, trong mùa dịch dai dẳng này, sẽ có những số phận bị bỏ quên, những vùng đất bị bỏ sót. Và từ đó sẽ có những vùng hàng từ thiện ăn không hết, nhưng cũng sẽ có nhiều nơi không nhận được chút gì.

Ở thời điểm hiện tại, người dân mong ước các chợ được mở lại. Có thể không cần nhiều quầy với hàng hoá phong phú như xưa, chỉ cần thuận tiện mua bán, có chút hàng hoá phục vụ cho bữa cơm hàng ngày. Được như thế, đời sống sẽ giảm nhiều ức chế, không khí bớt căng thẳng hơn nhiều.

Ngày 5 Tháng Tám, Sở Công thương TPHCM cho biết, trong những ngày đầu Tháng Tám, 2021, Sở đã mở lại nhiều chợ truyền thống như chợ Bình Thới, chợ Thới An, chợ Hiệp Thành và chợ Phước Thạnh. Riêng trong ngày 4 Tháng Tám, hai chợ tại quận 10 là Nguyễn Tri Phương (25 tiểu thương) và Hòa Hưng (15 tiểu thương) cũng đã hoạt động trở lại, chủ yếu bán các mặt hàng thịt, cá, rau, củ các loại. Tính đến thời điểm hiện tại, thành phố có 33/237 chợ hoạt động. Số chợ tạm ngưng hoạt động là 204/237 chợ, bao gồm cả 3 chợ đầu mối.

Một số địa phương hiện đã đóng toàn bộ các chợ trên địa bàn gồm Thành phố Thủ Đức, quận 3, 4, 5, 6, 7, 8, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, huyện Hóc Môn, Nhà Bè. Một số chợ sau khi đóng để thực hiện các công tác phòng, chống dịch (như khử khuẩn, xét nghiệm, truy vết…) đã khôi phục hoạt động như: Chợ Kiến Thành, chợ Tân Đoàn Việt, chợ tạm ấp 4 Vĩnh Lộc A, chợ Hưng Long, chợ Thạnh Xuân, chợ Thái Bình, chợ Đa Kao, chợ Tân Thông Hội. Hi vọng những ngày tới, sẽ có thêm nhiều chợ được tiếp tục mở, hàng hoá sẽ được thông thương và phong phú hơn cho người dân đỡ mệt mỏi khi thực hiện bữa ăn hàng ngày.

Trong lúc cả nước từ lãnh đạo cho đến nhân dân đang lo âu vì dịch bệnh, lại có những quan chức và một số người tỉnh bơ vi phạm Chỉ thị 15 của chính phủ, ung dung vác gậy chơi golf và dính virus Vũ Hán. Theo thông tin từ cơ quan chức năng của TP Quy Nhơn, 4 trường hợp gồm: Ông Nguyễn Văn Dũng – Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bình Định, ông Nguyễn Công Thành – công tác tại Cục thuế tỉnh Bình Định và hai người khác (làm việc tại hai doanh nghiệp ở TP Quy Nhơn).

Bốn trường hợp kể trên tường trình từ ngày 31 Tháng Bảy đến 1 Tháng Tám, họ chơi tại một sân golf ở TP Quy Nhơn.

Tại đây, bốn người này có tiếp xúc gần với nhân viên sân golf và chị này có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày 3 Tháng Tám. Dù trước đó, UBND tỉnh Bình Định đã yêu cầu tạm dừng hoạt động quán ăn uống vỉa hè, hoạt động văn hóa thể thao, giải trí tại các điểm công cộng kể từ 0h ngày 1 Tháng Sáu. Từ ngày 1 Tháng Tám, tỉnh này cũng thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn toàn tỉnh theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ để phòng chống dịch COVID-19.

Quan chức kiểu này thì nên cho về vườn là vừa, cách chức tạm thời không phải là hình thức kỷ luật thích đáng. Loại quan chức vô cảm, vi phạm quy định của nhà nước thì phải xử thật nặng để làm gương và để dân còn chút lòng tin. Không thể có kiểu dân đen thì bắt tội mà quan chức thì ung dung. Xui là mấy ông này bị dương tính thì mọi người mới biết mấy quan vác gậy đi chơi, chứ không thì chẳng ai hay. Và trên cả nước, trong những ngày thê lương và dịch bệnh thế này, còn có biết bao quan chức ung dung, thảnh thơi đi chơi như mấy ông này.
Image
Ảnh chụp màn hình báo Thanh Niên
Hành vi này vừa xem thường kỷ cương phép nước, vừa vô nhân vì dịch bệnh đang nhiễm hàng trăm ngàn người, cũng đã có hàng ngàn người chết. Đội ngũ bác sĩ, y tá, điều dưỡng, tình nguyện viên căng mình đến kiệt sức, các ông lại vui chơi, hưởng thụ. Quan thời phong kiến mà lương tâm kiểu đó cũng bị người đời nguyền rủa huống chi là ông quan cách mạng. À mà quan cách mạng bây giờ sang nhỉ, toàn xe hơi, biệt phủ với chơi golf.

Lại nhớ đến truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của nhà văn Phạm Duy Tốn, bố của nhạc sĩ Phạm Duy. Truyện lên án gay gắt tên quan phủ là quan phụ mẫu cùng với đám nha lại đương vui cuộc tổ tôm ở trong đình mặc cho đê sắp vỡ và đám dân đen đang sầu thảm, lo âu do thiên tai đang ập đến cuốn nhà cửa, sinh mạng xuống sông. Đó là lối sống vô trách nhiệm đến mức tàn nhẫn của những người làm lãnh đạo. Thì ra luật chỉ dành cho dân đen đi mua bánh mì ăn cũng bị phạt, còn quan mang túi đi chơi thì chẳng sao, quan chức có luật dành riêng chăng?

Người ra đường tập thể dục, đi đường vì những nhu cầu thiết yếu đều bị phạt tiền và bị gọi là vô ý thức. Những người này còn bị Đài Truyền hình Quốc gia gọi là não loại bò sát, não thú. Một kiểu chửi vô văn hoá của Đài truyền hình trong chương trình Chuyển động 24h của VTV:

“Có một điểm chung của tất cả các vận động viên tại giải tranh tài “Vài môn phối hợp” của Hà Nội này đó là, họ không sợ Covid-19 thì phải. Tuy nhiên, nếu mà nghĩ rằng họ không sợ thì chưa được xác đáng cho lắm. Để mà hiểu rõ hơn thì có lẽ chúng ta phải nhìn vào bộ não con người. Về cơ bản thì não con người có thể chia thành ba phần như sau: phần thứ nhất là não bò sát, phần thứ hai là não thú và phần thứ ba là não người. Nỗi sợ của ba khu vực này cũng có những khác biệt riêng. Ở phẫn não bò sát thì nỗi sợ sẽ biến thành bản năng ngay lập tức và vô điều kiện, ví dụ như là nhìn thấy lực lượng chức năng thì chạy ngay chẳng hạn; ở phần não thú thì nỗi sợ sẽ chi phối hành vi của con người ở dạng cảm xúc, ví dụ như là “ở nhà chán quá hay là ra ngoài một tí xem nó như thế nào”; và cuối cùng ở phần não người, nỗi sợ sẽ đi kèm với tuy duy trừu tượng, với ý thức với trách nhiệm với những mối nguy có thể có trong tương lại. Vâng, tóm lại thì mỗi người lại đang dùng một phần não khác nhau để đối diện với covid-19 thế nên là mới có người ở nhà và có người ra ngoài không có lý do chính đáng”. (Trích từ VTV, Chuyển động 24h, 11h:15,ngày 31/7/2021)



Ai cho phép Đài VTV dùng những từ ngữ như thế? Và nhân danh cái gì mà Đài Truyền hình có quyền mạt sát người vi phạm như thế. Một lối lạm quyền, một kiểu phát ngôn vô văn hoá từ một cơ quan văn hoá của nhà nước. VTV phải có lời xin lỗi công khai trên hệ thống truyền thông dù không nói đến một cá nhân cụ thể nào nhưng kiểu nói năng như thế không bao giờ và tuyệt đối không được sử dụng trên hệ thống của một Đài Truyền hình Quốc gia.

Con số người nhiễm bệnh mấy hôm nay ở Sài Gòn đang là hàng ngang và đang có chiều hướng đi xuống. Tuy nhiên con số tử vong vẫn còn cao. Đó vẫn là nỗi lo. Số người nhiễm giảm chưa hẳn là cơn dịch đang dứt. Chính con số người chết mỗi ngày sẽ nói lên thực trạng. Và nỗi đau còn đó.
thuytrieu
Posts: 92
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:09 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by thuytrieu »

Những đám tang không người đưa tiễn
Phạm Thanh Nghiên
10 tháng 8, 2021

Image
Minh họa: Zinko Hein/Unsplash

Con hẻm chật chội thường ngày kẻ ra người vào va quệt vào nhau, bữa nay rộng hẳn. Thế lại đỡ cực cho mấy người khiêng hòm. Hàng xóm đóng cửa cố thủ trong nhà. Chiếc quan tài lầm lũi đi, không thấy cánh tay nào giơ lên dù là qua khe cửa, vẫy chào tiễn biệt người quá cố.

Dì Ba, em kế của má chồng tôi qua đời hai tuần trước. Hôm nhận được hung tin, hai vợ chồng tôi thảng thốt, và buồn. Nói thừa, người thân qua đời, ai chả buồn. Nhưng nỗi buồn thời phong tỏa, khác lắm. Tê tái, đeo đẳng mãi. Không nghe thấy tiếng khóc, nhưng tôi vẫn cảm nhận được cơn rầu rĩ, nét bần thần của con trai dì Ba lúc nói chuyện qua điện thoại:

– Má em bị mệt mấy hôm thì đi. May quá, không phải Covid chị ạ.


Chết mà vẫn… may. Sao lại có thứ nghịch lý trớ trêu như thế. Nhưng đúng là may thật. Cả xóm nhà dì Ba bị “giăng dây” suốt từ hôm 10 Tháng Bảy đến giờ là tròn một tháng, đã được thả đâu. Trước hôm dì Ba mất hai ngày, cả nhà đã làm xét nghiệm, không ai “dính” Covid cả. Dì lớn tuổi, đến khi phải về cõi, thì đi. Vậy thôi.

Nếu dì Ba chết vì Covid, người ta đã đến khuân xác đi, chẳng được để ở nhà. Nhưng người chết thì quan tâm gì đến chuyện may rủi. Cốt nhẹ phận mình, giũ bỏ được cái cuộc đời trầm luân này, là vui rồi. Cái chính là cho kẻ sống. Cả nhà vẫn còn tám người gồm cha con cậu Tâm, dì Út, hai con trai, con dâu và cháu nội của dì Ba sống chung với nhau trong một căn nhà chật chội. Trước mắt cứ thoát cảnh phải dắt díu nhau đi đến các khu cách ly tập trung là tốt rồi. Ai cũng sợ phải đánh cược với tính mạng mình bằng sự may rủi. Rồi thì mọi chi phí, từ cỗ quan tài cho đến tiền hỏa táng, chuyến xe đò tiễn đưa dì lần cuối, đều do nhà Chùa chi trả. Gia đình không phải mất đồng nào. Với lại cũng chẳng có tiền mà lo. Lỡ nhà Chùa không giúp, chắc phải đi vay mượn. Thời buổi khó khăn thế này, vay mượn ở đâu.

Dì Ba có hai người con trai đều hiếu thuận, thương yêu nhau hiếm thấy. Cậu con trai thứ hai đã lập gia đình và có hai con. Hơn mười năm trước, Trung làm chủ thầu xây dựng, thu nhập cũng khá. Không những lo được cho má, đủ nuôi vợ con, mà còn giúp đỡ người này người kia lúc khó khăn, hoạn nạn. Đùng một cái Trung mắc bệnh, hai mắt gần như mù hẳn. Thương em, thương cháu, Tân quyết định không lập gia đình nữa, ở vậy nuôi mẹ, đỡ đần cho em.

Từ khi Trung mắc bệnh, mọi chi phí, sinh hoạt hàng ngày đều trông chờ vào đồng lương còm cõi của Tân và của vợ Trung. Cuộc sống khó khăn suốt từ đầu năm ngoái khi cơn đại dịch ập đến, nay trở nên kiệt quệ vì lệnh phong tỏa. Nhưng có lẽ Trời thương, nên dì Ba ra đi nhẹ nhàng, con cái cũng không phải chạy vạy tiền nong để lo hậu sự. Coi như một sự bù đắp cho cuộc đời khổ cực của dì. Và phần thưởng vì sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của các con dì.

Buổi tối trước hôm đưa dì Ba đi hỏa táng, nhân viên Trại hòm gọi điện thoại hỏi:

– Nhà cần mấy chiếc khăn tang để chúng tôi chuẩn bị?

Tân trả lời:

– Anh mang giúp ba cái thôi, hai cho con trai, một cho cháu nội.

Sáng sớm hôm sau, dì Ba được đưa đi. Tính cả mấy chú khiêng quan tài, đám tang vỏn vẹn khoảng chục người. Thằng Sâm đầu đội khăn tang, bê bát nhang của bà nội đi trước. Bác Tân dắt ba nó đi theo sau, lần mò từng bước, chậm hơn cả tiếng thở dài. Người chết không có di ảnh. Thành phố bị phong tỏa, không còn cửa tiệm nào làm việc. Vả lại, khu nhà dì Ba bị giăng dây, chẳng thể ra ngoài mà trông cậy ai làm cho tấm hình thờ. Con hẻm chật chội thường ngày kẻ ra người vào va quệt vào nhau, bữa nay rộng hẳn. Thế lại đỡ cực cho mấy người khiêng hòm. Hàng xóm đóng cửa cố thủ trong nhà. Chiếc quan tài lầm lũi đi, không thấy cánh tay nào giơ lên dù là qua khe cửa, vẫy chào tiễn biệt người quá cố.

Đến cổng lò thiêu, xe dừng lại. Anh em nhà Tân, Trung vái má lần cuối rồi ra về. Bây giờ dì Ba phải nằm một mình trong chiếc quan tài và chờ đợi. Đông người chết quá, không biết bao giờ mới đến lượt dì.

Sinh thời, dì Ba có tâm nguyện sau khi chết sẽ được hỏa thiêu, tro cốt đem rải xuống sông cho mát mẻ. Lẽ thường, nhận tro cốt xong cũng phải rước má về nhà thờ cúng ít hôm cho phải đạo. Nhưng do việc đi lại bị cấm đoán, xin xỏ khó khăn nên từ khu lò thiêu, Tân ôm hũ tro của mẹ rải ra sông rồi mới về nhà. Thế cũng xong một kiếp người.

Đám tang anh P. cũng vậy, buồn thắt ruột. Thì cũng như đám của dì Ba, tính cả đội ngũ khiêng quan tài, đâu khoảng chục người. Hơn được tấm di ảnh để thiên hạ biết người chết là ai. Gớm, lôi “thiên hạ” vào để tự vỗ về nhau, cho dịu bớt cái nghịch cảnh chia cắt, cái thân phận bị trói buộc của mình, của người trong thời đại dịch. Khu xóm đạo nhà anh P. không bị phong tỏa, một vài người hàng xóm thò đầu ngó ra cửa, ngậm ngùi nhìn theo chiếc quan tài đi ngang qua, miệng thì thầm lời kinh cầu nguyện.

Những ngày cuối cùng của anh P. là một cuộc đợi chờ mòn mỏi, vô vọng. Căn bệnh ung thư bòn rút hết da thịt anh, đến nỗi hai hốc mắt như bị kéo rộng ra, sâu hoăm hoắm trên gương mặt chỉ còn ngổn ngang xương xẩu. Chưa được gặp vợ chồng người em trai út, anh không nhắm mắt được. Cơn hấp hối cứ kéo dài mãi, làm đau cả người sống lẫn người sắp chết. Tiếng gọi “Tí ơi” đầy thân thương thuở nào hồi hai anh em còn nhỏ dại, giờ lịm dần, lịm dần rồi tắt hẳn trên khóe môi người đàn ông nay đã ngoài 50 tuổi.



Vợ chồng “thằng Tí” không ở đâu xa, chỉ cách đó vài cây số mà không về được. Khi người ta nhân danh lệnh phong tỏa, giãn cách để kết luận “bánh mì không phải lương thực”, khi bác sĩ nhận lệnh điều động của nhà cầm quyền thành phố đi tiêm vaccine cho dân bị ách lại tại trạm kiểm soát với lý do “Chỉ thị 16 không cần y tế” thì việc về thăm người thân đang hấp hối liệu có được chấp thuận?

Dẫu sao, dì Ba, anh P. cũng được chết ở nhà, có người thân đưa tiễn. Đỡ tủi. Nhiều cảnh còn thảm thương, bi đát gấp bội lần. Hôm nay, tôi “được” (chữ “được” phải bỏ vào ngoặc kép) xem một đoạn video ghi lại cảnh người ta đang chuẩn bị đưa thi thể của một người chết vì Covid-19 vào quan tài. Không biết người chết là nam hay nữ, nhưng được bọc kín trong tấm vải liệm màu vàng. Đoạn video chỉ vài chục giây đã khiến người xem rùng mình, kinh hãi và xót xa.

Tại các khu cách ly tập trung, nhiều bệnh nhân Covid-19 không bao giờ còn có cơ hội được trở về. Hoặc phải về nhà trong những bình tro không biết có phải là của mình không nữa. Trước khi chết, họ phải vật lộn với sự đau đớn, sợ hãi, tuyệt vọng và nỗi cô đơn tận cùng. Còn gì kinh khủng hơn khi cảm nhận được cái chết đang đến với mình, với người xung quanh mình. Mỗi ngày, người ta lại chứng kiến nhiều hơn hình ảnh các thi thể bị bó trong bao nilong, những chuyến xe ô-tô chở 4,5 quan tài nối thành hàng dài đến các lò thiêu mà khiến bao người bị ám ảnh. Những cái chết như thế, làm gì có đám tang. Mà có, chắc chẳng ai đưa tiễn.

Ôi! Sài Gòn nhuốm màu đau thương. Sài Gòn vương mùi tử khí.

Sài Gòn, 10 Tháng Tám 2021
bichphuong
Posts: 633
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by bichphuong »

Kabul thất thủ, thế giới nói gì về chính sách của Hoa Kỳ?
Hiếu Chân
15 tháng 8, 2021


Image
Lực lượng an ninh Afghanistan tuần tra ở Kabul hôm Chủ nhật 15-08-2021.l Trong một tuyên bố Taliban nói họ không có ý định vào Kabul “bằng vũ lực hoặc chiến tranh mà thương lượng với bên kia để tiến vào một cách hòa bình. Ảnh Haroon Sabawoon/Anadolu Agency via Getty Images

Thủ đô Kabul thất thủ, bước tiến nhanh chóng của Taliban trên khắp Afghanistan đã gây kinh ngạc cho toàn thế giới và làm dấy lên những nỗi nghi ngờ về độ tin cậy của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Ngay cả những đồng minh thân cận nhất của Mỹ cũng đưa ra những lời chỉ trích gay gắt, trong khi các đối thủ Nga và Trung Quốc không giấu nỗi hả hê. Báo The Washington Post điểm một số bình luận quốc tế.

Sáng Chủ nhật 15 tháng Tám, khi các chiến binh Taliban tiến vào Kabul mà không gặp sự kháng cự đáng kể nào, Tổng thống Ashraf Ghani đào thoát ra nước ngoài và Hoa Kỳ cố gắng sơ tán công dân của mình, cộng đồng quốc tế đã hết sức lo ngại Afghanistan một lần nữa lại có thể trở thành nơi trú ẩn cho các tổ chức khủng bố, gây ra một thảm họa nhân đạo lớn và kích hoạt một cuộc di cư tị nạn mới.

Các đồng minh của Hoa Kỳ phàn nàn họ đã không được tham vấn đầy đủ về một quyết định chính sách có khả năng gây rủi ro cho lợi ích an ninh quốc gia của chính họ – trái với lời hứa của Tổng thống Biden rằng Hoa Kỳ sẽ thảo luận và tìm tiếng nói chung với các đồng minh trong những vấn đề toàn cầu.

Và nhiều người trên thế giới đang tự hỏi liệu họ có thể dựa vào Hoa Kỳ, tin vào cam kết lâu đời của Hoa Kỳ duy trì an ninh trải dài từ châu Âu đến Đông Á hay không.

***

Anh Quốc là đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ, đã đóng góp lớn nhất và chịu số thương vong cao nhất sau Hoa Kỳ trong cuộc chiến do Hoa Kỳ dẫn đầu ở Afghanistan. Hôm Chủ nhật, các chính trị gia Anh đã chỉ trích thẳng thừng việc rút quân của Washington, một điều được coi là bất thường trong quan hệ Anh-Mỹ.

Ông Tobias Ellwood, người phụ trách Ủy ban Quốc phòng trong Quốc hội Anh, nói rằng chính sách đối ngoại của Tổng thống Biden, hứa hẹn sẽ xây dựng lại các liên minh và khôi phục uy tín của Hoa Kỳ vốn bị giảm sút dưới thời chính quyền Trump, nay lại bị tổn hại nghiêm trọng do sự sụp đổ của Afghanistan. “Có chuyện gì đã xảy ra với chính sách ‘Nước Mỹ đã trở lại’?” ông Ellwood nêu câu hỏi.

Ellwood nói: “Mọi người đang hoang mang khi thấy sau hai thập niên can thiệp, một cường quốc công nghệ cao và hùng mạnh đang rút lui và giao đất nước lại cho những kẻ mà họ đã đánh bại. Thật là trớ trêu. Làm sao có thể nói nước Mỹ đã trở lại khi chúng ta đang bị đánh bại bởi một lực lượng nổi dậy chỉ có súng phóng lựu, mìn và AK-47?” ông Ellwood nói.

Rory Stewart, từng là Bộ trưởng Bộ Phát triển quốc tế Anh trong chính phủ của Thủ tướng Theresa May, nhận định, khả năng quân sự và vai trò bảo vệ các nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ một lần nữa đang bị đe dọa. “Nền dân chủ phương Tây dường như là nguồn cảm hứng cho thế giới, ngọn hải đăng cho thế giới, nay đang quay lưng lại”, ông Stewart nói.


Trong bình luận hôm thứ Sáu, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace đã dự đoán về một cuộc nội chiến và sự trở lại của al-Qaeda, tổ chức khủng bố đã thực hiện cuộc tấn công Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng Chín năm 2001, từ đó thúc đẩy sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Afghanistan. “Tôi cảm thấy đây không phải là thời điểm thích hợp để đưa ra quyết định thích hợp”, ông Wallace nói với đài Sky News. “Tất nhiên al-Qaeda có thể sẽ quay trở lại, và chắc chắn là al-Qaeda sẽ thích có một nơi dung dưỡng như vậy để lót ổ”. “Về mặt chiến lược, [thất bại ở Afghanistan] gây ra rất nhiều vấn đề, và với tư cách là một cộng đồng quốc tế, tình hình rất khó khăn … với những gì chúng ta đang thấy ngày nay”, ông Wallace nói thêm. Cùng suy nghĩ với Bộ trưởng Wallace, một số chuyên gia quân sự lo ngại Afghanistan sẽ lại trở thành nơi mà các tổ chức khủng bố chiêu mộ chiến binh Hồi giáo, huấn luyện và tính toán các âm mưu tấn công khủng bố ở khắp mọi nơi trên thế giới, nhất là ở các quốc gia phương Tây theo Thiên Chúa giáo.

Tại Đức, bà Cathryn Clüver Ashbrook, Giám đốc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, nói rằng cách thức và việc thực hiện cuộc rút quân của người Mỹ đã khiến các nước đồng minh cảm thấy bị phản bội. Chính phủ Đức, đã rút quân hồi tháng Sáu và đang di tản đại sứ quán khỏi Kabul, cố gắng kiềm chế để không đưa ra lời chỉ trích công khai đối với chính phủ Mỹ. Nhưng theo bà Clüver Ashbrook, một số quan chức và nhà lập pháp Đức đang sôi sục tức giận trước việc Washington không tham vấn với Berlin trước khi hành động. Đức hết sức lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc di cư của người tị nạn Afghanistan tương tự như làn sóng năm 2015 khi hơn một triệu người di cư, trốn tránh cuộc chiến ở Syria, đã tràn vào châu Âu, đa số tìm tới nước Đức.

“Chính quyền Biden lên cầm quyền với lời hứa hẹn một cuộc trao đổi cởi mở, minh bạch với các đồng minh. Họ nói rằng mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương sẽ là then chốt. Nhưng thực tế, họ đang chơi trò chót lưỡi đầu môi đối với mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương và họ vẫn tin các đồng minh châu Âu sẽ đi theo các ưu tiên của Hoa Kỳ,” bà Clüver Ashbrook nói thêm.

***
Image
Kabul ngày 15 Tháng Tám 2021: người dân xếp hàng trước ngân hàng AZIZI để hối hả rút tiền khi hệ thống ngân hàng Afghanistan trong tình trạng khủng hoảng thiếu tiền mặt (ảnh: Haroon Sabawoon/Anadolu Agency/Getty Images)

Các đồng minh Ả Rập của Hoa Kỳ, vốn từ lâu tin tưởng quân đội Mỹ sẽ hỗ trợ họ trong trường hợp bị Iran tấn công, nay cũng đối mặt với câu hỏi liệu họ có thể dựa vào Hoa Kỳ hay không. Riad Kahwaji, người đứng đầu công ty tư vấn an ninh Inegma tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), nơi đóng một trong những lực lượng quân sự lớn nhất của Mỹ ở Trung Đông, cho biết: “Những gì đang xảy ra ở Afghanistan đang gióng lên hồi chuông cảnh báo ở khắp mọi nơi… Niềm tin vào Hoa Kỳ với tư cách là một đồng minh đã bị nghi ngờ trong một thời gian. Chúng tôi thấy người Nga đang chiến đấu tới cùng để bảo vệ chế độ Assad [ở Syria], còn bây giờ người Mỹ đang rút quân và để lại một cuộc hỗn loạn lớn ở Afghanistan,” ông Kahwaji nói.

Bà Clüver Ashbrook nhận xét thêm rằng kế hoạch của Tổng thống Biden nhằm xây dựng một liên minh các nền dân chủ để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga cũng đang bị nghi ngờ, khi phương Tây không còn sự hiện diện đáng kể ở Trung Á.

***

Các đối thủ của Hoa Kỳ cũng tỏ ra mất tinh thần. Các nhà bình luận phương Tây nhận định rằng, đối với Trung Quốc và Nga, sự ra đi của quân đội Hoa Kỳ ở Afghanistan mang lại cơ hội cũng như không ít lo ngại.

Trung Quốc – được cho là kẻ hưởng lợi nhiều nhất từ sự sụp đổ của Afghanistan và đã sớm mời các quan chức Afghanistan sang Trung Quốc để thảo luận hợp tác, lại bày tỏ nỗi lo ngại rằng sự trỗi dậy của một chính phủ Hồi giáo cực đoan ở biên giới phía tây của họ sẽ làm gia tăng tình trạng bất ổn ở tỉnh Tân Cương, nơi Bắc Kinh đã thực hiện chính sách đàn áp toàn diện đối với người Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo – chính sách bị phương Tây tố cáo là gây ra “tội diệt chủng”.

Đại tá Ngô Khiêm (Wu Qian), Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, hồi đầu tháng này nói rằng Washington “phải chịu trách nhiệm không thể né tránh đối với tình hình hiện tại ở Afghanistan. Họ không thể ra đi và để lại gánh nặng cho các nước trong khu vực.”

Cả Moscow và Bắc Kinh đều đã tiếp đón các phái đoàn của Taliban trong những tuần gần đây với nỗ lực mở đường cho một tương lai khu vực không có người Mỹ. Nhiều quan sát viên cho rằng, thất bại nhục nhã của cuộc can thiệp kéo dài hai thập niên của Mỹ ở Afghanistan sẽ kích thích nỗ lực của Moscow và Bắc Kinh trong việc thuyết phục các chính phủ khác xa lánh Hoa Kỳ và tìm kiếm các mối quan hệ hợp tác ở nơi khác.

Trong một bài bình luận nhắm vào Hong Kong, Thời báo Hoàn cầu của đảng Cộng sản Trung Quốc đã dẫn ra trường hợp Afghanistan như một tín hiệu cho các nhà hoạt động dân chủ ở lãnh thổ này đừng tin vào những lời hứa lặp đi lặp lại của Mỹ sẽ “đứng về phía” Hong Kong. “Người ta đã chứng minh nhiều lần rằng cứ các chính trị gia Hoa Kỳ tuyên bố đứng về ai thì người đó sẽ gặp vận rủi, sẽ rơi vào tình trạng bất ổn xã hội và gánh chịu hậu quả trầm trọng”, tờ báo viết.

Ở Nga, Fyodor Lukyanov, Chủ tịch Hội đồng Chính sách Đối ngoại và Quốc phòng đồng thời là Tổng biên tập tạp chí Russia in Global Affairs, cho biết Nga đã bị sốc trước tốc độ sụp đổ của chính phủ do Mỹ lập ra ở Kabul. Ông nói, cuộc chiếm đóng Afghanistan kéo dài một thập niên của Liên Xô, kết thúc vào năm 1989, được nhiều người nhớ đến là một thất bại, khiến Nga không còn tâm trạng nào để tái hợp tác chặt chẽ với Afghanistan. Nhưng Lukyanov lưu ý, ít ra chính phủ do Liên Xô bỏ lại vẫn tồn tại ba năm sau khi Hồng quân Liên Xô rút lui. “Chúng tôi tin rằng thất bại của chúng tôi là trầm trọng, nhưng có vẻ như người Mỹ còn bị một thất bại còn lớn hơn”, ông Lukyanov nói.

***

Tuy nhiên, chính phủ Mỹ vẫn kiên trì với lựa chọn chính sách rút quân khỏi Afghanistan. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken vẫn bác bỏ những lời chỉ trích cho rằng việc rút quân khỏi Afghanistan làm tổn hại đến uy tín của Hoa Kỳ. Ông cho biết việc sa lầy vào một cuộc xung đột không vì “lợi ích quốc gia” sẽ gây ra thiệt hại hơn nhiều. Ông Blinken nói với đài CNN: “Hầu hết các đối thủ cạnh tranh chiến lược của chúng ta trên khắp thế giới đều không muốn gì hơn là chúng ta hãy ở lại Afghanistan thêm một năm, năm năm, 10 năm nữa và dành nguồn lực của chúng ta cho một cuộc nội chiến ở đó. Đơn giản là điều đó không phải là lợi ích của chúng ta.”

Đọc thêm:

$2,000 tỉ cho 20 năm cuộc chiến Afghanistan
Sự sụp đổ tất yếu của Kabul bắt đầu từ khi nào?
Afghanistan trước nguy cơ sụp đổ
hoangphong
Posts: 381
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoangphong »

Image


Tuyên cáo của Taliban từ Kabul

Đêm thứ Ba ngày 17 tháng 8 theo giờ địa phương, Taliban đã lần đầu tiên đưa ra các tuyên cáo kể từ sau khi xem như đã kiểm soát cả Afghanistan qua cuộc họp báo được tổ chức tại Kabul. Một vài điểm chính mà phát ngôn viên của Taliban là Zabuhullah Mujahid đã đưa ra hay trả lời theo sau:

- Taliban chúc mừng người dân Afghanistan đã được “giải phóng” sau 20 năm bị chiếm đóng và nói rằng “tự do và độc lập” là một quyền hợp pháp của mọi quốc gia.

-Taliban cam kết không để tổ chức nào dùng lãnh thổ của mình để tấn công lại bất cứ quốc gia nào khác, kể cả Hoa Kỳ. Cộng đồng quốc tế được bảo đảm là sẽ không bị gây nguy hại.

-Taliban không tìm cách trả thù với binh lính Afghanistan cùng những người đã làm việc cho Mỹ và đồng minh. "Mọi người đều được tha thứ", không có ai bị hại hay bị gõ cửa.

-Taliban không muốn có bất cứ nội thù hay ngoại thù, không muốn có thêm sự xung đột nào khác.

-Taliban sẽ tôn trọng nữ quyền theo khuôn khổ giáo luật Hồi giáo.

- Taliban cho phép các truyền thông tư nhân hoạt động độc lập nhưng không dùng để chống lại các giá trị dân tộc.
Tương lai sẽ trả lời cho những cam kết của Taliban. Tòa án quốc tế Hague ICC cùng các tổ chức nhân quyền cũng đồng thời ra tuyên cáo kêu gọi các bên can dự tại Afghanistan tôn trọng nhân quyền và sự an toàn của người dân, những vi phạm có thể bị truy tố trong tương lai.

Các cuộc di tản tại Kabul vẫn diễn ra an toàn và trật tự, đêm qua cả ngàn nhân viên sứ quán và gia đình, các công dân Hoa Kỳ cùng những nhân viên Afghanistan đã được di tản thêm. Phi trường Kabul không còn cảnh hỗn loạn như đôi ngày qua.

Giành lại được quyền lực trong tay chỉ là khởi đầu, Taliban cần sự đoàn kết và ủng hộ trong nước, cũng như sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cộng đồng quốc tế một khi điều hành Afghanistan.
Hãy đợi xem Taliban trở lại cùng quyền lực sau 20 năm sẽ như thế nào?


Nhã Duy
hoangphong
Posts: 381
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoangphong »

Sứ mệnh Afghanistan: Phương Tây thất bại, nhưng không phải chỉ là lỗi của riêng họ
16/08/2021

Tác giả: Matthias Naß

Vũ Ngọc Chi, dịch
Image
Từ đồn của họ ở tỉnh Balk, các binh sĩ của quân đội Afghanistan đang quan sát Taliban. Trong vòng vài ngày, những người Hồi giáo quá khích đã chiếm hết thành phố lớn này đến thành phố lớn khác.

Nguồn: Farhad Usyan/ AFP/ Getty Images
Mỹ và NATO không nên rút quân vội vàng như vậy. Nhưng người dân Afghanistan đã bị bỏ mặc bởi chính quân đội của họ và chính phủ tham nhũng.

Kabul đầu hàng. Chính phủ Afghanistan hứa hẹn một cuộc chuyển giao quyền lực trong hòa bình, vị tổng thống đã rời khỏi đất nước. Taliban có thể tiến vào thủ đô mà không cần giao tranh. Nhưng ngay cả khi không chiến đấu cũng sẽ có một cuộc thanh toán đẫm máu. Một tương lai kinh hoàng đang ở phía trước Afghanistan. Nhiều người Afghanistan, đặc biệt là nhiều phụ nữ, sẽ không tìm ra lối thoát, không con đường thoát chạy.



Đó là một khoảnh khắc khủng khiếp. Thế giới đứng ngoài nhìn choáng váng, khi Afghanistan một lần nữa nằm dưới sự thống trị của những phần tử Hồi giáo cực đoan. Trong vòng vài ngày, hết thành phố này đến thành phố khác rơi vào tay các chiến binh tôn giáo. Không ai, thật sự là không ai nghĩ rằng Taliban có thể tiến nhanh đến vậy. Lính chính phủ không chống lại họ mà hoảng sợ bỏ chạy. Và bỏ lại phía sau dân chúng lo sợ kinh hoàng.

Joe Biden có phải chịu trách nhiệm về thảm họa này không? Tổng thống Mỹ có gây ra sự sụp đổ với quyết định rút quân đội Mỹ khỏi Afghanistan cho đến ngày 11 tháng 9 năm 2021? Liệu sự hiện diện liên tục của các đơn vị tinh nhuệ của Hoa Kỳ, kết hợp với các cuộc không kích vào lực lượng Taliban đang tiến công, có ngăn cản được chiến thắng của họ? Không, sự kháng cự của quân đội từ bên ngoài có thể làm trì hoãn cuộc tiến quân, nhưng nó không ngăn cản được.


“Tôi sẽ không giao cuộc chiến này cho tổng thống thứ năm”

Đã từ lâu, Biden không còn tin rằng phương Tây có thể ổn định lâu dài Afghanistan. Ngay từ năm 2009, khi vẫn còn là Phó Tổng thống dưới thời Barack Obama, ông đã phản đối việc gia tăng mới lực lượng quân đội Hoa Kỳ. Ông không thấy một đối tác đáng tin cậy trong giới lãnh đạo chính trị ở Kabul. Tổng thống Mỹ đắc cử, Biden nói rõ rằng ông sẽ chấm dứt cuộc chiến dài nhất của nước Mỹ. Hiện ông đã khẳng định lại quyết tâm rút lui này, trong đó lưu ý đến trường hợp Kabul. “Tôi là tổng thống thứ tư có quân đội Mỹ ở Afghanistan – hai đảng viên Cộng hòa, hai đảng viên Dân chủ. Tôi sẽ không giao cuộc chiến này cho tổng thống thứ năm”.

Mỹ, được NATO hỗ trợ, đã can thiệp vào Afghanistan 20 năm trước vì một lý do cụ thể: Họ muốn lấy khu vực do Taliban bảo vệ được làm nơi ẩn náu cho tổ chức khủng bố Al-Qaeda, nhóm đã tấn công New York và Washington, DC vào ngày 11/9/2001. Mục tiêu này đã đạt được với cái chết của trùm khủng bố Osama bin Laden trễ lắm là vào năm 2011. Tuy nhiên, công cuộc xây dựng đất nước đã thất bại hoàn toàn – việc thiết lập các cơ cấu dân chủ, xã hội dân sự giúp phụ nữ ở Afghanistan trên hết được sống trong nhân phẩm và quyền tự quyết.


Không ai được quyền hạ thấp thiện chí và sứ mệnh đầy ấn tượng của tất cả những người đã cố gắng giúp Afghanistan trên con đường tiến vào thời đại hiện đại: Binh lính, những người giúp đỡ nhân đạo, bác sĩ và y tá, doanh nhân và nhà ngoại giao. Họ đã hy sinh bản thân rất nhiều, nhiều người đã trả giá cho nỗ lực của họ bằng cuộc sống của mình. Tuy nhiên, nước này hiện đang rơi trở lại chế độ chuyên chế Hồi giáo.

Đó chủ yếu hay chỉ là lỗi của phương Tây, nơi lẽ ra không bao giờ được phép can thiệp vào Afghanistan, vốn đơn giản là không có chỗ ở HinduKush (ND: khu vực dãy núi HinduKush bao gồm Pakistan và Afghanistan)? Người ta có thể tranh cãi như vậy. Nhưng cũng có nhiều ví dụ về nơi nhận được sự giúp đỡ, nơi mọi thứ đã thay đổi theo chiều hướng tốt hơn.

Nhưng những tiến bộ này trong trường học, bệnh viện, trường đại học và các phương tiện truyền thông dường như chỉ có thể thực hiện được với sự bảo vệ liên tục của quân đội. Người Mỹ – và cả người châu Âu – vẫn chưa sẵn sàng cho một sứ mệnh bất tận. Thật là lố bịch khi một vài chính trị gia lại yêu cầu can thiệp quân sự để đẩy lùi Taliban. Sẽ không có ủy quyền nào cho việc này, bất kể ở Washington, D.C., hay Berlin.

Quân đội đầu hàng Taliban mà không kháng cự

Tất nhiên, các hoạt động của Mỹ và NATO không nên kết thúc một cách vội vàng như vậy. Nhưng điều đó không thay đổi một vài sự thật cơ bản. Quân đội Afghanistan bao gồm 300.000 binh sĩ, ít nhất là trên giấy tờ. Ước tính chỉ có khoảng 75.000 chiến binh Taliban. Hoa Kỳ đã đầu tư khoảng 83 tỷ đô la vào trang bị thiết bị và đào tạo quân đội Afghanistan – nhưng cuối cùng quân đội này đã đầu hàng Taliban mà không kháng cự lại. Những người lính không muốn chiến đấu cho một chính phủ hoàn toàn tham nhũng, đôi khi thậm chí không cung cấp thức ăn cho họ tại địa điểm hoạt động của họ.

Việc kéo dài sự hiện diện của quân đội phương Tây thêm một, hai hoặc năm năm nữa sẽ không làm thay đổi sự phá sản của giới lãnh đạo chính trị ở Kabul. Không phải phương Tây đã bỏ rơi người dân Afghanistan, mà là chính phủ của chính họ không có khả năng để lãnh đạo quân đội.

Tuy nhiên, các nỗ lực phải luôn được thực hiện để cung cấp viện trợ nhân đạo. Ngay cả tại Afghanistan, nơi Taliban hiện đang thiết lập lại chế độ chuyên chế của họ. Quyền con người được áp dụng phổ quát, không ai được phép đứng yên khi một dân tộc bị khuất phục và tước quyền. Nhưng sự trợ giúp từ bên ngoài chỉ có thể đến bằng vũ lực trong một trường hợp hoàn toàn ngoại lệ. Và nó cần những đối tác có năng lực, đáng tin cậy trong nước.

Đã đến lúc phải rút kinh nghiệm cho những sai lầm mắc phải ở Afghanistan. Hiện tại chủ yếu là nỗi đau buồn khi đối mặt với thảm kịch của sự thất bại.
thuytrieu
Posts: 92
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:09 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by thuytrieu »

Tại sao một số người Mỹ gốc Việt đến giờ vẫn còn cuồng Trump?
August 20, 2021


Trong số những người Mỹ gốc Á tại Hoa Kỳ, thì người Mỹ gốc Việt nổi bật ở một khía cạnh không giống những cộng đồng da màu khác, đó là sự ủng hộ điên cuồng dành cho một tên tệ hại có tên Donald Trump.

Và đa số họ là những người thuộc thế hệ thứ 1.

Và như vậy thì làm sao để những thế hệ thứ 2, thứ 3 có thể cố gắng làm được điều gì đó để thay đổi suy nghĩ của họ.
Hiện tại, hơn 2 triệu người Mỹ gốc Việt sống ở Mỹ, và khoảng 1,3 triệu người đủ điều kiện bỏ phiếu. Nhiều người đã là những người ủng hộ trung thành của Đảng Cộng hòa trong nhiều thập niên vì tin rằng đảng này là lực lượng mạnh mẽ hơn chống lại chủ nghĩa cộng sản.

Ngay cả sau thất bại của Trump trong cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11.2020, họ vẫn chưa mất niềm tin vào tên 45. Họ vẫn cố tin rằng tên 45 vì không có đủ thời gian ở Tòa Bạch Ốc để hoàn thành nhiều việc hơn, chẳng hạn như đánh TQ tan tành, đem lại tự do cho đất nước Việt Nam, hay thả bom nguyên tử xóa sổ đất nước Bắc Hàn để Nam Hàn đem tự do lên khắp bán đảo Triều Tiên, đó là một số lý do tại sao họ đã tiếp tục bỏ phiếu cho tên 45 trong cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2020 một lần nữa.


Cuộc thăm dò cử tri người Mỹ gốc Á năm 2020 cho thấy người Mỹ gốc Việt là nhóm dân tộc châu Á lớn duy nhất ưa thích Trump hơn Joe Biden, người hiện là tổng thống đắc cử của đất nước. Theo cuộc khảo sát, 48% trong số họ ủng hộ Trump, trong khi 36% ủng hộ Biden.

Tôi vẫn không thể lý giải nỗi, bất chấp tình trạng bất ổn chủng tộc do tên 45 chủ trương phân biệt chủng tộc gây ra đã từng làm rung chuyển đất nước, bộ mặt của một tên kỳ thị đã lộ rõ nhưng một số người Mỹ gốc Việt, chủ yếu là thế hệ thứ nhất vẫn tiếp tục điên cuồng ủng hộ tên 45, họ quên mình là những người thiểu số da màu, là đối tượng mà tên 45 xem thường và kỳ thị.

Tại sao?

Phần chánh yếu trong câu chuyện khó hiểu này chính là những thành phần đại cuồng tên 45 trên hệ thống mạng xã hội độc hại, đã góp phần đầu độc tư tưởng, suy nghĩ của những người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ nhất với vốn liếng sinh ngữ hạn hẹp, quen với sinh hoạt nhóm trong các hội đoàn, vừa bị những bản tin sai trái từ Epoch Times tức Đại Kỷ Nguyên chuyên đưa tin láo xạo, một chiều, ủng hộ tên 45 và xuyên tạc các chính sách của chính phủ vừa bị những lời ru ngũ, tẩy não của những kẻ đại cuồng tên 45 trên hệ thống Youtube, chúng có mặt trên từng cây số từ Virginia đến Texas, California ngày ngày cho ra những video truyền bá những âm mưu độc ác của tên 45, cấy niềm hy vọng ngày tên 45 nắm quyền lực trở lại, vừa dụ được những người cuồng tên 45 vào nghe với tràn đầy hy vọng cho một ngày trở lại, vừa mổ xẻ những vấn đề liên quan đến đại dịch với ý bài xích việc bắt buộc đeo khẩu trang và chống vaccine, vừa xuyên tạc những dự luật, chính sách của chính phủ, và quan trọng nhất, là vừa kiếm được tiền, đây chính là những ổ độc thông tin ủng hộ cánh hữu cực đoan rất nguy hiểm cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Mỹ, đồng thời cũng khiến cho một số người Việt đang sống tại Việt Nam vào hùa theo, đây chính là những người mang tư tưởng ủng hộ Trump với câu châm ngôn bất di bất dịch: “Trump sẽ đánh TQ giúp VN”.

Tôi vẫn tự hỏi tại sao dến giờ, 7 tháng kể từ ngày vị Tổng Thống mới lên nhậm chức, điều hành công việc chính phủ, lo đủ thứ chuyện, đối nội đối ngoại, FBI, các cơ quan thực thi pháp luật tại Mỹ, họ có nhiều nhân viên gốc Việt, rành tiếng Việt, nếu có vào nghe để theo dỏi những tên láo xạo này, họ sẽ hiểu hậu quả lớn như thế nào nếu vẫn để chúng tiếp tục tung ra nhưng thuyết âm mưu từ QAnon, tung ra những tin giả hàng ngày đầu độc tư tưởng và nhận thức của người Mỹ gốc Việt.


Tại sao đến giờ những con sâu độc trên hệ thống Youtube này vẫn còn tự do tung hoành trên hệ thống truyền thông như chốn không người, chẳng lẽ FBI không có người có đủ khả năng hiểu tiếng Việt để nghe những con sâu độc ngày ngày tung ra những mầm ung thư độc hại nó khủng khiếp như thế nào hay sao?

Và tại sao, đến giờ phút này, 7 tháng sau khi tên 45 dọn nhà về Mar-a-Lago, mà một số người Việt vẫn còn điên cuồng sùng bái Trump?

Tên 45 đã làm được gì cho đất nước Viêt Nam, người Việt Nam, người Mỹ gốc Việt mà đến tận bây giờ, vẫn còn khá nhiều những người Mỹ gốc Việt u mê sùng bái tên 45?

Tên 45 hoàn toàn chưa làm điều gì có ích lợi rõ rệt cho cộng đồng người Việt ở Mỹ hay các cộng đồng thiểu số da màu khác trên đất Mỹ cả, nếu không muốn nói rằng chính sách nhập cư khắc nghiệt của tên 45 đã từng làm khốn khổ khoảng 8.000 người Việt và gia đình của họ, nhiều người trong số họ đang chờ bị trục xuất về VN, hay chẳng lẽ, trong số 8.000 người Việt và gia đình, thân nhân của họ, không có người nào cuồng tên 45? Hay đây chỉ là những người chống tên tệ hại này?

Còn đối với người VN trong nước?

Trump không hề, không bao giờ quan tâm đến nhân quyền, tự do, dân chủ, đây chính là những dấu hiệu tạo cho nhà cầm quyền cộng sản tự tin và mạnh dạn hơn để họ càng mạnh mẽ, thẳng tay đàn áp người dân đòi dân chủ, nhân quyền trong nước, quyết liệt và tàn nhẫn mà không sợ bị Mỹ lên án hay chỉ trích trong 4 năm dưới thời Trump.

Vậy mà vẫn có khoảng hơn 2/3 dân số người Việt trong nước vẫn mù quáng ủng hộ, tin tưởng, hy vọng vào một tên tổng thống bất tài, rối loạn nhân cách, không có đạo đức con người, hành xử, ăn nói khiếm nhã, thậm chí sùng bái tên 45 như thần thánh.

Trong con số 2/3 dân số người Việt tai Việt Nam đã và đang cuồng và hy vọng ngày trở lại trong vinh quang bằng bất cứ giá nào của tên 45, không hẵn là những người ít học, mà có nhiều người có trình độ, có khả năng ngoại ngữ để tìm hiểu báo chí ngoại quốc để hiểu biết nhiều và rõ hơn về tên 45, và thậm chí có cả những nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam cũng tham gia vào nhóm đồng bóng dân chủ, sùng bái tên 45 với hy vọng sẽ có dân chủ đến cho Việt Nam, cho những người như họ, mà không cần phải đấu tranh chi cho gian khổ, bị bắt bớ, tù tội.


Những người Việt cuồng tên 45 trong nước vì không có tự do, vì bị đàn áp, vì bị bóp nghẹt thông tin, vì không có dân chủ, nhân quyền, vì không có nhiều thứ và không thể cựa quậy, làm được chuyện gì để phản kháng nên chỉ đành thúc thủ, bó tay, chỉ còn biết hay vọng và mơ, chỉ muốn nằm đó, há miệng chờ sung rụng, thì tôi còn có thể hiểu và thông cảm với những người Việt trong nước được.

Còn một số người Việt đang sống tại Mỹ, có tất cả tự do, tại sao vẫn mơ và cũng muốn nằm há miệng chờ sung rụng?

Họ hận bọn cộng sản làm tan nhà mất nước, họ hận Tàu cộng chiếm biển đảo, và họ cũng giống như những người Việt trong nước, chờ tên 45 đem quân Mỹ, tàu chiến, máy bay về đánh tan tành Tàu cộng, đánh tan cộng sản, đem lại dân chủ và tự do cho cả nước Việt Nam từ Nam chí Bắc sẽ không còn cộng sản, rồi mấy ông bà thế hệ thứ nhất lũ lượt chống gậy lên máy bay về vinh quy cố quốc, nhưng 4 năm trong nhiệm kỳ ngắn ngủi của tên 45 đã qua, chưa thấy tên 45 này đem lại điểu gì tốt đẹp cho người Việt, nước Việt, cộng đồng người Mỹ gốc Việt cả. Mà chỉ có những điều tệ hại trước mắt mà ai cũng thấy, và cả thế giới đều thấy, duy chỉ có một số người Mỹ gốc Việt không thấy và hơn 2/3 người Việt trong nước không thấy.

Đó là làm tan nát gia đình của 8.000 người Việt, gây nên thảm cảnh phân biệt chủng tộc trầm trọng hơn lên cộng đồng da màu, mạnh tay với người nhập cư, trong số này có khá nhiều người Việt, làm tan nát bao nhiêu gia đình, bất hòa, chia rẽ, ghét nhau tong một gia đình giữa cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em chỉ vì một thằng nói láo tệ hại, bất xứng, liệu có đáng không quý vị?

Một thời điểm may mắn của chó nhãy bàn độc kéo dài võn vẹn 4 năm đã qua, những gì công chúng Mỹ biết và thấy thì mọi chuyện đã rõ, người Mỹ gốc Việt đã nhìn rõ bộ mặt thật của một tên gian thương nói láo, một mầm mống gây bạo loạn tại Mỹ với dã tâm đạp đổ nền dân chủ nơi đất nước mà quý vị đang sống, thôi, hãy ngừng lại đi, hãy tỉnh táo lại để nhận thức việc gì đúng sai, việc gì nên làm và sống như một con người có ích cho xã hội.

Đừng sống bằng mặc cảm thua cuộc, đau buồn, thù hận, của một dân tộc lưu vong đã kéo dài 46 năm khiến cho một số người Việt ở Mỹ không còn sức lực, không còn đủ tự tin, không còn muốn đi bằng đôi chân của chính mình, không còn muốn thấy bằng đôi mắt của chính mình và ngay cả đến suy nghĩ cũng nhờ người khác suy nghĩ và diễn đạt thay cho mình, họ chỉ biết cầu nguyện, thờ lạy, sùng bái một con người tệ hại, rối loạn nhân cách sẽ đem phép lạ dân chủ, tự do cho Việt Nam.

Nhưng rất tiếc, đó chỉ là một câu chuyện khoa học giả tưởng trong thế kỷ 21.

Việt Linh
hoangphong
Posts: 381
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoangphong »

Thấy gì qua chuyến viếng thăm Việt Nam của PTT Mỹ Kamala Harris?

Jackhammer Nguyễn
27-8-2021
Có nhiều điều mà mọi người có thể nhận ra trong chuyến viếng thăm của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tới Việt Nam, tuy nhiên điều quan trọng nhất, như tác giả Trần Hưng Đạo, trong bài “Chuyện lạ mà quen”, đó là bà Harris rủ Việt Nam về phe Mỹ để chống lại Trung Quốc, nhưng các vị lãnh đạo Việt Nam cứ ậm à ậm ừ.

Có lẽ tác giả Trần Hưng Đạo cũng không ngạc nhiên về điều này, rằng Hà Nội vẫn tiếp tục chính sách đu dây cố hữu của họ giữa Bắc Kinh và Washington.

Tác giả cũng nêu lên “sự cố sức khỏe hội chứng Havana” làm trì hoãn chuyến đi của bà Harris vài giờ đồng hồ, và cho rằng, có lẽ phía Mỹ dùng “sự cố” này để dằn mặt Hà Nội về chuyện đu dây, khi trước đó thủ tướng Phạm Minh Chính vội vã tiếp ông Hùng Ba, đại sứ của Bắc Kinh, cám ơn ông ta về “món quà” 2 triệu liều vắc xin Trung Quốc, và tuyên bố luôn rằng, Hà Nội không vào phe ai cả.

Về điểm này tôi không đồng ý với tác giả Trần Hưng Đạo.

Hội chứng Havana là điều bí ẩn làm đau đầu giới tình báo Mỹ gần 10 năm nay. Các nhà ngoại giao, nhân viên chính phủ Mỹ ở nước ngoài dường như bị một kẻ thù nào đó tấn công bằng vũ khí âm thanh, gây tổn hại sức khỏe, đến nỗi có người phải nghỉ việc.

Có khoảng 200 người Mỹ đã bị tấn công, cùng một số người Canada. Đầu tiên những người Mỹ ở Havana, Cuba, bị tấn công. Sau đó tại một số nơi khác như Bắc Kinh, Vienna (Áo) và… Hà Nội, với hai người mắc phải, và người sau cùng bị “sự cố” vào ngày trước khi chiếc Không Lực Hai của bà Harris cất cánh từ Singapore.



Theo một số người thạo tin ngoại giao Việt Nam, thì hai người Mỹ này đã bị “hội chứng Havana” trước khi đến Việt Nam. Điều này càng làm cho giả định “dằn mặt” của người Mỹ thêm phần chắc chắn.

Theo tôi thì chuyện ông Phạm Minh Chính tiếp ông Hùng Ba không có gì là quan trọng đối với phía Mỹ. Họ đã quá quen thuộc với lối ngoại giao phùng mang trợn má, nhưng hớt hơ hớt hải của Bắc Kinh. Họ cũng chẳng lạ cái chuyện Hà Nội tiếp tục… đu dây. Lần lại lịch sử ngoại giao Hoa Kỳ, có lẽ ta sẽ không thấy kiểu đòn gió như vậy. “Sự số sức khỏe” xảy ra ngay trước chuyến đi làm cho người Mỹ “cẩn tắc vô áy náy” mà thôi. Và đó cũng lại là một thói quen của họ từ xưa đến nay.

Chính vì Hà Nội đu dây nên chuyến ngoại giao của bà Harris đã được báo chí Mỹ mệnh danh là charming offensive (nếu vui vẻ thì ta dịch là “ngoai giao thân thiện”, nếu bực bội như Bắc Kinh thì gọi là “ve vãn”).



Mà không chỉ là charming offensive, một hành động của người Mỹ thường bao gồm nhiều mục tiêu, đúng với thói quen tính toán từ vị trí một cường quốc toàn cầu của họ (Những người CSVN gọi là “sen đầm quốc tế”). Một chuyến đi như vậy là để giải quyết nhiều vấn đề đối ngoại, và cả đối nội nữa.

Về đối ngoại thì rõ ràng là chuyến đi này được dự trù từ lâu, trước những biến cố ở Afghanistan, nhưng là một bước song hành với việc từ bỏ Afghanistan. Trò chơi lớn (great game) vùng Trung Á đã lỗi thời và tốn kém, bỏ nó đi để chơi tiếp trò chơi lớn vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương là một điều rất hợp lý.

Như trong một bài trước đây tôi có nói về trọng tâm của Mỹ không còn là Kabul nữa, mà có thể là Hà Nội, điểm quan trọng trên bức tường phía Đông, Tokyo-Seoul-Đài Bắc-Hà Nội-Singapore, ngăn chặn sự bành trướng của Bắc Kinh.

Trên cái trục này, Washington không phải tốn kém vào cái gọi là “xây dựng quốc gia” nữa, vì các nước này đều là những nước đang được điều khiển bởi những chính quyền mạnh, và có cùng lợi ích với Mỹ.

Về đối nội, rất có khả năng là bà Harris được giao trọng trách ngoại giao đi Đông Nam Á lần này chính là kế hoạch chuẩn bị thế hệ lãnh đạo tương lai của đảng Dân chủ Mỹ, với một Harris có quan điểm trung tả, phù hợp với đại đa số cử tri của đảng này, một loại standard bearer, dạn dày chính trường Hoa Kỳ, nhưng còn lạ lẫm về đối ngoại. Bà Harris đã được giao chuyện di dân từ Nam Mỹ, một chức trách tạo điều kiện cho bà thực hiện chuyến đối ngoại đầu tiên tới Mexico và Guatemala.

Khi đã quyết định charming (“duyên dáng” cũng được mà “ve vãn” cũng được) thì có sá gì cái chuyện đỏng đảnh của đương sự! Một triệu liều vắc xin Pfizer, một chiếc tàu tuần tra biển đường dài, hàng chục triệu Mỹ kim viện trợ,… không nằm ngoài cái charming đó. Nó chưa phải là cái gì lớn lao như hàng tỷ Mỹ kim vũ khí đối với Đài Bắc, nó mới chỉ là một số vốn nhỏ để đầu tư vào dự án… Hà Nội.

Huống hồ chi nếu căn cứ vào sự bối rối của ông Phạm Minh Chính trước người phụ nữ duyên dáng Kamala Harris, hay là lời tán dương nữ tổng thống Mỹ da màu đầu tiên của ông Nguyễn Xuân Phúc (mà tôi cho là chân thành), thì ta thấy Hà Nội không dám ỏng ẹo tí nào. Cũng dễ hiểu thôi, họ đang rối bời vì Covid, họ đang cần thị trường Mỹ như ốc đảo giữa sa mạc cho thời kỳ hậu Covid.

Cuối cùng, có ba điều mà tôi cho là quan trọng trong chuyến đi của bà Harris mà khá đông người bỏ qua, đó là xây dựng cơ sở của Cơ quan phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, ngay tại Hà Nội, sát nách Trung Quốc. Thứ hai là chính thức tổ chức hoạt động cho đội chí nguyện hòa bình Hoa Kỳ, Peace Corp, và thứ ba là công bố dự án cơ ngơi bề thế của đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Tất cả chứng tỏ ý định của người Mỹ ở lại lâu dài trên mảnh đất có đến 100 triệu dân này, mà đa số dân chúng đã rất cảm kích sau cái charming offensive của bà Harris, như lời cựu đại sứ Việt Nam tại Mỹ, Nguyễn Quốc Cường, viết trên báo Tuổi Trẻ: Người bạn trong lúc khó khăn là người bạn đích thực.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests