Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
lilac2010
Posts: 76
Joined: Sun Mar 21, 2010 10:45 pm
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by lilac2010 »

Mỹ, Nhật, Úc lên án các trò ức hiếp nước nhỏ trên Biển Đông
Jul 10, 2020

Image
Mẫu hạm nguyên tử USS Ronald Reagan tập trận với hai khu trục hạm Nhật JS-Kashima và JS-Shimayuki trên Biển Đông. (Hình: US Navy)

WASHINGTON, DC (NV) – Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Nhật và Úc ra bản tuyên bố chung lên án các trò ức hiếp, bằng nhiều hình thức, các nước nhỏ trên Biển Đông.

Bộ Quốc Phòng Mỹ công bố bản tuyên bố chung của bộ trưởng Quốc Phòng ba nước Mỹ, Nhật và Úc sau cuộc họp trực tuyến hôm Thứ Ba, 7 Tháng Bảy, về tình hình an ninh khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Bản tuyên bố chung viết rằng Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper, Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật Kono Taro và Bộ Trưởng Quốc Phòng Úc Linda Reynolds “tái khẳng định cam kết chung nhằm tăng cường an ninh, ổn định và thịnh vượng tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương phù hợp với các giá trị chung, đồng minh và đối tác trường cửu.”


Bản tuyên bố đề cập đến sự quan tâm các vấn đề thời sự khu vực nổi bật từ sự hung hăng đe dọa của Bắc Hàn, luật an ninh Bắc Kinh áp đặt lên Hồng Kông và tình hình Biển Đông.

Về vấn đề Biển Đông, bản tuyên bố chung viết: “Các bộ trưởng quyết liệt chống lại việc sử dụng võ lực hay chèn ép nhằm thay đổi nguyên trạng (tranh chấp chủ quyền biển đảo), tái xác nhận sự quan trọng phải duy trì sự tự do hải hành và phi hành. Họ bày tỏ quan ngại đặc biệt đến những biến cố gần đây, gồm cả việc tiếp tục quân sự hóa các thực thể (đảo và đảo nhân tạo) đang tranh chấp chủ quyền, sử dụng các tàu cảnh sát biển để chèn ép hay dọa nạt, dùng các lực lượng bán quân sự và nỗ lực cản trở hoạt động khai thác dầu khí của các nước khác.”

Các bộ trưởng Mỹ, Nhật và Úc kêu gọi mọi tranh chấp phải được giải quyết một cách ôn hòa theo luật lệ quốc tế, đặc biệt phản ảnh qua Công Ước Quốc Tế về Luật Biển (UNCLOS). Họ kêu gọi các bên tranh chấp chủ quyền biển đảo ở khu vực đạt đến các thỏa hiệp để giảm căng thẳng và xây dựng niềm tin.

Họ đồng thời khuyến cáo Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông (COC) đang đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc phải “tương ứng với luật lệ quốc tế hiện có, đặc biệt phản ảnh trong UNCLOS, không tổn hại lợi ích của bên thứ ba hoặc quyền của bất cứ nước nào khác dựa trên luật lệ quốc tế.”


Tàu tác chiến ven bờ tập trận với hai khu trục hạm Nhật Bản JS-Kashima và JS-Shimayuki trên Biển Đông. (Hình: US Navy)
Cuộc họp trực tuyến ba bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Nhật và Úc diễn ra cùng ngày với cuộc tập trận của mẫu hạm nguyên tử USS Ronald Reagan với hai khu trục hạm Nhật JS Kashima và JS Shimayuki trên Biển Đông.

Bản thông cáo chung nói trên được công bố khi chiếc tàu Hải Cảnh 5402 vẫn quanh quẩn gần lô dầu khí 6.1 mà Việt Nam đang khai thác tại khu vực bồn trũng Nam Côn Sơn, cách Vũng Tàu khoảng 370 km hướng Đông Nam. Mấy ngày qua tàu Hải Cảnh của Trung Quốc 5402 đã nhiều lần phóng với tốc độ cao đến gần giàn khoan hiện đang do công ty Nga Rosneft khai thác.

Năm ngoái, Bắc Kinh cũng đã cho một tàu Hải Cảnh khác tới quấy rối an ninh ở khu vực này. Bây giờ đang có dâu hiệu kiếm chuyện trở lại. (TN) [qd]
MatVit
Posts: 1309
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by MatVit »

Nga bắt đầu dùng vaccine COVID-19 trước khi hoàn tất thử nghiệm
Aug 11, 2020 cập nhật lần cuối Aug 11, 2020

Image
Tổng Thống Nga Vladimir Putin. (Hình: Alexei Druzhinin, Sputnik, Kremlin Pool Photo via AP, File)
MOSCOW, Nga (AP) – Nga hôm Thứ Ba, 11 Tháng Tám, trở thành quốc gia đầu tiên cho phép sử dụng loại vaccine chống COVID-19, dù rằng có sự nghi ngờ về mức độ an toàn cũng như hữu hiệu. Tổng Thống Vladimir Putin nói rằng một trong hai người con gái của ông đã được tiêm loại vaccine này.

Tổng Thống Putin khẳng định rằng loại vaccine này đã qua các cuộc thử nghiệm cần thiết và cho thấy có hiệu quả, giúp tạo sự đề kháng lâu dài đối với COVID-19. Tuy nhiên, các khoa học gia ở Nga và các quốc gia khác đều đã lên tiếng bày tỏ sự lo ngại rằng việc vội vã sử dụng vaccine này trước khi hoàn tất giai đoạn thử nghiệm 3, vốn thường kéo dài nhiều tháng và có sự tham dự của nhiều ngàn người, có thể có những hậu quả khôn lường.

Lên tiếng trong cuộc họp chính phủ hôm Thứ Ba, ông Putin nói vaccine này đã trải qua các cuộc thử nghiệm và thấy là an toàn.

“Tôi biết là vaccine hữu hiệu và tạo ra khả năng đề kháng vững chắc, và tôi lập lại rằng vaccine đã qua các cuộc thử nghiệm cần thiết. Chúng ta phải biết ơn những người đi bước đầu tiên vô cùng qua trọng này cho đất nước chúng ta và cho cả thế giới,” theo lời Tổng Thống Putin.

Ông Putin nói con gái ông có thân nhiệt lên tới 38 độ C (100.4 F) trong ngày chích mũi vaccine đầu tiên, sang ngày thứ nhì thì giảm xuống còn khoảng 37 độ C (98.6 độ F). Sau khi chích mũi thứ nhì, người này có tăng thân nhiệt đôi chút nhưng sau đó bình thường.

Ông Putin không cho biết rõ người con nào của ông, Maria hay Katerina, chích thuốc vaccine này.

Bộ Y Tế Nga hôm Thứ Ba nói rằng vaccine có khả năng tạo miễn nhiễm cho tới hai năm.

Giáo Sư Alexander Gintsburg, người đứng đầu viện Gamaleya Institute, nơi nghiên cứu vaccine này, nói rằng việc chủng ngừa sẽ khởi sự trong khi thử nghiệm giai đoạn 3 vẫn tiếp tục.

Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) nói rằng mọi loại vaccine cần phải qua hết các giai đoạn thử nghiệm trước khi đưa ra sử dụng. (V.Giang) [qd]
tranphuongdong
Posts: 524
Joined: Wed May 30, 2007 2:08 am
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by tranphuongdong »

NBC News: TT Trump muốn gặp TT Putin trước cuộc bầu cử
On Aug 16, 2020

Image
Hai vị tổng Thống Donald Trump và Vladimir Putin cùng bước đến nơi chụp hình với các nhà lãnh đạo G-20 tại Nhật. (Hình: BRENDAN SMIALOWSKI/AFP via Getty Images)
WASHINGTON, DC (NV) – Tổng Thống Donald Trump tìm cách gặp người đồng nhiệm Nga, Tổng Thống Vladimir Putin trước ngày bầu cử 3 Tháng Mười Một, theo đài NBC News loan tin hôm Chủ Nhật 16 Tháng Tám.

Theo nguồn tin quen thuộc với vấn đề cho NBC biết rằng, ông Trump muốn tuyên bố tiến triển liên quan đến hiệp ước kiểm soát vũ khí nguyên tử New START để ghi điểm trên mặt ngoại giao trước cuộc bầu cử.

Giới chức Tòa Bạch Ốc đang cân nhắc thời gian và địa điểm khác nhau để thuận tiện cho hai nhà lãnh đạo gặp nhau.

Một trong những lựa chọn là cuộc họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc diễn ra vào tháng tới ở trụ sở tổ chức quốc tế này tại New York.

Nội dung cuộc họp đang được xem xét là hai bên sẽ ký một kế hoạch chi tiết đặt ra cho các cuộc đàm phán để gia hạn New START, hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa Nga và Mỹ sẽ hết hạn vào Tháng Hai năm tới, theo lời ba giới chức nói với NBC News.

“Tổng thống muốn chứng tỏ rằng ông có khả năng điều đình về mặt đối ngoại,” lời của một trong ba viên chức.

Ông Marshall Billingslea, đặc sứ Mỹ về đàm phán kiểm soát vũ khí, sẽ gặp ông Sergey Ryabkov, thứ trưởng ngoại giao Nga, vào ngày Thứ Hai, 17 Tháng Tám, để đàm phán về hiệp ước New START, theo Bộ Ngoại Giao Mỹ.

Hiện nay, cả hai quốc gia đang mắc kẹt không đạt thỏa thuận do còn nhiều điểm bất đồng, nhiều người bàn rằng khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau các trở ngại còn vướng mắc sẽ dễ dàng thông qua.
Image
Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga gặp gỡ tại Osaka, Nhật, Tháng Sáu, 2019. (Hình: BRENDAN SMIALOWSKI/AFP via Getty Images)
Tuy nhiên, một số cố vấn của Tòa Bạch Ốc cho rằng không nên tiến hành một cuộc gặp gỡ như thế, vì những cáo buộc Tổng Thống Trump có quan điểm nồng ấm với Tổng Thống Putin, giữa lúc tình báo Hoa Kỳ liên tục nêu danh Nga đang nỗ lực phá hoại bầu cử tại Hoa Kỳ.

Ngoài ra, một vấn đề vô cùng nhạy cảm hiện nay, đó là tố cáo Nga treo giải thưởng giết lính Mỹ và đồng minh tại chiến trường Afghanistan.

Do đó, các cố vấn tổng thống khuyến cáo hành động gặp ông Putin sẽ bị đối thủ chính trị khai thác.

“Chúng tôi không tiến hành một cuộc gặp gỡ với ông Putin tại Mỹ, nhưng hy vọng một lúc nào đó, cuộc gặp gỡ với ông Putin sẽ dẫn đến một thỏa thuận được ký kết về kiểm soát vũ khí kiến tạo sự bảo vệ cho nước Mỹ cũng như nước Nga,” lời của ông Robert O’Brien nói trên chương trình “Meet the Press” sáng Chủ Nhật.

Chính phủ Trump hy vọng hiệp ước kiểm soát vũ khí mới bao gồm cả Trung Quốc, nhưng hiện nay Trung Quốc không đáp ứng lời mời này. (MPL) [kn]
hoanghoa
Posts: 2260
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by hoanghoa »

Đức yêu cầu Trung Quốc rút lại luật an ninh áp đặt cho Hồng Kông
Sep 1, 2020 cập nhật lần cuối Sep 2, 2020


BERLIN, Đức (NV) – Đức yêu cầu Trung Quốc nhanh chóng rút lại luật an ninh mà Bắc Kinh áp đặt cho Hồng Kông, theo South China Morning Post.

Ngoại Trưởng Đức Heiko Maas đưa ra lời yêu cầu trong buổi họp báo sau khi hội đàm với Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị ở Berlin hôm Thứ Ba, 1 Tháng Chín.

Image
Ngoại Trưởng Đức Heiko Maas (phải) tiếp Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị ở Berlin, Đức, hôm Thứ Ba, 1 Tháng Chín. (Hình: AP Photo/Michael Sohn, pool)
Đức là chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du năm quốc gia Âu Châu của ông Vương Nghị.


Bốn trong số năm quốc gia này đều công khai bày tỏ lo ngại với ngoại trưởng Trung Quốc về Hồng Kông, khiến ông phải cật lực biện minh, cho rằng luật an ninh nêu trên là nhằm ngăn chặn những phong trào đòi độc lập ở Hồng Kông.

“Như ông biết, mối lo ngại của chúng tôi về tác động của luật an ninh này vẫn chưa được giải tỏa,” ông Maas nhấn mạnh. “Chúng tôi muốn nguyên tắc ‘một quốc gia, hai chế độ’ được tuân thủ càng đầy đủ càng tốt.”

Luật an ninh nêu trên khiến Mỹ ban hành một loạt lệnh trừng phạt đối với các giới chức Trung Quốc, còn các quốc gia khác như Canada, Úc, Anh và Đức tạm ngưng thỏa thuận dẫn độ với Hồng Kông.

Hồi Tháng Bảy, Liên Âu đồng ý hạn chế xuất cảng sang Hồng Kông thiết bị nào có thể dùng để giám sát và đàn áp người dân.

Cũng trong buổi họp báo hôm Thứ Ba, ngoại trưởng Đức yêu cầu Trung Quốc cho phép quan sát viên quốc tế đến thăm người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Theo Liên Hiệp Quốc, tính đến nay, khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ và người gốc Turk khác bị Trung Quốc giam giữ trong trại tập trung.

Ông Maas cho hay ông và ngoại trưởng Trung Quốc có thảo luận về những trại này và “tôi nhắc lại rằng chúng tôi rất mong Trung Quốc cho phép quan sát viên Liên Hiệp Quốc đến thăm những trại này.” (Th.Long) [qd]
hoangphong
Posts: 364
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by hoangphong »

Thế giới hôm nay: 21/09/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Tổng thống Donald Trump hậu thuẫn một thỏa thuận cho phép hãng phần mềm Oracle và gã khổng lồ bán lẻ Walmart nắm giữ 20% cổ phần trong TikTok, một ứng dụng video ngắn của Trung Quốc. Lệnh cấm đối với TikTok, tới hạn vào hôm qua, sẽ bị hoãn lại cho đến 27 tháng 9 để thương vụ được chốt. Trong khi đó, một thẩm phán đã chặn lệnh của Bộ Thương mại buộc các cửa hàng ứng dụng Mỹ phải gỡ bỏ WeChat, một ứng dụng nhắn tin của Trung Quốc.

Victoria, nơi chiếm phần lớn ca nhiễm covid-19 ở Úc, ghi nhận 14 ca nhiễm mới hôm Chủ nhật, con số thấp nhất kể từ tháng 6. Hàn Quốc thông báo số ca mắc mới lần đầu tiên giảm xuống dưới 100 trong hơn một tháng. Nhưng Ấn Độ báo cáo tới ít nhất 90.000 ca mới mỗi ngày trong sáu ngày qua, và ghi nhận gần 87.000 trường hợp tử vong được xác nhận. Trên toàn cầu, số ca tử vong được xác nhận do covid-19 là gần 1 triệu.

Người biểu tình Thái Lan tiếp nối cuộc biểu tình hôm thứ Bảy bằng cách tuần hành tại Cung điện Hoàng gia ở Bangkok và hô vang “đả đảo phong kiến, nhân dân muôn năm” hôm Chủ nhật. Họ đưa ra mười yêu cầu cải cách và cắm một tấm bảng tuyên bố Thái Lan “thuộc về nhân dân, không phải của quốc vương” gần cung điện. Giọng điệu cộng hòa như vậy là rất đáng chú ý ở một nước mà việc chỉ trích chế độ quân chủ bị cấm và bị trừng phạt nghiêm khắc.

Lisa Murkowski tham gia cùng thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Susan Collins kêu gọi bỏ trống ghế của Ruth Bader Ginsburg trong Tòa án tối cao cho đến sau cuộc bầu cử tổng thống tháng 11. Donald Trump tuyên bố sẽ đề cử một phụ nữ vào ghế này trong vòng một tuần. Nếu không có thượng nghị sĩ Dân chủ hoặc độc lập nào ủng hộ ứng viên do ông Trump để cử thì sẽ cần bốn thượng nghị sĩ Cộng hòa “đào tẩu” để chặn việc bổ nhiệm.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói Iran sẽ “đáp trả mạnh mẽ hành động bắt nạt của Mỹ”, sau khi Mỹ cố gắng tái áp dụng trừng phạt quốc tế. Chính quyền Trump đã cố gắng kích hoạt một cơ chế “hồi phục” các lệnh cấm vận trong nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015. Các thành viên khác của Hội đồng nói Mỹ đã mất thẩm quyền làm như vậy sau khi từ bỏ thỏa thuận và áp dụng các biện pháp trừng phạt đơn phương.

Biểu tình bước vào tuần thứ sáu liên tiếp ở Minsk, yêu cầu Alexander Lukashenko, tổng thống bị cáo buộc gian lận bầu cử của Belarus, “biến đi”. EU đã thề sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt sau khi ông gian lận bầu cử hồi tháng 8, nhưng cho đến nay vẫn chưa làm được gì nhiều. Trong khi đó, tin tặc đã rò rỉ dữ liệu cá nhân của 1.000 thành viên lực lượng an ninh chính phủ, những người góp phần vào việc duy trì quyền lực cho Lukashenko.

Sau khi tìm thấy 13 chiếc quách trong một giếng mới được phát hiện ở Saqqara, Di sản Thế giới được UNESCO công nhận ở phía nam Cairo, Ai Cập, vào đầu tháng này, các nhà khảo cổ đã khai quật được thêm 14 chiếc nữa. Mặc dù được chôn cất hơn 2.500 năm trước nhưng các quách bằng gỗ vẫn có màu sắc rực rỡ và được cho là chưa bao giờ được mở ra. Các chuyên gia cho rằng đây là một trong những khám phá lớn nhất trong lĩnh vực này.

TIÊU ĐIỂM

Số người tử vong do covid-19 sắp đạt 1 triệu

Chín tháng sau khi xuất hiện các báo cáo về một loại virus bí ẩn mới ở Trung Quốc, thế giới sẽ ghi nhận cái chết thứ một triệu do SARS-CoV-2 trong tuần này. Con số thực sự chắc chắn cao hơn nhiều. Một nửa số ca tử vong được ghi nhận ở chỉ bốn quốc gia: Mỹ, Brazil, Mexico và Ấn Độ. Ở Mỹ, 750 người chết mỗi ngày. Tổng số chính thức sẽ sớm vượt qua 200.000. Ở châu Âu, nơi đã chặn được virus trong mùa hè, hiện lại có số ca tăng nhanh chóng.

Tuần tính đến ngày 18 tháng 9 chứng kiến 260.000 ca mắc mới ở 40 quốc gia châu Âu, vượt qua mức đỉnh trước đó của tháng 4 và đẩy tổng số ca bệnh chính thức trên toàn cầu lên trên 30 triệu ca. Hiện tại, tỷ lệ tử vong ở châu Âu vẫn ở mức thấp — ít hơn khoảng 90% so với hồi tháng Tư. Năng lực xét nghiệm tăng gấp gần 5 lần có nghĩa là một tỷ lệ lớn hơn trong các ca nhiễm hiện tại là những người trẻ tuổi, có khả năng sống sót cao hơn. Và đáng lo ngại là số lượt nhập viện đang tăng ở Anh và Pháp. Sẽ còn nhiều tin xấu.

Trách nhiệm nặng nề của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) là cơ quan bảo vệ trật tự hạt nhân dân sự của thế giới. Vào thứ Hai, họ khai mạc hội nghị thường niên tại Vienna, bất chấp covid-19. Chương trình nghị sự rất bận rộn. Cơ quan này không chỉ chịu trách nhiệm trợ giúp các nước về chương trình hạt nhân cho mục đích năng lượng và nghiên cứu, mà còn đảm bảo họ không làm điều gì bất chính trong quá trình này. Trách nhiệm gây tranh cãi nhất của tổ chức này là xác minh thỏa thuận hạt nhân đa quốc gia với Iran, vốn đã đổ vỡ kể từ khi Mỹ rút khỏi từ 2018.

Đó là một chủ đề nóng về địa chính trị. Cơ quan này gần đây đã đàm phán về quyền tiếp cận hai địa điểm đáng ngờ ở Iran, nhưng nhiều nước muốn họ gây thêm áp lực. Cơ quan cũng đang ngày càng có nhiều trách nhiệm. Trong một nghiên cứu công bố tuần trước, IAEA cho biết công suất điện hạt nhân toàn cầu có thể tăng gấp đôi vào năm 2050. Toàn thế giới có 53 lò phản ứng hạt nhân đang được xây dựng ở 19 quốc gia, 9 trong số đó ở các nước mới sản xuất điện hạt nhân như Bangladesh và Belarus.

Đại Hội đồng Liện Hợp Quốc họp thường niên

Vào thời điểm này trong năm, New York thường chật ních khi các nhà lãnh đạo thế giới và các phái đoàn của họ đến tham dự Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGA). Năm nay thì không. Vì covid-19, các nhà lãnh đạo sẽ ở nhà và thay vào đó gửi các thông điệp video được ghi hình sẵn. Vì vậy, lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Liên Hợp Quốc vào hôm nay sẽ không lớn lắm. Với tình trạng khó khăn của thế giới, nó sẽ không phải là một bữa tiệc sinh nhật khoe mẽ. “Chúng tôi không ở đây để ăn mừng”, tuyên bố kỷ niệm của Liên Hợp Quốc nói. “Chúng tôi ở đây để hành động.”

Tuyên bố nhằm nhắc lại các lời thề và một cam kết đối với “chủ nghĩa đa phương được hồi sinh”. Nó bao gồm cam kết “thổi sức sống mới vào các cuộc thảo luận về cải cách Hội đồng Bảo an”, theo đó vẫn phản ánh cấu trúc quyền lực toàn cầu của năm 1945. Tuy nhiên, với các lợi ích cắm rễ chống lại mọi thay đổi, cách thức họp của UNGA năm nay có khả năng chứng minh một điều: cải cách vẫn là ảo hơn thực.

Bộ An ninh Nội địa Mỹ bị chính trị hóa

Bộ An ninh Nội địa là cơ quan hành pháp mới nhất của Mỹ, thành lập từ 2003. Dưới thời George Bush bộ chủ yếu tập trung vào chống khủng bố, và dưới thời Barack Obama bộ chuyển sang hoạt động an ninh mạng và nhập cư. Nhưng khi một người tố giác, Brian Murphy, làm chứng trước Quốc hội vào hôm nay, các đảng viên Dân chủ sẽ muốn nghe chi tiết về những cáo buộc của ông rằng Donald Trump đã vượt ra ngoài việc định hình các ưu tiên cho bộ này để chuyển sang bóp méo và chính trị hóa thông tin tình báo.

Murphy nói bộ phận tình báo của bộ đã được lệnh làm nhẹ bớt mối đe dọa về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử sắp tới cũng như về chủ nghĩa khủng bố cánh hữu trong nước, trong khi thổi phồng mối đe dọa bạo lực từ những người biểu tình cánh tả. Các mệnh lệnh được đưa ra bởi Chad Wolf, bộ trưởng tạm quyền chưa được Thượng viện xác nhận. Ông Trump thừa nhận ông thích bổ nhiệm kiểu nửa vời; bộ trưởng tạm quyền mang lại cho ông “sự linh hoạt”. Nếu dùng các cơ quan nội các để làm công cụ chính trị, đảng Dân chủ sẽ phản pháo.

Các văn phòng New York vẫn chưa thể đông đúc trở lại

Các tòa nhà chọc trời của Manhattan hầu như trống rỗng trong nhiều tháng do các doanh nghiệp cho phép nhân viên ở nhà. Nhưng các công ty đang lên kế hoạch đón họ trở lại. JPMorgan Chase đã yêu cầu một số nhân viên giao dịch của mình trở lại văn phòng từ hôm nay và các ngân hàng khác đang có kế hoạch đưa nhân viên quay lại bàn làm việc. Song thử nghiệm của JPMorgan đã gặp trục trặc. Dù đã nhiều tháng tỷ lệ tăng ca nhiễm covid-19 ở mức thấp tại New York, nhưng một nhân viên quay lại văn phòng đã cho kết quả dương tính, buộc một số người phải cách ly hồi tuần trước.

Với tương lai của các trung tâm thành phố vẫn bất định, các chủ nhà văn phòng cho thuê ở New York sẽ cảm thấy nhẹ người khi các ngân hàng lớn thể hiện không mặn mà với làm việc tại nhà. Các công ty công nghệ, vốn đã mở rộng hiện diện của họ ở Manhattan trước đại dịch, thì khó đoán hơn. Facebook đã thuê 67,8 nghìn mét vuông văn phòng ở Manhattan vào tháng 8, mặc dù mới vài tháng trước đó đã công bố kế hoạch cho một nửa lực lượng lao động làm việc từ xa vào năm 2030.
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by nguyenvsau »

Hàng Chục Nhà Lãnh Đạo Trên Thế Giới Đã Chúc Mừng
Tổng Thống Đắc Cử Joe Biden và PTT Đắc Cử Kamala Harris

07/11/2020
Việt Báo


Sau 4 năm tạo ra nhiểu căng thẳng giữa Tổng Thống Donald Trump và các đồng minh quốc tế quan trọng, các nhà lãnh đạo thế giới đã phản ứng đối với tin tức về chiến thắng của Joe Biden trong cuộc bầu cử năm 2020 hôm Thứ Bảy với sự ca ngợi và chúc mừng, theo bản tin của trang mạng www.buzzfeednews.com cho biết hôm Thứ Bảy, 7 tháng 11 năm 2020.

Khi làm phó tổng thống trong chính phủ Obama, Biden đã nuôi dưỡng các mối quan hệ với các nhà lãnh đạo thế giới, và nhiều người đã gọi ông là “đồng minh thực sự” đối với quốc gia của họ và các liên minh trong các phát biểu của họ.

Nhiều người cũng đã chúc mừng Kamala Harris với sự thăng tiến lịch sử của bà trong vai trò phó tổng thống đắc cử.

Thủ Tướng Canada Justin Trudeau nói rằng, “Chúng ra sẽ xây dựng thêm nền tảng khi chúng ta tiếp tục bảo vệ người dân an toàn và sức khỏe từ các ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 toàn cầu, và làm việc để tiến tới hòa bình và hòa nhập, thịnh vượng kinh tế, và hành động chống biến đổi khí hậu trên toàn thế giới.” Trudeau viết thêm rằng, “Tôi chờ đợi để làm việc với Tổng Thống đắc cử Biden, Phó TT đắc cử Harris, chính phủ của họ, và Quốc Hội Hoa Kỳ khi chúng ta cùng nhau giải quyết các thách thức lớn nhất của thế giới.”

Thủ Tướng Đức Angela Merkel viết rằng, “Xin chúc mừng! Người dân Mỹ đã quyết định. Joe Biden sẽ là tổng thống 46 của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Tôi hết lòng chúc ông ấy may mắn và thành công và cũng chúc mừng Kamala Harris, người phụ nữ đầu tiên được bầu làm Phó Tổng Thống của quốc gia của bà.” “Tôi trông đợi các hợp tác trong tương lai với Tổng Thống Biden. Mối quan hệ xuyên đại tây dương của chúng ta không thể thay thế nếu chúng ta muốn giải quyết các thách thức lớn nhất của thời đại chúng ta.”

Sau đây là các nhà lãnh đạo đã gửi lời chúc mừng đến Tổng Thống đắc cử Joe Biden và PTT đắc cử Kamala Harris.


- Thủ Tướng Anh Boris Johnson,

- Thủ Tướng Ấn Độ Narendra Modi,

- Thủ Tướng Tô Cách Lan Nicola Sturgeon,

- Tổng Thư Ký NATO Jens Stoltenberg,

- Thủ Tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis,

- Tổng Thống Ukraine Volodymyr Zelensky,

- Thủ Tướng Janaica Andrew Holness,

- Tổng Thống Kazakhstan Qasym-Jomart Toqayev,

- Thủ Tướng Ái Nhĩ Lan Micheál Martin,

- Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron,

- Tổng Thống Colombia Iván Duque,

- Tổng Thống Argentina Alberto Fernández,

- Thủ Tướng Úc Scott Morrison,

- Tổng Thống Peru Martín Vizcarra,

- Tổng Thống Cộng Hòa Ghana Nana Akufo-Addo,

- Thủ Tướng Tân Tây Lan Jacinda Ardern,

- Thủ Tướng Nhật Yoshihide Suga.
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by lengoi »

Trump giảm quân số Mỹ ở Afghanistan và Iraq xuống còn 2,500
Nov 17, 2020 cập nhật lần cuối Nov 17, 2020


WASHINGTON, DC (NV) – Quyền Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Christopher Miller hôm Thứ Ba, 17 Tháng Mười Một, loan báo quyết định của Tổng Thống Donald Trump là sẽ giảm mạnh quân số Mỹ ở Afghanistan
từ 4,500 xuống còn 2,500, một hành động khiến Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell cảnh cáo là có thể lập lại “sự rút lui nhục nhã của Mỹ ở Sài Gòn năm 1975.”

Ông McConnell (Cộng Hòa-Kentucky) là trưởng khối đa số Thượng Viện.

Image
Quyền Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Christopher Miller. (Hình: AP Photo/Manuel Balce Ceneta)
Bản tin của hãng thông tấn Reuters hôm Thứ Ba nói rằng Ngũ Giác Đài đồng thời loan báo sẽ rút khoảng 500 quân khỏi Iraq, cũng như đưa quân số Mỹ ở nơi này xuống còn 2,500.


Những người không đồng ý với quyết định này nói rằng việc rút quân khỏi Afghanistan vào thời điểm này sẽ gây nguy hại cho tình hình an ninh ở quốc gia này, đồng thời có ảnh hưởng xấu đến cuộc thương thảo đang diễn ra giữa Kabul và phiến quân Taliban.

Hôm Thứ Hai, trước các tin đồn Tổng Thống Donald Trump sắp ra lệnh rút quân, ông Mitch McConnell cảnh cáo ông Trump chớ làm điều này ở Afghanistan và Iraq, vì sẽ cho thành phần quá khích “chiến thắng tuyên truyền lớn lao.”

Theo ông McConnell, hành động này sẽ là bỏ rơi đồng minh và cho Taliban kiểm soát Afghanistan, cũng như giúp ISIS cùng al-Qaeda có cơ hội phục hồi.

Theo bản tin AFP, trong phiên họp khoáng đại Thượng Viện, ông McConnell nói rằng: “Hậu quả của việc Mỹ rút lui quá sớm sẽ còn tệ hơn hành động rút lui khỏi Iraq của Tổng Thống Barack Obama vào năm 2011, khiến giúp cho ISIS bành trướng và tạo ra đợt khủng bố mới trên thế giới.”

“Đây sẽ là điều nhắc nhở lại sự ra đi nhục nhã của Mỹ khỏi Sài Gòn năm 1975,” theo lời ông McConnell.

Trước khi bị Tổng Thống Donald Trump bãi nhiệm hôm 9 Tháng Mười Một, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mark Esper đề nghị giữ 4,500 quân ở Afghanistan cho tới khi Taliban giảm bớt các cuộc tấn công vào chính phủ quốc gia này, để chứng tỏ thiện chí thương thảo. (V.Giang) [đ.d.]
hoangphong
Posts: 364
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by hoangphong »

Image

Thế giới “sốc” vì bạo lực ở Điện Capitol Hoa Kỳ
January 6, 2021

WASHINGTON (Reuters) – Các nhà lãnh đạo thế giới hôm thứ Tư tỏ ra sốc trước những người biểu tình bạo lực, những người đã vượt qua Quốc hội Hoa Kỳ và cố gắng lật ngược kết quả bầu cử tổng thống ngày 3 tháng 11, mang lại chiến thắng cho người thách thức đảng Dân chủ Joe Biden.

Cảnh sát ở Điện Capitol của Mỹ đã đáp trả bằng súng và hơi cay khi hàng trăm người biểu tình xông vào và tìm cách buộc Quốc hội hủy bỏ thất bại trong cuộc bầu cử của Tổng thống Donald Trump ngay sau khi một số thành viên đảng Cộng hòa của Trump thực hiện nỗ lực cuối cùng để loại bỏ kết quả.

Dưới đây là phản ứng từ khắp nơi trên thế giới:

THỤY ĐIỂN

Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven trong một tweet đã mô tả các vụ việc là “một cuộc tấn công vào nền dân chủ”. “Tổng thống Trump và nhiều thành viên của Quốc hội phải chịu trách nhiệm đáng kể về những gì đang diễn ra. Quy trình dân chủ bầu tổng thống phải được tôn trọng.”

VƯƠNG QUỐC ANH

Thủ tướng Anh Boris Johnson trong một tweet đã mô tả cảnh tượng ở Quốc hội Hoa Kỳ là một “sự ô nhục”, nói rằng Hoa Kỳ ủng hộ nền dân chủ trên toàn thế giới và đó là điều “sống còn” bây giờ là cần có một cuộc chuyển giao hòa bình và có trật tự.

NƯỚC ĐỨC

Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết những kẻ thù của nền dân chủ sẽ được cổ vũ bởi những cảnh bạo lực tại Điện Capitol Hoa Kỳ, và ông kêu gọi Trump chấp nhận quyết định của cử tri Hoa Kỳ.

Trong một dòng Tweet được đăng sau khi những người biểu tình xông vào cơ quan lập pháp Hoa Kỳ, Maas nói rằng bạo lực là do những lời lẽ quá khích. “Trump và những người ủng hộ ông ấy cuối cùng phải chấp nhận quyết định của cử tri Mỹ và ngừng chà đạp lên nền dân chủ.”

NGA

Phó Đại sứ Liên hiệp quốc Dmitry Polyanskiy của Nga đăng trên Twitter đề cập đến các cuộc biểu tình ở Ukraine nhằm lật đổ Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich do Nga hậu thuẫn vào năm 2014.

NATO

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg gọi các cuộc biểu tình bạo lực ở Washington là “những cảnh gây sốc” và nói rằng kết quả của cuộc bầu cử dân chủ ở Mỹ phải được tôn trọng.

TÂY BAN NHA

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho biết trong một tweet: “Tôi đang theo dõi với sự lo lắng về tin tức đến từ Đồi Capitol ở Washington. Tôi tin tưởng vào sức mạnh của nền dân chủ của Mỹ.

“Tổng thống mới của @JoeBiden sẽ vượt qua thời điểm căng thẳng này, đoàn kết người dân Mỹ.”

CANADA

Thủ tướng Canada Justin Trudeau bày tỏ lo ngại về những cảnh bạo lực ở Washington. “Rõ ràng là chúng tôi lo ngại và chúng tôi đang theo dõi tình hình từng phút”, Trudeau nói với đài phát thanh News 1130 Vancouver. “Tôi nghĩ rằng các thể chế dân chủ của Mỹ rất mạnh, và hy vọng mọi thứ sẽ trở lại bình thường trong thời gian ngắn.”

Ngoại trưởng Francois-Philippe Champagne trên Twitter: “Canada vô cùng sốc trước tình hình ở Washington DC. Quá trình chuyển giao quyền lực một cách hòa bình là cơ bản của nền dân chủ – nó phải tiếp tục và nó sẽ tiếp tục. Chúng tôi đang theo dõi sát diễn biến v”

PHẦN LAN

Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin cho biết trong một tuyên bố: “Cuộc tấn công vào Điện Capitol ở Washington DC là một vấn đề rất nghiêm trọng và đáng lo ngại. Nó cho thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ nền dân chủ một cách kiên quyết và mạnh mẽ mọi lúc.”

Thổ nhĩ kỳ

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ ra tuyên bố bày tỏ quan ngại về bạo lực và kêu gọi bình tĩnh và có ý thức chung, đồng thời kêu gọi người dân tránh đám đông và khu vực biểu tình.

PHÁP

Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nói trên Twitter: “Bạo lực chống lại các thể chế của Mỹ là một cuộc tấn công nghiêm trọng vào nền dân chủ. Tôi lên án điều đó. Ý chí và lá phiếu của người dân Mỹ phải được tôn trọng.”

Lãnh đạo CHÂU ÂU

Charles Michel, chủ tịch các nhà lãnh đạo EU, trên Twitter bày tỏ sự bàng hoàng trước cảnh tượng ở Washington. “Quốc hội Hoa Kỳ là ngôi đền của nền dân chủ … Chúng tôi tin tưởng Hoa Kỳ đảm bảo việc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình cho @JoeBiden”

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết: “Tôi tin tưởng vào sức mạnh của các thể chế và nền dân chủ của Hoa Kỳ. Quá trình chuyển giao quyền lực một cách hòa bình là cốt lõi. @JoeBiden đã thắng cử. Tôi mong muốn được hợp tác với ông ấy với tư cách là Tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ . “

VENEZUELA

Bộ trưởng Ngoại giao Venezuela Jorge Arreaza đã tweet: “Venezuela bày tỏ quan ngại đối với các sự kiện bạo lực đang diễn ra ở thành phố Washington, Hoa Kỳ; lên án sự phân cực chính trị và hy vọng rằng người dân Mỹ sẽ mở ra một con đường mới hướng tới ổn định và công bằng xã hội.”

TH
dailien
Posts: 2458
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by dailien »

TGĐ WHO báo động ‘thảm họa mất đạo đức’ khi các nước giàu chiếm nguồn cung cấp vaccine
Jan 18, 2021 cập nhật lần cuối Jan 18, 2021

GENEVA, Thụy Sĩ (NV) – Người đứng đầu Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) hôm Thứ Hai, 18 Tháng Giêng,
cảnh cáo rằng thế giới sắp lâm vào “thảm họa mất đạo đức” nếu các quốc gia giàu có không giữ cho có sự phân phối công bằng thuốc vaccine ngừa COVID-19.

Theo bản tin của tờ Washington Post, Tổng Giám Đốc Tedros Adhanonom Ghebreysus, người liên tiếp khuyến cáo rằng các quốc gia giàu có chớ loại bỏ các nước nghèo hơn
bằng cách có những thỏa thuận song phương với các công ty cung cấp vaccine, đã một lần nữa nhấn mạnh vấn đề này trong một cuộc họp của hội đồng điều hành WHO.

Image
Tổng hành dinh Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) ở Geneva, Thụy Sĩ. (Hình: Fabrice Coffrini/AFP via Getty Images)

“Tôi phải nói thẳng: Thế giới đang đứng trước thảm họa mất đạo đức và cái giá trả cho điều này là mạng sống và đời sống của những người trong các quốc gia nghèo nhất,” theo ông Tedros, nói thêm rằng tuy rằng tới nay có khoảng 39 triệu liều thuốc vaccine được chích tại hơn 40 quốc gia giàu, có một quốc gia nghèo chỉ được 25 liều.

Tuy ông Tedros ca ngợi việc có vaccine chống COVID-19 là một thành tựu quan trọng của khoa học, ông cũng nói có những bài học từ các trận đại dịch trước đây, khi thuốc chủng ngừa phải mất thời gian lâu mới tới được người dân các xứ nghèo.

Theo ông Tedros, đại dịch COVID-19 hiện nay là cơ hội để “viết lại lịch sử,” bằng cách bảo đảm rằng vaccine được phân phối đồng đều giữa các quốc gia và cho những người cần có nhất.

Tổ chức WHO đang hợp tác với một số công ty chế tạo vaccine để cung cấp khoảng 2 tỷ liều thuốc cho các quốc gia nghèo nhất, trong kế hoạch gọi là Covax. Tuy nhiên, ông Tedros nói hiện đang có lo ngại rằng các liều thuốc vaccine này sẽ không được giao như dự trù.

Ông Tedros than phiền rằng “có nhiều quốc gia và công ty nói về công bằng trong việc nhận vaccine, nhưng họ vẫn tiếp tục chú trọng vào các thỏa thuận song phương, né tránh Covax, đẩy giá thuốc lên cao hơn và tìm cách có được thuốc trước nhất.” (V.Giang)
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by vuphong »

Image

Biểu tình tại Nga đòi thả nhà đối lập Navalny.

Hàng chục ngàn người Nga đã tràn ra các đường phố để biểu tình hôm Thứ Bảy, 23 tháng 1 năm 2021, để đòi hỏi thả lãnh đạo đối lập bị bỏ tù Alexei Navalny, bất chấp mối đe dọa bị bắt hàng loạt trong sự kiện được dự đoán là một trong những cuộc biểu tình lớn nhất chống lại Điện Kremlin trong nhiều năm qua, theo NPR tường thuật hôm Thứ Bảy.
Từ thành phố hải cảng Vladivostok tại miền đông tới thủ đô Moscow cách nhau 7 múi giờ ở miền tây, những người biểu tình tràn ngập cả nước trong một thách thức công khai đối với các cảnh báo từ chính quyền Nga rằng các cuộc biểu tình là bất hợp pháp.

Tại Moscow, những người biểu tình tụ tập tại Quãng Trường Pushkin cho ngày biểu tình lớn nhất. Họ đã chạm mặt với các xe tải của cảnh sát và xe buýt thành phố chở đầy cảnh sát chống bạo loạn, những người phát ra các thông điệp từ hệ thống truyền thanh công cộng bảo những người biểu tình đừng tụ tập gần bởi vì các nguy cơ của vi khuẩn corona và cảnh báo họ rằng biểu tình là bất hợp pháp. Nói chung, những người ủng hộ Navalny nói rằng các cuộc biểu tình được lập kế hoạch khắp 90 thành phố, gồm Siberian của Yakutsk, nơi nhiệt độ âm 60 độ F.

Cảnh sát và những người biểu tình đã đụng độ tại nhiều thành phố. Vào lúc 10 giờ tối giờ Moscow, hơn 2,600 người biểu tình khắp nước Nga đã bị bắt, theo OVD-Info, một nhóm hoạt động giám sát các cuộc bắt bớ người biểu tình. Nhóm này nói rằng họ đã chưa bao giờ thấy nhiều người bị bắt như thế.

Trong số những người bị bắt là vợ của Navalny là Yulia Navalnaya, người đã chia xẻ hành của chính bà từ bên trong nơi bà gọi là một toa xe chở lúa. Bà sau đó đã được thả.

Trong khi đó bản tin của Politico hôm Thứ Bảy cho biết rằng Hoa Kỳ đã lên án mạnh mẽ Nga về việc bỏ tù Alexei Navalny và bắt hàng ngàn người biểu tình là những người xuống đường tại các thành phố trên toàn quốc vào Thứ Bảy để ủng hộ nhà đối lập Điện Kremlin.
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by lengoi »

Nga bắt giữ ít nhất 3,800 người biểu tình ủng hộ lãnh tụ đối lập Navalny
Jan 31, 2021

MOSCOW, Nga (AP) – Hàng trăm ngàn người trên khắp nước Nga đã kéo xuống đường hôm Chủ Nhật, 31 Tháng Giêng, hô khẩu hiệu đả đảo Tổng Thống Vadimir Putin,
để đòi phải thả nhà lãnh đạo đối lập Alexei Navalny, tiếp tục các hành động phản kháng toàn quốc đang làm điện Kremlin phải âu lo. Có ít nhất 3,800 người bị cảnh sát bắt giữ và nhiều người bị đánh đập.

Chính quyền Nga mở chiến dịch lớn để đối phó với phong trào biểu tình phản kháng, sau khi có hàng chục ngàn người xuống đường cuối tuần qua, trong hành động bày tỏ sự bất mãn lớn lao nhất được thấy ở Nga từ mấy năm qua.

Image
Người biểu tình đối đầu với cảnh sát Nga ở Moscow. (Hình: AP Photo/Alexander Zemlianichenko)
Tuy nhiên, dù với các đe dọa sẽ bị bắt giam, các cảnh cáo đưa ra trên các trang mạng xã hội, cùng là việc huy động lực lượng an ninh cảnh sát hùng hậu, các cuộc biểu tình đã lại bùng ra tại nhiều thành phố ở Nga hôm Chủ Nhật.

Ông Navalny, 44 tuổi, người tranh đấu chống tham nhũng và cũng là một lãnh tụ phía đối lập ở Nga, đã bị bắt hôm 17 Tháng Giêng sau khi từ Đức trở về nước. Ông được điều trị trong năm tháng ở Đức do bị đầu độc bằng chất hóa học, tình nghi là theo lệnh của điện Kremlin. Nhà cầm quyền Nga bác bỏ cáo buộc này.

Ông bị bắt giam ngay sau khi về tới phi trường, với lý do là vi phạm các quy định về quản chế trong thời gian dưỡng bệnh ở Đức, do không gặp các giới chức an ninh Nga.

Chính phủ Mỹ kêu gọi Nga hãy thả ông Navalny và chỉ trích việc đàn áp người biểu tình.

Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken cho hay qua Twitter rằng: “Mỹ lên án việc nhà chức trách Nga thường xuyên sử dụng các biện pháp mạnh bạo nhắm vào người biểu tình ôn hòa cũng như các nhà báo, trong hai tuần liên tục.”
Image
Người dân Nga xuống đường bày tỏ ủng hộ lãnh tụ đối lập Alexei Navalny tại St. Petersburg. (Hình: AP Photo/Dmitri Lovetsky)
Phía Nga bác bỏ việc này và nói rằng phát biểu của ông Blinken là “sự can thiệp thô bạo vào nội bộ của Nga và cáo buộc Washington là tìm cách tạo xáo trộn ở Nga qua việc ủng hộ người biểu tình.

Tổ chức OVD-info, chuyên theo dõi việc bắt giữ có tính cách chính trị tại Nga, nói rằng hôm Chủ Nhật có ít nhất 3,800 người bị bắt tại các thành phố lớn trên lãnh thổ Nga, trải rộng qua 11 múi giờ.

Tại Moscow, nhà chức trách có các biện pháp gắt gao ở trung tâm thành phố, đóng cửa trạm xe điện gần điện Kremlin, giảm số xe buýt sử dụng và ra lệnh cho các cửa tiệm cũng như nhà hàng phải đóng cửa. (V.Giang)
phidao
Posts: 134
Joined: Sun Sep 30, 2012 7:29 am
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by phidao »

Đảo chánh ở Myanmar, quân đội bắt giữ lãnh tụ Aung San Suu Kyi
Jan 31, 2021 cập nhật lần cuối Jan 31, 2021

RANGON, Myanmar (NV) – Lãnh tụ Myanmar Aung San Suu Kyi và các giới chức cao cấp thuộc đảng cầm quyền đã bị bắt trong một cuộc đảo chánh
diễn ra vào lúc sáng sớm ngày Thứ Hai, 1 Tháng Hai, giờ địa phương, theo lời phát ngôn viên đảng Liên Đoàn Quốc Gia Dân Chủ (NLD).

Bản tin của hãng thông tấn Reuters nói rằng, hành động này xảy ra sau nhiều ngày có tình trạng căng thẳng giữa chính quyền dân sự và quân đội Myanmar khiến tạo lo ngại là sẽ có đảo chánh,
nhất là sau khi có cuộc bầu cử mà phía quân đội nói rằng bị gian lận.

Image
Lãnh tụ Myanmar Aung San Suu Kyi. (Hình: AP Photo/Peter Dejong, File)
Phát ngôn viên Myo Nyunt nói với Reuters qua điện thoại rằng, bà Suu Kyi, Tổng Thống Win Myint và các nhà lãnh đạo khác đã bị bắt đi vào lúc rạng sáng ngày Thứ Hai.

Ông nói thêm rằng “Tôi muốn nói với người dân là chớ vội vã có phản ứng và tôi muốn họ hành xử theo luật pháp.”

Ông cũng cho biết chính cá nhân mình cũng có thể sẽ bị bắt. Hãng thông tấn Reuters sau đó không còn liên lạc được với ông Myo Nyunt.

Liên lạc điện thoại tới thủ đô Naypyitaw cũng bị gián đoạn vào sáng sớm Thứ Hai. Quốc Hội Myanmar đã dự trù sẽ nhóm họp vào ngày này sau cuộc bầu cử Tháng Mười Một, trong đó đảng NLD thắng lớn.


Đài truyền hình MRTV của nhà nước Myanmar cho biết qua Facebook rằng họ không thể phát hình vì “trở ngại kỹ thuật.”

Bà Aung San Suu Kyi, 75 tuổi, lãnh đạo đảng cầm quyền sau chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử năm 2015. Trước đó, bà được chính quyền quân sự trả tự do sau nhiều năm quản thúc tại gia.

Tuy nhiên, uy tín của bà trên trường quốc tế bị tổn thương nặng nề sau khi bà bênh vực việc quân đội Myanmar tấn công vào khu vực Rakhine, nơi sinh sống của dân thiểu số Rohingya, khiến hàng trăm ngàn người phải bỏ nhà cửa chạy đi lánh nạn sang các quốc gia lân cận vào năm 2017.
Image
Cảnh sát Myanmar chặn đường ở thủ đô, lấy cớ để giữ an ninh cho phiên họp của quốc hội. (Hình: AP Photo/Aung Shine Oo)
Dù vậy, ở trong nước bà Suu Kyi vẫn được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của dân chúng và đảng do bà lãnh đạo chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi Tháng Mười Một năm ngoái, đè bẹp đảng có liên hệ với quân đội.

Chỉ mới hôm Thứ Bảy, trước các lo ngại đảo chánh, quân đội Myanmar nói sẽ bảo vệ và tuân hành hiến pháp.

Ủy ban bầu cử Myanmar bác bỏ cáo buộc của quân đội là có gian lận bầu cử, nói rằng không nhiều để có thể thay đổi kết quả.

Hiến Pháp Myanmar hiện dành riêng 25% ghế quốc hội cho quân đội cũng như quyền kiểm soát ba bộ quan trọng của chính quyền, trong đó bà Suu Kyi giữ vai trò tương đương với chức vụ thủ tướng. (V.Giang) [kn]
phidao
Posts: 134
Joined: Sun Sep 30, 2012 7:29 am
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by phidao »

Pháp đưa thêm chiến hạm tới Biển Đông, chuẩn bị tập trận với Mỹ và Nhật
Feb 19, 2021 cập nhật lần cuối Feb 19, 2021

PARIS, Pháp (NV) – Chính phủ Pháp đang tăng cường sự hiện diện quân sự tại Biển Đông, với việc chuẩn bị có hai chuyến hải hành qua vùng biển có nhiều tranh chấp này.

Theo bản tin của tờ South China Morning Post (SCMP) hôm Thứ Sáu, 19 Tháng Hai, Hải Quân Pháp cho biết dương vận hạm tấn công Tonnere và hộ tống hạm Surcouf
đã rời cảng Toulon hôm Thứ Năm và sẽ đến Thái Bình Dương trong chuyến công tác kéo dài ba tháng.

Image
Hai chiến hạm Pháp Tonnerre và Surcouf rời cảng Toulon. (Hình: Hải Quân Pháp)
Trang web Naval News nói chiến hạm của Pháp sẽ hai lần đi qua Biển Đông và tham dự cuộc tập trận với Hải Quân Mỹ, Nhật trong Tháng Năm. Theo dự trù, hải đội này sẽ ghé vào cảng Cam Ranh của Việt Nam trên đường đi.

Đại Tá Arnaud Tranchant, hạm trưởng chiếc Tonnerre, nói với Naval News rằng Hải Quân Pháp sẽ gia tăng hợp tác với các quốc gia trong khối “Bộ Tứ” (Quad) gồm Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Úc.


Khi được hỏi là có định qua eo biển Đài Loan hay không, Đại Tá Tranchant nói ông chưa thể cho biết rõ ràng.
Image
Chiến hạm Tonnerre của Hải Quân Pháp. (Hình: Wikipedia)
Pháp cũng từng đưa chiến hạm tới Biển Đông năm 2015 và 2017, nhưng các phân tích gia quân sự nói rằng cuộc tập trận tới đây là chỉ dấu cho thấy Pháp đang gia tăng sự hiện diện của họ ở vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Một tàu ngầm nguyên tử Pháp, chiếc Émeraude, và tàu tiếp tế Seine đã qua vùng Biển Đông hồi tuần qua, khiến Trung Quốc lên tiếng chỉ trích.
Image
Hộ tống hạm Surcouf của Hải Quân Pháp. (Hình: Wikipedia)
Các chuyên gia nói rằng Pháp sẽ có hành động bày tỏ sự phản đối của mình về việc Trung Quốc ngang nhiên tự cho có chủ quyền hầu như khắp vùng Biển Đông, qua việc gia tăng các chuyến tuần tiễu và duy trì sự “hiện diện bình thường” trong khu vực này.

Chiếc dương vận hạm tấn công Tonnerre có trọng tải tối đa là 21,000 tấn, với thủy thủ đoàn khoảng 200 người. Chiến hạm này có thể chở theo 35 trực thăng và 70 xe cơ giới các loại. (V.Giang) [qd]
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by bichphuong »

Myanmar: Biểu tình bất chấp nhiều người bị bắn chết
SGN NEWSTIN THẾ GIỚI
On Mar 1, 2021


Image
Các nhà sư Myanmar biểu tình chống đảo chính tại Mandalay, Myanmar, sáng thứ Hai 1-3-2021. Ảnh AP Photo.

Cảnh sát ở thành phố Yangon lớn nhất Myanmar hôm nay thứ Hai 01-03-2021 đã bắn hơi cay vào những đám đông biểu tình trên đường phố phản đối cuộc đảo chính vào tháng trước, bất chấp lực lượng an ninh đã bắn chết ít nhất 18 người ngày hôm qua.

Bà Aung San Suu Kyi bị buộc tội

Cuộc đảo chính đã đảo ngược nhiều năm tiến triển chậm chạp đối với nền dân chủ ở Myanmar sau năm thập kỷ cầm quyền của quân đội. Vào ngày 1-2-2021, ngày mà một quốc hội mới được bầu ra sẽ nhậm chức và đảng Liên minh Dân tộc vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi sẽ lãnh đạo chính phủ đó, quân đội Myanmar đã làm cuộc đảo chính, bà Suu Kyi bị bắt giam cùng với Tổng thống Win Myint và các quan chức dân sự cấp cao khác.

Quân đội đã đưa ra một số cáo buộc chống lại bà Suu Kyi, biện minh cho việc giam giữ bà và có thể ngăn cản bà tham gia cuộc bầu cử mà chính quyền đã hứa sẽ tổ chức trong một năm nữa. Luật sư Khin Maung Zaw của bà Suu Kyi nói với các phóng viên rằng hôm nay thứ Hai, bà Suu Kyi sẽ ra hầu tòa thông qua truyền hình và bị buộc tội thêm hai tội danh nữa.

Bà bị buộc tội kích động tình trạng bất ổn theo một đạo luật có từ thời Myanmar còn là thuộc địa của Anh và đạo luật đó từ lâu đã bị chỉ trích là hợp pháp hóa việc bắt tất mọi người theo một tội danh mơ hồ nhằm hạn chế quyền tự do ngôn luận. Tội danh đó có mức án tối đa là hai năm tù. Các cáo buộc khác có bản án một năm.

Sau khi bị bắt vào ngày diễn ra cuộc đảo chính, bà Suu Kyi, 75 tuổi, ban đầu bị giam giữ tại tư dinh của bà ở thủ đô Naypyidaw, nhưng các thành viên của đảng NLD nói hiện họ không biết bà ở đâu.

Hàng chục người biểu tình đã bị giết

Kể từ khi đảo chính, một phong trào phản đối ở các thành phố trên khắp đất nước đã ngày càng lan rộng – và phản ứng của chính quyền ngày càng trở nên tàn bạo.

Liên Hiệp Quốc cho biết họ có “thông tin đáng tin cậy” rằng ít nhất 18 người đã thiệt mạng và 30 người bị thương trên khắp Myanmar vào hôm qua Chủ nhật. Số liệu từ các nguồn khác, chẳng hạn như mạng truyền hình và tin tức trực tuyến độc lập Tiếng nói Dân chủ của Miến Điện (Democratic Voice of Burma), đưa số người chết là hơn 20 người.

Dù theo báo cáo nào, đây cũng là con số tử vong trong một ngày cao nhất kể từ khi quân đội giành quyền. Cũng đã có các vụ bắt giữ hàng loạt, và Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị độc lập báo cáo có tới 1.000 người đã bị bắt giữ vào hôm qua Chủ nhật. Một số nhà báo nằm trong số những người bị giam giữ, trong đó có một phóng viên của hãng tin Associated Press (AP).

Có ít nhất năm người được cho là đã thiệt mạng hôm Chủ nhật ở Yangon khi cảnh sát bắn vào những người biểu tình bất bạo động bất chấp sự khiêu khích từ lực lượng an ninh và những người biểu tình ủng hộ quân đội.

Người dân đã dựng những miếu thờ tạm bợ trên vỉa hè tại nơi một số nạn nhân bị bắn và cũng bày tỏ lòng kính trọng bằng cách đứng bên ngoài bệnh viện, nơi các thi thể được đưa về cho gia đình.

Tại Dawei, một thành phố nhỏ ở đông nam Myanmar, nơi có năm người được cho là đã thiệt mạng hôm Chủ nhật, số lượng người biểu tình xuống đường hôm nay thứ Hai ít hơn thường lệ, nhưng họ đã diễu hành trước sự vỗ tay của những người xung quanh.

Việc xác nhận cái chết của những người biểu tình gặp nhiều khó khăn ở các khu vực bên ngoài Yangon, Mandalay và Naypyidaw. Nhưng trong nhiều trường hợp, có những bằng chứng được đăng tải trên mạng như video về các vụ xả súng, ảnh chụp đống vỏ đạn được thu thập sau đó và những bức ảnh ghê rợn về thi thể người bị bắn.

Trong một tuyên bố đăng trên tờ Global New Light of Myanmar sáng nay thứ Hai, Bộ Ngoại giao Myanmar nói chính quyền “đang kiềm chế tối đa để tránh sử dụng vũ lực trong việc xử lý các cuộc biểu tình bạo lực có hệ thống, phù hợp với luật pháp trong nước và quốc tế tại để giữ cho thương vong ở mức tối thiểu.”

Thế giới phải hành động

Nhưng Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres gọi việc sử dụng vũ lực sát thương chống lại những người biểu tình ôn hòa và bắt giữ tùy tiện là “không thể chấp nhận được”, người phát ngôn của Liên hợp quốc Stephane Dujarric cho biết.

“Những lời lẽ lên án là cần thiết và đáng hoan nghênh nhưng chưa đủ. Thế giới phải hành động. Tất cả chúng ta phải hành động,” chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền ở Myanmar, Tom Andrews, cho biết trong một tuyên bố riêng.

Ông Andrews đề xuất các nước nên tiến hành một lệnh cấm vận toàn cầu đối với việc bán vũ khí cho Myanmar và “các biện pháp trừng phạt cứng rắn, có mục tiêu và phối hợp” chống lại những kẻ chịu trách nhiệm về cuộc đảo chính, đàn áp và các hành vi vi phạm nhân quyền khác.

Các bài đăng trên mạng xã hội từ Myanmar ngày càng thúc giục cộng đồng quốc tế can thiệp trực tiếp, viện dẫn học thuyết về “trách nhiệm bảo vệ” để kiềm chế các hành vi đàn áp tàn bạo của chính quyền quân quản Myanmar.

Tuy nhiên, bất kỳ hành động phối hợp nào tại Liên hiệp quốc đều sẽ khó khăn vì hai thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, Trung Quốc và Nga, gần như chắc chắn sẽ phủ quyết.

Thay vào đó, một số quốc gia đã áp đặt hoặc đang xem xét áp đặt các biện pháp trừng phạt của riêng họ. Tại Washington, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tòa Bạch ốc Jake Sullivan đưa ra một tuyên bố cho biết Hoa Kỳ “báo động” trước tình trạng bạo lực và luôn đoàn kết với người dân Myanmar. Washington nằm trong số những nước đã áp dụng các biện pháp trừng phạt và Sullivan cho biết họ sẽ “buộc những người chịu trách nhiệm phải trả giá”, chi tiết về sự trừng phạt của Hoa Kỳ sẽ được công bố “trong những ngày tới”.

Đảng NLD lập ủy ban lâm thời

Các thành viên trong đảng NLD của bà Suu Kyi cũng đã thành lập một ủy ban mà họ đang yêu cầu các quốc gia khác công nhận là chính phủ lâm thời, là người đại diện thực sự của nhân dân Myanmar.

Ủy ban này đã bổ nhiệm một bác sĩ và nhà từ thiện người dân tộc thiểu số Chin làm đặc phái viên Myanmar tại Liên Hiệp Quốc thay cho đại sứ Myanmar đã bị phe quân đội cách chức vì ủng hộ người biểu tình, phản đối đảo chính.

Trong một cuộc phỏng vấn vào tối Chủ nhật với hãng tin AP, đặc phái viên, ông Sasa (người chỉ sử dụng tên), cho biết ông sẽ thảo luận với chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc Andrews về các hành động pháp lý chống lại các tướng lĩnh Myanmar thông qua các tòa án quốc tế.

“Chúng tôi đang xem xét khả năng khởi kiện lên các tòa án hình sự quốc tế và các cơ chế khác của Liên hợp quốc. Sẽ có một chút khó khăn do cản trở từ Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nhưng chúng tôi đang xem xét những gì có thể làm được” để buộc các tướng lĩnh phải chịu trách nhiệm, ông Sasa nói từ một địa điểm bí mật do lo ngại cho sự an toàn của ông.

Nhiều người cho rằng quân đội Myanmar rất cứng đầu, sẽ không nhượng bộ, nhưng ông Sasa nói ông tin chính quyền quân sự đã bắt đầu thấy khó khăn của việc điều hành một chính phủ. “Tôi hy vọng họ ngồi vào bàn đàm phán, và chúng tôi có thể nói chuyện cùng nhau,” ông Sasa nói.

Nhà báo cũng bị bắt

Trong số các vụ bắt giữ hôm Chủ nhật, Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị độc lập đã xác định được danh tính khoảng 270 người, nâng tổng số người mà nhóm này xác nhận đã bị bắt giữ, buộc tội hoặc kết án kể từ cuộc đảo chính là 1.132 người.

Thein Zaw, một nhà báo của AP, đã bị cảnh sát bắt vào sáng thứ Bảy khi đang đưa tin về các cuộc biểu tình. Anh ta vẫn bị cảnh sát giam giữ. Hãng tin AP kêu gọi thả anh ta ngay lập tức.

“Các nhà báo độc lập phải được phép tự do và an toàn đưa tin mà không sợ bị trả thù. AP chỉ trích mạnh mẽ việc giam giữ tùy tiện Thein Zaw,” Ian Phillips, phó chủ tịch AP về tin tức quốc tế cho biết.

Theo thông tin do Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị thu thập và các báo cáo truyền thông địa phương, ít nhất bảy nhà báo khác đã bị bắt giữ vào cuối tuần – tất cả đều làm việc cho truyền thông địa phương. Ít nhất 13 người khác đã bị giam giữ kể từ cuộc đảo chính.

(theo AP)
vuongquan
Posts: 275
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by vuongquan »

Đức Giáo Hoàng Francis gặp Giáo Chủ Hồi Giáo Shiite Iraq, kêu gọi sống chung hòa bình
Mar 6, 2021 cập nhật lần cuối Mar 6, 2021
PLAINS OF UR, Iraq (AP) – Đức Giáo Hoàng Francis và Giáo Chủ Hồi Giáo Shiite tại Iraq hôm Thứ Bảy, 6 Tháng Ba, trong một cuộc gặp lịch sử ở thánh địa giáo phái Shiite tại Najaf, đã cùng đưa ra một thông điệp mạnh mẽ về sống chung hòa bình, kêu gọi người Hồi Giáo trong quốc gia Ả Rập từng trải qua thời gian dài nhiều bạo động này hãy mở vòng tay đón nhận người thiểu số theo Thiên Chúa Giáo, vốn đã gặp nhiều kỳ thị và đe dọa.

Giáo Chủ Ali al-Sistani nói rằng giới lãnh đạo tôn giáo có nhiệm vụ bảo vệ người theo Thiên Chúa Giáo tại Iraq, và người theo Thiên Chúa Giáo phải được sống trong yên bình, và cũng có được những quyền lợi như những người dân Iraq khác.
Image
Đức Giáo Hoàng Francis (phải) gặp Giáo Chủ Hồi Giáo Shiite của Iraq Ali al-Sistani tại Najaf, Iraq. (Hình: AP Photo)
Tòa Thánh Vatican nói rằng Đức Giáo Hoàng Francis cám ơn Giáo Chủ al-Sistani do đã lên tiếng “bênh vực những kẻ yếu đuối nhất và bị đàn áp mạnh mẽ nhất” trong những thời gian bạo động nhất của lịch sử Iraq cận đại.

Giáo Chủ Al-Sistani, 90 tuổi, là một trong những nhà lãnh đạo cao cấp nhất của giáo phái Hồi Giáo Shiite trong thế giới Ả Rập. Những can thiệp chính trị của vị lãnh đạo tinh thần này tuy hiếm nhưng có tác động lớn lao, và cũng góp phần hình thành khuôn mặt mới của Iraq ngày nay. Ông là người được sự sùng kính mãnh liệt của người theo giáo phái Shiite, vốn chiếm đa số tại Iraq, và các phán quyết của ông về tôn giáo cũng như các vấn đề khác đã được người theo giáo phái Shiite trên khắp thế giới đón nhận.

Vào sáng sớm Thứ Bảy, Đức Giáo Hoàng Francis, 84 tuổi, đến thăm Giáo Chủ Ali al-Sistani tại căn nhà ông đã thuê tại Najaf từ mấy thập niên qua. Khi Giáo Hoàng Francis bước vào, Giáo Chủ al-Sistani ra tận cửa đón, một hành động rất hiếm thấy từ vị giáo chủ nhiều quyền uy này.

Cuộc họp được miêu tả là “rất tích cực” này đã kéo dài khoảng 40 phút, với hình chụp cho thấy hai vị lãnh đạo tôn giáo ngồi sát cạnh nhau.

Đức Giáo Hoàng Francis sau đó đến thành phố cổ Ur để có cuộc họp với đại diện các tôn giáo tại vùng đất được coi là nơi sinh ra của tổ phụ Abraham, cha chung của người theo Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo và Do Thái Giáo.

Tại Ur, Đức Giáo Hoàng Francis đã lên tiếng bài bác việc dùng danh nghĩa tôn giáo để chém giết lẫn nhau. Đức Giáo Hoàng nói: “Sự thù nghịch, quá khích và bạo động là sự phản bội tôn giáo.” (V.Giang) [qd]
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest