Bình Luận , Quan Điểm

vuongquan
Posts: 275
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by vuongquan »

Image

“Lố bịch” – Cựu Giám đốc An ninh Mạng nói về cáo buộc gian lận bầu cử của Trump
November 29, 2020

(Business Insider) – Viên chức an ninh mạng hàng đầu của Mỹ bị Tổng thống Donald Trump sa thải vì đã khẳng định bầu cử 3 tháng 11 vừa qua an toàn nhất trong lịch sử Mỹ vào thứ Sáu gọi những cáo buộc của ông Trump và đồng minh về gian lận bầu cử “lố bịch.”

Cựu Giám đốc Cơ quan An ninh Hạ tầng và An toàn Mạng thuộc Bộ Nội an Chris Krebs trên chương trình phỏng vấn 60 phút của CBS cho rằng, những cáo buộc máy bỏ phiếu bị các quốc gia bên ngoài thao túng “vô căn cứ.”


Sidney Powell – luật sư của ông Trump bị ban cố vấn pháp lý của Tổng thống tẩy chay vào tuần trước – tung ra thuyết âm mưu rằng hệ thống bầu cử được tạo ra ở Venezuela theo lệnh cố lãnh đạo Hugo Chavez nhằm giúp trao chiến thắng cho Joe Biden.

Krebs bị sa thải vào ngày 17 tháng 11 sau khi liên tục phản đối những thuyết âm mưu của Tổng thống về việc ông ta thất cử.

Trong buổi phỏng vấn được CBS phát sóng vào Chủ nhật, Krebs cho rằng những cáo buộc do ông Trump và đồng minh thúc đẩy “lố bịch.”

“Bằng chứng là phiếu bầu,” Krebs nói. “Tái kiểm phiếu khớp với kiểm phiếu ban đầu, và, đối với tôi, đó là bằng chứng sâu thêm, đó là sự xác nhận rằng, các hệ thống được sử dụng trong bầu cử 2020 hoạt động như mong đợi, và người Mỹ nên 100% tin tưởng vào lá phiếu của họ.”

Krebs cho biết, ông không sốc khi bị ông Trump sa thải đột ngột, nhưng “đó không phải là cách mà tôi muốn bị loại.”

“Tôi nghĩ, điều làm tôi bực mình nhất là tôi không có cơ hội chào đội ngũ của mình,” Krebs nói.

Hương Giang (Theo Business Insider)
hoanghoa
Posts: 2260
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoanghoa »

Tức nước vỡ bờ chờ Đại hội 13

Sao Băng
5-12-2020
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đang tiến sát đến ranh giới chịu đựng cuối cùng của cả chính trường Việt khi ông ngày càng lớn tiếng hơn trong mạt sát. Dưới mắt ông, tất cả đều bẩn thỉu, suy thoái, chỉ mình ông là thánh nhân.

10 năm đứng đầu Đảng, ông chửi rủa các đồng chí của ông “miếng ăn là miếng tồi tàn, mất ăn một miếng lộn gan lên đầu”; là “cua cậy càng, cá cậy vây”; là “ghẻ lở”; là “họp có người ghi, đi có người chở, ở có người chăm, nằm có người bóp”…

Ông hô hào nhốt quyền lực vào chiếc lồng thể chế nhưng mình ông chiếm hai ghế và luôn ra mặt thể hiện uy quyền tuyệt đối của ông. Mỗi khi ông nhả ngọc phun châu là tất cả đều phải nhắc lại, phải noi gương Trọng Chủ tịch nhiều hơn Hồ Chủ tịch.

Đất nước cả nhiệm kỳ qua lên đồng tập thể vì nhất nhất “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” hô vang, “cơ đồ đã bao giờ có được như ngày nay”, tôn suy lãnh tụ Nguyễn Phú Trọng sang trang vẻ vang cho sử Việt.

Trọng, vì muốn tiếng thơm cho mình, đã phủ nhận mọi công lao của tiền nhân.

Tự đắc là “người đốt lò vĩ đại”, khi mà xuất thân từ dân đại học văn khoa, cả ngày thơ phú nên có hỗn danh “lú”, suốt cuộc đời làm chính trị chỉ đút chân gầm bàn, chưa từng tính nổi một phép nhân, chục tỷ không biết có mấy số 0… Cả một tập thể lấy thân cho ông đứng giương cờ, nhưng ông chỉ muốn duy ngã độc tôn.

Gần đây, ông bắt đầu quan tâm mạng xã hội vì ông nghi ngờ đó không phải là thế lực thù địch gì mà đó chính là các đồng chí của ông. Ông hầm hè ra mặt khi chúng nó chế thơ ông, “tôi học 10B Nguyễn Gia Thiều; chẳng tích sự chi chỉ giáo điều”.

Ông hùng hổ, “giờ chống suy thoái còn quan trọng hơn cả chống tham nhũng”. Ông cho ông là Đảng, Đảng là ông.

Ông kích động dân ghét quan, chỉ yêu mình ông. Tổng Bí thư định hướng, tất cả tình yêu vô bờ bến đều phải dành cho lãnh tụ kính mến.

Quả nhiên, hiếm có thời kỳ nào mà dân ghét quan như thời kỳ Nguyễn Phú Trọng. Đến lòng trắc ẩn ít ỏi vốn có của người dân với quan cũng không còn.

Đảng cộng sản Việt Nam, vốn dĩ đã không còn mấy chỗ đứng trong lòng dân, với một người đứng đầu cuồng danh, chỗ đứng này càng trở nên lung lay hơn bao giờ hết.

10 năm đứng đầu Đảng, Trọng còn khiến đất nước lâm vào tình trạng chia rẽ hơn bao giờ hết giữa hai miền Nam, Bắc. Đến độ, Nguyễn Thiện Nhân tiếp xúc với cư dân miền Nam luôn phải bắt đầu bằng câu cửa miệng, “tôi nói giọng Bắc nhưng tôi người miền Nam”.

O bế cho người miền Bắc, kiên định lập trường miền Bắc nhất định giữ ngôi vương, ông Trọng thách thức cả miền Nam, “xem chúng bay làm gì được ông?”.

Không giống như những nhiệm kỳ trước, chính trường chia năm xẻ bảy bởi các phe nhóm. Thời của Nguyễn Phú Trọng, chỉ có phân tranh hai miền Bắc, Nam.

Liên tục triệu tập các Hội nghị với đủ mặt các Ủy viên Trung ương về chầu ở Hà Nội, cướp diễn đàn, Nguyễn Phú Trọng lớn tiếng dạy dỗ về đạo đức, về thép đã không còn biết sợ, về dưới làn áo mỏng manh là trái tim, là hồn muôn trượng hơn tượng đài phơi những lối mòn…trong khi bản thân chỉ mải mê xây tượng đài cho chính mình.

Cái đích mà Trọng muốn nhắm tới, là hóa thân thành thánh cho cả chính trường và toàn dân quỳ rạp xuống vái.

Bây giờ, những kẻ theo hầu ông Trọng vẫn hão huyền với viễn cảnh loạn 12 sứ quân như thời tiền đại hội 12, chọi choảng nhau không đứa nào chịu đứa nào, cuối cùng phải tiếp tục suy tôn Nguyễn Phú Trọng tiếp tục trị vì, còn lại hết thảy về vườn làm người tử tế.

Nhưng tức nước vỡ bờ đang chờ ở đại hội 13.

Thánh nhân Nguyễn Phú Trọng, với cơn say thoát tục, đã thúc đẩy liên quân hai miền Trung, Nam bắt tay dẹp tan tác liên quân miền Bắc.

Làm gì có loạn sứ quân? Giờ chỉ còn một bên rất mạnh và một bên rất yếu. Cứ người miền Bắc là “trảm”.

Dẫu vậy, cho đến lúc tàn canh, Nguyễn Phú Trọng chắc hẳn cũng không đời nào chịu thừa nhận bản thân đã đẩy miền Bắc vào “một bàn cờ thế phút sa tay”.

Vào thời điểm chỉ còn hơn một tháng nữa đến Đại hội 13, bất kể lãnh tụ Trọng và cánh hẩu của ông luôn cố rao giảng nhồi sọ dư luận về việc, “trăng chưa đến rằm trăng chưa tròn, chưa 30 chưa phải là tết, đến phút 89 vẫn có những cái chết”, thì người trong cuộc đều rõ ngôi vương sắp thuộc về ai.

Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư, đã hiện thân là một kẻ sẵn sàng vì ghế mà bất chấp sự tồn vong của Đảng ta. Với con tốt thí là Lê Minh Trí, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Vượng tính đốt cả rừng già để diệt vây cánh của đối thủ, hòng rộng đường đến ngôi vương.

Vụ án Hồ Duy Hải đột nhiên được khuấy lên vào tháng 11 năm ngoái, đúng lúc bắt đầu chốt phiếu các Ủy viên Bộ Chính trị khóa tới, khi mà cả Nguyễn Hòa Bình, Trương Hòa Bình đều nổi lên như những ngôi sao sáng.

Dù vậy, hai Bình vẫn thẳng tiến. Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội không cần che giấu thái độ tiền hô hậu ủng. Tại các cuộc tiếp xúc cử tri, bà Ngân đều ra sức khuyên dân chúng “lắng nghe phát biểu của Chánh án ở Quốc hội”.

Còn cái mà Vượng thu được, đó là, chưa bao giờ cả hệ thống tư pháp cũng như uy tín của chế độ, của Đảng ta nhờ đó mà bị tấn công dữ dội đến như vậy bởi “các thế lực thù địch”.

Chỉ còn Trọng, một lãnh tụ cuồng miền Bắc bỏ phiếu cho Vượng. Cuồng đến độ, Vượng lỗi lầm gì cũng đều được thứ tha. Nói là vậy, chứ kỳ thực, đã thoát tục, ngoài việc xây tượng đài cho mình, thì lãnh tụ Trọng lúc nào cũng “bay bổng cánh diều”, biết được bến bờ nào là tội lỗi để mà thứ tha hay không.

Vụ án Hồ Duy Hải khiến cho tất cả yếu nhân miền Nam phải hợp lực chơi canh bạc tất tay, không thể khoan nhượng.

Hai tháng sau, người đồng hương số 1 của Vượng, Hoàng Trung Hải được xướng tên. Tháng 2/2020, Hoàng Trung Hải mất ghế Bí thư Hà Nội, rút lui về pháo đài của Vượng, chịu cảnh sống không được, chết cũng không được.

Ở nơi mà Vượng đang gửi gắm rể hiền, “người miền Trung nói giọng Bắc” Vương Đình Huệ ngậm ngùi lên đường về thế chỗ Hải. Họ Vương theo Vượng nên đành giã từ giấc mộng đế vương.

“Người miền Trung nói giọng Bắc” Phạm Minh Chính mặt mũi giờ lúc nào cũng sưng lên như cái lệnh, miệng thì ngày càng vẹo lệch kể từ khi đồ đệ Nguyễn Đức Chung “ăn năn” muốn xin cải tà quy chính để hưởng khoan hồng.

“Người miền Nam nói giọng Bắc” Nguyễn Thiện Nhân cũng bị truất ngôi bá chủ miền Nam để nhường chỗ cho “người miền Nam nói giọng miền Nam” Nguyễn Văn Nên thế thân, đảm bảo chắc chắn cho “người miền Nam nói giọng miền Nam” một ghế Ủy viên Bộ Chính trị khóa tới.

Cả một nhiệm kỳ hối lỗi tu thân, sửa mình, cung cúc phục vụ cả người miền Nam lẫn người miền Bắc, đến phút gần cuối, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình vẫn bị loại với án kỷ luật cảnh cáo vì “nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Sự “giã từ vũ khí” của Nguyễn Văn Bình là lời tuyên bố đanh thép về kết cục của những kẻ còn theo Vượng, cũng là phát pháo hiệu miền Nam đã hội tụ đủ sức mạnh thống lĩnh thiên hạ, chấm dứt thời kỳ trị vì tưởng như bất tận của người miền Bắc.

Tàn quân miền Bắc, Phạm Bình Minh, Tô Lâm đang được “xem xét thái độ” có hoàn toàn quay đầu về phương Nam. Nếu một lòng quy thuận, Phạm Bình Minh sẽ tiếp tục tại vị, nếu không, may mắn lắm thì được về làm thủ lĩnh thứ hai của “nghị gật”.

Nếu một lòng quy thuận, Tô Lâm sẽ tiếp tục tại vị, nếu không, tên anh sẽ cùng tên AVG, án còn đó, người còn đó, người dân đang chờ trông.

Cứ nhìn sự thảm hại của Tô Lâm ở Nghị trường Kỳ họp tháng 10, trình cái gì ra là bị vả luôn cái đó vào mặt, đủ thấy thủ lĩnh công an mạnh thế nào.

Trở về với câu chuyện của thánh nhân. Nguyễn Phú Trọng rao giảng xây dựng Đảng trong sạch, đoàn kết, vững mạnh, thì chỉ là những lời nói dối.

Bởi không một Đảng nào có thể mạnh khi người đứng đầu Đảng cuồng danh. Vơ vét danh xưng cũng đáng tội không thua gì vơ vét tiền bạc, tham nhũng.

Nguyễn Phú Trọng chống tham nhũng tiền bạc nhưng bản thân ông lại tham nhũng danh vị. Và ông gây chia rẽ đất nước nhiều hơn bất kỳ lãnh đạo Đảng nào trong lịch sử cận đại.

Đã thôn tính xong miền Bắc, một thời kỳ mới cho người miền Nam sắp bắt đầu, ngay sau Đại hội 13 vào cuối tháng 1 tới.

***

Trong một diễn biến có liên quan, người đứng đầu cơ quan hành pháp sau Đại hội 13, ông Trương Hòa Bình, một người miền Nam, đã về Nam Định, một thành phố thuộc Bắc Bộ, dự Đại hội Đảng bộ của tỉnh này.

Nam Định là địa bàn rất nhỏ bé, côi cút, nhưng đã được đón tới 2 ủy viên Bộ Chính trị, trong khi, theo sự phân công của Bộ Chính trị, trừ nơi trọng yếu như Hà Nội,TPHCM, mỗi địa phương chỉ có 1 ủy viên Bộ Chính trị hoặc 1 bí thư Trung ương Đảng về chỉ đạo đại hội. Ông Phạm Bình Minh về cùng ông Trương Hòa Bình. Ông Minh là người con của Nam Định.

Theo dự kiến, Bí thư Nam Định Đoàn Hồng Phong sẽ ngồi ghế Bộ trưởng Tài chính, một Bộ quan trọng bậc nhất trong nội các.

Có thể đất nước sẽ hàn gắn, một khi lãnh đạo miền Nam trong lòng thấy, “tận chân trời mây núi có chia đâu”.

Nhưng lấy lại uy tín của Đảng sau thời kỳ chói lóa huyễn hoặc bởi “cơ đồ có bao giờ được như ngày nay”, vẫn là thách thức cực kỳ to lớn.
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by lengoi »

Dân Chủ Mỹ - Độc Tài Việt

Phạm Trần

“Lửa Dân chủ đã thắp lên ở đất nước này từ lâu. Chúng ta biết không có bất cứ thứ gì, dù là nạn dịch hay một hành động lạm quyền, có thể dập tắt ngọn lửa đó.” ("The flame of democracy was lit in this nation a long time ago. And we now know nothing, not even a pandemic or an abuse of power, can extinguish that flame."-President-elect Joe Biden, December, 14, 2020)

Đó là thông điệp của Tổng thống-đắc cử Joseph Robinette Biden của đảng Dân chủ gửi nhân dân Mỹ tối ngày 14 tháng 12 năm 2020, vài giờ sau khi Đại cử tri đoàn của 50 Tiểu bang và Quân hạt District Columbia của Thủ đô Hoa Kỳ bỏ phiếu chứng nhận ông sẽ là Tổng thống thứ 46 của Hiệp chủng quốc. Ông Biden, sinh ngày 20/11/1942, có số phiếu áp đảo 306, vượt qua số phiếu Hiến định tối thiểu phải có là 270, trên tổng số 538 phiếu.

Đối thủ của ông Biden, đương kim Tổng thống thứ 45, Donald Trump của đảng Cộng hòa được 232 phiếu.

Ông Biden, một Chính trị gia lão luyện với 36 năm Thượng nghị sỹ của Tiểu bang Delaware và 8 năm Phó Tổng thống thời Tổng thống Dân chủ Barack Obama (2009-2017), đạt số phiếu đại chúng trong cuộc bầu cử 3/11/2020 là 81,282,376 phiếu (51.3%), so với Donald Trump có 74,222,576 (46.9%). Cả hai con số của kẻ thắng người thua đều cao nhất trong lịch sử bầu Tổng thống Mỹ.

Việc chứng thực phiếu của Cử tri đoàn là hợp pháp, một thủ tục Hiến định nhưng cũng chỉ là hình thức, sẽ diễn ra tại phiên họp lưỡng viện Quốc hội Mỹ ngày 06/01/2021. Sau đó, liên danh đắc cử Joe Biden-Kamala Harris sẽ tuyên thệ nhậm chức vào trưa ngày 20/01/2021 tại khán đài trước Quốc hội.

Thượng nghị sỹ California, Kamala Harris, sinh ngày 20/10/1964, là Nữ Phó Tổng thống đầu tiên trong Lịch sử Hoa Kỳ.

TAI TIẾNG VÀ HÒA GIẢI

Trái với tất cả các cuộc bầu cử trước, kết qủa năm 2020 đã đẩy nước Mỹ vào vòng tranh chấp pháp lý dài một tháng sau ngày bầu cử. Tổng thống thất cử Donald Trump và đảng Cộng hòa ở một số Tiểu bang đã chủ động cáo buộc bầu cử có “gian lận” từ phía đảng Dân chủ.

Có khoảng 30 vụ kiện lớn nhỏ tại các Tòa án địa phương và Tối cai Pháp viện, nhưng đều thất bại vì ông Trump và đàng Cộng hòa không có bằng chứng cụ thể. Phe Cộng hòa đã đâm đơn kiện có ăn gian như danh sách “cử tri đã chết”, “tên sai”, “vứt bỏ phiếu bầu cho ông Trump vào thùng rác”, “xe chở thùng phiếu bầu sẵn cho Joe Biden vào phòng kiểm phiếu”, “dùng máy kiểm phiếu của Trung Cộng có gắn chip thay phiếu từ Trump qua Biden”, hoặc “ngăn cản không cho quan sát viên Cộng hòa chứng kiến bỏ phiếu và kiểm phiếu”, hay “đòi kiểm phiếu lại” ở những Tiểu bang ông Biden thắng với số phiếu khít khao, đặc biệt tại các Tiểu bang được gọi là “chiến trường” gồm Michigan, Wisconsin, Georgia, Arizona, Nevada và Pennsylvania.

Một đặc điểm khác “không giống ai” lần đầu xẩy ra trong lịch sử là chính ông Trump và một số Lãnh tụ Cộng hòa tại chức và nghỉ hưu vẫn chưa chịu nhìn nhận cựu Phó Tổng thống Joe Biden đã thắng cử, kể cả sau khi Đại cử tri đoàn đã có kết luận chiều ngày 14/12/2020.

Riêng Lãnh tụ đa số Cộng hòa tại Thượng viện, Nghị sỹ Mitch McConnell của Tiểu bang Kentucky, sau 6 tuần im tiếng, đã tuyên bố tại diễn đàn Thượng viện hôm thứ Ba (15/12) rằng sau cuộc họp của Đại cử tri đoàn hôm thứ Hai, “đất nước chúng ta đã chính thức có một Tổng thống-đắc cử và một Phó Tổng thống đắc cử”. (As of this morning, our country officially has a President-elect and a vice president-elect", CNNNews, 12/15/2020)

Nghị sỹ McConnell nói với các Nghị sỹ: ”Đại cử tri đoàn đã lên tiếng. Hôm nay, tôi muốn chúc mừng Tổng thống-đắc cử Joe Biden.” (The electoral college has spoken. Today I want to congratulate President-elect Joe Biden. )

Thừa nhận của Nghị sỹ McConnell, một lãnh tụ Cộng hòa có nhiều quyền lực ở Quốc hội chắc chắn không làm cho ông Trump vui, nhưng sẽ lôi kéo sự đồng tình của nhiều Lãnh đạo đảng Cộng hòa.

Tuy vậy hành động phủ nhận kết qủa bầu cử của đương kim Tổng thống Donald Trump và của một số không nhỏ Lãnh đạo đảng Cộng hòa cũng đã đủ tiêu cực gây tai tiếng cho chính phe chống đối và tác hại không nhỏ cho uy tín và sự tin cậy của các nước đang phát triển vào nền dân chủ truyền thống của Hoa Kỳ.

Vì vậy, Tổng thống-đắc cử Biden mới nói thẳng: ”Tôn chỉ của luật pháp, Hiến pháp của chúng ta và ý nguyện của người dân đã chiến thắng”. (The rule of law, our Constitution and the will of the people prevailed")

Ông Biden gọi những hành vi chống bầu cử của Cộng hòa là “khá cực đoan mà chúng ta chưa từng thấy” (so extreme we've never seen it before).

Cuối cùng, Tổng thống-đắc cử Joe Biden tuyên bố “giờ là lúc lịch sử phải sang trang để đoàn kết và hàn gắn vết thương” (It time to "turn the page, to unite, to heal" ).

Ông nói: ”Trong cuộc tranh đấu cho giá trị cốt lõi của nước Mỹ, dân chủ đã thắng cuộc. Chúng ta đã bỏ phiếu. Niềm tin vào cơ chế của chúng ta đã giữ vững. Giá trị của cuộc bầu cử vẫn nguyên vẹn. Vì vậy, bây giờ là lúc cần sang trang. Cần đoàn kết và hàn gắn đỗ vỡ.” ("In this battle for the soul of America, democracy prevailed," Biden said. "We the people voted. Faith in our institutions held. The integrity of our elections remains intact. And so, now it is time to turn the page. To unite. To heal." )

Với những lời lẽ này, qủa thật nước Mỹ, dù chỉ lớn lên trong 244 năm, nhưng đã văn minh và trưởng thành vượt xa hơn nhiều Quốc gia có số tuổi lớn hơn trên Thế giới, kể cả Việt Nam.

Nước Mỹ chỉ có hai đảng chính, Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền, nhưng nhân dân Mỹ, với nhiều sắc di dân đến lập nghiệp khắp nơi trên hành tinh, lại luôn là một khối thống nhất và đoàn kết khi cần phải đối phó với kẻ thù chung.

Nhân dân Mỹ đã hy sinh, chiến đấu cho sự thịnh vượng và tồn tại của nhiều dân tộc từ Thế chiến I, Thế chiến II đến chiến tranh Triều Tiên (Nam-Bắc Hàn), chiến tranh Việt Nam, Aghanistan, Iraq, Syria, v.v…

Đã có 58,209 Quân nhân Mỹ hy sinh trong chiến tranh Việt Nam, trong khi có khoảng trên 4 triệu người Việt đã tử thương sau 30 năm nội chiến do đảng Cộng sản Việt Nam chủ động (1945-1975).

Ngoài những hy sinh nhân mạng và khí tài cho chiến tranh, sự thịnh vượng của Hoa Kỳ cũng đã đóng góp cho cả Thế giới. Nhưng tất nhiên nước Mỹ và người Mỹ cũng có nhiều khuyết tật như các dân tộc khác khiến nhiều nước không hài lòng.

Tuy nhiên, mỗi lần có chia rẽ, người dân Mỹ lại nhớ về bài học lịch sử của Cuộc nội chiến dẫm máu Bắc-Nam (1861-1865) với khoảng 750,000 binh sỹ tử vong, và số thương vong dân sự không được xác định.

Và tất nhiên, những hình ảnh oai hùng và lòng vị tha, hòa giải của tướng chiến thắng miền Bắc, Ullysses Simpson Grant đối với Tướng bại trận của miền Nam, Robert E. Lee và binh sỹ của ông cũng đã ghi đậm nét trong lịch sử của một dân tộc đã biết đặt quyền lợi Tổ quốc trên hết.

Tướng Lee khi ấy vẫn oai phong trong quân phục khi ký giấy đầu hàng ngày 09/04/1865, tại làng Appomattox Court House,.

Điểm sáng chói mà cuộc nội chiến Mỹ đã lưu lại cho cả Thế giới là quyết định của tướng Grant đã “cho phép hàng quân được tiếp tục giữ súng tay bên hông, và cho giữ lừa ngựa. Tướng Lee khuyên nhủ quân sĩ của mình: "Sau 4 năm chiến đấu khó khăn, với sự can đảm và ngoan cường chưa từng thấy, Binh đoàn Bắc Virginia bị bắt buộc phải nhượng bộ một lực lượng và hậu thuẫn quá to lớn". (theo Bách khoa Toàn thư mở).

Sau đó, nhiều binh sỹ quân miền Nam đã được gia nhập đội quân chiến thắng để trở thành Quân đội của nước Mỹ sau này.

BÀI HỌC NÀO CHO CSVN?

Nhắc lại chuyện này để thấy khi quân Cộng sản miền Bắc chiếm Việt Nam Cộng hòa bằng võ lực ngày 30/4/1975, chính quyền Cộng sản miền Bắc, khi ấy là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã đối xử tàn tệ và nhục mạ quân-dân miền Nam khi họ tiến quân vào Sài Gòn và các Thành thị khác của Việt Nam Cộng hòa.

Về quân sự và chính trị, Cộng sản đã bắt bỏ tù và đem đi gọi là “học tập cải tạo” hàng trăm ngàn Quân-cán-chính miền Nam. Hàng chục ngàn người đã bị hành hạ, bỏ đói và lao tù khổ sai trong những trại tù thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần từ Nam ra Bắc. Nhiều sỹ quan đã mất xác trong tù hay khi được thả về sau hơn 10 năm giam cầm, có người tới ngót 20 năm, thì thân xác chỉ còn da bọc xương. Có nhiều người về đến nhà chưa được bao lâu đã lăn ra chết !

Nhiều chính trị gia nổi tiếng cũng bị chết trong tù, trong số có nguyên Thủ tướng Phan Huy Quát ở khám Chí Hòa và cựu Phó Thủ tướng Trần Văn Tuyên ở trại tù Hòa Bình ngày 26/10/1976.

Một số Nhà văn, Nhà báo, Nhà lý luận nổi tiếng của VNCH cũng bị chết trong tù hay tại gia, sau khi bị bắt rồi để cho bệnh không chăm sóc. Trong số này có Thy bá Vũ Hoàng Chương, cụ Hồ Hữu Tường, Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn.

Cũng không ai quên, hàng trăm ngàn vợ con và thân nhân của quân-cán-chính miền Nam đã bị Cộng sản cướp nhà, tống đi vùng được mệnh danh là “kinh tế mới”, nhưng thực chất là đem đi đầy đọa ở những khu rừng hoang, nước độc và đất cằn cỗi không thể sinh sống được. Một số không nhỏ đã phơi thây không một manh chiếu bó xác ở những vùng đất hoang vu này.

Sau cùng, từ 1978, hàng chục ngàn thuyền nhân đã bị chết chìm, hay bị Hải tặc tấn công, hãm hiếp và giết trên đường vượt Biển Đông tìm tự do chỉ vì không thể sống nổi với chế độ Cộng sản ở miền Nam.


Với tất cả những hệ lụy này, đảng CSVN vẫn tự hào đã “giải phóng miền Nam” và, sau 45 năm thống nhất đất nước và 35 năm gọi là “Đổi mới”, ông Tổng Bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã hồ hởi tự khoe rằng “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Nhưng cái “cơ đồ” và “tiềm lực” này đang ở trong tay ai, nếu chẳng phải đã nằm gọn trong tay đảng có một đội ngũ cán bộ cầm quyền tham nhũng, thối nát và tranh giành quyền lực tệ hại hơn bao giờ hết.

BẰNG CHỨNG NHƯ NÚI

Bằng chứng là công tác phòng, chống tham nhũng, bắt đầu từ năm 2005 đến nay vẫn “còn nghiêm trọng, tinh vi và phức tạp”. Tình trạng cán bộ, đảng viên, kể cả không nhỏ cấp lãnh đạo đã suy thoái đạo đức, lối sống, tranh giành quyền lực, bè phái, suy thoái tư tưởng để “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa”, không còn tha thiết vối công tác đảng. Nhiều nơi, từ Trung ương xuống cơ sở , nhiều cấp lãnh đạo đã buông trôi trách nhiệm, lơ là công tác, phó mặc cho cấp dưới tự tung tự tác gây chia rẽ và chống đối nhau trong nội bộ.
Chuyện này đã được Báo điện tử của Trung ương đảng chứng minh:”Nhiều năm nay, nói về hiện tượng tiêu cực trong công tác đề bạt, bổ nhiệm, tuyển chọn cán bộ trong xã hội đã lưu truyền câu vè: “Thứ nhất quan hệ. Thứ nhì tiền tệ. Thứ ba hậu duệ. Thứ tư trí tuệ”.
Câu vè này còn có một số dị bản như: “Thứ nhất tiền tệ. Thứ nhì hậu duệ. Thứ ba đồ đệ. Thứ tư trí tuệ”. Hoặc như: “Thứ nhất hậu duệ. Thứ nhì quan hệ. Thứ ba tiền tệ. Thứ tư trí tuệ”… Điều đáng chú ý là ở tất cả các dị bản đó, trí tuệ đều bị xếp ở cuối bảng tổng sắp.” (theo báo điện tử ĐCSVN, ngày 22/10/2019)

Vậy thực chất của câu vè đã diễn ra như thế nào?

Bài báo tiết lộ: ”Trên thực tế, trong những năm qua, chúng ta đã chứng kiến không ít vụ việc bổ nhiệm cán bộ sai quy định khiến dư luận hết sức bất bình. Bố ký quyết định bổ nhiệm con dù chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn; chồng làm Cục trưởng ký quyết định quy hoạch vợ làm Cục phó. Cá biệt có trường hợp chưa làm việc ngày nào cũng được bổ nhiệm làm Vụ phó như ở Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ. Hay có những cán bộ vi phạm chỗ này lại được đề bạt, luân chuyển sang chỗ khác với chức vụ cao hơn hay chí ít cũng ngang bằng. Nhờ mối quan hệ “thân hữu” mà những trường hợp trên được bổ nhiệm đầy “ưu ái” "nâng đỡ".”

Còn gì nữa, hãy nghe tiếp: ”Xã hội cũng đã chứng kiến những “hoàng hôn” nhiệm kỳ với hàng loạt đề bạt, bổ nhiệm cán bộ thậm chí còn thiếu nhiều tiêu chuẩn. Hay “chạy tuổi” nhằm kéo dài thời gian công tác, giữ chức vụ.
Cũng có những cán bộ trẻ chưa đầy 30 tuổi, rất thiếu vốn kiến thức chuyên ngành và thiếu cả kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, không thể bỗng chốc “nhảy phóc” lên tới chức vụ trưởng, cục trưởng, thứ trưởng, bí thư, chủ tịch cấp huyện, cấp tỉnh hay tổng giám đốc một tổng công ty có tới mấy nghìn cán bộ, công nhân viên. Có những cán bộ mới vào làm việc được ít năm nhưng đã được thăng tiến một cách “thần tốc” khiến dư luận bất bình.”

Nhưng bấy nhiêu đã nhằm nhò gì. Hãy bình tĩnh đọc tiếp cho vui: ”Dư luận cũng có những phen “giật mình” với những con số được thống kê danh sách được cho là “cả họ làm quan” ở một số địa phương, đơn vị, doanh nghiệp.
Có thể là bằng tiền, có thể là bằng quan hệ và nhiều thứ khác nữa mà các bên cùng có lợi ích, một số cán bộ lãnh đạo có chức, có quyền đã thao túng công tác cán bộ, bằng việc ưu ái, bổ nhiệm người nhà, người thân quen vào vị trí có nhiều lợi ích. Chưa khi nào tình trạng “chạy chức, chạy quyền” hay bổ nhiệm dựa vào “thân quen, cánh hẩu” lại trở nên đáng báo động như vậy và được các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng ta chỉ đạo phòng, chống quyết liệt như hiện nay.”

LẠI KÊU GỌI VÀ CHỈ THỊ

Là người đứng đầu Đảng và Nhà nước, ông Nguyễn Phú trọng, từ hai năm qua đã tập trung khuyến cáo đảng phải quan tâm đặc biệt trong vấn để chọn “nhân sự cho khóa đảng XIII”, dự trù diễn ra trong Đại hội vào trung tuần tháng Giêng năm 2021.

Ông ra lệnh phải:”Ngăn ngừa không để lọt vào TƯ, Bộ Chính trị những phần tử không đủ tiêu chuẩn nhưng cũng đừng nghe dư luận mà bỏ sót những người thực sự có tài, thực sự có đức , người khiêm tốn thường không hay nói ra, nhưng đó là những người đáng quan tâm, cái trống đánh kêu to nhưng chưa chắc đã phải là cật.”

Ông bảo: ”Những người đúng không dám bảo vệ, sai không dám đấu tranh, mũ ni che tai, giữ mình là chính, cứ bo bo vào chưa chắc đã tốt mà lại là "cái mã bên ngoài che đậy sơ sài bên trong.” (Theo VietNamNet, ngày 26/05/2020)


Nhưng tại sao có bấy nhiêu tệ trạng mà ông Trọng cứ phải nói đi nói lại mãi, từ tháng này qua năm nọ, từ Hội nghị Trung ương 8 đến Trung ương 14, mới bắt đầu từ ngày 14/12 (2020).

Điều này chứng tỏ “ngựa vẫn quen đường cũ”, và chứng tật vẫn đứng nguyên tại chỗ, không nhúc nhích, vẫn trơ ra như đá thì ông Trong thành công hay thất bại ?

Theo phát biểu của ông Trọng tại buổi khai mạc thì: ”Trọng tâm của Hội nghị 14 là “ giới thiệu nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XIII”.

Tại Hội nghị Trung ương 13, diễn ra từ ngày 05 đến 10/10 (2020), Ban Chấp hành Trung ương đã “bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự tham gia Uỷ viên Trung ương chính thức, Uỷ viên Trung ương dự khuyết và Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XIII”.

Theo quyết định của Bộ Chính trị thì Trung ương khóa mới dự trù có “227 người đã được quy hoạch”, nhưng chưa hẳn tất cả sẽ được bầu vào Trung ương tại Đại hội đảng.

Bởi vì, theo báo cáo của ông Trọng, đã có: ”119 ủy viên Trung ương khóa XII (cả chính thức và dự khuyết) tái cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII; 107 người lần đầu tham gia ủy viên chính thức và 44 người tham gia ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII.”

Như vậy, tổng số là 270 người. Nếu chọn 227 người thì số bị loại là 43 người. Ngược lại, nếu chỉ lấy 180 Ủy viên chính thức và 20 Dự khuyết, giống như Khóa đảng XII, thì số bị loại sẽ là 70 người.

Việc này không mới và càng không ngạc nhiên vì ông Trọng đã từng khuyền cáo nên có “số dư” để dễ bầu chọn.

Ông nói:“Tuy nhiên, không vì cơ cấu, số lượng mà hạ thấp tiêu chuẩn. Phải bảo đảm dân chủ, công bằng, công tâm, khách quan, minh bạch, kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực trong quá trình thực hiện công tác nhân sự, gây dư luận không tốt trong cán bộ, đảng viên và nhân dân”, Tổng bí thư lưu ý. (Diễn văn ngày 05/10/2020)


Như vậy xem ra chuyện bầu chọn nhân sự cho Khóa đảng XIII, dù kỹ cách mấy, cũng chỉ là chuyện lấy thúng úp voi, không giấu được con thò lò sáu mặt thao túng của Bộ Chính trị. Từ khâu tổ chức các Đại hội đảng địa phương đến Trung ương đều phải theo khuôn mẫu làm việc và bầu chọn theo tiêu chuẩn của Ban Tổ chức Trung ương do Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Minh Chính làm Trưởng ban.

Nhưng ông Nguyễn Phú Trọng lại là Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đảng và Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đảng nên chung quy mọi việc phải qua tay ông.

Hơn nữa tuy làm việc theo tiêu chuẩn gọi là “dân chủ tập trung” với “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, ông Nguyễn Phú Trọng vẫn là người “ăn trùm” vì ông đứng đầu Bộ Chính trị. Ông là cánh dù chụp lên đầu mọi người nên chả anh nào dám ngo ngoe.

Ông Trọng là người có bằng Tiến sỹ “Xây dựng đảng”, nhưng xuất thân từ Khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội nên ông rất khéo ví von khi đưa ra đề án “nhốt quyền lực vào lồng cơ chế” để kiểm soát tham vọng quyền lực của “cán bộ lãnh cấp chiến lược”.

Như vậy,có phải ông là một Nhà độc tài không, hay ông chỉ là người lái đò của con thuyền độc quyền đảng trị của đảng CSVN ?

Dù có bao biện hay che giấu cách mấy thì ông Nguyễn Phú Trọng cũng không thể nói ở Việt Nam có Dân chủ. Bởi vì nếu có dân chủ thì tại sao vẫn còn cái kiểu “đảng cử dân bầu” từ Hội đồng Nhân dân lên đến Quốc hội ?

Và tại sao cho đến bây giờ đảng vẫn không dám tạo điều kiện cho dân “làm chủ đất nước” thật sự như Hiến pháp đã quy định ?

Hay đảng CSVN lại muốn bắt chước Bà Tiến sỹ Nguyễn Thị Doan, khi còn giữ chức Phó Chủ tịch Nước đã viết văng mạng trên báo Nhân Dân ngày 5/11/2011 rằng:” Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của các Nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản, nhưng chưa tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu đúng về dân chủ đi liền với kỷ cương nên một số người đã cố tình lợi dụng dân chủ để gây rối, chia rẽ làm tác động xấu đến trật tự, an toàn xã hội."

Nói hoang mồm như bà Doan thì Tuyên giáo là đám chỉ biết ăn hại đái nát vô tích sự hay sao ? Bà thử hỏi Trưởng ban Tuyên giáo, Ủy viên Bộ Chính trị Võ Văn Thưởng xem có thật sự vì thiếu tuyên truyền mà người dân chưa biết Dân chủ bây giờ ở Việt Nam “cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản” hay vẫn còn thấp hơn đáy tầng địa ngục?

Dó đó, nếu nhìn bài học Dân chủ Mỹ qua lăng kính cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020, và đọc lại những lời kêu gọi nhân dân Mỹ đoàn kết và hàn gắn những khác biệt của Tổng thống-đắc cử Joe Biden thì lãnh đạo Việt Nam có biết xấu hổ không khi nhìn lại những gì họ đã làm đối với nhân dân Việt Nam Cộng hòa sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 ? -/-


Phạm Trần
(12/020)
hoanghoa
Posts: 2260
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoanghoa »

10 sự kiện thế giới quan trọng năm 2020
Jan 1, 2021 cập nhật lần cuối Jan 1, 2021
WESTMINSTER, California (NV) – Năm 2020, cũng như mọi năm, có nhiều sự kiện đáng nhớ trên thế giới. Những sự kiện này ít nhiều ảnh hưởng đời sống, chính trị, xã hội… không chỉ trong năm qua mà có thể nhiều năm tới.

Có nhiều sự kiện tốt, nhưng cũng không ít sự kiện xấu, tùy theo người nhận định.

Image
Vaccine của Pfizer và BioNTech được FDA chuẩn thuận trong lúc có hàng chục triệu người bị nhiễm COVID-19 trên thế giới. (Hình: Thomas Samson/Pool/AFP via AP)

Hội Đồng Quan Hệ Ngoại Giao (Council on Foreign Relations – CFR) chọn ra 10 sự kiện thế giới nổi bật sau đây, tính tới ngày 31 Tháng Mười Hai, 2020, theo thứ tự quan trọng nhất, từ 1 đến 10.

CFR là một tổ chức nghiên cứu chính sách ngoại giao, phi đảng phái, được thành lập năm 1921, có văn phòng chính ở New York và một văn phòng khác ở Washington, DC.

CFR hiện có hơn 5,100 thành viên, bao gồm các chính trị gia cao cấp, trong đó có hàng chục người từng là ngoại trưởng, giám đốc CIA, điều hành ngân hàng, luật sư, giáo sư, và nhà báo nổi tiếng.

1-ĐẠI DỊCH COVID-19

Nhiều khi, một chuyện nhỏ ít người chú ý, cuối cùng lại trở thành lớn. Ban đầu, ít ai để ý virus này bắt đầu hoành hành ở tỉnh Vũ Hán, Trung Quốc, hồi Tháng Mười Hai, 2019, và nghĩ rằng Bắc Kinh bắt đầu theo dõi sự việc, hoặc ngay cả từ ngày 11 Tháng Giêng, 2020, sau khi Trung Quốc thông báo trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên.

Gần một năm sau, COVID-19 làm thay đổi cuộc sống thế giới như chúng ta biết.

Tính đến ngày 31 Tháng Mười Hai, 2020, có hơn 80 triệu người, tương đương hơn 10% dân số thế giới, nhiễm bệnh. Trong số này, có hơn 51 triệu người hồi phục. Số người chết là hơn 1.7 triệu.

Trong lúc các quốc gia áp dụng lệnh đóng cửa để ngăn chặn COVID-19 lây lan, kinh tế thế giới đã bị virus này ảnh hưởng – bị giảm hơn 4% – và tỷ lệ nghèo khó bắt đầu tăng mạnh.

Một số quốc gia như New Zealand và Việt Nam ngăn chặn COVID-19 tốt, giới hạn mức lây lan trong khi vẫn tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, nhiều quốc gia khác, ví dụ điển hình nhất là Hoa Kỳ, phản ứng rất kém, làm số người nhiễm virus và số người chết tăng.

Vì sao Mỹ lại phản ứng tệ như vậy sẽ là đề tài nghiên cứu trong nhiều năm, có thể do lãnh đạo kém, tình trạng đảng phái, và người dân không tin chính quyền.

Tuy nhiên, năm 2020 kết thúc với một chỉ dấu tốt, đó là bắt đầu có vaccine ngăn ngừa virus này, được chuẩn thuận trong một thời gian ngắn kỷ lục.

Vấn đề ở đây là phân phối như thế nào để có thể ngăn chặn COVID-19 một cách hữu hiệu, đồng thời có thể chuẩn bị đề phòng một đại dịch kế tiếp vì COVID-19 vẫn tiếp tục có các biến thể khác và tiếp tục lây lan.

Theo đại học Johns Hopkin University, tính đến ngày 31 Tháng Mười Hai, Mỹ có 19.9 triệu người bị nhiễm COVID-19, có 6.4 triệu người hồi phục, và có 344,000 người chết.

Image
Cựu Phó Tổng Thống Joe Biden, người thắng cử tổng thống Mỹ năm 2020. (Hình: AP Photo/Carolyn Kaster)

2-JOE BIDEN THẮNG CỬ TỔNG THỐNG MỸ

Người dân Mỹ rất quan tâm đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, giữa hai ứng cử viên Donald Trump (Cộng Hòa) và Joe Biden (Dân Chủ), và chiến thắng thuộc về vị cựu phó tổng thống.

Bằng chứng là có tới hơn 159 triệu cử tri đi bầu, tương đương 66.7% số cử tri ghi danh, cao nhất kể từ năm 1900.

Trong số này, có hơn 100 triệu người bỏ phiếu sớm, tự đến phòng phiếu hoặc bầu bằng thư. Đây cũng là lần đầu tiên cử tri Mỹ đi bầu trước ngày bầu cử đông như vậy.

Số người bầu bằng thư đông, cộng với tỷ lệ cách biệt sít sao giữa hai ứng cử viên tại một số tiểu bang, cho thấy, phải đợi đến ngày 7 Tháng Mười Một, bốn ngày sau ngày bầu cử, ông Biden mới tuyên bố chiến thắng.

Tuy nhiên, Tổng Thống Donald Trump không công nhận kết quả, và nhất định nói rằng ông thắng, đòi tái kiểm phiếu tại một số tiểu bang, và cho rằng cuộc bầu cử có gian lận làm thay đổi kết quả, mặc dù không đưa ra được bằng chứng thuyết phục.

Ông bắt đầu kiện, khoảng 60 vụ, đòi lật ngược kết quả bầu cử. Tuy nhiên, ông chỉ thắng một vụ không đáng kể, còn lại đều bị tất cả tòa, từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất, ở cả liên bang lẫn tiểu bang, bác bỏ hoặc không xử.

Ngày 14 Tháng Mười Hai, trong tổng số 538 đại cử tri toàn quốc, có 306 người bỏ phiếu cho ông Biden, trong khi chỉ có 232 người bỏ phiếu cho ông Trump. Theo quy định, chỉ cần 270 đại cử tri bầu cho ai đó, người đó đắc cử tổng thống.

Kết quả bầu cử này có thể làm thay đổi chính sách của Mỹ đối với thế giới.

Image
Cảnh sát Trung Quốc đi tuần tại một ngôi chợ của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. (Hình: Johannes Eisele/AFP via Getty Images)

3-TRUNG QUỐC “NĂNG ĐỘNG” HƠN

“Năng động một cách chiến lược” là ý tưởng cho rằng kinh tế năng động sẽ giúp Bắc Kinh trở thành một “nhân tố có trách nhiệm” trong chính trường thế giới. Nhưng việc này đã có thể bị trở ngại trong năm 2020. Thành ra, Trung Quốc lấn lướt khắp thế giới, cho dù có ai khó chịu hay không.

Đầu năm 2020, các giới chức Trung Quốc bắt đầu gia tăng chính sách ngoại giao “wolf warrior” năng động hơn, hung dữ hơn (một cách không ngoại giao tí nào) để tấn công các quốc gia và cá nhân mà Bắc Kinh cho rằng họ không tin vào sự mạnh mẽ của Trung Quốc.

Hồi Tháng Tư, Trung Quốc trả đũa Úc bằng một cuộc chiến thương mại, khi quốc gia này yêu cầu điều tra nguồn gốc lây lan COVID-19.

Vào giữa Tháng Sáu, chỉ vài ngày sau khi đạt một thỏa thuận giảm căng thẳng biên giới với Ấn Độ, binh sĩ Trung Quốc mở một cuộc xung đột làm chết 20 binh sĩ đối phương.

Vài tuần sau, Bắc Kinh ban hành đạo luật an ninh đối với Hồng Kông, tiêu diệt phong trào ủng hộ dân chủ tại đây.

Trung Quốc cũng mạnh bạo hơn đối với Đài Loan khi chính quyền Donald Trump gia tăng quan hệ với đảo quốc này, mà Bắc Kinh luôn coi là một tỉnh ly khai của mình.

Trung Quốc tiếp tục đàn áp một cách có hệ thống đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, qua việc theo dõi, bỏ tù, và buộc lao động khổ sai những ai bị coi là chống lại chế độ.

Cho tới cuối năm, thành công tương đối của Trung Quốc trong việc kiểm soát COVID-19 và kích thích nền kinh tế có vẻ thuyết phục Bắc Kinh rằng họ đang chiến thắng cuộc đối đầu với phương Tây.

Thay vì sợ các giới chức Mỹ kêu gọi các nước khác tách ra khỏi mình, Bắc Kinh từng bước tạo ra “luật chơi riêng” mà tách hay không là do quyết định theo cách của họ.

Image
Cháy rừng ở Úc làm chết 3 triệu thú vật. Trong hình là một con kangaroo chạy trốn hơi nóng cháy rừng. (Hình: Saeed Khan/AFP via Getty Images)

4-KHÍ HẬU THẾ GIỚI TIẾP TỤC BỊ HỦY HOẠI

Khí hậu toàn cầu tiếp tục bị hủy hoại vì các vụ cháy rừng ngày càng lớn, bão táp thường xuyên, và hạn hán kéo dài.

Đầu tiên là Úc, bị một đợt cháy rừng tệ hại nhất trong lịch sử, bao phủ 6% đất nước, làm chết gần 3 triệu thú vật.

Miền Tây Hoa Kỳ cũng có những đám cháy rừng kỷ lục.

Các vùng khác của Mỹ, Trung Mỹ, và Đông Nam Á bị bão táp tàn phá.

Trong khi đó, hạn hán kéo dài tại vùng Tây Nam Hoa Kỳ có thể là tệ hại nhất trong 1,200 năm qua, và hạn hán tại sa mạc Sahara tiếp tục diễn ra.

Đại dịch COVID-19 làm giảm tăng trưởng kinh tế có làm giảm số lượng khí thải vào bầu khí quyển, khoảng 11% tại Hoa Kỳ. Tuy vậy, mức giảm này vẫn không xóa được mức tăng hồi năm 2019, và có thể sẽ tăng trở lại vào năm 2021 khi các hoạt động kinh tế tái hoạt động.

Hồi Tháng Mười Hai, các lãnh đạo thế giới họp trực tuyến, kỷ niệm năm năm Thỏa Ước Khí Hậu Paris được ký, và hứa một cách thuyết phục là sẽ tạo ra một thế giới không bị khí thải ô nhiễm.

Tuy nhiên, để thực hiện các lời hứa này không dễ, và Trung Quốc không bày tỏ tín hiệu cho thấy họ sẽ từ bỏ kỹ nghệ sử dụng than đá làm nguyên liệu, yếu tố chính tạo ra khí thải.

Nói chung, thế giới tiếp tục phá hủy chính môi trường mình đang sống và có thể không còn ngăn lại được nữa.

Image
Biểu tình ở New York, phản đối vụ cảnh sát làm chết George Floyd. (Hình: Bryan R. Smith/AFP via Getty Images)

5-CÁI ĐẦU GỐI CỦA DEREK CHAUVIN VÀ CÁI CHẾT CỦA GEORGE FLOYD

Chủ nghĩa kỳ thị chủng tội bị coi là tội lỗi xuất phát từ Hoa Kỳ, nhưng nó lại lây lan ra khỏi nước Mỹ.

Vào ngày Thứ Hai, 25 Tháng Năm, ngày Lễ Tưởng Niệm, một ngày quốc lễ của Mỹ, ông George Floyd, một người da đen, bị cảnh sát Minneapolis ở Minnesota còng tay ra phía sau vì bị tình nghi sử dụng tờ $20 giả.

Ông Floyd chống cự lại, cảnh sát đè ông xuống đường, hai cảnh sát viên đè lên lưng ông, trong lúc cảnh sát viên thứ ba, ông Derek Chauvin, dùng đầu gối đè lên cổ ông Floyd 8 phút 46 giây, mặc dù ông có nói “Tôi không thở được.”

Sau đó ông Floyd qua đời. Sự việc được người đi đường thu hình lại và truyền lên mạng xã hội.

Vụ này làm người ta nhớ đến những vụ cảnh sát Mỹ trắng hành hung người da đen, làm họ thiệt mạng, giống như các vụ Trayvon Martin, Tamir Rice, và Breonna Taylor.

Sự việc gây ra hàng loạt cuộc biểu tình, và bạo động, khắp nước Mỹ, đòi hỏi phải có một đối thoại để chấm dứt tình trạng kỳ thị chủng tộc có hệ thống, làm tổng thống cũng bị vướng vào luôn, với những phát ngôn kích động, làm cho vấn đề càng tệ hơn.

Thậm chí, người biểu tình còn kéo sập tượng, đòi đổi tên những nơi, dù là trường học hoặc căn cứ quân sự, mang tên những người bị coi là kỳ thị chủng tộc.

Các cuộc biểu tình lan sang những nơi khác trên thế giới, từ Paris (Pháp) tới Nairobi (Kenya) tới Rio de Janeiro (Brazil).

Nhiều người đổ ra đường đòi công lý cho người da đen, kéo sập tượng những người bị coi là kỳ thị.

Thủ Tướng Justin Trudeau của Canada nói: “Kỳ thị chủng tộc là có thật, không chỉ có ở Mỹ mà có cả ở Canada.”

Các quốc gia khác, thường có thành tích vi phạm nhân quyền tồi tệ, ví dụ như Trung Quốc và Iran, nhân dịp này, chỉ trích Mỹ là “đạo đức giả.”

Bất công và kỳ thị vẫn sẽ là một vấn đề của thế giới.

Image
Từ trái, Thủ Tướng Benjamin Netanyahu của Israel, Tổng Thống Donald Trump, và Ngoại Trưởng Abdullah bin Zayed bin Sultan Al Nahyan của UAE tại buổi lễ ký hiệp ước ở Tòa Bạch Ốc. (Hình: Alex Wong/Getty Images)

6-KÝ KẾT 4 HIỆP ƯỚC Ở TRUNG ĐÔNG

Có một điểm sáng trong năm 2020, xuất phát từ vùng Trung Đông nóng bỏng của thế giới.

Vào ngày 13 Tháng Tám, chính quyền Donald Trump thông báo vừa giúp hoàn tất một hiệp ước mà Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập (UAE) công nhận chính quyền Israel, đổi lại, Tel Aviv tạm thời không sáp nhập phần đất West Bank của Palestine.

Vào ngày 11 Tháng Chín, Bahrain thông báo sẽ tham gia hiệp ước này.

Bốn ngày sau, Tổng Thống Donald Trump chủ trì một buổi lễ ký kết hiệp ước ở Tòa Bạch Ốc, và nói ông hy vọng các nước khác sẽ bắt chước để tạo lập “hòa bình thật sự ở Trung Đông.”

Sudan tham gia trong Tháng Mười, và Morocco tham gia vào Tháng Mười Hai.

Vào cuối năm, có nhiều tin đồn cho rằng quốc gia kế tiếp có thể là Saudi Arabia.

Cho dù đây là sự kiện quan trọng, các hiệp ước không giải quyết được vấn đề cốt lõi trong việc cố gắng tạo lập hòa bình cho Trung Đông, cũng như xung đột giữa Israel và Palestine.

Các hiệp ước này không đề cập đến Palestine, và các nhà lãnh đạo Palestine phản đối các hiệp ước này.

Sự kiện ngoại giao này cũng có giá của nó, đó là Mỹ bán một số lượng lớn vũ khí cho UAE và nhiều phần sẽ gây áp lực đối với việc chuyển giao quyền hành trong chính quyền Sudan non trẻ.

Ngoài ra, lý do mà chính quyền Trump mời được Morocco tham gia là Washington phải công nhận chủ quyền của Rabat đối với vùng Western Sahara mà Mỹ từng phản đối trong một thời gian dài, và như vậy có thể gây ra một cuộc xung đột trong khu vực.

Chỉ có thời gian mới cho biết lợi và hại – cái nào nhiều hơn – của các hiệp ước này.

Image
Nhu cầu tiêu thụ dầu hỏa trên toàn cầu giảm vì đại dịch COVID-19. (Hình minh họa: David McNew/Getty Images)

7-GIÁ DẦU GIẢM

Các nhà sản xuất hoặc chế biến dầu hỏa không vui tí nào trong năm 2020.

Đại dịch COVID-19 làm kinh tế toàn cầu khốn đốn, giảm nhu cầu tiêu thụ dầu hỏa.

Nhưng sự tệ hại không dừng ở đó.

Tại một cuộc họp của Tổ Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Dầu Hỏa (OPEC) vào Tháng Ba, Saudi Arabia đề nghị các nước thành viên trong và bên ngoài OPEC giảm mức sản xuất dầu xuống còn 1.5 triệu thùng/ngày để giữ giá.

Nga, quốc gia sản xuất dầu đứng hàng thứ ba thế giới, sau Mỹ và Saudi Arabia, phản đối, chấm dứt chính sách hợp tác kéo dài sáu năm với Saudi Arabia.

Thế là Riyadh phản ứng bằng cách gia tăng mức sản xuất và giảm giá, làm cho giá dầu thế giới giảm mạnh hơn.

Vào Tháng Tư, thị trường dầu hỏa Mỹ bị xuống giá thấp nhất trong lịch sử.

Đến lúc này, các quốc gia OPEC và bên ngoài OPEC đạt một thỏa thuận sản xuất dầu ở mức 9.7 triệu thùng/ngày để chấm dứt cuộc chiến giá dầu.

Đến cuối Tháng Mười Một, giá dầu lên được $47/thùng một thời gian ngắn, và đây là mức cao nhất kể từ Tháng Ba.

Tuy nhiên, ngay cả với mức này, giá dầu vẫn thấp khoảng 30% so với đầu năm, có nghĩa là các quốc gia sản xuất dầu sẽ gặp khó khăn bước vào năm 2021 khi các quốc gia khác chưa hoàn toàn hồi phục kinh tế.

Image
Tướng Qassem Soleimani của Iran, người bị Mỹ ám sát ở Iraq. (Hình: STR/AFP via Getty Images)

8-CĂNG THẲNG GIỮA MỸ VÀ IRAN

Sự thù địch giữa Washington và Tehran trong 40 năm qua vẫn chưa hết.

Vào ngày 3 Tháng Giêng, Mỹ dùng máy bay không người lái ám sát Tướng Qassem Soleimani, tư lệnh lực lượng Quds tinh nhuệ của Lực Lượng Vệ Binh Hồi Giáo Iran, ngay sau khi ông này đến thủ đô Baghdad của Iraq.

Iran trả đũa trong vòng hai tháng sau đó, bằng cách bắn hỏa tiễn vào các căn cứ của Mỹ ở Iraq, làm hàng chục binh sĩ Mỹ bị thương và làm chết nhiều binh sĩ Iraq.

Căng thẳng gia tăng trở lại vào Tháng Tư khi những chiếc xuồng cao tốc của Iran gây rối các chiến hạm Mỹ trong vùng vịnh Persian Gulf, làm Tổng Thống Donald Trump phải tweet ra là ông sẽ cho “bắn chìm” những xuồng này nếu họ cứ tiếp tục.

Iran đáp trả bằng cách đe dọa sẽ tiêu diệt tàu chiến Mỹ.

Trong thời gian này, Iran lần đầu tiên phóng vệ tinh quân sự vào không gian, làm cho Mỹ lo lắng hơn là Tehran có thể vừa chế được hỏa tiễn tầm xa.

Trong lúc tình hình bắt đầu lắng đọng vào Tháng Sáu, thì Mỹ lại đưa ra lệnh cấm vận mạnh mẽ hơn đối với Iran, cho dù Liên Âu kêu gọi hai bên kiềm chế vì đại dịch COVID-19 đang hoành hành.

Căng thẳng lại gia tăng trở lại vào cuối Tháng Mười Một, khi một khoa học gia nguyên tử hàng đầu của Iran bị ám sát, có thể là do Israel thực hiện.

Tehran phản ứng lại bằng cách rút bớt một số điều khoản trong thỏa thuận nguyên tử được ký với một số quốc gia lớn trên thế giới hồi năm 2015.

Nếu Iran hoàn toàn rút ra khỏi thỏa thuận này vào đầu năm 2021, các nhà ngoại giao thế giới sẽ điên đầu luôn.

Image
Người dân Belarus ở thủ đô Minsk biểu tình phản đối Tổng Thống Alexander Lukashenko. (Hình: Sergei Gapon/AFP via Getty Images)

9-DÂN BELARUS BIỂU TÌNH ĐÒI BẦU CỬ CÔNG BẰNG VÀ TỰ DO

Trong mấy năm qua, người ta nói nhiều về dân chủ ngày càng xuống dốc. Người dân Belarus có vẻ không màng tới.

Vào ngày 9 Tháng Tám, Tổng Thống Alexander Lukashenko của Belarus, một người được coi là “nhà độc tài cuối cùng của Châu Âu,” tuyên bố ông thắng cử 80% số phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống, tiếp tục một nhiệm kỳ sáu năm nữa.

Ngay lập tức, hàng ngàn người đổ ra đường biểu tình phản đối, cho rằng đây là cuộc bầu cử gian lận, và họ tiếp tục biểu tình qua tới mùa Đông.

Trong cuộc bầu cử này, ông Lukashenko thành công trong việc ngăn cản nhiều người ra ứng cử với ông.

Phía đối lập sau đó ủng hộ bà Svetlana Tikhanovskaya. Bà này có chồng là một YouTuber nổi tiếng và là ứng cử viên hàng đầu cho tới khi bị Tổng Thống Lukashenko cho người bắt.

Sau đó, bà Tikhanovskaya phải lưu vong sau khi ông Lukashenko tuyên bố chiến thắng.

An ninh Belarus bắt khoảng 17,000 người, trong số này, nhiều người bị đánh đập dã man.

Đáp lại tình trạng này, Liên Âu, Anh, và Mỹ đưa ra một loạt trừng phạt đối với Belarus, yêu cầu tổ chức một cuộc bầu cử mới.

Tuy vậy, ông Lukashenko vẫn “bình chân như vại,” chống lại người biểu tình, vì lực lượng an ninh của ông được Nga hỗ trợ. Thế nhưng, đến cuối năm, nhiều người nghĩ rằng lực lượng an ninh của ông Lukashenko sẽ bắt đầu tan rã.

Tình trạng bất ổn ở Belarus có thể bùng phát trở lại vào năm 2021.

Image
Tổng Thống Donald Trump cầm tờ báo Washington Post đăng tin ông được Thượng Viện tha bổng. (Hình: Drew Angerer/Getty Images)

10-THƯỢNG VIỆN MỸ THA BỔNG TỔNG THỐNG TRUMP


Thông thường, chuyện xét xử để truất phế tổng thống Mỹ sẽ là sự kiện đáng chú ý nhất trong năm.

Nhưng trong năm 2020, chuyện này chỉ đứng hạng 10 trong “Top Ten.”

Như vậy, ông Donald Trump là tổng thống thứ ba trong lịch sử, cùng với Andrew Jackson và Bill Clinton, bị Hạ Viện truất phế.

Hạ Viện truất phế ông Trump vì (1) lạm dụng quyền lực và (2) cản trở Quốc Hội.

Phiên xử tại Thượng Viện ngày 16 Tháng Giêng do Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện John Roberts chủ tọa.

Điều đáng chú ý nhất có lẽ là việc Thượng Viện bỏ phiếu “không kêu nhân chứng ra khai” hoặc “điều tra thêm” sau khi bên Hạ Viện (bên công tố) và luật sư của tổng thống (bên bào chữa) trình bày sự việc.

Vào ngày 5 Tháng Hai, Thượng Viện bỏ phiếu tha bổng Tổng Thống Trump.

Với tội danh thứ nhất, tất cả 47 thượng nghị sĩ Dân Chủ và một thượng nghị sĩ Cộng Hòa (Mitt Romney-Utah) bỏ phiếu có tội, 52 người Cộng Hòa bỏ phiếu không có tội.

Với tội danh thứ nhì, tất cả 47 người Dân Chủ bỏ phiếu có tội, trong khi tất cả 53 người Cộng Hòa bỏ phiếu không có tội.

Ngày hôm sau, Tổng Thống Trump tuyên bố chiến thắng, nói rằng vụ truất phế ông là “ma quỷ” và những người đảng Dân Chủ là “vô cùng xấu xa.” (Đỗ Dzũng)
dailien
Posts: 2458
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by dailien »


Cử tri Latino ở Georgia ảnh hưởng lớn đến cán cân quyền lực Quốc hội Mỹ


On Jan 5, 2021

Image
Hai ứng cử viên đảng Dân chủ là Mục Sư Raphael Warnock và ông Jon Ossoff. (Hình: Twitter Jon Ossoff)

ATLANTA, Georgia – Một nhà khoa học chính trị cho biết 65% người Latino ở Georgia đã đi bỏ phiếu vào sáng sớm thứ Ba, 5 tháng Giêng, so với 10% những cử tri của năm 2018. Các cuộc vận động tranh cử ở bang này đã thu hút sự chú ý của cả nước vì sẽ quyết định cán cân quyền lực giữa Cộng hòa và Dân chủ của Thượng viện.

Quyết định của cử tri Georgia hôm nay sẽ có ảnh hưởng lớn đối với sự vận hành của chính phủ Mỹ trong bốn năm tới, theo đài truyền hình địa phương WXIA.

Bà Gigi Pedraza, Giám đốc điều hành của Quỹ Cộng đồng Latino, một nhóm phi lợi nhuận, cho biết: “Chúng tôi có 38 biển quảng cáo từ Middle Georgia đến South Georgia bằng tiếng Tây Ban Nha. Điều đó nhắc nhở mọi người về việc bỏ phiếu. Chúng tôi đã nhấn mạnh một thông điệp lớn trong phần lớn công việc của mình, đó là ‘chúng tôi thuộc về Georgia.”

“Đây là nhà của chúng tôi, là quyền tham dự cũng quyết định tương lai của chúng tôi,” bà nói tiếp.

Phó Giáo sư Chính trị Bernard Fraga của Đại học Emory cho biết chỉ trong ngày thứ Hai, đã có 79,782 người Latino đi bỏ phiếu, so với 124,662 đã bỏ phiếu trước ngày bầu tổng thống 3 tháng 11.

Hai thượng nghị sĩ đương nhiệm, bà Kelly Loeffler và ông David Purdue, đều thuộc đảng Cộng hòa, đối đầu với hai ứng cử viên đảng Dân chủ là Mục Sư Raphael Warnock và ông Jon Ossoff. Kết quả bỏ phiếu ngày hôm nay ở Georgia sẽ quyết định khả năng đưa ra các đạo luật điều hành đất nước của tân chính phủ Joe Biden sắp tới.

Tổng thống Trump đã có mặt tại Georgia vào ngày thứ Hai để vận động cho cuộc tranh cử Thượng viện tại đây. Câu đầu tiên của ông Trump khi mở đầu buổi nói chuyện không liên quan đến cuộc bỏ phiếu chọn hai thượng nghị sĩ đại diện tiểu bang ở Hạ viện, mà là: “Xin chào Georgia. Nói cách khác, không thể nào chúng tôi thua ở Georgia. Không thể nào. Đó là cuộc bầu cử gian lận.”

Cũng trong ngày thứ Hai, Tổng thống đắc cử Joe Biden đưa ra thông điệp vận động bầu cử ở Georgia: “Chiến thắng của Raphael Warnock và Jon Ossoff sẽ có nghĩa là chi phiếu hỗ trợ Covid-19 trị giá $2,000 USD sẽ được gửi đi ‘ngay lập tức.”
hoangphong
Posts: 364
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoangphong »

CON ĐƯỜNG HẦM ĐEN TỐI DÀI TRƯỚC MẮT dưới HIỂM HỌA DONALD TRUMP.
December 30, 2020

Image
December 29, 2020 - Washington, DC, United States: United States President Donald Trump returns to the White House after spending Thanksgiving weekend at Camp David. (Chris Kleponis / Polaris)

Giao Thanh Pham

Lời giới thiệu của Giao Chỉ – Tôi vô cùng xúc động và khâm phục tác giả Phan Thanh Giao.

Không thù hận nhưng với văn phong trong sáng và tấm lòng vị tha anh lo lắng thực sự cho nền Dân chủ Hoa Kỳ bị Tự do tấn công. Cuộc nội chiến chính trị tại Mỹ từ năm 20 qua 21 là thử thách giữa vị tha và vị kỷ. Tự Do tấn công Dân chủ. Trump là một tay khác thường. Trong thời gian ngắn. Không cần công an mật vụ như cộng sản mà có hơn 70 triệu cử tri cuồng nhiệt hưởng ứng. Hàng trăm chính trị gia xuất sắc khiếp sợ. Hãy so sánh với thời kỳ tư bản đàn áp nông dân và thợ thuyền khắp thế giới. Cộng sản nổi lên như giải pháp thần thánh. Phải mất 72 năm nhân loại mới nhìn ra những khốn nạn cùng cực của cộng sản. Lần này tại Mỹ hy vọng sẽ tháo gỡ được sự nhầm lẫn trong bao năm. Sau cùng vị tha sẽ thắng vị kỷ. Sẽ có bộ thắng tốt cho Tự Do để giữ Dân chủ bền vững muôn đời. Xin các bạn đọc bài của anh Giao.

Lời giới thiệu của ‘Lien Nguyen’ via Ban Van Tho Chinh Tri <ban-van-tho-chinhtri@googlegroups.com> wrote:

Xin chuyển bài tổng hợp tin tức và nhận định mới nhất mà anh Giao vừa đăng sáng nay. Anh Giao Thanh Pham là một cây bút cừ khôi, viết không ngừng nghỉ. Ảnh có thể viết mỗi ngày, có ngày ảnh viết nhiều hơn một bài. Tin tức ảnh viết rất chính xác, nếu ai không rảnh hoặc không đọc tin tức tiếng Anh, có thể vào FB của anh Giao để đọc và cập nhật thêm tin tức cho cá nhân mình. Sau cùng thì, trí tuệ và từ bi, nói theo lời của đức Phật, là hai phẩm chất cần phải có của một con người. Nếu thiếu một trong hai, hoặc thiếu cả hai, thì con người sẽ đi về đâu? (Anh Giáo là một tín đồ Công giáo.)


November 29, 2020 – Washington, DC, United States: United States President Donald Trump returns to the White House after spending Thanksgiving weekend at Camp David. (Chris Kleponis / Polaris)
(Bài viết thể hiện chính kiến cá nhân và dài … thiên thu. Xin bạn đọc, đừng comment nếu không có thời giờ và kiên nhẫn để đọc hết bài. Chân thành cám ơn.)

Mới nhìn sơ bên ngoài, với cái kết quả của cuộc bầu cử vừa qua, người ta cứ tưởng rằng đảng Dân Chủ đã đại thắng với chức tổng thống rơi vào tay của ông Joe Biden, và Hạ Viện cũng được đảng Dân Chủ giữ lại với đa số phiếu. Tuy nhiên, nếu ai nghiên cứu kỹ về các đường hướng hoạt động chính trị ở Hoa Kỳ, thì mới thấy được một điều là, hiện nay, mặt biển tuy đã bớt cuồng phong, ngoài những con sóng nhỏ lăn tăn của những vụ kiện cáo gian lận bầu cử mà đã có tới 99% thất bại của Donald Trump, và những lời kêu gọi điên rồ, cổ súy cho một cuộc bạo động, dùng vũ lực và súng đạn để cướp chính quyền, thì ít có ai thấy được những đợt sóng ngầm đang bắt đầu cho những con sóng thần sẽ xảy ra trong tương lai, dưới hiểm họa từ tay Donald Trump, qua những đánh phá trực tiếp đến cái kết quả của cuộc bầu cử tổng thống vừa qua.



Việc Donald Trump, kiện cáo đòi phế bỏ cái kết quả của cuộc bầu cử tổng thống, mà ông Joe Biden đã thắng một cách Hợp Hiến và Hợp Pháp, đã khiến cho đa số dân chúng, nhất là những người đã bỏ phiếu cho ông Joe Biden, phải khó chịu. Dầu vậy, những cách hành xử ban đầu này của ông Trump không phải là những hành động thái quá. Bởi bất kỳ ứng cử viên nào cũng thế, đều có quyền nghi ngờ, đều được phép đòi kiểm phiếu lại, cũng như đòi điều tra các cáo buộc về những hành vi gian lận bầu cử, nếu có chứng cớ đàng hoàng và hẳn hoi. Tuy nhiên, nếu đã thua 99% các vụ kiện mà vẫn cứ tiếp tục trây lỳ, phá bĩnh và từ chối chuyển giao chính quyền cho tân tổng thống như đã được quy định trong Hiến Pháp, thì đó lại là việc hoàn toàn không thể chấp nhận.

Nhất là, hơn 1 tháng rưỡi trời sau khi cái kết quả bầu cử được chính thức thông báo và khi hết tiểu bang này đến tiểu bang khác, khi hết thẩm phán của các tòa án địa phương lên đến thẩm phán của Tối Cao Pháp Viện, đã bác bỏ từng lá đơn và từng vụ kiện của ông Trump một cách mau lẹ, vì ông ta không hề có bằng chứng hay vật chứng rõ ràng nào, để chứng minh cho việc gian lận bầu cử dựa trên “cơ sở pháp lý”, ngoài những tố cáo mơ hồ và những nhân chứng đưa ra những dữ kiện nhảm nhí như những trò đùa, thì người ta lại càng thấy rõ gian ý của Donald Trump, trong việc đánh phá hệ thống bầu cử của Hoa Kỳ. Theo thống kê của các tòa án cho thấy, thành tích thắng thua trong các vụ kiện cáo gian lận bầu cử của Donald Trump và các nhóm luật sư đại diện ông ta tại các tòa án, là 1 thắng và 60 thua tính đến ngày 20 tháng 12 vừa qua.

Trong suốt thời gian gần 2 tháng qua, Donald Trump đã từng ngày, leo thang việc phá hoại bằng cách dẫm lên bản Hiến Pháp của Hoa Kỳ, nhằm tổ chức cướp chính quyền, với các bước đi chập chững mở đầu trong việc thâu tóm quyền lực, thỏa mãn cái ước mơ được trở thành Kim jong-Un.

– Donald Trump đã yêu cầu và o ép những người đứng đầu các cơ quan lập pháp thuộc đảng Cộng Hòa, gạt qua một bên cái kết quả thắng cử của ông Joe Biden ở 6 tiểu bang chiến trường mà ông Trump đã thất bại bao gồm: Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, Pennsylvania và Wisconsin, để rồi sau đó, trao cho ông ta những phiếu Đại Cử Tri của họ. Thế nhưng tất cả các cơ quan lập pháp ở 6 tiểu bang đó, đã thẳng thừng từ chối lời kêu gọi của ông ta.



– Kế đến, Donald Trump lại lên tiếng o ép và yêu cầu các thống đốc thuộc đảng Cộng Hòa ở 6 tiểu bang kể trên, từ chối chứng nhận kết quả thắng cử của ông Joe Biden. Thế nhưng, một lần nữa, tất cả các thống đốc này cũng đã thẳng thừng từ chối lời đòi hỏi phản Hiến Pháp đó. Điển hình nhất là ông Brian Kemp, thống đốc tiểu bang Georgia, một thành viên “kỳ cựu và rất năng nổ” của đảng Cộng Hòa, nhất định từ chối, dẫn đến việc ông này bị Donald Trump tấn công thóa mạ, bị đồng đảng vu oan giá họa tẩy chay và bị những tổ chức Da Trắng Cực Đoan đe dọa tính mạng.

– Liền sau đó, trong 2 tuần lễ vừa qua, Donald Trump đã xoay chuyển cái “âm mưu cướp chính quyền” của mình sang một giai đoạn mới, táo tợn hơn và nguy hiểm hơn, bằng cách biến cuộc chiến giựt lại chiếc ghế tổng thống của mình, thành một bài kiểm tra, để thử thách lòng trung thành của những Dân Biểu, Nghị Sĩ, cũng như của toàn thể những nhà lãnh đạo các cấp thuộc đảng Cộng Hòa, qua những lời đe dọa ngầm nhưng vô cùng trắng trợn, cái kiểu “không làm theo chỉ thị của ông ta, là chống lại ông ta, mà chống lại ông ta, thì cũng đồng nghĩa với việc bị trù dập và sẽ … mất ghế ở chính trường trong tương lai.”

– Khi thời điểm bàn giao sắp đến, Donald Trump bắt đầu gây áp lực cách khác, buộc các quan chức thuộc Đảng Cộng Hòa ở mọi cấp chính quyền, phải lên tiếng tuyên bố ủng hộ ông ta trong việc xử dụng quyền hành của tổng thống để xóa bỏ kết quả bầu cử.

Những áp lực này của Donald Trump không phải là không có kết quả, vì vào ngày 9 tháng 12 vừa qua, chính quyền lãnh đạo của đảng Cộng Hòa ở Texas và 17 tiểu bang Cộng Hòa khác, một lần nữa lại đệ đơn lên Tối Cao Pháp Viện đòi hủy bỏ kết quả của cuộc bầu cử ở những tiểu bang “lật kèo” và tuyên bố Donald Trump là người chiến thắng. May mắn một điều là, trước khi Tối Cao Pháp Viện quyết định, thì gần hai phần ba trong số 196 đảng viên Cộng Hòa ở Hạ Viện, đã ký vào một bản kiến nghị ngắn gọn, ủng hộ quyết định trước đây của Tối Cao Pháp Viện, là bác bỏ các vụ kiện tụng vô cớ này. Những thẩm phán tưởng là đã nằm gọn trong túi của Donald Trump vì được ông ta đưa lên, một lần nữa, đã từ chối việc làm Vi Phạm Hiến Pháp của Donald Trump.

Hầu hết những người không nằm trong thành phần những người cuồng Trump, đều dễ dàng nhận thấy rằng, các nỗ lực trong việc bãi bỏ kết quả bầu cử của Donald Trump, chỉ là một việc làm ngu ngốc trong tuyệt vọng, thậm chí còn được coi như một trò hề rẻ tiền, không đi đến đâu. Thế nhưng, theo tôi, đó là một cái nhìn hết sức sai lầm, vì các cuộc tấn công của ông ta, trong vị thế của một tổng thống đương nhiệm, đánh thẳng vào tính trung thực của cuộc bầu cử và cái chiến thắng Hợp Pháp Hợp Hiến của ông Joe Biden, sẽ có tác dụng tai hại về lâu về dài. Hành động đó đã trực tiếp phá tanh bành cái thành trì cuối cùng của Nền Dân Chủ Hợp Hiến, đã được coi như là nền tảng của đất nước này hơn 400 năm qua.


CHO DÙ ÔNG TA THẤT BẠI TRONG VIỆC LẬT NGƯỢC KẾT QUẢ BẦU CỬ và PHẢI RA ĐI VÀO NGÀY 20 THÁNG 1 NĂM TỚI.

Nhìn kỹ hơn, ta có thể thấy Donald Trump đã thành công trong việc bẻ cong đường hướng hoạt động và tôn chỉ của đảng Cộng Hòa theo ý ông ta muốn. Ông ta đã thành công trong chiến dịch thúc đẩy tất cả những ai theo đảng Cộng Hòa phải ngậm miệng, phải nuốt đi tiếng nói khác biệt, cho dù đó là sự thật. Họ chỉ còn một con đường duy nhất là đứng vào cái chiến tuyến Còn Đảng Còn Mình, không khác gì chủ trương của Cộng Sản. Thật chẳng sai khi người ta gọi Đảng Cộng Hòa ngày nay, đích thực là Đảng Trump là thế. Về mặt pháp lý, những việc thưa kiện của ông Trump, nhằm loại bỏ sự thắng kiện của ông Joe Biden, nhìn như một trò hề, nhưng về mặt đảng phái chính trị, nó đã khá thành công.

*****

Sáng hôm qua, trong ngày lễ Giáng Sinh, qua một bài đăng toàn diện, ông Trump tuyên bố rằng, “Việc gian lận bầu phiếu của đảng Dân Chủ, không phải là một thuyết âm mưu, MÀ LÀ MỘT SỰ THẬT”

Ông ta còn nêu đích danh ông Mitch McConnell, người Lãnh Đạo Đa Số Thượng Viện của đảng Cộng Hòa ở một cái tweet kế tiếp, như một lời hăm dọa rằng ông này đang không được các đảng viên Cộng Hòa ủng hộ vì đã dám xác nhận việc thắng cử của ông Joe Biden.

Ông Trump tiếp: “Tôi đã cứu ít nhất 8 Thượng Nghị Sĩ của Đảng Cộng Hòa, trong đó có cả Mitch McConnell khỏi thất bại trong cuộc bầu cử Gian Lận (Tổng Thống) vừa qua. Bây giờ họ (gần như tất cả) đã trở mặt và ngồi nhìn tôi chiến đấu chống lại một kẻ thù gian xảo và độc ác, đó là đảng Dân Chủ Cánh Tả Cấp Tiến.”

“Tôi sẽ không bao giờ quên!”

*****

Ta có thể thấy sau sự kiện chống lại kết quả bầu cử của Donald Trump kỳ này, đã có khá nhiều những nhân vật cao cấp trong chính quyền thuộc đảng Cộng Hòa, đều nhìn thấy một điểm duy nhất, đó là, HỌ KHÔNG THỂ TÁCH RA KHỎI QUỸ ĐẠO ÁP LỰC của DONALD TRUMP, BẤT KỂ NÓ SAI TRÁI hay LỆCH LẠC THẾ NÀO ĐI CHĂNG NỮA, nếu muốn giữ ghế.

Nó còn cho Donald Trump một phương tiện để duy trì quyền “kiểm soát” đảng Cộng Hòa sau khi ông ta thua đậm trong cuộc bầu cử vừa qua. Đó không phải là điều thường xảy ra khi một ứng viên đảng bị thua cuộc. Thay vì rút lui về hưu như tất cả các tổng thống trước đây, Donald Trump đang chỉ huy một cuộc chiến ngấm ngầm trường kỳ, ở đó ông ta vẫn có khả năng cao, trong việc xin tiền vận động một cách dễ dàng, cứ nhìn cái kết quả hơn 200 triệu đô mà ông ta xin được (ngay giữa mùa thất nghiệp và kinh tế ảm đạm) với danh nghĩa dùng để kiện bầu cử ầu ơ là đủ hiểu. Ai dám nói, những “số tiền khủng” này, không là những áp lực kinh hồn cho các cuộc vận động bầu cử ở mọi cấp, tiểu bang cũng như liên bang. Nó đã bảo đảm một điều là, đảng Cộng Hòa vẫn còn nằm gọn trong … túi của Donald Trump.



Bất kể ông ta có ra tranh cử tổng thống một lần nữa vào năm 2024 hay không, thì ông ta vẫn là một “thế lực khủng” có thể lũng đoạn các cuộc bầu cử từ năm 2022 … từ trong hậu trường sân khấu, dùng việc vận động lạc quyên tiền bạc, để tài trợ cho những đảng viên Cộng Hòa muốn ra tranh cử, những người đã và đang hết lòng ủng hộ ông ta. Cùng một lúc, ông ta thách thức tất cả những ai dám chống lại ông ta trong thời điểm này. Cứ nhìn hiện trạng hiện nay, ai cũng có thể thấy, một số người theo chủ nghĩa ôn hòa của Đảng Cộng Hòa và những người bất đồng chính kiến khác, những người hy vọng đưa đảng của họ thoát ra khỏi cái quỹ đạo kềm kẹp của Donald Trump, đều nằm trong tình trạng co cụm, e dè và ái ngại. Những ai còn tự ái và sĩ diện, nhất định chống lại trong đơn độc, thì hoặc sẽ bị trù dập hoặc đã và sẽ phải rút lui ra khỏi chính trường.

Đó cũng là một tương lai u ám cho ông Joe Biden, với hy vọng sẽ có thể hàn gắn và kết hợp lại những khác biệt, những tranh chấp, những căm hận phe đảng sau 4 năm cầm quyền mà Donald Trump đã gây ra, chắc chắn sẽ là việc khó có thể thực hiện được trong thời gian 4 năm sắp tới. Thay vào đó, tân tổng thống Joe Biden sẽ phải đối mặt với một đảng đối lập bất bình, với hàng triệu người đầy lồng căm hận và vẫn nhắm mắt ủng hộ tối đa cho Donald Trump, những người đã bị mụ mị bởi Chính Sách Dân Túy Kỳ Thị của ông ta, bên cạnh những nhóm da Trắng Kỳ Thị Cực Đoan đã được ông ta làm sống dậy và bơm hơi cổ súy. Tất cả những thành phần này, đang sôi sục giận dữ, với liều thuốc độc về chính kiến, về cái nhìn, là tân tổng thống Joe Biden đã đánh cắp cuộc bầu cử bằng sự gian lận từ tay Donald Trump của họ và chỉ có Donald Trump mới là người chiến thắng hợp pháp trong lòng họ. Chẳng thế mà qua một cuộc thăm dò của Quinnipiac vào tháng 12 này cho thấy, có tới 70% cử tri thuộc đảng Cộng Hòa tin rằng, chức vụ tổng thống mà ông Joe Biden “đoạt được” là bất hợp pháp.

Đảng Cộng Hòa có thể đã không nhận ra điều đó, nhưng tôi không tin như vậy, và cho dù trực tiếp hay gián tiếp thì họ đã trở thành một lực lượng, một thế lực phản lại Nền Dân Chủ ở Hoa Kỳ. Những người bảo thủ của đảng Cộng Hòa tin tưởng một cách mù quáng rằng, đảng Cộng Hòa của họ sẽ không thể thắng cử trong tương lai, vì đảng Dân Chủ sẽ luôn tìm mọi cách để gian lận bầu cử như đã thành công lần này và lý do đó, sẽ được họ xử dụng để biện minh cho bất kỳ việc làm nào của họ, cho dù có manh động đến đâu đi chắng nữa, để chống lại Nền Dân Chủ hiện hữu suốt hơn 400 năm qua.

Cái nguy cơ lớn nhất trong việc phá hoại của Donald Trump là ông ta đã thuyết phục được rất nhiều đảng viên và cử tri Cộng Hòa tin rằng, cuộc bầu cử vừa qua là một cuộc bầu cử gian lận. Việc họ tin chắc chắn là có gian lận trong cuộc bầu cử này, sẽ tạo ra tiền lệ cho các ứng cử viên trong tương lai, từ chối chấp nhận kết quả của bất kỳ cuộc bỏ phiếu Dân Chủ nào mà họ thua. Donald Trump đã cấy vào đầu óc, vào tư tưởng của những con người này, một loại Sinh Tử Phù không có thuốc giải và cái con số này không phải là ít. Để rồi trong đầu óc họ, từ nay,

BẤT KỲ CHIẾN THẮNG BẦU CỬ NÀO CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ, CHẮC CHẮN ĐỀU CÓ SỰ GIAN LẬN.

Hiện tại, đa số người dân Mỹ, nghĩ rằng mình vừa thoát khỏi một cuộc khủng hoảng Hiến Pháp quy mô toàn diện, một cuộc “đảo chánh mềm để cướp chính quyền” có bài bản dưới tay Donald Trump, qua cái chiến thắng của ông Joe Biden với hơn 81 triệu phiếu, cũng như các chiến thắng pháp lý trên những vụ kiện của Donald Trump. Nhưng tôi nghĩ rằng, chúng ta sẽ không có được cái may mắn này một lần nữa trong những năm tới.

*****

Nếu những người lãnh đạo ở cấp tiểu bang và những thành viên ở Lưỡng Viện Quốc Hội thuộc cả 2 đảng ở Hoa Kỳ hiện nay, không dám lên tiếng và lên án việc làm phá hoại này của Donald Trump trong ngày 6 tháng 1 sắp tới, thì họ đã trực tiếp tạo điều kiện cho ông ta xóa bỏ Nền Dân Chủ ở Mỹ.

Đó là chưa kể đến, một điều mà tôi tin rằng SẼ KHÔNG THỂ XẢY RA, đó là:

NẾU Donald Trump thành công, chỉ bằng những nỗ lực nhỏ nhoi kể trên của ông ta trong việc cướp chính quyền, và giành lại được chiếc ghế tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa, thì quyền lợi của người công dân qua việc bỏ phiếu, cũng như việc bầu cử ở Mỹ, thực sự chẳng còn tí giá trị gì.

NẾU chính quyền của đảng Cộng Hòa tiếp tay cho Donald Trump lật ngược kết quả bầu cử và tước đoạt đi hơn 81 triệu lá phiếu của người dân Mỹ đã bầu cho ông Joe Biden, thì Nền Dân Chủ của Mỹ sẽ đi về đâu?

CÁI VẾT NỨT CỦA NỀN DÂN CHỦ Ở MỸ, CHỈ SAU 4 NĂM, ĐÃ TOÁC HOÁC, CÓ LẼ KHÓ CÓ THỂ, NẾU KHÔNG MUỐN NÓI LÀ KHÔNG THỂ VÁ LẠI ĐƯỢC.

(12/26/2020 những ngày cuối năm)
dailien
Posts: 2458
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by dailien »

Image

Trump: Tổng thống thứ tư của Mỹ không tham dự Lễ Tuyên thệ của người kế vị
S.G.N
WASHINGTON, DC – Thứ Tư, 20-1-20201, là ngày ông Joe Biden chính thức trở thành tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ. Sáng ngày hôm ấy, cũng là ngày ông Trump sẽ rời khỏi thủ đô Washington, DC, bắt đầu cuộc sống sau nhiệm kỳ tại tiểu bang Florida.

Sẽ không có gì đặc biệt nếu như việc rời Toà Bạch Ốc của ông Trump vẫn như truyền thống lịch sử chuyển giao quyền lực của Hoa Kỳ. Đằng này, ông sẽ rời Bạch Cung trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden, trở thành tổng thống thứ tư trong lịch sử Mỹ không tham dự lễ nhậm chức của người kế vị.

Người thứ nhất là Tổng thống John Adams (1801)
. Ông đã chọn không tham dự lễ nhậm chức của người kế nhiệm, rời thủ đô lúc 4 giờ sáng ngày 4-3-1801.

Người thứ hai là John Quincy Adams (1829
). Ông Quincy Adams rời Toà Bạch Ốc vào tối ngày 3-3-1869, một ngày trước lễ nhậm chức của Andrew Jackson.

Người thứ ba là Andrew Johnson (1869)
. Khi Tổng thống đắc cử năm đó là Ulysses S. Grant tuyên thệ, thì ông Johnson vẫn ngồi trong văn phòng để ký các lệnh ân xá. Đến trưa, ông bước ra khỏi cánh cửa Toà Bạch Ốc và nói: “Tôi đang ngửi thấy mùi hương ngọt ngào của vùng núi quê hương Tennessee.”

Tuy nhiên, theo tin của hãng thông tấn AP, ông Trump cho biết ông muốn ngày rời khỏi chức vụ của mình phải được tổ chức thật trọng thể, tại căn cứ Joint Base Andrews. Các các giới chức đặc trách về kế hoạch tiến hành buổi lễ mãn nhiệm củaTổng Thống Donald Trump tiết lộ ông Trump muốnn buổi lễ phải rất trọng thể, không khác gì để chào đón một thượng khách quốc gia, gồm cả thảm đỏ, đội quân danh dự dàn chào, đội quân nhạc và 21 phát súng đại bác ầm vang.

Bên cạnh đó, Phó Tổng Thống Mike Pence đã đồng ý nhận lời mời của chính quyền Tổng thống đắc cử Joe Biden tham dự buổi lễ nhậm chức.

Image

Vẫn chưa thể biết chính xác ông Trump có thay đổi quyết định vào giờ cuối hay không, nhưng dù có tham dự hay không, thì lời bình luận hiếm hoi của Cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis về sự việc chấn động thế giới hôm 6-1-2021 sẽ được ghi nhận bởi lịch sử Hoa Kỳ:

“Việc ông ấy lợi dụng chức vụ Tổng thống để huỷ hoại lòng tin vào cuộc bầu cử của chúng ta, đầu độc sự tôn trọng của người dân đối với chúng ta đã được những nhà lãnh đạo chính trị giả tạo châm ngòi. Tên tuổi của những người đó sẽ bị ghi nhận trong ô nhục, hèn nhát.

Hiến pháp và nền Cộng Hòa của chúng ta sẽ vượt qua vết nhơ này. Chúng ta, dân tộc này sẽ lại cùng nhau nỗ lực không ngừng để hình thành một Liên minh hoàn hảo hơn.

Trong khi đó, ông Trump xứng đáng bị coi là một người VÔ TỔ QUỐC.”
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by tramthaiha »

Image

Melania Trump và sự phá vỡ truyền thống văn hóa chính trị Mỹ

MINH ĐĂNG
Hai ngày sau khi trụ sở Quốc hội bị tấn công, Tổng thống Donald Trump tweet rằng ông sẽ không dự lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden. Không chỉ Trump phá vỡ truyền thống lâu đời của văn hóa chính trị Mỹ, Đệ nhất phu nhân Melania cũng tương tự.

Kate Andersen Brower, tác giả quyển First Women: The Grace and Power of America Modern, nói rằng: “Chưa có đệ nhất phu nhân nào cứng đầu và thách thức như Melania Trump. Tôi nghĩ bà ấy tiếp tục khoét sâu. Bà ấy khơi dậy cơn giận của chồng và rõ ràng không quan tâm đến vai trò truyền thống của một đệ nhất phu nhân, trong thời điểm khủng hoảng, là tìm cách đoàn kết và xoa dịu đất nước”. Cách đây khoảng một tháng, trong khi Trump nháo nhào kiện tụng cuộc bầu cử “bị đánh cắp”, Melania lẳng lặng thu xếp đồ đạc chuẩn bị “dọn nhà”. Có vẻ bà chẳng quan tâm việc ở lại Tòa Bạch Ốc thêm bốn năm. Và bà cũng chẳng quan tâm truyền thống, trong việc mời đệ nhất phu nhân tương lai – Jill Biden – đến để đi dạo qua khu sinh hoạt riêng trên tầng hai và tầng ba, như thông lệ giao tiếp lịch lãm và tử tế của giới chính trị tinh hoa Mỹ.


Từ cuộc gặp giữa Bess Truman và Mamie Eisenhower; đến cuộc tiếp đón mà bà Laura Bush tổ chức, khi Jenna và Barbara Bush vui vẻ hướng dẫn hai đứa bé Sasha và Malia Obama cách trượt lan can; tới cuộc đón tiếp của Michelle Obama khi bà mời Melania Trump, ngay cả trong thời điểm mà Donald Trump đang làm nhốn nháo dư luận khi cật vấn Tổng thống Obama về quyền công dân…, tất cả cho thấy truyền thống như vậy từ lâu đã trở thành một trong nhiều nghĩa vụ bất thành văn của đệ nhất phu nhân. Tuy nhiên, bây giờ, Melania Trump phớt lờ. Mọi tổng thống một nhiệm kỳ – và người vợ – đều cảm thấy nhức nhối và khó chịu trước sự thất cử của họ. Betty Ford rất giận khi chồng bà thua cuộc đua năm 1976 trước Jimmy Carter đến mức hủy kế hoạch tiếp Rosalynn Carter hai lần nhưng cuối cùng bà vẫn mời Rosalynn Carter vào Tòa Bạch Ốc. Lễ nghĩa trong giao tiếp là quan trọng. Truyền thống là quan trọng – Kate Andersen Brower viết.


Sự chuyển giao quyền lực ở Mỹ diễn ra trong êm thắm một hoặc hai lần trong một thập niên. Đệ nhất phu nhân Claudia Alta “Lady Bird” Johnson gọi Ngày nhậm chức là “cuộc thi hoa hậu bốn năm một lần tuyệt vời của nước Mỹ”. Đó là sự kiện hiếm hoi khi người ta được nhắc rằng mình là một phần của điều gì đó lớn hơn chính bản thân. Hình ảnh hai phụ nữ kết hôn với hai người đàn ông được xem là quyền lực nhất thế giới ngồi với nhau bên tách trà là hình ảnh nhiều ý nghĩa, khiến người ta hiểu rằng hai người dù có thể có rất ít điểm chung nhưng họ vẫn đang thừa nhận rằng việc chuyển giao quyền lực tổng thống là sự kiện chính trị cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi gia đình thường dân và mang lại cái nhìn tích cực của thế giới về nước Mỹ.

Melania Trump rời Nhà Trắng với tỷ lệ ủng hộ thấp hơn các cựu đệ nhất phu nhân. Theo thăm dò mới đây của CNN, công bố ngày 17-1-2021, Melania chỉ đạt tỉ lệ ủng hộ 42%. Theo thăm dò CNN/ORC vào tháng 1-2017, Michelle Obama rời Nhà Trắng với 68% ủng hộ – tỉ lệ tương tự khi bà vào Tòa Bạch Ốc trước đó tám năm. Cuộc thăm dò CNN/ORC năm 2009 cho thấy Laura Bush đạt tỉ lệ ủng hộ 67% (trong khi chồng bà chỉ đạt 35%). Tháng 11-2000, CNN/USA Today/Gallup cho thấy Hillary Clinton đạt 56% khi bà rời Nhà Trắng – cao hơn Melania hơn 14 điểm phần trăm.
Năm 1980, sau khi Jimmy Carter thua Ronald Reagan, dù trong lòng không vui và thể hiện sự miễn cưỡng không che giấu, Đệ nhất phu nhân Rosalynn Carter vẫn đưa Nancy Reagan đi một vòng Tòa Bạch Ốc… Những cuộc gặp giữa các đệ nhất phu nhân như vậy đôi khi tạo nên tiền đề cho những mối quan hệ lâu dài. Điển hình nhất là mối quan hệ rất đẹp giữa Michelle Obama và Laura Bush. Cuộc chuyển giao giữa Bush và Obama được xem là một trong những cuộc chuyển giao quyền lực suôn sẻ nhất lịch sử hiện đại. Đệ nhất phu nhân Laura Bush đã mời Michelle Obama đến Nhà Trắng hai lần, một lần một mình và một lần với hai con gái của bà. Laura chỉ cho Michelle xem cửa sổ phòng thay đồ, nơi có tầm nhìn xuyên qua Vườn Hồng đến Chái Tây, giúp đệ nhất phu nhân thỉnh thoảng có thể nhìn thoáng qua chồng họ tại nơi làm việc. Laura Bush còn vui vẻ dẫn ba mẹ con Michelle xem phòng ngủ, nơi bà nghĩ rằng Sasha và Malia, lúc đó 7 tuổi và 10 tuổi, thích nhất.

Những cuộc gặp như vậy làm cho chức trách tổng thống – và tất cả vai trò khác mà gia đình tổng thống kèm theo – gắn kết hơn không chỉ với văn hóa mà còn với nhân tính. Cần nhắc lại, năm 2014, Đệ nhất phu nhân Michelle Obama đã cùng cựu Đệ nhất phu nhân Bush chủ trì một cuộc họp với phu nhân của các nhà lãnh đạo châu Phi, bàn về vai trò của họ trong việc cải thiện giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho quốc gia mình. Tại một sự kiện tổ chức tại Trung tâm Tổng thống George W. Bush năm 2016, Đệ nhất phu nhân Michelle Obama đã nói về bà Laura Bush: “Như tất cả các bạn đều biết, tôi rất ngưỡng mộ và tôn trọng Laura. Tôi nghĩ điều quan trọng là phải cộng tác với những người mà bạn ngưỡng mộ và tôn trọng, bất kể đảng phái nào. Đó là điều giúp một nền dân chủ có thể thật sự hoạt động hiệu quả”. Tháng 4-2020, hai cựu đệ nhất phu nhân còn tham gia một sự kiện chung để quyên góp cho chương trình chống Covid-19. Khó có thể tưởng tượng được sự hợp tác tương tự giữa Melania Trump và bất kỳ đệ nhất phu nhân nào.


Các cựu Tổng thống Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama sẽ dự lễ nhậm chức của Joe Biden. Họ sẽ cùng Biden đến Nghĩa trang Quốc gia Arlington đặt vòng hoa tại Mộ Chiến sĩ Vô danh. Michelle Obama, Laura Bush và Hillary Rodham Clinton cũng sẽ có mặt ở đó. Chỉ thiếu Donald Trump và Melania Trump.
tranphuongdong
Posts: 524
Joined: Wed May 30, 2007 2:08 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by tranphuongdong »

Image

THÔNG ĐIỆP NHẬM CHỨC
CỦA TỔNG THỐNG JOE BIDEN
Thưa Chánh án Tối cao Roberts, Phó tổng thống Harris, Chủ tịch Hạ viện Pelosi,
Lãnh đạo Schumer, Lãnh đạo McConnell, Phó tổng thống Pence, các vị khách quý, đồng bào Hoa Kỳ.

Đây là ngày của nước Mỹ. Đây là ngày của dân chủ. Một ngày lịch sử và hy vọng, của đổi mới và quyết tâm. Thông qua thử thách thời đại, Hoa Kỳ đã được thử lửa, và Hoa Kỳ đã xứng tầm thử thách. Hôm nay, chúng ta đón mừng thắng lợi không phải của một ứng viên mà của một chính nghĩa, chính nghĩa dân chủ. Nhân dân – ý nguyện của nhân dân – đã được lắng nghe, và ý nguyện của nhân dân đã được chú ý.
Chúng ta lần nữa học rằng dân chủ thật quý giá, mong manh, và thời khắc này, thưa các bạn, dân chủ đã chiến thắng.

Vậy nên lúc này, ở nơi thiêng liêng này, nơi mà chỉ vài ngày trước, bạo lực đã nổ ra, làm rung chuyển đến tận nền móng Tòa Quốc hội Hoa Kỳ, chúng ta cùng tới đây, như một quốc gia, dưới ơn Chúa, không thể bị chia rẽ, để thực hiện chuyển giao quyền lực êm ả như chúng ta đã làm từ hơn hai thế kỷ qua.

Khi chúng ta nhìn tới theo cách đặc trưng của người Mỹ – không ngơi nghỉ, mạnh mẽ, lạc quan, và quyết trở thành một quốc gia mà chúng ta biết là chúng ta có thể, và cần phải trở thành, tôi cảm ơn những người tiền nhiệm của cả hai đảng. Tôi cảm ơn họ từ tận đáy lòng mình. Và tôi biết sự kiên cường của Hiến pháp và sức mạnh của đất nước chúng ta, cũng như cựu Tổng thống Carter cũng biết, ông là người tôi nói chuyện đêm qua và không thể ở bên chúng ta hôm nay, song là người chúng ta tôn vinh vì cả đời phụng sự của ông.

Tôi vừa thực hiện lời thề thiêng liêng mà mỗi người yêu nước từng thề. Lời tuyên thệ được George Washington thực hiện đầu tiên. Nhưng câu chuyện của nước Mỹ không phụ thuộc vào bất kỳ ai trong số chúng ta mà là tất cả. Chúng ta, những người dân tìm kiếm một liên minh hoàn hảo hơn. Đây là một đất nước vĩ đại. Chúng ta là những người tốt. Và qua nhiều thế kỷ, qua giông bão, xung đột, dù hòa bình hay chiến tranh, chúng ta đã đi rất xa. Nhưng vẫn còn phải đi tiếp.

Chúng ta sẽ tiến về trước thật nhanh, thật khẩn trương vì có nhiều việc phải làm trong mùa đông khó khăn mà cũng nhiều điều có thể xảy ra. Nhiều việc phải làm, phải hàn gắn, phục hồi, xây dựng và thu hoạch. Ít ai trong lịch sử dân tộc ta lại bị thử thách, sống trong một giai đoạn khó khăn như chúng ta hiện nay. Một con virus gặp một lần trong thế kỷ, âm thầm đánh lén đất nước, đã lấy đi sinh mạng trong một năm bằng cả Thế chiến Hai.

Hàng triệu việc làm đã mất. Hàng trăm ngàn doanh nghiệp đóng cửa. Lời đòi hỏi công bằng sắc tộc, âm ỉ suốt 400 năm, làm ta cảm động. Giấc mơ công lý cho tất cả sẽ không còn bị đình hoãn. Lời kêu gọi sống còn đến từ chính hành tinh, chưa bao giờ tuyệt vọng, chưa bao giờ rõ vậy. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa cực đoan chính trị, thượng đẳng da trắng, khủng bố nội địa, chúng ta phải đối đầu và sẽ đánh bại. Để vượt qua những thử thách này, để khôi phục tâm hồn và bảo đảm tương lai nước Mỹ, đòi hỏi nhiều hơn lời nói. Nó đòi hỏi điều khó tìm nhất trong một nền dân chủ - đoàn kết.

Đoàn kết. Trong ngày đầu năm 1863, Abraham Lincoln đã ký Tuyên Ngôn Giải Phóng. Khi viết xuống giấy, tổng thống nói, và tôi dẫn lại, 'nếu tên tôi đi vào lịch sử, sẽ là vì hành động này, và cả tâm hồn tôi đặt vào nó.'

Cả tâm hồn tôi đặt vào nó hôm nay, vào ngày tháng Giêng này. Cả tâm hồn tôi hướng về điều này. Đưa Hoa Kỳ xích lại gần nhau, đoàn kết nhân dân, đoàn kết quốc gia. Và tôi kêu gọi mọi người Mỹ cùng tham gia. Đoàn kết để chống kẻ thù của chúng ta – sự giận dữ, phẫn uất và hận thù. Chủ nghĩa cực đoan, vô pháp, bạo lực, bệnh tật, thất nghiệp, và vô vọng.

Nhờ đoàn kết, ta có thể làm những điều lớn, quan trọng. Ta có thể sửa lại điều sai, giúp người dân có việc làm tốt, có thể dạy con cái chúng ta trong những ngôi trường an toàn. Ta có thể vượt qua con virus chết người, dựng lại việc làm, dựng lại tầng lớp trung lưu, giữ gìn việc làm, có thể đạt được công bằng sắc tộc và có thể đưa Hoa Kỳ lần nữa trở thành xung lực tốt đẹp trên thế giới.

Tôi biết nói về đoàn kết, với một số người, có thể nghe như tưởng tượng khùng điên giờ này. Tôi biết các thế lực chia rẽ ta thật sâu, có thật. Nhưng tôi cũng biết chúng không phải là mới. Lịch sử chúng ta là cuộc đấu tranh liên tục giữa lý tưởng Mỹ, rằng ta được tạo ra bình đẳng, và thực tế xấu xa rằng phân biệt sắc tộc, bài ngoại và sợ hãi đã chia rẽ chúng ta. Trận chiến là vĩnh viễn và chiến thắng không bao giờ bảo đảm.

Qua nội chiến, Đại khủng hoảng, Thế chiến, 11/9, qua đấu tranh, hy sinh, thất vọng, những thiên thần tốt đẹp hơn đã luôn chiến thắng. Trong từng khoảnh khắc, vẫn đủ người xích lại để vượt lên và ta có thể làm điều đó bây giờ. Lịch sử, niềm tin và lý trí dẫn đường. Con đường của đoàn kết

Chúng ta có thể nhìn nhau không phải như kẻ thù mà như láng giềng. Ta có thể đối xử với nhau với phẩm giá và tôn trọng. Ta có thể hợp lực, ngừng to tiếng, hạ nhiệt. Vì không có đoàn kết, thì không có hòa bình, chỉ có cay đắng, giận dữ, không có tiến bộ, chỉ có sự phẫn nộ mệt mỏi. Không có quốc gia, chỉ có hỗn loạn. Đây là khoảnh khắc lịch sử của khủng hoảng và thử thách. Và đoàn kết là con đường phía trước. Và chúng ta phải làm được vào lúc này như Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

Nếu làm thế, tôi bảo đảm chúng ta sẽ không thất bại. Chúng ta chưa bao giờ thất bại tại Mỹ khi chúng ta xích lại với nhau. Và hôm nay, lúc này, tại đây, hãy bắt đầu mới, tất cả mọi người. Hãy bắt đầu lắng nghe nhau lần nữa, nhìn nhau. Tôn trọng nhau.

Chính trị không cần phải là ngọn lửa thiêu đốt mọi thứ. Bất đồng không cần phải là nguyên nhân cho chiến tranh tổng lực, và ta phải bác bỏ thứ văn hóa khi mà dữ kiện bị lung lạc và thậm chí bị ngụy tạo.
Thưa đồng bào, chúng ta phải khác thế này. Phải tốt hơn thế này, và tôi tin nước Mỹ tốt hơn thế nhiều.

Xin nhìn xung quanh. Chúng ta đứng dưới bóng của mái vòm Quốc hội. Như đã nói ban đầu, nơi này hoàn thành trong bóng tối Nội chiến. Khi sự thống nhất bị đe dọa, chúng ta đã chịu đựng và chiến thắng. Nay chúng ta đứng ở đây, nhìn ra Quảng trường Quốc gia, nơi Mục sư King nói về giấc mơ của ngài.

Nay chúng ta đứng ở đây, nơi 108 năm trước, tại một lễ nhậm chức, hàng ngàn người phản đối cố ngăn bước những phụ nữ dũng cảm đòi quyền bỏ phiếu. Và hôm nay, ta đánh dấu việc tuyên thệ của người phụ nữ đầu tiên, phó tổng thống Kamala Harris. Đừng nói với tôi rằng mọi thứ không thể thay đổi.

Chúng ta đứng ở đây, nơi những người anh hùng tận hiến đang an nghỉ.
Và ta ở đây, chỉ vài ngày sau khi đám côn đồ nghĩ chúng có thể dùng bạo lực để bóp nghẹt ý chí nhân dân, để ngăn nền dân chủ, đuổi ta ra khỏi mảnh đất thiêng này. Điều đó đã không xảy ra, sẽ không bao giờ, không phải hôm nay, ngày mai, mãi mãi.

Đối với những ai ủng hộ chiến dịch của chúng tôi, tôi cảm thấy rất nhỏ bé trước niềm tin mà các bạn đặt vào chúng tôi. Đối với những ai không ủng hộ chúng tôi, hãy để tôi nói điều này. Hãy lắng nghe tôi khi chúng ta tiến lên phía trước. Hãy xem xét tôi và trái tim tôi. Nếu bạn vẫn không đồng ý, hãy cứ như vậy. Đó là dân chủ, đó là nước Mỹ.

Quyền bất đồng chính kiến một cách ôn hòa. Bảo vệ nền dân chủ của chúng ta có lẽ là sức mạnh lớn nhất của đất nước này.
Hãy nghe rõ lời tôi, bất đồng không được dẫn đến tan rã. Tôi cam kết điều này với các bạn, tôi sẽ là tổng thống của tất cả người dân Mỹ. Tôi hứa với các bạn sẽ đấu tranh hết mình cho những người không ủng hộ tôi lẫn những ai ủng hộ.

Nhiều thế kỷ trước, Thánh Augustinô – vị thánh nhà thờ của tôi – viết rằng một dân tộc được định hình bởi những điều mà họ cùng yêu quý. Đâu là những điều mà người Mỹ cùng yêu quý, định nghĩa ta là người Mỹ? Tôi nghĩ chúng ta đều biết. Là cơ hội, an toàn, tự do, tự trọng, tôn trọng, danh dự, và sự thật.

Những tuần và tháng gần đây đã dạy ta bài học đau đớn. Có sự thật và có dối trá. Dối trá vì quyền uy và lợi nhuận. Mỗi chúng ta có nghĩa vụ và trách nhiệm như công dân, và đặc biệt là như lãnh đạo. Những người lãnh đạo phải tuân thủ Hiến pháp để bảo vệ quốc gia. Để bảo vệ sự thật và đánh bại dối trá.

Tôi hiểu nhiều đồng bào nhìn tương lai với sự e sợ. Tôi hiểu họ lo lắng về việc làm. Như cha của họ, họ cũng nằm trên giường trong đêm, nhìn trần nhà và nghĩ, tôi có thể giữ y tế của mình? Có thể trả tiền vay nhà? Nghĩ về gia đình họ, về điều sắp tới. Tôi hứa, tôi hiểu. Nhưng câu trả lời không phải là nhìn về trong. Rút vào những phe nhóm đối địch. Nghi ngờ những ai không trông giống bạn, không tôn thờ như bạn, không đọc tin từ cùng một nguồn như bạn.

Chúng ta phải chấm dứt cuộc chiến thô bỉ giữa đỏ và xanh, nông thôn và thành thị, bảo thủ và cấp tiến. Chúng ta làm được nếu mở rộng lòng mình thay vì khép cửa trái tim, nếu ta chứng tỏ một chút bao dung và khiêm tốn, và nếu sẵn lòng đứng vào vị trí người khác, như cách mẹ tôi vẫn nói. Chỉ một lúc thôi, thử đứng vào vị trí của họ.

Bởi vì có một điều về cuộc đời. Không biết định mệnh sẽ đặt ra chuyện gì. Có lúc bạn cần một bàn tay. Có lúc khác, chúng ta phải giúp đỡ. Đời là thế, chúng ta làm cho người khác. Nếu ta làm được thế, đất nước ta sẽ mạnh mẽ hơn, phồn vinh hơn, sẵn sàng hơn cho tương lai. Và chúng ta vẫn có thể bất đồng.

Thưa đồng bào, để làm việc phía trước, chúng ta cần có nhau. Ta cần mọi sức lực để đi qua mùa đông đen tối này. Chúng ta đang ở trong giai đoạn có thể là đen tối và nguy hiểm nhất của virus. Chúng ta phải gạt bỏ chính trị, đối diện đại dịch như một quốc gia. Và tôi hứa, như Kinh thánh nói, 'Khóc lóc đến trọ trong đêm, niềm vui lại đến trong buổi sáng'. Chúng ta sẽ vượt qua cùng nhau. Cùng nhau.

Những đồng liêu tôi làm việc ở Hạ và Thượng viện, chúng tôi đều hiểu thế giới đang xem. Đây là thông điệp của tôi đến những người bên ngoài biên giới của chúng ta. Nước Mỹ đã được thử thách và chúng tôi mạnh mẽ hơn. Chúng tôi sẽ hàn gắn các liên minh và một lần nữa tương tác với thế giới. Không phải để đối đầu thách thức hôm qua mà hôm nay và ngày mai. Chúng tôi sẽ dẫn lối không chỉ nhờ tấm gương về sức mạnh, mà còn nhờ sức mạnh của tấm gương.

Đồng bào người Mỹ ơi, các bà mẹ, người bố, người con, bè bạn, láng giềng, đồng nghiệp. Chúng ta sẽ vinh danh họ bằng cách trở thành dân tộc và quốc gia mà ta có thể và nên trở thành. Tôi xin mọi người hãy thầm cầu nguyện cho những người đã mất, bị bỏ quên và cho đất nước.

Các bạn ạ, đây là giai đoạn thử thách. Chúng ta đối diện vụ tấn công vào nền dân chủ, vào sự thật, con virus đang đe dọa, sự bất bình đẳng, phân biệt sắc tộc hệ thống, khí hậu khủng hoảng, vai trò của Mỹ trên thế giới. Bất kỳ thử thách nào cũng đủ làm ta khó khăn. Nhưng chúng ta hãy cùng đối diện, đem lại trách nhiệm to lớn cho quốc gia này. Chúng ta sẽ bị thách thức đấy. Liệu có đảm đương được chăng?

Đây là lúc phải táo bạo vì nhiều việc lắm. Chắc chắn, tôi hứa. Chúng ta sẽ được phán xét qua cách chúng ta giải quyết các khủng hoảng thời đại. Chúng ta sẽ làm được.
Liệu chúng ta có vượt qua giờ khắc hiếm hoi khó khăn này? Có làm đúng trách nhiệm và chuyển lại một thế giới mới tốt đẹp hơn cho con cháu?

Tôi tin rằng ta phải làm, và tôi tin bạn cũng vậy. Sẽ làm được, và khi đó, chúng ta sẽ viết nên chương vĩ đại tiếp theo trong lịch sử Hoa Kỳ. Câu chuyện Mỹ.

Một câu chuyện có thể nghe giống bài ca rất có ý nghĩa cho tôi. Đó là bài hát American Anthem. Có một lời hát trong đó khắc sâu ít nhất cho tôi, 'Công việc và lời nguyện của nhiều thế kỷ đã đưa ta đến hôm nay, đó sẽ là di sản chúng ta, các con cháu sẽ nói gì? Hãy cho tôi biết, khi đời sống đi qua, Hoa Kỳ, tôi đã tận hiến vì người.'

Chúng ta hãy cùng đưa việc làm của mình, lời nguyện của mình vào câu chuyện đang diễn ra của đất nước. Nếu ta làm, thì khi tuổi mình đã hết, con cháu sẽ nói về ta, rằng 'Họ đã tận hiến, đã làm xong nghĩa vụ, họ đã hàn gắn một đất nước tan vỡ.'

Đồng bào ơi, tôi dừng ngày hôm nay ở nơi tôi bắt đầu, với lời thề thiêng liêng trước Thượng đế và các bạn, tôi hứa. Tôi sẽ luôn trung thực với các bạn.
Tôi sẽ bảo vệ Hiến pháp. Tôi sẽ bảo vệ nền dân chủ của chúng ta, tôi sẽ bảo vệ nước Mỹ. Tôi sẽ cống hiến cho tất cả, làm mọi việc để phục vụ các bạn, không nghĩ về quyền lực mà về trách nhiệm. Không vì lợi ích riêng mà vì lợi ích chung.

Chúng ta sẽ cùng nhau viết nên một câu chuyện của người Mỹ về hy vọng, không phải nỗi sợ hãi, về đoàn kết, không phải sự chia rẽ, về ánh sáng, không phải về bóng đêm.
Câu chuyện về sự đàng hoàng và phẩm giá, tình yêu và sự hàn gắn, sự vĩ đại và những điều tốt đẹp.

Xin đây là câu chuyện dẫn đường cho chúng ta, câu chuyện truyền cảm hứng và câu chuyện kể về thời đại chưa tới mà chúng ta đáp lại tiếng gọi của lịch sử. Dân chủ và hy vọng, sự thật và công lý không chết trước mắt ta mà sẽ phát triển.

Là câu chuyện về nước Mỹ bảo đảm quyền tự do ở quê nhà và một lần nữa đứng vững như ngọn hải đăng cho thế giới.

Đó là những gì chúng ta nợ những người đi trước, nợ lẫn nhau và các thế hệ tiếp theo.
Vậy nên, với mục đích và quyết tâm, chúng ta hướng đến những nhiệm vụ thời đại.
Tiếp sức bằng niềm tin, thúc đẩy bằng quyết tâm và sự cống hiến cho nhau lẫn đất nước mà chúng ta yêu bằng cả trái tim. Xin Thượng đế ban phúc cho Hoa Kỳ và bảo vệ quân đội chúng ta.
dailien
Posts: 2458
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by dailien »

Lộ diện ‘Tứ trụ’ và sự khó đoán định
gia tăng trong chính trị Việt Nam


Lê Hồng Hiệp

“Chính trị là nghệ thuật của những điều có thể”. Câu nói nổi tiếng của chính trị gia người Phổ Otto Von Bismarck hàm ý rằng các chính trị gia đôi khi phải thỏa hiệp với nhau để đạt được những giải pháp mà tất cả các bên liên quan đều có thể chấp nhận. Những thỏa hiệp như vậy thường biến những giải pháp chính trị dường như là không tưởng trở nên khả dĩ. Một ví dụ điển hình cho câu nói này chính là kết quả của Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) khóa 12.

Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của ĐCSVN, diễn ra trong hai ngày 16-17/01/2021, đã đưa ra quyết định về các vị trí nhân sự hàng đầu của Việt Nam, vốn sẽ được thông qua tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 sắp tới của Đảng. Thông tin không chính thức nhưng đáng tin cậy từ hội nghị cho thấy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục ở lại giữ cương vị tổng bí thư và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ được đề bạt làm chủ tịch nước. Trong khi đó, vị trí thủ tướng sẽ do ông Phạm Minh Chính, hiện là trưởng ban tổ chức trung ương, tiếp quản, và ông Vương Đình Huệ, cựu phó thủ tướng chính phủ và hiện là bí thư thành ủy Hà Nội, sẽ trở thành tân chủ tịch quốc hội.

Việc Trung ương Đảng chấp thuận để Tổng Bí thư Trọng, hiện 77 tuổi, ở lại dù tuổi cao, sức yếu và đã hết giới hạn nhiệm kỳ là một điều bất ngờ đối với hầu hết các nhà quan sát chính trị Việt Nam. Trong một bài bình luận vào tháng 9 năm 2020, tác giả bài biết này cho rằng có khả năng ông Trọng sẽ ở lại sau Đại hội 13 nhưng trên cương vị chủ tịch nước chứ không phải tổng bí thư. Điều này là do trong khi Đảng có thể một lần nữa coi ông Trọng là “trường hợp đặc biệt” để miễn giới hạn tuổi tác cho ông, thì Điều lệ của Đảng quy định rằng “Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp”.

Vì ông Trọng đang đảm nhiệm nhiệm kỳ tổng bí thư thứ hai và đảng chưa công bố bất kỳ ý định nào sẽ sửa đổi điều lệ, giới hạn nhiệm kỳ sẽ là trở ngại lớn nhất để ông có thể ở lại trên cương vị tổng bí thư. Tuy nhiên, quyết định được đưa ra tại Hội nghị Trung ương 15 có nghĩa là việc sửa đổi điều lệ Đảng sẽ được tiến hành ngay tại Đại hội 13 để mở đường cho ông Trọng tiếp tục ở lại.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng được nhiều người cho là sẽ nghỉ hưu nếu không giành được vị trí tổng bí thư. Điều này là do ông Phúc, hiện 67 tuổi, đã vượt quá giới hạn 65 tuổi để tái cử vào Bộ Chính trị, trong khi thông lệ là chỉ có một trường hợp đặc biệt được áp dụng cho vị trí tổng bí thư. Tuy nhiên, Hội nghị Trung ương 15 đã quyết định lần này ông Phúc sẽ được coi là trường hợp đặc biệt thứ hai để có thể ở lại đảm nhiệm chức Chủ tịch nước.

Việc sắp xếp để ông Phạm Minh Chính đảm nhiệm vị trí Thủ tướng Chính phủ và ông Vương Đình Huệ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Quốc hội ít gây ngạc nhiên hơn. Tuy nhiên, việc ông Chính được đề bạt nắm giữ chức thủ tướng cũng là một sự phá vỡ truyền thống vì từ năm 1986 đến nay, vị trí này luôn được dành cho một trong các phó thủ tướng của nhiệm kỳ trước, một vị trí mà ông Chính chưa từng đảm nhiệm. Hơn nữa, việc không có chính trị gia miền Nam nào nắm giữ một trong bốn vị trí cao nhất có nghĩa là Đảng cũng đã quyết định gạt qua một bên một thông lệ quan trọng khác, đó là duy trì sự cân bằng vùng miền trong bốn vị trí hàng đầu của đất nước. Để bù đắp cho điều này, một trong những chính trị gia miền Nam trong Bộ Chính trị tiếp theo được dự kiến sẽ nắm giữ ghế thường trực Ban Bí thư, vị trí chính trị số năm trong hệ thống thứ bậc của ĐCSVN.

Tất cả những thay đổi trên là chưa có tiền lệ. Quyết định của các nhà lãnh đạo Đảng chấp nhận phá vỡ các chuẩn tắc đã được thiết lập để thực hiện những thay đổi này cho thấy rằng họ đã có những mặc cả, thỏa hiệp đáng kể với nhau để biến những giải pháp dường như là không thể trở thành hiện thực. Bên cạnh lý do thuận tiện chính trị, các xoay sở của họ để đàm phán các lựa chọn hạn chế và vượt qua những ràng buộc về hoàn cảnh và thể chế cũng là điều đáng kể. Mục tiêu cuối cùng của họ là đưa ra được một cơ cấu lãnh đạo mới được tất cả các phe nhóm chấp nhận. Trong quá trình này, việc thể chế hóa “chính trị kế nhiệm” của Đảng có thể tạm thời bị bỏ qua một bên.

Các quyết định về nhân sự “tứ trụ” và những thay đổi về thể chế được đưa ra tại Hội nghị Trung ương 15 sẽ có những tác động quan trọng đối với ĐCSVN và triển vọng chính trị Việt Nam trong những năm tới. Những diễn biến tiếp sau Đại hội 13 cho tới hội nghị giữa nhiệm kỳ của Đảng sẽ là những chỉ dấu quan trọng cho thấy, Đảng sẽ xử lý như thế nào những hậu quả có thể xảy ra xuất phát từ việc Đảng rời xa các chuẩn mực đã được thiết lập, đặc biệt là sự bất ổn và khó đoán định ngày càng tăng trong “chính trị kế nhiệm” cấp cao của Đảng.

Hiện tại, một câu hỏi đặt ra trước mắt là liệu các quyết định được đưa ra tại Hội nghị Trung ương 15 có được thông qua bởi 1.590 đại biểu tham dự Đại hội 13 của Đảng hay không? Mặc dù khả năng một số quyết định này bị đảo ngược ở đại hội là rất thấp, chúng ta không nên hoàn toàn bác bỏ khả năng này.

Rốt cuộc, các chính trị gia Việt Nam đã chứng minh họ là bậc thầy về “nghệ thuật của những điều có thể”. Vì vậy, những thay đổi vào phút chót, cho dù có xác suất thấp đến mức nào, vẫn có thể xảy ra một lần nữa.
hoanghoa
Posts: 2260
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoanghoa »

Từ đài báo Việt Nam đến truyền thông mạng xã hội ở Mỹ

Image
Không ít người Việt chọn nghe đài báo và trang mạng xã hội .
Hình minh họa. Credit: Charles Deluvio-Unsplash
VÕ NGỌC ÁNH

Sống tại Hoa Kỳ những ngày này, tôi thấy thực tế là chẳng cần hiểu cách vận hành của một đất nước, chính trị gia làm gì, không nhất thiết phải đọc báo, với nhiều người thời nay chỉ cần xem, nghe các YouTuber, Facebooker nói như thế nào đã đủ.

Hoặc ít ra là nhiều người tin như vậy.


Cái radio của ba tôi

Mùa hè năm 1990, tôi 12 tuổi, sống ở làng quê tỉnh Quảng Nam, trong một lần đến sân hợp tác xã cách nhà chừng ba cây số để coi ti vi. Cái ti vi trắng đen cỡ 24 hay 28 inchs hằng đêm có người bưng để ở hiên hướng ra sân cho dân xem.

Một lần xem ti vi như thế tôi thấy ông Mikhail Gorbachov, về kể với ba. “Có phải ông người to con, đầu hói, trên trán có cái bớt không?” ba hỏi lại.

Có lẽ ba tả được ông Gorbachov một cách chi tiết đến cái bớt trên trán là nhờ thông qua các chương trình phát thanh của đài BBC, đài Quốc tế Pháp – RFI (đài Pháp), đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) mà mấy ông gọi thân thuộc, “đài Hoa Kỳ”.

Năm 1987, nhà tôi mua được cái radio. Đều đặn hằng đêm ba nghe các chương trình phát thanh Việt ngữ của đài BBC, đài Hoa Kỳ, đài Pháp trước khi đi ngủ. Buổi sáng, việc nghe các đài này được lặp lại nếu ông không phải ra đồng trước giờ phát thanh. Nhờ nghe các đài từ hải ngoại, ba có được thông tin về kinh tế, chính trị thế giới khá tốt. Không mấy tin tưởng vào “chế độ mới”.

Cùng nằm trên phản với ba, hằng đêm tôi thường nghe ké những buổi phát thanh như thế trước khi chìm vào giấc ngủ. Mấy ông trong xóm hay nghe đài, mỗi khi có dịp ngồi lại với nhau dù phải ‘nhìn trước ngó sau’ vẫn nói về đài BBC, đài Hoa Kỳ, đài Pháp mấy hôm nay nói gì như sự hiểu biết, chờ đợi, hy vọng.

Đến năm 1994, gia đình tôi mua được ti vi trắng đen. Chương trình ba thích nhất là phần thời sự quốc tế của đài truyền hình Việt Nam. Ba vẫn nghe các chương trình phát thanh từ nước ngoài như một cách đối chiếu thông tin. Cái ti vi đầu tiên bị hư, ba mua bằng ti vi màu. Hằng đêm ba nằm trên chõng xem ti vi vừa nghe tiếng, thấy được cả hình. Các chương trình game show mới đầy hấp dẫn. Cái radio phương tiện nhìn ra thế giới không bị kiểm duyệt dần dần bị bỏ rơi.

Mấy ông trong xóm giờ ngồi lại với nhau không còn bàn về BBC, đài Hoa Kỳ, đài Pháp nói sao. Thay vào đó họ nói về trên ti vi có gì, chiếu phim nào. Tên ông Lại Văn Sâm chiếm sóng các nhiều chương trình giải trí ‘đinh’ được nhắc nhiều trong các lần giải mỗi buổi chiều, hoặc mỗi khi có dịp gặp nhau. Việc nằm ngửa, gối cao xem ti vi suốt ngày đã chuyển hóa ba tôi trở thành như một cảm tình viên của đảng Cộng Sản. Từ chỗ bảo vệ màu cờ tự do mà ông đã đổ máu trước năm 1975, ông lên án quá khứ trước đó.

Đã không ít lần ba và tôi tranh luận khá gay gắt về vấn đề này. Ba nói, “Đảng, chính quyền làm tốt.” Tôi thì không cho là như vậy.
Những ‘đài tiếng nói Trump’

Tại ngôi nhà ở làng Khánh Lộc, xã Tam Thành, tỉnh Quảng Nam, đường truyền internet chưa có, 4G chập chờn như ngọn đèn thờ trước bão. Ba tôi vẫn trung thành với các chương trình do đài nhà nước phát trên ti vi trong nhiều năm qua.

Nhiều người Việt cùng thời ba tôi giờ có cơ hội tiếp xúc với internet, mạng xã hội được cài đặt sẵn trên tivi, máy tính, điện thoại dễ dàng chọn lựa người nói hợp với mình. Một ông chú ngoài 50 tuổi, sống ở Mỹ hơn 15 năm đã tự tin với tôi: “Con muốn nói chuyện chính trị khi nào đến nhà, chú phân tích cho mà nghe. Chú xem chính trị trên YouTube mỗi ngày.” Tôi vẫn chưa đến nhà chú, cũng không biết ông xem chương trình gì trên YouTube. Nhưng tôi biết khả năng ngôn ngữ khó cho phép ông hiểu được các chương trình tiếng Anh.

Nhiều người Việt ở Mỹ không quan tâm CNN, Fox News, The New York Times, NBC News… hay phần điểm tin của báo Người Việt nói gì. Thay vào đó họ trông chờ vào các đài ủng hộ Donald Trump trên YouTube, Facebook. Đây là kênh tiếp nhận thông tin, liên hệ của họ với chính trị ở Mỹ.

Ba mẹ một người bạn tôi đến Mỹ hơn chục năm trước, khi tuổi không còn trẻ. Họ sống tại thành phố Tacoma, bang Washington. Ông làm nghề cắt tỉa sân vườn, bà làm nail. Từ chỗ không mấy quan tâm về chính trị, ông bà trở thành người nhiệt tình ủng hộ Donald Trump. Lúc nấu ăn, trong bữa cơm ông bà luôn mở YouTube phát lên TV xem các nhân vật quen thuộc nói tiếng Việt, chứ không xem những kênh truyền thông đủ tin tưởng hơn. Ông bà thích xem các YouTuber, Facebooker này vì không đủ tiếng Anh để hiểu đài Mỹ.

Dễ dàng cảm nhận được nhiều YouTuber này nói bằng kiểu ngôn ngữ hơi chợ búa, có lúc miệt thị bên này, bên kia. Nói theo kiểu bênh vực, giành cảm tình, họ dùng lời lẽ bình dân, dễ hiểu. Cách thể hiện ngữ điệu của họ hùng biện quyết liệt, muốn đè bẹp người khác, từ sâu xa rất phù hợp với tâm tính của một số khán thính giả gốc Việt.

Cha mẹ bạn tôi tin các YouTuber, Facebooker ủng hộ Tổng thống Donald Trump hơn sự phân tích đúng sai của con cái. Họ đưa lý lẽ bảo vệ bằng việc ông tiến sĩ này, ca sĩ kia, doanh nhân nọ… là người hiểu biết đã ủng hộ ông Trump, thì dĩ nhiên họ không thể lầm. Qua việc tiếp nhận thông tin từ những kênh YouTube, tài khoản Facebook nói và làm theo ông Trump, nên sau bầu cử ở Mỹ gần hai tháng, ông bà vẫn tin việc Trump thất bại do gian đối cướp đi chiến thắng.

Sự kiện bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 cuốn hút sự theo dõi, cũng làm phân rẽ sâu sắc giữa nhiều người Việt cả ở Việt Nam và nước ngoài. Họ trao hy vọng thay đổi kết quả bầu cử theo từng vụ kiện, đến Tối cao Pháp viện, ngày đại cử tri bầu (14/12), chuẩn thuận của quốc hội vào 6/1 đến. Thậm chí hy vọng Trump thành công áp đặt thiết quân luật hủy bỏ kết quả để tiếp tục nắm quyền sau khi kết thúc nhiệm kỳ vào ngày 20/1 như luật định. Phải nói rằng đây cũng là hy vọng của rất nhiều khán giả Việt của các YouTuber, Facebooker ủng hộ Trump.

Một người quen khác đang sinh sống tại quận Cam, tiểu bang California. Từ hồi cha sinh mẹ đẻ đến một năm trước, chính trị chưa bao giờ ‘phủ sóng’ đến chị. Nhưng chị trở thành người quan tâm đến chủ đề này, ủng hộ Trump nồng nhiệt thông qua đồng nghiệp làm nail. Chị xem tôi như chưa hiểu gì, 5 – 6 tháng trước bầu cử, chị gởi cho tôi các kênh YouTube chị xem cùng lời nhắn, “Ánh xem đi để biết. Tổng thống Trump là người rất tốt, biết nghĩ cho dân, chống Trung Quốc.”

Trong số nhiều người Việt ủng hộ Donald Trump có không ít những người ủng hộ ông thông qua các YouTuber, Facebooker đưa thông tin đề cao cho Tổng thống thứ 45 của Mỹ. Cùng với đó, các “đài Trump” này không ngại tung tin bịa đặt, thuyết âm mưu, cáo buộc sai sự thật để hạ bệ Joe Biden mà không chịu bất cứ trách nhiệm gì.
Bị ‘tẩy não’ vì chọn xem đài không đáng tin?

Không chỉ người Việt tại Mỹ, nhiều người bạn, người quen của tôi trong nước cũng tìm đến các kênh thông tin thân ông Trump. Các YouTuber, Facebooker phát từ trong lòng nước Mỹ như cái passport củng cố thêm sự chứng thực, niềm tin cho người ở trong nước. Không ít người Việt tại Việt Nam cũng có sự nghi ngờ, dùng ‘fact check’ bằng cách hỏi thăm người quen, bạn bè trên thực địa ở Mỹ để cũng cố niềm tin vốn cũng chỉ là khán giả của các đài ủng hộ Trump như họ.

Tôi đã giải thích cho không ít người trong nước khi được hỏi về chuyện nước Mỹ nhưng xem ra họ không mấy tin. Vì sau đó tôi thấy trên Facebook của họ vẫn đầy thông tin tiếp tục bảo vệ Trump bằng mọi giá và lên án cái ông cho là thổ tả, “Fake news”. Donald Trump đã rất thành công trong việc dùng sức mạnh của truyền thông để lôi kéo sự ngưỡng mộ, nói bất kể đúng sai, tốt xấu, nên hay không…. Nhiều người Việt trở thành nạn nhân thông tin từ các YouTuber, Facebooker sống chết ủng hộ Trump. Họ nói theo Trump để tăng lượt xem, thêm người theo dõi, trong khi người xem đến vì họ nói hợp khẩu vị. Nhiều người Việt bị kích động, bất chấp nguy hiểm của dịch bệnh, bị lôi kéo để góp tiền góp sức cho những trò lừa đảo, như lao vào canh bạc, cơn say ma tuý.

Truyền thông trong nước bị chính quyền kiểm soát đã đành, ở hải ngoại nhiều người Việt do hạn chế về ngôn ngữ đã bị áp đảo bởi các nguồn không đáng tin cậy cũng từ tiếng Việt. Đáng tiếc, nhiều người vẫn đặt niềm tin vào các nguồn này như xây nhà trên cát.

Một mai họ nhận ra mình là nạn nhân của tin giả thì kết quả sẽ ra sao? Liệu những tin tức từ các cơ quan truyền thông có uy tín, nghiệp vụ, kinh nghiệm, trách nhiệm với thông tin có thể mang họ trở lại? Donald Trump đến rồi đi, nhưng hệ lụy của các tiếng nói ủng hộ ông vẫn còn để lại trong người Việt nhiều ảnh hưởng độc hại, kéo dài nhiều năm.

Không ít người Việt chọn nghe đài báo và trang mạng xã hội này đang ở trong cảnh như ba tôi, nghe đài của chính quyền Việt Nam rồi thay đổi mà không biết.


Bài trên BBC
MatVit
Posts: 1309
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by MatVit »

CÁC NẠN NHÂN VIỆT CỦA TRUMPISM
Chủ nhật - 24/01/2021 03:18
(NCTG) “Người dân Mỹ đã mở mắt sau vụ nổi loạn này, nhưng bao giờ thì đến lượt người Việt “phò” Trump một cách mê muội sẽ “tỉnh giấc” và thoát kiếp nạn nhân?”.

Lời Tòa soạn: 20/1 là thời điểm Donald Trump rời Tòa Bạch Ốc để nhường lại vị trí của mình cho người kế nhiệm, Tổng thống thứ 46 Joe Biden. Những gì vị chính khách đặc biệt này đã làm trong 4 năm qua đã làm khuấy đảo nước Mỹ và cả thế giới, nhưng điều lạ lùng là có lẽ lần đầu tiên, một nguyên thủ Hoa Kỳ lại có ảnh hưởng và cả sự mê hoặc lớn đến thế tới cách nhìn nhận và tình cảm của rất đông đảo người Việt.

Di sản và cả hậu quả do Donald Trump để lại, chắc chắn sẽ còn được bàn nhiều bởi giới chuyên môn, bên cạnh cái gọi là Trumpism, một thứ chủ nghĩa, hay có người còn gọi là “Đạo Trump”. Tại sao ông được tôn sùng còn hơn các ngôi sao điện ảnh, âm nhạc, trong một thời buổi mà chính trị không còn là thứ độc nhất mà người dân để tâm? Bài viết của tác giả Ngọc Lang từ Nam California đưa ra một góc nhìn (NCTG).
Image
Cho tới thời điểm này, Donald Trump là vị tổng thống Mỹ duy nhất bị Hạ viện tiến hành thủ tục luận tội hai lần, và trong lần thứ hai này, khả năng Thượng viện cũng có thể thông qua trong phiên họp khởi đầu vào tháng 2-2021. Khác với lần đầu vào năm ngoái, trong dịp này, đã có 10 nghị sĩ Cộng hòa đã bỏ phiếu cùng phía Dân chủ trong phiên “luận tội” (impeachment - đàn hạch) của Hạ viện trước khi Trump mãn hạn.

Không ai trong Quốc hội bênh vực cho hành động kêu gọi nổi loạn của Trump ngày 6-1, làm tạm ngừng trái tim dân chủ của nước Mỹ trong nhiều giờ. Hai cảnh sát, 4 người ủng hộ Trump thiệt mạng, vài trăm người nổi loạn đã bị FBI điều tra, nước Mỹ rúng động. Đây tất nhiên là một con số rất nhỏ so với hơn 400.000 ca tử vong vì dịch bệnh Covid-19 nhưng họ là biểu tượng của những nạn nhân cho hậu quả của Trumpism.

Trong suốt cuộc đời mình, Donald Trump luôn tìm cách đẩy người khác ra lãnh đạn cho ông. Nhiều thuộc hạ của ông đã bị đi tù hay mất danh tiếng, nghề nghiệp, chỉ vì ủng hộ ông. Điển hình nhất là luật sư Michael Cohen, cánh tay phải của Trump từng tuyên bố sẵn sàng chết về ông. Ông Cohen đã thay mặt Trump hối lộ 130.000 USD cho cô Stormy Daniels để ém miệng cô về quan hệ tình dục giữa cô và ông Trump.

Rốt cục, Cohen phải đi tù thay Trump vì tội che giấu hành động của Trump. Gần đây nhất, cuộc nổi loạn tấn công Tòa nhà Quốc hội Mỹ do ông khích động bằng những lời lẽ bạo lực khiến hàng trăm người cổ vũ ông bị bắt và có thể phải đối mặt với hình phạt nặng nề. Nhưng rồi vì sợ tội, Trump phản bội lại họ, chính thức lên án họ, dù trước đó, ông nói là ông yêu họ. Ngay cả ân xá ông cũng không thực hiện cho họ.

Tổng thống mãn nhiệm đủ khôn để chỉ mém đùa giỡn với pháp luật, để những đom đóm thiêu thân xông vào giành quyền lợi cho bản thân ông. Trump nói ông sẽ đồng hành với người ủng hộ tới Điện Capitol, nhưng thực tế ông về trú ở Nhà Trắng cho an toàn, theo dõi cảnh người ủng hộ nổi loạn tấn công vào Quốc hội một cách thỏa mãn. Sau cuộc nổi loạn, ông tuyên bố là những người nổi loạn sẽ bị xử nghiêm theo pháp luật.

Đó là khi cuộc tấn công bị thất bại và bị toàn quốc lên án, và những lời lẽ của Trump chỉ có ý nghĩa hòng chạy tội cho chính ông, để mặc người khác đã vì ông phải gánh hậu quả. Trước đó, ông đã từng kêu gọi “giải phóng Michigan”, cho những dân quân có vũ trang tấn công Tòa nhà Quốc hội Tiểu bang tại Michigan, và âm mưu bắt cóc bà Thống đốc ở đó. Dân quân âm mưu lật đổ bị bắt, nhưng ông vẫn làm tổng thống.

Hàng triệu người Việt nhờ xã hội dân chủ Mỹ để có được một cộng đồng lớn mạnh. Xã hội Mỹ vận hành dân chủ và nghiêm minh nhờ bộ máy chính phủ, an ninh, đến tòa án hiện hữu từ lúc dựng nước. Nhưng tất cả bộ máy đã từng giúp họ, chỉ vì đi ngược lại quyền lợi của cá nhân Trump, đối với nhiều người Việt ủng hộ Trump một cách cuồng tín, trong mắt họ lại trở thành “chính phủ ngầm”, “phản bội đất nước”.

Những quan chức Cộng hòa chân chính trở thành RINO (từ ngữ nhục mạ ám chỉ người mang bộ mặt Cộng hòa không phải Cộng hòa). Rồi, từ những quan tòa do chính Trump chỉ định, kể cả các thẩm phán Tối cao Pháp viện, đến cựu Bộ trưởng Tư pháp William Barr, đồng minh thân cận của ông, sau cùng đến Phó Tổng thống Mike Pence phải bắt buộc tuân theo Hiến pháp, bị nhiều người “phò” Trump sỉ vả hết lời.

Thuyết âm mưu tràn ngập tiếp cho họ cái phao bám víu vào hy vọng vô căn cứ. Họ tin quân đội Mỹ tấn công “máy chủ gian lận” ở Frankfurt (Đức), hay Trump nắm ván bài cuối cùng để lật ngược vào phút cuối. Ngay đến bây giờ, nhiều người vẫn còn tin Trump sẽ “trở lại”, báo chí “thổ tả” nói sai sự thật, “fake news”, mặc dù bản thân cộng đồng người Việt tại Mỹ đã thoát ách độc tài và không còn bị cấm tự do báo chí.

Những con người ấy tuyệt đối không nhìn lại một mẫu số chung, là tin tức trên các phương tiện truyền thông uy tín và nghiêm túc mà họ gọi một cách miệt thị “thổ tả” hầu hết đã được chứng minh là đúng đắn, còn các thuyết âm mưu mà họ bám vào theo ngày tháng đã không thành sự thật. Suốt quãng thời gian trong phần đời của họ ở Mỹ, qua nhiều đời tổng thống, với họ, đây là lúc nước Mỹ trở nên tệ hại nhất.

Nhiều người Việt trong và ngoài nước ủng hộ Trumpism vì họ thấy Donald Trump có vẻ mạnh bạo đánh thẳng vào Trung Quốc. Nhưng lối đánh một mình của anh chàng vai to, thịt bắp Trump hóa ra không làm Trung Quốc suy suyển. Ngược lại, kinh tế của Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ sớm hơn 5 năm so với dự đoán vì lối điều hành xã hội của Trump, lơ là với đại dịch, bảo hộ kinh tế và quân sự để Trung Quốc lấn sân.

Thay vì cùng các đồng minh bao vây Trung Quốc thông qua Hiệp định Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Trump đã xóa bỏ, nước Mỹ thời Trump đã không làm thế, để bây giờ Trung Quốc nối kết các nước, kể cả Việt Nam, hỗ trợ kinh tế của họ qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), bỏ Mỹ ra ngoài. Biển Đông bị Trung Quốc vũ trang hóa và mưu đồ xâm lăng của Trung Quốc không dịu đi.

Với phong cách của một thương gia, bản thân Donald Trump không chú trọng bảo vệ nhân quyền mà chỉ nhằm vào các lợi ích kinh tế. Nên, thấy cái gì có lợi tài chánh trước mắt thì ông làm. Việt Nam đã bị Trump tấn công về kinh tế mà không ngần ngại, cũng như ông tấn công Trung Quốc về kinh tế. Ngược lại, nếu ông thỏa hiệp kinh tế với Trung Quốc rồi thì Việt Nam lập tức ra khỏi trọng tâm và chỉ còn nằm ngoài lề.

Donald Trump, trước khi làm tổng thống, đã được biết đến như một người ái kỷ, chỉ biết sống cho bản thân, luồn lách pháp luật với vô số vụ kiện cáo (*). Một khi đã tin vào một người như thế thì chẳng sớm thì muộn, bản thân mình cũng sẽ bị kéo theo vào ngõ tối. Người dân Mỹ đã mở mắt sau vụ nổi loạn này, nhưng bao giờ thì đến lượt người Việt “phò” Trump một cách mê muội sẽ “tỉnh giấc” và thoát kiếp nạn nhân?

(*) Donald Trump đã có tới trên ba ngàn vụ kiện trước khi ông là Tổng thống. Ông và gia đình đang bị điều tra tội phạm gian lận thuế tại New York, và có thể bị điều tra liên quan đến vụ nổi loạn. Bức màn dần hé mở cho những mờ ám ông làm khi tại vị.

Ngọc Lang
(từ Nam California (Hoa Kỳ)
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by quaichao »

Image

Không thể trông chờ hay van xin những kẻ độc tài và luồn cúi đế quốc ban phát dân chủ!

Âu Dương Thệ
(Danlambao) - Ít ngày trước đây báo điện tử Bauxitvn đã đăng lại bài “Ý kiến chúng tôi: Cải cách toàn diện để phát triển đất nước” của 14 chuyên viên VN ở nước ngoài đã gởi cho Bộ chính trị ĐCSVN ngày 8.9.2011 với bài giới thiệu của GS Nguyễn Đình Cống. * GS Nguyễn Huệ Chi có đề nghị với các thân hữu, trong số này có người viết, góp ý kiến về bài nói trên. Chúng tôi đã chuyển lại một số nhận xét. Ông Cống đã có nhã ý trả lời trên báo Tiếng dân.

Để dư luận có thể theo dõi đầy đủ, chúng tôi gởi lại toàn văn bài nhận định về bài nói trên:

Thân gửi GS Nguyễn Huệ Chi và các thân hữu

Rất cám ơn anh Huệ Chi đã gởi để thông tin và yêu cầu góp ý kiến về bài “Ý kiến chúng tôi: Cải cách toàn diện để phát triển đất nước” của 14 chuyên viên đã gởi cho Bộ chính trị ngày 8.9.2011. Người đứng đầu Bộ chính trị từ đó đến nay vẫn là Nguyễn Phú Trọng, một thủ lãnh cực kỳ bảo thủ, độc tài tàn bạo và tham quyền lì lợm.

Nay đã sau hơn 9 năm những đề nghị của anh em “Cải cách toàn diện để phát triển đất nước”, chúng ta hãy bình tâm và dùng trí tuệ để cùng nhau nghiêm túc xem kết quả những đề nghị này như thế nào? Có phải là “báu vật của đất nước”, như đã từng có người nói hay không?

Trong phần nhận định về tình hình đất nước nhiều mặt -từ các tệ trạng trong giáo dục, tham nhũng, chà đạp nhân quyền, quốc doanh phá sản... tới cúi đầu trước Bắc kinh và cả nguyên nhân đưa tới các tệ trạng lên là do chủ nghĩa Marx-Lenin. Những nhận định này phần lớn đúng, nhiều cá nhân và tổ chức dân chủ trước đó cũng đã lên tiếng. Nhưng các GIẢI PHÁP của 14 anh em này nêu ra để giải quyết những tình hình rất xấu và rất nguy hiểm này lại cực kỳ sai lầm!

Thật vậy, điều hết sức kinh ngạc là, khi đưa ra các giải pháp để chấm dứt những sai lầm và giải trừ độc tài, đàn áp thì một mặt các anh em này yêu cầu “Cải cách toàn diện để phát triển đất nước”. Nhưng mặt khác, khi tìm giải pháp xem TỔ CHỨC nào, và NGƯỜI nào có thể thực hiện tốt việc này thì 14 người này lại đã gửi trọn niềm tin vào ĐCSVN và Bộ chính trị khi ấy: “Chúng tôi cho rằng, ở thời điểm này chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới thực hiện được cuộc cách mạng này”!!!

Chẳng những thế, một mặt họ đòi hỏi “phải triệt để thực hiện dân chủ”, nhưng thực hiện trên cơ sở PHÁP LÝ nào? Họ đã trả lời là “đúng như quy định của Hiến pháp và đúng như trong Cương lĩnh mà Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra”! Khi đưa ra đề nghị này họ biết rằng, đó là ủng hộ việc tiếp tục duy trì “Điều 4 của Hiến pháp” để ĐCSVN độc quyền toàn diện và thực hiện “Cương lĩnh Chính trị 2011” theo chủ nghĩa Marx-Lenin do Nguyễn Phú Trọng là tác giả chính! (Những câu trong “...” trích từ trong “Ý kiến chúng tôi...”)

Như thế họ tin tưởng rằng, GIẢI PHÁP thực hiện cuộc cách mạng mới do họ đề nghị, về mặt TỔ CHỨC thì cứ giữ nguyên tình trạng hiện nay là chế độ độc đảng, cùng với với Hiến pháp 1992 và Cương lĩnh Chính trị 2011 theo chủ nghĩa Marx-Lenin. Còn về mặt NGƯỜI thực hiện, họ chờ đợi và tin tưởng rằng, các vua tập thể CS -những người suốt đời chỉ biết độc tài, đàn áp và tham nhũng- sẽ “tự thay đổi để lãnh đạo dân tộc bước vào một thời đại mới” đưa đất nước chúng ta tới dân chủ, tự do, phú cường và chống được ngoại xâm phương Bắc!!!

Nay hơn 9 năm đã trôi qua, hãy bình tâm và nghiêm túc nhìn lại xem, từ khi 14 anh em đưa ra đề nghị “Ý kiến chúng tôi: Cải cách toàn diện để phát triển đất nước” thì nhóm lãnh đạo CSVN từ Đại hội 11 (1.2011) dưới quyền của Nguyễn Phú Trọng đã có tự mình thực hiện dân chủ, từ bỏ chủ nghĩa Marx-Lenin, chấm dứt cúi đầu trước Bắc kinh, như các anh em này đã tin tưởng và đề nghị? Hay nhân dân ta đang càng phải sống dưới sự kìm kẹp và đàn áp tàn bạo của những người vẫn tôn thờ Marx-Lenin như thánh sống và vẫn tin rằng, “tình hình biển Đông không có gì mới” mặc dù Tập Cận Bình – Nguyễn Phú Trọng gọi là “Bạn”- đang công khai biến các hải đảo chiếm được thành các pháo đài trên biển Đông để chiếm đoạt tài nguyên, giết hại ngư dân, đe dọa trực tiếp chủ quyền và độc lập của VN và hòa bình trong khu vực?!

Tình hình mọi mặt của VN chúng ta sau hơn 9 năm ra đời các đề nghị trong “Ý kiến chúng tôi: Cải cách toàn diện để phát triển đất nước” đã cho thấy càng xấu, càng tồi tệ và cực kì nguy hiểm! Nó diễn ra hoàn toàn ngược lại với các GIẢI PHÁP họ đề nghị! Vì sao?

Khi đưa ra các GIẢI PHÁP trên những anh em này đã đi vào những sai lầm căn bản. Trong đó một số qui luật trong chính trị đã không được nghiêm túc để ý. Đó là:

1. TỔ CHỨC ĐỘC TÀI và CÁ NHÂN ĐỘC TÀI không thể tự ý thực hiện dân chủ. Ai tin hay chờ đợi như vây là ngồi chờ sung rụng, mơ mộng viển vông!

2. Nhà cầm quyền nào tàn phá nội lực, đàn áp và chia rẽ nhân dân thì không thể chống ngoại xâm, cũng không thể mang lại tự do dân chủ cho nhân dân và phú cường cho đất nước.

3. Muốn “Thoát Trung thì phải thoát Cộng”! Không có con đường khác. Tiêu chí sáng suốt này đang trở thành tiếng gọi chung thúc giục lương tâm và trí tuệ của những người dân chủ VN ở trong và ngoài nước.

4. Lòng yêu nước chín chắn không thể chỉ bằng tấm lòng mà còn phải được soi sáng bằng trí tuệ. Có như vậy mới tránh được những lợi dụng của những phù thủy chính trị lão luyện từ Hồ Chí Minh tới Nguyễn Phú Trọng suốt trên 75 năm qua. Trải qua mấy thế hệ và mấy triệu đồng bào đã bị hi sinh, để cuối cùng mọc lên một chế độ toàn trị độc tài tàn bạo nhất trong lịch sử VN!

Các thủ đoạn tàn bạo với nhân dân, điển hình mới nhất như vụ thảm trạng Đồng Tâm, và đàn áp bao nhiêu người dân chủ bất bạo động, gần đây như nhà báo Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương và TS Phạm Chí Dũng... chứng minh rằng, chừng nào còn chế độ độc đảng thì không chỉ có một Nguyễn Phú Trọng mà còn nhiều Nguyễn Phú Trọng khác cũng độc tài, gian ác với dân và khiếp nhược trước đế quốc Bắc kinh!

Có lòng (tình cảm) là một điểm tốt, nhưng nếu biết dùng trí tuệ (lí trí) để soi sáng con đường đi thì càng rất quí. Các anh em này đều có bằng cấp cao, nếu họ biết sử dụng kiến thức và nghiêm túc đưa ra các nhận định và đề nghị về những giải pháp sáng suốt và khả thi cho đất nước thì có thể đóng góp hữu ích và tích cực vào cuộc vận động chung cho dân chủ của các giới ở trong và ngoài nước.

Muốn có dân chủ thì phải có những người dân chủ sáng suốt, các tổ chức dân chủ vững vàng và xây dựng những lực lượng dân chủ hùng mạnh! Không thể trông chờ hay van xin những kẻ độc tài và luồn cúi đế quốc ban phát dân chủ!

Chân thành góp ý và thân chúc tất cả mọi sự tốt lành vượt qua mùa đại dịch.

____________________________

* Hơn 9 năm trước chúng tôi đã có bài phân tích bản nhận định của 14 anh em trên, với những cảnh báo rất rõ ràng. Xem: http://dcpt.org/thoisu/baithoisu2011/14nhakhoabang.htm

Thân mời xem thêm hai tập sách trên 700 trang vừa phát hành cuối năm 2019: Việt Nam “Đổi mới”?! Hay: Treo đầu dê, bán thịt chó! Trong đó phân tích, nhận định và tổng kết trên 30 năm gọi là “Đổi mới” của chế độ toàn trị từ Nguyễn Văn Linh tới Nguyễn Phú Trọng.

15.10.20
Âu Dương Thệ
phidao
Posts: 134
Joined: Sun Sep 30, 2012 7:29 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by phidao »

Đông Nam Á chọn Mỹ hay Trung Quốc?

Hiếu Chân/Người Việt

Những ngày Tết Tân Sửu 2021 rồi cũng trôi qua, không tưng bừng như các năm trước nhưng cũng tràn ngập những lời cầu chúc tốt lành, mong một năm mới hanh thông hơn năm cũ Canh Tý nhiều tai họa.
Bao giờ cũng vậy, mùa Xuân thay đổi đất trời cũng làm thay đổi tâm hồn con người, khơi dậy niềm hy vọng mới.

Image
Lựa chọn Mỹ tăng lên, Trung Quốc giảm xuống. (Hình trích báo cáo nghiên cứu The State of Southeast Asia 2021)
Có một sự thay đổi thầm lặng về quan điểm chính trị, ít người chú ý, nhưng báo hiệu một xu hướng tốt mà hôm nay chúng tôi mạn phép trình bày hầu quý vị độc giả để cùng suy nghĩ bên chén rượu đầu Xuân.

Số là trong những ngày cuối năm Tý đầu năm Sửu, Trung Tâm Nghiên Cứu Đông Nam Á (ASEAN Studies Centre at ISEAS-Yusof Ishak Institute) – một “think-tank” hàng đầu của Singapore và khu vực có làm một cuộc khảo sát ý kiến cư dân 10 quốc gia Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) về nhiều vấn đề địa chính trị liên quan tới sự phát triển của khu vực này trong những năm tháng sắp tới. Dưới tiêu đề “Tình Trạng Đông Nam Á 2021” (The State of South East Asia 2021), cuộc khảo sát ghi nhận quan điểm của người dân theo 57 câu hỏi từ đánh giá cách ứng phó với đại dịch COVID-19 của các chính phủ, nguy cơ xung đột quân sự trên Biển Đông, vấn đề sông Mekong tới việc chọn quốc gia cho con cái du học trong tương lai; trong đó tập trung vào quan điểm đối với cuộc cạnh tranh thế lực giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tại Đông Nam Á và lựa chọn mà các nước ASEAN nên theo nếu phải chọn một mô hình chính trị để phát triển.

Kết quả cuộc khảo sát đã được Trung Tâm Nghiên Cứu ASEAN công bố ngày 10 Tháng Hai và đưa lên mạng Internet tại địa chỉ www.iseas.edu.sg/wp-content/uploads/202 ... 021-v2.pdf để mọi người tiện theo dõi.

Đây là năm thứ ba trung tâm này thực hiện khảo sát ý kiến quy mô lớn, và kết quả năm 2021 được so sánh đối chiếu với kết quả những năm 2019, 2020 để xác định xu hướng thay đổi theo thời gian trong quan niệm của công chúng. Thành phần được hỏi ý kiến chủ yếu là giới nghiên cứu học thuật, chiếm 45.4% tổng số người được hỏi, và quan chức chính quyền (30.7%); lớp người thanh niên và trung niên chiếm đa số, lứa tuổi 21-35 chiếm 34.9% số người được hỏi, tuổi 36-45 là 30.6%, tuổi 46-60 là 23%; trẻ em dưới 21 tuổi và người cao niên trên 60 tuổi chỉ chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Nghiên cứu có bảy phần, nhưng đáng chú ý nhất có lẽ là quan điểm và sự lựa chọn của người dân ASEAN về vai trò và tác động của hai cường quốc đang tranh giành ảnh hưởng trong khu vực: Mỹ và Trung Quốc.

Niềm tin vào Trung Quốc giảm, Mỹ tăng

Theo khảo sát, 76.3% số người được hỏi cho rằng Trung Quốc vẫn là cường quốc có ảnh hưởng kinh tế không phải bàn cãi đối với khu vực ASEAN; 49.1% nói Trung Quốc tiếp tục là cường quốc có ảnh hưởng nhất về chính trị và chiến lược. Các tỷ lệ này giảm so với con số 79.2% và 52.2% của năm 2020 nhưng vẫn còn cao hơn rất nhiều so với các quốc gia khác. Số người đánh giá Hoa Kỳ là nước có ảnh hưởng đối với khu vực Đông Nam Á chỉ lần lượt chiếm tỷ lệ 7.4% (kinh tế) và 30.4% (chính trị, chiến lược).

Tuy nhiên trong số những người đánh giá cao ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc có tới 72.3% bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng đó, và đại đa số (88.6%) lo ngại ảnh hưởng chiến lược của Bắc Kinh ngày càng tăng đối với khu vực Đông Nam Á.

Số người lo ngại ảnh hưởng kinh tế của Hoa Kỳ chỉ chiếm tỷ lệ 25% và lo ngại ảnh hưởng chính trị của Washington là 36.9%.

Mặc dù Mỹ đang trải qua nhiều thách thức trong việc xử lý đại dịch COVID-19 với số người tử vong và nhiễm bệnh cao hàng đầu thế giới, nền kinh tế bị đình đốn do đại dịch, xung đột sắc tộc và bạo loạn tấn công nền dân chủ, các nước ASEAN vẫn hoan nghênh ảnh hưởng chiến lược của Washington. Khảo sát cho thấy có 75% số người được hỏi hoan nghênh ảnh hưởng kinh tế, 63.1% tán thành ảnh hưởng chính trị của Hoa Kỳ tại khu vực, tăng so với 52.7% của cuộc khảo sát năm ngoái.

Tương tự, tỷ lệ số người đặt niềm tin vào Mỹ như là một đối tác chiến lược, một nguồn cung cấp an ninh cho khu vực đã tăng từ 34.9% năm ngoái lên 55.4% năm nay. Tỷ lệ người không tin tưởng vào Mỹ đã giảm từ 47% năm ngoái xuống còn 23.7% năm nay. “Quan điểm tích cực về Hoa Kỳ có thể do người Châu Á dự đoán rằng chính phủ Biden sẽ gia tăng sự gắn bó với khu vực,” các tác giả của nghiên cứu nhận định. Có tới 68.6% số người được hỏi cho rằng chính phủ Biden sẽ gia tăng tương tác với khu vực Đông Nam Á.

Trong những lĩnh vực cụ thể như tranh chấp Biển Đông, mối lo ngại của người dân Đông Nam Á đối với Trung Quốc càng bộc lộ rõ. Có tới 62.4% số người được hỏi lo ngại về tình trạng Trung Quốc quân sự hóa các hải đảo ở Biển Đông và có hành động hung hăng; 59.1% lo ngại việc Trung Quốc xâm chiếm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của các nước ven biển; 45.2% lo ngại xung đột Trung Quốc-Hoa Kỳ ở Biển Đông có thể dẫn tới khủng hoảng chính trị và đại đa số (84.6% muốn khối ASEAN giữ vững lập trường nguyên tắc trong vấn đề Biển Đông là mọi giải pháp phải phù hợp với luật pháp quốc tế).

Đặc biệt, có tới 77.8% số người được hỏi cho biết họ đánh giá Trung Quốc là nước theo chủ nghĩa xét lại, có tham vọng lôi kéo Đông Nam Á vào khu vực ảnh hưởng của Bắc Kinh và đang dần dần thay thế vai trò của Hoa Kỳ như là cường quốc thống trị khu vực.

Lựa chọn Trung Quốc hay Mỹ?

Tính chung, tại khu vực ASEAN sức thu hút và uy tín của Hoa Kỳ đang tăng lên trong khi của Trung Quốc đang giảm mạnh. Trả lời câu hỏi số 31: “Nếu ASEAN bị buộc phải đứng về một trong hai đối thủ chiến lược thì nên đứng về phía nào?” thì sự lựa chọn Trung Quốc đã giảm từ 46.4% năm ngoái xuống 38.5% năm nay còn lựa chọn Hoa Kỳ tăng 53.6% năm ngoái lên 61.5% năm nay. Xu thế đứng về phía Hoa Kỳ vẫn được đa số người dân ASEAN ủng hộ không phải vì tình cảm mà vì lựa chọn đó phù hợp với quyền lợi quốc gia của họ, dù trong thực tế chính trị không một nước nào công khai đi theo cường quốc này để chống lại cường quốc kia. Câu tục ngữ “Bán anh em xa mua láng giềng gần” dường như đã không còn thích hợp với trường hợp ASEAN khi người láng giềng to xác càng ngày càng bộc lộ tham vọng thôn tính và chèn ép.

ASEAN đã vậy, Việt Nam thì sao? Các tác giả nghiên cứu dành khá nhiều quan tâm tới ý kiến của người dân Việt Nam và những câu trả lời cho thấy người Việt về căn bản có cùng quan điểm với người dân các nước lân cận, nhưng cũng có đôi chỗ khác biệt.

Người Việt Nam rất lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc; 90.4% lo ngại về ảnh hưởng kinh tế (ASEAN = 72.3%) và càng lo ngại về ảnh hưởng chính trị và chiến lược của Bắc Kinh (97.7%) (ASEAN = 88.6%); Trong khi đó số người Việt có thiện cảm và chào đón Hoa Kỳ tăng từ 76.7% năm ngoái lên 91.7% năm nay. Trong những vấn đề cụ thể như Biển Đông, thái độ chống Trung Quốc thân Hoa Kỳ của người Việt Nam càng thể hiện rõ: 76% người Việt lo ngại Trung Quốc quân sự hóa và hung hăng trên Biển Đông (ASEAN = 62.4%); 84.6% người Việt phản đối Trung Quốc xâm lấn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng ở Biển Đông (ASEAN = 59.1%).

Ngay trong một vấn đề nhỏ như cho con cái đi du học, có tới 33.7% số người Việt được hỏi chọn Hoa Kỳ, tiếp theo sau là Úc (20%), Anh (15.4%), Liên Minh Châu Âu (14.3%), chỉ có 1.1% chọn du học Trung Quốc.

Tuy nhiên khi buộc phải chọn đứng về một bên trong cuộc xung đột địa chính trị Trung Quốc-Hoa Kỳ, ý kiến của người Việt lại trái ngược hẳn: trong khi ASEAN ngày càng tách xa Bắc Kinh, lựa chọn Trung Quốc đã giảm từ 46.4% năm ngoái xuống 38.5% năm nay thì người Việt lại nhích gần hơn với người láng giềng tham lam, từ 14.5% năm ngoái lên 16% năm nay. Lựa chọn Hoa Kỳ của khối ASEAN tăng từ 53.6% năm ngoái lên 61.5% năm nay nhưng ở Việt Nam chỉ số này lại giảm từ 85.5% năm ngoái xuống 84% năm nay.

Nhà cầm quyền CSVN thụt lùi

Trình bày các số liệu nghiên cứu rối rắm như vậy chẳng qua chỉ để thông tin tới bạn đọc rằng quan điểm của các nước ASEAN đối với ảnh hưởng của Hoa Kỳ và Trung Quốc đang trải qua một cuộc thay đổi, niềm tin vào Hoa Kỳ như là quốc gia lãnh đạo toàn cầu đang tăng lên trong khi thiện cảm với Trung Quốc đang giảm xuống.

Xu hướng này là kết quả của nhiều sự kiện chính trị lớn làm rung chuyển thế giới trong thời gian qua; đó là tham vọng bành trướng ngày càng tăng của Trung Quốc dưới thời Chủ Tịch Tập Cận Bình; kết quả bầu cử tổng thống Mỹ mà đường lối tự cô lập “Nước Mỹ trước hết” của cựu Tổng Thống Donald Trump bị vứt bỏ, Hoa Kỳ trở lại chính trường quốc tế với chủ trương đoàn kết các quốc gia dân chủ chống độc tài, lập lại một trật tự quốc tế dựa trên pháp luật. Vì quyền lợi thực tế của mình, người dân các quốc gia Đông Nam Á đã xác định đâu là con đường mà đất nước mình cần đi theo trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng rất quyết liệt ở khu vực.

Người Việt Nam, quan tâm tới quyền lợi của đất nước cũng có sự xác định như vậy. Cuộc khảo sát dẫn trên cho thấy số người Việt chọn đứng về phía Hoa Kỳ trong cuộc tranh chấp Mỹ-Trung, dù giảm so với năm ngoái do ảnh hưởng của thông tin giả về cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vừa qua, vẫn là đại đa số (84%), cao hơn hẳn tỷ lệ (61.5%) của các nước lân cận.

Nhưng ở một quốc gia độc tài độc đảng như Việt Nam, lựa chọn của người dân không bao giờ trùng khớp với quan điểm của đảng cầm quyền. Đại hội đảng CSVN lần thứ 13 vừa kết thúc hồi đầu tháng này cho thấy Hà Nội quyết tâm đi vào con đường phụ thuộc Trung Quốc, mưu toan làm một “chư hầu” giữ phên giậu phía Nam của đất nước Trung Hoa ngăn chặn ảnh hưởng đang gia tăng của Hoa Kỳ.

Sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng già nua lú lẫn vẫn bám chặt lấy chiếc ghế đảng trưởng, đưa ông Phạm Minh Chính – một viên tướng tình báo khét tiếng cúc cung tận tụy với “thiên triều Bắc Kinh” – vào ghế thủ tướng điều hành công việc hằng ngày của chính phủ bù nhìn, cùng với việc vô hiệu hóa các nhân vật có vẻ uy tín như Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh báo hiệu một bước lùi trong xu thế của Việt Nam những năm tới.

Các nhà quan sát chính trị cho biết, sở dĩ ông Phúc, Minh bị gạt khỏi các chức vụ có thực quyền về đối nội đối ngoại là vì ông Trọng lo ngại các nhân vật này đã “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa” khỏi đường lối độc tài toàn trị của đảng Cộng Sản, và việc giữ ông Trọng ở lại vị trí lãnh đạo tối cao và đưa ông Chính lên nắm chính phủ là do sự sắp xếp của Bắc Kinh trong hậu trường, tiếp tục kiềm chế Việt Nam trong vòng cương tỏa của Trung Quốc không thoát ra được, thủ tiêu mọi ý định cải cách chính trị, đi về hướng tự do dân chủ nhân quyền do Hoa Kỳ dẫn dắt.

Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhanh nhảu chúc mừng ông Nguyễn Phú Trọng “tái đắc cử” đảng trưởng, thúc giục ông Trọng “chống lại sự xúi giục của các thế lực bên ngoài,” và vài hôm sau lại dùng lợi đường mật phủ dụ ông Trọng nhân dịp Tết Tân Sửu. Đáp lại, ông Trọng ra sức thổ lộ lòng trung thành với Bắc Kinh, khẳng định phát triển và củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn là “ưu tiên hàng đầu” của đảng CSVN, và của đất nước!

Đưa những nhân vật chủ trương giáo điều và công an trị nắm những vị trí chủ chốt của guồng máy, đảng Cộng Sản đồng thời cũng thay đổi đường lối quản trị đất nước: coi trọng việc kiểm soát tư tưởng và hành động của người dân hơn là cải cách kinh tế chính trị để phát triển. Những người đấu tranh dân chủ ở trong nước sắp phải đối mặt với tình trạng đàn áp của nhà cầm quyền Cộng Sản, dự báo sẽ còn khốc liệt hơn những cuộc thanh trừng trong nhiệm kỳ vừa qua của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.

Cuộc khảo sát của Trung Tâm Nghiên Cứu ASEAN – một nghiên cứu được coi là “phong vũ biểu” (barometer) của chính trị Đông Nam Á – cho thấy gió đang xoay chiều, xu hướng thân Mỹ chống Trung Quốc mạnh dần lên trong khối ASEAN.

Năm con Trâu đã bắt đầu. “Trâu chậm thì uống nước đục,” đằng này Hà Nội chẳng những chậm mà còn đi ngược với con đường chung của cả khu vực thì sớm muộn cũng sẽ nhận hậu quả bi đát. [qd]
khieulong
Posts: 3554
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by khieulong »

Image

Việt Nam - Trung cộng và biển đông 2021

Phạm Trần
(Danlambao) - Việt Nam Cộng sản biết rõ ý đồ của Trung Cộng muốn ăn sống nuốt tươi mình ở Biển Đông, nhưng lãnh đạo đảng duy nhất cầm quyền tại Hà Nội chỉ biết tùy cơ ứng biến và cầu may được qúy nhân phù trợ khi bị Bắc Kinh tấn công quân sự.

Lập trường này không mới, nhưng không bảo đảm giữ được chủ quyền, quyền chủ quyền và khối lượng tài nguyên khổng lồ và biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông.

Nó phản ảnh tư duy lệ thuộc và bản lĩnh sợ hãi không bao giờ dám thoát Trung của lãnh đạo CSVN khiến 100 triệu dân Việt Nam phải co ro sống sợ trong cái lồng quyền lực của Bắc Kinh.

Nguyên nhân

Tình trạng này bắt đầu ngay từ Hội nghị thượng đỉnh Trung-Việt ở Thành Đô, Tỉnh Tứ Xuyên, Trung Cộng, năm 1990, theo yêu của Lãnh tụ tối cao Trung Công lúc bây giờ là Đặng Tiểu Bình.

Bách khoa Toàn thư mở viết: "Hội nghị Thành Đô (hay gọi là Mật ước Thành Đô) là cuộc hội nghị thượng đỉnh Việt-Trung trong hai ngày 3-4 tháng 9 năm 1990, tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) giữa lãnh đạo cao cấp nhất hai Đảng Cộng sản của Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc. Cuộc họp mặt này nhằm mục đích bình thường hóa quan hệ giữa hai nước và hai Đảng. Cho đến nay, nội dung và các thỏa thuận trong cuộc họp của đôi bên vẫn chưa được công bố.

Thành phần tham dự:

Phía Việt Nam gồm có Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, và Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Phạm Văn Đồng,

Phía Trung Quốc có Giang Trạch Dân, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng với Lý Bằng, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc.

Kết quả của hội nghị là một loạt các thay đổi trong đối nội và đối ngoại, không chỉ giữa Việt Nam với Trung Quốc, mà còn giữa Việt Nam với Hoa Kỳ và các nước ASEAN.”

Lãnh đạo tối cao Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình là người đứng sau bầy mưu tính kế buộc Việt Nam phải làm theo điều kiện của Bắc Kinh, từ việc Hà Nội phải rút quân khỏi Cao Miên cho đến những việc Việt Nam được làm và không được làm sau khi nối lại bang giao với Trung Cộng năm 1991.

Những chi tiết của Thành Đô chưa hề được tiết lộ, nhưng liệu trong số những thỏa hiệp bí mật này, có điều gì bất lợi cho cho chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông không?

Để trả lời câu hỏi này, không có gì rõ ràng hơn bằng cách nhắc lại nhận xét lịch sử của Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, người có lập trường chống Bắc Kinh thời bấy giờ. Ông nhận định về cuộc họp Thành Đô đầu tháng 9-1990 rằng: “một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu!”. (theo cố Đại tá, Nhà báo lưu vong Bùi Tín, viết trên VOA ngày 20/3/2012)

Nhưng Đảng CSVN đã để cho đất nước bị “Bắc thuộc” nghiêm trọng đền mức nào thì liệu ông Chủ tịch, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có biết không?

Hay ông biết mà phải ngậm đắng nuốt cay để nói cho dân yên tâm rằng: "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.” (Phát biểu tại Đại hội đảng XIII, ngày 26/01/2021)

Trung cộng đang làm gì?

Nhưng ông Trọng nói “dzậy mà không phài dzậy”, theo ngôn ngữ miệt vườn của đồng bào Nam Bộ. Bởi vì Bộ Ngoại giao Việt Nam mới cáo buộc Bắc Kinh: "Biển Đông lặng hay dậy sóng liên quan đến Trung Quốc. Năm 2020 và đầu 2021, Bắc Kinh vẫn tiếp tục thực thi “đa chiến pháp” trên Biển Đông. Truyền thông phủ sóng toàn cầu tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” và hình ảnh Trung Quốc xây dựng cộng đồng chung trên biển. Sửa đổi Luật Hải cảnh, công bố “danh xưng tiêu chuẩn” của các đảo, đá và thực thể đáy biển; phát triển “khu Tây Sa”, “khu Nam Sa”, dùng lục địa để gia tăng chủ quyền biển.” (theo Tạp chí Thế giới & Việt Nam)

Nên biết TG&VN là báo đối ngoại hàng đầu của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Các bài viết đều phản ảnh quan điểm và lập trường về chính sách đối ngoại và những vấn đề Quốc tế và khu vực liên quan đến Việt Nam.

Bài báo nêu trên đã vạch ra những mánh khóe tuyên truyền dành chủ quyền ở Biển Đông hiện nay của Bắc Kinh như: "Thu hút các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế ủng hộ cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc. Biến hóa “đường chín đoạn”, “thuyết Tứ sa” để biến vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của các nước khác thành vùng biển tranh chấp, phần lớn Biển Đông thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Trung Quốc.

Tiếp tục củng cố và xây mới cấu trúc lưỡng dụng trên các đảo, đá thuộc quần đảo Trường Sa, mới nhất là đá Vành Khăn. Đẩy mạnh xây dựng lực lượng quân sự hiện đại, đa năng trên biển, đáng chú ý là đội tàu sân bay.

Duy trì hoạt động thường xuyên của lực lượng đa binh chủng, Hải quân, Hải cảnh, đội tàu nghiên cứu khoa học, dàn khoan nước sâu cỡ lớn, binh đoàn hàng ngàn tàu thuyền dân quân biển, xâm nhập, răn đe, ngăn cản hoạt động dân sự, kinh tế của các nước, thực hiện kiểm soát trên thực tế.”

Đe doạ Việt Nam

Bài báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam còn tố cáo: "Tàu hải cảnh, tàu bán quân sự Trung Quốc nhiều lần xâm phạm vùng biển khu vực thuộc bồn trũng Nam Côn Sơn, bãi Tư Chính (của Việt Nam), bãi cạn Scarborough (Philippines), bãi Luconia (Malaysia)…

Gần nhất, 24/2 (2021), có tin tàu Hải cảnh Trung Quốc áp sát dàn khoan Hải Thạch của Việt Nam đang hoạt động bình thường tại lô 5-02 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.”

Trung Cộng cũng đã từng áp lực Việt Nam phải hủy bỏ một số dự án tìm kiềm dầu khí ở khu vục nam Hoàng Sa và ở Trường Sa, trong số này có nhiều Đại công ty đã bỏ Việt Nam gồm BP (Anh, 2008) Chevron (Mỹ, 2015), Repsol (Tây Ban Nha, 2018), ConocoPhillips (2012).

Ngày 9/7/2020, liên doanh dầu khí Rosneft Việt Nam đã hủy hợp đồng khoan dầu với công ty Noble Corporation tại Lô 06-01 vì bị áp lực từ Trung Cộng.

Vậy Việt Nam đã và đang làm gì để chống lại tham vọng của Trung Cộng?

Trước hết, hãy nghe Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói bang quơ với báo chí tại Hà Nội ngày 28/12/2020 rằng: "Việt Nam đã tiếp tục duy trì được môi trường ổn định ở Biển Đông thông qua nhiều biện pháp, trong đó có các biện pháp quan hệ song phương của chúng ta với các nước.”

Nhưng riêng với Trung Cộng thì dù Việt Nam có song phương hay đa phương cũng “chết cửa tứ” với Bắc Kinh ở Biển Đông, vì Trung Cộng không coi nhược tiểu Việt Nam ra gì.

Hơn nữa, vì biết được thân phận một nước đàn em trước láng giềng, đồng thời là ân nhân khi còn chiến tranh, Việt Nam đã thanh minh “4 không” trong Sách trắng Quốc phòng rằng: "(1)Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; (2) không liên kết với nước này để chống nước kia; (3) không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; (4) không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.”

Cam kết này chỉ nhằm cầu van Trung Cộng đừng tấn công Việt Nam, nhưng Việt Nam lại không có bất cứ Hiếp ước phòng thủ chung nào với bất cứ nước nào, đặc biệt với đại cường quân sự Hoa Kỳ, cho nên Hà Nội chỉ còn biết chơi lá bài nhũn như con chi chi để cầu may.

Tham vọng muôn đời

Cũng cần nhắc lại, Trung Cộng đã chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, dưới thời Việt Nam Cộng hòa (VNCH), nhưng Cộng sản Việt Nam (CSVN) không dám tái chiếm sau khi chiếm VNCH ngày 30 tháng 4 năm 1975.

CSVN còn để mất thêm 7 vị trí đá, đảo chiến lược ở Trường Sa từ ngày 14/3/1988 đến năm 1995 gồm Châu Viện, Chữ Thập, Ga Ven, Gạc Ma, Tư Nghĩa, Xu Bi và Vành Khăn trong Quần đảo Trường Sa.

Sau Vành Khăn bị mất năm 1995, Việt Nam coi như mất luôn quyền kiểm soát bãi Cỏ Mây, một rạn san hô vòng thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa nằm về phía đông nam của đá Vành Khăn. Hiện bãi Cỏ Mây đang bị tranh chấp giữa Phi Luật Tân và Trung Cộng.

Ngoài ra, Đài Loan cũng đã chiếm đảo Ba Bình (Itu Aba Island) , lớn nhất ở Trường Sa từ sau năm 1956. Đảo này có diện tích tối đa 0,4896 cây số vuông với chiều dài 1,400 mét, rộng 379 mét. Có tài liệu nói Đài Loan đã chính thức đem quân đội và dân cư đến sống và bảo vệ đảo từ năm 1971.

Như vậy, cho đến nay, Trung Cộng và Đài Loan đã chiếm 9 đảo và đá của Việt Nam thuộc Trường Sa.

Trong khi đó, theo tài liệu của Bách khoa toàn thư mở thì Việt Nam đang thực thi chủ quyền hợp pháp tại 21 điểm đảo. Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đã chia thành thành 2 nhóm đảo, tuyến Bắc Trường Sa và Nam Trường Sa.

Ông nói: "Các đảo Bắc Trường Sa mà Việt Nam đang canh giữ, thực thi chủ quyền gồm 10 đảo, đá lực lượng sau: Song Tử Tây, Đá Nam, Đá Thị, Sơn Ca, Nam Yết, Len Đao, Cô Lin, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Đá Lớn. Các đảo Phía Nam Trường Sa mà Việt Nam đang bảo vệ gồm 11 đảo, đá sau: Trường Sa, Trường Sa Đông, An Bang, Phan Vinh, Thuyền Chài, Tiên Nữ, Núi Le, Tốc Tan, Đá Tây, Đá Đông, Đá Lát.” (theo Infonet)

Cuối cùng, bài viết của Bộ Ngoại giao Việt Nam kết luận: "Nhìn chung, năm 2021 chưa hội tủ đủ các yếu tố để tình hình sáng sủa hơn, Biển Đông chưa thể sớm bình lặng. Giải quyết tranh chấp chủ quyền là công việc phức tạp, lâu dài, cần sự kiên trì, nỗ lực của tất cả các bên, cả trong và ngoài khu vực. Cần đề cao chủ nghĩa đa phương, hợp tác, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế rộng rãi về thiết lập và tuân thủ một trật tự dựa trên luật pháp, luật lệ, giá trị chung và lợi ích chung.”

Tác giả bài viết kêu gọi: "Kiềm chế và chủ động phòng tránh nguy cơ đụng độ không mong muốn trên biển. Đi đôi với hợp tác, cần đấu tranh để xây dựng một cơ chế giám sát có hiệu quả và giải quyết tranh chấp bắt buộc nhằm ổn định tình hình Biển Đông.”

Nhưng ai giám sát ai khi mà mỗi nước trong khối 10 quốc gia ASEAN (the Association of South East Asia Nations, Hiệp hội các nước Đông Nam Á) đều có quyền lợi riêng với Trung Cộng. Bằng chứng cho đền nay, ASEAN và Trung Cộng vẫn còn xa mặt cách lòng trong việc thành hình quy ước COC (Code of Conduct) để kiềm chế các hoạt động gây hấn ở Biển Đông của Bắc Kinh.

Điều này đã được Bộ Ngoại giao Việt Nam nhìn nhận: "Đàm phán COC khó có thể kết thúc trong năm 2021 như tuyên bố của Trung Quốc, do độ chênh lớn về yêu sách chủ quyền."

Vì vậy, bài viết của Bộ Ngoại giao đã nhận ra chủ trương Biển Đông của Trung Cộng trong năm 2021 vẫn là: "Trung Quốc về cơ bản vẫn tiếp tục “đa chiến pháp”, nhịp độ khi căng, khi chùng, nhưng tổng thể vẫn là hành động kiên quyết, cứng rắn. Nếu nội bộ không có đột biến và áp lực bên ngoài chưa đủ độ (là khả năng hiện hữu), thì Trung Quốc không, hoặc khó nhượng bộ.”

Với viễn ảnh u tối này, Đảng và Nhà nước CSVN đã làm gì để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, hay chỉ biết há miệng chờ sung rụng? -/-

Phạm Trần
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests