Tạp Ghi

dailien
Posts: 2458
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by dailien »

Image

Công Nghệ Deepfake
Trí tuệ con người đang dần dần bị “trí tuệ nhân tạo” (AI=Artificial Intelligence) thay thế trong khá nhiều lãnh vực như chơi cờ vua, dịch thuật, y tế trị liệu, xử lý dữ liệu để tự học hỏi... Bài viết sau đây nói về một khả năng khác của AI đang làm con người hoảng sợ.
Bạn có thể nào tin cựu tổng thống Mỹ Barack Obama nói trước hàng triệu khán giả trên Internet “Donald Trump là một kẻ ngốc”, hay Mark Zuckerberg, ông chủ Facebook, khoe khoang “Tôi đang toàn quyền kiểm soát dữ liệu của hàng tỷ người dùng trên toàn cầu”? Chuyện giả mà không giả. Năm 2017, video giả mạo cựu Tổng thống Mỹ Obama được nhóm nghiên cứu đại học Washington dùng trí nhân tạo AI để ghép mặt của Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama với một giọng đọc giả, khiến cả thế giới kinh ngạc vì độ chân thật của video. Khái niệm Deepfake bắt nguồn từ thời điểm này.


Deepfake là gì?

Deepfake (tạm dịch là "Giả Hình") là kết hợp của “deep learning” (học kỹ, sâu) và “fake” (giả mạo), đề cập đến các video bị thao túng, hoặc các sản phẩm công nghệ được tạo ra bởi Trí tuệ nhân tạo một cách tinh vi, cụ thể là "học sâu" (deep learning), nhằm tạo ra các hình ảnh và âm thanh bịa đặt nhưng rất giống thật. Công nghệ này được xây dựng trên nền tảng machine learning, mã nguồn mở của Google. ("Học máy" là một ngành khoa học nghiên cứu các thuật toán (algorithm) cho phép máy tính có thể học được các khái niệm (concept) như con người). Deepfake sẽ quét video và ảnh chân dung của một người sau đó hợp nhất vào một video riêng biệt, nhờ AI thay thế các chi tiết trên gương mặt như mắt, miệng, mũi với chuyển động gương mặt, giọng nói như thật. Càng có nhiều hình ảnh gốc thì AI càng có nhiều dữ liệu để "học". Deepfake có thể gán khuôn mặt của người này sang người khác trong video với độ chân thực đến kinh ngạc.

Ứng dụng tích cực.

Có thể nói các hình thức ứng dụng trợ lý giọng nói bắt chước các yếu tố thân mật của con người trong lời nói, bao gồm ngắt nghỉ và tín hiệu bằng lời nói như “hmmm”, có tính thực tế cao, như các cuộc gọi điện thoại trực tiếp, tạo cảm giác với người đối thoại rằng họ đang nói chuyện với một người thực. Một ví dụ khác, cho thấy sử dụng âm thanh giọng nói để tái tạo giọng nói của người thân yêu đã qua đời là một điều mà mọi người cảm thấy kết nối tốt hơn với người đã khuất. Deepfake giả giọng nói còn có một công năng khác là khôi phục giọng nói của một người khi họ bị mất giọng vì bệnh, hỗ trợ giáo dục bằng cách tái tạo âm thanh của các nhân vật lịch sử, như CereProc tạo ra một phiên bản bài diễn văn cuối cùng của cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy, người đã bị ám sát năm 1963.
Video deepfake có thể làm sinh động các phòng trưng bày và bảo tàng. Đối với ngành công nghiệp giải trí, công nghệ có thể được sử dụng để cải thiện việc lồng tiếng cho các bộ phim tiếng nước ngoài, v.v… Sự phổ biến của Amazon Alexa và Google Assistant làm cho chúng ta sống thoải mái trong một thế giới hòa trộn giữa thật và giả. Các ứng dụng hứa hẹn nhất của AI đều nằm trong lĩnh vực giải trí. Từ nhiều năm nay, các đạo diễn phim ảnh đã hao tốn rất nhiều trong việc giúp phim hoàn hảo hơn nhờ kỹ xảo đồ hoạ, hay đơn giản là cắt ghép một khung hình, cảnh vật, con người vốn dĩ không hề ở đó nhưng vẫn xuất hiện trên màn ảnh. Chuyện vào năm 2013, khi nam diễn viên Paul Walker đóng phim “Fast and Furious” qua đời vì tai nạn ô-tô sau một buổi tổ chức từ thiện. Bộ phim lúc ấy chưa đóng xong, tuy nhiên hàng triệu người trên toàn thế giới hào hứng bất ngờ khi gương mặt của anh xuất hiện trong phần phim tiếp theo ra rạp. Ngày nay, AI tái tạo lại hình ảnh của nữ diễn viên quá cố Carrie Fisher trong vai Công chúa Leia trong "Chiến tranh giữa các vì sao". Như vậy khi một diễn viên nổi tiếng qua đời, đạo diễn chỉ cần tạo ra một người giả tiếp tục xuất hiện trong các bộ phim khác. Vấn đề đạo đức ở đây là khả năng tái sinh những người nổi tiếng có thể khiến họ trở thành con rối cho các công ty, được tái tạo để quảng cáo sản phẩm hoặc nhãn hiệu, quyền tôn trọng bản thân của các nhân vật nầy cần phải được xét đến.

Ứng dụng tiêu cực.

Ba mươi năm trước, Photoshop xuất hiện và làm thay đổi cách con người tiếp nhận các dữ kiện vì các hình ảnh nhìn thấy có thể là sản phẩm của một quá trình cắt ghép kỳ công. Người ta nghi ngờ vào độ chân thật của hình ảnh và đặt niềm tin vào video, ghi âm vì đây là những thứ gần như không thể giả mạo. Nhưng Deepfake xuất hiện và phá vở thành trì của thế giới Internet. Người ta có thể 'đưa' bất kỳ chính khách nào tới đâu, làm bất cứ điều gì, khi các video được phổ biến để hủy hoại ai đó. Việc áp dụng Deepfake là một điều thú vị, nhưng cần cảnh giác với nó. Trong thực tế, không nên tạo bất kỳ một video giả mạo nào dù chỉ đề mục đích cho vui! Nó có thể khiến chúng ta gặp những rắc rối pháp lý và ảnh hưởng đến danh tiếng của bản thân. Salvador Dali, người áp dụng thuật toán vào ảnh của Marilyn Monroe viết: "Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng đều là những phát minh mang tiềm năng lớn lao để phát triển vô tận, ẩn giấu nhiều chương sách mới còn chưa được khai phá nhằm mục đích chia sẻ, kết nối con người lẫn nhau trên toàn cầu. Dẫu vậy, vạn vật đều mang những thái cực đối lập song hành lập nhau, đi kèm với viễn cảnh tươi sáng vẫn luôn là những mặt tối phức tạp, trong đó có vấn nạn fake news, lừa đảo bằng tin tức giả mạo."
Image
Những nhân vật tiếng tăm rất dễ có nguy cơ bị tấn công bằng video giả mạo. Ngay cả những người phụ nữ bình thường cũng có thể bị người xấu dùng công nghệ này tạo ra những video khiêu dâm, khỏa thân giả mạo, xúc phạm đến danh dự và phẩm giá của họ. Một khi video đã bị phát tán trên Internet thì gần như không thể ngăn chặn nổi. Hơn nữa, rất khó để phân biệt tính thật giả của những nội dung này. Những nội dung sai sự thật sẽ hướng dẫn dư luận, làm hại đến uy tín và danh tiếng của các quan chức chính trị, nhà lãnh đạo doanh nghiệp, diễn viên, nghệ sĩ…, bào mòn niềm tin của mọi người với báo chí, cơ quan, tổ chức xã hội… Một vài ví dụ sau đây:
Đầu năm 2019, một nhóm tội phạm mạng đã lừa giám đốc điều hành công ty có trụ sở tại Anh trả cho họ 243.000 USD bằng cách sử dụng âm thanh deepfake giả giọng ông chủ của doanh nghiệp này qua điện thoại.
Tháng 6/2019, bộ trưởng chính phủ Malaysia bị cáo buộc xuất hiện trong một video quan hệ tình dục với người đồng giới. Hành vi này là bất hợp pháp ở Malaysia, dù những người ủng hộ ông tin rằng hình ảnh đó là giả mạo nhưng các chuyên gia lại không tìm thấy bằng chứng video bị cắt ghép.
Một ví dụ khác về sự kiện ở Gabon cuối năm 2018. Khi đó, Tổng Thống Ali Bongo Ondimba của nước này đã không xuất hiện trước công chúng trong vài tháng. Dư luận cho rằng tổng thống Ondimba bệnh nặng, thậm chí đã chết. Nhằm dập tắt tin đồn này, chính phủ đã công bố một video cho thấy tổng thống đọc diễn văn chức mừng năm mới. Trong video, ông Ondimba xuất hiện trông cứng nhắc với nét mặt thiếu tự nhiên. Video lập tức gây nghi ngờ và tranh cãi trên mạng xã hội. Các nhóm chống đối khẳng định video là sản phẩm của Deepfake và tổng thống đã qua đời. Ông Ondimba sau đó xuất hiện trở lại và tiếp tục lãnh đạo Gabon. Cho đến nay, giới chuyên gia vẫn chưa thể khẳng định đoạn video của ông có phải là giả mạo hay không?

Deepfake ngày nay hiển nhiên trở thành vũ khí hữu hiệu nhất trong chính trị. Thông tin giả mạo có thể dẫn đến biểu tình, bạo động, gây bất ổn...Chuyện gì sẽ xảy ra, nếu trên mạng bỗng dưng xuất hiện một video deepfake mô tả ứng cử viên tổng thống đang quấy rối tình dục trẻ em, hoặc một cảnh sát trưởng đang xúi giục nhân viên thực hiện hành vi bạo lực với người dân tộc thiểu số, hay những người lính có hành động tàn ác trong chiến tranh…
Một giải pháp được nhiều nước cân nhắc là đưa ra luật quy định việc tạo và phát tán nội dung Deepfake là bất hợp pháp. Vào tháng 10, 2019, California quy định rằng việc tạo hoặc chia sẻ video, hình ảnh, giọng nói của các chính trị gia bằng công nghệ Deepfake trước cuộc bầu cử là phạm luật. Tuy nhiên, giải pháp này vẫn không hiệu quả, do tính ẩn danh và không biên giới của Internet. Trong giai đoạn này, các hãng công nghệ lớn như Facebook, Google và Twitter phải hành động để hạn chế sự lan truyền của những video giả mạo.
Nghị Sĩ Marco Rubio nhận xét: "Ngày xưa, nếu muốn đe dọa Hoa Kỳ, đối thủ cần có 10 hàng không mẫu hạm, vũ khí hạt nhân và hỏa tiễn tầm xa. Ngày nay, tất cả những gì bạn cần là khả năng sản xuất một video giả mạo nhưng trông như thật, để gây ảnh hưởng tới kết quả bầu cử, đẩy nước Mỹ vào khủng hoảng và làm suy yếu chúng ta.”
Thông thường, các tin xấu và gây tranh cãi luôn lan truyền rất nhanh, nhưng các tin đính chính sau đó lại ít người biết tới. Tuy nhiên, nếu mọi người có xu hướng hoài nghi mọi video họ xem, kể cả thông tin chính thống, ông Hani Farid, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về deepfake, nói: "Nếu bạn không còn tin những video hay những đoạn âm thanh mà bạn xem, đó thật sự là nguy cơ an ninh quốc gia nghiêm trọng.” Ông dự đoán trong tương lai gần, công nghệ Deepfake sẽ phát triển từ một hiện tượng lạ trên Internet thành một công cụ tàn phá xã hội, công kích chính trị. Ông cũng cho rằng mọi người cần có sự chuẩn bị để đối mặt với vấn đề này.

Ảnh ghép phim khiêu dâm.

Ác mộng mà Deepfake mang lại là sự giả mạo ghép ảnh phụ nữ khoả thân. Ghép mặt người khác vào nhân vật phim khiêu dâm đang ngày càng phổ biến, đặt ra những câu hỏi mới về vấn đề “lạm dụng công nghệ” tại Trung Quốc. Cuộc điều tra của tờ The Beijing News đã phát hiện ra nhiều dịch vụ làm việc nầy với giá chưa tới 1 USD.
Theo thống kê, tính đến tháng 9/2019, có 96% video deepfake chứa nội dung khiêu dâm. Có một số trang web chuyên phát những nội dung này và thu hút rất nhiều lượt xem trong suốt hai năm gần đây. Những nội dung trong đó hầu hết được tổng hợp từ những video với sự ghép mặt của những người nổi tiếng.
Ai cũng có thể là nạn nhân của Deepfake. Nếu một ngày nào đó bỗng nhiên bạn thấy mặt mình xuất hiện trong một bộ phim khiêu dâm và được lan truyền trên mạng, với tốc độ lan truyền nhanh như hiện nay thì việc một video khiêu dâm sẽ nhanh chóng đến tay bạn bè và người thân của bạn. Khi đó danh dự và mọi người sẽ nhìn và đánh giá bạn ra sao? Đây là ví dụ rõ ràng nhất cho thấy sự xuất hiện của công nghệ Deepfake đã khiến công chúng càng khó phân biệt đâu là thật giả. Và những người có ý đồ dẫn dắt dư luận sẽ cố gắng khai thác điều này, làm cho tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Cách tạo một Deepfake.

Mọi sản phẩm sử dụng trí tuệ nhân tạo đều trải qua hai bước chính: nạp dữ liệu đầu vào, sau đó dựng lên mô hình và lựa chọn một thuật toán để liên tục xử lý, "học" từ các mô hình đó.
Theo Reddit, dữ liệu đầu vào để tạo nên một video ghép mặt giả mạo rất đơn giản, nó chính là những bức ảnh công khai của diễn viên có trên mạng từ Google, những clip video có sẵn từ Youtube. Cách làm và công cụ cũng có sẵn, người dùng “deepfakes” chỉ cần thực hiện vài thuật toán mã nguồn mở như Google TensorFlow hoặc Keras để cho cỗ máy “học” và ghép khuôn mặt với độ giống cao. Quá trình “học” chính là đóng góp mấu chốt của trí tuệ nhân tạo.
Nhóm nghiên cứu Samsung hợp tác với Viện Khoa học và Công nghệ Skolkovo đã phát triển được một phương thức để hoạt họa hóa các bức chân dung cổ điển, khiến chúng trở nên sống động hơn bao giờ hết, phát triển một hệ thống dựng hình mặt người sử dụng với nguồn hình ảnh tĩnh cực ít, kể cả chỉ duy nhất một tấm hình gốc cũng có thể giúp nó hoạt động và làm giả được.
Rất khó tạo một deepfake nếu chỉ sử dụng một chiếc máy tính thông thường. Hầu hết các sản phẩm deepfake được làm nên từ các máy tính cao cấp với card đồ họa (hay còn gọi là card màn hình - Graphics card) mạnh mẽ, hay cao hơn nữa là sử dụng điện toán đám mây (cloud computing).
Deepfakes chất lượng kém dễ dàng bị phát hiện. Những khuôn mặt trên deepfake không thể chớp mắt như bình thường, vì thuật toán không bao giờ thực sự "học" về việc chớp mắt. Đồng bộ môi xấu, hoặc màu da loang lổ có thể giúp nhận ra đâu là video giả. Các chi tiết như tóc đặc biệt khó để deepfake có thể “render” (kết xuất đồ họa hay quá trình tập hợp các mô hình thành một hình ảnh) một cách mượt mà. Đồ trang sức hay răng làm ẩu cũng là một điểm cần chú ý, hay các hiệu ứng ánh sáng kỳ lạ, chẳng hạn như chiếu sáng không nhất quán và phản chiếu trên mống mắt sẽ là một căn cứ quan trọng để phân biệt. Các nhà nghiên cứu đã giới thiệu một công cụ cho phép nhận diện các video deepfake. Công cụ này còn có thể phân tích được những chi tiết mà mắt người không thể nhận ra, như phân tích phổ hoặc ánh sáng của bức ảnh để nhận ra vị trí khác biệt. Tuy nhiên, họ cũng thừa nhận phải liên tục phát triển để chạy đua với những kỹ thuật làm giả mới nhất. Đáng sợ hơn, Deepfake đang ngày càng được cải tiến và hoàn thiện vượt qua trí tưởng tượng của người thường, những video deepfake xuất hiện ngày càng nhiều và gia tăng với tốc độ chóng mặt trên mạng Internet. Theo thống kê của Deeptrace, tính đến đầu năm 2019, có 7.964 video deepfake xuất hiện trực tuyến. Chỉ sau 9 tháng, còn số này đã tăng lên đến 14.678 và tất nhiên vẫn tiếp tục tăng một cách nhanh chóng.


Đạo đức khoa học.

Phát minh nguyên tử năng hay Deepfake không mang lại lợi ich cho nhân loại bao nhiêu mà tai họa thì rất lớn.
Năng lượng hạt nhân là giải pháp mới để sản xuất ra điện năng so với các nguồn năng lượng khác và được cho khá an toàn, nhưng trong lịch sử đã chứng kiến nhiều sự cố về các nhà máy điện hạt nhân. Chất thải của nhà máy nguyên tử rất độc hại và tồn tại cả ngàn năm. Khả năng rủi ro rò rỉ phóng xạ cao là một hiểm họa cho sự sống muôn loài. Chưa nói đến vũ khí hạt nhân thật sự là một đại thảm họa cho nhân loại. Tính cho tới nay, chỉ có hai quả bom hạt nhân đã được sử dụng trong Thế chiến II tại Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản), đã cho thế giới thấy sức công phá và hủy diệt khủng khiếp của chúng. Ngày nay cả thế giới có trên 15.000 loại vũ khí hạt nhân và hãy tưởng tượng nếu có một lánh tụ điên khùng nào ra lệnh nhấn nút khai hỏa thì loài người sẽ tuyệt chủng, những người còn lại mức sống và tuổi thọ chỉ tương đương với thời kỳ trước Trung cổ. Ngoài ra, nó cũng sẽ hủy diệt hệ sinh thái và tác động khủng khiếp đến khí hậu Trái Đất.
Vũ khí hạt nhân tiêu diệt thế giới vật chất. Vũ khí Deepfake tiêu diệt giá trị tinh thần.

Sụ giả mạo và dối trá.

Con người ngày nay sống trong một thế giới đầy sự giá mạo, dối trá, không ai còn tin những giá trị thật của lời nói, con người thật, sản phẩm hàng hóa thật. Các bộ phận trong con người như tóc, tai, mắt, mũi, chân mày, lông mi, đến cả ngực, mông đều có thể làm giả. Các sản phẩm mỹ thuật như cây, hoa, thú vật kiểng cũng được làm giả bằng các loại nhựa. Các mặt hàng giả, phẩm chất kém, đa dạng, đầy dẩy, gây thiệt mạng cho người tiêu thụ như phụ tùng an toàn xe hơi, mỹ phẩm... Thực phẩm giả ẩn chứa nhiều rủi ro cho sức khỏe như trứng giả chứa nhiều thành phần gây hại; mì giả làm bằng ngũ cốc hư thối; nước mắm giả được chế từ nước lã, muối, chất hóa học tạo màu, hương vị; thuốc chữa bệnh giả chứa độc chất nguy hiểm, kim loại nặng, hoặc gây chết người. Từ những thứ giả mạo đó, xã hội sinh sản ra những hạng người giả: bác sĩ giả (học dõm, trường dõm), giáo sư giả (bằng cấp dõm), thể tháo giả (dùng thuốc cường lực), tu sĩ giả (khẩu phật tâm xà) v.v...

Tương tác giữa người với người.

Mối quan hệ giữa người với người luôn tồn tại hai hiện tượng song hành đó là thật và giả. Thật, giả có lúc rất rõ ràng, dễ nhận biết, nhưng cũng có lúc lẫn lộn, phức tạp, khó nhận biết. Sự thật khách quan được hiểu cái gì đó là đúng hoặc có thể được chứng minh với bằng chứng cụ thể. Sự giả dối có thể nhận thức được từ ý chí chủ quan của một người. Người tạo ra sự giả dối đều có mục đích riêng của nó. Bà Vian Bakir, giáo sư truyền thông chính trị và báo chí tại Đại học Bangor Xứ Wales, viết: "Điều đặc biệt tồi tệ về thời điểm hiện tại là một số chính trị gia nổi bật... và các nhà lãnh đạo chuyên quyền trên khắp thế giới đã biến việc nói dối trơ trẽn trở thành thói quen và đương nhiên họ không quan tâm liệu họ có bị phát hiện hay không." Bà nói thêm: "Tôn giáo trở thành tồi tệ khi người ta dùng nó làm chính trị – để bảo vệ quyền lợi của giáo hội, để tấn công “kẻ xấu”, để ủng hộ chiến tranh và xâm lăng, để tận diệt các văn hóa và tôn giáo khác, để bảo vệ giáo pháp, để thay trời hành đạo… nói chung là mọi việc có tính cách chính trị – dù các từ ngữ dùng nghe cao siêu đến thế nào."

Quan hệ xã hội, kế cá các quan hệ thân thuộc như cha mẹ , vợ chồng, con cái , anh em, bà con , thầy trò, chủ tớ... phần lớn đều được giao tiếp qua sự giá dối. Phải nhận rằng, con người hiện nay sống theo quan niệm người khác, suy nghĩ theo người khác, nói theo người khác, hành động theo người khác, rất hiếm cái nào là thực tế khách quan, chân thật. Deepfake làm mất niềm tin, làm người ta không phân biệt phải trái, chân giả, cuốn vào guồng quay điên cuồng của nó. Phải nhận biết được sự thật, chấp nhận và đối diện với sự thật, lên án, bài trừ sự giả dối thì xã hội loài người mới phát triển theo quy luật tiến hoá của nhân loại. Nuôi dưỡng sự giả dối, tư tưởng dễ mất phương hướng, thiếu niềm tin chân lý, chìm ngập trong mơ hồ, ảo tưởng, làm nghiêm trọng thêm căn bệnh chủ quan, đưa đến hoang tưởng, cực đoan. Chừng nào con người trở về với chân tâm của mình thì chừng đó tâm mới an, xã hội mới bình.

Lê Tấn Tài
(Tài liệu tham khảo: Internet)
hoangphong
Posts: 364
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by hoangphong »

Cựu Cố Vấn Bolton nói ông Trump ‘không xứng đáng’ là tổng thống

Image
Cuốn sách chưa phát hành đang gây xôn xao dư luận ở Mỹ. (Hình: AP Photo/Alex Brandon)

WASHINGTON, DC (NV) – Cựu Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Tòa Bạch Ốc John Bolton hôm Thứ Năm, 18 Tháng Sáu, có lời phê bình gay gắt về người sếp cũ của mình, nói rằng thái độ của Tổng Thống Donald Trump tại Tòa Bạch Ốc và cách hành xử của ông với các nhà lãnh đạo thế giới cho thấy ông không xứng đáng làm tổng thống Mỹ.

Theo bản tin của hãng thông tấn Reuters, ông Bolton trong cuộc phỏng vấn dành cho ABC News hôm Thứ Năm nói rằng: “Tôi không nghĩ ông ta xứng đáng ở vào chức vụ đó.”

“Tôi không thấy có nguyên tắc đạo đức nào để hướng dẫn nhân viên, miễn là các hành động đó phải giúp cho việc ông Donald Trump tái đắc cử,” ông Bolton nói thêm.

Trong cuốn sách sắp phát hành, vị cựu cố vấn an ninh quốc gia cáo buộc Tổng Thống Trump có nhiều hành động sai trái, kể cả công khai nhờ vả Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giúp ông thắng cử nhiệm kỳ nhì vào Tháng Mười Một tới đây.

Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi tuyên bố trong một cuộc họp báo hôm Thứ Năm rằng bà đang tham khảo các đồng viện phía Dân Chủ để xem có nên gửi giấy đòi ông Bolton ra điều trần về những điều ông cáo buộc trong cuốn sách có tên “Căn Phòng Nơi Sự Việc Xảy Ra” (The Room Where It Happened) hay không.

“Tổng Thống Trump rõ ràng là không xứng đáng về mặt đạo đức và cũng không sẵn sàng về mặt trí tuệ để trở thành tổng thống của nước Mỹ,” bà Pelosi nói, và cũng chỉ trích rằng: “Điều đó có vẻ chẳng quan trọng đối với thành phần Cộng Hòa tại Thượng Viện Mỹ.”

Tổng Thống Trump đã rất giận dữ trước các cáo buộc của ông Bolton, nói rằng cuốn sách chỉ toàn là “những điều nói láo” và ông Bolton “bệnh hoạn.”

Cố Vấn Thương Mại Tòa Bạch Ốc Peter Navarro cũng bác bỏ nội dung câu chuyện ông Bolton nêu ra trong cuốn sách về cuộc đối thoại giữa Tổng Thống Trump và Chủ Tịch Tập Cận Bình.

“Tôi không nghe thấy điều đó. Đó như là chuyện ở một thế giới nào khác,” cũng theo ông Navarro. (V.Giang) [qd]
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by quaichao »


Image

Minneapolis: Biểu tượng của nạn kỳ thị chủng tộc có hệ thống ở Mỹ

Lâm Văn Bé

(Danlambao) - Nước Mỹ đang đối diện với hai đại nạn. Dịch Covid-19, tuy không phát xuất từ Mỹ nhưng đã làm Mỹ điêu đứng với hơn 2 triệu người nhiễm bịnh, hơn 115 000 người chết và 44 triệu người mất việc (đến ngày 15 tháng 6). Chỉ trong ba tháng, kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng khủng hoảng như năm 1930. Đại dịch chưa chấm dứt bỗng dưng một tai họa khác làm rúng động thêm nước Mỹ. Ngày 25 tháng 5, một sĩ quan cảnh sát da trắng tên Derek Chauvin đè cổ một anh da đen lực lưỡng có tiền án tên George Floyd hơn 8 phút cho đến chết vì anh này sử dụng tờ giấy bạc giả 20 đồng. Gần 100 thành phố lớn nhỏ trên nước Mỹ và vài mươi quốc gia, thành phố khắp 5 châu đã biểu tình chống lại chính sách kỳ thị chủng tộc ở Mỹ và ở chính trên đất nước của họ. Trong cơn sốt, cựu Tổng Thống George W. Bush và đương kim Thủ Tướng Canada đã công khai nhìn nhận tại hai quốc gia láng giềng này, mặc dù được xem như dân chủ tiến bộ, nhưng vẫn tiềm ẩn nạn kỳ thị chủng tộc có hệ thống (racisme systémique = systemic racism).

Trong lời tuyên bố ngày 2 tháng 6, ông George W. Bush đã nói: “...Bi kịch này - với một chuỗi dài những bi kịch tương tự, đề ra một câu hỏi mà lâu nay không ai muốn trả lời: Làm sao để chấm dứt sự kỳ thị có hệ thống ở Mỹ? Cách duy nhất chúng ta có thể nhìn thấy chính mình trong ánh sáng của sự thật là lắng nghe tiếng kêu van của những người đang đau khổ. Những kẻ muốn bóp nghẹt tiếng kêu đó không hiểu nước Mỹ là gì, hoặc bằng cách nào nước Mỹ có thể trở nên tốt hơn. Thử thách lớn nhất của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ là làm sao kết hợp những con người có nguồn gốc vô cùng khác nhau thành một đất nước của công lý và cơ hội. Những giáo điều và thói quen về sự thượng đẳng của giống dân da trắng mà đã một lần suýt xé đôi đất nước vẫn còn đang đe dọa quốc gia chúng ta...” (Bản dịch của Ian Bùi)

Nhiều nhà báo và bình luận gia so sánh cường độ những cuộc biểu tình này cũng giống như những cuộc biểu tình lịch sử năm 1963 thời Martin Luther King Jr. bởi lẽ gương mặt lạnh lùng sắt máu của tên cảnh sát khi dùng đầu gối đè cổ George Floyd và lời rên siết “I can’t breathe” cũng như tiếng nói thoi thóp “Mama” trước khi nạn nhân tắt thở chiếu trên màn hình cả thế giới đã đánh động lương tâm con người, không phân biệt chủng tộc và tuổi tác. Điều không may là khủng hoảng lại xảy ra trong mùa bầu cử Tổng thống Mỹ mà sự đối nghịch cùng cực giữa cử tri hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ lại là yếu tố “đổ dầu vô lửa” cho cả hai bên.

Nhận biết như vậy, người viết cần xác định không quan tâm và không đề cập đến chính trường Mỹ, bởi lẽ người viết không phải là công dân Mỹ, tuy vẫn mong có một tổng thống Mỹ thân thiện với nước láng giềng để hai quốc gia được yên vui. Trong ý tưởng ấy, người viết chỉ muốn cùng với độc giả tìm hiểu vấn đề kỳ thị chủng tộc có hệ thống dai dẳng từ nhiều thế kỷ qua ở Mỹ mà những người da đen phải cam chịu dưới sự thống trị bất công của người dân da trắng của họ. Ở một mức độ khác hơn, vấn đề kỳ thị chủng tộc cũng xảy ra tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có quốc gia mà người viết đang định cư.

Thế nào là kỳ thị có hệ thống?

Thông thường, kỳ thị có thể biểu hiện dưới 3 hình thái:

Kỳ thị trực tiếp:

Là sự phân biệt đối xử của một cá nhân với một cá nhân, một cá nhân với một tập thể, hay giữa các tập thể với nhau, biểu lộ qua lời nói hay hành động, gây ra những thiệt hại về vật chất, tinh thần, phẩm giá cho người hay tập thể bị kỳ thị. Lý do chính yếu là chủng tộc, màu da, ngôn ngữ. Ngoài ra có những hình thức kỳ thị khác cũng liên quan đến chủng tộc như tôn giáo, giới tính, khuynh hướng tình dục (LGBTQ: lesbian, gay, bisexual, transgender, queer), tuổi tác, v.v... Kỳ thị trực tiếp có thể là hành động tự phát của cá nhân hay tập thể quyền lực. Loại kỳ thị này thường bị luật pháp trừng phạt vì dễ nhận diện.

Kỳ thị gián tiếp:

Là kỳ thị ngầm, hậu quả của một chánh sách, phương thức, luật lệ, cách tổ chức... trông có vẻ hợp lý, công bình, nhưng ngầm chứa những thiệt hại vô tình hay cố ý cho đối tượng bị kỳ thị. Thí dụ: Một công ty quyết định cho con của nhân viên cấp chỉ huy (staff) được ưu tiên thu nhận làm việc mùa hè. Quyết định này là một kỳ thị gián tiếp vì đa số cấp chỉ huy là người da trắng, con của những nhân viên sắc tộc ít có cơ may được hưởng quyền lợi này. Một thí dụ khác: Sở Địa Ốc phân phối nhà xã hội cho cư dân theo những tiêu chuẩn rất minh bạch, công bình, nhưng trong giá tiền mướn nhà có cung cấp bữa ăn trưa theo thực đơn của người Tây phương. Như vậy, một cách gián tiếp, người sắc tộc bị kỳ thị vì đa số không ăn được (hay không thích) thức ăn của người Tây phương mà vẫn phải trả tiền.

Kỳ thị có hệ thống:

Là loại kỳ thị thâm độc nhất, phát xuất từ những định chế, chính sách, đã tồn tại từ lâu đời, và mặc dù có những thay đổi, nhưng xã hội gồm những nhóm đa số quyền lực không muốn tuân hành hay tuân hành không trọn vẹn khiến cho những nhóm thiểu số yếu kém tiếp tục bị dồn nén trong bất công, bất bình đẳng, Chế dộ kỳ thị chủng tộc apartheid ở Nam Phi, chế độ đẳng cấp (caste) ở Ấn Độ là điễn hình chính sách kỳ thị có hệ thống.

Một cách cụ thể trong phạm vi nhỏ hơn, sau đây là hai thí dụ:

- Tuyển chọn những ứng viên thường trú y khoa (résidence), giai đoạn cuối cùng để có thể hành nghề bác sĩ ở Québec.

Tại Québec, các di dân tốt nghiệp từ các đaị học y khoa ngoài Canada và Hoa Kỳ khó có thể tìm được một chỗ thường trú tại 4 trường đại học y khoa ở đây, ngay cả họ tốt nghiệp từ các đại học lớn trên thế giới, có nhiều kinh nghiệm hành nghề trước khi nhập cư Québec và mặc dù đã được Hiệp Hội Y sĩ Québec (Collège des médecins du Québec) chấp nhận văn bằng tương đương. Năm 2007, tất cả các bác sĩ tốt nghiệp từ 4 trường Y khoa đều đương nhiên có một chỗ thường trú trong khi 2/3 bác sĩ tốt nghiệp ở các nước khác không tìm được chỗ. Những bác sĩ di dân này khiếu nại với Ủy Ban Bảo vệ Nhân Quyền Québec (Commission đes droits de la personne du Québec).

Phải chờ đến 3 năm điều tra, Ủy Ban đã xác nhận vào năm 2010 là các đại học y khoa và Hiệp Hội Y sĩ đã áp dụng chính sách kỳ thị có hệ thống đối với các bác sĩ di dân vì những lý do sau đây:

- Hội đồng tuyển chọn ứng viên thiên vị đối với các ứng viên nói tiếng Pháp và trẻ tuổi, không quan tâm đến kinh nghiệm và khả năng của các bác sĩ di dân so với ứng viên tốt nghiệp từ các đại học địa phương.

- Tiêu chuẩn “công trình nghiên cứu” bất công đối với bác sĩ di dân vì các bác sĩ địa phương được trợ cấp trong khi làm nghiên cứu.

- Tiêu chuẩn “gián đoạn hành nghề” bất công vì người di dân phải chờ đợi thời gian dài để làm thủ tục nhập cư, cứu xét bằng cấp, và chờ quyết định của Ủy Ban tuyển chọn, điều mà người bác sĩ di dân không trách nhiệm để bị gián đoạn nghề nghiệp.

- Hội đồng tuyển chọn không có đại diện của nhóm bác sĩ di dân...

Những lý do mà Ủy Ban nêu lên thực sự chỉ là những lý do nhận thấy được, nhưng tiềm ẩn cái lý do sâu kín là chánh sách bảo thủ nghiệp đoàn (corporatisme) không muốn có bác sĩ được đào tạo ở ngoại quốc. Đó là chánh sách kỳ thị có hệ thống trong y giới.

- Kỳ thị chủng tộc vì cái tên

Trong một luận án tiến sĩ ở Đại học Sherbrooke về đề tài Kỳ thị chủng tộc ở Québec, tác giả L.T-M ngụy tạo 8 cái CV của 8 ứng cử viên để gởi xin một chỗ kỹ sư cơ khí ở Lévis. Các CV này ghi cấp bằng, kinh nghiệm, và một số điều kiện yêu cầu tương đương, trong đó 4 người có tên họ Québécois tốt nghiệp ở Québec, 4 người có tên “ngoại quốc” trong đó 3 tốt nghiệp cũng ở Québec và 1 ở Toronto. Trong số 8 ứng viên ấy, 4 ngưới Québécois vả người tốt nghiệp ở Toronto được mời phỏng vấn, và sau cùng 1 người Québécois tốt nghiệp ở Québec được tuyển chọn. Như vậy, người di dân đã bị loại ngay từ đầu vì cái tên.

Quốc gia nào cũng có luật pháp, nhưng luật pháp thường dùng để bảo vệ người có quyền lực khi bị kiện tụng nhiều hơn là để che chở cho người yếu thế. Vì cái tên, vì màu da, người da màu thường bị kỳ thị có hệ thống trong nhiều lãnh vực: nhà ở, việc làm, y tế giáo dục...

Kỳ thị chủng tộc có hệ thống đối với người Mỹ da đen

Người Mỹ da đen đa số là gốc Phi châu, nhưng còn có thêm người gốc Jamaïcains, người vùng Antilles..., nhưng đen gốc nào cũng bị kỳ thị.

Sau khi nội chiến Nam Bắc chấm dứt (1865), một số tu chính hiến pháp được ban hành nhằm bãi bỏ chính sách nô lệ và kỳ thị da đen: điều 13, (năm 1860, bãi bỏ chế độ nô lệ, lý do bùng nổ chiến tranh Nam Bắc); điều 14 (năm 1868, người da đen được bình đẳng trước pháp luật), điều 15 (năm 1870, người da đen được ứng cử, bỏ phiếu). Tuy nhiên, các tiểu bang vẫn tiếp tục kỳ thị người da đen, đối xử với người da đen như công dân hạng nhì bằng các đạo luật Jim Crow. Các đạo luật Jim Crow lại được Tòa Án Tối Cao xác nhận trong một vụ án năm 1896 với chủ thuyết “Phân biệt nhưng bằng nhau” (Separate but equal). Đó là một biện luận gian dối để duy trì chế độ kỳ thị vì bằng nhau sao được khi trên cùng một xe bus, dân da trắng ngồi phía trước còn dân da đen bị dồn ngồi hay đứng chen chúc phía sau.

Cần nói thêm là năm 2013, John Logan, GS xã hội học ở đại học Brown (tiểu bang Rhode Island) lại sử dụng cụm từ có ẩn ý kỳ thị này trong cái tựa quyển sách nghiên cứu của ông liên quan đến 6 sắc tộc Á châu ở Mỹ trong đó có người Việt Nam: Separatate but Equal: Asian Nationalities in the US. Như vậy, cái tâm thức kỳ thị chủng tộc không nhất thiết chỉ đối với dân da đen. Tất cả các sắc tộc không phải là da trắng đều bị dân da trắng, ở các tầng lớp xã hội khác nhau, kỳ thị với những mức độ và cách thức khác nhau.

Luật Jim Crow không phải chỉ là các luật lệ nghiêm khắc, bất công nhắm vào người da đen mà còn thêm những phép tắc mà người da đen phải tuân theo gọi là Điều lệ đen (black codes). Để củng cố chế độ Jim Crow, Thiên chúa giáo cũng rao giảng rằng người da trắng là dân được Chúa chọn (Chosen People), còn người da đen thì phải chịu đày ải, phải làm nô lệ. Các nhà nghiên cứu về sọ não, về tông giống (cranilogoists, phrenologists, eugenicists), và cả những nhà xã hội học theo Thuyết tiến hoá Darwin (Darwinism) cũng yểm trợ cho thuyết chủng tộc này cho rằng người da đen bẩm sinh là thấp kém hơn người da trắng về mặt tri thức và văn hoá. Một thế kỷ sau, James Watson, người đã khám phá ra ADN năm 1953 vẫn xác nhận quan điểm này trong một cuộc phỏng vấn với Sunday Times ngày 14/10/2007. Những chính trị gia chủ trương phân chủng cũng tung ra những bài diễn văn về hiểm hoạ của hôn nhân đen trắng, cho phép người da đen hội nhập vào dòng chính của xã hội Hoa kỳ. Các nhà báo cũng thường gọi người da đen bằng các danh từ miệt thị như niggers, darkies...

Ngoài luật pháp, chế độ Jim Crow được biểu hiện trong các phép tắc (Black codes), cách ứng xử giữa người da đen với người da trắng đại loại như sau:

- Người đàn ông da đen không được phép đưa tay ra trước cho người da trắng bắt, vì làm như vậy có có ẩn ý là bình đẳng với người da trắng. Một người đàn ông da đen không được quyền bắt hay chạm vào bất cứ một phần nào cơ thể của người phụ nữ da trắng, vì làm như vậy có ý bất chính, có thể bị kết tội hiếp dâm.

- Người da đen không được ăn chung với người da trắng. Nếu phải ăn chung với nhau, người da trắng phải được phục vụ trước, và phải có một vật ngăn cách với người da đen.

- Trong mọi trường hợp, người đàn ông da đen không đuợc tình nguyện mồi lửa cho người phụ nữ da trắng hút thuốc, cử chỉ này ngụ ý sự thân mật giữa hai người, điều mà người da đen không xứng đáng.

- Người da đen không được bày tỏ sự âu yếm với nhau lộ liễu ở nơi công cộng, nhất là việc trai gái hôn nhau, vì hành vi này xúc phạm người da trắng.

- Người da trắng không dùng những từ xưng hô lịch sự có ý nghĩa kính trọng với người da đen, chẳng hạn như Mr, Mrs, Miss, Sir (thưa ông), Madam (thưa bà) mà chỉ được gọi bằng tên (first name). Trái lại, người da đen phải dùng từ xưng hô lịch sự với người da trắng và không được gọi người da trắng bằng tên.

- Nếu một người da đen đi xe do một người da trắng lái, người da đen phải ngồi ghế sau, hay phần sau của xe tải (truck).

Ngoài những “black codes” chung cho người da đen như trên, tại mỗi tiểu bang đều có thêm những luật lệ kỳ thị. Thí dụ như:

- An táng: Nghĩa địa người da trắng không được chôn người da đen (Georgia).

- Xe bus: Chỗ bán vé, chỗ đợi riêng biệt cho người da trắng và da đen. Trên xe, người da đen phải ngồi khu riêng biệt phía sau (Alabama).

- Giáo dục: Trường học cho trẻ con da trắng và da đen phải riêng biệt (Florida).

- Thư viện: Phòng đọc sách cho da đen và da trắng riêng biệt trong thư viện (North Carolina).

- Trường học nào thu nhận học sinh tiểu học, trung học, đại học người da đen chung với người da trắng, người trách nhiệm phạm tội tiểu hình và bị trả tiền phạt (Oklahoma).

- Y tế: Không ai có quyền đòi hỏi nữ y tá da trắng làm việc trong khu vực hay phòng bịnh có người da đen, nhà vệ sinh cho da đen, da trắng cũng phải riêng biệt (Alabama).

- Nhà tù: Nhà tù da trắng và da đen phải riêng biệt (Mississipi). Trại cải tạo thanh thiếu niên da trắng và da đen phải riêng biệt (Kentucky).

(Nguồn:What was Jim Crown / Daniel Pilgrim, 2010)

Luật pháp và phép ứng xử Jim Crow được củng cố nhờ bạo lực. Người da đen nào vi phạm phép tắc Jim Crow có thể bị mất nhà, mất việc, thậm chí mất mạng. Người da trắng có thể hành hung người da đen mà luật pháp không can thiệp. Người da đen gần như không thể trông cậy vào luật pháp để chống lại những bạo hành này vì toàn bộ hệ thống luật pháp đều nằm trong tay người da trắng: từ cảnh sát, biện lý, thẩm phán, bồi thẩm đoàn, đến cả viên chức trại tù. Bạo hành là khí cụ của chế độ Jim Crow, là một phương pháp khống chế xã hội. Hình thức bạo hành cực đoan nhất của xã hội Jim Crow là lynching (hành hình treo cổ).

Cuộc nổi dậy lịch sử của người Mỹ da đen

Năm 1955, một phụ nữ da đen tên Rosa Parks bị bắt và bị đưa ra tòa vì không nhường chỗ cho một người da trắng trên một chuyến xe bus ở Montgomery (thủ đô tiểu bang Alabama). Vụ án là khởi điểm cho một cuộc tranh đấu đòi hỏi nhân quyền mà sau một thế kỷ người da đen phải sống trong nhục nhã, kỳ thị. Dưới sự lãnh đạo của mục sư da đen Martin Luther King Jr., phong trào phản đối bất bạo động bùng nổ khắp nước Mỹ. Với chính sách kỳ thị sắt máu của George Wallace, Thống đốc của Alabama, tiểu bang có nhiều người da đen, phong trào biến thành bạo động và người da đen bị đàn áp thẳng tay. Tháng 4 năm 1963, tại thành phố Birmingham (Alabama), 2500 người da đen bị bắt do lịnh của người cảnh sát trưởng da trắng cực kỳ kỳ thị tên Eugene Conner, 35 nhà thờ da đen bị đốt, nhiều người bị chết cháy. Tháng 5, đài truyền hình chiếu những cảnh đàn áp dã man: các cảnh sát da trắng to lớn, hung hãn dùng dùi cui hay bá súng đánh đập các phụ nữ với sự hỗ trợ của các con chó săn cắn xé quần áo, trẻ con bị xe vòi rồng quật nước ngã lăn. Ngày 28 tháng 8, 1963, Martin Luther King cùng với 250 000 người da đen và da trắng diễn hành ở Washington, đọc một bài diễn văn lịch sử: I have a dream. Bài diễn văn này được lan truyền khắp thế giới như một bản án giáng trên đầu một nước Mỹ tự do. Sau này, các nhà phê bình văn học và chính trị xếp bài diễn văn vào hàng đầu trong 100 bải diễn văn hay nhứt của thế kỷ 20. Năm 1964, Martin Luther King Jr. được giải Nobel Hòa Bình.

Trước phản ứng lên án chính sách kỳ thị của người dân trong nước và thế giới, năm 1964, Quốc Hội Hoa Kỳ, dưới thời Tổng Thống Kennedy, với sự đồng thuận của 2 đảng Dân Chủ và Cộng Hoà ban hành Đạo Luật Dân Quyền (Civil Rights Act of 1964) vô hiệu các đạo luật kỳ thị Jim Crow.

Tuy có ba tu chính án hiến pháp, tuy có đạo luật nhân quyền, nhưng nước Mỹ vẫn chưa tẩy xóa được cung cách gia chủ của người da trắng. Kỳ thị người da đen, kể cả người da nâu và da vàng vẫn tiếp diễn trên nước Mỹ.

Kỳ thị người da đen trong luật hình sự và quyền hành của cảnh sát

- Theo báo cáo của Human Rights Watch năm 2008, mặc dù số người phạm pháp da đen và da trắng về tiêu thụ và buôn bán ma túy xấp xỉ ngang nhau, số người Mỹ da đen bị bắt chiếm 37% mặc dù người Mỹ da đen chỉ có 13% toàn thể dân số.

- Người da đen bị bắt về cần sa cao gấp 8 lần người da trắng (www.Vox.com 14/5/2018).

- Người da đen bị cảnh sát bắt dừng lại để xét hỏi (profilage racial) gấp 5 lần nhiều hơn người da trắng.

- Khi bị bắt, người da đen bị giam ngay trong khi chờ ra tòa nhiều hơn người da trắng.

- Các nghi phạm da đen thường bị loại ra khỏi thể thức định tội bởi Bồi Thẩm đoàn (Jury). Các bồi thẩm viên, tuy luật pháp ngăn cấm việc chọn lựa theo sắc tộc, nhưng tại nhiều nơi, bằng nhiều thủ thuật, người da đen không có hay ít có trong Bồi Thẩm đoàn.

- Những vụ xét xử trước Tòa án đối với người da đen rất hiếm, chỉ từ 3-5% vụ án hình sự được xử trước Tòa, phần lớn người da đen bị kết án theo thủ tục nhận tội dù là vô tội, bởi khi ra tòa, họ biết là họ sẽ bị kết án nặng hơn dân da trắng. Theo báo cáo của Ủy Ban Kết Án Liên Bang (US Sentence Commission) vào tháng 3/2010, tội phạm da đen bị cầm tù 10% lâu hơn tội phạm da trắng cùng một tội, và hai phần ba tù chung thân khổ sai ở Hoa Kỳ không phải là người da trắng.

- Theo báo cáo của Bộ Tư Pháp Liên Bang, đối với một người đàn ông sinh năm 2001, cơ hội vào tù là 32% đối với người da đen, 17% đối với người Latino và chỉ 6% đối với người da trắng. Năm 2018, số tù nhân da đen là 446 000 người và da trắng là 381 000 người. Tính theo tỉ lệ dân số, số tù nhân da đen nam gấp 5.8 lần tù nam da trắng. Đối với tù nhân nữ, tỉ lệ gấp 1.8 lần, đối với tù nhân 18-19 tuổi, tỉ lệ gấp 12.7 lần. Trung bình, cứ 3 người da đen thì có 1 người có ở tù. (US Dept of Justice. Prisoners in 2018. April 2020)

- Khi ra tù, người da đen tiếp tục bị xã hội kỳ thị. Một nghiên cứu của GS Devah Pager của Đại học Wisconsin cho biết 17% cựu tù nhân da trắng kiếm được việc làm trong khi tỉ lệ này chỉ có 5% với người da đen.

- Mặc dù với những dữ kiện như trên, theo Pew Reseach thì quan điểm của đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hoà có những nhận định khác biệt về cách đối xử của cảnh sát và luật pháp đối với người da đen

- Cảnh sát kỳ thị: DC: 88%, CH: 43%

- Luật pháp bất công: DC: 86%, CH: 39%

(Pew Research. 10 things we know about race policing in US.- June 4, 2020)

Những yếu tố chính trong vấn đề kỳ thị chủng tộc người da đen

- Cảnh sát Mỹ có một cung cách độc đoán, hung bạo, được quân sự hóa

Quyền lực cảnh sát có bản chất lịch sử, bởi lẽ sau khi nội chiến Nam Bắc chấm dứt, cảnh sát thay quân đội để bảo đảm an ninh cho dân da trắng và đàn áp những người da đen không tuân hành các luật lệ của người da trắng áp đặt. Đa số các cảnh sát viên ở các tiểu bang miền Nam là người theo Ku Klux Klan. Cung cách hung bạo, quyền hành tuyệt đối khi tiếp xử với người dân theo kiểu sherif không thay đổi từ hai thế kỷ qua dù xã hội và luật pháp Mỹ đã tiến dần đến dân chủ hóa. Cảnh sát được trang bị nhiều loại võ khí tối tân để tự bảo vệ và đàn áp, kể cả sử dụng xe thiết giáp và quân đội trong các cuộc xung đột mà chính quyền xem như bạo loạn. Sự lạm dụng quyền lực của cảnh sát mà thượng cấp và tòa án che chở làm tăng thêm sự bất mãn và thù nghịch của người dân da đen mỗi khi có tranh chấp. Trường hợp như viên cảnh sát Chauvin giết George Floyd, trong 20 năm làm việc đã bị người dân thưa kiện 18 lần, nhưng chỉ bị khiển trách 2 lần và vẫn được thăng cấp. Quyền hành cảnh sát tại mỗi tiểu bang khác nhau, càng khác hơn nhiều với cảnh sát liên bang (FBI) có quyền hành không biên giới nhất là từ sau biến cố 9/11.

- Cảnh sát Mỹ thường có nhiều định kiến xấu về người da đen

Người da đen, đặc biệt thanh thiếu niên, thường bị người da trắng, kể cả các sắc tộc khác, có những định kiến về hành động phạm pháp (ăn cắp, ăn cướp, mua bán cần sa ma túy, mãi dâm, hành hung, giết người...). Ngay cả Tổng Thống Obama cũng đã thú nhận là trước khi làm Thượng nghị sĩ, khi đi mua sắm ở các siêu thị, ông ta cũng bị theo dõi vì định kiến này. Hậu quả là người da đen bị kiểm soát lý lịch thường xuyên.

- Thiếu niên da đen thường bị tưởng lầm là người đã thành niên

Bởi lẽ vóc dáng to lớn, ăn nói ồn ào, trẻ con vị thành niên da đen thường bị cảnh sát đoán lầm tuổi, phỏng định chúng là người đã thành niên nên có cách đối xử như thành niên. Khi bị khám xét, bị bắt hay bị cầm tù, nhiều trẻ vị thành niên bị đưa ra trước tòa án người thành niên. Theo một nghiên cứu của Social Psychological Association, sai suất trung bình trẻ con da đen bị tăng tuổi lên đến 4.5 năm và tỉ lệ trẻ phạm pháp da đen tự tử cao hơn gấp 8 lần so với vị thanh niên da trắng. Hiện tượng cảnh sát bắn vô trách nhiệm thiếu niên biểu lộ rõ trong vụ bắn Tamir Rice, một thiếu niên da đen 12 tuổi trong một công viên ở Cleveland (Ohio) ngày 22 tháng 11 năm 2014 trong cùng thời gian cuộc khủng hoảng vụ Ferguson. Tamir Rice cầm chơi một khẩu súng giả, làm bộ nhắm vào một khách bộ hành trong công viên. Được người dân thông báo, một chiếc xe cảnh sát ào đến, đứa trẻ vô tư từ trong nhà nghỉ (kiosque) tiến đến xe cảnh sát, tay sờ vào dây nịt như muốn tìm một vật gì, cảnh sát nổ súng. Đứa trẻ da đen 12 tuổi chết với một khẩu súng giả.

- Cảnh sát sợ bị bắn nên bắn trước

Hoa kỳ là quốc gia đứng hàng đầu thế giới về tỉ lệ số người có súng. Theo thống kê năm 2018, số vũ khí cầm tay hợp pháp và bất hợp pháp nhiều hơn số dân (120 súng cho 100 người dân) và mỗi năm có 40 000 người chết liên quan đến súng (theo gunpolicy.org). Quyền có súng là một quyền hiến định, dùng súng để tự vệ hay giải quyết các tranh chấp đã trở thành một thứ văn hóa Mỹ. Hàng năm, số người chết vì súng tương đương với số người chết vì tai nạn giao thông. Bởi lẽ người phạm pháp hay nghi phạm đa số là người da đen, cảnh sát sợ bị bắn nên cảnh sát phải ra tay bắn trước để tự vệ, đó là lý do tại sao người da đen bị cảnh sát da trắng bắn nhiều.

- Tình trạng thấp kém của người Mỹ da đen

Về lợi tức

Trong thập niên 50, số người da đen nhận các loại trợ cấp xã hội chưa đến 25%. Theo US Census Bureau 2008, số người da đen nhận các loại trợ cấp tăng lên đến hơn 70%. Một cách chi tiết như sau: 11.5% nhận phụ cấp nhà ở, 13% nhận trợ cấp xã hội (TANF cash assistance), 25.1% nhận tem phiếu thực phẩm (food stamps), 39.4% nhận bảo hiểm Medicaid. Nói chung, tỉ lệ người nghèo da đen lên đến 28.1%, so với trung bình cả nước Mỹ là 15%. Với các gia đình có mẹ mà không có cha (famille monoparentale), tỉ lệ nghèo lên đến 47.5%. Thất nghiệp nhiều (trung bình gấp 2 lần người da trắng), lương bỗng thấp (lợi tức trung bình một người da đen là 18 102 $ trong khi người da trắng là 27 319$), trợ cấp xã hội là phương tiện sinh sống duy nhứt cho người da đen. Họ sống co cụm thành ghetto, nuôi dưỡng tinh thần bạc nhược, lười biếng, hận thù người da trắng.

Nhiều nhà xã hội học đã kết án chính sách xã hội của Tổng Thống Johnson là nguyên nhân đẩy người da đen đến tình trạng tồi tệ như vậy. Trong thập niên 70, TT Johnson đã đưa ra các chính sách Great Society (Đại Xã) và Fight Against Poverty (Chống Nghèo) bằng các loại trợ cấp với mục đích giúp người nghèo thoát ra cảnh nghèo, nhưng chính sách này có hậu quả ngược là đưa đến sự lạm dụng, phát triển tinh thần lười biếng, kéo dài trạng thái chậm tiến của người da đen. Người da đen thản nhiên nói: I don’t need a job, I already get a check.

Về xã hội

Tuy là người Mỹ, người da đen thường kết hôn với người da đen. Theo US Census Bureau 2018, 85% đàn ông da đen kết hôn với phụ nữ da đen, chỉ có 9% đàn ông da đen kết hôn với phụ nữ da trắng, 3% với Latino và 3% với các sắc tộc khác. Gia đình người da đen rất lỏng lẻo về đạo đức, giáo dục và các nguyên tắc ứng xử xã hội. Tỉ lệ gia đình người da đen có mẹ mà không có cha cao nhất nước. Trong thập niên 50, tỉ lệ gia đình người da đen loại này là 18%. Năm 2015, tỉ lệ này tăng lên đến 70%, thậm chí đến 80% tại các khu vực có đông người da đen ở Detroit. Đó là lý do căn bản giải thích tình trạng thiếu nhi phạm pháp da đen cao nhứt nước. Đa số trẻ con da đen là con hoang, không có cha, chỉ có mẹ săn sóc, giáo dục. Thử tưởng tượng trong một gia đình, 3-4 đứa trẻ sống nheo nhóc ấu đả, tranh giành nhau vì con của những người cha khác nhau mà người mẹ thì thường vắng nhà vì sinh kế, bỏ mặc các đứa trẻ tự kiếm sống bằng mọi phương tiện, kể cả tội ác. Trẻ con da đen ăn cắp, thanh thiếu niên ăn cướp, hút sách, buôn bán cần sa ma túy không phải là định kiến, mà là sự thật.

Về học lực

Học lực của người da đen kém xa các sắc tộc khác về số năm học và khả năng trí tuệ. Không đề cập đến chỉ số QI, điều mà đa số các nhà sinh học phản đối, môi trường sống ghetto, thiếu giáo dục gia đình, thiếu dinh dưỡng đã đưa đến tình trạng đa số trẻ con người da đen có trình độ hiểu biết thấp hơn trẻ con da trắng. Trung bình một học sinh da đen lớp 12 chỉ có trình độ hiểu biết về toán ngang với một học sinh da trắng lớp 6, và về trình độ viết văn chỉ bằng với một học sinh da trắng lớp 8. Học lực kém, thiếu năng động trong việc làm, thiếu tinh thần giao hảo tốt, đó là những yếu tố khiến tỉ lệ thất nghiệp người da đen rất cao, đặc biệt với giới trẻ.

Sau đây là thông tin chính yếu so sánh về tình trạng bất bình đẳng kinh tế giữa người da đen và da trắng (tháng 6/2020)

- Thất nghiệp: da đen: 6%; da trắng: 3.2%.

- Lợi tức trung bình đồng niên đầu người: da đen: 24700$; da trắng: 42700$

- Lợi tức đồng niên trung bình gia đình: da đen: 41700$; da trắng: 70600$

- Tài sản trung bình một gia đình: da đen:17000$; da trắng: 171000$

- Tiền có trong ngân hàng trung bình: da đen: 8 700$; da trắng: 49 500$

- Ngưỡng nghèo: da đen: 20.7% (dưới 27600$ cho 4 người); da trắng: 8.1%

- Bịnh tật: người da đen nằm bịnh viện gấp 2 lần dân da trắng

- Tuổi thọ: người da đen có tuổi thọ trung bình ít hơn người da trắng 3,6 tuổi

- Không có bảo hiểm y tế: da đen: 10.7%; da trắng: 5.4%

- Sở hữu nhà ở: da đen: 44%; da trắng: 73.7%. Trị giá nhà của người da đen trung bình ít hơn nhà của người da trắng 48000$. Tỉ lê người da đen bị từ chối vay tiền ngân hàng mua nhà cao nhất (18.4%) so với người da trắng (4.8%), Latino (15%), Á châu (12%)

- Học vấn: Census 2016 lần đầu tiên cho biết 90% học sinh da đen học hết trung học và 24% tốt nghiệp colllege.

(Nguồn: - 12 charts showing how Black Americans face alarming economic inequality/ businessinsider.com - June 10, 2020

- The economic state of Black Americans in 2020)

Kết luận

Để kết luận, chúng tôi nhờ đến những thông tin mới nhất về cuộc bạo động của Pew Research Center, trung tâm nghiên cứu và thăm dò dân ý về các vấn đề chính trị và xã hội được xem như một trong những cơ quan truyền thông đứng đắn, có uy tín nhất của Mỹ.


Trừ những ngày đầu tiên có bọn bất lương xâm nhập bạo động, đốt phá, hôi của, trong vòng 3 tuần qua, các cuộc biểu tình thường bất bạo động, gồm đa số người trẻ gồm đủ các sắc tôc, thường trương khẩu hiệu Black Lives Matter (Mạng sống Người Da Đen có giá trị). Trả lời câu hỏi về sự ủng hộ của người dân Mỹ, Pew Research cho biết "most Americans express support for the Black Lives Movement, but views are deeply divided along partisan lines". Một cách chi tiết, tỉ lệ ủng hộ Black Lives Matter như sau: da đen: 86%, Latino: 77%, Á Châu: 75%. Người da trắng, đối tượng của sự chống đối cũng trả lời ủng hộ 60%. Trung bình người dân Mỹ ủng hộ quyền sống của người Mỹ da đen là 67%.

Tuy nhiên, đối với các cảm tình viên của 2 đảng thì sự khác biệt thật sâu sắc: đảng Cộng Hòa: 40%, đảng Dân chủ: 91%. (Majorities across racial, ethnic groups express support the Black Lives Matter. - Pew Research Center, June 12, 2020)

Những con số trên khiến chúng tôi ái ngại, chưa thấy người Mỹ da đen sẽ thoát ra khỏi đường hầm. Ý thức cải thiện chế độ kỳ thị vẫn còn mong manh đối với giới cầm quyền da trắng.

Tình trạng chậm tiến của ngươi Mỹ da đen hiện nay là hậu quả của chính sách nô lệ, sách nhiễu, bạc đãi của người da trắng từ nhiều thế kỷ qua. Cuộc giải phóng, bình đẳng hóa người da đen chỉ là tuyên ngôn của người da trắng, ước vọng của người da đen. Sống trong những điều kiện bất công, yếu kém và bạo lực, họ chống lại bất công, cố gắng vượt ra tình trạng yếu kém bằng bạo lực. Họ vừa là nạn nhân, vừa là tác nhân của kỳ thị. Đó là cái vòng lẩn quẩn, hệ lụy của nguyên nhân và hậu quả. Giải quyết kỳ thị không phải bằng bạo lực mà bằng giáo dục. Giáo dục dân da trắng bằng nhân quyền, và dân da đen bằng nhân phẩm. Vết đen đã hằn sâu cần lâu mới bôi xóa hết được. Hy vọng khi cuộc biểu tình chấm dứt thì cuộc tẩy xóa sẽ bắt đầu.

16.06.2020
Lâm Văn Bé
dailien
Posts: 2458
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by dailien »

Image

Không xứng tầm là vị đứng đầu cơ quan lập pháp quốc gia

Thảo Ngọc

(Danlambao) - Sáng ngày 24 tháng 6 năm 2020, tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 9 tại Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị thành phố Cần Thơ đã tiếp xúc trên 300 cử tri là cán bộ hưu trí thành phố Cần Thơ.

Tại cuộc tiếp xúc, cử tri Nguyễn Xuân Xinh, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo (Bộ Công an), phản ánh:

"Vụ án Hồ Duy Hải xảy ra vào ngày 13/1/2008 tại Bưu điện Cầu Voi (Long An) được xét xử sơ thẩm và phúc thẩm đều y án tử hình đối với Hồ Duy Hải.

Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng vì cùng một lúc giết 2 người. Ngày 6/5/2020, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã họp và phán quyết y án như sơ thẩm.

Dư luận cho rằng các cơ quan tố tụng đã bỏ sót một số chứng cứ như: tấm thớt, cái ghế đập đầu và con dao dùng để cắt cổ. Vụ án đặc biệt nghiêm trọng này được xã hội quan tâm, trước tình hình như vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quan điểm như thế nào đối với vụ án này?".

Thay vì trả lời trực tiếp vào ý chính của câu hỏi là : “Trước tình hình cơ quan tố tụng đã bỏ sót một số chứng cứ như: tấm thớt, cái ghế đập đầu và con dao dùng để cắt cổ... UBTVQH có quan điểm như thế nào đối với vụ án này?” thì bà Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân lại né tránh, mà lại lái sang ý khác. Sau khi nói “vòng vo tam quốc”một lúc, bà Ngân nói: “Về thông tin việc xét xử ở 3 cấp nói trên “đều là một người là không đúng”.

Trong khi câu hỏi của ông Nguyễn Xuân Xinh không hề nhắc tới việc xét xử 3 cấp nói trên đều là 1 người.

Bà Ngân cũng cho rằng vụ án Bưu điện Cầu Voi “là một vụ án phức tạp”, “đang được các cơ quan xem xét nên không có cơ sở nào nói oan hay không oan”.

Nhưng các chuyên gia ngành luật cũng như các luật sư đều cho rằng, đây là một vụ án hình sự rất nghiêm trọng, nhưng cũng rất đơn giản, rất dễ điều tra.

Tuy không bắt được hung thủ, nhưng những khí gây án như cái thớt dính đầy máu bên đầu cô Hồng, cùng các vết máu, và con dao, cái ghế v.v... chắc chắn có rất nhiều dấu vân tay của hung thủ.

Đặc biệt là trên hai thi thể nạn nhân, sẽ có rất nhiều dấu vân tay của hung thủ.

Vụ án diễn ra đêm hôm trước thì sáng hôm sau đã bị phát hiện, mọi thứ tươi nguyên. Thi thể nạn nhân với vết tích tươi nguyên, máu tươi, mọi thứ hiện vật tại hiện trường hoàn toàn nguyên vẹn.

Vậy kẻ làm cho vụ án trở nên phức tạp chính là kẻ ra lệnh hủy những vật chứng quan trọng nhất của vụ án như cái thớt, con dao, cái ghế. Là những kẻ đã không lấy dấu vân tay tại các hung khí gây án và trên thi thể nạn nhân, Hoặc có lấy nhưng lại hủy đi.

Phải chăng việc né tránh trả lời trực tiếp vào nội dung câu hỏi, mà đi lòng dòng qua một ý khác, cũng là “nghệ thuật” của người làm lãnh đạo?

Thiết nghĩ: Cách trả lời của bà kim Ngân chưa xứng tầm của vị đứng đầu cơ quan lập pháp quốc gia.

25.06.2020
Thảo Ngọc
MatVit
Posts: 1309
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by MatVit »

Image

Hết tiền, đảng bắt sâu trả nợ

CTV Danlambao

- Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố hàng loạt quan chức và cựu lãnh đạo tại Hà Nội và thành Hồ với tội danh "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí". Đây là một hình thức giảm nhẹ hành vi tham nhũng, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ để giảm án cho các bị can.

Ngày 10/7, ba quan chức của Bộ Công thương là cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cùng cựu Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa và cựu vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ Phan Chí Dũng cùng bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, theo điều 219 Bộ luật Hình sự 2015. Ông Hoàng và bà Thoa được tại ngoại còn ông Dũng bị bắt tạm giam. Cả ba nhân vật này có liên quan đến lô đất vàng số 2-4-6 Hai Bà Trưng, quận 1, Sài Gòn.

Ngày 11/7, Phó chủ tịch UBND thành Hồ Trần Vĩnh Tuyến, Phó chánh Văn phòng Thành ủy Trần Trọng Tuấn , Phó giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Phó phòng Phát triển nhà và Thị trường bất động sản Trần Quốc Đạt, Phan Trường Sơn, chuyên viên Sở Xây dựng cùng bị khởi tố với tội danh tương tự tại khu vực phía Nam. Cả năm người trên có liên quan đến vụ án xảy ra tại Tổng công ty nông nghiệp Sagri.

Cả hai vụ án liên quan đến hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để phân chia đất vàng trục lợi kéo dài từ năm 2017 đến nay mới được tiếp tục khởi tố sau khi mở rộng điều tra. Điều này cho thấy những phi vụ thương lượng ngã giá đã được đặt ra sau khi lấy phiên tòa Mobifone - AVG làm án điểm. Còn nhớ trong vụ án tham nhũng khi chuyển nhượng cổ phần tại Mobifone, các bị cáo là quan chức như Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn... đã phải nộp lại số tiền tham nhũng hơn 3 triệu đô la để thoát mạng. Nay trong bối cảnh đại dịch khủng hoảng kinh tế, Bộ chính trị tiếp tục đem các đồng chí sâu mọt bỏ lên bàn mặc cả.

Việc khởi tố vụ án theo điều 219 Bộ luật Hình sự cho thấy bước đầu né đi án tham nhũng, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn. Khung hình phạt dành cho tội danh này tối đa là 20 năm. Lựa chọn này phù hợp với tuyên huấn không thể xử lý hết cán bộ sai phạm.

Việc 5 quan chức, công chức bị bắt về cơ bản theo lời Bí thư thành Hồ Nguyễn Thiện Nhân là không làm ảnh hưởng đến đại hội đảng. Điều này hoàn toàn chính xác bởi vì bắt đi một vài con sâu không làm thay đổi bản chất đục khoét của cả bầy sâu.

12.07.2020
CTV Danlambao
thuytrieu
Posts: 90
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:09 pm
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by thuytrieu »

Image

Hàng chục triệu người Việt Nam sẽ trở thành đối tượng thử nghiệm cho giai đoạn 3 của vắc-xin Sputnik V

Đình Dũng
(Danlambao) - Hôm qua, Quyền bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Việt Nam đã đặt mua vắc-xin ngừa vi-rút Vũ Hán của Nga. Việc nhanh nhẩu đặt mua này nằm trong bối cảnh rất nhiều chuyên gia quốc tế bày tỏ nghi vấn về mức độ an toàn và trung thực trong phát biểu của Tổng thống Putin về vắc-xin Sputnik V được cho là "đầu tiên trên thế giới" này.

Đại sứ quán Nga tại Việt Nam đã gửi văn bản đến nhà cầm quyền CSVN trong đó đại diện CSVN và Nga đã trao đổi về số lượng vắc-xin mà CSVN có thể "đặt dao động" từ 50 đến 150 triệu liều, trong đó có một phần là phía Nga tặng, một phần là phía CSVN trả tiền. Bên cạnh đó Nga sẽ tài trợ một số máy móc, thiết bị phòng chống dịch Vũ Hán.

Theo Alexey Repik, chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty R-Pharm thì giá xuất khẩu vắc-xin Sputnik V ít nhất là 10 USD cho 2 liều.

Vắc-xin Sputnik V do Viện Nghiên cứu dịch tễ học và vi sinh học quốc gia Gamaleya cùng Viện Nghiên cứu 48 - Bộ Quốc phòng Nga hợp tác phát triển và được Putin công bố vào ngày 11.08.2020.

Theo công bố của Gamaleya thì vắc-xin Sputnik V chỉ mới được thử nghiệm trên 36 người và nằm trong giai đoạn 1. Trong khi đó trên thế giới một số công ty đã bước vào giai đoạn 3 của tiến trình thử nghiệm vắc-xin như Novarax, CanSino Biologics với số người thử nghiệm lên đến mấy chục ngàn người và dự trù sớm lắm là đến đầu năm tới hoạ may mới sản xuất vắc-xin. Lý do là để bảo đảm tối đa mức độ an toàn.

Giám đốc Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) là ông Kirill Dmitriev cho biết sẽ bỏ giai đoạn 2, bước thẳng vào giai đoạn thử nghiệm 3 với 1600 người bắt đầu vào ngày 12/8 và dự trù sẽ sản xuất hàng loạt vắc-xin vào đầu tháng 9!

Điều đó có nghĩa là Bộ Y tế CSVN đã đặt mua vắc-xin khi nó vẫn còn nằm trong giai đoạn thử nghiệm 1 trước khi "nhảy cóc" sang giai đoạn 3.

Theo tiêu chuẩn phát triển vắc-xin thì có 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Thử nghiệm trong vòng nhiều tháng đối với các nhóm nhỏ dưới 100 người ở độ tuổi 18-55 với sức khỏe tốt để kiểm tra mức độ an toàn.

Giai đoạn 2: Thử nghiệm đối với vài trăm người để theo dõi hiệu quả và mức độ an toàn trong nhiều tháng.

Giai đoạn 3: Thử nghiệm đối với vài chục ngàn đến 100 ngàn người ở mọi độ tuổi khác nhau, cũng trong nhiều tháng.

Sau 3 giai đoạn này còn phải thông qua tiến trình mổ xẻ, đo lường và chứng nhận của cơ quan chính phủ đặc trách về an toàn thuốc như tại Hoa Kỳ là FDA - Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ.

Vắc-xin mà Bộ Y tế nhanh nhẩu mua cũng là một loại vắc-xin được... nhanh nhẩu thực hiện bởi Nga: Thử nghiệm 36 người cho giai đoạn 1 và tiến lên giai đoạn 3 không qua giai đoạn 2 với 1600 người và sẽ hoàn tất trong 18 ngày!

50 đến 150 triệu liều mà nhà nước CSVN mua lại của Nga đồng nghĩa với hàng chục triệu người Việt Nam được sử dụng thử nghiệm cho giai đoạn 3 của vắc-xin Putin mà tên gọi chính thức là Sputnik V.

18.08.2020
Đình Dũng
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by lengoi »

Image

Phải chăng sự sụp đỗ của Tàu Cộng sẽ diễn ra trong vòng 3 hay 4 năm

Chu Chi Nam và Vũ Văn Lâm

(Danlambao) - Đã có nhiều tiên đoán về chế độ CS Tàu. Nhưng gần đây có một tiên đoán mới, theo đó "Sự sụp đổ của Tàu cộng trên thị trường quốc tế sẽ diễn ra chỉ trong vòng 3 hay 4 năm".

Chúng ta nghĩ gì về sự tiên đoán này.

Gần đây, ông Peter Zeihan, một người Mỹ, gốc Ý, một nhà phân tích địa lý chiến lược, tác giả của cuốn sách nhiều công trình nghiên cứu về lãnh vực này, đã trả lời một ký giả của kinh truyền hình Fox New, đưa ra một tiên đoán về sự sụp đổ của Tàu cộng. Ông nói rõ:

"Đây không phải cuộc chiến của thập kỷ hay thế kỷ. Đây cũng không phải là cuộc so găng ngang hạng. Điều này sẽ không kéo dài cả thế kỷ đâu. Nó có lẽ chỉ kéo dài khoảng 3 hay 4 năm thôi."

Ông cắt nghĩa thêm:

"Lý do duy nhất mà Trung cộng là một nước thống nhất với nền kinh tế quan trọng là bởi vì Hoa kỳ đã tạo ra một trật tự toàn cầu như vậy (Toàn cầu hóa), và vì nhiều lý do khác nhau, Hoa kỳ đang rời bỏ trật tự này. Trung cộng không có sức mạnh quân sự để bảo vệ các tuyến đường/vành đai thương mại, và càng không thể ảnh hưởng cả hệ thống toàn cầu, cho nên đây thực sự là hồi kết của họ."

Thực ra những trả lời cuộc phỏng vấn này đều nằm trong nội dung quyển sách ông xuất bản năm 2014, mang tựa đề The Accidental Superpower: The next Géneration of American Preeminence and the Coming Global Disorder (Hachette Book Group – 2014) Tai nạn Siêu Cường: Thế hệ tới của sự Ưu thế của Hoa kỳ và sự Bất trật tự toàn cầu sắp tới.

Ông phác họa trật tự kinh tế thương mại thế giới trước đây ngay sau Đệ Nhị Thế chiến (1939-1945) là nằm trong chính Sách Be bờ (Containment Policy) với mục đích là để ngăn chặn sự bành trướng của Liên sô, với sức mạnh hải quân vượt trội của Hoa kỳ.

Trật tự kinh tế thương mại toàn cầu này được định ra bởi Hội Nghị Brettons Wood, định ra Ngân Hàng quốc tế (World BanK), Quĩ Tiền tệ thế giới (FMI), Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO),…, nay Liên sô không còn nữa, Hoa kỳ không quan tâm nhiều đến trật tự kinh tế thương mại này nữa. Đây là điều ông nói về sự "Bất trật tự sắp tới trong tương lai (The coming Global Disorder)".

Trở về với Trung cộng. Trung cộng là do Hoa kỳ dắt tay vào trật tự kinh tế thương mại thế giới với 2 người tổng thống: Richard Nixon với Cuộc gặp gỡ Mao-Nixon năm 1972, nối lại bang giao giữa 2 nước, rồi sau đó với Tổng Thống Bill Clinton cho phép Trung Cộng vào tổ Chức Thương mại quốc tế năm 2001.

Tuy nhiên từ đó đến nay, Trung cộng không tuân thủ những luật chới quốc tế, không tôn trọng những lời hứa của mình.

Nên Hoa kỳ không những không bảo vệ trật tự kinh tế thương mại thế giới, vì chỉ lợi cho Trung cộng, mà ngày hôm nay với chính quyền Trump, còn khai chiến về thương mại và kinh tế với Trung cộng.

Trung cộng, trong thới gian ngắn, 3 hay 4 năm, sẽ sụp đổ trên thị trường quốc tế là vì vậy, vì Trung cộng không đủ sức mạnh hải quân để tạo ra một trật tự kinh tế thương mại mới.

Quả thực cái nhìn của ông Peter Zeihan có cái mới lạ. Nó có tính cách chính trị địa lý chiến lược toàn cầu, khác hẳn với những cái nhìn trước đây có tính cách tài chánh, chứng khoán nhiều hơn. Nó thường đến mỗi khi có cuộc khủng hoảng tài chánh, nhất là ở thị trường chứng khoáng Trung cộng như ở Thượng Hải, Thẩm Quyến hay Hồng Kông trước đây. Cái nhìn này dựa vào câu nói: "Thị trường chứng khoán là tấm gương phản ảnh tình trạng kinh tế của một quốc gia ở vào một thời điểm nhất định." Câu này chỉ đúng với một nền kinh tế trong một quốc gia tự do, dân chủ, mọi việc đều trong sáng. Đằng này với một quốc gia độc tài, nhất là độc tài cộng sản, không có gì trong sáng, trên thị trường chứng khoán, người ta không biết hãng nào là hãng tư nhân, hãng nào là hãng quốc doanh, cái gì cũng bị che dấu bưng bít. Một hãng xưởng ngay dù bị thua lỗ, sạt nghiệp, nhưng chính phủ vẫn bơm vốn đầu tư vào để vực nó dậy, để che mắt thiên hạ.

Chính vì lẽ đó mà những tiên đoán trước đây về sự sụp đổ hay hạ cánh cứng, không an toàn của nền kinh tế Trung cộng, phần lớn đều sai là ở chỗ đó. Họ đi từ cái nhìn từ những nền kinh tế tự do Tây phương. Hơn thế nữa, họ đi theo một sự suy diễn: Chứng khoán, tài chánh là máu của một nền kinh tế, hễ có khủng hoảng tài chánh, chúng khoán thì sẽ kéo theo khủng hoảng kinh tế, hễ có khủng hoảng kinh tế thì sẽ kéo theo khủng hoảng xã hội; và một khi có khủng hoảng xã hội thì sẽ có khủng hoảng chính trị.

Cái nhìn này chỉ đúng với một nước dân chủ, còn đối với một nước độc tài như Trung cộng thì không đúng.

Ông peter Zeihan còn nói thêm:

"Trung cộng không thể vận hành bình thường nếu không có hệ thống toàn cầu… Nếu không có hệ thống toàn cầu thì sẽ không tồn tại Trung cộng."

Chúng ta có thể dùng một vài hình ảnh cụ the để diễn ta ý tưởng của ông Peter Zeihan. Hình ảnh cá và nước: Con cá Trung cộng đã được Hoa kỳ mang ra khơi, bỏ vào bể nước do Hoa kỳ tạo ra cách đây đã 70 năm, tức trật tự kinh tế thương mại toàn cầu, nhằm ngăn chặn sự bành trướng của Liên sô. Nay Liên sô không còn nữa. Mục đích ban đầu đã hết. Thêm vào đó để duy trì bể cá đó càng ngày càng trở nên hao tốn, mà sự hao tốn này do chính con cá Trung cộng tạo ra. Hoa kỳ chỉ còn cách phá cái bể như việc rút ra khỏi Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), hay làm cạn nước dần như hạn chế việc buôn bán với Trung cộng.

Tất nhiên cá mà không có nước, không có hồ, thì sớm muộn rồi cũng chết.

Tuy nhiên trong vòng 3 hay 4 năm tới, phải chăng là quá lạc quan và quá mau lẹ. Mặc dầu đây là điều nhiều người mong muốn.

Ở đây chúng ta nên rõ là con cá Trung cộng đây chính là Đảng CS Tàu, khác hẳn với dân Tàu. Điều này được chính giới Hoa kỳ hiện nay phân biệt rất rõ ràng.

Tất nhiên dân Tàu và cả toàn thế giới đều mong muốn cho cái Đảng cộng sản Tàu sớm tan rã, theo chân đảng Cộng sản Liên sô, vì ngày nào còn nó, dân Tàu còn sống trong đàn áp, dọa nạt, tù đày, các nước liên bang còn bị chèn ép, cướp đất, lấn biển, và ngay cả thế giới cũng không yên, như nạn dịch Covid-19 hiện nay, xuất hiện ở Tàu, lan tràn ra thế giới là vì Đảng Cộng sản Tàu bưng bít thông tin, để người Tàu mắc bệnh đi du lịch khắp toàn thế giới, lây nhiễm cả chục triệu người, giết cả hơn nửa triệu, lây lan sang cả gần 200 quốc gia và lãnh thổ.

1. Xin xem them những bài về Tàu trên http://perso.orange.fr/chuchinam/ và chuvunam.wordpress.com

Paris ngày 03/09/2020
Chu Chi Nam và Vũ Văn Lâm
danlambaovn.blogspot.com
hoanghoa
Posts: 2260
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by hoanghoa »

Image


Nhìn lại thành tích bốn năm tại nhiệm của TT Mỹ Donald Trump


Vũ Ngọc Yên
7-9-2020
Làn sóng dân túy chống toàn cầu hóa và di dân tị nạn đã tạo cơ hội cho Donald Trump thắng cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016. Sự khởi đầu nhiệm kỳ của vị Tổng thống Cộng Hoà thứ 45 đánh dấu một kỷ nguyên mới trong lịch sử nước Mỹ mà nhân dân Mỹ và thế giới cảm nhận được những hậu quả của những năm cầm quyền của một doanh nhân điạ ốc thiếu kinh nghiệm chính trị, lãnh đạo một siêu cường mạnh nhất thế giới.

Trump hứa hẹn rất nhiều trong cuộc tranh cử và đến nay Trump còn giữ lời được bao nhiêu? Gần bốn năm qua, những gì đã làm thay đổi xã hội Mỹ? Trump có cơ hội tái thắng trong cụộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra vào ngày 3.11.2020 không?

Bức tường biên giới và di dân

Trong cuộc tranh cử, Trump hứa sẽ xây một bức tường dọc theo biên giới Mỹ – Mexico dài 3200 cây số để giảm lượng di dân bất hợp pháp và ông nhiều lần quả quyết, Mexico sẽ thanh toán tiền xây tường. Bộ Nội an Mỹ cho biết đến thời điểm hiện tại, đã xây được 480 cây số, tương đương 15% chiều dài tường và chính quyền Mexico đã bác bỏ yêu cầu đảm nhận chi phí. Tổng thống Trump hứa tới năm 2021 sẽ hòan thành 800 cây số.

Trump không phân biệt các vấn đề di dân, phạm pháp và khủng bố. Đối với Trump di dân là “mẹ đẻ của mọi vấn đề”. Chính sách di dân được thực thi không nhân nhượng bằng các biện pháp trục xuất và giới hạn nhập cảnh. Cách hành xử thô bạo chống di dân và miệt thị người nhập cư đã gặp sự chống đối của các chính quyền tiểu bang, toà án và dân chúng… Trong diễn văn nhậm chức, Trump hứa sẽ tu sửa hạ tầng cơ sở (đường xá, cầu cống và phi trường) để tạo thêm việc làm. Nhưng đến nay, kế hoạch hạ tầng cơ sở dự kiến tổn phí 1500 tỉ vẫn chưa khởi động.

Phát triển kinh tế và việc làm

Về kinh tế, chính quyền Trump đã thông qua một loạt biện pháp chính như: Giảm thuế doanh nghiệp từ 35% xuống còn 21%; giảm thuế thu nhập cá nhân; Gây áp lực bằng hình thức thuế quan để ép các công ty Mỹ và công ty nước ngoài chuyển dây chuyền sản xuất, công nghệ hoặc mở nhà máy trên đất Mỹ.

Donald Trump rất hãnh diện về những thành tích kinh tế đạt được hơn ba năm cầm quyền. Ông từng hứa sẽ đưa mức tăng trưởng kinh tế mỗi năm lên 6%. Nhưng thực tế, mức phát triển chưa đạt được 3%. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 4,8% vào cuối năm 2016 lúc Tổng thống Obam từ nhiệm xuống còn 3,5%.

Lời kêu gọi các đại công ty đang kinh doanh ở ngoại quốc trở về nước không thực tế, không được ủng hộ. Thậm chí có những công ty như Harley-Davidson sản xuất xe motor đã phải quyết định di chuyển các xưởng sản xuất ra khỏi Mỹ vì lương nhân công và thuế nhập cảng ở Mỹ quá cao.

Kể từ thời George W. Bush (Cộng hòa), nợ công của Mỹ đã tăng lên nhanh chóng. Nhưng dưới chính quyền Trump (Cộng hòa), nợ còn tăng nhanh hơn trước. Chương trình giảm thuế nhằm kích họat kinh tế đã đưa tổng số nợ công lên 23.2000 tỷ USD (số liệu ngày 1.1.2020) và sẽ tiếp tục tăng trên 25.000 tỷ USD vào cuối năm 2020.

Tính đến năm 2020, ngân sách nhà nước bội chi 3700 tỷ USD, tăng gần 4 lần so với năm ngoái. Trong khi cắt giảm ngân sách ở các lãnh vực giáo dục, xã hội, y tế và môi sinh, thì chi tiêu quốc phòng gia tăng khủng khiếp. Theo ước tính chính thức là 738 tỷ USD cho năm 2020.

Từ tháng 2.2020, đại dịch corona bộc phát, làm thay đổi toàn bộ tình hình chính trị và kinh tế nước Mỹ.

Tỷ lệ thất nghiệp tháng 2.2020 ở mức 3,5%, nhưng đến tháng 7 đã tăng lên trên 10% và tính đến tháng 8 vẫn còn 27 triệu người nhận trợ cấp thất nghiệp.

Tổng sản lượng nội điạ (GDP), theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tới cuối năm nay sẽ giảm 5,9%.

Năng lực xử lý đại dịch corona

Ngay khi dịch corona lan rộng trên toàn nước, Tổng thống Trump đã phát biểu “cơn dịch này là HOAX“, tin thất thiệt do Đảng Dân chủ tung ra để hại cá nhân ông. Nhưng sau đó Trump lại quả quyết: “Nạn dịch sẽ biến mất vào một ngày nào đó như một phép lạ và virus sẽ bị ngăn chặn, trễ nhất vào tháng 4 vì nhiệt độ gia tăng sẽ giết virus và chấm dứt nạn dịch Covid-19“.

Những phát ngôn của Trump đã làm nhân dân thế giới kinh ngạc về kiến thức của vị Tổng thống, lãnh đạo một quốc gia đứng đầu toàn cầu trong lãnh vực khoa học. Để che đậy những sai lầm trong việc xử lý cuộc khủng hoảng, Trump và đảng Cộng hòa đã đổ trách nhiệm cho Đảng Dân chủ, Liên minh Âu châu, Tổ chức Y tế Thế giới và giới chuyên khoa y học.

Kể từ tháng 4, Trump phát động chiến dịch đổ lỗi cho Trung Quốc về đại dịch COVID-19 tại Mỹ. Trump gán SARS-CoV-2 những cái tên như “virus Trung Quốc” hay “kung flu”. Nhưng những thủ thuật tuyên truyền đã không làm công chúng Mỹ giảm mất sự quan tâm vào cách chính quyền Trump xử lý đại dịch, thay vì đòi hỏi Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm.

Mỹ hiện tại là quốc gia có số người bị nhiễm và tử vong vì virus corona nhiều nhất thế giới. Theo thống kê của WorldOmeters, tính đến hôm nay, nước Mỹ có gần 6,5 triệu người bị nhiễm và hơn 193.000 người tử vong.

Thành quả an ninh, đối ngoại


Tư tưởng chủ đạo Nước Mỹ trước hết (America First) đặt quyền lợi đất nước trước nhất. Trump nhận xét việc can dự quân sự ở nước ngoài vì nhân đạo, tự do dân chủ hay lật đổ độc tài là chuyện xa vời so với quyền lợi và nỗi lo trong cuộc sống của dân Mỹ, nên các quyết định trong chính sách an ninh đối ngoại chỉ dựa vào những tính toán kinh tế, tài chính và chiến thuật.

Trump xem chính sách an ninh, đối ngoại của Obama và Clinton là một “thảm họa” và đã xét lại (reset) mọi thỏa thuận quốc tế mà chính quyền Obama ký kết, bất chấp hậu quả: Hủy bỏ thỏa ước nguyên tử với Iran, rút khỏi Hiệp uớc Vũ khí Nguyên tử Tầm trung đã ký kết với Nga (INF), bãi bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP), thay thế Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ với Mexico và Canada (NAFTA) bằng một hiệp định mới (USMCA), rút khỏi thỏa ước bảo vệ khí hậu Paris…

Về mặt an ninh chiến lược, Trump hòa hoãn với Bắc Hàn và Nga Xô, chuyển Toà Đại sứ Mỹ từ Tel Aviv đến Jerusalem, tăng cường quan hệ mọi mặt với Ấn Độ, một đầu tàu phát triển mới ở Á châu, giúp Ấn trở thành lực lượng đối trọng chống Trung Cộng ở Ấn Độ Dương.

Trump chủ trương giới hạn sự tham gia quân sự của Mỹ ở nước ngoài và đòi hỏi đồng minh phải phải có “nghĩa vụ“ đóng góp nhiều hơn. Trump chỉ trích NATO, một liên minh quân sự bắc Đại Tây Dương được thành lập vào năm 1949 và đã hoạt động hữu hiệu chống cộng sản trong thời chiến tranh lạnh, là một cơ cấu “lỗi thời”. Nhưng sau những phản đối của Âu châu, Trump đã rút lại lời chỉ trích và ca ngợi NATO là “Thành trì hòa bình và an ninh quốc tế”.

Trump hãnh diện cho biết, các thành viên NATO đã đáp ứng yêu sách của Mỹ trả thêm mỗi năm 130 tỷ USD. Công bố của Trump không đúng sự thật vì tổng số tiền này do các quốc gia thành viên đã thoả thuận thanh toán từ năm 2016 đến cuối năm 2020, chứ không phài tiền trả mỗi năm.

Tại Á châu, Tổng thống Trump yêu cầu Nam Hàn tăng mức đóng góp quân sự từ 890 triệu USD lên 4,7 tỷ USD – một mức tăng gần 500%. Chính quyền Tổng thống Moon Jae-in dĩ nhiên từ chối yêu cầu này, bất chấp Mỹ đe dọa rút 28.500 binh sĩ đang trấn đóng ở Nam Hàn. Tại Nhật, Mỹ kêu gọi Tokyo tăng gấp bốn lần chi phí hàng năm cho lực lượng Mỹ đóng tại nước này, từ 2 tỷ USD lên 8 tỷ USD. Một yêu cầu mà giới chức Nhật Bản cho rằng “không thực tế”.

Theo quan điểm của chính quyền Trump, các thiết chế do chính Mỹ lập ra trước kia như Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nay không còn phù hợp với “lợi ích“ của Mỹ, nên Mỹ đòi hỏi phải cải cách cơ cấu, nếu không Mỹ sẽ rút lui. Đến nay Mỹ đã rời khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc và Tổ chức Y tế Thế giới.

Cuộc chiến thương mại chống Trung Cộng

Trump chỉ trích Trung Cộng là một cường quốc tồi bại ở Á châu đã ăn cắp việc làm, công nghệ kỹ thuật của người Mỹ và bịp bợm tỷ giả tiền tệ. Trump khởi động cuộc chiến thương mại vì tin rằng đây là lĩnh vực Trung Cộng dễ tổn thương nhất do cán cân thương mại hai bên quá chênh lệch. Trump muốn thu hẹp thâm hụt thương mại với nước ngoài thông qua thuế trừng phạt đối với hàng nhập khẩu, đặc biệt hàng Trung Cộng. Mặc dù các biện pháp áp thuế ở nhiều mức độ trừng phạt đối với hàng nhập khẩu, nhưng thâm hụt hàng năm vẫn gia tăng. Điều này đi ngược lại mục tiêu của Trump là thúc đẩy nền kinh tế trong nước trở nên độc lập hơn với Trung Cộng.

Mỹ nhập cảng hàng của Trung Cộng, từ 462.4 tỷ USD vào 2016, lên đến 505.2 tỷ vào 2017 và 539.7 tỷ vào 2018 và số nhập siêu của Mỹ tăng từ 346.8 tỷ lên đến 375.4 tỷ và 419.5 tỷ trong ba năm.

Theo một nghiên cứu mới được Fed New York công bố, cuộc chiến thương mại với Trung Cộng đã thổi bay 1.700 tỷ USD giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp Mỹ, khiến tốc độ tăng trưởng đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ suy giảm gần 2% tính đến cuối năm nay. Các doanh nghiệp Mỹ phải gánh chịu phần lớn chi phí tăng lên do thuế nhập khẩu tăng, và những công ty xuất khẩu sang Trung Quốc cũng bị sụt giảm lợi nhuận vì thuế trả đũa từ phía Trung Cộng.

Mỹ và Trung Cộng hồi tháng Giêng đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 để hạ nhiệt cuộc chiến thương mại. Cụ thể, Mỹ ngừng kế hoạch đánh thuế lên 155 tỉ USD hàng hóa Trung Cộng và giảm thuế suất đối với 120 tỉ USD hàng hóa Trung Cộng từ 15% xuống còn 7,5%. Bên cạnh đó, Mỹ vẫn giữ nguyên mức thuế 25% đối với 370 tỉ USD hàng hóa khác của Trung Cộng. Đổi lại, Trung Cộng cam kết mua thêm ít nhất 200 tỉ USD hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trong 2 năm. Trong số này có khoảng 40 tỉ USD nông sản.

Vấn nạn bang giao Hoa-Mỹ sẽ không dễ gì giải quyết, khi Trung Cộng vẫn còn đạt mức độ xuất siêu qua Mỹ mỗi năm hàng trăm tỷ USD, cũng như tiếp tục theo đuổi mộng bá quyền ngự trị thế giới.

Tình hình Biển Đông căng thẳng trong nhiệm kỳ của Trump. Mỹ đã gửi Hàng không Mẫu hạm và tuần dương hạm tới tuần tra ở Biển Đông nhằm bảo đảm sự tự do hàng hải, cũng như phản ứng trước các hành động bành trướng của Trung Cộng trong khu vực tranh chấp.

Các phát biểu cường đìệu chống Trung Cộng của các quan chức cấp cao của chính quyền Trump trong những tháng cuối nhiệm kỳ của Trump đã không được các quốc gia đồng minh ờ Âu châu và Á châu nhiệt thành hỗ trợ. Các thành viên trong Hiệp hội ASEAN không quên Trump vào ngày đầu nhậm chức Tổng thống đã dẹp bỏ Hiệp định TPP và chiến lược chuyển trục về Á châu của Tổng thống tiền nhiệm Obama, mà không hề đưa ra một chiến lược thay thế.

Bất ổn xả hội vì phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát

Dưới thời Bill Clinton, số lượng tội phạm bạo lực đã giảm mạnh ở Mỹ. Trong hai năm đầu của chính quyền Trump, các tội ác bạo lực nghiêm trọng đã tăng trở lại, đặc biệt là các vụ phạm pháp và cưỡng hiếp. Chỉ trong năm 2018, đã có 700.000 vụ cưỡng hiếp, 600.000 vụ cướp bóc và gây thương tích 1,1 triệu người. Đây là mức cao nhất kể từ năm 1993.

Việc phụ nữ ngày càng trở thành nạn nhân của các vụ tấn công tình dục xảy ra trong nhiệm kỳ của một Tổng thống có nhiều tai tiếng về lạm dụng và phát ngôn khiếm nhã đối với phụ nữ, đã làm dư luận chú ý tới nhiều tài liệu và hình ảnh cũ về Trump tái xuất hiện trong chiến dịch bầu cử.

Năm 2018 Trump đã thay đổi các quy định xét xử về bạo lực trong gia đình. Kiện tụng bây giờ trở nên khó khăn hơn cho những nạn nhân muốn được bảo vệ và công nhận tại tòa án. Trump ủng hộ việc xét nghiêm ngặt quyền phá thai.

Quyền sở hữu vũ khí được Trump và đảng Cộng hòa hỗ trợ chính trị nhiều hơn quyền của phụ nữ. Súng vẫn tương đối dễ kiếm. Sát nhân bằng súng xảy ra hết lần này đến lần khác ở Mỹ, kể cả trong trường học.

Kể từ khi Donald Trump nhậm chức, số lượng “xả súng hàng loạt” với vũ khí mua hợp pháp, thường là với súng ngắn bán tự động đã tăng lên. Vào năm 2017, 58 người đã thiệt mạng và 546 người bị thương trong vụ thảm sát ở Las Vegas. Sau các vụ thảm sát ở El Paso (Texas), Dayton (Ohio) vào năm 2019, Trump hứa sẽ áp dụng luật vũ khí mới.

Cái chết của George Floyd, một người đàn ông Mỹ gốc Phi vào ngày 25.5.2020 tại thành phố Minneapolis (Minnesota) thật kinh hoàng. Các cuộc biểu tình chống bạo lực cảnh sát và phân biệt chủng tộc đã bùng nổ khắp Mỹ và là lần đầu tiên trong lịch sử Hợp Chúng quốc, nhân dân Mỹ thuộc nhiều màu da khác nhau đã đoàn kết lại để biểu lộ sự bất bình về nạn phân biệt chủng tộc. Không chỉ Mỹ, các cuộc biểu tình cũng lan rộng đến nhiều nước, từ Nam Mỹ đến châu Phi, từ châu Âu đến Đông Nam Á và từ Mexico đến Canada. Các cuộc phản kháng ủng hộ phong trào Black Lives Matter (Mạng sống người da đen cũng đáng giá), phần lớn diễn ra ôn hòa dù có xảy ra bạo động ở một vài thành phố.

Thay vì kêu gọi hòa giải, Trump lại có những phát ngôn như “thêm dầu vào lửa“. Trump vu khống những người phản kháng là quân bạo loạn, biện hộ bạo lực cảnh sát và đe doạ dùng quân đội trấn áp biểu tình. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng lên tiếng phản đối việc Trump điều động quân đội nhằm dập tắt tình trạng bất ổn xã hội. Hàng loạt cựu lãnh đạo quân đội và cựu bộ trưởng quốc phòng cũng lên tiếng ủng hộ quan điểm của Ngũ Giác Đài.

Ngày 23.8, Jacob Blake, một thanh niên da đen, 29 tuổi bị cảnh sát bắn sau lưng trọng thương tại Kenosha (Wisconsin). Trump không hề nhắc đến những nạn nhân da đen bị gíết, nhưng lại vinh danh Aaron Jay Danielson, 39 tuổi, một thành viên da trắng vũ trang của tổ chức “Patriot Prayer” hỗ trợ Trump bị chết trong vụ xô sát ngày 31.8 tại Portland (Oregon) là “liệt sĩ“.

Bất bình đẳng chủng tộc luôn là thách thức lớn nhất đối với nước Mỹ. Giáo sư xã hội học của đại học Harvard, Orlando Patterson đã nhận xét trong một tiểu luận “The Long Reach of Racism in the U.S.“ trên báo Wall Street Journal ngày 5.6.2020 “dù đã có nhiều tiến bộ trong hai thế kỷ qua, khai trừ và bất công đối với nhiều người da đen vẫn còn là một thực tại“.

Một Tổng thống có nhiều cá tính kỳ lạ

Theo báo Washington Post, từ tháng 1.2017 tới nay, Tổng thống Trump đã nói dối hoặc cố tình công bố nhiều sự kiện không đúng sự thật. Trump thường vu khống báo chí, truyền thông là “kẻ thù nhân dân“. Những thông tin, tin tức mà ông không muốn nghe hoặc đọc, bị ông kết án là tin giả “Fake News“.

Trump sở hữu 16 sân golf ở Hoa Kỳ, châu Âu và Trung Đông. Trong chiến dịch tranh cử, Trump đã chỉ trích Obama thường xuyên đi đánh golf thay vì ngồi làm việc trong Toà Bạch Ốc, rằng bản thân ông, nếu trở thành Tổng thống, ông sẽ “không có thời gian để chơi golf”. Nhưng thực tế chứng minh ngược lại. Tính đến ngày 10.1.2020 sau 155 tuần kể từ ngày nhậm chức, Trump đã đến sân golf 242 lần, còn Obama chỉ có 92 lần. Giới truyền thông nhiều lần tường thuật, Trump đã phủ nhận, chối cãi không biết hoặc chưa được đọc các báo cáo quan trọng của các cơ quan tình báo và cố vấn an ninh vì Trump dùng quá nhiều thời giờ cho thú viết tin trên mạng Twitter và đi chơi golf.

Mức độ tín nhiệm Trump


Trong cuộc bầu cử năm 2016, đa số cử tri đã không bỏ phiếu cho ứng viên Cộng hòa Donald Trump. Ứng viên Dân chủ Hillary Clinton nhận được trên ba triệu phiếu nhiều hơn. Nhưng Trump đã giành chiến thắng nhờ hệ thống bầu thông qua Hội đồng đại cử tri (Electoral College).

Theo các dữ liệu của viện thăm dò dư luận Gallup, Tổng thống Trump không được đa số dân chúng tín nhiệm so với hai người tiền nhiệm là Bush và Obama.

Bush nhận dược mức tín nhiệm 57% (ngày 9.2.2001) sau 20 ngày khởi đầu nhiệm kỳ và 49% (ngày 3.1.2005) sau 1444 ngày tại chức.

Obama có mức độ được lòng dân 66% (ngày 26.1.2009) sau 6 ngày tại chức và 50% (ngày 14.1.2013) sau 1445 ngày cầm quyển.

Trump bắt đầu nhậm chức với 45% (ngày 20.1.2017) rồi giảm xuống 43% (ngày 5.1.2020) sau 1049 ngày tại chức. Nay chỉ còn ở mức dưới 40%.

Kể từ khi làm Tổng Thống, Trump chưa bao giờ nhận được mức ủng hộ vượt quá 50%. Ngay ở thời điểm ngày 1.2.2020, khi nền kinh tế khởi sắc, thị trường chứng khoán tăng mạnh và tỷ lệ thất nghiệp thấp, Trump vẫn không được đa số dân chúng hậu thuẫn.

Tham dự cuộc bầu cử Tổng thống ngày 3.11.2020, cử tri Mỹ sẽ có liên danh Cộng hòa Donald Trump – Mike Pence và Liên danh Dân Chủ Joe Biden – Kamala Harris. Nhiều cuộc thăm dò dư luận của các cơ quan truyền thông đều tiên đoán, Liên danh Dân chủ Biden – Harris sẽ thắng cử.

– NYT Upshot/ Siena College poll, ngày 22.6: Donald Trump 36% – Joe Biden 50%

– ABC News/Washington Post poll, ngày 19.7: Donald Trump 40% – Joe Biden 55%

– CNN poll, ngày 17.8: Donald Trump 42% – Joe Biden 51%

– Báo quân đội “Military Times“ cũng công bố kết quả thăm dò ý kiến. Theo đó 37% binh sĩ sẽ bầu Trump, nhưng 41% muốn Biden là vị tân Tổng tư lệnh của quân đội. Trump sẽ chấp nhận phán quyết của cử tri?

Nếu dựa vào hiện trạng kinh tế, chính trị và xã hội, cũng như kết quả của các cuộc thăm dò ý dân, đả̉ng Dân Chủ sẽ thắng trong cuộc bầu cử (Tổng thống, Lưỡng viện và thống đốc tiểu bang…) vào tháng 11.2020.

Tuy nhiên chiến thắng của Biden và Harris có thể gặp trở ngại vì hai lý do:

– Ứng cử viên tổng thống nhận được nhiều phiếu phổ thông của cử tri, chưa hẳn đã thắng cử vì Tổng thống không được nhân dân bầu trực tiếp mà do Hội đồng đại cử tri (Electoral College) bầu. Trong cuộc bầu cử năm 2016, ứng viên Dân chủ Hillary Clinton không nhân được đa số phiếu trong Electoral College dù đã chiếm nhiều phiếu cử tri hơn ứng viên Cộng hòa Donald Trump.

– Quyết định thắng thua có thể bị thay đổi qua các thủ thuật chính trị. Hai thí dụ trong quá khứ:

– Ứng viên thắng cử nhờ quyết định của Uỷ ban bầu cử. Ứng viên Cộng hòa Rutherford B. Hayes và Ứng viên dân chủ Samuel J.Tilden đã đổ lỗi gian lận bầu cử cho nhau trong cuộc bầu cử năm 1876 và cả hai đều cho rằng mình có bằng chứng thắng cử. Vì kết quả không rõ ràng, một Ủy ban bầu cử gồm 15 thành viên Thượng nghị sĩ, Hạ nghị sĩ và Thẩm phán Tối cao pháp viện được lập ra mà đa số thuộc đảng Cộng Hoà. Ủy ban sau đó đã quyết định Ứng viên cộng hòa Hayes thắng.

– Ứng viên thắng cử nhờ đa số phiếu trong Tối cao Pháp viện. Ứng viên Cộng hòa George W. Bush đã thắng nhờ phán quyết của Tối cao Pháp viện trong cuộc bầu năm 2000.

Hai sự kiện này đang tạo ra nỗi lo trong dư luận, Trump luôn quả quyết sẽ có bầu cử gian lận nếu ông thua. Đây là cớ để Trump kiện cáo lên Tối cao Pháp viện. Hiện tại, Tối cao Pháp viện có 9 thành viên, phe Cộng hòa có 5 thẩm phán trong khi dân Chủ chỉ có 4.

Cuộc bầu cử cuối cùng sẽ diễn tiến tốt đẹp trong trường hợp Đảng Dân chủ đại thắng với tỷ lệ cao không phủ nhận đươc. Nếu không, công luận sẽ chứng kiến kịch bản do Trump làm đạo diễn.

Thay lời kết

Trong một bức thư ngỏ gửi cử tri Mỹ, được tổ chức Defending Democracy Together (Cùng Nhau Bảo Vệ Nền Dân Chủ), một tổ chức bảo thủ của những người thuộc đảng Cộng Hòa, công bố ngày 20.8.2020, hơn 70 cựu quan chức an ninh quốc gia, từng phục vụ trong chính quyền của các Tổng thống Ronald Reagan, George H.W. Bush, George W. Bush, và Donald Trump, hoặc với tư cách là thành viên Đảng Cộng hòa trong Quốc hội, đã đưa ra những nhận xét phê phán đường lối chính trị của Donald Trump trong gần bốn năm qua.

Theo họ, Trump không đủ tư cách và năng lực để lãnh đạo quốc gia. Các nhân sĩ này kết án Donald Trump đã làm đất nước thất bại và làm tổn hại nghiêm trọng đến vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ, đồng thời kêu gọi cử tri Mỹ nên bầu cho cựu Phó Tổng thống Joe Biden làm Tổng thống kế tiếp.

Tình trạng phân hoá chính trị, cách biệt giàu nghèo, chủng tộc, nông thôn – thành thị trong những năm cầm quyền của Trump đã trở nên nghiêm trọng. Nước Mỹ ngày nay cần phải cải cách với một tân tổng thống có phẩm chất lãnh đạo để canh tân quốc gia và đoàn kết nhân dân thuộc mọi thành phần, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo và giai cấp.

Bình Luận từ Facebook
lilac2010
Posts: 76
Joined: Sun Mar 21, 2010 10:45 pm
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by lilac2010 »



Tôi sẽ đi bầu tổng thống Mỹ kỳ này
Vũ Nguyệt Anh
22-10-2020

Chắc chắn tôi sẽ đi bầu tổng thống Mỹ và đây sẽ là lần thứ ba trong đời tôi đi bầu. Trước năm 1975 tôi không bao giờ đi bầu. Sau năm 1975 tôi cũng không đi bầu dù bị bắt buộc, chẳng hạn như công an đi qua đi lại trước nhà, công an khu vực đến động viên, tôi ừ à nhưng không đi.

Đến Mỹ, tôi nhập quốc tịch năm 1982, đến 1984 tôi đã đi bầu lần đầu tiên trong đời và tôi chọn Tổng thống Reagan vì thấy ông ta mạnh mẽ so với Carter. Tôi đi bầu lần này là vì tôi muốn có chút cảm giác về bầu cử ở Mỹ ra sao.

Đến năm 1992, Tổng thống lúc đó là George H.W. Bush, còn được gọi là Bush cha, một người đáng kính, nhưng tiếc thay thời cuộc thay đổi sau chiến tranh lạnh, hãng xưởng sa thải nhân công, kinh tế suy thoái, tạo nên một không khí vô cùng ảm đạm và tôi lại quyết định đi bầu lần thứ hai.

Cuối năm 1992, tôi bầu cho Bill Clinton. Từ đó đến nay, tôi không hề đi bầu thêm lần nào nữa, dù đến kỳ cầu cử là ủy ban bầu cử địa phương mời gọi tôi phụ giúp ở các địa điểm bỏ phiếu và tôi chưa hề từ chối lần nào.

Giờ đã là hạ tuần tháng 10 năm 2020, chưa đầy 2 tuần nữa là tới ngày 3/11, là ngày tổng tuyển cử (thật ra nhiều người dân Mỹ đã bỏ phiếu bằng thư hoặc bỏ ở phòng phiếu từ trước, tùy theo tiểu bang) và lần này chắc chắn tôi sẽ đi bầu.

Tại sao tôi đi bầu và tôi sẽ bầu cho ai?

Có bạn sẽ bảo, “ối giời ơi, đi bầu có gì lạ mà phải kể lể dài dòng?” Đúng thế, bầu cử là chuyện rất bình thường, thế nhưng kỳ này sẽ là một kỳ bầu cử đặc biệt và tôi tin là, số người đi bầu sẽ cao kỷ lục.

Hơn nữa, tôi cũng muốn tâm sự với các bạn tôi đôi lời, rằng tôi sẽ không bầu cho người mà một số bạn tôi mê đắm. Tôi sẽ bầu cho ông Joe Biđen dù ông ta không phải là một cá nhân kiệt xuất. Hy vọng các bạn hiểu tại sao tôi làm thế. Cũng như nhiều người dân Mỹ khác, với tôi, kỳ bầu cử lần này không phải để chọn một tổng thống tài ba, mà là để loại Trump ra khỏi tòa Bạch Ốc.

Nước Mỹ dưới thời Tổng thống Trump

Sau gần 4 năm tại vị, với lòng kỳ thị cố hữu, với những sai lầm chết người của người đứng đầu chính phủ Mỹ, nước Mỹ đã trở nên phân hóa cùng cực, chủ nghĩa da trắng ưu việt trỗi dậy mà ông Trump không bao giờ lên án họ. (Nên nhớ, bố của Tổng thống Trump là Fred Trump Senior, đã từng bị bắt khi có mặt trong cuộc tụ tập của các thành viên KKK năm 1927 ở Queen, New York. Dù không bị truy tố, nhưng ai cũng biết bố của ông ta đã ảnh hưởng đến ông ta như thế nào, theo báo USA Today ngày 6/18/20).

Sau khi nhậm chức, chúng ta cũng đã thấy nội các của TT Trump vô cùng xáo trộn, người bị sa thải, kẻ từ chức, loạn cả lên. Tôi từng ngạc nhiên khi thấy những người từng cộng tác và gần gũi với Trump đã có những nhận xét rất tiêu cực về vị tổng thống này.

Steve Bannon nói, Trump giống như một đứa trẻ 11 tuổi; Rex Tillerson nói Trump là một đứa trẻ khờ dại (moron); Jim Mattis nói Trump có trình độ của đứa trẻ lớp 5 lớp 6; John Kelly gọi Trump là thằng ngu xuẩn; Mary Trump bảo chú mình là kẻ sống bằng đối trá; Harrison Ford gọi Trump là thằng chó đẻ (son of the b*tch). Còn quyển sách 101 sự thật không thể phủ nhận, chứng minh Donald Trump là một kẻ ngu xuẩn (101 Indisputable Facts Proving Donald Trump Is An Idiot), của tác giả Guy Fawkes. Còn nhiều nhiều nữa, các bạn có thể vào Google để tìm thêm, nếu muốn.

Theo thư thỉnh nguyện của hàng trăm giáo sư nghiên cứu về quan hệ quốc tế, Trump đã thất bại dù có một vài thành tựu nhỏ nhoi đã được phóng đại (Statement of IR Scholars on Trump Administration Foreign Policy Failures: We Need New Leadership

Thất bại trong thương chiến với Tàu – Yếu đuối với Nga – Ngớ ngẩn với Bắc Hàn – Sai lầm với Iran – Vô tích sự với Venezuela – Không coi trọng cơ quan tình báo của chính mình – Sử dụng Bộ Nội An sai trái – Thất bại trong kiểm soát ngăn ngừa Coviđ-19 – Vô nhân đạo với người tị nạn, phân cách trẻ con và vi phạm luật quốc tế, phản bội lòng nhân đạo cố hữu của Mỹ – Làm suy yếu khả năng của Mỹ trong việc thuyết phục các quốc gia khác về tôn trọng nhân quyền như trường hợp người Duy Ngô Nhĩ v.v…


Hãy bầu cho Joe Biden để loại Trump

Sau hơn 40 năm ở Mỹ, trải qua nhiều đời tổng thống, tôi chưa bao giờ bi quan và lo lắng cho tương lai của nước Mỹ như hiện nay. Một nước Mỹ phân hóa cùng cực, kỳ thị chủng tộc trở nên nghiêm trọng, chủ nghĩa đa trắng ưu việt thăng hoa, những nhà khoa học bị dè bĩu, chỉ những lãnh tụ độc tài và những nước độc tài là hưởng lợi, cai trị mê hoặc quần chúng bằng khẩu hiệu, nước Mỹ bị thế giới xem thường…

Một TT Trump với ngoại hình tài tử, đứng trước những người hâm mộ, quay qua bên phải nói bâng quơ vài câu “vĩ đại” rồi chửi rủa một người nào đó, quay qua bên trái nói láp dáp “vĩ đại” như chưa từng nói, rồi lại chửi rủa thêm một vài người nữa, rồi quay lại phía trước nói láp dáp rằng “chúng ta vĩ đại”, rồi vỗ tay, thỉnh thoảng hô hào nhốt nó, nhốt hết, lại vỗ tay. Tiếc thay, hình ảnh đó không thể hấp dẫn được tôi.

Tôi sẽ bầu cho Joe Biden và dù một lá phiếu nhỏ nhoi của tôi chẳng là gì, nhưng đó là cách tôi cất lên tiếng nói, thể hiện sự chọn lựa của mình. Hy vọng đưới sự lãnh đạo của một tổng thống khác, không cần vĩ đại như Trump, nước Mỹ sẽ được hàn gắn và phục hồi về mọi mặt.

Cầu xin Thượng Đế ban phước lành cho nước Mỹ.
hoanghoa
Posts: 2260
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by hoanghoa »

Image

25 lý do vì sao tôi không bầu cho ứng viên Donald Trump

28/10/2020

Một trong những nguyên tắc trị nước căn bản nhất mà tôi đòi hỏi ở người lãnh đạo thì rất rõ ràng và dứt khoát (non-negotiable): Chính trị KHÔNG được tách rời khỏi Đạo đức”. Đạo đức phải là động lực để chính trị gia nhập cuộc và là ngọn đèn cho lãnh tụ thiết lập tầm nhìn (vision). Lãnh tụ chính trị càng ở cấp cao, quyền lực càng nhiều, thì nhân dân càng phải khắt khe hơn, quyết liệt hơn trong việc đời hỏi chuẩn mực đạo đức của lãnh đạo.

Lãnh đạo có Tài mà không có Đức thì lại càng nguy hiểm hơn: Vì lãnh đạo sẽ mang cái tài đó ra làm chuyện thất đức! Vì lãnh đạo không có Đức đó không những chỉ làm hại một người, mà còn làm hại hàng triệu người!

Ngày 3/11/2020, không biết tôi có bầu cho ông Biden hay không, nhưng CHẮC CHẮN là tôi sẽ không bầu cho ông Trump. Lương tâm và lý trí của tôi không cho phép tôi bầu cho ông Trump.

Bây giờ hãy xem tư cách, ứng xử và ngôn từ của ứng cử viên Donald J. Trump, 74 tuổi, người muốn nắm chức vụ Tổng thống của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ kế tiếp:

1. Trốn Quân dịch 5 lần dù mở miệng tự xưng là “người yêu nước” (patriot).

2. Trốn thuế 10 năm dù hô hào “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” (Make America Great Again)

3. Gọi các nhà khoa học là “đồ ngu” (idiots)

4. Gọi các quân nhân tử trận ngoài chiến trường là “đồ bại trận” (losers), “đồ tồi” (suckers). George White, một cựu sĩ quan Mỹ biết rõ Trump, khi nghe thế đã trả lời: “Trong giao tiếp với y, tôi đã thấy hắn là một thằng chó đẻ vô cảm, đáng ghét” (In my dealings with him he was a heartless, obnoxious son of a bitch).

5. Gọi Thượng Nghị sĩ Cộng hòa John McCain là “thằng khùng” (dummy).

6. Gọi bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về Dịch tể học, xử lý Covid-19, là “một thảm họa” (a disaster).

7. Gọi nhà lãnh đạo nước Đức, nữ Thủ tướng Angela Merkel, là “con mẹ ngốc nghếch” (stupid).

8. Trong khi đó thì tôn vinh Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-Un là “Vị lãnh đạo vĩ đại” (The Great Leader).

9. Gọi những di dân người Mexico là “bọn tội phạm” (criminals), “bọn buôn ma túy” (drug dealers), “bọn hiếp dâm” (rapists).

10. Nói với mọi người rằng, với những nữ diễn viên, “Mình muốn làm gì chúng nó cũng được. Bóp l*n chúng nó cũng không sao” (you can do anything, grab them by the p*ssy).

11.Khẳng định rằng “99% trường hợp lây nhiễm Covid-19 là hoàn toàn vô hại” (99% of Covid-19 cases are totally harmless).

12. Khẳng định rằng: “Trẻ em gần như chắc chắn là miễn nhiễm với Covid-19” (Children are “virtually immune” to Covid-19) bất chấp những con số tử vong của trẻ em do Covid-19 mà CDC công bố.

13. Khẳng định “Đại dịch sẽ biến mất ngay mà” (It’s going to disappear, it is disappearing) 38 lần, từ tháng 2 cho đến tháng 10/2020. Trong khi đó, đã có gần 9 triệu dân Mỹ nhiễm Covid-19, trong đó có hơn 230 ngàn người Mỹ tử vong.

Ba mục 11-12-13 có thể sẽ là ba trong nhiều chứng cớ để truy tố Trump tội ngộ sát (Unvoluntary manslaughter) và/hoặc tòng phạm (Complice) trong một vụ án giết người hàng loạt (Mass murderer).

14. Hăm he sẽ xách gói “rời khỏi nước Mỹ nếu không thắng cử” (Maybe I have to leave the country). [Điều này xin cho một lời bàn: KINH HOÀNG!!! Một Tổng Thống mà có thể vô tình, vô ơn và vô trách nhiệm với tổ quốc mình như vậy].

15. Kết án báo chí “thật sự là kẻ thù của nhân dân” (truly the enemy of the people), hô hào “nhốt bà ta lại” (Lock Her Up) đối thủ chính trị của mình. Không có báo chí, không có đối thủ chính trị thì “dân chủ” ở đâu? Tuy chỉ là những khẩu hiệu để kích động cử tri nông-dân-thợ-thuyền của ông hầu kiếm phiếu, nhưng đồng thời nó cũng gây thêm chia rẽ giữa các giai tầng xã hội và đổ thêm dầu vào đám cháy cho những nhóm pro-Trump cực đoan.

16. Tính đến 25/5/2020, đã có 415 cộng sự viên, tức nhân viên chính phủ từ chức, bị tù, hoặc bị giải nhiệm vì không chịu làm “Yes-man”. Thì ra ông chỉ “đuổi muỗi khỏi đầm lầy Washington DC” (Drain the Swamp), những “con muỗi” do chính ông sinh ra, còn số người vận động hành lang (lobbyist) thì lại càng ngày càng tăng (theo Statista)!

17. Bị cháu gái Mary Trump gọi là “Người nguy hiểm nhất thế giới” (the world’s most dangerous man) và bị chị gái, là một cựu thẩm phán, cho rằng “không thể tin tưởng được” (can’t trust).

18. Tự xưng là “thiên tài” (genius) và “khôn ngoan” (smart), nhưng giấu kín điểm học bạ và thuê người khác thi SAT dùm.

19. Tự xưng là “người hùng thứ dữ” (tough strong man), nhưng thoa kem và xịt tóc (wears makeup and hairspray) nhưng không chịu mang khẩu trang, chống lại khuyến cáo của CDC và WHO đến nỗi chính mình bị lây Covid-19.

20. Tự xưng là “tín đồ Kitô giáo” (a Christian) và thực hành lời dạy của Kinh Thánh” (man of the Bible) mà ly dị hai lần, chưa bao giờ xưng tội và không nhớ được một câu nào trong Thánh Kinh. (Declined to name even one of his favorite Bible verses).

21. Bị Đức Giáo hoàng Francis phán rằng, Donald Trump không phải là một tín hữu Kitô giáo (not a Christian), Trump phản pháo Ngài trước đông đảo cử tri tại South Carolina rằng: “Một vị lãnh đạo tôn giáo mà lại chất vấn tín ngưỡng của người khác thì thật đáng xấu hổ”. (For a religious leader to question a person’s faith is disgraceful).

22. Tự xưng là “doanh nhân thành công” (successful businessman) nhờ trốn $413 triệu tiền thuế (dodge a $413 “gift” from daddy) và đã khai phá sản sáu lần và lâm nợ ít nhất 1 tỷ đô la.

23. Tự xưng là “Tổng thống tốt nhất đối với Cộng đồng người Mỹ Da đen tính từ TT Abraham Lincoln đến nay” (the best president for the Black community since Abraham Lincoln) thế mà không dám công khai lên án bọn Da trắng Thượng đẳng (White supremacy) như Proud Boys.

24. Hô hào chống Tàu Cộng, thế mà chưa kể 41 thương hiệu của các công ty do con gái Ivanka Trump làm chủ/ đầu tư đã được chính quyền Trung Quốc chuẩn thuận vào tháng 4/2019, chính bản thân ông Trump cũng đã có ba trương mục ngân hàng bí mật tại Trung Quốc và, trong 3 năm, Trump đã đóng thuế cho chính phủ Tập Cận Bình hơn $188,000, nhiều gấp 84 lần ông ta đóng thuế cho chính phủ Mỹ (3 năm x $750). Vậy mà cứ to mồm “America First”!

25. Cuối cùng, ông Trump đã nói láo, nói bậy, nói lạc dẫn, nói rồi chối … nhiều một cách kinh hoàng, như người bị bệnh tâm thần hoang tưởng, đến nỗi Tự điển Bách khoa Toàn thư Wikipedia đặc biệt có hẳn một trang mục riêng về hiện tượng nầy. Trang mục nầy tên là “Sự thật về những Tuyên bố của Donald Trump” (Veracity of Statements by Donald Trump), được phân loại thành 19 đề mục/lãnh vực mà ông Trump đã từng có những tuyên bố sai trật, xảo trá, lươn lẹo, lạc dẫn …

Điều gì đã khiến ông Trump trở nên một người như thế? Theo tôi, có ba lý do:

1) Suốt thời thơ ấu, cũng như trong giai đoạn chập chững trưởng thành, ông Trump đã không được hấp thụ một nền giáo dục gia đình hoàn chỉnh. Bố ông lại làm cho tính tình ông tệ hơn (xem hồi ký của Mary Trump). Ông đã trải qua giai đoạn xây dựng nhân cách cực kỳ quan trọng theo chiều hướng không được lành mạnh như thế.

2) Vào đời, trong một thời gian dài, ông đã hoạt động trong các lãnh vực bất động sản, kinh doanh giáo dục, sân golf, sòng bài, show business… và trở thành tỷ phú. Môi trường kinh doanh đầy sát phạt và mưu mô như thế chỉ làm tăng thêm bản chất trọc phú của ông, nhìn tất cả như là một canh bạc mà ông vừa là dealer vừa là kẻ đánh bài.

3) Cuối cùng, ở tuổi 70, chính ông Trump cũng không ngờ, vì một tình cờ lịch sử, hay “nhiệm ý Thiên Chúa”, hay “duyên nghiệp trùng trùng”, ông đắc cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Thế là cậu học trò nhờ bạn thi SAT năm nào, người thanh niên trốn lính 5 lần thưở nọ, tay trọc phú lừa đảo sinh viên Trump University dạo đó, trở thành chủ nhân Nhà Trắng để ngạo nghễ phát huy bản tính cao ngạo và lừa lọc của mình.

“Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”. Trump lại hoàn Trump! Trump PHẢI LÀ Trump!

Làm sao tôi có thể bầu cho một người như thế làm Tổng thống nước Mỹ được?

Vĩnh Long
Bình Luận từ Facebook
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by lengoi »

Image

4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ
Hồng Anh |
03/11/2020 03:30 PM
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden. Ảnh: AFP.
Ngày 3/11, (theo giờ địa phương), cử tri Mỹ chính thức đi bỏ phiếu để lựa chọn Tổng thống tiếp theo của nước này.
Hiện tại, hai ứng viên, đương kim Tổng thống Donald Trump thuộc Đảng Cộng hòa và cựu Phó tổng thống Joe Biden, đại diện cho Đảng Dân chủ, đang cạnh tranh quyết liệt để giành tấm vé cuối cùng.

Nếu như trong các kỳ bầu cử trước, tên của người chiến thắng sẽ được công bố ngay trong đêm bầu cử, thì cuộc bầu cử Tổng thống năm nay sẽ rất khác biệt. Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu qua thư gia tăng do đại dịch Covid-19 dự kiến sẽ kéo dài thời gian công bố kết quả tại nhiều bang quan trọng. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Biden vẫn đang dẫn trước về tỷ lệ ủng hộ trên toàn quốc, nhưng tại các bang chiến địa, khoảng cách giữa hai ứng cử viên ngày càng sít sao hơn. Tổng thống Trump vẫn có cơ hội xoay chuyển tình thế nếu như nhìn lại kết quả cuộc bầu cử 4 năm trước.

Dưới đây là 4 kịch bản có thể xảy ra sau cuộc bầu cử Mỹ:

1. Ứng cử viên Biden chiến thắng với cách biệt nhỏ

Nếu ứng cử viên Joe Biden chiến thắng với tỷ lệ cách biệt nhỏ thì kết quả có lẽ sẽ không được biết ngay trong ngày bầu cử. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cuộc bầu cử năm nay rất khác biệt với tỷ lệ cử tri bỏ phiếu sớm gia tăng qua 2 hình thức bỏ phiếu qua thư và bỏ phiếu trực tiếp.


Đã có hai địa điểm ở Mỹ công bố sớm kết quả bầu cử Tổng thống 2020
Tại một số bang chủ chốt, các quan chức sẽ không kiểm những lá phiếu được gửi đến sớm cho đến ngày bầu cử. Một trong số các hạt tại Pennsylvania – bang tối quan trọng trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay, thậm chí sẽ không bắt đầu kiểm những lá phiếu gửi sớm cho đến ngày 4/11.

Một khu vực tại Pennsylvania cho biết, họ có thể phải mất một tuần để kiểm phiếu vì chưa từng phải xử lý số lượng lá phiếu lớn như vậy. Ngoài ra, tại Pennsylvania và Bắc Carolina, những lá phiếu gửi qua bưu điện đến muộn một vài ngày vẫn được tính.

Nếu ông Biden dẫn trước với biên độ hẹp, ông sẽ phải chờ đợi nhiều ngày trước khi được xác nhận giành chiến thắng. Các nhà thăm dò dư luận cho biết, trong trường hợp Joe Biden dẫn trước từ 2 đến 4 điểm phần trăm về đầu phiếu phổ thông trên toàn quốc thì ứng cử viên này vẫn cần phải chờ kết quả kiểm phiếu tại những bang quan trọng như Pennsylvania để xác định liệu ông có chiến thắng phiếu đại cử tri và trở thành Tổng thống hay không.

2. Khoảng cách giữa hai ứng cử viên quá sít sao

Nếu tỷ lệ phiếu bầu giữa hai ứng cử viên quá sít sao, ông Trump hoặc ông Joe Biden có thể yêu cầu kiểm phiếu lại tại các bang chiến địa. Tiếp đến, các luật sư có thể tham gia vào giải quyết tranh cãi của các bên về những phiếu bầu nào nên được kiểm và những phiếu bầu nào bị hủy.

Trường hợp này từng xảy ra trong cuộc bầu cử Mỹ vào năm 2000. Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng viên George W. Bush của đảng Cộng hòa và Al Gore của đảng Dân chủ (ông Al Gore khi đó là đương kim Phó Tổng thống Mỹ) đã được quyết định tại bang Florida. Theo luật của Florida, khoảng cách giữa hai ứng viên quá sít sao và như vậy là đủ để yêu cầu kiểm lại phiếu. Những tranh cãi nảy sinh trong quá trình kiểm phiếu đã buộc Tòa án Tối cao phải vào cuộc.


Chat với cử tri Mỹ trước giờ G: "Tôi không dám để lộ là mình ủng hộ ông Trump. Tôi sợ hàng xóm tức giận..."
Trong cuộc bầu cử lần này, khi có quá nhiều cử tri lần đầu tiên bỏ phiếu qua thư, cuộc đua có thể tiếp diễn với kịch bản tương tự. Bên cạnh đó, nếu kết quả phụ thuộc vào bang Pennsylvania, Tòa án Tối cao đã để ngỏ khả năng ra phán quyết sau cuộc bầu cử về việc liệu bang này có được chấp nhận những lá phiếu gửi qua thư đến nơi muộn 3 ngày hay không. Điều đó sẽ có lợi cho Tổng thống Trump vì các cử tri Dân chủ có khả năng bỏ phiếu qua đường bưu điện nhiều hơn là các cử tri Cộng hòa.

Trước đó, các luật sư của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đã đệ trình hàng trăm vụ kiện pháp lý liên quan đến các thủ tục bầu cử. Đối với bất cứ vụ kiện nào do Tòa án Tối cao thụ lý, Tổng thống Trump được cho là sẽ có lợi thế hơn. Sau khi bà Amy Coney Barrett được phê chuẩn trở thành Thẩm phán của Tòa án Tôi cao, cán cân quyền lực tại Tòa án đã nghiêng về phe bảo thủ với 6 thẩm phán bảo thủ và 3 thẩm phán tự do.

3. Ông Biden chiến thắng áp đảo

Florida, một trong những bang chủ chốt trong cuộc bầu cử Tổng thống, đang tiến hành kiểm những lá phiếu được cử tri gửi sớm. Điều này đồng nghĩa với việc, bang Florida dự kiến công bố kết quả vào đêm bầu cử, có lẽ chỉ vài giờ trước khi cuộc bỏ phiếu chính thức kết thúc.

Bang này sẽ giúp cho tất cả mọi người, trong đó có ông Trump và ông Biden nhìn nhận cách thức mọi thứ đang diễn ra. Với 29 phiếu đại cử tri, Florida là một phần thưởng lớn trong cuộc bầu cử lần này. Cần nhắc lại rằng, thắng lợi của ông Trump ở Florida vào năm 2016 đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp ông giành được chiếc ghế Tổng thống. Vì thế, ông Trump được cho là khó có khả năng thắng phiếu đại cử tri nếu ông để mất Floria trong năm nay.

Ứng cử viên Joe Biden từng tuyên bố: “Nếu Florida chuyển sang màu xanh (màu sắc đại diện cho đảng Dân chủ-ND) thì cuộc bầu cử sẽ kết thúc”. Trong trường hợp ông Biden giành chiến thắng ở bang Florida, đặc biệt với khoảng cách rộng trước đối thủ, nhiều khả năng ứng cử viên này sẽ có chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Mỹ.

Texas, nơi chứng kiến một cuộc bỏ phiếu sớm chưa từng có, cũng là bang quyết định với 38 phiếu đại cử tri. Nếu ông Biden giành được pháo đài của đảng Cộng hòa tại bang Texas thì ứng cử viên này chắc chắn sẽ có chiến thắng “long trời lở đất”.

Giới quan sát cho biết, để chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ, một ứng cử viên phải dẫn trước đối thủ hơn 10% số lá phiếu phổ thông hoặc giành được đa số phiếu của Cử tri đoàn. Thắng lợi của ông Biden sẽ khiến Tổng thống Trump khó có lựa chọn nào khác ngoài việc đề nghị Tòa án xem xét lại kết quả.

4. Tổng thống Trump chiến thắng

Theo giới phân tích, cuộc bầu cử năm nay rất dễ xuất hiện kịch bản “ảo ảnh màu đỏ”. Theo kịch bản này, các bang công bố kết quả bầu cử sớm có thể cho thấy Tổng thống Trump đang dẫn trước vì số lượng cử tri Cộng hòa bỏ phiếu trực tiếp trong ngày bầu cử gia tăng. Nhưng sau đó, khi những lá phiếu gửi qua bưu điện được kiểm, tình huống có thể thay đổi với việc ứng cử viên Biden có thể tiến sát nút hoặc vượt lên dẫn trước.

Nếu Tổng thống Trump có được lợi thế dẫn trước ở lúc đầu, ông có thể tuyên bố chiến thắng sớm, đồng thời làm dấy lên sự hoài nghi về tính hợp pháp của các lá phiếu gửi qua đường bưu điện. Giới phân tích cho rằng, chiến thắng của ông Trump sẽ rất hẹp và ông có thể phải chờ đợi hàng tuần để các tiểu bang chính thức xác nhận thắng lợi của ông.

Đội ngũ tranh cử của ông Trump đã tính đến nhiều kịch bản liên quan đến các bang khác nhau giúp ông giành được tối thiểu 270 phiếu đại cử tri, tức là trên 50% trong số 538 phiếu đại cử tri để đắc cử Tổng thống. Tuy nhiên, họ cũng biết rằng ông khó có thể làm được điều này nếu không thắng ở bang Pennsylvania.

Các cuộc thăm dò dư luận trên toàn quốc cho thấy ông Biden đang dẫn trước ông Trump 8 điểm phần trăm về tỷ lệ ủng hộ. Nếu Tổng thống Trump chiến thắng thì điều này sẽ là sự thất bại với các tổ chức thăm
caubennoc
Posts: 535
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by caubennoc »

Image

Chính Trường Nước Mỹ Hôm Nay
November 6, 2020

Những năm tháng dài trôi qua, thường thì tôi “thủ khẩu như bình” theo lời dạy của thánh nhân, vì không muốn mích lòng với bất cứ ai, thuộc phe phái nào, cho êm chuyện.

Đôi khi đọc những bài bình luận, viết lách trên U-tube, hay trên các diễn đàn, xem xong, lúc nào tôi cũng giữ im lặng, “thủ khẩu như bình” mặc dầu biết là phe A nói đúng, B nói sai hay ngược lại, xong tự mình lắc đầu và tự cười thầm trong bụng, vì đúng hay sai, can chi mình phải lên tiếng phản bác, hay góp ý “xây dựng” chi cho mệt sức, vì chẳng có ai chịu nghe ý kiến “xây dựng” của mình đâu, không khéo, sau đó sanh ra cãi vã, vì không ai chịu thua ai, rồi đi đến chỗ rạn nứt giữa tình bạn hữu, mất vui, bởi những chuyện tằm phào, vô bổ.

Tôi con nhớ lại vào năm 2009, Thượng nghị sĩ Barack Obama từ Illinois, được đề cử làm ứng cử viên đại diện cho đảng Dân Chủ. Còn Thượng nghị sĩ John McCain từ Arizona, cũng được đề cử làm ứng cử viên đại diện cho đảng Cộng Hòa, ra tranh chức tổng thống Hoa Kỳ.

Sau đó thì Obama giành đủ số phiếu đại cử tri đoàn là 365, để đánh bại đối thủ của mình là ông John McCain và Obama đã được đắc cử tổng thống và được nhậm chức vào ngày 20 tháng 1 năm 2009, trở thành vị tổng thống da mầu thứ 44 của Hoa Kỳ.

Trong thời gian này, thì cộng đồng Việt tỵ nạn, đại đa số đều tỏ thái độ vui mừng, bàn tán xôn xao, nói chung, chủ ý của mỗi người đều giống y nhau, đều nói rằng mình là dân nghèo, mình phải bầu cho đảng DC, vì đảng DC là đảng của người nghèo, bênh vực cho người nghèo và tranh đấu “quyền lợi” cho người nghèo, còn đảng CH là đảng của nhà giàu, đảng này làm lợi cho người giàu, giảm thuế cho người giàu, lại chủ trương chiến tranh, là đảng diều hâu cực hữu, bảo thủ, thích gây chiến với các nước trên thế giới, mang đến hiểm họa chiến tranh, chết chóc khôn lường.

Tôi có quen ông bạn H.O, sang mỹ, ông lãnh tiền già, ngoài ra, ông có nghề phụ là cắt tóc, ông cắt tóc trong “ga ra” để kiếm thêm một ít tiền tươi mà tiêu dùng. Tôi thường ghé nhờ ông cắt tóc vì ông cắt tóc kiểu VN, đó là ông dùng tông đơ và “dao cạo”, cạo mặt, tai, ót, và lấy ráy tai, đấy là điểm tôi thích.

Đến hôm Obama đắc cử, ngay ngày hôm đó, tôi đến nhờ ông cắt tóc, cắt xong phần tóc, đến phần cạo, ông cầm tông đơ và “cây dao cạo”, vừa cạo, vừa phiếm bàn với tôi về chuyện giữa đảng DC và đảng CH, lúc đó, nhắc đến John McCain, thì ông như tức tối, hậm hực điều gì, khi nghe nhắc đến đảng CH, mà trong lúc ấy, ông đang cầm cây dao cạo và đang cạo đến vành tai tôi, khiến tôi lo sợ điếng cả người, vì nhở bất thần ông tức, ghét John McCain ở điểm nào, rồi ông quên, ông ngỡ John McCain là tôi, rồi “cây dao cạo” quơ ngang qua tai tôi, thì chắc có nước đi đời nhà ma. Ôi! một phen hú hồn.

Đến bây giờ, mấy tuần lễ trước, tôi cũng đến cắt tóc, thì trái lại, thấy ông quay giáp một vòng 360 độ, bởi nghe ông “chưởi” thậm tệ Obama và Hillary Clinton luôn cả Bill Clinton, chưởi hết luôn cả đảng DC là đảng “con lừa” và hết lời tán dương đảng CH, ca tụng Donald Trump là “thần tượng”, và đánh giá cao gia phả Trump, nào là cao sang, quyền thế, có học thức, là người “yêu nước Mỹ” hết cỡ thợ mộc: “make America Great again”, và vợ con đều có ngoại hình đẹp đẽ, quý phái, thật là tuyệt vời và nhất là Trump là người hùng, dũng cảm, là “thiên thần”của nước Mỹ, bởi Trump chủ trương đánh “phủ đầu” Trung Cộng, mà từ xưa nay chưa có vị tổng thống Mỹ nào dám làm.


Lúc này, ông thao thao bất tuyệt, hát màn Donald Trump, còn tôi thì chỉ có nước nín thin, ngoan ngoản ngồi làm khán giả nghe ông “diễn thuyết”, không dám góp ý hỏi ông điều gì, vì nhở ông không đồng tình điểm nào đó, rồi trong tay đang cầm dao cạo, quét ngang tai tôi thì có nước chết chắc.

Nhắc lại, lúc Obama mới đắc cử tổng thống, đa số báo chí, bình luận gia, mà ông bạn tôi thường hay gọi TẾU là “bình loạn gia” tung lên những bài quan điểm, xã luận, thật đáng đồng tiền, bát gạo, cùng với đại đa số cộng đồng tỵ nạn CSVN, đều vui mừng, hớn hở và hết lời ca tụng Obama là một nhân tài trẻ tuổi, nhất là nhiều bài quan điểm, xã luận của mấy ông nhà báo hết lời tán dương chính sách Mỹ, với chủ đề là nước MỸ không kỳ thị sắc tộc, điển hình Obama là người da mầu, vị tổng thống đầu tiên được dân Mỹ “sáng suốt” bầu làm Tổng Thống.

Rồi đến bây giờ thì cũng chính các “bình loạn gia” đó, mà năm xưa họ đã từng hết lời ca tụng đảng DC, ca tụng Obama. Nhưng nay thì cũng các “bình loạn gia” này, họ đã cóp nhặt những nguồn tin, thật có, giả có, rồi tung đầy lên các trang mạng, chủ yếu là hùa nhau, đánh phủ đầu đảng đối lập. Ôi! Thật là một kịch bản kiểu “ăn có”, “bề hội đồng”, ỷ mạnh lấn áp yếu, y như canh bạc xì phé, “lấy thịt đè người”, thật là buồn cười trên chính trường nước Mỹ hôm hay. (*)

ĐTT
(*) Lưu ý, tôi không thuộc phe DC hay CH nào hết.
duynga
Posts: 116
Joined: Sat Oct 13, 2012 2:40 am
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by duynga »

Bolton kêu gọi phía Cộng Hòa
‘công nhận thực tế Biden là tổng thống tân cử’

Nov 13, 2020 cập nhật lần cuối Nov 13, 2020

WASHINGTON, DC (NV) – Cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton trong một cuộc phỏng vấn mới đây đã kêu gọi các thành viên đảng Cộng Hòa tại quốc hội Mỹ hãy “công nhận thực tế” rằng ông Joe Biden nay là tổng thống tân cử của Mỹ. Ông Bolton cũng tiên đoán rằng các nhà lập pháp đảng Cộng Hòa sẽ không bị tổn thất gì nếu bị Tổng Thống Donald Trump tấn công do không có phát biểu giống ông về kết quả bầu cử năm 2020.

Theo bản tin Politico, trong cuộc phỏng vấn dành cho NPR được phát đi hôm Thứ Sáu, 13 Tháng Mười Một, ông Bolton nói người đảng Cộng Hòa có thể “không thích” công nhận ông Biden là kẻ chiến thắng trong cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc, nhưng “quốc gia này phải cho ông ta sự chuẩn bị cần thiết. Một tổng thống độ lượng, biết đặt quyền lợi quốc gia lên trên hết, sẽ là người đầu tiên nhận ra điều này.”
Image
Ông John Bolton và Tổng Thống Donald Trump tại Tòa Bạch Ốc. (Hình: Alex Wong/Getty Images)
Ông Bolton nói thêm “Điều tôi muốn nói ở đây là, việc bày tỏ không đồng ý với tổng thống sẽ không khiến cho sự nghiệp chính trị của quý vị bị dập tắt. Tôi không đòi hỏi quý vị phải leo núi Suribachi và cắm lá cờ Mỹ trên đỉnh núi.”


Khi nói câu này, ông Bolton nhắc tới hình ảnh các người lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ dựng cờ chiến thắng trên đỉnh núi trong trận đánh đẫm máu với Nhật trên đảo Iwo Jima thời Đệ Nhị Thế Chiến.

Lời phát biểu của ông Bolton, người từng là cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng Thống Trump trong thời gian từ Tháng Tư 2018 tới Tháng Chín 2019, được đưa ra trong lúc giới lãnh đạo đảng Cộng Hòa tại Quốc Hội và đa số thành viên đảng tại đây tiếp tục ủng hộ cáo giác của phía ông Trump là có gian lận bầu cử rộng lớn, có hệ thống, ở khắp nơi trong nước.

Trong cuộc phỏng vấn hôm Thứ Sáu, ông Bolton cũng bác bỏ các cuộc kiện tụng của ủy ban tranh cử ông Trump hiện nay là vô căn cứ.

Ông Bolton cũng cho biết ông đồng ý với đòi hỏi là chính phủ Tổng Thống Trump phải để cho ông Biden được nhận các bản báo cáo mật về tình hình an ninh quốc gia, đồng thời cũng để các toán chuyển tiếp của phía ông Biden bắt đầu đến liên lạc ở Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc Phòng và các cơ quan an ninh tình báo Mỹ. (V.Giang)
vuongquan
Posts: 275
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by vuongquan »

Rudy Giuliani – thầy cãi của Tổng thống Trump

Image
Rudy Giuliani (chụp màn hình)
MINH ĐĂNG

Đứng sau các đơn kiện liên quan tiến trình tái kiểm phiếu bầu tổng thống đang tiếp tục gây bế tắc và đẩy nước Mỹ vào cuộc khủng hoảng chính trị chưa từng có, Rudy Giuliani – luật sư riêng của Tổng thống Donald Trump – có thể đang nhét túi 20.000 USD/ngày, theo New York Times (17-11-2020)…

Từ tháng 5-2018, Rudy Giuliani bắt đầu làm đại diện pháp lý cho Tổng thống Trump với tư cách luật sư riêng không nhận thù lao. Tuy nhiên, các cuộc điều tra của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ lẫn báo chí Mỹ cho thấy Giuliani chẳng tử tế gì mà “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Người ta tin rằng Giuliani lợi dụng sự tiếp cận cũng như dựa hơi Tòa Bạch Ốc để thuận lợi hơn trong các giao dịch pháp lý với khách hàng nước ngoài. Năm 2019, cộng đồng tình báo Hoa Kỳ đã cảnh báo Tòa Bạch Ốc việc Giuliani trở thành mục tiêu của một hoạt động tình báo nước ngoài dưới sự giật dây của Nga.


Chỉ là một cựu thị trưởng nhưng Rudy Giuliani là một trong những nhân vật chính trị có sức ảnh hưởng rất mạnh trong nhiều thập niên. Ông từng nổi tiếng khi một mình đập tơi bời và làm rã đám “ngũ đại gia mafia” từng thống trị New York. Sau khi rời ghế thị trưởng, Giuliani kiếm bộn tiền nhờ các hợp đồng viết sách; diễn thuyết; và đặc biệt làm tư vấn luật cho Qatar, Purdue Pharma cũng như nhiều khách sộp hải ngoại. Năm 2008, Giuliani tranh cử tổng thống nhưng thất bại và trở về với nghề thuận tay nhất: “bán nước bọt” bằng tư vấn pháp lý. Theo báo Time, tính đến năm 2018, Giuliani trong thời điểm đó kiếm được 5-10 triệu USD/năm.


Trong thực tế, Giuliani được đối xử đặc biệt trong Tòa Bạch Ốc. Ông dễ dàng tháp tùng các chuyến công du nhà nước, như một viên chức cấp bộ trưởng. Khi Bộ trưởng Năng lượng Rick Perry thúc giục Tổng thống Trump gặp tổng thống tân cử Ukraine, ông Trump nói: “đi với Rudy (Giuliani)”. Một tùy viên của cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton nói với các nhà điều tra thuộc Quốc hội trong tiến trình luận tội tổng thống, rằng, Giuliani mạnh đến mức có thể điều hành một chính sách đối ngoại song song với Bộ Ngoại giao! Trong khi lương ngoại trưởng của Mike Pompeo là 210.700 USD/năm vào năm 2019 thì Rudy Giuliani có thể sống bảnh với 230.000 USD/tháng, với tài sản gồm sáu ngôi nhà, đi máy bay tư và có 11 thẻ thành viên câu lạc bộ giới siêu giàu.


Tháng 5-2018, Rudy Giuliani rời hãng luật Greenberg Traurig của mình và loan bố ông muốn làm việc cho tổng thống trên tinh thần ái quốc bất vụ lợi. 5 tháng sau, tháng 10-2018, Giuliani đến thủ đô Yerevan của Armenia. Trước ống kính phóng viên, Giuliani nói rằng ông đến đây không phải với tư cách luật sư riêng của ông Trump mà là một công dân. Tuy nhiên, Giuliani được tiếp đãi như một chính khách cỡ bự. Ông nói chuyện về an ninh mạng tại một hội thảo thương mại do Nga tổ chức; gặp riêng bộ trưởng quốc phòng Armenia; chụp hình với Sergey Glazyev, cố vấn lâu năm của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Cùng thời điểm đến Yerevan, theo Time, Giuliani được một hãng tư vấn toàn cầu gửi một lá thư, kêu gọi thay đổi chương trình chống tham nhũng của Romania – việc mà chỉ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mới có thẩm quyền. Giuliani cũng từng dự một sự kiện được giới vận động hành lang Congo tổ chức, với hình ảnh mà người ta có cảm giác ông làm việc với họ nhân danh một viên chức cấp cao của Nội các Trump có thể giải quyết vấn đề cấm vận của nước này. Rudy Giuliani cũng ký được hợp đồng 1,6 triệu USD nhằm tổ chức công tác an ninh cho một tỉnh của Brazil.
tranphuongdong
Posts: 524
Joined: Wed May 30, 2007 2:08 am
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by tranphuongdong »

Phát Tán Tin Giả Làm Lung Lay Nền Móng Xã Hội Dân Chủ

On Nov 29, 2020
Image
Tin giả không chỉ được lan truyền từ những người cả tin vào thuyết âm mưu mà còn từ những tờ báo cánh hữu như tờ
Breitbart
LƯƠNG TẠ

Có một số câu chuyện về những người không tin vào COVID-19, đã bị nhiễm, truyền nó cho các thành viên gia đình, rồi một số người trong gia đình đã chết, và họ vô cùng hối hận. Có những bệnh nhân khác nhiễm virus vẫn tin rằng virus là trò lừa bịp.

Những câu chuyện này có một điểm chung – họ tin vào tin giả. Tin giả chết người. Hiện giờ vẫn còn nhiều người không tin vào sự nguy hiểm của COVID-19. Một số thậm chí còn lãnh cảm pha trò hay biểu tình phản đối. Tin tức giả mạo đã trở thành xu hướng và được tăng tốc bởi các phương tiện truyền thông xã hội không được kiểm soát. Vòng đời của tin giả rất đơn giản. Chúng được tạo ra để phục vụ cho mục đích chính trị, được lan rộng để trở thành một âm mưu chi tiết hơn, được truyền đi và khuếch đại bởi những người ủng hộ/tin tưởng. Tin giả dĩ nhiên không thành hiện thực và chìm vào quên lãng. Sau đó chu kỳ lại xảy ra, với những tin giả mới hơn, chấn động hơn. Hằng số là: Tin tức giả mạo và những người ủng hộ/tin tưởng giống nhau. Họ không cảm thấy tin tức giả đang làm tổn thương xã hội, miễn nó phục vụ mục đích của họ. Đã nhiều công ty bị nao núng và thậm chí phá sản vì tin giả. Chỉ vì tin giả ít nhất cũng tạo ra “tiếng động”, lan vào lòng nghi ngờ của người tiêu dùng. Tin giả cũng có tác động như thế trong xã hội.

Tôi có một người bạn tin vào tin giả. Cô ấy thường xuyên gửi tin giả đến nhóm bạn bè chúng tôi. Vài lần, tôi đưa cho cô ấy thông tin để chỉ ra rằng những gì cô ấy gửi là tin giả. Cô ấy thừa nhận, cười trừ, nhưng vẫn tiếp tục tung tin giả, bao gồm cả gian lận bầu cử với đủ loại câu chuyện giả mạo, như thể tin tức giả là những viên kẹo ban phát và không làm hại ai. Có một khuôn mẫu quen thuộc ở nhiều người. Họ đọc tin tức giả bằng tiếng Việt. Vì đa số họ không quen đọc tin tức tiếng Anh. Sau khi có ấn tượng đầu tiên, họ bám vào tin giả để củng cố niềm tin. Không chỉ vậy, họ còn nâng Trump lên vị trí thánh hay đấng cứu rỗi, khiến họ càng dễ rơi vào những cái bẫy tin giả có nội dung tâng bốc ông Trump. Đến giờ thì họ không còn tin vào những gì xảy ra hiển nhiên trước mặt, trước bất kỳ tin tức nào bất lợi cho Trump. Họ “lý giải” bằng những lập luận luôn khước từ sự thật và bằng tin giả. Điều lạ là khi kết quả xảy ra ngược với phán đoán, họ bỏ qua, mà không phân tích lại, tại sao mình sai.

Vụ máy chủ Dominion liên quan Venezuela và các thế lực cánh tả, do Sidney Powell khuếch đại, là một trong những tin giả lan truyền kinh khủng nhất sau bầu cử. Nhiều hãng truyền thông đã vạch ra mâu thuẫn và vô căn cứ của thuyết này. Nhưng một số người vẫn tin. Họ tin vì không chỉ tin vào tin giả mà còn vì họ bám vào niềm tin rằng ông Trump có thể lật ngược được thế thua. Đó cũng là cách mà họ tin Trump có thể thắng kiện, bất chấp thực tế rằng gần như tất cả đơn kiện của Trump đều thất bại thảm hại… Nhiều tin giả được phát tán lại xuất phát từ các đồng minh của Trump như Roger Stone hoặc những thành viên trong chiến dịch của ông ta. Bản thân Trump và con cái của ông cũng phát tán tin giả nhiều lần. Khi hỏi, họ đơn giản trả lời rằng họ chỉ truyền tiếp, “không biết” đó là tin giả!

Khi được chỉ ra những sai lệch trong tin giả, bạn tôi không hề nao núng. Cô ấy tiếp tục lan truyền một tin khác, mới hơn. Khi được hỏi có bằng chứng không, cô ấy nói, chúng ta nên chờ, rằng Tổng thống Trump sẽ thực hiện một “cú lật ngược bất ngờ”. Điều đáng nói là ngày càng có nhiều người cả tin như thế. Quá trình đầu độc đã hoàn thành. Nếu một số lượng lớn người dân tin rằng có gian lận bầu cử, nền dân chủ Mỹ sẽ gặp khó khăn. Nếu điều gì đó gieo lên độ nghi ngờ, người ta có khuynh hướng mất niềm tin vào nền dân chủ. Chúng ta cần mọi người tin tưởng vào sức mạnh của hệ thống Dân chủ Mỹ. Đó là tiêu chuẩn căn bản để đưa đất nước, và có lẽ cả thế giới, đi lên, như chúng ta từng có trước thời đại Donald Trump.

Thất bại trong cuộc bầu cử của Tổng thống Trump đang gây đau đớn cho những người ủng hộ ông. Họ cố bám vào bất cứ gì để giữ hy vọng. Tin giả đang đóng vai trò như một liều thuốc an thần. Nó giúp họ “giảm sốc” trước thực tế rằng “tổng thống của họ” đang trở thành cái bóng mờ dần. Đưa mọi người trở lại sự thật cơ bản là điều quan trọng để cho phép mọi người được đối xử với sự tôn trọng cá nhân nói riêng và tôn trọng xã hội nói chung. Cần nhấn mạnh, khi phát tán tin giả, bạn không chỉ tạo ra một niềm tin ảo tưởng mà bạn còn đang làm tổn hại chính cái xã hội dân chủ mà bạn đáng lý cần đóng góp sao cho nó trở nên dân chủ một cách đúng nghĩa. Sự ổn định tương lai của thế hệ sau cũng như tương lai một quốc gia chỉ có thể được xây dựng trên nền tảng của sự thật lịch sử chứ không phải bằng sự dối trá và những thủ đoạn đánh cắp sự thật.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests