Thời Sự, Bình Luân

hoangphong
Posts: 364
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by hoangphong »

G7: Nghệ thuật ngoại giao táo bạo và khôn khéo của tổng thống Pháp
Tú Anh
Image
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (T) và đồng nhiệm Mỹ Donald Trump, tại hội nghị G7 ở Biarritz, ngày 25/08/2019.Andrew Harnik/Pool via REUTERS
Hội nghị G7 kết thúc vào hôm nay 26/08/2019 sau ba ngày họp tại Biarritz đã đưa đến một số kết quả cụ thể, đặc biệt trên hồ sơ Iran, môi trường và công nghệ số.

Trước một Donald Trump phản ứng khó lường, nghệ thuật ngoại giao dàn cảnh của tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hóa giải những tranh cãi tiêu cực. Một đạo diễn kỳ tài, theo nhận định của giới phân tích.

Tiếp Vladimir Putin hồi giữa tháng 8, mời Donald Trump ăn trưa trước giờ G7 khai mạc hay sẽ hội kiến với Tập Cận Bình vào tháng 11, cho thấy tổng thống Emmanuel Macron, tin vào quan hệ cá nhân, không xem ai là đối thủ.

Đối thoại với tất cả, nếu có thể sẵn sàng làm trung gian hòa giải trong mọi xung khắc, đặt nước Pháp vào trung tâm bàn cờ thế giới. Đó là phương châm ngoại giao mà tổng thống Pháp Emmanuel Macron áp dụng triệt để trong ba ngày thượng đỉnh G7 gồm các nước công nghiệp hùng mạnh nhất thế giới.

Ý thức vị thế áp đảo của phe Tây phương ngày càng yếu đi do chia rẽ nội bộ hay bị các nước đang lên tranh giành ảnh hưởng, tổng thống Pháp muốn chuyển đổi G7 thành một câu lạc bộ bán chính thức giữa các đại cường, muốn mở rộng đến Nam Phi, Úc và Ấn Độ.

Trong lúc tổng thống Mỹ Donald Trump, với phản xạ và văn hóa của một doanh nhân, lúc nào cũng nhắm vào những « hợp đồng vĩ đại » thì tổng thống Emmanuel Macron thúc đẩy sao cho đả thông bế tắc, đạt được tiến triển nào đó trên các hồ sơ nóng đe dọa hòa bình hay tương lai sống còn của nhân loại.

Được chuẩn bị rất kỹ lưỡng từ nhiều tháng, thượng đỉnh G7 được dự kiến sẽ gay go, trong bối cảnh nhiều nhà lãnh đạo hoặc bị suy yếu như thủ tướng Đức, hoặc phân tâm vì chính trị đối nội như tổng thống Mỹ, thủ tướng Anh, Ý. Trong bối cảnh này, Le Monde, nhật báo khó tính nhất của Pháp, cũng nhìn nhận tổng thống Macron đã thành công khi tất cả các hồ sơ nóng hiện nay đều được đưa ra thảo luận. Đó là thương chiến Mỹ-Trung, nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới, có nên mở cửa cho Nga tái hội nhập G7 hay không, cháy rừng Amazon, khí hậu, đại dương ô nhiễm, khủng hoảng Iran và thuế GAFA đánh lên các tập đoàn kỹ thuật số Hoa Kỳ.

Điều tiến bộ cụ thể không ai phủ nhận là cuộc khủng hoảng Iran. Sự kiện ngoại trưởng Iran Mohamad Javad Zarif bất ngờ đến Biarritz trong 5 tiếng đồng hồ, không được mời tham gia hội nghị nhưng được hội kiến với tổng thống và ngoại trưởng Pháp, đã đặt hồ sơ hạt nhân vào trung tâm thượng đỉnh. Nếu không có quyết định chung nhân « bữa ăn trưa » ngày hôm trước, có lẽ tổng thống Donald Trump đã không giữ thái độ thản nhiên, thậm chí còn tuyên bố chính ông « khuyến khích » tổng thống Macron mời ngoại trưởng Iran. Theo Reuters, chủ nhân Nhà Trắng dường như chấp nhận cho ngoại giao cơ hội giải quyết khủng hoảng khi tuyên bố thêm sau đó : G7 thống nhất lập trường.

Một hồ sơ nóng khác đang gây xung khắc Mỹ- Pháp và có châu Âu đứng sau, là chuyện đánh thuế các tập đoàn tin học lớn, (thường được gọi một cách không chính xác là thuế GAFA, bao gồm 4 tập đoàn Mỹ Google, Apple, Facebook và Amazon). Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ trả đũa trên rượu vang của Pháp. Theo tin mới nhất, trước cuộc họp báo chung kết thúc G7 dự kiến vào 15 giờ 30 giờ Pháp, Donald Trump tuyên bố hai bên sắp đạt được thỏa thuận.

Bình luận về G7, nhật báo cánh tả Libération cũng nhìn nhận Emmanuel Macron với cao vọng, với nỗ lực đối thoại không ngừng nghỉ và khôn khéo thuyết phục, nên tránh cho thế giới một cuộc chiến tại Trung Đông.

Tuy với tổng thống Donald Trump, tương lai sẽ còn nhiều bất trắc nhưng rõ ràng là với thiện chí và nghị lực của Emmanuel Macron, một khung thỏa thuận mới giữa Washington và Teheran đã được phác họa.Theo nhận định của Robert Malley, nhà phân tích của International Crisis Group ICG, nếu thành công thì đó là một chiến thắng to lớn, còn nếu thất bại thì có ai nỡ trách tổng thống Pháp làm chi.

Dù sao thì cũng không nên lạc quan thái quá. Trên Le Figaro, nhà bình luận Guillaume Tabard cảnh giác : Giữa thành quả một hội nghị và hiệu quả thực tế bao giờ cũng có sự khác biệt. Ván bài thấu cáy của Macron liệu có tác động gì lên tình hình căng thẳng tại Trung Đông, ngọn lửa thiêu đốt rừng Brazil và chiến tranh thương mại đe dọa hàng xuất khẩu của Pháp ?
hoangphong
Posts: 364
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by hoangphong »

Image

HỎA TIỄN TRUNG QUỐC CÓ THỂ DIỆT ĐƯỢC MẪU HẠM MỸ?


Khoảng 10 năm trở lại đây, Trung Quốc không phải một lần nói rằng hỏa tiễn tầm xa của họ có thể diệt được mẫu hạm Mỹ. Điều này, ở thời điểm này, là một ý tưởng bất khả thi.

Có vẻ như sự tồn tại của ASBM (anti-ship ballistic missile) của Trung Quốc là một thực tế hiển hiện đến nỗi, trong ấn bản tháng 5-2011 của tờ Proceedings (chuyên san thuộc Học viện Hải quân Hoa Kỳ), hai chiến lược gia Lầu năm góc Henry Hendrix và Noel Williams viết rằng đã đến lúc Mỹ nên ngừng lập tức việc đóng mới mẫu hạm bởi mối đe dọa từ “phản hạm đạo đạn” Trung Quốc khiến thời tung hoàng của mẫu hạm sắp đến hồi cáo chung. Cho đến nay, chưa quân đội nào có khả năng sản xuất được ASBM, kể cả Mỹ.

Về lý thuyết, một hệ thống ASBM hoạt động hiệu quả phải đi theo 5 bước: 1/ Có khả năng phát hiện mục tiêu (ở đây cần được nhấn mạnh là mục tiêu di động - tức mẫu hạm đối phương); 2/ Có khả năng giám sát liên tục mục tiêu; 3/ Có khả năng thâm nhập hệ thống phòng thủ của mục tiêu; 4/ Có khả năng tấn công chính xác mục tiêu; 5/ Có khả năng gây tổn hại nghiêm trọng đối với mục tiêu. Bất cứ điểm kết nối nào giữa 5 bước trên bị đứt gãy thì ASBM xem như không hiệu quả. Nói cách khác, ASBM là một hệ thống của những hệ thống mà theo ngôn ngữ quân sự Mỹ thì đó là C4ISR (command, control, communications, computers, intelligence, surveillance, reconnaissance – chỉ huy, kiểm soát, liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát, do thám). Một cách cơ bản nhất, bất kỳ cuộc tấn công nào bằng bất kỳ phương cách nào nhằm vào mẫu hạm Mỹ phải vượt qua loạt hàng rào phòng thủ dày đặc. Như đã biết, hạm đội mẫu hạm Mỹ không là một chiếc mẫu hạm đơn lẻ. Được đánh giá là pháo đài nổi, luôn cùng đi với nó là đoàn tàu chiến trang bị hệ thống radar, hỏa tiễn bắn chặn, chiến đấu cơ và tàu ngầm…, tạo thành một đội hình tác chiến-phòng vệ gần như bất khả xâm phạm.

Xét riêng đạn đạo học, một ASBM phải là loại hỏa tiễn hai tầng (tầng một để phóng lên không trung và tầng hai là đầu đạn bay đâm ngược trở xuống để tấn công mục tiêu). Để lọt qua được hàng rào phòng không với hiệu quả tác chiến rất cao của hải đội mẫu hạm Mỹ, đầu đạn ASBM không thể bay theo đường đạn đạo thông thường mà cần được thiết kế sao cho nó phải bay xoắn trôn ốc, bay xoắn tròn và bay lướt theo đường bất định (khiến hỏa tiễn bắn chặn Mỹ không thể ngăn chặn được). Điều này, về kỹ thuật, có thể khắc phục nếu đầu đạn được bổ sung thêm tầng ba, được kích nổ nhiều lần để đầu đạn bay đổi hướng và bay “nhảy múa” cho đến khi lọt đến chặng cuối cùng và tấn công mục tiêu. Tuy nhiên, trong suốt quá trình bay tiệm cận mục tiêu, đầu đạn ASBM vẫn phải được hướng dẫn dò tìm mục tiêu bằng radar và vệ tinh hồng ngoại đặt trong quỹ đạo, bởi mục tiêu trong trường hợp này là di động chứ không tĩnh.

Vấn đề ở chỗ, việc đầu đạn ASBM bay ngược trở lại tầng khí quyển ở tốc độ cao (2,2-5km/giây) sẽ cùng lúc tạo ra một tấm khiên plasma bao phủ nó, khiến nó không thể nhận được tín hiệu điều khiển của radar cũng như hệ thống vệ tinh hồng ngoại, làm giảm mạnh khả năng tấn công chính xác. Một trong những thách thức có thể nói là quan trọng bậc nhất đối với “phản hạm đạo đạn” là hệ thống định vị mục tiêu di động. Với ASBM, khả năng dò tìm, chụp ảnh, xác định vị trí chính xác mục tiêu là yếu tố quyết định 80-90% thành công. Điều này hoàn toàn dựa vào quỹ đạo của hệ thống vệ tinh cũng như thiết bị cảm ứng mà vệ tinh mang theo, trong đó có việc tính toán tần suất việc quay trở lại vị trí cũ của vệ tinh trong quỹ đạo. Ở quỹ đạo thấp, phải cần đến 5-29 ngày để một vệ tinh do thám Trung Quốc đi ngang trực tiếp vị trí cũ hai lần. Phải mất một thời gian dài như vậy để “mò” mục tiêu thì yếu tố thời gian tính cho một cuộc tấn công đã trở nên vô nghĩa!

Còn nữa, vệ tinh do thám cần phải được trang bị hệ thống radar kính mở tổng hợp (synthetic aperture radar-SAR), giúp quét ảnh với độ phân giải tốt ở phạm vi rộng. Có thể cung cấp ảnh ở bất kỳ điều kiện thời tiết hay ánh sáng mặt trời như thế nào, SAR thậm chí có thể chụp được ảnh đường rẽ nước từ đuôi mẫu hạm. Được hỗ trợ thiết bị cảm ứng đa phổ, vệ tinh SAR còn có thể thấy được tảo và các loại sinh vật phát sáng được kích ứng bởi luồng nước gây ra từ hải đội mẫu hạm. Tuy nhiên, như đã nói, việc vệ tinh do thám không tĩnh và mục tiêu cũng không tĩnh khiến vấn đề xác định vị trí mẫu hạm trở nên đặc biệt khó khăn.

Với 22 vệ tinh thuộc hệ thống “phản hạm đạo đạn” mà Trung Quốc có, thời gian trung bình giữa các lần quay trở lại vị trí cũ là 45 phút, trong đó có 14 phút vệ tinh bay ngang qua mục tiêu mỗi ngày, và 9 lần gián đoạn với tổng thời gian hai tiếng hoặc hơn. Với 9 lần bị “mù” như vậy, làm thế nào mà hệ thống vệ tinh Trung Quốc có thể giúp định vị và hướng dẫn chính xác đường bay tấn công cho “phản hạm đạo đạn”? Cần nhấn mạnh, cho đến nay, chưa nước nào có khả năng giám sát một mục tiêu liên tục từ không gian, kể cả trong một cuộc xung đột khu vực. Mỹ từng có kế hoạch xây trạm radar không gian với hệ thống chụp ảnh toàn cầu hoạt động gần như 24/24 nhưng dự án này đã đối mặt các bất đồng về ngân sách khiến nó bị hoãn vô thời hạn. Tính đến năm 2019, Mỹ có tổng cộng 66 vệ tinh LEO (vệ tinh quỹ đạo thấp) chuyên chụp ảnh phân giải cao, chưa kể vô số vệ tinh do thám quân sự.

Ưu thế của Mỹ đối với Trung Quốc trong lĩnh vực vệ tinh là họ có thể khai thác kho dữ liệu ảnh vệ tinh từ nguồn quân sự, dân sự lẫn thương mại và xử lý tổng hợp với tốc độ cực nhanh. Chỉ trong vòng 5 phút sau khi được chụp từ vệ tinh, một bức ảnh được xử lý từ Cơ quan tình báo địa không gian quốc gia (National Geospatial-Intelligence Agency) đã có thể chuyển đến bộ tư lệnh chỉ trong vài giây. Xin nhắc lại, trong chiến dịch tấn công Iraq của quân đội Mỹ năm 2003, thời gian từ lúc nhận biết mục tiêu (được cung cấp qua vệ tinh) đến lúc phát lệnh tấn công chỉ vỏn vẹn không tới 15 phút. Điều này có được nhờ sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các hệ thống vệ tinh Milstar (Military Strategic and Tactical Relay), TDRSS (Tracking and Data Relay Satellite System) và NAVSTAR (hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu của không quân Mỹ).

Để có thể hoàn thiện một chiến dịch tấn công bằng ASBM, Trung Quốc phải có một dự án cỡ Discoverer II của Mỹ, trong đó hệ thống (được đề xuất) gồm 24 vệ tinh được trang bị SAR lẫn Thiết bị hướng dẫn mục tiêu di động mặt đất (Ground Moving Target Indicator – dùng xung động Doppler để xác định mục tiêu di động trên phạm vi quan sát rộng, đặc biệt hữu dụng đối với thăm dò hải trình). Tuy nhiên, Discoverer II tỏ ra tốn kém (từ 25-90 tỉ USD – theo ước tính của Cơ quan ngân sách Quốc hội Mỹ) đến mức đến nay dự án này vẫn nằm trên bàn giấy. Cuối cùng, cũng cần nhấn mạnh thêm một khả năng rất thực rằng, một khi chiến tranh (Mỹ-Trung) nổ ra, liệu dàn Tomahawk hoặc những loại hỏa tiễn đại loại và bầy chiến đấu cơ Mỹ có chịu nằm yên để DF-26 tự do bay thẳng đến mẫu hạm Mỹ, hay là chính dàn phóng DF-26 mới là mục tiêu đầu tiên mà Mỹ cần tiêu diệt trước?

Fb Manh Kim
khieulong
Posts: 3554
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by khieulong »

Hồng Kông: Hàng nghìn người tuần hành đòi dân chủ, bất chấp lệnh cấm

Trọng Thành
Image

Người dân Hồng Kông cầm dù xuống đường biểu tình đòi dân chủ, tự do bầu cử bất chấp lệnh cấm ngày 31/08/2019.REUTERS/Tyrone SiuCách nay 5 năm, Bắc Kinh bác bỏ khả năng cử tri Hồng Kông trực tiếp bầu lãnh đạo đặc khu, phong trào Dù Vàng bùng lên khiến Hồng Kông tê liệt gần ba tháng. Hôm nay, thứ Bảy 31/08/2019, hàng nghìn người Hồng Kông tiếp tục xuống đường đòi dân chủ, bất chấp lệnh cấm của cảnh sát.Đây là lần đầu tiên cảnh sát Hồng Kông ra lệnh cấm biểu tình kể từ đầu phong trào chống dự luật dẫn độ, đầu tháng 6/2019, với lý do nguy cơ bạo lực. Để lách lệnh cấm, hàng loạt sáng kiến được đưa ra. Nhiều người kêu gọi tổ chức các cuộc tuần hành mang tính tôn giáo, vốn không cần được chính quyền chấp thuận, hay các nhóm bạn tập hợp cùng nhau đi mua sắm. Đầu buổi chiều, hàng nghìn người đổ dồn về một sân vận động ở khu phố Wanchai, trung tâm Hồng Kông.Để đề phòng bạo động, cảnh sát bố trí thêm nhiều hàng rào mới xung quanh Văn Phòng Liên Lạc Trung Quốc, nơi tập trung nhiều cơ sở đại diện của chính quyền Bắc Kinh tại Hồng Kông. Một lãnh đạo cảnh sát Hồng Kông thông báo lực lượng an ninh đặc khu được huy động sẵn sàng đối phó với các thành phần quyết liệt nhất của phong trào.Căng thẳng tăng thêm một nấc với việc chính quyền bất ngờ bắt giữ ba dân biểu đối lập hôm qua, trong đó hai người bị bắt giữ vào cuối ngày. Đây cũng là lần đầu tiên chính quyền bắt các nghị sĩ đối lập kể từ đầu phong trào chống luật dẫn độ. Các nghị sĩ bị bắt là Trịnh Tùng Thái (Cheng Chung-tai), Khu Nặc Hiên (Au Nok-hin) và Đàm Văn Hào (Jeremy Tam). Trước đó, hai lãnh đạo phong trào phản kháng Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) và Trần Hạo Thiên (Andy Chan) bị câu lưu, nhưng ngay sau đó được phép nộp bảo lãnh tại ngoại. Thông tín viên RFI Florence de Changy có mặt tại chỗ cho biết không khí căng thẳng ở Hồng Kông trước cuộc tuần hành hôm nay:« Lệnh cấm tuần hành như dự kiến vào ngày thứ Bảy này có thể dẫn đến hệ quả ngược lại với mục tiêu trông đợi. Bởi vì, nếu như cảnh sát Hồng Kông không cho phép biểu tình, với lý do bạo lực vượt tầm kiểm soát, đặc biệt tại khu vực xung quanh trụ sở của Văn Phòng Liên Lạc Trung Quốc tại Hồng Kông, thì việc cuộc tuần hành bị cấm sẽ càng khiến những người biểu tình kiên quyết nhất thêm giận dữ.Trên một số mạng xã hội, một số người nói đến ‘‘trận chiến cuối cùng’’ và thậm chí cho biết họ sẵn sàng chết.Một yếu tố khiến tình hình nghiêm trọng hơn là lệnh cấm hôm qua rơi đúng vào ngày diễn ra một loạt vụ bắt bớ nhắm vào nhiều gương mặt biểu tượng của phong trào phản kháng, cho dù cảnh sát Hồng Kông khẳng định là đây chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.Bên cạnh đó, theo một thông tin của Reuters, lãnh đạo đặc khu Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) hồi đầu tháng 8 có thể đã đề xuất với chính quyền trung ương nhiều giải pháp để tháo ngòi khủng hoảng, tuy nhiên Bắc Kinh đã không chấp nhận bất cứ nhân nhượng nào với người biểu tình, dù là nhỏ nhất.Nếu chính quyền Hồng Kông không được phép nhân nhượng bất cứ điều gì và người biểu tình sẵn sàng chết để cứu Hồng Kông, như một số khẳng định trên các mạng xã hội, khó mà hình dung được một lối thoát khả quan cho cuộc khủng hoảng hiện nay ».
nuoclanh
Posts: 163
Joined: Wed May 30, 2007 12:09 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by nuoclanh »

BÀI DIỄN VĂN CỦA TỔNG THỐNG VNCH NGUYỄN VĂN THIỆU NGÀY 24 THÁNG 10 NĂM 1972




 
TranAnhDung
Posts: 288
Joined: Tue Oct 28, 2008 7:43 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by TranAnhDung »

Putin chào bán tên lửa siêu vượt âm cho Trump

NGAPutin đề xuất bán cho Mỹ những vũ khí mới nhất của Nga, gồm cả tên lửa siêu vượt âm, nhằm duy trì các hiệp ước kiểm soát vũ khí.

"Chúng tôi nói về giải pháp kiểm tra số lượng vũ khí hiện đại của Nga, trong đó có hệ thống tên lửa siêu vượt âm và bổ sung chúng vào các hiệp ước kiểm soát vũ khí", Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (EEF) ở thành phố Vladivostok, đề cập tới cuộc gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Nhật Bản cuối tháng 6.

"Tôi nói với Donald rằng: 'Nếu các ngài muốn, chúng tôi sẽ bán một vài khí tài trong số đó và chúng ta có thể cân bằng mọi thứ'", ông chủ Điện Kremlin cho biết thêm. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ đã từ chối đề nghị này và nói rằng Washington đang phát triển những vũ khí tương tự.
Image
Tổng thống Putin trong một phiên họp tại EEF hôm 4/9. Ảnh: AFP.
Tổng thống Nga trước đó tuyên bố nước này sẽ phát triển những mẫu tên lửa bị cấm trong Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) để đáp trả vụ Mỹ thử tên lửa hành trình phóng từ mặt đất hôm 18/8. Dù vậy, ông Putin khẳng định Moskva sẽ không triển khai chúng trừ khi Washington hành động trước, đồng thời cảnh báo về mối đe dọa từ lá chắn tên lửa Mỹ dự định bố trí trên lãnh thổ Nhật Bản và Hàn Quốc.

Quân đội Mỹ hôm 18/8 khai hỏa tên lửa hành trình từ bệ phóng mặt đất ở đảo San Nicolas thuộc bang California, đánh trúng mục tiêu cách đó hơn 500 km. Đây là biến thể của dòng Tomahawk, sử dụng bệ phóng thẳng đứng Mark 41 nhưng không giống loại bệ trang bị cho lá chắn Aegis Ashore được Mỹ triển khai ở Romania.

Mẫu tên lửa tầm trung này vi phạm các điều khoản INF, trong đó cấm Mỹ và Nga phát triển tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500 km. Tuy nhiên, Mỹ đã đơn phương rút khỏi INF chỉ hai tuần trước khi tiến hành vụ thử.

Vũ Anh (Theo Reuters)
hoanghoa
Posts: 2260
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by hoanghoa »

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ: ‘Âu Châu phải đề phòng Trung Quốc’
September 7, 2019

Image
Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper: “Ai chưa biết thế giới bị Trung Quốc chi phối sẽ như thế nào, chỉ cần xem cách Bắc Kinh đối xử với người dân trong nước họ." (AP Photo/Manuel Balce Ceneta, File)

LONDON, Anh (AP) – Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, ông Mark Esper, hôm Thứ Sáu, 6 Tháng Chín, lên tiếng khuyến cáo các đồng minh Âu Châu chớ quá thân thiện với Trung Quốc, nói rằng Bắc Kinh đang muốn tạo thêm uy thế quốc tế qua sức mạnh kinh tế và những khả năng kỹ thuật đánh cắp được.

“Một quốc gia càng lệ thuộc vào đầu tư và thương mại từ Trung Quốc thì càng dễ bị ép buộc và dễ bị trừng phạt khi họ không làm đúng theo điều Bắc Kinh mong muốn,” ông Esper nói trong bài diễn văn đọc tại viện nghiên cứu Royal United Services.


Việc ông Esper nhận định rằng Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng, khiến gây thiệt hại cho các quốc gia khác, là điều mà chính phủ Mỹ từng nói từ nhiều năm nay, kể cả từ thời Tổng Thống Barack Obama.

Tuy nhiên, khi đưa ra phát biểu ngay tại London, ông Esper có vẻ muốn cho thấy các đồng minh Âu Châu không hoàn toàn chia sẻ lo ngại này của Mỹ.

“Tôi muốn khuyến cáo các bạn ở Âu Châu – Đây không phải là một vấn đề ở nơi xa xôi mà không ảnh hưởng tới quý vị,” ông nói.

Bộ Trưởng Esper cũng đả kích Nga về việc vi phạm các thỏa ước kiểm soát võ khí và có thái độ hung hăng ở Âu Châu, gồm cả việc chiếm đóng rồi sát nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào Nga năm 2014.

Ông cũng nói rằng các hỏa tiễn hành trình đặt trên đất liền mà Nga đang nhắm vào Âu Châu “có thể gắn đầu đạn nguyên tử.”

Về vấn đề Trung Đông, ông Esper xác nhận là có một số bất đồng ý kiến giữa Mỹ và đồng minh ở Âu Châu về cách đối phó với Iran, nhưng nhấn mạnh rằng Tổng Thống Donald Trump nhất quyết duy trì các biện pháp trừng phạt kinh tế tối đa để áp lực Tehran.

Đây là bài diễn văn quan trọng đầu tiên về chính sách của ông Esper từ khi lên làm bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ hồi Tháng Bảy.

Trong bài diễn văn, ông Esper cũng nêu lên việc người thiểu số Uighur ở vùng Tân Cương bị chính quyền Trung Quốc đàn áp trên mọi mặt, đặc biệt nhắm vào thành phần trí thức để có thể xóa sạch văn hóa, ngôn ngữ và bản sắc dân tộc của họ.

“Đối với ai còn chưa biết một thế giới bị Trung Quốc chi phối sẽ như thế nào, chúng ta chỉ cần xem đến cách Bắc Kinh đối xử với người dân trong nước họ, ngay bên trong biên giới của họ,” ông Esper nói. (V.Giang)
phidao
Posts: 134
Joined: Sun Sep 30, 2012 7:29 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by phidao »

Vì sao Trung Quốc gây hấn với Việt Nam ở Biển Đông?


Image
Tàu Kiểm Ngư Việt Nam (bên phải) bị tàu Trung Quốc đâm húc, sau khi Hà Nội yêu cầu Bắc Kinh rút giàn khoan khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm 2014 (ảnh: bluebird-electric.net).

Chính quyền Trung Quốc tối thứ Ba (3/9) đã đưa một tàu cần cẩu khổng lồ xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông, chỉ cách bờ biển Quảng Ngãi khoảng 90 km.

Các nhà quan sát khu vực cho biết sự hiện diện của con tàu ở vị trí rất gần với bờ biển Việt Nam cho thấy Trung Quốc sẵn sàng tăng cường đối đầu với Việt Nam ở Biển Đông.

Vụ việc xảy ra không lâu sau khi tàu Trung Quốc xâm nhập trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Bãi Tư Chính thuộc quần đảo Trường Sa, dẫn đến cuộc đối mặt của lực lượng hải quân hai nước.

Vì sao Trung Quốc liên tiếp gây hấn với Việt Nam về chủ quyền ở Biển Đông? Các chuyên gia cho rằng cuộc đối đầu hiện tại với Việt Nam có thể phục vụ nhiều mục đích của Trung Quốc.

Ngăn chặn lợi ích của Việt Nam

Trong bài báo ngày 5/9 của Asia Times, ông Derek Grossman, một nhà phân tích quốc phòng cấp cao của tập đoàn RAND, một nhóm chuyên gia có trụ sở tại Washington, lập luận rằng nếu Trung Quốc tiến hành một cuộc tấn công quân sự ở Biển Đông, thì đối thủ tiềm năng nhất sẽ là Việt Nam.

Trước khi xảy ra vụ đối mặt ở Bãi Tư Chính, ông Grossman viết rằng Trung Quốc sẽ muốn chọn Việt Nam nếu họ cần có một “cuộc chiến mang tính chất khởi động” để chuẩn bị cho trường hợp xung đột với Mỹ, và Bắc Kinh biết rằng lực lượng của Việt Nam có “sức mạnh cỡ trung bình mà có thể dễ dàng bị đánh bại” bởi quân đội Trung Quốc.
Image
Vòng tròn đỏ là khu vực Bãi Tư Chính, nơi các tàu Trung Quốc cố thủ nhiều tuần trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
Mặc dù xung đột vẫn chưa xảy ra, nhưng Bắc Kinh một lần nữa đã tăng cường thái độ gây hấn và “ngoại giao pháo hạm” để gây sức ép buộc Hà Nội chấm dứt các hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông, theo Asia Times.

Chữa ‘căn bệnh hòa bình’

Giới lãnh đạo Trung Quốc gần đây bày tỏ quan ngại về cái gọi là “căn bệnh hòa bình” của quân đội Trung Quốc khi binh lính không có cuộc chiến nào kể từ chiến tranh biên giới với Việt Nam năm 1979.

Theo Asia Times, tình trạng bất an này là yếu tố khiến Trung Quốc tìm kiếm một đối thủ khả thi để tạo ra một cuộc chiến nào đó, nhằm xốc lại khả năng chiến đấu của binh lính. Nhà phân tích Grossman cho rằng, nếu Trung Quốc chiến đấu với Ấn Độ trên đất liền, ở cao nguyên Hymalaya, thì điều đó không đem lại nhiều lợi ích cho quân đội trong trường hợp xảy ra chiến tranh trên biển. Nếu chiến tranh ở khu vực bán đảo Triều Tiên, thì khả năng cuộc chiến sẽ trở nên quá bạo lực và quá gần Trung Quốc đại lục.

Việc đánh nhau với Nhật Bản, Philippines hay Hàn Quốc đều sẽ liên quan đến quân đội Mỹ, vì mỗi quốc gia đều là đồng minh an ninh với Hoa Kỳ. Việc gây chiến với Đài Loan cũng không mấy khả thi, vì Đạo luật Quan hệ Đài Loan yêu cầu Washington phải đến trợ giúp Đài Bắc trong trường hợp quân đội Trung Quốc xâm lược.

Việt Nam là mục tiêu tiềm năng nhất mà Trung Quốc nhắm đến.

Asia Times cho biết, nhà phân tích Dennis Blasko, nhận định rằng Bắc Kinh sẽ muốn có một cuộc xung đột mà họ có thể chiến thắng và “Việt Nam về cơ bản không có khả năng duy trì các hoạt động ngang tầm với Trung Quốc do thiếu hụt về năng lực, đào tạo và nhân lực”.

Dù vậy, Việt Nam được đánh giá là có lập trường cứng rắn với Trung Quốc về Biển Đông.

Philippines đã chọn cách xoa dịu Bắc Kinh, mặc dù họ đã thắng kiện tại tòa án quốc tế nhằm chống lại tuyên bố chủ quyền đường 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông vào năm 2016.

Mặt khác, Malaysia và Việt Nam, đã đứng lên phản đối yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Hải quân Hoàng gia Malaysia đã tiến hành các cuộc tập trận để thể hiện sức mạnh tên lửa của mình gần khu vực hàng hải đang tranh chấp.

Việt Nam còn đi xa hơn thế, lên tiếng bác bỏ nhiều diễn biến liên tiếp của Trung Quốc tại Biển Đông, bao gồm xây dựng các đảo nhân tạo, phong tỏa và triển khai vũ khí tấn công. Việt Nam còn hợp tác với gã khổng lồ dầu mỏ Rosneft của Nga để tìm kiếm dầu ở những khu vực bị Trung Quốc tranh chấp.

Khác với lập trường mềm yếu của Philippines, chiến lược cứng rắn của Việt Nam dường như đã có hiệu quả, theo giáo sư Panos Mourdoukoutas của đại học LIU Post và đại học Clombia (Mỹ), đăng trên Forbes ngày 7/9. Tháng trước, tàu khảo sát của Trung Quốc đã phải rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau một tháng đối mặt với các tàu hải quân Việt Nam ở Bãi Tư Chính.

Nhưng giờ đây, Việt Nam lại trở thành mục tiêu của Bắc Kinh một lần nữa khi chiếc tàu cần cẩu khổng lồ tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tối 3/9, ngay sau ngày Quốc khánh của Việt Nam.

Rõ ràng, Bắc Kinh muốn để mắt đến mối quan hệ Việt-Nga và việc Hà Nội tái khẳng định quyền sở hữu Biển Đông của mình, giáo sư Panos nhận định.

Ông cho rằng hiện chưa rõ lập trường cứng rắn chống lại Bắc Kinh trong thời gian này sẽ có tác dụng hay không, nhưng một điều rõ ràng là: Việt Nam sẽ tiếp tục là mục tiêu của Trung Quốc, khi Bắc Kinh cố gắng thúc đẩy chương trình nghị sự ở Biển Đông.

Trung Quốc đang cố gắng thúc đẩy yêu sách ở vùng biển chiến lược này nhằm phục vụ một mục tiêu kín đáo hơn:

Phân tán sự bất mãn của người dân

Chính quyền Trung Quốc đang lâm vào tình thế khủng hoảng chưa từng có, sau gần hai năm bị Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắm tới trong cuộc chiến thương mại không khoan nhượng. Nhiều yếu tố cho thấy Trung Quốc có nguy cơ sụp đổ kinh tế. Cách chỉ số tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong hàng chục năm. Hàng loạt doanh nghiệp nước ngoài, và cả doanh nghiệp Trung Quốc đang di chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi đại lục để tránh trở thành mục tiêu đánh thuế của chính quyền Trump…

Những yếu tố đó làm trầm trọng thêm sự thất vọng của người dân, trong khi những vấn nạn mang tính chất kinh niên không có dấu hiệu được giải quyết, như tình trạng cửa quyền, tham nhũng tràn lan, khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân, giữa thành thị và nông thôn, hàng giả, thuốc giả và thực phẩm độc hại, ô nhiễm môi trường ở mức đáng báo động…

Sự bất mãn gia tăng của người dân là mối lo ngại trực tiếp đối với quyền thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở đất nước đông dân nhất thế giới.

Trong bối cảnh rối ren tứ bề, ĐCSTQ cần huy động sự ủng hộ của người dân, hướng quần chúng tới một kẻ thù chung nào đó, thường được mô tả là “thế lực thù địch nước ngoài”.

Các cuộc biểu tình vì dân chủ ở Hồng Kông đang bị chính quyền Trung Quốc lợi dụng cho mục đích đó, theo nhận định của Giáo sư Deana Rohlinger, Đại học bang Florida (Mỹ), đăng trên The Conversation ngày 26/8. Sau nhiều năm sống trong tuyên truyền, nhiều người Trung Quốc không hiểu rằng phong trào dân chủ ở Hồng Kông là nhằm phản đối sự thao túng của ĐCSTQ chứ không phải phản đối dân tộc Trung Hoa. Vì vậy, thế giới đã chứng kiến những người đại lục sẵn sàng gây rối, nói tục và có những hành vi kém văn minh khác để chống lại những người ủng hộ Hồng Kông, cứ như thể phong trào dân chủ ở Hồng Kông làm tổn hại đến quyền lợi của người dân đại lục.

Biển Đông cũng là một lựa chọn khả thi mà Bắc Kinh có thể dễ dàng lợi dụng, khiến người dân tạm gác những bức xúc ở trong nước và tập trung vào lý tưởng bảo vệ chủ quyền. Sau nhiều năm bị tuyên truyền bằng những tư liệu giả dối về lịch sử chủ quyền ở Biển Đông, người Trung Quốc thật sự tin rằng họ có chủ quyền ở vùng biển và phải chiến đấu vì điều đó.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Phùng cửu tất loạn – lời dự ngôn này dường như vẫn linh ứng tại Trung Quốc kể từ khi đảng cộng sản lên nắm quyền vào năm 1949. Cứ đến năm có đuôi 9, chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ gặp phải, hoặc cố tình tạo ra một “đại loạn” nào đó để xốc lại không khí “thời chiến”, từ đó củng cố sự ủng hộ của người dân nhằm duy trì “sự ổn định” cho đảng cầm quyền.

Ông David Kilgour, nguyên Quốc vụ khanh Canada phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, cũng nhận ra quy luật này vào mỗi thập niên kết thúc bằng số 9. “Bạo lực và tham nhũng là chế độ ở Trung Quốc. Cứ khoảng 10 năm, ĐCSTQ lại tiến hành một cuộc đàn áp nhắm vào một nhóm người thiểu số, tôi nghĩ đó chủ yếu là để gieo rắc nỗi sợ hãi trong lòng dân chúng”, ông Kilgour phát biểu tại diễn đàn TEDxMünchen năm 2015.

Sau chiến tranh biên giới năm 1979 với Việt Nam, ĐCSTQ đã ra lệnh cho quân đội thảm sát sinh viên trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, sau đó huy động toàn bộ hệ thống an ninh vào năm 1999 để bức hại hàng triệu người tập Pháp Luân Công, môn khí công theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn có mặt tại nhiều quốc gia. Mười năm sau, chính quyền lại dùng quân đội và cảnh sát để dập tắt cuộc biểu tình của người dân tộc Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Vậy năm 2019, điều gì sẽ xảy ra? Khi Trung Quốc đang khủng hoảng tứ bế, “đại loạn” có thể nổ ra ở bất kỳ lĩnh vực nào. Trong tình huống đó, Bắc Kinh có khả năng sẽ cố tình gây loạn ở bên ngoài để giảm bớt sự bất mãn của người dân về tình trạng rối loạn ở bên trong.

Và như phân tích ở trên, Hồng Kông và Biển Đông đều là mục tiêu dễ bị lợi dụng của chính quyền Trung Quốc.

Người biểu tình ở Hồng Kông đang khiến thế giới phải thán phục về cách biểu đạt ý chí một cách thông minh và ôn hòa. Chính quyền không cho họ tụ tập thì họ “đi dạo” trên đường phố, không cho họ xuống đường thì họ cùng nhau ra đảo để cầu nguyện. Hình ảnh các thanh niên trở lại địa điểm biểu tình vào nửa đêm để nhặt rác, hay hàng ngàn người nhanh chóng nhường lối cho xe cứu thương, hay một chàng trai lực lưỡng đứng bảo vệ thông điệp hòa bình – bị đấm vào mặt nhiều lần nhưng không hề đáp trả,… những điều đó đã khiến thế giới xúc động.

Về Biển Đông, Việt Nam trực tiếp là nạn nhân bị Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và là mục tiêu tiềm năng mà Bắc Kinh có thể gây ra một cuộc chiến để chữa “căn bệnh hòa bình”.

Theo Asia Times, hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng, với tình trạng bất cân xứng về lực lượng quân sự, Việt Nam chỉ có thể lựa chọn chiến lược phòng thủ trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc.

Các chuyên gia cũng nhận định khả năng răn đe lớn nhất của Việt Nam đối với Trung Quốc là thông qua quan hệ đối tác quốc tế. Thực tế là Hà Nội đã tăng cường mở rộng quan hệ với các nước. Chẳng hạn, tháng trước, Việt Nam đã đồng ý mở rộng quan hệ quốc phòng với Nam Phi, trong khi Thủ tướng Úc Scott Morrison tái khẳng định hợp tác quốc phòng với Việt Nam trong chuyến thăm Hà Nội.

Việt Nam cũng đã ký kết các thỏa thuận quốc phòng mới với Liên minh châu Âu và Nhật Bản trong năm nay.

Tuy nhiên, sức mạnh lớn nhất đối với Việt Nam là giành được đảm bảo chiến lược hơn nữa từ Hoa Kỳ, theo Asia Times.

Điều này có thể đạt được, vì Tổng thống Trump từng ngỏ ý giúp Việt Nam trong vấn đề Biển Đông khi ông thăm Hà Nội vào tháng 11/2017.

Mới đây, Tổng thống Trump đã bày tỏ lập trường rõ ràng rằng chính quyền của ông sẽ chỉ giúp đỡ các nước là bạn bè với nước Mỹ, và chấm dứt viện trợ cho các nước ủng hộ Trung Quốc. Động thái của ông Trump cho thấy khả năng các nước, trong đó có Việt Nam, sẽ sớm phải thể hiện rõ ràng lập trường của mình trong mối quan hệ với hai nền kinh tế lớn nhất thế giới – Hoa Kỳ và Trung Quốc.
hoangphong
Posts: 364
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by hoangphong »

Donald Trump rảnh tay sau khi « diều hâu » John Bolton ra đi
Thụy My

Image
Nguyên cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton. Ảnh chụp ngày 13/08/2019.REUTERS/Peter Nicholls

Theo Le Monde hôm nay 11/09/2019, sự ra đi của ông John Bolton là khó thể tránh khỏi, khi giữa cố vấn an ninh quốc gia và tổng thống Mỹ Donald Trump có quá nhiều quan điểm khác biệt.

Sáng thứ Ba 10/9, vào lúc gần 11 giờ, Nhà Trắng bỗng đột ngột thay đổi lịch trình trong ngày, thêm vào một buổi báo cáo ngắn về đấu tranh chống khủng bố. Sự kiện này sẽ diễn ra vào đầu giờ chiều, do ngoại trưởng Mike Pompeo, bộ trưởng Tài Chính Steve Mnuchin và cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đảm nhiệm. Thế nhưng lúc 12 giờ trưa, Donald Trump bỗng cho biết ông Bolton sẽ không còn phục vụ tại Nhà Trắng.

Sự ra đi của cố vấn John Bolton, như thường lệ, được tổng thống Mỹ thông báo trên Twitter. Điều này khó thể tránh khỏi với những bất đồng chồng chất giữa hai người, và ông tổng thống không hề giấu diếm khi loan báo việc cách chức John Bolton.

Ông Trump viết : « Tôi bất đồng với Bolton trên rất nhiều điều mà ông ấy đề nghị », và khẳng định Bolton đã được thông báo. Ngược lại, vài phút sau John Bolton đáp trả, cũng trên Twitter : « Tôi đề nghị từ chức tối qua và tổng thống bảo rằng mai sẽ nói chuyện ».

Theo báo chí Mỹ, Donald Trump nghi ngờ lòng trung thành của vị cố vấn, bị cho là đã tiết lộ các thông tin và không hăng hái bảo vệ sự chọn lựa về ngoại giao của ông chủ Nhà Trắng trên truyền hình. Ông không thích lên tivi, trong khi Trump chuộng hình thức, và hơn nữa, theo AP, Trump không ưa bộ râu của John Bolton !

« Diều hâu chúa» tại Nhà Trắng

Khi Mike Pompeo và Steve Mnuchin được phỏng vấn sau đó, hai ông này nở nụ cười rất tươi vì cũng bất đồng với John Bolton. Ngoại trưởng Pompeo công khai xác nhận điều đó. Ngoài quan điểm chính trị, những người không ưa ông Bolton tố cáo ông đã hạn chế những trao đổi với bộ Quốc Phòng và bộ Ngoại Giao.

Chủ trương mạnh bạo của John Bolton, vốn là luật sư, là một bất lợi trước vị tổng thống thích mang hình ảnh oai hùng nhưng lại ngại dùng đến vũ lực. Việc John Bolton được bổ nhiệm làm cố vấn an ninh quồc gia hồi tháng 3/2018 cũng gây ngạc nhiên là vì thế.

Nhân vật luôn quyết liệt chủ trương phải đánh Irak hồi năm 2003, lại tham gia ê-kíp của một tổng thống không ngừng tố cáo « quyết định tồi tệ nhất » từ trước đến nay của Hoa Kỳ. Và ngược với Donald Trump, John Bolton chưa bao giờ nghi ngờ ý định gây ảnh hưởng lên các cuộc bầu cử Mỹ, trung thành với tâm lý hoài nghi xưa nay của phe bảo thủ đối với Matxcơva.

Vừa được bổ nhiệm, ông đã cản trở sự khởi đầu xích gần lại với Bắc Triều Tiên, đặt ra điều kiện tiên quyết cho đối thoại là « giải pháp Libya ». Có nghĩa là phải đưa ra khỏi đất nước toàn bộ kho vũ khí nguyên tử của Bình Nhưỡng, theo kiểu mà Mouammar Kadhafi đã chấp nhận năm 2003. Một mệnh lệnh được Kim Jong Un cho là không thể chấp nhận.

Một năm sau, John Bolton chỉ trích việc Kim Jong Un liên tục cho bắn các hỏa tiễn tầm ngắn. Trong khi khoe khoang về quan hệ tốt đẹp với nhà độc tài Bắc Triều Tiên, Donald Trump lại giảm nhẹ tầm vóc các sự kiện này. Hồi tháng Năm, Trump nói : « Bắc Triều Tiên đã bắn đi những hỏa tiễn nhỏ gây khó chịu cho các đồng bào của tôi và những người khác, nhưng tôi thì không ».

Vị cố vấn an ninh cũng không thấy xuất hiện bên cạnh tổng thống trong chuyến thăm lịch sử vùng phi quân sự chia cách hai nước Triều Tiên hồi tháng Sáu. Lúc đó ông đi thăm Mông Cổ, để cổ vũ chống lại ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc trong khu vực.

Trump : « Chính tôi phải can John »

Bị đặt ra bên lề trong hồ sơ Bắc Triều Tiên, John Bolton chú tâm vào châu Mỹ, hồi tháng 11/2018 đã tố cáo « bộ ba bạo chúa » gồm Cuba, Nicaragua và Venezuela.

Tuy vậy vị cố vấn an ninh quốc gia vẫn chưa đạt được mục tiêu đối với Nicolas Maduro, người đứng đầu một nước đang lụn bại. Đòn ngoại giao ngoạn mục hồi tháng Giêng, công nhận tổng thống lâm thời Juan Guaido, cấm vận dầu lửa Venezuela – vụ trừng phạt nặng tay nhất, và cả âm mưu nổi dậy trong nội bộ hồi tháng Tư, đều chưa thể làm Maduro phải ra đi.

Sự bất lực này rốt cuộc làm tổng thống Mỹ bực tức. Hôm 9/5 ông Trump nói : « John rất giỏi. John có cái nhìn cứng rắn, nhưng không sao. Thực tế chính tôi là người phải can ông ấy, điều này thật khó tin. Tôi có John và có những người khác ôn hòa hơn, và cuối cùng tôi là người quyết định ». Trump nhắc lại nguyên tắc hoạt động : cứ để mọi người đưa ra những ý kiến trái ngược nhau, và rốt cuộc ông sẽ định đoạt theo trực giác.

Hai hồ sơ khác là Iran và Syria. Trước khi tham gia chính quyền Donald Trump, John Bolton công khai đề nghị « tiên hạ thủ vi cường », không kích các địa điểm nguyên tử của Iran, và ủng hộ phe đối lập lưu vong vốn đang kêu gọi thay đổi chế độ Teheran. Tháng 9/2018, ông đòi duy trì lực lượng đặc biệt Mỹ ở Syria để chống lại tham vọng khu vực của Teheran. Bolton khẳng định : « Chúng tôi sẽ không ra đi một khi quân Iran cũng như các lực lượng dân quân mà Teheran hỗ trợ vẫn còn ở bên ngoài biên giới Iran ». Ba tháng sau, tổng thống Trump loan báo sẽ rút quân ngay lập tức, rồi lại rút lời sau khi bị chỉ trích.

Phản đối giải pháp lật đổ chế độ Teheran, Donald Trump thường xuyên nêu ra khả năng thương lượng với ban lãnh đạo một đất nước mà ông cho là có tiềm năng rất lớn về kinh tế. Trump không loại trừ khả năng gặp tổng thống Iran nhân Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc cuối tháng Chín năm ngoái.

Ra đi ngay sau một thành công hiếm hoi

Sự kiện đầy nghịch lý là John Bolton bị cách chức ngay sau một thành công hiếm hoi : loan báo bất ngờ hôm 7/9, hủy bỏ cuộc họp thượng đỉnh bí mật dự kiến tại trại David. Donald Trump định tiếp chính quyền Afghanistan và phe Taliban để mở ra con đường cho việc rút quân Mỹ, một cam kết trong chiến dịch tranh cử.Theo báo chí Mỹ, cố vấn an ninh quốc gia phản đối sự hiện diện của phe Taliban tại một địa điểm mang tính biểu tượng trong lịch sử nước Mỹ.

Ý tưởng tổ chức cuộc họp này được xúc tiến bởi ngoại trưởng Mike Pompeo, vốn lo cho tương lai chính trị của mình, ủng hộ. Còn John Bolton, 70 tuổi, không hề có tham vọng bầu cử, biết rằng ông đang giữ chức vụ cao nhất trong sự nghiệp của mình và không sẵn sàng nhân nhượng. Loan báo hủy bỏ cuộc gặp làm hài lòng phe « diều hâu » trong đảng Cộng Hòa.

Trong bài xã luận hôm nay 11/9, Wall Street Journal lấy làm tiếc về sự ra đi của một nhân vật có thể ngăn cản tổng thống phản ứng theo trực giác. Nhật báo Mỹ khẳng định « Thế giới đã trở nên nguy hiểm hơn ».

Cựu đặc phái viên Hàn Quốc về nguyên tử Kim Hong Kyun cho rằng : « Tuy không phải ai cũng thích ông Bolton, nhưng ông là thành lũy chống lại một thỏa thuận nửa vời với Bắc Triều Tiên » vốn nhiều thủ đoạn.

Cánh diều hâu của Cộng Hòa còn thất vọng hơn khi loan báo về việc ông John Bolton ra đi được những kẻ thù bất cộng đáy thiên của ông thích chí ra mặt.

Một quan chức chế độ Maduro nói với hãng tin AP : « Một ngày như thế này, cố tổng thống Hugo Chavez sẽ rất vui mừng ». Bộ trưởng Kỹ nghệ Venezuela, Tareck El Aissami, người bị ông Bolton tố cáo là buôn lậu ma túy, gọi ông là « kẻ nói dối số một ». Tương tự, ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez nói rằng Bolton là « người mắc bệnh nói dối ». Nhưng các nhà phân tích cảnh báo, nếu người thay thế ông John Bolton là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, hiệu quả, sẽ là mối đe dọa lớn hơn đối với chính quyền Maduro và các nhà độc tài khác.

Một cố vấn của tổng thống Iran Hassan Rohani viết trên Twitter, việc ông Bolton bị gạt ra ngoài lề « là dấu hiệu rõ ràng cho sự thất bại của chiến lược gây áp lực tối đa của Mỹ ». Tuy vậy ông Mike Pompeo nhắc lại, không có việc Hoa Kỳ bỏ đi áp lực này.

Về phía Việt Nam, chúng ta không quên John Bolton chính là quan chức ngoại quốc đầu tiên lên tiếng trong vụ tàu Trung Quốc xâm nhập bãi Tư Chính. Hôm 20/8, Bolton tuyên bố : « Các nỗ lực cao độ mới đây của Trung Quốc để hăm dọa các quốc gia khác trong việc khai thác tài nguyên của họ, là rất đáng ngại. Hoa Kỳ kiên quyết ủng hộ những ai đang đương đầu với các hành vi cưỡng bức, và chiến thuật đe dọa » gây nguy hại cho hòa bình và an ninh khu vực.
huynhtruong25
Posts: 142
Joined: Sun Sep 25, 2011 9:48 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by huynhtruong25 »

Image

Theo lời mời của Tổng thống Donald Trump, chuyến đi Mỹ sắp đến, Nguyễn Phú Trọng sẽ làm gì?

Nguyên Thạch
(Danlambao) - Bản tính vốn gian trá lừa lọc của ĐCSVN nói chung và cương vị Chủ tịch nước của Nguyễn Phú Trọng nói riêng thì với cương vị này, ông Trọng hẳn đã có sự tính toán, nhưng tính toán gì, cũng như sẽ làm gì, đó là điều mà dư luận trong ngoài nước đang râm ran suy diễn.

Ở bài viết này, người viết không nêu lại những lời khuyên rằng ông nên làm gì, mà là muốn biết rõ ông sẽ nói gì, làm gì và tương lai ký kết những gì với Hoa Kỳ khi ông gặp và thảo luận với vị Tổng thống của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Thật rất khó cho những ai tin rằng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ thảo luận nhiều vấn đề hệ trọng trên bình diện quốc gia và dân chúng trên cương vị một Chủ tịch nước, một chức vụ cùng trách nhiệm là phải lo cho sự an nguy của dân tộc, cũng như sự vẹn toàn của lãnh thổ, lãnh hải trước âm mưu cùng hành động xâm lược của Tàu cộng xuyên suốt quá khứ cho mãi đến tận hôm nay ở đất liền cũng như các hải đảo ở Biển Đông thuộc chủ quyền không thể tranh cải của Việt Nam và vấn đề lưu thông hàng hải của quốc tế.

Sở dĩ có sự khó khăn để đặt một chút hy vọng như đã nêu trên, bởi ông Trọng cũng như những ông TBT tiền nhiệm mà trong lối suy nghĩ đã thể hiện rằng "Đi với Trung Quốc thì mất nước, đi với Mỹ thì mất đảng. Thà mất nước còn hơn mất đảng". Người viết chỉ dùng từ hy vọng thôi chứ không có cụm từ niềm tin, bởi lẽ, với ĐCSVN thì người dân đã mất niềm tin từ lâu. Nói một cách dân dã hơn là hy vọng một lũ hung bạo sẽ có ngày hoàn lương, nghĩa là ĐCSVN cướp cũng đã nhiều, tham nhũng cũng đã đầy túi nay tốt hơn nên vì đất nước, vì dân tộc, để tránh khỏi phải mang ô danh nghìn đời.

Cũng rất khó cho những ai muốn biện minh và góp lời khuyên giải cho ông Trọng cho những sự việc mang tính quốc gia đại sự vì bản tính kém thông minh, thiếu nhạy cảm vốn dĩ của ông ta. Không phải tự nhiên vô cớ mà người Hà Nội cũng như cả nước đặt cho ông Trọng cái tên cúng cơm là Lú. Tuy nhiên, dù lú đến thế nào đi nữa thì cũng có lúc bừng tỉnh, nó cũng như ngọn đèn mờ nhưng trước khi tắt thì bật sáng.

"Bác nó lú thì còn chú nó khôn", đó là câu tục ngữ mà ông bà ngày xưa truyền lại. Nếu nói rằng cả Bộ chính trị và Trung ương đảng đều lú hết thì e rằng có vẻ "vơ đũa cả nắm". Nhưng ai là những người "khôn"? Đó là câu hỏi được đặt ra dành cho BCT, TƯĐ cùng các Bộ trưởng, tướng lãnh còn có được sự suy nghĩ và còn có tinh thần dân tộc.

Thời gian gần đây, sở dĩ có nhiều suy đoán cho chuyến đi Mỹ sắp đến của ông Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là vì ông đã khéo léo viện lý do bệnh đột quị nặng ở chuyến đi Kiên Giang vừa qua để cố tình tránh chuyến đi chầu xứ thiên triều mà thay vào đó là cử bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân diện kiến Tập Cận Bình và các nhân vật chóp bu khác từ ngày 8 đến ngày 12 tháng 7.2019. Thái độ tránh né này, được xem là một dấu hỏi lớn.

Thứ đến là suốt thời gian tàu thăm dò HD-8 cùng các tàu chiến, máy bay, tàu ngầm của Trung cộng quậy phá nát chủ quyền về lãnh hải của Việt Nam mà Luật Pháp Quốc Tế UNCLOS 1982 đã qui định, ông Chủ tịch của một quốc gia đã tuyệt đối im lặng, không hề có bất cứ phản kháng chính thức nào. Đây có phải là một ẩn ý khác của ông? Mà câu trả lời sẽ rõ ràng sau khi ông đã gặp Tổng thống Donald Trump và chiến lược của Hoa Kỳ?

Hiện tại có 2 nguồn dư luận:

1- Nguyễn Phú Trọng sẽ thần phục Tàu cộng như Hồ Chí Minh và ĐCSVN đã từng.

2- Chủ tịch nước Việt Nam sẽ thay đổi chiến thuật của Việt Nam là nghiêng hẳn về phía Mỹ để là một đồng Minh trong chiến lược toàn diện về quân sự, kinh tế, cơ cấu xã hội lẫn chính trị.

Trên là hai chiều hướng suy đoán, tôi muốn nghe và đó cũng là điều khá thú vị để nắm biết được bạn đọc cùng các còm sĩ của thôn Dân Làm Báo nghĩ gì.

Ông Trọng có thể chứng minh cho câu nói để đời của cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu "Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm" là sai trong trường hợp của ông?

07.09.2019
Nguyên Thạch
caolynh
Posts: 317
Joined: Wed Dec 17, 2008 7:21 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by caolynh »

Làm thế nào để một công ty có vốn ban đầu 300 tỷ đồng (13 triệu USD) có thể bán lại với giá 8.900 tỷ đồng (387 triệu USD)

Vũ Đông Hà
(Danlambao) - Trước hết bạn lập "vốn điều lệ" 300 tỷ đồng / 13 triệu USD để đăng ký doanh nghiệp. Thật sự bạn không cần phải móc túi, cầm cố mọi thứ để có 300 tỷ đồng / 13 triệu USD thật sự đâu. Vì vốn điều lệ là "số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty". Nó chỉ là con số trên giấy tờ.

Sau đó bạn tà tà ngồi chơi nhưng khai báo công ty làm ăn phát đạt, tiền vào như nước, chịu khó đóng chút thuế (và đóng rất ít nếu bạn biết lách và biết bắt tay, bắt chân với quan chức). Tốt hơn nữa là kế hoạch của bạn từ đầu đã có chỗ ngồi dành cho các quan.

3 năm sau, công ty làm ít lời nhiều của bạn lại kéo thêm thành viên, cổ đông nào đó "cam kết" đóng thêm vốn điều lệ. Thế là công ty của bạn phình ra với vốn điều lệ mới, cũng trên giấy tờ, là 2.150 tỷ đồng / 93,5 triệu USD.

Vậy là từ 13 triệu USD bạn đã cho nó phình ra thành 93,5 triệu USD.

Có vốn điều lệ mới là 93,5 triệu USD, bạn kiếm ngay một tên homeless nước ngoài, tứ cố vô thân, côn an điều tra không biết nó là ai để đóng vai đại gia cho bạn chào hàng để bán cổ phần của công ty cho nó. Bán 49% thôi để thiên hạ biết bạn vẫn là người làm chủ công ty 51%. Và nhớ la làng cho lớn để người ta biết là tên homeless này đặt cọc trước 10 triệu USD trước khi mua cổ phần.

Vậy là... úm ba la, công ty của bạn bây giờ trị giá 93,5 + 10 = 103,5 triệu USD.

Giá trị của công ty bạn lúc này không chỉ có giá trị ở con số mà còn quan trọng hơn - giá trị ở mức độ hấp dẫn, đối tác nước ngoài đặt cọc 10 triệu USD để mua lại cổ phần chớ... giỡn chơi sao.

Một lần nữa bạn khoe cho cả chợ biết là vì công ty hấp dẫn như vậy nên đối tác nước ngoài (tên homeless chỉ mình bạn biết hay tưởng tượng cũng được) sẵn sàng mua cổ phần của bạn với giá gấp nhiều lần giá vốn. Vậy là giá trị của công ty bây giờ vọt lên khoảng... 8.900 tỷ đồng (387 triệu USD).

Nhưng 8.900 tỷ đồng / 387 triệu USD đa phần là tiền... dỏm trên giấy tờ.

Đây là lúc mà bạn mời mấy quan chức cấp bộ trưởng, thứ trưởng, đàn em cật ruột của Thủ tướng đi... nhậu. Tống cho chúng mấy chai Glenfiddich 50 năm, mỗi chai chừng 40.000 USD. Có xỉn mới nói chuyện làm ăn thật lòng.

Mấy tên bộ trưởng, thứ trưởng, đàn em thủ tướng này sẽ bốc một công ty quốc doanh của bộ để làm đối tượng cho bạn chào hàng, bán công ty của bạn cho công ty đó.

Bạn sẽ chào bán toàn bộ cổ phần của công ty với giá 15.577 tỷ đồng. Sau vài phi vụ bia ôm, rượu ôm, đủ thứ ôm với các quan chức, công ty nhà nước sẽ chốt giá lại và mua công ty bạn với giá... 8.900 tỷ đồng / 387 triệu USD.

Xong! 387 triệu USD bây giờ là tiền thật, đến từ Ngân hàng Quốc gia đàng hoàng để bạn nhẹ nhàng và âm thầm chuyển sang trương mục nước ngoài. Nhưng bạn không thể chuyển hết vào trương mục riêng của bạn. Một phần phải chuyển vào trương mục bí mật của người trung gian cho thủ tướng, cho bộ trưởng bộ công an và nhiều "yếu nhân" khác. Bạn cũng phải tìm cách rút tiền mặt qua đường xã hội đen để đem đến giao tận nhà 3 triệu đô cho đồng chí Bộ trưởng, 2,5 triệu đô và 500.000 đô cho cựu chủ tịch và tổng giám đốc của công ty đã mua toàn bộ cổ phần công ty của bạn, và thêm 200.000 đô cho đồng chí thứ trưởng là người tiên phong trong phi vụ thành công.

Đó là quy trình biến 300 tỷ đồng (13 triệu USD) "vốn điều lệ" thành 8.900 tỷ đồng (387 triệu đô) tiền... thật.

Quy trình này chỉ có thể áp dụng tại nước CHXHCNVN do đảng CSVN quang vinh lãnh đạo.

Muốn biết thêm chi tiết và học hỏi kinh nghiệm, mánh mung, bạn có thể liên lạc với các ông Phạm Nhật Vũ, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn...

Chúc bạn thành công.

07.09.2019
Vũ Đông Hà
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by nguyenvsau »

Image

Mike Pompeo, cột trụ cuối cùng trong chính sách ngoại giao của Donald Trump
Thanh Hà

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ, ngày 10/09/2019.REUTERS/Kevin Lamarque
Vị thế của ngoại trưởng Mike Pompeo trong chính quyền càng được củng cố sau khi cố vấn An Ninh Quốc Gia Mỹ, John Bolton ra đi. Về đối ngoại, Mike Pompeo "một mình một chợ" và cũng là "cột trụ cuối cùng" về chính sách đối ngoại của Nhà Trắng, là một trong những người hiếm hoi được Donald Trump "tin tưởng". Trên đây là nhận định của giới truyền thông quốc tế.

Vào lúc cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Hoa Kỳ, ông Bolton, bị thất sủng, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tươi cười xuất hiện trước thềm Nhà Trắng. Phát biểu với báo chí, ông Pompeo đã nhấn mạnh đến những "bất đồng" từng có với John Bolton và tin tưởng rằng, "từ giờ trở đi chung quanh tổng thống Trump chỉ còn lại những người được nguyên thủ Mỹ hoàn toàn tin tưởng". Tổng thống Trump không ngớt lời ca ngợi Mike Pompeo, thành viên duy nhất trong nội các rất "ăn ý" với ông.

Chuyên gia Thomas Wright thuộc viện nghiên cứu Brookings đánh giá : loại được Bolton là một "thắng lợi của ông Pompeo". Cặp bài trùng này không hòa thuận với nhau và đã từ lâu ngoại trưởng Mỹ muốn Bolton rời khỏi chính quyền.

Thắng lợi của ông Mike Pompeo càng thêm trọn vẹn khi đích thân tổng thống Hoa Kỳ cho biết đã "đề nghị" để đương kim ngoại trưởng Mỹ kiêm luôn cả chức cố vấn an ninh quốc gia. Đây là một sự kiện hiếm hoi, bởi tới nay nhà ngoại giao Henry Kissinger là người duy nhất có được vinh dự này.

Mike Pompeo đã khéo léo cảm ơn tổng thống Trump và cho biết ông muốn có được một người để cùng "phối hợp chính sách đối ngoại" của Mỹ. Nói cách khác, về mặt chính thức, ngoại trưởng Pompeo đã từ chối ân huệ nói trên, nhưng về thực chất, ngày nào mà chiếc ghế cố vấn an ninh quốc gia còn chưa có chủ, thì Mike Pompeo là người duy nhất chia sẻ với tổng thống Trump chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

Trên báo Wall Street Journal ngày 12/09/2019, Micheal C. Bender và Courtney McBride nhận định : "Bolton ra đi, vai trò của Mike Pompeo được mở rộng".

Tháng 5/2018 khi Mike Pompeo, ông trùm cơ quan tình báo Hoa Kỳ chính thức ngồi vào chiếc ghế ngoại trưởng, thay thế Rex Tillerson, cựu chủ tịch tập đoàn dầu khí ExxonMobile, mọi người đã nghĩ rằng, Pompeo là nhân vật cuối cùng còn thiếu trong dàn cố vấn về chính sách đối ngoại của chính quyền Trump. Một năm rưỡi sau nhìn lại, Mike Pompeo là người duy nhất trong ê-kíp đó "còn trụ lại".

Vậy giờ đây, khi độc quyền điều hành chính sách ngoại giao của Mỹ, Mike Pompeo sẽ làm gì ? Hai đồng tác giả bài báo trên Wall Street Journal trả lời : Bolton đi rồi, Pompeo rảnh tay để thực hiện những tham vọng to lớn hơn của tổng thống Trump. Chẳng hạn như việc tiếp xúc trực tiếp với tổng thống Iran, Hassan Rohani mà Washington không đặt ra những "điều kiện tiên quyết" hay mời đại diện quân Taliban đến Camp David để thảo luận về tiến trình vãn hồi hòa bình tại Afhganistan.

Trái với John Bolton, ngoại trưởng Pompeo là người ủng Zalmay Khalilzad, đặc sứ Mỹ về Afghanistan và ông tán đồng ý kiến mời đại diện Taliban đến tận Hoa Kỳ.

Liên quan đến đàm phán hạt nhân Mỹ-Bắc Triều Tiên, mọi chú ý sẽ dồn về phía ngoại trưởng Mike Pompeo. Bởi mọi người còn nhớ Bình Nhưỡng luôn chống đối sự hiện diện của cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, người chủ trương dùng sức mạnh quân sự để giải quyết vấn đề nguyên tử Bắc Triều Tiên và từng quan niệm rằng Mỹ nên áp dụng "mô hình Libya" để buộc chế độ Kim Jong Un từ bỏ tham vọng hạt nhân.

Michael C. Bender và Courtney McBride không nhắc đến đoạn hồi tháng 4/2019, Bình Nhưỡng từng yêu cầu Washington "rút" ngoại trưởng Pompeo ra khỏi vòng đàm phán. Bắc Triều Tiên muốn đối thoại với một người "chín chắn hơn" và quy trách nhiệm cho nhà ngoại giao đắc lực này của tổng thống Trump đẩy đàm phán Washington – Bình Nhưỡng vào bế tắc.

Đâu là bí quyết để ông trùm CIA Mike Pompeo, 56 tuổi này được ông vua địa ốc Donald Trump trọng dụng ? Thomas Wright, Viện Nghiên cứu Brookings giải thích : Thành công của Pompeo nằm ở chỗ, ông "không bao giờ lộ rõ quan điểm của chính mình. Mike Pompeo lặng lẽ đi từng nước cờ và biết dừng lại đúng lúc nếu ông cảm nhận thấy là không thuyết phục được tổng thống Trump".

Trên cả hai hồ sơ Iran và Afghanistan, Mike Pompeo là một nhân vật diều hâu, nhưng đã nhiều lần "ngậm bồ hòn làm ngọt" khi được tổng thống Trump giao nhiệm vụ thu xếp để nguyên thủ Mỹ gặp tổng thống Iran hay mời đại diện của Tailban đến Camp David, khu nghỉ dưỡng của các vị tổng thống Hoa Kỳ.

Ưu điểm thứ hai của ngoại trưởng Pompeo là biết phát biểu đúng lúc, kiểm soát từng lời ăn tiếng nói, qua đó vừa tránh để lộ những bất đồng của bộ Ngoại Giao với Nhà Trắng, vừa luôn chứng tỏ ông chỉ là chiếc bóng, đứng sau lưng tổng thống Trump.

Nhờ những đức tính đó, mà Mike Pompeo đã nhanh chóng thăng tiến trong suốt sự nghiệp của ông, và nhất là kể từ khi Donald Trump bước vào Nhà Trắng. Ngay đầu nhiệm kỳ tổng thống, nhà tỷ phú New York đề cử Mike Pompeo làm giám đốc cơ quan tình báo CIA.

Bài báo trên Wall Street Journal nhắc lại ông Pompeo ngồi vào chiếc ghế giám đốc CIA vào thời điểm tân tổng thống Mỹ thứ 45 liên tục công khai chỉ trích cơ quan tình báo Hoa Kỳ, gây phẫn nộ trong hàng ngũ các điệp viên lợi hại nhất của Mỹ. Và thế là Mike Pompeo không ngừng đóng vai trò hòa giải.

Tương tự như vậy, ở cương vị bộ trưởng Ngoại Giao, một lần nữa cánh tay đắc lực này của Donald Trump cố gắng san bằng những bất đồng giữa The US State Department (bộ Ngoại Giao) với Nhà Trắng. Uy tín của vị cựu dân biểu bang Kansas trong mắt tổng thống Hoa Kỳ lớn dần.

Vào lúc tổng thống Trump bãi nhiệm tướng James Mattis hồi tháng 12/2018, chức bộ trưởng Quốc Phòng tạm thời được trao cho hai nhân vật khá nhạt mờ trong giai đoạn "chuyển tiếp đó", nhiều thành viên trong nội các Hoa Kỳ coi Mike Pompeo như là "ông sếp" của cả Lầu Năm Góc.

Cuối tháng 6/2019, ngoại trưởng Pompeo đến Tampa, bang Florida, dự một loạt các cuộc họp với các bộ ngành được đặt dưới quyền của bên bộ Quốc Phòng. Nhân vật thân tín với tổng thống Trump này giải thích : ông có mặt tại các cuộc họp nói trên nhằm "phối hợp chặt chẽ vế ngoại giao và an ninh". Hiềm nỗi, lần đó, quyền bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ lại vắng mặt !

Xét cho cùng, bản thân ngoại trưởng Mike Pompeo xuất thân là một nhà quân sự. Ông từng tốt nghiệp Học Viện West Point, tốt nghiệp thủ khoa khóa 1986. Sau 5 năm phục vụ trong quân đội, ông ghi danh vào trường Harvard nổi tiếng của Hoa Kỳ, rồi ra kinh doanh.

Mãi đến năm 2010, Mike Pompeo mới tham gia chính trị. Được bầu vào Quốc Hội, ông nhanh chóng được đề cử vào Ủy Ban của Hạ Viện theo dõi các hoạt động tình báo. Tên tuổi của ông bắt đầu được công chúng biết đến nhân cuộc điều tra về vụ tấn công ở Benghazi năm 2012, làm đại sứ Mỹ tại Libya thiệt mạng.

Ngày Mike Pompeo được đề cử làm ngoại trưởng Mỹ, đảng Cộng Hòa đồng loạt hoan nghênh quyết định nói trên của chủ nhân Nhà Trắng. Thượng nghị sĩ Lindsay Graham tuyên bố "không ai hiểu rõ hơn Mike Pompeo về những mối đe dọa xuất phát từ Bắc Triều Tiên và Iran (...) Quan hệ cá nhân đặc biệt giữa ông với tổng thống Trump sẽ giúp ích cho Mike Pompeo rất nhiều ở cương vị ngoại trưởng".

Cố thượng nghị sĩ JohnMcCain thì đánh giá Pompeo ở bộ Ngoại Giao, Lầu Năm Góc thực sự có được một "đối tác đáng tin cậy". Chỉ riêng có bên đảng Dân Chủ đối lập, thượng nghị sĩ Dianne Fenstein hoài nghi về "những phát biểu kém ngoại giao của người đứng đầu bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ" này.
caubennoc
Posts: 535
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by caubennoc »

Image

Phú Quốc sẽ là đặc khu đầu tiên của Việt Nam?

CTV Danlambao -
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có ý kiến chỉ đạo tiếp tục xây dựng quy hoạch Phú Quốc theo hướng đặc khu. Song song với việc này là đề xuất miễn thị thực người nước ngoài vào khu kinh tế ven biển của Bộ Công an vừa được Uỷ ban Quốc phòng An ninh đồng tình. Dự luật đặc khu sẽ hồi sinh?!

Tháng 2/2019, sau gần khi bị hoãn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với vai trò Trưởng bản chỉ đạo “Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020” đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội xây dựng phương án chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật đơn vị hành chính - Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (gọi tắt Dự luật đặc khu). Theo đó, dự án Dự luật đặc khu sẽ được hoàn chỉnh theo hướng xây dựng một luật chung (1).

Trong bối cảnh này, ngày 21/9/2019, Thủ tướng tiếp tục có ý kiến đối với đề nghị của UBND tỉnh Kiên Giang về việc triển khai lập quy hoạch đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang theo định hướng khu kinh tế. Đồng thời, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức lập mới Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 739/TTg-CN ngày 8.6.2018 bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các quy hoạch có liên quan và quy định của pháp luật (2).

Luật chung được đề cập từ tháng 2/2019 có liên quan gì đến “quy định pháp luật” trong văn bản chỉ đạo ngày 21/9/2019 hay không?

Điều đáng chú ý ở đây, ngay thời điểm quốc gia đang bị xâm lấn, Bộ Công an đề xuất bổ sung quy định miễn thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh vào các khu kinh tế ven biển trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài.

Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam cho biết: “Dự luật đề xuất miễn thị thực 30 ngày cho người nước ngoài vào các khu kinh tế ven biển có đáp ứng đủ các điều kiện: không gian riêng biệt, có ranh giới địa lý xác định, được cách biệt với lãnh thổ bên ngoài; có sân bay quốc tế; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam. Quy định trên nhằm luật hóa việc tiếp tục áp dụng chính sách miễn thị thực với thời hạn tạm trú 30 ngày cho người ngoài nhập cảnh đảo Phú Quốc, đồng thời có cơ sở pháp lý để nghiên cứu áp dụng với các khu kinh tế ven biển có điều kiện tương tự". (3)

Có thể thấy Cộng sản Việt Nam đang tìm đủ phương thức để làm hồi sinh Dự luật đặc khu thông qua nhiều con đường.

Hiện tại số lượng người nước ngoài đến Việt Nam chủ yếu là khách Trung Quốc. Thông qua con đường visa du lịch, tội phạm Trung Quốc đã tràn vào Việt Nam gây mất ổn định, từ đâm chém, làm giả thẻ ATM để rút tiền đến dụ dỗ trẻ em Việt quay phim khiêu dâm để phát sóng trực tiếp về “mẫu quốc” đến táo tợn hơn là lập xưởng sản xuất ma tuý ở Việt Nam. Thực tế cơ quan chức năng chưa thể quản lý được lượng khách này nói gì đến việc miễn thị thực? Và tại sao chọn Phú Quốc là điểm miễn thị thực đầu tiên?

Giai đoạn từ năm 2021 trở đi có phải là thời điểm để thực hiện các cam kết trong Hiệp ước Thành Đô 1990 hay không?

Hỏi tức là đã trả lời!

Chú thích:

1-https://dantri.com.vn/bat-dong-san/lui- ... 706463.htm

2-https://thanhnien.vn/thoi-su/tiep-tuc-x ... 28626.html

3-https://vnexpress.net/thoi-su/de-xuat-m ... 85073.html

21.09.2019
CTV Danlambao
hoangphong
Posts: 364
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by hoangphong »

Dân chủ như nước Israel!
Ngô Nhân Dụng

Image
Những công dân Israel gốc Á Rập đã đi bỏ phiếu rất đông, chỉ vì họ muốn lật đổ ông Benjamin Netanyahu!
Trong hình, hàng chục ngàn người Israel tham gia cuộc biểu tình phản đối “Luật miễn trừ” đối với đương kim Thủ Tướng Netanyahu
hôm 25 Tháng Năm, 2019, tại Tel Aviv, Israel.
(Hình: Amir Levy/Getty Images)
Dân chủ là một cuộc tranh đua trong luật lệ. Giống như cuộc chơi đá banh, hay đánh cờ. Khó hơn đá banh và đánh cờ, luật lệ các cuộc chơi dân chủ thay đổi, tùy theo lựa chọn của mỗi nước. Và khi áp dụng các luật lệ này, kết quả cũng thay đổi tùy theo tánh chất của mỗi xã hội.

Những chính quyền độc tài thường chỉ trích chế độ dân chủ làm cho quốc gia yếu đi vì tranh chấp đảng phái. Trường hợp Ấn Độ và Israel chứng minh ngược lại, đặc biệt là Israel!

Ấn Độ và Israel cùng ra đời trước đây ngoài 70 năm, mà trước đó họ đều chưa hề có quốc gia! Khi lập quốc, hai nước đều chọn thể chế tự do dân chủ.

Ấn Độ là một nước lớn và phức tạp nhất, Israel thuộc hàng nhỏ nhưng thuần chủng nhất. Nhưng cả hai chế độ dân chủ ở hai nơi đều sống bền bỉ, chưa bao giờ đứt đoạn.

Hơn một tỷ dân Ấn Độ sống trong mấy chục nước nhỏ, nói hàng ngàn thứ tiếng khác nhau, theo nhiều thứ tôn giáo mà ngay trong Ấn Giáo cũng chia ra nhiều chi phái. Đa số dân theo Ấn Giáo, họ vẫn tin rằng loài người chia thành bốn đẳng cấp cha truyền con nối, có những người sinh ra đã đáng trọng hay đáng khinh rồi. Với một dân tộc nghèo, ít học với đủ các động cơ chia rẽ như thế, khi nước Ấn Độ giành được độc lập năm 1947 không ai tin chính quyền dân chủ sẽ kéo dài được mươi năm. Cả thế giới chờ coi được mấy năm thì Thủ Tướng Nehru sẽ phải cai trị theo một chế độ độc tài, như Mao Trạch Đông bên nước láng giềng.

Nhưng sau hơn 70 năm, Ấn Độ vẫn kiên trì theo thể chế dân chủ. Các cuộc bầu cử tổ chức đúng kỳ hạn. Hai đảng chính trị lớn đã nhiều lần thay nhau lên cầm quyền, ở cấp liên bang cũng như cấp tiểu bang. Đa số 1,300 triệu người dân Ấn coi ngày bỏ phiếu cũng là một lễ hội, mặc dù có lúc người ta vẫn đánh nhau vỡ đầu. Ấn Độ là một tấm gương cho các dân tộc muốn xây dựng tự do dân chủ, vì nếu hơn một tỷ dân Ấn Độ sống được thì dân tộc nào cũng có thể sống theo lối dân chủ được!

Nước Israel khác hẳn. Dân số chỉ có 9 triệu; trong đó 75% thuộc một chủng tộc là người gốc Do Thái. Nước này bị kẹp giữa mấy trăm triệu người ở các nước Á Rập thù nghịch, mà ngay trong nước họ, một phần năm dân số là người Á Rập từng ở đó trước khi nước Israel ra đời. Những người Á Rập này là công dân, có quyền bỏ phiếu.

Người Do Thái được tiếng là “đoàn kết” với nhau vì tất cả đều quyết tâm xây dựng lại “đất tổ” sau hai ngàn năm phải sống lưu vong. Nhưng trong nước Israel vẫn có hàng chục đảng chính trị của người gốc Do Thái, cùng với năm, bảy nhóm chính trị người gốc Á Rập. Nhìn từ bên ngoài, chính trị nước Israel có vẻ “nát bét!” Nhưng họ vẫn là quốc gia hùng mạnh nhất vùng Trung Đông!

Cuộc bỏ phiếu ngày 17 Tháng Chín vừa rồi tại Israel cho thấy cuộc sống chính trị phức tạp trong thể chế dân chủ. Tại Ấn Độ, nơi có những đảng lớn đủ chiếm đa số ở quốc hội và được ủy quyền thành lập nội các, những cuộc chuyển giao quyền giữa các đảng diễn ra dễ dàng. Nhưng Israel thì không được như vậy, đảng thắng lớn nhất trong cuộc bỏ phiếu tuần trước cũng chỉ chiếm được 33 trong số 120 ghế dân biểu!

Khác với các chế độ độc tài độc đảng, trong “cuộc chơi” dân chủ, các phe nhóm phải thỏa hiệp và liên minh để chiếm đa số và nắm quyền. Tại nước Mỹ, mỗi đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ đều liên kết các nhóm dân khác biệt về quyền lợi và chủ trương, nhưng họ chia sẻ một số giá trị tinh thần hoặc nhu cầu vật chất với nhau. Ở Israel, các nhóm quyền lợi khác biệt họp riêng trong các đảng chính trị của họ. Sau mỗi lần dân bỏ phiếu, các đảng mới họp lại, liên minh để có đủ ít nhất 61 phiếu trong Quốc Hội 120 người.

Ông Benjamin Netanyahu thuộc đảng Likud đã làm thủ tướng từ hơn 10 năm nay nhờ liên kết được các đảng cánh hữu. Trong kỳ bỏ phiếu Tháng Tư năm nay, Likud vẫn chiếm được nhiều ghế nhất, ông Netanyahu được mời lập chính phủ. Nhưng ông ta không tập họp được đủ 61 phiếu, vì một đảng nhỏ trong liên minh của ông không hợp tác nữa.

Ông Avigdor Lieberman, lãnh tụ đảng Yisrael Beitenu, đã rút chân ra khỏi liên minh vì không chấp nhận ngồi chung với một đảng cực hữu của những giáo sĩ “cực chính thống” (ultra-Orthodox). Mất đảng của Lieberman, Netanyahu không đủ 61 phiếu để lập chính phủ. Netanyahu không muốn lãnh tụ đảng chiếm số ghế lớn thứ nhì có cơ hội đứng ra lập chính phủ, cho nên do quyền của đương kim thủ tướng, ông giải tán Quốc Hội, cho dân chúng đi bầu lại lần nữa.

Cuộc chơi dân chủ cũng nhiều may rủi! Lần bỏ phiếu này Netanyahu thua nặng hơn. Đảng Likud chỉ được 31 ghế, trong khi đảng Xanh và Trắng (màu cờ Israel) được 33 ghế! Theo Hiến Pháp, tổng thống Israel sẽ mời lãnh tụ đảng có nhiều ghế nhất lập chính phủ mới. Lãnh tụ Xanh và Trắng, Tướng Benny Gantz, cựu tham mưu trưởng quân đội Israel, có thể được Tổng Thống Reuven Rivlin mời lập chính phủ, nếu ông ta liên minh được các đảng cho đủ 61 phiếu!

Trong mấy ngày qua, ông Rivlin đã mời lãnh tụ tất cả các đảng trong quốc hội mới tham khảo để coi đảng nào ủng hộ ai, tính toán cho có người hội đủ 61 phiếu.

Cuộc thăm dò cho thấy Netanyahu, đương kim thủ tướng, được 55 đại biểu ủng hộ, còn Tướng Gantz chỉ có được 54 người.

Ông Netanyahu giữ đủ đại biểu các đảng đã liên kết với ông, trừ Lieberman, người không chấp nhận ngồi chung với nhóm cực hữu “ultra-Orthodox.” Ông Gantz thì được nhóm 13 đại biểu thuộc sắc dân Á Rập ủng hộ, đáng lẽ có 57 phiếu; nhưng vào phút chót ba đại biểu Á Rập đã rút lại không ủng hộ ông.

Không ai hội đủ 61 phiếu, Tổng Thống Reuven Rivlin đã mời cả Netanyahu và Gantz tới, đề nghị hai đảng chiếm nhiều ghế nhất lập một “chính phủ đoàn kết.”

Nhưng nếu lập một chính phủ đoàn kết thì ai sẽ làm thủ tướng, Netanyahu hay Gantz? Hoặc hai người sẽ luân phiên nhau, mỗi người giữ chức hai năm? Tại Israel đã có tiền lệ, từ năm1984 tới 1988, hai ông Shimon Peres, phe tả, và Yitzhak Shamir, phe hữu, đã thay phiên nhau cầm quyền. Nhưng ai sẽ làm thủ tướng trước, Netanyahu hay Gantz?

Tướng Gantz chống không muốn Netanyahu làm thủ tướng, vì ông ta sắp phải ra tòa sau khi bị truy tố ba vụ lạm dụng quyền hành. Nếu còn tiếp tục làm thủ tướng, Netanyahu có thể được miễn khỏi hầu tòa, cho tới khi mãn nhiệm. Ngược lại, nếu chỉ là một bộ trưởng, Netanyahu sẽ phải ra tòa và có thể bị mất chức. Trong hai người, Netanyahu hay Gantz, ai sẽ nhượng bộ?

Hai đảng Lykud và Xanh Trắng có thể lập một chính phủ đoàn kết vì hai đảng có 64 phiếu rồi; nhưng nếu như vậy thì tập hợp chính trị lớn thứ ba sẽ đóng vai đối lập chính thức. Và điều lý thú là nhóm đại biểu này là 13 người gốc Á Rập! Lần đầu tiên một người gốc Á Rập sẽ trở thành lãnh tụ đối lập chính thức trong guồng máy lập pháp nước Israel!

Trong “cuộc chơi dân chủ” vừa qua, những công dân Israel gốc Á Rập đã đi bỏ phiếu rất đông! Hồi Tháng Tư, chỉ có 47% dân gốc Á Rập đi bầu, tháng này tỷ số lên tới 60%. Nguyên nhân là vì họ chỉ muốn lật đổ ông Netanyahu!

Người Israelis gốc Á Rập lâu nay vẫn thờ ơ không đi bỏ phiếu vì tẩy chay chính quyền Israel. Từ khi nước Israel ra đời, trong cuộc bầu cử nào cũng có các đại biểu gốc Á Rập đắc cử. Nhưng họ không bao giờ tham gia chính phủ, vì không muốn chịu chung trách nhiệm về những vụ quân Israel đàn áp người Palestine hoặc bảo vệ người Do Thái lập các khu định cư mới trong vùng đất của người Á Rập bị chiếm đóng.

Nhưng các đại biểu gốc Á Rập đã hai lần ủng hộ giúp Yitzhak Rabin đủ số phiếu để làm thủ tướng Israel, 1993 và 1995, vì ông Rabin chủ trương hòa đàm rồi ký thỏa ước với lãnh tụ Palestine tại Oslo, Na Uy. Ông Rabin sau đó bị một người Do Thái cực hữu ám sát.

Nếu Gantz và Netanyahu không thể nào ngồi chung, đảng Yisrael Beitenu của ông Avigdor Lieberman có thể chiếm ưu thế. Với tám ghế trong quốc hội mới, họ ngả về phía nào đều có thể giúp một trong hai ông này có đủ 61 phiếu thuận! Lieberman đang nắm quân bài lớn trong tay!

Cuộc đấu cờ, hay cuộc đá banh dân chủ ở Israel còn tiếp tục trong những ngày sắp tới!

Người ngoài nhìn vào có cảm tưởng Israel là một quốc gia chia rẽ, nát như tương, vì các đảng phái tranh hùng. Nhưng đó chỉ là bề ngoài. Các nhà chính trị chia chác mặc cả với nhau không hề ảnh hưởng tới nền tảng của quốc gia. Quân đội, cảnh sát, guồng máy tư pháp cũng như hành chánh, hệ thống tài chánh, ngân hàng, vẫn hoạt động điều hòa vì tất cả đứng độc lập với các nhà chính trị. Đảng phái vẫn tranh hùng nhưng không làm nước Israel yếu ớt!

Ngược lại, chính vì người dân Israel tin tưởng vào các quy tắc dân chủ, đã sống theo những thủ tục do chế độ dân chủ đặt ra, cho nên họ mới có thể đoàn kết với nhau, đứng vững suốt 70 năm giữa một thế giới thù nghịch!

Những quốc gia chưa thành lập được thể chế tự do dân chủ nên nhìn vào Israel học xem cách người ta sống tự do dân chủ như thế nào.
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by tankhoasinh »

Image

Nỗi lo sợ bị quân đội đảo chính của Nguyễn Phú Trọng
Vũ Đông Hà
(Danlambao) - Có hai nỗi lo sợ chính của tập đoàn cai trị chóp bu độc tài. Đó là cuộc cách mạng nổi dậy của người dân và đảo chính từ quân đội. Bằng mọi giá Ba Đình phải tìm cách ngăn ngừa 2 mối đe doạ này.

Để ngăn chận sự nổi dậy của người dân, chế độ đã dùng an ninh, công an để theo dõi, khủng bố, đàn áp, bắt giam; cộng với luật rừng và hệ thống toà án của đảng để kết án và bỏ tù những người chống đối.

Để ngăn chận đảo chính, việc trước tiên là đảng tìm cách mua chuộc, đãi ngộ thành phần sĩ quan cao cấp. Đó là lý do dù quân đội "anh hùng" của đảng ngày hôm nay nổi tiếng với biệt danh "bám bờ", "bỏ súng cầm tiền" nhưng lại có nhiều "tướng" nhất trên thế giới.

Việc quân đội làm kinh tế cũng đã trở thành chủ trương lớn của đảng để vỗ béo các "bộ đội cụ Hồ" và từ đó trung thành với đảng.

Tuy nhiên, trong cuộc đấu đá, thanh trừng, tranh giành quyền lực được tiến hành qua cuộc "đốt lò" của Nguyễn Phú Trọng, thành phần tướng lãnh có nguy cơ trở thành củi vào lò không phải là ít. Vẫn luôn có xác suất thành phần này sẽ vùng lên để cứu mạng và cứu sự nghiệp làm giàu đang bị mất dần vào tay phe nhóm Nguyễn Phú Trọng.

Trước tình trạng Bãi Tư Chính bị Tàu cộng xâm lược và thái độ hèn tận đáy của lãnh đạo Ba Đình, chắc chắn sẽ có một số tướng tá bất bình. Trong số họ có thể có người phẫn nộ vì vẫn còn trong họ một chút lòng ái quốc. Có thể trong số đó là những người thấy trước nếu mất nước vào tay Tàu thì sự nghiệp của họ cũng tan biến trong một khu tự trị của bá quyền phương Bắc. Có thể đây là những người cho rằng phải đu dây với Mỹ mới có thể phát triển và kéo dài con đường hoạn lộ cho đến đời sau.

Do đó, nguy cơ đảo chính vẫn luôn hiện hữu trong một chế độ mà quyền lực đang bị thâu tóm vào một người và trong hệ thống cai trị có những tranh chấp về quyền lực và quyền lợi.

Ngày 29.09.2019 xảy ra cuộc "Diễn tập khu vực phòng thủ thành phố Hà Nội năm 2019 tiếp tục tiến hành các nội dung thuộc giai đoạn 2 và giai đoạn 3".

Có 3 yếu tố nổi bật về vấn đề an ninh quốc gia và bảo vệ đất nước trong tình hình hiện nay:

- Khi Tàu cộng xâm lược Bãi Tư Chính, tam trụ Trọng-Ngân-Phúc câm miệng, quân đội án binh bất động. Điều đó xác định một sự thật không thể chối cãi: thực tâm bảo vệ tổ quốc bằng mọi giá không là chủ trương của chế độ.

- Cho đến nay, viễn ảnh quân đội Tàu cộng (và không thể là bất kỳ một quốc gia nào khác) tràn quân qua biên giới để tấn công Việt Nam gần nhưng không có. Bắc Kinh không có nhu cầu làm điều đó trong bối cảnh chính trị thế giới hiện nay và nhất là đã từng bước thâu tóm Việt Nam mà không cần một tiếng súng.

- Hoàn toàn không có một đề xuất nào từ quân đội cho việc tăng cường phòng thủ cả nước, nhất là tại vùng biên giới Việt-Tàu. Không phòng thủ cả nước thì phòng thủ Hà Nội làm gì nếu thật sự có cuộc tấn công quân sự và các tỉnh thành đều rơi vào tay giặc ngoại xâm?

Cả 3 yếu tố trên cho thấy đối tượng ngăn ngừa mà cuộc diễn tập nhắm đến không phải là thế lực ngoại bang mà là "thế lực thù địch" trong đảng.

Bất kỳ quốc gia nào cũng có những kế hoạch phòng thủ Thủ Đô. Tuy nhiên, những kế hoạch này là bí mật quân sự cần được giữ kín. Ngược lại việc phòng thủ Hà Nội đã được Ba Đình tung ra nhưng là một màn PR rầm rộ, muốn được cả nước biến đến. Lý do đơn giản vì đây là trò diễn tập để răn đe những kẻ nào có ý định làm đảo chánh.

Nhìn vào nội dung diễn tập được đăng tải trên báo chí lề đảng cho thấy ngoài các tướng lãnh thực hiện diễn tập còn có một bầy đàn hùng hậu làm khán giả. Từ các bộ phận trung ương của đảng, đại diện các tỉnh, cho tới Mặt trận Tổ quốc của các tỉnh thành... Không thiếu một thành phần nào. Rõ ràng đây là một cuộc thị uy và thông điệp dằn mặt nhằm ngăn ngừa mọi âm mưu đảo chính của tên Tào Tháo Tổng Tịch kiêm Bí thư Quân uỷ Trung ương Nguyễn Phú Trọng.

30.09.2019
Vũ Đông Hà
hoangphong
Posts: 364
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by hoangphong »

Bắc Kinh khoe sức mạnh quân sự trong duyệt binh kỷ niệm 70 năm
October 1, 2019

Image
Nỗ lực tạo tôn sùng cá nhân của Chủ Tịch Tập Cận Bình qua bức chân dung khổng lồ ở Thiên An Môn. (Hình: Kevin Frayer/Getty Images)
BẮC KINH, Trung Quốc (AP) – Đảng Cộng Sản Trung Quốc hôm Thứ Ba, 1 Tháng Mười, đánh dấu 70 năm cầm quyền tại lục địa bằng cuộc duyệt binh cho thấy sức mạnh quân sự có tầm vóc toàn cầu, trong lúc cảnh sát ở Hồng Kông đụng độ với người biểu tình đòi tự do dân chủ.

Các xe vận tải chở theo hỏa tiễn có đầu đạn nguyên tử, được chế tạo để đánh bại hệ thống phòng thủ của Mỹ, một phi cơ không người lái có vận tốc siêu âm và các sản phẩm quân sự sau hai thập niên gia tăng phát triển quân sự, đã được phô trương trên đường phố Bắc Kinh, trong lúc các đơn vị quân đội diễn hành qua Chủ Tịch Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo khác trên khán đài ở quảng trường Thiên An Môn, với các chiến đấu cơ bay trên bầu trời mùa Thu ảm đạm.


Cuộc duyệt binh cho thấy tham vọng của Bắc Kinh nhằm tạo uy thế quân sự đi cùng với ảnh hưởng của quốc gia có nền kinh tế đứng hàng thứ nhì thế giới.

Trong các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc có cả việc thay thế Mỹ để thành sức mạnh trấn áp ở vùng Thái Bình Dương, đạt ưu thế trong việc tranh giành biển đảo với các quốc gia vùng Biển Đông cũng như các nơi khác mà Bắc Kinh đang có tranh chấp lãnh thổ.

“Không một sức mạnh nào có thể ngăn cản bước tiến của nhân dân Trung Quốc,” theo lời ông Tập Cận Bình trong bài diễn văn được trực tiếp truyền hình toàn quốc.

Trên khán đài ở Thiên An Môn, có hầu như đông đủ sự hiện diện của các nhân vật lãnh đạo cao cấp hiện nay cũng như đã nghỉ hưu, như hai cựu Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân, cựu Thủ Tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang), và cả Đặc Khu Trưởng Hồng Kông Carrie Lam.

Tuy nhiên, tờ South China Morning Post cho biết người ta thấy có hai người vắng mặt là cựu Thủ Tướng Chu Dung Cơ (Zhu Rongji) và cựu Phó Chủ Tịch Lý Nguyên Triều (Li Yuanchao).

Giới chức Trung Quốc nói có 15,000 lính tham dự buổi duyệt binh, cùng hơn 160 phi cơ và 586 xe cơ giới đủ loại.

Ông Henry Boyd, một phân tích gia quân sự tại viện nghiên cứu International Institute of Strategic Studies (IISS) ở London, Anh, nói rằng việc phô trương các võ khí tối tân này nhằm cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng để khẳng định vai trò lãnh đạo của mình trên trường quốc tế.

“Họ muốn đưa ra thông điệp rằng: đây là đại cường Trung Quốc, không thể bị coi thường,” theo lời ông Boyd. (V.Giang)
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests