Bình Luận , Quan Điểm

nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Trung Cộng dùng đòn độc đánh Mỹ được không?
Ngô Nhân Dụng
June 4, 2019

Nhiều người trong giới lãnh đạo Trung Cộng nói Tập Cận Bình có thể chơi một đòn độc trong cuộc chiến tranh thương mại với Donald Trump, là đem bán các công trái của chính phủ Mỹ mà nước Tàu đã mua, còn đang giữ. Nói cách khác, là không cho Mỹ vay nợ nữa.

Nghe có vẻ hợp lý. Nhưng món võ đó rất khó thi triển. Vì hiệu quả thấp và người ra đòn sẽ đau hơn đối thủ.

Hiện nay Trung Cộng đang là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, với hơn ngàn tỷ đô la công trái. Công trái, cũng như các trái khoán khác, là những tờ “giấy nợ.” Mua công trái Mỹ tức là cho chính phủ Mỹ vay nợ. Mua hay bán nhiều công trái đều ảnh hưởng lên lãi suất ở nước Mỹ. Vì mua, bán nhiều sẽ làm giá lên hay xuống. Giá công trái lên thì lãi suất thấp, giá xuống, lãi suất cao. Mua nhiều, sẽ giúp lãi suất giảm, bán nhiều là thúc cho lãi suất tăng.



Giống như khi chúng ta đi vay nợ: Nếu nhiều người muốn cho vay thì có thể mặc cả lãi suất thấp; ít người chịu cho vay thì phải trả lãi suất cao hơn. Trong những năm qua các nước mua rất nhiều công trái Mỹ, giúp cho lãi suất ở Mỹ rất thấp. Lãi suất thấp khiến người Mỹ tiêu thụ và đầu tư dễ dàng hơn, có thể kích thích kinh tế tăng trưởng. Nếu lãi suất lên cao, tốc độ tăng trưởng bị chặn lại. Vì thế nhiều người Trung Quốc nhìn thấy một “đòn độc”: Ngưng cho Mỹ vay nợ.

Xưa nay Trung Cộng lâu lâu vẫn mua hoặc bán công trái Mỹ để giữ cân bằng trong khối dự trữ ngoại tệ. Hai tháng trước, Trung Cộng đã đưa ra một dấu hiệu bất thường. Bắc Kinh bán $20 tỷ công trái Mỹ, số lượng lớn nhất trong vòng hai năm, mà không có lý do nào thúc bách.

Một lý do là, khi Ngân Hàng Trung Ương ở Bắc Kinh muốn giảm khối dự trữ ngoại tệ thì họ cũng giảm số công trái đô la Mỹ đang nắm trong tay. Họ bán công trái Mỹ khi muốn bảo vệ giá trị của đồng nguyên. Ho sẽ dùng số đô la lớn thu vào nhờ bán công trái đem đổi lấy đồng nguyên, nâng giá đồng nguyên lên.



Việc bán $20 tỷ công trái Mỹ vừa rồi không thấy liên can gì đến hai mục đích đó. Tự dưng họ đem bán! Cho nên nhiều người đoán họ muốn báo cho Tổng Thống Donald Trump biết rằng họ đang thủ trong tay một đòn độc, sẽ đưa ra nếu ông Trump “leo thang” trong cuộc chiến tranh quan thuế.

Nhưng làm chủ nợ, với hơn ngàn tỷ đô la công trái Mỹ, không cho Trung Cộng một lợi thế nào đáng kể.

Trước hết, tại sao Bắc Kinh lại cho chính phủ Mỹ vay tiền? Các ông tổng thống, Bộ Ngoại Giao hay Bộ Tài Chính Mỹ không ai mời họ mua công trái cả. Chính giới lãnh đạo tài chính của họ đã quyết định mua, không khác gì các ông hoàng dầu lửa ở Trung Đông, hay chính phủ Nhật Bản hoặc Brazil.

Tại sao người ta muốn cho Mỹ vay?

Vì đó là nơi đầu tư an toàn nhất. Cho nhà nước ở Washington vay thì biết mình được bảo đảm, tiền lãi và tiền vốn được trả đúng hẹn. Và “con nợ” chắc không bao giờ phá sản. Nếu chính phủ Mỹ không trả, có thể “xiết nợ” số tài sản khổng lồ của họ, khỏi lo! Nhờ nhiều người tham gia vào việc mua, bán các công trái Mỹ cho nên “giấy nợ” của Mỹ tạo ra một thị trường rất hoạt động. Các chủ nợ, bất cứ lúc nào cần tiền, cũng có thể đem các công trái đó rao bán, biết rằng sẽ có người mua ngay.

Tuy công trái Mỹ trả lãi suất rất thấp (công trái 10 năm hiện chỉ có lời 2.42%) nhưng vẫn khá hơn công trái nhiều nước giầu khác. Công trái Anh Quốc chỉ lời 1.03%, còn các chính phủ Đức và Nhật Bản đi vay gần như không trả đồng tiền lãi nào.



Riêng hai nước Nhật Bản và Trung Quốc có lý do riêng để dự trữ công trái Mỹ. Muốn mua công trái, họ phải đổi lấy đô la, nhờ thế sẽ đẩy giá đô la lên, hạ thấp tiền nước họ xuống! Hàng hóa nước họ đưa ra ngoài, giá tính bằng đô la, sẽ rẻ, bán dễ dàng hơn. Hai nước này muốn đồng đô la Mỹ lên giá; vì mỗi khi đô la lên thì dân Mỹ mua hàng nhập cảng nhiều hơn. Hơn nữa, vì hai nước làm chủ nhiều đô la như thế cho nên đồng đô la lên giá tức là chính họ có lời! Nhật Bản là chủ nợ lớn thứ nhì, cho Mỹ vay ít hơn Trung Quốc nhưng chỉ chênh lệch $40 tỷ mà thôi.

Mấy chục năm qua các nước cho vay và Mỹ đứng vay đều có lợi. Tiền đầu tư ngoại quốc vào Mỹ giúp cho lãi suất thấp, thị trường chứng khoán lên. Lãi suất ở Mỹ thấp đã thúc đẩy các hoạt động kinh tế, trong khi các công nhân và nhà máy ở Nhật và Trung Quốc có thêm việc làm.

Lý do thứ nhì khiến Bắc Kinh không thể dùng đòn độc đánh Mỹ là hiệu quả của món võ này rất thấp.

Tháng Hai đầu năm 2019, chính phủ Mỹ nợ $22 ngàn tỷ, dưới hình thức nhiều loại công trái dài hoặc ngắn hạn. Trong số đó, các chủ nợ nước ngoài chỉ cho vay $6.2 ngàn tỷ. Hai quốc gia đóng góp hơn một phần ba số nợ này. Tháng Ba, 2019, Trung Quốc làm chủ $1.12 ngàn tỷ, Nhật Bản $1.08 ngàn tỷ.



Các chủ nợ khổng lồ của chính phủ Mỹ chính là 230 cơ quan nhà nước! Họ cho chính phủ Mỹ vay $5.9 ngàn tỷ, 27% tổng số nợ. Riêng hai cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội và Bảo Hiểm Lao Động đã làm chủ $2,798 ngàn tỷ công trái, nhiều hơn nước Tàu. Quỹ hưu bổng của công chức liên bang và của quân đội mỗi nơi cũng mua gần một ngàn tỷ công trái. Những cơ quan trên thu tiền “thuế” của dân Mỹ đi làm, họ đầu tư vào công trái, vì đó là nơi an toàn nhất.

Khi nhìn vào các “chủ nợ” của chính phủ Mỹ thì chúng ta hiểu tại sao nếu Trung Cộng bán công trái Mỹ họ sẽ chẳng tạo được ảnh hưởng nào đáng kể. Nếu họ bán từ từ, thì mỗi lần bán sẽ có người khác thấy rẻ mua ngay. Nếu bán tốc bán tháo thì chính họ bị thiệt trong khi chỉ gây rối trong ngắn hạn!

Nếu Trung Cộng bán hàng ngàn tỷ công trái Mỹ thì giá công trái sẽ xuống ngay lập tức, theo luật cung cầu, thứ gì tràn ngập thị trường đều mất giá. Nếu giá xuống 5% thì nhà nước Bắc Kinh sẽ mất hơn $50 tỷ trong mấy ngày! Họ có thể gây xáo trộn trong thị trường và đẩy lãi suất ngắn hạn ở Mỹ lên cao. Nhưng hậu quả đó chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn!

Bởi vì trong thị trường $22 ngàn tỷ công trái Mỹ, sẽ có nhiều người sẵn tiền để mua các giấy nợ mà Bắc Kinh đem bán. Giá công trái sau khi tụt giảm vì được bán quá nhiều sẽ trở lại quân bình. Nhật Bản, Anh Quốc, Brazil (ba nước chủ nợ lớn sau Trung Quốc), các ông vua dầu lửa, các quỹ đầu tư của tư nhân khắp thế giới (họ hiện làm chủ $1.8 ngàn tỷ công trái Mỹ, nhiều hơn Bắc Kinh), sẽ nhân cơ hội giá rẻ mua thêm công trái Mỹ. Đó là chưa kể các cơ quan trong chính phủ Mỹ! Các quỹ hưu bổng, bảo hiểm, khi thấy giá công trái xuống sẽ bỏ tiền ra mua. Chỗ này mua dăm tỷ, chỗ kia vài chục tỷ, tổng cộng lại sẽ giúp lập lại thế cân bằng giá cả.

Trong khi đó, Trung Cộng thu được ngàn tỷ đô la nhờ bán công trái Mỹ sẽ làm gì với số tiền khổng lồ đó? Muốn mua công trái các nước lớn cho an toàn thì cũng không có nhiều thứ để mua. Vì các thị trường đó rất nhỏ. Mua vàng hay kim cương sẽ làm giá các món đó tăng vọt lên! Số thiệt hại sẽ lên hàng chục tỷ!

Và chính phủ Mỹ có nhiều cách để giữ cho giá công trái của họ trở lại quân bình nhanh chóng, nhờ chính các cơ quan liên bang, đặc biệt là Ngân Hàng Trung Ương Mỹ, Federal Reserve viết tắt là Fed.



Hiện Fed đang làm chủ $2.46 ngàn tỷ nợ của chính phủ. Tại sao họ đầu tư vô công trái? Vì đây là một “khí cụ” dùng để thi hành chính sách tiền tệ, đưa lãi suất lên hay xuống, bảo vệ đồng đô la, và nếu cần… chống ngoại xâm!

Khi Trung Cộng bán hàng ngàn tỷ đô la công trái Mỹ, Fed chỉ cần công bố sẽ bỏ tiền mua thì lập tức các nhà đầu tư lớn, các chính phủ ngoại quốc cũng mua ngay. Họ lo giá bán đang rẻ sẽ lên cao nhanh chóng khi Ngân Hàng Trung Ương Mỹ nhảy vào.

Fed dư sức bỏ ra hàng ngàn tỷ đô la mua, vì họ in ra tiền! Năm 2007, khi kinh tế Mỹ rơi vào cảnh suy thoái, Fed đã mua các công trái của chính phủ từ các ngân hàng và nhà đầu tư khác, số tiền Fed đổ ra lên tới hai ngàn tỷ đô la! Không cần chính phủ Mỹ yêu cầu, Ngân Hàng Trung Ương có bổn phận bảo vệ giá trị đồng đô la sẽ đối phó ngay lập tức nếu Bắc Kinh đánh món “Đòn Độc.”

Tóm lại, trong cuộc chiến tranh mậu dịch đang diễn ra, Trung Cộng không thể gây được ảnh hưởng nào đáng kể nếu bán công trái Mỹ, tức là ngưng không cho Mỹ vay nợ. Vì rất nhiều người khác vẫn sẵn sàng cho Chú Sam vay. Chú Sam còn có cách tự mình cho mình vay. Trong khi đó thì Bắc Kinh sẽ lỗ vốn vì bán công trái Mỹ với giá thấp hơn giá khi mua vào. Món “Đòn Độc” thực ra không đủ để hạ đối thủ đo ván! (Ngô Nhân Dụng)
khieulong
Posts: 3554
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image


''Chúng tôi muốn sống đúng với lương tri và phẩm chất của mình vì thế chúng tôi không thể sống cùng Cộng sản Trung Quốc"

- Chúng tôi không muốn nói dối để được phần nhiều hơn
- Chúng tôi không muốn phải ăn cắp, tham nhũng để được nhà cao cửa rộng
- Chúng tôi không muốn phải đóng thuế để nuôi một đoàn người chỉ biết làm lợi cho 1 nhóm người giàu có để bóc lột lại chúng tôi
- Chúng tôi không muốn những bằng cấp và tài năng thật sự của chúng tôi phải bỏ vào thùng rác vì những tên rác rưởi Con Ông Cháu Cha.
- Chúng tôi không muốn con em của chúng tôi phải học những thứ giáo điều rỗng tuếch mà chẳng có lợi gì cho sự phát triển cũng như khả năng sáng tạo của chúng.
- Chúng tôi không muốn lẫn lộn giữa đảng cầm quyền và Tổ Quốc, chúng tôi không quên nguồn cội và cũng không quên những gì mà đảng cộng sản Trung Quốc đã gây ra cho cha ông chúng tôi.



Hoàng Chí Phong
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Báo Nhật chia sẻ cho Mỹ cách ‘thoát phụ thuộc’ đất hiếm Trung Quốc

Image
Trung Quốc sản xuất khoảng 80% đất hiếm của thế giới
và tỷ lệ các nguyên tố ở dạng chế biến của chúng thậm chí còn cao hơn. (Ảnh: Reuters)
Tóm tắt bài viết

Trung Quốc bắt đầu gây ồn ào về việc hạn chế xuất khẩu đất hiếm, trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang.
Nhật Bản và Trung Quốc cung cấp khoảng 90% tổng nhu cầu tiêu thụ đất hiếm trên thế giới.
Đất hiếm là nguyên liệu thiết yếu cho các hệ thống dẫn đường tên lửa, laser và hệ thống thông tin liên lạc. Các loại máy bay chiến đấu tiên tiến cũng không thể thiếu chúng.
Tìm nhà cung cấp khác ngoài Trung Quốc cũng là rất cần thiết. Ngoài việc tăng nhập khẩu từ Úc, các nhà sản xuất Nhật Bản tại Việt Nam đã tăng cường tái chế đất hiếm từ chất thải. Việt Nam trở thành nhà cung cấp đất hiếm lớn nhất của Nhật Bản trong năm 2017, với các lô hàng 3.800 tấn, cao hơn mức 3.735 tấn từ Trung Quốc.
Xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc một lần nữa lại trở thành đề tài được quốc tế chú ý quan sát, sau gần 10 năm quốc gia này hạn chế xuất khẩu để trừng phạt Nhật Bản.


Thời báo Nikkei, Nhật Bản, đã đăng tải một bài viết của ký giả Tomio Shida, về kinh nghiệm của các doanh nghiệp Nhật Bản trong thời kỳ khủng hoảng đất hiếm, giữa bối cảnh Hoa Kỳ và châu Âu có thể gặp khó khăn về nguồn cung loại kim loại này.

Trong báo cáo mới đây, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã tiết lộ chính sách nhằm tăng sản xuất khoáng sản đất hiếm trong nước, một số sẽ được sử dụng trong các sản phẩm tinh vi như nam châm hiệu suất cao.

Động thái này được đưa ra khi Trung Quốc bắt đầu gây ồn ào về việc hạn chế xuất khẩu đất hiếm, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, khi Hoa Kỳ đang chiếm phần lớn sản lượng tiêu thụ các kim loại này trên thế giới.

Shida cho biết, để giảm bớt tác động của các động thái từ Trung Quốc, Hoa Kỳ có thể tham khảo các cách thức Nhật Bản đã thực hiện sau khi bị thiếu hụt nguồn cung vào năm 2010.

Thị trường đất hiếm có quy mô nhỏ, dễ bị tác động

Có 17 nguyên tố đất hiếm, bao gồm neodymium và dysprosium, được sử dụng để chế tạo ra nam châm nhẹ hiệu suất cao. Đất hiếm được sử dụng trong một loạt các sản phẩm, bao gồm động cơ điện, ổ đĩa cứng, máy bay không người lái và thiết bị gia dụng.

Theo báo cáo từ tháng 9/2014 của Tập đoàn Dầu khí và Kim loại Quốc gia Nhật Bản, Jogmec, Nhật Bản và Trung Quốc cung cấp khoảng 90% tổng nhu cầu tiêu thụ đất hiếm trên thế giới. Thống kê mới nhất cho thấy Hoa Kỳ và Châu Âu không phải là những quốc gia có lượng tiêu thụ đất hiếm nhiều nhất thế giới, tổng cộng khoảng 180.000 tấn mỗi năm.

Tuy nhiên, đất hiếm là nguyên liệu thiết yếu cho các hệ thống dẫn đường tên lửa, laser và hệ thống thông tin liên lạc. Các loại máy bay chiến đấu tiên tiến cũng không thể thiếu chúng. Chính phủ Hoa Kỳ vì thế hoàn toàn có lý do để lo lắng về khả năng cắt giảm sản lượng của Trung Quốc đối với các lô hàng đất hiếm.
Image
Nam châm Neodymium được sử dụng trong một loạt các sản phẩm, bao gồm cả động cơ cho xe điện.
Trong quá khứ, Hoa Kỳ, với mỏ Mountain Pass, từng là nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới, cùng với Úc. Sau đó, vào những năm 1990, Trung Quốc mở rộng xuất khẩu, đồng thời xác định kim loại đất hiếm là nguồn lực chiến lược và đẩy mạnh sản xuất để xây dựng dự trữ ngoại hối. Trước sự gia tăng sản lượng của Trung Quốc, các mỏ đất hiếm của Hoa Kỳ và Úc đã ngừng hoạt động. Điều này khiến Trung Quốc đóng góp tới 70% đến 80% sản lượng quặng đất hiếm trên toàn cầu.

Cung cấp đất hiếm – “đòn bẩy chính trị” của Trung Quốc

Từ năm 2006, việc khai thác đất hiếm của Trung Quốc đã chuyển sang chủ yếu đảm bảo nguồn cung cho ngành sản xuất trong nước, kiểm soát xuất khẩu thông qua thuế quan và hạn ngạch. Với vị thế là nhà cung cấp chính của thế giới, nên Trung Quốc đã dùng việc này như đòn bẩy chính trị.

Sau sự cố tàu đánh cá Trung Quốc va chạm với tàu tuần tra của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản gần Quần đảo Senkaku, nhóm đảo mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Diaoyu, Bắc Kinh gần như ngừng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản.

Sự gián đoạn nguồn cung đột ngột đã khiến Nhật Bản bị một “cú sốc đất hiếm”. Giá cả tăng vọt và duy trì ở mức cao cho đến mùa hè năm 2011, đạt mức giá gấp vài chục lần so với trước đó. Điều này đã giáng một đòn nghiêm trọng vào Nhật Bản.

Năm 2012, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đã đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về kiểm soát xuất khẩu của Trung Quốc.

Nhật Bản tổn thất vì sự thất thường của Trung Quốc

Sau khi WTO kết luận vào năm 2014 rằng các hạn chế và thuế xuất khẩu đã vi phạm các hiệp định của WTO, Bắc Kinh đã cho dừng cách làm này. Sau khi xuất khẩu của Trung Quốc trở lại bình thường, giá đã giảm mạnh. Kết quả là nhiều công ty Nhật Bản phải chịu tổn thất vì họ đã tích trữ hàng tồn kho quá nhiều để chống lại sự gián đoạn nguồn cung tiềm năng.

Ngay cả khi không có những hành vi thất thường của Trung Quốc, thì thị trường đất hiếm cũng dễ bị biến động do quy mô thị trường nhỏ. Các công nghệ mới cũng có khả năng tác động tới nhu cầu tiêu thụ. Thậm chí vấn đề còn phức tạp hơn nữa do sự gia tăng gần đây trong đầu cơ của các nhà đầu tư Trung Quốc.

Giá của neodymium, sau khi giảm xuống dưới 40 đô la/kg do bán đầu cơ, đã lại nhảy vọt lên 45- 50 đô la/kg sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gọi đất hiếm là tài nguyên chiến lược.

Không có nhiều khả năng về việc Trung Quốc sẽ lại sử dụng lại cách thức các hạn chế xuất khẩu như trước đây đã bị WTO cảnh cáo. Nhưng họ vẫn có thể hạn chế nguồn cung, với lý do cần phải quản lý thị trường. Mặc dù tổng khối lượng đất hiếm mà ngành công nghiệp tiêu thụ là nhỏ, nhưng bất kỳ sự tăng giá mạnh nào cũng sẽ là một cú hích lớn. Do đó, điều quan trọng là phải thực hiện các bước để đa dạng hóa nguồn cung cấp, giảm tiêu thụ và phát triển công nghệ tái chế.

Bài học kinh nghiệm của doanh nghiệp Nhật Bản

Trước cú sốc đất hiếm vào năm 2010, Hitachi Metal, một nhà sản xuất nam châm neodymium lớn của Nhật Bản, đã bắt đầu cải cách quy trình để giảm chất thải trong việc chế tạo nam châm và cắt giảm mức tiêu thụ đất hiếm. Theo một đại diện của công ty, nỗ lực đó đã thành công trong việc giảm một nửa lượng dysprosium – chất được sử dụng để cải thiện hiệu suất nam châm ở nhiệt độ cao – trong các sản phẩm của mình.

Một yếu tố khác giúp giảm tiêu thụ là thu nhỏ kích thước của động cơ điện. Động cơ nhỏ hơn thì cần ít neodymium hơn. Nên ngày nay, dù Nhật Bản sản xuất nhiều chạy bằng điện hơn so với một thập kỷ trước, nhưng nhu cầu về kim loại đất hiếm đã giảm khoảng 30% so với năm 2008 xuống còn 4.900 tấn vào năm 2018, theo Hiệp hội Kim loại mới của Nhật Bản.

Tìm nhà cung cấp khác ngoài Trung Quốc cũng là rất cần thiết. Ngoài việc tăng nhập khẩu từ Úc, các nhà sản xuất Nhật Bản tại Việt Nam đã tăng cường tái chế đất hiếm từ chất thải. Việt Nam trở thành nhà cung cấp đất hiếm lớn nhất của Nhật Bản trong năm 2017, với các lô hàng 3.800 tấn, cao hơn mức 3.735 tấn từ Trung Quốc.

Một công ty con của Toyota Tsusho ở Ấn Độ được thành lập để hạn chế sự phụ thuộc của công ty vào Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất toàn bộ neodymium và ba loại đất hiếm khác vào năm 2016. “Ngoài việc nhập khẩu trực tiếp từ Ấn Độ, chúng tôi nhập khẩu một lượng lớn đất hiếm được xử lý tại các nước thứ ba”, Masaharu Katayama, Giám đốc điều hành phụ trách tài nguyên kim loại SBU cho biết.

Với năng lực sản xuất khổng lồ, Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng vai trò lớn trong thị trường đất hiếm. Nhưng phát triển công nghệ để giảm tiêu thụ và đa dạng hóa nguồn cung có thể giảm bớt phụ thuộc vào đất hiếm xuất khẩu của Trung Quốc.

Shida cho rằng chính phủ cần duy trì kho dự trữ để giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp tư nhân, đồng thời việc chia sẻ thông tin về dự trữ với các đối tác ở Hoa Kỳ và Châu Âu cũng rất quan trọng.

Tất Thăng
vuongquan
Posts: 275
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »

Image

Bằng bất cứ Danh xưng gì, nước việt cọng vẫn là Phụ dung của chệt
Ngay từ đầu Tàu cộng đã khôn khéo gài thiếu tá gián điệp Hồ Quang trong Bát Lộ Quân vào để lãnh đạo bày vượn người Trường Sơn rồi.

Vì thế cái tên Hồ Chí Minh mới bắt đầu nổi đình nổi đám từ khi tuyên bố giành độc lập 2/9/1945. Có lẽ HCM trước khi qua VN phải trải qua một thời gian học giọng nói xứ Nghệ nên mới bập bẹ và trọ trẹ khó nghe như bài tuyên ngôn Độc Lập đọc trước Ba Đình nhân ngày cướp chính quyền của chính phủ Trần Trọng Kim khi ra mắt quốc dân đồng bào ngày 2/9/1945 khiến cuộc ra mắt thành cuộc mít tinh chào đón ngày khai sinh ra nước VN dân chủ cộng huề của đảng csVN bây giờ.


Từ đó trở đi csVN được sự tham mưu của các cố vấn Tàu Cộng gởi qua cũng như viện trợ quân sự trang bị vũ khí để thành lập phong trào việt minh kháng chiến chống Pháp như trong trận Điện Biên Phủ.


Từ đó HCM và đảng csVN răm rắp nghe lệnh của Tàu Cộng, mọi mệnh lệnh Tàu Cộng ban ra đều do HCM chỉ thị để đảng csVN thi hành.

…. Sau khi cướp được miền Nam csVN đã mắc món nợ quân viện của khối cs quốc tế, riêng với Nga thì đã trả bằng dầu khí, với Tàu Cộng thì csVN huy động tất cả những gì chiếm được tại miền Nam kể cả dồn hết lương thực để trả nợ sau ngày 30/04/1975, nhưng Tàu Cộng đâu dễ xóa nợ, nợ cũ chưa trả xong thì tới nợ mới, csVN thiếu nợ Tàu Cộng chồng chất không thể trả nổi, món nợ mà csVN không thể nào trả nổi là những nghĩa trang cố vấn và lính Tàu Cộng đã bỏ xác bên VN, csVN trả bằng cách nào đây? Sau khi khối Liên Sô sụp đổ csVN lạnh gáy vì không còn chỗ dựa lưng bèn kéo nhau qua Tàu Cộng để xin giảng hòa sau trận chiến 1979 giữa 2 bên Tàu Cộng và csVN, để cho có thành ý muốn giao hảo Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười đã ký hiệp ước Thành Đô với các điều khoản bí mật cho tới nay mới thấy hé lộ một chút, sau đó tới Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, và bây giờ là Nguyễn Phú Trọng liên tiếp qua triều kiến Tàu Cộng và ngấm ngầm bí mật ký những điều khoản có lợi cho Tàu Cộng mà không một ai hay biết chỉ thấy đất đai biển đảo của VN càng ngày càng co cụm lại có nguy cơ mất trắng vào tay giặc.

Vì những điểm này bắt buộc csVN phải ngoan ngoãn nghe lời Tàu Cộng bảo sao nghe vậy, không dám hó hé vì bị Tàu Cộng dùng những thâm cung bí sử, những hiệp ước đã ký kết bất lợi thiếu điều hải phận của VN bây giờ chỉ còn lại ven bờ nếu ra xa chút là bị Tàu Cộng đâm hay bắn chìm tàu thuyền ngư dân VN ra đánh cá ngay trong hải phận của chính mình.


( Cánh Dù lộng gió - Tại sao csVN bị Tàu Cộng khống chế )


Không phải chỉ đơn thuần bị chệt khống chế.

Mới đây, một Tổng giám đốc công ty Nhựt Bổn gọi đích xác nước việt cọng ngày nay là: Thuộc Địa của tàu cọng.

Ngoài những nguyên do xa xưa mà Cánh Dù lộng gió diễn giải ở trên, còn có một Căn do Chủ yếu:

Đó là cài Mật ước Thành Đô.

Mật ước Thành Đô

Và cái gì chờ đợi cũng đã đến, khi tổ chức Wikileaks công bố một tài liệu “tuyệt mật” động trời liên quan đến Việt nam. Đó là biên bản họp kín giữa ông Nguyễn Văn Linh Tổng BT Đảng CSVN, ông Đỗ Mười Chủ tịch HĐBT đại diện cho phía Việt nam và ông Giang Trạch Dân Tổng BT và ông Lý Bằng Thủ tướng Chính phủ đại diện cho phía Trung quốc trong hai ngày 3-4/9/1990 tại Thành đô.

Trong tài liệu tuyệt mật liên quan tới Việt nam này của mình, Wikileaks khẳng định thông tin dưới đây nằm trong số 3.100 các bức điện đánh đi từ Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh của cơ quan ngoại giao Hoa kỳ tại Việt nam gửi chính phủ Hoa kỳ, tài liệu này có đoạn ghi rõ “… Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công CNCS, Đảng CSVN và nhà nước Việt nam đề nghị phía Trung quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt nam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ và Việt nam bảy tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung quốc để Việt nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc kinh như Trung quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng tây…. Phía Trung quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho thời hạn phía Việt nam trong thời hạn 30 năm (1990-2020) để Đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung quốc”.

( vnchdalat.blogspot.com/…/wikileaks-vn-thanh-khu-tu.. )

Từ cái văn tự bán nước ấy mới nẫy sanh các danh tự sau dây:

- Khu Tự trị An Nam

- Đặc khu Hành chánh như Hong Kong.

- Cũng có tin cho là Tỉnh Quảng Nam mới

- Cuối cùng là: Tiểu bang an nam trong Liên bang xã hội chủ nghĩa chệt ( United States of Socialist china ) do trọng lú đề xuất.


Dù bất cứ với danh xưng nào, nước việt cọng vẫn cứ là Phụ dung của chệt cọng, hoặc nòi thẳng thừng như người Nhựt Bổn kể trên: Là Thuộc Địa của chệt cọng.


Nguyên do vì sao?

Đó là do:


Mười sáu Chữ Vàng trói đầu việt cọng

" Ổn định lâu dài,
hướng tới tương lai,
láng giềng hữu nghị,
hợp tác toàn diện"

Dưới đây mới là nguồn gốc của 16 chữ vàng, vòng kim cô trói đầu hậu duệ hồ tinh phản quốc thay vì 4 câu được diễn đạt huê dạng nhẹ nhàng hơn trích dẫn ở trên:

Sơn thủy tương liên,
Lý tưởng tương thông,
Văn hóa tương đồng,
Vận mệnh tương quan.


Sơn thủy tương liên

Núi liền núi, sông liền sông
Oan oan tương báo suốt trường kỳ lịch sử
Dòng sông Hát hai Bà Trưng tự vẫn
Sông Bạch Đằng máu giặc vẫn còn tanh

Ngày nay giặc vẫn còn gieo họa
Nguyên Giang thượng nguồn chệt xã lũ
Châu thổ sông Hồng lũ lụt tứ giăng
Lan Thương giặc tàu ngăn đập chặn nguồn

Cửu Long đồng khô nứt nẻ hết phù sa

Ngày xưa Tô Thị trông vời phương Bắc

Ôm con cô đơn hóa đá Hòn Vọng Phu

Ngày nay máu đổ ngập tràn ngọn Lão Sơn

Thác Bản Giốc phân đôi đâu còn chung cảnh trí

Núi đã hết liền núi, sông liền sông chực chờ gây họa

Chữ tương liên hắc ám đâu phải chữ vàng


Lý tưởng tương thông

Ngày nay thế giới thục sự chỉ còn lại hai nước cọng sản Á Châu: trung cọng và việt cọng.

Cuba đã chánh thức xóa bỏ chủ nghĩa cong sản trên hiến pháp.

Triều Tiên đang thoát chệt bắt tay anh em Đại Hàn phương Nam.

Lý tưởng cọng sản thế giới đại đồng vô biên giới.

Thực tế, đồng chí tàu - việt từng phen chém giết nhau:

Mười năm 1979 - 1989 chiến tranh biên giới, máu đồng chí chảy ngập núi đồi Việt Bắc.

Ngày nay lý tưởng ( cọng sản ) chỉ còn tương thông trên đầu môi chót lưỡi.

Thực tế là tên nô tài việt cọng bị tàu phù cột chặt vì lệ thuộc cả Chánh trị - Kinh tế - Xã hội.


Văn hóa tương đồng

Thơ Thần Lý Thường Kiệt

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Sông núi nước Nam thì vua nước Nam cai quản
Rõ ràng đã được phân chia tại sách trời
Cớ làm sao bọn giặc ngỗ ngược kia đến đây xâm phạm
Rồi đây chúng bay sẽ thấy và nhận lấy sự thất bại hoàn toàn.

Bình Ngô Đại Cáo

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có.


Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu


Nho Việt còn trước nho tàu Khổng tử

Làm cái mẹ rượt gì ta văn hóa tương đồng với chệt?!

Chỉ có bọn cỏ đuôi chó hồ tinh bác cụ ngu si dốt nát mới xum xoe bợ đít chệt khen cứt chệt thơm.


Vận mệnh tương quan

Hiện tại, vận mệnh chệt tập và tàu cọng bị cột chặt vào cái gọi là " Nhất Đới - Nhất Lộ " ( One Belt - One Road ).

Diễn nôm cho gọn gàng dễ hiểu: Nó là Vành Đai trên biển và Con Đường Tơ Lụa trên đất liền.

Nghĩa là sáng kiến mở đường từ Biển Đông bung ra Ấn Độ Dương tiến tới Phi Châu - Âu Châu và cả Nam Mỹ.


Bọn cỏ đuôi chó Ba Đình theo đuôi hít bả mía bằng cái gọi là " sáng kiến Hai Hành lang - Một Vành đai ".

Nói cho lẹ là mở cả vùng 6 tỉnh biên giới và Điện Biên, kể luôn Hà Nội - Hải Phòng thành một vùng kinh tế phụ trợ cho Một Vành Đai chệt cọng:

Hàng hóa chệt lưu thông cả vùng biên giới, vận chuyển qua 2 hành lang là xa lộ cao tốc Lào Kay - Hà Nội - Hải Phòng và xa lộ Móng Cái Hà Nội xuống cảng Hải Phòng, dán nhản Made in VN để xuất cảng khắp nơi, nhất là Mỹ để trốn thuế cho nhẹ.

Vì bọn cẩu trệ hậu duệ già hồ ôm đít chệt đem vận mệnh Dân tộc - Đất nước cột chặt vào giặc tàu như vậy cho nên mai nầy khi Hoa Kỳ và Đồng minh đập tan tham vọng Một Vành đai Một Con đường, chệt cọng tiêu tùng thì việt cọng cũng tiêu vong.

Hết vận mạng tương quan!

Nguyễn Nhơn

Mùa Hè chờ Lửa Hạ Đấu tranh

29/6/2019

Thấm Đòn

Kim chích gai đâm chụp lên đầu
Cô hồn các đảng thái thú tàu
Mười anh phúc thọ đồng hồ cáo
Sáu khu linh kiệt mạnh chí sâu
Chữ nghĩa cải biên mưu bí hiểm
Vàng nhôm lọc thải kế thâm sâu
Bốn phía Biển Đông bò liếm lưỡi
Tốt nguồn tốt quặng chệt gồm thâu

Bình Dương Nguyễn Thị Ngoan

Phụ chú

Sông Hồng còn có các tên gọi khác như Hồng Hà (tiếng Trung: 紅河Honghe), hay sông Cái (người Pháp đã phiên tên gọi này thành Song-Koï). Đoạn chảy trên lãnh thổ Trung Quốcđược gọi là Nguyên Giang(元江, bính âm: yuan2 jiang1), đoạn đầu nguồn có tên là Lễ Xã Giang (禮社江). Đoạn từ chảy từ Lào Caiđến "ngã ba Hạc" ở Việt Trì(Phú Thọ) được gọi là sông Thao, đoạn qua Hà Nội còn gọi là Nhĩ Hà hoặc Nhị Hà. Lịch sử Việt còn ghi sông với tên Phú Lương.1 giả thiết sông chảy qua châu tự trị Hồng Hànên lấy tên Hồng Hà


Mekong Gần một nửa chiều dài con sông này chảy trên lãnh thổ Trung Quốc, ở đó đoạn đầu nguồn nó được gọi là Dza Chu trong tiếng Tây Tạngtức Trát Khúc (扎曲;bính âm: Zā Qū), và nói chung được gọi là Lan Thương Giangtrong tiếng Hán(瀾滄江; bính âm: Láncāng Jiāng; Wade-Giles: Lan-ts'ang Chiang), có nghĩa là "con sông cuộn sóng". Trát Khúc hợp lưu với một nhánh khác tên là Ngang Khúc (橫曲; bính âm: Áng Qū) ở gần Xương Đô (昌都; bính âm: Chāngdū) tạo ra Lan Thương Giang. Phần lớn đoạn sông này có cáchẻm núisâu, ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc, con sông chỉ còn ở độ cao oảng 500 m so với mực nước biển.

Bối cảnh ra đời phương châm

Tháng 11 năm 1991, sau khi Trung Quốc và Việt Nam thực hiện bình thường hoá quan hệ, nhà lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước liên tiếp đi thăm lẫn nhau, sự giao lưu và hợp tác giữa hai bên trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật, văn hoá ngày càng mở rộng và sâu sắc.

Do đặc thù địa lý tự nhiên, con người, chế độ xã hội và vận mệnh sống còn của hai đảng cầm quyền của hai nước hết sức gần gủi, gắn bó:

Sơn thủy tương liên,Lý tưởng tương thông,Văn hóa tương đồng,Vận mệnh tương quan.

Khởi tạo phương châm

Đầu năm 1999, Tổng bí thư Giang Trạch Dânđã đề ra và Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêuđã đồng ý phương châm 16 chữ "Ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện" đã xác định tư tưởng chỉ đạo và khung tổng thể phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷ mới, đánh dấu quan hệ Trung Việt đã bước vào giai đoạn phát triển mới được lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước xác định trong Tuyên bố chung, từ tháng 2/1999.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Hàng chục lãnh đạo có liên quan trong vụ Thủ Thiêm là ai?

Nguyễn Đức
(Danlambao) - Dự án Thủ Thiêm gây thất thoát hàng chục ngàn tỷ đổng khiến nhiều hộ dân lâm vào cảnh trắng tay mất nhà, đến nay vẫn chưa có một cá nhân nào phải chịu trách nhiệm. Danlambao đăng lại dưới đây bản danh sách những lãnh đạo có liên quan đến dự áu này và những phân tích của nhà báo tự do Nguyễn Đức.

1.Trương Tấn Sang (bí thư TP.HCM 1996-2001).

2. Nguyễn Minh Triết (bí thư 2001-2006).

3. Lê Thanh Hải (chủ tịch 2001-2006, bí thư 2006-2016).

4. Lê Hoàng Quân (chủ tịch 7-2006 đến 12-2015) cùng các Phó chủ tịch TP, phó bí thư thường trực TP.

5. Nguyễn Văn Đua (từng Phó chủ tịch rồi lên phó bí thư thường trực TP).

6. Hứa Ngọc Thuận 6. Nguyễn Thành Tài.

7. Vũ Hùng Việt.

8. Nguyễn Hữu Tín.

9. Lê Văn Khoa.

10. Tất Thành Cang (Phó bí thư thường trực TP).


....

Nếu tính lãnh đạo các sở ngành liên quan đến việc đề xuất tham mưu thì số cán bộ này ít nhất 20 người. CON SỐ HÀNG TRĂM NGÀN TỈ ĐỒNG CHẢY VÀO TÚI DOANH NGHIỆP.

1.Theo TTCP, lãnh đạo TP. HCM đã chi hơn 26.300 tỷ tạm ứng cho các doanh nghiệp làm dự án BT (đổi đất lấy hạ tầng), và các dự án hạ tầng này phục vụ cho... chính các doanh nghiệp được chỉ định giao đất ở Thủ Thiêm. Nghĩa là các DN "tay không bắt tiền thuế dân" để phục vụ cho chính quyền lợi của DN mà không phải bỏ tiền túi.

2. Theo tính toán dựa vào các số liệu của TTCP: Ít nhất hơn 100.000 tỉ đồng các doanh nghiệp bỏ túi vì số tiền chênh lệch mà các doanh nghiệp đầu tư vào Thủ Thiêm được hưởng khi lãnh đạo TP. HCM tính giá đất chỉ có 26 triệu đồng/m2. ( Theo tìm hiểu của tôi: Thực tế giá đất thấp nhất mà Đạij Quang Minh bán ra là 100 triệu/m2). Về giá đất 26 triêu/m2: Thanh tra Chính phủ xác định ước tính chỉ bằng 50% giá thấp nhất ( nghĩa là 52 triệu đồng/m2).

Như vậy với tổng diện tích 222hecta (đất thương mại) × 52 triêu/m2= khoản chênh lệch doanh nghiệp ngồi không hưởng lợi không dưới 100.000 tỉ đồng! !!!!

Còn 15.000 hộ Thủ Thiêm bị lấy mất gần 1000 hec ta bồi thường rẻ mạt thì ai bù đắp đây?

03.07.2019
Nguyễn Đức
MatVit
Posts: 1309
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Image

Lê Tấn Hùng - em trai Lê Thanh Hải bị cho vào lò
CTV Danlambao -
Ngày 05.07.2019 Lê Tấn Hùng chính thức trở thành khúc củi mới nhất của lò Phú Trọng. Bộ Côn an ra quyết định khởi tố hình sự Lê Tấn Hùng đã “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” khi Lê Tấn Hùng đang là tổng giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn - TNHH MTV.

Lê Tấn Hùng là em trai của cựu Bí thư Thành ủy TP HCM, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Lê Thanh Hải. Và Lê Thanh Hải là trùm thủ phạm của vụ ăn cướp Thủ Thiêm và gây thất thoát 26300 tỉ đồng - tương đương với hơn 1 tỉ đô la.

Dựa vào quyền thế của Lê Thanh Hải, Lê Tấn Hùng đã trở thành lãnh đạo của công ty TNHH MTV. Đây là một công ty quốc doanh với 100% vốn nhà nước và trực thuộc UBND TP.HCM. Tức là nằm trong tay Lê Thanh Hải lúc đó là Bí thư Thành ủy.

Bằng quyền lực và phù phép của ông anh bí thư thành uỷ, TNHH MTV được phình ra với 6 đơn vị trực thuộc, 9 công ty con, 14 công ty liên kết, 1 công ty liên doanh và ông em Lê Tấn Hùng lên làm Tổng giám đốc. Với sự chỉ đạo lẫn chống lưng của Lê Thanh Hải, THHH MTV đã được giao hàng ngàn ha đất, cơ sở nhà đất được xếp vào vị trí đất vàng và những thương vụ mờ ám. Kết quả là TNHH MTV có doanh thu toàn hệ thống ở mức hơn 3.000 tỉ đồng/năm, tương đương với hơn 129 triệu đô la/năm. Đó chỉ là con số thu nhập sau khi đã "bị thất thoát" vào túi của Lê Tấn Hùng, Lê Thanh Hải và các quan tham khác.

Đồng hành với khúc củi Lê Tấn Hùng lần này còn có Nguyễn Thành Mỹ, Phó trưởng Phòng Kế hoạch - Đầu tư của TNHH MTV. Xếp hàng để bị vào lò là 18 đồng chí chủ chốt khác. Nói chung là những đàn em cộm cán của Lê Thanh Hải.

1 tuần trước khi Lê Tấn Hùng bị bắt, Lê Thanh Hải đã "xoay sở" để có bài phát biểu về phẩm chất đạo đức của cán bộ Đảng viên. Chắc hẵn Lê Thanh Hải nghĩ rằng sẽ dễ dàng lừa bịp được công chúng và chủ lò Nguyễn Phú Trọng sẽ không thể nào đưa một đồng chí vừa giảng về phẩm chất đạo đức vào lò vì tội ăn cắp, tham nhũng... Nói chung là vô đạo đức.

Rõ ràng việc bắt giam và khởi tố em trai Lê Tấn Hùng là chỉ dấu "không lành" cho số phận của Lê Thanh Hải.


CTV Danlambao
caubennoc
Posts: 535
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by caubennoc »

Image

Sau Nguyễn Phú Trọng đến Trần Quốc Vượng dọn đường tấn công vào hoạt động của chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

CTV Danlambao


- Ngày 20.08.2019 Nguyễn Phú Trọng ký Nghị quyết số 50-NQ/TW định hướng đầu tư nước ngoài để dùng vấn đề an ninh quốc gia để "rà soát" lại các dự án, hoạt động đầu tư nước ngoài có hoặc có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia". 3 ngày sau, Trần Quốc Vượng - đàn em kế vị của Nguyễn Phú Trọng ký ban hành kết luận của BCT về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Từ an ninh quốc gia sang đến bảo vệ môi trường, cặp Trọng-Vượng ráo riết dọn đường để dùng những quyết định của BCT đảng đánh vào các hoạt động của chính phủ, đứng đầu là Nguyễn Xuân Phúc.

Khi đưa ra những nhận định như "Quản lý tài nguyên thiên nhiên còn nhiều yếu kém, sử dụng chưa hiệu quả, nhất là tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, một số loại tài nguyên bị lạm dụng, khai thác quá mức dẫn đến suy thoái, cạn kiệt. Ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, nhất là tại các khu đô thị, thành phố lớn, ảnh hưởng lớn tới đời sống, sinh hoạt của người dân, trở thành vấn đề bức xúc của xã hội..." Trần Quốc Vượng đã trực tiếp phê phán khả năng điều hành chính phủ của Nguyễn Xuân Phúc.

Để rõ hơn nguyên nhân không phải đến từ yếu tố khách quan như biến đổi khí hậu, tảo đỏ... như đã từng khi có nhu cầu mị dân, trong mục tiêu triệt hạ nhau Trần Quốc Vượng đã nêu rõ đối tượng: "chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan khi nhận thức và ý thức trách nhiệm của một số cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên chưa đầy đủ; bộ máy quản lý nhà nước còn bất cập, hệ thống pháp luật, công cụ quản lý còn phân tán, chồng chéo, thực thi kém hiệu quả... Vẫn còn tình trạng thu hút đầu tư thiếu chọn lọc, không cân nhắc, xem xét các yếu tố, tiêu chí về môi trường".

Trong việc dùng chủ trương, kết luận của Nguyễn Phú Trọng và Trần Quốc Vượng để dọn đường tấn công Nguyễn Xuân Phúc, đảng đã can thiệp trực tiếp và trắng trợn và hoạt động của hệ thống chính phủ và nhà nước.

Trước đó, tại Hội nghị toàn quốc Sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của BCT về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Trần Quốc Vượng cũng đã khai pháo tấn công vào tư cách của Nguyễn Xuân Phúc, gián tiếp bôi đen hình ảnh của Phúc là một thủ tướng quan liêu, hình thức, ham nổi và thích nổ.

29.08.2019
CTV Danlambao
buikiem
Posts: 503
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by buikiem »

Vừa hồng vừa chuyên là giáo điều lạc hậu
Phạm Trần

”...Bằng chứng đã cho thấy càng “hồng” và càng “chuyên” bao nhiêu thì hủ bại tham nhũng, mua quan bán tước, lợi ích nhóm, kèn cựa, cấu xé lẫn nhau, tranh giành quyền lợi càng đẻ ra như dòi bọ làm cho người dân đã nghèo càng nghèo thêm và đất nước đã tụt hậu cảng lạc hậu hơn...”


Với bản lĩnh giáo điều, bảo thủ và cực đoan ngoại hạng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng sản Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo đầu tiên công khai chính trị hóa giáo dục để “nhuộm đỏ” thầy cô, học sinh và sinh viên.

Bằng chứng được phơi bày trong thư gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới 2019-2020.

Ông Trọng đã yêu cầu: ”Tăng cường giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc, đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng cho học sinh, sinh viên.” (theo Thông tấn xã Việt Nam,TTXVN, ngày 01/09/2019)

Tuy ông không nói ra, nhưng ai cũng biết điều gọi là “truyền thống lịch sử” bao giờ cũng phải ưu tiên ca tụng vai trò giữ nước và dựng nước của đảng CSVN và người thành lập đảng là ông Hồ Chí Minh. Ngược lại, mặt trái của “truyền thống” ấy, bao gồm cả những sai lầm và hệ lụy của 30 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn do đảng CSVN chủ động lại chưa bao giờ được ghi trong sách sử Việt Nam Cộng sản.

Vì vậy cả thầy, cô, học sinh và sinh viên qua nhiều thế hệ đã bị đánh lừa bởi thứ lịch sử một chiều do đảng dựng lên.

Do đó, khi ông Trọng đòi phải giáo dục cả “lý tưởng cách mạng cho học sinh, sinh viên” là ông muốn tẩy não cả một thế hệ bằng mớ giáo điều Cộng sản để làm cách mạng và xây dựng đất nước dựa trên Chủ nghĩa Mác-Lenin.

Nhưng ông Trọng lại làm như không biết rằng tuyên truyền Chủ nghĩa Cộng sản cho học sinh, từ tiểu học đền lớp 12 là hành động giáo điều, bảo thủ và đầu độc tuổi trẻ. Ông tưởng rằng, càng nhồi sọ sớm bao nhiêu thì càng dễ uốn nắn thiếu niên đi theo lề đảng chăng?

Không những ông sai mà cả hệ thống giáo dục của đảng cũng sai nên mới có chuyện học sinh, sinh viên Việt Nam không muốn học môn lịch sử vì nội dung thiếu trung thực và đầy rẫy tuyên truyền, khi nào cũng “ta thắng địch thua”.

Ông Nguyễn Phú Trọng còn viết trong thư: ”Tôi mong các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành giáo dục luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, tâm huyết với nghề, không ngừng đổi mới, sáng tạo, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp “trồng người”.

Nhưng “giữ vững bản lĩnh chính trị” là “chính trị” gì ? Có phải ông đòi mọi người phải tuyệt đối trung thành với Đảng và kiên định Chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tường Cộng sản Hồ Chí Minh như quy định trong Cương lĩnh đảng? Hay ông còn muốn răn đe không được quan liêu, suy thoái đạo đức, tham nhũng, “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” như ông từng ra rả với cán bộ, đảng viên trong 2 năm qua?

Đối với học sinh, sinh viên, ông Nguyễn Phú Trọng ngỏ ý: ”Mong các em học sinh, sinh viên tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học, “tôn sư trọng đạo” của dân tộc, noi theo các thế hệ cha anh đi trước, phấn đấu học tập tốt, rèn luyện tốt để sau này trở thành những người vừa “hồng” vừa “chuyên” như di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.”

Tại sao cho đến bây giờ, khi Thanh, thiếu niên thế giới đã ăn sâu, bám rễ với nền khoa học điện tử thay đổi từng giây mà ông Trọng vẫn còn âm u trong cõi vừa “hồng”, vừa “chuyên” với tuổi trẻ Việt Nam? Chẳng lẽ ông lại muốn xiềng xích chân tay họ để ông mặc sức độc tài ở tuổi 75 thời “đổi mới”?

Trần Đại Quang - Trương Tấn Sang

Vậy ta thử so sánh những lời “đao búa” của ông Trọng với vài bức thư gửi thầy cô, học sinh và sinh viên của hai Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Trương Tấn Sang xem khác nhau ở chỗ nào?

Trong thư phổ biến ngày 31 tháng 8 năm 2018, Chủ tịch Trần Đại Quang viết những điều phi chính trị rằng: “Bước vào năm học mới, ngành Giáo dục cần phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng tốt nhất yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước. Tăng cường quản lý nhà nước, kiểm tra, thanh tra, kịp thời phát hiện, có giải pháp khắc phục hiệu quả những thiếu sót, hạn chế, đưa nền giáo dục nước ta phát triển vững chắc. Chú trọng phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Quan tâm hơn nữa con em các đối tượng chính sách, đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục bình đẳng cho mọi người dân.”

Kết luận, ông Quang tâm tình: ”Tôi mong các thầy giáo, cô giáo giữ vững ngọn lửa đam mê với sự nghiệp giáo dục, không ngừng đổi mới, sáng tạo trong dạy học; các em sinh viên, học sinh phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, nuôi dưỡng hoài bão, ý chí vươn lên, thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt để mai sau cống hiến cho nước nhà.”

Ông Trần Đại Quang đã đột ngột qua đời ngày 21/09/2018.

Trong khi đó, trong thư gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới 2015 – 2016, ông Trương Tấn Sang đã viết như cảm ơn: “Trong điều kiện còn rất nhiều khó khăn, các thầy giáo, cô giáo, nhất là các thầy giáo, cô giáo ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, đã vượt lên mọi khó khăn, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đào tạo, có những đóng góp thầm lặng nhưng hết sức to lớn cho đất nước. Tôi mong các thầy giáo, cô giáo tiếp tục cố gắng, có nhiều đóng góp hơn nữa cho sự nghiệp “Trồng người” cao cả, hết sức vẻ vang.”

Đối với học sinh và sinh viên, ông Sang bắt đầu:”

Các em học sinh, sinh viên yêu quý!

Các em là những chủ nhân tương lai của đất nước, những người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.

Tôi mong các em tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc ta, noi gương các thế hệ cha anh đi trước, phấn đấu học tập tốt và rèn luyện tốt để mai này lập thân, lập nghiệp, trưởng thành, góp phần đưa đất nước ta sánh vai với bè bạn năm châu.”

Tuyệt nhiên, không thấy hai Chủ tịch nước này viết điều gì “nổ” như ông Trọng.

Những điều trông thấy


Vậy học sinh, sinh viên và lớp Thanh niên, Thiếu nữ đoàn viên của Tổ chức Thnh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, thành phần được gọi là “đội dự bị tin cậy của Đảng” đã làm nên cơm cháo gì theo trông đợi của đảng?

Trong bài viết trên Tạp chí Cộng sản, cơ quan ý luận của Đảng, Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết Trung ương đảng, Bí thư thứ nhất của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (TNCSHCM) đã kiểm điểm thành tích sau 10 năm thức hiện “Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/07/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X” về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.”

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, theo Lê Quốc Phong, vẫn còn hạn chế, đó là:

- Việc học tập, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê-nin, triển khai học tập 6 bài học lý luận chính trị vẫn chưa đồng bộ, chưa có nhiều giải pháp sáng tạo.

- Công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa cao. Công tác dự báo và nắm bắt tình hình tư tưởng, định hướng cho thanh niên ở nhiều nơi chưa kịp thời; việc xử lý các vấn đề nổi cộm phát sinh trong thanh niên còn lúng túng.

- Hệ thống báo chí, xuất bản của Đoàn đôi lúc còn chạy theo thị hiếu, phản ánh tiêu cực mà chưa quan tâm định hướng, giáo dục thế hệ trẻ, giới thiệu gương người tốt, việc tốt.

- Việc tổ chức phong trào hành động cách mạng tại một số cấp bộ đoàn còn có biểu hiện dàn trải, hình thức, thiếu kiên trì, thiếu hấp dẫn, mới chỉ thu hút một bộ phận thanh niên tích cực tham gia, kết quả thiếu tính bền vững. Hiệu quả triển khai một số phong trào thi đua không rõ nét, thiếu tính thường xuyên. Chất lượng, hiệu quả công tác giới thiệu việc làm cho thanh niên chưa cao.

Tổ chức cơ sở đoàn ở một số nơi chưa quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng kết nạp đoàn viên. Công tác quản lý đoàn viên còn lỏng lẻo. Phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác xây dựng, phát triển tổ chức và đoàn kết, tập hợp thanh niên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước chuyển biến chậm.

Vẫn còn một bộ phận thanh niên thiếu ý chí phấn đấu, có biểu hiện tiêu cực về đạo đức, lối sống. Một bộ phận thanh niên yếu thế về cơ hội phát triển. Tình hình vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội trong thanh niên diễn biến phức tạp.

Trước đó, vào ngày 23/01/2016, tại phiên thảo luận các văn kiện Đại hội XII,người tiền nhiệm Nguyễn Đắc Vinh nói thẳng:” Cần thẳng thắn thừa nhận, công tác giáo dục thanh thiếu nhi vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Nhiều tổ chức, cá nhân chưa nhận thức đúng và đầy đủ tầm quan trọng của nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ, nhất là trong bối cảnh đất nước có nhiều thay đổi. Một bộ phận giới trẻ giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý tưởng, xa rời truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Một số ít thanh niên bị các thế lực thù địch lôi kéo, kích động chống sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong giới trẻ diễn biến phức tạp.

Đặc biệt, nguy cơ "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp rất đáng lo ngại. Những yếu tố đó tác động mạnh mẽ đến thanh thiếu niên và đặt ra yêu cầu cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ.”

Xôi hỏng bỏng không

Trong khi đó, tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống (LTCMĐĐLS) cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”, do Bộ Giáo dục-Đào tạo tổ chức tại Hà Nội ngày 27/12/2018, nhiều thất bại cũng đã được công khai.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh tại Hội nghị: “Sau 3 năm triển khai thực hiện Quyết định 1501, công tác giáo dục LTCMĐĐLS cho thanh thiếu niên nhi đồng vẫn còn nhiều hạn chế bất cập: Một bộ phận thanh thiếu niên thiếu bản lĩnh dễ bị lôi kéo, tham gia tệ nạn xã hội. Một số thanh thiếu niên thiếu động cơ học tập rèn luyện đúng đắn. Bạo lực học đường diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Sử dụng mạng xã hội chưa đúng mục đích và công tác truyền thông chưa đạt hiệu quả mong muốn...”

Báo cáo tại Hội nghị cũng cho biết:”Trong khi đó, nhiều sinh viên dành quá nhiều thời gian cho việc sử dụng Internet, games online, mạng xã hội nên ngại tham gia hoạt động đoàn thể, hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống. Việc áp dụng học chế tín chỉ ở cơ sở đào tạo nên không còn mô hình lớp niên chế (có sĩ số ổn định) nên sinh hoạt Chi đoàn theo lớp gặp khó khăn, nhiều sinh viên lơ là sinh hoạt Đoàn, gây khó khăn trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống ở một số trường.”

Chỉ ra một số nguyên nhân, Bộ GD&ĐT lý giải: “Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế kéo theo những mặt trái đã tác động tiêu cực đến tư tưởng, tâm lý, tình cảm, lối sống của thanh thiếu niên, HSSV, tạo ra nhiều nguy cơ, thách thức đến công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống. Việc kiểm soát, ngăn chặn những tác động tiêu cực đến tư tưởng chính trị của thanh thiếu niên, HSSV, đặc biệt là trên Internet, mạng xã hội rất khó khăn. Đời sống vật chất và tinh thần của thanh thiếu niên, HSSV vẫn còn thiếu thốn…”

Như vậy, điều mà ông Nguyễn Phú Trọng từng cảnh giác nhiều lần rằng tình trạng “nhạt Đảng, khô đoàn, xa rời chính trị” trong giới Thanh niên cần phải được ngăn chặn đã như cơn mưa lũ vỡ bờ.

Do đó, không ai ngạc nhiên khi nghe ông báo động tại Hà Nội ngày 11/12/2017 rằng: "Hiện vẫn còn một bộ phận thanh niên giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng.”

Sở dĩ hàng hàng, lớp lớp Thanh niên đã “phai nhạt lý tưởng cách mạng” vì cuộc cách mạng của đảng đã, đang và chỉ để cho đảng viên, nhất là những kẻ có chức và có quyền, có sân chơi để tranh giành quyền lợi và địa vị.

Bằng chứng đã cho thấy càng “hồng” và càng “chuyên” bao nhiêu thì hủ bại tham nhũng, mua quan bán tước, lợi ích nhóm, kèn cựa, cấu xé lẫn nhau, tranh giành quyền lợi càng đẻ ra như dòi bọ làm cho người dân đã nghèo càng nghèo thêm và đất nước đã tụt hậu cảng lạc hậu hơn.

(09/019)
Phạm Trần
buikiem
Posts: 503
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by buikiem »

Image

Theo lời mời của Tổng thống Donald Trump,
chuyến đi Mỹ sắp đến, Nguyễn Phú Trọng sẽ làm gì?
Bản tính vốn gian trá lừa lọc của ĐCSVN nói chung và cương vị Chủ tịch nước của Nguyễn Phú Trọng nói riêng thì với cương vị này, ông Trọng hẳn đã có sự tính toán, nhưng tính toán gì, cũng như sẽ làm gì, đó là điều mà dư luận trong ngoài nước đang râm ran suy diễn.

Ở bài viết này, người viết không nêu lại những lời khuyên rằng ông nên làm gì, mà là muốn biết rõ ông sẽ nói gì, làm gì và tương lai ký kết những gì với Hoa Kỳ khi ông gặp và thảo luận với vị Tổng thống của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Thật rất khó cho những ai tin rằng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ thảo luận nhiều vấn đề hệ trọng trên bình diện quốc gia và dân chúng trên cương vị một Chủ tịch nước, một chức vụ cùng trách nhiệm là phải lo cho sự an nguy của dân tộc, cũng như sự vẹn toàn của lãnh thổ, lãnh hải trước âm mưu cùng hành động xâm lược của Tàu cộng xuyên suốt quá khứ cho mãi đến tận hôm nay ở đất liền cũng như các hải đảo ở Biển Đông thuộc chủ quyền không thể tranh cải của Việt Nam và vấn đề lưu thông hàng hải của quốc tế.

Sở dĩ có sự khó khăn để đặt một chút hy vọng như đã nêu trên, bởi ông Trọng cũng như những ông TBT tiền nhiệm mà trong lối suy nghĩ đã thể hiện rằng "Đi với Trung Quốc thì mất nước, đi với Mỹ thì mất đảng. Thà mất nước còn hơn mất đảng". Người viết chỉ dùng từ hy vọng thôi chứ không có cụm từ niềm tin, bởi lẽ, với ĐCSVN thì người dân đã mất niềm tin từ lâu. Nói một cách dân dã hơn là hy vọng một lũ hung bạo sẽ có ngày hoàn lương, nghĩa là ĐCSVN cướp cũng đã nhiều, tham nhũng cũng đã đầy túi nay tốt hơn nên vì đất nước, vì dân tộc, để tránh khỏi phải mang ô danh nghìn đời.

Cũng rất khó cho những ai muốn biện minh và góp lời khuyên giải cho ông Trọng cho những sự việc mang tính quốc gia đại sự vì bản tính kém thông minh, thiếu nhạy cảm vốn dĩ của ông ta. Không phải tự nhiên vô cớ mà người Hà Nội cũng như cả nước đặt cho ông Trọng cái tên cúng cơm là Lú. Tuy nhiên, dù lú đến thế nào đi nữa thì cũng có lúc bừng tỉnh, nó cũng như ngọn đèn mờ nhưng trước khi tắt thì bật sáng.

"Bác nó lú thì còn chú nó khôn", đó là câu tục ngữ mà ông bà ngày xưa truyền lại. Nếu nói rằng cả Bộ chính trị và Trung ương đảng đều lú hết thì e rằng có vẻ "vơ đũa cả nắm". Nhưng ai là những người "khôn"? Đó là câu hỏi được đặt ra dành cho BCT, TƯĐ cùng các Bộ trưởng, tướng lãnh còn có được sự suy nghĩ và còn có tinh thần dân tộc.

Thời gian gần đây, sở dĩ có nhiều suy đoán cho chuyến đi Mỹ sắp đến của ông Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là vì ông đã khéo léo viện lý do bệnh đột quị nặng ở chuyến đi Kiên Giang vừa qua để cố tình tránh chuyến đi chầu xứ thiên triều mà thay vào đó là cử bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân diện kiến Tập Cận Bình và các nhân vật chóp bu khác từ ngày 8 đến ngày 12 tháng 7.2019. Thái độ tránh né này, được xem là một dấu hỏi lớn.

Thứ đến là suốt thời gian tàu thăm dò HD-8 cùng các tàu chiến, máy bay, tàu ngầm của Trung cộng quậy phá nát chủ quyền về lãnh hải của Việt Nam mà Luật Pháp Quốc Tế UNCLOS 1982 đã qui định, ông Chủ tịch của một quốc gia đã tuyệt đối im lặng, không hề có bất cứ phản kháng chính thức nào. Đây có phải là một ẩn ý khác của ông? Mà câu trả lời sẽ rõ ràng sau khi ông đã gặp Tổng thống Donald Trump và chiến lược của Hoa Kỳ?

Hiện tại có 2 nguồn dư luận:

1- Nguyễn Phú Trọng sẽ thần phục Tàu cộng như Hồ Chí Minh và ĐCSVN đã từng.

2- Chủ tịch nước Việt Nam sẽ thay đổi chiến thuật của Việt Nam là nghiêng hẳn về phía Mỹ để là một đồng Minh trong chiến lược toàn diện về quân sự, kinh tế, cơ cấu xã hội lẫn chính trị.

Trên là hai chiều hướng suy đoán, tôi muốn nghe và đó cũng là điều khá thú vị để nắm biết được bạn đọc cùng các còm sĩ của thôn Dân Làm Báo nghĩ gì.

Ông Trọng có thể chứng minh cho câu nói để đời của cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu "Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm" là sai trong trường hợp của ông?

07.09.2019
Nguyên Thạch
caubennoc
Posts: 535
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by caubennoc »

CSVN: Gián Điệp Dễ Chui Vào

Vi Anh

Image
Đài VOA của Mỹ hôm 03/09/2019 có một bài tựa đề LS Lê Quốc Quân nhận định ‘2 bộ trưởng ăn hối lộ 3,2 triệu USD là cái tát vào Đảng CS’. Rất đúng. Tham nhũng là cái cửa cho đại cán CS và bọn ăn theo đi vào guồng máy công quyền để làm tiền, làm giàu phi pháp. Đó cũng là cái cửa để gián điệp dùng tiền dễ chui vao làm tình báo hay làm nội tuyến.

Rất đúng để Tổng bí Thư, Chủ Tịch Nước Nguyễn phú Trọng dùng chiêu bài đốt lò tham nhũng để triệt hạ phe phái đối thủ của Ông hơn là trị tham nhũng, vì trị hết tham nhũng thì còn ai đâu mà xài.

Nhưng trên phương diện tình báo quốc ngoại, gián điệp chiến lược, nội tuyến của ngoại quốc trong đó có của bạn lẫn thù tranh thủ xâm nhập vào Đảng Nhà Nước CSVN, đây không phải là một cái tát vào Đảng CS, mà cái cửa mở cho kẻ thù dùng tiền chui vào khuynh loát, lấy bí mật của đảng quyền, công quyền, và quân quyền của CSVN. Những con ngựa thành Troie ấy không những ăn cắp bí mật quốc gia mà còn có thể hành động làm cho CSVN liệt bại, khiến dân chúng bất mãn chống đối và ngoại quốc, thế giới chống đối vì những quyết định, những tuyên bố, những hành động do họ có quyền cao, chức trọng trong tổ chức công quyền của CSVN.

Phóng chiếu tiềm năng tai hại cho đảng, cho nước cho dân, vào vụ ‘2 bộ trưởng ăn hối lộ 3,2 triệu USD là cái tát vào Đảng CS’ để phân tích. Hai nhân vật liên quan trong nội vụ, là hai đại cán CSVN, được Đảng Nhà nước ưu ái cho làm bộ trưởng. Hai Ông ‘nắm’ bô Thông Tin –Truyền Thông suốt gần 2 thập niên, Ông Son từ năm 2011 đến năm 2016, và ông Tuấn từ năm 2016 cho năm 2018 sau khi bị cách chức.

Về nội dung chức vụ hai Ông này là người đặc trách về chiến tranh chánh trị, tâm lý chiến, truyền thông đại chúng trong ngoài luồng của nhà cầm quyến CSVN, của Đảng CSVN. Cả hai là người bảo vệ ý thức hệ, chủ nghĩa CSVN trước công luận trong ngoài nước. Thế mà cả hai bị một công ty loại tầm thường bậc trung, là AVG, một công ty tư nhân cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền mua chuộc theo tin tức của công an với một cái giá quá quá rẻ, quá bèo, chỉ 3,2 Mỹ Kim thôi!

Nếu tình báo quốc ngoại của các siêu cường như TC, Mỹ, Nga cần mua một gián điệp nội tuyến như hai bộ trưởng này, thì cái giá mua hai bộ trưởng truyền thông này quá rẻ và thiếu gì cơ quan, công ty đóng vai trò móc nối.

Nếu bộ quốc phòng, bộ ngoai giao, chủ tịch nước, tổng bí thư đảng và chủ tịch quốc hội CSVN mà bị mua như vậy, thì CSVN rơi vào cáí bẫy sập, coi Đang Nhà Nước CSVN đã mãi quốc, tự tư tự lợi rồi. TC, Mỹ, Nga có thể có nhu cầu và thừa phương tiện để làm cái chuyện mua chuộc này, vì quá rẻ, quá dễ.

Thực vậy đài VOA cho biết, “Hai cựu bộ trưởng thông tin-truyền thông của Việt Nam thừa nhận với công an rằng họ đã nhận hối lộ ít nhất 3,2 triệu đô la liên quan đến thương vụ Mobifone mua lại AVG, các báo trong nước đưa tin hôm 3/9” … Hai ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn, cả hai từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Ông Son từ năm 2011 đến năm 2016, và ông Tuấn từ năm 2016 cho năm 2018 sau khi bị cách chức.Hai ông vào cuối năm 2015 mua 95% cổ phần của AVG, một công ty tư nhân cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, với tổng số tiền bỏ ra là gần 8,9 ngàn tỉ đồng (386,1 triệu đôla).

Hồi tháng 3 và 4 năm ngoái, Thanh tra Chính phủ ra các kết luận cho rằng AVG chỉ có giá trị ròng khoảng 1.900 tỷ đồng, vì vậy, việc MobiFone mua lại hãng này với số tiền kể trên dẫn đến "nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn Nhà nước tại MobiFone khoảng 7.006 tỉ đồng".

Các bản tin hôm 3/9 dẫn lại thông tin từ công an cho biết ông Nguyễn Bắc Son là người đã “chỉ đạo ra quyết định phê duyệt đầu tư dự án trái pháp luật”, và nhận hối lộ 3 triệu đô la từ ông Phạm Nhật Vũ, chủ của AVG, sau khi dự án hoàn thành. Ông Vũ cũng là em trai của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, người sở hữu tập đoàn Vin Com.

Cũng ở thời điểm sau khi dự án mua bán hoàn tất, ông Trương Minh Tuấn, khi đó giữ chức thứ trưởng, đã được ông Vũ trao số tiền hối lộ là 200.000 đô la, theo lời khai của ông Tuấn, được cảnh sát điều tra công bố qua các bản tin hôm 3/9.

Vẫn theo bản tin thì cựu Bộ trưởng Son khai với cảnh sát rằng sau khi nhận 3 triệu đô la, ông đã “đưa cho con gái” khoảng 10 lần, mỗi lần từ 300.000-400.000 đô la, “nhưng không có tài liệu gì chứng minh”.

Ông Son còn khai thêm ông đã nhận số tiền tương đương ít nhất 210.000 đô la từ các cựu lãnh đạo MobiFone vào các dịp lễ, tết năm 2015 và 2016.

Tổng số tiền hối lộ lên đến gần 3,5 triệu đô la mà hai cựu bộ trưởng nhận được gây xôn xao trên mạng xã hội ở Việt Nam, đất nước có GDP đầu người mỗi năm chỉ từ khoảng 2.600 đến 3.000 đô la, theo các cách tính khác nhau, chưa bằng 1 phần nghìn số tiền hai ông Son, Tuấn đút túi bất hợp pháp.

Nhìn người lại nghĩ đến ta. Từ năm 2015 Cơ quan tình báo Úc (ASIO) đã thông báo cho ba đảng lớn của Úc biết hai ông Huang và Chau có liên quan đến đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 2016, đảng Tự do của Úc vẫn tiếp tục nhận 897.960 Úc kim và đảng Lao động nhận 200.000 Úc kim từ hai ông. FBI của Mỹ tiết lộ cho dân biểu và chánh quyền Úc, là tỷ phú Chau Chak-Wing chính là nhân vật mang bí danh “CC-3” của TC.

Theo đài ABC của Úc trong vòng 10 năm 2006-16, ông đã 36 lần đóng góp cho 3 đảng Tự Do, Lao Động và Quốc Gia với tổng số tiền lên đến 4.123.500 Úc Kim. Trong vòng 4 năm 2012-16 ông đã 46 lần đóng góp cho 3 đảng Tự Do, Lao Động và Quốc Gia với tổng số tiền lên đến 2.692.960 Úc Kim.Ông Chau cũng là chủ nhân của một tờ báo hiện đang phát hành tại Trung Cộng, nơi mà mọi cơ quan truyền thông đều được kiểm soát chặt chẽ và chỉ được tuyên truyền cho đảng Cộng sản.

Cả hai tỷ phủ này ngay khi đến Úc đã hiểu khá rõ hệ thống chính trị Úc và đã thâm nhập khá sâu vào chính trị Úc cho thấy họ đã được TC sửa soạn và thu xếp sẵn để đưa vào các vai trò họ được giao cho.

Còn Đảng Nhà Nước CSVN là cái cửa mở cho tình báo, gián điệp dùng tiền vào khống chế. Một công ty nhỏ như công ty cổ phần của AVG, một công ty tư nhân cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, chỉ bỏ ra 3, 6 triệu đôla là đã mua cả hai bộ trưởng lo về thông tin, tuyên truyền, đặc trách chiến tranh chánh tri, tâm lý chiến cho CSVN. Cả gần 20 năm, suốt hai trào bộ trưởng. Mà Quốc Hôi CS câm như hến, chả chất vấn, chả tố cáo, chả mở cuộc điều tra.

Tinh báo Mỹ CIA không cần CSVN lắm, giao thương và ngoại giao chưa có gì nhiều, trừ tình báo chánh trị Mỹ muốn biến CSVN tiến dẫn đến tự do và theo dõi TC và các phe phái trong Đảng Nhà Nước CSVN.

Còn TC thì khác, CSVN là mục tiêu của TC biến CSVN thành chư hầu của TC. Nghề của tình báo TC là ‘phóng tài hoá thu nhân tâm’ đại cán CSVN, dùng mỹ nhân kế để áp đảo sai khiến, dùng ảnh hưởng của thiên triều đưa cảm tinh viên, nhân viên CSVN vào chiếm đảng quyền và công quyền của CSVN.

Giá 5 hay 10 triệu, một chục hay vài chục triêu Đô la là chuyện nhỏ của tình báo TC và Nga cùng Mỹ./.(VA)
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by tramthaiha »

Image

Cuộc chiến giữa sự thật và giả dối

Vũ Đông Hà

(Danlambao) - Một chế độ độc tài tồn tại trong thời gian dài không phải chỉ dựa vào sự tàn ác mà còn phải dựa vào gian manh và xảo quyệt. Sức mạnh của đảng cai trị trong hơn một nửa thế kỷ qua được xây dựng bởi nhiều phương tiện. Nhà tù và súng ống chỉ là phương tiện tối hậu mà bạo quyền buộc phải sử dụng đến. Ngay cả những tên bạo chúa hung ác nhất trong lịch sử loài người cũng biết là không thể giam cầm hay bắn bỏ tất cả những kẻ bị trị. Họ sử dụng một phương tiện khác, có khả năng bao trùm và xâm nhập vào phế phủ của những người bị trị một cách kiên trì như nắng mưa ngày tháng làm rĩ sét những thanh sắt cứng rắn nhất.

Khác với súng đạn và cái còng số 8 thi thoảng xuất hiện, lúc nào nó cũng hiện hữu. Nó xâm nhập đánh thức giấc ngủ an lành của kẻ bị trị vào buổi sáng. Nó trở thành một thứ tiêu khiển của nhiều người sau buổi ăn trưa. Nó chui vào phòng khách, ngồi vào bàn ăn của mọi người vào buổi tối. Có lúc ồn ào, khi thì nhỏ nhẹ, thường thì hiền lành, thỉnh thoảng hung dữ nhưng luôn luôn kiên trì, nhẫn nại và ca tụng những điều tốt đẹp nhất, đạo đức nhất, vinh quang nhất.

Tên của nó là: Bộ máy Tuyên truyền của đảng.

Phương hướng của nó: Giam hãm Sự Thật và rao giảng những điều Giả Dối.

Mục tiêu của nó: Biến những người bị trị thành những người đi từ thuần phục cho đến tôn sùng những kẻ cai trị.

Khác với những gì người ta thường thấy và cho rằng sức mạnh chính của đảng là thành phần công an hay lực lượng quân đội. Điều này chỉ đúng ở một ý nghĩa tương đối. Thật ra, đây là lực lượng được đảng dùng để răn đe và buộc lòng phải sử dụng đối với một số cá nhân mà Bộ máy Tuyên truyền của đảng đã thất bại trong "sứ mệnh tẩy não" của nó.

Lực lượng công an, quân đội trong nhiều trường hợp cũng không phải là cứu cánh sau cùng của bộ máy độc tài khi cách mạng quần chúng bùng nổ. Làm thế nào để ngăn ngừa cuộc cách mạng quần chúng manh nha và sau đó lan rộng mới là quan tâm chính của chế độ. Để thực hiện điều này thì đảng không dùng công an, quân đội làm sức mạnh chính mà thay vào đó là những quân đoàn hùng hậu, những sư đoàn đặc biệt, những trung đoàn thiện chiến, những tiểu đoàn và tiểu đội đặc nhiệm. Vũ khí của chúng là những cái loa, cây viết ngày đêm tiến hành những chiến dịch không tiếng súng nhưng có sức công phá như những chất cường toan. Nhiệm vụ của nó là làm tê liệt ý chí phấn đấu, mê muội hóa quần chúng từ trong trứng nước và tiêu diệt mọi mầm mống có thể đâm chồi nảy lộc cho một cuộc cách mạng dân chủ.

Đạo quân "giết người không gươm giáo" của đảng là ai? Khởi đầu đó là những thợ viết sử, thợ viết văn, thợ làm thơ, thợ vẽ hình, thợ làm báo, thợ nghiên cứu... Trong mắt nhìn chiến lược của đảng, khi mà những người bị trị gọi những người có khả năng viết, vẽ, làm thơ, làm tin theo quy định và ý muốn của đảng - nói chung những tên thợ - này là nhà sử học, văn sĩ, thi sĩ, hoạ sĩ, phóng viên, nhà nghiên cứu... thì mục tiêu của Bộ máy Tuyên truyền của đảng coi như thành công. Những tên thợ lưng còng, bút cong đã được quần chúng công nhận là những người có tư cách để làm nên nền sử học, văn học, nghệ thuật, truyền thông... của đất nước.

Ngày hôm nay với sự lớn mạnh của thông tin và phản biện của lề Dân, những luận điệu của những sản phẩm đến từ lưng còng, bút cong vừa mới ra lò đã bị bẻ gãy không còn đất sống. An Ninh và Truyền Thông đã bắt tay nhau để đối đầu với sự lớn mạnh của thế giới truyền thông độc lập. Lằn ranh giữa lề đảng và lề Dân trong thế giới thông tin đang được đảng tìm cách xóa mờ. Biên giới giữa tin thật và "fake news" đã bị xói mòn. Hệ quả là chúng ta đang sống trong một môi trường thông tin xám, vàng thau lẫn lộn, bạn thù lẫn lộn và cùng nhau đánh xáp lá cà.

Liệu chúng ta có đủ sáng suốt và bình tĩnh để vượt qua những cảm xúc, những lôi kéo mang tính phong trào mời gọi của một chợ trời bát nháo nhưng hấp dẫn của một nền truyền thông lá cải chính trị để giữ được truyền thông lề Dân như là một vũ khí sắc bén đánh vào tử huyệt của bộ máy độc tài: sự xảo trá mị dân?

Câu trả lời chắc chắn là chúng ta sẽ phải - vì chúng ta không có chọn lựa nào khác hơn. Đất nước không thể mãi chìm đắm trong u tối và vòng nô lệ khi mà hơn 97 triệu người từ tình trạng sống trong bưng bít thông tin phải chuyển sang tình trạng phải sống trong sự lẫn lộn giữa sự thật và giả trá.

Chúng ta không thể chống gậy đi tìm sự thật, tranh đấu cho sự thật bằng cây gậy giả dối.

Chúng ta không thể xiển dương sự thật bằng hành động ăn nằm chung chạ với giả dối.

Chúng ta không thể là-sự-thật nếu không lừng lững đạp lên giả dối mà đi.

Vũ Đông Hà
caolynh
Posts: 317
Joined: Wed Dec 17, 2008 7:21 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by caolynh »

Image

Bãi Tư Chính trong tam giác Việt Nam - Hoa Kỳ - Trung Cộng
Trần Gia Phụng
1. Bãi Tư Chính ở đâu?

Vị trí bãi Tư Chính (Vanguard Bank) có 4 điểm đáng chú ý: 1) Bãi Tư Chính là một bãi san hô chìm dưới mặt nước biển, không phải là một hải đảo, nằm trong thềm lục địa (continental shelf). (BBC NEWS Tiếng Việt, 29-7-2019), và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (ĐQKT) (exclusive economic zone) 200 hải lý (370 Km) của Việt Nam, ở nam Côn Sơn, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, do một tiểu đoàn Hải quân CSVN quản lý và khảo sát khí tượng, 2) Dưới lòng biển bãi Tư Chính có tiềm năng lớn về dầu hỏa và khí đốt, nên nhiều nước dòm ngó. 3) Bãi Tư Chính nằm trên trục giao thông hàng hải đông-tây và bắc-nam ở Biển Đông. Đây là con đường giữa Âu Châu, Phi Châu và Á Châu. Ở Á Châu, từ eo biển Hormuz (giữa Iran và và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhứt) đến eo biển Malacca (giữa Malaysia và đảo Sumatra thuộc Indonesia) là đoạn đường huyết mạch ra Biển Đông. 4) Theo công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc, bãi Tư Chính nằm trong vùng ĐQKT của Việt Nam. Trung Cộng không chịu nhận điều nầy, và tự quy định rằng bãi Tư Chính nằm trong đường nối 9 điểm của Trung Cộng trên Biển Đông.

Đường nầy trước kia chưa có. Cho đến đầu thế kỷ 20, nước Trung Hoa chỉ tới đảo Hải Nam. Một bản đồ năm 1948 thời Trung Hoa Dân Quốc vẽ thêm một đường gạch cách khoảng, nối 11 điểm trên Biển Đông mà Trung Hoa cho rằng thuộc chủ quyền Trung Hoa. Qua thời Trung Cộng đường nầy rút lại còn 9 điểm, tạo thành một khu vực có hình chữ U, giống hình lưỡi bò, rộng khoảng 80% diện tích Biển Đông. Nếu kể từ đất liền Trung Cộng, đường lưỡi bò dài hơn 1,000 hải lý, chỉ cách đất liền các nước Philippines, Malaysia và Việt Nam trên 100 hải lý, “ăn vào 67 lô” dầu khí của Việt Nam trên Biển Đông. (BBC tiếng Việt ngày 23-5-2018.) Cần chú ý là Trung Cộng quan niệm đường lưỡi bò của Trung Công là bất di dịch, bất chấp luật biển LHQ.

Hai thuật ngữ theo công ước về luật biển: 1) Thềm lục địa là phần đất nối dài từ đất liền chạy ra biển, thông thường là 200 hải lý. 2) Vùng ĐQKT rộng 200 hải lý kể từ hải phận. Nước chủ nhà chỉ được quyền đối với tầng đất vùng ĐQKT. Tầng nước biển và tầng bầu trời (không phận) vùng ĐQKT thuộc quốc tế. Thềm lục địa và vùng ĐQKT do luật biển LHQ quy định, không nước nào có quyền đi ngược lại luật nầy.

2. Bãi Tư Chính nổi sóng

Sau chiến tranh với CSVN năm 1979, Trung Cộng cải tiến quân đội, hiện đại hóa Hải quân để bành trướng bằng đường biển. Đại tướng Lưu Hoa Thanh (Liu Huaqing), tư lệnh Hải quân Trung Cộng từ 1982, đưa ra chiến lược xây dựng Hải quân Trung Cộng thành một lực lượng toàn cầu vào giữa thế kỷ 21.

Đáp lại chiến lược mới của Trung Cộng, Hoa Kỳ thời tổng tống Barack Obama quyết định xoay trục qua Á Châu. do ngoại trưởng Hillary Clinton công bố ngày 24-7-2010 tại diễn đàn hội nghị ASEAN ở Hà Nội năm 2010, làm cho Trung Cộng quan ngại. (Ngọc Trân, RFA, 31-7-2010.)

Khi Hải quân khá mạnh, Tập Cận Bình công bố dự án “một vành đai, một con đường” (nhất đới nhất lộ) năm 2013, phỏng theo “con đường tơ lụa” Trung Hoa thời xưa. Cũng trong năm nầy, ngày 25-7-2013, Hoa Kỳ và CSVN thiết lập quan hệ đối tác toàn diện. (Chưa phải là đối tác chiến lược.). Lúc đó, CSVN hợp tác với các công ty tây phương thăm dò dầu khí trong vùng ĐQKT trên Biển Đông khiến Trung Cộng phật lòng vì Trung Cộng muốn hợp tác khai thác dầu khí với CSVN. Từ 2-5-2014, Trung Cộng đưa giàn khoan HD 981 đến đe dọa vùng ĐQKT Việt Nam, bị dân Việt biểu tình phản đối dữ dội. Trung Cộng rút giàn khoan HĐ81 ngày 16-7-2014.

Trước tình hình mới, ngày 02-10-2014, Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương với Việt Nam. Khi đến Việt Nam năm 2016, tổng thống Obama tuyên bố Hoa Kỳ dỡ bỏ toàn phần lệnh cấm vận bán võ khí sát thương cho Việt Nam, đưa đoàn Peace Corps (Đoàn Hòa bình) đến hoạt động ở Việt Nam, và mở Đại hoc Fulbright Việt Nam ở Sài Gòn.

Trong khi đó, Trung Cộng vẫn tiếp tục gây áp lực đối với CSVN, khiến năm 2017 CSVN phải dẹp bỏ hai dự án dầu khí lớn là Cá voi xanh ở Quảng Nam và Cá rồng đỏ ở bãi Tư Chính. Dự án Cá voi xanh “có trữ lượng ước tính 150 tỉ mét khối, sẽ đóng góp vào ngân sách Việt Nam gần 20 tỉ đô la.” (Thụy My, RFA, 16-11-2017.) Dự án Cá rồng đỏ được “ước tính là có trữ lượng 45 triệu thùng dầu và 172 tỷ feet khối khí gas” (Bill Hayton, BBC News, 23-3- 2018.) Tiền trong túi mà không được lấy kể cũng ức!

Được thế, Trung Cộng làm tới, yêu cầu CSVN chấm dứt luôn hoạt động của dàn khoan Hakuryu 5 (Nhật Bản) do Công ty dầu khí Việt Nam hợp đồng với công ty Rosneft (Nga) thuê, đang hoạt động ở phía bắc bãi Tư Chính. Tuy nhiên, lần nầy CSVN không tuân hành lệnh của Trung Cộng. (VOA 26-7-2019).

Ngày 18-6-2019, Trung Cộng đưa tàu Hải Cảnh 35111, tuần tra khu vực tây bắc Tư Chính trong thềm lục địa Việt Nam. Ngày 3-7-2019, Trung Cộng đưa thêm tàu Hải Dương Địa Chất 8 (HDĐC-8) đến vùng ĐQKT Việt Nam, cũng gần Tư Chính. Đưa tàu nghiên cứu đến Tư Chính trong vùng ĐQKT của Việt Nam nói là để nghiên cứu địa chất ở đây, rõ ràng là một hành vi gây hấn

Tức thì xảy ra cuộc đối đầu giữa tàu hải cảnh hai nước. Hai tàu của Trung Cộng và bốn tàu của CSVN quần thảo nhau gần giàn khoan Hakuryu-5, trong khi tàu HDĐC-8 tiếp tục khảo sát địa chấn tại đây. Bất ngờ, ngày 7-8-2019, Trung Cộng rút tàu HDĐC-8 khỏi bãi Tư Chính. Báo Hà Nội Mới ngày 12-8 loan tin do “nỗ lực không khoan nhượng của cơ quan chức năng” của nhà nước CSVN nên HĐĐC 8 rút lui. Dầu vậy, cũng thật bất ngờ, ngày 13-8-2019 HDĐC-8 quay lại bãi Tư Chính như vào chỗ không người.

3. Vì sao bãi Tư Chính nổi sóng

Trung Cộng đe dọa bãi Tư Chính lần nầy có thể vì hai lý do sâu xa: 1) Lý do thứ nhứt rất dễ hiểu: Trung Cộng đã đề nghị hợp tác với CSVN thăm dò và khai thác dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam, nhưng CSVN từ chối, mà CSVN lại hợp tác với các nước khác. 2) CSVN đang xích lại gần Hoa Kỳ.

Trong khi tiếp tục cuộc hành trình xoay trục qua Á Châu, Hoa Kỳ đưa ra chiến lược an ninh và quốc phòng “Ân Độ - Thái Bình Dương” năm 2017, càng làm cho Trung Cộng thêm nóng mặt. Ngày 27-5-2018, hai chiến hạm Hoa Kỳ mang hỏa tiễn, di chuyển trong hải phận quốc tế, và chỉ cách Hoàng Sa 12 hải lý. (BBC NEWS - Tiếng Việt, 27-5-2018) Tại hội nghị đối thoại Shangri-La lần thứ 17 ở Singapore từ 1-6-2018, khi một đại tá trong phái đoàn Trung Cộng chất vấn, bộ trương Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis trả lời: “We do not do freedom of navigation for America alone... it’s freedom for all nations, large and small, that need to transit those waters for their own prosperity and they have every reason to do so.” (Bonnie S. Glaser and Gregory Poling, “Vanishing Borders in the South China Sea - The U.S. Must Do More to Stop China's Encroachments”, June 5, 2018.) (Xin tạm dịch: “Chúng tôi không thực hiện quyền tự do hàng hải cho riêng chúng tôi... Đó là tự do cho tất cả các quốc gia, lớn hay nhỏ, mà họ cần phải di chuyển trong những hải phận [quốc tế] đó cho sự phồn thịnh của nước họ, và họ có đủ lý lẽ để làm như thế.”)

Chíến lược nầy được ghi rõ trong “Indo-Pacific Strategy Report” (Báo cáo chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương”, dày 56 trang do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đưa ra ngày 1-6-2019, có đoạn riêng về Viêt Nam, như sau “The Department is building a strategic partnership with Vietnam that is based on common interests and principles, including freedom of navigation, respect for a rules-based order in accordance with international law, and recognition of national sovereignty. The U.S.-Vietnam defense relationship has grown dramatically over the past several years, as symbolized by the historic March 2018 visit of a U.S. aircraft carrier for the first time since the Vietnam War.” (pp. 36-37) [Xin tạm dịch: “Bộ [Quốc phòng Hoa Kỳ] đang xây dựng một sự hợp tác chiến lược với Việt Nam, đặt căn bản trên những quyền lợi và nguyên tắc chung, gồm tự do hàng hải, sự tôn trọng một trật tự dựa trên quy luật phù hợp với luật quốc tế và sự tôn trọng chủ quyền quốc gia. Mối quan hệ quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam phát triển một cách đáng kể trong nhiều năm qua, tiêu biểu là cuộc thăm viếng lịch sử của một hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ vào tháng 3-2018, lần đầu tiên kể từ chiến tranh Việt Nam.”] (tt. 36-37.)

Sự đối đầu giữa kế hoạch “xoay trục qua Á Châu” và dự án “một vành đai một con đường” đưa đến một hình thức chiến tranh lạnh mới giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng, và cuộc thương chiến giữa hai nước năm 2018. Trong thời gian gần đây Hoa Kỳ và CSVN lại tăng cường ngoại giao và thương mại.

Ngoài ra, tại hội nghị an ninh châu Á ở Singapore vào tháng 5-2019, đại diện CSVN “không hề nhắc đến” chủ trương ba không của CSVN như những lần trước. (Không liên minh quân sự với bất kỳ nước nào. Không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam. Không dựa vào nước này để chống nước kia. (RFA, 05-06-2019). Tất cả những sự việc trên làm cho Trung Cộng nghi ngờ CSVN, nên đưa tàu đến uy hiếp CSVN.

4. Phản ứng sau vụ bãi Tư Chính

Như thông lệ, ngày 16-7, CSVN lên tiếng nhẹ nhàng phản đối Trung Cộng. Sau đó, bộ Ngoại giao CSVN bất ngờ đổi giọng cứng rắn trong cuộc họp báo ngày 19-7-2019, tố cáo đích danh tàu Trung Cộng vi phạm thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam, mà không còn gọi là tàu lạ. Tại hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ở Bangkok (Thái Lan) từ 31-7-2019, ngoại trưởng CSVN thẳng thừng lên án hành động của Trung Cộng tại Biển Đông. Khi hai ngoại trưởng CSVN và Trung Cộng gặp riêng, thì như hai người điếc nói chuyện với nhau, chẳng ai nghe ai. Mỗi bên giữ vững quan điểm của mình.

Bên cạnh CSVN, Hoa Kỳ là nước phản đối Trung Cộng mạnh mẽ nhứt. Ngày 20-7-2019, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lên án Trung Cộng gây bất ổn tại Biển Đông, bắt nạt các quốc gia trong vùng, và yêu cầu Trung Cộng ngưng hành động xâm phạm quyền thăm dò và khai thác dầu khí các nước nầy trên Biển Đông.

Có ý kiến cho rằng đây là cơ hội thuận tiện để CSVN khởi kiện Trung Cộng ra Tòa án La Haye? Đúng là nên kiện để tính chuyện mai sau. Tuy nhiên, trong vụ án Scaborough do Philippines kiện Trung Cộng năm 2013, Tòa án Trọng tài thường trực (Permanent Court of Arbitration), trụ sở ở La Haye (Hòa Lan), phán quyết năm 2016 rằng Trung Cộng không có cơ sở lịch sử và pháp lý về đường lưỡi bò, và Trung Cộng không có quyền độc quyền làm chủ biển và tài nguyên trong vùng đường lưỡi bò, thì Trung Cộng chẳng quan tâm tí nào đến phán quyết nầy. Trung Cộng chỉ dùng lý của kẻ mạnh, dựa vào thế lực kinh tế và quân sự, thương thuyết song phương với từng nước để dễ dụ dỗ, dễ mua chuộc, và cũng dễ đe dọa

Khi tàu Trung Cộng quay lại bãi Tư Chính ngày 13-8, thì ngày 16-8, bộ Ngoại giao CSVN lên tiếng phản đối và yêu cầu Trung Cộng rút toàn bộ tàu bè ra khỏi biển Việt Nam. Ngày 21-8, Hoa Kỳ lên án Trung Cộng một lần nữa. Cùng ngày 22-8, CSVN lại phản đối Trung Cộng, và thông báo Việt Nam sẽ tham gia cuộc tập trận chung trên biển với các nước ASEAN và Hoa Kỳ từ ngày 2-9 đến ngày 6-9 từ phía bắc Thái Lan đến phía nam Ca Mau. Đáp lại, có thể để tránh đụng độ gây cấn, ngày 24-8, tàu HDĐC 8 tiến gần về phía đảo Phú Quý (Bình Thuận) và bờ biển Phan Thiết.

Khác với vụ đặc khu kinh tế năm vừa qua, lần nầy trong nước chỉ có một cuộc biểu tình nhỏ ngày 6-8, trước tòa đại sứ Trung Cộng ở Hà Nội, liền bị dẹp yên ngay. Một nguồn tin từ trong nước cho biết rằng khi vụ Tư Chính căng thẳng, báo chí CS được phép đăng tin, và gợi ý chuyện biểu tình, nhưng anh chị em trong nước rất dè dặt, không muốn tổ chức “biểu tình quốc doanh” theo lệnh đảng CSVN. Dầu vậy, anh chị em chuẩn bị sẵn sàng, sẽ đứng lên khi cần. Việc chưa biểu tình của dân chúng trong tình thế căng thẳng hiện nay là một thái độ bất hợp tác và cũng là đối đầu với nhà nước CS.

5. Bãi Tư Chính trong tam giác Việt Nam - Hoa Kỳ - Trung Cộng

Mối quan hệ giữa CSVN và Trung Cộng bắt đầu khi Hồ Chí Minh từ Liên Xô qua Trung Hoa hoạt động năm 1924. Năm 1949, đảng CSTH thành công và lên nắm quyền. Lúc đó, CSVN thua trong chiến tranh với Pháp, liền qua Trung Cộng cầu viện. Nhờ thế, CSVN thành công năm 1954. Năm 1958, Phạm Văn Đồng ký công hàm thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Cộng để đổi lấy viện trợ đánh miền Nam và thành công năm 1975. Sau một thời gian lạnh nhạt, Nguyễn Văn Linh qua Trung Cộng xin tái lập bang giao năm 1990 tại hội nghị Thành Đô. Để cầu viện, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh bí mật cam kết những gì, thì chỉ có chủ nợ biết. Trung Cộng chắc chắn dùng lởi cam kết bí mật của các con nợ để đòi lại, ví dụ công hàm Phạn Văn Đồng năm 1958 (đưa đến vụ Hoàng Sa năm 1974), mật ước Thành Đô năm 1990 (đưa đến hai hiệp định biên giới trên đất liền năm 1999 và trên biển 2000...)

Vấn đề Hoàng Sa trong công hàm Phạm Văn Đồng là vấn đề song phương giữa Trung Cộng và CSVN, quốc tế không can thiệp. Vấn đề bãi Tư Chính không dính đến công hàm trên, mà bãi Tư Chính lại nằm trên hải lộ quốc tế, tàu bè nhiều nước qua lại. Xâm phạn vùng biển bãi Tư Chính, Trung Cộng đụng chạm đến hải lộ quốc tế có tàu thuyền nhiều nước qua lại, nên bị nhiều nước phản đối khắp nơi trên thế giới. Ví dụ các nước Âu Châu ở xa Việt Nam mà cũng phản đối Trung Cộng.

Hoa Kỳ phản đối Trung Cộng chẳng phải vì riêng Việt Nam, mà vì cả các nước vùng Biển Đông và cả các nước có tàu bè qua lại trên Biển Đông, vừa thử thách Trung Cộng trong cuộc thương chiến giữa hai nước, vừa chận đứng tiềm năng dầu khí ở bãi Tư Chính lọt vào tay Trung Cộng, vừa bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông.

Như thế trong vấn đề bãi Tư Chính và cả Biển Đông, sự khác biệt căn bản giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng là Hoa Kỳ tôn trọng quy định Liên Hiệp Quốc về luật biển, chống lại việc Trung Cộng muốn độc chiếm Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Cộng, muốn làm gì cũng được theo lý của kẻ mạnh.

Sự khác biệt về quan điểm tự do lưu thông trên Biển Đông chỉ là một phần trong sự đối đầu giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ. Mối thâm thù của Trung Cộng đối với Hoa Kỳ bắt đầu từ thời chiến tranh lạnh sau thế chiến thứ hai. Vào đầu thập niên 70, vì cần liên kết để chống Liên Xô, nên hai bên tạm hòa hoãn.

Ngày 1-1-1979, Hoa Kỳ chính thức công nhận Trung Cộng. Tuy vậy Hoa Kỳ vẫn ban hành "Luật Quan hệ Đài Loan" ngày 10-4-1979, xác định mối quan hệ chính thức với Đài Loan, bảo vệ Đài Loan, tuy không có ngoại giao. Sau đó, Hoa Kỳ xoay trục qua Á Châu làm cho Trung Cộng tức giận, vì Hoa Kỳ là nước có thể gây trở ngại sự bành trướng của Trung Cộng. Gần đây nhứt, Hoa Kỳ quyết định mở cuộc chiến tranh thương mại có thể gây tổn hại cho nền kinh tế Trung Cộng.

6. Thông điệp bãi Tư Chính

Sự kiện bãi Tư Chính dầu chỉ mới qua giai đoạn 1, đã bày ra một thực tế rõ ràng. Thế hệ lãnh đạo CS nợ máu và nợ tù cải tạo với nhân dân, nay đều đã chết. Thế hệ CS cầm quyền hiện nay là thế hệ thừa kế, thư lại quan liêu (bureaucracy), tự mãn hưởng thụ, không có tinh thần chiến đấu, dùng tài sản sẵn có của đất nước dâng cho kẻ thù để cầu an, chỉ giỏi đàn áp dân chúng, “hèn với giặc, ác với dân”. Nhờ tham nhũng, cán bộ CS hiện nay giàu có so với trước 1975, sống sung túc, xa hoa, trụy lạc, xa rời quần chúng.

Trong khi đó, nước Việt Nam càng ngày càng suy thoái. Giới lãnh đạo CS không có tầm nhìn chiến lược phù hợp với sự phát triển của thời đại. Biến cố Tư Chính bày ra rất rõ sự suy nhược, bất lực của đảng CS. Nhà nước CS, không đủ khả năng bảo vệ đất nước.

Trong nước, ngoài thành phần theo đảng CS để kiếm sống, đại đa số dân Việt hiện nay chỉ lo mưu sinh, không quan tâm đến chính trị, bất tín nhiệm và bất hợp tác với nhà nước CS, an phận cùng gia đình hoặc quên thế sự ở quán cà-phê, quán nhậu, và cả trụy lạc nữa. Nhà nước CS tự xem đất nước là của riêng đảng CS và xem dân như cỏ rác, thì dân không có lý do gì hợp tác với CS, hay hòa giải hòa hợp với CS.

Ngoài nước, người đàn anh Trung Cộng “4 tốt” chẳng tốt tý nào, chập chờn đe dọa, còn “16 chữ vàng” là cái bánh vẽ dụ khị CSVN vào vòng lệ thuộc. Hai nước “môi hở răng lạnh”, nhưng răng cắn lưỡi hoài, làm sao lưỡi chịu nỗi? Yếu thế, bạc nhược, không có tinh thần chiến đấu, lại là đàn em trong ý thức hệ CS, CSVN liên tục nhượng bộ, nhưng CSVN càng nhượng bộ, càng thỏa hiệp, thì Trung Cộng càng lấn tới, càng đòi hỏi. Sau Tư Chính, coi chừng Trung Cộng có thể sẽ vòi vĩnh những nơi khác, như Côn Sơn, Phú Quốc. Đảng CS bám theo Trung Cộng, sẽ có ngày câu “theo Tàu mất nước” trở thành hiện thực.

Về phía Hoa Kỳ, trong khi đang diễn ra thương chiến, Hoa Kỳ có thể liên kết với CSVN để chận đứng phía nam Trung Cộng, nhưng Hoa Kỳ dư biết CSVN đang đu giây nước đôi, nên cũng chẳng vội vàng gì trong việc mở rộng ngoại giao với CSVN. Ngày 26-6-2019, trên đài truyền hình Fox Business Nework (Hoa Kỳ), tổng thống Donald Trump mạnh mẽ chỉ trích CSVN lợi dụng Hoa Kỳ còn tệ hơn cả Trung Cộng. Trong thương mại và ngoại giao, Hoa Kỳ đòi hỏi các nước phải luôn luôn tôn trọng luật lệ nghiêm minh của Hoa Kỳ. Người Hoa Kỳ rất thực dụng, không có đồng minh vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có quyền lợi vĩnh viễn, và không can thiệp vào những gì không liên hệ đến quyền lợi của họ.

Cần chú ý là từ trước cho đến nay, vụ bãi Tư Chính là sự kiện đầu tiên làm cho cả hành pháp và lập pháp Hoa Kỳ quan tâm và lên tiếng phản đối Trung Cộng mạnh mẽ. Đây là cơ hội cho CSVN tăng cường giao dịch với Hoa Kỳ về nhiều mặt, nhưng phải dứt khoát thế đứng và tôn trọng luật lệ Hoa Kỳ và quốc tế.

Như thế, thông điệp của biến cố bãi Tư Chính rất rõ ràng là đã đến lúc CS phải quyết định: 1) Hoặc theo Tàu, để còn đảng nhưng từ từ mất nước, mà mất nước thì cũng sẽ mất luôn đảng CS; ngoài ra, còn bị nhân dân nguyền rủa và sẽ kiếm cách đứng lên lật đổ. 2) Hoặc muốn sống còn với dân tộc, thì CS cần ý thức xu hướng thời đại là trào lưu dân chủ hóa toàn cầu, mà dân chúng Việt Nam từ lâu đã chọn lựa.

Kết luận

Hiện nay, đảng CSVN quyết định chọn lựa xu hướng dân chủ tuy rất khó khăn, vì người CS có thể mất địa vị, mất quyền lợi nhưng bù lại tránh khỏi nhiều nguy hiểm, kể cả nguy hiểm đến mạng sống. Kinh nghiệm Đông Âu cho thấy những nước biết chuyển hướng, như Ba Lan, Đông Đức, Liên Xô... tốt hơn và an toàn hơn là số phận của Nicolae Ceausescu ở Romania.

Nhà nước CSVN chẳng lẽ không biết lời truyền khẩu dân gian “Cộng sản chết rồi mà chưa chôn”? Hiện nay, việc dân chúng vùng lên chôn đảng CS thật khó, nhưng không phải là không thể xảy ra, vì lịch sử luôn luôn tiềm ẩn những đột biến bất ngờ. Có ai ngờ CS Đông Âu và Liên Xô mạnh như thế mà sụp đổ? Có ai nghĩ rằng cái chết của một sinh viên đưa đến cuộc cách mạng Hoa Lài ở Tunisia năm 2010? Đường đi khó, thật khó, nhưng đảng CS phải chọn lựa dứt khoát một lần cho tương lai của người CS.

Cuối cùng, nếu CS không tự chuyển hướng thì sẽ có ngày dân Việt vùng dậy, tự tiến lên con đường tự do dân chủ, sinh lộ duy nhứt dẫn đến tương lai tươi sáng cho dân tộc. Không còn con đường nào khác! (Trình bày tại Toronto tối 07-09-2019.)

Trần Gia Phụng
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by nguyenvsau »

Image

Mẹ Bộ trưởng bổ nhiệm con làm Phó viện trưởng

CTV Danlambao - Bà Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã ký quyết định bổ nhiệm cậu ấm của mình vào ngồi ghế Phó viện trưởng Viện Pasteur thành Hồ.
Quyết định được giao cho Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn để tổ chức buổi Lễ công bố quyết định dành cho Hoàng Quốc Cường - con trai của bà Tiến.

Image

Trước khi nhận ghế mới và ngồi ở đó 5 năm, hạt giống đỏ Hoàng Quốc Cường là Phó giám đốc Trung tâm đào tạo,
Phó trưởng Phòng Kế hoạch của viện Pasteur.

Sau đây là "chân dung" của Phó viện trưởng Viện Pasteur Hoàng Quốc Cường:

Image

Image

Image

Image
Hình trên là căn biệt thự trị giá 60 tỷ đồng do cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần VN Pharma
là Nguyễn Mạnh Hùng mua cho Nguyễn Thị Kim Tiến. Biệt thự sau đó đã được sang tên cho con trai là Hoàng Quốc Cường đứng tên.
Nguyễn Mạnh Hùng đã bị kết án 12 năm tù giam vì tội nhập cảng thuốc giả trị ung thư, rồi sau đó đem bán trong nước với giá cắt cổ. Công ty VN Pharma được Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ thị cho nhập cảng 200 ngàn hộp thuốc điều trị bệnh ung thư. Hoàng Quốc Dũng là em chồng bà Kim Tiến đứng tên cổ phần trong công ty VN Pharma. Hoàng Quốc Cường cũng là "cố vấn" của Công ty VN Pharma mỗi tháng lĩnh lương với số tiền "tượng trưng" 33 triệu đồng.

Cục An ninh Chính trị nội bộ điều tra nhưng sau đó bà Tiến lẫn em chồng được nội bộ đảng cho hạ cánh an toàn, được tiếp tục giữ ghế Bộ trưởng Y tế nhưng không được cho vào Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN khóa XII.

Viện Pasteur Sài Gòn, Viện Pasteur ngoài Pháp đầu tiên trên thế giới và nay là Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh. Đây là viện chuyên nghiên cứu về sinh học, vi sinh vật, dịch bệnh và vắc xin và là cơ quan chỉ đạo và giám sát phòng chống dịch cho khu vực phía Nam Việt Nam. Một cơ quan y tế có chiều dài lịch sử trăm năm, có vai trò quan trọng hàng đầu đối với sức khoẻ đại chúng lại có một viện phó quý tử ăn chơi hoang đàng như con trai của Nguyễn Thị Kim Tiến.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến là một bộ trưởng bất tài và thất đức nhất trong lịch sử y tế Việt Nam. Người dân thường gọi bà này là bộ trưởng đụng đâu dân chết đó và vô trách nhiệm. Trong thảm hoạ môi trường Formosa, Nguyễn Thị Kim Tiến đã cùng với quan chức Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Thông tin Truyền thông dựng màn ăn hải sản để lừa đảo dân chúng là tôm, cá vẫn an toàn để tiêu thụ. Mới nhất là trong thảm hoạ môi trường gây ra bởi công ty Rạng Đông, hoàn toàn không thấy bà Tiến tham gia giải quyết và có những biện pháp bảo vệ sức khoẻ người dân.

15.09.2019
CTV Danlambao
quangminh
Posts: 548
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by quangminh »

Iran khủng bố để hòa đàm?
Ngô Nhân Dụng

Nước Mỹ đang bị lôi vào một cuộc tranh chấp giữa hai giáo phái Hồi Giáo: Sun Ni và Shi A ở vùng Trung Đông.

Từ đầu thế kỷ trước, Mỹ vẫn ủng hộ vương triều Á Rập Saudi, theo phái Sun Ni, trong cuộc tranh chấp giữa nước này và Iran, nước dẫn đầu khối tín đồ phái Shi A. Hiện hai nước Hồi Giáo lớn ở Trung Đông đang cạnh tranh nhau trên nhiều mặt trận.

Tại Syria, Iran ủng hộ chính quyền Assad (thuộc thiểu số Shi A ở nước này) trong khi Saudi giúp các nhóm Sun Ni chống đối. Tại Lebanon, Iran nuôi dưỡng lực lượng Hezbollah theo phái Shi A, còn Saudi giúp chính quyền cùng phái Sun Ni. Tại Iraq nơi đa số dân theo phái Shi A, cả hai nước cùng công nhận chính quyền do Mỹ lập nên nhưng Iran hỗ trợ những nhóm dân quân Shi A ngoài chính quyền.

Hai nước đang tranh giành ảnh hưởng gay go nhất tại Yemen, nơi nhóm quân nổi dậy Houthis, theo phái Shi A đang đe dọa một chính quyền thuộc phái Sun Ni. Iran đã giúp vũ khí trang bị nhóm Houthis, trong khi Saudi đem quân sang ông tổng thống, ông này hiện đang tị nạn ở thủ đô Saudi.

Nước Mỹ đã bước vào cuộc tranh chấp giữa hai nước này khi Tổng Thống Donald Trump rút ra khỏi bản thỏa ước giữa Iran và bảy cường quốc vào năm 2015 nhằm ngăn không cho Iran chế bom nguyên tử. Mỹ cũng hỗ trợ quân Saudi ở Yemen, và Tổng Thống Trump bán các vũ khí tối tân cho Saudi, mặc dù Quốc Hội Mỹ ngăn cản. Mỹ bắt đầu cấm vận kinh tế Iran, trong khi sáu nước khác vẫn tiếp tục giao thương, trong đó có Nga, Trung Cộng và bốn nước Anh, Pháp, Đức, Ý ở Âu Châu.

Sáu nước muốn giữ bản thỏa ước để Iran không làm bom nguyên tử, nhưng họ không đủ sức giúp Iran vượt qua các rào cản do cuộc cấm vận của Mỹ gây ra. Tổng Thống Trump tin rằng chế độ các giáo sĩ cai trị Iran ở thủ đô Tehran sẽ phải chịu thua và xin điều đình, khi kinh tế suy yếu vì không bán được dầu lửa nhiều như cũ.

Ông Trump đã tuyên bố sẵn sàng đàm phán với các lãnh tụ ở Tehran, như ông đã gặp lãnh tụ Bắc Hàn. Nhưng cho đến nay, Iran vẫn đặt điều kiện Mỹ phải trở lại bản thỏa hiệp đã ký, tức là bãi bỏ tất cả cuộc cấm vận kinh tế mới đây. Iran còn tỏ thái độ cứng rắn khi quay trở lại, nâng cao mức tinh luyện năng lượng nguyên tử mà bản hiệp ước đã cấm; mặc dù vẫn chưa đến mức có thể chế bom nguyên tử.

Thứ Bảy vừa qua, Iran đã leo thang, khi nhóm Houthis đứng ra nhận chính họ đã tấn công mấy nhà máy lọc dầu của Á Rập Saudi, làm tê liệt một nửa số sản xuất của nước này, khiến giá dầu lửa tăng vọt trên thế giới.

Ngoại trưởng Mỹ đã tố cáo ngay Iran là thủ phạm. Tổng Thống Trump lên tiếng đe dọa “súng đã nạp đạn” trừng phạt Iran nhưng ông còn nói thêm, muốn chờ kết quả cuộc điều tra của chính phủ Saudi coi Iran có thật là thủ phạm hay không. Sau đó, chính phủ Saudi cho biết họ sẽ yêu cầu Liên Hiệp Quốc giúp điều tra cho rõ.

Mặc dù Iran chối bỏ trách nhiệm về cuộc tấn công trên và hiện nay chưa có bằng cớ chắc chắn Iran là thủ phạm; nhưng ai cũng biết nếu các giáo sĩ ở Tehran không bật đèn xanh thì nhóm Houthis ở Yemen, hay bất cứ nhóm nào khác do Iran bảo trợ, cũng không tự ý tấn công vào sâu trong lãnh thổ Á Rập Saudi như mới diễn ra.

Cho nên, có thể coi vụ tấn công các nhà máy lọc dàu của Saudi là một thách thức của nhóm lãnh đạo Iran. Thách thức đối với Á Rập Saudi và đối với cả nước Mỹ.

Iran đã thử thăm dò phản ứng của chính phủ Mỹ mấy lần. Tháng Năm và Tháng Sáu vừa qua, mấy chiếc tàu chở dầu bị gài thủy lôi ở trong eo biển Hormuz, thủ phạm bị nghi là nhóm Houthis hoặc một nhóm nào khác ở Iraq hay Lebanon do Iran chỉ huy. Tháng Sáu, Iran công nhận đã bắn một mấy bay không người lái (drone) của Mỹ lạc vào không phận của họ. Các tướng lãnh Mỹ chuẩn bị một cuộc oanh tạc trả đũa nhưng Tổng Thống Trump đã rút lại vào phút chót.

Cuộc tấn công các nhà máy lọc dầu của Saudi cho thấy nếu chính quyền Iran muốn họ còn có thể sử dụng nhiều nhóm Shi A ở các nước Trung Đông gây các cuộc khủng bố lớn hơn nữa.

Vụ tấn công cho thấy hệ thống phòng thủ của Á Rập Saudi hoàn toàn bất lực không bảo vệ được không phận của mình; mặc dù Saudi đã chi bao nhiêu tỷ đô la mua vũ khí của Mỹ. Tổng Thống Nga Vladimir Putin còn nhân dịp nói đùa rằng Nga có thể bán hỏa tiễn phòng không cho Saudi.

Iran tỏ ra đang thắng thế trong bàn cờ Trung Đông. Chính quyền Syria do Iran và Nga giúp đang dần dần làm chủ tình hình. Tàn quân IS, ngoài mục tiêu chống Mỹ còn quyết tâm tiêu diệt các tín đồ Shi A, ở Iraq và Syria, đang bị đánh bật ra khỏi cứ điểm sau cùng. Nhóm Hezbollah ở Lebanon có thể đe dọa tấn công phá hoại Israel. Các giáo sĩ lãnh đạo Iran chứng tỏ cho thế giới, nhất là các tín đồ Hồi Giáo Sun Ni, thấy rằng họ đủ vây cánh, tay chân để gây rối loạn khắp vùng Trung Đông.

Á Rập Saudi còn tỏ ra yếu thế ngay trong cuộc nội chiến ở Yemen, sau bao nhiêu nỗ lực không đẩy được quân Houthis ra khỏi thủ đô. Trong khi đó thì các vương quốc nhỏ United Arab Emirates ở bên cạnh Saudi đã rút quân đội của họ ra khỏi Yemen, và được chính quyền Iran tán thưởng. Quốc Hội Mỹ đã ngăn không cho phép đưa quân Mỹ vào Yemen giúp Saudi.

Và chính Tổng Thống Donald Trump cũng không muốn dính líu đến bất cứ cuộc chiến tranh nào, đặc biệt trong vùng Trung Đông.

Tổng Thống Trump mới cách chức ông John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia, người đã tỏ rõ khuynh hướng cứng rắn với Iran từ hành chục năm nay. Vụ khủng bố nhắm vào Á Râp Saudi là một hành động thăm dò coi chính quyền Mỹ sẽ phản ứng như thế nào khi Iran leo thang bằng các hành động thách thức mới.

Một lợi thế của Iran trong bàn cờ hiện nay là dư luận thế giới không ủng hộ chính phủ Mỹ trong vụ rút ra khỏi bản thỏa hiệp năm 2015. Các cường quốc Âu Châu vẫn tiếp tục duy trì thỏa hiệp này, cũng như Nga và Trung Cộng. Nhưng Iran cũng không thể để cho cuộc cấm vận của chính phủ Mỹ kéo dài vì sức chịu đựng của kinh tế dân Iran cũng có giới hạn.

Iran không muốn một mình chịu đựng áp lực kinh tế của Mỹ mãi như vậy. Cả thế giới phải chia sẻ gánh nặng đó! Giá dầu lửa đã tăng vọt sau vụ tấn công vào các nhà máy lọc dầu của Saudi, và sẽ xuống nhưng không thể xuống tới mức cũ vì mối lo còn nhiều hành động khủng bố khác có thể sẽ xảy ra. Iran mới chứng tỏ cho mọi người thấy nếu cuộc tranh chấp giữa hai nước Hồi Giáo ở Trung Đông nổ lớn, các nước đều thiệt hại, trong khi kinh tế toàn cầu đang bị đe dọa trên đà suy thoái.

Cuộc tấn công vào Saudi có thể nhằm thúc đẩy các nước khác phải nói chuyện với cả Iran và Mỹ để tiến tới một cuộc hòa đàm, chấm dứt cuộc tranh hùng giữa các giáo sĩ lãnh đạo ở Tehran và Tổng Thống Trump.

Ngô Nhân Dụng
caubennoc
Posts: 535
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by caubennoc »

Image

"Tư cách chư hầu" hèn mọn của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam
CTV Danlambao

- Thế nào là "tư cách chư hầu"? Đó là khi giặc đang nghênh ngang xâm lấn chủ quyền thì ta nhận "lời mời" của quân xâm lược sang dự hội chợ làm ăn buôn bán của giặc. Đó là ta nhỏ nhẹ "đề nghị" giặc "không để" tiếp diễn "tình hình phức tạp".

Đó là "tư cách chư hầu" của Phó Thủ tướng cộng sản Vũ Đức Đam khi đi dự Hội chợ và Hội nghị Thượng đỉnh thương mại - đầu tư Trung Quốc - ASEAN lần thứ 16, vào ngày 21/09/2019 tại Nam Ninh, thuộc Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.

Thật là đầy "ý nghĩa" thâm sâu khi Vũ Đức Đam đến tham dự hội chợ của một Khu tự trị dân tộc Choang trong lúc viễn ảnh một Khu tự trị dân tộc Việt cũng đang gần kề.

Trở lại với những phát biểu của Vũ Đức Đam.

"Phó Thủ tướng đề nghị Trung Quốc không để tiếp diễn tình hình phức tạp trên biển".

Chỉ một câu ngắn ngủi mà nói lên đầy đủ bản chất hèn mọn của một tên chư hầu nô lệ.

Tàu cộng xâm lấn Bãi Tư Chính, công khai tuyên bố trước thế giới nơi đó là chủ quyền của chúng, cho tàu bè ra vào và quần nát vùng biển đảo trong suốt một thời gian dài và vẫn đang tiếp diễn để chứng minh đó là ao nhà của chúng. Tất cả những hành vi ngang ngược, xâm phạm chủ quyền trắng trợn đó lại được Vũ Đức Đam tóm lại là "tình hình phức tạp trên biển"!

Trong khi tiến hành cuộc xâm lược và cả vú lấp miệng em để xác định chủ quyền biển đảo của nước khác là chủ trương, chính sách, kế hoạch, hành động của chính tập đoàn Bắc Kinh thì Vũ Đức Đam lại đề nghị "không để"!

"Không để" chỉ mang ý nghĩa một tình huống xảy ra do yếu tố khách quan hoặc ngoài ý muốn. Đằng này chính Bắc Kinh là chủ thể gây ra tình huống và chủ tâm muốn tạo ra sự việc. Trong bản năng hèn mọn và với thân phận chư hầu, Vũ Đức Đam đã không dám dùng "không được" mà phải lí nhí 2 chữ "không để".

Toàn bộ câu nói ngắn ngủi đề nghị (rụt rè) Trung Quốc không để (không dám chỉ đích danh thủ phạm trực tiếp gây hấn) tiếp diễn tình hình phức tạp trên biển (không dám nói thẳng tình trạng xâm lược) đã phản ảnh "tư cách chư hầu" hèn mọn của Vũ Đức Đam.
Image
Gian hàng VN tại hội chợ Tàu.
Bán nước và bán hàng là sứ mạng của đảng!
Sau khi phải rón rén tuyên bố một câu về biển Đông để chứng minh với nhân dân Việt Nam về "tư cách anh hùng" chống giặc của mình và của đảng, Vũ Đức Đam trở lại thuần vai trò chư hầu, tay sai hợp tác với giặc 100%. Đó là:

- Nhấn mạnh Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện với Trung Quốc;

- Đề nghị chính phủ hai nước ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường giao lưu, hợp tác cùng có lợi giữa các địa phương biên giới;

- Đánh giá tích cực những tiến triển mới trong hợp tác giữa các địa phương Việt Nam với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi giữa các địa phương hai nước, đặc biệt là địa phương biên giới.

Hợp tác giữa các địa phương Việt Nam với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây sẽ biến thành hợp tác giữa Khu tự trị dân tộc Việt với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây vào một ngày không xa dưới sự độc quyền cai trị của bè lũ tai sai bán nước này.

Chúng không nói người dân nghĩ chúng đại hèn. Nói ra lại thấy chúng là đại hèn mọn. Một nỗi hèn rất lớn và rất mọn!

22.09.2019
CTV Danlambao
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests