Bình Luận , Quan Điểm

thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

TT Trump chỉ trích mạnh mẽ FBI và Bộ Tư Pháp
trong vụ memo

February 2, 2018

Image
Photo Credit: WHTC.com

Reuters – Trong một hành động hiếm thấy đối với một vị Tổng Thống Hoa Kỳ, hôm thứ sáu 2/2 TT Trump đã lên tiếng chỉ trích cơ quan FBI và Bộ Tư Pháp về nội dung của bản memo, vừa được công bố hôm nay.

Từ lâu TT Trump đã bất bình về cuộc điều tra Nga chen vào bầu cử Mỹ và ông tố cáo các viên chức hàng đầu của hai cơ quan quan trọng nói trên đã chính trị hóa cuộc điều tra nhằm có lợi cho Dân Chủ và chống lại Cộng Hòa.

Trong một cái Tweets sáng nay, TT Trump viết: “Các nhà lãnh đạo và các nhân viên điều tra của FBI và Bộ Tư Pháp đã chính trị hóa tiến trình điều tra này nhằm có lợi cho Dân Chủ và chống lại Cộng Hòa, một chuyện hoàn toàn không sao tưởng tượng được chỉ một thời gian ngắn trước đây”.

Vào thời điểm chỉ hai ngày sau khi FBI cảnh báo công khai chống lại việc phổ biến biên bản ghi nhớ này, TT Trump đã lên tiếng chỉ trích mạnh như thế, cho thấy mối liên hệ giữa ông và hai cơ quan đầu não vốn được xem phải độc lập càng trở nên tồi tệ.

Bản memo dài 4 trang đang trở thành tâm điểm của ‘cuộc chiến rộng rãi’ giữa Cộng Hòa và Dân Chủ về cuộc điều tra hiện nay của ông Robert Mueller.

TT Trump từng nói mình không hề mắc sai phạm nào về thông đồng hay cản trở công lý và tố cáo cuộc điều tra của ông Mueller chỉ là cuộc ‘truy tìm phù thủy’. Chính phủ Nga cũng nhiều lần bác bỏ có can thiệp vào bầu cử Mỹ.

Dân biểu Adam Schiff của Dân chủ thuộc Ủy ban Tình báo Hạ Viện, ngay lập tức cũng dùng Twitt trả lời như sau: “Người lãnh đạo cao nhất nước được dân chúng bầu lên đã đồng ý cho công bố một cách cố ý và sai lầm bản memo nhằm tấn công FBI, đó là một chuyện làm không sao tưởng tượng được chỉ một thời gian ngắn trước đây”

Trần Vũ
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Image

Sự tồn tại khó hiểu của trang mạng "Chân Dung Quyền Lực"

Đào Như
- Kể từ khi ông TBT/ĐCSVN, Nguyễn Phú Trọng bằng đòn hiểm độc của người cộng sản đã đẩy được ‘đồng chí X’ về vườn, trở thành người tử tế, biết giác ngộ, tụng kinh niệm Phật, ẩn mình dưới bóng từ bi. TBT Nguyễn Phú Trọng tha hồ tay ‘búa’ tay ‘liềm’, đánh Nam dẹp Bắc diệt trừ tham nhũng, nhổ tận gốc rễ những ảnh hưởng tư tưởng chính trị còn sót lại của ‘đồng chí X’. Búa Liềm của Tổng Trọng vươn tận trên cao chót vót của Nhà nước vô sản-Ủy viên Bộ Chính Trị vô cùng quyền lực, Ủy viên Trung Ương, Bí thư, Chủ tịch tỉnh… đều bị tạm giam, khai trừ khỏi đảng. Bà Chủ tịch Quốc Hội cũng phải cúi đầu, khi nghe TBT Nguyễn Phú Trọng tuyên bố thẳng thừng trị dân bằng: “Cương lĩnh của Đảng đứng trên Hiến Pháp”. Quốc Hội chỉ là bù nhìn, một loại ‘đồ chơi robot’ của ông ta! Bộ Công an hồ hởi khi ông TBT Trọng kêu gọi, là Công An, các đồng chí phải bảo vệ Đảng trước hết. Công cụ, vũ khí, đắc lực của ông Tổng Trọng là Bộ Công An và nhất là Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao của ông Nguyễn Hòa Bình.

Theo trang mang Chân Dung Quyền Lực: Viên Trưởng Viện KSND tối cao Nguyễn Hòa Bình, người có một thời làm ăn thân cận của ông TBT Nguyễn Phú Trọng. Chỉ cần gõ trên link sau đây, là hiện ra ngay lập tức những điều bất lợi cho Ông Nguyễn Phú Trọng và đồng chí của ông, ông Nguyễn Hòa Bình-Viện Trưởng Viện KSND Tối cao: http://chandungquyenluc. blogspot.com:

- Viện Trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình và vụ chay án rúng động trong nội bộ cấp cao ngành Kiểm sát.

- Điểm mặt hàng loạt căn nhà biệt thự cán bộ cấp cao của Viên trưởng VKSND Tối cao-Nguyễn Hòa Bình tại Hà Nội

- Những dự án nghìn tỷ của Nguyễn Tuấn Anh, con trai ruột của ông Nguyễn Hòa Bình, tại quê nhà Quảng Ngãi

- Chỉ mặt những công ty “ma” của Nguyễn Tuấn Anh, con trai Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình

- Mũi thuyền xẻ sóng Mũi Cà Mau…

Nhìn sang cột bên phải, hiện ra danh sách của các ông: Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng… Chỉ cần gõ trên link “Nguyễn Phú Trọng”, như một mênh lệnh hiện ra ngay những hàng tít lớn làm hại danh tiếng thơm tho của TBT Nguyễn Phú Trọng:

- TBT-Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo Viện KSND Tối cao: Tay đã nhúng chàm thì không thể chống tham nhũng!

- Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư tại Hội nghị Trung Ương 10.

- Nguyễn Phú Trọng kẻ phản bội, bất nhân, bất nghĩa….

- Cú cọ quậy cuối cùng của TBT Nguyễn Phú Trọng…

Đó chỉ là sơ sơ thôi! Mà đã thấy bao nhiêu điều bất lợi cho ông TBT/ĐCSVN-NGuyễn Phú Trọng và Đồng chí của ông, Nguyễn Hòa Bình-Viện trưởng Viện KSND Tối cao. Ai cũng ngạc nhiên, một trang mạng vô cùng tai hại cho sự nghiệp chống tham nhũng và diệt trừ tàn dư chính trị của “đồng chí X”, của ông TBT Nguyễn Phú Trọng đến như vậy! Ấy vậy mà nó vẫn tồn tại một cách khó hiểu! Lẽ ra nó cũng phải bị ‘kỷ luật”, bị đánh sập kể từ ngày “đồng chí X” về vườn, làm người tử tế.

Phải chăng sự tồn tại trang mạng chândungquyềnlực một cách ngoan cố ngoài “ý chí” của ông TBT Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí của ông, chỉ vì các giới báo chí, trí thức và người dân hậu thuẫn hỗ trợ tích cực sự tồn tai của của trang mạng cdql như một răn đe, một đối trọng quyền lực dành cho chế độ của ông TBT/ĐCSVN-Nguyễn Phú Trọng. Trang mạng Chândungquyềnlực có khả năng vạch trần những “Vùng cấm”, bộc lộ những “Tài liệu mật” mà ông TBT-ĐCSVN-Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí của ông đã trưng ra (Vùng cấm-Tài liệu mật) như một lá chắn che chở chế độ của ông khỏi sụp đổ.

Không một ai ngạc nhiên khi nghe nhà báo Hoàng Hải Vân của trang mạng Một thế giới, hôm 30 tháng Giêng vừa rồi trong bài bình luận đanh thép ông đã yêu cầu chế độ “Cần Sớm Bỏ “Vùng cấm và Tài liệu mật” trong Vụ án Vũ Nhôm”. Theo nhà báo Hoàng Hải Vân, “nếu điều tra tới nơi, tới chốn Vụ án Vũ Nhôm có thể đụng chạm đến “vùng cấm” và “tài liệu mật” trong thực tế, mặc dầu không có “vùng cấm” nào nằm ngoài pháp luật…”. Thiết nghĩ, không chỉ vụ án Vũ Nhôm mà tất cả những vụ án chống tham nhũng khác như vụ án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Trầm Bê và nhiều vụ án tham nhũng to lớn khác nữa, nếu được điều tra đến nơi, đến chốn tất nhiên nó sẽ chẳng những đụng chạm mà nó còn khả năng vạch trần, bộc lộ những điều lệ, những sự thật hãi hùng, ghê sợ cũng như dơ dấy, bẩn thiểu, độc tài khốc liệt chống lại quyền lợi nhân dân mà ĐCSVN đã cố ý chôn vùi trong “Vùng Cấm”, trong “Tài Liệu Mật”. http://motthegioi.vn/chuyen- hom-nay-c-155/can-som-bo-vung- cam-tai-lieu-mat-trong-vu-an- vu-nhom-81292.html

Để kết luận bài viết của mình, nhà báo Hoàng Hải Vân, đã hạ bút: "Tất nhiên theo luật pháp nước ta, đã là bí mật quốc gia chỉ được lưu hành trong phạm vi luật định theo cấp độ bí mật. Không chỉ đối với dân chúng, mà cả những người lãnh đạo mà tiếp cận tài liệu mật không đúng thẩm quyền là phạm pháp. Báo chí không có quyền đòi hỏi Nhà nước công bố tài liệu mật. Nhưng trong trường hợp các vụ này, theo chúng tôi nếu có tài liệu mật liên quan đến các dự án và việc làm ăn phi pháp, thì những tài liệu mật đó đều bất hợp pháp, cần giải mật và công khai cho dân chúng biết."

Như vậy, việc nhà báo Hoàng Hải Vân yêu cầu ông TBt Nguyễn Phú Trọng Sớm bỏ Vùng cấm và Tài liệu mật có liên quan đến tham nhũng, liên quan đến những dự án, những vụ làm ăn phi pháp lên đến nhiều ngàn tỷ, chẳng những là hợp lý mà còn có khả năng phòng chống tham nhũng rất tích cực.

Nhưng thiết nghĩ việc yêu cầu Nhà nước cộng sản sớm bỏ Vùng cấm và tài liệu mật nghe có vẻ xa vời thiếu thực tế, chi bằng ta tra cứu qua trang mạng chândungquyềnlực. Trang mạng này có khả năng vạch trần và bộc lộ nội dung vô cùng khiếp đởm của cái gọi là “Vùng Cấm và Tài liệu mật” chỉ dành riêng cho các lãnh đạo cấp cao của ĐCSVN mới có quyền tiếp cận./.


Đào Như
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Vô liêm sỉ - bản chất của cộng sản Việt Nam

Hồ Thanh Phát
(Danlambao) - Thường trên đời này, cái gì hay ho; tốt đẹp thì người ta mới hãnh diện; tha hồ mà đem khoe. Đồng bào thuộc sắc tộc thiểu số quan niệm rằng “tốt khoe xấu che”. Con mèo trước khi đại tiện cũng biết tạo một cái lỗ để che giấu thứ tanh hôi do mình thải ra. Tuy nhiên, trên đời này, loài người lại có thứ không hiểu biết phải làm thế nào để lấp đậy cái xấu xa, trơ trẽn, cái hành động đê hèn; tàn ác không mang tính người mà lại huênh hoang cho thiên hạ thấy rằng kẻ đó chính là ta. Đây, cũng chứng minh được rằng, bọn này còn kém cỏi; thiếu văn minh hơn nhóm sắc dân mà mình cho là thiểu số, hay chó mèo là loài súc sinh.

2018, nhân đúng 50 năm, ngày mà toàn dân miền Nam Việt Nam không thể quên được thảm kịch “Mùa Xuân Mậu Thân 1968” thì bọn lãnh đạo Hà Nội tổ chức đón mừng chiến thắng. Ba ngày tết là thời điểm thiêng liêng mà người dân Việt coi đây khởi đầu cho một năm mới, bao sự may lành sẽ đến với mọi người. Tất cả sinh hoạt thường nhật vất vả được tạm thời gác qua, niềm vui hân hoan cùng nhau chia sẻ trong tình người. Chiến tranh triền miên cho dân tộc Việt Nam, súng nổ đạn bay đêm ngày trên mảnh đất miền Nam, thương vong; chết chóc mà bọn cộng sản Bắc Việt gieo rắc. Mong lắm, người dân Việt Nam lương thiện, với bản chất hiếu hòa, ước sao chiến tranh sớm chấm dứt để trẻ thơ không còn cảnh mồ côi, gia đình bớt vắng bóng người, nhưng sao lâu quá. Một ngày ít tiếng súng là ngày người dân miền Nam có thêm niềm hạnh phúc. Hưu chiến là giây phút máu ngưng chảy, thây người ngừng đổ, nỗi vui mừng nào kể xiết.

Mùa Xuân 1968, cuộc ngừng bắn đã xảy ra, chính Hà Nội đã đồng ý 3 ngày cho người dân vui xuân. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa rất thiết tha chấp nhận, quân nhân được lệnh cho về vui tết cùng gia đình rộng rãi hơn, số ít ở lại canh trực doanh trại hay đồn bót… Với bản chất xấu xa và gian tâm của cộng sản, họ lợi dụng cơ hội này để chuẩn bị cho một cuộc tổng công kích vào toàn lãnh thổ miền Nam, súng đạn được chôn giấu, bộ đội đã ém sẵn mọi nơi. Chúng ở thế tấn công và sự mất cảnh giác của phía Việt Nam Cộng Hòa là hai yếu tố quan trọng để Hà Nội tin chắc rằng chiến thắng sẽ thuộc về họ. Tiếng pháo đêm giao thừa và trong ba ngày tết nổ vang là giây phút tiếng súng B 40; AK khai hỏa. Tất cả những trọng điểm của chính quyền miền Nam là mục tiêu, các nơi như Đài phát thanh; Bộ Tổng Tham Mưu; tòa Đại Sứ Hoa Kỳ… và chúng hiện diện khắp hang cùng ngõ hẻm.

Mặc dù đại đa số lực lượng quân nhân Việt Nam Cộng Hòa đã được về vui xuân cùng gia đình, nhưng khi biết được bộ đội Việt cộng khởi động cuộc tấn công, thì hầu hết đã tìm phương cách sớm nhất trở lại đơn vị gốc đang phục vụ để cùng chiến đấu, một số đông đến trình diện tại tiểu khu hoặc một cơ sở quân sự gần nhất nơi họ đang nghỉ phép nên quân số của lực lượng phòng thủ tương đối đủ để phản công. Với bản chất lọc lừa, điêu ngoa xảo trá; vi phạm hưu chiến; đánh lén sau lưng; thâm độc tàn ác; sát hại dã man… và vì lưới trời lồng lộng, cho dù có “tiến lên” nhưng “toàn thắng đã không ắt về ta” như Hồ Chí Minh tưởng tượng!!! 50 ngàn con cháu bác Hồ ra ma trong trận Mậu Thân bởi tham vọng điên rồ của chúng. Sau trận này, lực lượng du kích Nam Bộ coi như tiêu tùng gần hết, Bắc quân phải bổ sung. Vậy mà 50 năm sau, một lũ chết hụt trong trận này nay đã ăn mừng chiến thắng. Trong ngày này, chỉ cần 3 nén nhang thắp lên thì đó sẽ trở thành là ngày giổ tập thể của 5 vạn bộ đội trong lực lượng quân đội nhân dân cộng sản Việt Nam. Biết đâu, trong thâm tâm lãnh đạo Hà Nội cho tổ chức với ý nghĩa này, ai biết được? vì không thể nói ra sự thật phũ phàng!!! cũng mong họ còn có chút lương tri tưởng nhớ, truy điệu để vong linh những liệt sĩ này đang nằm vất vưởng đâu đó dưới lòng đất không phải hối hận vì đã hy sinh cho “cách mạng”.

Người dân miền Nam đã mất mát thật nhiều trong chiến tranh, nhưng đồng bào tại cố đô Huế, rất nhiều gia đình coi như đã không còn Mùa Xuân. Kể từ đó, mỗi năm tết đến, khắp nơi nơi là những ngày giỗ trong khi ngày này phải là đoàn tụ, là vui vẻ tưng bừng. Dấu ấn khó phai, xét về mặt tâm lý, nếu không thể xoa dịu cho nỗi đau của đồng bào thì đừng khơi lại vết thương một giai đoạn lịch sử tang tóc của đất nước, nhất là những người thuộc phía cầm quyền bây giờ. Ngày nay, có những kẻ nhân danh ai lại phủ nhận tội ác của mình, đổ tội vụ tàn sát; chôn sống đồng bào Huế là do quân đội quốc gia và đồng minh gây ra, đúng là trơ trẽn với luận điệu này của cộng sản Việt Nam.

Thử nghĩ, phản công trong một cuộc tấn công bất ngờ với cấp số quân chênh lệch quả là một nỗ lực đầy thử thách, có đâu rảnh rỗi mà bắt dân mình đem xỏ xâu; dẫn đi trong đêm khuya, đào hố chôn sống… để làm gì? hoặc có giả thuyết cho đây là hành động của quân nổi dậy… quân nổi dậy nào? Từ Hà Nội, lời chúc tết có ngụ ý như là một mật lệnh của Hồ Chí Minh trong năm Mậu Thân “Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua - thắng trận tin vui khắp nước nhà - Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ - Tiến lên phần thắng ắt về ta” Khẩu lệnh này ban cho ai, hay chỉ là ngứa miệng nói cho vui? Đại đơn vị xâm nhập từ miền Bắc phối hợp cùng lực lượng du kích và bọn nằm vùng địa phương để cùng đồng bào miền Nam đón xuân chăng, hay là súng đạn sẵn sàng chờ đợi qua khẩu lệnh đó cho tổng tấn công Miền Nam? Vậy lực lượng nổi dậy tàn sát dân lành là của ai? Nhân dân miền Nam đã không hưởng ứng tổng nổi dậy, già trẻ bồng bế nhau bỏ chạy khỏi nơi nào mà bọn Việt cộng xuất hiện. Đây là một thất bại lớn về phương diện chính trị mà Hồ Chí Minh đã chủ quan mong đạt được chiến thắng.

Trong chiến tranh họ là kẻ hiếu chiến, bây giờ đang tự đắc trong chiến thắng. Quyền lực và quyền lợi làm mờ lý trí, quyền hành trong tay, họ sẵn sàng làm bất cứ những gì để tồn tại và đi lên cho dù là phản bội cả đồng chí, bất kể một thời đã cùng sống chết. Còn chút tình và cũng vì sợ vỡ bình nên không nở cắt cổ với nhau vì phe nhóm, nhưng họ đang cắt nhượng gân nhằm làm tê liệt đối thủ. Một cuộc tranh ăn như lũ giòi trong đống phân, từng nùi quấn quít trồi lên nhào xuống, lặn hụp trong thối tha bẩn thỉu, đây đúng là một cuộc cách mạng mới, một cuộc đấu tranh vì phe phái, thủ đoạn thanh toán nội bộ để triệt hạ nhau là thượng sách. Đây là dấu hiệu của luật đào thải, một hiện tượng đang thấy rõ...

Nhân dân không đủ tư cách để triệt hạ ai cả, vì là dân nên chỉ là nạn nhân của cuộc tranh ăn. Phe thì chẳng mà phái cũng không, nhà nước sợ gì mà phải tiêu diệt? Dân chỉ là một lực lượng chứng giám cho cuộc đấu đá này. Nhà nước làm gì sai, dân biết, dân lên tiếng, dân phản đối vậy thôi. Giặc không lo đánh, nội bộ thì đấu; dân thì bị đá; bị đập, đất nước này đang bị tàn phá cũng do bàn tay của bọn Việt cộng, cò hến tranh nhau – ngư ông đắc lợi, ngày mất nước đã cận kề, mỗi người một việc, nhà nước này có thức tỉnh chưa, có biết mình phải làm gì chăng?

Cuộc cách mạng biến nhân dân thành vô sản đã xong, kẻ chiến thắng nay thì phũ phê; giàu sụ, cả đảng và dòng tộc của chúng đang ấm no; thừa mứa. Những người đang cầm quyền hàng ngày làm gì cho đất nước và dân tộc? Họ bận rộn chia chác; tranh nhau từ quyền lực đến quyền lợi. Kiếp sống này chưa xong, lại phải họp bàn để lo cho đời sau, cho ngày nằm xuống. Hết tượng đài thì nay nghĩa trang ngàn tỷ sẽ được xây dựng chuẩn bị cho những tội đồ sắp nằm xuống. Họ yên nghỉ thế nào khi mà những người dân oan không tấc đất; dân nghèo thiếu miếng ăn, hàng ngày nhìn vào đó mà căm hờn; nguyền rủa. Hùm chết để da còn đảng ta chết thì để lại tiếng xấu ngàn đời, nhưng tiền bạc; tài sản vô số, vì không một đồng chí nào vô sản cả... rồi thì có hưởng hết được chăng? sao mà tham lam đến độ mất hẳn tính người, ăn trên khổ đau và thân xác đồng bào. Đời con cháu của họ không cần thực hiện cuộc cách mạng nào nữa cả, vì đảng cộng sản không đấu tranh vì “sự nghiệp” cho dân tộc, nên chỉ cần tiếp tục thừa hưởng “sản nghiệp” do cha ông để lại là đủ, như là một phương cách trồng người mà “Bác Hồ” đã dạy. Thật là ê chề và mỉa mai thay cho một đảng vô liêm sỉ.

Không riêng gì dân trong nước hay người Việt hải ngoại biết nội tình của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam bây giờ, chính phủ của những quốc gia khác trên thế giới này từng giờ; từng ngày đang dõi mắt vào đầu não ở Hà Nội. Mọi phương diện chính trị, kinh tế, nhân quyền, tham nhũng, sự bất tuân của người dân đối với nhà cầm quyền, tiền bạc bòn rút của đất nước chuyển gởi nơi nào không xót một tên, con ông cháu cha nào đứng tên bao nhiêu tài sản, đang làm gì ở hải ngoại, học hành tới đâu hay là mang cái nhãn là du sinh nhưng đang du hí với đồng tiền dính máu; mồ hôi và nước mắt của đồng bào mình. Biết bao cơ ngơi đồ sộ được con cháu xây dựng, chuẩn bị sẵn sàng cho một ngày rời ghế quyền lực, an nhàn với tuổi già và mong rằng quá khứ nên khép lại.

Quyền tự do dân chủ do nhà nước đặt ra và công nhận, người dân chỉ hành xử quyền hợp pháp này để phản đối những bất công, âm mưu bán nước, ý đồ xâm lược của giặc. Đây không thể bị buộc tội là “lợi dụng quyền tự do dân chủ” được. Hành động bắt bớ; dập tắt thái độ phản kháng của dân là nhà nước này đã tự trét phân vào bản hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

20/2/2018

Một con dân nước Việt

Hồ Thanh Phát
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

39 Năm Vẫn Chưa Biết Nhục
Phạm Trần

Image
Tấm bia kỷ niệm bị đục bỏ các chữ "Trung Quốc xâm lược”
58 năm sau ngày ông Hồ Chí Minh, cha đẻ của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nói câu tuyên truyền “Đảng ta là đạo đức, là văn minh” thì số cán bộ, đảng viên “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” và “quan liêu, tham nhũng, lãng phí” tăng cao hơn bao giờ hết.

Kết qủa này là bằng chứng đảng đã hòan toàn bất lực trong kế họach “xây dựng chỉnh đốn đảng” (XDCĐĐ) bắt đầu từ Khóa đảng VII thời Đỗ Mười làm Tổng Bí thư (1991-1997). Bây giờ, dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng khoá đảng XII, tổng cộng 27 năm XDCĐĐ mà lãnh đạo vẫn chỉ biết đổ lỗi cho “mặt trái của nền kinh tế thị trường” và số cán bộ, đảng viên thiếu bản lĩnh bị sa ngã trước cám dỗ của tiền tài và danh vọng, là nguyên nhân của tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” đang đe dọa sự sống còn của đảng.

Như vậy, nếu ông Hồ còn sống thì hẳn ông phải xấu hổ cho những điều ông nói tại buổi lể kỷ niệm 30 năm ngày thành lập đảng (3-2-1930 / 3-2-1960).

Hồi ấy Ông nói:

“Đảng ta vĩ đại như biển rộng, như núi cao

Ba mươi năm phấn đấu và thắng lợi biết bao nhiêu tình!

Đảng ta là đạo đức, là văn minh

Là thống nhất, độc lập, là hoà bình, ấm no

Công ơn Đảng thật là to

Ba mươi năm lịch sử Đảng là cả một pho lịch sử bằng vàng”

(Rút ở "Lời khai mạc lễ kỷ niệm lần thứ 30 ngày thành lập Đảng", Thơ Bác Hồ, NXB Quân Đội Nhân Dân, 1971)

Nhắc lại chuyện xưa của ông Hồ để thấy nhiều điều ông nói chỉ để tuyên truyền gây ảo tưởng và hy vọng hão huyền. Các lớp lãnh đạo sau ông, từ thời Bí thư thứ nhất rồi Tổng Bí thư Lê Duẩn (cầm quyền từ 10 tháng 9 năm 1960 – 10 tháng 7 năm 1986, 25 năm, 303 ngày), đến các Tổng Bí thư Trường Chinh qua Nguyễn Văn Linh (khoá VI) rồi chuyển cho Đỗ Mười (VII), Lê Khả Phiêu (VIII) đến Nông Đức Mạnh (IX và X) sang Nguyễn Phú Trọng (từ Khoá XI), tổng cộng 58 năm mà căn bệnh “suy thoái đạo đức và tư tưởng” của cán bộ, đảng viên vẫn là tiền đề của mọi vấn đề đảng còn phải đối phó.

Nhưng nếu “suy thoái đạo đức” chỉ thu gọn trong phạm vi con người của đảng thì hy vọng sửa sai vẫn có thể làm được nếu lãnh đạo quyết tâm làm đến nơi đến chốn.

Ngược lại, khi “đạo đức” và “văn minh” chỉ còn là tấm bình phong che đậy cho âm mưu xuyên tạc lịch sử thì đạo lý dân tộc và lòng yêu nước đã bị loại bỏ. Càng tệ hại và ô nhục hơn, nếu hành động ấy lại do những người có học vị cao trong xã hội được trao trọng trách bảo tồn và khai sáng đã quay lưng phản bội, theo lệnh của Bộ Chính trị để tránh gây ra phức tạp trong quan hệ Việt-Trung.

Đem suy luận này áp dụng cho hành động sợ Tầu ra mặt của Lãnh đạo đảng CSVN khi họ cố tình lãng quên xương máu của trên 40 ngàn đồng bào và bộ đội đã hy sinh trong cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 -1990 thì ta biết ngay tại sao bộ Lịch sử Việt Nam được Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phát hành ngày 18/08/2017, tuy đã dám viết “quân Trung Quốc xâm lược” nhưng vẫn hời hợt về cuộc chiến này.

39 NĂM PHẢN BỘI

Trước hết, trong 39 năm qua, mỗi khi ngày 17 tháng 2 hàng năm trở về, hàng triệu con tim người Việt trong nước đã thổn thức tưởng nhớ về những người đã nằm xuống trong cuộc chiến biên giới 1979-1990, dù trong quân ngũ hay dân thường, cụ gìa, đàn bà và trẻ thơ. Nhưng ngoài những cuộc thăm viếng nghĩa trang hay tư gia lẻ tẻ của các cựu chiến binh nhớ về đồng đội cũ, tuyệt nhiên không có bất cứ tổ chức, đòan thể hay chính quyền từ trung ương xuống cơ sở nào đứng ra tổ chức các buổi lễ tưởng niệm và ghi ơn những người đã hy sinh.

Chẳng những thế, đảng và nhà nước CSVN còn ra lệnh cho công an, công an đội lốt côn đồ ngăn chặn, bắt cóc và tấn công những người dân xuống đường tuần hành hay tập trung dâng hương tại kỳ đài Lý Thái Tổ cạnh Hồ Gươm Hà Nội, hay tại Sài Gòn vào ngày 17/2.

Cũng tương tự, các cuộc tổ chức tưởng niệm 74 chiến sỹ Quân đội Việt Nam Cộng hòa hy sinh trong trận chống quân Tầu xâm lăng Hòang Sa năm 1974 và 64 Bộ đội đã bỏ mình ở Trường Sa năm 1988 cũng bị ngăn chặn.

Về mặt báo chí truyền thông thì từ 1979 đến 2016, không báo nào hay bất cứ ai được phép khơi lại cuộc chiến biên giới. Lệnh cấm này đã được nới rộng đối với các báo “không chính thống” từ năm 2017, sau khi bị nhiều trí thức và giới sử học chỉ trích.

Tuy nhiên, các cơ quan báo chí “ruột” như Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Saìgòn Giải Phóng, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các Đài Truyền hình chính phủ và Quân đội đều đồng loạt được lệnh “ngậm miệng” để được ăn tiền.

Riêng lần kỷ niệm 39 năm cuộc chiến biên giới năm nay (2018), các báo của Bộ Thông tin và Truyền thông gồm Infonet, VietNamNet và Tuần Việt Nam đã phổ biến một số bài viết dưới dạng nghiên cứu hay phỏng vấn về diễn tiến của cuộc chiến từ ngày 17/02/1979 cho đến các cuộc giao tranh đẫm máu Việt-Trung tại mặt trận Tỉnh Hà Tuyên cũ, đặc biệt tại Vị Xuyên.

Những bài viềt này, tuy có nhiều bằng chứng nhưng chưa được đưa vào sách sử để nói cho các thế hệ người Việt Nam sau này biết tường tận về biến cô đau thương này.

Vì vậy, những sự kiện còn thiếu trong 8 trang (từ trang 351 đến 359) của tập 14 bộ Lịch sử Việt Nam đã để lại một khỏang trốngkhó hiểu.

Bằng chứng khi nói về cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam ở biên giới phía Bắc, đã có không ít thắc mắc tại sao giới viết sử của đảng CSVN phải mở đầu bằng đọan nịnh Trung Hoa thế này: “Việt Nam luôn luôn biết ơn sự giúp đỡ tận tình của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước. Việt Nam rất coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác với Trung Quốc.”

Sau đó, sách sử mới Việt Nam lại cố ý liên kết xung đột biên giới Việt-Trung từ năm 1976 với cuộc chiến giữa Việt Nam và Quân Khmer đỏ, do Pol Pot lãnh đạo được Bắc Kinh yểm trợ, ở biên giới Tây Nam.

Nhưng sách lại không dám nói đó là hành động của Trung Quốc dùng Khmer đỏ Pol Pot đề phá Việt Nam mà lại viết ỡm ờ thế này: “Các cuộc xung đột nổ ra ở biên giới Việt – Trung (khu vực Cao Bằng – Lạng Sơn) vào cuối năm 1976 và tháng 3/1977 gần như trùng hợp với thời gian diễn ra tình hình căng thẳng ở biên giới Việt Nam – Campuchia ở phía Tây Nam.”

Đến khi viết về cuộc chiến Việt-Trung thì sách của Việt Nam chỉ tóm tắt: “5h sáng ngày 17/2/1979, 60 vạn quân Trung Quốc đồng loạt vượt biên giới kéo dài 1.400km tiến vào 6 tỉnh của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai và Yên Bái), Lai Châu, điều động 9 quân đoàn chủ lực; 2.559 khẩu pháo, 500 xe tăng và xe thiết giáp tiến sâu vào đất Lạng Sơn, Lai Châu 10 — 15km, vào Cao Bằng 40 — 50km.

Quân dân Việt Nam đã kiên cường chiến đấu bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 địch, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự trong đó có 280 xe tăng, xe bọc thép, phá hủy 115 khẩu pháo và súng cối hạng nặng, thu nhiều vũ khí, bắt nhiều tên xâm phạm lãnh thổ Việt Nam.

Tuy nhiên, do bị động nên không phải bộ phận nào cũng giữ vững được khả năng chiến đấu. Đoạn trích sau đây trong báo cáo của Đảng Đoàn Tổng Công đoàn Việt Nam phản ánh một góc độ khác của tình hình: "Trên mặt trận chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược, các đơn vị tự vệ công nhân viên chức các lâm trường, nông trường, các đoàn địa chất, các xí nghiệp, cơ quan ở sát biên giới đã chiến đấu dũng cảm, góp phần đánh lui nhiều đợt tiến công của địch, tiêu diệt nhiều địch. Tuy nhiên, ít đơn vị chiến đấu được dài ngày do thiếu đạn, thiếu ăn, thiếu chỉ huy thống nhất với bộ đội chủ lực; một số đơn vị bỏ chạy vô tổ chức do bị động, lãnh đạo không vững vàng…."

“… Ngày 1/3/1979, Trung Quốc đề nghị đàm phán Trung – Việt ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao để khôi phục hòa bình, an ninh ở biên giới, tiến tới giải quyết tranh chấp về biên giới lãnh thổ. Ngày 14/3/1979, Trung Quốc rút hết quân về nước.”

Đọc những dòng chữ “nửa sự thật” này ai cũng thấy lịch sử đã bị bóp méo có chủ trương che giấu nhiều sự thật. Bởi vì trong chiến tranh thì phải có thương vong, nhưng các nhà viết sử Cộng sản lại che giấu thương vong của phía Việt Nam trong khi họ được tự do phanh phui số tổn thất về người và quân trang của quân đội Trung Hoa.

Họ cũng vẽ ra thành công bằng cách nói vắn tắt để vơ vào mà không cần phải chứng minh rằng: “Với thắng lợi của hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Việt Nam đã bảo vệ được chủ quyền dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, tạo điều kiện để tiếp tục sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Đồng thời, Việt Nam cũng làm tròn nghĩa vụ quốc tế với nhân dân Campuchia và nhân dân Lào, tích cực góp phần bảo vệ độc lập dân tộc và hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á.”

Lối viết sử mập mờ như vậy chỉ làm cho người đọc thắc mắc thêm, và tất nhiên chẳng mở mang được trí tuệ cho học sinh khi phải học những điều này trong sách Giáo Khoa.

Hơn nữa sẽ chẳng ai hiểu tại sao Việt Nam, dưới thời Cộng sản cầm quyền lại phải có “nghĩa vụ quốc tế với nhân dân Campuchia và nhân dân Lào” để làm gì? Ai đã ra lệnh, chi viện cho Việt Nam làm như thế, và với mục đích gì?

Sách sử không dám giải thích vì mấy chữ “nghĩa vụ quốc tế”, không những mơ hồ mà còn tiềm ẩn tổn thất về người và của mà phiá Việt Nam đã tiêu hao ở Lào trong 20 năm theo đuổi chiến tranh xâm lăng Việt Nam Cộng hòa, và thêm 10 năm Việt Nam xâm lăng và chiếm đóng Kampuchea để đánh nhau với quân Khmer đỏ của Pol Pot từ 1979 đến 1989.

Sau 10 năm phiêu lưu ở Cao Miên, quân Việt Nam phải rút về nước để đổi lấy bình thường quan hệ ngọai giao với Trung Hoa năm 1991, tiềp sau Hội nghị bí mật Việt-Trung ở Thành Đô (Tỉnh Tứ Xuyên bên Tầu) năm 1990.

Tổn thất của Việt Nam trong 10 nămở Cao Miên được ước tính khỏang 50 ngàn quân lính chết và lối 30 ngàn bị thương, nhưng không ai biết Việt Nam hay nước nào đền bù thiệt hại này cho những gia đình có người hy sinh?

Vậy khi sách sử Việt Nam còn thiếu minh bạch thì ai mà tin được các nhà làm sử khi họ viết trong sách mới rằng: “Sau thắng lợi của cuộc chiến đấu bảo vệ lãnh thổ ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, nhiệm vụ củng cố quốc phòng và an ninh càng được đẩy mạnh. Chiến công mới: tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận lực lượng phản động FULRO ở vùng Tây Nguyên, bắt gọn nhiều nhóm phản động, gián điệp, thám báo và làm phá sản âm mưu phá hoại của chúng, là thể hiện sự cảnh giác cao của quân và dân Việt Nam.”

Đọc những dòng này, ai cũng cảm thấy như có tiếp sức hà hơi tuyên truyền của Ban Tuyên giáo nên gía trị lịch sử đã bị bị lu mờ.

Do đó,Tổng chủ biên bộ sử Việt Nam, PGS.TS (Phó Giáo sư-Tiến sỹ) Trần Đức Cường đã nhìn nhận “Nhiều vấn đề quan hệ Việt - Trung chưa được nhắc đến”, hoặc ông cũng “Tiếc là cuộc chiến bảo vệ biên giới giai đoạn 1980 - 1989 chưa đưa được vào bộ sử do tư liệu hầu như không có.”

Nên biết sau khi rút quân khỏi Cao Bằng và Lạng Sơn ngày 14 tháng 3 năm 1979, quân đội Trung Hoa lại mở ra mặt trận thứ hai từ 1980 đến 1990 đánh vào tỉnh Hà Tuyên (gồm Hà Giang và Tuyên Quang). Cuộc chiến kéo dài nhiều tháng ác liệt và gây thương vọng nặng cho Việt Nam xẩy ra ở Vị Xuyên, nay thuộc Tỉnh Hà Giang thành lập mới từ năm 1991.

Nhưng Giáo sư Cường lại cũng “nuối tiếc bộ sử chưa nói sâu về quan hệ Việt - Trung các thời kỳ hay sự kiện Gạc Ma năm 1988.”

Gạc Ma là bãi đá trong quần đảo Trường Sa và là nơi đã xẩy ra cuộc chiến đẫm máu giữa lực lượng phòng thủ Việt Nam và quân xâm lược Trung Hoa ngày 14/03/1988. Có 64 lính của Quân đội nhân dân đã thiệt mạng ở đây. Gạc Ma nay nằm trong tay quân Trung Hoa cùng với một số bãi đá đã biến thành đảo nhân tạo và căn cứ quân sự của Bắc Kinh.

ĐẠO ĐỨC CỦA LỊCH SỬ

Với những thiếu sót khi biên sọan bộ lịch sử quan trọng, sau 9 năm làm việc và nghiên cứu tài liệu, thử hỏi thứ “đạo đức” và “văn minh” theo tiêu chuẩn của ông Hồ Chí Minh đặt ra năm 1960 thì những nhà viết sử Cộng sản có đáng được tưởng thưởng không?

Họ hãy nghe Thiếu tướng Lê Mã Lương, người đã chiến đấu 8 năm ở biên giới Việt-Trung và được phong tặng “anh hùng lực lượng võ trang”, kể về chiến sự ác liệt tại Vị Xuyên: “Đã có cả chục ngàn người lính và thường dân ngã xuống và chừng đó người khác bỏ lại một phần thân thể mình dọc biên giới phía Bắc những năm 1979-1988. Khi nói về lịch sử, dân tộc, chúng ta phải công bằng, không ai được phép lãng quên, không ai được cố tình lãng quên sự thật này”. (Theo báo Tuần Việt Nam, 27/07/2017)

Cậu chuyện bi thương thứ hai nên kể về Pháo đài Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn.

Đó là khi: “Nhắc đến những ngày đương đầu với quân Trung Quốc tại Lạng Sơn, không thể không kể đến trận đánh tại pháo đài Đồng Đăng. Người trực tiếp chiến đấu tại pháo đài này là Đại tá - Anh hùng Nông Văn Pheo, năm nay 61 tuổi. Ông may mắn sống sót sau trận đánh vô cùng chênh lệch về lực lượng với quân xâm lược.

Để bảo toàn lực lượng, Đại tá Pheo và một số đồng đội đã phải rút lui khỏi pháo đài tìm đường về đơn vị tiếp tục chiến đấu. Theo thống kê, sau 3 ngày đêm chiến đấu anh dũng, Đại tá Nông Văn Pheo đã trực tiếp tiêu diệt 70 tên địch, góp phần gây tổn thất nặng nề cho quân địch.

Nhưng đau xót thay, sau khi pháo đài Đồng Đăng thất thủ, quân Trung Quốc đã sát hại hàng trăm đồng bào ta. Pháo đài trở thành ngôi mộ tập thể lớn nhất trong chiến tranh biên giới của nhân dân Lạng Sơn.

Trước sự tấn công ồ ạt của quân Trung Quốc, Đồng Đăng và thị xã Lạng Sơn đều bị thất thủ. Quân xâm lược đi đến đâu là tiến hành đốt phá nhà xưởng, công sở, kho tàng bến bãi tới đó. Thị xã Lạng Sơn và nhiều địa phương khác gần như bị phá huỷ hoàn toàn sau khi quân Trung Quốc rút đi.”

(báo Dân Việt , ngày 17/02/2018 )

Chi tiết hơn, nhân chứng Hoàng Văn Liên là một trong hai người sống sót tại pháo đài Đồng Đăng, nấm mồ chung của gần 400 người cả dân thường và bộ đội Việt Nam.

Báo Tuần Việt Nam viết ngày 10/02/2018: “Nhóm của ông cùng lực lượng biên phòng chiến đấu quyết liệt. Sau ba ngày, bộ đội tại các lực lượng đã hy sinh gần hết. Những người còn lại rút vào cố thủ trong pháo đài và bắn qua lỗ châu mai. Pháo đài có 3 cửa, một cửa đã bị lấp từ trước, 2 cửa còn lại bị lính Trung Quốc chiếm giữ. Đến ngày thứ 4, lính Trung Quốc thả bộc phá và khí ngạt vào hang khiến toàn bộ gần 400 người cả dân và quân thiệt mạng. Ông và một đồng đội khác lợi dụng đêm tối đã lên khỏi hang rút đi, trở thành 2 nhân chứng cuối cùng cho câu chuyện bi tráng ở pháo đài Đồng Đăng.”

“Pháo đài Đồng Đăng vẫn ở đó, trở thành chứng tích của một sự kiện lịch sử, là nấm mồ chung của gần 400 người Việt Nam.”

(Tuần Việt Nam, ngày 10/02/2018)

Nhìn chung, nhiều biến cố đau thương của Tỉnh Lạng Sơn trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 đã bị sách sử mới của Việt Nam cố tình bỏ quên.

Chẳng hạn như chi tiết này của Phóng viên Trường Sơn: “Theo công bố chính thức, Lạng Sơn đã loại khỏi vòng chiến 19.000 quân Trung Quốc, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn và 4 tiểu đoàn địch, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp, 52 xe quân sự. Để lập nên chiến công này, quân dân Lạng Sơn cũng đã phải chịu hy sinh to lớn: Sư đoàn 3 hy sinh và bị thương gần 1.500 cán bộ chiến sĩ; Sư đoàn 337 hy sinh 650 cán bộ chiến sĩ, Sư đoàn 338 hy sinh 260 cán bộ chiến sĩ, Trung đoàn 197 hy sinh và bị thương 168 cán bộ chiến sĩ…” (Infonet, ngay 17/02/2018)

Vậy thương vong đôi bên ở mặt trận Vị Xuyên (Hà Tuyên) ngày ấy ra sao?

Phóng viên Hòang Thùy của Việtnam Express cho biết trong bài viết ngày 25/07/2014: “Mặt trận Vị Xuyên - Thanh Thuỷ được xác định là vùng chiến sự ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh chống lấn chiếm biên giới phía Bắc 1984-1989. Trong vòng 4 tháng (4/1984 - 8/1984), Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 7.500 quân Trung Quốc….”

Thương vong của phiá quân đội Việt Nam thì nhiều tài liệu nói là có khỏang 4,000 người đã hy sinh, một nửa trong số này vẫn còn nằm ở chiến trường.

Với những tang thương ngất trời như thế mà ở Việt Nam vẫn có những kẻ làm tay sai cho Tầu phương bắc để rước voi về dày mồ như đã thấy ở Dự án Bauxite Tây Nguyên và Formosa Hà Tĩnh.

Cách ứng xử này làm gì có “đạo đức” và “văn minh” như ông Hồ tuyên truyền cách nay 58 năm vì nó không phải là của những con người có truyền thống và văn hoá Việt Nam.

Càng đáng khinh hơn khi có những lãnh đạo đã đang tâm đánh đổi xương máu chiền sỹ và đồng bào trong chiền tranh biên giới để được yên thân với giặc Phương Bắc mà không biết hèn và nhục là gì.

Phạm Trần
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Image

Cộng sản: Nói và làm

Nguyễn Hoàng Dân

(Danlambao) - Mọi đảng cộng sản và mọi đảng viên cộng sản đều có cái đặc tính, nói đúng hơn là một thứ thuộc tính (Inherent) bất di dịch, nói và làm luôn luôn mâu thuẫn với nhau, hoàn toàn ngược nhau, như đen với trắng, nhưng được che đậy dưới những chiêu bài lý tưởng, hay ngụy biện chơi chữ theo lối làm xiếc với chữ nghĩa, nhằm đánh tráo bản chất vấn đề, sự kiện, với dụng ý quỷ quyệt làm xóa nhòa gian manh, dối trá giữa các luận điệu tuyên truyền đầy lôi cuốn và sự thật trần trụi đến ghê tởm mà họ đã và đang thực hiện.

Cố Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã có câu nói để đời với lịch sử "Đừng nghe những gì cộng sản nói. Hãy nhìn những gì cộng sản làm". Đây là chân lý bất biến, rất dễ làm các đảng viên cộng sản tức tối vì đã bị chọc đúng vào gót chân Achilles của họ, khiến các tập thể cuồng cộng đã bị tẩy não (Brainwashing) tới độ mù lòa, cứ giãy nảy như đỉa phải vôi, nhưng đã là chân lý và trước những sự thật hiển nhiên, thì không thể nào dùng các thứ lý lẽ cãi chầy, cãi cối, để mong có chút phần thắng khi tranh luận được.

Từ việc lớn quốc gia đại sự, như giải phóng tổ quốc giành độc lập (nay bị lệ thuộc Tàu cộng 100%), xây dựng nền kinh tế chỉ huy chủ nghĩa xã hội, tiến lên chủ nghĩa cộng sản (nay là thứ quái thai dị dạng kinh tế thị trường, định hướng XHCN), hay xóa bỏ giai cấp bóc lột, ngồi mát ăn bát vàng (nay có giai cấp tư sản đỏ là thiểu số đảng viên cộng sản gộc và bọn đại gia cơ hội chủ nghĩa, cấu kết mãi quốc cầu vinh trên thân phận khốn khổ của gần 90 triệu con dân Việt Nam), đến việc nhỏ như phân phối cái ăn, cái mặc, cái trị bệnh lúc ốm đau (khi còn đói khổ), tới giành phần, phân loại, định chổ chôn cất (lúc đã hoàn tất vinh (?) thân phì gia, xuôi tay về với Mao, với Hồ)… đều rặt một kiểu khốn nạn, nói đằng đông, làm đằng tây, của một tổ chức lưu manh là đảng cộng sản và với một bọn ngược ngạo, gian ác là các đảng viên đảng cộng sản.

Ôn cố tri tân, thử điểm qua một vài chính sách và việc thực hiện thực tế của đảng cộng sản Việt Nam, đối với dân đen xã hội chủ nghĩa và cán bộ đỉnh cao trí tuệ của đảng, về ít chuyện nhỏ nêu trên, tức chuyện ăn, chuyện mặc khi còn sống và chuyện chôn cất khi đã hết thở, để thấy được sự tham lam hèn mạt của người cộng sản, sự lưu manh của câu thiệu "mình vì mọi người, mọi người vì mình" và sự bất hạnh của đất nước Việt Nam, khi bị cai trị bởi một bè lũ mang danh là chính quyền của nhân dân, mà những chuyện nhỏ ăn, mặc hàng ngày, cũng phân loại hơn, thua với nhân dân, khi chết cũng trâng tráo chia chác cuộc đất vùi thây cho cá nhân và đồng đảng. Các chuyện nhỏ còn không có đủ liêm sỉ tối thiểu để làm coi cho được, thì mong gì tới các đòi hỏi nghiêm túc, chính trực, công bằng cần có khi làm những chuyện lớn là việc trị quốc, an dân.

1/ Cái ăn, cái mặc ở miền bắc Việt Nam trước năm 1975: Khác hẳn với các cuộc cách mạng của nhân loại trong quá khứ, cách mạng cộng sản đã nhân danh việc tiêu diệt và xóa bỏ giai cấp, để lập ra sự thống trị của một giai cấp mới, một thứ "the new class", được George Orwell súc vật hóa khi ví von mặt thật trần trụi của cuộc cách mạng vô sản do các con heo khởi xướng là hứa hẹn sẽ đem lại cho tất cả mọi con vật sự bình đẳng, nhưng có các con vật bình đẳng hơn các con khác, được Michael Voslensky hoán vị song trùng với cuộc cách mạng tháng 10 Nga, gọi là thành phần Nomenklatura, tức tầng lớp cán bộ đảng viên cộng sản Lienxo đang nắm trọn quyền lực trong đảng và tự định ra sự thụ hưởng cao vượt bậc, so với cuộc sống đói rét của người dân ngoài xã hội.

Miền bắc Việt Nam trước năm 1975 là một phó bản thu nhặt những sản phẩm què quặt, phi nhân do cuộc cách mạng vô sản quốc tế mang lại, nên cũng cũng rập khuôn y hệt và chỉ có một khác biệt duy nhất là về quy mô nhỏ hơn.

Với chủ trương lấy hận thù, đấu tranh giai cấp làm động lực, đồng thời xử dụng tiêu chuẩn…. ác hóa con người làm thước đo cho sự trung thành, đảng cộng sản Việt Nam đã ra sức tàn phá mọi cơ cấu truyền thống lâu đời của nền văn minh Việt Nam, hủy hoại nền văn hóa nhân hòa tương thân, tình làng nghĩa xóm, nhằm trói buộc con người trong toàn xã hội, từ nông thôn ra thành thị phải tuân phục và lệ thuộc hoàn toàn vào đảng và nhà nước cộng sản.

Chỉ riêng trong vùng các đô thị miền bắc, sau các chiến dịch tiêu diệt tư sản trong ba năm 1958 – 1960, về căn bản chỉ còn giành cho thành phần các đảng viên lãnh đạo và giai cấp công nhân vô sản.... Từ năm 1961 kết cấu xã hội trong cộng đồng dân cư đã thay đổi tận gốc rễ. Một xã hội đa tầng bị thu gọn thành một kết cấu đóng, hai mặt, hoặc là quốc doanh, hoặc là tập thể. Số hộ còn lén lút làm ăn cá thể trong các vùng đô thị chỉ còn ước độ 17%... (Vũ Ngọc Tiến, Điều tra đời sống cư dân đô thị miền bắc Việt Nam giai đoạn 1954 đến 1975, 2005). Con người trong toàn xã hội được chia thành 7 bậc. Nhân dân gồm 3 bậc là dân thường, sinh viên, học sinh và trẻ em. Cán bộ có 4 bậc là cơ sở, sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Chế độ hộ khẩu - một đặc trưng bất biến của chủ nghĩa cộng sản và xã hội công an trị cũng được thiết lập xong, triệt để và toàn diện, khống chế và kiểm soát cộng đồng xã hội tại miền bắc Việt Nam tuyệt đối về mọi mặt.

Người dân hoàn toàn sống ký sinh, những nhu cầu ăn, mặc, phải dựa theo chế độ tiêu chuẩn định lượng, định phẩm, do nhà nước quy định cụ thể cho từng thành phần. Mọi loại vật dụng cần thiết trong đời sống bình thường, từ lương thực, thực phẩm nuôi sống con người, đến các nhu yếu phẩm gia dụng tối thiểu trong sinh hoạt, nhất nhất đều phải thông qua sổ gạo và dưới hình thức các loại tem, phiếu (gọi là bìa), được nhà nước phân phối theo từng quý 3 tháng, đến mua tại cửa hàng quốc doanh được chỉ định riêng cho mỗi mặt hàng và tùy theo từng thành phần thuộc vào 11 thứ hạng xếp loại cao, thấp trong xã hội cộng sản.

Tổng quát, mức sống của hơn 80% cư dân được cào bằng như nhau trong sự gia ơn, ban phát được chăng hay chớ của nhà nước. Sự chênh lệch còn lại là mức thụ hưởng của một đẳng cấp mới hình thành trong xã hội xã hội chủ nghĩa, vốn được chế độ mệnh danh là thể chế ưu việt, không còn giai cấp và kẻ bóc lột.

Nhân dân làm chủ nhân ông đất nước, hưởng tiêu chuẩn thấp nhất là tiêu chuẩn N. Mỗi tháng một người lớn được mua 12 kg gạo, 0,3kg thịt heo, 0,5kg cá, 0,1kg đường. Trẻ em dưới 15 tuổi được mua 10kg gạo, 0,2kg thịt, 0,3kg cá, 0,2kg đường. Ngoài việc ăn độn, mua như cướp, phải tranh giành xếp hàng từ rạng sáng, bán như cho, phải quỵ lụy, cầu cạnh các mậu dịch viên vênh váo, mặc sức quát tháo, thi ân, ban phát (?), gạo bán cho nhân dân thường đã mốc, hôi và đen, nhưng gặp thức gì thì phải lấy thức đó. Trong phiếu thịt lại có kèm ô bán đậu phụ (tàu hũ miếng) để cửa hàng du di bán thay thế thịt, gọi là bảo đảm cho tiêu chuẩn chất đạm.

Công nhân lao động nặng, hay công việc độc hại hưởng tiêu chuẩn I, hoặc II. Mỗi tháng tối đa một người được mua 15 kg gạo (phẩm chất gạo nhân dân), 1,5 kg thịt, 1,5 kg cá và 0,75 kg đường.

Cán bộ cơ sở có bậc lương cán sự 1 đến cán sự 4, trong quân đội từ hàng binh sĩ đến Trung úy, hưởng tiêu chuẩn E, thay đổi chút ít từ E1 đến E2, nhưng tối đa mỗi tháng được mua 13 kg gạo (phẩm chất nhân dân), 1 kg thịt, 2 kg cá và 1 kg đường.

Cán bộ sơ cấp từ bậc lương cán sự 5 đến chuyên viên 2, trong quân đội là sĩ quan cấp Thượng úy đến Trung tá, hưởng tiêu chuẩn D. Mỗi tháng một người được mua 13 kg gạo ngon, 2 kg thịt, 3 kg cá và 2 kg đường.

Cán bộ trung cấp hàng vụ trưởng, cục trưởng, giám đốc, hưởng tiêu chuẩn C. Mỗi tháng một người được mua 13 kg gạo ngon, 3 kg thịt, 5 kg cá, 3 kg đường, 1 hộp bơ và 2 gói thuốc lá ngoại nhập.

Cán bộ cao cấp từ hạng chủ tịch tỉnh, hàng thứ trưởng, trong quân đội là sĩ quan cấp Thượng tá tới Đại tá, hưởng tiêu chuẩn B. Mỗi tháng một người được mua 15 kg gạo thơm, 5 kg thịt, 10 kg cá, 5 kg đường, 2 hộp bơ, 1 chai rượu và 1 cây thuốc lá ngoại.

Cán bộ cao cấp về đảng là ủy viên trung ương, bí thư tỉnh ủy, về nhà nước là hàng bộ trưởng, trong quân đội là sĩ quan cấp tướng, được hưởng tiêu chuẩn A. Mỗi tháng một người được mua 15 kg gạo thơm, 7 kg thịt, 12 kg cá, 5 kg đường, 3 hộp bơ, 2 chai rượu và 2 cây thuốc lá ngoại nhập.

Toàn bộ các ủy viên bộ chính trị, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội và đại tướng tổng tư lệnh quân đội, đều hưởng tiêu chuẩn ĐB đặc biệt), với mức cung cấp số lượng và chất lượng cũng đặc chuẩn theo nhu cầu.

Từ sau năm 1954 tại Hà Nội đã có các cửa hàng quốc doanh đặc biệt, giành riêng cho từng loại cán bộ, đảng viên.

Cán bộ cao cấp hưởng tiêu chuẩn A, B có cửa hàng gạo ở phố Ngô Quyền, chuyên bán các loại gạo thơm, đóng bao riêng, cân đủ và không ăn độn. Thân nhân, gia đình ăn theo, tuy nguyên tắc vẫn ăn độn (nên số lượng được mua ít hơn) nhưng vẫn là loại gạo hảo hạng... Thành ủy đảng bộ cộng sản của Hà Nội, giao cho hai hợp tác xã nông nghiệp Quốc Oai và Từ Liêm, phải giành riêng ra 100 ha ruộng, để chuyên canh các giống lúa Dự, lúa Tám thơm, theo một chế độ quản lý và chăm sóc đặc biệt, như phải với giống thuần chủng và không xử dụng thuốc trừ sâu để giao nộp lên trên... ( Bùi Tín, Mặt thật, 1993 ). Cửa hàng số 17 phố Tôn Đản, phụ trách bán thực phẩm thịt, cá, rau, quả có phẩm chất cao, vì cũng sản xuất riêng và phải tuân thủ nguyên tắc thịt tươi, rau không bao giờ úa, héo, lịch sự và giá rẻ. Cửa hàng giao tế tại phố Lý thái Tổ thì bán cung cấp 42 loại hàng “ đặc chủng “, không có ngoài thị trường, như đường kính, bánh quy tây, kẹo tây, bơ, chocolate, vải vóc, thuốc lá ngoại, rượu ngoại và cả sâm Cao Ly, với đặc điểm cũng ngoại hạng là giá rẻ như cho và với số cán bộ tiêu chuẩn A, hay ĐB thì được mua tự do.

Tại bốn quận nội thành Hà Nội, các phố Nhà Thờ ở quận Hoàn Kiếm, phố Vân Hồ ở quận Hai Bà Trưng, phố Đặng Dung thuộc quận Ba Đình và phố Kim Liên ở quận Đống Đa đều có cửa hàng giành riêng cho giới cán bộ, đảng viên trung cấp hưởng tiêu chuẩn C.

Quảng đại đa số dân chúng mua tại các cửa hàng quốc doanh xã, phường do nhà nước quy định cho từng khu dân cư, vừa ít ỏi về chủng loại, số lượng, lại vừa nghèo nàn, kém cỏi về phẩm chất, tới nỗi niềm ao ước lớn nhất mỗi khi tết đến của người dân chỉ là có được một nồi cơm trắng và vài miếng thịt kho. Tất cả mọi sự trao đổi, mua bán ngoài hệ thống thương nghiệp quốc doanh đều bị cấm ngặt, chỉ có vài nhóm mua bán cá thể lén lút hoạt động ở chợ Bắc Qua, nhưng do thường xuyên bị công an truy đuổi gắt gao, nên cũng chỉ hạn chế và giá cả cũng rất cao.

Gia dụng phẩm thiết yếu nhất là cái mặc, mỗi năm một cán bộ nhà nước hạng sơ, trung cấp được mua 4m vải nội hóa, trong khi dân thường chỉ có 2m vải, 2 quần đùi và 2 áo thung ba lổ, đã thế còn thất thường, có năm phiếu vải của người dân chỉ được mua ít kim, chỉ?!!. Hạng cán bộ cao cấp thì mua tự do ở cửa hàng giao tế, từng có trường hợp vợ một cán bộ gộc mua trong một lúc đến 180m vải tweed ngoại nhập.

Sự phân phối cách biệt giữa giới lãnh đạo cộng sản cao cấp, với thành phần các đảng viên trung cấp, cơ sở và tầng lớp bần dân, đồng thời với sự ra đời của các cửa hàng đặc biệt, thời gian đầu được đảng cộng sản giải thích là do xuất phát từ đề nghị của phía công an, chỉ nhằm mục đích bảo vệ cho cán bộ, tránh mọi sự đầu độc (?). Sau năm 1965, các loa tuyên truyền của đảng lại ra rả bào chữa cho rằng để bảo đảm cho đời sống cán bộ, trong điều kiện vật giá tăng, lương không tăng (?), nên phải cần có chế độ phân phối như vậy, vừa hợp lý với nguyên tắc làm theo năng lực và hưởng theo lao động của chủ nghĩa xã hội, tức cán bộ đảng phải ngày đêm lao tâm, khổ trí tìm đường đưa cả dân tộc lên đỉnh vinh quang chủ nghĩa cộng sản được ăn nhiều hơn, ngon hơn người lao động cơ bắp một chút là việc thỏa đáng, vừa hợp tình với điều kiện đất nước còn nghèo, bởi tỷ lệ chênh lệch giữa các thành phần cũng chỉ có 1/7 (?). Khi xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản, thì mọi người tha hồ ăn ngon, mặc đẹp, như Karl Marx khẳng định thời hoàng kim sẽ đến với người cộng sản và xã hội cộng sản, do mọi công dân nước thiên đàng chỉ cần làm theo khả năng và hưởng theo nhu cầu!!!

Trên thực tế, từ sau năm 1954 ở miền bắc và kéo dài mãi đến đầu năm 1989 trên toàn cỏi Việt Nam, việc phân phối miếng ăn, cái mặt trong toàn xã hội theo chiều hướng lưu manh, bần tiện nói trên của đảng cộng sản, đã tạo ra sự chênh lệch phẩm chất cuộc sống giữa bọn Nomenklatura và giới bần dân bị trị và bị lợi dụng, không thể tính với tỉ lệ dối trá 1/7, mà là phải là 1/50, 1/100 và hơn nữa trên 1/1.000. Sự lừa bịp của đảng cộng sản khi chiếm đoạt mọi đặc quyền, đặc lợi cho thiểu số đảng viên cai trị, trong chuyện tranh giành với dân chúng việc nhỏ nhất là miếng ăn, dù đảng đã trí trá ngụy biện, giấu giếm che đậy còn hơn cả mèo giấu cứt, nhưng cũng bị người dân "thủ đô anh hùng" soi mói, dè bỉu qua câu đồng dao... Tôn Đản là chợ vua quan, Vân Hồ là chợ trung gian nịnh thần, Bắc Qua là chợ thương nhân, Vỉa hè là chợ nhân dân anh hùng.... và với câu đố dí dỏm, nhưng không kém phần cay độc... Bụng to, trán hói, hay nói ba hoa, đi xe Volga, ăn gà Tôn Đản... là con gì?. Đối với bọn mặt dày, vô liêm sỉ cộng sản Việt Nam, thì những phản ứng tiêu cực, kiểu chiến tranh nước bọt loại này là vô nghĩa.

2/ Cái chết và chuyện chôn cất: Sau khi ăn đã đầy túi tham, hưởng lạc thú đã tới lúc không còn thứ linh đơn, loại diệu dược nào có thể giúp kéo dài thêm cuộc sống được nữa, cũng như đã củng cố đời con, đời cháu no cơm, ấm cật xong đâu ra đó… thì rõ ràng việc phải xuôi tay theo Mao, hay Hồ là chuyện không thể cưỡng lại được, nên đảng cũng chu toàn lo hậu sự cho đồng đảng được mồ yên, mả đẹp, theo tinh thần ơn đền, nghĩa trả cho hợp đạo lý cán bộ cấp cao (?), vì người thường dân khi chết nhà nước đã có chủ trương đem đi hỏa táng trong những "đài hóa thân" vừa thuận tiện, văn minh và không kém phần hiện đại, nhất là trong điều kiện quỹ đất đai ngày càng eo hẹp của một nước nhỏ, đông dân và phải không ngừng cắt xén bớt cho anh bạn bốn tốt.

Cũng như quy định về cái ăn, cái mặc, thì cái chết và chuyện chôn cất các cán bộ của đảng cũng được phân hạng rất rõ ràng và cụ thể. Nghị định 105 năm 2012 của chính phủ cộng sản Hà Nội quy định khi có cán bộ cao cấp nào chết, nếu được tổ chức lễ quốc tang, lễ tang cấp nhà nước, hay lễ tang cấp cao, sẽ được an táng tại nghĩa trang Mai Dịch tại Hà Nội, hay nghĩa trang thành phố Lạc Cảnh ở Thủ Đức – Sài Gòn.

Các chức danh trong đảng và về mặt nhà nước (gồm cựu và đương nhiệm) được tổ chức lễ quốc tang có tổng bí thư đảng, chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ và chủ tịch quốc hội.

Các chức danh trong đảng và về mặt nhà nước (gồm cựu và đương nhiệm) được tổ chức lễ tang cấp nhà nước có ủy viên bộ chính trị, bí thư ban chấp hành trung ương đảng, phó chủ tịch nước, phó thủ tướng chính phủ, phó chủ tịch quốc hội, chủ tịch ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc, chánh án tòa tối cao, viện trưởng kiểm sát tối cao, đại tướng lực lượng võ trang và thượng tướng là cán bộ hoạt động trước tháng 8/1945.

Nghĩa trang Mai Dịch xây dựng năm 1956, nằm trong phạm vi phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy – Hà Nội, có tổng diện tích hơn 5,9 ha, vốn là nghĩa trang liệt sĩ chống Pháp của các quận nội thành Hà Nội. Năm 1982 nghĩa trang được được tân trang, tu bổ để làm nơi chôn cất thêm các cán bộ cao cấp của đảng và hiện nay đã có 394 mộ cán bộ cao cấp như Lê Duẩn, Trường Chinh, Trần quốc Hoàn, Tố Hữu… cùng 1.228 mộ liệt sĩ.

Nghĩa trang thành phố Sài Gòn ở trong phạm vi phường Linh Trung, quận Thủ Đức, cũng là nghĩa trang liệt sĩ, người có công với đảng và khu A, tức đồi Lạc Cảnh, do thành ủy quản lý, giành riêng để chôn cất các cán bộ thành phố cao cấp như Nguyễn văn Linh, Võ văn Kiệt, Mai chí Thọ, Võ trần Chí.

Tháng 2/2018 Hà Nội chính thức công bố quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang mới giành để chôn cất các quan chức cao cấp, vốn đã được phó thủ tướng Hoàng Trung Hải ký quyết định số 546/QĐ-TTg theo lệnh của ban bí thư đảng từ tháng 4/2014. Theo đó, vị trí được chọn ở tại xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, nằm dưới chân núi Ba Vì, rộng tổng cộng 120 ha và cách phía tây Hà Nội hơn 40km. Tổng kinh phí xây dựng dự trù lên tới 1.400 tỷ VNĐ, quy mô chôn được 2.200 đến 2.500 cán bộ cao cấp của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam, theo tiêu chuẩn mỗi người được 25 đến 35m2 đất.

Trong hoàn cảnh ngân khố quốc gia đang cạn kiệt, xã hội thì bi đát khắp nơi, mọi chổ. Nhà thương đầy người bệnh lê lết ngoài hành lang, dưới gầm giường vì quá tải, trẻ con vào trường học vách đất, mái lá, phải chịu cảnh mưa tạt, gió lùa và dân chúng nhiều nơi phải vượt sông bằng cách chui vào bao nylon như người nhái, hay đeo ròng rọc như binh sĩ học đu dây tử thần… mà đảng vẫn bình chân như vại, táng tận lương tâm móc túi ngân sách để lo chổ ấm ngàn thu cho đồng đảng! Ngàn thu hay không thì gương tày liếp của Lenin, Stalin, Saddam Hussein còn sờ sờ ra đó. Gần hơn và cũng là đồng chí cật ruột hơn là Lê đức Thọ chôn trong nghĩa trang Mai Dịch, chịu không xiết cảnh bị ném phân, phóng uế, thân nhân phải cải táng đem về quê Nam Định, hay Võ nguyên Giáp phải trốn ra Vũng Chùa – Đảo Yến, chịu vùi lấp thân xác kẻ nướng quân như xài bạc giả dưới hàng tấn cement cốt sắt, mong tránh tương lai không xa "Thương dân, dân lập đền thờ. Hại dân, dân đái ngập mồ, thối thây" thì Yên Trung sẽ yên được bao lâu cho đảng.

03/2018
Nguyễn Hoàng Dân
danlambaovn.blogspot.com
________________________________________

Chú thích:

Milovan Djilas, The New Class : An Analysis of the Communist System, 1957.
George Orwell, Animal Farm, 08/1945.
Michael Voslensky, La Nomenklatura : Les Privilégiés en URSS, 1980.
Vũ ngọc Tiến, Điều tra đời sống cư dân đô thị miền bắc Việt Nam giai đoạn 1954 đến 1975, 06/2005.
Lê tùng Minh, tức Tô minh Trung, Dân chủ hóa Việt Nam : Hiện thực và khả năng, 2004.
Nguyễn ngọc Tiến, Đi xuyên Hà Nội, 7/2015.
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Image


Miệng Nam Mô, bụng 1 bồ dao găm!
Hưng Yên
- Thật đấy các vị, nếu chỉ nhìn phớt qua và nghe các hắn nói không thôi thì hầu hết người nghe đều lầm tưởng các hắn toàn là những người hiền lành, đạo đức trên thế gian này hiếm có. Thế nhưng "thức khuya mới biết đêm dài, sống lâu mới biết lòng người nông sâu!" So sánh ngày mới chiếm được Niền Nam với bây giờ thì các hắn đã khác nhau một trời một vực. Hỏi khác nhau như thế nào? Xin thưa ngay là nó như thế này:

Các hắn lớn, bé, già trẻ đều tự vỗ ngực xưng mình là những người Cộng Sản "chân chính". Như thế có nghĩa là các hắn chỉ là nhưng người Macxist - Leninist. Chuyên chính vô sản, tất cả cho nhân dân, vì nhân dân, bao nhiêu khó khăn, thiếu thốn các hắn chịu trước, chịu hết, sau đó mới tới người dân: "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau...!" Bác Hồ đã chả nói thế là gì? Thế nhưng xin mọi người cứ nhìn kỹ mà xem, vì "Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm!" Xưa nay các hắn chỉ quen "nói một đàng làm một nẻo" thôi!

Cộng sản là đám người vô thần, không có Chúa, không có Phật, không có hỏa ngục mà cũng chẳng có thiên đàng, chết là hết như con chó con heo, con trâu con bò vậy thôi, thế nên nhà thờ, chùa chiền, miếu mạo gì các hắn chẳng "ke", chỗ nào chiếm được là chúng hắn chiếm. Nói có sách, mách có chứng kẻo không lại bảo chúng tôi chỉ đổ oan cho các hắn: Chùa Liên Trì của Phật Giáo và Dòng Mến Thánh Giá của Công Giào là thế nào đây?

Về Chùa Liên Trì xin mọi người cùng đọc một đoạn trong 1 bài viết chúng tôi sưu tầm được ở trên Net như thế này:

Trích "Chùa Liên Trì là ngôi chùa được xây dựng cách nay hơn nửa thế kỷ tọa lạc tại phường An Khánh, quận 2 Sài Gòn. Từ khi xây dựng đến nay, chùa Liên Trì là nơi gắn bó với đời sống tâm linh cho bà con phật tử và cư dân Thủ Thiêm. Chùa Liên Trì là một trong số ít ỏi những ngôi chùa còn giữ được truyền thống thuần túy của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất kể từ sau biến cố năm 1975. Do vị trí đắc địa nằm gần bờ sông Sài Gòn, đối diện với khu trung tâm sầm uất của quận 1 nên chùa Liên Trì nằm trong “khu đất vàng” của thành phố. Vì vậy ngôi chùa đã lọt vào tầm ngắm của những nhóm lợi ích. Với giá trị lợi nhuận cao cùng những việc công đức mà Hòa thượng Thích Không Tánh (vị trụ trì chùa) đã làm hàng chục năm qua, chùa Liên Trì trở thành cái gai trong mắt nhà cầm quyền và họ đã quyết tâm phá bỏ.

Còn về Dòng Mến Thánh Giá của Công Giào ở Thủ Thiêm Thì:

Tin cập nhật lúc 7:45 phút tối 23/10 cho biết hiện các lực lượng công an, cảnh sát cơ động được điều động rất đông đến bao vây xung quanh khu vực các sơ đang đọc kinh. Mọi con đường vào Thủ Thiêm đều bị ngăn chặn, không ai có thể vào bên trong để hỗ trợ cho các nữ tu." Ngưng trích.

Chẳng Chúa chẳng Phật, chẳng Cha chẳng Thầy, chẳng Sư chẳng Sãi... Cứ không lợi dụng được gì là chúng báng bổ, cấm đoán, còn thấy lợi dụng được là chúng 'bu' đến ngay, mặt cứ trơ như đá, chẳng xấu hổ gì!

Ai cũng biết ngày mới ăn cướp được miền Nam các hắn vênh váo, vỗ ngực, tự "tuyên xưng" mình là những người vô thần còn tôn giáo thì chỉ như những liều thuốc phiện, ru ngủ làm người ta mất sức chiến đấu. Do đó những người muốn vào "Đảng" phải là những người vô thần, tuyệt đối không được bén mảng đến Nhà Thờ, Chùa chiền, Miếu mạo... với tính cách cầu nguyện hay cúng vái gì. Mấy chục năm về trước thì như vậy, còn nay thì sao hả quý vị? Trên BBC tiếng Việt mới có 1 bài với nhan đề: Cúng lễ vì mất niềm tin vào 'cõi dương'. Trong đó có những đoạn viết, chúng tôi xin trích nguyên văn ra đây để mọi người cùng đọc cho nó vui:

Trích "Truyền thông Việt Nam mấy ngày qua đưa tin vào dịp đầu năm Mậu Tuất, người dân và cả cán bộ nhà nước đổ đến các đền chùa miếu mạo để đi lễ, cúng bái.

Tiêu biểu là hiện tượng biển người đổ về dự lễ cầu an, chen chân xin lộc ở chùa Phúc Khánh, Hà Nội và hàng ngàn người rồng rắn xếp hàng về xin ấn từ 5 giờ sáng ở Đền Trần, Nam Định,
Cũng trong bài trên, ở một đoạn khác lại viết:

Cán bộ nhà nước đi lễ trong giờ làm việc:

Mặc dù chính phủ đã có công văn cấm cán bộ nhà nước đi lễ trong giờ hành chính, truyền thông Việt Nam đưa tin chuyện này vẫn xảy ra, với vụ việc nổi bật nhất là 7 cán bộ Kho bạc Nhà nước Thành phố Nam Định bị đình chỉ công tác vì làm chuyện này." Ngưng trích

Theo các hắn - những người vô thần - cầu cúng là một sự tin nhảm, vì thế nên mới cấm cán bộ nhà nước đi lễ Chùa trong giờ hành chánh. Có điều chỉ cấm cán bộ, nhân viên "cắc ké" thôi chứ loại "to đầu" thì vẫn được. Nhất là nếu đấy lại là "Chùa, Miếu" ở nước ngoài thì lại càng khuyến khích đi cúng bái hơn nữa.

Cũng trên BBC tiếng Việt, xin mọi người cùng đọc một bài có nhan đề Chủ tịch Quang thăm nơi Đức Phật giác ngộ: Cung kính lắm các vị ơi, ông gục đầu vào 1 phiến đá, chẳng biết đó là cục đá thiêng hay là tượng của 1 vị thần nào ngày ông bà Chủ Tịch nước đi thăm chùa Mahabodhi tại Ấn Độ. Cứ như một Phật tử thuần thành đang hết lòng sám hối vì tội lỗi mình đã phạm trong những ngày qua. Một tấm hình khác ghi rõ hồi tháng 10/ 2014 Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân - cũng tại Chùa Mahabodhi Ấn Độ - Ông bà Thủ Tướng cũng hết sức cung kính chắp tay niệm Phật còn hơn cả những người chung quanh nữa. Nhìn tấm hình tự nhiên trong đầu chúng tôi lại lóe lên một ý nghĩ - cứ coi như là hơi têu tếu đi - lại cũng "Miệng Nam Mô bụng bột bồ dao găm" nữa! Cũng may đây là mãi tận bên Ấn Độ nên hiếm có người biết các vị là ai, chứ nếu ở việt Nam, ai cũng nhẵn mặt các vị rồi thì còn xấu hổ đến như thế nào nữa?!!!

Hưng Yên
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Image

Tin đồn tướng côn an Nguyễn Thanh Hoá bị bắt đã trở thành sự thật

CTV Danlambao
- Ngày 14 tháng 1 năm 2018, trên các trang mạng xã hội đã rộ lên tin đồn về việc hai tướng côn an cộng sản là Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hoá bị bắt vì liên quan đến đường dây đánh bạc qui mô lớn. Thế nhưng Bộ côn an cộng sản đã bác bỏ tin đồn này khi thiếu tướng Lương Tam Quan – Chánh văn phòng Bộ côn an khẳng định đó là những thông tin không có căn cứ, cơ sở vì chưa có thông tin gì về việc khởi tố này.

Thế nhưng ngày 11.3.2018 truyền thông cộng sản đã chính thức đưa tin khởi tố Nguyễn Thanh Hoá mang quân hàm thiếu tướng côn an, nguyên cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao vì liên quan đến việc tổ chức cờ bạc online thông qua hai cổng điện tử Rikvip và Tip.Clup. Theo đó, cơ quan an ninh điều tra của côn an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định bắt tạm giam Nguyễn Thanh Hoá 4 tháng về tội “tổ chức đánh bạc” xuyên quốc gia với qui mô lên đến hàng ngàn tỷ hồ tệ.

Cùng ngày 11.3, Trần Đại Quang, Chủ tịch nước cộng sản Việt Nam ký quyết định tước danh hiệu công an nhân dân của thiếu tướng côn an Nguyễn Thanh Hoá. Bên cạnh đó, tổng bí thư cộng sản Nguyễn Phú Trọng cũng đã chủ trì cuộc họp để nghe đảng uỷ côn an T.Ư và các cơ quan chức năng liên quan báo cáo kết quả điều tra vụ án: “tổ chức đánh bạc, đánh bạc, lừa đảo, rửa tiền”. Ban bí thư cộng sản nhận định đây là vụ án nghiêm trọng và yêu cầu Bộ côn an tiếp tục mở rộng điều tra làm rõ trách nhiệm các đối tượng liên quan.

Ngoài việc thiếu tướng côn an Nguyễn Thanh Hoá chính thức bị khởi tố, bắt tạm giam thì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn chưa “nhắc” đến trung tướng côn an Phan Văn Vĩnh. Có thể thấy Nguyễn Phú Trọng đã và đang tiếp tục làm “nóng” cái lò cộng sản bằng việc trảm một số tướng côn an. Vấn đề là cái tên nào sẽ được nhắc đến trong “chiến dịch” phá vụ án “tổ chức đánh bạc, đánh bạc, lừa đảo, rửa tiền”.

Qua việc khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Văn Hoá, người dân ngày càng tin vào những tin đồn trên mạng xã hội bởi tính xác thực cũng như sự nhạy bén thông tin. Từ đó có thể phần nào khẳng định Phan Văn Vĩnh cũng đã bị côn an cộng sản bắt giữ nhằm tính toán thời điểm công bố lệnh khởi tố. Cũng từ đó đã xuất hiện những tin đồn cho rằng trong vụ án này, Bộ trưởng Bộ côn an, thượng tướng Tô Lâm sẽ theo chân đồng chấy 3X để làm người tử tế.

CTV Danlambao
vuongquan
Posts: 270
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »

Image

Bầu cử tổng thống Nga : một vở tuồng không hẳn thiếu kịch tính
Trừ trường hợp bất ngờ khủng khiếp, ngày 18/03/2018 Vladimir Putin sẽ tái đắc cử với số phiếu áp đảo ngay vòng một, tiếp tục làm tổng thống Nga đến năm 2024. Tuy kết quả có thể dự báo trước nhưng có hai vấn đề đang làm ban tham mưu của điện Kremlin bối rối : thứ nhất là tỷ lệ cử tri vắng mặt làm chiến thắng mất chính danh. Ẩn số thứ hai là thế đang lên của ứng cử viên đảng Cộng sản Nga, nhà tỷ phú Pavel Grounidine, đối thủ có tầm cỡ nhất của tổng thống Putin được phép tranh cử.

Từ khi chế độ chuyên chế sụp đổ vào năm 1991, chưa bao giờ môt cuộc bầu cử tổng thống tại Nga lại thu hút đông đảo ứng cử viên như thế: tổng cộng 8 người. Vladimir Putin đối đầu với 7 đối thủ nhưng không có đối thủ nặng ký Alexei Navalny, vốn bị cấm ứng cử đến năm 2024.

Cho dù bị Tây phương ghét cay ghét đắng, bị lên án chiếm lãnh thổ của nước này, can thiệp vào bầu cử ở nước kia, tổng thống Nga Vladimir Putin lại được dân Nga tin tưởng và do vậy chắc chắn sẽ đắc cử thêm một nhiệm kỳ.

Theo viện thăm dò dân ý của nhà nước, VTSIOM, ông Putin sẽ đắc cử ngay vòng đầu với khoảng 70% phiếu. Đây cũng là « chỉ tiêu » của điện Kremlin, để có thể khẳng định tính chính danh của chiến thắng. Bởi vì theo các đối thủ của ông, tổng thống Nga đánh bóng uy tín bằng phương tiện của nhà nước, khống chế truyền thông, siết chặt không gian tự do, đánh phá đối lập trong suốt 18 năm cầm quyền liên tục.

Khắc tinh của Putin, luật sư Alexei Navalny, bị cấm tranh cử. Ông tố cáo chủ nhân điện Kremlin, chỉ đạo tư pháp dàn dựng các vụ án để triệt hạ các đối thủ lợi hại nhất.

Putin : chiến thắng trong tầm tay

Còn đối với hàng triệu cử tri Nga, Vladimir Putin là « người của thời thế », đem lại ổn định cho nước Nga sau hơn một thập niên rối loạn kinh tế và bất ổn chính trị của thời Yelsin.

Theo nhà phân tích chính trị Konstantin Kalatchev ở Matxcơva, Putin là tấm gương phản chiếu và qua đó mọi người dân nhìn thấy ước vọng của chính mình. Người thì xem Putin là người khôi phục uy thế nước Nga, sức mạnh quân đội và công nghiệp vũ khí, người thì nói nhờ Putin mà tiền hưu được cấp đúng kỳ hạn và đời sống khá hơn. Cũng theo phân tích của Konstantin Kalatchev, tổng thống Nga biết cách khai thác tâm lý sợ hãi cũng như tâm lý tự ti lẫn tự tôn của người dân Nga, nhất là ở nông thôn, nơi đời sống khó khăn, người dân rất sợ bị mất những gì đang có.

Trong lần bầu cử trước, năm 2012, chiến dịch vận động của Putin, lúc đó đang làm « thủ tướng » cho Medvedev, tập trung vào lời hứa « cải thiện đời sống » người dân. Nhưng sáu năm qua, nước Nga bị trì trệ kinh tế.

Để tránh mọi phản ứng bất lợi, với những cuộc biểu tình phản kháng huy động hàng trăm ngàn người như hồi tháng 12/2012, tổng thống Putin không vận động tranh cử, không tranh luận đối chiếu cương lĩnh chính trị khiến cho các đối thủ mất cơ hội tấn công chỉ ra nhược điểm. Thứ hai, ông cấm viện thăm dò độc lập Lavada công bố kết quả ý kiến, nếu không muốn bị đóng cửa.

Vận động tẻ nhạt

Thế nhưng, chiến thuật này dẫn đến hai hệ quả bất lợi. Hệ quả thứ nhất là đảng Nước Nga Thống Nhất , tuy dẫn đầu các kết quả thăm dò chính thức, nhưng tỷ lệ tín nhiệm xuống dưới ngưỡng 50%. Và hệ quả thứ hai, đang làm cho phe Putin lo lắng, là tỷ lệ cử tri vắng mặt. « Đối thủ » của Putin, trong cuộc bầu cử lần này là số người không đi bầu. Các nhà chiến lược của điện Kremlin phải giải quyết phương trình nhức óc là làm sao dung hoà được một cuộc bầu cử với kết quả biết trước với tỷ lệ tham gia đủ cao để bảo đảm tính chính danh cho người chiến thắng.

Theo nhận định của giới đối lập, giải pháp của phe Putin là cho phép một số nhân vật có sức thu hút quần chúng tò mò để « lót đường », để cử tri quên đi Alexei Navalny. Người thứ nhất là nữ phóng viên Ksenia Sobtchak, con gái của cố thị trưởng thành phố Saint Petesbourg, người đỡ đầu của trung tá mật vụ Vladimir Putin. Nhân vật thứ hai là triệu phú Pavel Grounidine, ứng cử viên của đảng Cộng sản Nga, nhưng không phải là đảng viên. Pavel Grounidine, 57 tuổi, thành đạt trong ngành nông phẩm.

Những hệ quả ngoài kịch bản

Một vài quan sát viên xem chính trị gia lính mới « vua trồng dâu » là đá lót đường của Putin. Tuy nhiên, khi thấy nhân vật mới mẽ này đã giúp đảng Cộng Sản Nga được công luận quan tâm hơn, báo chí thân điện Kremlin lập tức đăng bài soi mói đời tư, « tiết lộ » tài khoản ở Thụy Sĩ, thanh tra thuế vụ liên tục viếng thăm ứng cử viên Pavel Grounidine.

Mặc dù khắc tinh Navalny bị vô hiệu hóa nhưng vẫn có một số sự việc diễn ra đúng theo kịch bản của điện Kremlin.

Từ Matxcơva, thông tín viên Hoàng Dung phân tích :

« Ứng cử viên có khả năng về thứ hai là ông Pavel Grounidine, một nhân vật mới mẻ trên chính trường Nga, giám đốc một nông trang trồng dâu tây ở ngoại ô Matxcơva. Mấy năm trước, ông còn là một trong những người được Putin tin cậy. Năm 2010, Pavel Grounidine còn là thành viên của đảng Nước Nga Thống Nhất nhưng giờ đây ông lại đứng trong hàng ngũ của đảng Cộng sản Nga.

Bị báo chí truyền thông chĩa mũi dùi nhiều nhất nào là bán đất nông trang, nào là có tài khoản trong ngân hàng nước ngoài. Tuy bị nhiều cáo buộc như vậy, nhưng uy tín của ông, càng gần ngày bầu cử thì càng tăng thêm…. »
bobinh
Posts: 221
Joined: Fri Feb 26, 2010 1:35 am
Contact:

Post by bobinh »

Image

"Thiên đường của đảng" bị xếp hạng 95 trong bảng hạnh phúc
Tháng Chín
(Danlambao) - Đầu năm 2017 báo chí lề đảng và các dư luận viên được một phen lên đồng khi Indochina Research, một tổ chức lơ tơ mơ, công bố “Việt Nam là nước hạnh phúc thứ 4 trên thế giới”. 1 năm sau, Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc công bố bản báo cáo cho năm 2018 và thiên đường của đảng bị lọt tuốt xuống hàng thứ 95 của hạnh phúc (hay khổ đau).

Trong bản báo cáo 2018 này, "hạnh phúc" hơn Việt Nam một chút là một thiên đường cộng sản khác: Tàu cộng với xếp hạng 86. Tại các nước láng giềng theo chủ nghĩa tư bản giãy chết thì người dân lại hạnh phúc hơn Việt Nam ta: Đài Loan: 26, Mã Lai: 35, Thái Lan: 46, Phi Luật Tân: 71.

Đứng đầu top 10 là những nước Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch, Iceland, Thuỵ Sĩ, Hoà Lan, Canada, Tân Tây, Thuỵ Điển, và Úc.

Đội sổ là những nước Malawi, Haiti, Liberia, Syria, Rwanda, Yemen, Tanzania, Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, Burundi.

Chỉ có 4 giải thích cho sự việc tụt sổ từ hạnh phúc đứng hàng thứ 4 xuống bị ít hạnh phúc hàng thứ 95:

- Một là trước đây đảng ta đã trả tiền cho tổ chức Indochina Research làm một báo cáo trên trời để dân ta được lên mây và sáng mắt sáng lòng với đảng;

- Hai là tổ chức Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc đã làm ăn tắt trách - không nhìn thấy hình ảnh nhiều người dân Việt Nam hạnh phúc điên cuồng đến độ cởi truồng chạy nhông khắp đường phố sau khi thắng một trận đá banh;

- Ba là tổ chức này đã đo lường hạnh phúc của người dân Việt bằng chỉ số hạnh phúc của... Đinh La Thăng và các quan chức đàn em của Nguyễn Tấn Dũng.

- Bốn là đã có thế lực thù địch trà trộn vào Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc để tuyên truyền chống phá chế độ ưu việt của đảng ta.
Image

Image

Image
Nguồn: https://s3.amazonaws.com/happiness-repo ... HR_web.pdf

18.03.2018
Tháng Chín
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

”Việt Nam, Con Thuyền Không Bến” Và “Một Con Đường Hẹp”

ĐỖ THÁI NHIÊN..

Image
Lão mặt thớt Ba Đình
Ngày 6/3/2018 trên Facebook của mình, nhà văn Trần Trung Đạo đã phổ biến bài viết “ Việt Nam, Con Thuyền Không Bến”. Sở dĩ gọi là “ Con Thuyền Không Bến” bởi lẽ, theo Trần Trung Đạo, Việt Nam hiện có hai thế lực “đảng” và “chống đảng”

“Về phía đảng CS.

Đảng CSVN là một đảng (1) bán nước, (2) không có tính chính danh, (3) bám quyền lực và (4) ngu dốt trong điều hành đất nước.

Về phía chống đảng CS.

Chưa có hướng đi chung....Việt Nam có hầu hết các yếu tố để dẫn đến một cuộc cách mạng , tuy nhiên vẫn còn thiếu lực lượng của những người nhận thức đúng hướng đi để chèo chống con thuyền qua cơn bảo tố CS”.

Thế nào là “nhận thức đúng hướng đi” ? Trần Trung Đạo nhắc tới những lãnh đạo phong trào dân chủ tại các quốc gia cựu CS: Ba Lan, Estonia, Ethiopia, Mông Cổ....

“Những lãnh đạo phong trào dân chủ tại các nước này không tham lam, không lãng phí thời gian và công sức vào những chuyện chỉ có thể giải quyết sau khi giải thể chế độ CS “.

Chừng nào phong trào dân chủ VN chưa nhận ra “giải thể chế độ CS” là công cuộc có tính duy nhất tiên quyết, chừng đó “ Việt Nam vẫn còn là một con thuyền không bến”

Ngày 15 tháng 3, 2018 , từ Hà Nội, Luật Sư Ngô Ngọc Trai đã phổ biến trên BBC một bài viết góp ý với Nhà văn Trần Trung Đạo. Góp ý rằng: “Đường lối đảng CSVN nay đã hoàn toàn khác trước... Mặc dầu còn những hành vi trấn áp tàn nhẫn trong hiện tại, chính quyền hiện nay đang cố công thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước và xử lý chấn chỉnh bộ máy”. Và rằng: “Để thúc đẩy Việt Nam được dân chủ và thịnh vượng thì vẫn còn một con đường khác, thay vì tìm cách giải thể chế độ thì hãy tìm cách thúc giục ban lãnh đạo đảng CS làm tốt hơn những việc họ đang làm”. Ls Ngô Ngọc Trai gọi con đường vừa mô tả là “Một con đường hẹp”

CẢM NGHĨ VỀ CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA NHÀ VĂN TRẦN TRUNG ĐẠO VÀ LS NGÔ NGỌC TRAI: Nội dung cốt lõi của tương lai Việt Nam là câu hỏi: Nên xác định bến cho “con thuyền không bến” hay nên đi vào “một con đường hẹp” của Ls Trai?

NÓI VỚI LS NGÔ NGỌC TRAI

Khoa sử quan của triết học Con Người chỉ ra rằng: “ Lịch sử là lịch sử của mọi vận động nhằm bảo vệ và phát triển đời sống Người. Tất cả những gì chống lại quyền được sống như một con người đều bị lên án là phản động, đều bị lịch sử đào thải”. Vì vậy, mọi thảo luận về những chuyển mình của xã hội cần được diễn ra trên căn bản khoa học của môn sử quan.

Thay đổi trên dòng sử không thể diễn đạt mơ hồ, vô căn cứ theo kiểu viết của Ls Ngô Ngọc Trai: “ Đường lối lãnh đạo và phát triển đất nước của đảng CS hiện nay đã khác hoàn toàn so với mấy chục năm trước”. Thế nào là “khác hoàn toàn” ?

Ngày xưa cán bộ CS nhận hối lộ bằng một, hai gói thuốc lá có đầu lọc. Ngày nay vật phẩm hối lộ lên tới vài tỷ Hồ tệ. Phải chăng đó là “khác hoàn toàn” ?

Ngày xưa, ngay sau 30/4/1975, những người đã từng tích cực nuôi ăn, cung cấp nơi ẩn trốn cho cán binh VC trong chiến tranh Việt Nam được cán bộ CS “thương mến” gọi là anh nuôi, chị nuôi, Mẹ chiến sĩ. Ngày nay anh nuôi, chị nuôi, Mẹ chiến sĩ...tất cả đều có mặt đông đủ giữa tầng lớp dân oan. Phải chăng , đó là “khác hoàn toàn” ?

Ngày xưa cán bộ CS đều diện đồng phục: nón cối, dép râu, bộ quần áo màu cứt ngựa rộng thùng thình. Ngày nay cán bộ CS: áo quần lượt là, rập khuôn theo thời trang “Đế quốc Mỹ”. Tóc nhuộm đen lay láy như tóc của lớp tuổi 20, thế nhưng bên dưới của những mái tóc kia vẫn là bộ óc tăm tối xuất phát từ rừng xanh. Phải chăng, đó là “khác hoàn toàn” ?

Ngày xưa cán bộ CSVN theo Nga đánh Tàu. Ngày nay cán bộ CS vì nhu cầu bảo vệ ghế cầm quyền đã tôn vinh Trung Cộng lên ngôi vị mẫu quốc tối cao. Phương châm cai trị đất nước của đảng CS là “ hèn với giặc, ác với dân”. Người dân chống Hà Nội bị tù khổ sai. Người nào chống Bắc Kinh án phạt sẽ nặng lên 10 lần. Phải chăng, đó là “khác hoàn toàn” ?

Tại Việt Nam, thay đổi mà người dân mong chờ và lịch sử đòi hỏi không gì khác hơn là sự xóa bỏ triệt để ranh giới kỳ thị giữa “đảng và quần chúng”, giữa thống trị và bị trị, giữa chủ nô và nô lệ. Muốn đạt đến cái khác kia đảng CSVN phải dứt khoát và vĩnh viễn từ giả hành động dối gạt quần chúng dưới tên gọi “ đảng cử dân bầu”. Quyền tự do ứng cử và bầu cử của người dân phải được toàn xã hội tuyệt đối thượng tôn. Người dân là chủ nhân ông duy nhất và tối cao của đất nước. Đó là công lý hiển nhiên và hằng cửu. Thế nhưng, công lý vừa nêu là điều mà già nửa thế kỷ qua và mãi mãi về sau này, CSVN phủ nhận một cách cứng rắn và man rợ. Điều này là lý do giải thích tại sao trên quê hương Việt Nam, tiếng nói của đường phố ngày càng gầm vang đòi hỏi “giải thể chế độ CS”.

Cái mà Ls Ngô Ngọc Trai gọi là “một con đường hẹp” hoàn toàn xa lạ đối đối với ý muốn hiện nay của người dân. Vả lại, đường vận động của lịch sử phải là con đường của công lý, con đường thênh thang và rực rỡ ánh mặt trời. “ Một con đường hẹp” chỉ là lối mòn của những người vừa muốn vinh thân dưới ách bạo quyền CS vừa sợ bị lịch sử nguyền rủa.

NÓI VỚI NHÀ VĂN TRẦN TRUNG ĐẠO..

Nhà văn Trần Trung Đạo đặt vấn đề “giải thể chế độ CS” với sự nhấn mạnh “giải thể” cần được giải quyết triệt-để-ưu-tiên, mọi vấn đề khác xin ghi là hậu xét.

Muốn giải thể một chế độ chính trị không thể không bàn tới tương quan thế và lực. Đứng trên quan điểm của lịch sử, thế là công bằng và lẽ phải, là tất cả những suy nghĩ và hành động nhằm phục vụ lịch sử, phục vụ quyền làm người của con người. Do đó, thế với sự phổ biến của truyền thông sẽ hấp dẫn nhân quần xã hội. Có nhân quần xã hội tức là có lực. Thế sản sinh ra lực là vì vậy. Trong cuộc đấu tranh bên này là quần chúng nhân dân, bên kia là chế độ CS độc tài, tham nhũng, ngu dốt, bán nước, “thế” hiển nhiên là vị trí đứng của người dân. Vấn đề còn lại là tổ chức và điều động “lực”.

Bây giờ hãy bàn về nội dung chuyển mình của lịch sử Việt Nam ngày nay. Chuyển mình kia gồm bốn bước:

(1)Đương biến: CSVN hèn với giặc, ác với dân. Người dân đứng lên chống đối. Như vậy là lịch sử Việt Nam có biến: đương biến.

(2)Thuế biến: thuế là lột xác, ve sầu lột xác. Mỗi khi bị lực lượng quần chúng cách mạng tấn công mạnh và ồ ạt, CS bắt buộc phải hoặc là trá hàng hoặc là mở cuộc tấn công quần chúng trên địa bàn mới nhằm giải vây cho trận địa mà CS đang thua. Trận chiến như vừa mô tả gọi là thuế biến. Dĩ nhiên đôi khi quần chúng cách mạng cũng áp dung chiến thuật thuế biến.

(3)Tiệm biến: trên trận đồ thuế biến giữa quần chúng và bạo quyền CS tiếp tục chống đối lẫn nhau. Cuộc chiến cứ như vậy mà dằng co làm cho tình hình biến chuyển từ từ.... Biến như vậy gọi là tiệm biến.

(4)Đột biến: Vào lúc nào đó do tác động cộng hưởng của một số chuyển biến quốc nội và/hoặc quốc tế, cuộc chiến tiệm biến đột nhiên tăng tốc độ và tăng cường độ. Với sự tổ chức và điều động của các nhóm hạt nhân cách mạng trong quần chúng, lực lượng quần chúng cách mạng, vốn có thế và có lực áp đảo so với bạo quyền CS, đồng loạt đứng lên lật đỗ bạo quyền. Đó là ý nghĩa của đột biến.

Những khảo sát về sử-quan-triết-học-Con-Người, về thế và lực, về bốn bước chuyển mình của lịch sử đã mở ra chân lý rằng: công việc giải thể chế độ CS bao gồm nhiều hình thức nhiều nội dung đấu tranh uyển chuyển. Đặc biệt, trong thuế biến và tiệm biến, người chiến sĩ cách mạng phải ứng chiến trên nhiều trận địa khác nhau: chính trị, lịch sử, giáo dục, luật pháp, kinh tế, xã hội... Trên nhiều trận địa khác nhau kia cách mạng và xây dựng là hai mặt không tách rời của một bàn tay. Vì vậy, giữa chuyện “giải thể chế độ CS” và “ những chuyện chỉ có thể giải quyết sau khi giải thể chế độ CS” không thể là hai bước đi, không thể là hai khối câu chuyện riêng biệt. Trong hai khối câu chuyên vừa nêu lại hàm chứa nhiều câu chuyện có tính vệ tinh. Tất cả chuyện nhỏ, chuyện lớn kia đều nằm trên con-thuyền-giải-thể-chế-độ-CS. Thế nhưng mỗi người trên thuyền lại ôm lấy một câu chuyện và tự cho câu chuyện mà mình đang ôm là chuyện lớn nhất, chuyện duy nhất ưu tiên. Quá nhiều ưu tiên làm cho con thuyền bị hối thúc tiến về vô số bên. Nhìn hoạt cảnh vô số bến cãi nhau ầm ỉ, nhà văn Trần Trung Đao ngao ngán hạ bút: “ Việt Nam, Con Thuyền Không Bến”.

Trong con thuyền không bến, người ta tìm thấy vô số bến. Đó là bài toán đa nguyên của dân chủ đa nguyên. Xin các bên trong dân chủ đa nguyên hãy bình tĩnh đặt cái bến mà mình ấp ủ lên bàn thảo luận. Cuộc thảo luận này chỉ ra rằng: trên con đường “giải thể chế độ CS “, con thuyền giải thể, do nhu cầu đấu tranh chính trị, trong nhiều không gian và thời gian khác nhau, phải ghé rất nhiều bến tạm trước khi đến bến sau cùng: bến không CS, bến của dân chủ nhân quyền. Trên lộ trình bến tạm và bến chính, mỗi người đều nhận ra sự hiện hữu của cái bến mà mình cho là ưu tiên hàng đầu. Làm thế nào đạt đồng thuận để “con thuyền giải thể CS” di chuyển suông sẻ qua những bến tạm trước khi đạt đến bến dân chủ nhân quyền? Đây là bài học lớn viết về kỷ thuật sinh hoạt của dân chủ đa nguyên. Đề tài này thuộc về nội dung một bài viết khác./.

ĐỖ THÁI NHIÊN.
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Mỹ-Trung: Hai Cuộc Chiến
Vi Anh

Mỹ và Trung Cộng [TC] hai nước đang tiến dần tới hai cuộc chiến tranh. Một cuộc chiến thương mại trên thương trường giữa hai nước. Một cuộc chiến ở Biển Đông ở Á châu Thái bình dương do cuộc chiến thương mại dấy động có thể thành chiến tranh quân sự.

Một, chiến tranh thương mại. Mỹ theo truyền thống dùng chiến thuật tấn công phủ đầu trải thảm trận địa. Mỹ tăng thuế thép 25%, nhôm 10%, đánh vào TC, nhưng có những chính sách thừa trừ cho các nước khác như Hàn Quốc, Canada, Brazil, Úc và có thể một số nước trong Cộng Đồng Âu Châu. TT Trump đưa một thí dụ bình dân bất công để dẫn giải rằng TC đánh thuế xe Mỹ nhập vào TC 25%, trong khi xe TC vào Mỹ chỉ bị đánh thuế là 2% mà thôi.

Ông còn trải thảm bằng pháo đài bay lên TC. Ông tuyên bố sẽ áp thuế lên gần 1.300 sản phẩm nhập cảng từ Trung Quốc trị giá khoảng 60 tỉ đôla. Theo báo chí Mỹ Ông sẽ nhắm vào các ngành công nghệ và viễn thông. Ông nói Trung Quốc có thặng dư thương mại 375 tỉ đô la với Mỹ.

TC phản công. Thông tín viên RFI Heike Schmidt tường trình từ Bắc Kinh: «Không chút chần chừ, bộ trưởng Thương Mại Trung Quốc đã lên tiếng đe dọa Washington về thuế hải quan đối với hàng nhập khẩu Mỹ với tổng trị giá khoảng 3 tỉ đô la, đánh vào các mặt hàng thịt lợn, thép, hoa quả, rượu vang… Không có chuyện để Hoa Kỳ lấn lướt. Sáng nay (23/03), Hoàn Cầu Thời Báo còn viết: Người dân Trung Quốc ủng hộ những luận điểm trên, đồng thời cảnh báo Washington rằng người Trung Quốc có sức chịu đựng bền bỉ mà Hoa Kỳ không thể sánh được».

Nhưng bên ngoài hai bên tuyên bố cứng rắn, bên trong Washington và Bắc Kinh kín đáo đàm phán. Tin báo Wall Street Journal nói trong khi hai quốc gia có lời qua tiếng lại trước công chúng, ở phía sau hậu trường các giới chức Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu thảo luận để gia tăng việc cho hàng hóa Mỹ vào thị trường Trung Quốc.

Hai, chiến tranh quân sự, hai cuộc chiến ở Biển Đông. Mỹ- Trung điều quân ghìm nhau như trong tình trạng sẵn sàng chiến tranh ở Biển Đông. Chiến tranh thương mại ở hai thủ đô Washington và Bắc Kinh dấy động mặt trận thứ hai, thêm sôi động, tình hình tiến dần tới hải chiến, không chiến giữa TC và Mỹ cùng đồng minh và đối tác của Mỹ. Ngày 23/03/2018 Hải Quân Mỹ đã cho một chiến hạm USS Mustin tiến vào tuần tra bên trong vùng 12 hải lý quanh đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa, mà TC đã quân sự hoá. Cụ thể, tàu Mustin đã đi vào phạm vi 12 hải lý quanh Bãi Đá Vành Khăn, một hòn đảo nhân tạo trong chuỗi đảo Trường Sa, và tiến hành các cuộc diễn tập gần căn cứ của Trung Quốc. Hải quân Hoa Kỳ thách thức tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc bằng hoạt động tự do hàng hải.

TC rất giận dữ. TQ cáo buộc đây là hành động khiêu khích, là phản ứng mới nhất của Washington để chống lại những gì bị coi là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm hạn chế quyền tự do đi lại tại Biển Đông. Trung Quốc vào ngày 23 tháng 3 lên tiếng cáo buộc Hoa Kỳ ‘khiêu khích nghiêm trọng’ ở Biển Đông sau khi Khu Trục Hạm USS Mustin đi qua vùng 12 hải lý của Đá Vành Khăn tại Quần Đảo Trường Sa.

Và TC còn phẫn nộ hơn coi hoạt động mới nhất của hải quân Mỹ diễn ra chỉ một ngày sau khi Tổng thống Donald Trump ký bản ghi nhớ về chính sách thuế mới, nhắm mục tiêu vào hàng hóa Trung Quốc trị giá 60 tỉ đôla.

TC phản ứng. Quân đội Trung Quốc hôm 23/3 cho biết hải quân nước này cũng sẽ tiến hành các cuộc tập trận ở Biển Đông và nói đây là một phần trong các cuộc diễn tập thường niên, theo tin Reuters dẫn nguồn từ tờ báo chính thức Quân đội TQ.

Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết đã theo sát hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của TQ dẫn đầu một nhóm tàu vượt qua eo biển Đài Loan theo hướng tây nam, nghĩa là đi vào khu vực tranh chấp Biển Đông trong hoạt động mà Đài Loan cho là tập trận.

Nhưng TQ đã chậm hơn Mỹ. Tin VOA cho biết ngày trước TC, hàng không mẫu hạm Mỹ tập trận ở Biển Đông sau khi rời VN. Tin VOA của Mỹ, một sĩ quan hải quân Hoa Kỳ cho VOA Việt Ngữ biết rằng việc hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson tập trận với hải quân Nhật ở Biển Đông ít lâu sau khi rời Việt Nam để “thể hiện cam kết với các đồng minh và đối tác”. HKMH USS Carl Vinson tiến hành các cuộc diễn tập chung với các tàu của hải quân Nhật hôm 11/3 khi lực lượng của đôi bên cùng quá cảnh ở Biển Đông. Khi được hỏi liệu hoạt động này có nhắm vào Trung Quốc hay không, ông Hawkins nói “không”, đồng thời tuyên bố rằng “việc phối hợp với các đối tác hàng hải ở các vùng biển rộng mở là cách chúng tôi duy trì an ninh, thịnh vượng và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương trong hơn 70 năm qua”.

Như đã biết từ khi lên nắm chánh quyền TT Trump đã thường xuyên cho tiến hành các chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, cho tàu tuần tra sát vào bên trong vùng 12 hải lý các đảo và bãi đá TQ đã chiếm của các nước và đã quân sự hoá. Từ ngày tổng thống Trump nhậm chức đến nay, Hải quân Mỹ đã 4 lần cho tàu tiến vào tuần tra gần các thực thể mà Trung Quốc kiểm soát tại Biển Đông, cả ở Hoàng Sa, lẫn Trường Sa. Mỹ làm thế để thách thức các yêu sách quá đáng, các tuyên bố phi pháp, có căn cử về chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Bây giờ thử xét về tương quan lực lượng của Mỹ và TQ trong trận chiến thương mại và khi xảy ra chiến tranh ở Biển Đông ra sao. Chiến tranh thương mại, TC chỉ mới là đệ nhị siêu cường. Theo Julien Marcilly, đại diện cho công ty bảo hiểm cho các doanh nghiệp Pháp Coface, nếu xảy ra một cuộc chiến thương mại, Trung Quốc bị thiệt hại nhiều hơn Mỹ. Tổng kim ngạch xuất cảng của Mỹ sang Trung Quốc chỉ tương đương với 0,5% GDP của nền kinh tế số 1 thế giới là Mỹ. Ngược lại xuất cảng của Trung Quốc sang Hoa Kỳ chiếm tới 5% tổng sản phẩm nội địa Trung Quốc. Hàng hoá TC made in China mang tiếng xấu. TQ đông dân nhưng lợi tức đầu người thấp hơn Mỹ rất nhiều, sức mua yếu, thị trường TQ so với Mỹ yếu hơn. Mỹ là thị trường lớn nhứt thế giới. Hàng hoá Made in USA được trọng vọng, tín cẩn nhiều lần hơn của TQ. Khoa học kỹ thuật Mỹ vô địch. Mỹ giao thương với nhiều nước hơn TC. Đô la Mỹ được nhiều nước lấy làm bản vị cho đồng tiền nhiều quốc gia. Thương mại TC không thể đấu với Mỹ.

Hải lực của Mỹ hùng mạnh, hiện đại và có tính toàn cầu hơn của TQ. Hải Quân Mỹ vượt xa TC. TC hiện thời chỉ có một chiếc HKMH Liêu Ninh mua chiếc cũ của Ukrain về tân trang lại. Về chương trình phát triển HKMH trong số 5 chiếc được dự trù, hiện chỉ có 2 chiếc đang được đóng.

Trong khi đó, Hải quân Hoa Kỳ đang có đến hơn 10 HKMH vận hành bằng nguyên tử lực. Trung Quốc chỉ có 5 tàu lặn nguyên tử. Còn Mỹ, tất cả các tàu lặn của Mỹ đều sử dụng nguyên tử lực. TC cũng thua xa Mỹ về ngân sách quốc phòng. Thời TCB nắm Đảng, Nhà Nước cấp ngân sách cho quân đội chỉ bằng 25% của Mỹ mà thôi./.(VA)
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Image

Mỹ Trị Con Cọp Sút Chuồng
Vi Anh

Tờ báo Apple Daily ở Hồng Kông có một bài ví Trung Cộng [TC] như một con cọp được Tây phương nuôi cho mập, đang phản chủ, sút chuồng chống lại Tây Phương. Trong đó Mỹ thức tỉnh trước đang kềm chế con vật hung dữ này.

Tây Phương nói chung Tây Âu và Bắc Mỹ hay Thế Giới Tự do thời Chiến tranh Lạnh đang đứng trước hai mối đe doạ của Nga hậu CS và TQ hiện CS. Cả Nga và TC vốn là hai chế độ được Tây Phương hào phóng viện trợ kỹ thuật, đổ vốn đầu tư nuôi cho mập sau khi Liên xô đột quị vì kinh tế kiệt quệ và suy tàn vì chạy đua võ trang trong Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao với Mỹ. Tây Phương nhất là Mỹ lầm tưởng khi giúp hai chế độ này đổi mới kinh tế thì dân chúng khá lên trở thành tầng lớp trung lưu sẽ chuyển hoá độc tài CS, mở rộng chánh trị hơn.

Nhưng 30 năm sau Nga thành con gấu, TC thành con cọp sút chuồng chống lại Tây Phương. Người dân Việt gọi hiện tượng này là nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà tai hại cho chủ nhà. Tây Phương gọi là nuôi con hổ dữ, nay trở thành hai mối đe dọa mà Tây phương buộc phải chung sống. Việc Nga hậu CS và TC hiện CS chống phá Liên Âu và Mỹ thì vô số kể, mọi mặt khó mà liệt kê ra hết.

Báo Manila Times của Phi cho TC và Nga đó là «chính quyền chuyên chế, đàn áp bên trong, thống trị bên ngoài». Báo Courrier International cũng trích dẫn như thế và trình bày cho người Pháp biết. Tuần báo The Economist cũng nói «Trong 10 năm gần đây, Tây phương nỗ lực giúp Trung Quốc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, hội nhập vào thế giới. Nhưng trên thực tế, chế độ Trung Quốc không ngừng gia tăng chính sách kềm kẹp dân chúng, đả phá một số giá trị văn minh Tây phương như là tự do kinh tế, dân chủ chánh trị.

Báo Apple Daily ở Hồng Kông nhận định: Tây phương hãy tự trách mình đã không biết nhìn xa, đã lầm tưởng rằng giúp Trung Quốc trở thành một nền kinh tế tự do sẽ đưa đến một chế độ dân chủ. Nào ngờ Bắc Kinh luôn luôn tìm cách thay đổi nguyên trạng trên bàn cờ thế giới để làm lại dựa trên những cơ sở mới. Từ khi Tập Cận Bình tuyên bố ý định sửa đổi Hiến Pháp để có thể trở thành hoàng đế, người dân Trung Hoa tức giận nhưng không dám phản đối công khai. Trong khi đó, báo chí Tây phương không tiếc lời chỉ trích. Apple Times của Hồng Kông viết tiếp: Xã luận của tuần báo Anh nói thẳng «Tây phương nuôi chó sói trong nhà» nhưng rõ ràng là gần như thế. Ngay từ khởi đầu, Đặng Tiểu Bình sang tận Hoa Kỳ để nhờ Mỹ giúp Trung Quốc hội nhập hệ thống kinh tế thế giới. Mục đích là để được chuyển giao công nghệ, nguồn vốn đầu tư - hai thứ mà Trung Quốc hoàn toàn thiếu thốn.

Nhật báo độc lập của Hồng Kông cảnh báo: WTO chỉ là món khai vị. Con đường tơ lụa «một vành đai, một con đường» phủ khắp địa cầu mới là món ăn chính.

Trung Quốc dẹp qua một bên lời hứa mở cửa thị trường, tăng thêm gọng kềm kiểm soát, doanh nghiệp nước ngoài phải tuân theo ý của thiên triều nếu không muốn bị trừng phạt nặng nề. Bàn tay của đảng Cộng Sản ngày càng thô bạo. Trong 5 năm của Tập Cận Bình, giới dân chủ bị đàn áp thê thảm. Trong nội bộ đảng, xu hướng cải cách bị «bóp miệng». Giá trị phổ quát của nhân quyền, tự do dân chủ trở thành «cấm kỵ».

Trong nhiều thập niên qua, Tây phương nuôi một con hổ hung dữ, và giờ đây con hổ này đang nhe nanh vươn móng sắt. Vì sao nên nỗi? Tây phương hãy tự than thân đã nuôi một con thú dữ. Nếu vẫn còn tiếp tục hy vọng Trung Quốc tự do hóa kinh tế và chính trị thì đúng là ảo tưởng.

Tờ Manila Times của Philippines tỏ ra dè dặt trước quyết định «sốc» của đảng Cộng Sản Trung Quốc mở đường cho Tập Cận Bình cai trị mãn đời, có thời gian để thực hiện ba «đại công trình»: chống tham nhũng, con đường tơ lụa mới và tăng cường quân sự, thực hiện chính sách thống trị Biển Đông, thay đổi nguyên trạng, bằng sức mạnh.

Tây Phương trong đó Mỹ thấy rõ sai lầm và sửa chữa. TT Trump công bố chiến lược an ninh quốc gia mới coi Nga và TC là “đối thủ”. Chánh quyền Mỹ chống mưu đồ TC chiếm đoạt sở hữu trí tuệ, phát minh của các doanh nghiệp quốc tế bằng biện pháp bắt chẹt các xí nghiệp nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ. Mưu đồ thành lập một «Silicon Valley» tại Hoa lục, bị tổng thống Mỹ Donald Trump thọc gậy bánh xe.

Los Angeles Times ngày 12/03/2018 đi tin, Donald Trump ký sắc lệnh, nhân danh «nhu cầu an ninh quốc gia», không cho công ty điện tử Singapore Broadcom mua lại, với giá 117 tỷ đôla, hãng chế tạo «chip» điện tử Qualcomm của Mỹ. Trước đây 5 năm, một hợp đồng khổng lồ như thế có lẽ đã được chấp thuận dễ dàng.

Trong tương lai, Ủy ban xem xét đầu tư của Mỹ, dưới tên gọi CFIUS, nếu được Quốc Hội cho thêm thẩm quyền như dự trù, sẽ có thể «cấm» các công ty Mỹ hoạt động tại Trung Quốc chuyển giao công nghệ cho đối tác Trung Quốc. Chính vì những chuyển nhượng này mà Bắc Kinh kiểm soát được đời tư của công dân, xâm nhập tài khoản trên mạng xã hội của các nhà họat động nhân quyền, dân chủ.

Mỹ đang mở chiến dịch, đúng ra là chiến tranh thương mại đối với TC. Mỹ áp đặt suất thuế 25% cho thép và 10% cho nhôm, và hàng 100 mặt hàng TC xuất cảng sang Mỹ dự thu thêm 60 tỷ thuế trên hàng hoá của TC. Còn TC tăng thuế từ 15 đến 25% nhắm vào gần 130 sản phẩm của Hoa Kỳ nhập vào TQ.

Theo Julien Marcilly, đại diện cho công ty bảo hiểm cho các doanh nghiệp Pháp Coface, nếu xảy ra một cuộc chiến thương mại, Trung Quốc bị thiệt hại nhiều hơn Mỹ. Tổng kim ngạch xuất cảng của Mỹ sang Trung Quốc chỉ tương đương với 0,5% GDP của nền kinh tế số 1 thế giới là Mỹ. Ngược lại xuất cảng của Trung Quốc sang Hoa Kỳ chiếm tới 5% tổng sản phẩm nội địa Trung Quốc.

Mỹ là nước giàu tài nguyên và nhiên liệu, khoa hoc kỹ thuật cao. TC thua xa. Hàng hoá TC made in China mang tiếng xấu. TQ đông dân nhưng lợi tức đầu người thấp hơn Mỹ rất nhiều, sức mua yếu, thị trường TQ so với Mỹ yếu hơn. Mỹ là thị trường lớn nhứt thế giới. Hàng hoá made in USA được trọng vọng, tín cẩn trên thế giới nhiều lần hơn của TQ. Mỹ giao thương với nhiều nước hơn TC. Đô la Mỹ được nhiều nước lấy làm bản vị cho đồng tiền quốc gia. Thương mại TC không thể đấu với Mỹ.

Theo phân tích của giáo sư Tôn Lập Bình (Sun Liping) đại học Tinh Hoa ở Bắc Kinh thì Washington có nhiều đồng minh trên thế giới hơn TC. Mỹ có thể trông cậy vào nhiều đồng minh để phần nào bù đắp vào chỗ trống do Trung Quốc để lại. Còn TC không có được ngõ thoát hiểm an toàn như Mỹ. Chuyên gia trường đại học Tinh Hoa Bắc Kinh kết luận: "Chiến tranh thương mại, nếu có, sẽ gây phương hại nhiều cho nền kinh tế Mỹ, nhưng còn đối với Trung Quốc, đây là chuyện sống còn"./.(VA)
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Image

TQ Thách Thức Vị Thế Siêu Cường Của Mỹ Ở Biển Đông

Huỳnh Quang

Ngày 12 tháng 3 năm 2018, Quốc Hội Trung Quốc đã xóa bỏ điều luật hạn chế 2 nhiệm kỳ của chức vụ chủ tịch nhà nước Trung Cộng để Tập Cận Bình có thể tiếp tục nắm quyền lãnh đạo tối cao vĩnh viễn nhà nước độc đảng toàn trị này. 5 ngày sau, vào ngày 17 tháng 3 năm 2018, Tập Cận Bình được suy tôn lên làm chủ tịch nhà nước Trung Cộng không hạn chế nhiệm kỳ, có nghĩa là có thể tại vị vĩnh viễn.

Sự kiện này tạo thêm điều kiện thuận lợi cho Tập Cận Bình tiếp tục thực hiện chính sách bá quyền dân tộc đại Hán và đẩy Trung Cộng vào cuộc phiêu lưu tham vọng xâm chiếm lãnh thổ vá lãnh hải của các lân bang và cạnh tranh quyền lực với siêu cường Mỹ không những tại Á Châu Thái Bình Dương mà còn trên toàn cầu.

Phó Giáo Sư Will Saetren tại Viện Nghiên Cứu Mỹ-Trung và nhà phân tích tình hình Á Châu Hunter Marston tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn đã nhận định và phân tích về vị thế siêu cường của Mỹ đang bị Trung Cộng cạnh tranh nguy hiểm trong bài viết “Washington Must Own up to Superpower Competition With China” [Washington Phải Lấy Lại Sự Cạnh Tranh Siêu Cường Với Trung Quốc], được đăng trên trang mạng www.thediplomat.com hôm 8 tháng 3 năm 2018, cho thấy nhiều điểm đáng quan tâm như sau.

Với quyết định của Quốc Hội Trung Quốc bỡ bỏ giới hạn đối với chức vị chủ tịch, và việc suy tôn Tập Cận Bình lên làm chủ tịch vô thời hạn đã củng cố quyền lực tối thượng của ông Tập. Biến chuyển này bảo đảm chủ trương về Trung Quốc của họ Tập, càng quyết liệt và chắc chắn hơn trong khả năng đẩy lùi Hoa Kỳ ra khỏi Thái Bình Dương, đã chiến thắng. Sự kiện này khiến cho 2 siêu cường, Trung Cộng và Hoa Kỳ, đã bước vào cuộc cạnh tranh siêu cường. Nhưng Washington thất bại trong việc hành động đối với thực tế mới này phô bày các hiểm họa nghiêm trọng. Cho đến khi nào vấn đề này còn tồn tại, Hoa Kỳ sẽ phải tự chuốc lấy bất lợi nặng nề trong khả năng kiềm chế sự vươn lên của Trung Quốc.

Cùng lúc khi mà niềm tin toàn cầu vào Hoa Kỳ đang suy sụp, Trung Quốc đang thực hiện các nỗ lực để thu phục các quốc gia tại khắp Âu Á và Thái Bình Dương vào vòng ảnh hưởng của họ. Chiến lược này đang bắt đầu có lời, chậm nhưng chắc ăn trong việc xé nhỏ trật tự do Mỹ dẫn đầu kể từ năm 1945.

Sau hơn nửa thế kỷ phát triển, Trung Quốc đã trở thành nước cạnh tranh gần ngang sức với Hoa Kỳ. Dù tổng sản lượng nội địa toàn quốc (GDP) của Trung Quốc bằng 1/3 của Hoa Kỳ, sức mạnh mua sắm của họ đạt tới 25,000 tỉ đô la vượt hơn Mỹ 1/3. Trung Quốc sắp trở thành thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, và nền kinh tế của họ đang phát triển ở tỉ lệ gia tăng gấp 2 của kinh tế toàn cầu. Theo Bloomberg, vào năm 2028 Trung Quốc sẽ soán đoạt ngôi vị nền kinh tế lớn nhất của Hoa Kỳ bằng thước đo GDP.

Theo Chỉ Số Stockholm International Peace Research Index, ngân sách quốc phòng của TQ trong năm 2016 bằng 1/3 của Hoa Kỳ, nhưng hệ thống đấu thầu của họ thì hiệu quả hơn nhiều. Hẳn nhiên, TQ có nhiều vấn đề với tham nhũng và không hiệu quả (các ảnh hưởng kết hợp làm trì kéo nền kinh tế TQ), nhưng không có vẻ gì điều đó lớn bằng gánh nặng phức tạp kỹ nghệ quân sự của Mỹ. Trong năm 2016, báo Washington Post công bố một nghiên cứu nội bộ cho thấy rằng Ngũ Giác Đài đã cố giấu nhẹm 24 tỉ đô la của ngân sách quốc phòng đã bị hoang phí. Chỉ một năm trước đó, Bộ Trưởng Hải Quân Hoa Kỳ Ray Mabus than thở rằng 20% ngân sách quốc phòng bị đổ sông bỏ biển.

TQ ngày càng gia tăng chi tiêu quân sự, trong khi Hoa Kỳ ngày càng cắt giảm ngân sách quốc phòng. Dù Hoa Kỳ vẫn giữ lợi thế về chất lượng so với quân đội TQ, Bắc Kinh không mang gánh nặng 2 cuộc chiến diễn ra tại Trung Đông và chiếc dù an ninh mà Washington cung cấp cho các đồng minh. Trong trường hợp lưỡng đầu thọ địch tại sân sau của Trung Quốc, Hoa Kỳ chắc chắn sẽ bị phân tán rất mỏng để có đủ lực lượng cần thiết để đối đầu.

Chẳng may là Washington dường như phủ nhận hiện thực mới này. Không nơi nào mà điều này thấy rõ hơn là tại Biển Đông, nơi mà Hải Quân Hoa Kỳ đã giáp mặt với thực tế là nó [Biển Đông] không còn là vùng biển của thế giới nữa.

Nhiều năm qua, Hải Quân Hoa Kỳ đã thực hiện các hoạt động tự do hàng hải (FONOPs) trong mỗ lực đẩy lùi sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông. Về mặt chiến lược, điều này đã thất bại trong việc mang lại các kết quả mong muốn: ngăn chận Bắc Kinh xây đảo và tuyên bố khẳng định “quyền lịch sử” đối với các vùng biển nằm xa về phiá nam của họ. Ngược lại, Trung Quộc đã khẳng định các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của họ trong khu vực bằng việc bố trí quân sự trên các bãi đá nhân tạo đủ lớn để làm hải cảng cho toàn bộ hải quân của họ. Cộng với sự trình làng các hệ thống phi đạn chống tàu chiến hiện đại như DF-21D, việc thống trị khu vực của Trung Quốc là chuyện đã rồi. Bất kể đến điều này, chính phủ Trump khẳng định rằng chính sách của Hoa Kỳ trong khu vực cần phải dựa vào hiện trạng, mà đã không nhận ra sự ngang bằng quyền lực mới.

Các quốc gia Đông Nam Á đã nhìn thấy sự thất bại của chính sách Hoa Kỳ để ngăn cản sự trỗi dậy của Trung Quốc và đã bắt đầu hồ nghi sự bảo đảm an ninh của Mỹ. Tại Phi Luật Tân, Tổng Thống Rodrigo Duterte đã bày tỏ suy nghĩ rằng liệu Mỹ có sẽ bảo vệ Phi Luật Tân hay không và đã cố gắng làm hòa với Trung Cộng. Các quốc gia khác trong vùng như Singapore và Việt Nam đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc qua việc chính phủ Trump có muốn duy trì sự hiện diện an ninh của Mỹ tại Thái Bình Dương không.

Chiến Lược Phòng Thủ Quốc Gia (NDS) được phổ biến gần đây nói rằng “Trung Quốc là đối thủ chiến lược.” Trong Chiến Lược An Ninh Quốc Gia (NSS) năm 2018 còn đi xa hơn và tuyên bố rằng Trung Quốc tìm cách “thách thức quyền lực, ảnh hưởng, và lợi ích của Mỹ, cố bào mòn an ninh và thịnh vượng của Mỹ.”

Chỉ nêu tên và phàn nàn Trung Quốc không thôi thì chưa đủ để giải quyết vấn đề nền tảng. Nếu Hoa Kỳ muốn duy trì sức mạnh cạnh tranh đứng đầu trong mối quan hệ này, thì phải nhận ra rằng sức mạnh cạnh tranh của Trung Quốc còn lớn hơn Washington nhận biết. Để chơi trò chơi khôn khéo, những người chơi game trước hết cần đồng ý một số luật lệ đặc biệt và phát triển các chiến lược của họ cùng lúc. Bằng vào việc bác bỏ sự thừa nhận rằng Trung Quốc đã trở thành siêu cường bùng nổ, Hoa Kỳ đang tự mình từ chối các dụng cụ cần thiết để kềm chế mối quan hệ một cách thành công và đảo ngược sự đối đầu mà có thể đưa đến kết cuộc tai hại.

Chuyến viếng thăm lịch sử trong vòng hơn 40 năm qua của Hàng Không Mẫu Hạm Hoa Kỳ USS Carl Vinson vào bến cảng Đà Nẵng của Việt Nam vào ngày 5 tháng 3 có thể được hiểu như là bước đi mạnh mẽ nhất của Mỹ trong chính sách thể hiện cam kết về sự hiện diện của Quận Đội Hoa Kỳ tại Biển Đông để chận đứng đà bành trướng tham vọng xâm chiếm biển đảo của Trung Cộng trong vùng biển chiến lược này.
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Image

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là cái chi chi?
Nếu 4.5 triệu đảng viên Cộng sản Việt Nam (CSVN) chưa bị tâm thần tất cả thì số đông cán bộ tuyên truyền đã bị lá bùa “dân chủ xã hội chủ nghĩa” làm mê sảng hoảng loạn.

Hiện tượng này đã phản ảnh trong luồng tuyên truyền của Ban Tuyên giáo, cơ quan có trách nhiệm giữ vững tư tưởng đảng viên, nhằm chống lại những phê phán Việt Nam không có dân chủ và tự do.

Đứng đầu chiến dịch không mới nhưng liên tiếp được thực hiện đã xuất hiện trên báo Quân đội Nhân dân, Tạp chí Cộng sản và trong đội ngũ những nhà lý luận cực đoan, bảo thủ và giáo điều của Hội đồng lý luận Trung ương.

Hãy đọc: "Để thực hiện mục tiêu xuyên suốt trong chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân, chống phá cách mạng Việt Nam, xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về dân chủ, về xây dựng nền dân chủ ở nước ta, các thế lực thù địch đã, đang và sẽ triệt để lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng, các phần tử bất mãn, thoái hóa, biến chất, những người nước ngoài và những người nước ngoài vào Việt Nam có ý đồ chống phá cách mạng Việt Nam để tuyên truyền, xuyên tạc phủ nhận những thành tựu về dân chủ, về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam." (Báo Quân đội Nhân dân (QĐND), ngày 28/03/2018)

Nhưng tìm đâu ra “những thành tựu về dân chủ” và “dân chủ xã hội chủ nghĩa” là cái chi chi mà Ban Tuyên giáo phải ra công giãi bầy và bênh vực đến tốn công tốn của đến thế?

Trước khi đi sâu hơn vào ngôn ngữ của những loa phường này, nên biết từ năm 2016, Tạp chí kinh tế nổi tiếng của Anh, The Economist đã liệt Việt Nam vào thứ 131/167 các nước “chuyên chế, độc tài (authoritarian regime)” đứng cùng hàng với Triều Tiên, Trung Quốc, Lào và Afghanistan.

Trong khi Feedom House (Ngôi Nhà Tự Do), một tổ chức độc lập ở Hoa Kỳ công bố phúc trình về tự do toàn cầu năm 2017 cho thấy Việt Nam nằm trong số 49 quốc gia trên thế giới, không có tự do trong nhiều lịnh vực.

Một trong những bằng chứng đàn áp dân chủ công khai của nhà nước CSVN là họ đã không ngần ngại trấn áp và bỏ tù những ai bất đồng chính kiến và đòi dân chủ tự do, kể cả các quyền tự do báo chí, ngôn luận, lập hội, biểu tình và tín ngưởng, tôn giáo đã được quy định trong Hiến pháp.

Nhà nước CSVN đã đội lên đầu các nhà báo tự do (Bloggers) và tổ chức Xã hội Dân sự chiếc mũ “các thế lực thù nghịch” để tự do đàn áp.

Theo Tổ chức ân xá Quốc tế, ÂXQT (Amnesty International) thì Việt Nam đang giam giữ ít nhất 97 tù nhân lương tâm trong các trại giam khắc nghiệt ở Việt Nam.

Ông James Gomez, giám đốc Amnesty International tại Đông Nam Á, đã nói với báo chí thế giới: "Việt Nam là một trong những nhà tù giam giữ nhiều nhà tranh đấu hòa bình nhất Đông Nam Á – một danh hiệu đáng xấu hổ. Cả 97 tù nhân lương tâm mà chúng tôi biết được là những con người can đảm, đã bị mất đi tự do chỉ vì muốn thúc đẩy nhân quyền. Điều tệ hại nhất là con số này có thể thấp hơn so với thực tế." (Theo RFI, ngày 04/04/2018).

Tuyên bố của ÂXQT được đưa ra một ngày trước khi các Tòa án của nhà nước kết án 10 nhà đấu tranh dân chủ và xã hội dân sự, trong đó có Luật sư nổi tiếng Nguyễn Văn Đài bị án 15 năm tù giam và 5 năm quản chế.

Tổng cộng số năm tù của 10 người, bị cáo buộc vào tội danh “Lật đổ chính quyền nhân dân”, hay “tuyên truyền chống nhà nước” là 96 năm tù giam và 32 năm quản chế. Bốn phiên tòa này đã diễn ra theo sắp đặt và ý muốn của nhà nước ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nội và Thái Bình từ ngày 04 đến 12/04/2018.

Vậy mà, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng vẫn có thể chối biến để nói ngày 05/04 (2018) rằng "Ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân lương tâm, không có việc những người bày tỏ chính kiến mà bị bắt giữ."

Dân chủ theo đảng

Vậy điều được gọi là “quan điểm của Đảng về dân chủ” và “xây dựng nền dân chủ” ở nước Việt Nam Cộng sản là gì?

Trước hết đó là thứ dân chủ trá hình do đảng vẽ ra và điều hành từ nội dung đến hình thức được gọi là “dân chủ trực tiếp” và “dân chủ đại diện”.

Nhưng dù “trực tiếp” hay “đại diện” thì những kẻ được bầu cũng là người của đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền ở Việt Nam. Vì vậy, trên các Hội đồng Nhân dân là Ban đảng địa phương cai trị. Và trên Quốc hội là Bộ Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương đảng.

Tuy không có bất cứ văn kiện nào minh thị cho phép Đảng quyền ngồi trên Hành pháp, hay Pháp quyền cũng phải nằm dưới Đảng quyền nhưng thực tế mọi việc từ nhỏ đến lớn ở Việt Nam đều do Bộ Chính trị của một nhúm người quyết định tất cả.

Tỷ dụ như Bộ Chính trị khóa đảng XII chỉ có 18 Ủy viên do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cầm đầu thì không những chỉ điều khiển 4.5 triệu đảng viên mà cả 94 triệu người Việt Nam. Nhúm người này còn điều khiển cả Chính phủ và Quốc hội.

Do đó, mọi việc của Lập pháp và Hành pháp ở Trung ương phải được sự đồng ý của Bộ Chính trị. Cũng như thế ở địa phương, ông việc của Hội đồng Nhân dân không thể qua mặt Đảng ủy cơ sở. Hơn thế nữa, những vấn đề lớn của địa phương, muốn cho “ăn chắc mặc bền” thì cứ thỉnh ý Trung ương cho vừa lòng nhau.

Lý do có “chồng chéo” lên nhau vì nhiều Lãnh đạo Đảng cũng là lãnh đạo Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp hay là Đại biểu Quốc hội. Ơ cấp địa phương cũng ít khi mà có thể tách đảng ra khỏi Hội đồng nhân dân.

Đó là lý do tại sao “đảng quyền” và “chính quyền” ở Việt Nam đã được người dân gói gọn vào mấy chữ “vừa đá bóng vừa thổi còi” cho tiện việc.

Vì tập quán “ăn trùm quyền lực” của đảng cứ mỗi ngày một phình to ra nên nhân dân phải để mọi việc cho nhà nước lo. Do đó, những khẩu hiệu như: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, hay “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, hoặc là “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ...” không có nghĩa gì trong đời sống hàng ngày. Mục đích viết ra chỉ để gõ cho kêu mà thôi, trong bụng chả có gì.

Do đó mới có chuyện đội ngũ tuyên truyền của Ban Tuyên giáo đã phải nhảy chổm lên như bị kiến lửa đốt mỗi khi thứ dân chủ xã hội chủ nghĩa giả tạo của Việt Nam bị tấn công.

Bằng chứng như báo QĐND đã viết: "Những thành tựu to lớn của Đảng, Nhà nước và của nhân dân ta trong quán triệt và thực hành nền dân chủ nhân dân là một thực tế sinh động không ai có thể phủ nhận được. Ấy vậy mà các thế lực thù địch vẫn ra sức xuyên tạc bản chất của chế độ dân chủ và những thành tựu về dân chủ ở nước ta với những thủ đoạn, biện pháp vừa trắng trợn, vừa tinh vi và đều nhằm tới mục đích là chống phá cách mạng Việt Nam, hạ thấp, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, vai trò của Nhà nước XHCN, phủ nhận bản chất ưu việt của chế độ dân chủ ở nước ta." (QĐND, 28/03/2018)

Dân chủ đất sét

Nhưng “ưu việt” ở chỗ mô, khi mà người dân không được quyền tự do tư tưởng, ra báo; đảng cầm quyền độc tài không chấp nhận đa nguyên đa đảng; không có ứng cử và bầu cử tự do; cứ mãi trì hoãn trình ta Quốc hội hai Luật biểu tình và lập hội để tước bỏ quyền dân.

Chỉ bấy nhiêu chuyện đảng còn nợ dân để tiếp tục tham quyền cố vị đã chứng minh có đốt đuốc đi tìm cũng không thấy được cái ưu việt nó nằm chỗ nào trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Tại sao? Vì Việt Nam ngày nay vẫn còn có nhiều cái đầu đất sét ăn sâu bám rễ trong Bộ Chính trị, Hội đồng Lý luận Trung ương, Ban Tuyên giáo, Tổng cục chính trị Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

Tiêu biểu như vào năm 2011, cả nước đã “bừng con mắt dậy thấy mình chơi vơi” khi biết Bà Tiến sỹ Nguyễn Thị Doan, khi ấy là Phó Chủ tịch Nước đã hát trên báo Nhân Dân, cơ quan tiếng nói của Ban Chấp hành Trung ương đảng rằng: "Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của các Nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản, nhưng chưa tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu đúng về dân chủ đi liền với kỷ cương nên một số người đã cố tình lợi dụng dân chủ để gây rối, chia rẽ làm tác động xấu đến trật tự, an toàn xã hội." (Nhân Dân, ngày 5/11/2011)

Bảy năm sau, dù đảng đã khan cổ tuyên truyền mà ông Thiếu tướng, PGS, TS Nguyễn Vĩnh Thắng, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự, Bộ Quốc phòng vẫn phải ca tiếp Bản nhạc Nguyễn Thị Doan.

Ông viết trên báo QĐND: "Trong bối cảnh hiện nay, trước những tác động to lớn, toàn diện của tình hình thế giới, khu vực, trong nước, sự chống phá của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi, thâm độc và những hạn chế, bất cập của việc thực hiện dân chủ ở nước ta, để tiếp tục khẳng định bản chất ưu việt của chế độ dân chủ ở nước ta, cần quan tâm làm tốt một số vấn đề sau đây:

Thường xuyên quan tâm giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân ở những nơi khó khăn, trình độ dân trí còn thấp nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan điểm Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về dân chủ, về xây dựng và thực hành nền dân chủ XHCN, một nền dân chủ gấp triệu lần nền dân chủ tư sản."

Ông Thắng nêu lên trình độ dân trí thấp để bảo vệ luận điểm có nhiều người ở Việt Nam chưa hiểu rõ giá trị của “nền dân chủ XHCN” là ông đã coi thường dân.

Chuyện này cũng giống như con người, bị lên án là “bất bình thường” Hoàng Hữu Phước, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII, đã đề nghị bỏ hai dự Luật lập hội và Luật biểu tình. Phước nói với Quốc hội ngày 17 tháng 11 năm 2011: "Biểu tình là hành động để chống lại chính phủ nước mình hoặc chống lại một chủ trương của chính phủ của nước mình" và "Đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn".

Cùng ngày, khi trả lời báo Tuổi Trẻ tại hành lang Quốc hội, Phước nói: "Khi nào trình độ dân trí cao hơn và kinh tế ổn định hơn thì mới có thể ban hành Luật biểu tình."

Nhưng liệu đảng có dám tổ chức trưng cầu ý dân để xem có mấy ai còn muôn tiếp tục kiên định thứ Chủ nghĩa thoái trào và lạc hậu Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh, hay muốn cứ để cho đảng độc quyền và độc tài cai trị suốt đời?

Nếu đảng CSVN chưa dám làm vì lòng dạ đảng còn xốn xang, tâm tư còn bức xúc, bực dọc và lo âu cho số phận cũng là điều dễ hiểu.

Bằng chứng như một tài liệu của Ban Tuyên giáo đã được in sách của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2007 đã phản ảnh tâm trạng sợ đa nguyên đa đảng hiện nay.

Tại liệu viết: "Thực chất những luận điệu hô hào, cổ súy đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập không có mục đích gì khác là muốn hạ thấp và đi tới phủ nhận, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam, đối với xã hội Việt Nam."

Khổ nỗi là cũng đã có không thiếu những viên chức cao cấp, trí thức và lão thành cách mạng Cộng sản cũng đòi “đã đổi mới kinh tế thì phải đổi mới chính trị” để thu hút sự đóng góp xây dựng đất nước của toàn dân.

Họ nêu bằng chứng thất bại của chủ trương lạc hậu “đảng phải lãnh đạo” và “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” đã tạo ra một nền kinh tế không co tự do và phải tiếp tục lệ thuộc vào nước ngoài, đặc biệt với Trung Hoa, để tồn tại. Và với hoàn cảnh công nhân phải làm thuê cho nước ngoài ngay trên quê hương mình và bên ngoài Việt Nam mới sống nổi cho thấy còn lâu lắm Việt Nam mới tự lực cánh sinh được.

Tình hình này đã được phản ảnh trên Báo cáo "Chỉ số tự do kinh tế 2018" của Quỹ Heritage ở Washington công bố hôm 02-02-2018. Heritage xếp Việt Nam vào hạng 141/180 với 53,1 điểm, mức tổng điểm thấp hơn điểm bình quân khu vực và thế giới. Trong 43 nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đứng hạng 35, thua Lào (53,6 điểm, hạng 34), Myanmar (53,9 điểm, hạng 33) và Campuchia (58,7, điểm hạng 22). (Theo báo Tuổi trẻ online, TTO, ngày 04/02/2018)

Như vậy, chừng nào tư duy của những cái đầu đất sét trong đội ngũ tuyên truyền chưa gột tẩy được não trạng khô cứng và cằn cỗi để tiếp tục ăn nói lạc lõng như lý luận dưới đây của ông Thiếu tướng Nguyễn Vĩnh Thắng thì Việt Nam còn chậm tiến dài dài.

Ông Thắng viết: "Thực chất luận điểm “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” là luận điểm mang nặng tính chất mị dân, rất dễ gây nên sự ngộ nhận, nhất là đối với những người có nhận thức hạn chế, từ đó có thể gây nên sự mơ hồ, lẫn lộn, có thể dẫn tới sự dao động về tư tưởng, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam, đối với xã hội Việt Nam; gây nên sự phân tâm trong xã hội; làm suy giảm và có thể đi đến mất dần niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực chất của luận điểm “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” là tìm cách xóa bỏ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, lái nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta sang nền dân chủ tư sản; gây nên những khó khăn trong quá trình phát triển của xã hội Việt Nam, nhất là làm cho chính trị - xã hội không ổn định, kinh tế suy giảm, văn hóa xuống cấp, các mâu thuẫn và xung đột xã hội ngày càng gia tăng, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Và nếu cứ nghe theo “lời khuyên” của các thế lực thù địch, cơ hội, chiều theo sự đòi hỏi phi lý của những người (hoặc là do thiếu hiểu biết, hoặc là do động cơ không trong sáng) để thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, thì điều gì sẽ xẩy ra? Điều chắc chắn có thể khẳng định là, chế độ xã hội chủ nghĩa sẽ đứng trước nguy cơ bị tan rã, chẳng những người dân không được dân chủ, mà xã hội cũng rơi vào rối loạn, khủng hoảng, đình trệ, không phát triển được."

(Theo Tạp chí Cộng sản điện tử (TCCSĐT), ngày 28/2/2017)

Viết trên báo tư tưởng hàng đầu của đảng như thế thì quả thật ông Nguyễn Vĩnh Thắng đã coi thường trình độ của không ít người Việt Nam ở Thế kỷ 21.

Bởi vì lối lập luận kiểu “rung cây dọa khỉ” của ông chỉ gây thêm nghi ngờ về khả năng lãnh đạo của đảng khi so với thành quả thực tế trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng và văn hóa.

Điều này càng làm cho thái độ kiêu căng “tính ưu việt” của cụm từ “Dân chủ Xã hội Chủ nghĩa” ở Việt Nam u tối hơn. -/-

(04/018)
Phạm Trần
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Cái lò của Lú đang nóng tại Đà Nẵng
Hải Âu
(Danlambao) - Đà Nẵng, nơi từng được gọi là “thành phố đáng sống” đang trở thành con đường dẫn một số quan chức lãnh đạo và côn an cộng sản vào cái lò của đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng. Sau khi khởi tố, bắt, tạm giam hai tướng côn an là Nguyễn Thanh Hoá và Phan Văn Vĩnh, lần này “cai lò” quyết định tiếp tục làm nóng lò của mình bằng việc, bắt tạm giam, khởi tố Phan Hữu Tuấn, cựu phó tổng cục trưởng tổng cục 5, bộ côn an với tội danh “có ý làm lộ bí mật nhà nước”.

Phan Hữu Tuấn là một trung tướng của ngành côn an với chức vụ phó tổng cục trưởng tổng cục tình báo. Cùng số phận với hai tướng côn an Hoá và Vĩnh, Phan Hữu Tuấn cũng bị cựu “đại ca” của ngành là Trần Đại Quang tước danh hiệu côn an nhăn răng dù Tuấn đã nghỉ hưu từ năm 2014. Ngoài việc trung tướng của cục tình báo bị bắt và khởi tố còn có thêm một cán bộ ngành côn an là Nguyễn Hữu Bách, sinh năm 1963 cùng tội danh “cố ý làm lộ bí nật nhà nước”. Lẽ đương nhiên là cán bộ côn an này cũng bị trùm của các ông trùm ngành côn an là chủ tịch nước cộng sản tước danh hiệu côn an nhân dân.

Bên cạnh việc bắt, khởi tố tướng và cán bộ côn an, đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng tiếp tục tung lưới “hốt” luôn Trần Văn Minh - cựu chủ tịch Đà Nẵng từ năm 2006-2011. Cảm thấy những khúc củi vừa “hốt” chưa đủ làm nóng cái lò của Lú, cơ quan điều tra của đảng trưởng lần này “bội thu” khi Văn Hữu Chiến, cựu chủ tịch Đà Nẵng từ năm 2011-2014 cũng bị bắt tạm giam, khởi tố chung với các đồng chấy, đồng rận trong đám đồng đảng.

Trần Văn Minh sinh năm 1955, trú tại quận Hải Châu, Đà Nẵng bị bắt và khởi tố với tội danh “vi phạm qui định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “vi phạm các qui định của nhà nước về quản lý đất đai”. Nguyễn Hữu Chiến, 64 tuồi, quê tại thị xã Điện Bàn tỉnh Quang Nam. Chiến bị khởi tố và áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.

Ngoài ra một số nhân vật cầm quyền cốt cán của Đà Nẵng cũng bị khởi tố:

- Nguyễn Điểu, sinh năm 1958, trú tại quận Thanh Khê, Đà Nẵng, nguyên giám đốc sở Tài nguyên Môi trường Đà Nẵng.

- Trần Văn Toán, sinh năm 1957, trú tại quận Hải Châu, Đà Nẵng, nguyên phó giám đốc sở Tài Nguyên Môi trường Đà Nẵng.

- Lê Cảnh Dương, sinh năm 1975, trú tại quận Hài Châu, Đà Nẵng, giám đốc xúc tiến và hỗ trợ đầu tư thành phố Đà Nẵng.

Cả 3 quan chức cầm quyền cốt cán trên của Đà Nẵng đều bị khởi tố với cùng tội danh “vi phạm các qui định của nàh nước về quản lý đất đai”. Một điểm chung của các bị can vừa nhận được xuất tham quan lò của Lú lần này là liên quan đến Phan Văn Anh Vũ tức “Vũ nhôm”. Các tướng, cán bộ côn an và quan chức, cựu quan chức của Đà Nẵng đều dính dáng tới việc đại tá tình báo Vũ nhôm trong đại án “trốn thuế, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, cố ý làm lộ bí mật nhà nước”.

19.04.2018
Hải Âu
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests