Đời sống quanh ta

vuongquan
Posts: 270
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »

Image

Xin một chút bình yên

Huy Phương
Trong cuộc đời này chúng ta ai cũng muốn được sống hạnh phúc và chết bình yên. Sống hạnh phúc thì ai cũng đã biết, và đôi khi hạnh phúc chỉ có nghĩa tương đối của nó. Cơm rau cũng là hạnh phúc. Ðói rách cũng có thể thấy hạnh phúc. Trong tuổi già, chúng ta còn được sống trong tiện nghi, no đủ nhưng cùng tuổi chúng ta có những ông bà cụ già còn còng lưng mò ốc trên bến sông hay mưu sinh bằng mớ rau, nải chuối giữa buổi chợ chiều, còn phút giây nào nghĩ đến sự ốm đau, mỏi mệt và cũng không còn biết đến hạnh phúc là gì, ý nghĩa của nó ra sao?

Chết bình yên thì ai cũng mong muốn nhưng mấy người được toại nguyện.

Chúng tôi, những ông bạn già, ít có cơ hội lui tới gặp nhau, nhưng lại thường hay gặp nhau trong nhà quàn để tiễn đưa bằng hữu, nhất là vào những ngày cuối năm. Qua câu chuyện vãn, ai cũng có một điều mong muốn, là nếu khi ra đi, ước chi được ra đi trong bình yên, thanh thản, không phải nằm lâu trên giường bệnh, khổ cho người thân mà cũng đau đớn cho thân mình.

Tôi có một người bạn gốc thầy giáo nhưng rất thích chơi thể thao. Buổi trưa, từ sân banh về, anh đến nhà học trò dạy kèm tại gia. Thấy thầy đầu gục trên bàn, người trong nhà tưởng thầy mệt mỏi ngủ gục, thương thầy, bảo nhau im lặng kẻo sợ phá giấc của thầy. Ðến chiều không thấy thầy dậy, học trò lay thức thầy, mới biết anh đã hôn mê. Chở vào bệnh viện thì đã quá trễ, từ đó anh bị liệt toàn thân, không nói năng được. Anh đã nằm trên giường bệnh, vệ sinh tại chỗ, ăn uống phải có người chăm sóc như thế trong vòng hai mươi năm tròn. Bạn bè xuất ngoại năm, mười năm trở về vẫn thấy anh nằm liệt trên giường, da bọc xương, lở loét, giữa mùa nóng Saigon, trong căn nhà nhỏ sức nóng từ mái tôn xuống hừng hực. Khổ nỗi con cái anh lại không được may mắn học hành, phải làm những nghề tay chân vất vả, nên cuộc sống của người bệnh lại càng bi đát hơn. Người vợ, cũng là một cô giáo bỏ hết thời xuân sắc bên giường bệnh của chồng, chỉ còn là một xác ve khốn khổ. Năm ngoái, nghe tin anh qua đời, lòng thoáng buồn đôi chút nhưng quả thực mừng cho anh giải thoát ra đi, còn sống, không chỉ khổ cho thân anh, mà còn khổ cho gia đình vốn đã nghèo đói vất vả.

Ở trên đất Mỹ, trong một đất nước mà người cao niên được chăm sóc và thuốc men cũng đã có những người bệnh nằm trên giường hai ba năm với những dây nhợ, dụng cụ trợ sinh trên người mà không được chết. Và trong nursing home, đã có những ông bà cụ già chọn nơi này là ngôi nhà cuối cùng, đã ở đây trong một thời gian quá dài, có người đến mười năm mà Trời chưa gọi cho ra đi. Gần đây báo chí lại đưa tin, tại một nhà dưỡng lão ở Laguna Woods, California, ông cụ William McDougall, 81 tuổi, vì giận dữ với người bạn cùng phòng, đã dùng gậy sắt đánh chết một ông cụ người Việt, 94 tuổi. Cũng mới đây thôi, cũng tại một nursing home, một cụ ông đã kết liễu đời vợ mình bằng một phát súng ân huệ “để cho nàng khỏi khổ”. Ở Mỹ, có nhiều trăm ngàn người cao niên trong nhà dưỡng lão, rất dễ thiệt mạng vì sự chăm sóc bất cẩn, cũng như theo một bản báo cáo của University of Kentucky cho biết là chỉ trong thời gian một năm thôi, dịch vụ bảo vệ người già đã điều tra trên toàn quốc, có 461,135 vụ tố cáo về vấn đề ngược đãi và hành hạ người cao niên, bao gồm những vụ gây tổn thương về thể lý và tinh thần, lẫn xâm phạm tình dục.

Tôi vừa đi thăm một vị sư già mới vào nursing home được hai hôm. Ông than thở với tôi, lần đầu tiên, cảm thấy thế nào là nhà dưỡng lão: Sáng nay mới sáu giờ sáng hai cô y tá đã đem ông vào phòng tắm “dội nước lạnh ngắt, kỳ cọ và nhồi ông như trái banh”. Ðó chỉ mới là ngày đầu, ông chưa nếm mùi bị đánh đập, chọc ghẹo hay hắt hủi thường xảy ra ở những nơi như thế này. Nhà dưỡng lão cũng không phải là nơi làm việc lương cao, thoải mái khi nhân viên phải tiếp cận với những bệnh nhân lú lẫn, bẳn tính, khó chịu. Chúng ta, con cái ruột thịt, có khi không còn kiên nhẫn, chịu khó đối với cha mẹ, trách chi những “người dưng, nước lã”.

Ngày nay những chốn này không phải là địa ngục dành riêng cho tuổi già. Một lớp tuổi trẻ hơn từ 30 đến 65 tuổi cũng đang sống trong nhà dưỡng lão vì những chứng bệnh không tự săn sóc được như bệnh thận, tiểu đường, tâm thần và cũng vì lý do ngân sách y tế không còn đủ cho những dịch vụ săn sóc tại gia tốn kém hơn là ở trong những nhà dưỡng lão. Như vậy những ngày cuối cuộc đời của nhiều người sẽ kéo dài thời gian hơn, không phải chỉ vài ba năm mà có thể mười, hai mươi năm như hoàn cảnh người bạn cũ của tôi ở đầu bài hôm nay.

Thông thường, khi nghe một người bạn vừa qua đời đột ngột, chúng ta thường thở dài, tỏ lòng thương tiếc: “Mới gặp hôm qua đây!”, “Mới cười cười, nói nói đây!” hay “Sao chết đột ngột như thế!” Nên mừng cho bạn bè đã ra đi bình yên, thanh thản, hơn là xót xa thấy cha mẹ, thân thuộc hay bạn bè lặng lẽ, u sầu kéo dài những ngày vô vị, chán chường trên giường bệnh, sống cũng như đã chết.

Bây giờ là thời gian của những ngày lễ cuối năm, nhiều ngôi nhà đã bắt đầu giăng đèn kết hoa, thương xá rộn ràng tấp nập đông người mua bán. Những cánh cửa chờ được mở ra để đón người thân về sum họp, những đứa trẻ chờ đợi niềm vui với món quà đầy màu sắc nặng trên tay, nhưng những bậc cha mẹ già trong nhà dưỡng lão sẽ không có cơ hội trở về. Mấy hôm nay, giữa đêm trời lạnh người ta chịu xếp hàng để mua một vài món hàng sale, cần thiết hay chẳng hề cần thiết gì cho đời sống này, thì những người khác không còn gì để mong đợi, mà cũng chẳng còn gì để thiết tha.

Sắp đến năm mới, theo thông lệ, người ta thường chúc người “sống lâu trăm tuổi, đầu bạc răng long”, sống lâu đến trăm tuổi thọ, mà năm, mười năm nằm trên giường bệnh thì đó đâu gọi là sống. Cứ nghĩ đến một này kia mình không còn lái được chiếc xe để tự đi đây đi đó, phải nhờ đến con cháu, đã là một sự kinh hoàng rồi, nói gì đến chuyện phải năm trên giường bệnh, hay ngồi trên xe lăn, không còn lo được cả việc vệ sinh cá nhân cho chính mình, thật là một chuyện đau khổ.

Dù đời sống có là hạnh phúc hay không, xin cho người được một cái chết bình yên, cuộc sống ngắn hay dài không có điều chi đáng kể.

Huy Phương
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

LITTLE SÀIGÒN, QUẬN CAM có còn là thủ đô của người ty nạn ???

Quang An


Little Sàigòn, hay còn gọi là Sàigòn Nhỏ, là một Sàigòn thu hẹp trong lòng của hầu hết người Việt bỏ chạy, di ty nạn cộng sản từ năm 1975. Khi bánh xe xích sắt của chiếc xe tăng T54 của quân đội cộng sản Bắc Việt húc sập cánh cửa hông của Dinh Độc Lập ở Sàigòn, cũng là lúc đánh dấu người Việt chạy tha hương. Chạy khỏi Sàigòn, qua đến Guam, rồi đến trại Pendleton ở Oceanside, miền Nam tiểu bang California, rồi sau đó được phân chia đi nhiều tiểu bang khác nhau ở Mỹ, người Việt vẫn mang trong lòng nỗi nhớ Sàigòn khôn nguôi. Lần lần rồi thì một phần do thời tiết ở các tiểu bang khác khá khắc nghiệt, lại thêm công ăn việc làm ở tiểu bang California dễ dàng hơn, dân Việt rủ nhau kéo về California để sinh sống. Vì không cạnh tranh nỗi với người gốc Đại Hàn, người Tàu sinh sống ở Los Angeles, nơi được xem là thành phố thiên thần, người Việt xuôi về phía Nam của Los Angeles khoảng chừng 1 giờ đồng hồ lái xe, và bắt đầu gầy dựng ở đây.

Với vùng đất rộng lớn gồm các thành phố kề sát nhau, người Việt định cư rải đều ra các thành phố Westminster, Garden Grove, Midway City, Santa Ana ở quận hạt Orange, mà dân ta hay gọi là Quận Cam. Cửa hiệu, nhà hàng, cơ sở thương mại mang tên Việt bắt đầu xuất hiện. Ban đầu chỉ là một khúc đường Bolsa, nơi có thương xá nổi tiếng mang tên Phước Lộc Thọ. Rồi dần dần cửa hiệu, nhà hàng, cơ sở thương mại của người Việt Nam mọc lên như nấm, lan ra khắp nơi, trải dài từ Bolsa, qua Westminster, Brookhurst, Euclid, Magnolia, v..v... Từ Garden Grove, đi xuống thành phố Westminster, hay Fountain Valley, Santa Ana, đều thấy bảng hiệu chữ Việt tràn đầy. Thậm chí là Midway City, hay được gọi là Thị Trấn Giữa Đàng, cũng có luôn cửa hiệu của người Việt.

Phải nói rằng với sự cần cù và siêng năng, thế hệ người Việt ty nạn cộng sản từ năm 1975 đã tạo nên một khu vực mà ai ai cũng có cảm giác như là một Sài Gòn thu nhỏ. Đến đây, ngoài việc là có thể tiếp xúc, gặp gỡ người Việt xa xứ, người Việt bỏ chạy cộng sản từ hồi năm 1975 còn có dịp tìm lại những hình ảnh, những tác phẩm văn hoá của miền Nam trước kia.

Ghé nhà sách Tú Quỳnh, hay ghé các trung tâm sản xuất băng dĩa nhạc, là có thể tìm lại chút gì đó của thoáng hương xưa. Dĩ nhiên, nếu muốn tìm lại mùi vị của những món ăn Việt Nam, người Việt ty nạn sẽ dễ dàng tìm thấy những bát phở, những tô bún bò, những đĩa bánh cuốn, hay thậm chí là cả những chén chè xôi nước, v....v.... Cái tên Little Sàigòn là đây. Người Việt yêu kiều đặt địa danh này cho một vùng đất cách xa quê hương hơn nửa quả địa cầu để hồi tưởng, để nhớ nhung về một Sàigòn xưa. Và hơn cả, Little Sàigòn còn là một trung tâm văn hoá nhằm gìn giữ bản sắc của người dân Việt trước đại hoạ cộng sản từ hồi năm 1975. Chính vì vậy, Little Sàigòn luôn luôn được xem là thủ đô của người Việt ty nạn cộng sản.

Rồi thời gian trôi qua. Thế hệ người Việt ty nạn cộng sản đầu tiên nay đã già. Ráng chịu khó làm ăn vất vả để nuôi gia đình, con cái của thế hệ này nay đã trưởng thành, đã học thành tài để rồi có người là bác sĩ, có người là kỹ sư, v..v... Cuộc sống khá giả hơn, ổn định hơn, cho nên rất nhiều người Việt đã dọn về phía Nam của vùng Little Sàigòn để an cư lập nghiệp. Người thì ở Irvine, người thì ở Mission Viejo, hay thậm chí là xa hơn nữa như San Juan Capistrano, v..v... Hầu hết, thế hệ sau này không muốn tiếp tục con đường làm ăn của thế hệ trước đó, cho nên rất nhiều chủ nhân nhà hàng, cửa hiệu, đến tuổi về hưu, phải tìm cách bán lại những gì mình đã gầy dựng.

Người đi, thì phải có người đến. Trong những năm vừa qua, với những chính sách thu hút người ngoại quốc đem tiền vào Mỹ đầu tư, đã có rất nhiều thành phần giàu có ở Việt Nam mà thường được gọi là "đại gia đỏ" hay "tư bản đỏ" ... đổ bộ qua Mỹ. Thành phần này là những tay cựu "quan chức" hay những tay làm ăn buôn bán tham nhũng, những tay có thể có cả chục triệu đô la lận lưng để làm vốn, để có thể mua nhà, mua cơ sở, mua cửa hiệu, v..v... Ban đầu thì còn rải rác ở các tiểu bang khác, nhưng gần đây thì đổ về tiểu bang California rất nhiều.

Thế là cuộc sống ở Little Sàigòn bắt đầu thay đổi. Các cửa hiệu, nhà hàng do những người Việt ty nạn làm chủ, từ từ lại thấy thay tên, đổi hiệu. Có những cái tên nhà hàng, chỉ cần nghe cái tên, cũng có thể đoán được gốc gác của người chủ từ đâu đến. Chợ búa cũng thay đổi. Và phong cách người dân ở Little Sàigòn cũng thay đổi. Có những quán cà phê, thanh niên ngồi đánh bài "tiến lên", hay còn gọi là "chặt hẻo", một loại bài của mấy chú bộ đội miền Bắc đem vào Nam, suốt cả ngày. Khói thuốc lá bay mù mịt. Có những quán bar mà đêm nào cũng đông thanh niên đến ... "xập xình", và là nơi giới thiệu các ca sĩ ở Việt Nam bay sang. Thử hỏi, dân bình thường thì lo đi làm ở công sở, đâu có thì giờ mà la cà quán xá như thế cả ngày lẫn đêm. Có chăng thì chỉ vào dịp cuối tuần, nhưng ở Little Sàigòn bây giờ, ngày trong tuần, hay ngày cuối tuần đều ... đông như nhau.

Little Sàigòn đã thay đổi nhiều lắm. Văn hoá, văn nghệ thì các sản phẩm từ trong nước nhan nhản đầy trong các cửa hiệu. Quán ăn thì không còn vẻ thanh lịch, và không còn trông sạch sẽ như lúc trước. Bãi đậu xe thì lại càng quá tệ, nhìn rất dơ bẩn. Các đài truyền thanh, truyền hình, thì cứ như là "cơ quan ngôn luận" của Việt Nam vì tin tức đọc nhiều khi dùng chữ "y chang" VN Express của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Quan trọng hơn nữa là tình hình an ninh trật tự không còn như xưa. Nghe thử một quảng cáo phát trên truyền thanh bảo rằng "đến ăn phở ở tiệm của chúng tôi, quý khách có thể an tâm là xe của quý vị không bị ... đập kính". Thế là đủ hiểu chuyện xe bị đập kính, mất đồ là "chuyện như cơm bữa" ở Little Sàigòn rồi.

Việc phong cách sống thay đổi, có thể một phần là do người mới định cư sau này mang những "thói hư tật xấu" đã "nhiễm" sau 40 năm sống với cộng sản sang đây. Những "đại gia đỏ" coi trời bằng vung vì ỷ có tiền đã thể hiện cách sống của mình. Ở trần, mặc xà lỏn, là hình ảnh mà dân Mỹ ở đây không bao giờ gặp ở ngoài đường. Thế nhưng, có những tên đại gia, cầm đầu cả hệ thống xuất nhập cảng hải sản, lại nghênh ngang bước ra đường với mình trần và chiếc ... xà lỏn. Thành phần như thế này bây giờ không hiếm ở Little Sàigòn. Cũng chẳng có gì ngạc nhiên, vì ngay giữa đường Brookhurst, đoạn gần với tiệm bánh Vân, những bảng hiệu quảng cáo "bảo lãnh đi Mỹ" bảo đảm ... 100%,"bao" ... đậu, bất kể là tội phạm hình sự, v..v... đầy nhan nhản.

Thử nhìn xem, với sự nhếch nhác như thế, Little Sàigòn có còn là thủ đô của người ty nạn? Nét văn hoá, sự thanh lịch của người Việt ty nạn đang dần dần bị ..."xâm lăng"?

Cuộc sống chung quanh ta coi thế mà thay đổi chóng mặt. Nếu không để ý, và không có thái độ tích cực để gìn giữ văn hoá của người Sàigòn xưa, thì Little Sàigòn có thể sẽ mất đi cái tên và ý nghĩa yêu kiều mà người dân ty nạn giữ trong lòng bao nhiêu năm nay.
vuongquan
Posts: 270
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »

Image


Vì sao người quân tử không tranh cãi với kẻ tiểu nhân?
Khổng Tử có một cậu học trò rất thích tranh luận. Một hôm, người học trò này đến thăm Khổng Tử thì gặp một người đang đứng ở cổng nhà.
Người khách này ngăn vị học trò kia lại hỏi: “Nghe nói thầy dạy của ngài là Khổng thánh nhân, như vậy thì học vấn của ngài chắc phải cao lắm. Ngài cho ta hỏi một năm có mấy mùa? Nếu ngài trả lời đúng, ta sẽ dập đầu quỳ lạy ngài, còn nếu trả lời sai thì ngài phải bái lạy ta.”
Vị đệ tử kia suy nghĩ một lát rồi nói: “Xuân, Hạ, Thu, Đông, có bốn mùa!”
Người khách kia cãi lại: “Sai! Có ba mùa!”
Vị đệ tử cảm thấy thực sự là kỳ quái nói: “Rõ ràng là một năm có bốn mùa, sao ngươi lại nói là có ba mùa?”
Đúng lúc hai người tranh luận không thôi thì Khổng Tử đi ra. Vị khách kia hỏi: “Thánh nhân! Xin ngài hãy phân xử, một năm rốt cuộc là có mấy mùa?”
Khổng Tử nhìn vị khách một lượt rồi nói: “Ba mùa!”
Vị khách vô cùng đắc thắng, quay sang cậu học trò của Khổng Tử: ‘Ngươi nghe đã rõ chưa, còn không bái ta một lạy tạ lỗi sao?’. Nói rồi đắc chí cười ha hả đi thẳng.
Cậu học trò thấy hết sức quái lạ, bèn hỏi Khổng Tử: “Thưa thầy! Một năm rõ ràng là có bốn mùa, sao vừa rồi thầy lại nói là có ba mùa?”
Khổng Tử trả lời: “Con không thấy người kia sao? Đó là một con châu chấu biến hóa mà thành. Một năm, châu chấu chỉ sống có ba mùa, xuân, hạ và thu, nó đâu có biết mùa đông? Con tranh luận với nó chẳng phải là không bao giờ có kết thúc sao?”
Vị đệ tử bừng tỉnh hiểu ra đạo ý cao thâm của bậc Thánh nhân: Tranh cãi với người không cùng cảnh giới là việc phí thời gian vô ích.
Lão Tử nói: “Thiện giả bất biện, biện giả bất thiện” (Nghĩa là: người thiện thì không tranh biện, người tranh biện thì không phải thiện).
Sự tu dưỡng, trưởng thành trong đời một người thể hiện ở việc làm, không phải ở lời nói, tranh biện. Xưa nay, phàm đã là chân lý thì đâu cần tranh biện?
vuongquan
Posts: 270
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »

Ba dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt bạn không thể chủ quan


Đau lưng dưới có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, đàn ông tuyệt đối không nên chủ quan.

Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới song lại dễ dàng điều trị nếu được phát hiện sớm. Dưới đây là ba dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tiền liệt đấng mày râu tuyệt đối không thể bỏ qua để kịp thời can thiệp, theo Men's Health.

Các vấn đề tiểu tiện

Khối u trong tuyến tiền liệt gây ra các vấn đề tiểu tiện như tiểu chậm, tiểu nhiều lần và cảm giác tiểu không hết khiến bạn vừa đi xong lại muốn "giải quyết" tiếp.
Image
Ung thư tuyến tiền liệt hay đi kèm các vấn đề tiểu tiện. Ảnh: RD.
Máu trong tinh dịch hoặc nước tiểu

Thấy máu khi đi vệ sinh hoặc xuất tinh là triệu chứng bất thường cần được kiểm tra ngay lập tức bởi nhiều khả năng bạn đã bị ung thư tuyến tiền liệt hoặc viêm nhiễm.

Một số nam giới tin rằng không xuất tinh cũng cảnh báo nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt song điều này không đúng. Trên thực tế, hiện tượng không xuất tinh chủ yếu xảy ra do ống dẫn tinh bị tắc nghẽn hoặc tác dụng phụ của thuốc điều trị u tuyến tiền liệt lành tính.

Đau lưng dưới

Ung thư tuyến tiền liệt khi lan rộng thường ảnh hưởng đến các mô, xương gần đó như phần lưng dưới cùng xương sống. Kết quả, bạn sẽ bị đau, tê xương sống và căng cơ. Tuy triệu chứng này khá hiếm gặp, các bác sĩ khuyến cáo đàn ông không chủ quan.

Tốt nhất, để bảo vệ sức khỏe, phái mạnh cần ghi nhớ ba dấu hiệu trên và nhanh chóng đi khám nếu thấy bản thân mình có triệu chứng tương tự. Ngoài ra, nếu đã trên 50 tuổi, bạn nên xét nghiệm sàng lọc ung thư định kỳ.

Minh Nhật
MatVit
Posts: 1308
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »


Image

Chấp nhận của người dân Pháp

Nước pháp buồn lắm nhưng biết nói gì đây, phải chấp nhận của người dân Pháp, nếu Obama còn thêm một nhiệm kỳ nửa, hoac ba Clinton dac cu thì nước Hoa Kỳ củng như thế nầy thôi.

Mời xem một cảnh ở ngoại ô Paris . Thấy mới tin !
http://www.youtube.com/embed/ sgTxtxu_YR8?rel =0
Nouvelle prière de rue du vendredi. Clichy/France - 31 ...
www.youtube.com
Try watching this video on www.youtube.com, or enable JavaScript if it is disabled in your browser.
buikiem
Posts: 501
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

Mẹo nhỏ nhưng có thể cứu sống mạng người

Nghẹn cổ, sái cổ, chuột rút, tê chân… thỉnh thoảng những biến cố này đột nhiên xuất hiện, nhưng nếu không giải quyết kịp thời cũng có thể gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, thực ra chỉ cần một vài mẹo nhỏ là bạn có thể “thoát nạn” trong gang tấc.

Những bịnh tật có thể gặp trong cuộc sống.

Dưới đây là chia sẻ một số mẹo nhỏ để xử trí rắc rối trong cuộc sống. Nó hoàn toàn là tri thức để có thể cứu người.

Phương thức áp dụng khi bị nghẹn thức ăn – Chỉ cần “giơ tay lên”
Image
Tại Mỹ, một cậu bé 5 tuổi đã cứu sống bà ngoại mình khỏi nghẹn bằng cách thức rất đơn giản, đó là “giơ tay lên”.

Bà của Michelle Stewart, 56 tuổi, vừa xem tivi vừa ăn thạch, khi quay đầu lại, một mảnh thạch bị mắc kẹt trong cổ họng. Bà cố gắng bóp bụng để tự giúp mình, nhưng không có kết quả.

Sau đó cậu cháu hỏi: “Bà ơi, bà nghẹn à?”. Bà vẫn nói không ra lời: “Chắc là bà đang nghẹt thở, bà ơi, giơ hai tay lên, giơ hai tay đi”. Bà đành nghe theo, kết quả thật sự nhổ được cục thạch ra.. Cậu bé lúc ấy rất bình tĩnh, cậu còn khoe với bà rằng đây là điều cậu được học trong trường

Bị sái cổ
Image

Bạn thỉnh thoảng có bị cứng cổ khi thức dậy buổi sáng không? Là sái cổ.

Một khi bị sái cổ, bạn chỉ cần nhấc chân lên!

Kéo ngón chân cái ra, lấy tay xoay tròn từ từ theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ.

Chuột rút ở chân
Image
Khi chân trái bị chuột rút thì giơ tay phải lên, ngược lại thì giơ tay trái trong khi chuột rút chân phải của mình, ngay lập tức nhẹ nhàng.

Tê chân
Image
Nếu tê chân trái, dùng sức vung tay phải của bạn. Nếu chân phải bị tê thì dùng sức vung tay trái.

Chiếc kim khâu gia dụng cũng có thể trở thành dụng cụ hữu ích trong việc cứu người.

Vì cha mẹ già, ta cần nhất định nhớ kỹ 3 phép cứu mạng dùng kim khâu quần áo.

– Đầu tiên, liệt nửa người hay bán thân bất toại (không phân biệt xuất huyết não hay tắc máu), mắt miệng nghiêng lệch, ngay lập tức lấy kim khâu quần áo châm vào điểm thấp nhất dái tai bệnh nhân, đến khi nhỏ ra một giọt máu, bệnh nhân ngay lập tức được phục hồi, hơn nữa có thể không để lại bất kỳ di chứng nào.

– Thứ hai, bệnh tim đột tử phát sinh, lập tức cởi bít tất người bệnh, tương tự lấy kim châm lên mười ngón chân, ra một giọt máu, lần lượt bóp hết mười ngón chân, người bệnh có thể lập tức tỉnh táo lại.

– Thứ ba, dù là hen suyễn thở khò khè hay viêm thanh quản cấp tính các loại… phát hiện người bệnh thở không ra hơi, đến mức mặt đỏ tía tai, hãy nhanh chóng dùng kim châm lên chóp mũi, rồi thì có thể bóp ra hai giọt máu đen (máu độc).

Ba phương pháp “hồi dương cứu nghịch” trên không có bất kỳ nguy hiểm gì, hãy yên tâm là có hiệu quả trong vòng 10 giây.

Một lòng hiếu thảo mà chia sẻ. Hãy ghi nhớ! Đừng chỉ lưu trong điện thoại, trong tình thế cấp bách đừng ngại lấy ra thử một lần.

Sưu Tầm
vuongquan
Posts: 270
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »

Sốc khi biết sự thật
về công dụng của đông trùng hạ thảo

Ngay tại Trung Quốc, nhiều người vẫn lầm tưởng về bản chất và công dụng của đông trùng hạ thảo, tới mức các nhà khoa học nước này phải lên tiếng cảnh báo.

Tháng 1/2018, nhiều tờ báo lớn của Trung Quốc như Sina, Sohu đồng loạt đăng tải nhiều bài viết về đông trùng hạ thảo, nhấn mạnh đây là “dược liệu”, không phải “vị thuốc” có thể ăn trực tiếp và mang lại nhiều hiệu quả như dân gian lầm tưởng.

Không có kháng thể chống ung thư[/h]Nhiều người cũng tưởng rằng, đây là loài sinh vật dị biệt: mùa đông là côn trùng (đông trùng), chui xuống đất tránh cái lạnh, còn mùa hè trở thành cây cỏ (hạ thảo). Các tài liệu khoa học và y học Trung Quốc ghi nhận đông trùng hạ thảo xuất hiện ở bốn tỉnh gồm Tứ Xuyên, Vân Nam, Thanh Hải, Cam Túc và Tây Tạng, tại các vùng núi có độ cao hơn 3.800 m so với mặt nước biển.
Image
Đông trùng hạ thảo khi mới được khai thác ngoài thiên nhiên
Trên thực tế, các nhà khoa học Trung Quốc thống nhất rằng đông trùng hạ thảo là thể kể hợp giữa ấu trùng loài bướm dơi và nấm.

Vào mùa hè, khi băng tuyết tan ra trên các cánh đồng cỏ ở độ cao 3.800 m so với mặt nước biển, bướm dơi đẻ trứng lên lá các loại hoa. Sau đó, trứng phát triển thành sâu nhỏ, khon vào mặt đất ẩm ướt, hấp thụ chất dinh dưỡng từ rễ các loài thực vật, dần béo trắng lên. Thời điểm này, nang bào tử nấm hình cầu gặp ấu trùng sâu bướm, chúng sẽ khoan vào cơ thể ấu trùng, rút chất dinh dưỡng, tạo thành tơ nấm. Hoặc đông trùng hạ thảo cũng hình thành khi ấu trùng bướm ăn lá cây có nấm.

Như vậy, xét về mặt thực chất, đông trùng hạ thảo chính là hiện tượng nấm ký sinh vào cơ thể ấu trùng sâu bướm, dần ăn hết chất dinh dưỡng của vật chủ.

Nấm lây nhiễm vào cơ thể ấu trùng, khiến ấu trùng cong mình lên cao lên 2 đến 3cm so với mặt đất. Lúc này, ấu trùng sẽ chết dần từ đầu đến đuôi. Nấm vẫn tiếp tục phát triển cho tới khi xâm nhập hoàn toàn cơ thể ấu trùng. Đến cuối xuân đầu hạ, phần dầu của ấu trùng sẽ mọc lên một dạng thực vật giống như cỏ màu tím đỏ. Đây chính là lúc thu hoạch đông trùng hạ thảo tốt nhất.

Tuy nhiên, giới khoa học Trung Quốc nhấn mạnh đây chỉ là “dược liệu”, chứ không phải thuốc tiên hay “dược phẩm”. Mặt khác, các chuyên gia y học cổ truyền Trung Quốc cũng khẳng định đông trùng hạ thảo hoàn toàn không có kháng thể chống ung thư như đồn thổi.
Image
Đông trùng hạ thảo đã qua sơ chế
“Lợi dụng sự thiếu hiểu biết, một số gian thương đã tìm mọi cách tuyên truyền, ép giá khiến đông trùng hạ thảo đắt như vàng.

Sự thực, loại dược phẩm này không có nhiều công hiệu đến vậy”, ông Vương Thành Thụ (Wang Chengshu), chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Sinh lý và Sinh thái thực vật, Thượng Hải, cho biết.

Cấm ăn trực tiếp

Tháng 12/2010, Tổng cục Giám định quốc gia Trung Quốc, ra thông cáo về đông trùng hạ thảo, trong đó cấm sử dụng loại dược liệu này để làm thực phẩm hoặc chế biến nó thành thực phẩm.

Năm 2005, Tổng cục thực phẩm và y học Trung Quốc, thuộc Bộ Y tế nước này, cũng đã ra lệnh buộc thay thế đông trùng hạ thảo trong các loại thực phẩm chức năng bằng các loại nấm khác được phép sử dụng.

Cuối năm 2017, khảo sát của tờ Time Weekly, nhận xét buôn bán đông trùng hạ thảo là ngành kinh doanh sinh lời ở Trung Quốc trong nhiều năm. Theo báo này, giá của đông trùng hạ thảo đã tăng lên 10 lần từ năm 2003. Tại siêu thị bán lẻ, đông trùng hạ thảo chất lượng có thể lên tới giá 888 Nhân dân tệ (134 USD) mỗi gram, đắt gấp ba lần vàng. Ngược lại, nấm Cordyceps militaris, thực thể có khả năng kháng ung thư, lại thường chỉ có giá 0,3 Nhân dân tệ (0,05 USD) mỗi gram.

Trong khi đó, các nhà môi trường học cũng cảnh báo việc khai thác diện rộng với đông trùng hạ thảo ở Tây Tạng, về lâu dài có thể gây tổn hại nghiêm trọng với môi trường ở vùng cao nguyên này.

Năm 2016, Tổng cục thực phẩm và y học Trung Quốc thậm chí còn cảnh báo lượng độc tố arsen có trong đông trùng hạ thảo được chế biến thành bột hay viên nén, ở mức cao hơn chuẩn cho phép. Hạn mức tiêu chuẩn quốc gia của Trung Quốc về arsen, hóa chất độc hại, là 1 miligam/kg, nhưng mức tìm thấy trong các chế phẩm đông trùng hạ thảo dao động từ 4,4-9,9 miligam/kg.

Báo Trung Quốc Chinanews cảnh báo người dân cần thận trọng với đông trùng hạ thảo, trong khi không ít người vẫn lấy chúng làm những món quà đắt tiền, thường tặng cho người già. Dân gian cho rằng loại dược liệu này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của con người và hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư, điều chưa hề được khoa học chứng minh.

Tờ Sina từng đăng tải bài viết “Đông trùng hạ thảo: tiên dược hay cú lừa thế kỷ”, dẫn nghiên cứu của ông Vương Thành Thụ, khẳng định dược liệu này khi được chế biến, phối hợp với các loại dược liệu khác, có tác dụng bồi bổ một số bệnh.
Image
Thiếu nữ Tây Tạng khai thác đông trùng hạ thảo ngoài thiên nhiên
Tuy nhiên, đông trùng hạ thảo không có tác dụng trực tiếp trong điều trị bệnh cho lục phủ ngũ tạng, thậm chí chữa được những trọng bệnh như một số phương tiện thông tin đã đồn thổi.

“Đông trùng hạ thảo không thể chữa được ung thư, hen suyễn hay vô sinh như những lời quảng cáo”, báo viết.

VÕ VĂN VIỆT
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Trận chung kết Super Bowl 2018 và những con số chóng mặt

Image
Sân vận động US Bank Stadium tại thành phố Minneapolis, Minnesota, nơi diễn ra trận chung kết bóng đá Mỹ Super Bowl ngày 04/02/2018.
(Ảnh chụp ngày 29/01/2018)REUTERS/Kevin Lamarque
Hôm nay 04/02/2018, tại thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ diễn ra trận Super Bowl, chung kết bóng đá Mỹ hàng năm giữa đội bóng New England Patriot và Philadelphia. Đây là trận đấu được hàng trăm triệu người dân Mỹ trông đợi hàng năm. Ngoài tính chất cạnh tranh chuyên môn, trận Super Bowl còn là cuộc đua chóng mặt của những con số mà mỗi năm lại có thêm kỷ lục mới.

Thông tín viên Marie Bourreau tại New York :

Những con số quá cỡ theo kiểu Mỹ: Khoảng 170 triệu người có thể sẽ theo dõi trận chung kết này. Ngôi sao lần này sẽ là Tom Brady, người giữ vị trí như kiểu tiền vệ đội New England Patriot của thành phố Boston.

Đây là cầu thủ có thu nhập cao nhất trong lịch sử làng bóng đá Mỹ. Trong năm 2018 này, ước tính Tom Brady có thể kiếm được 75 triệu đô la. Anh còn là chồng của siêu mẫu người Brazil, Gisele Bund­chen nổi tiếng. Như thế cũng đáng để khán giả theo dõi.

Giá vé vào xem trận đấu trên sân trung bình là 5000 đô la. Nhưng trận chung kết Super Bowl còn nổi tiếng bởi 30 phút nghỉ giải lao giữa các hiệp đấu. Đó là lúc để các spot quảng cáo chen vào nhưng với giá đắt kinh khủng : 4,5 triệu đô la cho 30 giây quảng cáo. Các nhà quảng cáo dám chơi mạnh tay như vậy bởi 99% khán giả truyền hình Mỹ vẫn theo dõi các quảng cáo trên màn hình.

Tiếp đến là buổi biểu diễn ca nhạc. Năm nay, Justin Timberlake bao chọn show diễn. Mặc dù không lấy tiền thù lao nhưng đổi lại, một buổi biểu diễn thành công tại đây sẽ giúp ca sĩ bán chạy như tôm tưới các album của mình.

Trận đấu còn diễn ra ngay cả trong bếp : 49 triệu lon bia, hơn một tỷ chiếc cánh gà được tiêu thụ trong dịp diễn ra trận đấu. Ngày hôm sau của trận chung kết sẽ không còn hừng hực khí thế nữa. 39% khán giả truyền hình sẽ không đi làm ngày thứ Hai. Điều này có nghĩa kinh tế Mỹ sẽ thâm hụt 3 tỷ đô.
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »



Hiểu sai về hạn sử dụng
Sai lầm vứt bỏ thực phẩm và thuốc


Vì hiểu sai về hạn dùng, 90% người Mỹ ngay cả người Việt Nam cũng vậy!
Họ đã phạm sai lầm là vứt bỏ thực phẩm và thuốc quá sớm.

1/. Thực phẩm

Image
Họ nghĩ rằng thực phẩm sẽ không còn dùng được sau ngày qui định đó, trong khi thật ra ý nghĩa đúng nhất mà các nhà sản xuất muốn nói đến
là thực phẩm sẽ đạt tình trạng tươi tốt nhất vào ngày qui định trên nhãn hiệu, chứ không phải là sẽ bị hư hỏng ngay sau ngày đó.
Image
Một cuộc nghiên cứu do ban bảo vệ nguyên liệu thiên nhiên phối hợp với ban quy định điều lệ thực phẩm của đại học Harvard cho thấy
phần đông người tiêu dùng thường lẫn lộn về ý niệm “bán đến ngày” (sell by), “tiêu thụ đến ngày” (use by), “dùng tốt nhất trước ngày” (best before).
Theo bà Dara Gunders, một trong những người tham gia cuộc nghiên cứu trên thì ý niệm lệch về ngày tháng hết hạn khiến cho biết bao thực phẩm
và nguyên liệu để chế biến chúng đã bị lãng phí vì ai cũng sợ ăn vào sẽ mang bệnh.
25% người dân thậm chí còn vứt bỏ thực phẩm sớm hơn ngày quy định.

Nhóm nghiên cứu trên nghĩ rằng nguyên nhân gây ra sự lẫn lộn chính là vấn đề thiếu sót của liên bang trong việc xác định tiêu chuẩn
từng nguồn thực phẩm, đưa đến sự tự tiện ra luật lệ ở cấp tiểu bang về cách đánh giá thực phẩm và cách ghi ngày tháng hạn định trên bao bì.
Image

Image

Image
Nói cách khác như bà Dara Gunders nhận định thì thật là một việc rối nùi, mà hậu quả gây ra khiến cho hằng năm có 40% thực phẩm còn tốt
không được sử dụng tới, trị giá lên đến 165 tỉ đô la, tính bình quân ra là 455 đô la lãng phí đối với một gia đình 4 người.
Cũng theo các nhà nghiên cứu thì trong khi họ đang đề nghị các bộ ngành thực phẩm phải có một công thức chuẩn mực rõ ràng về thời hạn,
cách tốt nhất đối với người tiêu dùng là tự tìm hiểu cấu trúc thực phẩm và cách bảo quản, tồn trữ của từng loại thức ăn,
trong đó một kiến thức quan trọng là cách xử dụng hữu hiệu tủ lạnh để vừa bớt tốn điện vừa kéo dài sự tươi tốt của thực phẩm.
Image
2/. Thuốc
Hàng năm người Hoa Kỳ đã liệng đi cả tỷ bạc Mỹ Kim thuốc Tây mà nhãn hiệu của các nhà bào chế nói là “quá hạn” theo lời dặn là phải của các dược sĩ là phải vứt đi.

Sự thật như thế nào?
Có phải liệng đi những thuốc “bị quá hạn” không?

Có đúng là thuốc “bị quá hạn” sẽ hết hiệu nghiệm hay là sẽ “hư hại” sau ngày “quá hạn” dán ngoài hộp thuốc?

Gerald Murphy, là một dược sĩ nay đã về hưu hiện cư ngự tại Ormond Beach, TB Florida không nghĩ như thế.
Ông ta nói rằng đa số các thuốc “quá hạn” vẫn còn tốt và hiệu nghiệm nhiều năm sau ngày “hết hạn”,
mà do các hãng dược phẩm “cố ý” dán vào bao thuốc, để bắt người tiêu thụ phải mua thuốc mới để kiếm tiền mà thôi.
Image
Ông đã trải qua cả chục năm tranh đấu cho việc “đặt để ngày hết hạn thuốc” phải dựa trên tiêu chuẩn khoa học chứ không phải dựa theo “chu kỳ”
do các hãng dược phẩm tự ý “chọn lựa” được. Tại nhiều Tiểu Bang các dược sĩ tự động “cho” một ngày quá hạn khác –
nhiều khi sớm hơn ngày quy định của các hãng bào chế nữa. Ông nói: “Họ làm tiền bằng cách khuyến khích người tiêu thụ
liệng đi những thuốc hãy còn tốt, để mua thuốc mới.”
Ông Murphy được một “thắng lợi nho nhỏ” năm 2005, là Quốc Hội Florida đã nói với Hiệp Hội các dược sĩ Florida là
“Không cần phải ghi ngày quá hạn trên các hộp thuốc nữa” như họ đã làm từ năm 1993.
Ông Murphy không phải hành động đơn độc. Cơ quan Quản Trị Thực Phẩm, Thuốc Men Hoa Kỳ ( US Food and Drug Administration=FDA ),
trong những thử nghiệm cho Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, đã xác nhận rằng đa số các thuốc tây bán theo toa bác sĩ,
hay bầy bán tại các tiệm thuốc vẫn còn hiệu nghiệm và an toàn rất lâu sau ngày “quá hạn” của các nhà bào chế.
( The U.S. Food and Drug Administration, in tests for the Defense Department has determined that most prescription
and over-the-counter drugs remain safe and effective long after the manufacturer’s expiration date – in some cases, may years longer.)
Image
Nhưng khảo cứu của cơ quan FDA không kể đến những thuốc để trong những phòng tắm có hơi ẩm hay trong xe nóng bỏng mùa hè.
Bà Mary L. Euler, phụ tá khoa trưởng tại trường Đại Học Dược Khoa Missouri tại Kansas City,
và là phát ngôn viên của Hiệp Hội Dược Phẩm Hoa Kỳ nói:
“Tôi có nghĩ rằng một cuộc khảo cứu rất cần thiết để tìm hiểu rõ về vần đề này không? – Tôi tin chắc chắn như vậy”
Năm 2001 Hiệp Hội Dược Sĩ Toàn Quốc Hoa Kỳ yêu cầu kỹ nghệ bào chế thuốc Tây đầu tư vào việc nghiên cứu kia, nhưng không được trả lời. (*)
Dân Biểu CH-Tb Pennsylvania là Tim Murphy đã yêu cầu cơ quan FDA cho một ban chuyên viên nghiên cứu riêng về vấn đề “quá hạn này”.
Ông nói: “Có cái gì rõ ràng là không ổn. Ngay bây giờ, các ngày quá hạn đều do các nhà bào chế thuốc tự động quy định, làm sao mà biết được thực hư?”
Image
Ông Armon Neel Jr, một dược sĩ tại Griffin TB Georgia mà công tác đặc biệt là xem xét lại các loại thuốc dùng trong các nhà dưỡng lão
và phải ký giấy huỷ bỏ các loại thuốc “hết hạn” quả làm lòng ông không yên ổn.
Ông nói: ” Thấy thuốc bị đưa vào lò đốt đi – cả triệu triệu Mỹ Kim – thật không đúng chút nào hết. “
Các bệnh nhân nào nếu còn thuốc dư, mà nghĩ rằng hãy còn tốt thì nên hỏi bác sĩ riêng của mình.
(*) .- Các nhà bào chế làm thinh là đúng quá rồi, vì chạm đến túi tiền của họ. Bệnh nhân và người tiêu thụ phải vứt thuốc cũ đi để mua thuốc mới
thì họ được lợi bao nhiêu? Nên nhớ rằng mỗi năm có hàng ngàn dự luật “làm lợi” cho người dân Hoa Kỳ bị “nằm chết”
trong các hộc bàn của các vị Dân Biểu, Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ, nhất là các vị được làm Trưởng Ban hay Trưởng Tiểu Ban.
Image
Ví dụ điển hình là “Dự Luật cho người dân Hoa Kỳ mua thuốc từ bên Canada giá rẻ bằng 1/10 giá thuốc ở Mỹ” đã chết thảm
vì sự “chống đối mãnh liệt” (chạy chọt vận động – lobby) của các hãng bào chế Hoa Kỳ và Hiệp Hội Dược Sĩ Mỹ.

Việc đề nghị hỏi các ông bác sĩ gia đình cũng không xong, vì mấy vị bác sĩ này không có rành về thuốc lắm vả lại họ còn sợ bị đưa ra tòa nữa,
nếu “cho phép” bệnh nhân dùng thuốc cũ rồi sau này sinh chuyện không lành.

Brad Mackee /AARP Bulletin
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Image

Tên cướp một tay!

Hồi xưa, cái máy đánh bạc này bên Mỹ gọi là “slot machine”, là cái máy có cái khe để đút đồng một đô bằng kim loại vào. Cầm cái cần kéo xuống, nó quay ro ro rồi dừng lại. Kết quả hỏng có gì thì đút thêm một đô nữa! Cứ thế mà chơi cho tới tán gia bại sản.

Nên tiếng Úc gọi cái “slot machine” này là: “one armed bandit”; nghĩa là tên cướp chỉ có một cánh tay.

Bây giờ thì kỹ thuật “video game” tân tiến hơn; khỏi gạt cái cần gì ráo trọi. Đút tiền giấy vô, tối đa là tờ 50 đô, bấm cái nút là xong. Cạn tiền của mình mà cũng cạn luôn tình nghĩa đôi ta!

Nghe Johnny, thằng bạn Úc đòi bỏ vợ; tui hỏi lý do thì nó nói: “Tháng rồi, một tối, vợ nó đi đâu đó tới khuya lơ khuya lắc mới về. Nó nằm ngáy “o o” như chết. Sáng ra thấy con vợ nằm ngáy kế bên và khe rún của nó đầy những đồng một đô la!”

Tình đã mười năm, một ngày cũng nghĩa; tay cắt tay bao nỡ mà ruột cắt ruột bao đành; nên tao cho em cơ hội thứ hai: “Giữa máy kéo và anh… em chọn ai?”
Thì em thỏ thẻ rằng: “Dĩ nhiên là anh rồi! Vì cái máy kéo nó đâu biết hun hít gì đâu hè? “

Vậy mà tuần rồi, tối em lại đi đâu hỏng biết! Khuya tao đang ngủ thì em “sexy trăm phần trăm” bước vào buồng ngủ.

Tao giựt mình tỉnh giấc, thấy em không còn quần áo gì ráo, nên tao la lên: “Bộ bữa nay em lại thua hết ráo rồi hả?”

***

Mới đọc báo nè thấy một ông Mít bên Canada đi sòng bài chơi kéo máy 20 xu trúng được 1.8 triệu đô. Tay cầm cái “check” bự tổ bố cười hô hố, cười rạng rỡ, hở hết cả hai hàm răng.

Ối cái trò quảng cáo “mại dô, mại dô” của mấy sòng bài dụ khi dân chơi nhào vô để chết đây mà.

Tuy nhiên cái trò đánh bạc bằng kéo máy này coi vậy cũng phiền phức lôi thôi cò bót; làm ông Tòa phải bù đầu suy nghĩ coi phải xử làm sao cho nó công bằng!

Chuyện rằng Ly Sam là người Mỹ gốc Việt, sinh năm 1953 tại Cà Mau, chủ một nhà hàng lớn ở tại Sài Gòn.

Ngày 25, tháng Mười, năm 2009, chú Sam đến khách sạn Sheraton Sài Gòn cúng nạp 300USD cho máy và thua hết 299,5USD. Nghĩa là chỉ còn có 50 xu Mỹ. Chú Sam tức quá, dọng máy nghe cái rầm. Ai dè máy “tò le tí le” báo Chú Sam thắng 55,5 triệu USD.

Chú Sam bấm cái cóc chơi thêm một ván 5 đô nữa và bị thua nên dừng chơi.

Chú Sam đã chụp lại hình máy báo trúng thưởng và lập biên bản với sự chứng kiến, ký tên của nhiều khách hàng làm chứng.

Nhưng khách sạn Sheraton không chịu trả thưởng; chỉ trả lại 300 đô Mỹ trong lần chơi đó với lý do là máy “trục trặc, gục gặc” gì đó.

Chú Sam cự nự: “Ê! Người chơi thua thì là máy bình thường; còn khi người chơi thắng thì là “sự cố” hả?” Nên Chú Sam đi thưa chủ sòng ra Tòa sơ thẩm.

Bốn năm sau, Tòa xử chủ sòng phải trả cho Chú Sam 55 triệu đô Mỹ.

Nhưng chủ sòng lại kháng cáo. Coi bộ chú Sam chờ được chung 55 triệu đô này chắc râu dài tới rún cũng hổng chừng!

Mà hỏng phải tại Sài Gòn đâu, bên Mỹ cũng rứa! Em Veronica Castillo, 42 tuổi, người Portland, tiểu bang Oregon, trúng cái lô độc đắc tới 8 triệu đô mà sòng bài đâu có chung.

Chủ sòng cũng nói máy trục trặc, chớ trúng jackpot, giải cao nhứt chỉ có 20 ngàn đô hè. Nên em nạp vào 100 đô, lúc máy trục trặc em còn 80 đô, chủ sòng trả lại cho em 80 đô thôi!

Tức quá, em đang kiếm luật sư để đưa nó ra Tòa. Hỏng biết chừng nào mới xử đây?

***

Trong lúc hai tay chơi này chờ coi Tòa xử để mình có đổi đời thành đa triệu phú đô Mỹ hay không thì người Úc dễ thương của tui đã thua, đang thua và tiếp tục thua máy kéo. Thua xái bái xài bai! Thua tối tăm mặt mũi!

Úc gọi máy kéo đánh bạc là “pokies”. Chỉ trừ Tây Úc là chỉ cho chơi máy kéo trong sòng bài mà thôi. Còn những tiểu bang khác đi đâu cũng thấy, ngã đường nào cũng có những tên cướp một tay chờ bà con mình, như con thiêu thân mê ánh đèn chớp nháng và tiếng nhạc giục lòng, người nhét tiền vô, nhét tiền vô để cướp.

Dân số nước Úc chưa tới 24 triệu người mà có tới 196 ngàn máy kéo. Bạn đến quán rượu, câu lạc bộ thể thao, hội quán cựu quân nhân đều gặp những tên cướp cụt tay này hết ráo.

Trong khi Hoa Kỳ, dân số gấp 15 lần mà số máy kéo chỉ bằng 1/5 của Úc.

***

Giống như đang xài “heroin” hoặc “cocain” hay bị thôi miên vậy. Pokies được các chuyên gia hàng thượng thặng lập trình hình ảnh, âm thanh, ánh sáng để mỗi lần bấm nút, não của dân chơi tiết ra một chất làm sảng khoái như người nghiện xì ke vậy. Rồi sau đó là lột sạch tiền của những con thiêu thân bay vào ánh sáng.

Một bà cụ người Úc, 69 tuổi, tàn một cơn ác mộng kể lại rằng: “Khi tôi đến một quán rượu ở Melbourne, Australia, nơi có hàng trăm máy kéo, tôi bị mắc vào lưỡi câu ngay lập tức.

Mới đầu thì thấy rất là vui. Rồi tôi chơi máy kéo suốt cả đêm thứ Hai, thứ Ba, và thứ Tư khoảng 6 tiếng; từ 10 giờ rưỡi đêm tới 4 giờ sáng.

Tôi bị mê hoặc bởi những ánh đèn lấp lánh rực rỡ, nhạc, tiếng của những vòng quay. Tât cả mọi thứ trên máy kéo được thiết kế để dụ khị mình. Thua mà cứ tưởng mình thắng.

Thế rồi tôi thua hết cả tiền hưu trí, phải bán cả xe, ra ngân hàng cầm cố nhà để vay tiền, đôi khi mượn tiền qua thẻ tín dụng nhưng không thể trả đúng hạn tiền lời lên đến 40% năm. ”

Rồi một em Úc khác tên là Kate ghiền chơi kéo máy suốt 13 năm. Thua hơn 500 ngàn đô. Thấy là quá đủ, tính lao xe vào gốc cây tự sát; nhưng vì có tới 6 đứa con nên em kịp suy nghĩ lại.

Chuyện ghiền này có thể xảy ra cho bất cứ một ai. Đàn ông cũng như đàn bà; già cũng như trẻ. Có học hàm, học vị, tưởng là khôn giàn trời mây cũng dính chấu luôn.

Một nữ giáo sư trường đại học chơi máy kéo chỉ trong vòng 18 tháng, em thua tới 230 ngàn đô.

“Bây giờ thì nhận ra là đã muộn! Mình không phải chỉ mất tiền mà mất luôn tư cách, mất cả sự bình an trong tâm hồn. Vì mình đang dối gạt, chồng, con, bè bạn và những người thân yêu khác.

Tôi thường xuyên mất ngủ! Cuối tuần là cảm thấy hoàn toàn kiệt sức.

Tôi thấy mình bị chấn thương tâm lý nhưng không dừng lại được cho đến khi gia đình tan vỡ!”

***

Thực vậy: Mỗi ngày có một người Úc lỡ vướng vào vòng đổ bác tự tử.

Không tự tử thì bị hao mòn về thể chất lẫn tâm thần.

Về thể chất thì bị cao máu, cao đường, cao mỡ, rối loạn tiêu hóa! Về tâm thần thì bị trầm cảm, lạc lối, tuyệt vọng, muốn tự sát.

Rồi bạo hành gia đình, chồng quánh vợ; vợ quánh chồng. Đôi khi giết nhau vì tiền bảo hiểm nhân thọ hoặc cướp bóc của thiên hạ đến nỗi phải sa vào vòng lao lý.

Ông bà mình nói: “Cờ bạc là bác thằng bần; cửa nhà bán hết tra chân vào cùm!” Hỏng có sai đâu!

Nên có chuyện vầy nè: Một người chồng nói đi nhậu với bạn bè nhưng về trễ tới 4 tiếng đồng như đã hứa với em yêu.

“Anh đi đâu tới giờ này mới về hả?” “Tui đi chơi máy kéo!”

“Chơi máy kéo hả? Gom quần áo rồi cút ra khỏi cái nhà này cho khuất mắt tui!”

“Em cũng gom quần áo đi! Vì nhà này giờ đây không còn thuộc về đôi ta như trước nữa!”

Có người hỏi: “Bí quyết chơi kéo máy để một giờ kiếm được 100 đô?”

“Dễ ợt hè! Cứ nạp 20 tờ 50 đô, tổng cộng là 1000 đô vô máy!”

Thua một ngàn đô một giờ là cũng bằng 40 giờ cày ná thở, một tuần lương cu li sau thuế; nhưng có người một giờ dám thua tới 1498 đô.

(Nên cầm tiền mà đốt cho sôi nồi chè đậu xanh như Hắc công tử Bạc Liêu hồi xưa để khoe giàu với người đẹp, nếu so lại chẳng ra cái đinh gì?)

Vì một lần bấm nút là mất hết 5 đô, nếu ở tiểu bang Victoria; mất tới 10 đô ở NSW. Một lần chơi có thể thua tới 7500 đô Úc, hơn ba cây vàng 3 số 999; nghĩa là hơn cả hai tháng lương.

Một người Úc một năm bổ đồng thua tới 990 đô Mỹ chiếm chức vô địch. Tân Gia Ba thua 650 đô Mỹ chiếm á quân và Ireland 500 đô về hạng 3. Nước Mỹ với thiên đường cờ bạc Las Vegas chỉ về hạng 7.

Năm 2015, Úc thua tới 22 tỉ 735 triệu đô; Chia đều đầu dân Úc, dù có chơi hay không, mỗi người thua là $1,241đô 86 xu

Do vấn nạn cờ bạc, xã hội Úc một năm thiệt hại tới 4.7 tỉ đô thì rõ ràng kỹ nghệ cờ bạc là một cách kiếm tiền rất sai lầm mà sao chánh phủ Úc từ tiểu bang cho cho tới Liên bang nín khe vậy cà?

Chẳng qua chánh phủ Úc cũng “ghiền” kéo máy! Toàn nước Úc thu thuế cờ bạc một năm 5 tỉ 8. Tiểu bang Victoria và NSW, mỗi đứa kiếm được 2 tỉ từ tiền thu thuế mà hỏng ai càm ràm gi ráo. Dân chơi càng chơi, càng thua nhiều thì thuế thu càng nhiều! Hỏi chánh phủ không “ghiền” máy kéo sao được nè?!

Mặc cho những người Úc tranh đấu chống nạn cờ bạc kêu gào thảm thiết: “Làm cái gì đi chớ!”

Nhưng chánh phủ các tiểu bang chịu trách nhiệm về chuyện cờ bạc giả bộ đui, giả bộ điếc!

***

Thế nên bà con mình ơi! Không ai cứu mình thì mình phải tự cứu mình thôi. Ai lỡ chơi rồi đừng chơi nữa. Còn ai chưa chơi thì đừng có học cách kéo máy mà chi!

“Đây là lần đầu tiên tôi đến sòng bài. Tôi tìm vận may bằng cách chơi máy kéo. Nhưng tôi không biết nó vận hành ra làm sao?

Tôi hỏi một em nữ nhân viên sòng bài nhờ chỉ dẫn. Em chỉ cho tôi cách nạp tiền vào rồi nhấn một cái nút. Những vật trên màn hình nó quay vòng vòng chưa tới ba giây rồi ngừng lại! Thiệt là dễ ợt hè. “Nhưng lúc nào tiền sẽ phát trở ra?”

Nàng cười tươi như hoa nở, mắt hướng về cái máy rút tiền phía tường đối diện, thỏ thẻ rằng: “Ở cái ATM!”

Thấy hôn! Đút đầu vô là chết chắc.

Happy New Year! “Năm mới chúc mừng nhớ đừng chơi kéo máy nhe bà con!”

đoàn xuân thu.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

Tại sao tạp dề của Starbucks có màu sắc khác nhau?


Starbucks là một thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới. Hãng cà phê Starbucks có trụ sở chính ở Seattle, Washington, Hoa Kỳ;
ngoài ra, hãng có hàng ngàn cửa hàng lớn nhỏ khắp mọi nơi trên thế giới.


Nhưng hôm nay chúng ta không bàn tới kinh doanh của Starbucks mà tôi sẽ nói về một điều rất nhỏ có lẽ trước giờ bạn chưa từng chú ý tới.
Đó chính là chiếc tạp dề của nhân viên trong quán Starbucks. Có 3 loại được phân theo màu sắc,
ấn tượng nhất có lẽ là những nhân viên mang tạp dề màu xanh, đây cũng là đội ngũ đông đảo nhất trong các cửa hàng Starbucks.
Logo nàng tiên cá trên chiếc tạp dề là một biểu tượng, ngụ ý họ đã được công ty tiếp nhận và đào tạo bài bản
nên hoàn toàn có đủ khả năng phục vụ các thượng khách.

Image

Một số ít nhân viên đeo tạp dề màu đen, đó là những bậc thầy về cà phê (CoffeeMaster).
Họ đại diện cho sự khích lệ và vinh dự cao nhất của hãng. Hàng năm, chính phủ sẽ tổ chức một cuộc thi tuyển chọn “đại sứ cà phê ”.
Những nhân viên này sẽ trau dồi những kiến thức phong phú nhất về cà phê, sáng tạo ra những hương vị cà phê mới độc đáo
theo yêu cầu của khách hàng để tham dự cuộc thi. Ngoài phần thi viết, họ còn phải vượt qua phần thi đối đáp.
Có thể nói, những người tham dự cuộc thi đều là những bậc thầy hàng đầu trong những người tài năng.

Image

Những CoffeeMaster sau khi xuất sắc vượt qua cuộc thi, tuy không được tăng lương, nhưng đối với họ, vinh quang đó không gì sánh được.
Nếu bạn có cơ hội gặp được họ trên phố, nhất định phải nhớ chào hỏi, làm quen; còn nếu bạn có hứng thú với việc pha chế café,
có thể mời họ giúp bạn làm mẫu một vài kiểu pha. Chắc chắn họ sẽ rất vui vẻ nhận lời.

Image

Ngoài 2 loại màu sắc trên, chiếc tạp dề màu cà phê có lẽ là hiếm thấy nhất trong chuỗi cửa hàng của Starbucks.
Nó còn được gọi bằng cái tên đặc biệt “đại sứ cà phê” (CoffeeAmbassador). Đúng như tên gọi, để đạt được cảnh giới đó là điều không hề dễ dàng.
Họ đều đi lên từ nhóm đeo tạp dề đen, là đại diện cho đội ngũ Starbucks trên toàn thế giới.
Họ có cơ hội đi đến các vùng đất của cà phê để thăm quan, tìm hiểu.

Chỉ là chiếc tạp dề với những màu sắc khác nhau nhưng ý nghĩa lại không hề đơn giản đúng không?
Nếu một ngày nào đó bạn đến một cửa hàng của Starbucks và bắt gặp một nhân viên đeo tạp dề đen,
đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức café do người đó pha chế nhé!

Quỳnh Chi
vuongquan
Posts: 270
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »

Image

Già Sao Cho Sướng
Già thì khổ, ai cũng biết. Sanh bệnh lão tử! Nhưng già vẫn có thể sướng. Muốn sống lâu thì phải già chớ sao! Già có cái đẹp của già. Trái chín cây bao giờ cũng ngon hơn trái giú ép. Cái sướng đầu tiên của già là biết mình… già, thấy mình già, như trái chín cây thấy mình đang chín trên cây. Nhiều người chối từ già, chối từ cái sự thật đó và tìm cách giấu cái già đi, như trái chín cây ửng đỏ, mềm mại, thơm tho mà ráng căng cứng, xanh lè thì coi hổng được.

Mỗi ngày nhìn vào gương, người già có thể phát hiện những vẻ đẹp bất ngờ như những nếp nhăn mới xòe trên khóe mắt, bên vành môi, những món tóc lén lút bạc chỗ này chỗ nọ, cứng đơ, xơ xác… mà không khỏi tức cười! Quan sát nhìn ngắm mình như vậy, ta mới hiểu hai chữ “xồng xộc” của Hồ Xuân Hương:

“Chơi xuân kẻo hết xuân đi.

Cái già xồng xộc nó thì theo sau!” .

Có lẽ nữ sĩ lúc đó mới vào lứa tuổi 40! Thời ta bây giờ, 40 tuổi lại là tuổi đẹp nhất. Phải đợi đến 80 mới gọi là hơi già. Trong tương lai, khi người ta sống đến 160 tuổi thì 80 lại là tuổi đẹp nhất! Tuy vậy, thực tế, già thì khó mà sướng. Con người ta có cái khuynh hướng dễ thấy khổ hơn. Khổ dễ nhận ra còn sướng thì khó biết! Một người luôn thấy mình… sướng thì không khéo người ta nghi ngờ hắn có vấn đề… tâm thần! Nói chung, người già có ba nỗi khổ thường gặp nhất, nếu giải quyết được sẽ giúp họ sống “trăm năm hạnh phúc”:

* Một là thiếu bạn!

Nhìn qua nhìn lại, bạn cũ rơi rụng dần… Thiếu bạn, dễ hụt hẫng, cô đơn và dĩ nhiên… cô độc. Từ đó dễ thấy mình bị bỏ rơi, thấy không ai hiểu mình! Quay quắt, căng thẳng, tủi thân. Lúc nào cũng đang như:

“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài nghe ngày tháng dần qua…!”

(Thế Lữ).

Người già chỉ sảng khoái khi được rôm rả với ai đó, nhất là những ai “cùng một lứa bên trời lận đận”… Gặp đựơc bạn tâm giao thì quả là một liều thuốc bổ mà không bác sĩ nào có thể biên toa cho họ mua được!

Để giải quyết chuyện này, ở một số nước tiên tiến, người ta mở các phòng tư vấn, giới thiệu cho những người già cùng sở thích, cùng tánh khí, có dịp làm quen với nhau. Người già tự giới thiệu mình và nêu “tiêu chuẩn” người bạn mình muốn làm quen. Nhà tư vấn sẽ “matching” để tìm ra kết quả và làm… môi giới…Dĩ nhiên môi giới cho họ kết bạn. Còn sau này họ thấy tâm đầu ý hợp tiến tới hôn nhân (nếu còn độc thân) thì họ ráng chịu! Đó là chuyện riêng của họ. Ngày trước, Uy Viễn tướng công mà còn phải than:

Tao ở nhà tao tao nhớ mi
Nhớ mi nên phải bước chân đi
Không đi mi bảo rằng không đến
Đến thì mi hỏi đến làm chi
Làm chi tao có làm chi đựơc
Làm được tao làm đã lắm khi…

Nguyễn Công Trứ

Rồi họ dạy người già học vi tính để có thể “chat”, “meo” với nhau chia sẻ tâm tình, giải tỏa stress… Thỉnh thoảng tổ chức cho các cụ họp mặt đâu đó để được trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, dòm ngó, khen ngợi hoặc… chê bai lẫn nhau. Khen ngợi chê bai gì đều có lợi cho sức khỏe! Có dịp tương tác, có dịp cãi nhau là sướng rồi. Các tế bào não sẽ đựơc kích thích, được hoạt hóa, sẽ tiết ra nhiều kích thích tố. Tuyến thượng thận sẽ hăng lên, làm việc năng nổ, tạo ra cortisol và epinephrine làm cho máu huyết lưu thông, hơi thở trở nên sảng khoái, rồi tuyến sinh dục tạo ra DHEA (dehydroepiandosterone), một kích thích tố làm cho người ta trẻ lại, trẻ không ngờ!

…Dĩ nhiên phải chọn một nơi có không khí trong lành. Hoa cỏ thiên nhiên. Thức ăn theo yêu cầu. Gợi nhớ những kỷ niệm xưa… Rồi dạy các cụ vẽ tranh, làm thơ, nắn tượng… Tổ chức triển lãm cho các cụ. Rồi trình diễn văn nghệ cây nhà lá vườn. Các cụ dư sức viết kịch bản và đạo diễn. Coi văn nghệ không sướng bằng làm … văn nghệ!

* Cái thiếu thứ hai là thiếu… ăn !

Thực vậy. Ăn không phải là tọng là nuốt là xực là ngấu nghiến …cho nhiều thức ăn! Ăn không phải là nhồi nhét cho đầy bao tử! Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều thứ nuốt không trôi lắm! Chẳng hạn ăn trong nỗi sợ hãi, lo âu, bực tức; ăn trong nỗi chờ đợi, giận hờn thì nuốt sao trôi? Nuốt là một phản xạ đặc biệt của thực quản dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Một người trồng chuối ngược vẫn có thể nuốt được dễ dàng! Nhưng khi buồn lo thì phản xạ nuốt bị cắt đứt! Nhưng các cụ thiếu ăn, thiếu năng lựơng phần lớn là do sợ bệnh, kiêng khem quá đáng. Bác sĩ lại hay hù, làm cho họ sợ thêm! Nói chung, chuyện ăn uống nên nghe theo mệnh lệnh của… bao tử:

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên…”
(Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói đến thì ăn mệt ngủ liền…)

Trần Nhân Tông

“Listen to your body”. Hãy lắng nghe sự mách bảo của cơ thể mình! Cơ thể nói… thèm ăn cái gì thì nó đang cần cái đó, thiếu cái đó! Nhưng nhớ ăn là chuyện của văn hóa ! Chuyện của ngàn năm, đâu phải một ngày một buổi. Món ăn gắn với kỷ niệm, gắn với thói quen, gắn với mùi vị từ thuở còn thơ! Người già có thể thích những món ăn…kỳ cục, không sao. Đừng ép! Miễn đủ bốn nhóm: bột, đạm, dầu, rau…Mắm nêm, mắm ruốc, mắm sặc, mắm bồ hóc, tương chao… đều tốt cả. Miễn đừng quá mặn, quá ngọt…là được. Cách ăn cũng vậy. Hãy để các cụ tự do tự tại đến mức có thể đựơc. Đừng ép ăn, đừng đút ăn, đừng làm “hư” các cụ! Cũng cần có sự hào hứng, sảng khoái, vui vẻ trong bữa ăn. Con cháu hiếu thảo phải biết … giành ăn với các cụ. Men tiêu hoá được tiết ra từ tâm hồn chớ không chỉ từ bao tử.

* Cái thiếu thứ ba là thiếu vận động !

Già thì hai chân trở nên nặng nề, như mọc dài ra, biểu không chịu nghe lời ta nữa! Các khớp cứng lại, sưng lên, xương thì mỏng, giòn, dễ vỡ, dễ gãy…! Ấy cũng bởi cả một thời trai trẻ đã “Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt…” (TCS)! Bác sĩ thường khuyên vận động mà không hướng dẫn kỹ dễ làm các cụ ráng quá sức chịu đựng, lâm bệnh thêm. Phải làm sao cho nhẹ nhàng mà hiệu quả, phù hợp với tuổi tác, với sức khỏe. Phải từ từ và đều đều. Ngày xưa người ta săn bắn, hái lượm, đánh cá, làm ruộng, làm rẫy… lao động suốt ngày. Bây giờ chỉ ngồi quanh quẩn trước TV!. Có một nguyên tắc “Use it or lose it!” . Cái gì không xài thì teo! Thời đại bây giờ người ta xài cái đầu nhiều quá, nên “đầu thì to mà đít thì teo”. Thật đáng tiếc!

Không cần đi đâu xa. Có thể tập trong nhà. Nếu nhà có cầu thang thì đi cầu thang ngày mươi bận rất tốt. Đi vòng vòng trong phòng cũng được. Đừng có ráng lập “thành tích” làm gì! Tập cho mình thôi.. Từ từ và đều đều… Đến lúc nào thấy ghiền, bỏ tập một buổi … chịu hổng nổi là được! Nguyên tắc chung là kết hợp hơi thở với vận động. Chậm rãi, nhịp nhàng. Lạy Phật cũng phải đúng… kỹ thuật để khỏi đau lưng, vẹo cột sống. Đúng kỹ thuật là giữ tư thế và kết hợp với hơi thở. Đó cũng chính là thiền, là yoga, dưỡng sinh… ! Vận động thể lực đúng cách thì già sẽ chậm lại. Giảm trầm cảm, buồn lo. Phấn chấn, tự tin. Dễ ăn, dễ ngủ…Tóm lại, giải quyết đựơc “ba cái lăng nhăng” đó thì có thể già mà… sướng vậy!

Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc.
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Khi những dòng sông không còn lơ đãng
Nhân sự kiện Mỹ Huyền về nước ăn mừng bữa tiệc máu thịt của CSVN. Xin đăng lại...
Khi những dòng sông không còn lơ đãng


Tôi không quen biết gì Thu Phương nhưng biết đến Huy M.C và Thu Phương từ khi còn Làn Xóng Sanh. Thu Phương được biết đến với : Cô gái đến từ hôm qua, Thôi anh hãy về, Đêm nằm mơ phố v.v…Nhưng để lại dấu ấn nhất trong tôi vẫn là Dòng Sông lơ đãng. Chất giọng của Phương hợp với bài hát này và tôi thích cả nội dung của bài hát mà tác giả Việt Anh sáng tác:


Từ chốn nào dòng sông đã hòa cùng đại dương
Cạn bến bờ chiều nay thẩn thờ nhìn hoàng hôn
Rồi chúng ta sẽ đôi lần nuối tiếc
Để một dòng sông lơ đãng trôi qua …


Có nhiều người hát bài hát đó, nhưng phải thú thật là Thu Phương hát bài đó rất truyền cảm, đi vào lòng người với chất giọng của riêng cô – một người con gái gốc Hải Phòng.

Những tưởng Thu Phương định cư tại Mỹ với Huy MC thì mọi chuyện coi như êm thấm. Nhưng không…họ chia tay nhau sau 14 năm chung sống. Thu Phương có gia đình mới. Chuyện tình cảm, gia đình của Phương là chuyện cá nhân. Người viết không bao giờ đề cập và bình luận. Đó là nguyên tắc của tôi.

Câu chuyện ở đây là cả một sự tiếc nuối cho cá nhân Phương và cho rất nhiều nghệ sĩ ở Hải Ngoại. Khi Phương qua Mỹ, thì cô xin tị nạn chính trị. Rất nhiều đồng bào Việt Nam đều ra tay tiếp đón và cưu mang. Những tình cảm đó, chắc hẳn Thu Phương, Bằng Kiều và nhiều người nghệ sĩ sẽ nhớ. Và lúc đó dòng sông cứ lơ lãng trôi theo tiếng hát của Thu Phương…

Nhưng cô đã không đi hết trọn con đường của một người tị nạn. Cô trở về Việt Nam ca hát với những hợp đồng béo bở từ các đại gia đỏ và CSVN. Cô trở về để khoác lên mình chiếc áo dài mang lá cờ lấy về từ Phúc Kiến bên Tàu. Cô phản bội chính lá cờ đã cho cô cơ hội được định cư tại xứ sở tự do, đã nâng đỡ cô lúc cô còn bỡ ngỡ nơi xứ người. Và thế là dòng sông đã đỏ phù sa của những ngày bão lũ…

Nhưng Thu Phương không phải là cá biệt, rất nhiều nghệ sĩ tị nạn cộng sản đã trở về Việt Nam hát với cộng sản. Mỗi một nghệ sĩ, họ là những dòng sông nghệ thuật lơ đãng ru hồn người thưởng thức. Nếu biết dùng nó để đánh thức những tâm hồn yêu nước thì đó chính là điều tuyệt vời. Thật tiếc, nó lại trở nên đỏ ngầu như chính những bàn tay vấy máu đồng bào mà CSVN đang chìa ra bắt tay của văn nghệ sĩ Hải Ngoại.

Rất nhiều trong nghệ sĩ đó, chính tác giả cũng một thời yêu mến như: Lệ Thu, Ý Lan, Thanh Tuyền, Giao Linh đến Tuấn Vũ, Chế Linh, Khánh Ly…Nhưng rồi, đã cảm thấy buồn vì họ đã phản bội lại những gì mà người tị nạn trân trọng nhất: Sự trung thành với Quốc Gia.

Nếu đơn thuần chỉ là những người nghệ sĩ bình thường, chúng ta chẳng có gì để trách họ bởi vì hát, biểu diễn là nghề của họ. Sống với nghề, đi với nghề chẳng có gì đáng trách. Nhưng những người nghệ sĩ mà tôi muốn nói ở đây là những người đã từng một thời gắn bó với VNCH, với người lính VNCH, đã tới nước ngoài định cư theo diện tị nạn, đã đứng trên sân khấu của người Việt tị nạn để hát lên những nỗi căm hờn cộng sản. Vậy mà, họ đã quay về Việt Nam để giao lưu với CSVN – những kẻ đã giết cha ông họ, đẩy gia đình họ lên con thuyền mênh mông ngoài biển, chửi bới họ là “đĩ điếm, đồi trụy, phản động”…Nhưng cao hơn cả, CSVN đã và đang giết cả một dân tộc, bán đứng một dân tộc cho giặc Tàu. Vậy mà nhiều nghệ sĩ tị nạn lại quay về hát hò tưng bừng với chúng. Quả là đáng buồn…
Vẫn biết rằng, cái vòi bạch tuộc của nghị quyết 36 luôn tìm cách len lỏi cộng đồng. Nhưng nếu trong mỗi chúng ta có một sự tự trọng nhất định về danh dự người Quốc Gia thì chắc chắn chúng ta không làm những việc có lợi cho cộng sản, bắt tay với cộng sản. Tiếc rằng, rất nhiều người thiếu cái điều cơ bản đó.

Tôi còn nhớ, Du Tử Lê đã viết “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển”, vậy mà ông chẳng ra biển, ông đã nuốt lời về với cộng sản những năm tháng cuối đời. Đáng buồn vì những điều mà ông thất hứa. Nó cũng giống như rất nhiều văn nghệ sĩ đã quên đi lời thề chống cộng năm nào…Họ đã để những dòng sông không còn lơ đãng….

Những người làm nghệ thuật, họ có thể biện minh cho mình “Nghệ thuật của tôi là nghệ thuật vị nghệ thuật” để tìm cách đi về ăn chơi, nhảy múa với cộng sản.. Các vị đúng, nhưng chưa đủ vì nghệ thuật thì phải vì nghệ thuật. Nhưng khi đã mang trong mình căn cước tị nạn, nhất là tị nạn cộng sản, thì các vị phải biết rằng các vị có trách nhiệm trong mình để làm một thứ nghệ thuật của người tị nạn.

Hơn thế nữa, những người nghệ sĩ này có biết hàng ngày có hàng trăm nghìn tên Tàu đang ung dung trên đất Việt Nam ? Từ bộ chính trị đến quan chức địa phương đều bị Tàu cộng sai khiến ? Hàng nghìn tàu cá bị giặc Tàu phá nát mỗi năm trên chính biển đảo quê hương ? Hàng trăm nghìn km2 mặt nước và đất liền bị cắt cho Tàu ? Hàng mấy trăm km bờ biển bị nhiễm độc bởi thảm họa Formosa ? Đó chính là tội ác của cộng sản. Hợp tác làm ăn, nhảy múa với cộng sản đó chính là phản bội lại dân tộc Việt Nam.

Có những dòng sông, khi nó chảy qua những miền quê hương êm đềm thì rất mơ màng và gợi tình. Nhưng nếu nó bị lạc đường qua những miền đất dữ với những con người không biết giữ lấy tình yêu với quê hương thì nó sẽ trở thành những giòng sông nhuộm máu đồng bào. Khi mà những dòng sông không còn lơ đãng nữa thì cũng là lúc thính giả tắt đài, tắt tivi và quay lưng lại với những người đứng trên sân khấu.. Còn nỗi buồn nào cho người nghệ sĩ bằng chính nỗi buồn bị khán giả quay lưng? Vì thế, người nghệ sĩ hãy sống để cho những dòng sông mãi còn lơ đãng.

Đặng Chí Hùng
23/09/2016
Đâu chỉ có Thu Phương, Ngọc Huyền, Mỹ Huyền ...mà rất nhiều kẻ như thế...Họ vẫn đang ăn mừng, ăn tiền trên thân xác người VN.
***

Khinh bỉ


Đã từng học qua thanh nhạc, mặc dù chỉ là sở thích chẳng đầu chẳng cuối của mình, nhưng mình hiểu được làm một nghệ sĩ biểu diễn cũng có nhiều nỗi niềm…

Mình cũng đã từng nghe Khánh Ly và nhạc Trịnh từ cái thuở còn hết sức thơ ngây, cho đến lúc biết yêu đời và biết cả yêu người. Bao nhiêu kỷ niệm bên ly cà phê với nhạc Trịnh và Khánh Ly….
Kể từ khi biết Trịnh Cộng Sơn chính là cộng sản nằm vùng khi mình học năm thứ 2 đại học, mình đã rất buồn. Ông ta có tài, một tài năng thật sự, nhưng tài năng đó đã đi theo cộng sản, mình khinh ông ta…Đến lúc đó, mình vẫn kính trọng Khánh Ly.

Còn nhớ những lời phát biểu “Thề không phản bội quê hương” của bà. Còn nhớ gương mặt đượm sự khổ đau của bà khi hát “Bài hát trên những xác người”, tôi đã không cầm được nghẹn ngào…
Nhưng giờ đây, cũng gương mặt ấy (mặc dù có già hơn đi theo năm tháng)…Nhưng …Nhưng….Nhưng tôi muốn phỉ nhổ và khinh bỉ bà đến tột cùng. Những lời phát biểu xu nịnh chế độ cộng sản, những đêm bà say mê trong ánh đèn sân khấu nơi có những người dân Việt Nam đang ngày đêm rên xiết trong đau khổ, lầm than khiến tôi ghê tởm chính cái thú vui mà tôi vẫn yêu – “Nghề ca hát”.

Tôi chẳng có ý đánh đồng một số nghệ sĩ quốc gia chân chính với những kẻ vì đồng tiền mà trở cờ với Quốc Gia như Khánh Ly, như Chế Linh v.v…Nhưng đối với tôi, thà là “Đỏ” thì đỏ hẳn, đã “Vàng” thì vàng hẳn. Tôi khinh nhất là loại người ăn vàng, thờ đỏ.

Giờ này, Khánh Ly và những nghệ sĩ bỏ Quốc gia về với cộng sản không còn hát “Bài hát trên những xác người” với gương mặt đau khổ nữa, tất cả họ đang hát một bài hát chung với cộng sản Việt Nam: “Mừng vui trên những xác người Việt Nam.

Tôi thấy những giọt nước mắt trên má bà trong buổi diễn gần đây, nhưng tôi tin rằng đó chỉ là nước mắt của loài cá Sấu. Khánh Ly và những nghệ sĩ ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản chẳng bao giờ có được những giọt nước mắt thật tình cho Quê Hương.
Vâng ! Tôi khinh những kẻ như Khánh Ly mãi mãi !

ĐCH
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Khi kẻ côn đồ đánh sụp truyền thống tôn sư trọng đạo
VTC 06/03/2018
Khi đầu gối của một giáo viên tiểu học ở Long An chạm đất, truyền thống đạo lý 'tôn sư trọng đạo' mà người Việt vốn tự hào sụp đổ, nhiều mảng tối trong xã hội cũng bị phơi bày, trần trụi và đau đớn.

Sáng 28/2, trường tiểu học Bình Chánh (Long An) xảy ra chuyện chưa từng có. Cô giáo Bùi Thị Cẩm Nhung phải quỳ gối trước mặt phụ huynh học sinh. Lý do, những bậc cha mẹ này gây sức ép, bắt cô Nhung phải quỳ gối để hiểu cảm giác mà con họ phải trải qua khi bị cô áp dụng hình phạt tương tự trên lớp.

Đáng buồn hơn, sự việc diễn ra ngay tại Văn phòng ban giám hiệu nhà trường. Người hiệu trưởng lúc đầu khuyên cô Nhung không nên quỳ nhưng sau đó, thấy tình hình có vẻ căng thẳng thì liền rời đi với lý do "bận đi dự giờ".

Khi đầu gối của cô Nhung chạm đất trước sự quay lưng của người đứng đầu nhà trường, truyền thống tôn sư trọng đạo mà người Việt vốn coi trọng và coi đó như một niềm tự hào chính thức sụp đổ.

Image
Tiểu học Bình Chánh - nơi xảy ra sự việc giáo viên bị bắt quỳ gối trước phụ huynh.
Nhiều người có thể hiểu, những bậc phụ huynh này cảm thấy xót xa khi con bị cô giáo áp dụng hình phạt quỳ gối trước lớp nhưng dù xét dưới bất cứ góc độ nào, hành động họ tới văn phòng ban giám hiệu, gây áp lực, buộc cô giáo Nhung phải quỳ trước mặt họ đều không chấp nhận được.

Họ hành động với người giáo viên đang dạy dỗ con cái họ như những kẻ giang hồ. Liệu họ sẽ dạy gì cho con họ thông qua hành động ấy?
Họ có lẽ đều là những người có học, có chút địa vị trong xã hội nhưng lại cư xử như những kẻ đầu đường xó chợ. Họ hành động với người giáo viên đang dạy dỗ con cái họ như những kẻ giang hồ. Liệu họ sẽ dạy gì cho con họ thông qua hành động ấy?

Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta ví trẻ con giống như tờ giấy trắng. Nó sẽ nhìn vào những tấm gương của cha mẹ, của thày cô, của người lớn để học hỏi và làm theo.

Vậy, những người con của những bậc phụ huynh kia sẽ học được gì từ chính hành động của cha mẹ? Rồi ngày mai, khi trở lại lớp học, các em có còn tôn trọng chính người đang đứng trên bục giảng, truyền đạt kiến thức của mình?
Người có công dạy dỗ các em mà các em còn còn coi thường, vậy sau này khi ra ngoài đời, các em còn biết tôn trọng ai?

Chính các bậc cha mẹ, thông qua hành động bắt cô giáo quỳ gián tiếp dạy con cái họ rằng, sống ở đời phải biết ăn miếng trả miếng, bất chấp đạo lý, bất chấp pháp luật.

Hành động cô giáo phạt học sinh quỳ trước lớp không đúng nhưng có lẽ, nó được xuất phát chính từ mong muốn tốt. Có lẽ, cô Nhung chỉ muốn học trò của mình chú tâm hơn vào việc học.

Khi phương pháp sư phạm của cô sai, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể trao đổi lại với cô, thậm chí có thể khởi kiện nhưng tất cả những phản ứng ấy phải được thực hiện bằng những hành động văn minh, tuân thủ pháp luật, không thể đem thứ luật rừng ấy vào cư xử trong trường học.

Trong sự việc này, điều đáng buồn hơn còn là cái quay lưng của người hiệu trưởng. Người đứng đầu của một ngôi trường không chỉ là người giỏi về chuyên môn mà còn là người biết bảo vệ và là chỗ dựa cho các giáo viên cấp dưới.
vuongquan
Posts: 270
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »

Sửa soạn lìa đời

Tenzin Palmo

Image
Ni sư Tenzin Palmo
Bài pháp với đề tài thực dụng “Đem sự tu tập vào đời sống” đã được Ni Sư Tenzin Palmo trình bày với phong cách đơn giản mà tinh tế, linh hoạt cuả bà.

Ni Sư chấm dứt bài giảng, nhìn thính chúng, mỉm cười chờ đợi những câu hỏi của các Phật tử tham dự. Chánh điện Thiền Tự Tiêu Dao sinh động hẳn lên và hội chúng tranh nhau đưa tay xin hỏi.

Thông qua sự thông dịch của hai em Phật tử, Ni Sư từ tốn giải đáp từng thắc mắc về cá nhân Ni Sư, về cuộc sống đời thường cho đến các ưu tư về trải nghiệm thiền tập...

Một Phật tử đã hỏi một câu thú vị:

- “Đọc cuốn Cave in the Snow, con biết là Jetsuma đã suy nghĩ về cái chết từ khi còn rất bé, ở độ tuổi mà các con cuả con chỉ biết ăn ngủ, chơi đùa. Trong 12 năm ẩn tu trên núi tuyết, Ni Sư nhiều lần đối diện với hiểm nguy. Có lần Ni Sư bị chôn sống nhiều ngày trong hang dưới trận bão tuyết và tưởng chừng không thể thoát khỏi lưỡi hái cuả Tử thần... Xin Ni Sư hoan hỉ cho con biết cảm nghĩ của Ni Sư về Cái Chết.”

- “Tôi may mắn sinh ra trong một gia đình “lạ đời” ở Luân đôn! Cái chết không là điều cấm kỵ (taboo) mà luôn được gia đình bàn cãi hàng ngày một cách cởi mở. Trong khoảng đời ở trong hang trên núi tuyết, nhờ tu tập mà tôi đã bình tĩnh đối phó với mọi chuyện. Tôi bình thản đón nhận cái chết nếu nó xảy ra cho tôi vào thời điểm ấy.

Bây giờ, đôi khi tôi nghĩ rằng: A! Cái chết đến hả. Chắc là hứng khởi (exciting) lắm đấy!”
Image
Cử toạ cười ồ trước câu kết dí dõm, nửa đùa nửa thật của Ni Sư Tenzin Palmo.
Từ cuối phòng, cô trụ trì mở lối cho một thính giả đi lên phía trước Chánh điện. Anh ấy trông tiều tụy, da dẽ xám xanh và nét mặt lộ vẻ lo buồn. Anh chắp tay vái chào, ngồi xuống bồ đoàn, ngước nhìn Ni Sư, nghẹn ngào không nói được. Cô trụ trì đỡ lời:

“Anh D muốn xin ý kiến Ni Sư về việc sửa soạn thế nào khi sắp lìa đời. Anh bị ung thư phổi, đã mổ xẻ và hóa trị gần ba năm nay nhưng không thuyên giảm, bịnh đã đến thời kỳ cuối. Mạng sống không còn bao lâu. Hôm nay anh đến để thưa hỏi Ni Sư, dù anh là tín đồ Công giáo.”

Đại chúng im phăng phắt vì kinh ngạc.

Ni sư xoay người đối diện với anh D. Nhìn anh với ánh mắt đầy thương cảm, Ni sư hỏi: “Anh có muốn nói chuyện riêng với tôi không?”

Anh D thưa: “Dạ không cần. Con muốn Ni Sư trả lời cho con trước hội chúng để mọi người cùng được lợi lạc.”

Một tràng pháo tay nổi lên tán thưởng sự chia sẻ đầy can đảm và độ lượng của anh.

Hướng về anh D, Ni sư Tenzin Palmo nói chậm rải từng tiếng một:

“ Ai rồi cũng phải chết cả! Có những đứa bé chết từ thuở sơ sanh. Có kẻ chết trẻ, người chết già vì đủ mọi lý do: tai nạn, bịnh tật, già yếu... Ai cũng biết về cái chết nhưng cứ tưởng là nó đến cho người khác chớ chưa đến lượt mình... mãi cho đến lúc nó thình lình hiện ra trước mắt thì hoảng hốt, lo sợ, bấn loạn vì thiếu sự chuẩn bị. Chết vì bệnh tật là may mắn hơn vì có thời gian sửa soạn cho sự ra đi.

Để sửa soạn lìa bỏ cuộc đời:

1/ Điều trước tiên là buông bỏ mọi giận hờn, oán hận mà từ trước tới nay ta ôm ấp trong lòng. Mở lòng tha thứ hết mọi người. Buông xã hết.

2/ Hãy nói những lời yêu thương và biết ơn ta từng muốn nói mà chưa có dịp hay còn ngần ngại.

3/ Hãy di chúc về tài sản, ước muốn cuả mình. Cần phân minh và công bằng để thân nhân không tranh dành, cãi cọ trong thời gian ta mới lìa đời.

4/ Hướng tâm, nghĩ tưởng về Đức Chuá, Đức Mẹ nếu là tín đồ Công giáo, về Phật A Di Đà nếu là Phật giáo. Nếu không có tôn giáo thì nên hướng về Ánh Sáng.

5/ Thân nhân không nên than khóc và níu kéo: “Đừng đi, đừng bỏ em, đừng bỏ con...” vì sẽ gây quyến luyến, khó khăn thêm cho người sắp ra đi. Điều nên làm là nhắc nhở kẻ hấp hối nhớ đến những điều thiện lành. Dù người ấy có vẻ như đang hôn mê, không nói năng được nhưng thân nhân vẫn luôn nhắc nhở, cầu nguyện vì trong thâm sâu, họ vẫn còn biết.

6/ Nếu thân thể bị đau đớn thì cứ dùng thuốc giảm đau. Người tu tập cao có thể chịu đựng vì quán chiếu tánh không của cơn đau. Nhưng với người bình thường thì đau quá làm họ sân hận, bấn loạn. Hơn nữa, thuốc giảm đau không ảnh hưởng đến thần thức sau khi chết.

7/ Một điều cần nhắc nữa là: Khi ra đi, người chết thường thấy hình ảnh của ông bà, cha mẹ hay thân quyến quá cố hiện ra, vẫy gọi mình. Đừng đi theo họ mà chỉ hướng đến Chúa, Phật hay Ánh Sáng, là con đường hướng thượng.”

Ghi lại những lời khuyên hữu ích vì cảm niệm công đức cuả Ni Sư. Xin chia sẻ cùng tất cả. Thực hành là chuyện của mỗi người.

Hiền Thuận
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests