Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Mỹ sẽ đáp trả Bắc Hàn bằng biện pháp quân sự mạnh nhất
September 4, 2017

Image
Bộ Trưởng Quốc Phòng James Mattis và Tham Mưu Trưởng Liên Quân Joseph Dunford, phải, nói chuyện với báo chí tại Tòa Bạch Ốc.
(Hình: AP Photo/Pablo Martinez Monsivais)

WASHINGTON, DC (AP) – Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis hôm Chủ Nhật mạnh mẽ đáp trả lời khoe khoang từ phía Bắc Hàn là vừa thử bom khinh khí với lời cảnh cáo rõ ràng, cho hay Mỹ sẽ trả lời mọi đe dọa từ phía Bình Nhưỡng với “biện pháp quân sự lớn lao với hiệu quả và sự áp đảo.”

Trước đó, Tổng Thống Donald Trump đe dọa ngưng mọi hình thức thương mại với những quốc gia nào còn làm ăn với Bắc Hàn, đưa ra lời cảnh cáo với Trung Quốc và chê trách Nam Hàn là luôn “nói chuyện nhân nhượng” với chế độ Bình Nhưỡng.


Lời lẽ cứng rắn từ người tổng tư lệnh quân đội Mỹ, cũng như từ vị tướng Thủy Quân Lục Chiến nghỉ hưu mà ông chọn làm bộ trưởng quốc phòng, được đưa ra trong khi chính phủ Trump tìm kiếm cách đối phó cho cuộc khủng hoảng đang leo thang.

Chế độ Kim Jong Un hôm Chủ Nhật xác nhận là “hoàn toàn thành công” trong cuộc thử bom khinh khí ngầm dưới đất.

Ông Trump, khi được báo chí hỏi lúc đi lễ nhà thờ ngày Chủ Nhật là có tấn công Bắc Hàn hay không, chỉ trả lời: “Rồi chúng ta sẽ thấy.”

Hiện chưa thấy có hành động quân sự rõ ràng nào từ phía Mỹ và trọng điểm của các nỗ lực tức thời có vẻ chú trọng vào việc gia tăng áp lực trừng phạt kinh tế, vốn cho đến nay không thấy có hiệu quả gì.

Tại Nam Hàn, quân đội cho hay thực hiện cuộc tập trận bắn đạn thật, giả định tấn công vào khu vực thử nguyên tử của Bắc Hà, để “mạnh mẽ cảnh cáo” Bình Nhưỡng. Bộ Tổng Tham Mưu Nam Hàn cũng cho hay cuộc tập trận có sự tham dự của các chiến đấu cơ F-15 và các pháo đội hỏa tiễn đạn đạo Hyunmoo.

Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc dự trù có cuộc họp khẩn cấp ngày Thứ Hai, theo yêu cầu của Mỹ, Nhật, Pháp, Anh và Nam Hàn.

Trong lời phát biểu ngắn sau cuộc họp ở Tòa Bạch Ốc với Tổng Thống Trump và các giới chức an ninh quốc gia, ông Mattis cho báo chí hay là Mỹ “không tìm cách hoàn toàn tiêu diệt” Bắc Hàn, nhưng nói thêm rằng “chúng ta có nhiều phương cách để làm điều này.”

Chính phủ Trump cho tới nay vẫn khẳng định là theo đuổi giải pháp ngoại giao, vì biết cái giá khủng khiếp phải trả cho cuộc chiến với Bắc Hàn. Tuy nhiên, quyết định để ông Mattis đưa ra lời tuyên bố cứng rắn cho thấy cuộc khủng hoảng đang leo thang.

Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn nhà nước Trung Quốc, cho hay Chủ Tịch Tập Cận Bình và Tổng Thống Nga Vladimir Putin, gặp nhau bên lề một cuộc họp thượng đỉnh về kinh tế do Bắc Kinh tổ chức, đồng ý “theo đuổi mục tiêu giải giới nguyên tử trên bán đảo Triều Tiên, có sự trao đổi chặt chẽ và có thái độ đáp trả được phối hợp.” (V.Giang)
buikiem
Posts: 501
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

Image
Đường đi của ba cơn bão Katia, Irma, và Jose. (Hình: NOAA)


Mỹ, Caribbean, và vịnh Mexico đang bị 3 cơn bão ập vào

September 8, 2017
MIAMI, Florida (NV) – Trang mạng Quartz trích thuật lời ông Eric Blake, chuyên gia về bão tại Trung Tâm Bão Quốc Gia (NHC) có trụ sở đặt tại Miami, Florida, rằng lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, ba trận bão cùng nối đuôi nhau một cách hết sức nguy hiểm trên Đại Tây Dương và ập vào Hoa Kỳ, vùng biển Caribbean, và vịnh Mexico.

Trung tâm NHC vừa đưa ra khuyến cáo về bão Irma, hiện đang nằm ở phía Bắc của đảo Dominican Republic; bão Jose, nằm cách chuỗi đảo Lesser Antilles 700 dặm về hướng Đông; và bão Katia, ở phía Tây Nam vịnh Mexico.


Đại Tây Dương từng gặp phải ba cơn bão cùng một lúc vào năm 2010, đó là các bão Igor, Julia, và Karl, nhưng vì không đe dọa đến vùng đất liền nên NHC không đưa ra khuyến cáo nào cho vùng Bắc Mỹ. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên mà cả ba cơn bão có nguy cơ cùng đổ bộ lên đất liền cùng một lúc.

Bão mạnh hơn và sức tàn phá lớn hơn trên vùng biển Đại Tây Dương khiến giới khoa học quan ngại, một khi mà nhiệt độ toàn cầu tiếp tục cao ở mức kỷ lục.

Sự ấm nóng toàn cầu chưa hẳn là nguyên nhân các trận bão được hình thành nhưng hầu như chắc chắn có giúp làm cho bão mạnh hơn và sức tàn phá lớn hơn.

Bão cần năng lượng từ bầu khí nóng và ẩm bên trên những đại dương vùng nhiệt đới để tiếp tục tăng thêm sức mạnh. Bão bắt đầu như là một cơn bão nhiệt đới khi gió từ mọi hướng tụ lại. Khí nóng gia tăng quanh tâm bão và hơi ẩm mát hơn tích tụ lại thành mây và mưa. Sự tích tụ này nhả ra sức nóng tiềm tàng, tăng sức cho các cơn bão. Nếu lớp nước ấm không dày đủ 200 ft thì một cơn bão nhiệt đới sẽ tàn dần trước khi đủ sức để biến thành một trận cuồng phong.

Sức hủy diệt cũng gia tăng do nhiệt độ ấm hơn, có nghĩa là không khí có thể giữ thêm độ ẩm khiến bão tạo thành nhiều mưa lớn, gây nên lụt lội. Mức nước biển dâng cao cũng dẫn đến sóng lớn hơn sau khi bão. (TP)
quangminh
Posts: 547
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Post by quangminh »

Chiến xa Mỹ đến Ba Lan trong lúc Nga khởi sự tập trận
September 15, 2017

Image
Chiến xa Mỹ ở cảng Gdansk, Ba Lan. (Hình: AP Photo/Krzysztof Mystkowski)

GDANSK, Ba Lan (NV) – Trong lúc Nga khởi sự một cuộc tập trận lớn ở biên giới phía Tây của quốc gia này, quân đội Mỹ cũng bắt đầu đưa các chiến xa lên bờ ở Ba Lan, lần đầu tiên loại chiến cụ này được đưa trực tiếp bằng đường biển đến nơi đây.

Các chiến xa, được đưa đến hôm Thứ Tư, nằm trong kế hoạch đổi quân thường xuyên. Các quân nhân và chiến cụ thuộc Lữ Đoàn Thiết Kỵ Số 2, thuộc Sư Đoàn 1 Bộ Binh, đóng ở Fort Riley, tiểu bang Kansas, đến để thay thế Lữ Đoàn Thiết Kỵ Số 4, thuộc Sư Đoàn 4 Bộ Binh, vốn đã ở Âu Châu trong chín tháng qua, theo bản tin ABC News.


Việc chuyển đổi này nhằm luôn duy trì ít nhất là một lữ đoàn thiết kỵ Mỹ ở Âu Châu.

Trước đây, các chiến xa thường được chở từ Mỹ đến Đức, rồi sau đó được đưa bằng xe lửa hay xe vận tải đến nơi có nhiệm vụ trấn đóng, ABC News cho biết.

Thiếu Tướng Steven Shapiro, một giới chức quân đội Mỹ đặc trách tiếp vận, cho hay việc dùng cảng Gdansk ở Ba Lan giúp “thử nghiệp khả năng của cảng này và để giúp Lục Quân Mỹ học hỏi cách hoạt động bên trong lãnh thổ Ba Lan.”

Trong số các chiến cụ được chuyển tới nơi này có 87 chiến xa M1 Abrams, 103 thiết vận xa Bradley, 18 xe trọng pháo tự hành, và các loại cơ giới khác, theo Bộ Chỉ Huy Mỹ ở Âu Châu (EUCOM), cũng theo ABC News. (V.Giang)
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

TT Trump: Mỹ sẽ ‘tiêu diệt’ nếu Bắc Hàn tiếp tục thách đố thế giới
September 19, 2017

Image
Tổng Thống Donald Trump đọc diễn văn tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. (Hình: AP Photo/Evan Vucci)

Tổng Thống Donald Trump lần đầu tiên đến họp tại Liên Hiệp Quốc, kêu gọi cải cách...
Các cố vấn TT Trump cảnh cáo Bắc Hàn từ bỏ chương trình võ khí
Mỹ muốn cấm Bắc Hàn xuất cảng hàng dệt và nhập cảng dầu
LIÊN HIỆP QUỐC (NV) – Tổng Thống Mỹ Donald Trump hôm Thứ Ba khẳng định sẽ “hoàn toàn tiêu diệt” Bắc Hàn nếu chế độ Bình Nhưỡng không ngừng bước trong cuộc thách đố nguyên tử hiện nay, diễu cợt lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un là “ông hỏa tiễn-rocket man” đang trong nhiệm vụ tự sát.

Đây là mối đe dọa trực tiếp nhất của ông Trump nhắm vào Bắc Hàn do các hành động hung hăng đối với các quốc gia láng giềng và Mỹ, bao gồm việc phóng hỏa tiễn đạn đạo qua lãnh thổ Nhật và thử nghiệm bom nguyên tử ngầm dưới đất, theo bản tin hãng thông tấn Reuters.


Lời phát biểu của Tổng Thống Trump làm lo ngại các nhà lãnh đạo thế giới ngồi trong sảnh đường Liên Hiệp Quốc, nơi chỉ ít phút trước đó Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres kêu gọi có sự lãnh đạo khéo léo để không đi đến chiến tranh.

“Nước Mỹ có sức mạnh và sự kiên nhẫn, nhưng nếu bị buộc phải bảo vệ chính mình hoặc đồng minh, chúng tôi không có giải pháp nào khác hơn là hoàn toàn tiêu diệt Bắc Hàn,” ông Trump nói.

Trong lúc có những lời xì xào ngạc nhiên khắp sảnh đường, ông Trump nói về Kim Jong Un bằng một giọng mỉa mai, “ông hỏa tiễn đang có hành vi tự sát cho chính ông ta và chế độ của ông ta.”

Trong bài diễn văn kéo dài 41 phút, ông Trump cũng tấn công chương trình nguyên tử của Iran và các hành động can dự tới các quốc gia láng giềng, việc chính quyền Venezuela đàn áp đối lập và mối đe dọa thành phần Hồi Giáo quá khích. Ông cũng chỉ trích chính quyền Cuba, theo Reuters.

Tổng Thống Trump kêu gọi các thành viên Liên hiệp Quốc hãy cùng nhau cô lập Bắc Hàn cho tới khi chế độ Kim Jong Un phải ngưng “thái độ thù nghịch”. Ông cho hay việc Bắc Hàn theo đuổi võ khí nguyên tử và hỏa tiễn “đe dọa toàn thể thế giới với cái giá không thể tưởng tượng về mạng sống con người.”

Tổng Thống Trump cũng có vẻ chỉ trích Trung Quốc, bạn hàng lớn nhất của Bắc Hàn, khi nói rằng “Thật là sự tệ hại khi một số quốc gia không chỉ buôn bán với chế độ Bắc Hàn, mà còn võ trang, cung cấp và hỗ trợ tài chánh cho một quốc gia đe dọa cả thế giới bằng chiến tranh nguyên tử.”

Ngay trước bài diễn văn của Tổng Thống Trump, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Guterres kêu gọi tránh có chiến tranh với Bắc Hàn.

“Chúng ta không thể đi vào chiến tranh trong cơn mộng du,” theo ông Guterres, người từng làm thủ tướng Bồ Đào Nha, bản tin Reuters cho hay. (V.Giang)
bobinh
Posts: 221
Joined: Fri Feb 26, 2010 1:35 am
Contact:

Post by bobinh »


Ngoại Trưởng Nga: ‘Mỹ không dám đánh Bắc Hàn’

September 25, 2017

Image
Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu tại Liên Hiệp Quốc. (Hình: AP Photo/Frank Franklin II)
VLADIVOSTOK, Nga (NV) – Ngoại Trưởng Nga Sergey Lavrov cho hay ông tin tưởng rằng Mỹ sẽ không đánh Bắc Hàn, với cùng lý do Bình Nhưỡng nêu ra để khoe chẳng sợ Mỹ tấn công: đó là vì Kim Jong Un có võ khí nguyên tử.

Bản tin của hãng thông tấn AFP nói rằng lời tuyên bố của ông Lavrov được đưa ra một ngày trước khi Choi Sun Hee, người đứng đầu Sở Bắc Mỹ của Bộ Ngoại Giao Bắc Hàn, tới Hải Sâm Uy (Vladivostok) để gặp các giới chức cao cấp Nga.


Ông Lavrov, người đến New York tuần qua để tham dự cuộc họp đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, cho hay các nhà lãnh đạo khác của thế giới ông từng gặp ở New York đều có cùng quan điểm, theo đài truyền hình NTV Nga hôm Chủ Nhật.

“Người Mỹ sẽ không dám đánh Bắc Hàn,” ông Lavrov nói với NTV. “Bắc Hàn không chỉ bị nghi ngờ là có võ khí nguyên tử, người Mỹ biết Bắc Hàn thật sự có võ khí nguyên tử.”

Lavrov cũng nói rằng không quốc gia nào có thể dám chắc rằng biết hết võ khí nguyên tử của một quốc gia thù nghịch, theo AFP.

“Về vấn đề này, Tổng Thống Vladimir Putin từng nhiều lần nói rằng không thể nào Mỹ hay bất cứ quốc gia nào khác, biết 100% về võ khí nguyên tử của các nước khác,” ông Lavrov cho hay.

Lavrov nói thêm, “Tôi không bênh vực Bắc Hàn. Tôi chỉ nói rằng tôi đồng ý với tất cả những ai đưa ra nhận định này.”

“Nếu tình hình vượt ra ngoài tầm kiểm soát, hàng trăm ngàn người vô tội ở Nam Hàn, Bắc Hàn, Nhật, Nga và Trung Quốc sẽ chịu thống khổ,” Lavrov cảnh cáo, theo bản tin AFP. (V.Giang)
bobinh
Posts: 221
Joined: Fri Feb 26, 2010 1:35 am
Contact:

Post by bobinh »

Nga, Trung Quốc kêu gọi tự kềm chế sau phát biểu của TT Trump về Bắc Hàn
October 9, 2017

Image
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov. (Hình: Getty Images)

MOSCOW, Nga (NV) – Nga và Trung Quốc hôm Thứ Hai lên tiếng kêu gọi có sự tự kềm chế về vấn đề Bắc Hàn sau khi Tổng Thống Mỹ Donald Trump hồi cuối tuần cảnh cáo rằng “chỉ có một cách duy nhất” để đối phó với Bình Nhưỡng, hàm ý đang nghĩ tới biện pháp quân sự.

Khi được hỏi phía Nga nghĩ sao về phát biểu của ông Trump, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay Moscow từng kêu gọi và sẽ tiếp tục kêu gọi mọi phía liên hệ có sự tự kềm chế và tránh có hành động làm cho tình hình trầm trọng hơn, theo bản tin hãng thông tấn Reuters.


Bình luận về một phát biểu khác của ông Trump theo đó cho hay Mỹ có thể rút khỏi thỏa thuận nguyên tử ký kết với Iran, Peskov nói rằng hành động đó sẽ “có các hậu quả xấu.”

Tại Bắc Kinh, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) lập lại quan điểm của quốc gia này rằng mọi phía cần phải tự chế, gọi tình hình hiện nay là cực kỳ phức tạp và trầm trọng, cũng theo Reuters.

Hoa Xuân Oánh cũng nói rằng Trung Quốc hy vọng mọi phía không làm điều gì để khiêu khích nhau hay làm tình hình xấu đi. (V.Giang)
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Biểu tình phản đối TT Putin khắp nước Nga, 380 người bị bắt
November 5, 2017

Image
Người biểu tình bị bắt ở Moscow. (Hình:AP)

MOSCOW, Nga (NV) – Cảnh sát Nga bắt giữ ít nhất 380 người trên khắp nước hôm Chủ Nhật với lý do là tham gia biểu tình bất hợp pháp chống lại Tổng Thống Vladimir Putin.

Bản tin của hãng thông tấn AFP cho hay các cuộc biểu tình này diễn ra sau khi lãnh đạo đối lập Vyacheslav Maltsev đưa ra lời kêu gọi trên trang web của ông là hãy biểu tình khắp nước và có “cuộc cách mạng của dân chúng nhằm chấm dứt chế độ độc tài Putin.”


“Chúng tôi biết có 380 người bị bắt, gồm 13 ở Saint Petersburg và 346 ở Mosow,” theo tin của OVD-Info, một tổ chức theo dõi nhân quyền ở Nga.

Cảnh sát Moscow trước đó nói rằng họ bắt giữ 263 người về tội vi phạm trật tự công cộng.

Hãng thông tấn Tass của nhà nước Nga nói rằng nhiều người biểu tình mang theo dao và súng lục bắn đạn cao su.

Một ký giả của đài phát thanh đối lập, Echo of Moscow, cho hay ông ta bị cảnh sát bắt giữ nhưng sau đó được thả ra, theo UPI.

Một lãnh tụ đối lập khác ở Nga, ông Alexei Navalny, người muốn ra tranh cử chống Putin năm tới, cũng kêu gọi người ủng hộ ông hãy xuống đường biểu tình. Hồi Tháng Sáu, khoảng 1,500 người ủng hộ ông Navalny bị bắt trong các cuộc biểu tình khắp nước Nga nhằm chống lại chế độ độc tài Putin. (V.Giang)
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Thủ Tướng Anh: Điện Kremlin can dự bầu cử các quốc gia Tây Phương
November 14, 2017

Image
Nữ Thủ Tướng Anh Theresa May. (Hình: AP)

LONDON, Anh (NV) – Thủ Tướng Anh, bà Theresa May, mới đây lên tiếng cáo buộc Tổng Thống Nga Vladimir Putin là tìm cách tạo sự bất ổn ở các quốc gia Tây Phương bằng cách loan truyền các tin tức sai lạc và cản trở vào tiến trình dân chủ.

Trong bài diễn văn đọc trong buổi dạ tiệc tối ngày Thứ Hai ở London, bà May nêu lên việc Nga xâm chiếm và sát nhập bán đảo Crimea của Ukraine, hỗ trợ thành phần phiến quân ở Ukraine, vi phạm không phận Tây
Âu và chiến dịch ‘gián điệp qua mạng và gây rối loạn qua các tin giả” là những thí dụ về nỗ lực của điện Kremlin nhằm phá phách thế giới Tây Phương, bản tin của hãng thông tấn UPI cho hay.


Bà May cũng nói rằng Nga can dự vào cuộc bầu cử ở Âu Châu và mở cuộc tấn công mạng nhắm vào quân đội Đan Mạch cũng như Quốc Hội Đức.

“Tôi chỉ có một thông điệp giản dị cho phía Nga— chúng tôi biết quý vị đang làm gì và quý vị sẽ không thành công,” bà May cho hay trong bài diễn văn.

“Quý vị đánh giá sai khả năng vững bền của các nền dân chủ chúng tôi, khả năng thu hút của các xã hội tự do và cởi mở, cùng là sự đoàn kết của các quốc gia Tây Phương,” bà May nói, cũng theo UPI. (V.Giang)
vuongquan
Posts: 270
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »

Thế giới phản đối Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel

Tú Anh

Image
Toàn cảnh khu Đền Thờ Núi (mầu vàng) và bức Tường Than Khóc tại khu phố cổ Jerusalem. (Ảnh chụp ngày 06/12/2017)REUTERS)

Theo thông báo, vào lúc 18 giờ quốc tế ngày 06/12/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thông báo một quyết định có thể làm đảo lộn tình hình Trung Đông. Nếu Washington dời sứ quán về Jerusalem hay công nhận thành phố thánh của ba tôn giáo lớn là thủ đô của Israel thì vai trò trọng tài của Mỹ tại lò lửa này xem như chấm dứt từ đây. Không riêng gì thế giới Hồi Giáo, từ Đông sang Tây, quốc tế đồng loạt khuyến cáo tổng thống Mỹ. Câu hỏi đặt ra là Donald Trump lý giải như thế nào ?

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet giải thích:

Theo giải thích của Nhà Trắng, thông báo này sẽ không làm thay đổi gì về vấn đề biên giới giữa Israel và Palestine cũng như quy chế của khu thánh địa đền thờ. Nói cách khác, Donald Trump sẽ không nói Jerusalem là «thủ đô thống nhất» của Nhà nước Do Thái bởi vì một nguồn tin của Nhà Trắng vào chiều hôm qua giải thích rằng tổng thống Trump thông hiểu khát vọng của người Palestine và ông lạc quan về viễn cảnh hai bên, Israel và Palestine, đạt được một hiệp định hoà bình.

Theo chính quyền Mỹ, tuyên bố Jerusalem là thủ đô của Israel chỉ là một động thái đơn giản nhìn nhận một thực tế bởi vì hầu hết các định chế, cơ quan của Israel đều tập trung ở thành phố thánh này. Mỹ không hề thay đổi chính sách. Một viên chức của Nhà Trắng đã tuyên bố như thế vào chiều hôm qua, dường như để làm giảm bớt tầm quan trọng hay hệ quả của thông báo này.

Làn sóng phản đối

Từ 24 giờ qua, cả thế giới lo ngại phản ứng của dân chúng Ả Rập cũng như của người Palestine. Nhiều tổ chức Palestine kêu gọi xuống đường. Tình hình căng thẳng được thấy rõ: bộ Ngoại Giao Mỹ cấm nhân viên đi lại ở Jerusalem và Cisjordanie.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hoàn toàn im lặng.

Chủ tịch Palestine, Mahmoud Abbas, trong cuộc điện đàm với tổng thống Mỹ, cảnh báo về hệ quả an ninh, hoà bình trong khu vực. trong khi đó, một đại diện của Cơ quan quyền lực Palestine ở Luân Đôn chỉ trích Mỹ «tuyên chiến với 1,5 tỷ tín đồ đạo Hồi».

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson bay sang Bruxelles để thuyết phục Liên Hiệp Châu Âu ủng hộ nhưng gặp thái độ khước từ của 28 thành viên.

Ryad, đồng minh thân thiết của Mỹ, cảnh báo tổng thống Trump coi chừng «sự phẫn nộ» của người Hồi giáo. Ankara dự báo «nguy cơ bão lửa» trong lúc tổng thống Recep Erdogan thông báo triệu tập hội nghị các nước Hồi giáo ngày 13/12.

Trung Quốc lo ngại «bạo lực leo thang». Toà Thánh Vatican, qua tuyên bố của đức giáo hoàng, kêu gọi đến «sự khôn ngoan và thận trọng» nhắn nhủ các tác nhân tôn trọng «quy chế hiện trạng của Jerusalem, thánh địa của ba tôn giáo lớn Hồi Giáo, Thiên Chúa Giáo và Do Thái Giáo».
MatVit
Posts: 1308
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Bắc Hàn đồng ý gởi phái đoàn dự Thế Vận Hội ở Nam Hàn
January 9, 2018

Image
Ông Cho Myoung Gyon (trái), bộ trưởng Thống Nhất Nam Hàn, bắt tay ông Ri Son Gwon, trưởng phái đoàn Bắc Hàn,
trước khi hai bên hội đàm tại Bàn Môn Điếm hôm Thứ Ba. (Hình: Korea Pool/Yonhap via AP)

SEOUL, South Korea (AP) – Nam Hàn nói rằng Bắc Hàn vừa đồng ý gởi một phái đoàn tham dự Thế Vận Hội Mùa Đông tại Nam Hàn vào tháng tới.

Ông Chun Hae Sung, thứ trưởng Bộ Thống Nhất Nam Hàn, đưa ra tuyên bố này trong lúc có cuộc hội đàm hiếm hoi giữa hai miền đối thủ tại vùng biên giới hôm Thứ Ba.


Ông Chun dẫn lời giới chức Bắc Hàn nói rằng phái đoàn sẽ bao gồm giới chức, vận động viên, người ủng hộ, và báo giới.

Ông cũng nói Nam Hàn có đề nghị hai miền cùng đi chung với nhau trong lễ khai mạc và lễ bế mạc Thế Vận Hội.

Vị thứ trưởng của Nam Hàn cũng đề nghị tái thực hiện chương trình đoàn tụ các gia đình bị ly tán vì chiến tranh, cũng như đề nghị có các cuộc đối thoại làm giảm tình trạng thù nghịch tại các vùng đất đối đầu nhau.

Trong một diễn biến khác, Bắc Hàn đả kích kịch liệt tuyên bố của Tổng Thống Donald Trump khi ông cho rằng, nhờ quan điểm cứng rắn của ông đối với Bình Nhưỡng mới có cuộc hội đàm cao cấp đầu tiên giữa hai miền trên bán đảo Triều Tiên trong hơn hai năm qua.

Tờ báo của đảng cầm quyền ở Bắc Hàn gọi “thành công ngoại giao” của ông Trump là “sự ngụy biện nực cười,” trong bài báo phát hành vào lúc hai miền đang thương thuyết hôm Thứ Ba.

“Thật là đáng thương khi thấy các chính trị gia Mỹ khoe khoang một thất bại như là ‘thành công ngoại giao,’” tờ báo viết.

Trong khi đó, một cố vấn của Bộ Ngoại Giao Mỹ coi hội đàm giữa Nam và Bắc Hàn hôn Thứ Ba là một khởi đầu tốt, nhưng còn quá sớm để biết có gì đáng kể sau Thế Vận Hội không.

Ông Brian Hook, cố vấn chính của Ngoại Trưởng Rex Tillerson, nói với báo giới qua điện thoại rằng trừng phạt đối với Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục cho tới khi Hoa Kỳ đạt mục tiêu “một bán đảo Triền Tiên không có vũ khí nguyên tử.” (Đ.D.)
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Ấn Độ thử hỏa tiễn tầm bắn 5.000 km có sức răn đe Trung Quốc
Trọng Nghĩa

Image
Tên lửa Agni-2 của Ấn Độ trong một buổi diễu binh tại New Delhi, ngày 26/01/2004.CC/Antônio Milena

Trong một thông cáo chính thức ngày 18/01/2018, bộ Quốc Phòng Ấn Độ cho biết đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo Agni-5. Tầm bắn của hỏa tiễn này không được nêu lên, nhưng theo các chuyên gia vũ khí, Agni-5 là loại tên lửa có tầm bắn 5.000km, có thể bắn tới mọi địa điểm trên lãnh thổ Trung Quốc. Nhiều nhà phân tích không ngần ngại cho rằng New Delhi như vậy đã có thêm một thứ vũ khí mới để răn đe Bắc Kinh.

Trong bản thông cáo, bộ Quốc Phòng Ấn Độ cũng đã nhắc đến mục tiêu răn đe của loại vũ khí này, khi giải thích rằng : « Cuộc thử nghiệm thành công của hỏa tiễn Agni-5 khẳng định lại năng lực tên lửa được chế tạo tại Ấn Độ, và củng cố thêm năng lực răn đe đáng tin cậy » của Ấn Độ.

Theo giới quan sát, năng lực răn đe của Ấn Độ là có thực vì lẽ nước này sở hữu vũ khí hạt nhân, và vì tên lửa Agni-5 có thể mang theo một vật thể nặng hơn 1.000 kg, New Delhi hoàn toàn có thể gắn đầu đạn nguyên tử lên hỏa tiễn đạn đạo đời mới này để bắn đi.

Thông cáo của bộ Quốc Phòng Ấn Độ còn nói đến việc tên lửa Agni-5 được phóng đi từ giàn phóng di động. Điều đó có nghĩa là New Delhi hoàn toàn có thể đặt Matxcơva, Athens, vùng Trung Đông, Tokyo, Bắc Kinh vào trong tầm ngắm của vũ khí nguyên tử của mình.

Tuy nhiên, theo nhật báo Mỹ The New York Times, đối tượng răn đe chính của Ấn Độ là Trung Quốc, trong bối cảnh quân đội hai bên cách đây không lâu còn trải qua hai tháng đối đầu căng thẳng ở vùng Doklam trên dãy Himalaya, sát biên giới hai nước, một sự cố biên giới được cho là nghiêm trọng nhất trong vòng 30 năm gần đây.

Theo chuyên gia Ấn Độ Nitin Gokhale, cho đến nay, New Delhi chưa từng có một loại tên lửa nào có khả năng đánh vào các « mục tiêu có giá trị cao » ở Trung Quốc, và cuộc thử nghiệm thành công tên lửa Agni-5 vào ngày 18/01 đã khiến cục diện thay đổi, với hầu hết lãnh thổ Trung Quốc, bao gồm cả các thành phố ven biển phía đông như Thượng Hải, đều nằm trong tầm bắn của vũ khí hạt nhân Ấn Độ.

Đối với chuyên gia này, kể từ nay, Bắc Kinh sẽ phải « suy nghĩ hai lần » trước khi gây sự với New Delhi.

Trong quá khứ, Trung Quốc đã nhiều lần chỉ trích Ấn Độ về kế hoạch phát triển tên lửa Agni-5.
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Trung Quốc leo thang thách thức Mỹ ở Biển Đông
Hà Tường Cát/Người Việt

January 26, 2018


Image
Khu trục hạm USS Hopper (DDG-70) vừa thực hiện chuyến hải hành FONOB đi ngang qua gần bãi san hô Scarborough Shoal ngày 17 Tháng Giêng, 2018. (Hình: US Navy)

Trong một chuyến hải hành được gọi là “để xác định quyền tự do hàng hải” FONOP (Freedom of Navigation Operation), hôm 17 Tháng Giêng, khu trục hạm USS Hopper trang bị hỏa tiễn đã đi vào vùng biển Trường Sa và đến cách bãi san hô Scarborough Shoal 12 hải lý.

Phát ngôn viên Lu Kang, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, nói rằng chiến hạm Mỹ vi phạm vùng biển 12 hải lý của đảo Huangyan và “Hải Quân Trung Quốc sau khi thi hành các thủ tục định dạng theo luật quốc tế, đã phái một chiến hạm đến yêu cầu tàu Mỹ phải ra khỏi vùng biển.”


Huangyan theo cách gọi của Trung Quốc là bãi san hô Scarborough Shoal được Philippines xác nhận chủ quyền và đặt tên là Panatag, nhưng bị Trung Quốc chiếm đoạt năm 2012.

Phát ngôn viên Lu Kang tuyên bố: “Trung Quốc rất bất mãn với hành động của Mỹ và sẽ sử dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền của mình.”

Trong thời chính quyền của Tổng Thống Obama, Trung Quốc đã nhiều lần mạnh mẽ phản đối các chuyến FONOPs diễn ra từ 2015 đến Tháng Mười, 2016, nhưng lúc đó Hải Quân Trung Quốc chỉ theo dõi canh chừng không tỏ ra muốn có hành động trực tiếp can thiệp.

Trong mấy tháng đầu thời Tổng Thống Trump, Mỹ ngưng các chuyến FONOPs để tránh va chạm Trung Quốc nhằm hy vọng Bắc Kinh tăng áp lực với Bắc Hàn. Hải Quân Mỹ tiếp tục trở lại những chuyến hải hành FONOPs, từ Tháng Năm, 2017, chuyến đầu tiên với khu trục hạm USS Dewey đi vào vùng biển 12 hải lý cách Mischief Reef (đá Vành Khăn) do Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo.

Cuối Tháng Bảy, khu trục hạm USS Stethem đi vào vùng biển quần đảo Hoàng Sa do Trung Quốc chiếm của Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 và đến cách đảo Tri Tôn 12 hải lý.

Tới Tháng Tám, khu trục hạm USS John McCain một lần nữa đi ngang đá Vành Khăn, chỉ cách xa 6 hải lý. Hải Quân Trung Quốc 10 lần phát tín hiệu cảnh cáo nhưng không phái chiến hạm đến nghênh cản.

Bây giờ sang năm 2018, phản ứng của phía Trung Quốc có vẻ mạnh mẽ hơn và gia tăng sự thách thức Mỹ. Tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Cộng Sản, gọi Washington là kẻ gây rối, và hành động vừa qua của Mỹ chỉ khiến cho Trung Quốc buộc phải tăng cường triển khai lực lượng trên hải lộ tranh chấp. Theo tờ báo, trong tình hình đang được cải thiện ở khu vực, rõ ràng Mỹ muốn quân sự hóa Biển Đông; “Phản lại nền tảng hòa bình và hợp tác, chiến hạm Mỹ ngang ngược gây rắc rối đến mức táo bạo liều lĩnh.”

Tờ báo hăm dọa: “Nếu bên hữu quan một lần nữa vô cớ gây thêm rắc rối và tạo căng thẳng thì Trung Quốc phải đi đến kết luận rằng: Để bảo vệ hòa bình ở Biển Đông, Trung Quốc cần tăng cường và đẩy nhanh việc tạo dựng những khả năng ở đây.”

Hoàn Cầu Thời Báo, tờ lá cải do Nhân Dân Nhật Báo phát hành, trong một bài xã luận nói rằng: “Lực lượng và khả năng quân sự của Trung Quốc đã gia tăng cùng với việc kiểm soát Biển Đông. Bây giờ Trung Quốc nên đưa thêm chiến hạm đến đây để ổn định tình thế và có thể thực hiện việc quân sự hóa các đảo.”

Năm ngoái ở Biển Đông, Trung Quốc đã bồi đắp các đảo nhân tạo và xây dựng cơ sở vật chất trên diện tích tổng cộng 290,000 m2, tương đương 72 mẫu (acres).

Về phía Mỹ, Bộ Quốc Phòng không bình luận về chuyền đi của chiến hạm Hopper, nhưng Hải Quân Mỹ khẳng định rằng có quyền thực hiện những chuyến hải hành gọi là FONOP nhằm “thể hiện sự thách thức với tuyên bố chủ quyền hàng hải quá mức” của Trung Quốc ở Biển Đông. Các giới chức Mỹ xác định rằng theo luật quốc tế đây là “chuyến đi ngang vô tư” của một chiến hạm nhận biết rõ lãnh hải đã đi qua nhanh chóng không dừng lại.

Hôm Thứ Sáu, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis nói rằng không phải khủng bố, mà tranh chấp với các cường quốc như Nga và Trung Quốc, mới là trọng tâm cho an ninh quốc gia của nước Mỹ.

Hải Quân Trung Quốc phát triển rất nhanh từ đầu thế kỷ 21 và khả năng hoạt động của hạm đội từ cận duyên đã tiến tới viễn duyên. Các chuyên gia quốc phòng phương Tây cũng thường nói đến tham vọng của Hải Quân Trung Quốc tiến tới ngang bằng Hải Quân Mỹ trong sự tranh quyền bá chủ các đại dương. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế không còn tốt đẹp như thời gian những năm trước, Trung Quốc sẽ buộc phải cắt giảm ngân sách quốc phòng và dự án 500 chiến hạm của hải quân không dễ đạt tới. Vả lại Trung Quốc biết rằng trong cuộc chạy đua vũ trang thời Chiến Tranh Lạnh, Tổng Thống Ronald Reagan đã đánh bại Liên Xô bằng chi tiêu quốc phòng, và bây giờ Tổng Thống Donald Trump vẫn còn tiềm năng thắng Trung Quốc như thế.

Tổng Thống Trump hiện nay muốn tăng số chiến hạm chủ lực của Hải Quân Mỹ từ 272 chiếc lên 350; Mỹ có 11 hàng không mẫu hạm chiến lược trong khi Trung Quốc mới chỉ có một và ít nhất tới 2019 hay 2020 mới có thêm chiếc mới. Nhưng Liêu Ninh hiện tại hay Sơn Đông tương lai thì cũng không thể so sánh được với USS Gerald Ford trị giá $13 tỷ. Hơn nữa Trung Quốc hiểu rõ là hải quân của họ không những còn thua Mỹ về lực lượng mà còn kém xa về khả năng và kinh nghiệm chiến đấu.

Do đó chiến tranh hay đụng độ lớn ngoài Thái Bình Dương giữa Hải Quân Mỹ-Trung Quốc sẽ chưa xảy ra ít nhất là cho đến giữa thế kỷ. Hoạt động của Hải Quân Trung Quốc trong tương lai gần sẽ chỉ giới hạn ở Biển Đông nhắm phục vụ cho kế hoạch lâu dài khống chế toàn bộ Biển Đông, nơi họ có ưu thế tuyệt đối về sức mạnh so với tất cả mọi nước trong khu vực.

Chiến lược lấn tới dần dần

Trung Quốc vẫn công khai tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông, bất chấp nguyên tắc và không tuân hành những thỏa thuận quốc tế. Bồi đắp những đảo nhân tạo là việc làm bất hợp pháp và công pháp quốc tế về luật biển đã xác đinh rằng đảo nhân tạo không có lãnh hải cũng như vùng đặc quyền kinh tế. Nhưng đảo nhân tạo của Trung Quốc có hai mục đích chính: (1) dùng làm đầu cầu để, hợp pháp hay không hợp pháp, lấn dần chủ quyền trong vùng biển, (2) xây dựng thành căn cứ quân sự tiền tiêu. Những căn cứ nhỏ bé và cô lập này sẽ không thể nào phòng thủ được nếu chiến tranh với Mỹ, nhưng rất có hiệu quả trong các chiến dịch xâm lăng ở khu vực.

Phản ứng của Trung Quốc đối với Mỹ ở từng thời điểm, leo thang hay xuống thang, chẳng qua chỉ là để thích ứng với từng tình huống, nhưng không ra ngoài chiến lược lấn tới dần dần của Trung Quốc. Vì vậy, không có gì nghi ngờ về đường lối của Trung Quốc, thắc mắc mà người ta đặt ra là về chủ trương của Mỹ. Trong chính sách đối ngoại của Tổng Thống Donald Trump năm 2018 liệu ông có quả thật chú trọng đến Biển Đông như từng hứa hay không. Một số quan sát viên cho rằng ông Trump vẫn nói không muốn nước Mỹ can dự nhiều vào các vấn đề quốc tế, nhưng ông đã vội vã quyết định cho chuyển tòa Đại Sứ Mỹ về Jerusalem. Vậy thì Biển Đông có lợi ích gì để ông phải quan tâm đến mức như Israel hay không?

Ngoài những lời lẽ phê phán Trung Quốc, chủ yếu về kinh tế, trong thời gian tranh cử, và rồi sau đó Tổng Thống Trump có lý do để nương nhẹ Trung Quốc; cho đến nay chưa có điều gì chứng tỏ ông thật sự quan tâm đến vấn đề Biển Đông. Những hoạt động như FONOP là do Bộ Quốc Phòng và Hải Quân tiếp tục thi hành và không một quan sát viên nào ghi nhận Biển Đông là ưu tiên của Tòa Bạch Ốc.

Chiến Lược An Ninh Quốc Gia của chính quyền Tổng Thống Trump được công bố hồi Tháng Mười Hai nói rằng: “Những cố gắng của Trung Quốc để xây dựng và quân sự hóa các tiền đồn trong vùng Biển Đông là sự đe dọa tự do lưu thông thương mại, đe dọa chủ quyền các quốc gia khác, và tạo bất ổn khu vực.”



Cho tới nay, chính sách của chính quyền Tổng Thống Donald Trump ở Biển Đông chỉ giới hạn trong việc thực hiện Quyền Tự Do Hải Hành (FONOPs), mà chính quyền Tổng Thống Barack Obama bắt đầu thực hiện hồi năm 2015.

Vả lại FONOPs không phải là chiến lược toàn diện, nó không đủ để ngăn chặn Trung Quốc dưới thời Barack Obama và nó cũng sẽ không đủ như vậy dưới thời Donald Trump.

Người ta không tin là Tổng Thống Trump có thể có một quyết định gì mạnh mẽ hơn, và trong tình thế ấy mọi diễn tiến sẽ là có lợi cho Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc sẽ tìm mọi cách tránh va chạm lớn với Mỹ ở khu vực này và không gây khó khăn cho những nước nào muốn ngả về phía Mỹ. Nhưng Việt Nam và Philippines, căn cứ trên kinh nghiệm dĩ vãng cũng như tình hình hiện tại, hiểu rằng không thể nào trông cậy hoàn toàn vào Mỹ, và do đó buộc phải tìm thỏa hiệp với Trung Quốc tới một chừng mực đủ khôn ngoan để tồn tại và bảo vệ lợi ích của dân tộc mình. (Hà Tường Cát)
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Phát hiện gần 400kg ma túy trong đại sứ quán Nga ở Argentina


Chính phủ Argentina ngày 22-2 thông báo 6 nghi phạm buôn bán ma túy vừa bị bắt sau khi 389 kg ma túy
được tìm thấy trong đại sứ quán Nga ở Buenos Aires.

Image
Ảnh: Reuters
Số ma túy trên bị phát hiện từ tháng 12-2016 và cuộc điều tra cũng bắt đầu từ thời gian này. Khi đó, đại sứ Nga tại Argentina báo tin cho chính quyền địa phương rằng những kẻ buôn lậu đang tìm cách vận chuyển 16 túi ma túy từ đại sứ quán Buenos Aires bằng máy bay ngoại giao.

Sau đó, cảnh sát Nga và Argentina liền phối hợp xử lý vụ việc bằng cách thay các túi ma túy bằng bột mì khi chúng vẫn còn ở đại sứ quán. “Một thiết bị theo dõi đặt trong túi vận chuyển đã phát hiện điểm đến của chuyến hàng là Nga” – Bộ trưởng An ninh Argentina Patricia Bullrich trả lời phóng viên.

“Đây là một trong những hoạt động buôn bán ma túy phức tạp và ngông cuồng nhất mà Argentina từng đối mặt” – bà Bullrich nói thêm.
Image
Túi ma túy bị cảnh sát Argentina phát hiện. Ảnh: AP
Số bột mì được chuyển đến Nga vào năm 2017. Theo lời bà Bullrich, ba quan chức hải quan của nước này cũng đến Nga để kiểm soát số hàng. Sau đó, 2 nghi phạm Ishtimir Khudzhmov và Vladimir Kalmykov bị bắt ngay lập tức khi đến nhận hàng.

Đến ngày 21-2, cơ quan chức năng mới bắt được thêm 2 nghi phạm khác gồm một cảnh sát Argentina và một công dân của nước này. Trong khi đó, một trong những kẻ cầm đầu của âm mưu trên vẫn đang lẩn trốn ở Đức.
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Tổng Thống Donald Trump sẽ gặp lãnh tụ Kim Jong Un vào Tháng Năm
March 8, 2018
FacebookGoogleTwitterEmailPrint

Image
Lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un (trái) và Tổng Thống Mỹ Donald Trump. (Hình: Getty Images)
WASHINGTON, DC (NV) – Sau nhiều tháng chỉ trích qua lại và đe dọa sử dụng vũ khí nguyên tử, Tổng Thống Donald Trump của Mỹ đồng ý gặp lãnh tụ Kim Jong Un của Bắc Hàn vào Tháng Năm để thương thuyết nhằm đạt một sự chấm dứt chương trình vũ khí nguyên tử của Bình Nhưỡng.

Thông báo này được các giới chức Nam Hàn và Mỹ cho biết hôm Thứ Năm.


Từ trước tới nay, chưa có tổng thống Mỹ nào gặp lãnh tụ Bắc Hàn.

Ông Chung Eui Yong, giám đốc an ninh quốc gia Nam Hàn, thông báo với báo giới bên ngoài Tòa Bạch Ốc về cuộc họp thượng đỉnh theo dự trù, sau khi ông gặp Tổng Thống Trump và các giới chức cao cấp khác của Mỹ.
Image
Ông Chung Eui Yong (giữa) mở cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Năm, sau khi gặp Tổng Thống Donald Trump. (Hình: AP Photo/Susan Walsh)
Khi gặp ông Trump, ông Chung cũng nói về cuộc gặp gỡ của ông với lãnh tụ Kim Jong Un tại thủ đô của Bắc Hàn hôm Thứ Hai.

Cuộc gặp gỡ giữa ông Trump và ông Kim sẽ là lần đầu tiên trong bảy thập niên thù nghịch giữa Mỹ và Bắc Hàn.

Ngay cả Washington và Bình Nhưỡng chưa bao giờ có quan hệ ngoại giao chính thức, và cả hai quốc gia vẫn còn trong tình trạng chiến tranh kể từ sau khi cuộc chiến Triều Tiên hồi thập niên 1950 chấm dứt.

Một cách chính thức, hai phía chỉ có đình chiến, chứ không có hiệp ước hòa bình.

Ông Chung cho biết ông nói với ông Trump rằng ông Kim nói Bắc Hàn quyết tâm trở thành vùng đất “phi nguyên tử” và hứa rằng Bình Nhưỡng sẽ không thử hỏa tiễn nữa.



Đây là một chính sách hiếm hoi mà Bắc Hàn đưa ra trong lãnh vực ngoại giao.

Trong khi đó, lãnh đạo hai miền Nam Bắc Triều Tiên đồng ý sẽ gặp nhau tại Bàn Môn Điếm vào cuối Tháng Tư.

“Ông Kim bày tỏ sự nóng lòng muốn gặp ông Trump, càng sớm càng tốt,” ông Chung nói. “Tổng Thống Trump trân trọng những gì chúng tôi chuyển đến và nói rằng sẽ gặp ông Kim vào Tháng Năm để đạt một giải pháp phi nguyên tử vĩnh viễn.”

Ông Chung không nói ông Trump và ông Kim sẽ gặp nhau ở đâu.

Tòa Bạch Ốc nói hai người sẽ gặp tại “một nơi vào một thời điểm sẽ được quyết định.”

Khi đắc cử tổng thống, ông Trump hứa sẽ ngăn chặn Bắc Hàn thủ đắc hỏa tiễn nguyên tử có thể bắn tới lãnh thổ Hoa Kỳ.

Sau đó, ông sử dụng lá bài vừa đe dọa vừa nhục mạ thẳng thừng ông Kim. Kiểu nói chuyện hiếu chiến của ông Trump và các vụ thử hỏa tiễn và vũ khí nguyên tử của ông Kim làm nhiều người lo ngại có thể xảy ra chiến tranh.

Ông Trump, người gia tăng trừng phạt kinh tế Bắc Hàn để buộc Bình Nhưỡng phải từ bỏ chương trình nguyên tử, từng đe dọa với “lửa và cơn thịnh nộ,” nếu ông Kim cứ tiếp tục đe dọa Hoa Kỳ và các đồng minh.

Nhà lãnh đạo Mỹ từng nhạo báng nhà lãnh đạo Bắc Hàn là “gã hỏa tiễn nhỏ bé.”

Trong bài diễn văn ngày đầu năm nay, ông Kim đe dọa Hoa Kỳ là ông có “nút bấm nguyên tử” ở trên bàn.

Đáp lại, ông Trump nói nút bấm của ông “lớn hơn, mạnh hơn, và hiệu quả hơn.”

Hôm Thứ Ba, sau khi rời Bình Nhưỡng, ông Chung công khai nói rằng Bắc Hàn sẵn sàng thương thuyết với Mỹ về việc phi nguyên tử hóa và bình thường quan hệ.

Tuy nhiên, đề nghị có một cuộc họp thượng đỉnh giữa ông Trump và ông Kim làm nhiều người ngạc nhiên.

Ngoài ra, nhiều người thắc mắc là liệu hai bên có chuẩn bị kỹ lưỡng cho một cuộc họp như thế chưa.

Ông Chung, người khen ngợi chính sách “gây sức ép tối đa” của ông Trump để mở đường cho ngoại giao, nói ông Kim hiểu rằng các cuộc tập trận thường niên giữa Mỹ và Nam Hàn “phải được tiếp tục.”

Các cuộc tập trận này được tạm ngưng trong thời gian Nam Hàn tổ chức Thế Vận Hội Mùa Đông trong Tháng Hai.

Theo dự trù, các cuộc tập trận sẽ tái diễn vào tháng tới.

Lâu nay, Bình Nhưỡng vẫn phản đối các cuộc tập trận này, cho rằng đây là một sự chuẩn bị để xâm lăng Bắc Hàn. (Đ.D.)
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Đại sứ Mỹ tại LHQ, bà Nikki Haley: Mỹ sẽ hành động tại Syria không cần thông qua LHQ
Thứ Ba, 10 Tháng Tư 20186:18 SA


Image
Đại sứ Mỹ tại LHQ, bà Nikki Haley, phát biểu tại phiên họp của Hội đồng Bảo an LHQ ở New York (Mỹ) ngày 9-4 - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin AFP, dự thảo nghị quyết mới này của Mỹ tương tự bản dự thảo đã đề xuất hồi tháng 3 vừa qua và bị Nga bác bỏ.

Dự thảo nghị quyết đề xuất Cơ chế điều tra độc lập của LHQ (UNIMI) sẽ được thành lập trong 1 năm và phối hợp với OPCW để xác định thủ phạm gây ra các vụ tấn công hóa học tại Syria.

HĐBA LHQ sẽ đề nghị Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres trong vòng 30 ngày vạch ra phương án hoạt động của UNIMI "dựa trên các quy tắc công bằng, độc lập và chuyên nghiệp".

"Chúng ta đã đi đến thời điểm công lý phải được thực thi công khai trước bàn dân thiên hạ", bà Nikki Haley tuyên bố trước các thành viên HĐBA. "Ai đã làm ra chuyện đó (sử dụng chất độc hóa học sát hại dân thường)? Chỉ có thứ quái vật mới có thể làm chuyện đó".

Đại diện của Mỹ tại LHQ cảnh báo luôn: "Mỹ đã quyết định phải thấy con quái vật thả bom hóa học xuống thường dân phải trả giá" .

"Lịch sử sẽ ghi nhận việc vào thời điểm này, HĐBA thực thi nghĩa vụ của mình hay cho thấy sự bất lực hoàn toàn trong việc bảo vệ người dân Syria. Dù gì đi nữa Mỹ sẽ hành động" - bà Nikki Haley nhấn mạnh.

Như dòng Tweet sáng 8-4 kết tội Nga, Iran chống lưng cho chính quyền Tổng thống Syria Bachar al Assad thực hiện vụ không kích bằng bom hóa học, trước HĐBA, bà Haley nhắc lại: "Nga và Iran có các cố vấn quân sự trong các căn cứ không quân của Assad và trong các trung tâm điều phối chiến dịch".

Người đại diện của Mỹ hàm ý không thể các cố vấn này không biết chuyện và thậm chí còn cổ súy cho hành động của quân đội Syria.

"Các chuyên gia Nga có mặt tại thực địa để giúp đỡ trực tiếp cho các chiến dịch bao vây của chính quyền Syria và binh sĩ Iran thường xuyên thực hiện những việc dơ bẩn", bà Nikki Haley lên án nặng nề.

Nga bác bỏ dự thảo nghị quyết của Mỹ

Đương nhiên Nga đã phản đối đề xuất mới mà Mỹ đưa ra tại LHQ ngày 9-4 về việc tiến hành một cuộc điều tra để xác định thủ phạm tiến hành các vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học tại Syria hôm 7-4 làm thiệt mạng hàng chục dân thường và làm bị thương nhiều người, trong đó có nhiều trẻ em.
Image
Đại sứ Nga tại LHQ, ông Vasily Nebenzya, đáp trả tại phiên họp của Hội đồng Bảo an LHQ ở New York (Mỹ), ngày 9-4 - Ảnh: REUTERS
Phát biểu trước các phóng viên sau phiên họp khẩn của HĐBA, Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia khẳng định dự thảo của Mỹ "bao hàm một số nội dung không thể chấp nhận, khiến văn bản này tồi tệ hơn" so với đề xuất mà Mỹ từng đưa ra hồi tháng 3.

Đại sứ Nga cũng nêu quan ngại về việc Mỹ có thể đang lên phương án quân sự, điều mà ông cho là cực kỳ nguy hiểm.

Trước đó tại phiên họp của HĐBA LHQ, ông Nebenzia cảnh báo một cuộc tấn công quân sự của Mỹ nhằm vào Syria có thể gây "hậu quả nghiêm trọng", đồng thời nhấn mạnh chưa xác định được vụ tấn công vừa qua có sử dụng vũ khí hóa học hay không.

Ông kêu gọi các nhà điều tra Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) tới Syria ngay trong hôm nay (10-4) và các binh sĩ Syria, Nga sẽ hộ tống các nhà điều tra tới khu vực được cho đã xảy ra vụ tấn công bằng vũ khí hóa học.

Ông Trump: Mỹ có nhiều lựa chọn về quân sự

Phải chăng đã có những tín hiệu của tiếng trống trận chiến tranh? Ngày 9-4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Washington có rất nhiều lựa chọn về mặt quân sự đối với Syria và sẽ hành động nhanh chóng và mạnh mẽ nhằm đáp trả vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học tại Syria.

Giới phân tích cho rằng tuyên bố trên của Tổng thống Trump ám chỉ một giải pháp quân sự đối với Syria.

Phát biểu với các tướng lĩnh quân sự và cố vấn an ninh quốc gia, Tổng thống Trump cho biết sẽ đưa ra quyết định cuối cùng trong tối 9-4 (tức sáng 10-4, theo giờ VN) hoặc "sớm sau đó".

Trong khi đó, các quan chức giấu tên của Mỹ cho biết Washington đang cân nhắc phương án quân sự đa phương nhằm đáp trả vụ tấn công mà Mỹ cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria.

Tuy nhiên, Nhà Trắng, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối xác nhận thông tin trên.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis, điều đầu tiên phải xem xét là tại sao vũ khí hóa học vẫn đang được sử dụng và hiện Mỹ đang phối hợp với các đồng minh và đối tác từ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tới Qatar để giải quyết vấn đề trên.

Ông không loại trừ khả năng Mỹ sẽ tiến hành giải pháp quân sự đối với Syria, trong đó có việc không kích quốc gia Trung Đông này.

Cũng trong ngày 9-4, Tổng thống Trump và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc điện đàm về khả năng phối hợp biện pháp đáp trả vụ tấn công phương Tây cho là sử dụng vũ khí hóa học tại Syria.

Đây là lần thứ 2 trong chưa đầy 24 giờ qua hai nhà lãnh đạo Pháp, Mỹ tiến hành điện đàm về tình hình Syria.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 5 guests