Thời Sự, Bình Luân

buikiem
Posts: 501
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

Trung Quốc nói gì về ‘hủy giao lưu quốc phòng Trung-Việt’?
22 tháng 6 2017


Image
Thượng tướng Phạm Trường Long (trái) là Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương của Giải Phóng Quân
Báo Trung Quốc, Hoàn cầu Thời báo, hôm 21/6 đã xác nhận giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc bị hủy bỏ.

Tờ báo cũng xác nhận Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam tuần này.
Bàn tròn BBC về chuyến thăm VN của Tướng Phạm Trường Long
Tuy vậy, tờ báo không nói có hay không mâu thuẫn giữa hai nước, mà chỉ nói nguyên do vì "sự sắp xếp công việc".

Rút ngắn hay bị mời về?

"Phía Trung Quốc quyết định hủy cuộc gặp quốc phòng ở biên giới vì nguyên do liên quan sự sắp xếp công việc," tờ báo dẫn lời một viên chức thông tin của bộ quốc phòng Trung Quốc.

Hoàn cầu Thời báo nói phái đoàn Thượng tướng Phạm Trường Long, rời Bắc Kinh hôm 12/6, thăm Tây Ban Nha, Phần Lan rồi đến Việt Nam.
Tờ báo hoàn toàn không nhắc có mâu thuẫn gì dẫn đến việc cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam.


Trả lời thảo luận trên Facebook Live của BBC Tiếng Việt hôm 22/06, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu người Việt ở Singapore nói theo ông biết thì "phía Việt Nam đã mời Thượng tướng Trung Quốc về" vì các phát biểu của ông ta.

Tân Hoa Xã tường thuật rằng ông Phạm trong chuyến thăm đã nhấn mạnh rằng "toàn bộ các đảo ở Biển Nam Hải [là tên gọi Trung Quốc dùng để chỉ Biển Đông] đã thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời thượng cổ."
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cũng nói tuyên bố của Tướng Phạm "như một lời đe dọa quân sự" đối với Việt Nam.

Ông cũng cho hay so với chuyến thăm lần trước (03/2016) của Bộ trưởng Thường Vạn Toàn thì chuyến thăm này còn cao cấp hơn vì ông Phạm Trường Long là Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, và Ủy viên Trung ương Đảng CSTQ.

Tướng Phạm Trường Long: 'Đảo ở Nam Hải là của TQ'
Báo Trung Quốc nhắc Việt Nam “chọn bạn mà chơi”
VN ở đâu trong 'Vành đai và Con đường' của TQ?

Trong khi đó, ngày 22/6, tờ báo lớn đặt tại Hong Kong, South China Morning Post, cũng dẫn lời các chuyên gia Trung Quốc về sự việc.
Theo giới quan sát Trung Quốc, việc hủy giao lưu dường như thể hiện bất mãn của Bắc Kinh về việc Việt Nam định khai thác dầu khí ở Biển Đông, và nỗ lực gần hơn với Nhật.
Hồi tháng Giêng, Tập đoàn dầu khí Hoa Kỳ ExxonMobil ký thỏa thuận khung phát triển và bán khí đốt từ mỏ Cá Voi Xanh ở Biển Đông với hai đối tác Việt Nam.
Hôm 13/6, tàu Echigo của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản thăm Đà Nẵng và có các hoạt động huấn luyện chung trên biển với Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Vùng 2 tại Đà Nẵng.

Nhân dân không thích nhau

Ngô Sĩ Tồn, chủ tịch Viện Nghiên cứu Nam Hải đặt tại Trung Quốc, nói với South China Morning Post:
"Một nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc cắt ngắn chuyến thăm của ông Phạm có thể là vì Bắc Kinh xem Việt Nam nuốt lời hứa không khai thác dầu khí ở khu vực tranh chấp ở Nam Hải."
Ông này nói: "Việt Nam gần đây cũng quan hệ nhiều hơn với Mỹ và Nhật."
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc gần đây đã thăm liên tiếp Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Trong khi đó, GS Ngô Vĩnh Long nói với Diễn đàn Bàn tròn của BBC hôm 22/06:
"Điểm khai thác ExxonMobil ký với Việt Nam nằm trong thềm lục địa của Việt Nam nên không phải là vùng tranh chấp."
Ông Trương Minh Lượng, chuyên gia từ Đại học Tế Nam, nói quan hệ hai nước có thể sẽ xấu đi.
"Trung Quốc và Việt Nam đang ở trong thế nghịch lý."
"Về chính thức, hai chính phủ nỗ lực xây dựng quan hệ tốt hơn nhưng ở phía không chính thức, nhân dân hai nước đang có thái độ ngày càng tiêu cực về nhau."
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Đã đến lúc Cách Mạng Dân Chủ xảy ra
Lê Minh Nguyên
(Danlambao) - Việc kết án Quỳnh 10 năm tù làm cho ly nước cách mạng dân chủ đang nửa vơi đã biến thành đầy, chỉ cần một vài giọt nước nhỏ nữa để khai ngòi thì nó sẽ tràn ly cho một cuộc cách mạng dân chủ. Nó đã làm cho khả năng chịu đựng của nhân dân với cái trật tự khắc nghiệt của xã hội do Đảng CSVN tạo ra đã không thể chịu đựng hơn được nữa. Sự tích lũy các mâu thuẫn xã hội đã hơn 70 năm ở Miền Bắc và hơn 40 năm ở Miền Nam, nơi mà trước đây chưa từng xảy ra một hệ thống độc tài khắc nghiệt như vậy, nơi mà nếp sống tự do dân chủ đã thành một nề nếp, một văn hóa chính trị. Thời gian đã đủ dài để sự tích lũy các mâu thuẫn xã hội do chế độ gây ra cao lên chất ngất, để ý chí phản loạn muốn thay đổi trật tự của dân chúng vượt qua giới hạn của cái trật tự hiện hành mà nhân dân không thể kiên kham...

*

Theo báo Công An Nhân Dân ngày Thứ Năm 29/6/2017, Tòa Án Nhân Dân tỉnh Khánh Hòa đã tuyên phạt Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) 10 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo quy định tại khoản 1 điều 88 Bộ Luật Hình Sự.

Điều 88(1) có mức án tù từ 3 đến 12 năm và họ tuyên án ở mức cận tối đa. Họ truy tố NQ cả ba tội trong khoản 1 này: 88(1)(a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; 88(1)(b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân; 88(1)(c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (http://bit.ly/2urXruh)

Qua bài báo của CAND, Quỳnh bị kết án nặng nề vì những việc làm sau đây:

- "sử dụng facebook cá nhân để soạn thảo, đăng tải... chia sẻ nhiều bài viết"

- "trả lời phỏng vấn báo chí và truyền thông nước ngoài"

- "khai thác thông tin trên các báo điện tử về 31 trường hợp người chết xảy ra trong và sau khi nghi can làm việc với cơ quan công an"

- "kêu gọi mọi người tham gia hoạt động 'Dã ngoại nhân quyền'"

- "khởi xướng, kêu gọi mọi người tham gia cái gọi là 'Chiến dịch tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền 2015'"

Đây là những việc làm ôn hòa và hết sức bình thường trong một đất nước bình thường, nhưng ở Việt Nam thì lại là một tội phạm hình sự với án nặng nề hơn tội giết người hay tội tham nhũng của cán bộ.

Trong khoa học tự nhiên, khoa học xã hội hay trong thần học, luật “tác lực sẽ gây ra phản lực” (A-->R hay Actions Arrow Reactions) hay luật nhân quả (the Law of Karma) cho thấy cách mạng dân chủ ở Việt Nam đã gần kề. Lực sẽ gây ra phản lực và lực càng tàn bạo thì phản lực sẽ đánh ngã kẻ bạo tàn. (http://bit.ly/2urO9yq)

Ông Ngụy Kinh Sinh, được coi là cha đẻ của phong trào dân chủ TQ, nhận xét rằng: Lịch sử đã chứng minh, bất kỳ cuộc cách mạng thành công nào trong việc lật đổ chế độ hay thay đổi triều đại, nó chỉ thành công khi có áp lực từ hai hoặc thậm chí ba phía. Đầu tiên là sự tích lũy các mâu thuẫn xã hội qua nhiều năm, khi ý chí phản loạn của dân chúng cứ tăng dần rồi vượt qua giới hạn của cái trật tự có thể chịu đựng được. Cái áp lực đó được người dân Trung Quốc cổ thời gọi là ý dân (the usable power of the people). Áp lực thứ hai là sự chia rẽ trong hàng ngũ giai cấp cầm quyền, khi những mâu thuẫn nội bộ đã hết sức trầm trọng không thể nào hàn gắn được. Đôi khi có thêm một áp lực thứ ba; tức áp lực bên ngoài tham gia vào, chẳng hạn như năm 1644 khi giới Quan lại (Mandarins) ở mạng đông-bắc TQ tiến về nam đưa đến việc kết thúc sự cai trị của nhà Minh.

Ba điều kiện trên hiện nay Việt Nam đang có.

Việc kết án Quỳnh 10 năm tù làm cho ly nước cách mạng dân chủ đang nửa vơi đã biến thành đầy, chỉ cần một vài giọt nước nhỏ nữa để khai ngòi thì nó sẽ tràn ly cho một cuộc cách mạng dân chủ.

Nó đã làm cho khả năng chịu đựng của nhân dân với cái trật tự khắc nghiệt của xã hội do Đảng CSVN tạo ra đã không thể chịu đựng hơn được nữa. Sự tích lũy các mâu thuẫn xã hội đã hơn 70 năm ở Miền Bắc và hơn 40 năm ở Miền Nam, nơi mà trước đây chưa từng xảy ra một hệ thống độc tài khắc nghiệt như vậy, nơi mà nếp sống tự do dân chủ đã thành một nề nếp, một văn hóa chính trị. Thời gian đã đủ dài để sự tích lũy các mâu thuẫn xã hội do chế độ gây ra cao lên chất ngất, để ý chí phản loạn muốn thay đổi trật tự của dân chúng vượt qua giới hạn của cái trật tự hiện hành mà nhân dân không thể kiên kham.

Đây là tiếng gọi non sông của trí thức tầm cao ở Việt Nam, những người mà giới trẻ và quần chúng coi như là khối óc (mentors) và lãnh đạo, để đóng góp vai trò và sứ mệnh lịch sử của mình, xăn tay áo huy động và hướng dẫn quần chúng cho một phong trào chính trị.

Đây là lúc nhân dân cần sự lãnh đạo của trí thức trong nước, cần sự lãnh đạo sâu sắc, kinh nghiệm và có năng lực tối thiểu cho một cuộc cách mạng dân chủ. Đây là lúc để chuẩn bị cho sự đứng lên của nhân dân ba miền Bắc Trung Nam, cùng một lúc cùng một lòng để giành lại sự sinh tồn cho dân tộc trước họa diệt vong từ môi trường sống cho đến hiểm họa nội cướp, ngoại xâm.

Hiện nay các mâu thuẫn trầm trọng trong nội bộ của giai cấp thượng tầng, của các nhóm lợi ích, của hàng ngũ lãnh đạo Đảng CSVN đã đến mức tột cùng cho sự thay đổi. Các tranh chấp không còn giữ trong nội bộ như xưa nữa mà đã kéo quần chúng vào, dẫn đến việc lâu nay nổ bên trong hệ thống (implosions) đang trở thành nổ tung ra bên ngoài cho vỡ hệ thống (explosions).

Ông TBT Nguyễn Phú Trọng tìm cách đuổi tận giết tuyệt phe ông Nguyễn Tấn Dũng và đè bẹp đám cán bộ Miền Nam đã làm tăng thêm căng thẳng vùng miền đến mức độ vô cùng ngột ngạt trong Đảng. Một đại bộ phận cán bộ Đảng đang bị hèn và bị nhục. Nó làm cho bất cứ một xử lý mềm mỏng nào của phe yếu thế sẽ đồng nghĩa với sự tự sát.

Những mũi nhọn mà ông Trọng tấn công ông Dũng như vụ Trịnh Xuân Thanh, Vũ Huy Hoàng, Vũ Đình Duy-nhà máy sợi Đình Vũ, Đinh La Thăng, Mobilephone, xây dựng ven biển Phú Quốc... cũng như tình trạng các ông Nguyễn Văn Bình, Tô Lâm đang nằm trong tầm ngắm, nằm trong mục tiêu thu tóm và củng cố quyền lực mà ông Trọng sẽ thực hiện trong Hội Nghị Trung Ương 6 vào Tháng Mười năm nay, để ông ngồi suốt nhiệm kỳ 5 năm, nhất thể hóa (Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước) và đưa người của ông lên trong Đại Hội 13 năm 2021. Dĩ nhiên các phe bị ông đè bẹp không ngồi yên chịu trận, và khi cách mạng dân chủ xảy ra, lịch sử cho thấy, một số của họ sẽ chạy về phía quần chúng.

Trong khi đó người Mỹ gốc Việt có tiếng nói và ảnh hưởng lớn hơn trong chính sách của Hoa Kỳ với Việt Nam, họ biết cách vận động hơn để HK dù dưới bất kỳ một tổng thống nào cũng không thể khước từ và nhanh chóng lên tiếng ủng hộ khi cách mạng dân chủ nổ ra.

Ông Ngụy Kinh Sinh hồi đầu Tháng Sáu 2017 cho biết rằng nội tình Đảng Cộng Sản Trung Quốc đang nát bét, Đại Hội 19 dự trù vào mùa thu này không chắc sẽ tổ chức được đúng thời điểm. Tỷ phú địa ốc Quách Văn Quý đang bị CSTQ truy nã (đang ở New York) thường xuyên liên lạc ông với mong muốn TQ có cách mạng dân chủ.

Tập Cận Bình muốn làm Mao Trạch Đông 2 nhưng không đủ khả năng và tầm vóc. Vương Kỳ Sơn, cánh tay mặt của Tập và đang cầm quyền sinh sát, nay là gánh nặng của Tập vì bỏ thì sập mà mang thì họa. Cánh Thượng Hải đang vùng dậy. Cánh Lý Khắc Cường và Đoàn Thanh Niên CS đang buông bỏ Tập. Tập vì cần người trung thành nên tìm cách thăng tiến cực nhanh tay chân mình như đưa Thái Kỳ vào Bộ Chính Trị và làm Bí Thư Bắc Kinh tuy chưa phải là trung ương ủy viên, dù là dự khuyết, hay Vương Tiểu Hồng làm Thứ Trưởng Bộ Công Vụ, Phó Thị Trưởng kiêm Giám Đốc Công An Bắc Kinh. (http://bit.ly/2tur9l6).

Theo ông Ngụy, Việt Nam nên tận dụng giai đoạn này để thay đổi thể chế chính trị mà TQ không thể nào can thiệp được dù có muốn. Theo ông, VN có cửa sổ cơ hội hai năm để làm cách mạng dân chủ vì đó là hai năm mà TQ loạn lạc chính trị và không phe nhóm nào dám có chủ trương can thiệp vào nội bộ VN để mang lấy rủi ro chính trị.

Thời điểm nhân dân muốn thay đổi vận mệnh đã đến, nội bộ thượng tầng Đảng CSVN đã chia rẽ đến mức phải vỡ ra chứ không thể hàn gắn được, người Việt hải ngoại đang một lòng hổ trợ trong nước đứng lên cho sự sinh tồn của dân tộc, các nước dân chủ nhất là Hoa Kỳ không thể làm ngơ khi cách mạng xảy ra. Dù ngày tháng chưa định nhưng năm thì đã gần kề. Khi các tinh tú thẳng hàng thì một vận hội mới cho dân tộc sẽ xảy ra.

01.07.2017

Lê Minh Nguyên
bichphuong
Posts: 618
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »

TC, Nga Cùng Chống Mỹ
Vi Anh

Một, sự kiện và thời sự. Nhiều, nhiều lắm những thông tin nghị luận, lời nói hành động chứng tỏ Nga hậu CS với Tổng Thống Putin, cựu Trung tá KGB của CS Liên xô và Trung Quốc hiện CS với Chủ Tịch Tập cận Bình một hoàng tử Đỏ thế hệ thứ tám TC, hai người CS nòi này đã cố gắng hợp sức lực thực hiện mục tiêu ngắn tầm là chống Mỹ và mục tiêu dài hạn là lập lại Đế Quốc CS. Tiêu biểu như trước khi đặt chân đến Moscow ngày 03/07/2017, Chủ tịch Bình dành cho thông tấn xã Nga Itar-Tass một cuộc phỏng vấn. Ông triệt để chống hệ thống lá chắn THAAD do Mỹ bố trí ở Hàn Quốc, mà cả Nga và TQ đều cùng chống. Về cuộc khủng hoảng CS Bắc Hàn phóng hoả tiễn và nguyên tử 11 lần. Lần thứ 11 mới đây có loại liên lục địa các chuyên gia lo ngại bắn tới tiểu bang Alaska của Mỹ. Theo hãng tin của Anh là Reuters, CS Bắc Hàn phóng hoả tiễn liên lục địa này từ xe tải made in China, của TC. Đài truyền hình quốc gia CS Bắc Hàn hôm 4/7 đã chiếu hình ảnh của một xe tải cỡ lớn, được sơn ngụy trang như xe quân sự và chở một hoả tiễn đạn đạo liên lục địa tới địa điểm phóng. Xe tải này giống với mẫu xe chở gỗ do Trung Quốc sản xuất và bán cho CS Bắc Hàn trước đây. Nếu thái độ của tổng thống Mỹ Donald Trump rất cứng rắn đối với CS Bắc Hàn, thì hai người CS nòi Tập Cận Bình và ông Vladimir Putin chủ trương nên «đối thoại và thương lượng» với chế độ Bình Nhưỡng, và đổi lại Mỹ cũng phải không tập trận với Nhựt.

Hai Ông Bình và Putin gặp riêng và trao đồi bí mật với nhau rất thường và quá nhiều so với các nguyên thủ quốc gia đồng minh cốt lõi như Mỹ, Anh, Đức, Nhựt. Cuộc gặp tại Moscow lần này là cuộc gặp thứ ba giữa chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Vladimir Putin chỉ riêng trong năm 2017. Tính từ khi lãnh đạo họ Tập lên nắm quyền năm 2013, trước cuộc họp thượng đỉnh hôm 04/07, hai ông đã gặp nhau tổng cộng 22 lần.

TC hiện CS và Nga hậu CS càng ngày càng thắt chặt tương quan kinh tế, chánh trị, quân sự với nhau. TC ký hiệp ước mua khí đốt của Nga cả 400 tỷ, trong 30 năm sau khi Nga bị Mỹ và Liên Âu trừng phat vì vụ Nga thôn tính bán đảo Crimea. TC đã trở thành nhà đầu tư lớn thứ tư tại Nga và còn là đối tác thương mại hàng đầu của Nga nữa. Giao thương giữa hai nước Nga và TC tăng 33% trong 5 tháng đầu năm nay, lên tới 32 tỷ đôla.

Hai, đi vào phân tích. Công trình Mỹ thời TT Nixon khai thác thế đối địch Trung Cộng-Liên Xô để phá bể đế Quốc CS, làm cho Liên xô đột quỵ, công trình ấy đã hết thời rồi. Hai nước Nga hậu CS và Tàu hiện CS đang hợp lực với nhau để đối đầu với Mỹ và lũng đoạn các nước tự do, dân chủ. Chiến tranh Lạnh tái diễn.

Về con người của Chủ Tịch Bình và TT Putin là hai người CS nòi. TT Putin vốn là một cựu trung tá mật vụ KGB của CS Liên xô, và Chủ Tich Tập cận Bình nguyên là hoàng tử CS thứ tám, con của bát nguyên đại lão TC. Cả hai đều có một giấc mơ, mơ về dĩ vãng Đại Hán của vua chúa Trung Hoa và Đại Nga của sa hoàng. Không phải mới đây hai nhà độc tài hậu CS và hiện CS đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu trong việc tạo lại Chiến Tranh Lạnh và tái lập đế quốc CS đệ tam. Họ đã công khai và minh thị làm việc này trong hội nghị APEC tại Bắc Kinh trong hai ngày 10-11/11/2014. Hai tờ báo lớn của Pháp đã loan tải chuyện này. Báo Pháp Le Figaro lúc bấy giờ đã đi bài đề tựa: «Tập Cận Bình và Putin đoàn kết chống phương Tây». Chủ tịch Tập Cận Bình nói với Tổng thống Putin: «Tôi có cảm giác là chúng ta luôn đối xử với nhau như bạn bè, cởi mở và chân tình. Tính cách của chúng ta lại giống nhau». “Chúng ta sẽ chăm sóc cẩn thận mối quan hệ Nga – Trung”. “Bất cứ sự biến đổi nào trên trường quốc tế, chúng ta cũng gắn nó với con đường đã chọn để mở rộng và tăng cường sự hợp tác toàn diện cùng có lợi”. Ô. Putin đáp lại, rằng sự hợp tác Nga – Trung là “rất quan trọng trong việc giữ cho thế giới trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, làm cho thế giới ổn định hơn, dễ dự đoán hơn”. “Tôi và ngài đã làm rất nhiều và tôi tin chắc chúng ta sẽ tiếp tục làm như vậy trong tương lai”.

Tổng thống Putin đã từng trao cho Ô. Tập cận Bình chương hữu nghị St. Andrew - huân chương cao quý nhất của chính phủ Nga dành cho Ô. Bình vì những đóng góp đặc biệt của ông cho sự phát triển của mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa chính phủ và nhân dân hai nước.

Về sự việc, hai Ông Bình và Putin đang có một sự tương đồng chiến lược hành động rất lớn, trong đó đáng ngại nhất là hành động bành trướng, bất chấp chủ quyền của các láng giềng. Mới đây hai Ông tuyên bố tại họp báo, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định quan hệ Nga - Trung là “lựa chọn lịch sử” của hai nước, đồng thời mô tả mối quan hệ song phương này là “đồng minh chiến lược”.

Các nước vùng Baltic miền Bắc của Nga lo sốt vó, trước hành động Nga tái chiếm những nước từng có thời gian dài nằm trong vòng ảnh hưởng kiềm tỏa của Liên Xô. Mối lo đó vẫn có ở các nước Đông Âu như Ba Lan nay đã là thành viên của NATO từ 15 năm nay. Nhân dân và chánh quyền các nước Đông Âu vẫn lo sợ bị CS tái thống trị như ở vùng Baltic.

Các nước láng giềng của TC thì bị TC xâm chiếm biển đảo, khống chế kinh tế chánh trị, biến thành chư hầu của TC. TC còn đang bành trướng thế lực quân sự để khống chế con đường hàng hải huyết mạch qua Biển Đông, khiến Mỹ phải chuyển trục quân sự về đây để bảo vệ tự do hàng hải và giúp đồng minh Nhựt và Hàn Quốc.

Có lẽ TC tin rằng đã “đông bình” ở Biển Đông rồi, không có nước Á châu Thái bình dương nào, kể cả Nhựt và Mỹ tỏ ra dám xung đột võ trang với TC. Nên TC hợp tác cùng Nga “tây định”, cùng bày mưu độc sử phục hồi đế quốc CS, trong hội nghị Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Bây giờ thời hậu Chiến Tranh Lạnh, TC oai hùng hơn Nga hậu CS nên TT Putin sang Thượng Hải luận bàn. Trong hội nghị Thượng Hải, Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến thiết lập một «hành lang» kinh tế nối liền Trung Quốc, Mông Cổ và Nga tập trung vào các hợp tác trên lĩnh vực năng lượng, giao thông và môi trường.

Ba và sau cùng, sau ba thập niên, người ta thấy rõ những chánh trị gia, những nhà làm chánh sách của Tây Phương, nhứt là Mỹ quá thực dụng, ham lợi gần mà không thấy cái hại xa, nên nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà. Mỹ đã lầm khi tin rằng giúp cho Nga hậu CS và TC hiện CS phát triển kinh tế, điều đó sẽ đưa hai chế độ hậu và hiện CS này phát triển tự do dân chủ. Hy vọng đó đã thành thất vọng, tai hại cho Mỹ như đã thấy hai nước CS này hợp sức chống Mỹ từ Âu sang Á như thời Chiến tranh Lạnh vậy./.(VA)
bobinh
Posts: 221
Joined: Fri Feb 26, 2010 1:35 am
Contact:

Post by bobinh »

Image

Biển Đông: Sắp Thành Biển Máu

Vi Anh
Trong chuyến công du của Thủ Tướng Nguyễn xuân Phúc, Mỹ, Nhựt giúp cho CSVN một gói đầu tư 22 tỷ Mỹ kim và một số tàu tuần tra cũ được tân trang. Mỹ và Nhựt có bàn với TT Phúc về tăng gia tương quan quốc phòng và an ninh hàng hải ở Biển Đông. Khi Ô. Phúc về nước, không lâu sau Nhà Nước CSVN dùng vũ khí dầu lửa và khí đốt mời gọi, liên doanh, hợp đồng cho một số nước thăm dò khai thác dầu khí ở Biển Đông, phá gọng kềm đường lưỡi bò của TC. Điều mà đài RFI của Pháp ngày 7-7-2017 phân tích thành một bài tựa đề “Biển Đông: Việt Nam dùng dầu khí công phá đường lưỡi bò Trung Quốc”. Nói rằng “Việt Nam đang nổi lên thành nước bạo dạn nhất trong việc chống lại yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông, thông qua hai hành động cụ thể nhắm vào đường lưỡi bò Trung Quốc, với vũ khí là quyền thăm dò dầu khí. Mỹ và Ấn Độ là hai phía hỗ trợ Việt Nam.”

Bản tin kể, “Hà nội cho phép Talisman-Việt Nam - một liên doanh giữa ba tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tây Ban Nha và Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất – khởi sự khoan dò tại lô 136-06, xa hơn xuống phía nam. Hà nội hôm 06/07/2017 triển hạn giấy phép thăm dò lô 128 ngoài khơi miền Trung Việt Nam, cho tập đoàn Ấn Độ ONGC Videsh. Cả hai lô này đều bị Bắc Kinh cho là của họ vì nằm bên trong đường 9 đoạn – còn gọi là đường lưỡi bò – mà Trung Quốc trưng ra để khẳng định chủ quyền. Theo trang mạng Mỹ The American Interest hôm qua, quả đúng là với hai động thái liên tiếp đó, Việt Nam tiếp tục đóng vai trò «đối thủ hàng đầu» của Trung Quốc tại Biển Đông.”

RFI trước đây ngày 13/1/2017 còn có bài “Dù Biển Đông căng thẳng, Việt Nam vẫn ký thỏa thuận với Exxon Mobil” của Mỹ. Tin rằng “Ngày 13/01/2017, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã cùng với Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đã ký với tập đoàn dầu khí Mỹ Exxon Mobil.” Mỏ khí Cá Voi Xanh là dự án khí lớn nhất ở Việt Nam từ trước đến nay… Cá Voi Xanh nằm trong vùng biển đang tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc.”

Còn Mỹ từ khi tân Tổng Thống Trump chấp chánh, theo các giới quan sát, Mỹ, Nhựt, Ấn bày tỏ lập trường ủng hộ VN trong vấn đề bảo vệ Biển Đông sau chuyến đi Mỹ, Nhựt thành công của TT Nguyễn xuân Phúc, và hành động của TT Trump liên tiếp thực hiện hai chuyến tuần tra «bảo vệ quyền tự do hàng hải» trên Biển Đông, thách thức Trung Quốc khi cho chiến hạm Mỹ tiến vào bên trong vùng 12 hải lý của các thực thể mà Bắc Kinh trấn giữ, cả ở Trường Sa lẫn Hoàng Sa.

Hải Quân Mỹ phá Vạn Lý Trường Thành trên biển của TC. Tiêu biểu, tin RFI của Pháp, “Theo truyền thông Hoa Kỳ, Chủ nhật 02/07/2017, quân đội Mỹ đã cho một tàu khu trục áp sát đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa, bên trong phạm vi 12 hải lý.” Hoàng sa là quần đảo TC đã chiếm cứ toàn bộ, Quốc Hội TC đã sáp nhập vào lãnh thổ TQ, với tên là Huyện Tam sa, và lập một thành phố hành chánh gọi là Tam sa trực thuộc tỉnh Hải Nam của TQ. Khu trục hạm USS Stethem của Mỹ đi vào khu vực trong vòng 12 hải lý của đảo Tri Tôn, coi như Mỹ phủ nhận bằng hành động những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các hòn đảo mà họ đã chiếm đóng và đã xây dựng trên đó các công trình kiên cố. Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố “kiên quyết phản đối việc tàu chiến Mỹ đi vào lãnh thổ của Trung Quốc”, và tố giác Hoa Kỳ gây tổn hại nghiêm trọng đến hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Mỹ cứ tỉnh bơ. Đây là lần thứ hai dưới thời tổng thống Donald Trump, tàu chiến Mỹ tiến hành tuần tra để bảo vệ tự do hàng hải tại Biển Đông, bất chấp các đe dọa của Trung Quốc.

Ngoài những xung khắc vì lý do biển đảo, Hà nội và Bắc Kinh còn đụng độ trong hội nghị nữa. Như ngày 20/06/2017, Bộ Quốc Phòng Trung Quốc đột ngột loan báo hủy bỏ vào giờ chót cuộc Giao Lưu Hữu Nghị Quốc Phòng Biên Giới với Việt Nam được dự trù mở ra cùng ngày. Thông báo được đưa ra sau khi tướng Phạm Trường Long (Fan Chanlong), phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc, rút ngắn chuyến công du Việt Nam. Ngày 29/06, trên tập san Nhật Bản The Diplomat, giáo sư Carl Thayer thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc tự hỏi: «Phải chăng một cuộc khủng hoảng mới về Biển Đông đang âm ỉ giữa Trung Quốc và Việt Nam?” Vài ngày trước chuyến thăm của ông Phạm Trường Long Trung Quốc lại đưa giàn khoan “vĩ đại” HD-981 và 40 tàu thuyền đủ loại xuống Biển Đông đến vùng biển gần Hoàng Sa. Báo Thanh Niên của CSVN hôm 20/6 đi một tin ngắn này trên Thanh Niên online, một tiếng đồng hồ là rút xuống nhưng không đính chính việc gỡ bỏ tin này. Tin này nói rằng giàn khoan của TC “đang hoạt động phi pháp” tại khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ mà Việt Nam và Trung Quốc đang tiến hành đàm phán phân định.

Sau cùng việc Đảng Nhà Nước CSVN dùng các mỏ dầu lửa và khí đốt của VN để mời gọi các công ty ngoại quốc của các nước lớn như Mỹ, Ấn vào khai thác, để phá gọng kềm lưỡi bò 9 đoạn của TC. Vô tình CSVN đã phạm phải lời nguyền rủa của dầu lửa. Nhiều nước nhỏ ở Trung Đông đã phải chịu chiến tranh khói lửa triền miên. CSVN không dám giành lại biển đảo của VN mà TC đã lấy. CSVN biến Biển Đông, các đảo Hoàng sa, Trường sa thành biển máu, đảo xương của nhân dân VN, khi CSVN đưa quân dân ra chống lại TC để bảo vệ các nước thăm dò khai thác mà Hà nội đã ký kết và ăn chia.

TC sẽ đánh CSVN, đuổi các công ty ngoại quốc. Các nước lớn như Mỹ, Ấn, Nhựt không vì quyền lợi nhỏ khai thác ở Biển Đông mà đánh lại TC trong khi quyền lợi của TC và siêu cường giao thương với nhau ngàn lần lớn hơn ở Biển Đông. Trong khi TC muốn giữ số biển đảo này, TC sẽ đánh CSVN không những ngoài biển mà trong đất liền VN nữa. Trong bất cứ chiến tranh nào, số người chết bị thương, số tài sản bị huỷ hoại đa số là của người dân phải chịu. Đại cán, đại gia ăn theo CSVN từ lâu đã tẩu tán tài sản, cho con cháu du học, đầu tư định cư ở ngoại quốc lâu và nhiều rồi. Bây giờ CSVN cho các đại công ty dầu khí khai thác lại được thêm một số ngoai tệ tiền đầu, tiền đuôi không nhỏ. Lời nguyền rủa của dầu lửa chung qui người dân không ăn mà phải chịu nặng nhứt./.(VA)
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Image

Tang chứng bất xứng

NGUYỄN ĐẠT THỊNH
Trên tờ Washington Post, ngày 14 tháng 7, bình luận gia Ruth Marcus viết, “Mỗi tuần một lần, hoặc chỉ vài ngày một lần là lại phải thấy một diễn biến mới, chứng minh tình trạng bất xứng của Tổng Thống Donald Trump; tang chứng vừa diễn ra cũng là tang chứng dễ giận nhất.”

Marcus là một tiến sĩ luật; cô học luật tại Harvard, tốt nghiệp tiến sĩ năm 1984; đáng lẽ theo nghề luật cô lại chọn nghề làm báo, và hiện đang viết bình luận trên tờ Washington Post. Tháng Ba 2007 cô được tuyển tham dự vòng chung kết giải Pulitzer Prize for Commentary - giải dành riêng cho bộ môn bình luận. Cô tự cho mình là một ký giả tự do, và một đảng viên Dân Chủ.

Ngành luật học tạo ảnh hưởng rõ rệt trong cách cô bình luận về tác phong “bất xứng” của tổng thống; cô dùng chữ evidence, trong cái tựa “the latest evidence of Trumps unfitness may be the most revolting” (tang chứng mới nhất của sự bất xứng của Trump cũng có thể là tang chứng dễ giận nhất).

Chữ evidence có nghĩa là một chỉ dấu; trong địa hạt tư pháp nó có thể là một bản điều trần (testimony), hoặc một tang vật nộp vào hồ sơ tòa, để khẳng định một sự việc.

Dễ giận vì tổng thống nói “chuyện có gì đâu,” “chuyện chỉ là chuyện thường tình trên địa hạt chính trị,” để bênh vực việc làm của con ông - đệ nhất công tử Trump Jr..

Marcus không đồng ý với tổng thống, không cho là việc thân nhân và bộ tham mưu của Trump- một trong hai ứng cử viên đang tranh chức tổng thống Hoa Kỳ- tiếp xúc với luật sư Nga Natalia Veselnitskaya để nhận những tài liệu tác hại cho ứng cử viên đối nghịch -bà Hillary Clinton- là việc bình thường, là “chuyện có gì đâu,” “chuyện thường tình trên địa hạt chính trị”.


Marcus nhận định việc làm của Trump Jr. qua góc nhìn của một bình luận gia, và một công tố viên; cô thấy đó là một tội hình sự.

Tổng thống không đồng ý; ông nói với phóng viên Reuters trong một cuộc phỏng vấn, “rất nhiều người chấp nhận tham dự cuộc hội họp đó.” (many people would have held that meeting.) Ngày hôm sau, ông sửa lại câu ông nói, sửa chữ many thành chữ most; many là nhiều, most là phần đông, là đa số.

Câu nói của ông sau khi đã được sửa chữa là “I think from a practical standpoint, most people would have taken that meeting... Politics isnt the nicest business in the world, but its very standard.” (Tôi nghĩ, nhìn qua góc cạnh thực tế, phần đông cũng tham dự cuộc gặp gỡ đó... Chính trị không hề là sinh hoạt đẹp nhất trên thế giới, nhưng nó cũng thật là thông thường.)

Bình luận gia Marcus kể lại việc làm của cậu con, và câu tuyên bố của ông bố; rồi cho là câu cậu con nói trong cuộc phỏng vấn trên Fox Newss còn tỏ ra có tư cách hơn bố, khi cậu Trump Jr. nói, “Giờ này, nghĩ lại, tôi thấy có lẽ tôi không nên hành xử như vậy,” rồi nhận định Trump Jr. ngay thẳng hơn, vì còn biết nhận lỗi, trong lúc ông bố cậu cãi chầy, cãi cối, cãi cho bằng được.

Marcus viết, “Tôi biết Trump là người không bao giờ nhận lỗi; tôi cũng thông cảm cái trực giác bênh con bằng mọi giá của ông ta, khi ông ta gọi Trump Jr. là “child” (thằng bé) mặc dù thằng bé đó đã 39 tuổi và đã có 5 đứa con.

“Tuy nhiên, việc thằng bé họp với người Nga vì nghe trung gian nói cô Veselnitskaya là luật sư làm việc với chính phủ Nga, và có tài liệu hạ nhục Hillary Clinton- đối thủ chính trị của bố- vẫn là việc không chấp nhận được.”

Marcus viết, “Kẻ thụ hưởng kết quả của cuộc gặp gỡ đó là vị đương kim tổng thống Hoa Kỳ; ông ta không nhận ra tính chất gian lận, tính chất thông đồng, và coi đó như một sinh hoạt chính trị bình thường; hình ảnh đó chắc phải làm nhiều người Mỹ nổi da gà.

“Cho đến giờ này, việc làm duy nhất của Trump để phản bác dư luận kết tội ông thông đồng với người Nga là hỏi Tổng Thống Nga Vladimir Putin, ông có thông đồng với tôi không?”

Quả là một bi hài kịch trực tiếp truyền hình bên lề cuộc họp Thượng Đỉnh G20 vừa rồi, nhưng Trump vẫn hãnh diện kể lại với phóng viên Reuters, “Tôi hỏi tổng thống Nga, Ông có thông đồng với tôi không?, ông ta trả lời, Thông đồng gì đâu? Làm gì có thông đồng; tôi gằn giọng hỏi lại, ông ta vẫn nói, Không hề có thông đồng.”


Dù sao Marcus cũng quá khắt khe khi cô không nhìn nhận tổng thống xuất sắc diễn tuồng “không hề thông đồng với người Nga,” bằng cách hỏi thẳng tổng thống Nga “ông có thông đồng với tôi không?”
Marcus cũng không nhìn nhận là một số người vẫn tin là không hề có thông đồng vì Putin phủ nhận là ông không thông đồng; có người còn nói, “nếu thông đồng với Trump thì Putin sợ ai mà phải chối?”
Cuộc đối chứng lịch sử giữa hai nhân vật bị kết tội thông đồng với nhau để làm thay đổi nước Mỹ, diễn ra trước ngày cậu Trump Jr. nhìn nhận hội họp với người Nga. Đáng lẽ phải ngượng lắm vì bị lòi tẩy, Trump vẫn tỉnh bơ giải thích với truyền thông, “Chính tôi cũng không biết có cuộc họp, mặc dù cuộc họp có được ghi nhận đâu đó.”

Thái độ quen thuộc của Trump là “còn chối được cứ chối, không nhìn nhận bất cứ chuyện gì trước khi nội vụ bị phát giác,” và ông chỉ nhìn sự hiện diện của một sĩ quan phản gián Nga trong cuộc họp với con ông, sau khi một trong những nhân chứng “xì” ra chi tiết đó.

Marcus kết luận: góc hy vọng của tình hình đáng buồn này là nó giúp công tố viên đặc trách Robert S. Mueller III tiến hành cuộc điều tra của ông, và giúp quốc hội Cộng Hòa làm đúng vai trò dân cử của họ.
Mueller III và quốc hội Cộng Hòa? Trump đang coi thường cả hai. Ông gọi cuộc điều tra của Mueller III là việc “đuổi tà” đồng bóng, và bảo Thượng Viện Cộng Hòa là ông sẽ nổi giận, nếu họ không xé được đạo luật ObamaCare.

Xin trở lại với cái tựa “tang chứng bất xứng,” vì đúng ra tôi phải viết “tang chứng của sự bất xứng”- sự bất xứng của Tổng Thống Donald Trump -điều quá đáng mà đến giờ này vẫn chưa ai làm gì được để giải quyết sự bất xứng đó.

Cô Marcus hy vọng vào công tố viên đặc trách Mueller III, nhưng sức mạnh của nguyên cả một ngành truyền thông Hoa Kỳ, cộng thêm non nửa quốc hội Dân Chủ còn không làm gì được Trump thì trao gánh nặng cho một mình ông Mueller III có là một hành động tắc trách, làm cho có làm hay không? (ndt)
buikiem
Posts: 501
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »



Không thể sợ thứ mà ta khinh bỉ

Đoan Trang - Có nhiều người hỏi tôi có sợ an ninh Việt Nam không. Câu trả lời rất thật lòng của tôi là người ta không thể sợ cái mà người ta khinh được.

Càng tiếp xúc nhiều, tiếp xúc sâu với an ninh - lực lượng bảo vệ đảng - tôi khẳng định là bạn sẽ chỉ càng thấy kinh tởm họ, chứ không sợ họ. Kinh tởm vì đủ thứ trò bẩn thỉu và hèn hạ của họ. Nịnh trên nạt dưới, thượng đội hạ đạp, luôn sẵn sàng giở đủ trò tởm hủi nhất với những người không ưa cái đảng của họ, đặc biệt thích bắt nạt, hành hạ dân thường thấp cổ bé họng ít hiểu biết pháp luật... đó là truyền thống của an ninh cộng sản.

An ninh rất hiếm khi mặc sắc phục, để dễ bề "hoạt động" khi "xuống cơ sở". An ninh xúi bẩy, chia rẽ, phá nát xã hội dân sự, rình rập dân chúng còn thính hơn chó, dùng đủ phương tiện nghe trộm quay trộm... và gọi đấy là nghiệp vụ! An ninh kích động và sai bảo dư luận viên ra tay manh động với người hoạt động rồi gọi đám tay chân đó là "quần chúng tự phát". An ninh chúi mũi chúi tai vào chuyện giường chiếu của các nhà hoạt động, moi móc xem họ sinh sống thế nào, ăn ngủ đ. i. ra sao, và bảo đấy là biện pháp xử lý đối tượng. An ninh dối trá không ngượng mồm, và coi đấy là tuyên truyền, giáo dục, là nghiệp vụ đấu tranh với phản động.

Minh, PA88, an ninh TP. Hà Nội, từng hứa hẹn ngọt ngào với một bạn trẻ là "cho chị biết địa chỉ chỗ em, chị đảm bảo công an khu vực sẽ không làm gì em đâu". Minh hứa chiều hôm trước thì sáng hôm sau công an khu vực gây sức ép đuổi bạn trẻ đó khỏi nhà trọ. Bài học cay đắng về chuyện tin tưởng an ninh nhăn răng (nhân dân) Việt Nam. Đúng là nhăn răng thật!

An ninh đã đánh đập, gây thương tích cho Thúy Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Thái Lai, và mới đây là Sương Quỳnh - một loạt nhà hoạt động dân chủ-nhân quyền cho Việt Nam. Điểm chung lớn của các vụ tấn công này đều là: hành hung tập thể, và nạn nhân là phụ nữ. Bởi vì sao, bạn biết không? Biểu hiện rõ rệt nhất của cái hèn là kẻ hèn hạ chỉ đánh những người mà chúng biết chắc là không thể tự vệ được. Thật ra chúng đánh tuốt. Người già, trẻ em, nam, nữ, giới tính thứ ba... không quan trọng; quan trọng là chúng phải chắc chắn rằng nạn nhân của chúng không có khả năng tự vệ.

Đoan Trang
https://www.facebook.com/pham.doan.trang
Last edited by buikiem on Sat Jul 29, 2017 6:54 am, edited 1 time in total.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Bài học của cái chết của Giải Nobel Hoà Bình Liu Xiaobo – Lưu Hiểu Ba :
Trung Hoa cộng sản, một quốc gia ngoài vòng pháp luật


Phan Văn Song

Tin giải Nobel hoà bình Liu Xiaobo - người việt ta dịch thành Lưu Hiểu Ba - vừa mất như một cái tát vào mặt những kẻ nào vẫn còn xem Trung Cộng là một quốc gia đàng hoàng, xem tên Chủ tịch Xi Jinping - việt ngữ hóa là Tập Cận Bình - như một nhơn vật có phong cách quốc tế. Cái chết của Liu trên giường bệnh của một nhà tù là một cái tát tai vào mặt các hội đoàn, các chuyên gia chánh trị học, các nhà đấu tranh cho nhơn quyền và các quyền tự do ngôn luận và chánh kiến và cũng là một cái tát tai vào mặt tổ chức quốc tế giải Nobel hòa bình, và một bãi nước bọt tên Chủ tịch Tàu cộng tên Xi phun vào cái biểu tượng « Giải Nobel hòa bình » và tất cả các người đã nhận giải ấy từ bà Aung San Sưu Ky, qua Tổng thống Mandela đến cả Tổng thống Obama. Trung Hoa Cộng sản của Xi Jinping đã khinh bỉ đưa ngón tay giữa lên trời khi dễ, xem thường, tất cả thế giới người tử tế !

Bằng chứng trong cuộc gặp gở giữa hai nhơn vật ngày nay « có giá » của thế giới, giữa hai vị Tổng thống Pháp và Mỹ Emmanuel Macron và Donald Trump vào dịp lễ Quốc Khánh Pháp, không có một lời đá động nào đến cái chết của giải Nobel hòa bình Liu Xiaobo ! Mặc dù, cả hai đều có nhắc đến xứ của ông họ Liu, mặc dù, chỉ nói sơ qua, nhắc nhở tên Chủ tịch Xi như một nhơn vật quan trọng có vai trò hàng đầu trên chánh trường ? hay thị trường ? thế giới !

Từ khi thế giới được tin Liu Xiaobo bị bịnh nặng có thể chết, duy nhứt, chỉ có nước Đức, tuy là một đối tác kinh tế rất quan trọng với Trung Cộng, đã « dám » lên tiếng, dù vô hiệu, yêu cầu Trung Công cho phép ông Liu được xuất ngoại chữa bệnh. Sau khi được tin ông Liu mất, cả hai ôngTống thống Pháp Mỹ trong cuộc gặp gở trong buổi lễ lịch sử của Pháp cũng chẳng đoái hoài đến, như đã nói trên.

Riêng ông Tổng Tây Macron, sau khi đưa ông Tổng Mỹ về, đã viết Twitter lên mạng, khen ngợi ông Liu là một nhà tranh đấu cho Tự do và chia buồn cùng bà quả phụ Liu Xia. Những lời quá đẹp ! Tiếc thay, post mortem, quá muộn màn ! Vì người nhận đã quá vãn !

Thằng tôi quá ngao ngán ! Hèn, thật là hèn ! Cái hùng hổ chống Tàu ngày nào của ông Trump đâu ? Cái ngọai giao khôn khéo của ông Macron không cấm một lời tuyên bố công khai chia buồn với quả phụ của nhà văn bất đồng chánh kiến họ Liu ? Sao phải viết Twitter tránh né ? Thất vọng ! Chúng tôi quá thất vọng, và càng thất vọng khi chúng ta, những người tỵ nạn để trốn cộng sản và độc tài, ngày nay mất điểm tựa lý tưởng đạo đức. Chỉ do thái độ hèn nhát của các nhà lãnh đạo các quốc gia nơi chúng ta lánh nạn, vì nhơn danh ngoại giao, vì nhơn danh kinh tế, nhơn danh thương mãi, họ đã ươn hèn, dung túng bọn côn đồ ! Bài học Đại thế chiến thứ hai vẫn còn đó ! Cũng do cái thái độ ngoại giao hèn nhát của Chủ tịch Quốc hội Pháp Édouard Daladier và Thủ tướng Anh Neuville Chamberlain, đã, với hội nghị Munich (9-10 tháng 9 năm 1938) « bật đèn xanh » cho Adolf Hitler, sau khi hốt trọn xứ Áo vào tháng ba cùng năm, tràn ngập Tiệp khắc và …mở màn cuộc Thế chiến Thứ Hai !

1/ Tàu, một quốc gia côn đồ, trị dân bằng luật đảng, luật rừng:


Tên Chủ tịch Xi Jinping đã hoàn toàn sửa đổi mẫu phát triển nước Tàu do Deng Xiaoping để lại. Chấp nhận, hạ chỉ số mức phát triển, và chuyển hướng phát triển về thị trường nội địa Tàu. Tên họ Xi nầy cho thật sự muốn thay đổi hướng phát triển không ? Hay do gặp phải cảnh « chẳng đặng đừng », vì thị trường thế giới không còn mặn mà với hàng hóa tàu nữa ? Nhưng một cái chắc chắn không phủ nhận, là Xi Jinping, đang cùng một lúc, vừa « chỉnh đốn lại, với một bàn tay sắt » mượn cớ chuyển hướng phát triển kinh tế vào thị trường nội địa, nhưng thật sự, dùng « đảng và công an trị » để củng cố quyền lực, kiểm soát toàn bộ xã hội và nội bộ đất nước Trung Cộng. Và cũng đồng thời củng cố bộ máy quân sự, quyết chiếm quyền bá chủ vùng Đông Nam Á, bành trướng chủ nghĩa dân túy Hán tộc. Thừa cơ hội, thời gian gần đây, các quốc gia dân chủ Âu Mỹ, tiên tiến, trên thế giới đang gặp bối rối, hết nào khủng hoảng tài chánh, đến kinh tế, đến cả cơ chế chánh trị, bỏ trống chánh trường Đông Á và Đông Nam Á, Tàu Cộng của Xi bèn chiếm đoạt bằng quân sự các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Biển Đông Việt Nam, hay Biển Đông Nam Á, mà chúng gọi là Nam Hoa Hải, bằng quân sự hóa, xây đảo nhơn tạo, tạo những sự « đã rồi », vẽ lại cách lằn ranh biên giới, với con đường lưởi bò tưởng tượng, để xâm chiếm hoàn toàn và mong làm chủ toàn thể Biển Đông Nam Á.

Thời huy hoàng của Tàu Cộng được dựa trên sự phát triển của đòi hỏi của thị trường thế giới đi tìm tay nghề gia công rẻ, hạ giá thành lao động để tạo phát triển thị trường và sự hội nhập vào thị trường xuất cảng, đặc biệt từ ngày được gia nhập vào WTO, Tổ chức Thương mại Thế giới. Chẳng chốc Tàu Cộng chiếm chức quán quân quốc gia xuất cảng số 1 thế giới, hạ cả Huê kỳ - 14% HK 9% - và có đủ thặng dư vốn liếng để biến thành một nhà đầu tư thượng hạng. Nhưng, cũng cùng một lúc, Tàu Cộng cũng biến thành một kẻ ngoại đạo, không chấp nhận những luật lệ, trò chơi, tác phong của một quốc gia có tầm vóc quốc tế - theo cách nhìn truyền thống đàng hoàng của âu mỹ… Tàu nhơn danh quyền lực và lợi ích quốc gia, để không chấp nhận luật chơi quốc tế. Trái lại, Tàu vì mặc cảm, vì não trạng trả thù, đưa luật rừng chơi với thế giới, thí dụ, dùng luật của kẻ mạnh trong những giao dịch với các quốc gia « yếu gối » hơn mình.

Và càng ngày, thế giới càng nhận rõ « hướng đi trật đường rầy » của phong thái ngoại giao Tàu. Luật gia người hoa, luật sư Zhou Shifeng, giám đốc văn phòng luật Fengrui ở Pékin, nổi tiếng với những hồ sơ bảo vệ Nhơn quyền đã bị tuyên án 7 năm tù vào tháng 8 năm ngoái với tội « xuyên tạc phá hoại » - Việt Nam cũng bắt chước với hai bloggers Phạm Minh Hoàng bị trục xuất và Mẹ Nấm 8 năm tù ở ! Năm qua, tại Tàu, hệ thống Uber, mất gần một Tỷ dollars, với sức ép của Nhà nước Tàu buộc nhượng quyền khai thác cho công ty nội địa Didi Chuxing, từ nay sẽ độc quyền khai thác hệ thống xe tắc xi tự do. Google, Amazon cũng bị loại hẳn thị trường Tàu nhường quyền cho Baidu và Alibaba… Luật tự do thương mại chỉ có một chiều ở xứ Tàu.

Cùng một lúc, Xi Jinping cũng ép đưa HongKong vào vòng kiểm soát của xứ Tàu Cộng. Chắc quý vị thân hữu cũng biết rõ, rằng, hiệp ước Tàu ký với nước Anh năm 1997, bảo đảm HongKong được giữ quyền tự chủ, giữ đời sống dân chủ và giữ sự tôn trọng các quyền công dân và nhơn quyền trong vòng 50 năm. Ngày nay, những bảo đảm ấy chỉ là cái vỏ trống. Quan điểm « một quốc gia, hai chánh thể » được sửa lại là « một quốc gia, hai chế độ kinh tế » ! Nhà tù HongKong đang nhốt đầy các nhà đầu tư, chủ nhơn các xí nghiệp, nhà báo, trí thức, bất đồng chánh kiến… Phong trào « Dù Vàng » là một dấu hiệu rằng HongKong không còn là nơi tự do kinh doanh, tự do sanh hoạt, suy nghĩ như thời đế quốc Anh đô hộ nữa ! Thương cảng quốc tế nổi tiếng thời xưa của HongKong đang bị Nhà Nước Tàu Cộng bỏ rơi, nhường quyền cho các thương cảng thuộc Tàu cộng lâu đời khác như Shanghai, Shenzhen, Ningbo hay Xiamen.

2/ Tàu, một quốc gia ngoài luật pháp quốc tế :

Về mặt quốc tế, chiến lược bành trướng của Tàu cộng tại Biển Đông Nam Á đã bị Tòa án Hòa Giải đặt tại The Hague, thủ phủ Hòa lan, tuyên án phạt khá nặng nề ngày 12 tháng bảy năm ngoái do lời kiện của Phi Luật Tân – trong khi Việt Cộng trái lại im thinh thích – Pékin giận dữ phản công bằng đe dọa tạo một vùng nhận diện phòng thủ trên Biển Đông của Việt Nam ta và cũng dọa sẽ tổ chức một liên minh quân sự với Nga chống tất cả những quốc gia láng giềng và thân Mỹ.

Cái thế hung hản của Tàu Cộng, theo nhận định của vài quan sát viên chánh trị âu mỹ là do sự mất ảnh hưởng ngày nay của Đảng Cộng sản Tàu, bất lực trước sự những bất quân bình phát triển xã hội mỗi ngày mỗi cao giữa những thành phố ven biển với một não trạng quần chúng cởi mở, khoa học, âu mỹ hóa và những tỉnh và thành phố nằm sâu trong nội địa phía tây vẫn còn giữ những nét truyền thống khép kín, cùng lúc với tình trạng môi trường càng ngày càng ô nhiểm, gây khó khăn trong đời sống và sức khỏe hằng ngày của dân chúng Tàu. Ấy là chưa kể sự cạnh tranh phe phái do những đệ tử chư hầu của những cựu thủ lãnh còn ít nhiều vai vế ảnh hưởng và những ý đồ lãnh tụ địa phương đang âm mưu nhen nhuốm… tất cả đang trong tình trạng một nền kinh tế quốc gia không còn vàng son nữa. Do đó, những liên hệ ngoại giao của Tàu cộng đối với thế giởi trở nên bất cân bằng một cách nguy hiểm.

Về mặt kinh tế chẳng hạn, tại nội địa Tàu, tất cả những đầu tư lớn đều giành ưu tiên cho các công ty Tàu, trong khi thừa cơ hội các quốc gia âu mỹ đang gặp khó khăn kinh tế, Tàu nhào vào, bỏ tiền tìm mua hoặc đầu tư vào những công nghiệp hàng đầu nhiều lợi nhuận. Về mặt chiến lược, Tàu cộng, tung uy lực khắp hoàn cầu. Từ con đường tơ lụa cổ xưa đến con đường hàng hải mới ngày nay (Nhứt Đái Nhứt Lộ - Một Vòng Đai, Một Con Đường), xem thường luật hàng hải quốc tế, không tôn trọng tự do thông thương ở Biển Đông Việt Nam (đảo nhơn tạo, vùng nhận diện phòng thủ, đường lưởi bò ở Biển Đông của Việt Nam, Phi Luật Tân, Malaisia, Brunei…thương cảng ? hay quân cảng ? mới ở vùng Sừng Phi châu – Djibouti …) Và nguy hiểm hơn nữa, ngày nay, Tàu cộng đã đủ trưởng thành khoa học trong ngành tin học, đang bắt đầu quấy phá, mở trận chiến tin học, nhiểu sóng…tung tin tặc và tương lai có thể tạo cuộc chiến không gian… (Quân đội Nhân dân Tàu ngày nay có một bộ phận chiến tranh tin học rất hữu hiệu)

May thay, sức ép của Tàu cộng ngày nay đã bắt đầu gặp sức phản khán của thế giới. Huê kỳ là quốc gia đầu tiên nắm rõ vấn đề mặc dù là một khách hàng lớn của Tàu. Huê kỳ chống lại tất cả những đầu tư Tàu vào nền công nghiệp Mỹ (vừa qua có biện pháp chống lại sự phá giá - dumping của ngành sắt Tàu). Trái lại, quá ngu dại, và quá ngây thơ, chánh phủ Pháp đã ngu si bán phi trường thành phố Toulouse, đầu não của công ty máy bay Airbus, và nơi đặt những văn phòng nghiên cứu ngành không lưu cho…Tàu ! Cũng nên hoan hô bà Thủ tướng AnhTheresa May, với một nước Anh đang thời gian khó khăn kinh tế với Brexit dám đủ sáng suốt từ chối không cho Tàu tham dự dự án nhà máy điện nguyên tử (mặc dù Tàu xin tham dự với 1/3 của 21,3 Tỷ euros tổng phí dự án) ! Liên Âu cũng bắt đầu đặt lại vấn đề có nên nhận cho Tàu có một nền kinh tế được đánh giá là một « nền kinh tế thị trường » không ? để cho hưởng quy chế đặc biệt, những dễ dãi đặc biệt, ưu đải giữa những quốc gia cùng chung tập tục kinh tế.

Sự bành trướng của Tàu ngày nay cũng đang gây ra một cuộc chạy đua vũ trang của các quốc gia Đông Nam Á. Nhựt Bổn, Nam Hàn cùng nhau tổ chức một hệ thống phòng thủ chống phi đạn Tàu. Úc chấu đang củng cố quân lực hải quân và và tăng con số các tiềm thủy đỉnh. Còn Việt Nam ? Việt Cộng Hà nội, vốn quen thói ăn xin, ăn có, đang nhờ Mỹ Nhựt Ấn ủng hộ sức phóng thủ chống « tàu lạ » xâm nhập !

Đừng bao giờ quên rằng, Tàu Cộng, mặc dù là đệ nhứt quốc gia xuất cảng, nhưng cũng đệ nhứt quốc gia ăn gian, buôn gán lận, luôn luôn không áp dụng luật thương mại quốc tế, vì Tàu cộng, vốn sẳn mặc cảm, tự ty, vẫn cho rằng những luật ấy thuận với phe « da trắng, âu mỹ, tư bản chủ nghĩa » nghĩa là không thể áp dụng với hắn ta được ! Măc dù cũng do chính những luật quốc tế nầy đã giúp Tàu Cộng phát triển từ 20 năm nay. Việt Cộng cũng vậy, chạy theo nhờ vã, xin xỏ âu mỹ, mặc quần áo tây, thắc cà vạt, đi giầy tây, nhưng lúc nào cũng chê bai Mỹ ngụy, Tây thực dân chê bai tư bản chủ nghĩa tự do doanh thương… !!

Tàu Cộng không bao giờ và cũng chẳng bao giờ bước vào một nền kinh tế thị trường, cũng chẳng bao giờ, không không bao giờ là một quốc gia pháp trị !



Một khế ước, đối với Tàu Cộng chỉ là một « nhận định một tình trạng, với những lời hứa » thế thôi, tuyệt đối không phải là những lời cam kết, ràng buộc với ai cả, và đặc biệt đối với Tàu. Pékin chỉ tôn trọng những gì có lợi cho Đảng Cộng sản Tàu và đế quốc Tàu (Cùng với Việt Cộng, Tàu Cộng để Tổ quốc và Dân tộc đứng sau Đảng và Đế quốc đỏ).

Để Kết Luận :

Tàu Cộng đã tự chọn cho mình một thể chế chánh trị chỉ biết dùng sức mạnh, và chỉ biết áp dụng chánh sách tương quan lực lượng. Tàu đang MƠ sẽ là một đối thủ mạnh -ngang hàng - với các cường quốc - đứng đầu là Huêkỳ - và sẽ tàn bạo, vũ phu với các quốc gia nhược tiểu - đứng đầu là Pháp, sau đó là Liên Âu. Chúng tôi xin nhắc lại, các nước nhược tiểu đứng đầu là Pháp và Liên Âu !

Và Tàu Cộng, dù biết rằng đường lối chánh trị ấy, sẽ là một rào
cản rất lớn cho một sự phát triển đồng điệu và sự chuyển hóa sang một nền kinh tế dịch vụ đầy lợi tức và sáng tạo (cho mình). Dù biết rằng chánh sách chánh trị hiện nay của Tàu đang làm thất thoát – do dân Tàu chuyển vốn đi, do ngoại quốc không bỏ vốn vào – và chẳng những riêng tiền bạc vốn liếng kinh tài đầu tư, mà cả chất xám, quan trọng hàng đầu, cần thiết cho phát triển và phồn thạnh một đất nước. Và dù vẫn biết rằng, đây là một mối nguy, vì là một cái thắng đột ngột cho cái đà phát triển đương lên từ mấy lúc nay của vùng Đông Nam Á, từ nay đã là thị trường số một thế giới, thay thế thị trường châu Âu, và như vậy sẽ phá vỡ mọi hệ thống thương mại có thể giúp cả Tàu lẫn Đông Nam Á vươn lên ! Nhưng Tàu, vì sanh tồn của Đảng Cộng Sản Tàu, vì sanh tồn và tương lai của Đế quốc Hán đỏ, vì giấc mơ làm Đại Tư Hản- Grand Khan – hay một Hoàng Đế của Xi Jinping ĐANG MƠ khôi phục một Đế quốc đại Hán, kiểu Mông Cổ - đến đổi cấm cả hình ảnh chú gấu Winnie nhập vào đất Tàu, vì cho chú gấu Winnie giống Xi, do âu mỹ mất dạy vẽ ra để chế ngạo mình !

Do đó, chúng ta, người dân Đại Việt hơn bao giờ hết, phải CHỐNG TÀU Cộng

Và hãy DIỆT bỏ bọn tay sai bán nước là Việt Cộng.

Chớ đừng để bị lường gạt, lầm lẫn bởi bọn Việt Cộng Bán Nước, hiện CÓ VẼ, LÀM BỘ Chống Tàu, vì theo Mỹ - vì vừa cho Mỹ thuê Vịnh và Cảng Cam Ranh. Năm xưa, Việt Cộng nhơn danh kháng Pháp, đuổi Thực dân, gạt người yêu nước Việt Nam, dùng mưu Lê Chiêu Thống, rước quân Tàu Cộng của tướng Chen Geng - Trần Canh, đem chí nguyện quân Tàu đánh thắng trận Điện Biên Phủ, đuổi Pháp, nhờ Châu Ân Lai Thủ tướng Tàu Cộng, chấp nhận xé đôi đất nước, giựt nửa nước Việt Nam dâng cho Tàu, đuổi trên 1 triệu người Việt miền Bắc vào Nam, tạo ngày Quốc Hận lần thứ Nhứt, ngày 20 tháng 07 năm 1954.

Do đó, bổn phận người Đại Việt ta phải Chống Tàu Diệt Việt Cộng !
Để còn tồn tại !
Để còn Việt Nam, để còn con dân Việt ! Để còn Đại Việt !

Mong lắm !

Hồi Nhơn Sơn, 20 tháng 07 năm 2017
63 năm ngày Quốc Hận lần thứ nhứt
20/07/1954 Hiệp ước tạm ngưng chiến Genève

Phan Văn Song
buikiem
Posts: 501
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »


Image

Các quan chức tìm đường rút êm sau khi màn lừa đảo và âm mưu nhận chìm chất thải độc hại
từ nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân của Tàu bị lộ


Vũ Đông Hà
(Danlambao) - "Thay vì mình nhận chìm vật chất sau nạo vét như thế thì có thể chọn nhiều giải pháp khác nữa, chứ không nhất thiết phải nhận chìm ra biển. Chẳng hạn sử dụng nó làm kè để chống sạt lở bờ biển..." (1)

Tuyên bố trên của Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Thuận xem ra rất hợp tình, hợp lý, nhưng cũng chính vì sự hợp tình/lý ấy lại làm lộ rõ toàn bộ màn lừa đảo có hệ thống của Bộ Tài Môi, Cty Vĩnh Tân và các quan chức Bình Thuận.

Lý do:

1. Nếu toàn bộ 1 triệu m3 gồm 80% cát, 20% bùn thì đúng ra ngay từ đầu đã phải thực hiện phương án đơn giản, có lợi, không làm hại môi trường sinh thái biển như Nguyễn Mạnh Hùng đến bây giờ mới đề nghị.

2. Ngược lại Cty Vĩnh Tân đã cấu kết với Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng cảng biển Việt Nam để thảo ra một bản dự án mạo danh 3 chuyên gia đứng tên trong thành phần soạn thảo là Ts Nguyễn Tác An, Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Bảo Trâm và Thạc sĩ Lê Thị Vân Linh (2). Tại sao?

3. Việc mạo danh để vẻ ra một dự án - thay vì rất đơn giản là sử dụng 80% cát + 20% bùn cho việc bồi bờ, chóng sạt lỡ có nhiều lợi ích - thì lại là dự án "nhấn chìm bùn cát ở ngoài biển". Điều này cho thấy là có một âm mưu đen tối trong việc giải quyết 1 triệu m3 "vật, chất". Phải chăng 1 triệu m3 bùn cát này chỉ là bình phong để phục vụ cho mục đích "thủ tiêu một của nợ" khác do công ty Vĩnh Phúc trách nhiệm.

4. Sau khi nhận được hồ sơ dự án, theo Thông tin Báo chí của Bộ Tài Môi thì:

- "Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ cấp giấy phép với sự tham gia của 22 thành viên là các chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, sinh thái, hải dương học, một số hội nghề nghiệp liên quan, Ban Quản lý Khu bảo tồn Hòn Cau, đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận và đại diện các bộ, ngành liên quan."

- "Lấy ý kiến của các bộ: Quốc phòng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Hòn Cau." (3)

Chừng đó nhân sự, tổ chức đã cùng nhau thẩm định, phê chuẩn và kết quả là vào ngày 23/06/2017 Bộ Tài Môi đã cấp giấy phép số 1517/GP-BTNMT cho dự án lừa đảo "nhận chìm bùn và cát xuống biển" cho Cty Vĩnh Tân.

Thời gian thực hiện là từ tháng 6 đến hết tháng 10 năm 2017 - cho thấy ý định phải thanh toán "của nợ" trong vòng 4 tháng.

5. Khi thông tin về dự án nhận chìm "vật, chất" đến với dư luận quần chúng, một làn sóng phản đối từ công chúng nổi lên vì mối quan tâm lo sợ rằng 1 triệu m3 "cát và bùn" này sẽ làm hại môi trường sinh thái biển là Khu Bảo tồn Hòn Cau.

6. Trước sự quan tâm và xác suất cao bị dư luận "rọi đèn" tìm hiểu sâu xa về dự án, Bộ Tài Môi tìm cách hướng dư luận vào việc giải quyết địa điểm nhấn chìm chất thải. Bộ trưởng Trần Hồng Hà đăng đàn tuyên bố: "Bộ TN-MT đang chờ kết quả quan trắc, thu thập thông tin, số liệu môi trường nền tại khu vực biển... để làm cơ sở thực tế, xem xét có giao khu vực biển cho doanh nghiệp được thực hiện nhận chìm hay không?... Nếu kết quả, đánh giá của Viện Hải dương học cho thấy, san hô, hệ sinh thái ở vùng biển nhận chìm là phong phú thì không ai cho phép tiến hành đổ thải ở khu vực đó." (4)

Cùng lúc, lo quá hóa lộ mưu đồ, Phạm Ngọc Sơn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục biển hải đảo Việt Nam của Bộ Tài Môi lại tự nhiên không khảo mà khai bằng tuyên bố: "khẳng định vật chất nhận chìm không phải là chất thải của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 cũng không phải là chất thải của quá trình nạo vét của công trình." (5)

"Không phải..." nhưng lại chính ông này lại nói những vật chất trên "...đã được phân tích các chất phóng xạ, chất độc đều không vượt quá quy chuẩn cho phép, nằm trong danh mục được Chính phủ ban hành." (5) Nếu 1 triệu m3 là vật thể thiên nhiên, đến từ bờ, biển, không phải từ công nghệ nhân tạo thì tại sao lại phải tốn tiền, công sức để "phân tích các chất phóng xạ, chất độc" từ những vật thể thiên nhiên này và sau đó chúng lại được cho trở về biển cả!?

7. Bất ngờ, vào ngày 20.07.2017, Ts Nguyễn Tác An cho biết ông đã bị mạo danh trong danh sách thành viên tham gia soạn thảo dự án. Tiếp theo Ts An là Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Bảo Trâm và Thạc sĩ Lê Thị Vân Linh cũng cho biết mình bị mạo danh. Bản chất lừa đảo và âm mưu đen tối của dự án bắt đầu lộ diện.

8. Khi sự việc mạo danh đổ bể, Phó Tổng Giám đốc Cty Điện lực Vĩnh Tân 1 là Phan Ngọc Cẩm Thành cho biết là ông ta không hề hay biết về chuyện này vì đó là chuyện của công ty tư vấn! (2)

9. Công ty tư vấn mà Phan Ngọc Cẩm Thành đề cập đến là Cty Cổ phần Tư vấn xây dựng cảng biển Việt Nam. Khi vụ mạo danh bị lộ, tổng giám đốc cty này là Hà Quốc Quân tuyên bố vô can vì chỉ "kế thừa" dự án này từ một công ty khác (Trung tâm Quy hoạch và quản lý tổng hợp vùng duyên hải khu vực phía Nam và Trung tâm dịch vụ Tài nguyên Môi trường biển).

10. Vậy Hà Quốc Quân là ai? Hà Quốc Quân còn là Giám đốc Trung tâm Tư vấn đầu tư và Chuyển giao giao công nghệ của Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách công nghiệp, thuộc Bộ Công thương.

Sau khi sự việc mạo danh, lừa đảo đổ bể, Bộ Công thương nhanh chóng làm việc với Hà Quốc Quân và cho biết: việc ông Quân điều hành Cổ phần Tư vấn xây dựng cảng biển Việt Nam (và thực hiện dự án nhấn chìm thải) là vi phạm Điều 37 Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2012, Luật Viên chức. Theo đó, viên chức không được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp. Từ đó, Bộ Công thương ban hành Quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với Hà Quốc Quân (6). Qua quyết định kỷ luật "rất nhẹ" này, Bộ Công thương chỉ muốn chứng minh là Bộ không liên quan đến âm mưu hủy hoại môi trường. - ông Quân đã tự ý một mình trong việc mạo danh dự án và đã vi phạm luật.

11. Ngày 22/07/2017, sau khi âm mưu lợi dụng 1 triệu m3 bùn cát nhưng thật ra là để "xử lý không tốn nhiều tiền" những chất thải rắn độc hại từ nhà máy nhiệt điện bị lộ, Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Thuận mở đường thoát cho cả lũ: "Thay vì mình nhận chìm vật chất sau nạo vét như thế thì có thể chọn nhiều giải pháp khác nữa, chứ không nhất thiết phải nhận chìm ra biển. Chẳng hạn sử dụng nó làm kè để chống sạt lở bờ biển..." (1)

*

Trong thời gian tới, người ta sẽ thấy các quan chức hân hoan thực hiện công trình tốt đẹp, sử dụng 1 triệu m3 cát bùn cho việc bồi kè chống sạt. Cần phải làm để "gỡ gạc" và nhấn chìm âm mưu bị lộ. Còn "cái của nợ chất thải độc hại môi trường" vốn là mục tiêu thầm kín ban đầu sẽ được từ từ tính lại.

Toàn bộ những gì đã xảy ra chúng ta thấy toàn là... Việt Nam. Các quan chức cộng sản Việt Nam, những chuyên gia người Việt Nam bị mạo danh, những giám đốc, cơ quan người Việt Nam. Nhưng thật ra, tất cả đều xuất phát từ một bóng đen đứng đằng sau chủ động cho âm mưu hủy hoại môi trường này.

Đó là Tàu cộng!

Nhà máy điện Vĩnh Tân 1 là do 2 công ty Tàu cộng làm chủ 95%. Đó là Công ty TNHH Lưới điện Phương Nam và Công ty TNHH Điện lực quốc tế Trung Quốc.

Bên cạnh đó, tổng thầu thiết kế - mua sắm - xây dựng (EPC) là Viện nghiên cứu thiết kế Quảng Đông và Công ty xây dựng nhiệt điện Quảng Đông.

Trong số 90% Tàu cộng nắm giữ, 20% là vốn góp của các nhà đầu tư Tàu, 80% số tiền còn lại - tương đương 1,4 tỷ USD - đến từ 5 ngân hàng Trung Quốc. Sau 4 năm xây dựng, Vĩnh Tân được vận hành, kinh doanh bởi người Tàu trong 25 năm trước khi "bàn giao" lại cho Việt Nam. (7)

Formosa, Bauxite Tây Nguyên, Vĩnh Tân... nhìn đâu cũng thấy Trung Nam Hải. Toàn bộ các quan tham như Trần Hồng Hà, Nguyễn Mạnh Hùng, cho đến Nguyễn Xuân Phúc mới đây vừa mới chính thức đầu hàng Formosa (8)... chỉ là những Việt gian, những tên tay sai, thái thú bản xứ, nhận tiền và sự bảo kê quyền lực của giặc để tàn phá đất nước Việt Nam.

25.07.2017
Vũ Đông Hà
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Thượng viện không bỏ được Obamacare
LGT: Sáng nay, lúc 1: 30 am, Thượng Viện đã bác bỏ dự luật Trumpcare thứ ba với tỷ lệ 49 thuận và 51 chống. Dự luật được gọi là “sửa đổi một phần nhỏ,” trong luật Obamacre, nhưng cũng không được chấp nhận. Thượng nghị sĩ Charles Schumer của bang New York, nói: “Đã đến lúc lật sang trang mới…”

Hôm qua, Thượng viện cũng đã thông qua dự luật trừng phạt mới đối với Nga với tỉ lệ phiếu 98-2. Dự luật này cho Quốc Hội thẩm quyền ngăn chặn tổng thống khi ông muốn bỏ cấm vận đối với Moscow. Cả hai Đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đã bắt tay nhau rất chặt chẽ trong dự luật này. Chưa biết Tổng Thống Tump có chịu ban hành hay không. Tổng Thống Putin đã lên tiếng dọa trả đũa Mỹ.


Thượng viện không bỏ được Obamacare
VOA 28.7.2017
Thượng viện Mỹ sáng thứ Sáu 28/7/2017 thất bại trong nỗ lực thay thế một phần Luật chăm sóc sức khỏe giá phái chăng (ACA) đã có hiệu lực thực thi 7 năm qua, hay còn gọi là Obamacare. Ba nhà lập pháp Cộng hòa – John McCain của bang Arizona, Lisa Murkowski của bang Alaska và Susan Collins của bang Maine – cùng các nghị sĩ Dân chủ bỏ phiếu chống để đưa đến kết quả biểu quyết 49 thuận và 51 chống, đánh bại nỗ lực do Ðảng Cộng hòa cầm đầu nhằm bỏ Obamacare.

Tổng thống Donald Trump không lâu sau kết quả biểu quyết đã lên Twitter quở trách các nghị sĩ Cộng hòa bỏ phiếu theo phe Dân chủ. Ông viết: "3 người Cộng hòa và 48 người Dân chủ đã làm người dân Mỹ thất vọng. Như tôi đã nói ngay từ đầu, cứ để cho Obamacare nổ tung, rồi thương lượng. Hãy chờ xem!”

Dự luật được gọi là “sửa đổi một phần nhỏ,” trong số các chi tiết khác, nếu được thông qua sẽ có việc chấm dứt quy định bắt buộc hầu hết người dân Mỹ phải mua bảo hiểm y tế, bằng không sẽ bị phạt, và quy định doanh nghiệp có từ 50 nhân công trở lên phải mua bảo hiểm y tế cho nhân công.

Các nhà lập pháp Cộng hòa suốt 7 năm qua muốn bỏ Obamacare, một thành tựu lập pháp mang đậm dấu ấn của Tổng thống Barack Obama. Khoảng 20 triệu người Mỹ có bảo hiểm y tế theo luật Obamacare. Văn phòng ngân sách Quốc hội lưỡng đảng ước tính dự luật “sửa đổi một phần nhỏ” sẽ làm 16 triệu người Mỹ mất bảo hiểm sức khỏe, còn bảo phí sẽ tăng 20%.

Thượng nghị sĩ John McCain viết trên Twitter: “Dự luật sửa đổi một phần nhỏ không được thông qua vì nó thiếu sự bảo đảm của chúng ta về một luật bỏ và thay thế Obamacare có ý nghĩa.” Sau đó ông viết thêm: “Tôi hy vọng chúng ta phải làm việc trên tinh thần khiêm nhường, hợp tác và độc lập với nhau để phục vụ tốt hơn cho người dân, những người đã bầu chọn chúng ta.”

Thủ lãnh khối thiểu số Thượng viện, Thượng nghị sĩ Charles Schumer của bang New York, nói: “Đã đến lúc lật sang trang mới… Chúng tôi không ăn mừng. Chúng tôi cảm thấy giảm bớt căng thẳng."

Các thủ lãnh Cộng hòa xem nỗ lực sửa đổi này là một cách để thể hiện hứa hẹn lúc tranh cử của họ là sẽ bỏ và thay luật Obamacare. Các nhà lập pháp bảo thủ muốn thay đổi Obamacare càng nhiều càng tốt, trong khi các đảng viên Cộng hòa ôn hòa hơn lo ngại rằng những thay đổi đó có thể ảnh hưởng đến bảo hiểm sức khỏe của nhiều triệu người dân Mỹ nghèo.

Thủ lãnh khối đa số Thượng viện Micth McConnell của bang Kentucky nói: “Rõ ràng đây là thời điểm đáng thất vọng. Tôi lấy làm tiếc nỗ lực của chúng tôi chưa đủ mạnh, vào lúc này.”

Trước đó trong tuần, phe Cộng hòa ở Thượng viện đã thất bại hai lần trong nỗ lực thay đổi Obamacare – hoặc là bỏ hẳn hoặc là bỏ và cùng lúc thay thế bằng một luật mới.

Trong lần thất bại thứ nhất, 9 nghị sĩ Cộng hòa đã cùng phe Dân chủ bác bỏ dự luật thay thế Obamacare do thủ lãnh khối đa số Thượng viện Mitch McConnell đề nghị. Trong nỗ lực thất bại lần thứ hai, các nghị sĩ Cộng hòa đề nghị bỏ hẳn Obamacare hai năm, trong thời gian đó hy vọng Quốc hội sẽ đưa ra luật thay thế. Ở lần biểu quyết thứ hai này, 7 nghị sĩ Cộng hòa hợp cùng khối thiểu số Dân chủ bỏ phiếu chống.
buikiem
Posts: 501
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

"Đôi bên cùng có lợi": Chuẩn mực mới trong hợp tác quân sự Nga-Trung

RFI

Image
Tàu khu trục Trung Quốc đi qua Great Belt, Đan Mạch, trên đường đến biển Baltic gần Kaliningrad, để tham gia Joint Sea 2017 với Nga.
Ảnh chụp từ điện thoại ngày 21/07/2017.HO / Royal Danish Navy / AFP

Vài ngày sau khi cuộc tập trận thường niên Malabar 2017 (14-17/07) kết thúc ở vịnh Bengal, có một cuộc tập trận hải quân khác bắt đầu cũng liên quan sâu sắc đến Ấn Độ về mặt địa chính trị : đó là cuộc tập trận Joint Sea 2017 (21-26/07) giữa Nga và Trung Quốc tại biển Baltic. Mỗi cuộc tập trận, theo cách riêng của nó, cho thấy những thay đổi liên kết đang diễn ra ở châu Á-Thái Bình Dương và khu vực Á-Âu. Ấn Độ tham gia cuộc tập trận thứ nhất và đóng vai trò còn hơn cả một quan sát viên tò mò trong cuộc tập trận thứ hai.

Trong bài viết đăng trên blogs.rediff.com (23/07/2017), tác giả M. K. Bhadrakumar nhận thấy “Một chuẩn mực mới trong hợp tác quân sự Nga-Trung”. Cuộc tập trận Malabar 2017 kéo dài 4 ngày, quy tụ Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nhật Bản, thể hiện rõ thái độ chống Trung Quốc. Trong khi Ấn Độ tìm cách giảm thiểu khía cạnh này thì Nhật Bản lại thổi phồng, còn Hoa Kỳ thì thêu dệt thêm. Đại sứ Nhật Bản tại Ấn Độ, Kenji Hiramatsu, đã viết một bài báo thể hiện quan điểm bất thường, hoan nghênh Malabar-17 như là dấu hiệu của một liên minh an ninh tại châu Á.

Trong khi đó, cuộc tập trận Joint Sea 2017 giữa Nga và Trung Quốc lại bị các cường quốc phương Tây theo dõi chặt chẽ và dường như “gây báo động cho Washington” (theo Telegraph, 21/07/2017). Điều lý thú ở chỗ, Joint Sea 2017 bao gồm hai phần. Trước tiên là cuộc tập trận ngoài khơi biển Baltic, sau đó là cuộc tập trận giữa hải quân Nga và Trung Quốc vào tháng 09/2017 tại biển Nhật Bản và biển Okhotsh. Thực vậy, các nước Baltic đều nằm trên tuyến phòng thủ của Nga đối mặt với Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), cũng giống như biển Nhật Bản là tuyến phòng thủ của Trung Quốc để đối mặt với liên minh Mỹ-Nhật.

Cả hai cuộc tập trận Malabar 2017 và Joint Sea 2017 đều trình diễn những vũ khí tối tân, cho dù Malabar 2017 có quy mô lớn hơn với sự tham gia của 3 tầu sân bay, 2 tầu ngầm, 16 tầu chiến và 95 máy bay, trong đó có cả chiến đấu cơ. Nếu so sánh thì Joint Sea 2017 tương đối khiêm tốn hơn, chỉ có khoảng 10 tầu chiến và 10 máy bay được huy động.

Điều thu hút sự chú ý nhất trong cuộc tập trận Joint Sea 2017 chính là khu trục hạm trang bị tên lửa dẫn đường của Trung Quốc (khu trục hạm Type 052D), một loại tàu chiến do Trung Quốc sản xuất và được đánh giá là cũng tân tiến như bất kỳ loại tàu chiến nào khác trên thế giới. Khu trục hạm này bảo đảm phòng không cho các tầu sân bay Trung Quốc.

Hải Quân Trung Quốc thử sức trên “đất” của NATO

Lần đầu tiên, Hải Quân Trung Quốc xuất hiện ở biển Baltic, nơi được cho là “đất” của NATO. Hành động này mang tính biểu tượng và cũng cho phép đánh giá tham vọng của Trung Quốc điều lực lượng hải quân đến hoạt động tại các vùng biển châu Âu, sân chơi của các “nước lớn”. Chuyến đi nửa vòng trái đất cho thấy tham vọng của hải quân Trung Quốc muốn trở thành một trong các cường quốc hoạt động tại các vùng biển quốc tế xa xôi. Một thông tín viên quốc phòng phương Tây nhận xét ngắn gọn : “Họ (Trung Quốc) vẫn còn phải cố gắng thêm một chút nữa thì mới bắt kịp các cường quốc hàng hải thế giới, nhưng không ai nghĩ là họ còn ở lại phía sau lâu nữa”.

Một bình luận của hãng thông tấn Nga Sputnik đã bổ sung một ý tưởng hấp dẫn : bằng cách tham gia với Nga ngay ở cửa ngõ của NATO trong biển Baltic, hải quân Trung Quốc có lẽ muốn thể hiện chiến lược gọi là “fanbian – phiên biến” (đổi phía - theo nghĩa tiếng Hoa), được cho là của nguyên soái Trung Quốc La Vinh Hoàn (Luo Ronghuan) trong Thế Chiến II : tiến hành các cuộc tấn công bất ngờ để đánh lạc hướng quân sự nhằm gạt bỏ sức ép. Động thái của hải quân Trung Quốc giống như vậy. Nhưng Trung Quốc và Nga chắc chắn đang đáp trả những hành động gây hấn mà Hoa Kỳ tiến hành chống lại họ ở Biển Đông và biển Baltic.

Cuộc tập trận Joint Sea 2017 diễn ra chỉ 15 ngày sau chuyến công du Matxcơva ngày 04/07/2017 của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tại cuộc gặp này đã có sự phối hợp tuyệt vời về các chính sách trước khi ông Tập và tổng thống Nga Vladimir Putin gặp tổng thống Mỹ Donald Trump bên lề thượng đỉnh G20 (07-08/072017) tại Hamburg, Đức. Điểm nổi bật của cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Trung là sự phối hợp quan điểm trong vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên.

Giới bình luận Nga thì đánh giá cuộc tập trận tại biển Baltic mang tính “bài phương Tây”. Thế nhưng, một bài báo của Nhân Dân Nhật Báo lại tuyên bố rằng Joint Sea 2017 “không nhắm vào bất kỳ bên thứ ba nào”. Bài báo ghi nhận Baltic là một “vùng nhạy cảm”, nhưng cho rằng cuộc tập trận “chỉ là một hoạt động định kỳ diễn ra hai năm một lần và không nhắm vào bất kỳ bên thứ ba nào hay đối phó với tình hình hiện tại”. Tuy nhiên, Nhân Dân Nhật Báo cũng nhấn mạnh là “NATO có thể cảm thấy ở thế phòng thủ trước các cuộc tập trận chung và chắc chắn mong là Nga-Trung ít hợp tác hơn”.

Cuộc tập trận tại biển Baltic có thể coi là một tín hiệu tinh tế về sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với những nỗ lực của Matxcơva nhằm kiến tạo lại trật tự an ninh tại châu Âu. Tương tự, phần hai của cuộc tập trận Joint Sea 2017 ở Viễn Đông thể hiện tình đoàn kết của Nga đối với Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng khu vực do vấn đề Bắc Triều Tiên.

Một “chuẩn mực mới” đang được hình thành. Vào tháng 05/2015, chiến hạm Trung Quốc lần đầu tiên tập trận với hạm đội Hắc Hải Nga. Tháng 09/2016, cũng lần đầu tiên, hải quân hai nước cùng tuần tra tại Biển Đông, bao gồm cả việc máy bay đáp xuống các đảo tại đây. Joint Sea 2017 rõ ràng là một bước tiến nữa : Đó là các cuộc tập trận “hai bên cùng có lợi” , ở biển Baltic và Viễn Đông, gợi đến một liên minh chiến lược.
bobinh
Posts: 221
Joined: Fri Feb 26, 2010 1:35 am
Contact:

Post by bobinh »


Image

Đinh Thế Huynh sẽ trở thành một Nguyễn Bá Thanh hay Phùng Quang Thanh thứ 2?

CTV Danlambao -
Văn phòng TƯ đảng cộng sản vừa ra thông báo là Đinh Thế Huynh đã bị thay thế bởi Trần Quốc Vượng cho cái ghế Thường trực Ban Bí thư. Lý do được đưa ra cho sự đổi người cho ghế này là Đinh Thế Huynh bị bệnh, phải đi điều trị.

Nghe quen quen, biết đâu chừng lại giống như trường hợp "tau có chi mô!" của Nguyễn Bá Thanh!?

Vào cuối tháng 10, 2016 Đinh Thế Huynh sang thăm Hoa Kỳ. Đây là một trường hợp khá đặc biệt và hiếm hoi khi Hoa Kỳ tiếp đón một đảng viên cao cấp cộng sản, không phải là Tổng Bí thư, cũng không có một vị trí nào trong chính phủ.

Không biết có phải vì hậu quả của chuyến đi Mỹ này mà mấy tháng sau Đinh Thế Huynh vướng bệnh và phải sang Nhật điều trị từ tháng 5, 2017. Nhìn lại chuyện của Nguyễn Bá Thanh, Phùng Quang Thanh thì chuyện gì cũng có thể xảy ra trong bàn cờ người của chế độ có bàn tay của Bắc Kinh nhúng vào.
Image
Trần Quốc Vượng
Trần Quốc Vượng hiện đang là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, là tay sai đắc lực của Nguyễn Phú Trọng trong chiến dịch càn quét phe cánh Nguyễn Tấn Dũng. Việc thay thế Đinh Thế Huynh - cũng là một đàn em cật ruột của Trọng đã biến Trần Quốc Vượng thành cánh tay phải của tổng Trọng.

Trước đây, Đinh Thế Huynh được xem là con bài của Trọng để kế thừa cái ghế Tổng Bí thư sau nửa nhiệm kỳ của Trọng. Với sự "ra đi" của Huynh, liệu:

- Trần Quốc Vượng sẽ được đôn lên thành con bài tân Tổng Bí thư? - hay

- Nguyễn Phú Trọng nhân cơ hội này ở lì lại ghế bằng cách phá điều lệ quá hạn tuổi thêm một lần nữa? - hoặc:

- Đinh Thế Huynh bị hạ độc thủ và Trần Đại Quang đang im lìm nhưng quậy ở đằng sau hậu trường Ba Đình để loại Nguyễn Phú Trọng?

...

Tất cả tùy thuộc vào quyết định của... Trung Nam Hải! Kẻ nào trung thành và cúi đầu sát đất nhất sẽ được chọn làm tay sai số một bởi Bắc Kinh.

01.08.2017
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
buikiem
Posts: 501
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

Trịnh Xuân Thanh ‘tự thú’ trên VTV: ‘một kịch bản’ diễn sai luật
Bởi AdminTD - 04/08/2017

VOA

Image
Ông Trịnh Xuân Thanh xuất hiện trên VTV hôm 3/8. Ảnh chụp màn hình

Các luật sư và nhà bình luận Việt Nam cho rằng hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh “tự thú” trên truyền hình nhà nước Việt Nam, sau khi bị bắt từ Đức về như báo chí quốc tế loan tin, là một màn diễn có kịch bản, nhằm phục vụ cho mục đích chính trị.

Từ thành phố Hồ Chí Minh, luật sư Nguyễn Thanh Lương nhận định rằng nếu thông tin ông Thanh bị “bắt cóc” đúng như Bộ Ngoại giao Đức và quốc tế loan thì việc tự thú của ông Trịnh Xuân Thanh là có kịch bản:

“Tôi nghĩ trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh tự thú trên đài truyền hình là do có kịch bản, có đạo diễn, để phục vụ cho mục đích chính trị của chế độ.”

Khi xét đến khía cạnh tố tụng, thì “màn” tự thú trên TV và việc trưng đơn tự thú như thế là vi phạm pháp luật. Luật sư Lương nói:

“Về mặt tố tụng mà nói – nếu đúng như truyền thông quốc tế, bắt người ở Đức rồi đem về thì làm sao gọi là tự thú được. Cũng phải nói rõ thêm rằng ở Việt Nam gần đây cũng có một số trường hợp, ví dụ như vụ án 7 thanh niên oan sai ở Sóc Trăng, cũng bắt về rồi hợp thức hóa bằng cách cho tự thú. Việc này như là một chủ trương. Như vậy là vi phạm pháp luật đối với chính luật tố tụng của Việt Nam.”

Đài truyền hình trung ương Việt Nam VTV đưa ra hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh xuất hiện trong chương trình thời sự của VTV tối ngày 3/8, đã đưa ra những hình ảnh người đàn ông mà Việt Nam truy nã trong 1 năm qua tự đầu thú với chính quyền Việt Nam.

Đoạn băng ghi hình xuất hiện một ngày sau khi chính phủ Đức ra thông cáo chỉ trích Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin.

Nhận định về sự xuất hiện bất ngờ của ông Thanh trên truyền hình, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng chia sẻ:

“Sắc diện của ông Trịnh Xuân Thanh rất khác: một gương mặt rất phờ phạc, gần như mất hồn, khác với vẻ linh hoạt ngoài đời. Người ta đặt dấu hỏi rằng chỉ sau một ít ngày mà ông Thanh có sự biến dạng như vậy về khuôn mặt. Việc này làm cho tôi nhớ lại khuôn mặt của ông Phùng Quang Thanh vào 2015 – rất đờ đẫn. Bây giờ ông Trịnh Xuân Thanh cũng như vậy.”

Bình luận về ‘đơn xin tự thú’ được cho là của ông Trịnh Xuân Thanh trong chương trình thời sự ngày 3/8, Luật sư Lê Công Định viết trên Facebook rằng đây là “một trò hề rừng rú:”

“Đơn xin tự thú (nếu có thật) là một tài liệu tố tụng của một vụ án hình sự đã được khởi tố và trong quá trình điều tra, sao lại có thể bị công bố trên phương tiện truyền thông công khai như vậy? Tài liệu tố tụng luôn phải được bảo mật tuyệt đối.”

Nhà báo Phạm Chí Dũng nhận định về nội dung ‘đơn tự thú’ được cho là của ông Thanh ký ngày 31/7:

“Nội dung thư được coi là tự thú không đăng toàn thư, chỉ trích ra một phần, và điều đó cũng không nói lên điều gì lớn. Thư tự thú này tất nhiên là phù hợp với yêu cầu của Đảng và Nhà nước, nhưng không có một từ nào đề cập tới việc bắt cóc.”

Ông Thanh bị Việt Nam truy nã trong gần 1 năm qua với tội danh “làm thất thoát nghiêm trọng tài sản nhà nước” sau khi cùng ban quản lý PVC, một công ty con của tập đoàn dầu khí PetroVietnam, làm thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng trong thời gian từ 2011-2013.

Trong đơn xin đầu thú do VTV đăng tải trong chương trình thời sự ngày 3/8, ông Thanh viết “Tôi thấy lo sợ trước kết luận về vi phạm của tôi và phải chịu trách nhiệm là người đứng đầu trong thua lỗ của PVC. Do lo sợ, suy nghĩ không hết, tôi đã quyết định trốn tại Đức.”

Bộ Ngoại giao Đức đưa hôm 2/8 ra thông báo chỉ trích việc Việt Nam bắt cóc ông Thanh hôm 23/7 tại Berlin và yêu cầu cho phép người đàn ông này trở lại Đức “ngay lập tức” để xem xét việc dẫn độ mà Việt Nam trước đó yêu cầu cũng như đơn xin tị nạn ở Đức của ông Thanh.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 3/8 chỉ đáp lại rằng “lấy làm tiếc,” không bác bỏ, cũng không xác nhận việc bắt cóc ông Thanh.

Luật sư Pestra Isabel Schlagenhauf thụ lý hồ sơ pháp lý cho ông Thanh tại Đức nói với VOA trong cuộc phỏng vấn hôm 3/8 rằng việc xin tị nạn “giúp ông ấy được bảo vệ và có khả năng được ở lại Đức.”

Luật sư Trần Quốc Thuận ở thành phố Hồ Chí Minh và luật sư Lê Quốc Quân ở Hà Nội hồi đầu tuần nói với VOA rằng Việt Nam cần sớm cung cấp thông tin một cách minh bạch về vụ ông Thanh, đặc biệt thông tin từ khi ông Thanh chạy trốn ra nước ngoài, sống ở đâu và làm thế nào có thể về lại Hà Nội trong khi đang bị truy nã quốc tế, để tránh xảy ra nhiễu loạn thông tin và gây xung đột ngoại giao.

Truyền thông Việt Nam từng loan tin rằng vụ án Trịnh Xuân Thanh là vụ án lớn mà đích thân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng “chỉ đạo thực hiện.” Người đứng đầu đảng Cộng sản từng lặp đi lặp lại rằng: “Bằng mọi cách phải di lý, bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh về nước phục vụ điều tra, xét xử.”

Luật sư Lê Luân ở Hà Nội viết trên Facebook sau chương trình thời sự VTV tối hôm qua: “Bắt người thuộc về tố tụng hình sự, dù bất cứ ai cũng đều có quyền được đảm bảo về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do đi lại và không hạn chế về không gian. Nên nếu bị bắt trái luật, dù có khắc phục bằng bất kể lập luận nào thì các hoạt động tố tụng phát sinh sau đó từ việc bắt người trái luật đều sẽ trở nên bất hợp pháp.”
buikiem
Posts: 501
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

Image

Ngô Xuân Lịch - kẻ đầu hàng Tàu, sẽ sang Mỹ để làm gì?


CTV Danlambao
Trong vụ “đầu hàng Bãi Tư Chính”, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch là kẻ chủ chốt bên cạnh đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng chủ trương đầu hàng Bắc Kinh (1). Tại sao một người sẵn sàng đầu hàng Tàu cộng lại được mời qua Mỹ và ông ta qua Mỹ với mục đích gì?

Trọng và Lịch đầu hàng Bắc Kinh vào ngày 24/07/2017 thì 2 ngày sau, 26/07/2017, Đại sứ Hoa Kỳ tại VN là ông Ted Osius đã đến tận trụ sở Bộ Quốc phòng để gặp Ngô Xuân Lịch. (2) Sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là James Mattis đã chính thức mời Lịch sang Mỹ vào ngày 7 đến 10-8. Rõ ràng là Hoa Kỳ đã có chủ đích chọn kẻ đầu hàng Bắc Kinh làm kẻ đối thoại và thương thảo để đối phó với Bắc Kinh.

Phải chăng mục tiêu của Washington là nỗ lực kéo Ngô Xuân Lịch sang khuynh hướng chống Tàu và tìm cách cô lập hóa tên "thái thú phù Tàu số 1" là Nguyễn Phú Trọng đang cầm đầu và nắm đầu Bộ Chính trị đảng CSVN?

Ngược lại, liệu Ngô Xuân Lịch sang Hoa Kỳ với mục tiêu “cầu cứu” hay là qua Mỹ trong vai trò của một “thái thú thứ 2” của Bắc Kinh tại Ba Đình để qua đó “đại diện” cho Bắc Kinh đòi hỏi những yêu cầu của quan thầy mà Bắc Kinh không thể trực tiếp đòi hỏi Hoa Thịnh Đốn, vì những yêu cầu này nằm trong thẩm quyền / chủ quyền của Việt Nam?

Mối quan hệ giữa 2 Bộ Quốc phòng Việt-Mỹ hiện nay tập trung vào việc Hoa Kỳ bán vũ khí cho Việt Nam. Cách đây vài tuần, nguồn tin các quan chức quân đội CSVN đòi hối lộ 25% tiền hoa hồng cho các phi vụ mua bán hàng tỉ đô la (3). Phải chăng có bàn tay của Washington trong việc tung ra nguồn tin này để tạo áp lực lên cơ hội làm giàu của các tướng lãnh CSVN và vấn đề “tiền hoa hồng” sẽ được thương thảo trong bóng tối nếu phía quân đội chịu đứng xa Bắc Kinh và gần Hoa Thịnh Đốn hơn?

Việc chính phủ Hoa Kỳ chọn một kẻ đầu hàng Bắc Kinh để gặp trong giai đoạn biển Đông dầu sôi lửa bỏng cho thấy Hoa Kỳ đang chơi Poker - xì phé với một đối thủ mà con bài sấp của hắn không biết là con Già Bắc Kinh hay con Đầm Hoa Thịnh Đốn!

Chú thích:


(1) http://danlambaovn.blogspot.com/2017/08 ... -la-2.html
(2) http://danlambaovn.blogspot.com/2017/07 ... oa-ky.html
(3) http://danlambaovn.blogspot.com/2017/07 ... -quan.html
08/08/2017


CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Tướng Mỹ cảnh báo Triều Tiên có thể bị xóa sổ trong 15 phút

Tướng về hưu Mỹ cảnh báo Triều Tiên sẽ bị hủy diệt trong thời gian ngắn nếu tung đòn tấn công hạt nhân Mỹ và Hàn Quốc.

Triều Tiên dọa tấn công đảo Guam

Image
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III. Ảnh: Boeing.
"Nếu Triều Tiên buộc Mỹ phải tiến hành đáp trả hạt nhân toàn diện, chỉ vài phút sau đợt tấn công đầu tiên của Bình Nhưỡng vào Seoul, Triều Tiên sẽ bị xóa sổ hoàn toàn", Business Insider hôm nay dẫn lời trung tướng không quân Mỹ về hưu Tom McInerney.

Tướng McInerney cho rằng toàn bộ quá trình các lực lượng Mỹ nhận được cảnh báo về một đợt tấn công hạt nhân và triển khai biện pháp đáp trả không kéo dài quá 15 phút.

Theo ông McInerney, nhằm đối phó với các cuộc tấn công bất ngờ, không quân Mỹ luôn duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu bằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) và oanh tạc cơ hạt nhân vào bất cứ thời điểm nào. Trong trường hợp nhận lệnh đáp trả Triều Tiên, các oanh tạc cơ hạt nhân gần nhất ở Guam sẽ thực hiện sứ mệnh này. Đòn đáp trả bằng vũ khí hạt nhân của Mỹ chắc chắn sẽ đẩy Triều Tiên vào cảnh hủy diệt.

Tuyên bố của tướng McInerney được đưa ra trong bối cảnh cộng đồng tình báo Mỹ vừa công bố báo cáo cho thấy Triều Tiên nhiều khả năng đã thu nhỏ được đầu đạn hạt nhân để gắn lên tên lửa đạn đạo, bước tiến lớn chắc chắn gây thêm căng thẳng trong khu vực.

Triều Tiên hôm nay tuyên bố "đang kiểm tra kỹ lưỡng kế hoạch hoạt động để tấn công với hoả lực bao trùm các khu vực xung quanh đảo Guam bằng Hwasong-12, tên lửa đạn đạo chiến lược tầm trung tới tầm xa".

Nguyễn Hoàng
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Image

Loại Đinh Thế Huynh và Trần Đại Quang, Nguyễn Phú Trọng sẽ ngồi lì ở ghế Tổng bí thư

CTV Danlambao
- Trong phiên họp bế mạc Hội nghị 11 của đảng CSVN, Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra những tiêu chuẩn về độ tuổi trong quy định, đặc biệt không ham mê quyền lực để được bầu vào BCH Trung ương và Bộ Chính trị khóa 12. Thế nhưng, kết quả của đại hội 12 là Tổng bí thư lại là người quá hạn tuổi và cũng là kẻ ham mê quyền lực nhất. Nguyễn Phú Trọng, bằng nhiều thủ đoạn và hỗ trợ từ Bắc Kinh, đã ngồi tiếp ghế Tổng bí thư.

Sau đó, nhiều nguồn tin từ nội bộ đảng được tung ra cho biết Nguyễn Phú Trọng chỉ giữ chức TBT trong 1 nửa nhiệm kỳ. Các đảng viên cộng sản đã tin vào điều này và cho rằng Trọng sẽ dùng thời gian này để "làm sạch" đảng.

Ngay sau đại hội đảng 12, hai ứng viên được xem là sáng giá để tiếp nối Trọng ngồi vào ghế Tổng Bí thư là Đinh Thế Huynh và Trần Đại Quang.

Tuy nhiên, vì "lý do nào đó" Đinh Thế Huynh đang sống chuyển sang vật vờ, phải sang Nhật điều trị từ tháng 5, 2017. Chức vụ Thường trực Ban Bí thư của Huynh bị thay thế bởi Trần Quốc Vượng. Lá bài Tổng bí thư Đinh Thế Huynh được cho vào bệnh viện, hay nhà xác tùy theo quyết định của Trung Nam Hải.

Còn lại là Trần Đại Quang. Con bài Trần Đại Quang đã bị tấn công vào ngày 17/8/2016, khi Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương ký ban hành văn bản 13-TB/TW đặt vấn đề cán bộ đảng viên khai lại tuổi và quyết định không xem xét tuổi mà đảng viên đã điều chỉnh nhưng sẽ dựa vào tuổi của đảng viên đã khai trong hồ sơ gốc lý lịch đảng viên khi vào đảng.

Quyết định này là một "nguy cơ nghiêm trọng" cho con đường hoạn lộ của Trần Đại Quang vì Quang đã "điều chỉnh" ngày sinh nhưng số tuổi thật của Quang lại nằm trong hồ sơ gốc của lý lịch đảng viên.

Tuy nhiên, nếu áp dụng giới hạn tuổi tác đối với Trần Đại Quang thì Nguyễn Phú Trọng cũng phải bị văng ra khỏi ghế Tổng Bí thư. Do đó, Trần Đại Quang phải bị... bệnh giống như Đinh Thế Huynh. Thế là từ ngày 24/07/2017, Trần Đại Quang bị cho mất tích. Kịch bản kế của Trọng là xác nhận chủ tịch nước bị bệnh và đi chữa bệnh ở Nhật như tin đã được phe cánh Nguyễn Phú Trọng xì cho Huy Đức phóng ra dọn đường dư luận.

Dọn đường vào bệnh viện cho Huynh và Quang, Nguyễn Phú Trọng đã bứng đi 2 con bài sáng giá để có thể thay thế ông ta trong chức vụ Tổng bí thư. Những nhân vật còn lại trong Bộ Chính trị đều khó mà đủ tầm, đủ tiêu chuẩn phải là người Bắc và biết lý luận như ông tổng có biệt danh là Lú.

Do đó, sẽ có một màn hy sinh vì đại nghĩa, phải tiếp tục hy sinh để phục vụ đảng và nhân dân từ Nguyễn Phú Trọng để tiếp tục "miễn cưởng" làm Tổng bí thư cho hết nhiệm kỳ.

Tất cả đều nằm trong kế hoạch sắp xếp và âm mưu của Trung Nam Hải và Nguyễn Phú Trọng là tên thái thú trung thành nhất được Bắc Kinh chọn lựa để bằng mọi giá phải tiếp tục vai trò thái thú ngoan ngoãn và biết phục tùng thiên triều phương Bắc nhất.

11.08.2017

CTV Danlambao
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest