Tạp Ghi

bichphuong
Posts: 618
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »


Image

Vỉa hè không phải nơi xoá đói giảm nghèo
Hải Âu
(Danlambao) - Chiều ngày 24/5, UBND thành Hồ đã có buổi họp sơ kết công tác đảm bảo trật tự lòng đường, vỉa hè trên địa bàn thành phố. Phó Ban ATGT thành Hồ-Nguyễn Ngọc Tường cho biết hiện trạng vỉa hè đã có sự chuyển biến tích cực sau khi liên ngành quận Nhất xua quân lập lại trật tự lòng, lề đường và đã tạo hiệu ứng rất tốt trong chiến dịch giành giật vỉa hè.

Cách đây ít ngày thì chính những kẻ nắm quyền quận Nhất đã có hai văn bản trói chân tên cường hào ác bá Đoàn Ngọc Hải và ra lệnh dừng chiến dịch giành giật vỉa hè. Ấy thế mà hôm nay những tên cầm quyền cao hơn Hải cẩu tại thành Hồ lại có những nhận xét mang tính “khích lệ” nhằm tiếp tục thực hiện “công tác” moi móc niềm tin trong quần chúng.

Sau khi nghe Nguyễn Ngọc Tường báo cáo về tình hình và kết quả của chiến dịch giải cứu vỉa hè, Chủ tịch UBND thành Hồ là Nguyễn Thành Phong đã nhận xét tại một số quận, huyện chưa thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND thành phố: "Mình nói gì, hứa gì cũng phải làm đến nơi đến chốn, chứ không phải nói cho hay mà không làm để người dân phê bình. Thời gian qua tôi nhận được rất nhiều tin nhắn phản ánh của người dân về tình trạng vỉa hè bị tái chiếm. Người dân rất bức xúc về vấn đề này..."

Nguyễn Thành Phong cho rằng vấn đề là làm sao tổ chức lại vỉa hè cho hiệu quả, việc chấn chỉnh lại trật tự vỉa hè, lòng đường trong quá trình xây dựng thành phố ăn minh, mỹ quan đô thị… đòi hỏi phải kiên trì, không thể một sớm một chiều. Để làm được việc này cần có những quan cán nói được, làm được và không nóng vội. Rõ ràng ước mơ biến quận Nhất trở thành Singapore mà Đoàn Ngọc Hải từng gào thét mỗi khi xua quân đập phá đã được nhà cầm quyền thành Hồ cẩn thận khi nhắc đến.

Không còn những lời ca tụng hay những bình luận mang tính cao ngạo theo kiểu “lí luận” phương bắc mà Hải cẩu đã nhiều lần khiến giới báo chí nhà sản tốn không ít giấy mực. Thay vào đó giới chóp bu thành Hồ tỏ ra “quan tâm” tới đời sống của người dân khi kẻ đứng đầu thành Hồ cho rằng: “Một tủ thuốc, gánh xôi buổi sáng nhưng phía sau đó là cả một gia đình, nên trong giải pháp xử lý vỉa hè phải có tinh thần chia sẻ với người dân”.

Phong cách cầm quyền của dân miền Nam có phần khác khi Nguyễn Thành Phong đã cất tiếng nói sau thời gian dài im hơi lặng tiếng khi dưới trướng Đinh La Thăng. Nhưng dẫu là người miền Nam hay phóng khoáng hoặc người miền bắc “lý luận” thì những kẻ đang nắm quyền tại thành Hồ vẫn là đảng viên cộng sản đảng. Vì thế muốn hiểu hết ý những câu nói của cộng sản, cần theo dõi cái đuôi cáo phía sau những lời, những hành động mà thoáng qua tưởng rằng quan cán nhà sản thương dân. Nguyễn Thành Phong mượn hình ảnh tủ thuốc, gánh xôi để bày tỏ nỗi lòng quan tâm đến người dân nghèo nhưng ngay sau đó lại cho rằng: “không nên xem vỉa hè, lòng đường là nơi giải quyết công việc, xóa đói giảm nghèo”.

Kể từ ngày thành Hồ mở chiến dịch giành giật vỉa hè, không biết bao nhiêu gia đình khốn khổ khi những tủ thuốc, gánh xôi đã bị những kẻ cầm quyền hung hăng hốt, cẩu không màng tới đó chính là cuộc sống của dân nghèo. Họ không cần cộng sản xóa đói, giảm nghèo bởi họ có lòng tự trọng, họ không cần những kẻ cầm quyền giải quyết công việc của họ bởi họ có khả năng làm việc. Dẫu biết rằng việc lấn chiếm một phần nhỏ vỉa hè là sai phạm, nhưng căn nguyên của sai phạm ấy cũng chỉ vì “thiên đường xã nghĩa” không có những kẻ cầm quyền thật tâm trợ giúp họ ổn định cuộc sống. Những gói xôi hay những bao thuốc mà họ bán buôn hằng ngày vẫn đem lại nguồn thuế để nuôi hệ thống cai trị của cộng sản đảng, nhưng đổi họ họ được gì ngoài việc luôn hồi hộp chạy trốn mỗi khi trông thấy đoàn quân cường hào ác bá đi dẹp loạn vỉa hè?!

Dân tộc này còn nghèo lắm, kinh tế đất nước này còn dựa dẫm vào viện trợ hay phải đi vay nợ quốc tế. Nên chăng những việc làm hành dân trong cái thứ gọi là lập lại trật tự vỉa hè của nhà cầm quyền thật sự chẳng giải quyết được chuyện phát triển xã hội. Cũng chẳng nâng cao nền văn minh của một dân tộc chìm đắm trong sự bất công bởi những kẻ cầm quyền. Nếu thật sự lãnh đạo cộng sản thương dân thì hãy từ bỏ cái thói tham quyền cố vị, hãy ngừng đàn áp nhân dân và hãy trả lại quyền làm người cho đồng bào. Chỉ khi ấy người dân Việt, đặc biệt những người nghèo mới mong có một cuộc sống yên ổn.

26/5/2017
Hải Âu
MatVit
Posts: 1308
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Việt Nam không đủ nhọ để bôi lên những kẻ cầm quyền
Hải Âu
(Danlambao) - Trong những ngày qua, cộng sản đảng đang tổ chức phiên họp thứ 3 quốc hội khóa 14 nhằm đưa ra các ý kiến đóng góp, sửa đổi luật… và những việc liên quan đến sự cai trị của đảng cộng sản. Nhiều dự án luật, dự thảo, nghị quyết cùng các vấn đề kinh tế, xã hội đã được ủy ban thường vụ quốc hội bàn thảo. Tuy nhiên ai cũng biết dù cộng sản có làm gì đi chăng nữa thì bản chất dối trá và sự tàn độc của những kẻ cầm quyền cộng sản sẽ không bao giờ thay đổi.

Đại biểu quốc hội là chức danh với trách nhiệm đại diện cho tiếng nói của người dân. Nhưng trên thực tế những kẻ mang trên ngực huy hiệu đại biểu, đại diện cho nhân dân chỉ là những kẻ phục vụ cho lợi ích của cộng sản đảng. Các vấn đề bức xúc của người dân chẳng mấy khi được những kẻ đại diện cho mình quan tâm. Thậm chí một số đại biểu quốc hội còn đưa ra các ý kiến đi ngược lại quyền và lợi ích của người dân. Những kẻ mang huy hiệu đại biểu ấy luôn cho mình vị thế là kẻ cầm quyền lãnh đạo. Thế nên thay vì đem tiếng nói của người dân trình bày trước quốc hội thì những kẻ “tự” đại diện cho nhân dân đã tự mình đưa ra các ý kiến, đề xuất với mục đích bảo vệ thành viên cầm quyền trong hệ thống cộng sản đảng.

Với suy nghĩ lãnh đạo cộng sản đảng luôn là kẻ bề trên và luôn đúng trong mọi vấn đề, vì thế nếu bất cứ ai (người dân) chỉ trích hay vạch trần cái xấu, cái sai của những kẻ cầm quyền đều bị đảng viên cộng sản cho rằng đó là hành vi bôi nhọ lãnh đạo. Một nữ đại biểu quốc hội với xuất thân là một đại tá công an, đang là ủy viên Quốc phòng và An ninh của quốc hội Việt Nam đưa ra đề xuất: "Tôi đề nghị bổ sung quy định để ngăn chặn có hiệu quả đối với loại hành vi này. Qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế, nhiều nước trên thế giới cũng đã quy định liên quan vào bộ luật hình sự".

Đó là ý tưởng của đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Xuân trong phần trình bày của mình tại phiên họp ngày 24/5 vừa qua. Xin được nhắc lại đây là ý kiến cá nhân của đại biểu tỉnh Đăk Lăk chứ không phải là nguyện vọng của người dân Việt Nam. Bởi lẽ suốt hơn 42 năm sống dưới sự cai trị của cộng sản đảng, chỉ có những ai mù quáng mới cho rằng lãnh đạo cộng sản là những “vĩ nhân” hết mình vì dân.

Nguyễn Thị Xuân cho rằng hoạt động xuyên tạc, bịa đặt và lan truyền những nội dung sai sự thật nhằm bôi nhọ, gây mất uy tín, xúc phạm danh dự của lãnh đạo đảng, nhà nước càng gia tăng, nhất là vào các thời điểm nhạy cảm như đại hội đảng, bầu cử quốc hội. Người này nhận định những vấn đề trên tạo dư luận xấu, gây hoang mang, giảm sút niềm tin của người dân…

Kể từ ngày cộng sản Việt Nam được thành lập cho đến nay, thử hỏi bao nhiêu sự thật trong việc làm của những kẻ cầm quyền được kiểm chứng. Ngay đến lý lịch và cái chết của Hồ Chí Minh là kẻ sáng lập đảng cộng sản Việt Nam hiện vẫn là một dấu chấm hỏi lớn cho những ai quan tâm. Hàng trăm ngàn cái chết trong thảm sát cải cách ruộng đất cùng hàng triệu sự hy sinh của đồng bào hai miền từ cuộc chiến cưỡng cướp miền Nam mà Việt cộng thực hiện cũng do sự xuyên tạc của chế độ cộng sản tạo ra. Vậy thử hỏi người dân hay cộng sản đảng bịa đặt, xuyên tạc sự thật.

Về phần những kẻ cầm quyền mà cộng sản gọi là lãnh đạo, thử hỏi bao nhiêu kẻ thật có thực tài và hết lòng vì trách nhiệm đối với đất nước, đối với nhân dân. Nguyễn Phú Trọng cho rằng cảnh tan hoang của đất nước hiện nay “có bao giờ được như thế” vì rằng Trọng đang lãnh đạo cộng sản đảng để cai trị. Nguyễn Xuân Phúc thân mang chức vị thủ tướng nhưng luôn miệng phát ngôn những câu nói như một kẻ dốt học. Phúc cho rằng cờ lờ mờ vờ là thứ ngôn ngữ mà khi “phọt” ra từ miệng của thủ tướng sẽ khiến cộng đồng quốc tế nghĩ ngay rằng đó là mad zê in Việt Nam. Hay như Nguyễn Thị Kim Ngân hất nguyên xô thức ăn vào mặt đám cá chép, cá tra trong ao cá của ông Hồ tại buổi tiếp tổng thống hợp chủng quốc Hao Kỳ là một hành động đẹp. Điều đó đã khiến ông Obama cùng đoàn tùy tùng và những ai có mặt tại đó từ ngỡ ngàng đến hốt hoảng bởi cách giao tiếp của một “thị” đứng đầu quốc hội Việt Nam. Vậy thử hỏi những kẻ cầm quyền đã làm gì đẹp đẽ để khiến người dân phải bôi nhọ.

Nếu quả thật người dân được phép bôi nhọ vào mặt những kẻ lãnh đạo trong cộng sản đảng thì chắc chắn Việt Nam không đủ cái đít nồi có nhọ để bôi.

Xét về uy tín và danh dự của lãnh đạo thì có lẽ điều này nên để chính những kẻ cầm quyền của cộng sản đảng tự trả lời. Vì rằng chiến dịch đập chuột không để vỡ bình để làm “sạch” đảng hay vô số lời hứa hẹn “đối thoại” với nhân dân khi tuyên thệ nhậm chức từ những kẻ đảng cử dân bầu vẫn luôn là sự mỉa mai của niềm tin trong quần chúng. Vậy thử hỏi những kẻ cầm quyền có uy tín và danh dự? (vẫn dành câu trả lời cho chính đảng viên cộng sản).

Đất nước đang đứng trước nguy cơ xâm lược từ “bạn vàng” của cộng sản đảng là Trung cộng. Môi trường sống của Việt Nam đang bị đầu độc bởi vô số những nhà máy, khu công nghiệp có dính dáng tới kẻ thù phương Bắc. Chủ quyền biển đảo, đất liền đang bị giày xéo cùng những cái chết của ngư dân Việt Nam do những “tàu lạ” gây ra. Nông dân đang ngày đêm uất ức vì bè lũ lợi ích trong đảng cầm quyền cướp đất đai, mổ mả bao đời của họ. Người lao động phải chịu đóng vô số thứ thuế cùng những ngược đãi trong quyền lợi của mình… Và còn rất, rất nhiều điều tồi tệ xảy ra trong cuộc sống mà mỗi người dân Việt phải chúng kiến và chịu đựng. Tất cả vấn nạn, thị phi ấy đều do lãnh đạo cộng sản hết lòng “trao gửi” cho hàng triệu con người mang trong mình dòng máu đỏ da vàng.

Niềm tin của nhân dân dành cho các đại biểu quốc hội từ lâu đã không còn, sự hoang mang trong xã hội là do chính những kẻ lãnh đạo của cộng sản đảng đem lại. Vậy nên những kẻ cầm quyền cộng sản hãy thôi cái thói qui chụp người dân bằng những dự thảo, những đề xuất mang tính trả thù công dân. Đại biểu Nguyễn Thị Xuân hãy tự nhìn lại mình đang đại diện cho ai để từ đó đưa ra những đóng góp có lợi cho nhân dân. Bằng không hãy tự cởi áo đại biểu về vườn trước khi sự căm phẫn của người dân đổ dồn vào cái đề xuất khốn nạn của “thị”.

26/5/2017
Hải Âu
bichphuong
Posts: 618
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »

Image


Bốn mươi hai (42) năm, hai thế hệ, hai lối sống của người Việt lưu vong


Đinh Từ Thức
“…Có người chọn tự do thoát khỏi sự ràng buộc của quá khứ. Có người cố gắng lo cho người ở quê cũ khỏi tù đầy và được tự do ngôn luận, trong khi từ xa vạn dặm, vẫn gây dựng nhà tù vô hình cho chính mình, và …”

Tôi may mắn được đọc hai tác phẩm của hai cây bút trẻ gốc Việt cùng sống tại Mỹ, một nam một nữ, trước khi sách xuất bản vào mùa Xuân này, đúng dịp kỷ niệm 42 năm hàng triệu người Việt bắt đầu bỏ nước ra đi. Qua đó, được biết qua hai thế hệ, người Việt lưu vong đã chọn hai lối sống hoàn toàn khác nhau.


Tác phẩm đầu tiên là The Best We Could Do (Điều tốt nhất chúng tôi có thể làm) của Thi Bùi, một hồi ký bằng tranh (Illustrated memoir), do Abrams Comicarts, New York, xuất bản vào tháng Ba 2017, dầy hơn 300 trang.

Truyện bằng tranh, xưa nay vốn là món giải trí dành cho nhi đồng, là loại truyện vui giả tưởng. Thường không được coi là những công trình nghiêm túc chứa đựng những sự kiện lịch sử đáng tin cậy.

Khác với thường tình, The Best We Could Do, tuy mang hình thức truyện tranh nhi đồng, nhưng có nội dung nghiêm chỉnh, đứng đắn hơn cả nhiều sách sử được viết cho người lớn.

Trong khoảng nửa thế kỷ qua, nhiều người quan tâm thường băn khoăn về một tình trạng thiếu những cuốn sách có nội dung đầy đủ, được viết một cách trung thực bởi những ngòi bút hoàn toàn vô tư về Việt Nam, để giúp giới trẻ có một nhận thức rõ rệt về quá khứ, về những gì đã thực sự xảy ra tại đất nước mình, hay quê hương cũ của mình (đối với giới trẻ gốc Việt tại hải ngoại).

Từ trước tới nay, sách viết về Việt Nam đã có khá nhiều về lượng, nhưng quá ít những cuốn sách có nội dung đáng tin cậy.

Về phía các tác giả ngoại quốc, nói chung, sách của họ được viết thận trọng, công phu, nhưng không tránh được những khuyết điểm đáng tiếc. Với các tác giả thuộc giới truyền thông từng hành nghề ở Việt Nam, vì từng gặp khó khăn từ phía các viên chức nhà nước, trong khi được trọng vọng từ phía đối lập, và thiếu cơ hội tiếp xúc với quần chúng, cái nhìn của họ thường có thiên kiến rõ rệt: Ghét bỏ chính quyền và coi thường người dân. Với các tác giả trẻ sinh ra sau chiến tranh VN, chỉ biết tới VN qua sách vở và các tài liệu giải mật, quan điểm của họ vô tư hơn. Nhưng vì thiếu kinh nghiệm sống của những người trong cuộc, công trình của họ nhiều khi thiếu sót những nhận định sát thực tế.

Ngoài ra, quan trọng hơn là hầu hết sách giáo khoa tại các nước, kể cả những nước có nhiều liên hệ với Việt Nam từ trước, như Mỹ, Anh, Pháp, Úc… cũng có nội dung thiếu vô tư và trung thực, ở phần nói về Việt Nam qua những biến cố lịch sử vào hậu bán thế kỷ 20. Lý do vì các tác giả là người nước ngoài, thiếu kinh nghiệm sống và tài liệu xác thực, cùng với ảnh hưởng của phong trào phản chiến thời gian họ trưởng thành. Điều này, đáng lẽ cộng đồng người Việt tị nạn Cộng Sản nên coi là ưu tiên hàng đầu trong nỗ lực góp phần chỉnh sửa, nhưng thay vào đó, chỉ chú tâm tới những việc nặng về hình thức như treo cờ, phủ cờ.

Gạt ra ngoài loại sách liên hệ tới lịch sử xuất bản trong nước không thể tin được, vì được soạn thảo theo đường lối và trong vòng kiểm duyệt của nhà nước cộng sản. Một số tác phẩm của người trong nước xuất bàn ở nước ngoài gần đây, tuy thoát vòng kiểm duyệt nhưng thiếu bao quát. Những tác giả gốc Việt lớn tuổi hiện sống ở ngoài nước, từng sống trong bầu không khí bị ô nhiễm bởi các khuynh hướng chính trị trái ngược, sách của họ thường chỉ để tự bào chữa, hay đả kích người khác, hoặc viết theo kểu “múa gậy vườn hoang”, không cần dựa vào bằng chứng rõ ràng. Hiếm hoi lắm mới có được một tác phẩm như cuốn A Story of Vietnam của Trương Bửu Lâm, giáo sư hưu trí về môn sử tại Unisersity of Hawaii, xuất bản năm 2011. Tác giả không gọi là “A History of Vietnam” (Lịch sử Việt Nam), có vẻ nặng nề, khô khan, mà chỉ gọi là “Một Câu Truyện Việt Nam,” dễ đọc, nhưng đầy đủ, trung thực, không phải truyện giả tưởng.

Rút cục, giới trẻ gốc Việt ở nước ngoài, hay những ai muốn có một khái niệm tổng quát về Việt Nam từ hồi Đệ Nhị Thế Chiến tới nay, thiếu những tài liệu tham khảo căn bản không quá nặng nề, giản dị nhưng trung thực.

The Best We Could Do là một trong những công trình hấp dẫn, như một món ăn tinh thần bổ dưỡng chọn lọc có thể đáp ứng cơn đói này. Tác giả là một nữ nghệ sĩ, không viết hồi ký bằng văn xuôi, mà mô tả bằng hình vẽ. Hàng ngàn hình vẽ sắc sảo với lời chú thích ngắn gọn đã làm cho khán/độc giả dễ bị cuốn hút vào nội dung câu truyện của một gia đình trải qua nhiều sóng gió từ khi còn ở Việt Nam, cũng như khi đã định cư ở Mỹ. Câu truyện gia đình được trình bầy trên cái nền (background) là tình cảnh VN trong thời kỳ xáo trộn kéo dài cả nửa thế kỷ, khiến người xem/đọc có được cái nhìn khái quát từ thời Pháp thuộc, tới khi đất nước bị chia đôi, cuộc di cư 1954, cuộc chiến Quốc Cộng, gia đình ly tán, cuộc bỏ nước ra đi từ năm 1975… cho đến những khó khăn của cuộc sống nơi đất mới.

Tác giả mô tả lại những gì mình trải qua khi còn nhỏ, thấy và nhớ những gì đã sẩy ra, nhưng không hiểu rõ căn nguyên. Đến khi khôn lớn mới tìm hiểu trong hàng chục năm, qua những câu hỏi đặt ra cho bố mẹ, họ hàng, kể cả cất công về Việt Nam, đi khắp nước để tìm câu trả lời cho thắc mắc của mình. Tất nhiên, người xem/đọc không thể kiểm chứng được những chi tiết liên hệ tới gia đình tác giả, nhưng những người ở lớp tuổi bảy tám chục trở lên có thể thấy tình hình xã hội và các biến cố quan trọng đã được trình bầy một cách khá đầy đủ và trung thực.

Xin mở một dấu ngoặc ở đây để nói thêm rằng, vào thời gian đọc The Best We Could Do của Thi Bùi, tôi cũng được đọc một tác phẩm khác cùng loại, là cuốn Such a Lovely Little War: Saigon 1961-63 (Một cuộc chiến nhỏ thật dễ thương) của Marcelino Truong (dịch bởi David Homel từ tiếng Pháp Une Si Jolie Petite Guerre, xuất bản ở Pháp năm 2012) do Arsenal Pulp Press, Canada, phát hành năm 2016. Marcelino Truong, chẳng phải ai xa lạ, chính là cháu giáo sư Trương Bửu Lâm.


Cũng với hình thức truyện tranh cho nhi đồng, diễn tả cuộc sống của một gia đình trên nền chính trị và xã hội tại Sàigòn vào thời cuối của Đệ Nhất Cộng Hoà (Chế độ Ngô Đình Diệm). Cũng với lối vẽ dí dỏm của tác giả, và ghi lại đầy đủ những sự kiện quan trọng khá trung thực, nhưng thời gian chỉ giới hạn trong hai năm, từ 1961 đến 1963. Nếu The Best We Could Do là món chính thì Such a Lovely Little War là món phụ không nên thiếu trong bữa ăn cần thiết cho giới trẻ đói thông tin trung thực về lịch sử cận đại Việt Nam.


Trở lại đề tài chính về cuộc sống của người Việt lưu vong tại Hoa Kỳ, tôi muốn nói tới cuốn The Refugees (Những người tị nạn) của Việt Thanh Nguyễn. Đây là một tác giả trẻ gốc Việt nổi tiếng, từng đoạt giải Pulitzer năm 2016 qua cuốn tiểu thuyết The Sympathizer (Cảm tình viên). Viết trước The Sympathizer, nhưng The Refugees được Grove Press xuất bản sau, vào ngày 07 tháng Hai năm 2017, dầy 224 trang. Đây là một tuyển tập, gồm chín truyện ngắn, viết cho mọi người tị nạn, ở mọi nơi (dedicated to "all refugees, everywhere." Một trong những truyện hay nhất, có lẽ là truyện Fatherland (Tổ Quốc) ở cuối cùng. Tác giả tuy rời Việt Nam khi còn rất nhỏ, rồi lớn lên và trưởng thành ở nước ngoài, đã lột tả được cái “căn tính” của nhiều người Việt, dù còn trong nước hay ở ngoài nước. Người trong nước phải giả dối để sống còn, ngoài nước chẳng ai chết đói, cũng cố “tạo mẽ” vì lý do sĩ diện. Ở đây, tôi chỉ đề cập tới nội dung của truyện thứ ba, War Years (Những năm chiến tranh), không phải là truyện hay nhất, nhưng nó mô tả rõ nhất một lối sống của người Việt tị nạn trên đất Mỹ.

Với Thi Bùi, sau khi cố công tìm hiểu những gì bản thân và gia đình mình đã trải qua trong vài ba đời, ở tuổi bốn mươi, tác giả nhìn con trai mười tuổi của mình, thấy nó chẳng còn dính dáng gì tới quê cũ, hay chuyện được thua trong quá khứ. Không phải chỉ có dòng nước thay đổi liên tục, đất cũng thay đổi không ngừng, và đã thay đổi quá nhiều, chỉ mong con có một tương lai hoàn toàn tự do cho chính nó. Hình ảnh cuối cùng, nhin con trai vẫy vùng trong nước, vươn mình về phía trước, như con cá kình được phóng sinh vào đại dương, người mẹ chỉ còn thấy tương lai.

Câu truyện của Việt Thanh Nguyễn ghi lại một cuộc sống khác hẳn của người Việt tị nạn. Khi vai “Tôi” trong truyện mới mười ba tuổi, ngoài giờ đi học phải giúp đỡ cha mẹ cực nhọc kiếm sống nhờ một cửa hàng thực phẩm nhỏ. Bán một hộp súp lời 5 xu, một cân (pound) thịt heo lời 10 xu, 10 cân gạo lời 25 xu. Nhưng thỉnh thoảng đến hẹn, có bà tên Hoà tới thu tiền đóng góp cho quỹ chống Cộng (I’m collecting funds for the fight against Communists). Bà đòi 500 đô.

Khi bà mẹ từ chối nộp tiền, bà Hoà lớn tiếng nói với mọi người có mặt trong tiệm: “Các ông các bà có nghe bà ấy nói gì không? Bà ấy không ủng hộ chính nghĩa. Nếu bà ấy không phải là Cộng Sản, bà ấy cũng như Cộng Sản. Nếu quý vị tới mua hàng ở đây, là quý vị đang giúp Cộng Sản”.

Bà Hoà tức giận bỏ đi, bà Mẹ vẫn cương quyết nói với chồng con: “Chiến tranh đã qua rồi. Không còn đánh đấm gì nữa”. Ông Bố có vẻ thực tế hơn; “Chiến tranh có thể đã qua rồi, nhưng trả một chút tiền bịt miệng (hush money) có thể làm cho cuộc sống của mình dễ chịu hơn” (tr. 53). Cuối cùng, bà Mẹ đành tìm đến nhà bà Hoà vào buổi tối, xin nộp 200 đô.

*****

Khởi đầu từ tháng Tư năm 1975, có hàng triệu người Việt đã bỏ nước ra đi. Mỗi người một hoàn cảnh, mỗi ngưởi một ước mơ, với mục đích chung ra đi tìm tự do. Bốn mươi hai năm sau, mỗi người chọn tự do một cách khác nhau. Có người chọn tự do thoát khỏi sự ràng buộc của quá khứ. Có người cố gắng lo cho người ở quê cũ khỏi tù đầy và được tự do ngôn luận, trong khi từ xa vạn dặm, vẫn gây dựng nhà tù vô hình cho chính mình, và tự mình làm viên chức kiểm duyệt; đôi khi, tự đảm nhiệm luôn cả vai trò quan toà.

Dù lối sống nào, vẫn là tự do lựa chọn.

Đinh Từ Thức
buikiem
Posts: 501
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »


Image

Bệnh "Nổ" Ở Mỹ Rất Thịnh Hành

Vũ Công Hiển

Tự dưng nghe nói "nổ dzăng miểng" thì có lẽ ai cũng hơi giật mình nhưng nghĩ lại, thì chuyện "nổ" trong nước Mẽo này là chuyện dài "nhân dân tự vệ".

Hôm rồi, "hữu duyên thiên lý năng tương ngộ" nên mới được nhìn thấy một tấm "bi-di-nít cà" (business card) của một vị ở đâu tuốt bên Tếch-xịt (Texas), ghi chép rất lộng lẫy: "Tiến Sĩ Nguyễn Văn Tuyến, chuyên viên Thuế Vụ". Người đọc rất lấy làm khâm phục vì ít khi có vị tiến sĩ nào chê "dóp" của các cơ quan chính phủ hay tư nhân mà đi làm thuế lui cui một mình. Chừng đến khi đọc kỹ lại mới biết ngài Tiến Sĩ có tới mấy cái bi-di-nít-cà lận! Cái thì đề "chuyên viên địa ốc", tờ thì viết "chuyên viên bảo hiểm xe, nhà, động đất..."

Hóa ra lại một ngài Tiến-Sĩ-Nổ nữa, giống như một vị khoe có mấy cái bằng tiến sĩ ở Cali, nhưng nghe người ta đồn thì ngài nói tiếng Anh như mấy ông phương Bắc mới qua An Nam bán lạc xoong: "Ai... lồ lồng, lồ nhôm, lồ sắc, lồng hồ, dàng dụng, bạc dụng bán hôn?". Cách phát âm y hệt như một chàng sửa xe, lúc nào cũng khoe có bằng Master of Mechanic! Ngay trên tấm thiệp đề tên tiệm sửa xe, chàng đề sau tên chàng một chữ M.Ạ thật lớn, trông oai khiếp! Rồi mấy văn phòng bảo hiểm xe hơi cũng thấy bằng tiến sĩ, văn phòng bảo lãnh thân nhân đi du lịch cũng do một ông tiến sĩ cai quản. Tạ ơn Trời, người Việt di tản tài năng thiên phú, lấy bằng tiến sĩ dễ như ăn ớt vậy! Nhưng sao lại có người cho rằng mấy ông tiến sĩ đó là "Tiến Sĩ Nổ"?

Vậy thì bệnh "Nổ" phát sinh ở đâu ra?

Hình như sau khi sang Mỹ, khí hậu thay đổi, từ miền nhiệt đới qua xứ lạnh, dễ bị lạnh cẳng, nhiều người di tản phải nổ đùng đùng để hâm nóng cơ thể lên hay sao ấy, nên đi đâu cũng nghe tiếng nổ? Vừa mới gặp nhau lần đầu đã vội vã khoe "nhà tôi rộng cả mấy héc-ta..", hoặc "nhà tôi trị giá trên ba bốn trăm, trả off rồi" Con cái thì ra trường bác sĩ, kỹ sư như kiến.


Cậu nào, cô nào cũng làm cả trăm ngàn một năm. Vài vị ca tụng con mình làm "hai trăm đô một giờ" và thở dài mấy hơi làm như vẫn còn ít lương quá. Các cô tiểu thư, theo lời của các vị làm cha mẹ, đều lấy bằng hoa hậu hết. Cô nào cũng cả chục chàng theo. Người nghe, ai cũng khoan khoái vì dân tộc mình giỏi giang, văn chương chữ nghiã cùng mình, hầu như không có ai làm việc loại lao động mà người Mỹ gọi là "cổ xanh" (blue collar) cả. Lại cũng hân hoan vì cha mẹ nào cũng bái phục con sát đất, không còn cảnh "cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy" nữa.

Đến thăm mấy ông bi-di-nít thì nghe tán dương" căn phòng này rộng mười mấy ngàn que-phít(square feet)" (có khi rộng đến vài chục ngàn que-phít) mặc dầu chỉ cần vài người khách hàng là cửa tiệm có mòi chết đứng vì không chỗ đặt chân. Hôm nọ, gặp một chàng khoe nhà có nuôi gà nòi, người nghe mới buột miệng hỏi: "Ủa , ở thành phố mà nuôi gà được sao?".

Chàng bèn hất hơi cao cái cằm lên một tí và nhìn người hỏi với một cái nhìn thương hại: "Nhà tôi tuy ở phố nhưng dư điều kiện nuôi gà." Ngừng một hai giây cho câu nói thấm vào hồn người nghe, chàng mới tiếp:"Nhà tôi những mấy ác cơ (acre) lận! Mà nhà rộng mấy ác cơ là có điều kiện nuôi gà." Một chủ nhân ông ở xứ hoa vàng, có cái biệt thự trên đỉnh đồi, có hai đường đi lên đi xuống khác nhau, muốn hù người bạn Hát Ô mới sang trong một bữa tiệc họp mặt, rút cái rê-đít cà ra dí dí vào mắt chàng Hát Ô:

"Biết cái gì đây không? Cái này là cạc vàng, gôn cạc đấy, trị giá hai trăm ngàn trở lên, tiền đấy, muốn xài lúc nào cũng được. Anh phải ở đây hai mươi năm và đi làm lương cao mới được nhà băng nó tặng cái cạc này!"

Vừa mới qua Mỹ, chân ướt chân ráo, đi làm có mấy tít một giờ, chàng Hát Ô nghe nói cả trăm ngàn thì đớ lưỡi, nể nang quá, vì chắc mẩm đời mình tàn tạ rồi, làm gì có cơ hội có cái thẻ đó. Lại gặp một ông chủ tiệm phở ăn mặc rất sang trọng. Ông chủ ngắm nghía cái cà-là-vạt mác Good-Will của chàng Hát Ô một cách tội nghiệp, rồi tự móc cái ca-la-hoách của ông ra mà dứ dứ vào người đối diện, hỏi:"Anh biết cái tai này của tôi bao nhiêu tiền không? Của Ý đấy! Gioọc Dô Ạc Ma Ni (Giorgio Armani) đấy!" Nghe mấy chữ "Gioọc Dô, Gioọc ra" được phát âm một cách trầm trọng, chàng Hát Ô ú ớ, mặt cứ nghệt ra, vẻ Cả Đẫn rõ rệt. Ông chủ tiệm phở đợi một lúc rồi mới phán:"Trên năm trăm đô đấy, chưa kể thuế!". Những tiếng mấy trăm đô cùng mùi phở ở trên người ông bay ra làm chàng Cả Đẫn lảo đảo. Chưa hết, ông lại nổ thêm một quả cho chàng lăn đùng ra: "Anh biết không, tôi có lệ là cứ mỗi năm, đúng tháng Tết và tháng hè, đến Bun-lóc (Bullocks) để mua một bộ vét, bất kể giá cả, và cũng không cần mặc làm gì. Ngoài ra, nếu có họp hội gì long trọng, tôi phải còm măng một bộ khác. Hãng Bun-Lóc biết thế, nên cứ ra một kiểu mới nào, lại gửi đến nhà tôi. Bây giờ, nhà tôi toàn đồ vét, mang ra bán cũng mất một thời gian!". Lấy ngón tay chỉ vào cái huy hiệu con ngựa đang co cẳng mầu xanh trên ngực áo sơ mi, ông thở dài, nhún vai: "Hồi này thú thật với anh, kinh tế xuống, chỉ dám mua cái áo này có vài trăm thôi".

Hãi hùng quá! Chủ một tiệm phở mà oai như vậy, thì chủ một khách sạn còn kinh khiếp bao nhiêu! Một anh bạn trẻ khác, thấy dân mới qua đi đôi giầy có mười lăm tì ở Payless Shoe Source, thì tự tụt giầy mình ra, giơ lên cao, ngắm nghía: "Đôi giầy Bali của Ý này sơ sơ có ba xín thôi, đi vào đã như đi trên mây vậy!". Người tuổi trẻ này lái một chiếc xe Xêlicà (Celica) mới toanh, được năm tháng thì phải năn nỉ một tên bạn khác xài giùm chiếc xe này cho khỏi bị "tâu", vì lương tháng không đủ cho chàng uống cà phê, sau khi đóng tiền xe, tiền bảo hiểm, tiền share phòng… Chàng đành chịu mất toi tiền deposit khi mua xe, còn hơn bị tâu (tow) xe và bét rê-đít (bad credit). Bạn chàng, một người thích chơi nổ khác thì mua cái xe Mẹc Xê Đì (Mercedez), nhưng chỉ khi nào đi lấy le thì mới dám chạy, còn thường thì chàng cho đậu ở gara, vì không có tiền đổ xăng!

Với các nàng, thì lại có lối nổ khác. Một bà chủ tiệm "neo" (nail) tre trẻ, vẻ mặt rất căng thẳng, thì thầm với cô bạn: "Tối nay, em phải "oọc đơ" trước ở tiệm Noọc-xơrom (Nordstrom) ép chàng vào lề. Chàng xuống xe, hỏi chị muốn gì, chị liền cười tình với chàng rồi rủ chàng vào khách sạn!". Trong một tiệm bán tạp hóa, một nữ sĩ caraokê đứng hát tỉ tê vài lời rất ướt át, mặc cho các khách hàng khác, cả nam cả nữ, đứng ngẩn người ra nhìn. Chừng như hát cũng chưa đủ đô, nữ sĩ nói một hơi với mấy cô bán hàng:
"Em biết không, tuần nào chị cũng được mời đi hát ở mấy tiệc cưới rồi hội đoàn. Mỗi lần chị hát, người ta cứ ngẩn người ra mà vỗ tay." "Mà chị hay hát bài gì ?" "Chị ấy à, nhạc tủ của chị là Trịnh công Sơn. Chị hát không thua gì Khánh Ly!" Người nghe cứ tưởng tượng rằng giọng Khánh Ly mà xêm-xêm giọng chị, chắc nhạc Trịnh Công Sơn đã yểu tử tự hồi nẫm rồi.

Một vài bà phu nhân, từ xửa xưa vốn học sinh, rồi lên xe hoa về nhà chồng, nay bon chen vào chốn cộng đồng, cũng "nổ" lên bằng bộ đồ nhà binh bóng loáng, đi giầy bốt-đờ-sô cồm cộp, rồi chào tay cũng oanh oanh liệt liệt. Mà chào tay cũng đúng cách lắm, nhìn xa, tưởng ít nhất cũng mang ba hoa bạc… Hỏi ra, mới biết chồng bà cũng chưa có ngày nào biết "khởi đi bằng chân trái" như lời Dương Hùng Cường ta thán trong phim "Người Tình Không Chân Dung" ngày xưa.

Đi thăm mấy vị cựu quân nhân, công chức thì thấy cứ tự động thăng quan tiến chức ầm ầm. Trung Sĩ thành trung uý, hạ sĩ thành thiếu úy, nhân viên thường thành giám đốc... Người viết có dịp quen với một ông thiếu tá Cảnh Sát Đặc Biệt một thời gian lâu, mãi sau mới biết ngài thiếu tá cũng là Cảnh Sát Đặc Biệt thứ thiệt, nhưng chức vụ cuối của ngài là "Hạ Sĩ Tài Xế!" của một vị thiếu tá khác! Trong nhiều cuộc lễ lạc, mấy ngài vốn chuyên viên "văn phòng tứ bảo" biến thành Biệt Động Quân họăc Nhẩy Dù hết (hình như họ cho là Bộ Binh không đánh giặc hay sao ấy?).

Ai cũng mặc rằn ri cho oai. Nhưng, thật ra, mấy cái nổ trên chỉ là pháo tép thôi, chưa có "dzăng" miểng vào mặt người đối diện bằng khi một người bạn cho biết anh ta là vị tổng tư lệnh có 15000 quân hiện đang đóng tại biên giới Thái Lan, không phải ở biên giới Lào Việt, cách xa biên giới mình cả mấy giờ chim bay! Tưởng tượng chỉ cần tiền nuôi ăn cho 15000 lính đó cũng đủ ná thở, chưa kể quân trang quân dụng, vũ khí, đạn dược... Rồi doanh trại cho 15000 người đó, chắc tiền điện, tiền nước, tiền phôn cũng khùng luôn! Chưa kể tiền làm vệ sinh cho hàng ngàn cái toa lét nữa! Cha chả, 15000 người không phải là con số nhỏ, làm sao chính phủ Thái Lan lại không biết cà ? Rồi tập trận, huấn luyện ở đâu ? Hễ có tập trận phải có tiếng nổ, mà nổ thì dân chúng quanh vùng phải nghe, Việt Cộng phải thấy, vậy mà không ai lên tiếng phản đối gì cả ! Bộ có phép thần thông đi mây về gió, phi thân trên mái nhà, hay phù phép gì mà những mấy sư đoàn đó không ai nhìn thấy hết? Trong sinh hoạt chính trị, lại còn một lô những bộ trưởng, thủ tướng, (cũng may chưa có tổng thống!), và chủ tịch lia chia.

Những chức vụ vô thưởng vô phạt như Trưởng một hội ái hữu học sinh hay hội đồng hương cũng đều mang danh hiệu "chủ tịch". Có lẽ danh xưng "Hội Trưởng" nghe không nổ bằng danh xưng "chủ tịch" nên ai cũng đua nhau làm "chủ ", hay tại vì đã ngấm trong tim, câu "Chủ Tịch *** vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp chúng ta" nên nhiều nguời cũng mong được điền tên mình vào câu đó để thành chủ tịch vĩ đại. Số lượng chủ tịch đông đến nỗi nếu đi chợ thì sẽ gặp chủ tịch nhiều hơn là hội viên! Và cũng từ đó mà tranh chấp nhau, thanh toán nhau tơi tả. Thông cáo, thông báo được phân phát như bươm bướm. Truyền thông, truyền thanh biến thành dụng cụ nổ tan xác nhau.

Tình đồng hương, tình đồng môn, tình di tản, tình đồng đội bị nhạt đi, thay vào đó là tiêu diệt lẫn nhau một cách đau đớn. Đủ loại đạn nổ chụp bắn ra kinh hoàng. Cùng chống Cộng nhưng không chung đường lối, không chung chủ tịch là một bên biến thành Cộng Sản trước, rồi bên kia biến thành "ăng ten" sau. Cùng đồng môn một trường có tới nhiều năm học chung, lại chia hai, xé ba, rồi đâm đơn kiện nhau, dành chức chủ tịch, đến nỗi người Mỹ họ nghi ngờ tuốt luốt và cho là cộng đồng Việt phân hóa trầm trọng.

Chính quyền địa phương và các dân cử địa phương có thể vì đó mà giảm những chương trình phúc lợi cho cộng đồng, bớt "dóp" cho người Việt, không cần lắng nghe tiếng nói trung thực của ngưới Việt, có thể có kỳ thị sắc tộc với người Việt…Những chương trình lớn như kêu gọi Nhân Quyền cho Việt Nam, giải thể chế độ độc tài, bất công, nhũng lạm Cộng Sản tại quê nhà đã bị mất đi một phần hữu hiệu. Các chính khách, chính quyền bản xứ nếu muốn tiếp tay với cộng đồng để chống Cộng cũng ngần ngại không biết liên lạc với bên nào mà không bị nổ chết chùm do đó họ cũng đánh bài "lờ" cho chắc ăn.

Chung quy cũng là tại tính ham "nổ", hám danh! Ô hô! Ai tai! Đau đớn thay và tức tưởi thay! Biết dến bao giờ người mình mới bớt "nổ" và sống hiền hòa như những ngày giản dị năm xưa, để danh dự của người Việt Nam mình được thật sự tôn trọng, để công cuộc đòi Tự Do, Dân Chủ cho dân mình được thành công?


Vũ Công Hiển
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Áo nàng đỏ, anh về lên phết búc
Nguyễn Bá Chổi

(Danlambao) - “Áo nàng vàng, anh về yêu hoa cúc”. Nguyên Sa

Ngân em,

Ngày xưa có ông Nguyên Sa thi sĩ thấy “nàng” của ông ấy mặc áo màu vàng nơi sân trường bèn “anh về yêu hoa cúc”; ngày nay, bắt chước ông ấy, thấy em mặc áo màu đỏ trước đài liệt sĩ, anh liền về lên phết búc.

Anh về lên “phết búc” (facebook) không phải để “phết” em vài gậy, “bục” em mấy đòn, nhưng để tìm biết em là ai mà dám làm chuyện không giống ai thế nầy. Anh viết “em làm chuyện không giống ai” là nhẹ lời; chứ đúng ra là em làm cái chuyện… ồ anh biết dùng chữ gì đây cho “chuẩn xác”. Anh chỉ biết nghĩ em phải là một “em” phi thường.

Mà quả thật, em là kẻ phi thường đệ nhất thiên hạ.

Có phi thường em mới làm đến chức chủ tịch cuốc hội của một nước chxhcn “tự do dân chủ gấp vạn lần các nước tư bản”;

Có phi thường, đương kim chủ tịch cuốc hội mới “có khả năng” ăn mặc sặc sỡ đi dự đại hội thời trang trong khi dân Miền Trung đang bị chìm trong lũ lụt;

Có phi thường, trong tư cách chủ tịch cuốc hội mới dám đề xuất sáng kiến “luật sư phải tố cáo thân chủ”;

Có phi thường, em, vẫn trong tư cách người đứng đầu nhành tư pháp, mới dám hất cả xô cám xuống ao cá bác hồ bên cạnh tổng thống Mỹ Obama đang trân trọng cho cá cũng chính là cho “bác” ăn; tam quốc diễn nghĩa là chỉ có em Kim Ngân ôi hỗi Kim Ngân mới dám hất cả chậu cám vào mặt “cha già dân tộc”;

Có phi thường, em mói dám… mà thôi thôi, anh thấy nhiêu đó đã quá đủ với em, để cho anh phải “áo nàng đỏ, anh về lên phết búc” như vầy để thấy Việt Nam mạt vận vì đang bị cai trị bởi những người chẳng những phi thường mà phi cầm phi thú như em Kim Ngân đương kim chuy tịch Quốc Hội.

11/6/2017
Nguyễn Bá Chổi
danlambaovn.blogspot.com
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Image

Họa Cộng Sản
Nguyễn Cao Quyền

- Thuật ngữ “cộng sản” xuất hiện một cách chính thức trong Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản do Karl Marx và F. Engels soạn thảo và công bố năm 1848. Nhưng nó không xuất hiện bình thường mà xuất hiện dưới hình thức một sự đe dọa siêu hình: bóng ma cộng sản.

Thế rồi bóng ma cộng sản dần dần trở thành sự thật và đã ám hại 2/3 nhân loại trong suốt một giai đoạn lịch sử kéo dài hơn 150 năm.

Bóng ma đó đã hiện hình thành một mỹ nhân đầy quyến rũ. Nhưng khi quyến rũ xong thì nó lộ mặt thật là một con quỷ ăn thịt người. Tất cả những người nhẹ dạ không cưỡng nổi sức quyến rũ của nó đều bị ăn thịt.

Cách diễn tả này có thể làm cho người đọc rùng rợn nhưng thực tế đã xảy ra như thế. Những vụ cộng sản ăn thịt chính con dân của nó đã xảy ra khắp mọi nơi nên ai cũng biết. Một trăm triệu người đã bị nó lạnh lùng giết hại và hiện tượng khiếp đảm này đã được ghi lại bằng hình ảnh, nhân chứng và tài liệu.

Sức quyến rũ của chủ nghĩa ‘Cộng Sản”

Sức quyến rũ của chủ nghĩa cộng sản là huyền thoại về thiên đường xã hội chủ nghĩa của Karl Marx. Triết gia người Đức gốc Do Thái này rất thông minh nhưng suốt đời nghèo khó. Sự nghèo khó đó tạo ra lòng ganh ghét đưa ông đến quyết định dùng hết khả năng và đời mình để tạo ra một huyền thoại dùng làm vũ khí trả thù chứ không phải để cứu vớt nhân loại.

Huyền thoại đó là tập Tư Bản Luận, một thời đã được đã được một phần không nhỏ của nhân loại lưu tâm hâm mộ. Tính huyền thoại này không kéo dài được bao lâu thì đã bị cả Marx và Engels thu hồi và cải chính vì đã sớm bị một nhóm người khám phá. Nhưng không may cho nhân loại, trong nhóm người đó có Lenin.

Lenin là người “giác ngộ” đầu tiên nhưng với giác quan nhạy bén đồng thời ông cũng trông thấy ở huyền thoại này một khía cạnh có thể phục vụ cho tham vọng chính trị của riêng ông. Để thỏa mãn tham vọng đó, Lenin kết hợp kết hợp cái phần lỗi thời của chủ nghĩa Marx với chủ nghĩa cách mạng bạo lực của Mechayev thành chủ nghĩa Marx- Lenin.

Chủ nghĩa Marx-Lenin

Dùng chủ nghĩa cách mạng bạo lực này Lenin đã cướp được chính quyền ở Nga năm 1917. Hai năm sau, Lenin lại dùng nó để phát triển và thành lập Đệ Tam Quốc Tế tức Quốc Tế Cộng Sản. Lenin dùng Quốc Tế Cộng Sản để bành trướng đê quốc Liên Xô trên khắp thế giới, đặc biệt là trên những cựu thuộc địa của Anh, Pháp trong vùng các quốc gia chậm tiến Đông Phương.

Quốc Tế Cộng Sản (QTCS) là cơ quan đầu não có nhiệm vụ sách động và tài trợ những đảng cộng sản địa phương nổi loạn chống lại thực dân da trắng, rồi dùng bạo lực buộc họ dâng hiến dân tộc mình cho đế quốc Liên Xô.

Những chiêu bài cách mạng vô sản thế giới, đấu tranh giai cấp, nghĩa vụ quốc tế vô sản được QTCS tung ra để xóa nhòa các ý niệm “quốc gia dân tộc” và gỡ bỏ làn ranh “lãnh thổ” không ngoài lợi ích lợi dụng lòng yêu nước của các dân tộc thuộc địa dưới chiêu bài giải phóng.

Trong những thập niên 1920, thế giới đã bị lừa về ý niệm kẻ thù. Nhờ đó mà đế quốc Liên Xô phát triển nhanh chóng đến độ đã có thể chuẩn bị “thống trị” nhân loại. Nhưng tham vọng đế quốc của Lenin và những người kế nghiệp đã không thành công vỉ sức sống của hệ thống tư bản dân chủ không những đã không giãy chết như Marx cầu nguyện mà trái lại còn phát triển như chưa bao giờ thấy trong lịch sử nhân loại.

Khi cái “thiên đường của Marx” xuất hiện lẫy lừng trong các xã hội dân chủ tiền tiến Tây Phương vào nửa phần sau của thế kỷ 20 thì hệ thống cộng sản của Lenin sụp đổ.

Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Hồ Chí Minh đã có một cơ duyên bất ngờ với QTCS ngay trong những này đầu của tổ chức đế quốc này. Cơ duyên đó đả khiến Hồ trở thành một cán bộ cộng sản quốc tế được trọng dụng. Chính vì bị chóa mắt bởi cái “Cương Lĩnh Về Vấn Đề Thuộc Địa” và không đủ trình độ để phát hiện bản chất lừa bịp của cương lĩnh đó nên y đã hãnh diện nhận lãnh mọi mệnh lệnh của Moscow.

Hồ đã mang vào Việt Nam cái chủ nghĩa Marx lỗi thời đã bị chính Marx và Engels chối bỏ từ sau Quốc Tế I, cộng với cái kinh bổn bạo lực của Mechayev để biến chế độ chính trị của đất nước này thành một phiên bản thu nhỏ của chế độ độc tài toàn trị Stalinit mà không biết làm như thế là đặt tổ quốc vào guồng máy cai trị của đế quốc Liên Xô.

Khi còn sống Stalin đã giao cho Mao Trạch Đông trọng trách trông nom và giúp đỡ các nước cộng sản chư hầu tại phương Đông. Nói khác, Mao Trạch Đông chỉ là bàn tay nối dài của Stalin. Vì có sự bàn giao trách nhiệm này nên mới có vụ quân viện ồ ạt năm 1950 cùng với sự cố vấn tâm tình của các tướng Trung Cộng Trần Canh và Vi Quốc Thanh làm nên thắng lợi của Điện Biên Phủ và đưa đến thảm họa chia đôi đất nước.

Máu của nhân dân Việt Nam đã đổ, binh sĩ của cộng sản Bắc Việt đã chết nhưng đến khi thắng trận thì đại diện của Việt Minh không được có mặt trong các cuộc thảo luận chia chác lãnh thổ giữa thực dân và đế quốc. Bài học cay đắng này lịch sử sẽ còn ghi lại đến ngàn thu. Đó là chuyện từ năm 1954 về trước.

Sau năm 1954, chẳng những kinh nghiệm cay đắng này không được rút tỉa, mà họ Hồ tuy tuổi già sức yếu, vẫn cố gắng hoàn tất sự nghiệp lầm lỗi của mình. Hồ chết đi trong lúc ý nguyện chưa thành. Di sản và chúc thư của Hồ để lại không phải là những thứ đã giúp đàn em ông thống nhất lãnh thổ, mà sự thống nhất này tình cờ xảy ra vì có sự tái phân phối chiến thuật giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ để làm suy yếu Liên Xô. Đảng CSVN lúc nào cũng chỉ là một thứ tay sai. Đó là chuyện của giai đoạn 1954-1975.

Sau 1975, tuy lãnh thổ đã thống nhất nhưng dân tộc thì chưa. Hai triệu người Việt Nam đã liều chết ra đi trên biển cả mênh mông để né tránh những vụ chém giết và đày ải hãi hùng như đã được chứng kiến trong các vụ cải cách ruộng đất sau năm 1954 và trong chính sách tập trung cải tạo sau năm 1975.

Trong nước sự chia rẽ trong hàng ngũ lãnh lãnh đạo đảng đã đưa đến việc bất ngờ là Hà Nội đã trở mặt với Bắc Kinh để ôm chân Moscow. Hậu quả của sự trở mặt này là một “nghĩa vụ quốc tế” đã phải làm thêm qua hình thức chiến tranh Campuchia và một “bài học” giáng xuống từ Bắc Kinh cho cái tội vô ơn và không biết phục tùng của đảng CSVN. Cả hai biến cố này, dân tộc đã phải bằng rất nhiều máu và nước mắt.

Đến khi đế quốc Liên Xô sụp đổ vào đầu thập niên cuối cùng của thế kỳ 20, để tránh bị tình trạng cô lập khó sống, bọn lãnh đạo cộng sản hèn nhát lại muối mặt đem thân sang quy phục Bắc kinh tại Thành Đô năm 1990 để xin thân phận chư hầu. Một nền đô hộ khác lại tiệp tục tàn phá non sông. Dân tộc vẫn chưa ra khỏi tình trạng túng quẫn, tụt hậu và thiếu học. Chế độ độc tài toàn trị vẫn còn đó, chưa gỡ bỏ được. Viễn tượng chư hầu Hán tộc ngày đêm bao phủ non sông đang buộc bọn lãnh đạo cộng sản phải thi hành những nghĩa vụ trái với quyền lợi của giống nòi và đạo lý của cha ông.

*

Hồ Chí Minh với bản chất và hiểm họa của cộng sản đã khiến cho dân tộc phải lầm đường lạc lối. Không ai nghĩ rằng với một việc làm lầm lỗi như vậy, những người cộng sản Việt Nam lại có thể tự coi là có quyền vĩnh viễn ở lại chính quyền. Cũng không ai, ngoài những người cộng sản Việt Nam, nghĩ rằng Hồ Chí Minh là một anh hùng dân tộc.

Đối với Việt Nam thì cộng sản là như vậy. Còn đối với nhân loại thì cộng sản là gì? Trước khi chấm dứt bài viết xin được chép lại một và danh ngôn để không bao giờ quên được: "Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc sinh sôi và nảy nở trong rác rưởi của cuộc đời" (Đạt Lai Lạt Ma); "Chủ nghĩa cộng sản chỉ là giấc mơ của vài người, nhưng là cơn ác mộng của nhân loại" (Victor Hugo); "Cộng sản không thể nào sửa chữa mà cần phải đào thải nó" (Boris Yeltsin).

22.06.2016
Nguyễn Cao Quyền
buikiem
Posts: 501
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

Image

Con đường hoạn lộ của đồng chấy đại gia Phạm Sỹ Quý
CTV Danlambao -
Sau vụ đồng chí bắn đồng bọn tại Yên Bái vào ngày 18.08.2016 làm 3 ông quan cộng sản đang sống chuyển sang từ trần, con đường hoạn lộ của Phạm Thị Thanh Trà xem ra lại... đường ta rộng thênh thang tám thước: ngày 14.09.2016, Trà được ngồi vào ghế bà trùm tỉnh ủy Yên Bái, kiêm luôn chức chủ tịch UBND tỉnh. Chị thăng thì em tiến. Em ruột của bà ta là Phạm Sỹ Quý cũng được bà chị bồng lên ghế Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường.

Đây có thể được xem là phần thưởng của phe nhóm nào đó dành cho chị Trà và em Quý đã hợp tác "chân tình", giúp giải quyết êm thắm án mạng Yên Bái.

Trong những ngày qua, con đường hoạn lộ của Phạm Sỹ Quý lẫn bà chị bí thư bị thả bom, đặt mìn với những thông tin về khối tài sản đồ sộ của Quý.
Image

Image
Dinh thự "khủng" này tọa lạc trên khu đất rộng 13.000m2, tại một vị trí đắc địa nhất của tỉnh, được chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất rừng, đất trồng cây lâu năm, đất thủy sản thành đất... vợ. Sở hữu chủ là Hoàng Thị Huệ, đồng chí vợ của ngài giám đốc Tài Môi Yên Bái.

Nói đến đất thì cũng cần nhắc đến dữ kiện trước đó Phạm Sỹ Quý là Giám đốc Trung Tâm Phát Triển Quỹ Đất tỉnh Yên Bái. 13.000m2 đất vàng trên cũng là kết quả của tài "phát triển quỹ đất" của quốc gia xuống tầm "quỹ đất của vợ".

"Sự cố" biệt thự của đồng chấy đại gia còn đang ầm ỉ thì chuyện chị bí thư bổ nhiệm em giám đốc lại bị bè lũ phản động trong đảng lôi ra lần nữa và quy kết là "có vấn đề cả nhà làm quan". Thanh tra Bộ Nội vụ cho biết đồng chấy Phạm Sỹ Quý không đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về chuyên môn trong vai trò giám đốc Tài Môi tỉnh và hiện đang lò mò chuyên tu tại chức lớp quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính.

Cho đến nay vẫn chưa kiếm đâu ra những thông tin về ngành học chuyên môn, bằng cấp học vị, tốt nghiệp trường đại học (hay trung học) nào của Phạm Sỹ Quý để có đủ kiến thức làm giám đốc tỉnh về môi trường và tài nguyên.

Theo thông tin của Bộ Nội vụ thì Phạm Sỹ Quý cũng không có những tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị, chứng chỉ quản lý nhà nước, ngoại ngữ và tin học.

Tuy nhiên kiến thức, tiêu chuẩn... cũng là đồ bỏ. "Việc ký quyết định bổ nhiệm về mặt hành chính là theo sự phân công của tổ chức Đảng, về chính quyền thì HĐND bầu, Chính phủ phê duyệt. Đây là một trường hợp đặc biệt thôi chứ không có gì" - theo lời phán của Phó bí thư thường trực Tỉnh uỷ Yên Bái Dương Văn Thống.

Không có gì! Chỉ đặc biệt thôi! Tính "đặc biệt" này không áp dụng cho dân thường mà chỉ cho (cô hồn các) đảng. Do đó, con đường hoạn lộ của Phạm Sỹ Quý là con đường chị Bí thư - em Giám đốc, theo quy trình chị "bổ" em "thăng", đúng theo truyền thống của đảng là "hồng hơn chuyên", vô sản thành đại gia và khi sự việc bùng nổ với tài sản "khủng" thì la làng lên rằng: cái đó là của... con vợ.

28.06.2017
CTV Danlambao
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Image

Bản án 10 năm đối với Mẹ Nấm: trò kiếm vốn để đi buôn chính trị của CSVN
Vũ Đông Hà

(Danlambao) - Thủ đoạn bắt người, bỏ tù để dùng đó làm món hàng đổi chác trong thương thảo quốc tế của CSVN không có gì mới. Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chỉ là nạn nhân mới nhất trong ván bài mặc cả của CSVN đối với Hoa Kỳ để ra vẻ có một nhượng bộ về nhân quyền nhằm đổi lấy đầu tư của Mỹ.

Khi vinh danh Mẹ Nấm là một trong những phụ nữ quốc tế can đảm, khi đích thân bà Melania Trump có mặt tại buổi lễ vinh danh do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức, Mẹ Nấm đã trở thành "món hàng đắt giá" để CSVN đem rao bán với Hoa Kỳ.

Suốt gần 8 tháng, kể từ khi bắt giam Mẹ Nấm vào ngày 10/10/2016, CSVN đã dùng Mẹ Nấm để "gom góp vốn liếng làm ăn". Đó là: (1) bỏ tù không định thời hạn, (2) không cho gia đình gặp mặt và (3) không cho phép chính thức có luật sư.

Ba "cái vốn" trên được tạo dựng trên những khổ đau của người tù và những lo lắng khôn nguôi của người thân trong gia đình của Quỳnh.

Ba "cái vốn" trên đã được đem lên bàn đổi chác khi Nguyễn Xuân Phúc vận động để được qua Hoa Kỳ gặp Donald Trump.

Ba "cái vốn" trên đã được Hoa Kỳ đòi hỏi và CSVN đương nhiên chấp nhận.

Kết quả: Nguyễn Xuân Phúc kiếm được hơn 20 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 10 tỉ đô la.

2 ngày sau khi rời Mỹ với 20 hợp đồng, 10 tỉ đô la, Nguyễn Xuân Phúc "trả nợ" cho Hoa Kỳ bằng cách "tháo vốn": Ngày 02/06/2107, ra lệnh các cai tù công an Khánh Hòa cho phép Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh viết thư gửi cho 2 luật sư Võ An Đôn và luật sư Nguyễn Khả Thành để chính thức mời biện hộ cho mình; Chấm dứt tình trạng cầm tù vô thời hạn và đưa Mẹ Nấm ra xử vào ngày 29.06.2017; Cho phép bà Nguyễn Tuyết Lan vào thăm con gái vài ngày trước phiên tòa.

Tất cả vốn liếng kiếm được bằng thủ đoạn đày đọa công dân yêu nước đã được CSVN xài hết trên bàn cờ đổi chác sau chuyến đi Hoa Kỳ của Nguyễn Xuân Phúc vào cuối tháng 5.

Ngày 02/06/2017, vốn mới được tạo ra cho sự nghiệp buôn người để kiếm đô la của đảng. Đó là bản án 10 năm đổ lên đầu Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. 10 năm tù đóng vào cuộc đời của người được vinh danh phụ nữ can đảm cũng được dùng để làm tổn thương danh dự của bà vợ ông tổng thống Hoa Kỳ nếu Donald Trump không nhượng bộ để rửa mặt cho vợ. Với cái "vốn 10 năm tù đày", CSVN sẽ mở đường cho cuộc đổi chác đợt hai: đề nghị Hoa Kỳ chấp nhận cho cả 3 mẹ con sang Mỹ sau khi CSVN trục xuất Quỳnh.

Màn đổi chác này sẽ không thành công nếu bản án chỉ kéo dài 2-3 năm. Mẹ Nấm là người hoạt động ôn hòa, mềm dẻo nhưng rất cương quyết, không bao giờ bỏ lại quê hương tang tóc sau lưng để tìm một lối thoát riêng cho cá nhân. Mẹ Nấm cũng là một người mẹ thương 2 con mình một cách tha thiết và sâu đậm. An ninh cộng sản biết rõ 2 điều trên.

Do đó, chỉ có bản án dài 10 năm tù thì CSVN lẫn Hoa Kỳ mới có hy vọng thuyết phục Mẹ Nấm đồng ý ra khỏi tù để xum họp với 2 con nhỏ và chấp nhận sống đời lưu vong.

Ngày 29 tháng 6 năm 2017 chỉ là khởi đầu cho giai đoạn 2 của cuộc thương thảo làm ăn giữa Hà Nội và Washington.

"Món hàng" đổi chác là tự do và tình mẫu tử của một người mẹ với 2 đứa con nhỏ.

"Món hàng" đó mang tên: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh-Nguyễn Bảo Nguyên-Nguyễn Nhật Minh.

30.06.2017

Vũ Đông Hà
bobinh
Posts: 221
Joined: Fri Feb 26, 2010 1:35 am
Contact:

Post by bobinh »


Image

‘A lô! Lương tri có nghe tôi rõ không?’

Huy Phương

Nhân chuyện có tình trạng gian dối của người sản xuất hiện nay ở Việt Nam, như chuyện hai chuồng lợn, hai luống rau, một để ăn, một để bán; rồi bơm hóa chất vào tôm, dùng thịt ôi làm ruốc, Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã phát biểu: “Phải kêu gọi lương tri của người sản xuất để họ không vì lợi nhuận mà cố tình làm trái pháp luật, bất chấp tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng.”

Lương tri là gì? Có lương tri không? Lương tri ở đâu? Ai là người đứng ra kêu gọi lương tri? Để tôi ra đường bắc loa gọi lớn tìm lương tri về, vì đất nước này, lương tri đi vắng đã lâu: “A lô! Lương tri nghe tôi rõ không? Có người đang kêu gọi lương tri!”

Lương tri được xem như là cái trí thức người ta vốn biết, không cần phải suy nghĩ và học tập mới biết. Như vậy, nói chung đó là bản chất vốn có của con người, biết phải trái, biết thiện ác. Nếu định nghĩa như vậy, thì hiện nay con người cộng sản trong nước không có lương tri, vì đảng được nuôi dưỡng bằng giáo điều, sách lược, cương lĩnh, đường lối, qui định, phương hướng… Những điều này đã giết chết con người Việt Nam vốn chơn chất, đôn hậu, hiền lành.

Kêu gọi lương tri, lương tri ở đâu mà kêu gọi? Lương tri ở trong mỗi người, nhưng từ ngày theo đảng, con người đã đánh mất lương tri.

Liệu nếu có lương tri, nhà cầm quyền hiện nay có xử một người đàn bà yêu nước, chỉ biết tranh đấu bằng lời nói và cây bút, 10 năm tù như một tội phạm giết người cướp của như thế không. Nếu nói đến lương tri đúng nghĩa thì Mẹ Nấm, một người đàn bà yếu đuối, có mẹ già con dại, là một công dân có lương tri và bọn ngồi trên bàn xử án, hay những nhân vật quyết định bản án cho Mẹ Nấm từ trung ương xuống là những người hoàn toàn không có lương tri.

Là công dân có lương tri ai cũng phải có lòng ái quốc, thương nước, yêu nòi. Người yêu nước có lương tri phải hành động. Mẹ Nấm chính là một con người như thế. Nhưng nhà cầm quyền Việt Nam hôm nay chính là những người thiếu lương tri, nên mới đem những người ái quốc ra tòa xét xử và cầm tù họ. Đảng Cộng Sản Việt Nam kết tội nhiều nhà tranh đấu cho nhân quyền là làm gián điệp, dựa thế lực ngoại bang, theo thế lực thù địch, diễn tiến hòa bình. Nhưng nếu những viên chức cao cấp ở Việt Nam ngày nay vẫn tuyên truyền đem chính nghĩa cho kẻ thù, tâng bốc bọn ngoại xâm, thì tội ấy kết là tội gì?

Một người có chút lương tri không thể nào có những câu nói, vùa ngu dốt, vừa ngược ngạo, vừa vô liêm sỉ như những người cộng sản hôm nay:

-“Đào mộ tổ tiên của tôi thì được, nhưng giật đổ tượng Lê-nin là thiếu văn hóa.” (Tiến Sĩ Vũ Minh Giang – Đại Học Quốc Gia Hà Nội)

-“Từ ngày còn bé, tôi đã được học, Hoàng Sa, trường Sa là của Trung Quốc rồi.” (Giáo Sư Nông Lập Phu)

-“Xin đừng vì vài cái đảo nhỏ ở Biển Đông mà làm mất đi tình hữu nghị láng giềng tốt đẹp giữa hai nước, bởi nếu không có đảng Cộng Sản Trung Quốc chống lưng, đảng ta sẽ không thể tồn tại cho đến ngày hôm nay. (Võ Thị Thu Thủy, phó chủ tịch UBND Quảng Ninh.)

Tiến Sĩ Alan Phan, người có kinh nghiệm với xã hội Trung Quốc dưới thời Cộng Sản, đã nêu lên những hình ảnh thiếu lương tri của đất nước này, và Việt Nam là một bản sao tuyệt hảo:

-Trung Quốc có bao nhiêu giáo sư đại học “luồn cúi quyền lực” hoặc “tham lợi bán điểm?”

-Có bao nhiêu người làm nghề chữ nghĩa vì chút tiền mà đưa tin giả, tô vẽ hỗ trợ bọn tham quan?

-Có bao nhiêu “nhà văn” viết tiểu sử cho lũ sâu mọt quốc gia?

-Có bao nhiêu “nhân sĩ nổi tiếng” vì áo quan đung đưa trước mắt mà vứt bỏ nguyên tắc?

-Có bao nhiêu kẻ biên soạn cái gọi là “Sổ tay danh nhân,” “Sổ tay nghệ thuật gia?”

– Có bao nhiêu thầy thuốc làm nghề “môi giới dược phẩm?”

– Có bao nhiêu thầy cô tìm mọi cách đào tiền trong túi học trò?

– Có bao nhiêu “nhà kinh tế học” vì “tiền thưởng” của bọn tài phiệt mà đứng trên danh nghĩa chức vị uy quyền nói ra những lời lẽ hoang đường?

– Có bao nhiêu tên lưu manh văn hóa biến bọn trùm xã hội đen thành doanh nhân?

Trở về câu chuyện bà Nguyễn Thị Kim Tiến ở đầu bài, người đã kêu gọi lương tri của những người sản xuất thực phẩm, nhưng chính bà, nếu có lương tri, đã từ chức từ lâu ngay từ vụ 108 trẻ em chết trong đợt dịch sởi năm 2014, vì Bộ Y Tế cố giấu những thông tin về bệnh sởi, “vì những nguyên nhân chưa rõ nguyên nhân!”

Trong những địa hạt khác, bọn cầm quyền vô lương tri muốn lấy tiền thuế của dân, xây tượng đài Hồ Chí Minh 1,400 tỷ đồng ở Sơn La (xin nhớ 1 tỷ đồng Việt Nam = $40,000) trong khi dân chết phải bó chiếu mang về nhà. Giáo Sư Ngô Bảo Châu đã thẳng thắn cho rằng đây là một ý tưởng “không thần kinh thì cũng khốn nạn!”

Nếu chúng ta là những người có lương tri, chúng ta đứng về phía dân tộc hay đứng về phía bọn tư bản Formosa. Nếu một nhà cầm quyền có lương tri, nỡ nào thấy ngư dân trong vùng biển quê nhà, phải chịu đòn bởi ngoại xâm, mà không mở miệng nói được một lời phản đối. Công an có đặc quyền xâm phạm an ninh của quốc dân, tướng lãnh được ân sủng của đảng, đặc lợi ngập mặt, hành động theo lợi lộc, chứ không phải hành động theo lương tri.

Kẻ sĩ có lương tri lấy làm đau lòng khi thấy đồng bào tứ tán, tha phương cầu thực, phụ nữ đánh mất phẩm giá, đạo lý suy đồi, nhân tâm ly tán.

Chúng ta đòi hỏi, kêu gọi gì ở những kẻ bần cùng, nghèo đói trồng rau bẩn, bán thịt ôi mà quên nói đến nhà cầm quyền đầy quyền lực, đang bán nước, bán rừng, bán biển, cho thuê cả tổ quốc. Những kẻ dựa vào thế lực được đảng bao che, phá rừng, lấp hồ xây nhà cao, cửa rộng, bịt mắt che tai, thì lương tri nằm ở đâu?

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến muốn kêu gọi lương tri, nhưng chính bà cũng không biết lương tri là gì, lương tri ở đâu. Nếu biết hẳn bà đã thấy hổ thẹn khi còn tại vị ở cái ghế, liên quan đến mạng sống của người dân trong bao nhiêu năm nay, mà không biết liêm sỉ, biết xấu hổ. Cả cái bộ máy cai trị đất nước này không có lương tri, sá gì một mụ đàn bà tay chân, công cụ của đảng.

Lương tri nằm trong lòng mỗi người, đâu có xa xôi gì mà phải kêu gọi.

Mẹ Nấm lãnh bản án 10 năm tù giam, cũng chỉ vì bà là người của lương tri sống giữa một bầy thú! Vì đã là con người, ai cũng phải có lương tri!
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Chuyện “Bố Già” Trump và gia đình
Lữ Giang

Hôm 6.6.2017, trong cuộc phỏng vấn của đài Fox News, Thượng Nghị sĩ Lindsey Graham thuộc Đảng Cộng Hoa cho biết ông đã thẳng thắn nói với Tổng thống Trump hôm nay: "Thưa Tổng thống, những lời của ngài bây giờ là vấn đề. Ngài không còn là ứng cử viên vào chức vụ nữa. Ngài là Tổng Thống Hoa Kỳ, và một số đông chúng tôi muốn giúp ngài” và ông đã khuyên Tổng thống “hãy nghe lời các luật sư của ngài” (listen to your lawyers).

TẬT THÌ KHÔNG CHỬA ĐƯỢC

Mặc dầu đã được cảnh cáo, trong một twitter gởi lên vào sáng 29.6.2017, Trump đã đả kích một cách thiếu lịch sự cô Mika Brzezinski, người dẫn chương trình tin tức buổi sáng Morning Joe của đài MSNBC với hôn phu của cô, Joe Scarborough. Ông viết: "Vậy sao Mika điên rồ, I.Q. thấp cùng với Joe Tâm thần, tới Mar-a-Lago 3 đêm liền lúc Giao thừa năm mới, và cứ đòi gặp mặt tôi, cô ta lúc đó chảy máu đầm đìa vì căng da mặt (bleeding badly from a face-lift). Tôi nói không!" Đến hôm 2.7.2017 Trump tweet lên đoạn video 28 giây Trump hạ gục CNN là coi như hết thuốc chửa!

Nếu Trump không phải là tổng thống được đặc quyền tài phán mà nói những lời phỉ báng người khác như vậy chắc sẽ bị phạt từ bạc triệu trở lên.
Một nhóm các nhà lập pháp nữ, gồm Nancy Pelosi và Brenda Lawrence, phê phán lời phát biểu thóa mạ nhan sắc của bà Mika như thế là quá thấp kém. Thượng nghị sĩ Graham lại phải lên tiếng. Ông nói: “Thưa Tổng thống, tweet của ngài không xứng hợp với chức vụ Tổng thống và biểu hiện cho những gì là sai trái đối với chính trị của nước Mỹ, không phải là sự vĩ đại của nước Mỹ.”
Image
Hình báo Time giả dược treo trong các nhà nghĩ dưỡng của Trump!
Cứ đọc twitter của Trump hàng ngày, chúng ta sẽ thấy người chuyên loan “FAKE NEWS”, ăn nói hạ cấp và nham nhở, không ai khác hơn Donald Trump. Tờ bìa báo Time ghi số phát hành ngày 1.3.2009 có hình Trump với tiêu đề: "TRUMP THÀNH CÔNG TRÊN MỌI MẶT TRẬN… KỂ CẢ TRUYỀN HÌNH!", treo tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Florida và ít nhất trong bốn khu nghĩ dưỡng khác của Trump, đã bị báo Time tố cáo là giả và yêu cầu bỏ xuống. Time không hề có số báo nào như thế. Trump chỉ cười trừ.

Ngày 30.6.2017 Trump lại tweet: "Nếu các Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa không thể vượt qua được những gì họ đang làm ngay bây giờ, họ phải ngay lập tức hủy bỏ, và sau đó thay thế vào một ngày sau đó." Nói một cách rõ ràng hơn, Trump bảo rằng nếu không thông qua được dự luật Trumpcare thì bỏ ngay luật Obamare đi, sau đó làm một đạo luật khác thay thế!

Trump vốn là người chẳng có hiểu biết gì về luật pháp và thích sống trên luật pháp, nên mới tuyên bố khờ khạo như vậy. Các luật gia và các nghị sĩ Đảng Cộng Hoa đã hỏi ông: Bỏ Obamacre đi mà chưa có gì thay thế, khoảng 20 triệu người đang thụ hưởng hay mua bảo hiểm Obamacre sẽ lấy gì để chữa bệnh? Họ đành ngồi chịu chết sao?

Thượng nghị sĩ Graham lại nói: “you need to listen to your lawyers” (ngài cần lắng nghe các luật sư của ngài). Nhưng Trump vốn thuộc loại kiêu căng và không biết phục thiện, nên những lời khuyên của Thượng nghị sĩ Graham chỉ là “nước đổ đầu vịt”. Phải vạch mặt trái của các nhóm tài phiệt đứng đàng sau Trump như Phòng Ngân sách Quốc hội (Congressional Budget Office - CBO) đã làm, Trump mới chịu bỏ chạy.

Thượng nghị sĩ Lindsey Olin Graham sinh năm 1955, là đảng viên Đảng Cộng Hòa, làm Thượng nghị sĩ của Đảng Cộng Hòa bang South Carolina từ 2003 đến nay. Trong cuôc bầu cử 2016 và hiện nay, ông là người tích cực ủng hộ Trump. Cũng như CBO, ông không thuộc loại Liberal hay “thua làm giặc” như các nhóm cuồng Trump thường gán cho những ai chống Trump. Ông cũng như nhiều chính trị gia khác đang quay lại chống Trump vì thấy Trump đang tàn phá đất nước. Họ thực hiện lời của Tổng thống Theodore Roosevelt: "Nói rằng không được chỉ trích Tổng Thống, hoặc phải đi theo Tổng Thống, cho dù ông ta đúng hay sai, thì không những không ái quốc và có tinh thần nô lệ, mà còn là phản bội dân tộc Hoa Kỳ."

CHUYỆN “BỐ GIÀ” TRUMP VÀ GIA ĐÌNH

Trong tuần qua, báo chí Mỹ và thế giới đã chuyển qua chuyện “Bố Già” Trump và gia đình, một thứ gia đình thường được “phe ta” cho là “tuyêt vời”!
Báo L’Obe của Pháp ngày 29.6.2017, dưới đầu đề “Les secrets de la famille Trump” (Những bí ẩn của gia đình Trump), Philippe Boulet-Gercourt đã cung cấp cho chúng ta những thông tin khá thú vị về «Bố Già» Trump và gia đình. Những thông tin này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn những gì đang xảy ra trong “triều đại” của Trump. Sau đây là bảng tóm lược của đài RFI của Pháp phổ biến ngày 1.7.2017:

Không tiền đừng hòng đến gần bất kỳ một thành viên nào trong gia đình Donald Trump. L'Obs không khoan nhượng: Ba đời vợ, năm người con, gia đình là điểm tựa của ứng cử viên tổng thống Mỹ, nay có nguy cơ trở thành nhược điểm của Tổng thống Hoa Kỳ.

Gia tộc này có vẻ đoàn kết bề ngoài nhưng sau lớp véc-ni bóng bẩy là đầy rẫy những thủ đoạn, những quyền lợi riêng tư và tham vọng của mỗi thành viên.

"Những mảng tối trong gia đình Trump", tựa lớn trên bìa tạp chí L'Obs bên cạnh lá cờ Mỹ và hình ảnh toàn thể đại gia đình Donald Trump chụp dưới chân tượng đài Lincoln trước ngày ông nhậm chức hôm 20.1.2017.

Tác giả bài báo tiết lộ, Trump ngự trị trên cái đại gia đình đó như Vito Corleone, trong phim Bố Già. "Donald Trump không có bạn hữu tựa như nhân vật chính của Cosa Nostra. Ông chỉ có những liên hệ máu mủ, cộng tác viên, tay sai và kẻ thù".

Trong "tổ chức" đó, tất cả đều hướng về ông mặt trời Donald Trump. Tựa như trong bộ phim Bố Già, với gia đình Trump, sự trung thành được đặt lên trên hết tất cả. Ngặt nỗi, sự trung thành luôn kèm theo những tính toán tinh vi.
Donald Jr và Eric, hai cậu con trai lớn của tổng thống Hoa Kỳ đang trông coi cơ nghiệp cho cha, trong thời gian ông bận công việc ở Tòa Bạch Ốc. Nhưng không ai ngây thơ tin rằng tổng thống thứ 45 của nước Mỹ thực sự ngưng theo dõi các hoạt động của tổ chức Trump Organization.

Trưởng nữ của lãnh đạo Hoa Kỳ, cô Ivanka xinh đẹp lo bảo vệ tính trường tồn của thương hiệu mang tên Trump. Chồng Ivanka là Jared mải che chắn cho đế chế của dòng tộc Kushner. Con rể của Donald Trump - Jared Kushner, cũng thuộc dòng "cá mập" không kém.

Còn người đẹp thầm lặng và băng giá, đệ nhất phu nhân Melania, bà toan tính những gì? L'Obs khẳng định: Cựu người mẫu xứ Slovenia này đang "chờ thời cơ để hốt bạc".

Trong đại gia đình đó, tiền bạc là keo sơn gắn kết mỗi thành viên lại với nhau. Phải chăng vì thế mà ông trùm Donald không đặt ra bất kỳ một giới hạn nào cho các vụ làm ăn?

L'Obs trích lại một số đoạn trong cuốn sách mới ra mắt độc giả Pháp mang tựa đề "Les Dossiers Noirs de Donald Trump"- NXB Nouveau Monde Eds, cho thấy để có được chiếc ngai vàng trên tòa tháp ở 5th Avenue - New York, Donald giao du với đủ mọi hạng người, miễn là họ có tiền. Trong số đó phải kể tới Felix Sater, một tay trùm tội phạm có dính líu tới băng đảng mafia Nga.
Trước khi bước vào Tòa Bạch Ốc, Donald Trump từng vi phạm luật cấm vận Mỹ nhắm vào Cuba, từng liên hệ trực tiếp với nhiều ngân hàng Iran, trong đó có một cơ quan từng tài trợ cho các nhóm khủng bố.
Theo L'Obs: "Không kể xiết những lợi ích chồng chéo, những đòn gian manh, luồn lách luật của gia đình Trump, ngay cả khi ông này đã trở thành chủ nhân Tòa Bạch Ốc".
Nhưng thú vị hơn cả là tiết lộ bản thân Donald Trump tuy giàu có đến thế nhưng lại khá keo kiệt.

Theo điều tra của phóng viên báo Mỹ Washington Post, David Farhenthold – giải Pulitzer báo chí 2017, tổng thống Mỹ tới nay nổi tiếng là người thường hay đến dự các buổi gala gây quỹ từ thiện nhưng lại chẳng mấy khi chịu chi ra đến một xu. Hai cậu con trai của ông là Donald Jr và Eric cũng có được cái đức tính đó như cha. Cả hai cùng kinh doanh rất tốt cái tên "Trump" để kiếm tiền.

Trang bìa tuần báo kinh tế Anh, The Economist cũng dành để nói về Donald Trump với hàng tựa: "Nước Mỹ của Trump, phóng sự về một đất nước bị chia rẽ". Loạt bài được tung ra vài ngày trước lễ Quốc Khánh, mồng 4 tháng 7. Độc giả trông thấy một Donald Trump tươi cười, mở rộng vòng tay, sau lưng là lá cờ Mỹ với những vết rạn nứt.

“HOÀNG TỬ BÉ” BARRON TRUMP


Với đầu đề “Những điều quý vị không biết về Barron Trump” trang nhà Nicki Swift đã cho biết nhiều chuyện về “Hoàng tử bé” Barron Trump của nước Mỹ.
Kể từ ngày lên nắm quyền, gia đình Tổng thống Donald Trump liên tục trở thành chủ đề của báo giới. Tuy nhiên, xét về sự sung sướng và giàu có, có lẽ không ai có thể sánh bằng “Hoàng tử bé” Barron Trump.

Barron sinh ngày 20.3.2006, mới 11 tuổi đã sở hữu một tầng riêng tại tòa Trump Tower sang trọng bậc nhất, thậm chí bất cứ thứ gì cậu có được tại Tòa Bạch Ốc sẽ đều mờ nhạt hơn khi so với lối sống xa hoa ở Trump Tower.
Melania Trump, mẹ của Barron, sở hữu dòng sản phẩm chăm sóc da của riêng mình và sản phẩm chính là sữa dưỡng da sản xuất từ trứng cá muối đắt đỏ. Chính bà đã tập cho Barron thói quen sử dụng loại dưỡng da này sau khi tắm.

Theo nhận xét của mẹ, Barron giống như cha mình, Tổng thống Donald Trump quyền lực của Hoa Kỳ. Barron rất thông minh, nhưng cũng rất cương quyết. Rõ ràng, Barron biết mình muốn gì, làm thế nào và khi nào cậu muốn. Cậu cũng có sở thích riêng của mình: thích máy bay, nhưng hơn cả là thích những tấm ra trắng sạch sẽ trên giường của mình.

Đơn giản, với các quý ông, mặc vest là trang phục đẹp và hợp thời trang nhất. Barron Trump chưa đủ lớn nhưng khi mà gia đình cậu có tiền, chẳng có một sở thích nào không thể đáp ứng được cả. Theo Melanie, tủ quần áo triệu USD của cậu bé có tới cả trăm bộ vest để lựa chọn.

Vì các anh chị lớn tuổi hơn rất nhiều, Barron được nuôi lớn như một đứa con một. “Thiếu gia” họ Trump có bạn bè và chơi với người khác, nhưng cũng rất thích chơi một mình. Trong kiểu phong cách điển hình nhà Trump, cậu bé thích xây dựng các cấu trúc với khối Logo của mình. Có lẽ anh chàng sẽ trở thành một nhà bất động sản thực thụ như cha mình.

Barron chỉ mới 11 tuổi, nhưng trông già hơn tuổi của cậu, một phần là do chiều cao của cậu. Anh chàng khá cao và được cho là một trong những đứa trẻ cao nhất trong độ tuổi đó ở trường. Một lý do khác khiến Barron trông già hơn tuổi của mình có lẽ là do cách cậu ăn mặc và để ý bản thân. Nhận thấy rằng mái tóc của cậu bé không bao giờ lộn xộn và luôn luôn chải kỹ theo một phong cách đặc biệt thường được ưa chuộng bởi nhiều nam giới lớn tuổi hơn. Tủ quần áo của Barron, như đã đề cập ở trên, cũng không phải là điển hình của một cậu bé 11 tuổi.

Barron Trump là cậu bé đầu tiên trong Tòa Bạch Ốc trong vòng 50 năm qua. Các đời Tổng thống Mỹ trước đây đều luôn đẻ con gái và rất hiếm khi các cậu bé xuất hiện trong Tòa Bạch Ốc. Barron Trump vì thế, trở thành một trong những “Hoàng tử” hiếm hoi của nước Mỹ.

KHÔNG LÃNH LƯƠNG NHƯNG TIÊU GẤP TRĂM LẦN


Khi Trump rời Trump Tower để đên Tòa Bạch Ốc, hai mẹ con Melanie trụ lại ở Trump Tower. Lương Tổng Thống khoảng 400.000 mỗi năm, Trump làm le tuyên bố không nhận. Đến ngày 11.6.2017 hai mẹ con Melanie mới dọn về Tòa Bạch Ốc, tức sau 5 tháng. Chính quyền New York cho biết mỗi tháng họ phải bỏ ra khoảng 1 triệu USD để bảo vệ an ninh cho hai mẹ con ở Trump Tower. Như vậy họ đã tốn khoảng 5 triệu USD, trong khi lương của Trump trong nhiệm kỳ chỉ khoảng 1,6 triệu USD.

Mỗi tuần Trump đi nghỉ mát ở Mar-a-Lago hay New Jersey, chính quyền trung ương và địa phương cũng phải bỏ ra rất nhiều tiền bạc để vận chuyển và bảo vệ an ninh. Như vậy Trump vào Tòa Bạch Ốc để làm ÔNG CỐ NỘI chứ không phải làm Tổng Tống.

Một tổ chức từ thiện chuyên xây nhà vệ sinh ở Ấn Độ đã đổi tên một ngôi làng ở Haryana thành "Làng Trump" theo tên Tổng thống Mỹ nhằm kêu gọi tài trợ. Sulabh International, tổ chức từ thiện đã xây 1,5 triệu toilet trên khắp Ấn Độ, đã dựng các biển báo ghi "Làng Trump" xung quanh ngôi làng nhỏ Marora ở Haryana. Mỗi biển báo đều in hình chân dung Tổng thống Mỹ đang cười. Trump đang đem lại "vinh quang" cho nước Mỹ!

Chuyện "Bố Già" Trump và gia đình còn rất dài, chúng tôi sẽ viết tiếp.

Ngày 6.7.2017
Lữ Giang
hoanghoa
Posts: 2253
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Trump và sự hiểu lầm về tràng vỗ tay trong Elbphiharmonie
08/07/2017

BS Hoàng Thị Mỹ Lâm
Trump và sự hiểu lầm về tràng vỗ tay trong Elbphiharmonie

Lời phi lộ:


Sáng nay trong bản tin của MSN có một bài viết về buổi hoà nhạc tại Elbphilharmonie với một chi tiết về Thủ Tướng Việt Cộng Nguyễn Xuân Phúc . Đồng thời vì đây là một buổi sinh hoạt khép kín cho giới chức , chỉ nhờ những con mắt nhạy bén chuyên nghiệp của các nhà báo Đức chúng ta mới có một cái nhìn sắc sảo vào thái độ riêng của mỗi con người nổi tiếng trên thế giới . Tôi cố gắng dịch nhanh bản tin này để quý vị cùng đọc .

Riêng về Việt Nam thì tại Philharmonie là nơi âm thanh rất bén nhạy , thế mà " ngài Phúc niểng" ve vẩy xoành xoạch cái tập chương trình sau cổ bà Merkel như đi nghe nhạc hội đình làng như thế này thì thật là quá xấu hổ . Càng bước chân hội nhập vào thế giới họ càng lộ rõ bản chất quê mùa từ nền chính trị lạc hậu đến phong cách văn hóa làng xã .




Bản Giao Hưởng số 9 của Beethoven được chọn làm quà cho các lãnh tụ các nước tham dự Hội nghị Thượng Đỉnh G20 tại Hamburg. Trump gật gù theo điệu nhạc.

Khi Donald Trump xuất hiện , mọi người trong Elbphilhamonie vỗ tay . Ông Tổng Thống giật mình , nhìn quanh ngạc nhiên . Ông rải bứơc tiếp , vẫy tay tươi cười và cùng vỗ tay . Đó là một phút chốc thân thiện . Tuy nhiên có người cho la tràng vỗ tay không dành cho Trump mà là cho Emmanuel Macron , Tổng Thống Pháp , người cùng Trump bước vào đại sảnh . Nhưng Trump không bận tâm về điều đó.

Chiều thứ Sáu tại Hamburg . Chương trình văn hóa cho Hội Nghị Thượng Đỉnh G20. Angela Merkel hướng dẫn khách đến một Biểu Tượng mới của thành phố hải cảng . Giàn nhạc giao hưởng sẽ trình bày bản Giao Hưởng số 9 của Beethoven dưới sự điều khiển của vị Nhạc trưởng Kent Nagano. Tổng Thống , Chủ Tịch các quốc gia ngồi kề bên nhau , bên cạnh là hàng ghế cánh gà có 15 vị Bộ Trưởng Ngoại Giao tạo nên một khối quyền lực .

Vì lý do an ninh nên chỉ có một số dân chúng kiên nhẫn trụ lại trong Viện Âm Nhạc nổi tiếng này . Nhiều người dân tiêu biểu của Hamburg cũng có mặt tại đó. Những nhà Xuất Bản Sách đàm đạo với các Tổng Biên Tập , Đại Diện nhà Thờ và Quân Đội Liên Bang cũng hiện diện. Từ Ban Công bao bọc toàn Nhạc Viện người ta có thể nhìn thấy toàn cảnh Hamburg. Trên các mái nhà bên cạnh loáng thoáng hình bóng các Cảnh Sát với những áo giáp có lằn chiếu quang lấp lánh đang canh gác toàn khu tổ chức sự kiện. Trên mặt nước những cảm tử Greenpeace di chuyển với những chiếc tàu con trên dòng sông Elbe biểu tình phản đối chính sách khí hậu . Và với 7 Euro cộng với 3Euro thế chân người ta có thể cầm trong tay ly rượu pha Aperol để thưởng thức và có thể nhìn về hướng Landungsbrücken , nơi những vòi rồng xịt nước đang xua đuổi đoàn biểu tình. Tiếng máy bay trực thăng ồn ào trên nóc Elbphilharmonie là sự bắt đầu cho bản Giao Hưởng số 9 của Beethoven. Một cách nói khác : G20 có nhiều khuôn mặt. Và bây giờ họ ngồi đây , một ngày làm việc với nhiều đối thoại , đàm thoại bàn tròn đã trôi qua khi Nagano nâng cao đũa điều khiển nhạc và các kèn đồng chỉnh tiếng. Merkel đến cùng phu quân Joachim Sauer, Macron và Justin Trudeau cùng phu nhân, ông Tổng Tập cũng thế, và Trump với cả nửa bầu doàn thê tử. Vì ngoài phu nhân Melaniangôi cạnh Trump còn có cô tiểu thư Ivanka và phu quân Jared Kushner ngồi tại cánh bên của Đại Sảnh . Gần suốt trong phần một chương trình Ivanka đặt tay mình lên cánh tay của phu quân , Melania không làm như vậy.

Chỉ có Erdogan vắng mặt trong Giao Hưởng 9 , Sigma Gabriel cũng có mặt trong Quốc Nhạc của Cộng Đồng Chung Âu Châu ( ghi chú : một cách nói , vì bài quốc nhạc EU lấy từ đoạn cuối Ode an die Freude của bản Giao Hưởng số 9 ) . Tối thiểu là đến đoạn hai , Otto Vivace. Vì bỗng nhiên hàng ngũ phía các Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao xao động , có lẽ là có người tìm ra được lý do để rời buổi hòa nhạc . Chỉ riêng bà Ngoại Giao Canada Cynthia Freeland không để bị xáo đông . Bà ta còn để chân gác lên tay dựa của hàng ghế trống phía trước và thưởng thức nhạc trong tư thế thoải mái.

Trump nghe nhạc chăm chú . Thỉnh thoảng ông ta lướt tia nhìn về phía khán giả , nhưng không hề có vẻ nhàm chán. Người ta hy vọng bà Thủ Tướng không khó chịu ở vùng cổ , vì ông Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc , người ngồi ngay sau bà Merkel , cứ phe phẩy quạt bằng cuốn tập chương trình .

Thị Trưởng Hamburg Olaf Scholz ngồi phía tay phải của ông Thủ Tướng Việt , đầu cúi thấp như ông đang ngủ gật , nhưng thực sự ông ta đang kiểm tin trên chiếc điện thoại di động . Vào khoảng đoạn ba, đoạn Adiagio molto e cantabile , ông Thị Trưởng nhận tin rằng ngoài kia một viên Cảnh Sát vì cảm thấy bị đoàn người biểu tình đe dọa nên đã nổ sung cảnh cáo . Và bây giờ là đoạn Ode an die Freude .

Dòng nhạc lúc đầu êm nhẹ từ những cây đàn Celli. Rồi mạnh dần lên cho đến khi đoàn xướng ca bắt đầu cất tiếng hát . Từ đó trở đi suốt đoạn bốn là cả một khúc nhạc mạnh mẽ hùng tráng tạo ấn tượng mạnh cho hàng ngũ lãnh đạo thế giới .

Merkel ngồi thẩng thắn và tươi cười . Trudeau , Macron và Jean-Chaude Juncker vui với nhạc , các ngón tay của Thủ Tướng Ấn Độ không nằm yên , cứ như là ông ta muốn điều khiển nhạc như nhạc trưởng . Trump cũng gật gù theo theo điệu nhạc . Chỉ thiếu Recep Tayyip Erdogan, Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ . Rất có thể ông ta không muốn làm tổn hại đến điệu nhạc đã được công nhận từ 1972 là Quốc Nhạc cho Cộng Đồng Chung Âu Châu ..
Cuối buổi nhạc Phu Nhân của Thủ Tướng Canada là người đầu tiên đứng lên vỗ tay tán thưởng , ông Thủ Tướng tiếp theo . Tràng vỗ tay kéo dài và sự tán thưởng tràn ngập Đại Sảnh . Melania Trump nói điều gì vui vẻ với phu quân và cười tươi , đó là điều ít khi được quan sát . Trump cười trả lễ và vẫy tay với một nữ khán giả , người này đang dùng điện thoại di động chụp hình và ngiêng mình nói nhỏ với ông chồng : Trump đã vẫy tay tôi . Ludwig van Beethoven đã minh chứng được tác dụng của mình trong buổi chiều nay . Tối thiểu là cho vài phút .

Berlin 08.07.2017

BS Hoàng Thị Mỹ Lâm

_________________
Trump und der falsch verstandene Beifall in der Elbphilharmonie


Image
© Bereitgestellt von Tagesanzeiger Trump und der falsch verstandene Beifall in der Elbphilharmonie
Beethovens Neunte gab es für die Staats- und Regierungschefs des G-20-Gipfels in Hamburg. Donald Trump nickt im Takt.

Als Donald Trump zu sehen ist, klatschen die Menschen in der Elbphilharmonie. Der Präsident stutzt kurz, schaut erkennbar überrascht. Dann geht er weiter, winkt, lächelt und klatscht dann selbst ein wenig in die Hände. Es ist eigentlich ein sympathischer Moment. Es ist allerdings sehr stark anzunehmen, dass die Klatschenden gar nicht ihn gemeint haben, sondern Emmanuel Macron, den französischen Präsidenten, der zusammen mit Trump die mittlere Galerie betreten hat. Aber Trump stört das nicht.

Freitagabend in Hamburg. Kulturprogramm zum G-20-Gipfel. Angela Merkel führt ihre Gäste in das neue Wahrzeichen der Hansestadt. Das Philharmonische Orchester wird gleich Beethovens neunte Symphonie spielen, Dirigent Kent Nagano. Präsidenten, Regierungschefs, Sitz an Sitz, dazu im Seitenflügel nochmal 15 Aussenminister - geballte Macht.

Wegen der Sicherheitsvorkehrungen harrt das übrige Publikum schon seit Stunden in dem spektakulären Gebäude mitten in der Hafen-City aus. Viel Hamburger Bürgertum war da. Verlegerinnen plauschen mit Chefredakteuren, Kirchenvertreter sind da und die Bundeswehr.

Der Balkon, der einmal um das ganze Gebäude führt, bietet einen tollen Blick auf Hamburg. Auf den Dächern nebenan sind Polizeikräfte in leuchtenden Westen, die den Veranstaltungsort im Auge behalten. Auf dem Wasser Greenpeace-Aktivisten, die in kleinen, wendigen Booten auf der Elbe gegen die Klimapolitik demonstrieren. Und gegen die Investition von sieben Euro plus drei Euro Pfand fürs Glas lässt sich mit dem Aperol Spritz in der Hand zuschauen, wie hinten an den Landungsbrücken Wasserwerfer Demonstranten von der Strasse spritzen. Das Knattern der Hubschrauber über der Elbphilharmonie ist die Ouvertüre zu Beethovens Neunter. Anders gesagt: G20 in Hamburg hat viele Facetten.

Und nun sitzen sie da, ein Arbeitstag mit vielen Gesprächen und langen Runden liegt hinter ihnen, als Nagano den Stab erhebt und die Hörner den langen ersten Ton anstimmen. Merkel hat ihren Gatten Joachim Sauer mitgebracht, Macron und Justin Trudeau ihre Frauen, der Chinese Xi auch, und Trump wieder die halbe Familie. Denn ausser Ehefrau Melania neben ihm sitzen auch noch Tochter Ivanka und ihr Gatte Jared Kushner auf einer Seitengalerie. Fast den ganzen ersten Satz über hat Ivanka ihre Hand auf den Arm ihres Mannes gelegt. Melania nicht.

Nur Erdogan fehlt zur Neunten, der Europahymne Sigmar Gabriel ist auch da. Zumindest bis zum zweiten Satz, dem Molto Vivace. Denn sehr lebendig geht es plötzlich auch unter mehreren Aussenministern zu, die offenbar einen Grund gefunden haben, das Konzert zu verlassen. Vermutlich eine neue Krise, keine Zeit für Kunst. Nur die Kanadierin Cynthia Freeland lässt sich nicht aus der Ruhe bringen. Sie hat sogar ihre Füsse mitsamt Schuhen über die Lehne des freien Vordersitzes gelegt und geniesst in dieser lässigen Haltung das Konzert.

Trump hört zu. Gelegentlich schweift sein Blick über das Publikum, aber er sieht nicht gelangweilt aus. Für die Kanzlerin lässt sich nur hoffen, dass sie keinen empfindlichen Nacken hat, denn der vietnamesische Premierminister Nguy?n Xuân Phúc, der direkt hinter Merkel sitzt, wedelt sich mit dem Programmheft fortwährend Luft zu.

Zu seiner Rechten sitzt Olaf Scholz, der Bürgermeister. Er hält den Kopf häufig gesenkt, was aussieht, als sei er eingenickt. Aber er checkt nur die Nachrichten auf seinem Handy. Etwa während des dritten Satzes, dem etwas länglichen Adagio molto e cantabile, erfährt der Bürgermeister, dass draussen ein Polizist, der sich von Demonstranten bedroht fühlte, einen Warnschuss abgegeben hat. Doch nun zur Ode an die Freude.

Sie taucht ja zunächst ganz leise auf, getragen vor allem von den Celli. Dann gewinnt das Motiv an Fahrt und Wucht, bis der Chor das erste Mal einsetzt. Von da an ist fast der ganze vierte Satz ein mächtiges, ein überwältigendes Stück Musik, das auch in den Reihen der Staats- und Regierungschefs Eindruck macht.

Merkel sitzt kerzengerade und lächelt. Trudeau, Macron und Jean-Claude Juncker freuen sich mit, der indische Premierminister hat ganz hibbelige Finger, als würde er am liebsten selbst dirigieren. Auch Trump nickt ein paar Mal im Rhythmus mit dem Kopf. Nur einer fehlt: Recep Tayyip Erdo?an, der türkische Präsident. Gut möglich, dass er sich die Melodie, die seit 1972 die offizielle Europa-Hymne ist, nicht antun wollte.

Nach dem Finale ist die Gattin des kanadischen Premierministers die erste, die es regelrecht vom Sitz reisst. Und ihren Mann gleich mit. Langer Applaus und begeisterter Jubel füllen den Saal. Und Melania Trump sagt - was selten zu sehen ist - irgendetwas Freundliches zu ihrem Mann und lächelt dazu. Er lächelt zurück und winkt einer Zuschauerin, die mit ihrem Handy ein Foto macht und dann ihrem ungläubig dreinblickenden Mann zuflüstert: Trump hat mir zugewinkt. Ludwig van Beethoven hat seine Wirkung an diesem Abend nicht verfehlt. Zumindest für ein paar Minuten.

http://www.msn.com/de-de/nachrichten/do ... id=UP97DHP
MatVit
Posts: 1308
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

“Canh bạc lớn” của Pháp

Image
- Sự kiện Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu tiên đến thăm Pháp, ăn tối ở tháp Eiffel, dự lễ diễu binh kỷ niệm 100 năm quân đội Mỹ tham gia vào Thế chiến thứ Nhất và có cuộc gặp thượng định với nhà lãnh đạo Pháp Emmanuel Macron khiến dư luận đặc biệt quan tâm cuối tuần qua.

Tất cả cho thấy những nỗ lực của Tổng thống Macron nhằm hiện thực hóa chiến lược “đưa nước Pháp trở lại vị trí trung tâm” của thế giới.

Cuộc gặp thượng đỉnh Pháp- Mỹ hôm thứ 6 không phải là cuộc tiếp xúc trực tiếp đầu tiên giữa Tổng thống Pháp Macron và Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng nó lại gây ấn tượng đặc biệt với công chúng bởi không khí thân mật, sự sang trọng và lời hứa “Mỹ-Pháp sẽ không bao giờ phá vỡ quan hệ đồng minh”. "Mỹ vẫn cam kết trở thành một nhà lãnh đạo trong việc bảo vệ môi trường trong khi vẫn thúc đẩy các vấn đề năng lượng, an ninh và tăng trưởng kinh tế”, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh “Có thể nói, không gì có thể sánh được với mối quan hệ về văn hóa, sự gắn bó về vận mệnh cũng như tình đoàn kết giữa hai nước”.

Đáng chú ý, hình ảnh 2 nhà lãnh đạo Mỹ- Pháp và phu nhân ăn tối ở nhà hàng sang trọng nhất Paris trên tầng 2 tháp Eiffel đã lan truyền chóng mặt trên các phương tiện truyền thông Pháp và Mỹ cũng như trên các trạng mạng xã hội Pháp với nhiều bình luận tích cực về quan hệ Washington-Paris. Theo Le Monde, đây là một tín hiệu tốt cho thấy cuộc gặp thượng đỉnh Pháp- Mỹ không chỉ diễn ra suôn sẻ mà còn giúp chấn hưng quan hệ Pháp- Mỹ sau những sóng gió gần đây. Quan trọng hơn, nó còn cho thấy một hình ảnh tươi mới và lịch lãm về nền chính trị Pháp, vốn bị coi là cổ lỗ và già cỗi với các đời Tổng thống trước đây.

Giới phân tích nhận định rằng với những thành công kể từ khi nhậm chức hồi tháng 5 đến nay, dường như nhà lãnh đạo Pháp Macron đã ghi điểm với việc xây dựng một chiến lược khác, một hình ảnh khác cho nước Pháp.
Image
Tổng thống Macron đang thực thi một chính sách hoàn toàn mới dẫn dắt nước Pháp.
Nếu như trong cuộc gặp Tổng thống Nga hồi tháng 5 vừa qua, Tổng thống Macron đã chứng tỏ được sự khôn khéo của mình khi tận dụng hiệu quả các yếu tố lịch sử và những biểu tượng lịch sử của nước Pháp gắn bó mật thiết với nước Nga để chuyển tải thông điệp “Pháp muốn xích lại với Nga”, thì nay với việc mời Tổng thống Donald Trump sang dự lễ diễu binh quốc khánh và kỷ niệm lần thứ 100 ngày Mỹ tham chiến trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất năm 1917, cho thấy sự tính toán có chủ ý của nhà lãnh đạo Pháp. Thứ nhất, nó khẳng định lại tầm quan trọng của liên minh Pháp-Mỹ không thể thay thế. Thứ hai, Pháp thể hiện mong muốn trở thành một nhà trung gian hóa giải những bất đồng giữa Mỹ và EU, qua đó nâng tầm ảnh hưởng, uy tín và vị thế của Pháp trong khu vực. Với những gì thể hiện gần đây, rõ ràng ông Macron đã gặt hái được thành công rực rỡ khi vừa thân thiết với Thủ tướng Đức Merkel, vừa có thể đối thoại với Tổng thống Nga Putin lại vừa có thể lắng nghe Tổng thống Donald Trump.

Không chỉ khéo léo trong việc xử lý các mối quan hệ quốc tế, Tổng thống Macron cũng đã thể hiện một sự thay đổi lớn trong chính sách can dự quốc tế. Thay vì “chỉ đứng nhìn” như trước đây, ông Macron đã điều hành một chính phủ năng động và đầy tham vọng.

Cuộc khủng hoảng vùng Vịnh là một ví dụ. Bộ ngoại giao Pháp đã triển khai nhiều kế hoạch con thoi nhằm hòa giải Qatar và các quốc gia vùng Vịnh. Trong một nỗ lực mới nhất, Pháp đã kêu gọi các nước Arab dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Phát biểu với báo giới sau hội đàm với Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman al-Thani, ngoại trưởng Pháp Jean Yves Le Drian kêu gọi các bên đối thoại nhằm tìm cách giải quyết bế tắc. Hôm qua (16/7), ông Jean Yves Le Drian đã tới Arab Saudi, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất và Kuweit để hiện thực hóa mục tiêu trên. Hoặc trong cuộc khủng hoảng Syria, Tổng thống Macronkhẳng định mô hình hợp tác giữa Pháp và Mỹ tại Trung Đông cũng như châu Philà kiểu mẫu, với hàm ý Pháp sẽ sát cánh cùng Mỹ và các bên nỗ lực giải quyết khủng hoảng.

Về kinh tế, Pháp cũng đã chuẩn bị một tâm thế mới. Trong một bước đi mới nhất, Pháp khẳng định Paris sẽ trở thành trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu. Thủ tướng Pháp Edouard Philippe cho biết Pháp đã chuẩn bị một gói các biện pháp cụ thể và toàn diện nhằm đẩy mạnh vị thế của Paris. Trong đó, Pháp sẽ tiến hành cải cách về thuế quan và luật lao động, để tạo ra sự thông thoáng hiệu quả chào mời các nhà đầu tư quốc tế đến với Paris.

Giới phân tích nhận địnhTổng thống Macron dường như đang chơi một canh bạc. Dù thời gian chơi chưa nhiều, nhưng những bước đi của nhà lãnh đạo Pháp dều sáng suốt và có mục đích rõ ràng. Vì thế, mặc dù chưa hết ván nhưng dư luận nhận định Tổng thống Pháp Macron nhiều khả năng sẽ thắng lớn sau canh bạc này./.

((Theo Reuters, Le Monde, RFI))
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Không Cần Phải Đánh Việt Nam Chúng Nó -

Vũ Đông Hà

Tại sao phải đánh chúng khi hơn 700km2 vùng biên giới phía nam của ta đã được chúng dâng cho ta, một nửa Thác Bản Giốc đã được ta cắm cờ 5 sao, Ải Nam Quan đã trở thành Hữu Nghị Quan mà chúng vẫn cực kỳ coi trọng đại cục hữu nghị giữa hai đảng và nâng niu gìn giữ để trao lại cho những thế hệ mai sau của chúng.

Súng đạn nào mãnh liệt bằng phong bì tống vào miệng chúng để sau đó Đại Hán ta ngồi ngay trên nóc nhà Tây Nguyên, đào mồ xới mã đất Mẹ của chúng, thải chất độc vào môi trường của chúng và Bộ chính trị của chúng vẫn khăng khăng đây là chiến lược đã quyết, là chính sách công nghiệp hóa hiện đại đất nước không thể ngừng.

Xe tăng đại pháo nào bằng hàng ngàn công trình xây dựng để những sư đoàn Trung Hoa trong bộ áo công nhân có mặt trên xứ sở của chúng, kéo dài từ mũi Cà mau cho đến Hữu nghị quan.

Phi cơ, chiến hạm sao bằng 90% gói thầu của chúng ta đang khống chế nền kinh tế của chúng, hàng hóa thặng dư made in China đang ở trên thân thể chúng, bàn ăn của chúng, bao tử của chúng, nhà cầu của chúng.

Tại sao phải đánh chúng khi chỉ cần đóng đường biên giới là dân của chúng không đủ tiền mua quần áo mặc, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng, xe dream và giấc mơ thấp hèn của chúng không còn chạy đầy đường, cắt xăng dầu là cả nước chúng tối đen và chỉ cần một cú nỗ là Tây Nguyên của chúng sẽ là nhuộm bùn đỏ.

Chúng ta không phải đánh, không phải bắn một viên đạn nào mà vẫn có thể làm sụp đổ thị trường chứng khoán của chúng, làm tan gia bại sản những tên đồng chí tư bản đỏ mà tài sản vốn liếng có được là nhờ vào và đang lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Hoa made in Vietnam.

Tại sao chúng ta phải đánh!!!???

Cần gì phải đánh khi cả vùng biển Đông đã, đang và sẽ là sân nhà của chúng ta; khi ngư dân của chúng đi đánh cá trên vùng biển của tổ tiên chúng mà lấm lét như đi ăn trộm; khi hải quân của chúng không dám lai vãng trong suốt thời gian giàn khoan khủng của ta chậm chậm tiến vào và khoan vào lòng biển của chúng nó; khi sự chống trả của chúng là những lời tuyên bố đã trở thành trò hề trên sân khấu ngoại giao; khi phản đối của chúng là những cú điện đàm với lãnh đạo ta bằng cái điện thoại không cắm dây; và chúng ta chỉ cần đuổi chúng ra khỏi nhà của chúng bằng vòi rồng phun nước.

Cần gì phải đánh để chúng ta trở thành đạo quân xâm lăng và mang tiếng dưới mắt nhìn của thế giới, làm xấu đi hình ảnh yêu chuộng hòa bình của Đại Hán. Trong khi chúng ta đã từng bước trong hòa bình thành công thu tóm từng tấc đất, tất biển, từng vùng đất, vùng biển của chúng bằng văn kiện do chính chúng ký kết. Trong khi chúng ta vô cùng hiệu quả trong tiến trình biến chủ quyền của chúng thành vùng tranh chấp, biến vùng tranh chấp thành vùng khai thác của ta và chúng chỉ dám vừa lên tiếng như chó sủa người qua đường vừa cúi đầu cam kết tất cả vì đại cục Việt-Trung.

Đó là đối với chúng ta.

Còn đối với dân của chúng:

Cần gì phải đánh khi chúng thay thế ta ngăn chặn, trấn áp, bắt giam, bỏ tù dân của chúng đứng lên phản đối Đại Hán. Đánh chúng sẽ khơi dậy lòng yêu nước của dân tộc chúng vốn đã là sức mạnh vô biên từng đánh bại chúng ta hàng ngàn năm qua. Đảng của chúng đã tích cực giúp chúng ta tiêu diệt lòng yêu nước của dân tộc chúng trong suốt bao năm qua, đã biến đa phần dân của chúng thành những đàn cừu chỉ muốn sống trong hòa bình của một cuộc đời nô lệ. Chúng đang làm tốt!

Chưa bao giờ trong lịch sử bành trướng, chúng ta có được một tập đoàn thái thú người bản xứ làm tay sai đắc lực và hiệu quả như chúng. Khi chúng ta có mặt ở biển Đông ngay trước cửa nhà chúng, chúng đã ra lệnh hải quân của chúng không được bén mảng sợ làm phiền lòng ta. Khi cần đốt phá, cướp của, giết người để bôi đen những tên biểu tình yêu nước, công an mật vụ của chúng ngoan ngoãn nghe lời ta tạm lánh. Khi cần cấm ngặt từng tên yêu nước năng nỗ xuống đường phản đối chúng ta, chúng đã nhiệt tình như những con chó Tứ Xuyên quên ăn quên ngủ canh gác ngày đêm. Tại sao chúng ta phải đánh chúng và sau đó phải cai trị dân của chúng? Tại sao ta phải làm công việc đối phó với 90 triệu dân của chúng trong khi giống cẩu phương nam này làm giỏi hơn chúng ta?

Chúng ta không cần đánh bởi chúng đã đánh dân của chúng thế chúng ta.

Chúng ta cũng không cần phải cướp vì chúng đã tự cướp nước của chúng để dâng để bán và sẽ tiếp tục dâng, tiếp tục bán cho chúng ta.

Khi cần chúng ta sẽ chuyển quân, kéo đại pháo, xe tăng chạy vòng quanh biên giới để giúp đảng của chúng nhân danh hòa bình, ngăn chặn hiểm họa chiến tranh mà trị đám dân muốn vọng động của chúng.

Người đứng đầu Thủ đô đã ra lệnh dân của chúng rằng:

"Biểu thị lòng yêu nước, yêu Thủ đô thông qua việc ra sức lao động, học tập, công tác và hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước nhằm phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và ổn định đời sống nhân dân..."

Người đứng đầu nhà nước ra lệnh cho dân của chúng rằng:

"Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống và góp phần cùng cả nước bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc theo đúng luật pháp của nước ta và luật pháp quốc tế...."

Chúng đã làm đúng bổn phận của một chư hầu trung thành với chính sách trị dân thuộc địa: hãy lo làm giàu và sống yên ổn. Dân của chúng chỉ được làm giàu và đó là phương thức duy nhất được cho phép để bảo vệ tổ quốc của chúng.


Không cần phải đánh. Cờ đại Hán của chúng ta sẽ từ 5 sao thành 6 sao phất phới trên toàn cõi lãnh thổ của chúng. Không bằng súng đạn mà sẽ bằng những văn kiện ký kết từng phần giao nhượng. Văn kiện sau cùng là văn kiện chúng ta viết sẵn cho chúng để chúng XIN ký kết được làm một vùng tự trị trong Đại hán vĩ đại của chúng ta.

Vũ Đông Hà
(danlambao)
buikiem
Posts: 501
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

So sánh Medicare Advantage và Medigap:
Chương trình nào là sự lựa chọn tốt nhất?


Quý vị khong nên quá tin tưởng vào Medicare và Medicaid. Với cái đà nầy GOP sẽ bớt dần ngân quỹ cho các chương trình giúp người già, bệnh tật và nghèo.
Và xin đừng nghĩ sai lầm Đảng Dân Chủ Mỹ là CS.

Medicare Advantage vs. Medigap: Which Is the Best Choice?
Wendy Connick

Given the high cost of private insurance, especially for seniors, Medicare can be a retiree's best friend. But wading through all the information to make the right decisions about your Medicare plans can be quite a task. One of the most important Medicare-related decisions you'll face is whether to buy a Medicare Advantage plan or go with an " original Medicare plus Medigap" setup.

Với chi phí bảo hiểm tư nhân cao, đặc biệt đối với người cao niên, Medicare có thể là người bạn tốt nhất của người đã về hưu. Nhưng một việc cần làm là bạn phải tìm hiểu tất cả các thông tin để có một quyết định tốt khi chọn ra một chương trình nào của Medicare. Một trong những quyết định quan trọng nhất liên quan đến Medicare bạn phải đối mặt là bạn có nên mua một chương trình Medicare Advantage hay chọn mua thêm một chương trình Medigap bổ xung vào chương trình " Medicare truyền thống ".

The pros of original Medicare plus Medigap
Các ưu điểm của Medicare truyền thống có mua thêm Medigap

Original Medicare, meaning Medicare Part A and Part B, covers expenses related to hospital visits and most other medical services. However, it doesn't cover all your medical expenses related to hospital visits and most other medical services. That's where Medigap comes in, offering coverage for expenses that original Medicare leaves up to you. The benefits of choosing a Medigap plan include:

Medicare truyền thống là Medicare Phần A và Medicare Phần B, bao trả các chi phí liên quan đến bệnh viện và hầu hết các dịch vụ y tế khác. Tuy nhiên, Medicare truyền thống không bao trả tất cả các chi phí y tế liên quan đến bệnh viện và các dịch vụ y tế khác. Đó là lý do tại sao chương trình Medigap được thành lập, bao trả các khoản chi phí mà Medicare truyền thống không trả cho bạn. Những thuận lợi khi lựa chọn một chương trình Medigap là:

1/ More physicians to choose from. Most Medicare Advantage plans are network-based, whereas Medigap works for any doctor who accepts Medicare (which includes most of them).

Bạn có nhiều bác sĩ hơn để lựa chọn. Hầu hết các chương trình Medicare Advantage đều buộc bệnh nhân phải sử dụng các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế trong tuyến (HMO), trong khi Medigap bao trả chi phí y tế cho bất kỳ bác sĩ nào chấp nhận Medicare ( hầu hết các bác sỹ đều chấp nhận Medicare).

2/ You don't need to get a referral to see a specialist. In fact, you don't even need to choose a primary care physician with Medigap.

Bạn không cần phải có giấy giới thiệu để khám bệnh với một bác sỹ chuyên khoa. Trên thực tế, bạn thậm chí không cần phải chọn một bác sĩ gia đình trong chương trình Medigap.

3/ The options are less confusing. There are just 10 flavors of Medigap plan, and these 10 types of plan are exactly the same all across the country. That makes it a whole lot simpler to figure out which plan is best for you.

Khi lựa chọn Medigap các bạn ít khi bị nhầm lẫn. Medigap chỉ có 10 chương trình, và 10 chương trình này đều giống nhau tại khắp nơi trên toàn quốc. Điều đó đã đơn giản hóa rất nhiều để giúp bạn chọn ra chương trình nào là tốt nhất cho bạn.

4/ There is a lot less paperwork involved in using Medigap as opposed to Medicare Advantage plans. With Medigap, the program simply sends a check to the doctor or facility without your involvement. Medicare Advantage typically requires you to make co-pays directly to the provider, adding an extra level of involvement.

Khi lựa chọn Medigap thay vì Medicare Advantage, bạn sẽ không mất nhiều thì giờ vì thủ tục giấy tờ. Với Medigap, cơ quan điều hành Medigap chỉ cần gửi check cho bác sĩ hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ y tế mà không cần có sự can thiệp của bạn. Medicare Advantage thường gây phiền phức cho thân chủ là yêu cầu bạn phải trực tiếp trả một khoản tiền phụ trả bảo hiểm cho cơ quan cung cấp dịch vụ y tế.

5/ Medigap coverage typically means lower out-of-pocket expenses than a comparable Medicare Advantage plan.

Bảo hiểm Medigap có nghĩa là bạn phải trả một khoản tiền túi thấp hơn so với một chương trình Medicare Advantage tương đương.

The pros of Medicare Advantage
Các ưu điểm của chương trình Medicare Advantage

Not everyone would be better off with a Medigap plan. Medicare Advantage comes with the following upsides:
Không phải tất cả mọi người sẽ cảm thấy tốt hơn khi chọn một chương trình Medigap. Medicare Advantage có các ưu điểm sau:

1/ Premiums for Medicare Advantage plans are typically lower than those of Medigap plans. Consumer Reports estimates that in 2014, the average premium for Medicare Advantage enrollees was between zero and $100 per month, while the average premium for Medigap enrollees was between $150 and $200 per month.

Lệ phí bảo hiểm hàng tháng cho các chương trình Medicare Advantage thường thấp hơn so với các chương trình của Medigap. Bản báo cáo của người tiêu dùng ước tính rằng trong năm 2014, mức lệ phí trung bình cho người ghi danh với Medicare Advantage là từ $0 đến $100 mỗi tháng, trong khi mức lệ phí trung bình cho người chọn Medigap là từ $150 đến $200 một tháng.

2/ Medicare Advantage plans may include drug coverage options; Medigap plans never do, requiring you to buy a Medicare Part D plan if you want to cover your prescription costs.

Khi chọn chương trình Medicare Advantage, bạn có thể lựa chọn bảo hiểm thuốc; Các chương trình MediGap không bao giờ bao gồm cả bảo hiểm thuốc, họ yêu cầu bạn phải mua một chương trình Medicare Phần D nếu bạn muốn trang trải các chi phí mua thuốc theo toa bác sỹ.

3/ In order to get guaranteed access to Medigap, you must enroll within six months of signing up for Medicare Part B, assuming you're at least 65 (otherwise, you must enroll within six months of your 65th birthday).

Giả sử được ít nhất là 65 tuổi, để mua được bảo hiểm Medigap, bạn phải ghi danh mua Medigap trong vòng sáu tháng tính từ ngày bạn ghi danh mua Medicare Phần B, (nếu không mua Medicare phần B, bạn phải ghi danh mua Medigap trong vòng sáu tháng sau ngày sinh nhật 65 tuổi của mình).

4/ After that initial enrollment period, you can be turned down for Medigap coverage due to pre-existing conditions. At the end of every year, Medicare Advantage plans have open enrollment periods during which you can freely change plans.

Nếu không ghi danh mua sau giai đoạn ghi danh đầu tiên đó, bạn có thể bị từ chối bảo hiểm Medigap vì đã có sẵn bệnh từ trước. Vào cuối mỗi năm, Medicare Advantage đều có thời gian ghi danh và trong thời gian này quý vị có thể tự do thay đổi chương trình.


How do you decide which is better?
Làm thế nào để bạn quyết định đó là lựa chọn tốt hơn?

Cost-wise, someone with significant and expensive health problems is better off with Medigap. The premiums are higher, but out-of-pocket costs are typically much lower than Medicare Advantage costs, so if you have lots of medical expenses, the higher Medigap premium ends up being a better deal. On the other hand, if you're in good health and don't anticipate lots of medical expenses in the near future, you can save quite a bit with Medicare Advantage's lower premiums.

Khi có người biết sẽ phải tốn nhiều tiền vì có vấn đề về sức khỏe, chương trình Medigap là sự lựa chọn khôn ngoan hơn. Tuy lệ phí bảo hiểm Medigap cao hơn, nhưng khoản tiền túi bạn phải trả thường thấp hơn nhiều so với chi phí của Medicare Advantage, vì vậy nếu bạn có nhiều chi phí y tế, lệ phí bảo hiểm Medigap càng cao sẽ là một hợp đồng càng tốt. Mặt khác, nếu bạn có sức khoẻ tốt và không dự đoán được chi phí y tế trong một tương lai gần, bạn có thể tiết kiệm khá nhiều tiền với lệ phí bảo hiểm thấp hơn khi chọn chương trình Medicare Advantage.

Someone with lots of prescription costs should look for a Medicare Advantage plan with drug coverage, which could save you some money on premiums compared to getting Medicare Part D.

Nếu có nhiều tốn kém của vấn đề mua thuốc theo toa bác sỹ thì bạn nên chọn một chương trình Medicare Advantage có bao gồm bảo hiểm thuốc, điều này có thể giúp bạn tiết kiệm được một khoản lệ phí bảo hiểm khi so sánh với việc mua một chương trình Medicare Phần D.

Before you decide which way to go, review the Medicare Advantage plans available in your area and compare them to the Medigap options. You may find the perfect Medicare Advantage plan for you.

Trước khi có quyết định, bạn nên tìm hiểu các chương trình Medicare Advantage sẵn có trong khu vực và so sánh chúng với các chương trình Medigap. Bạn có thể tìm được một chương trình hoàn hảo Medicare Advantage cho mình.

Phúc Linh sưu tầm
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Cái lý của Bắc Kinh

Lê Phan
Jul 22 at 11:00 PM
Ông Lưu Hiểu Ba, nhà trí thức và Khôi Nguyên giải Nobel Hòa Bình, đã qua đời tuần rồi trong khi ngồi tù cho một bản án 11 năm chỉ vì ông đã ôn hòa chống lại chế độ độc đảng ở quê hương mình.

Cái chết của ông đã bày tỏ cho thế giới thấy một bộ mặt thật tàn nhẫn của chế độ Bắc Kinh. Bệnh ung thư gan của ông chỉ được nói là khám phá ra hay đúng hơn công nhận do những tên cai tù của ông khi ông chỉ còn hai tuần lễ để sống, sự điều trị của ông chẳng qua chỉ là một sự che đậy và ước muốn cuối cùng của ông được rời khỏi Hoa Lục bị thẳng thừng bác bỏ.

Nhà cầm quyền thu xếp một cuộc hỏa thiêu, lấy cớ đó là phong tục của vùng nơi ông mất, bất chấp ý muốn của gia đình. Sau đó họ thu xếp một cuộc rải tro trên biển cả để nấm mồ của ông sẽ không bao giờ trở thành một đền thờ cho nhà tranh đấu đối lập nổi tiếng nhất nước. Điều còn đáng khinh bỉ hơn nữa là người em của ông bị bắt đứng ra trước truyền thông thế giới để cảm ơn đảng Cộng Sản và nhà nước cho cách họ đối xử tệ mạt với ông.

Với nguồn gốc là một phong trào cách mạng, đảng Cộng Sản Trung Hoa ngày nay, tuy vậy, vẫn còn hiểu rõ sức mạnh của một lãnh tụ hy sinh, một thánh tử đạo như ông Lưu. Và đó là lý do mà họ thực sự coi trọng ông và thông điệp của ông.

Cả hệ thống bức đại tường lửa của Bắc Kinh đã được huy động để kiểm duyệt ở mọi cấp, bất cứ một biểu hiệu nhỏ nào của một sự nhắc nhở đến ông, từ hình ảnh một cái ghế không người đến ba chữ viết tắt RIP, Rest In Peace, một lời cầu chúc siêu thoát cho ông.

Công khai thì Bắc Kinh lập luận rằng: Ông Lưu đã bị một tòa án Trung Quốc xử như là một tội phạm hình sự bình thường, trao tặng cho ông giải Nobel Hòa Bình là một sự “báng bổ” và việc ông bị tù, bị giam không dính gì đến bất cứ ai khác ngoài đất nước Trung Hoa.

Nhưng một biện minh khác, mà một số viên chức đưa ra trong các cuộc nói chuyện với báo chí hay các nhà ngoại giao, thì như thế này: Nhà cầm quyền Cộng Sản đã thực hiện được việc nâng 800 triệu người ra khỏi nghèo đói trong vòng bốn thập niên nay với sự pha trộn của cải tổ kinh tế và đàn áp chính trị. Do đó, những người như ông Lưu, với lý tưởng bất bạo động của họ, kêu gọi cho tự do cá nhân và sẵn sàng chết cho niềm tin và lý tưởng của mình, là một đe dọa đáng ngại cho chế độ độc đảng.

Thế hệ hiện đại của các nhà cầm quyền ở Bắc Kinh đều đã đọc cuốn phân tích nổi tiếng của nhà tư tưởng Pháp Alexis de Tocqueville, “Chế Độ Cũ và Cuộc Cách Mạng Pháp.” Họ không thấy giá trị gì cho một cuốn sách khác cũng của nhà quý tộc Pháp sắc bén này, cuốn “Dân Chủ ở Hoa Kỳ,” viết ra. Họ cũng nghiên cứu kỹ giai đoạn dẫn đến cuộc Cách Mạng Nga năm 1917, cuộc Cách Mạng Tân Hợi của Trung Hoa năm 1911 và sự sụp đổ của Liên Xô.

Và họ đi đến kết luận là tất cả các chế độ độc tài ở lúc yếu kém nhất và dễ lâm nguy nhất khi chúng tìm cách cởi mở. Do đó, đảng Cộng Sản Trung Hoa sẽ phải tránh việc này bằng mọi giá.

Bởi vì cải tổ chính trị tiệm tiến hoàn toàn bị bác bỏ ngoài nghị trình, những cá nhân như ông Lưu phải bị đàn áp không nương tay nếu không họ sẽ đưa ra ngọn lửa làm bùng cháy cánh đồng cỏ mênh mông là xã hội Hoa Lục vốn sẽ đe dọa sự ổn định và sức khỏe của toàn xã hội ở Hoa Lục.

Sự việc ông Lưu đã nổi danh từ vị thế một nhà tranh đấu trong các cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 và vụ tàn sát sau đó, lại càng khiến cho ông trở thành đáng kể. Ông có thể nói với thế hệ sau một cách có uy quyền về một phong trào tranh đấu mà mục tiêu tối hậu là tạo nên được một chế độ mới, một hệ thống quyền lực mới.

Điều đáng buồn, theo các nhà báo Tây phương đang hoạt động ở Trung Quốc, lãnh đạo đảng Cộng Wản lý luận vậy, và nhiều người trong dân chúng nghe theo họ, rằng sự thành công kinh tế từ lúc đó đến nay đã không thành nếu đảng Cộng Sản không đổ quân vào đàn áp những người biểu tình.

Nhưng cũng như ở bất cứ một xã hội nào, không phải tất cả viên chức nhà nước hay đảng viên đảng Cộng Sản nào cũng đều bất nhẫn và vô nhân đạo cả. Đã có một số nghĩ là sự đối xử với ông Lưu thật đáng hổ thẹn. Nhưng hầu hết coi đó là một sự tàn nhẫn cần thiết. Họ thực sự tin là rối loạn chính trị hay ngay cả nội chiến sẽ là kết quả của một cố gắng mới thúc đẩy cho dân chủ và sẽ dẫn đến vô vàn khổ sở cho nhiều trăm triệu người. So sánh với việc đó, họ hỏi, sự đau khổ của một cá nhân cứng cổ có đáng gì không?

Hiểu cái logic độc đài tàn nhẫn đằng sau sự đối xử của Bắc Kinh đối với ông Lưu không phải là biện minh cho chúng hay bênh vực chúng. Nhưng, như một nhà báo hiện đang làm việc ở Bắc Kinh kêu gọi, điều quan trọng là những người bên ngoài Hoa lục hiểu, đặc biệt là khi Trung Quốc đang ngày càng nổi lên và tích cực hoạt động trên trường quốc tế.

Ông Lưu có một giải thích cho thái độ của nhà cầm quyền. Hồi năm 2006, ông nói: “Mặc dầu chế độ của thời đại hậu Mao vẫn còn là một chế độ độc tài, nó không còn cuồng tín mà là một thứ độc tài duy lý vốn ngày càng giỏi trong việc tính toán quyền lợi của mình.”

Trong việc tính toán những quyền lợi đó, chế độ quyết định là biến ông Lưu thành một thánh tử đạo an toàn hơn là cho phép những ý tưởng của ông phổ biến không ngăn chặn.

Phải nói là trong ngắn hạn, kết luận đó của họ có lý. Chính vì cố gắng của đảng Cộng Sản, đại đa số người Trung Hoa chưa bao giờ nghe nói đến ông Lưu, và một số những người có nghe nói đến ông thì chỉ nghĩ ông là một người ưa gây chuyện quấy rối. Một số đã tỏ vẻ ngạc nhiên khi dân chúng Hồng Kông tổ chức các cuộc đốt nến tưởng niệm ông Lưu.

Cái chết của ông không tạo nên một cuộc cách mạng.

Và dĩ nhiên, không có ai ở Hoa Lục dám chỉ ra sự thành công của Đài Loan, một đảo quốc cũng của người Hoa nhưng đã tạo cho mình một nền dân chủ vững mạnh và vẫn là một cường quốc kinh tế. Sự chuyển đổi từ chế độ độc tài ở Đài Loan không dẫn đến xáo trộn như nhà cầm quyền ở Bắc Kinh vẫn lý luận.

Và nếu họ bảo là Đài Loan quá nhỏ, không thể so sánh với Hoa Lục. Thế Indonesia thì sao? Một quốc gia đa dạng, rộng lớn, đông dân, đã chuyển đổi thành công từ một chế độ độc tài quân phiệt sang một nền dân chủ với kinh tế ngày càng phát triển.

Và sự tính toán của đảng Cộng Sản về lâu về dài sẽ bị chứng minh là sai. Qua việc cố tình bác bỏ sự dân chủ hóa tiệm tiến từ trên xuống, họ đã gia tăng triển vọng của một sự bùng nổ từ dưới lên bác bỏ chế độ độc tài.

Nếu và khi nào ngày đó đến, những người biểu tình xuống đường đòi tự do dân chủ hẳn sẽ nhớ đến ông Lưu và nụ cười hiền hòa của ông. Và họ sẽ nhớ đến những lời ông viết ra nhưng bị cấm không được đọc ở vụ xử mà mỉa mai thay xảy ra đúng ngày Giáng Sinh năm 2009 “Không có một thế lực nào có thể chấm dứt sự ao ước tự do của con người, và Trung Quốc rồi cũng sẽ có ngày trở thành một quốc gia pháp luật cai trị, nơi nhân quyền chế ngự.”
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests