Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Indonesia phóng thích thêm 695 ngư dân Việt
June 12, 2017

Image
Những ngư dân mới được Indonesia phóng thích, tập họp trên boong một tuần duyên hạm của Cảnh Sát Biển Việt Nam, chờ hồi hương. (Hình: VOV)

VŨNG TÀU (NV) – Hai tuần duyên hạm của lực lượng Cảnh Sát Biển Việt Nam vừa cập cảng Vũng Tàu, hoàn tất việc vận chuyển 695 ngư dân hồi hương sau khi được Indonesia phóng thích ngày 9 Tháng Sáu.

Những ngư dân này từng bị Indonesia cầm giữ với cáo buộc đã xâm nhập và đánh bắt trái phép trong vùng biển thuộc chủ quyền của Indonesia.


Indonesia là một trong những quốc gia cầm giữ nhiều ngư dân Việt Nam nhất. Tuy Indonesia đã vài lần phóng thích ngư dân Việt Nam nhưng đây là đợt phóng thích với số lượng lớn nhất.

Ðợt phóng thích diễn ra sau khi có va chạm giữa tàu của Cảnh Sát Biển Việt Nam với tàu của Cơ Quan Giám Sát Các Nguồn Lực Hàng Hải và Tài Nguyên Biển của Indonesia (Fisheries and Maritime Resources Surveillance Agency – PSDKP) hôm 21 Tháng Năm. Vụ va chạm khiến một tàu đánh cá của Việt Nam bị chìm, 11 ngư dân Việt Nam bị Indonesia bắt giữ. Indonesia cáo buộc ngư dân Việt Nam đã xâm nhập vùng biển thuộc quần đảo Natuna của Indonesia để đánh bắt trái phép, khi giải cứu những tàu đánh cá ấy, Việt Nam đã bắt một nhân viên của PSDKP làm con tin. Việt Nam bác bỏ cáo buộc này và khẳng định đã cứu nhân viên đó.

Tại cuộc họp báo sau vụ va chạm, bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam, từng cho biết, có tới năm tàu đánh cá của Việt Nam bị PSDKP bắt giữ khi đang hoạt động tại vùng biển cách đường phân định thềm lục địa Việt Nam-Indonesia 18 hải lý về phía Bắc. Theo yêu cầu của Việt Nam, phần lớn ngư dân và bốn tàu đánh cá của Việt Nam đã được thả. Việt Nam đã yêu cầu Indonesia phóng thích 11 ngư dân còn lại.

Ðối với đợt phóng thích mới nhất, cả Indonesia lẫn Việt Nam cùng bác bỏ dự đoán, đây là cuộc trao đổi con tin giữa hai bên.

Ông Eko Djalmo Asmadi, tổng giám đốc PSDKP, nói với Jakarta Post rằng, đợt phóng thích vừa là sáng kiến của Indonesia, vừa là kết quả của việc thảo luận kéo dài giữa giới hữu trách hai bên. “Sáng kiến” của Indonesia phát xuất từ chi phí giam giữ quá lớn.

Theo tường thuật của VOV thì ông Hoàng Anh Tuấn, đại sứ Việt Nam tại Indonesia, xác nhận, chỉ tính từ đầu năm đến nay, Indonesia đã phóng thích 1,035 ngư dân Việt Nam.

Ông Eko tiết lộ, Indonesia vẫn còn giữ 198 ngư dân Việt Nam vì tiến trình pháp lý liên quan tới cáo buộc đánh bắt trái phép đối với họ chưa hoàn tất. Trong số này, có những ngư dân đã bị cầm giữ đến hai năm.

Trong chuyện ngư dân Việt Nam bị Indonesia cầm giữ, ông Tuấn bảo rằng, Việt Nam và Indonesia đang có sự khác biệt về nhận thức đối với vùng biển tiếp giáp ranh giới hai quốc gia. Việt Nam và Indonesia đang cố gắng thông qua một thỏa thuận về vùng đặc quyền kinh tế, giúp ngư dân hai bên an tâm hơn khi đánh bắt trên biển. Một đại tá là phó tham mưu trưởng lực lượng Cảnh Sát Biển Việt Nam, nói thêm, hai bên đều đang muốn thiết lập một kênh thông tin chung, cùng tuần tra chung để ổn định tình hình ở vùng biển giáp ranh. (G.Ð)
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Tiền Giang: Không còn đất, xây mộ mẹ ngay trong nhà
June 16, 2017

Image
Căn nhà 16 mét vuông vừa là nơi chôn cất, thờ cúng bà mẹ, cũng là nơi ăn ở, sinh hoạt của người con.

TIỀN GIANG, Việt Nam (NV) – Khi còn sống, người mẹ lấy đất đem chia cho các con trai, đến khi chết không còn đất, người con gái út phải chôn mẹ ngay trong căn nhà vách lá nhỏ bé, nơi ăn ở, sinh hoạt hằng ngày của mình.

Người mẹ mất đã được khoảng 100 ngày, nhưng khi trò chuyện với phóng viên báo Thanh Niên, bà Trần Thị Phượng (ngụ xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) không cầm được nước mắt.


Theo bà Phượng, gia đình bà có năm anh chị em (ba gái hai trai), bà là con út. Trước đây, khi hai người anh lập gia đình, bà Đào Thị Kế (80 tuổi), mẹ bà Phượng cho mỗi người 2,000 mét vuông đất vườn. Phần còn lại hơn 400 mét vuông, có căn nhà tình thương do chính quyền cấp, bà Kế để lại nhằm sau này khi già yếu bà Phượng ở chung để phụng dưỡng.

“Khi má tôi lâm bệnh, hai bà chị gái bàn với tôi bán miếng đất nói trên để lấy tiền lo thuốc cho má. Lúc đó, do không có tiền lo thuốc thang cho má, tôi đồng ý bán miếng đất cùng với căn nhà tình thương cho người chị gái với giá 50 triệu đồng,” bà Phượng nói.

Bà Trần Thị Hà, con gái lớn của bà Kế, kể thêm: “Sau khi bán đất, nhà cho người chị gái, Phượng xin cái nền 4×4 mét và cất cái nhà để ở. Cất xong, má tôi đòi ở chung với Phượng trong căn nhà 16 mét vuông đó.”

Một thời gian sau, bà Kế mất. “Khi má tôi mất, suy tính mãi, tôi không biết tìm đất nơi đâu để chôn cất, trong khi các anh chị đều im lặng, né tránh. Không còn cách nào khác, tôi quyết định để má tôi nằm luôn trong nhà của mình,” bà Phượng nghẹn ngào kể.

Căn nhà nhỏ có bốn cột bằng xi măng, mái lá, vách được che tạm bợ bằng tấm bạt nhựa. Bên trong nhà, ngôi mộ lát gạch cùng với nơi thờ cúng chiếm hơn phân nửa diện tích. Phần còn lại được kê một cái giường gỗ cũ kỹ, song song với ngôi mộ. Đó là nơi yên nghỉ, thờ cúng người mẹ, cũng là nơi ăn, ở, sinh hoạt của bà Phượng, người đang mang hai chứng bệnh lãng tai và bướu cổ.

Nói với báo Thanh Niên ngày 15 Tháng Sáu, ông Nguyễn Văn Vạn, công an ấp Tân Đông, cho rằng việc bà Kế khi mất được chôn trong nhà của bà Phượng, là “do chuyện nội bộ gia đình.”

Ông Đỗ Quốc Khánh, chủ tịch xã Ngũ Hiệp, cho biết: “Theo tôi nắm sơ bộ thì con, dâu của bà Kế vẫn còn đất ở gần đó. Ở nông thôn, các trường hợp chôn cất trong đất vườn, đất nhà là bình thường. Nhưng chôn trong nhà như trường hợp này thì đây là điều đáng tiếc, ngoài ý muốn.”

“Hướng sắp tới, chúng tôi sẽ vận động bà Phượng tìm nơi khác để cất lại căn nhà. Trong điều kiện, khả năng của địa phương có thể được, chúng tôi sẽ cố gắng tạo điều kiện, hỗ trợ, đồng thời kêu gọi sự giúp đỡ,” ông nói thêm. (Tr.N)
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Nhiều nạn nhân liên tiếp ‘tự tử’ tại nhà tạm giam của công an
June 18, 2017

Image
Dây thun quần nạn nhân Ngô Chí Tâm dùng để tự sát (hình lớn) và bà Từ Thị Nhường, vợ nạn nhân.
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hai ngày liên tiếp của tuần lễ vừa qua, có hai người bị công an bắt để điều tra đã “tự tử,” theo lời giải thích rất quen thuộc của công an CSVN.

Theo báo điện tử Dân Việt, sau khi bị bắt hai ngày, nghi can Hoàng Văn Long (27 tuổi, trú thôn Tam Liên, xã Ea Tam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) được phát hiện đã tự tử ngay trong nhà tạm giữ.


Báo này cho hay, ngày 13 Tháng Sáu, ông Long bị bắt tạm giam tại công an huyện để điều tra về “hành vi trộm cắp dây tiêu của một số gia đình ở địa phương.” Ông từng là một người nghiện ma túy.

Đến tối ngày 15 Tháng Sáu thì “cơ quan công an phát hiện nam thanh niên đã chết, nghi do tự tử trong trại tạm giam.”

Tờ Lao Động viết rất vắn tắt rằng “Sau khi vụ việc xảy ra, cơ quan chức năng đã khám nghiệm tử thi và làm thủ tục bàn giao cho gia đình để lo hậu sự.” Không thấy báo nào nói ông Long tự tử bằng cách nào.

Ông Long là nạn nhân thứ sáu chết trong tay công an CSVN từ đầu năm 2017 đến giữa Tháng Sáu khi vừa mới bị tạm giam để điều tra.

Trước đó một ngày, tức ngày 14 Tháng Sáu, ông Ngô Chí Tâm (40 tuổi, ngụ tại phường Tam Bình, quận Thủ Đức, Sài Gòn) đã “treo cổ bằng dây thun quần” tại trụ sở công an phường Tam Bình sau một ngày bị “mời đi làm việc.”

Kể lại với báo Pháp Luật TP.HCM, bà Từ Thị Nhường, vợ nạn nhân, cho biết khoảng 8 giờ tối 13 Tháng Sáu, một công an phường Tam Bình đến tận nhà kêu ông Tâm lên trụ sở công an có việc.

Đến sáng 14 Tháng Sáu, công an phường và tổ trưởng khu phố đến nhà mời bà lên phường. “Khi lên phường, họ thông báo là chồng tôi đã thắt cổ chết tại phường Tam Bình. Họ hỏi chồng tôi có buồn phiền chuyện gì không, tôi nói là chồng tôi đang phụ giặt quần áo với tôi thì mấy anh mời đi… Tôi thấy rất vô lý, chồng tôi sống với tôi 20 năm nay không có chuyện gì, tại sao phải thắt cổ chết ở phường,” bà bực tức kể.

Theo báo điện tử Infonet, bà Nhường cho biết, cách đây 4-5 năm, chồng bà đã đi cai nghiện xong rồi trở về với gia đình. Sau đó, ông tu chí làm lụng lo cho vợ con. Ông bán đồ điện, bà giặt đồ thuê, gia đình có ba người con.

Ông Ngô Văn Lâu, cha của nạn nhân, cho hay ông được mời đến nhận mặt con trước khi pháp y mổ và: “Lúc đó, tôi thấy mắt con tôi tụ máu, có chảy máu miệng và mặt sưng.”

Tháng trước, ông Nguyễn Hữu Tấn (38 tuổi, ngụ tại phường Thành Phước, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) một tín đồ Phạt Giáo Hòa Hảo ăn chay trường, sống với nghề bán hủ tíu chay, bị công an tỉnh Vĩnh Long “bắt khẩn cấp” vì bị vu cho là “có hành vi phát tán tài liệu chống phá nhà nước.”

Bị bắt tối 2 Tháng Năm thì sáng hôm sau Sở Công An tỉnh Vĩnh Long cho người tới nhà nạn nhân thông báo là ông Tấn đã “dùng dao rọc giấy của cán bộ điều tra tự sát trong trại tạm giam vào sáng 3 Tháng Năm.”

Vết cắt dài và sâu vòng quanh cổ rất khó có thể do ông Tấn tự cắt và đầu bị móp mềm nhũn cùng những dấu tích khác đã là những bằng chứng để gia đình ông Tấn không tin là ông “tự tử.”

Tuy chính quyền Việt Nam đã ký vào Công Ước Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc từ Tháng Mười Một, 2013, nhưng từ đó đến nay, không có dấu hiệu gì chứng tỏ các điều tra viên của guồng máy công an trên cả nước từ bỏ thói quen đánh đập, tra tấn nghi can để ép cung. Năm nào cũng có người bị chết bất thường khi vừa mới bị bắt vào trụ sở công an được vài giờ hay một vài ngày.

Vu cho nạn nhân “tự tử” là cách chạy tội gọn nhất, giản dị nhất vì guồng máy công an nằm hoàn toàn trong sự chỉ huy thay trắng đổi đen của đảng CSVN. Pháp y là “pháp y” của chế độ từ công an đến quân đội nên luôn luôn làm theo “chỉ đạo” từ bên trên, không khách quan vì không độc lập. Khám nghiệm pháp y cũng không có chụp quang tuyến nên trong rất nhiều trường hợp không làm lộ các dấu tích của tra tấn. (TN)
buikiem
Posts: 501
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

Kiên Lương bị tàn phá, hệ sinh thái đồng bằng Cửu Long bị băm nát
June 20, 2017

Image
Nhà máy xi măng Hòn Chông đặt trong khu vực núi đá vôi đang bị khai thác, trong đó có những núi bị san bằng.
KIÊN GIANG, Việt Nam (NV) – Huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, được thiên nhiên ưu đãi là vùng núi đá vôi độc đáo duy nhất phía Nam, là một trong những danh lam thắng cảnh biển đặc sắc, có hòn Phụ Tử nổi tiếng, đang đối diện với sự tàn phá khủng khiếp, không khác gì bán đảo Sơn Trà ở Đà Nẵng.

Những ngọn núi đá vôi đang bị san phẳng hoặc khai thác nham nhở phục vụ cho năm nhà máy xi măng với công suất hơn 4 triệu tấn/năm bủa vây xung quanh đủ để lý giải việc các núi đá vôi ở khu vực này đang mất đi. Núi bị khai phá, kéo theo đó là hệ sinh thái tự nhiên biến đổi, cuộc sống của con người và các loài vật ở đây bị xáo trộn.


Môi trường không khí ô nhiễm và mới đây hàng trăm hécta nuôi nghêu sò, cá biển chết chưa rõ lý do…

Đi dọc tỉnh lộ 80 từ Rạch Giá đến thị trấn Kiên Lương sẽ bắt gặp ngay cảnh thị trấn mịt mù bụi. Có lẽ không thị trấn ven biển nào mà người dân ra đường đều phải đeo khẩu trang như ở đây.

Đoạn đường qua khu vực nhà máy xi măng Kiên Lương ở ấp Lò Bom, thị trấn Kiên Lương, bụi còn mịt mù hơn. Bụi từ trong các lò chế biến clinker (nguyên liệu chính để sản xuất xi măng) bám vào trắng cả cây cối hai bên đường.

Nói về tình trạng ô nhiễm của thị trấn với báo Tuổi Trẻ, ông Đỗ Quang Vượng – ngụ khu phố Tám Thước – ngao ngán: “Dân ở đây không chỉ hít thở xi măng hằng ngày mà còn ăn xi măng, uống xi măng, ngủ cũng trên xi măng luôn…”

Ở nhà ông Vượng, từ bồn nước, giường tủ, bàn ghế, sàn nhà đến các vật dụng cá nhân tất cả đều bám bụi. “Chúng tôi sống vậy đó,” ông buông tiếng thở dài.

Ông Trần Quốc Vũ, cư dân ở đây, buồn bực nói: “Đà Lạt là thành phố sương mù, còn ở đây là thị trấn bụi mù. Về mùa này có mưa, ngược hướng gió nên còn đỡ, chứ cỡ từ Tháng Mười bụi nặng nề hơn.”

Ông Nguyễn Văn Tuyến – tổ trưởng khu phố Tám Thước, sống ở đây hơn 40 năm, từng làm kỹ thuật trong các nhà máy xi măng – cho rằng việc sản xuất xi măng không thể nào tránh khỏi phát tán bụi.

Hệ thống núi phía sau khu du lịch hang Cá Sấu trở thành bãi khai thác nham nhở.
Image
Nhưng điều khiến người dân hoang mang hơn cả là có rất nhiều người dân trong khu vực đã chết vì ung thư.
“Từ lúc tôi về đây đến giờ, khu phố Tám Thước chỉ chừng 3,000 dân nhưng đã có hơn 40 trường hợp chết vì bệnh ung thư. Chỉ riêng trong năm 2014 đã có 14 người, hỏi sao người dân không lo lắng cho được…” ông Tuyến nói.

Ngoài nhà máy nằm ngay thị trấn trên, Kiên Lương còn ba nhà máy sản xuất xi măng khác nằm trên tỉnh lộ 11 nối từ thị trấn Kiên Lương ra danh thắng hòn Phụ Tử.

Tỉnh lộ này từng được xem là một trong những cung đường đẹp nhất của tỉnh Kiên Giang. Giờ đây bên cạnh những núi đá vôi xanh mướt là những ngọn núi đã bị phạt ngang đầu, xẻ nham nhở, ngổn ngang cảnh khai thác.

Từ trung tâm thị trấn có thể thấy một phần quần thể núi Mo So (Bãi Voi) bị phạt trắng một phần. Núi Mo So có hệ thống hang động độc đáo, đã được xếp hạng di tích lịch sử và thắng cảnh cấp quốc gia từ năm 1995. Nhưng một phần thắng cảnh này bị phá tan hoang. Đáng ngạc nhiên là sau ba tháng khi được công nhận là di tích, khu vực núi này bị cấp phép khai thác để phục vụ cho nhà máy xi măng Hòn Chông.

Ông Trần Minh Sang, trưởng Phòng Tài Nguyên-Môi Trường huyện Kiên Lương, thừa nhận: “Hệ thống hang động lịch sử nằm phía bên trái núi. Tuy chưa bị tác động do quá trình khai thác mỏ của nhà máy xi măng, nhưng một mảng núi đã bị khai phá phía bên sườn phải cũng ảnh hưởng nhiều đến không gian của thắng cảnh này.”

Ông Lưu Hồng Trường, viện trưởng Viện Sinh Thái Học Miền Nam, cho biết khu vực núi đá vôi duy nhất ở miền Nam này có hệ thống hang động, thực vật cực kỳ phong phú. Đặc biệt, nơi đây có đàn voọc bạc Đông Dương đang sinh sống ở các núi đá vôi Bãi Voi, Khoe Lá. Đây là loài vật có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới. Nhưng chính những ngọn núi mà chúng cư ngụ còn có nguy cơ biến mất, nói gì đến những thân phận nhỏ nhoi.

Ông cho biết, Sách Đỏ của Liên Minh Bảo Tồn Thiên Nhiên Thế Giới từng công bố nơi đây có hơn 30 loài đặc hữu đang có nguy cơ bị đe dọa. “Hiện tại chúng tôi vẫn theo dõi thì thấy đàn voọc bạc vẫn đang phát triển bình thường. Nhưng nếu không lập ngay khu bảo tồn cho khu vực này thì hệ sinh thái bị hủy hoại, động vật quý hiếm biến mất là điều có thể thấy ở tương lai gần,” ông nhận định.

Dù việc bảo tồn, phát triển vùng đất Kiên Lương đã được nhắc đến từ hàng chục năm qua, nhưng đến nay vẫn chỉ mới dừng ở những hội thảo kế hoạch, khuyến cáo và… đang tiếp tục xúc tiến.

“Không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế” đang là khẩu hiệu. Nhưng vùng đất Kiên Lương này bao lâu nữa môi trường, thiên nhiên nơi đây mới có thể thực sự thoát khỏi việc đánh đổi? (Q.D.)
MatVit
Posts: 1308
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »


‘Giao lưu cấp cao biên giới Việt-Trung lần thứ 4’ bất ngờ bị hủy bỏ

June 21, 2017

Image
Thượng Tướng Phạm Trường Long (trái), phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc,
và Đại Tướng Ngô Xuân Lịch, ủy viên Bộ Chính Trị, phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương kiêm bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam,
gặp nhau chiều 18 Tháng Sáu tại trụ sở Bộ Quốc Phòng Việt Nam. (Hình: Báo điện tử VietNamNet)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – “Sự kiện giao lưu cấp cao biên giới Việt-Trung lần thứ 4” dự trù từ ngày 20 đến 22 Tháng Sáu với sự chủ trì của giới chức quân sự cấp cao hai nước không diễn ra như đã được loan báo.

Ngày 18 Tháng Sáu, Thượng Tướng Phạm Trường Long, phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc, dẫn đầu một đoàn đại biểu quân sự cấp cao của Trung Quốc “thăm và làm việc” tại Việt Nam đến ngày 20 Tháng Sáu.


Ngay sau đó, ông Long và phái đoàn đi tới vùng biên giới, đồng chủ tọa với Đại Tướng Ngô Xuân Lịch, phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương kiêm bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam, các “Sự kiện giao lưu cấp cao biên giới Việt-Trung lần thứ 4.”

Năm nay, sự kiện được tổ chức ở vùng biên giới thuộc hai tỉnh Lai Châu của Việt Nam và Vân Nam của Trung Quốc mà Thông Tấn Xã Việt Nam ca ngợi rằng “nhằm xây dựng tình cảm hữu nghị, đoàn kết giữa chính quyền địa phương, nhân dân và lực lượng bảo vệ biên giới hai nước, qua đó tăng cường sự tin cậy chính trị, thúc đẩy quan hệ hai nước, hai quân đội phát triển ổn định, bền vững; góp phần xây dựng, củng cố niềm tin của hai nước về biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển lâu dài.”

Tuy nhiên, sau những cuộc họp và tiếp xúc giữa phái đoàn ông Long với các lãnh đạo chính trị quân sự cao cấp nhất của Việt Nam vào ngày 18 Tháng Sáu, không hề thấy có tin tức gì được hệ thống báo đài hai nước viết gì về sự kiện giao lưu cấp cao này.

Trong khi truyền thông của phía Việt Nam không nói gì về sự kiện này, thì Bộ Quốc Phòng Trung Quốc phổ biến một bản thông báo cho biết “sự kiện giao lưu biên giới Việt-Trung” bị hủy bỏ với “lý do liên quan về phối hợp hoạt động.”

Ba ngày trước đó, tức ngày 18 Tháng Sáu, Thông Tấn Xã Việt Nam có bốn bản tin khác nhau tường thuật bốn cuộc tiếp xúc và “làm việc” của phái đoàn ông Phạm Trường Long với các ông Nguyễn Phú Trọng – tổng bí thư đảng CSVN, Trần Đại Quang – chủ tịch nước, Nguyễn Xuân Phúc – thủ tướng và Ngô Xuân Lịch – bộ trưởng Quốc Phòng.

Nhiều phần, lý do dẫn đến sự hủy bỏ “sự kiện giao lưu biên giới” cấp cao giữa quân đội Việt Nam-Trung Quốc là hậu quả từ lời tuyên bố của ông Phạm Trường Long cả quyết chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là “từ thời cổ xưa” được thuật lại trên bản tin Anh Ngữ của báo Quân Đội Trung Quốc (ChinaMil) điện tử.

“Tướng Phạm Trường Long tái khẳng định lập trường của Trung Quốc đối với vấn đề biển Nam Hải (Việt Nam gọi là Biển Đông) và nhấn mạnh rằng các đảo tại Nam Hải là lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ xưa.” Nguyên văn đoạn tin trên báo ChinaMil: “General Fan Changlong reaffirmed China’s stance on the South China Sea issue, and stressed that the South China Sea islands are Chinese territory since ancient times.”

Không thấy báo chí của Việt Nam tường thuật gì về những lời nói của phía Việt Nam đối đáp gì với ông Phạm Trường Long về lời tuyên bố đó, mà chỉ thấy Thông Tấn Xã Việt Nam thuật lời ông Long nói với Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang là “Về vấn đề trên biển, Thượng Tướng Phạm Trường Long cho rằng, vấn đề này cần phải được xử lý thận trọng, giải quyết một cách hòa bình, không để ảnh hưởng tới tình hữu nghị giữa hai nước Trung Quốc-Việt Nam.”

Không những vậy, trong cuộc gặp mặt với Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông được thuật lời nhắc nhở: “Trong bối cảnh tình hình quốc tế hết sức phức tạp, Việt Nam và Trung Quốc cần đẩy mạnh hợp tác, cảnh giác trước những âm mưu chia rẽ quan hệ hai đảng, hai nước.”

Bản tin Thông Tấn Xã Việt Nam tường thuật cuộc gặp giữa ông Phúc với ông Long như sau: “Đánh giá cao kết quả hội đàm giữa Thượng Tướng Phạm Trường Long và Đại Tướng Ngô Xuân Lịch, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng hoan nghênh Quân Ủy Trung Ương hai nước thiết lập cơ chế hợp tác, triển khai toàn diện Tuyên Bố Tầm Nhìn Chung về Hợp Tác Quốc Phòng đến năm 2025.”

Ngoài chuyện hủy bỏ “sự kiện giao lưu quân sự cấp cao” tại biên giới biểu lộ sự mâu thuẫn trong lập trường về chủ quyền lãnh thổ giữa hai nước, tương lai mối quan hệ quân sự và chính trị giữa hai nước có bị ảnh hưởng gì, bị thay đổi gì không, vẫn còn là dấu hỏi và phải chờ các diễn biến kế tiếp. (TN)
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Bản tường trình viết tay công an Yên Bái gài bẫy nhà báo là thật
June 27, 2017

Image
Cụm biệt thự gia đình ông Phạm Sỹ Quý, giám đốc Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh Yên Bái.



HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Bản tường trình viết tay của sinh viên thực tập báo chí đi cùng nhà báo Lê Duy Phong kể lại vụ công an Yên Bái dàn dựng gài bẫy để bắt người là có thật và đúng sự thật.

“Chính xác đó là bản tường trình của bạn sinh viên đi cùng chồng tôi. Bản tường trình được bạn này viết sau khi trở về từ Yên Bái và gặp tôi, tôi đã yêu cầu bạn ấy tường trình lại toàn bộ sự việc đã xảy ra.”


Đó là lời của bà Nguyễn Quỳnh Nga, vợ ông Lê Duy Phong, trưởng Ban Công Tác Bạn Đọc của báo điện tử Giáo Dục Việt Nam, nói với báo điện tử Dân Việt hôm Thứ Hai, 26 Tháng Sáu, về bản tường trình tường thuật chi tiết những gì xảy ra trong bữa ăn trưa ngày 22 Tháng Sáu của cô nữ sinh viên thực tập đi theo học nghề từ chồng của bà.

Nữ sinh viên này cũng bị bắt cùng với ông Phong nhưng sau đó được thả ra và quay về Hà Nội. Cô đã đến gặp bà Nga kể lại sự việc và viết bản tường trình mà mọi người thấy trên Facebook và được chuyển đi nhanh chóng.

Như nội dung của bản tường trình, nhà báo Lê Duy Phong, 32 tuổi, đã nhất định từ chối số tiền của người tự nhận là doanh nhân vốn là cựu công an mà ông chỉ gặp trong bữa ăn trưa qua sự giới thiệu của một người bạn cũ. Khi số tiền được ấn vào túi của ông thì công an ập vào nói bắt quả tang nhà báo ăn hối lộ.

Điều này xác nhận công an thành phố Yên Bái đã chuẩn bị vụ gài bẫy, đưa ông Phong vào tròng, kể cả việc đánh số trước hàng số “seri” trên số tiền “tang vật.”

Ngày 26 Tháng Sáu, Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Công An thành phố Yên Bái ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Phong và thực hiện lệnh bắt tạm giam bốn tháng. Ông bị khởi tố về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản,” theo quy định tại Điều 280 Bộ Luật Hình Sự, mà bản án có thể đến 13 năm tù.

Dư luận xã hội giận dữ vì nhìn thấy vụ bắt giữ và khởi tố nhà báo qua trò dàn dựng rất lộ liễu. Bà Nga cho hay bà đã mời luật sư cho chồng, báo điện tử Giáo Dục Việt Nam cũng nói thuê luật sư cho ông. Nhiều luật sư nghe tin vụ việc cũng xin được tình nguyện đứng ra bảo vệ quyền lợi pháp lý cho ông.
Image
Biệt thự lớn đang dần hoàn thiện của ông Đặng Trần Chiêu, giám đốc Công An tỉnh Yên Bái. (Hình: Báo Thời Đại)
Trong cuộc phỏng vấn với báo điện tử Dân Việt, ông Nguyễn Tiến Bình – tổng biên tập báo – xác nhận có bản tường trình viết tay và cũng đã đề nghị Bộ Công An đứng ra điều tra để vụ án được khách quan. Nếu để công an thành phố Yên Bái điều tra thì chẳng lẽ họ lại nhìn nhận họ làm sai? Phủ bênh phủ, huyện bênh huyện sẽ “thiệt thòi” cho người bị cáo buộc.

Trong một bản tin, báo Dân Việt thuật lại tin từ một nguồn tin cho biết “Sau khi nghe đại diện công an tỉnh Yên Bái cáo cáo về vụ án bắt nhà báo Lê Duy Phong vào ngày 22 Tháng Sáu, Thượng Tướng Lê Quý Vương – thứ trưởng Bộ Công An – đã chỉ đạo lực lượng công an Yên Bái tiến hành điều tra đúng luật, khách quan.”

Nói cách khác, Bộ Công An từ chối lời yêu cầu của báo Giáo Dục Việt Nam và còn cho rằng “mức độ của hành vi phạm tội, nơi xảy ra tội phạm thuộc thẩm quyền công an thành phố Yên Bái điều tra chứ chưa phải là công an tỉnh Yên Bái,” gián tiếp nói rằng như thế là “khách quan.”

Ông Phong là tác giả của hai bản tin điều tra về “biệt phủ” đồ sộ của giám đốc công an tỉnh Yên Bái và giám đốc Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh, trong đó giám đốc sở này là em ruột của bí thư tỉnh ủy Yên Bái.

Hiện thanh tra của Thanh Tra Chính Phủ đã “công bố quyết định thanh tra về tài sản của gia đình em trai bí thư tỉnh Yên Bái – ông Phạm Sỹ Quý, giám đốc Sở Tài Nguyên-Môi Trường” để xem “quần thể biệt phủ” của ông chiếm dụng đất của thành phố, biến đổi quyền sử dụng có phải do từ tình nghĩa chị em mà được biệt đãi trái luật, tiền xây dựng từ đâu mà có.

Cũng đang có lời kêu gọi của ông Vũ Quốc Hùng, nguyên phó chủ nhiệm thường trực Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương của đảng CSVN, điều tra cả “biệt phủ” của giám đốc công an tỉnh Yên Bái là Thiếu Tướng Đặng Trần Chiêu.

Dư luận xã hội tại Việt Nam thì cho là công an tỉnh Yên Bái gài bẫy bắt nhà báo Lê Duy Phong là vừa trả thù cho các bài phóng sự điều tra đụng chạm đến tướng công an Đặng Trần Chiêu và em trai bà bí thư tỉnh ủy Phạm Thị Thanh Trà, đồng thời để “bịt miệng” báo chí. (TN)
MatVit
Posts: 1308
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Bản án dành cho ‘Mẹ Nấm’ chọc giận nhiều người
June 30, 2017

Image
“Mẹ Nấm” tại phiên xử sơ thẩm hôm 29 Tháng Sáu ở Khánh Hòa.

KHÁNH HÒA, Việt Nam (NV) – Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam phóng thích ngay “Mẹ Nấm” và các tù nhân lương tâm khác. Đó chỉ là một trong nhiều ý kiến của cộng đồng quốc tế về bản án vừa tuyên.

Blogger “Mẹ Nấm” có tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (38 tuổi, cư trú ở Nha Trang, Khánh Hòa). Bà là một trong những người kiên trì đeo đuổi việc vận động cho tự do, dân chủ tại Việt Nam, bảo vệ môi trường sống an lành cho người Việt một cách ôn hòa. Giống như những người cùng chí hướng, “Mẹ Nấm” liên tục bị sách nhiễu, “được” công an Việt Nam “mời làm việc” thường xuyên, thỉnh thoảng lại bị tạm giữ nhưng bà không bỏ cuộc.


Năm 2010, “Mẹ Nấm” từng được Tổ Chức Giám Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch – HRW) trao giải thưởng Hellman Hammett (dành cho những người cầm bút bảo vệ tự do ngôn luận).

Năm 2017, “Mẹ Nấm” nhận thêm giải thưởng “Phụ Nữ Can Đảm” của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (giải thưởng thường niên dành cho những phụ nữ tiêu biểu trên toàn thế giới đã dấn thân tranh đấu cho cộng đồng và cho nữ giới).

Tháng Mười, 2016, “Mẹ Nấm” bị bắt với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.” Hành động này đã khiến chính quyền Việt Nam bị cộng đồng quốc tế chỉ trích kịch liệt. Thậm chí ngay sau đó, Cao Ủy Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc đã khuyến cáo chính quyền Việt Nam loại bỏ hàng loạt tội trong nhóm tội “xâm phạm an ninh quốc gia” khỏi Luật Hình Sự.

Cơ quan này cho rằng, các Điều 79 (hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân), Điều 87 (phá hoại chính sách đoàn kết), Điều 88 (tuyên truyền chống nhà nước), Điều 245 (gây rối trật tự công cộng), Điều 258 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước) trong Luật Hình Sự hiện hành của Việt Nam vi phạm các tiêu chuẩn về nhân quyền của cộng đồng quốc tế.

Cao Ủy Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc đã dùng trường hợp “Mẹ Nấm” làm bằng chứng để bày tỏ sự lo ngại rằng, bất kỳ công dân nào của Việt Nam cũng có thể bị biến thành tội phạm hình sự chỉ vì họ dùng các quyền tự do căn bản để trình bày ý kiến cá nhân hay chất vấn chính phủ. Sự mơ hồ của các điều vừa kể trong luật hình sự giúp chính quyền dễ dàng dập tắt những ý kiến chỉ trích bằng cách tống giam và phạt tù.

Cơ quan này đã liệt kê tên của hàng loạt cá nhân là nạn nhân của sự bạo hành này và yêu cầu chính quyền Việt Nam phóng thích ngay lập tức những cá nhân đang bị giam giữ vì bị kết án dựa theo các điều vừa kể.

Chính quyền Việt Nam làm ngơ. Mới đây, họ đưa “Mẹ Nấm” ra xét xử và phạt bà 10 năm tù.

Tại một cuộc họp báo vào sáng 29 Tháng Sáu, bà Heather Nauert, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nói với báo giới rằng, Hoa Kỳ lo ngại khi Việt Nam liên tục bắt giữ và phạt tù những nhân vật đối lập, phản kháng một cách ôn hòa. Bà Nauert nhấn mạnh, triển vọng trong quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam chỉ có thể đạt mức tối đa nếu Việt Nam có tiến bộ về nhân quyền.

Trước khi phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lên tiếng, Ủy Ban Bảo Vệ Báo Giới (Committee to Protect Journalists – CPJ) đã gọi cách đối xử của chính quyền Việt Nam đối với “Mẹ Nấm” là “tàn nhẫn,” “đáng tởm” và là một điều mà giới cầm quyền nên thấy xấu hổ.

Tổ chức Những Người Bảo Vệ Dân Quyền (Civil Rights Defenders – CRD) thì gọi bản án mà hệ thống tư pháp Việt Nam vừa tuyên đối với “Mẹ Nấm” là “mặt thật” của chính quyền thiếu tôn trọng nhân quyền. Tương tự, những tổ chức hoạt động cho dân chủ, nhân quyền như HRW, Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International – AI), Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters sans frontières – RSF) đồng loạt khẳng định, hành vi bắt giữ-kết án “Mẹ Nấm” là “quá đáng” và vì vậy cần trả tự do ngay lập tức cũng như các tù nhân lương tâm khác.

Trên Internet, nhiều người Việt sống tại Việt Nam đã công khai bày tỏ sự ngưỡng mộ “Mẹ Nấm” và sự phẫn nộ đối với bản án mà hệ thống tư pháp Việt Nam mới tuyên đối với cô. Những nhân vật đang hoạt động cho tự do, dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam nhận định, phạt một người 10 năm tù chỉ vì đã bày tỏ ý kiến cá nhân về tương lai quốc gia, vận mệnh dân tộc, quan hệ Việt-Trung, môi trường sống sẽ không đạt mục đích: Gieo rắc sợ hãi để buộc mọi người im lặng.

Trả lời VOA, những nhân vật đối lập như Nguyễn Chí Tuyến, Lã Việt Dũng, Lê Mỹ Hạnh cùng tin rằng, bản án vừa tuyên đối với “Mẹ Nấm” là một kiểu chuẩn bị “hàng hóa” để mặc cả, đổi chác khi chính quyền cần thương lượng với chính phủ các quốc gia khác nhằm tìm kiếm những điều có lợi cho mình, giống như đã từng làm như vậy nhiều lần. (G.Đ)
bobinh
Posts: 221
Joined: Fri Feb 26, 2010 1:35 am
Contact:

Post by bobinh »


Thủ tướng Việt Nam ‘tự thóa mạ’ khi nhận định về kinh tế

July 3, 2017
Image
Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc.



HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Trong cuộc họp giữa chính phủ với giới lãnh đạo chính quyền các địa phương, thủ tướng Việt Nam tự thóa mạ mình dối trá khi đưa ra hàng loạt nhận định mâu thuẫn với nhau.

Theo tờ Tuổi Trẻ hôm Thứ Hai, 3 Tháng Bảy, chính phủ Việt Nam họp suốt ngày để thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội trong sáu tháng đầu năm 2017 và định hướng cho hoạt động của bộ máy công quyền trong sáu tháng sắp tới.


Nếu so sánh các tuyên bố, nhận định của thủ tướng Việt Nam trong cuộc họp này, có thể thấy người đứng đầu chính phủ Việt Nam rất vụng về.

Nhận định về tình hình kinh tế-xã hội trong sáu tháng đầu năm 2017, ông Phúc cho rằng: “Công tác chỉ đạo điều hành đã có nhiều đổi mới, quyết liệt, đã phát huy kết quả bước đầu. Tập thể chính phủ, thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải quyết các vấn đề bức xúc.”

Cũng theo ông Phúc, sáu tháng đầu năm nay là “sáu tháng có thiên thời, địa lợi, nhân hòa” vì “người dân phấn khởi làm ăn, kinh doanh, khởi nghiệp, xu hướng kinh doanh tốt hơn.”

Ông Phúc ví von, tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam như một người đi khám sức khỏe mà “các chỉ số cơ bản như huyết áp, mỡ máu, men gan… đều tốt.”

Tóm lại, theo ông Phúc, tình hình kinh tế-xã hội sáu tháng đầu năm 2017 có nhiều điểm phấn khởi hơn cùng kỳ năm ngoái: Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp, tăng trưởng hồi phục mạnh. Lĩnh vực dịch vụ, nông nghiệp hồi phục mạnh. Việt Nam là một trong 12 quốc gia dẫn đầu về tăng trưởng du lịch. Vốn đầu tư ngoại quốc tăng mạnh. Trong sáu tháng đầu năm có thêm 61,000 doanh nghiệp. Ngoài kinh tế, Việt Nam còn đạt kết quả khả quan về văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, đền ơn đáp nghĩa, giảm nghèo bền vững…

Tuy nhiên, cũng chính ông Phúc cho rằng phải “thẳng thắn đề cập đến những hạn chế, khó khăn, thách thức” và tự ông nhận diện, liệt kê “những hạn chế, khó khăn, thách thức” đó.

Thủ tướng Việt Nam thú nhận: “Tình trạng tiêu thụ nông sản, gia súc, gia cầm còn khó khăn, giá giảm, ảnh hưởng đến người sản xuất.”

Người ta không rõ với thực tế như thế thì tại sao ông Phúc lại cho rằng nông nghiệp là một trong những lĩnh vực đang “hồi phục mạnh?”

Tương tự, ông Phúc thú nhận: “Tăng trưởng công nghiệp, xây dựng thấp hơn so với cùng kỳ, trong đó khai khoáng giảm sâu, riêng dầu khí giảm hơn 11%. Sản xuất kinh doanh có phát triển nhưng vẫn còn khó khăn, số doanh nghiệp rời thị trường nhiều, doanh nghiệp có nguy cơ thua lỗ, phá sản vẫn nhiều,…”

Với tình hình như thế mà dám khẳng định, “người dân phấn khởi làm ăn, kinh doanh, khởi nghiệp, xu hướng kinh doanh tốt hơn” thì thủ tướng Việt Nam quả là… “dũng cảm.”

Thủ tướng Việt Nam thừa nhận thêm: “Giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản chậm, đến nửa năm mới bằng 30% kế hoạch.”

Đối với cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thì hoạt động “thoái vốn” (rút vốn nhà nước ra khỏi các danh nghiệp này) rất chậm.

Ông Phúc cho biết: “Đến nay mới thoái vốn được 11,000 tỷ đồng so với kế hoạch là 60,000 tỷ đồng…”

Ngoài ra, ông cũng thú nhận: “Còn rất nhiều vấn đề xã hội bức xúc như mất an toàn vệ sinh thực phẩm, ngộ độc tập thể, bạo lực học đường, xâm hại trẻ em… Ô nhiễm môi trường vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi. Nạn chặt phá rừng, khai thác khoáng sản trái phép, sạt lở bờ sông, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long rất đáng lo ngại. Trật tự an toàn xã hội ở một số địa bàn diễn biến phức tạp. Đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông, cháy nổ nghiêm trọng.”

Người ta không rõ tại sao khi đã thấy được như vậy mà ông Phúc vẫn cho rằng sáu tháng đầu năm nay là “sáu tháng có thiên thời, địa lợi, nhân hòa,” tình hình kinh tế-xã hội sáu tháng đầu năm 2017 có nhiều điểm phấn khởi hơn cùng kỳ năm ngoái?

Nếu tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam như một người đi khám sức khỏe mà có kết luận “các chỉ số cơ bản như huyết áp, mỡ máu, men gan… đều tốt” thì não của người trực tiếp khám, chẩn đoán rõ ràng là… không tốt! (G.Đ.)
buikiem
Posts: 501
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

Ngư Dân, Ma Túy, Tôm, Mưa Lũ, Kiều Hối...
10/07/2017

Xuân Niệm
Khổ cực, gian nan... là cuộc đời ngư dân. Tuy nhiên, nỗi nguy trên biển có khi làm mất mạng...

Bản tin VTC kể chuyện: Ngư dân bị bạch tuộc cắn chết khi đi đánh bắt cá trên biển...

Một ngư dân ở xã Vinh Hà (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) vừa bị bạch tuộc cắn tử vong khi đang đánh bắt cá trên biển.

Ngày 7/7 nguồn tin từ UBND xã Vinh Hà (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) xác nhận, một người dân trên địa bàn xã này vừa bị bạch tuộc cắn tử vong.

Theo đó, khoảng 2h ngày 7/7, chị Văn Thị Tý (32 tuổi, ngụ thôn Hà Giang, xã Vinh Hà) cùng chồng là anh Hoàng Xuân đến khu vực biển Hòn Chảo (thuộc huyện Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế, giáp ranh vùng biển Đà Nẵng) để đánh bắt cá.

Bản tin VnExpress kể chuyện: Chiều 7/7, Đại tá Võ Đức Thân - Trưởng Phòng cảnh sát truy nã tội phạm (PC52) Công an Khánh Hòa - cho biết, bà Bering Ekateria (quốc tịch Nga) vừa bị bắt theo quyết định truy nã của Interpol (Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế).

Bà Bering Ekateria gần 3 năm trốn truy nã của Interpol, trong vai nhân viên Spa của khách sạn 4 sao tại TP Nha Trang.

Người phụ nữ 47 tuổi bị nhà chức trách thành phố Moscow (Nga) cáo buộc sản xuất, mua bán và tàng trữ trái phép chất ma túy.

Báo An Ninh Thủ Đô kể chuyện Sài Gòn: Hai nữ công nhân bị gã thanh niên nghi phê ma túy khống chế trong phòng trọ để cướp tài sản. Lực lượng Công an đã nổ súng giải cứu.

Công an quận 9, TPSG hiện đang tạm giữ nghi can Dương Thanh Hồ (SN 1999, ngụ quận 9) để điều tra, xử lý về hành vi “cướp tài sản”.

Theo điều tra, Dương Danh Hồ làm nghề phụ hồ và ở trọ cùng 1 người bà con tại khu trọ số 23/3A đường 102, khu phố 7, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9.

Bản tin VOV kể chuyện: 49 bị cáo gây rối, đập phá trại cai nghiện Đồng Nai lĩnh án...

Chiều 7/7, HĐXX đã tuyên phạt 49 bị cáo về tội gây rối trật tự công cộng tại trại cai nghiện Đồng Nai.

Các bị cáo lĩnh án gồm Võ Đình Huân (32 tuổi); Ngô Văn Hoành (29 tuổi, ngụ TP.Biên Hòa) cùng 4 năm tù giam; Trần Ngọc Dũng (27 tuổi) 2 năm tù giam, do bị cáo bị hạn chế năng lực hành vi; Lê Huy Hoàng mức án 4 năm 6 tháng tù giam; 45 đối tượng còn lại bị phạt tù từ 10 tháng đến 3 năm 6 tháng tù giam

Báo Tuổi Trẻ kể chuyện: Bắt đầu hoạt động từ năm 2012 và từ đó đến nay, Đạm Ninh Bình liên tục làm ăn thua lỗ, đến giờ đã lên đến khoảng 2.000 tỉ đồng.

Chưa hết, theo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) - công ty mẹ của Đạm Ninh Bình, dự kiến 5 năm tới dòng tiền của Đạm Ninh Bình vẫn tiếp tục âm và không thể tự trả được nợ.

Như vậy dự kiến sẽ có đến 10 năm liên tục Đạm Ninh Bình rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ nặng và dòng tiền âm (thu không đủ chi). Bộ Công thương và Vinachem vì vậy đã đề nghị Chính phủ đứng ra trả nợ thay 125 triệu USD cho đối tác Trung Quốc.

Câu hỏi là: đến hạn trả nợ cho đối tác Trung Quốc mà Đạm Ninh Bình và Vinachem không có khả năng trả được nợ thì liệu Chính phủ có trả nợ thay?

Trốn nợ?

Báo Người Lao Động báo động cơ nguy ô nhiễm biển Bình Thuận, thế là Hiệp hội Tôm Bình Thuận la làng.

Liên quan đến việc Bộ TN-MT cấp phép cho Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 đổ gần 1 triệu m3 bùn, cát sau nạo vét xuống vùng biển Tuy Phong, ngày 7-7, Hiệp hội Tôm Bình Thuận đã tổ chức họp với các hội viên, thống nhất đề xuất 3 kiến nghị đến các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương. Cụ thể, trước khi Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 đổ thải, các đơn vị hữu trách phải thực hiện quan trắc môi trường; khi triển khai kế hoạch giám sát, đơn vị đổ thải phải có kế hoạch, thống nhất các tiêu chí bồi thường; nếu xảy ra sự cố về môi trường, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 phải là đơn vị trực tiếp bồi thường.

Báo Thanh Niên kể: Cả nước có mưa, đề phòng dịch bệnh trên lúa và hoa màu.

Trong tuần từ 8 - 14.7, miền Bắc tiếp tục có mưa vừa, mưa to do rãnh thấp gió mùa đi ngang qua.

Mưa tập trung về chiều tối và đêm, đề phòng giông và gió giật mạnh. Các tỉnh vùng núi tiếp tục có nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông suối nhỏ và sạt lở đất, vùng đồng bằng và trung du mưa nhiều có nơi bị ngập úng.

Báo Lao Động kể chuyện: Buôn lậu hàng giả, hàng cấm ngày càng tinh vi.

Ngà voi giấu trong các hộp gỗ rỗng đóng trong container; gỗ lậu khai báo là gỗ xẻ hộp nhập khẩu từ Châu Phi; “bỏ qua” không khai những mặt hàng khác có trong lô hàng; “cõng” hàng qua lối mòn, lối mở; “chọn luồng” khi thông quan…, là những thủ đoạn tinh vi mà các đối tượng áp dụng để ngày ngày tuồn hàng lậu qua biên giới. Theo Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, trốn tránh lực lượng chức năng, những kẻ buôn lậu lỳ lợm, máu lạnh sẵn sàng nổ súng vào lực lượng chức năng để bảo vệ “nguồn hàng”.

Báo Tiền Phong kể: Sáu tháng, hơn 2 tỷ USD kiều hối về TP SG.

Lượng kiều hối chuyển về TP SG qua các kênh chính thức đạt 2,1 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP SG - Nguyễn Hoàng Minh, lượng kiều hối chuyển về Thành phố vẫn chủ yếu từ thị trường Mỹ (chiếm 60%) và châu Âu (khoảng 19%).

Kiều hối, kiều hối... có dư tiền trả nợ cho doanh nghiệp nhà nước?
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Image

Việt Kiều Về SG Phẫu Thuật Thẩm Mỹ, Hút Mỡ, Tử Vong
21/07/2017
SAIGON -- Về Sài Gòn để giải phẫu thẩm mỹ, một Việt kiều Mỹ tử vong.

Bản tin Thế Giới Trẻ ghi rằng Việt Kiều Mỹ đã chết bất thường khi hút mỡ bụng... Kết quả là, đình chỉ thẩm mỹ viện Việt Thành.

Bản tin TGT noí rằng vào chiều 19/7, người đàn ông quốc tịch Mỹ khoảng 60 tuổi đến viện thẩm mỹ Việt Thành trên đường Sư Vạn Hạnh (quận 10) để hút mỡ bụng. Trong lúc các nhân viên thực hiện ca phẫu thuật thì xảy ra sự cố, người đàn ông bất ngờ co giật rồi tử vong.

Sự việc trên lập tức được trình báo cơ quan chức năng, ngay trong tối ngày 19/7 cơ quan công an đã tới bệnh viện thẩm mỹ Việt Thành khám nghiệm hiện trường và lấy lời khai của những bên liên quan.

Đến sáng 20/7, trao đổi với phóng viên Zing.vn, bác sĩ Bùi Minh Trạng, Chánh Thanh tra Sở Y tế TP.SGkhẳng định thẩm mỹ viện Việt Thành đã được cấp phép hoạt động và do bác sĩ Nguyễn Việt Thành chịu trách nhiệm chuyên môn. Đồng thời bác sĩ Thành cũng có chứng chỉ hành nghề số 000810/BYT-CCHN.

Theo ông Trạng, sáng cùng ngày, Thanh tra Sở Y tế đã yêu cầu phòng khám ngưng hoạt động vì không đảm bảo cho tính mạng của bệnh nhân. Ngoài ra, cơ quan quản lý cấp sở cũng yêu cầu bác sĩ Thành nhanh chóng báo cáo cho cơ quan quản lý biết tên tuổi, tình trạng bệnh nhân vào khám để cơ quan quản lý trình báo cáo lên UBND TP và Bộ Y tế.

Về sự cố bệnh nhân tử vong tại cơ sở thẩm mỹ này, ông Trạng cho biết hiện cơ quan điều tra đã niêm phong hồ sơ, “tất cả phải chờ kết luận của công an”.

Trong khi đó, báo Công An cho biết:

“Công an quận 10 đã vào cuộc điều tra làm rõ. Qua xác minh, người này tên Edward Hartley (53 tuổi, quốc tịch Mỹ).”
MatVit
Posts: 1308
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Nhà tranh đấu Trần Thị Nga bị kết án 9 năm tù
July 25, 2017

Image
Bà Trần Thị Nga biểu tình chống Trung Quốc. (Hình: rfa.org)

HÀ NAM, Việt Nam (NV) – Bà Trần Thị Nga, một phụ nữ vận động dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam bị kết án 9 năm tù và 5 năm quản chế trong phiên tòa sơ thẩm ở tỉnh Hà Nam hôm Thứ Ba, 25 Tháng Bảy.

Cũng như các phiên tòa xử án chính trị khác, tuy là phiên xử “công khai” nhưng chồng và hai con nhỏ của bà Trần Thị Nga cùng hơn một chục bằng hữu không được vào dự khán. Hàng trăm công an thường phục và sắc phục, cảnh sát cơ động cùng dân phòng được rải chung quanh tòa án, ngăn cản người dân tới gần.


Bà Trần Thị Nga, 40 tuổi, bị một bản án rất nặng theo Khoản 1 Điều 88 Bộ Luật Hình Sự “Tuyên truyền chống nhà nước…” Bản án này chỉ sau một tháng chính quyền Khánh Hòa kết án 10 năm tù blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, 38 tuổi, và cũng cùng bị áp đặt theo một tội danh.

Bà Nga vốn là một người dân oan khiếu kiện, đòi hỏi công bằng vì bị công ty xuất khẩu lao động của nhà cầm quyền cướp tiền của bà khi đi lao động tại Đài Loan, sau trở thành người đấu tranh cho công bằng xã hội, bày tỏ lòng yêu nước qua các cuộc biểu tình, vận động dân chủ. Bà là thành viên điều hành của Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam và một số hội đoàn xã hội dân sự khác.

Bà bị công an thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, tịch thu xe gắn máy và hành hung rất nhiều lần, nhà thường xuyên bị công an theo dõi. Thậm chí ngày 25 Tháng Năm, 2015, công an thường phục đã dùng gậy sắt đánh gãy chân tay bà ngay trên đường phố. Dù vậy, bà vẫn can đảm tham dự các cuộc biểu tình tại nhiều nơi ở Việt Nam và dùng Internet để phát biểu ý kiến và thông tin.

Hình ảnh bà Nga cho con bú sữa khi chân tay bị công an lấy gậy sắt đánh gãy được phổ biến trên mạng từng gây phẫn nộ một chế độ tự nhận là “của dân, do dân và vì dân,” là “đầy tớ nhân dân” mà cư xử với nhân dân như thế.
Image
Bà Trần Thị Nga (thứ hai, phải) bị công an tỉnh Hà Nam công bố lệnh bắt tạm giam và khám xét nơi ở ngày 21 Tháng Giêng, 2017. (Hình: hanam.gov.vn)
Bản cáo trạng của viện kiểm sát tỉnh Hà Nam cáo buộc bà Trần Thị Nga “Trong khoảng thời gian từ Tháng Chín, 2014, đến Tháng Giêng, 2017, Trần Thị Nga đã trực tiếp lập các tài khoản blog, Facebook cá nhân ‘Thuy Nga,’ ‘Tran Thi Nga’ và trang YouTube ‘trần thúy nga,’ đã làm ra, tàng trữ 13 video clip có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin, bịa đặt và sử dụng trang mạng xã hội để đăng tải các video clip nhằm truyền bá những tư tưởng phản động, xuyên tạc đường lối, chính sách của đảng và nhà nước, gây hoang mang trong nhân dân, phá hoại khối đoàn kết toàn dân; gieo rắc sự nghi ngờ, bất mãn với chính quyền nhằm chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.”

Thêm nữa, cáo trạng còn cáo buộc bà “viết, dán nhiều biểu ngữ có nội dung bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo đảng, nhà nước, lực lượng công an, tẩy chay bầu cử Quốc Hội khóa XIV và bầu cử Hội Đồng Nhân Dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.”

Luật Sư Hà Huy Sơn, một trong bốn luật sư biện hộ cho bà Nga tại phiên tòa sơ thẩm, bác bỏ các cáo buộc của nhà cầm quyền và ông nói những cáo buộc đó được tạo dựng trái với những quy định của Luật Tố Tụng Hình Sự nên không có giá trị. Nói với hãng thông tấn AFP, Luật Sư Sơn cho là bản án mà bà Nga phải chịu đựng “đã được chuẩn bị từ trước.”

Bản án nặng nề áp đặt lên đầu bà Trần Thị Nga, một phụ nữ có hai con nhỏ, tiếp nối theo bản án 10 năm tù của bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, như những chứng cứ xác định chính quyền Việt Nam ngày càng mạnh tay hơn với các người đòi hỏi nhân quyền, tự do thông tin và ngay cả đòi hỏi bảo vệ môi trường, bày tỏ lòng yêu nước mà không theo lệnh của nhà cầm quyền.

Chỉ từ Tháng Giêng đầu năm 2017 đến nay, ngoài bà Trần Thị Nga, chính quyền Việt Nam ít nhất đã tống giam thêm sáu người khác. Tất cả bị vu cho các tội từ “Tuyên truyền chống nhà nước…” theo Điều 88, hay “Âm mưu lật đổ…” theo Điều 79, hoặc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ…” theo Điều 258. Những điều luật này đều bị các chính phủ Tây phương cũng như các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế lên án là đi ngược lại Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà chính quyền Việt Nam đã đặt bút ký cam kết tuân thủ.

Người bị bắt mới nhất là ông Lê Đình Lượng, 52 tuổi, có trang Facebook cá nhân “Lỗ Ngọc” bị bắt chỉ một ngày trước phiên xử sơ thẩm bà Trần Thị Nga. Ông bị bắt ở thị trấn Hoàng Mai, Nghệ An, và bị vu cho tội “âm mưu lật đổ.” (TN)
MatVit
Posts: 1308
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Thêm 4 nhà hoạt động dân chủ bị bắt hôm nay 30/07/2017

Bản tin từ Facebook Tiêu Sơn, Ngô Văn Hiếu...
Theo thông tin công bố chính thức của cơ quan An Ninh Điều Tra Bộ Công An:
1. 4 người mới bị bắt hôm nay 30/07/2017 bị khởi tố tạm giam theo Điều 79/BLHS "âm mưu lật đổ chính quyền": Phạm Văn Trội (Hà Nội), Nguyễn Trung Tôn (Thanh Hóa), Trương Minh Đức (Saigon), Nguyễn Bắc Truyển (Saigon).
2. 2 người bị bắt trước đó (16/12/2015) là Nguyễn Văn Đài và Trần Thu Hà theo Điều 88, nay theo Lệnh khởi tố mới bị chuyển tội danh thành Điều 79/BLHS.
3. Cả 6 người này đều bị ghép trong "Vụ án Nguyễn Văn Đài", đều là thành viên HAEDC - Có thể hiểu là đợt trấn áp mới này đích nhắm vào HAEDC.
4. Kết hợp với sự kết án nặng 2 phụ nữ (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga), và 1 số vụ bắt giữ trước đó, cho thấy chính quyền CSVN đang tiến hành 1 đợt trấn áp mới, có thể sẽ có thêm nhiều người đấu tranh sẽ tiếp tục bị bắt giam, khởi tố.
5. Đó là những chỉ dấu rõ ràng chính quyền CSVN đe dọa, trấn áp nặng nề mọi mầm mống đối kháng, để cố gắng nắm giữ chặt quyền lực độc tôn; hoàn toàn không đang và sẽ có cởi mở về chính trị, dân chủ, tự do trong tương lai gần.
6. Không loại trừ tình trạng tồi tệ về tự do, nhân quyền này ở VN đang diễn ra, là chịu 1 phần ảnh hưởng từ chính sách, thái độ của Mỹ và tình hình quốc tế hiện nay.
Đó là 1 thực tế mà những người đấu tranh VN phải đối diện, tỉnh thức và hết sức thận trọng.

Trích tin từ báo Công An Nhân Dân:
"15:45 30/07/2017


Khởi tố, bắt tạm giam một số đối tượng trong vụ án “Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”
Ngày 30-7-2017, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 06 bị can trong vụ án “Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” xảy ra tại Hà Nội và một số địa phương khác.
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tiến hành:
Khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Đài, sinh năm 1969, trú tại P302, Z8 tập thể Bách Khoa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội; Lê Thu Hà, sinh năm 1982, tạm trú tại số 10 Đoàn Trần Nghiệp, phường Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội;
Khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với:
- Phạm Văn Trội, sinh năm 1972, trú tại thôn Kỳ Dương, xã Chương Dương, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội;
- Nguyễn Trung Tôn, sinh năm 1972, trú tại thôn Yên Cổ, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa;
- Trương Minh Đức, sinh năm 1960, trú tại số 23/45/1A Mai Hắc Đế, phường 15, quận 8, TP. Hồ Chí Minh;
- Nguyễn Bắc Truyển, sinh năm 1968, trú tại phòng số 8, thửa số 44, Khu vườn rau, phường 6, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
Các bị can bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam..."
bichphuong
Posts: 618
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »


Ðà Nẵng ô nhiễm khắp nơi, biển chết dần vì nước thải

August 8, 2017

Image
Rác thải dân sinh, bùn đen bốc mùi hôi thối là thực trạng ô nhiễm đang diễn ra tại âu thuyền và cảng cá Thọ Quang.



ÐÀ NẴNG, Việt Nam (NV) – Thành phố Ðà Nẵng đang bị ô nhiễm môi trường bủa vây, với tình trạng mùi hôi thối nồng nặc luôn bốc ra từ các địa điểm như âu thuyền Thọ Quang, 9 cống nước thải đổ ra bãi biển, bãi rác Khánh Sơn, sông Phú Lộc…

Theo mô tả của phóng viên báo Lao Ðộng, ngày 8 Tháng Tám, nước thải đen ngòm, rác thải sinh hoạt nổi lềnh bềnh và mùi hôi nồng nặc bốc lên xộc vào mũi là những gì mà người dân Ðà Nẵng đang phải hứng chịu tại khu vực âu thuyền và cảng cá Thọ Quang, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, mặc dù đã gần 1 năm kể từ khi ông Huỳnh Ðức Thơ, chủ tịch thành phố Ðà Nẵng, có thông báo về “xử lý ô nhiễm môi trường” tại đây.


“Những ngày Hè này, vào những lúc đứng gió, mùi hôi thối từ âu thuyền tỏa khắp các khu vực khiến ai đi ngang qua cũng phải giật mình, bịt mũi bởi mùi hôi như cá chết,” chị Lê Thị Em, ở phường An Hải Bắc, làm việc gần khu vực âu thuyền thọ Quang, rùng mình nói.

Theo Sở Tài Nguyên-Môi Trường Ðà Nẵng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm tại âu thuyền Thọ Quang là do hoạt động xả thải chưa qua xử lý của các tàu thuyền neo đậu, nước thải từ các doanh nghiệp hoạt động chế biến thủy sản trong khu công nghiệp và nước thải từ chợ cá qua trạm xử lý nước thải Sơn Trà, rác thải dân sinh từ các tàu cá đổ xuống mặt nước và mùi hôi từ bùn đáy âu thuyền do chưa được nạo vét thường xuyên.


Một cống xả thải khu vực Ngũ Hành Sơn, tại bãi tắm Sao Biển đang chảy nước thải sinh hoạt ra bãi tắm. (Hình: Báo Lao Ðộng)
Tương tự, chín cống nước xả thải dọc bãi biển của quận Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà đang bao vây một trong những bãi biển đẹp nhất của Việt Nam, thu hút hàng ngàn du khách mỗi năm. Nhưng khi gặp cảnh tượng dòng nước đen ngòm, đặc quánh bốc mùi hôi thối chảy ra từ miệng cống khiến cả một vùng cát đổi màu và hàng trăm mét khối cát trôi tuột xuống biển, hòa vào dòng nước biển khiến ai cũng phải rùng mình.

Bà Nguyễn Thị Chín, quản lý khu dịch vụ số 6, bãi biển Mỹ Khê bất bình, hơn 23 năm nay bà phải sống chung với mùi hôi thối bốc lên từ dòng nước đen ngòm của các hầm xả nước thải đổ ra biển. Mặc dù đã kiến nghị lên các cơ quan ban ngành rất nhiều lần nhưng tình trạng thải nước ô nhiễm ra biển vẫn chưa được khắc phục.

Theo bà Chín, những năm trước nước chỉ xả theo từng đợt, nhưng gần đây nước thải lại liên tục xả như thác, cuốn bay cả một mảng cát cạnh gian hàng nước của bà, bao nhiêu vật dụng bàn ghế, dù che nắng đổ nghiêng ngả. Kể từ khi đường ống xả thải này hoạt động, thu nhập của những người mua bán ở đây chỉ còn 1/3 so với trước. Du khách đến đây phản ánh với chị Chín rằng, họ đến đây để ngắm biển, tắm biển, để thư giãn chứ không phải để ngửi mùi hôi thối.

Nhiều người buôn bán cạnh khu vực cống xả thải cho biết, sau mỗi trận mưa 15 phút thì nước biển Mỹ Khê đã biến thành màu đen, mùi hôi thối nồng nặc của nước cống, xác động vật chết và rác đầy tràn dọc khắp bãi biển. Mỗi lần thò chân xuống nước là ngứa ngáy, không ai dám xuống tắm ở đây nữa. (Tr.N)
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Trần Đại Quang đi chữa bệnh nặng từ tối 25-07-2017
( Chết sớm, khỏi phải chui ống cống )

Đại tướng Trần Đại Quang đi chữa bệnh từ tối 25-7-2017. Sự vắng mặt của ông ở trong Nước suốt hơn hai tuần qua
đã tạo ra một khoảng trống cho các lời đồn đoán.
Đây có thể chỉ là lựa chọn cá nhân. Các nhà lãnh đạo vốn vẫn hy vọng vào kết quả điều trị để xuất hiện trở lại
trước công chúng một cách hoành tráng. Chuyện này từng xảy ra với Chủ tịch nước Lê Đức Anh.

August 10, 2017

NGUYÊN THỦ QUỐC GIA & ĐỊNH CHẾ CHỦ TỊCH NƯỚC

Image
Đại tướng Trần Đại Quang đi chữa bệnh từ tối 25-7-2017. Sự vắng mặt của ông ở trong Nước suốt hơn hai tuần qua đã tạo ra một khoảng trống cho các lời đồn đoán. Đây có thể chỉ là lựa chọn cá nhân. Các nhà lãnh đạo vốn vẫn hy vọng vào kết quả điều trị để xuất hiện trở lại trước công chúng một cách hoành tráng. Chuyện này từng xảy ra với Chủ tịch nước Lê Đức Anh.

Cuối 1996, Tướng Lê Đức Anh bị đột quỵ. [Ông bị xuất huyết não khá nặng. Theo bác sỹ Vũ Bằng Đình, Giám đốc Quân y viện 108, người trực tiếp cấp cứu. Thông tin về bệnh tình của Tướng Anh được giữ kín tuyệt đối. Hơn ba tháng sau, ông bắt đầu hồi phục. Bằng một ý chí sắt đá, Tướng Lê Đức Anh quyết định vẫn xuất hiện trên truyền hình, đài phát thanh, đọc lời chúc mừng năm mới (1997). Bác sỹ Vũ Bằng Đình nói: “Chúng tôi phải hộ tống ông từ bệnh viện ra phòng thu. Ống kính chỉ quay nửa người nên dân chúng không biết ông vẫn ngồi trên giường bệnh. Các bác sỹ nấp phía sau sẵn sàng cấp cứu”(tr319, Chương 19, Bên Thắng Cuộc II)].

Theo tôi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần ra một quy chế, bắt buộc phải báo cáo với dân chúng trong trường hợp người giữ một số chức danh vì lý do sức khỏe hay lý do cá nhân không thể có mặt tại nhiệm sở trong một thời gian nhất định[có những nguyên thủ quốc gia chỉ cần vào phòng mổ là phải bàn giao quyền cho cấp phó]. Đặc biệt là với các chức danh có ảnh hưởng trực tiếp tới vận mệnh quốc gia như Chủ tịch nước, Thủ tướng…

Chúng ta không rõ bệnh tình của Đại tướng Trần Đại Quang thế nào. Nhưng, Chủ tịch nước là một định chế được Hiến pháp 2013 (Điều 88) trao cho khá nhiều quyền bính, đặc biệt có những quyền có thể phải thực thi bất cứ lúc nào như “công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; …ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp”. Theo Điều 93 của Hiến pháp 2013 thì, “Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước”. Chắc chắn là khi Đại tướng Lê Đức Anh bị đột quỵ vào năm 1996, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phải bố trí người đảm nhận trách nhiệm của ông; và có thể, khi Đại tướng Trần Đại Quang đi Nhật, ông cũng đã bàn giao công việc cho người thay thế.

Tuy nhiên, dân chúng phải được biết những quy trình ấy; đừng để dân chúng có cảm giác có những vị trí trong bộ máy nhà nước hiện nay chỉ tồn tại trên danh nghĩa. “Cô đi lấy chồng thì chợ vẫn vui”. Mặt khác, quyền lực của nguyên thủ quốc gia còn có giá trị biểu tượng. Dân chúng sẽ cảm thấy họ được tôn trọng khi được thông báo người thay thế dù Chủ tịch nước chỉ “không làm việc” trong một thời gian không dài. Tình trạng khẩn cấp có thể xảy ra bất cứ lúc nào bởi thiên tai địch họa. Và, nhỡ có điều gì đến với quốc gia, dân chúng sẽ rất hoang mang nếu họ thấy người phát đi các mệnh lệnh không phải là nguyên thủ được Quốc hội bầu lên mà từ một người họ chưa hề được thông báo thủ tục tạm trao quyền theo Hiến pháp.

Huy Đức
bichphuong
Posts: 618
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »

Bắt cóc rồi ”tự thú” là màn diễn xuất phát từ Bắc Kinh
LS Nguyễn Văn Thân
18-8-2017

Image
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Trong mấy ngày qua, dư luận Việt Nam trong và ngoài nước cũng như cả cộng đồng quốc tế xôn xao về việc ông Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ Việt nam bắt cóc tại Đức. Sau đó, ông Thanh đã được đưa lên truyền hình Việt Nam nói là ông “tự thú” vì không muốn tiếp tục “chốn chánh” (chữ viết của chính ông). Dĩ nhiên là màn kịch diễn tồi tệ này không qua mặt được ai. Và đặc biệt là chính quyền Đức đang bực mình lại càng thấy bị nhà nước Việt Nam xúc phạm và khinh thường quá mức.

Bắt cóc là một hành vi vi phạm phát luật hình sự của Đức và luật quốc tế. Do đó, Đức đã có phản ứng mạnh mẽ. Trước hết là trục xuất trùm mật vụ Nguyễn Đức Thoa. Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel cho biết là họ cũng đang cân nhắc một số biện pháp trả đũa. Họ muốn trừng phạt chế độ nhưng sợ người dân Việt Nam bị thiệt thòi. Phải nói là người Đức bây giờ thật là nhân đạo, trái với những hình ảnh tội ác chiến tranh và diệt chủng của thời Đức Quốc Xã.

Trong khối Liên Âu, Đức là quốc gia có chỉ số giao thương cao nhất với Việt Nam. Trị giá mậu dịch hai chiều lên tới 9 tỷ Mỹ kim vào năm 2016. Trong một phiên họp gần đây nhất tại Hội Nghị Thưởng đỉnh G20 ở Hamburg, hai Thủ Tướng Angela Merkel và Nguyễn Xuân Phúc đã chứng kiến cảnh ký kết hàng loạt hợp đồng trị giá tới 1.7 tỷ Mỹ kim. Điều làm cho Đức rất tức giận là trong phiên họp G20, phái đoàn Việt Nam đã nêu trường hợp của ông Trịnh Xuân Thanh và ngỏ ý xin dẫn độ. Bên Đức trả lời là ông Thanh đã nộp đơn xin tỵ nạn và Việt Nam nên chính thức tiến hành hồ sơ dẫn độ để tòa án có thể cứu xét theo đúng hệ thống luật pháp của Đức. Hơn nữa, Đức đã tài trợ cho một vài dự án giúp Việt Nam xây dựng và phát triển nhà nước pháp quyền. Do đó, bắt cóc Trịnh Xuân Thanh có thể được xem là một sự bội tín, tráo trở và là cái tát vào mặt của Angela Merkel, một nữ chính khách quyền lực nhất và được coi là có thể thay thế Trump trong vai trò lãnh tụ đại diện cho thế giới tự do.

Đức cũng là một trong những nước viện trợ nhiều và thường xuyên cho Việt Nam. Từ năm 1990 đến nay, Đức đã cung cấp khoảng 2 tỷ USD cho các dự án ODA tại Việt Nam thông qua hợp tác kỹ thuật và hợp tác tài chính. Chính phủ Đức đã cam kết dành cho Việt Nam khoản ODA 220 triệu Euro trong giai đoạn 2015 – 2017 để thực hiện các dự án trong 3 lãnh vực gồm có phát triển năng lượng, đào tạo nghề gắn với phát triển kinh tế bền vững và chính sách môi trường cùng với sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Ngoài ra, Việt Nam đang trông chờ Liên Âu phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên Âu (EVFTA) sau khi TPP bị Trump khai tử. Đức là thành viên lãnh đạo của Liên Âu. Chắc chắn là đề tài này nằm trong chương trình nghị sự khi ông Phúc gặp bà Merkel. Hai bên có ý định đẩy mạnh tiến trình phê chuẩn để hoàn tất trong năm 2018. Chỉ cần một trong 27 thành viên Liên Âu không phê chuẩn là Việt Nam không có cơ hội xâm nhập thị trường xuất cảng lớn thứ hai sau Mỹ. Không xâm nhập được thị trường Liên Âu thì Việt Nam càng lún sâu và bị lệ thuộc vào Trung Quốc. Câu hỏi là kế hoạch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh có dính líu tới bàn tay lông lá của tình báo Hoa Nam hay không?

Thủ Tướng Merkel đang chuẩn bị cho cuộc tranh cử vào tháng 9 sắp tới với cam kết là tiếp tục giương cao ngọn cờ duy trì truyền thống trật tự pháp trị toàn cầu trong một thế giới tự do và hòa bình. Việt Nam đang cần rất nhiều đồng minh khi Bắc Kinh chọn phớt lờ phán quyết ‘Đường 9 đoạn” của Tòa Trọng Tài ban hành ngày 12/7/2016. Bây giờ mà Việt Nam mở miệng nhờ Đức và các nước khác ủng hộ cho vấn đề Biển Đông thì chẳng khác gì một tên tội phạm trơ tráo kêu gọi mọi người khác hãy tôn trọng luật pháp? Cũng thật khôi hài là Hà Nội đang tranh giành chức vụ Tổng Giám đốc Tổ Chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) trong khi Việt Nam đang là nhà tù lớn nhất của những nhà văn, nhà báo, bloggers và những nhà tranh đấu bảo vệ nhân quyền. Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc mà lòng tự trọng và tính liêm sỉ của người Việt lại bị thách thức ghê gớm như vậy.

Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên thực hành kế hoạch bắt cóc. Vào năm 1960, tổ chức tình báo của Do Thái Mossad đã bắt cóc Adolf Eichmann tại Argentina. Eichmann là thiếu tá mật vụ SS của Đức Quốc Xã. Trong Đệ Nhị Thế Chiến, Eichmann chỉ huy công tác chuyên chở hàng triệu người Do Thái đưa vào phòng hơi ngạt và lò thiêu để thực hiện kế hoạch xóa sổ dân tộc Do Thái của Hitler. Eichman bị truy tố tội ác chống nhân loại và tội phạm chiến tranh. Phiên xử kéo dài 8 tháng và có tới 99 nhân chứng là nạn nhân ra tòa làm chứng. Cũng nhờ vậy mà thế giới biết được thảm họa diệt chủng Holocaust dưới tay đồ tể Hitler. Eichmann không phủ nhận vài trò đao phủ của mình nhưng biện bạch rằng hắn chỉ thi hành mệnh lệnh. Luật quốc tế không chấp thuận luận cứ biện hộ thi hành mệnh lệnh khi vi phạm tội ác chiến tranh hoặc tội ác chống nhân loại. Eichmann bị xử tử và treo cổ vào năm 1962.

Bắc Hàn là một nhà nước nổi tiếng với chính sách bắt cóc. Từ 1977 tới 1983, Bình Nhưỡng bắt cóc ít nhất 17 người Nhật đa số là trong tuổi 20. Trẻ nhất là Megumi Yokota một bé gái 13 tuổi. Mục đích là để cưỡng bách họ dạy tiếng Nhật cho điệp viên Bắc Hàn. Các thiếu nữ thì bị ép vừa làm vợ của điệp viên Bắc Hàn và vừa làm con tin. Vào tháng 9 năm 2002 nhân dịp Thủ Tướng Nhật Junichiro Koizumi ghé thăm Bình Nhưỡng, Kim Chánh Nhật chính thức thú nhận là có bắt cóc 13 người Nhật và ngỏ lời xin lỗi. Kim cũng cho biết là 8 người đã chết và cho phép 5 người còn sống về Nhật thăm gia đình với điều kiện là họ quay trở lại. Nhưng không có người nào muốn trở lại. Kim tức giận cho rằng Đông Kinh bội ước và cắt đứt mọi đàm phán ngoại giao với Nhật. Vào năm 2013, Liên Hiệp Quốc thành lập Ủy Ban Điều Tra về Nhân quyền tại Bắc Hàn. Các nạn nhân bị bắt cóc của Nhật đã xuất hiện trước Ủy Ban cung cấp lời khai về tội ác của chế độ cộng sản Bình Nhưỡng.

Tổ chức tình báo CIA của Mỹ cũng bị cáo buộc là có liên quan tới vụ bắt cóc trên đất Ý. Chính sách bắt cóc khủng bố hoặc những kẻ bị tình nghi là khủng bố được áp dụng sau vụ tấn công vào hai tòa cao ốc ở New York ngày 11/9/2001. Vào năm 2003, một giáo sĩ Hồi giáo cực đoan Abu Omar đã bị bắt cóc tại thành phố Milan và chuyển cho nhà nước Ai cập để điều tra. CIA nghi rằng Abu Omar là một tay khủng bố nguy hiểm. Một cựu nhân viên CIA Sabrina de Sousa cùng với 22 người khác đã bị tòa án Ý truy tố và tuyên án tù.

Chính sách bắt cóc được nhà nước cộng sản Trung Quốc thi hành một cách tinh vi hơn. Chỉ trong 2 tháng từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2015, 5 nhân viên của một tiệm sách ở Hồng Kông bị mất tích. Tới tháng 2 năm 2016 thì chính quyền Quảng Đông xác nhận là cả 5 người đã bị bắt về đại lục vì có dính líu tới một vụ ”tai nạn giao thông”. Hồng Kông đã được Anh trả lại cho Trung Quốc nhưng dưới điều kiện là Hông Kông tiếp tục tự trị dưới Đạo Luật Hồng Kông (Hong Kong Basic Law) trong 50 năm cho tới năm 2047. Trong số 5 người bị bắt cóc này thì có ông Lý Ba (Ly Bo) đã có quốc tịch Anh. Một người khác là ông Quế Dương Hải (Gui Min-hai) bị mật vụ Trung Quốc bắt cóc tại Thái Lan đã có quốc tịch Thụy Điển. Những người này đều được đưa lên truyền hình Trung Quốc phát biểu là họ ”tự nguyện” trở về đại lục để ”giúp đỡ cảnh sát điều tra” một vụ tai nạn giao thông.

Chủ nhân và nhân viên của tiệm sách này không phải là tội phạm hoặc khủng bố gì mà họ chỉ đang chuẩn bị in sách nói về đời tư của lãnh tụ Tập Cận Bình. Một trong những quyển sách có tựa đề là ”6 người phụ nữ của Tập Cận Bình”. Một quyển khác có đoạn mô tả cảnh Đệ nhất Phu nhân Bành Lệ Viên ”mất trinh như thế nào”. Đây là các loại sách tạp nhạp vừa tiểu sử vừa tiểu thuyết. Mục đích là đăng những chuyện giật gân để câu khách. Trong một xã hội dân chủ, pháp trị, tác giả và nhà xuất bản có thể bị kiện và bồi thường dân sự dưới luật phỉ báng nhưng không có liên quan tới tội phạm hình sự. Khách hàng chính của tiệm sách này là những du khách từ Trung Quốc. Họ thèm thuồng muốn biết về đời tư của lãnh tụ. Ngay cả việc ông Tập Cận Bình đã từng có vợ và ly dị trước khi lấy Bành Lệ Viên mà họ cũng không biết.

Cũng như ở Việt Nam là vào năm 1992, báo Tuổi Trẻ đã đăng nguyên bài ”Thư Bác Hồ gửi vợ (Tăng Tuyết Minh)” bằng chữ Hán do chính tác giả Hồ Chí Minh chấp bút cùng với bản dịch Hán Việt. Vì vậy mà Tổng Biên Tập Vũ Kim Hạnh được cho là ”phạm khuyết điểm” vì dám tiết lộ ”Đệ Nhất Phu Nhân” của Việt Nam (Bắc Việt) là một người Trung Quốc và bị cho nghỉ việc. Cho tới bây giờ, có nhiều học sinh trong nước và tập thể dư luận viên vẫn tin là ”Bác” hãy còn trinh vì chưa bao giờ lấy vợ.

Tóm lại, Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên thi hành chính sách bắt cóc nhưng lực lượng an ninh Việt Nam đã chứng tỏ tư duy đàn em xuất sắc khi bắt chước công an Trung Quốc đưa nạn nhân lên truyền hình diễn màn tự thú. Nó cũng xác nhận lại một sự thật không thể chối cãi là chủ nghĩa và con người cộng sản tồn tại dựa trên bạo lực, bưng bít và dối trá. Căn bệnh ung thư này đã ăn sâu vào xã hội và những người cộng sản Việt Nam. Sau này khi chế độ độc tài toàn trị có ra đi thì vẫn phải mất ít nhất một vài thế hệ mới mong có thể tẩy sạch hết những di lụy độc hại mà ông Hồ Chí Minh đã du nhập về ra khỏi con người và đất nước Việt Nam.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests