Bình Luận , Quan Điểm

bobinh
Posts: 221
Joined: Fri Feb 26, 2010 1:35 am
Contact:

Post by bobinh »

Image

Vịnh Cựu Kim Sơn sau 100 ngày
Giao Chỉ
SJ - 05.5.2017



San Jose Mercury News, tờ báo lâu đời và gần như duy nhất của San Jose đã có chương trình theo dõi 100 ngày của tân Tổng thống Donald Trump. Sau 25 ngày đầu tiên, tòa báo mời 25 độc giả vùng Vịnh Cựu Kim Sơn đóng góp ý kiến. Có nhiều sắc dân và quan điểm khác nhau; các đảng phái và đại diện nhiều tầng lớp xã hội. Rồi 50 ngày... rồi 75 ngày, báo tập trung đưa tin vào các số ra ngày Chủ nhật. Chúng tôi là một trong số 8 độc giả được mời đến tòa báo để tham dự cuộc tranh luận có thu hình vào kỳ chót vào dịp 100 ngày, trả lời câu hỏi và đưa thêm các ý kiến.


Một tuần lễ trước hạn kỳ 100 ngày, chúng tôi có mặt vào lúc 6 giờ chiều tại cao ốc của San Jose Mercury News trên đường số 4. Sau mục ăn uống vui vẻ, phần tranh luận bắt đầu khởi sự. Nhóm 8 vị quan khách chia ra như sau:

- Ba người Cộng Hoà, ba người Dân Chủ và 2 người không đáng phải.

- Một bà giáo sư gốc A Phú Hãn, Ông luật sư người Do Thái, Cô sinh viên gốc Mễ, Bà chủ tịch hội phụ nữ Da Đen. Một nhà tư bản Trung Hoa tích cực tham gia chiến dịch của Trump. Hai bà Mỹ Trắng hết sức nhiệt thành với tân Tổng thống và sau cùng chúng tôi là người ty nạn Việt Nam duy nhất nhân danh trưởng cơ quan dịch vụ di dân.

- Năm ông ký giả cùng với trưởng phòng biên tập ngồi làm khán giả. Bốn máy quay phim chung quanh. Một tay phóng viên rất trẻ mới từ TX về San Jose ngồi làm điều hợp. Cần câu thâu tiếng nói lơ lửng trên đầu...


Suốt 1 giờ 45 phút, phía đàn bà cãi hăng hơn đàn ông. Toàn là các lập luận chúng ta vẫn thường nghe trên báo và TV. Chẳng có gì mới lạ. Tuy nhiên khi chấm dứt, không khí hòa giải hết sức tốt đẹp. Tưởng như mọi người vừa đóng kịch. Nếu quý vị muốn biết chúng tôi nói những gì, xin coi phần Anh ngữ bên dưới.

Cá nhân tôi nhận xét rằng ngay khi tân Tổng thống đọc diễn văn khai mạc đã lên án cả 4 ông cựu Tổng thống của cả hai Đảng mà không có ai đứng lên bỏ ra về thì cũng phải khen là quá sức chịu đựng.

Ông Trump đã dùng thế võ anh chị đàn áp những chính trị gia lịch sự.

Một câu hỏi được nêu ra là Tổng thống thực sự quan tâm đến chuyện gì? Tôi đã xin phép trả lời rằng tân Tổng thống của chúng ta không hề yêu nước, không hề yêu dân dù là Cộng Hòa hay Dân Chủ. Ông chỉ yêu chính mình. He love himself.

Nhà báo cũng hỏi rằng nếu tôi không đồng ý với con người và hành động của ông Trump từ ngày 0 thì 100 ngày sau có thay đổi ý kiến không? Xin trả lời rằng dù sao tân Tổng thống đã làm 3 điều tôi rất hài lòng khiến ai ai cũng ngac nhiên và chờ đợi:

- Thứ nhất: điều tôi vui mừng là ngài đã làm nhưng thất bại. Ông học được qua sự thất bại.
- Thứ hai: có những cam kết ông bỏ quên và
- Thứ ba: có những chủ đề ông hoàn toàn thay đổi 180o.


Chúng tôi xin ghi lại các câu hỏi và trả lời của cá nhân tham dự dành cho kỳ chung kết. Ở đoạn dưới là phần tường thuật về ngày họp mặt để quay phim. Tham dự việc đóng góp ý kiến không hẳn là đã có các quan điểm chính xác nhất phản ánh cộng đồng.

Đây chỉ là ý kiến hoàn toàn cá nhân và đối với các đại diện khác cũng được hiểu như vậy. Các câu hỏi lần cuối được trả lời tuần tự như sau.


BAY AREA NEWS GROUP WRITTEN QUESTIONS
TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI

Image


1) Sau 100 ngày, ông/bà nghĩ rằng tân Tổng thống điều hành quốc gia tốt hơn hay xấu hơn?
Trả lời: Tôi luôn luôn đưa ý kiến với tư cách một di dân và hơn thế nữa một người làm việc với di dân và tỵ nạn. Tôi hoàn toàn thất vọng. Đã trải qua cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Đã sống gần với những di dân ty nạn suốt 40 năm qua, tôi cảm thấy cuộc sống ngày thêm bất an với đường lối cầm quyền của Tổng thống Trump.

2) Điều gì xấu và điều gì tốt sau 100 ngày?
Trả lời: Tân tổng thống cũng đã có phần nào thay đổi khi gặp thực tế. Hy vọng ông tiếp tục thay đổi. Chấp nhận giữ lại được Obamacare lại điều tôi mong đợi.

3) Ông/bà hãnh diện hay xấu hổ về tân Tổng thống?
Trả lời: Tôi không hãnh diện và cũng không hổ thẹn về nhân cách của tân Tổng thống Hoa Kỳ. Đây chỉ là một sắc thái văn hóa nước Mỹ.

4) Ông/bà nghĩ sao về việc Tiểu bang California chống lại đường lối của tân Tổng thống?
Trả lời: Mỗi tiểu bang đều có hoàn cảnh riêng. California phải tự tìm thấy con đường hợp tác cũng như chống lại liên bang khi cần thiết. Với hoàn cảnh là một tiểu bang có nhiều di dân, nên việc giữ cho địa phương bình yên là nhu cầu số một. Phản đối chính sách của tân Tổng thống là con đường bắt buộc. Không phải là gây chiến mà chỉ là đấu tranh dân chủ.

5) Sau 100 ngày, cái nhìn của ông/bà về nước Mỹ có thay đổi không?
Trả lời: Trải qua 100 ngày điều hành quốc gia của tân Tổng thống, tôi tìm thấy một nước Mỹ khác biệt. Nước Mỹ phải chấp nhận trả giá cho sự thay đổi đường lối lãnh đạo nhưng không vì thế mà trở thành nội loạn.

6) Giả sử nếu bà Hillary Clinton thắng cử Tổng thống, nước Mỹ có thay đổi không?
Trả lời: Nếu bà Clinton làm Tổng thống, có thể đường lối không thay đổi nhiều. Nhưng nếu có bất cử biến cố nào khác biệt guồng máy lãnh đạo chung của Hoa Kỳ vẫn có thể đương đầu được.

7) Với ông Trump làm Tổng thống có thay đổi nhiều trong cộng đồng Việt Nam?
Trả lời: Trong cộng đồng di dân Việt Nam, hiện không có nhiều thay đổi.

8) Còn có những nhận xét nào khác về 100 ngày của tân Tổng thống?
Trả lời: Tôi có những nhận xét sau đây về tân Tổng thống và hoàn cảnh Hoa Kỳ hiện nay.

Thứ Nhất: Cá nhân Tổng thống Trump không phải là một con người gương mẫu cho dân chúng, đặc biệt là cho thế hệ tương lai.

Thứ hai: Lãnh đạo quốc gia cũng như bất cứ làm nghề gì cũng phải có kinh nghiệm. Kinh nghiệm buôn bán không dùng được trong việc trị nước. Chính ông Trump cũng vừa thú nhận là đã gặp nhiều khó khăn hơn ông dự kiến. Dù rằng ông là người vô cùng tự kiêu cho rằng luôn luôn có tất cả các giải pháp và sẽ làm được mọi thứ.

Thứ ba: Quốc gia cũng như một gia đình. Phái đoàn kết và hòa hợp mới tiến bộ được. Dù được đa số ủng hộ cũng phải quan tâm đến thiểu số. Nhưng thực tế ông chỉ có thiểu số ủng hộ mà bỏ quên đa số là sai lầm đáng tiếc.

Thứ tư: Cai trị là phải an dân, không an được lòng dân, không thành lập được một nội các thống nhất, xử dụng toàn gia đình trị, dùng tay sai gọi dạ bảo vâng, trống đánh suôi kèn thổi ngược. Tự cho là mình là người giỏi nhất, mục hạ vô nhân. Đường lối thay đổi bất định. Tính nết bất thường. Không ai có thể đoán được tương lai Hoa Kỳ. Cai trị không phải là đánh phé trong casino. Rất tiếc.

Tương lai nước Mỹ
Image

Như vậy, dù việc trị quốc của tân Tổng thống rất rối loạn, nhưng guồng máy quốc gia của nước Mỹ vẫn ổn định. Con thuyền Mỹ Quốc vẫn tiếp tục rẽ sóng trên đại dương. Đó chính là ưu điểm của thể chế dân chủ đã trở thành tập quán và truyền thống.

Một thí dụ cụ thể là việc phóng hỏa tiễn và đánh bom ở Trung Đông. Guồng máy chiến tranh luôn sẵn sàng. Tham mưu chỉ trình lên các giải pháp phải làm. Đương kim tổng thống cũng chẳng biết dưới tay có những khả năng hành động ra sao. Ông chỉ Ok là trở thành quyết định vĩ đại.

Trump là con người cực kỳ may mắn. Đẻ ra là triệu phú, lớn lên với nghề Hotel, Casino vả sân Golf trở thành tỷ phú.
Ngày xưa thiên hạ tuyển phi cho vua chúa. Ngày nay tỷ phú mua cả chương trình hoa hậu thế giới để chinh phục đàn bà. Đoạn cuối cuộc đời ông lên ngôi thiên tử Hoa Kỳ.

Một đất nước mà Tổng thống nhố nhăng ra sao thì hạ tầng cơ sở vẫn vững vàng tiến tới. Sau 44 đời tổng thống trên 200 năm xây dựng truyền thống, vị thứ 45 dù có ngang ngược một thời thì nền dân chủ Hoa Kỳ cũng không trở thành cung đàn lạc điệu. Hãy yên tâm.

* Watch Bay Area voters clash over Trump’s first 100 days
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Image

Khi bạo lực đường phố trở thành phương tiện cai trị

Thạch Đạt Lang

- ...Không nên hy vọng sẽ có cuộc điều tra rõ ràng, tới nơi tới chốn về Phan Sơn Hùng và đồng bọn về hành động tấn công gây thương tích trầm trọng cho Lê Mỹ Hạnh, Nguyễn Hương. Cũng chẳng nên làm kiến nghị, thu thập chữ ký đòi công an, luật pháp xử lý bọn côn đồ này, bởi sẽ vô ích. Nếu nói giống như Nguyễn Phú Trọng: “Chống tham nhũng khó là vì ta tự đánh ta”, thì “Khởi tố công an côn đồ là ta tự khởi tố ta”. Sẽ chẳng có phiên tòa nào mà kẻ chủ mưu đứng ra khởi tố những tên tay sai, thuộc hạ thực hiện lệnh của ông chủ một cách hoàn hảo như vậy...

Mấy ngày vừa qua, những tin tức dồn dập về việc 2 cô gái tên Lê Mỹ Hạnh, Nguyễn Hương và một người bạn bị một đám đông côn đồ tấn công trong một căn nhà ở quận 2, phủ đầy các trang báo mạng và Facebook.

Điểm đặc biệt trong vụ hành hung này là thủ phạm Phan Sơn Hùng trực tiếp đưa lên Facebook đoạn video quay lúc hắn và các đồng phạm tấn công nạn nhân một cách dã man, hèn hạ. Trong đoạn video Hùng giải thích lý do – hắn cùng lũ côn đồ đồng đảng tấn công nạn nhân Lê Mỹ Hạnh và những người bạn của Hạnh – bằng một sự vu khống, mạ lỵ như sau: “Màn chào mừng thành viên cờ vàng 3 sọc đỏ Lê Mỹ Hạnh tại đất Sài Gòn! Còn thằng 3 que nào muốn xuyên tạc, kích động, lăng mạ lãnh tụ, bạo loạn lật đổ nữa thì cứ lên tiếng”.

Dư luận trong và ngoài nước bùng lên một làn sóng giận dữ, phẫn nộ không những chỉ vì thái độ hung hãn tấn công, đánh đập 3 cô gái của 5 tên côn đồ, 3 nam, 2 nữ, mà còn ở hành vi tung đoạn phim tự quay lên mạng Facebook thách thức công luận.

Không bàn đến khuôn mặt hung hăng, khiêu khích công luận, lời nói xấc láo, phỉ báng, vu khống nạn nhân trên Facebook của Phan Sơn Hùng. Những hình ảnh ăn nhậu, liên hoan sau chiến tích hèn hạ, dơ bẩn, đê tiện của lũ côn đồ nói lên thực trạng của một chế độ cai trị đang trên đường diệt vong.

Bất cứ chế độ cai trị nào cũng cần phải có quyền lực để giữ vững chế độ, tạo an toàn cho xã hội trong mọi sinh hoạt. Ở những quốc gia tự do, dân chủ, quyền lực của chế độ nằm ở hiến pháp với tam quyền phân lập và tự do báo chí. Công cụ để giữ vững quyền lực là lực lượng công an, cảnh sát, quân đội chỉ có nhiệm vụ giữ gìn đất nước, bảo vệ lãnh thổ.

Ở các nước độc tài như cộng sản Việt Nam, quyền lực của chế độ không nằm ở hiến pháp mà ở cương lĩnh của đảng cộng sản. Lực lượng công an, cảnh sát trở thành công cụ bảo vệ quyền lực cho đảng. Tuy nhiên do tình thế phức tạp, việc bang giao quốc tế về thương mại, văn hóa, giáo dục… với những cam kết về nhân quyền, tự do báo chí..., việc sử dụng lực lượng công an, cảnh sát để bảo vệ quyền lực của đảng với những hành động đàn áp, khủng bố người dân bằng bạo lực, vũ khí... dễ dàng bị chỉ trích, lên án, gây ảnh hưởng nặng nề đến bang giao quốc tế, thiệt hại cho chế độ.

Để phủ nhận, trốn tránh trách nhiệm, không phải trả lời với thế giới những vi phạm về những cam kết tôn trọng nhân quyền, chống tra tấn, hành hung bằng bạo lực…, cộng sản VN thường sử dụng lực lượng côn đồ, du đãng, dư luận viên... tấn công, đàn áp, khủng bố những người dân yêu nước đòi hỏi tự do, dân chủ, minh bạch của chính quyền trong đối nội cũng như đối ngoại.

Lực lượng côn đồ hiểm ác này có thể là công an ngụy trang, không mặc sắc phục, có số quân, có sổ lương, danh số đơn vị... nhưng cũng có thể là thành phần du đãng, đầu đường xó chợ, ma cô, nhận lời đi trấn áp, đánh đập, khủng bố người dân, lãnh lương theo từng vụ, không có quân số, không bị lệ thuộc vào biên chế hay có hồ sơ quân bạ, dễ dàng bị chối bỏ sự liên hệ với chính quyền, thậm chí có thể bị hy sinh không thương tiếc.

Vụ tấn công hai cô Lê Mỹ Hạnh, Nguyễn Hương rồi tung video clip lên Facebook của Phan Sơn Hùng không phải là một hành động đột phá của một nhóm người cuồng Hồ, cuồng đảng CS như suy nghĩ của một số người còn tin tưởng vào đảng CSVN.

Đừng quên rằng chế độ CSVN cai trị theo một hệ thống quyền lực xuyên suốt từ trên xuống dưới qua hệ thống từ bộ chính trị, xuống trung ương đảng đến đảng ủy. Trong đảng cũng như trong chế độ, mọi hành động, chủ trương đi ra ngoài đường lối, chính sách của đảng đã được quyết định từ bộ chính trị hay từ trung ương đảng đều bị nghiêm trị bằng hình thức này hay hình thức khác.

Nói cho rõ hơn, đám côn đồ hành hung Lê Mỹ Hạnh, Nguyễn Hương không hành động tự phát mà theo chỉ thị chung từ trung ương đảng, qua đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, công an TP, xuống tới công an quận, phường. Chỉ thị đó có thể là một văn bản mật hay một khẩu lệnh không lưu lại dấu vết, chứng từ để có thể kết án, buộc tội người đã ký công văn hay ra chỉ thị.

Song song với việc tấn công bằng bạo lực lên mấy cô gái yếu đuối là vụ cắt cổ một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tên Nguyễn Hữu Tấn trong đồn công an ngày 02.05.2017 rồi loan tin là nạn nhân tự tử. “Tự tử” trong đồn công an là chuyện thường xuyên xảy ra trong nhiều năm qua, nhưng tự tử bằng cách tự cắt cổ mình đến chết thì có lẽ là chuyện chỉ có thể xảy ra trong nhà tù của chế độ CSVN.

Hãy thử hỏi lại, có bao nhiêu cái chết tức tưởi, bí ẩn, oan khuất trong các đồn công an trên cả nước từ trước tới nay đã được điều tra rõ ràng đến nơi đến chốn, thủ phạm bị đưa ra tòa kết án, xử phạt? Hoàn toàn không! Họa hoằn lắm, nếu có thì chỉ xử phạt tượng trưng hoặc đem một con dê nào đó cần phải thanh toán vì không chịu hợp tác trong khi điều tra, làm vật tế thần để trấn an dư luận.

Do đó, không nên hy vọng sẽ có cuộc điều tra rõ ràng, tới nơi tới chốn về Phan Sơn Hùng và đồng bọn về hành động tấn công gây thương tích trầm trọng cho Lê Mỹ Hạnh, Nguyễn Hương. Cũng chẳng nên làm kiến nghị, thu thập chữ ký đòi công an, luật pháp xử lý bọn côn đồ này, bởi sẽ vô ích. Nếu nói giống như Nguyễn Phú Trọng: “Chống tham nhũng khó là vì ta tự đánh ta”, thì “Khởi tố công an côn đồ là ta tự khởi tố ta”. Sẽ chẳng có phiên tòa nào mà kẻ chủ mưu đứng ra khởi tố những tên tay sai, thuộc hạ thực hiện lệnh của ông chủ một cách hoàn hảo như vậy.

Nguyễn Sỹ Quang, đại tá công an, Trưởng phòng tham mưu kiêm phát ngôn viên của sở công an TP Hồ Chí Minh cho biết là công an Q.2 đang “vào cuộc” điều tra việc côn đồ hành hung 3 phụ nữ và sau đó tung clip lên mạng.

Với những hình ảnh, chứng cớ rõ ràng do chính thủ phạm vụ hành hung đưa lên Facebook, không thể phủ nhận tính chất của sự việc, Quang vẫn tìm cách chối leo lẻo là vụ tấn công Mỹ Hạnh, Nguyễn Hường bằng bạo lực có thể do đánh ghen mà ra. Vậy thì có ký 100 kiến nghị, yêu cầu công an thành Hồ điều tra, đưa Phan Sơn Hùng và đồng bọn ra trước pháp luật chỉ là một hy vọng hão huyền.

Hành động tấn công Lê Mỹ Hạnh, Nguyễn Hương là một chỉ dấu cho thấy sự gia tăng áp dụng bạo lực của chế độ CSVN. Họ sẽ không từ một thủ đoạn nham hiểm, gian ác, tàn độc nào trong việc dùng bạo lực làm phương tiện bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền lực của họ.

Hành động đó cũng là một lời cảnh cáo, đồng thời là một quả bóng thăm dò phản ứng của người dân mà chế độ CS nhắn gửi đến những ai tham gia các cuộc biểu tình chống khu công nghiệp Formosa hủy hoại mọi trường, hay chống trả chuyện cướp đất ở Đồng Tâm-Mỹ Đức, Bắc Giang…

05.05.2017
Thạch Đạt Lang
MatVit
Posts: 1308
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Á Châu-TBD: Mỹ Nam Tiến
Vi Anh
Không còn nghi ngờ gì nữa, chỉ trong 100 ngày đầu chánh quyền Trump đã chứng tỏ quyết tâm làm cho Mỹ vĩ đại trở lại ở ACTBD. Từ đông bắc Mỹ đang nổ lực bình trị CS Bắc Hàn đã, đang gây rối với các cuộc thử hoả tiễn và nguyên tử. Từ đó Mỹ nam tiến xuống đông nam ACTBD, làm một công đôi ba việc dĩ nhiên có lợi cho Mỹ nhưng bất lợi cho đối thủ đáng gờm của Mỹ là TC. Trong phạm vi bài này xin phân tích thời sự về TT Trump nào gởi thư, nào điện thoại cho các lãnh đạo các nước Đông Nam Á, nhằm phát triển và kiện toàn chiến thuật và chiến lược toàn cầu của Mỹ ở ACTBD.

Một, TT Trump vận động lôi kéo phía Nhà Nước CSVN với thâm ý làm rạng nứt liên minh của hai chế độ CS lớn mạnh nhứt Á châu, là CSTQ và CSVN. Ngày 23 Tháng Ba, Tổng Thống Trump gửi thư cho Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang “khẳng định mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế – thương mại, các vấn đề khu vực và quốc tế, cùng Việt Nam và các nước trong khu vực bảo đảm hòa bình, thịnh vượng ở Châu Á – Thái Bình Dương trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.”

Ngày 20 Tháng Tư, Phó Thủ Tướng Phạm Bình Minh công du Mỹ đã trực tiếp trao thư và chuyển lời mời của Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang mời Tổng Thống Donald Trump tham dự Hội Nghị Cấp Cao Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2017 và thăm chính thức Việt Nam.

Còn Ông McMaster Cố vấn An Ninh Quốc gia của Mỹ chuyển thư của Tổng Thống Donald Trump mời Thủ Tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm Hoa Kỳ. Tháng trước, ngày 10 tháng Ba, ông Phúc bắn tiếng sẵn sàng thăm nước Mỹ để “thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ” qua một mẫu tin ngắn trên trang Facebook của Bộ Ngoại Giao CSVN. “Trước đó, trong cuộc điện đàm với thủ tướng Việt Nam, TT Trump nói: Ông Phúc phải tới Mỹ, dù là Washington hay là New York thì tôi tiếp ông bất cứ lúc nào ông muốn.”

Khác với chánh quyền TT Obama mời Tổng bí thư Nguyễn phú Trọng. Kỳ này TT Trump mời cả hai cột trụ Nhà Nước mà chẳng đoái hoài gì tới Tổng Trọng. Tổng Trọng nhứt định nghĩ phe Nhà Nước, bộ ba Quang-Phúc-Minh đang gây lại mặt trận chống phe của Trọng như TT Nguyễn tấn Dũng. Còn TC thì nghi ngờ Đảng Nhà Nước CSVN đi đêm với Mỹ. Một mũi tên của TT Trump nhắm hai con chim.

Hai, TT Trump tranh thủ sự ủng hộ một số nước đông nam Á có bang giao, giao thương với CS Bắc Hàn để cô lập CS Bắc Hàn. Ngày 30/4, TT Trump đích thân mời các lãnh đạo Thái Lan và Singapore đến thăm Toà Bạch Ốc, ngay sau khi chuyển lời mời tương tự cho Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Mỹ không dấu diếm các nước bạn. Chánh Văn phòng Toà Bạch Ốc Priebus nói trên đài truyền hình ABC News, "Vấn đề chúng tôi đang đối mặt về Triều Tiên nghiêm trọng đến nỗi chúng tôi cần sự hợp tác ở một cấp độ nào đó với càng nhiều đối tác trong khu vực càng tốt".

Ô. Justin Hastings, một chuyên gia nghiên cứu Triều Tiên ở Đại học Sydney, Australia nhận định các nước Đông Nam Á có thể giúp Trump cô lập Triều Tiên hơn nữa vì khu vực này không thực thi triệt để các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với chương trình nguyên tử và hoả tiễn của Bình Nhưỡng. Ông nói "Đây là ba nước mà ông ấy cần phải trao đổi nếu muốn có sức ép nào đó ở Đông Nam Á. Thái Lan và Singapore là hai nước còn lại ở Đông Nam Á vẫn còn giao thương với Triều Tiên".

Còn nhà bình luận Jake Maxwell Watts của báo Mỹ Wall Street Journal, nói ba nước nói trên có mối tương quan kinh tế và chính trị lâu đời với Mỹ. Chỉ mới năm rồi TT Phi Duterte có một số bất bình với TT Obama nên hướng về TC nhưng quân đội hai bên vẫn cộng tác chặt chẽ. Còn Thái Lan tương quan với Mỹ không nồng ấm vì TT Obama tỏ ra không thiện cảm với quân đội Thái lên nắm chánh quyền vào năm 2014.

Nhưng tin cho biết Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã nhận lời mời đến thăm Toà Bạch Ốc. Cả hai nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết duy trì mối quan hệ gần gũi của với Mỹ, Nhà Trắng cho biết.

Trong cuộc điện đàm với TT Thái, TT Trump khẳng định rằng Mỹ cam kết "đóng vai trò dẫn đầu và tích cực ở châu Á" thông qua sự hợp tác chặt chẽ với các đối tác và đồng minh như Thái Lan. Người phát ngôn của ông Prayuth cho biết sau cuộc thảo luận với Trump, Thái Lan sẽ "ủng hộ vai trò xây dựng của Mỹ nhằm duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực".

Theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc Thái Lan là nước xuất cảng hàng thứ thứ 5 vào CS Bắc Hàn, trong năm 2015 chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Philippines. Đó là con số chánh thức ghi nhận được, con số thực tế, buôn chui, bán lậu ắt phải nhiều hơn vì đó là nghề của cả một hệ thống cơ quan nguỵ trang của CS Bắc Hàn. Thái Lan và CS Bắc Hàn thân nhau đến đổi năm 2015, đã cùng phát hành tem lưu niệm đánh dấu 40 năm ngày thiết lập tương quan ngoại giao của hai nước.

Còn Singapore miễn thị thực nhập cảnh đối với công dân Triều Tiên cho đến năm ngoái, khi các lệnh trừng phạt quốc tế siết chặt đối với Bình Nhưỡng.

Nhưng ủy ban chuyên gia Liên Hợp Quốc cho biết tháng 2/2017, các đại diện của Bình Nhưỡng đã quá cảnh ở Singapore hàng chục lần để giao dịch thương mại. Hôm 29/4, Thủ tướng Lý Hiển Long kêu gọi các nước ASEAN hối thúc Triều Tiên dừng các động thái khiêu khích và quay trở lại "con đường đối thoại".

Đó là chưa nói Mã Lai có bang giao, thân cận, hai nước miễn thị thực du khách, nhiều công ty buôn bán của CS Bắc Hàn có mặt ở thủ đô Mã Lai và hàng mấy chục ngàn công nhân xuất khẩu của Bắc Hàn làm việc hầu như khắp Mã lai.

Ở Đông Nam Á, CS Bắc Hàn đang có bang giao, giao thương với tất cả 10 nước. CS Bắc Hàn đã sử dụng khu vực này như điểm trung chuyển để tiếp cận các hệ thống tài chính và thương mại toàn cầu và trong một số trường hợp đã luồn lách các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.

Ba, Mỹ nam tiến để phát triển đối tác chiến lược, hợp tác toàn diện với các nước trong vùng này. Đó là tăng cường bang giao, giao thương, liên minh, củng cố thế lực Mỹ và bảo vệ tự do hàng hải cho Mỹ trong vùng biển ACTBD.

Thế kỷ 21 là thế kỷ của ACTBD. Mỹ là một nước nằm bên bờ TDB và một tiểu bang và căn cứ chiến lược Mỹ ở giữa đại dương này.

Phía Bắc ACTBD Mỹ có hai đồng minh trụ cột là Hàn Quốc và Nhựt và gần 100.000 quân Mỹ trú đóng nơi đó. Ở Nam TBD Mỹ có căn cứ quân sự và có cả lữ đoàn Thuỷ Quận Lục Chiến ở Cảng Darwin của Úc. Không có người dân Mỹ nào, chớ đừng nói quân nhân, công chức, dân biểu nghị sĩ Mỹ nào muốn ACTBD nói chung, Biển Đông nói riêng thành cái ao nhà của TC. TT Trump, hay TT Mỹ A hay B nào cũng không thể lơ là, hay bỏ trống vùng chiến lược ACTBD này./.(VA)
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Image

5 lý do thôi thúc Trump sa thải ông trùm FBI
May 10, 2017
Làm mếch lòng đảng Cộng hòa, làm mất mặt Tổng thống, mở cuộc điều tra về mối liên hệ giữa Trump với Nga, Giám đốc FBI James Comey khó có thể trụ lại.

Chỉ vài giờ sau khi Cục Điều tra Trung ương Mỹ (FBI) gửi một lá thư tới Ủy ban Tư pháp Thượng viện nhằm làm rõ những tuyên bố của Giám đốc James Comey liên quan đến vụ bê bối email Hillary Clinton tại một phiên điều trần, ông Comey hôm qua nhận được thông báo sa thải của Tổng thống Donald Trump.

Quyết định sa thải Giám đốc FBI của ông Trump đã khiến cả nước Mỹ bị sốc. Từ sau vụ bê bối Watergate thời Tổng thống Richard Nixon, rất hiếm khi có tổng thống Mỹ nào sa thải giám đốc FBI, bởi hành động này có thể dẫn tới nhiều hệ lụy về chính trị, đặc biệt là phản ứng tiêu cực từ dư luận. Theo bình luận viên Julia Glum của Newsweek, có 5 lý do có thể đã thúc đẩy ông Trump đưa ra quyết định đầy mạo hiểm này.

Làm tổn hại danh tiếng FBI

Bản ghi nhớ được Thứ trưởng Tư pháp Rod Rosenstein gửi cho Tổng thống Trump về việc đề xuất sa thải Comey bắt đầu bằng nhận định: “Trong năm qua, danh tiếng và độ tin cậy của FBI đã bị tổn hại đáng kể, điều đó ảnh hưởng đến cả Bộ Tư pháp”.

Một trong những lý do uy tín của FBI bị giảm sút được cho là cách thức Comey xử lý cuộc điều tra vụ bê bối email của bà Clinton. Chỉ một thời gian ngắn trước khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra năm ngoái, ông Comey bất ngờ thông báo trước Quốc hội rằng FBI đang mở lại cuộc điều tra về cáo buộc bà Clinton làm rò rỉ thông tin mật qua các email cá nhân.

Bà Clinton cho rằng chính hành động này của Comey đã khiến bà vuột mất cơ hội trở thành tổng thống Mỹ. Hai ngày trước cuộc bầu cử, Comey lại tuyên bố rằng FBI không tìm thấy các bằng chứng mới để truy tố bà Clinton.

Comey hôm 3/5 còn gây bối rối khi nói trước Uỷ ban Tư pháp Thượng viện rằng Huma Abedin, trợ lý hàng đầu của bà Clinton, đã chuyển tiếp “hàng trăm và hàng nghìn” email, trong đó “một số chứa thông tin mật” cho chồng. Nhưng FBI thừa nhận bà Abedin chỉ gửi hai chuỗi thư điện tử chứa tin mật cho chồng để đem in.

Theo bình luận viên James S. Robbins của USA Today, cách hành xử này của Comey không chỉ làm tổn hại danh tiếng và sự nghiệp của ông, mà còn làm hoen ố hình ảnh chính trực, không thiên vị của FBI, một trong những cơ quan hành pháp cao nhất của nước Mỹ. Một cuộc thăm dò dư luận hồi tháng 3 cho thấy chỉ có 17% người Mỹ còn có niềm tin vào Giám đốc FBI Comey.

Làm mất lòng đảng Cộng hòa

Các thành viên đảng Cộng hòa không bao giờ cho rằng Comey đã tước đoạt cơ hội trở thành tổng thống của bà Clinton, nhưng họ trách cứ ông không đề xuất mở cuộc điều tra hình sự đối với các hành vi trái quy định của bà.

Rosenstein viết rằng Comey đã không nên tổ chức cuộc họp báo hồi tháng 7 năm ngoái để tuyên bố rằng bà Clinton sẽ không bị truy tố hình sự vì hành vi sử dụng máy chủ email riêng trong thời gian làm ngoại trưởng Mỹ. Theo Rosenstein, Comey nên trao những phát hiện này cho các công tố viên liên bang.

Rosenstein cũng chỉ trích cách Comey gửi thư đến Quốc hội, thông báo mở lại cuộc điều tra đối với bà Clinton. Thứ trưởng Tư pháp dẫn lời các quan chức tư pháp Mỹ rằng hành động của Comey là “xa rời truyền thống không phân biệt đảng phái được kính trọng rộng rãi của cơ quan”. Ông cho rằng FBI cần phải “chối bỏ hướng đi này và quay về với truyền thống”.


Dựa trên những dòng tweet mà Tổng thống Trump đăng lên về Giám đốc FBI Comey, quan hệ giữa hai người dường như không được suôn sẻ ngay từ đầu. Comey được bổ nhiệm năm 2013 dưới thời Tổng thống Barack Obama, nên các quan chức chính quyền Trump đôi khi vẫn gọi ông này là “quan chức thời Obama”.

Tháng 7 năm ngoái, Trump đã chỉ trích Comey trên mạng xã hội về quyết định không truy tố Clinton. Đến tháng 11, khi Comey tái khẳng định không tìm thấy bằng chứng mới để buộc tội bà Clinton, Trump lập tức tung ra đòn công kích mạnh mẽ hơn.

“Ông không thể xem xét 650.000 email chỉ trong 8 ngày. Không thể nào”, Trump tuyên bố trong một cuộc vận động. “Hillary Clinton có tội. Bà ấy biết vậy, FBI biết vậy, người dân biết vậy”.

Đến tháng 4, trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business Network, khi được hỏi rằng liệu đã quá muộn để yêu cầu Comey từ chức hay không, Trump trả lời “Không, không quá muộn đâu. Chúng ta sẽ chờ xem điều gì xảy ra. Sẽ rất thú vị đấy”.

Trump thậm chí còn cho rằng Comey chính là người đã cứu bà Clinton thoát khỏi nguy cơ ngòi tù. “Đừng quên rằng, khi James Comey xuất hiện, ông ta đã cứu Hillary Clinton”, ông nói. “Comey rất, rất tốt với Clinton, tôi có thể nói như vậy. Nếu không có ông ta, bà ấy giờ đây lẽ ra đang phải đứng trước tòa”.

“Giám đốc FBI Comey chính là điều may mắn nhất của Clinton, vì ông ta đã bỏ qua cho bà ấy quá nhiều hành vi xấu”, Trump viết trên Twitter tuần trước.

Làm mất mặt Tổng thống

Ông Trump gần đây đưa ra cáo buộc trên mạng xã hội rằng người tiền nhiệm Obama đã nghe lén điện thoại của ông trong chiến dịch tranh cử. Đây được cho là đòn công kích mạnh nhắm vào uy tín của Obama cũng như những di sản mà ông để lại sau khi rời nhiệm sở.

Tuy nhiên, Comey ngay sau đó đã khiến Trump “bẽ mặt”, khi tuyên bố rằng cáo buộc trên không có cơ sở, đồng thời nhấn mạnh Obama không thể ra lệnh cho các cơ quan an ninh nghe lén điện thoại của bất kỳ ai mà không được kiểm soát.

Comey nói không có bằng chứng cho thấy Obama ra lệnh nghe lén Trump

“Tôi không có bất cứ thông tin nào chứng minh cho những dòng tweet đó, tôi cũng đã xem xét cẩn thận trong nội bộ FBI”, Comey nói hồi tháng ba. “Bộ Tư pháp cũng không có thông tin nào cho thấy cáo buộc đó là có cơ sở”.

Điều tra về mối liên hệ giữa Trump và Nga

Hồi tháng ba, chỉ hai tháng sau khi Trump nhậm chức, Comey thông báo FBI đang điều tra nỗ lực của chính phủ Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. “Trong đó gồm điều tra bản chất các mối liên hệ giữa những cá nhân liên quan tới chiến dịch tranh cử của Trump với chính phủ Nga, cũng như tìm hiểu xem có sự phối hợp nào giữa chiến dịch của Trump với nỗ lực của Nga”, Comey nói trước Ủy ban Tình báo Hạ viện.

“Chúng tôi tiến hành công việc này theo cách cởi mở, độc lập và các chuyên gia kỳ cựu của chúng tôi sẽ hoàn thành cuộc điều tra nhanh nhất có thể, nhưng nếu nó kéo dài, họ vẫn sẽ theo đuổi tới cùng”, Comey tuyên bố. “Tôi có thể hứa với các ông rằng chúng tôi sẽ theo đuổi sự thật dù chúng dẫn tới đâu”.

Comey thông báo mở cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ

Bình luận viên Robbins cho rằng đây là một yếu tố quan trọng thúc đẩy Trump ra quyết định sa thải Comey. Trong khi nhiều thành viên đảng Dân chủ hoan nghênh quyết định này, các nghị sĩ đảng Cộng hòa cho rằng Comey đang “bới bèo ra bọ” trong câu chuyện Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ.

Trump cũng lên tiếng bác bỏ các cáo buộc có liên quan tới Nga. “Cựu giám đốc tình báo quốc gia James Clapper và nhiều người khác đã nói rằng không có bằng chứng cho thấy Tổng thống Mỹ thông đồng với Nga”, Trump viết trên Twitter hồi tuần trước. “Câu chuyện này là tin giả và mọi người biết điều đó”.

Tuy nhiên, Tim Kaine, người cùng bà Clinton tham gia tranh cử, lại cho rằng việc Trump đột ngột sa thải Comey “cho thấy chính quyền sợ hãi như thế nào trước cuộc điều tra về Nga”.

Hiện chưa rõ cuộc điều tra về cáo buộc chiến dịch của Trump dính líu tới Nga sẽ đi về đâu sau khi Comey mất chức. Các nghị sĩ đảng Dân chủ chỉ trích quyết định này của Trump, kêu gọi chỉ định một công tố viên đặc biệt để tiếp tục cuộc điều tra và đưa ra kết luận càng sớm càng tốt.


Trí Dũng
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Sa thải GĐ FBI:
Sai lầm chết người của ông Trump?



Theo Tim Weiner –phóng viên từng đoạt giải Pulitzer, việc sa thải giám đốc FBI James Comey
sẽ để lại nhiều hậu quả khôn lường nghiêm trọng cho Tổng thống Donald Trump.

Trong bài viết do hãng tin Reuters đăng tải ngày 10/5, nhà báo Tim Weiner cho rằng Tổng thống Donald Trump
đã tính toán sai lầm nghiêm trọng khi sa thải giám đốc FBI James Comey. Dường như ông Trump nghĩ rằng việc điều hành chính phủ Mỹ cũng giống như điều hành chương trình truyền hình thực tế,
nơi nhà đầu tư có thể sa thải bất kỳ ai.


Image
Nhà báo Tim Weiner cho rằng Tổng thống Donald Trump đã sai lầm nghiêm trọng khi sa thải giám đốc FBI James Comey.
Ảnh ghép: Salon
Nếu ông Trump sa thải giám đốc FBI James Comey để cản trở cuộc điều tra về cái gọi là sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, hành động đó có thể bị coi là cản trở pháp lý và là hành vi phạm tội.

Đã có một tiền lệ ở nước Mỹ và đó là hành động của cố Tổng thống Mỹ Richard Nixon trong vụ bê bối Watergate. Việc Tổng thống Nixon đã cố tình cản trở cuộc điều tra Nhà Trắng của FBI là cáo buộc chính trong kiến nghị bãi chức ông được Hạ viện Mỹ phê chuẩn trong năm 1974. Vài tuần sau đó, Tổng thống Nixon đã từ chức.

Trong 110 ngày làm việc đầu tiên, Tổng thống Donald Trump đã cách chức quyền Tổng chưởng lý, Cố vấn An ninh Quốc gia và bây giờ là giám đốc FBI. Nhưng hành động sa thải giám đốc FBI James Comey sẽ dẫn đến những hậu quả chính trị khôn lường đối với ông Trump, nếu nó đe dọa làm chậm tốc độ cuộc điều tra về cái gọi là sự can thiệp bầu cử của Nga trong nội bộ FBI.

Rõ ràng là, cho đến khi giám đốc FBI James Comey bị sa thải trong ngày 9/5, cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga vào quá trình bầu cử tổng thống Mỹ 2016 đã gia tăng lên về quy mô và cường độ. Tuần trước, ông Comey đã yêu cầu Bộ Tư pháp chi nhiều tiền hơn cho cuộc điều tra đã được mở rộng này. Các công tố viên liên bang ở Virginia đã ban hành trát hầu tòa đối với Cố vấn An ninh Quốc gia bị sa thải Michael T. Flynn, người đã tranh cãi dữ dội với các nhân viên FBI trong những ngày đầu của chính quyền Trump.

Nhưng dường “giọt nước làm tràn ly” xảy ra vào ngày 20/3, khi giám đốc FBI James Comey ra điều trần trước Ủy ban Tình báo của Hạ viện Mỹ. Ông Comey khẳng định FBI đang ở giữa một cuộc điều tra khổng lồ về vụ tấn công có chủ ý của Nga đối với bầu cử Mỹ. Ông này còn công khai nói rằng mục tiêu của cuộc tấn công là đánh bại bà Clinton và giúp ông Trump đắc cử tổng thống.

Trước đó, giám đốc FBI James Comey đã gọi Tổng thống Trump là “kẻ nói dối” khi khẳng định rằng Tổng thống Barack Obama ra lệnh nghe trộm điện thoại của ông trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ.

Nếu Tổng thống Donald Trump cho rằng cáo buộc về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016 là “bịa đặt” và rằng ông có thể làm cho nó biến mất bằng cách sa thải giám đốc FBI Comey, thì ông đã mắc phải một sai lầm nghiêm trọng. FBI là một bộ máy đầy quyền lực với hàng nghìn nhân viên, cả những người đang làm việc lẫn nghỉ hưu. Họ nghĩ rằng những lời khích bác của ông Trump về cuộc điều tra là một sự sỉ nhục đối với FBI. Họ tin rằng các quy định của pháp luật mới là bánh lái thực sự cho con thuyền nhà nước và một vị tổng thống không thể đảo ngược đường hướng đó bằng cách dùng tay tạo sóng cản đường.

Cuộc điều tra về cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016 sẽ vẫn tiếp tục.

Một tin xấu đối với Tổng thống Donald Trump là việc phe Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ tỏ ra ngạc nhiên trước hành động thô bạo của ông. Phe Cộng hòa chính là tuyến phòng thủ cuối cùng của Tổng thống Donald Trump chống lại việc thành lập một ủy ban điều tra độc lập lưỡng đảng tại Quốc hội Mỹ và ủy ban điều tra độc lập này có thể mang lại thảm họa cho ông.

Thượng nghị sĩ John McCain, phụ trách Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ, đã lên tiếng bảo vệ ông James Comey và gọi việc sa thải giám đốc FBI là hành động "chưa từng thấy". Trong lịch sử, không có tổng thống Mỹ nào sa thải một giám đốc FBI đang điều tra Nhà Trắng. Thậm chí, Tổng thống Nixon cũng không dám làm điều đó.

Tại một hội nghị an ninh ở Munich (CHLB Đức), Thượng nghị sĩ John McCain nói:

"Vụ bê bối này đang tiếp diễn. Đây là một vụ bê bối chưa từng có”.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Richard Burr, người đứng đầu Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ, cũng nói:

"Tôi cảm thấy nghi ngờ về thời điểm và lý do của việc sa thải giám đốc (FBI) Comey. Tôi thấy giám đốc Comey là một công chức được đánh giá cao nhất và việc sa thải ông cản trở cuộc điều tra vốn đã rất khó khăn”.

Nếu Quốc hội Mỹ tiến tới việc thành lập một ủy ban điều tra độc lập vào mùa hè này (đây là điều dường như sẽ xảy ra sau khi giám đốc FBI James Comey bị ông Trump sa thải), hai vị thượng nghị sĩ Cộng hòa nói trên sẽ nằm trong số ít các nhà lãnh đạo ủy ban. FBI sẽ tích cực hỗ trợ cho các nhà điều tra của quốc hội và báo chí sẽ tiếp tục đào sâu hơn câu chuyện này.

Và nếu Tổng thống Donald Trump tiếp tục cản trở quốc hội và công luận bằng những sắc lệnh không kín kẽ, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả các cuộc bầu cử sắp tới.

Nhà báo Tim Weiner kết luận:

"Hãy tưởng tượng kết quả cuộc điều tra của Quốc hội Mỹ về cáo buộc Nga can thiệp vào quá trình bầu cử tổng thống Mỹ 2016, khi phe Cộng hòa không còn chiếm đa số tại Thượng viện và Hạ viện như hiện nay."


Kiến Thức

11/05/2017
tranphuongdong
Posts: 524
Joined: Wed May 30, 2007 2:08 am
Contact:

Post by tranphuongdong »

Image

Nguyễn Thiện Nhân “tiếp quản” Thành Hồ,
Tòng Thị Phóng bị loại phút chót


Nhật Anh
(Danlambao) - Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông Nguyễn Thiện Nhân vừa được đưa lên giữ chức Bí thư Thành uỷ TP.HCM thay cho ông Đinh La Thăng bị kỷ luật cách chức.

Một hội nghị trao quyết định bổ nhiệm vừa diễn ra vào sáng ngày 10/5/2017 tại trụ sở thành uỷ TP.HCM, với sự tham dự của bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch Quốc hội và ông Phạm Minh Chính – Trưởng ban Tổ chức Trung ương đảng.

Cũng tại hội nghị, ông Đinh La Thăng chính thức nói lời chia tay với chiếc ghế Bí thư Thành uỷ TP.HCM chỉ sau 15 tháng nhậm chức. Theo quyết định của bộ chính trị, ông Thăng bị điều chuyển ra Hà Nội giữ chức phó Ban Kinh tế Trung ương.

Đinh La Thăng xin lỗi Tổng bí thư

Cuộc chuyển giao quyền lực tại Thành Hồ diễn ra trong ngày làm việc cuối cùng của Hội nghị Trung ương 5 đầy căng thẳng.

Phát biểu trước khi chia tay, ông Thăng cho biết ông đã gửi lời xin lỗi đến đảng và cá nhân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về những sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

“Quyết định thi hành kỷ luật của Ban chấp hành trung ương đối với tôi là có lý có tình”, vị cựu Bí thư Thành uỷ TP.HCM nói.

Phát biểu trên cho thấy Đinh La Thăng đã phải chấp nhận đầu hàng trước Nguyễn Phú Trọng, đổi lại là việc ông ta không bị truy tố hình sự về khoản thất thoát 9 tỷ đô-la Mỹ xảy ra tại PVN khi còn đương chức.

Ông Đinh La Thăng bị điều chuyển ra Hà Nội làm Phó ban Kinh tế Trung ương.

Dù đã bị loại khỏi Bộ Chính trị và mất chức Bí thư Thành uỷ, nhưng ông Thăng vẫn còn là Uỷ viên Trung ương đảng và là Đại biểu Quốc hội. Điều này giúp ông ta trở thành “bất khả xâm phạm” đối với ý định điều tra của các cơ quan hành pháp.

Trái với kết cục bi đát của vị cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, việc kỷ luật nhẹ hều đối với Đinh La Thăng so với những vi phạm được đánh giá là “rất nghiêm trọng” tại PVN cho thấy ông này đã chấp nhận khuất phục và có sự đổi chác với Nguyễn Phú Trọng.

Việc đưa Đinh La Thăng về Hà Nội làm Phó Ban kinh tế Trung ương cũng là một nước cờ cao tay của ông Trọng. Bởi ai cũng biết, nhân vật tiếp theo trong danh sách thanh trừng của ông Tổng bí thư chính là cấp trên của ông Thăng – tức Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình.

Kịch bản dùng Đinh La Thăng để đấu tố nốt những thế lực còn lại trong phe Nguyễn Tấn Dũng sẽ sớm xảy ra trong một tương lai rất gần. Vụ đào tẩu bất thành của Vũ Huy Hoàng là biểu hiện rõ rệt nhất mà người ta đã chứng kiến.

Thăng giáng, Phóng bay

Gần cuối Hội nghị Trung ương 5, những thay đổi ở phút 89 đã gây tác động đến công tác nhân sự cho chức Bí thư Thành Hồ - một đảng bộ luôn bị coi là bất trị đối với trung ương.

Trái với những lời đồn đoán ban đầu, nhân vật được lựa chọn tiếp quản chiếc ghế Bí thư Thành uỷ TP.HCM đã không nằm trong tính toán nhân sự của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Với tiêu chí phải là người miền Bắc có lý luận, ông Trọng muốn thay thế ông Thăng bằng Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng – người bị ông Trọng mang đích danh làm trò cười khi tại đại hội 12: “Đấy bà con xem có oai vệ không? Đàng hoàng ngang ngửa ra quốc tế đấy chứ. Vừa nữ, vừa dân tộc”.

Đối với ông Trọng, việc đưa một người dễ sai bảo như bà Phóng vào làm Bí thư Thành Hồ cũng là thủ đoạn dễ bề cai trị, đồng thời cũng để làm nhục phe cánh cộng sản miền Nam – những kẻ vốn thực dụng và chịu ảnh hưởng thân Mỹ của Nguyễn Tấn Dũng.

Do đặc thù là thành phố đứng đầu về kinh tế trên cả nước, trở thành người đứng đầu Thành Hồ đồng nghĩa với việc nắm luôn ngân sách của đảng, do đó các phe tranh giành quyết liệt. Phe Trần Đại Quang đề cử Tô Lâm, “bố già” Trương Tấn Sang thì lại muốn Trương Hoà Bình, trùm tài phiệt Lê Thanh Hải tha thiết đưa Võ Văn Thưởng về lại Thành Hồ… Không ai chịu ai, thậm chí coi khinh cả uy lệnh của Tổng bí thư đang say men chiến thắng.

Do đó, việc Tòng Thị Phóng rớt đài phút chót cho thấy Hội nghị Trung ương 5 vẫn chưa là một chiến thắng trọn vẹn cho những toan tính quyền lực của ông Trọng. Phương án Nguyễn Thiện Nhân về làm Bí thư Thành Hồ là một kết quả từ sự thoả hiệp, mặc cả giữa các bên.

Điều này phản ánh rõ qua lời bà Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại buổi chuyển giao quyền lực: “Bộ Chính trị đã họp và bàn các phương án, sau đó thống nhất 100% phân công ông Nguyễn Thiện Nhân làm Bí thư Thành ủy TP.HCM”.

Thậm chí, ngay cả đến những đối thủ của vị bí thư vừa bị phế truất Đinh La Thăng cũng không mấy vui vẻ gì với kết quả này, trong đó, “bố già” Trương Tấn Sang cùng những tay viết thuê có lẽ sẽ là những người thất vọng nhiều nhất.

Đào tạo tại Mỹ

Sau quyết định đưa Nguyễn Thiện Nhân giữ chức Bí thư Thành uỷ TP.HCM, xuất hiện một số ý kiến kỳ vọng rằng gương mặt mới này sẽ mang lại khởi sắc cho Sài Gòn. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một sự hy vọng hão huyền của những ai còn ảo tưởng về cộng sản.

Trong hơn 11 năm giữ nhiều chức vụ trong trung ương, ấn tượng duy nhất mà ông Nhân để lại chỉ là hình ảnh một Uỷ viên Bộ chính trị đầu tiên được học hành từ Mỹ và có thể nói được tiếng Anh.

Tuy vậy, ông không phải là một nhà lãnh đạo kỹ trị như nhiều người mong đợi. Ông Nhân có học hàm là giáo sư kinh tế và từng công tác ở nhiều lãnh vực như: văn hoá, kinh tế, giáo dục, chính trị…, nhưng ông đã không mang lại bất cứ thành quả nào trong vai trò là người đứng đầu.

Thậm chí, năm 2013, ông Nguyễn Thiện Nhân bất ngờ được chen chân, bổ sung vào cơ quan quyền lực nhất trong chế độ là Bộ Chính trị. Thế nhưng sau đó, ông cũng chỉ biết an phận với chức danh Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Khi ấy, nhiều người kiến nghị để ông Nhân vào vị trí hữu danh vô thực như thế là “phí phạm nhân tài”, tuy nhiên, ông không có tài như nhiều người vẫn lầm tưởng khi chỉ có cái nhìn chủ quan qua bằng cấp, học vị của ông. Thậm chí, nếu có tài thực sự đi chăng nữa, thì những kiến thức học bên Mỹ của ông Nhân cũng sẽ bị chế độ quy chụp là thành phần “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”.

Nói một cách thẳng thắn, giáo sư Nguyễn Thiện Nhân không có khả năng làm chính trị. Ông thiếu những tố chất cần thiết để làm một người lãnh đạo, không đủ bản lĩnh để thay đổi, ít dũng khí để làm những việc có lợi cho dân.

Nguyễn Thiện Nhân lọt vào Bộ Chính trị, làm Bí thư Thành uỷ TP.HCM là do gặp thời thế. Bản tính ông ta vốn dĩ an phận, tỏ ra trung dung trong các cuộc chiến phe phái nên sẽ luôn là một lựa chọn tình thế khi các phe nhóm không thể tìm được nói tiếng chung.

Ở tuổi 63, có lẽ ông Nhân sẽ tiếp tục ngồi ghế Bí thư cho đến hết nhiệm kỳ rồi về hưu một cách an phận. Sẽ không có bất cứ sự thay đổi nào xảy ra, có chăng sẽ vẫn chỉ là những cuộc chiến ngầm trong đảng bộ Thành Hồ ngày càng leo thang do sự nhu nhược của người lãnh đạo.

Những ai còn kỳ vọng về Nguyễn Thiện Nhân cũng sẽ nhanh chóng nhận phải thất vọng ê chề. Bởi lẽ, những ai mang danh là trí thức, được ăn học tử tế mà lại đi theo cộng sản thì quả là người không có cả con tim lẫn trí óc. Đừng tự ngộ nhận để tiếp tục bị lừa như “hiện tượng” Đinh La Thăng xảy ra cách đây mới 15 tháng.

Nhật Anh

danlambaovn.blogspot.com
MatVit
Posts: 1308
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Donald Trump đang ngồi trên đống lửa!
Lũ Giang

Ngày 16.5.2017, báo The New York Times đã đưa ra một tin bùng nổ lớn: Hai cộng sự viên của ông James Comey, cựu Giám đốc FBI, cho biết vào tháng 2/2017, sau khi tướng Flynn, cố vấn an ninh của Trump phải từ chức vì có quan hệ với Nga ngoài vòng luật pháp, ông Trump đã gọi ông James Comey đến và yêu cầu đừng điều tra Tướng Flynn nữa. Trump nói: "Ông ta là người tốt. Tôi hy vọng ông có thể bỏ chuyện đó" (He is a good guy. I hope you can let this go). Sau cuộc gặp gỡ, ông Comey có ghi lại chuyện này trong một bản ghi nhớ (memo) để bỏ vào hồ sơ và kể chuyện đó cho các viên chức cao cấp của FBI biết.

Như thông lệ, văn phòng Tòa Bạch Ốc chối bỏ chuyện này, nhưng ông Comey xác nhận chuyện đó có thật. Đây là một bằng chứng nữa cho thấy Trump có liện hệ trong vụ Tướng Flynn đi thương lượng với Đại sứ Nga Kislyak ngoài vòng pháp luật.
Image
Donald Trump và Đại sứ Nga Kislyak
Hiện nay Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ đang tiến hành điều tra về việc Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử của Mỹ năm 2016. Cuộc điều tra này nhắm vào hai vấn đề đề chính:

(1) Sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
(2) Những ai trong nhóm vận động tranh cử của Trump đã quan hệ với Nga ngoài vòng pháp luật.

Chủ tịch Ủy ban là Thượng nghị sĩ Richard Burr thuộc Đảng Cộng Hòa và Phó Chủ tịch là Thượng nghị sĩ Mark Warner thuộc Đảng Dân Chủ. Để tránh chia rẽ đảng phái như đang diễn ra tại Uỷ ban Tình báo Hạ viện, cả hai Chủ tịch Burr và Phó chủ tịch Warner đều nói rõ họ hợp tác chặt chẽ với nhau và không muốn chính trị xen vào cuộc điều tra.
Văn phòng Giám Đốc Tình báo Quốc gia (Office of Director of National Intelligence), CIA và FBI là ba cơ quan đã theo dõi biến cố này kể từ khi cuộc vận động tranh cử mới bắt đầu nên có rất nhiều tài liệu. Lúc đó, ông James R. Clapper Jr. là Giám đốc National Intelligence, ông John Brennan là Giám đốc CIA và ông James B. Comey là Giám đóc FBI.

SỰ CAN THIỆP CỦA NGA VÀO BẦU CỬ MỸ

Ông Kevin Mandia, Giám đốc FireEye Cyber Security (tổ chức an ninh mạng), cho biết Nga đã tạo ra hơn 500 phần mềm độc hại (malware) hoặc những phần mềm bí mật để xâm nhập vào các hệ thống máy điện toán và ăn trộm dữ liệu, cũng như cách họ rò rỉ dữ liệu. Trước đây tin tặc Nga thường tạm ngưng hoạt động ngay lập tức sau khi bị phát hiện, nhưng bây giờ tình hình lại khác. Những nhóm này vẫn tiếp tục hoạt động ngay cả khi biết bị phát giác và bị theo dõi.

Thương Nghị sĩ Mark Warner tuyên bố có đủ bằng chứng điện Kremlin của Tổng thống Putin đã trả tiền thuê cho hơn 1.000 người chuyên tung tin giả gây thiệt hại cho ứng cử viên Hillary Clinton, đặc biệt tại các tiểu bang tranh chấp khít khao cử tri giữa hai Đảng. [Phe cuồng Trump đã tự sướng với các tin giả đó và cứ nhai đi nhai lại.
Bản báo cáo của Văn phòng Giám đốc Tính báo Quốc gia công bố ngày 6.1.2017, dày 14 trang, cho thấy Tổng Thống Putin đã ra lệnh nỗ lực làm mất niềm tin vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ và giúp ông Trump thắng cử, gồm những nét chính như sau:
1.- Mở chiến dịch gây ảnh hưởng đến bầu cử Mỹ 2016
2.- Làm giảm niềm tin của công chúng vào tiến trình dân chủ Mỹ, gièm pha bà Hillary Clinton, gây hại cho khả năng trúng cử của bà.
3,- Tổng thống Putin và chính phủ Nga ưa chuộng ông Donald Trump hơn. Ông Putin muốn giúp Donald Trump bằng cách gây mất uy tín của bà Clinton.
4.- Khi Moscow thấy bà Clinton có thể thắng cử, chiến dịch của Nga bắt đầu tập trung vào việc gây mất uy tín của bà, nhất là tại các tiểu bang tranh chấp khít khao.

Từ tháng 7/2015, tình báo Nga đã đột nhập được vào mạng của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ và chiếm quyền tiếp cận cho đến ít nhất là tháng 6/2016. Tình báo Quân đội Nga (GRU) đã chuyển các tài liệu lấy được từ đảng Dân chủ và các viên chức của đảng này cho WikiLeaks.
Báo cáo này có trình cho ông Trump biết do ba nhân vật sau đây ký tên: Giám đốc Tình báo Quốc gia, Giám đốc CIA và Giám Đốc FBI.
Mặc dầu có những bằng chứng rõ ràng không thể chối cãi đươc, ông Trump luôn ca ngợi ông Putin và bác bỏ các cáo buộc nói rằng Nga đứng đằng sau các vụ tấn công tin tặc hay đã giúp ông giành chiến thắng. Ngày 5.1.2017, khi ba giám đốc nói trên ra điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện về sự xâm nhập và can thiệp của Nga, ông Trump viết một cách vu vơ trên Twitter rằng “vụ xâm nhập có thể là do Nga, nhưng cũng có thể do Trung Quốc. Cũng có thể do một số nhiều người. Cũng có thể do ai đó nặng 400 pound ngồi trên giường của họ thực hiện!” (It could be Russia, but it could also be China. It could also be lots of other people. It also could be somebody sitting on their bed that weighs 400 pounds). Đó là một lối cãi chày cãi cối hạ cấp.

NHỮNG QUAN HỆ GIỮA NHÓM TRUMP VÀ NGA


1.- Thi hành Luật Giám sát Tình báo Ngoại quốc 1978
Luật Giám sát Tình báo Ngoại quốc 1978 (Foreign Intelligence Surveillance Act of 1978) cho phép các cơ quan tình báo Hoa Kỳ được đặt máy để thu thập các tin tức giữa các “Quyền lực Ngoại quốc” (Foreign Powers) và các “Tay chân bộ hạ của các Quyến lực Ngoại quốc” (Agents of Foreign Powers), kể cả khi những người đó là người Mỹ.
Người có quyền ra lệnh giám sát trước hết là Tổng thống Mỹ hay Bộ trưởng Tư pháp. Nếu sau một năm thì phải xin án lệnh của Tòa Giám sát Tình báo Ngoại quốc.
Tổng thống Obama vốn là một người khôn ngoan và thận trọng, đã không ra lệnh mà để cho cơ quan FBI xin án lệnh của tòa để hành động. Donald Trump chẳng biết chút gì về luật pháp nên tố cáo Tổng thống Obama nghe lén. Đám cuồng Trump lại nhai lại và tự sướng!

2.- Đại sứ Nga là trung tâm của các cuộc điều tra
Sergey Kislyak, Đại sứ Nga tại Mỹ, 66 tuổi, đã tại nhiệm trong 8 năm qua, nói thạo tiếng Anh và Pháp, là một người ăn nói nhỏ nhẹ, vui vẻ, thông minh, nhưng thực chất là một gián điệp cao cấp của Nga, chuyên tuyển dụng nhân sự cho tình báo Nga. Trong tòa đại sứ Nga có hơn 50% nhân viên là gián điệp Nga. Hiện ông Kislyak là trung tâm điểm những cuộc điều tra của các cơ quan tình báo Mỹ và Ủy ban Tình báo Thượng viện về mối liên lạc giữa đội ngũ của Trump và Nga

Ông Kislyak được thấy đã tham dự một cuộc họp về chính sách đối ngoại của Trump được tổ chức hồi tháng 4/2016, ngồi ở hàng ghế đầu, sau đó ông còn gặp nhiều nhân vật khác. Trong lần Kislyak tới gặp Flynn và Kushner vào tháng 12/2016 tại Trump Tower, ông đã được đưa đi lối bí mật.
Hiện nay, có khoảng 20 nhân vật bị coi là đối tượng liên lạc với Nga ngoài vòng luật pháp. Khởi đầu là Tướng Michael Flynn, nguyên là Giám đốc Tình báo Quốc phòng (DIA) của Mỹ, Cựu cố vấn an ninh quốc gia của Trump. Tiếp đến là Paul Manafort, cựu quản lý chiến dịch tranh cử của Trump. Carter Page và J.D. Gordon đều là cựu cố vấn của Trump, đã gặp đại sứ Nga Kislyak trong cuộc họp bên lề Đại hội Toàn quốc đảng Cộng hòa vào tháng 7/2016. Victor Podobnyy là người đã tìm cách tuyển mộ Page. Erik Prince lãnh đạo tập đoàn Frontie Services Group có quan hệ mật thiết với Giám đốc Chiến lược Steve Bannon của Trump và là anh của đương kim Bộ trưởng Giáo dục Betsy DeVos, v.v.

3.- Khởi sự từ Tướng Flynn
Ngày 29.12.2016 Tổng Thống Obama tuyên bố tăng thêm một số biện pháp cấm vận Nga vì Nga đã nhúng tay vào việc lũng đoạn cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2016, trong đó có quyết định trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga. Tờ Washington Post đã tung ra tài liệu tình báo cho biết ngay trong ngày 29 Michael Flynn đã điện thoại cho đại sứ của Nga tại Mỹ là Sergey Kislyak thảo luận về vấn đề cấm vận nhằm vào Nga và hứa: "Chúng tôi sẽ thực hiện các bước tiếp theo để giúp hồi sinh mối quan hệ Nga-Mỹ dựa trên các chính sách mà chính quyền của Trump sẽ theo đuổi.”
Ngày 30.12.2016, Tổng thống Putin thông báo sẽ không trả đũa vụ trục xuất một loạt nhà ngoại giao Nga do tổng thống Obama ban hành. Để đáp lại, lúc 11:41 sáng ngày 30.12.2016, Donald Trump viết trên Twitter ca ngợi Putin: "Great move on delay (by V. Putin) - I always knew he was very smart!" (Thật tuyệt về sự trì hoãn của (V. Putin) - Tôi luôn luôn biết ông ấy rất thông minh).

Bộ Tư Pháp Mỹ đã cảnh giác Trump về các cam kết của Tướng Flynn có thể sẽ bị Nga bắt chẹt. Lúc đầu Tướng Flynn chối bỏ, nhưng khi được biết bằng chứng được ghi băng, Flynn đòi truy tố những người đã tiết lộ bí mật!
Vì Hiến Pháp Mỹ quy định chỉ có Tổng Thống Mỹ mới có quyền thương thuyết và ký hiệp ước với các quốc gia khác và hiệp ước ký kết phải được Quốc Hội phê chuẩn, nên Quốc Hội Mỹ phải làm một đạo luật đặt tên là Logan Act, được Tổng Thống Adam ký và ban hành ngày 30.1.1799, cấm các tư nhân không được quyền tự ý đại diện nước Mỹ đi thương lượng với các nước khác và đưa ra các cam kết. Vi phạm luật này có thể bị phạt đến ba năm tù.

Lúc đó ông Trump chưa nhận chức Tổng thống nên luật Logan Act được áp dụng cho Trump hay bất cứ ai thuộc nhóm ông đi thương lượng với Nga về các vấn đề của chính phủ Mỹ. Nghe vậy, ngày 13.2.2017 bộ tham mưu của Trump đã ép buộc Flynn từ chức với lời thú tội của Flynn: “Tôi đã vô tình báo cáo cho Phó Tổng thống đắc cử và người khác những thông tin không toàn diện về cuộc gọi giữa tôi và đại sứ Nga”! Kênh truyền hình CNN dẫn nguồn từ một số viên chức FBI cho biết FBI sẽ không theo đuổi việc truy tố Flynn nếu không có tình tiết mới nghiêm trọng xuất hiện. Nhưng vấn đề không dừng lại ở đây.

Bản tin của Reuters ngày 18.5.2017 cho biết trong 7 tháng cuối cùng của cuộc bầu cử, đã có ít nhất 18 lần liên lạc giữa nhóm Trump và Nga qua điện thoại hoặc email, trong đó có 6 lần giữa Đại sứ Nga Kislyak vá các viên chức của Trump, trong đó có Tướng Flynn. Ngoài những hoạt động bị coi là bất hợp pháp, ông Richard Armitage, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ nói: "Thật là hiếm khi thấy nhiều cuộc điện thoại trao đổi với các viên chức nước ngoài như vậy, đặc biệt là với một nước mà chúng ta xem là thù địch hay thế lực chống đối."

BỊ ĐIỄM TRÚNG HUYỆT TRUMP NHẦY CHOI CHOI

1.- Ai là chánh phạm?
Bản tin của Reuters cho biết trong ngày 29.12.2016, ngày mà ông Obama tuyên bố tăng cường cấm vận Nga vì bị cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Tướng Flynn đã tiến hành 5 cuộc điện đàm với Đại sứ Nga. Tại sao phải có đến 5 lần điện đàm với Đại sứ Nga? Phải chăng cuộc thương lượng khá gay cấn, nên sau mỗi lần nói chuyện, Tướng Flynn phải quay lại thảo luận với Trump và Pence, cho đến khi hai bên đi đến một sự thỏa thuận chung như đã nói trên?

Trong bài “Who Told Flynn to Call Russia?” (Ai bảo Flynn gọi Nga?), Cựu Đại Sứ Daniel Benjamin, hiện là biên tập viên của tập san Politico, đã viết: “Câu chuyện thực sự không phải là Flynn. Nhưng cũng không phải sự rò rỉ [thông tin] chính phủ. Không, “câu chuyện thực sự” chính là Trump – và sự bí mật liên tục về những móc nối của Trump với người Nga”.
Nói một cách khác, người quyết định về đường lối quan hệ với Nga là Trump và Pence, Flynn chỉ là người trung gian. Như vậy Trump và Pence mới là chánh phạm, còn Flynn chỉ là tòng phạm.

2.- Loại trừ hậu họa?
Bị lộ tẩy, Trump tìm cách xóa bằng chứng. Mới nhận chức, Trump đã thay ngay những giám đốc tình báo đã ký vào báo cáo tố Nga can thiệp bầu cử của Mỹ.

Với Văn Phòng Tình bào Quốc Gia, ngày 20.1.2017 Trump đã cử ông Mike Dempsey quyền Giám đốc thay Tướng James Clapper và đến ngày 16.3.2017 đưa ông Dan Coats vào làm Giám Đốc chính thức. Với cơ quan CIA, ngày 23.1.2017, Trump cử ngay ông Mike Pompeo vào thay ông John Brennan. Riêng với Giám Đốc FBI, Trump giữ ông James Comey lại vì tưởng rằng ông này là “phe ta”. James Comey là đảng viên đảng Cộng hòa và chính Comey đã đưa ra thông cáo điều tra bà Clinton chỉ 11 ngày trước ngày bầu cử khiến bà Clinton té ngửa bò càng. Trong ngày nhận chức, khi thấy James Comey ngồi ở dưới cùng, Trump đã đi xuống bắt tay.
Tuy nhiên, qua những lần ra điều trần trước Ủy Ban Tình báo Thượng viện vừa qua, James Comey đã khai nhiều điểu bất lợi cho Trump và nhóm của Trump khiến Trump đứng ngồi không yên. Cuối cùng Trump quyết định loại James Comey!

THẢM HỌA VẪN CÒN BÁM SÁT

Hôm 9.5.2017, ông Sean Spicer, phát ngôn viên của Tòa Bạch Ốc bất ngờ thông báo ông James Comey đã bị Tổng thống Trump cất chức Giám đốc FBI. Lý do cất chức được ông Trump cho biết ông ta “không thể lãnh đạo Văn phòng có hiệu quả”. Thứ trưởng Tư pháp Rod Rosenstein giải thích thêm rằng Comey đã xử lý cuộc điều tra về bà Clinton năm ngoái không chuyên nghiệp, vượt quá giới hạn công việc của ông ta. Thì ra Trump chơi trò “lập lờ đánh lận con đen”!
Image
James Comey và Donald Trump
Tuy nhiên, trong thư gởi cho James Comey, Trump lại nói “tôi rất biết ơn ông đã thông báo cho tôi, trong ba lần riêng biệt, tôi chưa bị điều tra.” Khi bị phóng viên cùa NBC News phỏng vấn, Trump cho biết có nói chuyện với Comey trong một buổi ăn tối và hai lần qua điện thoại, một lần ông chủ động gọi, một lần Comey gọi. Có lần, ông hỏi thẳng, “Nếu có thể, ông cho tôi biết tôi có bị điều tra hay không?” Ông Comey đáp: “Ông không bị điều tra.” Nghe thế Trump tự sướng!

Sự lo lắng tìm hiểu như thế này cũng chẳng khác gì “thưa ông tôi ở bụi này”! Nếu quả thật Trump không có liên hệ gì với Nga, tại sao lại phải lo lắng như thế?

Trump vốn thuộc vào loại “nhỏ không học lớn làm tổng thống Mỹ” nên chẳng biết gì kỹ thuật điều tra tư pháp. Ông không biết khi điều tra một người lãnh đạo quốc gia, người điều tra không bao giờ hỏi ngay nhân vật đó, vì nếu để lộ chiều hướng điều tra, đối tượng có đủ quyền lực có thể tìm cách thủ tiêu bằng chứng. Như khi điều tra bà Tổng Thống Nam Hàn Park Geun Hye chẳng hạn, người điều tra phải đi tìm nhân chứng và vật chứng trước, sau khi có đủ rồi mới hỏi tới bà ta.

Trong vụ cam kết với Đại sứ Nga Sergey Kislyak vi phạm Logan Act, nhân chứng trực tiếp là Tướng Flynn, nên phải thẩm vấn ông này trước. Flynn đã nhìn nhận, nhưng chưa chịu khai ai đã ra lệnh cho ông ta làm chuyện đó. Nay Flynn nói với Ủy ban Tình báo Thượng viện rằng nếu được miễn tố, ông ta sẽ khai tất cả. Đây cũng là một cách “thưa ông tôi ở bụi này” nên Ủy ban đã từ chối. Nếu Flynn không chịu khai, khi các cuốn băng ghi âm được đua ra, Flynn sẽ bị truy tố thêm về tội “cản trở công lý” nữa.

Ủy ban Tình báo Thượng viện không phải là một cơ quan tư pháp có quyền lập vi bằng tội phạm để truy tố nên Ủy ban đang yêu cầu Tổng Thống Trump cử một Công tố viên Đặc biệt (Special Prosecutor) để phụ trách điều tra và truy tố, nhưng ông Trump từ chối. Khi đã có đủ nhân chứng và vật chứng, Quốc hội sẽ biểu quyết một nghị quyết yêu cầu chính phủ cử một Công tố viên Đặc biệt để điều tra và truy tố. Người có nhiệm vụ cử Công tố viên Đặc biệt là Bộ Trưởng Tư Pháp.

Hôm 17.5.2017, Thứ trưởng Tư pháp Rod Rosenstein đã cử ông Robert Mueller, cựu Giám đốc FBI, làm Cố vấn Đắc biệt (Special Counsel) để điều tra lại vụ Nga can thiệp vào cuộc bầu cử 2016 và sự quan hệ giữa Nga và chiến dịch của Trump. Đây là một vấn đề đang được tranh luận.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy nhân chứng và vật chứng trong nội vụ đã có rồi, nhưng Ủy ban Tình báo Thượng viện đang hỏi lòng vòng để câu giờ và chờ một biến cố thuận lợi. Vụ cất chức Giám Đốc James Comey cho thấy Trump đang tự bước vào vũng lẩy.

Hôm 10.5.2017, khi gặp Ngoại trưởng Nga Lavrov và Đại sứ Kislyak tại Tòa Bạch Ốc, Trump đã khoe khoang tin tuyệt mật về chống ISIS tại Iraq và Syria. Một cố vấn của Trump phải báo cho CIA và NSA biết. Khi tin này được tờ Washington Post tiết lộ, các chính trị gia Mỹ lên án Trump nặng nề. Hôm 16.5.2017 Trump lên Twitter viết: "Là Tổng thống, tôi có quyền tuyện đối trong việc chia sẻ với Nga...". Nhưng một viên chức tình báo cao cấp của Châu Âu liền nói với phóng viên AP rằng việc chia sẻ tin tuyệt mật cho Nga là nguy hiểm và vi phạm những cam kết về chia sẻ tin tức giữa các đồng minh, ông Trump không có quyền làm như thế. Hình như Tổng thống Trump chưa ý thức được nhiệm vụ của mình.

Giáo sư Allan Lichtman ở Washington D.C đã từng tiên đoán: "Tôi khá chắc chắn Trump sẽ tạo cơ hội để người ta buộc tội ông, hoặc là bằng việc làm gì đó tổn hại đến an ninh quốc gia, hoặc là bằng việc lạm dụng chức quyền để tư lợi cá nhân".

Ngày 18.5.2017
Lữ Giang
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Phiêu lưu không lối thoát

Phạm Trần
“…Bây giờ đảng và nhà nước CSVN lại xếp hàng chui vào rọ khống chế của Trung Hoa, qua hình thức hợp tác kinh tế như trao trứng cho ác qua hai đường “Một vành đai, một con đường" và "Hai hành lang, một vành đai"…”
onebelt_oneroad

Việt Nam đã đút đầu vào rọ kinh tế-chính trị mệnh danh “Một Vòng Đai-Một Con đường” (MVĐMCĐ) của Trung Hoa mà không biết số phận sẽ ra sao.

Chuyện xảy ra ngày 15/05/2017 ở Bắc Kinh, thủ đô nước Cộng hòa Nhân dân Cộng sản Trung Hoa có số dân 1.4 tỷ người đang cần đất sống.

Sáng kiến của Trung Hoa, được Chủ tịch nước, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Tập Cận Bình trình bày tại Diễn đàn cấp caohợp tác quốc tế có tên là “Vành đai và Con đường”, lấy hợp tác kinh tế và phát triển làm trọng tâm để giúp nhau thịnh vượng và cùng có lợi.

Tin của phía Trung Hoa cho biêt tham dự diễn đàn có 57 lãnh đạo cấp cao của 29 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Nga, Việt Nam, Kazakhstan, Cộng hòa Czech, Thụy Sĩ, Italy, Tây Ban Nha, Pháp, Đức,Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Nhật, Úc, Tân Tây Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Philippines, Lào, Myanmar, Thái Lan, Kenya, Chile, Argentina v.v....

Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), và Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng dự hội nghị.

Ân Độ, nền kinh tế lớn ở Nam Á Châu không tham dự Hội nghị 2 ngày ở Bắc Kinh, mặc dù được mời.

Nguồn gốc MVĐMCĐ

Nhưng MVĐMCĐ có từ bao giờ? Tài liệu của Trung Hoa cho biết đây là sáng kiến của ông Tập Cận Bình đưa ra năm 2013 nhằm kết nối Trung Hoa với 6 hành lang kinh tế qua đường bộ:

1) Chạy từ phía Tây Trung Hoa xuyên qua Tây Á đến vùng miền Tây của Nga.

2) Từ Trung Hoa qua Mông Cổ để nối liền vùng bắc Trung Hoa với đông bộ Nga

3) Dùng hành lang Trung Hoa-Trung Á-Tây Châu Á để nối miền Tây Trung Hoa với Thổ Nhĩ Kỳ.

4) Hành lang Trung Hoa-Bán đảo Đông Dương (Việt-Miên-Lào) để nối liền miền Nam Trung Hoa với Tân Gia Ba.

5) Hành lang Trung Hoa-Pakistan sẽ nối liền vùng Tây Nam Trung Hoa với Pakistan

6) Hành lang Bangladesh - China - India – Myanmar (Miến Điện) sẽ chạy từ Nam Trung Hoa tới Ân Độ.

Ngoài ra còn có hành lang thứ 7 gọi là “Tơ Lụa trên biển” chạy từ bờ biển Trung Hoa sang Tân Gia Ba và Ấn Độ, tới vùng biển Địa Trung Hải (Mediterranean) để kết nối với Bắc Đại Tây Dương và bắc Châu Phi

Với tham vọng bành trướng kinh tế và chính trị rộng lớn như thế, tất nhiên không phải để Trung Hoa tiếp tục đứng sau kinh tế Mỹ mà sẽ có cơ hội lãnh đạo cả thế giới.

Đài phát thanh Quốc tế Trung Hoa (China Radio International, CRI, ngày 10-09-2015) giải thích rằng: ”Sáng kiến "Một vành đai, một con đường" là tên gọi tắt của "Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa" và "Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21", phương án quy hoạch liên quan đến 65 nước và 4,4 tỷ dân số trên dọc tuyến. Cơ chế hợp tác của "Một vành đai, một con đường" bao gồm tích cực thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển của các nước dọc tuyến với nhau.”

CRI viết: ”Giáo sư Viện Khoa học-xã hội Trung Quốc Cốc Nguyên Dương cho biết, Trung Quốc đề xuất khái niệm "hợp tác kết nối" để thúc đẩy sự hợp tác giữa Trung Quốc và các nước trên dọc Con đường Tơ lụa.”


Ông nói: ”Phương thức hợp tác kết nối không phải đơn nhất, mà là đa dạng, có thể hợp tác kết nối đa phương, cũng có thể hợp tác kết nối song phương. Các phương thức kết nối chủ yếu bao gồm: Một là, kết nối việc xây dựng 'Một vành đai, một con đường' với 'chiến lược phát triển' của các nước trên dọc tuyến. Ví dụ, Mông Cổ thực thi chiến lược phát triển 'Con đường Thảo nguyên', vì vậy, Trung Quốc và Mông Cổ kết nối Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa với chiến lược phát triển 'Con đường Thảo nguyên'; hai là, xây dựng 'Con đường Tơ lụa' có thể kết nối với 'cơ chế hợp tác' hiện nay của các nước trên dọc tuyến".

Mỹ ra, Trung vào

Kế họach mở rộng ảnh hưởng kinh tế của Trung Hoa được xúc tiến ngay sau khi Tổng thống Mỹ Cộng hòa Donald Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement, gọi tắt là TPP), với lý do TPP không đem lợi cho công nhân Mỹ.

Sau 7 năm vất vả thương thuyết để được ký kết ngày 4/02/2016 tại Tân Tây Lan (New Zealand) ,TPP là tổ chức quy tụ 12 nước gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Japan, Malaysia, Mexico, Singapore, New Zealand, Peru, Mỹ và Việt Nam.

Khối kinh tế này, nếu hoạt động, sẽ có trị gía 28,000 Tỷ dollars ($28 trillion dollars), chiếm lối 40% tổng sản lượng của Thế giới và là một khối kinh tế hùng mạnh có khả năng cầm chân Trung Quốc.

Hành động của ông Trump không những đã giúp Bắc Kinh hóa giải được áp lực kinh tế của TPP mà còn giúp Trung Hoa rảnh tay hơn để thành hình khối kinh tế 16 nước được gọi là Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Nga đã ngỏ ý hợp tác với Trung Hoa để loại ảnh hưởng Mỹ ra khỏi khu vực Á Châu-Thái Bình Dương.

Đối với Việt Nam, dù có mất TPP nhưng Việt Nam vẫn có chân trong khối RCEP, cùng với 9 nước khác của AQSEAN, Hiệp hội các nước Đông Nam Á và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, và Ấn Độ.

Việt Nam còn có nhiều thoả hiệp hợp tác kinh tế song phương với Hoa Kỳ, Châu Âu, Nam Hàn, Nhật Bản, Ấn Độ và nhiều nước khác.

Giờ đây, sau Hội nghị ở Bắc Kinh ngày 15/05/2016 vị trí kinh tế của Việt Nam đã được tăng cường trong khối MVĐMCĐ do Trung Quốc đứng đầu. Nhưng sự hợp tác kinh tế trong tương lai với các quốc gia trong khối sẽ còn nhiều khó khăn vì Việt Nam là nền kinh tế nhỏ và hạn chế kỹ huật tân tiến. Nếu phải nhờ Trung Hoa đỡ đầu trang bị máy móc hiện đại thì Việt Nam sẽ mang nợ Trung Hoa đến cạn kiệt.

Việt Nam vào rọ

Tuy nhiên, sự có mặt của Việt Nam tại Diễn đàn “Một Vòng Đai-Một Con Đường” không phải là một lựa chọn tình nguyện mà vì không cưỡng lại được. Theo các chuyên gia kinh tế thì nếu Việt Nam không tham gia MVĐMCĐ của Trung Hoa thì Việt Nam sẽ bị các nước bỏ lại sau lưng để tụt hậu không ngóc đầu lên được.


Vì vậy, tại diễn đàn Bắc Kinh, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đã phát biểu: ”Việt Nam chủ trương nỗ lực thúc đẩy liên kết kinh tế và kết nối giao thông với các quốc gia láng giềng. Nhiều bước đi, giải pháp cụ thể đã được triển khai, trong đó có việc hợp tác cùng các nước Tiểu vùng Mekong phát triển Hành lang kinh tế Đông - Tây, Hành lang kinh tế phía Nam, Hành lang kinh tế Bắc - Nam, hướng tới xây dựng Tiểu vùng Mekong trở thành cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tích cực tham gia thực hiện Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN; hợp tác với Trung Quốc nghiên cứu khả năng kết nối “Hai hành lang, một vành đai” với Sáng kiến “Vành đai và Con đường”; quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng được mở rộng, đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực.” (Theo Thông tấn xã Việt Nam, TTXVN, 15-05-017)
Kế họach kinh tế “Hai hành lang, một vành đai” là dự án hợp tác giữa Việt Nam và Trung Hoa.

Chi tiết Việt Nam Cộng sản tự đặt mình trong vòng tay Trung Hoa được Đài Phát thanh Quốc tế Trung Hoa (China Radio International, CRI) kể ngày 10/09/2015 rằng: ”Ngày 20/5/2004, trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc, Thủ tướng Việt Nam lúc đó Phan Văn Khải đã đề xuất sáng kiến cùng xây dựng "Một vành đai, một con đường" với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Ngày 6 và ngày 7/10/2004, Thủ tướng Ôn Gia Bảo thăm chính thức hữu nghị Việt Nam, trong thời gian ở thăm, Chính phủ hai nước đã ra "Thông cáo chung Trung – Việt". Thông cáo đã trọng điểm đề cập hai bên đồng ý thành lập nhóm chuyên gia trong khuôn khổ Ủy ban Hợp tác kinh tế-thương mại của Chính phủ hai nước, tích cực tìm kiếm và thảo luận tính khả thi của hành lang kinh tế "Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh", "Nam Ninh-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh" và vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ. Như vậy, "Hai hành lang, một vành đai" trở thành ý tưởng hợp tác của chính phủ hai nước. Thông qua việc xây dựng "Hai hành lang, một vành đai", Trung Quốc và Việt Nam sẽ bổ sung cho nhau trong quá trình hợp tác, thực hiện cùng thắng, chiến lược phát triển vùng miền Tây của Trung Quốc và chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng miền núi ở miền Bắc Việt Nam sẽ được lợi rất nhiều. Tháng 7 năm nay (2015), Phó Thủ tướng Trung Quốc đương nhiệm Trương Cao Lệ khi thăm Việt Nam đã đề xuất kết nối "Một vành đai, một con đường" với "Hai hành lang, một vành đai".

Từ Trọng đến Quang

Áp lực Việt Nam của Tập Cận Bình đã được lập lại trong chuyến thăm Trung Hoa của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ ngày 12-15/1/2017.


Thông cáo chung hồi ấy viết: ”Tăng cường hơn nữa hợp tác thực chất về kinh tế thương mại. Làm tốt quy hoạch chiến lược tổng thể trong hợp tác song phương. Tích cực thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển giữa hai nước, bao gồm kết nối khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai” với sáng kiến"Một vành đai, một con đường”. Tăng cường trao đổi về hợp tác năng lực sản xuất giữa hai nước, triển khai thực hiện có hiệu quả “Bản ghi nhớ về danh mục các dự án hợp tác năng lực sản xuất giữa Bộ Công thương Việt Nam với Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Trung Quốc”. Tích cực bàn bạc thống nhất để sớm ký kết “Phương án tổng thể xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc”.

Bây giờ, 5 tháng sau, họ Tập lại nhắc Trần Đại Quang, sau chuyến thăm Trung Hoa của đoàn Việt Nam từ ngày 11 đến 15/05/2017.

Thông cáo chung nhắc nhở phía Việt Nam cần: ”Đẩy nhanh nghiên cứu, bàn bạc, ký kết “Thỏa thuận tổng thể chung về xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc” theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước, phù hợp với quy định pháp luật của mỗi bên và thông lệ quốc tế.”

Trung Hoa cũng không quên thúc Việt Nam cần: ”Khẩn trương bàn bạc, ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác kết nối giữa khuôn khổ “hai hành lang, một vành đai” và sáng kiến “Vành đai và Con đường” phù hợp với lợi ích, khả năng, điều kiện của mỗi nước; phát huy vai trò của Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng trên bộ trong việc tăng cường kết nối giữa hai nước; tích cực thúc đẩy công tác nghiên cứu và xây dựng kế hoạch hợp tác 5 năm trong lĩnh vực giao thông và năng lượng trong hợp tác cơ sở hạ tầng trên bộ, thúc đẩy khánh thành dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 (Cát Linh - Hà Đông) theo kế hoạch, sớm hoàn thành lập quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; chỉ đạo doanh nghiệp hai bên nhanh chóng giải quyết các vấn đề tồn tại, vướng mắc của các dự án hợp tác.”

Bên cạnh những nhắc nhở và thúc đẩy của Tập Cận Bình với Trần Đại Quang, Đại sứ Trung Hoa tại Hà Nội, Hồng Tiến Dũng còn tát nước theo mưa nói với báo chí Việt Nam trước ngày Quang đi Tầu rằng: ”Trung Quốc và Việt Nam có chung đường biên giới dài 1.500km. Việt Nam có 7 tỉnh giáp với Quảng Tây, Vân Nam, Trung Quốc. Nhằm thúc đẩy kinh tế khu vực biên giới phát triển, hai bên cũng đang xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới, đây cũng là một phần quan trọng của việc kết nối. Về mặt này, hai bên cần sớm bàn bạc về ký văn kiện liên quan, chỉ đạo các tỉnh và khu tự trị sớm tiến hành hợp tác kết nối.”

Nên nhớ, sau chuyến thăm Tầu của Trương Tấn Sang, khi ấy là Chủ tịch nhà nước Việt Nam từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 6 năm 2013, Thông cáo chung hai nước cũng đã hứa: ”Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước, nhất là giữa 7 tỉnh của Việt Nam gồm Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh với 4 tỉnh (khu tự trị) của Trung Quốc gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam; phát huy vai trò của cơ chế hợp tác liên quan giữa địa phương hai nước; tập trung thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại, cơ sở hạ tầng giao thông, khoa học, giáo dục, văn hóa, y tế…; thúc đẩy các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước cùng phát triển.” Nhưng tại sao đến nay chưa có tiến bộ trong thương thuyết dối với dự án lập khu kinh tế Việt-Trung ở biên giới hai nước? Không có bất cứ giải thích công khai nào của đôi bên, nhưng mọi người Việt Nam đều chưa quên những thảm họa mà Quân đội Trung Hoa đã gây ra cho người dân tại 6 Tỉnh biên giới trong 2 cuộc chiến từ 1979 đến 1990.

Các thống kê bán chính thức ghi tổng số thương vong của binh sĩ và người dân ở Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh đã lên đến khoảng 45.000 người. Những tổn thất về quân số của Việt Nam ở mặt trận Vỵ Xuyên (Hà Tuyên cũ) được ghi lại là “thảm khốc”.

Vậy mà ngày nay đảng và nhà nước CSVN đã “gục mặt bước dồn” để không cho phép dân và quân lính được tổ chức tưởng niệm hàng năm những người Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc đẫm máu này.

Bây giờ đảng và nhà nước CSVN lại xếp hàng chui vào rọ khống chế của Trung Hoa, qua hình thức hợp tác kinh tế như trao trứng cho ác qua hai đường “Một vành đai, một con đường" và "Hai hành lang, một vành đai" thì có khác nào họ đã kéo thêm một lá cờ trắng nữa, sau khi đã mở cửa rước giặc vào nhà ở Bauxite Tây Nguyên và Formosa Hà Tĩnh.

05/2017
Phạm Trần
MatVit
Posts: 1308
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Image

Một tuần lễ kinh khủng cho Tổng thống Trump
Nếu đây là một chương trình truyền hình reality tv thay vì là trung tâm quyền lực của nền dân chủ lãnh đạo của thế giới, Tòa Bạch ốc có thể bị các nhà phê bình nghệ thuật nói là có quá nhiều bi hài kịch. Nhưng ngay cả trong giới hạn tiêu chuẩn của một chính phủ đã gặp lúc khởi đầu hết sức gian nan, Tổng thống Donald Trump và chính phủ của ông đã trải qua một tuần lễ thật tệ hại.

Hôm thứ Hai, quyền Bộ trưởng Tư pháp đã bị cách chức, bà Sally Yates đã đưa ra những lời nhân chứng tàn nhẫn trong một cuộc điều trần ở Ủy ban Tình báo Thượng Viện, nói với các vị dân cử là bà đã khuyến cáo Tòa Bạch Ốc rằng người lúc đó đang là cố vấn an ninh quốc gia Tướng Michael Flynn có thể dễ bị áp lực bởi người Nga vì những lời nói sai sự thật mà ông đã cho biết về liên hệ của ông với nước ngoài. Trong khi bà Yates nói chuyện ở Quốc Hội, các vị thẩm phán gay gắt vặn hỏi các luật sư của chính phủ Trump những câu hỏi về lệnh cấm nhập cảnh những công dân của sáu quốc gia đa số là người Hồi giáo khiến lệnh này ngày càng lâm nguy.

Hôm thứ Ba, người đứng đầu Sở Kiểm tra Dân số từ chức, để lại một cơ quan không có lãnh đạo trong khi họ đang phải đối đầu với rối loạn về tài khoản cho cuộc kiểm tra dân số năm 2020. Chiều hôm đó, Tòa Bạch Ốc loan báo là Tổng thống Trump đã cách chức Giám đốc James Comey của Cơ quan Điều tra Liên bang, FBI, mở đầu cho một cơn bão tố với nhiều kêu gọi một công tố viên đặc biệt và những câu hỏi lưỡng đảng về lý do thực sự của hành động này của tổng thống. Một Tòa Bạch Ốc có vẻ không chuẩn bị đã gặp khó khăn kiểm soát thông điệp, với cái cảnh kỳ lạ của Phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc Sean Spicer trả lời câu hỏi của các nhà báo trong bóng tối của các bụi rậm bên ngoài cánh phía tây của Tòa Bạch Ốc..

Hôm thứ Tư, Bộ trưởng Giáo dục đang gặp khó khăn bà Betsy DeVos bị sinh viên la lối và quay lưng lại phản đối khi bà đến đọc diễn văn ở Viện đại học truyền thống của người da đen, Viện đại học Bethune-Cookman ở Daytona Beach. Trong khi đó, ở Đồi Capitol, các vị thượng nghị sĩ Dân Chủ làm chậm các công việc ở trong các ủy ban để thúc đẩy các đồng nghiệp Cộng Hòa phải có hành động quyết liệt hơn để tìm cho ra nguyên ủy của vụ cách chức ông Comey và tìm cách bảo đảm là cuộc điều tra về cáo buộc có đồng lõa giữa Ban vận động tranh cử của tổng thống và điện Kremlin tiếp tục.

Tin này đã gần như làm mọi người quên mất về những tin tức khác đáng lo ngại cho tổng thống và đảng của ông: một cuộc thăm dò dư luận của Viện đại học Quinnipiac cho thấy mức độ chấp thuận của cả tổng thống lẫn quốc hội Cộng hòa xuống thấp. Và đến thứ Năm, thành viên của Ủy ban Tình báo Thượng Viện nghe quyền giám đốc FBI Andrew McCabe, vốn đã hứa là sẽ cho Quốc Hội biết nếu có cố gắng của Tòa Bạch Ốc để can thiệp vào cuộc điều tra về Nga. Đây cũng là ủy ban của Thượng viện mà trước đó trong tuần đã đưa trát đòi hồ sơ từ ông Flynn và mời ông Flynn đến trước ủy ban vào tuần tới.

Cũng đúng đây không phải là thách thức đầu tiên cho Tòa Bạch Ốc, vốn đã thấy những hứa hẹn quan trọng trong khi tranh cử bị cản trở bởi Quốc Hội và tòa án. Nhưng một loạt những biến cố gây thương tổn đã khiến cho các vị dân cử và các quan sát viên suy nghĩ: Phải chăng đây là tuần lễ mà mọi sự bắt đầu đi đến sự sụp đổ cho Tổng thống Trump?

Thượng nghị sĩ Chris Coons, Dân chủ tiểu bang Delaware, giải thích thêm “Đây là một tuần lễ thật tệ cho Tổng thống Trump và chính phủ của ông, một phần không nhỏ bởi ông đã có một hành động đầy kịch tính nhưng lại rất đáng ngại khi cách chức giám đốc FBI.”

Điều còn tệ hơn, theo ông Coons và các vị khác, là tổng thống đã có một thái độ ngạo mạn trong việc cách chức, làm nhiều nhân viên FBI nhà nghề cảm thấy bị bỏ rơi, và rồi tổ chức một cuộc gặp gỡ như vả vào mặt ở ngay văn phòng Bầu Dục với đại sứ Nga và ngoại trưởng Nga.

Thượng nghị sĩ Sheldon Whitehouse, Dân chủ Tiểu bang Rhodes Island, thành viên của Ủy ban Pháp lý Thượng viện, vốn là một cựu công tố viên và bộ trưởng tư pháp tiểu bang, nhận xét “Tôi nghĩ là rất nhiều những người vốn là những ủng hộ viên nền tảng của ông Trump khá coi trọng cơ quan FBI, và cái cách mà ông Comey bị cách chức đột ngột và bị đối xử tệ hại sẽ không được những người của chính ông Trump nghĩ là tốt.”

Thượng nghị sĩ Coons thêm “Đây là một người, khi ông là một ngôi sao truyền hình reality tivi, đã chứng tỏ ông sẵn sàng đuổi việc một người và nói thẳng vào mặt họ, trong một cách chứng tỏ quyết tâm và sức mạnh của ông ta. Và vào lúc này, khi ông cách chức một trong những viên chức pháp luật cao cấp nhất nước ông ta làm việc đó trên tivi. Và qua việc cho một nhân viên cận vệ cá nhân của ông đi tới, với một phong thư vàng, và một lá thư mà chính là để tự biện minh cho mình. Thành ra, nó không phải là một tuần lễ tốt cho Tổng thống Donald Trump.”

Cuộc thăm dò của viện Đại học Quinnipiac cho thấy sự ủng hộ của ông Trump đã xuống mức thấp kỷ lục chỉ có 36%, với một sự sụt giảm ngay cả trong những người ủng hộ căn bản của ông – đàn ông da trắng và cử tri da trắng không có bằng đại hoc. Gần ba trong số năm cử tri nói 100 ngày đầu tiên của tổng thống “đa số là thất bại” - và cuộc thăm dò này được tổ chức trước việc cách chức ông Comey.

Phó giám đốc của ban thăm dò dư luận, ông Tim Malloy, giải thích trong một tuyên bố “Không có cách nào để nói quanh nói quẩn hay bọc đường những con số giảm thiểu này.”

Trong khi những hành vi trước đây của tổng thống đã làm cho người ta trợn mắt, lắc đầu và làm cho bên Dân chủ tức giận nhưng vẫn được sự ủng hộ dầu cho không mấy hăng say của bên Cộng Hòa, việc cách chức ông Comey đã làm cho các vị dân cử và các viên chức khác cũng như các nhà phân tích nhắc đến vụ Watergate, vụ nghe lén của cố Tổng thống Richard Nixon mà rồi dẫn đến ông phải từ chức.

Những vị dân cử Cộng Hòa cũng bắt đầu cảm thấy bi vạ lây. Cuộc thăm dò của Quinnipiac cho thấy là người Mỹ với tỷ số 54 chống 38, muốn đảng Dân chủ điều hành Quốc hội hơn là bên Cộng hòa. Khoảng cách này là khoảng cách cao nhất mà họ đo được từ trước đến nay theo Quinnipiac.

Mặc dầu nắm quyền kiểm soát ở cả lưỡng viện Quốc hội và một vị tổng thống Cộng hòa trong tòa Bạch Ốc, các vị dân cử Cộng hòa ở Quốc hội đã không làm được những gì họ muốn. Luật chuẩn chi mới đây là một chiến thắng lớn cho bên Dân chủ, vốn giữ được tiền cho những chương trình của họ. Thượng viện đã không thông qua được luật hủy bỏ luật thời Tổng thống Barack Obama về điều hòa khí thải methane, một chiến thắng lớn cho các nhà bảo vệ môi trường đối phó với một Quốc hội và một tòa Bạch Ốc không ưa bảo vệ môi trường. Đề nghị cắt giảm thuế cho đại doanh nghiệp và người giàu, cũng như việc hủy bỏ Obamacare, đang ngắc ngoải. Và tức giận do vụ Comey gây nên sẽ không làm cho công việc của họ dễ dàng hơn.

Trong khi đó, các vị dân cử Cộng hòa đã bị hò hét xỉ vả và hỏi vặn ở các cuộc họp làng gặp cử tri bởi những cử tri không hài lòng với Hạ viện do đảng Cộng hòa cầm đầu chấp thuận kế hoạch để hủy bỏ và thay thế Obamacare.

Phúc trình Chính trị Cook, vốn không thuộc đảng nào, tuần rồi thay đổi tiên đoán của họ cho đảng Dân chủ thêm 20 ghế. Giáo sư Kyle Kondik, chủ bút của Sabato’s Crystal Ball của viện Đại học Virginia, nói là có 18 ghế hiện nay đang trong tay đảng Cộng hòa có thể bị mất vì lá phiếu về luật chăm sóc sức khỏe.

Nhưng tuần bắt đầu từ khi tổng thống cách chức ông Comey chưa kết thúc thì vào ngày cuối lại thêm một tin sét đánh được đưa ra. Nhật báo The Washington Post bắt đầu và sau đó toàn thể báo chí nhảy vào với tin hôm thứ hai là Tổng thống Trump đã tiết lộ những thông tin được sắp vào loại bí mật nhất cho ngoại trưởng và đại sứ Nga trong cuộc gặp gỡ ở Văn phòng Bầu dục hôm tuần rồi. Dẫn nguồn tin của các cựu và đương kim viên chức Hoa Kỳ, tờ Post nói “Những điều ông Trump tiết lộ làm hại đến một nguồn tình báo tối quan trọng về Islamic State. Thông tin mà tổng thống nói ra được cung cấp bởi một nước bạn qua một thỏa thuận chia sẻ tình báo vốn tế nhị quá đến nỗi chi tiết đã không được phổ biến cho các đồng minh và ngay trong chính phủ Hoa Kỳ cũng bị giới hạn.


Chuyện động trời đến nỗi các viên chức Hoa Kỳ có mặt trong cuộc gặp gỡ với các viên chức Nga vội vã loan báo cho hai cơ quan CIA và NSA để thông báo cho quốc gia bạn đã cung cấp tin này.

Chưa hết, sang đến giữa ngày thứ Ba thì nguồn tin đó được biết chính là Israel và những thông tin mà tổng thống để lộ có thể làm hại công phu của họ xây dựng một mạng lưới tình báo ngay trong lòng tổ chức khủng bố ISIS, mà còn có thể lâm nguy đến tính mạng của điệp viên của họ đang nằm vùng trong lòng địch. Chả trách họ đã trao thông tin này với điều kiện là không được chia sẻ cho ai nếu không có sự đồng ý của họ.

Một viên chức Hoa Kỳ biết rõ vụ này chán ngán giải thích tổng thống đã “tiết lộ nhiều thông tin cho đại sứ Nga hơn là chúng ta chia sẻ với đồng minh của chính chúng ta.”

Mặc cho những cố gắng của Cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster để giảm thiểu ảnh hưởng, điều mà các viên chức tình báo chỉ ra là sự đã rồi. Một viên chức tình báo Anh nhận xét “Từ nay không một cơ quan tình báo nào cung cấp thông tin tối mật cho Hoa Kỳ mà có thể yên tâm. Dĩ nhiên nó sẽ dẫn đến những quyết định không thông báo hay chỉ thông báo một phần. Kết quả sẽ làm cho Hoa Kỳ thêm mất an toàn.”

Quả là một tuần lễ tệ hại cho Tổng thống Trump, mà do chính ông gây nên.


Lê Phan
May-2017
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Image

Đảng - Formosa, các ông nên biết sợ dân đi là vừa

Mai Hữu Tín
(Danlambao) - Truy bắt Hoàng Bình và Bạch Hồng Quyền, CSVN đã chứng tỏ trong vụ Formosa, họ đã không còn lối thoát nào khác. Ngoài việc quay ngược mũi súng trở lại và chĩa vào Nhân Dân của chính họ. Họ đã không còn cách nào khác để dẹp yên vụ này. Sau Bạch Hồng Quyền và Hoàng Bình, rồi sẽ đến lượt các cha Nam, cha Thục, những người được xem là đã hướng dẫn và dẫn đầu các cuộc biểu tình của người dân Nghệ An, Hà Tĩnh. Âm mưu và hành động này, xuất phát từ thói quen trấn áp và đè nén người dân trong suốt nhiều thập kỷ qua và là một phản ứng tự nhiên của CSVN.

Trên bình diện thực tế, cho đến ngày hôm nay, vấn đề Formosa không còn mang tính thời sự, được nhiều người VN thờ ơ quan tâm nữa.

Và với ngư dân Nghệ An, Hà tĩnh, những người chịu thiệt thòi nhiều nhất cho đến giờ này, mong ước của họ là Biển được trở lại sạch sẽ, sản xuất nhiều tôm cá, giờ đã tan thành mây khói. Người Dân đã mất hết. Biển, nồi cơm, bệnh tật, tương lai v.v.,. Bên cạnh đó, các cuộc đàn áp và bắt bớ đang ngày càng được mở rộng quy mô. Chính quyền đang trả thù người Dân vì đã làm cho họ bị mất hết uy tín trong nước và ngoài nước, khi việc bao che và hỗ trợ hết sức cho Formosa dù công ty này đã mắc rất nhiều sai phạm trong đầu tư, sản xuất bị vạch trần, để lộ ra nhiều nhóm lợi ích đứng đằng sau, cùng chia chác món bánh mà Formosa mang lại.

Hành động truy đuổi, bắt bớ những nhà hoạt động vì Môi trường này, sẽ làm cho sự uất hận của Ngư dân càng tăng lên. Nó sẽ làm cho người dân vùng này, càng thấy rõ thêm bộ mặt tàn bạo và ghê sợ của CSVN, khi bỏ ngoài tai những khuyến cáo và đòi hỏi của Ngư dân mà quay ngược trở lại, dùng bạo lực, tìm cách dập tắt, đàn áp những đòi hỏi chính đáng của Ngư dân.
Nói cách khác, vì Formosa, vì quyền lợi của các nhóm lợi ích trong Đảng. Nhà cầm quyền CSVN đã bán rẻ tương lai, hạnh phúc, sức khoẻ, nguồn sống duy nhất của ngư dân Nghệ - Tĩnh để bỏ tiền vào túi riêng của bản thân các quan chức Nhà nước và của Đảng.

Liệu người Dân, qua các hành động bắt bớ này có làm cho họ hoảng sợ?

Ngay từ lúc cùng nhau bước chân xuống đường để đi đòi Công lý cho Biển và cho bản thân, người dân Nghệ - Tĩnh đã làm một việc mà có thể trong đời họ chưa bao giờ từng làm. Đó là, chọn cho mình một con đường, đi ngược lại với con đường mà Nhà cầm quyền CSVN đã vẽ ra cho họ. Một con đường mà ngay cả lãnh đạo chính trị cao nhất của họ đã từng thú nhận rằng "sẽ không biết lúc nào mới đến".

Giờ đây, khi Biển đã chết, nồi cơm không còn, bản thân bị đánh đập, người giúp đỡ bị bỏ tù, tra tấn, hành hung. Người Dân sẽ còn gì, ngoài nỗi hận thù tràn ngập trong lòng với Đảng Cộng Sản, kẻ đưa đường dẫn lối cho Formosa đến để cướp đất của họ, gây ô nhiễm môi trường sống của họ, hủy hoại nồi cơm của họ, mang bệnh tật đến cho họ và con cái của họ. Và cuộc biểu tình của gần 5000 ngàn dân Hà Tỉnh sau cuộc truy bắt mang đậm nét "khủng bố" của Nhà nước CHXNCN là một câu trả lời đầy giận dữ có thể nhìn thấy được của người dân vùng này.

Vậy lần tới, nếu có một cuộc biểu tình to lớn trước cổng Formosa, ai dám đảm bảo rằng Formosa sẽ được bình an trước cơn thịnh nộ của người Dân? Ai dám đảm bảo rằng, từ nay Đảng sẽ vẫn còn là đuốc soi đường, dẫn lối trong lòng Dân. Hay Đảng sẽ chỉ là một gã ma cô, bẩn thỉu và tàn bạo đưa đường dẫn lối cho Fomosa mang đến bệnh tật, chết chóc cho họ? Hay Đảng là một con ác quỷ chuyên gây hại cho Dân? Hay Đảng chỉ đơn thuần là một nhóm người vô lương chuyên tàn phá đất nước, cướp tất cả mọi thứ để cho vào túi riêng bất kể sống chết và tương lai của Ngư dân miền biển này? Và khi mà người Dân đã nổi giận, đòi lại những gì thuộc về họ, thì sẽ khó có thể bảo đảm được rằng, Đảng viên và con cái, tương lai của gia đình họ có thể được bảo toàn.

Đảng - Formosa, các ông nên biết sợ dân đi là vừa.

22/5/2017
Mai Hữu Tín
bichphuong
Posts: 618
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »

Image

Chính quyền Việt Nam, hãy ngừng ngay các hành động trả thù gia đình Mẹ Nấm


Civil Rights Defenders * CTV
Danlambao - Tổ chức Civil Rights Defenders (Những Người Bảo Vệ Dân Quyền) vừa hay tin gia đình của tù nhân blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức Mẹ Nấm) đang bị lực lượng cảnh sát an ninh vây hãm, phong tỏa không cho ra ngoài. Giới chức Việt Nam cần phải dỡ bỏ, chấm dứt ngay hành động phi pháp trắng trợn, trả đũa nhằm vào gia đình blogger nổi tiếng Mẹ Nấm, những người đã phải chịu đựng nhiều bất công.

Theo bà Nguyễn Tuyết Lan, mẹ blogger Mẹ Nấm, vào ngày 20 tháng Năm 2017 hơn 50 viên an ninh mặc thường phục lẫn sắc phục đã tới bao vây ngôi nhà gia đình bà tại Nha Trang, khiến cho mọi thành viên của gia đình hoàn toàn bị nhốt trong nhà. Bà Lan đã thông tin về vụ việc qua một tin nhắn trên Facebook.

Bà cho biết thêm, không ai cho bà biết lý do tại sao lại có đối xử như thế và, theo bà, cách hành xử này của nhà nước và công an tỉnh Khánh Hòa đã chứng tỏ giới chức chính quyền đang lạm dụng quyền lực và đàn áp cả người già, phụ nữ lẫn trẻ em.

Sự giam hãm gia đình Mẹ Nấm được dư luận cho là có liên quan tới Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ được dự kiến bắt đầu vào ngày 23 tháng Năm 2017 tại Hà Nội. Vấn đề bắt giam tùy tiện các bloggers như Mẹ Nấm được mọi người trông đợi sẽ là một chủ đề trong cuộc Đối thoại song phương giữa hai chính quyền. Việc bao vây gia đình Mẹ Nấm có thể nhằm mục đích ngăn trở một số nhà ngoại giao Hoa Kỳ muốn gặp gia đình Mẹ Nấm trước cuộc Đối thoại, chỉ vài tuần sau khi Mẹ Nấm được trao giải thưởng danh giá Phụ nữ Quốc tế Can đảm năm 2017.

Blogger nổi tiếng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, thường được biết với bút hiệu “Mẹ Nấm”, vẫn đang bị biệt giam từ ngày 10 tháng 10 năm 2016. Cô vẫn bị cấm gặp gia đình, kể cả hai con nhỏ và luật sư. Cô đang bị cáo buộc vào Điều 88 Luật Hình sự Việt Nam “Tội tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, điều luật này có hình phạt lên tới 20 năm tù giam.

Civil Rights Defenders xin nhắc lại lời kêu gọi: Việt Nam hãy trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Mẹ Nấm và hãy bãi bỏ Điều 88 cùng nhiều điều luật khác thuộc “tội xâm phạm an ninh quốc gia” trong bộ Luật Hình sự, những thứ được dùng để dập tắt ngôn luận của những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, các blogger và các tiếng nói độc lập với nhà nước.

Nguồn: https://www.civilrightsdefenders.org/ne ... ms-family/

CTV Danlambao
MatVit
Posts: 1308
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Phiêm: Lại chuyện của Boác
Trần Thảo
(Danlambao) - Sáng sớm lang thang trên mạng, vớ phải một bài do nhà báo Võ Văn Tạo lượm ở đâu đó có tựa đề Ông Vũ Kỳ kể chuyện cụ Hồ kén vợ. Thật thú vị!

Ông Vũ Kỳ là thư ký riêng của Hồ Chí Minh. Năm 2004, ông Vũ Kỳ hấp hối tại bệnh viện hữu nghị Hà Nội, ma xui quỷ khiến thế nào mà giờ phút sắp chuyển qua từ trần như thế, Vũ Kỳ còn ráng gọi bà Nguyễn Thị Tình, Giám Đốc Bảo Tàng Hồ Chí Minh, cùng một cán bộ chuyên môn đến để kể những chuyện gọi là "chưa hề được kể". Nói cho oai thế chứ, những gì Vũ Kỳ ráng thều thào hơi tàn, cũng chỉ chăm chú vào ba chuyện tình ái lăng nhăng của Hồ Chí Minh.

Bài viết có lời dẫn của Nguyễn Thanh Bình, hiện là Phó trưởng Ban Tổ Chức TW đảng, và của nhà báo Quốc Phong, nguyên PTBT Báo Thanh Niên.

Nguyễn Thanh Bình viết: "Bác là con người thật việc thật, thật giản dị, trong khi một số thông tin thần thánh hóa lên. Có lẽ nhiều người hết cuộc đời họ vẫn không biết được những câu chuyện như thế này"

Nhà báo Quốc Phong viết: "Tôi nghĩ, rồi những chuyện sau, cũng có lúc chúng ta nên công khai về đời tư của Chủ Tịch Hồ Chí Minh mà không nên thần thánh hóa. Người là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN. Cũng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và đấu tranh cho tự do, độc lập mà Người đã phải hy sinh, thiệt thòi. Nên hiểu điều đó sao cho đúng mà từ đó càng thấy thương Người, cảm phục Người hơn bội phần."

Thú thật tôi đọc hai lời dẫn của hai ông thần nước mặn mà muốn cười bò lăn luôn!

Quý bạn hỏi tôi tại sao cười thoải mái như thế ư? Xin thưa rằng hồi giờ bọn chúng, những tên đầu bò của cái đảng chết tiệt, luôn thần thánh hóa Hồ Chí Minh. Những tên văn sĩ, thi sĩ "vuốt đầu mơn trớn boác", ngay như boác cũng mặc áo thụng tự vái chính mình. Bây giờ, thời đại cách mạng tin học, cái mặt mốc của boác bây giờ lấm lem, không cách nào che giấu được nữa. Thế là chúng chơi trò gian manh. Cũng làm bộ khuyên người ta "đừng thần thánh hóa Bác", hãy chuyển qua thái độ như của nhà báo Quốc Phong, xem boác cũng là con người bình thường, tuy là một lãnh tụ vĩ đại, nhưng vì đấu tranh cho tự do, độc lập, dân tộc mà phải ráng nhịn thèm chân dài, hiểu được như thế thì sẽ càng thấy thương Người (viết hoa), cảm phục Người hơn bội phần.

Chao ôi, đọc xong lời tâm sự của nhà báo Quốc Phong, thấy thương boác quá chừng chừng!

Theo hồi tưởng của Vũ Kỳ thì khi còn trẻ Hồ Chí Minh rất đẹp trai, đẹp cỡ nào thì mọi người đã rõ. Thế mà vì cách mạng, boác phải cố gắng chịu đựng tình trạng khí tồn tại não, một lòng lo cho đất nước, tìm hết cách đặt cái ách cộng sản vào đầu vào cổ của ông chủ nhân dân.

Chuyện boác kén vợ hơi dài dòng, các bạn nào tò mò xin vào trang của nhà báo Võ Văn Tạo mà đọc, ở đây tôi chỉ nêu vài điểm thú vị theo con mắt của tôi.

Sau khi tình hình chính trị miền bắc VN đã khá ổn định, đã diệt hết "bọn phản động" bao gồm những người trong Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm, những thành phần cách mạng không cộng sản, rồi Cải Cách Ruộng Đất, rồi Cải Tạo Tư Sản v.v... TW đảng mới thương boác và nghĩ tới việc tác thành đôi lứa cho boác, để boác trong đêm đông lạnh lẽo còn có cái mền da mà đắp, khỏi phải ôm cục gạch đã nguội ngơ nguội ngắc.

Vì thương boác, cho nên những Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Trần Đăng Ninh, Nguyễn Lương Bằng, và ngay cả Chủ Tịch Liên Hiệp Phụ Nữ Nguyễn Thị Thập cũng lo lắng không nguôi, đề nghị boác phải duyên thành đôi lứa. Boác cũng muốn dzợ, không màu mè từ chối gì cả. Boác đưa ra mấy tiêu chuẩn, mà nói theo ngôn ngữ thời thượng thì phải là:

- Trẻ đẹp, chân dài, điện nước đầy đủ

- Có trình độ vừa phải, có nghĩa là dù có khôn lỏi, trình độ cao thì cũng ráng làm bộ đần đần một chút, đừng lanh quá, khám phá những trò ảo thuật của boác.

- Đạo đức phải tốt.

Với ba tiêu chuẩn này, tưởng rằng dễ lắm, nhưng không ngờ khi cả TW đảng huy động tìm kiếm, lại thấy khó vô cùng, được cái này thì lại không được cái kia.

Boác làm cách mạng vô sản, đại diện cho nông dân, thì phải tìm dzợ trong tầng lớp cốt cán nông dân mới tỏ rõ được lập trường của mình. Nhưng kẹt cái là trong tầng lớp chân lấm tay bùn, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, da dẻ rám nắng, tìm đâu được chân dài, điện nước đầy đủ? Đạo đức nông dân thì có thể hợp với boác đó, nhưng trình độ vừa phải cũng là khó, khó lắm. Các vị trong TW chạy đôn chạy đáo kiếm dzợ cho boác, không có nhân tuyển hoàn hảo như boác muốn, đành kiếm hạng trên trung bình. Nhưng lại thêm một trở ngại nữa. Thật tội nghiệp cho boác, kiếm con dzợ cũng trần thân cuốc chỉa chứ giỡn sao! Đó là kiếm mấy cô dé dé, trẻ trung thì boác quen miệng cứ boác boác cháu cháu hoài chả ra làm sao cả. Phải gọi nhau HONEY ngọt ngào như nữ ca sĩ Hồ Quỳnh Hương nghe mới đã tai, mới sinh tình, chứ boác cháu thì làm ăn quái gì được? Thật ra thì boác muốn làm cha già dân tộc, nhưng boác chỉ muốn làm anh của mấy em dé dé, ngặt cái là mấy em từ cấp một trong trường học đã quen gọi boác kính yêu rồi, bây giờ sửa miệng cũng khó.

Chưa hết chuyện đâu! Theo hơi tàn của Vũ Kỳ, người ta còn biết nhiều việc thú vị lắm cơ. Này nhé, boác thật sự là con người quá hiền lành. Trung Ương đã cố gắng tìm dzợ cho boác, có nhân tuyển vô hầu hạ boác theo kiểu sống thử trước khi cưới thiệt như thời thượng bây giờ. Nhưng boác quá sơ ý và hiền lành, để cho xảy ra tình trạng biến thằng ăn cắp thành thằng ăn trộm. Vũ Kỳ kể rằng có ông cán bộ miền nam tập kết lại ăn gan hùm tim cọp gì mà dám để ý ghế của boác, làm ghế của boác mang bầu, đến nỗi Lê Văn Lương phải đích thân đi lo ổ đẻ cho bà này kẻo mang tiếng cho boác.

Thêm hai ba bà nữa ,nhưng cứ ba trật ba duột, chả đi tới đâu. Trong giai đoạn này Vũ Kỳ có nhắc tới vụ cô Nông Thị Xuân, nhưng không nói rõ tên, nhưng người đọc hiểu ý của Vũ Kỳ.

Trước đây tôi đọc những tài liệu do ông Nguyễn Minh Cần, và cả ông Bùi Tín thì khi nói về cô Nông Thị Xuân đều nói rằng cô gái người Tày này rất đẹp, nhưng qua lời thều thào của Vũ Kỳ thì cô Nông Thị Xuân không đẹp không xấu, chỉ có duyên. Và cái thai mà cô Nông Thị Xuân mang trong người cũng không phải của boác, mà là của một cảnh vệ, dám ăn xổi qua mặt boác?

Đúng là một lãnh tụ gà tồ. Trong chế độ cộng sản, một tên dân phòng thôi cũng sẽ khiến cho người ở địa phương không ai lại tự lấy đá tảng mà ghè vào chân mình khi đi cướp dzợ hay bạn gái của nó. Tên dân phòng mà thù vặt, buổi tối nó học sách của Tô Lâm, đem mắm tôm, phân chó ném vào nhà thì có phải là đại nạn không? Trong khi Hồ Chí Minh là Chủ Tịch nước, quyền uy tột đỉnh, thế mà lại im ru nhường cái hĩm cho hết ông cán bộ tập kết miền nam rồi tới thằng cảnh vệ của mình. Đúng là toàn dân ta phải nghiêng mình bái phục và nghiêm túc học nữa, học mãi đức tính nhường dzợ cho người của boác!

Đọc Ông Vũ Kỳ kể chuyện cụ Hồ kén vợ mới đầu cũng cảm thấy thú vị, nhưng từ từ thấy nhạt nhẻo như nước ốc. Toàn ba cái thứ tầm ruồng, vẽ vời của lũ Quốc Phong, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thị Tình v.v... Xin chân thành khuyên cái lũ các ông, ngày nay cái mặt mốc Hồ Chí Minh đã bị sổ toẹt rồi, đừng mất công gìn vàng giữ ngọc làm quái gì. Người ta làm đĩ chín phương vẫn chừa một phương để lấy chồng, còn Hồ Chí Minh thì trớt huớt rồi, đừng mất công nữa nhé, tởm quá!

24/5/2017
Trần Thảo
bobinh
Posts: 221
Joined: Fri Feb 26, 2010 1:35 am
Contact:

Post by bobinh »

CHÍNH TRỊ LÀ NHƯ THẾ !

Đặng Chí Hùng


Nước Mỹ không “mù”, lãnh đạo Mỹ càng không “mù”. Nhưng tại sao nước Mỹ vẫn cứ để cộng sản Việt Nam sống ? Đó chính là chính trị. Mỹ đang làm ăn với Tàu cộng, mà Tàu cộng đang là ông chủ của Việt Cộng. Vì thế, Mỹ chỉ nói đến nhân quyền, Mỹ chỉ cần phản đối CSVN vi phạm mà thôi.

Obama không dứt khoát như Trump. Đó là điều hiển nhiên. Nhưng chờ mong Trump xua quân đập tan cộng sản VN cũng là điều không tưởng. Chờ mong Trump cấm vận kinh tế, cắt vòi bạch tuộc của CSVN cũng là điều khó xảy ra. Trump là một TT có tài. Nhưng cái tài của ông là để giúp nước Mỹ chứ không phải lo thay cho người dân Việt Nam. Nước Việt Nam là của người Việt. Chúng ta không tự lo cho chúng ta thì không có ai làm điều đó thay cho chúng ta. Chắc chắn, Trump không thích đu dây với cộng sản Việt Nam, Trump cũng không cho CSVN quá nhiều điều lợi bởi vì Trump không giống Obama hay Clinton. Tuy thế, Trump sẽ không xóa bỏ cộng sản giúp được cho người Việt. Bởi vì chính trị là như thế !

Nguyễn Xuân Phúc đến Mỹ chỉ để xin ăn. Đó là điều không cần bàn cãi mà bất cứ đứa trẻ mới lớn nào chịu khó đọc kỹ tin tức, suy xét một chút cũng hiểu. Chẳng có thằng CSVN nào theo Mỹ cả. Chúng chỉ làm tôi mọi cho Tàu và qua Mỹ xin tiền mà thôi. Nói cho đúng, CSVN chỉ thích những đồng USD xanh biếc của nước Mỹ. Vì thế Phúc đến Mỹ.

Hoàn toàn không có chuyện Trump mời Phúc. Phúc đã muốn đến Mỹ gặp Trump và nhờ Ted Osius bắc cầu nối. Báo chí CSVN nói rằng Trump mời Phúc qua là nói láo. Phúc chẳng là cái gì mà Trump phải mời, phải cầu cạnh qua gặp. Trong mắt Trump, Phúc hay cái đảng CSVN chỉ là bọn đu dây, tham tiền, độc tài và ngu dốt không hơn không kém. Nhưng Trump khinh trong bụng mà thôi, vì chính trị nên Trump vẫn phải tiếp Phúc dù phong cách tiếp đón khinh miệt vô cùng. Phúc đến Mỹ chẳng có thằng Mỹ nào ra chào đón, chẳng thảm đỏ, chẳng đại bác. Phúc đến trong im lặng với một nhúm người của đại sứ quán CSVN ra đón Phúc bước xuống từ một chiếc máy bay chui vào trong một cái garage chật chội. Phúc biết Mỹ khinh Phúc ra mặt. Nhưng Phúc vẫn cười tươi, vì đó là chính trị và Phúc đến Mỹ chỉ vì tiền. Bao nhiêu đầu óc, Phúc và đám CSVN đã bị nhồi vào đầu rằng “Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao”…

Trở lại chuyện của chúng ta, chúng ta đã thấy chính trị là như thế. Trump khinh Phúc nhưng vẫn tiếp Phúc. Phúc làm tôi mọi cho Tàu nhưng vẫn cố đu Mỹ để kiếm “xèng”. Chúng ta là người dân thì sao ?

Như đã từng nói, dân gian Việt Nam có câu “Con có khóc thì mẹ mới cho bú” hoặc “Chẳng ai phù suy, người đời chỉ phù thịnh”. Cũng bởi vì người dân vô cảm nên Mỹ coi việc người VN sống trong độc tài CSVN là do họ tự lựa chọn. Mỹ chẳng làm gì hơn cả. Cũng bởi phong trào đấu tranh chỉ dừng lại ở một nhóm người, không phát triển được lực lượng, chỉ chăm chú vào đánh bóng cá nhân hoặc làm từ thiện nuôi dân thay cho CSVN nên Mỹ thấy họ không thể “phù suy” được. Chưa có một lực lượng thật lớn, chưa có sức mạnh của toàn dân để Mỹ có thể hậu thuẫn chúng ta đứng lên xóa bỏ cộng sản.

Công việc đó là công việc của chính chúng ta. Chúng ta không thể dựa vào Mỹ hay bất cứ nước nào như là một kẻ bề trên giúp chúng ta thoát cộng, chúng ta phải coi Mỹ là một đồng minh đúng nghĩa. Nước nào cũng có sức mạnh dân tộc. Nước Việt cũng không thiếu điều đó khi đã trải qua hơn 4000 năm dựng nước, giữ nước, giữ tiếng nói Việt Nam. Nhưng nó chưa được kích thích đúng đắn nên nó chưa thể phát huy được hiệu quả. Chính vì thế, chẳng có ai chịu giúp chúng ta thật sự. Chúng ta có thể thấy Mỹ, Châu Âu lên tiếng về vài vụ vi phạm nhân quyền của CSVN. Tuy thế, cũng chỉ dừng lại ở lên tiếng mà thôi. Cuối cùng thì đâu lại vào đó. Người khổ vẫn là người dân Việt Nam bởi vì chính trị là như thế !

Vai trò đầu tầu của cuộc đấu tranh này chính là sức mạnh toàn dân. Muốn làm điều đó thì lực lượng nòng cốt phải là những người đã sớm thay đổi nhận thức. Nhưng muốn có được sự hậu thuẫn của dân thì phải chịu khó đi vào lòng dân để vận động, truyền đạt ý thức lịch sử, xã hội cho người dân. Đa phần người dân ở VN không có điều kiện tiếp xúc Internet, vì thế các nhà đấu tranh cần phải lấy việc tiếp xúc người dân trực tiếp là điều quan trọng nhất thay vì lên mạng quá nhiều. Nhưng tiếp xúc với người dân không hẳn là làm từ thiện. Giúp người dân thay đổi nhận thức là giúp cái cần câu chứ không phải quăng tiền cho họ giống như giúp con cá. Ngoài ra, làm từ thiện chính là nuôi dân thay trách nhiệm của nhà cầm quyền CSVN. Dân được giúp đỡ sẽ chẳng cần phải đứng lên phản kháng nữa.

Một điều quan trọng cần làm đó là thôi ngay những lá đơn xin xỏ cộng sản, kiến nghị với chúng bởi vì CSVN không có chính danh, chúng ta không cần phải cầu xin cái quyền cơ bản của chúng ta với bọn cướp chính trị. Ngoài ra, chẳng bao giờ CSVN trả lời những gì một số người xin xỏ. Vậy thì chẳng có lý do gì phải năn nỉ chúng cả.

Muốn có một sự hậu thuẫn từ Mỹ hay những nước khác. Trước mắt chúng ta phải tự cứu chúng ta trước thì mới có người giúp. Nó cũng giống như anh phải có dự án thì mới có người cho vay tiền đầu tư. Không thể ngồi một chỗ mà chờ mong “sung rụng” xuống cho những ai lười biếng được. Trách nhiệm cứu dân tộc Việt Nam phải là của tất cả người Việt còn lương tri với dân tộc.

Phúc cứ đến Mỹ, Trump vẫn cứ tiếp. Chính trị là như thế. Người dân Việt thì vẫn ngày đêm sống trong tận cùng đau khổ. Vì vậy, hãy quên ngay những trò chơi chính trị mà người dân chúng ta luôn ở thế bị động đi. Chúng ta phải nắm lấy cơ hội chính trị sống còn cho dân tộc chúng ta. Chúng ta phải chuyển từ bị động sang chủ động. Chúng ta cũng phải quên ngay những buổi hội luận vô bổ chỉ để show cái tôi của cá nhân, hội đoàn. Chúng ta cũng nên quên ngay những câu nói thao thao bất tuyệt chỉ để mà hô hào cho chính chúng ta nghe đi. Chúng ta cần nói và làm việc cụ thể chứ không phải sắm vai diễn phụ trong những ván cờ chính trị.

Đã đến lúc, tinh thần dân tộc của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và chính đề Ngô Đình Nhu, tinh thần ái quốc của Ngô Đình Diệm phải được chúng ta phát huy và chuyển nó thành những hành động thực sự. Chỉ có thế mới giúp dân tộc VN thật sự hồi sinh !

Đặng Chí Hùng
30/05/2017
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Putin khẳng định chỉ quen sơ một cựu cố vấn của Trump

Thanh Phương

Image
Tổng thống Nga Putin trong cuộc gặp bên lề diễn đàn kinh tế Saint Petersburg, ngày 02/06/2017.Reuters
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định ông chỉ quen sơ Michael Flynn, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Donald Trump. Đây là nhân vật trung tâm trong nghi án thông đồng giữa Matxcơva với những người thân cận của tổng thống Mỹ.

Trong bài trả lời phỏng vấn của đài truyền hình NBC cuối tuần 03-04/05/2017 tại Saint-Petersbourg, được phát toàn bộ tại Hoa Kỳ hôm qua, 04/06/2017, ông Putin nói với người phỏng vấn Megyn Kelly rằng : "Tôi với cô quen biết nhau còn nhiều hơn cả tôi với ông Flynn".

Tổng thống Nga đã nói như trên khi được hỏi về quan hệ của ông với Michael Flynn, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Trump trong một thời gian ngắn. Ông Flynn đã phải từ chức vào giữa tháng 2/2017 chỉ sau 3 tuần giữ chức vụ này, vì bị cáo buộc đã nói dối về quan hệ giữa ông với các quan chức Nga.

Ngày 08/06 tới, cựu giám đốc Cục Điều tra Liên bang FBI, James Comey trên nguyên tắc sẽ ra điều trần trước Thượng viện về việc Nga có thể đã can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ. Câu hỏi đang được đặt ra là tổng thống Trump có sẽ ngăn cản ông Comey ra điều trần hay không ?

Từ Washington, thông tín viên Jean-Louis Pourtet tường trình :

« Tổng thống thật sự có thể « chặn họng » James Comey bằng cách sử dụng đặc quyền của hành pháp như nhiều tổng thống đã làm trong quá khứ, kể cả Obama. Nhưng trong trường hợp này, điều đó rất khó xảy ra, vì làm như thế sẽ nguy hiểm cho Donald Trump hơn là để James Comey ra điều trần.

Các thành viên Ủy Ban Tình Báo, và cùng với họ là hàng triệu người dân Mỹ, muốn biết những gì ? Ông Trump có đã yêu cầu giám đốc FBI ngưng điều tra về các mối liên hệ của cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn, về những mối liên hệ của nhân vật này với Nga trong thời gian tranh cử tổng thống và thời gian sau đó ?

Nếu đúng như thế thì ông Trump có thể bị truy tố về tội cản trở tư pháp, một lý do đủ để tiến hành thủ tục truất phế. Do đó, nhà tỷ phú New York dường như có lý do để dùng đến đặc quyền của tư pháp như đã nói ở trên.

Nhưng làm như thế thì chẳng khác gì « công nhận mình có tội ». Cho nên, nhiều luật gia không nghĩ rằng tổng thống Trump sẽ ngăn cản James Comey trả lời các câu hỏi của các thượng nghị sĩ trong một cuộc điều trần có lẽ sẽ là một trong những cuộc điều trần được theo dõi nhiều nhất kể từ khi bà Hillary Clinton về vụ Benghazi.»
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Image

Nhân Quyền không phải là quyền xin – cho:
Đừng để băng đảng CS bịp bợm.


Le Nguyen
(Danlambao) - Tiến trình hình thành, phát triển xã hội loài người do mâu thuẫn lợi ích, xung đột quyền lợi, chiến tranh chiếm đoạt gây ra nhiều thảm họa làm chấn động lương tâm nhân loại và để giảm thiểu, ngăn chận tội ác man rợ giữa người với người với nhau nên vấn đề nhân quyền trong lịch sử cổ, trung, cận đại đã được một số cá nhân, một vài dân tộc và các quốc gia tiến bộ của cộng đồng nhân loại thời hiện đại đem ra bàn thảo, đúc kết để trở thành quy tắc ứng xử chung cho mọi phe phái, mọi quốc gia giúp cho môi trường sống của cộng đồng, của xã hội loài người ngày càng hoàn thiện, tốt đẹp hơn.

Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ra đời ngày 10/12/1948 không phải là bản tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên của loài người. Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền chỉ là bản tuyên ngôn nhân quyền tiếp nối của bản tuyên ngôn được khắc trên trụ đồng Cyrus năm 534 trước công nguyên của vua Cyrus xứ Ba Tư. Bản tuyên ngôn của các dân tộc thuộc các bộ lạc Ả Rập năm 590 sau công nguyên. Tuyên ngôn nhân quyền của Anh Quốc năm 1689. Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ năm 1789... Cùng với nhiều tuyên ngôn nhân quyền bất thành văn của các tôn giáo, các truyền thống văn hóa, đạo đức của nhiều dân tộc khắp nơi trên thế giới trong tiến trình hình thành, phát triển xã hội loài người.

Khác biệt của Tuyên ngôn nhân Quyền 1948 đối với các tuyên ngôn nhân quyền ra đời trước đó là nó đã vượt ra ngoài biên giới vùng miền, tôn giáo, văn hóa, dân tộc, quốc gia... được văn phòng Cao Ủy Liên Hiệp Quốc định nghĩa cô đọng như sau:

“Quyền con người là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân, các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc, làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự cho phép và tự do cơ bản của con người“.

Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được bổ sung, hoàn thiện bởi Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự, Chính Trị và Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Kinh Tế, Xã Hội, Văn Hóa do đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 16/12/1966 để trở thành tiêu chuẩn nhân quyền chung cho toàn thể nhân loại thời hiện đại, được công nhận trên phạm vi toàn cầu và các quyền dân sự, chính trị được cụ thể hóa chi tiết cho các bên tham gia ký kết tuân thủ:

“Nhóm quyền dân sự bao gồm:

a) Quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng trước pháp luật.
b) Quyền sống tự do và an ninh cá nhân.
c) Quyền được bảo vệ khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện.
d) Quyền xét xử công bằng.
e) Quyền tự do đi lại, cư trú.
f) Quyền được bảo vệ đời tư.
g) Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo.
h) Quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳng trong hôn nhân.

Nhóm quyền chính trị bao gồm:

a) Quyền tự do biểu đạt.
b) Quyền tự do lập hội.
c) Quyền tự do hội họp một cách hòa bình.
d) Quyền tham gia vào đời sống chính trị.”

Ngoài nhân quyền mang tính hàn lâm học thuật, còn có nhân quyền giản dị dễ hiểu mang tính phổ quát được cộng đồng nhân loại thừa nhận gần như thuộc nằm lòng đến ông Hồ Chí Minh cha đẻ của đảng cộng sản Việt Nam cũng không thể phủ nhận tính đúng đắn của nó nên đã phải đưa vào tuyên ngôn độc lập đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 02/09/1945: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, Tạo Hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm. Trong những quyền đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc...”

Không kể các điều luật khác ghi trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự, Chính Trị, Kinh Tế, Văn Hóa, Xã Hội chưa được trích dẫn đưa vào bài viết này, chúng ta cũng đã nhận ra vô số vi phạm về nhân quyền của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.

Cụ thể cho những vi phạm này là việc nhà cầm quyền cộng sản ngụy biện chống chế trên diễn đàn quốc tế liên quan đến quyền được bảo vệ khỏi bị bắt, giam giữ tuỳ tiện, quyền về xét xử công bằng, quyền tự do biểu đạt, quyền tham gia vào đời sống chính trị... và cộng sản Việt Nam đã vi phạm nhân quyền cơ bản của mọi con người sinh ra đều được hưởng, lại trơ trẽn tuyên bố: “Ở Việt Nam không có tù nhân chính trị, không ai bị bắt vì bất đồng quan điểm chính trị, vì ủng hộ dân chủ...”

Chúng ta ai cũng thấy trên thực tế trong nước Việt Nam hiện nay, không ít trường hợp người dân bị bắt giam xét xử vì thể hiện quyền tự do biểu đạt chính kiến bị quy kết vào tội danh “tuyên truyền chống phá...” vì trốn thuế, vì hai bao cao su đã qua sử dụng, vì truyền đơn mang nội dung chống giặc tàu xâm lược. Và tội danh “âm mưu lật đổ...” vì trong nhà chứa chấp tấn vải màu vàng, vì viết bài tố cáo tội ác trên các báo lề dân, trả lời phỏng vấn báo đài nước ngoài phê phán năng lực của đảng, của cá nhân cầm quyền, kêu gọi đa nguyên đa đảng thúc đẩy nhà nước man rợ thay đổi, hội nhập vào thế giới văn minh của cộng đồng nhân loại!

Tất cả các vụ việc vừa nêu đều bị xét xử “tùy tiện” qua các phiên tòa xét xử rừng rú vi phạm nhân quyền trắng trợn và những cơ quan chức năng thi hành luật pháp, bảo vệ luật pháp còn ngang nhiên đánh đập cưỡng bức bắt giữ cả những người ủng hộ “bị cáo” đến dự khán phiên toà đứng bên ngoài biển cấm “di động” của tòa án được nhà cầm quyền tuyên bố xét xử công khai, thế thì quyền sống tự do và an ninh cá nhân thuôc chuẩn mực nhân quyền được quốc tế thừa nhận nằm ở đâu trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Những vi phạm nhân quyền trầm trọng của chế độ cộng sản lúc xiết chặt lúc nới lỏng cả thế giới văn minh đều biết và khi các chính phủ văn minh, các tổ chức phi chính phủ đồng loạt lên tiếng lên án nhà nước rừng rú xã hội chủ nghĩa Việt Nam vi phạm các cam kết với quốc tế thì những cái loa của đảngcsVN từ đời Tôn Nữ Thị Ninh, Phan Thúy Thanh, Lê Dũng, Nguyễn Phương Nga, Lương Thanh Nghị cho đến Lê Hải Bình, Lê Thị Thu Hằng hiện nay đều y như rằng, lên tiếng lu loa lươn lẹo trơn tru: “...Chính phủ Việt Nam khẳng định luôn quan tâm đến nhân quyền, luôn bảo vệ và phát triển nhân quyền...nhân quyền được luật pháp bảo vệ bảo đảm trong nước Việt nam...” và mới nhất là lời phản bác báo cáo thường niên của Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền của Việt Nam qua phát ngôn của đại diện bộ ngoại giao VN:

“Trước hết cần khẳng định Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân. Mọi người dân được thực thi các quyền của mình trong khuôn khổ luật pháp.

Mặc dù có những ghi nhận về một số thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người. Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục dựa vào các thông tin sai lệch về tình hình Việt Nam và đưa ra những nhận xét không khách quan về tình hình thực thi quyền con người ở Việt Nam.

Điều này không có lợi cho việc thúc đẩy quan hệ giữa hai nước. Việt Nam và Hoa Kỳ đã và đang duy trì thường xuyên cơ chế đối thoại trong lĩnh vực quyền con người.

Chúng tôi hy vọng rằng thông qua các cuộc đối thoại thẳng thắn và xây dựng, gần đây nhất là cuộc đối thoại vừa qua, hai bên có cái nhìn khách quan và thực tế về tình hình thực thi nhân quyền ở mỗi nước, góp phần tăng cường hiểu biết và thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ”.

Phải công nhận phát ngôn của đại diện chính phủ Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với người tiền nhiệm Lê dũng của nhiều năm trước: “Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Right Watch) thường xuyên đưa ra những thông tin sai lệch về Việt Nam. Báo cáo của tổ chức này là thiếu khách quan, không phản ánh đúng tình hình nhân quyền thực tế ở Việt Nam"

Thật sự nội dung phát biểu của VN gần đây có tiến bộ khi bảo rằng “chưa rõ nguyên nhân”so với lãnh đạo đảng nhà nước cộng sản, là không còn đổ vấy cho hoàn cảnh, cho văn hóa đặc thù, cho lịch sử khác biệt của mỗi quốc gia làm thành nguyên nhân khiến nhân quyền của Việt Nam khác với các nước dân chủ văn minh?

Lý luận của các ông bà phát ngôn viên này rất trẻ con khi cho rằng báo cáo nhân quyền “dựa vào các thông tin sai lệch thiếu khách quan không đúng thực tế tình hình thực thi nhân quyền ở Việt Nam.” Nỏ mồm thôi, chứ các ông bà này không đưa ra nổi một dẫn chứng cụ thể báo cáo ở chỗ nào thiếu khách quan, không đúng thực tế nhân quyền Việt Nam của các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ nêu ra nhiều vụ việc vi phạm nhân quyền, có cả bằng chứng lẫn nhân chứng cụ thể?

Lập luận như thế chẳng khác nào trong sân chơi túc cầu, các cầu thủ Việt Nam bỏ bóng đá người vi phạm luật chơi quá rõ lại còn gân cổ cãi bừa luật túc cầu ở nước tôi khác bởi văn hóa, lịch sử đặc thù... nghe khó lọt lỗ tai. Có lẽ nào, các ông bà phát ngôn viên hay ngay cả lãnh đạo đảng cộng sản đều kém cỏi đến độ không biết chuẩn mực nhân quyền đã trở thành luật chung của cộng đồng nhân loại giống như luật giao thông của quốc tế đèn xanh chạy, đèn đỏ phải dừng nếu không “đấu tranh” để thay đổi luật trở thành “đỏ chạy, xanh dừng” lại chủ quan tự ý làm ngược lại, có mà “loạn nhà thương” vì tai nạn không chừng!

Nếu nhà cầm quyền cộng sản Việt nam cho rằng tiêu chuẩn luật pháp cơ bản của quốc tế khác với luật pháp Việt Nam thì các văn kiện quốc tế như Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, các Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự, Chính Trị, Kinh Tế, Văn Hóa, Xã Hội hay các hiệp ước thương mại song phương, đa phương, tổ chức thương mại quốc tế (WTO) hoặc Hiệp Định quốc tế về biển, về thương mại, về môi trường... Mọi người đều tin rằng không tổ chức quốc tế nào ép hoặc kê súng vào đầu bắt các ông bà tham gia, thế thì các ông bà ký kết gia nhập, hứa hẹn tuân thủ luật pháp quốc tế làm chi cho nó thêm phiền?

Mọi người đều biết tổ chức quốc tế là sân chơi của người lớn đôi khi các bên tham gia phải tự tay lột truồng để chứng minh sự thanh sạch của mình trên sân chơi chung. Thiết nghĩ , “Chính phủ Việt Nam”có nhiều thời gian để nghiên cứu các văn kiện “táo bạo” của quốc tế để toàn quyền quyết định có nên hay không nên tham gia. Nếu như sợ người khác thấy ghẻ lở thối tha trên thân thể xanh xao vàng vọt bởi thiếu ánh sáng của loài người văn minh soi rọi thì đừng tham dự cuộc chơi và khi đã quyết định đặt bút ký thì phải tuân thủ thi hành, không nên có hành động như em bé ký kết, cam kết lại cố tình vi phạm bị bắt tại trận với bằng chứng hẳn hoi lại còn cố rống họng cãi chày cãi cối chả ăn nhập gì với đồng thuận nhân quyền của quốc tế:

“...Thực dân, đế quốc... gây ra nhiều tội ác, nhiều vụ thảm sát, rải chất độc hóa học để lại nhiều hội chứng tai hại cho con người và môi trường Việt Nam, vì vậy không có tư cách phê phán nhân quyền Việt Nam..” Lý luận trẻ con như thế, không ai ép cứ con đường xã hội chủ nghĩa siêu việt của ta ta cứ đi gia nhập sân chơi “người lớn”làm gì, có phải lành hơn không chứ?

Nói tóm lại, nhân quyền trên nền tảng nhân bản với nhận thức “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm. Trong những quyền đó có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc...” là sự mặc nhiên khẳng định của quyền tự nhiên, quyền bẩm sinh của mọi con người, không phân biệt nguồn gốc sang hèn, tín ngưỡng, chủng tộc, màu da... Nhân quyền không phải là quyền xin- cho hay quyền do ai đó ban phát và nhân quyền cũng khác với quyền công dân, quyền pháp lý để mặc cho các băng đảng lưu manh chính trị, sử dụng chiêu trò bịp bợm chính trị hạn chế, triệt tiêu trong cái khung gian trá “theo luật pháp quy định...” và mọi người đều hiểu “ nhân quyền...theo luật pháp quy định..” là trò tiểu nhân bỉ ổi chỉ có kẻ làm ra “cố tình” không hiểu cứ hiu hiu tực đắc với mưu mẹo lưu manh lại cho rằng đó là thắng lợi to lớn của băng đảng tự xưng là đỉnh cao trí tuệ loài người!


Le Nguyen
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests