Thời Sự, Bình Luân

tranphuongdong
Posts: 524
Joined: Wed May 30, 2007 2:08 am
Contact:

Post by tranphuongdong »

Image

Sau Đinh La Thăng, liệu có đến phiên Nguyễn Tấn Dũng?


Vũ Đông Hà
(Danlambao) - Sau khi Đinh La Thăng bị cách chức ủy viên Bộ Chính trị và bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, câu hỏi được đặt ra là Đinh La Thăng có phải là "điểm dừng" của Nguyễn Phú Trọng? Hay ngược lại, màn hạ bệ Đinh La Thăng sẽ mở ra cuộc tổng tấn công toàn diện vào Nguyễn Tấn Dũng?

Với Quyết định 30-QĐ/TƯ được ký tại hội nghị Trung ương 4 vào ngày 14.10.2016, quyền hạn kỷ luật cán bộ đảng rơi vào tay 19 Uỷ viên Bộ Chính trị thay vì Trung ương đảng. TƯĐ chỉ biểu quyết sau cùng về mức độ, hình thức kỷ luật sau khi BCT đã ra tay.

"Chiến thắng" của Nguyễn Phú Trọng trong trận hạ bệ Đinh La Thăng chứng tỏ Nguyễn Phú Trọng đã thao túng được Bộ Chính trị. Ít ra là Trọng đã nắm đầu được 9 UVBCT. Ghế trống bởi Thăng có xác suất cao sẽ được ngồi vào bởi một kẻ thân tín hay phò Trọng. Do đó, mức độ kiểm soát của Nguyễn Phú Trọng đối với Bộ Chính trị lại càng gia tăng.

Với sự hỗ trợ "nhiệt tình" của Bắc Kinh, việc Trọng duy trì khả năng khống chế đa số 18 thành viên còn lại của Bộ Chính trị chắc chắn dễ dàng hơn việc mua chuộc và khống chế đa số 200 Ủy viên TƯĐ.

Nếu đọc cáo trạng của Trọng dành cho Thăng: "Đồng chí Đinh La Thăng đã mắc những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và công tác cán bộ, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, tổ chức đảng và cá nhân ông, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đến mức phải thi hành kỷ luật theo quy định của đảng".

Những kết tội này đã được áp dụng cho Trịnh Xuân Thanh, Vũ Huy Hoàng và bây giờ thay thế bằng 3 chữ "Đinh La Thăng".

Những ngày tháng tới, 3 chữ "Đinh La Thăng" sẽ dễ dàng được thay thế bằng "Nguyễn Tấn Dũng" vì Nguyễn Tấn Dũng là Thủ tướng, chịu trách nhiệm toàn bộ những "khuyết điểm, vi phạm nghiêm trọng trong công tác lãnh đạo" của mọi cấp dưới quyền và của chính ông ta. Những gì được Trọng mang ra để kết tội đàn em của Dũng đều có thể áp dụng đối với "đồng chí X".

Nguyễn Phú Trọng mang tiếng là lú nhưng là người thù dai. Những giọt nước mắt ngày thất bại trong việc kỷ luật "đồng chí X" vẫn còn chưa khô trong lòng của tên tổng bí thư giáo điều, bảo thủ.

Nguyễn Tấn Dũng đã không còn giữ một vai trò gì trong đảng và nhà nước. Vậy kỷ luật gì đối với đồng chí X?

Nhìn vào những gì đã xảy ra với đàn em của Nguyễn Tấn Dũng và thái độ truy cùng diệt tận của Nguyễn Phú Trọng đối với các "đồng chí thù địch" trong đảng, Nguyễn Phú Trọng sẽ "cách chức" mọi chức vụ mà Nguyễn Tấn Dũng đã từng đảm nhiệm trong đảng cũng như phía nhà nước.

Mục tiêu sau cùng của Trọng là trả thù và làm nhục Nguyễn Tấn Dũng trước khi rời ghế Tổng Bí thư.

Số phận Nguyễn Tấn Dũng nằm trọn trong tay Nguyễn Phú Trọng. Con đường thoát duy nhất của đồng chí X là huy động toàn bộ đàn em trong TƯĐ, các bộ ban ngành, công an, quân đội đã được Nguyễn Tấn Dũng gầy dựng trong suốt 10 năm làm thủ tướng để thực hiện một cuộc đảo chánh lật đổ Nguyễn Phú Trọng và phe nhóm của Trọng.


08.05.2017
Vũ Đông Hà
MatVit
Posts: 1308
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Vụ Donald Trump : Nước Mỹ cần «người giữ trẻ»

Image
Ảnh bìa báo Libération ngày 17/05/2017
(Ảnh chụp màn hình) RFI Tiếng Việt

Tân chính phủ Pháp sẽ gồm những khuôn mặt nào, nhiệm vụ đối nội và đối ngoại sắp tới sẽ là gì…Đó là chủ đề được các báo Paris bàn bạc nhiều nhất hôm nay. Bên cạnh đó là Liên hoan phim Cannes khai mạc, và sự cạnh tranh quyết liệt giữa Paris và Los Angeles đề giành vai trò chủ nhà Thế Vận Hội 2024. Đặc biệt sự kiện tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ thông tin mật cho Nga được hầu như tất cả các báo đề cập đến.

« Đứa bé lên năm » ở Nhà Trắng

Le Monde đặt câu hỏi « Trump có lắm mồm với người Nga không ? ».

Le Figaro ghi nhận « Trump lại bị tai tiếng sau khi thổ lộ với ngoại trưởng Nga ».

Tương tự với Les Echos « Trump bị cáo buộc đã chuyển giao thông tin mật cho Nga ».

Riêng Libération đăng ảnh tổng thống Mỹ trên nền đen, chạy tựa lớn « Nước Mỹ tìm kiếm người giữ trẻ ».

Tờ báo nhận định, khi tiết lộ các thông tin bí mật cho Nga, ông Trump lại gây ra xì-căng-đan mới, làm dấy lên lại cáo buộc về sự bất tài, ngay cả trong phe Cộng Hòa.

Trong bài xã luận gay gắt, Libération nhắc lại, cách đây hơn một năm, Donald Trump chỉ mới là ứng cử viên ngấp nghé ngưỡng cửa Nhà Trắng. Như thường lệ, ông đả kích bà vợ của đối thủ cạnh tranh là Ted Cruz, chế giễu ngoại hình của bà trên Twitter. Được CNN yêu cầu giải thích, ông Trump biện bạch :

«Ai biểu ông ấy (Cruz) kiếm chuyện trước ! ».

Người phỏng vấn ngao ngán :

« Lý lẽ của một đứa bé lên năm ! »

Một năm sau, hơn một trăm ngày sau khi trở thành tổng thống nước Mỹ, nhận xét này lại vang bên tai. Các nhà quan sát, nhà báo, chuyên gia, chính khách, đối thủ đều phải mở to mắt mỗi lần tổng thống « xuất chiêu ». Ngày lại ngày, người ta khám phá rằng Trump thiếu chuẩn bị, thiếu văn hóa, thiếu chuyên nghiệp, dối trá v.v…Và giờ thì biết thêm Trump còn « tài lanh » khoe cơ bắp như một đứa bé 5 tuổi, tiết lộ các thông tin lẽ ra phải giữ kín.

Hành xử như một đứa trẻ lên năm cũng có mặt tốt : Trump làm cho các đối thủ không biết đâu mà lường. Nhưng một kid (chú bé) lắm trò và ưa phỉnh nịnh trở thành vấn đề, khi căn phòng cho trẻ lại là Phòng Bầu Dục của Nhà Trắng.

Libération kết luận, nếu thông tin trên Washington Post là chính xác, thì đây sẽ là hai tín hiệu quan trọng cho các đồng minh và đối tác của ông Trump.
Thứ nhất : Nếu đưa thông tin cho tổng thống Mỹ, có nguy cơ là các tin tức ấy sẽ lọt vào tai những kẻ xấu. Thứ hai : Điều khiển một em bé 5 tuổi cũng dễ dàng như như thao túng ông chủ Nhà Trắng.

Tiết lộ thông tin mật cho cường quốc đối địch

Trong bài viết « Donald Trump, người gieo rắc rối ở Hoa Kỳ », thông tín viên Frédéric Autran của Libération tại New York cho biết theo báo chí Mỹ thì thông tin mật bị tiết lộ là của Israel, đồng minh lâu đời của Hoa Kỳ và ông Trump sẽ viếng thăm vào tuần tới.

Theo Washington Post, đó là những chi tiết về âm mưu khủng bố của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (Daech, IS) nhắm vào các phi cơ dân dụng, nhờ chất nổ giấu trong các máy tính xách tay và máy tính bảng. Được cảnh báo cách đây nhiều tuần lễ, đó là lý do khiến hồi tháng Ba Hoa Kỳ cấm mang hai loại thiết bị trên lên máy bay từ hơn một chục sân bay ở Trung Đông và Bắc Phi, và còn định mở rộng lệnh cấm sang châu Âu.

New York Times cho biết thêm, thông tin này đến từ Israel, được xếp loại « code word » tức « bí mật quốc phòng », « nhạy cảm cho đến nỗi các quan chức Mỹ chỉ chia sẻ rất hạn chế trong nội bộ, và không thông báo cho đồng minh nào khác ». Benjamin Wittes, chuyên gia về luật và an ninh của Brookings Institution than thở : « Tổng thống rõ ràng đã tiết lộ các thông tin tuyệt mật cho một cường quốc đối địch ».

Các nhà quan sát khác nhấn mạnh, sự kiện này có thể làm các đồng minh của Mỹ tức giận, trước hết là Israel. Ông Leon Panetta, cựu bộ trưởng Quốc Phòng, cựu giám đốc CIA lo lắng :

« Israel có thể cắt đứt tất cả những trao đổi thông tin tình báo với Mỹ về những chủ đề rất nhạy cảm, ảnh hưởng đến an ninh của Hoa Kỳ. Khả năng tai hại này, tổng thống phải hiểu ».

Được hãng thông tấn AP hỏi, một viên chức tình báo châu Âu khẳng định nếu đặt mình vào trường hợp tương tự, nước mình sẽ chấm dứt chia sẻ thông tin với Mỹ vì nguồn tin sẽ bị nguy hiểm.

Tuy Donald Trump không nói với Serguei Lavrov về xuất xứ của nguồn tin, nhưng lại cung cấp những chi tiết rất cụ thể, chẳng hạn tên thành phố mà mối nguy hiểm trên được phát hiện. Nhờ đó Nga có thể lần ra được nguồn tin địa phương, trong khi cơ sở này còn rất cần thiết cho các chủ đề khác ngoài IS, như sự hiện diện của Nga ở Syria.

Trump vi phạm nguyên tắc bất thành văn của giới tình báo

Theo Les Echos, khi tiết lộ thông tin của một đồng minh, ông Trump đã vi phạm quy luật bất thành văn lâu nay của giới tình báo. Dưới mắt họ, điều quan trọng không phải vì ông đã chia sẻ cho Nga - tổng thống Mỹ có quyền đánh giá đâu là thông tin có thể « giải mật » - nhưng trên thực tiễn, không bao giờ tiết lộ tin tức cho bên thứ ba mà chưa có sự đồng ý của đồng minh. Tất cả các cơ quan tình báo trên thế giới đều tôn trọng nguyên tắc này.

Ngoài mạng tình báo riêng của Mỹ, Washington còn dựa vào mạng lưới rộng rãi của các nước đồng minh để thu thập tin tức. Trước tiên là liên minh Five Eyes của các nước nói tiếng Anh có từ Đệ nhị Thế chiến, ngoài Hoa Kỳ còn có Anh, Úc, New Zealand và Canada, đã làm việc với nhau suốt 70 năm qua. Việc trao đổi thông tin dựa trên hệ thống Echelon bao phủ toàn cầu. Riêng giữa NSA của Mỹ và tình báo GCHQ của Anh quan hệ rẩt mật thiết, thường tham khảo ý kiến của nhau.

« Khi thế giới được một đứa trẻ lãnh đạo »

Nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế Lélia Rousselet khi trả lời phỏng vấn của Libération nhận định, trong xì-căng-đan mới này, chỉ có tổng thống phải chịu trách nhiệm, chứ không phải cơ quan tình báo Mỹ. Các nước đều biết rằng những nhân viên rất chuyên nghiệp vẫn quản lý các hồ sơ này trong chính quyền Trump. Les Echos cho biết thêm, các nhân viên tình báo Mỹ đã có quyết định vô tiền khoáng hậu trong lịch sử, là giấu đi một số thông tin tuyệt mật không báo cáo cho Donald Trump, và sự cố vừa qua cho thấy họ có lý.

Dấu hiệu cho thấy rõ sự bối rối của phía Cộng Hòa, là có rất ít đại biểu lên tiếng bênh vực ông Trump. Còn thủ lãnh đối lập ở Thượng Viện đòi hỏi biên bản cuộc gặp giữa Donald Trump với Serguei Lavrov và đại sứ Kislyak của Nga phải được giao cho Ủy ban Tình báo Hạ Viện. Xì-căng-đan này sẽ làm u ám vòng công du nước ngoài đầu tiên của ông Trump kể từ thứ Sáu này, đi Ả Rập Xê Út, Israel, Bỉ và Ý.

Một số người coi đây là một bằng chứng mới cho sự bất tài của Donald Trump. Trong một bài bình luận nảy lửa mang tựa đề « Khi thế giới được một đứa trẻ lãnh đạo », cây bút bảo thủ David Brooks của New York Times cũng chỉ trích sự thiếu chín chắn của ông chủ Nhà Trắng. Ông viết :

« Trump đã phản bội một nguồn tin tình báo và tiết lộ bí mật cho các người khách Nga. Theo những gì chúng ta biết, không phải ông ấy làm như thế vì ông là gián điệp Nga hay là có tà ý. Trump làm vậy vì ẩu tả, vì không thể tự kiềm chế và nhất là, ông ta là một đứa trẻ 7 tuổi đang hết sức cần được người khác khen ngợi ».

Giọt nước tràn ly cho đảng Cộng Hòa

Liệu đây có phải là « giọt nước tràn ly » đối với phía Cộng Hòa ? Cũng theo Libération, đảng của tổng thống Mỹ lâu nay vẫn đứng sau bênh vực ông, nay bắt đầu rạn nứt.

« Liệu có một ngày nào không có xì-căng-đan hay không ? Tôi chỉ mong mỏi có thế ! ».

Nữ thượng nghị sĩ Cộng Hòa Susan Collins cố nói đùa trước các nhà báo tại Quốc Hội. Người thì im lặng, người lúng túng, các phản ứng hiếm hoi của các đại biểu Cộng Hòa cho thấy, lần đầu tiên họ không vội vã bảo vệ tổng thống. Theo một cố vấn hàng đầu của đảng Cộng Hòa, thì đây là « giọt nước đã làm tràn ly ». Nhân vật này nhấn mạnh :

« Tỉ lệ ủng hộ tổng thống chỉ có 40%, không sao cả. Một Nhà Trắng không thể tiên liệu, lệch lạc, không có chiếc đầu lãnh đạo mới là vấn đề ».

Trong khi những tháng cầm quyền đầu tiên của ông Trump đầy xáo động, thì các dân biểu nghị sĩ Cộng Hòa đang phải cố gắng giữ chiếc ghế của mình, trước cuộc bầu cử giữa kỳ tháng 11/2018. Toàn bộ 435 ghế ở Hạ Viện và một phần ba trong số 100 ghế ở Thượng Viện sẽ được bầu lại.
Thượng nghị sĩ Bob Corker, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng Viện nói :

« Tiết lộ nguồn tin là điều cấm kỵ », và cho rằng chính quyền đang « trong vòng xoáy tự hủy ».

Chủ tịch Hạ Viện Paul Ryan thông qua phát ngôn viên nhận định « Bảo vệ các bí mật của đất nước là điều quan trọng hàng đầu ».

Còn thượng nghị sĩ John McCain, người lâu nay không ngần ngại chỉ trích ông Donald Trump thì cho biết « hết sức quan ngại ». Ông lo rằng « vụ này sẽ là một dấu hiệu đáng ngại cho các đồng minh của Mỹ trên thế giới, có thể giảm đi ý định chia sẻ thông tin tình báo cho chúng ta trong tương lai ».

Gậy ông đập lưng ông

Trong bối cảnh đó, báo chí Mỹ đã mỉa mai lôi ra những phát biểu trước đây của các nhân vật Cộng Hòa tháng 7/2016, chỉ trích vụ email của bà Clinton. Reince Priebus, nay là chánh văn phòng Nhà Trắng lúc đó đắc chí:

« Những ai quản lý kém các thông tin mật đã mất việc, bị trừng phạt và tống vào nhà tù ».

Còn ông Trump, trong một diễn văn đọc ở Bắc Carolina nhấn mạnh :

« Cũng như trong thời kỳ chiến tranh lạnh, chúng ta phải lao vào cuộc chiến qua việc thu thập các tin tình báo và bảo vệ các bí mật quân sự ».

Thông tín viên Le Figaro ở New York cũng cho rằng « gậy ông đã đập lưng ông ». Noah Feldman, giáo sư luật đại học Havard nhận xét, bất kỳ ai khác trong chính phủ mà tiết lộ tin tuyệt mật như thế có thể phải vào tù, có lẽ trừ phó tổng thống. Lưỡi gươm Damclès tương tự đã từng treo lơ lửng trên George W. Bush năm 2003, khi tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ bị nghi ngờ đã để cho một cố vấn thân cận là Lewis « Scooter » Libby tiết lộ cho báo chí tên một sĩ quan CIA, Valerie Plame.

Theo tờ báo, nguy cơ bị truất phế tuy vẫn còn xa, nhưng tình thế ngày càng trầm trọng. Giáo sư Feldman nhấn mạnh :

« Vào thời điểm bản lề này của lịch sử nước Mỹ, việc tranh luận về trách nhiệm của tổng thống và sự thiếu vắng định chế đối trọng hiệu quả, là vấn đề căn cơ. Bởi vì từ thời Nixon cho đến nay, việc phân quyền chưa bao giờ đè nặng lên số phận của quốc gia đến như thế ».

Thụy My
Đăng ngày 17-05-2017
RFI
bichphuong
Posts: 618
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »

Image

Vẫn chuyện Tổng thống Trump

Teresa Hanafin

Thật quái lạ, tối hôm qua Toà Bạch Ốc đột ngột thay đổi câu chuyện về việc James Comey bị đuổi việc. Đầu tiên những phụ tá và người phát ngôn của Tổng thống Trump nói rằng Thứ trưởng Bộ Tư pháp Rod Rosenstein đã tự quyết định xem xét hành động của Comey với tư cách giám đốc FBI và viết một bản ghi nhớ gởi đển sếp của ông, Bộ trưởng Jeff Sessions.

Vẫn theo phiên bản này của câu chuyện thì sau đó ông Sessions đưa bản ghi nhớ đó cho Tổng thống; ông Trump rất đỗi ngạc nhiên, và đã quyết định chấp nhận sa thải ông Comey theo đề nghị của Sessions
Image
Cựu GĐ FBI James Comey, (2014, Washington, D.C.). Nguồn: Mark Wilson/Getty Images
Đêm qua, Toà Bạch Ốc lại hát một giai điệu khác. Phiên bản mới là Trump đã gặp Sessions và Rosenstein hôm thứ Hai và bảo họ viết thành văn bản lên án Comey. Rosenstein theo lệnh, viết bản ghi nhớ, và sau đó bị choáng váng khi thấy mình được coi là kẻ chủ mưu đằng sau nỗ lực đuổi ông Comey, Giám đốc FBI.

Sean Spicer nói với các phóng viên vào tối thứ ba,

“Tất cả là do ông ấy [Rod Rosenstein] chứ không có ai từ Toà Bạch Ốc cả. Đó là một quyết định Bộ Tư Pháp.”

Theo tờ Washington Post, Rosenstein đe dọa sẽ từ chức vì lời bịa đặt, vì vậy Toà Bạch Ốc đã thay đổi phiên bản câu chuyện vào đêm qua so với sự thật. Sau những bước đầu lúng túng chạy đi tìm hiểu từ “sự thật” nghĩa là gì.

Cạnh đó cò có vài biến chuyển khác: Tờ Wall Street Journal cho biết Comey đã yêu cầu Rosenstein cung cấp nhiều tài nguyên hơn cho cuộc điều tra về vụ Nga quậy phá cuộc bầu cử năm 2016 (mà Bộ Tư pháp phủ nhận) vì ông ngày càng quan tâm đến thông tin có thể cho thấy có sự thông đồng giữa ban vận động của Trump và Nga để gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử; Và Comey đã bắt đầu nhận báo cáo cập nhật hàng ngày thay vì hàng tuần như trước.

Và nhiều nguồn khác trong giới truyền thống trích dẫn giới chức hiện tại vànhân viên của FBI nói rằng phải cả tin lắm mới tin rằng Comey đã nói với Trump rằng Tổng thống không bị điều tra, như Trump đã viết trong lá thư của ông ta.

Những bản tin khác cho thấy sự bất bình ngày càng gia tăng của Trump với Comey là lý do chính đáng cho việc sa thải, chứ không phải việc Comey điều tra về email của Hillary Clinton.

Trump phàn nàn với các phụ tá rằng Comey đã quá “độc lập” chứ không phải một người thần phục Trump.

Ông đã nổi giận vì Comey không ủng hộ lời tuyên bố không đáng tin của ông cho rằng Tổng thống Obama đã đặt máy nghe lén tại Tháp Trump (tờ New York Times đưa tin cho rằng Comey, trong riêng tư, đã gọi những tuyên bố của ông Trump là “ngoài lãnh vực bình thường” và “điên rồ”).

Sau đó, Trump giận sôi máu khi Comey ra điều trần trước Quốc hội và nói rằng nó làm cho ông “hơi buồn nôn” nghĩ rằng ông có thể đã ảnh hưởng đến cuộc bầu cử (do đó màm mất giá trị chiến thắng của Trump).

Và cuối cùng ông đã nổ tung lên khi Comey không theo ý của Trump là ưu tiên cho việc điều tra rò rỉ thông tin trên việc điều tra vụ Nga đã can thiệp và quậy phá tiến trình bầu cử của chúng ta.

Hãy xem lại những biến chuyển trong các cuộc điều tra khác nhau:

Bốn ủy ban quốc hội, FBI, và thanh tra của Ngũ Giác đài đang điều tra sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử và có thể thông đồng với ban vận động tranh cử của Trump.

Ủy ban Tình báo Thượng viện đã yêu cầu cựu Cố vấn An ninh quốc gia Michael Flynn ra điều trần và nộp cho Thượng viện các tài liệu liên quan đến những tương tác của ông Flynn với Nga sau khi các luật sư của ông đã từ chối chuyển giao.

Công tố viên Liên bang đã ban hành các trát đòi ra hầu tòa của bồi thẩm đoàn cho các cộng sự của Flynn.

Ủy ban Tình báo Thượng viện đã yêu cầu Bộ Tài chính nộp những thông tin tài chính về Trump, các quan chức hàng đầu của ông và các phụ tá trong ban vận dộng tranh cử của ông Trump.

Ủy ban cũng đã mời, bây giờ là công dân, Comey ra điều trần kín vào thứ Ba. Chưa biết ông Comey đã chấp nhận lời mời hay chưa.

Ông Comey đáng lý đã phải điều trần công khai ngày hôm nay; Thay vào đó, là Andrew McCabe, quyền GĐ FBI sẽ điều trần thế cho ông Comey.

Các nghị viên đảng Dân chủ yêu cầu Bộ Tư pháp chỉ định một Công tố viên đặc biệt. Cả thượng nghị sĩ GOP và các người lãnh đạo Hạ viện – Mitch McConnell và Paul Ryan – cho biết một Uỷ ban độc lập của Quốc hội là không cần thiết.

Cho đến nay, cuộc phỏng vấn tại Toà Bạch Ốc của Tổng thống Trump với ký giả Lester Holt của NBC vẫn còn trong thời biểu hôm nay; Hãy xem liệu Trump có thô bạo xua tay đuổi ông Holt nếu ông ấy đặt câu hỏi Trump không muốn trả lời như John Dickerson của CBS bị hồi tuần trước.

Tin mới nhất của Reuteurs dẫn nguồn một nhân viên cao cấp Toà Bạch Ốc cho biết Cựu Dân biểu đảng Cộng hoà Mike Rogers đang được xem xét để có thể thay ông Comey trong vai trò GĐ FBI.

Trump nói với Lester Holt của NBC trong cuộc phỏng vấn đầu tiên kể từ khi ông sa thải GĐ FBI Comey, người đang dẫn đầu một cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 và có thể có sự thông đồng giữa các nhân viên ban vận dộng tranh cử của của Trump và Moscow,

“Ông ta ta là một người khoe khoang, anh ấy là một người hay nổ để câu like, FBI đang gặp rắc rối tùm lum. Tôi sẽ đuổi Comey. Quyết định của tôi. Tôi sẽ sa thải bất kể lời có đề nghị nào hay không.”
bobinh
Posts: 221
Joined: Fri Feb 26, 2010 1:35 am
Contact:

Post by bobinh »

Chuyện Vành đai và Con đường
Lữ Giang

Trong khi Tổng Thống Donald Trump chủ trương thu nhỏ nước Mỹ lại về cả kinh tế, chính trị lẫn quân sự với khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết”, Trung Quốc đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh “Sáng kiến Vành đai và Con đường” tại Bắc Kinh trong hai ngày 14 và 15.5.2017 với chủ đề: "Tăng cường hợp tác quốc tế, chung tay xây dựng 'Vành đai và Con đường', phát triển cùng có lợi".
Đây là dự án xây dựng các con đường đi xuyên qua trên 60 quốc gia dựa trên ý tưởng hồi sinh “Con đường Tơ lụa” từng kết nối Trung Quốc với Trung Á và châu Âu ngày xưa, thành “Con đường Tơ lụa thế kỷ 21”. Mục đích chính của kế hoạch này là giúp Trung Quốc duy trì tăng trưởng kinh tế thông qua thương mại bằng cách đầu tư vào hạ tầng cơ sở tại các nước, tạo ra các đối tác thương mại cho chính Trung Quốc.


Có đại diện của 29 quốc gia và đối tác đến tham dự, trong đó có các viên chức Liên Hiệp Quốc, Qũy Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới. Người ta cũng nhìn thấy có một số nhà lãnh đạo quốc gia như hai tổng thống Vladimir Putin của Nga, Nursultan Nazarbayev của Kazakh (Đông Âu), và các thủ tướng Tây Ban Nha, Italy, Hy Lạp, Hungary và Cambodia,
Donald Trump vốn là một nhà kinh doanh có nhiều tiểu xảo (trick) và mánh mung (dodge), nhưng lại không có tầm nhìn chiến lược, chỉ thích làm những chuyện lặt vặt để “biểu dương khí thế”. Lợi dụng thời cơ, Trung Quốc đã đưa ra “Sáng kiến Vành đai và Con đường” để thực hiện “Giấc mơ Trung Quốc” là trở thành một cường quốc lãnh đạo thế giới về kinh tế trong thế kỷ 21.

KHÁI LƯỢC VỀ SÁNG KIẾN VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG

Đây là một vấn đề khá phức tạp, nhất là khi nó được diễn tả bằng những ngôn từ trừu tượng và bí hiểm của người cộng sản, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng giãn dị hóa để nhiều người có thể theo dõi.

1.- Từ “Một vành đai, Một con đường”
“Con đường Tơ lụa thế kỷ 21” được Chủ tịch Tập Cận Bình lần đầu tiên đề cập ngày 7.9.2013 tại Kazakhstan. Lúc đầu kế hoạch này được gọi là “Nhất đới Nhất lộ” (chữ Hán Việt) hay “Một vành đai Một con đường” (One Belt One Road – viết tắt là OBOR)
Theo quan niệm sơ khởi của Tập Cận Bình, “Nhất đới Nhất lộ” là một vành đai kinh tế trên bộ và một con đường tơ lụa mới trên biển. Đây là một chiến lược rộng lớn, một sáng kiến xây dựng các cơ sở hạ tầng kết nối 3 châu lục Á châu – Phi châu - Âu châu và 3 đại dương là Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Trên đường này sẽ hình thành những khu vực ảnh hưởng địa-chính trị, kinh tế và an ninh của Trung Quốc. Nội dung dự án gồm 5 trọng điểm sau đây: (1) chính sách khai thông, (2) hạ tầng liên thông, (3) thương mại thông suốt, (4) nguồn vốn lưu thông và (5) lòng dân tương thông.
Lỗ Tấn từng nói “Trái đất xưa vốn chưa có đường, do người đi mà thành”. Tập Cận Bình cho rằng nếu các bên nỗ lực đổi mới tư duy nhận thức và hành động, “Con đường Tơ lụa thế kỷ 21” sẽ trở thành hiện thực.
2.- Đến “Sáng kiến Vành đai và Con đường”
Ngày 30.3.2015, Trung Quốc công bố “Kế hoạch hành động về Sáng kiến Vành đai và Con đường”, trong đó cụm từ “Một vành đai, Một con đường” được đổi thành “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (Belt and Road Initiative - viết tắt là BRI). Có sự giải thích rằng sở dĩ phải đổi lại như vậy bởi vì không phải chỉ có một con đường mà có đến 6 con đường.
Bản kế hoạch nói rằng mục tiêu của sáng kiến này là “Tăng tốc độ xây dựng đường vành đai có thể giúp thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế của các quốc gia dọc theo vành đai và hợp tác kinh tế khu vực, tăng cường trao đổi và học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn minh khác nhau, và thúc đẩy hoà bình và phát triển thế giới. Đó là một cam kết tuyệt vời sẽ đem lại lợi ích cho mọi người trên thế giới.


NHỮNG KẾ HOẠCH DỰ TÍNH THỰC HIỆN

Trung Quốc cần hệ thống giao thông thuận lợi để nhập khẩu nguyên vật liệu và dầu lửa từ châu Phi và Trung Đông, và vận chuyển hàng hóa sản xuất ở trong nước ra nước ngoài, chủ yếu là đến các nước đang phát triển ở Á châu, Phi châu và Mỹ châu Latinh.

1.- Tại vùng nối liền Á châu và Âu châu

Xây dựng một con đường cao tốc từ Tân Cương đến Kyrgystan, Uzbekistan, Tadjikistan, Turmenistan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và một con đường khác nối liền Trung Quốc với Kazakhstan, Nga và châu Âu. Hai công trình này tạo điều kiện để các tỉnh vùng nội địa của Trung Quốc tiếp xúc với bên ngoài, thu hẹp sự phát triển mất cân đối giữa các vùng ven biển phía Đông và các vùng sâu, vùng xa ở phía Tây Trung Quốc.

Bắc Kinh thuê một phần cảng Piraeus của Hy Lạp trong 35 năm để có thể chuyển hàng hóa của Trung Quốc đến các thị trường Đức, Hungary, Áo nhanh hơn so với trước từ 7 đến 11 ngày. Đây là hải cảng ở Địa Trung Hải gần kênh đào Suez nhất.

2.- Tại vùng Ấn Độ Dương
- Hoàn thành việc xây dựng đường ống dẫn dầu từ Myanmar đến Côn Minh dài 2.400km vói công suất 22 triệu tấn/năm. Đường ống này vừa rút ngắn đáng kể thời gian vận chuyển, vừa không phải đi qua eo biển Malacca có nhiều rủi ro tiềm ẩn.

- Tài trợ xây dựng cảng chiến lược Gwardar tại eo biển Hormuz ở Pakistan, và cảng nước sâu Hambantota ở Sri Lanka. Hai hải cảng này sẽ trở thành nơi tiếp tế nhiên liệu cho hải quân Trung Quốc.
- Xây căn cứ hải quân của Trung Quốc tại hai đảo quốc Seychelles và Malpe ở Ấn Độ Dương.
- Tại Cộng Hòa Djibouti ở Đông Bắc Phi Châu, Trung Quốc đang thương lượng để xây dựng một căn cứ hải quân ở đó. Đây là vùng biển sân sau của Ấn Độ.
- Xây kinh đào Kra dài 102km ngang qua đoạn hẹp nhất trên bán đảo Malaysia, phần thuộc Thái Lan, để tàu thuyền không phải đi qua eo biển Malacca của Malaysia nữa. Kinh đào này sẽ rút ngắn cuộc hành trình khoảng 1.200km, tàu sẽ đi nhanh hơn và ít nguy hiểm hơn. Phí tổn xây cất được ước tính khoảng 28 tỷ USD.

3.- Tại vùng Nam Mỹ
- Xây dựng kênh đào Nicaragua nối liền Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Kinh đào này dài 280 km, rộng và sâu hơn kênh đào Panama, trị giá 50 tỷ USD, dự tính sẽ hoàn thành vào năm 2019. Cuối năm 2014, Tập đoàn Hongkong Nicaragua Development (HKND) của Trung Quốc đã trúng thầu xây dựng kênh đào này.
- Xây dựng đường sắt xuyên lục địa từ Brazil đến Peru. Tháng 5/2015, Trung Quốc và Brazil ký hợp đồng Xây dựng đường sắt xuyên lục địa dài 3.500km, được ví như là “kênh đào Panama trên cạn”.

NGUỒN TÀI CHÁNH CẦN THIẾT


Để thực hiện “Sáng kiến Vành đai và Con đường” Trung Quốc phải giữ vị trí thống trị trong một số định chế tài chính. Vị trí then chốt trong kế hoạch này là Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Á châu (Asian Infrastructure Investment Bank - AIIB). Trung Quốc cũng kêu gọi nhiều quốc gia hỗ trợ cho các dự án được nói là có lợi ích chung này, nhưng đây không phải một ưu tiên lớn đối với các nhà tài trợ Tây phương nên họ đang do dự. Vốn ban đầu của AIIB được dự trù là 100 tỷ USD, bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2015, Trung Quốc đóng góp nhiều nhất là khoảng 30% và nắm giữ quyền “phủ quyết”.

Bắc Kinh đã công bố kế hoạch đầu tư 900 tỷ USD vào các quốc gia dọc khu vực có Vành đai và Con đường đi qua, trước tiên là xây dựng 6 hành lang kinh tế: (1) Trung Quốc - Mông Cổ - Nga; (2) Cầu lục địa Á - Âu mới; (3) Miền Trung Trung Quốc - Tây Á; (4) Trung Quốc - Ấn Độ; (5) Trung Quốc – Brazil và (6) Bangladesh - Trung Quốc - Ấn Độ - Myanmar;
Trung Quốc hy vọng “Sáng kiến Vành đai và Con đường” khi hoàn thành sẽ tạo thành một mạng lưới kinh tế thương mại bao gồm 4,4 tỷ dân với tổng số GDP khoảng 21.000 tỷ USD (chiếm 30% GDP toàn cầu) và có thể tạo ra giá trị thương mại hơn 2.500 tỷ USD trong vòng một thập kỷ.

NHỮNG VẤN ĐỀ TRƯỚC MẮT

Năm 2016, Viện Nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc tại đảo Hải Nam đã tổ chúc một cuộc hội thảo trong hai ngày 8 và 9 tháng 12 về đề tài “Sáng kiến Nhất đới Nhất lộ và sự phát triển chung của khu vực Biển Đông mở rộng”. Có 55 đại diện quốc tế và Trung Quốc đã tham dự, trong đó có 2 đại diện Việt Nam.

Năm nay, Trung Quốc đưa “Sáng kiến Vành đai và Con đường” ra thảo luận. Reuters cho rằng, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tận dụng hội nghị với sự góp mặt của các lãnh đạo và các viên chức hàng đầu thế giới, để thúc đẩy tham vọng của Bắc Kinh giữa lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump củng cố chính sách “Nước Mỹ trên hết” và nghi ngờ các thỏa thuận thương mại tự do toàn cầu hiện có.

Trong bài diễn văn khai mạc, Chủ tịch Tập Cận Bình nói: “Chúng ta nên xây dựng một nền tảng hợp tác, duy trì và tăng trưởng trong một nền kinh tế thế giới mở”. Ông cam kết khoản ngân sách 121 tỷ USD cho dự án “Con đường Tơ lụa thế kỷ 21” nhằm thúc đẩy thương mại tự do, bao trùm và hòa bình, đồng thời kêu gọi từ bỏ các mô hình cũ dựa trên quyền lực ngoại giao và sự thù địch. Credit Suisse Group dự báo Trung Quốc có thể rót hơn 500 tỷ USD vào 62 quốc gia trong 5 năm tới. Bộ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Zhong Shan cho biết nước này dự định nhập khẩu 2.000 tỷ USD các sản phẩm từ những quốc gia tham gia vào sáng kiến trong 5 năm tới.

Tập Cận Bình nói tiếp: “Trung Quốc sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển với tất cả các nước. Chúng tôi sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Chúng tôi sẽ không xuất khẩu hệ thống xã hội và mô hình phát triển và thậm chí sẽ không áp đặt quan điểm của mình vào các nước khác. Để thúc đẩy “Sáng kiến Vành đai và Con đường”, chúng tôi sẽ không đi lại lối mòn cũ. Thay vào đó, chúng tôi sẽ tạo ra một hình mẫu mới của sự hợp tác và các bên cùng có lợi”.
Mặc dầu có những hứa hẹn tốt đẹp như vậy, vẫn còn nhiều bất đồng tại hội nghị. Bộ trưởng Tài chính Vương quốc Anh Philip Hammond phát biểu tại hội nghị rằng Anh là một đối tác tự nhiên (a natural partner) của Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc, còn Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif khen ngợi “tầm nhìn và sự khéo léo” của Bắc Kinh. Trong khi đó Ấn Độ đã tẩy chay hội nghị này vì cho rằng tham vọng của Bắc Kinh là thiết lập một vành đai từ Âu sang Á xuyên qua Cachemire, vùng có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, là một mối đe dọa. Nhiều thành viên trong Liên hiệp Châu Âu từ chối ký kết văn bản về thương mại trong dự án. Đa số nói rằng họ sẵn sàng hỗ trợ “Sáng kiến Vành đai và Con đường” nhưng cần phải có thêm sự minh bạch.

Với bài “Con Đường Tơ Lụa Mới: Ý đồ mở rộng thế lực của Trung Quốc gây lo ngại” đài RFI của Pháp ngày 12.5.2017 đã đi đến kết luận: “Điều oái oăm là bất chấp các nhận định đó, từ ngày lên cầm quyền, tân tổng thống Mỹ Donald Trump đã mặc nhiên để cho Trung Quốc tự do tung hoành, khi rút Hoa Kỳ ra khỏi khối Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, được cho là một công cụ tốt, khả dĩ để cản trở được Trung Quốc.” Dĩ nhiên, khi Donald Trump bỏ rơi thế giới, các nước đang phát triển đành chọn con đường hướng về Trung Quốc.

Trên đây mới chỉ là những khái niệm căn bản. Còn rất nhiều vấn để phức tạp chung quanh “Sáng kiến Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, chẳng hạn như ý đồ mở rộng thế lực của Trung Quốc, những thách thức về sự lãnh đạo của Mỹ, chiến lược trở thành cường quốc của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến tương lai địa chính trị của các nước Châu Á như thế nào… Đó là những vấn đề chúng tôi sẽ bàn sau.

Ngày 25.5.2017
Lữ Giang
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Thăm châu Âu, Tổng thống Trump kịch liệt chỉ trích NATO
Ông Trump đã một bài phát biểu gay gắt đến không ngờ trước lãnh đạo các nước thành viên NATO tại Brussels...

Image
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) lắng nghe khi Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại trụ sở NATO ở Brussels, Bỉ ngày 25/5 - Ảnh: Reuters.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25/5 tăng cường cáo buộc nhằm vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nói rằng các đồng minh trong khối không chi đủ cho quốc phòng. Ông Trump cũng cảnh báo về khả năng xảy ra những vụ tấn công khủng bố tương tự như vụ đánh bom xảy ra ở thành phố Manchester của Anh mới đây trừ phi NATO nỗ lực hơn nữa trong việc ngăn chặn phiến quân.

Trong một bài phát biểu gay gắt đến không ngờ trước lãnh đạo các nước thành viên NATO tại Brussels, Bỉ, ông Trump nói một số quốc gia trong khối này nợ Mỹ và NATO “những khoản tiền lớn”. Đây không phải là lần đầu tiên ông Trump đưa ra cáo buộc này, dù đóng góp ngân sách trong NATO là tự nguyện và khối này có nhiều ngân sách khác nhau.

“23 trong số 28 thành viên NATO vẫn chưa đóng góp đủ phần mà họ nên đóng để được bảo vệ”, ông Trump nói. “Điều này không công bằng đối với người dân và người đóng thuế của nước Mỹ, và nhiều trong số các quốc gia này nợ những khoản tiền lớn từ những năm trước”.

Phát biểu trên của ông Trump đi ngược lại nỗ lực của NATO nhằm thể hiện sự đoàn kết của phương Tây bằng cách mời ông khai trương một đài tưởng niệm vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 ở Mỹ tại tòa nhà trụ sở NATO ở Brussels.

“Chủ nghĩa khủng bố phải bị ngăn chặn từ lúc manh nha, nếu không điều khủng khiếp mà các bạn chứng kiến ở Manchester và rất nhiều nơi khác sẽ tiếp tục mãi mãi”, ông Trump phát biểu, nhắc đến vụ đánh bom tự sát ở thành phố Anh khiến 22 người thiệt mạng vào đầu tuần này.

“Mối lo ngại an ninh sâu sắc này cũng chính là lý do mà tôi rất, rất thẳng thắn khi nói rằng các thành viên NATO đến lúc phải đóng góp đủ phần của mình”, Tổng thống Mỹ nói.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg bảo vệ quan điểm này của ông Trump, nói rằng mặc dù thẳng thừng, Tổng thống Mỹ đã có “một thông điệp rất đơn giản và rõ ràng về những kỳ vọng” đối với các đồng minh trong NATO.

Tuy nhiên, một quan chức ngoại giao cấp cao tiết lộ rằng phát biểu của ông Trump không hề được tiếp nhận tích cực. “Phát biểu này không được đưa ra đúng lúc, đúng chỗ. Chúng tôi chẳng còn cách nào khác ngoài tỏ vẻ can đảm”, nguồn tin nói.

Ông Trump đã rời đi trước khi bữa tối với các nhà lãnh đạo NATO kết thúc để tới Italy tham dự hội nghị thượng đỉnh nhóm G7.

Trong một phát ngôn bất ngờ khác trước các nhà lãnh đạo NATO, ông Trump kêu gọi đưa việc hạn chế nhập cư vào danh sách nhiệm vụ của khối.

Ông Trump cũng nói nước Mỹ “sẽ không bao giờ từ bỏ những người bạn đã ở bên chúng tôi”, nhưng điều mà các nhà lãnh đạo NATO kỳ vọng là Tổng thống Mỹ sẽ đưa ra một tuyên bố rõ ràng hơn về ủng hộ hay không các nguyên tắc phòng thủ chung của khối.

Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống vào năm ngoái, ông Trump nói rằng NATO đã “lỗi thời” và dọa rằng Mỹ sẽ từ bỏ các đồng minh ở châu Âu nếu họ không chi đủ cho quốc phòng, khiến các nước trong khối này lo ngại.

Thay vì đáp ứng mong đợi trên của các đồng minh, người đứng đầu Nhà Trắng lại phàn nàn về việc chi tiêu quốc phòng của châu Âu đã giảm kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc. Ông Trump đã không có một lời cam kết công khai nào đối với Điều 5 Hiến chương NATO - quy định rằng một cuộc tấn công nhằm vào một nước trong khối đồng nghĩa với tấn công vào toàn bộ khối.

Giáo sư Nicholas Burns thuộc Trường Quản lý Kennedy thuộc Đại học Harvard nói rằng ngoại trừ ông Trump, mọi đời Tổng thống Mỹ từ thời Harry Truman đều cam kết ủng hộ Điều 5 Hiến chương NATO và đều cam kết nước Mỹ sẽ bảo vệ châu Âu.

Từ khi lên cầm quyền, ông Trump đã tỏ thái độ mềm mỏng hơn trong cuộc gặp và điện đàm với lãnh đạo các nước phương Tây. Tuy nhiên, phát biểu gay gắt ngày 25/5 của ông khiến nhiều người nhớ lại cuộc gặp giữa ông với Thủ tướng Đức Angela Merkel hồi tháng 3, trong đó ông Trump đòi Đức phải đạt mục tiêu chi tiêu quốc phòng của NATO.

Các quan chức ngoại giao NATO ngày 25/5 đã tìm cách xoa dịu ông Trump bằng cách đưa ra lời hứa rằng từ nay đến cuối năm sẽ đưa ra kế hoạch của từng nước trong khối về làm thế nào để đạt mục tiêu chi mỗi năm 2% GDP cho quốc phòng như NATO đề ra vào năm 2014. Tuy nhiên, ông Trump vẫn không hài lòng, gọi mức chi tiêu như vậy cho quốc phòng “chỉ là mức tối thiểu”.

“Thậm chí 2% GDP cũng không đủ… 2% chỉ là mức tối thiểu để ứng phó với những nguy cơ rất thực và rất nghiêm trọng hiện nay”, Tổng thống Mỹ nói.
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Image

Sự phản bội của Hoa Kỳ đối với Việt Nam Cộng Hòa- một sự thật nhục nhã!
Bruce Herschensohn (**) -
Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) lược trình - Trở về lại cuối năm 1972, Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ đã hoàn toàn thắng trên mọi mặt trận. Đây không phải là nhận định của tôi (Herschensohn) mà là nhận định của chính kẻ thù chúng ta là Cộng Sản Bắc Việt. Chiến thắng về mặt quân sự gần như là tuyệt đối khi tổng thống Nixon ra lệnh oanh tạc mọi vị trí chiến lược từ kỹ nghệ đến quân sự ở Hà Nội lẫn cảng Hải Phòng và cuộc oanh tạc này chỉ sẽ dừng lại cho đến khi nào Cộng Sản Bắc Việt chịu ngồi lại vào bàn hòa đàm ở Paris.

Cộng Sản Bắc Việt hết cách đã đồng ý ngồi lại hòa đàm tại Paris và chúng ta (Hoa Kỳ) đã chấm dứt oanh tạc như đã hứa.

Ngày 23 tháng Giêng năm 1973, tổng thống Nixon đã tuyên bố bốn bên gồm Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Cộng Sản Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (gọi tắt là Việt Cộng) sẽ tiếp tục hòa đàm và ký thỏa ước hòa bình tại Paris vào ngày 27 cùng tháng. Các điều khoản trong Hiệp Nghị mà Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa có được là một sự thắng lợi lớn đảm bảo hào bình tại nơi này. Tại tòa Bạch Ốc, ngày 27 được mừng gọi là ngày VVD - "Victory in Việt Nam Day.”

Hoa Kỳ hậu thuẫn cho chiến thắng này bằng một lời cam kết đơn giản như sau - tức là trong điều khoản hòa đàm của Hội Nghị Paris, nếu Việt Nam Cộng Hòa cần quân viện để tự vệ khi Cộng Sản vi phạm Hiệp Định, Hoa Kỳ sẽ quân viện cho Việt Nam Cộng Hòa đầy đủ súng đổi súng- đạn thế đạn; tức là dùng một viên đạn thì được một viên đạn mới, bị thiệt hại một trực thăng thì có một trực thăng mới thay thế.

Sự hung hãn tấn công của Cộng Sản Bắc Việt đã bị ngưng hẳn do những điều khoản của hiệp định Paris. Thế rồi giá trị hòa bình của Hiệp Định này bị chà đạp do những sự kiện như sau:

1. Vào tháng Tám năm 1974, tổng thống Nixon phải từ chức vì báo chí truyền thông Mỹ làm rầm rộ vụ Watergate (được cho là tổng thống đặt máy nghe lén tại trụ sở đảng Dân Chủ)

2. Cũng vì vậy, sau cuộc bầu cử Quốc Hội ba tháng sau đó, đảng Dân Chủ chiếm đa số ghế. Tân quốc hội Hoa Kỳ do đảng Dân Chủ chiếm đa số quyết định cắt giảm hoàn toàn quân viện mà nước Mỹ đã chính thức cam kết theo tinh thần hòa đàm của Hiệp Nghị Paris trước đó, gạt bỏ cam kết đồng minh mà Hoa Kỳ đã chính thức cam kết với Việt Nam Cộng Hòa. Nói một cách khác, Quốc Hội Hoa Kỳ khóa 94 do đảng Dân Chủ chiếm đa số đã hoàn toàn bội ước.

3. Vào ngày 10 tháng Tư năm 1975, tổng thống Ford kháng nghị quyết định này của Quốc Hội. Trong bài phát biểu trước truyền hình vào chiều hôm đó, tổng thống Ford khẩn thiết kêu gọi Quốc Hội phải có trách nhiệm đảm bảo danh dự và chữ tín của Hoa Kỳ, không thể bội ước như thế nhưng các nghị sĩ của quốc mới này bỏ ra ngoài không muốn tiếp tục nghe, coi nhẹ danh dự của Hoa Kỳ trước thế giới. Nhiều người trong số dân biểu này đã có thể trở thành dân biểu trong danh vọng là nhờ đã bội phản nước Mỹ trước đó do có quá khứ tham gia phản chiến bấy lâu, cho nên, họ dứt khoát bất chấp danh dự của nước Mỹ, đẩy nước Mỹ vào quyết định bội ước.

4. Ngày 30 tháng Tư, do kiệt quệ, Việt Nam Cộng Hòa thất thủ. Các trại tập trung mọc lên như nấm và hiện tượng Thuyền Nhân Vượt Biển (chưa từng có trong 21 năm chiến tranh) đã xảy ra.

Nếu Việt Nam Cộng Hòa nhận được quân viện như Hoa Kỳ cam kết (khi ngồi vào hiệp định Paris 1973), kết cục của cuộc chiến có khác đi không?

Thật ra, kết cuộc đã khác đi từ lâu. Tướng lãnh của Cộng Sản Bắc Việt đã thừa nhận họ đánh để dò xét thử phản ứng của tổng thống Ford bằng cách cẩn thận lấn chiếm từng làng nhỏ một rồi từng thành phố một. Và phản ứng của chúng ta (Hoa Kỳ) là thụ động bất hứa. Hoa Kỳ không hề quân viện cho Việt Nam Cộng Hòa như đã cam kết. Cho nên, Cộng Sản Bắc Việt hiểu rõ ngay là họ có thể tiến về Sài Gòn mà không còn lo sợ gì nữa. Sau này, thành phố này đã bị đổi tên là thành Hồ.

Nguyên thượng nghị sĩ Arkansas, William FullBright, đã từng là chủ tịch UB Đối Ngoại Thượng Viện lại còn tuyên bố (một cách trơ trẽn mất danh dự) về sự kiện Hoa Kỳ bội ước để rồi Việt Nam Cộng Hòa thất thủ như sau: "Tôi cũng chỉ buồn như là tiểu bang Arkansas bị thua một trận bóng ném cho tiểu bang Texas vậy thôi." (*)

Hoa Kỳ đương nhiên biết là Cộng Sản sẽ vi phạm Hiệp Định Hòa Bình tại Paris và đã dự phòng cho trường hợp xấu nhất. Điều mà lịch sử Mỹ không ngờ là chính Quốc Hội của đất nước này lại đi bội ước và không tôn trọng Hiệp Định, xé bỏ cam kết và danh dự của quốc gia mình, sẵn sàng bội phản đi giúp cho kẻ thù của quốc gia mình là Cộng Sản Bắc Việt. Sự phản bội này là sự thật!"

Ghi chú phụ thêm từ chương trình:

a. Sau khi Sài Gòn thất thủ, hàng triệu người miền Nam phải vào trại tập trung trong rừng rú. 250 ngàn người chết ở đó, do bị xử bắn, bệnh tật, tra tấn hoặc bị đói kém

b. Từ năm 1975 đến năm 1995, hai triệu thuyền nhân Việt Nam bỏ nước ra đi để cố thoát tìm tự do, khoảng 200 ngàn người bị giết, mất tích do đắm tàu hay bị cướp biển hãm hại.

c. Ngày nay, Việt Nam vẫn còn chế độ Cộng Sản nhưng lại bỏ đường lối kinh tế XHCN vốn là nguyên nhân chính dẫn đến cả triệu người phải hy sinh hoặc bị sát hại.

Nguồn: The Betrayal of South Vietnam: An Inconvenient Truth | Yet, Freedom!

27.5.2017
Nguyễn Trọng Dân


Chú thích:

(*) Cả triệu người tan nhà nát cửa, cả một dân tộc bắt đầu chịu đựng độc tài tâm tối mà tên nghị sĩ này phát biểu rất vô tâm.

(**) Bruce Herschensohn là người đã từng tham chánh dưới triều tổng thống Nixon rồi dưới triều của tổng thống Roanald Reagan và là tác giả của nhiều cuốn sách như "The Gods of Antenna" chẳng hạn. Herschensohn là nhà bình luận cho nhiều cuốn sách về chính trị học, nhiều chương trình thời sự. Ông là giáo sư về chính trị học của đại học Maryland.
bobinh
Posts: 221
Joined: Fri Feb 26, 2010 1:35 am
Contact:

Post by bobinh »

Tổng thống Donald Trump 'học' ai khi rút Mỹ khỏi hiệp định về khí hậu?


Tổng thống Donald Trump không phải là tổng thống Mỹ đầu tiên rút nước này khỏi một thỏa thuận toàn cầu về biến đổi khí hậu.
Trước đó, có một tổng thống Mỹ đã làm điều tương tự.

Image
Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush. Ảnh: AP
Tháng 3/2001, ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ George W. Bush đã tuyên bố rút Mỹ khỏi Nghị định thư Kyoto năm 1997. Nghị định thư Kyoto 1997 là một thỏa thuận do Phó Tổng thống Mỹ Al Gore lúc bấy giờ đàm phán và được cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton ký. Sau đó, nghị định thư được 140 quốc gia phê chuẩn. Nghị định có mục đích kiềm chế phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và chống lại tình trạng ấm lên trên toàn cầu.

Những lý do khiến cựu Tổng thống Bush rút khỏi Nghị định thư Kyoto 1997 cũng tương tự như của chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với Hiệp định Paris lần này. Ông Bush lo ngại rằng Nghị định thư này sẽ làm ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ, dẫn tới giá năng lượng cao hơn và kéo theo việc các nước khác lợi dụng thỏa thuận với khả năng thực thi thấp.

Cũng giống như ông Trump, ông Bush là một người hoài nghi về chống biến đổi khí hậu.

“Nghị định thư Kyoto sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế của chúng ta… Chúng ta không biết khí hậu có thể hay sẽ thay đổi nhiều thế nào trong tương lai. Chúng ta không biết thay đổi này sẽ xảy ra nhanh thế nào, hay thậm chí những hành động của chúng ta có thể tác động đến nó nhiều như thế nào”, ông Bush nói trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2000.

Quyết định rút Mỹ khỏi Nghị định thư Kyoto của Tổng thống Bush đã hứng chịu sự phản đối của các tổ chức môi trường cũng như chỉ trích của Thủ tướng Đức lúc đó Gerhard Schroeder.

Nhiệt độ toàn cầu đã tăng lên kể từ đó, trong khi các cường quốc khác như Trung Quốc, Nhật Bản và Nga cũng từ chối thông qua Nghị định thư Kyoto.

Theo hãng tin AP, kể từ khi Nghị định thư Kyoto được đàm phán, mực nước biển đã tăng trung bình hơn 6cm, và số lượng các thảm họa khí hậu trên toàn cầu đã tăng 42%.

Như vậy, Tổng thống Donald Trump là tổng thống Mỹ thứ hai rút nước này khỏi một thỏa thuận về chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Ngày 1/6, ông đã chính thức công bố quyết định rút nước này khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, bước đi giúp ông hiện thực hóa cam kết tranh cử song sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nỗ lực ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu và ấm lên của Trái Đất.
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Hành Động Nguy Hiểm .

Tôi viết bài này với tư cách một công dân - Thế Giới (citoyen du Monde).

Là người điều khiển bộ máy hành pháp Hoa Kỳ, ông Donald Trump vừa có quyết định rút khỏi Hiệp Ước về thời tiết Paris (Accord de Paris sur le climat).Tôi biết rằng hành động này của ông đang làm những cử tri Mỹ đã bầu cho ông thích chí vì ông Trump nói là làm. Tôi không muốn bàn về chính sự Hoa Kỳ và những người ủng hộ Donald Trump. (Mỹ thiệt cũng như Mỹ giấy) trong bài viết này.

Cái mà chúng ta nên bàn là Trái Đất.

Nếu nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng lên 4 độ C thay vì 2 độ C, thì rất nhiều nơi trên trái đất không còn có thể ở được. Các thiên tai như bão tố, lụt lội…sẽ tăng lên nhiều lần. Tương lai nhân loại nằm trong vấn đề này.
Bằng cách chối từ cộng tác với những quốc gia văn minh khác, nước Mỹ đã trở thành một trong những quốc gia xấu xa đang có những hành động phá hoại và diệt vong hành tinh mẹ của loài người. Ngay cả nước Tầu cũng không dám làm như vậy vì họ tuyên bố tôn trọng hiệp ước Paris Tại nước Mỹ, nhiều người tai mắt cũng ý thức được điều này và có những phản ứng tích cực. Nhà tỷ phú Michael Bloomberg hứa sẽ xuất tiền túi 15 triệu đô la để đóng góp cho các hoạt động chống lại sự thay đổi thời tiết của Liên Hiệp Quốc. Ông cũng hứa sẽ hô hào các nhà hảo tâm khác đóng góp thêm 15 triệu để bù vào lỗ hổng tài chánh gây ra bởi sự rút lui của ông Trump.

Không thể để cho Washington ngăn cản thiện chí chúng tôi, ông nói. Những người Mỹ khác, Elon Musk( Tesla), Bob Iger ( Disney), không nhận làm cố vấn cho Trump nữa. Các công ty lớn ở Mỹ như Exxon Mobil, Chevron tuyên bố sẽ tiếp tục cố gắng trong việc làm giảm khí CO2 để làm sạch bầu khí quyển

Tân Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres tỏ ra rất thất vọng.
Emmanuel Macron, tân TT Pháp, đề nghị các nhà khoa học và các xí nghiệp Mỹ sang Pháp làm việc. Macron tuyên bố sẽ sát cánh cùng bà Angela Markel (Đức) trong những ngày sắp tới để chống ô nhiễm. Những việc làm này của ông Macron tuy rất chính đáng nhưng cũng có mục đích tạo ra một hình ảnh tốt đẹp hơn trên Thế Giới cho ông và nước Pháp.

Hiện Mỹ chỉ còn có 2 nước đồng chí hướng không ký vào Hiệp Ước Paris trong toàn thế giới. Hai nước kia là Syrie và Nicaragua. Loic Tassé , một ký giả ở Montréal viết : Pour la première fois, les Américains sont devenus les grands méchand de la planètes (Lần đầu tiên người Mỹ trở thành những người đại ác trong vũ trụ). Ông ký giả này còn viết ác hơn nữa : Il est vrai que Trump doit se dépêcher : Il a 70 ans. Tant pis pour les enfants, à commencer par ses propres petit- enfants. Tạm dịch : Đúng là Trump phải vội vã, ông ta đã 70 tuổi rồi. Mặc kệ các lớp trẻ, bắt đầu bằng các đứa cháu của ông. Ý của ông ta là Trump chỉ nghĩ đến mình ông ta, danh vọng, tiền tài, còn tương lai nhân loại thì sống chết mặc bay.

Tôi chỉ dám đọc báo dùm các bạn, còn ý kiến riêng thì không dám, vì lúc sau này, đọc nhiều bài viết của quý cụ ông, cụ bà Mỹ giấy, cứ tưởng Trump là ông thánh không bằng. Không dám có ý kiến về ông Thánh Trump. Vì vô lễ với ông, bị tùng xẻo hay thiêu sống như chơi. Mỹ thiệt thì tôi ít sợ.
Xin chúc mọi người cuối tuần vui vẻ.

Trần Mộng Lâm.
bichphuong
Posts: 618
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »

Truất phế tổng thống

NGUYỄN ĐẠT THỊNH
Quốc Hội Cộng Hòa đang điều tra về những liên hệ giữa tổng thống Donald Trump và người Nga, với hai nhân chứng quan trọng: James Brien Comey Jr., nguyên giám đốc FBI (sở cảnh sát liên bang), và Michael Flynn, nguyên cố vấn An Ninh Quốc Gia.

Ngày mùng 8 tháng Sáu 2017, ông Comey sẽ điều trần công khai trước Thượng Viện để xác nhận điều cáo buộc quan trọng là tổng thống ép ông phải ngưng cuộc điều tra về những viên chức cao cấp trong chính phủ liên hệ với Nga.

Uỷ ban Tình Báo Thượng Viện muốn Comey trình bầy những dữ kiện FBI ghi nhận được về liên hệ giữa bộ tham mưu tranh cử của ứng cử viên Trump và người Nga. Nếu những liên hệ này quan trọng và phạm pháp, Quốc Hội có thể quyết định việc truất phế tổng thống.

Tuy nhiên truất phế tổng thống không bao giờ là việc dễ làm.
Lịch sử Hoa Kỳ chỉ ghi nhận có 3 trường hợp Quốc Hội thành công trong việc truất phế tổng thống, tuy nhiên chưa vị tổng thống nào phải ra khỏi Bạch Cung vì bị truất phế: hai ông Andrew Johnson và Bill Clinton chỉ bị Hạ Viện truất phế, nhưng lại được Thượng Viện tha bổng; người thứ ba -ông Richard Nixon- tự ý từ chức trước khi Hạ Viện kịp biểu quyết.
Image
Câu hỏi đang được truyền thông nêu lên là số phận tổng thống Trump sẽ giống như trường hợp Nixon, hay giống trường hợp Clinton; nói cách khác Trump sẽ từ chức như Nixon đã từ chức, hay sẽ được Thượng Viện 'tha Tào', như số phận của Clinton.
Nixon từ chức vì tình trạng 'khủng hoảng hành pháp' do hành động 'nghe lén' của ông tạo ra; tội thông đồng với Nga để đánh tráo kết quả bầu cử mà Trump đang bị cáo buộc, có thể nặng hơn tội nghe lén của Nixon.
Kết quả nhiều cuộc thăm dò quan điểm cử tri cho thấy tỉ lệ những người đòi truất phế Trump đang mỗi ngày một gia tăng, và so sánh với tội nói dối của Clinton, thì tội thông đồng với người Nga để đắc cử (nếu chứng minh được) nặng hơn rất nhiều.

Để so sánh, cần tìm hiểu trường hợp tổng thống Bill Clinton bị truất phế; tháng 11/1995, Clinton bắt đầu tằng tịu với Monica Lewinsky, một thiếu nữ tình nguyện, làm việc không lương trong Bạch Cung; mối tình vụng trộm kéo dài được một năm, và 2 người làm tình với nhau trên chục lần.

Tháng Tư 1996, Lewinsky bị thuyên chuyển qua làm việc tại Ngũ Giác Đài, tại đây cô gặp một thiếu phụ đồng nghiệp -cô Linda Tripp- rồi ngây thơ khoe với Tripp mối tình thơ mộng của cô với tổng thống Clinton. Năm sau -1997- Tripp bắt đầu ghi âm những lời tâm sự của Lewinsky.

Tháng Chạp 1997, Clinton bị cô Paula Jones mướn luật sư kiện về tội xách nhiễu tình dục, và luật sư của cô đòi Lewinsky ra toà làm nhân chứng.


Tháng Giêng 1998, Lewinsky ký một tờ affidavit phủ nhận là chưa bao giờ cô làm tình với Clinton; 5 ngày sau đó, cô Tripp tìm đến văn phòng công tố viên Kenneth Starr, kể lại chuyện Lewinsky tâm tình với cô.
Ngày 16 tháng Giêng 1998, nhân viên FBI và luật sư của chính phủ bắt Lewinsky đưa đến một phòng trong khách sạn để cật vấn cô, và hứa hẹn quyền 'bất khả truy tố' (immunity) cho cô để cô có thể nhìn nhận cô làm tình với Clinton.

Vài ngày sau mối tình vụng trộm bùng nổ trong dư luận; Clinton tuyên bố "tôi chưa bao giờ làm tình với người đàn bà đó -cô Lewinsky."

Cuối tháng Bẩy 1998, luật sư bênh vực Lewinsky gặp công tố viên Starr dàn xếp tình trạng miễn truy tố cho cả cô và bố mẹ cô, vì Starr hăm sẽ truy tố đến những đấng sinh thành của Lewinsky. Ngày mồng 6 tháng Tám 1998, Lewinsky ra trước một đại bồi thẩm đoàn điều trần, và 11 hôm sau -ngày 8/17/1998 tổng thống Clinton phải điều trần. Ông nhìn nhận là có liên hệ tình dục với Lewinsky.

Trong suốt 4 tiếng đồng hồ điều trần kín, Clinton ngồi trong phòng bản đồ (Map Room) của Bạch Cung, trả lời qua hệ thống truyền hình mạch kín (closed-circuit television) những câu hỏi của thành viên đại bồi thầm đoàn ngồi trong toà liên bang gần đó.

Ông là vị tổng thống đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ phải điều trần trước một đại bồi thẩm đoàn về hành vi của mình.

Chiều hôm đó, Clinton lên truyền hình xác nhận là ông có liên hệ tình dục với Lewinsky. Chưa đầy một tháng sau, hôm mùng 9 tháng Chín 1998, Starr đệ nạp bản tường trình công tác cho Hạ Viện, kèm theo 18 thùng tài liệu xác nhận nội dung bản tường trình -đưa Hạ Viện đến quyết định truất phế tổng thống, vì Clinton vi phạm 11 tội, trong đó có tội nói dối trong lúc hữu thệ, cản trở công lý, gây ảnh hưởng cho nhân chứng (xúi Lewinsky phủ nhận việc làm tình với ông), lạm dụng quyền lực ... .

Ngày mùng 7 tháng Giêng 1999, Hạ Viện quyết định thực hiện thủ tục truất phế tổng thống Bill Clinton; chủ tịch Tối Cao Pháp Viện William Rehnquist tuyên thệ để trở thành chủ tịch Hội Đồng Xét Xử, và 100 nghị sĩ tuyên thệ để trở thành thành phần xét xử.

Ngày 12 tháng Hai 1999, phiên toà Thượng Viện họp để quyết định xem tổng thống có phạm tội man khai (perjury) hay không, thì 45 nghị sĩ Dân Chủ và 10 nghị sĩ Cộng Hòa biểu quyết 'không phạm'; về tội cản trở công lý, cuộc biểu quyết đưa đến kết quả 50-50.

Tổng thống Clinton được xử trắng án, đưa đến hậu quả là 5 nghị sĩ quyết liệt nhất trong thái độ đòi truất phế ông mất ghế vì mất tín nhiệm của cử tri trong cuộc bầu cử ngay sau đó.

VIỆC TRUẤT PHẾ tổng thống Donald Trump còn trong giai đoạn trứng nước: cả hai nhân chứng quan trọng Comey Jr và Michael Flynn đều chưa điều trần, và tổng thống cũng chưa sử dụng đến hiến quyền của ông là bảo mật: ông có quyền yêu cầu cả 2 nhân chứng không nói về ông.

TÓM LẠI, LỊCH CỬ ĐÃ CHỨNG MINH LÀ truất phế một vị tổng thống là việc tạo ra nhiều hậu quả bất lợi cho Hoa Kỳ, và cũng chưa cuộc vận động truất phế nào thành công.

Tuy nhiên, đem so sánh cái 'tội' ăn vụng của Clinton với những quyết định mang đến nhiều hậu quả khiếp đảm của Trump thì quả Trump đáng bị truất phế.

Chỉ đơn cử hai quyết định ngoại giao 'giầu đổi bạn, sang đổi vợ' tổng thống mới làm, cũng đủ thấy sợ về những hậu quả sắp đến.

Ông 'đổi bạn' -không bạn, không bầu với Liên Âu nữa mà ôm cầm sang thuyền khác, thuyền Nga. Liên Âu gồm 28 quốc gia Âu Châu với một quốc gia thứ 29 -Montenegro- đang xin gia nhập. Nước này rất nhỏ với 650,000 dân, trong số đó có đến 80,000 người gốc Nga, và một quân đội với 2,000 quân nhân.
Trong dịp đến Âu Châu tham dự phiên họp của những thành viên Hiệp Ước Liên Phòng Bắc Âu NATO, tổng thống Donald Trump đã nêu lên câu hỏi, "NATO cần Montenegro, hay Montenegro cần NATO?" Dĩ nhiên Montenegro cần NOTO, họ xin gia nhập NATO là để hưởng thế mạnh của cái bó đũa đã sẵn mạnh đến 28 thành viên, hy vọng cái thế mạnh đó sẽ giúp họ không bị Nga nuốt sống, như Nga đã nuốt sống Crimea của Ukraine.

Từ điểm đó, Trump đòi các nước không chi tiêu đủ 2% GDP (tổng sản lượng quốc gia) vào việc quốc phòng, phải trả nợ cho Mỹ, vì Mỹ đã tốn kém đến 3% GDP để tạo ra thế mạnh quân sự mà NATO nhờ cậy.
Với lập luận này, Trump có quyền nhắm mắt trước việc Nga xâm chiếm Montenegro, vì nước nhỏ này không chi tiêu đủ để được quyền bảo vệ.

Quyết định đổi bạn thứ nhì của Trump là Hoa Kỳ đang đồng minh với giáo phái Shia trong chiến tranh Iraq, ông đổi sang đồng minh với giáo phái Sunni.

Quyết định này sắp gây ra cảnh đảo ngược thế thắng bại chiến trường tại Iraq, như Mỹ đã gây ra tại Việt Nam, khi họ bắt tay đồng minh với Trung Cộng, trói tay quân đội Việt Nam Cộng Hòa lại để giao miền Nam Việt Nam cho Bắc Việt.

Việc Trump đổi đồng minh, và những khó khăn để truất phế ông đang là bận tâm chính trị quan trọng nhất của Hoa Kỳ hiện nay.
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Image

Chuyến đi thất bại của ông Phúc
Bùi Quang Vơm
(Danlambao) - Quan sát những gì đang diễn ra, có thể rút ra một nhận xét rằng, kế hoạch chuyến đi sang Mỹ của ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng Việt Nam được công bố từ 29-31/05, cố làm như một chuyến thăm viếng quan trọng có nội dung phong phú cần tới 3 ngày, thực chất chỉ xảy ra trong phạm vi ngày 31/05/2017.

Mỹ chỉ tiếp chuyện thủ tướng Việt Nam trong không hơn một nửa ngày, và theo tập quán ngoại giao của Mỹ, ông Phúc chỉ được chính thức là khách mời của chính phủ Mỹ trong ngày 31/05.

Nội dung chính của chuyến đi chỉ có hai việc là cuộc gặp nói chuyện với tổng thống Donal Trump có thể chỉ kéo dài một tiếng đồng hồ, và sau đó là vài cuộc gặp với các nghị sĩ, một buổi nói chuyện tượng trưng tại Quỹ Di sản.

Báo chí cả của chính phủ Việt Nam lẫn của quốc tế, có vẻ tránh không đề cập nội dung chi tiết, có lẽ do sự nghèo nàn và nhạt nhẽo của nội dung mà chính phủ Việt Nam đã lỡ cố gắng thổi phồng ngay từ đầu.

Ông Phúc đã phải đáp xuống một góc của sân bay quốc tế John F. Kennedy, New York ngày 29/05/2017 là chương trình nội bộ Việt Nam, do người Việt Nam tự tổ chức với nhau. Người đón ông Phúc tại sân bay chỉ gồm các quan chức của chế độ làm việc tại Mỹ, trong những người này, cao cấp nhất là đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm quang Vinh và bà Đại sứ tại Liên Hiệp Quốc Nguyễn Phương Nga.

Như vậy, chuyến viếng thăm này được hình thành không do nhu cầu từ phía Mỹ. Thực chất người ta cũng thấy ưu tiên quan tâm của tổng thống Trump chưa phải là quan hệ kinh tế với Việt Nam, và Biển Đông chưa phải là lúc được đặt lên bàn cân, mặc dù cả hai nội dung này không phải là nằm ngoài chiến lược của Mỹ.

Mỹ đã chấp nhận mời ông Phúc, trong chuyến thăm vội vã của phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh ngày 21/04/2017, có lẽ chỉ vì không đành lòng làm Việt Nam thất vọng.

Đấy là chưa kể tới một thông tin đặc biệt có thể được ông Phạm Bình Minh tiết lộ với bộ trưởng ngoại giao Mỹ, ông Tillerson, về tình huống có thể bị đảo lộn theo hướng xấu trong nội tình đảng cộng sản Việt Nam, nếu ông Phúc không được hỗ trợ kịp thời.

Ngay từ những ngày đầu sau khi trúng cử tổng thống Mỹ, ông Trump đã không giấu diếm thái độ dứt khoát với thủ đoạn lợi dụng Mỹ bằng chính sách đi dây giữa Mỹ và Trung Quốc của lãnh đạo cộng sản Việt Nam. Ông đã từng nói sẽ không có TPP và FTA nào cả, nếu nhà cầm quyền cộng sản vẫn tiếp tục vừa kêu gọi Mỹ giúp đỡ, vừa “phục tùng, vâng lời Trung Quốc như một sứ giả chư hầu thời phong kiến”.

Ông Phúc biết rất rõ điều đó và sức ép tạo ra tăng trưởng, hoặc ít nhất duy trì ổn định kinh tế, có ý nghĩa sống còn với cuộc đời chính trị của ông, đã buộc ông phải tìm cách có được hậu thuẫn từ Mỹ.

Tăng trưởng gắn với thực chất kết cấu thị trường đích thực của nền kinh tế, tuân thủ nghiêm khắc các quy luật của thị trường, nền kinh tế phải được giải thoát khỏi mọi loại ý chí chủ quan của ý thức hệ tư tưởng. Ông Phúc nhìn thấy TPP, cũng như nhìn thấy trong kết cấu của xã hội Mỹ có những chỗ dựa và những động lực cần thiết cho những cải cách thể chế mà ông cùng với chính phủ của ông đang phải mạo hiểm cả sự nghiệp.

Ông Phúc cũng không thể không biết rằng, nhân quyền sẽ có một trọng lượng rất lớn đối với kết quả các thương lượng, nhưng một thế lực nào đó đã cố gắng phá hoại, ngay tận sát nút ngày đi, và chính phủ đã bất lực. Chính vì vậy mà bộ trưởng Công an Tô Lâm được cơ cấu như nhân vật thứ ba trong đoàn, chỉ sau ông Phạm Bình Minh.

Tiếc rằng sự cấp bách trong các diễn biến trên sân khấu chính trị Việt Nam đang lệch pha với sự quan tâm của chính phủ Mỹ.

Mặc dù vậy, dù kết quả của chuyến đi sẽ không có gì đáng kể nếu tính tới các con số, thậm chí có thể bị coi là một thất bại, nhưng ông Phúc chắc chắn nhận được thông điệp từ phía những người bạn Mỹ, và cũng sẽ chắc chắn rằng, tổng thống Trump cũng như các chính trị gia Mỹ có thể đã hình dung được bàn cờ chính trị Việt Nam đang đứng trước những triển vọng và những thử thách gì.

Nếu TPP không bị huỷ bỏ, hoặc nếu một hiệp định FTA song phương, dù không đem lại ưu đãi gì đặc biệt cho Việt Nam, việc cải cách thể chế phù hợp với hiệp định sẽ là căn cứ để những nhà cải cách cấp tiến trong hệ thống chính trị Việt Nam mượn gió bẻ măng.

Nhưng có hai điều kiện để Quốc hội Mỹ và tổng thống Trump chấp nhận, một là Việt Nam phải từ bỏ chính sách đi dây lợi dụng giữa các dòng chảy không cùng hướng, hai là tuân thủ nhân quyền phổ cập.

Cả hai điều kiện này, ông Phúc đều không có gì mang theo đến Mỹ, vì vậy mà ông sẽ chẳng đem được gì về, mặc dù suy cho cùng, thì có thể ông cũng chẳng thất bại.

30/05/2017

Bùi Quang Vơm
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

Cuộc đấu tranh này là của người Việt Nam!

Trần Trung Đạo
(Danlambao) - Chiến tranh Việt Nam, một cuộc chiến bằng súng đạn, đã chấm dứt. Ngày nay, Việt Nam có thể vẫn là mối quan tâm cho quyền lợi của Mỹ trong vùng Thái Bình Dương, nhưng sẽ không quan trọng đến mức họ phải mang Hạm đội Thứ Bảy đến để bảo vệ hải phận Việt Nam hay chuẩn chi nhiều tỉ Mỹ kim để thay thế chế độ CS độc tài đảng trị tại Việt Nam hiện nay bằng một thể chế dân chủ.

Nhiều người khi đọc tin một chiến hạm Mỹ hay hàng không mẫu hạm Mỹ đi vào khu vực tranh chấp trên Biển Đông là hồi hộp đợi chờ dường như cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Cộng sắp bùng nổ nay mai. Họ không biết rằng trong thời đại toàn cầu hóa này không có kẻ thắng và người bại dứt khoát nào và ngoài ra những mâu thuẫn giữa các cường quốc chỉ mới bắt đầu còn rất lâu mới chín muồi cho xung đột võ trang.

Trong quan điểm của Mỹ, quyền tự do lưu thông trên Biển Đông và chủ quyền của các đảo đang tranh chấp là hai vấn đề chứ không phải là một.

Trung Cộng biết điều đó và đã nhiều lần tuyên bố tôn trọng quyền hải hành trên Biển Đông nhưng cùng lúc lại tiếp tục quân sự hóa Hoàng Sa và các phần đã chiếm được ở Trường Sa. Trung Cộng cũng hiểu ngoài những lời chỉ trích, đưa tàu chiến tuần tra, gởi máy bay đến chụp hình, Mỹ không thể làm gì khác hơn.

Lý tưởng tự do dân chủ không phải là món quà nhân đạo mà bao giờ cũng gắn liền với quyền lợi của nước Mỹ.

Dù là quốc gia đặt trên nền tảng dân chủ, lịch sử bang giao quốc tế nhiều lần cho thấy, vì quyền lợi, các chính quyền Mỹ đã bảo trợ, bao che, nuôi dưỡng những kẻ cầm quyền độc tài nhưng biết nghe lời hơn là các nhà lãnh đạo yêu nước nhưng khó bảo. Trường hợp Pinochet của Chile, Noriega của Panama, Somoza của Nicaragua, Marcos của Phi Luật Tân là vài thí dụ điển hình.

Do đó, đừng ngạc nhiên khi Mỹ chấp nhận trò ngoại giao “đu dây” của CSVN đến khi nào trò “đu dây” này còn phục vụ cho quyền lợi của Mỹ.

Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Iraq dưới thời Saddam Hussein là một bằng chứng.

Năm 2003, Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Donald H. Rumsfeld là người phát họa kế hoạch tấn công Iraq nhưng năm 1983 cũng chính Donald H. Rumsfeld này, với tư cách đặc sứ của TT Ronald Reagan được Saddam Hussein tiếp đón niềm nở. Hoa Kỳ nuôi dưỡng chế độ độc tài Saddam Hussein để làm đối lực với Iran cùng khối Hồi Giáo cực đoan quá khích và hợp tác khai thác dầu hỏa với chế độ độc tài này. Khi bắt tay với Saddam Hussein, Donald H. Rumsfeld đã biết Iraq dùng vũ khí hóa học trong chiến tranh chống Iran và tàn sát thường dân Kurds nhưng ông ta im lặng. Hai chục năm sau, Mỹ xua quân lật đổ Saddam Hussein cũng không phải vì lòng thương xót số phận đau thương của người dân Iraq mà chỉ vì quyền lợi của nước Mỹ.

Tiếng kêu trầm thống của nhân dân Tây Tạng cất lên từ hơn nửa thế kỷ qua nhưng ngoại trừ đôi lời an ủi và dăm ba lần tiếp xúc không chính thức, không một áp lực quốc tế nào cứng rắn đủ để buộc Trung Cộng ngồi vào bàn đàm phán. Tại sao? Tây Tạng nghèo khó và chẳng có tài nguyên nào để thu hút các đại công ty tư bản.

Khác với cuộc chiến trước 1975 giữa Việt Nam Cộng Hòa liên minh với khối thế giới tự do chống lại sự bành trướng của ý thức hệ CS, cuộc tranh đấu ngày nay hoàn toàn là của người Việt Nam.

Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam và chỉ người Việt Nam mới biết đau khi những vùng đất của tổ tiên để lại bị Trung Cộng cướp đoạt.

Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh v.v... là người Việt Nam, và chỉ người Việt mới biết đau từ vết thương của đồng bào mình đang rỉ máu trong nhà tù CS.

Cuộc tranh đấu mới khó khăn và cô đơn hơn nhiều so với cuộc chiến bằng súng đạn trước đây. Cuộc tranh đấu hôm nay không giới hạn bởi lằn ranh, vĩ tuyến, hiệp định; kẻ thù của nhân dân Việt Nam không phải ở bên kia sông Bến Hải mà ở bất cứ nơi nào, nhiều khi còn ở ngay trong gia đình hay thậm chí chính bản thân mình.

Bên cạnh những khó khăn, cuộc tranh đấu mới có nhiều thuận lợi.

Làn sóng chuyển hóa mang đặc tính thời đại đang diễn ra trên phạm vi cả nước, bắt đầu từ kinh tế và lần lượt lan sang những lãnh vực văn hóa, thông tin, giáo dục và xã hội. Năm 1990, số người dấn thân tranh đấu còn đếm trên đầu ngón tay, hôm nay họ có mặt ở khắp ba miền. Con số có thể chưa đủ để tạo thành một lực thay đổi nhưng rõ ràng đang lớn mạnh.

Giới cầm quyền CSVN dùng mọi biện pháp bôi nhọ, đe dọa, bắt bớ, tù đày các thành phần dân tộc chống đối nhưng chính họ cũng phải biết không bạo lực nào ngăn chận được sự lớn mạnh âm thầm nhưng mãnh liệt của nhận thức con người. Bài học Ba Lan, Romania, Đông Đức v.v... còn rất mới.

Ngày xưa chúng ta thường tranh luận nhau, trong nước hay ngoài nước sẽ đóng vai trò chủ lực, trong nước hay ngoài nước sẽ là nhân tố chính thúc đẩy chuyến tàu dân chủ. Hôm nay, những tranh luận đó không còn cần thiết nữa. Một vận hội mới đang mở ra, và người Việt yêu nước, dù ở đâu trên trái đất nầy cũng đều có thể đóng góp, có thể làm được hết phần mình mà không phải chen lấn nhau hay giẫm lên bước chân người khác. Con tàu phục hưng dân tộc Việt Nam còn rất rộng và đủ chỗ cho mọi người có tâm huyết, hãy bước lên để cùng đi với dân tộc và thời đại.

3/6/2017
Trần Trung Đạo
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Image

Nước Mỹ ‘bất hảo’ của Donald Trump

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Trump’s Rogue America,” Project Syndicate,
02/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Donald Trump đã ném một quả lựu đạn vào kiến trúc kinh tế toàn cầu vốn được xây dựng rất cẩn thận trong những năm sau khi Thế chiến II kết thúc. Nỗ lực phá huỷ hệ thống quản lý toàn cầu dựa trên luật lệ này – nay thể hiện trong việc Trump đưa Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris năm 2015 – chỉ là khía cạnh mới nhất trong cuộc tấn công của vị tổng thống Mỹ lên hệ thống các giá trị và các thể chế căn bản của chúng ta.

Thế giới đang dần dần chấp nhận sự bất hảo trong chương trình nghị sự của chính quyền Trump. Ông và các thân hữu đã tấn công nền báo chí Mỹ – một thể chế quan trọng để bảo vệ tự do, các quyền, và nền dân chủ của người Mỹ – gọi đó là “kẻ thù của nhân dân.” Họ đã cố gắng phá hoại nền tảng tri thức và niềm tin của chúng ta – nhận thức luận của chúng ta – bằng cách dán cái nhãn “giả mạo” lên bất cứ thứ gì thách thức những mục tiêu và lập luận của họ, thậm chí phủ nhận cả khoa học. Những lời bào chữa cho có của Trump về việc rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris chỉ là bằng chứng gần đây nhất cho điều này.

Mức sống của con người đã trì trệ trong cả thiên niên kỷ cho tới giữa thế kỷ 18. Chính thời kỳ Khai sáng, với việc theo đuổi diễn ngôn duy lý và nghiên cứu khoa học, đã làm nền tảng cho những sự gia tăng khổng lồ về mức sống trong hai thế kỷ rưỡi sau đó.

Đi cùng với thời kỳ Khai sáng là sự quyết tâm phát hiện ra và giải quyết những định kiến của chúng ta. Khi ý tưởng về sự công bằng của con người – và các quyền cá nhân cơ bản, tất yếu đi kèm với ý tưởng đó – nhanh chóng lan rộng, các xã hội bắt đầu đấu tranh để loại bỏ sự phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, giới, và cuối cùng là các khía cạnh khác của căn tính con người, trong đó có tình trạng khuyết tật và thiên hướng tình dục.

Trump đã tìm cách đảo ngược tất cả điều đó. Việc ông chối bỏ khoa học, đặc biệt là khoa học trong lĩnh vực khí hậu, đang đe dọa đến tiến bộ công nghệ. Và thái độ mù quáng của ông đối với phụ nữ, người gốc Tây Ban Nha, và người Hồi giáo (trừ những người mà ông và gia đình ông có thể hưởng lợi, như những người cai trị các vương quốc dầu mỏ vùng Vịnh), đang đe dọa đến hoạt động của xã hội và nền kinh tế Mỹ, bằng cách làm suy yếu niềm tin của người dân rằng hệ thống của nước Mỹ là công bằng đối với tất cả.

Là một người theo chủ nghĩa dân túy, Trump đã khai thác sự bất mãn chính đáng về kinh tế vốn trở nên rất phổ biến trong những năm gần đây, khi địa vị xã hội của nhiều người Mỹ suy giảm trong lúc bất bình đẳng tăng cao. Nhưng mục tiêu thực sự của Trump – làm giàu cho chính mình và cho những kẻ tìm kiếm đặc lợi giàu có khác với phần thiệt thòi được đẩy sang cho những người ủng hộ ông – đã bị phơi bày qua những kế hoạch của ông về thuế và dịch vụ y tế.

Những cải cách thuế mà Trump đề xuất, theo thông tin hiện có, đã vượt qua các cải cách của George W. Bush xét về mức độ lũy thoái (phần lợi ích chảy vào túi của những người đứng đầu phổ phân phối thu nhập). Và ở một đất nước mà tuổi thọ người dân đang giảm, việc xem xét lại chính sách y tế của ông sẽ khiến thêm 23 triệu người Mỹ không có bảo hiểm y tế.

Dù có thể biết cách thực hiện các giao dịch kinh doanh, Trump và nội các của ông lại không hề biết tổng thể hệ thống kinh tế hoạt động như thế nào. Nếu được thực hiện, các chính sách kinh tế vĩ mô của chính quyền Trump sẽ dẫn đến thâm hụt thương mại lớn hơn và suy thoái hơn nữa trong ngành chế tạo.

Mỹ sẽ chịu thiệt hại vì Trump. Vai trò lãnh đạo toàn cầu của đất nước đã bị phá hủy, trước cả khi Trump đánh mất lòng tin với hơn 190 quốc gia bằng cách rút khỏi Hiệp định Paris. Lúc này, việc xây dựng lại vai trò lãnh đạo đó sẽ đòi hỏi một nỗ lực thực sự anh hùng. Chúng ta chia sẻ một hành tinh chung, và thế giới đã học được rằng chúng ta phải thân thiện và làm việc cùng nhau. Chúng ta cũng học được rằng hợp tác có thể có lợi cho tất cả.

Vậy thế giới nên làm gì với một kẻ bắt nạt mang tính khí trẻ con, muốn mọi thứ cho riêng mình mà không chịu nghe lý lẽ? Làm sao thế giới quản lý được một nước Mỹ “bất hảo”?

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đưa ra một câu trả lời đúng đắn khi sau cuộc gặp với Trump và các nhà lãnh đạo G7 khác hồi tháng trước, bà nói rằng châu Âu không còn có thể “hoàn toàn tin tưởng vào các nước khác” và sẽ phải “chiến đấu vì tương lai của chính mình.” Đây là lúc để Âu tập hợp lại, tái cam kết với các giá trị Khai sáng, và đương đầu với nước Mỹ, như tân tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã làm một cách hùng hồn bằng một cái bắt tay đã chặn đứng kiểu khẳng định quyền lực đầu đàn trẻ con của Trump.

Châu Âu không thể dựa vào một nước Mỹ do Trump dẫn đầu về quốc phòng. Nhưng đồng thời họ cũng nên nhận ra rằng Chiến tranh Lạnh đã kết thúc – dù nhóm lợi ích công nghiệp-quân sự của Mỹ có sẵn lòng thừa nhận điều đó hay không. Dù chống khủng bố là quan trọng và tốn kém, việc xây dựng tàu sân bay và siêu máy bay chiến đấu không phải là câu trả lời. Châu Âu cần tự quyết định xem mình nên chi tiêu bao nhiêu, thay vì tuân theo mệnh lệnh của các nhóm lợi ích quân sự vốn đòi hỏi phải chi 2% GDP cho quốc phòng. Sự ổn định chính trị có thể đạt được một cách chắc chắn hơn thông qua việc châu Âu tái cam kết với mô hình kinh tế dân chủ xã hội của mình.

Hiện nay chúng ta cũng biết rằng thế giới không thể dựa vào Mỹ trong việc giải quyết mối đe doạ sống còn mà biến đổi khí hậu đặt ra. Châu Âu và Trung Quốc đã làm điều đúng đắn khi tăng cường cam kết của mình đối với một tương lai xanh – đúng đắn cho hành tinh, và đúng đắn cho nền kinh tế. Cũng giống như việc đầu tư vào công nghệ và giáo dục đã cho nước Đức một lợi thế rõ rệt hơn trong ngành chế tạo tiên tiến so với một nước Mỹ bị ý thức hệ của Đảng Cộng hòa trói chân, châu Âu và châu Á sẽ đạt được một lợi thế gần như không thể vượt qua so với Mỹ trong các ngành công nghệ xanh của tương lai.

Nhưng các nước còn lại trên thế giới không thể để một nước Mỹ bất hảo phá hủy hành tinh. Họ cũng không thể để một nước Mỹ bất hảo lợi dụng mình bằng những chính sách “nước Mỹ trên hết” phi khai sáng – đúng ra là phản Khai sáng. Nếu Trump muốn rút Hoa Kỳ khỏi thỏa thuận khí hậu Paris thì các nước còn lại nên áp đặt một loại thuế điều chỉnh carbon đối với hàng xuất khẩu không tuân thủ các tiêu chuẩn toàn cầu của Hoa Kỳ.

Tin tốt là đa số người Mỹ không ủng hộ Trump. Hầu hết người Mỹ vẫn tin tưởng vào các giá trị Khai sáng, chấp nhận sự thực về tình trạng ấm lên toàn cầu, và sẵn sàng hành động. Nhưng với Trump, chúng ta cần biết rằng tranh luận duy lý sẽ không hiệu quả. Đã đến lúc hành động.

Joseph E. Stiglitz, chủ nhân giải Nobel Kinh tế năm 2001 và huân chương John Bates Clark năm 1979, là giáo sư tại Đại học Columbia, đồng chủ tịch Nhóm Chuyên gia Cấp cao về Đánh giá Tình hình Kinh tế và Tiến bộ Xã hội của OECD và là kinh tế trưởng của Viện Roosevelt. Ông là cựu phó chủ tịch cấp cao và kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thế giới và chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế dưới thời Tổng thống Bill Clinton. Năm 2000, ông thành lập Sáng kiến Đối thoại Chính sách, một viện nghiên cứu chính sách về phát triển quốc tế có trụ sở tại Đại học Columbia. Cuốn sách gần đây nhất của ông là The Euro: How a Common Currency Threatens the Future of Europe.
bichphuong
Posts: 618
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »

Image


HẬU THÁNG TƯ ĐEN: TẢN MẠN VỀ CỜ VÀNG

Huỳnh Thục Vy

Tôi may áo dài, áo khoác, cà vạt với hình ảnh cờ vàng ba sọc đỏ để làm gì? May để bán. Mục tiêu của buôn bán là lợi nhuận, tất nhiên, đó là điều không thể chối cãi. Nhưng, là một người bảo vệ Nhân quyền và hoạt động xã hội dân sự, lợi nhuận không phải mục tiêu duy nhất của tôi. Thông thường, mỗi công việc của chúng ta thường nhắm đến không chỉ một, mà hai, ba mục tiêu.

Trước nay, lá cờ vàng ba sọc đỏ cũng như mọi biểu tượng khác liên quan đến Việt Nam Cộng Hoà đều là những thứ nhạy cảm, bị đưa ra ngoài vòng pháp luật một cách bất thành văn. Nói đến nó là nói đến công an và nhà tù. Chúng ta, những người con Việt Nam còn giữ lòng xót xa cho mệnh người và vận nước chưa thể nào quên được một triệu quân cán chính Việt Nam cộng hoà đã phải trình diện chính quyền cộng sản và bị đày đi lao động khổ sai dưới cách gọi trịch thượng của chính quyền cộng sản là "lao động cải tạo" và đã có hàng trăm ngàn người lính Việt Nam Cộng Hoà không chết vì bom đạn chiến tranh mà chết vì bị tra tấn, đói khát, bệnh tật trong nhà tù cộng sản. Chúng ta chưa thể quên một miền Nam tan hoang sau 1975 và lòng người dân miền Nam còn rỉ máu cho đến hôm nay. Chúng ta chưa thể quên những vết cắt sâu hoắm trong lòng dù vẫn dùng thời gian để bôi xoá nó.

Chúng ta chưa quên, vì sao? Vì chính những người cộng sản cho đến hôm nay vẫn cai trị toàn bộ Việt Nam với bộ máy chính quyền công an trị chà đạp Nhân quyền. Họ một mặt ca ngợi "Thống nhất" nhưng mặt khác vẫn ăn mừng Ba mươi tháng Tư. Họ rao giảng "hoà hợp" nhưng vẫn bắn đại bác vào quá khứ (cái quá khứ từng là tuổi trẻ, từng là sức sống, từng là niềm tự hào của hàng triệu con người). Họ thèm khát ngoại tệ của "khúc ruột ngàn dặm" nhưng lại luôn miệng nói về lịch sử với những từ như: nguỵ quân, nguỵ quyền. Họ nói về hoà bình nhưng vẫn giữ cách hành xử với người dân bằng bạo lực tàn ác. Họ tra tấn, bắt giam, khủng bố tinh thần những ai nhắc đến Việt Nam Cộng hoà, trưng cờ vàng ba sọc đỏ...

Ở Việt Nam, không ai dám giữ bất cứ cái gì có màu vàng ba sọc đỏ một cách có chủ ý mà không chuẩn bị tinh thần để bị công an sách nhiễu. Sau ngày VNCH sụp đổ, dưới thời bao cấp, trưng cờ vàng thì hình phạt có thể là cái chết. Một Nguyễn Viết Dũng cầm cờ vàng, mang quân phục VNCH đi biểu tình đã bị bỏ tù. Tôi bán cà vạt, may áo dài cờ vàng bị dư luận viên nhắn tin thoá mạ và đe doạ giết. Một cô MC may áo dài cờ vàng dẫn chương trình đám cưới bị công an mời đi làm việc... Vì thế, lá cờ vàng không chỉ là biểu tượng của một quốc gia dân chủ non trẻ có tên Việt Nam Cộng Hoà, hay có thể là biểu tượng của đất nước và vương quyền của vài vị vua nào đó dưới triều Nguyễn; mà vô hình trung, nó trở nên thứ song hành với chính sách khủng bố của chính quyền CSVN; trở nên thứ gắn liền với sự chà đạp quyền tự do lương tâm (hay còn gọi là quyền tự do tư tưởng) của chính quyền độc tài.

Tôi biết hết thảy những sự thù địch với cờ vàng như thế của chính quyền CSVN và sự e sợ của người dân với hình ảnh lá cờ này. Tôi cũng lường được những hậu quả không sớm thì muộn xảy ra cho chính mình khi may, in các sản phẩm thời trang dựa trên hình ảnh lá hoàng kỳ này. Nhưng tôi vẫn làm. Vì sao? Nếu chỉ vì mục tiêu lợi nhuận, không ai mang an toàn của mình và gia đình mình ra đánh đổi với vài triệu đồng. Trước giờ hầu như các sản phẩm cờ vàng, đặc biệt là áo khoác, đều được sản xuất ở bên ngoài Việt Nam, đưa vào trong nước với số lượng nhỏ. Bây giờ, tôi may các sản phẩm cờ vàng hàng loạt. Không phải chỉ để bán cho những người ở hải ngoại yêu thích màu cờ họ ấp ủ trong tim bao chục năm nay; mà còn để tặng, để bán cho người Việt quốc nội. Điều quan trọng là các sản phẩm được sản xuất ở chính Việt Nam, được vận chuyển, quảng bá ở Việt Nam, được trữ trong kho hàng của một người đang ở Việt Nam, và được bán, tặng cho anh chị em ở tại Việt Nam và được nổi bật trên khắp thôn làng, đường phố Việt Nam.

Tôi muốn "bình thường hoá" hình ảnh đi liền với sự sợ hãi đó. Tôi muốn góp chút sức giải toả "lời nguyền" nhắm vào màu cờ này. Tôi muốn màu vải nền vàng với ba sọc đỏ nổi bật sẽ là đi vào tâm thức người dân, đặc biệt là giới trẻ, không chỉ như là một thứ gì đó bình thường, không mang tính đe doạ mà còn đẹp đẽ dưới bình diện thẩm mỹ. Một tà áo dài vàng thướt tha, một chiếc cà vạt lụa vàng để mặc với áo sơ mi trắng, một áo khoác vàng có ba sọc thể thao trên cánh tay để mặc ra ngoài khi trời trở gió... Vậy đó, cái gì hiếm hoi thì bất thường, nhưng những gì quen mắt thì dần dần trở nên bình thường. Khi cờ vàng được thiết kế thành áo thể thao, mũ nón, áo dài, áo đầm, logo công ty, biểu tượng của hội đoàn... một cách vô tình hoặc cố ý (nhưng công an làm sao biết chúng ta vô tình hay cố ý?) thì lâu dần tâm thức người dân không còn e dè với cờ vàng nữa, công an của nhà cầm quyền cũng không thể kiểm soát được việc sử dụng nó.
Vậy đó, đừng quá nghiêm trọng hoá mọi thứ, hãy để nó diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng như nước chảy.

Bên cạnh mong muốn xoá bỏ "sự bất thường" của cờ vàng trên đất Việt Nam, tôi còn muốn thông qua việc mặc các sản phẩm thời trang cờ vàng để truyền đạt sự ủng hộ cho quyền tự do lương tâm của người Việt Nam đang bị dày xéo dưới gót giày độc tài. Quyền tự do lương tâm là quyền tiên khởi của nhiều nhân quyền khác như quyền tự do biểu đạt, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo... Bởi chúng ta được sinh ra với quyền tự do nuôi dưỡng điều ta tin tưởng, tự do trân trọng và ôm ấp trong tim một thời kỳ lịch sử, một biểu tượng dù thể chế đó không còn, tự do tin tưởng rằng một điều gì đó là tốt đẹp mà không phải điều gì khác, tự do phát ngôn cho điều ta tin là đúng (miễn là tất cả những điều đó không phải là bạo lực và chống lại nhân phẩm), nên nhân loại mới cùng ngồi lại với nhau để đồng ý ký kết tôn trọng tự do tôn giáo, tự do biểu đạt, tự do ngôn luận...

Nhà cầm quyền Việt Nam, về mặt nguyên tắc, không được phép cấm cờ vàng và đàn áp những ai yêu quý nó, cũng giống như họ không được phép bịt miệng những người bất đồng chính kiến và đàn áp quyền tự do tôn giáo vậy. Thế nhưng, hầu như người ta dành nhiều sự ủng hộ cho một tôn giáo bị đàn áp, một người bất đồng chính kiến bị bỏ tù hơn là một người ủng hộ cờ vàng bị tra tấn. Có gì khác biệt giữa quyền tự do được trân trọng điều gì đó (ở đây là tình cảm yêu quý trân trọng cờ vàng và Việt Nam Cộng Hoà) với quyền tự do thờ phượng hay quyền tự do phát biểu chỉ trích chính quyền? Không khác biệt.
Vậy tự do lương tâm và tự do biểu đạt có phải là chúng ta được quyền trưng bày các biểu tượng chống lại con người, các biểu tượng khủng bố hay các biểu tượng khác làm tổn thương lương tâm nhân loại không? Dứt khoát Không. VNCH là một chính thể dân chủ non trẻ, còn nhiều khiếm khuyết, cố gắng trưởng thành trong một thời kỳ chiến tranh khốc liệt và trong một giải đoạn lịch sử quốc tế phức tạp. Vì thế, tưởng nhớ VNCH chỉ làm chính quyền cộng sản lo sợ và thù ghét chứ không làm tổn thương lương tâm bất cứ ai, ngay cả những gia đình cựu bộ đội Bắc Việt, vì miền Bắc chủ động đánh chiếm miền Nam chứ không phải ngược lại. Bởi vậy, chúng ta có thể loại trừ khả năng đó.

Tự do lương tâm? Vậy vì sao cờ đỏ bị đả kích ở hải ngoại? Vâng, cờ đỏ là biểu tượng của chế độ độc tài đàn áp nhân quyền, ngăn chặn dân chủ. Chống cờ đỏ nghĩa là biểu tỏ sự bất đồng của những người bình thường với một chính quyền tham tàn. Đó cũng là cách thực thi quyền tự do biểu đạt. Nhưng đứng trên vị trí một nhà nước, với độc quyền bạo lực, không một chính quyền nào được phép cấm đoán tự do lương tâm, tự do gìn giữ màu cờ của người dân. Và vì thế suy ra, chừng nào Việt Nam có dân chủ thì một Hiến pháp tự do cần toàn thể người dân, đặc biệt là giới trí thức, cân nhắc xem có nên đưa đảng cộng sản và các biểu tượng của nó ra ngoài vòng pháp luật dựa trên những tội ác và các hành động khủng bố họ đã gây ra hay không. Nếu không, thì trong một Việt Nam tự do dân chủ thực sự không cho phép đàn áp quyền tự do của những người vẫn yêu mến lá cờ nhuộm màu máu này.

Tóm lại, tôi vẫn tiếp tục dùng hình ảnh cờ vàng cho những sản phẩm thời trang của mình miễn là có người vẫn yêu mến nó; vì đó là quyền tự do lương tâm của những người yêu mến Việt Nam Cộng Hoà và của chính người viết bài này.(NPH tô đậm và tô mầu)

Huỳnh Thục Vy
Buôn Hồ 8/6/2017
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Image

Việt cộng lại nuốt lời hứa trong vụ Đồng Tâm
Đi Tới
(Danlambao) - “Việc nuốt lời hứa trong bản cam kết trước dân Đồng Tâm và giới truyền thông, mà cả nước cũng như thế giới biết, cho thấy bản chất của CS là lưu manh, gian dối. Tin vào đảng CS là tin bọn lưu manh. Danh dự và uy tín của đảng CS chẳng khác gì một đống phân.”

Tin mới nhất cho thấy nhà nước VC sẽ truy tố dân chúng Đồng Tâm ra tòa về việc bắt giữ Cảnh Sát Cơ Động (CSCĐ) khi những người này đến Đồng Tâm đánh đập đại diện dân và cưỡng chế đất trái phép. Trong số các nạn nhân, ông Lê Đình Kình - có công với đảng CS, đã 83 tuổi, cũng bị CSCĐ đánh gẫy chân phải nhập viện. Đáp lại, người dân đã bắt giữ 18 CSCĐ làm con tin. Nguyễn Đức Chung (NĐC), Chủ tịch thành phố Hà Nội đã ký vào cam kết giải quyết vụ đất đai minh bạch theo pháp luật và “không truy cứu trách nhiệm hình sự dân Đồng Tâm” để đổi lấy việc dân thả 18 CSCĐ.

Chưa đầy 2 tháng kể từ ngày ký cam kết 22/4/2017, khi nuốt lời cam kết và tuyên bố sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự dân Đồng Tâm, NĐC lại muối mặt nói rằng bản cam kết đó không có giá trị vì không có con dấu của chính quyền và truy tố hình sự là việc làm của cơ quan pháp luật. Việc ăn nói ngạo ngược, lưu manh này đã làm các nhà ngoại giao nước ngoài ngạc nhiên, dư luận phẫn nộ và dân chúng Đồng Tâm hoang mang coi đó là sự lật lọng.

Khi giải quyết vụ Đồng Tâm và hứa (cuội) không truy cứu trách nhiệm hình sự, NĐC được dư luận cho rằng đã khôn khéo giải quyết sự việc có tình có lý, ngăn chận được “quả bom” sẵn sàng nổ bất cứ lúc nào. Tuy vậy, cũng có những nghi ngờ về lòng thành thật vì NĐC xuất thân ngành “côn an”, một ngành mang tiếng là đại gian, đại ác. Vả lại, việc lưu manh, gian dối đã có từ thời Hồ Chí Minh. Trong Cải Cách Ruộng Đất, gần 200 ngàn người bị quy là địa chủ đã khóc lóc gọi tên “bác” trước khi bị giết. Họ không biết rằng chính “bác” là thủ phạm giết họ khi thực hiện CCRĐ theo lệnh của Nga Sô và Trung Cộng. Lưu manh và trắng trợn nhất là vụ xử bà Nguyễn Thị Năm - Cát Hanh Long. Một mặt, HCM khen bà Năm có công với cách mạng; mặt khác, lại ký bút hiệu CB viết bài “Địa Chủ Ác Ghê” để vu khống tội ác và kết án bà. HCM còn bịt râu, đeo kính giả dạng thành người khác để xem vụ đấu tố người phụ nữ đã có công giúp đỡ đảng CS này, người đã nộp cho đảng CS 20 ngàn đồng Đông Dương, 100 lạng vàng… và nuôi ăn các đảng viên CS chóp bu. Qua vụ này, người dân đã nhận ra HCM là con người lưu manh, độc ác và tàn nhẫn.

Một điều khác làm nhiều người không tin vào sự ký kết và thành tâm của VC tại Đồng Tâm là vụ Ô Khảm bên Trung Cộng. Năm 2011, người dân thuộc làng chài Ô Khảm, tỉnh Quảng Đông, đã nổi dậy và đuổi các quan chức CS và chính quyền địa phương đi vì họ bị cưỡng chiếm ruộng đất bất hợp pháp. Sau đó, người dân đã bầu ông Lâm Tố Luyến làm Thôn Trưởng. Tháng 6/2016, nhà nước CS bắt và tố cáo ông Lâm “lạm dụng quyền lực và tham nhũng”, nhưng đa số người dân biểu tình cho rằng chính quyền địa phương bắt ông Lâm để trả thù vụ nổi dậy chống việc nhà nước cướp ruộng đất của dân trong năm 2011. VC bắt chước rập khuôn cách cai trị của Tàu, nên vụ Ô Khảm đã làm người ta nghi ngờ “lời hứa” của quan chức CS trong vụ Đồng Tâm.

Mới khoảng 8 tuần sau vụ cam kết tại Đồng tâm, những sự nghi ngờ về thiện chí và thành tâm của nhà cầm quyền CS đã thành sự thực. Đảng CSVN đã nuốt lời hứa và quyết định truy cứu hình sự dân Đồng Tâm. Thực hiện việc này, nhà nước CS có những lợi điểm: Củng cố được bạo quyền, phạt những người dân chống đối họ để răn đe dân chúng vùng khác, và nhất là có thể nuốt trôi miếng đất Đồng Tâm trị giá hàng tỷ Mỹ Kim. Về phần người dân Đồng Tâm, nếu không chiến đấu thành công, họ sẽ bị đau khổ, đắm chìm trong nhà tù và mất đất canh tác, nguồn sinh sống của gia đình họ.

Điều đáng buồn là dù bị VC lừa dối hơn nửa thế kỷ, người dân VN vẫn tiếp tục bị lừa. Cũng có thể người dân không còn tin CS nữa, nhưng trước các giải pháp đi kèm với bạo lực mà bạo quyền áp đặt, người dân đành phải chọn giải pháp đỡ thiệt hại nhất. Đáng buồn hơn là phản ứng của giới trí thức. Vì miếng cơm manh áo hay vì sợ hãi, họ đã im lặng trước những bất công xã hội hay hùa theo nhà cầm quyền. Thật vắng tiếng nói lên án sự lật lọng, gian dối của nhà cầm quyền CS. Ở các nước tự do dân chủ, thật khó có một quan chức hàng đầu thủ đô lại có thể ký cam kết và hứa cuội với dân chúng trước truyền thông mà cả thế giới đều biết.

Đảng CS vẫn cay cú khi cả trung đội CSCĐ bị người dân Đồng Tâm bắt giữ. Người ta đang chờ xem NĐC sẽ làm cách nào để có thể gỡ được thể diện và uy quyền của đảng CS mà vẫn giữ được lời hứa với dân Đồng Tâm. Đây là điều không tưởng vì muốn giữ uy quyền của đảng CS trong vụ này, phải truy tố kẻ đã bắt giữ CSCĐ, nhưng NĐC lại cam kết không truy tố. Dù bị/được giải quyết cách nào, người dân VN vẫn chưa thực sự được sống an bình vì luật "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý" vẫn còn đó. Khi đảng CS cướp đất của dân dưới mỹ từ thâu hồi, có luật pháp công nhận và có “côn an” võ trang cưỡng chế thì người dân coi như mất trắng. Dân sống bấp bênh, đất nước không thể phái triển được.

Đài VOA cho rằng “khi Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký vào cam kết “không truy cứu trách nhiệm hình sự”, ông ấy đã đánh cược với danh tiếng của bản thân cũng như uy tín của đảng”. Một đảng viên 50 tuổi đảng ở Sài Gòn cũng cho rằng khởi tố dân Đồng Tâm sẽ làm NĐC cạn ráo uy tín và đảng CS cũng mất mặt. Thật ra, khi đảng CS đã cố tình lật lọng, nếu NĐC không làm, sẽ có kẻ khác làm thay. Người mới sẽ dễ dàng đổ thừa rằng NĐC đã ký kết và hứa sai pháp luật. Người CS có cả rừng luật, nhưng họ luôn luôn sử dụng luật rừng: tráo trở, độc đoán, áp đặt và tùy tiện.

Việc nuốt lời hứa trong bản cam kết trước dân Đồng Tâm và giới truyền thông, mà cả nước cũng như thế giới biết, cho thấy bản chất của CS là lưu manh, gian dối. Tin vào đảng CS là tin bọn lưu manh. Danh dự và uy tín của đảng CS chẳng khác gì một đống phân.

Đi Tới
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Sự cố Su-22 và sóng gió nổi lên trong quan hệ Nga - Mỹ

Đức Thức

“…Việc Mỹ lần đầu tiên bắn hạ một máy bay chiến đấu của chính phủ Syria cho thấy chính quyền Tổng thống Donald Trump
không ngại đối đầu trực diện với chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad và các đồng minh…”
Tưởng rằng quan hệ Nga - Mỹ sớm đơm hoa kết trái sau khi ông Donal Trump tiếp quản Nhà Trắng.
Tuy nhiên, một loạt các động thái của Washington và Moscow trên chiến trường Syria thời quan qua cho thấy,
Mỹ và Nga đang có những toan tính cho riêng mình trên chiến trường Syria.


Image
Ảnh: Dailystar
Động thái của Mỹ và Nga trên chiến trường Syria

Bước ngoặt mang tính đột phá của Mỹ trên chiến trường Syria bắt nguồn từ việc Tổng thống Donald Trump ra lệnh bắn tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ quân sự Shayrat tại tỉnh Homs ở miền Trung Syria hôm 7/4.

Tiếp sau đó, Mỹ đã tiến hành các cuộc không kích vào lực lượng Syria và đồng minh của họ khi di chuyển đến vùng biên giới Syria-Jordan.

Ngày 15/6, quân đội Mỹ đã tiến hành triển khai Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) tới căn cứ tại Al-Tanaf ở miền Đông Syria.

Đặc biệt, ngày 18/6, quân đội Mỹ lần đầu tiên bắn hạ máy bay cường kích Su-22 của quân đội chính phủ Syria.

Trong khi đó, Nga cũng có các hoạt động quân sự chống lại các tay súng của Nhà nước Hội giáo (IS) tự xưng tại Syria.

Trong hai ngày 6 và 8/6, Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga đã tiến hành không kích vào các vị trí các tay súng IS đang chuẩn bị cho cuộc tấn công nhằm vào tuyến phòng thủ doanh trại bị bao vây ở thành phố Deir ez Zor.

Động thái này của Nga nhằm hỗ trợ quân đội Syria nỗ lực phá vòng vây, cũng như hỗ trợ nhân đạo cho dân thường.

Nga - Mỹ và quan hệ "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt"


Quan hệ Nga - Mỹ vốn “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” sau vụ Mỹ bắn tên lửa tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ quân sự của Syria. Sau sự kiện này, Nga tuyên bố ngừng thực hiện Thỏa thuận về ngăn ngừa va chạm và đảm bảo an toàn bay hàng không trong quá trình các chiến dịch ở Syria đã được ký kết với Mỹ.

Nga và Mỹ sau đó đã có một loạt các động thái ngoại giao "hạ nhiệt" căng thẳng. Đó là việc Tổng thống Mỹ Donal Trump tiếp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại phòng Bầu Dục ở thủ đô Washington.

Tuy nhiên, sau khi Mỹ lần đầu tiên bắn hạ máy bay cường kích Su-22 của quân đội Syria hôm 18/6, phản ứng của Nga lần này là rất gay gắt và quyết đoán hơn so với trước đó.

Nga tuyên bố chấm dứt thoả thuận hợp tác cũng như cắt đứt đường dây nóng với Mỹ xung quanh cuộc xung đột ở Syria sau khi cường kích Su-22 của quốc gia Trung Đông này bị bắn hạ.

Ngay sau sự kiện, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố ngừng hợp tác với Mỹ trong khuôn khổ bản ghi nhớ tránh đụng độ trên không phận Syria.

Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ từ ngày 19/6, bộ này sẽ đình chỉ kênh liên lạc với Mỹ trong khuôn khổ bản ghi nhớ về ngăn ngừa đụng độ và an toàn bay khi thực hiện các chiến dịch không kích tại Syria, đồng thời yêu cầu Bộ Tư lệnh Mỹ tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng và thông báo kết quả cũng như các biện pháp đã tiến hành.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, mọi máy bay và thiết bị bay không người lái của liên quân quốc tế do Mỹ đứng đầu, nếu bị Lực lượng Không quân Nga phát hiện tại các khu vực ở phía Tây sông Euphrates, sẽ bị coi là các "mục tiêu" trên không và bị lực lượng phòng không Nga cùng các máy bay bám theo.

Đặc biệt, Bộ Quốc phòng Nga chỉ trích việc Mỹ tấn công máy bay của Lực lượng Không quân Syria là hành động vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm "trắng trợn" chủ quyền quốc gia Trung Đông, là hành động "xâm lược quân sự" chống Syria.

Ngay sau khi Nga tuyên bố ngừng hợp tác với Mỹ trong khuôn khổ bản ghi nhớ tránh đụng độ trên không phận Syria, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đại tướng Josept Dunford cho biết Washington đang tìm cách nối lại đường dây nóng quân sự với Nga, vốn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các lực lượng của cả hai bên đang hoạt động tại Syria. Theo tướng Josept Dunford, Mỹ sẽ triển khai các biện pháp thông qua kênh ngoại giao và quân sự để nối lại đường dây nóng sớm nhất có thể.

Nhà Trắng cho biết Mỹ sẽ duy trì hoạt động của đường dây nóng với Nga trong bối cảnh xuất hiện những căng thẳng mới. Phát biểu tại cuộc họp báo nhanh, người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer nhấn mạnh: "Điều tối quan trọng là chúng ta giữ đường dây liên lạc thông suốt để giảm thiểu các vấn đề tiềm ẩn nguy cơ va chạm".

Theo các chuyên gia về Syria, một loạt động thái của Nga và Mỹ trên chiến trường Syria vừa qua đã phản ánh những toan tính của hai bên trên chiến trường Syria. Điều này sẽ thổi bùng căng thẳng giữa lực lượng chính phủ Syria do Nga hậu thuẫn và lực lượng do Mỹ hậu thuẫn tại chiến trường Syria thời gian tới.

Việc Mỹ lần đầu tiên bắn hạ một máy bay chiến đấu của chính phủ Syria cho thấy chính quyền Tổng thống Donald Trump không ngại đối đầu trực diện với chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad và các đồng minh. Đồng thời nó cũng cho thấy, sẽ có sự thay đổi căn bản trong chiến lược của Mỹ đối với Syria trong thời gian tới.

Tưởng chừng quan hệ Mỹ-Nga sẽ "đơm hoa kết trái" sau một loạt động thái ngoại giao giữa hai nước. Tuy nhiên, những diễn biến gần đây giữa hai nước trên chiến trường Syria cho thấy Mỹ-Nga khó có khả năng đạt được sự đồng thuận trong các vấn đề liên quan tới lợi ích cốt lõi. Điều đó cho thấy, sự va chạm lợi ích giữa Nga và Mỹ trên chiến trường Syria ngày càng công khai và bộc lộ rõ.

Đức Thức
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests