Đời sống quanh ta

vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »


Năm mới ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam khác nhau thế nào?


Thế Long

Image
Dù cùng đón năm mới Đinh Dậu vào ngày 28/1, các nước châu Á có những cách khác nhau để tận hưởng lễ hội lớn nhất trong năm này.
Khoảng một phần sáu dân số thế giới đón năm mới Đinh Dậu trong tuần cuối cùng của tháng 1. Các hoạt động chào đón năm mới âm lịch được tổ chức tại nhiều quốc gia châu Á từ Hàn Quốc, Trung Quốc tới Việt Nam...

Các nước châu Á cùng đón năm mới theo âm lịch và chia sẻ nhiều nét tương đồng trong văn hóa, truyền thống, từ việc thờ cúng tổ tiên, tôn trọng người già cho đến tục mừng tuổi cho trẻ em trong gia đình. Tuy nhiên, mỗi quốc gia cũng có bản sắc riêng.

Người Hàn Quốc chăm chỉ

Người Hàn Quốc chỉ có 3 ngày nghỉ, từ ngày cuối cùng của năm cũ đến ngày mùng 2 Tết. Thậm chí, một số người vẫn đi làm vào những ngày này.

Phụ nữ Hàn Quốc thường dành cả 3 ngày nghỉ cho công việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa và nấu nướng phục vụ các thành viên trong gia đình. Trong khi đó, đàn ông cũng bận rộn với những công việc mang tính lễ nghi truyền thống.

Trước khi năm mới đến, người Hàn Quốc tắm nước nóng để gột rửa những điều không may mắn trong năm cũ. Họ đốt lửa bằng những thanh củi trong đêm giao thừa, vì tiếng nổ của gỗ sẽ xua tan ma quỷ.

Trong 3 ngày Tết, sau khi thực hiện nghi lễ thờ cúng tổ tiên, người dân xứ kim chi đi thăm họ hàng, người thân và chùa chiền.

Image
Các hoạt động vui chơi chào đón năm mới của người Hàn Quốc thường chỉ diễn ra trong 3 ngày. Ảnh: Pinterest.
Trung Quốc được xem là nơi có kỳ nghỉ Tết dài nhất trong số các quốc gia châu Á.

Người Trung Quốc có khoảng 10 ngày để tận hưởng không khí lễ hội mùa xuân. Tuy nhiên, đa phần trong số họ thường bắt đầu trở về nhà và đoàn tụ gia đình 1 tuần trước Tết, nhiều lễ hội vui chơi kéo dài tới giữa tháng Giêng.

Các hoạt động trong từng ngày Tết được người dân Trung Quốc chuẩn bị và xem xét kỹ lưỡng. Mùng 1 là ngày giành cho gia đình, mùng 2 đi thăm bố mẹ vợ, mùng 3 là ngày kiêng kỵ, không có các hoạt động thăm hỏi...

Sau Tết Nguyên Đán, Trung Quốc đón Tết Nguyên Tiêu vào ngày 15/1 âm lịch, đây cũng là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm ở đất nước này.

Người Việt có khoảng 1 tuần cho kỳ nghỉ dài nhất trong năm. Số đông mọi người quay trở lại công việc sau ngày mùng 3 Tết. Người Việt cũng quan tâm tới thời điểm của các hoạt động, hành trình trong những ngày đầu năm mới.

Một trong những điểm đến phổ biến nhất của người Việt là chùa, miếu. Người Việt Nam coi đó là cách để cầu mong một năm mới may mắn, sung túc.

Dù kỳ nghỉ Tết chỉ kéo dài 1 tuần, các hoạt động vui chơi, lễ hội thường diễn ra trong suốt tháng Giêng. Người Việt Nam có hàng trăm lễ hội trong khoảng thời gian này.

Gia đình là trên hết

Các nước châu Á cùng có truyền thống hướng về gia đình trong những ngày đầu năm mới âm lịch.

Trước Tết, những người sống xa nhà sẽ trải qua cuộc "đại di cư" để trở về sum họp cùng các thành viên trong gia đình.

Image
"Cuộc di cư" lớn nhất thế giới của người Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.
Người Trung Quốc và Việt Nam tỏ ra đơn giản và ít rườm rà hơn. Những ngày trước Tết, các thành viên trong gia đình cùng nhau lau dọn nhà cửa, mua sắm đồ đạc chuẩn bị đón Tết.

Họ cùng nhau ăn uống, đi lễ chùa cầu may và thăm họ hàng vào đầu năm. Một số gia đình cũng thường tổ chức lễ mừng thọ cho ông, bà.

Những năm gần đây, người Trung Quốc có xu hướng đi du lịch nước ngoài trong dịp Tết do được nghỉ dài ngày. Cũng đoàn tụ gia đình vào dịp Tết, nhưng người Hàn Quốc có nhiều lễ nghi hơn.

Sáng mùng 1 Tết, người Hàn tiến hành nghi lễ cúng Tổ tiên gọi là "Chesa" do trưởng nam trong gia đình chủ trì. Đồ cúng cùng với rượu gạo được bày trên mặt bàn giữa nhà. Gia chủ thắp hương, khấn mời tổ tiên, cả nhà cùng bái lạy làm lễ.

Sau lễ "Chesa" là lễ "Seba", con cháu bái lạy ông bà, cha mẹ với ý nghĩa chúc mừng năm mới và chúc may mắn. Ông bà, cha mẹ sẽ thưởng tiền hoặc vàng, ngọc hay một món quà quý nào đó cho con cháu trong gia đình.

Ngoài ra, các gia đình Hàn Quốc dựng lên những ngôi nhà nhỏ từ gỗ và củi, được gọi là "Nhà mặt trăng". Họ đốt những ngôi nhà này cùng lời ước của mình trong năm mới. Đây là nghi lễ xuy tan quỷ dữ và bày tỏ mong muốn những điều ước sớm trở thành hiện thực.

Quà tặng và những món ăn

Trẻ em các nước châu Á đều mong chờ Tết vì đây là dịp chúng được nhận tiền mừng tuổi. Trẻ em Hàn Quốc chỉ được nhận lì xì nếu ngoan ngoãn và thực hiện đúng những nghi thức truyền thống trong ngày đầu năm mới.

Không chỉ có vậy, một số gia đình khá giả còn mừng tuổi bằng vàng, ngọc...


Năm mới ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam khác nhau thế nào? - Ảnh 3.

Há cảo là món ăn không thể thiếu đối với người Trung Quốc trong dịp năm mới. Ảnh: Vera and Jean Christophe.

Ở Trung Quốc và Việt Nam, người già thường mừng tuổi trẻ em trong những phong bao màu đỏ. Họ tin rằng đó là cách để xua tan quỷ dữ và đón chào nhiều điều may mắn trong những ngày đầu năm.

Người lớn thường trao tặng nhau những món ăn đắt đỏ như hoa quả, hải sản, các loại sâm quý hiếm...

Năm mới âm lịch cũng là dịp người dân châu Á chế biến và thưởng thức những món ăn truyền thống đặc sắc, mang nhiều ý nghĩa và thông điệp khác nhau.

Người Trung Quốc và Việt Nam chia sẻ điểm tương đồng trong khay bánh kẹo đầu năm mới. Mỗi loại kẹo mang một ý nghĩa riêng. Hạt dưa đỏ tượng trưng cho niềm vui, hạnh phúc, sự chân thành. Vải sấy khô là biểu tượng của quan hệ gia đình bền chặt.

Quả quất gợi nhắc tới sự thịnh vượng và là món ăn không thể thiếu tại Trung Quốc. Mứt dừa đem lại sự gắn bó...

Ngoài các loại bánh kẹo truyền thống, mâm cỗ ngày Tết của người Hàn Quốc không thể thiếu món canh bánh gạo, món canh mang ý nghĩa may mắn và hạnh phúc trong năm mới. Ngoài ra còn có các món khác như cá khô, thịt bò khô, bánh bao hấp, hoa quả, rau và hồng khô.
buikiem
Posts: 501
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »


Mùi của Tết ở Việt Nam


Nguyễn Sài Gòn/Người Việt

January 30, 2017

Image
SÀI GÒN (NV) – Lung linh qua những vệt nắng vàng óng run rẩy len lỏi trên những vỉa hè góc phố,… chiều như dài ra theo những bước chân người, một nỗi buồn mênh mông không có điểm dừng cho đến khi tắt nắng và cuối cùng là niềm nhung nhớ.

Mùi Tết có khắp mọi nơi, nó làm cõi lòng nôn nao xao xác, nó làm cho kỷ niệm lan man chập chờn trở về trên từng con đường, làm nhói tim những xóm nghèo, làm cho những lo âu thêm chồng chất âu lo và ở nơi xa xăm kia là quê nhà đang vật vã dập bầm sau những cơn mưa dầm xối xả, lũ lụt liên miên.

Mùi Tết có màu của tang thương trên những gương mặt nhạt nhàu buồn thảm, bởi họ không biết sẽ ăn Tết ra sao, khi mà lúa gạo bị mục nát vì nước lụt, tất cả đều đã bị nhấn chìm, cho đến khi nước rút thì mọi thứ cũng đều thúi ủng.

Không còn một thứ gì để xài được, lúa gạo, bắp, đem ra phơi phóng cố gắng cứu được phần nào hay phần ấy, nhưng có nhằm chi vì chỉ có thể làm thức ăn cho gia súc nhưng heo gà chó cũng chê ỏng chê eo vì nó hầu như không thể nuốt được.


Mùi Tết của quê hương giờ chỉ còn toàn mùi bùn đất, mùi của súc vật chết trôi, cùng với những cơn gió mùa Ðông Bắc kèm theo mưa phùn đang tràn về bất thường trên khắp làng quê thôn xóm. Dự báo thời tiết cho biết, những cơn “áp thấp nhiệt đới” vẫn đang tiếp tục di chuyển, luồn sâu vào núi rừng tây bắc và nắng càng buồn hơn và gió càng buốt hơn.

Một cái mail từ phương xa gởi về rằng, “Nơi đây tuyết trắng cũng đang tràn về, rằng chỉ một đêm thôi tuyết đã dày lên 2-3 inches, rằng muốn ra đường phải dọn tuyết khởi động xe trước khi phủ ngập trở lại” và cuối cùng là lời than van “quê nhà sắp Tết tới nơi rồi, nghe nói lũ lụt mùa màng đang thất bát, chắc phải ráng cày để tiếp tế cho gia đình.”

Mùi Tết vẫn thong dong đến với quê hương theo cách riêng của nó qua từng miền, nó đi từng bước nhẹ như nắng chiều heo hắt như gió hoang, đâu đó là những cơn mưa, và cũng ở đâu đó những vạt nắng rải đều như thóc khi mà tất cả đã tàn phai trôi giạt.

Image
Nồi bánh chưng, bánh tét.
Xóm chợ vẫn phải đông vui cùng những khuôn mặt buồn, mùi Tết vẫn đến cho những ai còn của ăn của để, mùi Tết cũng là cái phong bì dày cộm hoặc những cú “chuyển khoản” bí ẩn bằng những mật danh “anh Ba,” “anh Tư,” “anh Sáu” của những quan chức. Mùi Tết cũng là mùa thu hoạch của bọn cường hào ác bá “đỏ” đang ngự trị trên đất nước khốn khổ nầy.

Những chỉ thị “mị dân” như Tết năm nay “đảng, chính phủ sẽ không nhận quà Tết và không nhận thăm viếng chúc Tết của quan chức địa phương khắp nơi rồng rắn đổ về Hà Nội như mọi năm,” người dân thừa hiểu các quan mà không “chúc Tết, quà Tết” với nhau thì Tết đó sẽ buồn hiu và họ thật lòng mong mấy ổng “nên ăn cho nhiều thật no để cho dân yên ổn làm ăn lo cái nghèo.”

Mùi Tết có thể là cả cái mùi cay đắng của đa số nông dân-ngư dân khi mà những thảm họa môi trường như Formosa vẫn như sóng vỗ khắp các biển bờ miền Trung, mùi Tết cũng có thể là những cú đầu độc của thực phẩm bẩn khi mà thuốc trừ sâu, phân bón giả đang chiếm lĩnh thị trường.

Và cuộc đời vẫn tấp nập khi phố chợ vẫn lên đèn, nồi bánh chưng vẫn đỏ lửa – những ghe hoa trái vẫn ngược dòng cập bến, sông Sài Gòn vẫn dâng đầy lên rác rưởi phập phiều, những trận triều cường vẫn biến phố phường thành những “dòng sông uốn quanh.”

Và kinh khủng hơn khi những con đường ra vô phi trường Tân Sơn Nhất đang và sẽ hỗn loạn vì nạn kẹt xe trầm trọng. Vì sao thì ai cũng biết, cái mùi Tết đậm đặc của tiền, quyền lực, của bọn cá mập đỏ đang án ngữ ở ngay vùng đất béo bở nhất. Khi máy bay lên xuống không có chỗ đậu vì cái sân golf của bộ sậu Bộ Quốc Phòng đang bị một tay tư bản đỏ ngoạm cứng không nhả ra “cho đến ngày những đường golf của cái chính quyền đen tối kia tàn lụi.”
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image



Phòng ngừa tai biến mạch máu

Đây là bài viết của Bs Nguyễn Mạnh Quốc tuổi Canh Thìn 1940 vừa bị " thông mạch mão Não " kịp thời khi đi vào Vận Thái Bạch 76t +Kình Đà.

Một kinh nghiệm Qúy Báu " từ cõi chết " rất cần nghiên cứu kỹ, nhất là những ai đã có vấn đề về Tim Mạch!

Động mạch nối trực tiếp não chính là mạch máu dễ bị tắc nghẽn nhất!

Đừng đợi đến khi liệt nửa người mới phát hiện ra!

Hãy chia sẻ cho càng nhiều người cùng biết

Mạch máu của chúng ta giống như một ống nước, tuổi càng cao, chất thải lắng đọng trong mạch máu càng nhiều.

Toàn bộ chất thải sẽ được tích lũy thành các mảng bám, không kịp thời loại bỏ, các mảng bám sẽ ngày càng lớn, mạch màu cũng ngày một hẹp lại, cuối cùng gây nghẽn mạch!

▲ Quá trình tắc nghẽn mạch máu

Trong số những mạch máu trên khắp cơ thể của chúng ta có một mạch máu rất dễ bị tắc nghẽn, sau khi bị nghẽn mạch cũng dẫn đến hậu quả nguy hiểm nhất, rất nhiều người vì vậy mà bị mù, không thể nói chuyện, bị tê liệt, thậm chí sau khi bị tê liệt mới phát hiện ra, mạch máu này chính là - Động Mạch Cảnh!


Đừng nghĩ rằng khoảng cách này cách chúng ta còn rất xa, tuổi càng cao, huyết quản càng hẹp, tạp chất trong mạch máu càng nhiều.

Mọi người đều có mạch máu thu hẹp, khi mà các tạp chất ngày càng tăng! May mắn thay là, bạn bây giờ xem được bài viết này vẫn chưa là quá muộn!


Tuổi càng cao, mạch máu càng hẹp, tạp chất càng nhiều...


Tại sao động mạch cảnh lại có the bị tắc nghẽn cao nhất?

Để hiểu lý do tại sao động mạch cảnh lại dễ bị tắc nghẹn nhất?

Trước tiên, bạn cần phải biết động mạch cảnh nằm ở đâu!


Phía trước cổ của chúng ta, 2 bên khí quản, nơi có một động mạch dày như ngón tay út, chịu trách nhiệm lưu thông máu từ tim lên đến não, đó là động mạch cảnh.

Nếu bạn để tay xuống góc hàm dưới cổ ấn nhẹ, có thể chạm vào 2 động mạch đang đập cùng nhịp theo nhịp tim.


Động mạch cảnh một khi bị tắc nghẽn, não sẽ thiếu máu trầm trọng, chỉ cần 8 phút thì bộ não sẽ bị tổn thương, xuất hiện dấu hiệu mù lòa, mất ngôn ngữ, liệt nửa người ...

Đây là những gì chúng ta thường hay nói về chứng "nhồi máu não", "đột quỵ"! Nếu thời gian dài thêm một chút, thậm chí có thể gây chết não.


Thống kê số liệu cho thấy nhồi máu não xảy ra có liên quan 2/3 đến động mạch cảnh.

Tầm quan trọng của động mạch cảnh không cần nói cũng hiểu, kết nối trực tiếp đến não, một khi bị tắc nghẽn hậu quả gây ra có thể dẫn đến một thảm họa đáng sợ!


Làm thế nào để ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch cảnh?


1, Kiểm soát "cholesterol xấu"

LDL còn được gọi là "cholesterol xấu", thời gian dài dễ dẫn đến xơ vữa động mạch. Thông thường nên ăn ít lại các thực phẩm chiên dầu, thực phẩm chiên dầu là nguồn chính cung cấp lipoprotein mật độ thấp.

2, Thường xuyên siêu âm động mạch cảnh

Siêu âm động mạch cảnh, tên đầy đủ là "động mạch cảnh siêu âm màu Doppler" dùng công nghệ hiện đại chụp trực tiếp trạng thái xơ vữa bên trong động mạch, tắc nghẽn huyết quản là nguy cơ chính ảnh hưởng đến bệnh mạch máu não!

Có thể kiểm tra bình thường, kèm thêm vào một siêu âm động mạch cảnh, giá chỉ khoảng 340 ngàn đồng, nhưng rất quan trọng!

3, Kịp thời phát hiện dấu hiệu sinh lý


Tắc nghẽn động mạch cảnh có thể biểu hiện sớm qua tình trạng chóng mặt đột ngột, đôi khi bị đau một bên cơ thể, co thể yếu sức hoặc tê chân tay, hoặc trong thời gian ngắn gặp khó khăn trong việc giao tiếp, đôi mắt thâm đen, v..v.. lúc này thì bạn nhất thiết nên làm siêu âm động mạch cảnh.

4, Kiểm soát tốt các "bệnh mãn tính"

Thông thường, bạn nên kiểm soát huyết áp cao, tiểu đường, lượng cholesterol trong máu, béo phì và các bệnh mãn tính khác.

Trong cuộc sống cần giữ được những giới hạn với rượu bia và thuốc lá, kiểm soát lượng thịt mỡ và chất béo, lượng muối ăn, tăng cường các loại trái cây, sữa, ngũ cốc và các thực phẩm rau củ khác.

Tăng cường mạch máu: Tắm nước nóng và lạnh


Xen kẽ tắm nước nóng và lạnh cũng giống như làm bài tập thể dục cho mạch máu, có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường tính đàn hồi của mạch máu.

Đầu tiên tắm nước ấm, sau đó rửa lại bằngnước lạnh, đặc biệt là ở phía trước của các mạch máu đỏ trên cả hai bên cổ. Lưu ý rằng độ lạnh của nước vửa đủ với độ mát của cơ thể và nhiệt độ không khí, nói chung là trong khoảng 25 ° C. Nhưng nhiệt độ nước không nên có nhiều sự khác biệt, hơn nữa cần tắm qua vòi sen nước ấm. Đối với những ai không thể tiếp nhận nước lạnh, có thể thử lau người bằng nước lạnh trước.

Lưu ý: Phương pháp này không thích hợp cho những người có thể chất tương đối yếu.。

Thông quản mạch máu: Uống đủ 3 ly nước


Giữ mạch máu thông thoáng, là việc cần duy trì lâu dài, uống nhiều nước là phương pháp thực nghiệm tốt nhất để thông suốt các mạch máu, hãy nhớ uống 3 ly nước!

1, Nửa giờ trước khi đi ngủ


Nửa giờ trước khi đi ngủ uống nửa cốc nước ấm, để giảm độ nhớt máu, hiểu quả ngăn ngừa huyết khối. Nửa cốc là bao nhiêu? Khoảng 350 ~ 500ml, có thể điều chỉnh tùy theo cơ the của từng người, để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

2, Sáng sớm sau khi thức dậy


Sau khi thức dậy vào buổi sáng sớm cũng nên uống một cốc nước ấm, uống từng ngụm nhỏ một cách chậm rãi, bạn có thể làm loãng máu và giảm bớt gánh nặng cho huyết quản.

3, Thức giấc giữa khuya

Ngoài buổi sáng sớm và buổi tối, cũng rất nhiều người bị tỉnh giấc vào lúc nửa đêm vì thế nên đặt một cốc nước ngay cạnh đầu giường, nửa đêm thức giấc thì uống một ngụm. Nhồi máu cơ tim thường xảy ra vào khoảng 2 giờ sáng, thời điểm này bỏ sung nước cũng rất quan trọng. Tốt nhất không nên uống lạnh, dễ làm phân tán cơn buồn ngủ.

Mạch máu phân bổ trên khắp cơ thể chúng ta, bảo vệ mạch máu cũng chính là bảo vệ sinh mạng cuộc sống. Bài viết này đối với những người trung và cao niên vô cùng quan trọng, hãy chia sẻ với những người thân yêu quanh bạn~

Đây là bài viết của Bs Nguyễn Mạnh Quốc
MatVit
Posts: 1308
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Texas có thể cho phép an táng bằng cách hóa lỏng thi hài
January 29, 2017

Image

Một máy hóa lỏng tử thi. (Hình: nhpr.org)

AUSTIN, Texas (NV) – Texas có thể cho phép sử dụng một phương pháp an táng mới ngoài việc chôn cất và hỏa thiêu các thi hài như xưa nay, tờ Houston Chronicle hôm Thứ Bảy loan tin.

Đó là phương pháp hóa lỏng hài cốt để người ta có thể bảo trì thi thể của thân nhân về lâu về dài, một biện pháp mới cần phải được luật pháp Texas cho phép trước khi đem ra áp dụng.

Dân Biểu Sarah Davis (Cộng Hòa-Houston) đang yêu cầu Quốc Hội Texas cứu xét để hợp pháp hóa thể thức an táng bằng cách hóa lỏng thi hài (liquid cremation) người quá cố.

Theo thể thức này, thi hài người chết sẽ được đưa vào một phòng nhỏ chứa chất alkaline, rồi hóa chất này sẽ được hâm nóng lên. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau là xương thịt người chết được hóa lỏng và sẵn sàng để được lưu giữ trong các bình đựng đặc biệt.

Hiện nay, phương pháp an táng bằng cách hóa lỏng thi hài được 13 tiểu bang tại Hoa Kỳ công nhận là hợp pháp.

Dân Biểu Davis đang vận động việc hợp pháp hóa phương pháp an táng này, mà bà cho là rất hợp với tiến trình bảo vệ môi trường vì nó không thải chất độc ra ngoài không khí.

Dư luật mới đã được đệ trình Quốc Hội tiểu bang từ hôm 19 Tháng Giêng, với triển vọng sẽ được cứu xét và chấp thuận. (V.P.)
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

TẠI SAO CHỨC VỤ THẨM PHÁN TỐI CAO PHÁP VIỆN VÔ CÙNG QUAN TRỌNG?​ 
​​


Lệnh hành pháp của Tòa Bạch Ốc đã từng được thử lửa và quyết định sau cùng thuộc về Tối Cao Pháp Viện.​ 
​Năm 2014 cựu Tổng Thống Barack Obama ban lệnh hành pháp để cho khoảng 4 triệu dân di cư bất hợp pháp không bị đuổi ra khỏi Hoa Kỳ: 
1) những ai trên 30 tuổi và đã di cư bất hợp pháp tới Hoa Kỳ lúc còn là trẻ thơ 
2) cha mẹ của công dân Hoa Kỳ (trẻ sinh ra trong lãnh thổ Hoa Kỳ tự động là công dân Hoa Kỳ hoặc thường trú nhân (tức có thẻ xanh.)​ 
​26 tiểu bang kiện chính quyền Obama về lệnh này.  Năm 2015, một ông tòa liên bang của tiểu bang Texas tên Andrew Haden ban lệnh ngưng chấp hành lệnh hành pháp. Vụ kiện được Tối Cao Pháp Viện chiếu cố trong phán quyết United States v. Texas, 579 U.S.​ 
__ ​ 

​(2016) vào mùa hè năm 2016.  Trong khi chờ Tối Cao Pháp Viện quyết định, Thẩm Phán Haden ngưng không gia hạn quyền ở lại làm việc thêm ba năm của 2.500 người di cư lậu trẻ; chính quyền liên bang đứng đầu là Tòa Bạch Ốc cho phép những người này được gia hạn thêm ba năm và sau đó chính quyền liên bang đã rút lại lệnh này.​ 

​Vì Tối Cao Pháp Viện lúc đó chỉ có tám thẩm phán, Thẩm Phán Antonin Scalia vừa qua đời, cho nên quyết định sau cùng là 4/4 tức là huề.  Bốn thẩm phán chống và bốn thẩm phán thuận.  Kết quả là TÒA LIÊN BANG Ở TEXAS THẮNG và lệnh của Thẩm Phán Haden nằm trên lệnh hành pháp của Tổng Thống Obama! Nếu như Thẩm Phán Scalia còn sống, phán quyết của ông mới thật sự quyết định hồ sơ kiện.​ 

Hiện tại, ông tòa Neil Gorsuch đã được Tổng Thống Donald Trump tiến cử vào ghế thẩm phán Tối Cao Pháp Viện và đang chờ Quốc Hội mở cuộc điều trần để hạch hỏi ông Gorsuch trước khi Quốc Hội bỏ phiếu quyết định.  Phe Dân Chủ thề sẽ chặn quyết định thuận của Quốc Hội (đang nằm trong tay Đảng Cộng Hòa) bằng chiến thuật filibuster (nói không ngừng) để trả đũa sự tiến cử vào Tối Cao Pháp Viện của cựu Tổng Thống Obama bị Quốc Hội (lúc đó cũng nằm trong tay Đảng Cộng Hòa) cho ngâm tôm gần chín tháng để chờ kết quả bầu cử tổng thống.  Người tính thuận theo ý trời cho nên Donald Trump (phe bảo thủ Cộng Hòa) đắc cử tổng thống và Tổng Thống Trump đã ban lệnh hành pháp tạm thời ngưng không cho nhập cư dân từ bảy nước Hồi Giáo để kiểm tra thật gắt gao quá trình cho dân ngoại quốc vào Hoa Kỳ, hòng bảo vệ anh ninh của dân chúng và lãnh thổ.​ 

Thẩm phán liên bang James Robart của Seattle thuộc tiểu bang Washington đã ra phán quyết hôm qua Thứ Sáu 3/2/2017 chặn đứng sắc lệnh của Tổng Thống Trump.​ 

​Hiện tại Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ được lệnh phải bảo vệ lệnh hành pháp của Tổng Thống.  Đường chông gai đang chờ cả ba ngành.  Tối Cao Pháp Viện có trách nhiệm phán quyết lệnh hành pháp có vi hiến hay không.​ 

​Quốc Hội ban luật, Tòa Bạch Ốc (phủ tổng thống) thi hành luật, Tối Cao Pháp Viện giải thích pháp luật và xem xét coi các phán quyết của tòa dưới quyền có đúng luật.  Hệ thống Tam Quyền Phân Lập nêu ra rất rõ ràng quyền hạn riêng biệt của ba ngành Lập Pháp (Quốc Hội), Hành Pháp (Tổng Thống và Nội Các) và Tư Pháp (Tối Cao Pháp Viện), và ba ngành của chính phủ kiểm soát nhau chặt chẽ để quân bình quyền lực.  Tổng Thống phạm tội có thể bị Quốc Hội buộc tội (impeach) và truất phế. Tổng Thống có thể phủ quyết (chống không chấp thuận dự luật do Quốc Hội ban hành), và khi điều này xảy ra, Quốc Hội muốn thông qua dự luật đó để trở thành luật thì phải được hai phần ba thành viên Quốc Hội bỏ phiếu lại để chấp thuận. 
Hiến Pháp có thể được Quốc Hội tu chỉnh gọi là tu chính án.  Quốc Hội có thể buộc tội và truất phế thẩm phán Tối Cao Pháp Viện.  Tối Cao Pháp Viện có thể phán quyết pháp luật do Quốc Hội lập ra hoặc lệnh hành pháp của Tổng Thống là vi hiến (đi ngược lại Hiến Pháp).   Luật tối thượng của Hoa Kỳ là Hiến Pháp.  ​

​Ngành Lập Pháp và Hành Pháp là do dân bầu chọn quyết định bằng lá phiếu cử tri và nhiệm kỳ của họ có thời hạn nhất định.  Các thẩm phán liên bang bên ngành Tư Pháp là do sự tiến cử của Tổng Thống và Quốc Hội phải chấp thuận và chín vị thẩm phán của Tối Cao Pháp Viện không bị giới hạn thời gian tại vị--họ làm việc cho tới khi họ từ chức hoặc qua đời.  Quyền lực tối cao thật sự của nền dân chủ nằm trong tay chín vị thẩm phán này.​ 

​Lê Đài Trang​ 
phidao
Posts: 132
Joined: Sun Sep 30, 2012 7:29 am
Contact:

Post by phidao »

Image

Nghệ với con người
Hồng Bảo Thạch


Nghệ là một loài cây trồng ở vùng nhiệt đới rất gần gũi với con người, có thể dùng để chế biến các món ăn và chế tạo các loại thuốc chữa trị các loại bệnh hiểm nghèo. Nhân dịp Tết Con Gà (Đinh Dậu), người viết xin giới thiệu cùng quý độc giả.

Vài nét về cây nghệ


Nghệ có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Tamil Nadu, một bang tại mũi phía nam Ấn Độ, giáp với các bang Puducherry, Kerala, Karnataka… Loại cây này sinh trưởng trong thời tiết từ 20 đến 30 độ C với một lượng mưa đáng kể để phát triển. Ngoài Ấn Dộ, còn có thể trồng khắp nơi tại Việt Nam và một số nước vùng nhiệt đới ở Châu Á như Indonesia, Cam Bốt, Lào, Trung Quốc…

Tên khoa học của nghệ là Curcuma L (Curcuma mestica Loir). Loại cây này thuộc họ gừng Zingiberaceae. Thân rễ cây nghệ gọi là “khương hoàng” (rhizoma curcumae longae), rễ củ nghệ gọi là “uất kim” (radix curcuma longae). Nghệ còn có tên gọi khác là “nghệ tây” (Crocus sativus) của người nghèo” vì nó cũng có màu vàng và những đặc tính của một gia vị. Nghệ tây là một loại gia vị đắt nhất thế giới, chiết xuất từ nhụy của hoa nghệ tây, được phơi khô và sơ chế.

Thân cây nghệ cao từ 0,60m đến 1m. Rễ cây gọi là củ nghệ, hình trụ hoặc hơi dẹt. Bẻ hoặc cắt ngang củ nghệ ta thấy hình màu vàng cam sẫm. Lá hình trái xoan thon thon ở hai đầu. Hai mặt đều nhẵn dài khoảng 45cm, rộng khoảng 18cm. Cuống lá có bẹ. Cụm hoa mọc từ giữa các lá lên thành hình nón thưa…

Cây nghệ thu hoạch hàng năm để lấy củ, một phần trong số củ đó nhân giống vào mùa sau. Thu hoạch rồi mà không sử dụng ngay, người ta thường luộc củ nghệ trong khoảng từ 30 đến 45 phút, đem sấy khô trong lò nóng, sau đó nghiền ra thành một loại bột có màu vàng cam sẫm thường được sử dụng làm gia vị trong ẩm thực Tamil như curry hay mustard, dùng để chế biến hương vị trong các món ăn, dùng làm thuốc để chữa trị nhiều thứ bệnh hiểm nghèo… Tóm lại, nghệ có quan hệ mật thiết với con người.

Chế biến thực phẩm

Nghệ sấy khô nghiền thành bột mịn màu vàng tươi. Thường được sử dụng trong nhiều món ăn của Ấn Độ. Trong thương mại, nghệ được chế biến thành, curry, mustard vàng, các loại soup đóng hộp. Nhiều loại thức ăn chế biến sẵn khác cũng đều dùng bột nghệ làm gia vị. Ở miền tây Ấn Độ, lá cây nghệ được sử dụng để làm một món ăn ngọt đặc biệt là patoleo (xếp bột gạo cùng hỗn hợp dừa và lá thốt nốt (borassus flabellifer) sau đó gói lại rồi hấp trong một nồi hấp đặc biệt bằng đồng.

Ngoài Nam Á, nghệ đôi khi được sử dụng làm chất tạo màu vàng rực như bánh. Nó được sử dụng trong đồ uống đóng hộp và các sản phẩm nướng, các sản phẩm sữa, kem, yogurt (yogurt), bánh ngọt màu vàng, nước cam, bánh quy, màu của bắp rang, kẹo, bánh kem, ngũ cốc … Nghệ còn là một thành phần quan trọng trong hầu hết các loại bột curry thương mại.

Hầu hết các loại nghệ đều được sử dụng ở dạng bột hay củ, ở một số vùng (đặc biệt là ở Maharashtra, Goa, Konkan và Kanara), lá nghệ được sử dụng để bọc và nấu thức ăn. Cách sử dụng lá nghệ như thế này thường là ở những nơi trồng nghệ, vì lá được sử dụng ngay khi vừa thu hoạch. Lá nghệ tạo một hương vị đặc biệt.

Chúng ta cũng có thể chế biến nghệ thành các thức uống. Ép nghệ tươi vào nước đun sôi từ 8 đến 10 phút cô đặc thành dung dịch sền sệt (tương nghệ). Dùng nghệ chế biến thành món sữa vàng (Golden Milk), hoặc trộn nước ép nghệ tươi với một chút bơ hoặc dầu ô liu khoảng 20-30 giây. Cách chế biến này sẽ làm hết vị đắng của nghệ. Nước nghệ cần được nấu chín. Cũng có thể sử dụng nghệ ở dạng viên nang có bán sẵn. Thông thường, nghệ ở dạng viên nang có nồng độ hoạt chất curcumin cao hơn so với củ nghệ ở dạng tự nhiên.

Dù nghệ được sử dụng rộng rãi, nhưng không phải ai cũng biết đến công dụng tuyệt vời của nó.

Nghệ ở các vùng khác nhau

Ở Việt Nam, bột nghệ được sử dụng để tạo màu sắc, tăng thêm hương vị của các món ăn nhất định. Khi làm bánh xèo, bánh khọt và mì quảng, thường cho thêm bột nghệ để tạo màu sắc cho món ăn. Bột nghệ cũng được sử dụng trong nhiều món xào và các món canh ở Việt Nam.

Tại Thái Lan, củ nghệ tươi được sử dụng rộng rãi trong nhiều món ăn, đặc biệt là trong các món ăn ở miền nam Thái Lan, như curry, soup nghệ.

Người Padang ở Sumatra, Indonesia dùng lá nghệ chế biến thành curry, rendang (thịt ướp gia vị thơm), satay (thịt nướng xâu) và nhiều món khác.

Người Nepal trồng nghệ và sử dụng rộng rãi trong việc chữa bệnh và chế biến ra các món ăn vì màu sắc cũng như giá trị tiềm năng của nó trong y học cổ truyền.

Mặc dù thường được sử dụng ở dạng bột khô, nghệ cũng được sử dụng ở dạng tươi, như gừng. Nghệ có rất nhiều ứng dụng trong một số thức ăn ở Viễn Đông, như dưa muối (làm bằng củ nghệ mềm).

Nghệ cũng được sử dụng rộng rãi làm gia vị trong ẩm thực Trung Đông. Khi xào nấu người Ba Tư (Persians people) dùng nghệ như hành tỏi. Các món ăn chiên ở Iran đều có dầu, hành, tỏi và nghệ.

Thời trung cổ ở Châu Âu, nghệ được gọi là saffron Ấn Độ. Lý do vì người Châu Âu thời đó dùng nghệ thay thế cho saffron, loại gia vị tốn kém hơn rất nhiều. Saffron, loại gia vị lấy từ nhuỵ hoa cây nghệ tây (Crocus sativus).

Ở Nam Phi, nghệ được sử dụng để tạo màu vàng cho cơm.

Nghệ trong y học

Cách đây khoảng 4000 năm, củ nghệ đã được sử dụng để điều trị một loạt các chứng bệnh. Nghiên cứu cho thấy nghệ có thể giúp chống nhiễm trùng và một số bệnh ung thư, giảm viêm gan, điều trị các chứng bệnh liên quan đến tiêu hóa, bệnh ngoài da và chữa các vết thương. Nghệ còn được biết là haldi, một thành phần chính trong y học Siddha (The Siddha Ancient Indian Medicine) đã được sử dụng ở Nam Ấn Độ qua hàng ngàn năm.

Củ nghệ chứa chất curcumin có thể chữa lành những tổn thương trong gan, dạ dày đồng thời thúc đẩy màng nhầy và da phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, nó còn có tác dụng hỗ trợ các khớp xương bị thoái hóa hay bị viêm khớp, giúp tăng cường hệ tiêu hóa, làm giảm cholesterol, đào thải chất độc, làm khô và giúp vết thương mau lành. Curcumin còn có thể chữa được các chứng bệnh: Ung thư, alzheimer, tiểu đường, dị ứng, viêm khớp, và các loại bệnh mãn tính khác…

Tóm lại, nghệ là loại thần dược thiên nhiên ban tặng cho con người, nghệ có thể chữa trị được nhiều chứng bệnh. Mỗi loại nghệ khác nhau, sẽ có những tác dụng chữa bệnh khác nhau.

Tác dụng dược lý

Uống nước nghệ có tác dụng đối với cơ năng giải độc trong gan. Theo dõi khả năng giải độc của gan đối với santonin ta có thể thấy tăng cơ năng giải độc của gan.

Một trong những cách giúp gan loại bỏ độc tố chính là việc tạo ra mật. Lượng mật càng được sản sinh ra nhiều càng có lợi cho quá trình giải độc gan. Trong khi đó, theo các nhà nghiên cứu, nghệ không những giúp làm tăng lượng mật mà còn làm cho phẩm chất nước mật được tiết ra tốt hơn.

– Cho nước nghệ vào tá tràng sẽ thấy lượng nước mật trong tá tràng tăng cao nhưng lượng bilirubin không tăng. Khi lượng nước mật tăng nhiều, độ sánh của nước mật cũng tăng lên. Nếu đang cho nước nghệ vào tá tràng làm lượng nước mật tăng lên, rồi không cho nước nghệ vào nữa mà cho dung dịch magie sulfat (MgSO4) đặc vào, lượng nước mật vẫn tăng lên và sánh đặc.

– Dùng nghệ trong những bệnh về gan và đường mật sẽ chóng hết đau. Đối với sỏi mật cấp tính hiệu quả chậm hơn, tác dụng từ từ.

– Đối với lượng urobilin tăng trong nước tiểu, uống thuốc có nghệ vài ngày sẽ thấy lượng urobilin trong nước tiểu giảm xuống.

– Đối với bệnh nhân bị galactoza niệu sau khi uống thuốc có nghệ 10 ngày, kiểm nghiệm lượng galactoza bằng phương pháp Banev thì thấy lượng galactoza giảm xuống.

Nghệ có thể chữa được các bệnh:

Đau họng (đặc biệt với trường hợp cổ họng có đờm)

Lấy ½ thìa cà phê tương nghệ uống với một ly nước. Làm như vậy ngày vài lần hoặc mỗi giờ làm lại một lần nếu muốn.

Thoái hóa khớp

Uống ít nhất mỗi ngày 1 cốc sữa vàng (Golden Milk). Uống liên tục trong 40 ngày hiệu quả sẽ tốt hơn.


Bệnh dạ dày và các bệnh về tiêu hóa

Uống ít nhất mỗi ngày một ly yogurt vàng (Golden Yogurt), có tác dụng tốt đối với sự phát triển của nấm candida ở ruột; loại yogurt này còn tạo ra các loại vi khuẩn giúp cho hệ vệ sinh đường ruột khỏe mạnh bởi vì trong nghệ có chứa hoạt chất curcumin chống nấm tự nhiên, hạn chế sự phát triển quá mức của nấm men.

Giảm bớt căng thẳng

Muốn giảm bớt căng thẳng, hãy dùng hỗn hợp yogurt, chuối cùng một thìa tương nghệ. Hỗn hợp này giúp con người vượt qua căng thẳng một cách dễ dàng. Còn có thể ăn kèm nghệ với rất nhiều thức ăn khác. Có thể dùng một thìa tương nghệ vào các món ăn nấu bằng ngũ cốc, nước sinh tố dành cho bữa sáng. Thậm chí, có thể phết tương nghệ cùng với một chút mật ong lên bánh mì. Cũng có thể trộn lẫn tương nghệ vào các món ăn như cơm, đậu hũ hay trộn thêm vào các đĩa rau. Ngoài ra, nghệ có tác dụng rất tốt đối với các vùng da bị bệnh và các vết thương bên ngoài. Hãy giữ một lọ tương nghệ trong tủ lạnh dùng trong một vài tuần.

Làm đẹp da, phục hồi sau khi sinh đẻ

Nghệ có tác dụng chống oxy hóa (antioxydant), chống lão hóa gấp 300 lần vitamin E. Nghiên cứu năm 2007 tại Đại học Y khoa MaryLand khẳng định nghệ giúp trị các rối loạn về da, mụn trứng cá, phát ban, mụn cóc nhờ cơ chế chống viêm, dọn sạch các tế bào gốc tự do. Năm 2010, nghiên cứu tại Viện Y tế Quốc gia Bethesda chứng minh rằng, nghệ tác động lên bề mặt da và sâu hơn giúp giảm tích tụ sắc tố, đào thải sắc tố melanin sinh ra nám, ngăn cản tác hại của tia tử ngoại (các bức xạ điện tử mắt ta không nhìn thấy được), đồng thời kích thích quá trình trao đổi chất ở các mạch máu dưới da, nuôi dưỡng và đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da tăng collagen (một loại protein được tìm thấy ở động vật) giúp da căng mịn, hồng hào, tươi trẻ, trắng sáng hơn và xóa mờ vết nám.

Nghệ được vinh danh là một trong sáu chất chống oxy hóa mạnh nhất, chống lão hóa điển hình, làm đẹp và cải thiện làn da bậc nhất. Nước ép nghệ tươi được xem như là một liều thuốc trị bệnh hay thuốc giảm đau cho nhiều tình trạng da kể cả da bị chàm, thủy đậu, zona hay bị bệnh vẩy nến và ghẻ. Bôi nước nghệ đó lên vùng da bị bệnh, dùng gạc hoặc bông băng nhẹ. Nghệ có tác dụng làm khô những chỗ phồng rộp và tăng cường quá trình hồi phục của những vùng da bị tổn thương. Đối với bệnh zona, cách áp dụng tốt nhất là dùng dầu mustard bôi vào vùng da nổi mụn trước, sau đó xoa trùm tương nghệ lên.

Chữa các vết thương

Trong hộp dụng cụ cứu thương cần có bột nghệ. Nghệ giúp cầm máu rất nhanh, hơn nữa nó lại có thể kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Khi bị các vết đâm hay đứt tay chân… đổ bột nghệ vào chỗ vết thương, sau đó dùng gạc băng lại và ép nhẹ vào chỗ bị thương để cầm máu. Tất nhiên trong những trường hợp nghiêm trọng cần phải cấp cứu đến bệnh viện.

Vệ sinh phụ nữ

Làm dung dịch vệ sinh phụ nữ từ yogurt nguyên chất, nghệ và nước. Dung dịch vệ sinh này đặc biệt có ích trong việc chống lại mùi hôi và nấm men, cũng là dung dịch vệ sinh tốt nhất cho phụ nữ sau thời kỳ kinh nguyệt. Dùng 8 phần nước, 1 phần yogurt (bắt buộc phải dùng loại yogurt có chứa hoạt chất acidophilus), vài ba thìa nước nghệ. Trộn đều hỗn hợp này và đánh nhuyễn để tạo thành dung dịch vệ sinh.

Đối với phụ nữ, nghệ còn có thể làm cho nước da trẻ đẹp bằng hai cách là đắp mặt nạ hoặc uống. Với cách uống thì bột nghệ thường được uống vào lúc sáng khi thức dậy, chỉ cần hòa 2 thìa với một chút nước, hoặc sữa là được. Dùng cách đắp mặt nạ bột nghệ vàng có thể kết hợp với nhiều thứ như: Mật ong, yogurt không đường, trứng gà, rượu, bột yến mạch… Với mỗi hỗn hợp sẽ có hiệu quả riêng cho làn da của người dùng. Chăm sóc da mặt bằng mặt nạ tinh bột nghệ làn da sẽ đẹp hơn, trắng mịn hơn. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người lo ngại đắp mặt nạ với nghệ có thể làm vàng da. Bởi vậy, tốt nhất là nên dùng mặt nạ tinh bột nghệ yogurt và mật ong.

Mặt nạ tinh bột nghệ, yogurt và mật ong

Chăm sóc da mặt bằng mặt nạ tinh bột nghệ hay tương nghệ làn da sẽ đẹp hơn, trắng mịn hơn. Sau đây là cách làm mặt nạ từ tinh bột nghệ cùng yogurt và mật ong:

Cần chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu sau: 1 hộp yogurt không đường cho vào ngăn mát tủ lạnh, 2 thìa nhỏ mật ong và 2 thìa nhỏ tương nghệ. Khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu trên, trộn đều yogurt, mật ong và bột hoặc tương nghệ trong một chiếc bát sạch. Sau đó khuấy đều chúng lên để thành một hỗn hợp mịn. Cần lưu ý là chỉ có thể dùng hỗn hợp này trong một tuần. Hết một tuần phải làm một hỗn hợp khác.

Sau khi có hỗn hợp yogurt, mật ong và nghệ, thực hiện đúng những bước sau đây:

Bước 1: Rửa sạch mặt với nước ấm, sau đó nhẹ nhàng massage lên mặt.

Bước 2: Nhẹ nhàng thoa hỗn hợp nghệ, yogurt, mật ong lên da khoảng 30 phút.

Bước 3: Rửa sạch hỗn hợp trên bằng nước lạnh. Cũng có thể xoa cùng kem dưỡng da. Nên thực hiện đắp mặt nạ vào buổi tối trước khi ngủ, như vậy da mặt sẽ được tái tạo trong giấc ngủ.

Sau khi thực hiện những bước trên, da mặt sẽ mềm mại và trắng hồng.

Đắp mặt nạ hỗn hợp yogurt, mật ong và tinh bột nghệ sẽ không bị vàng da như bột nghệ hay nghệ tươi bình thường. Loại mặt nạ này không có hại cũng không dị ứng. Tuy nhiên, mỗi tuần chỉ nên đắp khoảng 2 đến 3 lần.

Nếu đắp bột nghệ bị vàng da, muốn loại bỏ màu nghệ chỉ cần lấy khăn ướt chùi hơi nặng tay xuống làn da mặt. Tuy nhiên chú ý chỉ chà theo đường đi ra phía ngoài một lần, không chà hai ba lần vì nghệ từ khăn ướt có thể thấm và lan ra các vùng da khác. Với cách lau này thì da mặt sẽ sạch hoàn toàn, đắp mặt nạ nghệ không bị vàng nữa…

Mặc dù nhiều thí nghiệm cho thấy nghệ là một loại dược thảo có thể chữa trị được nhiều bệnh, dùng để làm đẹp cho phụ nữ, nhưng một số ý kiến cho rằng, nghệ cũng có những tác dụng ngược lại… Bởi vậy, trước khi sử dụng nên xin ý kiến của các vị thầy thuốc Tây và Đông y hoặc các nhà chuyên môn.

Hồng Bảo Thạch
buikiem
Posts: 501
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

Image


Ngày Valentine đọc Chuyện Hai Con Khỉ Già
Họ tự nhận họ là "hai con khỉ già", bởi vì nụ cười của họ bây giờ cũng xệch xạc, méo mó lắm, nhất là mỗi lần cãi nhau, nhìn lại càng chẳng giống ai, cứ vênh vênh váo váo mà lại lườm lườm nguýt nguýt trông đáng ghét tệ. Nhưng đó là chuyện của họ, chẳng là của ai trên cõi đời này, nếu ai có trùng hợp mà nhận vơ là của mình thì cũng mặc thiên hạ.

Đúng ra họ đã hay chí chóe từ hồi còn trẻ, y như hai con khỉ non. Lúc mới yêu nhau họ cũng hay giận hờn, nhưng những thứ giận hờn thuở đó nó chỉ bùng lên như lửa rơm, làm cho họ càng nhớ tới nhau nhiều hơn khi xa cách.

Trước khi quyết định đi tới hôn nhân, họ đã về vấn kế và xin phép cha mẹ đôi bên so tuổi như bao nhiêu cặp vợ chồng khác. Lão thầy bói đeo đôi kính đen, gật gù bấm bấm đốt tay, sau một lúc lẩm nhẩm tính toán, nghe loáng thoáng câu gì "thìn tuất sửu mùi tứ hành xung, tý ngọ mẹo dậu ở với nhau không nát một chiếc chiếu". Nhưng may quá hai người không nằm trong nhóm tuổi ấy, cuối cùng thì thầy cũng nói một câu ba phải: "Nữ mạng hỏa, nam mạng thổ, thổ sanh hỏa, tương sanh, tuy không giàu có nhưng cũng trăm năm đầu bạc."

Thôi thế cũng được, bà già đứng dậy xuýt xoa cám ơn thầy, dẫu có khắc khẩu chút đỉnh mà cứ đầu bạc răng long cãi nhau hoài hoài thì cũng xem là hạp tuổi, không lo một đứa rửa chân về chầu Giời sớm. Mạng Tích lịch Hỏa chỉ là lửa sấm sét, nó gầm thét lên nhưng chớp nhoáng là nguội ngay, còn thổ ngự sơn thì tuy không điền sản, dinh cơ, nhưng thanh cao chót vót ngọn núi, sấm chớp không hề hấn gì. Sợ nhất là cái mạng mộc gặp hỏa, hay hỏa gặp thủy thì coi chừng đứa chết đứa bị thương. Thuở ấy thời chiến tranh, có bao nhiêu đôi vợ chồng tuổi rất hợp, thế mà vẫn nửa chừng đứt chến. Nhưng lúc ấy, hai người đang yêu nhau lắm, dẫu có phải nhảy vào lửa để chết cho tình yêu họ vẫn chết, cho nên việc đưa nhau đi xem tuổi chỉ là để các " cụ " ở nhà yên tâm mà thôi.

Thời gian cứ thế vùn vụt trôi đi, mới ngày nào mà nay đã ba mươi mấy năm đầu gối tay ấp. Hôm lũ con đề nghị mừng ngày "hấp hôn" cho cha mẹ, ông đã nửa đừa nửa thật nói với lũ nhỏ:

"Thôi, đừng phú quý sinh lễ nghĩa, tao với mẹ mày ngày nào cũng là ngày tân hôn, cần gì tổ chức cho rậm đám. Đứa nào thương cha mẹ, cứ cho tý tiền đi du lịch trăng mật tuổi già, chứ ăn thì đã không dám ăn, mà mặc đẹp cũng chả ai nhìn."

Đúng thế, với tuổi này ông nghĩ như vậy là thực tế, tiết kiệm được tiền cho con cái, lại không ngại thiên hạ xì xèo. Vợ chồng ông sống theo lối Việt Nam, hôm Valentine, ông đi làm về, nghe thiên hạ ra rả chuyện tặng nhau đóa hoa Tình Yêu, lại thấy chú Mỹ đen đứng bán hoa ở ngã tư đường, ông bèn hào sảng mua tặng bà một đóa hồng nhung đỏ. Hí hửng lái xe về, ông đậu xe ở "garage" rồi đem đóa hoa vào bếp. Thấy bà đầu bù tóc rối đang nấu cơm, ông vui vẻ đưa đóa hoa cho vợ. Chưa kịp nói câu gì hay ho để lấy điểm với bà, thì bà đã nhăn nhó lên như khỉ:
"Làm trò khỉ gì thế, hoa với chả hoét. Sao không mua cho tôi bó rau muống xào thịt bò ăn cơm có phải ngon không?"

Ông cụt hứng, ngẫm nghĩ: "rõ chán phèo cho cái con khỉ già", làm như cuộc đời chả hề biết tới chữ "romantic" bao giờ cả. Nhưng nhìn mặt mũi vợ đỏ gay khi đứng bên bếp lửa, đang làm bữa cơm chiều cho cả nhà, ông lại nghĩ thương vợ: " Ừ phải đấy, cứ rửa cho bà ấy đống bát đĩa bẩn mà lại bằng trăm đóa hoa hồng phỉ gió kia". Thế là ông xắn tay áo lên để rửa bát, bình thường đã mấy khi ông đụng đến những bếp núc bát điã của vợ, cứ cho là những việc ấy của đàn bà, đàn ông sờ vào e nó hạ giá trị con người đi. Ông lúng túng rồi tuột tay làm vỡ cái ly, thế là bà tru tréo lên:
"Thôi ông ơi, hễ ông sờ vào đâu là đổ vỡ đến đó. Cứ để tôi, chẳng cần ông phải làm."

Ông lắc đầu bỏ ra ngoài vườn, thôi đi tưới cây vậy. Nhác nhìn thấy mấy cây mướp đắng bà trồng hôm nay đã leo lên hết chiếc cột gỗ bên vệ rào, ông nghĩ ngay đến chuyện làm cho bà cái giàn. Nghĩ là làm, ông hí hoáy đi lấy thang, rồi dùng những thanh gỗ mỏng để bắc giàn, nhưng chưa gì ông đã thấy bà đứng lù lù sau lưng. Tưởng bà khen, ai ngờ bà lại la hoảng lên:
"Này cẩn thận, khéo ngã thì khốn đó ông. Tối rồi, mắt mũi thấy gì đâu mà làm, vào ăn cơm kẻo nguội."

Ông nhất định phải làm cho xong, chút nữa ông trượt chân khi với tay cột sợi giây cho cái giàn mướp. Bà lại la hoảng lên :
"Tôi lạy ông, ông chẳng làm gì nên thân cả. Lỡ ngã gãy chân, nằm một chỗ là chết cái thân già này."
Ông tự ái:
"Bà cứ hay ồn ào, không ngã mà nghe bà la hoảng cũng đủ giựt mình ngã gẫy cổ. Đàn bà có thứ đâu ăn nói cứ toang toác lên."
Bà đâu có toang toác. Bà lo cho ông đấy chứ, nhưng hai chữ "toang toác" lại làm bà ấm ách, mặt sưng lên, trông hệt một con khỉ. Tuy nói vậy, ông cũng vác cái thang cất vào nhà kho, rồi vào nhà ăn cơm. Trên chiếc kệ gỗ, đã thấy đóa hồng đỏ ông mua tặng bà được cắm vào chiếc ly thủy tinh. Ông tủm tỉm cười, đàn bà họ nói vậy mà không phải vậy, đóa hoa hồng bây giờ hình như đã tươi lên vì có nước ...

Cũng không phải lúc nào họ cũng cãi nhau, và cũng không phải lúc nào ông với bà lại không có những giây phút êm đềm bên nhau khi lũ con đi vắng cả. Những câu chuyện họ trao đổi, nghe không ngọt ngào như hồi đôi mươi, nhưng đầy những lo lắng và băn khoăn cho nhau về sức khỏe cũng như những chuyện trong nhà, ngoài phố. Ông hay nhắc bà cần phải uống thêm thuốc bổ mỗi ngày, còn bà thì lo lắng về cái chân của ông dạo này đi đứng có phần thiếu ngay ngắn.

Nhưng phiền nhất là mỗi lúc lái xe mà có bà bên cạnh lái phụ, nhắc nhở từng chi tiết khi cái kim đồng hồ nhích lên nhích xuống, bởi vì bà không lái xe mà lái tài xế. Cái này thực khổ cho ông, khi mắt phải chăm chú nhìn kính trước kính sau, miệng bà thì ong óng nhắc nhở chạy nhanh chạy chậm, khiến đầu ông cứ hoảng lên suýt tông vào xe người khác.Mỗi lần thấy đèn đỏ, ông lơ đãng còn để hồn đi đâu, bà lại la " ối! ối!" như nhà cháy. Ông quát vợ:

"Có câm cái mồm đi không? Đi với bà có ngày chết mất ngáp. "Pô Lít" tôi không sợ mà sợ cái miệng bà."
Bà im một tý rồi lại ấm ức:
"Đã lái dở mà cứ chạy "len" giữa, lỡ muốn "ếch xít" thì sao?"
Ông hầm hừ:
"Đường nó nằm trong đầu tôi, lái "len" trong, lỡ trượt bánh xe là tông vào thành xi măng, cũng giập đầu mà chết."

Họ cứ cãi nhau loạn xạ như thế, nhất là khi ông mắt mũi kèm nhèm, không nhìn rõ bảng tên đường, định quẹo phải mà một tay Mỹ đen đã lù lù chặn ngay bên cạnh. Thế là "sảy một ly đi một dặm". Họ đã có nhiều kinh nghiệm những lần đi lộn đường như vậy, rồi loanh quanh mãi tìm không ra lối về, đi lạc vào những khu lạ hoắc, chỉ mới hoàng hôn mà nghe như đã tối om om vì nỗi sợ dâng ngập lòng.

Bà còn sợ nhất là tính nóng nảy của ông, khi bị một cái xe đằng sau cứ bóp còi "tin tin" thúc hối, bởi ông bận nghĩ đâu đâu nên khi đèn xanh nhấp nháy vẫn chưa chịu chạy. Rồi khi nó vượt qua mặt ông, bèn giơ ngón tay giữa ra để chọc tức. Mỗi ngón tay là một biểu tượng cho ngôn ngữ, có xấu có tốt, nhưng ở trường hợp này thì bà phải can ông đừng bắt chước kiểu trả lời thiếu văn hóa như thế, nhất là lỡ gặp thằng có súng, thôi thì "một câu nhịn, chín câu lành" vậy. Hồi mới qua Mỹ, chả hiểu "mô tê " gì về thứ ngôn ngữ ngón tay như vậy, đang lóng ngóng tìm đường đi thì đã thấy một cái đầu ở xe bên kia thò ra, giơ một ngón tay lên, ông lại còn mỉm cười nói " thank you" người bạn Mỹ tốt bụng, về nhà cứ thắc thỏm sao nó biết mình đang tìm đường để chỉ.

Mỗi lần có dịp đi đâu với ông, phải lái trên "ree-way", xe cộ lạng lách như điên khiến ông xoay trở đến nhức đầu, mồm luôn luôn rủa "đồ khốn nạn" bà lại bật cười. Hôm ấy trong lòng ông đời đầy những thằng khốn nạn, chúng nó đi đâu mà như ăn cướp, xã hội này khó lòng mà có hòa bình khi con người cứ xùng xục lên như vậy. Nghĩ cho cùng thì chả bao giờ hết chiến tranh, từ triệu năm trước tới ngàn năm sau, con người cứ sống rồi chết, chiến tranh rồi lại hòa bình, kẻ đi vào lòng đất người lại tiếp tục sinh ra. Gọi là nhân loại còn khổ, vì lòng người cứ xùng xục lên như nồi nước sôi.

Hôm nay ông bà lại cãi nhau. Mặt bà sưng lên còn ông thì lừ lừ không nói năng. Họ đang cằn nhằn nhau, hay là chỉ có bà hay cằn nhằn mà thôi. Bà nói dai như đỉa, mà lạ thật, bà chỉ hay dai dẳng với ông thôi, chứ với người ngoài bà ngọt sớt. Chiến tranh chỉ xảy ra giữa đôi vợ chồng già, khi ra ngoài bà hay đem hai chữ "bình an" để tặng riêng cho thiên hạ.

Thế có tức không chứ. Chuyện đâu có gì ghê gớm, chỉ vì hôm nay là ngày giỗ ông thân sinh đẻ ra ông mà hai vợ chồng thằng con trai lại dẫn đứa cháu nội đi đâu từ sáng sớm.Chúng nó quên cả ngày kỵ của ông cố, đến giờ này vẫn chưa dẫn cháu về ăn giỗ. Ông bảo bà:
"Muốn gì thì phải nói. Thời buổi này bận bù đầu bù cổ, có chút thì giờ chúng nó phải "enjoy" với nhau, chúng nó làm sao nhớ được ngày gì ngoài ngày thứ bảy với chủ nhật."

Bà chua chát:
"Nhưng ít ra thấy tôi sửa soạn bàn thờ, ngâm nếp đồ xôi, nói xa nói gần thì cũng phải biết để cháu ở nhà đốt nhang cho ông bà chứ. Có thứ đâu lại cắp đít đi hết như vậy."
Ông chép miệng:
"Ôi dào! Không có chúng nó thì tôi với bà cứ bày ra cúng rồi cùng xơi với nhau, càng ít người càng được ăn nhiều."
Nhìn căn nhà vắng vẻ, nấu nướng bày biện xong đã mệt ngất ngư mà con cháu chưa đứa nào về, bà đâm tủi thân:
"Mai mốt, tôi với ông chết đi chắc chẳng có ai đốt cho nén nhang, cứ thời buổi này thì chẳng giỗ chạp làm gì cho mất công."

Ông gật gù:
"Ừ, mà cũng chẳng cần phải chôn nữa cho chật đất. Tôi có chết cứ thiêu xong rồi đem tro đổ xuống biển, chả phải gửi chùa chiền , nhà thờ cho mất công chúng nó một năm đôi lần thăm viếng. Nằm dưới ấy lại mát. Còn không thì đem lên núi, trải ra làm phân bón cho cây cỏ, không ích lợi hơn à?"

Nghe ông bình thản nói vui mà vẫn cứ ngậm ngùi. Mâm cơm cúng đã dọn lên, mùi trầm nhang nghi ngút. Bà đốt ba nén nhang cắm vào bát nhang trên bán thờ, miệng lâm râm khấn vái:
"Lạy các cụ. Hôm nay ngày giỗ ông, mời các cụ về xơi bữa cơm với con cháu. Các cháu bất hiếu cụ bỏ lỗi cho, thời buổi này chẳng giống hồi xưa. Các cụ "sống khôn chết thiêng" về phù hộ cho cả nhà an vui, khỏe mạnh, gia đạo trong ấm ngoài êm. . ."
Nghe bà khấn, ông vốn vui tính hay đùa, buột miệng:
"Các cụ có phù hộ thì cứ phù hộ, còn việc hiện về xin miễn cho kẻo con cháu nó sợ”.

Đang buồn trong bụng, bà đâm tức mình, quay sang vặc lên với ông:
"Ăn nói rõ là ba lăng nhăng, ông đừng đùa với người khuất bóng mà mang tội. Các cụ nghe được cả, đâu phải chỗ để ông đùa, bố thế hèn gì con cũng vậy. Tôi nói cho ông biết, lát nữa dẫn nhau về đây tôi cho một trận . . . "

Ông nhăn mặt:
"Thôi xin can bà, bà chửi chúng nó các cụ cũng nghe, lần sau hoảng không dám về ăn giỗ nữa. Ai lại mời các cụ về ăn giỗ, cầu vui cầu khỏe, gia đạo trong ấm ngoài êm mà gia chủ mặt mũi nhăn nhăn như con khỉ già, tôi mà là các cụ tôi cũng "đấm" vào. Bà cứ để tôi bảo chúng nó, "ngọt mật mới chết ruồi", nhấm nha nhấm nhẳng chỉ làm nó ghét mình hơn."
Bà ngang nghạnh trả miếng, bởi vì có mấy khi bà chịu thua ông:
"Không phải ngọt với ai cả, nó là con chứ không phải bố mình, nói nặng còn chẳng nghe ra, chứ nhẹ đã ăn thua gì."

Thế là bữa cơm nấu nướng công phu đầy những món ngon bỗng lạnh ngắt vì chẳng ai muốn ăn, con gà ngậm đoá hoa hồng nằm trên điã xôi như đang sốt ruột chờ đợi. Ông bực mình nghĩ tới thằng con trai vô tâm không biết đến ngày giỗ ông nội mà bảo vợ ở nhà giúp mẹ chồng. Chúng nó đi đâu mà quên cả đường về, bọn trẻ bây giờ đều vô tâm thế cả, nếu cha mẹ mà không có lòng tha thứ và thông cảm, chắc chắn sẽ buồn giận suốt đời. Hóa cho nên hồi vợ chồng chúng nó mới lấy nhau, ông đã nghĩ đến chuyện ở riêng, để ai có tự do của người đó. Nhưng riêng thì riêng, nề nếp gia đình vẫn phải giữ.

Ông mặc quần áo rồi bảo vợ:
"Tôi đi đằng này một chút."
Bà đang ngồi buồn rầu nhìn mâm cỗ:
"Đi đâu? Cơm canh dọn sẵn rồi cũng bỏ đi, đúng là "bố nào con nấy".
Ông bực mình, quát:
"Bà biết tôi đi đâu mà đã toang toác. Tôi đi tìm chúng nó về để bà chửi, chứ ăn uống thế này ngon lành gì mà ăn."

Tự nhiên giọng bà dịu xuống, ứa nước mắt:
"Thôi ông ạ. Hai đứa kia đi học, đi làm xa, đến ngày giỗ nếu mình không nhắc cũng chẳng đưá nào nhớ. Chỉ còn chúng nó ở với mình, khó lắm lại sinh tội ra, nó dọn đi thì mất cả con lẫn cháu."
Thấy bà nói, ông bật cười, cái tính bà thì ông không lạ, chỉ chớp lên như lửa trời rồi lại tắt đi ngay, lão thầy bói chả nói thế là gì. Ông nhìn vợ pha trò:
"Trông mặt bà cứ y như "con khỉ già "trong sở thú."

Bà cũng nguýt yêu ông:
"Ngó ông cười thì khỉ cũng đẹp hơn. Răng cỏ chưa gì đã "sứt càng gẫy gọng", cứ tưởng đẹp lắm đấy . . ."

Hai vợ chồng già giống như "hai con khỉ" ngồi bắt chấy cho nhau. Họ cãi nhau luôn để rồi vẫn thương nhau như thế đấy, ai có cười thì hở mười cái răng. Vậy mà hễ ông đi làm về, thấy vắng bóng bà là vội đi tìm ngay, rồi khi thấy bà nằm lù lù một đống trùm chăn kín mít, sờ vào chân vợ thấy lạnh ngắt, ông vội đi lấy dầu để bóp chân cho vợ. Còn bà, hễ ông đi làm về muộn, bụng bà chưa gì đã rối tinh cả lên, đi ra đi vào nhìn mãi cái kim đồng hồ. Chỉ khi nào nghe tiếng xe của ông đậu ngoài "garage", bà mới thở phào nhẹ nhõm, nhưng bụng lại bực "cái con khỉ già" về muộn mà không nói qua cho bà biết, mặt bà lại sưng lên hệt một con khỉ. Chẳng biết ai là khỉ, nhưng đấy chỉ là lối suy nghĩ thật âu yếm mà họ dành cho nhau ở cái tuổi già mà thôi . . .

Bỗng nghe tiếng xe ngừng ở ngoài sân, ông đứng bật dậy, vợ chồng thằng con đã dẫn cháu về. Ông mở cửa đón cháu, thằng bé lên năm mặt mũi xinh xắn, chạy ào vào ôm lấy cổ ông nội, nói bi bô:
"Thưa ông nội cháu mới về."
Thằng cháu nói còn đả đớt, mặt nó hồng lên như hai quả đào. Ông ôm cháu vào lòng, âu yếm hỏi:
"Cháu ông đi đâu mà lâu thế? Hôm nay giỗ cụ, không về sớm mà ăn giỗ."
Bây giờ anh con trai mới lên tiếng:
"Chúng con cho cháu đi sở thú. Nhớ ngày giỗ cụ muốn về sớm, nhưng thằng cháu ông nó không chịu về, cứ đòi xem mãi."
Ông vuốt tóc cháu, hôn lên đôi má phính:
"Thế cháu thấy con gì trong sở thú kể ông nghe với."
Thằng bé bây giờ mới sung sướng kể:
"Cháu xem con khỉ con bú mẹ, xem hai con khỉ già cãi nhau."
Ông bảo cháu:
"Tưởng gì! Ở nhà mình cũng có “hai con khỉ già” cãi nhau suốt ngày."

Bà đang đứng trong nhà nhìn ra, nghe ông nói, lườm ông một cái dài hơn cây số.

Nguyên Nhung
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Image


Ai mới là Tổng thống Mỹ ?


Nguồn: Fakebook Ngoc Nhi Nguyen
Cách đây mấy ngày , Nhi có viết 1 bài về việc ông Tổng thống 70 tuổi còn phải nhờ cô con gái 35 tuổi thúc giục , chỉ dẫn để làm điều đúng . Nay thì cô con gái ấy ngồi luôn vào chiếc ghế Tổng thống !

Hình ảnh trên đây được Ivanka Trump khoe trên Tweeter của mình , đã làm cho rất nhiều người dân Mỹ bất bình , phẫn nộ .


Chiếc ghế Tổng thống Hoa Kỳ không phải ai muốn ngồi vào thì ngồi , mà phải được người dân bầu vào thì mới ngồi được . Còn Ivanka không được bầu , không có chức vụ gì chính thức trong Nhà Trắng mà lại ngồi vào chiếc ghế đó thì người dân Mỹ không đồng ý .

Nếu nói đây là ông Trump chiều con gái nên cho con " ngồi chơi " cho vui thì cũng không thể chấp nhận được . Chiếc ghế Tổng thống Hoa Kỳ là tài sản của quốc gia , của toàn dân , không phải của riêng gia đình ông Trump mà ông có quyền cho con cháu ông vào " ngồi chơi " như thế được !!

Phải chăng trong thâm tâm , Trump đang coi Nhà Trắng như tài sản gia đình , với ước muốn sẽ " truyền ghế " lại cho con để bắt đầu 1 chính sách cha truyền con nối độc tài ?

Qua những hành động , cử chỉ như thế này , người ta thấy rõ là Trump và gia đình hoàn toàn không coi chức vụ Tổng thống của ông là 1 nhiệm vụ thiêng liêng đối với quốc dân , mà như 1 trò đùa , thích nói gì thì nói , thích làm gì thì làm , không cần biết phải tôn trọng hay bảo vệ giá trị , pháp luật gì của quốc gia hết !
bichphuong
Posts: 618
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »

Image



Đời người thong dong, đâu cần phải vội vã. Ung dung là 1 loại trí tuệ

Ung dung là một cảnh giới đến từ sự cởi mở của tâm thái và phẩm chất vững vàng

Không bực bội, không phô trương, không tranh công đoạt lợi, không điêu ngoa mê hoặc lòng người. Đương nhiên, tất cả những điều này không có nghĩa là buông bỏ, ngược lại, còn tỏa ánh sáng chói lọi của lý trí: cần cù, linh hoạt, kiên quyết không nản, chuyện gì cũng xem trọng quá trình, xem trọng cảm nhân của tâm hồn hơn, còn về kết quả ra sao, có được danh lợi hay không cũng không quan trọng.

Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên. Tuyệt đối không thể cố tình cưỡng cầu, rất nhiều sự việc trên đời này, không cưỡng cầu mà có thể thành công.

Ung dung là một thái độ

Có cũng được, mất cũng không sao. Cần gì phải vì chuyện được mất mà canh cánh trong lòng, suốt đêm không ngủ, trăm hại chứ không có ích gì. Dùng tâm thái ung dung để nhìn cuộc sống, trời đất tự rộng mở, dùng trái tim biết ơn để đối đãi thế giới, mọi chuyện thuận lợi.

Một người trần trụi đến với thế gian, vốn dĩ đã là không có gì cả. Danh dự, tài phú, quyền thế thực ra đều là vật ngoài thân, sống không mang theo, chết không mang đi, vậy sao phải cả đời dằn vặt tranh đấu, khổ sở. Khi từ giã cuộc đời, công danh, lợi lộc, tài phú, đều thuộc về nhân gian, sẽ trả lại hết cho nhân gian. Nhà Phật nói rất hay: ‘Sống trong cát bụi, tất nhiên trở về với cát bụi’, rất nhiều chuyện trên đời không phải vậy sao.


Mà trong lúc còn sống, vì một chức vị, giữa đồng nghiệp với nhau, tranh giành đấu đá, gian trá lừa lọc; vì một vinh dự, giữa bạn bè với nhau, âm mưu toan tính nhau, trở mặt thành thù; vì một chút danh lợi nhỏ nhoi, anh em dao súng tranh giành. Còn có đặt bẫy hại nhau, còn có phỉ báng vu khống, đả kích báo thù, thậm chí dồn nhau vào chỗ chết thật nhanh.

Dục vọng là nguồn gốc của tội ác, trong ý nghĩa nhất định nào đó, lời này của nhà Phật là chính xác. Ung dung, đến từ việc nhìn thấu một thứ hành phúc đơn giản nằm ngoài danh lợi, không có dục vọng cũng là nguồn gốc của hạnh phúc, nó đến từ sự làm chủ chính mình.

Ung dung, là một cách sống

Bất luận đi đứng hay ngồi, luôn luôn đều phải đứng thẳng tự nhiên, mặt nở nụ cười. Đi tham dự những bữa tiệc lớn, cho dù địa vị của chúng ta thấp kém, vẫn ứng xử thích đáng, ung dung không vội vã, hoặc ở trong bữa cơm bình dân ồn ào, hoặc ăn uống một mình, hoặc cùng bạn bè dùng bữa tối trang nhã, chúng ta đều nên rót chậm uống chậm, không ăn thô lỗ vội vàng, chúng ta phải học cách nhai chậm món ngon, học cách thưởng thức món ngon, học cách hưởng thụ cuộc sống.


Đi ra khỏi nhà hàng sang trạng, bất luận chúng ta đang có chuyện quan trọng đến đâu, trong lúc chúng ta băng qua đường, đối diện đèn đỏ, đối diện đường lộ rộng lớn, đối diện bánh xe đang lăn vội vã như bay, chúng ta cần phải học cách ung dung chờ đợi. Trễ mất thời gian đi làm, chẳng qua bị đi trễ một lần, cho dù bị phạt 10 đồng hay 20 đồng, thì có là chuyện lớn lao gì chứ? Bỏ lỡ chuyến xe buýt, còn có chuyến sau, bỏ lỡ một đơn đặt hàng, còn có một đơn đặt hàng mới, mất đi một cơ hội quan trọng, còn có một cơ hội mới. Chỉ cần chúng ta cố gắng, chỉ cần chúng ta chuyên cần, chỉ cần chúng ta kiên trì không chán nản, cơ hội mãi mãi vẫn còn, thành công mãi mãi vẫn có.

Ung dung là một loại trí tuệ, nó là một đức tính đẹp ẩn giấu nơi sâu nhất tâm hồn chúng ta, gọi là khoan dung

Bất luận vào lúc nào nơi nào, đối với lỗi của người khác, tâm luôn khoan dung; đối với khốn khổ của người khác, tâm luôn thương xót; đối với đất trời thì tâm luôn thành kính, đối với vạn vật thì tâm luôn khiêm cung.

Đối với lỗi của đồng nghiệp, không cười trên nổi đau người khác, cho dù phê bình đối phương, chúng ta cũng phải dùng tâm thái ung dung, không dùng lời lẽ cay nghiệt, khi tâm bình khí hòa, giống gió xuân hóa mưa, vạn vật tĩnh lặng; ung dung, nó có thể làm ý kiến của chúng ta càng chắc chắn càng khách quan, từ đó không bị cực đoan, để gây tổn hại cho người khác.

Đứng trước sự trắc trở, không hà khắc với bản thân, không làm khó chính mình. Vì chúng ta là con người, là cơ thể máu thịt, chứ không phải thượng đế toàn năng, không phải thần thánh cái gì cũng làm được. Vì vậy, chúng ta phải cho phép bản thân có ngọn núi cao không vượt qua được, cho phép bản thân có nơi lồi lõm không thể đến được, cho phép bản thân có sự mạo hiểm và khổ sở không gánh chịu được. Vì vậy, chúng ta không chỉ khoan dung người khác, đặc biệt còn phải khoan dung chính mình cho phép bản thân thất bại, rồi tha thứ cho chính mình. Đây không chỉ đơn giản là kinh nghiệm đời sống, mà còn là trí tuệ lớn của đời người.

Đời người thong dong, cần gì phải mỗi ngày đều dính đầy bụi trần, bước đi vội vã. Gặp được phong cảnh đẹp, đừng ngại dừng chân thưởng thức, một khi bỏ lỡ, có lẽ cái mà chúng ta bỏ lỡ không chỉ là một ngày xuân, mà là cả một cuộc đời.

__._,_.___
vuongquan
Posts: 270
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »



Alabama: Xe con tông vào xe cha, cả hai đều chết


February 21, 2017

Image
Hai cha con xấu số, Jeffrey, 50 tuổi, và Austin Brasher, 22 tuổi. (Hình: Brasher Family)
MONTGOMERY, Alabama (NV) – Ông Jeffrey Morris Brasher lái xe đi làm, trong khi Austin, con trai ông, đi ăn tiệc về lúc 4 giờ 10 sáng Thứ Bảy, xe của họ tông vào nhau khiến cả hai đều thiệt mạng.

Tạp chí People trích lời cảnh sát nói rằng, sau khi xảy ra tai nạn, ông Jeffrey, 50 tuổi, người chuyên phân phối bánh mì, chết ngay tại chỗ.


Về phần người con trai Austin, 22 tuổi, anh được lập tức đưa đi bệnh viện và qua đời 5 tiếng sau đó .

Tai nạn khiến hai cộng đồng Fayette và Bankston ở tiểu bang Alabama, vốn rất thân thiết nhau, phải một phen sửng sốt.

Suốt khắp khu vực, nhiều bảng dựng lên kêu gọi người qua đường hãy cầu nguyện cho gia đình Brasher về sự mất mát không thể tưởng tượng được.

Bà Pamela Brasher Dennis, chị của ông Jeffrey và cũng là dì của Austin, nói với tờ People: “Thật không còn lời nào để nói. Đời sống của mỗi người đều thay đổi kể từ sáng hôm Thứ Bảy. Sau lần này ai cũng cảm thấy không còn được như trước nữa.”

Bà Dennis cho biết hai cha con vốn khắng khít với nhau như hai người bạn thân.

Các nhà điều tra ở Alabama nói rằng rượu bia đóng một vai trò đáng kể trong tai nạn kinh hoàng này, tuy nhiên người nhà các nạn nhân nói rằng ông Jeff không phải là người uống rượu.

Cô Monica Marie Aker, chị em họ với anh Austin, thừa nhận: “Austin có uống rượu và trên đường lái xe về nhà sau khi dự tiệc. Nghe nói họ đụng nhau ở đầu xe thật là điều khó có thể tưởng tượng được. Cả cộng đồng đều tan nát cõi lòng về tai nạn này.”

Theo cô Aker, họa vô đơn chí đến với gia đình Brasher trong năm nay.

Mẹ anh Austin, bà Pamela, đang vật lộn với bệnh ung thư, trong khi cô chị Jennifer của Austin vừa mới hồi phục sau một tai nạn xe cách đây không lâu.

Đám tang chung của hai cha con dự trù được tổ chức vào ngày Thứ Tư tuần này. (TP)
bichphuong
Posts: 618
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »

Image


LỚN TUỔI… và CUỘC SỐNG Ở HOA KỲ !!

Sau hơn ba thập niên sinh sống và làm việc ở Mỹ, thỉnh thoảng anh em, bạn bè gặp nhau chúng tôi cũng bàn đến chuyện tương lai về hưu sẽ sống ra sao hay sống ở đâu.

Như ở mọi nơi trên thế giới, sau thời gian làm việc đóng góp cho xã hội, người dân Mỹ đến tuổi già cũng phải nghỉ hưu. Nhìn lại quá khứ rồi hướng về tương lai thì thấy nếu một người ra đời làm việc năm 25 tuổi, là khi mới tốt nghiệp đại học, đến 65 tuổi thì đã có 40 năm làm việc, khi đó là tuổi được hưởng trọn số lương hưu là tiền của chính mình và chủ đã đóng vào quỹ an sinh xã hội trong thời gian lao động.

Thực ra một người lao động Mỹ khi vừa bước vào tuổi 50 đã nhận được thư mời tham gia hội AARP (American Association of Retired Persons) – Hiệp hội người Mỹ Hưu trí – dù thời gian phải tiếp tục làm việc vẫn còn ít nhất 15 năm trước khi chính thức nghỉ hưu.

Thành lập từ năm 1958, AARP hiện có gần 40 triệu hội viên trên toàn quốc. Hội viên đóng lệ phí 16 đô là một năm và sẽ thường xuyên nhận được tạp chí với nhiều thông tin liên quan đến chính sách và sức khoẻ của lớp người ở tuổi 50 hay cao hơn. Hội cũng vận động hành lang cho quyền lợi của người đã nghỉ hưu hay sắp sửa. Là hội viên, khi thuê xe, đặt phòng khách sạn, mua các loại bảo hiểm còn được giảm giá ít nhiều.

Rất ít người Mỹ về hưu ở tuổi 50 và ngay cả tuổi 55 hay 60 cũng còn ít. Trừ người thật giầu hay những ai là công chức thành phố, tiểu bang, liên bang, là thành phần cảnh sát, cứu hỏa hay giáo chức với quỹ hưu bổng riêng và có thể nghỉ hưu sau 25, 30 năm trong những nghề đó.

Theo Sở Thống kê Dân số, tuổi hưu trung bình của người Mỹ là 62 và thời gian sống hưu là 18 năm.
Image
Về tiền hưu trí, quỹ an sinh xã hội chỉ cho lãnh sớm nhất khi 62 tuổi. Một người về hưu ở tuổi đó thì còn phải tự lo bảo hiểm y tế trong ba năm nữa cho đến 65 tuổi là lúc được nghi danh vào chương trình bảo hiểm y tế của chính phủ dành cho người cao tuổi, tức Medicare. Vì vậy, dù 62 tuổi nhưng nhiều người vẫn còn đi làm để có bảo hiểm sức khoẻ từ nơi làm việc, nếu không phải tự bỏ tiền ra mua thì một tháng có thể phải chi cả nghìn đô cho một người, mà nếu chỉ có lương hưu duy nhất là tiền an sinh xã hội thì sẽ không đủ chi tiêu.

Ngân sách quỹ an sinh xã hội và y tế của liên bang là do chính tiền của người lao động đóng vào và do chính phủ quản lý. Hiện nay thuế Medicare ở mức 2.9% số lương, cá nhân đóng một nửa, chủ đóng một nửa. Cũng như thuế cho quỹ an sinh xã hội là 12.4% và người đi làm đóng một nửa, tức 6.2%, chủ chịu một nửa.

Thuế an sinh xã hội có giới hạn, chỉ đóng đến mức lương 113,700 đô cho năm 2013, tăng lên mức 117 nghìn cho năm 2014 và tiếp tục tăng đến 165,600 vào năm 2022. Số lương cao hơn những mức nêu trên không phải chịu thuế này. Còn thuế y tế Medicare không có giới hạn mức lương.
Image
Như thế chính phủ lúc nào cũng thu hai khoản tiền thuế, tổng cộng là 7.65% từ lương công nhân. Những ai làm chủ cơ sở thương mại hay làm việc riêng cho chính mình thì phải đóng gấp đôi, vừa là thợ vừa là chủ, tức 15.3% tổng số thu nhập. Không thể trốn vào đâu được. Các chủ nhân không làm kế toán rõ ràng cho các khoản thuế này sẽ bị phạt nặng. Dưới thời Tổng thống Bill Clinton, ông bổ nhiệm một phụ nữ vào nội các, trước khi được Thượng viện phê chuẩn thì báo chí phanh phui sự việc bà này đã có mướn người giúp việc trong nhà nhưng không khai và không đóng thuế an sinh xã hội cho người làm, như thế là phạm luật khiến bà phải rút lui khỏi chức vụ được đề cử.
Image
Ngân sách hiện tại của quỹ an sinh xã hội đang cạn dần vì thành phần trẻ vào đời làm việc ít đi, trong khi đó số người già càng nhiều và càng sống lâu, trung bình đến 81 tuổi cho phụ nữ và 76 cho nam giới. Trước đây cứ 4 người đi làm đóng thuế để trả cho một người nghỉ hưu, nay con số này xuống còn 2.5 và theo một ước tính của cơ quan nghiên cứu Quốc hội, đến năm 2033 quỹ chỉ còn đủ để trả 77% tiền hưu của người được hưởng.

Số tuổi để hưởng trọn vẹn phúc lợi tài chánh khi về hưu ngày càng tăng lên. Trước đây là 65 tuổi cho những ai sinh năm 1938 trở về trước. Luật mới qui định người sinh từ năm 1943 đến 1954 thì tuổi hưu là 66, từ 1955 đến 1959 mỗi năm tăng lên hai tháng tuổi hưu. Sinh sau năm 1960 thì đến 67 tuổi mới được hưởng lương hưu trọn vẹn. Nếu nghỉ hưu non vào năm 62 tuổi, tiền an sinh xã hội chỉ được khoảng 70% so với lương về hưu đúng tuổi. Cùng với việc tăng tuổi hưu, thuế an sinh xã hội và thuế y tế Medicare cũng tăng lên.Theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), số người Mỹ ở tuổi từ 65 đến 69 vẫn còn làm việc là 20%, so với Anh 10%, Đan Mạch 9%, Na Uy và Thụy Sĩ 7% trong khi Đức, Hà Lan 3% còn Pháp, Ý chỉ có 1%.

Hiện nay phúc lợi an sinh xã hội trung bình cho một người Mỹ nghỉ hưu là 1230 đô la một tháng. Dù không còn nợ nhà, nhưng số tiền này cũng khó đủ cho một người sống riêng biệt vì các khoản chi tiêu bao gồm thực phẩm, điện nước, xăng dầu, bảo trì xe, thuế nhà đất. Vì thế chính phủ còn có phụ cấp SSI – Supplemental Security Income, người Việt thường gọi là tiền già hay tiền bệnh – phụ cấp tiền thuê nhà, giảm giá điện ga cho người nghèo.
Image
Trong thực tế ngày nay, với tiền an sinh xã hội không thôi, nhiều người cao niên chỉ đủ sống. Vì thế trong lúc còn làm việc chính phủ khuyến khích tiết kiệm thêm bằng cách bỏ tiền vào các quỹ 401(k) hay IRA. Với quỹ 401(k) có khi chủ nhân cũng đóng góp thêm vào cho công nhân và có giới hạn vài trăm đô một tháng. Số tiền tiết kiệm sinh lời và sẽ không bị đánh thuế, nhưng không được rút ra cho đến năm 60 tuổi hay cao hơn để chi tiêu lúc về hưu.

Hiện nay, một cặp vợ chồng bắt đầu về hưu năm 2013 vào tuổi 65 hay cao hơn thì mỗi tháng một người lãnh khoảng 2500 đô tiền an sinh xã hội. Nếu nợ nhà đã trả hết, với 5 nghìn đô là dư tiêu trong một tháng cho hai người. Ốm đau, thuốc men có chính phủ lo.

img_0279Với số tiền đó thì có thể bàn đến việc nghỉ hưu ở một nước ngoài. Nhưng trở ngại duy nhất là Medicare vì dịch vụ y tế này chỉ cung cấp cho cư dân sống tại Mỹ. Sống ở nước khác, phải tự mua bảo hiểm y tế riêng ở nơi đó. Vì thế nhiều người Mỹ nếu quyết định nghỉ hưu ở nước ngoài họ thường chọn nơi có mức sống rẻ, hệ thống y tế tốt hay những nơi gần Hoa Kỳ, như nam Mỹ và các đảo quốc trong vùng biển Caribbean, phòng có gì khẩn cấp cũng chỉ vài giờ bay là đã về lại Mỹ để được chăm sóc y tế.Một khảo sát mới đây của nternationalLiving.com xếp hạng mười nơi tốt cho người Mỹ và Canada nghỉ hưu là Ecuador, Panama, Malaysia, Mexico, Costa Rica, Uruguay, Colombia, Spain, Thailand và Malta.

Nhiều người Mỹ gốc Việt làm việc đã gần 40 năm, nay nghỉ hưu cũng có khả năng tài chính để ra nước ngoài sống, nhưng về Việt Nam có thể khó vì xa xôi và nhất là điều kiện y tế chưa tốt cho tuổi già. Với một số người Việt cao tuổi ở Mỹ chuyện về Việt Nam sống còn là điều không thể vì đang nhận phúc lợi xã hội và y tế qua chương trình phụ cấp của chính phủ dành cho người già. Khi nhận phụ cấp thì chỉ có thể ra nước ngoài chơi ít tuần, còn nếu ở lâu các khoản trợ cấp sẽ bị cắt.

Bạn bè chúng tôi trong lứa tuổi sấp xỉ 60 cũng đã bắt đầu nghĩ đến chuyện hưu và cũng có đề nghị nếu vào nhà tập thể cho người cao tuổi thì cũng tìm nơi sống chung để chiều chiều lai rai nhậu, đàn hát bên nhau cho vui những lúc cuối đời.

BÙI VĨNH PHÚ
bichphuong
Posts: 618
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »

Image

RỒI CŨNG QUA
Những người "có tuổi" thường vẫn thích sống với cái quen, với cái cũ. Khó lòng thay đổi với bất cứ lý do gì. Nhưng, dù muốn dù không rồi cái gì cũng sẽ qua với thời gian.

Mới đó mà công trình "khó xử" cũng chuẩn bị hoàn thành.

Chuyện là ngôi nhà của tu viện dầm mưa dãi nắng gần nửa thập kỷ đã đổ màu hoen ố. Để sơn phết lại quả là điều vô cùng khó bởi lẽ khó mà di dời "cố đô" nhất là của các cụ già khó chịu. Có cụ cương "cố thủ" dù đã được nhiều người thuyết phục nhưng cụ quyết "sống chung với bụi" chứ không hề xoay chuyển. Cụ đưa ra cái lý của cụ và vì "có tuổi" nên rồi cũng nhường cụ một bước.

Ngày xưa, mẹ tôi cũng thế. Căn nhà quá cũ, chúng tôi chỉ muốn quét vôi lại căn nhà nhìn cho sáng sủa một tí nhưng bà không chịu. Mẹ giận khi chúng tôi đề nghị quét vôi và sơn lại nhà cho sạch sẽ nhưng mẹ không đồng tình với ý kiến. Thế nhưng, căn nhà đã quá cổ và quá bẩn nên chúng tôi nài nỉ để được làm. Khi chúng tôi làm, bà giận bỏ đi qua nhà người quen ở . Hết sức tranh thủ và cố gắng, chỉ sau 2 ngày chúng tôi đã hoàn thành "công trình bất đắc dĩ". Sau khi làm, căn nhà xem ra sáng sủa và sạch sẽ hơn xưa nhiều.


♦♦♦

Rồi thời gian cũng qua đi. Người "khó chịu" nhất trong gia đình cũng ra đi. Lần sửa nhà mới nhất chúng tôi lại càng nhớ người "khó chịu" bởi lẽ chúng tôi đại tu lại ngôi nhà thân yêu nhưng người "khó chịu" không còn chịu khó để nhăn nhó chúng tôi như xưa nữa.

Thời gian qua đi, người "khó chịu" cũng qua đi và một ngày nào đó, bản thân tôi cũng qua đi. Rồi cũng qua theo thời gian.

Mấy ngày này, ra vào tu viện, đi ngang và nhìn tòa nhà tu viện đang khoác trên mình chiếc áo mới thấy cũng hay. Dù không thích, dù khó chịu với bụi bặm và nhiều điều khác bất tiện nhưng thời gian qua đi thì công trình chuẩn bị đi vào đoạn kết. Nghĩ như thế để thấy rằng cuộc đời cái gì rồi cũng qua đi.

Đọc sách, lật qua trang, ta vẫn có thể lui lại để đọc trang cũ nếu cần. Xem tấm hình trên chiếc màn hình vi tính, nếu cần cũng chỉ cần nhấn phím xem lại vẫn xem được. Căn nhà, ta sơn màu không thích ta có thể sơn lại. Cái gì cũng có thể làm lại, cái gì cũng có thể trở lại được nhưng thời gian không bao giờ trở lại. Thời gian cứ qua đi qua đi, ngay như khi tôi ngồi viết dòng suy tư này thì chiếc kim của đồng hồ vẫn cứ quay. Viết xong chắc chắn một điều là không thể nào quay thời gian trở lại được.

Cũng như vậy, sáng hôm nay có dịp nhìn lại những bức hình kỷ niệm xưa nhân dịp các cha các thầy đi giảng Đại Phúc. Những mái đầu xanh ngày ấy từ những năm về trước khi các cha các thầy đi giảng Đại Phúc ở Ba Ngòi, ở Phú Lâm, ở Plei Chuet ... nay đã nhuốm màu muối mà ít thấy tiêu. Trong số các vị đó cũng có một số vị nay đã không còn hiện diện ở trần gian với anh em, sống chung cộng đoàn, chung một mái nhà như ngày xưa nữa. Thậm chí, chẳng còn thấy nụ cười khi chia sẻ niềm vui hay nét mặt giận hờn khi gặp chuyện trái ý nữa.

Cứ nghĩ lại xem có đúng không ? Trong cuộc sống, có những lúc hết sức nóng giận vì trái ý nhưng rồi thời gian cũng qua đi chứ không ai ở mại trong cơn giận cả. Niềm vui, vinh quang của cuộc đời cũng sẽ qua đi với thời gian. Chẳng có gì tồn tại. Chỉ còn tình yêu, chỉ còn nhân đức, chỉ còng lòng mến, chỉ còn lòng nhân còn ở lại với cuộc đời con người mà thôi.

Tâm tình của tác phẩm "Không tên số 5" cũng gợi cho ta nhiều suy nghĩ :

... Hãy đến chia nhau nghèo khó
Quên lo tương lai mịt mờ
Hãy cố yêu người mà sống
Lâu rồi đời mình cũng qua
Lâu rồi đời mình cũng qua
Xin em đôi tay nuột nà
Xin em đôi môi thật thà
Thật thà chịu nhiều xót xa
Hãy cố vươn vai mà đứng
Tô son lên môi lạnh lùng
Hãy cố yêu người mà sống
Lâu rồi đời mình cũng qua.


Vâng ! Lâu rồi thời gian cũng qua đi và ta sẽ già yếu ... và ... đến một ngày nào đó đời mình cũng sẽ qua đi.

♦♦♦

Dù sang dù hèn, dù giàu dù nghèo, dù quyền cao chức trọng hay chỉ là một người vô danh tiểu tốt cuối cùng cũng qua đi.

Nhớ đến điều này để ta cũng hãy "cố yêu người mà sống" bởi lẽ khi thời gian qua đi rồi, khi ta nằm xuống rồi thì ta không còn cơ hội để diễn tả tình yêu thương, lòng mến nữa. Hoặc đợi đến khi già nua tuổi tác, muốn làm chút gì đó cũng khó bởi giới hạn của sức khỏe, của khả năng của con người.

Và vì vậy, hãy cố yêu người mà sống ... Vì cuộc đời của mỗi người chúng ta, sớm muộn gì rồi ... thì cũng qua.

Hãy yêu thương khi có thể, để thời gian qua đi ta không ngậm ngùi ... tiếc nuối.


Anmai, CSsR
Nguồn : thanhlinh.net
bichphuong
Posts: 618
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »

Image

Người Đưa Thư

Thời gian mới định cư ở Hoa Kỳ, khi đến cư ngụ khu chung cư nhiều người Việt tôi đã thấy ông ta. Đó là người đưa thư, có bộ râu hung hung xồm xoàm viền quanh miệng, khiến thoạt nhìn người ta thấy ông có nét một ông già Santa Claus mỗi mùa Giáng sinh. Nụ cười hiền, đôi mắt xanh mông mênh màu biển, ông là người đều đặn mang niềm vui cho đám cư dân sống ở chung cư, đa số mới từ Việt Nam sang , thường ngóng những cánh thư ở quê nhà.
Ông ta trạc độ ngoài năm mươi, dáng dấp khỏe mạnh, khó đoán tuổi cho chính xác vì bộ râu xồm xoàm đó. Mỗi buổi chiều, khi chiếc xe của Bưu Điện chạy vào con dốc đầy ổ gà, nơi đặt mấy thùng thư đã thấy có người đứng đợi. Đa số là người già, không biết làm gì cho hết ngày, đi lấy thư cũng là một cái thú. Ông ta bỏ thư vào từng hộp thư của mỗi nhà trong xóm, xong lái xe đi, không quên giơ tay vẫy mấy đứa trẻ đang chơi đùa trên khoảng sân trống.
Mãi cho đến một hôm, trời mùa đông lại mưa tầm tã, tôi thấy người đưa thư ngừng xe trước cửa căn chung cư, rồi chạy ào vào hiên gõ cửa, đưa cho tôi một lá thư. Lá thư của người bạn học từ Việt Nam gửi sang, đề trúng tên người gửi và địa chỉ "zip-code", nhưng thiếu số nhà của căn chung cư, không hiểu sao ông ta lại biết là của tôi. Chính vì thế mà tôi biết ông đọc được tiếng Việt, lại còn quen cả tên của người nhận thư, rồi vì sợ thư không đến tay người nhận, thay vì trả lại cho Bưu Điện, ông mang thư đến thẳng nhà tôi.
Hôm ấy trời bão rớt, mưa suốt từ sáng đến chiều chưa ngớt, bầu trời xám xịt khiến mùa Đông càng có vẻ rét mướt. Tôi cảm động nhận lá thư từ tay ông, nhìn ông ướt át trong chiếc áo mưa màu vàng, những bụi mưa còn đọng trên mái tóc đã ngả bạc với bộ râu hung hung viền quanh miệng. Ông hỏi, bằng tiếng Việt:
" Xin lỗi, có phải tên cô không?"
Tôi ngạc nhiên, vì lần đầu nghe ông ta nói tiếng Việt, chực nhớ lại bà con trong khu chung cư, gặp nhau ngoài thùng thư vẫn hay nói chuyện này nọ về xứ Mỹ và người Mỹ, có lẽ ông đã nghe được cả. Tôi nhận đúng là tên mình, rất cảm kích vì tấm lòng của người đưa thư. Ái ngại khi thấy mưa vẫn như trút nước, rặng cây ven đường như mờ mịt đi dưới màn mưa trắng xóa. Tôi hỏi ông, bằng tiếng Anh:
" Ông có vội lắm không? Mời ông vào nhà chơi, mưa lớn quá."
Ông nheo đôi mắt xanh nhìn trời, cười hiền hậu, nói một câu thành ngữ tiếng Anh:
" It's raining. . . cats and dogs..."
Đoạn ông ta nói bằng tiếng Việt:
" Mưa lớn quá, giống như mưa ở Việt Nam."
Tôi mở to mắt nhìn ông thán phục:
" Ông nói tiếng Việt giỏi quá, ông học ở đâu vậy?"
Người đưa thư giơ tay vuốt những giọt mưa trên tóc, trên mặt, giọng thoáng một niềm vui, thật xa vời:
" Từ Việt Nam. Tôi đã từng ở Việt Nam, cách đây ba mươi năm. Việt Nam luôn ở trong trái tim tôi."
Tôi mỉm cười, một câu xã giao mà người Mỹ nào cũng học qua, nhưng sao ở người đàn ông này, tôi không thấy sự giả dối. Một lần nữa, tôi mời ông vào nhà , không khách sáo, trước khi bước vào căn phòng ấm, ông tháo đôi giày để ngoài cửa, giọng dí dỏm:
" Người Việt thường cởi giày trước khi vào nhà, có phải vậy không?"
Ngạc nhiên vì câu hỏi của ông, một người Mỹ hiểu cả thói quen của người Việt, thật là hiếm, như vậy ông ta chắc phải tha thiết với xứ sở của tôi nhiều lắm, tự nhiên tôi thấy có cảm tình với ông. Như hai người đồng hương đã lâu không gặp nhau, ông thổ lộ:
" Tôi nhớ Việt Nam nhiều lắm, nhớ "người" Việt Nam lắm..."
“ Người Việt Nam” ở đây thì nhiều lắm, sao ông lại nói câu ấy với nhiều cảm xúc trong ánh mắt mà tôi có thể nhìn được. Rồi đưa mắt nhìn khắp căn phòng được bài trí theo kiểu Á Đông, ông dừng lại một bức tranh trên tường vẽ cảnh mùa Xuân, con ngõ nhỏ với hai hàng mai nở vàng thật đẹp. Ông thảng thốt reo lên, giọng lơ lớ:
" Đấy có phải là hoa mai?"
Tôi gật đầu, cảm phục một người Mỹ biết nhiều về xứ sở của mình:
" Ồ! Ông cũng biết hoa mai? Nó là loại hoa biểu tượng cho mùa Xuân ở quê hương tôi, và chỉ nở vào mùa Xuân."
Ông gật đầu, đôi mắt xanh thoáng một nét bâng khuâng, nhìn theo những sợi mưa nghiêng nghiêng đan nhau trong khung trời mờ tối:
" Tôi biết, vì cô ấy tên Mai, Mai là tên người yêu của tôi, cô học trò bé nhỏ…"
Hình như ông xúc động, yên lặng để dấu đi nỗi buồn. Tôi cũng ngạc nhiên không ít, khi khám phá ra mối tình của người đưa thư, một mối tình có lẽ rất đẹp mấy chục năm trước vẫn ấp ủ trong trái tim ông, từ những ngày trẻ tuổi.
Buổi chiều mưa hôm đó, một chiều mưa trên xứ người, nghe câu chuyện tình của người đưa thư, tự nhiên tôi cảm thấy dâng lên trong lòng một nỗi buồn rất Việt Nam, cả cái không khí lãng đãng một chút ngậm ngùi theo từng giọt mưa rớt xuống hàng hiên ẩm ướt. Trong khi chờ mưa ngớt hạt, người đưa thư bồi hồi kể tôi nghe chuyện tình của ông ba mươi năm trước.. ..
* * *
David sinh trưởng ở Sacramento, thủ phủ của tiểu bang California. Vùng đất phì nhiêu màu mỡ có rất nhiều cánh đồng trồng rau và trái cây, đủ cung cấp cho hầu hết các tiểu bang của Hoa Kỳ. Sinh ra trong một gia đình đông anh em, cả nhà sống trong một trang trại trồng hoa quả vùng ngoại ô, David có bản chất một người đồng quê rất hiền lành và thật thà, yêu thiên nhiên.
Học hết Trung Học, David rời gia đình đến Nam Cali để tiếp tục việc học. Sau bốn năm Đại Học, vốn bản tính hiền lành, thích làm việc thiện, David tình nguyện sang Việt Nam làm công tác giáo dục và thiện nguyện. Do đấy, chàng có một thời gian dài đến gần bốn năm phục vụ trong các trung tâm Việt Mỹ, dạy tiếng Anh cho những người Việt trẻ tuổi.
Lúc ấy David còn trẻ lắm, mới hai mươi hai tuổi. Trước khi sang Việt Nam, chàng được học tiếng Việt sáu tháng, cho nên lúc đến Việt Nam chàng đã bập bẹ nói được những câu xã giao thông thường với người bản xứ. Năm David tới Việt Nam, chiến tranh đang thời kỳ leo thang, nhưng ở thành phố tương đối người dân vẫn sống trong yên bình, chưa nhìn thấy bao nhiêu sự đe dọa của chiến tranh. David chỉ ở Sài Gòn một thời gian ngắn, sau đó được đưa về Cần Thơ. Chính nơi này, thành phố thơ mộng ven bờ sông Hậu, đã khiến David lúc quay về Mỹ, mang theo một vết thương lòng.
David đã có dịp đi lại mấy lần trên nẻo đường mang nhiều sắc thái miền Tây Nam Phần, đó là quốc lộ 4. Những cánh đồng lúa bát ngát, những vườn cây xanh, những mái tranh nghèo khuất sau hàng dừa rủ bóng trên giòng sông đục ngầu phù sa, lắc lẻo nhịp cầu tre bắc ngang sông rạch. Chàng thích nhất những chuyến phà qua sông Hậu Giang, nhất là khi chiều về, vài cọng hoa lục bình màu tím lênh đênh trên sóng nước. Phong cảnh Việt Nam thật lạ lẫm, mới mẻ nhưng gần gụi biết bao, không hiểu sao khi nhìn thấy miền đồng bằng sông Cửu Long lần đầu tiên, David đã cảm thấy yêu mến vùng đồng bằng, êm ả như vùng quê nơi chàng sinh trưởng, dù mỗi nơi đều có nét khác biệt nhau.
Vì là nhân viên dân sự, David may mắn chỉ ở thành phố, không đối diện với chiến tranh như những người lính Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam, và cũng không hề giao tiếp với giai cấp phụ nữ bám theo đoàn quân viễn chinh. Cho nên, những ngày dạy học tại Trung Tâm Việt Mỹ, David thật thơ ngây khi lần đầu tiên trong đời, chàng đã trao trái tim mình cho cô bé Việt Nam, Mai là một cô học trò rất chăm chỉ, ngoan hiền trong lớp học căn bản của Trung Tâm này.
Mai đẹp lắm, ít là dưới mắt của David, một vẻ đẹp Á Đông rất ưa nhìn. Mái tóc đen mượt, đôi mắt đen láy như hai hạt nhãn, nét ngây thơ dịu dàng của cô con gái Á Đông khiến con tim chàng trai Mỹ mới biết yêu lần đầu, đã thổn thức vì nhớ thương. Như câu ca dao Việt Nam,"Yêu ai yêu cả đường đi lối về", David cũng yêu cái mênh mông của dòng sông Cửu Long, yêu hàng dừa lơi lả nơi bến sông, nhìn những đợt sóng nhấp nhô vào những buổi hoàng hôn, David tưởng như nó chuyên chở bao nhiêu tình tự dân tộc, hiền hòa, vui tươi và đầy thiện cảm. Mỗi buổi sáng, David say sưa ngắm nhìn những tà áo trắng bay bay như những cánh bướm, trên chiếc xe đạp thong thả của đám nữ sinh mỗi buổi đến trường. Cả thành phố dậy lên sức sống, người ta đi lại đông đảo, đàn bà xách giỏ đi chợ, vài chiếc xe chất đầy rau quả, những đứa trẻ con ngoan ngoãn đi học với nhau, chiến tranh hình như chưa hiện diện nơi đây. David có được những tháng ngày thật tuyệt vời với công việc của mình, một biệt thự xinh đẹp tọa lạc trên con đường trung tâm thành phố.
Năm ấy Mai độ mười bảy tuổi, tư chất thông minh cộng thêm nét ngây thơ của cô bé mới lớn, đã chinh phục trái tim ông thầy trẻ tuổi. Cách biểu lộ tình cảm của mỗi dân tộc có khác nhau, David không hề dấu diếm tình yêu của mình với cô gái trẻ, trong khi Mai cố tình né tránh, dù nàng rất có cảm tình với ông thầy vừa đẹp trai, lại rất hiền hậu nữa. Sau nhiều lớp ở Trung tâm Việt Mỹ, Mai là một học sinh xuất sắc được chọn là người phụ giáo cho những lớp học vỡ lòng, trong thời gian này hai người cùng làm việc chung, David càng thấy gần gũi nàng hơn.
Với bản tính thẳng thắn của người Mỹ, David tỏ tình và đề cập với Mai về chuyện hôn nhân, chàng nghĩ nó rất đơn giản như bao cuộc hôn nhân trên xứ sở chàng. Nhưng điều làm cho David đớn đau hơn cả, không ngờ Mai đã từ chối kết hôn với chàng, nguyên nhân chỉ giản dị là không cùng chủng tộc, cha mẹ nàng coi đấy là điều không thể chấp nhận, dù David là một chàng trai học thức. David không hiểu tại sao Mai không quyết định được chuyện hôn nhân của mình, dù rằng Mai cũng cảm thấy mình yêu thương chàng trai Mỹ tóc vàng, mắt xanh hiền lành ấy. David thắc mắc thì Mai chỉ im lặng thở dài, rồi cho chàng biết những gia đình Việt Nam bảo thủ, không bao giờ chấp nhận chuyện con cái kết hôn với người ngoại quốc.
Sống ở Việt Nam khá lâu, ăn những món ăn Việt Nam, học được cách cư xử của người Việt, David hoàn toàn chấp nhận tất cả những đòi hỏi theo phong tục, tập quán người Việt nhưng vẫn bị từ chối. Thật sự chàng không thể nào hiểu nổi dân tộc này, trong cái thân thiện bên ngoài hình như họ vẫn dấu kín những thành kiến bí ẩn, có lẽ đã ăn sâu vào gốc rễ trong tâm hồn họ. Không lấy được Mai, nhiều lúc thất vọng đến chán chường, David còn muốn tìm cái chết để quên đi hình bóng diễm kiều của cô gái Việt. Cuối cùng, bị khủng hoảng tinh thần, David không thể tiếp tục làm việc, với ý nghĩ một ngày nào đó Mai thuộc về người khác. David được hồi hương trước thời gian ấn định, lúc chia tay, lần cuối cùng gặp nhau, Mai đã khóc và nói với chàng :
" Nếu không được kết hôn với anh, em sẽ không bao giờ lấy ai nữa."
* * *
Câu chuyện tình của người đưa thư tưởng đến đấy là hết, bất ngờ David hỏi tôi:
" Tại sao dân tộc cô lại có cái nhìn khe khắt như thế? Một tình yêu khác chủng tộc có phải là điều tội lỗi?"
Tôi bối rối nhìn ông, không làm sao cắt nghĩa cho ông hiểu. Đúng, tình yêu tự nó đâu có gì tội lỗi, nhưng dưới con mắt lệch lạc của những người có nhiều thành kiến, họ vẫn không chấp nhận. David lại nói tiếp:
" Ba mươi năm nay tôi vẫn không quên điều đó, vẫn tìm tòi văn hóa Việt, và tôi hiểu tại sao dân tộc Việt Nam không tiến lên được. Trong một vấn đề giản dị đó, họ đã không có cái nhìn rộng rãi, thì những vấn đề lớn hơn, họ cũng khó mà thay đổi."
Tôi thở dài nói với David:
" Tôi nghĩ không chỉ người Việt Nam chúng tôi mới có quan niệm thiển cận như thế, ngay những người Mỹ, cũng đâu có thích con cái họ lấy một người không cùng sắc tộc với mình. Hơn nữa người Việt Nam lấy chữ hiếu làm đầu, cho nên ít khi chống đối lại cha mẹ, và họ chấp nhận điều ấy như là một thứ định mệnh đã đặt để, ông thông cảm cho. Nhưng thưa ông, đấy chỉ là những suy nghĩ của thời gian đó, bây giờ mọi điều đã thay đổi. . ."
Giọng David đều đều như tiếng mưa rơi ngoài hiên, ông nói:
" Cô có biết tôi đã đau khổ biết bao nhiêu khi không lấy được Mai, tôi đâm ác cảm với tất cả người Việt vì lối suy nghĩ của họ. Khi về nước, lâu lắm tôi vẫn không quên được người con gái ấy, rồi lại nhớ đến câu nói cuối cùng của Mai nói với tôi, tôi không nghĩ rằng Mai đã thực hiện được. Khi đất nước cô bị rơi vào tay Cộng Sản, tôi vẫn hy vọng là sẽ gặp Mai trong đám người Việt di tản sang Hoa Kỳ, nếu cô ấy chưa lấy ai thì trên xứ sở này không ai cấm cản Mai kết hôn với tôi cả".
Tôi ngắt lời David:
" Ông có gặp lại cô ta không?"
David gật đầu, đôi mắt xanh chợt buồn, để rồi lại toát ra một tia nhìn ấm áp:
"Có, tôi đã gặp lại Mai, nhưng bấy giờ tôi là người dừng lại, vì Mai đã là một nữ tu đang săn sóc cho đám trẻ mồ côi đem từ Việt Nam sang. Lần này tôi thực sự cảm thấy mình không có quyền theo đuổi con người cao quý đó. Mai đã hy sinh tình yêu, tuổi xuân để phục vụ cho một nghĩa vụ cao cả hơn, đấy là tình nhân loại. Tôi vẫn yêu Mai, nhưng không có quyền giữ lấy nàng làm của riêng, khi nhìn thấy bản chất cao đẹp trong tâm hồn nàng."
Giọng ông ta chợt bùi ngùi:
" Đồng thời tôi cũng hiểu được ý nghĩa lời nói của Mai, khi đã khóc và nói với tôi câu nói cuối cùng trước khi chia tay nhau. Nàng là người con gái Việt Nam thuần túy có những suy nghĩ theo tính cách của dân tộc nàng, nhưng trong tình yêu, tôi hiểu nàng cũng yêu tôi, thích hợp với đời sống và việc làm của tôi, nhưng vẫn không dám chống đối lại cha mẹ. Để rồi cuối cùng cô đã chọn con đường ấy, con đường phục vụ cho tha nhân."
Đôi mắt xanh buồn buồn của người đưa thư lại hướng về bức tranh có những bông mai vàng óng ả treo trên tường, thật dịu dàng ông nói tiếp:
" Từ đấy, tôi muốn mình cũng như Mai, làm một điều gì đem lại niềm vui cho mọi người, dù rất nhỏ nhoi. Nếu không hỏi cô, có lẽ lá thư này sẽ bị trả lại cho người gửi, bạn cô mất đi một niềm hy vọng, và ngay cả cô cũng mất niềm vui được đọc một lá thư. Bao nhiêu năm rồi tôi có nhiều cơ hội để tìm một việc làm tốt hơn, nhưng tôi vẫn vui thích với nghề nghiệp hiện tại, khi nghĩ mình đã đem đến cho mọi người những gì họ chờ đợi, nhất là trong những muà Lễ, Tết. Tôi cũng hiểu rằng từ miền đất xa xăm nghèo khổ kia, họ đã phải tiết kiệm như thế nào mới có đủ tiền để gửi một lá thư cho người phương xa."
Tôi cảm động nghe ông ta nói, tự thấy xấu hổ với mình khi chính tôi có lúc đã rất hững hờ với những lá thư từ bên nhà gửi sang, cũng chỉ vì sợ phải giúp đỡ. Ngược giòng thời gian, tôi như nhìn thấy mình trong quá khứ, trong lúc cùng cực vẫn trông chờ một niềm hy vọng, vậy tại sao tôi lại không có được tấm lòng như người đưa thư này. Lúc ấy, nhìn đôi mắt xanh của ông ta, chòm râu hung hung viền quanh mặt, trông ông hiền hậu và dễ thương như ông già Noel đem niềm vui cho trẻ con mỗi mùa Giáng Sinh. Tôi nói với ông rất thành thật:
" Tôi cám ơn ông, một người Mỹ rất có tình với quê hương tôi, dân tộc tôi, dù trước kia ông đã bị đau khổ vì sự suy nghĩ của họ."
Mưa đã ngớt, chưa tới sáu giờ mà trời mùa Đông đã tối xầm lại. David đứng dậy, ông còn phải trở về Bưu điện, đem theo những lá thư người trong chung cư nhờ ông gửi giùm. Ông chào tôi rồi mang đôi giày vào chân, mỉm cười nhìn những bóng đèn màu chớp tắt trên cây Giáng Sinh ở góc phòng. Tôi nhìn theo người đưa thư bước ra đường, lòng dâng lên một niềm ấm áp cho dù đang là mùa Đông ở xứ người. Câu chuyện của David đã làm tôi suy nghĩ. Tình yêu muôn thuở vẫn chỉ là Tình yêu, nhưng vượt lên trên đó, nó có một sứ mệnh thật cao cả khi người ta nhìn ra cái đẹp của nó, và sống với cái đẹp của tình yêu.
Giờ này, ở một nơi nào đó trên đất Mỹ, Mai, cô gái Việt Nam năm xưa, có lẽ nay đã đứng tuổi, vẫn hăng say phục vụ tha nhân trong lãnh vực của cô. Không biết cô có hiểu rằng, chính tình yêu của cô đã làm cho David, người đưa thư quen thuộc của khu chung cư, cũng đang đi con đường của người ông yêu tha thiết năm xưa, cũng với mục đích đem niềm vui đến cho mọi người. Giá tất cả thế nhân đều nghĩ đến nhau với một tấm lòng như thế, thì có lẽ chiến tranh đã chấm dứt từ lâu trên trái đất.

Nguyên Nhung
bichphuong
Posts: 618
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »

Người cha mong con được sống những tháng cuối đời trong vui vẻ


10 tuổi mắc bệnh u não, thời gian còn lại của cậu bé Ayden (Mỹ) chỉ là 8-12 tháng.
Mong muốn của người cha là tạo cho con những ký ức khó quên trong khoảng thời gian còn lại.

7 tháng trước, cậu bé Ayden Zeigler-Kohler, bang Pennsylvania, được chẩn đoán bị u não xâm lấn và chỉ sống tối đa một năm nữa.
Thời gian đầu, gia đình điên cuồng tìm kiếm những thử nghiệm y tế có thể giúp nhưng đều vô vọng.
Cuối cùng họ quyết định giúp Ayden tận hưởng tuyệt vời nhất khoảng thời gian còn lại của mình.

“Cố gắng để con sống vài tháng giống như sống cả cuộc đời là điều mà chúng tôi đang làm”, Bill Kohler- bố của Ayden, một cựu quân nhân nói.

Image
Gia đình cố gắng tạo cho cậu bé những ký ức vui vẻ trong khoảng thời gian còn lại. Ảnh: Facebook cá nhân.
Theo Foxnews, gia đình đã kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng để giúp cậu bé có những ký ức đặc biệt như tôn vinh cậu bé trong các trận bóng đá, bóng rổ; cho cậu bé tham gia chuyến câu cá ở bang Florida, đi săn....

U thần kinh đệm não cầu lan tỏa rất khó chữa trị, nó ảnh hưởng đến việc thở, huyết áp và nhịp tim. Cậu bé được chẩn đoán bệnh sau một lần bị ngất xỉu khi đang đá bóng. Mới đầu, gia đình không nghĩ có gì nghiêm trọng, có thể chỉ là một chấn thương trong quá trình luyện tập. Tuy nhiên sau đó khả năng vận động của Ayden yếu dần, bác sĩ làm các xét nghiệm sâu hơn và phát hiện khối u trong não.

Từng tham gia chiến tranh tại Iraq, ông Kohler cho biết Ayden thực sự đã cứu vớt cuộc sống của ông, cả hai rất gắn bó. Hai cha con thường trò chuyện với nhau khi đi săn trong rừng.
Image
Ayden và bố luyện tập cho chuyến đi săn. Ảnh: York Daily Record.
“Tôi từng là một bác sĩ chiến trường và phải ‘sửa chữa’ mọi thứ. Nhưng lần này tôi thực sự bất lực”, Kohler nói.

Sức khỏe của Ayden ngày một xấu đi, cậu bé phải ngồi xe lăn. “Các hoạt động ngày một khó vì tình trạng của Ayden nhưng tôi hứa với bé bố sẽ luôn ở bên con, bất kể chuyện gì xảy ra”, ông Kohler chia sẻ.

Trang Facebook cá nhân gia đình lập để ủng hộ Ayden có gần 4.000 lượt thích và hơn 4.000 lượt theo dõi.

Phương Trang
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Hủy bỏ Obamacare, hàng triệu dân California có thể mất bảo hiểm y tế
March 7, 2017

Image
Bản copy của Đạo Luật Y Tế Mỹ (American Health Care Act) do Đảng Cộng Hòa đưa ra nhằm thay thế Obamacare.
(Hình: Win McNamee/Getty Images)
LOS ANGELES, California (NV) – Hàng triệu người dân California có thể bị mất bảo hiểm y tế đang có do Obamacare, một khi chương trình này bị hủy bỏ và thay thế bằng chương trình do phía Cộng Hòa tại Hạ Viện đưa ra tuần này, theo các chuyên gia.

Bản tin của tờ Los Angeles Times nói rằng giải pháp của phía Cộng Hoà sẽ hủy bỏ đòi hỏi là mọi người đều phải có bảo hiểm y tế và thay đổi cách trợ giúp hiện được đưa ra qua thị trường bảo hiểm sức khoẻ của tiểu bang, có tên “Covered California”.


Tuy nhiên chương trình bị ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là Medicaid của tiểu bang, được biết dưới tên Medi-Cal, đang cung cấp bảo hiểm y tế cho hơn 1/3 cư dân California.

Luật Obamacare tài trợ cho các tiểu bang để có thể nhận thêm người vào chương trình Medicaid, vốn được cả chính quyền tiểu bang và liên bang hỗ trợ.

California là một trong 31 tiểu bang gia nhập chương trình này và nay nhận khoảng 15.3 tỉ tiền trợ cấp từ liên bang để mở rộng Medicaid, theo văn phòng phân tích quốc hội tiểu bang California.

Dự luật vừa được loan báo, có tên Đạo Luật Y Tế Mỹ (American Health Care Act), sẽ khởi sự giảm dần việc tài trợ của liên bang cho việc mở rộng này kể từ năm 2020. Dù các tiểu bang vẫn còn có thể nhận thêm người vào chương trình mở rộng, việc cắt giảm trợ giúp tài chánh sẽ nhiều phần khiến tiểu bang phải chấm dứt chương trình này. Có khoảng 3.7 triệu người dân California có được bảo hiểm y tế qua chương trình mở rộng, căn cứ theo các dữ kiện của chính quyền tiểu bang.

Bản tin của tờ LA Times cũng cho hay dự luật nói trên sẽ thay đổi cách Medicaid được tài trợ và điều này sẽ có ảnh hưởng tới không chỉ người mới được bảo hiểm nhưng cũng với hàng triệu người khác ở trong chương trình này từ mấy thập niên.

Theo mô hình tài trợ hiện nay cho Medicaid, do Tổng Thống Lyndon B. Johnson tạo ra vào năm 1965, chính phủ liên bang bồi hoàn chi phí y tế cho chính quyền tiểu bang, bất kể là lớn tới mức nào. Tuy nhiên Medicaid bị chỉ trích là không thể tiếp tục duy trì và không hiệu quả, với chi phí hàng năm nay lên tới hơn 500 tỉ và còn tăng cao hơn nữa.

Dự luật do phía Cộng Hoà đưa ra cũng coi như sẽ giới hạn số tiền các tiểu bang được nhận từ liên bang.

Dù rằng California có thể tìm cách giảm chi phí bằng cách xem xét các quyền lợi được hưởng qua chương trình Medi-Cal hay là trả bao nhiêu tiền cho các bác sĩ, sự cắt giảm tài trợ từ liên bang có thể quá lớn khiến không còn cách nào khác hơn là cắt giảm số người được hưởng chương trình này.

Tờ LA Times cho hay phân tích về các chương trình tương tự cho thấy các cắt giảm tài chánh sẽ khiến số người trong chương trình Medicaid giảm chừng 30% trong vài năm tới. Điều này có nghĩa là sẽ có khoảng hơn 2 triệu người dân California bị mất bảo hiểm, đó là chưa kể tới những người bị ảnh hưởng vì chương trình Medicaid bị thu hẹp lại. (V.Giang)
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest