Tin Tức Hoa Kỳ

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Trump nửa đêm lên mạng "làm nhục" cựu Hoa hậu
01/10/2016 19:35

Image
Trump nửa đêm lên mạng "làm nhục" cựu Hoa hậu
Ông Trump dùng những từ ngữ tồi tệ để nói về Alicia Machado, và kêu gọi "hãy xem lại băng sex" của cô, người mà trước đây, ông từng gọi là "Hoa hậu nái sề".


Những dòng tweet lúc nửa đêm

3h20 sáng thứ Sáu 30/9, khi cả nước Mỹ đang say ngủ, ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump, một người đàn ông 70 tuổi, đã khiến cả những người ủng hộ và phản đối sững sờ, khi lên Twitter viết hàng loạt những dòng hằn học nhằm vào 2 người phụ nữ: cựu Hoa hậu Hoàn vũ Alicia Machado và bà Hillary Clinton.

Các dòng tweet được đăng rải rác cho đến 5h30 sáng.

Ông Trump gọi cô Machado là "kẻ lừa đảo", và sử dụng những từ ngữ như "tồi tệ nhất", "đáng ghê tởm" để nói về người đẹp này.

Ông buộc tội bà Clinton đã giúp cô Machado trở thành công dân Mỹ để sử dụng người phụ nữ này như một công cụ cho chiến dịch tranh cử của mình.

"Liệu có phải Hillary Lươn lẹo đã giúp đứa con gái đáng ghê tởm (hãy xem kỹ lại cuốn băng sex và quá khứ của cô ta) Alicia M trở thành công dân Mỹ để dùng cô ta phục vụ cho cuộc tranh luận?" [Alicia Machado được bà Clinton nhắc đến trong cuộc tranh luận trực tiếp với ông Trump hôm đầu tuần qua như một ví dụ cho thấy ông Trump xúc phạm phụ nữ - ND].

Đây không phải là lần đầu tiên cựu Hoa hậu Hoàn vũ bị ông Trump dành cho những lời cay độc. Alicia Machado nói cô đã từng bị tỷ phú này gọi là "Hoa hậu nái sề" chỉ vì cô tăng cân sau khi đoạt vương miện hồi 1996. Cô cũng nói rằng ông Trump gọi cô là "Hoa hậu Nội trợ" bởi cô có nguồn gốc Mỹ-Latin.
Image
Alicia Machado và Donald Trump thời còn quan hệ tốt đẹp
Đáp trả, bà Clinton viết trên Twitter: "Thật là mất phương hướng, kể cả cho Trump." Bà đặt câu hỏi: "Cái thứ đàn ông thức trắng đêm để bôi nhọ một người phụ nữ bằng những lời dối trá và những thuyết âm mưu là cái thứ gì vậy?"

Theo AP, "cuốn băng sex" mà ông Trump nói đến có lẽ là đoạn băng từ một show truyền hình thực tế tiếng Tây Ban Nha hồi 2005, trong đó Alicia Machado xuất hiện trước ống kính khi ở trên giường với một nam thí sinh.

Phần nguy hiểm trong con người Trump

Vụ "bùng nổ" mới nhất của ông Trump đúng với bản chất con người ông, điều mà những người ủng hộ nhà tỷ phú này rất lo ngại: Khi chỉ có một mình, không có các trợ lý và cố vấn "níu giữ", ông Trump thường có các hành động tự hủy hoại danh tiếng bản thân.

"Trong con người ông ta, luôn có một phần nguy hiểm có thể đi quá xa và gây ra chuyện gì đó "phản chủ", Michael D’Antonio, tác giả cuốn "Sự thật về Trump" nhận xét.

Còn theo chiến lược gia đảng Cộng hòa Charles Black, việc Trump nửa đêm đăng tweet về Alicia Machado còn cho thấy một điều, là "Trump không thể để bỏ qua một việc nếu ông ta không cố chứng tỏ được là mình đúng, bất chấp việc trên thực tế thì ai là người đúng".

Đã có lần, khi còn ở vòng bầu cử sơ bộ, một hôm vào nửa đêm, ông Trump lên mạng đăng một bức ảnh xấu xí của bà Heidi Cruz, vợ đối thủ cùng đảng với ông, thượng nghị sĩ Ted Cruz, để chế nhạo bà này.

Lần khác, tờ mờ sáng, Trump rêu rao trên trang cá nhân về chuyện tình ái giữa hai người dẫn chương trình truyền hình trước đó đã chỉ trích ông.

Lần khác nữa, lúc 11h đêm, Trump chia sẻ một bức ảnh chế Jeb Bush (em trai cựu Tổng thống G.W. Bush) ngoáy mũi.

Vụ việc hôm thứ Sáu đã thêm một trang đáng hổ thẹn vào "hồ sơ" chính trị của ông Trump, khiến ông tiếp tục mất điểm trước các cử tri nữ và cử tri gốc Latin. Tuy nhiên, ứng cử viên này vẫn tỏ ra vô cùng thỏa mãn, thậm chí là tự hào về việc mình đã làm.


"Tại sao tôi phải hối tiếc? Tôi là người rất trung thực, tôi chỉ nói sự thật. Giờ thì mọi người đã hiểu mọi chuyện. Còn trước khi có những dòng tweet của tôi, có ai biết gì đâu", Trump tuyên bố.
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »


Mang Galaxy Note 7 lên máy bay sẽ bị truy tố hình sự

October 15, 2016

Image
Điện thoại Samsung Galaxy Note 7 thế hệ thứ hai của một khách hàng bị cháy nám. (Hình: Shawn Minter)
WASHINGTON DC (NV) – Bộ Giao Thông Hoa Kỳ hôm Thứ Sáu ra thông cáo, cấm mang điện thoại Galaxy Note 7 lên mọi máy bay hàng không ở Mỹ.

Theo USA Today, lệnh cấm đưa ra sau khi có gần 100 báo cáo về trường hợp dụng cụ di động này nóng quá độ, nổ, phát hỏa và có khi làm cho người sử dụng bị thương.

Trước đây Cơ Quan Quản Trị Hàng Không (FAA) chỉ khuyến cáo hành khách nên tắt máy và cất trong hành lý gởi, nay lệnh mới bắt đầu có hiệu lực vào trưa Thứ Bảy, cấm hoàn toàn không được phép mang lên các chuyến bay ở Hoa Kỳ.

Thứ Trưởng Giao Thông Anthony Foxx nói: “Chúng tôi công nhận việc cấm mang những điện thoại này lên máy bay là bất tiện đối với một số hành khách, nhưng sự an toàn của những người khác cũng là ưu tiên hàng đầu.”

Ông Foxx tiếp: “Chúng tôi có thêm quyết định này vì một trường hợp điện thoại bốc cháy trên máy bay khiến có nguy cơ gây thương tích nghiêm trọng và đặt sinh mạng nhiều người khác vào tình trạng nguy hiểm.”

Lệnh cấm mới này có nghĩa là điện thoại Samsung Galaxy Note 7 từ nay bị liệt kê vào danh sách những chất liệu nguy hiểm không được phép mang lên máy bay, theo qui định Federal Hazardous Material Regulations của chính phủ liên bang.

Thông cáo nói, nếu nhân viên hàng không thấy hành khách có dụng cụ di động này thì không cho phép cá nhân đó lên máy bay, ngoại trừ họ chịu quăng đi.

Bất kỳ ai bị bắt gặp lén mang Note 7 lên máy bay có thể bị phạt tiền và bị truy tố tội hình sự.

Samsung, hãng sản xuất Galaxy Note 7, của Nam Hàn, nói rằng họ đang liên lạc với khách hàng về lệnh cấm này.

Hôm Thứ Hai, Samsung loan báo ngưng sản xuất Note 7 sau khi vẫn xảy ra những sự kiện tương tự đối với dòng điện thoại thế hệ thứ nhì.

Samsung nói, chương trình thu hồi mấy triệu Note 7 khiến hãng thiệt hại khoảng $5.3 tỉ.

Ông Elliot Kaye, chủ tịch Ủy Ban An Toàn Sản Phẩm Khách Hàng, nói rằng người sử dụng nên nhân cơ hội này để lấy tiền lại. (TP)
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »


Trực tiếp: Clinton – Trump tranh luận lần cuối

October 19, 2016

Image
Cổ động viên đội football Arizona Cardinals ở Phoenix, Arizona, đeo mặt nạ hai ứng cử viên tổng thống Donald Trump và Hillary Clinton,
trước trận đấu với đội New York Jets. (Hình: Norm Hall/Getty Images)
-Ông Trump nói Nga có nhiều đầu đạn nguyên tử hơn Mỹ, đó là do chính sách của ông Obama và bà Clinton.

-Ông Trump nói ông không biết ông Putin, nhưng nếu Mỹ hợp tác với Nga cũng tốt thôi. Bà Clinton nói vì ông Putin muốn có một tổng thống bù nhìn ở Mỹ, ông Trump trả đũa ông không phải bù nhìn, mà chính bà Clinton mới là bù nhìn. Tranh luận bắt đầu nóng, ông Trump bắt đầu ngắt nhiều hơn, Chris Wallace phải chặn lại nhiều lần.

-Chris Wallace hỏi bà Clinton chuyện mở rộng biên giới, bà né tránh câu trả lời, và nói thông tin này do WikiLeaks tung ra, với sự phối hợp của Tổng Thống Nga Vladimir Putin, và ông Trump là người ủng hộ ông Putin.

-Ông Trump xác nhận Tổng Thống Barack Obama trục xuất hàng triệu di dân lậu, và tố cáo bà Clinton muốn mở biên giới, di dân lậu sẽ tràn vào.

-Ông Trump nói bà Clinton bỏ phiếu đồng ý xây bức tường, bà nói bà chỉ bỏ phiếu siết chặt an ninh biên giới. Bà nói muốn những di dân lậu bước ra ánh sáng.

-Bà Clinton nói có gặp một cô gái sinh ra ở Mỹ, nhưng cha mẹ đến Hoa Kỳ bất hợp pháp, bà nói không muốn chia ly gia đình, không thể gom hết di dân lậu và trục xuất, đây là chính sách chia rẽ quốc gia, bà muốn cải tổ di trú, và trục xuất tất cả di dân lậu tội phạm.

-Chris Wallace nêu vấn đề di dân, ông Trump nói bà Clinton muốn ân xá cho di dân lậu, và nói rằng nhân viên công lực bảo vệ biên giới ủng hộ ông, vì họ gặp nhiều vấn đề với di dân lậu ở biên giới, ông nói chúng ta phải có biên giới vững mạnh, ông nói vẫn muốn xây bức tưởng, ngăn chặn buôn lậu ma túy…

-Ông Trump nói rằng phá thai là tệ, bà Clinton nói chính quyền không nên xen vào quyền của phụ nữ.

Image
Ông Donald Trump và bà Hillary Clinton bắt đầu tranh luận. (Hình: Mark Ralston/Pool via AP)
-Cả hai ứng cử viên đang nói về quyền sở hữu súng và phá thai, và đưa ra những quan điểm khác biệt mà lâu nay ai cũng biết.

-Bà Clinton nói sẽ đề cử người đủ phẩm chất, và mong Thượng Viện chuẩn thuật, bà không nhắc tên Chánh Án Merrick Garland, mà chỉ gọi là người “được đề cử.” Ông Trump nói sẽ đề cử người ủng hộ thai nhi.

-Cuộc tranh luận bắt đầu, câu hỏi với hai ứng viên liên quan đến việc đề cử thẩm phán Tối Cao Pháp Viện.



-Bà Clinton sẽ được Chris Wallace hỏi trước, theo Ủy Ban Tranh Luận Tổng Thống.

-Bà Melania Trump, Thống Đốc Mike Pence, ứng cử viên phó của ông Trump, và các con của ông Trump vừa ngồi vào hàng ghế đầu trong hội trường.

-Các phụ tá cao cấp của bà Clinton nói sẽ chăm chú theo dõi điều hợp viên Chris Wallace của Fox News, một dấu hiệu cho thấy họ có lo ngại.

-Thượng Nghị Sĩ Tim Kaine (Dân Chủ-Virginia), ứng cử viên phó của bà Clinton, đang ở Charlotte, North Carolina, email chúc bà may mắn, một nhân viên ban vận động của bà Clinton cho biết.



ABC: Thống Đốc New Jersey Chris Christie, một người ủng hộ mạnh mẽ và là cố vấn tranh luận cho ông Trump, sẽ không có mặt tại nơi tranh luận, giống như lần tranh luận thứ nhì ở St. Louis.



CNN: Bà Melania Trump, vợ ông Donald Trump, và cựu Tổng Thống Bill Clinton, chồng bà Hillary Clinton, sẽ không bắt tay nhau trước cuộc tranh luận, giống như hai lần trước.

ABC: Chelsea Clinton sẽ theo dõi cuộc tranh luận từ một phòng phía trong hội trường, cùng với chồng là Marc Mezvinsky. Không biết là cựu Tổng Thống Bill Clinton có xem tranh luận ở trong phòng này hay ở bên ngoài, ngay trước sân khấu.

CNN: Ông Ben Eckstein, người có bài viết trên trang web cá cược AmericasLine.com, nói về tình hình các cược ở Las Vegas trước cuộc tranh luận như sau:

-Tỉ lệ cá cược 1 ăn 15, nếu bà Clinton thử máu trước cuộc tranh luận.

-Tỉ lệ cá cược 1 ăn 8, nếu ông Trump ngưng tranh luận khi bị hỏi khó.

-Tỉ lệ cá cược 1 ăn 25, nếu ông Trump không đến tham dự tranh luận hôm nay.


Cuộc tranh luận giữa bà Hillary Clinton, ứng cử viên tổng thống Dân Chủ, và ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống Cộng Hòa, sẽ bắt đầu lúc 6 giờ chiều (giờ California), Thứ Tư, 19 Tháng Mười, tại Thomas & Mack Center của đại học University of Nevada, Las Vegas, và kéo dài trong 90 phút.

Khoảng 12 hệ thống truyền hình lớn sẽ trực tiếp phát hình đi toàn quốc, từ ABC cho đến Univision.

Người Việt Online sẽ trực tiếp trích đoạn và phân tích cuộc tranh luận.

Đây cũng là cuộc tranh luận cuối cùng trong ba cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên này, trước ngày bầu cử vào Thứ Ba, 8 Tháng Mười Một.

Hình thức

Hình thức cuộc tranh luận lần này cũng giống như lần đầu tiên ở New York, nghĩa là một điều hợp viên đặt câu hỏi, và hai ứng cử viên trả lời.
Một nhân viên an ninh canh gác bên ngoài nơi sắp diễn ra cuộc tranh luận. (Hình: AP Photo/J. David Ake)
Image
Một nhân viên an ninh canh gác bên ngoài nơi sắp diễn ra cuộc tranh luận. (Hình: AP Photo/J. David Ake)
Ðiều hợp viên

Nhà báo Chris Wallace, 69 tuổi, của đài truyền hình Fox News, với kinh nghiệm nghề nghiệp hơn 50 năm, sẽ là người điều hợp cuộc tranh luận. Trong giai đoạn bầu cử sơ bộ, ông đã cùng với hai nhà báo Brait Braier và Mergyn Kelly, cũng của Fox News, điều hợp cuộc tranh luận đầu tiên ngày 6 Tháng Tám, giữa 16 ứng cử viên Cộng Hòa.

Ông Wallace loan báo sẽ có sáu đề mục tranh luận chính chia đều cho mỗi khoảng thời gian 15 phút, bao gồm: nợ quốc gia, di dân, kinh tế, tối cao pháp viện, đối ngoại và những điểm nóng trên thế giới, và sự thích hợp với vai trò tổng thống.

Ông cũng có nhiều thông tin mới về hai ứng cử viên để có thể đào sâu moi móc trong cuộc tranh luận.

Với ông Trump là chuyện các phụ nữ hết người này đến người khác lên tiếng tố giác ông về những ngôn ngữ và hành vi xâm phạm tình dục.

Với bà Clinton là nội dung những email mà WikiLeaks liên tiếp đưa ra nói là lấy được từ ban tranh cử của bà.

Năm điều đáng chú ý

1- Bà Clinton sẽ ở trong thế thủ. Trong khi đó, ông Trump sẽ phải trình bày cho cử tri thấy khả năng lãnh đạo của ông, một trong những đề tài mà công chúng nghi ngờ, nhất là sau cuộc tranh luận thứ nhì ở St. Louis.

Tuy nhiên, vì bà Clinton đang dẫn điểm trước, theo nhiều cuộc thăm dò, cho nên, công chúng cũng sẽ chú ý nhiều đến bà, nhất là những đề tài mà cử tri còn nghi ngờ về bà, như sự trung thực, liêm chính, phán xét, và tính đáng tin cậy.

Nếu ông Trump giữ được nhịp độ, ông có thể tập trung vào các vấn đề của bà Clinton, đặc biệt là mới đây, WikiLeaks tung ra một số email được coi là của ông John Podesta, chủ tịch ủy ban vận động của bà, cho thấy nhiều vấn đề, từ các buổi nói chuyện kín với giới tài phiệt Wall Street, các cố vấn của bà đề nghị chọn ứng cử viên phó tổng thống theo “mùi vị” da đen, Hispanic, phụ nữ, da trắng, và Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders, và một công ty tư vấn Dân Chủ thủ nhận định trà trộn vào cuộc vận động của ông Trump để tạo ra bạo động.

2- Ông Trump sẽ “bựa” như thế nào? Lần trước, ông cho rằng bà Clinton là ma quỷ, nói rằng bà có đầy “thù ghét trong tâm” và đưa ba phụ nữ tố cáo chồng bà, cựu Tổng Thống Bill Clinton, đã tấn công tình dục họ, vào ngồi hàng đầu trong số khán giả. Đó là cách đây 10 ngày, khi ông còn ngang ngửa với bà Clinton, theo các cuộc thăm dò.

Lần này, ông Trump mời ông Malik Obama, công dân Mỹ gốc Kenya, anh cùng cha khác mẹ với Tổng Thống Barack Obama, đến ngồi ghế hàng đầu. Ông Malik Obama là người ủng hộ ông Trump và nói rằng chỉ có ông Trump có thể đưa nước Mỹ đi lên. Ông Trump là người trả chi phí cho ông Malik Obama bay từ Washington, DC, đến Las Vegas.

3- Bên phía Cộng Hòa không lo lắng mấy về điều hợp viên Chris Wallace. Ông không phải là người đặt câu hỏi một cách cứng rắn, dồn dập, nhưng một số người ủng hộ ông Trump lo rằng, ông Wallace có thể hỏi khó ông Trump hơn.

“Ông là nhà báo giỏi nhất, nhưng ông thường đặt câu hỏi khó với bên Cộng Hòa hơn là bên Dân Chủ,” một giới chức Cộng Hòa ủng hộ ông Trump nói với báo mạng Politico. “Thành ra, sẽ có nhiều sức ép tâm lý đối với ông Wallace.”

4- Theo các nguồn tin của phía ông Trump, ông sẽ sử dụng chiến thuật tấn công mạnh đối thủ, và dự định tập trung vào vụ bà sử dụng email riêng cũng như “30 năm mà không làm được gì cả.” Và ông Trump cũng sẽ không chùn bước để bào chữa chống lại việc ông bị tố cáo có hành vi không tốt với phụ nữ.

5- Bà Clinton sẽ tận dụng cuộc tranh luận này để “đóng đinh” ông Trump, rằng ông là đe dọa cho nền dân chủ của Mỹ. Trong hai tuần qua, ông Trump cũng chỉ trích cá nhân bà Clinton, và cho rằng cuộc bầu cử đang bị giới truyền thông gian lận và ủy ban vận động của bà “phối hợp” với nhau để loại ông ra.

Trong số khách mời ngồi hàng đầu của bà Clinton có hai tỷ phú, một nam và một nữ. Đó là ông Mark Cuban, chủ đội bóng rổ NBA Dallas Mavericks, và bà Meg Whitman, cựu tổng giám đốc eBay, và hiện đang là tổng giám đốc Hewlett Packard. Bà Whitman là người thuộc đảng Cộng Hòa, từng ứng cử chức thống đốc California năm 2012.

Cả ông Cuban và bà Whitman đều công khai ủng hộ bà Clinton. (Đ.D.)
quaichao
Posts: 1182
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »


Tình huống của ông Trump ngày càng không sáng sủa

October 21, 2016

Image
Ứng cử viên Donald Trump. (Hình: AP Photo/ Evan Vucci)

Hà Tường Cát

/Người Việt (tổng hợp)
Ông Donald Trump chưa thua, nhưng trong cuộc tranh luận lần thứ ba giữa ông và bà Clinton, ông đã chê trách hệ thống bầu cử Mỹ hư hỏng, gian lận và công khai hăm dọa sẽ không công nhận kết quả bầu cử ngày 8 Tháng Mười Một.

Ông trông mong tạo nên một thành tích xuất sắc ở lần tranh luận cuối cùng hầu cứu vãn tình thế yếu kém của cuộc tranh cử, nhưng đã không khai thác được cơ hội này. Các quan sát viên đều đồng ý bà Hillary Clinton là người thắng, còn nếu muốn biết rõ nhận định của cử tri như thế nào thì phải chờ các thăm dò dư luận mấy ngày tới, mà quan trọng hơn hết là thăm dò ở các tiểu bang chiến trường tranh chấp (swing state).

Khi tỏ ra không muốn chấp nhận kết quả bầu cử, dường như ông Trump đã dự kiến mình sẽ thua nên mới phải nói trước như vậy. Nhưng không đơn giản là thế, phê phán hệ thống bầu cử Mỹ là chiến thuật ông dùng để kích động thành phần dân chúng mang nặng tâm lý hoài nghi và bất mãn chiếm đa số trong những cử tri ủng hộ ông.

Bài viết này chú ý về chuyện ấy, một sự kiện rất bất thường trong lịch sử hơn 240 năm ở nước Mỹ. Không công nhận người thắng cuộc là việc chưa bao giờ xảy ra, khi điều hợp viên Chris Wallace hỏi tới, ông Trump đáp: “Ðể lúc ấy tôi sẽ xem. Tôi dành bất ngờ cho ông.”

Ngày hôm sau, ông tuyên bố với các ủng hộ viên: “Tôi sẽ chấp nhận kết quả bầu cử, nếu tôi thắng.”

Ðó không phải lời giải thích, có lẽ chỉ là lối nói nhằm động viên những người ủng hộ, chứ ông Trump không diễu dở đến như vậy.

Ðiều nguy hại là có một số không ít cử tri gắn bó với ông Trump bằng mọi giá, tin tưởng điều ông nói và có thể sẵn sàng đi tới những phản ứng ngoài dự đoán.

Truyền thông quốc nội và quốc tế coi thái độ này của ông Trump là vấn đề quan trọng nhất trong cuộc tranh luận lần thứ ba, thể hiện sự rủi ro của nền dân chủ Mỹ vẫn được xem là mẫu mực toàn thế giới.

Tiến Sĩ Alex Vines, giám đốc ban địa phương thuộc cơ quan nghiên cứu Chatham House ở London, Anh, nói: “Rất nhiều nước đã chứng kiến những sự phản đối, biểu tình, nổi loạn chống kết quả bầu cử bị coi là gian lận, nhưng đó là ở Châu Phi, Châu Á, chứ không phải nước Mỹ.”

Ông David Boies, luật sư bênh vực cho ông Al Gore trong vụ tranh chấp với ông George W. Bush trước Tối Cao Pháp Viện, bác bỏ lập luận của ông Trump khi nói bầu cử Mỹ gian lận và đem so sánh với kỳ bầu cử tổng thống năm 2000.

Ông Boies nói: “Năm 2000, cả Bush và Gore đều minh định tôn trọng và tuân hành kết quả bầu cử dù như thế nào.”

Nói chuyện ở Miami, Florida, trong một chuyến vận động cho bà Hillary Clinton hôm Thứ Năm, Tổng Thống Barack Obama phê phán ông Trump rằng hệ thống bầu cử Mỹ là căn bản cho sự tồn tại ổn định và tiến bộ của quốc gia này qua lịch sử, không phải là chuyện để đùa giỡn hay nói đến cái bất ngờ.

Thượng Nghị Sĩ John McCain cho biết ông không bằng lòng với kết quả bầu cử năm 2008, nhưng đã gọi điện thoại đến chúc mừng ông Barack Obama thắng cử. Ông nói: “Ðây là truyền thống sinh hoạt dân chủ Mỹ, không phải để biểu lộ thái độ lịch sự bề ngoài, mà là sự xác định tôn trọng tiếng nói của cử tri.”

Từ trước đến nay, ông Trump từng dọa kiện rất nhiều người nói ra những điều trái ý ông, nhưng thực tế rất ít khi ông thực hiện như lời hứa hẹn. Vậy thì nếu ông thất cử vào ngày 8 Tháng Mười Một, ông có thể có hành động gì?

Những đại diện của ông Trump lập luận rằng đến bây giờ cử tri chưa đi bầu và nếu kết quả là chênh lệch sít sao thì sẽ phải duyệt xét kỹ trước khi quyết định. Cựu thống đốc Alaska, bà Sarah Palin, nói: “Nếu là kết quả hợp lệ thì mới chấp nhận được. Ông Trump khôn ngoan khi trước hết đòi hỏi mọi chuyện phải hợp lệ.”

Thuần túy trên bình diện pháp lý, ông Trump được quyền khiếu nại kết quả bầu cử ở một số tiểu bang, kêu gọi biểu tình trên đường phố, nhưng không thể phủ nhận ứng cử viên đắc cử hay tổ chức đảo chính. Là công dân Mỹ, ông phải tôn trọng Hiến Pháp và tuân hành những luật lệ quy định việc giải quyết những trường hợp xảy ra tranh chấp.

Ngay cả trường hợp ông Trump thắng phiếu cử tri toàn quốc (phổ thông), nhưng thua phiếu cử tri đoàn, không chiếm được đủ 270 phiếu đại cử tri, ông cũng không có lý do để khiếu kiện. Trong lịch sử bầu cử Mỹ, tình trạng ấy đã ba lần xảy ra, gần đây nhất là năm 2000, ông George W. Bush hơn ông Al Gore số phiếu đại cử tri toàn quốc (271/266), nhưng lại thua ông Gore số phiếu phổ thông. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, hoàn cảnh này khó có thể xảy tới để phải lo ngại về việc ông Trump viện cớ tiếp tục gây rắc rối kéo dài.

Ông Trump nói rằng ông có quyền hiến định để kiện kết quả bầu cử chứ không đầu hàng trước. Thủ đoạn này ông đã dùng trong bầu cử sơ bộ khi ông gợi ý là có thể ứng cử với tư cách độc lập nếu không được đảng Cộng Hòa chấp nhận làm ứng cử viên chính thức. Nhưng trong tổng tuyển cử bây giờ, lời đe dọa này lại trở thành đe dọa dân Mỹ chứ không phải đe dọa đảng Cộng Hòa, và như vậy ông ngầm cho biết là sau ngày bầu cử sẽ còn nhiều rắc rối lộn xộn kéo dài.

Vậy ông Trump có thể kiện cáo ra sao? Tình huống thuận lợi nhất cho ông là nếu chênh lệch phiếu đại cử tri với bà Clinton không nhiều – ví dụ chỉ vài chục – thì ông có thể khiếu nại kết quả ở vài ba tiểu bang là không công bằng. Lúc đó các tiểu bang này phải hoàn tất mọi thủ tục cần thiết như đòi hỏi để xác định kết quả, bao gồm không có trường hợp cử tri bị ngăn trở đi bỏ phiếu, không có phiếu bất hợp lệ, và đếm lại phiếu nếu kết quả chênh lệch dưới 1%.

Sau khi tiểu bang đã xác định, vẫn có thể kiện ra tòa, tiểu bang rồi liên bang và cuối cùng lên tới Tối Cao Pháp Viện nếu chưa đồng ý phán quyết của các tòa dưới. Hiện nay, Tối Cao Pháp Viện chỉ có tám thẩm phán nên rất có thể biểu quyết không đi đến đến kết luận. Trong trường hợp này, không biết mọi việc sẽ được giải quyết thế nào.

Một trường hợp đặc biệt, rất khó xảy ra, nhưng vẫn có thể có. Ðó là hai ứng cử viên cùng được 269 phiếu đại cử tri. Lúc đó, căn cứ theo Hiến Pháp, Hạ Viện Mỹ sẽ bầu ra tổng thống, và mỗi tiểu bang chỉ được một phiếu. Trong khi đó, Thượng Viện Mỹ bầu phó tổng thống, mỗi thượng nghị sĩ được một phiếu.

Chiến thuật hiệu quả nhất của bên đảng Dân Chủ là tích cực vận động để giành một chiến thắng lớn chiếm tuyệt đại đa số trong đại cử tri đoàn. Các nhân vật chính bên phía Dân Chủ từ Tổng thống Obama và Ðệ Nhất Phu Nhân Michelle đến Phó Tổng Thống Joe Biden, Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders đều đang liên tục đi đến nhiều nơi vận động cho “gà” của mình.

Ban tranh cử của bà Hillary Clinton tin rằng, đến giờ này, bên phía ông Donald Trump không còn có phương cách gì đáng kể để có thể đảo ngược tình thế, ngoài những chuyện gây ồn ào nhưng vô hiệu quả. Về tiền bạc, trong tháng trước, mỗi ban tranh cử Clinton và Trump đều đã chi tiêu trên $70 triệu, theo số liệu do Ủy Ban Bầu Cử Liên Bang vừa công bố.

Tóm lại, việc ông Donald Trump tuyên bố trước là không chấp nhận kết quả bầu cử có thể sẽ đưa tới những tranh tụng pháp lý rất rắc rối kéo dài. Ðó là chưa kể một số ủng hộ viên cứng rắn nhất của ông cảnh cáo là “nếu ông Trump thua nước Mỹ có thể đi đến nội chiến.”

Hôm Thứ Sáu, trong một cuộc vận động ở Pennsylvania, ông Trump lại tuyên bố, nhưng lần này hơi khác: “Thắng, thua, huề – tôi đều hài lòng” (Win, lose, draw – I will be happy).

Hiến Pháp Mỹ đã có những quy định rõ ràng về bầu cử và tất cả mọi rắc rối được giải quyết bằng luật lệ, không thể vượt qua pháp luật ở đất nước này. Lời giải đáp đúng nhất bây giờ là hãy chờ tới ngày 8 Tháng Mười Một, và đừng vì lý do gì mà không đi bầu.
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »


FBI Điều Tra Thư Giả: Clinton Sẽ Nổ Bom...


04/11/2016)

WASHINGTON -- Các sở tình báo Hoa Kỳ và FBI đang xem xét các tài liệu giả nhắm bôi nhọ ban vận động của bà Hillary Clinton, một phần trong cuộc điều tra rộng lớn nhắm vào điều mà các viên chức nói là gián điệp Nga gây rối cuộc bầu cử Hoa Kỳ, theo lời những người liên hệ.

Thượng nghị sĩ Tom Carper, (Dân chủ), trong Ủy Ban Nội An Thượng Viện, cho biết một trong các tài liệu đưa cho FBI điều tra vì cớ tên ông và hình thức thư của ông bị làm giả cho như thật.

Trong lá thư giả đó, ghi rằng Carper viết cho Clinton, “Chúng tôi sẽ không để cho bà thất cử,” theo lời một người xem tài liệu này nói với Reuters.

Lá thư giả Carper đó là một trong nhiều tài liệu giao cho FBI và Bộ Tư Pháp xem các tuần gần đây.

Một nữ phát ngôn nhân của Carper từ chối bình luận.

Một phần trong cuộc điều tra là nhắm vào trận tấn công từ tin tặc Nga, điều tra viên FBI cũng yêu cầu các viên chức Đảng Dân Chủ đưa ra phó bản các tài liệu nghi là giả mạo trước đó lưu hàng qua email và các tài liệu chính thức khác trước khi bị tin tặc.

Một phát ngôn nhân FBI xác nhận với Reuters rằng FBI đã nhận một than phiền về các lá thư giả mạo.

Nguồn khác cũng cho Reuters biết FBI đang điều tra các tài liệu giả mạo khác mới xuất hiện.

Các viên chức tình báo Mỹ nói riêng tư với Reuters rằng họ tin rằng họ tin là chính phủ Nga đứng sau lưng một chiến dịch bôi nhọ một ứng cử viên Tổng Thống Mỹ bằng cách tấn công mạng nhắm vào hệ thống email các chính khách Dân Chủ.

Như thế có thể Nga sẽ gài chứng cớ gian lận dỏm về bầu cử hay là loan tin vịt khi gần ngày bầu cử 8/11/2016.

Các viên chức Nga bác bỏ rằng họ không làm chuyện gì như thế.

Bên cạnh lá thư Carper, FBI cũng duyệt xem tài liệu điện tử dài 7 trang mang huy hiệu công ty thăm dò của Joel Benenson của Đảng Dân Chủ, có tên là viện chiến lược Benenson Strategy Group, và của tổ chức Clinton Foundation.

Tài liệu giả mạo này nói về “âm mưu cứu Clinton” bằng xách động rối loạn dân sự và dùng bom bẩn “tấn công phóng xạ” để rối loạn bầu cử.

Ngày 20/10/2016, Roger Stone, cựu phụ tá của Trump và là nhà hoạt động Cộng Hòa, đưa một phó bản thư dỏm này lên mạng Twitter với câu: “Nếu tài liệu này là thiệt: Chúa ơi.”
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »


Florida: Phụ nữ Việt được tổng thống ủng hộ vào Hạ Viện Mỹ

November 6, 2016

Image
Bà Stephanie Murphy cùng chồng và hai con. (Hình: stephaniemurphyforcongress.com)
Đằng-Giao/Người Việt

WINTER PARK, Florida (NV) – Bà Stephanie Murphy, một phụ nữ gốc Việt, được Tổng Thống Barrack Obama chính thức ủng hộ tranh cử dân biểu Hạ Viện Mỹ trong cuộc bầu cử vào Thứ Ba, 8 Tháng Mười Một.

Trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt, bà Stephanie Murphy cho hay: “Tôi tranh cử lần này vì tôi thấy chung quanh mình có quá nhiều điều cần phải thay đổi. Tôi tin rằng giấc mơ Hoa Kỳ vẫn còn đó, nhưng ngày càng vượt xa tầm tay chúng ta. Làm việc cần cù không còn đủ và Washington không giúp đỡ chúng ta nữa – thực sự, họ làm tình hình tệ hơn nữa. Nếu muốn thay đổi Washington, chúng ta phải thay đổi những người chúng ta gởi lên Wasington.”

Bà Murphy đang tranh cử tại Địa Hạt 7 của tiểu bang Florida.

Bà cho biết tên Việt Nam của bà là Đặng Thị Ngọc Dung, cùng gia đình vượt biên năm 1979 khi mới được 6 tháng tuổi.

Bà Stephanie hoàn tất đại học “bằng học bổng, sự chăm chỉ và lòng quyết tâm.”

Bà cũng là một trong những người được mời đọc diễn văn tại Đại Hội Toàn Quốc Đảng Dân Chủ tại Philadelphia, Pennsylvania, hồi Tháng Bảy.

Bà Stephanie Murphy, 38 tuổi, được giới truyền thông mô tả là một “đối thủ đáng gờm” cho ông John Mica, 73 tuổi, dân biểu liên bang thuộc đảng Cộng Hòa, đang tại chức.

Báo Orlando Sentinel viết về cuộc tranh cử này như sau: “Chưa bao giờ Dân Biểu Mica gặp một đối thủ như bà Stephanie Murphy, vì bà là một khuôn mặt mới với một câu chuyện đời lý thú.”

Tạp chí Politico viết rằng đây là cuộc tranh cử giữa kinh nghiệm và sự đổi mới và vị trí của ông Mica đang bị bà Stephanie đe dọa.

Sau hơn 20 năm, ông John Mica phải đương đầu với một cuộc tái tranh cử gay go nhất.

Bà Stephanie Murphy tự nhận mình không phải là một chính trị gia. Bà nghĩ cả hai phe Dân Chủ và Cộng Hòa cùng có lỗi gây ra tình trạng bế tắc và rối loạn tại Washington.

Sau biến cố 911, bà làm việc cho Bộ Quốc Phòng trong vai trò chuyên viên an ninh đặc biệt trong suốt bốn năm. Trong cương vị ấy, bà nhận thấy rằng khi an ninh quốc gia bị ảnh hưởng, quan niệm chính trị và phe phái không quan trọng bằng kết quả hữu hiệu.

Xuất thân từ một gia đình Việt Nam, bà hiểu được tầm quan trọng của người phụ nữ.

Bà nói: “Khi chúng ta tạo sức mạnh cho phụ nữ, chúng ta tạo sức mạnh cho gia đình. Khi chúng ta tạo sức mạnh cho gia đình, chúng ta tạo sức mạnh cho nước Mỹ. Khi chúng ta tạo sức mạnh cho nước Mỹ, tiềm năng của chúng ta vô giới hạn.”

Bà cho biết, rất vinh dự được Tổng Thống Barrack Obama chính thức ủng hộ.

“Tôi cảm thấy vô cùng vinh dự khi được tổng thống ủng hộ, cũng như tôi cảm thấy vô cùng vinh dự khi được cử tri trong Địa Hạt 7 tín nhiệm và khuyến khích tôi ra tranh cử,” bà Stephanie Murphy nói.

Bà chia sẻ với nhật báo Người Việt: “Điều đầu tiên tôi sẽ làm ngay sau khi đắc cử là cải thiện kinh tế cho Địa Hạt 7 của tôi, tạo thêm công ăn việc làm cho cử tri. Dĩ nhiên tôi có nhiều dự định khác sẽ thực hiện sau khi thành dân biểu liên bang, nhưng đây là những điều tôi phải làm trước tiên.”

Hiện nay, bà làm việc tại công ty Sungate Capital, một công ty chuyên về đầu tư, giữ vai trò điều hành và có trách nhiệm hướng dẫn đầu tư và thực hiện những sáng kiến chủ động có liên quan đến chính phủ.

Bà còn là giáo sư kinh doanh tại đại học Rollins College, Winter Park, Florida.

Hiện thời, bà sống tại Winter Park cùng chồng và hai con, Liêm và Maya.

Liên lạc tác giả: ngo.giao@nguoi-viet.com
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »


Donald Trump, tổng thống thứ 45 của nước Mỹ
[/B]
November 9, 2016

Image
Ứng cử viên đảng Cộng Hòa Donald Trump tuyên bố thắng cử tổng thống Hoa Kỳ thứ 45 vào rạng sáng ngày 9 Tháng Mười Một,
2016 tại thành phố New York, trước đó bà Hillary Clinton đã gọi điện thoại cho ông Trump thừa nhận thất cử. (Hình: Chip Somodevilla/Getty Images)
HOA KỲ – Gần 3 giờ sáng Thứ Tư, 9 Tháng Mười Một, giờ miền Ðông Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton gọi điện thoại cho ông Donald Trump, nhìn nhận thất bại của mình và chúc mừng ông trong vai trò tổng thống tương lai của nước Mỹ.

Nhiều người không thể tin ông Donald Trump có thể đắc cử và sẽ là tổng thống nước Mỹ. Nhưng thành phần tuyệt đối tin tưởng ông bằng mọi giá, kiên quyết xác định họ sẽ phải thắng thành phần ủng hộ bà Hillary Clinton, tập hợp đông đảo nhưng không đồng nhất và có cùng quyết tâm.


Cho tới 11 giờ đêm Thứ Ba, giờ California, tình hình có vẻ sẽ là như vậy. Bà Clinton chỉ thắng được ở các tiểu bang vốn là thành trì của đảng Dân Chủ và không thắng được tiểu bang nào được coi là chiến trường tranh chấp ngang ngửa.

Do đó bà Clinton và ban tranh cử đã không thành công trong chiến lược tập trung nỗ lực hy vọng giành chiến thắng quyết định ở một số tiểu bang quan trọng. Ngược lại, bà còn thất bại ngay tại Pennsylvania, tiểu bang có 20 đại cử tri và vẫn được xem là sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên Dân Chủ. Tối Thứ Hai, Ðệ Nhất Phu Nhân Michelle – một diễn giả xuất sắc và rất được cảm tình quần chúng – còn đến Philadelphia vận động cùng với bà Hillary và cựu Tổng Thống Bill Clinton.

Thất bại ở Pennsylvania là yếu tố cuối cùng đưa bà Clinton đến phải chấp nhận thua cuộc.

Kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ là một bất ngờ trong dư luận quần chúng được phản ánh qua các giới truyền thông dòng chính. Ðồng thời đây là kinh ngạc lớn cho nhiều nước trên thế giới vốn quan tâm theo dõi tình hình suốt nhiều tháng của cuộc tranh cử ở Mỹ.

Tờ The Dailt Beast dẫn lời một người dân Pháp nói với du khách Mỹ đến Paris rằng: “Lẽ ra chúng tôi cũng nên được bỏ phiếu trong bầu cử Mỹ, bởi vì cả thế giới đều liên hệ đến chính sách do vị tổng thống của quý vị.”

Nhưng trong bầu cử, chắc chắn phải có thắng bại, có hàng chục triệu cử tri ở bên thắng và hàng chục triệu khác ở bên không thắng. Bây giờ sau bầu cử không còn phân biệt ai thắng ai bại nữa, tất cả sẽ cùng trông chờ xem nhà lãnh đạo mới của nước Mỹ trong bốn năm tới sẽ như thế nào.

Những người ủng hộ Donald Trump nói rằng “đất nước này cần có thay đổi.” Thật ra đó chỉ là một cách giải thích đơn giản trong cuộc tranh cử nhiều khác lạ năm nay. Ông Trump đã làm thức dậy sự phẫn nộ của giới cử tri công nhân da trắng về hệ thống chính trị hiện hữu. Tuy nhiên thay đổi cái gì và thế nào thì hãy còn là ẩn số. Cuộc tranh cử của ông Donald Trump hầu hầu hết chỉ là những phê phán thực trạng chính trị kinh tế xã hội Mỹ, chứ chưa cho thấy chủ trương chính sách gì cụ thể.

Vì vậy, bây giờ bầu cử đã xong, nếu ai không vội mừng thì người khác cũng chưa đáng lo, là nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump sẽ đem đến cho nước Mỹ những gì. Ðiều đáng ca ngợi là nền dân chủ Mỹ vẫn tồn tại và ổn định qua suốt 240 năm với những biến chuyển đôi khi khác thường không thể thấy ở nước khác. (HC)
trinhham
Posts: 133
Joined: Mon Dec 10, 2012 2:07 am
Contact:

Post by trinhham »


Dân New York trút nỗi buồn hậu bầu cử lên tường

November 12, 2016

Image
Dân New York trút nỗi tâm sự hậu bầu cử xuống giấy rồi dán lên tường trạm tàu điện ngầm Union Square ở New York City. (Hình: AP/Mary Altaffer)
NEW YORK CITY, New York (AP) – Dân New York đang bị dày vò với nỗi buồn sau bầu cử nay có nơi để tuôn ra, bằng cách viết xuống rồi dán lên những bức tường nằm dọc theo trạm tàu điện ở Manhattan.

Vài ngày sau khi ông Donald Trump của đảng Cộng Hòa thắng cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc, sự thất bại của bà Hillary Clinton thuộc đảng Dân Chủ khiến nhiều người dân New York ủng hộ bà phải tuôn lệ, ngay cả nơi công cộng.


Anh Matthew Chavez, 28 tuổi, nghệ nhân của Brooklyn, còn được biết với tên Levee, đặt một cái bàn ở dưới đường hầm của trạm tàu điện Union Square, nơi anh phát miễn phí những dải giấy nhỏ có sẵn keo dính để ai đang còn ray rứt nỗi buồn hậu bầu cử có thể viết xuống rồi ấn lên tường.

Anh Chavez gọi đây là phương pháp trị liệu “Subway Therapy.”

Kể từ hôm Thứ Tư, hơn 1,500 người bắt đầu chia sẻ nỗi buồn và âu lo của họ lên những miếng gạch hoa trắng áp trên tường.

Một người viết: “Ông không thể chia rẽ được chúng tôi. Tình yêu thương là tất cả. Mọi sự không phải chấm dứt hôm nay.”

Có người mượn ý tưởng qua lời tuyên bố nổi tiếng của Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama: “If they go low, we go high,” tạm dịch là “nếu họ chơi xấu chúng ta vẫn vượt lên.”

Sự thiết lập tác phẩm nghệ thuật này, theo những người ủng hộ bà Clinton, để đối trọng với bản chất kỳ thị, cố chấp và ngu muội của ông Trump.

Một người khác viết với lời lẽ có tính cách an ủi: “Mọi sự rồi cũng qua.”

Nhưng cách đó không xa, một người khác viết với nỗi bất an: “Bây giờ chúng ta biết làm gì đây?” (TP)[/img]
Dân New York trút nỗi tâm sự hậu bầu cử xuống giấy rồi dán lên tường trạm tàu điện ngầm Union Square ở New York City. (Hình: AP/Mary Altaffer)[/align]

NEW YORK CITY, New York (AP) – Dân New York đang bị dày vò với nỗi buồn sau bầu cử nay có nơi để tuôn ra, bằng cách viết xuống rồi dán lên những bức tường nằm dọc theo trạm tàu điện ở Manhattan.

Vài ngày sau khi ông Donald Trump của đảng Cộng Hòa thắng cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc, sự thất bại của bà Hillary Clinton thuộc đảng Dân Chủ khiến nhiều người dân New York ủng hộ bà phải tuôn lệ, ngay cả nơi công cộng.


Anh Matthew Chavez, 28 tuổi, nghệ nhân của Brooklyn, còn được biết với tên Levee, đặt một cái bàn ở dưới đường hầm của trạm tàu điện Union Square, nơi anh phát miễn phí những dải giấy nhỏ có sẵn keo dính để ai đang còn ray rứt nỗi buồn hậu bầu cử có thể viết xuống rồi ấn lên tường.

Anh Chavez gọi đây là phương pháp trị liệu “Subway Therapy.”

Kể từ hôm Thứ Tư, hơn 1,500 người bắt đầu chia sẻ nỗi buồn và âu lo của họ lên những miếng gạch hoa trắng áp trên tường.

Một người viết: “Ông không thể chia rẽ được chúng tôi. Tình yêu thương là tất cả. Mọi sự không phải chấm dứt hôm nay.”

Có người mượn ý tưởng qua lời tuyên bố nổi tiếng của Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama: “If they go low, we go high,” tạm dịch là “nếu họ chơi xấu chúng ta vẫn vượt lên.”

Sự thiết lập tác phẩm nghệ thuật này, theo những người ủng hộ bà Clinton, để đối trọng với bản chất kỳ thị, cố chấp và ngu muội của ông Trump.

Một người khác viết với lời lẽ có tính cách an ủi: “Mọi sự rồi cũng qua.”

Nhưng cách đó không xa, một người khác viết với nỗi bất an: “Bây giờ chúng ta biết làm gì đây?” (TP)
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »


Bà Clinton cho rằng giám đốc FBI làm bà thất cử

November 13, 2016

Image
Bà Hillary Clinton mới đây cho hay quyết định của Sở Điều Tra Liên Bang Mỹ (FBI)
là xem lại cuộc điều tra điện thư đã dẫn đến cuộc thất cử đau đớn của bà.
WASHINGTON, DC (AP) – Bà Hillary Clinton mới đây cho hay quyết định của Sở Điều Tra Liên Bang Mỹ (FBI) là xem lại cuộc điều tra điện thư đã dẫn đến cuộc thất cử đau đớn của bà.

Trong cuộc điện đàm chung với giới ủng hộ tài chánh hàng đầu hôm Thứ Bảy, bà Clinton nói rằng cuộc tranh cử của bà đang trên đường thắng lợi thì bỗng nhiên giám đốc FBI, ông James Comey, gửi đến Quốc Hội một lá thư hôm 28 Tháng Mười cho hay đã khám phá ra một số email mới, có thể liên quan đến cuộc điều tra trước đây về việc vị cựu ngoại trưởng Mỹ sử dụng hệ thống email riêng.

Loan báo bất ngờ của FBI được đưa ra sau ba cuộc tranh luận trong đó ứng cử viên đảng Cộng Hòa, ông Donald Trump, bị dư luận đánh giá thấp về các câu trả lời của ông.

Bà Clinton cho hay trong cuộc điện đàm rằng lúc đó bà đang dẫn trước khá xa ở tất cả các tiểu bang quan trọng, và coi như ngang ngửa với ông Trump tại Arizona, nơi từ trước tới nay vẫn được coi là thành trì vững chắc của đảng Cộng Hòa, cho tới khi ông Comey gửi đi bức thư.

Phía ông Trump và đảng Cộng Hòa đã nhanh chóng khai thác tin này, dù rằng lúc đó không hề có tin nào nói rằng những email của bà Clinton ở trong những email mới khám phá này.

Và trong chín ngày, kể từ lúc ông Comey gửi thư thông báo cho Quốc Hội đến lúc ông cho hay rằng “chẳng có gì mới,” đã có gần 24 triệu người bỏ phiếu sớm, tức là khoảng 18% tổng số phiếu bầu tổng thống Mỹ vừa qua.

Trong khi bà Clinton cũng nhận một số lỗi lầm về phần mình, những nhà hỗ trợ tài chánh tham dự cuộc điện đàm cho hay bà không nhắc đến các lý do khác cũng góp phần đưa đến sự thất bại, như khó khăn của một đảng chính trị để có thể liên tiếp thắng ba nhiệm kỳ tổng thống và việc không chú ý tới giới cử tri thuộc thành phần da trắng lao động. (V.Giang)
buikiem
Posts: 501
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »


Chọn lựa nhân sự cho thấy ông Trump sẽ cứng rắn

November 20, 2016

Image
Cảnh sát New York bảo vệ Trump Tower. (Hình: AP Photo/Mark Lennihan)
WASHINGTON (AP) – Các chọn lựa nhân sự mới đây của ông Trump cho thấy không còn gì nghi ngờ là ông sẽ có một đường lối cứng rắn như đã đưa ra trong thời gian tranh cử về lãnh vực di dân, chủng tộc, khủng bố cũng như các vấn đề khác.

Việc ông Trump công bố ba bổ nhiệm quan trọng là Thượng Nghị Sĩ Jeff Sessions trong chức vụ bộ trưởng tư pháp, cựu trung tướng Michael Flynn là cố vấn an ninh quốc gia và dân biểu Mike Pompeo là giám đốc cơ quan tình báo trung ương CIA đã đưa ra một thông điệp rõ ràng người dân Mỹ sẽ có được những gì họ mong muốn khi bầu ông Trump vào chức vụ tổng thống.

Trong thời gian qua, một số người ủng hộ ông Trump đã làm nhẹ đi những gì ông tuyên bố trong thời gian tranh cử và việc ông chọn chánh văn phòng, chủ tịch đảng Cộng Hòa Reince Priebus, và Steven Bannon, người bị coi là có tinh thần kỳ thị chủng tộc, làm cố vấn cao cấp, đã tạo sự ngạc nhiên vì đây là hai người thuộc hai khuynh hướng rất trái ngược nhau.

Nhưng sự chọn lựa hôm Thứ Sáu là chỉ dấu rõ rệt rằng chính phủ Trump sẽ có lập trường cứng rắn về lãnh vực an ninh quốc gia.

“Nếu bạn tin rằng nhân sự được chọn lựa sẽ cho thấy đường hướng tương lai thì chúng ta đang thấy rõ ràng,” theo lời ông Calvin Mackenzie, một học giả chuyên nghiên cứu về các tổng thống tại đại học Colby College ở tiểu bang Maine.

Sử gia Julian Zelizer ở đại học Princeton nói rằng ba chọn lựa vừa qua đều là thành phần bảo thủ từng hoạt động nhiều năm trong chính quyền và nhắc nhở phía đảng Cộng Hòa là phải ủng hộ ông vì ông sẽ đạt những gì đã đề ra.

Cả ba nhân vật Sessions, Flynn và Pompeo trước đây từng lên tiếng phản đối chính sách của Tổng Thống Barack Obama như chống lại việc đưa tù nhân ở trại Guantanamo Bay về xử ở Mỹ, đòi phải cứng rắn hơn trong nỗ lực chống khủng bố, chống thỏa thuận về nguyên tử với Iran. (V.Giang)
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »


Trump bác bỏ việc Đảng Xanh đòi đếm phiếu lại

November 26, 2016

Image
Bà Jill Stein, ứng cử viên tổng thống của Green Party, tức đảng Xanh. (Hình: Getty Images/Justin Sullivan)
WASHINGTON DC (NV) – Tổng thống tân cử Donald Trump hôm Thứ Bảy bác bỏ việc đảng Xanh đòi đếm phiếu lại, gọi đó là “chuyện vô lý” và “mưu đồ bất chính,” ông thêm rằng bà Hillary Clinton, ứng cử viên đảng Dân Chủ đã thừa nhận thua cuộc.

Theo CNN, ông Trump tố cáo nỗ lực của đảng Xanh (Green Party) và bà Jill Stein, ứng cử viên của đảng này, là chuyện vô nghĩa, một việc làm không gì khác hơn ngoài âm mưu để kiếm thêm tiền.

Ông nói: “Đếm phiếu lại làm một cách kiếm thêm tiền của bà Jill Stein, người chỉ có được chưa đến một phần trăm tổng số phiếu và thậm chí không có tên trên phiếu bầu ở nhiều tiểu bang.”

“Hầu hết số tiền kiếm được bà ấy sẽ không bao giờ chi cho việc đếm lại phiếu vô lý này,” ông Trump tiếp.

Bà Stein quyên góp được hơn $5 triệu qua việc kêu gọi trên mạng cho việc đếm phiếu lại ở tiểu bang Wisconsin, nơi có thể bắt đầu vào tuần tới.

Bà bác bỏ việc ông Trump cho rằng số tiền quyên góp được sẽ không chi ra cho việc kiểm phiếu lại.

Trả lời phỏng vấn của CNN, bà Stein nói: “Tất cả số tiền quyên góp được sẽ đưa vào một trương mục riêng, nơi dành duy nhất cho việc đếm lại phiếu.”

Bà Stein nhắc lại rằng ông Trump lúc tranh cử đã từng nói “cuộc bầu cử này là gian lận ngoại trừ nếu ông thắng cử.”

Ông Trump nói: “Người dân đã nói lên tiếng nói của mình và cuộc bầu cử đã kết thúc, ngay cả bà Clinton vào đêm bỏ phiếu cũng đã công nhận thua cuộc và gửi lời chúc mừng tôi. ‘Chúng ta phải chấp nhận kết quả này để bắt đầu hướng đến tương lai.’”

Tổng thống tân cử thêm, ông thắng ở Wisconsin, Michigan và Pennsylvania “bằng những con số lớn lao.”

Đảng Xanh hôm Thứ Sáu nộp đơn yêu cầu được kiểm phiếu lại ở tiểu bang Wisconsin sau khi nhiều báo cáo cho thấy việc bỏ phiếu không nhất quán trong nhiều khu vực, nơi phiếu bầu trên giấy được bỏ tại nơi áp dụng việc bỏ phiếu theo lối điện tử.

Cả ban vận động của bà Clinton lẫn Tòa Bạch Ốc đều nói họ không thấy có chứng cớ nào cho thấy hệ thống bầu cử bị tin tặc xâm nhập, mặc dù ban vận động của bà Clinton hôm Thứ Bảy nói, họ sẽ tham gia cùng với bà Stein trong việc kiểm phiếu lại, để bảo đảm rằng việc đếm phiếu lại là “công bằng đối với mọi phía.” (TP)
quaichao
Posts: 1182
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »


Giá nhà mới tại Orange County tiếp tục tăng

December 1, 2016

Image
Giá ở giữa của một căn nhà mới xây dựng tại Orange County đã đạt mức kỷ lục là $934,250 trong Tháng Mười. (Hình minh họa: Tim Boyle/Getty Images)
(OCRegister.com) – Theo báo cáo hôm Thứ Ba của CoreLogic, một nơi cung cấp các dữ kiện nhà đất, giá cả và mua bán loại nhà mới tại Orange County đã đạt tới mức cao kỷ lục vào tháng trước.

Giá ở giữa của một căn nhà mới xây dựng tại Orange County đã đạt mức kỷ lục là $934,250 trong Tháng Mười, tăng 3.8% so với mức kỷ lục được thiết lập vào Tháng Mười năm ngoái.

Con số mua bán nhà mới cũng tăng khoảng 59%, lên tới 384 vụ.

Kết quả là, giá ở giữa đối với tất cả những căn nhà được bán vào tháng trước, kể cả nhà mới lẫn nhà hiện hữu, lên tới $655,000, bằng với mức cao lịch sử trong Tháng Sáu. Giá đó tăng $54,000, hay 9%, so với Tháng Mười năm ngoái.

Việc mua bán nhà vào tháng trước tăng 9.7%, lên tới 3,118 vụ, là mức cao nhất trong những Tháng Mười kể từ năm 2012, theo các con số của CoreLogic.

Nhưng phần lớn sự gia tăng đó là do sự tăng vọt việc mua bán nhà mới xây dựng.

Có thêm nhà để mua

Nhiều yếu tố đang thúc đẩy người mua tới những căn nhà mới xây. Những nhà xây dựng đã khởi sự đưa ra những nhân nhượng hấp dẫn để dụ dỗ người mua chấp nhận giá cao hơn. Nền kinh tế và bức tranh việc làm cũng đang khuyến khích việc mua bán.

Nhưng yếu tố lớn nhất là Orange County có nhiều công trình xây dựng đang tiến hành.

Chẳng hạn, các cộng đồng đang bán nhà mới một cách tích cực trong quý IV đã tăng lên tới 143 trong năm nay, từ con số 111 trong năm 2014.

Người ta có thể nhận thấy số cung đang gia tăng, những cơ hội mới giúp người mua có thêm lựa chọn và sự kích động.

Giá nhà và việc mua bán nhà hiện hữu cũng tăng, nhưng với những con số nhỏ hơn nhiều khi so với mức tăng của loại nhà mới.

Giá ở giữa của nhà hiện hữu và nhà condo, loại nhà có giá vừa phải nhất, là $447,000, tăng 5.2%. Con số mua bán nhà condo tăng 3.8%, lên tới 841 căn.

Khu vực bán chạy nhất

Khu bưu chính (ZIP code) việc mua bán tăng nhiều nhất tại Orange County là 92618 của Irvine, với việc mua bán tăng vọt 147% trong Tháng Mười so với một năm trước.

Trong số 116 việc mua bán vào tháng trước, 69 việc mua bán diễn ra tại ZIP code 92618.

Nhu cầu về loại nhà hiện hữu vẫn cao

Theo các địa ốc viên đã bán nhà vào tháng trước, nhu cầu mua nhà vẫn mạnh đối với thị trường nhà bán lại, nhất là đối với những căn nhà hiện hữu có giá từ $750,000 trở lại. Ðó là thang giá mà phần lớn những người mua nhà lần đầu tìm kiếm.

Vì có nhiều người mua hơn người bán, thị trường vẫn mạnh và bán chạy.

Mặc dù gần tới những ngày lễ, thời gian trong đó việc mua bán nhà thường chậm, các địa ốc viên nói họ vẫn bận rộn và vẫn bán được nhà.

Các địa ốc viên vẫn chưa nhìn thấy hậu quả từ sự gia tăng lãi suất thế chấp vào tháng này, với lãi suất vượt quá mức 4% sau cuộc bầu cử tổng thống.

Theo những nhà quan sát thị trường, vài người mua đang phải tìm kiếm những căn nhà rẻ tiền hơn, nhưng người bán vẫn chưa hạ giá bán của họ để bù lại phí tổn vay tiền thế chấp gia tăng.

Những người khác cho rằng lãi suất tăng có thể khiến nhiều người mua vội vã hoàn tất việc thương lượng trước khi lãi suất có thể còn cao hơn. (N.N.)
vuongquan
Posts: 270
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »

Westminster thông qua nghị quyết cấm cờ CSVN; tuyên thệ tân nghị viên

December 14, 2016

Image
Ông Tony Rackauckas (trái) chủ tọa lễ tuyên thệ nhậm chức cho tân Nghị Viên Kimberly Hồ. (Hình: Quốc Dũng/Người Việt)
WESTMINSTER, California (NV) – Hội Đồng Thành Phố Westminster vừa thông qua nghị quyết cấm cờ Cộng Sản, với số phiếu 5-0, trong phiên họp tối Thứ Tư, 14 Tháng Mười Hai.

Trước phiên họp là lễ tuyên thệ nhậm chức của Thị Trưởng Trí Tạ, Nghị Viên Sergio Contreras, và tân Nghị Viên Kimberly Hồ
Trước khi bỏ phiếu, Phó Thị Trưởng Garden Grove Phát Bùi, cũng là chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California, phát biểu: “Tôi xin thay mặt thành phố Garden Grove và Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California, yêu cầu Westminster thông qua nghị quyết cấm cờ CSVN. Về phần tôi, tôi sẽ bàn với các đồng viện, và Garden Grove sẽ theo gương Westminster.”

Sau đó, Phó Thị Trưởng Tyler Diệp đề nghị bỏ phiếu, và được Thị Trưởng Trí Tạ ủng hộ.

Và tất cả năm dân cử đều bỏ phiếu thuận cho nghị quyết.

Trước cuộc họp, cũng chính hai người này là tác giả thảo ra nghị quyết và đưa vào chương trình nghị sự của cuộc họp.

“Sau 41 năm, trong khi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam vẫn tiếp tục những hành động vi phạm nhân quyền, thì Westminster lại là một thành phố biểu dương sức mạnh đoàn kết cộng đồng của người Việt quốc gia tranh đấu cho tự do và dân chủ,” ông Trí nói với nhật báo Người Việt hai ngày trước cuộc bỏ phiếu

“Cá nhân tôi nhận thấy cần tái khẳng định quyết tâm này tại thành phố Westminster, nơi chúng ta hãnh diện là thủ đô của người Việt tị nạn cộng sản và chỉ công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của người Việt quốc gia,” ông khẳng định.

Cùng quan điểm với ông Trí, ông Tyler Diệp cho biết: “Lá cờ máu là lá cờ của nhà cầm quyền CSVN, tượng trưng cho một thể chế độc tài đảng trị, vi phạm nhân quyền và không hề được người Việt quốc gia chúng ta công nhận. Chúng ta chỉ công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ.”

Trở lại với lễ tuyên thệ, ông Tony Rackauckas, chánh biện lý Orange County, là người chủ tọa cho cả ba vị dân cử, trước sự chứng kiến của các thành viên gia đình họ.

Ông Trí Tạ, đắc cử thị trưởng lần đầu năm 2012, sau đó đắc cử năm 2014, và vừa đắc cử lần thứ ba trong cuộc bầu cử vào ngày 8 Tháng Mười Một.

Ông Sergio Contreras đắc cử nghị viên năm 2012, và vừa tái đắc cử cùng ông Trí.

Dược Sĩ Kimberly Hồ cũng đắc cử lần này, trở thành nữ dân cử gốc Việt đầu tiên trong lịch sử thành phố. Đây là lần đầu tiên bà ứng cử. (Đ.D.)
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

TRUMP VI PHẠM HIẾN PHÁP MỸ
Dec 19 at 11:49 PM

Image
Tất cả các cánh cửa xung quanh Donald Trump đã đang đóng kín lại khi các giám đốc FBI và DNI đã đồng ý với giám đốc CIA, ba mặt một lời kết luận rằng Nga-Putin đã trợ giúp cho Trump thắng cử tổng thống Mỹ vào ngày 8/11/2016 vừa qua. Trong một bức thông tri của Giám Đốc CIA John Brennan gởi cho toàn thể lực lượng hiện dịch của cơ quan cho biết “Trong đầu tuần này. Tôi đã gặp riêng với (Giám Đốc) FBI James Comey và DNI Jim Clapper, và có một sự đồng thuận vững chắc giữa chúng tôi về phạm vi, bản chất, và ý định của người Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống của chúng ta. Ba chúng tôi cũng đồng ý rằng các cơ quan của chúng tôi, cùng với các cơ quan khác, cần tập trung hoàn tất công tác duyệt xét toàn diện vấn đề này mà nó đã được TT Obama ra chỉ thị và nó đang được hướng dẫn thi hành bởi Giám Đốc Tình Báo Quốc Gia (DNI) – Earlier this week, I met separately with (Director) FBI James Comey and DNI Jim Clapper, and there is strong consensus among us on the scope, nature, and intent of Russian interference in our presidential election. The three of us also agree that our organizations, along with others, need to focus on completing the thorough review of this issue that has been directed by President Obama and which is being led by the DNI.”

Trong cuộc họp báo cuối năm 2016, TT Obama trực tiếp xác định rằng Nga-Putin đã tấn công liên mạng của DNC – bộ chỉ huy Uỷ Ban Toàn Quốc Đảng Dân Chủ và xâm nhập điện thư cá nhân của John Podesta, trưởng quản lý chiến dịch tranh cử tổng thống của Hillary Clinton. Các vị lãnh đạo cơ quan FBI, CIA, DNI, phủ Tổng Thống, và các vị lãnh đạo Cộng Hoà và Dân Chủ trong Quốc Hội Mỹ đều đồng ý kết luận rằng Nga-Putin, ở một mức độ tối thiểu, cũng đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Có một sự đồng thuận kết luận của cộng đồng tình báo Mỹ là người Nga đã xen vào làm thay đổi phạm vi cuộc điều tra của Quốc Hội Mỹ. Nếu rõ ràng người Nga đã can thiệp yểm trợ cho Trump, thì vấn đề này phát sinh một nghi vấn là Trump và ban tham mưu chiến dịch tranh cử của Trump đã có cộng tác với người Nga hay không?

Trong trường hợp Donald Trump và, hoặc là ban tham mưu của Trump đã cộng tác với người Nga, hay một chính phủ ngoại quốc nào khác để thắng cử tổng thống Mỹ, thì Donald Trump sẽ không được phép tuyên thệ nhậm chức tổng thống, hoặc là sẽ bị bãi nhiệm trong thời gian tiếp sau đó. Trên thực tế càng lúc Trump càng bị bộc lộ cái bản chất tham lam quá độ của Trump là tính ham muốn gom tóm tất cả trong tay của mình. Thí dụ cụ thể như Trump bắt cá hai tay vừa muốn có toà Nhà Trắng vừa có khách sạn quốc tế sang trọng mang tên Trump International Hotel Washington DC ở trên cùng một đại lộ Pennsylvania Avenue của thủ đô Washington, DC. Đây là một hành động xung khắc quyền lợi nước Mỹ, một vi phạm hiến pháp Mỹ trong mọi khía cạnh tế nhị của nó mà Trump đã cố ý phớt lờ đi.

Thường thường thì hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ ở nước Mỹ chống đối lẫn nhau về chính sách, chủ trương quản trị nước Mỹ. Nhất là cái tâm lý của người dân Mỹ có thay đổi theo chu kỳ tám năm của một đảng cầm quyền vì họ luôn nghĩ rằng một chế độ kéo dài hơn tám năm là độc quyền quản lý quốc gia. Tuy nhiên, sự kiện đó không có nghĩa là Nhân Dân Mỹ bị chia rẽ, như một số người đã nhận định phân tích, và giải thích một cách rất sai lạc. Nền dân chủ Mỹ vững chắc hơn 240 năm qua đã và đang chứng minh được tính chất đoàn kết của Nhân Dân Mỹ. Một khi nước Mỹ bị đe doạ tấn công, hoặc bị tấn công, thì Nhân Dân Mỹ mà những người đại diện cho họ là các vị dân cử, đảng viên Cộng Hoà và Dân Chủ, trong Quốc Hội Mỹ một lòng đoàn kết chống lại nguy cơ hay kẻ thù nào đó để bảo vệ nước Mỹ và Hiến Pháp Mỹ.

Hiện nay cả hai Cộng Hoà và Dân Chủ trong Quốc Hội Mỹ đang hợp tác tiến hành điều tra toàn diện cuộc tấn công liên mạng của Nga-Putin nhắm vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa rồi. Vì vậy, Donald Trump đã tự mình cô lập chính mình khi Trump cứ khăng khăng bênh vực biện hộ cho Nga-Putin bằng cách chối cãi không có sự can thiệp của người Nga và Trump đã nặng lời chỉ trích cộng đồng tình báo Mỹ. Trump đã cho rằng sự kiện Nga-Putin xen vào làm xáo trộn cuộc bầu cử tổng thống Mỹ là chuyện không đáng cho Quốc Hội Mỹ phải điều tra! Và điều này càng chứng tỏ rằng Trump là một người xem thường Hiến Pháp Mỹ hoặc là Trump không hiểu hiến pháp là cái quỷ quái gì để cho Trump phải bận tâm.

Quả thật, sự kiện Nga-Putin xen vào làm xáo trộn cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã có ảnh hưởng rất lớn, và nó không thể nào bị bỏ qua dễ dàng. Trong khi Donald Trump cứ giữ một giọng điệu giảo biện chối cãi và chống đối lại cuộc điều tra của Quốc Hội Mỹ, thì có thêm những chứng cớ rõ ràng vững chắc để buộc tội Trump. Tính cách vi hiến của Trump rất nghiêm trọng; khi có những chứng cớ chỉ rõ Trump phạm luật thì Đại Cử Tri Đoàn Mỹ ở 50 tiểu bang và đặc khu DC trong ngày thứ Hai 19/12/2016 có quyền từ chối Trump làm tổng thống Mỹ; hoặc là Quốc Hội Mỹ sẽ luận tội và bãi nhiệm tổng thống của Trump; hay có một biện pháp thứ ba là Tối Cao Pháp Viện Mỹ sẽ đưa Trump ra toà về tội vi phạm hiến pháp Mỹ./.

Dr. Tristan Nguyễn –

San Francisco, 18/12/2016
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »


TNS Graham: ‘99% Thượng Viện tin rằng Nga can thiệp bầu cử’

December 27, 2016

Image
Thượng Nghị Sĩ Lindsey Graham. (Hình: Alex Wong/Getty Images)
TALLINN, Estonia (NV) – Thượng Nghị Sĩ Lindsey Graham (Cộng Hòa-South Carolina) nói rằng Tổng Thống Đắc Cử Donald Trump khác hoàn toàn với Thượng Viện trong việc Nga có can thiệp vào bầu cử Mỹ hay không.

“Có 100 thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, và tôi có thể nói rằng 99% chúng tôi tin rằng người Nga có can thiệp vào bầu cử, và chúng tôi sẽ làm một điều gì đó về chuyện này,” Thượng Nghị Sĩ Graham nói với nhà báo Jim Sciutto trong chương trình “The Situation Room” của đài CNN hôm Thứ Ba.

Ông Graham xuất hiện trên chương trình này cùng với Thượng Nghị Sĩ John McCain (Cộng Hòa-Arizona), chủ tịch Ủy Ban Quốc Phòng Thượng Viện.

Cả hai đang có mặt tại Estonia, một quốc gia từng bị Nga can thiệp vào công việc nội bộ.

“Điều này không chỉ xảy ra với chúng ta. Người Nga làm như vậy khắp nơi trên thế giới, chứ không chỉ có Hoa Kỳ. Họ can thiệp vào bầu cử tại các quốc gia dân chủ khắp thế giới, muốn tự quyết định vận mệnh của mình,” ông Graham nói.

“Cùng với Thượng Nghị Sĩ McCain, sau khi hoàn tất chuyến công tác này, chúng tôi sẽ mở các cuộc điều trần. Chúng tôi sẽ đưa ra các lệnh cấm vận nhắm vào Tổng Thống Vladimir Putin như là một cá nhân, và những người thân cận xung quanh ông, những người đã can thiệp vào cuộc bầu cử,” ông nói tiếp.

Hai thượng nghị sĩ này, cùng với Thượng Nghị Sĩ Amy Klobuchar (Dân Chủ-Minnesota), đang đi gặp nhiều giới chức các quốc gia Châu Âu đang có vấn đề với Nga.

Sau Estonia, ba vị dân cử này sẽ đến các quốc gia khác như Georgia, Latvia, Lithuania, Montenegro, và Ukraine.

Trong thời gian có cuộc tranh cử tổng thống, cộng đồng tình báo Mỹ công khai nói rằng Nga đứng đằng sau các vụ tin tặc đột nhập hệ thống email của các nhóm thuộc đảng Dân Chủ.

Đánh giá của CIA còn kết luận rằng, Điện Kremlin can thiệp vào bầu cử để giúp ông Trump thắng.

Cả ông Donald Trump và Moscow đều bác bỏ tố cáo nói rằng người Nga can thiệp vào bầu cử Hoa Kỳ. (Đ.D.)
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest