Đời sống quanh ta

buikiem
Posts: 503
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

Image

Rất Tiếc

Tôi đi vòng trong một tiệm Target và chứng kiến cảnh người thu-ngân đang trao lại một số tiền cho cậu bé. Cậu chỉ độ 5 hay 6 tuổi.

Người thu- ngân nói, “Rất tiếc là em không có đủ tiền để mua con búp-bê này”.

Đoạn cậu bé quay sang bà cụ đứng cạnh: “Bà à, bà có chắc là con không có đủ tiền không, bà?”

Bà cụ đáp: Con à, con biết là con không có đủ tiền để mua con búp-bê này mà”.

Rồi bà cụ bảo cậu bé cứ đứng đó chừng 5 phút để bà đi một vòng trong tiệm. Rồi bà lẩn đi ngay.

Cậu bé vẫn cầm con búp-bê trong tay.

Cuối cùng , tôi bước đến cậu bé và hỏi là cậu muốn tặng con búp-bê này cho ai.

“Đây là con búp bê mà em gái của con yêu thích lắm và ước ao có được trong Giáng Sinh này. Em ấy tin là Ông già Noel sẽ mang quà này lại cho em ấy.”

Tôi trả lời cậu bé rằng “thế nào Ông già Noel rồi cũng sẽ mang lại cho em con, con đừng lo.”
Nhưng cậu trả lời buồn bã. “Không, Ông già Noel không mang đến chỗ em đang ở được. Con phải trao con búp-bê này cho mẹ con, rồi mẹ con mới có thể trao lại cho em con khi mẹ đến đó.”

Đôi mắt cậu bé thật buồn khi nói những lời này.

“Em con đã trở về với Chúa. Ba con bảo là mẹ cũng sắp về với Chúa, bởi vậy con nghĩ là mẹ có thể mang con búp-bê này theo với mẹ để trao lại cho em con.”
Tim tôi như muốn ngừng đập.


Cậu bé nhìn lên tôi và nói: “Con nói với ba là hãy bảo mẹ đừng có đi vội. Con muốn mẹ con hãy chờ con đi mall về rồi hãy đi.”

Rồi cậu lấy ra cho tôi xem một tấm ảnh trong đó cậu đang cười thích thú.

“Con muốn mẹ mang theo tấm ảnh này của con để mẹ sẽ không quên con.

Con thương mẹ con và mong ước mẹ không phải bỏ con để đi, nhưng ba con nói là mẹ phải đi để ở cạnh em của con.”

Rồi cậu lặng thinh nhìn con búp-bê buồn bã.

Tôi vội vàng tìm ví bạc trong túi và nói với cậu bé: “hãy thử coi lại xem, biết đâu con lại có đủ tiền mua con búp-bê này thì sao!”

“Dạ”, cậu bé đáp, “con mong là có đủ tiền”. Không cho cậu bé thấy, tôi kẹp thêm tiền vào mớ tiền của cậu bé, và chúng tôi cùng đếm. Chẳng những đủ số tiền cho con búp-bê mà còn dư thêm một ít nữa.

Cậu bé nói: “Cảm ơn Chúa đã cho con đủ tiền!”

Rồi cậu nhìn tôi và nói thêm, “tối qua trước khi đi ngủ, con đã hỏi xin Chúa hãy làm sao cho con có đủ tiền để mua con búp-bê này để mẹ con có thể mang đi cho em con. Chúa đã nghe lời cầu xin của con rồi..”


“Con cũng muốn có đủ tiền mua hoa hồng trắng cho mẹ con, nhưng không dám hỏi Chúa nhiều. Nhưng Ngài lại cho con đủ tiền để mua búp-bê và hoa hồng trắng nữa..”

“Mẹ con yêu hoa hồng trắng lắm.”

Vài phút sau bà cụ trở lại, và tôi cũng rời khỏi tiệm.

Tôi làm xong việc mua sắm trong một trạng thái hoàn toàn khác hẳn với khi bắt đầu vào tiệm. Và tôi không thể rứt bỏ hình ảnh của cậu bé ra khỏi tâm trí tôi.

Đoạn tôi nhớ lại một bài báo trong tờ nhật báo địa phương cách đây hai hôm. Bài báo viết về một tài xế say rượu lái xe vận tải đụng vào xe của một thiếu phụ và một bé gái nhỏ.

Đứa bé gái chết ngay tại hiện trường, còn người mẹ được đưa đi cứu cấp trong tình trạng nguy kịch. Gia đình phải quyết định có nên rút ống máy trợ-sinh khỏi bệnh nhân hay không vì người thiếu phụ này không còn có thể hồi tỉnh ra khỏi cơn hôn mê.

Phải chăng đấy là gia đình của cậu bé?


Hai ngày sau khi gặp cậu bé, tôi đọc thấy trên báo là người thiếu phụ đã qua đời. Tôi bị một sự thôi thúc và đã mua một bó hoa hồng trắng và đi thẳng đến nhà quàn nơi tang lễ của người thiếu phụ đang diễn ra và mọi người đến nhìn mặt người quá cố lần cuối cùng.


Cô nằm đó, trong cỗ áo quan, cầm trong tay một cành hồng màu trắng với tấm ảnh của cậu bé và con búp-bê được đặt trên ngực của cô.


Tôi rời nơi đó, nước mắt đoanh tròng, cảm giác rằng đời tôi đã vĩnh viễn thay đổi. Tình yêu của cậu bé dành cho mẹ và em gái cho đến ngày nay thật khó mà tưởng tượng. Và chỉ trong một phần nhỏ của một giây đồng hồ, một gã lái xe say rượu, hay người lái xe bất cẩn, đã lấy đi tất cả những gì thân thiết nhất của đời cậu.

Robert A.

KaLua mang về
dailien
Posts: 2454
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Image

Từ cuốn chiếu chở bằng xe gắn máy đến cuốn chăn khiêng xác chết người thân về nhà

Bạn đọc Danlambao -

Hình ảnh người dân qua đời bị bó chiếu, thò chân ra ngoài trên chiếc xe gắn máy vẫn còn nhức nhối trong lòng mọi người. Ngày hôm nay lại thêm một hình ảnh khác, tang thương tận đáy: 2 người khiêng xác chết người thân được cuốn chăn, bó lại và đi bộ từ bệnh viện về nhà.

Anh Bùi Văn Tú, em trai của người quá cố đã khóc tức tưởi khi phải gánh xác anh trai về nhà.

Được biết anh Bùi Văn L., 33 tuổi, trú tại xóm Việng, xã Yên Phú, Lạc Sơn, Hòa Bình đã qua đời tại Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Sơn vào chiều ngày 11/12.

Sáng ngày 11, anh được đưa vào bệnh viện cấp cứu vì suy yếu nghiêm trọng, khó thở.

Điều cần ghi nhận là người taxi chở anh vào bệnh viện đã từ chối nhận tiền chuyên chở vì biết gia đình anh L. vốn nghèo khó.

Đến 15h30' cùng ngày, anh L. qua đời. Gia đình xin được có xe cấp cứu để chở xác người thân về nhưng bệnh viện cho biết là 2 xe vận chuyển bệnh nhân đều bận. Người nhà của anh L. cũng không có đủ tiền để mướn xe nên cuối cùng đã phải cuốn chăn khiêng xác người chết đi bộ về nhà.

13.12.2016
Bạn đọc Danlambao
tiendung
Posts: 873
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Post by tiendung »

Image

MƯỜI THỨ DÙ CÓ GIA TÀI BẠC TRIỆU CŨNG KHÔNG MUA ĐƯỢC
Jordi Al Emany là người sáng lập một công ty tư nhân. Vừa qua, ông đã đăng một bài trên mạng xã hội, nói rằng tiền tài không phải vạn năng, có 10 thứ cho dù có gia tài bạc triệu cũng không mua được. Bài viết đã nhanh chóng nhận được sự hoan nghênh trên cộng đồng mạng, mọi người đều tán thành.

Chúng ta hãy cùng xem, rốt cuộc là những điều gì mà cho dù là tỉ phú thế giới cũng không thể mua được?

1. Khỏe mạnh
Đạt Lai Lạt ma:
Nhân loại, vì kiếm tiền mà hy sinh sức khỏe. Vì chữa bệnh mà hy sinh tiền tài. Sau đó, vì lo lắng tương lai nên không cách nào hưởng thụ hiện tại. Cứ như vậy mà không cách nào sống cho hiện tại. Khi còn sống, họ quên rằng cuộc đời là ngắn ngủi. Đến khi chết, mới phát hiệnmình chưa từng một lần sống thật tốt.

2. Tình thương

Tagore:
Lúc thoát khỏi cảnh nghèo khó, chúng ta sẽ có được tiền tài của mình nhưng để có được khoản tiền này, chúng ta đã mất đi bao nhiêu thiện tâm, bao nhiêu cái đẹp và bao nhiêu sức lực chứ!

3. Niềm vui

Nhà chính trị, nhà khoa học về vật lý, điện từ, nhà phát minh Mỹ Franklin:
Tiền tài không thể khiến người ta vui vẻ, vĩnh viễn sẽ không vì trong bản chất của nó không hề tồn tại cái gọi là vui vẻ. Người có được càng nhiều, lại càng muốn nhiều hơn.

4. Chính trực
Nhà tiểu thuyết người Anh – Douglas Adams:
Lúc thật sự phục vụ người khác, điều cần thiết mà tiền tài không thể nào mua sắm hay đong đếm, đó chính là sự chân thành và chính trực.

5. Tôn trọng
Nhà triết học người Mỹ – Ayn Rand:
Tiền tài là công cụ để tồn tại, thái độ của bạn đối với công việc cũng chính là thái độ của bạn đối với cuộc đời của chính mình. Nếu công việc kiếm sống là sa đọa, bạn đã hủy diệt ý nghĩa tồn tại của chính mình. Bạn đã từng cầm qua đồng tiền bất nghĩa chưa? Đã từng vì giành thêm chút lợi nhuận mà giễu cợt người khác chưa? Hoặc là hạ thấp tiêu chuẩn đạo đức của mình? Vì để có thể sống qua ngày bạn đã làm những việc không nên làm? Nếu là như vậy, tiền tài cũng không mang đến dù chỉ một chút niềm vui. Đồ vật bạn mua sẽ trở thành một loại sỉ nhục mà
không phải là kính trọng; là một loại căm hận mà không phải thành tựu.
Như vậy, bạn sẽ cho rằng tiền tài là một loại tội ác bởi vì bạn không thể nào có được sự tự tôn từ nó.

6. Nội tâm thanh tĩnh

Doanh nhân nổi tiếng tại Mỹ – Richard M. DeVos:
Tiền tài không thể nào mua được sự thanh bình trong nội tâm, nó không thể chữa trị mối quan hệ bị xé rách, hoặc làm cho cuộc sống không ý nghĩa trở nên ý nghĩa.

7. Đạo đức
Ký giả kiêm tác giả người Mỹ – George Lorimer:
Thứ có thể mua được bằng tiền dĩ nhiên là tốt nhưng không nên quên rằng điều không thể mua được bằng tiền sẽ càng tốt hơn.

8. Giáo dục
Phóng viên kiêm tác giả người Mỹ – Neil de Grasse Tyson:
Con người không dùng sự cảm thông và chia sẻ để cảm nhận tình cảm và ý nghĩ của người khác hay những sinh vật khác trên trái đất, có lẽ giáo dục chính quy của chúng ta nên thêm vào giáo dục sự cảm thông và chia sẻ. Thử tưởng tượng, nếu giáo dục gồm có đọc, viết, toán học, cảm thông và chia sẻ, thì thế giới này sẽ không còn như cũ nữa.

9. Trí tuệ
Steve Jobs nhà sáng lập Apple:
Tôi không phải vì kiếm tiền mà quay về Apple. Thần may mắn vẫn luôn quan tâm đến tôi; năm 25 tuổi, tôi đã kiếm được tài sản 100 triệu đô-la. Lúc ấy rất rõ ràng rằng tôi sẽ không bị tiền tài nô dịch. Bởi vì tôi chắc chắn không có khả năng tiêu hết số tiền kia, hơn nữa, tôi cũng không dùng tiền tài để kiểm chứng trí tuệ của mình.

10. Giác ngộ tâm linh
Người vô danh:
Tiền tài có thể mua phòng ốc để ở nhưng không thể mua được một mái nhà ôn hòa; nó có thể mua một chiếc giường nhưng không mua được một giấc ngủ thoải mái dễ chịu; nó có thể mua một chiếc đồng hồ nhưng không mua được thời gian; nó có thể mua được quyển sách nhưng không mua được tri thức; nó có thể mua máu huyết nhưng không mua được sức khỏe.
Vì vậy, tiền tài không phải là vạn năng.
dailien
Posts: 2454
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Nhà báo Bùi Bảo Trúc qua đời, thọ 72 tuổi


Image

Nhà báo Bùi Bảo Trúc.
(Hình: Khôi Nguyên/Người Việt)

WESTMINSTER (NV) – Nhà báo Bùi Bảo Trúc, tên tuổi quen thuộc với người Việt hải ngoại, vừa qua đời lúc 11:45 tối 16 Tháng 12 năm 2016, tại Bệnh viện Fountain Valley, Quận Cam, California, Hoa Kỳ, ở tuổi 72.

Nhà báo Bùi Bảo Trúc, có bút danh khác là Bảo Lâm, sinh năm 1944 tại Bắc Việt, di cư vào Nam năm 1954, học trung học Chu Văn An, Sài Gòn. Ông đi du học tại Tây Tây Lan, về nước năm 1967 làm việc cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, sau đó là phát ngôn viên chính phủ đến năm 1974, rồi được cử qua London làm việc.

Sau biến cố 30 tháng Tư 1975, khi miền Nam thất thủ, ông từ London qua Canada sống một thời ngắn, rồi sang Washington DC làm việc cho Ban Việt ngữ đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA).

Năm 2002, ông rời đài VOA về sống tại Nam California, tiếp tục làm việc tại đài Little Saigon Radio , tuần báo Viet Tide đồng thời là gương mặt quen thuộc trên đài Hồn Việt TV.

Nhà báo Bùi Bảo Trúc nhiều năm viết cho báo Người Việt trong mục Thư Gửi Bạn Ta bằng lối viết dí dỏm được rất nhiều độc giả yêu thích. (Đ.Q.A.T)
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Image

NOEL! NGÀY LỄ HÒA BÌNH
Ở thế chiến thứ hai, trên một mặt trận giữa hai nước Pháp và Đức, quân của hai bên giành nhau từng chiến hào; gây cấn đến độ vô phúc cho người nào sơ ý ló đầu ra khỏi chỗ núp là nát đầu ngay. Đó là tình hình vào những ngày 21, 22, 23 tháng12, 1943. Các sĩ quan hữu trách của cả hai bên đều đề phòng cấm ngặt binh sĩ của họ không được lơ là bỏ vị trí chiến đấu kể cả ngày Noel. Đến chiều 24 tháng 12, vẫn là bầu khí ngột ngạt của tử thần. Không có hưu chiến. Đó là lệnh cấp trên truyền xuống.

Đêm về, trong bầu khí yên lặng căng thẳng đó, bỗng một tiếng hát vọng lên từ một thông hào: "Đêm thanh bình, đêm ơn lành!" (Silent Night), rồi nhiều tiếng hát vọng theo, rồi người ta nghe cả hai phía Pháp Đức đều vang dậy tiếng hát Giáng Sinh; không ai bảo ai, bất chấp quân lệnh, binh sĩ của cả hai bên đều bật dậy, bỏ vị trí chạy lại bên nhau, ôm nhau cười nói, chúc lễ Giáng Sinh cho nhau. Họ trao cho nhau đồ dùng, cùng ăn uống với nhau như thể là những người bạn thân lâu ngày hội ngộ. Trước cảnh đó, các vị chỉ huy đều đồng ý hưu chiến đến hết ngày hôm sau.

Ngày 25-12 năm 1943 là một ngày đáng ghi nhớ cho những người ở trận tuyến đó. Hai bên Đức, Pháp cách đó mấy giờ là tử thù của nhau, bây giờ họ cùng chụp hình, trao kỷ niệm, chơi bóng, ăn chung với nhau như những người anh em rất yêu quí. Noel, ngày lễ Hoà bình.


Giáng Sinh là lễ của Hòa Bình. Hàng năm, cứ vào lễ Giáng Sinh, dù chiến trận có sôi sục đến đâu, người ta cũng thường dàn xếp để hai bên có được thời gian mừng lễ. Đó gọi là ngày hưu chiến. Sở dĩ có hưu chiến trong ngày lễ Giáng Sinh vì Ngôi Hai đã xuống thế làm người để giao hòa giữa trời và đất, giữa Thiên Chúa và loài người. Giao ước cứu chuộc sẽ được ký kết bằng máu của Ngôi Hai là Thiên Chúa và cũng là người thật. Đó là niềm vui vô cùng lớn lao của cả loài người được ơn cứu độ. Từ nay, tội tổ tông đã được tẩy xoá nhờ máu thánh của Con Thiên Chúa. Con người không còn vương vấn tội nhơ thì an bình sẽ ngự trị trong tâm hồn: "Bình an dưới thế cho người thiện tâm."
phidao
Posts: 134
Joined: Sun Sep 30, 2012 7:29 am
Contact:

Post by phidao »

Image


Silent Night - Đêm thánh vô cùng - Nguồn gốc.

André Rieu - Silent Night

https://www.youtube.com/watch_ popup?v=JBJY3AxtoHM
Silent Night

Silent Night
Holy Night
All is calm
All is bright
Round yon virgin
Mother and child
Holy infant so tender and mild
Sleep in heavenly peace
Sleep in heavenly peace

Silent Night
Holy Night
Shepeards pray…
Silent Night
Holy Night
Shepeards pray at the sight
Glory streams from heaven afar
Heavenly ? sing hallelujah
Christ the Savior is born
Christ the Savior is born
Silent Night
Holy Night
All is calm
And all is bright
Round yon virgin
Mother and child
Holy infant so tender and mild
Sleep in heavenly peace
Sleep in heavenly peace
Silent Night
Holy Night
Sleep in heavenly peace

Đêm Thánh vô cùng hoặc Đêm yên lặng (tiếng Đức: Stille Nacht; tiếng Anh: Silent Night) là một trong những ca khúc giáng sinh nổi tiếng, với phần lời gốc do linh mục Josef Mohr viết bằng tiếng Đức và phần giai điệu do nghệ sĩ organ Franz Xaver Gruber sáng tác, cả hai đều là người Áo. Phiên bản đang được sử dụng rộng rãi ngày nay có đôi chút khác biệt với nguyên bản của Gruber. Ca khúc này đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại hồi tháng 3 năm 2011.

Hằng năm vào dịp lễ Giáng Sinh, không ai mà không biết đến bài hát Silent Night (gốc tiếng Đức là Stille Nacht), do Franz Gruber và linh mục Josef Mohr sáng tác chung trong một hoàn cảnh rất tình cờ và kỳ lạ. Bài hát này đã trở thành phổ thông khắp thế giới và đã được dịch ra các thứ tiếng, không phân biệt tôn giáo.

Franz Gruber nhà nghèo sống gần Salzburg quê của Mozart bên nước Áo. Franz mê nhạc ngay từ nhỏ. Khi cả nhà đi ngủ, chú bé Franz liền lẻn đến nhà thờ học đàn với Andreas Peterlechner. Năm 12 tuổi Franz được đánh đàn nhà thờ lần đầu tiên trong một lễ cưới khiến mọi người ngạc nhiên. Thế rồi Franz lớn dần, tìm cách học đàn thêm, lập gia đình và định cư ở Arndorf, và trở thành người đánh đàn phong cầm tại nhà thờ thánh Nicola ở Oberndorf. Cũng chính tại Oberndorf, Franz quen với một linh mục trẻ tên là Josef Mohr.

Josef Mohr mồ côi cha từ nhỏ, có tâm hồn nghệ sĩ rất thích nhạc. Rồi lớn lên đi tu, làm linh mục năm 1815. Ba năm sau thì được Đức Cha gửi đến làm cha phó nhà thờ thánh Nicola. Cha Josef Mohr có tính rất vui vẻ tự nhiên, hòa đồng với những người trẻ, khiến cho cha sở là một linh mục già yếu lấy làm khó chịu. Một hôm cha già viết cho cha quản hạt: "Cha Mohr quả thật còn quá trẻ. Đời thuở nào ra trước công chúng mà lại ngậm tẩu thuốc, và còn ca hát chơi giỡn với đám trẻ, khó coi quá sức. Kỳ lụt vừa qua lại còn phóng ca-nô vùn vụt như thanh niên vậy."

Cha quản hạt Klo đọc thư chỉ mỉm cười vì chính mình cũng thích nhạc và phóng khoáng như thế.

Lễ Giáng Sinh năm 1818 Cha Mohr thật sự lo lắng, vì cha sở già lâm bệnh nặng, trao hết mọi công việc lại, từ việc giải tội đến làm lễ hát trọng thể vào nửa đêm Giáng Sinh. Điều làm cha Mohr hoảng nữa là đàn nhà thờ bị chuột gặm hư luôn không kiếm được người sửa.

Buổi chiều chuẩn bị cho Lễ Nửa Đêm, cha Mohr ngồi dọn bài giảng mà chẳng ra một ý nào cả! Bỗng có tiếng gõ cửa, có người muốn gặp. Cha Mohr tỏ ra khó chịu. Giờ này mà còn có người quấy rầy. Nhưng rồi cha bình tĩnh ngay, vì có chuyện khẩn cấp : một đứa bé sinh non cần phải rửa tội ngay vì khó sống.

Khí hậu miền Bayern vào mùa này lạnh lắm. Cha Mohr vội vã lội tuyết ra đi, mãi mới tới một nơi hẻo lánh. Bước vào trong một túp lều xơ xác tiêu điều, cha Mohr thấy một cảnh tượng thật xúc động: đứa bé đang ngoi ngóp trong cái nôi nhỏ gần lò sưởi bên cạnh người mẹ xanh xao yếu ớt và người cha loay hoay chưa biết phải làm sao. Nhưng có điều rất lạ: cả căn phòng nghèo nàn toát ra một hơi ấm, nét mặt cả hai vợ chồng rất tin tưởng và an bình, đang khi ở ngoài trời tuyết lạnh rơi xối xả. Cảnh Giáng sinh đây rồi. Tình yêu giáng sinh, tình yêu đang hiện hình. Mọi xung khắc được hóa giải, mọi bổng trầm được hòa lại thành nhạc khúc dịu êm, mọi đắng cay được biến thành ngon ngọt.

Khi đã làm xong nhiệm vụ, cha Mohr lại lội tuyết trở về nhà thờ, nhưng tâm hồn vạng lên niềm an vui đầy hứng khởi. Cứ tưởng phải hy sinh và mất giờ đi giúp đỡ người ta, chứ đâu ngờ mình lại được trao tặng món quà hiếm lạ.

Thế là thay vì về thẳng nhà thờ, cha Mohr đã tìm tới nhà Franz Gruber ở Arndorf cách nhà thờ hai dặm, và cho biết mình đang rộn lên những hình ảnh và ý tưởng tuyệt vời cần phải viết ra ngay. Thế là sau đó lời của bài hát kỳ lạ Stille Nacht được viết xong, và Franz Gruber phổ nhạc một cách nhanh chóng ngay hôm đó một cách dễ dàng, vì lời thơ tự nó đã rung lên những dấu nhạc đầy thần hứng rồi.

Thế là bản Đêm An Bình (Stille Nacht) lần đầu tiên được hát lên với đàn guitar vào lễ Nửa Đêm Giáng Sinh tại nhà thờ thánh Nicola ở một làng quê nhỏ bé Oberndorf. Cảm động hơn nữa, chính cha chủ tế Josef Mohr và Franz Gruber hát câu riêng trong phần cầu nguyện sau khi rước lễ.

Đêm nay Thiên Chúa giáng sinh. Đêm nay tình yêu hiện hình. Đón nhận Chúa vào tâm điểm lòng mình thì mọi sự sẽ tìm lại an bình:

Put God in the center, and everything will come together.

Mọi xung khắc được hóa giải, mọi đắng cay được biến thành ngon ngọt, mọi bổng trầm được hòa lại thành nhạc khúc dịu êm.
dailien
Posts: 2454
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Image

"Đại dịch" béo phì trên thế giới: Đâu là nguyên nhân?
Thùy Dương
Tỉ lệ người trưởng thành thừa cân hay béo phì đã tăng từ 29% vào năm 1980 lên 37% vào năm 2013 (ảnh minh họa).AFP/Jeff Haynes
Béo phì đã trở thành một đại dịch trên toàn thế giới. Theo kết quả một nghiên cứu mới được thực hiện tại nhiều nước, tỉ lệ người trưởng thành thừa cân hay béo phì đã tăng từ 29% vào năm 1980 lên 37% vào năm 2013.

Trong bài viết có tiêu đề “Đâu là nguyên nhân của dịch bệnh béo phì trên toàn cầu?” đăng trên trang mạng The Conversation, ba nhà nghiên cứu về kinh tế, sức khỏe và dinh dưỡng người Pháp - Lisa Oberlander, Disdier Anne-Célia và Fabrice Etile - cho biết nếu tình trạng thừa cân vẫn liên quan đến các nước phát triển, đặc biệt là ở phương Tây nhiều hơn là các nước đang phát triển thì khoảng cách này hiện đang dần thu hẹp. Ở Koweït, Lybia, Quatar ..., tỉ lệ béo phì ở phụ nữ đã vượt quá 50% vào năm 2013.

Theo tổ chức Y Tế Thế Giới, nạn thừa cân, béo phì trên toàn thế giới chủ yếu liên quan đến chế độ ăn uống không hợp lý như ăn nhiều đường, nhiều chất béo, nhiều thịt, nhưng lại thiếu hoạt động thể chất. Chính vì thế, tổ chức Y Tế thế Giới đã kêu gọi chính phủ các nước áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các thức uống có ga vốn được coi một trong những nguyên nhân gây béo phì.

Trong một bài báo khoa học của giáo sư Barry Popkin, xuất bản năm 1993 và được các nhà khoa học trích dẫn nhiều lần, thì nạn béo phì trên toàn thế giới là hậu quả của “sự chuyển tiếp trong chế độ dinh dưỡng”, tức là do chế độ ăn uống nhiều rau, nhiều hoa quả và chất bột đã bị thay thế bằng chế độ ăn uống nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo từ động vật, đường và các sản phẩm chế biến sẵn.

Theo giáo sư Barry Popkin, các giai đoạn chuyển tiếp chế độ dinh dưỡng phụ thuộc các yếu tố kinh tế - xã hội, chẳng hạn như mức độ công nghiệp hóa, tỉ lệ phụ nữ có công ăn việc làm và sự phát triển của công nghệ chế biến thực phẩm.

Nạn thừa cân, xu hướng thay đổi thói quen ăn uống diễn ra đồng thời với tiến trình toàn cầu hóa. Không ai có thể phủ nhận là toàn cầu hóa đã làm thay đổi sâu sắc cuộc sống của người dân, nhưng câu hỏi mà các tác giả người Pháp đặt ra trong bài viết này là liệu toàn cầu hóa có phải nguyên nhân dẫn đến béo phì?

Toàn cầu hóa – Thực phẩm chế biến sẵn


Để trả lời cho câu hỏi này, 3 nhà nghiên cứu của Pháp đã phân tích tác động của toàn cầu hóa đối với sự thay đổi thói quen ăn uống và tình trạng thừa cân, dựa trên số liệu trong giai đoạn 1970-2011 của 70 nước có thu nhập cao hoặc thu nhập trung bình.

Đối với các tác giả bài viết, toàn cầu hóa liên quan tới sự trao đổi và phụ thuộc lẫn nhau về mặt xã hội (suy nghĩ, thông tin, hình ảnh, gặp gỡ) chứ không chỉ đơn thuần là trao đổi thương mại và các khía cạnh kinh tế khác. Mặc dù nghiên cứu của các các giả chỉ ra rằng toàn cầu hóa khiến tiêu thụ thịt tăng nhanh, chẳng hạn lượng thịt tiêu thụ ở Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng 20%, nhưng lại không chứng minh được mối liên hệ giữa toàn cầu hóa với nạn béo phì trên quy mô toàn thế giới. Theo các tác giả, có lẽ toàn cầu hóa chỉ có tác động nhất định đối với nạn béo phì tại một số quốc gia mà thôi.

Thực phẩm chế biến sẵn cũng thường bị coi là nguyên nhân dẫn đến thừa cân, béo phì. Theo một nghiên cứu ở Hoa Kỳ, 3/4 giá trị năng lượng mà người dân Mỹ nạp vào người hàng ngày là từ thực phẩm chế biến sẵn. Đây là loại thức ăn có chứa nhiều chất béo bão hòa, đường và muối hơn là so với các thực phẩm tươi.

Người dân mua được thức ăn chế biến sẵn dễ dàng là nhờ hệ thống bán lẻ đã phát triển nhanh chóng. Công nghệ và công tác quản lý hiện đại đã cho phép những người kinh doanh bán lẻ nắm rõ nhu cầu của khách hàng, nhờ thế mà tập trung được vào sản xuất các mặt hàng, đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng và giảm chi phí sản xuất, có được giá cả cạnh tranh.

Sau khi thị trường ở phương Tây đã bão hòa, các siêu thị bắt đầu thâm nhập vào thị trường giàu tiềm năng tại các nước đang phát triển. Vào những năm 1990, các cửa hàng thực phẩm bùng nổ ở châu Mỹ la tinh, Trung Âu và Nam Phi, sau đó là tới châu Á và bây giờ là châu Phi.

Điều mà ít người chú ý là vai trò của các tập đoàn đa quốc gia. Chính các công ty này thúc đẩy người tiêu dùng ăn theo kiểu phương Tây, tức là ăn đồ ăn nhanh và thức uống có ga. Những tập đoàn đa quốc gia này có vai trò dẫn dắt thị trường tại các nước kinh tế mới nổi, trong đó có Brazil, Ấn Độ, Mêhicô và Nga, và đã chi ra những khoản tiền khổng lồ để quảng cáo cho sản phẩm chế biến sẵn của họ.

Tuy nhiên, theo các các giả bài báo, cũng rất khó để khẳng định là tình trạng ngày càng có nhiều người béo phì là do họ ăn theo kiểu phương Tây hay do họ vẫn ăn theo kiểu truyền thống nhưng với nhiều thịt, dầu mỡ và đường hơn trước đây.

Công việc và thói quen ăn uống


Một số nhà nghiên cứu của Mỹ lại đi tìm mối liên hệ giữa thị trường lao động, đặc biệt là sự gia tăng tỉ lệ phụ nữ đi làm và xu hướng béo phì toàn cầu.

Các nghiên cứu chỉ ra hai xu hướng trái ngược nhau: hoặc là, phụ nữ đi làm thì có ít thời gian nấu nướng hơn và thường cho con đi ăn bên ngoài, hoặc là do phụ nữ đi làm nên tổng thu nhập của hộ gia đình cao hơn, nên con cái được ăn thức ăn có chất lượng hơn, được tham gia nhiều hoạt động thể thao, được giáo dục tốt hơn, được chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Vì quyết định đi làm là mang tính cá nhân và liên quan tới tính cách và hoàn cảnh của mỗi người, nên rất khó để có thể biết được mối liên hệ giữa việc bố mẹ đi làm và nguy cơ con cái béo phì. Nhiều nghiên cứu chỉ ra là việc phụ huynh đi làm khiến trẻ em có nguy cơ béo phì, nhưng theo các tác giả bài viết trên trang The Conversation thì các dẫn chứng là chưa đủ. Thêm vào đó, các nghiên cứu này chỉ tập trung vào người phụ nữ đi làm, mà không gì chứng minh được là giới tính của bậc phụ huynh đi làm có vai trò thế nào đối với nguy cơ béo phì của con cái và các thành viên trong gia đình.

Ngày càng có nhiều người phải làm việc luân phiên ca đêm. Theo một nghiên cứu của Tổ chức Lao Động Quốc Tế, 25% số người lao động ở châu Âu phải làm việc ca đêm. Giờ giấc làm việc không cố định khiến nhiều người không được ăn uống theo giờ cố định và thường phải tranh thủ ăn qua loa để còn tập trung làm việc. Thêm vào đó, trong nhiều lĩnh vực, công nghệ hiện đại cũng làm cho người ta ít phải vận động thể chất hơn, do đó mà đễ có nguy cơ tăng cân nếu vẫn ăn theo chế độ dinh dưỡng cũ như trước đây.

Nói tóm lại, thức ăn và thói quen ăn uống phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, các yếu tố này lại thường đan xen với nhau. Điều này khiến cho việc phân tích một yếu tố cụ thể nhất định là rất khó, chưa kể tới việc một số yếu tố được coi là nguyên nhân béo phì lại có tác động qua lại lẫn nhau. Vì thế, rất nhiều giả thuyết về nguyên nhân béo phì đã được đặt ra và được chứng minh phần nào, nhưng theo ba nhà nghiên cứu người Pháp, những nguyên nhân chính dẫn đến “dịch bệnh” béo phì "trên quy mô toàn cầu" thì dường như vẫn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn.
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »


Những nguyên tắc lịch sự khi đi ăn ai cũng cần biết
Không nên đến sớm quá khi được mời tới nhà ai đó ăn tiệc...

Hiểu biết các quy tắc ứng xử lịch sự giúp bạn dễ dàng tạo được ấn tượng tốt với mọi người. Bạn có thể tham khảo những liệt kê dưới đây của Bright Side để không trở thành người thô lỗ trong mắt người khác.

Trong quán ăn
Image
Ảnh: insideretail
1. Nam giới mở cửa, để phụ nữ vào trước, sau đó giúp phụ nữ cởi áo khoác. Nếu bàn đã được đặt trước, nam giới nên tìm bàn và dẫn bạn đồng hành của mình đến đó.

2. Cười, nói quá to hay nhìn chằm chằm vào những thực khách khác đều vô cùng mất lịch sự.

3. Người mời là người trả tiền cho bữa ăn. Tuy nhiên, nếu đó là cuộc gặp tình cờ và bàn ăn chưa được đặt trước thì mỗi người nên tự trả tiền cho phần ăn của mình. Trong trường hợp muốn trả riêng, nên nhờ người phục vụ làm các hóa đơn riêng lẻ để đỡ mất thời gian tính toán.

4. Nếu người được bạn mời muốn tự trả tiền ăn của họ thì cũng không cần thiết phải làm ầm ĩ. Sẽ lịch sự hơn khi bạn để họ được tự làm theo mong muốn của họ.

Tại bàn ăn
Image
Ảnh: cotwguides
5. Khi đi ăn hàng, bạn sẽ được đưa dao, muỗng... phù hợp với các món ăn đã đặt, bạn không cần phải tự chọn. Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi lấy thức ăn, hãy nhờ người phục vụ giúp đỡ.

6. Hãy cất điện thoại đi. Sẽ rất khiếm nhã khi bạn gọi điện đàm phán công việc trước mặt những người khác.

7. Luôn cố gắng đúng giờ cho mọi cuộc gặp mặt. Bào chữa đến muộn vì tắc đường có vẻ không thuyết phục và không công bằng với những người phải chờ bạn. Có thể chấp nhận được nếu bạn đến muộn 15 phút. Bất kỳ sự muộn giờ nào đều cần phải gọi điện và giải thích. Nếu biết chắc rằng mình sẽ đến muộn, đừng đợi đến sát giờ mới gọi, hãy báo trước để người đi ăn cùng bạn biết.

Khi trò chuyện
Image
Ảnh: Wisegeek
8. Trong các cuộc nói chuyện lịch sự, không nên nói về các vấn đề cá nhân, mối quan hệ công sở, con cái, bệnh tật, thói quen hay sở thích...

9. Những người lịch sự ít nói về người thân của mình, họ không ngồi lê đôi mách.

10. Nghe cũng là một kỹ năng quan trọng như nói. Giữ im lặng khi nghe nhưng bạn cũng cần nhìn vào người nói và nói xen vào khi thích hợp. Điều này chứng tỏ bạn đang theo sát cuộc nói chuyện.

11. Sẽ là khiếm nhã khi cắt ngang lời người khác, kể cả khi bạn đã nghe câu chuyện nhiều lần rồi.

Khi được mời đến ăn tiệc ở nhà ai

12. Không nên đến sớm quá, bởi bạn có thể thấy chủ nhà đang dọn bàn hay bữa ăn vẫn đang được nấu nướng.

13. Chỉ dắt theo trẻ nhỏ nếu chúng được mời, bởi vì không phải chỗ nào cũng phù hợp với bọn trẻ. Nhìn chung bạn có thể mang theo bạn bè, người thân, miễn là bạn phải báo với chủ nhà trước.

14. Sẽ là bất lịch sự nếu bạn từ chối món ăn. Bạn nên nếm thử bất kỳ món ăn nào khi được mời. Nếu bạn đang ăn kiêng, tốt nhất không nên nhận lời mời ăn tối. Nếu cần thiết phải đến dự, bạn nên đề nghị bớt món ăn của mình hoặc để nguyên thức ăn trên đĩa.

Hoàng An
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Image


Năm Dậu Nói Chuyện Gà

Phạm Thành Châu

Con gà có trước hay quả trứng gà có trước?

Một cậu đi xin việc. Phỏng vấn viên nói “Tôi cho anh chọn. Hoặc năm câu hỏi dễ hoặc một câu hỏi khó. Anh chọn cái nào?”
“”Tôi chọn một câu hỏi khó”
“OK. Con gà có trước hay quả trứng có trước?”
“Con gà có trước”
“Vì sao?”
“Một câu hỏi khó, tôi đã trả lời rồi. Sao lại có câu hỏi thứ hai?”


Rốt cuộc, chẳng ai biết con gà hay quả trứng có trước. Nhưng hỏi con người thuần dưỡng (nuôi trong nhà) con gà từ khi nào? thì có thể trả lời được. Theo ông Edmund Saul Dixon, tác giả một quyển sách nói về gà thì người Đông Nam Á đã biết cách thuần dưỡng gà từ mười nghìn năm trước. Đến năm 3000 trước tây lịch gà nuôi phát triển nhiều ở Đông Nam Á, Ấn Độ, Phi Luật Tân … và các hải đảo. Họ biết cách ấp trứng cho nở hàng loạt. Cách thông thường nhất là dùng hơi nóng của phân súc vật. Người ta đắp lò hình bát quái, đổ tro hay trấu dưới đáy rồi xếp trứng lên và đậy nắp lại, dưới lò thông với hầm phân súc vật để lấy hơi nóng khi phân phân hủy. Một cách rất lạ khác là người ta mướn một người mặc áo bông dày, xếp đầy trứng trước bụng và hai bên hông, cứ ngồi yên như thế hàng vài chục ngày sau thì trứng nở. Chỉ giới giàu sang, phú quí mới ăn thịt gà (người ấp) nầy để tăng cường khả năng sinh lý. Người Ai Cập nuôi gà rất sớm, từ thế kỷ 14 trước tây lịch. Trong mộ để xác ướp các vua Ai Cập trong kim tự tháp, người ta xây vách bằng gạch nung, hồ kết dính có trộn lòng trắng trứng. Người Ai Cập cũng biết cách ấp trứng. Người ta xếp trứng vào hộp gỗ rồi ủ trong đống phân súc vật, khi gà nở mới đem ra nuôi. Hiện nay, cách ấp trứng đó vẫn còn áp dụng. Họ xây những lò ấp dọc sông Nil, mỗi lần nở hàng trăm, hàng nghìn con gà con. Người Pháp khoái thịt gà đến độ lấy hình tượng con gà trống làm quốc huy. Người Mỹ nuôi gà nhiều nhất, hàng năm có tổ chức thi gà đẹp rầm rộ, náo nhiệt. Nổi tiếng nhất là cuộc thi Modern Game Bantams”

Có mấy loại gà? Nhiều vô số, kể ra, đọc thêm chán chứ ích lợi gì. Nhưng trước 1975, ở miền nam, Việt Nam Cộng Hòa chúng ta có một loại gà mà chỉ trong trường bộ binh Thủ Đức mới có. Quân trường cũng nuôi gà? Sự thực, đó là mấy cậu “Tân cái rinh” (tân khóa sinh, mới vào quân trường, trong thời gian huấn nhục mấy tuần đầu). Mấy cậu chưa đến đôi mươi, vừa rời ghế nhà trường, quen lè phè, dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm, mới bước xuống xe ở Vũ Đình Trường đã bị đàn anh dàn chào, cho mấy vòng sân, chạy bở hơi tai, nhiều cậu té xỉu, ngóc đầu không lên còn bị đàn anh xài xể “Mấy anh là mấy con gà chết!”. Thêm mấy vòng nữa, thêm một số cậu nằm dài, bất tỉnh nhân sự, số còn lại “lê bước lang thang” chứ chạy sao nỗi! Đàn anh lại quát “"Mấy anh là những con gà mắc mưa!”" Rồi lại quát "“Mấy anh là những con gà rù!" Chạy nhanh lên coi! Chạy vào hàng!” Trong khi đó đàn anh (sinh viên sĩ quan) chỉ chạy giật lùi suốt buổi cho đàn em thấy. Chạy đủ mười vòng Vũ Đình Trường, bốn chục cậu lúc khởi hành mà đến đích chỉ còn mươi cậu, các cậu khác vẫn còn lang thang từ xa, đã đi không nỗi lại còn dìu mấy cậu xỉu. Khi đầy đủ “quân số”, đàn anh lại quát "“Mấy anh là những con gà nuốt cơ bẩm".” Mấy cậu “tân khóa sinh” nầy ngớ ra. “Gà nuốt giây thun” thì có thấy rồi, còn gà “nuốt cơ bẩm” là gà gì? Cơ bẩm là cái gì? Sau nầy mới biết cơ bẩm là bộ phận lên đạn, kích hỏa của khẩu súng. Thời đó còn xài súng trường “ga lăng, ôm mà mệt” (Garant M1), cái cơ bẩm gần cả kí lô, làm sao mà nuốt được?! Nhưng sau mấy tuần “huấn nhục”, cơ bản thao diễn, đi bãi, di hành… mấy cậu (đã là Sinh Viên Sĩ Quan) lột xác thành người chiến binh rắn chắc, chửng chạc. Trông thì oai hùng nhưng buồn ngủ chịu hết nỗi. Tập tành gian khổ, người rã rời. Di hành, vừa cầm súng vừa đi vừa ngủ. Ra bãi, vừa ngồi xuống là mắt díu lại, ngủ mê man, cán bộ nói gì chẳng biết, cứ thả hồn phiêu diêu nơi nào, chẳng ghi chép gì được! Nhiều cậu làm bộ đi tiểu rồi chui vào bụi cây ngủ, khi đại đội về, tập họp điểm quân số, thấy thiếu mới cho đi tìm. Cạnh quân trường Thủ Đức còn có trường Thiết Giáp, xe tăng chạy ngang dọc bãi tập nhưng thường tránh các bụi cây vì biết trong đó làm gì cũng có cậu sinh viên sĩ quan đang nằm ngủ. Huy hiệu của trường đính trên quân phục có hình lưỡi kiếm và bốn chữ “Cư An Tư Nguy” (Ý nói. Sống an bình nhưng phải nghĩ đến lúc nguy biến) Mấy cậu cười với nhau “Cứ ăn, cứ ngủ ỳ”!

Trở lại chuyện gà.


Đố quí vị. Tại sao gà mái “cục tác” mà gà trống lại “Ò ó o”? Có nguyên nhân cả đấy! Chuyện nầy tôi có kể rồi nhưng kể lần nữa để kiến thức quí vị thêm phong phú. Số là, thời xưa, súc vật đều nói tiếng người như chúng ta. Có cậu gà trống vừa đến tuổi dậy thì, quả tim rạo rực yêu đương. Hàng xóm, cách nhau cái dậu mồng tơi, có chị gà mái tơ. Anh chị liếc mắt đưa tình nhưng còn mắc cỡ. Cậu gà giả bộ bươi đất rồi dụ dỗ người đẹp (?) “Túc! Túc!.., Có cái nầy ngon lắm. Qua đây, cho ăn.” Cô nàng chui hàng rào, đến gần nhưng vẫn hững hờ. “Có gì ngon đâu? Sao không thấy?” “Đến gần mới thấy” Nàng bước đến nhưng vẫn giữ khoảng cách để tỏ ra mình là con nhà gia giáo. Bất ngờ cậu nghiêng người xòe cánh, lướt vòng vòng, chung quanh “người đẹp”. Cô nàng biết tỏng gian ý của hắn nhưng vẫn đứng yên theo dõi. Rồi thì hắn nhào đến định làm ẩu. Cô nàng “ối” lên một tiếng “"Em chả!"” rồi đâm đầu chạy. Cậu đuổi theo bén gót. Cô nàng chạy một quãng xa, liếc nhìn phía sau rồi suy nghĩ “Mình chạy có nhanh lắm không? Hắn có đuổi kịp không? Hay là mình làm bộ mệt, nằm xuống.” Và cô ả nằm xuống thật. Chuyện gì xảy ra thì quí vị đã thường thấy. Nhưng cô gà mái tơ nầy còn “con gái”, khi bị chuyện đó lần đầu (thành đàn bà) thì kêu rên. “Vừa đau vừa rát! Vừa đau vừa rát!” (cục ta, cục tác! Cục ta, cục tác!) Gà trống cũng như quí ông, xong rồi thì lo mà cuốn gói. Cậu gà nầy cũng (giống tôi). Cậu vỗ cánh, vươn vai, cất giọng Sở Khanh. “Đời chỉ có thế thôi!” (Ò ó o! ò!) Có mấy chú gà con, nãy giờ núp trong bụi, thấy cảnh đó, sợ hãi kêu lên: “Khiếp! Khiếp!” (chip! chip!) Hai con chó con trong nhà, nghe ồn ào, không biết chuyện gì, chạy ra hỏi “Đâu? Đâu?” (Gâu? Gâu?). Chị gà đang ấp trứng trên chuồng heo, đang lim dim, nghe xôn xao, mở mắt, thấy cô mái tơ cứ nằm lè nhè, rên rỉ mãi, mới nhảy xuống đất, đến an ủi, vỗ về: “Không sao đâu! Ít bữa hết đau. Rồi em sẽ biết, chuyện đó… thích lắm!” Chị còn làm bộ la rầy cậu gà: “Em còn là trinh nữ, phải từ từ, nhẹ nhàng. Làm mạnh quá! Nó đau tới bây giờ!... Cộc cộc mà ác!” (cục cục cục tác!).

Một chuyện gà khác.

Tại sao con vịt đực có “chim” mà con gà trống không “chim”? Tại sao vịt đực nói ”giọng vịt đực”? Chuyện như thế nầy. Có mấy gia đình gà và vịt rủ nhau đi vacation. Đến giòng sông chảy ngang thì gia đình vịt lội qua dễ dàng, chỉ gia đình gà không biết bơi, đành chịu đứng bên nầy sông. Anh vịt đực mới sai vợ qua cõng gia đình gà để quá giang qua sông. Đến lượt chị vịt cõng anh gà trống. Anh gà trống, khi đến giữa giòng sông (chỉ còn lại đôi ta) thì cứ đứng trên lưng chị vịt mà làm “thằng phải gió…”. Anh vịt đực trên bờ thấy thế, định lội ra đánh thằng mất dạy, nhưng hắn “làm” nhanh quá đành đứng la làng “Bớ làng xóm ơi! Thằng gà trống “ấy” vợ tôi. Mầy chết nghe mầy! Ngưng lại ngay!...” La đến khan cổ mà làng xóm chẳng thấy đâu trong khi thằng ôn dịch không chịu ngưng, vẫn tiếp tục “chiều lòng em”! Vì chị vịt, run rẩy cả người, tê tái đôi chân, không bơi tiếp được cứ lênh đênh giữa dòng sông mà rên rỉ, năn nỉ. “Xin một lần nữa! Một lần nữa thôi, gà ơi!” … Khi đến bờ, anh vịt đè cổ cậu gà trống cắt “chim”. Từ đó (quí vị thấy) gà trống đâu có “chim” Còn anh vịt đực, vì la làng khan cổ nên (cũng) từ đó nói “giọng vịt đực”. Riêng chị vịt mái? Ai hỏi gì cũng đỏ mặt, cười cười, lắc đầu!

Thêm một chuyện gà nữa. Ở một trại gà, bỗng xảy ra hiện tượng lạ. Các con gà mái đồng loạt đẻ trứng to, nặng cả kí lô. Phóng viên các báo đến phỏng vấn mấy chàng gà trống trong trại. “Quí anh nghĩ gì về hiện tượng kỳ lạ nầy?” “Chả nghĩ gì!” “Tại sao các chị gà mái đều đẻ những trứng vĩ đại như thế?” “Hỏi bọn gà mái. Chúng tôi đâu có đẻ trứng mà biết!” “Quí anh có đề nghị gì lên chính quyền thành phố không?” “Thiến hết bọn đà điểu ở trại đà điểu bên cạnh. Khuya nào lũ mất dạy đó cũng leo hàng rào qua bên nầy làm chuyện bậy bạ với bọn gà mái”.

Tết nhất phải kể chuyện vui để quí vị cười thoải mái, cho năm mới được hanh thông. Bây giờ, tôi xin nói chuyện nghiêm trang. Nhưng nói về con gà thì lại chẳng có gì lạ, vì hầu như ngày nào ai cũng ăn thịt gà. Gà mái, cũng giống như chị “vịt bầu” (của tôi) đang làm bà chủ nhà, mặt mũi nặng trịch, suốt ngày loay hoay như gà mắc đẻ, thấy phát nản. Đáng bàn luận ở đây là mấy cậu gà trống. Với bộ lông rực rỡ, mặt mũi vênh váo, nghênh ngang như Lữ Phụng Tiên (Lữ Bố), thấy em nào cũng nhào tới trổ mòi dê. Gặp hoa có chủ thì trở mặt vũ phu, nhào tới đánh đá đối phương. Hai cậu giành gái, cắn mổ nhau, “lỗ mũi ăn trầu, cái đầu chôm bôm”, cho đến khi một cậu chịu thua, bỏ người đẹp, chạy thoát thân. Còn kẻ chiến thắng? Cũng sứt tay, gãy gọng… nhưng được hãnh diện leo lên lưng người đẹp đang nằm chờ và… “làm như gà”! Thật chán hết sức! Nhưng ai chán? Chị gà mái chứ còn ai?

Chuyện mấy con gà trống đá nhau không phải là chuyện nhỏ, vì đã từng làm sạt nghiệp nhiều ông ham cá độ đá gà, cho nên tôi đã bỏ công lục lọi sách báo mà ghi ra đây cho quí vị … giết thì giờ. Trước hết, tôi nói về ba cách đá gà.

Gà đòn. Người miền Trung thích đá gà đòn vì ít (tốn tiền) chung độ. Cặp gà (bịt cựa) đá nhau từ sáng đến chiều chưa xong. Trừ phi hai con đều chết mới xử huề, còn thì đá nhau cho đến khi một con bỏ chạy hoặc nằm tại chỗ.

Gà cựa. Chuốt cho cựa thật nhọn. Chiến trường kết thúc trong vài độ.

Gà cựa dao. Cột lưỡi dao vào cựa gà. Con nào nhanh chân, chỉ đá một đòn là đối phương chết ngay. Loại gà nầy chỉ cần mua ở chợ cũng được, miễn nhanh nhẹn, khỏe và gọn. Hai gà thả ra, chỉ nghe “rẹt!” một tiếng là có con lảo đảo, “rẹt!” tiếng nữa là nằm dãy chết. Đem làm thịt, bên thua chung tiền, chịu chi phí bữa nhậu.

Tên gà thường đặt theo màu lông. Gà “Bướm”, sắc lốm đốm rất đẹp, như con bướm. Gà “Nhạn” lông trắng tinh. Gà “Điều” lông đỏ đậm. Gà “Ô” lông đen…. Tên gà còn được đặt theo cách đá, theo thành tích đạt được trong các trận chiến trước đó. Tiết Nhơn Quí, Tiểu La Thành (giả bộ bỏ chạy rồi bất ngờ quay lại đá một đòn chí tử). Triệu Tử Long (đá một đòn là thắng). Thần Ô, Điện Quang (đá nhanh như điện chớp, đối phương không kịp phản ứng, đành chịu chết).

Nhà văn Xuân Vũ viết tập truyện “Buồng Cau Trổ Ngược”, hay vô cùng. Hấp dẫn đến độ phải đọc cho đến hết truyện. Ông viết về những con gà đá, những độ gà với kiến thức về gà tỉ mỉ, uyên bác và kì bí như chuyện “Phong Thần”. Xin mạn phép nhà văn Xuân Vũ, tóm tắt một đoạn văn về gà đá trong tập “Buồng Cau Trổ Ngược”.

“Có ba loại cựa: Cựa thép, cựa sáp và cựa vôi. Cựa thép có lõi rất cứng, chuốt rồi đá mấy nước cũng không tà. Cựa độc thì có loại “lục định lục giáp,” phía trên có ba cựa nhỏ, dưới có hai cựa nhỏ nữa, vô địch. Cựa “hổ chảo”, hình móng cọp, đâm là chết. Ngoài ra còn có cựa “song đao”, cựa “vành nguyệt”. Cựa “nhật nguyệt” cái trắng cái đen, không bao giờ thua. Con gà nào có bộ cựa sần sùi và xoắn như đinh ốc. Đó là cựa “nguyệt lân” rất độc, bị đâm là chết không kịp chạy. Cựa gà mà lắc nhẹ, tưởng chừng sắp sút ra. Hay vô cùng. Có loại cựa “phản chủ”, đá đối phương gần chết lại đâm đầu chạy!

Nhiều loại gà đá được mệnh danh là linh kê, thần kê… phải quan sát mới biết. Gà “tử mị” khi ngủ mà nằm như đã chết. Gà đang đá mà gáy. Gà rượt gà mái bay lên nóc nhà mới chịu đạp mái (lại giống tôi!). Gà luôn lắc mặt. Gà đang cáp độ mà nằm ngủ. Gà né lồng. Gà mà bồng trên tay nó kêu túc túc như túc mái là gà hay”.

Đá gà, cờ bạc là một tệ nạn, một bịnh nghiện có từ thời xưa. Trong Hịch Tướng Sĩ, đức Trần Hưng Đạo có câu “Giặc Nguyên trở lại đùng đùng, lấy gì chống đỡ hay cùng cam tâm. Cựa gà sắc không đâm giáp giặc, mẹo bạc gian khó đoạt mưu quân.” Hiện tại, ngay tại xứ Mỹ nầy, nhiều ông bà tán gia bại sản vì đi Casino (đánh bạc). Bịnh nghiện “đánh bạc” còn trầm trọng hơn mê đá gà. Nhiều bà đến Casino, đánh bạc hết tiền, phải “nhảy dù” (cho chúng chơi) để có tiền chơi tiếp. Nghe đồn có bà chủ một trung tâm giải trí, đi Casino riết, mắc nợ, phải bán trung tâm cho Việt Cộng. Nhân chuyện đảng Cộng Sản Việt Nam và “nhà nước ta” cứ cắt đất, dâng biển, dâng đảo cho Trung Cộng mãi, “hèn với giặc, ác với dân”, trong tương lai Việt Nam sẽ biến mất trên bản đồ thế giới! Tôi xin tóm tắt những năm Dậu trong lịch sử Việt Nam, dân Việt đã từng dạy cho bọn giặc Tàu Phù phương bắc những bài học đích đáng, đập tan âm mưu biến Việt Nam thành một tỉnh của chúng.

Năm Tân Dậu (541) Lý Bôn khởi nghĩa, đuổi giặc phương Bắc, giành độc lập cho Việt Nam, lên làm vua, xưng là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân.

Năm Ất Dậu (1285) Ta đánh tan quân Nguyên Mông ở Hàm Tử, Chương Dương, Đại thắng trận Tây Kết, trận Vạn Kiếp.

Tháng sáu năm Ất Dậu, quân Nam đuổi 50 vạn quân Nguyên Mông ra khỏi bờ cõi. Cương Mục chép “Khô cốt doanh khâu” (xương khô đầy gò). “Kinh quán như sơn” (mồ chôn xác giặc cao như núi).
Năm Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung đánh tan 20 vạn quân Thanh. Đại Nam Liệt truyện ghi “Sĩ Nghị đã thua. Huệ (vua Quang Trung) sai quân đuổi theo đến cửa ải Lạng Sơn. Người nước Thanh (Tàu) cả sợ. Từ cửa quan trở về mạn Bắc, người già, trẻ con, bồng bế nhau chạy. Vài trăm dặm, tuyệt không có người ở”. Gò Đống Đa ở Hà Nội là mồ chôn hàng nghìn, hàng vạn xác bọn giặc phương Bắc.

Một chuyện gà thời Pháp thuộc.

Năm 1933, toàn quyền Đông Dương Piere Pasquier rớt máy bay chết. Dân gian có câu “Nực cười hai bảy mười ba, trời làm trận gió, tám gà chết thiêu”. Mật thám Pháp tưởng là hiệu triệu khởi nghĩa, ra sức điều tra nhưng chẳng hiểu gì? Chánh sở mật thám Pháp là Sogny đích thân điều tra. Phải đến hỏi một vị lão nho. Được giải thích: “Nực cười hai bảy mười ba” là năm đó âm lịch nhuận hai tháng bảy thành mười ba tháng. “Trời làm một trận tám gà chết thiêu” Pasquier nói tiếng Việt là “bát kê” là “tám gà”. (Pasquier bị rớt máy bay, chết cháy).

Chuyện gà trong lịch sử của mấy chú Chệt (Tàu Phù), từ trước Tây lịch đến cận đại thì nhiều vô số, nhưng tôi ghét Tàu mà quí vị cũng ghét Tàu, nên tôi không kể ra đây, Để chấm dứt bài Con Gà nầy, tôi xin kể một chuyện về gà của Việt Nam ta, cũng rất lạ.

Thời triều đình Nhà Nguyễn, có ông Nguyễn Miên Tàng, hoàng tử thứ bốn mươi hai, con vua Minh Mạng, tước Hải Ninh Quận Công, là người hư hỏng, ham chơi bời, cờ bạc, hát bội, đá gà… đến nỗi khánh kiệt gia sản, phải ở nhờ trên một chiếc đò (thuyền) nuôi heo. Khoảng năm 1896 (?), ông đến coi một buổi đá gà. Thấy một con gà chọi dáng vẻ oai hùng, ông lớn tiếng reo hò, cổ võ. Không ngờ con gà đó bị đối phương đá thua chạy. Ông uất khí, hộc máu, ngã lăn ra chết tại chỗ, thọ 68 tuổi. (có lẽ quá hồi hộp, thần kinh căng thẳng nên bị “đứt gân máu” stroke?). Vì chơi bời phung phí nên khi chết không một xu dính túi. Áo mão quận công cũng bán từ lâu rồi. Người ta phải lấy giấy màu xanh đỏ dán cho ông một cái mão quận công, dán thêm cho ông một bộ triều phục (quận công) để phủ lên người ông trước khi tẩm liệm. Hết.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »


Image

Nghe mưa Cali nhớ mưa Sài Gòn

Song Uyển

Gần 2 giờ sáng còn nghe mưa rỉ rả, nghe nước rơi tóc tách mà nhớ Sài Gòn quá!

Cali vốn ít mưa, lại thêm hạn hán suốt thời gian dài nên mưa đến xem như là điềm lành, là điều không dễ thấy. Bởi thế cho nên hôm nay, lúc thằng con 14 tuổi tỉnh tỉnh sau khi mê man trong cơn bụng, nhức đầu bởi “cúm bao tử”, anh chàng đút hai tay vào túi quần dài, lững thững bước ra khỏi phòng tìm mẹ, rồi đứng trong nhà ngó ra sân sau đang ướt sũng trong mưa và nói bằng cái giọng hài hước của thằng con trai đang ở tuổi dậy thì:

Hôm qua ở trường, cô hiệu trưởng nói “Cái này gọi là mưa. Mưa là cái mà các em chưa từng bao giờ thấy, đúng không? Chưa thấy mưa bởi vì đây là California!”

Ừ, trời mưa. Ở dí trong nhà nhìn ra sân thôi mà cũng nghe lạnh thấu vào trong ruột.

Đến trưa, con bé gái thay đồ đi học, trong khi mẹ và em đang ngồi nơi sofa lắng nghe… trời mưa. Cô nàng cụ bị xong rồi cười nói tỉnh rụi, “thôi, anh hùng đi học trong mưa đây.”

Dặn dò nó lái xe thật cẩn thận.

Thế nhưng chưa đầy một phút đã nghe tiếng gõ cửa “cọc cọc cọc”. Ngó ra thấy chị chàng. Mở cửa, thấy chỉ cười ngất bảo, “Thôi, anh hùng bỏ cuộc, mưa thấy ghê quá, không đi học đâu!”

Ha ha ha, anh hùng bỏ cuộc vì trời mưa! Mấy mẹ con cười ngất. Ừ, thôi ở nhà luôn đi con. Học thêm một ngày cũng không vô được bao nhiêu chữ, mà tự dưng thấy trong lòng bất an nên không muốn đứa nào đi đâu hết. Ba mẹ con ngồi trên sofa, mỗi đứa ôm cái điện thoại coi phim, chơi game hay nói chuyện nhờ vả bạn bè lấy homework dùm, chuyện ai nấy làm, nhưng thấy bình yên, trong ngày mưa gió, bên nhau

Từ tối mưa lại trở hạt, nặng hơn. Đọc những dòng viết trên Facebook của người bạn về chuyện ngày xưa đi học đạp xe dưới trời mưa, lại càng thấy nhớ Sài Gòn.

Nhớ những buổi đi học đàn ra, mưa lất phất, không thèm mặc áo mưa, cứ thích đạp xe trong mưa như thế. Cũng không đạp xe thẳng về nhà, mà lại rẽ vào một lối nhỏ, chạy ngang qua nhà một đứa bạn, ngó vô, rồi chạy về. Vậy mà tự dưng thấy vui.

Nhớ thời trung học, cùng nguyên nhóm bạn đạp xe ra Sài Gòn, rồi đạp về, ngang Tao Đàn thì trời đổ mưa, chẳng đứa nào mang theo áo mưa. Thì thôi cứ gồng mình mà đạp về. Mấy thằng con trai thì gò lưng, hai tay nắm chặt ghi-đông, mình thì cũng vậy, nhưng rồi có lúc lại phải một tay cầm ghi-đông, một tay nắm áo kéo ra cho đừng bám vào da thịt. Lại nhớ một tên nói “Phải chi mang theo cục xà bông, vừa chạy vừa thoa xà bông lên người, đến nhà thì cũng sạch luôn.”

Mà mưa Sài Gòn cũng rất quái. Vừa chạy qua khỏi một cơn mưa như trút nước, xe chạm bánh đến bên kia thì trời nắng! Cho nên có khi áo ướt đạp xe về nhà thì khô luôn.

Nhưng nhớ mưa Sài Gòn thì lại phải nhớ mưa ngập đường, mưa tràn như nước lũ. Nước ngập đến 1/3 bánh xe còn cố bậm môi mà đạp, nhưng đến nửa bánh hơn thì chỉ còn dắt bộ. Mà dắt bộ xe trong biển nước thì cứ như người say rượu.

Nhưng cứ nói mưa đêm thì lại nhớ đến cảnh nằm nghe mưa bắn nhẹ vào người trên căn gác gỗ, thấp lè tè. Gác nhà có một ô cửa sổ thật lớn, nhưng không có cửa, chỉ chống đỡ che đậy bằng một tấm tôn lớn. Nắng thì chống lên cho ánh sáng lọt vào. Mưa thì hạ xuống cho nước đừng thấm ướt.

Nhưng mà trời Sài Gòn vốn nóng. Lại thêm cả ngày mái nhà hứng bao nhiêu là nhiệt nên nó nóng như lò tắm hơi. Thế nên khi có mưa, là hiếm khi đóng kín cái cửa sổ dã chiến đó, mà cứ để, rồi nằm sát đó, để nghe gió mát từ mưa, nghe hơi nước mưa tạt vào. Ui chao là đã…

Sang Mỹ, đi toàn xe hơi, lại ở nơi hiếm mưa, nên hầu như 10 năm rồi, chưa bao giờ nhìn thấy áo mưa ngoài đường, người ta chỉ xài dù, hoặc mặc áo khoác có luôn lớp chống nước. Tôi cũng không ngoại lệ. Vừa tiện lợi vừa sung sướng, nhưng lâu lâu, nhìn mưa, lại nhớ đến những chiếc poncho ngày xưa…

Hình như mưa ngớt hạt rồi…
dailien
Posts: 2454
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Image

Sài Gòn có những nỗi nhớ
Nhâm nhi ly cà phê nơi quán cóc giờ tan tầm, bất chợt bắt gặp từng dãy hoa bọ cạp vàng nơi góc phố đong đưa dưới nắng chiều mà chợt nghĩ Sài Gòn có quá nhiều nỗi nhớ.

Nhớ Sài Gòn những ngày đầu sinh viên nơi ký túc xá, cứ nôn nao trông ngóng về vùng quê miền Tây yên bình, nơi có sông nước mênh mông, có những câu hò vang vọng giữa trưa hè. Tưởng chừng chỉ vùng quê nghèo có bầu trời trong vắt lóng lánh trên sông nước của tháng hè, lấm lem bùn đất của tháng mưa mới gieo vào lòng người nỗi nhớ chênh vênh. Vậy mà Sài Gòn với những sáng thư thái dạo công viên, những trưa tan trường dưới cái nắng oi ả tìm vội hàng nước mía bên đường, những chiều tan tầm chậm rãi thưởng thức từng ngụm cà phê và nghĩ suy về những việc đã làm trong ngày lại hằn sâu vào ký ức đến thế.

Nhớ Sài Gòn có những mùa lễ hội, cùng bạn bè hòa vào dòng người ngược xuôi trên phố, chỉ để ngắm phố phường, để cảm nhận không khí tưng bừng đang về và niềm vui lâng lâng khó tả. Một không khí rất riêng của Sài Gòn.

Tôi cũng hay nhớ về một Sài Gòn chỉ hai mùa mưa – nắng. Sài Gòn nắng đó rồi mưa đây, vội vàng mà điệu đà như thiếu nữ. Những sáng tinh sương mưa vội, Sài Gòn trở nên nhẹ nhàng, có sự dịu nhẹ của không khí đầy hơi ẩm. Những chiều mưa nhàn nhạt, Sài Gòn trở nên chậm rãi hơn, bớt ồn ã hơn. Và những cơn mưa đêm da diết, Sài Gòn trở nên tĩnh lặng, lượn lờ trong bóng mưa là những số phận…

Nhớ những ngày đầu quen em, Sài Gòn mưa rả rích, che chung chiếc ô dìu nhau qua từng ngõ phố. Hay những khi hai đứa lướt thật nhanh dưới mưa, cùng chia cho nhau từng hạt mưa rơi trên áo mà thấy ấm áp chi lạ thật. Cứ muốn giữ mãi khoảnh khắc êm đềm đầy yêu thương ấy. Nhớ em lo lắng mỗi lần hò hẹn: “Mưa rồi có đi đây được không anh?”. Tôi chỉ cười: “Anh sẽ đến ngay”.

Sài Gòn có bàn tay nắm chặt cùng nhau len lỏi qua những phố xá đông đúc người xe. Sài Gòn nhẹ nhàng như mây, cùng ngồi trên xe máy vi vút qua những cung đường. Làn tóc em xõa bay đan cài qua đôi môi mềm, trêu đùa trên má hồng như thể em là mây ngàn nâng bước tôi bay xa. Sài Gòn dịu dàng những khi trao và nhận những thương yêu bình dị giữa phố phường đông đúc. Sài Gòn ấm như hơi thở. Hơi thở của hai con người dựa vào nhau ngắm nhìn mặt trời lặn dần sau những tòa nhà nhấp nhô bên kia thành phố và âm thầm bên nhau chờ đợi mãi những niềm vui không tắt. Cuộc đời này cũng như hơi thở, không thể hít một hơi thật dài quá khả năng của mình. “Nếu biết trăm năm là hữu hạn, cớ gì ta không sống thật sâu?”.

Sài Gòn giản dị lắm. Sài Gòn là cầu nối giữa hai bờ thương nhớ, nơi có những con người giữ cho nhau mỗi nửa nỗi nhớ đong đầy kỷ niệm, có lời thề hẹn lạc mất nhau giữa hai bờ đơn côi. Sài Gòn thì rộng, một nửa Sài Gòn thì hẹp. Một nửa Sài Gòn tôi đã mơ và sống trọn.

Nếu ngày mai là một giấc mơ, tôi sẽ mơ về một Sài Gòn thật giản dị, nhưng điệu đà như mưa – như nắng. Một Sài Gòn rất thơ và tình giữa một Sài Gòn của bộn bề lo toan và tất bật mưu sinh. Một Sài Gòn mộc mạc giữa Sài Gòn hoa lệ. Một Sài Gòn trong trẻo giữa những tạp âm của cuộc sống cuồng nhiệt. Có một Sài Gòn đã từng như thế, nơi tôi và em… đã từng bên nhau.

Nguyên Thương
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »

Bố Mẹ Chồng Đại Gia Đáng Kính Phục

Thấy bố vợ tàn tật không dám vào đám cưới, bố chồng đại gia vội lao ra làm điều khiến ai nấy đều lặng người

Nhà Tuấn thuộc hàng đại gia giàu có, biệt thự có đến gần chục căn. Người như anh thì chỉ nhắm mắt cũng lấy được vợ đẹp vợ giàu, nhưng người anh phải lòng lại là 1 cô gái rất bình thường tên là Uyên.

Uyên xinh đẹp, giỏi giang trong công việc lại có tấm lòng lương thiện, hay đi làm từ thiện, nhưng khổ nỗi nhà cô lại vô cùng nghèo khó. Mẹ cô bị bệnh xương khớp, đi lại khó khăn, còn bố thì bị tàn tật cụt chân do 1 lần bị điện giật khiến chân hoại tử, buộc ông phải cưa bỏ đôi chân vốn dĩ khỏe mạnh của mình. Nhà Uyên là nghèo nhất xóm, nhưng may mắn cô học giỏi nên mọi người đều nghĩ rằng cuộc đời của Uyên rồi sẽ tươi sáng hơn.


Nhớ lại ngày đó bố Uyên đi đâu cũng phải đưa 2 ghế nhựa theo để di chuyển từng bước. Ông khéo tay giỏi đan lát và lấy nghề đó để nuôi chị em Uyên khôn lớn. Cứ nghĩ đến cảnh bố tàn tật vẫn vất vả nuôi mình từng bữa là Uyên lại thấy thắt lòng. Uyên luôn cố gắng thật nhiều để bù đắp cho bố mẹ và nuôi em ăn học.


Thế rồi duyên phận khiến Tuấn dành tình cảm cho Uyên. Mặc cảm mình là cô gái nghèo khổ, Uyên không dám đáp lại tình cảm với anh. Nhưng sự kiên trì bền bỉ suốt 2 năm của Tuấn khiến cô động lòng. Ngày Tuấn đưa bạn gái về nhà ra mắt, bố mẹ anh kinh ngạc vì không nghĩ con mình lại yêu 1 cô gái như vậy.

Uyên cũng kể với bố mẹ về Tuấn, thay vì vui mừng bố cô lại thở dài:


– Bố không mơ mộng con lấy chồng giàu vì sợ người ta khinh thường nhà mình rồi làm khổ con. Điều bố mong ước chỉ là con tìm được 1 nửa yêu thương và khiến con hạnh phúc. Nhưng nếu đây là lựa chọn của con thì bố cũng ủng hộ, bố mẹ chỉ hối tiếc vì đã không cho con được 1 mái ấm đầy đủ, bố xin lỗi.

Câu nói của ông nghẹn lại khiến Uyên và cả nhà đều khóc:

– Không, với con bố mẹ là người tuyệt vời nhất. Nhờ bố mẹ con mới được ăn học đàng hoàng như thế này. Con tự hào về bố mẹ nhiều lắm.


Sau đó nửa năm thì đám cưới của Uyên và Tuấn diễn ra, mọi chi phí đều là nhà trai lo. Đám cưới được tổ chức tại một khách sạn sang trọng ở Hà Nội, nhưng bố mẹ cô dâu xin phép không đến vì ông bà xấu hổ, sợ con gái mất mặt vì mình. Nhưng suy đi tính lại cuối cùng bố Uyên vẫn lên Hà Nội, ngồi sau lưng do người cháu cõng, đứng bên kia đường nhìn mà không hiểu sao nước mắt ông cứ lặng lẽ rơi. Đúng khoảnh khắc ấy, một người họ hàng nhận ra bố Uyên vội thông báo lại với bố mẹ chú rể, hai ông bà liền âm thầm đi ra ngoài.

Khi cô dâu chú rể bắt đầu tiến lên phía sân khấu, cả hội trường đang vui vẻ vỗ tay chúc mừng thì chợt lặng đi. Họ thấy bố chú rể cõng 1 người đàn ông tàn tật cụt 2 chân tiến vào theo phía sau.

Đám đông bắt đầu xôn xao, bình luận về người đàn ông tật nguyền:


– Bố cô dâu đấy, khổ lấy ai không lấy lại đi lấy 1 gia đình hoàn cảnh như thế thật chẳng biết chọn lựa gì.

– Ôi vậy à, nhà ông Danh này giàu nổi tiếng như thế mà lại chấp nhận chuyện này sao, thật khó tin. Hay cô dâu có bầu rồi.

– Có khi vậy thật.

Bố Uyên mặt đỏ tía tai vì quá xấu hổ. Ông nhìn Uyên rồi nhìn con rể đầy ái ngại còn Uyên òa khóc nức nở vì thấy bố đến chúc mừng mình. Khi đặt ông thông gia xuống ghế rồi, bố Tuấn bất ngờ lên tiếng:

– Xin giới thiệu với mọi người có mặt tại đây hôm nay, người đàn ông này là 1 nhân vật rất quan trọng. Ông ấy chính là bố của cô dâu.


Cả hôn trường xì xào, bố Uyên đỏ mặt tía tai nhìn con gái lí nhí:

– Bố xin lỗi, đáng lẽ bố không nên đến đây.

– Không sao mà bố, con vui khi bố đã đến dự.

Bố Tuấn nói tiếp:

– Ông ấy bị tai nạn phải cưa đi 2 đôi chân quý giá của mình, dù vậy ông thông gia của tôi đây đã cố gắng hết sức để nuôi Uyên -con dâu tôi- khôn lớn thành người. Tôi nghĩ có khi chúng ta rơi vào hoàn cảnh éo le ấy sẽ không đủ ý chí để làm trụ cột của gia đình như người đàn ông này, vậy mà ông ấy đã làm được 1 cách xuất sắc. Tôi và gia đình thực sự khâm phục nghị lực của ông ấy. Nhân lễ thành hôn của 2 con, tôi thay mặt con trai tôi cũng như đại gia đình xin cảm ơn ông vì đã sinh ra và nuôi dạy cho chúng tôi 1 cô con dâu tuyệt vời thế này. Tôi xin cảm ơn.

Cả hội trường vỗ tay, có người còn khóc, cả Uyên, Tuấn cùng ông bà thông gia đều khóc. Bố Uyên cũng khóc nghẹn không nói được câu gì, nhìn con gái hạnh phúc và được gia đình chồng nể trọng, người làm bố như ông vui sướng vô cùng. Thật may vì bố mẹ Tuấn không phải là người trọng phú khinh bần dù gia đình họ rất giàu có.

Ở VN bây giờ cũng còn những tấm lòng độ lượng như vậy.
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Image

Lời trăn trối của tỷ phú trên giường bệnh khiến ai cũng phải suy ngẫm


Sau bao năm miệt mài theo đuổi ước vọng giàu sang nhưng rồi tỷ phú Vương Quân Dao cũng phải đối diện với cái chết khi tuổi đời còn quá trẻ. Những lời ông nói trên giường bệnh khiến nhiều người không khỏi giật mình.

Trong sự nghiệp kinh doanh, tôi đánh trận nào thắng trận đó. Trong con mắt người khác, tôi là một doanh nhân thành đạt điển hình. Nhưng niềm vui tôi có được ngoài công việc cũng không nhiều. Thói quen hưởng thụ vật chất dư thừa của cuộc sống giàu sang khiến cơ thể tôi phát phì.

Giờ đây, khi mắc bệnh phải nằm viện, tôi mới có thời gian suy nghĩ lại cuộc sống trước đây. Bao nhiêu sự đắc ý, bao nhiêu công danh lợi lộc đối với một người sắp chết, chúng không còn sức hút nữa, không có chút ý nghĩa nào nữa.

Trong bóng tối, tôi đã nhiều lần tự hỏi chính mình. Nếu như có thể làm lại cuộc đời, điều tôi muốn làm nhất là gì? Liệu có thể xem nhẹ tiền tài và danh vọng? Có thể làm được vậy không?

Trong bóng đêm, tôi thấy những thiết bị y tế phóng ra những ánh sáng đủ màu sắc và những tiếng gọi của tử thần.

Hiện tại, tôi hiểu được rằng, khi còn sống, con người nên biết đủ tiền tài, dành thời gian nhiều hơn để theo đuổi niềm đam mê khác như tình yêu thương, nghệ thuật, hoặc chỉ để có một thân hình đẹp.

Theo đuổi tiền tài chỉ làm con người tham lam hơn và sống nhạt nhẽo. Biến con người thành những hình hài kỳ quái giống như tôi hiện tại.

Lúc Thượng Đế tạo ra con người với đầy đủ giác quan, là muốn con người cảm thụ vạn vật bằng tất cả con tim, không phải niềm vui mang đến từ tiền bạc.

Tôi đã kiếm được rất nhiều tiền khi còn khỏe mạnh, nhưng khi chết, tôi lại không mang theo được thứ gì. Tình thương yêu không có quan hệ đến vật chất, chúng không phai mờ và mất đi, có được nó mới là thật sự đạt được giàu sang. Tình thương sẽ đi theo, luôn bên cạnh, tiếp thêm động lực và tạo ra ánh sáng soi đường cho mỗi bước đi đúng đắn. Còn tiền bạc sẽ không đi theo con người ta mãi mãi.

Tiền bạc đủ dùng cho chi tiêu sinh hoạt cơ bản, phần còn thừa nên để nó phục vụ lý tưởng, phục vụ tinh thần và phục vụ xã hội.

Tình yêu thương sẽ đưa chúng ta đi xa ngàn dặm. Dù đi bao xa, trèo lên bao cao, nó đều nằm trong trái tim của mỗi người. Ai cũng nắm trong tay tình yêu và thế giới này đều nằm trong đó.

Chiếc giường nào đắt tiền nhất trên thế giới? Đó chính là giường bệnh.

Trên chặng đường đi của đời người, chúng ta có thể có người lái xe thay, có thể giúp kiếm tiền nhưng không có ai mang bệnh hộ chúng ta được. Đồ vật mất đi có thể tìm trở lại, nhưng có một thứ mất đi không bao giờ tìm trở lại được, đó là sinh mệnh.

Vương Quân Dao sinh năm 1966 vì mải mê theo đuổi ước vọng giàu sang để thực hiện giá trị nhân sinh của đời người, anh đã làm việc rất chăm chỉ. Vì mắc phải bệnh ung thư và làm việc quá sức, anh đã từ biệt cõi đời khi mới 38 tuổi.

Câu chuyện của anh khiến tôi nhớ đến lời trăn trối cuối cùng của một vị vua vĩ đại, Alexander. Trước khi chết ông đã để lại 3 điều ước:

“Điều ước đầu tiên, hãy bảo thầy thuốc mang quan tài của ta về một mình.”

“Ước nguyện thứ hai, hãy rải vàng, bạc và châu báu trong kho trên suốt dọc đường đến mộ ta khi các ngươi mang quan tài ra nghĩa địa.”

“Ước muốn cuối cùng, hãy đặt hai bàn tay ta ra bên ngoài cỗ quan tài.”

Rồi vua Alexander giải thích: “Ta muốn mọi người hiểu được ba bài học mà ta đã nhận ra. Để người thầy thuốc đưa cỗ quan tài về một mình: bởi một vị thầy thuốc không thể nào thực sự chữa bệnh cho người ta. Nhất là khi đối diện với cái chết, thầy thuốc hoàn toàn bất lực. Ta hy vọng mọi người sẽ học được rằng phải trân quý cuộc sống của chính mình.

Mong ước thứ hai của ta là để nhắn nhủ mọi người rằng không nên theo đuổi mộng giàu sang. Ta tiêu tốn cả đời chạy theo sự giàu sang, nhưng ta đã lãng phí hầu hết thời gian của đời người.

Mong ước thứ ba của ta là để người đời hiểu rằng ta đến thế gian này với hai bàn tay trắng và ta sẽ rời bỏ thế gian này cũng với hai bàn tay trắng.”

Nói xong những lời này, vua Alexander đã nhắm mắt lại và trút hơi thở cuối cùng.

Công danh lợi lộc chẳng dài lâu, đời người chỉ thoáng qua như mây khói. Vì vậy, hãy tận dụng những năm tháng đời người ngắn ngủi để sống sao cho có ý nghĩa, sống sao cho có ích, đừng để đến khi sắp cận kề cái chết, mới nhận ra ý nghĩa của đời người.


San San
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Đời người là 3 giai đoạn, tuổi trẻ nhìn xa, trung niên nhìn thấu, lão niên xem nhẹ


Image
Đời người có 3 giai đoạn, tuổi trẻ nhìn xa, trung niên nhìn thấu, lão niên xem nhẹ. (Ảnh: Internet)
Trong cuộc sống, có những thứ nếu như không thể trụ vững được, thì chỉ có thể bị vứt bỏ; có những điều mong mỏi không đạt được, chỉ có thể buông tay; bảo lưu không được, chỉ có thể kết thúc.

Cuộc sống chính là như vậy, lựa chọn không dễ, buông bỏ cũng rất gian nan.

Nỗi khổ của đời người, chính là khổ khi phải lựa chọn. Khó khăn của cuộc đời, chính là khó ở chỗ buông tay.

Nhân sinh, nói cho cùng, chính là quá trình liên tục giữa lựa chọn và buông bỏ

Đời người được chia làm 3 giai đoạn, thể hiện rõ trong cách “nhìn đời”: Tuổi trẻ thì nhìn xa; trung niên nhìn thấu; lão niên xem nhẹ.

Nhìn xa, là cách nhìn có phần nông cạn, thiếu đi tính thực tế. Cho nên, nhiều khi chỉ thấy được cảnh đẹp trước mắt, mà không thấy rằng ngoài ngọn núi này còn những ngọn núi khác còn cao lớn hơn.

Nhìn thấu, chính là có thể hiểu được rằng, thiên hạ bận rộn huyên náo đều là vì chữ “danh”, thiên hạ nhốn nháo đua chen, đều là vì chữ “lợi”.

Xem nhẹ, không phải là không cầu tiến, cũng không phải là không cố gắng, càng không phải là không truy cầu, mà chính là bình thản với sự đời, thản nhiên không vướng bận, rời xa huyên náo xa một chút, tiến gần tự nhiên một chút.

Tất cả mọi cảm xúc không vui, đều có nguồn gốc từ hai chữ “tâm loạn”.

Chúng ta sở dĩ mệt mỏi, bởi vì thường lưỡng lự giữa ôm giữ và buông bỏ. Chúng ta sở dĩ hoang mang, là vì thích đối đãi với sự vật một cách tiêu cực, không thể tự thoát ra được.

Lý do chúng ta không hài lòng, không phải vì chúng ta đạt được quá ít, mà là hy vọng được quá nhiều. Chúng ta sở dĩ cảm thấy thống khổ, là vì trí nhớ ta quá tốt.

Tâm chúng ta nếu như rối loạn, thì hết thảy mọi thứ đều rối loạn. Mọi thống khổ của cuộc đời, đều phát sinh từ nơi nội tâm của chính mình mà ra.

Tâm thái khác nhau thì cảm thụ về cuộc sống cũng khác nhau. Nếu như bảo trì một loại tâm thái bình thản, thống khổ sẽ càng chạy càng xa.

Nhân sinh vốn không thập toàn thập mỹ, quan trọng là khả năng buông bỏ chấp nhất được bao nhiêu.

Một người có hàm dưỡng cần phải hiểu được độ lượng, tha thứ. Một người tu dưỡng, phải hiểu được bao dung, tôn trọng.

Nhân sinh vốn không có hoàn mỹ, hạnh phúc không thể tròn đầy, cố chấp sẽ trở thành gánh nặng, buông tay mới là giải thoát.

Tuệ Tâm, dịch từ Cmoney
tiendung
Posts: 873
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Post by tiendung »

Image


Dấu cũ quê hương

Phan thái Yên

hồn ai đó đôi tay gầy sờ soạng
là hồn tôi tìm dấu cũ quê hương


Tuệ Sỹ
Buổi chiều lặng rớt xuống chân ngày. Lá phong vàng ối vách đồi bên kia hồ chen trong màu tím đỏ của sồi dẻ bàng hoàng theo ráng chiều chảy màu thu về phía chân trời rũ bóng hoàng hôn. Chiều hửng hờ cơn gió xào xạc lá rơi làm khơi vương nỗi lòng khôn xiết nhớ quê.

Người đàn ông tóc râu bạc trắng tuổi đời đứng đăm chiêu nhìn trời nước sầu thu quanh mình. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái. Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

Mùa thu Nguyễn Khuyến bàng bạc nỗi niềm, khơi dậy cảm giác bâng khuâng về thời gian lẫn không gian qua những dòng thơ Nôm (na) mà nghe như tiếng thở dài bảng lảng Đường thi… Xuân lai hoàn phát cựu thời hoa (Sầm Tham) hay Đào hoa y cựu tiếu đông phong(Thôi Hộ)… Người bâng khuâng đứng nhìn hoa cũ nở đầy trong tiết xuân hay cánh hoa đào cười cợt với gió đông rồi bất giác lệ tuôn theo Đỗ Phủ, Tùng úc lưỡng khai tha nhật lệ. Cô chu nhất hệ cố viên tâm (Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ, con thuyền buột chặt mối tình nhà - Nguyễn Công Trứ dịch). Mới hay tâm hồn thi nhân tuy cách xa nhiều trăm năm sau trước nhưng chỉ cần một chùm hoa cũ, tiếng ngỗng kêu hay cánh hạc vàng đơn lẽ vụt bay cũng đủ khơi dậy nỗi tương cảm hoài niệm xa xôi

Ngọn gió quê lịm ngút trời xa nên ngõ vườn sau trên từng chiều lưu xứ là nơi để tựa lưng trông ngóng thẩn thờ. Lá rơi vào im vắng, nương chìm trong ngút ngàn thu phong nhuốm màu chiều bất tận quan san. Vịt trời quang quác gọi bầy đùa giỡn trên mặt hồ, vùng nước lưu dung trên lối đường giăng mắc thiên di.

Hàng năm từ đầu thu, bầy chim quen đã rời bãi hồ phương Bắc bay về sống tạm trên vùng nước lặng không xa ngõ vườn sau. Xóm nhà vắng vẻ choàng quanh bờ hồ vui hơn với tiếng chim rộn rã gọi bầy, cánh biếc sải đùa trên mặt nước váng màu thu. Thế rồi cái lạnh từ biên hồ chẳng lâu sau nhón gót len theo, se buốt cơn tuyết đầu mùa, bầy chim lại đàn lũ gọi nhau bay về vùng nắng ấm phương Nam.

Ông dõi mắt nhìn gia đình đàn vịt quây quần giữa hồ lòng bâng khuâng nhớ con cái ở xa.

Một ngày mấy năm trước, cô con gái út lúc dạo quanh hồ tình cờ nom thấy một chú vịt con thương tích bị bỏ lạc đang cuống quít kêu thương. Con bé nhân từ bồng chú vịt về nhà. Bố mẹ chìu con, thuận ý để con gái dùng một góc nhỏ trong nhà xe làm nơi trú ngụ cho chú vịt vào những ngày đông. “Con Thúi” lớn nhanh như thổi nhờ sự chăm sóc của con bé, luôn quẩn theo chân chủ trong vườn vào những ngày nắng ấm hoặc nô nức lội quanh vầng lá màu lục biếc điểm những nụ hoa súng chúm nở thuôn hồng. Buổi sáng mùa thu năm cô bé chuẩn bị đi học xa nhà, lần đầu tiên “Con Thúi” sải cánh bay chao trên mặt hồ trước đôi mắt vui buồn lẫn lộn của người đã cứu nó thoát chết năm trước. Gia đình đàn vịt thiên cư lạ lẩm nhìn anh chàng vịt có bộ lông cánh màu sặc sỡ hơn chúng đang thảnh thơi bơi lội trên mặt hồ lắng nước. Thế nhưng chỉ vài ngày sau, cô gái đã thấy “Con Thúi” nô nức theo đàn bay lượn trên nóc hàng dương ven hồ. Nó thỉnh thoảng bay về phía cô gái đứng bên gốc liễu, quang quác gọi như nài xin kéo dài cuộc vui.

Buổi chiều cuối cùng trước ngày cô gái đi học trường xa. Như bao lần trước, bầy vịt bay liền cánh với “Con Thúi” đứng nghển ngảng giữa vườn sau nhìn theo bạn lúc thúc bước sau cô gái rồi soải cánh bay về hồ nước. Cô gái ôm chú vịt vào lòng thủ thỉ, vỗ về, rồi một mình bước khuất sau cánh cửa khép chặt. “Con Thúi” đứng lặng hồi lâu trước khung cửa khép rồi bay lên nóc nhà mát cuối vườn. Nó âu sầu nhìn quanh khung cảnh quen thuộc một lần cuối trước khi theo bạn bay vào cuộc đời mới.

Năm sau, đôi lần chú vịt bỏ bầy bay về đứng ngơ ngác nhìn khu vườn yên tĩnh, thiếu vắng tiếng cười giòn tan của cô gái. Chỉ còn cha mẹ cô gái đứng tựa ngõ sau, im lìm như cặp chim câu già, đưa tay vẫy chào lúc “Con Thúi” sà cánh lướt qua. Họ khuyến khích con cái bay cao bay xa, thi thố với đời, còn họ thì ở lại vườn sau buồn nhớ quẩn quanh. Như cô gái đã một chiều giã từ chú vịt con lưu lạc ngày nào rồi khóc một mình sau khung cửa khép, nghĩ đến ngày mai chính mình cũng như chim bay xa vào tương lai thách đố.

Người đàn ông nhìn con vịt đầu đàn với đôi cánh màu sặc sỡ đang cùng bầy trầm lặng bơi thành vệt dài trên mặt hồ im sẩm bóng chiều. Có lẽ vịt đã quên khoảnh vườn nhỏ của thời nào chưa tháp cánh bay. Có lẽ mùa đông đang tới sẽ quá dài vì con xa không về nhà vào những ngày lễ tết. Ông thở dài…

Nửa vầng trăng chiều len qua cuối ngày, huyễn khuyết trên nóc cánh rừng phong. Mảnh trăng chẻ đôi long đong trời quê cũ. Và chơi vơi nửa vầng kia đã nào nguôi nỗi sầu viễn xứ... Nơi nào là quê-nhà cho một kiếp thiên di, cho bầy chim trốn tuyết đang bơi lội trong vùng nước sẽ đóng thành băng vào những ngày đông đang tới. Câu hát cũ về một ước muốn quay về, ngồi yên dưới hiên nhà trong màu trăng ngát lừng hương bưởi vườn khuya, rời rạc tìm đến đầu môi, ấp úng như một nỗi muộn phiền.

Hơi nước quyện trong se sắt thu phong, lãng đãng trên mặt hồ lớp sa mù giăng mắc bâng khuâng. Có phải bụi thu mờ hay lớp phấn bụi miên liễu Đông Pha âu sầu cố quận ? Dạ lai u mộng hốt hoàn hương. Đêm qua ông cũng nằm mộng trở về quê. Mơ trở về làm đứa bé thơ trong vòng tay mẹ, chỉ để rồi bừng mắt dậy, đếm canh dài, trở lăn với nỗi ray rức của tháng ngày biền biệt trôi đi không trở lại. Nhân hành do khả phục. Tuế hành na khả truy (Tô Đông Pha - TDP). Người đi mong có ngày về. Tháng năm đi mất khôn bề đuổi theo. Mẹ già một nắng hai sương, biết mẹ có còn chờ được ngày về của đứa con xa vẫn ôm mối sầu hoài vọng quê hương. Diệc dục cử hương phong. Độc xướng vô nhân họa (TDP). Quê xưa tình dẫu đượm dày. Nỗi riêng ấp ủ, phân bày cùng ai...

Lời cổ thi, phiêu hốt kiêu lãng cánh chim hồng bay lượn trên khắp vùng Quê Hương đồng vọng, dọc dài lịch sử Đông Phương, đã mang tới cho ông chút ấm lòng.

Lưỡng lưỡng qui hồng dục phá quần
Y y hoàn tợ bắc qui nhân
Diêu tri sóc mạc đa phong tuyết
Cánh đãi Giang Nam bán nguyệt xuân (TDP)

Đường lên bắc mấy cánh hồng lẻ bọn
Bay dật dờ người trở gót lưu ly
Trời sa mạc tưởng chừng sương tuyết nặng
Đợi con trăng nửa mảnh ở nam về (Tuệ Sỹ, cảm dịch Tô Đông Pha)

Ngôn ngữ cổ thi dẫu chưa thấu hiểu nhưng âm hưởng, thi điệu qua nhịp gõ quyến rũ của chiếc gậy lục ngọc đã âm vang trong ông niềm cảm thông có khả năng làm dịu những cơn buồn. Nhiều năm trước, giữa những ngày lao đao tìm đường vượt biển, lòng ông đã có lần chợt nương xuống bình an giữa đêm bấn loạn. Lời hát vương điệu buồn phương Nam bên dòng sông vắng, trôi xuôi dòng ca dao quyện trong xao xác Đường Thi đã đưa hồn người vào sự tỉnh thức của hy vọng.
(Hò... ơ... chớ)... Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Giữa canh khuya nghe tiếng ai thỏ thẻ bên thuyền
Hỏi thăm quân tử....(ờ...)
(Hò... ờ... chớ)... Hỏi thăm quân tử vượt biên nơi nào?...

Ông vẫn thường nghĩ về giấc mơ của người nghệ sĩ ca dao - cơn mộng tưởng lúc đang ngày dưới bóng đa mát rượi đình làng, bên hàng cau soi bóng nắng, hay lúc tựa gốc ô môi bên dòng sông vắng. Giấc mơ chói bừng sáng tạo đã níu Đường Thi vào ca dao rồi viên thành ở đó, êm đềm trên đầu môi người thôn quê Việt Nam sức diễn đạt mới rợi của ngôn từ.

Ông nhớ đến người bạn văn cùng lớn chung dưới mái trường Phan Châu Trinh, Đà Nẵng một thời. Ông bàng hoàng lắng nghe nỗi xúc động rùng chuyển châu thân qua lời thơ đượm ngát tình ca dao. Tình thơ phóng thoát từ bóng cổ thi, rồi trở-thành, tự-tại.

Hải-Đà Vương Ngọc Long đi vào thế giới Đường Thi với hồn nho sĩ và chân bước lưu dân, lòng nặng mơ về một trời quê hương viễn mộng. Ông bước vào “vũ trụ Thơ mênh mang bát ngát vô chung vô thủy, ... vào thế giới huyền thoại của tác động và mỹ thuật, của biểu cảm và hình tượng, có khả năng khêu gợi và cuốn hút tâm tư ” (Vương Ngọc Long). Giữa cơn thảng thốt mê hoặc của cảm xúc, thời gian và không gian quẩy níu vào nhau cơ hồ tiếng chuông chùa Hàn San ngân vọng đến nghìn sau nương theo con nước tương-tư-bất-tương-kiến nghìn xưa xuôi chảy qua dòng Hàn Giang lao đao trời quê hương bỏ lại với biết bao kỷ niệm một thuở phố Đà. Tiếng vạc kêu sương, lay thức nỗi lòng Trương Kế từ một đêm thu cũ xa xưa, hoang mang theo sóng sầu dâng mà ngỡ tiếng ai gọi đò trên bến Hà Thân sớm xuân nào. Xuân Tiêu Vọng Hàn Giang. Hồn thơ quyện hồn xưa đã mạo muội nên dòng Đường Thi lưu luyến.

Phong xuy lạc diệp động sầu âm
Nguyệt chiếu hà lương khách tứ thâm
Hỷ vũ hỷ hoa vô hỷ sắc
Hàn Giang hàn thủy bất hàn tâm
Tha phương uẩn nộ phi nan giảm
Cố quận nhân yên bất khả tầm
Tịch mịch xuân tiêu cô đối ảnh
Hương quan bán dạ Việt thi ngâm (Vương Ngọc Long - VNL)

Sương lạnh Hàn Giang khói tỏa mờ
Mênh mang sóng nước dạt đôi bờ
Hò ai văng vẳng đêm thanh vắng
Thuyền khách bâng khuâng luống thẩn thờ

Khóm trúc đong đưa nước lững lờ
Tiếng tiêu dìu dặt động hồn thơ
Bên cầu bóng nguyệt lung linh tỏa
Man mác tình quê nỗi đợi chờ

Sương thấm thuyền mơ xao xuyến ai
Ngẩn ngơ hư ảo trắng đêm dài
Hàn giang mòn mỏi phương trời nhớ
Ấp ủ trong tim những tháng ngày

Lá rơi gió thổi tiếng sầu vang
Trăng chiếu cầu sông khách bẽ bàng
Mưa thuận, hoa cười, đâu sắc thắm
Lạnh sông, buốt nước, chẳng khô lòng

Tha phương uất hận nào nhạt phai
Cố quận khói mờ há dễ trông
Quạnh quẽ đêm xuân thân đối ảnh
Ngâm câu thơ cũ nhớ quê làng (VNL)

Hàn giang mòn mỏi phương trời nhớ. Ấp ủ trong tim những tháng ngày...Đà Nẵng, phố cũ trời quê xưa. Cánh rừng dương ôm quanh bờ vịnh cuối phố, mở ra lối biển, chớp tắt ngọn hải đăng chóp núi u hoài. Con đường từ Trẹm, kiêu sa hàng cây bạc hà vương vóc liễu theo áo lụa em về dọc bờ sông đỏ rưng sắc phượng. Ngôi trường trung học cao vời bóng tàng cây xà cừ chở che dãy phượng vừa lớn xanh mướt lá. Bóng mát cây kiền kiền trên lối Nguyễn Hoàng, Quang Trung, Thống Nhất che mát bầy áo trắng đường trưa. Con dốc nắng ướt lưng thiếu nữ, bịn rịn mái tóc thề như e ấp gọi mời chân ai theo bước lối về Ga. Giàn bông giấy trước sân nhà rực tím màu hoa khuất sau vách cổng cao vừa khép làm ngại ngần gã học trò lơ đãng lỡ chọn lối rất xa để trở về nhà. Những dịp nghĩ bất ngờ hai-giờ-sau dài theo chuyến phà qua sông, theo con đường dương liễu dẫn tới Mỹ Khê rộn sóng hay đạp xe thành bầy qua ngã Đò Xu êm đềm bến nước, chát chát chua chua trái ổi sân chùa Bà Quảng.

Ở đâu rồi những người bạn một thuở lớn lên. Đâu rồi chiếc nôi êm trong căn nhà kỷ niệm. Cơn lốc chiến tranh thổi tràn qua quê hương, quay cuồng trong đó một lũ người tuổi trẻ, chọn lựa, tan tác, điêu linh... Họ cùng trở nên già nua từ bên kia biển ngó về nhau, hoang mang một thời để nhớ, lồng lộng hoa niên.

Khá lâu rồi, ông tình cờ đọc bài viết từ trong nước của một người bạn thời trung học. Bài văn hay, thành thật nỗi gợi nhớ man mác về một mùa hoa sữa đơm hương trên thành phố miền Nam Trung Phần nơi gia đình anh sống từ gần ba mươi năm qua. Một loài cây hoa mang từ miền Bắc vào được trồng “đại trà” trên nhiều thành phố miền Nam sau năm bảy lăm. Bài viết còn nhắc đến “cốm mới” Hà Nội như một gợi nhớ để mà hoài niệm về cốm ở Quảng Nam, quê nhà anh đã bỏ đi để tha phương cầu thực bao năm. Bài viết mang lại cho ông một nỗi phiền hà. Phải chăng ông đã xa quê hương quá lâu hay bạn ông đang mất mát một quê xưa trong cõi lòng mình. Kỷ niệm là con đường ngắn nhất đến từ tim, không vòng vo, dừng lại, đi quanh. Nhớ về Nha Trang nào ai quên được hàng dương liễu dọc theo đại lộ Duy Tân, con đường ven biển từ Tòa Tỉnh đến Cầu Đá. Ôi Nha Trang! liễu xanh, biển xanh, khi mái tóc còn xanh... như lời thở than của người bạn lính lưu vong mỗi khi nhớ về thành phố biển quê nhà. Người bạn nhớ về những cây bàng gần trường Võ Tánh lá trở màu khi trời bắt đầu thu, nhớ “hàng me cao lá hát như reo” dẫn đến trường Nữ Trung Học dọc theo quân y viện Nguyễn Huệ. Như ông nhớ về tuổi thơ Đà Nẵng mát rượi bóng cây kiền kiền hay vết xước chùm trái chà là trên lối núi Phước Tường. Nhớ Đường Hàng Đoát nón lá che nghiêng và nước Bến Ngự êm đềm bóng tre của những ngày hè ở Huế. Quên sao đành, cho dù cơn lốc cuồng xoay vẫn thổi rạc rài qua từng mùa chướng. Kỷ niệm thật thà chỉ đến từ dòng sông, từ bóng mát tuổi thơ của riêng mình. Khác hơn, chỉ còn là một thất thoát thương tâm.

Sương lan kín mặt hồ. Nửa vầng trăng treo hao hớt chơ vơ trên nóc cánh rừng phong lá rụng, hư huyễn tìm bóng mình khuất chìm đâu đó dưới đáy hồ thu. Tiếng vịt gọi bầy lãng đãng gần xa, âm vọng mơ hồ một bến bờ mãi kiếm tìm để dừng đôi cánh mỏi.

Người vợ đến bên ông tự lúc nào, bà choàng lên vai chồng tấm áo lạnh. Họ cùng bước qua khoảng vườn sau phủ bóng tối. Ánh lửa lò sưởi bập bùng đêm thu xa xứ...

Phan thái Yên
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests