Thời Sự, Bình Luân

thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Các em sẽ học gì?

Ngô Nhân Dụng
Cả thế giới đang khai trường cho niên khóa 2016-17, tôi nhận được những hình ảnh học sinh tại các tỉnh Sơn La, Yên Bái và Lào Cai, Việt Nam trên đường đến trường ngày đầu tiên, trong một bài phóng sự trên báo Lao Ðộng. Nhìn cảnh các thầy, cô giáo và học trò vất vả leo núi, vượt sông, tới những ngôi trường nghèo nàn, ai cũng phải thương tâm, nhưng cũng vui mừng vì các cháu vẫn còn được đi học. Trong cùng thời gian đó, một ngàn học sinh các trường mầm non và tiểu học tại xã Kỳ Hà, tỉnh Hà Tĩnh phải nghỉ học, vì bố mẹ không có tiền đóng học phí và các khoản phí khác, cũng không đủ tiền mua sách vở. Cha mẹ các em sống bằng nghề làm muối và đánh cá, sau vụ biển nhiễm độc Formosa, tôm cá đánh về không ai mua, muối cũng không bán được vì người ta sợ chất độc.

Nhiều em ra đồng bắt cua, hoặc quanh quẩn ở nhà nhưng trong một thời gian ngắn, chắc các em học sinh xã Kỳ Hà sẽ phải được đến trường. Người Việt Nam không ai nỡ nhìn hàng ngàn trẻ em thất học chỉ vì tai họa do một công ty ngoại quốc gây ra. Cái quỹ 500 triệu Mỹ kim công ty Formosa có thể chia ra một khoản “khuyến học” hay không? Có người ta đã hỏi: “Phải chọn lựa, muốn có thép hay tôm cá?” Chắc không ai dám hỏi, “ Giờ muốn có thép, hay muốn đi học?”

Chắc chắn đồng bào mình sẽ chọn, phải cho con đi học. Nhìn cảnh các em học sinh ở Sơn La, Yên Bái hoặc Lào Cai ngồi xổm trên nền đất sân trường chờ nghe thầy, cô nói, cảnh các thầy cô và học trò lội sông nước đục ngầu, vịn nhau đi trên những con đường đèo đầy bùn trơn, chúng ta tin tưởng vào tương lai. Trẻ em phải được đi học. Dù nghèo, dù đói, vẫn phải học. Ðó là con đường tiến đến một tương lai tốt đẹp hơn, cho mỗi em cũng như cho cả dân tộc.

Nhưng các em sẽ được học cái gì? Các thầy cô sẽ dạy các em những thứ gì?

Từ ngàn năm trước, người Việt Nam vẫn đồng ý việc học trước hết là để đào luyện trẻ em “cho nên người.” Trẻ em học những quy tắc luân lý từ cha mẹ, khi tới trường được nghe nhắc lại: Thật thà, chăm chỉ, can đảm, trong sạch, lễ độ với người trên, nhân ái với tất cả mọi người khác, vân vân. Khi nhìn hình ảnh các em học sinh đến lớp ở Sơn La hay Lào Cai, hoặc những em chưa được đi học ở Hà Tĩnh, chúng ta có thể tin rằng khi tới trường các em đều được dạy làm sao sống nên người đàng hoàng tử tế. Nếu thầy, cô, vì bị bắt buộc, phải nói những lời sai sự thật, trái đạo lý, chắc cha mẹ các em cũng biết cách sửa lại và giải thích lại cho các em hiểu rằng họ bị bắt buộc phải nói như thế.

Ngày nay, khi bàn đến chương trình giáo dục, người ta thường chú trọng đến các mục tiêu kinh tế. Ðó là một mối quan tâm hữu lý. Hệ thống giáo dục phải đào tạo những người có thể kiếm được việc làm, chứ không phải cho sinh viên ra trường rồi không kiếm ra việc. Vì vậy, giáo dục cũng phải đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế của quốc gia.

Nói đến kinh tế, điều đầu tiên cần ghi nhớ là cả thế giới đã thay đổi và còn đang thay đổi với tốc độ nhanh hơn. Trước đây nửa thế kỷ, người ta vẫn nghĩ rằng các nước nghèo như nước ta phải tiến từ kinh tế nông nghiệp qua một thời kỳ công nghiệp hóa, rồi mới phát triển lãnh vực thứ ba là cung cấp các dịch vụ. Ðó là con đường các nước Tây Âu và Mỹ đã đi qua. Chương trình giáo dục các nước chưa mở mang thường được hoạch định cho phù hợp với quá trình phát triển đó.

Nhưng hiện nay quá trình phát triển đã thay đổi, vì các tiến bộ tin học khiến máy móc được tự động hóa ngày càng nhiều hơn. Vào những năm đầu thế kỷ 20, quá trình công nghiệp hóa ở Anh Quốc lên cao cực điểm, giới lao động trong công nghiệp chiếm tỷ lệ 43% của tổng số những người đi làm. Sau đó, tỷ lệ này bắt đầu giảm. Khi Trung Quốc bắt đầu đổi mới kinh tế, họ cũng dồn nỗ lực vào các công nghiệp nặng, theo gương Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhưng bây giờ, đầu thế kỷ 21, Trung Quốc phải chuyển trọng tâm từ công nghiệp sang dịch vụ, như ông Tập Cận Bình đang hô hào. Các nước Ấn Ðộ, và Brazil cũng vậy, mặc dù tỷ lệ nhân dụng trong các ngành công nghiệp chỉ mới chiếm 15% tổng số lao động. Nếu không chuyển nhanh thì sẽ lỡ bước chân, không theo kịp các nước Tây phương trong thế kỷ này.

Kinh tế thế giới thay đổi, lúc đầu vì máy móc được sử dụng thay bàn tay lao động, nay càng thay đổi mạnh và nhanh hơn, vì các nhà máy được tự động hóa.

Chương trình giáo dục trước đây hơn nửa thế kỷ, thời 1950, thường chú trọng tới đào tạo chuyên viên, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa. Bây giờ, sau khi sinh viên ra trường năm, mười năm, một kỹ thuật chuyên môn có thể trở thành lỗi thời, vô dụng. Bao nhiêu máy móc bị thay thế bằng những hệ thống tự động hóa. Các chuyên gia phải đi học lại để thích ứng với thị trường nhân dụng luôn luôn thay đổi. Những người 50, 60 tuổi ở Mỹ không thể tưởng tượng con cái họ đang đến trường học cái gì, vì trước đây 30 năm chưa ai tưởng tượng được có những thứ kỹ năng hay nghề nghiệp đó!

Cho nên, khắp thế giới, các học sinh và sinh viên hiện nay đều biết trước rằng các em sẽ phải học, học lại, suốt đời! Trong hoàn cảnh đó, điều gì quan trọng nhất cần huấn luyện cho học sinh, sinh viên? Phải đào tạo một “khả năng toàn diện,” đáp ứng mọi hoàn cảnh. Ðó là khả năng tự học, sẵn sàng đi học trở lại, và học những cái mới. Chúng ta phải bắt đầu suy nghĩ về chương trình giáo dục nước ta theo chiều hướng đó. Nếu không, kinh tế sẽ tiếp tục chậm lụt theo đuôi người ta trong 30, 50 năm nữa.

Ðiều quan trọng là “khả năng toàn diện” này có thể được đào tạo ngay từ những lớp mầm non, từ bậc tiểu học. Phải khuyến khích trẻ em tự tìm tòi thay vì chờ thầy, cô lên lớp. Tập cho các em tự suy nghĩ, không sợ có sáng kiến táo bạo, không sợ phạm sai lầm rồi bị phạt. Hiện nay các nhà giáo ở nước ta chưa phải ai cũng có thói quen chấp nhận lối giáo dục này. Nhưng nếu họ yêu trẻ, nghĩ đến tương lai đất nước, thì họ có thể cố gắng tự mình thay đổi quan niệm dậy dỗ. Dậy trẻ không phải là truyền cho các em những gì mình biết; mà phải là tập cho các em đi tìm hiểu biết, cùng đi tìm với thầy giáo, cô giáo. Một bài toán thầy, cô biết đáp số rồi, nhưng vẫn yêu cầu các em đi tìm “cách giải,” chứ không phải chỉ tìm đáp số. Những em tìm ra đáp số sai nhưng có sáng kiến về cách giải đều được khích lệ.

Một đóng góp quan trọng của các thầy, cô giáo từ lớp mầm non lên tới trung, tiểu học, là đào tạo tánh khí cho trẻ. Nhưng đào tạo tánh khí đóng góp cho phát triển kinh tế hay không?

Ðóng góp rất nhiều. Có đầy chứng cớ. Các nhà nghiên cứu kinh tế đã chứng minh rằng sự thành công của mỗi cá nhân liên quan chặt chẽ với tánh khí, đến nỗi họ gọi tánh khí là một kỹ năng (character skill), không khác gì trí thông minh, được đo bằng chỉ số IQ. Một nước phát triển cần có rất nhiều người đi làm và thành công trong công việc.

James Heckman, giải Nobel Kinh tế học năm 2000, đã tìm thấy rằng điểm số của sinh viên ở Mỹ cao hay thấp có thể được tiên đoán bằng tánh chu đáo (conscientiousness) nhiều hay ít, không khác gì điểm thi trắc nghiệm SAT. Ông cho biết nhiều cuộc nghiên cứu chứng tỏ tánh khí, nói chung, báo trước một người sẽ thành công hay không, trong trường đại học, trong cuộc đời làm việc, cũng như cả sức khỏe, giá trị tiên đoán ngang với chỉ số thông minh IQ. Heckman nêu ra mấy đặc điểm của người có “kỹ năng tánh khí” như Tánh chu đáo, làm việc đến nơi đến chốn; Tánh tò mò, không sợ những điều mới, và tử tế thân thiện với mọi người.

Cả ba đức tính trên có thể học từ tuổi nhỏ, các lớp mẫu giáo có thể bắt đầu tập là vừa! Với những đức tính đó, các em lớn lên có thể đáp ứng với một cuộc sống kinh tế luôn luôn thay đổi.

Một công trình nghiên cứu của Paul Gertler và nhiều người khác, năm 2013, đã theo dõi một số trẻ em người Jamaica, trong khoảng thời gian 20 năm. Họ thấy những em từ 2 tuổi trở lên được săn sóc, khích lệ nhiều hơn khi lớn lên đã thành công hơn, mặc dù phải sống trong những khu nghèo nàn nhất. L. M. Gutman và I School, năm 2013, cho thấy những người có “kỹ năng tánh khí” làm việc hiệu quả hơn, tự tin mình có khả năng đạt mục đích hơn, và có khả năng tự cải thiện hơn. Kinh tế nước nào cũng cần rất nhiều người như vậy.

Những quy tắc đạo đức cổ truyền của dân tộc chúng ta bao gồm tất cả những thứ mà các nhà kinh tế trên gọi là “kỹ năng tánh khí.” Chúng ta có thể tin rằng những thầy cô giáo ở nước ta hay bất cứ nước nào, khi họ chọn nghề dạy học thì họ sẽ sinh lòng yêu trẻ. Nếu được trả lương đủ sống, họ có thể hy sinh chăm sóc việc giáo dục tánh khí cho trẻ. Những đứa trẻ lớn lên thành công trong nghề nghiệp càng nhiều, thì các em sẽ càng đóng góp nhiều hơn cho việc phát triển kinh tế.

Ba năm trước, vào Tết Giáp Ngọ tôi nhận được một email của một vị độc giả, tự giới thiệu là một sinh viên Ðại Học Việt Trì, anh viết: “…, tôi đã 20 tuổi, suốt mười mấy năm đi học,… tôi chỉ ước sao thầy cô tôi đừng nói dối, vì tôi có thể cảm nhận được sự dối trá từ trái tim tôi, tôi chỉ ước được gặp một người thầy đáng kính và làm cho tôi tin tưởng.” Hy vọng các học sinh Việt Nam bây giờ được gặp nhiều vị thầy, cô đáng kính, cho các em tin tưởng.
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »


Image


Nguyễn Phú Trọng: đập chuột bể bình rồi!
Vũ Đông Hà
(Danlambao) -

Cái bình đầy chuột của Nguyễn Phú Trọng vừa bị 8 viên K59 bắn thủng từ Yên Bái. Thủ phạm bấm cò vẫn còn là nghi vấn, vụ án sẽ chìm xuồng theo cái xác của Đỗ Cường Minh tự sát từ sau gáy sau đó được đảng cho đổi chiều đạn bay (1). Từ sự việc náo loạn quân khu II (2) - khởi đi với cái chết mờ ám của tướng Lê Xuân Duy sang đến Bí thư tỉnh ủy Yên Bái Phạm Duy Cường - và cú hồi mã thương bỏ đảng của phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh (3) đã làm cho Nguyễn Phú Trọng đối diện với nguy cơ chuột chưa chết "đủ" mà bình muốn... "tan xác".

Thử lược qua tiến trình đánh chuột vỡ bình của Nguyễn Phú Trọng...

Từng bước từng bước thầm khởi đi từ quân... nguyên: Con chuột đầu tiên được đưa lên bàn mổ là Trịnh Xuân Thanh vào cuối tháng 5, đầu tháng 8. Nguyễn Phú Trọng bắt đầu bằng một chuyện nhỏ như ruồi nhưng biết rằng sẽ tạo được cảm giác thích sa-vào-đậu: tấm biển xanh trên xe Lexus của quan chức đảng. Tên "nguyên" đầu tiên vào cuộc là một "nguyên" đại tá phó trưởng phòng cắc ké Trần Sơn, lên tiếng về hành vi phạm luật của Trịnh Xuân Thanh (4). Sau đó là một loạt quân "nguyên" khác: Trần Lưu Hải, Tạ Xuân Đại, Nguyễn Anh Liên, Nguyễn Đình Hương, Lê Văn Cuông, Nguyễn Quốc Thước, Lê Hoa, Vũ Mão... trong đó đa phần thuộc tiểu đội Tổ chức Trung ương.

Rón rén tiếp theo bởi quân... ta đang ấm ghế nhờ ơn của Nguyễn Phú Trọng: Nguyễn Hạnh Phúc, Mai Tiến Dũng, Trương Hòa Bình, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân... Những tên lính mới này của Trọng thái thú phải rụt rè chờ quân nguyên dọn đường dư luận trước mới dám cầm cờ chạy theo.

Tuy nhiên, từng bước từng bước thầm cho đến rón rén nhập cuộc kéo dài thì cũng không giải quyết rốt ráo con chuột mang biển số xanh. Thứ trưởng Bộ Nội vụ - Trần Anh Tuấn thì tuyên bố vụ việc phức tạp, nhiều vấn đề, không thể giải quyết ngay (5).

Tại sao?

Có 3 lý do tổng thể:

1. Trong guồng máy đảng hiện nay, quân "tử tế" của Nguyễn Tấn Dũng cũng còn đông không kém gì quân "nguyên" và quân "thái thú" - đứng đầu là tưởng thú - của Trọng. Nguyễn Tấn Dũng thua cuộc nhưng với 38/65 đoàn tại đại hội đã đề cử Dũng là ứng viên trong BCHTW khóa 12 và 41% tổng số phiếu ủng hộ cho việc Dũng ở lại - là con số không nhỏ.

2. Trong số phải ngả về phía Trọng trong đại hội 12 là vì "cuốn theo chiều gió", hoặc bị áp lực lẫn chiêu dụ nhất thời sau chuyến đi của Dương Khiết Trì trước những ngày bỏ phiếu, không nhất thiết trung thành tuyệt đối với Trọng.

3. Chính câu nói của Nguyễn Phú Trọng - "đánh chuột nhưng đừng làm vỡ bình". Kẹt cho Trọng là trong cái bình có nhãn hiệu ma dzê in Ba Đình này, chuột phe "địch" cũng nhiều mà chuột phe "ta" cũng không ít. Cả 2 loại chuột lổm ngổm này nhìn vào những cáo trạng dành cho chuột Trịnh Xuân Thanh đều thấy có phảng phất bóng dáng và "thành tích quá khứ lẫn hiện tại và cả tương lai" của mình trong đó.

Một trong những con chuột to nhất, chắn ngang họng Nguyễn Phú Trọng trong bữa tiệc xơi tái ruồi muỗi là Đinh La Thăng. Đệ tử ruột trong nhóm thân tín hàng đầu của Thăng không ai khác hơn là Vũ Đức Thuận và Trịnh Xuân Thanh. Cả Thanh lẫn Thuận đều có trách nhiệm trong vụ gây thua lỗ hơn 3 nghìn tỷ đồng tại Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Nhưng Nguyễn Phú Trọng đem Thanh lên bàn mổ mà không hoặc chưa dám lôi đầu Vũ Đức Thuận - nguyên Chánh Văn phòng Bộ GTVT được bộ trưởng Đinh La Thăng lúc ấy kéo về sát nách. Lôi Thuận ra thì Thăng sẽ chết chùm.

Chính vì vậy là Nguyễn Phú Trọng phải tổ chức những buổi tiếp xúc với một thành phần quân nguyên khác - mang nhãn hiệu cử tri để tuyên bố: "Vụ việc được quan tâm, hoan nghênh như vụ Trịnh Xuân Thanh cũng đủ thấy sự phức tạp lắm rồi. Chúng ta phải có bước đi vững chắc, thận trọng, làm sao để giữ được ổn định, để phát triển kinh tế, vì vụ việc này còn mở ra nhiều "ông", nhiều đầu mối khác" (6)

Chưa mở ra thêm được ông nào ngoài "ông" Trịnh Xuân Thanh, "ông" Vũ Huy Hoàng, Tổng bí thư đang bí lối trong "những bước đi vững chắc, thận trọng" thì đùng một cái "ông" ruồi Trịnh Xuân Thanh cất cánh bay mất và gửi tặng Nguyễn Phú Trọng một câu độc hơn chất thải Formosa: "Tôi xin ra khỏi đảng vì không tin vào sự chỉ đạo của đồng chí tổng bí thư". (3)

Việc Trịnh Xuân Thanh cất cánh bay xa từ vòng bủa vây của quân Trọng cũng cho thấy quân "địch" vẫn còn nhiều thế lực và khả năng đối đầu. Việc ra khỏi đảng cũng tạo tiền lệ - triệt tiêu con đường dùng luật đảng cũng như cánh tay đắc lực của Trọng là Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng để thanh trừng nhau - ngoài trừ vớt vát thể diện là "khuyến nghị khai trừ ra khỏi đảng" và sau đó hè nhau quyết định khai trừ đối với một kẻ đã chính thức vứt thẻ đảng. (7)

Băn khoăn của Nguyễn Phú Trọng trong buổi gặp mặt với các cử tri họ "nguyên" tại quận Hoàn Kiếm hôm ngày 6/8/2016 đến nay lại càng thêm băn khoăn. "Đánh trống liên hồi chứ không phải làm nhát một, phải làm đến cùng" nhưng... "làm thế nào là đến cùng?" (6)

Đánh liên hồi nhưng ruồi địch có chịu đậu một chỗ đâu để mà đánh. Làm một nhát còn chưa được thì cách gì làm nhiều nhát. Và "làm sao đến cùng" thì cũng theo bài bản "Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa"! (8) Chỉ biết một điều là nếu "làm đến cùng" thì cả đảng còn ai là người "tử tế" để "phục vụ" nhân dân?

Ôi! cái bình với những con chuột và đảng trưởng của tập đoàn chuột. Bó tay!

10.09.2016
Vũ Đông Hà
vuongquan
Posts: 275
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »


TT Duterte đòi biệt kích Mỹ rút khỏi Nam Philippines

September 12, 2016

Image
Tổng Thống Philippines, Rodrigo Duterte, tại một cuộc họp báo tại Manila. (Hình: Ted Aljibe/AFP/Getty Images)
MANILA, Philippines (NV) – Tổng Thống Philippines Rodrigo Duterte hôm Thứ Hai kêu gọi quân đội Mỹ hãy rút khỏi khu vực Nam quốc gia này, vì cho rằng sự hiện diện của lính Mỹ có thể gây cản trở cho nỗ lực tiêu diệt thành phần phiến quân Hồi Giáo nơi đây.

Ông Duterte, người tuần qua đã gây sự chú ý của dư luận thế giới khi có lời lẽ khiếm nhã với nước Mỹ cũng như với Tổng Thống Barack Obama, cho hay các toán quân lực lượng đặc biệt đang huấn luyện lính Philippines là mục tiêu đặc biệt nhắm với của thành phần phiến quân Abu Sayyaf có liên hệ với ISIS.

Trong một buổi lễ được trực tiếp truyền hình, ông Duterte nói các binh sĩ lực lượng đặc biệt Mỹ đang hoạt động trong khu vực phía Nam phải rút đi vì phiến quân sẽ tìm cách giết hay bắt cóc họ để đòi tiền chuộc.

Lời phát biểu của ông Duterte nay tạo thêm sự bất định về chính sách của vị tân tổng thống này đối với Washington, một đồng minh lâu năm của Philippines.

Trong bài diễn văn hôm Thứ Hai, ông Duterte cũng lập lại những phát biểu hồi tuần qua theo đó cáo buộc Mỹ là từng có những hành vi tội ác nhắm vào người theo Hồi Giáo ở trên đảo Jolo hơn một thế kỷ trước đây. (V.Giang)
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Image

Hàn Quốc bất ngờ 'hung hăng' chưa từng có với Triều Tiên
Sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân mới nhất hồi tuần trước, Hàn Quốc đã có phản ứng mạnh chưa từng có. Điều này cho thấy Seoul thực sự lo ngại về mối đe dọa hạt nhân từ nước láng giềng và họ cũng mất kiên nhẫn với tiến trình giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Han Quoc bat ngo 'hung hang' chua tung co voi Trieu Tien - Anh 1
Chính quyền Chủ tịch Kim Jong Un đang thổi bùng ngọn lửa căng thẳng trong khu vực bằng một vụ thử hạt nhân mới

Hôm 9/9, Triều Tiên đã thực hiện vụ thử hạt nhân thứ sáu của nước này, gây ra một cơn địa chấn mạnh 5,3 độ richter. Sức nổ của vụ thử hạt nhân mới nhất của Bình Nhưỡng được đánh giá có mức lên tới 10 kiloton - mạnh nhất từ trước đến nay. Có nguồn tin còn khẳng định sức nổ phải lên tới từ 20 đến 30 kiloton.

Khỏi phải nói, Triều Tiên đã hoan hỉ thế nào trước vụ thử hạt nhân mới nhất. Nước này đã nhanh chóng lên tiếng ca ngợi về thành công của họ trên con đường phát triển vũ khí hạt nhân. Bình Nhưỡng khoe rằng, họ đã nắm trong tay công nghệ thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để đưa lên tên lửa.
Không thể phủ nhận một thực tế là Triều Tiên đang đạt được những bước tiến mạnh mẽ trong chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này và đây là lý do khiến cộng đồng quốc tế thực sự lo ngại.

Vụ thử hạt nhân mới nhất của Triều Tiên ngay lập tức vấp phải làn sóng chỉ trích, lên án giận dữ của nhiều nước, đặc biệt là Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Hàn Quốc đã gây bất ngờ khi có phản ứng mạnh mẽ và “hung hăng” chưa từng có với nước láng giềng Triều Tiên. Seoul tuyên bố đã sẵn sàng cho kịch bản tồi tệ nhất và đe dọa sẽ biến Bình Nhưỡng thành “đống tro tàn”. Chưa dừng lại ở đó, Hàn Quốc đang lên kế hoạch mua thêm hàng chục vũ khí thiện chiến hàng đầu của siêu cường Mỹ cũng là cường quốc quân sự số 1 thế giới để đối phó với Bình Nhưỡng.

Ngày hôm qua (12/9), Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, nước này “đã chuẩn bị và sẵn sàng cho kịch bản tồi tệ nhất” sau khi Triều Tiên thực hiện vụ thử đầu đạn hạt nhân. Seoul tin rằng, chính quyền của Chủ tịch Kim Jong Un đang chuẩn bị nhấn nút cho vụ thử hạt nhân thứ bảy.

Hàn Quốc tuyên bố họ đã chuẩn bị sẵn các biện pháp để có thể biến Bình Nhưỡng – thủ đô của Triều Tiên – thành “tro tàn” nếu chính quyền của ông Kim Jong Un có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy họ có kế hoạch thực hiện một vụ tấn công hạt nhân.

"Tất cả các quận nằm trong thủ đô Bình Nhưỡng, đặc biệt là nơi giới lãnh đạo Triều Tiên ẩn nấp, đều sẽ hoàn toàn bị san phẳng bởi những quả tên lửa đạn đạo và những quả đạn pháo có sức nổ cực mạnh của chúng tôi ngay sau khi Bình Nhưỡng có ý định sử dụng vũ khí hạt nhân", một nguồn tin trong quân đội Hàn Quốc đã tiết lộ như vậy với hãng tin Yonhap.
"Nói cách khác, thủ đô Bình Nhưỡng sẽ biến thành đống tro tàn và bị xóa sổ khỏi bản đồ thế giới”, nguồn tin trên nhấn mạnh.

Trong khi cộng đồng quốc tế đang tìm kiếm một biện pháp đáp trả vụ thử hạt nhân của Triều Tiên thì Hàn Quốc chọn cách làm rõ với nước láng giềng phương bắc rằng, họ đã sẵn sàng và có thể hành động nếu thấy nguy cơ về một cuộc tấn công hạt nhân.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hồi tuần trước đã đệ trình lên Quốc hội một kế hoạch có tên là Trừng phạt và Trả đũa Toàn diện Triều Tiên, trong đó một phần của kế hoạch là “xóa sổ một khu vực nhất định ở thủ đô Bình Nhưỡng ra khỏi bản đồ thế giới”.

Chiến dịch kêu gọi tấn công phủ đầu vào các địa điểm mà Chủ tịch Kim Jong Un thường xuyên có mặt. Cuộc tấn công cũng nhằm mục tiêu vào giới tướng lĩnh quân sự hàng đầu của Triều Tiên.

Seoul có kế hoạch sử dụng tên lửa đạn đạo đất đối đất tự chế để thực hiện cuộc tấn công. Tên lửa hiện đại nhất loại này là Hyunmoo 3, có tầm bắn hơn 600 dặm (hơn 1000km). Quân đội Hàn Quốc đang phát triển một phiên bản tên lửa mới có tầm bắn xa hơn và được trang bị khối lượng vũ khí lớn hơn.

Ngoài ra, ở Hàn Quốc đang ngày càng có nhiều lời kêu gọi Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân đến lãnh thổ nước này. Thậm chí, giới phân tích ở Viện Sejong còn kêu gọi Seoul tự phát triển năng lực hạt nhân độc lập của riêng mình để đối phó với nước láng giềng bất thường, khó đoán đang có vũ khí hạt nhân trong tay.

Hàn Quốc cũng đang cân nhắc mua thêm 20 chiến đấu cơ tối tân F-35 của Mỹ nhằm nâng cao năng lực không chiến của quân đội nước này. Ý tưởng trên được đưa ra sau vụ thử hạt nhân của Triều Tiên và đây rõ ràng là một biện pháp đáp trả của Seoul nhằm vào Bình Nhưỡng.

Kiệt Linh (tổng hợp)
hoanghoa
Posts: 2260
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Bảy tuần trước bầu cử: Liệu Trump có thắng?
September 15, 2016

Image
Ông Donald Trump và con gái Ivanka tại buổi công bố chính sách đối với phụ nữ sinh con. (Hình: AP Photo/Evan Vucci)
Nguyễn Văn Khanh

Liệu ông Cộng Hòa Donald Trump có thể thắng cuộc đua chính trị 2016 để trở thành tổng thống thứ 45 của Mỹ? Câu trả lời: Có chứ.

Từ giữa tuần trước, đồn thổi về tin ông Trump có thể thắng cử được xem là tin chính trị quan trọng nhất trong tuần, vượt hẳn tin liên quan đến chuyến đi Á Châu của Tổng Thống Barack Obama. Lý do, cuộc thăm dò do CNN/ORC thực hiện ở cấp toàn quốc cho thấy trong số những người nói sẽ đi bầu, 45% cho hay họ ủng hộ ông Trump, 43% nói ủng hộ bà Dân Chủ Hillary Clinton. Những con số vừa nêu giúp đem lại nụ cười tự tin cho những người ủng hộ ông tỷ phú New York, nghĩ rằng chiến thắng đã gần kề, nước Mỹ sẽ được “Tổng Thống Donald Trump” lãnh đạo là điều có thể xảy ra. Bên Dân Chủ, nét mặt rạng rỡ ngày nào đã có phần giảm bớt, Văn Phòng Trung Ương Ðảng phải gửi email nhắc nhở mọi người “bình tĩnh, đừng quá âu lo” vì “ngay từ ngày đầu ai ai cũng biết đây là cuộc tranh cử rất cam go.”

“Cam go là chữ rất đúng,” nhà phân tích bầu cử Susan O’Malley vừa cười vừa nói qua điện thoại. “Ðiều cam go nhất là ngay từ ngày đầu không ai đoán đúng về ông Trump và những quyết định của ông.” Bà đưa ví dụ chỉ vài tuần lễ trước đây ông Trump thay đổi cả dàn tham mưu tối cao, “tất cả các chiến lược gia, các cơ sở truyền thông đều cho rằng ông Trump làm điều quá trễ, đâu ngờ những thay đổi mang ý nghĩa vớt vát vào giờ chót mà nhiều người nghĩ lại đưa đến kết quả số cử tri ủng hộ ông nhiều hơn, qua mặt bà Clinton một cái vèo.” Bà O’Malley nói rõ hơn: “Tôi chưa vội bảo là ông Trump sẽ chiến thắng, nhưng điều ai ai cũng nhìn thấy là bên bà Clinton đang âu lo, vì chính họ cũng chẳng ngờ điều này lại xảy ra.”

Chữ “âu lo” bà O’Malley sử dụng là chữ “rất nhẹ, phải nói là phía bà Clinton khá lúng túng mới đúng,” là điều nhà phân tích Wayne Thomas viết trên trang blog cá nhân, đồng thời chia sẻ quan điểm riêng về tình hình tranh cử qua email gửi cho những nhà báo quen với ông. “Tôi có thể mường tượng thấy dàn tham mưu của bà Clinton đang lúng túng, không hiểu vì sao chỉ còn hai tháng nữa mà bà bỗng dưng tụt hạng. Nên nhớ từng có lúc bên bà Clinton tin tưởng chắc chắn sẽ thành công, bây giờ chuyện đã đổi khác. Chắc chắn họ phải tìm hiểu xem tại sao, phải tìm cho ra lý do và cách đối phó.” Ông Wayne Thomas viết thêm: “Theo tôi nghĩ, đây không phải là điều dễ làm vì số cử tri tin vào ông Trump ngày một bắt đầu đông hơn.”

Theo ông Paul Reynolds, từng làm việc với Ủy Ban Tranh Cử George W. Bush, “mặc dù tôi và bạn bè không ủng hộ ông Trump làm tổng thống, nhưng không thể chối cãi là ông quả có sức lôi cuốn, cử tri ủng hộ ông vì họ nghĩ là ông sẽ làm những gì ông hứa.” Ông Reynolds kể lại mới tháng trước khi ăn cơm chung với một số bạn bè từng giúp đưa ông “W” vào Tòa Bạch Ốc, “chúng tôi bảo với nhau là dân chúng Hoa Kỳ tin rằng ngoại trừ ông Trump, chẳng có chính trị gia nào có thể giải quyết được cả chục triệu người đang cư ngụ bất hợp pháp ở nước Mỹ, không chính trị gia nào có thể giải quyết được căng thẳng ngoại giao với Nga.”

Cũng trong buổi gặp gỡ đó, ông Reynolds nói tiếp, “tôi còn nhớ một ông bạn kể có lần nói chuyện với gia đình hàng xóm, nghe họ bảo rằng Trung Quốc bây giờ lấn át Mỹ quá nhiều, chỉ vì chính sách ngoại giao yếu đuối của Tổng Thống Obama.” Gia đình này tin rằng ngày nào ông Trump tuyên thệ nhậm chức tổng thống, “ngày đó Bắc Kinh sẽ toát mồ hôi hột” vì “chỉ có Tổng Thống Donald Trump mới xây dựng một nước Mỹ vĩ đại, một quân đội thật hùng mạnh, chỉ có Tổng Thống Trump mới đủ bản lãnh để trừng trị Bắc Kinh, kể cả chuyện ông (Trump) là tổng thống duy nhất (của nước Mỹ) có kế hoạch trừng phạt với Bắc Kinh, sẵn sàng tuyên chiến với Trung Quốc, bà Clinton không dám làm điều này.”


Mặc dù không đồng quan điểm với những người ủng hộ ông Trump, nhưng các chính trị gia tên tuổi của đảng Dân Chủ cũng nhìn nhận bên phía bà Clinton “đang có vấn đề.” Trong một cuộc phỏng vấn dành cho hãng thông tấn AP, cựu Thượng Nghị Sĩ Thomas Daschle nhìn nhận điều này, “thẳng thắn mà nói, tôi đang âu lo.” Người từng điều khiển khối Dân Chủ đa số ở Thượng Viện Mỹ cho rằng đường dẫn bà cựu ngoại trưởng Mỹ đến thành công “vẫn còn sáng, nhưng chưa nắm được chiến thắng trong tay đâu.” Ông cho rằng “với lối ăn nói kỳ cục” của ông Trump “đáng lẽ bà Clinton phải dẫn trước với tỷ lệ phiếu thật cao, nhưng rất tiếc, điều đó không xảy ra.”

Một số chiến lược gia Dân Chủ cho rằng “sai lầm” vì trong suốt Tháng Tám, bà Clinton dành quá nhiều thì giờ để quyên tiền, trong khi ông Trump dùng hết thì giờ để vận động, tiếp xúc với cử tri. Một viên chức của đảng Dân Chủ ở Florida yêu cầu không nêu tên nói điều bà ái ngại nhất “là cùng lúc với tin bà Clinton bị bệnh, bác sĩ bảo phải nghỉ ngơi, tôi nghe được tin bà phải hủy bỏ mấy cuộc quyên tiền ở California, trong khi ông Trump đi tiếp xúc với cử tri, tiếp tục chê bai bà cựu ngoại trưởng không quan tâm đến người dân, chỉ lo móc ngoặc với nhóm bề thế, tài phiệt.” Tin tức, hình ảnh đó “là một trong những lý do tại sao bà Clinton xuống điểm, ông Trump có cơ hội thành công.”

Cơ hội dẫn đến thành công đó “chúng tôi sẽ khai thác triệt để” là nội dung những lời tuyên bố các giới chức điều hành đảng Cộng Hòa đưa ra trong hai tuần lễ vừa qua. Ðầu tuần này khi tiếp xúc với báo chí, trưởng ban chiến lược Văn Phòng Trung Ương Ðảng Cộng Hòa là ông Sean Spicer tươi cười nói rằng “gió đang xuôi chiều, không chỉ ở những đám đông ủng hộ chúng tôi mà ngay chính các cuộc thăm dò cũng cho thấy như thế.” Vẫn với nét mặt hớn hở, chiến lược gia Cộng Hòa Sean Spicer nhấn mạnh “gió đang xuôi chiều, chúng tôi sẽ tận dụng luồng gió,” cam kết “sẽ có những biến chuyển rất mạnh” để vị tổng thống sắp tới của nước Mỹ “phải là ông Trump.”

Chỉ 24 giờ sau khi lời hứa hẹn này được đảng Cộng Hòa đưa ra, ông Trump tung chiêu mới, cho biết nếu trở thành tổng thống, “tất cả phụ nữ sau khi sinh con sẽ được nghỉ sáu tuần có ăn lương,” sẽ trừ thuế cho những công ty “có chương trình hỗ trợ giữ trẻ để bố mẹ các em đi làm,” những công nhân phải trả tiền giữ trẻ hoặc thuê người chăm sóc bố mẹ đau yếu “cuối năm cũng sẽ được trừ thuế.” Ðặc biệt hơn nữa, ông Trump khoe chính cô con gái cưng Ivanka “thúc đẩy tôi phải thực hiện kế hoạch này, bảo với tôi rằng đây là điều bố phải làm.”

Giữa tiếng vỗ tay hoan hô của những người ủng hộ, ông Trump nói tiếp “con gái tôi đúng là thông minh, và điều con gái tôi thúc đẩy tôi phải làm là điều rất đúng.”
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »


Image

Chùa Liên Trì: vị Hòa thượng trở về chứng kiến cảnh chùa đổ nát

GNsP -
Vị Hòa Thượng đã qua tuổi “Thất thập cổ lai hy” đau xót chứng kiến cảnh ngôi Chùa mà mình đã sống 50 năm qua, nay thành một đống hoang tàn đổ nát. Cảnh tượng thương tâm đập vào mắt thầy Thích Không Tánh vào sáng ngày 17.09, khiến Thầy một lần nữa lên cơn đau tim và không thể nói được gì nhiều.

Sau khi tìm cách ra khỏi bệnh viện, do lực lượng an ninh trấn áp Thầy vào đó, trở về tạm trú tại Chùa Giác Hoa, thì đây là lần đầu tiên Thầy trở về lại ngôi Chùa của mình để tái xác quyết sự đê tiện mà nhà cầm quyền cộng sản vô thần đã gây ra cho Chùa vào sáng ngày 08.09.

Toàn cảnh ngôi Chùa giờ là một đống đổ nát, ngổn ngang gạch vụn. Những cây thiêng của nhà Chùa đã bị chặt phá tang hoang. Bụi tre già ghi dấu ấn bao năm, nằm hiền hòa bên những dãy phòng ngủ giờ ra tan tác.

Bằng cảm nhận linh thiêng, Thầy lần trên những đống gạnh vụn, tìm tới nơi từng là chánh điện, ngay bàn thờ Phật Thích Ca, thắp lên 3 nén nhang tỏ lòng thành kính trước Đức Phật.
Image
Tượng Phật nay không còn, bàn thờ bị đập phá, quỳ trên đống đổ nát, Thầy thành tâm khấn vái tạ tội cho những con người vô thần đã xúc phạm Đức Phật. Những kẻ vô thần chỉ có thể phá được Chùa, đạp đổ bàn thờ Phật nhưng không thể giết được Phật trong lòng Thầy. Hai hàng nước mắt rưng rưng, Thầy khấn vái trước Đức Phật hiện hữu trong bao la Đất Trời và cầu siêu cho các vong linh đã bị những kẻ vô thần xúc phạm.

Bằng giọng xúc động nghẹn ngào Thầy nói: “nhà cầm quyền này quá ác tâm! Không còn gì hết. Tất cả chỉ còn đống đổ nát. Bằng mọi cách Thầy phải trở về đây để kính Phật. Thầy đã ở ngôi Chùa này 50 năm rồi. Giờ chẳng còn gì!”

Thẫn thờ dò từng bước đi trên đổ đống đổ nát, Thầy tìm lại với những dấu ấn kỷ niệm xưa. Vừa chỉ tay vào đổ đổ nát vừa nói: “đây là phòng khách, kia là phòng ngủ, kia là nhà bếp...” Phút chốc trong một ngày không còn lại gì. Tất cả chỉ còn là một đống đổ nát như bị dội bom.
Image

Image
Bầy chim bồ câu bắt được bóng dáng của vị ân sư, vội vã ríu rít gọi nhau bay về. Không còn mái Chùa để đậu, cũng không còn chuồng để trú, chúng đậu tạm trên những sợi dây điện. Bầy chim bồ câu này trước đây lên đến 100 con. Chúng được Thầy cho ăn, có nơi cư trú, sau khi Chùa bị phá chúng cũng chịu chung cảnh tan tác lạc đàn.

Thầy hướng tay vẫy gọi đàn chim bồ câu và nói: “mấy Phật tử kể lại sau khi Chùa bị phá, những con chim bồ câu này bị chúng nó bắn, giết làm thịt. Giờ chỉ còn nhiêu đây!”

Những con chim bồ câu mang biểu tượng của hòa bình đã bị bắn-giết...
thuytrieu
Posts: 90
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:09 pm
Contact:

Post by thuytrieu »

Trần Đại Quang trong bàn cờ đuổi muỗi đập ruồi của Nguyễn Phú Trọng

Image
Đã có chỉ dấu tấn công vào Trần Đại Quang...


Vũ Đông Hà
(Danlambao) - Trong cuộc khai pháo bắn vào Vũ Huy Hoàng và Trịnh Xuân Thanh để mở đường tổng tấn công vào phe ba X, trong nhóm tứ trụ, ngoài Nguyễn Phú Trọng là tổng tư lệnh đả muỗi đập ruồi, thì Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân đều lên tiếng vuốt đuôi đảng trưởng. Chỉ riêng Trần Đại Quang là im hơi kín tiếng. Vậy thì ông chủ tịch nước của đảng này đang là đồng chí cùng bọn hay là đồng rận khác nhóm với Nguyễn Phú Trọng?

Chuyện con ruồi Trịnh Xuân Thanh còn nhỏ hơn con ruồi Tân Hiệp Phát mà ngày qua đêm lại ngài tổng vẫn bí và lù trong việc dứt điểm. Do đó, nhân dịp kỷ niệm cướp chính quyền, một quân "nguyên" chức bự ngày xưa là Trương Tấn Sang đã phải cầm cờ phất thêm sức đập ruồi cho Nguyễn Phú Trọng với bài viết "Gánh nặng trách nhiệm trước lịch sử và tương lai." (1)

Tư Sang rào trước đón sau nhưng cuối cùng cũng lộ rõ ý đồ: gánh nặng trách nhiệm trước lịch sử và tương lai là phải dập cho được phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn lắm tiền và quyền.

Trần Đại Quang nhân ngày này cũng viết một bài thật dài (2). Nhưng khác với nguyên chủ tịch nước - móm méo ủng hộ tổng Trọng truy cùng đuổi tận đám “tư bản thân hữu”, “lợi ích nhóm”, “sân sau của gia đình” ở trong đảng... thì chủ tịch Quang kêu gọi đảng ta đại đoàn kết và không đá động gì đến những nỗ lực "cần làm ngay" của tổng bí.

Rõ ràng là Trần Đại Quang là đồng bọn (BCT) nhưng không là đồng chí với Nguyễn Phú Trọng.

Vấn đề còn căng hơn nếu đi ngược thời gian chỉ vài tuần để nhìn về một sự kiện liên quan đến Trần Đại Quang. Đó là Thông báo Kết luận của Ban Bí thư về việc xác định tuổi của đảng viên (3)

Ngày 17/8, Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương ký ban hành văn bản 13-TB/TW đặt vấn đề cán bộ đảng viên khai lại tuổi và quyết định không xem xét tuổi mà đảng viên đã điều chỉnh nhưng sẽ dựa vào tuổi của đảng viên đã khai trong hồ sơ gốc lý lịch đảng viên khi vào đảng.

Quyết định này là một "nguy cơ nghiêm trọng" cho con đường hoạn lộ của Trần Đại Quang. Xuất phát từ Ban Bí thư, đây được xem là ý đồ loại trừ cơ hội Trần Đại Quang, có thể là con bài phe phái đưa ra tranh ghế Tổng bí thư, dự trù sẽ được Trọng trao lại cho Đinh Thế Huynh nếu Trọng rời ghế đảng trưởng giữa nhiệm kỳ như đã hứa hẹn trong đại hội đảng 12.

Theo bản tóm tắt tiểu sử đăng tải trên VOV thì Trần Đại Quang sinh năm 1956 (4):
Image
Tương tự như bản tóm tắt ghi trên Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ (5):
Image
Điểm cần ghi nhận là dựa vào tiểu sử này thì Trần Đại Quang lúc mới:

- 15 tuổi 9 tháng đã là học viên trường Cảnh sát Nhân Dân;
- 16 tuổi đã là học viên trường Văn hoá Ngoại ngữ của Bộ Nội vụ.
- 19 tuổi đã là cán bộ Cục Bảo vệ chính trị của Bộ Nội vụ.

Thật ra, Trần Đại Quang sinh năm 1950 với những chứng tích trên giấy tờ như sau:

Image

Image

Image

Image

Tuy nhiên, Trần Đại Quang đã "điều chỉnh" ngày sinh của mình từ 1950 thành 1956 qua văn bản chứng nhận
của chủ tịch tỉnh Ninh Bình lúc ấy là ông Đinh Văn Hùng:


Với những chứng tích này thì Trần Đại Quang đáng lẽ phải nằm trong danh sách "những người sinh từ năm 1956 trở về trước sẽ phải ra đi"
vào thời điểm đại hội 12 chứ đừng nói gì việc được vào ngồi ghế Chủ tịch nước.

Do đó, kết luận của Ban Bí thư về việc xác định tuổi của đảng viên với văn bản 13-TB/TW là một phát súng chỉ thiên mới
từ tiền đồn Nguyễn Phú Trọng bắn lên trời nhưng có đường cong bay xuống đầu Trần Đại Quang.

Từ Yên Bái sang đến Trịnh Xuân Thanh rồi sẽ đến Trần Đại Quang. Để xem tình trạng "đập chuột bể bình rồi"
(6) của Nguyễn Phú Trọng sẽ đi về đâu...
13.09.2016

Vũ Đông Hà
danlambaovn.blogspot.com


________________________________

(1) http://dantri.com.vn/xa-hoi/ganh-nang-t ... 113167.htm

(2) http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-t ... khanh.html

(3) http://nguyentandung.org/ket-luan-cua-b ... -vien.html

(4) http://vov.vn/chinh-tri/dang/danh-sach- ... 473596.vov

(5) http://www.chinhphu.vn/portal/page/port ... OrgId=2876

(6) http://danlambaovn.blogspot.com/2016/09 ... h-roi.html
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Người chết đánh thức lương tâm người sống

Ngô Nhân Dụng

Image
Vụ chở xác bằng xe máy: Gia cảnh éo le của người mất
Một tờ báo có nên đăng những bức hình chụp cảnh chiếc xe gắn máy chở thi hài một người bó chiếu đi trên đường phố tỉnh Sơn La hay không. Ðây là một quyết định quan trọng. Trong làng báo ở các nước văn minh, người ta vẫn giữ một tập tục rất quý, là không đăng hình xác người đã chết. Vì lòng kính trọng.

Người ta tránh đăng hình xác chết nếu thấy bức hình không thật sự rất cần thiết đối với nội dung bản tin. Hội các nhà báo nhiếp ảnh ở Mỹ (NPPA) ghi trong bản quy ước đạo đức nghề nghiệp rằng: “Phải kính trọng các đối tượng. Ðặc biệt, các đối tượng thuộc lớp người yếu thế phải tôn trọng nhiều hơn. Ngoài ra phải chứng tỏ lòng từ bi đối với những nạn nhân trong các vụ phạm tội hoặc các thảm kịch.”

Năm 1994, ca sĩ Kurt Donald Cobain tự sát. Ông Mike Fancher, chủ nhiệm nhật báo Seattle Times đang có mặt ở phòng tin đã quyết định không đăng hình thi hài. Vì kính trọng độc giả cũng như người quá cố. Một xác chết với vết đạn tự bắn vào đầu trông thảm thương quá. Nhiều độc giả phản đối, ngày hôm sau tờ báo nhượng bộ, chấp nhận đăng hình thi hài của tay đàn chính trong ban Nirvana đang nổi tiếng như cồn. Ðối với những người nổi tiếng, các chính trị gia như Bob Kennedy, các tài tử như Marilyn Monroe, nhà báo không theo quy luật như với người thường.

Đảng biếu chó. Tranh Babui.

Lý do quan trọng khiến các nhà báo không đăng hình các thi hài, là vì muốn tỏ lòng kính trọng người đã qua đời. Khi còn sống chúng ta không ai thích bị người chung quanh nhòm ngó cuộc sống riêng tư của mình. Mọi người phải tôn trọng ước muốn hợp lý đó. Tôi đã có lần kể trong mục này cảnh một người đi du lịch chụp cảnh đường phố Seattle, rồi bị một người dân sống ở đó níu lại, dọa sẽ kêu cảnh sát, vì anh đã chụp hình những người sống ngoài đường (rất đông ở trung tâm Seattle). “Anh xúc phạm đời tư của họ! Anh có xin phép họ không mà chụp hình?” Người sống đáng tôn trọng, những người chết rồi lại càng phải tôn trọng hơn. Trong các xã hội văn minh, loài người vẫn sống như thế.

Người ta tránh đăng hình thi hài trước hết cũng vì kính trọng thân nhân của người đã chết, trong những giờ phút đau đớn họ đang trải qua. Nhưng chúng ta thông cảm với anh Tùng Hải, người đã chụp bức hình chiếc xe gắn máy chở một thi thể nằm sau xe, được bó trong chiếc chiếu ngắn quá, thò hai bàn chân ra ngoài. Anh Tùng Hải chụp bức hình này sau một giờ trưa chiều ngày 12 tháng 9 vừa qua, rồi anh đưa hình lên facebook. Lý do, vì trong lòng nghi hoặc, anh muốn nhiều người được trông thấy hình ảnh này, và hy vọng các cơ quan công quyền có thể điều tra xem “có điều bất thường” nào chăng, như anh lo ngại.

Bức hình xe máy chở “thi hài cuốn chiếu” đã làm rúng động các mạng trong nước. Các báo và mạng xã hội, kể cả báo Người Việt, đã đăng lại bức hình đó, cùng với bức hình một xác người khác được bó chiếu đặt trên chiếc xe gắn máy, trong sân bệnh viện. Cả hai người đã khuất đều ở huyện Quỳnh Nhai, cùng chết tại bệnh viện trị lao và bệnh phổi tỉnh Sơn La. Các báo đăng những hình ảnh đó, chắc không phải vì muốn câu chuyện được chú ý để điều tra, như anh Tùng Hải nghĩ, nhưng vì ai cũng thấy “có điều bất thường.”

Tại sao ai cũng thấy đây là một chuyện bất thường?

Muốn cảm thấy nó bất thường thế nào, một thi sĩ của chúng ta đã mời người Việt Nam cùng tự đặt mình vào địa vị nhân vật trong hình: “Hãy nhìn trên tấm hình này: một người đàn ông cô đơn lái xe máy trên con đường vắng ngắt bóng người… một sáng tinh sương… Anh chở một người thân sau lưng, không phải một người còn sống, ngồi ôm qua lưng anh ấm áp, mà là một cái xác bó chiếu lạnh tanh, lòi hai cái chân ra ngoài.” Thi sĩ hỏi: “Có ai nhìn thấy nước mắt của người đàn ông lái xe không,… có ai nghe thấy tiếng trái tim anh,… cảm được ruột anh đang quặn lại từng cơn đau không?… Còn cái con người bất hạnh vừa từ giã đời sống nghiệt ngã này, hồn còn lẩn khuất dưới tấm chiếu hay không? Linh hồn đó có đang cúi xuống nhìn cái thân xác đáng thương của mình, ước ao được sống lại hay không?”

Một người lấy tên Sad (Buồn, tiếng Anh) viết trên Facebook: “Nhìn các công trình tượng đài ngàn ngàn tỷ lãng phí, thấy thân phận người nghèo sao khốn cùng đến vậy. Ôi, đồng bào tôi, đọc mà rơi nước mắt… cái nghèo!” Báo Người Việt nói rõ hơn: “Sơn La là tỉnh từng có dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh với chi phí 14 ngàn tỷ đồng, tương đương với khoảng $700 triệu đô la.” Còn thi sĩ, bà đặt câu hỏi: “Có ai nói cho tôi biết tại sao sau bốn mươi năm hết chiến tranh rồi dân Việt của tôi còn có người sống khổ như thế, còn có người chết khổ như thế! Dân tộc tôi còn bị lừa dối đến bao giờ?”

Có lẽ thi sĩ đã nhìn thấy “điều bất thường” trong cơn sóng đang lan trên các mạng xã hội ở trong và ngoài nước Việt Nam: Ôi, đồng bào tôi ơi! Tại sao chiến tranh đã chấm dứt bốn mươi năm mà dân Việt chúng ta còn sống và chết khổ như thế?”

Nhưng đối với người trong cuộc thì có gì bất thường hay không? Ông Lò Văn Muôn, người lái chiếc xe gắn máy, 46 tuổi, kể chuyện: “Chính tôi là người chở thi thể em gái tôi về và tôi cũng không biết họ chụp ảnh vào lúc nào.” Ông đưa em vào bệnh viện, mấy tuần sau phải đưa em về, để được chết ở nhà. Ông thuê một người lái xe ôm chở cô em, với giá 400,000 đồng là tất cả số tiền ông Muôn có trong túi. Nhưng nửa giờ sau, đang giữa đường thì cô gái 39 tuổi tắt thở. “Tôi để cô ấy nằm bên đường rồi gọi cho em trai ở bến xe chở bố tôi xuống trông cô ấy; đến đó rồi nhờ mua một cái chiếu, lấy hai thanh tre quấn vào… Lúc đó là khoảng 12 giờ trưa.” Ông Muôn phân trần: “Chả biết làm thế nào cả, thuê xe (hơi) chở về thì những 5 triệu mà lúc đó chả có tiền; nên sau khi gọi em trai ra, chúng tôi quấn chiếu và đưa cô ấy lên xe máy rồi tôi lái xe chở về. Từ đó về nhà tôi khoảng 80-90km. Tôi cũng đau xót lắm chứ nhưng chẳng biết làm thế nào…”

Một điều bất thường nữa là các quan chức chính quyền địa phương, sở y tế tỉnh, và bệnh viện lại tìm cách chứng tỏ họ rất tử tế. Họ nói đã “hỗ trợ” anh Muôn hơn năm triệu đồng! Nhưng lời nói dối đã bị lật tẩy khi xuất hiện một “Xác người bó chiếu thứ hai” đặt trên xe gắn máy chờ đưa đi, ngay tại sân bệnh viện Lao và bệnh phổi Sơn La. Bệnh nhân này là một ông 57 tuổi, cũng chết vì bệnh lao bốn ngày trước khi cô em gái anh Muôn qua đời. Hai bức hình truyền lan khắp các mạng xã hội.

Trong bài này chúng tôi không nhắc đến tên người quá cố, cũng vì một thói quen ở một nơi mà loài người vẫn kính trọng những người đã chết, bất cứ người đó là ai. Không mấy ai biết đến người em gái anh Lò Văn Muôn khi cô còn sống, và cả ngay sau khi cô chết. Nhưng bức hình của cô truyền lan trên mạng đã đánh thức lương tâm của hàng triệu công dân mạng Việt Nam, và độc giả các báo.

Cô đã đánh thức điều gì trong chúng ta?

Bức hình, với đôi chân cô thò ra ngoài manh chiếu mỏng, đã khiến chúng ta tự hỏi: Dân Việt Nam sống với nhau như thế này sao? Trên thế giới có nước nào mà bệnh viện để thân nhân đưa thi hài người chết về bằng cách đó hay không? Người Việt mình có biết tôn trọng thi hài những người đã chết hay không?

Một lý do khiến loài người kính trọng các thi hài chính là để bảo vệ đức hạnh của những người đang sống. Nếu ai cũng nghĩ rằng sau khi mình chết sẽ không ai coi cái xác mình ra gì cả, thì liệu loài người có cố gắng sống một cuộc đời lương hảo hay chăng?

Sau khi các bức hình trên lan tràn trên mạng (nhưng đã bị rút khỏi facebook), ông giám đốc Sở Y Tế Sơn La đã nói: “…sẽ không bao giờ có trường hợp để người nhà phải chở xác bệnh nhân từ bệnh viện về trên xe máy. Bất kể bệnh nhân nào tử vong trong bệnh viện, các bệnh viện đều có xe cứu thương, sẽ chở thi thể người bệnh về tận nhà để làm thủ tục an táng!”

Ông cho biết, “Ðó là sự nhân đạo mà bệnh viện nào ở Việt Nam cũng sẽ làm.” Nếu được như vậy thì xin cảm ơn ông. Hy vọng ông sẽ rửa nhục cho cả dân tộc Việt Nam, không riêng gì ngành y tế! Nhưng trong trường hợp bệnh viện không còn xe cứu thương nữa thì sao? Chuyện có thật: ông giám đốc bệnh viện đa khoa huyện Phú Quốc đã sửa chiếc xe cứu thương cho những bệnh nhân cần cấp cứu thành xe du lịch bảy chỗ ngồi. Ông cần dùng chiếc xe lớn để cho ông đi học tập chính trị, và đi công tác.

Không thể tin vào những lời hứa suông! Người Việt Nam phải tự đánh thức lương tâm. Nước Việt Nam cần những thi sĩ. Thi sĩ nhìn thấy những “điều bất thường” trong cách con người đối xử với nhau. Hai bệnh nhân mới chết được bó bằng mền, bằng chiếu, chở trên xe gắn máy về nhà, khi còn sống đều là những con người vô danh. Nhưng họ đã đánh thức lương tâm chúng ta. Những người bị chết tức tưởi trong đồn công an cũng sẽ có ngày đánh thức lương tâm hàng triệu người Việt Nam. Những xác chết sẽ cất lên tiếng nói. Họ chờ các thi sĩ lên tiếng. Như Nguyễn Duy khi đi xa từng nhìn thấy ở nước mình:

“Mẹ liệt sĩ gọi con đội mồ đứng dậy
Ma cụt đầu phục kích nhà quan!”
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Image

Có cần hoảng hốt khi Nguyễn Phú Trọng nắm quyền CA?

Bùi Quang Vơm

(Danlambao) - Sáng 21-9, Hà Nội công bố Quyết định của Bộ Chính trị Khóa XII về việc chỉ định Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020.

Tại buổi lễ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đã công bố Quyết định của Bộ Chính trị về việc chỉ định Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020, gồm 16 người; Ban thường vụ Đảng ủy gồm 7 người, trong đó có 3 Lãnh đạo Đảng, Nhà nước là: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Nhiều người hoảng hốt. Ông Trọng đương kiêm bí thư Quân uỷ trung ương, bây giờ nhảy vào thường vụ đảng uỷ bộ Công an. Có phải sắp đại loạn đến nơi không?

Bình tĩnh một chút sẽ thấy đây là phản ứng trực tiếp đối phó chuyện chạy trốn của Trịnh Xuân Thanh.

Việc khẳng định chính quyền đảng trị phi dân chủ, không còn là chuyện phải tranh luận, nhưng chỉ vì không thể chấp nhận chế độ mà lẫn lộn khái niệm đạo đức, đến mức bênh vực kẻ cắp, thì sẽ không còn công lý nữa.

Nếu tôi gọi Trịnh Xuân Thanh là một tên ăn cắp, sẽ có ai phản đối?

Tất nhiên, hắn không ăn cắp của đảng, đảng không có gì để hắn ăn cắp. Hắn ăn cắp của dân. Trong con số 3.300 tỷ đồng thất thóat thua lỗ, có một phần vào túi hắn. Đó là mồ hôi, nước mắt, thậm chí là xương máu cuả 3 triệu người dân lương thiện làm ra trong một năm.

Hắn có thể bây giờ chống lại đảng của hắn, nhưng hắn chống ai, thì hắn vẫn là thằng ăn cắp. Hắn ăn cắp của dân, thì dù hắn có trốn thoát vòng tay của tổ chức đảng của hắn, hắn không và sẽ không bao giờ chạy thóat khỏi lưới trời.

Hắn lách được kẽ hở của đảng luật, một thứ pháp luật vận hành bằng chỉ thị của lãnh đạo đảng, vọt được sang Đức hay đâu đó, bên ngoài Việt Nam. Nhưng khốn nạn cho hắn, ngoài Việt Nam, thì luật đảng không còn giá trị. Hắn sẽ không có lối thoát nữa. Sớm hay muộn thì hắn cũng bị bắt.

Hắn đang cố tình lập lờ đánh lận, bịt mắt thiên hạ bằng hoả mù chống đảng, để lách luật chính trị. Hắn trở thành một thằng ăn cắp có hạng là nhờ đảng của hắn. Hắn lên lon, lên chức là nhờ hắn biết đường tận tụy với đảng. Hắn có cơ hội để ăn cắp của dân, vì nhờ có đảng, hắn có địa vị, có quyền lực, và bởi vì đảng cuả hắn trao vào tay hắn một khối tài sản khổng lồ nhưng không có chủ nhân, gọi là tài sản quốc dân, tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Nếu hắn không ăn cắp thì mới là một thằng ngu. Có cái chỗ nào có tài sản thuộc sỡ hữu nhà nước mà không có bọn ăn cắp có thẻ đảng. Vấn đề không phải là bắt thằng ăn cắp, mà việc cần trước hết là không để có cái gì vô chủ trước mặt bọn sẵn sằng ăn cắp ấy.

Nhưng của ăn cắp dù có nhiều cũng không thể vô hạn, và không thể đủ để chia khắp. Và nguyên nhân chính hắn bị đảng của hắn truy lùng bắt bớ, chính là trong đảng của hắn, hắn chỉ cung phụng được có một phần. Những kẻ đang tổ chức truy lùng hắn là những kẻ nằm ngoài số đó.

Bây giờ trốn được ra nước ngoài, hắn đang tìm cách tạo dựng cho hắn một hồ sơ chính trị. Hắn chống đảng của hắn vì hắn yêu nước, vì hắn không chịu được chế độ độc tài đảng trị. Hắn không chịu được hành vi đè lên luật pháp của chính ngài tổng bí thư đảng. Hắn không là thằng ăn cắp tiền của, hắn chống đảng vì một cuộc đấu tranh vì một nền dân chủ thật sự cho tổ quốc yêu dấu của hắn. Hắn phải được xem là nạn nhân chính trị. Bên cạnh cái biệt thự giá 5 triệu Euro, hắn sẽ còn được hưởng trợ cấp tị nạn. Hắn sẽ xin được quy chế đoàn tụ gia đình để đưa nốt những người còn lại. Hắn sẽ trở thành một lãnh tụ phong trào dân chủ cho Việt Nam.

Ông Trọng, trước hết không nằm trong nhóm những kẻ có phần ăn chia cái thất thoát 3.300 tỷ đồng đó. Có thể thấy, những kẻ xúm quanh ông Trọng hiện là những người này. Ông Đinh Thế Huynh, thợ cạo giấy, chuyên nghề lý luận, ông Tô Lâm, nguyên thứ trưởng Công An phụ trách An ninh đối ngọai, Trần Quốc Vượng, nguyên viện trưởng Kiểm sát tối cao, Trương Hoà Bình, Chánh án Toà án tối cao, Ngô Xuân Lịch, tướng mà làm bí thư...toàn những nhân vật chức vụ rất cao, nhưng không có phần chia trên chiếc bánh ăn cắp, mà chỉ tử tế thì có chút ít quà cáp.

Không nói tới chuyện khác, chỉ riêng cái bánh 3.300 tỷ này, lần theo con đường nào cũng dẫn tới chỗ Đinh La Thăng và Nguyễn Tấn Dũng. Ông Thăng là cấp trên trực tiếp của Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận, hai tên nhúng bùn trực tiếp, với chuyên môn nguyên là một kế toán trưởng, chưa biết chừng chính Đinh La Thăng mới là kẻ chủ mưu ăn cắp. Chính vì vậy mà xong chuyện, Trịnh Xuân Thanh lẩn như trạch, lánh thật xa, lặn thật sâu.

Nhưng ông Thăng sơ hở ở chỗ ông Thuận, tác giả Kami nói, ông Thuận này là tay hòm chìa khoá của ông Thăng, nghĩa là không được phép xa ông Thăng nưả bước. Chạy lòng vòng, nhưng khi ông Thăng được ông Dũng giao chức bộ trưởng giao thông, thì Vũ Đức Thuận về làm chánh văn phòng Bộ. Đầu tháng ba, ông Thăng vào làm bí thư Sài Gòn, thì lập tức Vũ Đức Thuận bỏ mặc Văn phòng bộ, lang thang vào Sài gòn chờ cho đến khi ông Thăng thu xếp khả dĩ yên vị, mới bổ nhiệm ông này thành phó chánh văn phòng đảng uỷ. Việc thu xếp này kéo hơi dài, thể hiện ông Thăng không hề làm chủ địa bàn và bộc lộ hoàn toàn bộ mặt thật của Đinh La Thăng.

Có thể dễ dàng đoán nhận ra, Đinh La Thăng là giải pháp thoả thuận giữa Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng, trả giá cho việc chấp nhận rút lui của ông Dũng trước đại hội XII.

Sài Gòn là khát vọng nung nấu của Nguyễn Tấn Dũng, vưà để trả hận Lê Thanh Hải, vừa nắm nguồn tấc đất tấc vàng, trong đó có kể đến con vịt đẻ trứng vàng trong tay Lê Thanh Hải là tập đoàn gốc Hoa Vạn Thịnh Phát. Ông Thăng làm ầm ĩ báo chí, trảm tướng, chỉ là để ra oai, phát tín hiệu dụ hàng đối với Vạn Thịnh Phát. Sự kiện khu ngã tư Nguyễn Huệ vào tay Vạn Thịnh Phát vưà rồi báo hiệu kết thúc cuộc mặc cả, và Vạn Thịnh Phát đã đầu quân cho ông Dũng và Thăng.

Nhưng việc khởi phát tiếng súng tấn công này cùng một lúc với việc ban hành ban hành văn bản số 13-TB/TW Thông báo Kết luận của Ban Bí thư về việc xác định tuổi của đảng viên có thể là một sai lầm nữa của ông Trọng. Ông không thể cùng lúc cán đáng cả ông Dũng lẫn ông Quang. Đây có thể là sự nôn nóng quá sức của ông Đinh Thế Huynh, vì có thể thời hạn giữa nhiệm kỳ đã đến quá gần. Buộc phải vừa bắn vưà dọn ngai.

Nhưng nếu vì bị ép qúa, ông Quang sẽ lại quay lại với ông Dũng. Nếu phải đánh trận như vậy, ông Trọng và ông Huynh tất thất bại, chế độ sẽ sụp đổ. Ông Dũng chỉ có tiền và đội ngũ những tên ăn cắp sẽ không làm chủ được tình hình. Quân đội sẽ lợi dụng khoảng trống, và một chế độ quân phiệt do Tập đoàn 319 tài trợ sẽ được thiết lập. Cha con Phùng Quang Thanh có thể quay trở lại.

Nếu lực lượng quần chúng chưa sẵn sàng, khung kết cấu nền dân chủ chưa có, thì Việt Nam buộc phải đi qua một thời kỳ quân phiệt, tương tự như những gì từng xảy ra tại Mianmar, lịch sử Việt nam sẽ lại phải dừng lại ít nhất hai mươi năm nữa.

Nghiêm trọng, nhưng dư luận mải miết săn tìm Trịnh Xuân Thanh. Cái tội này có phần do Gió gây ra. Gió là chuyển động không khí từ chỗ áp suất khí quyển cao sang chỗ có áp suất thấp. Mà áp suất khí quyển thì giống như hiệu ứng cánh bướm, nói rằng, một con bướm vỗ cánh tại Bắc Kinh có thể gây ra bão ở New York. Nhưng khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt, mà chắc chắn bị bắt, thì Gió có thể cũng tắt.

24.09.2016
Bùi Quang Vơm
trinhham
Posts: 133
Joined: Mon Dec 10, 2012 2:07 am
Contact:

Post by trinhham »

Image

Liệu Trần Đại Quang có dám đánh phủ đầu TBT Trọng hay không?

Nguyễn Trọng Dân (Danlambao)
A. Tại sao cần đề cập đến vai trò TC II?


Việt Nam dồn dập nhiều sự kiện sau ĐH đảng lần thứ 12: Hai ông tướng đứng đầu quân đội là bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh và tham mưu trưởng Đỗ Bá Tỵ bị tước hết mọi uy quyền cùng một lúc. TL QKII là tướng Lê Xuân Duy bất ngờ qua đời với nhiều nghi vấn là bị đầu độc liệt gan. Cả ba cán đầu tỉnh Yên Bái thuộc QK II, trong đó có cả bí thư Phạm Duy Cường bị bắn chết ngay tại trụ sở giữa ban ngày. Đó là chưa kể những sự kiện ngoại giao xảy ra liên tục trong một thời rất ngắn chừng sáu tháng trở lại đây từ việc Ấn Độ cho mượn tiền mua hỏa tiễn đến việc tân bộ trưởng QP là chính ủy Lịch sang thăm Trung Cộng mở đường cho thủ tướng "mát-de" Phúc sang ký kết nhượng bộ thêm về kinh tế; báo hiệu Việt Nam sẽ còn tiếp tục nhập siêu từ Trung Cộng nhiều hơn nữa.

Phân tích thật hư của bao nhiêu đó sự kiện xảy ra mà không mô tả càng rõ càng tốt vai trò của Tổng Cục II (TC II), một bộ phận của quân đội chuyên về tình báo và ám sát, hiện đang nằm dưới quyền điều khiển trực tiếp của TBT Trọng thì là một sự thiếu sót rất lớn.


B. Những can dự của TC II đối với tranh chấp nội bộ đảng ở quá khứ:


Nghị định 96/CP thành lập TC II do thủ tướng Võ Văn Kiệt ký vào ngày 11 tháng 9 năm 1997 dựa trên Pháp Lệnh tình báo do chủ tịch QH lúc bấy giờ là Nông Đức Mạnh cho thông qua. Thật là một sự trùng hợp không ngờ, tháng Chín ngày 11 (9-11) là ngày tưởng niệm các nạn nhân tử nạn vì khủng bố ở Hoa Kỳ thì cũng là ngày kỷ niệm thành lập TC II. Nghị định này được ký do sự hậu thuẫn ngầm của thượng tướng Lê Khả Phiêu, nhằm thu lượm tin tức để khống chế vây cánh TBT Đỗ Mười nhằm giúp Phiêu có thể lên làm TBT đảng ba tháng sau đó thông qua hội nghị TƯ đảng lần thứ tư. Phiêu lên làm TBT không phải thông qua ĐH đảng mà thông qua hội nghị TƯ. Như vậy, Phiêu đã dùng TC II làm một cuộc chỉnh lý, đảo chánh một cách ngoạn mục. Xin lưu ý là sau ĐH đảng lần VII vào 1996, Đổ Mười vẫn bám ghế TBT không nhả cho đến mãi một năm sau, Phiêu mới đủ khả năng hất văng nổi Đổ Mười.

Từ đó, Phiêu nắm chặt TC II như là một công cụ cần thiết để duy trì quyền lực TBT của mình, dùng TC II theo dõi hù dọa gieo rắc sợ hãi lên các ủy viên TƯ đảng. Sợ hãi hay không thì chưa biết những bất mãn gia tăng khiến Nông Đức Mạnh chớp thời cơ, thuyết phục TC II xì ra tin tức bôi xấu, bảo Lê Khả Phiêu có cô vợ trẻ không chính thức người Hoa có tên là Trương Mỹ Vân. Phiêu bị mang tiếng là rơi bẫy mỹ nhân kế của tình báo Trung Nam Hải để rồi phải ký đất nhượng đảo một cách vô lý cho Trung Cộng, nhất là ký kết san nhượng vịnh Bắc Bộ với giá 2 tỷ Mỹ kim.

Tuy nhiên trên thực tế, Phiêu chống lại vây cánh thân Mỹ của chủ tịch nước Trần Đức Lương, thủ tướng Phan Văn Khải và đã làm bọn này bể mặt nặng nề ngay trước mặt tổng thống Clinton khi ông viếng thăm Việt Nam vào năm 2000. Phiêu không chịu đồng ý một cách rất bất lịch sự những gì bọn Khải, Lương hứa hẹn trước với Hoa Kỳ để có thể mời được tổng thống Clinton sang thăm cho nở mày nở mặt. Sau khi tổng thống Clinton ra về, Khải và Lương hết sức căm giận Phiêu nên tìm đủ mọi cách mua chuộc lôi kéo thuyết phục tướng Đặng Vũ Chính, cục trưởng TC II, phản lại Phiêu, đồng lòng với bọn Khải, Lương truất phế Phiêu. TC II phản Phiêu nên một mặt vừa tung tin bôi nhọ triệt hạ Phiêu thẳng tay. Mặt khác, báo cho các ủy viên TƯ đảng là hủy bỏ mọi chương trình theo dõi khống chế các ủy viên do Phiêu tiến hành trước đây. Bị chỉ trích tấn công tứ bề, TC II lại làm phản bất tuân mệnh lệnh, không chịu khống chế các ủy viên TƯ đảng cho mình nữa, Phiêu bị mất chân đứng quyền lực nên rớt đài khỏi chức TBT ở ĐH đảng lần thứ IX một cách thê thảm dù Khải và Lương vẫn ngồi lại chức vị sau đại hội đó.

Sau khi Phiêu bị hất và Nông Đức Mạnh lên làm TBT thế Phiêu vào năm 2001 thì ai ai trong TƯ đảng đều đồng ý là duy trì TC II là cần thiết nhưng để TC II đe dọa theo dõi các ủy viên TƯ đảng là điều cấm kỵ nên TC II từ này phải nằm dưới sự quản lý của bộ QP, không thể bay nhảy vào TƯ tự tung tự tác như trước nữa, cũng như TBT không được quyền dùng TC II để khống chế ác nhân vật ở TƯ nữa.

Vào năm 2002, một năm sau khi đã lấy được ghế TBT, Mạnh cho tướng Chính về hưu và đề cử con rể của tướng Chính là tướng Nguyễn Chí Vịnh lên thay. Mạnh làm như vậy vừa khiến Chính rất an tâm mà về hưu, vừa làm mọi người trong TƯ đảng ai cũng an tâm vì Vịnh sẽ được tập thể quyết định sai đâu đánh đấy. TC II không còn là đặc quyền của TBT nữa và không còn là tổ chức dí súng hù dọa các ủy viên TƯ đảng nữa. Nghĩa là, TC II của Vịnh từ nay sẽ tuân theo mọi quyết định sau cùng của Thường vụ Quân ủy TƯ, một "tập thể" thường thường bao gồm TBT, thủ tướng, bộ trưởng QP, chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị, và các thứ trưởng QP.

Năm 2004, Thủ tướng Khải phong Vịnh lên làm Trung Tướng. Nhiều lời đồn cho rằng Khải thưởng công Vịnh vì Vịnh có công sai quân ra dàn xếp cho con trai của Khải thoát khỏi sự truy sát của các băng đảng gốc Hoa ở Đông Nam Á và Ma Cao một cách êm thắm. Ngoài ra, nhiều tin đồn Vịnh cũng như TC II đứng ra đảm nhận trách nhiệm chuyển tiền ra ngoại quốc cho giới chóp bu như Khải hay Mạnh hay Trần Đức Lương nên được thưởng công. Tin đồn đúng hay sai được phần nào hay không chưa biết, nhưng trên thực tế, ĐCSVN cần phong Vịnh làm trung tướng để Vịnh có thêm uy quyền điều khiển TC II lan rộng ra nhiều quốc gia khác để thu thập tin tức tình báo về QP trước bối cảnh Việt Nam hội nhập vào thế giới ngày một sâu rộng hơn và tình hình biển Đông đang bắt đầu manh nha căng thẳng, quân đội đang cần vũ khí mới.

Từ năm 2005 đến 2006, quyền uy của thủ tướng Khải bị yếu hẳn đi và bị phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ từ lấn át lấy hết quyền hành. Đó là chưa kể vụ án tham nhũng PMU 18 thuộc bộ Giao Thông Vận Tải vào năm 2006 khiến Khải bó tay hết đường chống đỡ mà phải nghỉ hưu giữa nhiệm kỳ. Khải thiếu kinh nghiệm ngoại giao nên chuyến đi lần đầu tiên của một thủ tướng CS thăm Hoa Kỳ vào năm 2005 bị đổ vỡ hoàn toàn, chính phủ Bush không ưa Khải, cho Khải là dốt nát không thể bàn bạc được gì dù Khải đã được giới công ty dầu hỏa Mỹ cũng như giới kỹ nghệ xe hơi hết lòng nâng đỡ trợ giúp. Khải đi từ Mỹ về với hai bàn tay trắng mà không đạt được thỏa thuận gì đáng kể. Điều này khiến phó thủ tướng Dũng thúc ép bộ Công An, cục An Ninh của tướng Hưởng phản pháo bôi xấu Khải để Khải hiểu rõ phải từ chức để được an thân.

C. “Châu về hợp phố”:



Sự nhu mì và an phận của Mạnh về mặt nội bộ tạo ra cơ hội ngàn vàng cho Nguyễn Tấn Dũng thâu tóm quyền lực. Đơn giản là Mạnh biết cách giảm bớt xung khắc trong đảng nhưng lại không biết cách để các đảng viên làm giàu, trong đó có cả Mạnh. Dũng được Hoa Kỳ hỗ trợ tài chánh từ FDI, đến các khoản cho vay không hoàn lại khiến đảng viên tha hồ mà đục khoét. Chủ trương của Dũng là nắm chặt bộ Công An để dẹp mọi chống đối lật đổ đảng cũng như dùng công an đè bẹp khống chế những ai phản lại mình bên trong đảng nên vai trò của TC II từ từ bị đi vào lãng quên, kinh phí bị hạn hẹp so với các tập đoàn kinh tế hay các bộ ngành khác. TC II hoàn toàn bị dồn, Dũng dồn ép phải chịu sự điều khiển của bộ QP, không thể ra ngoài khuôn khổ và Dũng nâng đỡ các tướng lãnh công an tối đa khiến con đường đi vào bộ Chính Trị của tướng Vịnh gần như mỗi lúc mỗi khó hơn trong khi các tướng công an núp bóng Dũng ồ ạt thăng lon đi vào TƯ.

Dũng tăng ngân sách cho bộ CA phát triển mạnh, lực lượng CA cơ động thiện chiến ngày càng đông, đó là chưa kể ngành tình báo CA cũng được mở rộng. Dưới thời Dũng làm thủ tướng, quân đội Việt Nam bị tụt hậu nghiêm trọng trong khi bộ CA được trang bị mọi vũ khí, phương tiện tối tân để đảm bảo khả năng trấn áp duy trì vai trò lãnh đạo chính trị của đảng mà Dũng đang làm thủ tướng nắm hết binh quyền. Vai trò chính trị của TC II từ năm 2006 đến 2008 hoàn toàn mờ nhạt trong khi cục tình báo của bộ CA, do thượng tướng CA Nguyễn Văn Hưởng nắm, lại được thủ tướng Dũng trọng dụng trở nên nổi đình nổi đám, được ca ngợi như là "làm ăn hiệu quả" trong việc bắt bớ những người đấu tranh cho Dân Chủ.

TC II bắt đầu bất mãn với thủ tướng Dũng một cách ngấm ngầm từ đó vì không còn được trọng dụng như trước nữa. Nguyễn Chí Vịnh không chống đối ra mặt vì biết thủ tướng Dũng thế rất mạnh, do Dũng là người đi "kiếm chén cơm" về cho toàn đảng, ai ai trong TƯ đảng cũng cần dựa vào Dũng để làm giàu.

Thế nhưng từ năm 2008 trở đi, Vịnh bắt đầu có cơ hội tiến thân khi vị tổng thống tân cử Obama của Hoa Kỳ tuyên bố Đông Nam Á là trọng tâm của chính sách đối ngoại dẫn đến sự nổi giận của Trung Cộng khiến bộ QP của Cộng đảng lúng túng về mặt đối ngoại cũng như đối sách ứng phó - Tướng Vịnh tỏ ra có khả năng giao tiếp trong lãnh vực QP với các nước lân bang như Úc hay Singapore khiến TBT Mạnh tin cẩn cất nhắc lên làm thứ trưởng bộ QP cho trọng trách giao tiếp đối ngoại của Vịnh được dễ dàng.

Điều này làm cục tình báo an ninh của tướng Hưởng ghen tỵ nên bôi xấu Nguyễn Chí Vịnh tối đa. Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng dù sao cũng đã ngồi ở TƯ từ khóa IX năm 2001 nên không muốn tướng Vịnh tép riêu yếu thế qua mặt mình, đảm đang đối ngoại QP. Từ năm 2009 trở đi, tức là năm tướng Vịnh được phong làm thứ trưởng bộ QP đặc trách đối ngoại, tướng Hưởng giật dây cho hàng loạt các tay chân của mình lên tiếng tố cáo tướng Vịnh, chẳng hạn như thư tố cáo của trung tá Vũ Minh Trí, hay vụ tướng Giáp tố cáo tướng Vịnh, gây áp lực cho TBT Mạnh. Đó là chưa kể pháo dội trong dư luận liên tục của Bùi Tín lên án Vịnh là tay sai gián điệp của Trung Cộng. Vịnh im lặng núp bóng bộ QP và biện minh rằng mọi quyết định hành động của mình đều đi theo chỉ thị "tập thể" của UB Quân ủy TƯ. Vịnh tự nhận mình là thiên lôi, sai đâu đi đó mà thôi nên tướng Hưởng đuối lý, chẳng làm gì được Vịnh.

Một điều bất ngờ hơn nữa là phía Hoa Kỳ đột nhiên chê bai tướng Hưởng ra mặt, cho là Hưởng yếu kém về mặt đối ngoại khiến thủ tướng Dũng phát hoảng cho Hưởng về hưu vào năm 2013 và giữ bên cạnh mình làm cố vấn an ninh. Hưởng bực mình chỉ trích Hoa Kỳ không chịu bênh vực Việt Nam công khai mạnh mẽ hơn nữa trước sự lấn hiếp của Trung Cộng tại biển Đông. Hoa Kỳ lại đi khen tướng CA Tô Lâm hơn tướng Hưởng theo như đài BBC loan báo trên đường link http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2 ... uong.shtml. Thế là tự nhiên Vịnh thoát khỏi búa rìu dư luận của Hưởng giật dây do Hưởng phải về hưu, mất hết uy quyền.

Nguyễn Phú Trọng trở thành TBT vào tháng Giêng năm 2011 rấp tâm muốn loại Dũng ra khỏi TƯ cho bằng được dù kín đáo che đậy. Trọng lật đật phong Vịnh lên làm thượng tướng vào tháng 12 cùng năm thông qua bộ QP một cách rất khéo khiến Dũng không nghi ngờ do Dũng coi thường TBT Trọng, cho là Trọng còn quá yếu.

Thế là "châu về hợp phố", TC II lại từng bước nằm trong bàn tay của TBT như buổi ban đầu thời Lê Khả Phiêu. Do có đến tám năm làm cục trưởng TC II nên toàn bộ TC II đến giờ này vẫn là nghe theo lệnh của Vịnh. Trọng có được Vịnh cung cấp tin tình báo đời tư các ủy viên nên từng bước, rào đón uy hiếp các uy viên, dẫn đến cô lập thanh thế của Dũng từ từ.

D. Sai lầm của thủ tướng Dũng:


Từ ĐH đảng lần thứ 10, sai lầm thứ nhất của Dũng khi dồn nỗ lực lo đối phó với vây cánh của Hồ Đức Việt, trưởng ban tổ chức TƯ, tìm đủ cách đề ông này bị hất văng ra khỏi TƯ mà quên nhìn đến Trọng, đang làm Chủ Tịch QH, nghị gật lù khù. Dũng cần phải loại Trọng ngay từ đầu. Khi trở thành TBT, Trọng đã từng bước có tính toán liên kết với TCII, liên kết với Trương Tấn Sang, chặt từ từ bớt thế lực của Dũng ở dàn bí thư tỉnh, dàn đảng ủy khối CA, đảng ủy ở các tập đoàn kinh tế, ngân hàng, ban tuyên giáo, cũng như cô lập tướng CA Lê Hồng Anh, ngồi ở chức bí thư để kèm kẹp Trọng giùm cho Dũng. Lê Hồng Anh làm sao mà đối phó lại Trọng cho nổi!


Sai lầm thứ nhì là Dũng quá coi trọng bộ CA nên để xổng TC II lọt vào tay Trọng một cách dễ dàng. Nhờ có TC II trong tay, Trọng lần hồi khống chế lôi kéo được các tướng lãnh trong quân đội bất mãn Dũng do ăn chia quyền lợi kinh tế không đồng đều. Trọng cũng dùng Nguyễn Chí Vịnh kéo dài tiến trình mở cửa Cam Ranh để đường lối hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam bị trì trệ, chậm chạp khiến Trọng có đủ thời giờ tìm thêm hậu thuẫn từ Bắc Kinh về tiền tài để mua chuộc các ủy viên TƯ khác trong đảng phản Dũng. Cũng giống như TBT Phiêu, Trọng dùng TC II để củng cố thế lực nhưng kín đáo và có tính toán hơn hẳn Phiêu. Dũng có thừa tiền nuôi TC II nhưng do quá khứ tai tiếng của TC II thời Lê Khả Phiêu nên Dũng bỏ lửng TC II cho QP quản lý. Do đó, TC II từng bước ngả vào TBT Trọng để có thêm quyền lực.

Điều sai lầm quan trọng nhất của thủ tướng Dũng là ông ta không có một kế hoạch cụ thể nào trong việc lật hay triệt tiêu Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn. Dũng chỉ lo chống đỡ sự tấn công của Trọng trong ôn hòa để duy trì sự thống nhất trong đảng mong cùng nhau thụ hưởng uy quyền tiền tài trong khi Trọng thì tìm đủ cách loại Dũng bằng mọi giá. Đơn giản là vì Dũng quá tin vào sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ mà quên đi "nước xa không chữa được lửa gần,” Trung Cộng ngày càng tung tài lực hậu thuẫn TBT Trọng công khai khiến vây cánh của Dũng bị đuối dần do mải lo chống đỡ hơn là phản công.

Nay Dũng bị hất văng ra khỏi bộ chính trị là hoàn cảnh quá thuận lợi để TC II hoành hành trở lại. Bộ CA bao lâu nay được Dũng cưng chiều sẽ là mục tiêu thanh toán hàng đầu của TC II trong cuộc đấu đá dành quyền lực. Đương nhiên, tham vọng này không nằm ngoài chủ ý của TBT Trọng.

E. Nguyên nhân đối đầu giữa Trần Đại Quang và Tổng Cục II:


Khi bộ trưởng CA Trần Đại Quang viếng thăm TC II vào tháng 12 năm 2014 thì mọi người thấy ngay nỗ lực muốn dàn hòa giữa bộ CA và TC II, xóa bỏ hay cố tình làm giảm dần những căng thẳng xích mích trước đó. Mức độ dàn hòa sâu đến đâu chưa biết, nhưng mở đường cho Trần Đại Quang lôi kéo tăng thêm ảnh hưởng của riêng mình đối với TC II. Ông Quang yêu cầu TC II phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa với bộ CA. Quang né tránh sai lầm của thủ tướng Dũng trước đó và tìm đủ cách lôi kéo TC II ra khỏi ảnh hưởng của bộ QP và hổ trợ Quang trong tương lai.

Khi bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh thất lễ với bộ trưởng QP Hoa Kỳ là ông Carter buộc thủ tướng Dũng phải ra tay dạy cho Thanh một bài học, nhờ tướng Đỗ Bá Tỵ ra lệnh giam lỏng và tước hết binh quyền của Thanh vào tháng Sáu năm 2015 thì TC II phản đối và TBT Trọng đã gọi Trung Cộng ra mặt ép Dũng buông tay. Sau vụ này rồi, TC II biết rõ nếu Dũng ngồi lại sau ĐH đảng lần thứ 12 thì TC II hết đường sống nên tung hết lực khống chế thuyết phục các ủy viên bỏ phiếu truất phế Dũng để hưởng tài lực mua chuộc bởi Trung Cộng.

Tướng Tỵ nghe theo lời thủ tướng Dũng thi hành vụ giam lỏng này nhưng bất thành khiến ông ta bị hất văng ra khỏi bộ QP.

Bộ trưởng CA Trần Đại Quang biết đây là cơ hội ngàn vàng để khiến Phùng Quang Thanh không thể nào dòm ngó chức Chủ tịch nước được nữa nên gật đầu cộng tác với TBT Trọng và Trương Tấn sang cứu Phùng Quang Thanh ra khỏi sự giam lỏng. Quang đưa lính đến bộ QP giải cứu Thanh khiến Tỵ bị hỏng giò. Tuy nhiên, để mua chuộc và giảm bất mãn của các tướng tá quốc phòng theo chân tướng Tỵ, Quang hứa hẹn tăng cường mua vũ khí hiện đại như các tướng lãnh mong muốn để đối phó với Trung Cộng. Quang cũng ráng bao che khiến dàn tướng tá theo chân Đỗ Bá Tỵ còn nguyên tại chức, chỉ có mỗi mình tướng Tỵ là bị hất văng ra khỏi bộ QP nhưng vẫn còn là ủy viên TƯ đảng. Điều này khiến TC II lo ngại vì sợ tướng Tỵ sau này nếu có cơ hội có binh quyền trở lại sẽ bóp nát TC II trong chớp mắt.

Cho đến giờ phút này, vụ điều tra án mạng ở Yên Bái đã chìm xuồng. Không thanh toán các nạn nhân tại nhà riêng mà đi vào thẳng trụ sở tỉnh thanh toán là tác phong của bên quân đội, không phải tác phong thanh toán của cục an ninh thuộc bộ Công An. Thanh toán giữa ban ngày ban mặt tại trụ sở tỉnh sắp có cuộc họp người đi qua đi lại đông đúc chứng tỏ các sát thủ không hề sợ bị truy tố hay sợ có người biết. Đây cũng không phải là tác phong thanh toán của giới giang hồ buôn lậu gỗ như Cộng đảng tung tin đồn. Cho nên mọi nghi vấn khi điều tra vụ thanh toán tại Yên Bái bắt buộc sẽ phải dồn vào TC II hoặc bộ TLQK II. Tuy nhiên, bộ TLQK II dù có bất đồng hay ghét bí thư Cường ra mặt thì cũng không thể tùy tiện đi bắn một uy viên TƯ đảng ngay trụ sở. Như vậy, chỉ còn lại có TC II là nghi phạm lớn nhất bởi vì TC II có đầy đủ khả năng ám sát và có sự hậu thuẫn trực tiếp của TBT. Cục 11 của TC II có thể là cục đảm nhiệm vụ thanh toán này. Cục 11 của TC II chuyên về trách nhiệm nhổ mọi cái gai nguy hiểm cho TƯ đảng hay cho TBT.

Phía bên CA Trần Đại Quang đúng ra đã có thể hý hửng đẩy người của mình vào ngồi ghế của ông Cường cho thêm thanh thế ở QK II sau khi lực lượng CA của Tô Lâm ồ ạt kéo lên Yên Bái dàn xếp sự việc nhưng TBT Trọng có lẽ đã đoán được tham vọng của ông Quang ngay từ đầu nên đưa ra một người vô thưởng vô phạt như bà Trà ra làm bí thư. Điều này khiến cho mọi người dễ dàng nhận thấy Trần Đại Quang đã trở thành nỗi lo sợ và là cái gai trong mắt TBT Trọng. Chỉ đúng một tháng sau vụ Yên Bái, TBT Trọng trở thành TBT đầu tiên ngồi trong đảng ủy bộ CA để xét việc. Rõ ràng, Chủ tịch nước tướng CA Trần Đại Quang hiểu rằng tính mạng mình đang bị TC II đe dọa và Quang có khả năng thuyết phục được TC II phản Trọng hay không thì cần thời gian để kiểm chứng. Hoặc là nếu Quang ỷ mình nắm cục An ninh trong bộ CA cũng đủ mạnh để phá vỡ sự kiểm soát của TBT Trọng đối với mình thì đương nhiên, bộ CA sẽ phải đương đầu bắn nhau đì đùng với TC II, một điều rất dễ xảy ra trong nay mai ở Hà Nội.

Bất luận là có vụ bộ CA bao che để ông phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh trốn thoát hay không thì TBT Trọng vẫn tìm cách không chế bộ CA lý do ông Quang đang có xu hướng thực hiện lời hứa của mình đối với bên quân đội, đó là mua thêm vũ khí để phòng chống Trung Cộng làm TBT Trọng rất khó xử trước chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình. Hơn nữa, tàn dư vây cánh tham nhũng của thủ tướng Dũng ồ ạt núp bóng Quang thì TBT Trọng không thể nào để yên.

Không cần Trương Tấn Sang tự là Tư Sâu viết bài than thở để nhắc nhở nền chính trị Việt Nam lắm trăn trở đa đoan để kêu gọi đoàn kết, Trần Đại Quang không ngu dại gì chọn con đường nhịn nhau để cùng sống như thủ tướng Dũng lầm lỡ trước kia nữa vì với sự can dự và hậu thuẫn sâu rộng của chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, TBT Trọng sẽ không dại gì mà nhường hay chịu chia sẻ quyền lực của vây cánh mình cho bất cứ vây cánh nào khác trong đảng để cùng nhau hưởng tài lộc uy quyền. Phe TBT Trọng muốn gom trọn! Trần Đại Quang biết rõ điều đó và chắc chắn, Quang cần phải ở tư thế sẵn sàng phản công. Trần Đại Quang đang cố lôi kéo quân đội về phía mình, cố hòa giải những bất đồng giữa bộ CA và các tướng lãnh bộ QP. Khó khăn ở một chổ là, mọi động tĩnh bên bộ QP, TC II đều ngăn cản. Trần Đại Quang cần tướng Đỗ Bá Tỵ trở lại bộ QP để thảm sát người của TC II, bẻ gãy uy quyền của TBT Trọng càng sớm càng tốt!

Viên đạn của bên nào bay ra nhanh hơn, của TC II hay của bộ CA thì cần thời gian để trả lời, nhưng chắc chắc, sự hiện diện của bộ trưởng CA Trung Cộng Quách Thanh Côn ngay vào thời điểm này tại Hà Nội khiến Trần Đại Quang biết rõ là mình không còn nhiều thì giờ để chuẩn bị cho cuộc phản kích thẳng vào TC II hay TBT Trọng nữa. Có lẽ, ngoài Nguyễn Tấn Dũng ra, ngay cả Trần Đại Quang cũng không phải là đối thủ của TBT Trọng về khả năng đấu đá dành quyền lực. Hơn nữa, liệu Trần Đại Quang có dám đánh phủ đầu TBT Trọng hay không?

25.9.2016

Nguyễn Trọng Dân

danlambaovn.blogspot.com
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Nhật Bản và Singapore kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế

Trọng Nghĩa

Image
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (trái) và đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe tại Tokyo ngày 28/09/2016.REUTERS/Kim Kyung-Hoon

Nhân chuyến công du Nhật Bản trong vòng 4 ngày khởi sự từ đầu tuần, vào hôm qua, 28/09/2016, thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã hội đàm với đồng nhiệm Nhật Bản Shinzo Abe tại Tokyo. Hồ sơ Biển Đông là một trong những chủ đề thảo luận và hai bên đã gián tiếp nhắc nhở Trung Quốc về sự cần thiết phải tôn trọng luật pháp quốc tế.


Trong buổi họp báo chung sau cuộc họp, hai thủ tướng Nhật Bản và Singapore đã xác nhận là tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông có nằm trong chương trình thảo luận giữa hai lãnh đạo. Theo thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, thì ông và đồng nhiệm Singapore Lý Hiển Long đã nhất trí về « tầm quan trọng của luật pháp và sự hợp tác trong cộng đồng quốc tế ».

Riêng thủ tướng Lý Hiển Long thì khẳng định rõ là dù không phải là một nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, và không thiên vị bên tranh chấp nào, nhưng Singapore cũng có « những lợi ích then chốt để bảo vệ ».

Đó là quyền tự do hàng hải và hàng không, cũng như một « trật tự khu vực và thế giới dựa trên luật pháp, một trật tự cần thiết để duy trì và bảo vệ các quyền, đặc quyền của mọi nước cũng như thể hiện sự tôn trọng đầy đủ các quy trình pháp lý và ngoại giao trong việc giải quyết tranh chấp ».

Hai thủ tướng Shinzo Abe và Lý Hiển Long được cho là đã muốn nhắc nhở Trung Quốc về sự cần thiết phải tôn trọng luật lệ quốc tế, điều mà Bắc Kinh đã coi thường khi phủ nhận phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ngày 12/07/2016 bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông.

Ngoài hồ sơ Biển Đông, lãnh đạo Nhật Bản và Singapore cũng nêu bật sự cần thiết của hiệp định tự do mậu dịch Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP mà ông Lý Hiển Long xem là một thỏa thuận « chiến lược quan trọng ».

Thủ tướng Singapore đã khuyến khích Tokyo sớm phê chuẩn hiệp định này và cho rằng : « Sự tham gia của Nhật Bản (trong TPP) rất quan trọng vì Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai trong khối và là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới ».
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Image

Trận đánh vào các huyền thoại & Huyền thoại: chất dinh dưỡng của độc tài

Nếu huyền thoại là chất dinh dưỡng cho các chế độ độc tài thì, để chống lại độc tài và để tranh đấu cho dân chủ, một trong những việc làm cần thiết nhất là đánh vào các huyền thoại.

Làm sụp đổ các huyền thoại cũng là làm sụp đổ một trong những nền móng văn hóa của độc tài.

Ở Việt Nam, những huyền thoại đóng vai trò hỗ trợ cho độc tài như vậy rất nhiều. Có thể phân thành ba loại chính: huyền thoại yêu nước, huyền thoại cách mạng và huyền thoại Hồ Chí Minh.

Trước hết là huyền thoại yêu nước. Trong suốt gần một thế kỷ vừa qua, từ khi mới được thành lập vào năm 1930 đến nay, bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng sản luôn luôn nhắm đến một mục đích: chứng minh là họ, chỉ có họ, mới thực sự yêu nước. Tất cả những người còn lại, ngoài đảng của họ, thuộc một trong hai loại: hoặc bán nước hoặc hờ hững với đất nước.

Theo kiểu tuyên truyền ấy, trước năm 1945, tất cả các lực lượng chính trị không phải Cộng sản đều bị kết tội hoặc thân Pháp hoặc thân Nhật: thân bên nào cũng đều là bán nước; thời kháng chiến chống Pháp, tất cả các đảng phái khác, ngoài đảng Cộng sản, đều là bán nước; thời chiến tranh Nam Bắc, chính quyền và các đảng phái chính trị ở miền Nam đều là bán nước. Còn những người không công khai theo “giặc” nhưng cũng không theo Cộng sản đều bị cho hờ hững với đất nước, và hỡ hững cũng có nghĩa là gián tiếp đầu hàng “giặc”.
 
Luận điệu này dễ thấy nhất là qua cách đánh giá nhóm Tự Lực văn đoàn và phong trào Thơ Mới thời 1932-45.

Đối với người đọc bình thường, hầu như ai cũng thấy là hầu hết các tác giả trong hai phong trào này đều rất mực tha thiết không những đối với tiếng Việt hay cảnh sắc thiên nhiên của đất nước mà còn đối với số phận của đất nước nói chung. Bằng thơ văn, họ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và tình nghĩa giữa con người đối với con người. Họ khao khát muốn xây dựng một tài sản văn hóa giàu đẹp cho đất nước.

Vậy mà, dưới mắt của đảng Cộng sản, ít nhất cho đến thời kỳ đổi mới kể từ nửa sau thập niên 1980, họ, tất cả những con người tài hoa và giàu nhiệt huyết ấy, đều bị xem là đồng lõa với “giặc” trong việc đánh lạc hướng dư luận nhằm mục đích kéo dài ách đô hộ của thực dân Pháp. Ngay một nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ Mới sau này trở thành một ngòi bút tuyên truyền đắc lực của Cộng sản, cũng tự nhận thời ấy, “Tổ quốc trong lòng ta mà có cũng như không / Nhân dân ở quanh ta mà ta chẳng thấy / Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng.” Nhà phê bình Hoài Thanh, tác giả cuốn Thi nhân Việt Nam nổi tiếng, cũng cho là trong phong trào Thơ Mới, cái phong trào trước đây ông ca ngợi nhiệt liệt, thực chất là một tiếng thở dài bất lực trước ngoại xâm. Và bất lực cũng có nghĩa là đầu hàng. Vì vậy, hơn ai hết, trong suốt mấy chục năm, chính ông chứ không phải là ai khác, đã lên tiếng phê phán phong trào Thơ Mới một cách dữ dội. Dữ dội đến tàn nhẫn, hay nói theo Xuân Sách, “bất cận nhân tình”.


Để biện chính cho huyền thoại yêu nước ấy, về mặt lý luận, từ sau năm 1954, đảng Cộng sản định nghĩa lại khái niệm yêu nước: Với họ, yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội. Sau này, khi chủ nghĩa xã hội đã bị sụp đổ ở ngay mảnh đất tổ của nó: Liên Xô, người ta không còn nhắc đến câu định nghĩa này nữa, nhưng trên mặt trận tuyên truyền, họ vẫn khăng khăng lặp đi lặp lại một điều: chỉ có họ mới yêu nước.

Ở đây, chính những sự kiện liên quan đến Hoàng Sa đã đặt đảng Cộng sản vào một thử thách đáng kể: Trong khi họ, qua bức công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Trung Quốc, nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa, chính những người lính Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1974, đã sẵn sàng hy sinh cả mạng sống của mình để bảo vệ những hòn đảo xa xôi và nhỏ xíu ấy chỉ một lý do đơn giản: đó là lãnh thổ của Việt Nam.

Hai sự kiện ấy đều khiến đảng Cộng sản và nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay lâm vào thế khó xử: Một mặt, họ vẫn chưa tìm ra cách để giải thích bức công hàm  bán nước của Phạm Văn Đồng; mặt khác, họ vẫn loay hoay chưa tìm ra cách ứng xử khôn ngoan đối với 74 người lính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận đương đầu với Trung Quốc năm 1974.


Thứ hai là huyền thoại cách mạng. Cũng giống như trong lãnh vực yêu nước, ở đây, Cộng sản cũng vẫn có ý định giành độc quyền: Chỉ có họ mới thực sự làm cách mạng, không những cách mạng về chính trị mà còn cả cách mạng về kinh tế, xã hội và văn hóa nữa. Tất cả những thất bại của họ đều được đẩy sang phạm trù lịch sử: Tại hoàn cảnh lịch sử chứ không phải tại họ. Trước đây, dân chúng đã nhận ra sự ngụy biện ấy khi châm biếm, qua câu ca dao: “Mất mùa là tại thiên tai / Được mùa là bởi thiên tài đảng ta.” Nhưng đó là những huyền thoại về kinh tế. Với các huyền thoại về chính trị, nhất là huyền thoại giải phóng đất nước, vẫn có nhiều điều rất cần bị phê phán.

Cuối cùng là huyền thoại Hồ Chí Minh.

Image

Mọi đảng Cộng sản trên thế giới đều xây dựng tính chính đáng (legitimacy) của chế độ dựa trên sự quyến rũ và huyền thoại của lãnh tụ, đặc biệt, người sáng lập. Lãnh tụ sáng lập đảng biến thành một vị thần chễm chệ trên các bàn thờ gia đình và được ướp xác để giữ trong lăng để mọi người cúng vái.

Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh cũng vậy. Trước, người ta tô vẽ Hồ Chí Minh thành một vị cha già vừa yêu nước vừa thương dân; sau, người ta còn có tham vọng biến ông thành một nhà tư tưởng để bổ sung cho Karl Marx và Lenin. Trước, người ta dồn hết công lao của đảng vào một mình ông; sau, khi những sai lầm của đảng càng ngày càng bị vạch trần, không thể giấu giếm hoặc biện bạch được nữa, người ta tìm cách bào chữa cho ông và đổ tội, trước, cho các cố vấn Trung Quốc, và sau, cho Lê Duẩn và Lê Đức Thọ: Thời cải cách ruộng đất, chính các cố vấn Trung Quốc, chứ không phải Hồ Chí Minh, ra lệnh giết hại những người vô tội; và thời chiến tranh Nam Bắc, từ đầu thập niên 1960 về sau, chính Lê Duẩn và Lê Đức Thọ chứ không phải Hồ Chí Minh, đã ra tay đàn áp trí thức miền Bắc và ra lệnh tấn công miền Nam, kể cả trong vụ Tết Mậu Thân. Nhưng khi biện bạch như vậy, đảng Cộng sản lại đối diện với một nguy hiểm khác: thừa nhận Hồ Chí Minh bất lực. Ít nhất ở một số khía cạnh và lãnh vực nào đó.


Có thể nói, ở cả ba huyền thoại làm nền tảng cho chế độ, từ huyền thoại yêu nước đến huyền thoại cách mạng và huyền thoại Hồ Chí Minh, đảng Cộng sản và nhà cầm quyền Việt Nam đều gặp rất nhiều khó khăn.

Nếu trong việc chống lại độc tài, người ta chỉ cần ra sức đánh sập các huyền thoại ấy, trong cuộc vận động cho dân chủ, người ta cần làm thêm một bước nữa: tẩy rửa các huyền thoại ấy ra khỏi tâm thức người dân.

Để không ai còn luyến tiếc và muốn bảo vệ cho những cái không có thực.
 
 
Nguyễn Hưng Quốc
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

"]
Cuộc Đấu Tranh Lớn Nhứt Ở VN
Vi Anh

Image
Cuộc biểu tình của đồng bào bốn tỉnh Miền Trung chống Formosa tàn phá môi sinh là một cuộc đấu tranh qui mô, có tổ chức, nhiều chánh nghĩa, đông người nhứt của dân tộc VN cho đến bây giờ sau 41 năm CS cưỡng chiếm và thống trị cả nước VN.

Về hình thức, đây là một phong trào biểu tình xa luân chiến, thực hiện vào hai ngày nghỉ cuối tuần, cao điểm nhứt là ngày Chủ Nhựt. Chưa thấy dấu chỉ chấm dứt từ sự nhượng bộ của nhà cầm quyền CS, mà chỉ thấy tờ báo của Tỉnh uỷ Hà tĩnh đổ dầu vào lửa, vu khống cuộc biểu tình là do lực lượng thù địch xúi giục. Còn phía giáo dân người ta thấy hàng giáo phẩm địa phương kiên quyết bảo vệ quyền lợi nhân dân nạn nhân trong đó có giáo dân địa phương và môi trường sống của địa phương và đất nước trong đó có nhiều giáo phận trong vùng.

Số người dân Việt tham dự hàng chục ngàn người. Ba đài phát thanh có tính quốc tế có chương trình tiếng Việt, có tòa đại sứ ở VN như VOA, RFA của Mỹ, RFI của Pháp và BBC của Anh theo sát về vấn đề VN đều đi tin biểu tình là thông tin, nghị luận hàng đầu.

Tiêu biểu như tin VOA, “Trần Việt Hòa, một người biểu tình, cho biết qua điện thoại có khoảng 10 nghìn người biểu tình, đông hơn nhiều so với cảnh sát, và cảnh sát đã rời đi. Những hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy tình hình giống như lời mô tả kể trên. Không có tin về thương tích.

Hòa cho biết một số người biểu tình đã vào trong nhà máy qua cổng sau và đập vỡ một số cửa sổ và máy camera.”

Tin RFA, “Ông Xuân một giáo dân có mặt trước cổng chính cho biết: “Hiện nay thì nhiều giáo xứ tập trung trước cổng Formosa của Đài Loan cả 7-8 ngàn dân tập trung từ 7 giáo xứ. Họ giơ băng rôn khẩu hiệu không ngoài mục đích đòi cá cần nước sạch dân cần minh bạch. Cuộc biểu tình này đòi hỏi môi trường sạch cho dân, mang lại cuộc sống cho con em sau này cũng như tránh thảm họa môi trường sau này”.

Tin RFI, “Hàng nghìn người Việt Nam lại tiếp tục bao vây nhà máy sản xuất thép Formosa của Đài Loan tại tỉnh Hà Tĩnh ngày 02/10/2016. Một số người trèo lên tường và căng những biểu ngữ yêu cầu đóng cửa nhà máy. Thái độ giận dữ này nhằm phản đối việc Formosa thải chất độc hại ra ngoài biển khiến cá chết hàng loạt.”

Tin BBC, “đại diện của Đài Loan tại Việt Nam, ông Richard Shih và phó tổng giám đốc công ty thép Formosa Hà Tĩnh Chang Fu-Ning, trong các phát biểu riêng rẽ, nói với hãng tin Đài Loan rằng không có nhân viên nào của FPG tại nhà máy đang gặp nguy hiểm và rằng nhà máy đã không báo cáo bất kỳ thiệt hại tài sản nào.”

Còn báo của người Việt tại Little Saigon ở Mỹ, thủ đô tinh thần của người Việt hải ngoại. Nhựt Báo Người Việt. “HÀ TĨNH (NV) – Hàng ngàn người kéo đến biểu tình trước nhà máy gang thép Formosa buổi sáng Chủ Nhật, 2 Tháng Mười, đòi đóng cửa thủ phạm đầu độc môi trường tại bốn tỉnh miền Trung Việt Nam.”

Nhựt báo Việt Báo, “Biểu tình ở Formosa: công an, quân đội bỏ chạy”.

Nhựt báo Viễn Đông, đi hình “Hình ảnh Formosa thất thủ hôm nay (cập nhập Video và hình ảnh mới) Nhân dân đã vượt rào Formosa. Chiếm cổng thành. Công an quân đội tháo chạy. Cờ hoa, băng rôn của nhân dân Việt Nam đã phủ kín trên tường thành Formosa. Người dân đã chiếm cửa Formosa công an quân đội đã tháo chạy. Hình ảnh công an, quân đội thay đồ tháo chạy khỏi Formosa. Người dân đã chiếm cổng Formosa. Trèo lên cổng, và hô to "Yêu Cầu Formosa Cút Cút".

Để bảo vệ Formosa CS lập hàng rào người với cảnh sát cơ động trang bị tận răng, với khiêng che, với nón sắt trùm cả đầu cổ và mặt, với gậy bá trắc, lựu đạn cay, súng điện và súng đạn chài (short gun) chống đám đông.

Nhưng không ngăn được làn sóng dân chúng biểu tình với quyết tâm mạnh hơn vũ khí, quyết chí vững hơn tường rào, tràn lên chiếm rào như triều dâng thác đổ. Nhưng đặc biệt không ai nhảy xuống vào trong, không xâm phạm tài sản của công ty; điều này cho thấy cuộc biểu tình có tổ chức và kỷ luật chặt chẽ.

Riêng cảnh sát cơ động chuyên chống bạo loạn “chém vè”. Có người nói do lý do cơ học người biểu tình đông hơn cảnh sát, nhưng không hẳn vậy vì cảnh sát có súng đạn mà quyền lực theo CS là nằm trên mũi súng. Có người nói do lý do của con tim, con tim có nhiều lý do mà lý trí không biết. Cảnh sát chém vè vì trong làn sóng biểu tình có cha mẹ, anh em, bà con, bè bạn, đồng đạo, đồng hương của cảnh sát. Những người thân thương ấy đang lấy mạng sống để bảo vệ môi sinh, nguồn sống cho những người thân của mình, đang làm điều đúng cho gia đình và xã hội thì nỡ nào ra tay trấn áp. Vì tình nghĩa tay run không thế bấm cò, tay liệt không thể rút bá trắc. Tam thập lục kế dĩ đào vi thượng để còn có thể ngó mặt đồng bào, đồng hương. Chính tâm lý đó làm cho các cuộc cách mạng của dân chúng lật đổ chế độ CS thành công ở các nước Đông Âu CS. Quân đội trong giờ phút căng thẳng, không thi hành lịnh Đảng CS bảo trấn áp dân, mà quân đội quay về với nhân dân là nguồn cội của mình, và ra tay bóp cổ chết Đảng CS độc tài chống lại nhân dân.

Đặc điểm thứ hai là biểu tình ở Miền Trung không bạo động, đấu tranh hoà bình nên không một ai bị thương cả. Nhờ đại đa số người biểu tình và người tổ chức là hàng giáo phẩm địa phương nên dù số người đông đảo nhưng rất qui củ, rất có tinh thần kỷ luật. Cuộc đấu tranh có tổ chức, thành công nhứt, bất bạo động nhưng vang động nhứt.

Đây là một phong trào biểu tình đấu tranh cho sự sống còn của đồng bào Miền Trung, bảo vệ môi sinh của quốc gia dân tộc VN. Một chánh nghĩa sát với cuộc sống thiết thực của người dân. Biển sông, ruộng đất là nguồn sống của người Việt, 70% còn sống với nghề nông trong đó hạt gạo và con cá là căn bản. Cơm, cá là món ăn hàng ngày, thực phẩm thiết yếu của dân tộc Việt. Từ khi biết ăn, hài nhi VN đều sống nhờ miếng cơm, miếng cá của mẹ “miệng nhai cơm bún, lưỡi lừa cá xương” để đút cho con.

Nếu TC triệt hai nguồn sống cơm cá của người Việt bằng cách xả độc chất hoá học xuống biển VN, ngăn dòng Mekong chảy xuống Đồng Bằng Sông Cữu Long thì coi như quân TC đã giết quốc gia dân tộc Việt, diệt chủng VN tận gốc rồi.

Cuộc đấu tranh cho môi trường sống và quyền sống của người dân vì thế sẽ lan toả ra Miền Bắc, xuống Miền Nam, đồng bào trong ngoài nước sẽ yểm trợ triệt để. Yểm trợ tài chánh cứu binh biểu tình như cứu lửa; yểm trợ quỹ pháp lý kiện Formosa; và quốc tế vận nhờ các quốc gia tiền tiến áp lực CSVN đóng cửa Formosa tạo tiền đề, án lệ không cho nhà cầm quyền CSVN thông đồng với tài phiệt ngoại bang biến VN thành bãi rác độc hại cho họ nữa.

Trong cuộc họp báo ở Little Saigon của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia sau cuộc biểu tình của đồng bào trong nước, một số tổ chức thiện nguyện và đấu tranh của người Mỹ gốc Việt cho biết đã lập thành phong trào hải ngoại ủng hộ quốc nội. Đã lập quỹ yểm trợ, đồng bào sơ khởi đã nhận trên 40.000 Mỹ kim để giúp cho cuộc biểu tình và kiện Formosa. Hầu hết những đại diện các đoàn thể và thân hào nhân sĩ, báo chí đều đồng ý kêu gọi đồng hương mỗi người nhịn bớt một tô phở, một đĩa cơm tấm để giúp cho đồng bào đang đấu tranh vô cùng khó khổ trong lòng địch./.(Vi Anh)
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Image

Tuyên bố của Mạng Lưới Blogger Việt Nam về việc blogger Mẹ Nấm bị bắt giam

Vào ngày 10.10.2016 blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - tức Mẹ Nấm đã bị công an bắt khẩn cấp trái phép với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước" theo điều 88 bộ luật hình sự.

Blogger Mẹ Nấm là người hoạt động tranh đấu cho nhân quyền, cải thiện dân sinh, chủ quyền biển đảo trong nhiều năm qua và là người được tổ chức Civil Rights Defenders trao giải thưởng Người Bảo Vệ Nhân Quyền 2015.

Trong suốt thời gian gần đây, blogger Mẹ Nấm đã tập trung nỗ lực tranh đấu của mình vào việc bảo vệ môi sinh, tố cáo Formosa và những dự án có ảnh hưởng nguy hại đến môi trường. Đây là những hoạt động dẫn đến việc công an bắt giam khẩn cấp blogger Mẹ Nấm.

Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) khẳng định:

- Cái gọi là "tuyên truyền chống nhà nước" trên thực tế là những hoạt động không ngừng nghỉ của blogger Mẹ Nấm trong thời gian qua để bảo vệ môi sinh, đòi truy tố và đóng cửa Formosa cũng như lên tiếng cảnh giác về những dự án khác nguy hại đến đời sống, sức khỏe người dân;

- Việc bắt giữ cá nhân blogger Mẹ Nấm là hành động tấn công vào ý chí và nguyện vọng của tất cả những người dân Việt Nam đang cùng nhau tranh đấu bảo vệ môi trường, đòi hỏi cho quyền lợi của ngư dân và đồng bào bị ảnh hưởng bởi chất thải Formosa;

- Bắt khẩn cấp Mẹ Nấm là ý đồ của nhà cầm quyền nhằm tác động tâm lý sợ hãi lên quần chúng, và làm chùn bước cao trào tranh đấu bảo vệ môi trường của người dân, đặc biệt trong lúc các giáo xứ tại Hà Tĩnh đang tạo được những sức ép đáng kể.

Do đó, MLBVN kêu gọi:

- Hãy cùng nhau tranh đấu đòi tự do cho Mẹ Nấm, cho một người đã bền bỉ và hăng say đồng hành cùng chúng ta tranh đấu bảo vệ môi trường trong suốt thời gian qua;

- Hãy tiếp tục gia tăng nỗ lực tranh đấu bảo vệ môi trường, tống xuất Formosa ra khỏi Việt Nam và ngăn chận mọi dự án có nguy cơ gây tác hại lên đời sống người dân;

- Hãy đồng loạt lên tiếng cho nhà cầm quyền CSVN và thế giới tự do hiểu rằng việc bắt giam Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hay bất cứ một blogger nào bày tỏ ý chí và quan điểm cá nhân là vi phạm vào quyền tự do ngôn luận mà Việt Nam đã ký kết trong công ước quốc tế và tấn công vào nguyện vọng chung của người dân Việt Nam cho một môi trường an toàn và một nhà nước có trách nhiệm.


Mạng Lưới Blogger Việt Nam
dailien
Posts: 2458
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »


Image

Hà Nội: CA câu lưu LM Đặng Hữu Nam vì đấu tranh bảo vệ môi trường
CTV Danlambao - Linh mục Anton Đặng Hữu Nam, quản xứ Phú Yên thuộc giáo phận Vinh đã bị công an mặc thường phục chặn giữa đường và “mời” đến công an phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy-Hà Nội để “làm việc”.


Linh mục Đặng Hữu Nam cho biết, sự việc xảy ra vào khoảng 12 giờ 30 phút ngày 04/8/2016, khi cha Nam vừa rời khỏi trụ sở ĐSQ Đài Loan.


Người trực tiếp làm việc với linh mục Đặng Hữu Nam là đại úy Phạm Văn Trung, đội phó đội điều tra quận Cầu Giấy. Ông này nói rằng, có một người tên là Lê Văn Kiên, ngụ tại xóm 4, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An viết đơn tố cáo linh mục Đặng Hữu Nam nhận 50.000 USD của đảng Việt Tân để “phát cho giáo dân đi biểu tình chống phá nhà nước”. Tuy nhiên, cơ quan công an này đã không trình được đơn tố cáo theo yêu cầu của Linh mục Đặng Hữu Nam. Thậm chí, khi được hỏi về số Chứng minh nhân dân của người tố cáo để xác định thông tin, công an cũng không chứng minh được.

Cha Đặng Hữu Nam khẳng định đơn tố cáo chỉ là thư nặc danh và việc này là “trò bịa đặt”. Vì thế ông không thừa nhận tính pháp lý của “đơn tố cáo” này. Không chứng minh được việc có đơn tố cáo cha Nam nhận 50.000 USD của Việt Tân, công an Hà Nội buộc tội cha tổ chức biểu tình để chống phá nhà nước và viết bài đưa lên mạng. Linh mục Nam khẳng định việc thể hiện quan điểm là quyền tự do ngôn luận. Linh mục Đặng Hữu Nam cũng khẳng định mình không tổ chức biểu tình chống nhà nước mà là dâng Thánh lễ, kêu gọi giáo dân nói riêng, và người Việt Nam nói chung phải bảo vệ Tổ quốc. Trong các buổi thánh lễ, linh mục Nam đều cầu nguyện cho công lý và hòa bình, cho quốc thái dân an, cầu cho chính những người lãnh đạo cộng sản phải biết yêu nước và có trách nhiệm với người dân. Việc tuần hành bảo vệ môi trường và kêu gọi tình yêu thương không phải là biểu tình. Trước khi tổ chức các cuộc tuần hành, linh mục Đặng Hữu Nam đều thông báo với trưởng công an huyện để đề nghị cơ quan này bảo vệ người dân khi tham gia tuần hành.

Trao đổi với CTV Danlambao, linh mục Đặng Hữu Nam cho biết ông đi Hà Nội để chữa bệnh và giải quyết một số công việc. Trong đó có việc xin visa để sang Đài Loan theo lời mời của Linh mục Phero Nguyễn Văn Hùng để bàn thảo một số công việc về Tôn giáo.

Linh mục Anton Đặng Hữu Nam là một trong những người đấu tranh mạnh mẽ trong vấn đề bảo vệ môi trường. Từ khi thảm họa môi trường xảy ra, cha Nam thường xuyên tổ chức các cuộc tuần hành, thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình, bênh vực ngư dân. Có những cuộc tuần hành thu hút vài ngàn giáo dân tham dự.

Đây không phải lần đầu tiên linh mục Đặng Hữu Nam bị sách nhiễu, bị bắt vô cớ và bị câu lưu tại đồn công an.

Tháng 12 năm 2015, cha Nam đã bị đánh đập, hành hung khi ông đang trên đường đi chữa bệnh.

Linh mục Đặng Hữu Nam cho biết, dù mang trong người hai căn bệnh hiểm nghèo là ung thư não và ung thư máu, nhưng cha luôn hết mình phụng sự Chúa, làm chứng cho sự thật và dấn thân cho công lý và hòa bình.

CTV Danlambao
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 2 guests