Thời Sự, Bình Luân

thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »


TRUNG CỘNG NÚP SAU MÔ HÌNH ĐẦU TƯ KINH TẾ Ở VŨNG ÁNG


BS HỒ HẢI
Tôi đã chán không muốn bình luận trên mạng nữa nhưng sau khi nghe ông giám đốc đối ngoại của Formosa phát biểu thì thấy ngứa ngáy quá nên góp vài ý. Thứ nhất Cty TNHH Formosa-Hưng Nghiệp không còn là của tập đoàn Formosa nữa mà cái tên Hưng Nghiệp mới đáng để ý vì Trung Hoa nội địa đã mua hết cổ phần. Cho nên nói trắng ra thì đây là doanh nghiệp của chính phủ TQ chứ không phải của tư nhân Đài Loan nữa. Theo quan điểm của tôi với tổng vốn và quy mô dự án này như đã đưa ra thì còn lâu mới có lãi để thu hồi được vốn. Cho nên mục tiêu cần đạt được của dự án này mọi người tự hiểu, mình không bàn đến.

Còn về môi trường như ông giám đốc nói, chỉ có thể chọn hoặc nhà máy thép hoặc tôm, cá. Nói ra điều này chứng tỏ ông ta không hiểu tý gì về sản xuất thép hiện đại bây giờ. Hầu hết các Liên hợp luyện kim của người Nhật đều nằm bên bờ biển mà tôm cá của họ có bị ảnh hưởng gì đâu, biển của họ vẫn trong xanh. Tôi đã từng lập ĐTM cho liên hợp luyện kim và bảo vệ trước Hội đồng của Bộ TNMT. Nước thải công nghiệp từ liên hợp luyện kim hiện đạị hiện nay ra ngoài là không có vì tất cả đều sử dụng hệ thống nước tuần hoàn. Nước làm mát thiết bị, nước thải công nghiệp đều được tập trung về một chỗ và được xử lý. Chất thải thu được sau xử lý là chất thải rắn chứ không phải là chất lỏng để mà thải ra biển. Nước sạch sau khi xử lý xong quay trở lại làm mát thiết bị. Người ta chỉ thải ra môi trường nước thải sinh hoạt sau khi đã xử lý riêng đạt tiêu chuẩn TCVN và nước mưa (nước mặt) thoát ra ngoài theo hệ thống thoát nước chung của liên hợp. Tóm lại đường ống nước thoát ngầm ra biển là không cần thiết và chỉ có ý đồ riêng mới làm vậy (Vì thế mới có lý do giải trình ban đầu của Formosa bảo đây là đường thoát nước thải sinh hoạt, nhưng vô lý vì thải nước sinh hoạt sao mà quy mô to thế nên đành phải nói là để xả nước thải). Tôi vẫn nghĩ nguyên nhân sự cố vủa rồi chính là 297 tấn hóa chất sử dụng để làm sạch hệ thống thiết bị của liên hợp trước khi vận hành chạy thử. Những hóa chất độc hại này không nằm trong danh mục các thông số môi trường phải giám sát và dĩ nhiên trạm quan trắc cũng không thể đo được hàm lượng của chúng trong nước thải ra biển.

Bộ mặt thật của bọn đười ươi còn hơn cả kinh khủng:

Như vậy hiện nay Formosa được hoạt động CHÙA, không cần phải trả tiền cho Hà Tĩnh, hơn nữa tiền đặt cọc để thuê đất, Formosa đã thiếu nợ 46 tỉ không chịu trả, xù luôn 136,76 tỉ thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường. Tính đến nay Formosa đã thiếu Ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng và Chính quyền Hà Tĩnh là 182,76 tỉ đồng.

Hà Tĩnh đã phải bỏ tiền túi ra chi trả gần 33 tỉ đồng cho việc "Giải Phóng Mặt Bằng", bồi thường gần 42 ha đất cũng như chi trả 15,5 tỉ đồng bồi thường di dời các hộ trong khu vực.

Formosa hiện nay khước từ, không chịu trả cho Hà Tĩnh 182,76 tỉ tiền nợ thuê đất và thuế, đồng thời trước đó đã bắt Hà Tĩnh phải ứng trước số tiền 48,5 tỉ để đuổi hằng nghìn hộ gia đình ở Vũng Áng đi nơi khác để chiếm đất làm Khu Công Nghiệp.

Formosa không phải trả phí thuê đất trong vòng 15 năm đầu, không đóng thuế cho Việt Nam, đồng thời hủy hại môi trường biển trầm trọng...

TÔ GIỚI FORMOSA HÀ TĨNH (1)

Nguồn gốc TÔ GIỚI FORMOSA - TRUNG QUỐC HÀ TĨNH.

Có lẽ nhiều người trong chúng ta ít ai biết được sự quan hệ, nguồn gốc của tập đoàn Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

Gốc của công ty FORMOSA chính là ông tỉ phú Đài Loan Y. C. Wang hay được gọi là Wang Yung-ching 王永慶, ông qua đời năm 2008, hưởng thọ 91 tuổi.
Wang Yung-ching cưới bà Guo Yueh-lan và có 2 con trai, 8 gái. Ông lấy tái giá với một tì thiếp và có được người con trai đầu tên là Winston Wang (chủ tịch Formosa Plastics Group), là bạn thân của Jiang Mianheng con trai của Giang Trạch Dân (Jiang Zemin).

Winston Wang và Jiang Mianheng cùng sáng lập công ty Trung Quốc Grace Semiconductor Manufacturing, một công ty chuyên sản xuất linh kiện điện tử cho Quốc Phòng Trung Quốc có cơ sở tại số 1399 Zu Chong Zhi Road Zhangjiang Hi-Tech Park Shanghai, 201203 China.

William Wong (chủ tịch Formosa Chemicals & Fibre) là cháu của ông Wang Yung-Ching cùng với cậu mình là Winston Wang (chủ tịch Formosa Plastics Group) cùng góp vốn để mở tập đoàn Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

Tuy Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh mang tiếng là một Công Ty Đài Loan, tuy nhiên sự "dây mơ rễ má" liên quan sâu nặng với Quốc Phòng Trung Quốc.

Năm 2009, Formosa đã được Chính Quyền cấp cho thuê hơn 33 triệu m2 với thời hạn 70 năm, giá thuê đất là 80 đồng/m2/năm, giá thuê mặt nước là 10 triệu đồng/km2/năm. Khu Công Nghiệp nầy được hưởng chế độ ưu đãi là miễn tiền thuê đất 15 năm đầu và chỉ thu tiền thuê đất trong thời hạn 55 năm về sau.

Như vậy hiện nay Formosa được hoạt động CHÙA, không cần phải trả tiền cho Hà Tĩnh, hơn nữa tiền đặt cọc để thuê đất, Formosa đã thiếu nợ 46 tỉ không chịu trả, xù luôn 136,76 tỉ thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường. Tính đến nay Formosa đã thiếu Ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng và Chính quyền Hà Tĩnh là 182,76 tỉ đồng.

Hà Tĩnh đã phải bỏ tiền túi ra chi trả gần 33 tỉ đồng cho việc "Giải Phóng Mặt Bằng", bồi thường gần 42 ha đất cũng như chi trả 15,5 tỉ đồng bồi thường di dời các hộ trong khu vực.

Formosa hiện nay khước từ, không chịu trả cho Hà Tĩnh 182,76 tỉ tiền nợ thuê đất và thuế, đồng thời trước đó đã bắt Hà Tĩnh phải ứng trước số tiền 48,5 tỉ để đuổi hằng nghìn hộ gia đình ở Vũng Áng đi nơi khác để chiếm đất làm Khu Công Nghiệp.

Formosa không phải trả phí thuê đất trong vòng 15 năm đầu, không đóng thuế cho Việt Nam, đồng thời hủy hại môi trường biển trầm trọng...

Vậy mà ngày 25/4/2016, Ông Chu Xuân (楚轩) Phàm - trưởng văn phòng Formosa tại Hà Nội đã phát biểu: "Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi! Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…”

(*) Xem phần (2) chi tiết về TÔ GIỚI FORMOSA HÀ TĨNH, THUỘC ĐỊA TRUNG QUỐC.

http://thuvienphapluat.vn/…/Quyet-dinh- ... -UBND-Bang

http://thuvienphapluat.vn/…/Thong-tu-20 ... BTC-tien-t

http://dantri.com.vn/…/chan-dung-vi-dai ... sa-va-nhun
tiendung
Posts: 873
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Post by tiendung »

Image

Anh đã có câu trả lời cho Cô Giáo.


Đất nước mình không quá lạ đâu em
Bốn nghìn tuổi bỗng thành ra bé bỏng
Bời có những thằng du côn Hồ, Khải, Phiêu, Triết, Mười, Lương, Trọng
Hùng, Mạnh, Kiệt, Khải, Anh, Thọ, Giáp, Chinh, Đồng
Và bọn bất lương Thanh, Hoan, Sang, Dũng,
Chúng bán nước, buôn dân, mê gái, mê tiền, mê danh, theo cộng

Chớ em ơi,
Xưa kia,
Bốn ba tuổi đời đã Trưng Vương lồng lộng
Hơn hai trăm năm Quang Trung đã nhất thống sơn hà

Trong nước, bây giờ vì lũ cầm đầu tung lưỡi hái yêu ma
Nên người dân phải gật đầu nhất trí
Gật riết thành quen
Quen riết thành hèn
Ai lắc đầu thì chúng còng, chúng gí
Chúng bỏ tù, chúng đập tả tơi
Đó, em biết tại sao
"Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi"
Họ biết đấy nhưng vì quá sợ

Thêm nữa em ơi,
Ở hải ngoại này có loại côn trùng quái gở
Nói toàn những thứ liếm vô
Chúng vỗ ngực xưng tên chống cộng bài Hồ
Nhưng chúng chống cho cộng không xiêu, không đổ
Chúng khuyến dụ người rằng
Không bao giờ được kêu gào lật đổ
Vì lật đổ chính quyền cộng sản là sai
Quyền làm người cũng không được đòi nhé, nghịch tai
Mà chỉ được XIN cộng đỏ
Đó, vì hải ngoại có những loại côn trùng như thế đó


Nên nước ta nó mới có ngày này
Chúng có một băng, một đảng, một bày
Đánh dưới thắt lưng những người chống cộng
Chúng bịt miệng người ngay bằng luật rừng, lời cộng
Bằng đường lối công an,
Chúng vu chụp, điêu ngoa, tục tằn, thủ đoạn của loài đầu gấu dã man
Người ta ghê tởm chúng
Gọi chúng là bày bọ hung
Phủ phục quanh những tên gian manh đầu xỏ
Nhưng em an tâm
Nước Việt chúng ta rồi sẽ lại trưởng thành
Và sẽ sạch những loại côn trùng như lũ nó

Cô giáo ơi,
Anh đã có có câu trả lời cho em rồi đó
Dù lũ Việt cộng, Việt gian, nằm vùng, đỏ lòng, vàng vỏ
Có cái lưu manh, bất lương của loài Pác Bó
Ăn sóng, nói gió
Hay dù chúng có cả cái côn đồ của K9, hậu Việt Tân

Nhưng vì chúng bất nhân
Nên đất trời tru diệt.



Trần Chính, Paris
MatVit
Posts: 1309
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Ðất nước sẽ về đâu?
Nguyễn Hưng Quốc (Nguồn: VOA)
Tôi có khá nhiều bạn bè hiện đang sinh sống tại Úc, trước đây, khi còn làm việc, cứ ao ước đến ngày về hưu, con cái khôn lớn, có gia đình và có việc làm ổn định cả, sẽ về Việt Nam an hưởng tuổi già. Bức tranh người ta vẽ ra rất đẹp: với số tiền hưu trí tại Úc, người ta có thể dễ dàng có một cuộc sống rất phong lưu ở Việt Nam. Có thể thuê người ở. Có thể đi đây đi đó. Có thể ăn hết món lạ này đến món lạ khác. Thế nhưng, đến ngày họ thực sự về hưu, sau vài chuyến thăm viếng Việt Nam, người ta lại đổi ý. Theo họ, Việt Nam chỉ là nơi để đi du lịch chứ không phải là nơi có thể sống được lâu dài. Người ta đưa ra hai lý do chính: Một là nhớ con cháu tại Úc; hai là, Việt Nam hoàn toàn không an toàn.
Image
Người biểu tình xuống đường tại Hà Nội với biểu ngữ phản đối công ty Ðài Loan Formosa Plastics hủy hoại môi trường biển
gây ra vụ cá chết hàng loạt tại tỉnh miền Trung, ngày 1 tháng 5, 2016. (Hình: EPA)

Tôi cũng có khá nhiều bạn bè ở hướng ngược lại: Họ sống tại Việt Nam, phần lớn đều khá thành đạt, có chức có quyền và có tiền. Họ cho con cái du học ngoại quốc. Học xong, các cháu có việc làm đàng hoàng, sau đó, bảo lãnh cho cha mẹ từ Việt Nam, sau khi về hưu, ra ngoại quốc sinh sống. Họ bỏ lại sau lưng cuộc sống rất dư dả và cũng rất vui vẻ trên quê hương để sang sống ở một quốc gia xa lạ về cả ngôn ngữ lẫn văn hóa; và vì sự xa lạ ấy, cũng khá buồn rầu. Hỏi tại sao, họ cũng nêu lên hai nguyên nhân: Một là muốn gần gũi con cháu; và hai là, ở ngoại quốc, dù buồn, vẫn an toàn hơn hẳn Việt Nam.

Bỏ qua việc sống gần con cháu, cả hai nhóm người ấy đều có nhận thức giống nhau: Việt Nam, dù là quê hương người ta rất yêu mến, không còn là một nơi an toàn để sống.

Trước hết là thiếu an toàn về chính trị. Ở bình diện cá nhân, người ta có thể bị bắt bớ hay tra tấn bất cứ lúc nào nếu muốn có một tư duy độc lập và nếu muốn thực hiện quyền tự do ngôn luận. Ở bình diện quốc gia, dù nhà nước Việt Nam luôn xem sự ổn định là một trong những mục tiêu lớn nhất của họ, ai cũng biết, Việt Nam lúc nào cũng ẩn chứa đầy những nguy cơ bất ổn. Bất ổn trong nội bộ đảng với các khuynh hướng và phe phái khác nhau. Nhưng quan trọng nhất là bất ổn trong quan hệ với Trung Quốc: Không ai dám chắc những mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Ðông sẽ không bùng nổ thành chiến tranh. Ðã đành Việt Nam lúc nào cũng nhân nhượng Trung Quốc. Nhưng sự nhân nhượng nào cũng có giới hạn. Mà Trung Quốc thì rõ ràng không muốn dừng lại ở bất cứ giới hạn nào cho đến lúc hoàn toàn trở thành bá chủ trên Biển Ðông.

Thứ hai là thiếu an toàn về giao thông. Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 10,000 người chết vì tai nạn xe cộ. Mười ngàn: tức mỗi ngày trung bình gần 30 nạn nhân. Ðó là người chết. Con số những người bị thương tật chắc chắn sẽ nhiều hơn hẳn. Bởi vậy, ở Việt Nam, nhiều người nói, cứ mỗi lần bước ra khỏi cửa nhà là thấy phập phồng. Con đường nào cũng đầy bất trắc. Ði đúng luật và lái xe cẩn thận cũng có thể bị những chiếc xe “điên” bị mất tay lái cán chết. Ngay cả đi bộ cũng không an tâm. Mỗi lần băng qua đường là một lần đối diện với rủi ro.

Nhưng quan trọng nhất là mất an toàn thực phẩm. Báo chí đã nói rất nhiều về thực phẩm bẩn ở Việt Nam. Hầu như tất cả đều bẩn. Hầu như bất cứ loại gia súc nào cũng được cho ăn các hóa chất độc hại để tạo nạc và tăng trọng. Tệ hại hơn, người ta còn đem bán cả thịt thối rữa, sau khi tẩm ướp bằng các loại hóa chất để bay mùi và săn thịt. Ngày trước, đã có nhiều người giả thịt trâu thành thịt bò. Bây giờ, “tài” hơn, người ta còn biến cả thịt heo thành thịt bò. Thịt giả như vậy cũng được đi. Nhưng vấn đề là để làm giả như thế, người ta lại sử dụng các loại hóa chất độc hại để nhuộm màu thịt. Ăn chúng, người ta ăn cả các chất có thể gây ung thư.
Image
Lãnh đạo Ðà Nẵng tắm biển để mị dân.

Thịt đã thế, rau trái cũng thế. Cũng đầy hóa chất. Hóa chất trong phân bón và trong các loại thuốc trừ sâu. Hóa chất còn được dùng để ướp trái cây cho chúng bắt mắt hơn. Ngay cả nước dừa cũng không an toàn. Ðể trái dừa có màu tươi như mới, người ta lại nhúng chúng vào hóa chất. Lại hóa chất.

Trước, người ta tưởng ăn cá tôm và các loại hải sản là an toàn. Nhưng không phải. Tôm cá và hải sản nuôi trong các hồ nhân tạo cũng nhiễm đầy các chất cấm. Còn tôm cá và hải sản được đánh từ sông và biển? Từ đầu tháng 4 vừa rồi, chúng lại cũng bị nhiễm độc. Hàng trăm tấn cá bị chết, tấp trắng các bờ biển từ Hà Tĩnh vào đến Huế, kéo dài cả hơn 200 cây số. Chính quyền còn ú ớ trong việc xác định nguyên nhân cá chết nhưng có một điều chắc chắn: chúng bị nhiễm độc các loại hóa chất do con người thải ra. Thành ra tôm cá đánh bắt từ biển khơi cũng không còn an toàn nữa.

Thịt: độc. Tôm cá: độc. Rau, trái và củ: độc. Cả không khí người ta thở, đặc biệt tại hai thành phố lớn, Hà Nội và Sài Gòn, cũng nhiễm đầy chất chì và thủy ngân: độc. Cả nước bị nhiễm đầy chất độc. Không có gì đáng ngạc nhiên khi tỉ lệ người Việt Nam mắc bệnh ung thư rất cao. Càng ngày càng cao.

Lâu nay, nói đến những khó khăn mà Việt Nam đang đối diện, chúng ta hay nghĩ đến các yếu tố chính trị và địa chính trị, đến vấn đề dân chủ và nhân quyền, đến chuyện các đại công ty phá sản và nợ công chồng chất. Nhưng ngay cả về phương diện xã hội, liên quan đến chuyện ăn uống và hít thở hàng ngày, Việt Nam cũng đối diện với bao nhiêu nguy hiểm.

Tôi cứ tự hỏi: Trong một khí quyển như thế, làm sao người Việt Nam có thể sống được và tương lai đất nước sẽ đi về đâu?

Tự dưng lại nhớ đến bài thơ “Ðất nước mình ngộ quá phải không anh” của Trần Thị Lam, một cô giáo dạy Văn ở Hà Tĩnh, viết sau biến cố hàng trăm tấn cả bị chết ở miền Trung. Bài thơ đăng trên facebook của cô, sau, công an địa phương buộc cô phải gỡ xuống. Lời thơ đơn giản, thật thà, nhưng thể hiện được những trăn trở của cả hàng triệu người Việt Nam hiện nay.

Ðất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi...

Ðất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay...

Ðất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa...

Ðất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Ðứng trước năm châu mà không phải cúi đầu...
phidao
Posts: 134
Joined: Sun Sep 30, 2012 7:29 am
Contact:

Post by phidao »

Minh bạch thông tin là chìa khoá của mọi vấn đề
Image
Cá cần nước sạch, Dân cần minh bạch - Ảnh: Trung Nghĩa
Mẹ Nấm

(Danlambao) - Chiều ngày 5/5/2016, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Mai Tiến Dũng - đã có văn bản trả lời vấn đề cá chết mà báo chí và dư luận quan tâm (1). Trong văn bản trả lời gồm có 9 điểm, đã được báo chí đưa tin hôm ngày 1/5/2016, sau buổi họp tại Hà Tĩnh của ông Nguyễn Xuân Phúc - Thủ tưởng Chính phủ.

Vẫn là hướng chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các bộ ngành và chưa có kết luận chính thức về thảm hoạ môi trường tại 4 tỉnh ven biển miền Trung.

Tại phiên họp báo thường kỳ Chính phủ thường kỳ tháng 4/2016 diễn ra chiều ngày 5/5/2016, ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương nói: "Một sự kiện như Formosa là một vụ việc hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tâm lý, cả nền kinh tế nếu không nói là kể cả chính trị của chúng ta".

"Chúng tôi thực hiện việc kiểm tra định kỳ và nhân chuyện vụ việc, theo đánh giá của Bộ Công Thương là hết sức nghiêm trọng", ông Đỗ Thắng Hải khẳng định. (2)

Bộ Công Thương công bố việc nhập hoá chất tại công ty Formosa là "được phép" và đơn vị quản lý việc sử dụng hoá chất ra sao là do Bộ Tài Nguyên Môi Trường đánh giá và báo cáo chính phủ.

Trước đó đại diện Bộ TNMT, Bộ trưởng Trần Hồng Hà có trả lời báo giới rằng ống xả thải ngầm dưới biển của công ty Formosa là sai quy định pháp luật và sẽ buộc phải thay đổi.

Điều này trái ngược với khẳng định, quy trình xả thải của Formosa đã được Bộ TN&MT cấp phép theo đúng quy định pháp luật Việt Nam của ông Võ Tuấn Nhân - Thứ trưởng Bộ TNMT (3).

Như vậy có thể thấy đến thời điểm này hiện tượng thuỷ triều đỏ gần như đã bị loại bỏ khỏi các phát ngôn cấp chính phủ sau buổi họp báo có thời gian kỷ lục là 7 phút của Bộ TNMT chiều 27/4/2016.


Cá nuôi biển tại Huế vẫn tiếp tục chết.

Cá biển vẫn lờ đờ dạt vào biển Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Sau kỳ nghỉ lễ, chưa thấy lãnh đạo các cơ quan chức năng tiếp tục rủ nhau ăn cá với quyết tâm chính trị cao độ nữa.

Dân tình vẫn không có câu trả lời chính xác sau đúng 1 tháng cá chết và vẫn tiếp tục chết.

Ngoài phát ngôn của Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà thì đến nay chính phủ vẫn chưa thừa nhận thảm hoạ môi trường tại 4 tỉnh ven biển miền Trung.

Ngư dân Quảng Bình biểu tình vì bức xúc do không được đảm bảo quyền sống thì an ninh vào cuộc bắt ngay hai tên "phản động".

Hàng ngàn người xuống đường vì môi trường biển trong lành thì bị ngăn chặn, bị đánh đập.


Cá vẫn tiếp tục chết!

Cho đến tận hôm nay, việc yêu cầu các cơ quan chức năng minh bạch thông tin liên quan đến công ty Formusa và các chỉ số xét nghiệm mẫu vẫn chưa được đáp ứng.

Những người đứng đầu nhà nước không chọn con đường minh bạch để đối thoại với nhân dân.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang vẫn tiếp tục im lặng làm như thảm hoạ môi trường xảy ra tận đâu đâu chứ không phải tại Việt Nam.

"Chôn sâu, ngâm lâu" là phương pháp trước giờ mà nhà nước Việt Nam luôn chọn để đối phó với các vấn đề xã hội, bởi tâm lý người dân nhanh quên và dễ thông cảm.

Thảm hoạ môi trường lần này có lẽ hướng xử lý cũng không là ngoại lệ!

Bạn sẽ im lặng bao lâu nữa trước tương lai của con em mình?!

Hãy lên tiếng để bảo vệ môi trường biển!

Mẹ Nấm
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Image

Đến với lời kêu gọi biểu tình vì môi trường là đáp lại tiếng gọi non sông

Người Đưa Tin
(Danlambao) - Kính thưa quý ông bà, quý Cô Chú cùng quý bạn đọc gần xa.

Hơn một tháng kể từ ngày người dân phát hiện ra hàng loạt cá chết vì chất độc hại thải ra từ nhà máy Formosa. Người dân vẫn chưa nhận được câu trả lời chính thức từ phía cầm quyền cộng sản rằng nguyên nhân nằm ở chổ nào, họ cứ chối quanh và guồng máy tuyên giáo đã mở hết công suất cho rằng đó là do thủy triều đỏ. Chưa tìm ra nguyên nhân, phải kêu gọi quốc tế giúp đỡ v.v... và v.v...(!?). Trong khi ai cũng biết rằng thủ phạm chính là nhà máy thép Formosa tại Vũng Áng. Nhìn vào khối lượng khổng lồ số giáo $ư, tiến $ĩ, $ử gia do cộng sản cung ứng cho xã hội VN hiện tại, có thể nói là nổi bật nhất Châu Á. Nếu chỉ nhìn về số lượng chớ không phải chất lượng "sản xuất trí thức" thì mỗi đảng viên cộng sản đúng là "đĩnh cao trí tuệ" như họ thường rêu rao.

Báo trong nước đưa tin:

"Việt Nam có khoảng 9.000 giáo sư và 24.300 tiến sĩ, nhiều nhất Đông Nam Á. Dư thừa giáo sư, tiến sĩ nhiều, cho nên tìm cách xuất khẩu cho đỡ phí."

Chỉ cần một chút trí khôn, thường dân chúng tôi cũng đủ khả năng đặt câu hỏi vì sao "bội thu" giáo $ư, tiến $ĩ như vậy lại làm không nên thân một con ốc vít? vâng, chỉ con ốc vít thôi chớ không dám mơ đến điều gì khác. Có phải vì sự "thông thái" của quý ông bà quyền cao chức trọng đó nên không đủ trí khôn tìm ra nguyên nhân vì sao cá chết? Và, thảm trạng không chỉ việc tiêu hủy cá chết. Điều đáng sợ hơn là về lâu dài là người dân sẽ gặm nhắm chất độc hại hôm nay như đã từng nuốt hóa chất cực độc Made in China nhiều thập niên qua. Ai là thủ phạm tiếp tay hủy diệt dân tộc VN chắc không cần viện dẫn thêm.

Tương lai của Việt Nam sẽ tràn ngập những bệnh nhân ung thư bởi họ không có điều kiện để lựa chọn thực phẩm sạch. Rường cột nước nhà sẽ mục ruỗng trong vài thập niên tới. Đất nước sẽ không thể phát triển với "đạo quân" bệnh tật đầy mình. Nhân quyền vẫn bị chà đạp vì người dân không được đón nhận thông tin minh bạch từ phía cầm quyền. Chính sự nghèo đói cùng cực của tầng lớp dân đen khiến họ không thể thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn cùng nỗi lo cơm áo. Và, cứ thế thứ gọi là phồn hoa với những tòa nhà chọc trời chỉ là sự thụ hưởng của phường giá áo túi cơm cùng đám con cháu quan chức cộng sản. Phúc lợi xã hội trong chế độ cộng sản là điều không có thật, chỉ là hình thức để mị dân. Chưa nói tới món nợ công khổng lồ với vô cùng các loại thuế phí mà dân nghèo phải nay lưng ra gánh vì thói tắt trách, chối bỏ trách nhiệm, lấp liếm sự thật của quan chức cộng sản.

Vì những thảm trạng trên. Thường dân chúng tôi hết lòng ủng hộ lời kêu gọi biểu tình vào ngày mai Chủ nhật Ngày 08.05. 2016 diễn ra trên khắp cả nước. Bởi chúng ta không thể dừng lại ở các kiến nghị cũng như những bài viết góp tiếng nói bảo vệ người dân và môi trường sanh xạch tại VN vốn đã bị phá hủy từ lâu. Chúng ta cần hành động xuống đường biểu tình bởi chúng ta có quyền đòi hỏi cầm quyền cộng sản phải minh bạch thông tin. Khi đã biết chính xác với sự thừa nhận của cơ quan ngôn luận trong nước. Tiếp tục kêu gọi đồng bào cùng nhau xuống đường biểu tình để buộc cầm quyền cộng sản phải triệt thoái tất cả những nhà máy đầy những hóa chất độc hại do Trung cộng "trúng thầu". Không riêng gì nhà máy thép Formosa.

Nhìn vào bản đồ tập đoàn Communist China chiếm đóng trên khắp đất nước sẽ thấy dân tộc VN đã và đang bị đe dọa trầm trọng về an ninh lãnh thổ và cả đại họa diệt vong.

Thường dân chúng tôi không có khả năng lãnh đạo, nhưng chúng tôi có lý trí của con người và nhận thức rõ rằng đáp ứng cách tích cực nhất cho lời kêu gọi xuống đường biểu tình chính là hành động thật sự có lợi cho người dân và cho chính bản thân chúng ta cùng gia đình. Hãy thắp lên một ngọn nến, ánh sáng sẽ xua tan bóng tối. Đáp ứng bất kỳ lời kêu gọi biểu tình vì lợi ích đất nước là chúng ta đã làm tốt bổn phận công dân. Bất chấp sự đàn áp của cầm quyền cộng sản. Chết một lần cho dân tộc trường tồn là hành động đáng trân quý không phải muốn mà được. Mỗi người đểu có cơ hội hy sinh như nhau vì chúng ta là người Việt Nam.

Thường dân chúng tôi rất khỏe mạnh, cam kết hiến một phần nội tạng cũng như hiến máu cho bất kỳ ai cần đến khi họ lâm nạn vì quyền lợi của đất nước. Chúng tôi luôn sẵn sàng hội ý và đáp ứng khi cần thiết. Xin Thượng đế chúc lành cho tất cả quý vị.


Nguyễn Đan Thanh - Người Đưa Tin
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Cân bằng quyền lực tại Á Châu Thái Bình Dương

Tháng 11/2013 vừa qua, Trung Cộng - một cường quốc hạng nhì thế giới cũng là một nuớc đông dân nhất, hướng ra Thái Bình Dương với bờ biển chạy dài trong khoảng từ Bắc vĩ độ 20 đến Bắc vĩ độ 50 - đã khơi dậy nhiều biến cố quan trọng, liên quan đến sự ổn định khu vực Tây Thái Bình Dương.

Hôị Nghị Trung Ương 3 cuả đảng CSTQ bỏ lại phiá sau tư tưởng Mao Trạch Đông, tiếp tục tiến bước theo đường lối cải cách cuả Đặng Tiểu Bình. Cùng thời gian, các cơ quan truyền thông Trung Cộng đưa tin các tiềm thủy đỉnh tối tân cuả họ có thể bắn đầu đạn nguyên tử đến nhiều nơi trong lảnh thổ Hoa Kỳ. Tầm mức gây rối được nâng lên một bậc qua sự tuyên bố thành lập khu vực nhận dạng phòng không lấn chiếm một phần vào lảnh thổ Nhật Bản và Nam Hàn.

Hoa Kỳ - một quốc gia có truyền thống gắn chặt quyền lợi sinh tử với Vùng Tây Thái Bình Dương, đang liên hệ chặt chẽ quân sự với Nhật Bản và Nam Hàn - lên tiếng đáp trả, bình tỉnh theo dõi và đối phó từ một sách lược đã được hoạch định từ trước.

Tây Thái Bình Dương thường được gọi Á châu Thái Bình Dương, khu vực kinh tế năng động nhất trên thế giới hiện nay, là nơi mà những ám ảnh về tình trạng bất quân bình về quyền lực ngày càng hiện rõ. Chiến lược mới cuả Mỹ - phần chỉ đạo Ngủ Giác Đài năm 2012 cuả Tổng Thống Obama - nhắc đến. "Sự lập lại quân bình đối với Á Châu Thái Bình Dương". Kế hoạch cuả Mỹ đang tiến hành thể hiện rõ nét từ sự giao thiệp với Ấn Độ, Việt Nam, cởi mở với Miến Điện, đưa 2.500 thuỷ quân lục chiến lập tiền đồn tại Darwin Úc Đại Lợi, phát triển các căn cứ quân sự trên đảo Guam...

1/ Chiến lược căn bản cuả Mỹ duy trì quyền lực trong vùng Châu Á Thái Bình Dương phát khởi kể từ năm 1898 khi mua lại Phi Luật Tân từ tay người Tây Ban Nha với giá hai mươi triệu đô la. Sự an ninh cuả nước Mỹ tạo nên chính sách Á Châu hầu như không thay đổi từ trước đến nay. Trong thế kỷ qua, kể từ cuộc tấn công Trân Châu Cảng năm 1941, Hoa Kỳ càng thấy rõ ràng sự an nguy cuả nước Mỹ không thể ngăn chận từ bờ biển California hoặc Hạ Uy Di mà phải nới rộng xa hơn nưã, chạm vào bờ Tây Thái Bình Dương từ eo biển Bering trải dài xuống phiá Nam vượt khỏi xích đạo. An ninh cuả nước Mỹ tạo nên chính sách Á Châu Thái Bình Dương. Đây là lý do chính yếu để hiểu rằng tại sao Mỹ tham chiến tại Triều Tiên và Việt Nam, tại sao Mỹ gia nhập Hiệp Ước ANZUS gồm Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan và Mỹ, tại sao Mỹ có những thoả ước an ninh với Nhật, Nam Hàn, tại sao Mỹ cam kết bảo vệ Đài Loan.

2/ Mục tiêu cuả Hoa Kỳ phải đạt đến là cân bằng quyền lực để duy trì sự an ninh và ổn định lâu dài trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Trong giai đoạn đầu cuả chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ thi hành sự cân bằng quyền lực bằng cách tạo ra những đồng minh an ninh gồm có Nhật Bản, Nam Hàn và giữ những căn cứ ở Á Châu. Giai đoạn thứ hai cuả chiến tranh lạnh mở đầu bằng chính sách ngoại giao bóng bàn, Nixon bắt tay Mao Trạch Đông năm 1972. Đây là một khuôn mẫu củng cố sự cân bằng quyền lực bằng cách xử dụng Trung Cộng có trang bị nguyên tử làm thế đối trọng với sức mạnh cuả Liên Sô đang đè nặng Âu Châu và dòm ngó Á Châu Thái Bình Dương.

Ngày nay, Hoa Kỳ không muốn một quốc gia duy nhất nào làm bá chủ toàn lục điạ Á Châu hoặc môt khu vực Á Châu. Hoa Kỳ đang gia tăng hiện diện quân sự tại đây, tạo nên những đồng minh mới hoặc đối tác mới và thúc đầy những quốc gia nầy lại kết thân với nhau là cách thức cân bằng quyền lực tại Á Châu. Trung Cộng thường xuyên cảm thấy ngột ngạt như bị khoá chặt, tìm cách phá vở sự cân bằng bằng cách khiêu khích, hăm doạ Nhật Bản, Ấn Độ, Phi Luật Tân, Việt Nam.

Mỹ cũng dự liệu những phản ứng cuả Trung Cộng mang tính dân tộc qúa khích nên vẫn tìm cơ hội làm vui lòng đối thủ. Mỹ sẵn sàng chia sẽ những quyền lợi quan trọng bao gồm việc trao đôi mậu dịch hào phóng, duy trì hoà bình trên bán đảo Triều Tiên, giữ sự luân lưu liên tục nguồn dầu hoả tử Vịnh Ba Tư, ôn hoà giải quyết những biến cố trong khu vực . Trong bất cứ vấn đề nào có sự quan tâm hội tụ giữa Trung Cộng và Mỹ, Hoa Thịnh Đốn luôn phối hợp chặt chẽ với Bắc Kinh.

3/ Sự phát triển quyền lực cuả Trung Cộng hiện nay cũng là cơ hội cho Hoa Kỳ triển khai sức mạnh quân sự trên đấu trường Châu Á, gắn bó với những đồng minh trong khu vực, kết nạp thêm những đối tác chiến lược mới. Thái độ cứng rắn cuả Trung Cộng càng gia tăng, càng tạo thời cơ cho Hoa Thịnh Đốn nâng cao mạng lưới an ninh Châu Á. Nam Hàn siết chặt quan hệ đồng minh quân sự với Mỹ. Nhật Bản thu hồi quyết định lấy lại căn cứ thủy quân lục chiến Okinawa. Ấn Độ, Việt Nam, Nam Dương, Phi Luật Tân nhích lại gần nhau hơn và liên lạc trực tiếp với Mỹ. Tuy nhiên yếu tố Trung Cộng có thể được xem là thuận lợi đối với Mỹ chỉ khi nào Mỹ được các đồng minh và đối tác công nhận là một người bảo trợ đáng tin cậy cho sự ổn định và an ninh không phải bằng sức mạnh quân sự mà do ý chí chính trị (political will) cuả Hoa Thịnh Đốn.

Những người quan tâm đến thời cuộc đều ghi nhận và theo dõi các hành vi cuả Mỹ từ thái độ im lặng trung lập trong cuộc tranh chấp biên giới Hoa Ấn, lên tiếng thúc đẩy Bắc Kinh và Đông Kinh giai quyết tranh chấp biển Hoa Đông xuyên qua thương nghị đến những thông điệp rõ ràng khi Trung Cộng tuyên bố hầu hết toàn bộ biển Nam Hải là hải phận lịch sử (historical waters). Sự chuyển động quá trớn cuả Trung Cộng trên biển va chạm mạnh đến quyền lợi cuả Mỹ trong truyền thống tự do hàng hải. Đây cũng là khe hở để nhìn thấy chiến lược cuả Trung Cộng muốn ngăn chận hải quân Mỹ giao lưu với các nước trong vùng Đông Nam Á và sẽ lấn tới trong tương lai, chuyển đổi hải quân Trung Cộng từ vị trí phòng thủ hải phận thành một lực lựơng kiễm soát đại dương . Mưu toan nầy cuả Trung Cộng sẽ biến Nam Hải trở thảnh một đấu trường quyền lực giữa Mỹ và Trung Cộng ngày càng va chạm mạnh m ẽ hơn.

Hiện nay, Mỹ vẫn tiếp tục biểu diễn những kịch bản cân bằng quyền lực một cách tế nhị giữa Trung Cộng và các quôc gia láng giềng. Mỹ đặt trọng tâm vào những cam kết với Châu Á, bảo đảm với đồng minh và đối tác tìm ra một Nghị Quyết hoà bình về những tranh chấp hàng hải, lảnh thổ, kể cả những tuyên bố đối nghịch chủ quyền các hải đảo, tài nguyên trong lòng biển, ngư trường... Đồng thởi Mỹ cũng tìm cách che đậy những quyền lợi quan trọng khác cuả nước Mỹ để có thể liên hệ đặc biệt với Bắc Kinh, trong đó có sự đối thoại tích cực nhằm mục đích tránh thế đối đầu quân sự.

4/ Những đồng minh và đối tác Châu Á cuả Mỹ liên tục theo dõi cách thức Mỹ giao thiệp với Bắc Kinh trong các vấn đề Đông Á và Nam Á. Có lúc sự liên hệ hai bên Mỹ - Hoa quá thân thiết làm biến chất sự bang giao với nhữngthế lực khác tại Á Châu có thể đưa đến hậu quả làm suy yếu hệ thống đồng minh/đối tác do Mỹ lảnh đạo. Thí dụ, năm 2009 Ấn Độ nổi giận khi một thông cáo chung kýtại Bắc Kinh, Tổng Thống Obama xác định Trung Cộng giữ một vai trò quan trọng tại Nam Á, xem khu vực nầy như là một căn nhà chung, tổ ấm cuả Mỹ - Hoa. Đây là một kinh nghiệm đề mỗi đồng minh hoặc đối tác Á Châu hiểu rằng rồi ra sẽ phải tự tạo khả năng quốc phòng đủ mạnh, hơn là dựa dẫm quá mức vào sự bảo trợ cuả Mỹ.

Một vấn đề khác đè nặng lên tương lai an ninh Á Châu, đó là chính sách cuả Mỹ đối với Nhật Bản sẽ thay đổi do các biến cố điạ chính trị ở Đông Á. Nhật là một quốc gia dân chủ duy nhất ở Đông Á có thể đối trọng với quyền lực cuả Trung Cộng đang trổi dậy trong khu vực. Trong tình huống hiện nay, Trung Cộng mong muốn Nhật Bản vẫn giữ tình trạng lệ thuộc vào Mỹ để được bảovệ an ninh hơn là một nuớc Nhật tự lực, tự cường. Hệ thống chính trị Nhật Bản sau 1945 do Mỹ tạo lập rất thích hợp giữ nước Nhật như là một quốc gia được Mỹ bảo hộ về quốc phòng. Tuy nhiên khuynh hướng ưu thế hiện nay trong chính sách cuả Mỹ là khuyến khích Đông Kinh giảm bớt sự phụ thuộc, gia tăng khả năng tự vệ, tiến đến hình thành một chiến lược tương lai cuả chính nước Nhật, góp phần trực tiếp vào sự quân bình quyền lực ở Á Châu.

5/ Hiện nay và tương lai lâu dài, rồi ra nước Mỹ cũng phải giảm bớt gánh vác trách nhiệm ở Á Châu để lo liệu những cải cách xã hội cuả nướcMỹ hoặc bị khuynh đảo bởi những thế lực đòi hỏi thay đồi quan niệm về trọng điểm trong chiến lược toàn cầu! Việc cắt giảm ngân sách quá mức ảnh hưởng trực tiếp đến những tiện nghi quân sự trên đất liền tại Á Châu Thái Bình Dương. Trong cuộc chiến tranh chống khủng bố dưới thời Tổng Thống George W. Bush, Mỹ đã nhanh chóng tăng cường lực lượng quân sự nhiều nơi trên lục điạ Châu Á từ Nam Hàn, Okinawa đến Bahrain. Ngày nay, Mỹ quan tâm đến thế cân bằng trên biển cả để tiết kiệm tối đa chi phí quốc phòng nhưng vẫn giữ thế thượng phong tại Á Châu Thái Bình Dương.

Hoa Thịnh Đốn đang lôi cuốn Ấn Độ như là đồng minh uyển chuyển (soft alliance), không ràng buộc bởi những điều khoản cuả các thoả hiệp. Khuôn mẫu nầy được nới rộng ra tạo nên những tiểu liên minh (new sub-alliances), một cơ cấu tham khảo chiến lược ba chiều (trilateral strategic consultations) gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản. Tất cả đều đồng ý duy trì thao dượt hải quân như là một chỉ dấu thân thiện giữa ba cường quốc dân chủ, dựa trên một thoả hiệp thân hữu, không chuyển đổi thành một liên minh quân sự vì nghĩ rằng có thể xảy ra điều bất lợi. Tuy nhiên thoả hiệp cũng có thể xem như là một công cụ chiến lược quan trọng (an important strategic instrument) làm thối chí những tính toán sai lầm do sự ngạo mạn, hiếu chiến cuả các lảnh tụ Trung Nam Hải. Ba đối tác nầy đang tìm kiếm giải pháp tạo ra một khu vực tư do, trật tự, ổn định, tôn trọng luật pháp trong khu vực. Cùng lúc, Mỹ và các quốc gia dân chủ khác cũng áp dụng sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau để gắn chặt Trung Cộng vào những định chế quốc tế như là phương cách thuần hoá tham vọng bá chủ Á Châu cuả Bắc Kinh.

6/ Đối với nhiều quốc gia Á Châu khác không đủ khả năng tự vệ truớc sự bành truớng cuả Bắc Kinh trong khu vực, Mỹ áp dụng lý thuyết đa phương theo đuổi một chiến lược liên hiệp rộng lớn. Tất cả những tổ chức quốc tế về kinh tế, văn hoá trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương đều có sự hiện diện cuả Mỹ với những phần đóng góp cụ thể. Tùy theo tình hình, Mỹ linh động áp dụng những hình thức kết thân phù hợp với nhu cầu và sự thuận thảo cuả mỗi quốc gia trong vùng Đông Nam Á từ Phi Luật Tân, Tân Gia Ba, Mã Lai, Nam Dương, Việt Nam, Thái Lan và gần đây nhất là Miến Điện.

Trung Cộng ngày càng cảnh giác sáng kiến đa phương nầy và lo ngại rằng những quốc gia láng giềng nhỏ bé vây quanh sẽ trở thành một trường thành ngăn chận bước tiến về phương Nam cuả Hán tộc. Những tờ báo chính thức cuả đảng cộng sản Trung Quốc như Hoàn Cầu Thời Báo, Nhân Dân Nhật Báo đồng loạt lên tiếng ngày 15/12/2011 rằng Mỹ đang nổ lực tạo lập một băng nhóm lâu la chống lại những yêu sách lãnh thổ cuả Trung Quốc trong biển Nam Hải.

Trong tương lai trước mắt, với đầy đủ vũ khí, tài chính và mưu lược, Mỹ vẫn tiếp tục giữ vững vai trò lãnh đạo an ninh tại Á Châu Thái Bình Dương. Tuy nhiên sự ổn định trường cửu trong khu vực, ngoài các tiện nghi vật chất còn phải nhắc đến một yếu tố tinh thần làm nền tảng, đó là chữ Tín. Tín lực hay niềm tin cuả các đồng minh và đối tác trong khu vực đối với sự bảo đảm an ninh cuả Mỹ mới là điều kiện quyết định sự bền vững, sức mạnh và tầm cở cuả hệ thống an ninh Á Châu Thái Bình Dương.


Thế Việt
trinhham
Posts: 133
Joined: Mon Dec 10, 2012 2:07 am
Contact:

Post by trinhham »


Trump Thắng Nhờ Dân Thường

Vi Anh

Tin từ Manila, thông tín viên Marianne Dardard của RFI của Pháp ngày 10-5-2016 cho biết Luật sư Rodrigo Duterte đã chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tổng thống Philippines. Tổng thống mãn nhiệm Aquino cũng đã tuyên bố «nhìn nhận» kết quả. Đài VOA, tiếng nói chánh thức của chánh quyền Mỹ có nghị luận so sánh, “ứng cử viên tổng thống Philippines 71 tuổi, có lối ăn nói thô bỉ, đôi khi khoe khoang cả các thành tích tình dục của ông, đã khiến nhiều người so sánh ông với ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump, là người đã từng có nhiều phát biểu có tính cách xúc phạm tới phụ nữ, người di dân và các tín đồ Hồi giáo, và cũng đang có triển vọng trở thành người được Đảng Cộng Hòa Mỹ đề cử để tranh chức tổng thống.”

Nhưng thực tế cho đến bây giờ ở Mỹ, nhiều phần chắc Ô. Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống trong kỳ bầu cử tổng thống vào tháng 11 này. Đảng Cộng Hòa rất khó nếu không muốn nói là không thể loại Ông ra khỏi đảng. Nếu Đảng Cộng Hòa ngoan cố liều lĩnh loại Ông và đưa người khác vào theo kiểu CS làm, là “đảng cử dân bầu”, Ô. Trump chắc cũng không chịu thua, cũng ứng cử tổng thống với tư cách độc lập. Như thế coi như Đảng Cộng Hòa bị bể và giúp cho Đảng Dân Chủ thắng.

Nhưng cùng tắc biến. Tình thế căng thẳng giữa Ô. Trump và một số lãnh đạo Đảng Cộng Hòa đang xuống thang. Một số dân cử Cộng Hòa có thế lực lão làng trong Đảng Cộng Hòa trở thành quan dân cử xa rời dân chúng Mỹ cũng thấy phải hòa hưỡn với Ô. Trump. Nếu Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan chưa chấp nhận Ô Trump, thì cựu Chủ Tịch Hạ viện John Boehner lâu đời hơn Ô Ryan lên tiếng triệt để ủng hộ Ô Trump. Và TNS McCain, cựu ứng cử viên tổng thống Cộng Hòa không chống, và Bà Palin cựu ứng cử viên Phó tổng thống chống Ô. Ryan vì đã chống Ô.Trump.

Còn Ô. Trump cũng bắt đầu làm thân lại với Đảng Cộng Hòa sau khi Ông thắng ở tiểu bang Indiana dù hai ứng cử viên tin tưởng của Đảng, hai người chót còn lại là TNS Ted Cruz và Bác sĩ John Kasich thất bại thê thảm và rút ra khỏi cuộc đua.

Coi như Ô Trump đã thắng Đảng Cộng Hòa. Ông thắng Đảng Cộng Hòa vì đảng chánh trị ở Mỹ chỉ là một phương tiện chánh trị trong cuộc bầu cử cấp liên bang. Dân chúng mới nắm quyền làm chủ đất nước, làm ra chánh quyền, thay đổi chánh quyền bằng lá phiếu. Ô. Trump thắng các cuộc bầu cử sơ bộ và bầu cử của các tiểu bang là vì người dân thường ủng hộ Ông.

Dân chúng bầu tổng thống theo nhận định của mình, chớ không nhứt thiết theo tính đảng. Cử tri Dân Chủ có thể bỏ thăm cho ứng cử viên tổng thống Cộng Hòa và ngược lại. Dân biểu, nghị sĩ Cộng Hòa có thể bỏ thăm ủng hộ dự luật do Dân Chủ chủ trương, không ai coi đó là phản đảng, bị kỷ luật hay thanh trừng gì cả.

Ứng cử viên tổng thổng của Cộng Hòa hay Dân Chủ đắc cử rồi theo lương tâm chức nghiệp cầm quyền, theo tinh thần hiến pháp bảo quốc an dân phải hành động như một tổng thống của toàn dân. Vị nào thiên kiến đối với đảng mình, dân chúng sẽ đánh giá, thất bại trong đời lãnh đạo quốc gia.

Thế cho nên Ô. Trump dù đảng tịch là Cộng Hòa nhưng là một ứng cử viên có thế nói có tính cách mạng, dám chỉ trích, phê bình, phế bỏ những định chế của đảng. Ông cũng không ngần ngại chê trách, nói nặng nhiều chức sắc, dân cử lão làng của Đảng Cộng Hòa lẫn Dân chủ có quyền, có tiền nhờ chánh quyền, làm giàu bằng mồ hôi nước mắt của dân, mà ăn nói theo kiểu quí tộc, đối với dân thì xa rời, với viên chức các nước thì mặc cảm tự ti, làm cho nước Mỹ bị coi thường. Người Mỹ không thể chấp nhận tổng thống của mình bắt tay lãnh đạo Nhựt, TQ bằng cách khom lưng gần 45 độ.

Thường dân Mỹ, thành phần trội yếu của cử tri, hạ tầng cơ sở của Cộng Hòa lẫn Dân Chủ đa số là những người thường dân bất mãn với những chánh trị gia lão làng ngồi nhà mát ăn bát vàng, là những người dân không phân biệt đảng phái, tôn giáo, màu da, giới tính ủng hộ Ô. Trump rất nhiều nên Ông mới được như ngày nay.

Thành công lớn này của Ông là Ông ăn ngay, nói thẳng, dùng chữ bình dân, nếu cần loại văn đường phố, chẳng nể ai, nói thay cho những người Mỹ bất mãn với chánh quyền của TT Obama và với hàng quí tộc dỏm của Đảng Cộng Hòa, Dân Chủ xa rời hạ tầng cơ sở Đảng và giới bình dân. Ông Trump nói lên tiếng nói của, cho người dân thường Mỹ trầm lặng, làm việc cật lực mà bị thiệt thòi, thiệt hại vì chính sách kinh tế của chánh quyền Dân Chủ Mỹ làm mất việc làm, làm hàng hoá Mỹ không thể cạnh tranh được với TC. Khiến người dân Mỹ phải nai lưng ra đóng thuế để dân nhập cư lậu vào Mỹ được TT Obama ra sắc lịnh hợp thức hoá hầu lấy lòng khối cử tri Hispanics trên số tiền người lao động Mỹ phải trả cho những phúc lợi chánh quyền cung ứng cho số nhập cư không giấy tờ này.

Ông Trump châm ngòi cho cuộc nổ bùng bất mãn đã ngún trong xã hội Mỹ suốt 8 năm cầm quyền của TT Obama.Theo nhiều thăm dò mới đây Ô. Trump được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ khoảng 30 - 35% cử tri đảng Cộng hòa. CNN hồi cuối tháng trước thăm dò cho biết đại đa số những người ủng hộ Trump là người da trắng, khối đa số phẫn nộ vị tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ. Họ đủ mọi lớp tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội Mỹ.

Ô. Trump buộc tội TC thao túng tiền tệ, chê TT Obama xin xỏ TC. Tin VOA ngày 11-5, Ông nói sẽ áp đặt những sắc thuế thật cao, tăng 45% đối với các sản phẩm nhập cảng từ Trung Quốc để cân bằng khoản thâm thủng mậu dịch kỷ lục của Mỹ lên tới 366 tỉ đôla với Trung Quốc. Năm ngoái, Mỹ nhập cảng gần 500 tỉ đôla hàng hoá do Trung Quốc sản xuất, trong khi Trung Quốc chỉ nhập cảng có 116 tỉ đôla hàng hoá sản xuất ở Mỹ. Ông Trump nói: “Thâm thủng mậu dịch của chúng ta với Trung Quốc lên tới 500 tỉ đôla, và chúng ta sẽ phải lật ngược sự thể này. Chúng ta có đủ mọi lá bài trong tay. Hãy đừng quên: chúng ta cũng giống như một túi tiền tiết kiệm đang bị cướp vậy.”

Người lao động Mỹ rất mừng không mất việc. Người tiêu thụ Mỹ bớt sợ “Death by China” vì hàng hoá TC xuất cảng sang Mỹ tràn ngập thị trường, bán rẻ như cho nhưng hại cho sức khoẻ con người lẫn thú cưng trong nhà.

Về nghệ thuật vận động quần chúng, Ông Trump là người từng sống và làm việc với truyền thông đại chúng Mỹ, Ông biết cách làm cho truyền thông loan tải thông tin, nghị luận về Ông qua những tuyên bố rất chấn động. Trump luôn nói thẳng thừng, có hồn, chứ không đưa ra những câu nói sáo rỗng có tính công thức như các chánh trị gia Mỹ. TT Obama và chánh trị gia chống Ông chê cách nói của Ông “thô bỉ. Nhưng dân tin Ông nói thật, nói thẳng không lựa lời. Dân thường Mỹ đã quá chán ngán với những lời tuyên bố thiếu cụ thể, mập mờ, hai ba nghĩa, thậm chí qua nhiều dối trá của chánh trị gia nhà nghề. Nên Ông Trump nói ngược định chế, trái ngoại giao, thay "công thức” chính trị, ngoại giao bằng những lời ngắn gọn, dễ hiểu và cụ thể. Ông nói lên được ý nghĩ của người dân thường Mỹ, nói thay cho người Mỹ thầm lặng về nỗi thất vọng về nền chính trị Mỹ bị những chánh tri gia nhà nghề, lão làng, mất quan điểm quần chúng biến thành định chế, làm mất ý nghĩa, cướp quyền làm chủ của nhân dân.

Nhờ thế có thể nói Donald Trump là một hiện tượng chánh trị, một cuộc cách mạng chánh trị bầu cử, làm cho dân chúng bớt lơ là, thờ ơ, bớt bất cần ai lên cũng vậy. Và cuộc bầu cử tổng thống 2016 nhờ Ông sẽ trở thành một cuộc bầu cử hào hứng, hấp dẫn trở lại./.(Vi Anh)
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Tại sao quân nhân lại mặc đồng phục thanh niên xung phong đàn áp người tuần hành ôn hòa tại Sài Gòn?


Image
Tôi chắc chắn rằng ở bất cứ Quốc gia nào, quân đội lúc bắt đầu thành lập, mục tiêu không phải để chống lại nhân dân.

Quân đội cũng không phải được hình thành để bảo vệ chế độ hay bất kỳ một Đảng phái chính trị nào.

Quân đội được nhà nước lập ra với một lý do duy nhất là để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ dân lành, chống lại quân xâm lược.

Vậy mà ngày hôm nay chúng ta lại có thể chứng kiến hình ảnh người quân nhân ngụy trang trong trang phục thanh niên xung phong, dùng những kĩ năng được huấn luyện trong quân đội để đánh đập, đàn áp người dân tay không tấc sắt.

Cuộc tuần hành vừa qua với rất nhiều hình ảnh khó khăn thu lại được, đã lưu lại một số khuôn mặt hung hãn trên mạng xã hội.

Trong những khuôn mặt ấy có người nhận ra một quân nhân chuyên nghiệp, Thượng úy Nguyễn Anh Bằng công tác tại Tiểu đoàn
Kiểm soát Quân sự (KSQS) 31 thuộc Bộ Tư lệnh TPHCM, đóng quân tại đường Lý Tự Trọng trong màu áo xanh thanh niên xung phong.

Image
Lại trong những khuôn mặt ấy có người xác định một thanh niên xung phong lao vào đánh điên cuồng phụ nữ và trẻ nhỏ là một
quân nhân cấp bậc B1 chức vụ CS tên Hồ Lâm Phong Vũ. Thông tin trên đã rất nhanh chóng được truyền đạt trên mạng xã hội.


Image
Trước những hàng rào người đầy ác ý, với những động tác bóp cổ, bẻ tay chớp nhoáng, thuần thục quăng người tuần hành ôn hòa lên xe buýt, trước những thông tin trên mạng xã hội được cung cấp liệu chúng ta vẫn nên tin rằng họ chỉ là những thanh niên xung phong bình thường hay không?

Quân nhân tại sao lại được điều động để làm điều này trong khi đáng lẽ ra nhiệm vụ của họ phải là đứng về phía nhân dân, sống trong lòng nhân dân, bảo vệ nhân dân?

Ai đã cho phép sử dụng người lính như những tay đánh thuê đánh mướn trong đợt tuần hành vì môi trường?

Ai đã buộc người lính phải phản bội lại niềm tin của nhân dân?

" Người chiến sĩ* sẽ ra đi vào trận đánh với quân thù

Vì Tổ Quốc của chúng ta, vì hạnh phúc của nhân dân
Người chiến sĩ sẽ hy sinh, người chiến sĩ chiến đấu vì tự do

........
Người chiến sĩ sống trong dân, người chiến sĩ chiến đấu vì tình yêu"...

Khúc hát người chiến sĩ Việt Nam vang lên trong đầu tôi với những câu hỏi trăn trở.

- Những ngày qua, TRẬN ĐÁNH đó là trận đánh gì?

- QUÂN THÙ là quân thù nào?


Và trước những hình ảnh lính trận mặc đồng phục màu xanh của Thanh niên xung phong đánh đập phụ nữ, trẻ em trong ngày Chủ nhật vừa qua đã khiến lòng cảm mến Người Lính trong tôi vơi đi ít nhiều.

Vậy những ai mới thật sự đang HY SINH vì Tổ quốc?

Trịnh Kim Tiến
vuongquan
Posts: 270
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »

Sự sống toàn dân Việt Nam đang bị đe dọa

Nguyễn Thị Kim Chi (nghệ sĩ Kim Chi)

Thư ngỏ gởi công an Việt Nam

Dọc biển miền Trung cá bị nhiễm độc chết dạt vào bờ kín cả bãi biển. Ngư dân đánh cá về phải bỏ đi,
bởi có ai muốn tự tử đâu mà ăn những con cá nhiễm độc! Vậy mà người ta lại mua tất những con cá nhiễm độc đem ủ làm nước mắm.
Một năm sau loại nước mắm ấy xuất ra bán trên thị trường thì những người ăn phải loại nước mắm đó thì chẳng khác gì uống phải thuốc độc.
Biển của chúng ta đang chết dần. Cá chết, muối chắc chắn đã và đang nhiễm độc. Cuộc sống của toàn dân Việt Nam đang bị đe dọa từng ngày.

Image
Nghệ sĩ Kim Chi tọa kháng tại nhà phản đối nhà cầm quyền CSVN bưng bít vụ cá chết khi bà bị công an ngăn chặn
không cho đi biểu tình tại Hà Nội hôm 15 Tháng Năm. (Hình: Facebook Nguyễn Thị Kim Chi)

Trung Quốc đã thắng trong các hợp đồng thuê đất “làm kinh tế” đã “án ngự” nhiều vị trí quân sự, an ninh trọng yếu trong đất liền và biên giới, họ đã chiếm quần đảo Hoàng Sa và lấn tới, ngang nhiên xây 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa của Việt Nam! Giờ đây họ đang hủy hoại cả môi trường sống của ta.

Những vị lãnh đạo cao cấp đang ở đâu mà họ im như hến? Ðất nước từng giờ trông đợi sự lên tiếng của họ. Nhân dân mong chờ sự phản đối mạnh mẽ của nhà nước. Nhưng chúng tôi đã vô vọng vì sự hèn nhát của họ.

Ðể bảo vệ đất nước và cuộc sống của muôn dân đã buộc chúng tôi phải xuống đường.

Hôm mồng 1 tháng 5, ông Trần Nhật Quang đã nhảy choi choi lên rằng: “Việt Tân tổ chức biểu tình. Các người mắc mưu Việt Tân.” Hóa ra Việt Tân tuyệt vời quá! Việt Tân biết bảo vệ nhân dân và đất nước Việt Nam. Mà sao lại cố tình lu loa áp đặt như vậy? Việt Tân nào kích động, tổ chức? Chính mỗi người dân quá bức xúc và những diễn biến thực trạng vô cùng lo ngại, nguy cơ đe dọa đời sống, tính mạng mà người dân đã đi biểu tình. Cần phải nhận thức đúng. Chẳng nhẽ “bộ máy tuyên truyền” và lũ dư luận viên (DLV) của đảng CSVN được phép “phao tin đồn nhảm”?

Hôm Chủ Nhật, ngày 8 tháng 5, 2016 chúng tôi xuống đường phản đối Formosa xả chất thải làm ô nhiễm biển.

Chúng tôi đi tuần hành trong im lặng. Những tưởng nhà nước phải cảm ơn những người dân biết bảo vệ môi trường sống. Ai dè họ coi chúng tôi là giặc. Loa họ ra rả rằng: “Những người đi biểu tình do thế lực thù địch kích động...” Thế là cố tình vu khống, bịa đặt, sai hoàn toàn. Như trên tôi đã lý giải, đi biểu tình là xuất phát từ thôi thúc trong lòng dân, không có một “thế lực thù địch” nào xúi giục cả. Vậy ra cái “thế lực thù địch” đó giỏi, có tránh nhiệm và tử tế hơn những kẻ có quyền lực ở Việt Nam. Nếu có “đảng Việt Tân,” “thế lực thù địch,” tôi đề nghị công an lập chuyên án, đưa ra tòa xét xử công khai để tỏ rõ sức mạnh “chuyên chính vô sản” của đảng CSVN.

Chúng tôi vẫn lặng lẽ đi. Vậy là công an, dân phòng và những kẻ mặt thường phục lao vào xâu xé chúng tôi tàn bạo như một lũ chó điên đang say con mồi. Hôm đó ở Sài Gòn nghe đâu công an bắt hơn 500 người đi biểu tình đem về sân vận động Hoa Lư. Ở ngoài Hà Nội chúng tôi bị bắt ngót 80 người. Một nửa đem về Long Biên, một nửa đem về Hà Ðông. Cuộc biểu tình bảo vệ biển sạch ở cả hai miền bị đánh phá khốc liệt. Như vậy, dân thì biểu tình ôn hòa, trật tự, lịch sự, nhưng chính công an với hành động trắng trợn, công khai vi phạm dân chủ, nhân quyền đã làm rối trật tự xã hội, mang tiếng chẳng tốt lành gì cho “đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý”...

Ðến hôm nay ngồi nhớ lại những vẻ mặt hung tợn như hổ đói của những kẻ lao vào bắt bớ anh em chúng tôi trong buổi tuần hành ngày 8 tháng 5, 2016 vừa qua mà tôi vẫn thấy gai người. Những kẻ giằng níu tôi một cách thô bạo chỉ đáng tuổi con cháu tôi thôi. Tôi đã quát họ buông tôi ra để tôi tự đi mà họ vẫn xô đẩy tôi lên xe. Họ sợ tôi sẽ bỏ chạy hay họ cố tình làm cho tôi đau để uy hiếp tinh thần những người khác? Tôi - một người phụ nữ đã cao tuổi thì làm sao chống đỡ nổi những đôi tay hộ pháp hung tợn mất hết tính người của những kẻ cuồng Cộng. Bốn mươi anh chị em chúng tôi cùng bị bắt lên một chiếc xe bus. Nhìn hướng xe chạy, tôi biết họ đem chúng tôi về công an Hà Ðông.

Thật tuyệt vời là tinh thần mọi người rất vững vàng. Chúng tôi cùng hát to những bài ca đòi dân chủ, bài “Quyền con người,” bài “Anh là ai” cất lên vang vang suốt đoạn đường dài cho tới công an Hà Ðông. Tôi đã nhìn thẳng vào mặt những kẻ đang giữ chúng tôi trên xe, họ phải cúi đầu, quay mặt đi nơi khác. Tôi tự hỏi: “Mô Phật! Có khi nào những kẻ này còn biết nhục khi làm những điều tội lỗi không? Họ bị lệnh trên ép quá?...”

Chúng tôi đã bị giữ mấy tiếng đồng hồ trong một hội trường. Họ gọi riêng vài người đi tra hỏi. Tôi thật sự lo chúng đánh anh em. Chúng dám làm thế lắm. Con gái đỡ đầu Phạm Thanh Nghiên của tôi và chồng nó là Huỳnh Anh Tú đã bị đánh rất dã man hôm ngày 1 tháng 5, 2016 ở Sài Gòn.

Gần 11 giờ họ mang vào một thùng nước lavi và gọi anh chị em chúng tôi ra lấy uống. Tôi thì dẫu bị bắt bao nhiêu lần cũng không bao giờ ăn uống bất cứ thứ gì của công an. Họ có thể đầu độc cả đồng chí của họ thì với chúng tôi chuyện đó cũng dễ dàng xảy ra lắm chứ.

Liên tục mấy năm nay lãnh đạo Việt Nam làm những điều tàn phá đất nước không gớm tay:

1. Bauxite đã tàn phá môi trường Tây Nguyên khủng khiếp. Thảm họa bùn đỏ vẫn còn đó.

2. Mấy cái nhà máy điện nguyên tử sẽ có ngày cắt đôi Việt Nam khi có sự cố, vì nó nằm trên tuyến vỏ gãy trái đất.

3. Hàng loạt hợp đồng cho Trung Quốc mướn đất 50-70 năm để xây dựng các nhà máy. Rồi các chất thải của chúng sẽ phá hủy hết môi trường Việt Nam.

4. Trung Quốc ngang nhiên đem tàu vào các đảo của ta mà chẳng dám tố cáo họ ra tòa án quốc tế.

5. Cho phép nắn lại dòng chảy sông Ðồng Nai mà thực chất là bọn đại gia cấu kết với quan chức để chiếm đất.

6. Tổ chức cưa cắt cây xanh ở Hà Nội là âm mưu cướp gỗ quí. Nếu vụ cây xanh HN trót lọt thì họ chia nhau bạc tỉ mà Hà Nội sẽ thành sa mạc...

7. Tập Cận Bình chủ mưu đánh Việt Nam. Vậy mà Việt Nam bắn đại bác đón rước giặc vào nhà và thẳng tay đàn áp những người chống đối. Mỗi lần nhìn thấy vết sẹo trên trán kỹ sư Trần Bang tôi lại sục sôi căm hận lũ hèn với giặc, ác với dân.

8. Hôm nay lại tới việc lấp liếm tội cho Formosa. Những kẻ bất lương đã vu khống cho những người đi bảo vệ môi trường là “phản động.” Vậy là công an các người đàn áp khốc liệt những người xuống đường.

Ngày trước chúng tôi luôn nghĩ lực lượng công an là giữ yên bình cho xóm làng. Công an trước đây là niềm tin yêu của nhân dân. Còn bây giờ các anh là ai? Cảnh sát kinh tế là nỗi kinh hoàng của người buôn bán. Công an giao thông thì trắng trợn cướp tiền của các tài xế. Còn cảnh sát cơ động thì thẳng tay đàn áp những người dám cất tiếng đòi nhân quyền, dân chủ, thoát Trung. Những người coi tù đánh đập dã man những tù nhân lương tâm.

Ðã nhiều đêm trăn trở với nỗi dằn vặt đớn đau trước hiện tình đất nước vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng đã buộc tôi phải gửi tới các anh em bức thư này.

Hôm nay là ngày của mẹ, tôi đã khóc khi nghĩ tới mẹ Việt Nam đang quằn quại trong đau đớn vì mất biển, mất rừng... và bây giờ thì đang mất cả môi trường sống.

Hỡi anh em công an Việt Nam! Với tư cách là một người mẹ, tôi kêu gọi anh em hãy ngừng lại những sự đàn áp bắt bớ những người đang cất tiếng nói đòi quyền làm người. Các anh là công cụ sắc bén, là “thanh bảo kiếm trung thành bảo vệ đảng,” nhưng các anh đã quên hẳn câu khẩu hiệu đã thành truyền thống của ngành: “Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ,” hay là các anh làm theo sự chỉ đạo của kẻ nào đã tình nguyện làm tay sai cho Trung Quốc, chống lại nhân dân Việt Nam? Có gián điệp Trung Quốc đã chui vào nội bộ ngành công an hay không?

Các anh có biết chăng mấy năm qua hàng mấy chục ngàn gia đình quan chức chuyển tiền ra nước ngoài mua nhà, tậu biệt thự, lâu đài, xe cộ đắt tiền. Gia đình chúng đã tìm đến xứ “tư bản giãy chết” để chuẩn bị cho cuộc sống tương lai hết rồi.

Chúng đang tìm mọi cách vét nốt tài nguyên môi trường của Việt Nam lần cuối rồi sẽ an hưởng tuổi già ở bên kia đại dương. Trước mắt thì chúng lập công để được thăng quan tiến chức nhờ sai khiến được các người đàn áp, khủng bố nhân dân yêu nước. Lũ quan chức bất lương được hưởng nhiều lợi lộc do hành động khủng bố của các anh. Còn các anh có bao giờ nghĩ tới hậu quả của những việc làm tàn bạo, ngu xuẩn của mình không? Rồi các anh sẽ lãnh nghiệp đấy. Các anh chưa hiểu được sự chi phối khủng khiếp của luật nhân quả đâu.

Tôi được biết trên đất nước Trung Quốc, những người nông dân bị công an khủng bố, họ đã trói những tên công an đó lại và tẩm xăng đốt. Tôi vốn là Phật tử nên không bao giờ ủng hộ những việc trả thù tàn bạo như thế. Nhưng khi lòng căm thù đã tới ngưỡng thì chuyện gì người ta cũng dám làm hết mà chẳng ai ngăn họ được. Tôi thật sự không hiểu sao các anh có thể nhẫn tâm đánh đập dã man những người yêu nước, những người dân “vạn bất đắc dĩ” đã phải cơ cực đấu tranh vì cuộc sống, mạng sống của mình, của con cháu mình. Bọn quan chức bán nước chúng vu cho những người đi đấu tranh chúng tôi là “phản động.” Chúng còn bảo mỗi lần chúng tôi đi biểu tình là được “bọn phản động” phát cho 700 ngàn đồng. Lũ vu khống đó sao không biết ngượng mồm khi bịa đặt những chuyện như vậy nhỉ? Các anh hãy tỉnh cơn mê đi khi còn chưa quá muộn. Hãy thương lấy cha mẹ, vợ con các anh. Xin đừng làm nhục những người thân của các anh. Sống có đạo đức để còn tạo phước cho con cháu.

Một lần nữa lấy tư cách một người mẹ xin các anh ngừng bàn tay tội ác. Rất mong các anh cùng đi với nhân dân.
vuongquan
Posts: 270
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »


Reuters: Chuyến thăm kéo dài 3 ngày đến Việt Nam là biểu hiện “bất thường“


VietTimes -- Reuters cho rằng chuyến thăm lưu lại Việt Nam đến 3 ngày là biểu hiệu "bất thường", có lẽ là rất hiếm.
Điều đó cho thấy ông Obama coi trọng, đặt việc mở rộng quan hệ hợp tác với Hà Nội là trọng tâm không thể thiếu.

Lê Dũng - /Thứ Hai, ngày 23/5/2016 - 10:04

Image
Tổng thống Mỹ Obama và bước chân đầu tiên trên đất Việt Nam.

Theo báo cáo tin xuất bản ngày 22/5/2016 của hãng tin Anh Reuters, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã bắt đầu chuyến thăm chính thức, đầu tiến của mình tới Việt Nam từ ngày hôm nay 23/5 dù trước đó chiếc chuyên cơ Air Force One đã đưa nhà lãnh đạo Mỹ hạ cánh an toàn xuống sân bay Nội Bài.

Với tiêu đề "Lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam trong chiến lược cân bằng khi Obama thăm cựu thù Việt Nam", Reuters bình luận rằng chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama có mục đích chính là gàn hắn quan hệ đối tác với cựu thù của Washington, cũng là là một phần không thể hiến của chiến lược xoay trục, cân bằng chiến lược sang Thái Bình Dương trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh và ảnh hưởng ở khu vực.

"4 thập kỷ sau khi kết thúc cuộc chiến tranh từng dẫn đến sự chia cắt sâu sắc trong tâm tưởng người dân Mỹ, ông Obama (dù sắp hết nhiệm kỳ - PV) cũng sẽ cố gắng đẩy mạnh các mối quan hệ hợp tác kinh tế, phòng thủ mạnh hơn với những nhà lãnh đạo của quốc gia cựu thù - Việt Nam, bất chấp thực tế là còn những vấn đề hai bên còn đang bất đồng" - Reuters nói.
Image
Ông Obama được đón ở sân bay Nội Bài, Hà Nội.

Reuters cho rằng chuyến thăm lưu lại Việt Nam đến 3 ngày là biểu hiệu "bất thường", có lẽ là rất hiếm. Điều đó cho thấy ông Obama coi trọng, đặt việc mở rộng quan hệ hợp tác với Hà Nội là trọng tâm không thể thiếu.

Thậm chí, ngay trước chuyến thăm, Tổng thống Obama cũng phải gánh chịu áp lực, buộc ông phải hoãn công bố việc gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam.
Image
Ông Obama được đón ở sân bay Nội Bài, Hà Nội.

Tờ báo của Anh cũng thẳng thắng cho rằng việc Washington mà công bố gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam chắc chắn sẽ chọc giận Trung Quốc bởi nó đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ công khai nỗ lực giúp các quốc gia láng giềng với Bắc Kinh chống lại tham vọng chiếm đoạt toàn bộ biển đảo trên Biển Đông của Trung Hoa.

Theo Reuters, các quan chức Mỹ đã đưa ra quyết định hoãn công bố gỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam vào thời điểm máy bay của ông Obama hạ cánh xuống sân bay Nội Bài ở Hà Nội.
Image
Người dân Việt Nam đón chờ chuyến thăm của ông Obama.

Tuy nhiên, điều đáng lạc quan là những trợ lý cao cấp, hàng đầu của ông Obama tại Nhà Trắng đã ủng hộ việc nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam để giúp quốc gia này có điều kiện gia tăng sức mạnh phòng thủ trong công cuộc bảo vệ chủ quyền của mình trên Biển Đông.

Ông Obama là tổng thống Mỹ thứ ba đến thăm Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1995. Theo Reuters, chuyến thăm của ông Obama đến Việt Nam cũng được nhiều người dân bản địa chào đón.
Image
Ông Obama về nơi nghỉ tạm tại Hà Nội (ảnh từ Facebook của Đại sứ Mỹ Ted Osius)
buikiem
Posts: 503
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

Biểu tình môi trường: Báo chí chống lại báo chí
Phạm Chí Dũng
(Blog VOA)

Mâu thuẫn tạo ra khác biệt. Mâu thuẫn càng lớn, khác biệt càng nhiều. Mâu thuẫn chuyển thành xung đột, khác biệt biến thành cuộc đối đầu giữa các ý thức hệ.

Việt Nam đã và đang là như thế. Chính trị Việt Nam không chỉ chứng kiến cuộc xung đột quyền lực dữ dội trong nội bộ đảng cầm quyền, mà xã hội Việt Nam cũng đang chứng kiến một sự phân hóa đến cùng cực ngay trong lòng báo chí nhà nước.

Những cuộc biểu tình “cá chết Formosa” vào tháng 5 năm 2016 đã làm lộ ra tất cả.

Lặng lẽ xuống đường

“Khi những người bị bắt rồi tống lên xe bus để chở về sân vận động Hoa Lư (Q.1-Sài Gòn) nhận được những tràng vỗ tay cổ vũ của đám đông đứng bên đường, họ sẽ hiểu việc làm của mình ít ra không vô ích. Dù cho phải nhận những đòn đánh hung bạo của lực lượng trấn áp nhưng làm sao khác được khi mọi cuộc tập dượt đều phải có sự hy sinh... Hôm nay nhiều người bị đánh đập, máu và nước mắt của một bà mẹ trẻ cùng con mình đã đổ xuống trong một buổi sáng nóng bức ở Sài Gòn. Nói tôi vô tình cũng được, nhưng điều đó là sự cần thiết để trui rèn một xã hội dân sự thực thụ cho tương lai.”

Nhà báo Trung Bảo đã viết trên trang FB cá nhân của mình như vậy. Những dòng chữ và con chữ máu lửa như thế vẫn còn là hiếm hoi vào thời buổi phần lớn trong số hai chục ngàn nhà báo có thẻ ở Việt Nam vẫn cúi đầu lầm lũi. Thời buổi mà những tờ báo đảng và cả “đài truyền hình quốc gia” vẫn chưa ra khỏi cơn lên đồng nói lấy được vào giai đoạn cuối.

Nhưng dù gì, năm nay nhà báo đã dám mở miệng nói chuyện chính trị, nếu so với sự im lặng hoàn toàn của họ hồi 5 năm trước.

Báo chí và báo giới nhà nước ở Việt Nam vẫn nổi tiếng là thụ động và vô cảm. Trong khi phong trào dân chủ và xã hội dân sự đã khởi xướng những cuộc biểu tình chống Trung Quốc từ mùa Hè năm 2011, trong khi vô số nhiễu nhương và tai ương giáng xuống đầu dân oan đất đai và nạn nhân của ô nhiễm môi trường, tuyệt đại đa số trong hơn 800 tờ báo nhà nước vẫn cúi đầu khép miệng. Chỉ có một ít nhà báo còn bức xúc, còn tâm huyết, nhưng không làm cách nào để chuyển tải được nỗi bất mãn và phản kháng của họ lên mặt báo nên đành buông bút. Ðó là câu chuyện từ năm 2015 trở về trước.

Nhưng từ đầu năm 2016, mọi chuyện bắt đầu “diễn biến hòa bình” với tốc độ nhanh hơn hẳn. Khi hàng ngàn người dân Sầm Sơn ở Thanh Hóa xô đổ hàng rào cảnh sát cơ động để đòi chính quyền địa phương trả biển cho họ, khá nhiều tờ báo nhà nước đã sôi sục tham gia vào chiến dịch ủng hộ bà con ngư dân. Nhiều nhà báo bắt đầu thức tỉnh.

Không chỉ thức tỉnh xã hội, báo giới nhà nước còn bắt đầu thức tỉnh chính trị. Làm thế nào để những người độc lập tự ứng cử vào Quốc Hội không bị chính quyền, công an, tuyên giáo lẫn báo đảng vùi dập, mạt sát không thương tiếc như những kỳ bầu cử trước? Không chỉ một lần, một số số tờ báo nhà nước đã gián tiếp bày tỏ thái độ từ bênh vực đến ủng hộ những người tự ứng cử. Bày tỏ cho đến lúc họ bị loại hết, loại thẳng cánh trong cuộc bầu cử Quốc Hội vào Tháng Năm này...

Ðiều đáng ghi nhận của báo chí nhà nước là tuyệt đại đa số đã từ chối chỉ đạo “phản tuyên truyền” đối với phong trào biểu tình của dân chúng. Từ khá nhiều năm qua, ban biên tập nhiều báo lấy lý do là “chuyên ngành” nên đã từ chối đăng tải những tin tức công kích người bất đồng chính kiến và giới đấu tranh nhân quyền.

Ðến vụ “cá chết Formosa,” rất nhiều tờ báo nhà nước đã lên tiếng phản đối. Ðáng chú ý hơn nữa là một số nhà báo đã lặng lẽ - tất nhiên chỉ mới lặng lẽ - bước xuống đường để hòa chung dòng người biểu tình về môi trường trong hai ngày 1 tháng 5 và 8 tháng 5. Nhà báo nữ Nguyễn Thế Thanh thường là một khuôn mặt điển hình. Từng là tổng biên tập báo Phụ Nữ Sài Gòn và phó giám đốc Sở Văn Hóa Thông Tin Sài Gòn, bà đã xuống đường trong cuộc biểu tình môi trường ngày 1 tháng 5 ở Sài Gòn.

Bờ bên kia


Sài Gòn. Nhật ký Sài Gòn ngày 8 tháng 5, một tuần sau cuộc biểu tình môi trường đầu tiên. Ngày đẫm máu nhân quyền. Có đến vài ba trăm người biểu tình bị đánh đập ngoài đường phố, bị bắt nhốt, rồi lại bị đánh đập tàn nhẫn trong “trại tập trung”...

Nhưng khi báo chí nhà nước bị Ban Tuyên Giáo Trung Ương cấm đăng tải thông tin về Formosa, đã có một số nhà báo nhà nước bắt đầu can đảm hơn. Không lên mặt báo chính thống thì bày tỏ sự bức xúc và phản kháng của họ trên mạng xã hội.

Nhà báo Khổng Loan viết trên FB cá nhân ngay sau khi cuộc biểu tình ngày 8 tháng 5, 2016 tại Sài Gòn kết thúc:

“Sự phẫn nộ đang tích tụ dần, chỉ chờ một mồi lửa. Nóng quá. Một hệ thống chính trị lúng túng, bởi vì thiếu sự chính danh nên cũng không có trách nhiệm phải giải trình...

“Sắp bầu cử rồi. Bầu ai, ai bầu, bầu họ để làm gì, vì sao phải/cần bầu họ? Phải suy nghĩ kỹ, ‘cái gì không có ích cho dân thì cương quyết không làm.’ Và ‘trách nhiệm đạo đức của công dân là bất tuân những gì sai trái.’

“Chúc mừng lực lượng tuần hành ôn hòa vì môi trường trong sạch cho thế hệ mình và tương lai đất nước này. Sau mỗi dịp thế này, chứng kiến cách hành xử của giới chức trách, lại có một cơ số người vốn đang phân vân chưa biết đứng ở đâu (đang ngồi bờ rào ngó) đã quyết định nhảy ngay sang bờ bên kia. Ðừng đánh giá thấp những người tuần hành vì môi trường, họ có sự chính trực và chính đáng của họ nên sức mạnh của họ và sự ủng hộ dành cho họ sẽ rất lớn.”

Và “bờ bên kia”

Sau hai ngày biểu tình về môi trường 1 tháng 5 và 8 tháng 5 năm 2016, không còn nghi ngờ gì nữa, việc phản kháng nạn ô nhiễm môi trường đã trở thành trách nhiệm của một phần dân chúng, chưa tính đến rất nhiều người muốn xuống đường chỉ để bày tỏ bức xúc nhưng vẫn chưa đủ can đảm vượt qua chính mình.

Hiện tượng trên đã chứng minh rõ ràng rằng những luận điệu mà giới công an và tuyên giáo đảng đổ vấy cho “lực lượng thù địch,” Việt Tân... chỉ là một cách đối phó quá nhàm chán với đám đông biểu tình. Ðây không phải lần đầu tiên, mà đã rất nhiều lần công an Việt Nam “cứ có chuyện gì thì đổ hết cho Việt Tân là xong!”

Báo chí đảng đã tự biến mình thành “bờ bên kia” trong lòng báo giới. Ngay trong lòng dân.

Lối “phản tuyên truyền” đó vẫn tiếp diễn một cách sống sượng và trơ tráo. Khởi đầu chiến dịch vu cáo người dân biểu tình là đài truyền hình Việt Nam. Kênh VTV1 của đài này, khi phát tin về hai nhà hoạt động nhân quyền Trương Minh Tam và Chu Mạnh Sơn bị công an bắt giữ, đã thẳng tay quy chụp hai người này được “thế lực thù địch” chỉ đạo. Không dừng ở đó, chương trình ANTV của đài này còn chụp mũ “chống đối nhà nước” đối với các trí thức phản biện có bề dày ở Việt Nam như Tiến Sĩ Nguyễn Quang A của Diễn Ðàn Xã Hội Dân Sự, Giáo Sư Nguyễn Huệ Chi của trang Bauxite, nhà thơ Hoàng Hưng của Ban Vận Ðộng Văn Ðoàn Ðộc Lập Việt Nam.

Ðến lượt báo Pháp Luật Sài Gòn. Tờ báo này đã đăng tải một bài viết công kích hai nhà hoạt động nhân quyền Trương Minh Tam và Chu Mạnh Sơn, không quên chụp cho họ cái mũ “phản động.” Ðến lúc này, nhiều bạn đọc đã bày tỏ sự ngạc nhiên lẫn thất vọng không giấu giếm trên mạng xã hội: “Báo Pháp Luật vẫn thường được người dân và trí thức tin cậy nhất định vì đưa thông tin tương đối khách quan và còn có tính phản biện. Nhưng tại sao tờ báo này lại đăng một bài đậm giọng điệu công an đến thế?”

Có người cũng nhắc lại rằng chất phản biện của báo Pháp Luật chủ yếu có được dưới thời tổng biên tập cũ là ông Nam Ðồng (nay là chủ một quán cơm từ thiện nổi tiếng ở Sài Gòn). Còn tổng biên tập hiện thời - ông Mai Ngọc Phước - lại có quá khứ là một sĩ quan an ninh của công an Sài Gòn và sau đó làm nhiệm vụ quản lý báo chí tại Ban Tư Tưởng Văn Hóa Thành Ủy ở thành phố này.

Tương tự “giọng điệu công an” của báo Pháp Luật, đã có một ít tờ báo khác như trang Quân Ðội Nhân Dân, Công An Nhân Dân, Công An TP, kể cả VTC News cũng tham gia vào chiến dịch phản biểu tình và “tất cả cứ đổ cho Việt Tân.”

nguyentandung.org là ai?

Một hiện tượng “công an mạng” cũng rất đáng lưu tâm và truy nguyên là nguyentandung.org - một trang mạng chưa bao giờ được xem là chính thống nhưng không hề bị chặn tường lửa, luôn hằn học công kích với cường độ cao đối với giới đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền. Kể cả với cuộc biểu tình phản đối giàn khoan Hải Dương 981 của hàng chục ngàn người dân Sài Gòn vào giữa năm 2014, nguyentandung.org đã liên tiếp tung ra nhiều bài viết quy chụp tính chất “phản động,” “phản bội” đối với nhiều trí thức và còn đe dọa tống họ vào tù.

Trước và sau các cuộc biểu tình môi trường tháng 5, 2016, nguyentandung.org cũng luôn là trang mạng tiên phong về giai điệu “Việt Tân đứng sau biểu tình nhằm giật dây gây rối và phá hoại bầu cử Quốc Hội.”

Sự nổi lên bất thường của nguyentandung.org được một số dư luận cho là trang mạng này được hậu thuẫn của một thế lực chính trị nằm trong nội bộ đảng. Trước Ðại Hội XII, trang này ủng hộ tuyệt đối Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và luôn mang sắc màu công an trong nhiều bản tin nội chính. Nhưng sau Ðại Hội XII khi ông Dũng “rớt đài,” trang nguyentandung.org có thể được một số nhân vật chính trị nào đó trong nội bộ đảng kín đáo chọn và xây dựng để trở thành trang mạng tiêu biểu về xu hướng “dân chủ” và “cải cách,” tìm cách thu hút những người dân và trí thức ít hiểu về bản chất “ngụy dân chủ” của nó - trong hiện tại và đặc biệt là trong tương lai không xa “khi thời thế thay đổi,” kể cả khi có đa đảng ở Việt Nam.

Sẽ cần nhiều thời gian và chất xám hơn để nhận định về nguyentandung.org và về tính song song giữa quỹ đạo công an và “nhóm quyền lực ngụy cải cách” phía sau trang mạng này.

Nếu Việt Tân kiện...


Một ngày trước cuộc biểu tình về môi trường 15 tháng 5, công an Sài Gòn tổ chức “họp báo” với chủ đề, “Việt Tân giật dây gây rối và lật đổ chính quyền.” Một số tờ báo nhà nước lập tức đăng tải tin tức nóng sốt này với mục đích làm cho nhiều người dân muốn đi biểu tình phải hoang mang và sợ bị liên lụy với “thế lực phản động nước ngoài.”

Nhưng nếu chú ý, bạn đọc sẽ nhận ra trong các bản tin “nội chính” đó không hề xuất hiện tên họ quan chức nào của công an Sài Gòn khi đưa ra những nhận định về Việt Tân. Cũng không có bất kỳ tấm hình nào về “họp báo” để làm bằng cho bản tin trên nếu quả thực có xuất xứ từ công an Sài Gòn. Hiện tượng này khác hẳn với tên tuổi và hình ảnh công khai ồn ào của công an Sài Gòn trong nhiều cuộc họp báo trước đây, nhất là trong chiến dịch “ra quân trấn áp tội phạm” hồi tháng 3, 2016.

Vì sao lại nổi lên sự vắng bóng của quan chức công an khi tổ chức thông tin về Việt Tân? Phải chăng sau trận đàn áp dã man như thể cố ý đối với người biểu tình vào ngày 8 tháng 5 và có thể đã bị “trung ương” khiển trách nặng nề về hành vi tấn công và đánh đập hết sức bất thường đối với người biểu tình, không một quan chức nào của công an Sài Gòn còn đủ liêm sỉ và lòng can đảm để xuất hiện trước công luận và chịu trách nhiệm về phát ngôn của mình?

Hãy thử tưởng tượng: nếu Việt Tân kiện những tờ báo nhà nước như Tuổi Trẻ, VietNamNet... đã đăng bản tin “Việt Tân giật dây...,” ban biên tập những tờ báo này sẽ làm sao để chứng minh được, theo chính Luật Báo Chí Việt Nam, nguồn tin và tính chính xác của nguồn tin mà họ nhận được là từ công an Sài Gòn?
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Obama đến Hà Nội trong tình thế phức tạp tại Việt Nam
Hà Tường Cát/Người Việt

HOA KỲ - Truyền thông Hoa Kỳ nói rằng chuyến thăm viếng Việt Nam của Tổng Thống Obama không chỉ như một sự kiện lịch sử,
mà nên nhìn tới những ý nghĩa và giá trị tương lai.

Image
Vịnh Cam Ranh, căn cứ quân sự thời gian chiến tranh Việt Nam. (Hình:Getty Images)
Tổng Thống Obama đến Việt Nam giữa thời điểm Hoa Kỳ, Việt Nam và các nước Đông Nam Á đang có chung mối quan tâm về ý đồ của Trung Quốc trong vùng Biển Đông.

Bằng chuyến thăm viếng này, Tổng Thống Obama muốn đẩy mạnh quan hệ đối tác giữa hai nước về kinh tế cũng như an ninh quốc phòng trong khuôn khổ chiến lược chuyển trục về Châu Á.

Trên căn bản, hai mục tiêu ấy phù hợp với nguyện vọng của Việt Nam, nhưng không phải dễ dàng để có thể chấp nhận và thi hành được. Trên cả hai mặt đối nội và đối ngoại, có nhiều vấn đề phức tạp mà nhà cầm quyền Việt Nam cần cân nhắc.

Hãng tin AP dẫn lời Marvin Ott, cựu giảng viên National War College và là người dẫn đầu phái đoàn giao lưu quân sự thứ nhất đến Việt Nam đầu thập niên 1990: “Việt Nam phải giải phương trình chiến lược rất hóc búa. Một vế là có thể xích gần lại Mỹ đến mức nào để Trung Quốc chấp nhận được, không lo ngại vì thấy bị hăm dọa và suy giảm ảnh hưởng trong khu vực mà họ muốn nắm quyền khống chế. Vế thứ hai là làm sao thỏa mãn đòi hỏi của Mỹ về dân chủ nhân quyền mà quyền lực của chế độ không bị thương tổn."

Dấu hiệu đáng chú ý nhất để đánh giá tiến triển trong mức độ hợp tác giữa hai nước, là về cấm vận vũ khí, mà người ta chờ đợi Tổng Thống Obama sẽ đưa ra một quyết định mới. Lệnh cấm vận vũ khí áp đặt từ sau 1975, đến năm 2014 được giảm nhẹ và chỉ còn giới hạn về những loại vũ khí sát thương. Việt Nam đã có thể mua của Mỹ những tàu tuần tiễu nhỏ gắn đại liên và một số những khí tài khác như thiết bị an ninh và phương tiện truyền tin. Tin tức từ các cơ quan truyền thông trong nước nói rằng Việt Nam muốn mua máy bay tuần thám biển như loại P-3 Orion nhưng Mỹ chưa đồng ý.

Thật ra việc được phép mua vũ khí của Mỹ mang giá trị nguyên tắc và ý nghĩa tinh thần nhiều hơn. Chưa biết Việt Nam muốn tìm những vũ khí gì mới vì từ trước đến nay vẫn có thể mua của Nga, dễ hơn và rẻ hơn. Theo Viện Nghiên cứu Hòa Bình ở Stockholm, Thụy Điển, thì trong 5 năm qua, Việt Nam đứng hàng thứ 8 trên thế giới về nhập cảng vũ khí, hầu hết từ Nga.

Nhưng đối với các công ty kỹ nghệ quốc phòng Mỹ, Việt Nam có thể là khách hàng nhiều hứa hẹn vì nhu cầu tăng cường và cải tiến vũ khí để gia tăng phòng thủ chống Trung Quốc. Cho đến nay Việt Nam vẫn xuất siêu mậu dịch đối với Mỹ – năm 2015 trị giá xuất cảng $38 tỷ, nhập cảng $7 tỷ. Cán cân mậu dịch sẽ quân bình hơn nếu Hoa Kỳ xuất cảng vũ khí và thêm những sản phẩm khác đến thị trường Việt Nam.

Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ và nhiều nhà lập pháp như Thượng Nghị Sĩ John McCain ủng hộ việc giải tỏa cấm vận vũ khí, nhưng trong Quốc Hội vẫn có một số người cho là điều này phải tùy thuộc vào tình trạng cải thiện tự do và nhân quyền ở Việt Nam. Các giới chức Tòa Bạch Ốc nói là Tổng Thống Obama có thể bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí nhưng cho đến bây giờ ông chưa cho biết quyết định cuối cùng. Tổng Thống Obama một mặt phải cân nhắc những quan điểm tại Quốc Hội, mặt khác quan trọng hơn là thẩm định phản ứng của Trung Quốc và khả năng chấp nhận rủi ro của Việt Nam.

Tờ Wall Street Journal trong bài viết mang tựa đề “Nước Việt Nam phi dân chủ chờ đợi Obama” cho rằng đây là cơ hội ngàn năm một thuở để Hoa Kỳ thúc đẩy cải cách dân quyền và nhân quyền tại Việt Nam. Theo bài báo, quan hệ chặt chẽ hơn mà chính quyền Việt Nam mong muốn, sẽ tùy thuộc vào cải cách ấy. Hoa Kỳ cần cho thấy rằng thiện chí của mình đối với một cựu thù không chỉ là để đòi hỏi một chính quyền Việt Nam sẵn sàng chống bành trướng Trung Quốc mà còn là để cho người dân Việt tiếp tục đấu tranh cho tự do và dân quyền.

Chính quyền Việt Nam đã cam kết sẽ cho phép các công đoàn độc lập được tổ chức và hoạt động tự do như một trong những điều kiện để mở đường gia nhập thỏa hiệp mậu dịch Xuyên Thái Bình Dương - TPP. Trong giai đoạn TPP chưa được Quốc Hội Mỹ cũng như Nhật phê chuẩn, Việt Nam sẽ là mẫu mực đầu tiên chứng tỏ giá trị của hiệp định mậu dịch được coi như một trong những chiến lược quan trọng nhất của chính quyền Obama ở Châu Á.

Nếu trong lãnh vực kinh tế, Việt Nam là một trong các quốc gia đang phát triển có nhiều tiềm năng nhất ở Châu Á, thì về mặt quân sự Việt Nam là đối tác chiến lược quan trọng nhất của Mỹ trong số các nước ASEAN. Riêng với các nước ven bờ Biển Đông, Indonesia có những xung đột lợi ích trên biển nhưng không tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Philippines là đồng minh duy nhất của Mỹ nhưng quân lực quá yếu, Malaysia và Brunei không muốn va chạm với Trung Quốc.

Vì thế, cùng với sự chú ý đến vấn đề cấm vận vũ khí như đã nói trên, một quyết định khác về phía Việt Nam cũng được các quan sát viên chờ đợi, đó là vịnh Cam Ranh. Hải quân Hoa Kỳ muốn cho các chiến hạm được sử dụng dễ dàng và thường xuyên hơn cảng Cam Ranh. Chưa rõ Việt Nam có thể thỏa hiệp ra sao trong vấn đề tế nhị này trong dự doán chắc chắn sẽ gây phản ứng từ phía Trung Quốc.

Cựu Nghị Sĩ Chuck Hagel trong cuộc phỏng vấn của tờ The New York Times nói rằng đối với ông, trong mỗi quyết định khi làm bộ trưởng quốc phòng hay khi đưa một ý kiến với tổng thống Obama, đều có ảnh hưởng từ kinh nghiệm là một cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam. Cùng với Thượng Nghị Sĩ John McCain và nhiều người khác, ông Hagel cho rằng cần hướng tới tương lai chứ không quay lại quá khứ.

John McCain, TNS-Cộng Hòa Arizona, từng nói rằng những nỗ lực giúp vào việc Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam năm 1994 “là môt trong những thành tựu đáng tự hào nhất” của đời ông.” Ông đã trở lại thăm Việt Nam nhiều lần và “ở Hà Nội người ta quen mặt tôi hơn là ở Phoenix, Arizona.”

Nhưng theo Hagel, “hãy còn nhiều bóng ma quanh đây.” Ông cho rằng không thể nào chấm dứt những tình cảm tâm lý đau buồn nơi một số cựu chiến binh và gia đình họ. Ông nói: “Lá cờ đen P.O.W./M.I.A. vẫn còn treo ở trụ sở Quốc Hội Liên Bang và các tiểu bang, và vẫn có người hy vọng hãy còn người Mỹ mất tích sống sót ở Việt Nam.”

Tuần trước, trong một cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc, một số lãnh tụ các tổ chức cựu chiến binh còn nói chuyện này. Frank Francois II, chủ tịch Service Disable Veteran Enterprises kể lại là một câu hỏi đã được nêu lên với Tổng Thống Obama: “Chúng tôi muốn Tổng Thống hỏi các nhà lãnh đao Việt Nam rằng còn người Mỹ nào bị giam giữ hay sống ở nơi nào đó không?” (HC)
quangminh
Posts: 548
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Post by quangminh »

Thành công trong chuyến thăm Việt Nam của ông Obama

NGUYỄN TƯỜNG THỤY


Nay ông đi rồi, ngày mai giống như mọi ngày*

Tôi xin mượn giai điệu của một bài hát nói về người lính Bắc Việt lên đường vào miền Nam chiến đấu
để diễn tả tâm trạng của mình và của rất nhiều người người Việt Nam lúc này.

Trưa nay, Sài Gòn thay mặt cả nước tiễn Ngài Tổng thống Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ Obama, tôi có một cảm giác trống trải đến mênh mông.
Hà Nội, rồi Sài Gòn, mỗi thành phố được hân hoan một ngày rưỡi, một ngày.

Tôi có mấy câu thơ đề ảnh ông Obama vẫy chào tạm biệt Sài Gòn, tạm biệt Việt Nam trong hình dưới đây:

Image
Chuyến thăm Việt Nam của ông Obama không có một kết quả gì cụ thể trừ việc Mỹ dỡ bỏ cấm vận bán vũ khí sát thương, điều mà không mấy ai quan tâm. Không có hứa hẹn gì về tù nhân lương tâm. Việc thả Linh mục Nguyễn Văn Lý, một tù nhân già yếu, bệnh tật trước 2 tháng không làm cho ai thỏa mãn. Không có một hy vọng nào cho Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Văn Đài… và đặc biệt là Trần Huỳnh Duy Thức với án16 năm tù. Anh tuyên bố tuyệt thực vô thời hạn vào thời điểm đúng 7 năm anh bị bắt 24/5 và cũng đúng vào lúc ông Obama đang ở thăm Việt Nam.

Không có tái cam kết nào về nhân quyền, về việc chấp nhận công đoàn độc lập và các tổ chức xã hội dân sự, về chống tra tấn…

Sự kiện biển Miền Trung bị đầu độc dẫn đến 3 đợt biểu tình và 3 ngày chủ nhật liên tiếp trên toàn quốc tạm gác lại để chào mừng ông Obama, không được nhắc đến một chữ.

Điều này, trước chuyến đi của ông Obama, dư luận cũng không trông ngóng gì nhiều. Việt Nam Thời Báo có bài Đừng trông chờ nhiều ở chuyến đi thăm của ông Obama…

“Chúng ta không nên trông chờ nhiều ở chuyến đi thăm Việt Nam lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng của tổng thống Mỹ Obama, một chuyến đi làm việc và làm khách của chính quyền VN, chứ không phải là một ông Nhân Quyền mà các nhà dân chủ ở Việt Nam chờ đợi.

Lại càng không thể là một bước đột phá cho các quyền con người, cũng như không thể làm cho các tù nhân lương tâm đột ngột lũ lượt ra khỏi tù được. Mặc dù ông có thể làm nhiều hơn những gì ông đã làm”.

Chuyến thăm Việt Nam của ông Obama có vẻ như đơn thuần là một chuyến thăm ngoại giao trước khi ông hết nhiệm kỳ vì không thể để dành đến kỳ sau khi mà Hiến pháp Hoa Kỳ không cho phép ông ứng cử nhiệm kỳ thứ 3. Nhìn ở một góc độ nào đó, nó gần giống như việc ông Tổng thanh tra Nguyễn Văn Truyền trước khi nghỉ hưu bổ nhiệm hàng loạt cán bộ.

Ngày mai giống như mọi ngày. Việc đàn áp dân chủ vẫn tiếp tục. Sẽ lại bắt bớ, đánh đập. Sẽ lại canh chặn những người hoạt động xã hội dân sự một cách vô pháp. Đảng CSVN sẽ lại ngang nhiên dùng luật rừng rú để cai trị đất nước. Cuộc đấu tranh với mục tiêu dân chủ hóa đất nước, giành lại quyền con người còn nhiều cam go và nhiều hy sinh, mất mát. Thông điệp của ông Obama: Tương lai đất nước các bạn do chính các bạn quyết định. Điều này đúng và không mới nhưng nó mang tính nhắc nhở. Những người hoạt động dân chủ chưa bao giờ ỷ lại vào Phương Tây nhưng rõ ràng sự tranh thủ sự ủng hộ của các nước văn minh, dân chủ là một điều chính đáng.

Đâu là thành công?

Dù vậy, sự thành công trong chuyến thăm Việt Nam của người đứng đầu Nhà Trắng lại nằm trong một ý nghĩa khác. Dẫu không giải quyết vấn đề gì cụ thể nhưng bài nói chuyện với công chúng của ông Obama tại Hà Nội và Sài Gòn có một giá trị rất lớn. Bằng lối diễn đạt trôi chảy, tự tin, khéo léo trên nền tảng kiến thức sâu rộng, ông đã truyền cảm hứng cho người Việt Nam về những giá trị Mỹ và thức dậy những giá trị Việti lâu nay bị bỏ quên. Ông đã làm cho người Việt Nam hiểu Mỹ hơn. Bài nói chuyện tạo hiệu quả đến mức, Facebookker Ngoc Nhi Nguyen cho rằng “Nếu người dân miền Bắc được nghe Tổng thống Mỹ nói chuyện từ năm 1945 thì sẽ không bao giờ có chiến tranh Việt Nam” .

Có thể coi sự kiện thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ lần này là một cuộc trưng cầu dân ý về việc chọn dân chủ hay chế độ độc tài.

Trong khi Chủ tịch nước tiếp đón tổng thống Mỹ với nghi thức tối thiểu và thái độ lãnh đạm rất khó hiểu thì người dân Hà Nội Sài Gòn đã bỏ hết công việc, tràn ra đường đón Ông với tất cả sự chân thành, ngưỡng mộ, cuồng nhiệt.

Không thể đổ cho hàng chục nghìn người xuống đường chào đón Tổng thống Mỹ là do thế lực thù địch hay Việt Tân xúi bẩy, thuê bằng tiền. Đó chính thực là lòng dân.

Họ ngưỡng mộ ông Obama không chỉ vì ông tài giỏi, uyên bác, vì ông bình dị, chân thành mà cái chính vì ông là hiện thân của giá trị Mỹ. Có lẽ hiếm có một quốc gia nào mà dân chúng đón tổng thống Mỹ nồng nhiệt như vậy. Ông đặt chân đến Hà Nội, đặt chân đến Sài Gòn, tất cả đều vỡ òa. Hẳn là nhiều người, kể cả các nhà lãnh đạo không tưởng tượng nổi dân chúng Việt nam lại cuồng nhiệt khi đón Tổng thống Mỹ đến thế. Và khi điều ấy xảy ra thì lại thấy dễ hiểu: đó là cơn khát dân chủ của người Việt được dịp bùng phát.

Hóa ra, cái gọi là ổn định chính trị chỉ là giả tạo. Người dân dù đã được tuyên truyền nhồi nhét đủ kiểu về một chế độ dân chủ gấp vạn lần tư bản, về một thiên đường phía trước và các nhà độc tài tưởng đã lừa được họ thì qua sự kiện đón Tổng thống Mỹ cho thấy họ đang khao khát tự do, khao khát một nền dân chủ nghị viện. Sinh ra trên đời, ai lại không muốn tự do dân chủ, dù là người châu Á hay người Âu - Mỹ. Nói dân chủ mỗi nước có đặc thù riêng chỉ là ngụy biện. Không thể nói dân các người muốn bình đẳng, còn dân tôi ưa được đè đầu cưỡi cổ.

Hóa ra nói dân tin vào đảng, yêu chủ nghĩa xã hội cũng chỉ là tự trấn an. Hóa ra tuyên truyền Trung Quốc là bạn, Mỹ là kẻ thù không thể thấm vào được lòng dân. Điều trớ trêu là trong quá khứ, Trung Quốc từng giúp Việt Nam đánh Mỹ, thế mà giờ đây, người Việt Nam ghét bạn chiến đấu cũ bao nhiêu thì lại yêu cựu thù bấy nhiêu.
Image
Người Việt Nam đón Tổng thống Mỹ...

Image
... và đón Chủ tịch Trung Quốc
Có lẽ trước khi mời Obama sang Việt nam, những nhà lãnh đạo Việt Nam không thể tưởng tượng được, dân chúng lại cuồng Mỹ đến thế. Điều này làm cho những người hoạt động dân chủ vững tâm hơn, tin tưởng vào con đường mình lựa chọn hơn. Còn với nhà cầm quyền Việt Nam, chắc hẳn, họ sẽ phải suy nghĩ lại đường lối và phép cai trị của mình.

Đó là thành công, thành công rất lớn và cơ bản trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ lần này.

25/5/2016

===========

* Bài hát có những ca từ sau:

...Nay con đi rồi, nhà ta vắng đi một người

Bạn bè thương con, chúng nó đến nhà hỏi thăm

Mẹ bảo nó đi đánh giặc, vào Nam biết bao giờ về…
vuongquan
Posts: 270
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »

Image

Hiện tượng Obama và những cái đầu con hoang
Lê Hải Lăng
(Danlambao) - Chuyến đi Việt Nam của Obama được dân chúng quan tâm và tự nguyện chào đón một cách thiện cảm mà bài viết này gọi là hiện tượng Obama. Một vị Tổng Thống nước dân chủ lãnh đạo số 1 thế giới đi thăm một nước độc tài đảng trị cộng sản, được dân chúng ái mộ vô vàn. Đó cũng là thể hiện sự trắc nghiệm lòng dân mà nhà cầm quyền Việt Nam cần phải tìm con đường thay đổi hệ thống để đáp lại nguyện vọng và nhu cầu của dân chúng trong tiến trình phát triển đất nước.


Trong những ngày qua, đọc các cái tít một số tờ báo lớn đảng loan tin Obama đi thăm chỗ này, Obama thế nọ thế kia. Có nhiều tiết mục bài báo thay vì dùng TP HCM lại viết lên hai chữ Sài Gòn. Có báo nhảy rào dùng những lời phát biểu của Obama như chạy tít: “Nước lớn không được xâm chiếm nước nhỏ” hoặc bài “Hoàn cầu ấm ức Mỹ bỏ cấm vận vũ khí với VN, sao không dỡ với TQ”.

Có thể nói rằng thay vì xiết chặt báo chí trong vụ săn tin cá chết như ban tuyên giáo trung ương đã làm, đằng này hầu như có một cởi trói nào đó cho báo đảng được thảnh thơi chạy tít cho sự kiện Obama viếng thăm. Gây chú ý và lôi cuốn hấp dẫn người đọc chẳng hạn như là: Người dân túa ra phố xem siêu xe chở ông Obama. Giây phút đầu tiên Obama tới Hà Nội. TT Obama thưởng thức bún chả HàNội. Cuộc gặp gỡ bất ngờ với Obama dưới trời mưa. Người dân Sài Gòn đội mưa, hào hứng chờ đón ông Obama. Obama cởi áo vét, xắn tay áo trò chuyện cùng bạn trẻ Việt.


Hiện tượng Obama đơn giản từ cử chỉ hòa đồng bắt tay nồng ấm với dân nơi khu vực quán ăn tại Hà Nội, tác phong hài hòa biểu hiện qua chụp hình tươi cười cùng người dân khi ghé quán trong cơn mưa ở Mễ Trì. Một vài chi tiết nhỏ báo đưa tin, nhưng đó là cả một dịp may, cơ hội để cho dân so sánh cách sống của người nước dân chủ do dân bầu với quan đỏ của đảng tự bán tự bầu.

Từ lời khuyên lớp trẻ đứng lên bằng đôi chân của mình. Từ chuyện đề cập hành xử cường quốc để cảnh cáo: Nước lớn không được xâm chiếm nước nhỏ. Obama như muốn truyền đạt giấc mơ độc lập tự chủ cho cho một dân tộc nhỏ, láng giềng với một cái bang luôn dòm ngó muốn thôn tính.

Như sau một cơn bão tàn phá khủng khiếp, gặp ân nhân mang phẩm vật cứu trợ tới. Người dân VN đón chào Obama trong tâm trạng khát khao được ai đó cho miếng bánh trong cảnh tượng mang sức sống với nguồn gió mới. Họ đã chán ngấy độc tài độc diễn trước ngày bầu cử vừa qua với những màn đấu tố diễn lại cách đây nửa thế kỷ. Họ đã thất vọng mất sạch cả niềm tin dù là rất nhỏ nhoi vào nhà nước. Vì đảng không có người tài đức giải quyết vấn nạn khủng hoảng kinh tế cũng như âm mưu che đậy tội ác trong vụ cá chết.

Đón tiếp TT một nước dân chủ, lại là cường quốc số 1. Người dân đã thể hiện quan điểm của mình qua các phản hồi trong tất cả các báo nhà đảng kiểm soát. Phần đông là chào mừng và khen tư cách của vị khách quý. Trong thâm tâm của người dân ủng hộ Obama có nghĩa là nêu cao tự do dân chủ mà dưới thể chế độc tài CS người dân không có quyền hưởng.

Xin đơn cử một vài ý kiến ngắn của người dân lo lắng đến vận mạng đất nước trước giặc ngoại xâm:

Trong bài Giây phút đầu tiên TT Obama đến Hà Nội. Ý kiến của Thanh Đức: “Kính chào ông OBAMA, rất hân hạnh được ông đến thăm đất nước và nhân dân VN chúng tôi. Hy vọng ông sẽ tiếp thêm sinh khí dân chủ, hòa bình, hữu nghị tốt đẹp vào đất nước và con người Việt Nam. Quan hệ hữu nghị Việt - Mỹ là nhân tố quan trọng nhất cho công cuộc đổi mới và bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của VN trước họa xâm lược của T. Q". (Vnnet)

Trong bài TT Mỹ Obama đến Hà Nội. Ý kiến của Mồi Câu Cá Chép: “Trong đời tôi chưa từng chứng kiến sự thật nào trọng đại và tuyệt vời như thế này. Chúc Việt-Mỹ mãi mãi là anh em một nhà"(Vnexpress)

Người dân so sánh sự cách biệt giữa quan đỏ trong thể chế độc tài với tác phong của TT nước dân chủ:

Trong lúc quan chức VN đi họp đường bị lụt bắt bảo vệ cõng. Thì trong bài Cuộc gặp bất ngờ với ông Obama dưới mưa. Ý kiến của Thủy: “TT tự cầm ô”. Và đây là ý kiến của Hiên: “Xúc động và ước gì chúng ta có nhiêu lãnh đạo cao cấp dành cho nhân dân sự thân thiện tự đáy lòng như thế”

Hiện tượng Obama đã xảy ra như một trận bóng hào hứng, người dân tung hô quả banh Obama đá ra bằng đường chuyền từ nhân cách cầu thủ đội dân chủ đá qua lưới toán quân độc tài cần mở mắt có tầm nhìn.

Dẹp bỏ qua mọi khía cạnh khác trong chuyến đi của TT Obama. Cá nhân ông có thể mất vui khi nhà cầm quyền bắt cóc những nhà hoạt động XHDS không được tiếp xúc với ông. Nhưng về lâu về dài, với tư cách của ông đã gây ra hiện tượng Obama mà nơi đó người dân VN nhất là giới trẻ vượt qua sợ hãi để từng bước tìm cho mình đất đứng trong một nước thật sự độc lập, tự do, dân chủ mà ông Obama được hưởng trong nước Mỹ của ông.

Ông Obama đi ra nước ngoài bắt tay dân nói chuyện với dân. Còn lãnh đạo VN chỉ biết ra lệnh đánh dân, hành hạ dân, bắt dân bỏ tù khi dân lên tiếng.

Hiện tượng Obama là một bài học cho những người ngồi trên con thuyền biết:

Chèo ngược dòng nước sẽ bị lật trong dòng thác dân tộc vươn lên để sinh tồn.

Hiện tượng Obama cho những cái đầu con hoang Ba Đình thấy rằng:

Tinh thần dân tộc Việt Nam muốn thoát Trung cho khỏi họa nô vong là điều tối cần cho tiền đồ đất nước.

Lê Hải Lăng
dailien
Posts: 2454
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

CSVN thiếu văn hóa khi Tổng thống Obama thăm Việt Nam

Nguyễn Lộc Yên
(Danlambao) - Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama viếng thăm Việt Nam từ ngày 23 đến 25 tháng 5 năm 2016, trong thời gian này, giới chóp bu nhà cầm quyền CSVN đã tiếp đón thiếu lịch sự gây cho một số nhà trí thức và đồng bào Việt Nam vừa thẹn thùng vừa sững sờ!


Như vậy, “Văn hóa truyền thống của người Việt” là gì? Dân tôi mạo muội xin phép được định nghĩa khái quát để tiện theo dõi bài viết: “Văn hóa truyền thống của người Việt là nếp sống của những giá trị về vật chất và tinh thần do người Việt đã sáng tạo, tích lũy trong sinh hoạt thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với tự nhiên và xã hội trải qua quá trình lịch sử”.

Chuyến đi của TT Obama mong củng cố chính sách xoay trục sang châu Á; muốn thắt chặt mối quan hệ về an ninh với đối tác Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực Đông Nam Á, nên ngày đầu đến Việt Nam, tức ngày 23-5-2016, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam, dân tôi hoan hô nhưng rất lo ngại là sau khi CSVN mua được vũ khí sát thương có đem loại vũ khí này trình cho quan thầy Trung cộng để copy không? Việt Nam đang khó khăn về kinh tế, liệu rằng mua vũ khí tối tân thì người dân phải gánh thêm bao nhiêu tiền nợ do nhà nước gán cho?! Cũng xin thử hỏi là khi Việt Nam có vũ khí sát thương, có dám chống lại Trung cộng để giữ vẹn toàn lãnh thổ không? Hiện tại Bộ đội Việt Nam cả về lực và tinh thần chống ngoại xâm đã bị chóp bu CSVN cố hủy diệt, như Đại hèn tướng CSVN là Lê Đức Anh khi làm Bộ trưởng Quốc phòng, vào ngày 14-3-1988, đã ra lệnh: “Không được nổ súng trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa”?!.

Chưa nói đến sự thật hiện nay ngài Thái thú Nguyễn Phú Trọng cùng 19 Ủy viên Bộ Chính trị Cộng sản đã/đang cài đặt (chứ không phải nhân dân bầu) các hình nộm với các chức danh: Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, mà các hình nộm này đã diễn tuồng trông tệ hại khi gặp TT Obama: Trần Đại Quang đón tiếp một vị nguyên thủ quốc gia mà vẻ mặt hầm hầm, còn bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã được Dân Làm Báo ghi: “Hình ảnh bà ủy viên bộ chính trị đảng cộng sản, kiêm chủ tịch đảng hội, cộc cằn thô lỗ, vốc từng nắm cá quăng xối xả xuống ao như quăng cám vào chuồng lợn... xấu hổ cho đất nước Việt Nam có một mụ cộng sản vô văn hóa, cục mịch như thế lại ngồi ngất ngưởng trên đầu và đại diện cho 90 triệu dân Việt trong cái gọi là Quốc Hội Việt Nam (1)”. Trong khi đấy, một người không phải hình nộm lại rất thâm hiểm, đấy là Hoàng Trung Hải là một gián điệp của Tàu, trong bài: “Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải-gián điệp Tàu”, chính ông Phạm Hiện là “lão thành cách mạng 91 tuổi, 67 tuổi Đảng” đã thảng thốt: “Điều phản nghịch này có thể xuất phát từ hai lý do. Lý do thứ nhất xuất phát từ điều bí ẩn liên quan đến sự điều hành ngầm của Trung Quốc. Hai là, do HTH đã rất “tài” trong việc nịnh bợ mua chuộc cán bộ lãnh đạo, đút lót, chạy quyền, chạy chức (2)”. Thế mà, ngài Thái thú Trọng còn cài đặt gián điệp Hải kể từ ngày 5-2-2016, giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô là nơi đầu não của nhà cầm quyền Việt Nam?! Dù vậy, TT Obama vẫn giữ được bình thản và vui vẻ với mọi người.


Điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế do nhà sư Lưu Đạo Nguyên, người Quảng Đông xây năm 1892, thuộc quận 1, Sài Gòn. Từ năm 1982, Hòa thượng Thích Vĩnh Khương (thuộc Giáo hội quốc doanh) đến tiếp quản điện thờ. Đến năm 1984, điện Ngọc Hoàng đổi tên là "Phước Hải Tự". Chiều ngày 24-5-2016, Tổng thống Obama đến thăm chùa quốc doanh này. Tại sao không đưa T T Obama đến Chùa Liên Trì nơi Hòa thượng Thích Không Tánh làm viện chủ hay đến Thanh Minh Thiền Viện nơi Đức Tăng Thống đang bị quản thúc? Sự trớ trêu này, Ban Biên Tập Thư Viện Hoa Sen đã viết: “Đọc xong, chúng tôi thấy rằng chùa Ngọc Hoàng, mặc dầu mang tên “chùa” nhưng không phải là ngôi chùa vì nơi đây thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế và thờ các thần linh quen thuộc trong tín ngưỡng của người Tầu như: thần Thiên Lôi, thần giữ cửa, thần Thổ Địa, thần Táo Quân, thần Hà Bá, thần Lã Tổ, Thái Tuế, thần Lỗ Ban và Kim Hoa thánh mẫu. Chúng tôi cũng không hiểu vì sao mà chính phủ và Giáo hội Phật Giáo Việt Nam (thuộc Giáo hội quốc doanh) lại giới thiệu ngôi chùa Tầu này với tổng thống Obama để ông "bày tỏ thành kính và ngưỡng mộ truyền thống văn hóa Việt Nam, Mỉa mai thay!” Còn Việt Báo Online đặt câu hỏi: “Chùa Ngọc Hoàng có thờ Mã Viện, đúng hay không? Nếu đúng như thế, có ẩn ý nào của TT Obama khi thăm chùa này?!(3)” Tưởng cũng cần nói qua về Mã Viện (14 TCN-49 SCN), năm Quý Mão (43) Mã Viện đem quân Đông Hán xâm lăng nước ta, Hai Bà Trưng đem quân chống trả bị bại đã gieo mình tuẫn tiết tại sông Hát Giang. Cột đồng Mã Viện là một cây cột bằng đồng lớn do Mã Viện cho dựng sau khi chiếm được Giao Chỉ vào năm 43. Trên trụ đó có khắc sáu chữ: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” nghĩa là: Cột đồng gãy, Giao Chỉ mất.

Trở lại điện thờ Ngọc Hoàng, dân tôi không trách TT Obama thăm Diện thờ quốc danh này, mà trách ai đã lắt léo chọn Điện thờ Ngọc Hoàng gọi là ngôi chùa biểu tượng cho văn hóa truyền thống Việt Nam. Than ôi, TT Obama bị những tên Thái thú của Tàu gạt gẫm để ngưỡng mộ nơi thờ phượng của kẻ thù dân tộc Việt Nam mà Tổng thống Hoa Kỳ đã vất vả từ nửa vòng trái đất đi chiêm ngưỡng không đúng chỗ?!.

Ngoài ra, Tập Cận Bình là Tổng bí thư, Chủ tịch Trung cộng thăm Việt Nam từ ngày 5 đến 6-11-2015, được Thái thú Nguyễn Phú Trọng và nhà cầm quyền Việt Nam tiếp đón trọng thể: Bắn 21 phát đại bác (4), họ Tập còn dùng Quốc hội Việt Nam để “Thúc giục đứa con hoang đàng trở về nhà (5)”. Ngược lại, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama bắt đầu thăm Việt Nam ngày 23-5-2016, là một nguyên thủ của một quốc gia hay quốc trưởng của một nước lại không bắn 21 phát đại bác. Điều này rõ ràng Đảng CSVN và nhà cầm quyền Việt Nam là chư hầu của Bắc Kinh, là kẻ thiếu văn hóa, dù là chư hầu hay thiếu văn hóa cũng đã/đang làm cho quốc nhục và nhân dân Việt Nam bị tủi nhục, chứ không phải chỉ nhục nhã riêng Đảng CSVN mà thôi?!

Nhìn chung, suốt thời gian Tổng thống Obama thăm Việt Nam từ ngày 23 đến 25 tháng 5 năm 2016, TT Obama, đã bị một vài việc đáng buồn ngoài ý muốn của ông, như: sự tiếp đón thiếu văn hóa của nhà cầm quyền CSVN, họ đưa ông đến chiêm ngưỡng Điện thờ Ngọc Hoàng là không đúng chỗ... Tổng thống Obama đã đặt quá nặng về vấn đề đối tác chiến lược trong khu vực Đông Nam Á nên có ít nhiều không chú ý lắm về nhân quyền là điều đáng tiếc! Dù vậy, ông cũng đưa được làn gió dân chủ đến nhân dân Việt Nam do ông bình dị và hài hòa nên được đồng bào Việt Nam nồng nhiệt tiếp đón, chính ông đã thổ lộ: “Trong chuyến thăm này, sự thân thiện của các bạn đã chạm tới trái tim của chúng tôi. Nhiều người vẫy tay chào tôi bên đường, làm tôi cảm thấy được tình hữu nghị giữa hai dân tộc”.

Từ đấy, mong ông không buồn mà cảm thấy vui vì nhân dân Việt Nam là yếu tố chính của quốc gia Việt Nam, tiền nhân của chúng tôi là nhà văn hóa Nguyễn Trãi đã tâm niệm rằng: “Đẩy thuyền đi là dân mà lật thuyền cũng là dân”. Vì vậy, ông là Tổng thống Hoa Kỳ đã được đồng bào chúng tôi ngưỡng mộ rất nồng nhiệt hơn một trăm lần so với Chủ tịch Trung cộng là Tập Cận Bình đã đến Việt Nam vào cuối năm ngoái.

Ngày 25-5-2016
Nguyễn Lộc Yên
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests