Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
caolynh
Posts: 317
Joined: Wed Dec 17, 2008 7:21 pm
Contact:

Post by caolynh »

Nổ lớn ở Hà Đông, 5 chết, 40 nhà hư hại
Saturday, March 19, 2016 5:46:48 PM


HÀ ĐÔNG (NV) - Nổ lớn ở Hà Đông, Hà Nội, 5 người chết, một người hôn mê, gần 40 căn nhà hư hại, vào chiều ngày 19 tháng 3.

Theo tin của VNExpress, có tất cả 12 nạn nhân; 4 người chết ở hiện trường, 1 người chết tại bệnh viện Quân Y 103, và 8 người bị thương.

Image
Thân nhân người xấu số khóc bên nén nhang thắp vội tại hiện trường.
Vẫn theo báo này, một người sống ở đối diện tâm vụ nổ, tên Đức, kể lại: “Khoảng 15h10 chiều 19 tháng 3, gia đình đang nghỉ trưa thì có một tiếng rầm rất lớn, cửa kính trước nhà nổ văng khắp nơi. Ban đầu tôi tưởng nhà bên cạnh đang sửa gây ra, nhưng mở cửa sổ thì thấy nhà buôn sắt vụn đối diện có đám cháy. Mấy phụ nữ la lên, một xác chết nằm dưới chân nhà.”

Nhân chứng nói áp lực vụ nổ rất lớn, “như một quả bom. Những mảnh cơ thể bay lên cả tầng 2, tung tầng 3 và tận ra khu sau nhà chúng tôi.”

Một nhân chứng khác, cách hiện trường 100 mét, thì nói “tiếng nổ như bom.”

VNExpress mô tả, trước ngôi nhà thu mua sắt vụn ở đô thị Văn Phú, vụ nổ tạo thành hố sâu 2 mét, rộng 4 mét. Có 36 ngôi nhà liền kề 3 tầng bị sập tường, vỡ kính.

Nhân viên cấp cứu phải thu gom các mảnh thi thể trên diện tích rộng và đào bới các ngôi nhà sập tìm kiếm nạn nhân.

Báo Tuổi Trẻ thì nói có 4 người chết, gồm Đào Thị Toản (31 tuổi), Đào Thị Tú Quỳnh (7 tuổi, con bà Toản), Bùi Chí Huân (52 tuổi), Phạm Văn Cương (41 tuổi). Các nạn nhân bị thương gồm Nguyễn Thị Hằng (26 tuổi), Nguyễn Vũ Thị Linh (28 tuổi), Trần Thị Thanh Huyền (26 tuổi), Lê Thị Kim Phương (33 tuổi).
Image
Một phần hiện trường vụ nổ.

Một số người nói nhìn thấy người ở cơ sở thu mua phế liệu đang cưa cắt một vật nhìn như bình khí.

Báo Tuổi Trẻ cho biết, nguyên nhân ban đầu xác định địa điểm xảy ra vụ nổ là gia đình một người làm nghề thu gom đồng nát. Trước khi xảy ra vụ nổ, chủ nhà mang một vật liệu nổ ra vỉa hè và tiến hành cưa. Sau đó vật liệu này phát nổ, tạo thành một hố sâu khoảng 2m, rộng khoảng hơn 2m.

Hiện chưa xác định được loại vật liệu nổ.

Người đứng đầu Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung, ra lệnh Bộ Tư Lệnh Thủ Đô, công binh, rà soát để tìm vật liệu nổ, đồng thời khám nghiệm hiện trường, tìm hiểu nguyên nhân. (Đ.B.)
thuytrieu
Posts: 90
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:09 pm
Contact:

Post by thuytrieu »

Nhà giáo Phạm Minh Hoàng bị tạm giữ
20 tháng 3 2016

Ông Phạm Minh Hoàng, người từng bị cầm tù vì các hoạt động vì dân chủ, bị tạm giữ tại thành phố Hồ Chí Minh.


Image
Vợ ông, bà Lê Thị Kiều Oanh (bên trái trong ảnh), xác nhận ông bị lực lượng công an giữ tại quán cà phê tại địa chỉ 134/1/2
ở đường Cách mạng Tháng Tám, phường 10, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Bà Oanh nói công an tới lớp học về lịch sử các cuộc đấu tranh ở Việt Nam và về Hiến pháp lúc 11h sáng và giữ ông Hoàng từ đó cho tới lúc BBC gọi điện thoại hỏi bà vào hồi 21:30.

Bà nói phía công an không cho biết khi nào họ sẽ để ông Hoàng về nhà. Khoảng 13 hay 14 học sinh tham gia khóa học cũng bị chia nhỏ và bị tạm giữ ở các phường khác nhau trong Quận 3, bà Oanh nói.

Phía công an cũng đòi kiểm tra máy tính cá nhân của ông Hoàng nhưng ông từ chối vì cho rằng như vậy vi phạm quyền riêng tư của ông.

Đơn tố cáo

Khi được hỏi về lý do vụ tạm giữ ông Hoàng, bà Oanh nói:

"Lúc họ ập vào không có tôi ở đó, tôi không biết cụ thể như thế nào.

"Nhưng sau đó anh Hoàng có gọi về cho tôi, tôi lập tức đến quán thì họ nói có đơn tố cáo anh Hoàng ... mở lớp chống phá nhà nước. Họ được tin báo như vậy họ đến kiểm tra."

Bà Oanh giải thích ông Hoàng giảng dạy kỹ năng mềm cho các bạn trẻ trong khóa học gồm ba buổi mà Chủ Nhật ngày 20/3 là buổi cuối cùng.

Nội dung khóa học, theo bà Oanh, bao gồm lịch sử các cuộc đấu tranh ở Việt Nam qua các thời kỳ và lý do của nó.

"... Có bất công thì sẽ có đấu tranh. Tôi thấy anh lấy ví dụ, chẳng hạn thời Hai Bà Trưng thì có Tô Định [áp bức người dân].

"Cộng với lịch sử tôi thấy có tiêu đề là 'Học về Hiến Pháp của Việt Nam'."

Vợ nhà giáo bị tạm giữ cũng nói bà được biết đã có xô xát xảy ra khi công an đột nhập quán cà phê.

Ông Phạm Minh Hoàng từng bị tù 17 tháng và sau chịu thêm ba năm quản chế sau khi bị chính quyền khép vào tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự.
vuongquan
Posts: 270
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »

'Ba Sàm' Nguyễn Hữu Vinh bị kết án 5 năm tù giam
Wednesday, March 23, 2016 2:27:37 PM

HÀ NỘI (NV) - Sau một ngày xét xử, toàn án thành phố Hà Nội kết án Nguyễn Hữu Vinh, tức Blogger Anh Ba Sàm 5 năm tù
và đồng sự Nguyễn Thị Minh Thúy 3 năm tù theo điều 258 của Luật Hình Sự CSVN.

Image
“Anh Ba Sàm” Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự Minh Thúy tại tòa. (Hình: STR/AFP/Getty Images)
Cả ông Vinh và người cộng sự bị cáo buộc tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước...” dẫn chứng bằng một số bài viết phổ biến trên mạng thông tin Internet. Sau một thời gian đóng góp hoạt động thông tin “lề trái” trên trang mạng “Ba sàm” từ năm 2007 có hàng triệu lượt người đọc, ông lập thêm trang mạng Dân Quyền năm 2013 rồi Chép Sử Việt năm 2014.

Chỉ được một thời gian ngắn sau thì ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy bị bắt ngày 5 tháng 5, 2014, giam giữ gần hai năm mới đem ra kết án tù.

Theo lời tường thuật của các luật sư tham dự bào chữa cho hai người, ông Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy rất bình tĩnh trả lời các câu hỏi của thẩm phán và phủ nhận tất cả các cáo buộc về vi phạm luật lệ của chế độ.

Tất cả 7 luật sư biện hộ cho họ đều nêu ra các vi phạm tố tụng hình sự nghiêm trọng của hệ thống công an và tòa án CSVN từ khi bắt giam họ đến khi lôi ra tòa kết án. Trong các nước có nền tư pháp độc lập, không một nghi can nào có thể bị giam giữ hay kết án.

Loan báo là phiên tòa công khai nhưng khoảng 200 người dân và bằng hữu của ông Nguyễn Hữu Vinh cũng như bà Nguyễn Thị Minh Thúy đều không được cho vào bên trong phòng xử. Họ đều bị chận lại từ xa.

Ông Martin Patzelt, nghị sĩ Quốc Hội Cộng Hòa liên bang Đức đến Việt Nam quan sát phiên xử và tham tán chính trị của Đại Sứ Quán Đức cũng không được vào. Hôm qua, Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) và Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) kêu gọi chế độ Hà Nội phải trả tự do tức khắc cho ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy vì những người này chỉ sử dụng quyền tự do thông tin, không phạm luật lệ gì hết.


Bỏ đảng theo dân


Ông Nguyễn Hữu Vinh, 60 tuổi, được biết đến nhiều hơn với cái tên “anh Ba Sàm.” Ông Vinh là con trai út của ông Nguyễn Hữu Khiếu (1915-2005), từng là ủy viên Trung Ương Đảng CSVN trong 2 khóa, bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa, bộ trưởng Bộ Lao Động CSVN, đại sứ Việt Nam tại Liên Xô.
Image
Những người ủng hộ Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy bị công an đẩy ra xa,
đứng bên lề đường, không được cho vào phiên xử “công khai.” (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

“Anh Ba Sam” tốt nghiệp Đại Học An Ninh Nhân Dân năm 1979, từng 20 năm công tác tại Tổng Cục An Ninh và biệt phái công tác tại ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại Giao). Với lý lịch “toàn màu đỏ,” thế nhưng sau khi nhận ra được các sai trái trong bộ máy chính quyền CSVN, ông đã tự nguyện ra khỏi ngành công an vào tháng 11 năm 1999. Vài tháng sau, cựu trung tá này lập công ty Điều Tra và Bảo Vệ V, tiên phong trong lĩnh vực thám tử tư tại Hà Nội.

Ngày 9 tháng 9 năm 2007, ông Vinh lập trang blog anhbasam, tự gọi là Cơ Quan Ngôn Luận của “thông tấn xã vỉa hè,” là một trang web đăng tin nổi tiếng, có tiếng nói trái ngược với tuyên truyền của báo chí chính thống trong nước, với mục tiêu: “Phá vòng nô lệ” - khai dân trí, đồng thời tận dụng tối đa các tiện ích của Internet để mang tri thức đến cho mọi người.

Cáo trạng của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Hà Nội không nhắc gì nhiều đến trang anhbasam, mà chủ yếu cáo buộc “từ năm 2009, Nguyễn Hữu Vinh đã thành lập 2 trang blog Dân Quyền và Chép Sử Việt, ông Vinh đã cung cấp mật khẩu truy cập, chia sẻ cho Nguyễn Thị Minh Thúy một số quyền quản trị đối hai blog trên.”

“Từ khi được lập đến khi Vinh, Thúy bị bắt, blog Dân Quyền đã đăng hơn 2,000 bài viết, gần 40,000 phản hồi. Năm 2014, Bộ Thông Tin và Truyền Thông đã có kết luận cho rằng, trên blog này có 24 bài viết “sai sự thật, không có căn cứ; tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước; bôi nhọ các cá nhân, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức; đưa ra cái nhìn bi quan một chiều, gây hoang mang, lo lắng, làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân đối với lãnh đạo đất nước.”

“Hai blog trên có hơn 3,7 triệu lượt truy cập, nhiều người phản hồi với nội dung tiêu cực, bị lôi kéo theo quan điểm của các bài viết. Trong số đó có bài viết: Tham nhũng , chống tham nhũng và thể chế; Mấy suy nghĩ về tình hình, nhiệm vụ hiện nay” - vẫn theo cáo trạng.

Theo dự kiến, phiên xử sơ thẩm diễn ra vào ngày 19 tháng 1 năm 2016, một ngày trước Đại Hội Đảng Cộng Sản lần thứ 12. Thế nhưng sau đó, tòa án Hà Nội đã tạm hoãn phiên tòa và chuyển qua ngày 23 tháng 3 mới xét xử, với lý do “hội thẩm nhân dân được phân công tham gia Hội Đồng Xét Xử vụ án không thể tham gia phiên tòa vào ngày đã dự kiến.” Giới quan sát cho rằng, lý do chính là “nhằm để né tránh sự chú ý từ phía công luận và tụ tập đông người trước Đại Hội Đảng Cộng Sản.”


Phiên tòa Ba Sàm, xét xử ba láp


Từ Hà Nội, nhà hoạt động xã hội Bạch Hồng Quyền cho biết: “Từ sáng nay (ngày 23 tháng 3). Tất cả các ngã đường hướng về tòa án Hà Nội đều bị phong tỏa. Có vài người bị bắt về đồn công an như bác Nguyễn Quang A, nhà báo Đoan Trang và ứng cử viên đại biểu Quốc Hội Nguyễn Đình Hà. Mãi đến khi kết thúc phiên tòa họ mới thả ra.”

“Ngay cả các đại diện của đại sứ quán Anh, Đức, Mỹ, Thụy Điển cũng không thể vào dự phiên tòa vì lý do được phía công an đưa ra là ‘chưa có giấy mời tham dự.’ Tuy nhiên họ vẫn kiên trì đứng trước cổng phiên tòa, để bày tỏ sự ủng hộ anh Vinh.”
Image
Nghị Sĩ Martin Patzelt (bên phải), và tham tán viên chính trị của Đại Sứ Quán Đức cũng phải tham dự phiên tòa từ... lề đường (Hình: FB Bạch Hồng Quyền)

Ngay sau khi tòa án thành phố Hà Nội tuyên án “anh Ba Sàm” 5 năm tù giam và Nguyễn Thị Minh Thúy 3 năm tù giam. Rất nhiều người dân bày tỏ thái độ phẫn nộ với bản án này.

Luật Sư Lê Công Định bức xúc: “Bản án dành cho anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh cho thấy chế độ Cộng Sản này hoàn toàn hết thuốc chữa. Điều duy nhất cần làm là chôn cái xác đang thối rữa của nó cùng những con ký sinh trùng đang sống bám vào thôi, không còn lựa chọn khác!”

Còn Facebook của JB Nguyễn Hữu Vinh đăng tải: “Theo luật pháp hiện hành, đây là một phiên tòa công khai, mọi người có quyền tham dự phiên tòa. Thế nhưng, với hệ thống công an, dân phòng, mật vụ dày đặc và chặn người khắp nơi từ nhà đến đường, nhà cầm quyền Việt Nam đã thể hiện sự minh bạch và sự nghiêm minh của luật pháp như thế nào?”

“Với những cách hành xử này, người ta có thể kết luận đơn giản như sau: Phiên tòa Ba Sàm, xét xử ba láp, lý luận ba bửa, hành xử ba búa” - JB Nguyễn Hữu Vinh nhận xét.

Trả lời báo Người Việt qua điện thoại, Luật Sư Hà Huy Sơn, người bào chữa trong phiên tòa cho biết: “Hôm nay thì sức khỏe của anh Vinh thì tạm ổn, còn cô Thúy thì khá mệt mỏi, nhưng tinh thần của cả hai người thì rất minh mẫn, họ khẳng định là họ không có tội gì hết.”

“Khi được nói lời cuối cùng, anh Nguyễn Hữu Vinh đã tuyên bố 'Tôi vô tội' còn chị Minh Thúy thì yêu cầu tòa xét xử một cách khách quan, công bằng” - luật sư Sơn.

Trên trang Facebook của mình, nhà báo độc lập Trương Duy Nhất từng bị bỏ tù vì điều 258 viết rằng “5 năm tù giam. Nhưng tôi tin, kẻ khiếp sợ không phải anh. Không phải chúng ta. Họ không chỉ run sợ trước ý chí và bản lĩnh Ba Sàm, mà sẽ còn phải tiếp tục run sợ trước những Ba Sàm khác.”

Bỏ tù Nguyễn Hữu Vinh, thì sẽ thêm nhiều hơn những Nguyễn Hữu Vinh khác. Cũng như hai năm trước, trong phiên sơ thẩm xét xử tôi, Luật Sư Trần Vũ Hải nói rằng: “Nếu những hành vi như Trương Duy Nhất mà bị kết tội, thì xã hội này, bất cứ ai cũng đều có nguy cơ trở thành những Trương Duy Nhất dự bị.”

“Khác với những gì khi anh và tôi bị bắt. Giờ đây, không chỉ có một Ba Sàm và cũng không chỉ ‘Một Góc Nhìn Khác.’ Đã có nhiều hơn những Ba Sàm khác, nhiều hơn những ‘Một Góc Nhìn Khác’ khác.

Kể cả chị Cấn Thị Thêu và bà con dân oan Dương Nội kia. Họ cũng đã và đang là những Ba Sàm khác.

Những Ba Sàm mà cái còng, khẩu súng và nhà tù không thể khuất phục.”

Phiên xét xử anh Ba Sàm và đồng sự đã gây ra rất nhiều sự chú ý từ truyền thông, người dân và giới ngoại giao. Trước đó vài ngày, ông Martin Patzelt, nghị sĩ, thành viên Ủy Ban Nhân Quyền của Quốc Hội CHLB Đức, đã tới Hà Nội trong chuyến đi có mục đích tham dự phiên tòa này, nhưng hôm nay ông đã phải thất vọng vì bất đắc dĩ phải theo dõi phiên tòa từ... bên ngoài cổng.

Trước ngày xét xử một ngày, ngày 22 tháng 3, tại Hà Nội gia đình ông Nguyễn Hữu Vinh và những người bạn đã họp báo cho ra mắt chính thức cuốn sách “Anh Ba Sàm” - tác phẩm song ngữ Việt-Anh đầu tiên về một tù nhân lương tâm Việt Nam, được phát hành qua Amazon từ ngày 15 tháng 3, 2016.

Nội dung cuốn sách nói về những vấn đề liên quan đến anh Ba Sàm, trong đó có những bài viết nêu rõ “Sáu sai phạm trong quá trình tố tụng,” “sự yếu kém của công an bộc lộ trong vấn đề chứng cứ điện tử,” và “sự nguy hiểm của Điều 258.” Được biết, trước đó, một bản của cuốn sách đã được gửi đến Văn Phòng Thủ Tướng ở Hà Nội. (VH-TN)
bobinh
Posts: 221
Joined: Fri Feb 26, 2010 1:35 am
Contact:

Post by bobinh »

Trung Quốc đưa hỏa tiễn chống hạm tầm xa tới Hoàng Sa
Friday, March 25, 2016 3:39:10 PM

HONG KONG (NV) - Không phải chỉ có hỏa tiễn phòng không, Trung Quốc còn đưa cả hỏa tiễn chống hạm tầm xa tới đảo Phú Lâm
trong quần đảo Hoàng Sa, trang mạng Weibo khoe mới đây.

Image
Hình ảnh phóng hỏa tiễn chống hạm tầm xa YJ-62 trên mạng xã hội Weibo được mô tả là phóng từ đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.
(Hình: Jane's Defense)
Trang mạng Trung Quốc Weibo, ngày 20 tháng 3, 2016, đăng tải lại hình ảnh phóng hỏa tiễn chống hạm YJ-62 do một tạp chí quân sự của Trung Quốc đưa ra. Hình ảnh phóng hỏa tiễn chống hạm vừa kể có vòm radar nhìn thấy đằng xa mà những người viết blog nói đó là tại đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc cướp của Việt Nam từ năm 1974.

Theo những gì thấy tường thuật, hỏa tiễn chống hạm tầm xa YJ-62 đã được Bắc Kinh đưa tới Phú Lâm cùng một khoảng thời gian với hỏa tiễn phòng không HQ-9. Trước đây, hãng truyền hình Mỹ Fox News ngày 16 tháng 2, 2016 loan tin Trung Quốc đã đưa 2 khẩu đội hỏa tiễn phòng không HQ-9 cùng 1 hệ thống radar đến đảo Phú Lâm.

Quan sát hình ảnh do vệ tinh ImageSat International chụp, người ta thấy 2 khẩu đội gồm 8 bệ phóng hỏa tiễn phòng không cùng với 1 hệ thống radar đặt trên phần đất mới bồi đắp thêm của đảo Phú Lâm. Đảo này được Bắc Kinh đặt làm bản doanh quân sự kiểm soát toàn bộ khu vực mà họ ngang ngược tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, bao gồm luôn các quần đảo cướp của Việt Nam.

Hãng tin truyền hình Fox News nói các giàn hỏa tiễn phòng không vừa kể được đưa tới đảo Phú Lâm tuần trước đó. Theo những hình ảnh từ vệ tinh, các hỏa tiễn đã được trông thấy vào ngày 14 tháng 2, 2016. Một viên chức chính phủ Mỹ xác nhận khả năng chính xác của những tấm không ảnh trên và cũng công nhận rằng đấy là những hệ thống hỏa tiễn phòng không HQ-9.

Bây giờ, tin tức mới thấy báo chí Trung Quốc xì ra là còn cả hỏa tiễn chống hạm tầm xa YJ-62 với tầm tấn công lên đến 400km cũng có mặt tại quần đảo Hoàng Sa.

Trung Quốc cho bố trí hỏa tiễn phòng không và chống hạm ở Phú Lâm tiếp theo tin tức Mỹ cho khu trục hạm trang bị hỏa tiễn USS Curtis Wilbur đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý của đảo Tri Tôn, đảo cực Nam của quần đảo Hoàng Sa hồi cuối tháng 1, thể hiện quyền tự do hải hành. Bắc Kinh bầy tỏ sự tức giận qua các bài viết đe dọa Mỹ trên các báo điện tử cũng như qua viên chức ngoại giao.

Trên tờ South China Morning Post ngày Thứ Sáu, 25 tháng 3, Antony Wong Dong, một chuyên viên phân tích cư trú ở Macau cho rằng phạm vi bao trùm tấn công của HQ-9 trùng lặp với các vùng đặc quyền kinh tế mà cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều tuyên bố trong khi hỏa tiễn YJ-62 lại có phạm vi tấn công bao trùm xa hơn nữa.

“Chúng đe dọa nghiêm trọng đến an ninh đường biển của Việt Nam và hoàn toàn vi phạm luật lệ quốc tế,” ông Wong Dong nói.

Trong khi Bắc Kinh mang các loại hỏa tiễn tối tân tới quần đảo Hoàng Sa và các ngư dân Việt Nam liên tục bì tàu tuần Trung Quốc, ngay cả các tàu đánh cá lớn của họ, tấn công cướp tài sản hoặc đâm chìm, thì TTXVN loan tin: “Từ ngày 28-31 tháng 3, tại tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) sẽ diễn ra Chương trình Giao Lưu Hữu Nghị Quốc Phòng Biên Giới Việt-Trung lần thứ 3.”

Dịp này, Tướng Thường Vạn Toàn, ủy viên Quốc Vụ, ủy viên Quân Ủy Trung Ương, bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc sang thăm Việt Nam, gặp mặt nhóm lãnh tụ chế độ Hà Nội, chứng kiểm hai bên “giao lưu” mà báo điện tử VietNamNet nói rằng chuyến thăm viếng nhằm “phản bác lại những luận điệu xuyên tạc sai trái của các thế lực thù địch về những vướng mắc, bất đồng trong quan hệ giữa hai nước thời gian qua.” (TN)
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Lạm phát tại Việt Nam tăng trở lại
Saturday, March 26, 2016 2:31:32 PM

HÀ NỘI (NV) - Mức độ lạm phát tại Việt Nam tăng nhanh trong 3 tháng đầu của năm 2016 sau một năm tạm ổn định,
theo các con số do Tổng Cục Thống Kê Việt Nam nêu ra hôm 24 Tháng Ba, 2016.

Image
Một thiếu niên mò vũng bùn để tìm bắt cá hôm 8 Tháng Ba, 2016 tại một kênh dẫn nước giờ đã cạn trơ đáy thuộc huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng,
hậu quả của hạn hán. (Hình: STR/AFP/Getty Images)

Tổng Cục Thống Kê Việt Nam phổ biến chi tiết trên trang mạng của họ nói rằng chỉ số lạm phát đã leo thang 1.25% trong quý I của năm 2016 so với cùng thời kỳ này của năm ngoái. Nếu chỉ nói riêng trong Tháng Ba 2016, giá tiêu thụ đã gia tăng 1.69% so với Tháng Ba năm 2015.

Nền kinh tế của Việt Nam từng điêu đứng vì lạm phát phi mã trong mấy thập niên gần đây. Lạm phát tới 3 chữ số của thập niên 80 làm dân tình đói khổ cùng cực đã buộc nhà cầm quyền Cộng Sản phải mở cửa, loan báo kế hoạch “đổi mới” kinh tế thay vì đảng và nhà nước nắm trọn guồng máy sản xuất và phân phối, người dân (tuy được xưng tụng là chủ) chỉ là những kẻ làm thuê cho đảng và nhà nước (được tuyên truyền là đầy tớ của dân).

Năm 2008, lạm phát còn có tháng lên đến gần 24% buộc chế độ dồn nỗ lực chống lạm phát, cắt bỏ các sự chi tiêu công bừa bãi, tăng lãi suất, giới hạn và siết chặt thủ tục tín dụng theo sự khuyến cáo của các định chế tài trợ quốc tế. Nhờ vậy, lạm phát giảm dần.

Nhờ kiềm chế tốt, lạm phát năm 2015 tại Việt Nam chỉ có 0.63%, mức thấp nhất trong 14 năm qua. Theo Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, trong ba tháng đầu của 2016, chỉ số giá tiêu thụ tăng nhanh nhất là khu vực y tế, tăng 11.88% và giáo dục tăng 3.63%.

“Đấy không phải là dấu hiệu tốt cho nền kinh tế vì khuynh hướng này phơi bày sự yếu kém của một nền kinh tế không phát triển bền vững.” Kinh tế gia Bùi Kiến Thành nhận xét như vậy, được hãng thông tấn AFP tường thuật.

Giới chuyên gia kinh tế tin rằng lạm phát tại Việt Nam năm nay có thể vượt quá 5%.

Tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam thuật lời ông Nguyễn Bích Lâm, tổng cục trưởng Tổng Cục Thống Kê, cho biết, tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam “đang có dấu hiệu chững lại.” Ông đổ vạ cho “kinh thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế Việt Nam cũng phải chịu nhiều bất lợi.”

Ông này nhìn nhận tình hình hạn hán ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và xâm ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và xuất nhập cảng.

Ngành nông lâm thủy sản giảm tới 1.23%. Do ngành nông nghiệp tăng trưởng âm 2.69%, nên mức tăng trưởng 6.24% và 2.12% của ngành lâm nghiệp và thủy sản cũng không thể bù đắp được mức sụt giảm của ngành nông nghiệp.

Ngành nông nghiệp giảm sút là do sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long ước giảm khoảng 700,000 tấn so với cùng kỳ, sản lượng cây trồng vụ đông ở miền Bắc đạt thấp, theo Thời Báo Kinh Tế Việt Nam. (TN)
buikiem
Posts: 501
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

Việt-Trung kêu gọi 'bình tĩnh, kềm chế'
Monday, March 28, 2016 8:20:20 PM

HÀ NỘI (NV) - Hà Nội và Bắc Kinh “nhất trí” hô hào “bình tĩnh, kềm chế, kiểm soát tốt tình hình” hầu tránh xung đột võ trang.

Thông Tấn Xã Việt Nam hôm Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016 đưa tin về cuộc hội đàm tại Hà Nội giữa bộ trưởng Quốc Phòng CSVN với
Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn, nhân dịp hai nước khai diễn kỳ “giao lưu hữu nghị quốc phòng-biên giới Việt-Trung” lần thứ ba.

Image
Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn (phải) bắt tay Bộ Trưởng Quốc Phòng CSVN Phùng Quang Thanh ở Hà Nội
ngày 27 tháng 3, 2016. (Hình: VNN Agency/AFP/Getty Images)



Nguồn tin này kể rằng, “Trên tinh thần xây dựng, hai bộ trưởng đã thẳng thắn trao đổi về vấn đề tranh chấp trên biển ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước và nhấn mạnh, hai bên tiếp tục xử lý thỏa đáng thông qua đàm phán hòa bình, hữu nghị; căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được; nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được; thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của “Tuyên bố Ứng xử của Các Bên ở Biển Ðông” (DOC), tiến tới xây dựng “Bộ quy tắc Ứng xử ở Biển Ðông” (COC). Xây dựng Biển Ðông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì, hòa bình và ổn định cho khu vực.”

TTXVN kể tiếp rằng, “Hai bên nhất trí quân đội hai nước phải bình tĩnh, kiềm chế, kiểm soát tốt tình hình, không đe dọa sử dụng vũ lực, không để xảy ra xung đột, cùng giữ gìn hòa bình, ổn định, hợp tác và lợi ích của hai nước, khu vực và thế giới; đồng thời tăng cường hợp tác thực chất, hiệu quả, ổn định và bền vững, qua đó tiếp tục khẳng định hợp tác quốc phòng là một trong những trụ cột của mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước.”

Thật ra, những lời lẽ của bản tin này không đưa ra chi tiết nào cho thấy cuộc họp đem đến kết quả cụ thể và “đột phá” nào trong mối quan hệ quân sự, quốc phòng giữa hai nước, đặc biệt từ ngày Bắc Kinh đưa giàn khoan khổng lồ HD-981 xuống cắm ở phía Nam quần đảo Hoàng Sa, sâu bên trong thềm lục địa đặc quyền kinh tế của Việt Nam, dẫn đến cuộc đối đầu căng thẳng kéo dài 10 tuần lễ.

Chế độ Hà Nội và Bắc Kinh đã ký với nhau hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và hiệp định hợp tác nghề cá cuối năm 2000. Nhưng cho đến nay, vấn đề chồng lấn khu vực đặc quyền kinh tế trên biển giữa hai nước vẫn chưa dứt khoát dù đã qua nhiều vòng đàm phán. Một trong những trở ngại chính yếu là Bắc Kinh vẫn ngang ngược tuyên bố chủ quyền biển đảo trên Biển Ðông dựa vào 9 vạch “lưỡi bò.”

Những tin tức trước đây cho hay Bắc Kinh bác bỏ thằng thừng các đòi hỏi đàm pháp của Hà Nội về các vùng biển bao gồm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bắc Kinh chỉ cướp quần đảo Hoàng sa của Việt Nam từ đầu năm 1974 sau một trận hải chiến với Hải Quân VNCH. Mãi đến năm 1988 mới mang chiến hạm tới cướp một số bãi đá ngầm tại quần đảo Trường Sa mà nay họ đã biến thành các đảo nhân tạo, xây dựng các căn cứ quân sự khổng lồ trên biển, gồm cả phi trường, cảng biển, khống chế toàn bộ Biển Ðông.

Ngày 19 tháng 2, 2016, đại diện Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã gặp đại diện Ðại Sứ Quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối các hoạt động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã đưa các giàn hỏa tiễn phòng không tối tân HQ-9 tới đảo Phú Lâm, đe dọa anh ninh không phận một vùng rộng lớn, lấn cả vào phần chủ quyền Việt Nam.

Cùng ngày vừa kể trên, phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc cũng đã có công hàm gửi tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đề nghị cho lưu hành chính thức công hàm Bộ Ngoại Giao Việt Nam gửi Ðại Sứ Quán Trung Quốc nói trên.

Ðến ngày 17 tháng 3, 2016 vừa qua, Bộ Ngoại Giao Việt Nam lại lên tiếng phản đối Bắc Kinh “chấm dứt ngay việc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam” khi có tin tàu Ngôi Sao Vịnh Bắc Bộ của tỉnh đảo Hải Nam đưa 300 khách ra đảo Ốc Hoa; xây dựng cảng hàng không với đường băng 3,500m ở Ðảo Cây; lấn biển ở khu vực cụm đảo An Vĩnh của quần đảo Hoàng Sa.

Cũng như những lời Hà Nội phản đối Bắc Kinh bồi đắp 6 đảo nhân tạo ở Trường Sa, Bắc Kinh tảng lờ như không nghe thấy gì.

Trong buổi “Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt-Trung lần thứ 3” tại tỉnh Lạng Sơn ngày 28 tháng 3, 2016, Tướng Nguyễn Chí Vịnh được TTXVN thuật lời nói rằng, “Bộ Quốc Phòng hai nước nhất trí tổ chức giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt-Trung nhằm tăng cường tin cậy, tình cảm hữu nghị, đoàn kết giữa nhân dân, quân đội hai nước nói chung, giữa chính quyền địa phương, nhân dân khu vực biên giới và lực lượng bảo vệ biên giới hai nước nói riêng; đồng thời góp phần đấu tranh chống lại luận điệu xuyên tạc quan hệ hữu nghị Việt-Trung của các thế lực thù địch.” (TN)
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Dân oan bị tù vì cầm cờ VNCH biểu tình ở Sài Gòn
Wednesday, March 30, 2016 5:47:15 PM

Nhật Bình/Người Việt

SÀI GÒN (NV) - Ba phụ nữ cầm cờ VNCH biểu tình ở Sài Gòn chống nhà cầm quyền CSVN cướp đất đền bù kiểu cướp ngày
đã bị kết án tù trong một phiên xử chớp nhoáng, không có luật sư biện hộ.

Image
Các phụ nữ cầm cờ VNCH đi biểu tình chống cướp đất bị nhà cầm quyền CSVN phạt tù ngày 30 tháng 3, 2016. (Hình: SGGP)

Phiên tòa chấm dứt nội trong buổi sáng ngày Thứ Tư 30 tháng 3, 2016 tại Sài Gòn, kêu án bà Ngô Thị Minh Ước (57 tuổi, quê Tiền Giang) 4 năm tù; Nguyễn Thị Trí (58 tuổi, quê Bình Dương) 3 năm tù và Nguyễn Thị Bé Hai (57 tuổi, quê Tây Ninh) 3 năm tù, cùng về “tội tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam” theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự.

Cả ba bà đều là dân oan, bị nhà cầm quyền cưỡng chết đất đai, đẩy họ vào đường cùng. Họ đã khiếu kiện sốt nhiều năm trời trong vô vọng.

Ghi nhận của phóng viên báo Người Việt, vào sáng ngày 30 tháng 3, thì tất cả các ngã đường rẽ vào ngã 4 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (đường Công Lý ngày xưa) - Nguyễn Du đều bị cảnh sát giao thông phong tỏa. Phía trước cổng tòa án, số 31 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, có một số dân oan tụ tập với biểu ngữ “Đừng biến dân oan thành tội đồ, phải thả họ ra ngay và xử ngay các quan cướp ngày.” Thế nhưng không lâu sau đó, họ bị bắt đưa lên xe buýt chở đi.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm Sát của chế độ Hà Nội “Ngày 2 tháng 7 năm 2014, bà Ước gọi điện thoại rủ Nguyễn Thị Trí, Nguyễn Thị Bé Hai đến nhà mình ở quận 12, Sài Gòn. Làm ra 5 lá cờ, cỡ lớn và 50 lá cờ, cỡ nhỏ nhỏ bằng giấy, nền vàng, có 3 sọc đỏ và 6 ngôi sao ở hai bên cùng nhiều khẩu hiệu có nội dung chống phá nhà nước, tuyên truyền thay đổi chính quyền.”

“Sáng 7 tháng 7 năm 2014, 3 người tụ tập trước tổng lãnh sự quán Mỹ (số 4 Lê Duẩn, Quận 1, Sài Gòn) cầm cờ vàng ba sọc đỏ và khẩu hiệu hô hào, tuyên truyền chống phá đảng và nhà nước. Ngay sau đó, công an phường Bến Thành, quận 1 đã bắt quả tang. Khám xét khẩn cấp nơi ở những người này, cơ quan công an còn thu giữ nhiều tài liệu, tang vật có nội dung chống phá đảng, nhà nước. Qua điều tra, 3 người này còn khai nhận đã tham gia vào tổ chức có tên gọi ‘Phong trào cách mạng dân oan phục quốc cứu nước, lập chính quyền mới’ được thành lập tháng 3, 2014, do Trần Ngọc Anh (ngụ tại H.Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) thực hiện,” theo cáo trạng kể như vậy.


Chính quyền vu khống, bao che tham nhũng


Tuy nhiên khi phóng viên liên lạc với bà Trần Ngọc Anh thì được bà cho biết: “Tôi không biết gì về lời cáo buộc trên. Tôi cũng không nghĩ tên mình sẽ xuất hiện trong cáo trạng. Đây là lời vu khống của chính quyền, vì nếu tôi có liên quan đến vụ án thì tòa đã bắt giam tôi hoặc mời tôi đến phiên tòa như một nhân chứng.”

“Ngày 3 người họ bị bắt, lúc đó không có tôi có mặt ở đó. Lúc đó tôi đang đi đám tang của cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Trí. Tôi biết 3 người họ là dân oan, họ khiếu kiện ở địa phương không giải quyết nên họ mới tập trung lên Sài Gòn này, vì trên này có văn phòng tiếp dân của trung ương khu vực phía Nam,” bà Ngọc Anh cho biết.

Chị Nguyễn Thị Thanh Nga, con gái của bà Nguyễn Thị Bé Hai cho biết: “Sáng nay, tôi cùng con của bà Ước đến cổng tòa để tham dự phiên tòa thì họ không cho vào. Họ bảo là không có giấy mời thì không được tham dự.”

“Chúng tôi phản ứng là tòa có viết giấy mời người thân của bị cáo đâu mà chúng tôi có giấy mời. Sau đó chúng tôi đưa ra giấy chứng nhận là ‘con của các bị cáo’ thì họ mới cho vào, sau khi đã hội ý với cấp trên. Nhưng chỉ cho chúng tôi đứng bên ngoài xem qua màn hình, chứ không được vào bên trong phòng xử án.”
Image
Những người đến tham dự phiên xử “công khai” 3 bà dân oan ở Sài Gòn ngày 30 tháng 3, 2016, mang theo biểu ngữ bị bắt lên xe buýt.
(Hình: FB Thúy Nga)
Trả lời cho câu hỏi của Người Việt là diễn biến phiên tòa thế nào, bà Nga cho biết: “Phiên tòa không có luật sư. Tất cả 3 bị cáo đều không có luật sư bào chữa. Chúng tôi chỉ được coi qua màn hình nên cũng không biết sức khỏe của 3 cô bên trong có được khỏe không.”

“Tôi chỉ thấy khi 3 cô trình bày lại diễn biến khi làm cờ vàng 3 sọc là còn nghe thấy tiếng rõ. Còn khi các cô phản ứng mạnh và cho rằng chính quyền này không được ép họ chỉ được cầm cờ đỏ sao vàng mà không được cầm cờ vàng ba sọc đỏ, thì âm thanh của loa rất rè, khiến chúng tôi không nghe được.”

“Mẹ tôi (bà Bé Hai) lớn tiếng rằng: Không thể có cái chuyện đi cướp đất đai nhà người ta rồi bắt người ta chỉ được ca ngợi lá cờ đỏ sao vàng. Với chúng tôi chỉ có cờ vàng 3 sọc đỏ, vì chỉ với chế độ VNCH thì chúng tôi mới được yên ổn làm ăn tự do hạnh phúc,” bà Nga cho biết.

Bà Phan Thị Bảy, dân oan tỉnh Bến Tre cho biết: “Sáng nay khi chúng tôi gồm 10 dân oan đến cổng. Vừa căng biểu ngữ lên đã có một toán dân phòng, công an trớ tới. Họ giật băng rôn khẩu hiệu, sau đó bắt chúng tôi lên xe buýt, có mô tô cảnh sát 113 dẫn đường, chở về đường Hồ Ngọc Lãm quận 6.”

“Họ nhốt chúng tôi trên xe, không cho xuống và không cho chúng tôi ăn uống gì hết. Đến chiều tối họ mới thả ra cho chúng tôi về. Chúng tôi phản đối bản án mà họ áp đặt cho 3 người bạn của tôi. Họ cố tình bao che cho cán bộ tham nhũng và đẩy những dân oan như chúng tôi đến bước đường cùng.”

Hàng ngàn hàng vạn nông dân, và ngay cả những người sống tại các thành phố, đã bị nhà cầm quyền các địa phương của chế độ Hà Nội cướp đất cướp nhà, hoặc không được đền bù, hoặc chỉ được đền bù bằng những số tiền rất nhỏ, không đủ mua lại một miếng đất khác để ở, chưa kể tới phương tiện sinh sống.

Những người này đi kêu ca ở nhà cầm quyền địa phương, bị xua đuổi, chạy tới các các cơ quan của nhà cầm quyền trung ương thì cũng bị xua đuổi. Hiện vẫn có hàng chục người chầu chực trong vô vọng mỗi ngày trên lề đường tại các trụ sở tiếp dân của nhà cầm quyền trung ương CSVN tại Sài Gòn và Hà Nội.
dailien
Posts: 2453
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

VN tính mua Sukhoi 35 của Nga, máy bay săn tàu ngầm của Mỹ
Friday, April 1, 2016 3:33:53 PM

HÀ NỘI (NV) - Truyền thông quốc tế nói rằng Việt Nam đang có ý định mua một phi đội chiến đấu cơ đa năng thế hệ 5 Sukhoi SU-35
trong khi cũng muốn mua máy bay săn ngầm S-3 Viking của Mỹ.

Image
Máy bay chiến đấu đa năng Sukhoi SU-35 của Nga. (Hình: DefenseIndustry)

Tạp chí The Diplomat hôm 31 tháng 3, 2016, thuật lại tin từ nhật báo Nga Kommersant cho biết như vậy trong bản tin nói về các nước ngoài muốn mua loại máy bay nói trên sau khi thấy Nga biểu diễn khả năng đáng tin cậy của chúng trên chiến trường Syria.

Nước Nga đã tiêu vào chiến trường Syria khoảng $500 triệu khi điều động một loạt từ các chiến đấu cơ tối tân, các giàn hỏa tiễn phòng không, bắn các loại hỏa tiễn tầm xa từ tàu ngầm vào các vị trí IS. Đổi lại, Moscow ước lượng sẽ bán được một số lượng vũ khí lên đến $6 tỷ hoặc $7 tỷ trong năm nay.

Theo Kommersant thuật lại tin tức từ tập đoàn Kỹ Thuật Quân Sự của liên bang Nga, phía Việt Nam có ý điều đình để mua một phi đội Sukhoi SU-35 với tốn kém ước lượng $1 tỷ cho loại chiến đấu cơ đa năng thế hệ 4+. Loại máy bay này được coi là phiên bản cải tiến từ lớp máy bay Sukhoi SU-30 mà Việt Nam hiện đang sử dụng 32 chiếc, nhận thêm 4 chiếc nữa cuối năm nay.

Theo nguồn tin, tuy Việt Nam rất muốn loại dần các chiến đấu cơ cổ lỗ sĩ như Mig-21, nhưng lại kẹt tiền, cũng lại có nhu cầu mua sắm nhiều thứ khác.
Image
Máy bay săn ngầm S-3 Viking của công ty Lockheed Martin. (Hình: NAVAIR)
Sukhoi SU-35 là máy bay chiến đấu đa năng một chỗ ngồi, tuy là thế hệ thứ tư nhưng được trang bị những kỹ thuật của thế hệ thứ năm theo website của Sukhoi quảng cáo. Nó có thể mang theo 8,000kg vũ khí các loại từ hỏa tiễn không chiến, hỏa tiễn chống mặt đất tầm xa, hỏa tiễn chống tàu. Hệ thống tác chiến điện tử của nó được mô tả là tối tân nhất với radar dò tìm phát giác mục tiêu tầm xa, theo dõi nhiều mục tiêu cùng một lúc.

Theo một báo Nga được báo Đất Việt thuật lại, Việt Nam muốn mua hỏa tiễn đa nhiệm Spike NLOS của Do Thái vùa dùng để chống xe tăng, vừa có khả năng tấn công tàu biển, với tầm hữu dụng lên đến 25km, hơn hẳn các loại hỏa tiễn chống tăng của các nước khác gồm cả Nga, Mỹ.

Nó có thể tấn công các mục tiêu ở vị trí bị che khuất hoàn toàn nhờ hệ thống ống phóng thẳng đứng. Các hỏa tiễn Spike NLOS có 2 chế độ tấn công gồm tấn công trực tiếp (đối với mục tiêu trong tầm nhìn thấy) hoặc tiến công mục tiêu nhờ xác định vị trí tọa độ sau khi đã được phóng lên (đối với mục tiêu bị che khuất hoặc ở xa).

Spike NLOS còn được trang bị hệ thống dẫn đường quang - hồng ngoại với hệ thống cảm biến kép nên nó dễ dàng phát hiện mục tiêu. Hệ thống dẫn đường này cũng giúp Spike NLOS tấn công chính xác các mục tiêu cả ngày lẫn đêm trong mọi điều kiện thời tiết.
Image
Đủ loại trang thiết bị thặng dư, nằm “đắp chiếu” tại căn cứ không quân David-Monthan, Tucson, Arizona.
(Hình: Brendan Smialowski/AFP/Getty Images)

Ngoài công năng chính là tiêu diệt xe tăng và các loại xe bọc thép, Spike NLOS còn được biết đến là tên lửa chống tàu chiến khá mạnh. Hỏa tiễn này rất hiệu quả trong nhiệm vụ tiêu diệt những tàu đổ bộ, tàu chiến cỡ nhỏ.

Việt Nam đã nhập cảng và nhận chuyển giao công nghệ khá nhiều vũ khí do Israel sản xuất, trong đó có súng trường Galil ACE, súng TAR-21, Uzi, tên lửa chống tăng MATADOR, hệ thống tên lửa ACCULAR...

Trong khi đó, tạp chí an ninh quốc phòng quốc tế Jane's Defense cho hay hiện công ty thầu quốc phòng Lockeed Martin đang hy vọng sau khi hoàn tất thỏa tuận bán cho Hàn Quốc từ 12 đến 20 máy bay săn ngầm S-3 Viking, thì có thể mở đường bán cho 3 quốc gia khác trong đó có Việt Nam và một nước ở Nam Mỹ, theo lời ông Clay Fearnow, giám đốc chương trình tuần tra hàng hải của Lockeed Martin nói tại cuộc triển lãm hàng không FIDAE ở Santiago.

Hiện loại máy bay săn ngầm hai động cơ phản lực S-3 Viking 4 chỗ ngồi đã bị Hải Quân Hoa Kỳ cho nghỉ hưu nhưng chúng có thể được tân trang, sửa chữa để bán cho một số quốc gia khác.

S-3 Viking có tốc độ tối đa 828km/h ở trần bay cao 6,100m, trong khi ở độ cao thấp là 795km/h, tốc độ trung bình 650km/h, bán kính chiến đấu lên tới 853km. Nó có khả năng mang 2.2 tấn vũ khí gồm các loại bom, ngư lôi, tên lửa trong 4 giá treo thân và hai giá treo ngoài cánh.

Việt Nam cũng từng tỏ ý muốn mua loại máy bay tuần tra biển săn ngầm P-3 Orion của Hoa Kỳ, nhưng đến nay, vấn đề vẫn chưa đi tới đâu vì nhiều lý do.

Chính phủ Hoa Kỳ chưa gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Hiện mới chỉ chấp thuận cho Việt Nam mua một số tàu tuần tra biển cỡ nhỏ. Mọi thương vụ bán trang bị quốc phòng cho Việt Nam được cứu xét từng trường hợp một và phải qua sự chuẩn thuận của Quốc Hội cũng như phải cải thiện nhân quyền, một điều người ta không hề thấy. (TN)
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »



Kinh tế Việt Nam: Mỗi tỉnh là một 'sứ quân'
Monday, April 4, 2016 7:04:33 PM

HÀ NỘI (NV) - Tuy là một nước Việt Nam nhưng lại có tới 64 nền kinh tế chỏi nhau theo kiểu sứ quân,
không liên kết hàng ngang và cũng không nghe lệnh từ trên đưa xuống một cách nghiêm chỉnh.

Ðấy là những gì người ta được nghe thấy qua cuộc hội thảo quốc tế về “Liên kết vùng” của 63 tỉnh thành với nhà cầm quyền ở trung ương tại Việt Nam. Vì “mạnh ai nấy chạy” nên “gây ra những tổn thất to lớn ở tầm quốc gia” mà ông Trần Ðình Thiên,
viện trưởng Viện Kinh Tế Việt Nam than vãn ngày 1 tháng 4, 2016 được tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam tường thuật.

Image
Một số phụ nữ thất nghiệp chờ xem có ai gọi thuê mình, ngồi dọc theo lề đường ở Hà Nội. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)


Ông Trần Ðình Thiên gọi sự hợp tác, liên kết giữa các tỉnh thị để phát triển kinh tế tại Việt Nam là “kỳ dị” vì “chỉ nằm cạnh nhau, không ôm nhau, không làm gì.” Tức là mạnh ai nấy làm, thậm chí còn gây khó khăn cho nhau, đạp lên nhau để mình có thành tích cao hơn.

“Ðua nhau làm khu công nghiệp, đua nhau làm cảng biển, đua nhau thu hút FDI, tìm cách gây khó khăn cho tỉnh bạn, ‘ngăn sông, cấm chợ’ như cấm chuyển quặng ra khỏi tỉnh ta, phải tiêu thụ ‘bia tỉnh ta’... Ðây là những hiện tượng khá phổ biến, gây ra những tổn thất to lớn ở cả tầm quốc gia.” Ông Thiên nêu ra trong buổi hội thảo kể trên.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tệ trạng như thế được ông Vương Ðình Huệ, trưởng Ban Kinh Tế Trung Ương của đảng, nhìn nhận rằng do nhà cầm quyền trung ương Hà Nội đặt chỉ tiêu tăng thu cho các địa phương từ 5%-8% so với năm trước, buộc các địa phương phải tìm cách đáp ứng. Cũng vì phải lo cho địa phương mình mà “không bao giờ có liên kết vùng.”

Lên tiếng trong cuộc hội thảo, Phó Chủ Tịch Hội Ðồng Kiến Trúc Trần Trọng Hanh chỉ ra một nguyên nhân hãi hùng khác: “Hiện nay có 71 luật và pháp lệnh, 73 nghị định và hàng nghìn các thông tư, quyết định liên quan đến quy hoạch cùng mấy vạn đề án quy hoạch, với chi phí ước tính lên đến hơn 2,800 tỷ đồng thời kỳ 2001-2010 và gần 5,000 tỷ đồng thời kỳ 2011-2020, nhưng hệ thống quy hoạch hoàn toàn phân lập, có những đồ án chỉ dùng được 1%.”

Trong khi đó, theo ông Lê Viết Thái, chuyên viên tại Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương thì “thiếu động cơ liên kết giữa các địa phương trong phát triển cơ sở hạ tầng chủ yếu do vẫn còn tồn tại tư tưởng ‘lợi ích cục bộ địa phương’ khá mạnh...” Bên cạnh đó, “kỷ luật chấp hành quy định về phối hợp của một số cơ quan quản lý nhà nước không cao.”

Bên trên những nguyên nhân đó là chủ trương làm “theo phong trào.” Khi thấy tỉnh kia có mà mình không có thì lép vế. Tỉnh kia vẽ được trò đầu tư mà tỉnh mình không có dẫn đến hệ quả là hàng loạt khu công nghệ, cụm công nghiệp, khu đô thị bỏ hoang, nông dân bị cướp đất, mất sinh kế đi khiếu kiện quanh năm ngày tháng trên cả nước.

Ông Dương Ðình Giám, Hội Khoa Học Kinh Tế Việt Nam được tờ TBKTVN thuật lời trong cuộc hội thảo nói trên là “trong hơn 20 năm vừa qua, theo trào lưu phát triển công nghiệp, bất chấp các điều kiện cụ thể của mình, hầu hết mỗi địa phương đều quy hoạch vài khu công nghiệp và một số cụm công nghiệp. Trong tổng số 76,000 ha đất bị thu hồi để làm trên 280 khu công nghiệp trên cả nước, và trên 32,000 ha đất quy hoạch cho khoảng 900 cụm công nghiệp, có nhiều diện tích đất mà nông dân đang canh tác hiệu quả.”

Bởi khả năng thu hút đầu tư có hạn, nên diện tích lấp đầy của các khu công nghiệp hiện chỉ vào khoảng 43% (so với diện tích có thể cho thuê) và chỉ đạt 25.4% (so với diện tích đất quy hoạch).

“Các nhà máy sản xuất có cùng tính năng xuất hiện ở hai địa phương tiếp giáp nhau, thậm chí được xây dựng cạnh nhau (thuộc hai địa phương khác nhau) nhưng quy mô đều nhỏ, thường xuyên xuất hiện trong các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim, chế biến nông sản... làm nảy sinh sự khan hiếm, cạnh tranh về nguyên liệu, lao động và quan trọng hơn, là do cùng có quy mô nhỏ, nên hiệu quả kinh tế không cao...” Tờ TBKTVN kể lại theo lời ông Giám.

Nói chung thì chỉ vì các chương trình đầu tư của các địa phương được xem như những “phong trào,” những “hội chứng” về nhà máy rượu bia, xi măng, thủy điện, cảng biển, sân bay, khai thác khoáng sản, khu đô thị,... tạo thành nhiều “nền kinh tế” trong một nền kinh tế quốc gia. Chúng là một tập thể “lời giả, lỗ thật” rải rác trên cả nước mà sự thiệt hại sau cùng đều do người dân gánh chịu.

Trên tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn ngày 1 tháng 4, 2016, Tiến Sĩ Vũ Thành Tự Anh, một kinh tế gia giảng dạy trong chương trình kinh tế Fulbright tại Việt Nam nói rằng nền kinh tế của Việt Nam đang ở trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan.” Theo ông, muốn duy trì tăng trưởng kinh tế thì không thể không đầu tư, nhưng càng đầu tư thì ngân sách càng thâm hụt và nợ công càng tăng.

Ðể có tiền đầu tư phát triển thì buộc phải đi vay, và kết quả tất yếu là thâm hụt ngân sách triền miên, cả nợ chính phủ và nợ công đều đã vượt trần.

Tuy cái đảng CSVN đẻ ra “64 nền kinh tế” làm hại đất nước nhưng không có ai chịu trách nhiệm về chế độ sứ quân này. Chỉ thấy có những lời kêu ca. (TN)
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Nguyễn Tấn Dũng chính thức bị đẩy ‘về vườn’
Wednesday, April 6, 2016 5:50:32 PM


HÀ NỘI (NV) - Theo một thủ tục bỏ phiếu của Quốc Hội CSVN hôm 6 tháng 4, 2016, ông Nguyễn Tấn Dũng đã bị “miễn nhiệm” chức thủ tướng,
mở đường cho Nguyễn Xuân Phúc lên thay ngày hôm sau.

Image
Ngày 21 tháng 3, 2016, ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sờ vào cái ghế đại biểu Quốc Hội mà ông đã ngồi qua nhiều khóa rồi sẽ đẩy về vườn
vì thua trong cuộc đấu đá tranh ghế tổng bí thư. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)



Thông tấn xã Việt Nam loan báo “Chiều 6 tháng 4, thực hiện chương trình kỳ họp thứ 11, các đại biểu Quốc Hội khóa XIII đã tiến hành bỏ phiếu kín để miễn nhiệm Thủ Tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng. Buổi chiều cùng ngày, Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang đã đọc tờ trình, giới thiệu ông Nguyễn Xuân Phúc, ủy viên Bộ Chính Trị, phó thủ tướng chính phủ vào chức danh thủ tướng chính phủ thay ông Nguyễn Tấn Dũng.”

Theo kết quả được công bố thì “có 418 đại biểu bỏ phiếu đồng ý miễn nhiệm chức danh thủ tướng chính phủ đối với ông Nguyễn Tấn Dũng tương đương với 84.62% tổng số đại biểu Quốc Hội.”

Quốc Hội CSVN với hầu hết thành viên đều là đảng viên đảng CSVN, cộng thêm với một số người được mô tả không là đảng viên nhưng đều do đảng CSVN cài cắm vào không do dân chúng trực tiếp bầu lên, nên giới báo chí quốc tế gọi là “rubber stamp” (con dấu cao su), tức “nhất trí cao” bỏ phiếu theo lệnh.

Khi ông Nguyễn Xuân Phúc được chính thức đôn lên làm thủ tướng từ vai trò phó thủ tướng thì hoàn tất thủ tục chia chác ba cái ghế cao nhất của chế độ, hợp với ghế tổng bí thư của Nguyễn Phú Trọng lập thành “tứ đầu chế” chóp bu của hệ thống quyền lực CSVN.

Nguyễn Tấn Dũng đã bị phe cánh của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hất văng ra khỏi hệ thống quyền lực khi thua đau trong cuộc đấu đá nhiều kịch tính ở đại hội đảng hồi tháng 1, 2016 vừa qua. Nhìn qua những trang mạng được thành lập vội vã để đưa những thông tin thâm cung bí sử của các phe phái kình chống nhau, bôi bẩn nhau, cáo buộc những đòn bẩn tuy không ai có thể kiểm chứng được, nhưng dư luận vẫn tin rằng những gì được phơi bày là sự thật.

Vì bị đẩy ra khỏi trung ương đảng, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, nay 67 tuổi, đã để lại rất nhiều tai tiếng từ tham nhũng đến những thất bại kinh tế, đầu tư phát triển bừa bãi với những hệ quả to lớn còn đó. Hàng trăm người dân đã bị chế độ bỏ tù với các bản án nặng nề chỉ vì đòi hỏi tự do tôn giáo, tự do dân chủ, nhân quyền trong 10 năm mà ông ta nắm quyền.

Trần Huỳnh Duy Thức chỉ vì viết châm chọc Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng mà bị bản án 17 năm tù. Linh Mục Nguyễn Văn Lý 3 lần lãnh án tù chỉ vì đòi tự do tôn giáo. Bản án 8 năm tù Linh Mục Lý bị áp đặt ngày 31 tháng 3, 2007 nay đã quá hạn nhưng vẫn chưa thấy có tin gì là ngài đã được thả dù bị tai biến mạch máu hai lần trong nhà tù Nam Hà.

Sau cuộc bỏ phiếu “miễn nhiệm,” bà tân Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã “trân trọng trao lẵng hoa tươi thắm tặng Nguyên Thủ Tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng và gửi đến ông lời cảm ơn chân thành vì những đóng góp to lớn của Nguyên Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trong suốt thời gian ông giữ cương vị người đứng đầu chính phủ,” theo bản tin TTXVN.

Nhưng nếu ai nhớ lại một số nét chính yếu các chính sách kinh tế xã hội được chế độ đưa ra trong 10 năm đó sẽ thấy những “dấu ấn” tai hại cho đất nước Việt Nam là thế nào.

Khi vừa được đưa lên làm thủ tướng đầu năm 2006, ông Nguyễn Tấn Dũng đã mạnh mồm tuyên bố rằng nếu không dẹp được tham nhũng thì ông sẽ từ chức. Nhưng ai cũng biết, tham nhũng càng ngày càng kinh hoàng, luồn sâu leo cao trong hệ thống đảng đến nỗi được nhìn nhận như quốc nạn hay giặc nội xâm.

Những tập đoàn tổng công ty “quả đấm thép” mà ông là người chịu trách nhiệm trên cùng, như tập đoàn đóng tàu Vinashin, tổng công ty tàu biển Vinalines, sụp đổ cụt vốn vì tham nhũng và đầu tư bừa bãi. Những kẻ cầm đầu hai “quả đấm thép” này hoặc bị án tù nặng nề hoặc lãnh án tử hình.

Sau các tai tiếng làm sập Vinashin và Vinalines, hệ thống ngân hàng tràn ngập nợ xấu, Quốc Hội CSVN ngày 11 tháng 6, 2013 lần đầu tiên bỏ phiếu “lấy phiếu tín nhiệm” 47 cá nhân là lãnh đạo của Quốc Hội, nhà nước và chính phủ, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nằm trong số ba người dẫn đầu về “tín nhiệm thấp” (160 phiếu).

Hai người còn lại, cùng ông Nguyễn Tấn Dũng, đội sổ về mức độ tín nhiệm là ông Nguyễn Văn Bình - Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước (209 phiếu) và ông Phạm Vũ Luận - Bộ trưởng Giáo Dục-Đào Tạo (177 phiếu). Tín nhiệm thấp như thế nhưng không thấy ông Nguyễn Tấn Dũng từ chức như một cách chứng tỏ mình là một người có liêm sỉ, biết thế nào là tự trọng.

Lạm phát tại Việt Nam có lúc lên hơn 28% như hồi năm 2008 vì chế độ Hà Nội chủ trương đầu tư bừa bãi các mặt để được tiếng tăng trưởng cao. Nhà cầm quyền các địa phương, các tập đoàn và tổng công ty của các bộ ngành ở trung ương đua nhau đốt tiền để có cơ hội tham nhũng. Hàng chục khu công nghệ, cảng biển nay vẫn còn đang bỏ hoang trong khi người dân bị cướp nhà cướp đất, khiếu kiện quanh năm ngày tháng vì bị đầy vào đường cùng.

Các định chế tài trợ quốc tế cấp viện cho Việt Nam thoát nghèo đói, rất nhiều lần thúc hối chế độ Hà Nội giải thể đám quốc doanh “lời giả lỗ thật,” hậu thuẫn cho hệ thống tư doanh phát triển để có thể phát triển kinh tế xã hội bền vững, nhưng đã không được nghe theo. Tín dụng ngân hàng hầu như chỉ rót vào các tập đoàn và tổng công ty quốc doanh khiến cho tư doanh ngày càng teo tóp.

Trong một hội nghị tổ chức ở Cần Thơ hồi tháng 3, 2014, ông Nguyễn Tấn Dũng đòi hỏi “bằng nhiều biện pháp hỗ trợ để người trồng lúa thu được 30% lãi” chứ không thể để người trồng lúa “mãi chịu đựng cảnh được mùa rớt giá, cảnh ly nông ly hương - trong khi vai trò của kinh tế nông nghiệp, trong đó có việc bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu gạo thời gian qua là hết sức to lớn.”

Nhưng cái điệp khúc “được mùa rớt giá” đó vẫn được lập lại và người nông dân Việt Nam, được đảng CSVN xưng tụng là thành phần trụ cột tạo ra chế độ, vẫn là tầng lớp nghèo khổ nhất, bị chế độ bóc lột tận xương tủy nhiều nhất qua hàng trăm thứ “thuế và phí.”

Cái ghế thủ tướng của ông Nguyễn Tấn Dũng chuyển lại cho Nguyễn Xuân Phúc, một người bị truyền thông “lề trái” đặt tên là “vua tham nhũng,” ở thời điểm đất nước đang đối diện với khó khăn kinh tế nghiêm trọng trong khi bên ngoài thì chủ quyền lãnh thổ bị Trung Quốc lấn dần. Đất nước Việt Nam không bao nhiêu lạc quan với một bộ sậu chóp bu chỉ cố giữ chặt quyền lực. (TN)
phaodai
Posts: 79
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:06 pm
Contact:

Post by phaodai »

Nguyễn Xuân Phúc chính thức thay Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng
Thursday, April 7, 2016 5:19:35 PM

HÀ NỘI (NV) - Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc chính thức lên thay Nguyễn Tấn Dũng ở ghế thủ tướng hôm 7 tháng 4,
theo một thủ tục “bỏ phiếu kín” ở Quốc Hội CSVN.

Ðưa Nguyễn Xuân Phúc lên làm thủ tướng, như vậy, nhà cầm quyền CSVN hoàn tất “quy trình” thay đổi 4 chức vụ chóp bu của đảng và chính phủ
mà phe cánh Nguyễn Phú Trọng đã dàn dựng thành công sau khi đẩy được Nguyễn Tấn Dũng
ra khỏi hệ thống quyền lực vào dịp đại hội đảng tháng 1 vừa qua.

Image
Nguyễn Xuân Phúc khi còn là phó thủ tướng sau khi đọc báo cáo ở Quốc Hội ngày 21 tháng 3, 2016. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)



Nhà báo tự do và blogger Phạm Thành viết trên blog “Bà Ðầm Xòe” rằng Hiến Pháp CSVN “điều 74 mục 6 cho Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội ở Mục Ðề Nghị Quốc Hội, miễn nhiệm bãi nhiệm chủ tịch nước, chủ tịch Quốc Hội... Ðây chỉ là cái điều kiện 'cần.' Cái lắt léo ở đây là thiếu điều kiện 'đủ'. chủ tịch Quốc Hội, chủ tịch nước có vi phạm phạm pháp hay hết nhiệm kỳ hay không?” Như thế, Quốc Hội khóa 13 “miễn nhiệm bãi nhiệm người ta khi chưa hết nhiệm kỳ? Câu trả lời là không, vậy việc miễn nhiệm bãi nhiệm kia hoàn toàn vi hiến.”

Theo ông Phạm Thành thì “Ðiều 4 Hiến Pháp 2013 mục 3. (Các tổ chức của đảng và đảng viên Ðảng Cộng Sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến Pháp và pháp luật.) Vậy đảng không thể đứng trên Quốc Hội để làm nhân sự Quốc Hội được. Ðó là vi hiến.”

Cả tân Chủ Tịch Nước Trần Ðại Quang và tân Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đều có các tai tiếng tham nhũng. Trần Ðại Quang còn khai gian 6 tuổi để được ngồi vào ghế chủ tịch nước thay vì đã quá tuổi nghỉ hưu.

Nguyễn Xuân Phúc bị giới phân tích thời sự quốc tế coi là không đủ uy tín và tầm vóc để tự đưa ra các quyết định mạnh mẽ. Do vậy, ngoài tài ăn hối lộ, ông ta sẽ chỉ múa may trong khuôn khổ làm theo lệnh của Bộ Chính Trị.

Nhiệm kỳ 5 năm thủ tướng của ông Nguyễn Xuân Phúc rơi vào khoảng thời gian Việt Nam khó khăn kinh tế bên trong, ngân sách thu không đủ bù chi nên nợ công ngày mỗi gia tăng, bên ngoài thì Trung Quốc ngày càng lấn tới. Chủ quyền lãnh thổ đối diện với các thách thức từ chủ trương bá quyền bành trướng của Bắc Kinh, mỗi ngày một khó đối phó hơn.

Nhất là vào lúc này, nông dân Việt Nam ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên đang chịu đựng những khó khăn kinh hoàng vì hạn hán và nước biển tràn sâu vào nội đồng. Cái đói nhìn thấy trước mặt cho hàng triệu người.
Image
Vợ chồng phó thủ tướng “chống tham nhũng” Nguyễn Xuân Phúc luôn có mặt trong những dịp trọng đại của đại gia Hoa kiều Ðặng Văn Thành.
(Hình: Chân Dung Quyền Lực)

Cuối tháng 12, 2014 sang tháng 1 đầu năm 2015, trang mạng Chân Dung Quyền Lực (CDQL) đưa ra nhiều tài liệu để chứng minh ông Nguyễn Xuân Phúc là một ông “vua tham nhũng” đã từ lâu lắm. Mạng CDQL chỉ nêu ra một vài điểm nổi bật. Cái khôn ngoan của những “ngôi sao tham nhũng” tại Việt Nam là giấu đút khéo léo các tài sản có được nhờ ăn bẩn.

Theo trang mạng này: “Cuối năm 2010 sang đầu năm 2011, trước khi rời ghế ‘bộ trưởng chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ” leo lên ghế phó thủ tướng, trong vòng 5 tháng, ông Nguyễn Xuân Phúc đã ký tới tấp khoảng 100 cái lệnh thăng chức và bổ nhiệm. Trong đó, ít nhất là 15 ghế vụ trưởng, 35 vụ phó và gần 50 trưởng và phó phòng.”

“Cái giá để mua ghế cấp vụ là 300 ngàn đô la nhưng khi ông Nguyễn Xuân Phúc vào được Bộ Chính Trị rồi thì lên tới 500 ngàn đô,” mạng Chân Dung Quyền Lực cáo buộc.

Mạng Chân Dung Quyền Lực nêu ra tài sản khổng lồ của vợ chồng con gái ông Phúc là Nguyễn Thị Xuân Trang/Vũ Chí Hùng “hàng ngàn tỉ đồng” với các nghi vấn ông bố ăn hối lộ rồi tuồn cho con giữ. Bên cạnh đó, Chân Dung Quyền Lực nói ông Phúc có những quan hệ chặt chẽ với một người gốc Hoa tên Ðặng Văn Thành, nguyên là một chủ nhân của ngân hàng Sacombank từng bị bắt giam về tội cố ý làm trái.

Chân Dung Quyền Lực trưng ra một số tài liệu chứng minh rằng một số cổ phần của Sacombank đã được chuyển giao cho Vũ Chí Hùng. Còn vợ ông Nguyễn Xuân Phúc (Trần Nguyệt Thu) được trao cho rất nhiều cổ phần trong công ty Sacomreal (đầu tư địa ốc) sau đổi tên là Thành Thành Công.

“Cũng nhờ mối quan hệ với gia đình Ðặng Văn Thành, các người nhà của bà Trần Nguyệt Thu (Trần Công Tấn, Trần Công Tuấn) được cho các cổ phần đáng kể tại công ty mía đường Bourbon Tây Ninh (cũng thuộc tập đoàn Thành Thành Công).”

Vẫn theo trang mạng này, “những tài liệu, hợp đồng về các vụ chuyển nhượng bất động sản, và các tài sản khác được chuyển lòng vòng trước khi tới tay con rể ông Nguyễn Xuân Phúc cho thấy có các khuất tất nhưng được che đậy dưới vỏ hợp pháp. Không ai có thể mở cuộc điều tra để kiểm chứng các tài liệu này tại Việt Nam nếu không có các cơ quan điều tra độc lập.” (TN)
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Ðàn bò 450 ngàn con ở Gia Lai đói trơ xương vì đại hạn
Friday, April 8, 2016 3:53:53 PM

GIA LAI (NV) - Hàng ngàn con bò ở Gia Lai gầy trơ xương vì cỏ cây khô cháy, chúng chỉ được uống nước rửa rau tằn tiện
bởi người dân hiện cũng thiếu nước sinh hoạt.

Theo VNExpress ngày 8 tháng 4, hàng trăm hồ chứa ở các tỉnh Tây Nguyên kiệt nước, nhiều hồ trơ đáy, các con suối, sông nhỏ
cũng rơi vào tình cảnh tương tự, khiến cây cỏ chết khô. Ðàn bò hàng ngàn con không có thức ăn nên nhiều con chỉ còn da bọc xương.

Image
Khô hạn đe dọa đến đàn bò của tỉnh Gia Lai. (Hình: VNExpress)



Vét những giọt nước cuối cùng trong lu cho đàn bò 5 con, ông Nguyễn Văn Bá ở huyện Chư Pưh cho biết, sông suối cạn khô, giếng hết nước nên bò chỉ được uống nước rửa rau, vo gạo. Một xô nước rửa rau lóng cặn khoảng 8 lít được ông chia cho cả đàn. Ðây là lần uống nước duy nhất của chúng trong ngày.

Ông Bá cho biết thêm, đàn bò cũng ngán ăn rơm rạ vì khô queo quắt nhưng cỏ đã cháy hết, không mọc nổi. Bò ốm trơ xương, ông muốn bán để đỡ gánh nặng nhưng giá hiện thấp hơn ngày thường đến phân nửa. “Trước hạn, cặp bò có giá gần 30 triệu đồng, giờ còn 15 triệu làm sao bán,” giọng ông Bá đầy ngán ngẩm.

Tại “rốn” hạn của huyện Chư Pưh, trên các đồng lúa khô cháy, hàng trăm con bò không buồn ăn. “Khô hạn lúa bỏ đầy đồng, bò ăn cũng ngán bởi ăn xong chúng không có nước uống, rát họng lắm. Tôi cứ thả đó chúng đói thì ăn, chớ cỏ cháy khô, đồi trọc đâu còn gì,” anh Ksor Năng đang chăn đàn bò cho biết.

Còn tại thị xã Ayun Pa đến rơm rạ cũng không có để cho bò ăn. Người dân phải tìm mua để cứu đàn bò khi hết cỏ. Chị Rơ Chăm Huyên cho biết, cứ hơn một tuần phải mua một xe rơm giá gần 2.5 triệu đồng cho 7 con bò.

May mắn nhất là khu vực dọc hai bờ sông Ba - con sông duy nhất còn nước tại đây - người dân lùa hàng ngàn con bò từ vùng cao xuống kiếm cỏ, cây tươi còn sót lại. “Giờ chỉ còn cách là ráng bỏ tiền giữ lại bò chờ mưa xuống, hoặc bán rẻ cho người ta giết thịt. Nhiều người đuối sức đã xẻ thịt bò đem bán chứ chịu không nổi với hạn,” ông Ksor Út nói.

Theo thống kê, Gia Lai là tỉnh đứng thứ hai ở Việt Nam về tổng đàn gia súc với 450,000 con, trong đó nhiều nhất là bò. Ðây là nguồn thu lớn cho bà con nông dân, đồng thời cung cấp phân bón cho hàng trăm ngàn hecta cây trồng. (Tr.N)
quangminh
Posts: 548
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Post by quangminh »

Tổng thống Mỹ sẽ đến Hà Nội cuối tháng 5 năm 2016
Monday, April 11, 2016 4:15:55 PM


HÀ NỘI (NV) - Tổng Thống Mỹ Barack Obama sẽ đến thăm Việt Nam vào khoảng cuối tháng 5 năm 2016,
theo lời ngoại trưởng CSVN, ông Phạm Bình Minh, nói trên tờ VNEconomy hôm 11 tháng 4.

Từng có tin ông Obama đến Việt Nam hồi tháng 11 năm ngoái nhưng lại rất cận ngày với cuộc thăm viếng
của Chủ Tịch Nước Trung Quốc Tập Cận Bình nên đã bị hoãn lại.

Image
Tổng Thống Mỹ Barack Obama đến Philippines ngày 28 tháng 4, 2014 được dân chúng Manila đón rước niềm nở nhân dịp
kỷ niệm Hiệp Ước Tăng Cường Củng Cố Hợp Tác Quốc Phòng được 10 năm giữa hai nước. (Hình: Getty Images)

Nếu ông Obama đến Việt Nam vào cuối tháng 5, đây là lần đầu tiên ông thăm viếng Việt Nam và vào cuối nhiệm kỳ thứ hai trước khi rời Tòa Bạch Ốc. Khi ông đến Việt Nam thời điểm này, có thể nhà cầm quyền CSVN đã tổ chức xong cuộc bầu cử Quốc Hội mà các ứng cử viên độc lập không do đảng CSVN đưa ra đều bị chế độ dùng các trò bẩn gạt ra ngoài.

Mấy ngày vừa qua, đảng CSVN do ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu đã dàn dựng sắp xếp xong guồng máy cầm quyền để đón tiếp tổng thống Mỹ.

Theo tờ VNEconomy kể lại lời ông Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh, nội dung chuyến thăm viếng của ông Obama và những gì hai bên sẽ nói với nhau hiện còn đang được thảo luận nhưng “mục tiêu cao hướng tới là tiếp tục làm cho quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước sâu sắc hơn, trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa; kể cả vấn đề duy trì hòa bình, ổn định.”

Trong thời ông Obama làm tổng thống, mậu dịch hai chiều giữa hai nước ngày thêm phát triển. Ông cũng cho gỡ bỏ một phần lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam nhưng giới hạn ở phạm vi giúp Việt Nam tăng cường khả năng phòng vệ biển.

Các lãnh tụ Hà Nội trong mọi dịp gặp ông đều mong muốn được bỏ lệnh cấm bán võ khí sát thương toàn diện và đều chưa thấy kết quả. Liệu chuyến thăm viếng của ông tại Hà Nội có dẫn đến khả năng đó không còn phải chờ xem. Chính phủ cũng như Quốc Hội Hoa Kỳ đều nêu thành tích nhân quyền tồi tệ của nhà cầm quyền CSVN như cái cớ để từ chối.

Việt Nam rất muốn mua một số máy bay săn tàu ngầm và tuần tra biển cũng như các bộ phận thay thế cho các máy bay trực thăng do Mỹ sản xuất bị bỏ lại sau khi cuộc chiến chấm dứt năm 1975.

“Về vấn đề duy trì, hòa bình, ổn định, những diễn biến trên biển, câu chuyện Biển Ðông cũng sẽ được đề cập. Nhưng đặc biệt, hiện tại, Việt Nam hết sức quan tâm đến vấn đề giải quyết hậu quả chiến tranh để lại như vấn đề chất độc da cam, những vấn đề nhân đạo của cả hai bên.” Báo VNEconomy thuật lời ông Phạm Bình Minh.

Sau khi Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với Hà Nội năm 1995, đã có nhiều tổng thống Mỹ tới thăm Việt Nam. Tổng Thống Bill Clinton đến Việt Nam vào tháng 11, 2000. Rồi 6 năm sau, Tổng Thống George W. Bush đã có chuyến thăm Việt Nam vào tháng 11, 2006.

Chuyến thăm viếng của Tổng Thống Obama sẽ giúp Hà Nội thêm mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại đu dây giữa hai cường quốc ở hai bên bờ Thái Bình Dương.

Về phía CSVN, nguyên Thủ Tướng Phan Văn Khải, nguyên Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết cũng đã thăm Hoa Kỳ khi đang đương nhiệm vào các năm 2005 và 2007. Ông nguyên Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đến đây một số lần.

Ngay trong nhiệm kỳ 2011-2016, ông Tổng Bí Thư Ðảng CSVN Nguyễn Phú Trọng cũng đã thăm Hoa Kỳ vào tháng 7, 2015. Dư luận cho đây là chuyến thăm “lịch sử” vì ông Trọng chỉ là lãnh tụ một đảng, không phải lãnh tụ cầm quyền một nước dù trên thực tế có thể khác.

Ông nguyên Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang cũng đã đến Hoa Kỳ khi còn đương nhiệm (tháng 7, 2013). Trong chuyến thăm này, hai bên đã chính thức ký tuyên bố chung nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác toàn diện.

Tất cả những ông này đến Tòa Bạch Ốc đều bị cộng đồng người Việt biểu tình đả kích trong khi các lãnh tụ Mỹ đến Việt Nam đều được dân chúng hân hoan chào đón. (TN)
phaodai
Posts: 79
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:06 pm
Contact:

Post by phaodai »

Trung Quốc lại đưa chiến đấu cơ đến đảo Phú Lâm
Wednesday, April 13, 2016 5:00:07 PM

WASHINGTON (NV) - Trung Quốc lại đưa chiến đấu cơ tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa như một thách thức quân sự
đối với những căng thẳng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở khu vực.

Image
Hai giàn hỏa tiễn phòng không tối tân HQ-9 được Trung Quốc điều động tới bãi cát mới bồi đắp thêm tại đảo Phú Lâm trong quần đảo Trường Sa.
(Hình: ISI)
Hãng tin Fox News đưa tin kèm theo tấm hình do không ảnh chụp cho thấy có 2 chiến đấu cơ thuộc loại Shenyang J-11 đang đậu trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc cướp của Việt Nam năm 1974. Tấm hình này được Giới Chức Quốc Phòng Hoa Kỳ xác nhận là thật.

Với hệ thống radar từng được thiết lập trên đảo này mấy năm qua, hồi tháng hai vừa qua, Trung Quốc đã đưa hai giàn hỏa tiễn phòng không tầm xa HQ-9 đến đảo này. Cũng thấy có tin nói rằng Trung Quốc mang cả hỏa tiễn chống tàu chiến tới đây nữa, vừa là phòng thủ vừa đe dọa cả tàu chiến và máy bay các nước trên một vùng biển và không phận rộng lớn.

Việc Trung Quốc đưa máy bay đến đảo Phú Lâm vào lúc Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Ash Carter đến Philippines có vẻ như tín hiệu bắn cho Hoa Thịnh Đốn biết. Chuyến đi của ông Carter được mô tả là nâng cao mối quan hệ quốc phòng với các đồng minh trong khu vực trong khi Trung Quốc lộ rõ tham vọng muốn biến cả khu vực Biển Đông thành “ao nhà” của họ.

Ông Carter đến Philippines vào dịp hai nước tiến hành cuộc tập trân chung sau khi đã ký bản thỏa hiệp cho Mỹ quay lại sử dụng 5 căn cứ trên quần đảo này mà ông sẽ đến thăm một nơi trong chuyến đi này. Đây mới chỉ là thỏa thuận sơ khởi mà theo ông Carter cho báo chí hay, có thể còn một số căn cứ khác đang được thảo luận.
Image
Chiến đấu cơ đa năng J-11 của Trung Quốc mô phỏng theo chiến đấu cơ Sukhoi Su-27 của Nga. (Hình: Wikipedia
)

Tin ông Carter đến Philippines vào dịp cũng có tin các Giới Chức Quốc Phòng của Việt Nam và Philippines cũng gặp nhau trong tuần này để tính chuyện phối hợp tập trận và tuần tra chung trên Biển Đông nhằm thực hiện cụ thể thỏa hiệp đối tác chiến lược từng được tuyên bố hồi năm ngoái.

Từ giữa năm ngoái đến nay, Mỹ đã mở một số chuyến bay hoặc hải hành để chứng tỏ quyền tự do đi lại trên các vùng biển mà luật lệ quốc tế cho phép. Có những chuyến tuần tra đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý của một đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp ở Trường Sa và bên trong 12 hải lý của đảo tri Tôn ở quần đảo Hoàng Sa.

Bắc Kinh đả kích kịch liệt các chuyến bay hay hải hành này và đe dọa sẽ có phản ứng, nhưng Hoa Thịnh Đốn nhiều lần nói sẽ tiếp tục. (TN)
buikiem
Posts: 501
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

Chín học sinh lớp 6 cùng chết đuối ở sông Trà Khúc
Friday, April 15, 2016 2:02:44 PM


QUẢNG NGÃI (NV) - Chiều nay 15 tháng 4, người nhái đã hoàn tất việc lặn tìm thi thể 9 em học sinh lớp 6 cùng chết đuối tại sông Trà Khúc,
gây chấn động dư luận. Thanh Niên loan tin.

Image
Lực lượng cứu nạn lặn tìm thi thể các nạn nhân.

Theo ông Lê Văn Nhất, phó công an thành phố Quảng Ngãi, trưa cùng ngày, nhóm học sinh lớp 6, trường cấp 2 Nghĩa Hà đi học sớm rồi ghé sông Trà Khúc, đoạn qua xã Nghĩa Hà, thành phố Quảng Ngãi tắm trước khi đến trường. Lúc sau người dân nghe tiếng kêu cứu nhưng đến nơi thì nhóm đông học sinh đã chìm dưới nước. Lúc xảy ra tai nạn có 11 học sinh, trong đó 2 em nữ ở trên bờ. Cảnh sát cứu hộ và người dân sau đó đã tìm thấy 9 thi thể.

Ông Nhất cho biết thêm, khu vực các em tắm sâu khoảng 2 mét, là con sông nhưng có con đường để xe tải ra lấy cát nên dòng nước chảy khá yếu, hầu như đọng. Ban đầu các em tắm khu vực nông, sau các em chuyển qua khu vực này thì bị nạn.

“Các bạn của nhóm học sinh này cho biết, trong 9 em có một số bạn biết bơi nên chúng tôi vẫn chưa xác định rõ vì sao các em bị nạn cả đám như vậy, không loại trừ việc các em cứu nhau khi đuối nước,” ông Nhất nhận định.

Tại hiện trường, các xe đạp quần áo, giày dép... của các em nằm trên bờ. Nhiều phụ huynh gào khóc, ngất xỉu.

Tin cho biết, lúc các em xuống tắm, nắng nóng gay gắt đang xảy ra trên diện rộng ở khu vực các tỉnh miền Trung với nhiệt độ 36-39 độ C, trong đó ở Quảng Ngãi trên 40 độ.

Theo người dân, trước đó một phụ nữ thả bò thấy nhóm học sinh tắm ở khu vực nguy hiểm nên khuyên lên bờ nhưng các em không chịu nghe. “Đoạn sông này từng có nhiều người bị chết đuối rồi,” ông Lê Văn Tình (62 tuổi) cho biết. (Tr.N)
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest