Bình Luận , Quan Điểm

vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Tân chủ tịch nước Trần Đại Quang đã khai man lý lịch như thế nào?

Hoàng Trần

Image
http://a.disquscdn.com/uploads/mediaemb ... iginal.jpg


- Ngày 2/4/2016, đại tướng CA Trần Đại Quang vừa chính thức làm lễ “tuyên thệ” nhậm chức chủ tịch nước sau khi nhận được 91,5% “phiếu bầu” từ các đại biểu quốc hội sắp mãn nhiệm.

Phát biểu trong lễ nhậm chức, ông này dõng dọc tuyên bố sẽ “tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam”.

Thông tin này cũng không có gì sốt dẻo cho lắm, bởi lẽ Trần Đại Quang là ứng viên duy nhất cho chiếc ghế chủ tịch nước, điều này đã được biết trước từ cách đây hơn 2 tháng.

Tuy vậy, điều đáng chú ý là hầu như tất cả các cơ quan truyền thông chính thống của đảng cộng sản, trong phần tiểu sử đều ghi rõ Trần Đại Quang sinh ngày: 12/10/1956.

Liệu vị tân chủ tịch nước có đúng sinh năm 1956 như sách vở cộng sản vẫn hay tuyên truyền? Để trả lời câu hỏi này, mời bà con xem lại bài viết cùng tác giả dựa theo những bằng chứng đã được công bố trên Danlambao.


Thuật “cải lão hoàn đồng” của tân chủ tịch nước.


Trước đại hội đảng lần thứ 11 năm 2011, Trần Đại Quang khi ấy là thứ trưởng bộ CA. Theo tuổi thật thì ông này sinh năm 1950, ngấp nghé bước sang tuổi 61.

Ở đội tuổi này, ông Quang đáng lẽ phải về hưu vì theo quy định nhân sự trong đảng, ứng viên tham gia bộ chính trị lần đầu phải dưới 60 tuổi.

Để qua mặt đảng, ông này đã cố tình gian lận hồ sơ, biến năm sinh từ 1950 trở thành 1956.
Tức ‘cải lão hoàn đồng’ so với tuổi thật là 6 tuổi, đủ điều kiện tham gia bộ chính trị khoá 11.

Image

Văn bản gian lận xác nhận năm sinh giả của ông Trần Đại Quang được đích thân chủ tịch tỉnh Ninh Bình Đinh Văn Hùng ký.

Để hợp thức hoá lý lịch mới này, Trần Đại Quang đã cấu kết với Đinh Văn Hùng – chủ tịch UBND Ninh Bình xác nhận năm sinh là 1956.

Ngón đòn phù phép này đã giúp ông ta vượt qua nhiều ứng cử viên khác, trở thành ủy viên trẻ nhất trong bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam
tại đại hội 11. Đến đại hội 12 thì tiếp tục được “cơ cấu” thành chủ tịch nước.


Tuy nhiên, dù quyền lực đến đâu chăng nữa Trần Đại Quang không thể che dấu được sự thật.

Một bằng chứng không thể chối cãi là tất cả những văn bằng tốt nghiệp đại học,
từ tại chức luật cho đến cap cấp lý luận Mac-Lenin của ông Quang đều ghi rõ năm sinh là 1950.

Image

Image

Image

Từ bằng tại chức luật cho đến cao cấp lý luận Mac-Lenin của ông Quang ghi rõ năm sinh 1950

Tất cả các tài liệu như trên đã được tố cáo trên Danlambao từ cuối năm 2010, tức cách đây đã hơn 5 năm.
Tuy nhiên, cá nhân Trần Đại Quang và đảng cộng sản chưa bao giờ dám trả lời công khai về nội dung tố cáo.

Càng che đậy thì lại càng khiến dư luận tin rằng những gì Danlambao nói là đúng và chính xác.

Cộng sản được dựng lên bởi những âm mưu và thế lực đen tối, làm sao dám minh bạch vụ việc.
Thậm chí, nếu cộng sản muốn minh bạch cũng không xong, bởi sợ há miệng mắc quai.

Đến như thiếu tá Hồ Quang của bát lộ quân Trung Cộng có thể nghiễm nhiên trở thành “ cha già dân tộc”,
thì Trần Đại Quang cũng chỉ là học tập và làm theo tấm gương “bác Hồ” như những gì đảng cộng sản tuyên truyền mà thôi.

Chủ tịch nước còn khai man lý lịch thì sớm muộn gì thuộc cấp cũng âm mưu tạo phản. Quả đúng là: Thượng bất chính, hạ tắc loạn.

Hoàng Trần
vuongquan
Posts: 270
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »


Dân chủ đến thế là cùng

Đồng Phụng Việt
31-3-2016

Image
Tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu nhậm chức. Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN
Chị Nguyễn Thị Kim Ngân vừa được các đại biểu Quốc hội khóa 13 bầu làm Chủ tịch Quốc hội Khóa 13 cho dù chỉ còn vài ngày nữa là Khóa 13 mãn nhiệm. Thay đổi làm chi cho mệt vậy hè?


Hỏi rứa thôi chứ ai cũng biết sở dĩ phải tổ chức miễn nhiệm ông Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc hội khóa 13, bầu chị Ngân làm Chủ tịch Quốc hội vào phút chót là vì chị Ngân sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch Quốc hội khóa 14.

Hai tháng nữa, 22 tháng 5, dân ta mới đi bầu đại biểu Quốc hội khóa 14. Tất nhiên chị Ngân cũng phải ứng cử để cho dân bầu.

Chị Ngân chưa được dân bầu mà đã đương nhiên được xem là “dư tín nhiệm” để trở thành Đại biểu Quốc hội thêm một khóa nữa (không như thế thì làm sao chị trở thành Chủ tịch Quốc hội khóa 14?)!


Dân chưa bỏ phiếu bầu nên Quốc hội Khóa 14 chưa có đại biểu nào. Vậy mà Quốc hội Khóa 14 đã có sẵn Chủ tịch Quốc hội!

Dân chủ đến thế là cùng!

Chị Ngân mới thề “tuyệt đối trung thành với Hiến pháp”, vậy thì rõ ràng Hiến pháp phải có chỗ hiến định như rứa nhưng răng mà đọc Hiến pháp tới mờ mắt vẫn chưa tìm thấy chỗ nào ghi như vậy hè?

Lẽ nào? Thề trước tổ quốc, dân tộc thì không thể thề láo. Hoan hô chị Ngân “tuyệt đối trung thành với Hiến pháp” đến thế là cùng!

Chị Ngân vừa phải tranh cử vào vị trí Chủ tịch Quốc hội với… chính chị và chị đã thắng vẻ vang. Đạt hơn 90% số phiếu bầu.

Chuyện tương tự sắp được lập lại với anh Quang, anh Phúc.

Dân chủ đến thế là cùng! “Của dân, do dân, vì dân” và “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đúng đấy rứa hỉ?

Đã vậy thì đi bầu làm chi cho mệt hỉ?

Ai biết chi phí cho kỳ bầu cử Quốc hội Khóa 14 là bao nhiêu không hỉ? Chắc là không nhỏ hỉ? Đã dân chủ đến thế thì bỏ tiền làm chi cho uổng hỉ?
thuytrieu
Posts: 90
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:09 pm
Contact:

Post by thuytrieu »

‘Ráng làm người tử tế’

Nguyễn Hưng Quốc
(Nguồn: VOA)

Chủ trì phiên họp cuối cùng nhằm từ biệt các thành viên nội các ngày 26 tháng 3, sau khi cám ơn mọi người,
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng khuyên những người sắp về hưu như ông “ráng giữ gìn sức khỏe,
làm công dân tốt, đảng viên tốt, ráng làm người tử tế, sống tử tế.”

Image
Nguyễn Tấn Dụng bị Nguyễn Phú Trọng hất văng khỏi cuộc đua vào ghế tổng bí thư sau đại hội 12. (Hình: Getty Images)


Lời khuyên trên bao gồm bốn ý chính. Chuyện “giữ gìn sức khỏe,” “làm công dân tốt” và “đảng viên tốt” không có gì lạ. Lạ nhất là ý cuối “làm người tử tế.” Lạ vì nó ngược với thực tế: Muốn làm một đảng viên tốt thì khó mà sống tử tế được.

Nhớ, trong cuốn phim tài liệu “Chuyện Tử Tế,” sản xuất vào năm 1985, đạo diễn Trần Văn Thủy đã trăn trở đi tìm ý nghĩa của sự tử tế trong xã hội Cộng Sản thời bao cấp. Cuối cùng, ông tìm ra sự tử tế ở những nơi khuất vắng, ít người biết nhất: một bà mẹ bị bệnh cùi, hằng đêm làm gạch để xây nhà cho đứa con còn bé dại, và đặc biệt, ở bệnh viện cùi với các nữ tu Công Giáo, bất chấp những hiểm nguy lây bệnh, tận tình chăm sóc cho các bệnh nhân lở loét đau đớn. Bộ phim đầy những hình ảnh tương phản: bên cạnh những người ăn nhậu thỏa thuê là những người nghèo khổ rách rưới lam lũ đói khát dọc hai bên đường; bên cạnh hình ảnh hàng ngàn người chen chúc mua vé xe đò là hình ảnh những cán bộ cao cấp đi xe hơi và bước trên những chiếc thảm đỏ sang trọng mới tinh. Những sự tương phản ấy gợi lên ấn tượng: giới lãnh đạo Cộng Sản không hề tử tế.

Trong bài “Tao là đứa bé ngoẻo trên lưng Linda Lê,” Nguyễn Quốc Chánh, hiện sống trong nước, nhận định một cách khái quát:

“Có 3 thứ không thể kết hợp với nhau nổi. Ðó là: Thông minh, lương thiện và cộng sản.

Một người thông minh và lương thiện thì không thể cộng sản,

Một người thông minh mà cộng sản thì không thể lương thiện,...

Một người lương thiện mà cộng sản thì chắc chắn không thông minh.”

Ở đây có hai vấn đề: Một, thế nào là tử tế (hay lương thiện)? Và hai, tại sao những người cộng sản, ít nhất là lúc tại chức, không thể tử tế?

Khái niệm tử tế, theo tôi, có hai nội dung chính: Thứ nhất, sống theo một chuẩn mực đạo đức phổ quát; và thứ hai, biết nghĩ đến người khác.

Ðảng Cộng Sản, bất cứ là đảng Cộng Sản nào, khi lên cầm quyền, đều hăm he tiến hành ba cuộc cách mạng: cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng quan hệ sản xuất và cách mạng văn hóa tư tưởng. Một trong những nội dung chính của cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng là xóa bỏ những bảng giá trị truyền thống mà họ cho là tàn tích lỗi thời của chế độ phong kiến cũng như những mầm mống hư hoại của chủ nghĩa tư bản. Ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc, cái gọi là giá trị truyền thống ấy chính là những hệ thống đạo đức gắn liền với Nho giáo cũng như với văn hóa làng xã. Những quan hệ tốt đẹp giữa người và người như tình nghĩa và nhân nghĩa vốn kết tinh trong xã hội cả hàng ngàn năm bỗng dưng bị phê phán và đả kích kịch liệt. Cuộc cải cách ruộng đất tàn khốc vào giữa thập niên 1950 phá vỡ mọi quan hệ tốt đẹp giữa người và người. Hậu quả là sau mấy chục năm cầm quyền, đảng Cộng Sản làm cho mọi giá trị đạo đức truyền thống sụp đổ. Sau này, một số người cố gắng phục hồi lại Nho giáo nhưng đó chỉ là một nỗ lực lẻ tẻ và muộn màng: Những gì bị đánh sập thì khó mà vun đắp lại được. Thành ra, ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt trong giới đảng viên, hầu như không có một bảng giá trị phổ quát nào còn tồn tại.

Ngoài việc phá hoại những bảng giá trị truyền thống, đảng Cộng Sản còn đề cao việc đấu tranh giai cấp. Một trong những nội dung chính của cuộc đấu tranh giai cấp ấy là giành giật quyền lợi từ những tầng lớp thượng lưu vào tay mình.

Trong một bài viết ngắn trên facebook, nhà nghiên cứu âm nhạc và văn học Hoàng Ngọc-Tuấn phát hiện ra một điểm lạ trong bản tiếng Việt của bài “Quốc Tế Ca.” Câu “Le monde va changer de base/ Nous ne sommes rien, soyons tout” trong nguyên tác tiếng Pháp của Eugène Pottier (viết năm 1871) có nghĩa là “Thế giới sẽ thay đổi từ căn bản/ Chúng ta chẳng là gì, chúng ta hãy là tất cả” được Trần Phú, tổng bí thư đầu tiên của đảng Cộng Sản, dịch là “Nay mai cuộc đời của toàn dân khác xưa/ Bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình.” Bản dịch ấy, từ mấy chục năm nay, trở thành lời ca chính thức tại Việt Nam.

Ðiều đó cho thấy mục tiêu lớn nhất mà đảng Cộng Sản Việt Nam nhắm tới, từ lúc mới sơ sinh, là giành giật “lợi quyền” vào tay họ. Khi giành được rồi, hầu như toàn bộ nỗ lực của họ là làm sao giữ được những quyền lợi ấy. Trong chiều hướng ấy, đứng trước nguy cơ “diễn tiến hòa bình,” để mua chuộc sự trung thành của các đảng viên, đặc biệt trong lực lượng công an, họ đặt ra câu khẩu hiệu “Còn đảng còn mình.” Ðể bảo vệ quyền lợi, có khi họ sẵn sàng hy sinh cả đất nước, điều được dân gian khái quát hóa qua câu nhận định sắc sảo: “Ði với Mỹ thì mất đảng, đi với Trung Quốc thì mất nước. Thà mất nước còn hơn mất đảng.” Có thể nói một cách tóm tắt, từ khi được thành lập đến nay, mục tiêu tối hậu của đảng Cộng Sản là giành và giữ quyền lực và quyền lợi cho họ. Cái gọi là “vì dân” của họ chỉ là một chiêu bài rỗng tuếch.

Bởi vậy, khái niệm “đảng viên tốt” rất khó đi liền với khái niệm “sống tử tế.”

Tuy nhiên, có một vấn đề khác cũng cần được chú ý: Lời khuyên làm người tử tế và sống tử tế của Nguyễn Tấn Dũng chỉ được thốt ra khi ông sắp sửa về hưu. Hiện tượng ấy cũng khá phổ biến. Hầu hết những đảng viên lên tiếng phản biện lại chính quyền và đảng cầm quyền cũng như hô hào cho tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam hiện nay đều là những người đã nghỉ hưu. Ðiều ấy cũng cho thấy khi còn nằm trong bộ máy quyền lực, người ta không thể tử tế được.

Muốn tử tế, người ta phải đi ra ngoài bộ máy quyền lực của đảng, thậm chí phải đi ra khỏi đảng.
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »



Hồ Sơ Panama Papers


Trần Khải

Panama và nhiều nơi khác được mệnh danh là thiên đường trốn thuế của thế giới... Hồ sơ này vừa lộ ra, nhiều tên tuổi lớn trên thế giới dần dần xuất hiện trên danh sách này...

Các bản tin VOA, RFI, BBC, và tất cả các báo thế giới đều quan sát, dò tìm xem hồ sơ này...

Hình như chưa lộ ra quan chức Việt Nam nào? Có lẽ, các quan CSVN không cần tới thiên đường trốn thuế nào, vì họ đã chuyển tiền cho con, cho dâu, cho rể, cho bà con cô bác chú dì.... ở Mỹ để mua nhà ở Nam California, mở tiệm kinh doanh ở Bắc California... Và rồi, từ đó, làm hồ sơ định cư sang Mỹ, đưa cả làng tham nhũng sang Mỹ.

Nghĩa là, chính thức rửa tiền sang Mỹ, đâu có cần giấu tiền sang thiên đường trốn thuế làm chi cho mệt. Hễ bơm tiền vào Mỹ là nuôi được chon cháu mấy đời sang ẩn trú rồi.

Bản tin VOA kể rằng Eric Van Nguyen, 32 tuổi, là người Canada gốc Việt đầu tiên bị tiết lộ trong danh sách vụ rò rỉ tài liệu mật gây chấn động thế giới có tên Hồ sơ Panama – thiên đường trốn thuế của những người giàu có và đầy quyền lực trên thế giới.

Hồ sơ của Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) cho biết Eric Van Nguyễn đã đăng ký lập một công ty ở Samoa, Nam Thái Bình Dương, và một công ty vô danh ở quần đảo Virgin của Anh.

Năm 2014, Eric Van Nguyen bị truy tố nằm trong đường dây lừa gạt hàng ngàn nhà đầu tư với thủ thuật pump-and-dump (bơm và bỏ) vào loại cổ phiếu giá rẻ với trị giá lên đến 290 triệu đôla ở New York, Mỹ.

Eric Van Nguyen đã bị cáo buộc cùng với 7 người khác đã sử dụng cương vị là người quảng bá cổ phiếu và nội gián công ty để bơm giá cổ phiếu nhằm hưởng lợi. Nhóm 8 người đã bị truy tố với 85 tội trạng lừa gạt và trộm cắp.

Bản tin VOA ghi rằng các chính phủ trên thế giới đã vào cuộc điều tra về khả năng trốn thuế của những người giàu có và quyền lực trong nước mình sau khi Hồ sơ Panama của một công ty Luật Mossack Fonseca ở Panama được tiết lộ cho biết đã có những dàn xếp tài chánh với các chính trị gia và những người nổi tiếng trên toàn cầu.

Danh sách rò rỉ có hàng loạt các tên tuổi lớn như Tổng thống Nga Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Iceland, vua Ả Rập Xê-út, Thủ tướng Pakistan, Cựu chủ tịch FIFA Eugenio Figueredo, tiền đạo bóng đá Argentina Messi, diễn viên Thành Long…

Phát ngôn viên của Giám đốc Văn phòng Tổng Cục Thuế Canada Chloe Luciani-Girouard cho biết Canada hiện đang theo dõi sát những cá nhân có doanh nghiệp ở Panama và những nơi khác và sẽ truy tố nếu cần thiết.

Ngân hàng Hoàng gia Canada cho biết họ đã áp dụng các biện pháp kiểm soát để ngăn chặn những hoạt động phi pháp sau khi hồ sơ Panama cáo buộc ngân hàng này thường xuyên sử dụng dịch vụ của công ty Luật Mossack Fonseca.

Ngân hàng Hoàng gia là ngân hàng lớn nhất của Canada và các chi nhánh của ngân hàng này bị cáo buộc đã giúp khách hàng thành lập đến 378 công ty ở Panama.

Bản tin RFI ghi nhận về "Panama papers": Trung Quốc, khách hàng số 1 của tổ hợp luật sư Mossack Fonseca.

RFI nêu câu hỏi: Tổ hợp luật sư Mossack Fonseca ở Panama, trung tâm điểm của cơn bão tai tiếng tẩu tán tài sản và rửa tiền «Panama Papers» có văn phòng đại diện ở nước nào nhiều nhất? Câu trả lời là Trung Quốc, nơi mà chế độ cộng sản tự cho là cương quyết bài trừ tham nhũng và kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn chạy ra nước ngoài.

Theo số liệu của Ngân Hàng Nhà Nước Trung Quốc năm 2011, «cán bộ tham ô» chuyển tiền cất giấu ở nước ngoài khoảng 120 tỉ đôla Mỹ. Đến đầu năm 2016, báo cáo chính thức cho biết, chỉ trong vòng 18 tháng, số tiền «doanh nhân» đưa ra ngoại quốc là 1.000 tỉ đôla.

Vụ tai tiếng «Panama Papers» nổ tung đã xác nhận mặt trái của chế độ Bắc Kinh. Theo AFP, việc phân tích hàng triệu tài liệu bị tiết lộ từ tổ hợp luật sư Mossack Fonseca, từ cuộc điều tra rộng lớn của 107 hãng tin và cơ quan truyền thông thế giới, đã cho phép tìm thấy tên tuổi những người trong gia đình giới lãnh đạo đương nhiệm và cựu lãnh đạo của Trung Quốc như Đặng Tiểu Bình, Lý Bằng, Bạc Hy Lai, Giả Khánh Lâm cho đến Tập Cận Bình… Tuy nhiên, ngoài gia đình của giới lãnh đạo chính trị chóp bu giàu sụ, đại cường kinh tế thứ nhì thế giới còn là nguồn tài sản khổng lồ, những triệu phú, tỉ phú mới, khách hàng «béo bở» của tổ hợp luật sư Panama.

Mossack Fonseca, với nghề chuyên môn là mở các công ty ở "thiên đường thuế khóa" và dàn dựng các giao dịch chuyển ngân, tài khoản phức tạp, không minh bạch, nhằm che giấu nguồn tiền và tên tuổi của chủ nhân.

Theo website của Mossack Fonseca, tổ hợp luật sư Panama này có văn phòng đại diện tại 8 thành phố lớn ở Trung Quốc: Thượng Hải, Thâm Quyến, Đại Liên, Thanh Đảo, Ninh Bộ, Hàng Châu, Quảng Châu và đương nhiên là có Hồng Kông, trung tâm tài chính tự trị nằm ngay cửa ngõ vào Hoa lục.

RFI ghi rằng chính tại Hồng Kông mà Mossack Fonseca có lực lượng đối tác hùng hậu nhất từ luật sư cho đến ngân hàng để tìm kiếm và giới thiệu khách hàng. Theo Liên minh phóng viên điều tra quốc tế ICIJ, nhóm nhà báo phối hợp điều tra và công bố tài liệu «Panama Papers» thì ở Hồng Kông, Mossack Fonseca có nhiều khách hàng hơn cả ở Anh Quốc và Thụy Sĩ.

Hơn thế nữa, một cuộc điều tra nội bộ kết luận là trong số khách hàng chủ nhân các công ty bình phong ở ngoài lãnh thổ Trung Quốc, thì tỉ lệ cao nhất vẫn là dân Hoa lục, rồi hạng nhì là Hồng Kông.

Trong một phản ứng đầu tiên, Hoàn Cầu Thời Báo lên án báo chí Tây phương và một «thế lực thù địch rất mạnh» đánh phá uy tín chủ tịch Trung Quốc và tổng thống Nga cho dù trong danh sách đầu tiên có đến 140 nhân vật lãnh đạo thế giới.

RFI nêu câu hỏi: Câu hỏi đặt ra là: Làm cách nào mà văn phòng rửa tiền Mossack Fonseca ăn nên làm ra tại Trung Quốc hơn là ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới?

Bản tin BBC kể rằng: Anh rể ông Tập dùng thiên đường thuế

BBC viết rằng Hồ sơ Panama tiết lộ rằng thân quyến giàu có của một số lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó bao gồm Chủ tịch Tập Cận Bình, đã sử dụng những thiên đường thuế ở nước ngoài để che giấu tài sản khổng lồ của mình.

Danh sách này bao gồm ít nhất tám ủy viên đương chức hoặc đã nghỉ của Bộ Chính trị, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tám người này nằm trong số 140 chính trị gia trên thế giới bị cáo buộc có liên quan đến các tài khoản ngân hàng ở nước ngoài.

Một trong số đó được tiết lộ là tài khoản của anh rể ông Tập là ông Đặng Gia Qúy.

Là chồng bà Tập Kiều Kiều, chị gái ông Tập Cận Bình, ông Đặng Gia Quý thành lập hai công ty tại Quần đảo Virgin thuộc Anh vào năm 2009.

Tại thời điểm đó ông Tập Cận Bình chưa lên làm Chủ tịch nước, mới là Ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị.

Báo chí nước ngoài từng cho rằng thân nhân của ông Tập có tài sản gửi ở nước ngoài.

Trong hồ sơ Panama cũng có tên người gửi tiền là bà Lý Tiểu Lâm, con gái cựu Thủ tướng Lý Bằng và bà Jasmine Li, cháu gái của ông Giả Khánh Lâm, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Công ty của bà Lý Tiểu Lâm, tên là Cofic Investments Ltd, có địa chỉ tại British Virgin Islands, còn bà Jasmine Li thì nhận được một công ty ở hải ngoại khi còn ở tuổi thiếu niên.

Hai đương kim ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Trương Cao Lệ và Lưu Vân Sơn đều có thân nhân mà tên tuổi hiện ra trong Hồ sơ Panama.

Những cáo buộc này bị báo chí chính thống tại Trung Quốc phớt lờ và những ấn phẩm trên mạng bị kiểm duyệt.

Một bản tin khác của RFI ghi nhận dư luận:

"Đây chắc chắn là vụ rò rỉ lớn nhất trong lịch sử, Le Figaro nhận định. Hiện chỉ mới có một phần thông tin được công bố. Le Figaro tin rằng vụ tai tiếng toàn cầu này sẽ gây ra một dư chấn mạnh, và nhiều quốc gia có nguy cơ bị chao đảo.

Trước mắt, tại Iceland, vụ việc đang gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị: Phe đối lập yêu cầu thủ tướng từ chức và thông báo biểu tình. Về phần mình, «Nga tố cáo đó là một âm mưu của tình báo Mỹ», trong khi đó tại Trung Quốc, «Đảng Cộng sản bị vấy bẩn», tựa các bài nhận định của Le Figaro. Trước các tiết lộ tày đình, theo lệnh của chính quyền, truyền thông Nhà nước hoàn toàn im hơi lặng tiếng. Le Figaro và Les Echos cho biết là trang mạng của ICIJ (Liên minh các phóng viên điều tra) đã bị chặn hoàn toàn tại Trung Quốc."

Tiền này là tiền máu xương của người dân... Than ôi...

Có vẻ như CIA khui hô sơ mật của Tập Cận Bình và Putin? Những người khác chỉ bị văng miểng thôi?
quangminh
Posts: 547
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Post by quangminh »


Công An Chủ Tịch: CSVN Loạn


Vi Anh
Thông thường các nước văn minh, ít khi quân đội, công an được lên làm quốc trưởng, kể cả bộ trưởng nội an, quốc phòng cũng thường do chánh trị gia dân chính phụ trách. Ngay như nước Mỹ, Tướng Washington đại thắng quân Anh, Tướng Eisenhower đại thắng Thế Chiến 2, và nước Pháp Tướng De Gaulle giải thoát nước Pháp khỏi gông cùm Đức Quốc xả, cả ba đều là tướng quân đội cũng chỉ đắc cử làm tổng thống hai nhiệm kỳ thôi. Thời CSVN qua nhiều đời tổng bí thư Đảng CSVN chủ tịch nước cũng gốc dân chính, không ai là tướng quân đội hay tướng công an. Chỉ có thời Tổng bí Thư CSVN Nguyễn phú Trọng đưa Đại Tướng Bộ Trưởng Công an Trần đại Quang lên làm chủ tịch nước CSVN. Phân tích cho thấy trong hoàn cảnh nội bộ Đảng bị chia rẽ vì thân TC, thân Mỹ, kỳ thị Bắc Nam, bất bình trong việc đề cử lãnh đạo đảng, nhà nước, còn “quần chúng nhân dân thì bất mãn Đảng bất động trong việc bảo quốc, như thông đồng để TC xâm lấn biển đảo của VN, phe thân TC do Nguyễn phú Trọng cầm đầu độc diễn tham quyền cố vị lại cử Đại Tướng Công an Trần đại Quang, một công nòi của Công an lên làm Chủ Tịch Nước CSVN là hiện tượng báo biến loạn xảy ra cho chế độ, cho đảng CSVN nói chung và cho phe nắm đảng quyền của Nguyễn phú Trọng nói riêng.

Trước nhứt là rối loạn trong Đảng CSVN. Thực vậy, hơn ai hết Ông Hồ chí Minh là cha già khai sanh ra Đảng CSVN, và người khai nguyên ra chế độ CSVN sau khi cướp được chánh quyền, cho tới chết cũng chưa bao giờ Ông cử một công an nòi dù tướng hay tá, trung ương ủy viên, hay ủy viên bộ chánh trị lên làm Chủ Tịch Nước. Và kể cả nhưng tổng bí thư hậu bối của Ông Hồ cũng thế, không làm như Tổng bí Thư Nguyễn phú Trọng độc diễn lưu nhiệm rất mất lòng dân, chia rẽ đảng lại đưa một đại tướng công an, một công an nòi lên làm Chủ Tịch Nước. Và đưa lên một cách vi hiến, bất chấp tập tục tổ chức hành chánh công quyền của đảng, qua việc dàn dựng cho Quốc Hội khoá 13 sắp mãn nhiệm lên họp thức hoá, tấn phong, soán quyền của quyền Quốc Hội khoá 14 được các định chế hiến pháp và tập tục hằng cữu của CS qui định. Tổng Trọng đã tạo một tiền lệ đảo chánh Thủ Tướng, Chủ Tịch Nước và Chủ Tịch Quốc Hội mà nhiệm kỳ tới tháng 5 mới mãn.

Tổng Trọng tạo một mầm móng trong đầu Trần đại Quang một đại tướng công an nắm quyền lực an ninh trật tự của chế độ. Khơi động tham vọng, thói suy nghĩ, logic hành động của Con Người, người ta làm được thì mình làm được. Trần đại Quang thấy Tổng Trong không có quân, không có cảnh lực mà lật đổ, đảo chánh được thì y vốn là đại tướng công an, bộ trưởng công an, công an nòi, từng ăn chia, nâng đỡ, sống với lực lượng công an cảnh sát, thấy mình còn thừa sức trăm ngàn lần hơn để lật đổ Tổng Trọng nay đã quá già, quá mất lòng dân, quá coi thường nguyên tắc dân chủ tập trung của đảng. Quyền hành chánh trị là một thứ á phiện dễ ghiền hơn á phiện nữa. Tướng Quang cũng là con người nên cũng ăn quen mà nhịn không quen, sớm muộn gì Tướng Quang cũng trở thành một Frankenstein, một con quỷ lộn hồn giết người tạo ra mình.

Sở dĩ gần hết nhiệm kỳ tổng bí thư của Tổng Trọng, Ông đã tìm đủ mọi cách để hạ Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng cái chánh là để chận đường Nguyễn tấn Dũng lên làm tổng bí thư vì thấy thế lực của TT Dũng nắm Nhà Nước mạnh có thể ngăn chận tham vọng lưu nhiệm của Trọng.

Nhưng thế lực của TT Dũng đâu có mạnh và rộng khắp như của Đại Tướng Công an Trần đại Quang. Công an cảnh sát trong chế độ CS đông như kiến cỏ, cái gì cũng dám làm dù gian ác nhứt. Là chuyện dễ như ăn tô bún riu đối với Chủ Tich Công an Trần dại Quang sai khiến một số tay em công an cảnh sát đến bao vây Bộ Chánh trị để gọi là “bảo vệ an ninh cho các đồng chí”. Rồi trong bốn bức tường và trong phòng tổng bí thư cửa đóng, cúp điện thoại, internet, Quang cho một công an bắn chết Tổng Trọng, rồi công bố Trọng là tự sát thì dễ như chơi. Mấy uỷ viện Bộ Chánh trị kia sợ điếng hồn, mất vía, teo bu gi, không bảo cũng “nhứt trí, đồng tình cộng đồng tuyên trạch triệu thỉnh Đại Tướng Trần đại Quang Chủ Tịch Nước kiêm luôn Chủ Tịch Đảng CSVN.

Thứ đến là đại hoạ cho bộ mặt của CSVN. Lâu nay chế độ CSVN đã để cho công an cảnh sát hèn với giặc, ác với dân lộng hành, đã trở thành chế độ cảnh sát trị (régime policière) trên phương diện công luận rồi. Ngày Đại Tướng Công an, Bộ Trưởng Công an Trần đại Quang được Đảng CSVN đưa lên làm Chủ Tịch Nước tuy chỉ có tính nghi thức, ngoại giao nhưng vẫn là quốc trưởng trên danh nghĩa cho chế độ CSVN. Chế độ CSVN sẽ đậm nét hình sự, công an, mật vụ hơn, trở thành chế độ công an trị.

CSVN là một chế độ độc tài đảng trị toàn diện, không những dùng cảnh sát, mà còn dùng công an không mặc sắc phục và công an dùng du đãng giả dạng thường dân trấn áp nhân dân nữa. Công an không cần mặc sắc phục, không bảng tên, vũ khí dấu kín trong người nên họ không bị lộ tẩy, không sợ dân chúng tố giác, vì vậy họ dễ tàn bạo, gian ác hơn cảnh sát phải mặc sắc phục, mang bảng tên khi đối phó đối với dân.

Đại Tướng Công an Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang là một đại cán CS đại gian đại ác. Y khai gian lý lịch, nhỏ hơn 6 tuổi thật. Một bằng chứng không thể chối cãi là tất cả những văn bằng tốt nghiệp đại học học đại của Quang đều ghi rõ năm sinh là 1950.

Đại Tướng Công an Trần Đại Quang không những gian với đảng trong lý lịch mà còn ác với đồng chí thứ trưởng của y nữa. Y dàn dựng thuốc chết Thứ Trưởng Phạm chí Ngọ của y để bịt miệng nhơn chứng, bịt đầu mối trong vụ Quang hối lộ chấn động trong chế độ CS thời chuyển sang kinh tế thị trường theo đinh hướng xã hội chũ nghĩa.

Sau cùng, trong 5 năm tới đây, Tổng Bí Thư Nguyễn phú Trọng biến chế độ cai trị của y thành công an trị, với một bộ trưởng công an lên làm chủ tịch nước, công an sẽ lừng phèn hơn, gian ác hơn, dân chúng VN sẽ bị áp bức, bóc lột, trấn áp nhiều hơn. Và cũng có thể có phản tác dụng từ phía nhân dân, theo qui luật cùng tắc biến, sức ép càng nhiều sức bật càng cao, tạo thành một cuộc nổi dậy lật đổ chế độ độc tài đảng trị của CS đang biến thái thành chế độ công an trị./.(Vi Anh)
phaodai
Posts: 79
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:06 pm
Contact:

Post by phaodai »


Ông Nguyễn Tấn Dũng mất vị trí trong Hội đồng Quốc phòng


Image
Các nhà quan sát cho rằng sau thất bại trong cuộc đua vào chức tổng bí thư rồi bị miễn nhiệm trước thời hạn,
sự nghiệp chính trị của ông Dũng coi như đã “chấm hết”.

VOA

09.04.2016
Sau khi bị miễn nhiễm chức thủ tướng trước thời hạn, ông Nguyễn Tấn Dũng hôm nay tiếp tục bị “cắt” vị trí Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh.

Tân Chủ tịch nước Trần Đại Quang là người đưa ra đề nghị này tại Quốc hội.

Ngoài ông Dũng, hai ủy viên khác trong Hội đồng bị miễn nhiệm là ông Nguyễn Sinh Hùng, cựu Chủ tịch Quốc hội, và ông Phùng Quang Thanh, cựu Bộ trưởng Quốc phòng.

Quốc hội Việt Nam sẽ phê chuẩn đề nghị trên của của chủ tịch nước vào ngày 11/4.

Theo hiến pháp Việt Nam, ông Quang hiện là người thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân thông qua việc giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh.

Cựu chủ tịch nước Trương Tấn Sang là người đứng đầu Hội đồng Quốc phòng An ninh kể từ năm 2011. Ngoài ông Dũng làm phó chủ tịch, các ủy viên còn có chủ tịch quốc hội, bộ trưởng quốc phòng, bộ trưởng công an và bộ trưởng ngoại giao.

Ông Dũng làm thủ tướng Việt Nam kể từ năm 2006, và các nhà quan sát cho rằng sau thất bại trong cuộc đua vào chức tổng bí thư rồi bị miễn nhiệm trước thời hạn, sự nghiệp chính trị của ông coi như đã “chấm hết”.

'Ráng làm người tử tế'

Tới nay, cựu thủ tướng Việt Nam chưa lên tiếng bình luận về dự định trong tương lai của ông. Mới đây, ông đã gây “dậy sóng” dư luận với lời khuyên “ráng làm người tử tế”.

Trong phiên họp cuối cùng trên cương vị Thủ tướng Việt Nam cuối tháng trước, ông Dũng khuyên hơn 10 thành viên chính phủ về hưu kỳ này, trong đó có bản thân mình, là “ráng giữ gìn sức khỏe, làm công dân tốt, đảng viên tốt, ráng làm người tử tế, sống tử tế”.

Trong một diễn biến khác, quốc hội Việt Nam hôm nay chính thức chuẩn thuận 21 vị trí mới trong chính phủ gồm 3 phó thủ tướng và 18 bộ trưởng.

Đầu tuần này, ông Nguyễn Xuân Phúc lên thay người tiền nhiệm Nguyễn Tấn Dũng, sau khi được quốc hội thông qua với số phiếu thấp nhất so với hai quan chức khác trong “tam trụ” còn bao gồm chủ tịch nước và chủ tịch quốc hội.

Ông Phúc nhận được hơn 90% (tức 446 đại biểu) bỏ phiếu đồng ý để ông trở thành người đứng đầu chính phủ Việt Nam. Có tới 44 phiếu không đồng ý với đề xuất ông làm thủ tướng.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

Tháng 4-1975: Miền Nam sụp đổ

Hai mươi bốn năm sau khi chiến tranh kết thúc, Kissinger viết.
“Lý tưởng đã đưa nước Mỹ vào Đông Dương và sự mệt nhoài khiến chúng ta phải rút ra……
… Đông Dương sụp đổ năm 1975 vẫn còn gợi lại trong tôi những nỗi niềm u sầu khó tả. Nỗi buồn của tôi dành cho những kẻ nạn nhân bị bỏ rơi cũng bằng ngang với niềm ngậm ngùi của tôi dành cho nước Mỹ đã gây ra cho chính mình.” (1)


Cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ này đã để lại cho hai nước đồng minh Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa nhiều thiệt hại nặng, miền Nam bị mất về tay Cộng Sản, khoảng hai trăm ngàn binh sĩ tử trận. Hoa Kỳ với hơn 58 ngàn quân bị thiệt mạng, tốn kém nhiều trăm tỷ cũng như mất uy tín danh dự trên thế giới. Các phe đều thiệt hại lớn, miền Bắc được tiếng là chiến thắng nhưng đã phải trả cái giá quá đắt: hơn một triệu thanh niên phơi thây ngoài trận địa, hơn một triệu gia đình đau khổ, đất nước tan hoang vì bom đạn mà nhiều thập niên sau mới xây dựng lại được.

Người Mỹ bắt đầu can thiệp vào Đông Dương từ 1950 khi Trung Cộng viện trợ ồ ạt cho Việt Minh tại biên giới Việt – Hoa nhưng họ thực sự can thiệp vào VN khi đổ quân vào Đà Nẵng giữa năm 1965.

TT Johnson được Quốc hội ủng hộ cho tăng quân đều hàng năm từ 184,300 người năm 1965 lên tới 536,100 năm 1968. Nhờ vậy miền nam VN đã được bình định. Mỹ oanh tạc BV từ 1964, có leo thang nhưng hạn chế mục đích hăm dọa để Hà Nội phải đàm phán rút về Bắc. Phía CS tiếp tục cuộc chiến, họ đánh thí quân để đẩy mạnh phong trào phản chiến tại Mỹ. Số lính Mỹ bị giết tăng dần, năm 1965 có 1,863 lính Mỹ chết tại miền nam, từ 1965 tới 1968 có tất cả 35,751 người tử trận. Con số tử thương này đã khiến phong trào phản chiến càng lên cao hơn.

CS bị thảm bại Tết Mậu thân 1968, ta đánh thắng một trận lớn nhưng thua cuộc chiến, chống đối tại Mỹ lên cao, họ đòi chính phủ rút quân về nước. Năm 1968 phản chiến nói chung bất bạo động, năm sau 1969 khi Nixon lên làm TT đã tiến tới bạo động, đổ máu, sinh viên bắn súng đốt nhà, đập cửa kính, ném bom lớp học.

Cuối 1965 tỷ lệ số người ủng hộ chiến tranh VN khoảng 61% tới 1968 xuống còn khoảng 40%, tới 1971 còn khoảng 30% (2)
TT Nixon đem quân về nước, phục hồi hòa bình như đã hứa khi tranh cử. Năm 1969 ông bắt đầu cho rút quân, thực hiện VN hóa chiến tranh giúp VNCH hành quân sang Miên từ 29-4-1970 tới 22 -7-1970 để đánh vào hậu cần BV tại đây. Ta đã ruồng bố được khoảng 40,000 quân CS, giết trên 10 ngàn cán binh, tịch thu được 22,890 vũ khí cá nhân, 2,500 vũ khí cộng đồng, phá hủy nhiều cơ sở quân sự, làm suy yếu áp lực địch tại miền Nam VN.
Kế đó Nixon giúp miền nam VN mở hành quân tiến sang Hạ lào theo đường số 9 để chiếm tỉnh Tchépone rồi tiến sâu hơn vào vùng xung quanh để phá hủy các cơ sở CS. Cuộc hành quân lấy tên Lam Sơn bắt đầu ngày 8-2-1971, Quân đội VNCH chiến đấu anh dũng và hữu hiệu nhưng rồi gặp trở ngại, quân số lúc cao nhất là 17,000 người.

BV phản công mạnh hơn ta tưởng, đồng thời VNCH thiếu yểm trợ không quân của bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Sài Gòn, ta bị thiệt hại nặng lên tới 3,000; TT Thiệu lệnh cho các Tướng lãnh ngưng tiến quân. Giữa tháng ba ta rút lui về phía nam theo đường 914 bị Cộng quân truy kích thiệt hại nhiều, cho tới 25-3-1971 cuộc hành quân coi như chấm dứt, tổng cộng chỉ kéo dài 45 ngày, nói chung hai bên đều bị thiệt hại nặng.

Nixon cho biết (3) cuộc tấn công mục đích giảm áp lực địch để Hoa Kỳ rút quân mà VNCH vẫn còn tồn tại, Nixon dự trù tới 1972 chỉ còn vài chục ngàn lính Mỹ còn ở VNCH.

Tổng thống cử Kissinger, Phụ tá an ninh Quốc gia đàm phán với BV tại Paris. Cuộc hòa đàm bắt đầu từ tháng 5-1968 dưới thời Johnson, nhưng thực sự bắt đầu từ 1969 và do Kissinger đi đêm với Lê Đức Thọ. Trong mấy năm liên tiếp phía BV lợi dụng hòa đàm để tuyên truyền chống Mỹ. Hà Nội ngoan cố đòi Mỹ phải rút quân đơn phương, loại bỏ chính phủ Thiệu, lập chính phủ ba thành phần, cắt viện trợ VNCH. Họ biết Hành pháp Mỹ bị Quốc hội và phản chiến chống đối nên lì ra không chịu ký.

Cuối tháng 3-1972, khi Hoa Kỳ đã rút gần hết , Hà Nội đưa khoảng mười Sư đoàn, hàng ngàn chiến xa, đại bác, phòng không tấn công VNCH dữ dội làm ba mũi dùi: tại Quảng Trị 6 Sư đoàn, tại Kontum 2 Sư đoàn và Bình Long 3 Sư đoàn . Hỏa lực Cộng quân rất hùng hậu khiến VNCH phải rút chạy tại nhiều nơi. TT Nixon cho mở lại cuộc oanh tạc, ông dùng hỏa lực vũ bão đánh BV, trưng dụng tối đa các chiến hạm của Đệ Thất hạm đội, hơn 400 pháo đài bay B-52 và khu trục cơ F-4 để oanh kích cả hai chiến trường Nam Bắc. Cuộc tấn công của Hà nội bị nghiền nát chấm dứt cuối tháng 9-1972, tổng cộng khoảng 100 ngàn cán binh bị giết , 75% số xe tăng bị hủy hoại.

Tại Hòa đàm Paris phần vì thấy Nixon qua thăm dò sẽ tái đắc cử Tống thống ngày 7-11-72, phần vì thất bại về quân sự nên BV đã chịu nhượng bộ rất nhiều trong phiên họp 9-10-1972. Họ không đòi lật đổ ông Thiệu, lập chính phủ liên hiệp, cắt viện trợ VNCH…Kissinger và Lê Đức Thọ chuẩn bị ký kết cuối tháng 10 nhưng VNCH chống đối bản Dự thảo, việc ký kết tháng 10 bất thành . Kissinger muốn ký kết trước bầu cử nhưng Nixon không cần vì theo thăm dò ông vượt đối thủ quá xa.

Sang tháng 11, tháng 12 hòa đàm bế tắc phần vì do VNCH và nhất là BV cố tình gây trở ngại, họ đoán Quốc hội Mỹ sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh đem quân về nước nên bỏ họp ngày 13-12. TT Nixon đã cho B-52 oanh tạc BV dữ dội suốt 12 đêm từ 18-12 cho tới cuối tháng khiến BV phải trở lại bàn hội nghị. Hiệp định Paris được ký ngày 27-1-1973, các phe tham dự đều được chia phần: Nixon lấy được tù binh, Lê Đức Thọ đòi được Mỹ rút quân, Nguyễn Văn Thiệu vẫn làm Tổng thống , chính phủ Cách mạng lâm thời được coi là đảng phái chính trị của miền Nam.

Bầu cử Tổng thống 7-11-1972 Nixon thắng 47 triệu phiếu phổ phông, 60.7% số phiếu bầu , hơn McGovern 18 triệu phiếu , thắng cử lớn nhất từ xưa tới nay. Nixon đã đem quân về nước, lấy lại tù binh, không bỏ đồng minh, hòa với Nga, bang giao với Trung Cộng. Sau khi ngưng bắn, Quốc hội cắt giảm viện trợ cho VNCH dần dần : Năm 1973 Mỹ viện trợ 2 tỷ 1, năm sau còn 1 tỷ 4, năm sau 1975 còn 700 triệu, tiền mất giá thực ra chỉ còn 500 triệu. Năm 1972 đảng Dân chủ nắm 242 ghế hạ Viện, Cộng Hòa 192 ghế, Cuộc bầu cử Hạ Viện ngày 4-11-1974 khiến Dân Chủ thêm 49 ghế thành 291, Cộng Hòa mất 48 ghế còn 144, Dân Chủ chiếm 60.7% Hạ viện , Cộng Hòa 33.1%.
Quốc Hội Dân Chủ kiên quyết chống chiến tranh VN, trả thù cho thất bại nhục nhã trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1972 bằng cắt giảm viện trợ quân sự cho miền nam VN như trên để bỏ rơi Đông Dương. Theo lới kể của Kissinger (4)) Hà Nội xây dựng hệ thống đường xâm nhập tổng cộng trên 20 ngàn km để vận chuyển nhiều xe tăng, đại bác, hỏa tiễn, phòng không vào Nam. Văn Tiến Dũng nói hệ thống đường này như những sợi thừng ngày này qua ngày khác quấn quanh cổ, chân , tay con quỷ (VNCH) đợi lệnh xiết cổ cho nó chết.

Ngày 9-8-1974 Nixon từ chức vì vụ Watergate, Phó TT Gerald Ford lên thay, VNCH suy yếu vì bị cắt giảm viện trợ trong khi BV được Nga, Tầu tích cực giúp đỡ mở cuộc tấn công miền nam từ cuối năm 1974 tại Phước Long. TT Thiệu gửi thư cho TT Ford ngày 24 và 25 -1-1975 cho biết tình trạng thiếu thốn đạn dược tiếp liệu, pháo thủ phải đếm từng viên đạn. Mặc dù Ford và Kissinger nỗ lực vận động tại Quốc hội để xin viện trợ bổ túc 300 triệu nhưng bị chống đối mạnh, họ tìm cách trì hoãn viện trợ cử phái đoàn dân biểu sang Sài Gòn quan sát trong khi miền Nam đang sụp đổ dần dần.

Theo Kissinger đám người to mồm tại Quốc hội và truyền thông chống liên hệ giúp đỡ Sài Gòn, sự chống đối lên tới tột đỉnh khi họ mở chiến dịch chống cung cấp phương tiện tự vệ cho các nước Đông Dương lâm nguy. Họ không bao giờ ý thức được việc làm tàn ác của mình, đối với họ chỉ có sinh mạng của người Mỹ mới là quan trọng, sinh mạng của nhân dân Đông Dương như cỏ rác không đáng cứu vớt. Trong số báo Los Angeles Times ngày 6-3-1975 kêu gọi bác bỏ khoản viện trợ bổ túc mà còn đề nghị cắt bỏ viện trợ quân sự dưới mức 700 triệu dù đã được chấp thuận, những người này đã tiếp tay với Hà Nội xiết cổ VNCH.

Tình hình quân sự miền nam VN vô cùng bi đát, pháo binh thì hết đạn, máy bay không còn săng nhớt, các Quân đoàn, Sư đoàn rút dần, co cụm….
Ban Mê Thuột bị Cộng quân tràn ngập 13-3-1975, hai ngày sau, TT Thiệu hốt hoảng cho rút lui Quân đoàn II tại Kontum, Pleiku đưa tới sụp đổ cả hai Quân khu I và II trong vòng hai tuần lễ. Trận Long Khánh diễn ra ác liệt từ ngày 9 cho tới giữa tháng 4-1975.

Theo lời đề nghị của Kissinger ngày 10-4, TT Ford ra trước Quốc hội đề nghị viện trợ khẩn cấp 722 triệu cho VNCH nhưng bị bác bỏ ngày 18-4. Tại Long Khánh Trung Tướng Toàn cho lệnh rút ngày 20-4. CSBV hối hả chuyển đại binh bao vây dứt điểm Sài Gòn, lực lượng BV vào khoảng 20 Sư đoàn trang bị đầy đủ trong khi Quân đội VNCH tại quân khu Ba chỉ có 3 Sư đoàn thiếu thốn kiệt quệ mọi mặt, đạn chỉ đủ đánh trong hai tuần lễ.

Ngày 21-4 TT Thiệu từ chức, Phó Tổng thống Trần văn Hương lên thay được một tuần rồi bàn giao cho Tướng Dương văn Minh ngày 28-4 để hy vọng thương thuyết với BV. Ngay chiều hôm ấy năm máy bay Mỹ do CS lấy được ném bom phi trường Tân Sơn Nhất rung chuyển cả Sài Gòn, tối ấy BV pháo 300 quả 130 ly vào phí trường Tân Nhất. Hà Nội từ chối đề nghị thương thuyết của Tướng Dương Văn Minh và buộc phải đầu hàng. Sáng hôm sau tân Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu đọc văn thư yêu cầu cơ quan DAO Hoa Kỳ rút lui trong vòng 24 tiếng đồng hồ, tức thì trực thăng từ hạm đội số Bẩy bay ào ào vào Sài Gòn di tản.

Tối 29-4 trong cơn khói lửa, ông Dương Văn Minh kêu gọi các lực lượng Quân đội VNCH trên đài phát thanh, lời kêu gọi lập đi lập lại suốt đêm.
“Các vị Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn hãy giữ vững vị trí và chờ lệnh mới”
Dưới đây là đoạn phim thể hiện cảnh tượng bi đát tại tòa Đại sứ Mỹ trong giờ phút hấp hối của Sài Gòn, xin lược thuật theo lời tác giả Larry Berman (5). Đại Sứ Martin chưa muốn đi ngay, ông ta xin Kissinger cho Ban tham mưu độ 20 người ở lại hai ngày.

Tại phiên họp Hội đồng an ninh quốc gia, Giám đốc CIA William Colby báo cáo CS không chấp nhận đề nghị ngưng bắn của Dương Văn Minh. Kisinger nói:
“BV cố ý làm nhục Hoa Kỳ, không thể để người Mỹ tại Việt Nam nữa”.
Ngày 29-4 Đại sứ Martin được lệnh phải di tản hết mọi người, ông ta không nghe lời. Kissinger tái mặt bảo:
“Không có lý do gì mà người Mỹ còn ở lại đó. Tổng thống đã lệnh cho Đại sứ phải đưa họ đi hết.. tại sao kỳ thế?
Sáu giờ rưỡi sáng 29-4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Schlesinger công bố Tổng thống ra lệnh rút khỏi VN lần cuối vào khoảng 11 giờ tối qua bằng trực thăng.
Kissinger cáu giận điện cho Martin:
“Ông phải sử dụng trực thăng để di tản tất cả người Mỹ, nhắc lại tất cả”
Ngày 30-4 một biển ngữ đặt ở sân tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn “Tắt đèn ở cuối đường hầm khi bạn đi ra”. Cuộc di tản do những trực thăng CH-46 Sea Night và CH-53 Sea Stallion từ nóc tòa Đại Sứ bay ra hạm đội. Mọi liên lạc giữa phi công với Bộ Chỉ Huy Không Vận Chiến Trường và Trung Tâm Kiểm Soát đồng thời cũng chuyển về các Giới chức chỉ huy và kiểm soát Mỹ tại Hạ Uy Di và Hoa Thịnh Đốn.
Báo cáo cuối cùng do một phi công CH-53 xác nhận kết thúc chua chát của cuộc di tản:
“Tất cả nhân viên Mỹ còn lại hiện đang ở trên nóc và người Việt ở trong tòa nhà”
Người Việt phá cửa tràn vào tòa Đại sứ, từ trên nóc tòa, Thiếu tá Thủy quân lục chiến James Kean mô tả cảnh hỗn loạn ở dưới như trong phim On the Beach.
Lúc 7 giờ 51 phút sáng giờ Sài Gòn, chuyến trực thăng cuối cùng chở TQLC Mỹ về nước. Báo cáo cuối cùng của người phi công CH-46 chỉ vỏn vẹn:
“Tất cả người Mỹ đã ra đi, nhắc lại ra đi”
Tại tòa Bạch Ốc TT Ford chính thức thông báo:
“Cuộc di tản đã hoàn tất. Nó đã đóng kín một chương trong Kinh nghiệm của người Mỹ.”
Lúc 12 giờ 10 xe tăng BV húc vào cổng dinh Độc Lập, lúc 12 giờ 30 lính BV bước vào dinh. Tướng Dương Văn Minh và nội các ngồi đợi bàn giao quyền hành, Đại tá Búi Tín thay mặt quân đội CSBV nói:
‘Các ông còn gì đâu mà bàn giao, các ông phải đầu hàng”.
Bùi Tín hỏi Tướng Minh còn chơi tennis và sưu tầm hoa lan không. Bùi Tín hỏi Thủ tướng Vũ Văn Mẫu sao tóc ông dài thế vì nghe nói ông thề cắt tóc ngắn khi Thiệu còn làm Tổng thống. Tướng Minh cười, Bùi Tín nói
“Chúng tôi thắng trận chắc vì biết hết mọi chuyện”
Họ đưa Tướng Minh lên đài phát thanh bắt tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa.

© Trọng Đạt
© Đàn Chim Việt
thuytrieu
Posts: 90
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:09 pm
Contact:

Post by thuytrieu »

Quả báo ngân sách: Nợ công ‘cấm cửa’ ODA

Phạm Chí Dũng
2016, Việt Nam bước vào kỷ nguyên Quốc Hội mới, chính phủ mới và ngân sách thủng túi.

“Cấm cửa” vay ưu đãi


Ngay sau hai chuyến làm việc liên tiếp tại Hà Nội của Chủ tịch nhóm Ngân hàng thế giới Jim Jong Kim và Tổng Giám Đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế Christine Lagarde mà đã không hứa hẹn bất cứ khoản cho vay mới nào đối với giới lãnh đạo Việt Nam, Bộ Tài Chính nước này đã biểu hiện một cử chỉ lộ diện hơn nhiều so với thái độ cố giấu trước đây: tổ chức buổi họp báo chuyên đề về chính sách cho vay lại vốn ODA vào ngày 22 tháng 3, 2016 tại Hà Nội.

Cuộc họp báo này thấm màu u ám. Cục Trưởng Cục Quản Lý Nợ và Tài Chính Quốc Tế Trương Hùng Long thông báo: Một trong những điều khoản khi Việt Nam không còn được vay theo điều kiện ODA vào năm 2017 là các khoản vay hiện nay sẽ phải rút ngắn thời gian trả nợ hoặc chịu trả mức lãi suất cao hơn so với cam kết trước đây.

Nếu giai đoạn trước 2010, thời hạn vay bình quân khoảng 30-40 năm, với chi phí vay khoảng 0.7 - 0.8%/năm, bao gồm thời gian ân hạn, thì đến giai đoạn 2011-2015 thời gian vay bình quân chỉ còn từ 10-20 năm, tùy theo từng đối tác và từng loại vay, với chi phí vay khoảng 2%/năm trở lên.

Dự kiến đến tháng 7, 2017, Việt Nam có thể không còn được vay theo điều kiện ODA, phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 2%-3.5%.

Thực ra, “điềm báo” đã hiện ra trước đó. Tháng 12, 2015, Ngân Hàng Thế Giới đã đột ngột thông báo “dừng các khoản vay ưu đãi đối với Việt Nam.”

Đương nhiên, điều khoản phải trả nợ nhanh và tăng lãi suất đương nhiên có thể gây sốc cho ngân sách trong việc “thu xếp” các khoản nợ trong thời gian tới.

Vậy nợ phải trả trong thời gian tới là bao nhiêu?

Ác mộng nợ công

Theo chính báo cáo của Bộ Tài Chính, con số trả nợ trong năm 2015 chiếm khoảng 16% tổng thu ngân sách. Trong năm 2016, các khoản phải trả nợ và đảo nợ chiếm hơn 24% trên tổng chi ngân sách, riêng trả nợ là 14.7% tức là tương đương trên 150 nghìn tỷ đồng. Còn lại khoản đảo nợ là 95,000 tỷ đồng.

Trước cuộc họp báo trên của Bộ Tài Chính, tại Hội Thảo Công Bố báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2015 và chỉ số kinh tế dẫn báo do Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia tổ chức tại Hà Nội vào ngày 14 tháng 3, 2016, ông Trần Đình Thiên - viện trưởng Viện Kinh Tế, Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam - đã phải thốt lên: “Ngân sách năm gay rồi, dự báo năm sau sẽ tiếp tục gay thì ảnh hưởng thị trường tài chính của Việt Nam.”

Vào cuối năm 2015, ông Bùi Quang Vinh - Bộ Trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư đã phát lộ, “Ngân sách trung ương chỉ còn 45,000 tỷ đồng.” Tại thời điểm đó, ngay một số quan chức cấp cao cũng phải thừa nhận “tình hình ngân sách là cực kỳ căng thẳng.” Sau đó, người ta chứng kiến phía chính phủ chỉ đạo Bộ tài chính phải vay mượn khoảng 30,000 tỷ đồng từ Ngân hàng nhà nước “để cân đối khó khăn ngân sách,” còn Bộ tài chính phải thoái vốn tại hàng loạt ngân hàng và cả những doanh nghiệp đầy màu mỡ như Vinamilk...

Trong khi đó, bội chi ngân sách đã vượt trần nguy hiểm từ lâu. Vào năm 2013, bội chi ngân sách đã lên đến 6.3% GDP. Còn cuối năm 2015, để “lập thành tích chào mừng đại hội đảng 12,” chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã cam kết bội chi ngân sách năm 2015 sẽ không vượt quá 4.5% GDP. Nhưng rốt cuộc, con số phải thừa nhận tại kỳ họp thứ 11 Quốc Hội tháng 3, 2016 là 6.1% GDP.

Nợ công quốc gia cũng “địa ngục” không kém. Càng gần thời điểm cuối cùng của “Triều Đại Nguyễn Tấn Dũng,” tình hình số liệu nợ nần quốc tế càng tung bay hơn. Nếu những năm trước, báo cáo của chính phủ chẳng bao giờ chịu thừa nhận tỉ lệ nợ công/GDP tiệm cận giới hạn nguy hiểm 65%, thì nay một số bộ ngành như Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Bộ Tài Chính đã bắt đầu thốt ra nỗi đau trần trụi này, dù còn kém thua rất xa so với tỉ lệ nợ công/GDP thực tế đã vọt lên đến ít nhất 98% từ năm 2011 - theo chính một chuyên gia nhà nước “làm ra 100 đồng thì đã phải dùng đến hết 98 đồng để trả nợ.”

Trong nợ công quốc gia, ODA chiếm một phần đáng kể và cũng là một thứ trụ giúp cho chân đứng chế độ độc đảng khó bị gãy vụn trong suốt nhiều năm qua.


Quả báo ODA


Tục ngữ Việt “Đi đêm có ngày gặp ma” đã ứng nghiệm dù quá muộn màng.

Quả báo ODA có thể đã bắt đầu từ năm 2012. Ngay trước thềm hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ giữa kỳ năm 2012, Bộ Ngoại Giao Đan Mạch đã không ngần ngại tuyên bố ngừng 3/4 dự án ODA tài trợ cho Việt Nam do nghi ngờ một số cơ quan đơn vị sử dụng chi sai khoảng 11.4 tỷ đồng trên tổng số tiền 69 tỷ đồng do Đan Mạch tài trợ, tức là tương đương khoảng 19.9 triệu cua-ron.

Năm 2013, phía Thụy Điển đã bắt buộc phải ngừng vô thời hạn các khoản viện trợ ODA cho Việt Nam sau khi phát hiện hàng loạt gian dối của quan chức Việt. Sau đó cả Bộ Ngoại Giao Australia vài vài quốc gia khác cũng bắt đầu cắt giảm viện trợ.

Một trong những “gương người tốt việc tốt” ghê gớm nhất là vụ PMU18 vào năm 2006, với hình ảnh rất tiêu biểu của trưởng ban PMU18 Bùi Tiến Dũng thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải - một kẻ tắm bia khi quan hệ với gái.

Sau đó, báo chí Nhật Bản - chứ không phải báo chí Việt Nam - đã phát hiện công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương của Nhật đã phải hối lộ cho quan chức Việt Nam phụ trách dự án đại lộ Đông-Tây ở Thành phố Hồ Chí Minh một phần hoa hồng tương đương 10% giá trị hợp đồng. Lúc đó cũng là một trưởng ban của PMU Đông-Tây là Huỳnh Ngọc Sĩ đã nhận số tiền hối lộ trên 800,000 đô la.

Chỉ vài tuần lễ sau khi xảy ra vụ việc 6 quan chức ngành đường sắt Việt Nam bị bắt tạm giam do bị nghi nhận tổng cộng 16 tỷ đồng tiền hối lộ từ công ty Tư Vấn Giao Thông Nhật Bản (JTC), vào đầu tháng 6, 2014, Bộ Ngoại Giao Nhật Bản đã ra thông báo cho biết các khoản vay mới bằng đồng yen và các khoản tài trợ cho dự án đường sắt đô thị Hà Nội đã bị đình chỉ.

Hạn ngạch đạo đức giới quan chức tham nhũng ODA đã không còn biết giới hạn chấm mút là gì.

Thậm chí còn có những tỉ lệ tham nhũng, thất thoát cụ thể đối với ODA ở Việt Nam. Trong một lần hiếm hoi, báo điện tử Vietnamnet đã nêu ra một minh họa cụ thể: từ năm 2009-2010, sau khi đại sứ quán Nhật tại Việt Nam loan báo sẽ viện trợ không hoàn lại để một số tỉnh xây trường học, đường sá hạ tầng& thì có một phụ nữ mà tờ báo không dám nêu tên, chỉ cho biết là cư ngụ tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, đã liên lạc với lãnh đạo nhiều xã ở Hà Tĩnh để đặt vấn đề chạy dự án, với điều kiện khi thành công phải cắt cho bà ta 40%.

Sau đó nguồn vốn ODA đã được rót về cho ba xã ở Hà Tĩnh, trong đó có một xã tên là Gia Phố được nhận 80,000 đô la để xây dựng trường tiểu học. Chính quyền xã này đã lấy 8,000 đô la chia cho nhau, rồi lấy thêm 24,000 đô la chi cho người phụ nữ làm môi giới. Tỉ lệ 40% tương tự cũng xảy ra ở huyện Cẩm Xuyên. Do bị ăn chặn thảm thiết đến thế, các cơ sở giáo dục, đường sá ở ba xã trên đều sụt giảm mạnh về quy mô và chất lượng.

Còn rất nhiều dẫn chứng khác về lãng phí và “ăn dày” ODA. Năm 2015, báo chí phản ánh công trình cầu vượt Giá Rai (thị xã Giá Rai, Bạc Liêu) được xây dựng với tổng vốn đầu tư 290 tỉ đồng rồi... bỏ không khoảng ba năm nay do hết vốn làm đường dẫn, gây lãng phí. Hoặc dự án trích dầu cám ở Bến Tre, dự án dây chuyền dệt bao đay ở TP.HCM, dự án nhà máy thủy sản đông lạnh Hạ Long, chương trình phát triển dâu tằm tơ ở Lâm Đồng và hàng loạt dự án cơ khí, cấp nước, nông nghiệp vay vốn ODA từ Pháp, Đức không hiệu quả...

Một loạt dự án sử dụng vốn ưu đãi, nhất là lĩnh vực giao thông, chậm tiến độ và đội vốn lớn so với tổng mức dự kiến đầu tư ban đầu như dự án tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội, dự án xây dựng tuyến metro số 1 (Bến Thành-Suối Tiên) và dự án metro tuyến Bến Thành-Tham Lương ở TP.HCM...

Thế nhưng điều kỳ quái la cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ tổ chức giám kiểm độc lập nào cho một khu vực được coi là nhạy cảm như ODA. Những tổ chức phi chính phủ Việt Nam muốn làm việc này thì không được cho phép thành lập, trong khi đó những tổ chức phi chính phủ nước ngoài vốn có truyền thống kiểm định những dự án lớn như thế này lại chưa hoạt động ở Việt Nam, và cũng chưa được được một cơ quan nhà nước Việt Nam nào mời.

2016, sau vài chục năm “vay mượn, vay mượn ồ ạt cho đến khi sụp đổ,” ngân sách Việt Nam đã biến thành một tổ mối đúng nghĩa: tỉ lệ nợ công/GDP vượt xa giới hạn nguy hiểm, còn cộng đồng tài chính quốc tế đang thẳng tay “cấm cửa” vay mượn ODA đối với chính thể “ăn của dân không chừa thứ gì.”

Trong cơn mê sảng quằn quại giai đoạn cuối, quả báo đã ứng nghiệm.
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Image

Bất ngờ và bí ẩn của chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Bùi Quang Vơm
(Danlambao) - Ngày 07/04/2016, chính phủ do ông Nguyễn Xuân Phúc làm thủ tướng đã được công bố, gồm năm phó thủ tướng, và 22 bộ trưởng. Nhìn chung đây là một chính phủ tầm thường, lỏng lẻo và mờ nhạt.


Khác với không khí có phần hừng hực của chính phủ nhiệm kỳ hai của ông Dũng với phó thủ tướng trẻ tuổi Vũ Đức Đam, với tư lệnh hăng máu như Đinh La Thăng, Vương Đình Huệ và một nhân vật có lý lịch khá bí ẩn, đến bây giờ vẫ cò gây tò mò là Nguyễn Thiện Nhân. Lầ̀n này, không hề có một khuôn mặt nào. Có vẻ như chính những vị thượng thư mới của chế độ cũng chẳng hào hứng gì lắm. Nhưng cũng chính vẻ thờ ơ này tạo ra sự bí ẩn của chính phủ.
Ông Nguyễn Xuân Phúc, theo từ điển mở Wikipedia, là út trong gia đình nghèo có 6 con, nên thường gọi là Bảy Phúc, (tiếng Tàu gọi là Thất Phúc, xin lỗi, tức là vô phúc, tiếng Anh thì còn tệ hơn...), lúc bé học trường làng, không nói đến lớp mấy. Bố tập kết ra Bắc từ năm 1954 theo Hiệp nghị Giơnevơ, sống với mẹ và các chị. Năm 1965, chị bị địch giết. Năm 1966, đến lượt Mẹ bị giết. Ông theo một người bạn của bố mẹ bí mật đưa ra Bắc vào khoảng đầu năm 1967. Tại miền Bắc, ông được hưởng chế độ học sinh miền Nam, được học văn hóa.

Năm 1973, ông theo học Đại học kinh tế quốc dân, không nói có tốt nghiệp không và cấp bậc học vị gì, chỉ nói tốt nghiệp năm 1978. Thông thường ở miền Bắc thời ấy, những học sinh quá tuổi (ông ra Bắc lúc 13 tuổi, không biết văn hóa tương đương lớp mấy) thường được học bổ túc công nông, tức là loại học thính, cốt cung cấp kiến thức tóm tắt và không qua thi từng cấp, có thể trong ba năm học hết chương trình phổ thông từ lớp ba đến hết lớp mười. Thời gian này đang có nhu cầu cấp bách cán bộ cho miền Nam sau giải phóng, nên có thể ông được ưu tiên điều động.

Ông được điều trở về Quảng Nam, và với lý lịch là cán bộ tập kết, ông thăng tiến thuận tiện, trôi chảy trong sự khan hiếm cán bộ vừa có đảng (tức là đảng viên cộng sản), vừa được đào tạo tại miền Bắc XHCN.


Từ năm 1997, ông lần lượt làm giám đốc sở du lịch, sở kế hoạch đầu tư, đến 2001, ông được bầu phó bí thư tỉnh uỷ, chủ tịch UBND tỉnh.
Tháng ba năm 2006 được bổ nhiệm Phó tổng thanh tra chính phủ, vào TW đảng khoá X, tháng 6/2006 được điều động làm phó thường trực Văn phòng chính phủ. Tháng 8/2007, chính thức được Quốc hội phê chuẩn Chánh Văn phòng chính phủ, hàm bộ trưởng, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Phòng chống Tham nhũng quốc gia.

Ngày 7/04/2016, ông được đảng phân công và tại phiên 11, Quốc hội 13 phê chuẩn chức vụ Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, ông Phúc có một lý lịch chính trị gần giống với lý lịch chính trị của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Văn hóa chưa qua tiểu học, phần học lực còn lại là học lực được bồi dưỡng theo hệ không chính thống. Mồ côi, và gần như mồ côi cả cha lẫn mẹ từ bé. Đặc điểm này góp phần tạo nên tính cách tự chủ, tự quyết, độc lập trong suy nghĩ, nhưng cũng tạo ra khoảng trống của giáo dục các luân lý căn bản, quan điểm về nhân cách, thiếu một quy chiếu cơ bản về khuôn mẫu đạo đức, nhân sinh. Có thiên hướng tự do, phóng khoáng, không có tính thượng tôn và ràng buộc bởi các quy chuẩn khuôn vàng thước ngọc. Là loại nhân cách chưa được định hình, chưa cố kết và dễ thay đổi, khó khăn trong xác lập chân lý. Và cũng sẽ giống ông Dũng là mặc cảm trình độ, muốn có người tài giúp sức, nhưng lại không chịu được cảm giác phỉ báng khi bị phát hiện sự thấp kém, nông cạn của bản thân. Trong bộ máy của ông, đương nhiên không thể xuất hiện những gương mặt gây sửng sốt dư luận, những gương mặt khả dĩ xuất chúng, những ngôi sao. Chính phủ của ông sẽ chỉ là ánh trăng mờ mờ, sau khoảng sương mù.


Trong năm ông phó thủ tướng, ông Vũ Đức Đam, một thời được dư luận ấp ủ hy vọng, bây giờ vẫn giữ nguyên khu vực giáo dục, văn hoá thể thao, y tế và sự nghiệp xã hội, là khu vực được xếp thứ ba, không được vào bộ chính trị, có nghĩa là triển vọng mờ nhạt. Nếu chỉ sống theo nguyên tắc "im lặng ăn tiền", thì sự nghiệp chính trị cuả ông này coi như đã kết thúc, dù rằng, ông thừa năng lực để đảm nhiệm chức vụ, thay ônh Phúc.

Khu vực quan trọng thứ nhất, khu sản xuất và công nghiệp, được uỷ thác cho Trịnh Đình Dũng, kỹ sư xây dựng, thay chân ông Hoàng Trung Hải. Ông này không có gì đặc biệt, là người có tiếng thiếu quyết đoán, tín đồ của "chiến sách ném đá dò đường", việc gì cũng tung ra, cho đến khi dư luận bàn cãi chán, lắng xuống, ông mới quyết định. Như vậy, không sai, nhưng vai trò của ông chỉ là chữ ký. Khó mà có gì bộc phát hay bứt phá cho nền công nghiệp những năm tới. Nếu ông Hải một thời âm thầm như hoạt động bí mật, chắc ông này sẽ còn im ắng hơn.

Khu vực quan trọng thứ hai, khu kinh tế tài chính, được giao cho ông Vương Đình Huệ, nguyên trưởng ban kinh tế TW. Ông này được đánh giá là túi khôn, có kiến thức kinh tế, nhưng thiên về lý thuyết cơ bản, chưa có kinh nghiệm gì về quản trị và thực nghiệm. Không chắc có gì mới, hoặc nếu có sáng kiến thì cũng chưa chắc dám mạo hiểm. Phát kiến và mạo hiểm không phải con người của ông, ông có thể nhận ra cái sai, cái yếu của người khác, khi ông đứng ngoài. Nhưng đứng trong trận thì ông giống người bị tê liệt, liệt cả tay lẫn chân. Nền kinh tế tới đây sẽ tự nó vận động mà tiến tới, hay đứng đó, ông sẽ nhìn theo nó mà phụ họa, như người thuyết minh phim. Vậy thôi.

Khu Ngoại giao có thể là đất riêng của Phạm Bình Minh, nhưng vào bộ chính trị, uy tín của ông này sẽ chịu thử thách lớn. Không phải được đưa vào bộ chính trị là biểu hiện sự thành công, hay sự tin cậy, mà thực chất là con người ông sẽ bị buộc phải biến thành bản sao, mỗi ngày một giống, một đầy đủ hơn của bộ chính trị. Bộ chính trị sau sân khấu nhắc gì, ông sẽ nói đúng như vậy, chung chung, quyết tâm, dứt khoát, nhất định, làm bạn với tất cả, người tốt, xấu đều là bạn, kẻ thù và người giúp chống kẻ thù đều là bạn, bởi vì kẻ tù là bạn, thì kẻ thù của kẻ thù cũng là bạn... ai hiểu thế nào cũng được. Ông sẽ mất dần tiếng nói, và cũng sẽ trở nên mờ nhạt. Nếu ông từng có mối quan hệ nào đó, mang màu thiện cảm với ngài John Jerry, bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, thì chắc chắn nó sẽ mờ dần, và cũng sẽ chẳng còn mấy ý nghĩa. Cái nhìn nảy lửa nổi tiếng của ông với Vương Nghị, bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc sẽ trở thành một sai phạm phải được quên đi, màu mắt của ông với người anh lớn ấy sẽ xanh dần, xanh dần tới van lơn, thần phục.


Ngoại giao chủ đạo vẫn là thứ nhất chế độ, thứ nhì tăng trưởng, thứ ba mới là chủ quyền. Ông ở đâu, lúc nào rồi cũng chỉ nói như thế, nhạt và rỗng. Không còn cái khí phách cha ông nữa.

*
Nhưng dù hoàn toàn tẻ nhạt, chính phủ lần này cũng có điều khác biệt. Đó là việc vị trí phó thứ nhất, phó thường trực lại giành cho ông Trương Hoà Bình, nguyên trung tướng công an, nguyên Chánh án tòa án tối cao. Tốt nghiệp kỹ sư thuỷ lợi năm 1982, nhưng không một ngày hành nghề thuỷ lợi. Bắt đầu thăng tiến từ chức phó phòng PA17 cảnh sát điều tra, công an TP HCM năm 1985, học chuyên tu đại học công an 1990, lên cục phó cục an ninh 1991, năm 1997 giữ chức phó giám đốc công an thành phố HCM, rồi lên dần tới thiếu tướng, thứ trưởng bộ công an, năm 2006, sau đó được phong lên trung tướng 2007, và được bầu Chánh án Tòa án tối cao năm 2007.

Để một con người có lý lịch như vậy vào vị trí phó thủ tướng thứ nhất, người ta không hiểu được ý đồ của ông Nguyễn Xuân Phúc là gì. Không thể tin ông này phù hợp với nhu cầu bức thiết về cải cách thể chế, thay đổi cơ cấu nền kinh tế theo phương châm tăng trưởng ổn định và bền vững, giải thoát khủng hoảng nợ xấu và thâm hụt ngân sách.

Nếu nhìn lên, khi ông Phan Đình Trạc được giao trưởng Ban nội chính TW nhưng không được bầu vào bộ chính trị, mặc dù không còn chịu áp lực như dưới thời ông Dũng, có thể cho thấy vai trò của Ban này đã giảm và không còn quan trọng nữa. Có vẻ ông Trọng đã bằng lòng với việc cùng lúc tiêu diệt cả ba trung tâm tham nhũng ghê gớm nhất là Thủ tướng Dũng, là Bí thư Lê Thanh Hải và cha con ông Đại tướng Phùng Quang Thanh, muốn giảm áp lực đang như một thanh gươm Damocles, treo lơ lửng trên đầu TW, gây chia rẽ và phân rã.

Có thể suy đoán rằng, Uỷ ban quốc gia về Phòng chống tham nhũng, kỳ này có thể sẽ được chuyển trọng tâm, trả về cho Chính phủ, và ông Trương Hoà Bình sẽ là người nắm thường trực Uỷ ban này, giống vai trò ông Phúc dưới thời ông Dũng.
Ông Nguyễn Xuân Phúc khi còn là phó thủ tướng thường trực, đã đồng thời là thường trực Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, là người trực tiếp tổ chức thanh tra, chỉ đạo và nhận các báo cáo thanh tra tham nhũng. Ông lên Thủ tướng có thể nhờ những thành tích đạt được từ các hồ sơ chống tham nhũng của chính phủ, đáp ứng được quyết tâm của ông Trọng và bộ chính trị, đặc biệt là đóng góp của ông trong việc thuyết phục các thành viên còn lại trong bộ chính trị, sau đó là thuyết phục TW gạt bỏ Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng, tất nhiên bằng những chứng cứ có độ đảm bảo không thể bác bỏ. Có thể, từ chính những hành vi này, mà dư luận đánh giá, chủ yếu được khuấy động bởi "chân dung quyền lực", rằng ông là "tên phản thày, bán chúa". Ông Trương Hoà Bình với thâm niên Chánh án sẽ nhân danh Pháp luật, trong sự hoàn thiện danh nghĩa về một chế độ Pháp quyền XHCN, giấu đi phần nào cái vi hiến lộ mặt của chế độ đảng trị.

Có một nhân vật đầy bí ẩn là tân uỷ viên bộ chính trị Nguyễn Văn Bình. Nhân vật này, trước đại hội 12 vẫn được cho là trùm mafia. Từ việc được xã hội đen phong soái tại Nga, từ những năm 1985-1986, khi còn là sinh viên Đại học tổng hợp Lômônôxốp, sau đó lại quay lại Nga với chức vụ giám đốc ngân hàng đầu tư quốc tế MIB, rất nổi tiếng trong giới soái người Việt tại khu vực Đông Âu thuộc phe XHCN cũ. Ít ai có thể ngờ rằng ông này sau khi về nước, lại nhanh chóng vào TW tháng 1/2011, rồi leo lên chức Thống đốc ngân hàng nhà nước, tháng 8/2011. Người ta đồn thổi những móc ngoặc ngầm giữa Nguyễn Văn Bình và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong lúc tồn tại mâu thuẫn công khai giữa ông Dũng và cựu Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, dẫn tới việc Nguyễn Văn Giàu bị ông Dũng đẩy sang Quốc hội, nhường ghế thống đốc cho Nguyễn Văn Bình ngày 3/08/2011.

Sáu tháng sau, Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Nghị định này là cuộc tuyên chiến với những tay đầu sỏ kinh doanh vàng thuộc giới tài phiệt gốc Hoa tại Sài Gòn, vốn vẫn độc quyền thao túng giá cả vàng và dollar tại thị trường Việt Nam từ suốt 30 năm cho tới thời điểm đó. Bởi vì không được đúc theo mẫu quốc gia, hoặc không được chuyển đổi ra vàng do Ngân hàng nhà nước phát hành, vàng sẽ bị coi là hàng giả, hàng phi pháp. Náo loạn này giống như vụ đổi tiền năm 1978 vậy. Chạy và hối lộ bằng mọi giá các quan chức có quyền, dù vẫn là sở trường của giới tài phiệt gốc Hoa, nhưng do tính quyết liệt của chính sách, đã tạo ra một cuộc chiến giành giật quyền đút lót để thoát hiểm, khiến người ta biết rằng mọi ngả đường, mọi nguồn vàng ngoài lề đều đổ dồn vào chỗ ông Bình và phía sau ông Bình là Nguyễn Tấn Dũng.

Sau đó là vụ thu gom các ngân hàng thương mại và ngân hàng tư nhân. Mọi sự mua đi, bán lại, sáp nhập, hay giải thể, đều được trả bằng giá thoả thuận, thông qua những vụ thương lượng ngầm. Một loạt các ngân hàng biến mất, nhưng vượt lên tất cả, hệ thống ngân hàng Phương Nam của Trầm Bê, một ông trùm gốc Hoa, có nguồn gốc là tổ sòng bạc tại Campuchia, vẫn tồn tại như có phép thần. Theo một thư tố cáo cuả ông Trịnh Văn Lâu, nguyên uỷ viên TW, nguyên phó Ban kiểm Tra TW, viết rằng: "Trầm Bê từng nói, anh Ba Dũng sống là tôi sống, anh ba Dũng sổ mũi nhức đầu là tôi bệnh, tôi ho. Anh Ba còn thì tôi còn... anh Tư lo cho anh Ba làm tổng bí thư kỳ này, tôi xin đáp tạ xứng đáng...".

"Vào khoảng thời gian này, xuất hiện khá nhiều tin ngoài lề về việc Thống đốc Bình bị điều tra liên quan đến vài ngân hàng thương mại, trong đó có Ngân hàng Phương Nam và một đại gia là ông Trầm Bê.

Gần hết năm 2015, gần như không thấy Nguyễn Văn Bình xuất hiện trên mặt công luận như ầm ĩ thường thấy. Chính vào lúc này, hai Hội nghị Trung ương 13 và 14 đã diễn ra với phần bất lợi nghiêng dần và rồi nghiêng hẳn về Thủ tướng Dũng.

Tiếp sau Hội nghị 14 và gần Đại hội XII, Thống đốc Bình bất chợt tái xuất hiện. Cùng lúc, nghe nói về một danh sách đề cử ủy viên mới cho Bộ Chính trị, trong đó có tên ông Bình".( nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng).

Và đúng như điều "nghe nói" ấy, tại Đại hội XII, cùng với sự kiện Thủ tướng Dũng chịu thất bại cay đắng là việc Nguyễn Văn Bình bất ngờ trở thành tân ủy viên Bộ Chính trị.

Trước đó có dự đoán rằng, sau khi ông Dũng bị loại, người thứ hai bị cho đi "tàu suốt" sẽ là ông Tư Liêm, Trần Quốc Liêm, em vợ ông Dũng, tổng cục phó tổng cục an ninh, sau đó sẽ là Nguyễn Văn Bình và Trầm Bê, rồi đến Tư Thắng, tức là Nguyễn Tất Thắng, em ruột ông Dũng.

Mọi cái đều xảy ra đúng như vậy, trừ trường hợp ông Nguyễn Văn Bình, không những không bị điều tra, mà lại leo ngược lên bộ chính trị.

Ông Bình có thể đã cung cấp cho ông Trọng hay bộ chính trị một bằng chứng tố cáo ông Dũng không? Và ngoài ông Dũng, chắc chắn sẽ sẽ có nhiều vị khác nữa? Rất nhiều phỏng đoán như vậy. Bởi vì thông thường, các trung tâm quyền lực, hay các tâm hút tham nhũng, đồng thời là nơi quy tụ các bằng chứng tham nhũng không thể chối cãi.

Nếu đúng thế, thì Bộ chính trị kỳ này, có ít nhất có 5 vị trí được đưa vào nhờ có công. Ông Trần Đại Quang, ông Tô Lâm, ông Ngô Xuân Lịch có công phát giác và dẹp yên vụ nhốn nháo Phùng Quang Thanh, ngay từ trứng nước. Ông Quang, ông Phúc, và ông Nguyễn Văn Bình có công tố cáo ông tội tham nhũng của Nguyễn Tấn Dũng, tạo ra sự trở cờ ngoạn mục của gần như 100% những cá nhân từng bỏ phiếu tín nhiệm ông Dũng tại Hội nghị TW 6, khiến ông Trọng ức phát khóc. Cả hai ông Dũng và Thanh đều bị gạt ra ngoài. Tránh cho chế độ một nguy cơ sụp đổ.

Như vậy, nếu vẫn như trước, rằng, chính phủ vẫn chỉ là công cụ của đảng, với một cựu Chánh án làm phó thường trực, bộ máy không có mũi nhọn, thì sẽ thấy, trọng tâm kỳ này, nhiệm kỳ này, chống tham nhũng, nhằm giữ vững chế độ vẫn là ưu tiên hàng đầu. Những cái khác sẽ không có gì chậm đi, cũng sẽ không nhanh hơn. Một không khí ảm đạm.

Nhưng điều bí ẩn chưa được giải. Liệu cái chính phủ này có tồn tại được không?. Sự lỏng lẻo, không có diện mạo của cả équipe, trong bầu không khí sôi sục đòi thay đổi, người ta phải suy diễn rằng, nó sẽ sụp đổ, có khi rất nhanh chóng. Trước hết từ một ông thủ tướng tài năng mờ nhạt. Và nếu chỉ leo lên bằng việc "phản thày bán chúa" thì rồi khi mọi chuyện qua đi, nguội đi, nguy cơ không còn nữa, người ta rồi sẽ xử cái tội ấy, hoặc ít nhất thì khi chim và thỏ không còn, cung tên dùng được vào việc gì? Có dư luận ông Trọng sẽ ra đi trong khoảng 5 tháng nữa, như lời hứa trước Đại hội. Cùng với ông này là ông Trần Đại Quang và Nguyễn Xuân Phúc. Các ông Tô Lâm, Ngô Xuân Lịch, Nguyễn Văn Bình rồi sẽ phải chung số phận, vì công với người này, là tội với người khác, nhất là chỉ có công với một chế độ đang không tránh khỏi sụp đổ, một chế độ đang cố vùng vẫy những năm tháng cuối cùng. Hãy để mắt tới Đinh Thế Huynh. Nếu lại sắp sửa khai mạc kỳ họp thứ XII Hội thảo Lý luận Trung Việt, trong khi dù đã ngồi trên ghế Thường vụ Ban bí thư, ông này vẫn chưa bàn giao cho ai chức chủ tịch Hội đồng lý luận TW. Kế độc từ trung tâm tội ác toàn cầu sẽ được truyền qua Hội thảo này. Kế có thể rất độc, rất phi nhân tính, như những kế mà Trần Bình từng giúp Lưu Bang đoạt Thiên hạ, nhưng mãi mãi bí ẩn. Nhưng dù thế nào, trước thực tế một cơ thể đã chết, không tội ác nào có thể đảo ngược.

Chim khôn chọn cành mà đậu, người khôn chọn xu thế mà thờ. Ông Trọng, có thể chỉ còn là cái xác không hồn. Bộ chính trị, không phải là một mình ông Trọng. Liệu các ông có cách gì ngăn cản dòng thác dân chủ đang tuôn chảy ào ào ngoài kia không? Hãy xuống đường mà nghe dân nói. Đừng nghe cái đám cử tri được tuyển chọn trước. Họ cũng chỉ là các ông, giống các ông. Phỉnh phờ các ông chỉ cốt để giữ sổ lương. Họ sẽ là những người bị mắt các ông cho đến chết. Triệu Cao đã làm như vậy, để diệt nhà Tần.

Thờ một cái xác đang thối rữa, thì dẫu có tài, cũng gọi là bất minh. Có một Tập hợp gọi là Tập hợp Dân chủ Đa nguyên đang chờ đón tất cả một cách tự nhiên, tự nhiên như nước phải về chỗ trũng, như mọi con đường trên mặt đất sẽ tụ về thành Rôma. Ở đấy có sự hoà giải, có sự chia sẻ, không có hận thù. Và ở đấy tôn vinh con người tự do.

Paris, 09/04/3016
Bùi Quang Vơm[/B]
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Nhật Ký Biển Đông: Cuộc Đối Đầu Lạ Kỳ Tại Biển Đông!
Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Tư ghi nhận những chuyển biến quan trọng như sau:

Tình hình thế giới:

-Foreign Policy ngày 31/3/2016: “Buổi nói chuyện được sắp xếp trước của Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã biến thành bạo động và hỗn loạn với một ký giả bị nhân viên an ninh của Thổ dùng sức mạnh tống ra ngoài, một người khác bị đá và ngươi thứ ba - một phụ nữ bị ném ra đường. Một nhóm phản đối nhỏ tụ tập bên kia đường của Brookings Institute gần Dupont Circle của Hoa Thịnh Đốn với một người mang tấm biểu ngữ “Erdogan Là Tội Phạm Chiến Tranh Đang Đào Thoát” trong khi đó một người dùng loa phóng thanh la hét “Erdogan là kẻ giết trẻ em”.

Chính vì những rắc rối của Ô. Erdogan trên các lãnh vực đối nội, đối ngoại và lập trường chống Nhà Nước Hồi Giáo mà Ô. Obama đã né tránh một cuộc gặp gỡ riêng với Ô. Erdogan cho dù Hoa Kỳ và Thổ là đồng minh chí cốt trong NATO. Trong bài diễn văn đọc tại Brookings Institute Ô. Erdogan ra sức bênh vực lập trường của mình. Ông nói rằng sẽ tiếp tục truy tố những người lăng mạ ông vì bắt giữ những người này là bắt giữ quân khủng bố.

-AFP ngày 1/4/2016: “Trong một phiên họp với tổng thống Pháp, thủ tướng Đức, Tổng Thống Obama và Chủ Tịch Tập Cận Bình đồng ý thi hành đầy đủ biện pháp cấm vận Bắc Hàn- đồng minh thân cận của Trung Quốc khiến Bắc Hàn tức giận phóng hỏa tiễn để khiêu khích.” Không biết Hoa Lục chơi trò gì đây với Bắc Hàn, hay chỉ giơ cao đánh khẽ? Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân do Ô. Obama tổ chức theo đánh giá của các nhà quan sát thì chỉ thành công một nửa vì Nga không tham dự mà còn gia tăng gấp đôi số đầu đạn hạt nhân trước hội nghị. Nga không tham dự vì không làm chủ được chương trình nghị sự và muốn có một cuộc họp tay đôi với Mỹ.

-AFP ngày 3/4/2016: Trong khi Nga, Đức và Hoa Kỳ kêu gọi hai bên kiềm chế, “Tổng Thống Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ cam kết hỗ trợ Azerbaijan đến cùng trong cuộc xung đột với Armenia- đồng minh của Nga về khu vực tranh chấp Nagomy Karabakh sau cuộc giao tranh dữ dội khiến 30 binh sĩ tử thương từ cả hai phía.Tổng Thống Serzh Sarkisian của Armenia nói rằng 18 binh sĩ Armenia tử thương và 35 bị thương trong cuộc ‘thù hận trên quy mô lớn’ kể từ cuộc ngưng bắn năm 1994 chấm dứt cuộc chiến trong đó các chiến binh được Armenia hỗ trợ đã chiếm một vùng lãnh thổ của Azerbijan. Ankara không bang giao với Armenia do mâu thuẫn về cuộc thảm sát người Armenia dưới thời Đế Quốc Ottaman mà một số quốc gia gọi đó là cuộc diệt chủng.”

-BBC News ngày 2/4/2016: “Năm binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ và một lính biệt kích đã chết trong cuộc đánh bom tại vùng quê nằm ở đông nam của Mardin. Hãng thông tấn Dogan của Thổ nói rằng phiến quân người Kurd đã thực hiện vụ đánh bom này.“ Hiện nay Thổ Nhĩ Kỳ đang chìm ngập trong những vụ đánh bom khủng bố mà không có cách nào ngăn chặn được.

-AFP ngày 5/3/2016: “Bà Aung San Suu Kyi Ngoại Trưởng Miến Điện sẽ gặp ngoại trưởng Trung Quốc tại Naypyidaw vào ngày hôm nay trong vai trò bang giao quốc tế kể từ khi đảng của bà nắm quyền. Quốc gia Đông Nam Á này coi mối liên hệ với ông bạn láng giềng khổng lồ và cũng là người làm ăn (partner) lớn nhất -là mối quan tâm lớn nhất về ngoại giao, cùng với cuộc xung đột chủng tộc tại biên giới và những siêu dự án do Hoa Lục tài trợ…là những chủ đề lớn trong chương trình nghị sự.”

Nếu Bà Hillary Clinton là “Quốc Mẫu” dưới thời Ô. Obama, chỉ huy sách lược đối ngoại, bảo sao thì Ô. Obama phải nghe vậy. Nay Bà Suu Kyi cũng là “Quốc Mẫu” của Miến Điện, bà nói gì ông thổng thống Miến Điện cũng phải nghe theo. Hiện nay quốc hội đã thông qua một đạo luật cử bà làm “ Cố Vấn Quốc Gia/Cố Vấn Chỉ Đạo” (State Counsellor) với quyền hạn giống như thủ tướng trong thực tế. Chuyện này giống hệt thời Ô. Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia nhưng chỉ có tính cách nghi lễ, còn Ô. Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương nắm hết quyền hạn trong tay. Không biết tình trạng “thái hậu buông rèm nghe chính” này kéo dài bao lâu hay mâu thuẫn sẽ nảy sinh giữa Ô. Htin Kyaw và Bà Suu Kyi vì chỉ có thánh nhân mới không say mê quyền lực mà thôi.

-AFP ngày 5/4/2016: “Một trường học ở bắc thị trấn Therwil thuộc tiểu bang Basel của Thụy Sĩ vừa chấp thuận một quyết định gây tranh cãi sau khi hai học sinh Hồi Giáo tuổi 14 và 15 khiếu nại rằng phong tục bắt tay với cô giáo trái với giáo lý của các em. Hai học sinh này nại rằng Hồi Giáo không cho phép tiếp xúc thân thể với một người khác phái ngoại trừ một số người thân trong gia đình. Quyết định này lập tức gây phản ứng khắp Thụy Sĩ với Bộ Trưởng Tư Pháp Simonetta Sommaruga cả quyết rằng bắt tay là một phần của văn hóa đất nước.”

Theo tôi, cả hai lập trường nói trên đều cực đoan. Tôi đồng ý rằng “bắt tay” giữa mọi người là phong tục tập quán của Tây Phương, nhưng nó không phải là “luật lệ quốc gia” có tính cưỡng hành. Vì là phong tục tập quán cho nên “bỏ” cũng được mà “giữ” cũng được. Chẳng hạn, phong tục tập quán của Việt Nam là cưới hỏi thì phải có trầu cau và ông mai, bà mối. Ngày xưa thì phải có. Nhưng nay chẳng có trầu cau và chẳng có ông mai bà mối thì có sao đâu? Nếu học sinh Hồi Giáo không muốn bắt tay với cô giáo thì bộ quốc gia giáo dục chỉ cần ra một thông tư nhắc nhở các thầy/cô là đủ. Làm gì mà phải phản đối ồn ào.

Còn thái độ của hai học sinh trên cũng là quá khích. Thầy/cô có bắt tay, vỗ vai học trò thì chỉ là là sự biểu tỏ thân mật hoặc thương mến có gì gọi là “tình dục” trong đó đâu mà phải khiếu nại? Theo văn hóa Đông Phương thì thầy/cô cũng như cha mẹ mình. Hơn thế nữa mình đang ở xứ của người ta, ăn cơm của người ta, hưởng thụ một nền giáo dục mà xứ mình không có, bao nhiêu là phúc lợi mà lại muốn “chơi cha” bắt người ta phải chiều theo ý mình. Chơi như vậy thì chơi với ai? Tốt hơn nên về xứ của mình cho vui vẻ, khỏi kiện cáo lôi thôi. Người Việt ta có câu: “Nhật gia tùy tục, nhập giang tùy khúc” khiến dân tộc có thể thích nghi với mọi nền văn hóa trên thế giới. Có thể là vơ đũa cả nắm, những tín đồ Hồi Giáo hiện đang gây khó khăn cho các quốc gia mà họ đang trú ngụ. Có thể chính vì điều này mà Ô. Trump được dân Mỹ âm thầm bỏ phiếu tín nhiệm chăng? Theo Think Progress ngày 12/4/2016, “Một nhóm vũ trang thuộc cánh hữu đang tiến hành một cuộc biểu tình không xin phép tại Atlanta, Georgia vào tuần này và họ nói rằng họ sẽ xé Kinh Koran và xé hình của Tổng Thống Obama, Bà Clinton và một số chính trị gia khác. Cuộc biểu tình này được gọi là, ”Đoàn kết chống Hồi Giáo và người nhập cư Hồi Giáo” (United against Islam and Islamic immigration refugee rally)

-Business Insider ngày 5/4/2016: “Hệ thống hỏa tiễn phòng không di động S-300 đợt đầu sẽ được Nga chuyển tới Ba Tư trong vài ngày sắp tới. Đây là loại hỏa tiễn có khả năng bắn hạ máy bay tàng hình.”

-Interntional Business Times ngày 6/4/2016: “Nam Dương vừa cho phá hủy các tàu ngoại quốc tịch thu được khi đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển của họ. Hai mươi ba tàu, trong đó 13 tàu là của Việt Nam, 10 tàu của Mã Lai được cho nổ tung cùng lúc tại bảy bến cảng khác nhau vào ngày 5/4/2016. Bộ Trưởng Hải Vụ và Ngư Nghiệp Nam Dương – Bà Susi Pudjiastuti đã chứng kiến cuộc phá hủy được phối hợp với hải quân, duyên phòng và cảnh sát qua hệ thống trực tiếp trên Internet tại văn phòng của bà bộ tại Jakarta. Nam Dương là quốc gia áp dụng biện pháp nghiêm ngặt đối với việc đánh cá bất hợp pháp. ”

-AFP ngày 8/4/2016: “Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ có cuộc họp chính thức với Nga trong hai tuần tới, dấu hiệu băng giá đã tan trong quan hệ giữa hai khối vì cuộc khủng hoảng Ukraina kể từ năm 2014.”

Sau nhiều đợt thao diễn quân sự khổng lồ, Mỹ đem cả máy bay ném bom chiến lược B-2 vào vùng

Baltic và triển khai thêm một trung đoàn thiết giáp tới Đông Âu. Thấy thị uy như thế quá đủ. Nay tới chiến lược đàm phán. Chưa biết Mỹ và NATO sẽ thương thảo với Nga những gì. Dầu sao đây cũng là dấu hiệu tốt đẹp.

Theo Bloomberg News, dường như tuyên bố của Ô. Trump: “NATO đã lỗi thời” đã tạo âm vang và Tổng Thống Obama cũng nói rằng NATO đã hưởng lợi mà không làm gì cả (free-riders). Trong cuộc họp kín, các thượng nghị sĩ Cộng Hòa đã “quay” Ô. Stoltenberg tơi bời và đặt câu hỏi, “Tại sao chỉ có năm thành viên trong 28 quốc gia hội viên đóng góp 2% tổng sản lượng quốc gia cho ngân sách quốc phòng?” Tổng Thư Ký NATO Stoltenberg nói rằng NATO rất thiết yếu cho Âu Châu và an ninh toàn cầu. Do đó, cuối cùng thì Mỹ cũng chỉ “mắng yêu” Âu Châu vậy thôi vì mất NATO, sức mạnh quân sự toàn cầu của Mỹ chỉ còn một nửa.

-Newsweek ngày 7/4/2016: “Ukraina và Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành cuộc tập trận hải quân chung tại Hắc Hải giữa lúc mối bang giao của cả hai quốc gia với Nga trở nên tồi tệ. Đây là cuộc tập trận chung thứ hai chỉ sau non một tháng.”

- Business Insider ngày 8/4/2016: “Thái Lan tiến dần tới chế độ quân phiệt trong những ngày gần đây sau khi tập đoàn lãnh đạo cho phép giới quân nhân quyền hạn rộng rãi bắt giam người, khiến gây ra chỉ trích từ các nhóm dân sự và từ phía Hoa Kỳ. Theo điều khoản về trật tự mới này, các quân nhân từ cấp thiếu úy trở lên có quyền bắt giam bất cứ ai bị nghi ngờ phạm 27 tội bao gồm cưỡng đoạt tài sản, buôn người và lạm dụng/trục lợi lao động (extortion, human trafficking, and labor abuse). Quyền hạn này được tướng hồi hưu Prayut Chan-ocha hiện đang giữ chức vụ thủ tướng và lãnh đạo Hội Đồng Hòa Bình và Trật Tự Quốc Gia trao cho giới quân vào ngày 29/3/2016.”

Thật kinh hoàng! Một ông thiếu úy có thẩm quyền bắt giam bất cứ ai bị nghi ngờ phạm những tội nói trên thì thẩm quyền còn lớn hơn cả ông biện lý hoặc công tố viên. Hiện nay quân đội Thái Lan, không kể không quân và hải quân, bộ binh có 190,000 người tức 19 sư đoàn. Mỗi ông thiếu úy chỉ huy một trung đội 40 binh sĩ thì bộ binh Thái Lan có khoảng 4750 ông thiếu úy. Chưa kể an ninh, tình báo, cảnh sát có quyền bắt giam người, nay đất nước có thêm 4750 công tố viên có quyền bắt giam người nữa…thì có lẽ Tần Thủy Hoàng tái sinh cũng phải chào thua ông tướng này. Ngày xưa, để bảo vệ trị an, Tần Thủy Hoàng lập ra “Ngũ Gia Liên Bảo” tức năm gia đình thành một tổ để giám sát lẫn nhau, năm gia đình sử dụng một con dao. Một gia đình có người phạm tội thì đem bốn gia đình kia ra chém…cuối cùng thì bạo Tần cũng xụp đổ. Chính vì thế mà Thánh Đức ngày xưa dạy rằng ngoài Pháp Trị còn phải có Nhân Trị và Đức Trị nữa.

-Pháp Trị là đất nước phải có luật pháp. Luật pháp quốc gia là tối thượng. Không một ai có thể đứng trên luật pháp.

-Nhân Trị là: Luật pháp để bảo vệ lợi ích quốc gia nhưng phải tạo điều kiện cho người dân sống trong yên bình, công bằng để mưu cầu hạnh phúc.

-Đức Trị là sự liêm chính, mẫu mực của giới lãnh đạo.

Hội đủ ba thứ này rồi thì “Non sông muôn thuở vững âu vàng”, trăm họ âu ca, ngoại bang cũng không bao giờ dám mưu đồ xâm lấn.

-The Daily Mail ngày 8/4/2016: “Ả Rập Sê-út và Ai Cập dự trù xây một cây cầu dài 32 dặm nối liền hai bờ của Hồng Hải (Red Sea) tại gần khu nghỉ mát Sharm el-Sheikh của Ai Cập bắc qua Ras Hamid của Ả Rập Sê-út nhân dịp Quốc Vương Salman viếng thăm viếng Ai Cập. Nhân dịp này Ai Cập trả lại cho Ả Rập Sê-út hai hòn đảo ở Hồng Hải để kết thân.

-Reuters ngày 9/4/2016: “Không Quân Hoa Lục và Không Quân Hồi Quốc (Pakistan) bắt đầu tiến hành những cuộc tập trận chung khi hai quốc gia tăng cường hợp tác về các chiến dịch quân sự.”

-Business Insider ngày 9/4/2016: “Một cuộc nghiên cứu mới đây được ấn hành trên Thay Đổi Môi Trường Thiên Nhiên (Nature Climate Change) tiên đoán trên 4 triệu cư dân của lục địa Hoa Kỳ có thể phải dời bỏ nhà cửa bởi mực nước biển dâng cao 3 bộ (90 cm) vào cuối thế kỷ này (2100), trong đó Tiểu Bang Florida bị nặng nhất, hầu như hoàn toàn biến mất và trở thành một hòn đảo nhỏ tách rời khỏi đất liền.”

-Reuters ngày 2/4/2016: “Vào ngày 11/4/2016, cảnh sát đã bắt giữ hơn 400 người biểu tình bên ngoài Điện Capitol thuộc Phong Trào Democracy Spring (Mùa Xuân Dân Chủ) - một tổ chức kêu gọi chấm dứt những số tiền khổng lồ đổ vào hệ thống chính trị và luật hạn chế bầu cử. Cuộc biểu tình hoàn toàn ôn hòa và trật tự nhưng đã bị bắt giữ vì cảnh sát bảo vệ quốc hội cho rằng cuộc biểu tình bất hợp pháp - chẳng hạn như tụ tập và gây cản trở. Các người tổ chức thề sẽ tiếp tục biểu tình mỗi ngày và kéo dài một tuần lễ. Những người biểu tình yêu cầu Quốc Hội phải có hành động cấp thời chấm dứt việc đút lót số tiền lớn (corruption) cho hệ thống chính trị và bảo đảm tự do bầu cử. Những người biểu tình nói rằng,”Chúng tôi tin rằng tòa nhà này là của toàn dân và Quốc Hội phải có trách nhiệm với người dân. Chúng tôi cần bảo vệ quyền bỏ phiếu.” (We believe this is the people's house, and Congress should be responsive to the people. We need to protect voting rights)” Theo Catholic.org phong trào này sẽ tác động tới cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Phong trào nổi lên giữa lúc hai ứng cử viên Bernie Sanders (Dân Chủ) và Donald Trump (Cộng Hòa) lên tiếng chống lại việc đóng góp tiền bạc cho các chiến dịch tranh cử khiến ảnh hưởng tới các chính trị gia, nói nôm na là “mua chuộc” các ứng cử viên.

-AP ngày 12/4/2016: Trong khi các công ty Air Bus của Âu Châu và Ý Đại Lợi đã ký kết giao kèo cả tỷ đô-la, Hoa Kỳ sợ trở thành “trâu chậm uống nước đục” cho nên Boeing đang chuẩn bị bán máy bay dân sự cho Ba Tư. Rõ ràng thỏa hiệp hạt nhân đã giúp cho tư bản Mỹ và tạo công ăn việc làm cho công nhân Hoa Kỳ nhưng không hiểu sao các ứng cử viên Cộng Hòa lại cực lực chống đối thỏa hiệp này và đe dọa hủy bỏ. Hay họ nhắm mắt hy sinh quyền lợi quốc gia để làm theo ý của ông chủ Do Thái?

Tình hình Syria:

-Tổng Hợp ngày 2/4/2016: “Toán công binh chiến đấu Nga dưới sự bảo vệ của trực thăng vũ trang bao vùng đã tới Syria vào ngày hôm nay để khai quang các bãi mìn tại thành phố cổ Palmyra tái chiếm từ tay lực lượng Nhà Nước Hồi Giáo (ISIL/Daesh) trong một cuộc tấn công chứng minh sức mạnh quân sự của Nga cho dù có giảm bớt quân số. Toán công binh làm việc với sự hỗ trợ của người máy Uran-6 và các chú chó tinh khôn có thể chui vào những chỗ mà người máy không thể vào được.”

Cuộc tái chiếm thành phố cổ Palmyra được thế giới hoan nghênh nhiệt liệt. Nhưng thực ra thì sức mạnh không quân của Mỹ lớn hơn. Tuy nhiên vì Mỹ không có lực lượng thống nhất trên bộ. Các nhóm nổi dậy chia năm xẻ bảy, bắn giết nhau, bán vũ khí cho ISIL để kiếm tiền cho nên không tiêu diệt được lực lượng ISIl. Trong khi đó Syria có cả một hệ thống quân đội tương đối kỷ luật, được thêm chí nguyện quân từ Ba Tư, Li-băng Hezbollah cho nên tạo chiến thắng trên mặt trận. Ngày 3/4/2016, với sự hỗ trợ của không quân Nga, quân chính phủ lại chiếm thêm thành phố al-Qaryatain cách Palmyra 100km về phía tây. Với đà này, Nhà Nước Hồi Giáo có thể bị đẩy ra khỏi Syria.

-AP ngày 2/4/2016: “Cuộc ngưng bắn dường như bị lấy đi bởi những cuộc giao tranh dữ dội giữa quân chính phủ và phiến quân, bao gồm luôn cả nhóm al-Qaeda liên kết với Nusra Front ở ngoài Aleppo - thành phố lớn thứ hai của Syria nằm về phía bắc. ”

-AFP (Palmyra) ngày 9/4/2016: “Hàng ngàn dân chúng Syria phải tản cư đã trở lại Palmyra vào ngày hôm nay để coi lại nhà cửa của họ lần đầu tiên khi quân chính phủ với sự hỗ trợ của không quân Nga tái chiếm thành phố này từ tay Nhà Nước Hồi Giáo cách đây một tuần lễ.”

Ai đã từng ở trong vùng chiến sự và phải rời bỏ nhà cửa, ruộng vườn, cha mẹ, anh chị em, cơ sở làm ăn buôn bán để lánh nạn…nhìn hình ảnh này mà rớt nước mắt vì thương cảm.

-Washington Post ngày 11/4/2016: “Lực lượng Nhà Nước Hồi Giáo vừa chiếm lại một căn cứ địa quan trọng sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ chỉ vài ngày sau khi bị phiến quân đánh bật ra khỏi căn cứ này dưới sự hỗ trợ của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ Theo AFP, từ bên kia biên giới Thổ Nhĩ Kỳ đã dồn dập nã đại bác vào địa điểm này”.

-Sputnik News ngày 12/4/2016: “Phó Thống Đốc Tỉnh Seraa cho biết hơn một nghìn chiến binh đã đầu hàng quân chính phủ và giao nạp vũ khí. Quân đội Syria và các nhóm vũ trang đang tuân thủ thỏa hiệp ngưng bắn trong tiến trình hòa giải dân tộc.” Cũng theo Sputnix News và International Business Times, vào ngày hôm nay 13/4/2016 và cũng là ngày Hòa Đàm Geneve tái tục, Syria tiến hành bầu cử quốc hội tại hơn 7000 địa điểm bỏ phiếu, với 3,500 ứng cử viên của 13 trong số 15 tỉnh. Các Tỉnh Raqqa và Idlib vẫn đang thuộc quyền kiểm soát của phiến quân và Nhà Nước Hồi Giáo. Nga coi cuộc bầu cử là một bước làm quan trọng cho việc ổn định tình hình trong nước, còn phe nổi dậy và Hoa Kỳ tẩy chay và sẽ không công nhận kết quả của cuộc bỏ phiếu.

-CNN ngày 13/4/2016: Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho biết cho tới bây giờ Hoa Kỳ đã giết khoảng 26,000 chiến binh của Nhà Nước Hồi Giáo tại Iraq và Syria, một thành tích cho thấy Hoa Kỳ đang chiến thắng trong cuộc chiến chống ISIS. Đây là phương thức lượng giá chiến thắng theo lối “body counts” (đếm xác chết) khi Ô. McNamara điều khiển cuộc Chiến Tranh Việt Nam, trong khi theo binh thư, chiến thắng được đánh giá bằng việc chiếm lĩnh lãnh thổ. Mình đem cả nửa triệu quân đi đánh, có thể tiêu diệt địch quân tới vài trăm ngàn người nhưng không chiếm được tấc đất nào rồi sau đó rút lui…thì không biết đó là chiến thắng hay chiến bại?

Tình hình Biển Đông:

-Reuters ngày 6/4/2016: “Trung Quốc bắt đầu cho vận hành một ngọn hải đăng cao 55 mét trên Đảo Đá Chữ Thập - một trong những hòn đảo nhân tạo tại Biển Đông nơi mà năm ngoái Khu Trục Hạm Lassen của Hoa Kỳ đã đến gần để thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.”

-Reuters (Hà Nội) ngày 7/4/2016: “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc di chuyển giàn khoan Haiyang 981 gây tranh cãi và từ bỏ dự tính khoan dầu tại Vịnh Bắc Việt (*) mà sự phân định chủ quyền chồng lấn chưa được giải quyết và đây là dấu hiệu sau cùng của bất ổn giữa hai nước láng giềng cùng theo Chủ Nghĩa Cộng Sản. Giàn khoan này đã tạo nên cuộc khủng hoảng vào năm 2014 khi nó thăm dò dầu khí tại Vùng Đặc Quyền Kinh Tế của Việt Nam ở Biển Đông.”

-NewsMax ngày 8/4/2014: “Cấp chỉ huy hàng đầu của Hải Quân Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương kêu gọi phải có phản ứng mạnh đối với những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông nhưng bộ tham mưu của Ô. Obama đã bịt miệng ông này. Theo tờ Navy Times, Đô Đốc Harry Harris muốn nhìn thấy Hoa Kỳ biểu dương sức mạnh quân sự giữa lúc Hoa Lục xây đắp các hòn đảo nhân tạo mà đảo gần nhất (Scarborough Shoal) chỉ cách thủ đô của Phi Luật Tân khoảng 140 dặm Anh. Nhưng Bà Susan Rice - Cố Vấn Anh Ninh Quốc Gia của Tổng Thống Obama lại ra lệnh cho ông tướng cất giữ ý kiến đó trong lòng. Bộ tham mưu của Ô. Obama đang trong tiến trình thảo luận với Trung Quốc về một số vấn đề như thương mại và vũ khí hạt nhân.” (The U.S. Navy's top commander in the Pacific is calling for a strong military response to China's moves in the South China Sea but the Obama administration has silenced him. According to the Navy Times, Adm. Harry Harris would like to see the U.S. military flex its muscles in the face of China's construction of artificial islands, the closest of which would be roughly 140 miles from the capital of the Philippines. President Barack Obama's National Security Adviser Susan Rice, however, has ordered military brass to keep their opinions on the matter to themselves. The administration is in the process of trying to work with China on several issues, including trade and nuclear weapons.)

Vậy những ai mong muốn Hoa Kỳ “bóp mũi” hay dạy cho Trung Quốc một bải học thì phải đọc kỹ bản tin này. Tương lai chưa biết ra sao, nhưng giờ đây chưa phải lúc Hoa Kỳ đối đầu với Hoa Lục mà chỉ là “tái cân bằng lực lượng” mà thôi. Coi chừng Ô. Harris ăn nói mạnh miệng quá có ngày theo chân Ô. Chuck Hagel “về vườn” đó nghe. Bà Susan Rice vừa đẹp gái, lại ngồi kè kè bên Ô. Obama mỗi ngày trong Phòng Bầu Dục nghe thuyết trình về tình hình an ninh trên toàn thế giới rồi “tâu” lên tổng thống… thì tướng ở xa vạn dặm có ngày “mất đầu” như chơi.” Cứ xem gương Tướng McArthur nhận lệnh đầu hàng của Quân Phiệt Nhật, chiến thắng oanh liệt trong Chiến Tranh Triều Tiên nhưng bị Tổng Thống Truman cất chức một cái rụp chỉ vì trái lệnh. Hiện nay Hoa Kỳ đang bận rộn trăm bề, nào là đối đầu với Nga trong Chiến Tranh Lạnh, cuộc chiến tại Afghanistan, Iraq, Libya chưa gỡ ra được, cuộc chiến chống khủng bố trong nước, cuộc chiến chống ISIS tại Syria đòi hỏi phải đem B-52 và bộ binh vào đây, rồi Bắc Hàn chưa biết “khùng điên” lúc nào, Do Thái hăm he tấn công Ba Tư…nếu mở một cuộc chiến tranh tổng lực với Hoa Lục…thì có lẽ một chiến lược gia điên khùng mới làm vậy. Ở xứ Mỹ này ông tướng giống như con gà chọi, thấy gà khác tới gần hoặc nghe tiếng gáy là muốn “đá” ngay. Điều đó đúng vì làm tướng phải dũng cảm. Nhưng có “đá” được hay không và lúc nào “đá” thì phải do “chủ gà” tức tổng thống quyết định. Nhiều khi gà đang đá rất hăng nhưng thấy thua, chủ gà phải thương lượng để gà khỏi chết hoặc “vớt năm lai” tức vớt chút đỉnh thay vì thua hết. Cho nên Mỹ cứ phải “câu giờ” vừa hù dọa, vừa đàm phán để mua thời gian. Hoa Lục đang ở vào thế thượng phong không phải vì sức mạnh quân sự hay chính nghĩa mà vì thế kẹt của Hoa Kỳ. Tại G-7 (Khối 7 Nền Kinh Tế Mạnh) vừa họp tại Hiroshima (Nhật Bản) hoàn toàn do Mỹ, Âu Châu và Nhật Bản điều khiển nhưng cũng không ra được tuyên cáo mạnh mẽ tố cáo Hoa Lục hoặc ban hành lệnh cấm vận mà chỉ bày tỏ sự quan tâm và nhấn mạnh tới việc giải quyết (tranh chấp) bằng phương thức hòa bình, (We are concerned about the situation in the East and South China Seas, and emphasise the fundamental importance of peaceful management and settlement of disputes). Điều đó cho thấy Hoa Lục không phải là Nga, không phải là Iraq, Ba Tư, Syria, A Phú Hãn hay Libya. Mỹ và NATO dám bao vây và cấm vận Nga nhưng không dám bao vây và cấm vận Hoa Lục vì nền kinh tế của Hoa Lục bao trùm toàn cầu. Cả Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu, Úc Châu đang phải dựa vào ngoại thương với Hoa Lục để sống còn. Thế thượng phong của Hoa Lục là ở chỗ đó. Biết làm sao bây giờ? Theo AFP ngày 13/4/2016, Hoa Lục đã triệu tập đại diện ngoại giao của các quốc gia trong Khối G-7 để bày tỏ sự tức giận về tuyên bố chung nói trên. Theo Reuters, ngày 14/4/2016, “Thủ Tướng Úc Malcolm Turnbull tháng trước chỉ trích Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, đã hướng dẫn 1000 nhà lãnh đạo doanh thương thăm Hoa Lục, hy vọng xây dựng thỏa hiệp tự do thương mại giữa hai nước. Ô. Turnbull sẽ thảo luận với Chủ Tịch Tập Cận Bình và Thủ Tướng Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh, hy vọng sẽ lợi dụng (capitalize) để chuyển hóa Trung Quốc từ một nước xuất cảng thành nền kinh tế tiêu thụ lớn. Ô. Malcom Turnbull đã né tránh đề cập tới vấn đề Biển Đông và ông ca ngợi Thỏa Hiệp Tự Do Mậu Dịch với Hoa Lục.”

Trong khi đồng minh Úc của Mỹ đi “hàng hai” thì vào ngày13/4/2016, Reuters loan tin, “Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Carter tới Phi Luật Tân ngày hôm nay, cho thấy mối liên hệ chặt chẽ mỗi ngày mỗi gia tăng với đồng minh trụ cột tại Biển Đông giữa lúc Hoa Lục khăng khăng khẳng định chủ quyền tại Biển Đông. Ô. Carter cho biết ngoài năm căn cứ theo như thỏa hiệp vừa được ký kết, trong tương lai còn có thêm những căn cứ đóng quân của Mỹ tại Phi Luật Tân. Nhân dịp này ông ghé thăm HKMH Steniss đang ở về phía tây của Đảo Luzon. Tại đây ông tuyên bố, “Điều mới mẻ không phải là sự hiện diện của HKMH của Mỹ ở trong vùng. Sự mới mẻ là bên trong của những căng thẳng đang hiện có mà chúng tôi muốn giảm bớt. và ông thông báo hải quân hai nước bắt đầu tuần tra chung tại Biển Đông.” Ông Carter còn nghe hạm trưởng HKMH Stennis báo cáo rằng tàu chiến của Trung Quốc cũng đang hoạt động trong vùng nhưng cho tới bây giờ, “Chúng tôi rất hài lòng về những giao tiếp hiện có.” Nghĩa là hai bên nhưng chưa đánh nhau và đường ai nấy đi. (We've been very pleased with the interactions we've had.)

Trong khi tàu chiến Hoa-Mỹ đang gờm nhau ở Biển Đông thì các giới chức quốc phòng của Việt Nam và Phi Luật Tân đang thăm dò khả năng tiến hành các cuộc tập trận chung và tuần tra chung trên biển. Tân ngoại trưởng của Phi Luật Tân cũng vừa ghé thăm Việt Nam. Theo ý kiến của tôi, Phi Luật Tân, Úc Đại Lợi và Nhật Bản có thể tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông nhưng nếu Việt Nam tuần tra chung với Mỹ thì lập tức Việt Nam trở thành mối đe dọa về an ninh cho Hoa Lục và Việt Nam có thể trở thành một Ukraina thứ hai. Nhưng nếu Việt Nam chỉ tuần tra chung với Phi Luật Tân, tuy không mạnh bằng đi chung với Mỹ nhưng hiệu quả, mà Hoa Lục dù tức tối cũng không thể lấy bất cứ lý do gì để phản đối.

Chắc chắn tàu chiến Trung Quốc không dại gì nổ súng vào tàu chiến Mỹ trước, nhưng có thể cản mũi, đâm, húc như đã làm vào Tháng 12, 2014. Cuộc xung đột tại Biển Đông diễn biến thật lạ kỳ. Đánh không ra đánh, đàm không ra đàm. Không biết sự yên bình giả tạm này kéo dài bao lâu?


Đào Văn Bình

(California ngày 15/4/2016)

(*) Trong nước dùng danh từ “Vịnh Bắc Bộ” theo tôi thấy không lợi bằng dùng danh từ “Vịnh Bắc Việt” vì nó nêu rõ phía bắc của Việt Nam. Còn “Bắc Bộ” là nằm về phía bắc nhưng không nói lên nó thuộc về ai. Chẳng hạn chúng ta không chấp nhận Biển Đông gọi là “South China Sea” vì có chữ “China”, ám chỉ nó thuộc về Trung Hoa.
vuongquan
Posts: 270
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »

LÒNG TRẮC ẨN VÀ SỰ HỔ THẸN
Hoàng Ngọc Diệp sinh ở Nha Trang, trong một gia đình đông anh chị em, trưởnthành ở Úc, từng làm việc tren 28 nước. Năm 1991 về Việt Nam và ở luôn tại đây. Ông làm giám đốc và Trưởng đại diện của khá nhiều công ty nước ngoài. Giúp thành lập 7 công ty tại Việt Nam có 5 công ty khá thành công, nhất là ở lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin. Nguyên là GĐ Cao cấp của Qualcomm (Mỹ) tại Việt Nam.

"Lòng trắc ẩn và sự hổ thẹn" là bài viết cho các con của ông, được đăng trên facebook cá nhân vào năm 2011, đã được chia sẻ trên nhiều website cũng như các blog cá nhân khác. Tuy thời gian cũng khá lâu kể từ ngày được viết, nhưng nó vẫn còn nguyên tính thời sự, và cũng là đôi lời tâm sự của một lớp người thành công đi trước, gửi đến thế hệ trẻ của Việt Nam. Wegreen xin được trân trọng giới thiệu cùng quí bạn đọc.



MỘT CÂU CHUYỆN VỀ LÒNG TRẮC ẨN

Vào các năm cuối thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, bố có dịp cùng đi hoặc tổ chức đưa các phái đoàn cấp lãnh đạo nhà nước thăm và làm việc ở các nước trong khu vực. Có lần đến Hong Kong cùng một số vị bên Bộ Lao Động và Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, bố cố tình sắp xếp để sáng Chủ Nhật, ngày cuối của chuyến đi, đưa họ đi ăn sáng; để đến nhà hàng, mọi người phải đi bộ qua hai công viên nhỏ từ khách sạn.

Khi đi ngang qua hai công viên này, phái đoàn thấy lạ vì sao có quá nhiều phụ nữ da ngâm đen, như họ đến từ Việt Nam hay Philippines, đang tụ tập tại đó với nhau. Phái đoàn dừng lại chụp hình với những người này, hỏi ra thì quả là họ đến từ Philippines để làm người ở đợ (còn gọi một cách nhẹ nhàng là người giúp việc nhà) cho các gia đình tại Hong Kong.

Trong khi ăn sáng, bố kể cho phái đoàn biết hoàn cảnh của những người đi làm người giúp việc nhà này, bố cho biết họ may mắn hơn những phụ nữ Việt Nam đi làm người ở đợ tại các nước khác, vì Hong Kong, qua gần một thế kỷ dưới sự quản lý của Anh Quốc, đã xây dựng được hệ thống theo dõi và quản lý những người giúp việc tại Hong Kong; tất nhiên vẫn xảy ra một số vụ hành hạ và xâm phạm tình dục, nhưng ít hơn rất nhiều so với các nước khác như Hàn Quốc hay Đài Loan. Bố còn cho họ biết, qua nghiên cứu của Hiệp Hội Bảo Vệ Phụ Nữ Thế Giới, thì hầu hết những phụ nữ này sẽ không thể tìm được một gia đình hạnh phúc nếu họ đi ra khỏi nước và trở về khi còn trẻ, và gia đình sẽ đổ vỡ chia ly, hoặc không thể lập gia đình nếu họ đi và về khi ở tuổi trên 30.

Sau đó bố hỏi họ một loạt câu hỏi như “Tại sao chúng ta xuất khẩu những người đi ở đợ mà báo chí ca ngợi các kỷ lục xuất khẩu lao động?, “Quý vị có sẵn sàng đưa chị em gái hay con gái của mình đi làm người giúp việc nhà tại Đài Loan không”, “Nhà nước và quý vị có thấy việc xuất khẩu phụ nữ Việt Nam đi ở đợ là một sự hổ thẹn của đất nước không?” v.v… mọi người đều tỏ ra rất buồn; vài người thì giận dữ với bố vì cho rằng bố không biết gì về hoàn cảnh đất nước và đã xúc phạm họ! Tất nhiên, bữa ăn sáng không còn vui, rồi mọi người ra về trong im lặng.

Mười mấy năm qua, số người đi xuất khẩu lao động theo diện này vẫn cứ tiếp tục, mặc dù những bài báo nói về chuyện này đã giảm, nhưng vẫn chưa có một kế hoạch gì để bảo vệ cho họ; mặc dù như vậy, bố vẫn hằng mong nhà nước sớm xây dựng được các kế hoạch đào tạo và tìm công việc làm cho họ tại chính đất nước Việt Nam mình.

Cho đến nay bố vẫn cứ lo lắng, băn khoăn, thỉnh thoảng mất ngủ về những số phận này! Bố tin chắc trong mấy trăm ngàn người đang đi ở đợ, hay lao động chân tay cấp thấp nhất, ở nước ngoài, phải có những người bà con của bố và của các con trong số này!

Với bố, đây là một trong vô vàn điều trắc ẩn cần phải có trong mỗi công dân Việt Nam, từ cấp lãnh đạo cao nhất xuống tới ngay những người có số phận đen tối này! Các con có lòng trắc ẩn cho những số phận này hay những số phận khác còn đáng thương hơn nữa đang sống ngay tại đất nước mình không? Có đủ lòng trắc ẩn để chuyển nó thành năng lực để nhắc nhở, thúc đẩy các con phát triển và dấn thân mỗi ngày không? Các con phải luôn nhắc nhở bản thân mình nhé!


MỘT CÂU CHUYỆN VỀ SỰ HỔ THẸN



Tại các thành phố lớn trên khắp nước, giờ đây, nơi nào cũng nhiều nhà lầu, nhiều chung cư trung bình hay cao cấp; hầu hết các công chức nhà nước từ cấp trưởng phòng trở lên, nhất là các cấp phó giám đốc sở trở lên, đều có nhà riêng, cho con đi du học nước ngoài, có vài cái nhà hay miếng đất thêm để làm của cho con. Trên đường phố thì đầy xe hơi các loại, trong đó có khá nhiều xe vô cùng đắt tiền, nhất là ở Hà Nội, Sài Gòn, và vài thành phố lớn khác. Có luôn cả những chiếc xe mà chính các bạn nước ngoài của bố phải ngạc nhiên là người Việt Nam mình làm sao mua nổi, vì ngay cả chính họ, những doanh nhân triệu phú USD, cũng chưa dám nghĩ tới!


Mỗi ngày chi tiêu của rất nhiều “thiếu gia”, “trung gia” hay “đại gia” thường lên đến vài chục triệu đồng, nhưng hình như họ không phải làm gì vất vả hay nặng nhọc hết!

Quả thật đời sống của người dân nói chung ở chừng mức nào đó rất phát triển, nhất là so với thập niên 1980s hay đầu thập niên 1990s. Còn đời sống của các vị lãnh đạo cấp quốc gia thì khỏi phải bàn! Bố đã gặp nhiều trường hợp kinh lắm. Cái cách họ cho con đi học, cách mua sắm nhà cửa, xe hơi để phục vụ cho các con của họ ở nước ngoài, thì các gia đình trung lưu, và ngay cả thượng lưu từ các nước khác cũng gửi con đi du học cùng trường không thể nào sánh nổi!
Mặt khác, nhìn chung xã hội Việt Nam mình thì những người nghèo lại còn quá nhiều! Sự cách biệt giữa những gia đình giàu có, chức quyền và đại đa số người dân còn lại càng ngày càng xa! Chỉ cần một trong những chiếc xe hơi của một gia đình giàu có là dư sức để cho cả một đại gia đình nghèo đang sống trong cùng thành phố có thể có nhà ở và con cái được đi học cả đời! Các con có bao giờ thắc mắc về điều này không? Các con có nhìn thấy sự vô tâm hay vô tình và bất bình đẳng của tầng lớp cao, tầng lớp lãnh đạo, đối với đa số nhân dân khôn

Điều làm cho bố hổ thẹn nhất, phẫn nộ nhất, đó là chuyện xảy ra cách đây vài ngày!

Khi có những dấu hiệu thế giới sẽ đưa Việt Nam mình ra khỏi danh sách các nước nghèo, thì ngay lập tức lãnh đạo nhà nước, ông Thủ tướng, đã phát biểu, giải thích với thế giới rằng “Việt Nam vẫn còn là nước nghèo”,[*] nhằm để thế giới tiếp tục giữ nước mình trong danh sách các nước nghèo

Lý do là vì họ muốn vẫn tiếp tục được NHẬN VIỆN TRỢ !

Hình như họ cho rằng Việt Nam mình làm ăn mày thế giới là chuyện tốt chăng? Trời ạ, hay còn tệ hơn nữa, có khi họ cho việc cố gắng thuyết phục thế giới để Việt Nam mình nằm trong danh sách các nước ăn mày là một công lao lớn của họ đối với đất nước?

Các con hãy cùng bố thử đánh giá đất nước mình vào thời điểm 2011 này nhé:

Việt Nam đã thống nhất hơn 36 năm, không còn phân tranh, chia rẽ, nội chiến hay bị xâm lược nữa nhé, ngoại trừ một cuộc chiến nhỏ ngắn ngày với Trung Quốc (cái đất nước láng giềng mà ngày nay người ta còn gọi một cách giễu cợt, để cười ra nước mắt, là Nước Lạ) vào năm 1979, nhưng cuộc chiến đó cũng đã 32 năm rồi. Như thế không thể lấy mãi lý do vì chiến tranh mà nước mình nghèo đói, phải không nào?

Việt Nam hiện là một trong vài nước xuất khẩu nông thuỷ sản dẫn đầu thế giới. Việt Nam còn có các nguồn tài nguyên quan trọng khác đang được khai thác. Như vậy, trên nguyên tắc Việt Nam không thể đói và nghèo được!

Ai cũng biết chúng ta có rất nhiều người tài giỏi trong gần 90 triệu người Việt ở trong nước và ở nước ngoài, từ chiến lược gia cho EU, các khoa học gia trong gần như mọi lĩnh vực làm việc tại các trung tâm khoa học thế giới, các nhà quản trị, kinh tế, giáo sư đại học, bác sĩ, luật sư… v.v…, nhiều vô số kể. Như vậy, trên nguyên tắc, không thể bảo Việt Nam không có nguồn nhân lực nòng cốt để tiếp tục nằm trong tình trạng lạc hậu và quản lý quốc gia yếu kém nữa.

Như vậy tại sao Việt Nam mình vẫn còn lạc hậu, vẫn còn có thể — theo lời ông Thủ tướng — được chứng minh là nghèo đói?

Vì tham nhũng chăng?

ĐÚNG!

Nhưng gốc của tham nhũng từ đâu ra?

Do trời sinh, do người dân thiếu lòng tự trọng và tham lam, hay do tính đặc quyền từ một lối “cơ cấu” và “cơ chế” bởi guồng máy quyền lực?

Đừng đổ cho ông Trời nhé! Cũng đừng đổ cho nhân dân, vì người dân của hầu hết mọi quốc gia đều rất đơn giản, họ chỉ làm theo những gì guồng máy lãnh đạo làm và chính quyền cho phép hay lỏng lẻo trong quản lý mà thôi!

Thế thì còn lại là vấn đề “cơ cấu” và “cơ chế” của guồng máy lãnh đạo!


Vì thiếu nhân tài chăng?

Sai, nhưng thực tế thì Đúng!


Sai là vì mình có rất nhiều nhân tài, nhưng Đúng trên thực tế vì guồng máy lãnh đạo chỉ sử dụng những người trong “cơ cấu” cho dù họ yếu kém, bất tài hơn những người bên ngoài cơ cấu!

Phải chăng guồng máy quyền lực hiện nay không có ý định thay đổi để tận dụng nguồn lực bên ngoài này cho dù họ đã cho thấy sự bất lực của “cơ cấu” mà họ tạo ra?


Vì thiếu sản phẩm sản xuất trong nước chăng?



Sai, nhưng thực tế thì có khác! Sai vì mình là một trong vài nước dẫn đầu sản xuất và xuất khẩu nông thuỷ sản và nhiều mặt hàng khác, nhưng trên thực tế hầu hết đều chỉ là cung cấp ở mức nguyên liệu thô hay gia công với giá thành thấp nhất!

Phải chăng là vì các công ty không có khả năng? Hay guồng máy nhà nước không biết quản lý để giúp họ khắc phục và nâng cao giá trị sản phẩm?

Như vậy, nếu ta nghiêm túc đặt Việt Nam mình là nước nghèo đói và lạc hậu, thì phải tự mình nghiêm túc tìm hiểu tạo sao và tự khắc phục nó!

Ngay sau khi chiến tranh, thế giới cho nước mình là nghèo đói thì có thể chấp nhận được. Nhưng sau mấy chục năm thống nhất, khi thế giới dự tính đưa nước mình ra khỏi danh sách các nước nghèo đói, thì lãnh đạo nước lại đại diện cho đất nước tự biện giải để tiếp tục nằm trong danh sách các nước nghèo đói, hầu tiếp tục làm một đất nước ăn mày!

Như vậy thì làm sao công dân Việt Nam mình có thể có một niềm tự tin, niềm hãnh diện để góp sức và tận lực phát triển?

Đúng ra, khi nhận được dự tính đưa nước mình ra khỏi danh sách các nước nghèo đói, chúng ta nên xem nó là một tin vui; mọi người dân Việt Nam mình phải hoan nghênh và hãnh diện về khả năng tự phát triển thoát nghèo để tiếp tục thay đổi, tiếp tục chuyển mình! Như vậy mới là một quốc gia có danh dự, có lòng tự trọng và có khả năng tự lực phát triển, phải không nào?

Trong lịch sử nước Việt Nam mình đã có nhiều lần chịu nhục! Nhưng những lần đó đều là vì sự áp chế của bọn xâm lăng nước ngoài.

Nhưng lần này thì khác, các con nhớ dùm bố, đây sẽ là lần nhục nhã nhất trong lịch sử của Việt Nam!

Vì lãnh đạo nước mình tự nguyện chịu nhục với thế giới bằng cách tự nguyện xin làm một đất nước ăn mày, một dân tộc ăn mày, chứ không chịu chấp nhận sự kiện Việt Nam đã có khả năng thoát nghèo đói, hay chấp nhận sự kiện guồng máy lãnh đạo yếu kém trong khả năng lãnh đạo đất nước!

Họ đã chứng tỏ rằng họ không còn lòng tự trọng để là những đại diện và lãnh đạo đất nước Việt Nam mình!

Và bố, thế nào đi nữa, bố vẫn xem mình là một người Việt Nam, một con dân của dân tộc Việt Nam trong huyết thống, thì bố đau khổ và nhục nhã quá!

Nay bố già rồi, không còn nhiều sức lực và thời gian nữa; bố cũng không còn là công dân Việt Nam về mặt pháp lý, để đóng góp nhiều như mong muốn và khả năng cho phép, nhưng các con là công dân Việt Nam, các con còn cả một tương lai lâu dài, các con phải hứa với bố là khi trưởng thành các con sẽ luôn có lòng trắc ẩn cho những người dân đen, và đóng góp hết sức mình làm thay đổi guồng máy đần độn, thối nát và vô liêm sỉ này, để Việt Nam mình không còn là dân tộc ăn mày thế giới nữa nhé!

Bố thương các con lắm!
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Image

Tản mạn 30/4: Mưng mủ một vết đau


Hồn Nhiên
(Danlambao) - Cứ mỗi khi tháng 4 đến, trong tôi lại ùa về trùng trùng những ký ức. Tôi không có thói quen sống hoài niệm, nhưng có những khoảnh khắc làm cho tôi không thể nào quên.

Ba Mẹ tôi rất đông con, ngày mất nước mẹ tôi còn ôm cái bụng bầu em bé út thứ 10 sắp khai hoa nở nhụy. Thường thì gia đình đông con người ta gọi là Phúc, nhưng phúc đâu không thấy, chỉ thấy tai họa ập xuống đầu gia đình tôi khi cộng quân tràn về chiếm đóng. Ngày đó, với trí óc non trẻ, tôi nghĩ chắc không bao lâu đâu, rồi việt cộng sẽ rút, giống như xem phim những căn cứ địa bị vc chiếm đóng rồi sau đó có một quân đoàn dù hay thiết giáp gì đó sẽ tới giải vây. Nhưng không phải vậy. Tôi thấy trên gương mặt Ba tôi vẻ đăm chiêu thường xuyên xuất hiện. Mẹ tôi thì cáu gắt hơn mọi ngày. Anh chị tôi thì ngơ ngác, duy chỉ có các em tôi là vô tư nô đùa. Còn tôi thì đắm mình trong sách báo, hay nghe ngóng radio (hồi đó tôi mê nghe đài Mẹ Việt Nam lắm).

Cái ngày thảm họa đó cũng đến, Mẹ tôi đưa hết anh chị em tôi về quê lánh nạn theo lệnh di tản ban hành. Chỉ còn tôi, bà chị cả và cô giúp việc ở lại quyết giữ lấy căn nhà. Ngày đó hay có nạn hôi của, và tôi đã chứng kiến nạn hôi của ấy khi có một kho hàng của cơ quan từ thiện bị người ta cạy cửa vào lấy sạch, thủ quản kho hàng này đã di tản từ lâu. Ai nghe đến danh từ “cộng sản” là le lưỡi khiếp đảm. Có một câu chuyện vui vui được kể lại như thế này: Một đoàn bộ đội cs từ rừng về đi ngang qua nhà một người dân. Thình lình đoàn người dừng lại, vừa nhác thấy một người đàn bà trạc tuổi 57, 60 đang ngồi nhai cơm mớm cho con ăn, người bộ đội ra dáng chỉ huy quay hỏi người đàn bà:

- Chị chỉ cho chúng tôi quán nước gần đây, chúng tôi vừa từ bưng về khát nước lắm.

- Vâng, các đồng chí cứ đi thẳng tới cuối đường thì rẽ trái, quán nước ở ngay đầu đường.

Rồi chừng như muốn làm đậm đà thêm câu chuyện, ắt hẳn muốn lấy cảm tình của người chiến thắng chăng, bà huyên thuyên nhanh nhẩu:

- Cám ơn các đồng chí cách mạng. Nhờ có các đồng chí mà người dân thành phố chúng tôi không còn sợ bị cộng sản pháo kích nữa. Cám ơn các đồng chí nhiều lắm(!)

Cả đoàn bộ đội nín khe, mặt mày tái mét, không biết trạng thái này là vì sốt rét rừng hay vì tác động bởi câu nói vô tình của người đàn bà kia. Riêng người bộ đội chỉ huy thì khuôn mặt đanh lại, lạnh lùng bước đi, chả buồn nói một lời cám ơn, hay chí ít một nụ cười.

Rồi thì những “hồ hởi, phấn khởi”gượng tạo ban đầu cũng qua, gia đình tôi bắt đầu phải đối mặt với những trận cuồng phong không thể tránh được. Đầu tiên Ba tôi bị ném vào trại “tập trung cải tạo”, nhưng thực chất là trại nhục hình dành cho quân nhân cán chính VNCH. Suốt một tháng ròng rã cs nhốt Ba tôi ở một nơi bí mật không ai hay biết. Mẹ tôi, người yếu như con sên sau khi sinh nở. Vì lo lắng cho Ba tôi mà Mẹ tôi gầy rộc đi, mắt Mẹ tôi lúc nào cũng mờ lệ. Tuy nhiên, khi có ai tò mò hỏi về Ba tôi, bà giữ im lặng bằng một nụ cười buồn không trả lời.

Thời điểm đó, không ai dám tin ai. Không ai dám nói thật những suy nghĩ của mình về chế độ mới, sợ người ta báo cáo lên phường để dâng công với chế độ. Hàng xóm láng giềng trước kia thân là thế, tối lửa tắt đèn có nhau, thế mà giờ trở nên e dè nhau, quan sát nhau. Ngày đó, các em tôi còn nhỏ dại, con nít chơi đùa với nhau, thằng em trai áp út của tôi lỡ tay ném viên gạch vào cửa sổ làm bằng kính của nhà hàng xóm, thế là họ làm lớn chuyện, đòi thưa em tôi vào tù. Mẹ tôi sợ lắm, vì gia đình có Ba làm cho chế độ cũ thì đã là cái gai trong mắt của chế độ mới rồi, cho nên mất bao nhiêu tiền Mẹ tôi cũng không tiếc, chỉ mong sao họ im lặng và bỏ qua cho. Thế là họ treo giá, một cái giá cắt cổ, Mẹ tôi bấm bụng bồi thường. Con dại cái mang, Mẹ tôi bảo vậy. Hàng xóm được nước càng lấn tới, ăn hiếp anh chị em tôi. Em gái tôi phẫn uất chịu không nổi, xin Mẹ đi học võ. Ban đầu Mẹ tôi ngần ngừ không cho, nhưng em tôi thuyết phục mãi, nào là “con học võ không phải đánh lộn với ai đâu, chỉ là giúp cho cường thân kiện thể thôi”, nào là “con gái phải biết võ, lỡ bị kẻ xấu tấn công thì cũng biết đường tự vệ” v.v… cuối cùng Mẹ tôi bằng lòng. Cũng nhờ có cô em gái biết võ, chúng tôi sống tự tin hơn.

Một ngày kia có người từ chỗ tạm giam Ba tôi trở về, lúc đi ngang nhà tôi, người đó ngó dáo dác xem chừng không có ai mới ném vào nhà tôi một mẩu giấy được xé từ hộp thuốc lá Captain, loại thuốc thường ngày Ba tôi vẫn hay hút. Mẹ tôi nhận ngay ra tuồng chữ của Ba tôi, và bà như ngất đi vì quá đỗi vui mừng. Ba tôi bị nhốt vào một phòng giam mà trước kia Ba tôi thường làm việc, để hỏi cung những người cộng sản nằm vùng chuyên đặt mìn trên xe đò, đặt plastic ở rạp hát làm chết dân hàng loạt. Người giúp chuyển lá thư của Ba tôi về cho Mẹ tôi là một cô gái ăn sương tốt bụng, cô nhìn thấy hoàn cảnh của Ba tôi đáng thương nên bất chấp sự hiểm nguy, nhận đưa thư về để mong Ba tôi được có người thân thăm viếng. Nếu không, vc sẽ nhốt Ba tôi dài hạn mà không cần kết án. (Đã có nhiều người lâm vào trường hợp giống Ba tôi mà đến nay vẫn còn ngồi tù, vẫn chưa có người thân đi thăm nuôi). Sau đó không bao lâu, Ba tôi chính thức đi trại nhục hình với lời hứa hẹn của vc là “chỉ đi 10 ngày rồi sẽ trở về nguyên quán”. Thật là một lời nói láo trơ trẽn nhất mà vc đã dùng để dối gạt người dân miền Nam, đặc biệt là đối với quân nhân cán chính VNCH và thân nhân của họ!

Giai đoạn năm 1978, 1980, phong trào vượt biên nở rộ. Đi đâu cũng nghe thiên hạ xầm xì chuyện vượt biên. Làm sao không vượt biên cho được khi quyền làm người đã bị tước đoạt? Chính sách bao tử trị của vc xem ra khá hiệu nghiệm, Người dân bị khuất phục và trở nên thụ động chỉ vì… Đói! Thật vậy, đói làm cho con người mất đi khả năng đối kháng, trở nên hèn yếu và nhu nhược. VC cố tình triệt hạ miền Nam bằng ba lần đổi tiền, đồng thời “Đánh tư sản mại bản”, dùng chữ cho hay thế thôi chứ thật ra là ăn cướp. Cướp sạch, cướp tới tận cùng của người dân miền Nam. Nhiều gia đình làm ăn tích lũy từ thời cha ông của họ, trở thành trắng tay qua một ngày “đánh tư sản mại bản”, có người treo cổ tự tử, có người bị sốc nặng trở thành điên loạn. Và ý tưởng vượt biên bắt đầu nhén nhúm trong lòng họ. Thế rồi những chuyến tàu vượt biển đầu tiên ra khơi. Có người đến được bến bờ tự do đã gởi thư về, càng thôi thúc những những chuyến tàu sau tiếp nối. Có người còn nói: “thà chết ngoài biển làm mồi cho cá mập còn hơn làm nô lệ cho chế độ khốn nạn này”. Và thế là họ đi. Già có, trẻ có, gái có, trai có, họ đi mà không nhận thức được nguy hiểm đang chờ họ phía trước. Họ phó thác cho số mạng, đi cái đã, rồi ra sao thì ra.

Tôi có một cô bạn, nhỏ hơn tôi vài tuổi. Khuôn mặt đẹp thánh thiện, và tâm hồn cô cũng thánh thiện. Cô đang học lớp 9 thì bỏ học ngang xương. Tôi hỏi: “sao em lại nghỉ học?”. Cô buồn buồn trả lời: “Học làm gì chị ơi. Học cho lắm lên ĐH cũng bị đánh rớt à”. Tôi biết cô nói đúng, “học tài thi lý lịch” là câu châm ngôn mà bọn trẻ thời đó thường hay nói. Nhưng tôi cũng cố tìm lời an ủi: ‘Thì kệ đi, mình học để tích lũy kiến thức cho mình, chứ bỏ học là mình chịu dốt sao?”. Cô nháy nháy mắt: “mà chắc gì em ở lại VN đâu mà học chị?”. Tôi chột dạ: “Cái gì? Em tính đi đâu mà không ở VN?”. Cô đưa ngón tay trỏ lên môi: “suỵt!” Tôi hiểu ý, không nói nữa.

Một tháng sau, tôi nhận được tin báo: “H.T đi vượt biên vì hết nước uống và lương thực, nên bị ăn thịt chết rồi!”. Bàng hoàng, sửng sốt, tôi không tin vào tai mình. Cách một tháng trước tôi còn nói chuyện với cô ấy mà. Không, tôi không tin có chuyện đó. Người dân xứ tôi hay đồn thổi lắm. Nên chuyện này chắc chắn chỉ là lời đồn thôi. Nhưng không, khi tôi tìm tới nhà cô bạn tôi để xác minh, thì trời ơi, ngay giữa nhà là một chiếc bàn thờ với tấm di ảnh của người bạn nhỏ. Tôi òa khóc nức nở. Lòng tôi tê điếng. Trở về nhà với tâm trạng nặng trĩu như mang một tảng đá trong lòng, tôi nhủ thầm: “Mình sẽ viết lại những gì mình chứng kiến, hầu để cho lớp trẻ sau này hiểu rõ hơn cái gọi là “giải phóng” của csVN. Tất cả người dân, Bắc cũng như Nam, đều bị vc dối gạt hết rồi”.

Và đến bây giờ, sau hơn 40 năm, dân mình vẫn còn bị gạt…

Tháng tư đen thứ 41
4/15/2016
Hồn Nhiên
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Âm mưu bịt miệng thế giới của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông

Trung Quốc có vẻ đã thất bại khi tìm cách đe dọa nhằm khiến các nước không bàn đến hành động ngang ngược của họ trên Biển Đông.

Image
Ngoại trưởng G7 trong hội nghị diễn ra ở Hiroshima, Nhật Bản. Ảnh: Reuters


Khi Nhật Bản và Mỹ tuyên bố sẽ đưa vấn đề Biển Đông ra chương trình nghị sự của hội nghị các ngoại trưởng G7 diễn ra tại Hiroshima hồi tuần trước, Trung Quốc đã phản ứng rất quyết liệt và nói rằng G7 chỉ nên tập trung vào vấn đề kinh tế, đồng thời gọi động thái của Nhật Bản là "hành vi khiêu khích", với mục đích "kích động phương Tây vùi dập Trung Quốc", theo Reuters.

Tuyên bố chung sau hội nghị của các ngoại trưởng G7 đã đề cập đến an ninh hàng hải, dù không trực tiếp nhắc đến Trung Quốc, nhấn mạnh "tầm quan trọng căn bản của việc quản lý và giải quyết hòa bình các tranh chấp".

Sau tuyên bố của ngoại trưởng G7 phản đối mạnh mẽ mọi hành động khiêu khích hoặc cưỡng ép, đe dọa đơn phương làm thay đổi nguyên trạng và gia tăng căng thẳng, Trung Quốc đã bày tỏ sự bực tức, gọi đây là "những phát biểu và hành động vô trách nhiệm".

Theo bình luận viên Frank Chin của EJInsight, những hành động trên của Trung Quốc là một phần trong nỗ lực nhằm "bịt miệng" cộng đồng quốc tế đối với vấn đề Biển Đông, đặc biệt là những tiếng nói phản đối các động thái ngang ngược, phi pháp của Bắc Kinh tại khu vực tranh chấp với các nước láng giềng.

Tuyên bố của các ngoại trưởng G7 đưa ra hôm 11/4 có ý nghĩa rất quan trọng về mặt thời gian, bởi chỉ vài tuần nữa là Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết về "đường lưỡi bò" mà Philippines nộp đơn kiện Trung Quốc trên Biển Đông.

Bắc Kinh đã ngang ngược tuyên bố rằng họ sẽ phớt lờ phán quyết của tòa PCA, tuy nhiên tuyên bố G7 kêu gọi các quốc gia tuân thủ luật pháp hàng hải quốc tế, đồng thời thực hiện mọi phán quyết mang tính ràng buộc do tòa án và tòa trọng tài quốc tế đưa ra theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Bất chấp những lời chỉ trích, kêu gọi của các lãnh đạo thế giới, Trung Quốc vẫn tiếp tục thực hiện chiến dịch phong tỏa, răn đe bất cứ quốc gia nào có ý định thảo luận về các hành động ngang ngược của Bắc Kinh ở Biển Đông, theo ông Chin.

Mới đây, Thủ tướng Australia Malcom Turnbull đã phải nếm trải điều này trong chuyến thăm tới Bắc Kinh ngày 15-16/4, và chỉ vài ngày sau đó là Thủ tướng New Zealand John Key. Cả hai nguyên thủ này đều bị Trung Quốc cảnh báo rằng không được bàn đến vấn đề Biển Đông, nếu không sẽ phải gánh chịu hậu quả.

Theo tờ Sydney Morning Herald, "trong một nỗ lực nhằm phủ đầu ông Turnbull trước chuyến thăm, tờ China Daily, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã cảnh báo rằng Australian sẽ phải hứng chịu hậu quả về tài chính nếu họ chống lại các tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh trong khu vực".

China Daily trích dẫn ý kiến của nhiều học giả, trong đó có Han Feng, phó viện trưởng Viện Chiến lược Quốc tế Quốc gia thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói rằng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông không phải là việc của Australia, và cách phản ứng của Canberra sẽ là "một phép thử cho sự khôn ngoan chính trị của các lãnh đạo Australia".

Răn đe thất bại

Trong cuộc gặp kéo dài hai giờ với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, ông Turnbull vẫn tái khẳng định lập trường rằng bất cứ thứ gì có nguy cơ ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định sẽ đi ngược lại lợi ích của tất cả các nước trong khu vực. Ông cũng tuyên bố rằng các tranh chấp Biển Đông cần được giải quyết theo luật pháp quốc tế.

Image
Thủ tướng Australia Turnbull (phải) và người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ảnh: HuffingtonPost


Trong bữa tiệc sau đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc và Australia cần phải tôn trọng các lợi ích cốt lõi của nhau. Theo ông Chin, với Trung Quốc, điều đó có nghĩa là Australia phải nhắm mắt làm ngơ trước các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông, nơi họ đang bồi đắp phi pháp 7 đảo nhân tạo trên các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và có tranh chấp với ba quốc gia Đông Nam Á khác là Philippines, Malaysia và Brunei, cũng như ở biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc đang tranh chấp nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản.

Ông Chin nhận định rằng là một đồng minh thân cận của Mỹ, Australia chắc chắn sẽ không ngả về phía Trung Quốc hay thậm chí là giữ im lặng vì những lời răn đe, cảnh báo của Bắc Kinh, đặc biệt là nếu Trung Quốc phớt lờ các phán quyết của tòa án quốc tế.

Những lời dọa dẫm của Trung Quốc với New Zealand lại có phần kín đáo hơn so với Australia. Đúng hôm Thủ tướng New Zealand John Key tới Trung Quốc thực hiện chuyến công du 6 ngày, hãng thông tấn nhà nước Xinhua đăng bài xã luận cảnh báo ông Key, rằng để chuyến thăm thành công, ông cần phải tránh bàn về các tranh chấp trên Biển Đông.

"Các chuyến thăm nối tiếp nhau của ông Turnbull và ông Key", Xinhua nói, "nhấn mạnh tầm quan trọng của tầng lớp trung lưu đang ngày càng lớn dần của Trung Quốc đối với họ". Tuy nhiên, quan hệ giữa Trung Quốc và New Zealand "không phải lúc nào cũng toàn màu hồng", Xinhua cảnh báo.

Hãng tin này nhắc lại sự việc hồi tháng hai, khi ông Key "đưa ra một số lời bình luận chống lại Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông". Xinhua cho rằng những phát ngôn đó "đi ngược lại cam kết không thiên vị bên nào của New Zealand trong tranh chấp lãnh thổ tại khu vực".

"New Zealand cần vạch ra hướng đi của mình trong quan hệ với Trung Quốc hơn là để chính sách của mình bị tác động bởi tham vọng của các đồng minh quân sự. Tương lai quan hệ song phương giữa hai nước, ở một mức độ nào đó, phụ thuộc vào chính Wellington", Xinhua viết.

"Ông Key nên nhớ rằng New Zealand hoàn toàn là kẻ ngoài cuộc trong tranh chấp Biển Đông, không phải là một bên liên quan", Xinhua cảnh báo, và bổ sung rằng "bất cứ nỗ lực nào của Wellington nhằm phá bỏ lời hứa không thiên vị bên nào trong vấn đề này sẽ có nguy cơ làm phức tạp hóa quan hệ thương mại đang phát triển giữa Trung Quốc và New Zealand".

Theo bình luận viên Chin, những lời đe dọa kiểu "bịt miệng" mà Trung Quốc vừa đưa ra với các ngoại trưởng G7, thủ tướng Australia và New Zealand phản ánh chiến lược "cô lập" các bên có tranh chấp mà Bắc Kinh đang áp dụng. Bằng cách đẩy các nước như Australia và New Zealand ra xa Biển Đông, Trung Quốc hy vọng họ sẽ đối đầu được với cả cộng đồng quốc tế, cô lập Mỹ và các nước nhỏ hơn trong khu vực, phục vụ tham vọng độc chiếm Biển Đông của mình.

"Bởi Trung Quốc là nước duy nhất tuyên bố sẽ phớt lờ phán quyết của tòa án quốc tế, hiển nhiên bất cứ bên nào kêu gọi thực thi phán quyết của tòa sẽ bị Bắc Kinh coi là sự chỉ trích hành động của họ và thể hiện sự 'thiên vị' trong tranh chấp Biển Đông", ông Chin nhấn mạnh.
Image
Máy bay quân sự Y-8 của Trung Quốc hạ cánh phi pháp trên đá Chữ Thập của Việt Nam. Ảnh: 81.cn


Giới quan sát cho rằng chiến lược này của Trung Quốc không thể nào khuất phục được cộng đồng quốc tế chịu im lặng trước các hành động ngang ngược của họ. Hôm 18/4, ông Hugo Swire, quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh phụ trách Đông Á, tuyên bố rằng dù quan hệ giữa London và Bắc Kinh đã trở nên nồng ấm và Anh cần thu hút vốn đầu tư từ Trung Quốc, nước này sẽ không chấm dứt những lời chỉ trích đối với tham vọng lãnh thổ phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.

"Chúng tôi đã nói rõ với phía Trung Quốc rằng hai bên chỉ có thể hợp tác một cách công khai và minh bạch theo hệ thống luật pháp quốc tế", ông Swire tuyên bố. "Theo hệ thống mà cả thế giới đang dựa vào này, chúng ta kỳ vọng phán quyết của tòa quốc tế sẽ được các bên có liên quan tôn trọng, và dù phán quyết có lợi cho bên nào, chúng tôi cũng sẽ sát cánh cùng cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ".

Xem thêm: Trung Quốc điều máy bay vận tải Y-8 phi pháp ra đá Chữ Thập

Trí Dũng
phaodai
Posts: 79
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:06 pm
Contact:

Post by phaodai »

Image

Những câu nói đáng để suy ngẫm của các “đỉnh cao trí tuệ”

1. Hồ Chí Minh (Trích hồi ký Nguyễn Văn Tuấn):

- Như các cô các chú có đồ đạc tài sản gì đó, thì các cô các chú là chủ, đó là dân chủ. Các cô các chú không biết giữ, tôi giữ giùm cho. Tôi tập trung bỏ vào rương, tôi khóa lại, bỏ chìa khóa vào túi tôi đây, đó là dân chủ tập trung

- Ai đó thì có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Đông thì không thể nào sai được.

2. Nguyễn Văn An – cựu Chủ tịch Quốc hội CHXHCNVN: Sai lầm của chủ nghĩa cộng sản là sai lầm hệ thống


3. Nguyễn Minh Triết cựu chủ tịch nước CHXHCNVN:
Có người ví von Việt Nam Cu Ba như trời đất sinh ra, một anh ở trời tây một anh ở trời đông thi nhau canh gác hòa bình thế giới. Việt Nam thức thì Cu Ba ngủ, Cu Ba thức thì Việt Nam ngủ


4. Nguyễn Xuân Kiên – viện trưởng Viện Kinh tế chiến lược VN –châu Á: Chỉ 20-30 năm nữa , Việt Nam là một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, 40 năm nữa VN sẽ đứng trong top 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới


5. Trương Tấn Sang – Chủ tịch nước CHXHCNVN:
Trước đây chỉ có một con sâu làm rầu hồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm, nghe mà thấy xấu hổ, không lẽ cứ hoài như vậy. Mai kia người ta nói có một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu chắc chết cái đất nước này

6. Nguyễn Thị Doan – Phó Chủ tịch nước CHXHCNVN:
Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN của dân do dân vì dân, biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của các nước pháp quyền trong lịch sử ,đã và đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản

7. Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng chính phủ nước CHXHCNVN:

– Tôi rất yêu chân thật, và ghét giả dối… Nếu không chống được tham nhũng tôi sẽ từ chức (lúc mới nhận chức Thủ tướng nhiệm kỳ 1)

– Là người đứng đầu chính phủ, tôi xin chịu trách nhiệm chính trị, nhưng tôi không ra quyết định nào sai trái cả (trả lời trước Quốc hội vụ Vinashin)

– Trong 51 năm qua tôi không xin với Đảng cho tôi nhận chức vụ gì. Đảng đã quyết định phân công tôi làm Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội bỏ phiếu bầu làm Thủ tướng và tôi sẵn sàng chấp nhận. Gần cả cuộc đời theo Đảng, tôi không có chạy, tôi cũng không có xin, tôi cũng không có từ chối thoái thác nhiệm vụ gì mà Đảng và nhà nước phân công. Tôi sẽ thực hiện và tiếp tục thực hiện những gì Đảng phân công như trong suốt 51 năm qua, do vậy tôi ko thể từ chức được (khi ĐBQH Dương Trung Quốc đề cập đến việc Thủ tướng nên từ chức)

8. Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch QH: Nghiêm ở đây không có nghĩa sai là “chặt chém” ngay, như vậy thì hết người, không có người để làm. Thử hỏi trong số chúng ta ngồi đây, bản thân tôi nhiều khi cũng tự hỏi mình làm trăm việc, làm mười việc thế nào cũng sai một hai việc cũng nên, có khi sai lớn, có khi sai nhỏ, nhưng mà các đồng chí cứ đòi dẹp đi thì bầu sao kịp, lấy ai ra mà lãnh đạo

9. Nguyễn Thiện Nhân – Phó thủ tướng: Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn ý thức sâu sắc về mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt – Trung và giáo dục cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau luôn biết giữ gìn và phát triển mối quan hệ vừa là đồng chí, vừa là anh em đó; vì hòa bình, độc lập dân tộc, vì sự phồn vinh của hai dân tộc và nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Hoa

10. Nguyễn Quốc Triệu – Cựu Bộ trưởng Y tế nói về lời hứa giảm tình trạng quá tải bệnh viện: Tôi nói với toàn dân rằng Bộ Y tế rất quyết tâm, còn hứa 2, 3, 4, 5 năm thì chưa bao giờ còn chuyện tôi hứa chấm dứt ghép nhiều bệnh nhân một giường chỉ là câu chuyện truyền miệng tầm phào thôi

11. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế (cũng vẫn chuyện quá tải):
Giải pháp của tôi là tận dụng mọi không gian để kê thêm giường, như ngoài hành lang chẳng hạn

12. Trần Tiến Cảnh, ĐBQH: các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc. Việt Nam không phải là nước nghèo, với quyết tâm chính trị, tôi đề nghị phải xây. Ddiều này giúp cho trẻ em đi học, bà mẹ đi làm, đi chợ được thuận lợi, thoải mái

13. Nguyễn Duy Chiến (Phó chủ nhiệm uỷ ban biên giới quốc gia của bộ Ngoại giao Việt Nam) biện hộ cho hành động gây hấn của TQ là “yêu cho roi vọt” (Đối với ông này thì chiến tranh biên giới 1979 cũng chỉ là hành động “yêu cho roi vọt”)

14. Hội Thẩm Nhân Dân trong một phiên tòa xử về mại dâm: Bị cáo là người vô nhân đạo. Đã nhận tiền của người ta thì phải đi bán dâm chứ ai nhận tiền rồi lại chạy. Làm ăn như thế là mất uy tín

15. Trần Văn Tuyền – Tổng thanh tra chính phủ:
Khiếu nại đông người là vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp, nếu quy định vấn đề này trong Luật khiếu nại dễ dẫn đến việc lợi dụng, để gây rối, ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội

16. Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư:

– Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng (có nghĩa là Cương lĩnh đảng mới là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam)

– Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa!

17. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đạm: - Tại sao chúng ta tốt mà vẫn nghèo?

18. Phạm Vũ Luân, bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo: -Thí sinh lo lắng trong khâu xét tuyển là điều chính đáng. Việc lo lắng sẽ giúp các em trưởng thành hơn.

19. Đại biểu cuốc hội Võ Văn Thương, bí thư quận ủy Hải Châu, thành phố Đà Nẵng: - Tề Thiên Đại Thánh trong truyện Tôn Ngộ Không của Ngô Thừa Ân bị đè trong Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng Việt Nam.

20. Phùng Quang Thanh, bộ trưởng quốc phòng: - Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào chứ từ trẻ con đến người gia đều có xu thế ghét Trung Quốc.
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Image

Công an trị và lạm dụng quyền lực
Luật sư Đào Tăng Dực
(Danlambao) - Hiện tượng thượng sĩ công an Lương Việt Hà công khai đánh thanh niên Phạm Thiện Minh Phong (28 tuổi) đến chấn thương sọ não trước thanh thiên bạch nhật, chỉ là một trong hằng vạn sự cố, vốn là kết quả của quan điểm sai lầm mà đảng CSVN gọi là pháp chế xã hội chủ nghĩa (socialist rule of law).

Trên bình diện vĩ mô (macro), quan điểm lạ lùng này giả định rằng tuy hiến pháp khắc ghi những nhân quyền căn bản, nhưng người dân bản chất rất “hư hỏng” và luôn có khuynh hướng lợi dụng các nhân quyền để vi phạm những lợi ích nhà nước mà đảng đang quản lý. Chính vì thế, đảng ra lệnh cho quốc hội bù nhìn thông qua nhiều luật vi hiến và vi phạm nhân quyền để răn đe những công dân hư hỏng này.

Trong khi đó, tại các nước dân chủ, thì các chế độ pháp trị nghiêm minh chủ trương ngược lại. Tức là những nhân quyền khắc ghi trong hiến pháp rất mong manh và người dân thấp cổ bé miệng luôn có khuynh hướng bị những định chế nhà nước uy hiếp. Chính vì thế quốc hội thông qua nhiều sắc luật và thành lập nhiều định chế giám sát từng tác động của bộ máy và nhân viên công lực, hầu bảo vệ quyền hiến định của người dân.


Từ hai quan điểm vĩ mô hoàn toàn khác biệt đó, trên bình diện vi mô (micro), tại Việt Nam, công an trở nên một định chế độc đoán và đầy uy quyền, ngồi xổm trên luật pháp. Số người chết trong các đồn công an cao ngất ngưởng, bộ trưởng công an tùy tiện ra các pháp lệnh vi hiến mà không có một cơ quan độc lập nào kiểm duyệt, công an giết người không gớm tay và hình phạt còn nhẹ hơn tội ăn cắp vặt. Trong khi đó, tại một quốc gia dân chủ pháp trị tiêu biểu như Úc Đại Lợi, cảnh sát và những cơ quan hành chánh khác của bộ máy công quyền bị nhiều cơ chế độc lập canh chừng và kiềm soát như báo chí tư nhân, hệ thống tòa án độc lập, công tố viện độc lập và nhất là định chế Ombudsman độc lập.

Cách đây nhiều thập niên, lúc tôi còn trẻ, có một thời gian làm điều tra viên (investigation officer) cho Văn Phòng Ombudsman của chính phủ Tiểu Bang New South Wales, tại Úc. Đây là một chức vụ khiêm nhường và trách nhiệm là, theo lệnh của Ombudsman, điều tra những hành vi lạm dụng quyền lực (abuse of power) tắc trách (maladministration), cẩu thả (negligence) hoặc vi phạm luật (unlawful) của những công nhân viên nhà nước, từ cảnh sát đến những viên chức bình thường. Sau đó, phúc trình lại với Ombudsman, vị này sẽ có đề nghị với người bộ trưởng liên hệ và hằng năm, phúc trình trực tiếp cho Quốc Hội tiểu bang.

Theo ký ức của tôi, tuy những đề nghị của Ombudsman không có tính cưỡng bách, nhưng không có bộ trưởng hoặc cơ quan liên hệ nào không tuân theo cả.

Bất cứ một người dân nào cũng có thể gởi một khiếu nại (complaint) cho Ombudsman’s office. Lúc đó thì chưa có email nên họ có thể gọi điện thoại, viết một tờ giấy (không cần hình thức hoặc văn hay chữ tốt gì cả, miễn là đọc được, không phải nhiều hình thức như kiện ra tòa), có thể đánh máy hoặc viết tay, gởi bằng bưu điện hoặc fax, hoặc đích thân đến văn phòng v.v... và các điều tra viên có trách nhiệm luật định phải điều tra. Nếu không điều tra và có những hậu quả di hại một đệ tam nhân nào đó, thì điều tra viên sẽ chịu trách nhiệm trước luật pháp. Bây giờ dĩ nhiên là khiếu nại bằng email cũng được.

Không biết bây giờ thì sao, nhưng lúc đó, theo ký ức của tôi thì trong giới công nhân viên nhà nước, cảnh sát là bị khiếu nại nhiều nhất, kế đó là các tòa đô chánh (city councils- tương đương với các ủy ban nhân dân tỉnh tại Việt Nam) và các nhân viên cai ngục vì tại Úc người ở tù vẫn có nhân quyền đầy đủ.

Trong suốt thời gian làm điều tra viên, tôi chưa hề bị bất cứ một áp lực nào mặc dầu đã tiếp xúc với nhiều viên chức rất cao cấp, nghe họ giải thích, vì họ luôn lo sợ cho uy tín của cơ quan và của chính cá nhân họ, nếu nhân viên của họ bị kết luận là sai trái. Lúc đó tôi còn rất trẻ, chưa có sự nghiệp, chưa quen biết nhiều và rất thấp cổ bé miệng. Tuy nhiên hệ thống luật pháp nghiêm minh của Úc giúp cho tôi điều tra, thẩm vấn các thành phần và cơ quan liên hệ một cách rốt ráo, viết phúc trình mà không hề bị một áp lực nào. Thêm vào đó, Ombudsman, tức boss của tôi là một trong những luật gia hàng đầu của Úc, uy tín rất lớn tự cá nhân của ông rồi.

Tình trạng lạm dụng quyền lực của công an, đưa đến chết nhiều người dân, hoặc di hại đến cơ thể hoặc tài sản của người dân sẽ giảm thiểu nhiều, nếu trên bình diện vĩ mô (macro), quan điểm pháp chế xã hội chủ nghĩa được thay thế bởi quan điểm pháp trị nghiên chỉnh. Thêm vào đó trên bình diện vi mô (micro) nhiều định chế giám sát độc lập tương tự Ombudsman’s office được hình thành để giám sát guồng máy chính quyền, bảo vệ cho dân. Điều này thay vì tình trạng vừa gởi thư khiếu nại với ông bộ trưởng công an, là công an đã đến nhà khủng bố và đe dọa hoặc hành hung người dân dám kiện cáo, như trường hợp hiện nay của nhà hoạt động Ngô Duy Quyền, chồng của cựu tù nhân lương tâm Lê Thị Công Nhân vậy.

16.04.2016
Luật sư Đào Tăng Dực
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest