Tạp Ghi

buikiem
Posts: 503
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

Nỗi vinh nhục của tượng đài

Tạp ghi Huy Phương


Năm 1999, việc Trần Trường treo ảnh Hồ Chí Minh và cờ đỏ sao vàng trong tiệm băng nhạc của y đã đưa đến một cuộc biểu tình phản đối dữ dội
của những người tỵ nạn Cộng Sản tại Nam California kéo dài 52 ngày đêm ròng rã. Trần Trường nghĩ rằng hành động của y đáng để
cho Việt Cộng mang ơn, nhưng sự thật đây là một chuyện trắc nghiệm, gây hậu quả không ai lường trước được
và lòng căm thù Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản bộc phát, dâng cao.

Image
Tượng Lenin ở Kiev, Ukraine, bị kéo đổ hôm 8 Tháng Mười Hai, 2013.
(Hình: Anatoli Boiko/AFP/Getty Images)

Vào đầu Tháng Tám năm nay, chính quyền tỉnh Sơn La vừa tuyên bố sẽ xây tượng đài Hồ Chí Minh 1,400 tỷ tại đây. Chuyện chưa biết sẽ ra sao, nhưng từ ngày Sơn La có quyết định này, cả nước, và đồng bào hải ngoại không ngớt lên tiếng chê bai, chửi rủa hết lời. Hình ảnh xấu xa của Hồ Chí Minh và bọn cầm quyền vô lại, lại được đưa ra làm mục tiêu cho quần chúng ném đá, trát bùn. Phải chăng đây cũng là một lần trắc nghiệm nữa về hình ảnh của “Bác?”

Bọn bồi bút và ngay cả “chính Bác”(CB) vẫn thường tranh nhau viết về cuộc đời thanh liêm, đơn giản của “Bác.” Tiêu biểu nhất là chuyện “đôi dép râu.”

Trong thời gian kháng chiến, mà sau ngày trở về Hà Nội, “Bác” vẫn đi đôi dép cao su đã mòn vẹt, “bảo vệ” đề nghị với “Bác” mua một đôi dép mới để thay, nhưng “Bác” gạt đi cho là lãng phí! Anh em “bảo vệ” liền tráo một đôi dép khác, không mới để “Bác” khó nhận ra, nhưng còn tươm tất. Nhưng cuối cùng “Bác” cũng biết, và nằng nặc đòi bảo vệ trả lại đôi dép cũ cho “Bác!”

Trong thư gửi Báo Vệ Quốc Quân vào Tháng Ba, 1947, “Bác” có câu: “Tuyệt đối không đem của công dùng vào việc tư, không động đến cái kim sợi chỉ của dân; khi đến đóng, lúc kéo đi, phải giữ gìn nhà, vườn của dân cho sạch sẽ; mua bán phải công bình, mượn cái gì phải trả tử tế, hỏng cái gì phải bồi thường.”

Chuyện này, đám con cháu “Bác” chuyên làm ngược lại.

Trong di chúc trước khi “bước sang từ trần,” “Bác” đã dặn phải thiêu xác và rải tro đi khắp nước, tuy nhiên chúng nó không chịu thiêu “Bác” mà rình rang xây lăng mộ như các bậc vua chúa thời xưa. Số tiền tốn kém cho lăng này không bao giờ được tiết lộ, nhưng chỉ việc phải nhờ chuyên viên ướp xác Liên Xô, lăng chống được bom đạn, địa chấn, được xây dựng bằng đủ các thứ gỗ, đá, cây trồng quý giá vận chuyển từ khắp các địa phương trong nước, trong lúc còn chiến tranh thì tổn phí phải nói là không nhỏ.

Xây lăng xong, Bắc Việt phải nghĩ đến việc bảo vệ lăng.

Để bảo vệ lăng “Bác” một đơn vị quân đội được đặt tên là Đoàn 969 với quân số của một sư đoàn (10,000 người) do nhân dân đóng thuế nuôi, chỉ dùng cho mỗi việc bảo vệ một các xác khô. Bảo vệ là đúng, vì chúng ta còn nhớ, vào ngày 3 Tháng Hai, 2014, bốn thành viên của Pháp Luân Công đã mang búa tạ vào để đập bể lăng “Bác.”

Về chuyện “không động đến cái kim sợi chỉ của dân; ...mua bán phải công bình, mượn cái gì phải trả tử tế, hỏng cái gì phải bồi thường” như lời “Bác” dạy thì chúng không thèm “động đến cái kim sợi chỉ của dân” nhưng tham ô, cướp đất, đuổi nhà, làm giàu trên chuyện tham ô, hối lộ khiến cho đảng càng ngày càng giàu mà dân mỗi năm mỗi đói.

Câu kinh nhật tụng của bọn tham ô vận dụng để xây tượng “Bác” là “nhằm đáp ứng nguyện vọng và tình cảm” của đồng bào các dân tộc, trong khi thật sự nguyện vọng của đồng bào xứ này là cầu cho có bữa cơm no, có trường cho trẻ em học đàng hoàng và đến trường khỏi đu dây “biệt kích!” Trong khi nguyện vọng của chính quyền là muốn có thêm tiền bỏ túi.

Chúng ta khó tưởng tượng ra là hiện nay trên cả nước đã có 134 tượng đài “Bác” xây dựng trong khuôn viên trụ sở cơ quan, đơn vị, trong đó có tới 45 tượng “Bác” với bộ đội Biên Phòng và “Bác” đứng ngồi tại các quảng trường là 31 cái.

Như vậy cũng chưa đủ, hiện nay chúng còn muốn xây thêm 58 tượng đài “Bác” nữa, theo đề nghị ở các tỉnh đủ loại như “Bác” đứng vẫy tay chào, “Bác” ngồi đọc sách, “Bác” với các cháu thiếu nhi, “Bác” với đồng bào dân tộc... Đại khái là sẽ có tượng đài “Bác” với thanh niên xung phong ở tỉnh Bắc Kạn; tượng “Bác” với nông dân ở Thái Bình; tượng “Bác” và bố “Bác” tại Bình Định... Các tỉnh được hưởng “xái” xây tượng đài là Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Định, Đà Nẵng, Điện Biên, Hải Phòng, Hải Dương, Kiên Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.

Ngay tại Tòa Đô Chánh cũ ở Sài Gòn trước đây đã xây tượng “Bác” ngồi đọc sách, có lẽ ngồi lâu sợ “Bác” đau lưng, không tiếc tiền của dân, Cộng Sản đập đi và thay vào đó là bức tượng “Bác” đứng, lại khánh thành tưng bừng, có các em chân dài múa may trước mặt “Bác.” Các tỉnh tranh nhau để được xây tượng “Bác.” Bắc Ninh nói: “Tỉnh có vinh dự đón Bác 18 lần, vậy mà chưa có tượng đài nào!” Hải Phòng cũng khiếu nại muốn dựng tượng Bác vì “Bác” đã chín lần về thăm Hải Phòng. Như vậy rồi đây, tượng “Bác” sẽ lềnh khênh, ra ngõ là “gặp anh... hồ!”

Sẽ có tượng “Bác” ở làng Sen, nơi Bác sinh ra; ở Pắc Bó nơi “Bác” tắm suối và gặp mẹ của Nông Đức Mạnh; ở số 66 Hàng Bông Nhuộm, nơi xảy ra mối tình “Bác” với Nông Thị Xuân; ở Phan Thiết, nơi “Bác” đi qua, ở bến Nhà Rồng nơi “Bác” lên tàu... Ôi làm sao kể xiết những dấu chân của “Bác” để lại!

Việt Nam sẽ điên đầu với những tượng đài!

Với chủ trương tôn sùng cá nhân, tượng đài các quốc gia Cộng Sản mọc lên như nấm sau cơn mưa. Từ Lenin, Stalin, cho đến Mao Trạch Đông, cha con nhà họ Kim II-sung, Kim Jong-il, và Hồ Chí Minh. Cũng theo thứ tự như thế, lần lượt các chế độ Cộng Sản tàn lụi trên trái đất, sẽ chôn vùi theo các tượng đài.

Những năm gần đây, thế giới đã muốn xóa bỏ dấu tích của quá khứ Cộng Sản. Năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ một thời gian, hàng ngàn người tụ tập ở quảng trường Dushanbe (thủ đô của Tajikistan), kéo sập tượng Lenin. Năm 1994, chính quyền Hungary đã quyết định hạ tượng Karl Marx ở khuôn viên đại học Corvinus, và ở khắp nơi các tượng đài Lenin, Stalin đều đã bị phá bỏ.

Cuối năm 2012, Mông Cổ đã cho dỡ bỏ bức tượng Lenin cuối cùng khỏi thủ đô Ulan-Bator. Tháng Tám, 2013, tượng Lenin ở Kiev đã bị giật sập, khởi đầu từ đó, tượng của Lenin trở thành mục tiêu phá bỏ tại các thành phố Ukraina khác như Zhytomyr, Boyarka, Slavuta, Bila Tserkva, Khmelnitsky và Bila Tservka.

Trong khi ở Việt Nam, ông Lenin của nước Nga vẫn còn đứng ở vườn hoa nước mình!

Ngày nay Stalingrad đã trở lại với Volgograd, Leningrad đã trả lại cái tên cũ là Saint Petersburg.

Thành phố Hồ Chí Minh ngày trở lại tên Sài Gòn là lúc dân chúng Việt Nam “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc...” chúng ta kéo nhau đi đập nát những tượng đài...

Nỗi nhục của tượng đài không phải là lúc bị lật đổ, mà cả những lúc được dựng lên trong nỗi ta oán của quần chúng. Đó cũng là một lối tiêu xài hoang phí của đám cầm quyền trên nỗi lầm than, cơ cực của những người dân sống chung quanh tượng đài.
buikiem
Posts: 503
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »


Nỗi Buồn Tiếng Việt Thời CS


Vi Anh

Thế hệ của những người xấp xỉ tám mươi ở Nam kỳ lục tỉnh thuộc địa trực trị của Pháp đều bị bó buộc phải học tiếng Pháp như chuyển ngữ (langue véhicule, vehicle language) ở trường công lập. Mãi khi chánh quyền được trao trả lại cho người Việt, lên đại học mới được học chương trình bằng tiếng Việt. Công lao của quí vị giáo sư tiền bối xuất thân từ trường Pháp giúp Việt Nam hoá nền giáo dục phổ thông và chuyên môn thật là vô lượng.

Những danh từ luật học, triết học, khoa học, quân sự, hành chánh, chánh trị, kinh tế, v.v... căn bản dịch ra từ Pháp văn làm nền tảng cho chương trinh giáo dục VN xuất hiện trong giai đoạn này, đa số là do những giáo sư, học giả dịch từ Pháp văn mà ra. Nên văn phạm và chánh tả tiếng Việt của người học chương trình thuộc địa Pháp trước đó có thể nói rất yếu vì chỉ học lóm, chớ trường Việt thời Pháp hầu như không có dạy, mà có thì tiếng Việt bi coi là “sinh ngữ”, một tuần hai giờ là cao ở trung học. Trong khi đó tiếng Pháp trong chương trình Đông Dương (DEPSI, Diplôme d Etudes Primaires Supérieures Indochinoises như bằng Trung Học Đệ Nhứt Cấp chương trình Việt) học sinh nào viết nghị luận luân lý Pháp mà trật ba lỗi chánh tả, văn phạm thì bài bị loại, thầy không chấm bài nữa. Lên đệ nhị cấp chương trình Pháp, học hai năm Seconde và Première thi Bac 1 (Tú Tài 1) và 1 năm Termnale nữa thi Bac 2 (Tú Tài 2), ai mà bị 3 lỗi khi viết luận văn học hay triết học thì cũng bị loại, coi như đợi thi kỳ hai hay năm sau thi lại.

Nhừng người của thế hệ 80 bây giờ nhờ tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, đã nghe từ trong bụng mẹ, nhập tâm suốt cả đời và nhờ mấy năm học đại học tiếng Việt rồi ra làm việc đọc, viết công văn tiếng Việt, tự mò mẫm chánh tả, văn phạm VN, chánh yếu là tự học mà khá lên. Qua Mỹ mấy chục năm sống với cộng đồng người Việt, đọc viết bằng tiếng Việt, nhờ anh em trong toà soạn hiểu hoàn cảnh, thương tình nên sửa chánh tả, t hay c, v hay d, hỏi hay ngã, v.v... dùm.

Dù trình độ chánh tả, văn phạm tiếng Việt yếu do học lóm nhiều hơn học ở trường, thế mà người viết bài này cũng cảm thấy rất buồn cho tiếng Việt trong thời CS, có thể nói là quá tệ. Vì nhiệm vụ của một người viết bình luận cho báo nên hàng ngày phải theo dõi tình hình trong nước, phải xem hình ảnh, nghe lời nói của đồng bào trong nước, thấy tiếng Việt trong 50 năm nằm trong gọng kềm CS, sao tàn lụi không thể tưởng tượng nổi.

Sau 50 năm thời CS, tiếng Việt vốn là con thuyền chuyên chở văn minh Việt, nguyên là cái tâm, cái hồn Việt, tiếng Việt còn thì người Việt còn, nay không còn nữa. Cách nói tiếng Việt thời CS trong nước quen nói nhanh như muốn cướp lời người khác. Chữ Việt là đơn âm, chớ không phải đa âm, nên ông bà chúng ta ăn nói chẫm rãi, chỗ, chữ quan trọng ngâm nga ra như ngâm thơ, lên bổng xuống trầm giọng điệu để nhấn mạnh, để diễn cảm nên người Pháp, Mỹ thường nói tiếng Việt phát âm như một bài hát, với các dấu không, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng. Chữ Việt là đơn âm, một vần (monosylabic) chớ không phải đa âm, nhiều vần như chữ Pháp, Anh; nên nếu nói nhanh thì chữ này gần như nuốt chữ kia, như người Tàu nói xí xô xí xào, lắng tai nghe, nín thở nghe mà vẫn không kịp.

Cách nói nhanh nuốt âm của CS ảnh hưởng cách nói của người Việt một phần do cái loa của xã ấp, khóm phường, mỗi ngày nhồi nhét cách nói dai, nói dài, nói nhanh nuốt chữ một ngày 3 lần, một tuần 7 ngày, một năm 365 ngày, thành tiếng Việt mất thanh, sắc, chữ nghĩa của tiếng Việt.

Thêm vào đó CSVN chiếm được Miền Bắc trước Miền Nam cả hai chục năm, nên cán bộ, đảng viên, bộ đội gốc nông thôn tràn vô Hà Nội và các thành phố sau năm 1954. Sau 1975 số ấy từ Miền Bắc tràn vào Miền Nam và chiếm hầu hết các vị trí then chốt khi “tiếp thu” chánh quyền của Miền Nam từ Bến Hải xuống Cà mau. Nên ảnh hưởng CS Bắc Việt phủ lắp cả Miền Bắc rồi Miền Nam. Chữ nghĩa địa phương, cách phát âm, cách nói chuyện của những người CS Bắc Việt này theo cán bộ, đảng viên, bộ đội cũng tràn ra khắp nước từ chữ nói đến chữ viết.

Để bên cạnh những “từ CS” do CS lấy từ chữ Hán, chữ Tàu thay cho tiếng Việt đã có, đã dùng để chứng tỏ CS làm cách mạng, thay cũ đổi mới để phận biệt người Việt Quốc và ta là người Việt CS và để chữ của người Việt Quốc gia thành tử ngữ. Như chữ bảo đảm đã có và đã xài quá lâu, quá quen rồi trong tiếng Việt thì CS đổi thành chữ “đảm bảo”, “đồng ý” thành “ đồng tình”. Hay những chữ ăn cắp tiếng Tàu như “hồ hởi, phấn khởi, sự cố, hoành tráng, bức xúc”, CS Bắc Việt đem vào không bao lâu sau kể cả người CS Miền Nam cũng không nói vì mắc cỡ miệng.

Còn một số chữ địa phương, hay thổ ngữ ở miền Bắc, đa số là miền thượng du Bắc Việt gần Tàu, theo chân của cán bộ, đảng viên, bộ đội CS vào Nam cai trị, thành những lỗi chánh tả, văn phạm, phát âm sai biến tiếng Việt không còn là quốc ngữ chuẩn của VN nữa. Một vài thân hữu công tâm, không kỳ thị bắc nam gì cả, nêu ra một số phát âm sai những phụ âm đầu như CH/TR (huân chương thành huân “trương”, L/N (Hà Nội thành Hà lội), R/GI (Rác / Giác !!!) X/S (Xảy /Sảy)... là hoàn toàn cuả đồng bào bên kia kia vĩ tuyến 17 đem vào Nam trong cuộc di cư 1954. Hai thời kỳ VNCH, và quân đội VNCH, trường học VNCH chuẩn hoá lại hết. Và những thổ ngữ của ngưới Miền Nam Miệt Vườn cũng đưọc chuẩn hoá rất nhiều sau khi số đồng bào Miền Bắc di cư vào Nam. Người Nam dân Miệt Vườn khoái ăn giá sống, mắm và rau như người viết bài nầy cũng bớt hay hết phát âm sai chữ “r” thành chữ “g” với câu chọc cười hồi nhỏ chơi cho “dui dẻ”: bắt con cá “gô” bỏ vô “gổ”, nó nhảy nghe “gột gột.”

Nhưng thời CS thì khác. Do tinh thần thượng tôn của CS Bắc Viêt, mà những sai phạm địa phương không được chuẩn hoá, mà lại bành trướng, nằm chình ình tại những nơi chữ nghĩa lẽ phải hết sức đúng chuẫn mực quốc gia. Tiêu biểu như cái lỗi chính tả to tổ bố, nó lại nằm trần trụi ngay trên biểu ngữ cuả Đại học Sư Phạm Hà Nội. Trường đào tạo ra giáo chức để dạy chữ nghĩa cho lớp trẻ mà lại trương một biểu ngữ là Đại Hoc “Hà Lội”, chữ “chuyên ngành” viết thành chữ “chuyên nghành” (có chữ h giữa vần nga) trong lễ tốt nghiệp, trao bằng cho sinh viên. Trong một cuộc thi hoa hậu, quan trên trông xuống, người dân xem vào, tên Việt Nam lại viết thành “Việt Nem” trên dây băng đeo vắt ngang người đẹp.

Còn những bảng quảng cáo, bảng cấm thì quá nhiều sai. Bán "bún chả" viết là "bún TRẢ"; "vệ sinh chung" viết "vệ sinh TRUNG"; trao "huân chương” viết "huân TRƯƠNG"; "hạ giá" viết lại thành "hạ DÁ"; "đổ rác" thành "đổ GIÁC"; "xẩy ra" thành "SẨY ra", "trước nhà“ thành "CHƯỚC nhà".

Tất cả những sai chánh tả này do phát âm địa phương Miền Bắc “vùng sâu, vùng xa” mà ra. Tất cả những thí dụ nêu trên đều có hình ảnh minh hoạ. Có người làm thơ, phổ biến, gởi đọc cho “dui”, để cười ra nước mắt cho chữ nghĩa VN sau 50 năm CS! /.(Vi Anh)
hoanghoa
Posts: 2260
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »


Image

Tuyên Bố Về Tượng Đài


Cô Tư Sài Gòn

Tại sao lại phải xây lên những tượng đài Hồ, trong khi dân đói bi đát, trẻ em không đủ ăn và phải bỏ học hàng loạt?

Từ những quan tâm trên, nhiều nhà hoạt động xã hội dân sự đã đưa ra Bản Tuyên Bố Của Các Tổ Chức Xã Hội Dân Sự và Công Dân Về Những Dự Án Tượng Đài Trăm Tỷ, Ngàn Tỷ... Bản văn hiện đã có hàng trăm tổ chức và công dân ký tên.

Bản Tuyên Bố đã viết, trích:

“Đất nước đang đứng trước những thử thách sống còn. Độc lập, toàn vẹn lãnh thổ bị đe dọa, uy hiếp từng ngày, từng giờ. Quản lý kinh tế yếu kém cùng tham nhũng bạo phát làm thất thoát trầm trọng tiền vốn và nguồn lực đất nước, làm ngân sách trống rỗng, dẫn đến:

Công nợ ngập đầu

Theo World Bank (Ngân hàng Thế giới), đến cuối 2014, nợ công của Việt Nam đã lên tới 110 tỷ USD (2,35 triệu tỷ đồng). Số nợ đó, bổ theo đầu dân thì một đứa trẻ sơ sinh vừa chào đời ở Việt Nam đã mang nợ hơn 1.200 USD (gần 30 triệu đồng).

Vắt kiệt sức dân

Nhà nước túng quẫn, bần cùng đến nước đè thu phí đến cả chiếc xe máy – phương tiện mưu sinh và đi lại thiết yếu của tuyệt đại bộ phận dân chúng. Thuế, phí chồng chất, vét đến đồng tiền còm cõi của dân nghèo, bù đắp phần nào ngân sách trống rỗng, nhưng sức dân bị vắt kiệt, đời sống càng khốn cùng điêu đứng, không đủ tái sản xuất.

Giật gấu vá vai, tiền vay mượn mọi nguồn, trong đó có nguồn vay ẩn chứa nhiều hiểm họa từ Trung Quốc – kẻ đã đánh chiếm nhiều đất đai, biển đảo và đang uy hiếp ngày càng trắng trợn độc lập chủ quyền của ta, quyết khuất phục ta bằng sức mạnh cứng và mềm. Cắn răng, ngửa tay vay của Trung Quốc là chấp nhận bị lệ thuộc, chi phối, khống chế ngày một thêm khó gỡ.

Tiền vay ai thì cũng là vay vào tương lai, vào trách nhiệm của các thế hệ người Việt mai sau. Tài lực sức dân hôm nay lẽ ra phải được sử dụng hiệu quả nhất, đầu tư cho sản xuất, khoa học công nghệ, vực dậy kinh tế, quốc phòng. Nhưng giới chức từ trung ương đến địa phương đã ném đồng tiền phải ký cược bằng vận mệnh đất nước, bằng hy sinh to lớn của nhân dân vào những dự án phô trương phù phiếm, vì thế không những không giúp vực dậy mà còn trở thành gánh nặng cho nền kinh tế vốn ốm yếu, khoét sâu thêm những bất ổn, mâu thuẫn xã hội. Những văn miếu, tượng đài, quảng trường, công sở, nhà văn hóa, bảo tàng hoành tráng, nguy nga, lộng lẫy trong mênh mông hoang vắng, vô cùng lạc lõng, phản cảm và bất nhẫn trước cuộc sống nghèo khổ, lam lũ, thiếu thốn trăm bề của phần lớn dân chúng.

Quảng Nam đất nghèo, dân đói, giáp hạt nhiều năm phải xin nhà nước cứu đói mỗi năm hơn ngàn tấn thóc. Không có tiền cho những dự án, công trình kinh tế, cho hạ tầng cơ sở vật chất nhưng tỉnh vẫn thản nhiên dốc hơn 400 tỷ ngân sách xây tượng đài Mẹ Việt Nam rồi để tượng xuống cấp nhanh chóng, không cần biết dân chúng có ngó ngàng hay không.

Sơn La miền núi heo hút, kinh tế chỉ trông vào rừng, mà rừng đã bị tàn phá trống trơ. Tỉnh có tới 71.000 hộ nghèo, không đủ cơm ăn, áo mặc. Các bản làng đều thấy những mái trường tranh tre nứa lá dột nát, xiêu vẹo, tuềnh toàng như chòi canh nương, học trò còm cõi, tả tơi. Sơn La nghèo đói thiếu thốn hơn cả Quảng Nam, vậy mà Hội đồng Nhân dân tỉnh này vừa thông qua chủ trương xây dựng tượng đài và quảng trường Hồ Chí Minh với chi phí 1.400 tỷ đồng – số tiền đủ ngói hóa toàn bộ các điểm trường, các ký túc xá cho Sơn La và các tỉnh miền núi!

Không phải chỉ có một tượng đài Hồ Chí Minh ở Sơn La. Thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa quy hoạch một hệ thống tượng đài Hồ Chí Minh đến 2030, Thủ tướng đã phê duyệt, với 14 tượng đài Hồ Chí Minh sẽ còn tiếp tục được mọc lên khắp ba miền: Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Định, Đà Nẵng, Điện Biên, Hải Phòng, Hải Dương, Kiên Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc... Trong khi đó, có tới 58 địa phương đang xin xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh. Sơn La chỉ là trường hợp vừa được phê duyệt "bổ sung" trong quy hoạch đến 2030. Nguồn vốn còm cõi của đất nước sẽ còn bị cơn bão tượng đài oan nghiệt tới tấp thổi bay hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng tiền tận thu suy kiệt sức dân, tiền ngửa tay vay nước ngoài đầy rủi ro, hiểm họa...”(ngưng trích)

Đó là lý do các tổ chức xã hội dân sự vá công dân mời gọi ký tên.

Độc giả có thể đọc toàn văn ở đây
http://boxitvn.blogspot.com/2015/08/tuy ... .html#more

và cuôi bản văn là lời mời ký tên. Nếu bạn thấy có thể góp thêm một chữ ký để kêu gọi xây dựng con người thay vì tượng đài, xin mời tham dự.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Câu chuyện tượng đài

Lê Phan

Ở thủ đô của Hungary có một công viên hết sức đặc biệt được chính thức gọi tên là Memento Part (công viên của kỷ vật), nhưng kỷ vật đây là kỷ vật của thời của chế độ Cộng Sản và cái tên không chính thức của nó là “nghĩa địa tượng.”

Công viên này là do Kiến Trúc Sư Akos Eleod, người Hung vẽ kiểu sau khi thắng trong cuộc thi do chính Nghị Viện thành phố Budapest tổ chức. Ông Aleod đã diễn tả công viên của mình như sau, “Công viên này là về chế độ độc tài. Và đồng thời, bởi nó có thể bàn luận, diễn tả, xây dựng, công viên này cũng là về dân chủ. Sau cùng chỉ có chế độ dân chủ mới cho cơ hội để chúng ta có thể tự do suy nghĩ về chế độ độc tài.”

Công viên này được chia làm hai khu. Khu thứ nhất là khu các pho tượng mà cái tên chính thức là “công viên 'Một Câu Nói về Độc tài,'” dựa trên một bài thơ của một thi sĩ người Hung. Khu thứ nhì mang tên là “Quảng trường nhân chứng.” Khu tượng chứa 42 pho tượng được lấy đi từ mọi nơi ở thành phố Budapest sau khi chế độ Cộng Sản sụp đổ. Khu nhân chứng mang một bản sao của “Đôi bốt của Stalin” vốn trở thành biểu tượng của cuộc Cách Mạng Hungary hồi năm 1956 sau khi pho tượng của Stalin đã bị kéo đổ xuống khỏi bệ hồi năm 1956 chỉ còn có đôi bốt thôi.

Website của công viên có một lời giải thích về sự hình thành của công viên này. Bài này giải thích là vấn đề tương lai của những pho tượng mà chế độ Cộng Sản tạo nên đã gây ra những tranh cãi gay go sau khi chế độ sụp đổ hồi năm 1989. Nhiều người vì hận thù muốn phá hủy những biểu tượng của chế độ độc tài. Nhưng thay vì phá hủy các bức tượng đá và đồng, những điều gợi lại lịch sử 40 năm trước đó, các lãnh tụ của chế độ dân chủ mới, quyết định gỡ bỏ chúng xuống và thu thập lại ở một nơi mà mọi người đều có thể đến xem.

Nếu độc giả có dịp đến thăm công viên này thì một trong những điều mỉa mai nhất là con đường dẫn chúng ta đi qua các pho tượng tiêu biểu cho chế độ, từ những tượng lãnh tụ đến những tượng của các “anh hùng lao động,” cùng những điều đã từng là tác phẩm nghệ thuật của chế độ, để sau cùng kết thúc với một bức tường. Một kết luận mỉa mai cho một chế độ đã đi vào ngõ cụt của lịch sử.

Nhưng theo các sử gia thì sáng kiến đầu tiên làm “một nghĩa địa cho tượng đài” là từ Ấn Độ. Sau khi tuyên bố độc lập vào ngày 15 tháng 8 năm 1947, tân quốc gia không biết làm gì với khá nhiều những pho tượng của các vị vua, thống đốc và viên chức của Đế Quốc Anh cả. Họ bèn quyết định giữ lại một công viên, công viên Đăng Quang (Coronation Park) vốn là nơi mà Nữ Hoàng Victoria được phong làm nữ hoàng Ấn Độ, được chọn là nơi mà tất cả những pho tượng được gom về.

Tôi chưa được tới Delhi để xem điều mà một nhà báo Anh gọi là “nghĩa địa của Đế Quốc Anh,” nhưng nghe đâu một trong những cảnh ngoạn mục nhất là một quần thể tượng gồm bức tượng của Hoàng Đế George V và quanh trước mặt pho tượng này, thành một vòng bán nguyệt là tượng của các vị tiểu vương. Khi người Ấn dựng khu này họ đã làm chín cái bệ nhưng ngày nay vẫn chỉ có năm bệ có tượng. Quang cảnh, theo nhà báo tả, trông tiêu điều, mặc dầu toàn thể công viên có hàng rào thép cao và được canh gác cẩn mật.

Đó thưa là kinh nghiệm của những pho tượng của một chế độ sau khi chế độ đó sụp đổ. Phải nói những pho tượng ở hai “nghĩa trang tượng” này là còn may mắn. Hầu hết khi một chế độ sụp đổ, các pho tượng bị phá hủy. Hẳn chúng ta vẫn còn nhớ cảnh dân chúng Iraq lật đổ pho tượng khổng lồ của nhà độc tài Saddam Hussein ở Baghdad.

Trong nước mấy tuần nay đã ồn lên câu chuyện tượng đài Hồ Chí Minh mà tỉnh Sơn la đề nghị thực hiện.

Sự việc tỉnh Sơn La, một tỉnh nghèo miền núi mà theo thống kê của chính Hà Nội có đến 71,000 gia đình nghèo, không đủ cơm ăn áo mặc, đòi dựng tượng ngàn tỷ là một điều đã gây rất nhiều bất bình.

Rất nhiều cư dân của tỉnh là các đồng bào dân tộc thiểu số. Cuộc sống của dân chúng trong tỉnh hầu hết chỉ trông cậy vào núi rừng mà rừng nay đang bị phá hoại nên cuộc sống hết sức khó khăn. Ấy thế mà Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh mới loan báo việc xây dựng tượng đài và quảng trường Hồ Chí Minh với chi phí 1,400 tỷ đồng. “Tuyên bố của các tổ chức xã hội dân sự và công dân về những dự án tượng đài trăm tỷ, ngàn tỷ” đã nhận xét “ số tiền đủ ngói hóa toàn bộ các điểm trường, các ký túc xá cho Sơn La và các tỉnh miền núi!”

Giáo Sư Ngô Bảo Châu trên trang Facebook của mình đã tức giận viết, “Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1,400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh”.

Dĩ nhiên ai cũng hiểu tại sao các quan chức của các địa phương thích xây tượng đài với những kế hoạch trăm ngàn tỷ đồng. Chả thế mà nhà báo Phạm Đình Trọng đã viết, “ Chính quyền tỉnh này nhìn tỉnh kia, tỉnh này học tỉnh kia tham nhũng bóp nặn dân, bòn rút ngân sách. Quảng Nam dựng tượng bà mẹ dù là mẹ anh hùng cũng chỉ là bà mẹ dân đen còn tốn tới 441 tỷ đồng. Vĩnh Phúc xây miếu thờ thứ lễ nghĩa vay mượn, văn hóa quỳ lạy lỗi thời, cũng 300 tỷ đồng. Tỉnh miền núi heo hút, xơ xác Sơn La quanh năm khoai sắn ít có dự án, công trình để ăn chia thì phải có công trình ngàn tỷ mới bõ bèn chia nhau.”

Chưa hết, được biết thực hiện chỉ thị của Ban Bí Thư của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch của Hà Nội đã đề ra dự án một hệ thống 14 tượng đài Hồ Chí Minh và nghe đâu nó sẽ mọc lên ở khắp ba miền đất nước từ Bắc Kạn đến Kiên Giang không nơi nào mà không có. Danh sách đó gồm Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Định, Đà Nẵng, Điện Biên, Hải Phòng, Hải Dương, Kiên Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. Và thủ tướng chính quyền đã đồng ý.

Thế ra Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn chưa học được bài học của lịch sử. Những pho tượng, những công trình kiến trúc mà dựa trên xương máu của nhân dân khó mà tồn tại. Mà nếu những pho tượng, những đền đài kiến trúc này có tồn tại thì chế độ xây dựng nên nó cũng tàn tạ. Có gì vĩ đại hơn các kim tự tháp của cổ Ai Cập? Nhưng chế độ bây giờ đâu rồi. Ở Đông Nam Á, những đền đài Angkor Watt kinh hồn khiến ai cũng sửng sốt khi chứng kiến. Nhưng chế độ xây dựng nên những đền đài đó đã tiêu diệt chỉ ít lâu sau khi xây dựng nên nó vì nhân dân kiệt quệ không đủ sức chống đỡ ngoại bang đến xâm lăng.

Xây dựng tượng làm gì khi mà dân chúng đang đói khổ, ngoại bang đang dòm ngó lãnh hải của chúng ta.

Tôi còn nhớ có một lần về Hà Nội đi làm phóng sự. Một hôm tôi và một anh bạn đồng nghiệp đi chơi ở chỗ lăng Hồ Chí Minh. Chơi quanh quẩn khu đó có một nhóm thiếu niên. Anh bạn đồng nghiệp của tôi, vốn tự nhận mình là Việt kiều phản động, hỏi các em, “Thế các em biết lăng này là lăng của ai không?” Các em mau mắn trả lời “Lăng Bác Hồ.” Anh bạn hỏi tiếp “Thế các em có biết bác Hồ là ai không?” Các em nhìn nhau, ú ớ một hồi rồi lắc đầu. Anh bạn cắc cớ chỉ cái hình Hồ Chí Minh to lớn ở ngay đó và hỏi, “Thế cái ông kia là ông nào vậy?” Các em vui vẻ trả lời “Ông râu!”

Tôi xin bảo đảm câu chuyện đó hoàn toàn thật. Các em bé đó đa số là con nhà nghèo, có lẽ chả đi học bao nhiêu nên một phần các em chưa bị nhồi sọ. Nhưng ngay cả nếu có bị nhồi sọ, các em cũng không cần biết đến họ Hồ. Và đó chính là vấn đề của chế độ. Chính nghĩa của họ không thể dựa trên quá khứ được nữa. Cái thành tích “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” bây giờ thành vô nghĩa.

Mỹ không chết mà ngày nay đang trở về với sự chào đón trọng thể của đảng và nhà nước. Ngụy tuy nhào nhưng ngày nay đã chứng tỏ là sau cùng mới là kẻ thắng khi Đảng Cộng Sản phải bỏ chủ thuyết để ôm lấy chủ nghĩa tư bản.

Thành ra chế độ có xây bao nhiêu tượng Hồ Chí Minh cũng không có ý nghĩa gì cả. Một ngày nào đó, khi chế độ sụp đổ, có lẽ chúng ta lại có dịp xây “nghĩa địa tượng” như đã được làm ở Budapest và Delhi chăng?
tiendung
Posts: 874
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Post by tiendung »



Rồi có một ngày...

Tạp ghi Huy Phương

Tôi thường nghe những câu hỏi trăn trở của những người tị nạn Cộng Sản bỏ nước ra đi:
- Liệu năm nay Việt Nam có gì thay đổi không?
- Bao giờ thì Việt Nam không còn Cộng Sản?

Hầu hết những người Việt bỏ đất nước từ những ngày cuối cùng của Tháng Tư, 1975, khi Cộng Sản tràn vào Sài Gòn, đã nói với tôi rằng, họ chỉ trở lại Việt Nam khi không còn chế độ Cộng Sản trên quê hương nữa. Một vài vị lớn tuổi “gần đất xa trời” an ủi với nhau rằng, “có lẽ ta đâu mãi thế này” và mong được sống thêm vài năm nữa, để nhìn ngày tàn của chế độ Cộng Sản.

Nhưng bao giờ thì chế độ Cộng Sản sụp đổ?

Năm năm? Mười năm? Mười lăm năm? Và bây giờ 40 năm đã trôi qua!

Mà khi Việt Nam không còn Cộng Sản nữa thì đất nước này sẽ ra sao?

Cũng khó tưởng tượng ra có một cuộc thay đổi êm ái, đảng cầm quyền ra đi, tổ chức bầu cử tự do, các cơ chế hoàn toàn thay đổi, Hiến Pháp được viết lại, Việt Nam có đa đảng. Nhiều người còn mang ảo tưởng lạ lùng là “hải ngoại” sẽ được Bộ Chính Trị Đảng CSVN mời về “bàn giao” trong êm thấm trong khi họ lặng lẽ cuốn gói ra đi, và những “chủ tịch,” “thủ tướng,” và “quốc trưởng” ở đây sẽ về nhậm chức mà không cần đổ một giọt máu, kiểu nói “bất chiến tự nhiên thành” và dưới cái quan niệm sẽ được cường quốc này, đất nước nọ “bật đèn xanh...”

Nếu có một cuộc cách mạng thật sự đúng nghĩa bùng nổ, thì cuộc cách mạng lật đổ chế độ Cộng Sản ở Việt Nam phải là một cuộc cách mạng đổ máu tàn khốc nhất trong lịch sử. Bốn mươi năm qua, chế độ Cộng Sản này đã gây bao nhiêu thảm họa, tai ương cho miền Nam và đối với miền Bắc là 70 năm. Chẳng ai là không có mối thù với Cộng Sản, từ thời Việt Minh cho đến ngày miền Nam sụp đổ. Bao nhiêu thủ đoạn tù đày, kỳ thị, đánh tư sản, đổi tiền, đày đọa người dân rời bỏ thành phố hay đuổi họ xuống tàu ra biển.

Chẳng có gia đình nào tránh khỏi đau khổ, tù đày, chia lìa, chết chóc hay bần cùng. Ngay trong thời đại “tự do,” “hạnh phúc,” liệu những gia đình nạn nhân Đoàn Văn Vươn bị cưỡng chế chiếm đất, những mẹ con như gia đình bà Phạm Thị Lài trần truồng bị kéo lê trên nền đất, những phụ nữ như bà Lê Thị Trâm bị xe xúc chèn lên thân, cũng như gia đình có thân nhân chết mờ ám trong đồn công an, hàng triệu nạn nhân của chế độ công an trị, có bằng lòng một cuộc chuyển quyền êm ái không?

Cho thuận lẽ nhân quả ở đời sẽ có một cách mạng “máu kêu trả máu, đầu van trả đầu?”

Nhưng thành phần nào sẽ cầm đầu cuộc cách mạng này, và đừng có ảo tưởng là sẽ có một lực lượng ngoại nhập phát xuất từ Mỹ, từ Úc hay từ... Tàu.

Tuy vậy cũng sẽ không có chuyện biển máu với 3 triệu đảng viên Cộng Sản Việt Nam bị đem ra bắn bỏ, bị tịch thu tài sản, bị lùa vào các trại tù, hoặc đẩy chạy sang Tàu. Nhưng làm thế nào để Việt Nam có một cuộc thay đổi, Cộng Sản không còn là đảng cầm quyền và Việt Nam sẽ trở thành một đất nước có chế độ đa đảng. Nhưng vào thời điểm đảng Cộng Sản không còn nữa, Việt Nam sẽ ra sao?

Cũng như sau khi Liên Bang Xô Viết tan rã, ở Việt Nam cũng sẽ có rất đông đảo, hàng triệu người đã vứt thẻ đảng và ra khỏi đảng. Trừ một số đảng viên đã chuẩn bị “hạ cánh” với bất động sản, tiền ngân hàng hay cơ sở kinh doanh ở Mỹ, Úc, Canada... nhưng 3 triệu đảng viên Cộng Sản với châm ngôn “đảng còn ta còn” và tổng cộng các lực lượng an ninh đủ loại với ít nhất là 6.9 triệu người (theo Giáo Sư Carl Thayer) với khẩu hiệu “công an nhân dân chỉ biết còn đảng, còn mình” sẽ là một vấn nạn khó xử cho xã hội mới, một khi “mất đảng,” nhưng chúng nhất quyết chưa chịu “mất mình.”

Người viết không có khả năng phân tích tình hình chính trị Việt Nam sau khi không còn đảng Cộng Sản cầm quyền hay chuyện kinh tế của Việt Nam thời hậu Cộng Sản, nhưng cứ nghĩ đến cái đất nước tan hoang, sau 40 năm cai trị của đảng này, thì cái giấc mơ nghĩ đến một ngày nào đất nước hết Cộng Sản, cũng chẳng phải là một giấc mơ tốt đẹp.

Có thể Cộng Sản sẽ để lại cho đất nước những cái cầu tráng lệ, những xa lộ tối tân, những con tàu “siêu tốc,” những cái tháp truyền hình đi vào kỷ lục, những lâu đài kiến trúc đẹp đẽ, những sân bay hiện đại và dai dẳng những món nợ con cháu trả mấy đời không hết. Và những vạn dặm rừng, nghìn vuông đất cho thuê chưa lấy lại được, nhưng cũng không đau xót bằng hằng triệu con người mất cả niềm tin vào tương lai, lòng người ly tán, đạo lý suy đồi.

Muốn xây dựng lại xã hội phải xây dựng con người, mà xây dựng một con người phải mất bao nhiêu năm?

Hồ Chí Minh sao chép câu “Bách niên thụ nhân” của Quản Trọng bên Tàu, nhưng với hạt giống vốn bể nát, thối tha của người khác đã vứt đi lượm đem về, gieo trồng trên đám đất đai chai lỳ toàn trị, bón bằng những thứ phân bón tha hóa, xấu xa, dối trá; tưới bằng thứ nước dơ bẩn của bạo lực, cường quyền, thì cây không có trái, hoa không dám nở, mà chỉ sinh sản ra một loài cỏ dại. (*)

Một xã hội mà chủ động mãi dâm còn tuổi vị thành niên, khi bị công an bắt còn xin về đi thi trung học phổ thông. Một xã hội mà một thanh niên chỉ mới 22 tuổi cắt cổ sáu người mà vẫn có giấc ngủ yên lành. Một xã hội có những đứa trẻ 14 tuổi đi bán dâm trong khi đã mang thai bốn tháng. Một xã hội mà thanh niên lớn lên không có nhà máy, chỉ toan tính chạy vạy tìm cách ra nước ngoài làm thuê, ở mướn. Một xã hội mà thiếu nữ nông thôn lớn lên không có một thời yêu đương, thơ mộng, bỏ ruộng vườn, lăm le đi khỏi mướt kiếm một tấm chồng, hay kể cả chuyện bán thân, miễn có một đời sống no đủ. Một xã hội mà sinh viên, người mẫu sẵn sàng lên giường vì đồng đô la. Một xã hội mà người ác, kẻ tham được bảo vệ, người làm điều xấu không biết nhục, kẻ trung trực, ngay thẳng thì bị đọa đày.

Liệu có một vị cứu tinh dân tộc nào xuất hiện trong giai đoạn này để cứu nước, độ dân không? Nước Nhật sau hai quả bom nguyên tử ném xuống hai thành phố Hiroshima và Nagazaki, và cả trận sóng thần xảy ra năm 2011, đã đứng dậy tái thiết, khắc phục hậu quả của những thảm họa chiến tranh và thiên tai, nhờ tinh thần và phẩm chất truyền thống của dân tộc Nhật. Nhưng với “thảm họa dân trí, đạo đức” mà chế độ Cộng Sản để lại cho Việt Nam, sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, mà chúng ta thường gọi là một trận hồng thủy, mà những điều tốt đẹp, đạo đức của dân tộc đã bị băng hoại, cuốn trôi, chúng ta làm cách nào để xây dựng lại đất nước này?

Bao giờ thì có thay đổi, bao giờ thì không còn Cộng Sản? Đây chính là những nỗi trăn trở của cả dân tộc, nhưng là những chuyện khó khăn bắt đầu chứ không phải là những điều kết thúc tốt đẹp mà chúng ta vẫn thường mơ ước! Đó chính là nỗi thống khổ của Việt Nam, và còn khổ đến bao giờ.

(*) “Cộng sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là trùng độc, sinh sôi, nảy nở, trên rác rưởi cuộc đời.” (Dalai Latma)

Huy Phương
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Ngày Khai Trường... mới
Bùi Bảo Trúc
Nhà văn Thanh Tịnh vừa gửi cho độc giả của ông đoạn cập nhật hóa bài văn mà chúng ta ai cũng thuộc nằm lòng, bài viết về ngày khai trường. Ông cho biết nếu không thay đổi, bài viết nhan đề Tôi Đi Học của ông từng được cả mấy thế hệ người Việt yêu mến, khi đọc lại, có thể các độc giả ấy sẽ không còn có được những cảm thông đã có từ gần một thế kỷ nay nữa.

Chúng ta ai cũng nhớ mấy câu trong đoạn mở đầu của đoạn văn xuôi đầy chất thơ đó của Thanh Tịnh: “Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường... Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy ...”

Thanh Tịnh bỏ hẳn những đoạn sau đó và viết lại như thế này: “Tôi không mặc chiếc áo vải dù đen như thằng học sinh ngày xưa mà cha Thanh Tịnh tả, tôi mặc chiếc áo trắng đã ngả sang màu cháo lòng tôi đòi mẹ mua cho cái mới mà mẹ tôi vẫn chưa mua. Trên cổ quàng chiếc khăn đỏ mà mẹ tôi bắt buộc vào cổ, cái khăn tôi ghét cay ghét đắng không bao giờ muốn tròng vào, vậy mà mẹ tôi vẫn bắt tôi phải đeo vào cổ mới cho tôi đi học, nói rằng tôi là cháu ngoan bác Hồ thì phải đeo vào mới được đến trường. Tôi biết tôi cóc phải cháu ngoan bao giờ hết mặc dù trong lớp treo đầy những khẩu hiệu kêu gọi học tập theo gương đạo đức của bác Hồ, lại còn bắt học sinh tuyên thệ mới được đeo khăn quàng đỏ của thiếu nhi tiền phong. Mẹ kiếp cháu ngoan cái con củ ... cải.”

Tôi nhớ lại những ngày nghỉ hè tuyệt vời không phải đến lớp, rảnh rỗi lại còn thỉnh thoảng ra chợ nhìn thấy thầy giáo đứng bán rau, tôi giả vờ mua rau rồi vứt xuống bỏ đi cho bõ những ngày trong lớp bị nó gọi lên bảng làm khó.

Năm nay tôi đã lớn nên mẹ tôi không còn nắm tay dẫn đi học nữa, tôi cứ tha thẩn trên đường trở lại trường. Tôi trông thấy thằng Tí Cu, con thằng chủ tịch xã, đang đi trước. Thằng khốn nạn Tí Cu cầm con dế mới đang áp vào tai không biết nó nói chuyện với ai. Sao mà tôi thèm được như nó làm vậy! Nó còn có phây búc mở ra xem bao nhiêu thứ hơi bị vui, nào là mấy con học trò chỉ lớn hơn tôi một hai tuổi cũng đã có người yêu, ghen nhau, đánh nhau xé áo nhau bị bạn thu được cảnh cởi trần cho lên phây búc xem thích quá. Tôi lấy tay thò vào cái ba lô xem con dao Thái Lan có còn không, thì yên trí là vẫn còn. Năm nay thằng nào đụng vào bố, bố cho một nhát là đi gặp bác Hồ lập tức. Tôi thấy yên bụng lạ thường. Năm ngoái trong lớp tôi đã có mấy trận đánh nhau mà toàn con gái đánh con gái thôi. Bọn con trai thì đứng xem còn lấy dế ra quay video cho lên phây búc. Có đứa còn xúi bọn con gái xé áo xem cho vui. Mà sao chúng nó đánh hay thế, vừa đánh vừa chửi nghe sướng cả lỗ tai. Còn có vụ thầy giáo bị học trò bức xúc chạy lên bục tung chưởng đấm đá, lên gối xem sướng con mắt.

Trước cửa trường bọn học sinh đến đã đông, tụ tập nói chuyện và chửi tục vang một khu. Đừng tưởng là tôi không biết chửi tục nhá. Ông chửi lành nghề lắm đấy. Cứ thử chọc ông lên mà xem. Bà ngoại tôi hồi còn trẻ chửi mất gà hay đến độ những đứa trộm gà trong làng động lòng phải ném vào sân nhà luôn cả những con gà không phải của bà tôi. Đến mẹ tôi thì nghề chửi đã cao tay nghề lắm rồi. Cả các thầy giáo cô giáo cũng nói tục hay lắm. Ngay Phan Văn Khải, một lãnh đạo nước ta có hôm trước mặt Sáu Búa Lê Đức Thọ cũng chửi lớn “Đù má chào cờ... chào!” thì tại sao tôi không được chửi tục ?

Nghĩ tới việc phải đi học thêm vài năm nữa mà thấy mệt. Tôi chỉ mong sao chóng ra trường đi xuất khẩu lao động chứ học nữa mà làm gì. Như đồng chí Ba Ếch có học Luật ngày nào đâu mà vẫn xưng là có cử nhân Luật đó thôi. Muốn có bằng gì thì cứ làm như nó. Hay nếu không thì mua bằng giả, thuê người học, thuê người thi hộ. Đi thi thì phao trắng cả sân trường, tha hồ có bằng giả bằng thật rồi bỏ túi chạy đầy đường cho vui. Ngay bây giờ đang có cả trăm nghìn thằng cử nhân thạc sĩ thất nghiệp chạy nhông đầy đường thì đi học làm con mẹ gì.

Chẳng biết năm thằng thầy nào sẽ dạy chúng tôi tiếng Anh. Tiếng Nga thì chỉ có chó mới học. Tôi có cuốn sách dạy tiếng Anh hay đáo để. Thí dụ con-cu-lây-tinh, rồi lại min-mai-địt... không biết là gì nhưng đọc lên là thấy mê luôn. Nếu học xong tiếng Anh là tôi đi kiếm việc ngay. Không đi Hàn quốc, Nhật thì Hương Cảng, Thái Lan, Singapore... cũng tìm được việc. Có việc xong còn làm thêm việc chôm chỉa ở các cửa hàng để tăng thêm thu nhập. Có những đứa đi xuất khẩu lao động vài năm là có tiền tậu nhà tậu xe. Con Kiều Trinh xuất ngoại ăn cắp bị bắt rồi có sao đâu, vẫn lên truyền hình nhí nhố như thường. Mấy con bạn cùng lớp chắc cũng nghĩ như tôi, mong sớm ra khỏi trường để còn đi lấy chồng Đài, chồng Hàn chứ cũng chẳng thèm ngó bọn tôi đâu. Vài năm sau thân tàn ma dại thì lại về nước tìm chúng tôi mà lấy chứ còn lấy ai nữa. Nghĩ thế là tôi lại thấy yên lòng.

Tôi vào trong sân trường và thấy cha hiệu trưởng hắc ám đã đứng trên hàng hiên. Cha này năm ngoái bị tố là dụ dỗ vài ba nữ học sinh vào nhà nghỉ mà rồi có sao đâu hệt như thằng hiệu trưởng Sầm Đức Xương rủ mấy nữ sinh làm trò dâm đãng mà vẫn được một con mụ điên làm báo gọi tôn lên là “vị hiệu trưởng” đó thôi!

Tôi xếp hàng vào lớp, ngồi lại chỗ cũ. Thằng bạn năm ngoái đã bỏ học vì bố nó ngáo đá bị đi cải tạo, mẹ nó lấy ngay thằng cán bộ trong xóm.

Tôi ngồi xuống ghế, chợt nghe từ đàng sau vọng lên giọng nói quen thuộc của một thằng bạn khác biến mất suốt mùa hè bỗng đưa tôi về thực tế: “Tổ tiên sư cha mày, cũng đi học đấy à?”

Nghe nó chào lập tức tôi biết là thật chứ không phải là đang nằm mơ: đéo mẹ nó... hôm nay tôi đi học thật mới đểu chứ!

Tôi tháo cái khăn đỏ chết tiệt ra khỏi cổ áo và kiểm soát lại để biết con dao Thái Lan vẫn còn nguyên.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

40 năm và câu chuyện đổi đời

Ông sĩ quan cao cấp sang đây quá chậm trong khi những người đi trước đã ổn định cuộc sống. Trong những ngày tháng chờ đợi, một hạ sĩ quan của ông ngày trước, bây giờ là một chủ tiệm phở khá đắt khách ngỏ ý giúp ông việc làm trong tiệm của anh.
Anh không thể biếu người chỉ huy cũ của mình một số tiền, nhưng có thể giúp ông một số thu nhập hàng tháng. Nhưng ông này thẳng thắn từ chối, và nói với những người quen là, “Tao mà đi làm công cho thằng lính hồi xưa của tao hay sao?”

Ông tổng giám đốc một cơ quan ngày trước sang định cư tại đất này, chán ngán vì cảnh đời vân cẩu, bể dâu, theo ông, những “thằng” ngày xưa không đáng làm tài xế cho ông, qua Mỹ trước ông, nay nhà cao, xe đẹp, có cuộc sống thong dong, trong khi ông không kiếm nổi được việc làm $5/giờ. Ông sinh ra bi quan, hận đời, chưa già mà tóc đã bạc phơ, sống cuộc đời khép kín, không muốn giao du với ai.

Nhiều cấp chỉ huy hành chánh và quân sự ngày trước, sang đây ngậm ngùi làm nghề cắt cỏ, thợ sơn, lau nhà, gác cổng..., nhưng cũng không thiếu những “lính trơn” qua đến đất hứa thành công vượt bực.

Có những người vui vẻ nhận một cuộc sống thay đổi. Một bác sĩ quân y, rất giỏi giải phẫu, sau khi chịu cảnh tù đày, đến Mỹ chậm trễ, không có cơ hội học lại nghề cũ, ông phải vào “shop” may. Bàn tay ông trước kia thành thạo việc mổ xẻ, cắt khâu cho thương binh từ mặt trận về, thì bây giờ hai bàn tay ấy, suốt nhiều năm cắt chỉ, đóng khuy, không hề mang một chút mặc cảm.

Một vị hiệu trưởng một trường trung học, sang đây làm nghề giao “pizza” suốt 13 năm, lái xe suốt mấy chục nghìn dặm đường, nhận những đồng tiền “tip” của thiên hạ để nuôi con và có đủ phương tiện bảo lãnh hai con đã lập gia đình được đến Mỹ.

Một vị giáo sư thanh tra trung học, phụ tá của một phụ tá tổng trưởng Giáo Dục, quên quá khứ để làm lại cuộc đời trên đất Mỹ, từ những nghề vẫn được xem là “thấp kém” như y công trong bệnh viện (Certified Nursing Assistant-CNA) giữ trẻ em (babysitter), thợ làm bánh bông lan để sống còn và có cơ hội để lo cho các con còn ở Việt Nam sang đoàn tụ với cha mẹ.

Những người thành công ở hải ngoại thường là những người quên quá khứ của mình, sẵn sàng làm lại cuộc đời.

Một quân nhân trước đây mang cấp bậc trung sĩ, di tản vào những ngày cuối cùng trong cuộc chiến, sang đây đã chịu khó cắp sách đến trường và bây giờ là một luật sư khá nổi tiếng.

Để làm gương cho con cháu và tuổi trẻ Việt Nam ở Mỹ, ông Nguyễn Ngọc Sẳng, một người tù sau khi ra khỏi tại tập trung, phải đi làm những nghề mà xã hội vẫn xem thường như đi bán vé số ở bến xe và quán nhậu, xách nước ngọt cho du khách tắm ở Vũng Tàu, đã phấn đấu khi đến Mỹ, lấy bằng tiến sĩ giáo dục khi ông đã 63 tuổi.

Xuất thân là nghề “nhà binh,” Thiết Đoàn Trưởng Thiết Giáp Nguyễn Hữu Lý đã nhận bằng cao học văn chương tại Dallas năm 73 tuổi.

Nguyên Thượng Nghị Sĩ VNCH, ông Lê Tấn Bửu, bị tù tập trung 13 năm, đến Mỹ năm ông đã 70 tuổi, đáng ra là tuổi dưỡng già, ông đã trở lại làm sinh viên và tốt nghiệp tiến sĩ năm 81 tuổi.

Nếu có một sự so sánh giữa hai cảnh đời trôi nổi, thì người bi quan than thở cho số phận, chức tước, địa vị, của cải, bổng lộc không còn, còn người lạc quan lấy hoàn cảnh của họ sau năm 1975, sau khi đi tù về hay những ngày đói khổ ở Việt Nam để nói những lời tri ân với cuộc sống mới. Ông Nguyễn Thanh Ty, một cựu tù nhân chính trị nói:’

“Nếu không có nước Mỹ thì có lẽ thằng con trai tôi, giờ này đang ôm bình cà rem đi bán ở Chợ Đầm, Nha Trang.” (Cháu đã đỗ kỹ sư sau khi cha định cư ở Mỹ).

Ông HO Nguyễn Ngọc Trạng thì tâm sự:

“Nếu không có cuộc đổi đời này, thì thằng con bị tâm thần của tôi chắc phải đi ăn xin ở bến Ninh Kiều, Cần Thơ, và thân tôi còn đạp xe ôm ở bến Bắc Mỹ Thuận cho đến khi ngã xuống vì kiệt lực.”

Trong chiến tranh có rất nhiều cảnh đổi đời trái ngược. Có người giàu có bạc triệu, ngày 30 Tháng Tư, 1975, bỏ nước ra đi chỉ với hai bàn tay trắng. Cũng có người nghèo khó, vượt biển ra hải ngoại, ngày nay đã trở thành triệu phú ở hải ngoại. Xuất thân con nhà nghèo, thuở nhỏ phải đi chăn trâu, vào trường tiểu học không có được một cái giấy khai sinh, ngày nay, Hồ Văn Trung là chủ tịch tập đoàn Trangs Group sản xuất thực phẩm, có trụ sở và chi nhánh khắp nơi trên thế giới như Úc, Mỹ, Anh, Việt Nam, Châu Phi...

Thế gian vẫn thường quan niệm “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa,” nhưng chiến tranh và loạn lạc sinh ra chuyện đổi đời. Ngày nay con vua phải đi bán chợ trời (trường hợp Mệ Bảo Ân con Vua Bảo Đại sau năm 1975) con thầy chùa thời buổi “mạt pháp,” trong tay có hàng triệu đô la là chuyện thường tình.

Nếu có kẻ bất tài, vô học mà may mắn leo lên chức vụ cao, người đời gọi cảnh này là “chó nhảy bàn độc!” Ngày nay, trên quê hương đổi đời có bao nhiêu loại “nhảy bàn độc!” Y tá chích thuốc, du kích khiêng cáng lên ghế tể tướng, thiến heo, thợ mộc đóng hòm cũng có ngày lên ngôi hoàng đế. Đến như Nikita Khrushchev, thuở nhỏ phải đi chăn lợn, có thể lên đến chức tổng bí thư của Liên Bang Xô Viết. Có những chuyện đổi đời nhờ công lao khó nhọc, tinh thần cầu tiến nhưng cũng có những trường hợp “đổi đời” như chuyện “chó ngáp phải ruồi” mà người đời thường hay mai mỉa.

Nếu nói “xỏ xiên” chuyện đời đổi, thì không ai bằng ngòi bút Trần Tế Xương: “Công đức tu hành sư có lọng, su hào đủng đỉnh mán ngồi xe!”

Người đời thường an ủi, cho rằng những chuyện thăng trầm, “lên voi xuống chó” đều do định mệnh, số phận đã an bài cho mỗi người. Nhưng câu chuyện 40 năm từ ngày người Việt Nam bỏ nước ra đi, và ngay cả những người của chế độ Cộng Sản trong nước đã có những cuộc đổi đời khốc liệt.

Nhưng “đổi đời” không phải là một định luật. Có những ông bác sĩ sau năm 1975 sang đây vẫn là bác sĩ, kỹ sư vẫn là kỹ sư (nhất là ngành công chánh) có ông quyền thế tham nhũng chạy trước mang theo cả bọc vàng, vẫn có vài căn nhà, mấy tiệm ăn hay mở đôi ba cái 7-11 cũng là chuyện thường tình.

Nhưng phần lớn, biến cố 30 Tháng Tư, 1975 rõ ràng là, “Trời làm một trận lăng nhăng, ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ông!”

Dân gian có câu “không có ai giàu ba họ, mà cũng chẳng có ai khó ba đời!”

Không cứ ở đời con vua, số phận “đẻ bọc điều” thì lại làm vua, còn dân đen “sinh ra dưới một vì sao xấu” suốt đời phải chịu số phận hẩm hiu.

Chấp nhận và an vui. Không phấn đấu được thì cho là số phận an bài, số phận có thể thay đổi được sự sống chết, sự giàu nghèo, may rủi, nhưng số phận không thay đổi được nhân cách, sự suy nghĩ và cái nhìn của con người đối với cuộc sống này. May mắn đổi đời giàu có, không trả thù dĩ vãng, kiêu ngạo vênh váo thì chẳng may sa chân chịu số phận thấp hèn, có gì đâu mà mặc cảm, tủi thân.

Vậy thì anh cũng đừng buồn vì ngày nay anh không còn quyền cao, chức trọng hay không có tiền của trong tay quan trọng chính là chuyện là anh có còn là người ​để cho người ta thương yêu kính nể anh hay​ không?

Huy Phương
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Lương tâm giá bao nhiêu

Hà Tam là lái xe chở hàng hóa. Hôm nay, xe đang bon bon chạy trên đường bỗng nhiên “khực” một cái rồi dừng lại. Hỏng rồi! Hà Tam xuống xe đến bên vệ đường vác hai hòn đá to chặn bánh sau lại rồi chui vào gầm sửa xe. Khoảng hơn hai tiếng đồng hồ thì xong. Hà Tam lên xe nổ máy chuẩn bị đi tiếp.

Đúng lúc đó có một ông lão chăn bò bên cạnh đường chạy đến đập đập tay vào cửa xe, nói rất to: “Này anh lái xe, anh đánh rơi đồ kìa!”. Ông lão vừa nói vừa chỉ chỉ về phía sau xe. Hà Tam đoán ông lão nhắc đến hai hòn đá chặn bánh sau xe mà mình vác ra lúc nãy. Hà Tam toét miệng cười, nói do vội đi nên quên mất. Nói vậy song anh ta vẫn cố ý nhấn ga cho xe chạy.

Ông lão vừa đuổi theo vừa quát to: “Anh làm người như thế à? Làm người phải có lương tâm chứ? Anh bỏ hai hòn đá to ở trên đường để cho người ta…”

Những lời trách cứ của ông lão chăn bò bị bỏ lại cùng đám bụi phía sau xe. Hà Tam cười thầm trong bụng: Lương tâm giá bao nhiêu tiền một cân?

Chạy hơn trăm cây số vào thành phố, đến trạm kiểm tra của cảnh sát, Hà Tam hết sờ túi này lại nắn túi nọ, tìm mãi không thấy bằng lái xe (*)đâu. Hà Tam thừ người ra: Bằng lái xe rõ ràng là để trong chiếc ví da lúc nào cũng mang trong người, vậy sao lại tìm không thấy? Cẩn thận nhớ lại, Hà Tam mới chắc là chiếc ví da đã bị rơi khi mình chui vào gầm xe sửa chữa. Đành phải để xe lại trạm cảnh sát, Hà Tam vội vã vẫy taxi quay lại chỗ sửa xe.

Khi quay lại chỗ sửa xe ban sáng, Hà Tam tìm khắp nơi không thấy cái ví cũng không thấy ông lão chăn bò đâu. Hai hòn đá chặn bánh xe đã được ai đó khuân vào để bên vệ đường. Trên hòn đá thấy dán mảnh giấy có mấy chữ xiêu xiêu vẹo vẹo: “Muốn lấy lại giấy tờ thì phải vác hòn đá này lên trên đồi”.

Ôi mẹ ơi! Hòn đá vừa to vừa nặng, ngọn đồi trước mặt lại vừa cao vừa dốc, vác hòn đá này liệu có bò lên được trên đó không? Hà Tam kêu to lên: “Đừng bắt ép người ta như thế! Cần bao nhiêu tiền cứ ra giá đi!”.

Khi Hà Tam vác hòn đá đến chân đồi thì thấy một cái mũ lá có kẹp một tờ giấy viết mấy chữ: “Đừng nói đến tiền, xin mời lên đồi”. Hà Tam tiếp tục đi, được một đoạn lại thấy cái mũ lá cũng có tờ giấy yêu cầu Hà Tam cứ vác đá lên đồi, các chuyện khác miễn bàn. Không còn cách nào khác, Hà Tam đành phải bê hòn đá vất vả từng bước bò lên.

Lên được đỉnh đồi thật không dễ gì. Vậy mà trên đó không thấy có người cũng không thấy giấy tờ lái xe, chỉ thấy có tờ giấy dán trên một thân cây yêu cầu Hà Tam vác hòn đá theo hướng chỉ dẫn đi xuống phía dưới.

Xuống được dưới chân đồi vẫn không thấy giấy tờ, ngoài một tờ giấy yêu cầu Hà Tam vác hòn đá đi ngược trở lên. Cứ như thế theo hướng chỉ dẫn trên các tờ giấy, Hà Tam vác hòn đá đi qua mấy quả đồi nhỏ, mệt tưởng chết, cuối cùng mới thấy cái ví da của mình đặt trên một nấm mồ đất trơ trọi. Giấy tờ đủ cả, tiền bạc không thiếu một xu. Dưới cái ví tiền còn có một tờ giấy viết: “Cái ví này là do tôi nhặt được, bây giờ nó đã trở về với chủ của nó. Anh có biết vì sao tôi lại bắt anh vác hòn đá đi một quãng đường xa đến trước nấm mồ này không? Đây là mộ của con trai tôi. Một đêm hai năm trước, nó đi xe máy về nhà, vấp phải hòn đá của một kẻ nào đó không có lương tâm bỏ ở trên đường, bị ngã mà chết. Tôi đưa anh đến tận mồ của con trai tôi là mong anh hiểu rõ một đạo lý: Lương tâm là vô giá, làm người có thể để mất cái gì thì mất nhưng nhất thiết không được để mất lương tâm”

Tạ Khánh Khiết
Nguyễn Thiêm .(dịch)
quangminh
Posts: 548
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Post by quangminh »



Nước Mỹ trong tôi
Theo bản thống kê dân số của nước Mỹ năm 2010, hiện nay có 1,737,433 người Việt đang sinh sống trên nước Mỹ. Chúng ta những ai hiện nay đang sống, học hành, làm việc hay dưỡng già ở đây, đều đã trải qua một phần đời mình trên mảnh đất này, thường gọi là “tạm dung,” nhưng thực tế là vĩnh viễn.

Từ biến cố 30 tháng 4 năm 1975, những đứa trẻ sinh ra lớn lên ở đây, ngoài huyết thống ra, chúng không khác gì những đứa trẻ Mỹ. Những người trung niên còn mang theo cả một thời thơ ấu và những kỷ niệm không quên từ nơi chôn nhau cắt rốn, nhưng vẫn lăn lộn với cuộc đời trên đất khách này để mưu sinh, có người thời gian sống với quê hương ngắn ngủi hơn là ở nơi quê người.

Tiểu bang California, nơi có nhiều người Việt sinh sống nhất đã rộng lớn bằng diện tích cả nước Việt Nam, nên cũng chưa có ai trong chúng ta tự hào đã đặt chân đến hết 50 tiểu bang của nước Mỹ, cũng như không ai dám nghĩ rằng mình hiểu hết những gì về nước Mỹ, dù đây chỉ là một nơi mới lập quốc hơn 200 năm. Có người cho Mỹ là anh chàng trẻ tuổi, xốc nổi, dại khờ, nhưng cũng có người công nhận nước Mỹ là ông cụ thâm trầm thường triển khai những bước đi tính toán trước cả trăm năm.

Ðối với những người già đã đến nơi này muộn màng, nhưng cả cuộc đời còn lại coi như sống chết với nước Mỹ, thường gọi là quê hương thứ hai, mà không bao giờ còn cơ hội trở về nằm trong lòng đất quê mẹ, nếu sự thực khốn nạn, chế độ Cộng Sản còn tồn tại trên quê hương vài ba mươi năm nữa.

Một người Việt về thăm lại quê hương, nơi họ đã từ bỏ tất cả để ra đi, lúc đặt chân trở lại nước Mỹ, cho rằng tâm hồn lại cảm thấy an toàn, nhẹ nhàng hơn như lúc về nhà. Một người Việt xa quê hương đã lâu trở về Sài Gòn, có dịp vào Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ, ông thú nhận khi nhìn những hình ảnh tổng thống hay ngoại trưởng của Hoa Kỳ, ông lại có cảm giác quen thuộc, an toàn hơn là những lúc lang thang ở Hà Nội nhìn hình lãnh tụ và quốc kỳ Cộng Sản. Ðó không phải là vong bản, mất gốc mà chế độ này đã nhân danh đất nước, tạo hận thù, kỳ thị, xô đẩy biết bao nhiêu người xuống biển, bỏ quê hương ra đi. Gần như chúng ta không còn lệ thuộc gì với đời sống nơi quê nhà, ngoài những tình cảm sâu đậm trong máu huyết, làm cho chúng ta gần gũi với ngôn ngữ, đời sống Việt Nam, mà chúng ta có cảm tưởng đang dần dần tách rời, cho đến một lúc nào đó trở thành xa lạ. Phải chăng vì vậy, mà đã có những đứa con ngày trước trở về, xót xa nhận ra rằng, họ đang đi, đứng trên một đất nước xa lạ, không còn là của họ nữa.

Quê hương ngày nay chỉ còn là nơi thăm viếng mà không phải là nơi để trở về. Nước Mỹ đã là nơi quen thuộc chúng ta đang sống, có gia đình, nhà cửa, công việc, bà con, bạn bè, thì làm sao chúng ta lại không có những suy nghĩ, có những câu chuyện buồn vui, hay những trăn trở về nước Mỹ. Cách đây 38 năm, chưa lúc nào, chúng ta, những người dân ở một đất nước xa xôi bên vùng trời Ðông Nam Á, cách biệt nơi này đến nửa vòng trái đất, lại có ý nghĩ rằng, một ngày kia chúng ta sẽ đến đây, sống lâu dài nơi đây, sinh con đẻ cháu nơi này, để tạo ra một nhánh người Việt lưu vong. Ðời sau, còn giữ được ngôn ngữ, phong tục hay không, lại là một điều mà nhiều người khác đang trăn trở, lo âu làm sao để duy trì, gìn giữ!

Trong cái cộng đồng gần gũi, thân mật gắn bó này, với sách vở, báo chí, truyền thông, quán xá, chợ búa, tiệm buôn, món ăn thức uống, cả cái tên vùng đất hay bảng hiệu Saigon chúng ta mang theo, đôi khi gần như quên hẳn là chúng ta đang sống trên đất Mỹ. Cả cái bữa cơm, cá mắm, canh rau, đôi đũa, chén nước mắm ớt, có khác gì ở Việt Nam. Cả cái bàn thờ nhang khói, hình ảnh tổ tiên, ông bà, cành mai, chậu lan, những cô thiếu nữ, trẻ em mặc quốc phục lên chùa ngày Tết, hồi trống, tiếng pháo Mùa Xuân làm chúng ta quên mất là chúng ta đang sống thật xa quê nhà.

Ðiều tôi muốn nói ở đây là chúng ta thường quên chúng ta đang sống trên đất Mỹ.

Ông Khổng Tử của nước Trung Hoa có ví von: “Ở chung với người thiện như vào nhà có cỏ chi lan, lâu mà mà chẳng thấy mùi thơm, tức là mình cũng đã hóa ra thơm vậy.” Một kẻ vào vườn hoa lan đầy hương thơm, lúc đầu còn nhận ra mùi hương nhưng dần dà trở thành quen thuộc, trở thành bình thường, không còn thấy hương thơm, như kẻ tiểu nhân sống với người quân tử dần dần được cảm hóa lúc nào mà không hay biết. Nước Mỹ có nhiều hương thơm như thế mà cảm giác chúng ta bị dung hòa lúc nào không hay đến nỗi không còn cảm nhận được mùi thơm nữa. Hương thơm đó là những điều tốt lành, thấm nhập vào con người chúng ta lúc nào chúng ta cũng không biết, không hề quan tâm hay nhận ra được sự khác biệt trước và sau.

Chúng ta học hỏi được ở nước Mỹ tính bảo vệ đời sống riêng tư, tôn trọng luật pháp, sống an hòa, sự tử tế và mối tương quan giữa con người và con người trong xã hội. Ðiều này không chỉ có ông Bá Dương (1920-2008), sau khi đi New York, Las Vegas hay San Francisco về, đã tường thuật lại trong cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí,” mà bất cứ người Việt Nam nào khi đi du lịch nước Mỹ về cũng nhận ra. Có người thắc mắc sao lái xe trên đường vắng vào một hai giờ sáng, gặp bảng “stop” cũng phải đừng lại, sao một đứa bé phải đi tìm cái thùng rác để vứt cái giấy kẹo nhỏ chỉ bằng hai ngón tay, sao ở đây xe hơi nhiều như thế mà không nghe một tiếng còi? Trong cái không khí dễ chịu, thanh thản, an lạc người ta cảm nhận ra khi bước chân trở lại một nơi, có một chút mỉa mai, không phải là quê nhà của mình.

Chúng ta bước đi từ môi trường tử tế, trong lành của miền Nam qua giai đoạn “thống nhất” để bước đến một xã hội hỗn loạn như hôm nay, khi mà con người tốt đẹp dần dà trở thành vô cảm, lừa lọc, gian trá, đạp lên nhau mà sống, để mưu tìm một đời sống ích kỷ cho riêng mình, mà không thấy đó là bất thường, bất nhân và vô loại.

Thì chúng ta, trong xã hội này, cũng theo lời ông Khổng Tử: “ Ở chung với người bất lương, như vào trong chợ cá ươn, lâu mà chẳng biết mùi hôi, vì mình cũng hóa ra hôi vậy!” Như người mới vào chợ cá, lúc đầu còn nghe mùi hôi tanh, dần dà quen thuộc, không còn nghe mùi tanh tưởi khó chịu nữa, như người quân tử sống với kẻ tiểu nhân, dần dần đồng hóa bởi cái xấu mà mình không hay biết.

Thử hỏi một viên chức trong chế độ Cộng Sản Việt Nam hiện nay, xem những chuyện cường quyền áp bức, mạng sống của người dân xuống hàng súc vật, con người chỉ biết có đồng tiền và dục vọng, tráo trở, vô đạo lý hiện nay có là điều gì làm cho con người lạ lùng, khó chịu không? Hay đó là chuyện bình thường, thấy đã quen mắt, nghe đã quen tai, đầu óc đã xơ cứng, chai đá như khứu giác của con người ở lâu trong chợ cá, còn đâu phân biệt được mùi hôi nữa!

Ðiều cuối cùng chúng tôi muốn nói là sự may mắn đã giúp ta có cơ hội không phải chỉ cho riêng mình mà cả con cháu đời sau, tránh khỏi được kiếp oan nghiệt, ra khỏi được cái chợ cá ấy, được sống trong cái “chi lan, chi thất” cái vườn lan thơm ngát, mà qua một thời gian chúng ta không còn cảm nhận được mùi thơm nữa, nhưng trên thực tế, mùi thơm đó vẫn hiện hữu.

Nhiều kẻ hãnh tiến vẫn cho rằng nước Mỹ nợ chúng ta mà quên rằng, món nợ của chúng ta, và cả con cháu đời sau đối với nước Mỹ thật khó lòng trả nổi.

Hãy CÁM ƠN bằng cách sống thật có ý nghĩa cho đời sống này!

Huy Phương


Nguồn: http://baomai.blogspot.com/2012/10/nuoc ... g-toi.html
buikiem
Posts: 503
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

Nhớ nhớ, quên quên!

Tạp ghi Huy Phương


Khi cố nhớ là đã quên một nửa,
Lúc muốn quên là nhớ đến tận cùng!

(Không biết của ai)
Lâu nay, bước vào tuổi già, tôi bắt đầu nhận thấy mình quên rất nhiều thứ. Bệnh mất trí nhớ, nôm na là bệnh quên của người già hiện nay rất phổ biến. Đó là “chứng hay quên” do tuổi tác, nhưng cũng có thể là biểu hiện ban đầu của sa sút trí tuệ của mình.



Trong khi có người quên chuyện xưa, quên quá khứ thì cũng có người quên mặt người, quên tên. Tôi là một người có chứng bệnh hay quên tên người, và đó cũng là một trở ngại trong lúc giao tiếp với bạn bè. Có lần gặp lại một người bạn rất thân ngày xưa, đáng lẽ phải kêu tên bạn lên một tiếng mừng rỡ cho vui lòng mình mà cũng toại lòng bạn, nhưng chỉ đứng đó mà ú ớ, gọi một tiếng “mày” mà lòng bấn loạn, có cảm giác tội lỗi vì nhớ tên bạn không ra.

Nhưng có lẽ trên đời này, không phải riêng tôi mắc bệnh quên!

Tôi kể bạn nghe một câu chuyện khá buồn cười.

Cách đây không lâu, hai vợ chồng tôi đi ăn cháo Chợ Cũ, mới mở cửa vào, tôi thấy vợ chồng một người ở trong Hội Đồng Quản Trị nhật báo Người Việt, người mà tôi rất quen biết, cũng có lần ngồi uống cà phê với nhau ngoài phố, mà lần này bất chợt, tôi không thể nào nhớ ra nổi tên anh. Hơi ngượng và biết cái bệnh của mình, lựa lúc anh chưa trông thấy tôi, tôi kiếm chỗ ngồi, chú ý lựa chỗ quay lưng lại với anh.

Trong khi vợ tôi gọi món ăn, tôi cố gắng nặn óc mãi mà nghĩ không ra cái tên ông này. Một ý nghĩ thoáng qua, tôi nói với vợ tôi: “Anh ra ngoài xe một tí.”

Ra đến xe, tôi lục tìm mấy tờ báo Người Việt cũ, vào trang hai, rà tìm ở chỗ Hội Đồng Quản Trị, thì ra ông này là Nguyễn Phước Quan!

Bước trở lại vào quán, lần này tôi hiên ngang bước lại bàn vợ chồng anh Quan đang ngồi, đưa tay ra, tự tin kêu lên một tiếng, “Chào anh chị Quan, lâu ngày!” Anh Quan đứng dậy bắt tay tôi, vẻ bối rối thấy rõ. Nửa nhìn tôi, nửa quay sang vợ, anh nói, “Ai đây, xin lỗi, tôi quên!” Có lẽ biết bệnh chồng, chị Quan cười, “Anh Huy Phương đây chứ ai!”

Nếu chị Quan không “cứu bồ” có lẽ anh Quan cũng sẽ phải lâm cảnh ngượng ngùng. Nếu như anh chị Quan biết tôi vừa chạy ra xe để tìm cho ra cái tên anh, có lẽ anh sẽ buồn cười hơn, nhưng tôi đã “ăn gian” không kể lại chuyện này.

Phụ nữ thường có trí nhớ tốt hơn đàn ông, bằng chứng là tôi gặp chị Quan có một lần ở tòa soạn, mà chị còn nhớ ra tôi, trong khi anh Quan và tôi khá thân mà lâm cảnh “quên” này. Có lần tôi gặp một người bạn cũ trong một quán cà phê, tôi cố gắng lắm cũng không nhớ ra tên. Lần ấy, tôi cũng chạy ra xe, không phải để lục tờ báo cũ, mà để gọi về nhà cho vợ. Tôi mô tả cái ông bạn, ngày xưa làm chung, nhà ở đường Trần Quốc Toản, có vợ người Nha Trang, ông tên chi, anh quên mất! Không một phút ngần ngại vợ tôi có ngay câu trả lời: - Ông Lâm!

Cũng vì cái trí nhớ tốt của phụ nữ, cho nên đàn ông mới khổ.

Câu hỏi mà tôi băn khoăn là ở một phần não thùy nào đó, chỗ để tên người của tôi đã bị hao mòn, thì tôi có tội gì không? Có lắm điều tôi muốn quên, mà càng về già, càng nhớ rõ, không quên được, nhất là chuyện cũ, trong khi có nhiều điều mới xảy ra đây thôi, cố nhớ mà nhớ không ra!

Muốn độ lượng thì phải quên, muốn sống vui thì nên quên. Muốn đạo đức thì tâm phải hư (tiết trực- tâm hư) lòng phải rỗng không, như cái ống tre rỗng ruột, không để bụng một điều gì, không vướng bận điều gì, không canh cánh bên lòng chuyện chi.

Càng về già người ta càng ít nhớ chuyện hôm qua, nhưng càng về già càng nhớ dai những chuyện đã như xa lắc xa lơ.

Người ta thường than các bậc già nua bắt đầu lẩm cẩm, quên không biết cái chìa khóa xe để đâu, cái ví vứt chỗ nào, nhưng vẫn thường nhớ nói chuyện cũ vanh vách. Đó là cái thời xa xưa, dễ chừng cách đây đã nửa thế kỷ. Những trận đánh để đời, vết thương này ở đâu ra, người bạn thân chết ở chiến trường nào. Rồi những ngày đi qua những trại tù non cao, nước thẳm, mịt mù những nỗi đau đớn, buồn phiền, không có một ngày vui. Có ngày về sum họp nhưng cũng có ngày về chia lìa.

Định mệnh Việt Nam vẽ nên những cảnh đời khác biệt, nên có những ngày vui mà cũng có ngày buồn. Mỗi người ra đi mang theo một cuốn tiểu thuyết của đời mình, nhưng chuyện kể có khi không người nghe. Có bầy con cháu nào đủ thời gian và kiên nhẫn để ngồi nghe một ông già ở xứ sở nào xa lạ đến, với những chuyện xa xôi như chuyện tiền kiếp, không thấy mà cũng khó tin. Trong đám bạn bè, cũng có lúc mệt mỏi, có người nói mà không có người nghe, vì ai cũng đang muốn kể chuyện mình.

Trong vòng 30 năm nay, từ khi bỏ nước ra đi, chúng ta có bao nhiêu truyện ký, viết về chuyện nước non, chuyện đời mình, cũng có những chuyện được phổ biến rộng rãi, nhưng cũng có những tác phẩm được xếp kín trong tủ sách của riêng mình, như một tâm sự giấu kín, ấp ủ cho hết một đời người. Người mất trí nhớ không còn cảm thấy khổ đau nhưng bất hạnh thay cho những kẻ muốn quên mà không quên được.

Chuyện khó quên nhất là chuyện quê hương đất nước. Có tắt TV, không vào Internet, không mở radio, cũng nghe chuyện bên nhà. Nói như Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ, gặp nhau nơi quê người, những người xa xứ 20 năm, 40 năm, không lẽ chỉ có một chuyện khoe nhà, khoe con, trong khi quê hương có bao nhiêu chuyện nặng lòng. Có câu chuyện, đọc một lần, có những bản tin chỉ mới nghe qua, đã hằn sâu trong tâm khảm, như vết chém xuống, không tài nào trở thành vết sẹo trong chốc lát. Có những hình ảnh in đậm trong trí nhớ, mỗi đêm trở giấc, không tài nào ngủ lại được.

Đó không phải là những chuyện qua đường, hay câu chuyện thị phi nhà hàng xóm mà chính là chuyện của chính chúng ta, là đau đớn, trăn trở xót xa từ tận đáy lòng, muốn xua đuổi, muốn quên đi mà quên không được.

Có một điều không phải ai cũng nhớ và cũng hiểu ra rằng: “Tôi là ai, mà tôi tới đây!”

Nhiều người thực sự đã quên, nhiều người lại không muốn nhớ, vì nhớ là mua sự khổ đau. Thương cho ai đã không còn nhớ, mà cũng hạnh phúc cho ai đã quên được.

Muốn cho lòng mình rỗng không, tâm muốn “hư” mà “hư” không được.

Nhưng không ruột với vô tâm, vô cảm cũng cùng chung một nghĩa.
bobinh
Posts: 221
Joined: Fri Feb 26, 2010 1:35 am
Contact:

Post by bobinh »

NHỮNG NGƯỜI LÍNH
Tôi đặt hành lý vào hộc ở trên đầu rồi ngồi xuống ghế. Đây là chuyến bay dài làm tôi ước gì mình có một quyển sách hay để đọc trên phi trình. Có lẽ, tôi cũng cần chợp mắt một chút. Vừa lúc trước khi máy bay cất cánh, một nhóm 10 người lính trẻ men theo lối đi và ngồi hết vào các chỗ trống rải rác còn lại. Chẳng có gì để làm, tôi bắt đầu gợi chuyện người lính ngồi gần nhất:


- Các cậu đi tới đâu vậy?
- Petawawa. Chúng tôi sẽ ở đó hai tuần để thụ huấn một chương trình huấn luyện đặc biệt rồi sau đó sẽ bổ sung tới A Phú Hản.

Sau khi máy bay cất cánh độ một tiếng thì tiếng loa thông báo là trên máy bay có bán thức ăn nhẹ đựng trong bao giá 5 mỹ kim.
Cũng còn lâu lắm chuyến bay mới tới phía Đông nên tôi quyết định mua một bao đồ ăn để vừa ăn vừa giết thì giờ.. Khi tôi móc bóp lấy tiền thì chợt nghe một người lính hỏi bạn mình là có muốn mua thức ăn không.
- Không! Có vẻ như mắc quá đó.. Bao lunch gì mà tới 5$. Thôi tao ráng đợi tới căn cứ hẳn hay.
Và anh lính trẻ gật gù đồng ý với bạn.

Tôi đảo mắt nhìn chung quanh thì thấy mấy người lính khác cũng không có ý định mua gì cả mặc dù lúc đó cũng đã tới giờ ăn trưa rồi. Một ý nghĩ chợt đến trong đầu, tôi gọi người nữ tiếp viên tới đưa cho bà ta 50$ và nói:
- Xin bà vui lòng lấy thức ăn cho những người lính nầy.
Người tiếp viên ngạc nhiên nắm chặt lấy tay tôi, qua đôi mắt long lanh ngấn lệ vì xúc động, bà ngõ lới cám ơn tôi và nghẹn ngào:
- Con trai tôi cũng là một quân nhân đang chiến đấu tại Iraq . Nghĩa cử nầy của ông như đang dành cho nó vậy. Rồi bà xăng xái đi lấy 10 bịch đồ ăn trao cho tất cả các người lính trên tàu.
Sau đó bà dừng lại chỗ tôi hỏi:
- Thưa ông dùng gì ạ? Bò, gà rất hảo hạng.
- Xin cho tôi gà
Tôi trả lời bà ta trong một thoáng ngạc nhiên vì theo tôi biết hạng economy bây giờ chỉ có BOB thôi mà.
Người nữ tiếp viên đi về phía trước của máy bay độ một phút sau trở lại với nguyên khay thức ăn nóng hổi dành cho hành khách vé hạng nhất, bà trịnh trọng nói với tôi:
- Đây là tấm lòng tri ân nho nhỏ của những người trên chuyến bay nầy đối với ông .

Sau khi ăn xong với tâm trạng sảng khoái nhẹ nhàng, tôi bước tới phòng vệ sinh ở phía sau cùng. Trên đường đi, một người đàn ông thình lình đứng lên chận tôi lại nói:
- Tôi rất cảm phục việc ông làm, xin ông cho tôi được chia phần mà vui lòng nhận cho.
Nói xong, ông ta dúi vào tay tôi 25 mỹ kim.
Sau đó không lâu, viên phi công trưởng rời buồng lái vừa đi vừa nhìn số ghế ghi trên hộc hành lý, linh cảm khiến tôi thầm mong ông ta đừng kiếm tôi nhưng Chúa ơi! Ông ta dừng lại ngay hàng ghế của tôi rồi cười thật tươi và chìa tay ra nói:
- Tôi muốn được bắt tay ông
Cực chẳng đã, tôi mở dây an toàn đứng dậy bắt tay viên phi công trưởng.
Với giọng hân hoan, ông ta nói lớn như để mọi người cùng nghe:
- Tôi cũng đã từng là một quân nhân và cũng là phi công chiến đấu. Có một lần có người cũng mua cho tôi thức ăn. Điều đó thực sự thể hiện cả một tấm lòng tốt đẹp mà tôi không bao giờ quên.
Cả một tràng pháo tay tán thưởng vang dội làm tôi đỏ bừng mặt vì mắc cở.
Chỉ với một hành động nhỏ nhặt tầm thường của tôi mà đánh động lương tâm con người đến thế sao?
Vì chuyến bay quá dài nên có một lúc, tôi phải đi bộ về phía trước để rản gân cốt thì bỗng nhiên có một nam hành khách ngồi trên tôi độ sáu dãy đưa tay ra bắt và để lại trong tay tôi cũng 25 mỹ kim.

Bầu không khí trên chuyến bay thật nhẹ nhàng và chan hoà tình người cho tới khi máy bay hạ cánh. Tôi lấy hành lý và bắt đầu bước ra khi vừa tới cửa máy bay thì một người đàn ông chận tôi lại và nhét nhanh vào túi tôi một thứ gì đó xong ông ta vội vả bước đi mà không nói một lời. Lại thêm 25$ nữa.

Nếu tính ra, tôi chỉ chi có 50$ mà bây giờ thu lại tới 75$. Kiếm được 25$ dễ dàng đến thế sao! À ! Quên! Còn bữa ăn thiệt ngon miệng nữa chứ.

Đúng là khi ta làm việc phải thì không bao giờ lỗ lã cả.
Tôi vui vẻ bước nhanh vào cửa phi trường thì thấy mấy người lính trẻ kiểm điểm nhân số để chuẩn bị về căn cứ. Tôi tiến tới trao cho họ 75 mỹ kim và nói:
- Từ phi trường về tới trại phải khá xa. Mà bây giờ cũng đã tới giờ để dằn bụng một cái sandwich chứ. Chúa sẽ ban ơn cho các cậu.

Mười người lính trẻ trong ngày hôm đó chắc đã rời chuyến bay trong tâm trạng yêu thương và kính mến những hành khách đồng hành. Tôi hăng hái bước tới xe với lời thì thầm nguyện cầu cho tất cả sẽ được trở về trong an bình.

Những chàng trai nầy đã hy sinh tất cả cho quê hương mà tôi chỉ biếu họ có một vài phần ăn. Thật là quá ít ỏi nếu không muốn nói là chỉ trong muôn một.

Nghĩ xa hơn nữa, người cựu chiến binh đã từng đánh đổi cả cuộc đời khi viết lên chi phiếu trắng đề tên người nhận là “Hiệp Chủng Quốc” mà số tiền có thể lên đến chính sinh mạng của họ.
Đó là một vinh dự tối cao lẽ ra cả đất nước phải dành cho họ nhưng than ôi! Có nhiều người đã không cần biết tới và bỏ quên họ.

Xin Chúa ban sức mạnh và lòng can đảm cho bạn chuyển tiếp câu chuyện nầy tới bạn bè quen biết.

Riêng tôi thì đã làm xong.
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

MẤT GỐC

Trần Mộng Lâm

Nhiều khi thành thực quá cũng gây cho mình những bực mình.

Trước đây ít lâu, tôi có viết một bài ngắn mang tựa đề :

Tôi không phải dân Bắc.

Tuần vừa qua, tôi lại viết bài :

Hai nỗi cô đơn.

Với 2 bài viết này, tôi nhận được khá nhiều điện thơ góp ý kiến, có người đồng ý, có người không đồng ý, nhưng cũng không có vấn đề gì quan trọng. Khi mình đã đưa ra một ý kiến, thì phải chấp nhận các lời phê bình.

Mới đây, khi đi ăn cưới cô cháu gái, tôi gặp anh Lâm Văn Bé, anh cười nói với tôi : Tôi hiểu ý anh, nhưng tôi nghĩ anh sẽ bị phản đối nhiều đó. Một lúc sau, gặp một ông bạn khác, ông này cũng nhã nhặn, nhưng hỏi móc tôi : Anh không sợ bị kết án là mất gốc ??

Tôi hỏi lại ông :
- Theo anh, gốc của tôi là gì?

- Thì anh người miền Bắc. Tuy anh ở trong Nam lâu, lấy vợ miền Nam, nhưng gốc của anh là người Bắc.

Tôi nản quá, nói với ông ta :

- Anh trật lất rồi. Gốc của tôi là Việt Nam Cộng Hòa.

Tôi là công dân của Việt Nam Cộng Hoà.

Những công dân VNCH có người sanh tại Miền Bắc, có người sanh tại Miền Trung, có người sanh tại Miền Nam, nhưng họ đều có chung một nền văn hóa, tôi gọi văn hóa Miền Nam.

Gọi như vậy là để phân biệt với các công dân của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ngày xưa gọi là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Ngày nay, trong nước, còn sót lại những công dân cũ của VNCH. Tại Hải Ngoại, đa số là người của VNCH.

Tại Việt Nam, những người sống tại Miền Bắc trước 1975 là công dân của CHXHCNVN.

Hiện nay, đại đa số người Việt Nam trong nước là các công dân của CHXHCNVN.

Người Việt Nam, nói chung, có cùng một tiếng nói, nhưng nói cùng một thứ tiếng không có nghĩa là cùng một tổ quốc.

Người Anh, người Úc, người Mỹ, cùng nói Tiếng Anh, nhưng họ không cùng một tổ quốc.

Cũng vây, người Việt Nam Công Hòa và người của CHXHCNVN không cùng một tổ quốc.

Với tôi, người của CHXHCNVN rất xa lạ : Họ nói khác tôi (tiếng Việt Cộng), họ suy nhĩ khác tôi, sống khác tôi, thậm chí lái xe,chưởi thề, ăn mặc, hát, đóng kịch, mọi thứ đều khác. Họ có một lá cờ khác, một bài quốc ca khác, những anh hùng khác, những thần tượng khác.

Những người đó là gốc của tôi hay sao ???

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là tổ quốc của tôi hay sao??

Không, gốc của tôi là VNCH, tổ quốc của tôi là Việt Nam Cộng Hòa.

Công dân của VNCH là công dân VNCH và công dân của CHXHCNVN là công dân của CHXHCNVN.

Hai khối người, nhưng cũng là hai nỗi cô đơn. Hai nỗi cô đơn này hiện hữu tại trong nước, nhưng cũng hiện hữu tại Hải Ngoại.

Bây giờ, giả thử có một ông đảng viên CS nào kêu gọi nới rộng tự do một chút, cởi mở hơn một chút, sửa sai chế độ của họ một chút, thì đó là việc của họ.

Riêng tôi, Cộng Sản phải được xóa bỏ toàn bộ.

Sửa nó? đúng là nằm mơ giữa ban ngày.

Trần Mộng Lâm
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Tự Mãn
Có người hỏi tôi: "Mặt mũi trông không đến nỗi nào, mà sao bị gọi là Ngố?" Lại có kẻ, kể tích rằng, hắn đã từng phục kích ngay cửa sổ hồi tôi mới cưới vợ và nghe cô dâu riết róng trong bóng đêm: "Trời hỡi trời! Nó ở chỗ này cơ mà ngố ơi!!" Chỉ đành phải lắc đầu và nói: "Phịa!"

Cách đây không lâu, tôi có đọc một bài viết của một vị tiến sĩ ở Úc, ông viết rằng:

Người Việt mình có cái tật rất lớn là tự mãn. Cho mình là nhất, con em mình thông minh, giỏi giang v v..Nhưng trên thực tế, so với những sắc dân khác, người Việt chỉ đứng hạng trung bình, có khi kém nữa là khác.Đọc xong, tôi buồn hết mấy ngày, vì ông ấy nói đúng. Suốt bao năm qua, tôi rất ít khi thấy báo Mỹ dương danh người Việt, mà chỉ toàn là những chuyện dài Nhân dân tự vệ làm mất mặt cộng đồng.Vẫn biết rằng ở khu Little Sài gòn, có rầt nhiều hàng quán, văn phòng bác sĩ, luật sư của người Việt, nhưng chủ của những building, những ngôi chợ to lớn kia lại không phải là người Việt trăm phần trăm, dù họ vẫn gọi chúng ta là đồng hương.Còn ở những công,tư sở, những công ty có hàng trăm công nhân trở lên, thì người Việt chỉ leo lên đến chức cai, cai xếp mà thôi. Chứ những chức vụ then chốt, quyết định thì không thấy ngươì mình.Phải công tâm mà nói, thanh niên VN học các ngành nghề ở đại học bốn năm ra trường rất đông.


Nhưng rồi họ kiếm được việc làm đủ sống, cưới vợ, mua xe, mua nhà, mua hột xoàn cho vợ, thế là thỏa mãn. Không mấy ai chịu khó học lên cao nữa, chuyên về một ngành nào để có thể gọi là nhà bác học,hay khoa học gia.Cái chuyện khoe của, khoe vợ , khoe chức vụ trước 75, giờ coi có vẻ lạc điệu,nên bây giờ người ta xoay qua khen con mình. Có bà nói con mình đang học thuốc, nhưng khi hỏi ra mới biết con bả mới xong trung học năm ngoái, như vậy chắc là đang học thuốc lá, hay drug gì đó thôi.Còn một số người cứ cho rằng sinh viên học ở trường college hai năm, rồi chuyển vào trường đại học là xoàng. Nên họ quyết tâm cho con vào trường lớn, để cho oai, cho dù có hao tốn đến đâu.

Nhưng qua kinh nghiệm cuả rất nhiều bậc cha mẹ có con học transfer, tôi biết rằng họ tiết kiệm được rất nhiều tiền trong hai năm đó. Và khi ra trường, những sinh viên kia đều kiếm được công việc lương cao, vì họ được tính từ trường đã tốt nghiệp, chứ không ai hỏi mấy năm trước họ học ở đâu. Tâm trạng chung của cha mẹ là luôn luôn nhìn thấy con mình đẹp đẽ, giỏi giang.

Tôi cũng chẳng thoát được thông lệ ấy. Ngày nhìn thấy đứa con thứ ba mới chào đời, là tôi tiên đoán ngay thằng này rồi sẽ khá, vì nó giống tôi như hệt. Và qủa nhiên, mới lên ba mà thằng nhỏ đã tinh anh phát tiết ra ngoài. Tôi ngồi ở phòng khách, quát:

- Bư, lấy cho ba đôi giầy.

Nó dạ lớn rồi khệ nệ xách ra cho tôi đôi giầy một chiếc đen, một chiếc trắng.

Tôi hỏi:

- Sao lấy cho ba đôi giầy kỳ thế này? Cặp mắt nó nhướng lên, đảo tròn rồi đáp:

- Dạ ở trong kia còn một đôi giống hệt đôi này, cũng một chiếc đen, một chiếc trắng.


Thế rồi, như tôi đã nói, con nhà tông không giống lông cũng giống cánh, năm mới học lớp một, cô giáo bỗng đề nghị cho nó lên học lớp năm. Bà hiệu trưỏng lấy làm thắc mắc, thì cô giáo trả lời là vì thằng nhỏ này thông minh lắm. Bà hiệu trưởng vẫn còn không tin, nên cô giáo đưa bà xuống lớp và hỏi:

- Bư, em hãy cho cô biết, có hành động nào mà con chó nó làm khi đứng ba chân, còn con người cũng làm điều đó khi đứng hai chân.

- Dạ thưa cô, đó là khi bắt tay ạ.

- Em có biết cái gì cuả ba em, mà má em thích nhất không?

- Thưa cô: tiền.

Bà hiệu trưởng kéo cô giáo ra ngoài rồi nói nhỏ:

- Tôi đề nghị cô cho thằng nhỏ này lên thẳng Highschool, vì hai câu hỏi vừa rồi của cô, chính tôi đây cũng trả lời sai bét.

Thằng Bư tới trường làm bạn thầy nể, về nhà anh em nó cũng sợ.

Một bữa kia tôi nghe nó chỉ bài cho em nó:

-Một ký lô sắt, với một ký lô bông gòn, ký nào nặng hơn?

Con em tỏ ra sành sõi:

- Đã là một ký, thì hai thứ đó nặng bằng nhau.

- Bằng sao được. Bây giờ mày lấy một ký bông gòn liệng vào đầu tao, còn tao lấy một ký sắt chọi vào đầu mày thì đứa nào bị nặng hơn?

Hết khoe con, bây giờ tới khoe bạn. Tôi có người bạn giỏi lắm, anh ta thường tự hào rằng:

- Nếu mà bây giờ tôi nghỉ, thì hãng sẽ khốn đốn ngay.

Một người bạn khác hỏi lại:

- Thế hãng anh làm, thành lập được lâu chưa?

- Sáu chục năm rồi.

- Mẹ, nói thối thế mà cũng nói.

Giả dụ anh không đến xứ này, thì hãng đó nó vẫn tồn tại và phát triển, đừng có nói dóc. Sao cái câu Hãng này không dám cho tôi nghỉ đâu, tôi mà nghỉ là hãng xập tiệm liền có nhiều anh Mít phun ra thế. Mấy anh đó cứ tưởng mình là cái rốn lõm của vũ trụ. Rốn lồi kia mà mấy ngày không tắm đã hôi rình, huống hồ rốn lõm. Nhưng tụi Mỹ rõ ràng xỏ lá. Chơi cái trò đá cá lăn dưa (Thơ Cuồng Phong) Cho nên, anh bạn thiệt giỏi cuả tôi mới vừa được bằng khen thưởng cuả hãng tuần trước, thì tuần sau bị lay-off. Anh ta cay đắng lắm. Chủi Mỹ đểu. Mãi mấy tháng sau mới xin vô làm người bán hàng ở Drug store. Tiệm bán thuốc Tây ở xứ này hơi giống tiệm chạp phô, nghĩa là bán đủ thứ chứ không chỉ là thuốc Tây. Bởi thế người bán hàng phải biết nhiều thứ lắm, (bạn tôi bảo thế) để khách hàng có hỏi thì còn biết mà trả lời.

Bữa nọ, thấy một ông Mít lớ ngớ đi vô cửa tiệm, anh bạn giỏi giang của tôi liền xông ra hỏi:

- Ông ở VN mơí qua phải không? Ông cần mua gì đấy ạ?

- Dạ tôi muốn mua kem đánh răng.

- Đây này hiệu Crest là tốt nhất ông ạ. Ông còn cần gì nữa không?

- Tôi muốn mua ít lưỡi lam cạo râu.

- Bàn cạo của ông hiệu gì?

- Gillette.

- Đây. Từ nay ông có cần gì,cứ ra đây hỏi tôi, tôi là người knoweverything.

Mấy hôm sau, vừa thấy ông khách ngu ngơ bước vào, Mr. Know everything hỏi liền:

- Ông cần hỏi gì đấy?

Ông kia chưa kịp trả lời, mới đưa ra một hũ nhỏ như hũ baby food, anh ta vội vàng chụp lấy mở nắp đưa lên mũi ngửi và kêu lên:

- Mẹ, mùi gì giống shit vậy?

- Thưa ông, đúng vậy, ông đã ngửi cứt tôi rồi, xin ông làm ơn chỉ dùm tôi phải mua giấy đi cầu hiệu gì.

Bị vố đó anh bạn tôi chừa luôn cái tật huênh hoang. Ôi, ở cuộc đời này ai cũng muốn làm xếp sòng, làm big boss. Ông leader muốn tỏ ra mình có quyền uy như ông supervisor, ông cai lại muốn mình to hơn ông chủ.v.v.. Mà ngay cả trong thân thể con người cũng vậy, cơ phận nào cũng nhận mình là tối quan trọng. Cặp mắt nói:

- Không có tôi, các anh chẳng thấy đường mà làm ăn gì cả.

Hai tay nói:

- Không có đôi bàn tay này làm ra đồ ăn, thì các anh sống được
không?

Thế rồi tai, mũi, họng, phổi, phèo, tim, cật nhao nhao lên kể công. Lúc đó anh Óc mới lên tiếng:

-Im hết đi, tôi đây mới là xếp sòng của mấy anh, thử hỏi nếu không có tôi chỉ huy, thì các anh sẽ ra thế nào?

Tất cả đều thầm công nhận anh Óc nói phải.

Bỗng anh Đít lên tiếng:

- Dạ,em xin có ý kiến.

Cả bọn quay lại la rầm lên:

-Shut up, chưa mở miệng đã thấy thúi. Bị nạt, anh Đít giận đỏ mặt lên, lùi lũi trở về nhà đóng cửa lại, chơi cái màn nội bất xuất, ngoại bất nhập.

Một tuần lễ sau, tay chân uể oải, miệng nhai nuốt không vô, mắt vàng khè, óc đờ đẫn. Tất cả các cơ phận bèn họp nhau lại, tranh luận một hồi rồi kéo nhau đi theo anh Óc, xuống xin lỗi và đồng thanh tôn xưng anh Đít là Big Boss, và khẩn khoản xin xếp mở cửa cho chúng em nhờ.

Thế mới biết chúng ta sống trong xã hội này, giống như một guồng máy, cơ phận này dựa cơ phận kia. Hẵy cố gắng làm tròn phận sự của mình. Nếu chúng ta muốn chơi trội bằng cách nói xấu, hay hại người khác, thì hoặc là chúng ta làm cả guồng máy xấu đi, hoặc là chúng ta sẽ bị guồng máy nghiền nát. Nghĩ đến thân phận hèn kém của mình, tôi chẳng dám khuyên bảo ai, chỉ tự nhủ, nếu mình không làm được gì nêu cao danh dự người Việt, thì ít nhất cũng không làm những gì tai tiếng cho hai chữ Việt Nam.

Tấn Ngố.
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Image

Trò Khỉ

Trần Văn Giang

“No man was ever great by imitation.”
-Samuel Johnson

Văn hóa Tây phương, nhất là Hoa Kỳ, có một thành ngữ rất quen thuộc, được dùng hàng ngày, đó là “Monkey see, monkey do.” Câu thành ngữ “sai văn phạm” (quý vị để ý là động từ trong câu không chia / conjugated mặc dù có chủ từ ở dạng số ít!) này có nghĩa là:
•Trẻ con có tính hay bắt chước bất cứ cái gì mà chúng nhìn thấy, rồi làm theo y như vậy.
•Con người, nam nữ lớn bé già trè, loại không được thông minh cho lắm (?) cứ nhìn thấy người khác làm một chuyện gì rồi bắt chước làm theo mặc dù không hiểu trời trăng gì (without understanding) và cũng không rõ hậu quả (consequences) của việc bắt chước sẽ ra nguy hại ra sao.

Trong bài lạm bàn ngắn ngủi này, người viết sẽ bàn về thành ngữ “Monkey see, Monkey do” qua hai hoàn cảnh (địa lý) khác nhau:
•Ở Hoa kỳ, nguồn gốc câu nói, cách sử dụng thành ngữ này.
•Ở Việt Nam, các con khỉ cộng sản Việt Nam, qua thời gian, đã bắt chước cs quốc tế như thế nào.

Hoa Kỳ


Lời ráo đầu


Phần viết về Hoa kỳ đi trước có mục đích giới thiệu một vài ý nghĩa đơn giản và thiết thực của câu thành ngữ; và cũng để giúp cho sự trình bày ở phần hai – Việt Nam – với bối cảnh chính trị khá phức tạp được dễ hiểu hơn…

Thành ngữ “Monkey see, monkey do” có nguồn gốc rất lờ mờ: Có người thì cho thành ngữ xuất phát từ Jamaica (West Indies / Caribbean Sea) ở đầu thế kỷ thứ 18; người thì cho là xuất phát từ truyện cổ tích của xứ Mali (một nước ở về phía Tây của Phi châu / West Africa). Câu nói này sai văn phạm vì lúc đầu được ghi lại theo giọng đọc / phát âm Anh ngữ của thổ dân (West African Pidgin English) khi họ giao dịch thương mại với thực dân Tây phương. Vì âm thanh tự nó nghe thấy vui vui, khôi hài (funny) cho nên những dân tộc nói Anh ngữ từ đầu vẫn giữ y như vậy (tương tự như các câu “No can do!” “No pain, no gain…”) – Đã sai ở vế đầu rồi lại sai thêm (repeated) ở vế sau nữa chớ! Nói vậy chứ thực ra không có bằng cớ nào chính xác được ghi lại lý do tại sao có cái sai kỳ lạ.

Bắt chước vì đó là chuyện tốt nên làm theo? Hay vì do bản tính ấu trĩ, đần độn cố hữu? Hay vì phản ứng tự nhiên của bản năng? Vì chưa biết được nguyên do một cách rõ ràng cho nên tôi tạm dịch câu thành ngữ này đại khái là: “Con khỉ thấy cái gì, thì nó làm (bắt chước) y như vậy.”

Từ truyện cổ tích của xứ Mali. Có một anh bán mũ dừng cái xe mũ dưới một gốc cây để nghỉ mệt; rồi ngủ gật. Một đàn khỉ từ trên cây leo xuống lấy trộm hết số mũ của anh ta, rồi leo tuốt luốt lên cành cây cao. Khi thức dậy, thấy mất mũ nhưng anh ta không thể leo lên cây cao để lấy lại số mũ đã bị khỉ lấy mất. Anh chỉ biết đứng dưới đất la hét một cách giận dữ, chỉ tay lung tung lên cây để chửi bầy khỉ, nhưng anh ta để ý thấy rằng bầy khỉ cũng bắt chước la ó, chỉ trỏ nhẩy lung tung trên cây như anh vậy… Voilà! Anh nghĩ ngay ra một cách: Anh làm bộ tức giận, lấy cái mũ đang đội trên đầu của anh quăng xuống đất; tức thời bầy khỉ cũng bắt chước quăng hết mũ xuống đất. Thế là anh ta thu về trọn vẹn số mũ bị khỉ lấy mất.

Câu chuyện này được viết lại năm 1999 trong cuốn “TheHatsellers and the Monkeys” bởi Me-xừ Baba Wagué Diakité ở Mali. Ông Baba Wagué Diakité cam đoan đây là một chuyện cổ tích chính hiệu con nai vàng của Mali, tuy nhiên ông cũng ghi thêm là có những câu chuyện tương tự như vậy thấy xuất hiện từ văn hóa của nhiều nước khác như Ai Cập, Sudan, Ấn độ, Trung Hoa, Nga và ngay cả Anh quốc. Nên biết thêm, trước đó vài thập niên, Bà Esphyr Slobodkina (1908–2002) một tác giả người Nga chuyên viết chuyện thiếu nhi có viết cuốn “Caps for Sale” (xuất bản năm 1938) cũng nói về “Con khỉ và cái Mũ ” như vậy. Một thí dụ khác ở gần với chúng ta hơn, ngay trên đất Hoa kỳ, ngày 11 tháng 6 năm 1893, độc giả báo “Milwaukee Sentinel” thấy có một cái quảng cáo bán giầy da (Shoe Sale) muốn dằn mặt các hãng giày đang cạnh tranh với hãng mình, như sau:

“.. đã biết rằng ‘khỉ thấy sao sẽ làm y như vậy’; nhưng quý vị có cố bắt chước (chúng tôi) cũng vô ích”

(…. Now try to imitate us, the old saying “Monkey See, Monkey Do” but it will be no avail, people…”

Việt Nam

Nếu ngày ấy (1) (xin xem thêm phần phụ đính ở cuối bài), cái đám khỉ cha căng chú kiết đầu sỏ cộng sản Việt Nam (csvn) thoạt đầu đừng đi giang hồ kỳ bạt, tha phương cầu thực (chính sử vi-xi gọi là “đi tìm đường kíu nước” – ‘sic,’ khố rách áo ôm thì cứu mình cũng chưa xong, nói chi cứu nước cho tốn điện) ở Tây, Tầu, Nga sô… rồi học lóm được vài chiêu quái đản, loại khó hiểu như “xúc-xích-làm-từ-đâu” của các thuyết “ít-ít” gì đó như “Maxist,” “Leninist,” “Maoist…” từ đám cộng sản râu xồm quốc tế, rồi rinh nguyên con bản “cóp-pi” về Việt Nam làm chính trị “monkey-see-monkey-do” gian ác vô nhân trên đám dân đen Việt Nam. Nếu đừng đi cứu nước cái kiểu bồi bàn, ăm trộm thì biết đâu dân tộc Việt Nam và nước Việt cũng bớt được một giai đoạn khá dài với biết bao điêu linh, tang tóc và đổ vỡ…

Hãy lần lượt cùng nhau xem lại từng trò khỉ một như csvn đã “monkey-see-monkey-do” trên đất nước Việt Nam, một đất nước vốn dĩ hiền lành, chuộng hòa bình, quý trọng nhân bản, kể từ ngày “kách mệnh tháng 8, 1945” chết tiệt trên nước Việt Nam:
•Cách Mạng Vô Sản

Karl Marx (1818-1883) một triết gia về kinh tế và cách mạng người Đức là cha đẻ của thuyết “Cách mạng cộng sản” (Communist revolution). Cách mạng loại này cũng đươc gọi là “Cách mạng vô sản” (Proleratiat revolution).

Cách mạng vô sản là một cách mạng xã hội trong đó, qua nhiều giai đoạn đấu tranh giai cấp (class struggling), giới công nông vô sản bất mãn sẽ đánh đổ giai cấp tư bản (trung lưu và tiểu tư sản). Trên lý thuyết, giới vô sản sẽ nổi dậy vì hết chịu nổi “sự bóc lột dã man” của tư bản và đồng thời tư bản sẽ tự tiêu diệt (self destruction) vì bản chất thất nhân tâm của nó (?) Cuối cùng, cách mạng vô sản sẽ toàn thắng, tư bản bị tiêu diệt hẳn. Mọi người sẽ bình đẳng vì không còn giai cấp để đấu tranh (class abolition). Chủ nghĩa cộng sản sẽ tiến tới xã hội đại đồng, không còn biên giới, không còn quốc gia… Tuyệt vời!

Lenin vốn là một “Marxist” đầu tiên theo đuổi và áp dụng chủ nghĩa cộng sản. Tuy vậy, “Chủ thuyết cách mạng” (Revolution Theory) của Lenin khác với Marxist là cách mạng vô sản chỉ thành công bằng các cuộc nổi dậy bằng võ lực (rebellion) để “cướp” lấy chính quyền và thành lập “chính quyền độc tài vô sản” (Dictatorship of the proletariat) chứ không ngồi chờ cho các giai cấp xã hội tự nó tranh chấp (struggling) rồi đi đến thay đổi tự nhiên như thuyết của Karl Marx. Lenin còn đi xa hơn giới hạn cách mạng vô sản ở trong nước Nga. Lenin đề xướng các cuộc “Cách mạng giải phóng dân tộc” (National revolutions / Liberation) toàn cầu, kêu gọi thành phần vô sản của các quốc gia trên khác thế giới khác đồng loạt nổi dậy “cướp” chính quyền… Chủ thuyết “Cách mạng vô sản bạo động đi đến chính quyền độc tài cộng sản” được gọi là “Leninist (2).” Hầu hết các phong trào cộng sản nổi lên trên thế giới như ở Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Hàn, Cao Miên, Lào, Cuba… đều là cộng sản sắt máu, sát nhân loại “Leninist” này; chứ không phải “Marxist.”

___________

(2) Chú thích

Nói đến cộng sản Nga là nói đến “Cách mạng tháng 10, năm 1917.” Nhiều người, kể cả người viết, đã hiều lầm “Cách mạng tháng 10, 1917” biểu tượng cho cuộc cách mạng vô sản nổi lên ở Nga để lật đổ Nga Hoàng (Tsar) rồi cướp chính quyền. Thực ra cuộc lật đổ Nga Hoàng đã xẩy ra trong cuộc“Cách mạng tháng 2, 1917”trước đó rồi. Dưới sự tham gia của nhiều thành phần chính trị khác nhau: Nhiều nhóm cộng sản có chủ trương khác với Lenin, phe đảng của Lenin, và nhóm không phải là cộng sản. “Cách mạng tháng 2, 1917” đã lập ra một “Chính phủ lâm thời” với sự tham dự của nhiều thành phần chính trị ở Nga. Phải chờ đến cuộc cách mạng thứ hai, nên gọi là “một cuộc chỉnh lý” thì đúng hơn là “Cách Mạng,” gọi là “Cách mạng tháng 10, 1917” (còn gọi là “Cách mạng Bolshevik / Communist). Trong cuộc chỉnh lý này, Lenin mạnh tay diệt trừ hết các thành phần không cộng sản, rồi lập ra một chính phủ thuần túy cộng sản thay thế cho Chính phủ lâm thời đã lập hồi tháng 2, 1917.

HCM và csvn cóp-pi cái thuyết Leninist rất kỹ, từ hình thức đến nội dung. Khởi đầu từ “Cách mạng tháng 8, 1945.” Nhật Bổn đã chính thức đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, 1945 – Ngày Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Trong tháng 8, 1945, tất cả các đảng phái có sẵn lực lượng vũ trang đồng loạt nổi dậy từ Bắc chí Nam (Việt Minh và các đảng phái khác như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt, Hòa Hảo) để cướp chính quyền… HCM và Việt Minh (tiền thân của đảng csvn) chiếm các vùng đất quanh Hà nội, và chỉ huy cuộc tổng khởi nghĩa ở Hà nội. Ngày 2 tháng 9, 1945, HCM phỗng tay trên của các liên minh đảng phải, tuyên bố độc lập ở Ba Đình-Hà Nội và thành lập chính phủ lâm thời… Sau đó HCM bắt chước y chang Lenin, loại hết các đảng phái quốc gia nhẹ dạ đã hợp tác với Việt Minh để thành lập chính quyền cs độc tài. HCM còn tỏ ra là một học trò ngoan của Lenin. Năm 1960, HCM xúc tiến thêm việc thành lập MTGPMN để đánh chiếm “giải phóng” miền Nam Việt Nam.

Thực tế (Reality Check): Lúc đầu cs cứ tưởng là cái “domino effects” cách mạng vô sản “vô địch” cứ thế mà tiếp tục xẩy ra trên các nước trên thế giới cho đến khi chủ nghĩa tư bản bị tiêu diệt, biến mất trên mặt quả đất. Thật bẽ bàng, hôm nay chỉ còn sót lại vỏn vẹn có 5 anh cs chuyên chính nghèo, lạc hậu ngơ ngáo thấy tội nghiệp trên hành tinh này là: Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Hàn, Lào và Cuba. Cs vẫn rêu rao là “Tư bản đang đứng bên bờ vực thẳm,” nhưng chỉ vì xhcn tiến nhanh quá cho nên qua mặt tư bản rồi “tọt xuống hố cả nút!” Thật buồn cười.

Cách mạng vô sản ở miền Bắc và thành quả “giải phóng” của MTGPMN đã lấy đi hơn 2 triệu sinh mạng người Việt… Bắt chước mần chi mà để dân Việt chết nhiều dữ vậy !
•Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ)

Để lấy lòng đa số nông dân Trung Hoa sau khi nắm chính quyền và cũng để tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh giai cấp sau khi đã kiểm soát được Trung Hoa, Mao cho thi hành chính sách “CCRĐ” (1947-52) bằng cách lấy đất của địa chủ, rồi phân phát lại cho nông dân vô sản đang cày thuê trên miếng đất đó. Ở địa phương, mọi người được khuyến khích truy tố nếu cần giết địa chủ để dành lấy lại đất cha truyền con nối của họ. Theo thống kê không chánh thức, có độ chừng 1 đến 1.4 triệu địa chủ bị giết trong giai đoạn cải cách ruộng đất ở Trung Hoa.

HCM và đảng csvn lại “cóp-pi” nguyên con chương trình “CCRĐ” made-in-china (1947-52), rồi thực hiện cuộc “CCRĐ” made-in-Vietnam (1953-56).

Sau 3 năm tiến hành, cuộc cải cách trên lý thuyết, đã phân chia lại ruộng đất một cách công bằng cho đa số nông dân miền Bắc, xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến. Tuy nhiên, việc thi hành các biện pháp rập khuôn từ “CCRĐ” của cs Trung Hoa đã gây ra nhiều tổn thất rất tai hại. Các cuộc cải cách và đấu tố này đã gây ra không khí căng thẳng tại nông thôn miền Bắc lúc ấy, gây tác hại qua sự chia rẽ giữa người dân Việt dù trước cách mạng vô sản họ còn là hàng xóm láng giềng với nhau; từ đây dân vô sản ít học cũng bắt đầu nghi ngờ các lời tuyên truyền và “thiện chí” của đảng csvn. Kết quả có khoảng 150 ngàn người bị giết (không có tài liệu chính xác) và bị tịch thu đất. Cả tài sản nhà của của họ cũng bị tịch thu (?), đem phân phát cho người khác. Trong số người bị giết này có khoảng 40 ngàn người trước đây từng là cán bộ đã hợp tác rất đắc lực cho boác , đảng và chủ nghĩa xã hội chuối luộc!

Một năm sau đó, chính phủ csvn đã phải tổ chức chiến dịch nhận khuyết điểm và sửa sai, phục hồi danh dự và tài sản cho các trường hợp oan sai, cũng như cách chức nhiều cán bộ cấp cao chịu trách nhiệm về những sai lầm này. HCM lên đài phát thanh đóng kịch hồ quảng, khóc mùi mẫn thương tiếc cho những người bị chết oan!!! Đã biết “mấy đời bánh đúc có xương…” rồi, khóc làm chi… người chết đã chết mất đất rồi? Vả lại, người chết không biết chửi.

Thực tế: Với một chính sách gọi là “CCRĐ” tàn nhẫn nhất trong lịch sử nhân loại, đã thẳng tay giết từ vài trăm ngàn đồng bào mình (địa chủ Việt Nam) cho đến vài chục triệu xì thẩu củ cải muối (địa chủ Trung Hoa) người; có rất nhiều người chỉ làm chủ có một vài sào đất nhỏ (1 sào ở miền Bắc = 360 m2; 1 sào ở miền Trung = 500 m2 hoặc 497 m2; 1 sào ở miền Nam = 1000 m2) cũng bị liệt vào “đại chủ ác ôn” và bị đấu tố, bị giết. Bây giờ, ở cuối con đường “monkey-see-monkey-do” cải cách đẫm máu này cs cho chúng ta thấy cái gỉ? Trong vòng khoảng 20 năm nay, vấn đề phân phối đất đai đã đổi ngược chiều lại so với ngày trước lúc “CCRĐ.” Ngay giữa ban ngày, môt tí đất còn lại của dân đen đã lại bị cs cướp nốt (dưới hình thức cưỡng bách thu mua đất canh tác hay cư trú của dân rồi và đền bù với giá của vài tô phở? Bố ai mà chịu cho nổi!) để cho cán bộ nhà nước xây dinh thự, hay để cho tư bản ngoại quốc mướn xây nhà máy hoặc làm sân “golf.” Cứ nhìn đám dân oan biểu tình kêu oan trên khắp nẻo đường đất nước thì rõ.

Cộng sản là vậy đó! Biết là sai nhưng vẫn cứ bắt chước làm (rồi sửa sai sau?). Vả lại bắt chước mà phải giết đến gần 200 ngàn đồng bào của mình thì “monkey see, monkey do” làm cái quái gì? Hay là csvn từ lâu đã đều mất trí khôn cả đám? Thiệt hết biết. Bótay.cơm.
•Trăm Hoa Đua Nở / “Nhân Văn-Giai Phẩm”

Ngay sau khi chiếm trọn Hoa lục, Mao Trạch Đông và đảng cs Trung Hoa đã nghĩ ra một phương kế rất thâm độc dựa trên chính sách “đốt sách, chôn sống học trò” mà trước đây (vào năm 213 trước Công nguyên) Thương Ưởng, người đã viết ra thuyết “Quân Chủ Chuyên Chế,” và người học trò là Lý Tư, một Pháp gia, hai thầy-trò đã cùng nhau đắc lực giúp cho Tần Thủy Hoàng tiêu diệt hết các nguồn tư tưởng và các trí thức đối lập có ý kiến chê bai chính sách và luật pháp chuyên chế của nhà Tần. Lý Tư lý luận là:

“Không có tự do tư tưởng thì sẽ không có tư tưởng (chống đối triều đình nhà Tần). Cũng giống như ‘không có nước thì sẽ không có cá.’ Phải làm mọi cách để cho ‘trăm hoa hết đua nở, trăm nhà hết đua tiếng.’ ”

Tần Thủy Hoàng đã nghe theo Lý Tư ra lệnh cho đốt hết sách vở có phương hại đến chính sách (chuyên chế) của nhà Tần; và chôn sống một lúc 430 trí thức đối lập. Tứ đó nhà Tần của Trung Hoa chỉ có 1 chính phủ duy nhất, 1 luật pháp duy nhất, 1 lối suy nghĩ duy nhất. “Trăm hoa hết đua nở, và trăm nhà đều im tiếng.” Không còn ai còn dám hó hé phản đối hay chê bai. Chính sách “Chỉ có một và duy nhất” này đưa Nhà Tần và Tần Thủy Hoàng đi về đâu thì lịch sử Trung Hoa đã ghi rõ… Không cần thiết phải bàn thêm ở đây.

Còn phương kế của Mao ra sao? Năm 1956 phát động một phong trào văn hóa trong đó Mao đã cóp-pi cái công thức mà Lý Tư đã dùng ngày trước nhưng sửa lại đôi chút để trá hình gọi là : “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng (3).”

___________

(3) Chú thích
•Chữ “Hết” (chấm dứt) được bỏ bớt đi!!! Lấy làm lạ là Trung hoa có biết bao nhiêu trí thức, học giả mà không một ai nhìn ra cái bài học của Lý Tư trong sách Tàu đã cũ hơn 2000 năm!
•“Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” viết theo tiếng Tàu là :

百花齊放,百家爭鳴;

Nếu đọc theo âm “Pinyin” là: “bǎihuā qífàng, bǎijiā zhēngmíng.”

Đọc theo tiếng Hán Việt là: “Bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh.”

(“Let a hundred flowers bloom; let a hundred schools of thought contend”).

“Nhà” ở đây cũng có nghĩa là các trường phái tư tưởng.

Ở mặt ngoài, phong trào có mục đích, qua tuyên truyền, như sau: “Đảng cs Trung hoa cho phép các tầng lớp trí thức Hoa lục được tự do lên tiếng dưới mọi hình thức chỉ trích “xây dựng” chính sách của Mao”; nhưng bên trong Mao rất quỷ quyệt. Mao đã giải thích sau này khi phong trào đã bị dẹp tiệm:

“Phong trào “Trăm hoa đua nở” được lập ra để dụ dỗ, khuyến khích các con ‘rắn độc’ bò ra khỏi hang, bị lộ diện.”

Một năm sau (vào tháng 7 năm 1957) Mao ra lệnh ngưng hẳn phong trào này vì sự lên tiếng bất mãn của trí thức (và cả dân) bùng phát nhanh quá Mao sợ là sẽ đi đến mực độ không kiểm soát được… Trên một triệu trí thức “hữu khuynh và phản động” đã công an bị hốt trọn gói đưa đi cải tạo ở các “trại cải tạo lao động tập trung” không thấy ngày về.

Hình như đám cs cộng sản Việt-Trung anh em (?) rất tâm đắc với nhau loại “chim liền chim lồng liền lồng,” có thỏa thuận ngầm với nhau sao đó; hay là đám trí thức Việt Nam đánh hơi được sự bùng lên của phong trào “Trăm hoa đua nở” ở Hoa lục đã tự cởi trói cùng một lúc với trí thức Hoa lục, thành lập nhóm có tên là “Nhân Văn – Giai Phẩm (4)” làm cho đảng csvn điêu đứng một thời gian dài…

___________

(4) Chú thích

Cơ quan ngôn luận của phong trào này là “Nhân Văn,” một tờ báo văn hóa, xã hội, có trụ sở tại 27 Hàng Khay, Hà Nội, do Phan Khôi làm chủ nhiệm và Trần Duy làm thư ký toà soạn, cùng với tạp chí “Giai Phẩm,” hình thành nên nhóm được gọi tên vắn tắt là “Nhân Văn–Giai Phẩm” – Tên của 2 tờ báo được ghép lại thành tên của phong trào.

Nhóm văn nghệ sĩ “Nhân Văn-Giai Phẩm” và trí thức Việt Nam còn chuyển qua xu hướng chính trị, đòi tự do dân chủ; lên tiếng công khai chống đối và phủ nhận sự lãnh đạo của đảng csvn trên lãnh vực văn hóa, kêu gọi dân chúng chống đối, phủ nhận quyền lãnh đạo chính trị của đảng csvn.

Tố Hữu, khi ấy là Ủy viên Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam, phụ trách về công tác văn hóa văn nghệ và tuyên truyền, được coi là người dập tắt phong trào “Nhân Văn–Giai Phẩm,” đã nhận định về phong trào này như sau:

“Lật bộ áo ‘Nhân Văn – Giai Phẩm’ thối tha, người ta thấy ra cả một ổ phản động toàn những gián điệp, mật thám, lưu manh, trốt-kít, địa chủ tư sản phản động, quần tụ trong những tổ quỷ với những gái điếm, bàn đèn, sách báo chống cộng, phim ảnh khiêu dâm.”

(Trich trong cuốn Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại “Nhân Văn – Giai Phẩm” trên mặt trận văn nghệ” của Tố Hữu, nhà xuất bản Văn Hóa, 1958).

Từ năm 1958 cho đến năm 1960, có đến hơn 500 văn nghệ sĩ có tên tuổi đương thời bị bắt, bị truy tố ra tòa với tội phản động, chống đối đảng và nhà nước cs… trong số đó có hơn 300 người bị ép buộc phải ký tên “quy thuận” đường lối của đảng csvn…

Dư âm của phong trào “Nhân Văn – Giai Phẩm” còn kéo dài sang nhiều năm kế tiếp. Văn nghệ sĩ dù sau đó có ra khỏi tù vẫn bị trù dập, bao vây kinh tế sống khổ lây lất như ăn mày (5). Cho mãi đến cuối thập niên ’90 (sau thời kỳ “Đổi Mới”) mới nguôi… Một số văn nghệ sĩ nạn nhân của nhóm “Nhân Văn – Giai Phẩm” còn sống sót được csvn trao Huân chương HCM. Chỉ có cộng sản mới trơ trẽn làm chuyện nghịch lý ngược đời được như vậy. Thối chịu không nổi! Tự mình chửi bố mình… ngu.

___________

(5) Chú thích


Sau thời kỳ “cởi trói” (~ 1991) của cầm quyền csvn, Hữu Loan, thi sĩ “Mầu Tím Hoa Sim” tài hoa thuộc nhóm “Nhân Văn – Giai Phẩm” và từng bị csvn trù dập, trả lời câu hỏi của báo chí về đời sống của chính Hữu Loan sau được thả ra khỏi tù cải tạo như sau:

“Tôi không thể làm công an; tôi cũng không thể đi ăn cắp cho nên tôi chỉ có cách đi ăn mày để sống.”

Thực tế: Cái tai hại của việc dập tắt phong trào “Nhân Văn – Giai Phẩm” thật vô lường. Các văn nghệ sĩ chân chính đồng loạt ngừng hẳn việc sáng tác văn nghệ… Các sáng tác văn nghệ miền Bắc từ sau 1958 chỉ còn là một mớ giấy chữ của văn nô dùng để truyên truyền, ca tụng bác và đảng kiệt xuất, chủ nghĩa Mác-Lê vô địch, và cuộc chiến tranh “thần thánh” “chống Mĩ kíu nước” của nhân dân Việt Nam anh hùng… Tất cả dù rằng đều rập khuôn, nặc mùi phân xanh cũng vẫn phải xin phép trước… Sản phẩm văn học thì thiếu hẳn cái tình dân tộc, tình quê hương, tính nhân bản… “Có đất nào như đất ấy không?” Phải chờ đến hết cấm vận (1991) có “đồng đô-la” và “Nhạc Vàng” trở lại… thì tình trạng sáng tác văn nghệ mới tạm hồi sinh.
•Chiến Tranh Du Kích (Guerrilla Warfare)

Ở Tây phương, chữ “Chiến tranh du kích” được dùng lần đầu tiên trong “Cuộc chiến bán đảo” (Penisular War 1807-1814) giữa một vài nhóm quân nhỏ người Tây Ban Nha chiến đấu chống lại Napoleon Pháp quốc.

Chữ “Du kích / Guerrilla” có nghĩa là “trận đánh nhỏ” (a small war).

Chiến đấu dùng đơn vị nhỏ này là sáng kiến do Tôn tử (544–496 trước Công nguyên), được ghi lại trong “Binh Pháp Tôn tử.” Tôn Tư đề nghị một vài quy luật cơ bản để có thể đánh thắng một quân đội lớn, mạnh và trang bị quy củ, tốt hơn quân đội của mình:
•Địch tiến thí ta lủi
•Địch lùi thì ta bám
•Địch nghỉ ngơi thì ta đánh (harass)

Và quan trọng hơn hết là 2 yếu tố chiến lược như sau:
•Chỉ đánh vào chỗ yếu của địch thủ, bằng mọi cách phải tránh né đương đầu trực tiếp với đơn vị mạnh, chỗ mạnh của địch thủ.
•Phải triệt để dựa vào sự hợp tác của dân trong vùng chiến đấu (vật dụng, lương thực và tình báo).

Khi xét về vai trò quan trọng của “Chiến tranh du kích” trong tiến trình cách mạng cs, Mao Trạch Đông Mao nhận định rằng:

“Chiến tranh du kích” gần như là chiến lược duy nhất mà một “lực lượng cách mạng” phải dùng đến khi bắt buộc phải chiến đấu chống một kẻ thù mạnh mẽ và trang bị đầy đủ hơn nhiều.”

Mao cũng đã từng nói là:

“… nếu không có sự tham gia của (nông) dân, chiến tranh du kích sẽ chắc chắn thất bại. Dân cũng như dòng nước mà quân du kích phải cần có để bơi, để sống, đề hoàn thành sứ mạng.”

Mao đã viết nhiều bài về “Chiến tranh du kích,” và dùng “chiến tranh du kích” cùng nghĩa với “chiến tranh nhân dân” trên công thức “lấy 10 đánh 1,” chấp nhận tỉ số “quân ta chết 10 quân địch chết .1” Với loại chiến tranh này, Mao đã thành công trong cuộc chiến Quốc-Cộng, thâu gồm toàn thể Hoa lục từ chính quyền Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch. Cộng sản là vậy đó: Cứu cánh (dành thắng lợi) biện minh cho phương tiện (chết như rạ cũng chẳng sao!)

Nên biết là HCM và Võ Nguyên Giáp không hề bao giờ có đủ trí khôn để phát minh ra “chiến tranh du kích” như “báo đài” của csvn đã nhận vơ và tự sướng tứ tung thiên địa! HCM và Võ Nguyên Giáp chỉ nhanh tay cóp-pi nguyên con từ chiến lược đến chiến thuật mà Mao đã dùng ở Hoa lục, rồi cứ thế mà “Monkey see, monkey do” cho cả hai mặt trận chống Pháp và chống Mỹ.

Cái dã man nhất của chiến tranh du kích chính là cái cái tỉ số “quân ta chết 10, quân địch chết 1…” Có chết hết cả lũ cũng không sao cả vì cái đám dân đen vô sản trên răng dưới dép, chẳng có gì để mất (nothing to lose) ?! No star where! Cộng sản coi sinh mạng của dân lành, của bộ đội rẻ như bèo. Thành ra, “phe ta” cứ pháo bừa vào nơi đông dân cư để giết dân lành, để gây hoang mang sợ hãi. Vài chục hay vài trăm mạng sống thì có nghĩa lý gì; Cứ công đồn, tràn lên đánh biển người chết như rạ, cũng “no star where,” dù cho đồn có gài mìn định hướng. “Chiến tranh du” kích phi nhân ở Việt Nam đã lấy đi trên 1 triệu mạng sống của dân lành và bộ đội.

Đại Tướng William Westmoreland, một cựu Tư lệnh Lưc lượng Quân đội Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam, đã từng nhận xét là:

“Tôi không nghĩ Tướng Võ Nguyên Giáp là tài giỏi. Giả thử một tướng Mỹ chỉ huy mặt trận mà để lính của mình chết gấp 10 lần quân địch, và tệ hơn nữa là bỏ mặc xác lính chết ngoài mặt trận không hề có chương trình thu lượm lại xác, thì đã bị cách chức và bị đưa ra tòa án quân sự từ lâu rồi. Quân đội Hoa Kỳ không thể đánh trận theo cách man rợ như của VC được.”

Thực tế: Bây giờ nếu tiếp tục xài “chiến tranh du kích” nữa thì làm sao mà chiếm lại được Hoàng sa, Trường sa. Nhìn đến cảnh csvn “diễu binh” thì thấy có cái gì gọi là du kích nữa? Chẳng khác gì lính QLVNCH ngày xưa: Cũng áo rằn, cũng nón sắt, cũng giầy da… “Monkey see, monkey do” chiến tranh du kích chỉ là một chiến thuật vô nhân đạo của thế giới cs kém văn minh, một sự sỉ nhục nhân phẩm và quyền làm người…
•Trại tù Lao Động Cải Tạo / “Gulag”

Mỗi khi nói đến “Trại tù cải tạo lao động khổ sai” là người ta nói đến “Gulag.” Thực ra, nguyên thủy chữ “Gulag” không phải là trại tù mà có nghĩa là tên viết tắt của một cơ quan của thuộc chính phủ cộng sản Nga (tương tự như chữ viết tắt CIA là “Central Intelligence Agency – Cơ Quan Tình Báo Trung Ương” của chímh phủ Hoa Kỳ). “Gulag” đặc trách cai quản các trại tù ở Nga (GULAG là chữ viết tắt của “Tổng Cục Lao Tù Trừng Phạt và Cải Tạo” của chính phủ cộng sản Nga) được Stalin thành lập từ ngày 25 tháng 4, năm 1930. Dần dà về sau này, “Gulag” mang ý nghĩa của sự “đàn áp và trừng phạt lao động khổ sai đối với những công dân Nga bất đồng chính kiến với đảng cộng sản Nga.” Dù “Gulag” không phải là một trại giam tù có án tử hình, nhưng số tử vong trong “Gulag” rất cao.

Tính cho đến tháng 3 năm 1949 trên lãnh thổ Nga sô có cả thẩy 53 trại tù biệt giam và 425 trại cưỡng ép lao động. Dù là loại trại tù gì thì tù nhân hầu hết đều phải đối đầu với sự dinh dưỡng kém, rất đói, không đủ quần áo ấm, vệ sinh kém, chăm sóc sức khỏe hầu như không có; trong khi phải thực hiện lao động rất khắc nghiệt. Vào mùa đông năm 1941 một phần tư (1/4) tù bị chết đói. Chỉ trong vòng 3 năm (1941-43) có 516, 841 tù nhân chết trong tù các trại tù của Gulag.

Năm 1957, Mao Trạch Đông cũng cóp-pi mô hình từ trại tù tập trung Gulag của Stalin, thiết lập các “Trại Học Tập Lao Động Cải Tạo” (The “re-education-through-labor” system) để trừng phạt tức thì các cá nhân, giới trí thức chống đối đường lối của cộng sản Trung hoa mà không cần phải đưa các người chống đối qua hệ thống tòa án (without conviction). Không có tài liệu rõ ràng và con số chính xác, nhưng người ta ước lượng có chừng 300,000 người bị đưa đi tù cải tạo ít nhất 4 năm… Các sinh viên chống đối đảng cs Trung Hoa qua vụ Thiên An Môn năm 1989 cũng bị hốt và đưa vào các trại này.

Ở Việt Nam, sau khi chiếm được miền Bắc năm 1954, HCM lại tiếp tục cóp-pi nguyên con hệ thống “Trại Học Tập Cải Tạo” của Mao. Hệ thống “Trại Tù Cải Tạo” này thiết lập có chủ đích giết từ từ các thành phần chống đối dưới chiêu bài “Học tập.” HCM đã giết khoảng 500,000 người trong kế hoạch “Cải tạo giết người” này.

Sau 30 tháng 4 năm 1975, csvn tiếp tục kế hoạch giết Quân Cán Chính của chính phủ VNCH bằng hệ thống gồm 150 nhà “Trại Học Tập Cải Tạo” trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Tính đến năm 1987, sau khi Việt cộng đã khoa trương là “Giải phóng – Hòa hợp – Hòa giải dân tộc” con số thống kê thành tích của csvn được ghi mau như sau:

Việt cộng bắt đày đi tù cải tạo: 1,040,000 người.

Chết trong tù cải tạo: 95,000 người.

Việt công xử tử hình: 100,000 người.

Chưa kể có trên nửa triệu đồng bào bị chết trên biển trong lúc vượt biên.

Thực tế: Hỏi có bao nhiêu Quân, Cán Chính VNCH thua cuộc đã bị bắt nhốt ở các trại tù học tập cải tạo cảm thấy được cải tạo? Trên thế giới đã có biết bao nhiêu cuộc chiến, và nội chiến… không có quôc gia văn minh nào đối xử người thua cuộc một cách tồi tệ như vậy. Nếu chúng ta tin là có luật nhân quả thì csvn sẽ có lúc phải trả cái nợ trầm luân này nhiều kiếp…
•Đổi Mới / “Glasnost”

Từ cuối thập niên ’80, dân chúng Nga bắt đầu mạnh dạn chỉ trích chính quyền độc tài cộng sản Nga sô và sự vô hiệu nghịch lý của thuyết cộng sản “Leninist.” Dân chúng cho rằng chỉ vì cái chủ nghĩa cộng sản ngu muội quái đản mà nước Nga bị lạc hậu đến hàng thế kỷ về cả kinh tế lẫn kỹ thuật một cách nhục nhã so với sự phát triển văn minh ở các nước Tây phương láng giềng. Chính sách của Gorbachev bắt đầu cởi mở hơn (Chữ “Glasnost” được dịch ra Anh ngữ là “Cởi mở / Openness.” “Glasnost” còn đồng nghĩa với “Tự do ngôn Luận”) nhất là quyền Tự do Ngôn luận, và sự nới lỏng bớt kiểm duyệt. “Glasnost” làm cho dân Nga nhìn thấy rõ sự văn minh của thế giới bên ngoài Liên sô và sự bất mãn tột cùng của dân Nga đã đưa đến sự đổ vỡ toàn diện của “Đế Quốc Gian Ác – “Evil Empire” như TT Reagan đã nói – Liên Bang Soviet” năm 1991.

“Đổi mới” tự dưng trở thành lời giải cho sự sống còn của chủ nghĩa cộng sản. Sau bao nhiêu năm kìm kẹp, kiểm duyệt, bưng bít, tự sướng, tự mãn, tự cao lên tới trời… Cộng sản nhìn thấy rằng thực tế khác hẳn với hoang tưởng: Tư bản không dẫy chết, không đứng bên bờ vực thẳm, không tự tiêu hủy… Tư bản vẫn tiến bộ, thịnh vượng và mạnh như đuôi khỉ.

Tình thế đưa đến chỗ phải có thay đổi, phải đổi mới để đáp ứng với tình thế mới. Nhưng đổi mới cách nào để xuống lưng cọp, hạ cánh an toàn, không mang đầu máu? Việc này phải cần đến sự khéo léo của xiệc đi dây trên từng trời cao. Nếu đi không khéo thì cả lũ lãnh đạo sẽ bị banh càng thảm thiết như (vợ chồng) Nicolae Ceaușescu Tổng bí thư đảng cộng sản Romania (cà hai bị giết cuối năm 1989). Chẳng biết Gorbachev đi dây thế nào mà Nga sô bị vỡ bể ra thành 8 nước Cộng hòa không cộng sản (Nên biết ở ngay Nga sô, một nước cs mà các nước nhược tiểu vẫn xem như đàn anh cs gương mẫu, bây giờ cũng không có đảng cộng sản).

Còn hai con khỉ cs Trung Hoa và Việt Nam “đổi mới” như thế nào?

Tại Trung Hoa, từ năm 1976, Đặng Tiều Bình lên nắm quyền và bắt đầu chương trình cải tổ kinh tế nhằm cải thiện số đầu tư của ngoại quốc vào Trung Hoa và cải thiện chỉ số tăng trưởng kinh tế của Trung cộng. Một thay đổi quan trọng đầu tiên là Đặng Tiều Bình ra lệnh chấm dứt hẳn tất cả các công trường sản xuất theo kiểu tập trung của cs. Nên biết, Các công / nông trường tập trung này là biểu tượng quan trọng nhất của chủ nghĩa cộng sản. Đặng Tiểu Bình sau đó để nông dân tự do tùy ý chọn hoa mầu để tự canh tác; và cũng cho phép họ tự đem bán lấy để thu lợi riêng (tư hữu kẻ thù số 1 của thuyết cộng sản). Cách sản xuất tiểu tư sản như vậy thế giới tự do đã làm từ ngàn năm trước khi có xhcn; như vậy phải gọi là “Đổi Cũ” chứ “Đổi Mới” chỗ nào? Đặng Tiều Bình cũng khuyến khích mậu dịch quốc tế, đầu tư bằng cách tạo điều kiện để có hợp tác kinh doanh, thiết lập các vùng (zones) đầu tư nhẹ thuế cho tư bản ngoại quốc. Mục đích để tạo cơ hội dễ dàng cho người dân Trung Hoa trực tiếp học hỏi cách kinh doanh và cũng học hỏi chôm chỉa các kỹ thuật sản xuất của tư bản.

Đường lối “cởi mở” của Đặng Tiều Bình giúp Trung Hoa tăng trưởng kinh tế mực độ phi mã và dần dà biến “Cộng sản” Trung Hoa trở thành một nền “kinh tế thị trường” (Rapid growth and more market-based economy).

Tại Việt Nam, ngay sau khi được Mỹ bỏ cấm vận kinh tế năm 1991, cũng tức thì bắt chước y chang mẫu “Đổi Mới” của Trung cộng (vì thấy phương thức “Đổi mới” của Nga sô đã bị phá sản!). Việt Nam cũng đổi từ “Xã hội chủ nghĩa” thành “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.” Thật khôi hài. Đến nước non này mà còn ráng vớt vát lường gạt dân chúng thêm một lần nữa với cái đuôi “Xã hội chủ nghĩa” lố bịch.

Thực tế: Vì sự “Đổi Mới” (để chạy theo cho kịp “tư bản đang dẫy chết”) đưa đến kinh tế tăng trưởng mau quá, cs Trung Hoa và Việt Nam thiếu hẳn một hệ thống kiểm soát hữu hiệu; để cho sự tham nhũng của cán bộ cs đi tới mức độ hết thuốc chữa. Nên biết cán bộ cs không phải là một mắt xích sản xuất và thương mãi trong cái bùa “Kinh tế thị trường,” trên lý thuyết chỉ đứng bên ngoài làm trọng tài cho các thương vụ; nhưng cán bộ cs lại làm việc cướp ngày, đòi tiền hối lộ, phong bì bôi trơn trắng trợn… Cán bộ cs trước đây xác gầy mặt xanh mặc áo quần rộng thùng thình, mũ cối, mang giày không vớ từ rừng xanh tiến vào thành phố ngày nào, bây giờ chẳng mấy chốc biến thành đại gia đỏ, đeo cà-vạt, áo bỏ trong quần ủi thẳng… giàu có hết biết mà chẳng phải đổ 1 giọt mồ hôi. Kinh tế thị trường theo kiểu cs (Việt Nam và Trung Hoa) đã làm xáo trộn các quân bình xã hội, tạo khoảng cách giầu và nghèo lớn nhất trên thế giới.

Lời đón sau

Lịch sử cận đại của Việt Nam, và như người viết đã trình bày ở phần trên, đã chứng minh nhiều lần là csvn và HCM đã hành động không khác gì lũ khỉ phải gió! Csvn bắt chước các chiêu rất độc, độc còn hơn vịt xiêm lai, của cs quốc tế. Đi từ trò khỉ này qua trò khỉ khác, thì cũng chỉ tổ khoe cái tài làm trò khỉ thôi chứ có thấy ích quốc lợi dân được gì đâu?! Ngày tàn của xã hội chủ nghĩa trên hành tinh này cũng không còn xa. Ngay cả thẳng em Fidel Castro râu xồm, anh hùng cách mạng vô sản của Cuba, trong lúc đang đi từng bước trên đại lộ hoàng hôn của chủ nghĩa xã hội, cũng phải ngao ngán thừa nhận là: “Chủ nghĩa cộng sản sổ toẹt.” (Socialism does not work!)

Sau khi “show” trò khỉ csvn hạ màn và đám khỉ trong bộ chính trị, trung ương đảng csvn được lần lượt cho chui cống thì có lẽ Việt Nam còn phải mất thêm khoảng 75 năm (3 thế hệ) nữa mới rửa hết các vết bẩn mà csvn đã phóng uế trên đất nước và văn hóa Việt Nam trong thế kỷ qua.

Với csvn, làm chuyện “Monkey see, monkey do” đồng nghĩa với “Monkey pee, monkey poo?” Thiện tai!

Ậy! “Monkey see, monkey do” tưởng chỉ là trò khỉ giải trí qua thời giờ mà lại tai hại đến như vậy sao?!

Theo tôi, đám csvn chẳng thà đừng làm gì hết còn tốt hơn (Doing nothing seems to be the best policy!)

Vài lởi thô thiển.

___________

(1) Phụ đính:

Nếu Ngày Ấy

Nếu ngày ấy bến Nhà Rồng đóng cửa
Người lang thang quay trở lại Nghệ An
Làm giáo làng hay một chân thư lại
Thì ngày nay dân đã thoát lầm than

Nếu ngày ấy, sông Sài Gòn nổi sóng
Người đang leo bỗng rớt mẹ xuống sông
Bầy sấu đói đã reo mừng ruớc bác
Thì ngày sau xương đâu trắng cánh đồng

Nếu ngày ấy trên bong tàu đêm tối
“Người lao công đang quét dọn hành lang”
Cơn sóng dữ tiễn đưa về đáy biển
Thì ngày nay quê mẹ đã bình an

Nếu ngày ấy trời Paris trở lạnh
Cục gạch hồng chẳng đủ ấm qua đêm
Bác chết cóng trên mình cô đầm nái
Thì ngày nay tổ quốc đã êm đềm…

Nếu ngày ấy, tên toàn quyền rộng lượng
Cho người vào trường thuộc địa, khỏi thi
Mẫu quốc đã có thêm Hoàng Cao Khải
Mà An Nam cũng thoát cảnh “bác đi”

Nếu nếu nếu, thêm một ngàn lần nếu
Bác chẳng đi! Đi chẳng có ngày về!
Về, thượng mã phong bờ hang Pác Bó
Thì ngày nay đâu có lũ u mê!


Caubay
(theo “caphevanhanh”)

Trần Văn Giang
(Viết cho Tết “Con Khỉ” – Bính Thân 2016)
Tháng 10 năm 2015

__._,_.___
MatVit
Posts: 1309
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Bài Học Nặng Ký.
Người viết Anderson Thái Quang.

Sài Gòn những ngày cận Tết mát lạnh và mang chút không khí của những ngày Giáng Sinh nơi Âu Mỹ. Đường Nguyễn Huệ và quanh khu du lịch của trung tâm thành phố, hoa tươi đang rộn rịp trang điểm cho mùa xuân, hoa và muà xuân là biểu tượng của hy vọng vào một thay đổi nào đó tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn.

Nhưng nếu du khách rẽ vào ngõ hẻm từ một con đường lớn, những con chuột to bằng những con mèo, những con dán biết bay cùng ruồi muỗi, những ổ rác lộ thiên, những vũng nước ao tù… cho thấy một bộ mặt khác của Sài Gòn. Bộ mặt của nghèo khó, bất hạnh và tù túng đã không hề thay đổi suốt 70 năm qua, mặc cho bao nhiêu mùa xuân của hy vọng đã đến trong quá khứ.

Một chút ít về cái “tôi” để người đọc cảm thông thêm về tính cách chủ quan của lá thư này. Tôi đến Mỹ năm 1975 cùng làn sóng người tỵ nạn Cộng Sản sau khi miền Nam sụp đổ. Cha tôi là một Đại úy của Quân đội miền Nam; năm 1975 tôi mới 5 tuổi, tôi chưa hiểu biết chút gì về lịch sử hay chế độ của đất nước, của dân tộc tôi. Sang xứ Mỹ, cha mẹ tôi làm đủ mọi nghề, vất vả ngược xuôi, từ lao động chân tay đến mua bán tiểu thương, để sống và để nuôi anh em tôi.

Sau 30 năm, ông bà đã lo xong cho con cái, đã về hưu với căn nhà nhỏ và cuộc sống ổn định. Tôi lớn lên như một trẻ Mỹ, đi học, chơi đùa và coi xứ Mỹ như quê hương chính thức, dù tôi vẫn biết nói tiếng Việt theo tiếng nói của cha mẹ tôi.

Tốt nghiệp Thạc Sĩ về điện tử, tôi có công việc tốt, lấy vợ và sống cuộc đời trung lưu như cả triệu người Mỹ khác. Cha tôi và các bạn ông thường tụ họp bàn luận về tình hình Việt Nam, các ông hay nói với nhau về những thù ghét của các ông với nhà cầm quyền Cộng Sản, nhưng tất cả những chuyện đó đều rất xa lạ với tôi. Khi học lịch sử ở trung học, tôi có chút hãnh diện về Việt Nam, một quốc gia nhỏ bé đã đánh bại được hai cường quốc là Pháp và Mỹ

Hai ông Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp là hai anh hùng trong ký ức của tôi.

Cuộc sống bình lặng đó thay đổi khi vợ tôi qua đời vì tai nạn xe cộ ba năm về trước. Không có con, thừa hưởng một số tiền bảo hiểm hơn 1 triệu đô-la, cộng với giá nhà đang tăng cao và một khoản tiền tiết kiệm khá lớn, tôi không còn thấy nhu cầu phải kéo cầy 11 tiếng mỗi ngày trước máy vi tính

Tôi quyết định trở về Việt Nam để làm ăn và tạo dựng một cơ nghiệp mới ở trong nước. Tất cả những gì tôi đọc được cho tôi thấy một nước Việt Nam đổi mới với những con số rất tốt về sự đầu tư của tư bản nước ngoài, về xuất khẩu, về cơ hội đầy tiềm năng của một “con rồng mới”. Cha tôi không phản đối việc tôi về Việt Nam làm ăn, ông chỉ cho tôi một lời khuyên:

- Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, mà coi những gì Cộng Sản làm.

Tôi về Sài Gòn vào tháng Mười năm 2007. Khi ấy chỉ số VNI của chứng khoán Việt khoảng 1,000 và đề tài thời thượng khắp nơi là cơn sốt địa ốc và số tiền thu nhập của các đại gia Việt Nam

Số tiền 2.5 triệu đô la của tôi thật nhỏ bé khiêm tốn khi tôi bàn chuyện đầu tư ở VN. Dường như ai cũng đầy tiền mặt và dự án, nhiều gấp mười lần khả năng của tôi. Dù vậy, tôi cũng rất hưng phấn cảm nhận niềm lạc quan vô bờ bến về sự thịnh vượng của nền kinh tế quốc gia.

Trong khi đó, dựa theo truyền thống khoa học từ đại học Mỹ, tôi nghiên cứu kỹ hơn các con số từ các doanh nhân cũng như từ chánh phủ. Tôi thấy ngay có rất nhiều điều sai trái và nghịch lý từ những con số, cũng như sự kiện thực tế về kết quả hoạt động. Sự nghi ngờ của tôi được xác nhận khi so sánh và định chuẩn theo mức sống thực sự của người dân, giàu cũng như nghèo. Việc chung đụng với mọi thành phần xã hội giúp tôi nhìn rõ hơn về thực trạng của quê hương. Những lời nói hoa mỹ, cũng như những biểu ngữ giăng kín thành phố, là một lớp son phấn rẻ tiền, che dấu một bộ mặt thật điêu tàn và thê thảm.

Tôi nhận ra rằng cái cơ chế “kinh tế thị trường” mà nhà cầm quyền hứa hẹn khi ký văn bản gia nhập WTO chỉ là hình thức.

Tất cả những miếng mồi béo bở đều nằm trong tay bọn quan chức và cán bộ Đảng Cộng Sản, cũng như trong tay những bà con thân thuộc trong gia đình họ

Bộ Chánh Trị trung ương thì nắm chặt các công ty quốc doanh và bán quốc doanh, quan chức địa phương thì có những đặc lợi về ruộng đất, giấy phép, dịch vụ nhu yếu.

Lãnh vực tư nhân chỉ được phép làm trong địa bàn nhỏ, nhiều rủi ro và những ai làm ăn có lời đều phải chia chác cho bọn quan chức bằng nhiều phong bì lớn nhỏ. Tầng lớp quan chức CS và gia đình họ, qua hệ thống tham nhũng tinh vi, đã thâu tóm phần lớn lợi tức quốc gia và có quyền hành không kém các quan lại của triều đại phong kiến.

Tôi nhận ra rằng cuộc chiến tranh dành độc lập với bao nhiêu xương máu của người dân chỉ là một cái cớ để Đảng Cộng Sản cướp chánh quyền. Những quốc gia láng giềng như Singapore, Mã Lai, Indonesia, đã dành độc lập mà không cần phải hy sinh xương máu và giờ đây, dân họ (nhờ một nền dân chủ minh bạch) đã trở nên giàu có. Ở VN thì những tay doanh thương ngoại quốc nay đang cấu kết với Nhà nước CS Việt để trở thành những chủ nhân lớn của nhiều đơn vị kinh tế bằng cách dùng đồng tiền mua lao động rẻ và tài nguyên định giá qua gầm bàn.

Tôi nhận ra rằng chế độ to mồm này thực sự sống nhờ phần lớn vào những khoản viện trợ nhân đạo của các nước tư bản (mà họ từng lên án và đánh đuổi); vào khoản tiền kiều hối của các cựu thuyền nhân (mà họ đã từng giam giữ tù đày khi kết tội phản quốc); vào mồ hôi nước mắt của những người nô lệ mới qua danh từ xuất khẩu lao động hay qua các cuộc hôn nhân mua bán áp đặt; vào những khoản lệ phí và sưu thuế đầy phi nghĩa, cũng như một con số khổng lồ về hối lộ.

Tôi nhận ra rằng cuộc sống của hai vị anh hùng thời còn đi học của tôi có rất nhiều bí mật xấu xa mà chế độ đã dùng mọi thủ đoạn để biến họ thành thần thánh

Đọc kỹ tiểu sử của ông Hồ Chí Minh ta sẽ thấy ông ta là một chính trị gia quỷ quyệt, làm nhiều việc mờ ám, hoàn toàn không có một chút chân thật gì, dù nhìn ở bất cứ góc cạnh nào kể cả một tình nhân là vợ của một thuộc cấp (Nguyễn Thị Minh Khai, vợ Lê Hồng Phong). Gần đây, nhiều tài liệu lịch sử kết tội ông ra lệnh giết bà Nông thị Xuân và cô em bà Xuân, vì hai người này muốn tạo xì-căng-đan về mối tình khi chung sống với ông (tài liệu trong cuốn sách ‘Ho Chi Minh: A Life‘ của William Duiker và cuốn ‘Đỉnh Cao Chói Lọi‘ của Bà Dương Thu Hương).

Chuyện ông Hồ thủ tiêu không biết bao nhiêu là đối thủ chánh trị có thể hiểu được vì ông làm chánh trị kiểu Cộng Sản, chỉ biết theo gương bậc thầy như Mao hay Stalin. Nhưng tôi thật khó chịu khi phải đi khắp Việt Nam và nhìn những biểu ngữ ca tụng “Gương đạo đức của Bác Hồ”.

Còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì tôi không biết nghĩ sao khi đọc cuốn sách‘China and the Vietnam wars‘ của Qiang Zhai. Tác giả Qiang Zhai cho biết là một Tướng Tàu,

Tướng Wei Gouqing, nguyên cố vấn quân sự của Tướng Giáp, khẳng định là chiến thắng Điện Biên thực sự là do ông — Tướng Wei Gouqing, cố vấn, đặt chiến lược và điều khiển; ông Giáp và ông Hồ đã định đánh Pháp tại khu vực sông Hồng.

Tướng Wei cũng tiết lộ là năm 1953, Hồ Chí Minh muốn thỏa hiệp với Pháp để đình chiến, nhưng Mao Trạch Đông ra lệnh cho Hồ là phải đánh đến cùng. Cuối cùng, Giáp và Hồ được nhận lãnh công lao về chuyện xảy ra trên đất Việt, Tướng Tàu không thể công khai xuất hiện ở Việt Nam. Một câu hỏi khác gây bàn tán là tài sản của con rể ông Giáp (Trương Quang Bình, người giàu nhứt nước) có bao phần là của ông Tướng Giáp?

Sau 1 năm ở Việt Nam, tôi hiểu được một sự thật căn bản của xã hội Việt thời này: tất cả mọi con người, mọi con số ở Việt Nam hiện nay đều là giả dối.

Quan chức nói dối để giữ quyền hành, bổng lộc; doanh nhân nói dối vì quan chức đòi hỏi; người dân nói dối vì nói sự thực sẽ làm mình đau khổ rồi còn bị công an bắt.

Nói dối trở thành một hiện tượng tự nhiên, như ăn uống; và không ai suy nghĩ gì về khía cạnh vô đạo đức của hiện tượng Nói Dối Cả Nước hiện nay.

Trong môi trường đó, tôi đã không làm gì được như dự tính. Suốt 14 tháng chạy theo các dự án đầu tư, các cơ hội dài và ngắn hạn, tôi đành chịu thua

Thêm vào đó, những thủ tục hành chánh rườm rà, bất cập và luôn thay đổi, tạo cơ hội cho tham nhũng, đã làm tôi nản long

Cũng may, tôi chỉ mất hơn 200 ngàn đô la; một giá quá rẻ cho bài học nặng ký. Tôi không tiếc than gì cho cá nhân tôi; tôi chỉ thấy chua xót và thương hại cho những người Việt hiện sống ở Việt Nam.


Anderson Thái Quang.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests