Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Thiếu nước, dân Hà Nội giảm tắm, chỉ lau người
Tuesday, August 18, 2015 4:45:38 PM

HÀ NỘI (NV) - Thiếu nước xài, hàng ngàn gia đình ở nhiều quận nội thành Hà Nội phải hạn chế tắm giặt
trong khi ngoài trời đang nóng kỷ lục gần 39 độ C, khiến mọi sinh hoạt của người dân đảo lộn.

Image
Nhiều người dân phải đi xin nước sạch về để uống. (Hình: Tiền Phong)


Theo Tiền Phong, hơn 10 giờ sáng 17 tháng 8, khi thấy xe bồn chở nước sạch đến gần khu vực chợ Láng Hạ A, phường Láng Hạ, quận Ðống Ða, hàng trăm người mang theo xô chậu vội lao đến xin nước. Chưa đầy nửa tiếng, xe nước cả chục khối đã hết, nhiều người đến muộn phải về tay không.

Xin được chưa đầy hai xô nước nhỏ, bà Nguyễn Thị Hòe (65 tuổi) buồn bã nói: “Bể nước ở nhà không còn một giọt, thấy có xe chở nước sạch miễn phí đến nhưng do tôi già, mắt mờ, chân chậm không chạy nhanh được, ra đến nơi đã gần hết, chỉ lấy được có bấy nhiêu thôi.”

Theo bà Hòe, đã 3 ngày nay cả gia đình 5 người, trong đó có một cháu nhỏ không ai dám tắm giặt mà chỉ lau người qua loa. Tất cả nước xin được, dự trữ ở các xô chậu đều để dùng nấu nướng. Nước thải khi rửa rau được dự trữ vào một chậu lớn để dội nhà vệ sinh.

Tình trạng thiếu nước cũng diễn ra ở các khu dân cư thuộc phường Thành Công, Ô Chợ Dừa, Ngọc Khánh, Trung Liệt, quận Ðống Ða; một số phường thuộc quận Hà Ðông, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm.

“Ðánh răng buổi sáng cũng không có nước, chỉ dám súc miệng bằng ngụm nước muối. Bình thường họ bơm nước vào khoảng 15 giờ chiều, nhưng nay giờ giấc thay đổi xoành xoạch, nước không được bơm tới, hoặc là với áp lực yếu, nên nhà tôi chả hứng được giọt nào,” bà Vũ Thị Thêu (61 tuổi), cư dân tổ 9 than.

Những người đàn ông trong tổ dân phố 11, phường Phú Diễn, nhiều ngày nay không dám ngủ đêm vì phải thức để canh nước. Chỉ cần nghe tiếng róc rách là họ bật dậy hứng nước. Hầu hết gia đình phải sử dụng máy hút, chứ không thể trông chờ nước chảy tự nhiên vì áp lực nước quá yếu.

Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Tốn, tổng giám đốc công ty nước sạch Vinaconex cho rằng, sau khi sửa xong đường ống dẫn nước sông Ðà bị vỡ lần thứ 13, đến ngày 15 tháng 8 đã cấp nước đầy đủ cho các đơn vị phân phối và áp lực nước không giảm.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Anh Việt, giám đốc công ty nước sạch Hà Nội thừa nhận, từ trung tuần tháng 7 và đặc biệt là giữa tháng 8, đường ống nước sông Ðà bị vỡ khiến lượng nước cấp về giảm 33% lưu lượng và áp lực. Vì thế, nhiều khu vực dân cư của các quận Ðống Ða, Ba Ðình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy bị thiếu nước. (Tr.N)
quangminh
Posts: 548
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Post by quangminh »

Việt Nam phản đối Indonesia đánh chìm tàu cá
Thursday, August 20, 2015 3:47:49 PM

HÀ NỘI (NV) - Việt Nam gửi công hàm bầy tỏ “quan ngại” với việc chính phủ Indonesia lấy cớ khai thác bất hợp pháp
đánh chìm nhiều tàu đánh cá nước ngoài, trong đó có tàu của ngư dân Việt Nam.

Image
Một chiếc tàu đánh cá nước ngoài bị Indonesia đánh chìm. (Hình: AFP)


Ba ngày sau khi có tin Indonesia đã phá hủy 34 tàu đánh cá nước ngoài hôm 18/8/2015 lấy lý do đã xâm phạm vùng biển đặc quyền kinh tế của họ để khai thác thủy sản, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam nói rằng Hà Nội đã gửi công hàm bầy tỏ “quan ngại”.

Từ đầu Tháng 12/2014 đến nay, Indonesia phát động chiến dịch phá hủy đã 3 đợt nhiều tàu đánh của các nước trong khu vực bị hải quân của họ bắt giữ và cáo buộc đánh trộm thủy sản trong vùng biển của quốc gia gồm nhiều đảo nhất thế giới này. Trong số những tàu đánh cá nước ngoài bị bắt giữ, phần lớn là của Việt Nam, Phi Luật Tân, Malaysia, Thái Lan và một ít tàu Trung Quốc.

“Ngày 20/8/2015, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có công hàm gửi phía Indonesia về việc này và yêu cầu phía Indonesia khi xử lý các ngư dân Việt Nam vi phạm lãnh hải của Indonesia cần phải phù hợp với quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước, cùng là thành viên của ASEAN và trên tinh thần đối xử nhân đạo với các ngư dân.” Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt NAm cho hay như vậy trong cuộc họp báo ngày Thứ Năm 20/8/2015.

Theo hãng thông tấn AFP, trong số 34 tàu bị Indonesia phá hủy nhân ngày kỷ niệm 70 tuyên bố độc lập của họ, có 19 chiếc tàu bị phá hủy ở vùng biển ngoài khơi đảo Bitung. Trong số này có 5 tàu của Việt Nam, 2 tàu Thái Lan và 11 tàu Phi Luật Tân. Như vậy, tổng cộng từ ngày 5/12/2014, ít nhất đã có 13 tàu đánh cá của Việt Nam bị Indonesia đánh chìm hoặc gài chất nổ cho nổ tan tành.

Việc phá hủy tàu đánh cá nước ngoài được thi hành mạnh mẽ từ khi ông Joko Widodo lên làm tổng thống Indonesia nhằm đối phó với tình trạng bị cáo buộc gây thiệt hại cho nền kinh tế của họ nhiều tỉ đô la mỗi năm do số lượng thủy sản bị người nước ngoài khai thác bất hợp pháp rất lớn.

Hồi tháng 12/2014, Indonesia đánh chìm một số tàu đánh cá nước ngoài trong đó có 3 tàu của ngư dân Việt Nam. Đến Tháng 5-2015 vừa qua, Indonesia đánh chìm thêm 5 tàu đánh cá của Việt Nam trong số 41 chiếc tàu đánh cá ngoại quốc bị phá hủy.

Indonesia muốn cho nổ tung tất cả các tàu đánh cá nước ngoài nhưng bị giới bảo vệ môi trường quốc tế phản đối nên lần này chỉ dùng chất nổ cho nổ tung 5 tàu, số còn lại thì đánh chìm tại nhiều địa điểm khác nhau, biến chúng thành các rạn nhân tạo cho cá trú ẩn. (TN)
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

6 tháng có 1,515 du khách Việt bị Singapore từ chối nhập cảnh
Friday, August 21, 2015 3:03:20 PM

SÀI GÒN 21-8 (NV) .- Một hãng máy bay ở Việt Nam kêu rằng chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, có 1,515 hành khách của họ
đã bị Singapore từ chối cho nhập cảnh, gây phiền phức và tốn kém.


Image
Nhiều cô gái Việt Nam sang Singapore để bán dâm 'chui' là nguyên nhân khiến hải quan Singapore làm khó dễ phụ nữ Việt khi nhập cảnh nước này.



Theo báo Giao Thông của Bộ Giao Thông Vận Tải CSVN hôm Thứ Sáu 21/8/2015 cho hay Hãng hàng không Vietjet vừa có 'văn bản khẩn' gửi khắp nơi, gồm cả Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ GTVT, Cục Hàng không VN, Đại sứ quan VN tại Singapore “đề nghị hỗ trợ đối với hành khách quốc tịch Việt Nam bị từ chối nhập cảnh Singapore”.

Văn bản của hãng VietJet kêu rằng từ khi họ bắt đầu mở đường bay tới Singapore từ Tháng 5/2014 đến nay, hãng này đã “gặp phải khó khăn khách quan, nằm ngoài khả năng thu xếp và giải quyết của một hãng hàng không”.

Họ kể rằng chỉ từ trong vòng 6 tháng đầu năm 2015, đã có đến 1,515 hành khách người Việt Nam của Vietjet từ Việt Nam sang Singapore “bị từ chối nhập cảnh mà không được giải thích rõ ràng dù xuất trình được hộ chiếu và giấy tờ tùy thân hợp lệ do các cơ quan có thẩm quyền cấp.”

Hãng máy bay vừa kể kêu rằng “Thực tế này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của Việt Nam, của Hãng hàng không Vietjet cũng như gây thiệt hại lớn cho hãng, khi phải chi trả các khoản chi phí phát sinh gồm chi phí phòng tạm giữ chờ xuất cảnh (17 SGD/giờ và chi phí cho nhân viên giám sát 32 SGD/giờ)”.

Vietjet cho hay đã phải chi trả hơn 1 triệu SGD cho các chi phí này kể từ khi chính thức khai thác đường bay Sài Gòn - Singapore. Riêng 6 tháng đầu năm, con số này là 450 nghìn SGD. Ngoài ra, Vietjet cũng phải chịu toàn bộ chi phí vé máy bay trở về Việt Nam cho những hành khách kể trên.

Việt Nam và Singapore đã thỏa thuận hai bên miễn chiếu khán nhập cảnh cho công dân hai nước từ lâu nên việc công dân Việt Nam bị Singapore cấm nhập cảnh những tháng gấn đây, phần lớn là phụ nữ, dấy lên những dấu hỏi.

Khi bị giữ ở cơ quan di trú, bị thẩm vấn và buộc quay trở lại Việt Nam, những du khách này còn bị bắt đóng tiền từ tạm giữ “lưu kho” đến tiền công cho nhân viên canh giữ. Phần lớn hành khách không chịu trả nên nhà cầm quyền Singapore ép hãng máy bay phải gánh chi phí phát sinh đó.

Hồi tháng trước, các hãng hàng không của Việt Nam kêu cứu với nhà cầm quyền Hà Nội về những rắc rối và thiệt hại vì số lượng hành khách đi từ Việt Nam tới Singapore bị từ chối nhập cảnh rất lớn. Họ đề nghị can thiệp với Singapore giải thích lý do và giải quyết.

Trước phản ứng của phía Việt Nam, Cục Quản Lý Cửa Khẩu và Nhập Cư Singapore (ICA) giải thích rằng “Nhiều công dân nữ Việt Nam sử dụng các hộ chiếu khác nhau, cá biệt có trường hợp dùng đến 3 hộ chiếu với nhân thân khác nhau để nhập cảnh Singapore làm chuyện bất hợp pháp” (tức làm gái mại dâm).

Giải thích thêm về những trường hợp bị từ chối nhập cảnh khác, cơ quan vừa kể nói những người đó không giải thích được lý do đến Singapore, chẳng hạn phụ nữ đi một mình, hoặc đến Singapore tìm việc làm chui.

Trong một bài viết trên tờ Thanh Niên ngày 26/7/2015, tác giả Lê Tư viết rằng “Hiện nay, số lượng các cô gái Việt Nam sang bán dâm tại quốc đảo này rất lớn. Tất cả họ đều đi theo diện du lịch và hoạt động một cách chui lủi. Theo luật pháp Singapore, hành vi tổ chức mua bán dâm “chui” là phạm pháp. Để ngăn chặn việc này, các nhà chức trách Singapore đã dựng lên hàng rào kỹ thuật nhằm giảm thiểu những người vi phạm pháp luật tiềm năng. Trong đó, cấm nhập cảnh là một biện pháp hợp lý.”(TN)
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »

Đắc Lắk: Dân lo sợ khi qua cầu mục ruỗng sắp sập
Saturday, August 22, 2015 4:11:47 PM

ĐẮC LẮK (NV) - Suốt mấy năm qua, hằng trăm hộ dân xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, hằng ngày vẫn buộc phải qua lại
trên cây cầu gỗ đã mục nát trên 30 năm tuổi, với nhiều sự nguy hiểm rình rập tới tính mạng.

Image
Dân sợ hãi khi qua cầu Ông Lu. (Hình: Dân Trí)

Đó là cầu gỗ Ông Lù bắc qua suối Ea King, dài khoảng 16 mét, ngang 4 mét và không hề có lan can cầu, được người dân làm từ năm 1977, là chiếc cầu độc đạo nối thôn 16 để đi ra xã Ea Bar.

Theo phóng viên Dân Trí, chiếc cầu hiện xuống cấp trầm trọng, trụ cầu đã bị lún nặng, mặt cầu được ghép với nhau bằng các tấm ván gỗ bị mục nát tả tơi, khiến người dân khi lưu thông qua cầu đều phải “nín thở” băng qua, phía dưới là dòng suối chảy xiết.

Vừa đi chầm chậm từng bước qua cầu, bà Đặng Thị Lai (54 tuổi) than thở, “Mấy năm nay cứ thấy người ta xuống đo cầu cứ tưởng được làm cầu mới đi, ai dè cứ đo rồi để đó,” bà Lai cho biết.

Ông Nguyễn Đức Thông (51 tuổi) vừa chở mấy bao lúa bằng xe máy đến cây cầu liền dừng lại, xuống xe vác từng bao một qua bên kia cầu, sau đó từ từ đẩy xe máy từng chút 1 qua cầu rồi mới xếp lúa lên xe tiếp tục chở đi.

Do cầu thường xuyên hư hỏng nên người dân địa phương cũng liên tục bỏ công sức và tiền để mua gỗ tu sửa lại, tuy nhiên được vài tháng là quay lại hiện trạng ban đầu vì mật độ lưu thông qua đây rất lớn.

Thế nhưng, trao đổi với phóng viên Dân Trí, ông Nguyễn Văn Tiến, trưởng phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Buôn Đôn cho rằng: Do cầu được làm quá lâu, kèm theo vật liệu làm cầu chủ yếu là gỗ dầu, nhóm IV là loại gỗ không được tốt nên cầu mau hư hỏng, xuống cấp.

Ông Tô Quang Định, phó Phòng Giao Thông, Sở Giao Thông Vận Tải Đắk Lắk cho biết, “Gần đây sở đã nhận được báo cáo của huyện về tình trạng của chiếc cầu tại xã Ea Bar bị hư hỏng nặng. Cây cầu này nằm trong dự án xây dựng của sở từ 3 năm nay, tuy nhiên do thiếu vốn nên hiện sở vẫn chưa thể xây dựng.” (Tr.N)
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »

Loạn trạm thu phí đường bộ, móc sạch túi người dân
Monday, August 24, 2015 2:56:50 PM

VIỆT NAM (NV) - Đoạn đường từ ngã ba Tân Vạn, Đồng Nai về thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương dài gần 10 cây số
nhưng có đến 5 trạm thu phí đường bộ, khiến các chủ xe hơi, xe tải chỉ biết lắc đầu ngao ngán.

Image
Trạm thu phí lớn nhất ở cửa ngõ phía Đông thành phố Sài Gòn.

Theo báo Lao Động, không khó để tìm ra những cung đường với trạm thu phí dày đặc tại miền Đông Nam Bộ. Ngoài đoạn đường trên, từ thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đi thành phố Vũng Tàu, lái xe phải nộp phí 8 lần. Đi từ Bình Chánh, Sài Gòn xuống Vũng Tàu với cự ly chỉ gần 140 cây số, mỗi chiếc xe lần lượt qua 5 trạm thu phí, gồm các trạm trên đường Nguyễn Văn Linh, trạm cầu Phú Mỹ, trạm thu phí Long Phước (đường cao tốc Sài Gòn-Long Thành - Dầu Giây), trạm thu phí QL 51 và trạm thu phí cầu Cỏ May.

Trên các trục đường ra vào thành phố Sài Gòn hiện nay có khoảng 10 trạm thu phí đặt tại quốc lộ (QL) 1K, QL 13, QL 51, đường cao tốc Sài Gòn-Trung Lương, đường cao tốc Sài Gòn-Long Thành-Dầu Giây.

Theo phúc trình của Bộ Giao Thông vận tải, Việt Nam hiện có 86 trạm thu phí BOT (đầu tư-thu phí-chuyển giao), trong đó, 72 trạm do Bộ Giao Thông Vận Tải Quản Lý, 14 trạm còn lại do các tỉnh-thành ký hợp đồng với nhà đầu tư.

Theo báo Lao Động, qua rà soát, có 53 trạm có khoảng cách đến trạm liền kề trên 70 cây số; 9 trạm có khoảng cách từ 60-70 cây số và 24 trạm có khoảng cách dưới 60 cây số.

Ông Thái Văn Chung, tổng thư ký Hiệp Hội Vận Tải Hàng Hóa thành phố Sài Gòn cho rằng, hiện nay thông tin về các trạm thu phí ở Việt Nam rất mập mờ không rõ ràng nhằm nhiều mục đích khác nhau. Thậm chí có tình trạng dự án ở một nơi, nhưng chủ đầu tư lại đặt trạm thu phí nơi khác có nhiều xe hơn để nhiều người không sử dụng dịch vụ vẫn phải nộp phí.

“Nhà nước cần quy định bắt buộc chủ đầu tư các dự án phải có bảng thông báo đủ lớn, rõ ràng đặt gần trạm thu phí để công bố thông tin thu phí cho công trình nào? Chủ đầu tư là ai? Tổng vốn đầu tư là bao nhiêu? Tổng số tiền hoàn vốn là bao nhiêu? Thời gian thu phí bắt đầu từ ngày nào đến ngày nào... để người dân cùng biết mà tham gia kiểm soát,” ông Chung đề xuất.

Mặc dù theo đúng quy định của Bộ Tài Chính thì khoảng cách tối thiểu phải là 70 cây số một chặng. Thế nhưng trả lời báo Lao Động, Bộ Trưởng Đinh La Thăng nói, “Có những trạm không đủ khoảng cách quy định là do đặc thù. Quan trọng là khoảng cách không đủ thì phải có sự thỏa thuận trước.”

Trước ý kiến này, ông Phùng Quốc Hiển, chủ nhiệm Ủy Ban Tài Chính Ngân Sách của Quốc Hội bày tỏ quan điểm, “Nói do đặc thù nên các trạm xây gần nhau, tôi không đồng ý. Luật là luật, chính chúng ta đặt ra luật nên chúng ta phải tuân thủ.”

“Tôi có đi qua khu vực Đồng Nai, Bình Dương, Sài Gòn, Vũng Tàu thì thấy vị trí trạm thu phí đặt quá dày đặc. Làm như thế chẳng khác nào giăng lưới để tận thu, khiến người dân không còn khoảng trống để thở?!” Ông Hiển nói. (Tr.N)
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Hải Quan Nội Bài tiếp tay buôn lậu $3 triệu yến sào
Wednesday, August 26, 2015 5:08:55 PM

SÀI GÒN (NV) - Hai cán bộ hải quan và nhân viên ở phi trường Nội Bài đã ăn hối lộ, tiếp tay cho nhóm buôn lậu hơn 6 tấn tổ yến,
trị giá hơn 63 tỷ đồng (khoảng $3 triệu), lớn nhất cho đến nay.

Tuổi Trẻ loan tin, ngày 26 tháng 8, 2015, tòa án thành phố Sài Gòn đã xử sơ thẩm và tuyên phạt bà Võ Ngọc Phượng (42 tuổi) , ngụ quận 6 ,
chủ hộ kinh doanh yến sào Phúc Thịnh, 18 năm tù về tội buôn lậu. Tổng hợp với hình phạt 4 năm tù đang chấp hành của tòa án tỉnh Tây Ninh
cũng về tội buôn lậu, bà Phượng phải chấp hành chung là 22 năm tù.

Image
Bà Phượng và ông Hào bị dẫn giải sau phiên tòa.


Ăn hối lộ tiếp tay cho bà Phượng là hai cán bộ hải quan của Chi Cục Hải Quan cửa khẩu phi trường quốc tế Nội Bài, ông Nguyễn Quang Hưng (41 tuổi) và ông Nguyễn Minh Ðức (37 tuổi) đều bị 3 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ.”

Cùng lúc, các ông Lữ Chí Hào (30 tuổi) bị 14 năm tù và ông Nguyễn Trung Công (33 tuổi), đội trưởng Ðội Tài Liệu và Hướng Dẫn Chất Xếp của Xí nghiệp Thương mại Mặt đất Nội Bài, Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam, bị 2 năm tù cho hưởng án treo cùng về tội “buôn lậu.”

Trước đó, tòa án Sài Gòn đã nhiều lần hoãn phiên tòa, trả hồ sơ để điều tra bổ sung về số lượng yến cùng số tiền chiếm hưởng cũng như hành vi của các bị cáo. Vụ án buôn lậu bị Bộ Công An khám phá vào tháng 12, 2014.

Theo cáo trạng, bà Phượng là chủ hộ kinh doanh yến sào Phúc Thịnh. Từ năm 2008 đến 2012 với sự giúp sức của ông Hào, bà Phượng nhập lậu từ Malaysia, Singapore về Việt Nam hơn 6 tấn nguyên liệu yến sào với tổng trị giá hơn 63 tỷ đồng (khoảng $3 triệu), thu lợi bất chính hơn 1.8 tỷ đồng.

Ông Công giúp bà Phượng thông quan trót lọt sáu chuyến hàng có trọng lượng 90kg, giá trị 450 triệu đồng, hưởng lợi gần 70 triệu đồng.

Liên quan đến vụ án, là cán bộ hải quan ông Hưng và ông Ðức đã ăn tiền hối lộ lượt là 1.7 tỷ và 750 triệu đồng để giúp bà Phượng đưa trái phép hơn 3.7 tấn yến từ nước ngoài về Việt Nam trót lọt. (Tr.N)
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Hàng chục ngàn dân không bằng chủ tịch một xã
Friday, August 28, 2015 2:07:52 PM

HÀ NỘI (NV) - Một phóng sự được đăng trên tờ Tuổi Trẻ hồi cuối tuần qua khiến người ta liên tưởng đến một scandal trước đó hai tuần.
Hàng chục ngàn dân Bắc Kạn không bằng chủ tịch một xã ở Hà Tĩnh.

Image
Lối duy nhất để 500 dân ở bản Tý, xã Thanh Mai, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đi lại trong vài chục năm qua.
Sửa cầu chỉ chừng 70 triệu nhưng không có ngân sách.

Phóng sự “Những cây cầu... chờ sập” của tờ Tuổi Trẻ kể rằng, ở tỉnh Bắc Kạn - nơi phần lớn dân chúng là người thiểu số có đến 246 cây cầu không còn an toàn nhưng dân chúng vẫn phải sử dụng.

Chẳng hạn tại bản Tý, xã Thanh Mai, huyện Chợ Mới, mỗi khi trẻ con băng qua cây cầu gỗ bắc qua suối Thanh Mai để tới trường, cha mẹ chúng phải ra đầu cầu, sẵn sàng tiếp cứu bởi cầu có thể sập bất kỳ lúc nào. Khoảng 500 người Dao, Tày, Nùng, từ già tới trẻ ở bản Tý phải qua lại trên cây cầu ọp ẹp đó để ra thế giới bên ngoài và trở về nhà. Nếu nước suối Thanh Mai dâng cao, trẻ con ở bản Tý phải nghỉ học, người làm phải bỏ làm, không ai dám quá cầu bởi sợ mất mạng.

Ông Lường Văn Nam, phó chủ tịch xã Thanh Mai, cho biết, ba trong số năm cây cầu trên địa phận xã này là cầu tạm bằng tre, gỗ được làm cách nay vài chục năm giống như cây cầu ở bản Tý. Dẫu nguy hiểm trong cả mùa mưa lẫn mùa khô nhưng dân chúng không còn lựa chọn nào khác.

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, phó bí thư tỉnh Bắc Kạn, xác nhận, tỉnh Bắc Kạn hiện có 246 cây cầu cần đập bỏ để xây mới hoặc sửa chữa. Tuy nhiên dẫu chi phí sửa chữa chỉ khoảng 70 triệu đồng/cầu thì tỉnh này cũng không có tiền. Bởi chờ tiền từ ngân sách trung ương và từ lòng hảo tâm của các doanh nghiệp nên tỉnh này chỉ mới sửa được 11 cây cầu!

Liệu ngân sách Việt Nam có eo hẹp tới mức không thể làm mới hay sửa những cây cầu tạm ở Bắc Kạn? Câu trả lời dường như là không.

Trước đó hai tuần, Tổng Cục Đường Bộ của Bộ Giao Thông-Vận Tải Việt Nam mới chính thức thừa nhận, việc chi 3.5 tỷ đồng làm cầu treo Khe Tây ở xã Sơn Thọ, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, “chưa hiệu quả” rồi thôi, không có ai phải chịu trách nhiệm về việc dùng 3.5 tỷ này “chưa hiệu quả.”
Image
Cầu treo Khe Tây, xã Sơn Thọ, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, ngốn 3.5 tỷ từ ngân sách chỉ phục vụ gia đình chủ tịch xã và một gia đình khác.
(Hình: Dân Trí)

Sau khi bị chỉ trích vì tình trạng do thiếu cầu, dân chúng nhiều nơi muốn đi lại phải đu dây, chống bè vượt sông, suối, khiến nhiều người, kể cả trẻ con bị thương, thậm chí mất mạng, Tổng Cục Đường Bộ của CSVN xin ngân sách để thực hiện ngay 186 cây cầu treo “thiết yếu,” phục vụ nhu cầu đi lại cho dân chúng ở các vùng sâu, vùng xa và cầu treo Khe Tây nằm trong nhóm “thiết yếu” vừa kể!

Tuy nhiên theo điều tra của báo giới Việt Nam thì dân chúng xã Sơn Thọ không cần cầu treo Khe Tây, bởi cách cầu này khoảng 200 mét đã có một cây cầu khác. Cầu treo Khe Tây, ngốn hết 3.5 tỷ đồng từ ngân sách chỉ phục vụ việc đi lại của hai gia đình mà một trong hai là gia đình của chủ tịch xã Sơn Thọ. Qua cầu, đi quá nhà của viên chủ tịch xã là không còn đường.

Đến lúc đó thì viên tổng cục phó Tổng Cục Đường Bộ bảo rằng, cơ quan của ông ta chỉ lo cầu treo, những việc khác là trách nhiệm của địa phương!

Đáng lưu ý là do trách nhiệm về việc khai thác cầu treo Khe Tây được đẩy cho chính quyền địa phương nên đại diện Sở Giao Thông-Vận Tải Hà Tĩnh và đại diện chính quyền huyện Vũ Quang buộc phải tiết lộ là họ từng có kế hoạch xin... sáu tỷ đồng để mở một con đường phía bên kia cầu treo Khe Tây. Kế hoạch này đã được duyệt nhưng chưa thực hiện vì phải chờ vốn!

Không có ai thắc mắc và cũng chẳng có ai chịu trách nhiệm về việc chỉ một mình viên chủ tịch xã Sơn Thọ hưởng dụng hai công trình trị giá 9.5 tỷ đồng, bao gồm một cây cầu treo đã ngốn 3.5 tỷ và một con đường sẽ ngốn 6 tỷ. (G.Đ)
buikiem
Posts: 503
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

Nghi trộm chó, ba nhân viên nhà nghỉ giết chết khách trọ
Monday, August 31, 2015 6:10:00 PM

THÁI BÌNH (NV) - Chỉ vì nghi ngờ khách trọ là người trộm chó, ba nhân viên nhà nghỉ ở xã Vũ Lạc, thành phố Thái Bình đã chích điện đến chết,
rồi treo cổ nạn nhân trên sân thượng nhà nghỉ ngụy tạo hiện trường.

Image
Nhà nghỉ Hồng Nhung, nơi xảy ra vụ án giết khách trọ. ( Hình: Zingnews)

Tuổi Trẻ loan tin, ngày 31 tháng 8, công an tỉnh Thái Bình cho biết đã bắt và khởi tố ba bị can là: Vũ Tuấn Tú (19 tuổi), trú tại xã Vũ Lễ, huyện Kiến Xương; Nguyễn Văn Thế (20 tuổi), trú tại xã Vũ Lạc, thành phố Thái Bình và Ngô Quang Trung (29 tuổi), trú phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình, là nhân viên nhà nghỉ Hồng Nhung về tội “giết người.”

Trước đó vào khoảng 7 giờ sáng ngày 6 tháng 8, người dân kinh hoàng khi phát hiện thi thể anh Nguyễn Văn Chưởng (27 tuổi), trú tại xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương, ở tầng 5 của nhà nghỉ Hồng Nhung trong tư thế treo cổ.

Tin cho hay, khi khám nghiệm hiện trường, tử thi, công an xác định đây không phải là vụ tự tử đơn thuần mà có dấu hiệu án mạng vì quá trình điều tra, công an xác định nguyên nhân cái chết của anh Chưởng là do bị chích điện, sau đó treo cổ nhằm tạo hiện trường giả.

Tập trung điều tra xác minh, cô xác định được những nghi phạm liên quan đến cái chết của anh Chưởng chính là ba nhân viên nhà nghỉ trên.

Tại cơ quan điều tra, cả ba người đã khai nhận, do nhà nghỉ Hồng Nhung có mất một con chó, khi mọi người đi tìm thì phát hiện con chó đang bị trói, bịt mõm trong nhà vệ sinh của nhà nghỉ. Nghi ngờ anh Chưởng là người trộm chó nên hai bên cãi vã, xô xát. Sau đó, cả ba nhân viên này dùng dây điện chích vào người anh Chưởng đến chết, sau đó đưa xác nạn nhân lên tầng thượng dựng hiện trường giả giống như một vụ tự tử nhằm qua mặt cơ quan chức năng. (Tr.N)
dailien
Posts: 2458
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Hơn 200 giáo viên kêu cứu vì mất việc, mất tiền
Friday, September 4, 2015 2:39:34 PM

HÀ TĨNH (NV) - Ngay đầu năm học mới, 214 giáo viên ở huyện Kỳ Anh nhận được thông báo “chấm dứt hợp đồng,” khiến nhiều người mất việc,
mất cả tiền “chạy việc,” cuộc sống của họ như bị đảo lộn.

Image
Nhiều giáo viên phản ánh sự việc với truyền thông
.

Cuối Tháng Tư, 2015, Phòng Giáo Dục và Đào Tạo huyện Kỳ Anh ra thông báo cho hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở cả huyện lập danh sách gởi ủy ban huyện “chấm dứt hợp đồng với giáo viên, nhân viên đã được huyện ký quyết định vào làm việc, nhưng không qua xét tuyển.” Sự việc khiến cuộc sống của hơn 200 người bị xáo trộn vì mất việc, buộc họ kêu cứu đến Bộ Nội Vụ, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và các cơ quan truyền thông.

Ngày 3 Tháng Chín, trao đổi với báo Lao Động, bà Nguyễn Thị Tường Vân, phó trưởng Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Kỳ Anh xác nhận, toàn huyện có 214 giáo viên bị cắt hợp đồng cho nghỉ việc, thực hiện theo sự chỉ đạo của Sở Nội Vụ.

Cô Nguyễn Thị Dung, giáo viên (GV) trường tiểu học Kỳ Phú vừa bị cắt hợp đồng cho biết, sau nhiều cố gắng phấn đấu để được ký hợp đồng dạy học tại trường hơn 4 năm qua. Thế nhưng, giờ nhận được thông báo “chấm dứt hợp đồng” rất buồn phiền, hụt hẫng. Chồng chị là một lao động tự do, thu nhập bấp bênh, lại đang nuôi con nhỏ, “Em thật sự lo lắng cho tương lai mờ mịt phía trước,” chị Dung buồn bã nói.

Cũng theo chị Dung, em gái của chị là GV dạy nhạc ở trường tiểu học Kỳ Đồng cũng bị chấm dứt hợp đồng trong số hơn 200 giáo viên bị “cắt” đợt này. Sự việc khiến mọi thành viên trong gia đình rất buồn, lo lắng.

Nhiều người trong số 214 giáo viên chia sẻ thêm, mặc dù gia cảnh khó khăn, song để được một suất vào dạy hợp đồng tại các trường ở huyện Kỳ Anh, rất nhiều người đã phải bỏ ra một khoản tiền để “chạy việc,” ít thì từ 40-50 triệu đồng, nhiều phải 80-100 triệu đồng.

Bây giờ, tiền thì bị mất, hợp đồng thì bị cắt.

“Trong cuộc họp chiều ngày 25 Tháng Tám, nhiều GV đã đề xuất nguyện vọng với ủy ban huyện và các cơ quan liên quan để được tiếp tục công tác và ổn định cuộc sống nhưng phía lãnh đạo vẫn không có bất cứ câu trả lời nào thiết thực về phương hướng giải quyết công ăn việc làm cho chúng tôi. Việc chấm dứt hợp đồng khiến hơn 200 GV đang rơi vào tình trạng hết sức khó khăn, khủng hoảng tâm lý,” đơn kêu cứu của GV ở Kỳ Anh viết.

Trước đó, đầu Tháng Năm, 2015, báo Lao Động cũng đã có phản ánh tình trạng hơn 200 GV sắp bị mất việc này. Thời điểm đó, ông Nguyễn Văn Bổng còn đương chức chủ tịch huyện Kỳ Anh đã thừa nhận, việc huyện tự ý ký hợp đồng với các GV này mà không qua xét tuyển là sai.

Trả lời truyền thông câu hỏi, liệu có tiêu cực khi ký hợp đồng con số “khủng” như thế rồi lại cắt đột ngột? Ông Bổng cho rằng, “không có tiêu cực.” Tuy nhiên, không loại trừ ở dưới “anh em có thể này, nọ.” Ông Bổng thừa nhận như vậy, nhưng ông Bổng cũng vừa thôi chức chủ tịch huyện. Và thế là 200 GV do ông Bổng ký hợp đồng cũng mất việc theo. (Tr.N)
dailien
Posts: 2458
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

VN: Doanh nghiệp nhà nước tiếp tục hành cả nước
Friday, September 4, 2015 3:09:10 PM

HÀ NỘI (NV) - Ngân sách Việt Nam có thể mất hàng ngàn tỷ vì các doanh nghiệp nhà nước được xóa những khoản thuế còn thiếu.
Ba tập đoàn nhà nước lỗ nên đang đồng loạt đòi tăng giá bán điện để bù.

Image
Tàu Speedy Falcon của Mông Cổ được tập đoàn hàng hải của chính quyền Việt Nam mua lại với giá 70 tỷ rồi vứt ở Quảng Ninh vì quá cũ,
không dùng được. Đây chỉ là một trong nhiều kiểu vứt tiền của các doanh nghiệp nhà nước.
Dẫu nợ quốc gia tăng chóng mặt nhưng những kẻ vứt tiền sẽ có tiền bỏ túi. (Hình: Tiền Phong)

Đó là những thông tin mới nhất liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước, tuy là oan gia nhưng vẫn tồn tại để duy trì cái gọi là “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”

Viên vụ trưởng Vụ Chính Sách Thuế của Bộ Tài Chính Việt Nam tên là Phạm Đình Thi, vùa thông báo với báo giới rằng, bộ này đã soạn xong kế hoạch xóa các khoản nợ thuế cho những doanh nghiệp đang gặp khó khăn để đề nghị Quốc Hội Việt Nam phê duyệt vào tháng tới.

Trừ các doanh nghiệp tư nhân tuy thiếu thuế song đã ngưng hoạt động từ lâu, chẳng còn gì để “nắm,” những doanh nghiệp đang gặp khó khăn mà Bộ Tài Chính Việt Nam dự tính xin Quốc Hội Việt Nam xóa các khoản nợ về thuế đều là doanh nghiệp nhà nước hoặc thiếu thuế vì lỡ làm ăn với doanh nghiệp nhà nước.

Ông Thi giải thích, sở dĩ Bộ Tài Chính Việt Nam xin xóa nợ thuế cho các doanh nghiệp nhà nước vì khoản thuế mà một số doanh nghiệp nhà nước đang nợ hiện... lớn hơn hoặc bằng khoản tiền vốn của nhà nước ở những doanh nghiệp này.

Một số doanh nghiệp nhà nước khác thì do thua lỗ phải cổ phần hóa. Phía mua lại không chịu trách nhiệm về khoản tiền thuế mà những doanh nghiệp nhà nước đó còn nợ. Không xóa nợ thuế không những không thu được tiền mà có thể ảnh hưởng đến kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Nói cách khác, quốc gia mất cả chì (vốn giao cho các doanh nghiệp nhà nước) lẫn chài (thuế)!

Những doanh nghiệp không phải doanh nghiệp nhà nước được Bộ Tài Chính Việt Nam dự tính xin Quốc Hội Việt Nam xóa các khoản nợ về thuế là những doanh nghiệp từng cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho các doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan nhà nước nhưng không được thanh toán đầy đủ và đúng hạn, vì thế mà thiếu thuế. Hoặc nợ thuế vì đối tác phá sản, đơn phương hủy các hợp đồng đã ký.

Không phải tự nhiên mà hồi Tháng Mười Một năm 2013, Ủy Ban Kinh Tế của Quốc Hội Việt Nam nhận định, hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước là một trong những nguyên nhân chính khiến suy thoái kinh tế kéo dài.

Trong Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô 2013, ủy ban này cho biết, tuy nắm giữ nhiều nguồn lực nhất song hiệu quả sử dụng tài sản của DNNN kém xa các khu vực kinh tế khác. DNNN phải sử dụng tới 2.2 đồng vốn để tạo ra 1 đồng doanh thu trong khi doanh nghiệp tư nhân chỉ cần 1.2 đồng và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ cần 1.5 đồng.

Tháng Bảy năm nay, Kiểm Toán Việt Nam công bố kết quả kiểm toán 249 doanh nghiệp thuộc 38 tập đoàn và tổng công ty nhà nước hồi năm ngoái. Theo đó, các dự án do những doanh nghiệp này đầu tư vẫn “không hiệu quả” nên “lãng phí về vốn” và thua lỗ. Do làm mất vốn mà ngân sách cấp (thường được gọi là vốn chủ sở hữu), nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang duy trì hoạt động bằng vốn vay hoặc vốn chiếm dụng của các tổ chức tín dụng, thành ra hệ số nợ phải trả trên vốn của chủ sở hữu lên tới vài chục lần.

Những thông tin đáng ngán về doanh nghiệp nhà nước chưa ngừng ở đó. Mới đây, ba tập đoàn nước, độc quyền trong lĩnh vực năng lượng là: Điện (EVN), than - khoáng sản (TKV) và dầu khí (PVN) vừa đồng loạt báo cáo bị lỗ hàng chục ngàn tỷ vì ngân hàng nhà nước Việt Nam phá giá tiền đồng, tỷ giá đồng/Mỹ kim thay đổi. Cũng vì vậy, các tập đoàn nhà nước đó đề nghị đưa hết khoản lỗ đó vào giá bán điện.

Tại Việt Nam, vì giá các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu như: Xăng dầu, điện... do các doanh nghiệp nhà nước độc quyền cung cấp, liên tục gia tăng nên giá thành tăng vọt, doanh nghiệp Việt Nam không còn khả năng cạnh trạnh cả trong lĩnh vực xuất cảng lẫn trên thị trường nội địa rồi phá sản hay tạm ngưng hoạt động.

Cũng tại Việt Nam, các chuyên gia kinh tế đã từng đúc kết rằng, không thể tin vào số liệu mà các doanh nghiệp nhà nước công bố vì lúc cần tăng giá thì than thua lỗ thê thảm, lúc muốn chia tiền thưởng cho nhau lại khoe “lãi lớn.” (G.Đ)
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Côn đồ đánh dân vì cự cãi cảnh sát giao thông
Monday, September 7, 2015 4:06:00 PM

ĐỒNG NAI (NV) - Một phụ nữ bị côn đồ đánh ngay trước mặt công an khi cự cãi với cảnh sát giao thông
vì muốn làm rõ số tiền mà nhóm công lộ này đã ra giá “xử phạt.”

Image
Viên CSGT ăn hối lộ được ghi lại rất rõ trong clip và đăng tải lên mạng.
(Hình: Cắt từ clip)

Trao đổi với báo Thanh Niên, chiều 6 tháng 9, ông Nguyễn Văn Thọ, trưởng phòng tham mưu Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, công an đang tiến hành kiểm tra, xác minh vụ việc trong đoạn video clip đăng tải trên Facebook cho là người dân bị côn đồ hành hung sau khi cãi cự với cảnh sát giao thông (CSGT).

Trước đó, ngày 5 tháng 9, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện một đoạn video clip mô tả cảnh một đội CSGT đang xử lý vi phạm. Theo nội dung đăng tải, trên đường từ Đồng Nai về Sài Gòn, một cặp vợ chồng trẻ bị CSGT trạm kiểm soát giao thông Ngã Ba Thái Lan dừng xe để kiểm tra giấy tờ do “chạy quá tốc độ.”

Lúc này tổ CSGT làm nhiệm vụ có một người mặc thường phục đang trực tiếp xem xét giấy tờ tại buổi xử lý vi phạm. Theo đó, khi cặp vợ chồng này này xin “bỏ qua,” thì được nhóm công lộ đề nghị đưa 500,000 đồng để “được đi liền.”

Bực tức, người vợ yêu cầu CSGT giải thích về số tiền 500,000 đồng này là tiền gì thì thái độ của viên CSGT tỏ ra rất hung hăng và liên tục nạt nộ vợ chồng họ. Sau khi bị CSGT yêu cầu ra khỏi khu vực xử phạt không thành, một người đàn ông (côn đồ cấu kết với công an) đến gần và đánh người vợ dập môi, chảy máu miệng.
Image
Cô gái bị đánh rách cả môi. (Hình: Cắt từ clip)

Dù sự việc diễn ra trong đoạn clip khá rõ, song “Hiện tại chưa xác định được sự việc đó đúng hay sai như thế nào. Bước đầu công an tỉnh cũng đã nắm thông tin và quan điểm của chúng tôi là sẽ xử lý nghiêm nếu có sai phạm,” ông Thọ khẳng định.

Mong muốn làm rõ hơn sự việc, chiều cùng ngày, phóng viên báo Thanh Niên liên hệ với ông Ngô Văn Công, trạm trưởng Trạm Kiểm Soát Giao Thông Ngã Ba Thái Lan, thuộc Phòng CSGT công an tỉnh Đồng Nai để hỏi về thông tin trên. Tuy nhiên, ông Công cho biết, sự việc đang được xác minh và hẹn làm việc trực tiếp vào tuần tới?

Trong khi đó, ông Dương Thanh Hải, trưởng phòng CSGT Đường Bộ- Đường Sắt Công An tỉnh Đồng Nai cũng cho biết, “ Đơn vị chỉ mới nắm thông tin sơ bộ xung quanh vụ việc, đang tiếp tục làm rõ,” mặc cho dư luận chung “dậy sóng.” (Tr.N)
quangminh
Posts: 548
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Post by quangminh »

Đại hội đảng CSVN có thể trễ hơn vì... Trung Quốc
Wednesday, September 9, 2015 5:17:47 PM


HÀ NỘI (NV) .-Đại hội đảng CSVN tổ chức 5 năm một lần để chia chác các chức vụ chóp trong bu đảng và nhà nước,
dự trù diễn ra giữa tháng Giêng 2016, nhưng có thể trễ hơn do tác động từ Trung Quốc.

Image
Đại biểu tham dự Đại hội đảng CSVN ngày 19/1/2011. Đại hội kế tiếp dự trù diễn ra đầu năm 2016 có thể trì hoãn. (Hình: STR/AFP/Getty Images)



Trong bài phân tích và nhận định về chính tình Việt Nam sắp diễn ra khi đảng cộng sản độc quyền cai trị đất nước chuẩn bị khai diễn đại hội đảng kỳ thứ 12 vào đầu năm 2016 tới đây, giáo sư Carl Thayer, cho rằng có nhiều yếu tố vẫn còn chưa rõ rệt về chiều hướng và nhân sự sẽ lèo lái Việt Nam, dù từ nay tới đó chỉ còn hơn 4 tháng nữa.

Ông Carl Thayer là chuyên viên của Học viện Quốc phòng Hoàng Gia Úc thường được báo chí quốc tế phỏng vấn về các vấn đề liên quan đến chính trị Việt Nam. Ông cũng lập một công ty tham vấn “Thayer Consultancy” cho các tổ chức, công ty và chính phủ nào cần đến các hiểu biết của ông về Á Châu nói chung và các vấn đề Việt Nam, Trung Quốc và Biển Đông nói riêng.

Theo ông ba vấn đề gồm mối quan hệ Việt Nam với Trung Quốc, vấn đề tranh chấp Biển Đông, và những ai sẽ ở trên chóp bu cầm nắm vận mệnh và tương lai đất nước, sẽ có thể buộc trì hoãn ngày giờ họp đại hội đảng.

Đại hội đảng CSVN kỳ 11 họp giữa Tháng Giêng 2011 kéo dài khoảng 1 tuần lễ. Đại hội 12 dự trù cũng khoảng thời gian này vào đầu năm 2016 với khoảng 1,400 đại biểu thuộc 63 tỉnh thị và các tổ chức đảng, chính quyền ở trung ương cũng như quân đội.

Một cách tổng quát, đại hội đảng CSVN gồm 5 nhiệm vụ chính gồm thông qua bản báo cáo chính trị, chấp thuận một bản kế hoạch kinh tế xã hội cho 5 năm và 10 năm tới (2016-2025), nhưng như thông lệ, quan trọng nhất phải là bầu chọn một Bộ Chính Trị mới.

Tại đại hội đảng 11, các đại biểu có quyền đề cử ứng viên trong số những người tham dụ đại hội bên cạnh một danh sách được đám chóp bu trong Bộ Chính Trị thỏa hiệp sẵn với nhau. Cũng nhờ vậy, có một số người được đưa vào “Trung ương đảng” trong số đại biểu tham dự.

Nhưng ở kỳ đại hội đảng 12 sắp diễn ra đầu năm tới, tất cả các ứng viên đưa vào “Trung ương đảng” khóa tới, phải được “Trung ương đảng” khóa này chấp thuận trước khi tên những người đó được đưa vào danh sách ứng viên.

Trên nguyên tắc, Trung ương đảng CSVN họp hai kỳ một năm. Tuy nhiên, vì tình thế, nó có thể được triệu tập các kỳ họp bất thường, nhưng cũng có thể họp ít hơn. Năm 2014, Trung ương đảng CSVN chỉ họp có một lần duy nhất. Ông Thayer cho rằng điều này xảy ra do các bất đồng ý kiến về tranh chấp Biển Đông và mối quan hệ với Trung Quốc khi Bắc Kinh đưa giàn khoan khổng lồ HD981 đến dò tìm dầu khí ở khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phía nam quần đảo Hoàng Sa.

Việc chuẩn bị cho đại hội đảng 12 của đảng CSVN, cho đến nay, vẫn có vẻ im ắng khác hẳn những kỳ họp đại hội đảng trước đây. Báo chí tại Việt Nam không hề cho biết bao giờ thì sẽ có đại hội đảng kỳ thứ 12 dù rải rác ít tin về sự chuẩn bị.

Đại hội đảng kỳ 11 diễn ra giữa Tháng Giêng 2011 thì từ tháng Tư 2010 đã có bản dự thảo về báo cáo kinh tế xã hội được công bố để “lấy ý kiến nhân dân”. Liệu các cuộc họp Trung ương đảng dự trù vào Tháng 10 và Tháng 12 năm nay sẽ có gì để “lấy ý kiến nhân dân” một cách vội vã hay không, vẫn là dấu hỏi.

Theo nguồn tin riêng của ông Thayer, một bản “Sách trắng Quốc phòng Việt Nam” dự trù công bố cuối năm nay, nhưng sẽ chỉ được công bố sau Đại hội đảng 12.

Theo ông, sự kín bưng của kỳ họp trung ương đảng hồi Tháng 5 vừa qua và sự trì hoãn công bố bản “Sách trắng Quốc phòng” nhiều phần có thể được diễn dịch do hệ quả của hai vấn đề chồng chéo lên nhau là yếu tố Trung Quốc và sự lựa chọn ai sẽ là lãnh tụ mới của Việt Nam. Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình dự trù đến Việt Nam giữa Tháng 10 hay Tháng 11-2015.

Điều lệ đảng CSVN chỉ cho phép mỗi đảng viên ở trong một chức vụ 2 nhiệm kỳ. Đồng thời, tuổi nghỉ hưu ở các chức vụ cao là 65 tuổi. Nếu theo đúng, 9 người trong Bộ Chính Trị CSVN hiện nay gồm cả Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng, Trương Tấn Sang, chủ tịch nước, và Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng, đều phải nghỉ hưu. Nhưng lại có điều khoản ngoại lệ cho phép một số chức vụ chóp bu trong đảng được ngồi lại dù quá tuổi.

Ít lâu nay, có nhiều tin tức đồn đoán là ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhăm nhe cái ghế tổng bí thư. Những tháng gần đây, người ta thấy có rất nhiều sự cắt đặt các ông chủ tịch tỉnh mới, một dấu hiệu cài cắm thế lực phe nhóm hầu tạo tay chân mạnh hơn ở đại hội đảng. Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ những người khác cũng nhăm nhe ngồi vào cái ghế đó như Trương Tấn Sang, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Sinh Hùng.

Theo ông Thayer, người ta sẽ không nhìn thấy đại hội đảng CSVN kỳ 12 đưa đến sự thay đổi quan trọng trong chủ trương đường lối, chính sách hội nhập quốc tế của Hà Nội, vấn đề lãnh đạo của Việt Nam đến nay vẫn còn chưa có gì rõ rệt. (TN)
dailien
Posts: 2458
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Bệnh ‘tay chân miệng’ bùng phát ở Sài Gòn
Saturday, September 12, 2015 4:07:25 PM

SÀI GÒN (NV) - Tuy chưa vào mùa của dịch bệnh, song trẻ em mắc bệnh tay chân miệng ở Sài Gòn bắt đầu tăng mạnh
và nếu chính quyền không phòng chống quyết liệt, bệnh sẽ phát thành dịch.

Image
Hàng trăm trẻ nhập viện do bệnh tay chân miệng mỗi tuần.

Tại hai bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2, thành phố Sài Gòn ngày 10 tháng 9 có hàng trăm bệnh nhi bị bệnh tay chân miệng đang nằm viện, trong đó có những bé trở nặng, nguy hiểm cho sức khỏe.

Theo tin Tuổi Trẻ, sáng 10 tháng 9, chỉ riêng tại phòng hồi sức khoa nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 1, có 56 bệnh nhi nằm tại khoa nhiễm, đa số bệnh nhi ở Sài Gòn nhập viện, với triệu chứng sốt cao, ói nhiều, mệt lả, bị giật mình, chới với... đang được điều trị bằng thuốc đặc trị đắt tiền. Trong khi những tháng trước đó, chỉ có 20-30 ca nằm viện/ngày. Do số bệnh nhi nằm viện nhiều nên một số bé phải nằm hành lang hoặc nằm ghép hai bé một giường.

Ông Trương Hữu Khanh, trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, cách đây hai tuần số bệnh nhi nằm viện nhiều nhất chỉ 30-40 ca, nhưng từ tuần cuối tháng 8 đến nay số ca bệnh tăng rất cao. Những ngày đầu tuần lên đến hơn 80 bệnh nhi nằm viện/ngày.

Tương tự, ông Phạm Ngọc Thạch, phó phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Nhi Đồng 2 cũng cho biết, số bệnh nhi nhập viện vì tay chân miệng từ đầu năm đến ngày 9 tháng 9 tại bệnh viện là 1,237 ca. Hơn một tháng nay, số trẻ mắc tay chân miệng nhập viện bắt đầu tăng nhiều. Cụ thể, tháng 7 chỉ có 126 ca, nhưng sang tháng 8 là 242 ca và chỉ trong 9 ngày đầu tháng 9 này, số trẻ nhập viện đã lên đến 131 em.

Theo thống kê của Trung Tâm Y Tế Dự Phòng thành phố Sài Gòn, từ đầu năm đến nay toàn thành phố này có 4,559 ca nhiễm bệnh nhập viện, trung bình khoảng 100-150 ca nhập viện/tuần. Tuy nhiên, chỉ từ ngày 28 tháng 8 đến 4 tháng 9, đã có 191 ca nhập viện, tăng 32% so với số ca bệnh trung bình của bốn tuần gần nhất.

Ông Khanh nhận định, thông thường, chu kỳ đỉnh điểm của bệnh này là vào khoảng tháng 10, 11, song số ca bệnh tay chân miệng tăng nhiều là do thời tiết thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển, vì vậy dự báo thời gian tới số trẻ mắc bệnh nhập viện sẽ còn tăng cao hơn nữa. (Tr.N)
trinhham
Posts: 133
Joined: Mon Dec 10, 2012 2:07 am
Contact:

Post by trinhham »

“Tàu lạ” tấn công, bắn vào 6 tàu cá Việt Nam
Monday, September 14, 2015 3:49:30 PM

RẠCH GIÁ (NV) .- Một tàu cao tốc võ trang đã rượt đuổi, bắt làm con tin 1 tàu và đuổi theo bắn 5 tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam
trong vùng biển giáp ranh với Thái Lan và Malaysia.

Image
Các ngư dân thoát nạn trở về. (Hình: VNExpress)

Vụ tấn công xảy ra buổi sáng hôm Thứ Sáu 11/9/2015 đã làm một ngư dân Việt Nam của tỉnh Kiên Giang thiệt mạng và ít nhất hai ngư dân khác bị thương. Tin tức sơ khởi ngày hôm qua thì chỉ có hai tàu bị tấn công, tin mới từ lời tường thuật của ngư dân thì có 6 tàu đánh cá của Việt Nam là nạn nhân trong vụ này.

Theo lời tường thuật của ngư dân Huỳnh Văn Tửng với phóng viên báo Thanh Niên, ông là tài công của chiếc tàu đánh cá mang số hiệu KG-94005 cùng với tàu KG-9378 đánh cá bủa cào ở khu vực biển giáp ranh 3 nước Việt Nam, Mã Lai và Thái Lan. Khoảng 11 giờ 30 ngày 11/9/2015, bất ngờ ông thấy “một ca nô sắt dài khoảng 12-13 mét cắm cờ Thái Lan” trang bị súng máy rượt theo.

“Thấy vậy, tôi liên dùng bộ đàm kêu anh em bỏ lưới để chạy. Chiếc tàu KG – 9376 là tàu đực (chỉ làm nhiệm vụ buông, kéo lưới) đã nhanh chóng chạy thoát. Còn chiếc tàu tôi là tàu cái (còn có nhiệm vụ chứa cá) nên chậm hơn và bị họ rượt bắn loạn xạ. Một viên đạn bắn vỡ kính ca bin nhưng may mắn tôi không bị trúng. Tuy nhiên một ngư phủ tên Trần Văn Sáng bị thương vào đùi”. Lời ông Tửng trên báo Thanh Niên.

Ông Tửng kể tiếp rằng: “Rượt theo được vài hải lý thì họ bắt kịp và áp sát leo lên tàu tôi khống chế, trói toàn toàn bộ 19 anh em ngư phủ trên tàu, trói ngược tay và dồn ra phía trước mui tàu. Riêng tôi thì bị họ đánh liên tiếp vào đầu, gáy và bụng”.

Ông Tửng cho biết chiếc tàu do ông lái sau đó bị ca nô đó kè ép chạy về phía biển của Thái Lan.

“Tôi ước chừng gần 2 tiếng đồng hồ thì đến điểm dừng, họ chia 5 người lên tàu cá cầm súng canh chừng ngư dân. 5 người còn lại kéo tôi xuống ca nô. Họ để tôi ngồi cạnh cây súng máy rồi rồ máy phóng nhanh về phía ngư trường nơi các tàu cá Việt Nam đang đánh bắt”, ông Tửng kể với phóng viên báo Thanh Niên.

Do ngồi trên ca nô của những kẻ lạ mặt nên ông Tửng đã chứng kiến toàn bộ sự việc xả đạn diễn ra thế nào, nguồn tin nói.

“Khi thấy tàu KG 94812 và KG 94811, chiếc ca nô lao về phía họ bắn xối xả. Tàu KG 94812 đã nhanh chóng chạy thoát, còn chiếc KG 94811 bị bắn vào ca bin khiến tài công bị thương nhưng người cầm lái vẫn cố điều khiển con tàu chạy thoát về phía nhà giàn DK1/10 của mình”. Ông Tửng kể.

Đây chính là chiếc tàu do tài công Nguyễn Hùng Cường điều khiển. Ông Cường bị đạn bắn gẫy đùi được sơ cứu ở nhà giàn DK1/10 rồi tàu của ông chạy về đất liền để lo chuyện trị thương cho ông.
Image
Tài công Ngô Văn Sinh thiệt mạng bỏ lại vợ và 2 con nhỏ đang đi học chưa biết nương tựa vào đâu.



Vẫn theo lời ông Tửng kể trên tờ Thanh Niên, rượt đuổi hàng chục hải lý nên các tàu đã vào sâu hải phận Việt Nam nên ca nô lạ không dám rượt tiếp. Tuy nhiên, khi quay trở ra, chiếc ca nô bắt gặp và rượt theo cặp tàu KG 94059 do anh Ngô Văn Sinh làm tài công và KG 94058 chạy chung cặp với tàu anh Sinh. Tài công tàu KG 94058 đã nhanh tay đổi hướng tàu, rồ ga chạy theo hướng tàu KG 94811. Thấy không rượt kịp tàu này, chiếc ca nô lao thẳng về tàu KG 94059.

“Biển hôm đó êm nên họ đã áp sát rất nhanh và gần như đối đầu với tàu KG 94059. Chiếc ca nô tiếp tục áp sát bên hông tàu KG 94059 rất gần rồi lia đạn vào ca bin. Khi thấy anh Sinh gục xuống... Chiếc tàu mất lái quay vòng vòng thì họ mới bỏ đi... Còn tôi thì sợ hãi đến cùng cực”.

Tài công Ngô Văn Sinh chết tại chỗ. Sau đó, chiếc ca nô đã thả tàu KG - 94005 cùng 19 ngư phủ và 1 tài công trở về. Tuy nhiên, “Trước khi thả anh em, chúng đã tịch thu hết điện thoại, đập phá sạch máy thu phát tín hiệu...”, ông Tửng nói.

Theo VNExpress, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang khuyến cáo các chủ tàu, ngư dân đánh cá trên biển “nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, tuyệt đối không vượt ra khỏi lãnh hải của Việt Nam khi chưa được phép để tránh các vụ việc đáng tiếc tương tự”. (TN)
trinhham
Posts: 133
Joined: Mon Dec 10, 2012 2:07 am
Contact:

Post by trinhham »

Chỉ có ở Việt Nam: Một gia tộc 'phục vụ' cả huyện

HÀ NỘI (NV) - Cả chục thành viên trong một gia tộc họ Lê đang cùng “phục vụ” dân chúng huyện Mỹ Ðức, thành phố Hà Nội.

Ngoài một người là ông Lê Văn Sang, vừa tái đắc cử để tiếp tục “phục vụ” ở vị trí bí thư cho đến năm... 2020,
những người còn lại chia nhau “phục vụ” tại các phòng, ban trong hệ thống công quyền ở huyện Mỹ Ðức.

Image
Chùa Hương ở huyện Mỹ Ðức, thành phố Hà Nội, có một “trạm trung chuyển” thân nhân cán bộ thành lãnh đạo. (Hình: VietNamNet)


Theo thống kê của tờ Người Lao Ðộng thì huyện Mỹ Ðức có 13 phòng, ban và hơn 10 người trong số này là thành viên trong gia tộc của ông Sang.

Chẳng hạn bà Lê Thị Vĩnh, trưởng phòng Tài Chính-Kế Hoạch, là cô ông Sang. Bà Ðỗ Thị Lê Hương, phó văn phòng Huyện Ủy là con của thông gia với ông Sang. Ông Lê Văn Nhiệm, phó ban quản lý các dự án là em họ ông Sang. Bà Lê Hải Hồng, phó Phòng Kinh Tế là chị họ ông Sang. Ông Lê Văn Sức, trưởng Phòng Dân Tộc Học là cháu gọi ông Sang bằng chú. Vài người khác tuy không cùng họ nhưng cũng thuộc gia tộc của ông Sang như bà Nguyễn Thị Hòa, Phó Ban Dân số-Kế Hoạch Hóa Gia Ðình là em vợ ông Sang. Còn bà Nguyễn Thị Duyên, Phòng Quản Lý Ðô Thị thì là... con dâu ông Sang...

Khi tờ Người Lao Ðộng đem thắc mắc về chuyện gia tộc “phục vụ” cả huyện trao đổi với trưởng Ban Tổ Chức Huyện Ủy thì ông Lê Văn Sơn - chú ông Sang, thừa nhận, việc gia tộc của ông ta cùng “phục vụ” dân chúng huyện Mỹ Ðức là có thật nhưng vẫn bảo đảm đúng quy hoạch, quá trình tuyển chọn bảo đảm “đúng quy trình.” Thậm chí vì là “người trong nhà” nên trình độ phải trội hơn người khác mới chọn.

Ông Sơn dẫn chứng trường hợp Lê Văn Trang, 33 tuổi, là... con trai ông Sang. Trang từng là viên chức Chi Cục Thuế, bỏ Chi Cục Thuế để về “phục vụ” ở Phòng Tài Chính huyện Mỹ Ðức. Dẫu đã được “quy hoạch” làm phó chủ tịch huyện Mỹ Ðức nhưng vẫn phải gửi xuống xã An Phú làm bí thư xã để “đào tạo.”

Hoặc Nguyễn Thị Hương, một người bà con khác của ông Sang, trước đây làm việc tại Phòng Nội Vụ nhưng do “rất có năng lực” nên phải “dỗ” mãi mới chịu qua làm... phó chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra của Huyện Ủy.

Bà Nguyễn Lan Hương, phó bí thư huyện Mỹ Ðức thì cho rằng, việc so sánh quan hệ gia tộc của bí thư huyện Mỹ Ðức với hệ thống công quyền ở huyện này là không hợp lý vì hơn một chục thành viên trong gia tộc của ông Sang đã là... cán bộ lãnh đạo huyện Mỹ Ðức trước khi ông Sang làm bí thư huyện!

Nhiều người trong gia tộc của ông Sang cùng “phục vụ” huyện Mỹ Ðức được bà Hương giải thích là do thiếu cán bộ trẻ, cán bộ nữ. Giống như ông Sơn, bà Hương khẳng định việc tuyển chọn, cất nhắc là đúng qui trình. Nếu sai thì Ủy Ban Kiểm Tra của Thành ?y Hà Nội đã xử lý rồi!

Tờ Người Lao Ðộng dẫn dư luận cho biết thêm, huyện Mỹ Ðức có thắng cảnh chùa Hương. Chính quyền huyện Mỹ Ðức lập ra Ban Quản Lý Di Tích Thắng Cảnh Hương Sơn. Giới lãnh đạo huyện Mỹ Ðức đã dùng Ban Quản Lý Di Tích Thắng Cảnh Hương Sơn như một “trạm trung chuyển” thân nhân vào bộ máy công quyền làm công chức.

Chẳng hạn sau một thời gian ngắn ở Ban Quản Lý Di Tích Thắng Cảnh Hương Sơn, Lê Ðức Anh - con trai ông Sang được tuyển vào làm công chức của ban quản lý các dự án.

Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Hưng cùng là con của ông Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch huyện Mỹ Ðức được tuyển vào làm công chức Phòng Tài Chính-Kế Hoạch và Phòng Nội Vụ.

Lê Quang Hưng, con ông Lê Văn Cành, phó chủ tịch huyện thì được tuyển làm công chức Phòng Nội Vụ.

Nguyễn Minh Hoành, con bà Lê Thị Vĩnh, trưởng Phòng Tài Chính-Kế Hoạch thì được tuyển vào làm công chức ngay tại phòng của mẹ mình!

Chuyện vừa kể thật ra cũng chỉ để... thở dài bởi hệ thống thượng tầng tại Việt Nam cũng y hệt như vậy!

Ví dụ hai con trai ông Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng Việt Nam là Nguyễn Thanh Nghị và Nguyễn Minh Triết thì anh từng nhảy một phát lên làm thứ trưởng Bộ Xây Dựng còn em thì làm ủy viên Ban Chấp Hành, kiêm phó Ban Trường Học của Ban Chấp Hành Trung Ương Ðoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh (Ðoàn TNCS HCM), kiêm giám đốc Trung Tâm Hỗ Trợ và Phát Triển Sinh Viên Việt Nam. Kế đó, Nghị được đưa vào Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng CSVN rồi được “luân chuyển” về làm... phó bí thư tỉnh Kiên Giang, còn Triết thì được đưa về làm phó bí thư Tỉnh Ðoàn Bình Ðịnh để “đào tạo” trước khi được sắp đặt vào vị trí cao hơn.

Hoặc trường hợp của Lê Trương Hải Hiếu, con ông Lê Thanh Hải, ủy viên Bộ Chính Trị kiêm bí thư Thành Ủy Sài Gòn, vừa được “bầu” làm chủ tịch Quận 12, Sài Gòn...

Nếu như huyện Mỹ Ðức, thành phố Hà Nội có Ban Quản Lý Di Tích Thắng Cảnh Hương Sơn làm “trạm trung chuyển” để đưa thân nhân vào hệ thống “phục vụ” dân chúng thì giới lãnh đạo thượng tầng ở Việt Nam có Ðoàn TNCS HCM. (G.Ð)
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests