Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Giữa tranh chấp chủ quyền, thương mại Việt-Trung vẫn bình thường


HÀ NỘI (NV) - Dẫu các bất đồng về tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc càng ngày càng trở nên gay gắt,
quan hệ thương mại Việt-Trung vẫn diễn tiến bình thường.

Image
Cửa hàng bán chăn tại chợ Đông Kinh, Lạng Sơn, là một trong những gian
hàng bán đồ Trung Quốc gần biên giới hai nước.
(Hình: Hoang Dinh Nam
/AFP/Getty Images)

Thống kê mới nhất do tổng cục thống kê của Việt Nam thực hiện cho biết, trong sáu tháng đầu năm nay, Việt Nam đã chi 24.4 tỷ Mỹ kim để nhập cảng hàng hóa của Trung Quốc, tăng 23.9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, cũng trong sáu tháng đầu năm nay, tổng giá trị hàng hóa mà Việt Nam xuất cảng qua Trung Quốc chỉ có 7.7 tỷ Mỹ kim. Dù tăng 3.6% so với năm ngoái nhưng nhập siêu trong quan hệ thương mại với Trung Quốc trong sáu tháng vừa qua vẫn lên tới 16.7 tỷ Mỹ kim.

Cũng cần nhắc lại rằng, trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Việt Nam chỉ có một lần xuất siêu ở mức 135 triệu Mỹ kim vào năm 2000 và từ đó đến nay liên tục nhập siêu.

Hồi trong tuần Tháng Mười Hai năm 2013, tại một hội nghị bàn về việc thực hiện thỏa thuận thương mại tự do, Bộ Công Thương Việt Nam từng thú nhận, chỉ trong 10 năm, từ 2001 đến 2012, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc đã tăng 76 lần, từ 210 triệu Mỹ kim hồi 2001, thành 16 tỷ Mỹ kim vào năm 2012.

Đến năm 2013, nhập siêu từ Trung Quốc tăng lên thành 23.7 tỷ Mỹ kim và năm ngoái, con số này là 28 tỷ Mỹ kim. Khoảng 60% hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc vẫn là nguyên liệu, phụ liệu cho các ngành dệt may, da giày, điện tử. 30% còn lại là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng.

Đó cũng là lý do mà từ năm 2013 đến nay, các chuyên gia kinh tế cũng như một số viên chức Việt Nam liên tục cảnh báo nguy cơ lệ thuộc Trung Quốc về kinh tế, tại các hội thảo, hội nghị. Thậm chí là tại diễn đàn Quốc Hội.

Bởi các doanh nghiệp của Việt Nam càng ngày càng phụ thuộc vào nguyên liệu, phụ liệu, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng của Trung Quốc nên người ta lo ngại, nếu Trung Quốc ngừng xuất cảng chúng sang Việt Nam, sẽ có hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam hấp hối vì không kịp ứng phó.

Gần đây, tại Việt Nam, các chuyên gia kinh tế bắt đầu đề cập đến việc phải “thoát Trung” (bứt ra khỏi sự lệ thuộc Trung Quốc), tuy nhiên thực tế cho thấy, đó là một mong muốn khó khả thi bởi cả khả năng cạnh tranh lẫn công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam quá yếu.

Mới đây, đề cập đến chuyến thăm Việt Nam của ông Trương Cao Lệ, phó thủ tướng Trung Quốc, trong ba ngày (từ 16 đến 18 Tháng Bảy), ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho biết, Việt Nam và Trung Quốc sẽ “thảo luận về các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác thiết thực về kinh tế, thương mại và các lĩnh vực đầu tư trong chuyến thăm này.” (G.Đ)
tiendung
Posts: 874
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Post by tiendung »

Biên giới Việt Nam-Cambodia càng lúc càng nóng
Monday, July 20, 2015 2:39:01 PM

LONG AN (NV) - Hàng ngàn người Cambodia đã đến xem cột mốc số 203 ở biên giới Cambodia-Việt Nam để kiếm chứng cáo buộc
của Ðảng Cứu Nguy Dân Tộc Cambodia rằng, chính quyền đương nhiệm đã nhượng đất cho Việt Nam.

Sự kiện vừa kể mới xảy ra hôm 19 tháng 7, 2015. Cột mốc 203 nằm ở đoạn tiếp giáp giữa tỉnh Svay Rieng của Cambodia và tỉnh Long An của Việt Nam.
Chuyện mời người Cambodia kiểm chứng là sáng kiến của Ðảng Cứu Nguy Dân Tộc Cambodia -
tổ chức chính trị đối lập với Ðảng Nhân Dân Cambodia của ông Hun Sen - Thủ tướng Cambodia.

Image
Một viên chức Cambodia đang xác định những khu vực xảy ra xung đột tại biên giới Cambodia-Việt Nam trong một cuộc họp báo. (Hình: VOA)

Một số nguồn tin cho biết khoảng 100 người Cambodia đã đến tận đường biên quan sát cột mốc 203 trong khi nông dân xã Bình Hòa Tây, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An dàn hàng ngang sát cột mốc này.

Tháng trước, tại khu vực vừa kể đã từng xảy ra xung đột giữa dân Cambodia và Việt Nam, khiến 10 người Cambodia, trong đó có một dân biểu tên là Real Camerin của Ðảng Cứu Nguy Dân Tộc Cambodia và tám người Việt Nam bị thương.

Sau cuộc xung đột đó, Ủy Ban Phân Ðịnh-Cắm Mốc Biên Giới trên đất liền giữa Việt Nam và Cambodia đã có một cuộc họp bất thường diễn ra trong ba ngày, từ 7 đến 9 tháng 7, 2015 tại Phnom Penh.

Cuộc họp này vừa chấm dứt thì Thông tấn xã Việt Nam cho biết, ông Võ Trọng Việt, một trung tướng hiện là tư lệnh lực lượng Biên Phòng Việt Nam đã đến Cambodia để gặp ông Sok Phal, một đại tướng hiện là tổng cục trưởng Tổng Cục Di Trú Cambodia nhằm tiếp tục thảo luận về các vấn đề có liên quan tới biên giới.

Cuộc làm việc kéo dài tới một tuần được cho là nhằm “đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, cùng nhau giải quyết tốt các vấn đề trên biên giới trên tình thần đoàn kết, hữu nghị, tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.”

Việt Nam và Cambodia có khoảng 1,200 cây số biên giới trên bộ. Năm 1933, chính quyền thời thuộc Pháp từng thực hiện một bản đồ ghi nhận các dữ kiện liên quan đến biên giới giữa Việt Nam và Cambodia. Bản đồ này được Việt Nam Cộng hòa tái xác nhận năm 1955, rồi được chính quyền Cambodia thời Quốc Vương Norodom Sihanouk công nhận và gửi cho Liên Hiệp Quốc lưu chiểu hồi giữa thập niên 1960.

Chưa rõ vì sao đến năm 1985, Việt Nam và Cambodia lại ký một hiệp định mới để phân định biên giới và đến 2005 ký thêm một hiệp định nữa để bổ túc cho hiệp định đã ký năm 2005. Hiệp định mới về phân định biên giới giữa Việt Nam và Cambodia đã trở thành nguyên nhân dẫn tới xung đột cả trong nội bộ Cambodia lẫn giữa Cambodia và Việt Nam.

Trong nhiều năm qua, giới đối lập tại Cambodia liên tục chỉ trích chính quyền đương nhiệm đã “nhượng đất cho Việt Nam.” Cũng vì vậy xung đột tại khu vực biên giới Việt Nam-Cambodia càng ngày càng gay gắt.

Hồi thượng tuần tháng này, ông Hun Xen, thủ tướng Cambodia phải đề nghị Liên Hiệp Quốc cho mượn lại bản đồ mà Cambodia đã nộp lưu chiểu hồi 1964 để có cơ sơ giải quyết những bất đồng về biên giới trong nội bộ và với Việt Nam.

Mới đây, qua VOA, bà Eri Kaneko, phát ngôn viên của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nói rằng, Liên Hiệp Quốc “đã cung cấp cho Cambodia những thông tin có liên quan mà Liên Hiệp Quốc có thể tìm thấy” và “đang tiếp tục tìm kiếm các tài liệu quan trọng mà chính phủ Cambodia yêu cầu.”

Cũng mới đây, ông Hun Sen lên tiếng thừa nhận, một số cột mốc trên biên giới với Việt Nam có thể đã bị cắm sai nên nằm bên trong lãnh thổ Cambodia. Theo ông Hun Sen thì chính quyền Cambodia có thể sẽ “yêu cầu điều chỉnh.”

Ông Hun Sen nói thêm rằng, khoảng 83% chiều dài của biên giới Cambodia-Việt Nam đã được phân định và cắm mốc. Cambodia có thể xem lại các cột mốc đã cắm nếu việc phân định không chính xác thì sẽ yêu cầu sửa sai và điều chỉnh.

Ðáng lưu ý là ông Hun Sen nhấn mạnh, chuyện phân định-cắm mốc biên giới tuy đã thực hiện cách nay 30 năm mà vẫn chưa xong vì người Khmer chưa đồng ý. Cambodia đã gửi một thông điệp cho các láng giềng rằng, Cambodia không từ bỏ quyền yêu cầu về một số điểm, kể cả khi ở trong nước, Cambodia vẫn chưa đoàn kết về một số điểm.

Trước đó, hồi đầu tháng này, ông Hunsen giải thích việc mượn lại bản đồ đã nộp lưu chiểu cho Liên Hiệp Quốc nhằm có cơ sở kiểm tra lại việc phân định biên giới với Việt Nam và chấm dứt sự kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan của một số bên ở Cambodia - điều có thể dẫn tới thảm họa cho Cambodia. Theo ông Hunsen thì phe đối lập ở Cambodia đang cố tình làm cho dân chúng Cambodia và cộng đồng quốc tế “hiểu lầm” nhằm thu lợi về mặt chính trị.

Khi loan tin về cuộc họp bất thường của Ủy Ban Phân Ðịnh-cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Cambodia hồi thượng tuần tháng 7, báo chí Việt Nam cho biết, Việt Nam và Cambodia đồng ý sẽ thúc đẩy đàm phán để sớm hoàn thành công việc phân định và cắm mốc biên giới trong năm 2015.

Việt Nam và Cambodia khẳng định sẽ gia tăng việc gìn giữ trật tự ở khu vực biên giới. Trong quá trình đàm phán để tiếp tục phân định và cắm mốc tại 17% chiều dài biên giới còn lại, hai bên cam kết không thay đổi, dịch chuyển các cột mốc biên giới và không để dân chúng của mình xâm canh, xâm cư.

Tuy nhiên cuối tuần trước, ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam lên án Cambodia không đáp ứng “đề nghị thiện chí” của Việt Nam: “Ngưng xây dựng công trình trong phạm vi 100 mét tính từ đường quản lý thực tế về mỗi bên tại các khu vực chưa phân giới, cắm mốc.” (G.Ð)
nguyenvsau
Posts: 1135
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »


Việt Nam khởi tố, bắt giam chủ tịch tập đoàn dầu khí quốc doanh

Wednesday, July 22, 2015 5:28:52 PM

HÀ NỘI (NV) - Chủ tịch tập đoàn dầu khí quốc doanh Việt Nam, Petro Vietnam (PVN), vừa đột ngột bị “khởi tố” và “bắt tạm giam”
để điều tra về những sai phạm mấy năm trước khi ông còn là tổng giám đốc Ngân Hàng Đại Dương.

Image
Ông Nguyễn Xuân Sơn khi còn làm Chủ tịch HĐQT PetroVietnam. (Hình: Người Lao Động)

Theo tin các báo ở Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Sơn, 53 tuổi, vừa bị khám xét nhà và bị tống giam vào chiều ngày Thứ Ba, 21 Tháng Bảy, để tiếp tục điều tra với 2 tội danh “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Nếu bị kết án, ông Sơn có thể bị án tù đến 20 năm theo Bộ Luật Hình Sự hiện nay.

Điều đáng ngạc nhiên là, mới ngày 19 Tháng Bảy, trang mạng chính phủ loan tin ông Nguyễn Xuân Sơn được thủ tướng ký quyết định cho “thôi giữ chức chủ tịch Hội Đồng Thành Viên PVN để nhận nhiệm vụ tại Bộ Công Thương do bộ trưởng phân công”.

Cho “thôi chức” được hiểu như một cách diễn tả khác của việc cách chức nhưng việc khám xét nhà và tống giam để điều tra tiếp tục và truy tố là rất nhanh chóng trong trường hợp này. Rất có thể là để ngăn chặn một vụ chạy trốn như ông Dương Chí Dũng, cựu chủ tịch HĐQT tập đoàn đóng tàu Vinashin trước đây.

Theo những gì được phơi bầy phần nào trên mặt báo, ông Nguyễn Xuân Sơn bị cáo buộc là đồng phạm với ông Hà Văn Thắm, chủ tịch HĐQT ngân hàng Đại Dương, làm thất thoát số tiền lên đến $38 triệu của PVN đầu tư vào ngân hàng này.

Ông Hà Văn Thắm bị khởi tố, bắt giam, từ cuối Tháng Mười năm ngoái, về tội danh "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" theo Điều 179 Bộ Luật Hình Sự. Ông Thắm còn kiêm thêm các chức vụ chủ tịch Ủy Ban Tín Dụng, chủ tịch Ủy Ban Đầu Tư của Oceanbank.

Theo các tin tức, ông Sơn và ông Thắm đã toa rập với nhau, cho vay những số tiền lớn nhưng không có thế chấp đầy đủ và đúng luật dẫn đến nợ mất luôn.
Image
Ông Hà Văn Thắm khi còn là chủ tịch HĐQT ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank).

Ông Nguyễn Xuân Sơn chỉ mới được Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm làm chủ tịch PVN từ Tháng Bảy, 2014, dù được chỉ định làm tổng giám đốc ngân hàng Đại Dương từ cuối năm 2008 đến năm 2010.

Ông Sơn là một viên chức kỳ cựu của PVN qua nhiều chức vụ khác nhau từ năm 1984. Được đưa qua ngân hàng Đại Dương một thời gian rồi quay lại làm phó tổng giám đốc PVN từ năm 2010, phụ trách các lĩnh vực tài chính kế toán, kế hoạch chiến lược. Cuối cùng là chủ tịch ĐDQT của một tập đoàn quốc doanh lớn hàng đầu của Việt Nam.

Tháng Tư vừa qua, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đã “mua lại” ngân hang Đại Dương với giá 0 đồng, tức nắm quyền kiểm soát ngân hàng này. Một bản thông cáo của Ngân Hàng Nhà Nước giải thích lý do cho biết vì “OceanBank đã bộc lộ nhiều yếu kém trong hoạt động, việc quản trị điều hành ngân hàng vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật”. Cho nên, Ngân Hàng Nhà Nước đã “đặt OceanBank vào tình trạng kiểm soát đặc biệt để kiểm soát rủi ro, giảm thiểu tổn thất tài sản tại ngân hàng.”

Những năm gần đây, Việt Nam điêu đứng với những tai tiếng của hệ thống kinh tài quốc doanh. Vinashin, Vinalines cùng nhiều tổng công ty và tập đoàn khác đều “lời giả, lỗ thật”. Hệ thống ngân hàng thương mại cũng đầy những tiếng xấu không kém với những món nợ khó đòi, hiểu gần như mất luôn, vì cho các doanh nghiệp nhà nước vay tiền thả dàn, đầu tư vào những lãnh vực nhiều rủi ro, cụt luôn cả vốn. (TN)
trinhham
Posts: 133
Joined: Mon Dec 10, 2012 2:07 am
Contact:

Post by trinhham »

Singapore từ chối người Việt Nam nhập cảnh do ‘vi phạm pháp luật’
Friday, July 24, 2015 4:31:18 PM

HÀ NỘI (NV) - Đại Sứ Quán Việt Nam tại Singapore xác nhận, Cục Quản Lý Cửa Khẩu và Nhập Cư Singapore từ chối cho một số công dân Việt Nam,
chủ yếu là nữ nhập cảnh là do “vi phạm pháp luật.”

Image
Nhiều công dân Việt Nam, nhất là phụ nữ bị từ chối nhập cảnh vì
vi phạm pháp luật. (Hình: Vietnam Plus)

Ngày 24 tháng 7, 2015, Vietnam Plus dẫn lời ông Nguyễn Công Huân, phụ trách lãnh sự Đại Sứ Quán Việt Nam tại Singapore cho hay, Cục Quản Lý Cửa Khẩu và Nhập Cư Singapore (ICA) đưa ra nguyên nhân cho biết, “Do nhiều công dân nữ Việt Nam sử dụng các hộ chiếu khác nhau, cá biệt có trường hợp dùng đến 3 hộ chiếu với nhân thân khác nhau để nhập cảnh Singapore làm chuyện phi pháp (làm gái mại dâm).

ICA thông tin thêm, trước sự gia tăng của tình trạng trên, cơ quan này phải kiểm tra chặt chẽ hơn với du khách Việt Nam, nhất là phụ nữ. Đồng thời, với những trường hợp chưa vi phạm nhưng do nhiều người Việt Nam không biết tiếng Anh để giải thích lý do nhập cảnh, dẫn đến việc ICA từ chối và buộc quay về nước.

Ông Huân khẳng định, Đại Sứ Quán Việt Nam sẽ tiếp tục làm việc với ICA, đề nghị phía Singapore làm rõ những trường hợp cần kiểm tra, lý do không cho phép nhập cảnh cũng như giấy tờ cần có và cách thức khai tờ khai nhập cảnh... Đặc biệt, trong quá trình xem xét giấy tờ, phỏng vấn cần bảo đảm lịch sự, tôn trọng đối với công dân Việt Nam.

Tin cho hay, trước đó theo phản ánh của các hãng hàng không Việt Nam, nhiều khách Việt trong đó đa phần là nữ không thể nhập cảnh vào Singapore. Bị từ chối nhập cảnh, khách buộc phải trở lại Việt Nam trên các chuyến bay của hãng hàng không vừa vận chuyển, gây phiền toái cho hành khách và khiến các hãng vận chuyển tốn hơn 10 tỷ đồng. (Tr.N)
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »



Quảng Ninh: Mưa lũ lớn nhất trong vòng 40 năm

Monday, July 27, 2015 3:17:30

QUẢNG NINH (NV) - Người dân tỉnh Quảng Ninh đang vật lộn với trận mưa lũ lớn nhất trong vòng 40 năm qua,
khiến đường sá, nhà cửa chìm trong nước làm chết người, hư hại tài sản nghiêm trọng.

Image
Mưa lớn khiến nhiều nơi bị ngập trong biển nước. (Hình: Báo Quảng Ninh)


Truyền thông Việt Nam dẫn phúc trình từ Ban Chỉ Huy Phòng Chống Thiên Tai và Tìm Kiếm Cứu Hộ tỉnh Quảng Ninh cho biết, mưa lũ bất ngờ đổ về từ đêm 26 tháng 7, 2015, với lượng mưa có nơi cao tới gần 600 mm, đồng thời gặp lúc triều cường nên mức độ ảnh hưởng rất lớn.

Trả lời báo Quảng Ninh, ông Phạm Đình Hòa, Chánh văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu hộ tỉnh Quảng Ninh cho biết, mưa lớn kéo dài 2 ngày liền khiến hầu hết các nơi như thành phố Hạ Long, Đông Triều, Uông Bí, Cẩm Phả, Vân Đồn, Hoành Bồ đều bị úng lụt cục bộ, có nơi lên cao đến 0.5-2mét. Nhiều vùng ở Cẩm Phả và Vân Đồn bị cô lập, việc tiếp cận để ứng cứu gặp rất nhiều khó khăn.

Tại thành phố Cẩm Phả đã có người chết. Cụ thể, mưa lũ đã làm gia đình bà Nguyễn Thị Lan (27 tuổi) cùng hai con nhỏ chết. Đồng thời gây ngập lụt tại các phường Cẩm Bình, Cẩm Phú, Mông Dương, Cẩm Sơn, Cẩm Thủy và xã Dương Huy...

Mưa lớn làm ngập úng tại nhiều khu dân cư với trên 1,000 hộ dân bị ngập từ 0.3-2mét. Trong đó, phường Quang Hanh bị ngập úng nhiều nhất với 755 hộ, một số khu dân cư phường Mông Dương bị ngập từ 1.5-2mét. Thành phố Cẩm Phả phải sơ tán trên 100 hộ dân có nguy cơ bị ảnh hưởng do mưa lũ tại một số phường.
Image
Đến sáng ngày 27 tháng 7, khu vực qua An Lạc Viên-Đèo Bụt (Cẩm Phả) nước
vẫn chưa rút khiến giao thông khu vực này tê liệt. (Hình: Báo Quảng Ninh)

Bên cạnh đó, nhiều tuyến giao thông của tỉnh Quảng Ninh cũng bị hư hại nặng như quốc lộ (QL)18 bị ngập và sạt lở nhiều đoạn, nặng nhất là đoạn qua đèo Bụt, phường Hà Phong, thành phố Hạ Long bị ngập sâu, giao thông chưa thể đi lại được.

Tin cũng cho hay, mưa lũ cũng đã làm hư hại hàng chục ngôi nhà ở huyện Thuận Châu, Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Cụ thể, tuyến đường QL279 bị sạt lở nghiêm trọng tại 3 điểm với khối lượng đất đá khoảng 7,500 mét khối; đường giao thông nông thôn tại xã Chiềng Khoang huyện Quỳnh Nhai bị sạt lở gây tắc đường. Tương tự, tuyến đường nông thôn đi xã Mường Trai, Chiềng Muôn, huyện Mường La cũng bị sạt lở nghiêm trọng, khiến việc đi lại khó khăn, ách tắc.

Trong khi đó, theo dự báo của Trung Tâm Dự Báo Khí Tượng và Thủy Văn Trung Ương cho biết, do ảnh hưởng của rãnh thấp, nên tình trạng mưa vừa đến mưa to vẫn tiếp tục diễn ra tại các tỉnh Bắc bộ tới đầu tháng 8, 2015. (Tr.N)
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Ngoại trưởng Mỹ sắp thăm Việt Nam
Tuesday, July 28, 2015 4:39:07 PM

WASHINGTON, DC (NV) - Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ loan báo Ngoại Trưởng John Kerry sẽ đến Việt Nam vào đầu tháng tới,
trên một hành trình kéo dài một tuần lễ từ Trung Ðông sang Á Châu.

Theo một thông báo do Bộ Ngoại Giao phổ biến hôm Thứ Hai, 27 Tháng Bảy, Ngoại Trưởng John Kerry sẽ lên đường từ ngày 2 Tháng Tám
tới Ai Cập đầu tiên rồi tới Qatar.

Image
Ngoại Trưởng John Kerry (thứ ba từ phải) đứng trước tượng Nữ Vương Hòa Bình nhân dịp đến dự thánh lễ tại Vương Cung Thánh Ðường Sài Gòn
ngày 14 Tháng Mười Hai, 2013. (Hình: Le Quang Nhat/AFP/Getty Images)

Sau đó, ông bay tới Á Châu thăm Singapore, tham dự một cuộc họp của Diễn Ðàn Khu Vực ASEAN tại Malaysia. Dịp này ông cũng dự cuộc họp của các nước thuộc Tiểu Vùng Mekong.

Ông sẽ thăm Việt Nam từ ngày 6 đến ngày 8 Tháng Tám, thảo luận với các giới chức CSVN, trong đó có cuộc họp với ông Phạm Bình Minh, phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng.

Ông Kerry tới Việt Nam một tháng sau khi ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN, thăm Mỹ. Trong dịp này, ông Trọng đã mời Tổng Thống Barack Obama thăm Việt Nam và nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đã nhận lời.

Trong chuyến đi Việt Nam lần này, nhiều phần ông Kerry thảo luận với Hà Nội chuyện sắp xếp lịch trình thăm Việt Nam của Tổng Thống Obama và những vấn đề liên quan trong mối bang giao Việt-Mỹ, hiện đang có những thảo luận dở dang từ Hiệp Ðịnh Ðối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đến nhu cầu mua sắm võ khí Mỹ của Việt Nam.

Người ta không biết khi nào thì ông Obama có thể đến Việt Nam, nhưng một trong những dịp thuận tiện, có lẽ là lúc ông tới dự thượng đỉnh ASEAN và các đối tác vào năm 2016 khi Lào làm chủ tịch luân phiên ASEAN, rồi sau đó sang Việt Nam.

Nhưng cũng có thể ông tới Việt Nam vào cuối năm nay khi ông sắp xếp lịch thăm viếng một số nước trong khu vực. Tháng Chín này, ông Obama dự trù sẽ tiếp ông Tập Cận Bình, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước của Trung Quốc, tại Tòa Bạch Ốc.

Mới đây, ông Ted Osius, đại sứ Mỹ tại Hà Nội, loan báo Ðô Ðốc Paul Zukunft, tư lệnh lực lượng Tuần Duyên Hoa Kỳ, sẽ đi thăm Việt Nam vào Tháng Chín tới đây. Người tiền nhiệm của ông này từng đến Việt Nam và nhiều tướng lãnh CSVN cũng từng đến thăm Bộ Tư Lệnh Tuần Duyên cũng như thăm viếng một số cơ sở ở Mỹ.

Từ đầu năm đến nay, ngoài sự thăm viếng của một số tướng lãnh Mỹ, một số chuyến thăm viếng giới thiệu và thuyết trình về sản phẩm quốc phòng của Mỹ đã được tòa đại sứ Mỹ sắp xếp diễn ra tại Việt Nam.

Hôm 22 Tháng Tư, hơn chục công ty quốc phòng Mỹ nổi tiếng thế giới, bao gồm cả Boeing Co., BAE Systems Plc., Lockheed Martin Corp., và Honeywell International Inc. đã tới chào hàng tại Bộ Quốc Phòng Việt Nam.

Ông Vũ Tú Thành, trưởng đại diện Việt Nam trog Hội Ðồng Kinh Doanh Mỹ-ASEAN, người đã tham dự buổi chào hàng này, cho biết, “Trong những tháng tới sẽ có nhiều cuộc đàm phán, hội họp và các chuyến thăm qua lại giữa các công ty Mỹ và khách hàng Việt Nam, trong đó có một sự quan tâm đột biến từ các nhà thầu quốc phòng Mỹ.”

Một trong những thứ mà Hà Nội muốn mua sớm là các máy bay tuần tra biển Orion P-3, hiện tồn kho rất nhiều tại Mỹ. Tuy nhiên, chưa thấy có dấu hiệu gì cho hiểu là chính phủ Mỹ đã bật đèn cho bán, dù không bao gồm võ khí.

Mới đây, đại diện Lockheed Martin giới thiệu tại Hà Nội một loại tuần tra biển khác, không phải đồ cũ mà là hàng mới, biến thể từ phi cơ bán phản lực Hercules C-130, tính năng có thể tương tự hay vượt trội so với P-3.

Khi đến Hà Nội cuối năm 2013, Ngoại Trưởng Kerry loan báo cung cấp gói viện trợ $18 triệu cho Việt Nam tăng cường khả năng tuần tra biển với một số tàu tuần nhỏ cao tốc, có thể là năm chiếc được một công ty đóng tại tiểu bang Louisiana.

Khi Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh đến Washington, DC, đầu Tháng Mười năm ngoái, ông Kerry loan báo gỡ bỏ một phần cấm vận võ khí cho Việt Nam.

Tuần tới, dư luận đang chờ xem ông Kerry tới Hà Nội có loan báo tiếp gì không khi mà rất nhiều giới chức và lãnh tụ Việt Nam lập đi lập lại các lời yêu cầu Mỹ bỏ cấm vận võ khí hoàn toàn. (TN)
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

11,000 người bị rắc rối vì liên quan đến 'tín dụng đen'
Friday, July 31, 2015 3:22:05 PM

HÀ NỘI (NV) - Tội phạm liên quan đến “tín dụng đen” ở Việt Nam xảy ra liên tiếp nhiều năm qua, từ thành thị đến nông thôn,
thậm chí cả những vùng quê hẻo lánh, khiến nhiều gia đình tan nát.

Image
Với giấy nhận nợ đơn sơ này, nhiều người vẫn giao tiền cho người huy động
vốn do lãi suất quá hấp dẫn.
Đó là đánh giá được đưa ra tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động 'tín dụng đen'” do Bộ Công An tổ chức ngày 30 Tháng Bảy tại Hà Nội.

Người Lao Động dẫn phúc trình tại hội thảo, mặc dù thống kê chưa đầy đủ nhưng từ năm 2010 đến 2014, Việt Nam liên tiếp xảy ra hàng trăm vụ vỡ nợ lớn với thiệt hại lên đến hàng ngàn tỷ đồng, làm ảnh hưởng đến nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức.

Tin cho hay, có 10,885 bị can liên quan đến “tín dụng đen.” Cụ thể, vụ án liên quan đến “tín dụng đen” là 6,367 vụ, trong đó có 41 vụ giết người; 318 vụ cố ý gây thương tích; 588 vụ cướp tài sản; 1,089 vụ cưỡng đoạt tài sản; 1,707 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản; 2,496 vụ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; 104 vụ hủy hoại tài sản.

Ngoài ra, “tín dụng đen” còn mang lại những hệ lụy khác như bắt giữ người trái pháp luật, hủy hoại tài sản, gây rối trật tự công cộng, làm nhục người khác, các vi phạm pháp luật về cầm cố, thế chấp tài sản.

Tại hội thảo, ông Lê Quý Vương, thứ trưởng Bộ Công An, cho biết, theo đánh giá, các loại tội phạm, vi phạm pháp luật có liên quan đến “tín dụng đen” xảy ra liên tiếp ở nhiều nơi tại Việt Nam, từ thành thị đến nông thôn, thậm chí cả những vùng quê hẻo lánh, miền núi làm cho nhân dân hoang mang, bất bình, giảm niềm tin vào các tổ chức tín dụng, các cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực có liên quan.

Trong khi đó, hoạt động phòng ngừa còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc vì những kẽ hở pháp luật trong quy định đối với loại tội phạm này. (Tr.N)
nguyenvsau
Posts: 1135
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Cầu vượt thép đầu tiên ở cửa ngõ Sài Gòn hư hỏng nặng
Tuesday, August 4, 2015 1:24:53 PM

SÀI GÒN (NV) - Cầu vượt thép Thủ Ðức, một công trình đầu tư hàng trăm tỷ đồng ngay cửa ngõ huyết mạch ra vào thành phố Sài Gòn
đang xuống cấp, hư hỏng nặng đã nhiều tháng qua, khiến tài xế lái xe qua lại phải “rùng mình.”

Ngày 4 tháng 8, báo Dân Trí loan tin, cầu vượt thép tại ngã tư Thủ Ðức nằm trên xa lộ Hà Nội, giáp giữa quận 9 và quận Thủ Ðức thông xe
hồi cuối tháng 1, 2013 có số vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng đang xuống cấp hết sức nghiêm trọng.
Nặng nhất là hướng từ nội đô Sài Gòn ra các tỉnh với hàng vạn lượt xe tải, xe container chạy qua cầu suốt ngày đêm.

Image
Nhựa trồi 2 bên đường tạo rãnh sâu; lề đường sát thành cầu bị xới nát vô cùng nham nhở khiến nhiều xe tải “thót tim” khi qua cầu vượt thép Thủ Ðức.
(Hình: Dân Trí)

Theo mô tả của phóng viên báo Dân Trí, từ đầu cầu lên đến giữa cầu là sự xuống cấp, hư hỏng đến biến dạng của mặt đường. Ngay giữa làn xe tải, mặt đường bị trũng khá sâu, hai bên trồi nhựa nhiều tấc, khiến nhiều xe chở hàng chạy qua “nhỏng” cả bánh xe. Riêng lề đường sát thành cầu, mặt đường bị cày nát, xới tung lởm chởm.

“Nhiều lúc chở hàng nặng phải lấy trớn từ xa để lên dốc cầu khá cao. Khi lên đến giữa cầu vào ngay đoạn có khúc cong thì phát hiện mặt đường gồ ghề, nhựa trồi cao làm thùng hàng chao đảo, khiến tôi toát mồ hôi vì lo sợ xe nghiêng rớt thùng hàng xuống đường đang tấp nập xe cộ phía dưới,” ông Lê Văn Hạnh (45 tuổi), tài xế lái xe container cho biết.

Tin cho biết, khi mới sử dụng được hơn hai tháng, cầu vượt thép Thủ Ðức cũng từng xuất hiện tình trạng mặt đường trồi lún nhựa và đã được sửa chữa xử lý bằng cách lột bỏ lớp nhựa phía trên và trải lớp nhựa polymer mới để tăng sự chịu tải của mặt đường.

Tuy nhiên sau lần sửa chữa nói trên, suốt nhiều tháng qua chiếc cầu vượt bằng thép này tái diễn tình trạng tương tự và hiện đang xuống cấp nghiêm trọng từng ngày, đe dọa an toàn giao thông qua lại khu vực.

Cầu vượt thép Thủ Ðức được thiết kế vĩnh cửu, các móng trụ được làm bằng bê tông cốt thép cho xe tải nặng, do tổng công ty xây dựng Thăng Long thi công. Cầu có chiều dài và đường dẫn 570 mét, mặt cầu rộng 16 mét với 4 làn xe bê tông cốt thép cho phép xe tải nặng, container lưu thông. Tổng số vốn đầu tư xây dựng 277 tỷ đồng. (Tr.N)
buikiem
Posts: 504
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

Xôn xao vụ phi công trưởng Vietjet Air đánh nhau với hành khách
Wednesday, August 5, 2015 2:38:59 PM

HÀ NỘI (NV) - Một chuyến bay từ Hà Nội đi Sài Gòn của Vietjet Air đã bị chậm giờ cất cánh liên tục,
khiến hành khách bực tức dẫn đến xô xát với tiếp viên và phi công trưởng.

Image
Hành khách đòi ra khỏi máy bay vì ngộp thở. (Hình cắt từ clip video)

Truyền thông Việt Nam đồng loạt đưa tin, tối 4 Tháng Tám, Cục Hàng Không Việt Nam đã phát đi thông cáo giải thích về cuộc lộn xộn trên máy bay VietJer Air (VJ) 197, từ Hà Nội đi Sài Gòn của hãng hàng không VJ ngày 3 Tháng Tám, sau khi một clip video được tung lên mạng xã hội, cho thấy cảnh xô xát của hành khách với tiếp viên và một người nước ngoài mặc áo phi công của VJ.

Trước đó, truyền thông đã đăng tải thông tin cho rằng, phi công của chuyến bay từ buồng lái lao ra đánh hành khách đang đòi mở cửa máy bay khi hệ thống điều hòa của máy bay bị hỏng trong lúc hành khách đã lên máy bay ở phi trường Nội Bài sau khi đã bị đổi chuyến một lần rồi.

Tờ Thanh Niên dẫn phúc trình của VJ gởi lên Cục Hàng Không cho hay, chuyến bay VJ 197 có giờ cất cánh dự kiến là 1 giờ ngày 4 Tháng Tám.

Sau khi hành khách lên máy bay để chuẩn bị khởi hành, “vì điều kiện khai thác hãng phải tiến hành đổi máy bay. Trong quá trình đợi hoàn tất các thủ tục đổi máy bay, tiếp viên trưởng ở cửa trước máy bay thông báo và yêu cầu hành khách ngồi tại chỗ trong khoang và giữ trật tự.”

Tuy nhiên, một hành khách nam đã rời khỏi chỗ ngồi đi đến khu vực bếp phía trước máy bay và lớn tiếng với tiếp viên trưởng và tiếp viên người Thái Lan này. Tiếp viên trưởng đã giải thích các quy định liên quan của ngành hàng không đồng thời hướng dẫn hành khách quay về chỗ ngồi chờ hướng dẫn tiếp theo. Tuy nhiên, một vài hành khách đã tập trung ở cửa máy bay đòi xuống nhưng không được sự đồng ý của tiếp viên. Nhiều người bất chấp sự ngăn cản của tiếp viên, cố đi qua cửa máy bay.

Lúc này, một phi công tình cờ cũng là hành khách trên chuyến bay đã dùng kinh nghiệm và hiểu biết về các quy định an toàn bay đi lên khu vực bếp để giải thích và đề nghị hành khách bình tĩnh, nhưng một số đông hành khách không tuân thủ tiến lên khu vực bếp phía trước để đòi ra khỏi máy bay, xô ngã tiếp viên trưởng và viên phi công trên.

Thế nhưng, nhiều hành khách có mặt trên chuyến bay cho biết, hãng VJ đã bóp méo sự thật để né trách nhiệm. Cụ thể, giờ khởi hành ban đầu là 23 giờ ngày 3 Tháng Tám chứ không phải là 1 giờ ngày 4 Tháng Tám. Hàng khách được cho lên máy bay ngồi suốt một tiếng đồng hồ mà không hề có bất cứ một lời giải thích nào. Trong thời gian ngồi chờ, phi công đã tắt hết hệ thống điều hòa khiến không khí rất ngột ngạt, nhất là những người ngồi ở cuối máy bay vừa nóng, vừa ngộp.

Đến khi chịu hết nổi, mọi người đều đứng dậy yêu cầu mở cửa để ra ngoài nhưng không có ai giải quyết, chính vì thế một nam hàng khách mới to tiếng với tiếp viên. Trong suốt cuộc đôi co, anh này tuy có to tiếng nhưng chưa hề nói câu nào xúc phạm đến tiếp viên hay kích động mọi người. Sau một lúc căng thẳng lên cao thì mới xảy ra vụ xô xát.

Cục Hàng Không xác nhận chuyến bay này đã bị chậm chuyến kéo dài gây bực tức cho hành khách, nhưng lại bác bỏ hoàn toàn thông tin phi công trưởng của chuyến bay đánh nhau với hành khách.

Cơ quan này còn cho rằng, việc xảy ra tình trạng lộn xộn, gây rối trên máy bay xuất phát từ phía hành khách, bao gồm cả hành vi kích động từ một số hành khách, và đang cho điều tra. (Tr.N)
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Ngoại Trưởng Kery tới Hà Nội bắt đầu cuộc thăm viếng 3 ngày
Thursday, August 6, 2015 4:29:05 PM

HÀ NỘI (NV) - Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry đến Hà Nội hôm Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015 bắt đầu chuyến thăm viếng và làm việc
kéo dài 3 ngày nhân dịp hai nước kỷ niệm 20 năm thiết lập bang giao.

Sau khi dự các phiên họp ở Kuala Lumpur với các đối tác ASEAN và khu vực, Ngoại Trưởng John Kerry tới Hà Nội là chặng cuối cùng
trong hành trình qua 5 nước từ Trung Ðông tới Á Châu.

Image
Ngoại Trưởng John Kerry chụp hình với Ðại Sứ Ted Osius khi ông đến thăm viếng Việt Nam 3 ngày nhân dịp kỷ niệm
hai nước thiết lập bang giao được 20 năm. (Hình FB Ðại Sứ Ted Osius)



Tại Hà Nội, ông khởi đầu cuộc thăm viếng với bài nói chuyện về mối bang giao giữa hai nước tại Trung Tâm Hoa Kỳ, về cuộc thăm viếng Việt Nam của ông cũng như việc thành lập Ðại học Fulbright Việt Nam.

Tuy mối quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam đã liên tục phát triển trên nhiều phương diện đặc biệt là thương mại, Hoa Kỳ vẫn quan tâm đặc biệt về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam mà trong tất cả các cuộc tiếp xúc cấp cao đều được nêu ra. Theo một giới chức ngoại giao Mỹ nói với thông tấn AP, lần này ngoại trưởng Kerry cũng vẫn nhấn mạnh đến cải thiện nhân quyền tại Việt Nam để có thể nâng mối quan hệ “đối tác toàn diện” thêm một nấc cao hơn.

Ðồng thời, viên chức ngoại giao giấu tên cho AP hay rằng Ngoại Trưởng Kerry cũng khuyến khích Việt Nam thi hành thỏa hiệp của khu vực Thái Bình Dương, và nhấn mạnh Hoa Kỳ cam kết giúp Việt Nam bảo vệ và tuần tra vùng biển.

Năm ngoái, Hoa Kỳ gỡ bỏ một phần lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam nên người ta thấy Hoa Thịnh Ðốn đã cung cấp cho Việt Nam một số tàu tuần cao tốc cỡ nhỏ. Tuy nhiên họ nói rằng lệnh giải tỏa một phần như hiện nay sẽ không được mở rộng hơn cho tới khi Hà Nội đạt nhiều tiến bộ đáng kể về nhân quyền.

Theo các viên chức chính phủ Mỹ, Hoa Thịnh Ðốn đang tìm kiếm các đường khác để giúp Việt Nam tăng cường khả năng cho lực lượng tuần tra biển để bảo vệ vùng biển và các ngư trường an toàn.

Việt Nam là một trong những nước đang tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Ðông với Trung Quốc và một số nước trong khu vực. Hiện Hà Nội đang rất cần Hoa Thịnh Ðốn hậu thuẫn cũng như cung cấp trang bị cho hải quân và các lực lượng tuần tra biển.

Tại Việt Nam, ông Kerry muốn nhìn thấy sự tiến bộ trong cuộc thảo luận để thành lập đại học Fulbright, một đại học ngoại quốc đầu tiên tại Việt Nam. Nước này, hệ thống giáo dục từ thấp lên cao đều rao giảng lý thuyết cộng sản vốn bị đả kích là nhàm chán và vô bổ.

Chuyến thăm viếng của ông Kerry nhân dịp hai nước kỷ niệm 20 năm bang giao, tiếp theo chuyến thăm viếng của ông tổng bí thư đảng CSVN tại Hoa Thịnh Ðốn hồi tháng trước. Tổng thống Barack Obama hứa sẽ thăm Việt Nam theo lời mời của ông Trọng nhưng không biết khi nào có thể diễn ra. (TN)
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Nông dân Việt càng ngày càng bần cùng
Sunday, August 9, 2015 2:50:12 PM


HÀ NỘI (NV) - Đó là kết quả một cuộc khảo sát do Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế của Việt Nam (CIEM) thực hiện và công bố.

Theo kết quả cuộc khảo sát vừa kể thì dù bộ mặt của nông thôn Việt Nam sáng sủa hơn song có nhiều gia đình nay nghèo hơn trước. Đói nghèo
hiện vẫn là một vấn đề nghiêm trọng ở nông thôn Việt Nam. GDP tính trên đầu người ở khu vực nông thôn của Việt Nam hiện chỉ hơn Cambodia.

Image
Những chiếc xe hơi trị giá hàng chục tỷ đồng mỗi ngày một nhiều và số nông dân ly hương, buôn gánh, bán bưng cũng ngày một nhiều hơn.
CIEM cho biết, suốt thập niên vừa qua, giá trị gia tăng trong nông nghiệp tính trên mỗi lao động ở Việt Nam vẫn “giậm chân tại chỗ,” không tương xứng với tăng trưởng kinh tế.

Ông Ngô Trí Long, cựu Viện phó Viện Nghiên cứu Thị Trường-Giá Cả, nhận định, tụt hậu không còn là nguy cơ nữa mà đang hiện hữu! Đầu ra cho các loại nông sản, sản phẩm chăn nuôi, thủy sản dẫu hết sức quan trọng nhưng vẫn là vấn đề nan giải trong sản xuất nông nghiệp ở nông thôn.

Không riêng ông Long mà ai cũng thấy, đến giờ, “được mùa, mất giá” vẫn là điệp khúc lặp đi, lặp lại. Nông sản, sản phẩm chăn nuôi, thủy sản bị đổ bỏ xảy ra thường xuyên tại khắp mọi nơi. Nông dân không thể sống được bằng nông sản, sản phẩm chăn nuôi, thủy sản do họ làm ra. Đầu tư càng nhiều, làm việc càng cật lực thì thua lỗ càng lớn.

Vào lúc này, 40 ký chanh chỉ bán được 6,000 đồng, vừa đủ mua nửa ổ bánh mì thịt. Bán hai ký khoai lang chỉ đủ tiền mua được một ly trà đá ở Sài Gòn. Đó cũng là lý do khiến khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, giữa giàu với nghèo càng ngày càng rộng.

Ông Long cho rằng, bức tranh về khu vực nông thôn đang rất ảm đạm, chưa đạt mục tiêu đặt ra, chưa xứng với tiềm năng, vì vậy nông dân rất khổ!

Một chuyên gia kinh tế khác tên là Huỳnh Thế Du, hiện đang là giảng viên chương trình giảng dạy Kinh Tế Fulbright, cảnh báo, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp rất cao nhưng các chính sách không phù hợp với thực tế, ưu đãi không đến được với nông dân. Cộng với tỷ lệ lao động có kỹ năng nhưng thất nghiệp cao là những trục trặc lớn của nền kinh tế.

Ông Lưu Đức Khải, trưởng ban Chính Sách Phát Triển Nông Thôn của CIEM, nhìn nhận, nông dân Việt Nam chiếm 2/3 dân số nhưng giá trị GDP trong nông nghiệp chỉ dao động trong khoảng 20%. Điều đó cho thấy năng suất lao động nông nghiệp rất thấp.

Theo ông Khải thì sự tin cậy lẫn nhau trong sản xuất đang có vấn đề, chưa có sự chia sẻ lợi ích - rủi ro giữa nông dân và các tác nhân khác như doanh nghiệp trong chuỗi giá trị.

Ông Long nhấn mạnh, phải thấy thủ tục hành chính, các loại phí đang cản trở đầu tư vào nông nghiệp. Cũng vì vậy, những lao động trẻ, khỏe, có trình độ di chuyển từ nông thôn ra thành thị chứ không chịu ở lại nông thôn. Điều đó làm bối cảnh nông thôn vốn đã trì trệ càng thêm ảm đạm.

Ông Khải thừa nhận, niềm tin, sự hài lòng của nông dân về cuộc sống tiếp tục suy giảm. Đó là lý do họ không yên tâm để trồng trọt, chăn nuôi như trước nữa. (G.Đ)
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

'Việt Nam lạ nhất thế giới vì không chịu phát triển'
Tuesday, August 11, 2015 2:44:12 PM

ÐÀ NẴNG (NV) - Ðó là điều mà các chuyên gia cao cấp của Ngân Hàng Thế Giới (WB) “đùa” với bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế của Việt Nam.

Bà Lan vừa thuật lại điều này tại “Hội nghị kết nối các doanh nghiệp nhỏ và vừa” do Hiệp Hội Doanh Nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam, tổ chức ở Ðà Nẵng.

Image
Nơi đã từng là xưởng của một doanh nghiệp đã phá sản. Dù chính quyền Việt Nam đạt được nhiều FTA song doanh giới Việt Nam càng ngày càng lụn bại.
(Hình: Báo Ðầu Tư)

Theo tường thuật của bà Lan thì khi trò chuyện với bà, các chuyên gia cao cấp của WB bảo rằng, thế giới hiện có các quốc gia phát triển, các quốc gia đang phát triển và các quốc gia chậm phát triển. Riêng Việt Nam thì hết sức đặc biệt vì không chịu phát triển dẫu đầu tư rất lớn, ODA rất nhiều (trong 20 năm, vốn ODA rót cho Việt Nam lên đến 90 tỉ Mỹ kim).

Nữ chuyên gia kinh tế này tâm tình rằng, Việt Nam đã nhượng bộ rất nhiều để có thể ký kết nhiều hiệp định tự do thương mại (FTA), nhằm mở đường cho hàng hóa Việt Nam có thể thâm nhập thị rường của nhiều quốc gia nhưng đến thời điểm này, các doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ mới khai thác được FTA đã ký với Nam Hàn - khoảng 73% chứng nhận xuất cảng sang Nam Hàn được hưởng ưu đãi.

Tuy nhiên phân tích 73% này thì phần lớn doanh nghiệp được hưởng ưu đãi đó là doanh nghiệp Nam Hàn đầu tư vào Việt Nam, chứ không phải doanh nghiệp Việt Nam.

Thực tế như vừa kể đã khiến các chuyên gia kinh tế Việt Nam phải nêu thắc mắc với Bộ Công Thương Việt Nam rằng tại sao danh nghiệp Việt Nam không biết để xin hưởng ưu đãi (?). Họ cũng đã yêu cầu Bộ Công Thương phải xem lại cả chuyện phổ biến thông tin cho doanh nghiệp lẫn việc cung cung cấp các chứng nhận ưu đãi. Doanh nghiệp Việt Nam không hưởng được chút lợi lộc nào thì đàm phán-nhượng bộ-ký kết các FTA làm gì?

Bà Lan nhấn mạnh, tham gia các FTA không chỉ là cạnh tranh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp mà đó còn là cuộc cạnh tranh giữa các nhà nước về thể chế, môi trường kinh doanh, năng lực điều hành nền kinh tế vĩ mô...

Tại buổi nói chuyện vừa kể, bà Lan than rằng, khó khăn của doanh giới Việt Nam là chuyện muôn thuở. Năm, bảy năm qua, lần nào các cuộc khảo sát do Diễn đàn Kinh tế Thế giới thực hiện cũng vạch ra chừng đó khó khăn nhưng chúng còn hoài. Bà Lan bảo rằng bà cảm thấy rất đau khi các chuyên gia của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, thắc mắc, tại sao Việt Nam kỳ lạ thế bởi những góp ý được nêu ra hoài mà không sửa được, không thay đổi được (?).

Bà Lan lưu ý, Việt Nam không chỉ có thứ hạng thấp trong xếp hạng về môi trường kinh doanh mà thứ hạng về thể chế của Việt Nam cũng rất thấp. Ðặc biệt là so với nhiều quốc gia khác, thứ hạng của Việt Nam rất kém đối với những chỉ số về các chi phí “bôi trơn.”

Ðã từng có những cuộc khảo sát xác định, ở Việt Nam, để có một đồng lợi nhuận thì trung bình, doanh nghiệp phải mất 1.02 đồng để “bôi trơn.” Nói cách khác, nếu tham nhũng ở Việt Nam giảm 50% thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng được 50%.

Bà Lan dẫn nhận xét của ông Trần Ðình Thiên, viện trưởng Viện Kinh Tế Việt Nam, theo đó, qui mô của doanh nghiệp Việt Nam đang theo xu hướng... “li ti hóa,” tức là càng ngày càng nhỏ.

Kết quả một cuộc khảo sát của Phòng Thương Mại- Oạng Nghiệp Việt Nam xác nhận, so với cách nay mười năm, quy mô của doanh nghiệp Việt Nam chỉ còn bằng một nửa.

Bà Lan nhận định, nguyên nhân chính của thực trạng đó là phần tham nhũng đã lấy mất lớn hơn so với lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được. Cứ như vậy thì doanh nghiệp còn gì để tái đầu tư, để mở rộng hoạt động? Doanh giới đương nhiên sẽ thu hẹp hoạt động vì làm được một thì có những “ông” không làm gì cả tước đoạt của họ hơn một. Tội gì họ phải làm nữa.

Chính quyền Việt Nam thường khoe các FTA như những bằng chứng về bản lĩnh và khả năng. Chẳng biết sau những tâm tình như của bà Phạm Chi Lan, họ có còn khoe nữa hay không? (G.Ð)
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Trung Quốc phá giá đồng tiền, Việt Nam ảnh hưởng nặng
Wednesday, August 12, 2015 2:45:07 PM


HÀ NỘI (NV) .- Ngân Hàng Nhà Nước CSVN hôm 12 tháng 8, 2015 loan báo kể từ ngày này,
biên độ hoán đổi đồng bạc so với đồng đô la là được nới rộng lên 2% tức gấp đôi biên độ trước đó.

Image
Ngày 12/8/2015 Việt Nam phá giá tiền lần thứ ba trong năm nay. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)
Hành động vội vã của Ngân Hàng Nhà Nước CSVN được giải thích trên trang mạng của cơ quan này là phải đối phó ngay với các tác động xấu gây ra từ đồng Nhân Dân Tệ vừa bị Trung Quốc đánh sụt giá bất ngờ.

“Với đặc thù Trung Quốc là đối tác chiếm tỷ trọng thương mại lớn của Việt Nam thì việc điều chỉnh tỷ giá đồng CNY (Nhân Dân Tệ) sẽ có tác động bất lợi tới nền kinh tế Việt Nam”. Bản tin của Ngân Hàng Nhà Nước CSVN giải thích.

Từ ngày 12 tháng 8, 2015, Ngân hàng Nhà nước CSVN điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá từ mức '+/-1% 'lên '+/-2% .' Như vậy, “với tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 21,673 VND/USD, tỷ giá trần là 22,106 VND/USD, tỷ giá sàn là 21,240 VND/USD”.

Ngày Thứ Ba 11 tháng 8, 2015, Ngân hàng trung ương Trung Quốc bất ngờ phá giá đồng nhân tệ 1.9% rồi ngày hôm sau, phá giá thêm 1.6% nữa gây rúng động thị trường tài chính khắp thế giới. Trung Quốc đối diện với các khó khăn kinh tế từ xuất cảng giảm, một phần vì đồng Nhân Dân Tệ thời gian qua liên tiếp lên giá.

Nền kinh tế của Việt Nam lệ thuộc khá sâu vào nền kinh tế Trung Quốc. Mậu dịch hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2014 trị giá $59 tỉ trong đó Việt Nam thâm thủng mậu dịch tới $29 tỉ. Gần đây, tin tức cho thấy mức độ thâm thủng này không có dấu hiệu giảm sút.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc cung cấp một phần lớn nguyên vật liệu cho cộng nghệ Việt Nam chế biến, lắp ráp xuất cảng sang Mỹ và Âu Châu. Chỉ riêng 7 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã nhập cảng từ Trung Quốc một số hàng hóa trị giá tới $28.8 tỉ, tăng 22.5% so với cùng thời kỳ này của năm ngoái.

Trong khi đó, Việt Nam chỉ xuất cảng sang Trung Quốc được $9.3 tỉ trong 7 tháng đầu năm nay, tăng có 8.3% so với cùng thời kỳ này năm ngoái. Khi đồng Nhân Dân Tệ bị phá giá, tình trạng nhập siêu của Việt Nam sẽ còn nghiêm trọng nhiều hơn nếu không có biện pháp nào đối phó.

“Đây là quyết định kịp thời của NHNN. Hành động hôm nay sẽ giúp cho xuất cảng thuận lợi hơn.” Alan Phạm, kinh tế gia trưởng của tập đoàn đầu tư tài chính VinaCapital Group ở Sài Gòn nói với báo tài chính Bloomberg. “Hàng Việt nam xuất cảng hiện đang bị áp lực mạnh từ các thị trường Mỹ và Âu châu”.

Trong 6 tháng đầu năm 2015, Ngân hàng Nhà nước CSVN đã phá giá đồng nội tệ 2 lần với tổng mức điều chỉnh là 2% tỷ giá, từ mức 21,246 VND/USD lên 21,458 VND/USD vào ngày 7/1/2015 và lên mức 21.673 VND/USD vào ngày 7/5/2015.

Trong bản tin loan báo trên mạng, Ngân hàng Nhà Nước CSVN nhìn nhận “tạo sự chủ động, linh hoạt cho tỷ giá trước các tác động bất lợi trên thị trường quốc tế nêu trên, đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam”. (TN)
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Bộ Ngoại Giao Mỹ tài trợ cho đại học Fulbright Việt Nam
Friday, August 14, 2015 5:36:02 PM

WASHINGTON 14-8 (NV) - Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ $2.5 triệu Mỹ kim để chuyển chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright ở Sài Gòn
thành đại học độc lập và phi lợi nhận ngoại quốc đầu tiên tại Việt Nam.

Image
Lễ tốt nghiệp chương trình thạc sĩ quản trị mà đại học Hawaii tổ chức riêng cho sinh viên Việt nam. (Hình: University of Hawaii)


Mới đây, nhà cầm quyền Hà Nội đã cấp giấy phép để Hoa Kỳ thành lập một đại học độc lập và phi lợi nhuận ngoại quốc đầu tiên và do Hoa Kỳ tài trợ cũng như giảng dạy theo khuôn mẫu của trường đại học Harvard danh tiếng của nước Mỹ.

Từ năm 1994, chính phủ Mỹ đã tài trợ một phần để thiết lập ở Sài Gòn một chương trình giảng dạy thạc sĩ về kinh tế “Fulbright Economic Teaching Program” liên kết với phân khoa quản trị hành chính công của viện đại học Harvard.

Nay thì chương trình này được mở rộng và biến thành một trường đại học gồm ba phân khoa dự trù sẽ khai khóa đầu tiên vào mùa thu năm 2016. Theo một bản tin của trường đại học Harvard, 3 phân khoa đó gồm phân khoa Quản trị và chính sách công quyền, phân khoa kỹ sư và khoa học ứng dụng, và phân khoa khoa học nhân văn, xã hội và khoa học tự nhiên.

Tại Việt Nam, ngoài hệ thống giáo dục đại học do nhà cầm quyền thiết lập, còn có một ít đại học tư được mở ra để đầu tư sinh lợi. Dù vậy, chúng đều có sự nhòm ngó kiểm soát của nhà cầm quyền chứ không được hoàn toàn độc lập. Nạn mua bán bằng cấp, mua điểm từng được đề cập trên báo chí tại Việt Nam.

Các đại học Mỹ, dù là đại học công lập hay đại học tư, đều mang tính cách độc lập từ quản trị đến giảng huấn. Một điều nổi trội của hệ thống giáo dục đại học Mỹ là khả năng nghiên cứu dẫn đến phát minh hay sáng kiến rất cao nhờ các ngân khoản tài trợ của cả chính phủ cũng như tư nhân. Các điều này là ước vọng của những người dự tính thành lập đại học Fulbright.

Các nhà làm chính sách ở Hoa Thịnh Đốn ca ngợi đại học Fulbriht sắp mở vào năm tới là một bước quan trọng trong việc phát triển quan hệ ngoại giao và giáo dục với Việt Nam.

“Đại học Fulbright sẽ trở thành tài sản tuyệt vời của Việt Nam vì với tự do giáo dục và cùng với nỗ lực cũng như liên kết với đại học Harvard để dẫn đến những gì sẽ được mang tới, chúng sẽ trở thành tài sản đáng kể để nước này đem nền giáo dục lên một mức cao hơn.” Ngoại trưởng John Kerry đọc bài nói chuyện ở Hà nội ngày 7/8/2015 vừa qua nói như vậy nhân dịp ông đến đây dự kỷ niệm 20 năm hai nước thiết lập bang giao.

Hiện các viên chức quản trị đại học Fulbright Việt Nam đặt mục tiêu gây quỹ hoạt động cho trường là 100 triệu đô la để thu nhận 2,000 sinh viên cho 5 năm đầu tiên. Đến nay, họ mới chỉ nhận được hứa hẹn yểm trợ 40 triệu đô la.

Ngoài chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, đại học Hawaii cũng thành lập một chương trình đào tạo thạc sĩ quản trị (MBA) cho Việt Nam. Mới đây, khoảng 50 sinh viên đã tốt nghiệp chương trình này. (TN)
hoanghoa
Posts: 2264
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Cựu nhân viên TLS Mỹ tại Sài Gòn bị hơn 5 năm tù vụ bán visa
Sunday, August 16, 2015 6:12:34 PM


WASHINGTON, DC (NV) - Ông Michael T. Sestak, một cựu nhân viên Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Sài Gòn, vừa bị tuyên án 64 tháng tù vì nhận hơn $3 triệu
để đối lấy việc cấp visa cho người Việt Nam vào Hoa Kỳ hồi năm 2013, thông cáo báo chí của Bộ Tư Pháp đưa ra hôm 14 Tháng Tám cho biết.

Image
Ông Michael T. Sestak.

Chánh Án John D. Bates là người đưa ra phát quyết đối với ông Michael T. Sestak. Sau thời gian ngồi tù, ông Sestak còn bị quản thúc tại gia trong ba năm.

Theo thỏa thuận với phía công tố, ông Sestak đồng ý phối hợp với chính phủ trong cuộc điều tra và truy tố những người liên can. Ông cũng đồng ý giao nộp hết tài sản kiếm được trong vụ gian lận visa, bao gồm chín căn nhà mà ông mua ở Thái Lan, nhờ tiền hối lộ.

Thông cáo của Bộ Tư Pháp Mỹ cũng cho biết ba cá nhân khác cũng nhận tội trong vụ này. Đó là Võ Tăng Bình và người em là Võ Hồng, cả hai đều là công dân Mỹ từng sống ở Việt Nam, và Huỳnh Thanh Trúc, em họ của ông Bình và bà Hồng, và là công dân Việt Nam, theo bản thông cáo.

Ông Michael T. Sestak, năm nay 44 tuổi, bị tố cáo nhận tiền hối lộ trong lúc thụ lý hồ sơ cho những người Việt Nam tìm cách vào Mỹ, theo thông báo của ông Vincent H. Cohen, Jr., công tố viên liên bang thuộc Tòa Án Washington, DC, và ông Bill A. Miller, giám đốc Sở An Ninh Ngoại Giao thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

“Là một nhân viên ngoại giao, ông Sestak đáng lẽ phải hoàn tất nhiệm vụ theo quy định của Hoa Kỳ, chứ không phải nhận tiền hối lội trên $3 triệu để cấp visa gian lận,” ông Cohen được trích lời nói. “Vì hành động ích kỷ và tham lam của ông Sestak mà gần 500 người đã có thể vào Hoa Kỳ mà không được kiểm tra một cách đúng mức. Phán quyết này cho thấy sự nghiêm trọng của việc hối lộ trong cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ.”

Trong phiên xử tại tòa án liên bang ở Washington, DC, hôm 6 Tháng Mười Một, 2014, ông Sestak đã nhận tội âm mưu hối lộ và gian lận visa vào Hoa Kỳ, hối lộ giới chức chính quyền, và vi phạm luật lệ chuyển tiền kinh doanh từ tài sản có được một cách bất hợp pháp nhờ các hoạt động phi pháp.

Ông Sestak, từng là cảnh sát địa phương và cảnh sát liên bang trước khi làm nhân viên ngoại giao, bị bắt ngày 13 Tháng Năm, 2013, và bị giam từ đó cho đến nay.

Ông Sestak từng làm việc ở tòa tổng lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn từ Tháng Tám, 2010 và đứng đầu phòng cấp visa không di trú (non-immigration visa). Đến Tháng Chín, 2012, ông rời khỏi chức vụ để chuẩn bị tái ngũ trong Hải Quân Mỹ.

Trong vụ gian lận này, có một số trường hợp, người ta đã phải trả tới $70,000 để có visa vào Mỹ hợp pháp.

Những người đồng lõa với nghi can Sestak khi đi kiếm mối đã quảng cáo chi phí từ $50,000 đến $70,000 nhưng cũng có khi lấy rẻ hơn, theo điều tra viên Simon Dinits của Bộ Ngoại Giao Mỹ.

“Họ cũng khuyến khích người môi giới hãy tăng giá và giữ phần tiền trên giá ấn định này lại cho riêng mình,” theo hồ sơ điều tra.

Trong vụ bán visa này, ông Sestak chuyển tiền ra khỏi Việt Nam bằng những ngân hàng ngoại quốc, phần lớn ở Trung Quốc, về một trương mục ở Thái Lan mà ông đã mở ra hồi Tháng Năm, 2012.

Sau đó, ông Sestak dùng tiền này để đầu tư vào địa ốc ở Phuket và Bangkok, Thái Lan.

Hồ sơ lưu trữ cho thấy từ Tháng Năm, 2012 đến Tháng Chín, 2012, Tổng Lãnh Sự Mỹ ở Sài Gòn nhận được 31,386 đơn loại visa không di trú và bác khoảng 35.1%.

Trong khi đó, cá nhân ông Sestak xem xét 5,489 hồ sơ và bác bỏ khoảng 8.2%.

Con số này còn tụt xuống tới mức 3.8% vào Tháng Tám, ngay trước khi ông Sestak rời khỏi nơi đây. (Đ.D.)
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests