Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Việt Nam bắt bốn tàu đánh cá và 50 ngư dân Trung Quốc
Tuesday, May 26, 2015 4:43:21 PM

QUẢNG BÌNH (NV) - Bốn tàu đánh cá và 50 ngư dân Trung Quốc vừa bị Việt Nam bắt, lập biên bản vì “đánh bắt trái phép” tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Lực lượng Biên Phòng của tỉnh Quảng Bình cho biết, bốn tàu đánh cá của Trung Quốc bị bắt khi đang đánh cá tại khu vực đánh bắt chung
thuộc Vịnh Bắc Bộ vì thiếu giấy phép đánh bắt hợp lệ. Sau đó, bốn tàu đánh cá này đã bị lập biên bản vì “đánh bắt trái phép” tại rồi bị đuổi đi.

Image
Tàu đánh cá mang số hiệu DNA 90152 của ngư dân Ðà Nẵng bị tàu đánh cá của Trung Quốc đâm chìm hồi tháng 5 năm ngoái trong vùng biển
của Việt Nam. Tháng 3 năm nay, Biên Phòng Ðà Nẵng chỉ đuổi con tàu giống như con tàu đã từng đâm chìm chiếc DNA 90152. (Hình: VietNamNet)



Trong thực tế, theo phản ánh của ngư dân Việt Nam thông qua báo chí Việt Nam thì chuyện tàu đánh cá của Trung Quốc xâm nhập vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam để đánh cá diễn ra thường xuyên nhưng rất ít khi bị bắt giữ.

Hồi thượng tuần tháng 3, trong một cuộc trò chuyện với VOA, viên đại tá Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Biên phòng Ðà Nẵng, từng xác nhận, riêng năm ngoái, có khoảng 300 lượt “tàu đánh cá nước ngoài” xâm phạm khu vực cách bờ biển Ðà Nẵng từ 40 hải lý đến 50 hải lý.

Các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam trên biển thường chỉ “xua đuổi” những “tàu đánh cá nước ngoài” xâm nhập vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam để đánh cá.

Lúc đó, trong khi báo chí Việt Nam loan báo, Biên Phòng Ðà Nẵng vừa đuổi một “một chiếc tàu đánh cá giống như chiếc tàu đánh cá của Trung Quốc từng đâm chìm một chiếc tàu đánh cá của ngư dân Ðà Nẵng hồi tháng 5 năm ngoái” khỏi lãnh hải Việt Nam thì viên đại tá tham mưu trưởng Bộ Chỉ Huy Biên Phòng Ðà Nẵng cũng chỉ xác nhận đó là “tàu nước ngoài.”

Viên đại tá tham mưu trưởng Bộ Chỉ Huy Biên Phòng Ðà Nẵng nhấn mạnh, chỉ có thể xác định đó là “tàu nước ngoài,” không thể khẳng định đó là “tàu đánh cá của Trung Quốc” vì chưa “bắt tận tay, day tận trán.” Trong khi muốn xác định đó là tàu của quốc gia nào thì phải bắt được, phải lập biên bản, xác định hành vi phạm tội, địa điểm phạm tội, trang thiết bị được sử dụng để phạm tội trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam để xử lý theo pháp luật của Việt Nam.

Cũng vì vậy, người ta tin rằng, vụ bắt - lập biên bản - đuổi bốn tàu đánh cá của Trung Quốc đi như vừa xảy ra là một hành động nhằm trả đũa lệnh cấm đánh cá ở biển Ðông của Trung Quốc.

Hồi thượng tuần tháng này, chính quyền thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam của Trung Quốc thông báo cấm đánh bắt cá mà phạm vi bao gồm cả vịnh Bắc bộ lẫn khu vực quần đảo Hoàng Sa, từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 1 tháng 8.

Ngay sau đó, ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam, tuyên bố, Việt Nam phản đối lệnh cấm đó vì nó “vô giá trị.” Ông Bình nói thêm rằng lệnh cấm đánh cá vừa kể là một hành động “vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.”

Ðáp lại, ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, nhấn mạnh, lập trường của Trung Quốc về chủ quyền trên biển Ðông là “nhất quán và rõ ràng.” Việc Trung Quốc thực hiện “mùa nghỉ đánh bắt” trên vùng biển do Trung Quốc quản lý là “biện pháp quản lý hành chính bình thường” nhằm bảo vệ tài nguyên biển. Lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc còn là “biện pháp nhằm làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế của Trung Quốc.”

Tuy Hội Nghề Cá Việt Nam kêu gọi ngư dân hãy “bám biển” nhưng cho đến nay chưa có thông tin nào liên quan đến việc tàu đánh cá và ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ, lập biên bản do vi phạm lệnh đó. (G.Ð)
trinhham
Posts: 133
Joined: Mon Dec 10, 2012 2:07 am
Contact:

Post by trinhham »

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Việt Nam cuối tháng 5
Thursday, May 28, 2015 6:30:01 PM


HÀ NỘI (NV) .- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter sẽ chính thức thăm viếng Việt Nam 3 ngày,
ngay sau khi tham dự Diễn Đàn Đối Thoại An Ninh Khu Vực tổ chức tại Singapore.

Image
Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter (trái) và Tham mưu trưởng Liên Quân Martin Dempsey (phải) trong cuộc họp báo ở Ngũ Giác Đài ngày 7/5/2015.
(Hình: Mark Wilson/Getty Images)

Bộ Ngoại Giao CSVN hôm 28 tháng 5, 2015 loan báo Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter sẽ chính thức thăm Việt Nam từ ngày 31 tháng 5 đến ngày 2 tháng 6, 2015.
Không thấy có chi tiết đặc biệt nào về cuộc thăm viếng được tiết lộ ông sẽ gặp những ai, bàn thảo chuyện gì ngoài những lời khách sáo quen thuộc được tường thuật trên Thông tấn Xã Việt Nam (TTXVN).

Bản tin của TTXVN viết: “...Hai Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ thảo luận các biện pháp để thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương cũng như trao đổi các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, để qua đó nhằm tăng cường quan hệ cũng như tăng cường hiểu biết giữa hai nước và hai quân đội”.

Trước khi đến Việt Nam, ông Carter đã đến dự lễ bàn giao quyền Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương hôm 27 tháng 5 ở Honolulu, Hawaii, rồi lên đường dự Diễn Đàn Đối Thoại An Ninh Khu Vực Á Châu – Thái Bình Dương tổ chức ở một khách sạn tại Singapore thường được gọi là Shangri-La Dialogue vào các ngày từ 29 đến 31 tháng 5 năm 2015.

Bên lề diễn đàn này, tin tức cho hay ông sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng nhiều nước để trao đổi các vấn đề của khu vực mà hiện nay tranh chấp Biển Đông ngày càng trở nên nguy hiểm.

Tháng qua, ông Carter đã đến khu vực đông Thái Bình Dương, thăm viếng và thảo luận với các viên chức Quốc phòng Nhật Bản và Đại Hàn, tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ đối với sự an nguy của khu vực.

Ông Carter đến Hà Nội vào dịp này khi Việt Nam đang cần một chỗ dựa trong cuộc tranh chấp thế yếu với Trung Quốc về chủ quyền biển đảo trên Biển Đông. Vấn đề hậu thuẫn cho Hà Nội trong vấn đề Biển Đông cũng như vấn đề bán võ khí sát thương cho Việt Nam không nằm ngoài những dự đoán mà ông Carter sẽ thảo luận với đối tác.

Cũng đến dự diễn đàn Shangri-La Dialogue như bộ trưởng Carter, nghị sĩ chủ tịch Ủy ban Quân Vụ Thượng Viện Hoa Kỳ John McCain cùng phái đoàn nghị sĩ đã tới Hà Nội trước. Ông McCain đã gặp từ tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đến Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh hôm 27 tháng 5, 2015.

Ông McCain là người có nhiều ảnh hưởng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và cũng là một trong những người vận động tích cực thiết lập bang giao giữa Hoa Kỳ với kẻ cựu thù Việt Nam, dù ông từng bị bỏ tù và tra tấn tại nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội, hơn 5 năm khi máy bay của ông bị bắn rơi trong chiến tranh Việt Nam.

Tháng 8 năm ngoái, nghị sĩ McCain cũng đã dẫn một phái đoàn đến Hà Nội mà tin tức thời gian đó nói nhiều phần chuyến đi của ông liên quan tới việc bán các loại võ khí cho Việt Nam sau khi Hoa Kỳ gỡ bỏ một phần lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt nam. Chuyến đi lần này, rất có thể ông mang những thông điệp từ Washington về các điều kiện mà Hà Nội cần đáp ứng.

Cuộc thăm viếng của Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter liền sau cuộc thăm viếng của phái đoàn ông John McCain sẽ làm rõ hơn chủ đích của chuyến đi mà Hà Nội nói là “thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương cũng như trao đổi các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm..”

Theo bản tin của Bloomberg, vào ngày 22 tháng 4, 2015, đã có một cuộc họp của các nhà thầu trang bị quốc phòng Hoa Kỳ với nhà cầm quyền Việt Nam tại Hà Nội mà qua đó họ giới thiệu những sản phẩm có thể bán cho nước này. Cuộc họp được Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đứng ra tổ chức.

“Trong những tháng sắp tới, người ta sẽ thấy có nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi và những chuyến đi tới đi lui của viên chức các công ty Mỹ với các đối tác tiềm năng của Việt Nam.” Vũ Tự Thành, Trưởng đại diện của Hội Đồng Doanh Nghiệp Hoa Kỳ – ASEAN, cũng tham dự cuộc hội luận nói trên phát biểu. “Các nhà thầu quốc phòng Hoa Kỳ nhìn thấy tiềm năng bán hàng gia tăng”.

Theo Bloomberg, hơn một chục đại công ty gồm Boeing, BAE Systems Plc., Lockheed Martin Corp và Honeywell International Inc., nằm trong số được mời đến Hà Nội tham dự cuộc họp. Theo lời ông Vũ Tự Thành, các công ty đã trình bày qua màn hình các loại trực thăng, chiến hạm cũng như các hệ thống truyền tin. (TN)

[/img]
Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter (trái) và Tham mưu trưởng Liên Quân Martin Dempsey (phải) trong cuộc họp báo ở Ngũ Giác Đài ngày 7/5/2015.
(Hình: Mark Wilson/Getty Images) [/align]


Bộ Ngoại Giao CSVN hôm 28 tháng 5, 2015 loan báo Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter sẽ chính thức thăm Việt Nam từ ngày 31 tháng 5 đến ngày 2 tháng 6, 2015.
Không thấy có chi tiết đặc biệt nào về cuộc thăm viếng được tiết lộ ông sẽ gặp những ai, bàn thảo chuyện gì ngoài những lời khách sáo quen thuộc được tường thuật trên Thông tấn Xã Việt Nam (TTXVN).

Bản tin của TTXVN viết: “...Hai Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ thảo luận các biện pháp để thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương cũng như trao đổi các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, để qua đó nhằm tăng cường quan hệ cũng như tăng cường hiểu biết giữa hai nước và hai quân đội”.

Trước khi đến Việt Nam, ông Carter đã đến dự lễ bàn giao quyền Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương hôm 27 tháng 5 ở Honolulu, Hawaii, rồi lên đường dự Diễn Đàn Đối Thoại An Ninh Khu Vực Á Châu – Thái Bình Dương tổ chức ở một khách sạn tại Singapore thường được gọi là Shangri-La Dialogue vào các ngày từ 29 đến 31 tháng 5 năm 2015.

Bên lề diễn đàn này, tin tức cho hay ông sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng nhiều nước để trao đổi các vấn đề của khu vực mà hiện nay tranh chấp Biển Đông ngày càng trở nên nguy hiểm.

Tháng qua, ông Carter đã đến khu vực đông Thái Bình Dương, thăm viếng và thảo luận với các viên chức Quốc phòng Nhật Bản và Đại Hàn, tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ đối với sự an nguy của khu vực.

Ông Carter đến Hà Nội vào dịp này khi Việt Nam đang cần một chỗ dựa trong cuộc tranh chấp thế yếu với Trung Quốc về chủ quyền biển đảo trên Biển Đông. Vấn đề hậu thuẫn cho Hà Nội trong vấn đề Biển Đông cũng như vấn đề bán võ khí sát thương cho Việt Nam không nằm ngoài những dự đoán mà ông Carter sẽ thảo luận với đối tác.

Cũng đến dự diễn đàn Shangri-La Dialogue như bộ trưởng Carter, nghị sĩ chủ tịch Ủy ban Quân Vụ Thượng Viện Hoa Kỳ John McCain cùng phái đoàn nghị sĩ đã tới Hà Nội trước. Ông McCain đã gặp từ tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đến Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh hôm 27 tháng 5, 2015.

Ông McCain là người có nhiều ảnh hưởng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và cũng là một trong những người vận động tích cực thiết lập bang giao giữa Hoa Kỳ với kẻ cựu thù Việt Nam, dù ông từng bị bỏ tù và tra tấn tại nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội, hơn 5 năm khi máy bay của ông bị bắn rơi trong chiến tranh Việt Nam.

Tháng 8 năm ngoái, nghị sĩ McCain cũng đã dẫn một phái đoàn đến Hà Nội mà tin tức thời gian đó nói nhiều phần chuyến đi của ông liên quan tới việc bán các loại võ khí cho Việt Nam sau khi Hoa Kỳ gỡ bỏ một phần lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt nam. Chuyến đi lần này, rất có thể ông mang những thông điệp từ Washington về các điều kiện mà Hà Nội cần đáp ứng.

Cuộc thăm viếng của Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter liền sau cuộc thăm viếng của phái đoàn ông John McCain sẽ làm rõ hơn chủ đích của chuyến đi mà Hà Nội nói là “thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương cũng như trao đổi các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm..”

Theo bản tin của Bloomberg, vào ngày 22 tháng 4, 2015, đã có một cuộc họp của các nhà thầu trang bị quốc phòng Hoa Kỳ với nhà cầm quyền Việt Nam tại Hà Nội mà qua đó họ giới thiệu những sản phẩm có thể bán cho nước này. Cuộc họp được Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đứng ra tổ chức.

“Trong những tháng sắp tới, người ta sẽ thấy có nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi và những chuyến đi tới đi lui của viên chức các công ty Mỹ với các đối tác tiềm năng của Việt Nam.” Vũ Tự Thành, Trưởng đại diện của Hội Đồng Doanh Nghiệp Hoa Kỳ – ASEAN, cũng tham dự cuộc hội luận nói trên phát biểu. “Các nhà thầu quốc phòng Hoa Kỳ nhìn thấy tiềm năng bán hàng gia tăng”.

Theo Bloomberg, hơn một chục đại công ty gồm Boeing, BAE Systems Plc., Lockheed Martin Corp và Honeywell International Inc., nằm trong số được mời đến Hà Nội tham dự cuộc họp. Theo lời ông Vũ Tự Thành, các công ty đã trình bày qua màn hình các loại trực thăng, chiến hạm cũng như các hệ thống truyền tin. (TN)
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »

Việt - Mỹ ký tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng


Image
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, trái, và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh
sau khi ký Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ tại Hà Nội. Ảnh: Reuters


Bản Tuyên bố được ký trên cơ sở Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương ký năm 2011. Tuyên bố bao gồm 5 nội dung: tăng cường tham vấn chính sách; hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh như rà phá bom mìn và tẩy độc dioxin; hợp tác gìn giữ hòa bình của LHQ; khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu trợ; và hợp tác trong lĩnh vực an ninh biển trên cơ sở luật pháp quốc tế và luật pháp mỗi bên.

"Bản Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng nhằm tăng cường hữu nghị, hiểu biết, xây dựng lòng tin, làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước, vì lợi ích của nhân dân hai nước, góp phần giữ gìn hoà bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á Thái Bình Dương, với nguyên tắc tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp quốc tế, luật pháp của mỗi nước và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không làm phương hại đến an ninh của nước khác", Bộ trưởng Phùng Quang Thanh khẳng định.

Ông Carter cho hay, theo sau quyết định của Mỹ năm ngoái cho phép dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, hai nước đã cam kết đẩy mạnh thương mại, quốc phòng. Mỹ sẵn sàng hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, đào tạo nhân viên cho lực lượng thực thi luật pháp trên biển của Việt Nam, cũng như hỗ trợ cho Việt Nam một số trang bị cho lực lượng thực thi luật pháp trên biển, hợp tác về lĩnh vực quân y, cũng như tham vấn cơ chế quốc phòng giữa các nước ASEAN, ASEAN mở rộng

Chuyến thăm Việt Nam của ông Carter diễn ra trong bối cảnh hai nước đang kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (12/7/1995 - 2015).

"Tất cả những việc này khó có thể tưởng tượng được cách đây 20 năm. Với chuyến thăm ngày hôm qua đến Hải Phòng, tôi là Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đầu tiên đến thăm một căn cứ quân sự của Việt Nam cũng như lên thăm một con tàu tuần tra của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam. Những điều này cho thấy một hướng đi tích cực và tiếp nối về mối quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh biển", Bộ trưởng Ashton Carter chia sẻ.

Ông Carter cho biết thêm Mỹ sẽ cung cấp một gói 18 triệu USD cho Cảnh sát biển Việt Nam để mua sắm một số tàu tuần tra. Mỹ cũng đang hỗ trợ Việt Nam xây dựng và phát triển trung tâm huấn luyện gìn giữ hoà bình cho quân đội Việt Nam.

"Mỹ cam kết ủng hộ một đất nước Việt Nam độc lập, vững mạnh và thịnh vượng, tôn trọng quyền con người và pháp quyền. Chúng ta nhất thiết phải làm việc cùng nhau để đảm bảo duy trì hoà bình và thịnh vượng ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, để tất cả các nước trong khu vực cùng được hưởng lợi, bao gồm cả Việt Nam và Mỹ, thật nhiều và thật lâu nữa", ông Carter khẳng định.

"Mỹ sẽ vẫn bay, sẽ vẫn căng buồm" ở Biển Đông

"Mỹ cùng có mối quan tâm về tự do hàng hải, về giải pháp hòa bình ở Biển Đông, như các nước châu Á và các nước trên thế giới. Do đó Mỹ sẽ làm hai điều. Thứ nhất, không hoạt động của bất cứ bên nào làm thay đổi được hoạt động của Mỹ. Chúng tôi sẽ vẫn bay, vẫn căng buồm và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Thứ hai, Mỹ kêu gọi giải pháp đa phương và hòa bình, sát với đề xuất của chúng tôi là các nước liên quan dừng vĩnh viễn hoạt động cải tạo hoặc quân sự hóa ở Biển Đông", ông Carter nói.

Theo Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Washington phản đối hành động quân sự hóa và hoạt động tạo nên căng thẳng ở Biển Đông. Mỹ ủng hộ việc đàm phán của ASEAN và các nước liên quan đến tranh chấp và đã thảo luận điều này với các quan chức Việt Nam cùng các nước trong khu vực tại Đối thoại an ninh Shangri-La cuối tuần qua. Washington mong muốn tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình, vì an ninh và thịnh vượng cho các nước ở khu vực này.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tái khẳng định quan điểm của Việt Nam rằng luôn chủ trương giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ bằng các biện pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế, nhất là Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS), thực hiện đầy đủ Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không mở rộng tranh chấp, không làm phức tạp thêm tình hình. Ông Thanh cho hay các nước ASEAN sẽ nỗ lực cùng Trung Quốc để sớm có Bộ Quy tắc ứng xử (COC).

"Việt Nam vừa qua củng cố các đảo thuộc chủ quyền của mình. Việt Nam hiện nay đóng quân ở 9 đảo nổi và 12 đảo chìm. Ở các đảo nổi, chúng tôi chỉ kè lại xung quanh để tránh sóng, đảm bảo cho người dân và các lực lượng đóng quân trên đảo có cuộc sống an toàn. Ở các đảo chìm chúng tôi chỉ xây dựng các nhà nhỏ, ở ít người và không mở rộng ra. Tính chất quy mô của chúng tôi hoàn toàn là dân sự", Bộ trưởng Thanh lý giải hoạt động cải tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ông Phùng Quang Thanh cũng bày tỏ mong muốn sắp tới Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. "Hai nước bây giờ là bạn bè, là đối tác toàn diện, làm vậy sẽ thể hiện sự tin cậy lẫn nhau, phù hợp với lợi ích cả hai nước", ông nói.

Về các trang thiết bị, Bộ trưởng Thanh cho hay Việt Nam không chỉ đề nghị riêng với Mỹ, mà ông cũng trao đổi với đại diện các nước tại Shangri -la vừa qua, 18 nước thuộc Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Mở rộng (ADMM+), ASEAN + 1, tức ASEAN và Trung Quốc. Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam mới được thành lập hơn 15 năm, rất cần các nước chia sẻ về kinh nghiệm, đào tạo cũng như hỗ trợ trang thiết bị. "Việt Nam hoan nghênh các nước hỗ trợ các loại tàu tuần tra để thực thi luật pháp trên biển và bảo vệ ngư dân, tôn trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam", ông Thanh nói.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã trao hai kỷ vật thời chiến tranh gồm một cuốn nhật ký và một dây thắt lưng của một người lính Việt Nam cho ông Phùng Quang Thanh. Ông Carter mong rằng những kỷ vật này sẽ được trao về cho các thành viên trong gia đình người lính Việt Nam. "Mỹ sẽ tiếp tục hàn gắn lại những vết thương của quá khứ", ông nói.
Image
Lễ đón chính thức Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter được tổ chức tại trụ sở Bộ Quốc phòng. Ảnh: Hoàng Thùy


Việt Anh - Hoàng Thùy
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Công trình thủy lợi 2.5 tỷ chỉ tưới được cho 1 héc ta lúa
Tuesday, June 02, 2015 5:22:29 PM

QUẢNG NGÃI (NV) - Do không khảo sát và xây ở vị trí quá thấp, công trình thủy lợi Nà Cà Tu đầu tư 2.5 tỷ đồng
để cung cấp nước cho 70 héc ta lúa, nhưng nay chỉ tưới được cho khoảng 1 héc ta.

Image
Đập thủy lợi Nà Cà Tu có hệ thống mương dẫn nằm thấp hơn so với
cánh đồng của thôn Cả hàng chục mét. (Hình: Phụ Nữ Sài Gòn)

Theo tờ Phụ Nữ Sài Gòn, công trình thủy lợi Nà Cà Tu, ở thôn Cả, xã Trà Hiệp, huyện Trà Bồng, do ủy ban huyện làm chủ đầu tư có kinh phí khoảng 1.5 tỷ đồng được xây dựng từ nguồn vốn “Chương trình 30A” của chính phủ dành cho xã nghèo miền núi để cung cấp nước tưới cho khoảng 70 héc ta đất trồng lúa của người đồng bào Kor trong vùng.

Thế nhưng, theo ông Hồ Văn Ve, phó chủ tịch xã Trà Hiệp, thì sau khi xây xong và đưa vào sử dụng từ năm 2013 đến nay, đập Nà Cà Tu hiện chỉ cung cấp nước tưới cho 2-3 đám ruộng, với diện tích khoảng 1 héc ta nằm ở vùng trũng thấp phía dưới.

Nguyên nhân là do công trình được xây ở vị trí quá thấp so với phần lớn số ruộng lúa của người dân trong vùng. Vì vậy dù nằm ngay sát hệ thống thủy lợi này, nhiều ruộng lúa của người dân thôn Cả vẫn phải trông chờ vào nước mưa.

Ông Hồ Văn Luân, bí thư xã Trà Hiệp bực tức, “Khi tham gia khảo sát và chọn địa điểm xây hệ thống thủy lợi Nà Cà Tu cùng với ban quản lý các dự án đầu tư-xây dựng huyện Trà Bồng, chúng tôi đã kiến nghị nên xây ở địa điểm cao hơn, nằm cách nơi này khoảng 11mét, nhưng họ không nghe mà vẫn làm. Chưa hết, khi xây xong dù không đem lại hiệu quả, thế nhưng vào giữa năm 2014, sau khi bị mưa lũ làm hư hỏng, chính quyền huyện Trà Bồng lại tiếp tục chi ngân sách thêm gần 1 tỷ đồng để sửa chữa.”

Tuy vậy, trả lời phóng viên Phụ Nữ Sài Gòn về việc này, ông Hà Văn Đồng, giám đốc ban quản lý các dự án đầu tư-xây dựng huyện Trà Bồng, đại diện chủ đầu tư vẫn khẳng định, “Từ khi đưa vào sử dụng đến nay, hệ thống thủy lợi Nà Cà Tu vẫn phát huy hiệu quả tốt.”

Tin cho hay, điều làm cho người dân bực tức và cho rằng có sự bao che, khuất tất ở dự án này chính là việc hệ thống thủy lợi này được xây bởi xí nghiệp xây dựng Liên Hoàng của chính cha vợ ông Nguyễn Xuân Bắc, đương kim chủ tịch huyện Trà Bồng. (Tr.N)
buikiem
Posts: 503
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

Dự án thờ Khổng Tử gây ‘bão’ dư luận Việt Nam

VOA Tiếng Việt

09.06.2015
Một dự án xây Văn Miếu và thờ Khổng tử trị giá hàng trăm tỷ đồng tại một tỉnh ở Việt Nam đang vấp phải nhiều chỉ trích không những từ công chúng mà còn cả báo chí.

Truyền thông trong nước đưa tin, công trình Văn Miếu được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt đầu tư xây dựng từ năm 2011 và dự kiến hoàn thành trong năm 2016.

Trong tờ trình đề nghị phê duyệt dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng nên thờ Khổng Tử tại Văn Miếu này.

Kèm theo cảm xúc bàng hoàng là một sự xót xa vì một văn miếu do cấp tỉnh xây dựng với mức đầu tư kinh phí từ ngân sách của nhà nước, tức là tiền thuế của dân là 314 tỷ. Thật là một con số khủng khiếp, trong bối cảnh kinh tế của Việt Nam đang sa sút như thế này...

Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, nhà nghiên cứu về văn hóa dân gian của Việt Nam và Trung Quốc, cho biết ông cảm thấy “bàng hoàng” khi đọc tin về dự án tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng này.

“Kèm theo cảm xúc bàng hoàng là một sự xót xa vì một văn miếu do cấp tỉnh xây dựng với mức đầu tư kinh phí từ ngân sách của nhà nước, tức là tiền thuế của dân là 314 tỷ. Thật là một con số khủng khiếp, trong bối cảnh kinh tế của Việt Nam đang sa sút như thế này. Việc tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng Văn Miếu như thế đang gây ra những dư luận trái chiều, và căng thẳng trong dư luận xã hội. Giới chức của địa phương đã lên tiếng để bao biện cho việc làm của mình.”

Truyền thông đã có nhiều bài viết với những hàng tít như: “Vĩnh Phúc chi 300 tỷ xây Văn Miếu là có lỗi với mai sau…”, “Không thể tin nổi” hay “Bỏ hàng trăm tỷ xây Văn Miếu thờ Khổng Tử là không thực tế”.

Báo chí trong nước dẫn lời ông Trần Mạnh Định - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết rằng trong quá trình xây dựng đã có một số tranh cãi về việc thiết kế, bài trí thờ tự bài vị Khổng Tử.

Một số thậm chí còn đề nghị không đưa bài vị của Khổng Tử vào thờ tại Văn Miếu. Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện ủng hộ quan điểm này. Ông nói:

“Trong bối cảnh của thế kỳ 21, khi khoa cử, nho học đã chấm dứt, cái việc Văn Miếu của tỉnh Vĩnh Phúc thờ trong chính điện một vị là Khổng tử thì đã vấp phải sự phản đối của dư luận. Ngay cả quan chức lãnh đạo ngành văn hóa và lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc họ cũng đang bối rối và lúng túng. Việc thờ Khổng Tử trong một khổng miếu vừa xây dựng mới hoàn toàn, không dựa trên những tài liệu cổ, thì là một điều chúng ta không nên làm.”

VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với lãnh đạo Sở Văn Hóa – Thông tin tỉnh Vĩnh Phúc để phỏng vấn.

Trong bối cảnh của thế kỳ 21, khi khoa cử, nho học đã chấm dứt, cái việc Văn Miếu của tỉnh Vĩnh Phúc thờ trong chính điện một vị là Khổng tử thì đã vấp phải sự phản đối của dư luận. Ngay cả quan chức lãnh đạo ngành văn hóa và lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc họ cũng đang bối rối và lúng túng.

Tới tối ngày 9/6, không rõ lý do vì sao một số bài báo về dự án của tỉnh Vĩnh Phúc trên nhiều tờ báo đã bị gỡ khỏi mạng Internet.

Một dự án liên quan tới Khổng Tử khánh thành năm ngoái ở Việt Nam cũng đã vấp phải phản ứng mạnh của dư luận trong bối cảnh căng thẳng Việt – Trung dâng cao vì các tranh chấp ở biển Đông.

Cuối năm ngoái, Việt Nam đã chính thức khánh thành Học viện Khổng Tử và đích thân ông Du Chính Thanh, nhân vật đứng hàng thứ tư trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã dự lễ gắn biển tại Đại học Hà Nội.

Báo điện tử của Chính phủ Việt Nam gọi Học viện này là “cầu nối góp phần làm sinh động quan hệ” giữa hai nước.

Trong khi đó, nhiều học giả ở trong nước, trong đó có tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, cho rằng Viện Khổng tử là “một trong những ý đồ của Bắc Kinh muốn sử dụng ảnh hưởng về văn hóa để thể hiện quyền lực mềm đối với Việt Nam”.

http://www.voatiengviet.com/content/du- ... 13301.html
bobinh
Posts: 221
Joined: Fri Feb 26, 2010 1:35 am
Contact:

Post by bobinh »

Đảo quốc Palau đánh chìm 4 tàu cá Việt Nam
Friday, June 12, 2015 6:18:42 PM

WASHINGTON (NV) .- Đảo quốc nhỏ bé ở giữa Thái Bình Dương mới đây đã đánh chìm một số tàu đánh cá xa bờ của ngư dân Việt Nam
mà họ nói là hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển của họ.

Image
Khói bốc lên từ các tàu đánh cá của Việt Nam bị đảo quốc Palau bắt giữ và đánh chìm, cáo buộc đánh trộm ngư sản. (Hình: AP)


Theo AP thuật lại lời của tổng thống đảo quốc này là Tommy Remengesau Jr., cho hay chính quyền của ông đã đốt một số tàu khai thác thủy sản của Việt Nam hôm 12 Tháng 5, 2015 vì đánh trộm hải sâm và các loại thủy sản khác.

Tổng thống đảo quốc này nói rằng, ông muốn phần lớn các vùng biển của đảo quốc gồm khoảng 250 đảo ở Thái Bình Dương ( giữa Philippines và Úc với 21,000 dân, trở thành những vùng bảo tồn đời sống các loại thủy sản và cấm khai thác thương mại cũng như xuất cảng. Chỉ một phần nhỏ các vùng biển này được cho phép khai thác thương mại và dành cho du khách.

Ông Tommy Remengesau Jr., cho hay như vậy trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ thủ đô nước Mỹ khi ông có công việc đến đây.

Năm 2009, cộng hòa Palau là nước đầu tiên trên thế giới tuyên bố các vùng biển của nước này là vùng bảo tồn cá mập, cấm đánh bắt bất cứ hình thức nào. Tuy nhiên, mãi tới gần đây nước này mới chỉ có một tàu tuần để thực hiện việc tuần tiễu để bảo vệ hơn 130 loại cá mập khác nhau.

Theo nguồn tin trên, 4 tàu đánh cá của Việt Nam bị đánh chìm nằm trong số 15 chiếc tàu ngoại quốc bị cáo buộc đánh trộm thủy sản trong vùng biển của họ từ năm ngoái. Trên các tàu này, cảnh sát của họ tìm thấy chất đầy cá mập, vi cá mập, tôm hùm, hải sâm.

Một số tàu bị bắt giữ đã bị tịch thu hết đồ hành nghề rồi buộc phải chở 77 ngư dân trở về Việt Nam. Theo lời ông Tommy Remengesau được thuật lại, nếu chỉ tịch thu ngư cụ và các loại thủy sản đã đánh bắt bất hợp pháp thì không đủ răn đe.

Đảo quốc Palau ở khoảng 970 km phía đông Philippines là một trong những nước nhỏ nất trên thế giới và cũng ít người biết đến tên. Tuy nước này có diện tích đất rất nhỏ và ít người như thế nhưng họ có tới 621,000 km2 vùng biển đặc quyền kinh tế.

Tháng trước, theo báo Jakarta Post, hôm 20 Tháng 5,2015, Hải Quân Indonesia đã đánh chìm tại nhiều địa điểm khác nhau tổng cộng 41 tàu đánh cá nước ngoài từng bị bắt giữ những năm qua trong vùng biển đặc quyền kinh tế của họ.

Trong số đó có 5 tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam, 2 tàu của Thái Lan và 11 tàu của ngư dân Philippines. Chiếc tàu đánh cá lớn nhất bị đánh chìm vào dịp này là tàu Gui Xei Yu 12661 trọng tải 300 tấn của Trung Quốc đã bị bắt giữ từ năm 2009 tại một khu vực gần với Biển Đông. (TN)
dailien
Posts: 2458
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Lại có người 'treo cổ tự tử' nhà giam công an Hải Phòng
Monday, June 22, 2015 6:36:16 PM

HẢI PHÒNG (NV) .- Một ngày sau khi “bị tạm giữ để điều tra về hành vi buôn bán chất ma túy”,
một người đàn ông đã “treo cổ tự tử tại nhà tạm giữ công an huyện An Lão, thành phố Hải Phòng...”

Image
Nạn nhân Phạm Khắc Chử đang hôn mê, phải thở bằng máy tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. (Hình: Kiến Thức).

Báo điện tử Kiến Thức hôm Chủ Nhật 21/6/2015 cho hay “Lê Văn Thùy (SN 1958, thường trú tại số 7 tổ dân phố Trung Dũng, thị trấn An Lão, Hải Phòng) bị tạm giữ để điều tra về hành vi mua bán trái phép chất ma túy đã treo cổ tự tử ngày 18/6 tại Nhà tạm giữ Công an huyện An Lão, Hải Phòng”.

Nguồn tin trên kể lại, nhiều phần theo lời công an huyện An Lão, là “vào hồi 7 giờ ngày 18/6, cán bộ trực Nhà tạm giữ phát hiện đối tượng Lê Văn Thùy dùng áo treo cổ nên đã tổ chức sơ cứu và đưa đến Bệnh viện đa khoa huyện An Lão để cấp cứu. Tuy nhiên, đến khoảng 7 giờ 20 cùng ngày thì đối tượng này đã chết.”

Tuy nói rằng “Giám đốc Công an thành phố đã chỉ đạo Công an huyện An Lão phối hợp với các phòng nghiệp vụ và các cơ quan chức năng tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi” để điều tra về cái chết, nhưng lại nói “bàn giao thi thể cho gia đình lo hậu sự. Công an huyện đã cử lực lượng phối hợp cùng chính quyền địa phương và gia đình Thùy làm thủ tục mai táng.”

Điều này có vẻ vô cùng vội vã, không thấy nói gì đến khám nghiệm mổ xẻ pháp y để xác định nguyên nhân cái chết. Cũng không thấy báo chí địa phương đề cập gì tới thân nhân của Lê Văn Thùy để họ lên tiếng. Có phải ông Lê Văn Thùy “treo cổ tự tử” hay vì bị tra tấn mà chết? Thân thể ông có dấu tích gì của “ngoại lực” đã dẫn đến cái chết hay không, rồi treo ông ta lên, vu vạ người ta “tự tử”.

Ông Lê Văn Thùy là nạn nhân thứ 6 chết trong tay của công an từ đầu năm 2015 đến nay chỉ một vài ngày kể từ khi bị “tạm giam”. Riêng trong Tháng Tư vừa qua có tới 3 người chết với những bí ẩn bất thường.

Hôm Thứ Hai 22/6/2015, báo Kiến Thức cho hay Bộ Công an “đã có văn bản đề nghị đồng chí Giám đốc CA tỉnh Hải Dương làm rõ vụ 'bỗng dưng nguy kịch' khi tạm giam ở CA huyện Thanh Hà”. Tấm hình phổ biến trên mặt báo thấy ông này mũi đầy máu, hai mắt sưng tím và có máu.

Ông Phạm Khắc Chử, 44 tuổi, cư ngụ tại thôn An Liệt, xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, “bị tạm giam tại công an huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương), để chờ tòa xét xử bỗng dưng nhập viện trong tình trạng nguy kịch, thân thể có một số vết thương.” Tờ Kiến Thức viết.

Hiện ông này đang hôn mê, thở bằng máy, mạng sống có vẻ mong manh tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, kể từ khi được đưa đi cấp cứu từ nhà giam ngày 7/6/2015.

Theo lời ông Phạm Khắc Mạnh, anh của nạn nhân, nói với nhà báo thì “Thời điểm bị bắt giữ, ông Chử có tình trạng sức khỏe bình thường, trên người không có thương tích và cũng không có tiền sử về bệnh trạng trong cơ thể.”

Lý do ông Chử bị bắt giam khoảng 9 giờ ngày 5/6/2015, vì “không thực hiện dự phiên tòa xét xử do tội của ông Chử gây ra.” Ông bị truy tố về tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 1 điều 139, Bộ luật hình sự”.

Giữa Tháng Tư, một “đoàn công tác đặc biệt” báo cáo trong một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội CSVN rằng từ 1 Tháng 10-2011 đến 30 Tháng 9-2014 tại Việt Nam có 226 nghi can chết khi bị tạm giam tạm giữ. Bộ Công an nói những nghi can đó đều chết vì “bị bệnh” hoặc “tự tử”.

Tuy nhà cầm quyền Việt Nam ký vào Công ước Quốc tế về Chống Tra tấn hồi cuối năm 2013 nhưng từ đó đến nay, công an vẫn tra tấn nhục hình nghi can, như không có gì thay đổi. Chỉ đếm trên mặt báo chí tường thuật, người ta thấy có 22 nạn nhân chết trong tay công an năm 2014. Năm 2013 có 13 người nạn nhân. Nhiều người trong số đó bị vu cho là “tự tử” nhưng thân thể họ đầy dấu vết nhục hình từ dập nội tạng, gẫy xương sườn, vỡ sọ. (TN)
buikiem
Posts: 503
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »


Công an ép nhà báo Phạm Chí Dũng dẹp báo mạng Việt Nam Thời Báo

Thursday, June 25, 2015 7:07:43 PM

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) - Công an CSVN đã ép nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng phải dẹp tờ báo mạng Việt Nam Thời Báo
là tờ báo của Hội Nhà Báo Độc Lập tại Việt Nam mà ông là chủ tịch.

Image
Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng đi biểu tình chống thái độ hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông năm 2014.(Hình: Internet)

“Họ yêu cầu thẳng là trang Việt Nam Thời Báo của Hội Nhà báo Độc lập cần phải chấm dứt. Tôi nói rằng tất cả những vấn đề này tôi phải trao đổi lại với trong Hội, vì tôi không có quyền quyết định.” Ông Phạm Chí Dũng nói với đài phát thanh RFI trong cuộc phỏng vấn chiều ngày Thứ Năm 25/6/2015 sau khi vừa từ cơ quan Công an thành phố Sài Gòn về nhà.

Buổi sáng cùng ngày, khoảng 8 giờ sáng, sau khi ông đưa con nhỏ đi học ở trường 'Tuổi Thơ 7' ở Quận Ba thì bị một đoàn đông đảo khoảng 20 nhân viên an ninh CSVN cưỡng bách đi.

“Khi vào trường tôi chợt thấy có mấy người vào theo, và sau khi gởi bé rồi, tôi quay ra thì có khoảng hai chục người và một chiếc xe hơi đậu ngay trước cổng trường. Họ đưa tôi giấy triệu tập, yêu cầu đi về cơ quan công an điều tra để làm việc. Tôi từ chối, nói rằng tôi không có lý do nào để làm việc với họ. Sau đó họ đã bẻ quặt hai tay tôi ra sau lưng, và đẩy tôi ra khỏi cổng trường. Lúc đó đông người lắm. Họ đưa tôi lên xe hơi, đến cơ quan an ninh điều tra.” Ông Dũng kể trên đài RFI.

Sau khi tra gạn ông suốt nhiều giờ về nhiều chuyện và về mối quan hệ giữa ông với ông Nguyễn Quang Lập, một nhà văn nhà báo độc lập có trang mạng 'Quê Choa' đã bị bắt giam nhiều tháng và đã được thả, viên công an đi thẳng vào vấn đề mà họ muốn. Tức là áp lực để ông phải dẹp báo mạng Việt Nam Thời Báo hiện đang có rất nhiều độc giả khắp nơi trên thế giới, không riêng gì tại Việt Nam.

“Bất kỳ những hành động nào của họ muốn ngăn chận tiếng nói tự do, phản biện, chính luận, đều là can thiệp thô bạo vào quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của người dân đã được Hiến định trong Hiến pháp Việt Nam năm 1992.” Ông Phạm Chí Dũng kể lại điều ông nói với viên Công an CSVN.

Ông cho biết “Đến cuối giờ chiều hôm nay, tôi mới được thả ra. Cơ quan an ninh nói rằng kể từ nay trở đi họ có thể áp giải tôi bất cứ lúc nào, và bất cứ ở đâu ! »

Trên tờ báo mạng Việt Nam Thời Báo, ngoài những bài chính luận trình bày quan điểm của công dân với các vấn đề thời sự của đất nước và khác với quan điểm chính thống “lề phải”, hiện Hội Nhà Báo Độc Lập đang vận động cho “Luật Biểu Tình” vốn bị nhà cầm quyền CSVN trì hoãn mấy năm qua.

Hội Nhà Báo Độc Lập cũng đang vận động “cải cách thể chế” vốn là cái khung sườn cai trị của chế độ độc tài đảng trị tại Hà Nội ngày nay. Cũng vì cái thể chế như hiện nay mà guồng máy cai trị có hai hệ thống song hành đảng và nhà nước ngồi chồng lên nhau, dân một cổ hai tròng.

Nhà báo Phạm Chí Dũng được xem là nhà quan sát về chính trị có tiếng ở Việt Nam. Ông cộng tác viết bài, trả lời phỏng vấn của hầu hết các đài phát thanh quốc tế Việt ngữ như RFI, BBC, VOA và RFA. Riêng trên báo Người Việt, ông thường có bài viết nhận định về tình hình Việt Nam cả trên Nhật báo mỗi Thứ Hai hàng tuần và trên Người Việt Online.

Phạm Chí Dũng sinh năm 1966, ông từng là nhà báo, là hội viên Hội Nhà văn thành phố Sài Gòn và từng là đảng viên cộng sản. Ngày 5 tháng 12 năm 2013, ông Dũng làm đơn xin ra khỏi đảng, vì cho là:"Đảng Cộng sản không còn đại diện và phục vụ cho quyền lợi của đại đa số nhân dân."

Ngày 04 tháng 7 năm 2014, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam tuyên bố thành lập và ông Phạm Chí Dũng được bầu làm chủ tịch. Khái niệm thành lập hội bắt nguồn từ Câu lạc bộ Nhà báo Tự do mà blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) là thành viên chủ chốt. Tổ chức đó sau khi thành hình năm 2007, ông Nguyễn Văn Hải bị truy tố và tổ chức này tan vỡ.

Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Auskar Surbakti của đài ABC TV 24 Australian vào ngày 28 tháng 7-2014, Ông chủ tịch hội NBĐLVN Phạm Chí Dũng nói : "Nếu họ có tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam thì họ không cần phải lập hội này. Hội này gồm những người mà muốn có tiếng nói độc lập, muốn chỉ trích những chính sách sai lầm của chính phủ."

Hồi năm ngoái, nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3 tháng 5, tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris, lần đầu tiên đã công bố danh sách « 100 anh hùng thông tin » năm 2014, gồm các nhà báo và blogger ở 65 quốc gia trên thế giới. Trong số ba người Việt Nam được vinh danh có ông Phạm Chí Dũng.

Ông Phạm Chí Dũng từng bị an ninh Việt Nam tịch thu hộ chiếu khi ông ra phi trường Tân Sơn Nhất đi tham dự cuộc hội thảo về vấn đề dân chủ và nhân quyền cùng buổi kiểm điểm nhân quyền UPR do Liên Hiệp Quốc tổ chức mà Việt Nam là một trong những nước phải trả lời việc này vào ngày 5 tháng 2, 2014 ở Geneva, do tổ chức UN Watch mời. (TN)
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Vụ cầu mới khánh thành đã sập: Nửa cái còn lại vẫn... tốt
Friday, July 3, 2015 2:48:11 PM

LONG AN (NV) - Chiếc cầu “nổi tiếng” mới khánh thành hai tuần đã sập ở huyện Vĩnh Hưng sẽ càng “nổi tiếng” hơn
khi được chính quyền địa phương sử dụng lại một nửa chưa sập trong việc xây lại cầu mới.

Image
Nửa cây cầu còn lại vẫn “xài tốt” sẽ được dùng để nối vào nửa cây cầu
mới sẽ xây trong thời gian tới.

Ngày 2 tháng 7, truyền thông Việt Nam dẫn lời ông Nguyễn Văn Chỉnh, phó giám đốc Sở Giao Thông Vận Tải tỉnh Long An cho biết, sở này đã họp bàn với ủy ban huyện Vĩnh Hưng lên phương án xây dựng lại cây cầu “mới khánh thành hai tuần đã sập.”

Theo Tuổi Trẻ, điều gây kinh ngạc cho người dân khi ông Chỉnh cho biết, sau khi khoan bốn mũi thăm dò và kiểm tra chi tiết thiết kế, đơn vị được mời thẩm định độc lập là công ty Thiết Kế Giao Thông Vận Tải phía Nam (TEDI South, Sài Gòn) nhận định, “Nửa cây cầu chưa sập không bị ảnh hưởng trong vụ sập cầu, chúng hoàn toàn bảo đảm chất lượng để tiếp tục kết nối với nửa cây cầu sẽ được xây mới trong thời gian tới để đưa người dân qua kênh.”

Tin cho hay, việc xây dựng lại hoàn chỉnh cây cầu sẽ được tiến hành đầu tháng 7 này, nhằm nhanh chóng phục vụ lại cho người dân trong vùng đang phải qua lại bằng phà từ ngày cầu bị sập. Ông Chỉnh cho biết thêm, TEDI South đang tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ chi tiết để tìm ra được đơn vị chịu trách nhiệm chính trong vụ sập cầu để Sở Giao Thông vận tải xử lý theo đúng quy trình.

Như tin đã đưa, vào ngày 27 tháng 5 cây cầu bắc qua kênh 28 theo tỉnh lộ 831, xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Hưng do Nhà nước và nhân dân cùng đóng góp xây dựng với kinh phí gần 2.5 tỷ đồng, sau khi vừa khánh thành đưa vào sử dụng 14 ngày thì một nửa cầu đã đổ ập xuống sông.

Dư luận chung cho rằng, cây cầu được xây dựng công khai tại sao chính quyền địa phương không biết ai xây? Ai chịu trách nhiệm? Phải chăng nhà cầm quyền đang diễn trò hề với người dân? Cầu này cho dù có sửa lại, xây hoàn chỉnh thì cũng không mua được sự an tâm và lòng tin từ phía người dân. Thật buồn, chuyện chỉ có ở Việt Nam nhưng đó lại là chuyện thường ngày. (Tr.N)
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Đăng tiểu sử tướng Phùng Quang Thanh, bị phạt 30 triệu ĐVN
Monday, July 6, 2015 6:55:15 PM


HÀ NỘI 6-7 (NV) - Báo Đời sống và Pháp luật vừa bị Bộ Thông Tin – Truyền Thông CSVN phạt hành chính 30 triệu đồng
vì đăng tải bản tin liên quan đến Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.

Image
Báo điện tử Đời Sống và Pháp Luật ngày 6/7/2015. Tờ báo bị phạt vì đăng tiểu sử bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. (Hình: cắt từ internet)


“Ngày 6-7, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đã ban hành quyết định xử phạt báo Đời sống và Pháp luật (ĐS&PL) 30 triệu đồng do vi phạm quy định của pháp luật về trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp khi đăng tải một bài viết liên quan đến tiểu sử Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh.”

Tờ Người Lao Động cho hay như vậy về vụ phạt này nhưng không cho biết chi tiết nào trong bản tin ngày 2/7/2015 của báo Đời sống và Pháp luật về tướng Phùng Quang Thanh chữa bệnh ở Pháp là sai đến nội bị phạt số tiền nói trên.

Chỉ thấy nói tờ Đời sống và Pháp luật “đăng bài viết nêu trên đã vi phạm quy định tại Điều 64 của Nghị định 174 ngày 13-11-2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT và tần số vô tuyến điện”. Hiện tìm kiếm lại bản tin đó trên tờ ĐS&PL không thấy nữa.

Theo quy định tại Điều 64 của Nghị định 174 của nhà nước CSVN, cá nhân, tổ chức hay báo đài bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng khi: “Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc pháp uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân; Cung cấp nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước; Đăng, phát bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia; Đăng phát các tác phẩm đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu…”

Dư luận cho rằng báo Đời sống và Pháp luật đã đăng tải một bản tiểu sử khá chi tiết về ông Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh khiến người ta có cảm tưởng rằng ông này đang bị bệnh ung thư phổi và không còn sống bao lâu nữa.

Báo Đời sống và Pháp luật có “cơ quan chủ quản” là “Hội luật gia Việt nam”, một tổ chức ngoại vi của Đảng CSVN. Tờ Đất Việt cũng có bản tin tương tự như tờ Đời sống và Pháp luật nhưng không thấy các bản tin các báo về vụ phạt tờ ĐS&PL nói báo đó có bị phạt gì không.

Nhiều báo ở Việt Nam đã loan tin ông Phùng Quang Thanh sau khi cầm đầu một phái đoàn quân sự cao cấp của CSVN đến Pháp thảo luận về một số vấn đề, đã ở lại để chữa bệnh. Sự vắng mặt của ông Phùng Quang Thanh tại Hà Nội vào dịp quân đội cSVN tổ chức “Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân” ngày 1/7/2015 đã có nhiều lời đồn thổi trên mạng, gồm cả chuyện ông bị ám sát và xi tị nạn đâu đó.

Vì những lời đồn đại đó, rất nhiều báo ở Việt Nam đã được bật đèn xanh cho viết tin dựa vào lời quan chức của “Ban bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trung ương” loan báo ông Phùng Quang Thanh được đưa vào bệnh viện, làm sinh thiết rồi giải phẫu phổi.

Ông Phùng Quang Thanh là một trong những nhân vật đồn đoán có thể được “cơ cấu” vào một trong mấy chức vụ chóp bu của đảng và nhà nước từ tổng bí thư đến chủ tịch nước khi diễn ra đại hội đảng vào đầu năm 2016.

Dù không có báo tư nhân tại Việt Nam, các tờ báo từ trung ương đến địa phương của chế độ thỉnh thoảng vẫn thấy bị phạt vì một cái tội gì đó.

Tổng biên tập tờ Người Cao Tuổi là Kim Quốc Hoa vì hăng hái phơi bày tham nhũng và khuôn mặt nhem nhuốc của nhiều quan chức đảng viên cỡ bự mà bị mất chức và truy tố hồi tháng hai vừa qua. Tháng 8 năm ngoái, tờ “Trí thức trẻ” đã bị đình bản vì bài viết “Gái miền Tây và 3 chữ 'N' nổi danh thiên hạ”. (TN)
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Thảm sát trong gia đình đại gia Bình Phước, 6 người bị giết
Tuesday, July 7, 2015 5:37:43 PM

BÌNH PHƯỚC (NV) - Một vụ thảm sát kinh hoàng vừa xảy ra ở huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, khi toàn bộ sáu người trong
một gia đình đại gia nổi tiếng ở địa phương bị hung thủ trói lại, cắt cổ từng người đến chết, theo tin của VNExpress.

Image
Người dân hiếu kỳ áp sát cổng công ty Quốc Anh, nơi xảy ra vụ thảm sát.


Sáng ngày 8 tháng 7, ông Nguyễn Như Tuân, chủ tịch huyện Chơn Thành, trong cuộc họp báo đã xác nhận vụ thảm sát kinh hoàng tại xưởng chế biến gỗ Quốc Anh ở xã Minh Hưng.

Với mục đích cướp tài sản, nhóm đối tượng gây án đã đột nhập vào căn biệt thự, bắt sáu người có mặt trong nhà trói vào cột rồi cắt cổ từng người đến chết.

Công an tỉnh Bình Phước đang khám nghiệm các tử thi và điều tra.

Truyền thông Việt Nam loan tin, vào khoảng 6 giờ sáng ngày 7 tháng 7, khi các công nhân đến xưởng chế biến gỗ Quốc Anh trên quốc lộ 13, gần khu công nghiệp Minh Hưng-Hàn Quốc, làm việc thì tá hỏa phát hiện tất cả những người thân trong gia đình ông chủ gồm sáu nạn nhân bị sát hại: ông Lê Văn Mỹ (48 tuổi, chủ nhà); bà Nguyễn Lê Thị Ánh Nga (42 tuổi), vợ ông Mỹ; hai con của ông Mỹ, bà Nga là Lê Thị Ánh Linh (20 tuổi), Lê Quốc Anh (15 tuổi); cháu Dư Minh Vỹ (14 tuổi) và Dư Ngọc Tố Như (18 tuổi), cháu gọi bà Nga bằng dì ruột. Riêng con gái út hơn 18 tháng tuổi của ông Mỹ thoát chết.

Người đầu tiên phát hiện sự việc đó là bà Ðoàn Thị Cẩm Loan (40 tuổi), giúp việc cho gia đình ông Mỹ. Bà cho biết, bà thường ngủ lại nhà ông chủ nhưng do đêm trước có việc gia đình nên bà về nhà ngủ.

Tại hiện trường lúc 7 giờ sáng, khi đến nhà thấy cửa phía sau khóa, bà Loan đi lên cửa phía trước thì thấy cửa khép hờ. Ðẩy cửa vào bên trong thì muốn xỉu khi thấy xác ông Mỹ, bà Nga và cháu Quốc Anh bị trói tay ngược ra sau rồi tất cả bị cắt cổ gần lìa đầu nằm sóng soài tại các cột nhà. Bà Loan lên lầu thì phát hiện thêm hai người nữa là em Ánh Linh và Tố Như. Khi công an đến hiện trường thì phát hiện thêm một xác người nữa là cháu Minh Vỹ bị cắt cổ chết ở cổng nhà.

Theo báo Thanh Niên, bước đầu cơ quan điều tra nhận định đây có thể là vụ giết người, cướp của bởi vì một số vật dụng trong nhà như tủ, túi xách, ví... có dấu hiệu bị lục lọi.

Tuy nhiên, một số tài sản giá trị như chiếc xe hơi Audi trị giá hơn 5 tỉ, một xe hơi khác hơn 1 tỉ và nhiều xe tải phục vụ chuyên chở hàng hóa vẫn còn nguyên tại garage.

Người dân xung quanh cho biết, hai vợ chồng ông Mỹ sống rất hòa đồng, vui vẻ với bà con hàng xóm. Nhiều người khó khăn vợ chồng ông đều sẵn sàng giúp đỡ. (Tr.N)
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »


Chiến lược triệt hạ Trung Hoa của Hoa Kỳ

Nguyễn Đình Phùng

Cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa có thể đã và đang xảy ra, nhanh chóng hơn tất cả những tiên đoán từ trước đến nay! Những diễn tiến dồn dập xảy đến trong khoảng thời gian gần đây cho thấy Hoa Kỳ đã sửa soạn cho một bối cảnh xung đột với Trung Hoa và có thể đã cho bắt đầu một chiến dịch để triệt hạ quốc gia đối thủ là Trung Hoa, càng ngày càng ra mặt để khiêu khích Hoa Kỳ, bất chấp hậu quả!

Cuộc chiến tranh này không bắt đầu bằng những đụng độ quân sự qui ước như những chiến tranh trước đây trong lịch sử, nhưng khởi sự bằng kinh tế và đặc biệt bằng cyberwarfare, chiến tranh vi tính! Và những biến chuyển của tuần lễ vừa qua, đặc biệt là sự sụp đổ thị trường chứng khoán của Trung Hoa, đã đưa đến nghi vấn có phải Hoa Kỳ đã bắt đầu chiến lược triệt hạ Trung Hoa về mặt kinh tế bằng cách nhúng tay vào việc sụp đổ thị trường chứng khoán này của Trung Hoa?

Ngày thứ sáu 3 tháng 7 vừa qua, chỉ số về stock của Trung Hoa là Shangai Composite Index mất đi 5.8% đứng ở mức 3687. So với ngày 12 tháng 6, chỉ số này đứng ở mức 5166, có nghĩa chỉ trong vòng 3 tuần lễ, stock của Trung Hoa đã mất đi 29% giá trị. Sự sụp đổ nhanh chóng này đã làm mất đi 2.7 trillion tức 2700 tỷ Mỹ Kim giá trị của chứng khoán Trung Hoa. Và sự mất mát này đã đổ trên đầu của hàng trăm triệu gia đình dân Tàu, mấy năm nay đã đổ xô như điên cuồng vào việc chơi stock để làm giàu nhanh chóng, nay mất hết cơ nghiệp và tài sản vì sự sụp đổ này!

Thị trường chứng khoán Shangai có 112 triệu trương mục, thị trường chứng khoán tại Shenzhen có 142 triệu trương mục. Chỉ trong mùa xuân năm 2015 mỗi thị trường đã có thêm 20 triệu accounts do dân Tàu nhảy vào chơi stock! Khác với Hoa Kỳ, hiện nay cá nhân ít chơi stock, tại Trung Hoa 4/5 các trương mục trên thị trường chứng khoán hai nơi là của tư nhân, do dân Tàu giới trung lưu có ít tiền vốn để dành nhảy vào chơi stock kiểu đánh bạc, ăn thua đủ! Nay với stock sụp, cả trăm triệu người mất tiền hay sạt nghiệp. Trường hợp này còn lớn lao hơn thời sụp đổ của Wall Street thập niên 30’s dẫn dắt đến tai họa Great Depression cho Hoa Kỳ và toàn cầu.

Lý do thiệt hại nặng là dân Tàu chơi stock kiểu margin rất nhiều, có nghĩa đi vay để chơi stock, chỉ cần bỏ ra 10 – 20% vốn, phần còn lại đi vay của ngân hàng hay công ty đầu tư. Khi stock lên, chơi kiểu margin này lời lớn. Nhưng khi stock xuống, sẽ bị trường hợp gọi là margin call, khi giá trị stock xuống nhiều và nhanh, công ty đầu tư sẽ bắt châm thêm tiền vào, nếu không có, sẽ đương nhiên bị bán số stock đang có và tiền vốn bỏ ra lúc đầu sẽ mất sạch! Như thế, chơi stock kiểu đi vay margin rất nguy hiểm và như tuần lễ vừa qua tại Thượng Hải, khi stock đã mất đi gần 1/3 giá trị, hàng trăm triệu dân Tàu chơi stock kiểu margin này mất hết, tán gia bại sản!

Trong ba tuần lễ qua, Ngân Hàng Trung Ương tại Bắc Kinh đã tìm cách cứu thị trường chứng khoán Tàu bằng cách hạ lãi xuất, giảm bớt luật lệ hạn chế.v.v., nhưng không đi đến đâu. Các công ty lớn của Trung Hoa cũng tung tiền vào để mua stock nhằm giữ giá trị và Hiệp Hội Chứng Khoán của Trung Hoa, do chính quyền kiểm soát, cũng dự định sẽ tung tiền vào đến mức 120 tỷ nhân dân tệ hay renminbi, tương đương với 19.4 tỷ Mỹ Kim. Nhưng con số này được coi là quá ít ỏi, khó lòng làm thị trường chứng khoán tại Thượng Hải và tại Shenzhen đứng vững được. Có thể sẽ lên được vài ngày nhưng nhiều phần sẽ tiếp tục đi xuống.

Một trong những lý do stock của Tàu xuống nhiều và nhanh như vậy vì các công ty đầu tư đổ xô vào để bán short – selling, tức vay tiền để bán stock đi. Khi giá xuống nhiều sẽ mua lại để trả cho chủ nhân và kiếm lời bằng tiền sai biệt. Với kiểu bán stock short này, các công đầu tư kiếm lợi nhiều và làm giá xuống còn nhanh hơn!

Chính quyền Tàu hiện đang la hoảng vì short selling này của các công ty đầu tư ngoại quốc, đặc biệt là của Hoa Kỳ. Công ty đầu tư của Wall Street bị vạch mặt chỉ tên là Morgan Stanley, đã dùng phương cách short selling để kiếm lời tối đa. Nhưng câu hỏi sau hậu trường là các công ty đầu tư của Hoa Kỳ đã có sự khuyến khích hay giúp đỡ nào không của chính quyền Obama để lũng đoạn thị trường chứng khoán Trung Hoa, cũng như làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn, gây ra sụp đổ toàn diện cho stock market của Trung Hoa?

Dĩ nhiên tình trạng thị trường chứng khoán của Trung Hoa sụp đổ là chuyện không sớm thì muộn cũng xảy ra. Lý do là kinh tế Trung Hoa đã chậm đi nhiều, mức tăng trưởng trước kia từ 15 – 20%, nay chỉ còn 7% và năm nay 2015 sẽ còn xuống nhiều hơn. Với quả bóng địa ốc vỡ tan, khi các thành phố xây cất thành thành phố ma, các mall vĩ đại không một bóng người, các building xây cất bỏ không vì không có ai thuê, kinh tế Trung Hoa đang sụp đổ. Nhưng chỉ vì chính quyền cộng sản tìm đủ cách để ếm nhẹm và bịp bợm các nhà đầu tư ngoại quốc, hậu quả của quả bóng địa ốc vỡ nổ chưa lan rộng lắm. Nhưng kế tiếp cho sự tan vỡ kinh tế của Trung Hoa chính là thị trường chứng khoán như việc sụp đổ trong ba tuần lễ vừa qua, chính quyền Trung Hoa không che dấu nổi!

Có thể nói thời điểm cho thị trường chứng khoán của Trung Hoa tan vỡ đã chín mùi, bắt buộc phải xảy ra kế tiếp cho quả bóng địa ốc vỡ tan. Và các công ty đầu tư Wall Street đã đánh hơi và tính toán đúng để nhảy vào lũng đoạn và giúp cho thị trường chứng khoán Tàu sụp nhanh hơn bằng kiểu short selling! Nhưng bàn tay của chính quyền Hoa Kỳ có thể đứng đằng sau giật dây là chuyện nhiều phần đã xảy ra! Lý do là gần đây chính quyền Obama đã hứa hẹn là sẽ trả đũa Trung Hoa về tội dùng hacking để lấy tài liệu cá nhân của hơn 4 triệu nhân viên làm việc trong chính quyền. Và tuy không nói ra, chính quyền Obama có thể đã dùng việc hacking vào chính các cơ sở của Trung Hoa và tại thị trường chứng khoán Thượng Hải để giúp cho thị trường stock này
của Tàu sụp nhanh hơn?!!

Một khi quả bóng địa ốc vỡ tan và thị trường chứng khoán bị sụp, kinh tế sẽ đi vào suy thoái nặng nề. Trường hợp Nhật Bản thập niên 80’s đã có kinh nghiệm này và mất đến hơn 20 năm vẫn chưa ra khỏi được suy thoái. Dĩ nhiên các chiến lược gia của Hoa Kỳ cũng hy vọng lịch sử sẽ tái diễn với Trung Hoa đi vào suy thoái nặng và mất đi tiềm năng kinh tế với việc sụp đổ vừa qua.

Trong chiến lược kinh tế tầm xa hơn, chính quyền Obama đã thành công khi cả 2 viện tại Quốc Hội đã thông qua luật để Obama thương thảo nhanh chóng cho thỏa ước mậu dịch Thái Bình Dương TPP, Trans Pacific Partnership. Đây là đòn để triệt hạ kinh tế Trung Hoa về lâu về dài, với Hoa Kỳ và các nước Thái Bình Dương khác, trong đó có Việt Nam, trao đổi mua bán với nhau và gạt hẳn Trung Hoa ra ngoài!

Điểm quan trọng của thỏa ước mậu dịch TPP này là Hoa Kỳ đã nhắm vào Việt Nam. Lý do là trong 12 quốc gia hợp thành tổ chức mậu dịch này, quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất về mậu dịch và đầu tư là Việt Nam. Và Hoa Kỳ đã dùng việc thông qua thoả ước mậu dịch TPP, hy vọng sẽ hoàn tất vào năm đến để tách rời Việt Nam ra khỏi quĩ đạo của Trung Hoa và thành đồng minh của Hoa Kỳ.

Lý do để Hoa Kỳ mong muốn và tìm đủ cách để kéo Việt Nam từ bỏ chuyện đi hàng đôi và trở thành đồng minh với Hoa Kỳ nằm trong hai chữ: Cam Ranh! Trong chiến lược kiềm tỏa Trung Hoa về mặt quân sự, vị thế đặc biệt của Cam Ranh nắm giữ tầm quan trọng bậc nhất với Ngũ Giác Đài. Phi Luật Tân đã mong muốn Hoa Kỳ trở lại Subic Bay tái lập căn cứ quân sự tại đây, nhưng Subic Bay không thể sánh với Cam Ranh về vị thế chiến lược hàng đầu được.

Một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại Cam Ranh sẽ trấn áp được hạm đội tiềm thủy đĩnh nguyên tử của Trung Hoa hiện đang đặt tại đảo Hải Nam. Hải quân Hoa Kỳ ở Cam Ranh sẽ giữ cho biển Đông Hải tự do giao thông, không e dè gì về việc Trung Hoa đang cho xây cất các hòn đảo nhân tạo làm phi đạo và thiết lập các căn cứ quân sự trên quần đảo Hoàng Sa, kiểm soát toàn thể vùng biển Đông. Hơn nữa căn cứ Cam Ranh sẽ giúp cho Hoa Kỳ tạo thành vòng đai nguyên tử bao vây Trung Hoa với các phi đạn gắn đầu đạn nguyên tử tầm gần loại Pershing như đã đặt tại Âu Châu thời chiến tranh lạnh, không cần đến hoả tiễn liên lục địa bắn đến Trung Hoa lâu hơn!

Tập Cận Bình đã đi sai một nước cờ khi cho kéo giàn khoan vào hải phận của Việt Nam và tạo nên làn sóng chống Tàu năm ngoái. Việc Hoa Kỳ cho chiếu các video với đài CNN thu hình chuyện Trung Hoa cho lập đảo nhân tạo và xây phi đạo cho phản lực cơ quân sự gần Hoàng Sa là sự cố ý của chính quyền Obama, trước hết để đánh thức dư luận dân chúng Hoa Kỳ về hiểm họa Trung Hoa, nhưng cũng là để lôi kéo Việt Nam ra khỏi quĩ đạo Tàu và đi hẳn với Hoa Kỳ.

Những diễn biến gần đây tại Việt Nam cho thấy chiến lược này của Hoa Kỳ đang thành hình. Trước hết một loạt các yếu nhân của Hoa Kỳ đã sang Việt Nam trong vài tháng nay như bộ trưởng quốc phòng Aston Carter, chủ tịch ủy ban quân lực tại Thượng Viện John McCain và gần đây nhất vào lễ quốc khánh Hoa Kỳ 4 tháng 7 là cựu tổng thống Bill Clinton. Clinton có thể là người đại diện cho Obama để thương thảo và đi đến thỏa thuận sau cùng về việc Việt Nam thành đồng minh của Hoa Kỳ và cho thiết lập căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Cam Ranh.

Đồng thời trong tuần này, tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam là Nguyễn Phú Trọng sẽ đi với phái đoàn chính phủ hàng 150 người sang Hoa Kỳ và sẽ gặp Obama. Nguyễn Phú Trọng không phải là chủ tịch nước nhưng được tòa Bạch Cung phá lệ để tiếp đón như thủ lĩnh quốc gia. Điều này cho thấy tay này đã đi theo phe thân Hoa Kỳ và gạt bỏ được Chủ tịch Trương Tấn Sang được coi như phe thân Tàu.

Một nhân vật theo phe thân Tàu là đại tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng quốc phòng không có tên trong phái đoàn sang Hoa Kỳ vào giờ chót. Tin chính thức của chính phủ cộng sản là Phùng Quang Thanh chữa bệnh tại Pháp, tuy có tin đồn không kiểm chứng được là tay này bị ám sát khi sang đến Pháp?

Tất cả những diễn biến này cho thấy Hoa Kỳ đã thành công trong việc lôi kéo Việt Nam ra khỏi quĩ đạo của Trung Hoa và nhiều phần sẽ được thoả thuận để lập căn cứ quân sự tại Cam Ranh, có thể sau chuyến Obama sang thăm Việt Nam vào tháng 11 năm nay.

Tuy nhiên điều quan trọng đối với Việt Nam là việc phải thương thảo để Hoa Kỳ ký kết một hiệp ước hỗ tương phòng thủ như Hoa Kỳ đã ký kết các hiệp ước này với Nhật Bản và Phi Luật Tân trước đây. Thực sự gọi là hỗ tương phòng thủ, nhưng điều đó có nghĩa Hoa Kỳ sẽ nhẩy vào bảo vệ Việt Nam một khi bị Trung Hoa tấn công. Vì phản ứng của Trung Hoa trước thế kiềm tỏa và chiến lược triệt hạ Trung Hoa của Hoa Kỳ sẽ làm cho Việt Nam ở vào thế nguy hiểm dễ dàng bị Trung Hoa tấn công và xâm lăng. Chỉ một khi có được hiệp ước hỗ tương phòng thủ với Hoa Kỳ và căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Cam Ranh thiết lập xong xuôi, lúc đó Việt Nam mới ở vào thế an toàn trước đe dọa của Trung Hoa được.

Tóm lại, chiến lược triệt hạ Trung Hoa của Hoa Kỳ đã thành hình và đã bắt đầu được thi hành, về phương diện kinh tế cũng như quân sự. Điều tốt nhất cho toàn cầu vẫn là Trung Hoa suy yếu và tan rã một khi dân chúng Tàu bị khó khăn kinh tế và thất nghiệp nổi loạn và thay đổi được chính quyền cộng sản Trung Hoa hiện tại.

Cũng như Việt Nam một khi đi với Hoa Kỳ, sẽ phải chịu điều kiện để đi đến dân chủ hóa, nếu muốn hưởng lợi do thỏa ước mậu dịch TPP và được chiếc dù quân sự của Hoa Kỳ bảo vệ với căn cứ Hoa Kỳ tại Cam Ranh. Các chuyện này tuy còn xa vời nhưng điều gì cũng có thể xảy ra được. Và thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời rõ ràng nhất!

5 tháng 7 , 2015
Nguyễn Đình Phùng
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Ông Phùng Quang Thanh 'xuất viện'
Friday, July 10, 2015 4:54:13 PM

PARIS, Pháp (NV) - Ðại Tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam,
“đã được xuất viện” sau khi được giải phẫu một khối u trong phổi, theo BBC.

Thông tin trên được Giáo Sư Phạm Gia Khải, thành viên Ban Bảo Vệ, Chăm Sóc Sức Khỏe Trung Ương, nói với BBC ngày 9 Tháng Bảy.

Image
Ðại Tướng Phùng Quang Thanh. (Hình: Roslan Rahman/AFP/Getty Images)

Tuy nhiên, ông Khải cho đài BBC biết: “Ông Thanh vẫn tiếp tục ở lại Pháp để đợi được kiểm tra, và ngày giờ xuất viện cụ thể và nơi ở hiện nay của ông Thanh thì tôi không nắm rõ.”

Cũng theo ông Khải, ông Thanh đã gọi điện thoại trực tiếp về cho ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng Ban Bảo Vệ, Chăm Sóc Sức Khỏe Trung Ương, hôm 3 Tháng Bảy và thông báo tình hình sức khỏe “rất tốt.”

Ông Khải nhận định: “Nhưng ông Thanh không phải là người chuyên môn nên cái 'tốt' của ông ấy cũng không biết sao.”

BBC cho biết họ đã liên lạc trực tiếp với ông Nguyễn Quốc Triệu ngày 9 Tháng Bảy, nhưng ông từ chối trả lời.

Theo báo Sài Gòn Giải Phóng cho biết, tối ngày 30 Tháng Sáu, Ðại Tướng Phùng Quang Thanh được các chuyên gia y tế của Pháp tiến hành giải phẫu khối u.

Cũng báo này dẫn lời ông Triệu nói kết quả giải phẫu cho thấy khối u lành tính.

Lần cuối ông Thanh xuất hiện trước công chúng là vào ngày 19 Tháng Sáu, lúc được ông Jean-Yves Le Drian, bộ trưởng Quốc Phòng Pháp, tiếp đón tại Paris.

Trong cuộc phỏng vấn trước đó với BBC ngày 2 Tháng Bảy, Giáo Sư Khải cho biết ông Thanh được chuyển sang Pháp từ ngày 24 Tháng Sáu để giải phẫu khối u trong phổi. (Ð.D.)
dailien
Posts: 2458
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Việt Nam lại ca ngợi chuyện cầm súng chống Trung Quốc
Sunday, July 12, 2015 1:42:54 PM

HÀ NỘI (NV) - Lần thứ hai báo chí Việt Nam tiếp tục đưa tin về việc tưởng niệm những người lính tử trận năm 1984
khi phản công để giành lại các cao điểm bị Trung Quốc chiếm giữ ở Hà Giang.

Image
Hình ảnh những cựu chiến binh của sư đoàn 356 tưởng niệm đồng đội đã tử trận
ở Vị Xuyên, Hà Giang vào ngày 12 tháng 7 năm 1984 được đăng trên tờ Tuổi Trẻ.
Có tờ báo như Tuổi Trẻ còn cử phóng viên thực hiện một phóng sự liên quan đến sự kiện đẫm máu mà Việt Nam từng tìm mọi cách để làm cho công chúng quên lãng.

Vào ngày 17 Tháng Hai, 1979, Trung Quốc xua quân tràn sang Việt Nam để “dạy cho Việt Nam một bài học,” bởi bỏ Trung Quốc theo Liên Xô. Sau khi phá sạch, đốt sạch nhiều làng mạc, thị trấn ở các tỉnh tiếp giáp với biên giới của mình, ngày 16 Tháng Ba, Trung Quốc tuyên bố đã rút toàn bộ quân đội ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Tuy nhiên, xung đột giữa hai bên tại khu vực biên giới Việt-Trung vẫn còn kéo dài cho đến năm 1989. Trong đó có sáu đợt giao tranh lớn vào các năm: 1980, 1981, 1983, 1984, 1985, 1986 và đợt giao tranh được xem là đẫm máu nhất xảy ra hồi Tháng Bảy, 1984.

Ngày 12 Tháng Bảy, 1984, sư đoàn 356 của Việt Nam đã phản công để giành lại một số cao điểm thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang - lúc đó đã bị Trung Quốc chiếm giữ từ Tháng Tư, 1984. Trong ngày đầu của cuộc phản công này, có ít nhất 600 người lính Việt Nam tử trận. Rất nhiều người cho đến nay không tìm được xác.

Sau khi Việt Nam “bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc” vào năm 1990, cuộc chiến với Trung Quốc trở thành đề tài cấm kỵ. “Tinh thần bốn tốt” (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt) và “16 chữ vàng” (láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai) mà giới lãnh đạo Trung Quốc đề nghị, trở thành kim chỉ nam của giới lãnh đạo Việt Nam trong ứng xử. Không còn ai đả động đến những người lính đã tử trận khi chống Trung Quốc, bảo vệ lãnh thổ.


Image
Bia ghi công sư đoàn 337 của quân đội CSVN đẩy lui quân Trung Quốc hồi
tháng 2 năm 1979,
tại đầu cầu Khánh Khê, trên quốc lộ 1B bị đục bỏ những
chữ “quân Trung Quốc xâm lược.”

Đầu thập niên 2010, do Trung Quốc càng lúc càng càn rỡ và Việt Nam càng ngày càng tỏ ra bạc nhược, hèn yếu, người Việt trong nước bắt đầu đề cập đến họa mất nước và cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược trong giai đoạn từ 1979 đến 1989 được xới lên, nhắc lại như một bằng chứng về dã tâm của Trung Quốc.

Đến lúc đó, người ta mới sửng sốt và phẫn nộ khi phát giác tại khu vực biên giới Việt-Trung, bia ghi công những người lính “thắng quân xâm lược Trung Quốc” và bia tưởng niệm những thường dân bị “quân xâm lược Trung Quốc thảm sát” đã bị đục bỏ.

Cho đến những năm 2012, 2013, các cuộc tưởng niệm những người lính đã tử trận trong các cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược hoặc bị Trung Quốc giết tại đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa vẫn bị an ninh Việt Nam theo dõi chặt chẽ, sách nhiễu và bị hệ thống truyền thông vu cáo là những hành động nông nổi vì “bị các thế lực thù địch kích động.”

Kể từ năm ngoái, bất kể đã rất cố gắng nhằm chứng tỏ “thiện chí” trong việc gìn giữ nghiêm cẩn “tinh thần bốn tốt” và “16 chữ vàng” nhưng Trung Quốc vẫn lấn tới và trước sự phẫn nộ càng ngày càng lớn của dân chúng, chính quyền Việt Nam bắt đầu nới lỏng chuyện chỉ trích Trung Quốc. Báo chí Việt Nam lại bắt đầu ca ngợi những người lính đã tử trận trong các cuộc chiến chống Trung Quốc như họ đã từng làm lúc chính quyền Việt Nam cần nhiều người cầm súng. (G.Đ.)
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Google bỏ tên “Tam Sa” khỏi bản đồ Biển Đông
Friday, July 17, 2015 3:32:20 PM


HONGKONG 17-7 (NV) -
Image
Mạng công cụ tìm kiếm Google bỏ tên “Sansha” (tức Tam Sa) là tên Trung Quốc đặt cho một diện tích chiếm gần hết khu vực Biển Đông
ra khỏi danh mục tìm kiếm.(Hình: Google)

'Sansha' là tên Trung Quốc đặt cho một thành phố cấp huyện bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tranh chấp với Việt Nam và Trung Sa (Zhongsha) tranh chấp với Phi Luật Tân. Tên này xuất hiện từ khi Bắc Kinh loan báo hồi năm 2012 thành lập thành phố vừa kể và lấy đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa làm thành phố chính.

Tuy là tên của một thành phố cấp huyện, nhưng “Sansha” có một diện tích lên tới 750,000 dặm vuông với các đảo và bãi đá ngầm nhỏ bé, trùm lên các khu vực chủ quyền của Việt Nam và Phi Luật Tân.

Người Việt Nam và người Phi Luật Tân, mấy năm qua, đã phản đối công ty Google rất mạnh mẽ qua các văn thư phản đối tập thể về sự thiếu chính xác và thiếu công bằng của tổ chức đối với các vấn đề nhậy cảm chính trị, đang có tranh chấp, mà tên gọi khu vực Biển Đông là một trong những thí dụ điển hình.

Hiện nay, khi đánh máy từ “Sansha” trên công cụ tìm kiếm Google Map sẽ không thấy hiển thị bản đồ Biển Đông với hình “Lưỡi Bò” nữa, mà chỉ dẫn đến một địa danh trùng tên tức là một thành phố nhỏ ở Hoa Lục.

Thứ Ba 14 tháng Bảy, 2015 vừa qua, dịch vụ Google Map bằng Anh ngữ đã không còn đặt tên khu vực bãi cạn tranh chấp giữa Phi Luật Tân và Trung Quốc bằng cái tên “Zhongsha” (Trung Sa) nữa, mà lấy tại tên “Scarborough Shoal” như trước kia.

Google quyết định sửa lại, bỏ tên “Zhongsha” sau khi hơn 2,000 người ký tên trên mạng kiến nghị tập thể “Change.Org” kêu gọi Google chấm dứt gọi tên bãi cạn này với tên Trung Quốc.

“Chúng tôi đã sửa đổi cập nhật bản đồ Google. Chúng tôi hiểu rằng địa danh có thể gây xúc động tình cảm sâu xa nên chúng tôi đã sửa lại sau khi được lưu ý.” Văn phòng của Google ở Manila ra một bản thông cáo nói như thế, theo tin báo The Guardian bên Anh Quốc.

Hồi năm 2012, cuộc tranh chấp giữa Phi Luật Tân và Trung Quốc tại khu vực bãi cạn Scarborough trở nên rất căng thẳng khi Bắc Kinh cho nhiều tàu tuần tới xua đuổi các tàu đánh cá của ngư dân Phi ra khỏi khu vực rồi cho lực lượng canh giữ.

Trước đó, năm 2011, tiến sĩ Lê Văn Út cầm đầu một nhóm khoa học gia và chuyên viên đã gửi kiến nghị tập thể tới Google Maps yêu cầu gỡ bỏ các bản đồ 9 đoạn “Lưỡi Bò” ra khỏi các bản đồ Biển Đông. Ông đã trưng dẫn nhiều văn kiện liên quan đến tranh chấp Biển Đông của các nước nộp tại Ủy Hội Công Ước Quốc Tế về Luật Biển (UNCLOS).

Theo bản tin CNN hôm Thứ Tư 15 tháng Bảy, 2015, một phát ngôn viên của Google cho hay, công ty của họ sửa đổi lại tên các khu vực tranh chấp vì chính sách của họ là không đứng về phía nào.

Hiện nay, khi tìm kiếm các khu vực trên Biển Đông, người ta thấy Google Maps chỉ đưa ra các địa danh “Paracel Islands” cho quần đảo Hoàng Sa chứ không phải Sisha (Tây Sa) theo kiểu Trung Quốc, “Spratly Island” cho quần đảo Trường Sa chứ không phải “Nansha” (tức Nam Sa) theo các gọi của Trung Quốc.

Trung Quốc ngang ngược tuyên bố hơn 80% Biển Đông nằm trong phạm vi “Lưỡi Bò” là thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc “không thể tranh cãi” bất chấp sự phản đối của các nước. Nhiều khu vực lấn sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Phi Luật Tân.

Dù đã ký tên vào bản Tuyên Bố Ứng Xử trên Biển Đông với các nước ASEAN hơn chục năm trước, Từ năm ngoái đến nay, Trung Quốc gấp rút bồi đắp 7 bãi đá ngầm mà họ cướp của Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa thành 7 đảo nhân tạo cỡ lớn. Đây là những căn cứ quân sự quy mô hợp với các căn cứ trên đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa nhằm khống chế toàn bộ khu vực biển Đông.

Trước các hành động ngang ngược cậy thế nước lớn quân sự hùng mạnh của Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông, Phi Luật Tân đã đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế và vụ kiện hiện đang diễn tiến chập chạp. (TN)
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest