Bình Luận , Quan Điểm

dailien
Posts: 2476
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Tình hình dư luận liên quan Blog Chân Dung Quyền Lực


Tác giả báo cáo: Phạm Chí Dũng

Đơn vị: XXX
Số:...


[img]http://www.danchimviet.info/wp-content/ ... chi-mô.jpg[/img]
Chỉ là chi mộ Có chi mô
Kính gửi: Thủ trưởng đơn vị
Thực hiện chỉ đạo của thủ trưởng đơn vị XXX, trong thời gian qua nhóm công tác đã tiến hành khảo sát, điều tra dư luận xã hội liên quan đến hoạt động viết bài, phát tán thông tin và những tác hại về chính trị-xã hội của Blog Chân Dung Quyền Lực (CDQL).
Dưới đây nhóm công tác xin báo cáo một số tình hình và đề xuất.

1- Tình hình chung

Đầu năm 2014, trước khi Hội Nghị Trung Ương 10 của đảng diễn ra, thông tin công kích lãnh đạo đảng vả nhà nước ta lại tràn ngập trên mạng Internet. Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và các đồng chí khác trong Bộ Chính Trị đã phải nhắc lại yêu cầu phải phòng ngừa, ngăn chặn những thông tin xấu trên mạng xã hội và các thế lực phản động nhằm gây chia rẽ nội bộ đảng và nhà nước ta.

Thực tế diễn biến thông tin đả kích, xuyên tạc nội bộ đã diễn ra mạnh mẽ từ giữa năm 2012, khi đảng ta đang đẩy mạnh thực hiện nghị quyết Trung Ương 4 về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng đảng. Vào thời gian đó, dư luận cán bộ đảng viên và người dân xôn xao trước hiện tượng hàng loạt trang mạng như quan làm báo, vua làm báo liên tiếp tung ra các thông tin liên quan đến nhiều chính sách kinh tế vĩ mô, vấn đề ngân hàng, tài chính và đả kích nhiều lãnh đạo cao cấp của đảng, nhà nước nên đã tạo ra dư luận xã hội tiêu cực, gây hoang mang, lo lắng, khiến suy giảm niềm tin của một bộ phận lớn cán bộ, đảng viên và nhân dân vào đảng, nhà nước.

Mâu thuẫn trọng tâm mà các trang này khai thác là mối quan hệ bị xem là “đối đầu” giữa hai đồng chí Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng.

Tuy nhiên, lại xuất hiện nhiều dư luận cho rằng các trang quan làm báo, vua làm báo được “bảo kê” bởi lãnh đạo cấp cao nên không bị ngành công an truy xét điều tra. Thực tế cho tới nay những trang này vẫn tồn tại và được truy cập khá dễ dàng. Tình hình này dẫn đến việc một số cán bộ đảng viên khẳng định rằng chắc chắn các trang quan làm báo, vua làm báo có “bức tường” phía sau nên mới không bị phá.

Sang năm 2013, khi các trang “làm báo” đã kém dần sức hút thì lại rộ lên một trang mạng khác nói xấu một lãnh đạo cấp cao của nhà nước. Ban đầu, trang mạng này có tên là Tư Sang nham hiểm. Sau đó chuyển thành Những thằng nham hiểm, và đến nay là Chân Dung Quyền Lực.

Nếu năm 2011, trang mạng CDQL mới có 3 bài, năm 2012 có 9 bài, năm 2013 có 10 bài, thì năm 2014 đã tăng vọt lên 81 bài. Riêng tháng 11, 2014 có 20 bài và tháng 12, 2014 có 27 bài. Trước Hội Nghị Trung Ương 10 khai mạc vào ngày 5 tháng 1, 2015 và cho đến nay, Blog CDQL đã có hàng chục bài viết công kích, đả kích lãnh đạo.

Có thể thấy, blog này được chuẩn bị từ khá lâu và chỉ tung ra khi cần thiết.

Nhưng trái ngược với trang quan làm báo chuyên đả kích Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và “nhóm lợi ích” ngân hàng, Blog CDQL lại hầu như mang quan điểm trái ngược, có vẻ rất tránh né khi đề cập đến vai trò của đồng chí thủ tướng.

2- Nội dung thông tin của Blog CDQL

Điểm chung của hầu hết các thông tin mà trang CDQL tung ra đều tạo cho người đọc cảm giác mờ ảo về tính xác thực. Đặc biệt những thông tin này được được lan truyền và tiếp tay của các trang mạng khác, cùng một lúc đăng tải liên tục khiến người đọc bị tung hỏa mù không có thời gian để tranh luận, phân biệt đúng sai, phải trái.

Cứ trước kỳ họp trung ương nào có liên quan đến nhân sự là những tin đồn về hậu trường chính trị lại được lan truyền, đề cập việc đang có một cuộc đấu đá trong nội bộ lãnh đạo cấp cao Việt Nam. Nếu như lần trước, hai blog quan làm báo và Tư Sang nham hiểm tung nhiều tin tức thuộc loại “thâm cung bí sử” gây hoang mang trong nội bộ, thì nay Blog CDQL với loạt những câu chuyện về “âm mưu cung đình” lại gây chấn động lớn.

Nhìn cách bố cục, trang CDQL được sắp xếp khá mạch lạc, rõ ràng.

Nội dung chủ yếu tập trung công kích một số nhân vật trong Bộ Chính Trị, là nhân tố quan trọng lãnh đạo đất nước trong thời gian tới, như Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng, Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng quang Thanh.

Rất nhiều bài viết nhắm vào Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và bệnh tình của Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương Nguyễn Bá Thanh.

Liên quan đến đời tư của Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, trang CDQL có một seri bài viết bài với nhiều thông tin rất chi tiết về tài sản cá nhân, kèm theo hình ảnh dẫn chứng. Tất nhiên dư luận không thể có điều kiện để kiểm chứng tính xác thực của các thông tin mà trang này đưa ra.

Đặc biệt, trang này còn tung tin rằng chính Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hãm hại đồng chí Nguyễn Bá Thanh bằng cách nhờ tình báo Trung Quốc đầu độc nhân chuyến thăm Trung Quốc của đồng chí Thanh. Không những thế, trang này còn đưa tin về bệnh tình của đồng chí Thanh rằng ông Thanh không thể qua khỏi và sẽ trở về Việt Nam. Những thông tin này lan truyền trên mạng đã làm nháo nhác cả Đà Nẵng, các phóng viên báo đài ồ ạt đổ về sân bay Đà Nẵng đợi tin tức chuyến bay, còn người dân Đà Nẵng thì lên chùa cầu an cho đồng chí Nguyễn Bá Thanh...

Trang CDQL cũng tung tin khẳng định là ngày 6 tháng 1, 2015 đồng chí Nguyễn Bá Thanh sẽ được gia đình đưa về nước. Rất đáng chú ý là tin tức tưởng như đồn nhảm này ngay sau đó lại được rất nhiều tờ báo nhà nước xác nhận là đúng.

Sau đó, CDQL tiếp tục thông báo về chuyến về ngày 6 tháng 1 bị hủy do thời tiết xấu, và thông báo tiếp lịch về mới là tối ngày 9 tháng 1. Đến sáng ngày 9 tháng 1, Ban Bảo Vệ Chăm Sóc Sức Khỏe Trung Ương đã xác nhận lịch về của đồng chí Nguyễn Bá Thanh đúng là tối ngày 9 tháng 1, sau đó báo chí nhà nước đồng loạt đưa tin này.

Tuy nhiên, Blog CDQL lại hầu như không đề cập hoặc công kích một số nhân vật khác trong Bộ Chính Trị. Sự phân hóa về mục tiêu và đối tượng như vậy đã gây thắc mắc lớn cho người đọc và gây bức xúc lớn trong cán bộ đảng viên.

3- Phản ứng của mạng xã hội với Blog CDQL

Cũng như hiện tượng trang quan làm báo, Blog CDQL đã lôi kéo bình luận của nhiều trang mạng xã hội và các blogger “lề trái.”
Đơn cử Blogger Kami - đối tượng điều hành trang Tin Tức Hàng Ngày - trong bài “Người chủ mưu đầu độc ông Nguyễn Bá Thanh là ai?” đã nhận định, “Điều đó cho thấy tư thù giữa ông Nguyễn Bá Thanh và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là mối quan hệ sinh tử một mất một còn - có Dũng thì không có Thanh và ngược lại.”

Qua khảo sát, đáng chú ý là đa số tác giả trên mạng đã quy kết cho Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là “thủ phạm đầu độc Nguyễn Bá Thanh.” Chỉ có một vài ý kiến ngược lại.

Hay Blogger Huỳnh Ngọc Chênh - một đối tượng là nhà báo có tư tưởng tự do, bất đồng quan điểm và quá khích, sống tại TP. Hồ Chí Minh, thì bình luận, “Bây giờ thì ắt hẳn mọi người có thể xác quyết được rằng các ‘ngài’ đang chém giết nhau chí tử, đang ném cứt đái vào mặt nhau, đang lấy mặt đít nồi nầy quẹt lên mặt đít nồi kia.”

Đáng lo ngại không kém là nhiều tác giả trên mạng xã hội nghiêng về suy diễn: “Nếu tầm cỡ như các ông bà bí thư thành ủy Đà Nẵng, phó chủ tịch Quốc Hội, thứ trưởng Bộ Y Tế, trưởng Ban Bảo Vệ Sức Khỏe Cán Bộ Trung Ương... cũng không hề có thông tin gì về tình trạng sức khỏe của ông Thanh, thì những người biết được tình trạng thật sự của ông Thanh phải ở cấp bực cao nhất của đảng, đó là Bộ Chính Trị. Thế mà trang CDQL lại biết đến từng chi tiết, biết ông Thanh bị bệnh do nhiễm phóng xạ, biết ông chữa bệnh tại đâu, phẫu thuật bao nhiêu lần, bác sĩ nào trực tiếp điều trị, tình hình sức khỏe đã trở nên nguy kịch ra sao, bệnh viện Mỹ cũng bó tay, phải đưa về quê nhà, đưa bằng máy bay gì, giờ giấc, ai đi theo... Như vậy, thông tin mà CDQL có phải được cung cấp từ một hoặc những nhân vật rất cao cấp....”

Một nguồn dư luận khác đánh giá và phân tích, “Có thể nói đây là sự thành công của người đứng sau trang Blog CDQL, thông qua việc đưa người đọc vào trong một mê trận thông tin thực-hư, hư-thực với vô vàn các bằng chứng bằng hình ảnh, tài liệu (scan)... có độ khả tín cao. Đặc biệt những tài liệu và hình ảnh đó không phải dễ mà có được, nếu những người cung cấp thông tin không phải là tay chân của người có quyền lực rất to. Mà người đó phải là người có thể ra lệnh cho các nhà mạng không dùng tường lửa để chặn trang blog độc hại này, trái lại việc truy cập trang Blog CDQL ở Việt Nam lúc này hoàn toàn dễ dàng và thoải mái. Được biết trang blog này thường xuyên có 5- 6,000 người truy cập cùng một lúc và lúc cao điểm có tới 13,500 người cùng truy cập một thời điểm. Số lượt truy cập một ngày của trang blog này tới 4- 500,000 lượt ngày.”

Một tác giả hải ngoại là Ngô Đình Thu nêu ra suy diễn hết sức nguy hiểm: “Trong tất cả các diễn biến vừa qua, có lẽ điều làm rúng động đến gan ruột các thành viên Bộ Chính Trị hiện nay cũng như các ứng viên đang muốn vào hàng thượng tầng lãnh đạo là: Ai trong số họ cũng có thể là một Nguyễn Bá Thanh kế tiếp.”

Cùng với sự kiện Blog CDQL, một số đài báo nước ngoài không có thiện cảm với nhà nước Việt Nam đã a dua đưa phát tin bài với nhiều kiểu suy diễn. Số này bao gồm các đài RFA Việt ngữ (thuộc Quốc Hội Hoa Kỳ), BBC Việt ngữ (Anh), RFI Việt ngữ (Bộ Ngoại Giao Pháp) (ngoài ra có thêm đài VOA Việt ngữ thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nhưng do chính sách linh hoạt tranh thủ ngoại giao và kinh tế của nhà nước Việt Nam đối với Hoa Kỳ nên báo cáo này kiến nghị không đặt nặng tính phê phán).

Ngoài ra, một số hãng tin quốc tế như AFP cũng tham gia bình luận và còn đặt nghi vấn về việc đồng chí Nguyễn Bá Thanh có bị đầu độc hay không.

Bên cạnh đó, hàng loạt trang báo điện tử khác cũng nhân dịp này giễu cợt, chỉ trích nội bộ đảng và nhà nước ta như Dân Làm Báo, Dân Luận, Thông tấn xã Vàng Anh, Người Việt, SBTN, Việt Nam Thời Báo...

4- Tác động của Blog CDQL đối với báo chí và nội bộ

Đây là tác động có tính ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của trang CDQL đối với báo chí nhà nước và tâm lý cán bộ đảng viên.

Nếu như trước đây chưa bao giờ báo chí chính thống trích dẫn Quan Làm Báo và Tư Sang nham hiểm như một nguồn tin đáng tin cậy, thì lần này CDQL không những được trích dẫn về nội dung (tuy không dẫn nguồn cụ thể), mà báo chí chính thống còn theo sau trang này để cập nhật những thông tin mà nó loan tải.

Các tờ báo lớn, trước tiên là Lao Động, rồi lần lượt được các báo khác đăng lại tin tức về đồng chí Nguyễn Bá Thanh sẽ được mang về Việt Nam từ bệnh viện ung thư tại Seattle. Những tin tức này trước tiên được chính UBND thành phố Đà Nẵng gián tiếp xác nhận khi ra lệnh cho an ninh phi trường Đà Nẵng chuẩn bị biện pháp an ninh để đón ông Thanh trở về để tiếp tục chữa bệnh.

Sau Lao Động, đến Thanh Niên, Tuổi Trẻ và nhiều báo khác loan tin này nhưng không dẫn nguồn bất cứ cơ quan nào trong nước, kể cả Ban Nội Chính Trung Ương là nơi có thẩm quyền phát ngôn, mà chỉ nói bâng quơ là theo nguồn tin trên mạng.

Thời điểm máy bay hạ cánh được báo chí và người dân đặc biệt quan tâm. Ban đầu được CDQL thông báo là chiều ngày 2 tháng 1, nhưng sau đó chính trang này cho biết do có trục trặc nên hoãn lại ngày 6 tháng 1, và cuối cùng là thời tiết xấu nên hoãn lại lần nữa chiếc chuyên cơ y tế chở đồng chí Nguyễn Bá Thanh và gia đình sẽ đáp xuống phi trường Đà Nẵng vào 8 giờ 30 tối ngày 9 tháng 1.

Nhiều cán bộ về hưu, đảng viên và cả cán bộ đương chức phản ánh: CDQL nói tới đâu báo chí và dân chúng chạy “rần rần” theo đến đấy. Người dân Đà Nẵng yêu mến ông Thanh ra sân bay ngồi chờ đón ông, không chịu ra về. Có người còn nói thẳng rằng theo CDQL nói thì ông Thanh sẽ xuống vào ngày hôm nay, rồi người khác nói bộ không thấy báo nhà nước đều đăng tin theo nó hay sao?

Trước tình trạng hỗn loạn thông tin trên, đồng chí Phùng Quang Thanh - bộ trưởng quốc phòng - cũng thừa nhận, “Vừa qua có một số kẻ xấu tung thông tin nói xấu lãnh đạo cấp cao, kể cả tứ trụ cũng có. Cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị thì chúng tôi có thể quản lý được nhưng khi họ ra ngoài đọc trên mạng thì không kiểm soát được, từ đó gây phân tâm, mất niềm tin trong nhân dân và ảnh hưởng đến cả những chiến sĩ ở ngoài biển đảo.”

5- Bài học kinh nghiệm từ vụ CDQL

5.1- Bài học kinh nghiệm sâu sắc cần thẳng thắn rút ra là các cấp chính quyền đã hết sức lúng túng trong thời gian qua. Hệ thống thông tin hùng hậu của đảng và nhà nước lên đến hơn 800 tờ báo và đài, kể cả các cơ quan tuyên giáo và các sở thông tin truyền thông, đã gần như bị vô hiệu chỉ bởi một trang Blog CDQL.

5.2- Không loại trừ hiện tượng bất hòa sâu sắc và “chơi xấu” giữa một số đồng chí lãnh đạo, dẫn đến tâm lý nghi ngờ và phân hóa rất phổ biến trong nội bộ, làm cho các cơ quan đảng và chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương của ta hoang mang, lúng túng, bị động và không thật sự nhiệt tình, trách nhiệm đối với nhiệm vụ ngăn chặn, đấu tranh với các thông tin ngoài luồng.

5.3- Do tính xác thực về tin tức của Blog CDQL về chuyến bay từ Mỹ trở về sân bay Đà Nẵng của đồng chí Nguyễn Bá Thanh, và nếu quả thực những tin tức này được cung cấp từ nguồn nội bộ cao cấp, có thể nhận định rằng vấn đề mà dư luận chung và các lực lượng bên ngoài cho là “đấu đá nội bộ trong đảng” đã có bước ngoặt: chuyển từ âm thầm, kín đáo, bí mật sang bán công khai và có thể công khai. Đây là một thách thức rất lớn đối với công tác bảo vệ chính trị nội bộ và làm trong sạch vững mạnh đảng trong những năm tới, đặc biệt là thời gian từ đây đến Đại Hội 12 đầu năm 2016 của đảng.

5.4- Qua các vụ việc Blog Quan Làm Báo năm 2012 và Blog CDQL gần đây, không thể phủ nhận khả năng lan tỏa và sức ảnh hưởng đến dư luận xã hội của mạng xã hội là rất mạnh mẽ và có chiều sâu. Thậm chí đã có những dấu hiệu cho thấy một bộ phận lãnh đạo các cấp đã và đang vận dụng mạng xã hội để truyền tải những thông tin mang tính cá nhân, có lợi cho động cơ cá nhân và tranh giành nội bộ.

6- Dự báo

Công tác hệ thống và phân tích hoạt động sản xuất, tán phát thông tin của các trang Quan Làm Báo, Tư Sang Nham Hiểm, Những Thằng Nham Hiểm, và CDQL cho thấy những đặc thù:

6.1- Trước và trong mỗi hội nghị trung ương hoặc sự kiện chính trị lớn của đảng, các trang này lại xuất hiện với liều lượng, cường độ thông tin cấp tập, ngày càng lớn và càng chui sâu vào nội tình của giới các đồng chí chính trị gia.

6.2- Quy luật của các đại hội đảng trước đây là càng gần thời điểm chọn lựa, cơ cấu và quyết định các nhân sự then chốt nhất của đảng, thông tin công kích càng gia tăng. Do vậy, có thể dự báo là trang CDQL chỉ là một trong những điểm khởi đầu cho chiến dịch tấn công vào một số lãnh đạo đảng và nhà nước.

6.3- Trong năm 2015 và đặc biệt về cuối năm, có thể xuất hiện những trang khác tương tự như CDQL, với liều lượng và cường độ công kích gia tăng rộng và sâu hơn hiện nay. Những trang này có thể được sự hỗ trợ từ bí mật đến bán công khai và công khai của một đội ngũ cộng tác viên, dư luận viên để tạo hiệu ứng lan tỏa, tạo dư luận xã hội mà không bị ngăn chặn thích đáng. Có thể đến một thời điểm nào đó, những trang này sẽ dần công khai “chính khách” đứng phía sau và sẽ gây ra bầu không khí hỗn loạn thông tin, nghi ngờ và phân hóa cao độ trong nội bộ đảng và chính phủ, có thể dẫn đến hậu quả “tách đảng” hoặc “tan vỡ đảng từ bên trong” mà các thế lực thù địch hết sức mong đợi.

7- Yêu cầu đấu tranh thông tin và đề xuất

Về yêu cầu đấu tranh, đồng chí Trương Tấn Sang đã yêu cầu, “Nâng cao hiệu quả đấu tranh, ngăn chặn tình trạng lộ, lọt, mất an ninh an toàn thông tin, đặc biệt là thông tin mạng, an ninh tư tưởng, văn hóa.”

Đồng chí Trần Đại quang cũng khẳng định, “Cần tập trung mọi phương tiện, lực lượng để bảo vệ Đại Hội Đảng Các Cấp, góp phần bảo vệ thành công đại hội lần thứ 12 của đảng. Kiến nghị các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo báo chí trong thông tin tuyên truyền cần chủ động định hướng cho dư luận, đấu tranh phản bác kịp thời các luận điệu sai trái thù địch và những quan điểm thiếu tính xây dựng.”

Căn cứ yêu cầu và chỉ đạo trên, nhóm công tác đề xuất thủ trưởng đơn vị kiến nghị cấp trên một số biện pháp và giải pháp cấp bách:

7.1- Cần tổ chức chuyên án về Blog CDQL, điều tra làm rõ ai đứng sau. Nếu người tổ chức và “bảo kê” cho CDQL là cán bộ cấp cao, kiến nghị xử lý nghiêm theo tinh thần “không có vùng cấm” mà Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo.

Cơ quan chuyên án làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của một số đồng chí trọng trách trong Bộ Chính Trị, không giao cho các bộ hoặc cơ quan ngang bộ.

7.2- Cơ quan chuyên án cần phối hợp với cơ quan y tế và Cục Điều Tra Liên Bang (FBI) của Mỹ để điều tra và làm rõ việc đồng chí Nguyễn Bá Thanh có bị đầu độc hay không.

7.3- Sau khi có kết quả điều tra về Blog CDQL và nguyên nhân gây bệnh cho đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ban Tuyên Giáo Trung Ương và Ban Bảo Vệ Chăm Sóc Sức Khỏe Trung Ương tổ chức cung cấp rộng rãi và minh bạch thông tin cho báo chí, tránh để báo chí và người dân hiểu lầm, các lực lượng bên ngoài cho rằng đảng và nhà nước ta bưng bít thông tin.

7.4- Xuất phát từ sức mạnh và hiệu ứng lan tỏa không thể phủ nhận của mạng xã hội, đề nghị đã đến lúc cần tranh thủ mạng này để phục vụ cho lợi ích chung của đảng, đồng thời đáp ứng đòi hỏi tình thế về đối ngoại với Mỹ và phương Tây. Công tác “mạng vận” này cũng nhằm hạn chế tình trạng một bộ phận lãnh đạo ta vận dụng mạng xã hội để phục vụ cho đông cơ và mục đích cá nhân.

Để tranh thủ và vận dụng mạng xã hội, trung ương cần thí điểm hợp thức hóa một số tổ chức dân sự độc lập và từng bước thừa nhận xã hội dân sự ở Việt Nam, nhưng phải theo phương châm “Xã hội dân sự định hướng xã hội chủ nghĩa.” (Tham khảo chủ trương, kết quả giảm bớt việc ngăn chặn và đẩy đuổi các tổ chức hướng đạo Thiên Chúa Giáo, để cho các tổ chức này sinh hoạt công khai trong mấy năm qua).

7.5- Kiến nghị Quốc Hội gấp rút ban hành Luật Tiếp Cận Thông Tin và Luật Lập Hội để đặt các hoạt động thông tin và xã hội dân sự dưới sự lãnh đạo của đảng, sự chỉ đạo và quản lý của nhà nước ta.

Kính báo cáo xin ý kiến chỉ đạo.
nguyenvsau
Posts: 1138
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Chân Dung Quyền Lực

Nguyễn Hưng Quốc

(Blog VOA)

Trong mấy tuần vừa qua, sự kiện thu hút sự chú ý của các cư dân mạng và những người quan tâm đến sinh hoạt chính trị Việt Nam nói chung nhiều nhất có lẽ là sự xuất hiện của trang blog mang tên “Chân Dung Quyền Lực.”

Trên mạng lưới Internet, từ Facebook đến blog, ở đâu người ta cũng xôn xao bàn tán về Chân Dung Quyền Lực (CDQL). Ảnh hưởng của CDQL lớn đến độ nhà cầm quyền Việt Nam, hết người này đến người khác, phải lên tiếng cảnh cáo mọi người không được nói xấu giới lãnh đạo, gây chia rẽ trong nội bộ đảng và làm suy yếu chế độ.

Giống trang Quan Làm Báo trước đây, nội dung chính của trang CDQL là nhằm vạch trần tệ nạn tham nhũng của giới lãnh đạo Việt Nam. Tuy nhiên, trang CDQL khác trang Quan Làm Báo ở nhiều điểm.

Thứ nhất, nó chuyên nghiệp hơn. Trang Quan Làm Báo được trình bày một cách khá nhếch nhác, cách hành văn cũng khá luộm thuộm. CDQL, ngược lại, có hình thức khá đẹp và đặc biệt, được viết với một văn phong rõ ràng mạch lạc, không khác một cán bộ tuyên huấn có tay nghề cao.

Thứ hai, về nội dung, Quan Làm Báo tập trung vào mâu thuẫn giữa chính quyền và nhóm “tài phiệt” tại Việt Nam; CDQL tập trung vào nạn tham nhũng của các thành viên trong Bộ Chính Trị, tức những người có quyền lực cao nhất nước.

Thứ ba, về sức thuyết phục, Quan Làm Báo rất ít có bằng chứng để hỗ trợ sự lên án của mình, CDQL, ngược lại, nói đến đâu trưng bằng chứng ra đến đó. Các bằng chứng ấy bao gồm: Giấy kê khai tài sản, nhà cửa với địa chỉ và hình ảnh rõ ràng, hình ảnh chụp với thân nhân hoặc bạn bè. Khó biết những bằng chứng ấy chính xác đến độ nào. Nhưng nó gợi lên ấn tượng là chúng có thật.

Thứ tư, về nguồn tin, cả Quan Làm Báo lẫn CDQL đều gợi ấn tượng là nó đến từ bên trong: Quan Làm Báo biết trước Bầu Kiên bị bắt; CDQL loan báo chính xác ngày giờ ông Nguyễn Bá Thanh được chở về Việt Nam, trong khi hầu hết giới chức tại Việt Nam, kể cả những người trong ủy ban bảo vệ sức khỏe của Trung ương cũng như giới lãnh đạo tại Đà Nẵng đều mù tịt. Sự chính xác này khiến dư luận nói chung càng tin những gì được viết trên CDQL là những lời tố cáo từ trong nội bộ giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay. Hơn nữa, phần lớn các bài viết trên CDQL đều có hình ảnh cụ thể và rõ ràng của những người được đề cập. Ngoài gia đình hoặc những giới chức có thẩm quyền lớn, ai có thể có những bức ảnh ấy?

Tất cả những đặc điểm vừa nêu đều dẫn đến một kết luận: Trang CDQL là nơi giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay dùng để tố giác và hạ uy tín của nhau trong cuộc chạy đua vào Bộ Chính Trị cũng như các chức vụ cáo nhất trong hệ thống đảng (tổng bí thư) và nhà nước (chủ tịch nước và thủ tướng).

Nhưng kết luận ấy lại dẫn đến một nghi vấn khác: Ai là người đứng sau trang CDQL?

Để trả lời câu hỏi ấy, có thể phân tích nội dung trên trang CDQL.

Về đối tượng được đề cập, tính đến Chủ Nhật, 11 tháng 1 năm 2015, trên trang CDQL có khá nhiều người được mang ra mổ xẻ. Nhiều nhất là Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc 27 bài; Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang 20 bài, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 18 bài, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng 8 bài, Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương Nguyễn Bá Thanh 7 bài (tất cả đều liên hệ đến tình trạng bệnh hoạn của ông), Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 5 bài, Bí Thư Thành Ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị 4 bài, Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Phùng Quang Thanh và Bộ Trưởng Bộ Công An Trần Đại Quang, mỗi người 2 bài , Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải Đinh La Thăng, Thường Trực Bí Thư Trung Ương Đảng Lê Hồng Anh và Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng Tô Huy Rứa mỗi người một bài.

Về sự đánh giá, có thể chia thành hai nhóm. Một, nhóm bị đả kích kịch liệt, chủ yếu vì tội tham nhũng hoặc bất tài, vô đức; và hai, nhóm được khen ngợi. Thật ra, cái gọi là được khen ngợi ấy không thể gọi được là nhóm bởi ở đó chỉ có một người duy nhất: Nguyễn Tấn Dũng. Nguyễn Tấn Dũng được khen là một “hình ảnh độc tôn” trên sân khấu chính trị Việt Nam, người đầy tài năng và quyền lực, hơn nữa, có triển vọng trở thành vị tổng thống đầu tiên của Việt Nam thời hậu Cộng Sản.

Nhìn vào nội dung như trên, người ta dễ có ấn tượng chính Nguyễn Tấn Dũng hoặc đàn em của Nguyễn Tấn Dũng đứng đằng sau trang CDQL. Thú thực, tôi không tin lắm. Thứ nhất, Nguyễn Tấn Dũng không vụng về đến độ ra tay một cách lộ liễu để ai cũng có thể thấy được như vậy. Ở cương vị của ông, ai cũng thấy, đó là điều cực kỳ nguy hiểm. Thứ hai, nếu là Nguyễn Tấn Dũng, đối tượng bị ông đả kích kịch liệt nhất sẽ là ba đối thủ nặng ký nhất trong guồng máy đảng và nhà nước: Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Sinh Hùng, những người ngang tầm và có khả năng giành giựt chiếc ghế tổng bí thư mà dư luận đồn đoán là ông sẽ nhắm tới sau khi làm thủ tướng hết hai nhiệm kỳ. Trên trang CDQL, cả ba người này đều bị phê phán gay gắt, nhưng đối tượng bị kết án nặng nề nhất lại là một người khác, hiện đang giữ chức phó thủ tướng: Nguyễn Xuân Phúc. Cho dù Nguyễn Tấn Dũng đang có tham vọng gì trong kỳ đại hội đảng sang năm, Nguyễn Xuân Phúc cũng không phải là đối thủ của ông. Ông không cần phải ra tay như vậy. Cái giá phải trả quá lớn trong khi kết quả lại không được gì. Thứ ba, vấn đề được phanh phui nhiều nhất trong các bài viết đả kích từ Trương Tấn Sang đến Nguyễn Sinh Hùng, Phùng Quang Thanh và Nguyễn Xuân Phúc đều là vấn đề kinh tế với những khối tài sản kếch xù của họ cũng như của anh chị em hay con cháu họ. Tôi nghĩ đây là một đề tài mà Nguyễn Tấn Dũng không dại gì xới lên bởi nó sẽ gây tác dụng ngược: Về phương diện này, có lẽ không ai trong guồng máy chính quyền Việt Nam có mức giàu có như ông và con cái của ông cả.

Vậy thì là ai?

Tôi lóe ra ý nghĩ: Nguyễn Bá Thanh (hoặc đàn em của ông) chăng? Chỉ có Nguyễn Bá Thanh hoặc người của Nguyễn Bá Thanh mới biết rõ tình trạng bệnh hoạn của ông đến vậy. Chỉ có Nguyễn Bá Thanh hoặc người của Nguyễn Bá Thanh mới biết rõ các chi tiết liên quan đến lịch trình chuyến về Việt Nam từ bệnh viện Mỹ của ông đến vậy. Chỉ có Nguyễn Bá Thanh hoặc người của Nguyễn Bá Thanh, trưởng Ban Nội Chính Trung Ương với chức năng tìm kiếm dấu vết tham nhũng, mới nắm rõ hồ sơ về gia sản của các cán bộ đến như vậy. Chỉ có Nguyễn Bá Thanh hoặc người của Nguyễn Bá Thanh mới căm ghét Nguyễn Xuân Phúc, hai người vốn là đồng hương nhưng lại là đối thủ với nhau trong một thời gian dài, đến như vậy. Và chỉ có Nguyễn Bá Thanh mới ra tay một cách khốc liệt như vậy vì, thật ra, ông không có gì để mất cả: Với tình trạng bệnh hoạn như vậy, nếu còn sống sót, sự nghiệp chính trị của ông coi như đã kết thúc, ông không hy vọng gì giữ được chiếc ghế trong Trung Ương Đảng, đừng nói gì là Bộ Chính Trị.

Dĩ nhiên, xin nhấn mạnh, đây là phỏng đoán. Chỉ là phỏng đoán.

Điều quan trọng hơn, bất kể người nào đứng sau trang CDQL và họ nhắm đến bất cứ một mục tiêu gì, những sự phanh phui về tệ nạn tham nhũng của những cán bộ lãnh đạo cao nhất trong hệ thống đảng và nhà nước như vậy cũng là những tài liệu cực quý, lần đầu tiên dân chúng mới được biết một cách cụ thể. Trong trận đấu đá này, có người thắng kẻ bại, nhưng kẻ bại cuối cùng chắc chắn vẫn là Đảng Cộng sản: Dưới mắt dân chúng, họ hiện nguyên hình là những tên tham nhũng vơ vét tài sản của đất nước để làm giàu cho bản thân và họ hàng.

Đó mới là điều đáng để chúng ta quan tâm.
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

Phe Nguyễn Tấn Dũng thắng thế trong kỳ hội nghị TƯ 10

Vũ Đông Hà
(Danlambao) - Vào cuối tháng 6, 2013 TBT Nguyễn Phú Trọng đã bắt đầu dọn đường cho kế hoạch hạ bệ uy tín của Nguyễn Tấn Dũng bằng lời tuyên bố sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm trong TƯ Đảng. Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định "Phiếu tín nhiệm trong Đảng cần được công khai." (1) Trong vị trí đứng đầu đảng, là người có thẩm quyền quyết định công khai kết quả phiếu tín nhiệm của hội nghị TƯ 10 vừa qua, nhưng Nguyễn Phú Trọng đã đi ngược với tuyên bố trước đây của mình và giữ bí mật kết quả phiếu tín nhiệm, cho thấy phe Nguyễn Tấn Dũng đã thắng thế.

Hội nghị TƯ 10 được dự trù tổ chức vào tháng 8/2014. Tuy nhiên hội nghị này đã bị hoãn lại nhiều lần vào tháng 10, tháng 12 và sau đó mới chính thức khai mạc vào ngày 5 tháng 1, 2015 tại Hà Nội.

Một trong những lý do của sự trì hoãn là để phe cánh Nguyễn Phú Trọng có thêm thì giờ đi sứ Bắc Kinh nhằm tìm kiếm thêm hậu thuẫn từ quan thầy trong cuộc chiến đấu đá nội bộ. Bắt đầu cho chiến dịch đầu khấu thiên triều này là chuyến đi của "đặc phái viên TBT" Lê Hồng Anh sang gặp các quan thầy Trung cộng vào cuối tháng 8, 2014.

Tiếp theo đó là các chuyến đi vào tháng 10.2014 của Phùng Đại Quang và Trần Đại Quang, 2 UV BCT đã có chiều hướng ngã về phe Nguyễn Phú Trọng. Đặc biệt sau chuyến đi này, Phùng Đại Quang đã "gia tăng" cường độ thần phục Bắc Kinh, nhận kẻ thù là "bạn" và xem xu thế nhân dân Việt Nam ghét Tàu là "nguy hiểm cho dân tộc." (2)

Việc dùng phiếu tín nhiệm cao-vừa-thấp, bên ngoài mị dân nhưng thực chất bên trong là dùng đó làm "thước đo lường" cho cuộc tranh giành quyền lực và lôi kéo bè phái, cũng đã được đi trước một bước với lần bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc Hội vào trung tuần tháng 11, 2014. Những thành viên BCT đang nắm giữ những chức vụ trong chính phủ, quốc hội được xếp hạng tín nhiệm như sau:
Image
Trong lần ấy, việc TT Nguyễn Tấn Dũng có số phiếu "tín nhiệm thấp" nhiều nhất và số phiếu "tín nhiệm cao" chỉ hơn được Phùng Quang Thanh và Trần Đại Quang càng làm cho TBT Nguyễn Phú Trọng yên tâm để tiến hành cái gọi là "Việc lấy phiếu tín nhiệm càng khẳng định tính minh bạch, công khai của Đảng; tạo thêm uy tín của Đảng trước nhân dân." (3)


Tuy nhiên, tất cả những nỗ lực của phe Nguyễn Phú Trọng dựa vào giặc ngoài để thanh toán thù trong đã tan theo mây khói khi phe Nguyễn Tấn Dũng ra tay bằng ngón đòn truyền thông đen: dùng trang blog Chân Dung Quyền Lực (CDQL), được mở toang hoang không có firewall tưởng lửa, để đăng bài tố cáo tham nhũng và tài sản gia đình của một số nhân vật chóp bu trong đảng: Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Sinh Hùng, Phùng Quang Thanh...

Đỉnh điểm của trận chiến "bôi đen chân dung quyền lực" này là nguồn tin Trưởng ban Nội chính Trung Ương Nguyễn Bá Thanh bị đồng chí của đảng đầu độc phóng xạ. Đối tượng độc giả chính mà trang blog này nhắm đến là đảng viên và đặc biệt là thành phần nằm trong BCH TƯ của đảng. Những thành phần này đã quá rõ về những thủ đoạn thanh trừng trong thế giới cộng sản âm u quyền lực (4), quá biết về tình trạng của chìm của nổi trong tay các lãnh đạo đảng, vì thế cho dù với một nửa sự thật của CDQL vẫn được các đồng chí đảng ta đón nhận như những sự thật cần phải tin và e ngại.

Sự e ngại này lại càng gia tăng sau khi Nguyễn Tấn Dũng củng cố thế lực của mình ở phía công an với 3 quyết định 2425/QĐ-TTg, 2426/QĐ-TTg, 2427/QĐ-TTg được ký vào ngày 31.12.2014: gom tổng cục An ninh I và II và bổ nhiệm Trung tướng Nguyễn Chí Thành làm Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh; bổ nhiệm Trung tướng Trần Bá Thiều làm Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân; bổ nhiệm Trung tướng Phan Văn Vĩnh giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát.

Nguyễn Tấn Dũng đã thành công trong chiến dịch khủng bố tinh thần với thông điệp răn đe: bất kỳ tài sản của "đồng chí" nào cũng có khả năng xuất hiện trên CDQL và bất kỳ "đồng chí" nào cũng có thể đột tử như Phạm Quý Ngọ và nhiễm độc như Nguyễn Bá Thanh. Chiến dịch và thông điệp này đã làm gió chuyển thay chiều về phía Nguyễn Tấn Dũng trong hội nghị TƯ 10.

Đồng chí X một lần nữa đã thoát hiểm, nhưng ngoạn mục hơn so với kỳ Hội nghị TƯ 6, khóa 11 đã thoát khỏi bản án kỷ luật, lần này đồng chí X thắng lớn ngay trong "bàn cờ tín nhiệm" do chính Nguyễn Phú Trọng - tưởng nắm chắc phần thắng trong tay - đưa ra.

"Phiếu tín nhiệm trong Đảng cần được công khai" - tuyên bố của Nguyễn Phú Trọng trước đây và cái gọi là "khẳng định tính minh bạch, công khai của Đảng; tạo thêm uy tín của Đảng trước nhân dân" đã bị quăng vào sọt rác là câu trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi "ai thắng ai thua" trong hiệp đầu trận chiến quyền lực sẽ kéo dài cho tới ngày bế mạc của đại hội giành ghế lần thứ 12 vào năm 2016.

Vũ Đông Hà
danlambaovn.blogspot.com
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »


Image

Khi CS Phóng Phi Tiêu

Trần Khải

Trang blog Chân Dung Quyền Lực do ai thực hiện? Một người hay nhiều người? Do nhóm lợi ích nào dàn dựng lên? Vì sao trang này có nhiều hồ sơ mật như thế?

Chúng ta đang nhìn thấy trước mắt một cuộc chiến truyền thông -- không phải giữa người Cộng sản và những người đấu tranh dân chủ, mà là trong nội bộ Đảng CSVN đang phóng phi tiêu lẫn nhau.

Chân Dung Quyền Lực là ai mà có hình ảnh Nguyễn Bá Thanh nằm giường bệnh ở bệnh viện Mỹ? Và có cả ngày giờ chuẩn bị các chuyến bay đưa Nguyễn Bá Thanh từ Mỹ về Đà Nẵng?

CDQL là ai mà có hồ sơ về tài sản nhà cửa của nhiều quan chức?

Làm sao kiếm ra hô sơ 2 biệt thự ở Quận Cam do Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc mua qua người thân tín đứng tên? àam sao dò ra biệt thự khủng tại Việt Nam của cậu con của ông Phúc được?

Làm sao kiếm ra hồ sơ tài sản nhà cửa của Đại tá Phùng Quang Hải, con trai của Bộ trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh? Và làm sao biết những chuyện tình bất chính của Đại Tá Hải?

Chân Dung Quyền lực đã xuất hiện như một quả bom truyền thông -- có rất nhiều thông tin chính xác có thể kiểm chứng được, nhưng có bao nhiêu phần trăm thông tin này là dỏm, là cố ý làm mây mù phi tiêu?

Là người ngoài cuộc, chúng ta không bao giờ có thể biết trọn câu chuyện này.

Ngay cả đối với nhiều người thượng lưu ở Hà Nội, niềm nghi thấy rõ là: CDQL phải có bàn tay công an hay an ninh trong đó.

Vấn đề là: tại sao tường lửa an ninh VN chặn rất nhiều trang web, nhưng lại để cửa tự do cho dân vào đọc CDQL?

Bản tin BBC ghi nghi vấn này của một Luật sư:
Image
“Trao đổi với BBC hôm 11/01/2015 từ Sài Gòn, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói:

"Trang 'Chân dung Quyền lực' có thể nói là trang gây rối nội bộ và dĩ nhiên trong trang 'Chân dung Quyền lực' cũng đưa ra nhiều nguồn tin mà có người đã nói đến, như ông Lê Đăng Doanh đã nói là độ chính xác rất cao.

Theo Luật sư, nếu 'quyết tâm' thì giới chức sẽ có thừa khả năng để xác định ai là người 'đứng sau' trang này và 'khởi tổ vụ án'.

Theo Luật sư Thuận nhiều thông tin mà trang mạng này đưa ra là có tính 'chủ đích' ngay 'trước ngưỡng cửa' của Hội nghị 10 khóa XI của Đảng và có mục đích 'làm rối' Hội nghị này của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

..."Cũng có người đặt vấn đề là những trang như 'Quê Choa', trang 'Người Lót Gạch' rồi trang 'Ba Sàm' thì người ta bắt bớ, người ta đóng trang, người ta làm ra này kia, một số trang thì ngăn chặn, nhưng mà trang này bây giờ có khi tôi vào cũng thấy dễ dàng.”(hết trích)

Câu hỏi nêu thêm rằng, tại sao an ninh VN dễ dãi với CDQL bất kể rằng, CDQL đã nhiễu loạn chính trường VN? Thậm chí, dân chúng rũ nhau vào xem CDQL...

Bản tin VOA hôm 14-1-2015 viết:

“Một tờ báo của Nhật Bản mới đăng tải bài viết dài về sự xuất hiện của trang blog “Chân dung quyền lực”, với nhận định rằng những lời đồn thổi trên mạng có thể gây bất ổn chính trị tại Việt Nam.

Tờ Nikkei Asian Review, thuộc sở hữu của một trong những tập đoàn truyền thông lớn nhất xứ sở mặt trời mọc, nêu chi tiết về các thông tin chưa được kiểm chứng xuất hiện trên trang blog mà họ cho là “bí ẩn”.

Tờ báo của Nhật dẫn nguồn từ “Chân dung quyền lực” nói rằng “có cáo buộc về việc Trưởng ban nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh bị một đối thủ chính trị đầu độc trong chuyến thăm Trung Quốc, và đối thủ này đã sẵn sàng cho một vị trí trong nội các sắp tới”.

Nikkei Asian Review sau đó cũng nói về việc các quan chức Việt Nam đã bác bỏ thông tin về chuyện ông Thanh bị hạ độc.

Tính tới tối 14/1, theo hệ thống đếm trên trang, tới nay, “Chân dung quyền lực” hiện đã có hơn 13 triệu người truy cập và đôi khi, cùng một thời điểm, có hàng nghìn người trên trang này...

...Khi được hỏi vì sao trang web với những thông tin bị coi là “ngoài luồng” này lại thu hút được nhiều người đọc, blogger Huỳnh Ngọc Chênh, cựu phóng viên báo Thanh Niên, nói với VOA Việt Ngữ:

“Báo chí của nhà nước được đảng lãnh đạo và kiểm soát rất kỹ qua ban tư tưởng văn hóa trung ương cũng như các địa phương. Cho nên tất cả báo chí mà tôi gọi là lề đảng, thì đăng theo một chủ trương như vậy. Các thông tin này bị kiểm duyệt, và hầu như làm công tác tuyên truyền là chính. Vì thế, khi xuất hiện một trang như Chân dung quyền lực, đưa ra một số thông tin mà người ta có thể khả tin, thì nó tạo được niềm tin nơi người đọc, và vì vậy mà thu hút được số lượng người đọc rất lớn trong thời gian rất ngắn”....”(hết trích)

Có tới 13 triệu người vào xem chỉ trong vài ngày... Đó là kỷ lục vậy. Có lẽ vài tuần nữa, chúng ta sẽ biết nhiều hơn về trang CDQL.

Nhưng một nghi vấn cần suy nghĩ: có thể CDQL là bàn tay tình báo Trung Quốc? Nghi vấn này do tác giả Phan Châu Thành viết trên Danlambao:

“Dù ai đứng sau CDQL thì mục đích của họ đều là muốn tác động lên quá trình và kết quả HNTƯ10 của đảng CSVN, và cả sau đó nữa - đến Đại hội 12 đầu năm 2016. Hầu như tất cả mọi người đều cho rằng đằng sau CDQL phải là một (nhóm) chóp bu trong đảng CSVN, đứng đầu ít nhất là ủy viên BCT, nên mới có các đáp án trên. Nhưng chúng ta quên rằng “motive” - động lực để tác động lên quá trình và kết quả HNTƯ10 thì kẻ có nhiều nhất luôn luôn là... cộng sản Tàu! Từ Hội nghị Thành lập đảng CSVN năm 1930 đến các Đại hội của nó, nay là đến cả các HNTƯ của nó (từ sau 1990?), thì CSTQ đều hết sức quan tâm và luôn làm mọi thứ để can thiệp - “chỉ đạo” trực tiếp và gián tiếp.

Chính HNTƯ10 đã bị hoãn 2 lần, từ tháng 10/2014 đến tháng 12/2014 rồi lại sang tháng 1/2015, chỉ vì chưa có chỉ đạo của CSTQ! Chỉ sau khi nhân vật số 4 của CSTQ là Du Chính Thanh sang VN chỉ đạo trong 3-4 ngày cuối tháng 12/2014 thì HNTƯ10 sau đó mới có thể diễn ra. Đó là về mặt nổi ai cũng biết, chính thức và công khai. Nhưng có người Việt nào tin rằng CS Tàu chỉ tác động chính thức và công khai lên HNTƯ10? Không. Cũng như không có người Việt nào tin vào “quân tử Tàu” vốn là thứ “quân tử” đê tiện nhất, tiểu nhân hơn mọi loại tiểu nhân. Vì thế khả năng “quân tử Tàu” Du Chính Thanh tác động lên HNTƯ10 bằng blog như CDQL là không thể loại trừ và còn có khả nằng rất cao nữa! Đó là xét về động cơ và tác phong của những kẻ liên quan HNTƯ10 như CS Tàu.”(hết trích)

Dù ai ở sau lưng Chân Dung Quyền Lực, và bất kể mục tiêu phóng phi tiêu vào đâu, điều thấy rõ là dân chúng VN đang bó tay, vì đây là chuyện cung đình.

Có phải đó là ý nghĩa của dân chủ tại Việt Nam nhiều gấp triệu lần chủ nghĩa tư bản?
dailien
Posts: 2476
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Ghét Trung Quốc có nguy hiểm cho dân tộc?

Nguyễn Tường Thụy
(Nguồn: RFA blog)
Yêu ghét là trạng thái cảm xúc thường xuyên của con người. Ai tử tế, làm điều tốt cho họ thì họ yêu. Ngược lại, làm điều ác, điều xấu thì bị ghét.

Con người gắn liền với quốc gia, dân tộc nên tình cảm con người cũng bị quan hệ với các quốc gia, dân tộc khác chi phối. Vì vậy mới có chuyện yêu dân tộc này, ghét đất nước kia.

Nỗi lo của ông bộ trưởng Quốc Phòng

Tại hội nghị của chính phủ với địa phương triển khai nghị quyết của Quốc Hội về nhiệm vụ kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 ông Phùng Quang Thanh thừa nhận rằng ở Việt Nam “từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc.”

Đó là một sự thật. Sẽ không có phản ứng gì nếu sự thật đó không trở thành nỗi lo lắng của ông, tới mức coi đó là “nguy hiểm cho dân tộc”:

“Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc.”

Không phải bây giờ, người Việt Nam mới ghét Trung Quốc. Cũng cần phải phân biệt, Trung Quốc ở đây là các thế lực phong kiến Trung Hoa xưa và tập đoàn cầm quyền Cộng Sản Bắc Kinh ngày nay, chứ không phải là người Trung Quốc nói chung. Người Việt Nam vốn thân thiện với người Hoa. Người Hoa làm ăn sinh sống ở Việt Nam rất hòa đồng với người Việt Nam. Họ coi Việt Nam là Tổ quốc thứ hai của mình.

Lịch sử chiến tranh của Việt Nam về cơ bản là lịch sử chống xâm lược từ các thế lực bành trướng Phương Bắc. Đây là chiến tranh chống xâm lược chứ không phải là xung đột do hiềm khích giữa hai bên. Trong các cuộc chiến tranh đó, người Việt Nam đã chịu quá nhiều đau khổ.

Trong nửa cuối thế kỷ 20, mặc dù quan hệ Việt Nam-Trung Quốc được coi là hữu hảo dựa trên nền tảng gọi là chủ nghĩa quốc tế vô sản, đất đai của cha ông vẫn tiếp tục mất về tay Trung Cộng. Trong cuộc chiến tranh xâm lược năm 1979 của Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới, chúng đã tàn sát hàng chục vạn đồng bào, chiến sĩ ta, phá hủy toàn bộ cơ sở vật chất ở những nơi chúng đến...

Có thể viết hàng vạn trang sách cũng không thể kể hết tội ác của nhà cầm quyền Trung Quốc xưa và nay đối với người Việt Nam. Vì vậy, ghét Trung Quốc là tâm lý đương nhiên của người Việt. Nói ra điều này không phải là để thù hận mà để nhớ, để cảnh giác với bản chất bá quyền của chúng, để tri ân cha ông đã đổ bao nhiêu xương máu gìn giữ non sông này. Không thể quay lưng lại với lịch sử, với tiền nhân.

Thù hận và căm ghét là hai khái niệm khác nhau. Thù hận là khái niệm phi nhân bản, còn căm ghét là một trạng thái cảm xúc chính đáng của con người.

Vậy, tâm lý “ghét Trung Quốc” có nguy hiểm cho dân tộc không?

Ai dám bảo tiền nhân không ghét Trung Quốc? Ngày xưa, trước họa xâm lăng của giặc Nguyên, vua Trần Nhân Tông đã mở Hội Nghị Bình Than để bàn kế sách chống quân Nguyên. Trần Quốc Toản, vì còn ít tuổi không được dự nên đã bóp nát quả cam lúc nào không biết. Sau ông về tập trung hơn một nghìn gia nô và thân hữu tham gia kháng chiến, chiến đấu rất dũng cảm. Binh sĩ đời Trần đều xăm lên tay hai chữ “Sát Thát” để biểu thị quyết tâm chống xâm lược. Trần Quốc Tuấn đã viết Hịch Tướng Sĩ, một áng hùng văn bất hủ mà ngày nay đọc lại, ta vẫn thấy hừng hực khí thế chống xâm lược, bảo vệ bờ cõi. Nếu không ghét Trung Quốc, liệu vua tôi, tướng sĩ đời Trần có những hành động ấy không. Chính tinh thần “ghét Trung Quốc” đã tiếp cho quân dân đời Trần sức mạnh, tạo nên hào khí Đông A.

Sau kháng chiến 10 năm gian khổ, Lê Lợi đuổi được quân Minh về nước. Nguyễn Trãi viết Đại Cáo Ngô Hào Sảng. Cụ kể tội quân xâm lược:

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

Cụ chẳng nể nang, khiếp sợ gì, gọi thẳng vua Minh (Minh Tuyên Tông) là “thằng nhãi con.”

Nhờ tinh thần ghét kẻ thù

Có thể kể thêm ra đây nhiều minh chứng nữa để chứng tỏ rằng, nếu không có tinh thần ghét kẻ thù, Việt Nam đã không bảo vệ được biên cương, bờ cõi của cha ông để lại.

Chẳng cần Trung Quốc phải đe, hay giọng tuyên truyền nào đó khuyên bảo, ai cũng biết Trung Quốc xưa nay vẫn là nước láng giềng mà láng giềng thì không thay đổi được. Chẳng cần phải đe, ai cũng biết xưa nay, Việt Nam nhỏ còn Trung Quốc thì lớn gấp rất nhiều lần. Mặt khác, thời xưa, chỉ có 2 nước với nhau, mạnh hiếp yếu, chẳng có liên minh quốc tế, chẳng có nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Mới biết, khí phách tiền nhân, trong thời đại này chúng ta không bén gót.

Có thể ai đó phản biện khi họ dẫn ra lời tiếp theo của ông Phùng Quang Thanh: “Chúng ta tăng cường an ninh quốc phòng là để tự vệ, khi nào buộc phải tự vệ thì chúng ta mới tự vệ.” Tức là, lúc Trung Quốc đem quân sang xâm chiếm, thì chúng ta mới ghét, còn khi chưa thì phải yêu (hay không ghét). Xin thưa, nếu không có sự chuẩn bị về tinh thần, tư tưởng, để đến khi kẻ thù mang đại binh tiến vào bờ cõi rồi mới “ghét” e không kịp nữa rồi.

“Ghét Trung Quốc là nguy hiểm cho dân tộc.” Câu này có thể người thường nào đó nói một cách tùy hứng, nhưng phát ngôn ra từ miệng ông chỉ huy cao nhất của quân đội Việt Nam thì ai cũng sửng sốt. Không thể hiểu nổi, khi ông bộ trưởng Quốc Phòng nói như thế, tinh thần chiến đấu của sĩ quan, binh sĩ Việt Nam sẽ ra sao khi đối mặt với đạo quân xâm lược Trung Quốc?

Việt Nam đã gánh những hậu quả vì không ghét Trung Quốc. Có phải vì định hướng không được ghét Trung Quốc mà cách đây đúng 41 năm, ngày 19 tháng 1, 1974, Trung Cộng đã chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa mà không sợ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phản ứng. Có phải vì không được ghét Trung Quốc mà ngày 14 tháng 3, 1988, các chiến sĩ Trường Sa nhận lệnh không được chống cự (như lời Thiếu Tướng Lê Mã Lương đã tiết lộ), phơi mình để cho Trung Quốc nã đạn vào, hứng lấy cái chết tức tưởi mà vô ích?

Người lính luôn được xác định kẻ thù, đối tượng tác chiến trong mỗi giai đoạn. Có như thế, mới có kế hoạch xây dựng quân đội, huấn luyện quân phù hợp với đối tượng tác chiến, địa hình chiến đấu... Sau chiến tranh 1979, Việt Nam xác định, “Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất.” Vậy, với tinh thần không ghét Trung Quốc, không hiểu đối tượng tác chiến hiện nay của quân đội Việt Nam là gì, kẻ thù của nhân dân Việt Nam là ai?

Sức mạnh cơ bắp có thể bắt con người giam vào ngục tối nhưng không thể bắt con người ghét hay yêu. Tình cảm của con người không thể định hướng được. Mỹ và Việt Nam vốn là cựu thù. Trong cuộc đọ súng với người Mỹ, Việt Nam được Trung Quốc viện trợ tới mức tối đa. Khi ấy, Trung Quốc là đồng minh còn Mỹ là kẻ thù. Nhiều người Việt Nam chết bởi đạn bom Mỹ và ngược lại. Chiến tranh là như vậy. Nhưng chẳng cần lấy trưng cầu, chắc ai cũng biết, nếu được chọn một trong hai, chắc chắn số người ghét Trung Quốc sẽ áp đảo so với số người ghét Mỹ. Có định hướng phải ghét Mỹ, yêu Trung Quốc cũng không thể thay đổi mối tương quan ấy.

Không thể không ghét Trung Quốc khi họ đã gây nên bao đau thương cho dân tộc Việt Nam từ hàng ngàn năm nay và cho đến bây giờ, chúng chưa từ bỏ dã tâm xâm lược? Sao cứ phải yêu kẻ mà miệng này nói hữu hảo nhưng lưỡi kia luôn kích động chiến tranh: “Hãy giết hết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa”?

Dù nói ra hay không thì ai cũng biết, Trung Quốc vẫn là mối nguy cơ lớn nhất (nếu không nói là duy nhất) đe dọa toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Nếu có chiến tranh nổ ra, chắc chắn là chiến tranh đến từ Trung Quốc chứ không phải từ Lào, Campuchia hay Mỹ. Vậy mà ông bộ trưởng Quốc Phòng lại lo lắng tâm lý ghét Trung Quốc là nguy hiểm cho dân tộc. Điều ngược lại mới đúng, tức là yêu Trung Quốc mới nguy hiểm cho dân tộc. Không hiểu khi người chỉ huy cao nhất của quân đội “tâm tư” như thế thì tinh thần và sức chiến đấu của sĩ quan, binh sĩ Việt Nam sẽ ra sao nếu chiến tranh nổ ra, có hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc hay không?
quangminh
Posts: 549
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Post by quangminh »

Quân Đội Nhân Dân của Dân hay của đảng?

Lê Dủ Chân
(Danlambao) - Tư tưởng cho rằng quân đội phải trung thành với một thành phần nào đó trong xã hội với mục đích biến quân đội thành một công cụ riêng tư để bảo vệ cho quyền lợi cá nhân, phe nhóm hoặc đảng phái của mình như lời tuyên bố sau đây của ông Nguyễn Phú Trọng "...Chỉ có Đảng Cộng sản VN là tổ chức duy nhất lãnh đạo Quân Đội Nhân Dân VN. Sự lãnh đạo quân đội không thể phân chia cho bất kỳ một cá nhân nào, một lực lượng chính trị nào khác..." là tư tưởng của những kẻ độc tài, phong kiến đặt cá nhân mình, dòng họ của mình, tổ chức, đảng phái của mình lên trên tổ quốc và nhân dân, sỉ nhục đến bản chất cao cả và trách nhiệm thiêng liêng của quân đội một quốc gia...


Kính thưa quý vị tướng lãnh, sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (QĐNDVN).

1- Quân Đội Nhân Dân Việt Nam là quân đội của nước Việt Nam, của dân tộc Việt Nam, là một tập thể con dân Việt Nam được nuôi dưỡng, huấn luyện và trang bị bằng tiền thuế của nhân dân Việt Nam, có nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc và dân tộc Việt Nam trước hai loại giặc đó là giặc ngoại xâm và giặc nội xâm và chỉ chịu trách nhiệm trước tổ quốc và nhân dân Việt Nam.

2- Đảng phái chính trị, cho dù là đảng đang cầm quyền cũng chỉ là một tổ chức chính trị có tính cách giai đoạn đối với sự tồn vong của một quốc gia và chiều dài lịch sử của một dân tộc.

Đảng cộng sản Việt Nam chỉ là một tổ chức của những người theo chủ nghĩa cộng sản, nó không khác gì các đảng phái, mặt trận, hội đoàn khác trong sinh hoạt chính trị của xã hội Việt Nam ta từ trước đến nay, do đó mọi lý luận muốn đồng hóa đảng cộng sản Việt Nam với tổ quốc Việt Nam, với dân tộc Việt Nam chỉ là ngụy biện ngang ngược nhằm phục vụ cho mưu đồ ngàn năm cai trị của đảng cộng sản đối với dân tộc Việt Nam.

3- Sinh mạng quân đội của một quốc gia lệ thuộc vào sự sống còn của quốc gia đó, dân tộc đó, còn nước còn dân còn quân đội.

Trong lúc đó sinh mạng của một đảng phái chính trị chỉ lệ thuộc vào sự tín nhiệm của nhân dân. Dân còn tin thì còn nắm chính quyền, dân hết tin nếu không tự động thoái vị sẽ bị dân thay thế bằng lá phiếu trong chế độ dân chủ hoặc bằng một cuộc cách mạng lật đổ trong chế độ độc tài (như quý vị đã chứng kiến qua sự thay đổi chính quyền trong các nước theo thể chế tự do dân chủ và sự sụp đổ của các chế độ cộng sản, độc tài ở Đông Âu, Bắc Phi và Trung Động trong thế kỷ 20, 21 này).

4- Bản chất của quân đội là bảo quốc an dân trong lúc đó bản chất của một đảng phái chính trị là giành chính quyền để cai trị dân theo đường lối chính sách của mình.

Quân đội của một quốc gia không tham gia chính trị cai trị nhân dân, nhưng có nhiệm vụ chính trị là chống lại bất cứ thế lực nào, dù đến từ bên ngoài (giặc ngoại xâm), hoặc phát xuất từ bên trong (giặc nội xâm) có âm mưu, hành động làm tổn hại đến sự an nguy của tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân. Do vậy với trách nhiệm chính trị của quân đội phải là lực lượng tiên phong chống ngoại xâm và trừng phạt bất cứ thế lực chính trị đương quyền nào đi ngược lại quyền lợi của quốc gia và dân tộc, bán nước, phản quốc, hại dân.

5- Quân sử của các nước trên thế giới cũng như quân sử của nước Việt Nam ta đã chứng minh rằng một lực lượng quân sự dù do bất cứ cá nhân nào, dòng họ nào, chế độ nào thành lập, một khi lực lượng quân sự đó trở thành quân đội của một quốc gia thì nó là tài sản chung của quốc gia đó, của dân tộc đó cho dù cá nhân, dòng họ, chế độ thành lập ra nó không còn quyền lực hoặc bị khai tử bởi bất cứ lý do gì.

Quân đội đời nhà Lý nước ta là một quân đội anh hùng đã từng đánh Tống bình Chiêm, sau khi nhà Lý không còn, quân đội đó vẫn tiếp tục truyền thống anh hùng, phục vụ tổ quốc dưới đời nhà Trần chống quân Nguyên Mông lập nên những chiến công hiển hách cho dân tộc ta.

Nhìn ra thế giới, quân đội của hầu hết các nước như Pháp, Nhật, Nga, Mỹ, Phi, Đại Hàn, Thái... vẫn tồn tại vĩnh viễn với tổ quốc của họ cho dù chính quyền các nước đó liên tục thay đổi từ tay đảng này qua đảng khác, từ tập đoàn này đến tập đoàn khác nắm giữ.

Tư tưởng cho rằng quân đội phải trung thành với một thành phần nào đó trong xã hội với mục đích biến quân đội thành một công cụ riêng tư để bảo vệ cho quyền lợi cá nhân, phe nhóm hoặc đảng phái của mình như lời tuyên bố sau đây của ông Nguyễn Phú Trọng "...Chỉ có Đảng Cộng sản VN là tổ chức duy nhất lãnh đạo Quân Đội Nhân Dân VN. Sự lãnh đạo quân đội không thể phân chia cho bất kỳ một cá nhân nào, một lực lượng chính trị nào khác..." là tư tưởng của những kẻ độc tài, phong kiến đặt cá nhân mình, dòng họ của mình, tổ chức, đảng phái của mình lên trên tổ quốc và nhân dân, sỉ nhục đến bản chất cao cả và trách nhiệm thiêng liêng của quân đội một quốc gia.

Kính thưa quý vị.

Trong 70 qua, dưới sự kềm kẹp của đảng cộng sản, QĐNDVN đã đánh mất đi bản chất, truyền thống của mình để trở thành một công cụ của đảng cộng sản Việt Nam.

Hoàn cảnh của QĐNDVN không khác gì hoàn cảnh của người dân Việt Nam hôm nay.

Dân được tôn lên làm ông chủ nhưng phải chịu sự lãnh đạo và quản lý của đảng, quân đội là quân đội của dân nhưng phải tuyệt đối trung thành với đảng thay vì trung thành với tổ quốc và nhân dân; Chủ Tịch nước là Tư Lệnh tối cao của QDND nhưng phải chấp hành lệnh của bí thư quân ủy trung ương (đảng trưởng đảng cộng sản); Tư Lệnh quân đoàn, sư đoàn phải nghe lệnh của chính ủy; Tiểu Đoàn trưởng, Đại Đội trưởng phải tuân theo lời của chính trị viên... Đó là một nghịch lý mang tính hài hước mà không có một quân đội văn minh nào trên thế giới có thể chấp nhận. Nhưng oái ăm thay cái "nghịch lý mang tính hài hước" đó vẫn tồn tại đối với QĐNDVN trong 70 năm nay!

Ngày 20-7-2005, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX ban hành Nghị quyết số 51-NQ/TW “Về việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam” để khẳng định lại sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội. Quan hệ giữa chính ủy, chính trị viên với người chỉ huy là quan hệ phối hợp công tác, khác trước đây là quan hệ chỉ huy, phục tùng. Chính ủy, Chính trị viên chịu trách nhiệm trước Đảng và cấp trên về mọi mặt công tác đảng và quân sự, được quyền "quyết định tối hậu".

Qua nghị quyết này các cấp chỉ huy quân đội từ bộ Bộ Trưởng Quốc Phòng cho đến cấp nhỏ nhất là Tiểu Đội trưởng chỉ là những con bù nhìn trước đảng.

Là một quân nhân, quý vị có thấy đó là một sự kềm kẹp không? Sự kềm kẹp này đúng hay sai đối với trách nhiệm của quân đội trong một quốc gia? Mục đích của sự kềm kẹp là gì? Tại sao QĐNDVN phải bị đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của đảng? Nếu như thế thì nhân dân, quốc hội, chính phủ ở đâu và là gì đối với quân đội? QĐND hiện nay là quân đội của nước Việt Nam hay là quân đội riêng của đảng cộng sản Việt Nam? Trong trường hợp đảng vì lợi ích của cá nhân, của phe nhóm đi ngược lại quyền lợi của tổ quốc của nhân dân như trong hoàn cảnh của nước ta hiện nay thì quý vị nghĩ như thế nào? Và sẽ làm gì?

Quân đội có thể có bao nhiêu tổ quốc? Có thể có bao nhiêu dân tộc? Và có thể có bao nhiêu đảng phái?

Tôi tin rằng trong thâm tâm của quý vị đã thấy rõ vấn đề và mong rằng vào một ngày đẹp trời nào đó quý vị sẽ trả lời nhưng câu hỏi thô thiển trên trước quốc dân đồng bào Việt Nam bằng hành động sáng suốt của mình.

Trân trọng kính chào.

Lê Dủ Chân
danlambaovn.blogspot.com
buikiem
Posts: 508
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »


Cuộc lấy phiếu tín nhiệm cho thấy gì?

Bùi Tín
Báo chí lề phải, theo chỉ đạo của tuyên huấn đảng, lại thua mạng “Chân dung quyền lực”.

Sáng 15/1, mạng CDQL công bố đầy đủ kết quả cuộc lấy phiếu tín nhiệm ngày 10/1 tại cuộc họp Trung ương 10, trong khi báo Nhân Dân vẫn im lặng mặc dù Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng hứa sẽ cho công bố kết quả.

CDQL đưa tin rất cụ thể là có 197 ủy viên chính thức và ủy viên dự khuyết tham gia bỏ phiếu, người được nhiều phiếu nhất là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, với 152 phiếu “tín nhiệm cao”; kế đó là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, với 149 phiếu “tín nhiệm cao”; và thứ ba là Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, với 145 phiếu “tín nhiệm cao”.

Lý do mà toàn đảng và toàn dân bị mù tịt về tin này theo con đường chính thức có lẽ là vì ông Nguyễn Phú Trọng chỉ được 135 phiếu “tín nhiệm cao” - đứng thứ 8 - và ông Đinh Thế Huynh chỉ được 122 phiếu “tín nhiệm cao” - đứng thứ 13. Cũng có thể còn là vì ông Phạm Quang Nghị, người được Nguyễn Phú Trọng chọn thay thế mình, chỉ được 100 phiếu - đứng thứ 19 trên 20 người trong danh sách.

Có thể nói cuộc bỏ phiếu này tuy về bản chất là sự tranh giành quyền lực giữa các phe nhóm vì quyền lợi riêng tư trong cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng CS, nhưng các đại biểu cũng đã tỏ ra khách quan, chú ý đến dư luận của xã hội, của thông tin báo chí, của lề đảng cũng như lề dân.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người đang có thế vươn lên, đã bị mất điểm nặng, tụt hạng xuống thứ 14, với 116 phiếu “tín nhiệm cao”, rất có thể vì những thông tin về điều gọi là “nghi án đầu độc ông Nguyễn Bá Thanh” xuất hiện trên mạng CDQL, cũng như những thông tin có đi kèm bằng chứng về số tài sản “khủng” được cho là của ông Phúc và 2 biệt thự mà CDQL nói là do ông Phúc tậu ở bang California, Hoa kỳ.

Ông Tô Huy Rứa cũng bị mất điểm nặng, tụt xuống gần chót bảng - đứng thứ 17. Riêng ông Phùng Quang Thanh được số phiếu khá cao - 144 phiếu “tín nhiệm cao”, đứng thứ tư, nhưng CDQL cho rằng kết quả này là do những thông tin về tài sản ê hề của ông và sự lộng hành của con trai ông là Đại tá Phùng Quang Hải trong việc lũng đoạn ngân sách quốc phòng cũng như về cuộc sống bê tha đến cùng cực của cậu quý tử này chưa được các đại biểu biết đến. CDQL khẳng định nếu bỏ phiếu lại lúc này thì chắc chắn ông Thanh sẽ bị rơi nặng nề.

Người ta có thể nhận định với đôi chút lạc quan thận trọng rằng qua cuộc bỏ phiếu, nhóm giáo điều, bảo thủ do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, được 2 ông Phạm Quang Nghị và Đinh Thế Huynh tiếp sức và ông Tô Huy Rứa nhiệt tình đi sau hậu ứng, đã bị thất bại nặng nề nhất, khó có thể ngoi lên được. Đồng thời một số người được công luận biết đến như 2 “đế chế tư bản đỏ” - là gia đình của ông Nguyễn Xuân Phúc và con rể Vũ Chí Hùng, và gia đình của ông Nguyễn Sinh Hùng cùng em gái Nguyễn Hồng Phương - đã bị mất rất nhiều tín nhiệm, do những thông tin về những hành động tham nhũng của họ được tán phát rất sớm, trước những thông tin tương tự về ông Phùng Quang Thanh và con trai là Phùng Quang Hải.

Theo đánh giá của nhiều blogger tự do, nhóm giáo điều là nhóm nguy hiểm tệ hại nhất, vì chủ trương kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, kiên định chủ nghĩa CS và chủ nghĩa xã hội ảo tưởng, kiên định ngả theo Trung Quốc, kiên định lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo, kìm hãm nền kinh tế và xã hội trong lạc hậu và đói nghèo.

Cũng nguy hiểm không kém với nhóm giáo điều vừa nêu là nhóm bất tài tham nhũng chuyên làm giàu trên mồ hôi nước mắt người lao động, theo kiểu Bùi Tiên Dũng,Trần Văn Truyền, Hồ Xuân Mãn, Phạm Quý Ngọ, Nguyễn Trường Tô, Nguyễn Đức Kiên (tức Bầu Kiên)… Nhóm này bị chính một số người lãnh đạo đánh giá là “những bầy sâu mất tính người” nhung nhúc khắp nơi, “ăn không chừa một thứ gì của dân”. Hai nhóm giáo điều và tham nhũng tuy khác nhau nhưng lại làm điều kiện cho nhau tồn tại dai dẳng. Tuy nhiên hai nhóm này đã bị thất thế rõ rệt.

Còn nhóm đang thắng thế, nhìn nhận họ thuộc nhóm nào, thế lực và triển vọng ra sao?

Vì không có một thế lực nào trong Bộ Chính trị thật lòng ủng hộ dân chủ, nên chỉ có thể nói nhóm này là nhóm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nếu chỉ nói về ý tưởng chính trị thì ông Dũng có nhiều chính kiến hay, đúng, có thể nói ông là quán quân khi nghĩ và nói về dân chủ. Ông từng tuyên bố “Dân chủ và pháp quyền là 2 thành tựu song sinh của nền chính trị hiện đại”, “nhân dân được làm mọi điều mà pháp luật không cấm”, “cán bộ viên chức chỉ được làm những gì luật pháp cho phép”, “mọi quyết định của Nhà nước phải công khai, minh bạch”. Ông cũng từng hứa hẹn: “Tôi sẽ chống tham nhũng quyết liệt, không chống được tham nhũng tôi sẽ từ chức”. Với bành trướng Trung Quốc, ông lớn tiếng bác bỏ kiểu quan hệ hợp tác, hữu nghị “viển vông”, và “không thể hữu nghị kiểu nhà anh là nhà tôi, của anh là của tôi”.

Nhưng nếu ở trong vị thế người số một – tức tổng bí thư – liệu ông Nguyễn Tấn Dũng có thể làm được như đã nói không? Hoặc hơn nữa, trong vị thế tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, như ông Tập Cận Bình bên Tàu, ông có thể tự do hành động không?

Cần quan sát chặt chẽ những động tĩnh rất tinh vi trên chính trường Việt Nam trong năm mấu chốt 2015 này. Điều quan trọng bậc nhất là thế lực dân chủ và nhân quyền tiếp tục phát triển sâu và rộng, lập thêm nhiều tổ chức dân sự, cô lập thế lực giáo điều tệ hại, đẩy mạnh công luận chống tham nhũng, tạo sức ép đòi lãnh đạo mới phải làm những điều đã hứa. Đây có thể coi là bước quá độ, chuyển tiếp để dẫn tới dân chủ thật sự, nhân quyền thật sự, pháp quyền thật sự, kết thúc thời kỳ mà Linh mục Nguyễn Văn Lý cho là “Chưa Độc lập - Thiếu Tự do - Không Hạnh phúc”.

Một hướng cực kỳ hệ trọng là đòi thay đổi tận gốc Cương lĩnh của đảng, từ đó thay đổi Hiến pháp, thay đổi thể chế chính trị vì đây là trở ngại cơ bản nhất cho đất nước đổi mới và phát triển.

Về nhân sự, người công dân quan tâm đến thời cuộc mong truyền thông của đảng cho biết rõ trong cuộc họp Trung ương 10 theo tin công bố đã thi hành kỷ luật một số cán bộ, vậy những người bị kỷ luật là ai, vì sao? Và danh sách quy hoạch bổ sung Bộ Chính trị và Ban Bí thư gồm có những ai? Hay lại phải chờ CDQL tiết lộ, thì còn gì là uy tín của Ban Tuyên huấn và các công cụ thông tin của đảng?
thienthanh
Posts: 3391
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Ai có thể tin được đồng chí X?

Trần Quang Hạ
(Danlambao) - Làm Thủ tướng liên tục 2 nhiệm kỳ, ông Nguyễn Tấn Dũng để lại một số dấu ấn kinh tế chính trị trong thời gian Việt Nam mở cửa. Năm cuối nhiệm kỳ cũng là năm bắt đầu cuộc chạy đua quyền lực. Sự xuất hiện trang mạng Chân Dung Quyền Lực bắn phát súng lệnh khởi đầu cuộc đua. Nếu ở các nước dân chủ, các cuộc vận động diễn ra công khai náo nhiệt không kém phần vui vẻ thì ở Việt Nam lại âm thầm nhưng khốc liệt. Phía sau trang mạng bí ẩn người ta thấy thấp thoáng bóng dáng đồng chí X. Nhưng trước hết hãy điểm qua một số sự kiện có liên quan đến vai trò Thủ tướng của ông Dũng.

Vinashin và Phạm Thanh Bình


Giấc mơ vươn ra biển lớn của tập đoàn công nghệ tàu thủy Vinashin đã không thành còn mang theo núi nợ lên đến 4 tỉ USD. Phạm Thanh Bình cùng 8 đồng phạm tham nhũng lãnh án tổng cộng 124 năm. Nguyễn Tấn Dũng vẫn đảo nợ để cứu Vinashin. Cho đến nay tập đoàn quốc doanh nầy vẫn liên tục thua lỗ.

Bauxite Tây nguyên và món quà tặng Trung Quốc

Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 167 ngày 1/11/2007 chính thức triển khai dự án bauxite sau thời gian dài nghiên cứu và tranh cãi. Có khoảng 2000 trí thức, nhà khoa học, cán bộ cộng sản cao cấp ký thỉnh nguyện thư yêu cầu ngưng dự án vì rất nhiều lý do: không hiệu quả về kinh tế, ảnh hưởng tệ hại môi trường và nguy hại đến quốc phòng v.v... nhưng tất cả bị bỏ ngoài tai vì đó là “chủ trương lớn của Đảng”.

Báo Financial Times nói đây là món quà Nguyễn Tấn Dũng dâng tặng Trung Quốc. Phải chăng “món quà” nầy đã được ký kết trong Hội nghị Thành đô 1990 nhằm trao đổi và Trung quốc sẽ bảo kê nếu Việt Nam xảy ra binh biến? Dù có hay không, quà tặng luôn có “lại quả”. Lại quả chắc không nhỏ mới đủ chia đều cho 20 vị Ủy viên Chính trị.

Vinalines và Dương Chí Dũng

Tháng 8/2005 Nguyễn Tấn Dũng ký bổ nhiệm Dương Chí Dũng làm Chủ tịch HĐQT Vinalines, trong khi đã biết Dương Chí Dũng từng làm ăn thua lỗ ở Vinawaco trước đó. Hậu quả vỡ nợ vì tham nhũng. Dương Chí Dũng lãnh án tử hình tại tòa còn tướng công an Phạm Quí Ngọ lãnh án tử tại bệnh viện. Vụ án tham nhũng sém chút nữa trở thành đại án nếu con ngựa quí không bỗng dưng lăn đùng ra chết.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục giảm

Năm 2005 tốc độ tăng trưởng là 8,44%. Sau khi ông Dũng nhận chức thủ tướng, GDP giảm mạnh. Năm 2007 8,23%, 2008 6,31%, 2009 5,32%... Lạm phát tăng cao (nhất châu Á vào tháng 7-8 năm 2011) hậu quả của các chính sách vĩ mô sai lầm dẫn đến đời sống của nhân dân khó khăn hơn. Việt Nam khó thoát khỏi bẫy nghèo bền vững, nghĩa là cách biệt giữa giàu nghèo càng tăng và trở thành căn bệnh kinh niên như một số quốc gia châu Mỹ La tinh, người nghèo chiếm tỷ trọng tuyệt đối cao và không bao giờ có cơ hội vươn lên được.

Tham vọng gia đình trị

Bằng quyền lực và ảnh hưởng của bố, những người con của Nguyễn Tấn Dũng nhanh chóng thăng quan tiến chức mặc dầu có người còn rất trẻ.

- Nguyễn Thanh Nghị, 39 tuổi. Ra trường năm 2006 cũng là năm NT Dũng nhậm chức thủ tướng. Con đường hoạn lộ mở ra nhanh chóng: Hiệu trưởng ĐH Kiến Trúc, rồi Thứ trưởng bộ Xây dựng, Ủy viên dự khuyết TƯ, hiện nay làm Phó bí thư tỉnh Kiên Giang, chỉ trong vòng chưa tới 6 năm.

- Nguyễn Thanh Phượng, 35 tuổi, đứng đầu tập đoàn tài chánh vốn hàng trăm triệu đô la. Được cho là một trong những người giàu nhất Việt Nam, có liên hệ mật thiết với Nguyễn Đức Kiên, tức Bầu Kiên, người hiện đang lãnh án 30 năm vì tội lừa đảo.

- Nguyễn Minh Triết, 25 tuổi, phó bí thư Tỉnh đoàn Bình Định.

Đàn áp phong trào dân chủ

Nguyễn Tấn Dũng lên chức thủ tướng cũng là lúc phong trào dân chủ bắt đầu bị đàn áp mạnh sau thời gian nới lỏng để được vào WTO. Con số nhà hoạt động bị bỏ tù liệt kê sau đây: 2006 3 người, 2007 6 người, 2008 5 người, 2009 10 người, 2010 22 người, 2011 33 người... Đến nay tổng số tù nhân lương tâm khoảng 200 người, trong đó hơn phân nửa bị bỏ tù dưới 2 nhiệm kỳ của ông Dũng.

Nói và làm khác nhau trời vực

Nguyễn Tấn Dũng có một số phát biểu khá ấn tượng. Chúng ta có thể điểm lại một số phát ngôn và so sánh hành động đi theo sau đó để thấy tính chất xảo quyệt trong việc dùng lời nói đánh bóng tên tuổi còn làm thì ngược lại.

Khi tuyên thệ nhậm chức, ông Dũng tuyên bố chắc nịch: “Không chống được tham nhũng, tôi từ chức ngay!”. Sau các vụ bê bối Vinashin, Vinalines Quốc hội chất vấn đòi từ chức, Dũng trả lời tỉnh queo: “Đảng phân công tôi làm Thủ tướng, tôi phải chấp hành theo ý Đảng.”

Thấy dân chúng phẫn nộ biểu tình chống TQ, Dũng đề nghị làm luật biểu tình. Đến bây giờ luật biểu tình bị xếp vó, Dũng lại phát biểu: “Muốn rút dự án luật biểu tình phải có đủ lý lẽ...” Mới nghe thấy sướng thật, nhưng hãy nhìn vào cảnh đàn áp tàn bạo của công an mới thấy sự thật. Nếu tôn trọng quyền biểu tình hợp pháp của người dân, ông Dũng đã không đàn áp và không bắt bỏ tù hàng trăm người chỉ vì họ yêu nước.

Việt Nam bị xếp hạng áp chót về tự do báo chí, thành tích nhân quyền. Khi Nguyễn Tấn Dũng hùng hồn tuyên bố “nhân quyền, tự do và dân chủ là xu hướng không thể đảo ngược” thì ở Việt Nam vẫn diễn ra cảnh sách nhiễu bắt bớ, tù đày người yêu nước ngày càng khốc liệt và ngày càng tàn bạo.

Phát biểu gần đây về thông tin mạng: “không cấm được đâu các đồng chí” không hề thể hiện tính chất phục thiện của một người đứng đầu chính phủ. Nó chỉ thể hiện tính chất láu cá của một tay hoạt đầu chính trị: Nói và làm phải hoàn toàn khác nhau. Nếu chẳng may giống nhau thì Nguyễn Tấn Dũng không còn là cộng sản.

Trần Quang Hạ
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »



Đầu năm 2015 và điềm chẳng lành, báo hiệu ngày tàn của Đảng CSVN


Lê Quế Lâm

Mỗi 5 năm, CSVN lại tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc để phát họa những nét chính của Đảng trong 5 năm sắp tới được thể hiện trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trưng ương Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đại hội Đảng còn sắp xếp nhân sự để lãnh đạo Đảng từ Đại hội này đến Đại hội sau. Đó là Ban chấp hành Trung ương. BCH TƯ bầu ra Ban Bí thư và Bộ chính trị, đứng đầu là Tổng bí thư. Trừ TBT là người lãnh đạo tối cao của Đảng, những nhân vật trong hai cơ cấu này sẽ được Quốc hội bầu làm chủ tịch, phó chủ tịch Quốc hội, thủ tướng, phó thủ tướng và chủ tịch nước.


Để chuẩn bị cho Đại hội XII diễn ra vào đầu năm 2016, từ giữa năm 2014 Ban chấp hành TƯ Đảng khóa XI đã dự trù tổ chức Hội nghị TƯ 10 vào tháng 8/ 2014. Có thể nói đây là tiền Đại hội XII, hội nghị TƯ 10 sẽ thảo luận đường hướng chính trị, kinh tế, xã hội cũng như thành phần nhân sự lãnh đạo Đảng trong tương lai. Tổng bí thư Đảng sắp tới sẽ là trưởng tổ soạn thảo Báo cáo Chính trị của BCH/TƯ đọc trước đại hội Đảng. Thủ tướng tương lai sẽ là trưởng tổ soạn thảo Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn 2016-2020.

Để thực hiện các công tác trên, cần có thời gian dài để chuẩn bị, khoảng 18 tháng trước khi Đại hội XII diễn ra như Hội nghị TƯ 10 đã dự trù. Trong thời gian này, các đảng viên đã được sắp xếp, sẽ trở về đảng ủy cơ sở hoặc địa phương tham dự đại hội đảng các cấp từ dưới lên, để có tên trong các đoàn đại biểu về Hà Nội tham dự Đại hội Đảng toàn quốc vào đầu năm 2016. Các bản dự thảo về Báo cáo chính trị và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cũng sẽ được mang ra thảo luận tại đại hội các cấp của Đảng.

Trong hai năm 2013-14, trong nội bộ Đảng có sự mâu thuẫn và bất đồng về nhiều chính sách giữa Đảng và Chính phủ. Có thể vì chưa có sự nhất trí trong Đảng về những vấn đề lớn, nên Hội nghị TƯ 10 chưa thể triệu tập hồi tháng 8/2014. Sau đó hoản lại đến tháng 10/2014 cũng không tiến hành được. Không riêng gì ở quốc nội, Cộng đồng người Việt Tự do ở Úc cũng quan tâm đến Đại hội XII và tương lai đất nước. Ngày 3/10/2014 Đài SBTN Úc châu có tổ chức một buổi Hội luận và Vấn đáp do Luật sư Nguyễn Văn Thân điều khiển. Đề tài là Tìm hiểu thành phần Bộ chính trị Đảng CSVN trước Đại hội XII. Diễn giả gồm có Luật sư Lưu Tường Quang, Giáo sư Carl Thayer Cố vấn Học viện Quốc phòng Úc và nhà báo trẻ trong nước là Nguyễn Vũ Bình, một cựu tù nhân lương tâm. Nhận định của cựu nhà báo trong nước khác với nhận định của Luật sư Quang và ông Thayer. Ông Nguyễn Vũ Bình khẳng định: “Sẽ không có đại hội XII, vì năm 2016 không còn Đảng CSVN để tổ chức đại hội”. Đó là khả năng 1, còn khả năng 2: “Nếu có đại hội thì đại hội này ở các dạng khác hẳn các đại hội trước”

Sau mấy lần bị hoản hồi tháng 10 và 12, Hội nghị TƯ 10 mới chính thức khai mạc ngày 5/1/2015. Ngoài lý do bất đồng trong nội bộ, nhiều giới phân tích thời sự còn đề cập đến một trong các lý do trì hoản là để phe cánh Nguyễn Phú Trọng có thêm thì giờ đi tìm sự hậu thuẫn của Trung Quốc. Người viết xin lược ghi lại những gì diễn ra giữa CSVN và CSTQ từ giữa năm 2014 khi Hà Nội dự trù triệu tập Hội nghị TƯ 10. Vào thời điểm này, TQ đã di chuyển giàn khoan HD 981 ra khỏi hải phận VN (15/7/2014) ngay sau khi có Nghị quyết của Thượng viện HK và chuyến đi TQ gặp Tập Cận Bình của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.

Ngày 27/8/2014, CSVN cử Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ chính trị, Thường trực Ban Bí thư làm Đặc phái viên của TBT Nguyễn Phú Trọng đến gặp Tập Cận Bình. Mấy tháng trước, trong diễn biến giàn khoan HD 981, TBT Nguyễn Phú Trọng đã 5, 6 lần xin gặp họ Tập, nhưng đều bị từ chối. Nay Tập Cận Bình lại chịu tiếp Lê Hồng Anh, có phải vì ông này là Việt Cộng, là CS miền Nam?

Trước đó ngày 21/7/2014, Phạm Quang Nghị -Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đến thăm Hoa Kỳ. Ông không gặp Ngoại trưởng John Kerry, chỉ gặp các cố vấn của Bộ ngoại giao Mỹ, và hai thượng nghị sĩ -Patrick Leahy (Dân chủ) và John McCain (Cộng hòa). Thông tấn xã VN cho hay trong các cuộc tiếp xúc, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã “thông tin về tình hình VN, chính sách đối ngoại của VN, khẳng định Đảng và Nhà nước VN coi trọng và không ngừng thúc đẩy quan hệ hợp tác với Mỹ trong khuôn khổ Đối tác toàn diện”. Hà Nội cho biết hai bên còn đề cập tới tình hình dân chủ, nhân quyền ở VN. Tuy ông Nghị là đại diện cao cấp của Đảng CSVN nhưng không tham gia với đối tác Mỹ thương lượng trực tiếp về các chính sách trên. Giới bình luận chính trị nhận định chuyến đi HK của ông Phạm Quang Nghị như là một cuộc “ra mắt” chính giới Mỹ của một nhân vật sẽ còn lên cao sau Đại hội Đảng XII.

Trước khi lên đường đi Mỹ, ông PQN đã cho chụp hai bức hình tấm bia bên hồ Trúc bạch ở Hà Nội, ghi hình ảnh viên phi công Mỹ John McCain đang giơ tay đầu hàng, bị quân và dân VN bắt làm tù binh. Viên phi công này, nay là Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ. Đến thăm Mỹ, ông PQN mang theo hai bức hình trên. Có lẽ Đảng CSVN đã tiên liệu trước, nếu chính giới Mỹ tỏ vẻ không “mặn mà” với một người có thể sẽ là tổng bí thư, chủ tịch nhà nước hoặc thủ tướng VN trong năm tới… Ông PQN sẽ tặng TNS John McCain hai bức ảnh trên để trả đũa. Và quả thực, ông PQN đã tặng TNS John McCain hai ảnh trên. Sau đó, ông Nghị được TNS J.McCain hướng dẫn đi thăm tòa nhà Quốc hội Mỹ. Đến căn phòng có treo ảnh chân dung những thượng nghị sĩ nổi tiếng của nước Mỹ, bất ngờ ông Nghị đặt câu hỏi: “Thưa ngài, tôi thấy tất cả các vị trí đẹp trong căn phòng này đều đã treo ảnh các thượng nghị sĩ tiền nhiệm tiếng tăm. Vậy sau này, ảnh của ngài sẽ treo ở đâu?”

Với bức hình trên, cho thấy Hà Nội vẫn luôn coi Mỹ là kẻ thù và đây là cơ hội để hạ nhục Mỹ. Và hành động này để làm quà cho chuyến thăm hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt-Trung của Lê Hồng Anh đến TQ hồi tháng 8/2014. Sau đó, từ ngày 16 đến 18/10/2014, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng VN đến thăm TQ, theo lời mời của Thượng tướng Thường Vạn Toàn -Bộ trưởng Quốc phòng TQ, Báo chí TQ tường thuật “Hai bên đã đạt được ‘đồng thuận nguyên tắc ba điểm’: Một là dựa trên phương châm 16 chữ và 4 tốt. Hai là quân đội hai nước tăng cường đoàn kết, cung cấp bảo đảm vững chắc cho sự củng cố vị thế cầm quyền của Đảng CS hai nước, bảo vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba là tuân thủ đồng thuận đạt được giữa lãnh đạo hai Đảng, hai nước Trung-Việt, để xử lý thích đáng vấn đề trên biển, bảo vệ cục diện hòa bình, ổn định.”

Sau bộ trưởng quốc phòng, đến lượt Bộ trưởng Công an -Đại tướng Trần Đại Quang lên đường sang thăm TQ ngày 26/10/2014 theo lời mời của Bộ trưởng Công an TQ Quách Thanh Côn, để cùng chủ trì Hội nghị hợp tác phòng chống tội phạm lần thứ tư. Trong dịp này, ông TĐQ đã hội kiến với Bí thư Ủy ban Chính pháp TƯ Đảng CSTQ -Mạnh Kiến Trụ. Hai bên khẳng định: Đảng, Nhà nước và nhân dân TQ và VN đều mong muốn quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp.

Mười ngày trước khi Hội nghị TƯ 10 khai mạc, Bắc Kinh cử Du Chính Thanh, Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị kiêm Chủ tịch Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân TQ viếng thăm VN. Ông là nhân vật lãnh đạo đứng hàng thứ tư trong Đảng CSTQ đến Hà Nội theo lời mời của Đảng CSVN và ông Nguyễn Thiện Nhân Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc VN. Trong 3 ngày ở Hà Nội từ 25 đến 27/12/2014, ông Du có những tuyên bố hòa dịu, kêu gọi CSVN “duy trì đại cục quan hệ Việt Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông”. Trước đây hai tháng, Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì, nhân vật ngoại giao hàng đầu của TQ đến thăm Hà Nội cũng có những lời lẽ hòa dịu tương tự.

Đầu tháng 12/2014, VN đã gởi bản tuyên bố lập trường của mình, công nhận thẩm quyền của Toà án Trọng tài Thường trực ở La Haye về việc thụ lý đơn kiện của Philippines. Và phản bác toàn bộ Đường lưỡi bò 9 đoạn do TQ vẽ ra, cho đó không có cơ sở pháp lý… Nhưng trong chuyến viếng thăm VN, ông Du Chính Thanh tránh đề cập đến chuyện đó mà chỉ tuyên bố “Các vấn đề hàng hải rất phức tạp và nhạy cảm, đòi hỏi các cuộc đàm phán để quản lý và kiểm soát sự khác biệt. Ngoại giao “loa phóng thanh” chỉ kích động sự bất ổn của công luận mà cả hai bên nên tránh”.

Tóm lại, qua các chuyến viếng thăm qua lại của giới lãnh đạo hai Đảng Cộng sản VN và TQ trong 6 tháng qua, cho thấy Bắc Kinh mong muốn Hà Nội hai điểm. Một là “duy trì đại cục quan hệ Việt Trung”. Hai là “hòa bình ổn định trên Biển Đông”. Điểm hai là đòi hỏi của HK, đã được TQ đáp ứng khi họ rút giàn khoan HD 981 ra khỏi vùng biển tranh chấp giữa VN và TQ. Hòa bình ổn định Biển Đông là đường hướng chiến lược của Bắc Kinh hiện nay. Đối với Tập Cận Bình, Biển Đông nay không còn là quyền lợi cốt lõi của TQ nữa. Trái lại Tân Cương, vùng lục địa mênh mông ở phía Tây mới thực sự là quyền lợi chiến lược sinh tử của TQ. Nơi đây là môi trường vô cùng thuận lợi cho nhóm Hồi giáo khủng bố IS hoạt động.

Cuối tháng 6/2014, Abu Bahr al-Baghdi -lãnh tụ Nhà nước Hồi giáo Iraq (Islamic State of Iraq, gọi tắt là IS) tuyên bố thành lập Vương quốc Hồi giáo. IS chủ trương tranh đấu cho quyền lợi của người Hồi giáo bị cướp đoạt ở 20 nước trên thế giới, đứng đầu là TQ. Ông ta lên án TQ thi hành chính sách cấm đạo và đàn áp người Hồi giáo ở Tân Cương và kêu gọi tất cả những người Hồi giáo ở toàn đại lục cùng đứng lên lật đổ chế độ phi nhân này. Trong khi đó, nạn tham nhũng do chế độ độc tài toàn trị CS gây ra đã làm cho người dân TQ bất mãn, không còn tin vào Đảng CS nữa. Do đó Tập Cận Bình quyết liệt thực hiện chiến dịch “Đả hổ, diệt ruồi” dẹp sạch tham nhũng, mới mong tranh thủ được lòng dân, đoàn kết dân tộc chống lại hiểm họa IS.

HK chuyển trục sang Châu Á, các nhóm khủng bố Hồi giáo, Taliban, IS…cũng chuyển trục hoạt động sang Châu Á. Vì quyền lợi sống còn, TQ phải hòa hoản và hợp tác với Mỹ và cả Ấn Độ để đương đầu với IS. Mỹ là đối thủ của nhóm Hồi giáo cực đoan từ mấy chục năm nay, nhưng việc hợp tác giúp TQ chống Hồi giáo cực đoan là một chuyện khác. Hợp tác hay không là tùy thái độ của TQ trong mối bang giao với Mỹ và các nước láng giềng.

Để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, TQ yêu cầu VN đừng có những hành động nào làm phức tạp tình hình, mở rộng diện tranh chấp, kể cả ngoại giao ‘loa phóng thanh’ chỉ kích động sự bất ổn của công luận như ông Du Chính Thanh đã đề cập trên. CSTQ biết rõ thái độ của CSVN. Trong chiến tranh VN, Hà Nội dựa vào Liên Sô và TQ để chống Mỹ. Sau khi chiến tranh VN chấm dứt, họ dựa vào LS chống TQ. Nay TQ nhượng bộ Mỹ, có thể CSVN sẽ dựa vào Mỹ để chống TQ. Có lẽ vì thế mà TQ luôn kêu gọi CSVN “duy trì đại cục quan hệ Việt-Trung”. Khi Hội nghị TƯ 10 định hướng chiến lược của VN trong 5 năm tới, sắp sửa khai mạc, Du Chính Thanh công du VN. Lời lẽ của ông hòa dịu, ngày đầu tiên ông tiếp xúc ông Lê Hồng Anh, nhắc đến những bước tiến tích cực trong quan hệ song phương từ khi ông Anh gặp Tập Cận Bình hồi tháng 8/2014. Trước khi về nước, ông cùng Nguyễn Thiện Nhân tham dự lễ gắn tấm biển “Viện Khổng Tử” tại Đại học Hà Nội. Có thể nói đây là lễ khánh thành Viện Đại học Khổng Tử ở Hà Nội. Trong hơn 2000 năm qua, VN chịu nhiều ảnh hưởng của TQ phần lớn xuất phát từ chỗ người dân VN thấm nhuần tư tưởng của hai nhà hiền triết Khổng, Mạnh. Phải chăng đó là tín hiệu của Bắc Kinh, sau Đại hội XII, dù CSVN định hướng chiến lược mới như thế nào, song TQ mong muốn ảnh hưởng văn hóa Khổng Mạnh vẫn là mối gắn bó giữa hai dân tộc Việt Trung?

Nhiều giới nhận định thời cuộc đồ đoán, mục đích chuyến công du của Du Chính Thanh đến Hà Nội gặp Nguyễn Thiện Nhân trước thềm Hội nghị TƯ 10 là để vận động ông Nhân trở thành thủ tướng. Cũng tương tự, năm 2008 trước Đại hội X, ông Giả Khánh Lâm cũng là Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân TQ, như vai trò ông Du Chính Thanh hiện nay, đến VN cho biết “Chủ tịch Hồ Cẩm Đào muốn Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng”. Nếu đây là sự thật, cũng là điều dễ hiểu. Các ông Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Lê Hồng Anh, Nguyễn Thiện Nhân…đều là Việt Cộng xuất thân từ MTGPMN.

Trong chiến tranh VN, sau khi dùng sức mạnh buộc Hà Nội ngồi vào bàn đàm phán, HK mời VNCH và MTGPMN (Việt Cộng) tham dự Hội nghị Paris để hai bên MNVN giải quyết công việc nội bộ của họ. Lúc bấy giờ Liên Sô ủng hộ BV, TQ ủng hộ MTGPMN, còn HK dĩ nhiên ủng hộ VNCH. Để chấm dứt chiến tranh, Chu Ân Lai thỏa thuận với Kissinger để MNVN, Lào và Miên được trung lập. Ngày 30/4/1975, lãnh đạo VNCH là ông Dương Văn Minh mời MTGPMN vào Sàigòn để ông bàn giao chính quyền MN. Cương lĩnh của MTGPMN (1960) chủ trương MNVN hòa bình, tự do, trung lập. Ngày nay, thời cơ đưa đẩy những người CS miền Nam nắm quyền lãnh đạo VN, họ sẽ thực hiện thỏa thuận của TQ và HK hồi 40 năm trước: trung lập VN. Điều này giúp TQ an tâm, VN không còn nằm trong quỹ đạo TQ, nhưng VN cũng không theo Mỹ để chống TQ. Truyền thống văn hóa Khổng Mạnh lâu dài từ hơn 2000 năm nay vẫn còn và phát triển dù chế độ chính trị có khác nhau.

Sau khi mọi nghi kỵ, bất đồng đã được dàn xếp. Hội nghị TƯ 10 chính thức khai mạc ngày 5/01/2015. Bốn ngày sau, một tin gây chấn động cả nước là Nguyễn Bá Thanh -Uỷ viên TƯ Đảng, Trưởng ban Nội chính TƯ sau thời gian chữa bịnh ở Mỹ đã về đến Đà Nẵng vào buổi tối 9/1/2015. Trước đó, trên trang mạng Chân dung Quyền lực (CDQL) xuất hiện nhiều bài viết liên quan đến bịnh tình của ông Thanh cùng hình ảnh thảm thương của ông nằm trên giường bịnh, đầu đã cạo trọc. Nay ông Nguyễn Bá Thanh đau, còn 197 Uỷ viên TƯ khác, đều là đồng nhiệm của ông đang tham dự Hội nghị Tư 10 tại Ba Đình. Người viết chợt nhớ câu nói của người xưa “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”. Trước thảm cảnh đau thương của người đồng nhiệm, có lẽ dù là cỏ non hay cao lương mỹ vị đi nữa, các con ngựa còn mạnh khoẻ cũng không còn lòng dạ nào để gậm, để nuốt nữa.

Đã không ăn, còn không ngủ được nữa, vì lẽ trên trang mạng CDQL, trước và trong thời gian Hội nghị TƯ 10 đang họp, xuất hiện nhiều bài viết cho rằng ông Nguyễn Bá Thanh bị người đồng hương miền Trung là Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hãm hại. Bài viết đưa ra nhiều lý do, nào là ông Phúc và ông Thanh đều muốn làm lãnh tụ miền Trung, để có những vai vế lớn như Tổng bí thư, Chủ tịch nước…Nào là ông Thanh với vai trò Trưởng ban Nội chính TƯ đã điều tra tài sản tham nhũng của ông Phúc, nên bị ông Phúc hãm hại. Sau đó, trên mạng liệt kê nhà cửa của ông Phúc ở trong nước và bên Mỹ với đầy đủ chi tiết. Một tin còn gây chấn động là ông Nguyễn Xuân Phúc đã âm mưu với TQ hãm hại ông Nguyễn Bá Thanh bằng chất phóng xạ. Được đưa đi Singapore điều trị, nhưng nơi đây cũng bó tay, phải đưa đi Mỹ. Bị TQ hãm hại, phải nhờ Mỹ cứu chữa.

Vụ việc Nguyễn Bá Thanh và Nguyễn Xuân Phúc chưa chấm dứt, thì CDQL chuyển sang tấn công Đại tướng Phùng Quang Thanh -Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sau khi ông Thanh đòi trấn áp, ngăn chận thông tin của CDQL, cho đó là những thông tin xuyên tạc bịa đặt. CDQL trả lời: “Thời gian qua chúng tôi chỉ mới bắt đầu vẽ chân dung quyền lực của PTT Nguyễn Xuân Phúc với đầy đủ thông tin xác thực, dễ dàng kiểm chứng về khối tài sản lên đến hàng ngàn tỷ đục khoét của dân. Thưa ông PQT, ông có thể cho dư luận biết chúng tôi xuyên tạc điểm nào? Theo tiêu chí của CDQL, chúng tôi sẽ không chừa một ai thiếu đức, thiếu tài mà lại cho mình cái quyền quyết định vận mệnh dân tộc, trong đó bao gồm cả ông nữa. Vì không thể chấp nhận các lời xuyên tạc, xem thường Nhân Dân của ông trên báo www.qdnd.vn và cả trên www.vtv.vn nên chúng tôi xin phép ông được thống kê một chút về tài sản của Phùng Quang Hải, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty 319, người đang thay mặt ông mượn danh nghĩa Bộ Quốc phòng, vơ vét tài sản Nhân dân để xây dựng mạng lưới kinh tài cho dòng họ Phùng…Đây có phải là thông tin xuyên tạc, bịa đặt không? Chúng tôi sẽ tiếp tục có loạt phóng sự điều tra, thống kê và công bố chi tiết toàn bộ khối tài sản bất minh khổng lồ của gia đình ông, trên thực tế gấp nhiều lần ông PTT Nguyễn Xuân Phúc”.

Để chứng minh, bài viết kèm theo hình ảnh 6 biệt thự, căn hộ hạng sang cực kỳ xa hoa của con trai đại tướng PQT là đại tá Phùng Quang Hải, cùng hình ảnh xe Rolls-Royce Phantom và du thuyền lộng lẫy của vợ PQH. Sau đó là hai bài viết tựa đề: “Đại tướng Phùng Quang Thanh, Đại tá Phùng Quang Hải đã dùng Tổng công ty 319 để lũng đoạn kinh tế quân đội, vơ vét tài sản Nhân dân như thế nào?” Và “Liên minh đen tối hút máu Quân đội và Nhân dân: Tổng giám đốc Cityland Bùi Mạnh Hùng, Bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh và Đại tá Phùng Quang Hải”.

Trên đây, người viết chỉ ghi một vài thông tin trong CDQL. Những thông tin đó chắc chắn sẽ làm cho 197 Ủy viên TƯ Đảng tham dự Hội nghị TƯ 10 mất ăn, mất ngũ, thì còn tâm trí đâu để hoạch định những chủ trương lớn của đất nước. Chống TQ thì bị TQ hãm hại. Mưu đồ tranh giành quyền lực thì bị đồng chí hãm hại. Việc hãm hại lại rất dễ dàng. Thân TQ như Pol Pot, Khieu Samphan, Noun Chea…cuối cùng có lãnh tụ Khmer Đỏ nào chạy sang TQ đâu. Họ ở lại và chết tại Cam Bốt như Pol Pot hoặc ra tòa án quốc tế như Khieu Samphan, Noun Chea. Thân TQ có được an thân không? khi Tập Cận Bình đang thực hiện chiến dịch “Đả hổ diệt ruồi”. Các nhân vật quyền thế một thời như Bạch Hy Lai ủy viên Bộ chính trị, Chu Vĩnh Khang Thường Vụ Bộ CT, Thượng tướng Từ Hải Hậu Phó Quân ủy Trung ương, Lệnh Kế Hoạch Chánh Văn phòng TƯ Đảng CSTQ, và là cánh tay mặt của TBT Hồ Cẩm Đào …đều bị Tập Cận Bình tống giam cùng với thân nhân và đám vây cánh, vì tội tham nhũng. Mục tiêu kế tiếp của họ Tập là các giới chức đương quyền, đầu tiên là Phó Chủ tịch nước Lý Nguyên Triều.

Theo dõi CDQL, khiến toàn thể Ủy viên TƯ Đảng khóa XI đang tham dự Hội nghị TƯ 10 hoang mang tột độ. Tiếp tục mưu đồ tranh giành quyền lực, có nhiều khả năng bị các đồng chí đồng nhiệm mưu hại. Còn rút lui, như ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên TƯ Đảng, từng giữ chức vụ Tổng Thanh Tra Chính phủ đã nghĩ hưu.Tưởng đâu đã “hạ cánh an toàn” nhưng nào ngờ, mới đây nhà nước đã thu hồi 5 căn nhà mà ông đã thụ đắc bất hợp pháp. Đã thế, Ủy ban kiểm tra TƯ Đảng còn điều tra những giới chức nào đã cấp cho ông những tài sản đó.

Người viết cầu xin Ơn Trên gia hộ ông Nguyễn Bá Thanh vượt qua căn bịnh hiểm nghèo. Giờ đây, chắc ông Thanh đã nhận chân được lẽ vô thường của cuộc sống con người. Con người NBT trước năm 2014 có lẽ sẽ khác hoàn toàn một NBT vừa bước qua ngưỡng cửa tử sanh của kiếp người. Nếu chẳng may, ông cũng sẽ cười vui khi thấy người kế nhiệm tiếp tục công việc của ông, điều tra nội bộ để tiêu diệt bầy sâu phản dân, hại nước. Người viết cũng kỳ vọng 197 đồng nhiệm của ông cũng như nhiều cán bộ cộng sản cao cấp khác cũng chuyển hướng tư duy như ông Nguyễn Bá Thanh

Người duy nhất có thể giúp tập thể Ủy viên TƯ Đảng đương nhiệm tạm ăn ngon ngủ yên là người hiện nay có nhiều quyền lực nhất, được phiếu tín nhiệm cao nhất trong Hội nghị TƯ 10 vừa qua. Đó là TT Nguyễn Tấn Dũng. Tại sao? Vì ông là người thức thời, nhạy bén, nên biết chuyển hướng tư duy. Trong bài viết được coi là Thông điệp đầu năm 2014, ông đề cập việc Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân, mở rộng dân chủ trực tiếp, và hoàn thiện cơ cấu bầu cử quốc hội, xây dựng nhà nước pháp quyền. Đầu năm 2015, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, người vừa được Quốc hội bình chọn có phiếu tín nhiệm cao nhứt trong số cán bộ lãnh đạo nhà nước, có bài viết đầu năm 2015 đề cao sức mạnh của nhân dân. Ông viết: “Chở thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân” - “Có dân là có tất cả, mất dân là mất tất cả” – “Lòng dân là Quốc bảo dựng nước và giữ nước VN! Vì hiện nay có kẻ lăm le lấn đất, lấn biển, chiếm đảo của ta. Chỉ có sự đồng lòng, nhất trí của toàn dân, khối đại đoàn kết toàn dân tộc mới là sức mạnh vô địch để chúng ta vượt qua mọi sóng to, gió lớn của thời cuộc”. (Hết trích)

Muốn được lòng dân, đó là quốc bảo để giữ nước Việt Nam trong thời điểm hiện nay, không còn con đường nào khác là Đảng CS phải trao quyền lại cho Nhân Dân. Người dân sẽ trực tiếp bầu người lãnh đạo đất nước và Quốc hội thảo ra Hiến pháp mới với tam quyền phân lập mà TT Nguyễn Tấn Dũng đã gợi ý trong bài viết xuất hiện trên webside của ông hồi tháng 3/2014. Qua đó, chính nhân dân sẽ đào mồ chôn chủ nghĩa cộng sản.

TT Nguyễn Tấn Dũng giành được phiếu tín nhiệm cao nhất của tập thể Ủy viên TƯ Đảng trong Hội nghị TƯ 10 khóa XI, đương nhiên ông sẽ Tổng Bí thư trong Đại hội XII năm 2016. Xin nhắc lại, 20 năm trước, một số Ủy viên TƯ Đảng khóa VII đề nghị đưa TT Võ Văn Kiệt làm Tổng bí thư trong Đại hội VIII (1996). Lúc bấy giờ Phó Thủ tướng Phan Văn Khải nhận định: “Nếu ông Kiệt làm Tổng bí thư. Việt Nam sẽ đổi mới nhanh hơn. Tuy không được đào tạo hệ thống, nhưng ông Kiệt luôn nhất quán ủng hộ cái mới. Ông chán đến tận cổ mô hình xã hội chủ nghĩa miền Bắc và ông làm tất cả để phá bỏ nó”. (Huy Đức, Bên Thắng Cuộc, Chương 19: Đại hội VIII) Nhưng ông Kiệt bị nhóm cực đoan bảo thủ thân TQ cản trở, không trở thành TBT mà còn mất chức thủ tướng và bị loại khỏi BCH/TƯ Đảng trong Hội nghị TƯ 4 khóa VIII hồi cuối tháng 12/1997).

Từ thời điểm này, Thượng tướng Lê Khả Phiêu được cử làm Tổng bí thư, bắt đầu thời kỳ VN lệ thuộc toàn diện vào TQ qua phương châm 16 chữ và 4 tốt. Cuối năm 1999 và năm 2000, CSVN ký với TQ hai hiệp ước về biên giới trên bộ và ở vịnh Bắc Việt. Hậu quả là Ải Nam Quan, thác Bản Giốc và nhiều vùng đất nữa, cùng hơn 38 ngàn cây số vuông trong vịnh Bắc Việt lọt vào tay TQ. Đây là hai hiệp ước bán nước trong giai đoạn một tướng lãnh quân đội nắm quyền lãnh đạo tối cao của Đảng để bảo vệ Đảng.

Ngày nay, TT Nguyễn Tấn Dũng, sẽ là tổng bí thư Đảng CSVN trong năm tới, ông sẽ phác thảo cương lĩnh mới của Đảng trong 5 năm tới theo đường hướng của ông Võ Văn Kiệt, đổi mới triệt để. Sẽ không còn xã hội chủ nghĩa mà thay đổi thể chế dựa vào quyền tự quyết của nhân dân qua các cuộc bầu cử dân chủ trực tiếp. Ngoài ra ông còn đưa đất nước thoát khỏi ảnh hưởng của TQ mà không làm cho Bắc Kinh phải lo ngại.

Tiến trình này sẽ diễn ra từ năm 2016, nhưng người viết tin rằng ông NTD chớp thời cơ vừa được đa số Ủy viên TƯ Đảng tín nhiệm, ông sẽ thực hiện hoài bảo của mình ngay trong năm 2015. Đầu năm mới, Hội nghị TƯ 10 chuẩn bị cho Đại hội XII đã có điềm bất tường, báo hiệu ngày tàn của Đảng CSVN đã gần kề. Người viết kỳ vọng đất nước đổi mới, NTD thủ tướng nước Cộng hòa XHCN/VN của năm 2014 trở thành tổng thống Cộng hòa VN trong năm 2015. Nhà báo trẻ trong nước Nguyễn Vũ Bình có lẽ thấy được lòng dân nên đã khẳng định: “Sẽ không có Đại hội XII, vì năm 2016 không còn Đảng CSVN để tổ chức Đại hội”.

Để kết luận, người viết xin nhắc lại câu đối đáp nổi tiếng của nhân sĩ Bắc hà Ngô Thời Nhậm (1746-1803) hồi đầu thế kỷ 19: “Thế Chiến quốc, thế Xuân thu. Gặp thời thế, thế thời phải thế”. Nay xin sửa lại “Thế Trung Quốc, thế Hoa Kỳ. Gặp thời thế, thế thời phải thế” có nghĩa là gặp thời thế như thế, thì phải làm như thế, không có con đường nào khác. Đó là cách hành xử khôn khéo của tiền nhân khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn, bế tắc. Kẻ tôi thần vua Quang Trung dùng câu đối đáp đó để bảo vệ khí tiết khi sa cơ. Đối với việc quốc gia trọng đại, nhờ cách hành xử đó, mà tổ tiên bảo vệ được bờ cỏi, để Đất nước Độc lập, Tự do.

Lê Quế Lâm
thienthanh
Posts: 3391
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Thảm họa của độc đoán, chuyên quyền

Lê Diễn Ðức (Blog RFA)
Một “Quan Làm Báo” khác

Giống như trang “Quan Làm Báo,” trang “Chân Dung Quyền Lực,” ra đời vào giữa tháng 12 năm 2014, đã gây tiếng vang trong dư luận.

“Quan Làm Báo” xuất hiện vào lúc các hội nghị trung ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam (ÐCSVN) chuẩn bị nhóm họp lần thứ 6, thứ 7, khi xảy ra cuộc tranh giành ảnh hưởng, hay đúng hơn, cuộc xung đột giữa Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang với Nguyễn Tấn Dũng, thậm chí cho khả năng loại bỏ Nguyễn Tấn Dũng khỏi ghế thủ tướng.

Nếu như “Chân Dung Quyền Lực” được “Nikkei Asian Review,” một trong những cơ quan truyền thông lớn nhất Nhật Bản đưa tin, thì “Quan Làm Báo” vào thời gian ấy cũng được nhiều tờ báo nước ngoài nói đến.

Về cuộc xung đột giữa Sang-Trọng và Dũng, tờ “Bangok Post” ngày 15 tháng 10, 2012 viết:

“Dẫn đầu cuộc tấn công vào ông Dũng không ai khác là Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang, người đã rọi ánh sáng vào những vụ bê bối xung quanh thủ tướng và chính phủ của ông. Nền kinh tế chậm chạp, lạm phát, tham nhũng và khủng hoảng ngân hàng trong những tuần gần đây đã được xem là tất cả các tiêu cực đối với ông Dũng.”

Cũng tháng 10, 2012, trong bài “Úm bà la, chúng ta tha chúng mình,” lấy ý “We forgive us” của tờ “The Economist” tôi đã viết:

“Ðặt cược quá cao, có lúc một ăn tới một trăm, nên bị cháy túi, ‘Quan Làm Báo’ suốt hai tuần Hội nghị Trung ương 6 họp kín, đã không mò ra được thông tin nào khả tín. Những cơn gió từ các dữ kiện bê bối mà ‘Quan Làm Báo’ trong gần nửa năm nỗ lực tạo nên, dường như đã thổi vào nhà hoang. Sau cuộc chơi, ta nhìn thấy một ‘Quan Làm Báo’ khác, có vẻ đã thấm mệt, chất liệu thông tin gây sốc kém hẳn!”

“Ngay sau cơn sóng gió, hình ảnh Nguyễn Tấn Dũng đi duyệt binh oai vệ bên cạnh Bộ trưởng Công an Trần Ðại Quang, một yếu nhân được ‘Quan Làm Báo’ đặt ở phía Sang-Trọng, có thể chưa hẳn nói lên hết sức mạnh của ông Dũng trong thế chân kiềng kinh tế-an ninh-quân đội, nhưng là một tín hiệu thách thức cho bất cứ ai muốn làm suy chuyển chiếc ghế thủ tướng của ông ta và cho cuộc mặc cả tiếp theo. Cứ xem sự hỉ hả, có phần lấc cấc của bà Hồ Thu Hồng, người được dư luận cho là thân cận với tướng công an Nguyễn Văn Hưởng, cựu cố vấn của Nguyễn Tấn Dũng, thì thấy.

“The One-man-show” kịch tính của Hội nghị Trung ương 6, được kết thúc bằng “The Day After Show” hoành tráng!

Ông Nguyễn Phú Trọng lúc bấy giờ run lên như sắp bật khóc khi nói về những sai lầm của đảng trong báo cáo tổng kết. Dấu hiệu bất lực kết thúc cuộc chiến Sang-Trọng và Dũng với giải pháp thỏa hiệp “chúng ta tha chúng mình”!

Với đà chiến thắng, tới hội nghị Trung ương 7, Nguyễn Tấn Dũng đã làm chủ tình hình, gần như “mua đứt” gần 200 ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương, mà đa phần là các bộ trưởng, thứ trưởng trong nội các và lãnh đạo các tỉnh được ông bổ nhiệm và phân bổ lợi ích. Ý đồ đưa Nguyễn Bá Thanh, trưởng Ban Nội Chính vào Bộ Chính Trị của Nguyễn Phú Trọng bị chặn đứng bằng việc Ban Chấp Hành Trung Ương giới thiệu thêm các nhân vật khác để bỏ phiếu. Và hai người nằm ngoài ý muốn của Nguyễn Phú Trọng là Nguyễn Thị Kim Ngân, bí thư Trung Ương Ðảng, phó chủ tịch Quốc Hội cùng Nguyễn Thiện Nhân, ủy viên Trung Ương Ðảng, phó thủ tướng chính phủ, lọt vào Bộ Chính Trị.

Từ hội nghị Trung ương 7 đến hội nghị Trung ương 10 là thời gian khá dài ông Dũng củng cố vị trí, chấn chỉnh một số chính sách.

Mặc dầu bức tranh kinh tế vĩ mô của Việt Nam ảm đạm với nợ công tăng nhanh, nợ xấu chồng chất và tình trạng phá sản của các doanh nghiệp tư nhân, mức tăng trưởng kinh tế năm 2014 cao hơn so với dự kiến, 5.9% (5.42 % năm 2013) đã làm cho ông Dũng có thể mạnh miệng hơn.

Tăng trưởng kinh tế chủ yếu nhờ xuất khuẩt của khu vực vốn nước ngoài FDI (chiếm khoảng 66-69% tổng kim ngạch xuất khẩu, riêng Samsung đã xấp xỉ 30 tỷ USD). Xuất khẩu của khu vực FDI, xuất khẩu qua Mỹ (xấp xỉ 26 tỷ USD) và nguồn kiều hối trên 12-14 tỷ USD (2014) đã làm cân bằng tổng cán cân xuất nhập khẩu thương mại, nhưng trong thực tế nhập siêu từ Trung Quốc tới 24 tỷ USD (bằng15% GDP).

Ủng hộ ông Dũng?

Nếu như “Chân Dung Quyền Lực” tiết lộ kết quả bỏ phiếu tín nhiệm trong hội nghị Trung ương 10 là đúng (và có khả năng như thế) thì rõ ràng ông Dũng đã đạt được một bước vững chắc trong việc nắm trọn quyền lực

“Chân Dung Quyền Lực” nhận xét về ông Dũng như sau:

“Về Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông là người đạt số phiếu tín nhiệm cao nhất (với 152 phiếu tín nhiệm cao, đạt 77%), điều này phản ánh đúng thực tế, thời gian qua ông đã khẳng định bản lĩnh với các quyết sách làm ổn định kinh tế và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Không chỉ trung ương mà dư luận trong quần chúng nhân dân cũng thể hiện rõ điều này.”

Từ nhận xét trên đây, “Chân Dung Quyền Lực” dường như lộ rõ chân tướng là một trang web của nhóm lợi ích ủng hộ ông Dũng.

Ðầu năm 2016 sẽ có đại hội 12 của ÐCSVN, cũng là lúc phân định các chức vụ lãnh đạo của đảng và nhà nước. Ở tuổi 65 ông Dũng không thể tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo nhà nước hay chính phủ nữa. Khả năng ông sẽ làm tổng bí thư là hoàn toàn có thể xảy ra trong bối cảnh hiện tại và ông đang phát quang con đường này để nắm vị trí cao nhất của đảng cầm quyền.

Nguyễn Phú Trọng trong hội nghị 10 nói về việc thay đổi thể chế nhưng không thay đổi chế độ, có nghĩa rằng, cơ cấu quyền lực Tổng Bí thư-Chủ tịch nước-Chủ tịch Quốc hội-Thủ tướng, tức cơ cấu “Vua Tập Thể,” có thể bị thay đổi.

Tuy nhiên, theo tôi, khả năng giống mô hình Trung Quốc, tổng bí thư kiêm luôn chủ tịch nước khó xảy ra, vì ÐCSVN chưa muốn trao trọn quyền lực vào một người.

Về chủ tịch Quốc Hội, ông Nguyễn Tấn Dũng có thể yên tâm với bà Nguyễn Thị Kim Ngân, dường như là một ứng viên nặng ký nhất với số phiếu tín nhiệm cao đứng thứ ba.

Cho nên không bỗng dưng mà “Chân Dung Quyền Lực” tấn công vào Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc hay Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh, những người có khả năng cạnh tranh các chức vụ chủ tịch nước hoặc thủ tướng không hợp với ý ông Dũng.

Sống trong văn hóa sợ hãi và nô lệ, tư duy há miệng chờ sung mong dân chủ tới, nên không ít người Việt hy vọng nếu quyền lực tập trung vào Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam sẽ có những thay đổi lớn, sẽ thoát Trung, xích gần với Mỹ hơn. Cũng có người cho rằng, giải pháp Nguyễn Tấn Dũng là sự lựa chọn bất khả kháng giữa cái xấu và cái xấu hơn.

Ngay đến Jonathan London, giáo sư Ðại Học Hồng Kông, trong bài “Những bất ngờ trên đường chọn lãnh đạo kế vị” cũng viết:

“Tuy có người nghi vấn sự thành thật của ông, ông vẫn là chính khách hùng biện nhất của Việt Nam và là tác giả của kế hoạch có chủ trương tự do nhất cho sự phát triển của Việt Nam, đó là bài phát biểu Năm Mới 2014 của ông. Ông nhiều lần tuyên bố rằng ‘dân chủ là tương lai,’ không nao núng trước những trò gây hấn hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Ðông, và dường như rất thoải mái với ý tưởng bang giao mật thiết với Mỹ.”

Những tuyên bố nghe có vẻ hùng hồn của ông Dũng về chủ quyền Hoàng Sa thực ra là những câu mị dân nhằm trấn an dư luận, vô thưởng vô phạt trong quan hệ với Bắc Kinh. Người ta có câu “vừa ăn cướp vừa la làng” là vậy!

Ai chủ trương cho Trung Quốc thuê 300 ngàn héc-ta rừng đầu nguồn? Chính sách nào để hơn 90% tổng thầu EPC các dự án đầu tư quan trọng nhất lọt vào tay Trung Quốc? Ai cho Trung Quốc thuê Vũng Áng 70 năm với đặc khu Formasa? Ai chủ trương cho Trung Quốc thuê đèo Hải Vân? Ai để Trung Quốc khai thác Bauxite Tây Nguyên và hơn 60% các mỏ tài nguyên phía Bắc? Chính sách nào để hàng hóa Trung Quốc tràn ngập lãnh thổ, hàng chục ngàn người Trung Quốc sang Việt Nam lao động bất hợp pháp khắp ba miền, v.v...

Tất cả những điều nói trên là bằng chứng rõ ràng nhất của hành động đẩy nền kinh tế Việt Nam vào lệ thuộc Trung Quốc, an ninh quốc phòng và chủ quyền lãnh thổ bị đe dọa; là sự tiếp tay cho cuộc xâm thực mềm của Bắc Kinh.

Không ai khác, đây là chính sách, chủ trương của ÐCSVN mà ông Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp thực hiện trong vai trò thủ tướng.

Khi nhậm chức thủ tướng vào năm 2006, ông Nguyễn Tấn Dũng đã tập hợp gần 20 tập đoàn, tổng công ty nhà nước dưới quyền điều hành trực tiếp của mình. Chính sách sai lầm, đầu tư vô tội vạ, bắt chước mô hình Cheabol của Hàn quốc của ông đã đẩy các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vào tình cảnh thua lỗ khủng khiếp (đến nay hơn 1.5 triệu tỷ đồng, trong đó nợ khó đòi hơn 200 ngàn tỷ đồng).

Mới 2014, ông tuyên bố “dân chủ là tương lai,” nhưng đồng thời cũng lệnh cho Bộ Công An kiên quyết không để hình thành lực lượng đối lập và bắt giam các blogger “Anh Ba Sàm” Nguyễn Hữu Vinh, “Người Lót Gạch” Lê Hồng Ngọc, và “Quê Choa” Nguyễn Quang Lập.

Nếu nói về độ giả dối và trơ trẽn chẳng ai bằng ông ta. Ông ta đã từng công bố sẽ từ chức nếu không chống được tham nhũng vào năm 2006. Tình trạng tham nhũng hiện giờ ra sao?

Cài cắm các con trai vào các chức vụ công quyền, con gái vào các dự án đầu tư từ Nam ra Bắc, đặc biệt ở đảo Phú Quốc, chứng tỏ ông là một người rất hám danh lợi, chăm sóc cho lợi ích của gia tộc. Chuyên quyền như V. Putin của nước Nga cũng không cho con cái dính líu vào chuyện làm ăn và chính trị.

Quyền lực của Nguyễn Tấn Dũng hiện nay bao trùm nhưng vẫn còn vướng rào cản của cơ cấu “Vua Tập Thể.” Nếu tiếng nói quyết định nằm hết về phía ông ta, thì đây là thảm họa cho dân tộc. Ðất nước sẽ đắm chìm trong một chế độ độc tài, độc đoán và chuyên quyền hơn cả chế độ “Vua Tập Thể” hiện nay.

Vì vậy, chọn Nguyễn Tấn Dũng không phải là giải pháp ít xấu hơn mà là giải pháp tồi tệ hơn!
thienthanh
Posts: 3391
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

"Cái nước mình nó thế"

Từ trên dưới 10 năm nay, một trong những câu nói cửa miệng của mọi người, đặc biệt giới trí thức, ở Việt Nam, chắc chắn là câu “Cái nước mình nó thế!” Nghe nói câu ấy xuất phát từ Hoàng Ngọc Hiến. Nhưng tôi không chắc. Tôi chỉ chắc một điều: mỗi lần nghe đề cập đến tình trạng bi đát, nhiễu nhương, trớ trêu và bất công ở Việt Nam, ai nấy đều buông một câu, thoạt nghe, có vẻ đầy ưu thời mẫn thế: “Cái nước mình nó thế!”

Đường xá càng lúc càng xuống cấp, ở đâu và lúc nào cũng kẹt xe, tai nạn giao thông thuộc loại đứng đầu thế giới ư? – Cái nước mình nó thế! Giáo dục càng lúc càng suy đồi, học trò đạo văn; thầy cô giáo cũng đạo văn; thi cử thì đầy gian lận, bằng cấp giả tràn lan ở mọi cấp ư? - Ừ, thì cái nước mình nó thế! Kinh tế càng lúc càng suy thoái, hết đại công ty này phá sản đến tập đoàn quốc doanh kia phá sản, nợ nần quốc gia cứ chồng chất ư? - Ừ, thì cái nước mình nó thế! Chính trị sa lầy trong bế tắc, đối với dân thì độc tài và tàn bạo; với nước ngoài thì hèn yếu và xu nịnh ư? - Ừ, thì cái nước mình nó thế! ... Vân vân.

Câu nói ấy không phải không đúng. Nó đúng ở hai khía cạnh. Thứ nhất, trên thực tế, quả thật tình hình Việt Nam càng ngày càng bế tắc. Bế tắc một cách đặc biệt, không giống với bất cứ một nước bình thường nào khác. Bế tắc triền miên. Gỡ cái này thì vướng cái khác. Sửa cái sai này thì cái sai khác lại xuất hiện, có khi còn trầm trọng hơn. Thứ hai, về phương diện tâm lý, nó cũng phản ánh được tình trạng tuyệt vọng của mọi người. Người ta hiểu rõ tất cả bi kịch nhưng không biết cách nào thoát khỏi được bi kịch.

Tuy nhiên, ngay cả khi đúng về hai phương diện vừa kể, câu nói ấy vẫn sai.
Hơn nữa, sai một cách nguy hiểm.
Thứ nhất, nó là biểu hiện của tư tưởng định mệnh chủ nghĩa. Nó làm như mọi thứ đã được an bài, gắn liền với bản chất của người Việt Nam. Của dân tộc Việt Nam.

Nhưng chắc chắn sự thật không phải như vậy. Tất cả những cái dốt, cái ngu, cái tham, cái ác và cái vô liêm sỉ trong chế độ cũng như trong xã hội Việt Nam hiện nay không phải vì “cái nước mình nó thế”. Trong lịch sử, nước mình không thế. Ngày xưa, cả hàng ngàn năm, người Việt Nam đã từng bất khuất trước một nước Trung Hoa to lớn và hùng mạnh, hơn nữa, trước một nước Mông Cổ từng giẫm nát gần hết châu Á và một phần châu Âu. Ngày xưa, ngay cả dưới thời phong kiến, cha ông chúng ta cũng không phải chịu đựng nạn tham nhũng tràn lan như bây giờ. Chỉ cách đây hơn 40 năm, ở miền Nam, ngay cả trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, giáo dục cũng không suy đồi như bây giờ; sinh viên và giáo sư không ăn cắp văn chương của người khác một cách phổ biến như bây giờ; học trò không khinh thường thầy cô giáo như bây giờ. Ở miền Nam lúc trước cũng như cả thời Pháp thuộc, người bị bệnh, khi vào bệnh viện, không phải đút lót hết người này đến người khác, từ y công đến y tá và bác sĩ như bây giờ. Thời nào giới làm chính trị cũng nói dối, nhưng chưa bao giờ họ nói dối một cách trơ trẽn như bây giờ.

Xem cái dốt, cái ngu, cái tham, cái ác và cái vô liêm sỉ là bản chất của dân tộc Việt Nam rõ ràng là không đúng.
Mà thật ra, trên thế giới, không có dân tộc nào có bản chất như vậy cả. Những cái xấu như thế không có tính chất bẩm sinh. Chúng chỉ là những hiện tượng có tính chất lịch sử. Ngay cả một dân tộc vĩ đại như Nga hay Trung Quốc, bình thường vĩ đại, nhưng dưới chế độ độc tài, bỗng dưng thành dốt, ngu, tham, ác và vô liêm sỉ một cách lạ lùng. Nhiều quốc gia khác ở Tây phương, bình thường đầy nhân đạo, nhưng thời tư tưởng thực dân chủ nghĩa bành trướng, cũng trở thành tham và ác, dù không phải lúc nào họ cũng dốt, ngu và vô liêm sỉ.

Bởi vậy, câu “cái nước mình nó thế”, thật ra, là một câu nói vô nghĩa.
Nói “chế độ mình nó thế” thì được. Còn “nước mình nó thế” thì sai.
Thứ hai, gắn liền với chủ nghĩa định mệnh, câu nói ấy cũng mang tính đầu hàng chủ nghĩa. Trước mọi nghịch cảnh, chỉ cần buông câu “cái nước mình nó thế”, người ta dễ có cảm tưởng an tâm và chấp nhận những nghịch cảnh ngang trái ấy như một cái gì hiển nhiên, đương nhiên, không thể tránh thoát. Nó tiêu diệt mọi ý chí phản kháng, hơn nữa, mọi nỗ lực thay đổi. Nó tạo ra vẻ ưu thời mẫn thế giả. Nó đóng kín mọi lối ra. Thực chất, nó dễ trở thành một sự đồng loã với những cái dốt, cái ngu, cái tham, cái ác và cái vô liêm sỉ. Nhà cầm quyền Việt Nam không cần một thái độ nào hơn cái thái độ ấy.
Bởi vậy, tôi nghĩ, người Việt Nam hiện nay nên tập nghĩ và tập nói: CÁI NƯỚC MÌNH NÓ KHÔNG THỂ NHƯ THẾ!
Không thể.

(FB Nguyễn Hưng Quốc)
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Giới trẻ nghĩ gì về phát biểu của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam?

24.1.15 Chân dung Quyền lực

Hội nghị Trung ương 10 đã kết thúc với nhiều thông tin dư luận trái chiều, xin giới thiệu độc giả nội dung chương trình "Diễn Đàn Bạn Trẻ"
do RFA thực hiện với 3 bạn khách mời trong nước gồm: Tiến Trung, Minh Hiển và Trường Sơn.

Image
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10,
tổ chức ở Hà Nội hôm 12/1/2015

Hội nghị TW lần thứ 10 khóa 11 của ĐCSVN vừa kết thúc hôm 12/1. Đây là Hội nghị quan trọng nhằm chuẩn bị cho Đại hội ĐCSVN các cấp vào giữa năm 2015. Tại hội nghị này, ĐCSVN đã đưa ra thảo luận nhiều vấn đề và sắp xếp nhân sự. Suy nghĩ của giới trẻ trong nước về sự kiện này ra sao? Đó là chủ đề cho Diễn Đàn Bạn Trẻ kỳ này cùng với 3 bạn khách mời Tiến Trung, Minh Hiển và Trường Sơn.

Chưa khi nào có ấn tượng?

Chân Như: Xin chào Tiến Trung, Minh Hiển và Trường Sơn, trước hết chúng ta sẽ bàn về lời phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hội nghị lần thứ 10 kết thúc hôm 12/1 cho rằng “đổi mới chính trị không phải là thay đổi chế độ, mà là đổi mới cơ chế chính sách, chống tham nhũng, tăng cường quốc phòng an ninh”. Nhận định của bạn về lời phát biểu này?

Minh Hiển: Nói chung là chưa khi nào Hiển có ấn tượng đối với các bài phát biểu của ông Tổng bí thư Trọng. Cũng lời như thế chung chung giáo điều và nhiều khi mang tính chất bảo thủ. Nếu nhận xét thì Hiển nghĩ các nhận xét cũng vô thưởng vô phạt chứ không có gì đặc sắc cả.

Nói chung là chưa khi nào Hiển có ấn tượng đối với các bài phát biểu của ông Tổng bí thư Trọng. Cũng lời như thế chung chung giáo điều và nhiều khi mang tính chất bảo thủ. Nếu nhận xét thì Hiển nghĩ các nhận xét cũng vô thưởng vô phạt chứ không có gì đặc sắc cả.
-Minh Hiển

Tiến Trung: Trung có ý kiến thế này - Thứ nhất, nếu cho ổng ở vị trí là đại biểu quốc hội thì cũng chỉ là một khu vực nhỏ bầu ông, chưa nói đến vấn đề bầu cử tự do. Thứ hai, ông là Tổng bí thư của một đảng thì đảng viên đảng này cũng không tới được 50% so với dân số Việt Nam cho nên tiếng nói của ông không hề đại diện cho ý muốn và nguyện vọng của người dân. Khi phát biểu như vậy, thực tế rằng Tổng bí thư cũng như ĐCSVN đã tự cho mình đứng trên luật pháp, và Trung nghĩ người dân mình đã quen với những chuyện như vậy rồi nhưng thật ra trong luật hoàn toàn không hề cho phép.

Trường Sơn: Như anh Trung và anh Hiển đã đồng tình, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trước đến giờ không hề có một ảnh hưởng nào lên trên nền chính trị của Việt Nam. Ông giống như một biểu tượng thôi. Về tuyên bố của ông, cái này na ná giống lý thuyết kinh tế của ĐCS áp đặt trên đất nước Việt Nam - đó là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Ông nói muốn đổi mới thể chế chính trị mà đã gọi là đổi mới thì phải thay đổi thế nhưng ông lại xoáy thêm “không thay đổi chế độ”. Theo tôi nghĩ ông phải tuyên bố như vậy hoặc ĐCSVN cũng đã cảm nhận một cái gì đó rằng suy nghĩ của người dân Việt Nam cũng đang dần thay đổi buộc họ phải có những tuyên bố để làm thế nào đó bưng bít hoặc chống chế. Thế nhưng hành động chống chế của họ giống như vá một con đường. Họ không làm lại con đường càng vá càng thêm chằng chịt. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà ĐCSVN đang thực hiện ở Việt Nam đã khiến cho nền kinh tế tại Việt Nam trở nên lạc hậu, cồng kềnh và sắp sửa đi đến mức sụp đổ. Bây giờ đến lượt chính trị, họ nói rằng đổi mới chính trị thế nhưng lại không chịu thay đổi thể chế. Thế có nghĩa là bình mới rượu cũ chẳng có gì thay đổi ở đây. Và ông còn nói rằng “tăng cường chống tham nhũng cũng như an ninh quốc phòng”. Trong khi 99% người dân Việt Nam đều có suy nghĩ giống như tôi đó là “đã là quan chức thì tham nhũng” và ai đảm bảo rằng bản thân ông Tổng bí thư có tham nhũng hay không? Vậy nếu ông là người tham nhũng thì ông còn chống tham nhũng kiểu gì? Chuyện tăng cường an ninh quốc phòng đấy là nhiệm vụ của họ, ở đây họ nói như vậy nó chẳng có gì đặc sắc cả.

Chân Như: Trong đề án tinh giản biên chế, các bạn có thấy những biện pháp cụ thể nào không? Nếu là bạn, các bạn sẽ đưa ra biện pháp nào?

Tiến Trung: Thật ra chuyện nói là “tinh giản biên chế” những người lãnh đạo ĐCSVN đã nói cách đây từ 40 năm rồi, cho nên bây giờ họ có nói tiếp nữa thì không ai nghe. Trung muốn nhấn mạnh ở đây một điều là người dân không có nghĩa vụ phải đi nuôi ĐCS. ĐCSVN cần phải tự lực cánh sinh bằng cách sống bằng tiền đảng phí của những đảng viên và các tổ chức mặt trận tổ quốc cũng vậy. Họ không thể nào lấy tiền từ ngân sách ra được. Dân chỉ có nghĩa vụ đóng thuế để nuôi chính phủ, và chính phủ đó phục vụ cho dân thôi. Khi Trung thấy bỏ hệ thống đảng và mặt trận tổ quốc ra khỏi ngân sách thì tự động những người trong chính phủ lương được tăng cao, hạn chế bớt tình trạng tham nhũng.

Trường Sơn: Bản thân em thấy những tuyên bố của ĐCS từ trước đến nay nó chỉ là lời nói suông và họ không hề thực hiện được gì hết. Và khi ông (Nguyễn Phú Trọng) tuyên bố “tinh giản biên chế” thì có nghĩa rằng bộ máy công quyền ở Việt Nam quá cồng kềnh rồi. Các công chức hoặc quan chức chính phủ hoặc những người nhận lương từ tiền thuế của nhân dân ở Việt Nam hiện giờ đang là con số khổng lồ.


Như tính toán cách đây một năm tôi có đọc được là cứ mỗi “16 hoặc 19 người dân Việt Nam lại phải trả tiền cho người đang ăn lương từ tiền thuế của người dân”. Tôi cho rằng trên thế giới không có nhiều quốc gia có bộ máy chính quyền cồng kềnh như thế. Tinh giản biên chế như thế nào trong khi tất cả hầu hết những người được vào làm việc trong cơ quan công quyền thì đều phải mua quan bán chức hoặc quan hệ. Ý kiến cá nhân của tôi nếu muốn tinh giản biên chế thì chúng ta nên học tập mô hình quản lý nhà nước ở nước ngoài. Và thứ nhất là tôi rất đồng tình với ý kiến của anh Trung đó là chúng ta phải tách rời chuyện đảng ra đảng chính phủ là chính phủ. Đảng không thể nào được sử dụng đến một cắc, một xu tiền thuế của nhân dân vì nhân dân ở đây không bầu lên đảng. Và xin lỗi tôi không thích ĐCSVN tôi không phải là đảng viên tại sao tôi lại phải đóng thuế để nuôi họ? Thứ hai, sau khi chúng ta học bộ máy quản lý nhà nước của nước ngoài chúng ta sẽ tinh giảm được rất nhiều mấy chục phần trăm công chức “sáng cắp ô đi chiều cắp ô về”. Những công chức đấy hoàn toàn không xứng đáng để ngồi đấy.

Minh Hiển: Ý của anh Trung và anh Sơn đã nói rồi Hiển chỉ nhấn mạnh thêm một điều rằng lâu nay chúng ta vẫn nói về các công bằng và minh bạch trong quản lý nhà nước. Hiển nghĩ rằng chừng nào chưa có đạt được những công bằng và minh bạch thì bộ máy nhà nước càng ngày càng xù to ra. Những tuyên bố về tinh giảm biên chế gì đấy tất cả chỉ là vỏ bọc bên ngoài; vẫn cứ tiêu tốn nguồn thuế của nhân dân. Trong khi ấy nhân dân lại hoàn toàn không có các công cụ để lên tiếng hay chất vấn về các vấn đề về quản lý nhân sự, đường lối điều hành đất nước. Thế nên, vấn đề này nó là hình thức bề ngoài và sẽ mãi không bao giờ giải quyết được nếu cứ theo kiểu độc đoán như bây giờ.

Nếu có tự do thì đâu có “quy hoạch và quản lý”

Chân Như: Về vấn đề quy hoạch, quản lý báo chí theo các bạn, những điều đó đảm bảo cho tự do báo chí ở Việt Nam không? Vì sao?

Tiến Trung: Trở lại vấn đề tự do báo chí: khi một người đến một quốc gia nào đó, muốn biết xem quốc gia đó có dân chủ hay không, người ta chỉ cần nhìn vào quốc gia đó có tờ báo tư nhân nào hay không. Rõ ràng Việt Nam không có tờ báo tư nhân nào cả trong khi hiến pháp quy định rất rõ ở điều 25 là công dân có quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận. Như vậy, những người lãnh đạo ĐCSVN đang vi phạm lại chính hiến pháp do họ viết ra. Tôi nhấn mạnh một điều là ngay từ thời thực dân Pháp là đã có báo chí tư nhân ở Việt Nam. Bây giờ chúng ta không có một tờ báo tư nhân thì rõ ràng là chế độ hiện tại tôi không cần biết chủ nghĩa gì có tốt đẹp hay không nhưng rõ ràng anh đang kìm kẹp người dân còn hơn cả thời thực dân nữa.

Minh Hiển: Mình rất đồng ý với ý kiến của anh Trung ở điểm là Viêt Nam bây giờ hiện tại không hề có một tờ báo tư nhân nào. Cái đấy là điều không thể chấp nhận được. Ngoài ra tất cả báo chí ở Việt Nam đều mang tính đảng tức là nó là công cụ tuyên truyền của ĐCS. Một điều nữa Hiển muốn nói them: có một điều nghịch lý đang xảy ra hiện nay tức là đảng luôn hô hào lấy tư tưởng Mác làm kim chỉ nam nhưng có một điều trong lý luận của Mác mà họ không hiểu hoặc là họ đang cố tình lờ đi đấy là Mác là người ủng hộ tự do báo chí và các lập luận về kiểm duyệt theo Mác đều là những biện pháp tồi. Mặc dù theo quan điểm của Mác thì tự do báo chí hơi mang tính chất như một nghi lễ tôn giáo. Trong khi đó ở Việt Nam mặc dù đảng luôn hô hào theo Mác, nhưng những gì quan trọng và cần thiết thì họ lại lờ đi. Sau đấy họ lại dùng chính báo chí để tuyên truyền, để hợp lý hoá hoặc để lấp đi những gì mà họ đã nói một đằng làm một nẻo. Như vậy gốc rễ của vấn đề không được giải quyết cho nên tất cả những biện pháp cũng như là quy hoạch hay quản lý vân vân... Những biện pháp đấy càng ngày càng tách rời báo chí ra khỏi tự do mà nó nên có mà thôi. Như thế, vấn đề chẳng bao giờ được giải quyết cả.

Theo tôi nghĩ bản thân từ “quy hoạch và quản lý báo chí” nó đã nói lên bản chất của vấn đề: chúng ta đang không có tự do báo chí; Đã gọi là tự do thì làm gì có chuyện “quy hoạch và quản lý”.
-Trường Sơn

Trường Sơn: Theo tôi nghĩ bản thân từ “quy hoạch và quản lý báo chí” nó đã nói lên bản chất của vấn đề: chúng ta đang không có tự do báo chí; Đã gọi là tự do thì làm gì có chuyện “quy hoạch và quản lý”. Tôi có nhớ một quan chức nào đó của chính quyền Việt Nam nói rằng “tự do báo chí có nghĩa là tự sát.” Tôi cho rằng ông đã nói đúng sự thật. Nếu cho tự do báo chí không khác gì là ĐCS đã tự bắn vào đầu mình. Chúng ta phải nên nhớ một điều đó là trong tất cả đất nước độc tài không bao giờ có chuyện tự do ngôn luận hay tự do báo chí. Vậy chúng ta hãy cùng lật lại lịch sử: chính bản thân ĐCSVN là người đã sử dụng rất triệt để tinh thần tự do báo chí của người Pháp ngày xưa để chống lại người Pháp. Việc này bản thân HCM là người khai sáng ra cái ĐCSVN đã là người tận dụng tối đa việc báo chí thời Pháp này. Và bây giờ người CS hơn ai hết ở đất nước Việt Nam họ là người hiểu nhất sức mạnh của tự do báo chí. Vậy cho nên ở trong nước chuyện báo chí bị bóp nghẹt là chuyện hoàn toàn có thể hiểu được ở trong một xã hội độc tài. Thế nhưng như anh Trung đã nói trong hiến pháp Việt Nam quy định đó là “mọi công dân có quyền tự do báo chí tự do ngôn luận.” Hiến pháp này do chính người CS người ta viết ra và nó là cái biểu tượng nên một tờ giấy vô giá trị mà họ tự viết ra thì đây là chuyện hoàn toàn họ có thể làm được; Nó giống như tôi nói một lời nào đó xong tôi nuốt lời tôi phủi bay đi vậy. Trong khi ở Việt Nam không có một nền báo chí tư nhân thì sẽ không có ai đủ khả năng để nói rằng là các ông đang vi hiến cả. Nhìn lại đất nước mình bây giờ, tự do ngôn luận không có, báo chí bị bóp nghẹt thì chúng ta đã đủ thấy xã hội Việt Nam hiện nay nó như thế nào rồi.

Chân Như: Truyền thông đưa tin về vấn đề nhân sự của đảng, như bầu bổ sung nhiều vị trí, lấy phiếu tín nhiệm... nhưng lại không đưa ra thông tin chi tiết, các bạn cảm nhận thế nào về tính minh bạch, công khai trong hoạt động của ĐCSVN?

Tiến Trung: Vấn đề Việt Nam là vấn đề tư duy và cơ chế. Tư duy của những người lãnh đạo của ĐCSVN hiện nay là tư duy độc tài, độc quyền; mà đã độc quyền thì không thể nào có cơ chế minh bạch được. Ngay cả những người đảng viên CS bình thường họ cũng không hề có quyền ứng cử bầu cử mà tất cả đều phải từ cấp trên tự đề ra trước hết và người ta cũng không hề biết được tại sao cấp trên chọn người này mà không chọn người kia. Tư duy độc quyền thì không thể có một cơ chế minh bạch được. Người dân sẽ phải ngóng vào những nguồn tin không chính thống trên mạng như trang blog “Chân Dung Quyền Lực”. Đó là điểm sai lầm của họ. Trong thời đại thông tin thì họ không thể nào bưng bít mãi được. Chính vì vậy họ cần thay đổi nếu không thay đổi, không cải tổ thì cuối cùng sẽ phải sụp đổ. Qua những việc như vậy, mong rằng những người lãnh đạo ĐCSVN sẽ phải tự giác để thay đổi nếu không hậu quả sẽ rất khó lường.

Minh Hiển: Mình cho rằng điều này xuất phát từ ngay cái nguyên tắc hoạt động của đảng, tức là cái nguyên tắc trong dân chủ tập trung, tức là các đảng viên ở cấp dưới chỉ có thể tuân phục hoàn toàn của các mệnh lệnh của cấp trên khi đã ban hành. Ngay trong nội bộ đảng đã không thể có được dân chủ rồi, thì đối với người dân chúng ta, việc đó hoàn toàn là xa vời. Cho đến hôm nay, chúng ta thấy ngay qua kết quả của việc bỏ phiếu mà chúng ta tiếp cận qua những kênh thông tin không chính thống trên website Chân Dung Quyền Lực. Thực tế này đã phản ánh quá đầy đủ cho câu hỏi về sự minh bạch công khai của đảng. Cho nên Hiển nghĩ là trước hết phải cho báo chí được tự do thì lúc đấy chúng ta dần dần có thể tiếp cận những công bằng và những minh bạch sau này.

Trường Sơn: Chuyện quản lý cán bộ hoặc chuẩn bị nhân sự cho các kỳ chuyển đổi quyền lực tiếp theo của ĐCSVN thì từ trước đến giờ họ vẫn luôn làm cho một mô típ đó là họ luôn họp kín với nhau và tự họ quyết định những vị trí quyền lực nhất cũng như quan trọng nhất đối với quốc gia. Như vậy, chúng ta đều hiểu tính minh bạch ở đây là gì rồi. Người dân Việt Nam từ trước đến giờ chỉ đến khi nào được thông báo trong kỳ tới này ai sẽ giữ chức này, ai sẽ giữ chức nọ, thì người dân lúc đấy mới biết. Đã từ lâu, người dân Việt Nam không hề có một ý niệm là chúng ta cần phải biết. Chúng ta cần phải biết và chúng ta được quyền phải biết người lèo lái quốc gia chúng ta tiếp theo là ai? Người dân Việt Nam chưa bao giờ tự hỏi mình câu đấy và chưa bao giờ đòi hỏi cho mình quyền đấy. Cái này không thể trách được người dân bởi vì khi người CSVN đã bưng bít thông tin quá xuất sắc. Chuyện họ tự quyết định mọi chuyện an nguy cũng như là hệ trọng từ nhỏ đến to trong đất nước này thì ĐCSVN họ luôn đảm bảo cho họ một cái ghế vững chắc nhất trong cán cân quyền lực, nên chuyện họ họp kín là họ nhằm đảm bảo rằng không có một hạt giống nào ngoài hạt giống đỏ ở đây hết. Họ muốn môi trường chính trị Việt Nam phải thuộc về họ 100%. Người CS rất thích chơi chữ như khi người ta nói là “tự do trong khuôn khổ”, “dân chủ có định hướng” và bây giờ họ nói rằng “dân chủ trong đảng hay minh bạch” gì đó. Như ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong kỳ vừa rồi ông ta nói “kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đối với các vị trí lãnh đạo trong đảng là thông tin tuyệt mật, ảnh hưởng đến an ninh chính trị của cả nước.” Ông ta tuyên bố thẳng thừng như vậy. Theo tôi nghĩ, ĐCSVN lúc này đang có một vấn đề gì đó mà họ phải giấu kỹ cho bằng được. Và trang Chân Dung Quyền Lực giống như một người thọc gậy bánh xe. Tôi nghĩ rằng các quan chức Việt Nam rất đau đầu và thù ghét trang này.

Chân Như: Các bạn có thể đưa ra dự đoán gì cho đại hội ĐCSVN sắp tới?

Minh Hiển: Theo Hiển, với các lượng thông tin nhỏ giọt theo kiểu như hiện nay và đảng vẫn còn đang tìm cách bưng bít được tí nào hay tí đấy thì mọi dự đoán rất là khó và ít có cơ sở. Nhưng Hiển hy vọng rằng sau những vụ đấu đá quyền lực mặc dù là bề nổi, những tài sản nghìn tỷ đã bắt đầu được lộ ra thì hy vọng người dân thông qua đấy nhận thức rõ được bản chất thật sự của đảng này và từ đó bắt đầu cảnh tỉnh hoặc đòi hỏi những sự công khai minh bạch hoá, chứ còn dự đoán những kết quả sắp tới thì rất là khó.

Trường Sơn: Theo em nghĩ tất cả các chế độ CS đều là những chế độ rất khó đoán. Họ có thể ngay lập tức thay đổi hoặc rằng cho người dân rất nhiều hy vọng để rồi ngựa quen đường cũ. Đặc biệt là cái nhìn chính trị Việt Nam rất là khó đoán từ trước đến nay bởi vì luôn có sự thay đổi vào phút thứ 90 hoặc phút bù giờ. Vì vậy, bản thân em nghĩ không ai đủ can đảm để đưa ra được dự đoán cho tình hình chính trị Việt Nam trong đại hội sắp tới này. Và em cũng không đủ tự tin để đưa ra một cái dự đoán nào cả. Chính trị Việt Nam là vậy, rất khó đoán.

Tiến Trung: Ý kiến của Trung như thế này. Vấn đề của Việt Nam là tư duy độc quyền và cơ chế là tước quyền làm chủ của người dân. Cơ chế đó gọi là cơ chế đảng chủ thì với tư duy với cơ chế như vậy chúng ta dự đoán không có ý nghĩa gì cả. Bất kỳ ai lên nắm chức tổng bí thư hay chủ tịch nước hay thủ tướng hay chủ tịch quốc hội thì cũng vẫn sẽ là như vậy thôi nếu cơ chế vẫn còn như vậy. Đã bao nhiêu năm rồi vẫn lập đi lập lại những lời sáo rỗng. Vấn đề đây là vấn đề tư duy và cơ chế phải thay đổi. Thế nên, khi chúng ta thấy tư duy độc tài và cơ chế đảng chủ như vậy thì những người dân Việt Nam chúng ta cùng phải cùng nhau lên tiếng. Như thế mới có sức mạnh để tạo sự thay đổi, chứ còn dự đoán Trung nghĩ nó chỉ cho vui thôi chứ không ý nghĩa gì. Người dân Việt Nam phải tự tin vào chính mình và lên tiếng để thay đổi thôi.

Chân Như: Xin cám ơn ba bạn Tiến Trung, Minh Hiển và Trường Sơn đã dành cho chương trình phần chia sẻ hôm nay, cầu chúc luôn bình an.

Chân Như
Nguồn: RFA
MatVit
Posts: 1326
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Chân dung nội bộ quyền lực
Nguyễn Trung Chính
Sau khi khối Cộng sản tan vỡ vào năm 1990, lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đã họp nhiều lần rút kinh nghiệm. Có hai luồng ý kiến nổi bật lúc ấy: một của ông Hoàng Chí Bảo và một của nhóm ông Khổng Doãn Hợi.
Ông Bảo cho rằng sự sụp đổ nói trên chủ yếu có nguyên nhân từ việc nhân dân không ủng hộ Đảng Cộng sản Liên Xô nữa.

Ông Hợi khẳng định ngược lại và cho rằng nguyên nhân của sự sụp đổ là do chính lãnh đạo dao động, nói chữ là “tự diễn biến”, không còn tin ở đường lối đã được Đại hội đảng đề ra.

Suy nghĩ của ông Hợi đã thắng, được Đảng chấp nhận. Ông Hoàng Chí Bảo đành bó miệng nói theo để được tiếp tục có ghế và bổng lộc cao trong Hội Đồng Lý Luận Trung Ương hiện nay.

Năm 1990, Nạn nhân đầu tiên của “tự diễn biến” là một người có lúc được cơ cấu làm Tổng Bí Thư : ông Trần Xuân Bách. Sau khi đọc diễn văn bày tỏ công khai ở Hội nghị Trung ương đổi mới kinh tế phải song song với đổi mới chính trị, ông Trần Xuân Bách lập tức được Ban Nội Chính Trung Ương hộ tống về nhà treo giò, truất hết chức tước cùng bổng lộc, thậm chí mỗi ngày bị cắt luôn hai lít sữa dành cho Trung ương lúc đó, ông Bách chết trong sự đơn độc, thầm lặng.

Nhiều trí thức lúc đó nghĩ rằng ông Trần Xuân Bách đã hành động quá sớm khi chưa tạo được một hậu thuẫn cần có trong nhân dân, trí thức. Những Ủy viên Bộ Chính trị muốn đổi mới trước kia như Trường Chinh, Nguyễn Cơ Thạch từ năm 1986, Võ Văn Kiệt sau này, lần lượt rớt đài vì sợ “vỡ bình”, không quyết tâm vượt lên vì đất nước, đã cho phép Đảng, với một lũ bất tài, ê-kíp sau còn lú hơn ê kíp trước, đưa đất nước đến tan hoang hiện nay. Ít nhất là hai vị muốn đổi mới thật sự, Trường Chinh và Võ Văn Kiệt, đã về nơi cụ Mác với kiểu chết đột tử mà dư luận rất hoài nghi.

Vài năm gần đây, tình hình trong đảng có vẻ xáo động khi TBT Nguyễn Phú Trọng giựt lại chức trưởng ban phòng chống tham nhũng từ tay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, khôi phục lại Ban Nội Chính Trung Ương cho ông Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng ban.

Tuy nhiên, để duy trì được một chế độ độc tài lâu dài, cần phải có những nhân vật lãnh đạo tầm vóc, hét ra lửa, như Hồ Chí Minh, Lê Duẫn…Còn TBT Nguyễn Phú Trọng hiện nay chẳng những thiếu tầm vóc phải có, mà còn “được” các đồng chí và dư luận biết đến với biệt hiệu “Trọng Lú”.

Trong nhiệm kỳ XI, BCHTƯ không còn nghe TBT và đôi khi quyết định ngược lại trong việc bầu bán, có nguồn tin nói rằng lỗi của ông Trọng là đã làm rùm beng lên Nghị Quyết TƯ 4 về chống tham nhũng, nó như lưỡi cưa muốn cưa cành cây mà toàn bộ BCHTƯ đang ngồi trên đó.

Điều người ta sợ là người lú đôi khi còn có những quyết định rất lú, chết người, sẵn súng trong tay có thể bóp cò bất cứ lức nào, mà ngay cả những người thông minh nhất cũng không thể đoán trước được.

Mặc dầu hội nghị Trung ương 10 ngày 05/01/2015 đã quyết định “đổi mới đồng bộ hơn giữa chính trị và kinh tế” nhưng TBT Nguyễn Phú Trọng vẫn răn đe: “Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà nước ta… ” .

Anh nào trong Trung ương, Bộ Chính trị có tư tưởng “diễn biến” như Trần Xuân Bách trước đây hãy coi chừng. Ban Nội Chính Trung Ương, Ban bảo vệ chính trị nội bộ, đã được lập lại rồi đó!
Bão nổi lên rồi, Sài Gòn Quật khởi, Nổi lửa lên em…
(tựa những bài hát nổi tiếng một thời)

Qua hội nghị TƯ 10, kẻ thù của TBT Nguyễn Phú Trọng đã chính thức lộ diện: đó là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đã một lần làm cho ông Trọng ngấn lệ trực tiếp (live) trên đài truyền hình, khi đòi kỷ luật ông Dũng mà không được BCHTƯ nghe theo.

Biết được tâm ý của TBT Trọng là theo Trung Cộng (TC), ông Dũng không từ bỏ cơ hội nào để xoáy sâu lưỡi đao vào tử huyệt này trước dư luận đảng viên và quần chúng:
- Không thể đánh đổi chủ quyền quốc gia lấy tình hữu nghị viễn vông;
- Không có chuyện nhà anh cũng là nhà tôi.
- Đầu năm 2015 ra lịnh chuẩn bị bảo vệ đất nước từ Trung ương đến làng xã địa phương;
- Đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào chương trình giáo dục;
- Cho Bộ trưởng Đinh La Thăng phê bình công khai nhà thầu TC vô trách nhiệm gây ra tai nạn chết người tại công trường xây dựng ở Hà Nội (chửi con mắng cha!)…
Biết TBT Nguyễn Phú Trọng bảo thủ giáo điều, ông Dũng “Đốt lò” với những tuyên bố:
- Người dân được làm tất cả những gì luật pháp không cấm;
- Công khai đề nghị phải có luật biểu tình;
- Không thể cấm thông tin trên mạng xã hội;
- Tôn trọng quyền được biết của dân;
- Phải thay đổi thể chế; …

- Ông lại còn cho đàn em là Bộ trưởng Kế hoạch/Đầu tư Bùi Quang Vinh đi rao cho những đảng viên, cán bộ và quần chúng: Kinh tế thị trường là tinh hoa nhân loại; Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm;…

Cần nói ở đây là bất chấp văn kiện Đại hội XI khẳng định phải có “Định hướng Xã hội chủ nghĩả”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã rõ ràng dẫm lên “19 điều cấm đảng viên không được làm”. Ông Vinh và bệ đỡ của ông là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bớt sợ “vỡ bình” để phải thất thủ như các ông Trường Chinh, Nguyễn Cơ Thạch, Trần Xuân Bách, Võ Văn Kiệt trước kia.

Từ đầu năm 2015, cuộc chiến đến hồi ngoạn mục: Hai bên đều có đầy đủ hồ sơ tham nhũng do các trưởng ban phòng chống tham nhũng của chính phủ, rồi của Đảng, cung cấp; đã có trang “Chân Dung Quyền Lực” bươi ra mọi chuyện; đã có những bức thư nặc danh chống nhau, tố nhau là theo Tàu, đòi xin nhau tí huyết, gửi đến các trang mạng xã hội lề…không theo đảng.

Ai tin, Tin ai?

Có một điều nực cười là nhân dịp đi thăm chính thức Cộng Hòa Pháp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong cuộc họp báo tại phòng khách phủ Thủ tướng Pháp, cứ nhìn dớn dác cái cửa sổ đằng sau lưng mà chưa chịu mở lời. Phải năm phút sau, Thủ tướng Pháp mới hiểu ra và kéo tấm màn che cửa sổ sau lưng ông Dũng lại, từ đó ông Dũng mới “được lời như cởi … kéo tấm màn”, để phát biểu mà không còn ớn ớn, dớn da dớn dác sau lưng. Video cảnh này vẫn còn nằm trên Youtube và đài truyền hình Pháp.

Qua đến Pháp mà Thủ tướng vẫn còn sợ phát súng đến từ sau lưng. Ở Việt Nam Thủ tướng sợ là phải, ở trong chăn mới biết chăn có rận, biết người biết ta trăm trận trăm thắng!

Nhiều người nói rằng, ông Thủ tướng nói mà không làm: Ông phán chính quyền Tiên Lãng – Hải Phòng phạm pháp trong việc cưỡng chế gia đình ông Đoàn Văn Vươn, nhưng vẫn để cho ông Vươn lãnh 5 năm cấm cố, đến nay vẫn chưa ra…Ông nói không thể cấm thông tin trên mạng nhưng vẫn bỏ tù Ba Sàm, Bọ Lập, Người Lót Gạch…Cho công an phối hợp côn đồ hành hung thường trực những người viết blog…

Ai tin ông?

Có một điều rất rõ là tình trạng an ninh nội chính hiện nay loạn cào cào. Quân đội theo ai, công an theo ai, Bộ trưởng theo ai, Thứ trưởng theo ai, tướng này theo ai, tướng kia theo ai…mà bắt người này người nọ trong bối cảnh Việt Nam cần hội nhập, đang thương lượng vào TPP là nhằm mục đích gì? Đang cần thế giới hậu thuẫn trong tranh chấp hải đảo mà vi phạm nhân quyền liên tục, lại đánh trống thổi kèn không giấu diếm là có mục đích gì?

Và một tin nguy hiểm nhất là tin ông Nguyễn Bá Thanh có thể bị đối phương đầu độc như trường hợp Chủ tịch Palestine Arafat bị đầu độc bằng phóng xạ mà từ từ chết.

Trong bối cảnh đó cũng có nguồn tin ông Thủ tướng đang đi những bước rất thận trọng, phải “lăng ba vi bộ” như Đoàn Dự để tránh rơi vào miệng hùm beo.

Đã có bài viết tung lên mạng nói rằng cả ông Trường Chinh, Nguyễn Cơ Thạch, Trần Xuân Bách, Võ Văn Kiệt thất thủ vì bộ tham mưu dại. Có ý nói rằng bộ sậu Thủ Tướng hiện nay không dại gì lộ diện đầu trọc. Điều này cũng có lý, vì đấu tranh chính trị hoàn toàn khác với đấu tranh tư tưởng.


Những người chỉ dựa trên tư tưởng mà vứt bỏ mọi chuyện là không hiểu gì về đấu tranh chính trị. Một trong trường hợp đó là các tập đoàn chống cộng cực đoan chỉ biết trắng hoặc đen, cờ vàng hoặc cờ đỏ, kêu gọi diệt cộng, diệt hết, nhưng sau 40 năm Saigòn thất thủ, những người này cùng lắm chỉ trùm được lên cổ ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải cái khăn choàng ba sọc (chứ không dám dùng lá cờ vàng chính chủ) mà ông Điếu Cày tế nhị không gỡ ngay ra, nhưng đã khéo léo cho biết đó không phải là lá cờ của ông.

Những người này đã mòn gót, mòn đời ở các nước dân chủ tự do mà còn hành sử độc đoán như thế thì rủi mai kia họ nắm quyền thì cũng nguy hiểm cho dân tộc không thua gì cộng sản.
Tuy nhiên, nếu ông Thủ tướng muốn người ta tin thì phải làm gì đi chứ, lòng tin đòi hỏi phải có thời gian, mà chỉ còn hơn năm nữa thôi là đến hẹn lại lên, Đại hội XII lại đến, không thể bắt dân tộc và đất nước thiệt thòi thêm 5 năm nữa.


Trở lại vấn đề của chúng ta


Phải nói rằng một số điểm mốc như Kiến Nghị 72, Thư ngỏ đòi Đảng cho biết có kiện TC hay không của hai đảng viên, Thư ngỏ gửi Ban Chấp Hành Trung Ương, toàn thể đảng viên và nhân dân, Kiến nghị của 20 cựu tướng lãnh, cán bộ quân đội vừa qua đã tạo nên được một làn gió mới. Mọi người hy vọng áp lực của đảng viên còn quan tâm tới đất nước sẽ còn lên cao, lên cao nữa.

Hiện nay chỉ có hai yếu tố có thể đổi đời:


Một là một số lãnh đạo Đảng trở cờ, làm đảng trong sạch, trở về với dân tộc để đưa đất nước tiến lên. Trong bối cảnh còn độc tài, độc đảng hiện nay con đường này có lẽ là tối ưu(!?). Người ta hay nói lập đảng này, đảng nọ để đấu tranh nhưng tất cả đều, tôi không biết dùng từ gì nên cứ tạm gọi là hữu danh vô thực, vì không thể nhảy vào sân chơi độc tài bằng cách đưa đầu ra cho nó đập, tức là áp dụng luật chơi dân chủ đa đảng như ở các nước dân chủ. Các đảng thành lập ở trong nước như Đảng dân chủ 21 của cụ Hoàng Minh Chính rồi cũng vượt biên ra hải ngoại, các đảng thành lập ở hải ngoại để “đưa lửa” vào trong nước thì hiện nay nếu không tan thì cũng còn trong tình trạng “Đốt lò”.


40 năm Saigòn thất thủ, 40 năm đảng cộng sản toàn trị trên cả nước rồi chứ có ít ỏi gì nữa.
Yếu tố thứ hai là toàn dân nổi dậy dẹp đảng cộng sản để cứu đất nước. Điều này có thể xảy ra. Có ai đoán trước được Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, có ai đoán trước được các dân tộc Trung Đông nổi lên tiêu diệt các tay độc tài?
Hiện chỉ thấy khả năng trong đảng trở cờ là có khói bay lên.

Trong trường hợp này nếu đảng viên và quần chúng không làm áp lực mạnh thêm lên để tạo thế thì khó còn hy vọng nào nữa. Nếu không có những hành động mạnh hơn, cao hơn để quần chúng và đảng viên đi theo thì e rằng đến cuối năm nay quần chúng và ngay cả đảng viên tiến bộ cũng sẽ thất vọng.

Và nếu ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thật lòng muốn thay đổi đảng của ông để trở về với dân tộc thì những đảng viên cùng trí thức tiến bộ sau khi kêu gọi mọi người ký tên trong các kiến nghị rồi dừng ở đó thì lịch sử rồi cũng chỉ nằm trong tay một cá nhân, vuột hẳn khỏi tầm tay quần chúng.

Nếu thế tương lai đất nước chỉ còn là việc trông trời trông đất trông mưa…

Nguyễn Trung Chính
thienthanh
Posts: 3391
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Liệu có bàn tay của Trung Nam Hải trong cái chết của Cục trưởng Đường Sắt Nguyễn Hữu Thắng?

Vũ Đông Hà

Image
(Danlambao) - Dựa vào những thông tin “chính thống” của lề đảng, chúng ta có thể đặt ra nghi vấn là Cục trưởng Đường Sắt Nguyễn Hữu Thắng đã bị giết chết chứ không thể thắt cổ tự tử với sợi dây nhựa lõi đồng được tìm thấy ở đâu đó trong văn phòng của ông. Từ nghi vấn này dẫn đến nghi vấn khác: ai là thủ phạm giết chết Nguyễn Hữu Thắng? Phân tích những gì đã xảy ra thì xác suất cao nhất của bàn tay hạ thủ thuộc về những người... “bạn”của Phùng Quang Thanh ở phương Bắc: Trung Nam Hải.

Khởi đi từ dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông


Ngày 10/10/2011 dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được khởi công xây dựng. Khởi thủy, dự án này có số vốn đầu tư là 552,86 triệu USD trong đó vốn ODA từ Trung cộng 419 triệu USD, vốn tín dụng 169 triệu USD và vốn đối ứng của Việt Nam là 133,86 triệu USD, dự kiến thi công từ tháng 8/2008 và hoàn tất vào tháng 11/2013.

Với số vốn ODQ vay mượn từ Bắc Kinh chiếm gần trọn tổng chi phí dự án, đương nhiên việc thầu công trình rơi vào tay những kẻ "lạ" ở phương Bắc. Tổng thầu là Công ty hữu hạn Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung cộng. Trước khi trúng thầu tại Việt Nam, cục... lục này chưa từng xây dựng tuyến đường sắt đô thị nào theo hình thức tổng thầu EPC (1).

Trong khi dự án bị đình trễ đến 2 năm, thì Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung cộng lại gửi văn bản đề nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư cho con đường sắt đi trên... trời này lên tới con số khủng là 891 triệu - tăng đến 339 triệu USD, tức là tăng gần tới 2/3 so với tổng số vốn đầu tư ban đầu. Vì số vốn ODQ từ Tàu cộng quá lớn (419 triệu USD) chiếm 3/4 tổng số vốn đầu tư, Bộ GTVT phải ngậm bồ hòn ký kiến nghị xin Chính phủ cho phép điều chỉnh dự án theo mức đội khủng của nhà thầu Cục 6.

Tất cả sự việc xảy ra dưới sự lãnh đạo của Cục trưởng Đường Sắt Nguyễn Hữu Thắng.

Trả lời báo chí về đội giá hơn 300 triệu USD của Cục 6 Tàu, Cục Thắng nói: “Mình đã làm hết mức rồi, nhìn các dự án như tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội hai lần khởi công đến giờ phút này đã làm được gì đâu. Chúng tôi làm được nhiều cũng không ai khen ngợi hết, điều chỉnh một tý đã rùm beng cả lên”. (2) Kết quả của việc đội giá lẫn đến phát biểu này đã dẫn đến quyết định số 1552/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Đinh La Thăng tạm đình chỉ chức vụ đối với Nguyễn Hữu Thắng vào tháng 3/2014.

Việc không hoàn tất công trình theo dự kiến, cộng với trò đội giá công trình 339 triệu USD chưa kịp làm nguội nồi súp de dư luận, thì vào ngày 6/11/2014 tại khu vực thi công xây dựng nhà ga Thanh Xuân III, 3 thanh thép rơi xuống đường làm 1 người chết, 2 người bị thương. Hơn 1 tháng sau, vào ngày 28 tháng 12, giàn giáo tại khu vực thi công nhà ga bến xe bị sập.


Trước những sự việc liên tục xảy ra, đi cùng với những phê phán gay gắt của dư luận đối với Bộ GTVT, ngày 4 tháng 1, 2015 BT Đinh La Thăng triệu tập ban giám đốc Cục 6 đến họp và chửi như tát nước vào mặt tên Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung cộng.

Trong buổi họp này ông Đinh La Thăng đã lớn tiếng yêu cầu Tập đoàn Cục 6 phải thay thế ngay Tổng chỉ huy công trường, đồng thời cử người khác có trách nhiệm, lương tâm và trình độ sang chỉ huy. Ông Thăng cũng đã đe dọa rằng “Nếu Tập đoàn Cục 6 không chấp nhận, tôi sẽ báo cáo Chính phủ chấm dứt hợp đồng với Tập đoàn Cục 6 và kiến nghị thay Tổng thầu khác. Đây là cơ hội cuối cùng để Tập đoàn Cục 6 khắc phục và sửa sai.” (3)

Sau buổi họp này, Thời Báo Hoàn Cầu của Tàu cộng đã đăng bài viết “Quan chức cấp cao của Việt Nam mắng chửi nhà thầu Trung Quốc, nhân viên người Trung Quốc không thể lên tiếng” (4) tường thuật lại cuộc họp ngày 4.1.2015 và nói rằng ông Đinh La Thăng đã “chửi té tát” vào mặt nhà thầu của họ.

Sau “sự cố chửi té tát vào mặt nhà thầu Tàu cộng”, ngày 06/01/2015, tại buổi làm việc với Tổng Giám đốc Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Tàu cộng là Mã Giang Kiềm, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường buộc Tổng thầu Tập đoàn Cục 6 phải thay giám đốc điều hành, thay nhà thầu phụ có năng lực hơn và ký hợp đồng với Tư vấn giám sát (TVGS) phụ của Việt Nam để giám sát hạng mục xây lắp...

Trước yêu cầu này Mã Giang Kiềm đã phải xuống nước... vâng lệnh: “Căn cứ chỉ đạo của Bộ trưởng Đinh La Thăng, chúng tôi đã thay giám đốc dự án, đã cử giám đốc có năng lực, trình độ, kinh nghiệm sang Việt Nam làm tổng chỉ huy”. (5)

Ngày 15.01.2015 Bộ Giao thông Vận tải đã đồng ý cho các nhà thầu thi công trở lại dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông nhưng thử thách một tháng với yêu cầu đáp ứng đủ bốn điều kiện: (1) Bảo đảm an toàn giao thông; (2) Đủ máy móc, thiết bị; (3) Bảo đảm tiến độ và (4) Có năng lực tài chính. Hạn chót để Cục 6 hoàn tất những thử thách này và báo cáo Bộ GTVT về tình hình thực hiện và kết quả là ngày 25.1.2015. (6)

Một tuần sau khi Đinh La Thăng ra tối hậu thư và 3 ngày trước thời điểm của hạn chót thử thách, tại trụ sở Cục Đường sắt Việt Nam, số 80 Trần Hưng Đạo, Hà Nội vào tối 22.1.2015, theo thông tin báo chí trích lại những tuyên bố của cán bộ công an và y tế: Một nhân viên vệ sinh phát hiện Cục trưởng Cục Đường sắt chết ở “tư thế treo cổ”. Một sợi dây lõi đồng bọc nhựa được tìm thấy trong văn phòng. Trên cổ nạn nhân có vết hằn sây sát do dây để lại.

Liệu lõi đồng bọc nhựa tìm thấy được tại văn phòng đã được cố tình để lại tại tổng hành dinh Cục Đường sắt là một sản phẩm Made in Trung Nam Hải? Liệu những vết hằn trên cổ của đàn em Nguyễn Hữu Thắng là một thông điệp trả đủa từ Bắc Kinh gửi đến đàn anh Đinh La Thăng sau những cú “chửi té tát” vào mặt chủ thầu phương bắc? Liệu cái chết của Nguyễn Hữu Thắng là câu trả lời trước thời hạn cho 4 thử thách của Bộ GTVT để dự án đội giá hơn 300 triệu USD vẫn phải được tiếp tục bởi Cục 6?

Đinh La Thăng đã từng nói với Tổng thầu Cục 6: “Chúng tôi không chấp nhận bất cứ trường hợp sự cố hay tai nạn nào xảy ra nữa. Tính mạng và sự an toàn người dân là lớn nhất, là quan trọng nhất”. (7)

Ngày 26.1.2015, gia đình ông Nguyễn Hữu Thắng cùng với Ban tổ chức lễ tang do Bộ trưởng Đinh La Thăng làm trưởng ban đã tổ chức lễ truy điệu và đưa tang ông Thắng về điện táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ, Hà Nội. Trong lúc đưa đồng chí Thắng về gặp bác Hồ lẫn bác Mao, liệu đồng chí Thăng có nhớ đến lời đã từng nói như trên? Không chấp nhận bất cứ trường hợp sự cố hay tai nạn nào xảy ra nữa sau cái chết của một người dân vì thầu Bắc Kinh vào ngày 28/12/2014? Vậy thì ông có chấp nhận cái chết của đồng chí, đồng nghiệp của ông ngay tại trụ sở Cục Đường sắt Việt Nam? Hay rồi ông cũng sẽ cho nó đi vào quên lãng theo kiểu... tình hình biển Đông không có gì mới?

Nguyễn Hữu Thắng không chết vì tự tử. Kẻ nào có động cơ cao hơn Trung Nam Hải trong vụ hạ sát một Thứ trưởng của Bộ GTVT Việt Nam sau những gì đã xảy ra?

Vũ Đông Hà
danlambaovn.blogspot.com
dailien
Posts: 2476
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

NGUYỄN TẤN DŨNG - NHÂN VẬT NĂM 2015???

Nguyễn Quang Duy
Năm 2015 là năm sửa sọan cho Đại Hội 12 nên hứa hẹn nhiều tranh chấp về cả nhân sự lẫn đường lối của đảng Cộng sản, ông Nguyễn Tấn Dũng lại đang được dư luận nhắc tới như một Tổng Bí Thư đảng Cộng sản hay một Tổng Thống tương lai cho Việt Nam, nên một số vấn đề cần đưa ra nhằm nhận định và ước đóan tình hình của năm nay.

Thay đổi từ bên trong và bên trên

Thời gian qua đảng Cộng sản đã có một vài thay đổi lớn: nhiều vấn đề đã được mang ra Trung Ương Đảng bàn thảo để đi đến quyết định chung.

Như, Hội Nghị 10 lần này, theo nhiều nguồn tin thì ông Dũng đã dẫn đầu số phiếu tín nhiệm cao với trên 77 phần trăm phiếu. Đây là lần đầu tiên đảng Cộng sản để các Ủy viên Trung Ương Đảng đánh giá mức độ tín nhiệm các thành viên Bộ Chính trị.

Hay tại Hội Nghị 6, 10-2012, các Ủy viên Trung Ương Đảng đã từ chối lời đề nghị của Bộ Chính trị về “một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị”.

Người bị đề nghị kỷ luật được nêu danh “đồng chí X”, nhưng qua đồn đóan chính là ông Nguyễn Tấn Dũng. Lý do ông Dũng bị đề nghị kỷ luật và các ý kiến trong Hội Nghị 6 vẫn là chuyện nội bộ của Trung Ương.

Hai dẫn chứng bên trên cho thấy những thay đổi từ bên trong và bên trên của đảng Cộng sản đã có lợi cho ông Dũng, nó giúp ông củng cố uy lực và quyền hành.

Thêm vào đó nhiều vấn đề từ lý thuyết đến chính sách cũng đã được công khai đưa ra thăm dò bàn luận. Thắng lợi ông Dũng chính là thắng lợi chung của phe cánh muốn thay đổi, nhất là thay đổi quan hệ giữa đảng và nhà nước Cộng sản.

Lấy thí dụ muốn gia nhập Hiệp Ước Đối tác kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) cánh nhà nước phải điều hành trong khuôn khổ quốc tế dựa trên các điều khỏan thỏa thuận với các quốc gia liên hệ, trong khi cánh bảo thủ thì vẫn cố bám vào các tín điều không còn giá trị.

Hay phía nhà nước muốn đánh giá đúng các họat động thì cần minh bạch việc thu chi tài chánh và trong tình trạng bội chi, tiếp tục thất thu phía nhà nước cần cắt giảm ngân sách. Ảnh hưởng nặng trong việc cắt giảm này là các sinh họat không cần thiết của đảng Cộng sản và của Mặt Trận Tổ Quốc, và họat động không mang lại lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà nước.

Bế mạc Hội Nghị 12 ông Nguyễn Phú Trọng cho biết không thể để tư nhân sở hữu báo chí và báo chí nhà nước không được chạy theo lợi nhuận. Nhưng ngay sau đó ông Dũng lại tuyên bố thông tin là nhu cầu thiết yếu không thể ngăn cấm và để cạnh tranh thì thông tin của nhà nước cũng cần kịp thời và chính xác.

Tuyên bố của ông Dũng cho thấy sẽ có nhiều thay đổi về nội dung và phương cách đưa tin của truyền thông “chính thống”. Ngân sách các Tổ Chức trong Mặt Trận Tổ Quốc bị cắt giảm sẽ ảnh hưởng việc trợ cấp cho những tờ báo thiếu khả năng cạnh tranh thông tin.

Trong vai trò Thủ Tướng ông Dũng sẽ đẩy mạnh cải cách truyền thông và trong chính trị người nắm được truyền thông là người nắm được quyền lực.

Nói đến truyền thông cũng cần nhắc đến diễn đàn Chân Dung Quyền Lực đang đưa nhiều thông tin về giới lãnh đạo cộng sản. Diễn đàn này nhanh chóng thu hút người đọc và lan tỏa ảnh hưởng từ không gian ảo ra dư luận dân gian.

Vì nhiều thông tin được cho là từ nội bộ, cách đưa tin khá kịp thời và chính xác, lại có lợi cho Nguyễn Tấn Dũng nên nhiều ngừơi tin rằng ông Dũng chính là chủ nhân của diễn đàn.

Cũng có người tin rằng từ phe cánh của Nguyễn Bá Thanh, Tổng Cục 2, gián điệp Trung Quốc, hay do chính Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ (CIA) dựng lên.

Các nỗ lực thay đổi từ bên trong của ông Dũng thích hợp với chiến lựơc xoay trục của Hoa Kỳ do đó đã được chính giới Hoa Kỳ công khai ủng hộ. Con gái của ông Dũng lại vừa trở thành công dân Hoa Kỳ. Nên nếu diễn đàn do CIA hỗ trợ thì cũng không có gì phải ngạc nhiên.

Thay đổi về bang giao quốc tế

Tại Hoa Kỳ, đảng Cộng Hòa đã nắm cả Thượng viện lẫn Hạ viện, đảng này tích cực ủng hộ TPP và nếu được gia nhập Việt Nam sẽ là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất. Nhưng để được gia nhập TPP Việt Nam cần cải thiện nhân quyền, tôn trọng các quyền tự do tín ngưỡng, lập hội, ngôn luận, thực thi quyền thành lập nghiệp đòan độc lập, cải thiện hệ thống tư pháp, minh bạch thông tin và nhất là cải cách để thật sự có thị trường thương mại tự do.

Đảng Cộng hòa ủng hộ việc tăng cường quân sự và thắt chặt bang giao với Á châu và đưa ra chính sách cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Đường lối đó sẽ giúp giảm thiểu tham vọng bá quyền bành trướng của nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh.

Việt Nam là nước nhỏ, đang bị Trung Quốc đe dọa, ông Dũng đã có những tuyên bố khá mạnh như:

“Trong quá trình hợp tác, những mâu thuẫn về lợi ích buộc mỗi quốc gia phải đấu tranh để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, ... không thể có kiểu nhà tôi là nhà anh, của tôi là của anh được”, hay

"Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viễn vông, lệ thuộc nào đó".

Lẽ đương nhiên Trung Quốc không thể làm ngơ trước những cố gắng thay đổi của Việt Nam, nhất là đang cố gắng để xích gần hơn với Hoa Kỳ quốc gia đối thủ của Trung Quốc. Vì thế tờ Hoàn Cầu Thời báo cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc vừa nêu đích danh Nguyễn Tấn Dũng là “đại diện cho phe thân Mỹ”.

Điều lạ là trên blog Nguyentandung.org lại trích dẫn nguyên văn Hoàn Cầu Thời báo như sau:

“Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nếu trở thành Tổng bí thư khóa tới có thể sẽ làm thay đổi đáng kể chiến lược quốc gia và chính sách đối ngoại của Việt Nam, chào đón sự tham gia sâu hơn của Mỹ vào Việt Nam. Washington đã nhận ra ‘tiềm năng’ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đại hội 12 có thể là cơ hội duy nhất cho ông lên nắm quyền lực tối cao, Mỹ có ý định ca ngợi kết quả của các cuộc đàm phán TPP là một trong những thành tựu lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”.

Bản tin đã được nhiều tờ báo trong nước đăng tải, ngầm chuyển tải một thông điệp Bắc Kinh không muốn ông Dũng làm Tổng Bí Thư vì ông là “đại diện cho phe thân Mỹ”. Ông Dũng đã biết khai thác yếu tố “Trung Quốc” để củng cố quyền hành, còn ông có thực sự “thân Mỹ thóat Trung” là một câu hỏi chưa có câu trả lời.

Một số người đi xa hơn cho rằng ông Dũng có thể trở thành Tổng Thống hay sẽ tóm thu cả hai chức Tổng Bí Thư Đảng và Chủ tịch Nhà nước. Thực tế cho thấy muốn giành được chức Tổng Bí Thư không phải là dễ. Ông Dũng phải thỏa hiệp và phân chia quyền lực với những người khác trong Bộ Chính Trị.

Đối với người dân và các đảng viên bình thường

Ở các quốc gia dân chủ nếu một người lãnh đạo đưa quốc gia vào vòng khủng hỏang người dân sẽ sử dụng lá phiếu để chọn người khác thay thế.

Trong khi đó ở Việt Nam, mọi quyết định đều xuất phát từ Bộ Chính Trị bởi thế trong vụ Vinashin ông Dũng mới tuyên bố "Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai."

Chính vì thế khi đất nước lâm vào tình trạng khủng hỏang tòan diện cũng không có người đứng ra nhận trách nhiệm và không có cơ chế để chế tài người được đảng Cộng sản giao công việc.

Công bình nhận xét ông Dũng là khuôn mặt sáng giá nhất trong Bộ Chính trị, thậm chí ông Dũng hơn cả Thủ tướng tiền nhiệm Phan Văn Khải. Như khi gặp Tổng thống Bush, ông Khải phải cầm giấy đọc mà lại đọc không được suôn sẻ.

Những phát biểu khá dứt khóat về chủ quyền biển đảo và thay đổi thế chế của ông cũng được đa số dân chúng ủng hộ (so với những người khác trong Bộ Chính Trị).


Đối với Phong Trào dân chủ


Vào ngày 15-10-2014 tại viện Körber ở Berlin Đức, ông Nguyễn Tấn Dũng đã cho biết "Chúng tôi tin rằng nhân quyền, tự do, dân chủ là xu hướng không thể đảo ngược và là đòi hỏi khách quan của xã hội loài người. VN không phải ngoại lệ, không đứng ngoài xu thế này”.

Ông Dũng nói thế, nhưng điều nghịch lý là trong 9 năm ông Dũng cầm quyền Phong Trào dân chủ đã bị ông thẳng tay đàn áp. Ngay cả những blogger đơn độc như Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Nguyễn Hữu Vinh, Hồng Lê Thọ, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Ngọc Già… cũng bị bắt và bị kết án.

Mà nhân quyền lại là điều kiện để Việt Nam gia nhập TPP, nên nếu Hoa Kỳ quyết định bất lợi cho Việt Nam là điều có thể đóan trước.

Và để sửa sọan cho Đại Hội 12, tình trạng bắt bớ vi phạm nhân quyền trong những ngày sắp tới có thể sẽ tăng thêm.


Tạm Kết


Năm 2015 sẽ có nhiều biến động chính trị. Nếu ông Dũng tiếp tục nắm quyền hành thì không chắc cơ chế sẽ thay đổi. Nếu cơ chế vẫn chưa thay đổi thì tình trạng vẫn như cũ không có gì thay đổi.

Nhận định đúng tình hình và ước đóan đúng tương lai sẽ giúp mỗi người trong chúng ta quyết định đúng hành động của mình.

Tương lai Việt Nam không phải của riêng ông Dũng, hay của đảng Cộng sản mà là của tất cả chúng ta.

Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
28-1-2015
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests