Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Một huyện có gần 160 hồ sơ cán bộ ‘có vấn đề’
Wednesday, October 29, 2014 1:44:38 PM


THANH HÓA (NV) - Việc mượn, mua, làm giả văn bằng tốt nghiệp đủ loại của giới lãnh đạo CSVN là “chuyện nhỏ.”
Thế nhưng, chỉ trong một huyện mà có đến hơn trăm người áp dụng thì thật là có một không hai.

Image
Bằng tốt nghiệm trung học “đi mượn” của ông Hoàng Văn Đồng. (Hình: Dân Trí)
Theo Dân Trí, trong quá trình kiểm tra, rà soát về hồ sơ cán bộ, phòng nội vụ huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện 158 bộ hồ sơ cán bộ có sai lệch, cần phải xem xét lại.

Trong đợt rà soát hồ sơ của 694 cán bộ, công chức cấp xã vừa qua tại huyện Hậu Lộc, những lỗi được phát hiện như: Ngày tháng năm sinh trong bằng cấp không khớp với hồ sơ bảo hiểm, ngày tháng bị tẩy xóa...

Dư luận đã từng phản ánh về trường hợp của ông Hoàng Văn Đồng, chủ tịch xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, mượn bằng tốt nghiệp trung học của anh vợ để thăng quan. Hành vi của ông Đồng đã bị “lật tẩy” và huyện Hậu Lộc đã ra quyết định cách chức ông này sau khi xác nhận sự việc.

Chưa hết, ông Trần Thanh San, bí thư đảng ủy xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc cũng bị dư luận phản ánh chưa có bằng trung học phổ thông. Bản thân ông San cũng thừa nhận không có. Thế nhưng năm 1986, ông San đi học trường Trung Cấp Pháp Lý Thanh Hóa, sau đó về đảm nhiệm các chức vụ tại xã này.

Theo lời giải thích của ông này, thì bằng trung cấp pháp lý được xác định tương đương như bằng trung học phổ thông nên không phải đi học nữa. Hiện huyện Hậu Lộc đang điều tra làm rõ sự việc theo phản ánh. Đặc biệt, dư luận đang rất hoài nghi về hồ sơ của ông Nguyễn Văn Luật, huyện ủy viên, chánh thanh tra huyện Hậu Lộc.

Qua tìm hiểu được biết, năm 2001, ông Luật tốt nghiệp trung cấp hành chính tại chức, trường chính trị tỉnh Thanh Hóa. Song đến năm 2002, ông Luật mới làm đơn đi xin học cấp 3 bổ túc văn hóa và mới vừa có bằng.

Trao đổi với Dân Trí, ông Nguyễn Trọng Dưỡng, trưởng phòng nội vụ huyện Hậu Lộc khẳng định, 158 hồ sơ nêu trên có sai lệch cần phải xem xét lại. Huyện sẽ tổ chức họp để những cán bộ có hồ sơ “có vấn đề” giải trình cụ thể. Tuy vậy, ông Nguyễn Văn Ấp, bí thư huyện Hậu Lộc cho biết, huyện đang kiểm tra lại những thông tin trên, chưa có kết luận. (Tr.N)
tiendung
Posts: 874
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Post by tiendung »

Việt Nam làm đảo nhân tạo lớn bằng 11 sân banh ở Trường Sa
Thursday, October 30, 2014 5:38:47 PM


ĐÀI BẮC (NV) .- Không ảnh do vệ tinh của Đài Loan chụp được cho thấy Việt Nam đang hút cát đá làm đảo nhân tạo
còn dữ dội hơn cả Trung Quốc, theo bản tin của báo Christian Science Monitor.

Image
Bãi đá ngầm Gạc Ma (Trung Quốc cướp của Việt Nam năm 1988) đang hiện thành đảo nhân tạo. (Hình: PhilStar)

Bản tin của báo này ngày 23/10/2014 được báo Đài Loan Want China Times rút ngắn lại, thuật lời ông Wang Cheng-gi một viên chức của Sở Điền Địa thuộc Bộ Nội Vụ Đài Loan, nói với nhà báo như thế trong sự sốt ruột về các diễn biến tranh chấp biển đảo trên Biển Đông.

“Các không ảnh vệ tinh sẽ giúp cho các bộ ngành của chính phủ (Đài Loan) biết những diễn tiến mới nhất để hiểu nước nào đang làm gì.” Ông Wang Cheng-gi nói. “Chúng tôi có thể thấy nhiều thứ mà chúng tôi chưa từng thấy trước đây”.

Trên máy điện toán của ông có lưu trữ một số không ảnh có phẩm chất cao. Năm nhân viên thuộc sở của ông có bổn phận theo dõi dự án này.

Theo tờ báo trên kể lại, ông Wang Cheng-gi ngạc nhiên về các hoạt động của phía Việt Nam hiện cũng đang phát triển các bãi đá ngầm và các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa. Hà Nội cũng lấp đầy các bãi đá ngầm nông cạn và xây nhà tại một số đảo nhỏ, theo các không ảnh của Đài Loan.

“Nó rõ lắm.” Wang Cheng-gi nói như thế và ông ta cho biết một dự án san lấp của Việt Nam rộng bằng 11 sân đá banh. Tuy nhiên, không thấy ông ta hay tờ báo trên chỉ rõ nơi có đảo nhân tạo mà Việt Nam đang làm lớn bằng "11 sân đá banh" nằm ở chỗ nào, tên hiện nay của nó là gì.

“Tất cả mọi người đang nói về hoạt động của Trung Hoa lục địa, nhưng Việt Nam đang có những nỗ lực rất lớn. Năm nay họ làm (đảo nhân tạo) chỗ này nhưng năm tới có thể họ làm ở chỗ kia”. Ông nói.

Từ tháng 5-2014 đến nay, người ta thấy các nguồn thông tin quốc tế chú ý tới các hoạt động của Trung Quốc hút cát đá lòng biển, biến 5 tới 6 bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa cướp của Việt Nam hồi năm 1988 thành đảo nhân tạo. Chính phủ Philippines cũng trưng ra một số không ảnh tố cáo Trung Quốc có các hành động không chấp nhận được ở đây.

Ngày 20/10/2014, bên lề một cuộc họp Quốc hội ở Hà nội, tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng CSVN trả lời một câu hỏi của báo chí trong nước, xác nhận rằng cả Việt Nam cũng có “xây dựng” chứ không riêng gì Trung Quốc hay nước nào khác cùng đang có tranh chấp.

“...Còn hiện nay trên biển, nói thật là các bên đều có xây dựng. Đài Loan cũng xây dựng, Philippines cũng tiến hành xây dựng đường băng, Malaysia có xây dựng. Việt Nam cũng có hoạt động xây dựng, đó là tôn tạo, nâng cấp, mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, cho các lực lượng đóng quân trên đảo để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão, đảm bảo điều kiện sinh hoạt trên đảo. Tuy nhiên nguồn lực của ta còn có hạn nên việc xây dựng quy mô chưa lớn như Trung Quốc.”, theo báo Thanh Niên đăng tải lại lời ông Phùng Quang Thanh. (TN)
buikiem
Posts: 504
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

Bắc Kinh 'mắng' Hà Nội chơi trò đu dây
Friday, October 31, 2014 5:07:57 PM

BẮC KINH (NV) .- Cùng một lúc tiếp đại diện của Bắc Kinh để cải thiện bang giao,
Hà Nội lại chìa tay bám lấy Ấn Độ vì “những lợi ích ngắn hạn” như muốn “chọc tức” Trung Quốc.

Image
Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng CSVN Phạm Bình Minh (phải) bắt tay Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì ở Hà Nội
hôm 27/10/2014 trước ống kính với nụ cười gượng. (Hình: AP Photo/Tran Van Minh)



Tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan tuyên truyền chính thức của Đảng Cộng Sản đả kích đảng và nhà nước CSVN như thế trong một bài bình luận hôm Thứ Sáu 31/10/2014.

Khi Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc đặc trách đối ngoại Dương Khiết Trì và bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh gặp nhau ngày 26/10 vừa qua tại Hà Nội, ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bay sang thủ đô New Delhi của Ấn Độ ký nhiều hiệp ước từ hợp tác khai thác dầu khí Biển Đông đến an ninh quốc phòng. Trong đó, thủ tướng Ấn cam kết giải ngân nhanh khoản tín dụng $100 triệu giúp Việt Nam mua 4 tàu tuần duyên do một công ty Ấn đóng.

Nếu chỉ là các hiệp định thương mại song phương không đụng chạm tới Trung quốc là một chuyện khác. Hiệp định hợp tác khai thác dầu khí trong đó phía Việt Nam trao thêm cho Ấn dò tìm và khai thác một số lô mà hai lô có cái “Lưỡi Bò” vắt chéo qua ở ngoài khơi miền Trung Việt Nam.

Việt Nam xác định các vùng biển đó hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Luật Biển (UNCLOS). Tuy vậy, Trung Quốc ngang ngược công bố bản đồ 9 đoạn kéo dài thành hình giống như “Lưỡi Bò” chiếm gần hết Biển Đông nói là biển của mình, bất chấp sự phản đối của các nước khác.

Các tàu tuần duyên nếu được Ấn cung cấp thì cũng là giúp Việt Nam tăng cường khả năng bảo vệ vùng biển đảo của mình hiện vẫn đang có những tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.

Từ khi xảy ra sự căng thẳng giữa hai nước khi Bắc Kinh kéo giàn khoan Hải Dương HD981 tới khoan tìm dầu khí ở phía Nam quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền “không thể tranh cãi”, Việt Nam và Trung Quốc đã có rất nhiều cuộc tiếp xúc cấp cao nhằm kéo lại mối quan hệ bị sứt mẻ trầm trọng.

Bài bình luận của tờ Nhân Dân Nhật Báo nói trên kể lại công lao lặn lội của phái đoàn Dương Khiết Trì đến Hà Nội đồng chủ tọa “Hội nghị lần thứ 7 của Ủy ban hợp tác Hoa Việt” với phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Phạm Bình Minh.

Kết quả của cuộc họp là “Hai nước lập lại rằng họ vẫn duy trì mối quan hệ láng giềng hữu nghị, bằng hữu, và hợp tác cùng có lợi”, tờ Nhân Dân của Bắc Kinh viết. Cả hai đều nhấn mạnh phải thực hiện những điều cam kết của lãnh đạo hai đảng về hợp tác toàn diện từ ngoại giao, quân sự, thực thi pháp luật, văn hóa, tài chính và hạ tầng.

Bên trên đó, tờ Nhân Dân của Bắc Kinh nói “Việt Nam và Trung Quốc đã đạt thỏa thuận cách thế nào để giải quyết tranh chấp”. Và “Họ cũng đồng ý tránh có các hành động có thể làm phức tạp thêm và trầm trọng thêm các tranh chấp” nhờ vậy mà “bảo đảm được mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam cũng như hòa bình và ổn định trên Biển Đông”.

“Trung Quốc và Việt Nam đã ký thỏa hiệp dựa trên các nguyên tắc căn bản hướng dẫn giải quyết các vấn đề trên biển đã có (được hai bên ký kết) từ năm 2011. Thỏa hiệp này được coi như tiến bộ tích cực trong tiến trình đàm phán giữa Trung Quốc và Việt Nam”. Tờ Nhân Dân nói trên viết.

Tuy nhiên báo này viết một cách khó chịu rằng “Chỉ một ngày sau khi ký thỏa thuận (với Trung Quốc ở Hà nội), công ty dầu khí quốc doanh Việt Nam lại ký một thỏa hiệp hợp tác 3 năm với Ấn Độ để dò tìm dầu khí trên Biển Đông, tảng lờ bất cứ sự chống đối của Trung Quốc. Các lô liên quan trong thỏa thuận giữa Việt Nam và Ấn Độ nằm ở khu vực tranh chấp” (với Trung Quốc).

Từ cái nhìn như vậy, tờ Nhân Dân Bắc Kinh đả kích rằng “Cách hành xử như thế chứng tỏ nhà cầm quyền Hà Nội đã hiểu lầm mối quan hệ với Trung Quốc và các tranh chấp Biển Đông”.

“Một mặt, Việt Nam biết rằng Trung Quốc là láng giềng trụ cột và có thể cung cấp (cho họ) những cơ hội vượt trội. Việt Nam sẽ thấy khó mà chịu nổi các hậu quả từ các xung đột xảy ra trong mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam. Cho nên, họ cần phải dựa vào Trung Quốc”.

Tờ Nhân Dân Bắc Kinh đe nẹt như thế và viết tiếp rằng “Mặt khác, Việt Nam lại không muốn từ bỏ các lợi ích ngắn hạn. Việt Nam là nước đầu tiên dò tìm 'trái phép' dầu khí Biển Đông và đã hưởng nhiều lợi tức từ việc khai thác.”

Báo này đả kích là “Việt Nam giỏi các trò dùng các nước khác để chọc tức Trung Quốc”. Từ đó đe dọa rằng “Sử dụng mánh mung là không phải cách đúng để giải quyết tranh chấp trên biển. Việt Nam nên chứng tỏ thành tín trong mối quan hệ với Trung Quốc”. Tờ Nhân Dân kết luận.

Cả Hà Nội và Bắc Kinh đều diễn giải các thỏa hiệp giữa hai bên theo cách suy nghĩ tính toán chủ quan của mình. Cho nên, cái cảnh “ông nói gà, bà nói thóc lép” là điều thường thấy trong các bài bình luận cũng như các lời tuyên bố.

Hà Nội muốn hóa giải phần nào áp lực quá lớn của Bắc Kinh trên Biển Đông bằng cách mở rộng mối quan hệ anh ninh quốc phòng đa phương với Mỹ, với Ấn Độ và Nhật Bản. Bởi vậy, mỗi khi có các tin tức như thế xuất hiện, báo chí Bắc Kinh đều lên tiếng đe nẹt.

Lần này, khi ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang New Delhi cầu cạnh trong khi ông phó thủ tướng ở nhà tiếp Dương Khiết Trì, Bắc Kinh không thể không lộ ra cho mọi người biết họ bực tức cái trò đu dây. (TN)
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Cộng Sản Việt Nam vẫn đàn áp nhân quyền
Friday, October 31, 2014 6:51:07 PM

SÀI GÒN 31-10 (NV) - Thả một số người này, nhưng lại bỏ tù thêm một số người khác.
Đồng thời, những ai đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền thì vẫn bị guồng máy Công an đàn áp dã man.

Image
Một số người đấu tranh vận động dân chủ hóa Việt Nam với các khẩu hiệu đòi trả tự do cho bà Tạ Phong Tần đang ở tù với bản án 10 năm.
(Hình: Dân Làm Báo)


Theo tin được cô Phạm Thanh Nghiên ở Hải Phòng và luật sư Nguyễn Văn Đài ở Hà Nội báo động, Công an CSVN đã hành hung dã man một số cựu tù nhân lương tâm dù Bản công ước Quốc tế Chống Tra Tấn đang chờ Quốc hội của chế độ phê chuẩn trong ít ngày nữa.

Ông Phạm Bá Hải (điều phối viên Hội cựu tù nhân lương tâm VN và cũng là hội viên Hội Nhà báo độc lập VN) và ông Lê Văn Sóc (tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo) bị Công an CSVN hành hung từ Lâm Đồng đến Nghệ An. Hai ông đi thăm một số tù nhân lương tâm mới ra tù.

Theo các lời kể lại, ngày 29 tháng 10, hai ông đi thăm cựu tù Dương Âu ở Đà Lạt. Nhưng nhà ông Âu bị một lực lượng đông đảo Công an bao vây. Hai ông Phạm Bá Hải và Lê Văn Sóc ra về, cách Đà Lạt khoảng 10km thì bị một lực lương đông đảo công an chận lại và đánh đập, chửi bới hung bạo.

“Bọn người này chỉ chịu dừng lại khi có một người đàn ông ăn mặc lịch sự xuất hiện và ra lệnh ngừng đánh(?)” Cô Phạm Thanh Nghiên thuật lại trên facebook. Hai ông Phạm Bá Hải và Lê Văn Sóc về khách sạn tạm nghỉ và sáng hôm sau lấy máy bay đi thăm một số tù nhân lương tâm Công Giáo ở Nghệ An mới mãn hạn tù.

Tuy nhiên, cô Nghiên thuật lại rằng “Vừa tới sân bay Vinh thì cả hai người lại tiếp tục bị công an Nghệ An vô cớ bắt giữ và đưa về trụ sở An ninh Thành phố. Tại đây, cả hai lại tiếp tục bị tra tấn dã man. Anh Hải cho biết, chiều nay, một tên công an đã thọc hai ngón tay vào lỗ mũi của anh và móc ngược lên trên khiến anh vô cùng đau đớn và thấy ghê tởm trước hành vi tra tấn tưởng chừng không còn được áp dụng trong thời đại văn minh này. Không những thế, một tên khác còn dí đầu thuốc lá đang cháy vào cổ tay của anh khiến anh bị bỏng.”

Cô cho biết trưa ngày 31 tháng 10, ông Phạm Bá Hải và ông Lê Văn Sóc đã về tới Sài Gòn. Được biết, sau khi bị tra tấn xong, anh Hải và anh Sóc đã bị công an Nghệ An "tống" lên tầu hỏa ngồi toa ghế cứng và điểm đến là Đà Nẵng (chứ không phải Sài Gòn).

"Vì sức khỏe của ông Sóc quá yếu và lo ngại sẽ gặp nguy hiểm, nên khi tới Đà Nẵng nên hai người đã quyết định xuống giữa đường khi tầu dừng bánh. Đêm hôm đó, hai anh em phải lang thang, kiếm chỗ ngủ ngoài đường sau đó tìm cách mua vé máy bay từ Huế về lại Sài Gòn.”

Theo lời kể trên Internet, cựu tù lương tâm Chu Mạnh Sơn từ nhà tới phi trường Vinh đón các ông Phạm Bá Hải và Lê Văn Sóc. Tuy nhiên anh đã bị công an địa phương bắt giữ, đánh đập dã man trước khi đuổi về nhà với tờ giấy phạt “vi phạm hành chính” của lệnh quản chế.

Tuần qua, nhà văn Phạm Đình Trọng từ Sài Gòn gửi một bức thư tố cáo nhà cầm quyền CSVN với Liên Hiệp Quốc, chính phủ các nước dân chủ và các tổ chức quốc tế về việc nhà cầm quyền CSVN “ngang nhiên vi phạm pháp luật, tước đoạt quyền tự do đi lại của tôi trong thời gian dài.”

Ông cho biết ông “đã nhiều lần gửi thư kháng nghị và tố cáo lên lãnh đạo nhà nước Việt Nam. Đến nay quyền con người cơ bản là quyền đi lại của tôi vẫn bị tước đoạt”.

Ông Phạm Đình Trọng từng viết một số bài vận động dân chủ, nhân quyền nên thường xuyên bị nhà cầm quyền CSVN cho công an canh giữ, không cho ông ra khỏi nhà như một thứ tù giam lỏng.

Mới đây, Bộ Công an CSVN có “kết luận điều tra” cáo buộc nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh, thường được biết dưới tên Ba Sàm, vi phạm điều 258 Luật Hình Sự CSVN “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” chỉ vì ông phổ biến các bài viết của nhiều người đả kích chế độ độc tài tham nhũng thối nát tại Việt Nam. Việc nhà cầm quyền CSVN bắt giam ông đã bị dư luận quốc tế đả kích mạnh mẽ là xâm phạm quyền tự do thông tin của người dân.

Trong cuộc họp báo ở Hà Nội ngày 26 tháng 10 sau mấy ngày họp với các chức sắc nhà nước CSVN và thăm gặp một số cựu tù chính trị, ông Phụ Tá Ngoại Trưởng Mỹ đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động Tom Malinowski cho rằng “nhân quyền không được cải thiện nếu nhà nước trả tự do cho 12 người này và bắt giam 12 người khác”.

Ông Malinowski kêu gọi chế độ Hà Nội phải cải tổ luật pháp để thực hiện đúng những điều được ghi trong hiến pháp ban hành hồi 2013 về quyền tự do của người dân, và thi hành đúng những điều nhà nước đã cam kết với cộng đồng thế giới. (TN)
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Nhà báo tự do Trương Minh Đức bị công an hành hung
Sunday, November 02, 2014 4:44:38 PM

BÌNH DƯƠNG (NV) - "Lúc 20:30’ tối ngày 2 Tháng Mười Một, nhà báo tự do Trương Minh Đức đã bị một nhóm công an chặn đường
truy sát và đánh đập hết sức tàn nhẫn tại khu vực Ngã 3 Suối Giữa (quốc lộ 13, Bình Dương).”

Image
Nhà báo tự do Trương Minh Đức bị công an hành hung ở Bình Dương. (Hình: Dân Làm Báo)

Một cộng tác viên của Dân Làm Báo thông báo như vậy hôm Chủ Nhật và cho hay, khi hay tin, thân nhân của ông Đức vội đến đưa ông về Sài Gòn điều trị thương tích “trong tình trạng vô cùng đau đớn đến mức không thở được” và toàn thân đầy bùn đất.

Theo nguồn tin này, “ít nhất 8 tên công an cộng sản là thủ phạm đã tham gia vào vụ 'truy sát'. Chúng dùng hung khí là mũ bảo hiểm liên tục đập mạnh vào mặt và đầu nhà báo Trương Minh Đức. Những tên khác tiếp tục đấm đá mạnh vào sườn, khiến ông cảm thấy vô cùng đau đớn và có nguy cơ bị gãy xương sườn.”

Nguồn tin nói toàn bộ tài sản nhà báo Trương Minh Đức mang theo trên người đã bị họ cướp sạch, trong đó có một máy tính xách tay, một máy tính bảng iPad và một khoản tiền trị giá hơn chục triệu đồng.

“Trong số những tên công an tham gia vụ truy sát có một trung tá công an tên Hòa. Tên này đã tham gia vụ bắt giữ trái phép và đánh đập ông Đức trước đó tại nhà riêng ở Bến Cát, Bình Dương,” Dân Làm Báo viết. Hay tin, vợ ông Trương Minh Đức là bà Nguyễn Thị Kim Thanh vội đến hiện trường để đưa chồng đi cấp cứu.

Ông Trương Minh Đức từng bị công an hành hung dã man rất nhiều lần từ khi ông ra khỏi nhà từ ngày 5 Tháng Năm, 2012. Hồi Tháng Chín vừa qua, ông bị công an Hà Nội đánh hội đồng đến phải vào bệnh viện chữa trị. Ngày 8 Tháng Chín, ông cùng một số người đấu tranh dân chủ nhân quyền như Đỗ Thị Minh Hạnh, Trần Thị Nga, Trương Văn Dũng đi trên một chiếc xe taxi đến Bộ Công An chất vấn lý do không cho cô Minh Hạnh xuất cảnh thăm mẹ đang bị bệnh nặng ở Âu Châu.

Khi xe đến khu vực đường Khâm Thiên, quận Đống Đa, hàng chục công an chận taxi lại, lôi ông Trương Minh Đức xuống đường đấm đá, đạp vào mặt vào đầu hết sức tàn bạo. Trận đòn chỉ dừng lại khi có hai người ngoại quốc tới can thiệp và đưa ông vào cấp cứu tại bệnh viện Việt Pháp.

Tường thuật lại vụ này trên Facebook, bà Trần Thị Nga khẳng định trong số những người đánh đập ông Đức lần này, có cả nhân viên an ninh từng truy sát mẹ con bà Nga vào hôm 25 Tháng Năm, khiến bà bị đánh gãy xương chân và tay.

Ông Trương Minh Đức là thành viên của Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam và Hội Nhà báo Độc lập. Ông từng bị chính quyền Việt Nam kết án tù 5 năm vì các bài viết chống tham nhũng.

Nhà báo Trương Minh Đức từng làm việc cho tờ Tiền Phong từ năm 1994-1999, và từng cộng tác với một số báo chính thống của nhà nước tới năm 2005. Ông bị bắt ngày 5 Tháng Năm, 2007 và bị cáo buộc tội "lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước" theo điều 258 Bộ Luật Hình Sự, một cáo giác mà ông nhất mực bác bỏ. (TN)
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Ðà Nẵng sắp xóa sổ hai chợ truyền thống nổi tiếng
Tuesday, November 04, 2014 5:34:10 PM

ÐÀ NẴNG (NV) - Nhà cầm quyền thành phố Ðà Nẵng cho biết, sẽ phá bỏ hai chợ truyền thống nổi tiếng là chợ Hàn và chợ Cồn
để xây trung tâm thương mại, gây xôn xao dư luận.

Theo báo điện tử VTC.news, tại cuộc họp báo quý 3-2014 vào ngày 31 tháng 10 của thành phố Ðà Nẵng,
nhà cầm quyền địa phương cho biết sẽ xã hội hóa chợ Hàn và chợ Cồn thành trung tâm thương mại.

Image
Chợ Cồn Ðà Nẵng sẽ bị xóa để xây dựng trung tâm thương mại hiện đại. (Hình: VTC.news)



Mặc dù ghi nhận nhiều kiến nghị yêu cầu giữ lại hai chợ truyền thống, nổi tiếng của Ðà Nẵng là chợ Cồn và chợ Hàn như một nét văn hóa lâu đời, nhưng thành phố Ðà Nẵng đã quyết định sẽ xây dựng tại đây thành hai trung tâm thương mại.

Ông Huỳnh Ðức Thơ, phó chủ tịch thành phố Ðà Nẵng cho biết: “Ðể Ðà Nẵng phát triển thành trung tâm thương mại, du lịch của cả khu vực thì phải có trung tâm thương mại, mua sắm. Trong khi đó, Ðà Nẵng chưa có chỗ nào mua sắm cho thực sự đàng hoàng ngoài Vĩnh Trung Plaza, nên việc xây dựng hai Trung tâm Thương mại tại chợ Cồn, Hàn là cần thiết.”

Trong quá trình thực hiện dự án, thành phố sẽ lưu ý việc bảo tồn khu vực buôn bán vốn có và phong cách chợ truyền thống. Trung tâm thương mại sẽ phát triển về không gian chiều cao, kinh doanh các mặt hàng khác còn phía tầng dưới vẫn buôn bán kiểu chợ truyền thống. Trung tâm thương mại sẽ phát triển về không gian chiều cao, kinh doanh các mặt hàng khác còn phía tầng dưới vẫn buôn bán kiểu chợ truyền thống.

Cũng theo ông Thơ, đây là chủ trương thực hiện theo nghị quyết của thành phố Ðà Nẵng nên buộc phải chuẩn bị hồ sơ, kêu gọi nhà đầu tư.

Tuy nhiên, hiện tâm lý của nhiều tiểu tương tại hai ngôi chợ này đang rất lo lắng, băn khoăn, bởi không biết việc kinh doanh buôn bán sau khi không còn là chợ truyền thống sẽ như thế nào?

Trước đó, sau khi chính quyền thành phố Ðà Nẵng quyết định phá bỏ hai ngôi chợ truyền thống nổi tiếng này để xây dựng trung tâm thương mại đã gặp phải nhiều luồng dư luận. Trong đó, nhiều ý kiến không đồng tình và mong muốn vẫn giữ lại nét truyền thống, văn hóa lâu đời. (Tr.N)
hoanghoa
Posts: 2264
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Sau Sài Gòn, hàng trăm cây xà cừ cổ thụ ở Hà Nội bị đốn hạ
Wednesday, November 05, 2014 1:33:44 PM

HÀ NỘI (NV) - Sau thành phố Sài Gòn, để làm tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Giảng Võ,
hàng trăm cây xà cừ cổ thụ ở Hà Nội đã bị đốn hạ, gây quan ngại cho người dân.

Theo tờ Lao Ðộng, để phục vụ xây dựng đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Ðông, bắt đầu từ sáng ngày 4 tháng 11, 2014,
trên đoạn đường Nguyễn Trãi, gần ngã tư Khuất Duy Tiến, hàng chục cây xà cừ với đường kính gốc gần hai người ôm bị đốn hạ.

Image
Những cây xà cừ to hơn một người ôm đã bị đốn hạ.


Ngoài ra, khoảng gần chục cây xà cừ lâu năm trên tuyến đường Láng, đoạn gần Ngã Tư Sở đã được các nhân viên công ty cây xanh cắt tỉa hoặc đốn bỏ.

Anh Nam, một công nhân chặt cây cho biết, mỗi ngày công ty đốn hạ khoảng 10-15 cây tùy vào kích thước của cây, song hầu hết có đường kính từ 50-80 cm. Ban ngày, các công nhân chỉ di chuyển những cành cây nhỏ. Thân cây sẽ được di chuyển vào ban đêm.

Việc chặt hạ hàng loạt cây xà cừ, khiến nhiều người dân Hà Nội cảm thấy chạnh lòng, nuối tiếc hàng xà cừ cổ thụ, khi giờ đây nhiều tuyến đường sạch bóng cây xanh, chỉ còn trơ trụi những gốc cây rướm mủ.

Bà Nguyễn Thị Vân, ở đường Nguyễn Quý Ðức cho biết, ngày nào cũng đi qua tuyến đường này, có hàng cây rợp bóng mát, không khí trong lành. Cả chục năm nay, hàng cây này đã là nơi trú mát vào mỗi buổi trưa hè của nhiều thế hệ người dân nơi đây.

“Giờ chặt hạ đi như thế này không biết bao giờ mới có thể trồng lại được!” bà bùi ngùi nói.

Thế nhưng, trả lời báo chí về việc đốn hạ cây xanh, trong buổi họp báo tại Thành Ủy Hà Nội chiều ngày 4 tháng 11, 2014, ông Phan Ðăng Long, phó trưởng Ban Tuyên Giáo thành phố Hà Nội cho biết, toàn bộ số cây xanh này là thuộc tài sản của Nhà nước, được quản lý và đánh số theo dõi. Việc chặt hạ cây xanh là để giải tỏa mặt bằng phục vụ dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Ðông tùy theo yêu cầu từ nhà thầu.

Dự án tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Ðông được đầu tư từ nguồn vốn vay của Trung Quốc và nguồn vốn đối ứng của nhà cầm quyền CSVN với tổng mức đầu tư “khủng” gần $892 triệu. Theo dự kiến, đến năm 2015 tuyến đường sắt đô thị này sẽ đi vào khai thác. (Tr.N)
tiendung
Posts: 874
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Post by tiendung »

Ăn hối hộ, nhiều cán bộ hải quan Sài Gòn bị bắt
Friday, November 07, 2014 3:12:42 PM


SÀI GÒN (NV) - Trong lúc thi hành công vụ, nhiều cán bộ hải quan đã làm trái luật để nhận hối lộ của chủ doanh nghiệp,
làm thất thu của nhà nước CSVN hàng chục tỷ đồng.

Image
Nhiều vụ buôn lậu đã lọt lưới ở Chi Cục Hải Quan Cảng Sài Gòn khu vực 4.
(Hình: Dân Trí)
Ngày 5 tháng 11, 2014, cơ quan Cảnh Sát Điều Tra Công An Sài Gòn đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam hai cán bộ của Chi Cục Hải Quan Cảng Sài Gòn khu vực 4 là Nguyễn Tiến Lộc (52 tuổi), cán bộ kiểm hóa Lê Hà (56 tuổi), về tội “Nhận hối lộ,” cùng Nguyễn Thanh Lâm (45 tuổi), cán bộ Hải Quan Cửa Khẩu Tịnh Biên, tỉnh An Giang, về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.”

Theo Dân Trí, mặc dù hàng hóa xuất khẩu trong các container của Công Ty Thực Phẩm Sài Gòn là trấu và mì ký nhưng trong tờ khai công ty này ghi là thuốc lá điếu hiệu Craven “A” để được hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT). Từ tháng 2, 2011 đến tháng 11, 2012, công ty này đã lập và ký khống 69 hợp đồng mua hàng tại Việt Nam, trị giá lên đến 892 tỷ đồng, với số tiền hoàn thuế 81 tỷ đồng.

Cùng thời điểm, công ty cũng lập và ký khống 17 hợp đồng ngoại thương xuất khẩu hàng cho hai công ty tại Campuchia với tổng trị giá hàng hóa gần 716.5 tỷ đồng, có thuế suất bằng 0 để tạo dựng 5 bộ hồ sơ xin hoàn thuế với số tiền đã được Cục Thuế Sài Gòn giải ngân hoàn thuế gần 92.6 tỷ đồng.

Trong vụ án này, ông Lộc đã tiếp tay cho công ty trong việc không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao kiểm hóa các lô hàng theo các tờ khai hải quan, đổi lại ông Lộc nhận được 514 triệu đồng. Tương tự, vì động cơ vụ lợi cá nhân Hà và Lâm đã cố ý giải quyết hồ sơ xuất khẩu thuốc lá theo các tờ khai hải quan xuất khẩu hàng hóa của công ty không đúng quy định.

Liên quan, còn có ông Huỳnh Dũng Tấn (52 tuổi), nguyên cửa hàng trưởng chi nhánh Bình Đông của Công Ty Thực Phẩm Sài Gòn, cũng bị bắt giam về hai tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Đưa hối lộ.”

Theo cáo buộc vào đầu năm 2014, ông Tấn còn tham gia đưa 200 triệu đồng nhờ ông Lâm giúp đỡ cho những việc làm sai trái liên quan một vụ án buôn lậu gạo để chiếm đoạt tiền hoàn thuế VAT với thủ đoạn tương tự xảy ra tại công ty thực phẩm Sài Gòn, 9 bị can đã bị bắt tạm giam, trong đó có ông Lê Dũng, giám đốc công ty thực phẩm Sài Gòn. (Tr.N)
nguyenvsau
Posts: 1135
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Trộm tích cực 'viếng' nhà quan chức và công sở
Tuesday, November 11, 2014 5:54:43 PM

TỔNG HỢP ( NV) - Không dừng lại ở việc trộm cắp nhà dân, gần đây các tên đạo chích đã thường xuyên
nhắm đến các công sở và cả nhà của các quan chức CSVN, những nơi được cho là khá an toàn.

Image
Trụ sở thành ủy Huế, nơi xảy ra vụ mất trộm
Theo Thanh Niên, ngày 10 tháng 11, công an thành phố Huế cho biết, vừa xảy ra một vụ mất trộm tại trụ sở thành ủy Huế, trên đường Trần Cao Vân, thành phố Huế.

Rạng sáng ngày 8 tháng 11, phòng kế toán của văn phòng thành ủy Huế bị kẻ trộm cạy cửa đột nhập, phá két sắt để trộm tiền.

Theo cơ quan công an, số tiền mất trộm được xác định khoảng hơn 10 triệu đồng. Đây là số tiền cá nhân của một nhân viên văn phòng thành ủy.

Tuy nhiên, một số nguồn tin khác cho biết, số tiền bị mất trộm lớn hơn rất nhiều con số trên, có nguồn tin nói số tiền bị mất lên đến gần 1 tỷ đồng.

Cách đây không lâu, ngày 20 tháng 10, lợi dụng vào ngày nghỉ cuối tuần, sáu phòng làm việc ở trụ sở của ủy ban thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị bị trộm phá cửa đột nhập. Để vào được những phòng làm việc này, kẻ trộm đã dỡ lớp kính bên ngoài rồi cắt khung cửa bằng sắt hoặc phá khóa.

“Toàn bộ máy tính, máy in, tài liệu ở trong 8 phòng làm việc bị xáo trộn, kẻ trộm chỉ lấy đi tiền mặt,” ông Lê Văn Phúc, phó Chánh văn phòng thành phố Đông Hà nói.

Trong gần 50 triệu đồng bị mất cắp, có 20 triệu là của cá nhân bà Lài, ủy viên thường trực thành phố Đông Hà.

Trộm không chỉ đột nhập vào các cơ quan công quyền mà còn đến “thăm” nhà của các quan lấy cắp tài sản.

Ngày 21 tháng 8, công an quận 6, Sài Gòn cho biết đã điều tra vụ trộm tại một ngôi nhà ở đường Hậu Giang, phường 11, quận 6.

Theo công an địa phương cho biết, đây là nhà của ông Trần Tiến, nguyên thượng tá công an, cán bộ xử lý vi phạm Đội Cảnh Sát Giao Thông - trật tự công an quận 6, đã nghỉ hưu năm 2010, khi hai vợ chồng ông Tiến bận về quê ở huyện Tân Thạnh, Long An dự đám tang người thân, lợi dụng cả nhà đi vắng kẻ trộm đã đột nhập nhà lấy trộm két sắt. Bên trong két có tiền mặt, vàng và một số tài sản khác, tổng trị giá tài sản bị mất trộm trên 800 triệu đồng.

Cách đó hai tuần, ngày 8 tháng 8 ông Đào Anh Kiệt, giám đốc Sở Tài Nguyên-Môi Trường Sài Gòn cũng đã khai báo với cơ quan công an quận 1 về việc ông bị mất cắp hơn 1,6 tỷ đồng vừa rút từ ngân hàng về để chuẩn bị giao cho bên bán nhà.

Theo ông Kiệt, số tiền hơn 1,6 tỷ đồng là tiền mồ hôi nước mắt của ông, do ông để dành mà có. Ông dùng số tiền này để mua trả góp một căn hộ chung cư cho con trai, chứ không phải tiền chung chi, hay tiền tham nhũng, quỹ đen như dư luận đồn đoán. (Tr.N)
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Năm thanh tra giao thông ăn tiền mãi lộ gần 1.4 tỷ đồng
Thursday, November 13, 2014 2:36:08 PM

HẢI PHÒNG (NV) - Bằng cách bắt chẹt, sửa chữa nội dung của những xe vi phạm luật giao thông, 5 cán bộ thanh tra giao thông CSVN đã đút túi hơn 1.35 tỷ đồng.

Theo tờ Lao Ðộng, ngày 13 tháng 11, tòa án thành phố Hải Phòng mở phiên tòa xét xử 5 bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ thanh tra giao thông, thuộc Sở Giao Thông Vận Tải Hải Phòng gồm: Ðinh Viết Hùng, chánh Thanh tra; Bùi Mạnh Tuấn, đội trưởng Ðội Thanh Tra Giao Thông số 5; Vũ Hoàng Tùng, Lưu Tuấn Dương và Phạm Hồng Khang là các thanh tra viên, Ðội thanh tra giao thông số 5, về các tội danh: “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.”

Image
Các bị cáo tại phiên tòa.



Theo cáo trạng: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, trong 2 năm 2011 và 2012, ông Tuấn thống nhất với ông Tùng, ông Dương và ông Khang dùng thủ đoạn sửa chữa, lập sai biên bản vi phạm hành chính.

Khi kiểm tra, phát hiện lái xe vận chuyển hàng hóa quá tải, vượt thẩm quyền xử phạt của mình, các cán bộ này lập biên bản vi phạm hành chính ban đầu, ghi đúng trọng lượng hàng hoặc trọng lượng hàng/tải trọng thiết kế xe ô tô, nhưng chưa ghi số tải trọng vượt quá quy định.

Mục đích để khi lái xe có nguyện vọng xin miễn tước bằng lái thì yêu cầu lái xe phải nộp cho tổ công tác các khoản tiền gồm: Mức phạt theo thẩm quyền của chánh thanh tra từ 750 ngàn đồng đến 2.5 triệu đồng và tiền bồi dưỡng cho tổ công tác.

Sau đó các thanh tra viên, đội trưởng cố tình lập sai hoặc sửa biên bản vi phạm để mức quá tải thuộc thẩm quyền xử phạt của mình và ra quyết định xử phạt hành chính 250 ngàn đồng/biên bản. Số tiền này được nộp về kho bạc nhà nước CSVN. Số tiền còn lại được các thành viên chia nhau.

Quá trình điều tra, công an hiện 4 đối tượng trên đã sửa chữa 688 biên bản vi phạm hành chính, ban hành 688 quyết định xử phạt trái pháp luật để lấy số tiền 1.359 tỷ đồng chia nhau.

Riêng ông Ðinh Viết Hùng, từ khi được bổ nhiệm chánh thanh tra vào tháng 4, 2011, đến tháng 12, 2013 (bị bãi miễn chức vụ) đã không phát hiện, xử lý các sai phạm của cấp dưới làm thất thoát ngân sách nhà nước 1.359 tỷ đồng.

Kết thúc phiên xử tòa tuyên phạt: bị cáo Hùng 15 tháng tù treo; bị cáo Tuấn 6 năm 6 tháng tù, phạt tiền 30 triệu đồng; bị cáo Tùng 4 năm 6 tháng tù, phạt tiền 20 triệu đồng; bị cáo Dương 3 năm tù, phạt tiền 10 triệu đồng; bị cáo Khang 18 tháng tù. Gia đình các bị cáo đã tự nguyện nộp lại gần 1.3 tỷ đồng. (Tr.N)
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Quốc Hội CSVN phạm pháp khi 'lấy phiếu tín nhiệm'
Sunday, November 16, 2014 12:22:16 PM

HÀ NỘI (NV) - Hôm 15 Tháng Mười Một, Quốc Hội Việt Nam thực hiện “lấy phiếu tín nhiệm” lần hai đối với 50 cá nhân
đang đảm nhiệm những chức vụ cao nhất do cơ quan lập pháp này từng bỏ phiếu lựa chọn.

Image
Đại biểu Quốc Hội bỏ phiếu tín nhiệm vào sáng 15 Tháng Mười Một. (Hình: VnExpress)

Ông Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch Quốc Hội, tuyên bố, “các đại biểu đã làm việc rất nghiêm túc,” “đáp ứng đúng quy trình,” “đã thực hiện trọng trách cao cả, vừa có ý nghĩa chính trị, pháp lý, khách quan, công tâm và chính xác đối với việc lấy phiếu.”

Tuy nhiên, có những bằng chứng rõ ràng cho thấy Quốc Hội Việt Nam đã phạm pháp.

Chiều 13 Tháng Mười Một, Văn Phòng Quốc Hội phát hành một thông báo, theo đó, báo giới không được tham dự và không được đưa kết quả đợt “lấy phiếu tín nhiệm” lần hai.

Thông báo này khiến công chúng sửng sốt. Về nguyên tắc, Quốc Hội Việt Nam thực hiện công việc “lấy phiếu tín nhiệm” vì họ nhân danh dân chúng để bày tỏ sự tín nhiệm của mình đối với chủ tịch nhà nước, phó chủ tịch nhà nước, chủ tịch quốc hội, phó chủ tịch quốc hội, các thành viên của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội, chủ tịch Hội Đồng Dân Tộc, chủ nhiệm các ủy ban của Quốc Hội, thủ tướng, các phó thủ tướng, các bộ trưởng và những thành viên khác của chính phủ, chánh án Tòa Án Nhân Dân Tối Cao, Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, và tổng kiểm toán nhà nước. Cũng vì vậy hoạt động và kết quả này phải được công khai.

Ngày hôm sau, 14 Tháng Mười Một, tức trước ngày bỏ phiếu một ngày, Văn Phòng Quốc Hội đưa ra một thông báo mới, xác định báo giới “được đưa tin” về kết quả “lấy phiếu tín nhiệm” lần hai.

Tuy nhiên, thông báo mới vẫn xác định, “báo giới không tham dự và đưa tin” về bốn hoạt động: đại biểu ở các đoàn thảo luận về việc “lấy phiếu tín nhiệm,” chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội trình bày báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận ở đoàn về việc “lấy phiếu tín nhiệm,” Quốc Hội bầu ban kiểm phiếu, và đại biểu Quốc Hội tiến hành bỏ phiếu.

Trong khi Luật Tổ Chức Quốc Hội hiện hành quy định, Quốc Hội “họp công khai,” Trong trường hợp cần thiết phải “họp kín” thì việc “họp kín” cần có đề nghị của chủ tịch nhà nước, hoặc Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội, hoặc thủ tướng, hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc Hội.

Cũng vì vậy, người ta thắc mắc, tại sao Vụ Thông Tin của Văn Phòng Quốc Hội lại có quyền xác định những cuộc họp liên quan tới “lấy phiếu tín nhiệm” là 'họp kín' nên báo giới không tham dự và đưa tin.”

Riêng với việc “lấy phiếu tín nhiệm,” Quốc hội Việt Nam từng có một nghị quyết, Theo đó, “lấy phiếu tín nhiệm” phải tôn trọng nguyên tắc “công khai, công bằng, dân chủ, khách quan.” Nói cách khác, mọi quy trình, thủ tục phải theo quy định đã được các đại biểu đồng ý. Thế thì tại sao một vụ của Văn phòng Quốc Hội lại có quyền thay đổi quy trình này?

Nhận định về những vấn đề vừa kể, tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn viết: "Ở đây chưa nói đến chuyện quyền được nhận thông tin của người dân, chỉ xét đến chuyện tuân thủ luật lệ do chính mình đặt ra, các đại biểu Quốc Hội phải giám sát việc tuân thủ này và uốn nắn các vi phạm ngay khi có thể. Bởi Quốc Hội phải là nơi làm gương trong việc tuân thủ luật pháp."

Cũng cần nói thêm rằng việc bày tỏ sự tín nhiệm của Quốc Hội Việt Nam đối với các nhân vật lãnh đạo nhà nước, quốc hội, chính phủ rất nhập nhằng.

Lúc đầu, việc bày tỏ tín nhiệm được xác định là công việc phải tiến hành hàng năm. Lần “lấy phiếu tín nhiệm” đầu tiên được thực hiện hồi Tháng Sáu năm ngoái. Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật tai tiếng nhất nhưng đồng thời cũng được xem là nhiều quyền lực nhất trong đội ngũ lãnh đạo đảng và chính phủ, trở thành một trong ba người "đội sổ" về mức độ tín nhiệm.

Một số ủy viên Bộ Chính Trị khác như ông Trần Đại Quang (bộ trưởng Công An), ông Phùng Quang Thanh (bộ trưởng Quốc Phòng) đội sổ về mức độ bất tín nhiệm (các đại biểu Quốc Hội bỏ phiếu trống, không bày tỏ mức độ tín nhiệm đối với những nhân này).

Đến Tháng Sáu năm nay, lẽ ra Quốc Hội Việt Nam phải thực hiện đợt “lấy phiếu tín nhiệm” lần hai nhưng Ủy Ban Thường Vụ lại đề nghị hoãn và sửa nghị quyết về “lấy phiếu tín nhiệm” theo hướng, không thực hiện “lấy phiếu tín nhiệm” hàng năm như trước mà chỉ “lấy phiếu tín nhiệm” bốn năm một lần.

Đề nghị vừa kể bị dân chúng và nhiều đại biểu Quốc Hội chỉ trích mạnh mẽ. Họ đòi vẫn phải thực hiện “lấy phiếu tín nhiệm” mỗi năm một lần. Ủy Ban Thường Vụ phải nhượng bộ, nên ngày 15 Tháng Mười Một vừa qua, mới có đợt “lấy phiếu tín nhiệm” lần hai.

Ở kỳ họp hồi Tháng Sáu vừa qua, dựa trên ý kiến của dân chúng, nhiều đại biểu Quốc Hội yêu cầu bỏ việc phân loại mức độ tín nhiệm thành “tín nhiệm cao,” “tín nhiệm,” và “tín nhiệm thấp,” vì lối phân loại này khiến việc “lấy phiếu tín nhiệm” trở thành thiếu thực chất. Họ đề nghị trên phiếu tín nhiệm sẽ chỉ còn "tín nhiệm" và "tín nhiệm thấp." Nếu viên chức nào nhận 75% phiếu tín nhiệm thấp thì sẽ bị “bỏ phiếu tín nhiệm” ngay trong kỳ họp đó. Tuy đề nghị đó là của đa số nhưng vẫn bị bác.

Lần “lấy phiếu tín nhiệm” năm ngoái, ông Nguyễn Sinh Hùng chỉ đạt 328 phiếu “tín nhiệm cao.” Năm nay, ông Hùng đạt 340 phiếu. Tương tự, năm ngoái, ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạt 210 “tín nhiệm cao.” Năm nay, kinh tế - xã hội sup sụp hơn năm trước, ông Dũng đạt 320 phiếu. Ông Nguyễn Văn Bình, thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước, năm ngoái chỉ đạt 88 phiếu “tín nhiệm cao,” năm nay đạt đến 323 phiếu “tín nhiệm cao.” (G.Đ.)
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Dân Việt từ Sài Gòn sang Mỹ đầu tư ngày càng nhiều
Wednesday, November 19, 2014 7:48:24 PM

Thiên An/ Người Việt

CALIFORNIA (NV) - Năm 2014 là năm đầu tiên mà chương trình Mỹ cấp visa cho giới đầu tư nước ngoài phải tạm ngưng
khoảng hai tháng vì số đơn đã cấp ra đạt mức trên 9,000 visa.

Image
Dòng người xếp hàng bên ngoài Tổng Lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn. (Hình: báo Tuổi Trẻ)

Trong 24 năm từ ngày chương trình bắt đầu, giới đầu tư nước ngoài vào Mỹ giảm đi từ một số nước, ngược lại, tăng nhanh tại Trung Quốc và nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam.

Chương trình di dân đầu tư, Immigrant Investor Program hay còn được gọi là “EB-5,” được Quốc Hội Mỹ đưa ra từ năm 1990 nhằm kêu gọi vốn để kích thích kinh tế.

Căn bản, một người cần bỏ ra khoảng $500,000 đến $1 triệu cho một dự án kinh doanh có thể tạo việc làm cho ít nhất 10 nhân viên trong 2 năm, thì được cấp visa cho bản thân và gia đình.

Số liệu của Sở Di Trú Hoa Kỳ cho thấy giới đầu tư Việt Nam tham gia vào chương trình EB-5 ngày một nhiều.

Xét theo các địa điểm cấp visa EB-5, theo một thống kê của tổ chức Association to Invest In the USA, Sài Gòn vừa vượt qua Nhật Bản và Mexico để đứng hàng thứ tư trong danh sách các nơi Mỹ cấp nhiều visa EB-5 nhất.

Cụ thể, năm địa điểm xin và được cấp visa EB-5 nhiều nhất là Quảng Châu-Trung Quốc với 8,237 người đầu tư, Seoul - Nam Hàn với 149 người, Đài Bắc- Đài Loan với 97 người, Sài Gòn - Việt Nam với 92 người, và Abu Dhabi - Ả Rập với 78 người.

Xét theo số nhà đầu tư đến từ từng quốc gia, thống kê của Sở Di Trú Hoa Kỳ vào năm 2012 cho thấy Việt Nam đứng vào hàng 13 trên thế giới trong danh sách hơn một trăm nước có tham gia chương trình EB-5, chỉ thua các nước lớn như: Trung Quốc, Canada, Anh Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Hàn, Nga... Có thể nói, giới đầu tư tại một nước đang phát triển như Việt Nam khiến nhiều nước khác phải bất ngờ.

Nhìn vào xu hướng ngày càng tăng của người Việt Nam đầu tư vào Mỹ, và xu hướng ngày càng giảm của giới đầu tư nhiều nước khác, thứ hạng của giới đầu tư Việt Nam trong danh sách các nước sẽ còn có thể còn vượt lên hơn nữa.

Vẫn theo số liệu của Sở Di Trú Hoa Kỳ thống kê vào năm 2012, chương trình EB-5, với đến 85% nhà đầu tư là người Trung Quốc, giúp tạo số vốn khoảng $6.8 triệu cho các dự án kinh doanh trên đất Mỹ và khoảng 50,000 việc làm.

Theo văn phòng U.S. Government Accountabilty Office, trong những năm đầu, chương trình EB-5 không được giới đầu tư nước ngoài thực sự quan tâm vì các yêu cầu phức tạp khiến thời gian xin visa phải mất gần chục năm. Trong những năm suy thoái kinh tế tại Mỹ, luật nới lỏng các quy định, khiến cho số visa EB- 5 được cấp tăng từ 793 trong năm 2007, lên thành 3,463 trong năm 2011.

Chương trình EB- 5, theo thông tin từ Sở Di Trú Hoa Kỳ, yêu cầu người đầu tư phải hợp tác hoặc làm chủ các dự án thương mại đang thua lỗ (trong một đến hai năm trở lại), tạo việc làm toàn thời gian cho ít nhất 10 nhân viên hoặc tương đương, với số vốn ít nhất là $1 triệu.

Nếu chọn đầu tư vào các vùng đang có tỉ lệ thất nghiệp gấp rưỡi tỉ lệ thất nghiệp trung bình của cả nước, hoặc các vùng hoang vắng có ít hơn 20,000 dân, thì người đầu tư chỉ cần có số tiền đầu tư tối thiểu là $500,000.

Bù lại, ngoài việc có thể kiếm lợi nhuận nếu đầu tư thành công, người tham gia chương trình EB-5 còn được hưởng nhiều quyền lợi khác.

Ví dụ, trên trang mạng của Văn Phòng Luật Sư Di Trú Lawler & Lawler, một danh sách các lợi điểm khi tham gia EB-5 được liệt kê như sau: Trở thành cư dân hợp pháp với thẻ xanh và sau năm năm được vào quốc tịch; vào Mỹ nhanh chóng; không phải trải qua quá trình đợi chờ lâu năm của chương trình bảo lãnh hay làm việc; vợ chồng và con cái dưới 21 tuổi được nhập cư cùng nhà đầu tư, chỉ cần đầu tư $500,000 và tiền “phí quản lý” cho các trung tâm đầu tư địa phương (Canada yêu cầu $800,000 cho mức đầu tư tối thiểu.)

Ngoài ra còn là, “có thể sống ở bất kỳ nơi nào tại Mỹ; có thể du lịch tự do trong và ngoài nước Mỹ; được hưởng quyền lợi khi nghỉ hưu, đi học, hoặc đầu tư vào các dự án khác; không cần báo cáo tổng giá trị tài sản cá nhân; được hưởng mức học phí dành cho cư dân tiểu bang sau một năm nhập cư.”
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Con ông cháu cha ở Việt Nam 'rất ít đi bộ đội'
Friday, November 21, 2014 4:42:08 PM

HÀ NỘI (NV) - Quân đội CSVN thiếu và yếu vì nạn chạy chọt, trốn tránh, theo sự phàn nàn của một số đại biểu ở Quốc Hội rằng “thanh niên đô thị và con lãnh đạo rất ít đi bộ đội.”

Ngày 21 tháng 11, Quốc Hội CSVN thảo luận ở tổ về dự thảo Luật Nghĩa Vụ Quân Sự đang chuẩn bị sửa đổi,
một số đại biểu nêu ra thực trạng người có tiền thì đóng tiền hối lộ, còn con ông cháu cha thì nhờ thần thế mà không bị gọi đi 'nghĩa vụ quân sự'
dù rằng “nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là thiêng liêng.”

Image
80% thanh niên bị bắt đi lính tại Việt Nam là thuộc các gia đình nông dân. (Hình: Trí Thức Trẻ)



Chính vì thế, chỉ có 5% những người bị gọi nhập ngũ là “con em cán bộ công chức, gia đình khá giả về kinh tế” và “80% là con em nông thôn, gia đình nghèo, khó khăn,” theo lời đại biểu Nguyễn Sỹ Hội (Nghệ An). Theo luật hiện hành, ông Hội cho rằng tình trạng này xảy ra vì “đối tượng miễn, tạm hoãn quá rộng.”

Hệ quả, mỗi đợt gom người đi “nghĩa vụ quân sự” thì các địa phương đều không gom đủ người. Những người bị bắt đi thì hầu hết trình độ kiến thức và học vấn rất thấp. Bà đại biểu Khúc Thị Duyền của tỉnh Thái Bình kêu rằng, “Nhiều địa phương phải đưa ra chính sách khuyến khích riêng thì mới tuyển đủ quân số gọi nhập ngũ hàng năm.”

Báo điện tử Infonet thuật lời ông Lê Sỹ Hội cho hay sự khó khăn “mỗi lần tới dịp ‘gom’ quân, vận động con em gia đình công chức khá giả một chút tham gia nghĩa vụ quân sự rất khó. Họ toàn ‘vin’ vào cớ con em đang đi học để xin chế độ miễn, hoãn. Số lượng công dân thuộc đối tượng này không hề nhỏ, thành ra cứ đến mùa tuyển quân là tại nhiều Hội Ðồng Tuyển Quân phải đi ‘gõ cửa’ từng nhà mà vẫn không làm sao đủ quân số.”

Ðại biểu Nguyễn Anh Sơn của tỉnh Nam Ðịnh nêu ra sự thật phũ phàng: “Thanh niên thì nhiều, tuyển quân thì khó khăn, quân đội không chọn được người để tuyển quân. Nghĩa vụ vẻ vang của mọi công dân thì lại chỉ thành nghĩa vụ của một nhóm.”

Cùng một nhận định như vậy, ông Trương Trọng Nghĩa, đại biểu Sài Gòn nhìn nhận “chạy chọt” trốn đi nghĩa vụ quân sự trong thực tế đang tồn tại rất nhiều. Có trường hợp “trốn” bằng cách vin vào luật thuộc dạng đối tượng tạm hoãn là học sinh, sinh viên... để lơ chuyện phải đi nghĩa vụ; hay cũng có trường hợp “chạy” thẳng bằng tiền để được nằm trong diện tạm hoãn đi nghĩa vụ quân sự...”

Quân số quân đội CSVN hiện có bao nhiêu người, không ai có con số chính xác. Người ta chỉ ước lượng trên dưới nửa triệu người. Thời gian đi “nghĩa vụ quân sự” là 18 tháng nhưng đang có đề nghị nâng lên thành 24 tháng và tuổi gọi đi lính từ 18 tuổi đến 27 tuổi, thay vì chỉ tới 25 tuổi như hiện nay.

Theo Bộ Quốc Phòng, hàng năm, có khoảng 7 triệu thanh niên trong hạn tuổi (18 đến 25) phải trình diện đi “nghĩa vụ quân sự” nhưng “số lượng gọi nhập ngũ rất ít,” Infonet cho biết. (TN)
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Cựu tổng thanh tra chính phủ xin trả thêm tiền mua nhà
Sunday, November 23, 2014 11:12:30 AM

SÀI GÒN (NV) - Ông Trần Văn Truyền, cựu tổng thanh tra chính phủ, xin trả thêm tiền để tiếp tục được sở hữu căn nhà
số 150 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 15, Phú Nhuận, nhưng chính quyền thành phố Sài Gòn từ chối.

Image
Căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 15, quận Phú Nhuận. (Hình: Người Lao Động)
Trước đó, Ban Bí Thư Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN đã chỉ đạo thu hồi một lô đất mà Quân Khu 9 cấp cho ông Truyền ở Bến Tre và một căn nhà mà chính quyền thành phố Sài Gòn đã cho ông Truyền thuê rồi bán lại với giá rẻ.

Ông Truyền từng là bí thư Tỉnh Ủy Bến Tre và sau đó là tổng thanh tra chính phủ Việt Nam. Khi còn đang đảm nhiệm chức vụ bí thư ở Bến Tre và tổng thanh tra, ông nhiều lần đăng đàn, dạy dỗ về “đạo đức Cộng Sản,” khoe rằng có nhiều người đem tiền đến biếu nhưng ông không… nhận!

Đến cuối Tháng Hai năm nay, báo giới Việt Nam làm dư luận rúng động khi công bố một số thông tin, hình ảnh liên quan đến khối tài sản khổng lồ của ông Truyền bao gồm nhiều biệt thự, nhà mặt tiền ở Bến Tre và Sài Gòn.

Theo kết luận mới nhất của Uỷ Ban Kiểm Tra thuộc Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN, ông Truyền “đã có một số khuyết điểm, vi phạm trong thực hiện chính sách nhà, đất.”

Kết luận này xác định, từ năm 1992 đến gần đây, ông Truyền đã xin và được chính quyền Việt Nam cấp, bán, cho thuê bốn căn nhà và đất, chưa kể một số căn nhà và những lô đất khác do vợ chồng, con cái ông “tạo lập.”

Riêng trong năm 2003, thời điểm vừa thôi làm bí thư Bến Tre để đảm nhiệm vai trò tổng thanh tra chính phủ, ông Truyền vừa xin mua một căn nhà đang thuê của nhà nước tại Bến Tre vừa xin thuê một căn nhà khác của nhà nước tại Sài Gòn vì “hoàn cảnh khó khăn” và cả hai lá đơn này đều được chấp thuận. Đáng nói là trước khi bán căn nhà mà ông Truyền thuê của nhà nước ở tỉnh Bến Tre, Công Ty Xây Dựng và Phát Triển nhà Bến Tre đã bỏ ra 400 triệu để sửa chữa.

Cũng trong năm 2003, ông còn được Quân Khu 9 cấp thêm một thửa đất lớn. Khi ra Hà Nội làm việc, ông Truyền được cho thuê thêm một căn nhà công vụ.

Những căn nhà, thửa đất do vợ con ông Truyền tạo lập được xác định là không có sai phạm nhưng việc con trai ông xây dinh thự ở Bến Tre đã “ảnh hưởng đến uy tín của đảng, vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên” và việc cùng lúc xin mua, xin cấp nhiều nhà, đất ở nhiều nơi thì bị coi là có khuyết điểm, vi phạm “đến mức phải thực hiện quy trình xem xét, xử lý trách nhiệm theo quy định.”

Sau chỉ thị vừa kể của Ban Bí Thư Trung Ương, ông Truyền cho biết ông không muốn trả lại căn nhà ở Sài Gòn mà muốn “thực hiện thêm nghĩa vụ tài chính” để tiếp tục sở hữu căn nhà này nhưng chính quyền thành phố Sài Gòn từ chối.

Chủ tịch thành phố Sài Gòn tuyên bố sẽ thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Ban Bí Thư. Ngoài việc từ chối nhận thêm tiền để tiến hành thu hồi căn nhà đã cho ông Truyền thuê rồi bán cho ông với giá rẻ, chính quyền thành phố Sài Gòn sẽ kiểm tra lại xem những ai phải chịu trách nhiệm trong việc cho ông Truyền thuê căn nhà số 150 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 15, Phú Nhuận, và duyệt bán căn nhà này cho ông Truyền.

Cho đến nay, người ta chưa biết căn nhà số 150 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 15, Phú Nhuận, đã được bán cho ông Truyền với giá là bao nhiêu và khoản chênh lệch giữa giá bán nhà cho ông với giá trị thực là bao nhiêu. (G.Đ.)
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

RSF cảnh báo Việt Nam đang 'khủng bố' các cây bút tự do
Tuesday, November 25, 2014 3:34:29 PM

PARIS 25-11 (NV).- Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF), vừa phát cảnh báo về việc nhà cầm quyền CSVN đang gia tăng đàn áp
các cây bút tự do, nhân vụ ông Trương Minh Đức bị đánh trọng thương.

Image
Nhà báo tự do Trương Minh Đức bị Công an CSVN giả dạng côn đồ đánh trọng thương khi đi thăm lại một số bạn tù chính trị hồi đầu tháng 11-2014.
(Hình: Dân Làm Báo)

Ông Trương Minh Đức, một nhà báo tự do, tác giả nhiều bài viết chỉ trích chính quyền, từng bị bắt hồi năm 2007, bị kết án 5 năm vì “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước”, hết hạn tù hồi giữa năm 2012. Từ đó, ông liên tục bị hành hung, tạm giữ vì tham gia các hoạt động phản kháng, vừa mới bị đánh trọng thương vào đầu tháng này tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương sau khi đã bị đánh ở Đà Lạt và Hà Tĩnh.

Vào ngày 2 tháng 11, tám người mặc thường phục đã vây ông Đức rồi tấn công ông. Những kẻ tấn công đã đuổi theo ông Đức khi ông chạy vào một quán cà phê và dùng mũ an toàn đánh ông. Vụ đánh đập vẫn tiếp diễn ngay cả khi ông Đức đã gục xuống bất tỉnh.

RSF cho biết, ông Đức đang trong tình trạng nguy kịch. Tổ chức này dẫn lời của vợ ông Đức, thuật lại rằng, ông Đức nhận ra một số kẻ mặc thường phục tấn công mình là an ninh của Công an Bình Dương nhưng không rõ tại sao họ lại tấn công ông.

RSF cảnh báo cộng đồng quốc tế rằng Công an Việt Nam đang gia tăng các hoạt động khủng bố nhắm vào những cây bút tự do. Các hoạt động nay đang diễn ra thường xuyên trên khắp Việt Nam. RSF tin rằng, đó không phải là những hành động riêng lẻ mà là chủ trương của Đảng CSVN.

Cũng vì vậy, RSF kêu gọi cộng đồng quốc tế sớm có những biện pháp buộc chế độ Hà Nội chắm dứt đàn áp một cách có hệ thống những nhân vật đang thực hiện quyền tự do báo chí và tự do thông tin, cũng như bảo vệ những quyền này tại Việt Nam.

Để chứng minh cho những nhận định vừa kể, RSF nhắc lại vụ tấn công ông Tổng Lãnh sự Pháp tại Sài Gòn khi ông ta đến trợ giúp blogger Pham Minh Hoàng – một người Việt có quốc tịch Pháp, đang bị công an mặc thường phục quấy nhiễu tại tư gia.

Ông Phạm Minh Hoàng, từng là giảng viên Đại học Bách khoa ở Sài Gòn. Năm 2011, ông Hoàng bị bắt, bị truy tố và bị kết án ba năm tù vì “âm mưu lật đổ chính quyền”. Trước khi bị bắt, ông Hoàng là tác giả nhiều bài viết ký tên Phạm Kiến Quốc, phân tích những sai lầm của chính quyền Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục, môi trường, đặc biệt là trong quan hệ với Trung Quốc. Tuy đã mãn hạn tù nhưng ông Hoàng vẫn đang bị quản chế ba năm.
Image
Cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển bị Công an thường phục CSVN đánh rất đau ngày 24/2/2014 khi anh đang trên đường tới tiếp xúc với Đại sứ quán Úc.
(Hình: FB Bạch Hồng Quyền)



Gần đây, do ông Nguyễn Bắc Truyển, một cựu tù chính trị, liên tục bị Công an Việt Nam truy bức, gia đình ông Hoàng cho ông Truyển tá túc trong nhà của họ.

Ông Nguyễn Bắc Truyển từng tốt nghiệp ngành luật, đồng thời còn là doanh nhân. Ông Truyển cũng là tác giả nhiều bài viết vận động cho dân chủ, nhân quyền. Cuối năm 2006, ông Truyển cùng một số đồng chí bị bắt, bị đưa ra tòa và bị phạt 40 tháng tù, kèm hai năm quản chế do “tuyên truyền chống nhà nước”.

Sau khi mãn hạn tù vào tháng 5 năm 2010, ông Truyển là một trong những cựu tù chính trị cung cấp hàng loạt thông tin về số phận của những người tù bị giam giữ vì lý do chính trị và tôn giáo tại trại giam Z30A ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Nhờ vậy, người ta mới biết số phận của một số quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn còn bị giam giữ cho đến khi chết, hoặc ở tù đến năm thứ 38 như ông Nguyễn Hữu Cầu.

Ông Truyển còn tham gia sáng lập và điều hành Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo, hỗ trợ cả tinh thần lẫn vật chất cho các cựu tù chính trị, tôn giáo cũng như thân nhân của họ. Từ khi ông Truyển tham gia nhiều hơn vào những hoạt động cho dân chủ, nhân quyền của những tổ chức dân sự khác thì ông thường xuyên bị những kẻ lạ mặt mặc thường phục hành hung.

Bởi “chứa chấp” ông Truyển, tư gia của ông Hoàng bị giám sát 24/24. Ngày 5 tháng 11-2014, những kẻ lạ mặt mặc thường phục bắt đầu hăm dọa, gây sức ép lên các thành viên trong gia đình ông Hoàng để họ ngưng “chứa chấp” ông Truyển.

“Côn đồ” tụ tập quanh cửa, ngăn cản mọi người ra vào, khi vợ ông Hoàng phản đối, côn đồ đã dùng dao dọa bà. Gia đình ông Hoàng gọi điện thoại báo cho công an phường nhưng công an phường từ chối can thiệp vì “bận họp”. Bởi có quốc tịch Pháp, vợ chồng ông Hoàng gọi điện thoại cho Lãnh sự quán Pháp tại Sài Gòn nhờ hỗ trợ.

Ông Emmanuel Ly – Battallan, Tổng Lãnh sự Pháp đến tận nơi, dùng máy ảnh chụp lại cảnh côn đồ vây tư gia của ông Hoàng, ngăn cản mọi người ra vào, đồng thới qua nhà đối diện chụp cả những kẻ giám sát từ xa. Côn đồ đã lôi ông Battallan vào nhà, kẹp cổ, khống chế để hăm dọa ông Battallan khoảng mười phút. (G.Đ.)
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests