Tạp Ghi

khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Người Vợ Đảm Đang



Ở hải ngoại, ông Việt Nam nào có phước lắm mới có được vợ Việt Nam. Người đàn bà Việt Nam là biểu tượng của người vợ hiền, đảm đang, Chung thủy, tiết kiệm... là tấm gương sáng cho tất cả phụ nữ khắp thế giới noi theo. Vợ tôi lại là tấm gương sáng nhất trong các tấm gương sáng đó. Nói vậy để quí vị biết là tôi hạnh phúc, sung sướng đến cỡ nào! Nếu kể Ra đây tất cả các đức tính cao quí của vợ tôi, sợ quí vị không có thì giờ đọc, nên tôi xin đơn cử một đức tính mà bà Việt Nam nào cũng có, đó là tính tiết kiệm.

Nhưng tiết kiệm là gì
​ ?​

Là đọc báo mà thấy chợ nào có bất cứ món gì "xeo" (on sale: giảm giá) là chạy đi mua ngay (kẻo hết). Có những ngày chủ nhật, vợ tôi kêu tôi dậy từ sáng sớm, đi giáp vòng các chợ có hàng "xeo", đến chiều thì vừa đầy chiếc Xe van. Tôi phải vác vào, chất đầy nhà, đến độ muốn vào nhà, tôi phải Leo qua những bao gạo hiệu con voi, con cá, con chuột, Leo qua những thùng nước mắm hiệu một con cá, hai con cua, năm con bạch tuột,bò qua những thùng dầu bắp, dầu đậu nành, những thùng mì gói, bột, đậu, đường, rồi khăn tắm, khăn trải giường, đồ chùi son nồi, kem đánh răng...(dĩ nhiên tất cả đều quá hạn expired date). Xin quí vị tưởng tượng đến một cái kho tích trữ đồ cứu trợ bão lụt miền Trung chất tùm lum, vất bừa bãi khắp nơi là biết ngay. Nhưng không phải đầy nhà rồi thì ngưng đi mua "xeo" đâu. Vẫn tiếp tục. Vợ tôi giải thích cho tôi biết "Một bao gạo tiết kiệm được một đô. Một trăm bao, tiết kiệm được bao nhiêu" Ông tính đi!" Tôi làm bộ kinh ngạc "Một trăm đô! Tôi đâu có ngờ. Tưởng chỉ một đô, mà thành trăm đô. Bà coi báo, xem còn chợ nào "xeo" thì nên mua về, để dành. Kinh tế suy thoái, tiết kiệm được đồng nào quí đồng đó" Vợ tôi khoái lắm nhưng làm vẻ nghiêm trang "Ông thử đi mượn một đô xem có AI cho mượn không" Phải tiết kiệm từng đồng, để khi cần thì có mà đem Ra xài"

Chuyện các báo đăng hàng "xeo" thì vợ tôi rành lắm, chợ nào, xa cách mấy vợ tôi cũng biết rõ đường đi lối về (để chỉ đường cho tôi), trừ những chợ mới khai trương, vợ tôi không biết đường, phải hỏi các bà bạn. Với tôi, muốn đến đâu, giở bản đồ Ra là biết hết, nhưng tôi đâu có dại. Có biết, tôi cũng lắc đầu, để khỏi chở bả đi, hơn nữa, phải để bả hỏi bạn bè rồi bả chỉ đường, bả mới lên mặt được! Thương vợ thì phải làm Sao cho vợ lúc nào cũng giỏi hơn mình, thông thái hơn mình.

Sau đây là một chuyện điển hình về một buổi đi chợ mua hàng "xeo" của vợ tôi. Tôi kể trên báo nầy cho quí vị nghe mà không sợ bị vợ đánh đập vì vợ tôi, hễ cầm đến tờ báo là tìm mấy trang quảng cáo có hàng "xeo", cắt cúp bon (coupon: phiếu giảm giá) để dành, ngoài mục hàng "xeo", báo có đăng tin trời sụp bả cũng không "ke" (care: quan tâm đến).

Tiểu bang Virginia, nơi tôi ở, nếu kể cả các vùng phụ cận như thủ đô Washington DC, tiểu bang Maryland thì có khoảng bốn chục nghìn người Việt nhưng không biết cơ man nào là chợ Á Đông, là những chợ bán đủ thứ, kể cả những món mà chợ Mỹ không có như mắm ruốc, mắm bồ hóc (brohoc), mắm nêm...là những thứ mà mở Ra thì người Mỹ bỏ chạy, tưởng là bom bẩn của bọn khủng bố. Kể Ra, có một chợ Á Đông gần nhà cũng tiện, cần gì, chỉ lái Xe đi mươi phút là có ngay. Nói là "chợ" nhưng sự thực là một tiệm chạp phô lớn, kiểu siêu thị nhỏ ở Việt Nam, do một gia đình, thường là người Tàu Chợ Lớn, đứng Ra kinh doanh.

Khoảng mấy năm trở lại đây, thấy dễ ăn, người Tàu (Đài Loan, Trung Cộng), người Đại Hàn (Nam Hàn) nhảy Ra lập công ty, mở những chợ đồ sộ, gì cũng có, giá rất rẻ để thu hút khách hàng và để "lấy thịt đè người", cố giết chết những tiệm chạp phô của người Á Đông. Quả nhiên, các tiệm chạp phô nầy chết dần, như cây thiếu nước, héo tàn, sống lây lất hoặc dẹp tiệm.

Hiện nay thì chợ Đại Hàn bành trướng khắp nơi, thu hút chẳng những khách Á Châu như Lào, Thái, Miên và cả người Ấn Độ, Phi Châu, Nam Mỹ vì giá rẻ hơn các chợ Mỹ, tuy phẩm chất hàng hóa thường quá tệ. Nhưng những di dân, rất dễ tính, miễn rẻ là được.

Nói chuyện đi chợ xứ Mỹ nầy thì bà nào cũng giống nhau. Quí bà sai quí ông đi chợ về là bị quí bà đem cái rì xít (receipt: phiếu tính tiền) ra đọc, nếu thấy bị ăn gian thì đay nghiến cả tháng trời, vì các ông mua gì cũng không bao giờ nhìn đến cái rì cít. Với các bà thì đừng hòng. Bà nào vào chợ, bốc món nào bỏ vô xe đẩy là nhớ cái giá như gõ vào máy tính trong đầu. Đi một vòng, ra chỗ trả tiền, các bà đã tính nhẩm ra ngay tổng số tiền phải trả. Khi người ta chọt giá món hàng vào máy tính tiền là các bà đứng nhìn không rời mắt, thấy khác lạ là chận lại ngay, đừng hòng ăn gian.

Chưa xong đâu, đi chợ về, các bà còn lục mấy cái rì cít cũ ra để so sánh giá cả từng món hàng. Chợ nào bán mắc hơn, chỉ vài xen (cent: xu) là các bà nhảy nhỏm lên như bị kim châm vào mông, rồi gọi ngay đến bà bạn còm ròm và khuyến cáo "Chị Như Quỳnh đó hả" Em là Tuấn Vũ đây. Em mới đi chợ A. về. So lại mấy cái rì xít của các chợ khác mới lòi ra bị nó bán cắt họng. Chị nghĩ coi. Nó bán bó hành tới năm mươi xen trong khi chợ B. chỉ bán có bốn tám xen. Chị đừng đi chợ đó nữa nghe chị! Chủ nhật nầy chị có đi chợ C. không" Nghe chị Thái Hòa nói có bán trứng xeo, hai mươi xen một hộp. Em sẽ gọi chị đi chung cho vui, nếu em không đi được, chị mua giùm em hai chục hộp trứng nghe". Tôi không dám có ý kiến! Bả cấm cha con tôi ăn trứng vì nhiều cà rôn (cholesteron), lại đi mua trứng ung về làm gì không biết"

Một buổi sáng chủ nhật, tôi đang lơ tơ mơ trên giường thì vợ tôi cất giọng the thé "Đi chợ!". Tôi vùng dậy, chạy u vô phòng vệ sinh, đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo, mang giày, lấy chìa khóa xe ra ngồi trên thềm nhà chờ vợ. Độ hai giờ sau, trang điểm xong, vợ tôi ỏng ẹo đi ra, tôi chạy ra xe, mở cửa cho người đẹp lên ngồi rồi mới lên xe mở máy, chờ lịnh vợ. Vợ tôi ra dấu ra đường, tôi cho xe chạy từ từ. Vợ tôi móc xeo phôn (cell phone: điện thoại cầm tay) "A lô! Chị Tuấn Ngọc đó hả" Em là Tuấn Vũ đây. (Tôi xin giải thích là "chị Tuấn Ngọc" không phải là ca sĩ Thái Thảo (vợ Tuấn Ngọc) và vợ tôi cũng không phải ca sĩ Tuấn Vũ. Hễ bà nào mê ca sĩ nào thì tự xưng (biệt hiệu) ca sĩ đó. Có dịp tôi sẽ kể về các bà "ca sĩ dỏm" nầy cho quí vị nghe). Dạ. Chị chỉ giùm em đường đến chợ Mạt Lo (Martlow). Chợ mới khai trương, em không biết đường. Ông xã em hả" Con gà rù chị ơi, làm sao biết đường! Đi đâu em cũng phải chỉ đường phát mệt. Em nghe chị Ngọc Hạ nói ở đó có "xeo" gạo Hoàng Gia, rẻ được năm mươi xen (cent), còn nước mắm, trứng nhiều thứ lắm. Phải không chị" Bây giờ chị chỉ đường cho em nghe! Dạ. Từ nhà em đi thẳng trên đường Men Rít (Main street), qua bảy cây đèn (vợ tôi ra dấu cho tôi tiếp tục chạy tới). Sao chị" Thấy Mắc đó nơ (McDonald) quẹo phải, năm cây đèn nữa, thấy Xe vờn i le vờn (tiệm Seven-Eleven) quẹo trái. Sao nữa chị" Rồi mười lăm cây đèn nữa thì thấy bảng Mạt Lo. Chị nói sao" Từ nhà chị đến đó chín mươi may (mile)" Nhà em gần nhà chị thì cũng khoảng đó. Hơi xa, nhưng không sao, bữa nay nghỉ làm, em đi tới chiều cũng không sao. Vì gia đình, vì chồng con, mình phải hi sinh, xoay xở, dè xẻn từng xen, vậy chớ mấy ông chồng đâu có hiểu, thấy vợ tiết kiệm thì mỉa mai. Ông xã chị cũng vậy hả" Đúng rồi! Chỉ biết cà phê cà pháo với nhau, nói chuyện tầm bậy, tầm bạ thì giỏi lắm nhưng về nhà thì vô dụng hết sức. Cám ơn chị. Ô mây ga! (Oh My God!: Trời đất!) Em chạy qua được mấy cây đèn rồi cũng không nhớ nữa! Dạ, bye chị!"

Vợ tôi bỏ phôn vào xách tay, hỏi tôi "Ông đã biết đường chưa" Hay phải chờ tôi chỉ đường"" Tôi làm vẻ ngoan ngoãn "Bà nói chuyện, tôi phải chú ý nghe để nhớ đường chớ!" Bả nhìn tôi cười, giọng kẻ cả "Tôi hỏi người ta cốt cho ông nghe để ông nhớ mà đi cho đúng đường" Tôi nói vậy cho bả không nghi ngờ chứ chợ nầy tôi đã đến nhiều lần rồi. Tôi còn biết đi đường tắt cho khỏi kẹt xe nữa. Đó là nhờ cô Trít (Trish Thùy Trang dỏm).

Cô Trít nầy là bạn vợ tôi, thỉnh thoảng các bà tụ tập đến nhà cô Trít để hát ca rô kê, tôi chở vợ tôi đến và làm khán giả. Là khán giả duy nhất nên hay dở gì cũng phải "xin một tràng pháo tay thật lớn". Quí vị tưởng tượng xem. Một buổi trình diễn văn nghệ, ca sĩ thì nhiều mà khán giả chỉ mình tôi nên nhiệm vụ của tôi thật nặng nề. Tôi vỗ tay đến độ phải đi bác sĩ để "băng bột", nhưng hễ thấy tay tôi vừa khỏi là tổ chức ca rô kê để tôi làm khán giả, lại "một tràng pháo tay thật lớn", lại đi bác sĩ! Nhưng tại sao chỉ mình tôi là khán giả" Chồng mấy bà kia đâu" Mấy ông kia khôn hơn tôi và có lẽ ít sợ vợ hơn tôi, nên chở vợ đến nhà cô Trít là vất vợ đấy, lái xe chạy mất tiêu. Tôi mà làm như thế thì có nước ngủ ngoài đường. Trường hợp cô Trít, tôi có âm mưu, nên khi cô hát, tôi vỗ tay hơi nhiều một chút, chỉ vài lần đặc biệt thôi là cô Trít hiểu liền, chờ vợ tôi quay đi là cô ta tặng riêng cho một nụ cười và một cái liếc mắt tình tứ, xiêu đình đổ quán. Khi cô đến, đưa bánh hay mời trà, bình thản hỏi chuyện gì đấy nhưng lại đụng chân vào đùi tôi. Xin thưa là cô nầy đẹp nhất trong các bà, người cao ráo, chân tay ngon lành, thân thể mát mẻ và đặc biệt là ở tuổi hồi xuân mà không có chồng. Thế nên mỗi khi chúng tôi, làm như vô tình, đụng chạm nhau thì tôi như bị điện giật, tê tái cả người. Chỉ cần tả chừng đó thôi cũng đủ cho quí ông thông cảm và quí bà (độc giả) biết ngay là sau đó chuyện gì sẽ xảy ra. Nhưng vợ tôi thì không biết. Chẳng ai biết! Vậy mới là chuyện hay! Nhưng tôi cũng xin thưa là tình cảm giữa tôi và cô Trít nầy hoàn toàn ngây thơ, trong trắng.

Mỗi thứ hai, tôi xin với xếp về sớm một giờ, ghé nhà cô Trít để vấn an cô và để góp ý với cô về cách ăn mặc, sao cho giống ca sĩ thần tượng (Trish Thùy Trang) của cô để chuẩn bị cho buổi ca rô kê sắp tới.

Buổi gặp gỡ diễn ra như sau. Cô mở cửa đón tôi, chúng tôi cúi chào như mấy người Nhật đóng phim (nhưng cô mặc đồ ngủ chứ không mặc Kimono) rồi cô bước lùi nhường lối cho tôi vào nhà, mời tôi ngồi xuống xa lông, đối diện với cô. Cô rót trà mời tôi. Chúng tôi uống trà và trò chuyện. Xong tuần trà, cô vào phòng (tôi vẫn ngồi yên, không theo cô vào phòng cô), thay trang phục giống như cô Trish Thùy Trang (thật) thường mặc khi trình diễn, đi ra, xoay người mấy vòng, tôi cho ý kiến. Dĩ nhiên tôi phải khen nức nở. Cô lại vô phòng, thay trang phục khác để tôi tiếp tục khen... Một giờ sau, tôi cáo từ. Chúng tôi lại cúi chào theo kiểu Nhật. Tôi bước lùi ra cửa. Lại cúi chào nhau lần nữa, rồi tôi lên xe. Đọc đến đây, quí bà sẽ lắc đầu còn quí ông thì xùng gan "Vừa thôi! Xạo vừa thôi. Cúi chào kiểu Nhật, khen áo quần đẹp, uống trà suốt môt giờ rồi đứng lên ra về. Vậy ông đến làm gì"" Tôi đã thưa là tình yêu của chúng tôi thanh cao, trong trắng như thuở học trò mà!

Tôi có nói, tôi biết đường là nhờ cô Trít nầy, vì nhà cô gần chợ Mạt Lo và vì cô có thói quen, thỉnh thoảng, cô gọi điện thoại, bắt tôi đến nhà cô ngay tức thì, để đưa cô đi chợ! Tôi đang làm việc, lại xin phép xếp đi nửa giờ. Nhưng đến nơi, chúng tôi chỉ cúi chào nhau theo kiểu Nhật, ngồi (yên) uống trà độ nửa giờ rồi chia tay chứ không đi chợ. Bao giờ cũng thế. Thực ra, tôi có đưa cô Trít đi chợ Mạt Lo đó mấy lần (trong lúc vợ tôi còn ở sở làm) nên tôi biết rành chợ nầy lắm.

Xin trở lại chủ đề "tiết kiệm" của vợ tôi.

Tôi lái xe đến đúng chợ Mạt Lo nhưng làm bộ không thấy cái bảng hiệu nên cứ chạy thẳng để vợ khỏi nghi và để cho bả "ta đây" biết đường. Bả la lên "Yêu thơn! Yêu thơn! (U-turn)". Tôi làm như phục tài bả, ngoan ngoãn trở đầu xe. Xe vào sân chợ, vừa ngừng là vợ tôi phóc xuống, ra lịnh "Tôi một xe (xe đẩy). Ông một xe". Tôi hiểu ngay. Vì trong quảng cáo, có những món hàng "xeo" bị giới hạn số lượng cho mỗi khách hàng. Tôi mua riêng, vợ tôi mua riêng, như vậy sẽ mua được gấp đôi. Vợ tôi cầm tờ quảng cáo hàng "xeo" đi vào chợ, vừa đọc vừa dáo giác tìm. Tôi đẩy xe theo sau. Hễ bả bỏ vào xe đẩy của bả hai chai nước mắm hiệu con chuột thì bỏ vào xe tôi hai chai, xe bả năm thùng mì ăn liền hiệu con cóc thì xe tôi cũng có năm thùng, mười hộp trứng gà (ung!) thì tôi cũng có như thế...Đến chỗ bán gạo xeo, chúng tôi phải chờ. Một dọc, cả chục bà đang chờ đến lượt để hì hục vác gạo bỏ lên xe đẩy. Hầu hết là các bà Việt Nam. Bà nào cũng có một ông chồng với một xe đẩy riêng. Nếu dịp khác, các bà sẽ chào hỏi, chuyện trò rôm rả, nhưng lúc nầy thì tinh thần các bà rất căng thẳng, mắt đăm đăm nhìn đống gạo "xeo" đang vơi đi với tốc độ chóng mặt, khiến các bà cũng chóng mặt theo. Nếu ở Việt Nam, các bà đã xốc tới, huých người nầy, lấn người kia để đến gần đống gạo, nhưng vì ở Mỹ nên các bà đành hậm hực nhích từng bước, lòng lo lắng, không biết đến lượt mình có còn gạo không" May sao, đến lượt chúng tôi, gạo vẫn còn nhiều. Chúng tôi đẩy xe ra quày tính tiền. Biết tôi vô sản, vợ tôi lén nhét cho tôi tờ trăm đô và dặn nhỏ, không cho cô tính tiền nghe, sợ bị làm khó dễ "Mua xong, đưa lại tiền thối cho tôi".

Vì gạo mua "xeo" đó hiệu Hoàng Gia (Royal Rice) là gạo rất đặc biệt (theo như quảng cáo), rất quí hiếm nên vợ tôi nảy ra sáng kiến. Mua xong chúng tôi ra xe nhưng vợ tôi không cho tôi nổ máy xe. Ngồi một lúc, bả ra dấu, chúng tôi bước xuống, vào chợ lần nữa, mỗi người một chiếc xe đẩy, nhưng bả bảo phải đi cách xa ra để người ta không biết, tưởng mình là khách mới vào. Bả đi thẳng đến hàng gạo và chúng tôi sắp hàng nối đuôi với những người khác. Nhưng vừa đến lượt thì gạo hết. Vợ tôi nổi xùng, đến ban quản lý khiếu nại. Bả to tiếng bằng tiếng Anh, ban quản lý vì kém sinh ngữ, không biết bả nói gì nhưng hiểu ngay, vội đưa bả vào kho chứa gạo. Một cái kho mỗi bề ít ra cũng một trăm mét, chất thứ gạo Hoàng Gia đó tới nóc. Ông quản lý hỏi vợ tôi có cần thì ông ta cho xe tải chở đến nhà, mấy trăm bao cũng có, đã bán giá "xeo" lại được đít kao (discount: bớt giá) nữa. Vợ tôi cười hỉ hả, chỉ nhận có hai chục bao. Công nhân chất gạo vào sau xe cho chúng tôi. Bữa đó, chiếc xe van đời Bảo Đại của chúng tôi bị một phen quá tải. Nó xịt khói tùm lum, gầm rú như xe tăng, mà chạy như xe bò, nhưng cũng lết được về nhà. Tôi cũng bị một trận quá tải vì vác gạo vô nhà, muốn xỉu vì kiệt sức nhưng tôi vẫn vui vẻ vì đã giúp vợ thực hành tiết kiệm cho gia đình.

Về nhà vợ tôi đem cái rì xít ra tính toán và hí hửng bảo tôi "Rẻ được hai mươi đô". Tôi định nhắc bả nhớ là lái xe đi, về gần hai trăm miles, đổ hai lần xăng, mỗi lần bốn mươi đô, nhưng sợ bả giận, tôi làm thinh.

Vợ tôi bắt phải để thứ gạo Hoàng Gia đó vào một chỗ riêng. Tuần sau là đưa ông Táo về trời rồi nên vợ tôi gọi điện thoại đến các bà bạn, hỏi ai chưa mua được gạo Hoàng Gia thì bả tặng một bao "Ăn lấy thảo, tiền bạc chẳng bao nhiêu. Chị trả tiền em giận chị". Tôi có nhiệm vụ chở thứ gạo Hoàng Gia đó đến nhà quí bà. Các ông chồng của quí bà ra vác vào. Ông nào cũng ngoan ngoãn, hiền lành như tôi nhưng chúng tôi biết nhau quá rõ. Trông cù lần, con gà chết như thế chứ ông nào cũng thủ đắc vài con mèo để rảnh rỗi đi ngắm mèo giải sầu. Dĩ nhiên là những con mèo cô đơn kiểu như cô Trít của tôi. Tôi cũng nhân dịp vợ sai chở gạo Hoàng Gia tặng cô Trít, trên đường đi, tôi gọi cho vợ tôi báo là dọc đường có "tai nạn xe khủng khiếp quá, đường bị kẹt, cả giờ sau chưa chắc đã đi được!" Vậy là tôi đến "với" cô Trít cả giờ mà vợ tôi không nghi ngờ.

Chiều hăm ba tháng chạp âm lịch, là ngày đưa ông Táo về trời. Tôi đi làm về sớm. Vợ tôi gọi điện thoại, bảo mở bao gạo Hoàng Gia ra, nấu nồi cơm để bả về cúng đưa ông Táo.

Tôi mở bao gạo, lấy cái lon nhựa, đong ba lon vào nồi cơm điện như vợ dặn rồi bưng nồi đến vòi nước, mở nước để vo gạo. Nước vừa ngập gạo thì không biết đâu ra những con vật bé tí, nhỏ hơn hạt mè, đen thùi nổi lên, ngọ ngoạy, dính chùm nhau, đen kịt mặt nước. Ba lon gạo Hoàng Gia, e có đến một lon những con mọt đen đó. Tôi dùng tay gom được một nạm đầy mọt, bỏ thùng rác rồi quậy gạo, chúng lại nổi lên. Tôi mở nước, nghiêng nồi cho chúng trôi ra với nước. Làm vài chục lần thì chúng trôi ra gần hết.

Tôi bưng nồi cơm để vào cái nồi lớn, đậy nắp, mở điện lên nấu. Bỗng thấy nhột ở cổ, tôi đưa tay lên gãi và vuốt. Trong tay tôi có mấy con mọt đen. Tôi đến chỗ bao gạo Hoàng Gia đã mở thì thấy chúng bò ra, bám đen cái bao ni lông trắng. Nhiều con cất cánh bay lên. Tôi nhìn lên tường. Bốn bức tường quanh nhà đen nghịt những sinh vật bé tí đó. Tôi lấy dao rạch tiếp mười mấy bao gạo Hoàng Gia còn lại, mở banh ra. Bao nào cũng đầy mọt đen. Chúng bò ra, bay lên, giống như ta đốt giấy, những tro giấy màu đen bay lên theo ngọn lửa.

Tôi ra hiên nhà ngồi gãi và bắt những con mọt đen đang bò lung tung trong áo, trên cổ, đặt chúng lên bàn tay, ngắm chúng để chờ vợ tôi về.


Phạm Thành Châu
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Bạn có tự hào là người Việt Nam?

GS Nguyễn Văn Tuấn

Cuốn sách "Tôi tự hào là người Việt Nam" mới xuất bản và đã bán hết 10000 cuốn, có thể nói là một hiện tượng (1). Cách đây vài năm, trung tâm Thuý Nga bên Mĩ có sản xuất một show nhạc có tên là "Tôi là người Việt Nam" cũng rất thành công. Những sản phẩm loại này có thể nói là cũng có tác động tốt trong việc lên dây cót tinh thần cho công chúng. Nhưng là người va chạm thực tế hơi nhiều, tôi nghi ngờ cái ý tưởng cao đẹp "tự hào là người Việt Nam".

Kể chuyện cá nhân thì nhiều lắm, nhưng chuyện đầu năm nay làm tôi bị ám ảnh hoài về cái prestige của VN ở nước ngoài. Hôm đó, tôi đáp máy bay đi Pháp nói chuyện trong một hội thảo. Chuyến bay từ Sài Gòn nên có rất nhiều khách Việt Nam. Đến phi trường quốc tế Charles de Gaulle, tôi chứng kiến cảnh không vui. Mới bước ra máy bay chưa đầy 20 mét (còn rất xa đến cổng hải quan) đã gặp những người đứng chờ giống như an ninh hay cảnh sát. Đứng trước tôi là một phụ nữ có con đang bị thẩm vấn và tôi nghe những câu tiếng Anh lơ lớ của viên cảnh sát khó ưa: Đến Pháp làm gì? Ở đây bao lâu? Tại sao đem theo con? Ở Việt Nam làm nghề gì? Phải gần 4 phút sau chị ấy mới được trả lại passport trong cái nhìn đầy nghi ngờ của y. Đến phiên tôi, đã trong tư thế sẵn sàng "trả thù" cho đồng hương, nên tôi chuẩn bị tinh thần đối đáp trong cái nhìn thách thức. Nhưng viên cảnh sát chỉ nhìn qua passport (tôi mang quốc tịch Úc) và nói "ok", tôi nói cám ơn, và anh ta đáp lời: "Welcome to France"! Tôi ngoái đầu nhìn lại thì thấy rất nhiều đồng hương vẫn còn xếp hàng để trả lời mấy câu vớ vẩn đó. Đến cổng hải quan lại thấy cảnh đồng hương bị làm khó dễ mà bực mình.


Tôi thấy rõ ràng đó là một thái độ kì thị. Cũng là người Việt Nam, cũng họ Nguyễn, tại sao tôi được đối xử ok, còn đồng hương tôi thì không. Chỉ khác nhau ở cái màu passport, chứ tôi không nghĩ ra lí do chính đáng nào khác. Nói chung, các em du học sinh và nhiều quan chức VN cũng có kinh nghiệm tương tự như chị đồng hương. Cầm passport VN ra nước ngoài thường hay bị hoạnh hoẹ, làm phiền, thậm chí khinh bỉ ngầm. Hình như họ xem người Việt có tiềm năng làm chuyện bất hợp pháp. Do đó, tôi rất thông cảm với phàn nàn của Giám mục Ngô Quang Kiệt.

Có thể ở VN nhiều người tự hào là người Việt anh hùng và thông minh. Nhưng ở nước ngoài, tôi có thể nói rằng người ta không nhìn người mình như thế. Tôi nghĩ tại vì Việt Nam chưa có cái mà tiếng Anh gọi là “prestige” để người ngoài kính nể. Người Nhật và Hàn họ có cái prestige gắn liền với đất nước họ. Nói đến Nhật người ta nghĩ ngay đến một dân tộc vĩ đại, đến những cái thương hiệu làm nên nước Nhật Bản như Toyota, Nissan, Mitsubishi, Sony, Sanyo, Nikon, Canon, University of Tokyo, University of Kyoto, v.v. Nói đến Hàn Quốc là người ta nghĩ đến Samsung, LG, Hyundai, Seoul National University, v.v. Việt Nam chưa có những thương hiệu như thế để định hình hay để đóng góp vào cái căn cước tính của đất nước. Thay vào đó, Việt Nam nổi tiếng với chiến tranh, nghèo nàn, tham nhũng, trồng cần sa, Vinashin, Vinalines, v.v. Do đó, dù muốn hay không thì người ngoài cũng đánh giá chúng ta – người Việt Nam – bằng cái nhìn thấp hơn Nhật Bản và Hàn Quốc.

Mà, làm sao tự hào được khi đất nước còn quá nghèo dù chiến tranh đã kết thúc gần 40 năm. Thành ra, tôi thấy đồng ý với một bà nông dân khi bà nói: “Không! Từ xưa tới giờ tui không tự hào. Tôi không tự hào vì lời nói không đi đôi với việc làm thành ra người ta nói là quyền của người ta còn tự hào thì tôi không tự hào tại vì tui quá khổ tui không tự hào được. Tui thấy những người chung quanh tui họ còn khổ tui không thể chịu nỗi nhưng tui cũng đau lòng.” (2). Đó là chưa kể những vụ người Việt làm xấu mặt người Việt ở nước ngoài qua những hành động như ăn cắp ở siêu thị, hám ăn, và phụ nữ VN bị trưng bày trong tủ kiếng như một món hàng. Phải nói là nhục chứ tự hào nỗi gì. Do đó, tôi rất nghi ngờ với niềm tự hào dân tộc. Có lẽ tôi sẽ cố gắng làm một "devil advocate" chuyện này dù biết rằng rằng mình sẽ bị ném đá tơi bời.

Theo FB Nguyen Tuan
nguyenvsau
Posts: 1135
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Biểu tình ở Hồng Kông: Khi mãnh thú mắc xương…

Canhco


Image
Joshua Wong (Hoàng Chi Phong) được xem là một nhà hoạt động kiểu mới của thời đại liên mạng.

Câu chuyện không xảy ra trong sở thú hay rừng rậm Phi châu mà tại một thủ đô tài chánh của châu Á: Hong Kong.

Mãnh thú không phải là cọp, beo hay sư tử mà là một lãnh tụ đang làm hàng tỷ người run sợ: Tập Cận Bình.

Khác với đại lục, mảnh đất Hong Kong với 7 triệu dân, nhưng ít nhất tính tới lúc này hàng chục ngàn người không biết run sợ trước sức mạnh của con người được xem là quyết đoán nhất hành tinh. Mạnh mẽ và cực đoan trong sứ mạng giữ vững vai trò kẻ thống trị và nhất là không ngại ngùng thanh trừng đối thủ nếu ông ta cảm thấy cản trở bước tiến của mình.



Ruồi hay hổ gì cũng phải nể sợ ông ta vì không biết được lúc nào trong một hôm đẹp trời nào đó, công an gõ cửa dẫn đi vì một lý do rất được lòng dân chúng: tham nhũng.

Nhưng một chú bé 17 tuổi không hề biết sợ con mãnh thú ấy. Cậu không sợ mà còn dẫn dắt bạn bè cùng trang lứa không sợ hãi, và sau cùng hàng chục ngàn đồng hương của cậu đứng lên nói tiếng “không” với chính sách đảng cử dân bầu đối với dân chúng Hong Kong. Chàng thanh niên nhỏ thó ấy chính là Joshua Wong, hai lần khiến Hong Kong nỗi cơn thịnh nộ.



Lần thứ nhất, lúc ấy vừa 15 tuổi, chàng trai nhỏ bé này vận động một đám đông khổng lồ chống lại chính sách giáo dục nhồi sọ của Bắc Kinh muốn áp đặt lên nền giáo dục Hong Kong vốn nhắm tới trí thức và sự thịnh vượng để thay vào đó là khẩu hiệu ca tụng đảng, ca tụng đại lục.

Với hàng trăm ngàn người biểu tình bất bạo động chống lại nghị quyết đem nước mẹ Trung Quốc vào các ngôi trường tiểu học Hong Kong khiến chính quyền đặc khu hành chánh phải nhượng bộ và Bắc Kinh ê mặt vì không thể áp đặt lên xứ này những viên gạch đầu tiên xây ngôi nhà tù ý thức hệ.

Sau khi thành công, Joshua Wong bình thản tiếp tục học hành, thi cử như mọi thanh niên khác nhưng đôi mắt của anh mở to theo dõi từng động thái của chính quyền. Tai anh lắng nghe tiếng thầm thì lo lắng của người chung quanh về viễn cảnh người Hong Kong sẽ phải mất hẳn quyền phổ thông đầu phiếu, cái quyền căn bản của một thể chế dân chủ mà người dân Hong Kong đã sống cùng ngót cả trăm năm.

Nghe, thấy, để rồi phản ứng với những chính sách mà Bắc Kinh áp đặt lên cho người dân Hong Kong và sau cùng trở thành dòng chảy của tuổi trẻ Hong Kong cuốn phăng mọi sợ hãi về đảng cộng sản Trung Quốc mà Tập Cận Bình là tân hoàng đế.

Từ lúc lên ngôi cho tới hôm nay, có lẽ người làm cho ông Tập khó ngủ nhất là Joshua Wong bởi những yếu tố mà một lãnh tụ cùng với bao nhiêu chuyên gia chính trị hiến kế cũng thua một cậu thanh niên 17 tuổi.
Sức mạnh nào từ Joshua Wong có khả năng rúng động Đảng cộng sản Trung Quốc như vậy?

Trước và trên hết: anh còn quá trẻ. Trẻ đến nỗi tập đoàn cầm quyền Bắc Kinh không thể nào vu khoát cho anh bất cứ sự chụp mũ nào như thường thấy. Anh trong veo và thông minh. Anh can đảm và dịu dàng. Anh không có bất cứ một kêu gọi bạo động nào và luôn chủ trương tuyệt đối bất bạo động, tuyệt đối tránh cho chính quyền khó xử và vì vậy kêu gọi bạn bè né tránh tất cả những hành động dù vô tình nhất có thể gây bất mãn cho người thi hành công vụ. Anh lấy được trái tim của cảnh sát cũng như lực lượng chống biểu tình, đẩy họ trở về nơi xuất phát mà không bị một chỉ huy nào phê phán hay kỷ luật.

Những trái đạn hơi cay bắn ra như làm bổn phận một cách miễn cưỡng và hình ảnh cảnh sát vội vã lấy nước rửa mắt cho một người biểu tình trúng hơi cay đã làm Joshua Wong sáng rực thêm giữa biển người tràn ngập đường phố.

Joshua Wong: nỗi ám ảnh của con mãnh thú Tập Cận Bình.

Quân đội Trung Quốc tràn xuống Hong Kong ư? Không còn gì dễ bằng. Tuy nhiên tràn xuống rồi…sao nữa? bắt anh ta? Hong Kong đã làm rồi và chính một chánh án đã ra lệnh thả anh ra vì không đủ cơ sở ghép tội. Chánh án Hong Kong được đào tạo dưới cán cân công lý chứ không phải dưới ánh sáng của Đảng Cộng sản Trung Quốc quang vinh. Quân đội nhân dân Trung Quốc muốn thì cứ bắt, cứ đàn áp nhưng khó một điều: cảnh sát và chính quyền đặc khu không thể nhắm mắt bịt tai cộng tác để nướng người dân của mình.

Hong Kong cũng không đủ nhà tù để nhốt bằng ấy con người.

Bên cạnh đó không có nhà giam nào thoát khỏi đôi mắt dư luận thế giới khi liều lĩnh nhốt chàng thanh niên 17 tuổi chỉ có một tội duy nhất là đòi hỏi Hong Kong được quyền bầu cử người lãnh đạo trong tinh thần dân chủ.

Nếu Tập Cận Bình không thể giải tán cuộc biểu tình ngày một lớn của sinh viên học sinh và người dân Hong Kong, Trung Quốc sẽ lâm vào thế domino đe dọa sự chuyên chính của đảng cộng sản và từ đó một nguy cơ đổ vỡ lớn lao hơn cho toàn hệ thống.

Nếu đủ đảm lược và tàn nhẫn để làm một Thiên An Môn thứ hai, họ Tập sẽ bị thế giới nguyền rủa. Anh quốc, Hoa Kỳ cùng hàng trăm nước khác sẽ vào cuộc vì thế giới không thể chấp nhận một Thiên An Môn nữa khi mà chàng trai “tank man” vẫn còn ám ảnh lương tâm nhân loại.

Hai hình ảnh trước mắt không những làm cho mãnh thú Tập Cận Bình gầm rống trên ngai vàng mà còn khiến toàn hệ thống đảng Cộng sản Trung Quốc lo âu, mất ngủ. Một chàng trai sức khỏe không đủ khuân một trăm ký lô lại có khả năng đè một phần tư thế giới dưới thân thể bé nhỏ của mình há chẳng phải thần kỳ hay sao?

Rồi đây dù Bắc Kinh đưa ra giải pháp tạm thời nhượng bộ để rồi sau đó lập lại bàn cờ mới có tính toán kỹ hơn thì người dân Hong Kong vẫn chứng tỏ cho mọi người thấy rằng không ai hiểu người Trung Quốc hơn họ. Cùng ngôn ngữ, lịch sử, tôn giáo và văn hóa nhưng chỉ khác một từ dân chủ đã khiến 7 triệu con người không biết sợ là gì.

Chỉ có người Trung hoa mới có khả năng chống nhà cầm quyền đại hán. Đài Loan trước đây rồi Hong Kong sau này sẽ tiếp tục theo con đường ấy. Bài học Joshua Wong sẽ giúp nhiều nước nhận ra chân lý: kẻ mạnh nào cũng có gót chân Achilles, nếu biết tấn công sẽ làm nó ngã quỵ.
MatVit
Posts: 1315
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Image

Đám nghệ sĩ trở cờ lục tục kéo trở ra hải ngoại, không kèn không trống


Ðiều đáng ngạc nhiên là trong thời gian gần đây, chúng ta lại thấy bọn nghệ sĩ trở cờ ấy lại lục tục kéo trở ra hải ngoại, không kèn không trống, thỉnh thoảng xuất hiện lại trên các sân khấu hải ngoại. Sao có chuyện "ô rờ lui" như thế?


Tôi được biết rằng, bọn chúng vừa lãnh một quả đểu rất nặng ký của phỉ quyền Việt gian Cộng sản mà bọn nghệ sĩ khúc ruột ngàn dặm đã tỏ tình và khen ngợi cách đây không lâu. Cái gọi là Làng Nghệ Sĩ với hơn một trăm căn nhà, tuy không đắt giá như nhà trong cái gọi là Làng Việt Kiều, nhưng cũng trên trăm ngàn cho mỗi căn, vừa bị phỉ quyền Việt gian Cộng sản yêu dấu của họ tịch thu. Bọn cộng sản cướp của nhưng lại đưa ra lý do là trước đây đất xây làng đã bị bọn viên chức cấp dưới cấp giấy phép cho xây cấp ẩu tả, không có lệnh của cấp trên, mà cũng không đúng luật pháp của xã hội chủ nghĩa ta.


Nghe chính một tên nghệ sĩ trình diễn đã từng ở lâu trong nước và có nhà trong Làng Nghệ Sĩ kia kể lại, thì vào một ngày không đẹp trời, không nhớ có phải là ngày lễ cô hồn hay không, bọn nghệ sĩ trình diễn hải ngoại có nhà trong làng được thông báo cho biết lý do vừa kể, rồi thì mỗi đứa được cho phép gom gấp đồ tế nhuyễn và phải rời làng ta lập tức.Cổng làng được khóa chặt, kể từ này thằng nào con nào dám lén lút trở vào sẽ bị khép vào tội... xâm nhập gia cư bất hợp pháp, hoặc nặng hơn sẽ là... xâm phạm tài sản của xã hội chủ nghĩa.


Một trăm phần trăm là bọn nghệ sĩ ấy chỉ kịp thu xếp quần áo, tư trang, cùng tất cả thứ gì có thể xách tay mang theo. Bàn ghế, ti vi, tủ lạnh, máy nhạc, computers v.v ... đều bỏ lại trong những ngôi nhà nay đã thuộc về tài sản của xã hội chủ nghĩa.


Ðiều đau khổ nhất là bè lũ bọn nghệ sĩ trình diễn đó nay ra đây thì cứ câm miệng hến im thin thít, chẳng dám than phiền nữa lời. Vì sợ há miệng mắc quai, bởi những lời tuyên bố lố lăng cho cộng sản trước đây, nhất là Hương Lan. Vì biết có lên tiếng thì chẳng mấy ai thương hại. Và vì lần tới trở vào sợ bị phỉ quyền Việt gian Cộng sản yêu quý cắt cái cần cổ, mất cái chỗ đội nón! Tại sao phỉ quyền yêu quý của bọn nghệ sĩ trở cờ lại hành xử ba trợn như thế ? Tội nghiệp! Từng hát câu "quê hương là chum khế ngọt" để ám chỉ đất VN tỵ nạn hải ngoại là... chùm khế chua . Bây giờ nếu hát ngược lại, bản mặt mốc đâu có giống con giáp nào !Đỗ Sơn



LỜI BÌNH CỦA VAN MỘC CƯ SĨ:

Sao dạo này thê giới điên đảo hết trọi! Đa số nhà tu hành và văn nghệ sĩ về Việt Nam hí hững nhưng rồi phải cúp đuôi chạy ra hải ngoại trở lại.
" Sư" Nhất Hạnh, rồi đám nghệ sĩ kể trên đã bị Việt Công cho một cú đá hậu đau điếng!
Trước tiên chúng dụ các người về để đem tiền bạc về cho nó.
Thứ hai là để đánh bóng chế độ. Những tên Việt kiều về thấy khách sạn và các cơ sở ăn chơi thì kêu ầm lên chế độ ta, đất nước ta nay đổi mới, cởi mở, tự do.
Thứ ba là ve vản và đánh lừa quốc tế.
Thứ tư là để đưa gián điệp qua Mỹ dưới dạng văn công văn nghệ, du lịch hay kết hôn. Họ nhờ mấy sư cha và ca sĩ tiếp tay.
Cuối cùng là một vụ lừa đảo! Chúng dụ thầy chùa, linh mục, mục sư, dân chúng và ca nhạc sĩ về mua nhà cửa, đàt đai, xây chùa chiền rồi chúng tịch thu. Các ông các bà "ký cóp cho cọp nó tha", tay trắng lại hoàn trắng tay!
Trước đây, cảm động vì lời nói ngọt ngào của cộng sản cũng có, mà cũng muốn chứng tỏ họ tích cực phục vụ cộng sản hết mình, các ông bà nghĩ rằng "có qua có lại ". Họ về Việt Nam được thì họ cũng mời VC sang Mỹ để đáp lễ, để làm vui lòng cộng sản, để làm ăn dễ dàng, chẳng cần danh dự, khí tiết, công bằng, dân chủ, tự do, thiện ác, Phật, Chúa, Thánh Thần! Do đó mà họ đã rước rất nhiều văn công VC sang Úc, Hoa Kỳ như Bạch Tuyết. Một số ông bà bầu còn mời công an dưới dạng ni cô, và bà sơ qua hải ngoại thâu tiền !
Ôi, tiền tài bao giờ cũng có sức mạnh dù cho là thầy, cha, chú cũng cúi đầu làm tay sai cho quỷ Sa tăng. Đám trên là vì lợi. Một số dại khờ. Một số cựu học sinh Trưng Vương, Gia Long đã nghe theo lời cộng sản gừi tiền về xây làng tình nghĩa cho giáo sư nghèo. Làng vừa xây xong thì cộng sản bán mất tiêu!
Than ôi! Nhiều người dại dột chưa khôn! Trước đây bọn trí thức miền Nam theo cộng sản như Nguyễn Hữu Thọ, Trịnh Đình Thảo, Lưu Hữu Phước, Trương Như Tảng. Đoàn văn Toại, Nguyễn Văn Hảo, Trần Thúc Linh, . . theo cộng sản cuối cùng một số bỏ chạy ra ngoại quốc.
Bài học lịch sử vẫn được lập lại vì người đời tham lợi, tham danh và ngu ngốc! Ôi đời là thế! Chuyện sư sãi, giám mục, linh mục, và văn nghệ sĩ không ai nói ra nhưng sao cái hũ mắm thối lại xì ra?
Bỉ nhân nhớ truyện Trạng Quỳnh như sau:
" Trạng Quỳnh làm một cái lều giữa hồ, cho bọn cò mồi tuyên truyền rằng "trong lều kín có chuyện hay lắm, xưa nay chưa từng thấy! "Thiên hạ đổ xô đi coi, mỗi người phải nộp tiền qua đò là một quan tiền ( Thường chỉ một vài chữ còn gọi là một đồng tiền). Tốn công, tốn của ,vào trong lều họ chỉ thấy một bà già mù cởi truồng. Mọi người xấu hổ ra về. Ai hỏi " Có gì hay không"? Có gì lạ không" thì ai cũng im lặng ra về không dám hé môi, vì nói ra sợ người đời chê mình dại!
MatVit
Posts: 1315
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Image

“Ném chuột vỡ bình quí”
Mình có người bạn, nhà rất nghèo, lương ba cọc ba đồng, ở lắp ghép đời 1977, nhưng anh có một cái bát từ đời nhà…Thanh, men xạnh, rạn chân chim. Có người tới trả 10 ngàn đô nhưng không bán, vì anh bảo nó quí, có một không hai. Nghèo rớt nhưng có đồ gia bảo trong nhà là hạnh phúc rồi.

Vì thế, đến nhà nào khoe có đồ cổ, là tôi thấy…chán. Ừ cứ cho là cái kiếm, cái chén, cái bình, bộ bàn ghế “chân triện đời Minh”, có từ thời nhà Hán Vũ Đế, thì cũng chỉ là thứ người ta dùng ngày xưa như mình dùng bát đĩa, bàn ghế bây giờ. Để lâu thành cổ vật, thành một thứ mê hoặc hão huyền. Có đồ quí mà nghèo như anh bạn trên thì chưa chắc đã…quí.

Theo VNN đưa tin, trong cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội trước kỳ họp Quốc Hội, ngày 10-6, TBT Nguyễn Phú Trọng đã nhận được rất nhiều kiến nghị liên quan chống tham nhũng và tiêu cực.

Ông Trọng nói về cái khó của việc xử lý “Phát hiện đã khó nhưng xử lý phải nghiêm. Ta muốn xử lý nhanh nhưng bao nhiêu công đoạn, một vụ án chằng chịt bao nhiêu mối quan hệ, giám định kê khai có đúng không, giám định người khai có đúng không… rất phức tạp. Chưa kể nhiều lần nói đây là vấn đề lợi ích, cấu kết, móc ngoặc với nhau, lợi ích nhóm, ông mất chân giò, bà thò chai rượu… những quan hệ lằng nhằng với nhau”.

Vì thế, ông cho rằng, xử lý trước mắt phải nghĩ lâu dài, giữ cho được ổn định để đất nước phát triển. Không phải xới tung lên tất cả, gây mất niềm tin, nghi kỵ lẫn nhau, rối loạn sẽ rất nguy hiểm.

“Phải bình tĩnh tĩnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định”. Ông nói thêm.

Riêng đoạn ông Trọng nói về hệ thống mà trong đó có “vấn đề lợi ích, cấu kết, móc ngoặc với nhau, lợi ích nhóm, ông mất chai giò, bà thò chai rượu…” chứng tỏ “cái bình” ý chả quí tẹo nào.

Thứ nữa, làm gì mà chả có giá phải trả. Chống tham nhũng lại sợ mất ổn định, thì chống cái gì. Đơn giản, người tham nhũng phải có quyền lực, can thiệp cả vào luật pháp, làm méo mó hệ thống. Đánh tham nhũng là dứt dây động rừng, ổn định thế nào được.

Tích “Ném chuột, vỡ bình” có trong dân gian từ xa xưa. Có lẽ TBT Trọng đọc chuyện từ thời còn nhỏ, không biết phần khảo dị.

Chuyện kể rằng, ngày xưa, ở vương quốc nọ, vị vua được tặng cái bình bằng ngọc, rất quí. Trong cung, ngài cũng nuôi đàn chuột bạch. Chúng quanh quẩn với vua, hoàng hậu, và đi vòng quanh cái bình, đùa vui.

Thấy con chuột đầu đàn có vẻ nhanh nhẹn nên nhà vua đã cho phép nó được thoải mái đi lại, đùa giỡn trong cung, muốn ăn cái gì cũng được, kể cả cao lương mỹ vị dành riêng cho vua.

Thấy được giao trọng trách, lại hưởng phú quí hơn đồng loại, nên chú chuột này tỏ ra kiêu căng. Chui vào bình, nhảy múa, ăn chơi trong đó, có lần nó đưa cả gái chuột vào tự tình.

Một lần, nhà vua bắt gặp, nổi giận, lấy cái gậy đập con chuột chết tươi, nhưng bình quí cũng vỡ tan.

Nhà vua kể chuyện này cho một nhà hiền triết. Vị này nói, cái bình quí ở chỗ nào? Quí ở chỗ là bình làm bằng ngọc, có niên đại hàng ngàn năm, vua trả lời.

Ai chứng minh là bình này làm bằng ngọc và ai đã làm nó từ năm nào? Nhà vua lắc đầu, chịu.

Ngài thấy chưa, ngài quí cái bình chỉ vì người ta đồn nó làm bằng ngọc, mà chắc gì đã bằng ngọc, cách đây 1000 năm, không có chứng cứ. Ngài quí cái thứ hão huyền.

Như vậy chưa chắc cái bình đã quí như ngài tưởng, có vỡ cũng chẳng chết ai.

Thêm vào đó, chuột đã hoành hành trong cung vua khá lâu rồi. Nếu cứ để hiện trạng chuột trộm cắp và lạm dụng quyền lực, lũ chuột khác sẽ bắt chước, khi đó mạng vua cũng khó bảo toàn.

Đập chuột có vỡ bình quí, nếu điều đó giúp được bình thiên hạ, ghế của ngài cũng được yên ổn, đó là việc nên làm. Nếu ngài còn nhớ đồ quí, dân biết ơn sẽ góp tiền mua bình khác, có giá trị thực và niên đại hẳn hoi. Một công đôi ba việc, há chẳng nên ru?

Ngài chần chừ, không dám làm gì, vì sự ổn định giả tạo, một hôm người ta thấy mạng ngài cũng không quí bằng cái bình, họ quí chuột hơn ngai vàng, thì làm sao, làm sao. Lúc đó, thảm họa đổ lên đầu, liệu rằng có “khôn ngoan và có con mắt chiến lược?”

Nghe nói vương quốc ấy là Thụy Điển bây giờ. Muốn tiến lên CNCS kiểu Thụy Điển hay Bắc Âu, hãy đừng hão huyền ngồi ôm cái bát cổ nhưng đói rã họng như anh bạn tôi.

HM. 6-10-2014
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Từ "con tự do" cho tới "con ốc vít"...
Người Cộng sản rất giỏi nói lời khuất tất. Họ giỏi vì lâu ngày không ai vạch ra điều mà họ cố tình giấu diếm một phần do hệ thống công an trị quá bạo liệt khiến ai có chút can đảm muốn phơi bày đều phải tự xét trước khi buông lời chỉ trích.

Đó là trước đây hơn hai mươi năm, khi những cơn gió từ thế giới hiu hiu thổi vào nền kinh tế bao cấp mang theo hơi hướm thông tin nhỏ giọt từ bên ngoài. Còn bây giờ, thông tin đã thành bão, giấc mơ bịt miệng nhân dân của lãnh đạo đã tan vỡ, những mảnh vỡ ấy đâm thấu tim gan xã hội và làm cho tiếng ta thán của cộng đồng ngày một lớn hơn.

Bất kể sự tràn ngập thông tin trong quần chúng. Bất kể sự thật là ngày nay mở miệng rất dễ mắc quai, các phát ngôn của lãnh đạo không hề sợ người dân phản ứng vì họ cùng mang chung một hội chứng rất khó trị: phơi nhiễm điếc.

Phơi nhiễm vì họ sinh hoạt chung với nhau trong một môi trường chỉ biết nói mà không cần nghe lâu ngày thành căn bệnh điếc khó phát hiện. Tác nhân gây điếc lại không có hình thù cụ thể nào và hơn nữa không ai buồn nghiên cứu nên sự lây lan âm thầm và rộng khắp. Tập thể điếc ấy tự sướng bằng các loại ngoa ngôn, cốt nói cho đã miệng.

Nói không cần ai nghe và do đó trách nhiệm của lời nói là một khái niệm hết sức cộng sản.

Trên thế giới không có một nước nào mà cán bộ các loại từ thấp đến cao lại vô tư phát ngôn những câu chữ không giống ai như nước Việt Nam, Việt Nam cộng sản. Từ một ông công an phường sáng tạo cụm từ rất ấn tượng: "con tự do" cho đến một ông bộ trưởng tuyên bố lẫy lừng về sự hình thành của một "con ốc vít". Hai "con" ấy nếu đặt dưới kính lúp để tìm hiểu không khéo lại cho thấy lắm điều hữu dụng.

Trước, "con tự do" nói lên điều gì?

Khi công an đàn áp người bất đồng chính kiến do bị hỏi: các ông có biết chúng tôi cũng có quyền tự do hội họp, tự do đi lại hay không? Một ông trưởng công an quay lại cho ra ngay một câu trả lời rất chợ búa: "tự do cái con ..c". Vậy là tự điển đương đại của Việt Nam có thêm từ mới.

"Con tự do" dù sao cũng chỉ là một tiếng chửi thề nhưng trong ngữ cảnh ấy nó nói lên được một sự thật: Cộng sản không chấp nhận hai tiếng tự do. Hai chữ tự do chỉ có giá trị tương đương với một bộ phận dùng để đi tiểu, chỉ đi tiểu thôi nhé, vì xét tới chức năng thứ hai nó có thể phản lại câu chửi thề hết sức thâm thúy này. Cái chức năng thứ hai ấy loài người đã biết rất lâu trước khi có khái niệm tự do.

"Con tự do" trở thành chiếc chìa khóa canh giữ ước vọng dân chủ của người dân vì khi nói tới dân chủ thì không thể nào thiếu vắng tự do. Khi tự do trở thành một "con" thì bản thân nó đã bị gô vào chiếc còng số 8.

Tính ưu việt của phát ngôn này nằm ở chỗ đó. Việc coi thường mọi giá trị nhân văn của người cộng sản đã để lại vết cháy xém trên cơ chế không thể nào tẩy rửa. Khi tự do đã thành "con" thì mọi ngoa ngôn sau này về hai chữ tự do sẽ là tấm gương soi cho hậu thế.

Và vì vậy, người ta vẫn kiên trì đòi tự do trở lại với khuôn mặt thật của nó bằng cách cố gắng giật phăng những phù điêu giả treo trước ngôi đền cách mạng.

Trong cái hội chứng điếc tập thể ấy người dân không hy vọng gì lãnh đạo của họ có cơ hội nói thật, nói vào đúng tâm điểm mà họ muốn biết, dù chỉ một lần.

Từ việc mất niềm tin của dân ấy lãnh đạo càng cao thì xem ra sự nói thật của họ trở thành mối nghi ngờ của người dân. Chẳng hạn ông Hà Nội vừa thành thật tự thú "nếu chim hòa bình không bay lên được vào ngày kỷ niệm giải phóng thủ đô thì cũng mong đồng bào thông cảm".
Hiền lành và "ngốc" như ông vẫn không thuyết phục được người dân Trường An, chẳng qua tập thể điếc đã được người Hà Nội thừa nhận như một sự thật hiển nhiên.

Một người khác nữa đang cố gắng nói thật nhưng vừa nói ra sự thật ấy ông ta lại càng chứng tỏ rằng chưa bước ra khỏi phạm vi của tập thể điếc, tính phơi nhiễm vẫn còn rất cao và lại không thể chích ngừa.

Ông điếc vì chưa bao giờ chịu nghe sự thật của nền công nghiệp nước nhà. Ông điếc vì những hợp đồng dịch vụ béo bở ngày ngày xuất hiện khắp đất nước Việt Nam qua những điều mà báo chí cảnh báo gọi là làm thuê cho nước ngoài. Ông điếc vì không bao giờ nghe tiếng máy chạy xình xịch hàng ngày chỉ để sản xuất ra một loạt con người như ông, chuyên chăm chăm vào tài nguyên thô và mồ hôi của người lao động.

Do điếc lâu, điếc lâm sàng nên khi ông thành thật nói ra điều ông nghĩ là hay là đúng thì người ta lại vỗ tay...mời ông xuống!

Ông nói: Việt Nam đã sản xuất ra được con ốc vít cho Samsung.

Câu nói xuất hiện vào năm 2014, sau hơn ba phần tư thế kỷ ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Gần 40 năm sau khi Sài gòn hoàn toàn giải phóng.

"Con ốc vít" ấy là một sự thật não nề xứng đáng đứng bên cạnh "con tự do" cũng ê chề không kém.

Cái mà cả hệ thống từng rêu rao là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nay đã trần truồng nằm phơi trên các trang báo đảng lẫn báo dân. "Con ốc vít" trở thành best seller trên một thị trường được xem là phát triển ngoạn mục nhất nhì Đông Nam á. "Con ốc vít" hiền lành, vô hại nay bỗng dưng bị lật lên lật xuống xem xét từng chi tiết. Mà lạ lắm, không thấy chi tiết nào đáng chú ý cả vì nó cũng như hàng tỷ con ốc trong guồng máy kinh tế này, nhưng khi một con trong cái đám hàng tỷ con ấy mang quốc tịch Việt Nam thì sự tự sướng lên tới mức ngất ngây như khuôn mặt ửng hồng của ông bộ trưởng.

Một con ốc vít không phải là tất cả nhưng cũng cho thấy cố gắng không ngừng của nhà nước, rất chú ý tới nền công nghiệp nước nhà.

Chỉ có điều, người dân lại tưởng ông Bộ trưởng đánh lừa họ vì không lẽ sau bao nhiêu năm mà chế độ chỉ làm được một con ốc vít?


canhco's blog
buikiem
Posts: 504
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »


Image


“Ủa, ông chưa tiến sĩ hả? Sao không “làm” một cái?“


Đăng Bởi MỘT THẾ GIỚI -
Bao nhiêu tiến sĩ của nước ta là do thực tài, bao nhiêu là giả, dỏm

"PGS-TS-BS” - đó là viết tắt của “Phó giáo sư – Tiến sĩ – Bác sĩ”. Nó là biểu hiện của căn bệnh mới phát sinh trong ngành y. Đó là bệnh hám danh, đang làm tan nát hệ thống y khoa và đang biến hóa thành một đại dịch nguy hiểm cho người bệnh. Một Thế Giới xin trích đăng bài viết của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc.


Ngày nay, cái bằng tiến sĩ như là một cái bùa hộ mệnh. Nó cũng là cái vé xe cho những chuyến xe đò thăng quan tiến chức. Nó là cái boarding pass để leo lên vị tri trưởng khoa, làm hiệu trưởng trường y.

Tuần rồi đi dự một hội thảo chuyên đề và gặp một anh bạn đồng môn trên bàn cà phê. “Ủa, ông chưa tiến sĩ hả? Sao không làm một cái”? Anh bạn tôi hỏi.
Image
Họ có thể chi ra vài trăm triệu hôm nay, nhưng nay mai thì sẽ được chức quyền. Ảnh: nguồn internet

Tôi ngạc nhiên về chuyện “làm một cái”. Tiến sĩ là một cái gì như đồ chơi. Tôi lắc đầu. “Mình đã già. Mình không có khả năng làm nghiên cứu. Cũng chẳng có thầy đỡ đầu”.

Anh bạn tôi cười lớn nói: “Ông mà già gì, đâu cần khả năng làm nghiên cứu, cũng không cần thầy hướng dẫn, chỉ cần bỏ tiền ra mua thôi”.

Tôi cám ơn tấm lòng của bạn cũ và vẫn thấy mình vui với việc giúp người mà không có những râu ria trước tên mình. Bạn cũ tôi bây giờ là một PGS-TS-BS.

TS-BS bây giờ nhan nhản trong các bệnh viện. Thử dạo một vòng các phòng trong bệnh viện ngoài Hà Nội, sẽ thấy trước cửa phòng ai cũng có danh xưng TS-BS in ngay chính giữa cửa phòng. Bảng hiệu đó cho chúng ta biết người đang ngự trị hoặc chiếm lĩnh căn phòng là một bác sĩ và có bằng tiến sĩ.


Bằng tiến sĩ là học vị cao nhất trong thế giới khoa bảng. Tôi không có con số thống kê để nói, nhưng tôi cảm thấy số bác sĩ có danh hiệu TS-BS nhiều hơn bác sĩ trong các bệnh viện Hà Nội. Sài Gòn đang đuổi theo Hà Nội, sắp đến đích nay mai. Với đà này, một ngày không xa bệnh nhân sẽ không còn gặp bác sĩ nữa, họ chỉ gặp TS-BS.


Danh và thực lúc nào cũng là hai khía cạnh nhức nhối trong y giới. Bao nhiêu tiến sĩ của nước ta là do thực tài, bao nhiêu là giả, dỏm. Không ai biết được, nhưng xã hội biết. Xã hội đã từ lâu phong danh tước “tiến sĩ giấy” cho những kẻ bất tài, hám danh, mua quan bán tước. Cụm từ “Tiến sĩ giấy” ngày càng xuất hiện nhiều trên báo chí, trong những câu chuyện thường ngày. Tức là xã hội biết rằng ngày nay chúng ta có nhiều tiến sĩ dỏm hơn là tiến sĩ thực.
Image
“Dỏm” có nghĩa là những bằng cấp được mua bán, tiền trao cháo múc

Anh bạn tôi vừa đề cập trên đây không ngần ngại nói rằng để có cái bằng tiến sĩ, anh phải chi ra nhiều tiền. Hỏi bao nhiêu, anh chỉ cười. Nhưng xã hội biết. Những cái giá 5.000 USD, 10.000 USD, 20.000 USD đã được đề cập đến. 100 triệu đồng. 200 trăm triệu đồng. 400 triệu đồng. Có khi 500 triệu.

Đó là những con số chóng mặt cho bệnh nhân nghèo. Ai trả tiền? Xin thưa không phải bác sĩ, mà là bệnh nhân. Họ sẽ ăn tiền các hãng dược. Hãng dược nâng giá thuốc. Bệnh nhân là người cuối cùng trong vòng tròn này. Bệnh nhân lãnh đủ.

Vì thế, mua bán bằng cấp là một trong những yếu tố làm cho giá thuốc cao đến mức “cắt cổ” như ở nước ta. Những kẻ hám danh và bất tài xem chuyện mua bằng tiến sĩ là một đầu tư. Họ có thể chi ra vài trăm triệu hôm nay, nhưng nay mai thì sẽ được chức quyền.


Một khi đã ngồi vào vị trí quyền lực, họ ra sức vơ vét tiền của người dân để trả lại chi phí mua bằng, mua chức vụ. Người dân cũng chính là đối tượng sau cùng trong đường dây này. Đừng trách tại sao dân mình nghèo vẫn hoàn nghèo. Cái cơ chế này làm cho họ nghèo. Đã nghèo thì thường chịu phận hèn.

BS. Đỗ Hồng Ngọc
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Tại Sao Quảng Nam Hay Cãi?

Trần Gia Phụng

(Trình bày tại Đại hội Quảng Nam Toronto ngày 6-11-2014.)

Kính thưa quý Bà Con Cô Bác,

Câu ca dao “Quảng Nam hay cãi…” là sự thật hiển nhiên không bàn cãi. Bài nói chuyện hôm nay là tìm hiểu tại sao người QN chúng ta hay cãi? Những lý do đưa ra sau đây có thể chủ quan và thiếu sót, hy vọng được bổ túc thêm thì sẽ đầy đủ hơn.

Quảng Nam hay cãi có thể có năm lý do: 1) Nguồn gốc di dân. 2) Tranh đấu nghịch cảnh. 3) Tính ham học của người QN. 4) Giọng nói người QN. 5) Môi trường hay cãi tại QN.

1) Về nguồn gốc di dân: Người QN chúng ta là con cháu của những di dân từ Bắc vào QN lập nghiệp. Có bốn hạng di dân khác nhau đến QN: Những di dân đầu tiên là những chiến binh theo các đoàn quân viễn chinh đi mở nước về phương nam. Không có những đoàn quân viễn chinh thì không có QN. Những chiến binh viễn chinh thường can đảm, liều lĩnh, sẵn sàng chiến đấu, tranh cãi.


Hạng di dân thứ hai đến QN là những người tù tội. Dưới thời Lê Thái Tổ (trị vì 1428-1433), nhà Lê chia tội phạm thành năm loại: xuy, trượng, đồ, lưu, tử. Xuy là đánh roi. Trượng là đánh trượng (gậy). Đồ là làm dịch đinh. Lưu là lưu đày. Tử là tử hình. Mỗi tội chia thành nhiều hạng. Riêng tội lưu có ba hạng: Lưu cận châu (châu gần). Lưu viễn châu (châu xa). Lưu ngoại châu (châu biên giới.) Từ thời Lê Thái Tổ cho đến khi Nguyễn Hoàng vào nam, trong khoảng trên 200 năm, QN thuộc loại viễn châu, miền biên giới xa xôi, giữa Đại Việt và Chiêm Thành. Những người phạm tội lưu nặng nhất bị đày đến QN.

Hạng di dân thứ ba đến QN là những người đào tẩu, trốn tránh vì nhiều lý do, mà trong đó quan trọng nhất là lý do chính trị, vì sự thay đổi và trả thù của các triều đại. Ví dụ khi nhà Trần sụp đổ, nhà Lê lên cầm quyền, con cháu nhà Trần trốn chạy, có gia đình chạy vào tận QN. Khi nhà Mạc sụp đổ, con cháu nhà Mạc đổi thành nhiều họ, ly tán khắp bốn phương. Có nhiều nhánh họ Mạc chạy vào tận QN.

Hạng di dân thứ tư, đông đảo nhất là những di dân vì lý do kinh tế. Vì quá nghèo khổ ở vùng đất cũ, nên đông đảo dân chúng theo những đợt di dân do chính quyền tổ chức. Sau mỗi lần mở nước, các triều đại đều tổ chức đưa người tới định cư vùng đất mới, nhất là từ thời Nguyễn Hoàng vào Nam lập nghiệp.

Dầu vì lý do gì, di dân có một số đặc tính chung như mạo hiểm, can đảm, liều lĩnh, quyết liệt, bất khuất, cấp tiến, khẳng khái, bộc trực, thích tự do, công bằng, dân chủ... Không phải tất cả những đặc tính trên đây đều tác động cùng một lần đến con cháu QN, nhưng ảnh hưởng một cách khác nhau tùy mỗi gia đình, tùy mỗi cá nhân, một vài đặc tính trên, đưa đến những kết quả riêng biệt, nhưng vẫn có một vài điểm căn bản giống nhau, như là hay tranh đấu và hay cãi để bảo vệ những điều mình đạt được trên đường di dân.

Có câu hỏi đặt ra là di dân từ Bắc vào Nam, đến định cư rải rác từ QN đến Bình Định, nhưng tại sao chỉ có dân QN là hay cãi? Xin chú ý, trước khi tiến xuống Quảng Ngãi hay Bình Định ngày nay, người di dân từ Bắc vào Nam, tập trung đầu tiên tại QN, có thể cả một thời gian dài, trên 200 năm, từ thời Huyền Trân đến thời Nguyễn Hoàng, mới dần dần tỏa xuống phía nam. Càng xuống phía nam, bình nguyên càng rộng, thời tiết càng dễ chịu, con người càng thoải mái hơn. Ngoài ra, còn nhiều lý do khác nữa.

2) Tranh đấu trước nghịch cảnh: Lý do thứ hai về việc người QN hay cãi là di dân luôn luôn va chạm và đối phó nghịch cảnh, phải tranh đấu đề sinh tồn. Tranh đấu với cư dân địa phương trước đây là người Chiêm Thành (Chàm). Tranh đấu để mưu sinh ở vùng đất lạ, thiên nhiên khắc nghiệt, rừng thiêng nước độc. Tranh đấu để được tự do, bình đẳng và dân chủ trên vùng đất mới. Tranh đấu trở thành thói quen của người QN và từ đó cũng trở thành hay cãi. Hay cãi là cách tranh đấu bất bạo động để bảo vệ quyền lợi, bảo vệ điều mình nghĩ là lẽ phải, tránh sai lầm, tìm ra sự thật.

3) Tính ham học: Lý do thứ ba là di dân vốn thích phiêu lưu, thích khám phá điều mới lạ, thích tìm tòi học hỏi, có cái nhìn mới. Thêm nữa, người QN nghèo khổ nên ham học để tiến thân bằng thi cử. Tính ham học, cầu tiến, ưa học hỏi, tìm hiểu thêm, khiến cho người QN hay cãi để tiến bộ, tìm ra chân lý.

4) Giọng nói lớn: Lý do thứ tư là không hiểu vì sao người QN có giọng nói lớn, mạnh, sắc, chói tai. Chính chất giọng lớn mạnh tạo điều kiện và hỗ trợ cho người QN hay cãi. Vào một phòng họp, nghe một giọng QN phát biểu là nhận ra ngay. Nhờ chất giọng mạnh nên người QN dễ cãi, thích cãi và trở thành hay cãi. Xin chú ý điểm nầy: ngay cả những người QN nói giọng thấp, nhỏ thì cũng ít cãi.

5) Môi trường hay cãi: Lúc đầu, người QN hay cãi với nhau. Anh em, vợ chồng, bạn bè cãi với nhau, tạo thành môi trường hay cãi, không gian hay cãi. Môi trường hay cãi càng ngày càng mở rộng, trở thành thói quen, hay nếp sống hoặc truyền thống hay cãi. Điều nầy dễ thấy ở những người QN lấy vợ hay chồng tỉnh khác. Sống với nhau một thời gian, và sống trong môi trường hay cãi, người vợ hay chồng đó tuy không phải là người QN, cũng trở thành hay cãi, có khi còn cãi hăng hơn cả vợ hay chồng người QN. Vì vậy có câu: "QN lai bằng hai QN thiệt.” Đây là kết quả của môi trường hay cãi. Nếu không có môi trường để cãi, thì người QN cãi với ai?

Thưa quý vị,

Năm lý do trên đây đưa đến thói quen người “QN hay cãi”. Câu “Quảng Nam hay cãi” có khi được xem là lời mỉa mai người QN chúng ta. Tuy nhiên, xin chú ý rằng hay cãi không phải là tính xấu. Hay cãi chỉ xấu khi cãi bướng, cãi ngang xương, cãi đâm hơi, cãi lấy được. Ngay cả uống thuốc bổ mà quá liều lượng thì cũng có hại, huống gì là hay cãi ẩu? Vì cãi quá đà nên mới bị mỉa mai là “QN hay cãi”. Trong khi thật sự không cãi thì không tiến bộ được. Xin thử tưởng tượng một nhóm người, một tổ chức hay một xã hội mà không một tiếng cãi thì chẳng những không có sinh khí mà bị đóng băng hay là chết

Xin chú ý thêm là cho đến 1802, khi Gia Long lên ngôi, QN mới chính thức ổn định. Do hay cãi để tiến bộ, hay cãi để tranh đấu chống bạo quyền, tranh đấu để bảo vệ cho mình và cho dân tộc mình nên chỉ trong thời gian ngắn, QN đã sản sinh ra một loạt anh hùng, tranh đấu chống Pháp xâm lược, từ Hoàng Diệu, đến Nguyễn Duy Hiệu, qua Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Trần Cao Vân, Thái Phiên, Lê Đình Dương…

Đặc biệt, Phan Khôi là tay cãi cự phách của QN. Ông cãi hay đến nỗi có thời người ta ca tụng “lý luận Phan Khôi”. Sống dưới chế độ CS, ông chẳng sợ hãi khi hay cãi, vì theo ông: “Làm sao cũng chẳng làm sao,/ Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi./ Làm chi cũng chẳng làm chi,/ Dẫu có làm gì cũng chẳng làm sao.” Phan Khôi là người tiêu biểu cho khí phách QN. Ngay giữa lòng Hà Nội năm 1957, Phan Khôi ví chủ nghĩa CS là một thứ cỏ bù xít vì hôi như con bọ xít, hay CS là cây cứt lợn, cây chó đẻ. (Phan Khôi, Nắng chiều, Hà Nội 1957, Hoàng Văn Chí trích dẫn, Trăm hoa đua nở trên đất Bắc, Sài Gòn: 1989, tt. 89-96.) Cách đây 47 năm mà Phan Khôi gọi CS là cây chó đẻ, thật là vừa can đảm, vừa sáng suốt.

Thưa quý vị,

Chuyện QN hay cãi là chuyện dài, nhất là người QN có tính tự trào, tức tự giễu về mình, nên có rất nhiều chuyện tiếu lâm QN hay cãi, nhưng thời lượng phải giới hạn, nên câu chuyện của chúng tôi ngang đây xin tạm dừng. Những lý giải trên đây có thể còn thiếu sót, xin quý vị bổ túc thêm để làm rõ vì sao Quảng Nam hay cãi. Chúng tôi xin cảm ơn quý vị đã lắng nghe, trân trọng kính chào quý vị và chúc quý vị một buổi tối gặp gỡ “Quảng Nam hay cãi” thật vui vẻ.


TRẦN GIA PHỤNG

(Toronto, 6-11-2014)
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Văn hóa không từ chức ‘lên tầm cao mới’

Ngọc Thanh Gửi cho BBC từ Hải Phòng

•14 tháng 10 một 2014
Tác giả cho rằng Thủ tướng Dũng là người mở đầu thứ 'văn hóa không từ chức'.
Cái ngày 14/11/2012, ngày mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nổ phát súng hiệu lệnh “không từ chức” tới nay đã được hai năm.

“Văn hóa từ chức” mà Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nêu ra cuối cùng lại phản tác dụng, sau ngày 14/11/2012 ấy, có một văn hóa mới hình thành, đó là “Văn hóa không từ chức”.

Trước đây dù các quan từ chức là một việc hiếm, nhưng ít nhất là cũng có xảy ra, đó là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Huy Ngọ trong vụ việc cách đây tròn 10 năm (2004).

Cái ngày ấy giờ đây đã xa lắm rồi. Chỉ có dân nhớ chứ quan chức thì không, các Bộ trưởng thích nhớ về “tuyên ngôn” của người trực tiếp lãnh đạo họ - Thủ tướng chính phủ hơn, đó là “Đảng còn tín nhiệm thì còn làm”.

Và thế là sản sinh là một thế hệ chai lỳ hơn nữa, tiêu biểu là Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến – người mà có lẽ không cần nhắc đến tên thì độc giả cũng biết là ai rồi.

Ngoài việc vô tư phát ngôn những câu không khác gì con trẻ như: “Lỗi của Vắc xin thì xử Vắc xin” (chắc là trừng phạt Vắc xin bằng cách không cho để trong chai lọ mà đem đun sôi hoặc đổ xuống cống?) hay “nên có tem cá sạch” (đóng dấu lên cá đang bơi?), thì việc tiền hậu bất nhất cũng làm người ta liên tưởng bà với vị thủ trưởng của mình.

Một mặt Bộ trưởng Tiến nói: "Cấm cán bộ y tế nhận phong bì, quà cáp trước và trong quá trình điều trị nhưng không cấm bác sĩ nhận quà sau điều trị, vì đó là tấm lòng của người bệnh...". Nhưng khi đại biểu Quốc hội chất vấn, bà trả lời: “"Tôi đâu có cho phép nhận phong bì sau điều trị"!

'Trơ trẽn'

Nếu mình làm hết sức, với đam mê và trách nhiệm mà đến lúc nào đó cấp trên hay theo quy trình cán bộ không cho phép mình làm nữa thì tôi sẽ quay về công việc nào đó, miễn vẫn có ích cho đời
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Một điểm không lẫn đi đâu được nếu so sánh với Thủ tướng Dũng là cách trả lời về việc từ chức.

Khi bị chất vấn, Bộ trưởng Tiến nói bà trở thành Bộ Trưởng vì “qua quá trình quy hoạch và công tác của Đảng, Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và được Quốc hội phê chuẩn” và “nếu mình làm hết sức, với đam mê và trách nhiệm mà đến lúc nào đó cấp trên hay theo quy trình cán bộ không cho phép mình làm nữa thì tôi sẽ quay về công việc nào đó, miễn vẫn có ích cho đời".

Rõ ràng vẫn là bài “Đảng phân công” và “chừng nào còn tín nhiệm thì còn làm”.

Nhưng Bộ trưởng Tiến có hơn Thủ tướng Dũng ở mức độ trơ trẽn. Sau khi dịch sởi cướp đi mạng sống của hơn 120 em nhỏ, bà Tiến nói:

“Tôi không thể từ chức vào lúc này” vì “giờ là lúc ngành y tế tập trung cao nhất để giành giật sự sống cho các bé.”

Nghe như thế người ta sẽ hiểu rằng khi dịch kết thúc, bà mới có thể từ chức. Nhưng mọi người chờ dài cổ mà không thấy bà Bộ trưởng nhắc lại chuyện này.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể tự hào vì đã có một học trò xuất sắc. Nói đúng hơn, giờ đây các Bộ trưởng có thể vững tâm phát ngôn tùy ý và thản nhiên không từ chức vì đã có tiền lệ của thủ trưởng.

“Văn hóa không từ chức” có thể nói đã được nâng lên một tầm cao mới.

Chưa hoàn vốn?
Đương kim Bộ trưởng Y tế của Việt Nam được cho là chịu khá nhiều áp lực gần đây.
Thật ra cũng phải thông cảm cho các quan chức. “Quan trường như chiến trường”, nơi đây không dành cho những người tự trọng.

Tự trọng thì có lẽ nên đi làm những “nghề cao quý” như nhà giáo hay thầy thuốc theo đúng nghĩa. Chính trị gia thì phải trơ lỳ, mưu mô thủ đoạn.

Đặc biệt trong môi trường Chính trị Việt Nam, người ta phải bỏ một số tiền lớn để “chạy chức”.

Đặc biệt trong môi trường Chính trị Việt Nam, người ta phải bỏ một số tiền lớn để “chạy chức”

Nếu từ chức sớm thì sẽ không thu hồi lại được “vốn”, đấy cũng là cái khó của họ.

Nhưng có những vị đã lãi rồi mà vẫn cố bám trụ, vì tiền thì chẳng bao giờ là đủ cả.

Tại sao phải từ chức khi chẳng có cơ chế nào ép mình phải như thế?

“Kính thưa các vị chưa bị phát hiện”, các vị cũng như tôi mà thôi, nên các vị đừng tỏ ra ngạc nhiên khi tôi vẫn tại vị - đó là suy nghĩ của các quan bây giờ.

Nói tóm lại, không thấy một lý do nào để có thể kéo các lãnh đạo ra khỏi vị trí béo bở đang nắm giữ. Nhưng người dân đừng lo, họ không ôm ghế cả đời được đâu, giỏi lắm là đến ngày kết thúc nhiệm kỳ là cùng.

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Image

Ngược Lại Với Yêu Là Gì?
Một giáo sư đang giảng về “tiểu thuyết” ở một lớp học của các nhà văn trẻ, giáo sư bỗng dừng lại hỏi các học viên:

- Ngược lại với yêu là gì?

- Ghét ạ!

Giáo sư đi đi, lại lại, trầm ngâm, ông bỏ giáo trình xuống bàn và nói:

- Thế này nhé: Ví như anh đang yêu, sau đó chia tay! 50 năm sau anh 70 tuổi, tình cờ gặp lại người cũ trong một chiều đi dạo. Lúc đó bà nọ chằm chằm nhìn anh và nói: “Ông A ơi tôi ghét ông!”. Nếu tình tiết xảy ra đúng như vậy, anh phải mừng cho bản thân mình!

- Vì sao?

- Vì anh là người may mắn mới có người ghét anh hàng nửa thế kỷ.

- May mắn quái gì, phi lý!

- Bình tĩnh, bình tĩnh, anh nghĩ kỹ xem, ghét cũng cuốn hút tình cảm như yêu như thương, tức là tình cảm của ai đó vẫn nghĩ về anh. Có người ghét anh 50 năm, tức là vẫn nghĩ về anh 50 năm, thật là hiếm có đấy! Anh may mắn không nào?

Điều đáng sợ là khi anh gặp lại người cũ, anh hỏi:

“Bà B ơi có nhớ tôi không?”.

Người nọ đứng đực ra nhìn anh và nói:

“Thưa ông, tôi nom ông hơi quen quen, ông là ai?”.

Cả lớp cười ồ lên, câu chuyện tưởng tượng này quả là thú vị pha thêm chút ngượng ngùng…

Giáo sư khẳng định:

“Ngược lại với yêu đâu phải là ghét!”.

Cả lớp đồng ý với giáo sư:

“Ngược lại với yêu là lãng quên!”


Sưu tầm
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Văn Hóa CHỬI của người Việt

Long Vi

Thiết nghĩ, cái lối chửi có văn hóa của nhiều người Việt Nam hiện nay đã bị lạm dụng quá mức. Dù biết rằng chửi là một sự bất lực của trí tuệ, nhưng mà trí tuệ thì ai cũng có, vậy nên hãy dùng trí tuệ của mình để chửi như thế nào mà người nghe, người đọc cảm nhận được rằng mình chửi có văn minh, có văn hóa dưới cái nhìn của một người biết dùng chính trí tuệ của mình để suy nghĩ thì hãy làm, còn không thì thôi, xin đừng đem Chửi ra làm một lối sống văn hóa mới cho người Việt, kỳ lắm.

- Cách đây mấy hôm tôi gặp lại người bạn sau nhiều năm không liên lạc, tôi với hắn cứ huyên thuyên đủ chuyện qua điện thoại. Thời đại ngày nay, cũng nhờ có smart phone với nhiều ứng dụng mà con người ta cũng dễ dàng nói chuyện với nhau thoải mái mà chẳng tốn tiền là bao. Hắn với tôi cùng tuổi, hai đứa cùng sinh ra và lớn lên ở một thành phố, nhưng sau ngày ra trường cấp 3, thì mỗi đứa một nơi. Hắn đi lưu lạc tận bên trời Âu, còn tôi thì lang thang ở đất Mỹ. Hắn hơn tôi được cái tuy là đàn ông con trai nhưng miệng mồm xã giao chẳng khác gì đàn bà con gái, ai gặp mặt nói chuyện với hắn một vài lần đầu đều có cảm tình, cảm tình không phải chỉ bởi lối nói chuyện có duyên, nghe dễ lọt tai của hắn mà cũng bởi cái lối chửi có văn hóa của hắn. Bạn bè tôi ngày trước ai cũng nể cái cách chửi của hắn, mở miệng ra buông một cau khen gợi cũng phải chửi trước rồi khen sau, nói chuyện xã giao dăm ba câu cũng cố mang vài câu chửi để kết thân. Nghe hắn kể chuyện phiêu bạc của hắn gần 3 năm ở bên trời Tây rồi cũng trở về Việt Nam kiếm đường làm ăn buôn bán. Tôi chợt nghĩ có lẽ môi trường sống phương Tây không phù hợp với những người có lối ăn nói phóng khoáng, dễ dàng buông miệng chửi để kết giao, kết thân như hắn nên hắn trở về lại việt Nam cũng phải. Rồi tôi bất chợt nghe hắn than thở xã hội Việt Nam ngày nay làm ăn ngày càng khó khăn, nhiều vấn đề bất cập khiến mọi người căng thẳng và sẵn sàng nói những lời thô lỗ cho nhau, sẵn sàng buông những tiếng chửi té tát vào mặt nhau. Người như hắn, ăn nói được xem là có duyên với lối chửi có văn hóa mà còn thấy ngán ngẩm với lối chửi của người Việt Nam hiện nay thì tôi đây cũng thấy buồn cười. Tôi hỏi hắn: mày hay tự nói mày là người chửi có văn hóa, vậy theo mày những người kia họ chửi như thế nào? có văn hóa hay không?


Tôi nhớ cách đây chỉ mới vài tuần, trên một bài báo mạng tôi đọc, ở Hà Nội vừa ra quy định cấm công chức, viên chức nhà nước nói tục, chửi thề. Nghĩ đến chuyện đó là tôi lại thấy thật nực cười, nhưng biết sao được khi cái thói chửi thề không biết từ bao giờ đã được xem là một nét văn hóa mới trong xã hội Việt Nam thời nay: văn hóa chửi. Nếu có dịp đến Hà Nội, chắc hẳn du khách gần xa sẽ rất tò mò muốn tìm đến tiệm Cháo Chửi, Phở Chửi và mặc nhiên từ lúc nào đó, món Cháo Chửi, Phở Chửi đã trở thành đặc sản của đất Hà Thành với nhiều du khách, không phải vì món cháo, tô phở ở đây ngon hay đặc biệt gì mà là vì mỗi khi đến đây ăn, bất kỳ thực khách nào cũng như bất kỳ du khách gần xa nào cũng đều được nghe bà chủ quán cho đến nhân viên trong quán buông miệng chửi không tiếc lời, Khách đến đông nghẹt quán không có chỗ đi lại cũng nghe chửi, quán vắng khách ế hàng cũng nghe chửi, trời nóng, trời rét, cúp điện, mưa gió cứ vừa dừng xe đặt chân đến cửa quán thì khách hàng nào cũng được nghe chửi. Chính vì vậy mà quán cháo chửi, phở chửi dường như lúc nào cũng tấp nập người đi qua kẻ đi lại, người ta tìm đến quán ăn này không phải để ăn, để thưởng thức ẩm thực, mà là chỉ để nghe chửi, thỏa mãn trí tò mò rồi cười mua vui.

Trong suy nghĩ của nhiều người Chửi chính là một sự bất lực của trí tuệ. Dân trí càng thấp thì chửi càng được đem ra nói nhiều hơn. Nhưng ở Việt Nam ngày nay, có lẽ Chửi còn được gọi là một lối văn hóa mới. Những năm gần đây, tôi được đi nhiều nơi, đến nhiều nước nhưng tôi chưa bao giờ được thấy 2 người phương Tây hay 2 người Nhật đứng chống nạnh chửi nhau bao giờ. Ngay cả những lần du lịch ở các nước Đông Á như ở Thailand, Malaysia, tôi cũng không thấy cảnh này. Họ chỉ to tiếng tranh luận đúng sai rồi thôi. Còn chửi tay đôi, chửi đổng, chửi móc méo, chửi oan oan, chửi bằng ngôn từ xấu xí mày là con vật này, mày là cái đồ thế này thế kia, cha mẹ mày là thằng này con kia.... thì có lẽ tôi chỉ thấy ở Việt Nam quê hương tôi.

Tiếng Mỹ chữ "chửi" rất ít ai dùng, mà tôi nghĩ bây giờ tôi có hỏi nhiều người sống ở Mỹ lâu năm, tôi cũng dám chắc rằng đa số họ cũng không biết chữ "chửi" trong tiếng Mỹ là gì, đọc như thế nào, viết ra làm sao. Nhưng trong tiếng Việt thì rất nhiều câu có chữ này. Điều đơn giản là đem hai cuốn từ điển tiếng Anh và tiếng Việt, thì sẽ thấy chữ "chửi" trong tiếng việt tràn ngập nhiều trang giấy với ý nghĩa phong phú, cách dùng đa dạng, nhiều chữ ghép, nhiều từ ghép. Có lẽ tiếng việt mình phong phú hơn tiếng Mỹ cũng bởi có nhiều từ ngữ đặc biệt như "chửi". Tụi tây tụi Mỹ có bực mình, họ có chửi thề để hạ hoả, mà những từ họ dùng để chửi cũng không xấu xí, nặng nề hay thô thiển như người Việt mình. Họ chửi một vài câu để qua cơn giận, nỗi bực tức rồi thôi. Chứ cái kiểu đứng chửi nhau giữa chốn đông người bất phân thắng bại, rồi lên mạng chửi nhau qua mạng xã hội Facebook thì có lẽ chỉ có dân Việt mình mới xây dựng được lối văn hóa đó.

Dạo quanh trang mạng xã hội cá nhân của nhiều diễn viên, ca sĩ nổi tiếng ở Việt Nam cho đến bọn trẻ vị thành niên mới lớn, đâu đâu cũng đọc thấy những câu chửi. Tôi nhớ cách đây không lâu, trên trang mạng xã hội cá nhân Facebook của mình, tỷ phú Bill Gates đã đăng tải một tấm hình dây điện chằng chịt như màn nhện trên đường phố Việt Nam mà ông thấy được với lời bình luận miêu tả chân thật pha chút phê phán, ái ngại về mức độ nguy hiểm cũng như cảnh quan thẩm mỹ ở đường phố Việt Nam. Vậy mà chỉ trong vòng chưa đến một tuần, tấm hình trên trang mạng xã hội cá nhân của ông đã có hơn 10,000 lời bình luận từ những bạn trẻ Việt Nam không ngừng buông những lời lẽ chửi rủa vô văn hóa bằng cả hai thứ tiếng Việt và tiếng Anh. họ đã dùng cách gõ bàn phím và chửi trên trang mạng xã hội cá nhân của ông tỷ phú nổi tiếng thế giới dưới sự chứng kiến của hàng triệu người sử dụng mạng xã hội Facebook trên thế giới. Nhiều người nước ngoài cũng thấy sợ với kiểu chửi của các Facebooker Việt Nam, nên đành ngậm ngùi gõ vài lời bình luận đề nghị họ dừng lại, nhiều bạn trẻ Việt Nam trong nước và ở nước ngoài thì chỉ biết gõ vài dòng tiếng Anh thay mặt dân Việt xin lỗi ông Bill Gates và bạn bè nước ngoài trước những lời lẽ xấu xí kia. Chỉ qua việc đó thôi cũng đủ biết người nước ngoài đã nhận thấy trình độ dân trí cũng như văn hóa chửi của dân Việt mình ngày nay như thế nào.

Khi còn học phổ thông trung học ở quê nhà, tôi hay tìm đọc nhiều sách văn học trong nước hồi đầu thế kỷ trước, mấy ông già văn cũ thời thập niên 30 - 50 hay chửi lắm, chửi thẳng vào cách viết, vào từng con chữ họ viết nhưng họ viết và chửi theo cái văn phong riêng, giọng điệu riêng của họ dưới cái nhìn vấn đề tiêu cực trong xã hội để ghi dấu ấn riêng trong lòng người đọc. Tôi nghĩ bất kỳ ai đã từng đọc những tác phẩm văn học Việt Nam của thế kỷ trước thì có lẽ khó mà quên được cái cách viết và chửi của nhà văn Nam Cao hay Vũ Trọng Phụng... Ngày nay khi lướt qua các trang báo mạng trong nước, hay những trang mạng xã hội cá nhân, tôi vẫn thường thấy hàng ngày những bài viết chửi bới của các bạn trẻ. Họ chửi như một thói quen hàng ngày trong cuộc sống thực tế, trong thế giới ảo internet và cả trên mạng xã hội. Mấy đứa trẻ mới tập viết cũng bắt chước chửi, cái gì cũng đem ra chửi. Thêm nữa là tập tành cách viết lách với cái nhìn tiêu cực, suy nghĩ cực đoan trong cuộc sống rồi chửi, để được nổi tiếng. Giận cha mẹ, giận ông bà, giận bạn bè, thầy cô, cứ tha hồ mà đem lên Facebook cá nhân để chửi. Người mẫu ganh ghét với đồng nghiệp, ca sĩ tức giận vì bị hủy show, nhạc sĩ bày tỏ vẻ oan ức vì bị tố đạo nhạc, đều lần lượt lên trang mang xã hội Facebook để chửi nhau.

Thiết nghĩ, cái lối chửi có văn hóa của nhiều người Việt Nam hiện nay đã bị lạm dụng quá mức. Dù biết rằng chửi là một sự bất lực của trí tuệ, nhưng mà trí tuệ thì ai cũng có, vậy nên hãy dùng trí tuệ của mình để chửi như thế nào mà người nghe, người đọc cảm nhận được rằng mình chửi có văn minh, có văn hóa dưới cái nhìn của một người biết dùng chính trí tuệ của mình để suy nghĩ thì hãy làm, còn không thì thôi, xin đừng đem Chửi ra làm một lối sống văn hóa mới cho người Việt, kỳ lắm.

Long Vi
buikiem
Posts: 504
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

Người Tàu

Nguyễn Hưng Quốc Blog

Trước đây, trong bài viết về chuyến đi Hàn Quốc vào cuối tháng 9 năm 2011, tôi có nêu nhận xét về tính cách của người Hàn Quốc qua hiện tượng lặng lẽ xếp hàng cả tiếng đồng hồ trước giờ lên máy bay. Vừa rồi, trong chuyến bay từ Bangkok đến Bắc Kinh, tôi thấy một hiện tượng khác hẳn. Khi đến phòng đợi, tôi đã thấy rất đông người ngồi la liệt trên ghế hoặc dưới đất nói chuyện ồn ã hoặc ăn uống nhồm nhoàm. Hầu hết là người Trung Quốc. Nét nổi bật nhất là cường độ âm thanh trong giọng nói của họ. Hiếm khi tôi thấy cảnh nào ồn ào đến như vậy. Tôi muốn mở laptop ra để đọc hay viết một cái gì đó nhưng không có cách gì tập trung được.


Khi nhân viên báo tin đã đến giờ lên máy bay, tất cả mọi người đều đứng bật dậy và hối hả chạy ra giành chỗ vào cửa. Họ chen lấn nhau, xô đẩy nhau, thậm chí, la hét chửi bới nhau. Cuối cùng, mọi người cũng lên được máy bay. Trên máy bay lại diễn ra cảnh giành giật các chỗ để hành lý. Thường, máy bay nào cũng hạn chế số lượng và kích thước hành lý cầm tay. Thế nhưng không hiểu sao người ta lại có thể mang hành lý nhiều và cồng kềnh đến như vậy. Công việc cất hành lý đáng lẽ chỉ diễn ra trong vài phút, đằng này, nó kéo dài khá lâu, làm không khí trên máy bay nhốn nháo hẳn lên.

Khi đã ngồi vào ghế, người ta bắt đầu mở miệng hoặc để chuyện trò hoặc để cãi cọ. Như một cái chợ. Đến độ tôi hoàn toàn không nghe được lời chào hoặc thông báo gì đó của phi hành đoàn. Tuyệt đối không nghe. Mãi đến cả một, hai tiếng sau, có lẽ do thấm mệt, âm thanh trong máy bay mới bắt đầu giảm để đến lúc máy bay hạ cánh lại diễn ra cảnh giành nhau lấy hành lý. Lại cãi cọ. Lại ồn ào.

Trên máy bay, tôi mở laptop ra định viết bài cho blog. Đang viết, nhìn vào màn ảnh trên laptop, thấy thấp thoáng có mặt người. Tôi quay lại, bắt quả tang một anh Tàu ngồi hàng ghế sau đang nhoài đầu ra phía trước nhìn vào màn ảnh laptop của tôi. Anh bẽn lẽn ngả người ra sau. Tôi quay lại tiếp tục viết. Nhưng lại thấy khuôn mặt của anh phản chiếu trên màn ảnh. Tôi quay lại nhìn. Anh ta lại ngả người ra sau, ngó ra ngoài cửa, nhưng không còn lộ vẻ gì bẽn lẽn nữa. Cứ thế, mỗi lần tôi viết, anh ta lại nhoài người lên dòm. Tôi không nghĩ anh ta là công an. Làm công an, được huấn luyện để theo dõi người khác, không ai lại vụng về đến như vậy. Tôi chỉ nghĩ có lẽ anh ta là một người tò mò một cách thô bỉ vậy thôi. Nhưng không thể kiềm được sự khó chịu, tôi tắt laptop. Cả gần bốn giờ bay, do đó, chỉ ngồi thừ người nghĩ ngợi bâng quơ. Chả làm được gì cả.

Suốt 10 ngày ở Trung Quốc, ở đâu tôi cũng gặp hai nét tính cách ấy: chen lấn và sẵn sang xâm phạm vào sự riêng tư của người khác. Có thể nói ở Trung Quốc, ở chỗ nào có đông người chỗ ấy có chen lấn. Mà hình như ở Trung Quốc không nơi nào không đông người nên cảnh chen lấn dường như xuất hiện ở khắp nơi. Ngay ở các địa điểm du lịch, nơi đáng lẽ người ta cần sự thảnh thơi thoải mái và nhàn nhã, người Trung Quốc cũng chen lấn nhau. Đi dọc theo bờ Hồ Tây ở Hàng Châu, bên cạnh cảnh sông nước và cây cối tuyệt đẹp và đầy thơ mộng, mỗi vật đều gợi nhớ đến lịch sử và văn chương vốn được mọi người ngưỡng mộ cả hàng ngàn năm, họ cũng chen lấn. Ở khu phố cổ ở Thượng Hải (Miếu Thành Hoàng), nơi đáng lẽ cần sự yên tĩnh để ngắm nghía phong cách kiến trúc độc đáo truyền thống, người ta cũng chen lấn xô đẩy nhau kịch liệt. Tôi quan sát, thấy, khi đi bộ, người ta thường không bao giờ chú ý đến người khác. Họ cứ đi thẳng. Ai nhường đường, mặc, họ không một lời cám ơn. Không nhường đường thì bị họ dùng vai đẩy dạt ra. Dĩ nhiên cũng không một lời xin lỗi. Trên chiếc thuyền chở du khách chạy dọc sông Hoàng Phố (黄浦江) ở Thượng Hải, nhóm chúng tôi an phận ngồi trên một dãy ghế ở tầng hầm, nơi tầm nhìn bị hạn chế rất nhiều. Nhưng cũng không yên. Một lúc nào đó, hình như ở tầng trên quá lạnh, nhiều người lại ào ào chạy xuống tầng hầm và giành ghế của người khác. Chỉ cần đứng dậy là có người chĩa đít vào giành ngay ghế của mình. Bạn nói đó là ghế bạn đang ngồi ư? Họ mặc kệ, ngó đi chỗ khác và tiếp tục ngồi. Nhóm chúng tôi gồm 10 người bị cướp mất năm hay sáu ghế. Cuối cùng, mọi người đành đứng.

Ở Trung Quốc, sự riêng tư không bao giờ là một giá trị. Về chính trị, nhà cầm quyền trố mắt theo dõi mọi người ở mọi nơi và mọi lúc. Trong xã hội, ở đâu người ta cũng lom lom dòm vào người khác. Bạn đứng chụp hình ư? Rất có khả năng một người nào đó dí mắt nhìn vào màn ảnh của bạn. Không phải bạn chụp hình ở nơi nào trọng yếu hay có ý nghĩa quân sự gì đâu. Ngay cả khi bạn đứng trên chiếc du thuyền chạy dọc theo bờ sông và chỉ chụp cảnh phố xá hai bên, người ta cũng nhìn. Có lẽ chỉ vì tò mò thôi.

Đến Bắc Kinh, tôi tham gia vào một tour du lịch khá đông, khoảng 60 người. Hầu hết là người Hoa sinh sống ở nước ngoài, nhiều nhất là ở Mỹ, Canada và Úc. Có người đi từ Trung Quốc, từ Hong Kong và cũng có một số người đi từ Việt Nam, đặc biệt từ Móng Cái, vùng giáp biên giới Việt-Trung, trong những năm 1978-79. Điều đặc biệt nhất là tất cả, kể cả thanh niên sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, đều nói tiếng Quảng Đông rất giỏi. Suốt cuộc hành trình, nói chuyện với nhau, tất cả đều dùng tiếng Quảng Đông. Nhóm của tôi có mấy thanh niên khoảng 30 tuổi, sinh ở Móng Cái, đến Mỹ lúc mới 2 hay 3 tuổi, hoàn toàn quên tiếng Việt, nhưng lại nói tiếng Quảng Đông rất trôi chảy. Và có vẻ rất thích nói tiếng Quảng Đông với bạn bè trong nhóm. Dường như người ta có chút tự hào khi nói tiếng Tàu. Đó là điều tôi ít thấy trong cộng đồng người Việt. Trẻ em Việt Nam ở hải ngoại, ngay cả khi có thể nói tiếng Việt lưu loát, vẫn có khuynh hướng dùng tiếng Anh hơn tiếng Việt.

Tuy nhiên ngay cả người Hoa ở ngoại quốc về cũng bị kỳ thị. Khi đoàn du lịch đến ở khách sạn, hầu hết là khách sạn thật sang, thuộc loại 5 sao, tôi để ý thấy tất cả các tủ lạnh trong phòng đều bị khoá chặt. Hỏi, người ta đáp: Sợ bị ăn trộm. Buổi sáng, theo kế hoạch, đoàn thường lên đường vào lúc 7 giờ. Khách sạn đòi mọi người phải trả chìa khoá trễ nhất là lúc 6 giờ. Lý do: khách sạn cần khoảng một tiếng để kiểm tra phòng xem có bị mất trộm gì không. Nhiều người kể, ở khách sạn, hở cái gì là mất ngay cái ấy. Rượu bia để trong tủ lạnh: mất. Đồng hồ báo thức để trên đầu giường: mất. Có khi cả điện thoại cũng bị mất. Khách sạn đành áp dụng chiến thuật cẩn tắc vô áy náy: Khoá tủ lạnh và đuổi khách ra khỏi phòng một tiếng để kiểm tra trước khi để họ rời khỏi khách sạn.

Thú thực tôi không có số liệu về nạn trộm cắp ở Trung Quốc. Có điều, trong suốt chuyến du lịch, điều hướng dẫn viên dặn dò nhiều nhất, dặn đi dặn lại, là phải coi chừng bị mất trộm. Túi xách của phụ nữ phải đeo trước bụng, không được kè kè bên hông. Giấy tờ và ví tiền phải để chỗ kín đáo, không được để túi quần sau, rất dễ bị móc.

Trong các nhà vệ sinh công cộng, người ta không dám để giấy vì sợ trộm, đã đành. Trong hầu hết các nhà hàng, ngay cả những nhà hàng có vẻ rất sang trọng và nghe nói rất nổi tiếng, cũng không có khăn giấy trên bàn. Khi dọn thức ăn, người ta mới phát cho mỗi người một cái khăn giấy nhỏ xíu và mỏng lét. Có nơi còn đòi tiền: một miếng khăn giấy là một đồng nhân dân tệ.

Không phải tại khăn giấy khan hiếm. Chỉ tại người ta sợ ăn cắp: để ra bao nhiêu là mất bấy nhiêu.

Nói đến người Tàu, tự nhiên tôi sực nhớ một đồng nghiệp cũ. Chị có bằng tiến sĩ, dạy đại học, nghe nói dạy khá giỏi, nhưng tính nết thì rất quái gở: Lúc nào chị cũng nghi ngờ người khác. Chị thường xuyên khiếu nại hay than phiền là có ai đó lén vào phòng chị, lục lọi computer của chị. Có lần, tôi muốn vào phòng chị để bàn bạc một số công việc trong Khoa. Tôi gõ cửa. Có tiếng mở cửa lách tách, tôi biết là chị khoá bên trong. Tôi vừa bước vào, chưa kịp ngồi xuống ghế, đã thấy chị nhoài người ra ngoài, nhìn quanh, rồi khoá hẳn cửa lại. Tôi hơi giật mình. Thường, ở đại học, không ai khoá cửa kiểu như vậy. Ngay cả việc khép cửa cũng hoạ hoằn. Sau đó, tôi kể cho một số đồng nghiệp nghe. Mọi người cười ầm: Họ cũng từng có kinh nghiệm y như vậy. Và người ta cố tìm lời giải thích: có lẽ là do ảnh hưởng từ thời cách mạng văn hoá, lúc mọi người tìm cách hãm hại nhau. Và không ai tin ai cả.

Kể những điều trên, tôi không có hàm ý miệt thị người Tàu. Không. Tôi biết trong lịch sử có vô số người Tàu vĩ đại. Vĩ đại về trí tuệ. Vĩ đại về tài năng. Và vĩ đại về tính cách. Hiện nay, chắc chắn cũng có vô số người Tàu ưu tú và khả kính, tạo thành một tầng lớp tinh hoa không thua kém ở bất cứ đâu khác. Những nhận xét ở trên, thật ra, chỉ giới hạn trong tầng lớp những người bình thường mà ai cũg có thể gặp gỡ hang ngày. Ở mọi nơi.

Họ chỉ là đám bình dân. Có điều, bình dân bao giờ cũng đông đảo. Chính họ tạo nên diện mạo của một xã hội.

Để trở thành một siêu cường thực sự, điều Trung Quốc cần làm đầu tiên và cũng mất nhiều thời gian nhất chính là cải tạo cái khối bình dân đông đảo ấy. Có lẽ chính quyền Trung Quốc cũng ý thức được điều ấy. Ở đâu tôi cũng thấy bảng hiệu nhắc nhở người ta làm người văn minh và có văn hoá.

Nhưng nói là một chuyện. Làm được hay không lại là chuyện khác.

Cũng như ở Việt Nam vậy thôi.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Sắt và máu

Tạp ghi Huy Phương

Người ta gọi cờ của Cộng Sản Việt Nam là lá cờ máu, mà không phải chỉ Việt Nam, các nước Cộng Sản trên thế giới đều có lá cờ nền đỏ,
từ Liên Bang Xô Viết, Trung Cộng, Bắc Hàn hay Cuba.

Image
Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, nơi tưởng niệm các binh sĩ VNCH và Hoa Kỳ hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam.
(Hình minh họa: David McNew/Getty Images)
Chính cái màu máu đó Hồ Chí Minh đã vác về từ Liên Xô gây thảm họa cho dân tộc Việt Nam. Tố Hữu trong bài “Hoa và Máu” đã ca tụng “Người” của ông, nhưng có kết quả ngược, khi đọc lên, người ta thấy Hồ Chí Minh quả thật là một nhân vật ngoi lên từ vũng máu:

“Ôi Việt Nam! Từ trong biển máu
Người vươn lên như một thiên thần!”

Và cả dân tộc này đang hân hoan phấn khởi được ngụp lặn, vùng vẫy trong máu:

“Ta lại về ta, những đứa con
Máu hòa trong máu, đỏ như son.”

Từ chủ trương sắt máu đó Tố Hữu cũng đã hò hét:

“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong...”

Không ai nghĩ ra vì sao phải đổ máu cho tốt ruộng đồng và thu thuế nhanh hơn, phải chăng đó là một lối cai trị bằng sắt máu và khủng bố!
Ngay trong bài quốc ca “Tiến Quân Ca” chúng ta đã phải rùng mình khi nghe những lời hát man dại của Văn Cao:

“Thề phanh thây uống máu quân thù
Tiến mau ra xa trường, tiến lên!”

Những nhà thơ khác như Xuân Diệu cũng nhập cuộc, chủ trương:

“Máu kêu máu trả thù.
Súng đâu, anh em đâu.
Bắn nó thủng yết hầu,
Bắn tỉa nó dài lâu!”

Lời kêu gọi của những con người thèm khát nhìn thấy máu này, đã đưa dân tộc đến thảm sát Mậu Thân, pháo kích trường học ở Cai Lậy, bắn pháo trên “đại lộ Kinh Hoàng,” gây biển máu trên Quốc Lộ 7B và những vụ trả thù ghê gớm trong ngày miền Nam thất thủ. Những người thèm máu trong chiến tranh, hôm nay ngày hòa bình đã có kết quả.

Ngày xưa có những bài toán trừ: “10 tên lính Mỹ giết 6 tên, còn lại mấy tên?” Nhưng ngày nay Việt Nam mon men lại gần Mỹ, “hoan nghênh việc Hạ Viện Hoa Kỳ lần đầu tiên thông qua một nghị quyết ủng hộ những nỗ lực giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, và việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông,” thì bài toán có máu sẽ đổ lên đầu trẻ thơ vô tội, là, “10 ngón tay bị chặt đứt 2 ngón, tính ra còn mấy ngón tay?” Cũng là máu!

Trên những trang báo trong nước ngày nay, không có ngày nào là không có chuyện máu. Người ta giết nhau không cần đến súng, mà bằng búa bằng dao. Sư giết người yêu chôn trong vườn chùa, cha giết con, con cầm dao giết mẹ, anh em vợ chồng đoạt mạng nhau, còn phân thây, vứt bên lề đường, vùi trong bụi chuối, ao hồ. Mới đây là chuyện thiếu niên mới 15 tuổi giết cô chăn bò 52 tuổi, lột lấy bông tai và hiếp dâm thi thể, một thanh niên khác trấn nước nạn nhân cho đến chết, rồi kéo lên bờ làm chuyện tồi bại.

Bây giờ là thời buổi của ma quỷ hiện hình cũng như con người khát máu ưa chém giết nhau, chỉ vì không biết phù phép, bùa chú, yểm ma trừ tà, không chịu chôn hay thiêu đốt mà để con quỷ dâm dục, khát máu, bạo tàn sống nằm khô héo nhăn răng trong lăng.

Chúng ta thường nghĩ, chiến tranh là chuyện bất đắc dĩ, khi tiếng súng đã im trên chiến trận, dù ai chết, bên này hay bên kia, thì cũng là người, ai cũng có những người thân, cũng có một mái ấm. Phải là người lính của miền Nam ngày trước mới có được nỗi buồn xót xa, nhân bản như Tô Thùy Yên:

“Trời ơi, những xác thây la liệt
Con ai, chồng ai, anh em ai?

Hay như Trần Hoài Thư:

“Ai bạn, ai thù sao quá thảm,
Trên một dòng cuồn cuộn oan gia!”

Trong khi đó, những người Cộng Sản hả hê:

“Ném lựu đạn cho người vui vật sướng!”

Hay cầm súng giết người mà hãnh diện:

“Ôi êm ái khi tay cầm vũ khí!” (Xuân Diệu)

Ngay cái hầm chông của du kích là một vũ khí giết người, khi một con vật sa vào bẫy, dù thèm miếng thịt cũng bất nhẫn, khi thấy con vật giẫy giụa đau đớn trong máu me, nhưng Chế Lan Viên đã “yêu,” ca tụng nó, thứ vũ khí giết người:

“Hỡi cái hầm chông
Ta yêu ngươi hơn vạn đóa hoa hồng
Cái hầm chông nhọn hoắt...”

Sau khi giết người, họng súng của con người Cộng Sản “phải reo ca,” nên chế độ ấy, ngày nay sinh sản ra những con người sát nhân, hiếp dân, vứt xác xong về đi ngủ, hay ra quán ngồi nhậu tiếp.

Thời buổi cai trị bằng sắt máu, dùng bạo lực, công an là lực lượng trung thành trấn áp nhân dân, “còn đảng còn ta” nên cảnh giết người, đánh đập người dân trong các đồn công an trong khi lấy khẩu cung gây nên cảnh chết chóc, dàn cảnh tự tử không hiếm tại Việt Nam hôm nay. Cảnh cướp đất, cướp nhà đã dồn người dân lành thành dân oan, ăn đường, ngủ bụi, oán thán ngất trời.

Chúng ta trông đợi, hy vọng gì ở cái xã hội suy đồi bại hoại này, nó phát xuất từ cây đa Tân Trào, hay hang Pác Bó thì cũng đem lại cái chết cho hàng triệu thanh niên và ngày nay là đạo lý suy đồi. Hay biết mấy những câu thơ của Tố Hữu áp dụng cho hoàn cảnh hôm nay:

“...Càng tức nước, càng xui bờ vỡ
Lòng dân ta như lửa thêm dầu
Lưỡi lê, mũi súng, nhà tù
Càng đau, càng khổ, càng thù, càng căm!”
(Ba mươi năm đời ta có đảng)

Rồi đây, có lẽ sẽ không có “Cách Mạng Nhung,” “Cách Mạng Hoa Lài,” gì nữa hết. Chúng khởi đầu con đường đi bằng máu, sợ rồi đây nó sẽ tự kết thúc bằng máu như Tố Hữu đã từng kêu lên, “Máu kêu trả máu, đầu kêu trả đầu!”
quangminh
Posts: 548
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Post by quangminh »


Tôi Rất Tự Hào Khi Được Sống Ở Mỹ !

(trong email nhận được ghi dưới cùng bài nầy tên Thuỵ Vân)
Gần đây tôi có đọc được một vài bài viết, nói về cuộc sống của người Việt trên đất nước Mỹ, khiến tôi không khỏi chạnh lòng. Ở bất kỳ đất nước nào trên thế giới, con người cũng đều phải đi làm, để lo cho cuộc sống của mình. Những người lười biếng, thì cuộc đời của họ sẽ dậm chân tại chỗ !

Giầu và nghèo, thì không có nước nào mà không có hai tầng lớp này, bởi vì chẳng nơi nào chỉ có toàn người giầu, và chẳng nơi nào chỉ có toàn người nghèo cả.

Tôi đã theo cha mẹ qua Mỹ khi lên 10 tuổi, và bây giờ chỉ còn hai năm nữa, thì tôi được 30. Như vậy có nghĩa là, tôi đã sống ở Mỹ một thời gian khá dài. Phải nói rằng trong lòng tôi luôn cám ơn đất nước Mỹ, đã cho tôi cơ hội đến trường, mà không phải lo sợ không có tiền để đóng cho họ; cám ơn Mỹ, đã cho tôi cơ hội để cầm mảnh bằng kỹ sư trong tay, và cám ơn Mỹ, đã cho tôi cơ hội kiếm được một công việc làm khá tốt.
Tất cả những điều có được ngày hôm nay, là do sự cố gắng vươn lên của tôi. Muốn bước tới sự vinh quang, không phải là ngồi một chỗ, than thở hoặc lười biếng, mà có được.

Rất nhiều người Việt vượt biên qua Mỹ trước kia đã thành công, có nhà cửa, và có tương lai sự nghiệp vững chắc. Cha mẹ tôi khi đặt chân qua Mỹ cách đây 18 năm, cũng đã phải làm lại từ đầu. Ông bà không quản ngại làm việc siêng năng, để lo cho anh em tôi học nên người, nhưng không bao giờ than van rằng, đất nước Mỹ bắt họ phải làm việc, đầu tắt mặt tối.

Đất nước Mỹ không hề mang chúng ta sang đây, mà chính chúng ta tự đòi sang, vì thế nếu làm việc cực khổ, thì đừng bao giờ phiền trách họ, vì như thế là mình quá vô lý.

Nhiều người Việt khi mới đặt chân qua Mỹ, sau những ngày vượt biên nguy hiểm đầy gian nan, đã được chính phủ Mỹ nuôi dưỡng trong một chương trình trợ cấp, còn được gọi là welfare, vì có con nhỏ cho tới khi 18 tuổi, ngoại trừ độc thân thì chỉ được 24 tháng. Như vậy, đủ biết xã hội Mỹ đã tốt đến thế nào đối với chúng ta.

Người Việt ở Mỹ cũng có hai tầng lớp: một loại trí thức có văn bằng cầm trong tay, và một loại người không có mảnh bằng nào cả. Người có bằng cấp sẽ kiếm được công ăn việc làm tốt hơn, còn người không có bằng cấp thì phải làm nghề lao động. Dĩ nhiên lương sẽ không được trả cao.

Ở Mỹ, tôi đã nhìn thấy rất nhiều người cùng thế hệ với tôi, trở thành bác sĩ, kỹ sư, giúp ích cho đời sống mọi người. Đa số những người qua Mỹ sau này, muốn làm giầu nhanh, nhưng không chịu học hành.

Cũng có nhiều người Việt ở Mỹ, từng làm giầu bằng nghề Nail. Tôi không quen biết ai trong ngành này, nhưng theo những nhận xét từ người lớn cho biết, họ kiếm tiền rất dễ dàng. Chính họ tự chọn làm nghề chà chân, sơn móng tay để kiếm tiền, chứ chính phủ Mỹ hay người Mỹ, không hề bắt họ làm như vậy. Nghề này ngồi trong bóng mát, và không quá khổ cực như những người phải làm việc ở ngoài đồng nhặt trái cây, giống như người Mễ, hoặc công nhân sửa đường phố, nên xin đừng than thở ! Mỗi lần tôi nghe ai than làm nghề nail thế này thế nọ, thì tôi không thể hiểu họ thực sự muốn gì !

Đôi khi, họ kiếm nhiều tiền hơn cả những người đã phải bỏ công ra ngồi học 4 năm trong đại học. Những người đi làm cho công ty Mỹ, luôn đóng thuế đàng hoàng, nhưng họ lại không.

Tôi rất ghét những người ăn cơm Mỹ, ở nhà Mỹ, kiếm tiền từ người Mỹ, nhưng luôn chê trách cuộc sống, và đất nước Mỹ. Những người chỉ biết đứng núi này trông núi nọ, không bao giờ thành công và hài lòng với những gì họ đạt được... Nếu thật sự ở Việt Nam tốt hơn trong mắt họ, thì họ nên về đó mà sống, sang Mỹ làm gì !...

Căn cứ theo báo cáo, cũng như từng đọc báo chí, thì tôi thấy cuộc sống ở VN, khó khăn gấp nhiều lần bên Mỹ. Thử hỏi một kỹ sư hóa học ra trường, kiếm được bao nhiêu tiền một tháng? Ngay cả tầng lớp trí thức như giáo sư, người đã cho sinh viên kiến thức, mà còn nghèo khổ đi làm thêm ban đêm, để có đủ tiền nuôi vợ con đó thôi.

Những người giầu bên VN, đa số là cán bộ cao cấp, con ông cháu cha, hoặc là những người buôn bán, ngoài ra số người nghèo, thì vẫn còn rất nhiều...

Chúng ta không thể nào so sánh cuộc sống của người Việt tại Mỹ, với cuộc sống của người Việt tại quê nhà được, vì đây là hai bối cảnh hoàn toàn khác nhau. Ở Mỹ làm việc cực nhọc, nhưng không cảm thấy bị gò bó, muốn nói gì hay đi đâu cũng được.
Ngoài ra luật phát của Mỹ luôn được tôn trọng, nên ý thức của con người rất cao, còn ở Việt Nam thì luật pháp chẳng bao giờ được người ta thực hành triệt để, vì ý thức của người dân quá thấp kém !

Người Mỹ rất lịch sự, mặc dù có một số người kỳ thị, nhưng khi gặp gỡ mình ngoài đường, họ luôn nói lời chào hỏi, dù không hề quen, điều này khiến cho người Việt ở Mỹ, cũng lịch sự theo.

Người Việt ở Mỹ, rất có lòng tốt đối với thân nhân còn sống ở bên Việt Nam. Dù giầu hay nghèo, họ đều cố gắng gởi tiền về VN, lo cho gia đình. Thử hỏi đa số những người bên VN, có dám cho tiền thân nhân của mình hay không, khi biết họ nghèo khổ...? Giỏi lắm, thì chỉ được vài bữa ăn là cùng. Tranh giành nhau từng thước đất, hoặc gia tài, thì có rất nhiều !

Con cái ở bên Mỹ, không bao giờ chờ đợi được chia gia tài, từ cha mẹ. Họ tự tạo cho mình một cuộc sống vững chắc riêng.
Mỗi người có một cuộc sống, đi kèm theo sự thành công hay thất bại. Mỹ chưa phải là thiên đường, nhưng nó đã giúp cho người Việt ở đây có rất nhiều cơ hội, mà nếu ở VN thì chắc chắn họ sẽ không bao giờ có được, trừ khi họ có thân nhân làm trong guồng máy chính quyền.

Tôi không quên nguồn gốc mình là người Việt Nam, nhưng tôi cũng sẽ không làm kẻ vong ơn, ăn cơm, uống nước của Mỹ, nhưng luôn miệng chê bai Mỹ !
Tôi rất tự hào, khi được sống ở bên Mỹ.

Thuỵ Vân
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Post by lengoi »


Đặc sản


Bùi Bảo Trúc

Lần đầu tiên khi đọc thấy hai chữ “đặc sản” trên những trang báo trong nước, tôi đã rất không thích chúng, những từ ngữ mà tôi nghĩ là được đem dùng quá bừa bãi ở Việt Nam. Nhưng nghĩ lại thì những thứ được mô tả bằng hai chữ ấy cũng đúng là đặc sản chứ không phải là không.

Đúng là vì chỉ ở Hà Nội, không ở tại bất cứ một nơi nào khác lại có những tô phở ăn kèm với những lời lẽ thô tục và vô giáo dục của chủ quán. Nói những tô phở chửi đó là đặc sản của Hà Nội thì đúng chứ còn gì nữa.

Thực ra, đặc sản của Hà Nội không phải chỉ có phở chửi ở phố Bát Đàn, Lý Quốc Sư... mà còn ốc lắm mồm ở đường Hồ Đắc Di, cháo mắng ở chợ Ngô Sĩ Liên ... Những người bán hàng ở những tiệm ăn đó, cứ mở miệng ra là phun toàn những thứ ngôn ngữ mà Nguyễn Trãi đã dạy con gái phải hết sức tránh như trong một bài trong Gia Huấn Ca mà cụ Nguyễn viết cách đây 6 thế kỷ.

Trong những quán ăn đó, khách hỏi xin quả ớt, mấy cọng rau thơm, chút nước dùng, thì nhẹ ra sẽ bị lườm nguýt đổ quán xiêu đình, nặng một chút là bị dăm ba câu xỏ xiên, hay luôn cả mấy câu chửi tục tĩu. Nhưng có một điều lạ là khách vẫn tiếp tục kéo đến chiếu cố những thứ phở, bún kèm theo những câu nói chỏng lỏn, hỗn láo, vô giáo dục đó.

Tại sao những người khách đó không đứng dậy, hất những tô phở những bát bún có kèm theo những câu ăn nói kiểu đó xuống đất và nói thẳng vào mặt những người chủ quán rằng sẽ không bao giờ thèm trở lại những cái quán mất dạy đó nữa. Nhưng hình như chưa có ai làm công việc ấy nên đến nay, các thứ đặc sản đó vẫn còn rất đông khách. Việc tiếp tục ngồi ăn những tô phở, những tô bún trong những lời ăn tiếng nói thô tục oang oang bên cạnh mà lại vẫn thấy ngon miệng để còn tiếp tục trở lại có thể là một dấu hiệu bất bình thường về mặt tâm lý. Nó có thể là bệnh khổ dâm (masochisme), một thứ bệnh tâm lý, người mắc bệnh này sẽ chỉ cảm thấy thích thú trong sinh hoạt sinh lý nếu bị (hay đúng ra phải nói là “được”) đối tác hành hạ về cả hai mặt tâm và sinh lý như sỉ nhục, lăng mạ, bạo hành. Những người mắc bệnh này có khi phải trả tiền thuê để được hành hạ như một nhân vật trong phim Belle De Jour (với Catherine Deneuve).

Đó là trường hợp bệnh hoạn của phía tự nguyện. Nhưng còn những trường hợp không tự nguyện mà bị xúc phạm như các thực khách tại những tiệm phở chửi, cháo mắng ở Hà Nội thì sao?

Tôi nghĩ ở Hà Nội thì không sao. Các chủ quán cứ chửi mắng khách hàng tự nhiên. Những người khách này nghe chửi xong thì vẫn tiếp tục rủ nhau đến ăn, nhiều khi cũng chẳng phải mắc chứng masochisme gì. Thêm nữa, có bực mình thì cũng chẳng làm gì được các bà chủ tiệm mất dậy ấy. Nhưng ở những nơi khác như ở nước Mỹ chẳng hạn, thì những chuyện như vậy không thể tiếp tục được. Thí dụ ngỏ lời xin mấy củ hành trần, quả ớt mà bị chủ tiệm chửi vào mặt là tay sai Mỹ Ngụy (một tội rất nặng, một cái nhãn rất xấu ở Hà Nội), hay thứ Do Thái Zionist, hay khủng bố Al Qaeda, hay gay/lesbian là có chuyện ngay. Người bị chửi sẽ kiếm luật sư lôi chủ quán ra tòa lập tức.

Tòa thấy những lời vu oan đó không có cơ sở thì chủ tiệm bún mắng phở chửi chắc chắn sẽ không vui lắm đâu. Tòa có thể dí cho phía bên kia những khoản tiền phạt khủng (ngôn ngữ Hà Nội) để cho chừa cái trò bún mắng, phở chửi cho hết đặc sản đi.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests