Thời Sự, Bình Luân

thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Tập Thể Chiến Sĩ VNCH sắp đại hội bất thường
Friday, March 02, 2012 4:22:33 PM

Nguyên Huy/Người Việt
SANTA ANA (NV) - Một đại hội bất thường của Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại sẽ được khai diễn tại Nam California trong hai ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật, 17 và 18 Tháng Ba. Ngày Thứ Bảy, đại hội sẽ được tổ chức tại nhà hàng Regent West, Santa Ana. Ngày Chủ Nhật, toàn thể đại biểu dự lễ đặt vòng hoa tại Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ, Westminster.
Image
Các niên trưởng và tướng lãnh VNCH trong bữa tiệc tiền đại hội trước đây, từ trái, cựu Ðại Tá Cổ Tấn Tinh Châu, cựu Ðề Ðốc Trần Văn Chơn,
cựu Phó Ðề Ðốc Hồ Văn Kỳ Thoại và cựu Ðại Tướng Trần Thiện Khiêm. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
Ông Tsu A Cầu, một người trong ban tổ chức, cho biết lý do có đại hội này “là để chỉnh đốn và sắp xếp lại nội bộ sau đại hội bất thường tại Houston vào cuối năm ngoái.”

“Hiện nay, sau khi đương kim chủ tịch Ban Ðiều Hành, cựu Phó Ðề Ðốc Hồ Văn Kỳ Thoại từ chức và ủy nhiệm cho cựu Ðại Tá Mai Viết Triết thay thế thì Ban Giám Sát nhận thấy có nhiều điểm không đúng nguyên tắc và điều 5 của Nội Qui Tập Thể. Do đó, Ban Giám Sát đã thỉnh ý và thảo luận cùng các niên trưởng tướng lãnh trong Ban Tư Vấn và đã đi đến quyết định triệu tập đại hội bất thường để chỉnh đốn và sắp xếp lại nội bộ để tập thể vững mạnh hơn, đáp ứng được nhu cầu tranh đấu cùng đồng hương, hỗ trợ hữu hiệu cho những cuộc tranh đấu ở trong nước,” ông Cầu nói.

Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại được hình thành sau đại hội toàn quân vào Tháng Mười, 2003. Từ đó đến nay đã có được hai hoặc ba lần đại hội và cũng đã có ít nhất ba lần đại hội bất thường để “chấn chỉnh nội bộ để đáp ứng với tình hình mới” khi CSVN cảm nhận được sự quan trọng của khối đoàn kết cựu quân nhân VNCH hải ngoại, đã tung tay sai vào trong tập thể để phá hoại sự hình thành mới nhen nhúm được của khối người chống Cộng này.

Theo bản Dự Thảo Ðiều Lệ, Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại là một tổ chức có lập trường quốc gia dân tộc, không chấp nhận hòa hợp hay hòa giải với Việt Cộng và lấy quốc kỳ và quốc ca VNCH làm biểu tượng, lấy quyền lợi quốc gia làm tối thượng, không vì cá nhân hay đảng phái và tôn trọng quyền tự quyết của các hội thành viên.

Theo ông Phan Tấn Ngưu, chủ tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam California, về cơ cấu tổ chức, tập thể trước đây có ba thành phần là Hội Ðồng Giám Sát, Hội Ðồng Tư Vấn và Hội Ðồng Ðại Diện.

Từ năm 2010, tập thể có thêm Hội Ðồng Ðiều Hành.

Một trong những công tác mà tập thể phát triển được mạnh mẽ là những tổ chức hậu duệ. Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh, cựu chủ tịch Hội Ðồng Ðiều Hành, từng gọi hậu duệ người lính VNCH là “tương lai của quốc gia.”

Trong một bài viết được phổ biến trên nhiều báo chí Việt ngữ, ông định nghĩa hậu duệ VNCH là con cháu của những người lính trong QLVNCH. Khả năng của họ là đã đóng góp vào sự phát triển của đất nước mà họ được định cư. Họ đã đạt được nhiều thành tích thật đặc biệt. Giáo sư đã kể đến hàng chục con cháu các cựu quân nhân từ cấp tướng tá đến các cấp nhỏ hơn đã trở thành những thành viên xuất sắc trong chính quyền Hoa Kỳ cũng như trong xã hội Hoa Kỳ và nhiều nước tự do khác ở Âu Châu, Úc và Canada. Họ đang nối kết được với nhau qua những tổ chức của cha anh họ như Tổng Ðoàn Thanh Thiếu Niên Ða Hiệu, Ðoàn Hậu Duệ Canada, Ðoàn Hậu Duệ Thủy Quân Lục Chiến Nam California...

Nhìn chung Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại đã tạo được cơ hội cho những người lính VNCH tản mác khắp mọi nơi trên thế giới gặp nhau, cùng nhau sinh hoạt. Hy vọng sau những đại hội bất thường, tập thể sẽ là một tổ chức mạnh nhất trong công cuộc tranh đấu giải thể chế độ Cộng Sản và hỗ trợ hữu hiệu cho các cuộc đòi hỏi tự do, dân chủ và nhân quyền đang diễn ra sôi nổi ở trong nước.
nuoclanh
Posts: 163
Joined: Wed May 30, 2007 12:09 pm
Contact:

Post by nuoclanh »

"Việt Nam tôi đâu?" Câu hỏi của nhiều thế hệ


Image

Kính thưa quý vị,

Kính thưa quý thân hữu, quý chiến hữu cùng quý Niên trưởng, Buổi trưa ở Chennai. Làm việc xong trên đường trở về khách sạn, tôi nhờ người lái xe đưa đi thăm vịnh Bengal. Đứng bên bờ vịnh nhìn sang phía bên kia bờ là Đông Nam Á. Tôi tự hỏi Việt Nam đang nằm ở đâu sau dòng nước xanh xa thẳm kia. Và cùng lúc tôi chợt nghĩ đến bài hát "Việt Nam tôi đâu" của Việt Khang đang trở thành khẩu hiệu cho tuổi trẻ trong vào ngoài nước.

Việt Nam tôi đâu?

Câu hỏi của tôi vang lên theo từng đợt sóng dội vào bờ cát Chennai nhưng tuyệt nhiên không có tiếng trả lời. Một người đứng trên đất khách và một kẻ đang ở trong tù có cùng một câu hỏi.

Thì ra, không phải người đi xa mới thấm thía nỗi đau của kẻ thiếu quê hương mà cả những người đang sống trên đất nước vẫn đi tìm kiếm quê hương. Và quê hương chúng tôi đang tìm kiếm, không chỉ là núi đồi, sông biển, ruộng vườn, cây trái nhưng là một quê hương có khối óc tự do, có tâm hồn nhân bản, có trái tim dân chủ, có đôi chân tiến về phía trước và đôi tay kiến tạo một xã hội thanh bình thịnh vượng cho mãi mãi Việt Nam.

Thời gian tôi sống ở xứ người dài hơn so với thời gian sống ở Việt Nam và đã nhiều năm làm công dân Mỹ nhưng ngoại trừ việc phải điền vào những giấy tờ cần thiết, khi được hỏi tôi là ai, tôi luôn trả lời tôi là người Việt Nam. Một phần, tôi cảm thấy chút gì đó ngượng ngùng khi nhận mình là người Mỹ và một phần khác tôi không thể từ chối đất nước đã sinh ra tôi. Tôi cám ơn nước Mỹ đã cứu vớt tôi từ biển cả, cho tôi chiếc nệm ấm, giúp tôi có cơ hội học hành, dang rộng đôi tay chào đón khi tôi bước xuống phi trường lần đầu trong một đêm đông lạnh, nhưng suy nghĩ và phân tích cho cùng, tôi vẫn là người Việt Nam. Tôi nghĩ về nước Mỹ với một trách nhiệm công dân mang tính pháp lý hơn là một người con mang trên vai nghĩa vụ tinh thần. Tôi không biết kiếp sau, nếu có, tôi là gì nhưng kiếp này tôi là người Việt Nam. Tôi dặn lòng như thế.

Việt Nam tôi đâu?

Câu hỏi có vẻ ngô nghê nhưng không phải dễ trả lời. Nếu ai hỏi, thật khó cho tôi gỉải thích đủ và đúng trong một câu ngắn gọn. Việt Nam của tôi không phải là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và dĩ nhiên không phải là chế độ cai trị con người bằng nhà tù và sân bắn như hiện nay.

Nhìn chiếc ghe hư nằm trơ trọi trên bờ biển Chennai, tôi chợt nhớ đã có một thời, nhiều thuyền nhân Việt Nam từng hỏi “Việt Nam tôi đâu” và đã đồng ý với nhau rằng Việt Nam đã chết như trong bài hát Một lần miên viễn xót xa quen thuộc của nhạc sĩ Nguyễn Đức Thành:

Giờ đây, mỗi đứa con lạc loài mỗi nẽo
Đứa London, đứa Paris, đứa đèo heo gió hút
Gặp nhau từng hàng lệ xót xa, buông những câu chào
Đôi ba sinh ngữ, Bonjour, Au revoir, Hello, Good bye
Con gục đầu chua xót đắng cay.
Thưa me, thưa me, thưa me, quê hương mình
Đã chết rồi, mẹ ơi, mẹ ơi, mẹ Việt Nam ơi ..."

Vì “quê hương mình đã chết rồi” nên hàng triệu đứa con của mẹ phải bỏ ra đi khắp chân trời góc biển.

Có người không đồng ý và cho rằng quê hương vẫn còn đó, núi sông vẫn còn đó, chết chóc gì đâu mà than vãn. Việt Nam là quê hương của tất cả chúng ta. Không có quê hương của người quốc gia hay quê hương của người cộng sản. Không có quê hương tư sản hay quê hương vô sản. Quê hương vẫn còn có đó và sẽ mãi mãi còn đó cho ngàn đời sau.

Đúng hay sai, còn hay mất, sống hay chết tùy theo cách hiểu và cách nhìn về đất nước. Với tôi và có thể với nhiều đồng bào cùng cảnh ngộ, quê hương không chỉ là những vật vô tri, vô giác nhưng phải là một quê hương sống động và có tâm hồn. Sau 30 tháng Tư năm 1975, quê hương Việt Nam đã mất tâm hồn và thậm chí trở thành tù ngục. Việt Nam, nơi con người bị đối xử như con vật. Việt Nam, nơi con người không có quyền nói những điều họ muốn nói, hát những bài hát họ yêu thích, viết những dòng thơ họ muốn viết. Hàng triệu người Việt Nam đã không còn chọn lựa nào khác hơn là ra đi.

Hành trình của hai hơn hai triệu người Việt Nam từ sau tháng Tư năm 1975 không chỉ được ghi bằng những bước chân rỉ máu trên những chặng đường đầy đau thương thử thách nhưng còn qua những bài hát được viết như tiếng thét gào của đoàn lưu dân trên sa mạc trần gian.

Mai tôi đi, tôi đi vào sương đen
Sương rất độc tẩm vào ngươì nỗi chết
Quê hương ta sống chia dòng vĩnh biệt
Chảy về đâu những nước mắt đưa tin.

(Mai tôi đi, nhạc Nguyễn Đình Toàn)

Những ngày tháng lênh đênh đó, ai không dừng tay dù đang làm việc gì khi nghe Người di tản buồn của nhạc sĩ Nam Lộc, Sài Gòn niềm nhớ không tên của nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn hay Đêm nhớ về Sài Gòn của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng cất lên từ giọng ca Khánh Ly? Có ai không chợt nghe lòng mình chùng xuống khi chị Nguyệt Ánh cất lên những lời não nùng trong Một chút quà cho quê hương của nhạc sĩ Việt Dũng? Có ai không nghe như có tiếng mưa rơi dù đang đứng giữa phố Bolsa nắng gắt khi nghe giọng Ngọc Lan kể lể trong Khóc một dòng sông của nhạc sĩ Đức Huy? Và nhiều nữa, Phạm Duy với 1954 Cha bỏ Quê 1975 Con bỏ Nước, Nhật Ngân với Anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng anh, Châu Đình An với Đêm chôn dầu vượt biển, Phan Văn Hưng với Ai trở về xứ Việt, Phan Ni Tấn với Bài hát học trò, Tô Huyền Vân với Quê hương bỏ lại v.v..

Và tất cả đã đóng góp phần mình viết nên bài trường ca đầy bi tráng của một bộ phận dân tộc Việt Nam sau mùa bão lửa 1975. Từ Camp Pendleton đến Leamsing, Palawan, Pulau Bidong, Sungai Besi, Bataan, White Head, Panat Nikhom, Galang, những tên tuổi địa danh đi vào lịch sử Việt Nam qua cái chết tủi buồn của mẹ, qua giọt nước mắt của em, qua tiếng gào thống thiết của anh vọng lên giữa Thái Bình Dương bát ngát.

Thời gian cuốn đi bao vết tích, tạo ra bao đổi thay của thời thế và con người. Bây giờ, một số nhạc sĩ đã qua đời, một số đang qua đời trong cách khác và một số vẫn tiếp tục đi trên con đường lý tưởng dù tuổi tác đã già. Nhưng dù sống hay chết, bỏ đi hay ở lại, những bài hát của họ đánh dấu một giai đoạn lịch sử nhiều bi tráng của đất nước và góp phần xây lên tấm bia đá thuyền nhân bi thương ngàn đời trong lịch sử Việt Nam.

Và những người còn ở lại, phải chăng họ dễ dàng trả lời “Việt Nam tôi đâu?”

Không. Tôi không nghĩ thế. Nếu ai hỏi những người thuộc thế hệ đã trải qua giai đoạn cùng cực những năm sau 1975 còn sống hôm nay có thể họ cũng sẽ trả lời trái tim Việt Nam có một thời ngừng đập. Thời gian dừng lại. Không gian đóng kín bịt bùng. Việt Nam đã chết ngay cả trong lòng những người đang sống giữa lòng đất nước. Một triệu dân Sài Gòn dắt nhau sống lây lất trong các vùng kinh tế mới. Nhiều trăm ngàn sĩ quan viên chức miền nam bị đầy đọa khắp các trại tù. Con người Việt Nam sau 1975 vẫn phải sống, phải thở, phải tìm mọi cách để sinh tồn trong hoàn cảnh nghiệt ngã chứ không phải là những con người an vui hạnh phúc như phần lớn của sáu tỉ người còn lại trên thế giới. Chính ông Võ Văn Kiệt khi còn sống đã phải thừa nhận niềm vui của đảng Cộng Sản là nỗi buồn của nhiều triệu người dân Viêt.

Dân tộc nào cũng có thể phải trải qua những chặng đường đau thương gian khổ nhưng Việt Nam có thể nói là một trong số rất ít quốc gia mà sự chịu đựng kéo dài qua nhiều thế hệ. Hơn nửa đời người trôi qua, tiếng thét vẫn còn vang vọng qua bài hát của nhạc sĩ Việt Khang:

Việt Nam ơi
Thời gian quá nửa đời người
Và ta đã tỏ tường rồi
Ôi cuộc đời ngày sau tàn lửa khói

Mẹ Việt Nam đau từng cơn xót dạ nhìn đời
Người lầm than đói khổ nghèo nàn
Kẻ quyền uy giàu sang dối gian.

Sau 36 năm, Việt Nam chẳng những không bước thêm một bước nào; trái lại, về kinh tế, chính trị, so với đà tiến nhân loại, đã lùi xa hơn vào quá khứ, và văn hóa đạo đức đang trở về với thời sơ khai nô lệ, nghĩa là thời kỳ mọi của cải đều có thể mua bán, trao đổi, kể cả mua bán, trao đổi chính con người. Người mẹ đang từng cơn xót dạ nhìn đời mà Việt Khang gặp hôm nay không khác gì người mẹ mà tôi gặp đi bán máu ngoài nhà thương Chợ Rẫy mấy chục năm trước. Nếu ai hỏi Việt Nam của mẹ ở đâu, chắc chắn mẹ sẽ chỉ ra những nấm mồ vô chủ. Những bầy em đói khổ nghèo nàn mà Việt Khang mô tả hôm nay cũng không khác gì đám trẻ tôi đã gặp ở vùng kinh tế mới Đồng Xoài ba mươi lăm năm trước. Nếu ai hỏi Việt Nam của các em đâu, các em sẽ chỉ ra những vỉa hè bụi bặm, những góc phố tối tăm. Nhưng hiểm họa đất nước đang phải đương đầu không chỉ là độc tài, tham nhũng mà còn là đại họa mất nước.

Giờ đây Việt Nam còn hay đã mất
Mà giặc tàu ngang tàng trên quê hương ta
Hoàng Trường Sa, đã bao người dân vô tội
Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc tàu

Là một người con dân Việt Nam
Lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm
Người người cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi

Từng đoàn người đi chẳng nệ chi
Già trẻ gái trai giơ cao tay
Chống quân xâm lược
Chống quân nhu nhược
Bán nước Việt Nam

Việt Nam tôi đâu
Việt Nam tôi đâu

Chúng ta đọc quá nhiều, nghe quá nhiều, hãnh diện quá nhiều về lịch sử hào nhùng bốn ngàn năm giữ nước. Vâng, nhưng đó là chỉ là những hào quang của quá khứ, là những thành tựu của tổ tiên, không phải của chính chúng ta. Những bài học thuộc lòng về một quá khứ hào hùng của dân tộc không thể giúp lau khô đi dòng nước mắt hôm nay:

Kính thưa thầy đây bài thuộc lòng của con
Tổ quốc Việt Nam bốn ngàn năm văn hiến
Một trăm năm Pháp thuộc hai mươi năm đọa đày

Làm sao con thuộc được truyện Kiều Nguyễn Du.
Kính thưa thầy đây là quyển vở của con
suốt một năm không hề có chữ
con để dành ép khô những giòng nước mắt
của cha con, của mẹ con, của chị con, và của... chính con.

(Bài học của con, nhạc Phan Ni Tấn)

Lịch sử không phải là một ngôi miếu để thờ cúng nhưng là một đời sống luôn đổi mới. Truyền thống chỉ là một thói quen lỗi thời nếu truyền thống không được hiện đại hóa. Angkor Wat, Angkor Thom nguy nga, đồ sộ nhưng không cứu được một phần tư dân tộc Khờ Me khỏi bàn tay Pol Pot. Tương tự, Ấn Độ, một dân tộc có nền văn minh lâu đời nhất nhân loại và trải qua các thời đại hoàng kim từ Ashoka đến Gupta, cũng đã chịu đựng hàng loạt ngoại xâm từ Mông Cổ, Hồi Giáo và thực dân Anh kéo dài suốt 600 năm.

Việt Nam cũng thế. Nếu chỉ biết tôn vinh quá khứ và làm ngơ trước hiểm họa Trung Quốc hôm nay, rồi lịch sử dân tộc với những chiến công hiển hách của các thời Ngô, Đinh, Lý, Trần cũng sẽ chỉ là những tấm bia trong một ngôi đền cổ. Hãy tưởng tượng, nếu tất cả chúng ta đều im lặng, làm ngơ, chịu nhục trước hiểm họa mất nước, rồi bốn ngàn năm nữa, những đứa trẻ dòng Việt tộc, đi ngang qua di tích đền Hùng, sẽ căm hận biết bao khi nghĩ về tổ tiên nhu nhược của chúng vào bốn ngàn năm trước đó.

Đừng để lại cho các thế hệ Việt Nam tương lai một ngôi đền mà ngay hôm nay hãy xây cho họ một căn nhà Việt Nam Mới tự do, dân chủ, công bằng, bác ái.

Bài hát Việt Nam tôi đâu của Việt Khang là tiếng chuông đánh thức hồn thiêng sông núi đang ngủ quên trong lòng người. Ngọn đuốc Việt Khang thắp lên soi sáng con đường đi về phía trước. Các thế hệ Việt Nam từ lúc chào đời đã mang tinh hoa tinh huyết của dòng giống Lạc Long, nhưng tinh hoa tinh huyết đó phải được mài dũa thành vũ khí để bảo vệ đất nước hôm nay. Cứu Việt Khang, do đó, không phải chỉ cứu một thanh niên, một nhạc sĩ đang bị tù đày nhưng hơn thế nữa, tự cứu chính mình và từ đó đứng lên cứu dân tộc mình.

Trần Trung Đạo
phaobinh
Posts: 51
Joined: Mon Mar 05, 2012 10:53 pm
Contact:

Post by phaobinh »

CĐNVTNcs tại Paris (Pháp) biểu tình (4.3.2012)
Kêu gọi nhà cầm quyền csVN trả Tự Do cho ca nhạc sĩ Việt Khang
& các nhà đấu tranh Tự Do Dân Chủ Quốc Nội


Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

TT Obama: Chiến tranh Iran ‘không phải trò chơi’
Tuesday, March 06, 2012 5:01:30 PM

WASHINGTON (CBSNews) - Chọn đúng thời điểm ngày “Thứ Ba Siêu Ðẳng” của cuộc bầu cử sơ bộ, Tổng Thống Obama trong cuộc họp báo ở Tòa Bạch Ốc gay gắt đả kích ứng cử viên tổng thống Mitt Romney và những người Cộng Hòa khác “về những lời lẽ tùy tiện mà họ nói về chiến tranh.” Theo ông những lập luận của họ về Iran phản ánh thái độ “thiếu trách nhiệm.”
Image
Tổng Thống Obama trong buổi họp báo hôm Thứ Ba, 6 tháng 3. (Hình: AP/Pablo Martinez Monsivais)
Trả lời câu hỏi của một phóng viên là ông nghĩ sao về điều ông Romney cho rằng “nếu Barack Obama tái đắc cử, Iran sẽ có vũ khí nguyên tử,” trước hết tổng thống nhắc lại thành tích của chính quyền Hoa Kỳ trong việc áp đặt những biện pháp cấm vận khắt khe chưa từng có trước đây làm cô lập Iran và tổn hại đáng kể đến kinh tế nước này.

Tiếp theo ông cho rằng “trong khi chúng ta không chấp nhận để Iran có vũ khí nguyên tử” ông vẫn tin rằng “chúng ta có một cửa để hãy còn có thể giải quyết bằng đường lối ngoại giao.” Ông không tin là quyết định đánh của Israel phải làm trong vòng hai tháng nữa và như thế hãy còn thời gian để những biện pháp cấm vận phát huy hiệu quả.

Tổng Thống Obama chỉ trích những lời lẽ khoa trương của những ứng cử viên Cộng Hòa trong cuộc tranh cử là thiếu trách nhiệm vì “họ không phải tổng tư lệnh.” Ông nói: “Nhìn vào phát biểu bừa bãi của họ, tôi nhớ đến cái giá phải trả cho chiến tranh, đến quyết định phải chọn khi đưa quân đội của chúng ta ra trận và tác động của quyết định ấy đối với mạng sống của họ, đến an ninh quốc gia và nền kinh tế đất nước chúng ta” và thêm: “Ðấy không phải trò chơi, không có gì tùy tiện được.”

Trong bài phát biểu trước Ủy Ban Dân Sự Vụ Mỹ-Do Thái (AIPAC) ông Mitt Romney phê phán Tổng Thống Obama về đường lối ở Trung Ðông, cho rằng “hy vọng không phải là chính sách đối ngoại.” Tổng Thống Obama nói là nếu đặt câu hỏi ông Romney sẽ làm như thế nào thì ông ta sẽ “lập lại những gì chúng ta đã làm ba năm nay” chứ không có giải pháp gì cụ thể khác. Và Tổng Thống Obama thách thức: “Nếu một số những người đó nghĩ rằng đã đến lúc phải mở một cuộc chiến tranh, họ nên nói ra. Và họ hãy giải thích cho dân chúng Mỹ vì sao họ thấy phải như vậy và hậu quả sẽ ra sao. Bằng không chỉ toàn là những lời lẽ suông.”

Ứng cử viên Ron Paul không cùng quan điểm với các đối thủ của mình, phê phán trên truyền hình CNN hôm Thứ Ba rằng “những gì mà các người Cộng Hòa khác nói là rất thiếu thận trọng.”

Thượng Nghị Sĩ John Kerry, Dân Chủ Massachusetts, nói với tờ New York Times rằng lời lẽ úp mở của ông Mitt Romney “nếu Obama đắc cử thì Iran sẽ có bom nguyên tử còn Romney đắc cử thì không, là kém chính trị nhất và để cho Iran khai thác sự khác biệt.” (HC)
hoanghoa
Posts: 2260
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Cuộc Vận Động của Cộng Đồng Người Việt tại Thủ Đô Washington DC
Kết Thúc 2 Ngày Vận Động Hành Pháp và Lập Pháp Hoa Kỳ
Trong Chiến Dịch Ký Thỉnh Nguyện Thư T.T. Obama


Image
Cuộc vận động Quốc Hội Hoa Kỳ hôm nay, 6-3-2012, đã kết thúc vào chiều cùng ngày với các thành quả phấn khởi cho mọi người. Một số đồng bào từ các nơi về Hoa Thịnh Đốn tham dự 2 ngày vận động hành pháp và lập pháp nằm trong chiến dịch ký thỉnh nguyện thư gửi T.T Obama, liên quan đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, đã chia tay và rời thủ đô Hoa Thịnh Đốn sau 2 ngày góp tay cho cuộc vận động lịch sử nằm trong chiến dịch ký Thỉnh nguyện thư nhân quyền VN gửi T.T. Obama do đài SBTN khởi xướng.
Image
Dân biểu Ed Royce tham dự sinh hoạt cùng các
phái đoàn vận động quốc hội Hoa Kỳ ngày 6-3-2012

Trước khi chia tay tại tòa nhà Quốc Hội Hoa Kỳ, mọi người đã cùng tham dự một sinh hoạt đúc kết thân mật, với sự tham dự của một số vị chính giới dân cử. Vì phái đoàn người quá đông nên các phái đoàn phải tập trung ở khuôn viên Rayburn Courtyard của Quốc Hội để chia tay.
Image
Sau 2 ngày dài bận rộn và ít nhiều mỏi mệt, nhưng sự đoàn kết và thành quả đạt được đã tạo phấn khởi, phản ảnh qua những nét mặt rạng rỡ của mọi người trong lúc chia tay vào chiều nay.

Theo ghi nhận chung, đây là một thành tựu ngoại vận rất đáng kể và chưa từng có trong lịch sử cộng đồng người Việt tại hải ngoại nói chung, và trên đất Hoa Kỳ nói riêng. Tuy có người chưa hoàn toàn hài lòng về những đáp ứng từ phía Hành Pháp, nhưng không ai có thể phủ nhận lằn ranh vận động mới đã đạt được tại đấy. Bên cạnh đó, cuộc vận động rầm rộ của gần 60 phái đoàn đến hàng trăm văn phòng dân biểu và thượng nghị sĩ ngày hôm nay đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp. Cộng đồng người Việt vừa có thêm hàng loạt những người bạn sẵn sàng cùng tiếp tay tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam.

Image
Ngoài ra, cuộc vận động 2 ngày liền tại Washington DC cũng cho thấy mức độ đoàn kết, nhẫn nhịn, và hợp tác chưa từng có trước một công tác lớn của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Rất nhiều cá nhân, hội đoàn đã sẵn sàng và âm thầm góp công, góp sức, góp tài chánh, đặc biệt trong những ngày cuối, chỉ vì mục tiêu chung là tranh đấu cho các nhà yêu nước tại quê nhà. Sự đoàn kết này cũng đã vượt qua được một số nỗ lực phân hóa, khích bác, xuyên tạc, và dè bỉu của nhà cầm quyền VN và một vài thành phần khác.
Image
Chính từ 2 mặt thành công nêu trên mà nhiều người tin tưởng cuộc vận động tại Washington DC lần này sẽ là nền tảng và là mô thức đấu tranh mới đầy triển vọng của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Cuộc vận động này chắc chắn cũng đang và sẽ làm nhiều kẻ mất ăn mất ngủ ở thượng tầng chế độ độc tài cộng sản Việt Nam.
Image
Thay mặt các anh chị em cộng tác trong loạt tin nhanh kỳ này, Quốc Trang và Duy Anh xin cám ơn và kính chào tạm biệt quí thính giả, độc giả.

Quốc Trang và Duy Anh
Washington DC, cuối ngày 6/3/2012
DienDanCTM
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Dự luật Nhân quyền Việt Nam thông qua UB Ngoại Giao Hạ Viện
Wednesday, March 07, 2012 3:34:53 PM

WASHINGTON DC (NV) - Vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam được cho lên cán cân ngang với viện trợ cho nước này, sau khi Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện hôm Thứ Tư thông qua dự luật nhân quyền Việt Nam, theo tin từ văn phòng Dân Biểu Chris Smith, tác giả dự luật này. Dự luật này nay được chuyển cho toàn bộ Hạ Viện.
Image
Cảnh nhà thờ Thái Hà bị tấn công phá hư cửa và đánh đập tu sĩ, giáo dân. Dự luật Nhân quyền Việt Nam, đòi hỏi phải cải thiện tự do tôn giáo
và các quyền làm người khác, được thông qua Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện hôm Thứ Tư. (Hình: VRNs)

“Ðiều quan trọng là chính phủ Hoa Kỳ phải gởi thông điệp rõ ràng tới chế độ ở Việt Nam là phải chấm dứt sự vi phạm nhân quyền đối với công dân của họ,” Dân Biểu Smith lên tiếng trong buổi họp. Dân Biểu Smith là chủ tịch tiểu ban nhân quyền của ủy ban này. Ông tiếp:

“Mặc dù có người cho rằng gia tăng thương mại với Việt Nam sẽ dẫn tới thêm tự do và dân chủ, thực ra người dân Việt Nam còn bị đàn áp và bị mất quyền làm người nhiều hơn nữa. Chúng tôi biết là sự đàn áp tôn giáo, chính trị, và sắc tộc vẫn tiếp diễn và trong nhiều trường hợp còn nặng hơn nữa, và giới chức Việt Nam lại chào đón những kẻ buôn người lao động và tình dục.”

Dân Biểu Smith nhắc tới những lời điều trần của nhân chứng Vũ Phương Anh, nạn nhân buôn người từ Việt Nam qua lao động ở Jordan, và Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng, giám đốc BPSOS, là những chứng cứ ủng hộ dự luật này.

Dân biểu Loretta Sanchez cũng lên tiếng hoan nghênh dự luật được thông qua.

Bà nói, "Chúng tôi vui mừng khi thấy Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện thông qua Dự Luật Nhân Quyền 2012, H.R. 1410, một ngày sau khi phái đoàn đại diện cộng đồng Việt-Mỹ có mặt tại Thủ Đô Washington, D.C., vận động dân biểu liên bang của họ về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam."

“Để đảm bảo quyền căn bản con người được tôn trọng tại Việt Nam, chúng tôi đã nhiều lần kêu gọi Chính phủ Hoa Kỳ cần phải áp dụng các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt về mậu dịch và không nên hỗ trợ tài chính đối với chính quyền Việt Nam", Dân Biểu Sanchez nói, và tiếp:

"Là người đồng bảo trợ cho Dự luật H.R. 1410 từ lúc đầu, tôi ủng hộ biện pháp cấm tăng tài trợ không nhân đạo từ chính phủ Hoa Kỳ cho đến khi tình trạng đàn áp nhân quyền được cải thiện. Chính quyền Hoa Kỳ cần phải trực tiếp áp lực chính quyền Việt Nam sớm thay đổi chính sách đàn áp nhân quyền và dự luật này sẽ cho chúng ta phương tiện đó. Chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ và vận động các bạn đồng nghiệp để dự luật sớm được thông qua tại Hạ Viện Quốc Hội.”

Dụ luật Nhân quyền Việt Nam cấm không được gia tăng các loại viện trợ cho Việt Nam ngoài viện trợ nhân đạo, trừ khi chính phủ Việt Nam đạt tiến bộ đáng kể trong việc thiết lập chính trị dân chủ và khuyến khích nhân quyền.

Dự luật này cũng gia hạn cho một số người Thượng không được nhập cư vào Mỹ nếu họ bị trễ hạn vì một số lý do như không đủ tiền hối lộ cho viên chức địa phương cấp giấy tờ.

Trong số những điều kiện dự luật này đặt ra để Việt Nam được nhận thêm viện trợ, có:

* Tôn trọng tự do tôn giáo và thả hết tù nhân tôn giáo;

* Tôn trọng tự do ngôn luận, tự do tụ tập và lập hội, và thả hết tù nhân chính trị, nhà báo tự do, và nhà tranh đấu cho người lao động;

* Hủy bỏ và thay đổi các loại luật hình sự hóa việc bất đồng ý kiến ôn hòa, truyền thông độc lập, hoạt động tôn giáo không giấy phép, và biểu tình bất bạo động, theo đúng tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế;

* Tôn trọng nhân quyền của mọi sắc tộc;

* Có hành động thích hợp để chấm dứt nạn buôn người với sự hợp tác của chính quyền, kể cả việc truy tố các viên chức nhà nước.

Dự luật này không ngăn cấm các loại viện trợ nhân đạo, theo lời Dân Biểu Smith. Ông liệt kê thí dụ các loại viện trợ không bị cấm: “lương thực, thuốc men, sửa chữa ảnh hưởng của chất da cam, và hoạt động chống buôn người.”

Ngoài Dân Biểu Smith, các đồng tác giả của dự luật này, mang số H.R. 1410, gồm có Dân Biểu Frank Wolf (Virginia), Zoe Lofgren (San Jose, California), Sanchez, và Ed Royce.
hoanghoa
Posts: 2260
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Vận động nhân quyền trong bối cảnh Israel-Iran

TS Ðinh Xuân Quân

Cùng ngày các đại diện cộng đồng Việt Nam vào Tòa Bạch Ốc để vận động về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, TT Obama gặp Thủ tướng Benjamin Netanyahu của Israel, bàn về cuộc khủng hoảng khu vực Trung Ðông.

Cuộc gặp gỡ này được sắp xếp từ lâu, và vấn đề khủng hoảng tại Trung Ðông có tầm quan trọng quá lớn đối với thế giới. Khi cộng đồng Việt Nam, có lẽ là lần đầu tiên đến nơi đây để trình bày thỉnh nguyện của chúng ta, cũng đã thấy lớp người Mỹ gốc Israel làm công việc của họ, một công việc mà họ có rất nhiều kinh nghiệm vì đã làm từ nhiều năm: “lốp bi” Hành pháp và Lập pháp Mỹ vì sự an toàn, sự tồn vong của đất nước Do Thái.

Trong khi chúng ta đánh động sự chú ý của chính quyền Hoa Kỳ về nhân quyền Việt Nam bị chà đạp, thì người Israel cũng mang đến một vấn đề rất lớn, là chiến tranh hay hòa bình trên một thùng thuốc súng khổng lồ của thế giới.á

Quả vậy, cuối năm ngoái, tại Hawai và sau đó tại Bali-Indonesia, TT Barack Obama tuyên bố chiến lược mới của Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương và chuyển hướng trọng tâm chính sách Mỹ về Á Châu.

Ngay sau đó, nhiều tay “lốp bi” thân Israel tỏ ý không muốn Mỹ thay đổi chính sách, coi nhẹ Trung Ðông để thiên về Á Châu. Tiến Sĩ Henry Kissinger, một người Mỹ gốc Do Thái, cựu ngoại trưởng và cố vấn an ninh của TT Nixon và Ford, viết trong bài viết mới nhất, “What China wants,” đăng trên tờ Foreign Affairs tháng 8, 2011, và bài “The future of US-Chinese relations” tháng 3, 2012, đã khuyến cáo chính phủ Mỹ là nên điều đình để làm hòa với Trung Quốc. Một chuyên gia khác là TS Zbiniew Brzenski cựu cố vấn của TT Carter viết bài “Balancing the East - Upgrading the West” cũng khuyến cáo là Mỹ nên đàm phán với Trung Quốc. Các sự kiện này cho thấy nhiều người không muốn Mỹ bỏ lò nổ Trung Ðông - phải ở lại để lo bảo vệ cho Israel. Ai cũng biết là TS Kissinger gốc Do Thái và công ty của ông ta làm “lốp bi” cho Trung Quốc.

Trước khi gặp TT Netanyahu của Israel, TT Obama đã cho công bố trên tạp chí The Atlantic ngày 2 tháng 3... “cảnh báo Israel không nên tạo cơ hội cho Iran chứng tỏ mình là 'nạn nhân' của Phương Tây, nhưng cũng không loại trừ biện pháp quân sự để chống lại tham vọng hạt nhân của Teheran.” Chuyện lớn nhất hiện nay [và làm giá dầu tăng vì khủng hoảng thùng thuốc nổ Trung Ðông] là chuyện Iran đang đạt được thành quả lớn trong việc xây dựng hệ thống hạt nhân - làm tăng hàm lượng của uranium lên 20%. Nhờ khả năng này, việc Iran làm được bom nguyên tử chỉ còn là thời gian. Cả thế giới biết rõ nguy cơ Israel sẽ phải trực diện và cả thế giới cũng biết Israel sẽ phản ứng như thế nào, sẽ ném bom các trung tâm nguyên tử như họ đã làm tại Iraq trước đây vào thập niên 80 hay tại Syria mới đây.

Không ai nghĩ Israel sẽ chờ ngày Iran có bom nguyên tử, và câu hỏi là chừng nào thì Israel đánh Iran? Trong năm tranh cử TT Mỹ? Hậu quả kinh tế ra sao? Ảnh hưởng chính sách Mỹ ra sao? Ưu tiên của chính phủ Obama ra sao?

Các sự kiện

Ít lâu nay, Israel hăm dọa đánh Iran và nhiều báo chí đã ít nhiều đề cập tới. Iran thì tố ngược lại, hăm dọa phong toả, đóng eo biển Hormuz, là hải lộ huyết mạch của hàng triệu tấn dầu hỏa từ Trung Ðông đi ra thế giới mỗi ngày - gần đến 40-50% dầu hỏa thế giới được chuyển qua eo biển này. Iran cũng hăm dọa bắn hàng loạt hỏa tiễn qua Israel. Vì tình hình này, gần đây giá dầu đã tăng.

Nhìn lại mấy năm trước đây, chính Israel phần nào xúi giục Mỹ đánh Saddam Hussein của Iraq, nước duy nhất có một quân đội có thể đương đầu với Israel và Iran. TT Bush lấy cớ đánh Saddam vì ông này có khí giới hủy diệt hàng loạt. Kết quả là Mỹ diệt Saddam, không thấy khí giới hủy diệt hàng loạt đâu cả, chỉ thấy ngân sách bội chi lên trên $1,000 tỷ với gần 5000 lính thiệt mạng.

Một hậu quả của việc Saddam bị tiêu diệt là nay Iran mạnh lên và có quân đội mạnh nhất tại Trung Ðông. Nên nhớ là Iran có ký hiệp định hạt nhân (không làm vũ khí hạt nhân, cơ quan nguyên tử quốc tế được đến kiểm soát), trong khi Israel là nước duy nhất tại Trung Ðông không ký hiệp định này (do đó một số người nói Israel có bom nguyên tử). Trong nhiều năm Iran đã xây dựng nhiều nhà máy hạt nhân và xây dựng các nhà máy tinh chế uranium. Muốn làm bom nguyên tử cần chất uranium tinh chế đến mức 90%!

Từ ít lâu nay, Israel cố “lốp bi” Mỹ đánh Iran vì địa thế xứ này khá xa Israel, không quân Israel chưa đủ sức để ném bom nhiều lần, mà theo các chuyên gia quân sự thì cần ném nhiều lần mới chắc triệt được khả năng nguyên tử của Iran. Vì vậy Israel muốn Mỹ hỗ trợ hay tham chiến cùng họ. Ðiều đáng lo ngại là kho dầu của thế giới tại Trung Ðông đang ở trong tình trạng cực kỳ bất an vì vấn đề Iran-Israel và một số vấn đề khác, có thể nổ tung bất cứ lúc nào.

Các nước Tây phương muốn ép Iran bỏ ý chí làm bom nguyên tử và áp đặt nhiều trừng phạt kinh tế cho Iran. Cái khổ là Trung Quốc, Nhật, Nam Hàn đều mua dầu của Iran trong khi Âu Châu chỉ mua chút ít mà thôi. Sức ép kinh tế gây khó khăn cho đời sống dân chúng và làm cho mấy giáo chủ quá khích nổi khùng hơn. Hậu quả cấm vận là dân chúng tức giận trước sự quản lý yếu kém của chính phủ đối với nền kinh tế của Iran. Những biện pháp phong tỏa kinh tế từ Mỹ và các đồng minh Âu Châu chỉ phần nào tác dụng về lâu về dài. Việc này đã gây nhiều khó khăn giữa lãnh tụ Ayatollah Khamenei và TT Ahmadinejad. Ông Ayatollah cũng tuyên bố là Iran không làm bom nguyên tử, một điều mà cơ quan tình báo CIA cũng nói tới.

Ván bài của Israel

Theo Israel thì tiếng nói của TT Obama không tin được vì chính sách vuốt ve khối Ả Rập. Họ chỉ muốn Mỹ đánh Iran và chính sách của TT Obama khiến họ không còn tin tưởng vào Mỹ. Trong khi đó, những áp lực về “cấm vận kinh tế” đè lên Iran chỉ làm cho mấy giáo chủ Iran quá khích nổi giận. Những biện pháp phong tỏa kinh tế từ Mỹ và các đồng minh Âu Châu cho đến nay vẫn chẳng có tác dụng gì nặng mặc dù đời sống dân chúng khó khăn hơn gây cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa khối ủng hộ Lãnh tụ Tối cao Ayatollah Khamenei và nhóm hậu thuẫn cho Tổng Thống Mahmoud Ahmadinejad. Các giáo chủ đã lên tiếng cảnh cáo, sẽ phải phản công nếu bị tấn công và sẽ cắt eo biển Hormuz.

Năm nay là năm tranh cử tại Mỹ và Do Thái muốn lợi dụng các đối thủ cộng hòa ép chính phủ TT Obama theo ý họ - nghĩa là đánh Iran. Các đánh giá tình báo kỳ này của Mỹ ít bị ảnh hưởng của tình báo Mossad của Do Thái. Có lẽ họ học được kinh nghiệm “phiêu lưu” Iraq mà không có sự ủng hộ của Liên Hiệp Quốc.

TT Obama đang cố tìm cách trấn an Israel và tạo áp lực lên Iran, nhưng không thấy được kết quả gì khả quan, nhất là Mỹ còn nhiều mối lo nhiều lò thuốc súng khác có thể nổ bất cứ lúc nào tại đây (Syria, Yemen, Libya, Palestine...). Ông ghi nhận nỗi lo của Israel và khả năng tấn công nước Cộng hòa Hồi giáo Iran. Ông cũng yêu cầu thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu, cân nhắc thật kỹ về các hệ quả của một hành động vũ trang của Israel chống Iran.

Tổng thống Mỹ cũng khẳng định sự ủng hộ tuyệt đối mà Hoa Kỳ dành cho Israel và nêu ra chủ trương giúp đỡ Tel Aviv giữ được “ưu thế quân sự” trong khu vực và tại trước các thành viên Aipac - một nhóm vận động hậu trường lốp-bi cho Israel tại Hoa Kỳ.

Tổng thống cũng nói với các đối thủ chính trị “đừng có tuyên bố giựt gân-mỵ dân khi họ chưa ngồi ghế vị tổng tư lệnh quân đội.” á Chính phủ cũng nhắc là mọi hành động quân sự chống Iran sẽ gây bất ổn trong khu vực Trung Ðông và sẽ ảnh hưởng đến an ninh của người Mỹ tại Afghanistan và Iraq.

Tạm kết

Hơn bao giờ hết, thế giới đang trực diện với nhiều biến chuyển vĩ đại, đánh nhau tại Trung Ðông với những hậu quả khó lường trước. Hiện nay TT Obama có dịp làm dịu, không những khó khăn do Iran, mà cả phe thân Israel muốn Mỹ đánh Iran giùm họ như từng làm trước đây tại Iraq.

Cộng đồng Việt Nam không những phải tranh đấu để Hoa Kỳ tiếp tục chú ý vào Á Châu, vào nhân quyền Việt Nam, chúng ta còn cần phải có cái nhìn thiết thực, thực tế, về tổ chức và kỹ thuật, tiếp tục “lốp bi” Quốc Hội cũng như chính phủ Hoa Kỳ. Trong thực tế, chúng ta phải cạnh tranh với “lôp bi” rất mạnh và chuyên nghiệp của Do Thái và Trung Quốc, chưa kể của chính Việt Nam Cộng Sản.

Trong năm tranh cử, đây là việc cực kỳ khó khăn.
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Ẩu đả tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc

Một vụ xô xát hôm qua xảy ra tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, bắt nguồn từ việc nhà ngoại giao Triều Tiên
cho rằng báo cáo của một chuyên gia độc lập là bịa đặt.

Image
Báo cáo viên Marzuki Darusman, người có bản báo cáo làm nảy sinh ẩu đả tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Ảnh: AFP

Khi phái viên Triều Tiên So Se-yong rời phòng họp, một vụ ẩu đả đã xảy ra và một người đàn ông bị các nhân viên an ninh Liên Hợp Quốc bắt giữ, AFP đưa tin. Người đàn ông này sau đó được thả.

Vụ xô xát bắt nguồn từ việc các thành viên hội đồng bàn về bản báo cáo của Marzuki Darusman, người đảm nhận vai trò báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tình hình nhân quyền Triều Tiên. Bản báo cáo này có nội dung trải dài từ tháng 9/2011 tới tháng 1/2012, trong đó cho hay tình hình tại Triều Tiên "tiếp tục xấu đi".

Ngay sau khi bản báo cáo được đưa ra, đại diện của Triều Tiên và sau đó của Liên minh châu Âu cũng như Nhật Bản đã có phát biểu. Triều Tiên cho hay nước này "hoàn toàn phản đối sự dẫn giải vô ích này", đồng thời cho rằng bản báo cáo là "sản phẩm bịa đặt của các phần tử thù địch". Triều Tiên cũng kêu gọi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc không gia hạn ủy nhiệm đối với ông Darusman.

Ngược lại, Nhật Bản hoan nghênh bản báo cáo và thúc giục Triều Tiên tìm ra một giải pháp cho "vấn đề các công dân Nhật bị bắt cóc". Tokyo và Bình Nhưỡng không có quan hệ ngoại giao chính thức. Các quan hệ giữa hai nước thường xuyên căng thẳng, thậm chí là thù địch.

Khi đại diện của Nhật Bản sắp kết thúc bài phát biểu, nhà ngoại giao Triều Tiên đứng dậy và rời phòng họp. Ẩu đả xảy ra ngay sau đó. Một vài nhà ngoại giao nói rằng một số người Hàn Quốc cố gắng tiếp cận phái viên Triều Tiên. Một trong số những người này bị nhân viên an ninh Liên Hợp Quốc chặn lại.

Triều Tiên mới đây bất ngờ đồng ý dừng chương trình hạt nhân để đổi lấy việc được Mỹ viện trợ 240.000 tấn lương thực. Động thái này dấy lên những hy vọng về việc nối lại vòng đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Tuy nhiên, quan hệ Seoul - Bình Nhưỡng không vì thế mà tan băng. Hai bên liên tiếp có những cuộc tập trận bắn đạt thật và cùng lên tiếng cảnh báo lẫn nhau về khả năng "tấn công để tự vệ".

Hà Giang
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Tin mừng: Trung Quốc thâm thủng mậu dịch

Ngô Nhân Dụng
Trong hai tháng đầu năm 2012, Trung Quốc mua vào nhiều hơn là bán ra, cán cân mậu dịch thâm thủng 4.2 tỷ đô la Mỹ. Ðây là một dấu hiệu đáng mừng, cho kinh tế thế giới, và cho cả người Trung Hoa trong lục địa.

Ðối với người dân bình thường ở Trung Quốc, con số khiếm hụt trên có nghĩa là họ được tiêu thụ nhiều hơn trước. Từ trước đến nay, Trung Quốc vẫn bán ra nhiều hơn mua vào. Nhìn vào tổng số hàng hóa đi qua đi lại đó, ai cũng thấy một điều: Ðại đa số món các món hàng Trung Quốc bán ra (thí dụ, quần áo hay máy điện thoại di động) chính là những món đã mua vào (vải vóc, và các bộ phận điện tử dùng để ráp máy điện thoại). Chỉ khác một điều là hàng đi ra có thêm công cắt may, lắp ráp của người lao động Trung Quốc. Trị giá mà người lao động Trung Quốc đóng góp vào số hàng hóa đó, trong khoảng thời gian giữa lúc mua vào và lúc bán ra, thường rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 5% giá trị món hàng khi tới ta người tiêu thụ. Tiếng là hàng made in China nhưng thực ra người Trung Hoa chỉ được hưởng rất ít; các công ty chủ nhân ở nước khác được hưởng 10% đến 20%.

Bây giờ, khi trị giá số hàng Trung Quốc mua vào cao hơn hàng bán ra, tức là rất nhiều món hàng vào rồi không được đem ra nữa. Chúng đi đâu? Chúng thuộc loại hàng nào? Ðó chính là những món hàng đã hoàn tất chứ không phải đồ dùng để lắp ráp; và chúng được đưa tới tay người tiêu thụ Trung Quốc. Ðó phải là điều họ nên vui mừng!

Nó cho thấy chính quyền đã chịu thay đổi chính sách kinh tế cố hữu từ 30 năm nay. Lâu nay, họ vẫn khai thác sức lao động của người dân, nhưng hạn chế không cho dân được tiêu thụ! Những ai được hưởng lợi trên sức lao động của dân Trung Hoa? Ngoài những người tiêu thụ trên thế giới, số người khác chính là các vị quan to ngồi trong guồng máy điều hành kinh tế, trong đó có việc xuất nhập cảng. Xuất nhập cảng chiếm 40% tổng số trị giá các hoạt động kinh tế ở Trung Quốc trong một năm, gọi là tổng sản lượng nội địa (GDP). Tỷ lệ này gấp ba lần tỷ lệ ở Mỹ hay ở Âu Châu. Nghĩa là, tỷ số phần dân chúng trong nước tại Âu Châu và Mỹ mua bán cao, còn ở trong nước Trung Hoa thì rất thấp.

Không thể kéo dài tình trạng bất công này, và bị áp lực quốc tế đòi phải điều chỉnh để kinh tế thế giới cân bằng hơn, đảng Cộng Sản đã phải chuyển hướng.

Nhiều món hàng nhập cảng tăng lên có thể được tiêu thụ. Số tiền mua xe hơi nhập cảng tăng một phần ba, trong hai tháng đầu năm 2012; đa số người mua xe là các cán bộ và dân thành phố làm ăn với các cán bộ; chứ không phải nông dân. Và con số 4.2 tỷ đô la trong hai tháng qua cũng không hoàn toàn là phần người tiêu thụ Trung Hoa được hưởng. Trong số hàng nhập cảng có những món được mua để dự trữ đề phòng sắp tăng giá, như số đậu nành tăng thêm 13% sau khi nhiều vùng trồng đậu nành ở Nam Mỹ bị hạn hán. Số đồng thau tăng 50%, có thể là để tích trữ vì lo chính quyền sẽ giảm bớt tiền cho các xí nghiệp vay. Các công ty mua đồng về, được mua chịu, ba tháng hay sáu tháng sau mới trả tiền. Trong thời gian đó họ vẫn thu tiền vào khi đem đồng ra dùng hay bán lại.

Nhưng hiện tượng khiếm hụt mậu dịch vừa qua vẫn là một dấu hiệu của sự chuyển hướng trong kinh tế Trung Quốc. Số những món hàng rẻ tiền như quần áo, giầy xuất cảng đã thực sự giảm bớt 2%, vì Trung Quốc đang mất lợi thế công nhân nhân rẻ so với nhiều nước khác. Người lao động biết tranh đấu đã đòi được tăng lương. Số hàng xuất cảng “cao cấp” hơn, như máy móc, đồ điện tử vẫn tăng thêm gần 9%, nhưng tốc độ gia tăng đó đã giảm đi so với tỷ số gia tăng hơn gần 12% trong ba tháng cuối năm 2011.

Vấn đề của cả nền kinh tế Trung Quốc không phải là lo khiếm hụt trong cán cân thương mại. Ðiều phải lo là trong khi số tiền mua bán hàng hóa thay đổi, trả tiền mua hàng ngoài nhiều hơn thu được tiền xuất cảng, thì có những nguồn tiền khác chạy vào có gia tăng hay không? Những món tiền nào sẽ chạy vào? Ðó là tiền vốn đầu tư. Hiện nay nhiều người muốn đổi lấy đồng nguyên để góp vốn vào Trung Quốc vì họ trông đợi không những được hưởng tiền lời đầu tư mà còn chờ đồng nguyên lên giá thì lại được thêm lời! Nếu các công ty Trung Quốc thu được nhiều tiền nhờ bán trái phiếu (tức là vay nợ) hay bán cổ phiếu (mời góp vốn), thì số dư trong “cán cân tiền vốn” sẽ bù lại với số thâm thủng trong cán cân thương mại.

Hãy lấy nước Mỹ làm thí dụ. Tại sao người Mỹ có thể kéo dài tình trạng mậu dịch khiếm hụt hết năm này sang năm khác mà vẫn sống được? Bởi vì trong lúc dân tiêu thụ ở Mỹ tha hồ mua hàng hóa rẻ do người lao động khắp thế giới làm, thì các công ty Mỹ và chính phủ Mỹ lại “xuất cảng” các trái phiếu và cổ phiếu, và họ được người ngoại quốc hăng hái mua; tức là đem tiền vốn đổ vào nước Mỹ. Từ ba chục năm nay, nước Mỹ bán ra ngoài rất nhiều “tờ giấy” (cổ phiếu và trái phiếu; trong đó có những giấy nợ của chính phủ Mỹ), lấy tiền mua vào áo thung chữ T, giầy chạy bộ, mì gói, vân vân, những thứ mà nếu cứ làm ở Mỹ thì chỉ thiệt, lỗ vốn. Các nước Á Rập xuất cảng dầu lửa thu tiền vô, nhưng lại nhập cảng trái phiếu (cho vay) hoặc cổ phiếu (góp vốn) cho Mỹ, Canada và Âu Châu. Khi kinh tế phát triển thì mỗi nước đều xuất cảng nhiều hơn, do đó cũng nhập cảng nhiều hơn, trong cả hai dòng tiền này. Tính chung các món tiền trao tay mỗi ngày, trong thương mại giữa các nước cộng với số tiền vốn qua lại, thì hai dòng tiền đó phải cân bằng với nhau.

Trong một ngày, số tiền trao đổi giữa các nước lên tới khoảng 4 ngàn tỷ đô la, theo số tổng kết của những ngân hàng hối đoái (đổi tiền). Chỉ một phần nhỏ trong số này là được dùng trong việc mua bán hàng hóa. Còn phần lớn là do các vụ chuyển tiền trong đầu tư, mua bán cổ phiếu và trái phiếu. Trong số 4 ngàn tỷ tiền đổi chác đó, 85% là đổi giữa đô la Mỹ với tiền nước khác. Chưa tới nửa phần trăm (0.3%) là người ta mua hay bán đồng nguyên của Trung Quốc.

Cứ xem như vậy thì còn lâu đồng nguyên mới đạt được địa vị một quốc gia tiền quốc tế. Trong khi đó thì đồng đô la vẫn tiếp tục được người ta dùng để mua bán, vay nợ hay trả nợ nhau; và để giành, thí dụ các quỹ dự trữ ngoại tệ. Mỗi lần chính phủ Mỹ làm cho đồng đô la mất giá, dân Mỹ không than thở, nhưng các nhà lãnh đạo Bắc Kinh lại đau lòng. Vì dân Mỹ lãnh lương bằng đô la, mua thức ăn bằng đô la, trả tiền nhà, tiền xe bằng đô la. Ðô la xuống giá nhưng nếu đồng lương không đổi, giá bánh mì không đổi, tiền nợ trả ngân hàng mỗi tháng không đổi, thì người Mỹ có khi không biết là tiền mình mất giá; trừ khi đi du lịch hoặc mua phó mát Tây, kẹo Thụy Sĩ. Còn chính phủ Trung Quốc thì ngược lại, Họ có kho dự trữ ngoại tệ với 2 ngàn tỷ đô la Mỹ, cộng thêm tiền các nước khác thành 3.2 ngàn tỷ. Mỗi khi đô la Mỹ mất giá 1% thì kho bạc Trung Quốc mất luôn 1% trong số 2000 tỷ đô la dự trữ, tức mất tiêu 20 tỷ!

Nhưng Trung Quốc có thể bước theo con đường của Mỹ, tức là cứ nhập cảng nhiều hơn xuất cảng. Phải để cho người dân lao động cũng được tiêu thụ chứ? Miễn là các xí nghiệp ở Trung Quốc trở nên hấp dẫn khiến người ngoại quốc bảo nhau góp vốn (mua cổ phiếu) hoặc cho vay. Làm cách nào để các công ty Trung Quốc trở thành hấp dẫn như Coca Cola, McDonald hay General Electrics, Apple? Phải có tự do kinh doanh. Phải khích lệ tư doanh và giảm bớt vai trò của các doanh nghiệp nhà nuớc. Mấy công ty Mỹ đó đều do tư nhân lập nên, tư nhân làm chủ cả.
hoanghoa
Posts: 2260
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Người Việt chúng tôi rất lo ngại

Ngô Nhân Dụng
Gần đây dư luận Việt Nam sôi nổi vì bỗng được hỏi ý kiến về một dự thảo chương trình dạy tiếng Hoa bốn tiết một tuần ở cấp tiểu học và trung học đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo Dục và Ðào Tạo.

Trước phản ứng kinh ngạc sững sờ của người dân, trang điện tử của Bộ Giáo Dục vội vàng giải thích, rằng “Ðối tượng áp dụng là học sinh dân tộc Hoa cấp tiểu học và trung học cơ sở đang sinh sống ở Việt Nam.”

Mọi người bớt thắc mắc về chương trình giáo dục này, nhưng phải tự hỏi: Tại sao người Việt mình lại phản ứng mạnh mẽ như vậy trước một chương trình dạy ngoại ngữ? Tại sao các trường vẫn bắt học sinh phải tập nói tiếng Anh rất sớm thì không ai nói gì, đụng tới tiếng Trung Hoa thì cả làng cả nước xôn xao?

Trong một bài viết đang được phổ biến rất rộng rãi trên các mạng điện tử, nhà văn Song Chi đã nêu ra đầy đủ các lý do khiến người Việt Nam bị “dị ứng, cảnh giác quá độ,” trước bản thông tư gây hiểu lầm trên. Hiểu rõ các nguyên do đó, sau khi nghe Bộ Giáo Dục nói rằng, “Phạm vi áp dụng: môn học tiếng Hoa là môn học tự chọn dành cho học sinh dân tộc Hoa có nguyện vọng;” hầu như không ai thấy cần bàn tán thêm nữa.

Nhưng thực ra, vẫn còn rất nhiều điều đáng thắc mắc. Thắc mắc ở ngay những lời giải thích rằng dạy tiếng Hoa là “môn học tự chọn dành cho học sinh có nguyện vọng muốn học.” Hơn nữa, đó chỉ là những “học sinh dân tộc Hoa cấp tiểu học và trung học cơ sở đang sinh sống ở Việt Nam.”

Thắc mắc đầu tiên là những “học sinh dân tộc Hoa đang sinh sống ở Việt Nam” là các em nào? Có phải là con em của các người Trung Quốc đang làm việc tại Việt Nam hay không? Hay là các em gốc Hoa mà cha mẹ sinh sống ở Việt Nam, có thể từ nhiều đời, và đã chính thức thành công dân Việt. Nếu là trường hợp thứ nhất, thì cha mẹ các em thuộc loại di dân hợp pháp hay không? Nếu di dân hợp pháp, thì tại sao con em của họ lại được biệt đãi như vậy, so với con em của những người ngoại quốc khác cũng đang làm việc tại nước ta? Thông thường, di dân ở một nước thường lo giáo dục tiếng mẹ đẻ cho con cái họ. Người Việt ở Mỹ, ở Pháp vẫn mở các trường dạy Việt ngữ khắp nơi. Họ hoàn toàn tự do, và lo lấy, không tiêu đến đồng nào trong ngân sách nhà nước sở tại. Ít có nơi nào lại được cơ quan chính phủ lo đặt chương trình dạy tiếng Việt trong các trường công, trừ khi di dân thỉnh cầu, với số người quy tụ rất đông đảo trong cùng một khu vực. Nếu một học khu đã đồng ý cho dạy tiếng Việt ở trường công, do chính phủ đài thọ, thì nhà trường sẽ bị bắt buộc phải dạy tiếng mẹ đẻ cho con em các di dân hợp pháp gốc từ các nước khác. Thường các chương trình dạy tiếng mẹ đẻ của di dân vẫn được chính quyền gốc của họ hỗ trợ công khai. Chính phủ Nam Hàn giúp các lớp dạy tiếng Hàn Quốc; chính phủ Nhật tài trợ các lớp dạy tiếng Nhật; mọi việc giúp đỡ đều được hoan nghênh mà không ai nghi ngại một ẩn ý chính trị nào cả.

Ở Việt Nam, ngoài chương trình dạy tiếng mẹ đẻ cho các học sinh gốc Hoa, có di dân từ nước nào khác được quyền dạy trẻ em của họ tiếng mẹ đẻ trong trường công lập Việt Nam hay không? Tại sao lại ưu đãi người Trung Quốc?

Nếu đối tượng của chương trình dạy tiếng Hoa là những “học sinh dân tộc Hoa,” tức là con em của những người Việt gốc Hoa, đã là nhóm thiểu số trong dân Việt, có thể sống vĩnh viễn ở Việt Nam, thì chương trình dạy tiếng Hoa cho họ cũng gây một tình trạng bất công khác. Tại sao không thấy chương trình dạy tiếng gốc tổ tiên, tiếng mẹ đẻ cho những trẻ em Việt gốc Khmer hay gốc Champa? Trong nước Việt Nam có bao nhiêu nhóm dân tộc thiểu số. Khi so sánh thì thấy người gốc Hoa xưa nay dễ hội nhập, dễ đồng hóa, vì văn hóa, phong tục, tín ngưỡng giống người Việt hơn cả. Họ đi đâu cũng sống được cho nên con cháu họ có thể nhanh chóng trở thành người Việt trong vài thế hệ. Chính các đồng bào gốc Chàm hay gốc Khơ Me hội nhập khó hơn, vì phong tục, tôn giáo không giống người Việt.

Như vậy thì tại sao lại chiếu cố đặc biệt tới các đồng bào gốc Hoa như vậy? Ðiều đáng lo là chính chương trình dạy tiếng mẹ đẻ cho các trẻ em gốc Hoa sẽ làm quá trình hội nhập và đồng hóa của các em bị chậm lại. Việt Nam muốn chọn làm một quốc gia đa chủng, như Canada (hai ngôn ngữ chính), Thụy Sĩ (bốn ngôn ngữ chính), Ấn Ðộ (hàng trăm ngôn ngữ); hay muốn giống các quốc gia thuần nhất, chỉ dùng một ngôn ngữ chính thức? Nếu theo mô hình thứ nhì, thì tại sao lại nâng cao địa vị của một tiếng Hoa trong nền giáo dục Việt Nam như vậy?

Thời cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã có một kế hoạch thúc đẩy tiến trình hội nhập và đồng hóa của người Việt gốc Hoa. Dụng ý này được đưa ra minh bạch công khai, không che đậy gì cả. Tên người Hoa khai sinh phải viết theo lối Việt Nam, theo âm chữ Hán Việt chứ không theo các thổ âm Trung Quốc. Các trường của Hoa kiều đều phải dạy tiếng Việt làm ngôn ngữ chính. Các văn kiện hành chánh, hợp đồng, các bảng hiệu phải viết bằng tiếng Việt. Luật lệ này rất giống các đạo luật ở Québec trong thập niên 1970, bắt phải dùng tiếng Pháp, để bảo vệ ngôn ngữ xứ này trước cảnh “xâm lấn” của tiếng Anh. Một kết quả của kế hoạch Ngô Ðình Diệm, là sau 20 năm, ai vào Chợ Lớn thấy phong cảnh đã Việt Nam hóa, không còn là một thành phố Trung Hoa như trước nữa. Nhiều người Việt gốc Hoa sau đó đã hoàn toàn hóa thành người Việt, họ không tơ tưởng gì về tổ quốc thứ hai của họ nữa.

Tại sao bây giờ nước Việt Nam muốn đi ngược lại tiến trình trên? Tại sao lại tìm cách bảo vệ ngôn ngữ của một sắc dân thiểu số, khiến cho sợi dây liên lạc giữa họ với nước tổ của họ bền chặt hơn? Ðây là một quyết định về chính sách quốc gia chứ không phải là một vấn đề thuần túy giáo dục.

Chưa hết. Thông cáo của Bộ Giáo Dục nói chương trình dạy tiếng Hoa có tính cách tự nguyện; “cho học sinh có nguyện vọng;” nhưng có điều nào giới hạn số học sinh xin học để không thu hút những người Việt không phải gốc Hoa hay không? Bao nhiêu gia đình người Việt cũng đang muốn cho con học tiếng Hoa, họ có thể nhân cơ hội này cũng ghi tên xin học. Các học sinh có cần chứng minh mình là người gốc Hoa, hay chỉ cần ghi tên xin học là đủ? Chứng minh như thế nào?

Hiện nay chính phủ Bắc Kinh đang phát triển mạng lưới Viện Khổng Tử, đem truyền bá văn hóa và ngôn ngữ Trung Hoa khắp thế giới. Họ có thể tình nguyện giúp việc dạy tiếng Hoa ở Việt Nam, giống như họ đang thí nghiệm tại một số trường tiểu học và trung học tại California, và khắp nơi khác trên thế giới. Thử tưởng tượng có ngày Viện Khổng Tử sẽ khuyến khích các trẻ em ở Việt Nam học tiếng Hoa bằng các cuộc liên hoan, du lịch, các học bổng sang Tầu tập huấn thêm, chưa kể các món quà tặng kẹo, bánh, đồng phục, thường xuyên! Họ đã có sẵn một môi trường do Bộ Giáo Dục Việt Nam đặt nền tảng, ai dại gì mà không thong thả bước vào “giúp” để khai thác?

Trong mười năm, hai chục năm, những học sinh học tiếng Hoa đó sẽ đi làm. Họ có thể dần dần trở thành lớp người lãnh đạo trong nhiều nghề, nhiều ngành, nhiều cơ quan chính phủ ở nước ta. Họ có thể được khuyến khích lập thành các hiệp hội, các đoàn thể; và sợi dây liên lạc của họ sẽ được chính quyền Trung Quốc giúp cho thêm chặt chẽ.

Hiện đã có các công ty Trung Quốc đang được phép khai thác tài nguyên rừng, mỏ của Việt Nam. Ðã có hàng chục ngàn công nhân Trung Quốc đang lập ra những khu cư trú biệt lập (như một thành phố Trung Hoa). Lại thêm ý định của Bắc Kinh lập Ðặc Khu Nam Hải để cai quản cả Vùng Lưỡi Bò. Lại có một chính quyền Việt Nam lúc nào cũng khép nép, nhũn nhặn với các “đồng chí anh em.” Nay lại có thêm một vài thế hệ những bạn trẻ được học tiếng Hoa từ bậc tiểu học, nay mai sẽ lớn lên gia nhập cuộc đời. Nói thật, trước viễn ảnh đó, người Việt chúng tôi rất lo ngại!

Nêu lên mối lo ngại đó, rõ ràng là người viết vẫn mang tâm lý “lấn cấn, dị ứng,” như nhà văn Song Chi mô tả. Muốn biết tại sao một người Việt Nam, như ký giả này, lại “lấn cấn, dị ứng” như vậy, xin quý vị cứ đọc bài của Song Chi, sẽ hiểu đầy đủ và rành mạch. Với lịch sử hai ngàn năm đụng chạm, với kinh nghiệm trải qua các biến cố trong nửa thế kỷ gần đây, người Việt Nam rất khó tránh khỏi những lấn cấn, dị ứng khi đụng tới chuyện nào dính dáng với Trung Quốc.
quangminh
Posts: 548
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Post by quangminh »

Truyền thông Trung Quốc chia rẽ về Bạc Hy Lai

Trong khi các báo chính thống của Trung Quốc chỉ đưa tin ngắn gọn và ít chi tiết về việc cách chức bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai
thì các mạng xã hội tràn ngập những bình luận và phỏng đoán.

Image
Việc cách chức bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai gây chia rẽ trong giới truyền thông và mạng xã hội Trung Quốc. Ảnh: AFP

Tin cách chức ông Bạc được đưa ra sau khi các báo buổi sáng ngày 15/3 đã ra, nên trang nhất các tờ báo và hãng thông tấn Trung Quốc hầu như chỉ tập trung vào cuộc họp báo của Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Hai trong số các nội dung quan trọng của phát biểu của ông Ôn là kêu gọi cải cách chính trị hơn nữa và tránh để nước này bị sa vào một cuộc cách mạng văn hóa thứ hai.

Tin ông Bạc Hy Lai bị cách chức được đưa ở vị trí thứ năm trong bản tin buổi trưa của kênh 1 của đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV-1). "Thay đổi đồng chí phụ trách thành ủy Trùng Khánh", phát thanh viên của bản tin nói một cách đơn giản.

Các từ ngữ trong bản tin vắn của Tân Hoa Xã (Xinhua) cũng hết sức giản dị. Bản tin không đưa nhiều thông tin chi tiết mà chỉ nói ông Bạc sẽ được thay thế bởi Phó thủ tướng Trương Đức Giang.

Có duy nhất một bài báo trên tờ thời báo Hoàn Cầu, phụ bản của báo đảng Cộng sản Trung Quốc, ca ngợi ông Bạc vì cuộc nói chuyện thẳng thắn và cởi mở về việc cựu giám đốc cảnh sát Vương Lập Quân đến lãnh sự quán Mỹ.

Bài báo cũng ca ngợi Thủ tướng Ôn đã thêm những "quan điểm cá nhân" vào trong những phát biểu trong cuộc họp báo nói trên, báo trước một bước tiến, cởi mở hơn và các nhà lãnh đạo sẵn lòng "tương tác" với người dân.

Đây là một động thái hiếm gặp trong hệ thống chính trị Trung Quốc, theo nhận định của BBC. Tuy nhiên, sau đó, trong bản tiếng Anh Global Times, bài báo trên đã được thay bằng một bài ngắn gọn của Xinhua, trong đó trích dẫn lời Thủ tướng Ôn nói các nhà chức trách Trung Khánh "cần phải rút kinh nghiệm về vụ việc của Vương Lập Quân".

Hôm qua, tạp chí của đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đăng xã luận của Phó chủ tịch nước Tập Cận Bình, nói rằng đảng cần được làm trong sạch. Tuy nhiên nội dung của xã luận không trực tiếp đề cập đến các vấn đề liên quan đến ông Bạc.

Trong khi đó trên các trang mạng xã hội, thông tin về Bạc Hy Lai lại được loan tải nhiều và nhanh chóng. Theo trang Want China Times có trụ sở tại Đài Loan, chỉ trong 4 tiếng đồng hồ sau khi thông tin được phát đi, lập tức có một làn sóng thảo luận "điên cuồng" với 190.000 lời bình luận trên các trang blog nổi tiếng của Trung Quốc. Có thể thấy người dân Trung Quốc rất muốn đưa ra ý kiến thông qua các mạng xã hội như Tencent Weibo và Sina Weibo, bất chấp những yêu cầu phải khai rõ tên thật khi sử dụng blog.

Want China Times cho biết, phần lớn những người sử dụng blog Tencent Weibo ủng hộ ông Bạc. Một người sử dụng khai tên là Zhang Haotian viết: "Ông Bạc là một quan chức tốt, chống lại tội phạm và các băng đảng nhưng làm phật ý nhiều người khác".

Nhưng cũng có những bình luận chỉ trích ông Bạc trên mạng Sina Weibo. Blogger Xu Pu nói Bạc Hy Lai muốn Trùng Khánh quay trở lại thời kỳ Cách mạng văn hóa, "khi mọi người có thể bị xử tội mà không cần một lý do nào cả". "Cái cách ông ấy trừng trị các băng nhóm tội phạm làm luật pháp trở nên thừa thãi, việc làm của ông ấy làm mọi người sợ hãi", Xu viết.

Blog của Hu Ziwwei, một MC truyền hình, cũng viết: "Chúng ta cần nhìn lại phát biểu ngày hôm qua của Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Thủ tướng nhắc đến Vương Lập Quân, vậy vụ này chắc chắn còn nhiều điều chưa biết". Vương Lập Quân là cựu giám đốc công an Trùng Khánh, người từng đến lãnh sự quán Mỹ ở một đêm trước khi bị giới chức giải về Bắc Kinh.

Có nhiều luồng ý kiến trái chiều nhau, hoặc phê phán, hoặc ủng hộ ông Bạc nhưng hầu như không có ai bình luận về hệ thống chính trị của nước nhà, chỉ có một số ít các học giả lên tiếng về cải cách chính trị.

Fan Zhongxin, giáo sư của trường đại học Sư phạm Hàng Châu viết: "Bạc Hy Lai đã bị cách chức, các hành động của ông ấy đã bị ngăn chặn. Hy vọng sẽ diễn ra cải cách chính trị". Giáo sư Xie Youping của đại học Phúc Đán, Thượng Hải viết rằng "nền chính trị Trung Quốc thật sự cần cởi mở hơn nữa".

Vũ Hà
MatVit
Posts: 1309
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »


Image

Tập Cận Bình:
Đảng Cộng sản Trung Quốc là nơi tập trung mọi thối nát.

Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhận định là nhân dân Trung Quốc gần như mất hết tin tưởng vào đảng Cộng sản. Lời tuyên bố này mới được công bố hôm nay 16/03/2012 trong bối cảnh tranh giành quyền lực ở cấp thượng tầng cùng lúc với lời cảnh báo của Thủ tướng Ôn Gia Bảo về nguy cơ xảy ra một vụ «Cách mạng văn hóa » như trong thập niên 60.
Theo tuyên bố của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thì đảng Cộng Sản mà ông sắp lên lãnh đạo vào vào tháng tới đây chỉ là nơi tập trung thành phần giá áo túi cơm cần phải được « trong sạch hóa ».

Những tệ nạn trong đảng cầm quyền suốt hơn 63 năm tại Trung Quốc là « thiếu lý tưởng, sa đọa, vô nguyên tắc và vô trách nhiệm đã xâm nhập mọi cấp đảng viên » với những mức độ khác nhau và làm mất uy tín trong dân chúng.

Bài phát biểu của lãnh đạo tương lai Trung Quốc được trình bày tại Trường Đảng hồi đầu tháng Ba và mới được công bố hôm nay trên báo đảng Cầu Thị, một ngày sau khi xảy ra vụ thanh trừng cách chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, thế hệ « hoàng tử đỏ ».

Theo AFP, vào lúc tất cả những chức vụ quan trọng tại Trung Quốc, từ cấp thấp nhất đến cấp lãnh đạo, từ trong chính quyền đến lãnh vực kinh tế, xí nghiệp, đều nằm trong tay đảng viên, ông Tập Cận Bình lo ngại rằng đảng Cộng sản đã biến thành nơi chia chác đỉnh chung. Vào đảng là để có cơ hội vinh thân phì gia, chứ không phải vì lý tưởng hay mục đích cao đẹp phụng sự đất nước và nhân dân.

Lãnh đạo tương lai của Trung Quốc nhận định : "Nhiều người gia nhập Đảng không phải vì chủ nghĩa Mác hay để nỗ lực xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa theo màu sắc Trung Hoa, hoặc là để chiến đấu cho đến giọt máu cuối cùng cho chính nghĩa cộng sản, mà họ vào Đảng vì được hưởng đặc quyền đặc lợi cá nhân".

Nhân vật sắp lên thay Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh đến yếu tố mà ông gọi là « ý thức hệ trong sáng » để duy trì « tinh thần sáng tạo và tính chiến đấu». Sở dĩ đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc bị mất tín nhiệm, bị sa đọa là do « tư tưởng không trong sáng ».

Câu hỏi đặt ra là làm cách nào để kiến tạo « sự trong sáng » nơi người cộng sản Trung Quốc ?

Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh đến giải pháp « củng cố tổ chức, kiểm soát việc kết nạp đảng viên , tăng cường giáo dục và thanh tra ». Sau cùng là « thanh lọc hàng ngũ một cách kiên quyết, khai trừ những phần tử thoái hóa nghiêm trọng không thế cứu vãn ».

Một ngày sau khi thanh trừng Bạc Hy Lai, lãnh đạo đảng Cộng sản tại Trùng Khánh, những lời tuyên bố đao to búa lớn này được giới quan sát xem là dấu hiệu của những xung khắc gay gắt trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc.

Theo giáo sư Willy Lam, đại học Hồng Kông, thì Bạc Hy Lai là nạn nhân của cuộc tranh giành quyền lực giữa phe xuất thân từ Đoàn Thanh niên Cộng sản do Hồ Cẩm Đào thống lĩnh và phe « con ông cháu cha » được gọi là giới hoàng tử đỏ như Bạc Hy Lai.

Phải ngăn chận được « phe bảo thủ » thì phe tạm gọi là « cải cách » mới có thể hy vọng kéo dài đặc quyền sau khi thế hệ Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo ra đi. Thực chất thì cả hai phe đều thi hành chính sách áp bức với dân từ hơn 60 năm qua.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo có vẻ không yên tâm cho tương lai của chế độ. Thứ Tư vừa qua, ám chỉ cuộc nổi dậy của dân oan làng Ô Khảm chống bất công và tham nhũng, Ôn Gia Bảo tuyên bố không loại trừ Trung Quốc sẽ gặp biến động mà ông gọi là « một bi kịch » như cuộc cách mạng văn hóa thời Mao nếu không « cải cách » kịp lúc.

Tuy nhiên, cũng như những lần kêu gọi trước, Thủ tướng Trung Quốc không nói rõ là « cải cách gì và cụ thể ra sao ».

Chuyên gia Jean-Philippe Beja thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp dự báo sẽ còn nhiều « diễn biến » bất ngờ trong thời gian tới.

Tú Anh.
(Nguồn: RFI Việt ngữ).
dailien
Posts: 2458
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Image

12 tháng 3, Ngày Quốc Tế Chống Kiểm Duyệt Internet

Nguyễn Thanh Văn - DienDanCTM
Cho tới nay có lẽ không còn ai có thể phủ nhận được được sự tiện dụng, nhanh chóng, rẻ tiền và bao trùm của Internet. Ít lãnh vực nào của đời sống còn tách rời khỏi Internet. Nó chứa đựng gần như toàn bộ kho thông tin và kiến thức của nhân loại.

Ngược lại, sức mạnh và sự phổ quát của Internet đã làm thay đổi tư duy con người và bộ mặt thế giới. Nó đã được nhân loại mặc nhiên công nhận như một phương tiện để con người thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và chia sẻ thông tin hoặc quan niệm, mà Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã minh định là một quyền cơ bản của con người và được lập lại trong Ðiều 19 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.

Trong thực tế, các quốc gia trên thế giới đều ít nhiều muốn kiểm duyệt Internet vì nhiều lý do. Ðiều này không chỉ riêng ở các quốc gia độc tài, mà cả ở những nước có chỉnh phủ do dân thực sự bầu ra. Các quốc gia độc tài kiểm soát tin Internet chặt chẽ vì lo ngại về sự lan truyền thông tin trái chiều và ảnh hưởng của các nhà bất đồng chính kiến; còn một số nước dân chủ thì lo ngại tiềm năng kích động bạo lực, kỳ thị, phát tán hình ảnh khiêu dâm của Internet.

Tại các quốc gia độc tài như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Syria, Iran... nơi mà các quyền của con người trong cuộc sống hàng ngày đều bị kiểm soát, hạn chế và các phương tiện truyền thông báo chí đều nằm trong tay của chế độ, thì những thông tin độc lập của giới báo chí lề trái chỉ được tìm thấy trên Internet và nơi đây cũng trở thành nơi thảo luận, bày tỏ quan điểm tự do.

Những cố gắng kiểm soát, hạn chế của các chính quyền độc tài đối với Internet chẳng những không cách nào bịt kín được, mà còn làm cho sự đối kháng từ những “cư dân mạng” trở nên mãnh liệt hơn. “Cư dân mạng” đã sáng tạo cách thức làm thế nào để chống đỡ hữu hiệu việc ngăn chặn, cấm đoán, phong tỏa Internet, và hướng dẫn người khác vượt qua được hàng rào kiểm soát, những tường lửa do các chế độ độc tài dựng lên. Mấy năm trước, khi mạng xã hội Facebook bị ngăn chặn hoặc bị cố tình làm cho chậm lại tại Việt Nam thì ngay lập tức đã có hàng chục ngàn trao đổi trên mạng hướng dẫn đủ mọi cách cách vượt qua rào cản này. Trước đó và cho đến nay, nhiều cá nhân, tổ chức, cũng đã bỏ công nghiên cứu, soạn thảo và phổ biến rộng khắp nhiều tài liệu hữu ích giúp dân cư mạng tại Việt Nam vượt qua sự kiểm soát và theo dõi của công an khi lướt mạng. Một vài trang mạng điển hình như trang: nofirewall.blogspot.com, vnctcmd.wordpress.com,en.flossmanuals.net/bypassing-vi/kiem-duyet-va-mang-Internet.

Nhận định về sự cố gắng kiểm soát Internet, một bài viết của ký giả Raju Gopalakrishnam (1) cho biết: “Các nhà nước tại Á Châu đang ngày càng nhận ra rằng, kiểm soát nội dung trực tuyến, bao gồm cả các bất đồng ý kiến, là việc hầu như không thể thực hiện được... Ngay cả Trung Quốc, nơi mà có nhiều quy định mạnh mẽ về Internet cũng đang phải vật lộn và tìm cách làm thế nào để đối phó với các trang blog đang ngày càng trở nên phổ biến bởi hàng trăm hàng triệu người đọc, và việc ngăn chặn chúng là hoàn toàn rất khó để ngăn.

Ông Phil Robertson, phó giám đốc bộ phận Châu Á của Human Rights Watch ở Bangkok cho biết: “Chính phủ [các nước độc tài] đang dành ra khá nhiều nguồn lực và thời gian để ngăn chặn các trang web và tôi nghĩ rằng đó là một phản ứng hoảng loạn. Họ có một số cách ngăn chặn tạm thời, nhưng về lâu dài, sẽ không có hiệu quả, bởi vì người ta vẫn sẽ tìm cách này hay cách khác để có được những tin tức mà họ muốn nghe, muốn biết. Một khi người dân đã được tiếp xúc với Internet và nhận ra rằng sức mạnh thông tin miễn phí hiển hiện ngay trước mắt, thì đó là một cảm giác đặc biệt về sức mạnh trong tay mình.”

Ðối với những lo ngại Internet có thể phát tán ý tưởng kích động bạo lực, kỳ thị, trong bài phát biểu tại Ðại Học George Washington vào tháng 2 năm 2011, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton, cho rằng nhiều khi việc kiểm duyệt những lời lẽ đó lại là vi phạm quyền tự do ngôn luận và cách tốt nhất để đối phó với những kêu gọi hằn học là có thêm tự do ngôn luận. Người dân cần phải lên tiếng phản đối sự hiềm khích và thù hằn.

Trong những năm đầu của thiên niên kỷ này, khi ngày càng có nhiều phóng viên, nhà báo, bloggers trên thế giới bị cầm tù vì đã nói lên nguyện vọng yêu chuộng tự do dân chủ, công lý và sự thật trên Internet, trong lúc mạng Internet ngày càng bị kiểm soát chặt chẽ hơn tại một số quốc gia, công luận trên thế giới bắt đầu lên tiếng. Nhiều tổ chức quốc tế và chính phủ cho rằng mọi người cần phải có phản ứng chung đối với những biện pháp độc đoán bằng cách cùng sát cánh với nhau bày tỏ thái độ, hầu tìm cách hóa giải, phá vỡ sự kiểm soát trên mạng, cũng như vận động tự do cho các phóng viên, nhà báo, Blogger bị cầm tù. Trong bối cảnh đó, ngày 12 tháng 3, 2008 Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới đã khởi xướng và kêu gọi mọi người chống kiểm duyệt Internet. Lời kêu gọi này đã được sự hưởng ứng rộng rãi trên khắp thế giới trong lúc nhà cầm quyền tại các chế độ độc tài coi đây là một mối nguy mới.

Một năm sau, hai tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới và Ân Xá Quốc Tế gửi thư đến Google và Yahoo đã công nhận ngày 12 tháng 3 là Ngày Quốc Tế Chống Kiểm Duyệt Internet.

Sức mạnh của Internet không chỉ khiến các chế độ độc tài lo ngại về bức màn bưng bít thông tin bị phá vỡ, những sự thực về chế độ, về lãnh tụ bị phơi bày; mà ngay cả ở Hoa Kỳ, Internet đã buộc Quốc Hội Mỹ, tức cơ quan quyền lực ngang hàng với quyền hành pháp của tổng thống, phải lùi bước. Mới đây, khi dự luật “Ðình chỉ Hoạt động Vi phạm Bản quyền Trực tuyến” (viết tắt là SOPA) và “Dự luật Bảo vệ Quyền Sở hữu Trí tuệ (viết tắt là PIPA) dự định được đưa ra Quốc Hội Hoa Kỳ để xem xét đã bị sự phản đối của nhiều người, trong đó có rất nhiều công ty và tổ chức như: Google, Yahoo!, YouTube, Facebook, Twitter, AOL, LinkedIn, eBay, Tập đoàn Mozilla, Roblox, Riot Games, Epic Games, Reddit, Wikipedia và tổ chức Wikipedia, Hội Phóng Viên Không Biên Giới, Hội Electronic Frontier (EFF), ACLU, và Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền,... qua các hình thức như xuống đường biểu tình, để biểu ngữ màu đen trên logo website với dòng chữ “NGỪNG KIỂM DUYỆT” (STOP CENSORSHIP), ký kiến nghị trực tuyến, làm “mất điện” các trang web trong vòng 24 giờ, hiển thị tin nhắn phản đối SOPA và PIPA trên các trang web và hướng người dùng đến khẩu hiệu: “Hãy tưởng tượng một thế giới mà không có kiến thức tự do”...

Những người phản đối dự luật cho rằng dự luật này quy định quá rộng, lại quá lỏng lẻo, có nguy cơ ảnh hưởng tới nhiều hoạt động không liên quan gì tới vi phạm bản quyền. Như vậy sẽ làm tê liệt Internet và đe dọa quyền tự do ngôn luận. Trước làn sóng phản đối quyết liệt đó, ngày 20 tháng 1, 2012 Quốc Hội Hoa Kỳ đã phải rút lại việc xem xét hai dự luật nêu trên.

Theo một thống kê cho biết chỉ trong năm 2009 đã có hơn 90 ngàn tỉ email được gởi đi và chỉ riêng tháng 12, 2009 đã có 131 tỉ lượt tìm kiếm trên mạng Internet. Dự kiến trong năm 2012 này sẽ có 2.1 tỉ người trên thế giới sử dụng Internet. Riêng tại Việt Nam tính đến cuối tháng 1, 2012 số người sử dụng Internet ước tính đạt 33.4 triệu người. Nếu chỉ tính theo số người sử dụng Internet thì theo thống kê năm 2011, Việt Nam đứng hàng thứ 19 trên thế giới (2). Tuy nhiên, nếu tính theo tỷ lệ dân số thì Việt Nam còn đứng khá thấp. Nhìn vào bảng xếp hạng 58 quốc gia có trên 50% dân số sử dụng Internet (3) người ta có thể thấy được điều này.

Trong bài viết “Việt Nam đàn áp Internet và quyền tự do phát biểu” của ký giả Doug Bernard, được đài VOA dịch ra Việt Ngữ và được trang mạng Boxit VN đăng tải (4) ông đã cho độc giả một số thống kê thú vị, với nhận xét như sau: “Trong lĩnh vực tự do thông tin, việc sử dụng điện thoại di động cũng như iPhone, iPad,... luôn gắn liền với việc sử dụng Internet. Bài báo đã cung cấp cho bạn đọc những con số thống kê rất nên biết, ví dụ “Hơn 111 triệu điện thoại cầm tay đã được đăng ký tại một đất nước có dân số chỉ tới 86 triệu người” (tức là bình quân mỗi người Việt Nam đang sử dụng từ 1 đến 2 điện thoại di động). Chỉ trong 10 năm gần đây số người truy cập Internet đã tăng từ 1% vọt lên tới 27%, nhưng cũng “chỉ trong vài tháng qua, có tới 9 nhà báo và 33 blogger bị bỏ tù! Tác giả cũng giới thiệu ngắn gọn về các blogger nổi tiếng bị khống chế và tù tội như Ðiếu Cày, Tạ Phong Tần, Anh Ba SG, Mẹ Nấm...”

Tuy chưa có con số thống kê chính thức nào, nhưng điều được nhiều người thừa nhận là đại đa số những người dùng Internet ở Việt Nam là giới trẻ và có khuynh hướng truy cập những trang mạng được nhà nước cho phép. Những chủ đề thịnh hành trong giới này là “hàng hot”, bạo lực, “lộ hàng,” v.v... và do đó vô hình chung đã gần như tạo thành nếp “thời trang” cho giới trẻ nói riêng và xã hội VN nói chung, hiện nay. Trong dịp kỷ niệm 33 năm trận chiến Biên Giới Phía Bắc vừa qua đã không ít người than phiền rằng, có đến 80-90% thành phần trẻ ngày nay không hề biết gì về biến cố Trung Quốc xâm lược năm 1979 cũng như biến cố Trường Sa năm 1988, vì nền giáo dục của đảng không bao giờ nhắc đến, còn truyền thông, đặc biệt là Internet, tuy là những phương tiện giáo dục hữu hiệu nhưng những vấn đề vừa kể lại bị coi là nhạy cảm, không ai dám nhắc đến.

Ðiều rất đáng buồn từ nguồn thống kê của các công ty chủ quản các động cơ truy tìm như Google, Yahoo cho biết Việt Nam đã “lọt được” danh sách những quốc gia có tỷ lệ người dùng Internet thăm viếng các trang mạng khiêu dâm, tình dục cao nhất thế giới. Ngay cả trên hầu hết các trang báo mạng do nhà nước quản lý và cho phép đều đầy rẫy những hình ảnh và mẩu chuyện khêu gợi, khiêu dâm. Trong lúc đó, mọi lệnh cấm Internet đều có thòng thêm lý do để ngăn chận văn hóa đồi trụy và bảo vệ trẻ em!

Bên cạnh thành phần vừa kể là một thiểu số khao khát sự thật, tìm đọc những nguồn tin tức dữ kiện bị xem là “nhạy cảm” đối với nhà nước. Nhờ sự hướng dẫn dây chuyền, thành phần này đã ngày càng có nhiều người biết cách tự bảo vệ mình thoát khỏi sự theo dõi, rình rập của công an trong khi “lướt mạng.” Ðồng thời, ảnh hưởng của thành phần thiểu số này cũng ngày một gia tăng trên cộng đồng mạng. Hẳn nhiên đây là điều khiến nhà nước không thể yên tâm. Do đó, bên cạnh những chiến dịch tấn công dịch vụ (DOS) các trang mạng “không được lòng của nhà nước,” Hà Nội đã liên tục ra những văn bản dưới luật, gọi là để “quản lý” Internet, mà thực chất là để trói buộc những người sử dụng Internet trong cái rọ của nhà nước chặt chẽ hơn, và khi không “quản lý” được theo ý muốn thì cấm cản, đàn áp, sách nhiễu, bắt bớ, giam cầm. Với “thành tích” này, hàng năm CSVN luôn luôn được xếp hạng là nhà nước kẻ thù của Internet, và hiện đang đứng hàng thứ nhì thế giới về số blogger và nhà báo bị giam giữ.

Ðể đáp lại sự quan tâm của thế giới về quyền sử dụng Internet của người Việt Nam, có lẽ đã đến lúc người Việt Nam chúng ta cùng tham gia lên tiếng với thế giới trong ngày Chống Kiểm Duyệt Internet 12 tháng 3, 2012 năm nay. Những việc làm cụ thể rất đa dạng và có thể rất đơn giản, như gởi cho người chung quanh địa chỉ những nơi hướng dẫn cách vượt tường lửa, cách xóa dấu chân khi lướt mạng; cùng nhau đăng một hình tượng chung về Tự Do Internet; đăng tại trang mạng, trang blog của mình một câu về quyền tự do thông tin của con người, v.v...

Internet đang đưa con người không chỉ GẦN lại với nhau mà còn BÌNH ÐẲNG với nhau hơn về kiến thức, lương tâm, và nhân phẩm. Khuynh hướng này cần thêm từng bàn tay của chúng ta góp phần đẩy tới.

Tài liệu:

“Các chính phủ Châu Á bất lực trước sức mạnh của Internet”, Raju Gopalakrishnam, Ðỗ Ðăng Khoa dịch, TCPT số 50 http://phiatruoc.info/?p=5442

http://www.Internetworldstats.com/top20.htm

http://www.Internetworldstats.com/top25.htm

http://boxitvn.blogspot.com/2012/02/vie ... tu-do.html
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Obama sẽ đến thăm 'nơi đáng sợ nhất trái đất'

Tổng thống Barack Obama sẽ đến khu DMZ liên Triều - biên giới cuối cùng và được vũ trang dày đặc nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh,
khu vực được mệnh danh là 'nơi đáng sợ nhất trên trái đất'

Image
Tổng thống Barack Obama. Ảnh: newsone

AFP dẫn lời Ben Rhodes, một trợ lý cấp cao của ông Obama cho hay, trong chuyến thăm khu phi quân sự (DMZ) vào ngày 25/3 tới đây, ông muốn vinh danh 28.500 binh sĩ Mỹ đang phục vụ tại Hàn Quốc.

"Chuyến đi cũng nhấn mạnh sức mạnh của Hàn Quốc và cam kết mạnh mẽ của chúng tôi đối với an ninh của đồng minh châu Á", ông Rhodes nói.

Giới chức không tiết lộ liệu ông Obama có ý định gửi thông điệp nào đến Triều Tiên khi đến thăm DMZ hay không, nhưng cho biết ông sẽ lặp lại lời kêu gọi Bình Nhưỡng tuân thủ các quy định hạt nhân quốc tế. DMZ được biết đến như biên giới chiến tranh Lạnh cuối cùng của thế giới và đã chia tách bán đảo Triều Tiên ra làm hai kể từ sau cuộc chiến tranh 1950-1953. Khu vực rộng 4 km này được canh gác cẩn mật, với dây thép gai và những bãi mìn bao quanh.



Ảnh: Khu phi quân sự ở biên giới liên Triều


Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton từng gọi DMZ là "nơi đáng sợ nhất trên trái đất" sau khi thị sát khu vực này. Cựu tổng thống George W. Bush cũng từng đặt chân đến đây. Căng thẳng biên giới Triều Tiên và Hàn Quốc lên cao kể từ khi Seoul cáo buộc Bình Nhưỡng phóng ngư lôi làm chìm tàu chiến, khiến 46 thủy thủ thiệt mạng tháng 3/2010. Triều Tiên giận dữ bác bỏ cáo buộc trên nhưng 8 tháng sau lại nã pháo lên một đảo tiền tiêu làm 4 người Hàn Quốc thiệt mạng.

Chuyến thăm của ông Obama đến Hàn Quốc diễn ra vào đúng thời điểm căng thẳng hai bên bị đẩy lên cao trào mới. Bình Nhưỡng vừa có lời mời các thanh sát viên Liên Hợp Quốc đến giám sát thỏa thuận dừng chương trình hạt nhân đổi lương thực với Mỹ nhưng cũng kiên quyết thực hiện kế hoạch phóng vệ tinh vào tháng tới. Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cho rằng đây là nỗ lực thử nghiệm công nghệ tên lửa tầm xa của Bình Nhưỡng.

Sự hiện diện của ông Obama tại Hàn Quốc lần này cũng một lần nữa nhấn mạnh sự chuyển đổi định hướng ngoại giao sang khu vực châu Á, khu vực năng động có ý nghĩa quan trọng với an ninh và thịnh vượng của Mỹ trong tương lai.

Sau khi đến thăm DMZ, cùng ngày 25/3, Tổng thống Mỹ cũng sẽ có cuộc gặp, họp báo và ăn tối với Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak để chuẩn bị cho hội nghị hạt nhân tại Seoul.

Hôm sau, ông chủ Nhà Trắng sẽ có các cuộc hội đàm quan trọng với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Ông cũng sẽ hội đàm cùng Tổng thống sắp mãn nhiệm của Nga Dmitry Medvedev với mong muốn gây dựng lại mối quan hệ với điện Kremlin.

Tổng thống Mỹ cũng có bài phát biểu tại trường đại học Hankuk ở Seoul ngày 26/3 về chủ đề vai trò của Hàn Quốc trong khu vực và toàn cầu.

Hội nghị Thượng đỉnh an ninh hạt nhân quốc tế sẽ diễn ra trong hai ngày 26-27/3 tới đây với sự tham dự của các nguyên thủ đến từ 53 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu nước ta tham dự hội nghị này và thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 26-29/3.

Anh Ngọc
khieulong
Posts: 3554
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Triều Tiên dọa chiến tranh trước hội nghị hạt nhân

Bình Nhưỡng lên án hội nghị hạt nhân sắp tới ở Seoul, đe dọa rằng việc Hàn Quốc mang vấn đề hạt nhân của Triều Tiên ra bàn vừa là chuyện 'nực cười' vừa là một tuyên bố chiến tranh.

Hội nghị thượng đỉnh hạt nhân toàn cầu diễn ra ngày 26 và 27 tháng này có sự tham gia của Tổng thống Mỹ Obama, Tổng thống Nga Medvedev và nguyên thủ của nhiều nước khác. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam cũng sẽ dự hội nghị.

Một trong các trọng tâm của hội nghị là bàn cách ngăn ngừa, sao cho vũ khí hạt nhân không rơi vào tay các nhóm khủng bố. Tuy nhiên chương trình hạt nhân của Triều Tiên sẽ được bàn ở bên lề hội nghị.

Các nhà lãnh đạo của Mỹ và Nga cùng nhiều nước khác sẽ bàn cách gây sức ép nhằm đưa Triều Tiên từ bỏ kế hoạch phóng vệ tinh vào tháng sau, AFP dẫn lời Tổng thống Lee Myung-bak cho biết hôm qua.
Image
Tên lửa Triều Tiên rời bệ phóng trong lần phóng vệ tinh thông tin năm 2009. Ảnh: AP.
Triều Tiên đã nhiều lần công kích sự kiện ngoại giao lớn nhất mà Hàn Quốc sắp tổ chức này, nói rằng hội nghị chỉ là nhằm che đậy một âm mưu tấn công hạt nhân mà Mỹ và Hàn Quốc cùng các đồng minh muốn thực hiện nhằm vào Triều Tiên.

"Đó là mưu đồ nực cười và hoàn toàn không thể tha thứ được của Lee Myung-bak", hãng thông tấn chính thức của Triều Tiên bình luận hôm qua và nhấn mạnh rằng phi hạt nhân hóa chính là ước nguyện cuối cùng của các nhà lãnh đạo quá cố của Triều Tiên.

"Bất kỳ hành động gây hấn nào cũng sẽ bị coi là một lời tuyên bố chiến tranh chống chúng ta, và dẫn đến những trở ngại to lớn cho cuộc đối thoại về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên", KCNA đe dọa.

Bán đảo Triều Tiên đang nóng lên từng ngày sau tuyên bố của Triều Tiên về kế hoạch phóng tên lửa mang vệ tinh quan sát trái đất vào khoảng thời gian từ ngày 12 đến 16/4. Tuyên bố này được đưa ra chỉ hai tuần sau khi Bình Nhưỡng đạt thỏa thuận với Mỹ về việc ngừng các chương trình hạt nhân và tên lửa để đổi lấy 240.000 tấn lương thực.

Mỹ và các nước đồng minh cho rằng Triều Tiên lấy cớ phóng vệ tinh để thử tên lửa tầm xa và như vậy là phá vỡ thỏa thuận đổi lương thực, vi phạm lệnh cấm của Hội đồng Bảo an. Nga và Trung Quốc tỏ ý lo ngại trước diễn biễn này và kêu gọi các bên liên quan kiềm chế và hành động có trách nhiệm. Triều Tiên khẳng định việc phóng vệ tinh là quyền của quốc gia nhằm sử dụng công nghệ vũ trụ vì hòa bình. Ngoài ra, Bình Nhưỡng nhiều lần nhắc đến khả năng chiến tranh với Hàn Quốc, khiến bầu không khí trên bán đảo - vốn đã nóng bởi vô số cuộc tập trận của đôi bên - thêm căng thẳng

Một số nhà phân tích cho rằng Triều Tiên đang lặp lại kịch bản của những gì đã xảy ra năm 2006 và 2009. Nước này đáp lại những lời chỉ trích sau các vụ phóng tên lửa bằng một cuộc thử hạt nhân.

Daniel Pinkston, thuộc viện nghiên cứu mang tên International Crisis Group, phát biểu rằng "có nguy cơ rất cao" là Triều Tiên sẽ thử hạt nhân lần thứ ba, bằng uranium làm giàu. Cũng có khả năng miền bắc sẽ tăng cường các cuộc xung đột nhỏ, như đã xảy ra trong những năm vừa qua.

Hội nghị hạt nhân Seoul diễn ra cùng thời điểm Hàn Quốc kỷ niệm hai năm ngày tàu chiến Cheonan bị ngư lôi đánh chìm ở biển Hoàng Hải, khiến 46 thủy thủ thiệt mạng. Seoul tố Bình Nhưỡng là thủ phạm tấn công tàu, nhưng Bình Nhưỡng hoàn toàn bác bỏ.

Thanh Mai
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests