Chân Dung Người Lính VNCH

Quân sử, những bài viết, ký sự, ...
vuphong
Posts: 2753
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Image

Ngày 19 tháng 6: Vinh Danh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

Vann Phan

Có thể nói rằng, so sánh với các quân đội khác trên toàn thế giới thời cận đại, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, trong gần hết thời gian có cuộc Chiến Tranh Việt Nam (1960-1975), là lực lượng quân sự duy nhất mang trên vai hai trọng trách cùng một lúc, bảo vệ an ninh quốc gia và quản trị guồng máy hành chánh đất nước.

Việc thực hiện cùng một lúc hai nhiệm vụ nặng nề này, tức là việc các thành viên thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vừa đánh giặc vừa trị nước, có vẻ như đã đặt chế độ quân nhân (military regime) tại miền Nam Việt Nam vào vị thế của những chế độ quân phiệt (militarism, militaristic regime) cùng thời hay sau này trên khắp thế giới, đặc biệt là tại những quốc gia kém mở mang ở Nam Mỹ (Argentina, Brazil, Chile, El Salvadore, Haiti, Nicaragua, Panama, Peru...), Á Châu (Bangladesh, Indonesia, Iraq, Myanmar, Nam Hàn, Pakistan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ...) hay Phi Châu (Algeria, Cộng Hòa Trung Phi, Congo-Brazaville và Congo-Kinshasa, Ai Cập, Ethiopia, Ghana, Libya, Niger, Nigeria, Somalia, Sudan, Uganda...), và ngay cả tại những quốc gia không cộng sản và tân tiến ở Âu Châu như Hy Lạp (1967-1974), Bồ Ðào Nha (1926-1974) và Tây Ban Nha (1923-1975).

Nhưng sự thật thì không phải như vậy. Dù miền Nam Việt Nam luôn nằm trong tình trạng chiến tranh - đất nước đã được Bộ Trưởng Phụ Tá Quốc Phòng Nguyễn Ðình Thuần thời Ðệ Nhất Cộng Hòa tuyên bố nằm trong “tình trang lâm nguy” từ năm 1963 - chế độ quân nhân dưới quyền các sĩ quan cao cấp trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn đem lại nhiều tự do, dân chủ hơn cho người dân so với các quốc gia cùng thời nằm dưới các chế độ quân phiệt trên toàn thế giới và vẫn được đại đa số dân chúng kính trọng và thương yêu, đi đâu theo đó, từ trong nước ra tới hải ngoại. Còn nếu có một số thành phần dân chúng tại Việt Nam Cộng Hòa lên tiếng chỉ trích quân đội này trong nhiệm vụ vừa chiến đấu vừa cai trị đất nước thì đó cũng chỉ là chuyện bình thường trong một quốc gia thực sự có tự do, dân chủ.

Riêng trong hoàn cảnh đặc biệt của miền Nam Việt Nam, những lời chỉ trích nào nhắm vào tập thể chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mà không nằm trong các quyền tự do, dân chủ hiển nhiên kia của dân chúng thì đều phát xuất từ luận điệu tuyên truyền của phe cộng sản - mà vào lúc đó đang là kẻ thù nỗ lực thôn tính miền Nam tự do - hay từ những lời chỉ trích đầy ác ý và mang tính đạo đức giả của phe tả trên toàn thế giới chỉ mong sao cộng sản sớm chiến thắng tại Việt Nam rồi hậu quả ra sao thì cũng mặc kệ, bởi vì chính dân chúng miền Nam Việt Nam, chứ không phải họ, là kẻ phải hứng chịu tai họa - như thực tế đã chứng minh từ hơn ba thập niên qua - trong khi về phần họ thì bất quá chỉ việc chịu khó lên báo, lên đài đặng biểu tỏ lòng ăn năn, hối hận qua quýt cho việc làm xuẩn động của mình trước kia là xong (như Joan Baez -và cả Jane Fonda nữa- đã làm, chứ John F. Kerry thì chưa).

Bài viết sau đây có mục đích làm sáng tỏ chính nghĩa của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong suốt giai đoạn lịch sử bi tráng vừa qua của cuộc Chiến Tranh Việt Nam, khẳng định rằng chế độ quân nhân tại Việt Nam Cộng Hòa là nhu cầu tất yếu của lịch sử, là lẽ sống còn của một đất nước đang đấu tranh cho sự tồn tại của mình và chỉ là một hiện tượng tạm thời chứ không mang tính lâu dài. Và dĩ nhiên là chế độ quân nhân lãnh đạo tại miền Nam Việt Nam không hề là chế độ quân trị (military rule) hay chế độ quân phiệt (militarism).

* Vai trò vừa quân sự vừa hành chánh của Quân Lực Việt Nam có tự bao giờ?


Những người miền Nam Việt Nam trong nước cũng như ở hải ngoại, trước và sau năm 1975, vẫn coi ngày 19 tháng 6 năm 1965, Ngày Quân Lực của Miền Nam Việt Nam, là ngày tập thể chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chính thức đảm nhiệm vai trò lịch sử điều khiển đất nước và chỉ huy nỗ lực chiến đấu tự vệ của miền Nam tự do chống lại cuộc chiến tranh thôn tính của Cộng Sản Bắc Việt, có Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tại miền Nam Việt Nam hỗ trợ. Sự thực thì thời điểm kể trên không phải là ngày quân đội bắt đầu đảm đương cùng một lúc cả nhiệm vụ quân sự lẫn vai trò hành chánh tại miền Nam Việt Nam mà chỉ là ngày mà tập thể chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa chính thức lên nắm giữ vai trò đó qua buổi lễ ra mắt trước quốc dân và quốc tế Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia (do Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu làm chủ tịch) và Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương (do Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ làm chủ tịch) tại thủ đô Sài Gòn. (Trước đó, vào ngày 11 tháng 6 năm 1965, Quốc Trưởng Việt Nam Cộng Hòa Phan Khắc Sửu và Thủ Tướng Phan Huy Quát đã ra tuyên cáo “long trọng trao trả lại cho Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa trách nhiệm và quyền hành lãnh đạo quốc gia đã được Hội Ðồng Quân Lực ủy thác” cho chính quyền dân sự dưới quyền lãnh đạo của hai vị chiếu theo Quyết Ðịnh Số 4 ngày 16 tháng 2 năm 1965, tức là cách đó ba tháng.)

Cái ngày mà giới quân nhân trong quân đội bắt đầu đảm đương cả nhiệm vụ quân sự lẫn vai trò hành chánh tại miền Nam Việt Nam thật ra đã xảy ra từ sáu, bảy năm trước đó, dưới thời Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, sau khi Cộng Sản Bắc Việt chính thức cho ra đời Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, 20 tháng 12 năm 1960, đặng làm bình phong che đậy việc chính họ đưa quân vào đánh chiếm miền Nam Việt Nam để đặt miền đất tự do này dưới quyền cai trị độc tài của Ðảng Cộng Sản Việt Nam. Trước tình hình các lực lượng Việt Cộng (Mặt Trận Giải Phóng) ngày càng gia tăng các vụ ám sát viên chức xã, ấp rồi đánh chiếm các làng mạc và cả các quận lỵ tại miền Nam Việt Nam, Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, trong vai trò Tổng Tư Lệnh Quân Ðội chiếu theo hiến pháp Ðệ Nhất Cộng Hòa, đã phải thay thế các chức vụ quận trưởng và tỉnh trưởng tại những vùng chiến sự đang sôi động do các viên chức dân sự (ngạch phó đốc sự hành chánh trở lên) đảm nhận sang cho các sĩ quan quân đội, với các sĩ quan cấp đại úy đảm nhiệm chức vụ quận trưởng và sĩ quan cấp tá làm tỉnh trưởng. (Vị đại úy quận trưởng danh tiếng nhất thời đó là Ðại Úy Bùi Thụ, quận trưởng Quế Sơn tại Quảng Nam, đã tử trận sau khi ông tình nguyện ở lại tử thủ với vị đại úy quận trưởng kế nhiệm trong đêm Việt Cộng tấn công tràn ngập quận lỵ Quế Sơn vào đầu năm 1962, chỉ mấy tháng trước khi chính vị tổng tư lệnh quân đội bị quân đảo chánh hạ sát). Phải biết rằng Tổng Thống Ngô Ðình Diệm và bào đệ là Cố Vấn Ngô Ðình Nhu rất cảnh giác trong chuyện trao cho giới quân nhân quyền hành lớn trong một đất nước mà hai nhà lãnh đạo này đang muốn chuyển đổi từ một quốc gia bất an về chính trị sau năm 1954 để trở thành một nền dân chủ trẻ trung tại Ðông Nam Á. Nhưng chuyện chính quyền Ngô Ðình Diệm đã phải chấp nhận giao quyền hành chính và quân sự cho giới quân nhân cho thấy vai trò của quân đội từ những năm đầu thập niên 1960 đã trở nên vô cùng thiết yếu cho sự sống còn của miền Nam tự do giữa lúc các lực lượng Cộng Sản từ miền Bắc đang gia tăng nỗ lực thôn tính miền Nam. (1)

Mới cách đó ít lâu thôi, vào năm 1955, chính Ðại Tá Dương Văn Minh, vị anh hùng Rừng Sát, đã là một đại biểu sáng chói của tập thể chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa trong vai trò bảo quốc an dân, đánh dẹp nội loạn để bảo vệ chính quyền tự do, dân chủ còn non trẻ của Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm qua cơn nội loạn trong buổi giao thời lúc chính quyền miền Nam Việt Nam vừa mới được hình thành sau Hiệp Ðịnh Geneva năm 1954.

Cuộc đảo chánh chống chính quyền của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm và bào đệ là Cố Vấn Ngô Ðình Nhu vào ngày 1 tháng 11 năm 1963 do Trung Tướng Dương Văn (Big) Minh và các tướng lãnh trong Hội Ðồng Quân Nhân Cách Mạng thực hiện - có sự yểm trợ của chính quyền Kennedy từ Hoa Kỳ thông qua Tòa Ðại Sứ Mỹ tại Việt Nam - và những năm tháng sau đó có thể được coi là thời điểm duy nhất mà Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa đã tóm thâu mọi quyền hành chánh và quân sự vào trong tay họ và đặt miền Nam Việt Nam dưới một chế độ quân trị (milirary rule) mang tính cách quân phiệt (militarist) trong ý nghĩa đầy đủ nhất.

Tình thế hỗn quân, hỗn quan lúc bấy giờ tại miền Nam Việt Nam (đảo chánh và chỉnh lý liên tiếp ngay bên trong hàng ngũ các tướng lãnh đã lật đổ Tổng Thống Diệm, với quyền lãnh đạo phe quân nhân cầm quyền từ tay Trung Tướng Dương Văn Minh chuyển sang Trung Tướng Nguyễn Khánh rồi sau cùng là Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu) cộng với các cuộc tấn công dồn dập về mặt chính trị (Cộng Sản xúi giục dân chúng biểu tình gây rối loạn trên đường phố, tại các học đường và trong các chùa chiền...) và quân sự (với những vụ ám sát các viên chức xã, ấp cùng những cuộc tấn công tràn ngập các tiền đồn hẻo lánh, xã ấp riêng rẽ và cả những quận lỵ và tỉnh lỵ phòng thủ yếu kém...) là động cơ chính yếu buộc Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa phải nắm quyền cả về mặt quân sự lẫn mặt hành chánh.

Nhưng sau thời gian xáo trộn và náo loạn ngoài ý muốn của tất cả các thành phần quân sự cũng như dân sự tại miền Nam Việt Nam, Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa, ít nhất cũng đã một lần, chứng tỏ thiện chí muốn trao trả quyền hành lại cho phe dân sự để dành thì giờ chiến đấu chống cuộc xâm chiếm miền Nam Việt Nam của Cộng Sản Bắc Việt từ Hà Nội (mà vào lúc đó đã trở thành công khai với việc Cộng Sản Bắc Việt thiết lập đường mòn Hồ Chí Minh chạy dọc theo sườn phía Tây của dãy Trường Sơn đặng đưa người và vũ khí xâm nhập vào Nam, yểm trợ tối đa cho các lực lượng du kích của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam mở những cuộc tấn công quy mô vào các làng mạc và thành thị tại Miền Nam Việt Nam). Ðó là vào ngày 5 tháng 5 năm 1965 khi Hội Ðồng Quân Lực (trước đó là Hội Ðồng Quân Nhân Cách Mạng) dưới quyền các tướng lãnh trong Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa đã trao quyền cai trị đất nước về cho các chính trị gia thuộc phe dân sự tại miền Nam Việt Nam với một chính phủ dân sự dưới quyền Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ Tướng Phan Huy Quát. Ðiều không may là phe dân sự tại miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ, dù gồm nhiều chính trị gia nổi tiếng, nhiều chuyên gia lỗi lạc và nhiều nhà khoa bảng từ ngoại quốc trở về, đã không thể nào vừa điều hành đất nước một cách hữu hiệu vừa bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ, bởi vì tình trạng “thù trong, giặc ngoài” chẳng những đã không giảm bớt mà ngày một gia tăng, với tình hình an ninh đất nước lúc đó được mô tả là hết sức nguy ngập khi cường độ tấn công, phá hoại của Cộng quân tại các địa phương đã gia tăng vượt ra ngoài tầm kiểm soát của chính quyền và các lực lượng quân sự tại chỗ. Việc gì phải đến, đã đến. Sau mới ba tháng đứng ra “lèo lái con thuyền quốc gia” mà không xong, vào ngày 11 tháng 6 năm 1965, phe dân sự, dưới quyền của Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ Tướng Phan Huy Quát, đành phải ra tuyên cáo trao trả lại quyền cai trị đất nước cho Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa. (2)

* Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong vai trò lãnh đạo đất nước chiến đấu chống Cộng Sản Bắc Việt xâm lược

Sau khi được trao quyền, vào ngày 12 tháng 6 năm 1963, trong một cuộc họp quy tụ tất cả những tướng lãnh đang nắm các trọng trách trong quân đội từ cấp tổng tham mưu trưởng, tư lệnh các vùng chiến thuật cho đến các tư lệnh quân, binh chủng, Hội Ðồng Quân Lực đã đề cử Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu đảm nhiệm chức vụ chủ tịch Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia (tương đương tổng thống), và Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ giữ chức vụ chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương (tương đương thủ tướng).

Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia, trong vai trò mới được giao, đã tiến hành thiết lập thể chế và các cơ cấu quốc gia cùng lập nên một Nội Các Chiến Tranh để thực hiện việc tiếp tục cuộc chiến đấu chống Cộng Sản xâm lược và phát triển đất nước.

Ngày 19 tháng 6 năm 1965, trong một buổi lễ ra mắt được long trọng tổ chức tại Thủ đô Sài Gòn, các thành phần trong Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia và Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương đã tuyên thệ trung thành với tổ quốc, nhận trách nhiệm làm thành phần tiền phương của quân, dân miền Nam Việt Nam trong vai trò chỉ huy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ đất nước và điều khiển chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục để xây dựng miền Nam Việt Nam thành một quốc gia phú cường có thể sánh vai cùng các quốc gia khác trong cộng đồng thế giới.

Trong vai trò mới, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ở hậu phương thì lo xây dựng nền độc lập, tự do và dân chủ, diệt trừ những mầm mống nằm vùng bạo loạn và phát triển kinh tế, ngoài tiền tuyến thì chỉ huy quân đội ngăn chống những đợt sóng xâm lăng của Cộng Sản ngày càng mãnh liệt từ miền Bắc tràn vào. Như vậy, ngày 19 tháng 6 năm 1965 là ngày đánh dấu sự kiện Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đứng lên gánh vác trách nhiệm lớn là bảo vệ nền tự do và độc lập của miền Nam Việt Nam đồng thời làm tiền đồn ngăn chặn làn sóng Cộng Sản tại Ðông Nam Á.

Nhưng giới lãnh đạo quân sự tại miền Nam Việt Nam, tức Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, vì ý thức cao độ rằng cuộc chiến đấu tự vệ chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của Cộng Sản từ ngoài Bắc vào không phải là một cuộc chiến đơn thuần về quân sự mà là một trận chiến phối hợp giữa các mặt trận quân sự và chính trị cũng như kinh tế, đồng thời còn cảnh giác cao độ về vai trò sinh tử của một chế độ tự do, dân chủ tại miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến tranh một mất, một còn với phe Cộng Sản quốc tế, đã phải tìm cách chuyển đổi chế độ Hội Ðồng Quân Nhân cầm quyền (military junta) hiện có sang một thể chế dân chủ hợp hiến và hợp pháp mới mong nâng cao uy tín của Việt Nam Cộng Hòa trên trường quốc tế.

Từ 1966 tới 1967, mặc dù chiến sự vẫn tiếp tục diễn ra vô cùng ác liệt trên khắp các mặt trận tại miền Nam Việt Nam - với sự can dự trực tiếp của quân đội Hoa Kỳ và các lực lượng Ðồng Minh như Ðại Hàn, Úc Ðại Lợi, Tân Tây Lan, và Thái Lan - chính quyền miền Nam Việt Nam dưới quyền của các Tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ, với sự hỗ trợ của chính phủ, dân chúng và quân đội Ðồng Minh Hoa Kỳ, quyết tâm tổ chức các cuộc tuyển cử tự do để thành lập nền Ðệ Nhị Cộng Hòa thay thế cho nền Ðệ Nhất Cộng Hòa của cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đã cáo chung sau cuộc đảo chánh đẫm máu năm 1963.

Với các chủ trương và đường lối đúng đắn đó, lần lượt các cuộc bầu cử Tổng Thống, Quốc Hội và Hội Ðồng Tỉnh, Thành được mở trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa để bầu ra, trước hết, một Quốc Hội, rồi sau đó là một vị tổng thống dân cử đầu tiên của nền Ðệ Nhị Cộng Hòa. Trong nền Ðệ Nhị Cộng Hòa của miền Nam Việt Nam, mặc dù các chức vụ quan trọng như tổng thống, bộ trưởng quốc phòng, tư lệnh cảnh sát, đại biểu chính phủ tại các vùng chiến thuật, tỉnh trưởng và quận trưởng... đều do giới quân nhân nắm giữ, nhưng nhờ có bộ mặt dân sự hợp pháp và hợp hiến, nước Việt Nam Cộng Hòa mới thời hậu Tổng Thống Diệm đã lần lượt có được sự thừa nhận của nhiều quốc gia thân hữu trên trường quốc tế, trong đó phải kể tới một số nước Ả Rập mà tiêu biểu là Vương Quốc Ả Rập Saudi kiên quyết chống Cộng ở Trung Ðông.

Tháng 11 năm 1967, sau khi đắc cử vào chức vụ tổng thống đầu tiên của Ðệ Nhị Cộng Hòa, Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, trong vai trò tổng thống kiêm tổng tư lệnh quân đội, tiếp tục cho tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm hàng năm Ngày Quân Lực, 19 tháng 6, với những cuộc diễn binh của tất cả các đơn vị và quân, binh chủng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa để biểu dương sức mạnh và ý chí quyết thắng của dân chúng miền Nam Việt Nam chống lại cuộc xâm lược kéo dài của Cộng Sản Bắc Việt. Trong khi đó, tiến trình dân chủ hóa miền Nam Việt Nam vẫn đều đặn diễn ra, với những cuộc bầu cử từ tổng thống cùng phó tổng thống và các đại biểu lưỡng viện Quốc Hội cho tới các nghị viên hội đồng thành phố và tỉnh trên toàn cõi miền Nam Việt Nam. Cho dù miền Nam Việt Nam vẫn đang đắm chìm trong khói lửa chiến chinh - với những trận chiến ác liệt như chiến dịch bắc phạt của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa (1966-1967), cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân của cộng sản (1968), cuộc hành quân đánh sang Căm Bốt của Quân Ðoàn 3 (1970), cuộc hành quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đánh sang Hạ Lào (1971), cuộc tổng tấn công của cộng sản vào Mùa Hè Ðỏ Lửa (1972), cuộc không tập và phong tỏa Bắc Việt của Hoa Kỳ vào Giáng Sinh 1972 và với những biến cố chính trị lớn lao như cuộc Hòa Ðàm Ba Lê (1968-1972), việc ký kết Hiệp Ðịnh Ba Lê 1973, cuộc trao trả tù binh các bên lâm chiến (1973), những vụ cộng sản lấn đất, giành dân, vi phạm hiệp Ðịnh Ba Lê mà cao điểm là cuộc tấn công đánh chiếm Phước Long (1974)... tiến trình dân chủ hóa miền Nam Việt Nam đã diễn ra khá tốt đẹp dưới quyền lãnh đạo của một chính quyền mà đa số các giới chức cao cấp đều là sĩ quan hiện dịch trong quân đội hoặc có gốc gác nhà binh. Mấy ai có thể tưởng nghĩ được rằng, vào năm tồn tại cuối cùng của mình là 1975, guồng máy chính quyền miền Nam Việt Nam, tuy do các “chính trị gia” gốc quân nhân lãnh đạo, lại có thể bao gồm một Quốc Hội với sự hiện diện của không ít các nghị sĩ và dân biểu đối lập (như Nguyễn Văn Huyền, Vũ Văn Mẫu, Trần Văn Ðôn, Hồ Ngọc Nhuận, Dương Văn Ba, Nguyễn Hữu Chung, Lý Quý Chung, Kiều Mộng Thu,...) và vô số các đảng phái cũng như chính trị gia đối lập (cỡ LM Trần Hữu Thanh, LM Chân Tín, LM Nguyễn ngọc Lan, và nhà báo Ngô Công Ðức,...) ngày đêm chỉ trích và “mắng mỏ” từ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho tới Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm và Phụ Tá An Ninh Tổng Thống là Trung Tướng Ðặng Văn Quang?

* Bước thăng trầm của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

Ðến đây, thiết tưởng cũng nên nhắc lại đôi chút lịch sử của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ ngày tập thể này được thành lập cho tới khi bị khai tử một cách tức tưởi vào tháng 4 năm 1975, là lúc quân Cộng Sản Bắc Việt đạt chiến thắng sau cùng trong cuộc đánh chiếm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa từ Bến Hải tới Cà Mau, một mưu đồ dài hạn mà Ðảng Cộng Sản Việt Nam cùng phe Cộng Sản Quốc Tế đã hoạch định từ năm 1954. (3)

Vào ngày 8 tháng 3 năm 1949, sau khi Thỏa Hiệp Élysée được ký kết giữa chính phủ Pháp và đại diện Quốc Gia Việt Nam, nước Việt Nam tự do trẻ trung dưới quyền lãnh đạo của Quốc Trưởng Bảo Ðại được Pháp công nhận là một quốc gia độc lập trong Liên Hiệp Pháp (Union Francaise), và một lực lượng quân đội chính phủ được thành lập sau đó để chiến đấu bên cạnh Quân Ðội Liên Hiệp Pháp chống lại các lực lượng Cộng Sản Việt Nam dưới quyền lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh và các đồng chí như Phạm Văn Ðồng và Võ Nguyên Giáp. Lực lượng mới được thành lập này mang danh xưng Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam và, vào giai đoạn đầu, được đặt dưới quyền chỉ huy của các sĩ quan Pháp cũng như Việt Nam có quốc tịch Pháp, nổi bật nhất là Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh.

Năm 1952, các lực lượng thuộc Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam gồm có tới 6 tiểu đoàn nhưng chưa hề đóng vai trò đáng kể nào trong cuộc chiến tranh giữa Pháp và các lực lượng Việt Minh Cộng Sản. Người Pháp chỉ nhờ quân đội này làm lực lượng phòng thủ diện địa để cho quân đội Liên Hiệp Pháp rảnh tay mở các cuộc hành quân chống đánh Việt Minh. Cụ thể, lực lượng quân sự non trẻ này đã được dùng để bảo vệ “Chiến Tuyến De Lattre” ở Bắc Việt trong thời gian quân đội Pháp được tạm thời đưa sang tham gia cuộc Chiến Tranh Cao Ly (Hàn Quốc) dưới lá cờ Liên Hiệp Quốc do nước đàn anh của Pháp là Mỹ cầm đầu trong những năm đầu thập niên 1950.

Ðến năm 1954, lần đầu tiên, lực lượng Nhảy Dù trong Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam đã tham gia cùng với quân đội Liên Hiệp Pháp trong nỗ lực bảo vệ chiến tuyến Ðiện Biên Phủ. Trung Úy Phạm Văn Phú là một trong các sĩ quan ưu tú của lực lượng Quân Ðội Quốc Gia tham dự các trận chiến vô cùng ác liệt tại đây, từng bị bắt làm tù binh rồi được trả về sau Hiệp Ðịnh Geneva 1954.

Vào ngày 26 tháng 10 năm 1956, chính phủ Ngô Ðình Diệm khởi sự tái tổ chức các lực lượng thuộc Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam, và quân đội này mang danh xưng mới là Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa. Các lực lượng chiến đấu trên không và trên biển được gọi là Không Quân Việt Nam và Hải Quân Việt Nam. Trong những năm tháng đầu của cuộc Chiến Tranh Việt Nam, đối tượng giao tranh của quân đội này là các lực lượng du kích thuộc Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam, một tổ chức bung xung được Cộng Sản Bắc Việt dựng lên để làm công cụ tiến hành chiến tranh lật đổ chính quyền Ngô Ðình Diệm và đánh chiếm miền Nam tự do bằng vũ lực cho ra cái điều là chính dân chúng tại miền Nam Việt Nam đã tự mình nổi dậy chống lại chính phủ của Tổng Thống Diệm - mà cộng sản vẫn coi là bù nhìn của Mỹ - chứ không phải là do quân cộng sản từ ngoài Bắc tiến vào tấn công, vì làm như vậy là vi phạm nặng nề Hiệp Ðịnh Genève 1954 về “chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Ðông Dương” mà chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Cộng Sản Bắc Việt) của ông Hồ Chí Minh đã ký kết.

Dưới thời Tổng Thống Mỹ John F. Kennedy, nhiều cố vấn quân sự và một số đáng kể kinh viện và quân viện của Hoa Kỳ đã được đổ vào miền Nam Việt Nam để yểm trợ cho chính phủ và Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa trong nỗ lực tiễu trừ du kích quân cộng sản. Vào mùa Hè năm 1963, trong thời gian có cuộc khủng hoảng Phật Giáo (gây ra do chính quyền địa phương tại miền Trung cấm Phật tử treo cờ nhân Ngày Phật Ðản), chính phủ của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm và Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa đã bị báo chí quốc tế chỉ trích là đã dùng quân đội để tăng cường cho các lực lượng cảnh sát dẹp bỏ các cuộc biểu tình và tấn công vào các chùa chiền Phật Giáo tại miền Nam Việt Nam mà chính quyền cho là nơi dung chứa các cán bộ cộng sản nằm vùng.

* Tình “đồng minh” Việt-Mỹ thời Ðệ Nhất Cộng Hòa

Ngày 1 tháng 11 năm 1963, Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa dưới quyền lãnh đạo của Trung Tướng Dương Văn (Big) Minh và các tướng lãnh thuộc Bộ Tổng Tham Mưu, được sự hỗ trợ của Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn, đã mở cuộc đảo chánh quân sự để lật đổ và và sát hại Tổng Thống Ngô Ðình Diệm cùng bào đệ là Cố Vấn Ngô Ðình Nhu. Sau cuộc đảo chánh, Tướng Minh và Hội Ðồng Quân Nhân Cách Mạng, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam Cộng Hòa, nắm quyền chỉ huy cả hành chánh lẫn quân sự tại Miền Nam Việt Nam.

Những xáo trộn chính trị xảy ra tại miền Nam Việt Nam sau cuộc đảo chánh và lật đổ Tổng Thống Diệm đã làm lung lay gần như tận gốc rễ cấu trúc xã hội tại miền Nam Việt Nam sau chín năm dài miền đất này được sống trong ổn định về kinh tế và tương đối an ninh vì chính quyền cũng như quân đội còn đang kiểm soát được đất nước. Giờ đây, nương vào những xáo trộn này, Cộng Sản Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam liền gia tăng các cuộc tấn công, phá hoại tại miền Nam Việt Nam, khởi đầu là những vụ tấn công vào các đồn bót và tiền đồn hẻo lánh tại các vùng quê, kèm theo là những vụ ám sát các viên chức xã, ấp, sau lan dần tới việc Cộng quân dùng những đơn vị lớn đánh úp hoặc chiếm đóng các quận lỵ (chi khu) và tỉnh lỵ (tiểu khu) trên bốn vùng chiến thuật của miền Nam Việt Nam. Các cuộc đảo chánh và phản đảo chánh -mà Tướng Nguyễn Khánh gọi là “chỉnh lý” - cùng những cuộc biểu tình “hoan hô, đả đảo” do các giáo phái và các phe nhóm chính trị khác nhau - hầu hết đều có sự giật dây của Cộng Sản để thủ lợi - liên tục xảy ra khiến tình hình quân sự tại miền Nam Việt Nam ngày càng suy đồi, kéo theo nạn kinh tế khủng hoảng, vật giá gia tăng không kềm chế nổi, giáo dục học đường chểnh mảng, thế đạo ngã nghiêng, nhân tâm ly tán. Vào cuối năm 1964, tức là chỉ một năm sau cuộc đảo chánh, Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa, đang nắm quyền điều khiển guồng máy hành chánh và quân sự trong nước, cũng đã thật sự phải đối diện với nguy cơ sụp đổ trước các cuộc tấn công gia tăng ác liệt của Cộng quân. Các bản tin chiến sự cho hay Cộng quân, lợi dụng tình trạng hỗn quan, hỗn quân tại miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ, đã gia tăng các cuộc tấn công lấn chiếm trên toàn quốc, khiến cho lãnh thổ quốc gia tại miền Nam Việt Nam ngày càng bị thu hẹp, với nhịp độ thất thủ có lúc lên đến chóng mặt là mỗi tuần mất đi một quận lỵ và mỗi tháng mất đi một tỉnh lỵ.

Tháng 3 năm 1965, trước nguy cơ chẳng sớm thì muộn miền Nam Việt Nam có thể mất vào tay cộng sản, chính quyền của Tổng Thống Lyndon Johnson, nhân vật kế nhiệm Tổng Thống Kennedy bị ám sát hồi tháng 11 năm 1963, đã phải quyết định “Mỹ hóa” cuộc chiến tranh tại Việt Nam bằng cách đổ hằng trăm nghìn quân Mỹ vào Miền Nam Việt Nam, thiết lập các căn cứ quân sự, đồn bót, phi trường và hải cảng trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa và mở những cuộc hành quân lớn “lùng và diệt” các lực lượng du kích địa phương và chính quy xâm nhập từ miền Bắc vào Miền Nam. Các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến, Không Vận, Bộ Binh, Không Quân và Hải Quân Mỹ cùng quân đội các nước đồng minh khác như Ðại Hàn Dân Quốc, Úc Ðại Lợi, Tân Tây Lan... tham gia chiến đấu chống lại Cộng quân. Vào lúc cao điểm của cuộc chiến, tổng số quân nhân Mỹ phục vụ trên các chiến trường tại Việt Nam lên tới 500,000 người. Với hằng trăm cuộc hành quân tiễu trừ cộng sản lớn, nhỏ từ cao nguyên xuống đồng bằng và từ Khu Phi Quân Sự (DMZ) giáp sông Bến Hải ở phía Bắc cho đến vùng kênh rạch ở Cà Mau, Bộ Tư Lệnh Quân Ðội Hoa Kỳ tại Việt Nam, trên thực tế, hoàn toàn nắm quyền kiểm soát cuộc chiến tranh chống Cộng, và vai trò của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trở nên thứ yếu.

Kể từ cuối năm 1965 trở đi, nhờ sự kiện Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có được chính danh sau khi được chính phủ dân sự của Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ Tướng Phan Huy Quát chính thức trao quyền cai trị đất nước và điều khiển quân đội (ngay trước Ngày Quân Lực 19 tháng 6), mọi xáo trộn chính trị trong nước lần lượt qua đi và quân đội miền Nam Việt Nam khởi sự phục hồi lại phần lớn năng lực đã mất để có thể nới rộng vai trò chống du kích sang vai trò căn bản là bảo vệ lãnh thổ trước các cuộc tấn công quấy rối và lấn đất, giành dân của Cộng quân. Dần dà, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã có đủ khả năng mở các cuộc hành quân tảo thanh Việt Cộng trên bốn vùng chiến thuật song song với các lực lượng Hoa Kỳ và Ðồng Minh đang có mặt trên khắp các chiến trường.

Nhưng vai trò của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chỉ nổi bật trở lại sau biến cố Tết Mậu Thân 1968 khi hằng chục sư đoàn Cộng quân gồm bộ đội chính quy Cộng Sản Bắc Việt và quân du kích của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đồng loạt mở cuộc “tổng tấn công, tổng nổi dậy” bất ngờ trong thời gian hưu chiến nhân dịp Tết, đánh vào nhiều tỉnh lỵ và thành phố tại miền Nam Việt Nam, kể cả thủ đô Sài Gòn và cố đô Huế. Nhưng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã đứng vững và lần lượt tái chiếm hết những phần đất bị Cộng quân tạm chiếm, kể cả cố đô Huế, và xóa tên nhiều đại đơn vị của Cộng quân.

Cũng kể từ năm 1968, miền Nam Việt Nam khởi sư tổng động viên nhân lực tham gia quân đội, khiến cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đạt tới mức có sẵn 1 triệu binh sĩ chiến đấu dưới cờ vào năm 1972.

Quân đội này lại còn hùng mạnh hơn lên khi đồng minh Hoa Kỳ quyết định tăng cường võ trang các chiến cụ tối tân cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa để họ có thể tự mình chiến đấu bảo vệ miền Nam Việt Nam đặng quân Mỹ có thể yên lòng và có thêm chính danh mà rút về nước trong một chiến lược mới được gọi là kế hoạch “Việt Nam Hóa” chiến tranh (Vietnamization of the war) do Tổng Thống Richard Nixon và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia lúc bấy giờ là Tiến Sĩ Henry Kissinger đề xướng. (4) Chính nhờ công cuộc “Việt Nam Hóa” chiến tranh này mà Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngày càng có đủ khả năng chiến đấu hữu hiệu chống các lực lượng thuộc Quân Ðội Nhân Dân của Cộng Sản Bắc Việt xâm nhập vào miền Nam cũng như các lực lượng địa phương của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Trên thực tế, vào thời điểm này, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã thực hiện nhiều gấp ba lần các cuộc hành quân so với thời gian quân đội Hoa Kỳ và Ðồng Minh đảm nhiệm vai trò chính trong các chiến dịch tấn công Cộng quân trước đây, mặc dù các cuộc hành quân do Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn phải trông cậy nhiều vào hỏa lực yểm trợ của phi pháo từ các phản lực chiến đấu cơ và từ những trực thăng võ trang Hoa Kỳ.

Tháng 5 năm 1970, các lực lượng thuộc Quân Ðoàn 3 của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chiến thắng lớn trong cuộc hành quân “Toàn Thắng 43,” vượt biên tấn công vào Căm Bốt, phá hủy nhiều kho vũ khí, đạn dược và lương thực cùng thuốc men của các lực lượng Cộng Sản từ Miền Bắc đưa vào cất giấu tại vùng biên giới Việt-Miên nhằm tiếp trợ cho nỗ lực chiến tranh đánh chiếm Miền Nam Việt Nam của họ. Một cuộc hành quân quy mô khác của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vào tháng 1 năm 1971, mệnh danh Lam Sơn 719, tấn công thẳng vào hệ thống đường mòn Hồ chí Minh ngay dưới Khu Phi Quân Sự và trên đường Số 9 tại Nam Lào, tuy phải chịu nhiều tổn thất nhân mạng do gặp địch kháng cự mạnh, vẫn hoàn thành mục tiêu phá vỡ hệ thống hậu cần tiếp tế cho các lực lượng cộng sản đang mở các cuộc tấn công phá hoại tại miền Nam Việt Nam. Ðiều hiển nhiên là các thành tựu này của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã khiến cho các lực lượng Cộng quân đang tham chiến bắt đầu nao núng, và họ thấy cần phải có thêm thời gian để tái bổ sung quân số cũng như tiếp liệu cho các lực lượng đang dần dần bị kiệt quệ của họ. Hệ quả chính trị trông thấy của các chiến thắng quân sự mới do Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tạo nên là giới lãnh đạo cộng sản tại Hà Nội đã phải khởi sự đàm phán nghiêm chỉnh hơn trong cuộc Hòa Ðàm Ba Lê lúc đó đang diễn tiến tại thủ đô của Pháp nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc Chiến Tranh Việt Nam.

Năm 1972, Tướng Võ nguyên Giáp của Cộng Sản Bắc Việt mở cuộc tấn công lớn trong “Mùa Hè Ðỏ Lửa” - mà người Mỹ gọi là “Cuộc Tấn Công Mùa Lễ Phục Sinh” (Easter Offensive) - cuộc tấn công toàn diện đầu tiên do tất cả các đại đơn vị thiện chiến của Cộng Sản Bắc Việt và các lực lượng du kích địa phương phối hợp thực hiện đánh vào các quận lỵ và tỉnh lỵ có tầm vóc quan trọng về mặt chiến lược tại Miền Nam Việt Nam. Cuộc tổng tấn công này phối hợp các đợt xung kích của bộ binh, pháo binh và, lần đầu tiên, dùng tới chiến xa tiến công ào ạt vào các đơn vị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trên khắp bốn Quân Khu. Trong giai đoạn đầu, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, vì yếu tố bất ngờ, đã phải chịu tổn thất khá nặng nề, nhưng vẫn giữ vững được hầu hết các phòng tuyến trên toàn lãnh thổ. Cộng quân chiếm được phần lớn tỉnh địa đầu giới tuyến Quảng Trị và một số khu vực dọc theo vùng biên giới với Lào và Căm Bốt.

Sau cùng, nhờ sự yểm trợ bằng phi pháo và hải pháo hùng hậu của Hoa Kỳ cũng như nhờ sức chiến đấu kiên cường và anh dũng của các đơn vị tinh nhuệ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại các mặt trận từ An Lộc (ở Vùng 3 Chiến Thuật) cho tới Quảng Trị (thuộc Vùng 1 Chiến Thuật) và Kon Tum (tại Vùng 2 Chiến Thuật), cuộc tổng công kích mùa Hè 1972 của Cộng quân đã bị bẻ gãy. Các cuộc phản công của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt là tại các mặt trận An Lộc ở phía Tây Bắc thủ đô Sài Gòn và tại Cổ Thành Quảng Trị ở phía Nam Khu Phi Quân Sự - với việc Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa dựng ngọn cờ vàng ba sọc đỏ chiến thắng nơi đây cũng ngoạn mục và hùng tráng không kém gì cảnh Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ dựng lá cờ sao và sọc trên đảo Iwo Jima của Nhật hồi Thế Chiến 2 - đã đánh bật được các lực lượng cộng sản ra khỏi những vị trí mà họ đã vây hãm hoặc cố thủ.

Cho tới đầu năm 1974, Hoa Kỳ hầu như đã rút hết các lực lượng chiến đấu của họ ra khỏi miền Nam Việt Nam, và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ nay đã phải đơn độc chiến đấu cho sự sống còn của miền Nam Việt Nam trong khi các lực lượng cộng sản vẫn tiếp tục nhận được những khoản viện trợ dồi dào về vũ khí, đạn dược và tiếp liệu từ các nước đàn anh Trung Quốc và Liên Xô để kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam Cộng Hòa mặc dù họ đã hạ bút ký tên vào bản Hiệp Ðịnh Ba Lê, chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại miền Nam Việt Nam.

Mùa Thu năm 1974, Tổng Thống Richard Nixon đã phải từ chức vì vụ tai tiếng chính trị Watergate, và Tổng Thống Gerald Ford lên thay. Nóng lòng muốn rút chân ra khỏi Việt Nam, Quốc Hội Hoa Kỳ do đảng Dân Chủ kiểm soát khởi sự cắt bớt các khoản viện trợ quân sự và kinh tế dành cho Việt Nam Cộng Hòa, từ 1 tỷ đô-la mỗi năm xuống còn 700 triệu đô-la. Lịch sử coi sự sụp đổ của Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 là hậu quả của việc Hoa Kỳ giảm thiểu rồi cắt đứt quân viện và kinh viện cho Việt Nam Cộng Hòa. Không có viện trợ của Hoa Kỳ, miền Nam Việt Nam cảm thấy, về mặt tiếp vận và tài chánh, không thể nào tiếp tục cuộc chiến tranh để đánh bại quân cộng sản xâm lược được. Hơn nữa, chính phủ mới của Tổng Thống Ford đã không giữ vững lời cam kết do Tổng Thống Nixon đưa ra hồi còn tại vị là Hoa Kỳ sẽ “trả đũa mạnh mẽ” nếu Cộng quân vi phạm Hiệp Ðịnh Ba Lê mà tái tục cuộc tấn công vào Việt Nam Cộng Hòa. Không còn nghi ngờ gì nữa, việc cắt giảm rồi chấn dứt viện trợ của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam Cộng Hòa, chính yếu là vũ khí và đạn dược cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tiếp tục chiến đấu, đã khuyến khích các nhà lãnh đạo Cộng Sản tại Hà Nội tiến hành cuộc tổng tấn công sau cùng để đánh chiếm toàn bộ miền Nam Việt Nam. (5)

* Tình “đồng minh” Việt-Mỹ thời Ðệ Nhị Cộng Hòa

Ðầu năm 1975, sau khi Hoa Kỳ đã hầu như hoàn toàn kết thúc việc can thiệp vào và giúp đỡ cho chính phủ và các lực lượng quân sự Việt Nam Cộng Hòa, Cộng Sản Bắc Việt đã quyết định mở cuộc tổng tấn công sau cùng để thanh toán một mục tiêu mà họ đã tiên liệu là thế nào cũng rơi vào tay họ trước tình trạng nước đồng minh chính yếu của miền Nam Việt Nam, sau hơn một thập niên can dự vào cuộc Chiến Tranh Việt Nam (mất đi 58,000 chiến binh và hao tổn đến hằng trăm tỷ Mỹ kim), đã tiêu tan hết mọi ý chí chiến đấu để chiến thắng trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam. Trước đó, vào tháng 4 năm 1974, để dò phản ứng của Hoa Kỳ sau khi Hiệp Ðịnh Ba Lê 1973 được ký kết, Cộng quân đã mở cuộc vây hãm và tràn ngập căn cứ Tống Lê Chân nằm gần biên giới Căm Bốt do lực lượng Biệt Ðộng Quân của Việt Nam Cộng Hòa trấn giữ, và quả nhiên, không thấy chính phủ Ford tại Washington phản ứng gì ngoài những lời phản đối chiếu lệ. Trong bước kế tới, vào tháng 12 năm 1974, các lực lượng cộng sản đã tập trung bao vây và tràn ngập tỉnh Phước Long tại Quân Khu 3. Sau khi Phước Long bị đánh chiếm mà vẫn không thấy phản ứng trả đũa nào của Hoa Kỳ, vào tháng 1 năm 1975, các nhà lãnh đạo cộng sản tại Hà Nội liền mạnh dạn tung ra chiến dịch tổng tấn công sau cùng vào miền Nam Việt Nam - mà họ gọi là “Chiến Dịch Hồ Chí Minh” - để kết thúc cuộc chiến, giành phần thắng lợi về phía họ.

Các lực lượng cộng sản đã lần lượt đánh chiếm Ban Mê Thuột ở Vùng 2 Chiến Thuật, tràn xuống Khánh Hòa-Nha Trang ở vùng duyên hải, rồi ngược lên phía Bắc đánh chiếm Huế và Ðà Nẵng tại Vùng 1 Chiến Thuật. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, mất tinh thần vì rõ ràng là đã bị Ðồng Minh bỏ rơi nửa chừng, cứ tiếp tục lui binh mãi về hướng thủ đô Sài Gòn ở phía Nam, thuộc Vùng 3 Chiến Thuật, và chỉ kháng cự bằng một trận đánh quan trọng tại Xuân Lộc, nơi đây Sư Ðoàn 18 Bộ Binh dưới quyền Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo, cùng với các lực lượng Nhảy Dù và Biệt Ðộng Quân, đã bẻ gãy tất cả các mũi dùi tấn công của Cộng quân và gây thiệt hại rất nặng nề về nhân mạng cho quân tấn công. Các cấp chỉ huy quân sự cộng sản đành phải lặng lẽ rời bỏ mặt trận này, đi vòng về phía Tây qua vùng giáp ranh giữa Quân Khu 2 và Quân Khu 3 mà tiến xuống phía Nam đặng thực hiện kế hoạch bao vây thủ đô Sài Gòn.

* Mỹ-Kissinger và VC-Lê Ðức Thọ: bạn và thù?

Trận chiến dứt điểm thủ đô của miền Nam tự do không kéo dài như các quan sát viên quân sự từng dự đoán, bởi vì các nhà lãnh đạo cộng sản từ Hà Nội kéo vào đã khéo léo phối hợp các nỗ lực quân sự với những đòn chính trị có tính cách vừa dụ dỗ những thành phần nhẹ dạ và thân Cộng vừa ly gián các lực lượng của người Quốc Gia chân chính vẫn muốn chiến đấu tới cùng trong một trận sống mái với cộng sản rồi ra sao thì ra, trong đó phải kể tới những đơn vị lớn thuộc các quân, binh chủng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt là Sư Ðoàn Nhảy Dù tinh nhuệ và bách chiến, bách thắng của miền Nam Việt Nam. Trận đánh đáng kể nhất chỉ là một cuộc pháo kích bằng hỏa tiễn 122 ly và đại pháo của Cộng quân vào căn cứ Không Quân Tân Sơn Nhứt và Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975. Buổi trưa cùng ngày, sau khi Tổng Thống Dương Văn Minh - lên kế nhiệm Tổng Thống Trần Văn Hương, nhà lãnh đạo luống tuổi từng thay thế Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức và bỏ nước đi lưu vong vào chiều ngày 21 tháng 4, 1975 - công bố lệnh đầu hàng không điều kiện trước các lực lượng cộng sản và Sài Gòn chính thức rơi vào tay Cộng quân, hầu như toàn thể Vùng 4 Chiến Thuật dưới quyền của vị Tư Lệnh Quân Khu 4, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, vẫn còn nguyên vẹn, vì Cộng quân không có đủ lực lượng để tiến vào nơi đây. Các danh tướng và cấp chỉ huy ưu tú của Quân Lực Việt Nam Việt Nam Cộng Hòa như Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, và Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn,... đều tự vẫn hoặc vẫn chiến đấu cho tới lúc bị địch bắt và xử tử để chứng tỏ khí phách anh hùng của hàng ngũ sĩ quan cao cấp trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chủ trương “thành mất thì chết theo thành,” một truyền thống mà trong lịch sử cận đại của Việt Nam, Kinh Lược Sứ Phan Thanh Giản và Tổng Ðốc Hoàng Diệu đã nêu gương sáng sau khi sáu tỉnh Nam Kỳ và Thành Hà Nội rơi vào tay quân xâm lược Pháp hồi cuối thế kỷ 19. (6)

Sau hơn hai thập niên chiến đấu kiên cường, Việt Nam Cộng Hòa và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, vì bị Hoa Kỳ bỏ rơi nửa chừng, đành phải bại trận một cách tức tưởi vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 trước những nhà chinh phục cộng sản từ miền Bắc tiến vào. Cái chết của miền Nam Việt Nam và cái chết của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là hậu quả tất yếu của một cuộc chiến tranh trong đó cả hai bên lâm chiến đều không ai có đủ điều kiện - quân sự, kinh tế và chính trị - một mình đứng ra đảm đương cuộc chiến mà phải nhờ đến các thế lực bên ngoài. Rồi khi một trong hai bên nào đó thình lình bị đồng minh bỏ rơi - như trường hợp của Việt Nam Cộng Hòa - thì kẻ bị bỏ rơi đương nhiên phải thua trận.

* Chế độ quân nhân tại Việt Nam Cộng Hòa không phải là chế độ quân phiệt, Ngày Quân Lực 19 tháng 6 phải được tôn vinh

Như đã tình bày ở trên, chế độ quân nhân tại miền Nam Việt Nam, thoạt tiên tuy do các thành phần sĩ quan cao cấp của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa giữ vai trò lãnh đạo, đã khác biệt gần như hoàn toàn với các chế độ quân phiệt đương thời trên toàn thế giới. Các lý do sau đây làm sáng tỏ nhận định này:

- Chế độ quân phiệt tồn tại mà không cần lý do chính đáng, phần lớn là do các lãnh tụ quân phiệt tự tạo nên lý do tồn tại, như viện cớ phải bành trướng thế lực trên trường quốc tế (trường hợp quân phiệt Nhật Bản trước và trong Ðệ Nhị Thế Chiến), chống xu hướng cộng sản (trường hợp Hy Lạp, Thái Lan và Indonesia thời Suharto), chống phiến quân tả phái (trường hợp Chile, El Salvador, Nicaragua...), hoặc chống tất cả các khuynh hướng đối lập (trường hợp Pakistan, Ai Cập, Libya, Myanmar...).

Chế độ quân nhân tại Việt Nam Cộng Hòa không tự phát sinh mà ra đời do những hoàn cảnh đặc biệt của đất nước. Ngay như cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô Ðình Diệm hồi năm 1963 để đưa Hội Ðồng Quân Nhân Cách Mạng lên cầm quyền, dù vẫn bị coi là tai hại cho nền độc lập của đất nước (vì do Mỹ giật dây) và làm suy yếu nỗ lực chiến đấu chống Cộng, vẫn có thể biện minh được vì chế độ của TT Diệm có khuynh hướng kỳ thị Phật Giáo và không chịu triệt để đi theo đường lối của Hoa Kỳ là nước đang cung cấp kinh viện và quân viện cho miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ.

- Chế độ quân phiệt thường tự mình gây ra chiến tranh chống nước khác hoặc chống lại chính nhân dân của đất nước mình. Ðó là trường hợp của quân phiệt Nhật Bản trước và trong Ðệ Nhị Thế Chiến (dưới thời Thủ Tướng Hideki Tojo [Ðông Ðiều]) và các chế độ quân phiệt tại Chile hay Myanmar khi chính quyền do các hội đồng quân nhân tại các nước đó gây chiến tranh chống lại các dân tộc khác hay chống lại chính dân chúng của mình mà họ gọi là loạn quân hay quân nổi dậy. Trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam, Việt Nam Cộng Hòa là nạn nhân cuộc xâm lấn của cộng sản từ miền Bắc, và chế độ quân nhân tại đây chẳng những không đánh lại chính nhân dân mình mà, trái lại, còn hy sinh xương máu để bảo vệ cuộc sống tự do và thanh bình của dân chúng, cho nên người lính Cộng Hòa luôn được đa số dân chúng - những thành phần không bị cộng sản mê hoặc - ủng hộ và đi theo (trong các cuộc di tản hoặc chạy loạn) cho đến khi bị địch pháo kích chết thì thôi.

- Chế độ quân phiệt tồn tại mãi cho tới khi nào bị dân chúng trong nước hoặc các thế lực ngoại bang dẹp bỏ mới kết thúc. Ðiều này đúng cho hầu hết các chế độ quân nhân tại Nam Mỹ, Ðông Nam Á và Phi Châu. Chế độ quân nhân tại Việt Nam Cộng Hòa, được khai sinh từ ngày lật đổ Tổng Thống Ngô Ðình Diệm hồi năm 1963 và tái lập vào ngày Quân Lực 19 tháng 6 năm 1965, đã tự ý trao quyền cho một thể chế dân sự hoặc xuyên qua các tuyên cáo và quyết định (như Quyết Ðịnh Số 4 ngày 16 tháng 2 năm 1965 của hội Ðồng Quân Lực trao quyền quản trị hành chánh quốc gia lại cho phe dân sự tại miền Nam Việt Nam) hoặc qua các cuộc bầu cử Tổng Thống, Quốc Hội và các hội đồng tỉnh, thành tại miền Nam Việt Nam thời Ðệ Nhị Cộng Hòa.

- Các thành phần lãnh đạo của những chế độ quân phiệt thường lạm quyền, tham nhũng và gây nhiều tội ác chống lại dân chúng cho nên sau khi các chế độ này sụp đổ thì các lãnh tụ của chế độ thường bị các chế độ kế tiếp hay chính dân chúng tại các quốc gia đó xử tội. Ðó là trường hợp của nhà độc tài Suharto bên Indonesia và Pinochet ở Chile. Riêng chế độ quân nhân tại miền Nam Việt Nam, vì xuất thân từ dân chúng mà ra, đã không hề gây tội ác nào với dân chúng, nếu không nói được là họ đã xả thân chăm lo bảo vệ hạnh phúc của dân chúng. Nền Ðệ Nhị Cộng Hòa tại miền Nam Việt Nam tuy cũng mang tiếng là có những thành phần tham nhũng, nhưng mức độ tham nhũng đó chẳng có gì đáng kể một khi đem so với các chế độ quân phiệt hay độc tài đương thời tại những nơi khác, từ Á Châu cho tới Mỹ Châu La-tinh và Phi Châu, đừng nói gì đến chuyện đem so sánh với mức độ tham nhũng của các viên chức chế độ Cộng Sản tại Việt Nam bây giờ.

Ðiều độc đáo và quan trọng nhất là chế độ quân nhân tại Việt Nam Cộng Hòa có lý do hết sức chính đáng để tồn tại, dù chỉ trong ngắn hạn, trong khi các chế độ quân nhân và quân phiệt cũng như các chế độ độc tài, độc đảng tại những nơi khác thì không. Ngoại trừ Nam Hàn là nước đang gặp hiểm họa bị xâm lấn một lần nữa từ phía Cộng Sản Bắc Hàn - chứ không thực sự bị xâm lấn kể từ sau khi cuộc Chiến Tranh Triều Tiên chấm dứt vào năm 1953 và sau khi quân đội Mỹ đã lập nên tuyến thép ngăn chặn Cộng Sản Bắc Hàn ngay tại phía Nam vĩ tuyến 38 - không có một chế độ quân nhân hay quân phiệt nào tại các nơi khác trên thế giới phải đối phó với một cuộc chiến tranh xâm lược cấp bách mang tính quy mô và được nửa kia của thế giới hết lòng cổ xúy và yểm trợ. Các chế độ quân phiệt tại Thái Lan, Indonesia, Chile, El Salvadore, Nicaragua... bất quá chỉ bị phiến quân và quân nổi dậy đe dọa mà thôi - mà lý do chính yếu của các cuộc nổi dậy tại những nơi đó đôi khi lại nảy sinh từ chính sự hiện hữu của các chế độ độc tài, áp bức đó, vì thế, khi các chế độ đó thôi không hiện hữu thì những cuộc bạo loạn tại các nơi đó cũng tự dưng mất đi. Ðó là chưa kể những chế độ độc tài (dictatorship) tại những nơi như Phi Luật Tân - thời Ferdinand Marcos - là nơi mà chính quyền chỉ cần viện cớ là đất nước đang bị bị phiến quân Cộng Sản (Huks) đe dọa thôi cũng đủ cho chính quyền ra lệnh thiết quân luật, ngưng thi hành mọi quyền tự do, dân chủ trong nước, và cai trị dài dài bằng sắc lệnh.

Nghĩ cho cùng, chế độ quân nhân tại miền Nam Việt Nam trong thời điểm có cuộc chiến tranh thôn tính miền Nam của Ðảng Cộng Sản Việt Nam từ miền Bắc là chế độ nếu không hoàn toàn chính đáng trên danh nghĩa thì cũng là một sự cần thiết của lịch sử. Phải biết rằng, xuyên suốt lịch sử Việt Nam, hầu như tất cả các chế độ cai trị ban đầu của các triều đại có trước các nền Ðệ Nhất và Ðệ Nhị Cộng Hòa tại miền Nam Việt Nam - từ thời các Vua Hùng dựng nước (với các Lạc hầu, Lạc tướng), thời Trưng Nữ Vương, các triều đại của Ngô Vương Quyền, Ðinh Tiên Hoàng, Lê Ðại Hành, Lý Thái Tổ, Trần Thái Tông, Lê Lợi, Nguyễn Quang Trung, và Nguyễn Gia Long - đều là những chế độ quân nhân, ít nhất cũng dưới thời các vị vua khai sáng triều đại để dựng nước hoặc để giành lại độc lập cho Việt Nam khỏi tay kẻ thù phương Bắc là Trung Hoa. Và dĩ nhiên là các đấng tiên vương của Việt Nam đều không hề là những thành phần quân phiệt mà chính là những vị anh hùng hết sức xứng đáng được toàn dân muôn đời ngưỡng mộ và tôn thờ. Vì thế, nếu cuộc chiến tranh bảo vệ nền tự do, dân chủ tại miền Nam Việt Nam trước đây được coi là chính đáng thì không có lý do gì mà người Việt Quốc Gia, từ trong nước lẫn ở hải ngoại, lại quên đi Ngày Quân Lực 19 tháng 6 hằng năm. Ngày mai đây, khi Việt Nam trở thành một đất nước thật sự có tự do dân chủ, khi lịch sử cận đại và hiện đại của Việt Nam được viết lại một cách nghiêm chỉnh, và khi cuộc chiến tranh Quốc-Cộng được đánh giá đúng mức, Ngày Quân Lực 19 tháng 6 phải được coi là một trong những ngày kỷ niệm huy hoàng cả trong quân sử lẫn trong lịch sử dân tộc Việt Nam, không ai hoặc không một thế lực nào có thể làm khác đi được.

Ghi chú:

(1) Ngay từ dưới thời Ðệ Nhất Cộng Hòa của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, bên cạnh các Tòa Ðại Biểu Chính Phủ tại Trung Nguyên Trung Phần, Cao Nguyên Trung Phần và Nam Phần Việt Nam do các nhân vật dân sự cầm đầu, vị Tổng Tư Lệnh Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa (kiêm Bộ Trưởng Quốc Phòng) cũng đã phải chỉ định các tướng lãnh quân đội làm tư lệnh các quân khu liên hệ tại các vùng để trực tiếp điều hành công cuộc bảo vệ trị an trước nguy cơ Cộng Sản Bắc Việt quyết tâm thôn tính miền Nam tự do sau khi cuộc tổng tuyển cử để thống nhất hai miền đất nước được dự trù mở ra tại Bắc và Nam Việt Nam vào năm 1956 đã không được thực hiện. Trên thực tế, Tổng Thống Diệm đã giao toàn quyền quyết định về quân sự cho các vị tư lệnh quân khu liên hệ vì ông biết rõ các nhân vật dân sự trong chính phủ không đủ khả năng thi hành sứ mạng này.

(2) Bản Tuyên Cáo của Quốc Trưởng, Chủ Tịch Hội Ðồng Quốc Gia Lập Pháp và Thủ Tướng Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa, được công bố ngày 11 tháng 6 năm 1965, có đoạn viết:

“Sau khi duyệt lại tình trạng ngày một khẩn trương của đất nước, sau khi đã xét lại và xác nhận rằng: những vơ cấu và thể chế Quốc Gia hiện tại không còn phù hợp với tình thế... Quốc Trưởng Việt Nam Cộng Hòa, Hội Ðồng Quốc Gia lập Pháp, Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa đồng thanh quyết định long trọng trao trả lại cho Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa trách nhiệm và quyền lãnh đạo quốc gia đã được Hội Ðồng Quân Lực ủy thác cho chúng tôi... Yêu cầu toàn thể đồng bào các giới không phân biệt giai tầng, địa phương, đảng phái và tôn giáo, ủng hộ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong việc lãnh đạo toàn Quân và toàn Dân đúng theo tinh thần của Cách Mạng 1 tháng 11, 1963.”

(3) Ðặc biệt, đánh chiếm cho được miền Nam Việt Nam để tóm thâu toàn bộ quyền hành trên giải giang sơn kéo dài từ Ải Nam Quan tới Mũi Cà Mau vẫn là giấc mộng và là tham vọng lớn lao mà lãnh tụ Cộng Sản Hồ chí Minh đã ấp ủ lúc sinh thời - khiến ông phải hấp tấp ra lệnh quân chính quy cộng sản từ miền Bắc xâm nhập vào phối hợp với Mặt Trận Giải Phóng trong Nam mở cuộc tổng tấn công, tổng nổi dậy không thành vào dịp tết Mậu Thân năm 1968, những mong thôn tính được miền Nam Việt Nam trước khi “về với Marx và Lenin,” nhưng mãi cho đến khi ông mất vào năm 1969, giấc mộng và tham vọng đó vẫn chưa thực hiện được. Sau này, khi lịch sử được viết lại, thì cuộc Chiến Tranh Việt Nam - hay cuộc “kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” của đảng Cộng Sản Việt Nam - không thể được coi là một cuộc chiến tranh “ý thức hệ” mà chỉ là một cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe nhóm tại Việt Nam nhân danh các lý tưởng ngoại lai, không hơn gì cuộc Nam-Bắc phân tranh thời Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn trong hai thế kỷ 16 và 17. Trong cuộc xung đột Quốc-Cộng tại Việt Nam vừa qua, người miền Nam tuy có chiến đấu để bảo vệ tự do, dân chủ, nhưng cuộc chiến đấu đó vẫn mang tính thụ động (vì chỉ thu hẹp trong phạm vi miền Nam Việt Nam mà thôi, và cũng là vì có sự khuyến khích và yểm trợ của Hoa Kỳ là cường quốc lãnh đạo Thế Giới Tự Do), trong khi người Cộng Sản miền Bắc thì chỉ dùng cái “thiên đường Cộng Sản” làm mồi nhử để mê hoặc người khác đặng chiếm quyền cho phe nhóm của mình -là Ðảng Cộng Sản - chứ họ chẳng hề có lý tưởng nào hết - như chuyện bỏ ngang xương nền kinh tế cộng sản mà theo lối làm ăn tư bản bây giờ đã cho thấy rõ. Bất quá, cái lý tưởng mà họ nghĩ là họ có chẳng qua chỉ là sự lầm mê mà, vào lúc sinh thời, cả Chủ Tịch Hồ chí Minh lẫn Thủ Tướng Phạm văn Ðồng cũng thừa khôn lanh mà rõ biết hết cả rồi nhưng không đủ can đảm nhìn nhận để quay trở lại khi sự sai lầm đã đi quá xa và đã có quá nhiều xương máu và tàn phá xảy ra cho dân tộc và đất nước vì sự sai lầm đó.

(4) Theo các số liệu chính thức, sau khi công cuộc “Việt Nam Hóa Chiến Tranh” hoàn tất vào cuối năm 1973, Hoa Kỳ đã cung cấp cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 640,000 khẩu súng trường M-16, 34,000 súng phóng lựu M-79, 40,000 máy truyền tin, 20,000 xe vận tải và 56 chiến xa hạng trung M-48. Không Lực Việt
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Vinh Danh Đại tá Lương Xuân Việt:
Người Về Từ Chiến Trường A Phú Hãn

Tác Giả: Triều Giang

Image
Tại chiến trường A Phú Hãn, Đại tá Lương Xuân Việt, thứ hai từ bên trái, đang nói chuyện với binh sĩ của ông thuộc Lữ đoàn 3 Nhảy dù,
trực thuộc Sư đoàn 101 của quân đội Hoa kỳ.

Image
Từ trái sang phải Lương Thị Thu Diễm Asley, con gái đầu lòng, bà Kim Mỹ Lương, phu nhân, Lương Xuân Quốc, contrai út Justin, Đại tá Lưong Xuân Việt và con trai lớn,
Lương Xuân Huy Brandon.trong niềm vui của ngày về từ chiến trường A Phú Hãn vào đầu tháng 3, 2011 vừa qua sau 13 tháng chiến đấu với những chiến công vang dội.

Image
Đại tá Lương Xuân Việt chạy dẫn đầu đoàn quân trên 3,000 binh sĩ thuộc Lữ đoàn 3 Nhảy dù để chạy bộ 5 dậm Anh, trên những con dốc, ngọn đồi của căn cứ Fort Campbell
trong buổi sáng còn mờ sương, chào mừng ngày của Người Mỹ gốc Châu Á Thái Bình Dương vào đầu tháng 5, 2011 vừa qua.

Image
Bà Nancy Bùi đang phỏng vấn Đại tá Lưong Xuân Việt cho Chương trình 500 Lịch Sử Phỏng Vấn, tại văn phòng làm việc của ông trong căn cứ Fort Campbell, Kentucky.
Từ tờ mờ sáng ngày 6 tháng 5, 2011, căn cứ Fort Campbell còn đẫm hơi sương. Nơi đây là bản doanh của sư đoàn tác chiến 101 với diện tích rộng trên 105 ngàn bộ Anh vuông là nơi đóng quân của trên 25,000 quân nhân và gia đình.

Fort Campbell nằm giữa ranh giới hai tiểu bang Tennessee và Kentucky. Sáng nay, căn cứ Fort Campbell tấp nập với trên 3,000 binh sĩ đang tập họp trên một sân cỏ giữa doanh trại, dưới sự chỉ huy của vị Đại tá người Mỹ Gốc Việt Lương Xuân Việt để chuẩn bị cho cuộc chạy bộ dàì 5 dậm Anh, để chào mừng Ngày của Ngưòi Mỹ gốc Á Châu Thái Bình Dương, do Lữ đoàn 3 Nhảy dù là một trong 5 lữ đoàn tác chiến cuà sư đoàn 101 tổ chức.
Đây là một truyền thống mà sư đoàn 101 vẫn tồ chức hàng năm vào tháng 5 để ghi nhận và vinh danh người lính Mỹ gốc Á Châu Thái Bình Dương.
Ngoài các phái đoàn người Mỹ gốc Phi Luật Tân, Đại Hàn, Samoa, Nhật bản tham dự như mọi năm, năm nay, đặc biệt, sư doàn 101 tiếp đón lần đầu tiên phái đoàn người Mỹ gốc Việt gồm gần 20 người thuộc hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ gốc Việt (VAHF) đến từ Texas và California, Linh mục Petter Châu Đỗ, ông Đỗ Hữu Đệ, Chủ tịch và môt số thân hào nhân sĩ thuộc cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Nashville, Tennessee, phóng viên Trọng Thắng và chuyên viên quay phim John Nguyễn của đài truyền hình Viet Face TV, Bác sĩ Nguyễn Thu Thảo thuộc đài truyền hình VNA

Viện bảo tàng của Sư đoàn 101 chứa đầy chứng tích của chiến tranh VN
Quan khách được Thiếu tá Stephen Platt, tùy viên báo chí của Đại tá Việt, đưa đi thăm viếng Viện bảo tàng của sư đoàn.
Những bộ sưu tập thật công phu và giá trị ghi chép và minh hoạ lại lịch sử của sư đoàn kể từ khi được thành lập năm 1942, cho tới những cuộc chiến tranh lừng danh trên thế giới tại Đại Hàn, Việt Nam, Iraq, và mới nhất tại A Phú Hãn.
Chính sư doàn 101 đã nhầy vào bờ biển Normandy, Pháp để giải phóng Âu châu mà trong phim “Ngày dài nhất” (The longest Day) nói về đoàn quân ngoại quốc đầy hào hùng và được người dân Âu châu gọi là những anh hùng thời Đệ Nhị thế chiến mà không ai trong chúng ta là không biết đến.

Riêng trong chiến tranh Việt Nam, bước chân của người lính sư đoàn 101 cũng đã ghi dấu khắp nơi, từ Khe Sanh, Hạ Lào,... với trận Lam Sơn 719. Tất cả đều có những chứng tích ở đây. Kể cả những “thông hành chiêu hồi được máy bay Mỹ thả ngập đuờng mòn Hồ Chí Minh để kêu gọi các chiến binh CS “tung cánh chim tìm về tổ ấm”, một chương trình đã chiêu hồi được trên 200,000 sĩ quan,binh sĩ CS trong suốt 21 năm của cuộc chiến cũng được trung bày ở đây.
“Buồn và nhớ tuổi thanh xuân biết bao!”
Ông Nam Trần, trong phái đòan người Việt tại Nashville, Tennessee, cựu sĩ quan QLVNCH, nhiều năm tù CS, đến Mỹ năm 1993 theo diện HO. ông và gia đình sống tại New York đến năm 1995 thì dời tới Nashville làm việc cho một hãng in.
Hiện ông và gia đình gồm một vợ 4 con, người lớn nhât 35 tuổi và con nhỏ nhất 20 tuổi còn đi học . Đời sống đã ổn định. Đứng tần ngần trước những di vật, ông Nam bùi ngùi tâm sự:
” Tôi phục vụ trong Lữ đoàn 173, thuộc sư đoàn 22 Bộ binh đóng ở Tuy Hoà. Chúng tôi đã có dịp chiến đâu với các binh sĩ thuộc sư đoàn 101. Họ rất tinh nhuệ, tinh thần cao và bảo vệ đồng minh thật chí tình. Ông cũng nhắc đến cuộc hành quân Lam Sơn 719 với mục đích cắt đường tiếp viện của CS qua đường mòn Hồ Chí Minh năm 1971 mà hình ảnh và chứng tích đang được trưng bày kín phòng triển lãm. Ông Nam tâm sự: “ Tôi thấy buồn và nhớ tới tuổi thanh xuân của mình biết bao!”

Anh Minh Nguyễn chăm chú xem những chiến xa, súng đạn nhiều loại được trưng bày cùng với những tượng của những người lính với quân phục khác nhau. Anh thán phục người Mỹ đã bỏ công sức ra để lưu lại những bài học cho những thế hệ đến sau.
Anh Minh cho biết anh, đến Mỹ qua chương trình bảo trợ ODP. Anh vượt biển nhiều lần nhưng không thoát. Sau nhờ có cha anh là cựu Hải Quân, dù có đi học tập nhưng ông đã vượt biên đến Mỹ và bảo lãnh anh và con của anh hiện đang theo học Đại học tại đây. Đới sống yên ổn không bon chen nhiều nên anh bằng lòng với cuộc sống. Anh Minh cho biết cộng đồng người Việt ở đây khỏang 5 tới 6 ngàn người ở rải rác trong hai tiểu bang Tennessee và Kentucky, số đông là những cựu sĩ quan sang đây với diện HO và sinh sống bằng nghề Nail .

Sư đoàn 101 đã có chương trình trùng tu Viện Bảo tàng đầy giá trị này với hai dãy nhà khang trang sẽ được đặt tại con đường giáp ranh với bên ngoài để du khách có thể vào xem mà không cần phải vào trong bản doanh của sư đoàn 101. Mọi người như không muốn rời Viện Bảo tàng, nơi đang có những hình ảnh nhắc nhớ đến VN, đến một phần đời của mỗi người tại quê hương xa típ tắp nhưng Thiếu tá Platt luôn bên cạnh nhắc nhở phái đoàn phài giữ giờ cho tiết mục sắp tói.
Trường Huấn luyện nhảy dù
Trường huấn luyện nhảy dù tại căn cứ Fort Campbell hàng năm huấn luyên nhiền ngàn binh sĩ để cung ứng co các binh chủng.
Với chương trình huấn luyện 10 ngày, các học viên phải học các cách nhảy từ có dù, không dù, nhảy tử trực thăng hay nhảy từ những điểm cao rồi, chạy 13 dặm trong 3 giờ đồng hồ. Nếu hoàn thành, các học viên sẽ được cấp bằng nhảy dù và trở về các đơn vị để phục vụ. Hai huấn luyện viên và 4 binh sĩ đã nhảy biểu diễn các kiểu cho phái đoàn người Mỹ gốc Việt xem. Những tiếng vỗ tay khen ngợi hào hứng và những cái vẫy tay chào quyến luyến trước khi phái đoàn được chuyển qua khu huấn luyện tác xạ.
Khác với những xạ trường trong các trung tâm huấn luyên cũ trưóc đây với nững ụ cát, những hình người làm điểm nhắm. Ở đây là một phòng kín rộng đầy những giây điên chằng chịt. Trên 10 khẩu súng đủ loại được đặt trước một phông hình của một dãy phố. Khi bật đèn và nhất nút điều khiển trên phông hình xuất hiện những hình người ẩn núp hoặc chạy và các xạ thủ có thể nhắm bắn như ngoài chiến trường.
Vị sĩ quan huấn luyện viên gỉai thích:” Với cách huấn luyện này vừa đỡ tốn kém, vừa chính xác hơn vì những phông cảnh có thể thay đổi cho thích hợp với những chiến trường khác nhau, và các học viên có thể bắn suốt ngày mà không phải tốn tiền đạn.”
Quan khách đưọc dịp bắn thử các loại súng và nhắm vào chiến trường ảo trước mắt nhưng cũng tạo được cảm giác hồi hộp không ít.
Cuộc viếng thăm bất ngờ của TT Obama
Ngoài những trường huấn huyện vừa kể, Sư đoàn 101 còn có nhiều lực lượng đặc biệt khác được huấn luyện và đặt căn cứ tại đây, như Biệt đội trực thăng đặc nhiệm 160 mà những phi công lái 4 chiếc trực thăng xâm nhập vào Parkistan đến tận bản doanh của Bin Laden đang trốn đóng, bắn chết và mang xác cuả tên trùm khủng bố làm rung động cả thế giới cũng trực thuộc Sư đoàn 101.
Biệt đội 160 từng tham chiến tại Việt Nam, và có căn cứ tại đây. Do đó, chương trình lễ mừng Ngày Người Á Châu Thái Bình Dương hôm nay bị thay đổi đôi chút để đón tiếp TT Obama đến thăm viếng và vinh danh những phi công và đội đặc nhiệm cuả họ và sư đòan 101.
Trong hơn 2 giờ đồng hồ thăm một vòng doanh trại, với sự tiếp đã ân cần của Thiếu tá Platt và các binh sĩ trong ban tiếp tân, phái đoàn đã học hỏi rất nhiều về sinh hoạt và đới sống của người lính Mỹ tác chiến. Người tham dự như cảm thấy gần gũi, thông cảm và mang ơn nhiều hơn những người lính và gia đình họ. Sự chu đáo này cũng nói lên tình cảm đặc biệt mà vị Chỉ huy trưởng và binh sĩ tại đây dành cho phái đoàn người Mỹ gốc Việt.
VAHF và người Việt Nashville vinh danh Đại tá Việt
Khoảng gần trưa, trong không khí trong lành, với mùi thơm thoang thoảng của hoa xồi đỏ, và ánh nắng dịu dàng của những ngày đầu hè, khoảng trên 500 quân nhân và quan khách Mỹ Việt đã tụ tập trước phòng khánh tiết của Lữ Đoàn 3 nhảy dù để tham dự Lễ Vinh danh Lữ đoàn trưởng người Mỹ gốc Việt đầu tiên và duy nhất thuộc binh chủng tác chiến Hoa kỳ, Đại tá Lương Xuân Việt.
Để đáp lễ các sắc dân khác với y phục cổ truyền và để buổi lễ thêm phần long trọng, tất cả các phụ nữ người Mỹ gốc Việt có mặt đã mặc áo dài đầy màu sắc tươi vui, một số đội những vành khăn xếp rộng vành trông thật đẹp mắt . Riêng phóng viên Trọng Thắng đã khăn đóng, áo the, quần trắng thật long trọng.
Trong bài diễn văn ngắn nhưng cảm động, bà Nancy Bùi, hội Trưởng Hội VAHF đã phát biểu:
“Đúng 36 năm, 6 ngày trước đây, ngày 30 tháng 4, 1975, Sài gòn thất thủ. Chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Cuộc chiến đã cướp mất trên 58.000 chiến binh Hoa kỳ, hơn 500,000 chiến binh Nam Việt Nam và trên một triệu người dân Việt. Đó là một cuộc chiến gây nhiều tranh cãi nhất trong thế kỷ thứ 20. Nhưng khi hoà bình đến, cuộc sống của người dân Việt Nam không khá gì hơn bởi vì kẻ ác đã chiến thắng….và nhiều người đã phải nghĩ rắng hàng triệu người Mỹ và Nam Việt Nam đã chết uổng phí. Nhưng nhờ lòng quảng đại của dân và chính quyền Mỹ đã đón nhận người Việt tị nạn và từ đó, cuộc chiến tranh Việt Nam cũng có một kết quả tốt đẹp. Đó là cộng đồng người Mỹ gốc Việt…”.
Bà Nancy Bùi sau đó đã ca ngợi những nỗ lực của người Mỹ gốc Việt đã mau chóng ổn định đời sống và trở thành một sắc dân có nhiều những đóng góp tích cực nhất vào sự phồn vinh của Hoa Kỳ. Và Đại tá Lương Xuân Việt là một thí dụ điển hình.
Bà cũng thay mặt hội VAHF. chân thánh cám ơn sự hy sinh gian khổ của người lính Hoa Kỳ và tri ơn gia đình những người đã bỏ mình cho tự do và dân chủ trên toàn thế giới. Bà mong một ngày nào đó tự do, dân chủ sẽ soi rọi đến trên 85 triệu dân VN.
Trong bộ quân phục tác chiến, Đại tá Lương Xuân Việt đáp từ bằng những lời ca tụng sự hy sinh của quân lực VNCH.
Theo ông, cuộc chiến VN tuy đã có kết quả không tốt, nhưng nó đã để lại những bài học quý giá mà ông và binh sĩ của ông được học hỏi để rút tỉa kinh nghiệm. Ông cũng ca tụng và tri ơn những người lính tác chiến của sư đoàn 101.. Ông phát biểu: ” Tất cả những gì tôi có là nhờ sự làm việc và đóng góp của tất cả các bạn. Nếu không có các bạn, tôi sẽ chẳng có gì hết..”
Linh mục Peter Châu Đỗ đã cùng với bà Nancy Bùi trao tặng tấm plaque của hôi VAHF vinh danh Đại Tá Lương Xuân Việt về những thành quả xuất sắc làm rạng danh người Mỹ gốc Việt trong việc chiến đấu bảo vệ tự do và dân chủ tại Hoa kỳ và trên toàn thế giới.
Người điều khiển lễ vinh danh là ca sĩ Thái Hà, thành viên của Ban Quản trị hội VAHF, đã cùng với phóng viên Trọng Thắng của đài truyền hình Viet Face TV, bác sĩ Nguyễn Thu Thảo thuộc truyền hình VNA tại California, sau đó đã trao tặng hoa cho bà Lương Mỹ Kim, phu nhân của Đại tá Việt để tỏ lòng ngưỡng mộ và tri ân về những hy sinh của người vợ và gia đình của những quân nhân Hoa kỳ. Buổi lễ được kết thúc bằng một bữa ăn trưa tại phòng khánh tiết của doanh trại.
Từ ước vọng của người cha tới ước mơ của vị Đại tá trẻ và sáng giá bậc nhất nhât của quân đội Hoa kỳ
Theo dư luận am tường về quân đội Hoa kỳ, Đại tá Lương Xuân Việt, người vừa về từ chiến trường A Phú Hãn cùng với 9,000 quân của ông, là một trong những Đai tá trẻ, sáng giá, với nhiều chiến công hiển hách từ hai chiến trường Iraq và A Phu Hãn.
Sau khi về từ chiến trường Iraq năm 2009, ông đã từ là Trung tá Tiểu đòan trưởng được phong chức Đại tá Lữ đoàn trưởng và được gửi đi chiến trường A Phú Hãn, ông lên nhanh đến độ không có thời gian để đi học khoá huấn luyện sĩ quan cao cấp.
Với thành tích cầm quân tại chiến trường gần 13 tháng với bao chiến công mà số quân tổn thất chỉ có 17 người. Tháng 6 sắp tới, ông sẽ được đưa về Đại học Standford để học về kỹ năng ngoại giao và lãnh đạo trong một năm. Nhiều người tiên đoán rằng sau khoá học này ông có nhiều cơ hội được lên tướng để trở thành vị Tướng người Mỹ gốc Việt đầu tiên trong lịch sử Hoa kỳ.
Xuất thân từ gia đình binh nghiệp, Cha ông là Thiếu tá Lương Xuân Dương, thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến của Quân lực VNCH từng làm sĩ quan tuỳ viên của Trung Tướng Lê Nguyên Khang.
Sau 1975, cha ông và gia đình gồm một vợ và 8 người con, 7 gái và Đại tá Lương Xuân Việt là con trai duy nhất trong gia đình. Mẹ ông là bà Kathy Lương, hiện bà đang sống tại vùng ngoại ô Los Angeles, nơi mà gia đình bà đã đến Mỹ lập nghiệp trên 36 năm qua .
Trong cuộc phỏng vấn gần hai tiếng đồng hồ dành cho chương trình 500 Lịch Sử Phỏng Vấn của hội VAHF, vị Đại tá ngưòi Mỹ gốc Việt đã nghẹn lời khi ông tâm sự về người cha:
“ Cha tôi thường không biểu lộ chuyện buồn, nhất là với con cái. Nhưng ông không thể giấu được những dằn vặt với ý nghĩ vì sao ông không ở lại để tiếp tục chiến đấu với binh sĩ của ông? Ông thường khuyên bảo tôi nên chọn binh nghiệp để phục vụ vì rấr có thể một ngày nào đó tôi có thể đem lại lợi ích cho quê hương Việt Nam.
Khi còn nhỏ, chị cũng biết sống trong khu ngoại ô Los Angeles, trẻ con chúng tôi không tránh nổi những trận ấu đả. Khi tôi còn nhỏ được cha mẹ tôi cho học võ Vovinam nên việc rèn luyện thân thể là chuyện hàng ngày đối với tôi, và tôi không bao giờ sợ khi cần phải dùng sức để tự bảo vệ . Nhờ đó mà việc chọn binh nghiệp cũng rất thích hợp với tôi. Lớn lên chút nữa khi vào Đại học, tôi cố gắng học và đâu điểm rất cao tại Đại học University of Southern California (USC), nên được chọn vào trường sĩ quan không khó khăn.
Sau khi tôi ra trường, phục vụ trong ngành tác chiến. Khi tôi lên tới Đại úy thì Ba tôi mất. Tôi nhớ mãi ngày ba tôi tham dự lễ gắn lon Đại úy của tôi, mắt cha tôi sáng lên với niềm vui và hãnh diện. Cha tôi mất vì bệnh ung thư khi ông chưa đầy 65 tuổi. Tôi ước gì ông còn sống đến hôm nay và lâu hơn nữa để ông được nhìn thấy sự thành đạt của tôi! ”
Niềm ước mơ lớn nhất cho Việt Nam
Khi được hỏi ông mơ ước gì cho đất nước Việt Nam? Vị Đại tá trẻ đã trả lời thật ngắn gọn như ông đã nung nấu trong sự suy nghĩ của ông từ bao lâu: ”Điều ước mơ tôi mong muốn nhất là cho đất nước Việt Nam, một ngày nào đó, sẽ có tự do và dân chủ thực sự. Tôi cũng ước cho toàn dân Việt có cơm no, manh áo, và tất cả những trẻ em có cơ hội cắp sách tới trường.”
Trên chiếc bàn thấp và nhỏ giữa phòng làm việc của Đại tá Việt, những cuốn binh sử như đưọc giữ trong tầm tay với của vị Chỉ huy trưởng ở đây. Có những binh sử của Hoa kỳ và của nhiều quốc gia khác trên thế giới. Những cuốn hồi ký của các danh tướng và có cả những binh sử của Việt Nam Cộng Hoà.
Đại tá Lương Xuân Việt cho biết ông đọc và nghiên cứu rất nhiều. Sự học hỏi này giúp cho ông rút tỉa được kinh nghiệm của những người đi trước.
Ông cho biết một số tài liệu của các tướng Việt Nam Cộng Hoà đã viết như Tướng Ngô Quang Trưởng với chiến thuật du kích chiến hay Tướng Nguyễn Duy Hinh hiện còn sống tại vùng Hoa Thịnh Đốn viết về kinh nghiệm cuộc hành quân Lam Sơn 719 năm 1971 cũng là những binh sử gối đầu của ông. Ông cho biết khi cầm quân, dù mất một người cũng là nhiều, nên ông chú tâm vào các chiến thuật đánh sao cho kết quả nhưng không hao tổn xương máu của binh sĩ mới là chiến thắng toàn diện.
Chính vì thế mà trong gần 13 tháng điều khiển trên 9,000 quân tại chiến trường A Phú Hãn, với nhiều chiến công hiền hách, Đại tá Lương Xuân Việt chỉ mất có 17 binh sĩ. Ngay trong tuần lễ đầu sau khi về tới Mỹ, Đại tá Việt đã được Bộ Quốc phòng Pentagon mời lên để tường trình về chiến trận, đặc biệt về cách cầm quân thật hiệu qủa của ông.
Một chỉ huy trưởng nghiêm minh nhưng đầy lòng nhân ái
Đại tá Lương Xuân Việt còn được sự kính phục của binh sĩ dưới quyền ông. Đi đến đâu chúng tôi cũng nghe những lời nói về ông với đầy cảm mến: “Ông ấy là một nhà lãnh đạo giỏi, ông ấy thương binh sĩ và làm việc rất nhiều để hỗ trợ binh sĩ, ông ấy cư xử với chúng tôi như anh em,..” .
Riêng với Thiếu tá Platt, tuỳ viên báo chí của Lữ đoàn thì không tiếc lòi khen ngợi:
” Đại tá Việt rất nghiêm, nhưng ông ấy sống chết với binh sĩ. Chúng tôi chứng kiến cảnh Đại tá đau buồn khi ông nghe tin binh sĩ tử nạn. Ông lúc nào cũng làm hết sức, ngoài cả những gì ông ấy cần làm như tìm môi cách đến thăm những binh sĩ bị thương hoặc hy sinh, mặc dù nhiều lúc ông phải dùng trực thăng, đi đến những vùng nguy hiểm nhưng đối với ông sự có mặt của người chỉ huy trưởng trong những lúc sống còn của người binh sĩ dưới quyền ông là một điều tối quan trọng. Tôi đã từng làm việc với nhiều Đại tá chỉ huy trưởng khác, nhưng khi làm việc với Đại tá Lương, tôi biết là tôi làm việc nhiều hơn rất nhiều nhưng tôi lại rất vui. Ông ta là một nhà lãnh đạo tài ba, và đức độ”
Nhưng tất cả những điều vừa kể trên chỉ là một phần của Đại tá Lương Xuân Việt, khi người phỏng vấn hỏi về gia đình thì gương mặt ông sáng lên và nói về người vợ của ông, bà Lương Mỹ Kim: bằng những lời thiết tha, chân tình:
” Kim là tất cả của đời tôi. Cô ấy thay tôi làm cha khi tôi phải ra chiến trường, cô ấy an ủi và chia sẻ với tôi trong những lúc vui buồn hoặc khó khăn. Chị biết mỗi khi có một binh sĩ phải hy sinh, tôi còn ngoài chiến trường thì Kim thay tôi đến để an ủi gia đình họ, trong khi tôi biết chính trong lòng của Kim cũng đang bối rối và lo sợ cho tôi và những bấp bênh của một gia đình có ngưòi chồng trong ngành tác chiến. Vì luật lệ trong quân đội khiến chúng tôi phải dời đổi chỗ ở liên tục. Ít có nơi tôi ở đưọc lâu quá 3 năm nên Kim và các cháu cũng phải thay đổi trường học, môi trường sống liên tục. Tôi không thể làm tất cả những điều đã và đang làm nếu không có sự cộng tác của Kim.”
Và một mơ ước khác cho 3 người con là Lưong Thị Thu Diễm Asley, 16 tuổi lớp 11, Lương Xuân Huy Brandon, 14 tuổi, lớp 9, và Lương Xuân Quốc Justin 10 tuổi, lớp 5 sẽ chọn binh nghiêp. Đại tá Việt thổ lộ:
“Cháu gái lớn muốn học luật và sẽ chọn làm việc cho quân đội. Cháu trai thứ hai đang chờ đợi vào trường sĩ quan, cháu út thì còn nhỏ nhưng cũng đã và đang tìm hiểu. Tôi luôn khuyến khích các cháu, vì tôi mghĩ rằng: quân đội Hoa kỳ là một trong những môi trường phục vụ tốt nhất”.
Bài học từ chiến tranh VN
Tối hôm trước. Đại tá Việt và phu nhân là chị Kim đã có nhã ý mời chúng tôi đến thăm tư gia của họ trong căn cứ Fort Campbell. Căn biệt thự nhỏ xinh sắn trên đỉmh một ngọn một con đồi thấp là mái ấm cuả Đại tá Việt và gia đình.
Trước nhà, phiá trái là cổng chào màu đỏ, nhỏ làm bằng gỗ theo hình cổng chào Torii của người Nhật; gần giống cổng tam quan của người Việt, phiá trái trồng cây kiểng và hoa rực rỡ. Bên trong căn nhà, vật dụng được trưng bày tươm tất nhưng giản dị của một gia đình trung lưu Mỹ.
Tiếp chúng tôi, Đại tá Việt ngồi chiếc ghế sa lông chính giữa, bên phải là Đại tá Paul Sarat, lo về hành chánh, tái chánh. Bên trái là Thiếu tá Matt Leslie, trưởng Ban hành quân, có vợ Việt Nam, chị Linda Leslie. Họ nói chuyện với nhau thân mật nhưng tương kính.
Chị Kim lo việc tiếp khách và chỉ có chị Linda đến chơi tiếp tay, mà không hề thấy bóng của người phục dịch. Chi Kim cho biết sư đoàn có đơn vị huấn luyện và hướng dẫn các gia đình binh sĩ cách sống tự lập. Các bà được dạy cách thay bánh xe, thay đèn, sửa những vật dụng giản dị trong nhà. Đời sống của gia đình một vị Đại tá trong quân đội Hoa kỳ thật đơn giản và tự lập.
Cuộc chiến tranh đã qua đi 36 năm, đến thăm viếng căn cứ Fort Campbell, doanh trại của Sư đoàn tinh nhuệ nhất để thấy cuộc lột xác hầu như hoàn toàn của quân đội Hoa kỳ sau bài học từ chiến tranh Việt Nam.
Họ thay đổi từ chiến cụ, kỹ thuật tác chiến đến tinh thần và lối sống và làm việc của binh sĩ Hoa kỳ. Họ không còn là một tập thể ô hợp của những người lính bị động viên.
Hôm nay, người lính và đặc biệt là những vị sĩ quan chỉ huy, họ là những nhà binh chuyên nghiệp với kỷ luật nghiêm minh, với kỹ năng kỹ thuật nhuần nhuyễn. Ngoài việc đánh trận, ho cũng được huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp, và đặc biệt tư cách và lối ứng xử của họ nói lên được tinh thần kỷ luật và trách nhiệm nghiệm minh nhưng lại đầy tinh người của một đoàn quân tinh nhuệ nhất trên thế giới, trong đó có nhiều vị chỉ huy cũng như gần 20 ngàn binh sĩ người Mỹ gốc Việt các cấp. Đó cũng chính là niềm an ủi và hãnh diện của cộng đồng người Mỹ gốc Việt của chúng ta.
Người Mỹ tốn hơn 58 ngàn sinh mạng và nhiều tỷ bạc cho chiến tranh VN. Cuối cùng họ đã học được bài học của họ để xây dựng một quân đội hùng mạnh gần như hoàn hảo vào bậc nhất trên thế giới mà không một quân đội nào trên thế giới muốn đối đầu.

Miền Nam VN tự do của chúng ta đã tổn thất hàng triệu người, thất thoát tiền rừng, bạc biển cho cuộc chiến. Nhưng đau thương nhất là chúng ta mất cả mảnh đất tự do của quê hương. Chúng ta đã học được bài học gì sau hơn 36 năm?
(Bài của Triều Giang. Hình của Ban Báo Chí Lữ đoàn 3 Nhảy Dù, sư đoàn 101 tác chiến và Bác sĩ Nguyễn Thu Thảo...)
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »

TQLCVN Bắt Quân Trung Cộng Chiếm Đảo DUCAN

Mũ Xanh Cổ Tấn Tinh Châu.
Hầu hết chúng ta chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra vào tháng 1/1974 giữa HQVNCH và quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, năm 1/1959, đã có một trận đánh giữa TQLCVN và quân Trung Cộng ở Hoàng Sa. Nói cho chính xác hơn là sau khi thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng dâng quần đảo Hoàng Sa cho Trung Cộng thì chúng đã đem dân quân đến thiết lập cơ sở tại đây, nhưng chúng đã bị TQLCVN đánh đuổi và bắt sống. Người chỉ huy trực tiếp cuộc hành quân này là Trung Úy Cổ Tấn Tinh Châu, ĐĐT/ĐĐ.3/TĐ.2. Năm 1963, Đại úy Cổ Tấn Tinh Châu là Tiểu Đoàn Trưởng TĐ.2/TQLC và sau này ông là Thiếu Tá phụ tá Đại Tá Lâm Quang Thơ, CHT trường Võ Bị Quốc Gia VN. BBT đặc san Sóng Thần xin giới thiệu cùng đọc giả bài viết của Mũ Xanh Cổ Tấn Tinh Châu.
Image


Vào khỏang đầu năm 1959, Chỉ Huy Trưởng TQLCVN là Thiếu Tá Lê Như Hùng, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ.2 TQLC là Đại Úy Nguyễn Thành Yên. Tôi, Trung Úy Cổ Tấn Tinh Châu, Đại Đội trưởng ĐĐ3/TĐ2 TQLC. Đại đội tôi đang đóng ở Cam Ranh thì được lệnh đem đại đội ra kiểm soát các đảo trong quẩn đảo Hoàng Sa là Pattle (đảo chánh), Robert, Duncan, Drumont và Money. Khi đến quần đảo Hoàng Sa thì tôi đóng quân tại đảo Pattle với 2 trung đội, còn một trung đội thì đóng trên đảo Robert. Hai ngày sau tôi nhận được lệnh di chuyển bằng chiến hạm do HQ Trung Úy Vũ Xuân An* làm hạm trưởng đến kiểm soát đảo Ducan, sau này tên Việt Nam là đảo Quang Hòa, cách đảo Pattle chừng 1 giờ 30 phút đi bằng tàu.
(* Hạm Trưởng Vũ Xuân An sau cùng là HQ đại tá, hiện định cư ở Canada, khoảng 10 năm trước đây, cựu HQ Đại Tá Vũ Xuân An có đến thăm anh Châu. Nay theo lời của HQ Đặng Thanh Long thì sức khỏe của cụ hiện quá yếu, còn nhớ trận dánh này, nhưng không đầy đủ chi tiết)

Tôi chỉ đi với một trung đội+, phần còn lại đóng và giữ hai đảo Pattle và Robert. Tàu chạy được khoảng gần một giờ thì hạm trưởng Vũ Xuân An chiếu ống dòm và nói với tôi là trên đảo Ducan có lá cờ nhưng không phải là cờ đỏ sao vàng, rồi anh đưa ống dòm cho tôi xem. Sau khi quan sát kỹ, tôi nói với anh đó là cờ Trung Cộng, cờ đỏ 5 sao vàng.
Tôi và hạm trưởng hội ý với nhau và quyết định dừng tàu lại để báo cáo về Bộ Tư Lệnh Hải Quân, vì thời gian đó TQLC còn dưới quyền chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Hải Quân.. Sau chừng một tiếng thì chúng tôi nhận được lệnh thượng cấp cho chiếm đảo Ducan.

Chiến hạm chở chúng tôi không phải là loại tàu đổ bộ nên tàu phải đậu cách bờ trên một cây số, vì đây là bãi san hô, không thể vào gần hơn được cũng không có xuồng để vào bờ. Tôi có nêu vần đề khó khăn này với hạm trưởng và yêu cầu báo cáo về BTL/HQ thì tôi được lệnh “bằng mọi giá phải chiếm”.

Đây là lúc khó khăn nhất mà tôi “đơn thân độc mã” phải quyết định một mình, không liên lạc được với Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Thành Yên để vấn kế. Không có xuồng thì phải lội trên bãi san hô gập ghềnh ngập nước nông sâu chứ đâu phải bãi cát phẳng phiu.

Đảo Ducan hình móng ngựa, có cây cối khá nhiều, nhìn lên đảo tôi thấy có hai dẫy nhà vách cây lợp lá, thấp thoáng có bóng người đi lại sinh hoạt bình thường, dường như họ không biết có Hải Quân và TQLC/VN đang chuẩn bị tấn công họ để chiếm lại đảo.

Khi có lệnh phải chiếm đảo bằng mọi giá mà tàu không vào sát bờ được, tàu cũng không có xuồng đổ bộ, để hạn chế tối đa thiệt hại cho đơn vị mình, tôi đã yêu cầu hạm trưởng yểm trợ hải pháo, tác xạ tối đa lên mục tiêu trước khi TQLC đổ bộ. Nhưng sau khi quan sát tình hình trên đảo tôi thay đổi ý định và yêu cầu HQ chỉ tác xạ lên mục tiêu khi chúng tôi đã nổ súng trước. Sở dĩ tôi thay đổi kế hoạch hỏa lực yểm trợ vì những lý do:
1/ Cờ Trung Cộng rõ ràng trên đảo, nhưng chưa xác định được những người trên đó là quân hay dân hoặc cả hai lẫn lộn nên nếu HQ tác xạ hải pháo lên đảo trước thì chắc chắn có thương vong, chết dân tội nghiệp.
2/ Dường như lực lượng trên đảo không biết sắp bị tấn công nên tôi chưa xin HQ tác xạ lên mục tiêu trước để giữ yếu tố bất ngờ.

3/ Nếu trên đảo là quân TC, có vũ khí, khi HQVN nổ súng coi như báo động cho họ chạy ra tuyến phòng thủ thì khi TQLCVN bì bõm lội nước tiến lên thì chắc chắn sẽ là những tấm bia di chuyển dưới nước để quân địch trên bờ tác xạ, thiệt hại cho TQLC là chắc chắn nhưng chưa chắc đã chiếm được đảo. Đây là những giờ phút quan trọng nhất của các cấp chỉ huy trực tiếp tại mặt trận. Phải thi hành như thế nào giữa cái lệnh thượng cấp và sinh mạng của người lính? Mạng sống của người lính kéo theo mạng sống của gia đình vợ con họ ở hậu phương. Đành rằng nhiệm vụ của người lính là bảo vệ Tổ Quốc nhưng chúng tôi phải giảm tối đa sự hy sinh cho đồng đội.
Tình hình địch trên đảo không rõ ràng, không cung cấp phương tiện đổ bộ nhưng lệnh ra thì phải thi hành, mà tôi là cấp chỉ huy trực tiếp tại mặt trận, sống chết của đồng đội, của thuộc cấp nằm trong tay tôi, phải thi hành như thế nào đây? Do đó tôi yêu cầu HQ sẵn sàng và chỉ trực xạ và bắn tối đa lên mục tiêu khi có súng của địch quân từ trên đảo bắn vào TQLC chúng tôi đang lội nước, đạp lên đá san hô tiến vào bờ.

Chúng tôi đổ bộ xuống, tiến quân rất chậm và khó vì bước trên đá san hô. Khi đến gần bờ thì nước lại sâu nên tiến quân không nhanh được, có nơi chúng tôi phải kéo binh sĩ lên khỏi những vũng sâu.
Vừa tiến quân vừa hồi hộp, nếu lúc này có tiếng súng nổ, dù chỉ một vài cây AK trên đảo bắn ra thì TQLC chịu trận nằm giữa 2 lằn đạn. đạn của địch từ trên dảo bắn ra và hải pháo của quân bạn HQ từ ngoài biển tác xạ vào, thương vong chắc chắn là lớn mà cái giá là chính thân xác của anh em TQLC chúng tôi.

Rất may mắn, phải gọi là may mắn chứ không thể nói là tài ba, lính TQLC không phải là mình đồng da sắt mà bắt xung phong vào lửa đạn, đã không có một tiếng súng nổ khi chúng tôi hô “xung phong” ào ạt tiến lên đảo, bắt được tất cả là 60 “thanh niên” không trang bị vũ khí, rồi đưa ra chiến hạm của Trung úy An bằng xuồng của Trung cộng.

Tôi suy nghĩ đây không phải là thường dân Trung Cộng mà là dân quân, chắc chắn chúng phải có vũ khí, nhưng chúng đã chôn dấu kỹ để khỏi lộ diện là mang quân đi xâm lăng nước láng giềng mà chỉ là giả dạng thường dân đi tha phương “cầu thực” mà thôi, ngoài ra còn có mục đích để dò phản ứng của VNCH và Hoa Kỳ nữa. Vì vào thời điểm này TC còn quá yếu so với HK. Nghĩ vậy, nhưng đó là chuyện của thượng cấp, còn tôi chỉ là cấp đại đội trưởng TQLC đã hoàn tất nhiệm vụ, đã bắt được “dân TC” trên đảo, có nghĩa là đã thi hành nhiệm vụ xong, không tốn một viên đạn, máu TQLC có chảy nhưng do san hô đâm. Chúng tôi để nguyên hai dẫy nhà đã xây cất 5 hay 6 tháng rồi, chúng tôi chỉ tịch thu lá cờ Trung Cộng mà thôi.
Sau đó chiến hạm cũng phát giác quanh đảo Ducan thêm 5 ghe nữa, chúng tôi đuổi theo bắt được và kéo về đảo chính Pattle nơi Đại Đội 3/TĐ.2/TQLC đóng quân, còn hơn 60 “dân TC” thì đem về Đà Nẵng.
Chiều hôm đó Thiếu Tá Lê Như Hùng CHT/TQLC đã dùng máy bay Dakota (C47) bay vòng vòng trên đảo Pattle để khuyến khích khen ngợi tinh thần anh em binh sĩ, vì ở Hoàng Sa không có sân bay.

Một tuần sau, số người bị bắt trên ghe được đưa trở ra đảo Pattle và thả họ cùng trả mấy chiếc ghe lại cho họ. Còn 60 dân (quân) TC bắt được trên đảo Ducan thì một tháng sau trao trả sang Hồng Kông. Và sau đó thì TQLC chỉ đóng quân trên 2 đảo Pattle và Robert mà thôi, không có ai đóng quân trên đảo Ducan nữa.

Tôi xin nhắc lại là vào thời điểm 1959, theo tôi nghĩ thì TC chỉ muốn dò phản ứng của VNCH ra sao mà thôi, vì khi đó TC chưa đủ mạnh để “bắt nạt” các quốc gia trong vùng, và nhất là đối với HK, đồng minh của VNCH, có lực lượng hải quân hùng mạnh trên biển Đông nên TC chưa thể ngang nhiên đem quân xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chưa thể ngang nhiên vẽ cái “lưỡi bò” trên biển Đông như ngày nay.

Thời điểm sau 30/4/75, không còn VNCH, không còn Mỹ mà chỉ còn chư hầu là XHCNVN với 15 tên đầu sỏ trong bộ chính trị của đảng CSVN sẵn sàng làm tay sai, dâng đất liền, dâng biển cả, dâng mồ mả tổ tiên cha ông lên quan thầy TC.
Cái gọi là câu khuôn vàng thước ngọc của CSVN là:
“Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu, các nước anh em giúp đỡ nhiều” Thì nay còn đâu? Con dân Việt bắt tôm cá ở cái “biển bạc” của nước mình thì bị tầu-Tầu giúp đỡ bằng cách đâm cho chìm mà bọn cầm quyền CSVN sợ, không dám nói là tàu-Tầu mà bẩu rằng tầu lạ! Thế mới là chuyện lạ.

Thế còn “rừng vàng” thì sao? Bất chấp sự phản đối của các tầng lớp trí thức công nông dân, bộ chính trị CSVN vẫn ngang nhiên cho TC, “nước anh em giúp đỡ nhiều” bằng cách cho chúng đem nhân công và máy móc vào Tây Nguyên VN khai thác bô-xít mà hậu quả vô cùng tai hại cho các thế hệ mai sau. Ngay trước mắt, rừng Cao Nguyên không còn là lá phổi, đất Tây Nguyên không còn, mà chỉ còn lại là những đồi trọc, bãi bùn lầy chất thải bô-xít thì lấy gì điều hòa khí hậu, lấy gì điều hòa lưu lượng nước mưa? Hạn hán và lũ lụt là hậu quả đương nhiên phải xảy ra, đó đâu phải là thiên tai, mà là nhân tai, tai nạn khôn lường do 15 tên BCT gây ra cho toàn dân VN.
Bất chấp sự kêu than phản đối của người dân, VC ngang nhiên cho TC “thuê” đất rừng biên giới, đầu nguồn để trồng cây “kỹ nghệ” trong thời hạn ban đầu là 50 năm, là 1/2 thế kỷ ! Chuyện gì đang xảy ra và sẽ xẩy ra?

Rừng rậm biên giới, đầu nguồn bị đào xới tận gốc, bóc tận rễ để trồng cây kỹ nghệ, (thuốc phiện, cần sa ma túy, ai mà biết), không còn rừng để giữ nước, điều hòa lưu lượng nước mưa, hậu quả nhãn tiền là hạn hán và lũ lụt trong tích tắc, (như bo-xít Tây Nguyên). Vừa mưa là lụt, lũ cuốn trôi tấ cả tài sản và sinh mạng. Nhưng mưa vừa ngưng là hạn hán, khô sông, khô đồng, toàn dân hả họng kêu “khát”.

Nhãn tiền là thế, còn họa diệt vong thì lởn vởn trước mắt. Thời hạn 50 năm, TC đem dân sang “tạm cư” đất Việt để trồng rừng cây kỹ nghệ, để săn sóc cây kỹ nghệ và lẽ tất nhiên chúng phải “trồng người”. Bản chất quân Tàu đẻ như gà, nhưng để tránh nạn nhân mãn thì dân trong nước của chúng chỉ đẻ phép MỘT con, còn dân “tạm cư trồng rừng” trên đất Việt thì tha hồ đẻ!

Hãy tưởng tượng 50 năm sau, khi đã hết hạn thuê rừng thì cái đám di dân này là bao nhiêu? Như đàn kiến cỏ nói tiếng Tầu, ăn cơm Tầu, reo rắc khắp đó đây những mần sống “ghẻ Tàu” thì những rừng VN sẽ lở loét sẽ là những phố Tàu, huyện Tàu với chữ Tàu! Lúc đó không còn là tàu lạ mà là Tàu cha CSVN!

ĐAU! ĐAU! ĐAU!
Hỡi dân Việt, mau mau đứng dậy.

Mũ Xanh Cổ Tấn Tinh Châu.
quaichao
Posts: 1188
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

BỐ TÔI, NGƯỜI LÍNH VNCH
Tôi có một người cha già, lại tàn tật, cụt một chân. Khi tôi sinh ra đời bố tôi cũng đã gần 50 tuổi. Trong một thời gian dài, bố tôi đóng vai trò của một người mẹ, tuy di chuyển khó khăn, nhưng ông lo lắng cho tôi không còn thiếu một thứ gì. Bạn bè thường gọi là “Ông nội trợ” và khen là đàn ông mà bố tôi có đầy đủ các đức tính của người phụ nữ Á đông “công, dung, ngôn, hạnh”, nuôi con khéo léo không ai bằng.

Hồi còn bé, tôi không hiểu được, vì sao không phải mẹ tôi, mà bố tôi luôn luôn ở nhà chăm sóc cho tôi. Từ từ tôi mới nhận ra, trong đám bạn bè, tôi là người duy nhất luôn luôn có người bố bên cạnh. Thiếu tình mẹ, tuy nhiên, tôi cũng cảm thấy an ủi, mình là người rất may mắn, còn hơn nhiều đứa trẻ thiếu cả tình thương của cha lẫn mẹ.

Sau này tìm hiểu thì tôi biết, bố tôi là một lính VNCH, bị thương trên chiến trường, được mẹ tôi bảo lãnh theo diện đoàn tụ, bà lo cho ông hưởng tiền trợ cấp tàn phế. Lúc tôi được hơn 3 tuổi, bố tôi và mẹ tôi ly dị, bà đã lập gia đình với một người đàn ông khác, nhường tôi lại cho bố tôi nuôi. Trong ký ức trẻ thơ, tôi có hình dung được hình ảnh của mẹ tôi một vài lần, khi bà đến thăm, nhưng rất xa lạ, vì luôn luôn bà đi với một người đàn ông nhìn tôi với ánh mắt lạnh lùng.

Tôi có tí mặc cảm về địa vị bố tôi ngoài xã hội, so với bố của những đứa trẻ khác, tuy nhiên việc chăm sóc tôi thì hoàn hảo, ông chăm lo cho tôi từ việc lớn đến việc nhỏ, không phải đụng tay vào bất cứ thứ gì. Trong suốt thời gian tôi học tiểu học, ông còn thuyết phục ông tài xế xe bus đón tôi đi học ngay tại cửa nhà, thay vì ở trạm xe , cách xa nhà tôi 4 dãy phố. Khi tôi bước vào nhà, lúc nào bố tôi cũng chuẩn bị sẵn thức ăn trưa, nào cá kho, thịt kho, rau xào và có cả canh nữa. Lâu lâu cũng có thức ăn Mỹ, sandwich, hamburger, bơ đậu phộng, và còn thay đổi theo mùa. Giáng Sinh bánh có viền xanh hình cây thông, Valentine có hình trái tim..vv…
Khi tôi lớn hơn một chút, vào năm đầu tiên trung học, tôi lại thích sống độc lập, tôi muốn thoát ra những cử chỉ yêu thương dành cho con nít của bố, vì sợ chúng bạn trêu chọc. Nhưng chẳng bao giờ bố buông tha tôi cả, một đôi khi tôi rất bực mình.

Cấp trung học, tôi không thể về nhà ăn cơm được nữa, phải bắt đầu tập tự lo cho mình. Nhưng bố tôi lại thức dậy sớm hơn thường lệ để chuẩn bị bữa ăn trưa cho tôi. Ông cẩn thận ghi cả tên tôi bên ngoài túi giấy đựng đồ ăn. Lật dưới đít bao giấy, luôn luôn có một vài hình vẽ nhỏ, khi thì căn nhà, khi thì dòng suối, ngọn núi, chim cá và hình trái tim với dòng chữ “I Love You Tammy!” Nào hết đâu, bên trong những chiếc khăn giấy cũng có những dòng chữ triều mến “Bố thương con nhiều”. Ông luôn viết, hay có những câu nói bông đùa như thế để nhắc nhở là ông yêu thương tôi nhiều, và muốn làm cho tôi vui.

Tôi thường lén ăn trưa một mình để không ai thấy được cái túi giấy và khăn ăn. Nhưng cũng chẳng giấu được lâu. Một hôm, một đứa bạn tình cờ thấy khăn ăn của tôi, nó chộp lấy la lên và chuyền đi khắp căn phòng cho mọi người xem. Mặt tôi nóng bừng, bối rối, mắc cỡ muốn chui đầu xuống đất.

Bữa hôm đó tôi về, đã làm mặt giận với bố tôi và “cấm” ông ấy không được viết, vẽ “bậy bạ” trên khăn giấy nữa, để bạn bè không coi tôi như đứa con nít lúc nào cũng cần người lớn chăm sóc. Lần đầu tiên tôi thấy bố tôi buồn, lặng lẽ vào phòng đóng cửa.

Ngày hôm sau, tôi vô cùng ngạc nhiên vì tất cả bạn bè bu chung quanh tôi, chờ để được xem chiếc khăn ăn, nhưng lần này thì trống trơn, không có dòng chữ hay hình vẽ gì cả. Nhìn mặt bọn chúng thất vọng, hụt hẫng, tôi mới hiểu ra, tất cả chúng nó đều mong ước có một ai đó biểu lộ tình thương yêu ngọt ngào giống vậy đối với chúng. Lúc đó lòng tôi len lén cảm thấy vui vui, dâng lên niềm tự hào về bố. Tôi vội về làm lành với bố, và những giòng chữ, những hình vẽ yêu thương lại tiếp tục.

Những năm còn lại trong trường trung học, tôi vẫn đều đều có những chiếc khăn đặc biệt ấy. Và từ đó, tôi giữ lại, chứa trong một cái hộp riêng, giấu kín.
Chưa hết, khi vào đại học, tôi phải rời xa bố, tôi nghĩ thông điệp xưa kia của bố sẽ phải chấm dứt. Nhưng tôi và bạn bè rất vui sướng vì những cử chỉ biểu lộ tình cảm của bố tôi vẫn tiếp tục qua hình thức khác.
Ở cấp đại học, dĩ nhiên không còn thấy bố tôi đứng chờ khi tan học, vì thế, tôi hay gọi điện thoại cho ông, chi phí điện thoại khá cao, nhưng không sao, tôi chỉ muốn nghe được giọng nói của ông mà thôi.
Suốt năm học đầu tiên, chúng tôi quen lối nói chuyện như thế và sau đó kéo dài một năm. Thường thì sau khi tôi nói lời tạm biệt, câu cuối cùng không bao giờ thiếu.

“Này Tammy”
Tôi thường trả lời “Dạ, gì thế bố?”
“Bố thương con nhiều.”
“Con cũng thế. I Love You!”
Hình như bố tôi nhận ra chi phí mắc mỏ cho những cuộc điện đàm, từ đó, tôi bắt đầu nhận thư mỗi thứ sáu. Ban thường trực phát thư của trường đều biết ai là người thường gửi lá thư này, mặc dù địa chỉ hồi âm luôn luôn ghi là KBC 1678. (Sau này tôi khám phá ra, KBC viết tắc là Khu Bưu Chính, địa chỉ trong quân đội ngày trước nơi bố tôi phục vụ. Còn số 1678 dễ quá, là số nhà tôi hiện tại.)

Nhiều lúc bên ngoài bì thư, địa chỉ được viết bằng bút chì và tiếp theo đó là những lá thư có hình con mèo và con chó của gia đình tôi, có vẽ những hình tháp nhiều từng, hình cây cầu nhiều nhịp in trên sóng nước. Hè năm đó, bố tôi và tôi du lịch về Việt Nam, lúc đó tôi mới biết là Chùa Một Cột, Chùa Thiên Mụ, Cầu Tràng Tiền v.v…

Sau chuyến du lịch ấy, tôi tìm hiểu về Việt nam nhiều hơn, nhất là cuộc chiến tranh trước 75, tôi bắt đầu thấy thương bố nhiều, ông là người lính bại trận, nhưng quân lực ấy đã chiến đấu dũng cảm cho tự do, cho hạnh phúc của người dân miền Nam trong suốt 20 năm. Nếu không bị đồng minh bán đứng, cuộc chiến chưa chắc ai thắng ai.

Thư đến và được phát mỗi ngày sau buổi ăn trưa. Tôi thường đi nhận thư và mang theo mỗi khi đi uống cà phê. Tôi nhận thấy chẳng cần phải giấu giếm làm gì nữa, bởi bạn cùng phòng tôi là những đứa bạn hồi còn trung học, chúng nó biết rất rõ về những chiếc bao giấy, khăn ăn. Và rồi trở thành như một tập tục, tôi đọc thư, còn bì thư và hình vẽ thì được chuyển khắp bạn bè, thư từ bố tôi thành niềm vui của cả phòng.

Trong năm cuối cùng đại học, bố tôi bị căn bịnh ung thư hành hạ. Mỗi khi tôi không nhận được thư vào ngày thứ sáu, tôi biết ông ốm nặng, không thể viết được. Ông thường thức dậy lúc 4 giờ sáng để có thể ngồi trong nhà yên tĩnh nắn nót viết những lá thư. Nếu không kịp cho đợt phát thư vào thứ sáu, thì chỉ sau đó, một hai ngày, thế nào rồi thư cũng đến. Bạn bè tôi bình bầu ông là “Người cha thương con nhất trên thế giới này!”

Ngày lễ cha, Father’s Day, chúng nó gởi một tấm thiệp phong tặng ông danh hiệu đó và tất cả đều ký tên trên tấm thiệp. Tôi tin rằng ông đã dạy cho tất cả chúng tôi về tình phụ tử, bạn bè tôi bắt đầu nhận những tấm khăn ăn giống như tôi từ gia đình chúng nó, với những lời để lại ấn tượng mà sẽ thôi thúc họ hãy biểu hiện tình thương của họ với con cái sau này.
Suốt thời gian đại học, những lá thư và những cú điện thoại như một chu kỳ đều đặn.

Ngày ra trường, tôi quyết định chọn công việc làm gần nhà, để được ở cạnh bố tôi, vì căn bệnh bố càng ngày càng nặng. Thời gian được ở gần bố không còn bao nhiêu lâu nữa.
Đó là những giây phút khó khăn, đau khổ nhất cuộc đời tôi phải trải qua.
Tôi ở bên cạnh bố tôi một vài ngày trong bệnh viện trước khi ông mất. Vài giờ trước khi hấp hối, ông nắm tay tôi bảo “Bố nhờ con một điều, con về nhà lấy cho bố cái hộp gỗ mà bố để trên đầu tủ, đây là hộp chứa đựng những kỷ niệm đời lính mà bố yêu thương nhất. Bố muốn nhìn nó lại một lần.”

Tôi lái xe về nhà, và cũng tìm ra ngay chiếc hộp phủ đầy bụi thời gian. Có gì bên trong? Tôi tò mò mở nắp hộp. Mắt tôi bắt đầu cay cay nhòa lệ, khi nhìn thấy những tấm hình của bố tôi còn trẻ, trong những bộ quân phục thật oai phong. Có những tấm cầm súng đằng sau chiến trường còn bốc mùi lửa khói. Lật ra đàng sau, những ngày tháng cũ, 68, 70, 71, 72… với những địa danh xa lạ: An Lộc, Bình Long, Đồng Xoài, Khe Sanh… Dưới đáy hộp là căn cước quân nhân, giấy giải ngũ và những tấm huy chương, bộ lon gắn trên cổ áo khi ông mặc những bộ quân phục.

Bây giờ thì tôi mới hiểu hết, không còn mặc cảm hình ảnh có ông bố tàn tật chỉ biết lo việc “nội trợ”, ngược lại là đàng khác, Bố tôi đã một thời là một người lính chiến oai hùng, đổ máu hy sinh một phần thân thể mình cho một cuộc chiến đầy chính nghĩa, bảo vệ quê hương.

Rõ ràng bố tôi chăm sóc tôi, vui vẻ làm những việc của người phụ nữ bao nhiêu năm nay, chỉ vì tình thương con mà thôi. Ông thật là người cha tuyệt vời
Tôi ôm cái hộp, chạy gấp lại bệnh viện, định nói lời xin lỗi với người cha thân yêu của mình, nhưng đã trễ! Người y tá trực cho biết, bố tôi vừa trút hơi thở cuối cùng. Rồi người y tá trao cho tôi chiếc khăn giấy nhà thương, với giòng chữ cuối cùng run rẩy của một người cha dành cho con “Tammy, ba thương con nhiều! Vĩnh biệt!”

Nước mắt tôi trào ra như suối, cầm tấm khăn giấy trong tay áp vào ngực, tấm khăn giấy cuối cùng, mà cả cuộc đời mãi mãi không còn nhận được nữa.
Lúc liệm xác, tôi bỏ theo chiếc hộp kỷ niệm đời lính vào hòm cho bố, còn những chiếc khăn giấy tôi sẽ giữ mãi bên cạnh cả cuộc đời tôi.
Bây giờ thì những chiếc khăn giấy đã đổi màu vàng khè, nhưng tình tôi dành cho người bố càng ngày càng thấm thiết, bất diệt, muôn đời không thay đổi.
Happy Father’s Day
Mừng Ngày Của Bố
Mừng ngày Quân Lực 19/6/2011

Hải Lê
thienthanh
Posts: 3391
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

VNCH, biết mới tiếc…
LTS: Sau khi Đàn Chim Việt đăng tải bài viết của tác giả Tiên Sa mang tựa đề “Hãy để cho Việt Nam Cộng Hòa lùi vào dĩ vãng một cách tự nhiên” – tạo ra những tranh luận sôi nổi trên không gian mạng – một độc giả đã gửi cho ĐCV bài viết của ký giả Đào Nương thuộc tuần báo Saigon Nhỏ phản biện lại tác giả Tiên Sa. Khác biệt tư duy là điều tự nhiên và cần thiết của xã hội con người, nhưng cùng tìm giải pháp đồng thuận có thể còn quan trọng hơn nữa, thay vì đưa đến chia rẽ vì sự khác biệt. Trên tinh thần đó, chúng tôi hân hạnh giới thiệu bài viết của ký giả Đào Nương và mời bạn đọc theo dõi.



Sau 36 năm Miền Nam rơi vào tay cộng sản, ngày nay không chỉ những người sinh sống tại Miền Nam Việt Nam trước đây, không công nhận lá cờ đỏ sao vàng của đảng cộng sản Việt Nam mà ngay cả những người trong nước cũng không tôn trọng lá cờ này mặc dù đó là lá cờ đang tung bay khắp lãnh thổ Việt Nam ngày nay. Người Việt hải ngoại tôn trọng lá cờ vàng ba sọc đỏ, không chỉ thuần túy vì đó là lá cờ của Việt Nam Cộng Hoa, của chính phủ Miền Nam Việt Nam mà vì đó là một biểu tượng cho một quốc gia mà đáng lẽ dân tộc Việt Nam phải có, một chính phủ tự do dân chủ, một nền kinh tế thịnh vượng, một xã hội công bằng bác ái mà lá cờ đỏ và cái chính phủ Việt gian cộng sản ngày nay tại Hà Nội sau 36 năm làm chủ đất nước đã chứng minh những điều ngược lại.

Dĩ nhiên, lá cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ mà những người sinh sống tại Miền Bắc không quen mắt, không chấp nhận dù họ có thù ghét chế độ cộng sản mà họ đang sinh sống đến tận xương tủy. Người ta không thể chấp nhận một biểu tượng mà người ta không biết, không hiểu, không có những kỷ niệm đẹp, không hy sinh xương máu để bảo vệ nó. Nhất là khi chỉ một sớm, một chiều, những người Việt Nam không chấp nhận Cộng Sản đã mang theo lá cờ vàng trên đường lưu vong, dù phải trải qua những nơi địa ngục trần gian là những nhà tù của cộng sản, và đã phải để lại sau lưng quê hương yêu dấu, mảnh vườn nhỏ, mái nhà ấm cúng, con sông hiền hoà, sau khi đã được chứng kiến chủ nghĩa xã hội cộng sản tiêu biểu cho văn hoá, đạo đức, luân lý Việt Nam phân hoá dần dần trước mắt. Việt Nam Cộng Hoà mặc dù là một xã hội chưa hoàn bị nhưng đã hình thành được mọi cơ cấu của một xã hội văn minh, công bình và dân chủ. Người Việt sống tại Miền Bắc đói khổ, đã phải hy sinh mọi thứ cho nhu cầu chiến tranh theo sự tuyên truyền của cộng sản nên có thể nói hầu hết đều không biết gì về Việt Nam Cộng Hoà.

Việt Nam Cộng Hòa không phải là Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ… mà là xã hội Miền Nam Việt Nam xây dựng trên căn bản giáo dục. Đó là những cô bé, cậu bé đến trường mỗi buổi sáng, mặc đồng phục với nét mặt tinh anh trong sáng của tuổi thơ. Đó là những cô nữ sinh áo trắng dễ thương và ngoan ngoãn, thuần hậu trong gia đình. Đó là những thầy, cô giáo sống và hãnh diện với thiên chức của một bậc thầy và được mọi người trong xã hội kính trọng. Trước 1975 Việt Nam Cộng Hoà đã đào tạo nhiều chuyên viên với tiêu chuẩn quốc tế, văn bằng của VNCH được chính phủ Hoa Kỳ, Pháp và nhiều quốc gia khác công nhận tương đương hoặc gần tương đương. Nghề thầy do đó không phải là một thứ… “chuột chạy cùng đường mới vào sư phạm” như ngày nay. Nhưng trong ký ức của tuổi trẻ miền Nam Việt Nam thì Việt Nam Cộng Hoà là những con đường ngợp bóng lá me, các nam sinh đi theo nữ sinh mỗi khi tan học nhưng không dám có một cử chỉ sàm sỡ, một lời nói vô lễ. Phải nhắc đến điều này vì những kỷ niệm đẹp của thời thiếu niên thường ghi sâu trong ký ức người ta suốt đời:
Lời ru nào níu được
Lúc những cánh me xanh
Bay mềm con lộ nhớ
Em sau khung cửa đạn soi
Sách ngăn tầm mắt đời ngoài lộ cao
Khi không lòng bỗng dạt dào
Sông tôi cạn nước nguồn nào bỗng đi
(Bài cho người trong vườn dược thảo, thơ Du Tử Lê)

Cuộc chiến càng thảm khốc thì lại có biết bao thanh niên theo tiếng gọi của núi sông lên đường nhập ngũ để bảo vệ một hậu phương bình yên trong đó có cha, có mẹ, có anh, có em, có cái gia đình nhỏ bé của mình. Đó là lý tưởng. Đó là những chàng trai anh hùng của thế hệ. Hàng trăm ngàn bài hát, bài thơ đã được viết ra trong giai đoạn này và cho đến nay vẫn còn là nguồn cảm hứng bất tận cho toàn nước Việt Nam thống nhất. Nó chính là “nhạc vàng” của văn hoá Việt:

Anh rót cho khéo nhé
Kẻo trúng nhằm nhà tôi
Nhà tôi ở cuối thôn Đoài
Có giàn thiên lý có người tôi thương.
(thơ Yên Thao)

Hay
Năm năm rồi đi biệt
Đường xưa chưa lối về
Thương người em năm cũ
Thương goá phụ bên song
(thơ Phạm Văn Bình)

Hình ảnh của những tân sinh viên sĩ quan trong quân phục đại lễ ngày tốt nghiệp ở Đà Lạt, ở Nha Trang, ở Thủ Đức là những hình ảnh tinh anh của dân tộc Việt, không phải là hình ảnh của “nợ máu với nhân dân” sau ngày 1975 đâu. Họ đã chọn binh nghiệp để bảo vệ từng tấc đất của quê hương đang bị dày xéo vì bom đạn gây ra bởi bọn lãnh tụ cộng sản vô thần. Bây giờ sau 36 năm nhìn lại, nhìn thế hệ thanh niên tan rã mệt mỏi, tương lai không lối thoát của Việt Nam thời cộng sản mà thương cho họ không biết là bao nhiêu. Thương tuổi thơ của những người không lý tưởng, chỉ nắm “cái đuôi của đảng cộng sản Việt Nam” mà nhìn ra thế giới bên ngoài và trở thành một thế hệ “vô cảm” đến rợn người. Đời sống chỉ còn là sự tranh đua để đạt được điạ vị trong đảng vì quyền đi với tiền. Bằng được mua bằng tiền chứ không cần học để có kiến thức. Trong một quốc gia nghèo đói vào hàng nhất thế giới nhưng có hàng nửa triệu “tiến sĩ ma” làm trò cười cho thế giới.

Xã hội Việt Nam Cộng Hoà trước 1975 không phải là hoàn toàn trong sạch, không có bóng dáng của tham nhũng nhưng tham nhũng không phải là một chính sách để cai trị nước như đảng cộng sản Việt Nam ngày nay. Người dân Miền Nam sống hiền hoà trong tôn ti trật tự, trong đời sống hàng ngày, họ không phải đối đầu với cảnh sát, công an. Không phải bất cứ khi nào có việc liên hệ với chính quyền thì phải trả tiền cho công an từ xã, huyện, tỉnh đến trung ương. Khi vào bệnh viện, không có việc đút lót tiền thì mới có được giường nằm. Trẻ con học giỏi thì được xếp hạng cao, được cho đi du học dù là con nhà nghèo. Sĩ quan đánh trận oai hùng, gan dạ thì được thăng thưởng. Nhà cháy thì được cứu hỏa chữa cháy chứ không phải trả tiền mới được chữa cháy.
Về chính trị, Việt Nam Cộng Hoà là một nước dân chủ tự do thực sự mặc dù cũng có những khuyết điểm. Trước 1975 tại Miền Nam Việt Nam, chính phủ công nhận đối lập, cho biểu tình chống đối tự do nên từ những năm 1965 đã có nhiều cuộc biểu tình chống Mỹ, chống Thiệu Kỳ, chống tham nhũng thoải mái của sinh viên học sinh, của nhân dân. Có những ông giáo sư đại học nhận mình là thành phần thứ ba, theo chủ thuyết xã hội chứ không phải là chủ thuyết Mác Lê công khai ra báo, viết sách, viết luận án đại học lên án chính phủ, lên án chiến tranh, nhưng lại ve vãn cộng sản vì lý luận ấu trĩ rằng chính phủ Miền Nam bị Mỹ giựt dây, muốn chấm dứt chiến tranh thì phải nói chuyện với Hà Nội. Kinh tế thương mại tự do không bị chính phủ kiềm chế, về an ninh xã hội người dân được luật pháp bảo vệ, cảnh sát công an ức hiếp nhân dân bị truy tố ra trước pháp luật ngay.
Xã hội Miền Nam tự do tạo môi trường để tinh anh phát tiết trên mọi phương diện. Ngày nay, sau 36 năm nhìn lại, đảng cộng sản Việt Nam vẫn không biết rằng khi giam hãm, đầy đọa hàng triệu người sống ở Miền Nam có liên hệ với chính quyền đem nhốt vào ngục tù, họ đã hủy diệt đi hầu hết những nhân tài về mọi mặt của đất nước, những trí thức khoa bảng mà có thể vài trăm năm sau, Việt Nam chưa thể có lại. Miền Nam Việt Nam không chỉ “sản xuất” có hai “thiên tài” là Trịnh Công Sơn và Bùi Giáng đâu. Nhưng Việt cộng chỉ “chấp nhận’ có hai người này vì một anh thì trốn lính, sống hèn mọn trong sự che chở bao dung của chính phủ Miền Nam tôn trọng nghệ sĩ, còn người kia thì mang bệnh tâm thần. Cứ đếm lại số sách đã được xuất bản tại Miền Nam trong 20 năm từ 1954 đến 1975, từ khoa học đến chính trị, từ truyện ngắn, truyện dài, thơ văn đến âm nhạc rồi so sánh với 60 năm cộng sản CAI TRỊ Việt Nam thì sẽ hiểu.

Do đó, so với xã hội Việt Nam dưới thời Việt gian cộng sản thì xã hội Việt Nam Cộng Hoà là thiên đường, là con đường mà Việt Nam cần nhiều thập niên mới “back to the future” được. Những người Việt Nam sống tại Miền Nam trước 1975, biết rõ điều này. Lá cờ vàng và danh hiệu Việt Nam Cộng Hoà vì sao vẫn được họ sùng kính dù Việt Nam Cộng Hoà đã mất đi phần đất cuối cùng đã 36 năm.


***
Vì không được sống, không được trưởng thành, không được hoạt động chính trị, văn hoá hay sống đời quân ngũ của xã hội Miền Nam nên không có gì ngạc nhiên khi những người trí thức Cộng Sản thù ghét bọn cầm quyền cộng sản vì đã hất cẳng họ, đã đẩy họ ra khỏi nước, rồi vì hậm hực nên suốt ngày ngồi viết những điều phản đối bọn cầm quyền cộng sản nhưng vẫn vinh danh bác Hồ và “kẻ cả” xem cộng đồng Người Việt hải ngoại là những kẻ bại trận, lá cờ vàng là vô nghĩa nên không muốn đoàn kết để lật đổ chế độ độc tài cộng sản mà họ là một thành phần cốt cán trước đây. Sống nơi xứ sở tự do này, chúng ta nên tôn trọng họ. Thái độ không muốn đứng chung trong hàng ngũ với Người Việt quốc gia cũng là một điều dễ hiểu: bối cảnh lịch sử do đảng cộng sản Việt Nam từ 60 năm qua đã chia dân tộc và đất nước Việt Nam ra thành nhiều khối: trí thức, công nhân, cộng sản, quốc gia, vv…vv… Điều khó hiểu là những người cán bộ đảng trung kiên bị thất sủng như ông Nguyễn Minh Cần, ông Bùi Tín, ông Vũ Thư Hiên thường viết bài dạy Người Việt quốc gia, những công dân của Việt Nam Cộng Hoà chống cộng trong khi họ nhìn thấy trước mắt, cái đảng tạo ra họ, cho họ một vị thế, một tên tuổi, chính cái đảng đó đang làm tan rã đất nước và con người Việt Nam. Cái đảng bất nhân đó đang chia 85 triệu Người Việt ra làm hai khối: đại đa số quần chúng bình dân, không có phương tiện về an sinh xã hội, không có giáo dục, sống đời nô lệ phục vụ cho một thiểu số cán bộ tham ô mà ngôn ngữ Việt cộng gọi là “quan tham”. Cái đảng bất nhân đó đang đưa đất nước đến cái họa diệt vong trong tay Tàu Cộng.

Sau 1975, Người Việt Quốc Gia, những công dân của Việt Nam Cộng Hoà vì thất thế nên chúng gọi là “ngụy”,đày ải quân dân cán chính trong rừng già để chết dần chết mòn, gia đình ly tán, con cái thất học, nên bằng mọi cách Người Việt Quốc Gia phải ra đi và bằng ý chí cương cường quật khởi cuả dân tộc Việt Nam, khối Người Việt Tự Do, những công dân cuả Việt Nam Cộng Hoà đã chọn thế giới làm lãnh thổ, phát triển tài lực và trí tuệ, ngăn chận được sự tuyên truyền và bành trướng của bọn Việt gian cộng sản khắp nơi. Có mà nằm mơ, người ta cũng không thể nghĩ rằng những công dân Việt Nam Cộng Hòa trong điều kiện sinh sống dù lưu vong, dù trong lao tù cộng sản đã giữ vững được ý chí chống cộng đến thế. Thế hệ thứ hai của cộng đồng Người Việt tị nạn cộng sản, của những công dân của Việt Nam Cộng Hòa vẫn giữ được nguyên vẹn đạo đức và luân lý của Việt Nam. Trong mọi gia đình, những đứa trẻ không nói rành tiếng Việt hay nói tiếng Việt với giọng ngọng nghịu của người bản xứ nhưng đều là những đưá trẻ ngoan ngoãn vì chúng biết rằng cha mẹ chúng phải lưu vong, phải hy sinh nhiều để chúng được lớn lên ở một đất nước tự do, có cơ hội để phát triển trí tuệ, những điều chúng sẽ không có được nếu sống dưới một chế độ cộng sản, như Việt Nam cộng sản ngày nay, như Cuba, như Bắc Hàn, hay ngay cả Trung cộng…

Nhưng những người như ông Nguyễn Minh Cần, ông Bùi Tín đâu phải là ngụy. Các ông này là những “trí thức cộng sản” lớn lên trong lòng chế độ. Đáng lẽ các ông đừng hèn, hãy ở lại Việt Nam, hãy kêu gọi nổi dậy, hãy dẫn dắt toàn dân chống lại cái đảng cướp đã tạo ra các ông, hãy cho toàn dân biết ‘chúng” đã đi sai… đường cách mạng. “Con đường Bác đi” cuả các ông không lẽ lại là con đường… bi đát, đưa hàng trăm ngàn gái Việt ra hải ngoại lấy chồng Đại Hàn, Đài Loan, làm mãi dâm mới có cơm ăn? “Con đường Bác đi” không lẽ lại là con đường dâng nước Việt cho Tàu? Các ông hãy can đảm đứng dưới ngọn cờ do các ông lựa chọn miễn là các ông bảo vệ được dân, được đất nước khỏi rơi vào tay giặc là được. Hãy hành động như các chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã làm trước khi bị tước súng vì một thế cờ chính trị thế giới: họ đã đứng lên, đã anh dũng hy sinh, đã chống lại áp bức của chính quyền để bảo vệ dân, bảo vệ từng tấc đất Miền Nam để rồi đảng các ông đã lừa gạt dân Miền Bắc, đưa họ vào Nam, đem sinh mạng làm bia đỡ đạn để “giải phóng” một Miền Nam trù phú, một xã hội tôn ti trật tự, đạo đức văn hoá, luân lý cần được bảo tồn.

Mới đây có một bài viết của một người thuộïc thế hệ trẻ có tựa đề “Hãy để cho Việt Nam Cộng Hòa lùi vào dĩ vãng một cách tự nhiên” do diễn đàn danchimviẹt.info (BBT: Trong bài, tác giả viết .com) phổ biến với lời toà soạn như sau:

(Trích)
LTS: Trong công cuộc đấu tranh dân chủ hóa VN hôm nay, tìm hiểu tư duy của lớp người trẻ không tham dự vào cuộc chiến quốc-cộng trước kia – mà sẽ là chủ lực cách mạng nay mai – là một điều cần thiết. ĐCV chọn đăng bài viết của tác giả Tiên Sa trên mạng xã hội facebook cũng nằm trong tinh thần đó. Mời bạn đọc cùng suy tư và chia sẻ. (hết trích)

Nội dung bài viết của người bạn trẻ này cũng như nội dung bài viết của ông cán bộ già thất sủng Nguyễn Minh Cần giống nhau ở chỗ: cuộc cách mạng lật đổ bạo quyền cộng sản chưa xảy ra nhưng họ đã sợ lá cờ vàng và chế độ Việt Nam cộng hoà được tái lập ở Việt Nam… sau 36 năm bỏ chạy. Đào Nương tôi không tin đây là bài viết của một người viết trẻ ở hải ngoại. Thật ra, tháng 4, 1975, Người Việt Miền Nam đã quá mệt mỏi với một cuộc chiến không lối thoát giữa hai ý thức hệ tự do và cộng sản. Cái thành trì bảo vệ thế giới tự do đã không còn đứng vững sau khi tổng thống Hoa Kỳ Nixon qua gặp Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai. Giữa một bên chiến đấu với viện trợ có điều kiện và một bên được viện trợ vô điều kiện (?) của khối cộng sản, sự chiến thắng khó lòng ở về phía VNCH.
Khi buông súng năm 1975, Người Việt Miền Nam đã muốn “Hãy để cho Việt Nam Cộng Hòa lùi vào dĩ vãng một cách tự nhiên” để hai miền cùng nhau xây nước và dựng nước chứ. Nhưng việc gì đã xãy ra sau đó, chắc Ban Biên Tập của Đàn Chim Việt, nơi phát tán những bài viết của ông Nguyễn Minh Cần và “người bạn trẻ” Tiên Sa chắc đã biết rõ hơn ai hết: hàng triệu quân dân cán chính Miền Nam bị đầy vào lò “cải tạo”, gia đình họ bị đẩy đi vùng kinh tế mới, cướp nhà, cướp của, con cái họ không được đến trường. Cho đến ngày nay, những người sinh sống tại Miền Nam vẫn còn là những công dân hạng hai trên đất nước mình.
Vì nghĩ rằng “Hãy để cho Việt Nam Cộng Hòa lùi vào dĩ vãng một cách tự nhiên” nên hàng triệu người Miền Nam đã buông súng, xếp hàng đi tù cải tạo vì nghĩ rằng một giai đoạn chiến tranh tương tàn đã đi qua, đi trình diện một tháng rồi về sống đời công dân của một quốc gia độc lập và thống nhất. Chuyện gì đã xảy ra cho họ, cho những người sinh sống tại Miền Nam sau 1975?

Không lẽ ngày nay, trong công cuộc cứu nước, khi không còn ở vị thế cầm quyền thì những công dân của Việt Nam Cộng Hoà không thể là một tiếng nói đối lập với cái chính quyền vô nhân đang cai trị đất nước Việt Nam hay sao? Chúng ta sẽ đấu tranh để những người dân của đất nước Việt Nam dân chủ và tự do có quyền lựa chọn cho họ một đảng phái cầm quyền, họ sẽ biểu quyết về một lá cờ tượng trưng cho đất nước. Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay có 3 triệu đảng viên hầu hết là bọn thất học, tham ô. Cứ nhìn vào xã hội Việt Nam ngày nay thì thấy rõ. Cộng đồng Người Việt tị nạn cộng sản ở nước ngoài có 3 triệu người nhưng đồng thời họ cũng là công dân của những quốc gia tự do và dân chủ. Việc họ phải sống lưu vong ở hải ngoại không phải là một việc trốn chạy hèn nhát mà là hậu quả tất nhiên cuả một cuộc chiến tương tàn có kẻ thua, người thắng. Khi họ tập hợp để nói lên tiếng nói của Người Việt không chấp nhận chế độ cộng sản, một tiếng nói đối lập là một việc làm cần thiết khi Người Việt không thể làm được điều này ở quê hương. Tiếng nói đối lập này và lá cờ vàng trong giai đoạn này chắc hẳn là cần thiết cho công cuộc đấu tranh hơn là tiếng nói “lèm bèm” của những ông đảng viên thất sủng “chạy trốn” ra nước ngoài chứ?
Hy vọng bài viết này sẽ giải thích được phần nào tại sao Người Việt không cộng sản không thể “Để cho Việt Nam Cộng Hòa lùi vào dĩ vãng một cách tự nhiên” được. Vì đó là tương lai của đất nước Việt Nam. Đừng bàn cãi trên những trang giấy hay trên những trang mạng điện tử. Thực tế chứng minh cho hành động. Trong 60 năm, đảng cộng sản Việt Nam đã tàn phá đất nước và con người Việt Nam đến tận cùng đáy vực, khi các ông “trí thức cộng sản” đủ hết hèn để la làng (nhưng cũng phải núp đàng sau cái xác còn thở của “đại tướng”) về cái hoạ mất nước mà cũng chỉ như tiếng rên trong lăng Ba Đình cuả cái xác thối rữa chưa chôn thì chúng ta có cần bàn cãi thêm về cờ vàng hay cờ đỏ không? Ngược lại, chỉ trong 36 năm, cộng đồng Người Việt tị nạn cộng sản đã “bành trướng” điạ bàn hoạt động khắp năm châu, những khu phố Việt Nam sầm uất, vững mạnh hơn các ChinaTown của người Tàu, mỗi năm cộng đồng Người Việt gửi về nuôi thân nhân hàng chục tỹ đô la. “Chạy trốn, thua trận” mà làm nên … nghiệp lớn như vậy trong khi bọn cộng sản Việt Nam thì co cụm lại trong các toà sứ quán, ra đường thì mắt la, mày lét sợ người dân bắt gặp. Lãnh tụ ngoại giao như tên Nguyễn Xuân Việt ở Jordanie thì hành xử như bọn đầu gấu, du đãng khiến thế giới phải bàng hoàng và người nữ công nhân 20 tuổi bị xúc phạm đã được Hoa Kỳ cho nhập cảnh vì lý do chính trị thì đủ hiểu.

Dĩ nhiên, ở đâu, xã hội nào thì cũng gồm đủ con gà, con công, con phụng… đừng nhìn vào đàn gà của cộng đồng Việt Nam hải ngoại rồi kết luận tất cả chỉ là một đàn gà mà lầm to. Nhưng có một điều có thể coi như là chân lý “không thay đổi” dù bên này hay bên kia bờ Thái Bình Dương: đảng viên cộng sản thì anh nào cũng hèn, cứ phải dựa vào nhau để sống còn, để được làm “quan tham” bóc lột dân lành. Chúng đoàn kết theo đúng tôn chỉ “tranh đấu đến cùng với kẻ thù, chỉ hoà giải với nội bộ”. Trong khi nếu vì tương lai dân tộc thì phải tìm cách liên kết mọi người với nhau chứ. Ra đến hải ngoại vẫn còn sợ lá cờ vàng nhưng tiền bạc của cờ vàng thì đưa lên mặt mà hít hà. Khinh bọn “thất trận, giặc ngụy” bỏ chạy, nhưng lại sợ chúng nó trở thành một thế chính trị đối lập trở về nhưng vẫn ra chính sách ve vãn Việt kiều. Chơi với cái đầu “ngụy” thì không dám chơi chỉ muốn chơi với các “khúc ruột thừa” của họ?

Việt Nam Cộng Hoà phải sống mãi trong lòng người Việt không cộng sản là vì thế! Vì không muốn nhận sự nhục nhã là công dân của một nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, muốn bảo vệ ngư dân cũng phải xin phép “thằng” Tàu cộng!

Chúng ta hãy hành động. Tự cứu mình và cứu những người khác nữa. Vì tương lai, xin tất cả hãy tìm cách liên kết với nhau trong tình dân tộc.

Đào Nương
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

LÁ CỜ CHÍNH NGHĨA


Tự do như muối
hạnh phúc như đường
khi còn đang ăn đủ miếng ngọt miếng ngon
khó thấy được giá trị của hạt đường hạt muối

tôi sống ở miền nam
nhìn dòng đời trôi nổi
nở lại tàn
bao nhiêu mùa hoa
hai nền Cộng Hòa
một cuộc chiến tranh dài đẫm máu
tôi đã dốc lòng chiến đấu
bảo vệ tự do
dưới lá cờ
nền vàng ba sọc đỏ

tiếc thay trong đội ngũ
chúng tôi có ít những Ngô Quang Trưởng , Nguyễn Khoa Nam
mà lại khá nhiều Nguyễn Vĩnh Nghi, Nguyễn Văn Toàn
nên lính mất niềm tin
dân chán nản
những kẻ có lòng
lắc đầu ngao ngán
rồi nước Mỹ đồng minh, xưa là bạn
nay trở mặt lọc lừa
quên lời hứa năm xưa
bỏ mặc “ tiền đồn của thế giới tự do “
thất thủ

kẻ thù đưa tôi lưu đày biệt xứ
rồi khua chiêng gióng trống ăn mừng
đám trí thức, sinh viên, học sinh
xưa trốn vô bưng
mơ một thiên đường trên trái đất
nay ngồi trên khán đài nghếch mặt
“ Thiên đường đang ở trong tầm tay “
Má Hai
xưa đào hầm nuôi cán bộ
nay hớn hở
“ Tụi nó dzià mình chắc có tương lai “
bà Tám con chết trận Đồng Xoài
hãnh diện lãnh bằng gia đình liệt sĩ
những nhà văn, nhà thơ, xưa chống “ cuộc chiến tranh phi lý “
(đâm sau lưng người lính Cộng Hòa )
nay chìa bút ra
xin viết bài ngợi ca chế độ mới
đám thanh niên xưa trốn chui trốn nhủi
ở hậu phương
xanh mặt khi nghe nhắc tới chiến trường
nay tự nhận đã yêu thầm cách mạng
những người dân bình thường
xưa gặp lính khi ghét khi thương
lúc buồn ngồi chửi đổng
“ Tao chửi cả thằng Tổng Thống
xá gì lính tráng tụi bay “
nay cũng ngập ngừng vỗ tay
nhưng mắt nhìn quanh lấm lét
họ chưa có câu trả lời dứt khoát
muốn đợi một thời gian

sau vài năm
cuộc hôn nhân qua tuần trăng mật
đã đầy nước mắt
và những tiếng nấc nghẹn ngào
đám trí thức vô bưng năm nào
tức giận thấy mình bị bội phản
buông lời phản kháng
kẻ vô khám Chí Hòa
người bị quản thúc tại gia
đưổi gà cho vợ
thiên đường ước mơ sụp đổ

má Hai
đã quen dần với bo bo, với sắn với khoai
như người dân miền Bắc
những cán bộ xưa má nuôi trong hầm bí mật
đã ra lệnh bắt má mấy lần
má không đủ ăn
lấy đâu đóng thuế

bà Tám ôm tấm bằng Gia Đình Liệt Sĩ
bụng đói meo
làng trên xóm dưới ai cũng nghèo
tình người hiếm hơn hồi đó
bà ra mộ con ngồi ngổ cỏ
khóc thầm

những văn nhân
một thời phản chiến
“ ngộ biến tòng quyền “
cố bẻ cong ngòi bút
nhưng với văn thơ, với nhạc
quen phóng túng tự do
sao chịu nổi gông xiềng
lại tiếc những ngày trời rộng thênh thang
muá bút

đám thanh niên hèn, khoác lác
tưởng được chế độ mới tin dùng
bị đi lao động quốc phòng
thanh niên xung phong
làm việc không công nơi rừng sâu nước độc
cháy da vàng mắt
đói lòng

những người dân
xưa chửi vung chửi vít
nay im thin thít
chẳng dám hé môi
một số kẻ lỡ lời
bị đi “ tù không án “
khi cán bộ xưng tụng bác Hồ, ca ngợi Đảng
họ cao giọng hoan hô
vỗ tay thật to
nhưng bụng thầm ao ước được sống lại những ngày xưa cũ

sau ba mươi tháng tư, đớn đau tủi hổ
là gia đình người lính Cộng Hòa
kể bị cướp nhà
người bị cướp đất
con bị đuổi học
vợ mất sở làm
chồng đi tù biệt tăm
đi họp, cán bộ Cộng Sản mỉa mai nhiếc móc
ra đường bị lườm dọc nguýt ngang

đến khi ruộng vô tập đoàn
gạo vải sữa đường bán theo tiêu chuẩn
nhà máy công ty hãng xưởng
trờ thành quốc doanh
công an khu vực đầy quyền hành
thực thi chính sách nhân hộ khẩu
người dân chịu đời không thấu
mà chẳng dám than vãn kêu ca
bấy giờ gia đình người lính Cộng Hòa
mới nhận được những tia nhìn thiện cảm
nghĩ đến con, đến chồng, đến cha
trong nhà tù Cộng Sản
họ hãnh diện ngẩng đầu

hôm nay giữa trời cao
được thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ
phất phới bay trong gió
tôi muốn khóc thật to
tôi muốn hét lên
“Đây hạnh phúc ! Đây tự do ! “
Mà thuở nào tôi đã buông tay đánh mất
để phải chôn tháng năm tươi đẹp nhất
của cuộc đời
trong các trại tù rải rác khắp nơi
trên đất nước
họ hàng tôi, đồng bào tôi
những ai không đi được
mấy chục năm trường
gánh chịu đau thương
uất hận tủi hờn
nhìn quê hương tan nát
mẹ Việt Nam ơi ! Những đứa con lưu lạc
đã nhận rõ lỗi lầm
đang đấu tranh âm thầm
cho một ngày quang phục

sẽ còn nhiều khó nhọc
để dành lại giang san
từ tay bọn Cộng Sản tham tàn
nhưng kìa ! Phất phới bay trong gió
vẫn như ngày nào
lá cờ vàng ba sọc đỏ
mà sao hôm nay chính nghĩa sáng ngời
chẳng cần một lời luận bàn lý giải

tôi đứng lặng nhìn, lòng khoan khoái
lá cờ vẫn còn đây
thì quê hương ơi ! Sẽ có một ngày.


Viết tại San Leon sau một lần dự lễ dựng
kỳ đài tại Houston .
Phạm Đức Nhì
thienthanh
Posts: 3391
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Chuyện của một binh nhì VNCH từng giữ đảo Hoàng Sa

Phóng sự của Phi Khanh/Người Việt
QUẢNG NAM - Gặp ông trong một buổi chiều mùa Hè ở xã Bình Tú, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, trong căn nhà cũ kỹ, mùi ẩm mốc và những tiếng dế ám gợi một thời xa xôi nào đó của chủ nhân, người đàn ông gần tuổi bát thập cùng những khoảnh khắc lúc nhớ, lúc quên đang đuổi nhau trên vầng trán đã ngả màu nắng úa...
Image
Ông Nguyễn Ðức, người lính VNCH cách đây 37 năm từng tham gia trận đánh giữ đảo Hoàng Sa. (Hình: Phi Khanh/Người Việt)

Ông là một cựu quân nhân VNCH, người lính Hoàng Sa, mang số 477, Tiểu Ðoàn 123, Tiểu Khu Quảng Nam.

Câu chuyện của một đời người, của những tháng năm oanh liệt và tuổi già gian nan, cơ cực... Những tháng năm xa xưa như một lời ru an ủi thực tại.

Tên ông là Nguyễn Ðức, năm nay 75 tuổi, có 5 người con gái, 5 người con rể và một người vợ cùng tuổi với ông. Một cuộc sống trầm trầm, chậm chậm cùng những bữa cơm đạm bạc, sáng sáng vác cuốc ra đồng, chiều chiều hun khói... nhớ chiến chinh!

Nói nghe cứ như thơ nhưng đó là sự thật, một sự thật đôi khi có chút phũ phàng và đau đớn ở một người đàn ông và một người đàn bà đã bước sang bên kia con dốc cuộc đời nhưng lại vất vả quanh năm suốt tháng làm lụng kiếm cơm, thậm chí giúp đỡ cho con gái, con rể vì họ cũng khó khăn, gian nan chẳng kém gì ông.

Thời chinh chiến...

Sau vài cốc trà, vài chung rượu, câu chuyện giữa chủ nhà và khách giảm dần khoảng cách, ông Ðức trở nên nói cười sinh động, không còn ngần ngại như ban đầu.

Ông kể: “Ðó là năm 1974, Tháng Giêng, tôi nhớ chính xác là vậy. Nhưng cũng là Tháng Chạp của năm Kỷ Sửu, năm đó tôi sinh đứa con gái thứ ba. Gia đình tôi nghĩ rằng tôi đã mất tích, nhưng không phải thế, tôi được chuyển sang Trung Quốc, ăn Tết ở đó hai ngày và chuyển thẳng sang Hồng Kông, ở đó, quả thật là quá giàu, mình không ngờ...”

Nhấp một ngụm rượu, nheo mắt trầm ngâm, ông kể tiếp câu chuyện đời lính đảo của mình.

“Năm đó, tụi Trung Quốc nó đánh chiến thuật ‘biển người,’ kinh thật, đúng là những con người dã man, chỉ có quân dã man mới đem nướng binh sĩ theo chiến thuật này, cứ hết lớp này đến lớp khác xông lên đảo theo một đường thẳng, lúc đó chúng tôi ở trên đồi, ngồi trong lô cốt, cơ số đạn chúng tôi có thể nướng số lượng quân gấp mười lần tụi Trung Quốc đang tiến lên... Nhưng rồi!”

Ông lắc đầu, thở dài,

“Mọi chuyện chỉ là bàn cờ thôi, lúc đó chúng tôi được nghe rõ mồn một lời của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, bởi bên quân đội kết hợp với đài khí tượng, dùng sóng radio liên lạc với Tổng Thống Thiệu. Khi chỉ huy là sư đoàn trưởng báo cáo tình hình tụi lính Trung Quốc đang tiến lên đảo, tôi nghe đúng hai chữ của tổng thống là ‘chơi tới!’, vậy là chúng tôi nổ súng, tụi nó rụng như sung, đạn chúng tôi còn rất nhiều. Nhưng rồi ông cố vấn, ông này...”

“Ông cố vấn người Mỹ nói sao đó với chỉ huy trưởng, sau đó có lệnh đầu hàng, chúng tôi buộc phải cởi áo trắng cắm làm cờ và chạy lên phía rừng, thả súng chờ họ tới bắt. Cuối cùng bị bắt sang Trung Quốc, chuyện là vậy, ông cố vấn Mỹ khi sang Trung Quốc thì không thấy đâu nữa, chỉ có chúng tôi gồm 43 người, kể cả chỉ huy.”

“Họ cho chúng tôi ăn Tết bằng đậu phộng rang và kẹo bánh... Nói chung là cho đến bây giờ tôi cũng không hiểu vì sao lại có chuyện tự dưng đang thắng lại chuyển sang bại... Ðang đánh lại đầu hàng và vì sao chúng tôi được đối xử không tệ trong nhà tù?!”

“Sau thời gian ở Hồng Kông, máy bay đưa chúng tôi về Sài Gòn, lúc này thì đảo Hoàng Sa đã hoàn toàn rơi vào tay Trung Quốc. Tự dưng nghĩ đến những đêm đi câu cá nhám, đi tìm trứng nhiếp (rùa biển), nhớ đến vẻ lãng mạn như thơ của Hoàng Sa, tôi thấy buồn! Thế rồi năm 1975...!”

Một cuộc đời khác, khắc nghiệt và đen đủi...

Ông Ðức không nằm ở hàng ngũ sĩ quan, thời VNCH, ông ba lần thay đổi binh chủng, cuối cùng, làm lính đảo với cấp bậc Binh nhì, sau đó bị bắt sang Trung Quốc, đưa sang Hồng Kông rồi trở về Sài Gòn, được tiếp đón như một quân nhân thắng trận, sau đó thời cuộc thay đổi, miền Nam rơi vào tay Bắc Việt...

Ông về làm ruộng, tránh được cái nạn đi trại cải tạo. Nhưng với ai thì trại cải tạo là nơi cận kề cái chết, khắc nghiệt, man rợ... Với ông, ông lại thèm, lại tiếc nuối... giá như mình được đi cải tạo thì hay hơn, vì ít ra sau ba bốn năm đi cải tạo, còn có cơ hội sang sống ở một nước dân chủ như Mỹ, được tự do, không kéo dài sự đau khổ như ông.
Image
Ông Nguyễn Ðức và vợ tại nhà riêng ở Bình Tú, Thăng Bình, Quảng Nam. (Hình: Phi Khanh/Người Việt)

Ông nói: “Không có gì đau khổ hơn cảnh con mình học giỏi mà không được thi vào đại học vì cha của nó bị xếp vào dạng 'lính ngụy', 'quân bán nước', rồi cái thời mình đi vỡ hoang, ui cha, không có thời nào mà cận kề cái chết hơn những năm nhà nước đưa mình đi khai hoang, vỡ đất như những năm 1980 thế kỷ trước! Cứ thỉnh thoảng nghe ầm, bạn mình nằm phơi ruột! Cực và đau khổ không gì kể xiết!”

“Ðó là chưa nói đến cho đến bây giờ, mình vẫn còn mang mặc cảm kẻ bại trận, mình chẳng biết chơi với ai cả, con mình thì học hành không tới đâu, đứa đầu tới lớp 12 không được thi vào đại học, mấy đứa sau thấy khổ quá, bảo rằng 'học cho lắm cũng mắm với dưa, học vừa vừa cũng dưa với mắm', tụi nó rủ nhau đi làm thuê, bây giờ đứa nào may mắn thì làm công nhân, lương tháng cao nhất cũng chừng ba triệu đồng, sống sao cho được một khi còn nuôi con, tiết kiệm phòng đau ốm, phải trái với xóm làng và những thứ khác...”

Câu chuyện của ông cứ kéo dài cho đến tận đêm khuya.

Chẳng biết nên kết thúc như thế nào.

Chút ‘lửa’ còn sót lại

Tuy phải mang căn bệnh hở van tim vì từng lao động quá nặng nhọc, suy kiệt và nghèo khổ bởi không có thu nhập nào khác ngoài đôi bàn tay còn làm thì còn ăn, hết làm nổi thì chỉ còn bám víu vào cuộc sống nghèo khổ của các con mình... Nhưng ông Ðức vẫn có một cái nhìn khá tĩnh tại và can trường trước đời sống, ung dung, tự tại vượt qua bệnh tật và khốn khó với hy vọng đời ông, đời cha thất bại thì đời con cháu sẽ làm lại từ đầu, bằng mọi giá các cháu của ông phải học hành đến nơi đến chốn.

Ở độ tuổi gần 80, mỗi sáng lại vác cuốc ra đồng làm thuê kiếm tiền (ruộng của ông đã bị tịch thu, sung vào đất công ở những năm 1980, gia đình ông còn vỏn vẹn 420 mét vuông, chỉ đủ để có lúa cho hai vợ chồng già ăn mỗi ngày 2 bữa), nghe con cháu khó khăn thì mang tiền san sẻ học phí...

Lưng mỗi ngày một còng thêm, vẫn cứ làm, cứ vui cười và hy vọng... Nghe hơi hiếm, nhưng đó là chuyện có thật của một người lính già!

Trời đã khuya, lúc chia tay, ông Ðức bùi ngùi đứng lên tạm biệt chúng tôi, và bỗng dưng nổi hứng, hát một bài thật hùng tráng.
nguyenvsau
Posts: 1138
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

TƯỞNG NIỆM Phó Đề Đốc HOÀNG CƠ MINH và Bác sĩ HOÀNG CƠ TRƯỜNG


Lời mở đầu :

Tháng 4 năm 1975 là một vết thương hằn sâu trong lịch sử VN cận đại đối với quân dân cán chính VNCH. Giờ phút lịch sử nghiêm trọng đó chúng ta mới thấy được khí thế anh dũng của những người khoác áo chiến y bảo vệ tổ quốc, bảo vệ đồng bào và an hem trực thuộc dưới quyền. Nhân vô thập toàn, ai chẳng một lần vấp ngả. Nếu chúng ta bình tâm nhận xét thì ngoài những người anh hùng của quân lực VNCH đã vị quốc vong thân ở giờ thứ 25 của cuộc chiến, những người tướng, quan, lính đã tự vẫn sau khi không làm tròn việc bảo vệ thành, bảo vệ được đồng bào và giữ vững được thành trì VNCH, họ đã tuẫn tiết để chứng tỏ sự hào khí ngất trời của người quân nhân QL/VNCH.

Bên cạnh đó cũng có những người vì hoàn cảnh ép buộc, nhưng vẫn cứu được nhiều đồng đội trên đường lui binh…Khi ra đến hải ngoại vì những lý do bất khả kháng đã không vinh thân phì da để hưởng thụ hay chon vùi quá khứ. Trái lại họ đã hy sinh tất cả từ mái ấm gia đình, công việc để lại dấn thân tìm đường về giải cứu đất nước và đồng bào thoát khỏi nanh vuốt cai trị của bọn cộng sản VN. Dù có ai khen hay chê thì những người con thân yêu của đất nước họ vẫn làm theo con đường lý tưởng mà họ đã chọn lựa. Ít nhất không thành danh thì cũng thành nhân. Luận anh hùng có lẽ phải đợi hai ba thế kỷ sau chúng ta mới thấu hiểu được vấn đề.

Bài viết này tôi chỉ muốn gởi đến bạn đọc về suy nghĩ riêng tư đối với người niên trưởng của tôi là Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và người anh là Bác Sĩ Hoàng Cơ Trường mà tôi đã có những kỷ niệm trong cuộc đời mình. (PL)

Hơn nưả thế kỷ trước khi tôi còn là một cậu trò học lớp nhất A của cô giáo Hoàng Thị Châu An là chị ruột của Tướng Hoàng Cơ Minh và BS. Hoàng Cơ Trường tại trường tiểu học Đa Kao Di Chuyển sau khi gia đình chúng tôi di cư từ bắc vào nam năm 1954. Gia đình chúng tôi cư ngụ ở Cư xá Bộ Canh Nông, sau dọn về số 29/4 đường Tụ Đức, nhà cô giáo tôi ở số 48 Tự Đức chỉ cách nhau có ngã tư Nguyễn Bỉnh Khiêm.Thời gian đó tất cả anh chị em của cô còn ở chung với cụ thân mẫu, HQ. Trung úy Hoàng Cơ Minh mới đi lãnh tàu chiến của hải quân ở Hoa Kỳ về, còn anh Hoàng Cơ Trường đang học cùng lớp với người anh ruột tôi là Phạm Phúc Hưng tại trường Nguyễn Trãi. Mỗi chiều thứ năm giờ sinh hoạt học đường, cô giáo Châu An đều nhờ anh Hoàng Cơ Trường dạy chúng tôi hát và dạy các trò chơi mà anh đã được huấn luyện trong sinh hoạt hướng đạo.

Đặc biệt trong giai đoạn đó các trường tiểu học phải tham dự thi đua văn nghệ trong Phủ Tổng Thống, Tất cả bốn lớp nhất của trường Đa Kao Di Chuyển đều phải học hát, múa các điệu vũ nhạc để chuẩn bị tham dự thi đua văn nghệ trình diễn tại trường Cao Thắng va Dinh Độc Lập với sự hiện diện của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Cô Châu An đã nhờ anh Hoàng Cơ Trường dạy cho chúng tôi cả hai ba tháng trước khi dẫn chúng tôi đi thi thố tài năng tranh đua với các trường bạn.

Một vài người bạn thời đó hiện nay còn gập lại nhau trong Thung Lũng Hoa Vàng đều đã quá tuổi lục tuần như Chị Minh Lân tức ca sĩ Ái Lan sau này, chị Đỗ Thị Thanh, Đỗ Thị Châu, Kim Thịnh, các anh Nguyễn Kim Thân, Phạm Bách Phi, Phạm Quốc Khánh và tôi. Đoàn văn nghệ của trường Đa Kao Di chuyển do cô Châu An hướng dẫn và Anh Hoàng Cơ Trường làm cố vấn kiêm hướng dẫn văn nghệ đã mang giải nhất về cho trường qua màn trình diễn Tình Hoài Hương và vũ điệu Châu Pha Rừng.

Chúng tôi được Tổng Thống Ngô Đình Diệm khen ngợi. Đó là thành quả do chính công lao của anh Hoàng Cơ Trường đã tạo cho thế hệ của chúng tôi.

Kỷ cương tôn sư trọng đạo đối với cô giáo Hoàng Thị Châu An, và tình bằng hữu dù ở phương trời nào, thế hệ của chúng tôi vẫn dữ tròn thủy chung, vẫn tôn kính nhau dù hơn nửa thế kỷ đã đi qua của cuộc đời trần tục này.

Thế rồi khi bước lên ngưỡng cửa trung học các bạn tôi và tôi người thì Trưng Vương, người thì Hồ Ngọc Cẩn, Chu Văn An, Trần Lục, Nguyễn Trãi. Riêng các bạn nam sinh chúng tôi như Phạm Bách Phi sau đó học Kiến Trúc và gia nhập khoá 16 sĩ quan hải quân Nha Trang, Nguyễn Kim Thân theo học khoá 21 VBQG rồi về thủy quân lục chiến cùng binh chủng với bác sĩ Hoàng Cơ Trường, riêng tôi lên học Súc Khoa ra trường về làm việc với thày Đỗ Thúc Vịnh tại Bộ Cải Tiến Nông Thôn. Chiến tranh quốc cộng ngày càng mở rộng cuối cùng thì cũng nhập ngũ. Sau thời gian dài tôi được tuyển dụng làm việc trong cơ quan MACV/J2 rôi tăng phái sang hải quân VNCH, lúc đó HQ. Trung Tá Hoàng Cơ Minh đang làm Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chính Trị của BTL/Hải Quân. Đầu năm 1972 tôi được chính thức trả về BTL/HQ và ra thụ huấn tại Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang rồi thuyên chuyển về Bộ Tư Lệnh Đặc Nhiệm 116.9 làm sĩ quan liên lạc cho BTL/đặc nhiệm 228 và 212.2 ở Nhà Bè lo về an ninh thủy trình Lòng Tào. Lúc đó BTL/Thủy Bộ ra đời và HQ. Đại tá Hoàng Cơ Minh làm Tư Lệnh. Một vài lần gập ông, cũng như những người khác dưới quyền ông, đều nhìn vị chỉ huy của chúng tôi như một thần tượng từ đức tính chỉ huy đến phương cách làm việc. Một tấm gương sáng cho tất cả thuộc cấp của ông. Tôi không có may mắn được ông trực tiếp chỉ huy như những đồng ngũ của tôi cho đến ngày VNCH bị đứt phim.

Tôi cũng không có may mắn được gần gũi anh Hoàng Cơ Trường trong khói lửa chiến tranh như bạn tôi là Nguyễn Kim Thân ở cùng binh chủng Thủy Quân Lục Chiến mà để được nhìn thấy hình ảnh hào hùng của Quân Y Sĩ Hoàng Cơ Trường sông pha nơi chiến trường. Mãi tới sau khi tôi vượt thoát ngục tù và vượt biển đến định cư tại San Jose, người anh ruột tôi giáo sư Phạm Phúc Hưng nói với tôi về người bạn thân của anh suốt bảy năm trung học là BS. Hoàng Cơ Trường hiện cũng có mặt tại San Jose. Tôi không có dịp gập lại anh Hoàng Cơ Trường.

Người mà tôi gập nhiều nhất trong gia đình cô giáo Châu An của tôi khi bắt đầu ra đời là luật sư Hoàng Cơ Long từ thời chúng tôi còn học và đi làm ở Đà Lạt, rồi suốt 28 năm tại San Jose. Cả một gia đình đi làm lịch sử từ thày Đỗ Thúc Vịnh chồng của cô giáo tôi cho đến các em của cô và thế hệ con cái sau này như BS Đỗ Hoàng Ý ở Houston Texas, như Đỗ Hoàng Điềm hiện nay. Phải chăng đó là truyền thống của gia đình họ Hoàng Cơ. Cá nhân tôi nhìn vào hình ảnh này cả một sự qúy mến và kính trọng giữa những con người nhiệt huyết đối với quốc gia dân tộc. không phải vì tình thân thày trò hay quen biết mà ca ngợi lẫn nhau, nếu đó không phải là sự thật.

Với quan niệm sống phải làm những điều lợi ích cho tha nhân, cho dân tộc và tổ quốc, anh Hoàng Cơ Trường đã được bạn bè và các anh em biết đến dưới hình ảnh người sinh viên y khoa, trong môi trường sinh hoạt thanh niên sinh viên qua Đoàn Nguồn Sống. Anh không an phận thủ thường với thế lực gia đình để làm một bác sĩ ở một đơn vị hậu cứ nào đó. Trái lại anh nói “làm trai cho đáng thân trai” tại sao mình lại không dám sông pha như những anh em khác…

Lần gần đây nhất, cách đây vài năm khi tôi lá xe đưa cô giáo Châu An của tôi đến dự lễ ăn hỏi của con anh, nhìn lên bàn thờ thấy hình ảnh người bác sĩ quân y của binh chủng TQLC một đời hy sinh, lòng tôi cảm thấy bùi ngùi thương tiếc. Tôi mới biết là tháng 10 năm 1983 anh Hoàng Cơ Trường đã từ giã cõi đời sau khi để lại những lời trối trăn “Nơi nào có bóng Quốc Kỳ, nơi đó có linh hồn tôi hiện diện để sát cánh cùng các chiến hữu trong công cuộc đấu tranh giải phóng Tổ Quốc và xây dựng quê hương”….

Người xưa đã có câu “Sinh vi Tướng, Tử vi Thần”, Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh rất xứng đáng để được khắc trên bia tưởng niệm câu này. Trong khi quốc biến gia vong ông đã không nề hà gian khổ, mà còn đồng lao cộng khổ với anh em chiến hữu thuộc quyền của mình, ông đã tròn trách nhiệm trong cuộc triệt thoái miền trung ở vai trò Tư Lệnh chiến trường. Khi ra đến hải ngoại, ông không an phận thủ thường hay vinh thân phì da ôm vào những dĩ vãng hào hung để an ủi mình. Trái lại ông đã tiếp tục chứng tỏ ông là một con dân chưa làm tròn nhiệm vụ với tổ quốc, chứng tỏ một người chỉ huy vẫn còn chưa làm tròn nhiệm vụ với đồng ngũ. Ông đã từ bỏ những gì thân thương nhất, dám từ bỏ trách nhiệm gia đình để hoàn tất những gì mà tổ quốc giao phó. Khi ông chưa cảm thấy an tâm và còn áy náy trong lòng vì danh dự của một người “Sinh Vi Tướng”.

Dù trong suốt gần ba thập niên qua người đời có nặng nề phê phán gì về tổ chức của ông, về cái này cái kia khi có những bất đồng chính kiến trong nội bộ. Kể cả những khiếm khuyết của cán bộ dưới quyền ông trong tổ chức Mặt Trận Quốc Gia Kháng Chiến. Nay là Đảng Việt Tân.

Nhưng cá nhân tôi vẫn nhìn Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh như một biểu tượng của người lãnh đạo, so với những hoạt động mà chúng tôi đã làm thất bại sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 và bị bắt cùng các anh em khác vào tháng 6 năm 1979.

Ông đã làm tròn trách nhiệm của một “Tướng Quân” mà tổ quốc đã chọn lựa!!!

Một người từng mang cấp bực tướng với kiến thức đại học, kinh nghiệm chiến trường, từng làm tùy viên quân sự của chính trường luôn sông pha nơi tuyến đầu ông là một “Tinh Cầu” sáng ngời của QLVNCH nói chung và của quân chủng Hải Quân nói riêng.

Chúng ta những người nếu còn nhắc đến ba chữ “Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm”, chắc chắn chúng ta phải nhìn vào sự hy sinh cao cả của ông, khi hình ảnh Tướng Hoàng Cơ Minh đã lãnh đạo anh em kháng chiến từ hải ngoại trên đường trở lại xâm nhập giải phóng quê hương khỏi ách thống trị cộng sản. Sự hy sinh của ông trên chiến trường là một mất mát lớn cho gia đình ông, cho Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam nói riêng và cho toàn dân Việt Nam nói chung. Đó là một sự thật không thể chối bỏ. Theo tôi “Ngôi Tinh Cầu Hoàng Cơ Minh” đã chứng tỏ cho đồng cấp của ông phải suy tư, dằn vặt lương tâm không ít…

Những dòng chữ tưởng niệm này viết về người niên trưởng Hoàng Cơ Minh và bào đệ của ông là bác sĩ Hoàng Cơ Trường một người anh mà tôi từng được gập gỡ trong dầu đời như những nén hương lòng đốt cho ngày tưởng nhớ về sự hy sinh cao cả và cũng là lời chia buồn muộn màng đến đại gia đình Hoàng Cơ và tất cả anh em trong tổ chức Mặt Trận mà hiện nay là Đảng Việt Tân.

Phạm Lễ.
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

Thiên hùng ca dựng một ngọn cờ

Huỳnh Văn Phú

Nếu người chiến binh TQLC Hoa Kỳ hãnh diện vì những chiến thắng mà họ đã đạt được trong quá khứ tại Belleau Wood, Iwo Jima, Inchon,... thì hiện tại, bất cứ người lính TQLC Việt Nam nghèo khổ nào của chúng ta cũng đều có quyền hãnh diện khi tạo được một chiến thắng vàng son nhất, lẫy lừng nhất ở Quảng Trị ngày 16 tháng 9, năm 1972.

Chiến thắng của TQLC tại thành phố này vĩ đại quá, vượt hoàn toàn tầm mức của những chiến thắng từ trước đến nay tại chiến trường miền Nam Việt Nam. Chắc chắn không có một ngòi bút nào dù tinh tường và tài ba đến đâu có thể lột tả hết những vẻ vang của chiến trận này. TQLC đã chiến đấu dũng cảm, phi thường với sức chịu đựng gian khổ vô bờ bến trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt để hoàn thành mục tiêu to lớn của quân đội, của quốc gia và có lẽ của cả thế giới tự do nữa: chiếm hoàn toàn thị xã Quảng Trị vào lúc 12 giờ ngày 16 tháng 9, 1972.

Với chiến thắng đó, người lính TQLC của miền Nam đã khiến cho tướng Võ Nguyên Giáp phải bật khóc và những huyền thoại bao quanh ông ta đã tan thành mây thành khói. Bây giờ, ông là một bại tướng còn thê thảm hơn bại tướng De Castries của Pháp quốc ngày nào ở chiến trường Ðiện Biên Phủ. Nhưng nhắc đến điều ấy làm gì ở đây cho tốn giấy mực, chỉ biết rằng canh bạc cuối cùng của Hà Nội vung ra trên chiếu đã cháy, cháy tan ra tro bụi như những xóm làng, nhà cửa của dân chúng Quảng Trị: 5 Sư đoàn chính quy CSBV đã bị TQLC đánh tan.

Ðây là một trận chiến làm thay đổi hẳn bản chất chiến tranh Việt Nam đã kéo dài quá lâu trên phần đất khốn khổ này. Chiến trường rộng quá, oai hùng quá và có nhiều chi tiết quá, cần phải có nhiều cây bút mới có thể ghi lại hết được. Người viết chỉ với cố gắng cá nhân ghi lại một cách tóm lược những nét hào hùng của các đơn vị TQLC đã tham dự trận đánh để kịp lên khuôn số báo 1 tháng 10, 1972.

1. Chiếc bánh trung thu xẻ đôi\
Cổ thành Ðinh Công Tráng Quảng Trị được xây dựng từ thế kỷ 19. Có lẽ khi xây thành này, các kiến trúc sư của nhà Nguyễn đã nghĩ đến hình ảnh một cái bánh Trung Thu vuông vức. Tuy nhiên, những người lính TQLC khi tiến đánh chiếm chiếc bánh Trung Thu này chưa hề nếm qua mùi vị của mùa bánh Trung Thu năm ấy.

Kể từ ngày tiếp nhận khu vực hoạt động chung quanh thị xã Quảng Trị do Sư Ðoàn Nhảy Dù bàn giao lại, Lữ Ðoàn 258/TQLC của đại bàng Ðồ Sơn (Ðại Tá Ngô Văn Ðịnh, lữ đoàn trưởng Lữ Ðoàn 258/TQLC) đã tiến đánh gay go, chiếm từng tấc đất trên một chiến trường kinh khiếp nhất. Ba mặt tấn kích, từ ngã ba Long Hưng tiến lên theo hướng Ðông Bắc, từ bệnh viện Quảng Trị đến “Vòng Ðai Xanh,” và từ phía Bắc, từ nhà thờ Tri Bưu sang đường Lê Văn Duyệt đến sát Cổ Thành. Chiến trường kéo dài giữa những cơn mưa pháo ngất trời suốt ngày đêm của địch cho đến ngày 9 tháng 9, 1972, giai đoạn “dứt điểm” bắt đầu cho một chiến thắng vinh quang trong quân sử TQLC được hoàn tất 7 ngày sau đó.

Ðại bàng Lạng Sơn (Tướng Bùi Thế Lân, tư lệnh TQLC) ra lệnh cho Ðồ Sơn và Bắc Ninh (Ðại Tá Nguyễn Năng Bảo, lữ đoàn trưởng Lữ Ðoàn 147/TQLC) phải “tapi” trong trận đánh này. Thế là chiếc bánh Trung Thu (Cổ Thành Quảng Trị) được xẻ làm đôi. Nửa phía Nam của chiếc bánh thuộc Lữ Ðoàn 258/TQLC với các Tiểu Ðoàn 1, Tiểu Ðoàn 2 và Tiểu Ðoàn 6/TQLC chịu trách nhiệm. Còn nửa phía Bắc thuộc Lữ Ðoàn 147/TQLC với các Tiểu Ðoàn 3, Tiểu Ðoàn 7 và Tiểu Ðoàn 8/TQLC. Nỗ lực chính để tiến đánh “biểu tượng lịch sử và chính trị” này là Tiểu Ðoàn 6/TQLC ở phía Nam và Tiểu Ðoàn 3/TQLC ở phía Bắc.

2. Một cuộc thăm dò


Lữ Ðoàn 258/TQLC quyết định tung Tiểu Ðoàn 6/TQLC của Thái Dương (Trung Tá Ðỗ Hữu Tùng, tiểu đoàn trưởng TÐ6/TQLC) làm nỗ lực chính để thanh toán nửa Cổ Thành phía Nam. Chỉ có nửa cái bánh thôi, nhưng bánh dai quá, dai như người đàn bà góa bụa lâu ngày. Bánh có đủ loại vũ khí AK, CKC, B40, B41, đại pháo 130 ly, 82 ly không giật, hỏa tiễn và cả tăng yểm trợ.

Thái Dương ngồi trong hầm chỉ huy sát trụ sở xã Hải Trí, sau nhiều đêm thức trắng, tính toán kế hoạch quyết ăn cái bánh cho kịp mùa Trung Thu này. Nhất định phải thăm dò xem trong ruột bánh còn có những gì nữa. Nghĩ là làm ngay. Ðêm 23 tháng 8, một toán 6 người do chàng ca sĩ tân cổ giao duyên Tôn Tẩn (Trung Sĩ Trịnh Thành Tẩn) chỉ huy được Thái Dương giao nhiệm vụ thám sát góc Ðông Nam Cổ Thành. Thái Dương đi một đường dặn dò Tôn Tẩn:

-Thám sát thôi, không được nổ súng nghe. Nhớ chưa? Tôi nhắc lại đây chỉ là một cuộc thám sát thăm dò tình hình địch chứ không phải là cuộc đột kích tiêu diệt địch.

-Dạ, tôi nhớ kỹ rồi.

Tôn Tẩn dạ một tiếng và ra đi. Tôn Tẩn không cưỡi trâu, không biết phép tàng hình nhưng Toán Thám Sát của Tôn Tẩn nhanh hơn những con sóc, ẩn hiện như những bóng ma, len lỏi qua những ổ chốt của địch, vượt rào, chui kẽm gai đến 21 giờ đêm thì Tôn Tẩn dẫn Toán Thám Sát trở về an toàn và báo cáo:

-Tại góc Ðông Nam Cổ Thành có hai cách vào. Một cách thì chui lỗ chó, lỗ chó này do bom đục từ trước. Cách khác thì leo lên Cổ Thành đã bị sụp một mảng lớn cách lỗ chó khoảng 20 thước. Tụi nó ngồi trong hầm, thắp đèn nói chuyện suốt đêm. Chúng gác kép, đổi vào giờ lẻ và đi dưới giao thông hào.

Thái Dương ngồi nghe im lặng, lông mày nhíu lại. Ðầu dây mối nhợ là đây. Ðược rồi, cứ để đó. Tất cả trông cậy vào mình ta. 10 năm có mặt trên khắp chiến trường, bây giờ là giây phút quyết định. Trước hết, ta phải thanh toán cho xong cái “vành đai xanh” cái đã.

Tài, đại đội trưởng Ðại Ðội 4, xung phong nhận lãnh nhiệm vụ này. Tài “ủi bãi” từ trường Nguyễn Hoàng xuống phía Nam rồi ngược lên phía Bắc hoàn tất công tác lẹ làng. Tài được coi như “công và thủ” vững vàng nhất. Xong rồi, bám chặt ở đó, “clear” vòng ngoài cho sạch cái đã. Sau đó, lại còn phải đặt chốt ở MACV nữa mới chắc ăn.


3. Lập một đầu cầu

Kế hoạch dứt điểm Cổ Thành Quảng Trị bắt đầu từ 6 giờ sáng ngày 9 tháng 9, 1972. “Song Cửu” mà, hai con số 9 thì nhất định phải tốt thôi. Chàng Hương Giang (Thiếu Tá Nguyễn Ðăng Hòa, tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 1/TQLC) của đơn vị Quái Ðiểu xua quân ủi từ bệnh viện Quảng Trị lên chiếm Ty Cảnh Sát Quốc Gia. Chốt địch tử thủ ở đây cứng ngắc, cứng hơn sắt, từ nhiều ngày qua đã gây khó khăn không ít cho Mãnh Hổ ở thời gian trước. Nhưng bây giờ sắt gặp phải kim cương cứng nhất trần gian, chốt đành phải bung ra. Quái Ðiểu nuốt trọn Ty Cảnh sát Quốc Gia trong khi Trâu Ðiên (Tiểu Ðoàn 2/TQLC) vung cặp sừng nhọn hoắc nhảy vào “vòng đai xanh” thay thế cho “Ðồ Sơn con” (Ðại Úy Ðịnh, đại đội trưởng/Ðại Ðội 3/TÐ6/TQLC) để từ đó húc vào nhà thờ lớn Quảng Trị và trường Trung Học Phước Môn Teresa. Dấu vết câu chuyện tình “Love Story” bây giờ chỉ còn lại ngôi nhà lầu hai tầng đổ nát.

Liễn và Thọ ủi khu vực này nhanh quá, tuyệt vời quá! Khi Trâu Ðiên nổi điên lên thì phải biết, đất đá cũng không còn. 15 chiếc tăng T.54 ở làng Thanh Lê kia mà còn chưa thấm vào đâu sá chi cái lũ chốt chết đói này. Sau khi giao “vòng đai xanh” cho Trâu Ðiên, “Ðồ Sơn con” nhận lãnh một nhiệm vụ vô cùng quan trọng: xâm nhập và đánh chiếm Cổ Thành. Một là ta còn sống, bắt cái mai bạc chuyến này, Ðệ Ngũ Bảo Quốc có rồi, hai là ta nằm xuống, cũng là cố Thiếu Tá nhưng cái màn gắn lon trong tư thế nằm đó, ta chẳng bao giờ ham. Nhất định ta phải hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang. Ðồ Sơn con cương quyết như thế.

Ðêm 9 tháng 9, 1972, toán thiết lập đầu cầu tại góc Ðông Nam Cổ Thành là 6 quân nhân thuộc Ðại Ðội 4/TÐ6 gồm các anh: Trung Sĩ Trình, B1 Tải, B2 Sơn, B2 Tâm, B2 Châu và B2 Chương. Trình chỉ huy toán này. trung sĩ mà, một hạ sĩ quan bảnh nhất của Ðại Ðội 4. Chỉ có 6 người thôi, 6 người đi tiên phuông cho một chiến thắng lịch sử. Chiếc máy C.25 mang theo được cho vào hệ thống của Ðại Ðội do Ðồ Sơn con chỉ huy luôn.

Cơn bão Flossie còn dai dẳng và làm trời tối nhanh hơn. Dưới hào, sát bờ tường Cổ Thành, nước dâng cao. Toán thiết lập đầu cầu bò đi như những con rắn. Ðêm đen quá, chả trông thấy gì hết. Không thấy càng tốt, cứ bò, bò nghiêng, bò ngửa và bò sấp. Hào nước đen ngòm ở trước mặt, góc Cổ Thành lờ mờ trong bóng đêm. Lặn hay lội qua? Trình lưỡng lự một giây. Thôi, lặn cho chắc ăn. Trình mừng thầm trong bụng. Lỗ chó đây rồi. Ở phía sau, cách đó 50 mét, hai trung đội của Ðại Ðội 3 đã sẵn sàng. Thật lẹ, Trình chui đầu tiên vào lỗ chó ở góc thành. Lần lượt 5 người kia trong toán của Trình cũng chui vào theo. Trong vòng 20 giây, hàng loạt AK và B.40 nỗ ầm ầm. Trình và Tải chết ngay tại giao thông hào khi vừa lọt vào phía trong nội thành. B2 Châu và B2 Chương bị thương, chỉ còn B2 Sơn và B2 Tâm. Sơn chụp chiếc máy C.25 báo cáo về cho Ðồ Sơn con:

-Vào được rồi nhưng 2 chết, 2 bị thương.

-Bám chặt, sẽ tiếp tay ngay.

Trình và Tải bị Việt Cộng lôi xác kéo vào trong. ÐM, chúng mày muốn cái gì, chơi cha hay sao mà kéo xác bạn bè ta? Sơn chửi thầm một câu và bình tĩnh giữ chặt lỗ chó. Sơn thấy thời gian chờ đợi tiếp viện thật dài. Súng địch nổ sát bên tai nghe nhức óc. Sống chết có số, Sơn quyết bám chặt lỗ chó như con hào bám cứng chân đê. Tao mà bám ở đây, bạn bè tao lên xong thì bọn mày chết hết. Sơn thì thầm một mình.


4. Một láng cuối cùng


Ở phái sau, từ khi nghe B2 Sơn báo cáo, Ðồ Sơn con xua gấp hai chàng Thiếu Úy Khen và Ðạo dẫn hai trung đội vượt qua hào nước tiến vào lỗ chó và leo qua bờ thành. Ðịch phản ứng dữ dội. Bao nhiêu hỏa lực chúng đều dồn về mặt này. Bất chấp, Thần Ưng (danh hiệu của TÐ6) điên người lên rồi, Ðạo và Khen dẫn quân xâm nhập vào trong nội thành. Bắc quân đâu có ngờ rằng đánh đêm cũng là “nghề” của chàng, những chàng Cọp Biển gan lì trong những người lính gan lì trên thế giới. Và trận chiến hãi hùng nhất, kinh khiếp nhất xảy ra trong đêm từ 20 giờ 30 đến 7 giờ sáng hôm sau giữa Cộng quân và hai trung đội của Tiểu Ðoàn 6/TQLC.

Thiếu Úy Khen đã bị thương cùng 9 người khác và 9 người hy sinh. Ðó là cái giá mà Ðại Ðội 3/TÐ6/TQLC phải trả trong đêm 9 tháng 9 để đổi lấy 100 thước vuông đất tại góc Ðông Nam Cổ Thành. Ðất đắt giá quá, đất được cấu tạo bởi xương máu của các anh chiến sĩ Thần Ưng dũng cảm. Ðất ở đây quý hơn đất trên cung trăng. Còn lại một trung đội bám chặt ở đó, có Trời xuống gọi cũng không nhả ra sá gì lựu đạn, đại pháo 130 ly và CKC bắn tỉa. Ai ở đâu ở đó, không thể nào tải thương được. Tải thương làm sao được ở giờ phút ấy. Thái Dương tuy có đau lòng nhưng vẫn phải quyết định tàn nhẫn hơn. Ðêm 10 tháng 9, toàn bộ đại đội phải vào theo. Xâm nhập theo vết dầu loang và theo cái lối “đeo kính râm” (đánh đêm).

Thái Dương và Sông Hương theo dõi từng giây phút một các đứa con trong trận đánh để đời này. Lâu lắm rồi, chàng ta không tài nào ngủ được, bây giờ tựa lưng vào hầm thở phào một phát. Coi như xong được 60% công tác.

- Ðẽo từng hố một nghe. Chạm chốt nào thì đẽo ngay chốt đó. Ðẽo hết.

Sông Hương nói máy, mặt lạnh như tiền. Chốt gan lì quá, chỉ có 3 thước thôi. 3 thước thì đẽo theo 3 thước, 1 thước thì đẽo bằng lưỡi lê. Quy luật đã quá rõ ràng. Ðánh xong trận này để lừng danh một thủa.

Ðêm 13 tháng 9, Tài điều động Ðại Ðội 4 tiếp tục xâm nhập vào được hết trong Cổ Thành. Thái Dương thở ra một hơi dài nhưng rồi khựng lại, chỉ thở được có nửa hơi thôi. Cổng Nam và cổng Tây của Cổ Thành còn sờ sờ ra đó, chưa thanh toán xong thì chưa thể nào thở thoải mái được. Láng bạc cuối cùng được tung ra.

Ngày 14 tháng 9, Thái Dương tung đại đội của Trung Úy Ðức đánh cổng chính Nam Cổ Thành. Trước đó, Liễn của Trâu Ðiên cũng đã đánh bật được chốt ra khỏi trường Phước Môn Teresa rồi. Sừng Trâu Ðiên mài kỹ quá nên Cộng quân đành đội nón cối từ giã mái trường đi về ngủ với Bác và Ðảng của chúng. Thế là bên hông trái đỡ lo, suốt ngày 14 tháng 9, Ðại Ðội 2 đã diệt lần diệt mòn các toán chốt địch để tiến lên cửa Nam.

-Ðem mụ đàn bá góa (chiến xa M.48) thổi ngay vào cái hầm kia.

Một người lính Thần Ưng bật cười khan. ÐM, đàn bà góa đái hay thật. Ðái đâu cháy đó. Ðái bằng máy điện tử mà không “khai,” không chính xác sao được. Rồi M.113 phun lửa tiếp tục nhào lên. Cả bờ thành phía Nam khói lửa ngất trời. Ðến 16 giờ 15 trong ngày, một trung đội của Ðại Ðội 2 đã bám xong bờ phía Nam, diệt từng hầm, từng hố một. Suốt đêm hôm ấy, Ðại Ðội 2 đã chiếm trọn góc Tây Nam Cổ Thành.


5. Khi Sơn Dương trở về mái nhà xưa


Mặt trận ở phía Nam Cổ Thành thế là coi như đã xong được 80% rồi. Ðại Bàng Ðồ Sơn của Lữ Ðoàn 258/TQLC chỉ mừng thầm trong bụng thôi. Mặc dù không nói ra nhưng ông đã nắm chắc phần thắng trong tay. Ngược lại, bên Lữ Ðoàn 147/TQLC hai Ðại Bàng Bắc Ninh và Phúc Yên (Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc, Lữ Ðoàn Phó) lòng nóng như lửa đốt. Nóng nhất vẫn là anh Năm Robert lửa (biệt danh của Tr/Tá Phúc). Mà không nóng sao được dẫu rằng ông đánh giặc rất “phong thái.” Vừa đánh giặc vừa uống la-ve mà, lại vừa ngâm thơ nữa.”Say sưa nghĩ cũng hư đời. Hư thời hư vậy, say thì cứ say.”

Chương Thiện (Thiếu Tá Cảnh, tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 3/TQLC) và Kiến Hòa (Thiếu Tá Kim, tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 7/TQLC) cũng nôn nao không kém. Mẹ kiếp, bánh Trung Thu gì mà phía Nam là hai cái “trứng vịt,” còn phía Bắc thì trơ ra “khúc lạp xưởng,” khó nuốt quá đi thôi. Robert lửa còn khôi hài đen một phùa trước khi Bắc Ninh xua Tiểu Ðoàn 3 và Tiểu Ðoàn 7 thanh toán vùng đất đã định. Chương Thiện tuy còn mới nhưng rất ngon lành. Làm nỗ lực chính chiếm nửa cái bánh Trung Thu ở phía Bắc mà không ngon lành sao được. Chương Thiện quyết sống mái phen này. Thạch Sanh, Sơn Dương và Nhân nên chọn thằng nào để dứt điểm đây? Chương Thiện gọi Dương (Trung Úy Dương, đại đội trưởng Ðại Ðội 4) lại hỏi:

-Quê anh ở Quảng Trị, phải không?

-Dạ đúng như vậy.

-Anh và Thạch Sanh ủi ngay vào chỗ này.

Chương Thiện đi một màn dặn dò chiến thuật vượt qua “khe” chị Quý (Hào nước sát Cổ Thành). Cổ Thành chỉ là một người đàn bà góa. Tuy lúc ban đầu khó tán thật nhưng một khi đã tán được rồi thì chỉ đâm một cái là tuốt luốt. Ráng đi.

Thế là Sơn Dương trở về mái nhà xưa. Nhà của ta ở trước mặt đây này, bên phải con đường số 5 cách Cổ Thành chỉ có 200 thước. Chốt địch đã ở trong ngôi nhà thân yêu của ta từ mấy tháng qua. Chốt lì lợm quá, không lẽ thổi bay mái nhà nơi ta đã sinh ra và lớn lên? Ðau lòng lắm nhưng biết làm sao hơn! Sơn Dương cho lệnh chiếc M.48 thổi một phát. Cả một vòm trời nghiêng ngả, gạch ngói vỡ tan. Dương thấy mình ứa nước mắt. Trung đội đi đầu của Dương tiến lên trám chốt của ta vào.

Trong khi đó các chiến sĩ Hùm xám của anh Tư Kiến Hòa ủi phăng phăng vào nhà thờ An Hòa kẹp cứng ngắc hông bên phải để cho Tiểu Ðoàn 3 dễ dàng dứt điểm. Ðánh đêm, lại phải đánh đêm. Với chiến trường bây giờ thì bóng đêm không còn là kẻ thù của ta nữa mà lại là bạn của ta. Nhưng mà khổ ơi là khổ, dọc đường tiến quân của Sơn Dương, những mái nhà tôn ngã nhào, nằm che lấp cả lối đi. Chỗ nào cũng thấy tôn là tôn, mỗi bước chân đi là một lần gây tiếng động. Cộng quân từ góc Ðông Bắc Cổ Thành hễ cứ nghe tiếng động chỗ nào là nổ súng như mưa vào chỗ đó.

-Cẩn thận và nhẹ nhàng một chút.

Sơn Dương nói máy, dặn dò con cái, mặt cau lại như táo bón lâu ngày. Ðêm 14 tháng 9, Dương cho trung đội của Thiếu Úy Ðức băng qua đường Lê Văn Duyệt bám ngay vào bờ thành phía Bắc, diệt xong các ổ chốt và nằm tại đó nghi binh cho đến 2 giờ khuya. Ðến 3 giờ sáng, Dương lại kéo Ðức về bờ thành phía Ðông để xâm nhập mặt này. Mỗi người 15 quả lựu đạn, vượt qua “khe chị Quý” để trèo lên bức tường mà lọt vô nội thành. Bấy giờ là 5 giờ 30 sáng, đại đội của Thạch Sanh cũng dẫn quân xông vào trong đêm đó. Lũ chuột bất ngờ quá, không kịp chống đỡ. Sơn Dương vừa đánh vừa tiếp đạn từ bên ngoài thành tiến ồ ạt từ mặt Ðông sang mặt Tây của nội thành suốt trong ngày 15 tháng 9.


6. Dựng một ngọn cờ


Phải nói rằng các chiến sĩ Thần Ưng đã xâm nhập phía Nam Cổ Thành với mưu lược, tính toán kể từ đêm 9 tháng 9 để từ đó làm chủ vùng đất trách nhiệm một cách phi thường và tuyệt vời thì Tiểu Ðoàn 3 cũng đã đánh chiếm nửa chiếc bánh Trung Thu mặt Bắc một cách siêu việt. Siêu việt vì chỉ trong vòng có 24 tiếng đồng hồ mà đã hoàn tất nhiệm vụ.

Trở lại đêm 15 tháng 9, sau khi chiếm được góc thành phía Nam, Ðại Ðội 2 của Tiểu Ðoàn 6 nhận lệnh từ Thái Dương:

-Ðóng cái nút lại ngay trong đêm nay (chận bít cửa Tây Cổ Thành).

Cho dù không có lệnh của Thái Dương đi nữa, Ðức cũng phải làm và làm được chuyện đó. Ðến 21 giờ 30 thì Ðại Ðội 2 của Ðức đã đóng kín hoàn toàn cửa Tây. Riêng Ðồ Sơn con thì từ hai ngày qua lo thanh toán trong ruột Cổ Thành. Cái nhân của chiếc bánh Trung Thu chẳng còn gì nữa, những pass bom dội xuống chỉ cách “đứa con đầu” chừng 100 thước. Vâng, chỉ có 100 thước, khoảng cách đó đối với quả bom 1,000 cân Anh đâu còn một thước nào an toàn nữa. Thế mà Ðồ Sơn con vẫn đánh. Trên thế giới này có sự yểm trợ nào liều lĩnh đến thế nếu không phải là chiến trường do TQLC điều khiển? Các trận giao tranh vẫn tiếp diễn với cường độ khốc liệt suốt đêm 15 tháng 9. Ðêm đó đối với Cộng quân thật dài, chúng cố níu kéo lại một vài phút giây để còn thở, còn tưởng nhớ đến gia đình, đến Bác và Ðảng đang ngồi ôm mặt mà khóc ở ngoài đất Bắc xa xôi kia.

Ðúng 9 giờ sáng ngày 16 tháng 9, 1972, hai Tiểu Ðoàn 6 và 3/TQLC đã làm chủ hoàn toàn Cổ Thành Quảng Trị. Những người lính TQLC đã ăn xong chiếc bánh Trung Thu sau 7 ngày dứt điểm oai hùng. Tàn quân của Hà Nội như một đàn vịt chạy về phía Tây, cố vượt qua Tòa Hành Chánh Tỉnh để sang bên kia bờ sông Thạch Hãn. Nhưng đã muộn quá rồi! Trâu Ðiên và Ó Biển đã kẹp lại ở hai đầu Nam Bắc dọc theo đường Trần Hưng Ðạo hốt gọn hết trong buổi sáng hôm ấy.

Khí thế của các chiến sĩ TQLC bừng bừng dâng cao như các đợt sóng thần phủ xuống đầu lính Bắc quân những nỗi kinh hoàng. Lời thề của tên trung đoàn trưởng Trung Ðoàn 48/CSBV tử thủ Quảng Trị: “Còn Trung Ðoàn 48 này thì còn Cổ Thành Quảng Trị” đã bị những lớp Sóng Thần TQLC cuốn đi nhận chìm xuống đáy bùn đen của dòng sông Thạch Hãn. Ðâu còn có chiến thắng nào vượt lên trên chiến thắng này của TQLC trong ngày huy hoàng đó. Vậy thì còn có ý nghĩa gì nữa để tôi phải ghi kết quả trận đánh ở đây?

Bây giờ chỉ còn là giây phút dựng cờ. “Cờ bay, ôi ngọn cờ bay.” 12 giờ 45 ngày 16 tháng 9, 1972, ngọn Cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ, biểu tượng của Quốc Gia được dựng lên tại cửa chính Tây của Cổ Thành Quảng Trị. 6 chiến sĩ TQLC đã làm công việc trọng đại đó là các anh Nguyễn Phúc Ðịnh, Trần Văn Vân, Bùi Ðăng, Sơn Keo, Nguyễn Nho và Trần Văn Kiệt thuộc Tiểu Ðoàn 6/TQLC. Cũng chính giờ phút ấy, tại cửa Ðông Cổ Thành, Tiểu Ðoàn 3/TQLC cũng đã dựng ngọn cờ chiến thắng lên cao.

Từ Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn, Thái Dương nhìn qua đám bụi mù của cơn mưa pháo địch từ phía Ðông Hà còn rót xuống Cổ Thành Quảng Trị, lá cờ màu vàng tươi với ba sọc đỏ bay phất phới trong gió, nổi bật lên nền trời đổ nát của thành phố dấu yêu đã trở về với miền Nam. Ta chỉ cắm lá cờ khi nào lá cờ ấy bay vĩnh viễn trên trên phần đất Quảng Trị này. Thái Dương nói thầm như vậy và ông ngước nhìn một mảng trời qua khung cửa. Giờ này là giờ Ngọ, giờ của chiến thắng, giờ phút ghi nhớ đời đời. Bóng mặt trời đã đi đâu? Lá cờ chói lòa vinh quang đã che lấp tất cả những vinh quang nào có trên trái đất này.

Chiếc radio mang theo đã được người lính cận vệ mở ra từ lúc nào. Thái Dương lắng nghe tiếng người xướng ngôn Ðài Phát Thanh Sàigòn đọc công điện của Tổng Thống VNCH ngợi khen các chiến sĩ TQLC:

“Tôi trân trọng yêu cầu đại tướng chuyển đến Trung Tướng Tư Lệnh Quân Ðoàn 1 và Quân Khu 1, Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Ðoàn TQLC cùng toàn thể đơn vị trưởng và chiến sĩ đã đánh tan quân Cộng Sản xâm lược ra khỏi Thị Xã và Cổ Thành Quảng Trị lời ngợi khen nồng nhiệt nhất đồng thời lòng khâm phục vô biên của toàn thể chính phủ tại Dinh Ðộc Lập sáng hôm nay 16 tháng 9, 1972. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước những chiến sĩ đã hy sinh cho Ðại Nghĩa Dân Tộc và tôi sẽ đến thăm anh em.”

Thái Dương ngồi xuống ghế, châm điếu thuốc đầu tiên trong ngày. Và tại Cổ Thành, lá Cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ đang bay phất phới trong gió.

Quảng Trị, 22 tháng 9, 1972
quaichao
Posts: 1188
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Image


Ba dòng nước mắt.
phạm tín an ninh
Tôi vô cùng ngạc nhiên khi nhận đuợc thư Bình, thằng bạn thân tình từ thời nối khố. Nó là đứa cuối cùng trong đám bọn tôi rời xa đất nước, vừa mới được sang định cư bên Mỹ theo diện HO 31. Lá thư chỉ vỏn vẹn mấy dòng:
" Tao đã đến Mỹ vừa đúng hai tuần. Ở đây ồn ào và ngột ngạt quá, tao muốn tìm một chỗ bình yên. Mày có cách nào giúp tao sang Bắc Âu với mày. Bởi tao nghe mày kể bên ấy dù có buồn và mùa đông khá lạnh, nhưng cuộc sống yên bình, thích hợp cho những người cần một nơi để chửa trị những vết thương khó lành được trong lòng.
Tao đang có nhiều vết thương, và cũng đang có nhiều điều rối ren không giải quyết được. Rồi có dịp tao sẽ tâm tình với mày sau. Bây giờ, bằng mọi cách mày giúp tao sang đó với mày. Càng sớm càng tốt.."
Hơn một tháng trước, Định đã báo cho tôi biết việc Bình sẽ sang Mỹ. Nó đã phụ giúp vợ Bình sẵn sàng tất cả mọi thứ để đón Bình. Định còn bảo khi nào Bình đến Mỹ rồi, nó sẽ báo để tôi sang thăm. Ba thằng gặp lại, tha hồ mà kể chuyện xưa. Vậy sao bây giờ vừa mới đoàn tụ vợ con, Bình lại muốn sang Bắc Âu với tôi, một nơi xa tít mịt mùng ?

Gọi điện thoại cho vợ Bình và Định nhiều lần, nhưng không ai bốc máy. Hôm sau tôi vào sở xin lấy trước một tuần hè, và đặt vé máy bay sang Mỹ.
Bọn tôi là ba thằng bạn thân từ những ngày mới lớn. Cùng học một lớp ở trường làng, rồi lên trường huyện. Điều đặc biệt là tên của ba thằng đều có vần "inh". Trong lớp bạn bè thường gọi bọn tôi là Ninh-Bình-Định, mặc dù cả ba thằng chưa hề biết quê quán của Quang Trung đại đế, cái nơi nổi tiếng "con gái cầm roi đi quyền" đó nó ra sao. Tuổi thơ ở nhà quê khá nhọc nhằn, nhưng lại có biết bao kỷ niệm êm đềm của những ngày câu cá tắm sông, những trận bóng sôi nổi trước nhiều khán giả là đám con gái cùng trường, mà trái banh chỉ là những trái bưởi rụng nhặt được phía sau hè. Rồi cả ba thằng được may mắn vào thành phố Nha Trang học trung học. Dù khác lớp nhưng cùng vào một đội bóng của trường. Đội bóng bao lần chiếm giải quán quân. Sau khi đậu tú tài, nhìn thấy con đường học hành sao mà xa xăm diệu vợi quá. Muốn học thêm phải khăn gói vào tận Sài gòn, trong lúc kinh tế gia đình đang lúc khó khăn. Không đành lòng bắt cha mẹ phải còng lưng thêm chút nữa, ba thằng rủ nhau vào lính. Làm đơn tình nguyện vào binh chủng không quân, bởi hình ảnh những chàng phi công hào hoa đi mây về gió, trong bộ đồ bay, khăn quàng cổ tím, đã là thần tượng của bọn tôi từ lâu lắm. Vậy mà chỉ có riêng tôi là mộng ước không thành, vì thiếu thước tấc, bị loại ngay vòng khám sức khỏe đầu tiên. Hai thằng bạn được toại nguyện, nhưng không vui. Vì kể từ hôm nay, không còn "chúng mình ba đứa" nữa. Tôi tiễn hai thằng đến Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân nằm bên bờ biển Nha Trang, rồi một mình khăn gói vào Sài gòn học tiếp.

Khi bọn nó sang Mỹ học phi hành, thì tôi vào quân trường Thủ Đức. Cứ vài tuần tôi nhận thư từ bên Mỹ. Nhìn tấm ảnh hai thằng chụp trước cổng trường, hoặc đứng bên cạnh một chiếc F 5, tôi thấy thèm cái oai phong của tụi nó. Sau khi về nước chỉ có thằng Bình đươc lái phản lực A-37 cho một phi đoàn đóng ở Biên Hòa, còn thằng Định thì ra phi đoàn trực thăng tận ngoài Vùng 1.

Tôi ra trường, được bổ sung về một tiểu đoàn tác chiến đang làm lực lượng lưu động cho Quân Đoàn, rày đây mai đó, gần như chỗ nào có trận chiến là tôi có mặt. Vậy mà so với mức độ hiểm nguy, chết chóc, chẳng nhằm nhò gì với cái chuyện đi bay của thằng Định. Bởi phi đoàn của nó chuyên thả và bốc những toán biệt kích delta trong các vùng địch. Sau một chuyến công tác, nếu may còn sống, được thưởng một số tiền và mấy ngày phép xài chơi. Bao nhiêu lần nó thoát chết trong đường tơ kẽ tóc. Nó bảo đúng là đạn tránh nó. Nhờ vậy mà nó là thằng thường có mặt ở thành phố Nha Trang. Cứ sau một lần thoát chết, nó trở về đây, còn tôi và thằng Bình, cả năm chỉ được một tuần "anh về với em rồi anh lại đi". Có lẽ nhờ vậy mà nó có khá nhiều mối tình để kể cho bọn tôi nghe mỗi lần có dịp gặp nhau, hay bất ngờ liên lạc được trên các tần số không lục.

Nhưng rồi trong ba thằng, tôi lại là thằng bước lên xe hoa trước nhất. Thằng Định vẫn muốn thoải mái đi mây về gió, không bị vướng chân vướng cẳng, còn thằng Bình thì khá kín miệng nên chuyện tình duyên của nó bọn tôi cũng mờ mịt lắm.

Một lần tiểu đoàn đổ quân xuống Ninh Hòa lúc hai giờ sáng, khi cả cái thị trấn nhỏ này còn đang say ngủ. Đại đội tôi được chỉ định vào đóng quân trong sân vận động. Sáng hôm sau, quần áo chỉnh tề, tôi rủ thêm hai thằng bạn lính vào một ngôi nhà phía trước "thăm dân cho biết sự tình", không ngờ "hồn lỡ sa vào đôi mắt em", đôi mắt nai tơ của cô bé chủ nhà. Đám cưới tôi có mặt cả hai thằng bạn nối khố, và hai thằng đều tình nguyện làm phụ rể.

Ba năm sau, Định lên chức quan ba, được thuyên chuyển về một phi đoàn đóng ở Pleiku làm trưởng phòng hành quân, nên chúng tôi có nhiều dịp gặp nhau, khi ở thành phố, khi thì trong các cuộc hành quân trực thăng vận. Lâu lâu nó tình nguyện bay tiếp tế cho đơn vị tôi, thả cho tôi vài ký thịt tươi và chai rượu đế. Mùa hè 72, tôi bị thương ở căn cứ Võ Định, Kontum. Suốt hơn hai tuần bị địch bao vây và pháo kích nặng nề, tôi nhận lệnh phải mở đường máu rút quân ra, nhưng vết thương nặng ở chân phải của tôi là một trở ngại lớn cho đơn vị. Trong lúc Định đang bay chiếc CNC (trực thăng chỉ huy), nhưng đã điều động hai chiếc võ trang (gunship) bắn nghi binh và yểm trợ, rồi một mình nhào xuống bốc tôi trong lưới đạn phòng không dày đặc. Chiếc trực thăng bị nhiều vết đạn mà bọn tôi vẫn an toàn. Mặc dù nó dày dạn kinh nghiệm và bay rất tài ba, nhưng đúng là đạn đã tránh nó, như nó vẫn thường ba hoa với đám bạn bè.

Chỉ có thằng Bình là "số đẻ bọc điều". Từ A-37 nó chuyển sang lái F-5, nhưng vẫn quanh quẩn ở Biên Hoà, rồi Cần Thơ. Nó là thằng đẹp trai và ít nói. Trước đám con gái, tôi và thằng Định thì líu lo chuyện dưới biển trên trời, còn nó chỉ ngồi cười mỉm. Có lẽ nhờ vậy, mà sau này nó âm thầm về Nha Trang và cua dính Mỵ Khê, một cô bé răng khểnh khá xinh ở trường Nữ, mà ngày xưa cả ba thằng đều quen biết, bởi đã từng thách nhau cùng đạp xe theo "tán", sau các buổi tan trường.

Mỗi lần về Nha Trang thăm bồ, nó đều rủ tôi và Định bay về Nha Trang với nó một vài hôm. Lúc này chiến trường Tây Nguyên khá sôi động, phi đoàn Thần Tượng ở Nha Trang có một biệt đội trực thăng tăng cường cho Pleiku, mà hầu hết các chàng pilot đều là bạn thân của Định, nhờ vậy mà tôi và Định về Nha Trang dễ dàng như đi chợ. Có khi chỉ ở Nha Trang một đêm, rồi sáng hôm sau lại có mặt ở chiến trường. Những lần gặp nhau, đều có mặt Mỵ Khê. Cô bé học trò trường nữ ngày xưa bây giờ đã là cô giáo. Nhưng có lẽ đi dạy học chỉ để làm kiểng, bởi cô ta là con nhà giàu. Ông bà già có mấy tiệm buôn trên đường Độc Lập. Mỵ Khê được nuông chiều, nên ngay cả chuyện bếp núc cũng không rành. Lần nào gặp nhau ở nhà nàng, bọn tôi cũng chỉ được mời một món duy nhất mà nàng rất tự hào do chính tay mình nấu : cháo trắng ăn với hột vịt muối.

Cuộc tình này cũng kéo dài đến mấy năm. Không phải để tập làm sao "đừng nhìn nhau mà cùng nhìn về một hướng" như lời khuyên trong sách, mà vì cha mẹ Mỵ Khê rất tin vào bói toán. Tuổi tác của hai người chưa thể kết hôn.
Cuối cùng, đến mùa hè 73, thì cuộc tình dài này cũng kết thúc bằng một cái đám cưới khá linh đình ở nhà hàng La Frégate. Khách khứa lên đến trăm người.

Lần này chỉ có thằng Định được làm phụ rể, còn tôi bị loại khỏi vòng chiến bởi "xác thân đã nhuốm mùi trần tục", một vợ mấy con, nên được thằng Bình giao cho cái chức tiếp tân, chỉ đứng mỉm cười đón khách.
Đúng là thằng Định có số đào hoa. Không biết tài tán gái thế nào mà sau đám cưới, tôi đi tìm nó khắp nơi, cuối cùng bất ngờ gặp nó ôm chặt cô bé phù dâu xinh đẹp, ngồi ngoài bờ biển. Có lẽ đúng như mấy ông bà già thường nói "lắm mối tối nằm không ", đến ngày mất nước thằng Định đào hoa nhất bọn vẫn cứ còn độc thân.

Tháng 3-75, miền Trung mất vào tay giặc, Định theo phi đoàn di tản về Nha Trang rồi Biên Hoà. Trong cái cảnh dầu sôi lửa bỏng này nó gặp lại vợ chồng Bình. Sau một ngày với bao nhiêu phi vụ hiểm nguy, tối đến hai thằng lại bù khú mày tao mi tớ với nhau như cái thời còn đi học. Mỵ Khê, bà xã của Bình cũng vừa sinh được cô con gái đầu lòng, nên căn cư xá lúc nào cũng rộn rã tiếng cười hoà lẫn tiếng khóc của trẻ thơ. Nhờ vậy mà hai thằng phi công cũng bớt được phần nào những ưu tư lo lắng trong giờ phút lâm nguy của chính mình và đất nước.

Sau những trận đánh lẫy lừng của các đơn vị ở Long Khánh, cũng chỉ có khả năng cầm chân địch hơn một tuần. Biên Hoà bỏ ngỏ. Phi đoàn của Bình nhận lệnh đem máy bay xuống phi trường Trà Nóc tránh pháo. Bình nhờ Định đưa vợ con về Tân Sơn Nhất, cùng ở tạm trong cư xá, nhà của một thằng bạn cùng khoá, sau mấy lần bị thương, không còn khả năng phi hành nên về làm trong Bộ Chỉ Huy Hành Quân Không Quân.

Ngày 29.4, phi trường Tân Sơn Nhất bị pháo kích liên tục. Tình hình nguy ngập, cả phi đoàn của Định chỉ còn lại vài chiếc trực thăng. Anh em trong phi đoàn ngồi lại tính chuyện bay ra hạm đội Mỹ đang chờ ngoài biển..
Trong lúc bạn bè chạy ngược xuôi tìm chỗ cho vợ con, chỉ có Định là một thân một mình nên chẳng lo lắng gì, ngoài cái tâm trạng bực tức, chán chường. Định liên lạc với Bình, báo cho biết việc phi đoàn của nó sẽ bay ra hạm đội, bảo Bình thu xếp gấp về Sài gòn để kịp đưa vợ con đi. Định bảo là nó được dành ba chỗ trên tàu, vừa đủ cho vợ chồng Bình và một đứa con nhỏ. Nhưng Bình từ chối, bảo là vùng 4 còn an toàn, phi đoàn phản lực của nó được đặt dưới quyền của tướng tư lệnh Nguyễn Khoa Nam. Bình chỉ nhờ Định lo cho vợ con nó đi cùng. Tùy tình hình nó sẽ đi sau.
Khi Định và vợ con Bình đến đảo Guam hai ngày,thì biết tin Sài Gòn thất thủ. Định đi tìm Bình khắp nơi nhưng không thấy. Người ta bảo có lẽ Bình đã bay sang Thái Lan.

Ngày tôi khăn gói đến địa điểm trình diện "học tập cải tạo" bất ngờ gặp Bình. Trong cái cảnh "nước mất nhà tan" này mà có được một người bạn thân thì cũng vơi được nỗi buồn. Nó kể là anh em trong phi đoàn không đành rời căn cứ trong lúc hai ông tướng quân đoàn vẫn còn ở lại sống chết với anh em. Sau khi hai ông tự sát, thì tình hình đã quá muộn màng, địch quân bao vây, pháo kích dữ dội vào phi trường, nên anh em chỉ còn kịp phá hủy một vài hệ thống trên phi cơ.

Ở tù chung trong trại tù An Dưỡng Biên Hòa gần một năm, khi chuyển ra ngoài Bắc mỗi thằng bị chia mỗi ngả.
Ra tù, tôi ghé lại thăm gia đình Bình. Ông già nó qua đời, chỉ còn bà mẹ và cô em gái, nhưng nhà cửa được xây lại khang trang và cuộc sống khá sung túc so với những người khác trong vùng. Mẹ nó bảo tiền bạc do vợ Bình gởi về đều đặn. Bà còn khoe mấy tấm ảnh của vợ con Bình được phóng lớn treo trên vách.

Đúng một năm ra khỏi tù, tôi vượt biên. Trong trại tỵ nạn Bataan, bên Phi, khi chuẩn bị lên đường định cư thì nhận tin Bình được thả về. Nhưng chỉ vài tháng sau thì lại được tin nó bị bắt khi tổ chức vượt biên. Mãi đến tám năm sau nó mới lên đường sang Mỹ theo diện HO. Tôi định chờ một vài tuần để nó tạm ổn định cuộc sống và gia đình, tôi sẽ bay sang thăm vợ chồng nó và thằng Định, thì bất ngờ nhận lá thư này của nó.

Máy bay đáp xuống phi trường Fayetteville, North Carolina lúc 9 giờ rưởi tối. Một phi trường nhỏ ở một nơi tôi hoàn toàn xa lạ. Anh tài xế taxi người da đen chở tôi chạy lòng vòng qua những rừng thông hoang vắng càng làm đầu óc tôi căng thẳng, lúc nào cũng trong tư thế "ứng chiến" để đối phó với những điều bất trắc. Cuối cùng thì anh ta cũng tìm tới được địa chỉ nhà Bình. Trong nhà tối om. Cổng khoá chặt. Tìm chuông cửa nhưng không thấy. Tôi mở bóp tìm địa chỉ của Định, nhưng lâu nay viết thư cho tôi, Định chỉ dùng P.O.Box. Tôi hỏi anh tài xế taxi tên một motel gần nhất. Tôi viết vài chữ lên tấm giấy nhỏ, bảo Bình đến tìm tôi ở motel ấy, rồi gắn lên cửa.

Trưa hôm sau, người đến tìm tôi không phải là Bình, nhưng là ông già vợ của Bình. Tôi chỉ gặp và nói chuyện với ông vài lần trong ngày đám cưới của Bình, nhưng nhận ra ngay. Mặc dù bây giờ ông già hơn xưa, nhưng có tướng đẹp lão. Và vẫn còn hàng ria mép. Ông bảo chính Mỵ Khê nhờ ông đi đón tôi. Trên đường đưa tôi về nhà, ông cho biết là ông đang làm chủ một khách sạn nhỏ và một nhà hàng. Ở cách xa nhà vợ chồng Bình chừng hai mươi phút lái xe.

- Tội nghiệp, vợ chồng nó đang có chuyện buồn. Chuyện phức tạp quá nên hai bác đã cố gắng hết sức nhưng không giải quyết được. Cháu là bạn bè thân, hy vọng cháu nói bọn nó nghe.
- Cháu muốn được nói chuyện riêng với bác trưóc khi gặp vợ chồng Bình.
Tôi muốn biết rõ ràng việc gì đã xảy ra với vợ chồng Bình, để biết cách ứng xử sao cho thích hợp.
Ông già của Mỵ Khê quay xe lại, tìm đường rẽ sang một hướng khác. Hơn mười phút sau, ông dừng xe trước một nhà hàng Á châu.
- Cháu vào đây với bác. Nhà hàng này là của bác.
Ông bảo người con gái đứng trong quày mang cho tôi một phần ăn, và một tách trà cho ông, rồi kéo tôi ngồi xuống một cái bàn nằm riêng trong góc. Ông bảo tôi cứ dùng cơm tự nhiên, rồi bắt đầu tâm sự :
- Hai bác thật là buồn và khó xử, chẳng biết phải tính làm sao. Khi thằng Định đưa con Mỵ Khê, vợ thằng Bình sang Mỹ với đứa con chưa tròn một tuổi. Một thân một mình nơi xứ lạ quê người, tất cả từ việc lớn đến việc nhỏ gì nó cũng trông cậy vào thằng Định. Mà Định quả là thằng chí tình với bạn bè, Nó hết lòng lo lắng cho vợ con thằng Bình, mê chuyện học hành mà đành phải bỏ, đi làm hai ba ca để vừa có đủ tiền lo cho mẹ con Mỵ Khê, mà còn gởi về Việt Nam giúp gia đình thằng Bình sau tháng 4/75 trải qua bao năm túng quần. Rồi cũng chính nhờ thằng Định giúp việc bảo lãnh gia đình bác từ Việt Nam sang Mỹ đoàn tụ với mẹ con Mỵ Khê. Nhưng rồi tất cả cũng vì Bác mà gây nên cớ sự. Trước khi rời Việt Nam, hai bác có ra chào vợ chồng anh chị sui gia, là ba má của thằng Bình. Ông bà khóc lóc kể cho bác biết là có tin do vợ một người bạn cùng tù với Bình vừa ra thăm chồng ngoài Bắc về, bảo là Bình đã bị bắn chết trong một lần trốn trại với mấy người bạn tù khác nữa ở biên giới Lào. Chính vì vậy mà hai bác khuyên con Mỵ Khê nên tiếp nối với Định, bởi bao nhiêu năm nay nó đã hy sinh ở vậy để tận tình lo lắng cho mẹ con Mỵ Khê, và cháu Lina, con của Bình cũng xem Định như là cha của nó. Hai bác tâm tình khuyên mãi, tụi nó mới làm đám cưới. Sống với nhau hơn mười năm, tụi nó có hai đứa con, thì mới nhận được tin là thằng Bình vẫn còn sống, chỉ bị thương nhẹ, rồi đem đi biệt giam ở một trại tù nào khác, không ai biết. Từ ngày ấy thằng Định buồn ghê lắm và lúc nào cũng ngồi thơ thẩn một mình. Nó giấu việc này không dám nói với thằng Bình, và cũng chính nó phụ với hai Bác gởi tiền về giúp đỡ gia đình Bình và lo cho Bình sang Mỹ theo diện HO.

Tôi đưa tay xin ngưng lời bác.
- Bây giờ thằng Định đang ở đâu thưa Bác ?
- Trước ngày thằng Bình sang đây, thằng Định mang hai đứa con của nó với Mỵ Khê sang đây nhờ hai bác mướn người giữ hộ, rồi "mu" qua Hawaii. Con Mỵ Khê khóc lóc, bảo nó cứ ở lại đây, khi nào thằng Bình sang Mỵ Khê sẽ nói chuyện với thằng Bình, thằng Bình sẽ hiểu được bao điều khúc mắc và chắc sẽ không buồn. Hai bác cũng giải thích cho nó biết, dù sao thằng Bình với con Mỵ Khê cũng đã xa cách quá lâu, và sự việc xảy ra là do bao nhiêu nghịch cảnh đẩy đưa, chứ Định là một thằng tốt bụng, hết lòng chung thủy với bạn bè. Hai bác cũng sẽ nhận trách nhiệm này trước mặt thằng Bình, khi nó tới đây.
- Rồi cuối cùng ra sao, thưa Bác ?
- Vợ chồng bác khuyên giải suốt cả mấy ngày liền, nhưng nó vẫn không nghe, nó xin lỗi hai bác và con Mỵ Khê, rồi nhờ bác trao lại cho thằng Bình một lá thư. Nó xin được phép dán lá thư lại nên hai bác cũng chẳng biết nó viết cái gì trong đó. Khi đến Hawaii, nó có gọi phôn về cho bác, bảo đang chạy taxi với một thằng bạn cũ. Chút nữa bác sẽ cho cháu số phôn của nó, để cháu liên lạc khuyên giải nó hộ bác.
Bác chở tôi lại trước nhà vợ chồng Bình, bỏ tôi trước cửa, chỉ tôi cái chuông điện nằm kín phía bên trong cánh cửa, rồi lái xe về. Bác bảo là để đám trẻ bọn tôi gặp nhau sẽ được tự nhiên hơn.
Người ra mở cửa là Mỵ Khê. Vừa nhận ra tôi, Mỵ Khê nắm chặt tay tôi, nhoẻn miệng cười, nhưng lại bật khóc ngay sau đó. Mỵ Khê đưa tôi vào nhà, chỉ cho tôi nơi Bình ở, căn nhà sau, chung vách với gara xe. Tôi gõ mấy lần, cửa mới mở.

Sau bao nhiêu năm hai thằng bạn thân từ thời nối khố gặp lại nhau, nhưng đều không vui, ôm lấy nhau mà lòng dạ bùi ngùi.
Suốt đêm hôm ấy tôi ở trong phòng Bình, nhưng hai thằng không ngủ, nằm tâm sự thâu đêm.
Tôi chưa biết phải nói điều gì với Bình, thì Bình mở đầu tâm sự.
- Khi biết việc này, tao có bất ngờ, và dĩ nhiên cũng buồn ghê lắm. Nhưng chỉ sau một đêm suy nghĩ, tao lấy lại được sự bình thản, và nghĩ là Mỵ Khê đã thuộc về Định, và hai người rất xứng đáng trong tình yêu, trong cuộc hôn nhân mới này. Tao phải cám ơn thằng Định, đã hết lòng cưu mang vợ con tao và cho Mỵ Khê một gia đình hạnh phúc, một chỗ dựa vững chắc trên xứ lạ quê người. Hơn nữa tao và Mỵ Khê xa cách khá lâu, trong lúc nàng đã hội nhập vào xã hội Mỹ này từ lâu rồi, còn tao bây giờ cũng đã già, lại là một thằng quê mùa, bệnh hoạn, mà vết thương trên thân xác cũng như trong lòng tao vẫn chưa lành được.Tao tự biết mình thực tình không còn thích hợp, không còn xứng với nàng. Tao cũng đã tâm tình với Mỵ Khê và điện thoại cho thằng Định, nói hết nỗi lòng. Mong nó trở về đây. Cháu Lina, con gái của tao cũng nhớ nó mà khóc cả ngày. Tao hiểu, con bé còn xa lạ với tao lắm. Mà nó xa lạ là phải. Không dễ dàng gì cho một cô con gái đã hơn 20, không hề biết mặt cha từ lúc mới năm tháng tuổi, bây giờ phải chấp nhận một ông cha bất ngờ từ trên trời rơi xuống

- Thế rồi vợ mày và thằng Định tính sao ?
- Mỵ Khê thì chỉ khóc và im lặng, còn thằng Định thì nhất quyết trả Mỵ Khê lại cho tao. Nó còn bảo là nó nhớ tao lắm, nhưng không muốn gặp tao.
- Bây giờ mày tính sao ? Tao sẽ giúp được gì cho tụi mày ?
- Tao nhờ mày. Chỉ có mày có thể giúp tao trong lúc này. Mày đưa tao qua Hawaii gặp thằng Định và tâm tình giải thích để nó trở về với vợ con tao.
- Còn mày thì sao ?
- Tao một thân một mình. Nếu mày kéo tao sang Nauy ở với mày là phúc cho tao. Có mày tao sẽ dễ quên bao nhiêu chuyện đau lòng. Còn nếu không được thì tao lang thang đâu cũng được. Lâu lâu kiếm được tiền tao lại ghé về đây thăm cháu Lina, cho dù trong lòng nó, có lẽ tao chưa hề là cha của nó.
Ba thằng bọn tôi lại gặp nhau, qua bao nhiêu năm chia cách cùng những dông tố trong đời. Ôm nhau mừng rỡ mà sao nghẹn ngào, không ai nói nên lời, chỉ có nước mắt chảy dài trên má. Ngày xưa, thằng Định là đứa ba hoa, khôi hài nhất trong bọn, vậy mà cũng không mở miệng để nói một lời, dù chỉ là một chữ hello, mà nó đã thường xài từ lúc còn ở Việt nam, mỗi khi gặp bạn bè.

Không biết lúc này trong đầu hai thằng bạn đang nghĩ điều gì. Riêng tôi đang hình dung tới cuộc chiến bi thảm mà kẻ chiến thắng lại là những con người tàn ác nhất đã tạo nên bao chia ly tan tác.

Sáng nay, chủ nhật, mùa đông Bắc Âu khá lạnh. Tôi thức giấc đã lâu nhưng còn đang trùm chăn nằm nán trên giường thì nghe điện thoại reo. Bốc ống nghe chưa kịp hỏi là ai, thì nghe bên kia đầu giây giọng nói quen thuộc của thằng Định :
- Hello! Ninh ơi. Có thằng Bình đây, nó muốn nói chuyện với mày.
Tôi nghe giọng nói yếu ớt nhưng rất vui của Bình :
- Bình đây. Gọi thăm vợ chồng mày và báo cho mày một tin vui. Tao đang ở nhà vợ chồng thằng Định đây. Vừa từ bệnh viện về. Vợ chồng Định lên tận Houston tìm thăm tao, báo tin cháu Lina bị bệnh rất nặng cần phải thay gấp một quả thận. Bác sĩ cho biết cách tốt nhất là lấy thận của nguời cùng huyết thống, nên tao theo Định và Mỵ Khê bay xuống North Carolina ngay để kịp thời lo cho cháu. Bác sĩ bên này giỏi thật. Mọi việc tiến hành nhanh chóng. Bây giờ đã xong xuôi. Cháu Lina cũng đã khỏe lại. Đáng lẽ tao đã về lại Houston, vì tao vừa mới mở cái tiệm giặt ủi, do vợ chồng thằng Định giúp vốn, vợ chồng nó cũng vừa mua cho tao một ngôi nhà nhỏ, ở bên cạnh hai thằng bạn cùng phi đoàn với tao ngày trước, nhưng vợ chồng nó nhất định giữ tao lại. Cả cháu Lina nữa. Nó cũng muốn có nhiều thời gian để tâm tình với cha của nó. Mày cố gắng bay sang đây với tụi tao cho vui.

Chưa kịp trả lời, tôi lại nghe giọng nói của đàn bà :
- Ông bà qua đây để tôi còn đãi món cháo trắng ăn với hột vịt muối.
Tôi nghe những tiếng cười khúc khích, rồi giọng đùa nghịch của thằng Định xen vào :
- Hello, Ninh ! Mỵ Khê bây giờ nấu ăn nghề lắm đó, biết nấu cả cháo trắng tới bảy món. Vợ chồng mày nhớ bay qua sớm, không thì mất phần đó nghe chưa.
Tôi buông ống nghe, thẫn thờ nhìn ra ngoài cửa sổ như muốn tìm kiếm một điều gì. Trời mùa đông Bắc Âu phủ đầy tuyết trắng, nhưng sao trước mắt tôi đang lung linh bầu trời xanh bao la của cả một thời tuổi thơ. Cái thuở ba thằng chúng tôi vui đùa nghịch ngợm, trong lòng chưa hề vướng bận chuyện chiến tranh kéo theo bao cay đắng cuộc đời.

phạmtínanninh
caolynh
Posts: 317
Joined: Wed Dec 17, 2008 7:21 pm
Contact:

Post by caolynh »

Image

Bay trong lửa đạn

KingBeeMan & Lãng Tử


Gần 30 năm sau chiến tranh Việt Nam, những tài liệu mật về cuộc chiến bên ngoài lãnh thổ Miền Nam lần lượt được chánh phủ Hoa Kỳ phổ biến.

Do đó người ta được biết nhiều hơn về những chiến sĩ vô danh trong những trận chiến vô danh, nhưng thật khốc liệt. Ðây là câu chuyện kể lại của một người trong cuộc về những chuyến bay thả biệt kích dọc theo “Ðường Mòn Hồ Chí Minh” của Phi Ðoàn 219. Phi đoàn này được các biệt kích và các phi công của cả Việt Nam và Hoa Kỳ biết dưới danh hiệu “King Bee.”

***

Khởi thủy của phi đoàn là một biệt đội trực thăng sử dụng 3 chiếc trực thăng H34 được thành lập ở Nha Trang để thi hành công tác xâm nhập và triệt xuất các toán biệt kích Delta thuộc Lực Lượng Ðặc Biệt Việt Nam hoạt động sâu trong lòng địch ở Vùng II và III Chiến Thuật. Vài tháng sau đó biệt đội thứ hai cũng được thành lập ở Ðà Nẵng để hoạt động trong Vùng I Chiến Thuật. Phi hành đoàn đầu tiên T/U Phan Thế Long, T/U Nguyễn Bảo Tùng và Th/S Bùi Văn Lành đã hy sinh vì công vụ ngày18 tháng 10, 1965 tại vùng Khâm Ðức trên đó có Th/T Larry Thorne của Lực Lượng Ðặc Biệt Hoa Kỳ (Green Berets). Sau hơn 30 năm tìm kiếm, di hài của 4 người đã được tìm thấy, và tháng 8 năm 2003 vừa qua, Hoa Kỳ đã long trọng làm lễ mai táng cả 4 người trong cùng một quan tài ở Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington, Washington D.C. với lễ nghi quân cách, như một hành động nhìn nhận sự chiến đấu hào hùng của Phi Ðoàn 219 “King Bee,” nói rộng ra là của các chiến sĩ Không Quân cùng các chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Biệt Ðoàn 83 “Thần Phong” được thành lập vào năm 1964 với chỉ huy trưởng là Ðại Tá Nguyễn Cao Kỳ, gồm các Biệt Ðội Khu Trục nổi tiếng với các phi vụ “Bắc Phạt,” Biệt Ðội Vận Tải thi hành những phi vụ tối mật thả dù điệp viên và các toán biệt kích ra Bắc, và Biệt Ðội Trực Thăng đảm trách phi vụ mật, thả các toán biệt kích dọc theo “Ðường Mòn Hồ Chí Minh” xuất phát từ các căn cứ Khe Sanh, Tà Bạt, A Shau, Khâm Ðức thuộc Vùng I, Dakpek, Ben Het, Dakto, Ðức Cơ, Plei Jereng, Tieu Atar, Bandon, Ðức Lập thuộc Vùng II, và BuPrang, Quản Lợi, Sông Bé thuộc Vùng III.

Những phi vụ mật này chỉ mới được phổ biến gần đây sau thời gian 25 năm mà luật pháp Hoa Kỳ định cho thời kỳ bảo mật hồ sơ. Tuy nhiên các hành động oai hùng của các anh hùng trong biệt đoàn cũng đã được nhắc nhở tới từ thập niên 60 cho đến nay về các huyền thoại của cuộc chiến Việt Nam như các phi công Phạm Phú Quốc, Vũ Khắc Huề của các phi vụ Bắc Phạt, Luân Cowboy, Hùng Mustachio (Hùng Râu Kẽm), Khôi Ðen, An Cào Cào, Tưởng Khùng v.v... của những phi vụ dọc theo Ðường Mòn HCM...

Biệt Ðội Khu Trục thi hành các phi vụ “Bắc Phạt,” được ít lâu phải đình chỉ vì áp lực từ phía Hoa Kỳ. Các phi vụ xâm nhập miền Bắc do Biệt Ðội Vận Tải (Cò Trắng) thực hiện cũng giảm sút khi OPLAN 34A bị thay thế bằng OPLAN 35 của Hoa Kỳ. OPLAN 35 nhằm kiểm soát sự xâm nhập của Bắc quân theo “Ðường Mòn Hồ Chí Minh,” do đó hai Biệt Ðội Trực Thăng được sát nhập lại vào năm 1966 dưới sự chỉ huy của Ð/U Hồ Bảo Ðịnh để thành lập Phi Ðoàn 219 “Thần Phong Long Mã,” và thêm vào đó một số các nhân viên phi hành từ các Phi Ðoàn 211, 213, 215, 217 tình nguyện về phục vụ để đưa tổng số nhân viên theo đúng cấp số phi đoàn.

Ðợt cải tổ toàn diện lần thứ hai khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh giải tán biệt đoàn để cô lập hóa Tướng Kỳ, các Biệt Ðội Khu Trục và Vận Tải được trả về đơn vị gốc, và Phi Ðoàn 219 được đưa về trực thuộc Không Ðoàn 41 tại Ðà Nẵng vào tháng 5 năm 1968 và tiếp tục giữ nguyên nhiệm vụ yểm trợ OPLAN 35. Ð/U Hồ Bảo Ðịnh được thay thế với Th/Tá Ðặng Văn Phước (cấp bậc và chức vụ sau cùng là Ðại Tá Không Ðoàn Trưởng KÐ 51).

Lần cải tổ toàn diện lần thứ ba xảy ra vào mùa Hè 1972, Th/Tá Nguyễn Văn Nghĩa được lệnh di chuyển Phi Ðoàn về Nha Trang, trực thuộc Sư Ðoàn II Không Quân, khi đó Hoa Kỳ đã chấm dứt OPLAN 35. Trong 2 năm cuối Phi Ðoàn có 3 vị PDT lần lượt là Tr/Tá Nguyễn Văn Nghĩa, Th/Tá Huỳnh Văn Phố, Tr/Tá Phạm Ðăng Luân. Từ khi về Nha Trang, nhiệm vụ Phi Ðoàn thay đổi, không còn thi hành nhiệm vụ hoạt động ngoại biên nữa mà lãnh trách nhiệm hoạt động trong Vùng II Chiến Thuật. Tuy nhiều phi công đàn anh rời phi đoàn vào lúc này, nhưng các phi công trẻ mới về phục vụ cũng không để mất đi truyền thống hào hùng của một đơn vị huyền thoại.

***

Gần 30 năm sau cuộc chiến, tôi mới có dịp ngồi ôn lại dĩ vãng để ghi lại những dòng chữ này, nhớ đến các anh trong Phi Ðoàn 219, từ những người đã anh dũng hy sinh nơi chiến trận, cho đến những người còn lại quê nhà cũng như những người đang sống xa quê hương trên cùng khắp mặt địa cầu này. Các anh luôn sống mãi trong tim tôi. Những vui buồn, đau thương, mất mát của những năm sống bên “nỗi chết không rời,” bây giờ nhìn lại quả thật là những năm “đẹp” nhất trong đời mà tôi không bao giờ quên được.

Tôi về trình diện Phi Ðoàn 219 vào giữa tháng 5 năm 1968 sau khi hoàn tất khóa Cơ Phi tại Trung Tâm Huấn Luyện Nha Trang cùng với 5 người bạn cùng khóa. Khi đó phi đoàn vừa hoàn tất đợt cải tổ lần thứ hai, được tái phối trí trực thuộc Không Ðoàn 41 vì Biệt Ðoàn 83 được lệnh giải tán... Sau khi trình diện Th/Tá Phi Ðoàn Trưởng Ðặng Văn Phước, chúng tôi được giao lại cho hai vị Trưởng Toán Cơ Phi (Chief Mévos) là Ch/u Phan Văn Tưởng... Ch/u Hồ Văn Nguyên để được hướng dẫn về cách làm việc của phi đoàn. C/U Tưởng tuy đã lớn tuổi và có rất nhiều giờ bay nhưng ông vẫn không sờn lòng bay bổng, ông rất vui vẻ và thương mến chỉ dẫn chúng tôi, trong khi đó C/U Nguyên ít nói khó tính và không còn đi bay nữa.

Qua hôm sau chúng tôi được đi cắt đi bay ngay vi lúc đó phi đoàn đang thiếu Cơ Khí Viên Phi Hành (gọi tắt là Cơ Phi hay “Mevo” từ tiếng Pháp “Mécanique de Vol,” trong khi đó người Mỹ dung danh từ “Flight Engineer”), sau một tuần đi bay liên lạc và huấn luyện, chúng tôi được cho thả hành quân.

Hơn 4 năm đồn trú tại Ðà Nẵng, tôi không thể nào quên những cơn nắng cháy da và những cơn gió Lào nóng như cát rang trong chảo của mùa Hè ở Miền Trung, rồi khi mùa mưa tới, những cơn bão với gió thổi mạnh đến cả trăm cây số giờ thổi bay tất cả nhà, và những trận mưa dầm gây lụt lội khắp nơi. Bay ở trên cao tôi nhìn xuống thấy nước ngập che phủ nhà cửa, cây cối, lâu lâu có một vài căn nhà trên đồi còn sót lại trơ trọi như những hòn đảo nhỏ. Khi mùa rét tới, bầu trời trần mây thấp, che kín ảm đạm u sầu, ai nấy co ro trong những cơn gió lạnh ẩm sũng nước, luồn qua áo quần như cắt da, cắt thịt.

Kỷ niệm đầu đời đi bay của tôi là phi vụ liên lạc với anh Ðinh Quốc Thinh. Tôi chưa biết đọc phi lệnh, nên không biết là phi vụ cất cánh thật sớm nên cứ tà tà “xây chừng sịt tẩy” cho đến khi Nghiêm chạy ra báo phi cơ sắp cất cánh chỉ thiếu cơ phi. Tôi hoảng hồn chạy ra bỏ quên cả ấn tín (hộp quẹt Zippo và bao thuốc Capstan). Ra tới nơi cánh quạt phi cơ đang được “engaged” từ từ lấy trớn quay. Tôi sợ quá cứ bài vở thi hành, trước khi bay phải làm tiền phi, bèn mở nắp nhớt ra để kiểm tra, thì lập tức nhớt trong bình phun ra đầy mặt và quần áo, rất may mà mới mở máy chứ không bị phỏng nặng rồi. Anh Thinh vội leo xuống và đẩy tôi lên máy bay, trong lúc trời còn tối, rồi nói: “Ði lên nhanh lên, kỹ thuật nó ra, trông thấy nó cười chết!,” và anh Thinh bay thẳng sang căn cứ Non Nước của Biệt Kích Lôi Hổ nằm gần hòn núi Ngũ Hành Sơn ngó ra bãi biển Mỹ Khê. Trong lúc mọi người vào ăn sáng, tôi ở ngoài “parking” cởi quần áo tắm giặt bằng xăng, nên cũng chỉ trong chốc lát thôi là sạch và khô ngay, sau đó tôi mới vào “mess hall” (phòng ăn) ăn sang chờ phi vụ. Tôi nhìn quanh thấy có nhiều người nhìn tôi vì người tôi bốc lên toàn mùi xăng và tay tôi thì khô mốc trắng lên.

Thời đó một Phi Hành Ðoàn H-34 “Choctow” chỉ có 3 người, trưởng phi cơ, hoa tiêu phó, và cơ phi kiêm nhiệm xạ thủ phi hành sử dụng Ðại Liên M60, về sau khoảng giữa năm 1972, phi đoàn mới chuyển sang bay UH-1 “Huey,” lúc đó có thêm xạ thủ phi hành thủ một khẩu M60 ở cửa bên kia. Phi Ðoàn 219 chuyển sang UH-1 sau các phi đoàn khác 2 năm, vì trực thăng H-34 tuy nặng nề, cồng kềnh, khó bay nhưng lại rất thích hợp với các phi vụ đặc biệt này vì nó có thể chịu đạn được, nhiều khi phi cơ bị trúng đạn nặng nề mà vẫn có thể đáp khẩn cấp an toàn được để chiếc bay “air cover” (còn gọi là “chase ship”) nhào xuống cứu kịp.

Tai nạn đầu tiên xảy ra cho tôi vào ngày 5 tháng 10 năm 1968 khi đi bay chiếc số 2 trong Phi Hành Ðoàn (PHÐ) với hai anh Nguyễn Tấn Trọng và Phạm Ngọc Sâm, sau chiếc “lead” của PHÐ anh Phan Văn Thanh, và trước chiếc số 3 của PHÐ anh Nguyễn Tấn Hiền. Các trưởng phi cơ vào Phòng Hành Quân “briefing,” còn chúng tôi ăn sáng trong “Club” chờ. Ngày hôm đó chúng tôi được lệnh thả 1 toán 7 người phía Tây A Shau. Anh Thanh bay chiếc đầu thả 4 còn Anh Trọng chiếc thứ nhì thả 3 “troops.” Anh Hiền bay “air cover.” Khi anh Thanh xuống, ở dưới địch quân bắn lên dữ dội, nhưng anh Thanh chẳng nghe gì cả tiếp tục thả (mọi người vẫn thường gọi anh là Thanh Ðiếc), rồi tới lượt chiếc thứ nhì tiếp tục xuống thả 3 “troops” còn lại. Khi anh Trọng thả xong, vừa cất cánh bay vòng để lấy hướng đi lên thì tôi thấy rõ ràng có mấy tên địch chạy ra bắn theo, và phi cơ bị bắn trúng mấy phát nghe bộp... bộp... Lúc đó tôi thấy chùm dây điện trước cửa phòng hành khách bị cháy, tôi vội tháo một găng tay ra đập còn một găng kia tôi chụp vào chùm giây dập tắt nó ngay, nhưng chưa kịp mừng thì ở dưới tiếp tục bắn lên, trúng ngay trước chân tôi. Tôi trông thấy rõ ràng sàn tàu mở ra trong khoảnh khắc, rồi xăng phụt lên, tôi vội đạp lên chặn không cho xăng phụt ra cháy, thì tầu liền bị thêm một phát đạn nữa, tôi thấy bộ phận “transmission” truyền lực cho cánh quạt ở trên đầu bắt đầu chảy nhớt. Tôi báo cáo tình trạng cho anh Trọng biết, anh nói: “Bịt nó lại!!!,” nhưng làm sao bịt được lỗ đó, vừa to lại vừa nóng. Anh Trọng tìm hướng đáp khẩn cấp, khi xuống tới đất, cỏ voi cao hơn cả máy bay. Anh Trọng từ trên “cockpit” cao nhảy xuống và chạy rất nhẹ nhàng (hình như anh có võ thì phải), còn anh Sâm nhảy xuống vội chụp cây đại liên và kêu tôi ôm dây đạn chạy theo anh. Thật là khó chạy vì cỏ rất dầy và cao mà dây đạn thì có khía nên cứ giật người lại, lại còn nghe địch bắn theo cóc... cóc... cóc... và tiếng đạn bay trên đầu nghe rào... rào... rào... Anh Hiền bay trên theo dõi chúng tôi chạy và lao xuống rước. Trời ơi máy bay cao thế mà anh Trọng nhảy lên dễ dàng (đúng là anh có võ thật), còn tôi và anh Sâm leo lên mãi không được. Anh chàng “Medic” người Mỹ trên máy bay và thằng Năng bèn lôi tôi và anh Sâm lên. Anh Sâm lập tức nhảy đến bên hông cửa sổ rút súng “rouleau” ra chỉa xuống, thấy vậy tôi cũng bắt chước núp bên cửa sổ trên móc Colt 45 ra lên đạn và cũng chỉa xuống, nhưng khi lên đạn, cơ bẩm chạy ra giữa, thôi chết hết đạn rồi. Tôi quê quá tiu nghỉu ngồi xuồng ghế, thật là lính mới tò te. Sau đó Anh Thanh gọi khu trục đến oanh tạc phá hủy máy bay. Khi về đến Phi Ðoàn, Th/Tá Ðặng Văn Phước Phi Ðoàn Trưởng và Ð/T Nguyễn Văn Khánh Không Ðoàn Trưởng ra bắt tay ba người về từ đỉnh núi, rồi thưởng mỗi người một ly rượu mạnh. Buổi chiều Th/Tá Phước dẫn toàn bộ Nhân Viên Phi Hành trong Phi Ðoàn ra nhà hàng Việt Nam bên bờ sông Hàn khoản đãi. Sáu tháng sau, ngày 31 tháng 12 năm 1968 tôi nhận được một huy chương Phi Dũng Bội Tinh với Cánh Chim Ðồng theo Quyết Ðịnh số 1108/TTM/TQT tử phi vụ này. Sau tai nạn này tôi được thăng cấp Hạ Sĩ kể từ ngày 09 tháng 08 năm 1968 do Quyết Ðịnh số 13903/PCHC ngày 26 tháng 11 năm 1968.

Tai nạn thứ hai đến với tôi ngày 30 tháng 11 năm 1968 khi đi bay với PHÐ anh Nguyễn Văn Minh và anh Hướng Văn Năm. Chúng tôi 4 chiếc King Bees do anh Huỳnh Văn Phố chỉ huy với các Trưởng Phi Cơ (TPC) 3 chiếc sau theo thứ tự anh Nguyễn Văn Minh, anh Tôn Thất Sinh, anh Nguyễn Kim Huờn. Trong lúc “stand by” tôi đi vào nhà vệ sinh, nói là nhà vệ sinh cho sang, nhưng thật ra chỉ có hai miếng gỗ bắc ngang thùng phuy để ngồi chồm hổm lên, phía dưới đựng dung dịch hóa học cho bớt hôi đi, chung quanh có mấy tấm ván che ngang vai lòi đầu ra ngoài. Tôi ngồi trút bầu tâm sự thì anh Năm vào phòng cầu kế bên, thò đầu ra nói chuyện với tôi. Hai anh em tâm sự nhiều. Anh Năm hỏi nhiều về gia đình tôi, tôi không ngờ đây là lần tâm sự cuối cùng của anh Năm. Ðang nói chuyện thì chợt nghe thấy tiếng H.34 sành... sạch... Ngoài đường, Anh Năm la lên: “Chết rồi! Bay! Bay!” Thế là hai anh em vội vàng ngưng việc vệ sinh, vội kéo áo bay lên, rồi thật lẹ làng phóng ra phía cổng. Anh Năm người dong dỏng cao và chay thật nhanh, thế là phi vụ bắt đầu.

Lượn một vòng 4 chiếc C H.34 lần lượt đáp xuống phi trường Cam Lộ, gọi là PT nhưng đây chỉ là một đường đất mới làm phẳng và hai bên còn đang đào cống rãnh ngổn ngang. Sau một lát “leader” vào Bộ Chỉ Huy (BCH) họp và lấy lệnh hành quân trở ra, các trưởng phi cơ chụm nhau lại bàn tính, cuối cùng quyết định để Anh Tr/u Nguyễn Kim Huờn ở lại, chỉ có 3 chiếc đi thôi, vì đây là một phi vụ đặc biệt, thả một tù binh Bắc Việt về đơn vị gốc của họ, và phía Mỹ đã “contact” với địch quân, họ đã đồng ý sắp xếp vị trí đáp ở khu vực gần đường mòn 922 Hạ Lào. Anh Huờn ở lại theo yêu cầu của anh Minh (còn gọi là Minh Bánh Bèo). Khoảng 14 giờ ba chiếc H-34 lần lượt cất cánh và trong giây lát chỉ còn là những chấm nhỏ rồi mất hút tận chân trời... Còn lại ba thầy trò Huờn - Long (đen) - Mẫn, anh Huờn tâm sự: “Tôi là bạn thân của thằng Minh, vì tôi mới ra Phi Ðoàn có vài ngày, và đây cũng là phi vụ đầu tiên ở 219 nên thằng Minh nó không muốn tôi đi nên nó đã tình nguyện bay thế chỗ của tôi.”

Cho tới khoảng 16 giờ 30, chúng tôi bắt đầu nghe tiếng H-34 và chỉ thấy có một chiếc bay về, mọi người giật mình và cảm thấy hoang mang, lúc đó mây bắt đầu xuống thấp, và chúng tội cứ nghĩ là hai chiếc còn lại đang ở trên mây, nhưng chỉ có anh Phố đáp xuống, anh cho biết khi anh đáp xuống thả tù binh, hai chiếc H-34 của anh Minh... Sinh bay “air cover” ở trên trời. Vì anh Minh và anh Sinh bay vòng chờ quá xa LZ (Landing Zone - Bãi Ðáp), đi ra ngoài vùng ấn định, vì lý do bảo mật nên khu vực khác của địch quân không biết sự giao ước này, vì thế họ bắn phòng không lên và trúng phi cơ của anh Minh. Anh Phố nhìn thấy phi cơ anh Minh xịt khói trắng và đâm nhào xuống đất gẫy làm ba khúc, và chỉ trông thấy một nón trắng văng ra. Anh không nhận nghe một tín hiệu cấp cứu nào cả, ở dưới địch quân bắn lên như đan lưới. Biết không thể làm gì được, anh ra lệnh bay về, nhưng anh Sinh không chịu, nhất định ở lại tìm kiếm. Mọi người chờ đợi ở căn cứ Cam Lộ, thật là sốt ruột và lo lắng. Mãi đến 17 giờ 30, trời vừa hơi sẩm tối, chúng tôi mới nghe tiếng máy bay từ xa vẳng lại, nhưng vì mây phủ nên không thấy đâu cả. Anh Phố vội lên mở vô tuyến và liên lạc, thi thấy anh Sinh mờ mờ trong đám khói mây, vừa kịp chui xuống thì mây bít lại. Anh Sinh tỏ vẻ rất “upset” vì đã không cứu được PHÐ anh Minh, anh Năm.

Anh Sinh kể lại khi anh Minh bị bắn rớt, anh bay lượn nhiều vòng lúc xuống thấp, lúc lên cao, cố gắng xem có ai còn sống sót, ở dưới đạn bắn lên cứ như mưa, anh liên lạc vô tuyến cứ gọi rồi lại gọi xem anh Minh hoặc anh Năm có còn ai trả lời không, nhưng vẫn bặt vô ấn tín, cuối cùng thất vọng anh đành quay trở về. Nhưng khi trở về thì mây đã kéo ra bít kín, cứ thế anh cưỡi mây nhắm hướng trở về. Anh Sinh cũng may mắn thoát chết nhờ một lỗ hổng nhỏ chui xuống đáp, nếu không xăng đã gần cạn vì bay quá lâu tìm kiếm và mây phủ không thấy đất thì không biết sẽ như thế nào. Khi về tới Ðà Nẵng, anh Huờn vừa kịp ký “Circuit d'Arrivée” về Phi Ðoàn 219 lại vội vã ký “Circuit de Départ,” anh đi để tránh nỗi ám ảnh đau thương mà một người bạn vì thương anh đã thế chỗ cho anh, chắc hẳn anh còn phải nhớ mãi điều này.

Ðầu năm 1969, PHÐ Nguyễn Thanh Liêm, Bạch mạnh Hùng, Lợi bị bắn cháy máy bay tại vùng hành quân A Shau-A Lưới. Khi rơi xuống, anh Liêm và anh Hùng bị phỏng nhẹ, địch quân phát hiện máy bay rơi bèn đến ngay lập tức. Họ dùng mã tấu phát cỏ để truy tìm. Mevo Nguyễn Văn Lợi chạy một nẻo, hai Pilots chạy một nẻo. Hai anh bị mã tấu phát cỏ ngang đầu, cố nằm rạp xuống để tránh bị phát hiện, vì cỏ cao và dày nên địch quân không tìm được, chỉ nghe họ chửi đổng: “Mẹ bố nó! Mới rơi đây mà chúng nó đã chạy đâu mất rồi!” Rồi họ cũng sợ bị phát hiện và bị máy bay oanh kích, nên bỏ đi ngay. Cũng chính vì điều này khi máy bay vòng chờ suốt buổi sáng cho đến trưa để tìm hai anh mà không thấy, mãi mới đón được hai anh “pilots,” nhưng vẫn chưa thấy Mevo Lợi đâu cả. Cho đến gần xế chiều mới tìm ra Mevo Lợi. Sau chuyến này hai “pilots” được đưa về nằm bệnh viện dưỡng thương, rồi sau đó về Bộ Tư Lệnh Không Quân nhận nhiệm vụ mới, còn Mevo Lợi được nghỉ phép vài ngày để ổn định tinh thần vì không bị thương. Nhưng Mevo Lợi đã đi phép đến vài tháng, sau phải rời phi đoàn.

Tháng 3 năm 1969, PHÐ Nguyễn Văn Du - Lê Long Sơn - Hồ Ðắc Bình bị bắn rơi gần đỉnh “Leghorn,” một căn cứ truyền tin điện tử bí mật đặt trên đỉnh núi cheo leo, rất khó tấn công nằm trên đất Lào phía Ðông cao nguyên Bolovens, ngó xuống trục lộ chính của hệ thống Ðường Mòn HCM. Bị địch quân đuổi bắt, anh Du chạy và bị bắn chết, còn anh Sơn (Sơn đen), và Mevo Bình bị bắt. Họ sợ hai người này chạy nên bắt cởi bỏ giầy đi chân không, trời ơi đau vô cùng. Chuyến này anh Trần Văn Phước (Phước Ðạo Dừa) làm “leader.”

Ngày 4 tháng 4 năm 1969, PHÐ Tôn Thất Sinh - Vũ Tùng - Phương nhận phi vụ vào tiếp tế cho một Team ở Ngã Ba Biên Giới qua khỏi Leghorn. Tin tình báo cho biết địch quân rất đông nằm chắn ngang đường bay, vì thế chỉ có một đường vào là phải bay vòng qua một dãy núi rất xa mới đáp tiếp tế được. Khi tiếp tế xong, anh Sinh quyết định bay thẳng không đi vòng nữa, khi bay ngang nơi địch quân như đã được báo, ở dưới bắn phòng không lên như mưa, cuối cùng anh báo trên vô tuyến: “Tao bị thương rồi,” và máy bay anh đâm nhào xuống đất, cháy ngay lập tức. Hỏa lực địch quân rất mạnh không thể nào tiến sát chỗ anh rơi được, phải chờ cho đến khi phi tuần khu trục phản lực F4 Phantom của Mỹ đến giải tỏa bớt được hỏa lực địch, các máy bay đi cứu cũng chỉ bay lại gần thôi, vì hỏa lực địch quân vẫn chống trả, trên cao quan sát thấy máy bay của anh chỉ còn lại phần động cơ phía trước như cái cùi bắp, còn lại hoàn toàn cháy rụi.

Tháng 5 năm 1969, PHÐ Trần Văn Phước (Ðạo Dừa) - Copilot? - Trần Tuấn Năng thả “team” gần Leghorn khi đáp xuống bị bắn, Mevo Năng bi thương nơi cánh tay và bàn tay trái, may mắn một viên đạn trợt ngang mắt kinh Rayban làm gãy gọng, nhưng nhờ vậy nên viên đạn trợt ra ngoài, Năng được giải ngũ từ dạo đó. Trong thời gian này, những phi công Hoa Kỳ của Phi Ðoàn Trực Thăng Võ Trang Cobra 361 PINK PANTHER đi theo hộ tống (escort) yểm trợ hỏa lực đã chứng kiến tận mắt, nên đã hết lời tán dương Phi Ðoàn 219 KINGBEE và Ð/U Trần Văn Phước trong bài viết trên tạp chí HAWK của Không Lực Lục Quân Hoa Kỳ (Army Aviation).

Tháng 5 năm 1969, PHÐ Crossman - Thái - Toàn bị tai nạn ở vùng Bạch Mã. Major Crossman là một phi công phản lực của KQ/HK, ông không rành về bay trực thăng, nhưng khi về làm cố vấn Phi Ðoàn 219, ông được các Anh Huấn Luyện Viên tập bay. Ông rất thông minh nên tiếp thụ rất nhanh, sau một thời gian gần một năm trời, ông bay tập chuyên cần và đã ra được trưởng phi cơ. Ông bay vững, và phải nói ông là người rất tốt, và có đạo đức, được mọi người quý mến và nhớ mãi. Th/u Thái cũng vừa về phi đoàn chưa bao lâu, và đến Mevo Tr/s I Toản, cũng vừa chân ướt chân ráo từ Phi Ðoàn 215 ra. Nhân có một phi vụ rước “Team Local,” ông Crossman muốn đi thử một chuyến, nhưng khi nhận được chi tiết và địa điểm ở Núi Bạch Mã thì anh Nghĩa và anh Phố khuyên ông không nên đi vì vùng này gió xoáy và “turbulence” đánh dữ lắm. Nhưng ông Crossman cứ khăng khăng đòi đi, đúng như dự đoán khi ông bay đến nơi vừa “hover” để Mevo Toản thả thang dây xuống cho “team” leo lên, thì “turbulence” đánh dữ dội. Ông không còn điều khiển phi cơ được, phi cơ bị gió hút xuống, ịn ngay tại chỗ. Mevo Toản vì mới ra phi đoàn nghe nói là đi hành quân thường bị bắn, nhưng anh cũng không biết đây là “team local” ít đụng địch, nên anh không đứng mà nằm xuống sàn tàu, khi tầu đập xuống đất anh bị dập ngực xuông sàn và chết ngay. Sau đó Phi Ðoàn yêu cầu Không Quân Hoa Kỳ mang máy bay CH-53 Jolly Green, loại này rất mạnh và to lớn hơn H-34, đến lấy hai “Pilots và Team” ra. Khi chiếc CH-53 đến nơi, họ “hover” thả “hoist” (máy thả dây) xuống kéo từng người một lên, ông Crossman nhường cho Th/u Thái lên trước nhưng khi “hoist” kéo anh Thái gần lên đến máy bay thì chiếc CH.53 này cũng không chịu nổi gió xoáy nên cũng bị rớt xuống ngay, thật không may cho anh Thái, phi cơ rơi xuống và đè chết anh. Lúc đó buộc lòng Major Crossman phải theo “Team” đi đường bộ về, sau này ông Crossman rất ân hận vì đã không nghe lời anh Phố, ông xin về nước với nỗi ân hận khôn nguôi.
caolynh
Posts: 317
Joined: Wed Dec 17, 2008 7:21 pm
Contact:

Post by caolynh »

Image

Hội Ðoàn Quân Ðội Houston Tưng Bừng
Kỷ Niệm Ngày Quân Lực 19/6/2011

Phóng viên Xây Dựng

Image
Không giống như năm ngoái, nămkia, tháng Sáu trời thường có mưa, giông...
Mấy tháng nay, từ tháng 3, tháng 4, 2011, thành phố Houston đắm chìm trong cái nóng khắc nghiệt của mùa Hè, nhiều ngày lên cả trăm độ nhưng nếu đứng trên một cái sân ci măng thì nhịêt độ lên đến 110. Cây cỏ xác xơ tiêu điều....
Image
Tuy nhiên, dù mưa hay nắng, tháng 6 năm nào cũng thấy các anh lính VNCH cùng tìm nhau hội tụ. Chuyện cũng không lạ, vì những người lính xưa nay tuy đã cao niên, nhưng họ không thể nào quên một khoảng đời tuổi trẻ, sống chết bên nhau, hăng say chiến đấu, bảo vệ màu cờ trong sứ mạng bảo quốc an dân.

Tháng 4, 1975, do sự sắp xếp đại cường trên bàn cờ chính trị, người lính VNCH đau thương rũ áo tan hàng, nước mắt chảy quanh, nuốt hận trong lòng. Kẻ tự xử đơì mình, người thì chết trong lao tù CS. Có anh bỏ thây trên con đường vượt thoát tìm tự do....
Image
Hai mươi năm gần đây, những quân nhân may mắn sống đời tầm gửi, xứ lạ quê ngươí, mỗi năm đến ngày Quân Lực 19 tháng 6, ruột thắt gan đau, tâm tư thắt thẻo, nhớ đến anh em cùng quân trường, cùng binh chủng, đã biến dạng trong cõi nhân sinh sau cuộc chiến vừa qua.
Image
Bởi lý do này, các cựu quân nhân Quân Lực VNCH cùng ngồi lại, tổ chức Kỷ Niệm Ngày Quân Lực như một thông lệ, để cùng nhau nhắc nhở trách nhiệm và bổn phận của người trai chưa tròn, khi đất nước còn nằm trong tay bạo quyền CS: cắt đất, cắt biển dâng cho Trung Cộng, bán con em làm lao nô, con gái VN tràn ngập Đại Hàn, Singapore bán phấn buôn hương, trong khi bọn cầm quyền giàu có, sống xa hoa, trụy lạc.
Image


Những năm về trước, bằng tiền túi của anh em Lính, chương trình Kỷ Niệm Ngày Quân Lực 19 tháng 6 tổ chức trong hội trường nhà thờ (khoảng 200 người tham dự) cho đỡ tốn kém. Mười năm gần đây, vì số lượng đồng hương tham dự mỗi lúc một đông, có được ngân khoản đóng góp, nên BTC dời chương trình, tổ chức Quốc Hận hoặc Quân Lực ra các bãi đậu xe khu thương mại cho rộng rãi, tiện lợi cho mọi người tham dự.
Năm nay, được sự đề cử của các Hội Đoàn Quân Đội, gia đình Hội Cựu SVSQ Trường Võ Bị Quốc Gia VN được vinh dự, làm Trưởng Ban Tổ Chức Ngày Quân Lực 19 tháng 6, 2011.

Hội Võ Bị QGVN với ông Hội Trưởng Trần Ngọc Toàn, cựu SVSQ Khoá 16 Trường Võ Bị Quốc Gia VN.
Được biết Trung Tá Trần Ngọc Toàn, trước năm 1975 là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu đoàn 4, Thủy Quân Lục Chiến, một binh chủng tác chiến vang danh Quân sử với nhiều chiến công oanh liệt, trong đó có trận tái chiếm Cổ thành Quảng Trị năm 1972.
Image
Trung Tá Trần Ngọc Toàn chiến đấu cho đến khi có lệnh buông súng tan hàng. Sau 9 năm tù CS, ông vượt biên đến Hoa Kỳ, gia nhập ngay vào sinh hoạt hội đoàn và rất được anh em kính trọng lẫn quí mến.
Là một sĩ quan có thành tích, cho nên Trung Tá Toàn rất “mạnh miệng” mỗi khi phát biểu về các vấn đề liên quan đến chính trị, đang xảy ra, gây biến động trong cộng đồng Houston trong thời gian gần đây. Do vậy, ông là cái “đinh” thu hút nhiều đoàn thể quân đội, đồng hương quan tâm đến quê hương. Những vị này, hăng hái đứng sau lưng ông để cùng thực hiện công tác có ý nghĩa xiển dương chánh nghĩa Quân Lực VNCH, trong đó có nhóm chủ trương báo Xây Dựng và sự nỗ lực hết lòng của các thành viên (thân nhân của Lính) trong Hội Trại Gia Binh, dưới sự điều động của bà Hoàng Minh Thúy.
Image
Dưới sự điều hợp rất qui cũ, sau khi lãnh nhận công tác giao phó, Trung tá Trần Ngọc Toàn tổ chức các buổi họp kéo dài nhiều tiếng đồng hồ taị nhà hàng Saigon Maxim. Dịp này, mọi vấn đề đem ra bàn thảo, các tiểu ban lần lượt thành lập: trang trí sân khấu, dựng khán đài, bàn thờ tổ quốc, nghi lễ, tài chánh, an ninh, ẩm thực, thông tin, văn nghệ v.v.
Image
Nặng công nhất là ban dựng sân khấu, trang trí khán đài, nghi lễ (điều hợp hội đoàn đi diễn hành), ban gây qũy kiếm nguồn tài chánh.
Điều lo lắng của BTC được giải quyết rất mau, khi Gia đình Hội ái hữu Biệt Động Quân nhận lãnh việc thiết trí sân khấu. Đây là phần nặng và mệt nhất (dựng lên, gỡ ra dưới cái nóng mùa Hè Houston) với sự tiếp taycủa một số hội đoàn Quân đội.

Hội Trại Gia Binh nhận công tác kiếm tài chánh (không dễ dàng gì khi đi xin tiền nếu không có uy tín và sự minh bạch), tiếp tân, phục vụ ẩm thực cho đồng hương - lần đầu tiên BTC Ngày Quân Lực đãi ăn uống cho đồng hương tham dự).
***
Image
Ba mươi sáu năm đi qua, người lính năm xưa đã mất đi nhiều năng lực vì tuổi già và bệnh tật đang kéo đến: cao mỡ, cao máu, tiểu đường, có ông vừa hồi phục sau ca mổ óc, mổ tim v.v. Tuy vậy, những yếu tố ngọai vi này vẫn không thể nào giết đi cái tình quân đội, trong việc bảo vệ màu áo, màu mũ của một binh chủng, đã gắn liền vào cuộc đời các ông của một thời tuổi trẻ, với nhiều kỷ niệm. Nhờ vậy, dù có sự tranh caĩ vì bất đồng ý kiến trong công tác, cuối cùng đều đi đến giải pháp thoả đáng, do sự điều hợp khéo léo của trưởng ban tổ chức.

Làm con chim đầu đàn, ông Trần Ngọc Toàn có lúc khoan hoà, có khi nghiêm lệnh theo truyền thống của gia đình Võ Bị (khoá đàn anh trong quân trường Võ Bị).
Một buổi họp cuối cùng, dành cho Hội Trưởng Hội Đoàn và một BTC rường cột thành lập.
Ngoài trưởng ban tổ chức, Trung tá TQLC Trần Ngọc Toàn, còn có SVSQ/Khoá 25 Võ Bị Nguyễn Xuân Thắng và Thiếu sinh Quân Hồ Sắc/Khoá 21. Cả hai đều là khoá đàn em của ông Toàn, người thì liên lạc, kẻ soạn chương trình và có các vị sau đây, đưa tay nhận lãnh công tác:
-BĐQ Hà Kỳ Danh (Sĩ Quan Buổi Lễ -Khoa 18/VBQGVN),
-BÐQ Giang văn Xẻn (dựng sân khấu)
-BĐQ Võ Lâm (dựng sân khấu)
-BĐQ Trần Hưng Vượng (dựng sân khấu),
-BĐQ Nguyễn Ngọc Khoan, Khoá 22/VBQGVN (Văn Nghệ)
-Hội Quân Cảnh (An ninh khu vực).
Ngoài ra, còn có đại diện Hải Quân, Không Quân, Nhảy Dù, TQLC, Hội cựu SVSQ Võ Khoa Thủ Đức, Hội cựu SVSQ Võ Bị Quốc Gia Việt Nam v.v. nhập cuộc. Mỗi hội nhận một công tác, nhỏ hay lớn tùy theokhả năng, để chung tay góp sức cho buổi đại lễ Quân Lực 19 tháng 6, 2011 thành công.
Hai chương trình đã được xếp đặt:
-Đêm Gây Qũy tổ chức tại nhà hàng Phoenix Seafood Thứ Bảy 11 tháng 6, 2011 Trưởng ban tổ chức: cựu Đại Tá Trương Như Phùng, 500 khách tham dự với giá vé 30 đô la bao gồm cơm tối, văn nghệ, dạ vũ, có xổ số với các lô trúng giá trị. Buổi gây quỹ thành công rực rỡ, khách đông, bán hết vé số nhờ các lô trúng giá trị, sổ vàng nặng ký. MC: Hồ Sắc, Nguyễn Hoan. (xem bài Tường Trình Xây Dựng sô 709, phát hành ngày 18 tháng 6, 2011.
-Đại lễ Truy Địêu Quân Cán Chính VNCH Kỷ niệm Ngày Quân Lực 2011 tổ chức tại khu Tượng đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, nằm trên đại lộ Bellaire, vùng Tây Nam Houston, tối Chủ Nhật 19 tháng 6, 2011. Trưởng ban tổ chức Trung Tá Trần Ngọc Toàn, Khoá 16 Trường Võ Bi QGVN. Hàng ngàn người tham dự, với một chương trình tổ chức khá qui mô bao gồm: diễn hành, lễ truy điệu chiến sĩ, văn nghệ, ẩm thực, từ 6 giờ đến 11 giờ 30 đêm.
Năm nay, BTC Ngày Quân Lực chọn khu Tượng Đài Chiến Sĩ làm địa điểm tổ chức, địa điểm hơi nhỏ, ít chỗ đậu xe so với bãi đậu xe khu thương mại Hông Kông 4 như năm ngoái, vì nhiều lý do.
Song, nguyên nhân chính, đa số các cựu quân nhân, nhận định rằng, địa điểm này mang nhiều ý nghĩa cho gia đình quân đội, vì đây có biểu tượng (Tượng Đài) của sự tri ân, cho nên chỉ cần sự ấm áp của tình huynh đệ chi binh, chứ không cần tổ chức như một đại nhạc hội để giải trí.
Nhờ sự vận động tích cực của Trại Gia Binh, cũng nhờ lòng thương mến của thân nhân người Lính ở quanh vùng Houston, và chủ nhân một số cơ sở thương mại, cho nên Ban Vận động Tài Chánh, kế hoạch gây qũy (bà Hoàng Minh Thúy) có sự yểm trợ của báo Đẹp, báo Thống Nhất, đài Tiếng Nước Tôi (thông tin, vận động và luân phiên đăng tải danh sách ân nhân) xem như đã làm tròn phận sự đã nhận lãnh với kết qủa thật tốt.
Lần họp cuối cùng, Trại Trưởng Trại Gia Binh báo cáo kiếm đủ ngân khoản Ban tổ chức dự trù (từ 8 đến 10 ngàn đô la) cho nên BTC có thể thoải mái trong việc trang trí sân khấu, mướn 300 ghế ngồi, ẩm thực ngon lành (thức ăn 4 món của đại tửu lầu Kim Sơn mang tới), trả công Cảnh Sát, bảo hiểm khu vực, và sau cùng mướn các lao công, phụ dọn dẹp sau khi tổ chức. (Hôm 30 tháng 4, 11, chỉ còn lại khoảng 10 người để dọn rác, khiêng 200 ghế gửi vào Kho.... đến 2 giờ sáng mới xong, cũng là một vấn đề). Nếu phần Tài Chánh có dư, có thể thực hiện các công tác kế tiếp: xã hội, chánh trị, hậu sự và yểm trợ anh em TPB/VNCH ở quê nhà.
* * *
Image
Chương trình tổ chức vào 7 giờ chiều Chủ Nhật. Hôm nay là ngày Lễ Từ Phụ (Father Day) cho nên khu này, tập nập khách ăn uống, đi chợ, chỗ đậu xe .. Đây cũng là một vấn đề phải suy nghĩ của Ban Tổ Chức.
Thứ Sáu, 17/6/ và Thứ Bảy 18/6:
Từ ngày Thứ Sáu, Thứ Bảy, Tiểuban xây dựng, thiết kế khán đài, sân khấu, dầm mình trong nắng từ sớm cho đến 3 giờ trưa thì tan hàng.Khoảng 10 giờ, chúng tôi ghé qua.

Cái nóng khắc nghiệt khởi đầu từ 9 giờ sáng đã bao trùm thành phố, giữa trưa lên đến 95 độ. Đứng khoảng 10 phút trong nắng là choá cả mặt mũi.Tuy nhiên, nhờ có gió (15 – 20 dặm một giờ) thỉnh thoảng thổi qua, cho nên anh em cũng có chút hơi mát.Nhưng mát mẻ hơn, có một số “thợ vịn” đến quan sát, mang theo nước đá, nước lạnh, coca cho anh em giải khát. Sự có mặt của các anh “thợ vịn”, trong số đó có chúng tôi nữa, chỉ để thăm hỏi, lên dây tinh thần, sự ngưỡng mộ về sự tận tụy của anh em trong tiểu ban Xây Dựng.

Tiểu Ban Xây Dựng & Thiết Kế sân khấu, với các thành viên chủ lực, sử dụng Kềm, Búa thành thạo như xử dụng súng ngày xưa, còn có cả TSQ Hồ Sắc (uỷ viên Liên Lạc Hội Đoàn Quân Đội), là xướng ngôn viên của buổi lễ và anh em trong Thiếu Sinh Quân góp tay, có con em gia đình Võ Bị là Bùi Thắng, có cả TBTC Trần Ngọc Toàn, có Biệt Kích Nguyễn văn Long, có cựu Ðại Tá Trương Như Phùng .v.v. .trên dưới 20 chục người! Người vịn thang, kẻ đưa kềm, anh đi mua đinh, mua dây kẽm, sơn...Chu choa, coi vậy chứ cũng nhiều thứ linh tinh, lủng củng, như một mắc xích, thiếu đi một món, khó có thể kết lại cho đẹp, cho đúng.
11 giờ trưa Thứ Bảy, nhìn ra ngoài sân, thấy một số anh trong nhóm Quốc Quân Kỳ gồm nhiều quân binh chủng, tập dợt dưới sự cố vấn của sĩ quan Nghi Lễ (cựu SVSQ Hà Kỳ Danh, khoá 18 Trường VBQGVN). Ca sĩ Kim Phượng cũng lui cui trong nắng, nhờ mấy anh cho mượn xe truck để đi chở cây, trang trí cho phần trình diễn của ca nhạc sĩ vũ trường Maxims, trong phần nhạc chủ đề do cô điều hợp. Anh Hoàng Liêm, Giám Đốc vũ trường cũng có mặt, chào hỏi chú bác, và vui vẻ cho mượn nhà Kho để có thể chứa 300 ghế do công ty Hoa Kỳ mang tới. Chủ nhật, công ty này không làm việc, cho nên cái khâu mướn ghế này cũng mệt, vì tới sáng Thứ Hai họ mới đem xe tới nhận ghế về!!

Chiều Thứ Bảy mọi thứ trang hoàng trên sân khấu coi như đã xong.
Chiều Chủ Nhật 19 tháng 6, 11:
Image
Lúc 5 giờ 30 chiều. Nắng vẫn chói chang, nhiệt đô vẫn ở con số 90, các thành viên trong Ban Xây Dựng đã làm công tác cuối cùng, gắn các huy hiệu trên cho sân khấu, tạo một hình thức rất quân đội, vừa uy dũng, vừa ý nghĩa. Bàn thờ có đầy đủ hình ảnh năm ngũ hổ tướng và di ảnh của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, có Hoa qủa, nhang, đèn, trái cây, heo quay v.v. Kim Thu Florist đã chở vòng hoa tới, từ năm giờ ba mươi chiều, vì nhân viên về sớm.
6 giờ chiều, các bà trong 3 hội Phụ nữ (Lâm Viên, Thủ Đức, Trại Gia Binh) có mặt, để Ban sắp xếp đội hình hướng dẫn. Áo dài xanh của Hội Phụ Nữ Thủ Ðức phất phơ bên tà áo dài màu mạ non của Hội Phụ Nữ Lâm Viên (Võ Bị Ðà Lạt) làm cho mọi người cảm thấy đôi chút mát mẻ, mặc dù ánh nắng buổi chiều đang xuống vẫn còn gay gắt. Những cơn gió mạnh thỉnh thoảng thổi tới, cờ tung bay, áo cũng tung bay..Các bà sung sướng nhìn chồng oai hùng trong quân phục, sát vai bè bạn, nói nói cười cười. Dĩ vãng kéo nhau hiện về, vinh quang cũng như đau khổ... đều có em ở bên anh.
Image
6 giờ 10 phút: Các thành viên của Trại Gia Binh lần lượt có mặt. Một thành viên của Trại Gia Binh còn tặng quà cho Ban Tổ Chức (anh chị Trần Thông, Nguyệt Thanh) năm case Bia. Nhạc sĩ Anh Quý mở thùng nước đá, xếp vào, ròn rả lời mời các quân nhân đang tụ họp gần đó: “anh nào khát nước thì tự tiện”.
(Hình: Ðạ Tá Trương Như Phùng, Tướng Mạch văn Trường, Tướng Trang Sĩ Tấn, Ðại Tá Nguyễn văn Nam, đang dâng hương)
Trại viên Thiện Tâm (người lo thực phẩm cho nhóm Biểu Tình Ngày Thứ Năm trước toà Lãnh Sự CS hơn 1 năm nay) cũng là người nắm hàng trăm gói xôi, đem tới ủng hộ trong cuộc Biểu tình kêu gọi Dân Chủ cho VN do Nhóm Hoa Lư tổ chức hôm tháng 3,2011.
Hôm nay, chị Tâm và ông xã (cựu SVSQ Thủ Đức) mang theo cháo đậu xanh, nấu với Nấm cho chị em Gia Binh giải nhiệt. Lon nước Rau Má mát lạnh của chị Tâm, chỉ đủ chia cho 20 trại viên hiện diện, mỗi người một... muổng! Hai khay xôi do phu quân của thành viên GB Bích Thuận mang tới, còn nóng hổi, thơm mùi dừa, nếp, như mời gọi mọi người.
Các chị Trại Gia Binh đông đủ lúc 6 giờ 15 chiều, tụ họp đứng bên khán đài, bàn…kế họach ra quân. Có chị (Lệ Thanh) đưa ý kiến“nên đi diễn hành”, chị kia sợ nắng, lắc đầu! Lấy ý kiến chung, đa số thắng thiểu số, bà Trại Trưởng vội vàng trình báo với BTC, xin cho Trại Gia Binh diễn hành.
Thế là, các bà lục tục kéo qua bên kia, để xếp hàng theo quy định, sau lưng gia đình Cảnh Sát Quốc Gia. Trại viên Mai Ðỗ đưa ý kiến:
- Kiếm cho em lá cờ lớn, diễn hành thì phải có cờ!.
Thế là Trại Trưởng phải y lịnh, vì cả nhóm nhao nhao lên góp ý “đúng rồi”.
May mắn thay, Trại Trưởng đang lớ ngớ không biết lấy đâu ra cờ lớn, thì gặp TB Văn Nghệ là BÐQ Nguyễn Ngọc Khoan đang xếp hàng trong nhóm Biệt Ðộng Quân. Thấy Trại Gia Binh xin lá cờ, anh vội vàng đi…gỡ cái cờ đang cắm dọc theo hàng rào!.
Mai Đỗ hôm nay “sung” quá! (Đang vui, có 2 đứa con đều thành đạt, cô con gái vừa tốt nghiệp BS Y Khoa, đang thực tập, cậu con trai đang học năm thứ ba trường Y) đưa tay ra xin cầm, để đi hàng đầu của Trại Gia Binh. Một chị khác (Huỳnh Trang) đề nghị, vừa đi phải vừa la to “Trại Gia Binh” để khán giả biết… mình là ai!
Bà Trại Trưởng vui thì có vui, nhưng mệt ơi là mệt! Cứ phải “thuận” theo nguyện vọng của trại viên. Mấy bà “đình công” thì Trại Trưởng cũng phải chào thua!!
-“Mang giày cao gót đau chân quá”! Một chị than nhỏ!
Nhìn thấy Bích Trang cũng mang giày cao, nhưng Bích Trang không than, cười cười, thay lời nói rằng “mang giày cao gót, nhưng cháu đâu có đau chân như.. mấy bà”.
Trương thị Hội (em của Ðại Tá Phùng) cười toe toét. Chị mang giày thấp nên thoải mái hơn các chi mang giày cao.
Lệ Thanh đưa chân ra nói: - “Giày em tuy cao, nhưng êm lắm”.
Cuối cùng, Trại Gia Binh đi theo hàng quân, theo nhịp quân hành, trông vừa oai hùng, vừa xinh đẹp, vì bộ đồng phục: mũ bê-rê đội nghiêng, cổ quấn khăn cờ, tay đeo găng trắng…Sang trọng, và lịch sự!
Khán giả vỗ tay, hoan hô rầm trời, khi bà Trại Trưởng đi ngang quan khách, cả nhóm đưa tay chào và hô lớn lên: Trại Gia Binh. Phiá sau lưng, các traïi viên tiếp lời Tiến Lên!
Khán gỉa đứng xem giật mình, tự hỏi không biết mấy bà ...lính này ở binh chủng nào, mà xôm quá!
***
6 giờ 45 phút: Chưa tới giờ khai mạc, mà đồng bào lục tục xếp hàng dươí nắng vì tiếng nhạc quân hành như réo gọi, thúc dục. Các chị trong 3 hội Phụ Nữ sợ nắng hè tàn phá nhan sắc, đi kiếm chỗ mát mà tránh. Mồ hôi, mồ kê tuôngnhư suối, vì nhiệt độ lúc đó cũng vẫn tròm trèm con số 90! Các anh trong quân phục dày cui, nón, mũ, dây biểu chương v.v. còn mệt hơn, nhất là các toán đi diễn hành, quần áo, lễ bộ, tay súng, tay cờ, đi đứng phải cho đúng cách, đúng kiểu. Người lính xưa, nay tuy cao niên, già yếu, nhưng khi mặc quân phục, đứng chung một hàng, biểu lộ sự uy dũng, hào hùng, trông rất oai phong.

Một con cọp già đứng lẻ loi, không ai sợ, nhưng tập họp một trăm con, dù không còn nanh vuốt, thoáng thấy cũng phải hết hồn!
Image
7 giờ: Chương trình bắt đầu. Có 3 xướng ngôn viên hôm nay: Dược sĩ Diệu Thảo (Anh Ngữ), bà Nguyễn Hoan và TSQ Hồ Sắc. Sĩ quan Nghi lễ, cựu Thiếu Tá BĐQ Hà Kỳ Danh.

Số khách lúc khai mạc khoảng hơn 500 người, chia nhau đứng bao quanh khu Tượng Đài. Quan khách có Hội Đồng Liên Tôn, tướng Mạch văn Trường, tướng Trang Sĩ Tấn và đông đảo cựu Đại tá như Đại tá Huỳnh Hữu Hiền, Tô văn Kiểm, Trương Như Phùng, Lê Hữu Tự, Nguyễn văn Nam và đông đủ các cựu sĩ quan trong Quân đội v.v...Vị tướng chủ tọa buổi lễ là tướng Mạch văn Trường, đặt cờ rũ có tướng CSQG Trang Sĩ Tấn.
Truyền thông có 2 đài truyền hình VAN-TV và BYN, Ðài phát thanh TNT, báo Xây Dựng. báo Ðẹp ...v.v. Đông đảo người thu băng, chụp ảnh, quay phim..


Phần diễn hành của Hội Đoàn Quân Binh Chủng (14 Hội) đi đứng nhịp nhàng, trong đó có cả các bà trong 3 hội Phụ Nữ:
-Áo dài xanh, khăn quàng cờ VNCH, đồng phục của các nội tướng thành viên thuộc Hội cựu SVSQ Võ Khoa Thủ Đức. Do vậy các bà Hội Phụ Nữ Thủ Ðức, đi sau lưng Hội cựu SVSQ Thủ Đức.
-Các bà mặc áo dài màu mạ non là nội tướng của các thành viên trong gia đình cựu SVSQ Trường Võ Bị QGVN, cho nên Hội Phụ Nữ Lâm Viên đi theo sau gia đình Hội Võ Bị QGVN. Mấy bà LâmViên cầm theo nón lá có vẽ cờ VNCH, quàng khăn cờ VNCH trên ngực áo.
Mỗi hội Phụ Nữ tham dự Kỷ Niệm Ngày Quân Lực có màu áo riêng, tạo khung cảnh đầy màu sắc xen lẫn trong các bộ quân phục của các Hội Đoàn Quân Đội.
-Riêng các trại viên của Hội Trại Gia Binh mặc đồng phục quần tây, áo màu xanh lá rừng, đội Bê- Rê Biệt Kích Mỹ, áo và nón có logo riêng của Trại Gia Binh. (Cám ơn TÐ Phạm Thành Ðức – New Jersey đã design cho Trại Gia Binh, Biên tập viên Minh Vũ đã sáng tác bài thơ Gia Binh Hành Khúc)

Dẫn đầu là trại viên Mai Đỗ cầm cờ VNCH, sau lưng là bà Hinh Trần ngồixe lăn, đi hai bên là Trại trưởng Hoàng Minh Thuý và trại viên Tùng An (nội tướng cựu Đại Tá Nguyễn văn Nam). Bà Hinh Trần, chủ của một Website trên hệ thống Internet toàn cầu, là trại viên Danh Dự, vợ chồng bà rất gắn bó với Trại Gia Binh trong mọi sinh hoạt.

Theo sau là các trại viên, hơn 20 người, trong số đó cao niên nhất là chị Nguyệt Thanh, nội tướng của Thiếu Tá Thông Trần (đến HK theo diện HO).
Các trại viên Gia Binh mang kính đen, đi diễn hành trông rất oai, cùng với các Hội đoàn Quân Đội.

Trại Gia Binh là một Hội đoàn Phụ nữ, qui tụ thân nhân của Lính, mới thành lập (tháng 3, 2011) nhưng hoạt động khá tích cực. Ngoài việc vận động tài chánh, hôm nay các chị gĩư vai trò phục vụ ẩm thực.
(Hình: hợp ca Trại Gia Binh hành khúc)

7 giờ 30: Phút mặc niệm rất uydũng và cảm động. Trên kỳ đài, cờ căng gió. Hai Quân Cảnh nghiêm trang bên cạnh bàn thờ tổ quốc. Dọctheo hai bên kỳ đài, 3 Hội Phụ Nữ đứng chào.
Dưới khán đài, mỗi binh chủng xếp hàng theo màu áo, màu mũ. Toán Quốc Quân Kỳ đông đủ Hải Lục Không Quân, Võ Khoa Thủ Đức, Võ Bị Đà Lạt….
Trời đã xế bóng. Tiếng kèn truy địêu áo não ngân lên.. Hàng quân nghiêm nghỉ theo khẩu lệnh của sĩ quan Buổi Lễ (BĐQ Hà Kỳ Danh, khoá 18/Võ Bị QGVN).
Xong phần Nghi Lễ, đông đảo đồng hương và cựu quân nhân lên thắp nhang trước bàn thờ tổ quốc.

Một số đông quân nhân trong các toán diễn hành vội vã thay đồ dân sự, tìm các quán, tiệmchung quanh giải khát, kiếm chút hơi lạnh của máy điều hoà không khí. Nhà hàng A Lý, Nhà hàng Thiên Phú, Saigon Buffet, Chè Đức Phương đông nghẹt thực khách.

8 Giờ: BTC tuyên bố xong phần Nghi Lễ, mời mọi người ra phía sau lưng Tượng Đài, để tham dự Phần II, gồm văn nghệ và ẩm thực.
Mặt trời chưa lặn, nhưng cái nóng đã dịu đôi phần. Khán giả đến mỗi lúc một đông hơn, để nghe lời chào mừng của trưởng ban tổ chức (Trung Tá TQLC Trần Ngọc Toàn, TÐT Tiểu Ðoàn 4).

Lời phát biểu của ông đựơc khán giả hoan hô nhiệt liệt, vì thái độ dõng dạc, dám ăn, dám nói, chỉ mặt, đặt tên:
Kính thưa Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường Chủ toạ buổi lễ,
Kính thưa ông Dân biểu Hubert Võ và quý vị quan khách và quý đồng hương,
Kính thưa các Niên trưởng và các chiến hữu trong Quân lực VNCH,
Trước khi mở đầu phần phát biểu, chúng tôi xin thay mặt BTC xin chân thành cảm tạ các vị Mạnh thường quân và đặc biệt là các Hội Đoàn Quân Đội đã không quản ngại thời tiết nóng nực, đã tích cực tham dự đông đủ ngày hôm nay, cũng như đã hết lòng ra công góp sức để chúng tôi có thể thực hiện ngày lễ Quân Lực 19/6 năm nay, trong đó có sự đóng góp mạnh mẽ của Hội Trại Gia Binh tuy mới được thành lập.

Kính thưa quý vị, chắc ai cũng đã biết, chúng tôi chỉ xin nhắc lại rằng nếu không có cuộc chiến đấu chống Cộng của QLVNCH với hơn 300 ngàn chiến sĩ đã gục ngã hy sinh đền nợ nước trên khắp các chiến trường Việt Nam, thì ngày nay đã không có Cộng đồng Người Việt tỵ nạn CS trên đất Mỹ và gần nhö khắp nơi trên thế giới.

Thế hệ người Việt tuổi từ 50,40, 30 đừng quên rằng, chính nhờ xương máu của 300 ngàn chiến sĩ hy sinh đền nợ nước ấy, quý vị mới có được cuộc sống tốt đẹp và thành tựu ngày hôm nay.

Don’t take it for granted!
Cũng trong chiều hướng này, hồi tháng 3 năm nay, các Hội đoàn Quân đội đã cùng nhau ra một Tuyên Cáo tỏ rõ lập trường chính trị.
Chúng tôi không hoạt động chính trị nhưng thái độ chính trị của chúng tôi là chống CS đến cùng và không hòa hợp hòa giải với CS. Từ đó, chúng tôi không tiếp xúc và liên lạc với ai đã từng vinh danh CS và bắt tay liên lạc với CS.

Điểm thứ hai chúng muốn nói tới là Quân Lực VNCH không thua trận với chiến thắng Tết Mậu Thân 1968 và Mùa Hè 1972 tại Quảng Trị và An Lộc. QLVNCH đã bị đồng minh bức tử , như lời thú nhận mới đây của cựu Bộ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông Henry Kissinger và Lá thư xin lỗi với các chiến sĩ VNCH của cựu Đại Tướng Westmoreland, nguyên Tổng Tư Lệnh Lực Lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Bản thân kẻ hèn này xuất thân từ Khoá 16 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam tại Đà Lạt, với chức vụ cuối cùng là Tiểu Đoàn Trưởng TĐ4/TQLC đã chiến đấu cho đến giờ phút cuối cùng.
Sau 30 tháng 4, tôi bị tù 9 năm dưới chế độ CS. Ra tù tôi vượt biên sang Mỹ vào tháng 6 năm 1984 và năm 1985, tôi làm việc lao động cho một Xuởng In của Nhật báo The Washington Post được 20 năm và 6 tháng, mới về hưu.

Khi Miền Nam sụp đổ, chỉ có 10% QLVNCH chạy thoát ra nước ngoài, còn lại 90% đã phải chịu tù đày khổ ải.
Xin đừng bôi nhọ và nói xấu Quân Lực VNCH nữa.
Cuối cùng, hôm nay chúng tôi cũng nhận thấy trong giới truyền thông có hai đài truyền hình VAN và BYN, tuy chúng tôi không mời. Đây là xứ sở của tự do, chúng tôi không ngăn cấm quý vị.
Chúng tôi - các Hội Đoàn QuânĐội xin lưu ý quý vị, hãy tường thuật cho đấy đủ và trung thực.
Hãy nhớ rằng quý vị có được ngày hôm nay là nhờ xương máu của 300 ngàn chiến sĩ của QLVNCH đã hy sinh ngoài chiến trường. Xin cám ơn quý vị.
Ngoài ra, còn có phần phát biểucủa: Tướng Mạch văn Trường, Dân biểu Hubert Võ và cựu Đại tá Trương Như Phùng (phổ biến trong số báo này).
Văn nghệ:
Tiết mục văn nghệ đêm nay, chia làm 2 phần, do sự điều động của Trưởng ban Văn Nghệ là BĐQ Nguyễn Ngọc Khoan gồm:
-Phần 1; Lính Hát Lính Nghe và ca sĩ tăng cường Oliva Tú Trâm (do sự bảo trợ của Biệt Kích Nguyễn Long).
Image
Theo sự sắp xếp, mỗi hội đoàn có một tiết mục đơn ca, hoặc hợp ca. Hợp ca hôm nay chỉ có Hội Võ Bị QGVN, Hội Thủ Đức và Hội Trại Gia Binh, xen lẫn trong các bài phát biểu.
Khách đến càng đông, trời đã dịu mát.
Image
8 giờ 30, Trại Gia Binh lên sân khấu hát bài Trại Gia Binh Hành Khúc (thơ Minh Vũ, Hoàng Tường phổ nhạc, Phan Thanh hoà âm, ca sĩ Kim Phượng hướng dẫn).
Các chị thuộc bài, hát to quá: Mai Đỗ, Huỳnh Trang, Loan, Trương Hội, Lệ Thanh, Bích Trang, Trương Hiền, 3 cô em gái của bà TT Ký Kim Vy (Kim Ngân, Kim Loan, Kim Anh).... Có tiếng nói lớn:
-Hội Trại Gia Binh tối nay hát hay hơn trong đêm Gây Qũy tại Nhà hàng tuần trước.
Ðó là lời khen của Trưởng Ban Văn nghệ BÐQ Nguyễn Ngọc Khoan.
Thấy bà Trại Trưởng Hoàng Minh Thúy cười cười, hỏi lại:
-Hay thiệt hả anh?
Văn nghệ có 10 tiết mục, phải thuvén trong 2 tiếng đồng hồ. Có khán giả phê bình, “giọng ca này nghe quá tệ, tại sao BTC không chọn lọc”. Có anh trong BTC giải thích qua loa: đêm nay là đêm của... Lính, mà phần I là Lính hát Lính nghe!
Lúc này thức ăn do đích thân anh La Minh Trí, chủ nhân đại tửu lầu Kim Sơn mang đến (hôm nay nhân viên không hở tay, vì là ngày lễ).
Khiêng 30 Khay từ bãi đậu xe (trước cửa nhà hàng A Lý) vào chỗ, làmuốn ..ná thở. Bà Trại Trưởng níu lưng bất cứ ông nào đứng gần đó, phụtay. Phu quân của Mai Đỗ - là Phạm Gia Khôi, chủ báo Xây Dựng anh Hải Lăng, chuyên viên đi biểu tình Ngày Thứ Năm hàng tuần - Lê văn Hoàng ...lúc này chạy có cờ!
Trước đó, 3 ông, khiêng 20 cái ghế từ trước khán đài đem ra sau cho mấy bà Trại Gia Binh ngồi làm quày ẩm thực, đã thở không ra hơi.
Kế tiếp là màn chuyển nước đá từ vũ trường Maxim đem ra khu ẩm thực.
Không có phu quân của mấy bà Trại Gia Binh lo việc nặng nề này, thì không biết nhờ cậy ai!
Rồi còn cái màn đi nhặt dĩa dơ, khăn giấy, sau khi khán giả ăn uống xong!
(Khoảng 11 giờ đêm, Lê văn Hoàng biến mất, nghe nói sáng mai đi làm sớm).
* * *
Thức ăn của nhà hàng Kim Sơn còn nóng sốt, bay mùi thơm lừng, ngay lập tức được các thành viên của Hội Trại Gia Binh khui mở nắp Khay (bà Trại Trưởng và Bích Trang bị đứt tay), múc ra, phân phối, ưu tiên cho Lính, vì hôm nay là ngày của Lính và là ngày Lễ Từ Phụ (Father Day).
Vì vậy, nhiều ông tuy xếp hàng sau lưng các bà và trẻ em, nhưng ưu tiên nhận phần ăn trước.
Image
Ðoàn người xếp hàng chờ lấy thứcăn càng lúc càng đông. Các Quân cảnh, nhân viên An ninh phải lên tiếng khi có người chen lấn, xô đẩy.. Gia đình Quân Cảnh làm việc tận lực, với các ông mặc quân phục Quân Cảnh Hành Sự. Chủ tịch Quân Cảnh Phan Hồng Sỷ đứng điều động cho tới 11 giờ khuya mơí ra về, để ngày mai 4 giờ sáng, đi làm.

9 giờ 30 tối. Lúc này thì các chị Gia Binh không còn thấy đường, tối tăm mặt mũi: múc, xếp, bưng…liền tay. Một anh Thủ Ðức (hình như là Hà Nhật Tân) hỏi:
-Mấy chị Gia Binh có cho phép mấy bà Hội TÐ tiếp tay không?
-Ai nói với anh là không cho? Please!
Ba phút sau, thấy các tà áo xanh thấp thoáng!
Gần một ngàn phần ăn gồm: mì xào, gỏi chân vịt rút xương, gà chiên nước mắm, chả giò, bỏ vào dĩa, cho nên công việc này thật là tất bật.
Thành viên Gia Binh làm việc tận lực, chị Thiện Tâm rất giỏi, 3 cô em của bà Tổng Thư Ký Trần Kim Vy – Kim Anh, Kim Loan, Kim Ngân... làm việc rất nhanh tay. Các cô phân phối thức ăn, trong nụ cười…Nguyễn Bích Trang thì khỏi nói, cô vừa đi vừa chạy, vì có người than rằng đói quá, đói quá (9 giờ 30). May mắn cho Trại Gia Binh, có 3 chị Hội viên Hội Thủ Ðức (ngay sau khi TÐ Hà Nhật Tân hỏi) trong áo dài xanh, tiếp tay.
Qua cuốn Video Võ Hạnh thâu, thấy 3 taø aùo xanh ñi tôùi ñi lui, laø caùc chò TÐ Trương Hiền, Xuân Hương nội tướng của TG Trần văn Lấy và một khuôn mặt lạ). Thiệt ra, Trương Hiền, Xuân Hương cũng là thành viên của Trại Gia Binh!!!
Trương Hiền và Xuân Hương lo phục vụ khán gỉa cao niên, bưng thức ăn tận tay.
Trong quày phân phát thức ăn, có chị Dương Thuận Tài, đứng phụ việc.
Cám ơn chủ nhân Bún Bò Kim Châu tặng 50 bánh bột lọc, đích thân chị mang tới.
Các phần bì cuốn chay do chị Hồ Sắc tặng (lúc đầu không biết của ai!)
Nhờ vậy mà 2 nhân viên An Ninh có chút đỉnh lót dạ, vì các anh đến nhận việc từ 5 giờ chiều.
Sau một tiếng đồng hồ, không còn ai đến quầy ẩm thực nữa. Khán giả mỗi người một dĩa, vừa ăn, vừa xem văn nghệ.
Thức ăn còn sót lại sau khi khán giả tan hàng là 10 cuốn chả giò!
Các chị trại Gia Binh sau khi hoàn tất công tác, lần hồi ra về! Chị nào còn sức thì ôm thùng, lui cui đi xin tiền.
Phần II, từ 10 đến 11 giờ với nhạc chủ đề “Thương Màu Áo Trận” của nhóm ca nghệ sĩ vũ trường Maxim trình diễn, do ca sĩ Kim Phượng hướng dẫn, điều hợp.
Phần II được khán gỉa hoan hô nhiệt liệt. Các tiết mục văn nghệ được chọn lọc theo chủ đề, ca sĩ trình diễn điêu luyện, vì đây là ca sĩ chuyên nghiệp cầm ca. Cầm tiền rồi mới ca!
Nhưng, đêm nay, họ tham gia miễn phí.
Màn hoạt cảnh của Kim Phượng hát, quân nhân KQ Thái Bình thủ diễn được chú ý, khi Thái Bình ngồi trên xe lăn, hoá trang cụt 2 chân, được 3 trại viên Gia Binh (Lệ Thanh, Loan, Huỳnh Trang) đẩy đi lòng vòng để xin..tiền!
Nhạc sĩ Anh Quí, lo nhạc, âm thanh, ánh sáng... tối nay rất vui, mặt mày tươi tỉnh, quấn khăn lông Uớp Đá Lạnh trên cổ để đàn, vì nóng quá, mà trong Lều thì gió không vô, anh đã làm tròn nhiệm vụ, được khen: âm thanh tốt, đàn quá hay...
Điều đáng nói, phần văn nghệ chủ đề “Thương Màu Áo Trận” của nhóm ca sĩ của Vũ trường, còn có sự tăng cường nhạc sĩ của họ.
Khán giả sau khi ăn uống, xem văn nghệ, có khăn ướp lạnh do chủ nhân vũ trường Maxim tặng.
Tóm lại, so với những năm về trước, ưu điểm của Ngày Quân Lực 2011: không phải chi phí trang cho phần văn nghệ, khán giả được ăn uống miễn phí.
Kết qủa sau cùng: sau khi sắm sửa vật dụng diễn hành cho toán Quốc-Quân Kỳ hết $1,314.00 Ban Tổ Chức còn dư ($6,837.00) để thực hiện các công tác khác. BTC đồng thuận trích ra $2,000.00 để cứu trợ cho TPB/QLVNCH ở quê nhà.
(Hình: Ðại Tá Trương Như Phùng phát biểu)
Có người đòi tặng Một trăm bó hoa hồng cho các anh đó!
Hai trăm bó hoa hồng cho thành viên Trại Gia Binh, vì ngoài công tác gây qũy, trong đêm Kỷ Niệm Ngày Quân Lực, trại viên Gia Binh đồng vợ, đồng chồng cùng tận tụy, sát cánh, tận lực phục vụ cho cả ngàn người ăn, uống thoải mái. Tiếc là các an hem quân nhân đa số vào các quán chungquanh, nhiều hơn là xem văn nghệ, có lẽ vì nóng qúa sau khi diễn hành.
***
Image
Buổi tổ chức Lễ Kỷ Niệm Quân Lực 19 tháng 6, 2011 tiến hành nhịp nhàng, thành công như dự trù, mặc dù trời quá sức nóng (90 độ) cho nên BTC lo ngại, nhờ BS Trần Đông Giang (đang dạy tại Baylor University of Medicine), lo cho phần Y tế, rủi anh em trúng nắng.
(Cám ơn BS Giang rất nhiều, khi nghe “cầu cứu” là “ứng chiến” ngay).
Khán giả lúc đông nhất, có thể lên con số hàng ngàn. Kẻ đứng, người ngồi chung quanh khu vực. Nhờ có mấy xe jeep của cựu quân nhân HK đậu chung quanh nên có thêm chỗ ngồi cho khán giả.
Chị Dung, goá phụ của anh Nguyễn Hoàng Nam , mang tặng 1 ngàn lá cờtay như chị đã hứa. Công tác này, anh Nam thường làm trước khi anh đột ngột qua đời.
Các quân nhân Binh Chủng, tham dự diễn hành đã tập dợt từ sáng sớm, nên gần như ngất ngư sau khi nghi lễ chấm dứt đúng 1 tiếng đồng hồ (chào cờ Mỹ Việt, phút mặc niệm, dâng hương, đặt vòng hoa, đặt cờ rũ, diễn hành), đã về từ lúc 9 giờ tối.
Nhưng có anh còn ngồi lại xem văn nghệ nói rằng, hôm nay thời tiết nắng, nóng còn hơn bị mưa dông như mấy năm về trước. Mới có 9 giờ tối, chương trình phải giải tán, ban nhạc dẹp trống, dẹp đàn.
11 giờ: Một số thành viên trẻ của Trại Gia Binh như Bích Trang phải ra về, để ngày mai còn đi làm sớm. Chị Gia Binh Nguyệt Thanh, 72 tuổi, dọnăn xong cũmg mệt đừ. Chị phải chiatay, vì đi nhờ xe của thân nhân. Các chị khác rảnh rang việc nhà, nên tự nguyện ở lại phụ tay dọn dẹp giúp Ban Tổ Chức như Gia Binh Lệ Thanh, Gia Binh Huỳnh Trang, TQLC Trương Phương. . . . .
11 giờ 30: Chương trình chấm dứt. Khán giả quay lưng, chỉ còn thành viên của Trại Gia Binh nán lại: Vợ chồng Huỳnh Trang, vợ chồng Thiện Tâm, vợ chồng Mai Ðỗ, Ông Bà Hồ Sắc (Lê Kim Anh), Lệ Thanh, vợ chồng Hằng Phát, vợ chồng Lê Bá Hoàng - Trương Hiền, Hải Lăng - Hoàng Minh Thúy… Nhìn chung, chị nào chị nấy không còn má phấn môi son, xác xơ, xơ sác, vì mệt. Bà Trại Trưởng tháo giày, ngồi bóp chân.
Anh chủ nhiệm Xây Dựng, Hải Lăng gom mọi người lại, chụp ảnh lưu niệm, trước khi anh lên xe, với chủ ý tuyên dương sự nhiệt tình của các chị (đã có mặt từ 6 giờ đến 12 giờ khuya!).
Một số quân nhân đứng nhậu tiếp, kể chuyện ngày xưa.
Ca sĩ Kim Phượng tìm xem khu ẩm thực, có còn lại “chút thức ăn gì cho tụi em không?”. Bà Trại Trưởng TGB trả lời: “còn nước lạnh đây”. Mấy anh chị em ca sĩ xúm xít trò chuyện, ănuống
Cám ơn Nhóm Hoa Lư, đã mua gìum 700 chai nước! Riêng anh TÐ Phạm Thế Hùng tặng 350 chai
Ði mua rồi chuyên chở gần 2ngàn chai nước đến địa đi28em, là một vấn đề cho Hội Trại Gia Binh.
Ban Tổ Chức sợ thiếu nước, sau đó nhờ ông Trương văn Cao (Tổng Hội Quân Cảnh) mua thêm mấy trăm chai nữa vì sợ trời nóng qúa, không đủ nước uống cho đồng hương. Kết qủa khi tan hàng, TGB phải đem một số chai nước về bằng cách chất lên xecho ông Trương Như Phùng, dành đi biểu tình Thứ Năm hàng tuần.
Ban đầu, BTC định không lo phần nước đá cho khán giả. Trong BTC, mỗi người tự mang thùng đá tới, người đem ít, kẻ đem nhiều, chỉ lo cho Hội mình trong khi làm việc. Gia Binh Bích Trang, Hinh Trần ..lo ướp nước đá chop he mình uống. Nhưng khi thức ăn tới, có sự viện trợ nước đá cũa Vũ Trường Maxim. Nhưng, ai đi vác, đi khiêng?
May mắn thay! Nhờ phu quân của các chị Gia Binh thêm Lê văn Hoàng (Nhóm Biểu Tình Ngày Thứ Năm) phụ lực, mà khán giả có nước ướp lạnh.
BTC cần phải ghi thêm điểm son của Trại Gia Binh!
Anh Phạm Thế Hùng đẩy thùng nước đá lạnh, đi xuống hàng khán giả, phân phối, vì trời khá nóng.
Riêng Trại Trưởng Trại Gia Binh phải ghi điểm cho anh Phạm Thế Hùng.Ngoài việc tặng cho BTC 350 chai nước lạnh, tuy là một thương binh, nhưng năm nào, 30 tháng 4 cũng như Ngày Quân Lực, anh Hùng đều tự động, âm thầm, dọn dẹp sạch rác chung quanh khu vực rồi mới ra về.
Đêm nay, người cũng đi vòng quanh lượm rác âm thầm là Thiết Giáp Trần văn Lấy và Biệt Kích Phan Đông (anh Đông thường đi phụ việc với nhạc sĩ Anh Quý, gắn và tháo dây địên, dây đàn v.v.).
11 giờ 45: Nhìn quanh, 2 lao công Mễ đã đến, họ cắm cúi xếp ghế gửi vào Kho. Còn lại trong Ban Tổ Chức: BÐQ Giang văn Xẻn, BÐQ Võ Lâm, BÐQ Ðặng Hưng Vượng, TSQ Hồ Sắc, TSQ Lý Phát tiếp tay cho mau, để còn về ngơi nghỉ…Nhạc sĩ Anh Quý và các bạn (anh Phan Đông và anh Nguyễn Viễn) lo dẹp dụng cụ âm thanh..
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Nghị quyết ACR 63 Vinh Danh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Đạt Thắng Lợi Vẽ Vang tại Quốc Hội California.

SACRAMENTO – Vào lúc 9 giờ 30’ sáng Thứ Sáu, ngày 1 tháng 7 năm 2011 tại buổi họp của Hạ Viện California, Dân Biểu Allan Mansoor (R-68 ) và Dân Biểu Jose Solorio (D-69) đã đồng đệ trình Nghị Quyết ACR 63, để vinh danh sự hy sinh, lòng nhiệt thành, sự cống hiến, và lòng can đảm của trên 1,300,000 quân dân cán chính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu bảo vệ cho sự tự do và nền dân chủ của miền Nam Việt Nam, để tưởng nhớ trên 250,000 chiến sĩ đã hy vinh mạng sống của mình, để ghi ơn hơn 350.000 chiến sĩ đã bị thương để bảo vệ cho sự tự do của miền Nam Việt Nam, để ghi nhận sự gian khổ của hơn 250.000 Quân Dân Cán Chính của Việt Nam Cộng Hòa đã bị tù đày trong các trại tù cải tạo, nhiều người đã bị giam cầm suốt đến 17 năm và hơn 20.000 đã chết trước khi được thả về và để công nhận ngày 19 tháng 6 là Ngày Cựu Chiến Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trên toàn tiểu bang California, để tưởng nhớ đến các chiến sĩ đã hy vinh mạng sống cho sự tự do và nền dân chủ, những nạn nhân của cuộc chiến tại Việt Nam, và để vinh danh những người còn sống sót, các nhà tranh đấu, và các chiến sĩ tự do của cuộc chiến tại Việt Nam.

Khởi đầu là phần thuyết trình của Dân Biểu Allan Mansoor, kế tiếp là Dân Biểu Jose Solorio mời gọi các đồng viện ủng hộ cho nghị quyết ACR 63 bằng sự chấp thuận làm đồng tác giả cho nghị quyết này, với kết quả là có 56 Dân Biểu của tiểu bang California đã chấp thuận làm đồng tác giả và nghị quyết ACR-63 đã được thông qua với 100% số phiếu chấp thuận.

"Nghị quyết này là một sự thừa nhận chính thức cho những đóng góp của tất cả các cựu chiến binh của Việt Nam Cộng Hòa, những người đã tích cực tranh đấu cho tự do, cũng như để tôn vinh những hy sinh, cống hiến, và lòng can trường của họ trong việc chiến đấu để bảo vệ cho nền tự do và dân chủ của Việt Nam Cộng Hòa và nhất là những đóng góp của họ cho tiểu bang California từ ngày họ định cư tại Hoa Kỳ", cho biết Mansoor trong trình bày của ông về ACR 63 trước Hạ Viện California.

"Nghị quyết công nhận ngày 19 Tháng 6 là Ngày Cựu Chiến Binh Việt Nam Cộng Hòa, như một ngày để ghi nhận các chiến binh Việt Nam và Hoa Kỳ đã chiến đấu bên cạnh nhau để bảo vệ lý tưởng và dân chủ", Dân Biểu Jose Solorio cho biết. "Có hơn 100.000 cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hoà đang sinh sống tại California, họ xứng đáng được công nhận cho những hy sinh của họ, sự quyết tâm, lòng can đảm, sự cống hiến, và phục vụ để bảo vệ nền tự do và dân chủ của miền Nam Việt Nam”.


Thượng Nghị Sĩ Lou Correa (D-34) cũng là đồng tác giã của nghị quyết ACR 63.
hoanghoa
Posts: 2277
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Image

Người Lính VNCH ... Tôi nợ Anh ...

Hoàng Nhật Thơ
Quân đội là một tập thể lớn nhất trong một quốc gia, được hình thành từ đủ mọi thành phần trong xã hội ở khắp mọi miền đất nước theo luật động viên hoặc tổng động viên ... Vì thế tập thể quân đội rất phức tạp nhưng sự phức tạp này đã được trui rèn trong những lò luyện thép để trở thành một tập thể kỷ luật nhất với trách nhiệm cao quý "Bảo Quốc-An Dân".

Quân Đội Quốc Gia Việt Nam được Quốc Trưởng Bảo Đại thành lập năm 1949 cho đến khi chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa ra đời ngày 26/10/1955, Vị Tổng Thống dân cử đầu tiên của nước Việt Nam, Tổng Thống Ngô Đình Diệm với tư cách là nguyên thủ quốc gia kiêm tổng tư lệnh tối cao đã cải danh Quân Đội Quốc Gia Việt Nam thành Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, danh xưng thân thương này được trân quý giữ cho đến ngày hôm nay và mãi mãi.

Từ sau cuộc chính biến ngày 01/11/1963, cuộc chỉnh lý tháng 01/1964 cho đến năm 1965, tình hình chính trường Miền Nam Việt Nam thật sự rối ren, bất ổn bởi những cơn lốc chính trị ... tên đồ tể Hồ Chí Minh và bọn CSBV đã lợi dụng tình trạng này để gia tăng đánh phá trong mưu đồ thôn tính MNVN. Trước những cơn phong ba chính trị với cơn bão lửa chiến tranh lan dần và sau nhiều phiên họp của Thượng Hội Đồng Quốc gia ... Chính phủ dân sự do Thủ Tướng Phan Huy Quát lãnh đạo đã quyết định trao quyền lãnh đạo đất nước lại cho quân đội.

Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia và Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương được thành lập và trình diện trước quốc dân ngày 19/06/1965. Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu với tư cách là Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, đã thay mặt đại gia đình quân đội nhận lãnh trọng trách lèo lái con thuyền Quốc Gia trong cơn nghiêng ngả của đất nước, vì thế ngày 19/06 được gọi là ngày Quân Lực chớ không phải là ngày thành lập Quân Lực VNCH như một số người đã hiểu sai.

Kể từ giờ phút lịch sử này, QLVNCH vinh dự gánh vác thêm trọng trách nặng nề hơn đối với quốc gia, dân tộc ... Người Lính VNCH ngoài trách nhiệm "Bảo Quốc-An Dân", họ còn phải chèo chống con thuyền Quốc Gia trong cơn bão lửa chiến tranh trên dòng sông lịch sử.

Nói đến quân đội là phải nói đến Người Lính, những người đã đem cả cuộc đời, một phần thân thể và sinh mạng để bảo vệ hai chữ Tự Do cho Miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến tang thương kéo dài 20 năm bởi cuồng vọng nhuộm đỏ cả quê hương do tên tội đồ Hồ Chí Minh và bọn CSBV gây nên.

Nhân dịp lễ kỷ niệm Ngày Quân Lực lần thứ 46, người viết xin được trải lòng mình trong những dòng chữ hạn hẹp, kính cẩn Vinh Danh-Tri Ân Người Lính VNCH, những người đặt Tổ Quốc_Dân Tộc lên trên hết, những người trân quý Tổ Quốc-Dân Tộc hơn cả mạng sống của mình.

Trước khi gói trọn cuộc đời trong chiếc áo trận phủ dày bởi khói lửa sa trường, họ là những thanh niên sống dưới khung trời Tự Do của Miền Nam Việt Nam, ý thức được trách nhiệm của người trai trong thời loạn ... Họ từ giã học đường, xếp lại con đường công danh khoa bảng vào trang vở thơm mùi giấy học trò, giã biệt người yêu trong tiếng ve ngân ngày tháng Hạ, những cành phượng vỹ đỏ thắm nhẹ đong đưa trong gió như vẫy tay tiễn người đi khoác chinh y, bạn bè kẻ ở người đi nâng chén quan hà chúc tụng nhau những gì đẹp nhất ; Họ hy sinh tình cảm cá nhân, gia đình, người thân, người tình ... đặt bước chân vào cuộc sống quân ngũ bảo vệ, gìn giữ quê hương.

Sau những tháng ngày dài chạy đều bước 1, 2, 3, 4 ... hát vang "chân cứng đá mềm", mũi thở ra khói nơi "thao trường đổ mồ hôi", người thanh niên tuổi trẻ ngày nào đã gột rửa nét thư sinh bằng những giọt mồ hôi của mình ... Mái tóc ba phân, ánh mắt cương nghị, thân thể cường tráng khỏe mạnh được phủ bởi làn da sạm nắng cháy quân trường với lời thề "Vị Quốc Vong Thân" trong ngày lễ mãn khóa ... Người thư sinh ấy đã trở thành đứa con yêu của Tổ Quốc với tên gọi thân thương "Người Lính VNCH".



Người Lính VNCH đem tấm thân được trui rèn từ lò luyện thép, kiến thức quân sự được đào tạo từ mái trường Tổ Quốc mang hành trang "Bảo Quốc -An Dân" hiện diện trên mọi nẻo đường đất nước, gìn giữ quê hương bằng chính sinh mạng của mình.

Người Lính VNCH không đi chinh chiến xây đắp tương lai cho cá nhân mình ... Người Lính VNCH không đem sinh mạng vào vùng lửa đạn đánh đổi quyền cao chức trọng ... Người Lính VNCH không mang giòng máu thắm đổi lấy huy chương trên ngực áo ... Người Lính VNCH không đem một phần thân thể làm nấc thang binh nghiệp ... Người Lính chỉ biết đi chiến đấu cho đất nước yên vui.

Hai mươi năm chinh chiến ... Người Lính VNCH đi miệt mài không ngừng nghỉ, đôi giày trận mòn gót từ miền địa đầu giới tuyến nắng cháy da người ... vùng cao nguyên khô cằn sỏi đá, bụi đỏ mịt mờ ... miền Tây sình lầy nước đọng, rừng già âm u, núi đồi lộng gió cho đến cao vút không gian bao la vương dấu giày trên vùng mây trắng mênh mông ... xa ngút ngàn trùng khơi sóng vỗ lắc lư chiến hạm ... Người Lính đi trong lửa khói mịt mờ, đi trong mưa đạn pháo của quân thù, đi trên xác giặc xâm lăng, ẩn hiện như những bóng ma đi vào mật khu của giặc, âm thầm làm người chiến sĩ vô danh trong công tác đặc biệt "vượt tuyến" ... không nơi nào thiếu vắng bóng dáng Người Lính VNCH, những người đem sinh mạng che chắn cơn bão lửa chiến tranh để mang niềm vui cho đời.

Người Lính đi từ lúc mặt trời còn say ngủ, sương đêm buốt lạnh đôi vai cho đến khi quả cầu lửa khổng lồ chiếu ngay trên đỉnh đầu, bộ chinh y đẫm ướt mồ hôi, thân thể bốc khói ... Người Lính tạm dừng chân lấy nước từ sông hồ, kinh rạch, từ dây rừng đổ vào bọc gạo sấy, nuốt vội vã, hớp ngụm nước mát từ lòng đất mẹ, phì phà vài hơi thuốc lá rồi tiếp tục lên đường ... Hoàng hôn buông phủ, đơn vị tạm dừng quân ... sau khi lót lòng bằng phần lương khô, Người Lính dành chút thì giờ quý báu "từ KBC giá lạnh rừng sâu" trong cái lều vải cá nhân vội vàng viết lá thư tiền tuyến gởi về thăm gia đình ... Kẻ thì thăm hỏi, kính chúc sức khỏe mẹ già vạn an, khói lửa chiến tranh vẫn còn phủ kín quê hương nên con chưa thể về bên mẹ để làm tròn chữ "Hiếu", mong mẹ thứ lỗi cho con. Con vẫn khỏe mạnh, bình an ... Thương nhớ mẹ nhiều ; Người thì cặm cụi bên chiếc balô làm bàn nên nét chữ không ngay, trải nỗi lòng nhung nhớ vợ hiền, con thơ trên trang giấy nhỏ bé ... Thương nhớ em và con thật nhiều. Anh khỏe và an lành ; Người thì nắn nót từng nét chữ yêu thương gởi về người yêu nơi phố thị ... đã từ lâu chưa một lần về thăm ... hẹn ngày hoa giăng đầu ngõ ... Hôn Em ; Kẻ thì nguệch ngoạc đôi dòng thăm bạn bè đang ghìm súng ở một KBC nào đó. Xếp vội những lá thư còn thơm mùi mực, Người Lính vừa chợp mắt thì có lệnh lên đường ... Người Lính tiếp tục bước quân hành, âm thầm khuất vào màn đêm đen tăm tối dưới cơn mưa lạnh buốt để canh giữ quê hương cho người dân tròn giấc ngủ.

Hai mươi năm chinh chiến, hầu như Người Lính không có dư thì giờ nhiều để tắm gội nhưng họ lại là những người tắm nhiều nhất ... họ tắm trên bước quân hành dưới những cơn mưa tầm tả ngày đêm, vừa đi vừa tắm bằng giòng suối mát ngọt ngào nơi núi cao dốc thẳm, sông hồ kinh rạch, họ tắm bằng những giọt nước từ chiếc biđông nhỏ giọt trên đầu dưới sức nóng gay gắt của mặt trời và họ tắm bằng những giòng biển mặn thoát ra từ cơ thể của họ.

Hơn bảy ngàn ngày đêm, Người Lính chưa bao giờ có một lần tròn giấc, Người Lính ngủ trong thức, thức trong từng giấc ngủ ... Người Lính có thể ngủ bất cứ giờ phút nào, bất cứ nơi đâu dù chỉ năm ba phút, ngủ trong lúc di hành, ngủ trong lúc ăn, ngủ trong lúc đang nói chuyện với đồng đội, ngủ dưới cơn mưa tầm tả nơi giao thông hào, ngủ trong lúc đang đánh răng, ngủ ngay cả lúc đang đại hay tiểu tiện ... Có người đã thiếp đi vài phút dưới cơn mưa pháo của quân thù vì họ quá mệt mỏi trong một trận chiến dài nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, trận chiến 510 ngày đêm trên ngọn đồi Tống Lê Chân. Người Lính rất thèm ngủ nhưng Người Lính tự ban "quân lệnh" cho mình không được ngủ khi quê hương còn thao thức vì tiếng súng đạn xâm lăng ... Hầu như Người Lính đi và thức gần trọn cuộc đời khoác chinh y.

Hai mươi năm chinh chiến ... có biết bao nhiêu Người Lính VNCH đã ngủ quên trên chiến địa, trên vùng trời Tổ Quốc Không Gian, dưới lòng Tổ Quốc Đại Dương mãi mãi không trở về với đồng đội ... Bao nhiêu Người Lính VNCH trở về bằng mỗi một tấm thẻ bài lạnh giá hoặc ngủ im lìm trong hòm gỗ cài hoa, không bao giờ biết mặt đứa con thơ vừa cất tiếng khóc chào đời, không được nhìn thấy những giòng lệ trào tuôn trên khuôn mặt người vợ hiền đầu vừa chít vội mảnh khăn tang ... không được vuốt mái tóc người tình hay vị hôn thê mới vừa đeo chiếc nhẫn đính hôn tháng rồi nay tan nát tâm hồn quấn chiếc khăn tang đang gục đầu trên quan tài gỗ được phủ lá quốc kỳ ... không được tự tay lau những giọt lệ từ giòng nước mắt khô cạn của người mẹ già yêu quý.

Hai mươi năm chinh chiến ... bao nhiêu Người Lính VNCH trở về không nguyên vẹn hình hài ... kẻ trở về với một hoặc hai ống tay áo dư thừa ... người thì vĩnh viễn không bao giờ mặc lại được cái quần dài vì đôi chân đã gởi lại chiến trường ... người thì mãi mãi sống trong bóng tối suốt quãng đời còn lại vì họ đã hiến dâng cặp mắt cho hai chữ Tự Do của Miền Nam Việt Nam. Trong thời chiến, họ đem tấm thân gầy chống đỡ giang san ... ngày tàn cuộc chiến, họ lê tấm thân phế tàn chống đỡ tang thương, bất hạnh phủ trùm lên thân phận người thua cuộc kéo dài hơn một phần ba thế kỷ.

Chinh chiến triền miên không biết bao giờ chấm dứt ... Anh miệt mài đi mãi ... đem sinh mạng đi canh giữ quê hương ... lấy máu hồng đi dập tắt ngọn lửa chiến tranh ... đi cho đến khi nào người dân không còn kinh hoàng, hốt hoảng dìu dắt, bồng bế nhau chạy loạn trong khói lửa ngút trời bởi thảm họa chiến tranh do lũ cộng sản gây nên ... đi cho đến khi không còn thảm cảnh đứa bé thơ đang ngậm bầu sữa khô, nút những giọt máu rỉ ra trên xác người mẹ vừa chết bên ven đường bởi đạn thù, pháo giặc ... đi cho đến khi đất nước thật sự thanh bình, người dân được sống an vui, hạnh phúc, tiếng cười đùa của trẻ thơ rộn rã khắp nơi nơi, tiếng ê a hồn nhiên tuổi thơ vang lên dưới mái trường làng rợp bóng mát thanh bình, tự do.

Đường quân hành dịu vợi mù xa ... đôi chân nhỏ bé của Người Lính đã vượt qua ngàn ngàn cây số, bao nhiêu sông hồ kinh rạch, núi thẳm rừng sâu, sình lầy nước đọng, muỗi đỉa bám đen cả thân mình ... gian nan trên mỗi bước đi, hiểm nguy trong từng hơi thở, tử thần lảng vảng bên cạnh, cái chết có thể đến bất chợt trong buổi ăn, giấc ngủ ... Nhưng Người Lính VNCH, những người nguyện hiến dâng cuộc sống cho đời nào có xá chi hiểm nguy, chết chóc khi quê hương còn vang rền tiếng súng xâm lăng. Người Lính VNCH ơi ... Anh thật là cao cả.

Hai mươi năm lao vào vùng lửa đạn do tên Hồ Chí Minh và bọn CSBV gây nên ... Hằng ngàn ngàn quân lệnh ban ra ... phải chiến thắng, phải dứt điểm mục tiêu, phải giải quyết chiến trường không để một tấc đất quê hương, một căn nhà người dân lọt vào tay quân giặc ... Lá Quốc Kỳ màu Vàng Ba Sọc Đỏ thân yêu phải tung bay phất phới trên xác giặc trong thời hạn bắt buộc. Người Lính VNCH nghiêm chỉnh chấp hành quân lệnh không một lời than van, hiên ngang bước vào vùng tử địa, đem máu đào và sinh mạng của mình giành lấy chiến thắng mang về dâng lên Tổ Quốc.

Trước khi đi vào chốn hiểm nguy, lao mình vào vùng lửa đạn, Người Lính VNCH không nghĩ đến gia đình mà chỉ nghĩ đến sự an nguy của quê hương dân tộc ; Trong vùng lửa đạn mịt mờ ... Người Lính VNCH vừa chiến đấu vừa bảo vệ người dân, dù Người Lính bị thương thân thể đẫm máu, họ vẫn cố gắng dìu dắt người dân, bồng bế trẻ thơ, cõng ông lão, bà cụ thoát khỏi vùng hiểm nguy ... Người Lính VNCH chẳng những bảo vệ người dân mà còn chăm sóc, chữa trị vết thương cho những tù binh cộng sản bị bắt trên chiến trường, Người Lính VNCH tự tay băng bó vết thương cho tù binh, đút cho họ ăn từng muỗng cơm, từng ngụm nước, gắn lên môi họ điếu thuốc sau đó tải thương giao họ lại cho các cơ quan thẩm quyền đưa về điều trị vết thương, khai thác và giáo huấn họ trở về con đường chính nghĩa của quê hương dân tộc. Đây là tánh nhân bản của Người Lính VNCH trên con đường lý tưởng "Bảo Quốc-An Dân".

Người Lính VNCH chèo chống con thuyền quốc gia trong cơn bão lửa chiến tranh, cắm ngọn cờ chiến thắng khắp mọi nơi từ giòng sông Bến Hải miền địa đầu giới tuyến dài xuống tận mũi Cà Mau phần đất cuối cùng của quê hương. Sau trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, quân đội CSBV đã kiệt quệ, chiến tranh lắng dịu, quê hương hồi sinh, nắng ấm thanh bình tạm trải dài muôn nơi sau trận chiến kinh hồn, máu và lửa đỏ cả quê hương suốt năm tháng rưỡi trong cuộc chiến tang thương dài triền miên.
"Cờ bay, cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu vừa chiếm lại đêm qua bằng máu ...". Trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa kết thúc, Người Lính VNCH đã dùng máu và sinh mạng tạo một chiến công lẫy lừng làm cả thế giới nghiêng mình kính phục ... Lá Quốc Kỳ tung bay khắp mọi miền đất nước dưới tia nắng ấm thanh bình vừa ló dạng nơi chân trời thì cũng là lúc Người Lính VNCH bắt đầu bị trói tay trên bàn cờ chính trị thế giới, để rồi đưa đến cái chết tức tưởi của chính thể VNCH, Người Lính VNCH bị bức tử gãy súng ... Con thuyền quốc gia chuyên chở "Tự Do-Hạnh Phúc" cho người dân Miền Nam Việt Nam trong suốt hai mươi năm đã bị người bạn đồng minh nhẫn tâm nhận chìm vào giòng sông máu của cộng sản ngày 30/04/1975.

Năm vị tướng lãnh cùng một số Quân Cán Chính VNCH các cấp đã quyên sinh theo con thuyền quốc gia nhưng họ không chìm vào giòng sông máu của cộng sản ... Họ miên viễn đi vào lòng đất mẹ, linh hồn quyện vào Lá cờ Hồn Thiêng Sông Núi ... Họ đã hiên ngang, can trường đi bước quân hành cuối cùng trong sự uất nghẹn "gãy súng" để bảo vệ danh dự cho đại gia đình QLVNCH, bảo toàn chính nghĩa Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, để lại ngàn đời sau nhắc nhớ và thương tiếc.

Ngay sau khi Miền Nam Việt Nam lọt vào tay CSBV ... Hằng ngàn Quân Cán Chính VNCH đã bị lũ quỷ đỏ mạo danh "chống Mỹ, cứu Nước" khoan hồng bằng những loạt đạn AK47 hận thù nơì pháp trường thù hận. Hằng trăm ngàn đã được "hòa hợp, hòa giải" bằng gông cùm xiềng xích, biệt giam ngục tối, bằng những cực hình tra tấn dã man, bị bỏ đói, cưỡng bức lao động trong thủ đoạn thâm độc giết dần mòn nơi các trại tù khổ sai, khắc nghiệt mang ba chữ hoa mỹ "Trại Cải Tạo" trên hai miền Nam Bắc.

Những người TPB.VNCH bị lũ quỷ đỏ chà đạp, lết lê hít thở khói xe, bụi đường bên lề cõi sống. Họ uống nước mắt uất nghẹn kéo lê kiếp sống vong quốc hơn nửa cuộc đời ngay chính trên mảnh đất quê cha mà họ đã hy sinh giòng máu, một phần thân thể để gìn giữ.

Lũ cộng sản vô thần không tim óc, độc ác, dã man cũng không buông tha những người đã chết. Chúng tàn phá nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa, tàn nhẫn giẫm lên những nắm xương tàn vô tri, những thân xác mục rã không còn lòng thù hận.

Người Lính VNCH dù đặt bước chân trên con đường vong quốc trước hay sau đều trở thành những người lính già xa quê hương, đã ổn định cuộc sống nơi xứ lạ. Người thì buồn bã khép mắt ra đi vĩnh viễn trong nỗi uất nghẹn không nguôi ... Người thì đã về hưu sau những năm dài tạo lập cuộc sống mới nơi quê người, ngày ngày trông về cố quốc với ánh mắt xa xăm, hơi thở mỏi mòn, chiếc bóng đời đang ngã dần về Tây trên đất khách ... Người thì vẫn tiếp tục cày trả nợ áo cơm ...

Người Lính VNCH đã đi trên đoạn đường chiến binh dài bằng một phần ba đời người ... Sau ngày "gãy súng", họ vẫn cố gắng tiếp tục đi nốt quãng đường quân hành còn lại bằng con đường đấu tranh trong thời gian hạn hẹp của chiếc bóng hoàng hôn trên con đường vong quốc. Họ tranh đấu cho ai ... Họ đã có tự do, cơm no áo ấm, con cái lớn khôn thành đạt, cuộc sống ổn định thì chắc chắn một điều là họ không tranh đấu cho bản thân hay gia đình họ ... Trong thời chiến, họ không đem sinh mạng đi chiến đấu vì danh vọng, địa vị, quyền uy, chức tước thì ngày nay họ không đem tuổi già ra tranh đấu vì bất cứ một tham vọng gì ... Họ chỉ muốn đóng góp những chuỗi ngày còn lại vào công cuộc đấu tranh giải thể lũ bạo quyền CSVN, cho quê hương dân tộc không còn ngập chìm trong bể máu cộng sản ... Họ tranh đấu cho những thế hệ mai sau được hít thở không khí tự do, không còn bị nhồi sọ, cai trị bởi chủ nghĩa cộng sản bệnh hoạn, vô thần, khát máu. Hai mươi năm chinh chiến ...Ba mươi sáu năm vong quốc ... bây giờ họ là những người lính già lưu vong ... con đường chiến binh dang dở năm xưa vẫn chưa thấy đoạn cuối nhưng hơi thở của họ ... đã cạn ...

Hai mươi năm chinh chiến ... Người Lính VNCH không bao giờ đòi hỏi Tổ Quốc bất cứ một điều gì. Người Lính chỉ mong đem cuộc đời của mình đổi lấy hai chữ Tự Do cho quê hương dân tộc cho dù phải trả cái giá đắt nhất là mạng sống.

Hai mươi năm miệt mài đi canh giữ quê hương ... Người Lính VNCH không yêu cầu người dân bất cứ một điều gì cho lợi ích cá nhân. Người Lính chỉ mong muốn nhìn thấy người dân được sống những tháng ngày an vui, hạnh phúc, cơm no, áo ấm dưới nắng ấm thanh bình trên quê hương mến yêu mang tên Việt Nam.

Những năm dài bị lũ giặc thù tra tấn dã man, chết đi sống lại bao nhiêu lần trong các trại tù khổ sai, khắc nghiệt sau ngày "gãy súng" ... Người Lính VNCH không quỵ lụy, lòn cúi kẻ thù để được tồn tại. Người Lính VNCH trước sau vẫn thủy chung với con đường "Lý Tưởng" mà mình đã chọn, vẫn giữ được khí khái , "Danh Dự" của Người Lính VNCH khi bị bức tử trở thành kẻ thua cuộc.

36 năm vong quốc ... bao nhiêu năm đem phần đời còn lại miệt mài tranh đấu ... "Người Lính già xa Quê Hương" không có bất cứ một tham vọng chính trị nào ... Người Lính Già chỉ mong sao đất nước thoát khỏi gông cùm, xiềng xích của lũ cộng sản bạo tàn, độc ác để người dân Việt Nam có được nụ cười "Tự Do-Hạnh Phúc" mãi mãi nở trên môi.

Người Lính VNCH ... Tôi nợ Anh.

Kỷ Niệm Ngày Quân Lực lần thứ 46.
Hoàng Nhật Thơ
hoanghoa
Posts: 2277
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Máu Đỏ Ven Sông

Một nén hương lòng để tưởng nhớ đến
Cố Thiếu Tá Đặng Đình Vinh,
cựu Phi đoàn Trưởng phi đoàn 215,
một Niên Trưởng đáng kính,
một người anh thân thương…



Lời mở: Sơ lược mặt trận Bình Định từ năm 1972

Đầu năm 1972, tin tình báo ghi nhận lực lượng Cộng quân gia tăng hoạt động ở vùng tam biên,Tướng Ngô Dzu, Tư Lệnh Quân khu II, đã chỉ thị hai Trung đoàn 42 và 47 cùng Bộ chỉ Huy Tiền Phương Sư Đoàn 22/BB trách nhiệm vùng duyên hải Phú Yên, Bình Định, lên tấn thủ vùng Dakto và Tân Cảnh, nằm phía bắc của Kontum để bảo vệ vùng địa đầu giới tuyến miền cao nguyên.

Đầu mùa Xuân 1972, đúng như sự dự đoán của Quân đoàn II, Cộng Sản Bắc Việt bắt đầu mở một cuộc tổng công kích trên toàn lãnh thổ miền Nam. Trận chiến được mang tên “Mùa hè đỏ lửa” hay “Eastern Offensive”, tên gọi của Đồng Minh. Đây là một trận chiến khốc liệt và đẫm máu nhất trong cuộc chiến tranh Việt Nam của CSBV với mục đích cố đạt được một thắng lợi nào đó để làm “bàn đạp” trên bàn hội nghị của Hiệp định Paris.

Tại vùng Tây nguyên trận chiến đã bùng nổ ác liệt và gia tăng cường độ. Trong diễn tiến của cuộc chiến, áp lực Cộng quân càng ngày càng đè nặng lên những tiền đồn phòng thủ dọc theo biên giới, một loạt căn cứ hỏa lực (FSB) trên dãy Rockets Rigde phía tây con lộ 14, nằm giữa Komtum và Pleiku, đặc biệt là cao điểm Charlie của Tiểu đoàn 11 của Trung Tá Nguyễn Đình Bảo bị thất thủ, kế đến là Tân Cảnh và Dakto II đã bị tràn ngập. Hai Trung đoàn 42, 47 bị vùi dập, tan nát, Đại Tá Tư lệnh Sư đoàn 22 bị tử thương. Cộng quân trên đà thắng thế làm chủ chiến trường, Kontum và Pleiku là mục tiêu kế tiếp của Bắc quân.

Tại vùng duyên hải Sư đoàn 3 Sao Vàng cùng hai Tiểu đoàn Đặc công và Quyết tử với một Trung đoàn địa phương tấn công những quận lỵ miền bắc tỉnh Bình Định.

Vào tháng 4 năm 72 ba quận lỵ miền Bắc là Hoài Ân, Hoài Nhơn và Tam Quan tỉnh Bình Định hoàn toàn dưới sự kiểm soát của Sư Đoàn 3 Sao Vàng. Bọn Cộng Sản hy vọng với Kontum và Pleiku trong tay, chúng sẽ cắt miền Nam ra làm đôi. Tuy nhiên vào khoảng thượng tuần tháng 6 năm 72, mũi dùi B-3 của Cộng sản đã bị bẻ gãy tại Kontum, ý đồ chia cắt miền Nam của Bắc quân đã thất bại với hơn bốn chục ngàn xác chết bỏ lại trên chiến trường Tây nguyên. Riêng tại mặt trận Bình Định vẫn tiếp tục qua những trận chiến bốc lửa giữa Sư đoàn 22 Bộ Binh tái lập và những Liên Đoàn Biệt Động Quân dành lại những phần đất đã mất.

Sau đây là bài viết nói lên một ngày đáng nhớ của Phi đội Mãnh Hổ, Phi đoàn 215 trong giai đoạn tái chiếm và ổn định mặt trận Bình Định mùa hè đỏ lửa 72.

Thượng tuần tháng 8 năm 1972


Khi chiếc trực thăng võ trang lên cao tới ba ngàn bộ tôi bắt đầu cho tàu bình phi dọc theo con đường nhựa đen bên dưới. Sau đuôi tàu, chiếc võ trang số hai của phi đoàn Thần Tượng đang bám theo, cánh quạt bay chấp chóa trên vườn dừa xanh um. Bên trái tôi người hoa tiêu phụ đang ngồi yên bất động trên ghế, chiếc “visor” trên nón bay kéo che kính cả nửa mặt.

-Hùng bay giùm tôi,.. cứ theo con Quốc Lộ-I này về hướng bắc rồi mình sẽ gặp “Charlie” ở vùng mật khu An Lão.

Chờ cho Thiếu úy Hùng cầm cần lái xong tôi ngả người vào lưng ghế bay móc điếu thuốc lá ra châm lửa đốt. Trong tiếng rung đều đặng của thân tàu cùng tiếng ì ầm quen thuộc của động cơ, tôi ngửa đầu thả hồn làn qua khói thuốc nhìn xuống cảnh vật bên dưới. Con QL-1 đang uốn lượn giữa một vùng rừng đồi núi xanh loang lổ, chạy qua những những thửa ruộng vuông vức đủ màu, những chòm xóm chùm đụp nhà cửa bé tí, mái đỏ xen kẽ mái tranh màu nâu im lìm san sát bên nhau dọc theo đường. Rãi rác đây đó trồng những vuờn dừa xanh tươi ngay hàng thẳng lối. Tàu càng đến gần Bồng Sơn, Tam Quan dừa xuất hiện càng nhiều. Dừa mọc ven đồi, dừa mọc dọc theo những bờ đê, mọc ven sông, ven suối, ven đường hay giữa những chòm xóm… Dừa trồng khắp mọi nơi, đúng Bình Định là đất lắm dừa! Nghe nói rằng lính đi hành quân vùng này khỏi đem theo nước uống, quả không sai! Câu thơ lục bát sau đây đã nói lên rằng đây là xứ sở của dừa:

Công đâu công uổng công thừa
Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan

Xứ Bình Định độc đáo với những đầm phá lớn dọc theo biển, là vùng đất nổi danh lịch sử của Anh Hùng Áo Vải, hay qua những giai đoạn kháng chiến chống Pháp. những danh lam thắng cảnh đặt biệt là hòn Vọng Phu. Ngay giờ phút này, qua khung cửa về hướng biển tôi có thể thấy núi Bà, uy nghi trùng điệp nằm phía nam đầm Đạm Thủy, huyện Phù Cát. Đó là một danh sơn của Bình Định còn được gọi là Phô Chinh Đại Sơn. Ở đó có hai khối đá một cao một thấp, từ biển trông vào giống như một người đàn bà dắt đứa còn ngóng nhìn ra khơi mà dân địa phương gọi là hòn Vọng Phu để đề cao lòng thủy chung của người đàn bà như tảng đá xanh đứng hoài ngàn năm thi gan cùng tuế nguyệt.

“Bình Ðịnh có núi Vọng Phu,
Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh. ..”

Nhìn bức tranh đồng quê êm ả đang trãi dài dưới chân cho một ảo tưởng đây quả là một vùng quê an lạc, thái bình…Nhưng đáng tiếc thay đây mới thật là một vùng đất đã gánh chịu nhiều nhọc nhằn cơ cực, đau thương tang tóc nhất trên đất nước qua bao cuộc chiến tuơng tàn. Đã từ lâu, Bình định là một nơi sôi động, nóng bỏng, không phải chỉ ngay giai đoạn này, mà ngay từ thời của kháng chiến chống Pháp trong phong trào Cần Vương (1885-1887). Với tinh thần ái quốc của nguời dân xứ này qua truyền thống vùng đất Tây Sơn, của vua Quang Trung, đã bao phen quân đội viễn chinh Pháp đã dồn hết mọi nỗ lực mà vẫn không chế ngự và kiểm soát được. Cho đến ngày hôm nay, với những địa danh An Khê, Hoài Ân, An Lão, vùng đất 262 nằm giữa ba quận Phù Mỹ, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh mà Cộng sản đã tự xưng là vùng tam giác sắt, là những cứ địa vững vàng của CS vì địa thế thâm sâu, hóc hiểm của những dãy núi Trường Sơn hùng vĩ về hướng tây.

Sau ba tháng trời ròng rã trên mặt trận Tây Nguyên, đối đầu với một trận chiến kinh hoàng nhất trong chiến tranh Việt Nam, chưa được nghỉ ngơi bao lâu thì Phi đoàn Thần Tượng lại một lần nữa được lệnh quẩy gánh lên đường biệt phái Phù Cát, Không đoàn 60 Chiến Thuật thuộc Sư Đoàn V, hổ trợ cho Sư đoàn 22 Bộ Binh tái chiếm những quận lỵ miền bắc Bình Định đã mất vào tay Cộng quân. Đây là một mặt trận khốc liệt đối đầu với Sư Đoàn 3 Sao Vàng. Chỉ trong vòng một tuần đầu biệt phái, sau những phi vụ đổ quân liên tục, một hoa tiêu của phi đoàn Thần Tượng đã hy sinh, năm nhân viên phi hành đoàn bị thương và ba chiếc trực thăng phải bỏ lại tại chiến trận.

Chiến trường Bình Định là vùng đất của những đơn vị thiện chiến nhất cuả Cộng sản, với sự chỉ huy của Thượng tướng Chu Huy Mân, Tư lệnh Quân Khu 5 – một trong 8 khu cuả quân đội CS, gồm các tỉnh miền duyên hải từ Bình Định đến Quãng Nam. Dưới tay CHM có Sư đoàn 3 Sao Vàng, Tiểu đoàn 405 Trinh sát đặc công, Tiểu đoàn quyết tử, cùng những Trung đoàn Địa phương với những cán bộ nằm vùng cuồng tín và tàn bạo bật nhất. Bốn chữ “Sinh Bắc Tử Nam” thường được thấy xâm trên cánh tay của đa số bộ đội Sư đoàn Sao Vàng để nói lên sự quyết tử của đơn vị này. Tại mật khu An Lão, nơi một cánh chim Thần Tượng bỏ xác, là một vùng đất nằm kẹp giữa hai dãy núi Trường sơn, xung quanh địa thế hiểm trở. Đây là gạch nối với mật khu Đỗ Xá ở vùng tam biên Tây Nguyên và cũng là một mật khu an toàn nhất mà Cộng sản thường truyền khẩu thách thức rằng: “Suối Đỏ ai qua là bỏ mạng!”- suối Đỏ là một trong những con suối chảy vào phần thượng lưu của sông An Lão.

Về hướng đông nam của mật khu này khoảng bốn mươi cây số là căn cứ Phù Cát là một trong những căn cứ lớn nhất của quân đội Mỹ để lại, có một phi đạo dài mười ngàn “feet” có thể đáp ứng cho tất cả các loại máy bay lên xuống, nằm sát phía tây QL-1 giữa ranh giới ba quận An Nhơn – Bình Khê – Phù Cát, cách Quy Nhơn hướng tây bắc khoảng 30 cây số đường chim bay, có một vị trí chiến thuật rất quan trọng, kiểm soát và khống chế tất cả đường giao liên của Cộng quân ở vùng An Lão cũng như các vùng phụ cận miền Tây nguyên. Vì thế địch quân luôn luôn tìm mọi cách quấy phá từ lúc KQVN mới được Hoa Kỳ chuyển giao và về sau này chúng đã mở nhiều trận tấn công để dứt điểm cái “tổ ong vò vẽ” này. Vị Chỉ huy trưởng là Đại Tá Nguyễn Hồng Truyền, một trong những hoa tiêu khu trục từ thời “tiền sử”, rất được cấp dưới mến mộ và coi như là người anh cả vì cá tánh bình dân, lo lắng và quan tâm đến thuộc cấp.

Phi trường Phù Cát bao quanh toàn làng xã nghèo nàn, không có một thú giải trí nào ngoài vài quán ăn trong căn cứ. Những ai “được” bổ nhiệm đến nơi tận cùng này thì không còn chỗ nào để đi xa hơn nữa ngoại trừ “vùng năm chiến thuật”- cụm từ này có tính cách khôi hài ám chỉ bên kia thế giới. Những người nào có đem vợ con đến đây thì cuộc sống bớt buồn tẻ hơn. Riêng những anh chàng độc thân thì chỉ biết quây quần với mấy tên đực rựa trong phi đoàn, nấu nướng vớ vẩn, hay lê la mấy cái quán nước do gia đình binh sĩ làm chủ, còn hy vọng tìm được một người yêu để thương để nhớ hay để làm vợ thì chỉ có trong giấc mơ. Nếu những quân nhân nào trong căn cứ này muốn “thực tập tác xạ” thì ra ngay mấy “sân bắn” chỉ cách cổng phi trường chưa tới một cây số để luyện nghề, hay là chịu khó leo lên xe “Lambretta” ba bánh chạy ra phố Qui Nhơn tìm “target”. Tại căn cứ Không Đoàn 60 này có một quán ăn tên “Playboy” do một sĩ quan Không quân chủ, có ba cô gái xinh xắn nhí nhảnh như ba con thỏ là ba đóa hoa tươi thắm là một niềm vui hiếm hoi cho mấy trăm chàng phi công hào hoa phong nhã..Đang ngồi trầm ngâm thưởng thức điếu thuốc lá trên môi, bỗng chiếc trực thăng rung mạnh như vừa đi qua cơn lốc trốt, tiếng cánh quạt đập vào không khí kêu phầng phật. Trên ghế trái, Thiếu úy Nguyễn Thanh Hùng đang cầm cần lái, nét mặt tư lự như đang suy tư một vấn đề gì. Anh em trong phi đoàn thường gọi anh là Hùng “kiền” vì tướng đi khệnh khạng như cầu thủ đá banh. Hùng là một hoa tiêu đã chia sẽ với tôi rất nhiều phi vụ trong phi đội trực thăng Mãnh Hổ.

-Hùng!..làm gì mà im lặng thế? Đi phép về Sài Gòn hai tuần có gì hay kể cho anh em nghe với.

Câu hỏi của tôi như cắt đứt dòng tư tưởng trong đầu Hùng, anh quay nhìn tôi một vài giây rồi trả lời:

-À!..vui,.. nhưng trôi qua mau quá. Chỉ hơi buồn lúc chia tay với cô bạn gái, em ôm tôi khóc suớt muớt, cứ lo cho tôi…

- Vậy bạn gái của Hùng đã biết vụ Hùng mấy lần thoát chết ở Kontum rồi à?

-Không!,..ai mà nói mấy chuyện đó. Chẳng ích lợi gì, làm em lo, mình thêm bận tâm. May mà em chưa biết gì cả mà còn như thế đấy!

-Mấy cô có bồ phi công nguời nào cũng có tâm trạng đó cả. Sợ thì cứ sợ, mà thích thì cứ thích phải không?

Hùng nhếch mép cuời, không trả lời. Giây phút này mà Hùng còn ngồi trên ghế bay quả là một sự may mắn. Mấy tháng vừa qua vẫy vùng trên vòm trời “mùa hè đỏ lửa” tại mặt trận tây nguyên cùng với tôi trong phi đội Mãnh Hổ 215, Hùng đã hai lần thoát khỏi lưởi hái của Tử thần như đã có sự xếp đặt nào của bàn tay vô hình nào đó. Lần thứ nhất, thay vì bay chiếc trực thăng võ trang Hổ I với Trung úy Phạm Thành Rinh trưởng phi cơ, Hùng đã đổi phi vụ theo lời yêu cầu của bạn là Thiếu úy Võ Diện để bay với Thiếu Tá Phạm Bính, phi đoàn trưởng 215 trong phi vụ đem thức ăn cho hợp đoàn hành quân. Ngày hôm đó chiếc trực thăng võ trang Hổ I đã bị trúng phòng không nổ tan xác cùng với Thiếu uý Diện trên vòm trời Tân Cảnh. Như biến cố đã xãy ra, có một số nguời trong giới phi hành tin rằng: bay thế, bay giùm, thay đổi phi vụ… thuờng đem đến những điều bất thường, không may. Đúng hay không, chỉ có những người phi công đã vào sanh ra tử, sống trong thế giới luôn luôn va chạm thách đố với cái sống cái chết mới biết được. Lần thứ hai, trong khi yễm trợ phi vụ tiếp tế cho Trung Đoàn 44/SĐ23 BB đóng quân ở vòng đai bảo vệ Komtum, chiếc trực thăng võ trang của Hùng bị lọt vào ổ “kiến lửa” phòng không đã trúng đạn và phải đáp khẩn cấp xuống một vùng ruộng khô ngoại ô thành phố. Chiếc trực thăng vấp phải bờ ruộng, lật nhào vỡ tung. Phi hành đoàn, trong đó có Thiếu uý Hùng, đã thoát hiểm như một phép lạ, ngoại trừ nguời xạ thủ đã bị tử thương vì một viên đạn xuyên qua nách áo giáp khi tàu đang còn ở trên trời.

-Mãnh Hổ!..đây Charlie gọi!

Nghe tiếng của Thiếu tá Đặng Đình Vinh bay chiếc Charlie cất cánh từ trước vang trên tầng số, tôi ngồi bật giậy, búng điếu thuốc ra khỏi cửa:

-Hổ một nghe! .

-Tụi mày tới đâu rồi?

-Nam Bồng Sơn khoảng năm phút bay, trên QL-1!

-OK,..tao đang ở phía nam mật khu An Lão khoảng năm cây số, tụi mày quẹo về hướng tây gặp tao.

Tôi nghiêng tàu rời QL-1. Vài phút sau hai chiếc trực thăng võ trang bắt đầu bay vào vùng thung lũng Kim Sơn, quận Hoài Ân. Đây là nơi sinh trưởng và đã được dùng làm chiến khu của chí sỉ Tăng Bạt Hổ trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Vùng đất này nằm phía nam thung lũng An Lão khoảng hơn mười cây số là nơi dưới sự kiểm soát của CS, cứ địa của Sư Đoàn 3 Sao Vàng. Đầu thập niên 60, nhận thấy địa thế chiến lược quan trọng của thung lũng An Lão, chính quyền miền Nam thành lập chi khu An Lão, nằm hướng tây-bắc của Bồng Sơn khoảng mười lăm cây số đường chim bay, với mục đích làm nút chặn chống lại sự xâm nhập của Cộng sản từ mật khu Đổ Xá vùng tam biên xuống vùng đồng bằng đông dân cư tỉnh Bình định. Vào năm 64-65, lợi dụng miền Nam đang ở trong giai đoạn chính trị bất ổn, Cộng sản bắt đầu mở chiến dịch Thu-Đông, tấn công vào chi khu An Lão. Nhiều trận chiến đã bùng nổ dữ dội và đã gây tổn thất nặng nền cho đôi bên. Những năm kế tiếp, cho dù có nhiều cuộc hành quân hổn hợp với Sư Đoàn 1 Không Kỵ của Hoa Kỳ, nhưng QL/VNCH vẫn không kiễm soát được vùng đất hiểm trở xa xôi này và phải bỏ rơi vào tay CS. Trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, mật khu An Lão luôn luôn là nơi dằng co, đụng độ của hai phía VNCH và CS.

-A!..Có chiếc ghe sát bờ sông… kìa!..Thấy không?

Đang trầm tư mặt tưởng tôi giật mình khi nghe tiếng người xạ thủ nói với anh “mê vô” trong “intercom”.

-Cái gi? Ghe?…chỗ nào đâu?

-Đó,..ngay khúc quẹo bên phải bờ sông. Đó!..thấy chưa?

Tôi nghiêng đầu nhìn xuống, giữa những rặng núi xanh dốc cao chạy song song với nhau, con sông Kim Sơn nước xanh không thấy đáy đang uốn lượn, hai bên cây mọc chen chúc ra tới mé nước tạo thành những vòm lá che kín hết bờ sông.

- Ghe chỗ nào đâu,..sao tao không thấy! Tôi quay đầu ra sau hỏi.

-Đó, sát ngay lùm cây bên bờ sông ngay khúc quẹo… đó!

Từ cao độ ba ngàn bộ, một chiếc ghe tam bản trông nhỏ xíu như chiếc lá vàng trôi lững lờ trên mặt nước, trên ghe chở khoảng năm bảy người bận đồ đen ngồi phía sau, trước mũi chất đầy bao bị. Một chiếc ghe đơn độc làm gì ở nơi thâm sâu cùng cốc, hoang dã này, không một luống rẫy, không một chòi lá, không một bóng người ngoài những trung đoàn của CS đang lén lút hoạt động đâu đó. Linh cảm một điều gì không ổn, tôi cho tàu vòng lại. Chiếc tam bản vẫn bình thản xuôi theo dòng nước, không hề có một phản ứng khi thấy hai chiếc trực thăng đang bay vòng trên trời. Thấy Hùng đang nghễng cổ nhìn xuống, tôi hỏi:

-Hùng!..bạn nghĩ sao về chiếc ghe này?

-Chắc là dân vào đây lưới cá hay tìm củi quý trên rừng không?

-Mãnh Hổ!..Đây “Charlie”…tới đâu rồi? Trên tần số tiếng của chiếc trực thăng chỉ huy gọi.

Xa tít trên cao chiếc tàu của Thiếu tá Vinh như một chấm đen đang lơ lững trên đầu núi.

-Charlie!..Đây Mãnh Hổ! Tôi thấy “Charlie” rồi.

Nói xong tôi nhìn xuống bờ sông bên dưới một lần cuối rồi chắc lưởi quay đầu hướng về mật khu An Lão.

-OK!..Hổ đến đây “hold” chờ tôi!..Hiện tao đang tìm bãi để thả toán, có thể ngày mai mới thả.

-Charlie!…báo cáo…tôi vừa thấy một chiếc ghe chở người trên sông gần đây,..không biết là dân hay Việt Cộng?

-Ghe chở người trên sông Kim Sơn?

-Đúng năm!..khoảng năm bảy người bận đồ đen,..hình như trên ghe có chở đồ gì tôi không rõ!..

-Hổ chờ, để Charlie “check” với bộ binh…chờ chút…

Tôi hồi hộp chờ…

-Hổ!..theo Bộ binh cho biết chiếc ghe ở vùng này đều là Việt Cộng chở đồ tiếp tế cho mật khu, Hổ tự do oanh kích,..tao sẽ đến gặp tụi mày.

Vừa nghe Charlie xong, tôi vội vòng con tàu quay đầu trở lại. Ngay trước mũi tàu chiếc võ trang số hai của Thành đang bay ngược chiều cùng cao độ.

-Hổ hai có “monitor” tần số không?

-Có,..đúng là tụi Việt Cộng,..bị bắt gặp bất ngờ, trốn đ. kịp!..Vùng này làm đếch gì có dân.

-OK!..Hai quẹo lại theo tao.

Vừa đến trên đầu khúc sông, tôi giữ nguyên cao độ bay dọc theo một bên bờ. Dòng sông vắng lặng không một bóng dáng của một chiếc ghe. Chiếc tam bản đã biến mất không một dấu vết!

-Hổ hai,..tụi nó “lặn” lẹ thiệt!…vừa mới đây.

-Chắc tụi này là người nhái!…hahaha..Thành cười to trên tần số Mãnh Hổ.

Không đáp lời diểu cợt của Thành, trong lòng hậm hực như con Hổ vừa vuột mất mồi, những câu hỏi đang chạy nhanh trong đầu tôi: “Chiếc ghe đã biến đi đâu trong một thời gian quá ngắn chỉ vài ba phút đồng hồ?..Có thể chúng đã cặp bờ chạy trốn khi thấy trực thăng trở lại?..Hay có khi nào chúng ẩn núp dưới những tàn cây bên bờ sông?” Nghi tới đó, tôi vội đè nhanh cần cao độ, đẩy con tàu chúi mũi, chiếc trực thăng cắm đầu rơi như chiếc lá vàng xuống trên mặt rừng cây.

-Hổ hai!..đây Hổ một,..ở trên “cover” nghe!..Chắc tụi nó trốn đâu đây, xuống dưới kiếm thử.

Thông báo cho Hổ hai xong, tôi chỉ thị cho người xạ thủ sau tàu:

-Ở sau sẵn sàng!.. nếu thấy chiếc ghe là bắn liền, đừng để tụi nó trở tay.

Lấy hết tốc lực tôi “zic-zac” con tàu trên đầu đọt cây sát mé nước nhìn qua phía bên kia sông. Đúng như tôi dự đoán!..Tàu vừa tới ngay khúc quẹo của dòng sông, ngay dưới vòm cây sát bờ một chiếc ghe tam bản chở đầy người đang dập dình trên mặt nước.

-Cóc…cóc…cóc…Một tràng súng AK-47 nổ rền vang vọng từ bên kia sông.

-”Mini-gun”!..Tôi hét.

-”Whoo…whoo…”

Chiếc trực thăng lướt dọc theo bờ sông khạc ra hằng ngàn viên đạn tua tủa chạm mặt nước sông văng lên tung tóe. Chiếc ghe bị bao phủ dưới vòm nước trắng xóa. Tiếng rống kéo dài chừng ba bốn giây thì chiếc ghe đã ra khỏi tầm bắn. Miệng khô đắng,..tim đập nhảy loạn, tôi la to trong tiếng gầm thét của cây súng đang quay tít:

-Thôi!..thôi!..Đủ rồi!..để tao quẹo lại!

Người xạ thủ hình như không nghe, hăng máu tiếp tục bóp cò.

-Hổ một!..Hổ một!..có chuyện gì vậy?

Ngẫng đầu nhìn lên thấy Thành “râu” đang quần vòng tròn trên cao, tôi yên chí:

-Tao OK!..Mày ở trên đó “cover” đi! Chiếc ghe lúc nảy…

Siết chặc cần lái, tôi kéo ngược đầu tàu quay 180 độ lộn trở lại bay dọc theo bờ nhìn sang bên kia sông Người xạ thủ bên phía trái đứng hẳn lên, chỉa súng sẵn sàng…Bốn cặp mắt trên tàu cùng nhìn về một hướng. Không khí trên tàu căn thẳng đến tột độ!

Chiếc ghe đã hoàn toàn biến mất dưới vòm cây giữa vùng nước đang còn xao động đã đổi sang màu thẩm!..Màu của máu!..Dập dềnh những xác người bên những bao bị nổi lều bều trên mặt nưóc. Những gì nhìn thấy đã quá đủ, tôi kéo nhanh cần cao độ, vội vã rời vùng, chiếc trực thăng hướng mũi lên lướt theo sườn núi dốc cao, gió mát lồng lộng vào khoang tàu phảng phất mùi thuốc súng trong không khí. Trên cao chiếc “Charlie” đang trên đường đi tới.

-Hổ đây Charlie!

-Hổ nghe!..Charlie,..tôi đã “thanh toán” chiếc ghe xong rồi…

-OK!..Để đó đi,..bộ binh đang đụng trận phía bắc Đầm Trà Ô, cần “gunships” yễm trợ …Hai Hổ theo tôi!..

-Còn vụ thả toán thì sao? Tôi vội vàng hỏi.

-Hủy bỏ,..bạn ghé Trà Quang đổ xăng, nghỉ nửa tiếng ăn trưa xong bay ra hướng biển gặp tôi sau. Hổ nhớ để tần số liên lạc.

Nghe chỉ thị xong, tôi nhờ Hùng cầm cần lái rồi vuốt những giọt mồ hôi đang chảy dài xuống trán.

-Mình cần “load” đạn thêm không? Tiếng người xạ thủ trong “intercom”.

-Chắc không cần đâu!..mình còn nhiều. Đáp xuống đây đây ăn trưa, đổ xăng xong đi lại ngay. Nhớ “check” lại tàu coi có dính lổ nào không?

Hai người xạ thủ và mê vô ngồi trên thùng đạn đại liên phía sau khoang tàu nghe tôi nói, im lặng không trả lời, trên khuông mặt bình thản không hề phản ảnh một chút gì về những giây nguy hiễm vừa trãi qua. Có lẽ họ đã quá chai lì với cảm giác. Một niềm xúc cảm chợt thoáng dâng trong lòng, tôi thấy gần gũi những người mê vô xạ thủ hơn bao giờ hết. Chính họ là những người đã từng chung chia với tôi biết bao nhiêu giây phút căn thẳng hiễm nghèo trên trận tuyến, cùng sướng cùng khổ qua bao ngày tháng giang hồ phiêu lưu, dong duỗi trên những vùng đất xa xôi hẻo lánh. Có thể nói rằng phi hành đoàn trực thăng là một đơn vị tác chiến nhỏ nhất và gần gủi với nhau nhất trong những đơn vị tác chiến.

Trước mặt tôi dưới thấp hiện ra một dãi đất đỏ nhỏ tí đang chạy song song với con QL-1. Tàu hạ dần cao độ đáp. Hai càng chạm đất bụi đỏ bay mù mịt. Sau lưng chiếc Hổ hai vừa đáp xuống. Một đám con nít từ xóm nhà lá bên kia đường chạy ùa đến xem. Tôi tắt máy, rồi bước xuống đất vươn vai xong móc điếu thuốc cuối cùng châm lửa đốt rồi nói vói cho Thiếu úy Hùng đang ngồi trên phòng lái:

-Hùng,..tí nữa đổ xăng dùm,..tôi qua bên kia đường kiếm mua gói thuốc về ngay…Trong khi chờ đợi kiếm gì ăn đi.

Nói xong tôi quay người đi ra con đường QL-1 chạy song song với bãi đậu trực thặng. Đợi cho chiếc xe cam-nhông chở đầy lính bộ binh chạy vù ngang mặt xong, tôi chạy băng qua đường nhựa đen đến bên kia là một xóm nhà nhỏ lèo tèo vài chục mái tranh. Một căn nhà nhỏ lợp tôn, ngay trước cửa để một cái bàn bày vài ba hủ kẹo bánh, năm bảy gói thuốc lá thêm vài chai nước ngọt, trên khung cửa treo tòng ten những món đồ lỉnh kỉnh. Một con chó vàng, ốm nhom đang đứng trước sân ve vẫy đuôi. Tôi đến kế bên khung cửa sổ thò đầu nhìn vào trong nhà. Trên nền xi-măng loang lổ sát bên khung cửa một người đàn ông gầy ốm trạc trung niên ngồi bệt kế trên mặt đất bên một người đàn bà và ba đứa con nít khoảng bốn năm tuổi, đang bu quanh một nồi cơm nhỏ, khói ám đen, đứa bé nhỏ nhất hai ba tuổi mặt mày lem luốc ở truồng như nhộng. Ba đứa trẻ ngồi chăm bẳm háu háu nhìn vào nồi cơm, để kế bên là tô canh lỏng bỏng, một con cá bằng nửa bàn tay được gắp ra để trong chén nước mắm cạnh một dĩa rau nhỏ.

-Có ai…bán thuốc lá!?..Tôi lên tiếng.

Người đàn ông ngẩn lên nhìn một giây rồi vội vàng đứng lên, chân cao chân thấp lết tới bên cái bàn kê thuốc lá. Anh ta bận chiếc áo trắng đã ngã màu ngà, trên khuông mặt gầy hóp chỉ còn một mắt, mắt bên kia lõm sâu chỉ còn tròng trắng, một vết sẹo lớn chạy xéo ngang chân mày. Nhìn anh ta tôi ái ngại, rồi chỉ tay vào “quầy” hàng:

-Cho tôi gói thuốc…này!”

Người đàn ông liếc nhìn, thấy tôi trong bộ áo bay anh ta không nói một lời. Cầm gói thuốc lá vô tình tôi bắt ngặp anh ta đang nhìn tôi với một ánh mắt có vẻ khác lạ, không mấy thiện cảm. Những người dân xứ này từ thời kháng chiến chống Pháp đã bị thâm nhiễm chiêu bài “Dân Tộc” bịp bợm qua những tuyên truyền của Cộng Sản, đã nghèo đói lại bị ở vào cái thế “một cổ hai tròng” vô cùng khốn khổ. Người dân đã nghèo lại càng nghèo hơn, không đủ sức để mưu sinh, tranh sống trong vùng đất khó khăn sỏi đá đầy bom đạn mà cái chết chóc luôn luôn rình rập đe dọa. Những gia đình sống ở những làng ấp xa xôi hầu hẻo lánh hết đều có con cái, thân nhân bị chiêu dụ, cuỡng ép vô bưng hay gia nhập quân du kích địa phương. Sống ở vùng đất này, Cộng sản biết rõ sự ảnh huởng của chúng, cho nên Quân Khu 5 của chúng luôn luôn là chiến trường chủ yếu và mang tính chất quyết định. Chúng dồn mọi nổ lực, tuyên truyền, vận động, đe dọa tạo áp lực với mục đích gây nên sự chém giết, hận thù, sợ hãi, tạo nên sự bất ổn, xáo trộn hòng trà trộn, gây hậu thuẩn cho chiến thắng bằng giải pháp quân sự sau này.

Tôi quay đầu băng qua con lộ trở về bãi đáp, để lại người đàn ông nhìn theo với một ánh mắt khó hiểu. Hình ảnh của một gia đình bu quanh bữa cơm đạm bạc với một người đàn ông chột mắt, chân cao chân thấp lẩn quẩn trong đầu.

Tại bãi đáp hai chiếc trực thăng võ trang đang đậu im lìm, cánh quạt buông thả lững lờ. Về tới tàu thấy Thành “râu” đang ngồi đấu láo với Hùng “kiền”. Vừa thấy tôi Thành lên tiếng:

-Ê mày!..biết không… hôm qua tao được nghỉ, đếch biết làm gì tao tình nguyện lấy phi vụ bay cho Đại Tá Thọ ủy lạo chiến sĩ vùng mà tao với mày vừa đánh ngày hôm trước…

-Có phải Đ/T Hoàng Đình Thọ Tiểu Khu Trưởng không? Vừa trả lời cho Thành tôi vừa móc ổ bánh mì để dưới túi quần mở giấy ra ăn.

-Đúng rồi.., để tao kể cho nghe…tụi VC bị “rockets” tụi mình chết nhiều lắm…Tàu đậu chờ, tao rãnh đi loanh quanh gần đó…mẹ!..thấy một bà già đang ngồi bên đứa con trai trước thềm nhà…nó thương trên cổ, băng bông gòn mặt xanh dờn như tàu lá. Tao nghĩ chắc nó mất máu nhiều lắm…Bà nói với với tao là thằng con bị lạc đạn trong vùng giao tranh vì chạy không kịp. Mày còn nhớ cái làng tao với mày đánh mấy ngày trước không?..Mẹ,..thấy cổ nó loét máu mà băng bó quá sơ sài,..tao mới hỏi bà có muốn đem thằng con về Qui nhơn đi nhà thương hay không tao cho quá giang về…

-Mày chở trên tàu V.I.P của ông Đại Tá?..

-Tao đ. ngán…thấy cần phải làm thì làm…Phải thấy trước mắt thì mới hiểu được tâm trạng của tao lúc đó…Mẹ cái gì,..bị thương như thế mà thấy nó chỉ dán một miếng băng nhỏ xíu…ở vùng hẻo lánh như thế làm gì có thuốc thang cho đủ…Tao nói hai người theo tao về tàu rồi cho lên ngồi phía băng sau. Tao biểu thằng Lan mê vô ngồi ngay trước che đừng cho ông Đại tá Thọ thấy.

-Mày quá ẩu!

-Mày biết sao không!?.. Muốn cho chắc ăn, khi thấy gần đến giờ cất cánh là tao quay máy máy trước, nâng cần cao độ lên tí cho cánh quạt thổi bụi mù. Chờ ông ta và hai tên phụ tá vừa ngồi xuống chưa kịp gài dây nịt là tao kéo tàu cất cánh liền. Khi tàu bay gần đến Phù Mỹ, mùi hôi tanh của thằng nhỏ làm cho ông Đại tá thắc mắc quay đầu nhìn mới phát giác bà già với đứa con đang núp sau lưng thằng Lan..

-Thấy mẹ!..Hùng “kiềng” đang ngồi im chêm vào.

-Mày biết sao không?..Ổng ta chồm lên ghế bay hỏi tao ai cho phép hai người này lên tàu này?…Tao trả lời: “Dạ,.. tôi thấy tội nghiệp nên giúp họ về Qui Nhơn đi nhà thương…nghĩ chắc Đại Tá cũng thông cảm”.

Thành nói tiếp:

-Ông ta tỏ vẽ khó chịu,.. không nói mẹ gì cả. Tàu đáp, ông ta nhảy xuống đi một mách…đ. nói với tao một câu nào.

Đang nói chuyện tới đó thì có tiếng phành phạch của trực thăng bay đến. Chiếc “Charlie” của Thiếu tá Vinh bay vòng trên đầu, người xạ thủ chồm người ra ngoài nhìn xuống đưa tay ra hiệu cất cánh. Trên tần số của VHF, tiếng Thiếu tá Vinh:

-Hai Hổ lên gấp…Bộ binh đụng ở phía bắc Đầm Trà Ô cần “gunships” yễm trợ! Lên vùng gặp tôi sẽ có chỉ thị!

Nhìn đồng hồ xăng còn hơn nửa, tôi hỏi người hoa tiêu phụ:

-Sao không đổ xăng Hùng?

-Bồn xăng bị trục trặc, phải chờ chừng nửa tiếng mới có…Tôi nghĩ mình bay gần đây chắc đủ xài.

Tôi cho chiếc trực thăng chạy là đà một khoảng rồi kéo cần cao độ, con tàu rùng mình rời mặt đất, để lại sau lưng một đám bụi đỏ bay mù mịt che phủ đám con nít đang đứng bu ngoài hàng rào trố mắt khoái chi vỗ tay cổ võ. Chiếc trực thăng của Thành “râu” nối đuôi theo.

Hơn mười phút bay thì đầm Trà Ô đã hiện lên trước mặt. Ngay hướng bắc của đầm vài cây số là rặng núi cao chạy ra sát tận biển.

-Charlie!..Hổ đang ở cao độ hai ngàn bộ, phía bắc đầm nước.

-OK!..Tôi ở bốn ngàn bộ phía nam ngọn núi, Hổ thấy chưa?

-Thấy rồi!..

Tôi hướng về chiếc trực thăng chở bộ chỉ huy của bộ binh đang bay vòng trên trời cao, nhỏ như một chấm đen.

-OK!..Thấy hai bạn rồi…Hổ bay phía nam con đường đê, đừng bay lố. Thấy con đường đê không Hổ?… Phía bắc đường đê là tụi nó…Phe ta từ QL-1 phía tây di chuyển về hướng đông tiến chiếm lại làng chài sát biển, bị tụi nó chặn ngay chân núi…Hổ thấy ngôi chùa vàng không? Phía đông ngôi chùa chừng trăm thước là chốt của tụi nó, Hổ tác xạ vào đó,..nghe rõ?

Dưới chân tôi là một vùng đồng ruộng nằm phía bắc đầm Trà Ô mở rộng tới chân ngọn núi cao, tiếp giám với con đường đê chạy từ QL-1 dẫn tới làng chài sát biển đã bị Việt Cộng chiếm. Trên đường trồng hàng dừa đều đặng như như những cột đèn điện. Ngay trên triền núi đối diện con đường đê phía bắc chừng vài trăm thước là một ngôi chùa sơn màu vàng nhạt, mái nâu, trông từ trên cao giống như một cái am nhỏ. Từ trên vùng đồng ruộng trống trãi, tôi sẽ đánh vào chân đồi, không sợ địch từ dưới bụng bắn lên.

-Charlie!..Hổ sẵn sàng!..

Thông báo cho chiếc trực thăng chỉ huy xong tôi bắt đầu xạ kích. Những trái hỏa tiễn rời dàn phóng kéo theo đuôi những làn khói nổ bung dọc theo chân núi.

-Oành!..Oành!…Oành!…

Những tiếng nổ vang rền tiếp theo là những cụm khói xám vươn lên trên triền núi thưa mọc những bụi cây thấp. Cho tàu vòng lại, tôi thấy chiếc Hổ hai đang cắm đầu, hai bên hông những trái hỏa tiễn rời dàn phóng kéo theo những làn khói trắng.

-Đánh vào đó,..đúng rồi!..Hổ!..Làm tiếp đi. Tôi nghe tiếng “Charlie” trên tần số.

Vòng trở lại tôi phóng nốt những trái hỏa tiễn còn sót trong dàn phóng. Những cụm khói lên cao theo làn gió biển che kín ngôi chùa . Bỗng tôi nghe loáng thoáng tràng súng nổ…cóc…cóc…cóc…

-Hổ!..Hổ!..Tụi nó đang bắn theo mày đó…Bốn năm thằng bận đồ đen núp sau hàng dừa dọc theo bờ đê trước mặt ngôi chùa đang bắn theo Hổ!..Hổ thấy không?

Tôi quay đầu lại tàu lại. Dọc theo con đường đê, không hề thấy bóng dáng một tên dịch.

-Charlie!..Tụi nó đâu tôi không thấy?

-Đó!..đó!..bốn thằng sau bốn cây dừa…Hổ bắn vào bốn cây dừa trước mặt chùa đi!..Hình như tụi nó trung liên đó, Hổ cẩn thận…

Theo sự hướng dẩn của “Charlie” tôi phóng mấy trái hỏa tiễn còn lại xuống con đường đê. Ba bốn bóng đen chạy vội vã từ cây dừa về hướng làng sát biển. Vừa lúc đó chiếc Hổ hai đang cắm đầu lao xuống mục tiêu..

-Hổ hai!..thấy tụi nó chạy không? Hai!?..

-Thấy!..thấy!..tụi nó núp vào gốc dừa rồi!..

Biết đã lộ mục tiêu, mấy tên địch cố chạy thoát về hướng làng chỉ cách đó vài trăm mét. Đợi khi hai chiếc trực thăng quay đầu lại chúng mới bắt đầu di chuyển. “Đúng là tụi quỷ quyệt”, tôi nhủ thầm.

-Hai hết “rockets”!

-OK!..xài “mini-gun”…Đàng sau!..”lock mini-gun forward”! Tôi hét lớn.

Đây là vị thế của cây súng sáu nòng cho phi công bắn mục tiêu hướng 12 giờ như khu trục cơ, ít khi được xử dụng vì tiếng nổ quá lớn chỉa sát bên lổ tai, phi công cần phải mang “earplug” mới chịu nổi. Tôi đẩy cần lái, chúi mũi tàu nhắm ngay một cây dừa có tên Việt cọng đang núp. Con tàu lắc lư lao xuống cho đến khi mục tiêu lọt vào hồng tâm của “gunsight”, tôi bấm nút. Hai khẩu “mini-gun” quay vù, tiếng rú kinh hoàng vang lên ngay sau lưng ghế, đinh tai nhức óc. Hàng trăm viên đạn lửa tuôn ra như mưa bất, vung vãi trên đường đê tung bụi đỏ. Bóng đen đang lấp ló sau thân dừa bật ngửa! Tàu quay đầu vòng lại, mấy tên còn lại bỏ chạy về hướng làng sát biển.

-Hai…Hổ hai…Bắn!..Bắn!..thấy mấy thằng đang chạy không?..lẹ lên!..Tụi nó chạy vô làng!..Hổ hai!…

Chiếc Hổ hai đang cắm đầu xuống hai khẩu “mini-gun” đang quay vù kéo theo hai làn khói trắng hai bên hông tàu. Một tên Việt công bận đồ đen đang chạy dọc theo bờ đê té nhào xuống, vắt vẻo nửa trên nửa dưới ruộng khô, hai tên kia chạy mất hút vào bụi tre gần bìa làng.

-”Charlie”!..Hổ báo cáo hai Hổ hết “rockets”…xăng còn ba trăm “pounds”!..

-Hổ về đáp Phu Cát,..tôi thả bộ binh về đáp sau!..

Tai điếc rặc, vo ve như tiếng ong kêu, tôi nghe tiếng được tiếng mất.

-Hổ về đáp?..Charlie?..Có trở lại không?…

-Tối rồi…chấm dứt phi vụ hôm nay!..

Người mệt mỏi sau một ngày dài, tôi thở phào đè cần lái. Chiếc trực thăng cắm mũi lướt nhanh trên mặt ruộng khô. Trước mắt là Đầm Trà Ô, mênh mông bát ngát. Cho tàu ôm sát bờ nước, tôi rẽ theo một con sông nhỏ uốn éo giữa cánh đồng ruộng trơ trụi. Một đàn vịt đang bơi lội tung tăng kế bên một chiếc thuyền thúng lướt nhanh dưới bụng tàu, trên chiếc thuyền một người đàn ông đang hý hoáy chèo. Bay sát mặt đất cho tôi một cảm giác hứng chí, thích thú. Một lần trên con đường đèo Chư Pao ở phía bắc Pleiku, tôi đã cho chiếc tàu bay thấp đến độ một toán người Thượng đang đi hàng dọc hai bên lề hoảng hồn, sợ “máy bay cán chết”, nằm rạp xuống, những chiếc gù trên lưng văng lăng lông lốc trên đường.

-Việt Cộng!..Việt Cộng!..Người xạ thủ sau khoang tàu la lớn.

-Cái gì?!..Việt Cộng đâu?..Tôi hỏi vội trong “intercom”

-Thằng chèo thuyền thúng…Tôi thấy nó đeo súng trên vai!

-Người ngồi trên thuyền thúng?..Mày chắc không?..

Nhìn qua ghế trái thấy Hùng gật đầu, tôi liền kéo đầu tàu chổng ngược, quay trở lại. Cho tàu vòng trên cao độ cở trăm “feet”, bay đến trên đầu đàn vịt. Tôi ngạc nhiên khi không thấy chiếc thuyền con đâu cả. Bay vòng tròn tôi nhìn xuống chợt thấy chiếc thuyền lúc này đã lật úp, nửa chìm nửa nổi, bên dưới thò ra một cặp chân đang cử động quậy nước. Tên VC đang trốn dưới chiếc thuyền thúng, ðúng là “lạy ông tôi ở bụi này”.

-Bắn đi!

Người xạ thủ đang lăm le thủ khẩu súng sáu nòng bóp cò, hàng trăm viên đạn tung nước trắng xóa phủ chụp chiếc thuyền.

-Đủ rồi! Tôi hét!

Qua làn nước trong, dưới chiếc thuyền thúng cặp chân ngưng động, buông thả dập dình theo dòng nước rồi từ từ lắng chìm xuống đáy cát.

-Hổ đây “Charlie”!..tụi mày tới đâu rồi?

- Tôi vừa bắn thằng VC chăn vịt trên sông!..

-Cái gì!?.. Mày bắn cái gì? Hổ!..

-Thằng VC chăn vịt trên sông!

- Sao mày không báo cáo cho Charlie trước khi bắn!?..Mà sao mày biết là Việt Cộng?

-Nó đeo khẩu AK trên lưng, khi tôi quẹo lại thì nó lặn xuống nước trốn…Nó chết rồi! “Charlie”!..Có đàn vịt của tụi nó đây, cho tôi “dzớt” vài con đem về biệt đội anh em nhậu nghe!

-Mày bắn thằng Việt Cộng mà không hỏi tao,..bây giờ mấy con vịt mà mày phải xin phép!?..

Hiểu ý Thiếu tá Vinh, tôi la to cho:

-Chờ gì nữa, bắn đi!.

Tôi chưa kịp dứt lời thì khẩu súng đã quay vù, những viên đạn phóng tua tủa xuống mặt sông văng nước trắng xóa, đàn vịt hoảng sợ bơi tứ tán…để lại mấy chục con “vắn số” nổi lều bều trên mặt sông vẫn còn đang xao động. Chiếc trực thăng trống rỗng đạn dược xăng nhớt đã nhẹ hẳn đi, tôi hạ thấp “hover” (đứng một chỗ) trên mặt sông, anh mê vô leo ra ngồi trên càng tàu níu tay anh xạ thủ, tay vói xuống nước nắm từng con vất lên sàn tàu. Chừng vài phút sau, bất chợt đồng hồ xăng trên “panel” trước mặt bật đỏ báo hiệu còn đúng hai mươi phút bay.

-Thôi, hết xăng rồi…tao “dzọt” đây! Vừa dứt lời tôi đẩy cần lái kéo cần cao độ, con tàu cắm đầu lướt trên mặt sông một khoảng rồi vươn lên cao, mùi bùn và mùi máu vịt theo gió quyện vào phòng lái tanh tưởi. Cuối chân trời những giãi mây hồng tím nổi bật trên nền trời sẫm tối…phi trường Phù Cát lờ mờ ẩn hiện trong bóng chiều tà…

*Trích trong bài “Phi Đoàn Thần Tượng: Mặt Trận Bình Định” .
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests